id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
618
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
11
513k
15251
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201034%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 1034 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm: - Đồng chí Đinh Thị Ngọc Tảo làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Nhân dân Bungari, thay đồng chí Lương Xướng. - Đồng chí Nguyễn Văn Thụ làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Nhân dân Anbani, thay đồng chí Nguyễn Văn Hồng. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15252
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201035%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 1035 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 4 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14 tháng 7 năm 1960, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Phê chuẩn việc chuyển Uỷ ban Thể dục Thể thao Trung ương thành Tổng cục Thể dục Thể thao trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15253
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201036%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 1036 NQ/TVQH
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới, Sau khi nghe Báo cáo của Chính phủ về tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1969, Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội, Phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1969 với: - Tổng số thu là: bốn nghìn một trăm hai mươi bốn triệu, ba trăm không tám nghìn, tám trăm bảy mươi tư đồng, một hào hai xu (4.124.308.874đ12). - Tổng số chi là: bốn nghìn một trăm mười một triệu, tám trăm bốn mươi sáu nghìn, tám trăm chín mươi mốt đồng, ba hào hai xu (4.111.846.891đ32). Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15254
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201039%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 1039 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 45 và Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Căn cứ vào Điều 31 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 31 tháng 12 năm 1959, Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội ngày 22 tháng 5 năm 1968, Xét tình hình hiện nay, Tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá IV vào ngày chủ nhật 11 tháng 4 năm 1971. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15255
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201040%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 1040 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Phê chuẩn Hiệp định thương mại và thanh toán đã được ký kết ngày 09 tháng 01 năm 1970 giữa Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ nước Cộng hòa Angiêri Dân chủ và Nhân dân. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15256
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201041%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 1041 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 45 và Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Căn cứ vào Điều 12, Điều 13, Điều 14 và Điều 31 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 31 tháng 12 năm 1959, Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội ngày 22 tháng 5 năm 1968, Xét tình hình hiện nay, Điều 1 Tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá IV vào ngày chủ nhật 11 tháng 4 năm 1971. Điều 2 Tổng số đại biểu Quốc hội được bầu trong cuộc bầu cử Quốc hội khoá IV là 420. Tổng số đơn vị bầu cử là 80. Điều 3 Số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị và số đại biểu cho mỗi đơn vị tại mỗi tỉnh và mỗi thành phố trực thuộc trung ương được quy định trong bảng kê đính theo Nghị quyết này. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15257
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201042%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 1042 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Căn cứ vào Điều 19 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 31 tháng 12 năm 1959, Thành lập Hội đồng bầu cử gồm các vị có tên sau đây, để phụ trách việc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa IV theo nhiệm vụ và quyền hạn ghi trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 31 tháng 12 năm 1959: 1. Đ/c Trường Chinh, Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, 2. Đ/c Hoàng Văn Hoan, Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, 3. Đ/c Nguyễn Xiển, Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam, 4. Đ/c Trần Đăng Khoa, Phó Tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam, 5. Thượng tướng Chu Văn Tấn, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc của Quốc hội, 6. Đ/c Nguyễn Thị Thập, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 7. Đ/c Phạm Văn Bạch, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, 8. Đ/c Hoàng Quốc Việt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 9. Đ/c Trương Thị Mỹ, Phó Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, 10. Đ/c Lê Thành, Trưởng Ban Nông nghiệp Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, 11. Đ/c Vũ Quang, Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh, 12. Trung tướng Song Hào, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, 13. Đ/c Lê Quảng Ba, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc của Chính phủ, 14. Đ/c Tôn Quang Phiệt, Tổng thư ký Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, 15. Đ/c Trần Hữu Duyệt, Tổng thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 16. Đ/c Trần Duy Hưng, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, 17. Đ/c Nguyễn Văn Chi, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Thống nhất của Quốc hội, 18. Đ/c Đặng Thai Mai, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, 19. Đ/c Hoàng Tùng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, 20. Đ/c Hà Thị Quế, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 21. Pháp sư Thích Trí Độ, Hội trưởng Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam, 22. Linh mục Hồ Thành Biên, Phó Chủ tịch Uỷ ban Liên lạc toàn quốc Những người Công giáo Việt Nam yêu Tổ quốc, yêu hòa bình, 23. Đ/c Trương Tấn Phát, Luật sư, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Luật gia Việt Nam, 24. Đ/c Lê Thị Xuyến, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 25. Đ/c Trần Đình Tri, Thư ký Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15258
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201043%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 1043 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 và Điều 74 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Giao cho Hội đồng Chính phủ xét và quyết định về những trường hợp cụ thể xin vào hoặc xin thôi quốc tịch Việt Nam. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15259
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201066%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 1066 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và căn cứ vào Điều 3 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Phê chuẩn việc thành lập Uỷ ban Nông nghiệp Trung ương trên cơ sở hợp nhất Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trường, và Ban Quản lý Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. Thành phần của Uỷ ban Nông nghiệp Trung ương gồm có Chủ nhiệm, một số Phó Chủ nhiệm thường trực, một số Phó Chủ nhiệm là Thủ trưởng các Bộ, các cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ có liên quan kiêm nhiệm và một số Uỷ viên. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15260
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201067%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 1067 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và căn cứ vào Điều 3 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ, Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm các thành viên sau đây của Hội đồng Chính phủ: - Đồng chí Hoàng Anh giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban Nông nghiệp Trung ương. - Đồng chí Nghiêm Xuân Yêm Bộ trưởng, giữ chức Phó Chủ nhiệm thường trực Uỷ ban Nông nghiệp Trung ương. - Đồng chí Nguyễn Văn Lộc Bộ trưởng, giữ chức Phó Chủ nhiệm thường trực Uỷ ban Nông nghiệp Trung ương. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15261
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201076%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 1076 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và căn cứ vào Điều 3 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ, Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm và miễn nhiệm các thành viên sau đây trong Hội đồng Chính phủ: - Đồng chí Đỗ Mười, Phó Thủ tướng Chính phủ, thôi kiêm chức Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế Phủ Thủ tướng để kiêm chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kiến thiết cơ bản nhà nước; - Đồng chí Trần Quang Huy, thôi giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng Văn giáo Phủ Thủ tướng để giữ chức Bộ trưởng Chính phủ; - Đồng chí Đặng Thí, Bộ trưởng, thôi giữ chức Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch nhà nước để giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Thủ tướng; - Đồng chí Trần Đại Nghĩa, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước thôi kiêm chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kiến thiết cơ bản nhà nước. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15262
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201083%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 1083 NQ/TVQH
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới, Sau khi nghe Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế miền Bắc hiện nay, phương hướng, nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch nhà nước năm 1971, Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội, 1. Nhất trí tán thành sự đánh giá của Chính phủ về việc thực hiện kế hoạch nhà nước năm 1970 và tình hình kinh tế miền Bắc hiện nay. 2. Thông qua phương hướng, nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân trong năm 1971 do Chính phủ trình trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: - Thu nhập quốc dân sản xuất tăng 12% so với năm 1970; - Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng 10,2% so với năm 1970, trong đó sản xuất lương thực tăng 12,6%, chăn nuôi tăng 17,9%; - Giá trị tổng sản lượng công nghiệp và thủ công nghiệp tăng 12,2% so với năm 1970, trong đó công nghiệp trung ương tăng 18,1%, công nghiệp địa phương tăng 7,1%, thủ công nghiệp tăng 8,2%; - Tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển trong nước tăng 10% so với năm 1970; - Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng 31% so với năm 1970; - Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trong thương nghiệp xã hội tăng 10,7% so với năm 1970, trong đó thị trường có tổ chức tăng 14,4%; - Tổng số lao động bình quân trong năm thuộc khu vực nhà nước tăng 2,8% so với năm 1970; trong đó lao động trong các ngành sản xuất vật chất tăng 4,3%, lao động trong các ngành không sản xuất vật chất tăng 1,2% (trong đó lao động trong các cơ quan quản lý nhà nước giảm 8% so với năm 1970); - Quỹ tiền lương của khu vực nhà nước tăng 5% so với năm 1970; - Tổng giá trị xuất khẩu tăng 9,4% so với năm 1970. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15263
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201084%20NQ/TVQH%20%281971%29
Nghị quyết số 1084 NQ/TVQH (1971)
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới, Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về dự toán ngân sách nhà nước năm 1971, Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội, 1. Phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước năm 1971 với: - Tổng số thu là bốn nghìn năm trăm mười bảy triệu đồng (4.517.000.000,00đ), - Tổng số chi là bốn nghìn năm trăm mười bảy triệu đồng (4.517.000.000,00đ), trong đó chi về xây dựng cơ bản kinh tế và văn hóa là một nghìn ba trăm bốn mươi chín triệu bảy trăm nghìn đồng (1.349.700.000,00đ). 2. Ngân sách trung ương: - Tổng số thu là ba nghìn bốn trăm chín mươi tám triệu hai trăm nghìn đồng (3.498.200.000,00đ), - Tổng số chi là ba nghìn bốn trăm chín mươi tám triệu hai trăm nghìn đồng (3.498.200.000,00đ). 3. Ngân sách địa phương: - Tổng số thu là một nghìn không trăm mười tám triệu tám trăm nghìn đồng (1.018.800.000,00đ), trong đó ngân sách trung ương trợ cấp là ba trăm linh hai triệu đồng (302.000,000,00đ), - Tổng số chi là một nghìn không trăm mười tám triệu tám trăm nghìn đồng (1.018.800.000,00đ), trong đó chi về xây dựng cơ bản kinh tế và văn hóa là bốn trăm hai mươi nhăm triệu bốn trăm nghìn đồng (425.400.000,00đ). Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15264
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201086%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 1086 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 4 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14 tháng 7 năm 1960, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Phê chuẩn việc thành lập Uỷ ban Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15265
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201087%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 1087 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 95 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 4 của Pháp lệnh ngày 13 tháng 10 năm 1966 quy định cấm nấu rượu trái phép, Sau khi nghe báo cáo của Uỷ ban Hành chính Khu tự trị Việt Bắc, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Phê chuẩn Nghị quyết ngày 30 tháng 10 năm 1970 của Hội đồng nhân dân Khu tự trị Việt Bắc về việc thi hành Pháp lệnh quy định cấm nấu rượu trái phép trong Khu tự trị Việt Bắc. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15267
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A1c%20nh%E1%BA%ADn%20t%C6%B0%20c%C3%A1ch%20%C4%91%E1%BA%A1i%20bi%E1%BB%83u%20c%E1%BB%A7a%20%C4%91%E1%BA%A1i%20bi%E1%BB%83u%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%201971
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xác nhận tư cách đại biểu của đại biểu Quốc hội 1971
Căn cứ vào Điều 56 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Sau khi nghe Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại biểu Quốc hội khoá IV báo cáo về kết quả việc thẩm tra. Xác nhận tư cách đại biểu của 420 đại biểu Quốc hội trúng cử trong cuộc bầu cử ngày 11 tháng 4 năm 1971. Theo biên bản tổng kết ngày 22 tháng 5 năm 1971 của Hội đồng bầu cử đại biểu Quốc hội khoá IV. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15268
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20c%C3%A1c%20ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20%E1%BB%A6y%20ban%20Th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20v%E1%BB%A5%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%201971
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phê chuẩn các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội 1971
Căn cứ vào nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội khoá III, kỳ họp thứ 2, giao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới. Sau khi nghe báo cáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Phê chuẩn các nghị quyết sau đây của Ủy ban thường vụ Quốc hội: 1- Nghị quyết ngày 27 tháng 4 năm 1971 về kế hoạch Nhà nước năm 1971. 2- Nghị quyết ngày 27 tháng 4 năm 1971 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 1971. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15270
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2001%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 01 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ; 1. Đồng chí Nguyễn Hữu Ngô thôi giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc để giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Vương quốc Thụy Điển, thay đồng chí Nguyễn Thọ Chân thôi kiêm nhiệm chức vụ này; 2. Đồng chí Dương Đức Hà, Vụ trưởng Ban tổ chức Trung ương, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Tiệp Khắc, thay đồng chí Nguyễn Hữu Ngô. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15271
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2048%20NQ/TVQH%20%281971%29
Nghị quyết số 48 NQ/TVQH (1971)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ; Bổ nhiệm đồng chí Võ Thúc Đồng giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết, thay đồng chí Nguyễn Thọ Chân về nước nhận công tác khác. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15272
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2049%20NQ/TVQH%20%281971%29
Nghị quyết số 49 NQ/TVQH (1971)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; 1. Bổ nhiệm các đồng chí có tên sau đây làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao : - Nguyễn Trường Châu, - Nguyễn Văn Phương. 2. Bổ nhiệm các đồng chí có tên sau đây làm Thẩm phán dự khuyết Tòa án nhân dân tối cao: - Trần Lâm, - Trần Sang, - Vương Đăng Bôi, - Đặng Thanh, - Hoàng Vĩnh Thạnh, - Phạm Công, - Nguyễn Bá Kim. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15273
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2066%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 66 NQ/TVQH
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới; Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1970; Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội, Phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1970 với: Tổng số thu là: bốn nghìn bốn trăm mười triệu, năm mươi mốt nghìn tám trăm tám mươi sáu đồng hai hào bẩy xu (4.410.051.886đ, 27) . Tổng số chi là: bốn nghìn ba trăm bốn mươi mốt triệu, một trăm bốn mươi bảy nghìn sáu trăm năm mươi ba đồng một hào, bảy xu (4.341.147.653đ, 17). Số bội thu là: sáu mươi tám triệu, chín trăm bốn nghìn, hai trăm ba mươi ba đồng một hào (68.904.233đ,10). Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15275
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20b%C3%A1o%20c%C3%A1o%20ch%C3%ADnh%20tr%E1%BB%8B%20c%E1%BB%A7a%20Ch%C3%ADnh%20ph%E1%BB%A7%201972
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về báo cáo chính trị của Chính phủ 1972
Sau khi nghe và thảo luận báo cáo chính trị của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo bổ sung về đấu tranh quân sự của Bộ trưởng Bộ quốc phòng và báo cáo bổ sung về đấu tranh ngoại giao của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Nhất trí tán thành các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ về kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, về xây dựng chủ nghĩa xã hội và về công tác đối ngoại do Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đề ra như đã trình bày trong báo cáo chính trị của Thủ tướng Chính phủ. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15276
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20%E1%BB%A6y%20ban%20Th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20v%E1%BB%A5%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20v%E1%BB%81%20t%E1%BB%95ng%20quy%E1%BA%BFt%20to%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201970
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phê chuẩn nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổng quyết toán ngân sách Nhà nước năm 1970
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội khóa III, kỳ họp thứ 2, giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới; Sau khi nghe báo cáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Phê chuẩn Nghị quyết ngày 9 tháng 12 năm 1971 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1970. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15277
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20th%C3%B4ng%20qua%20ph%C6%B0%C6%A1ng%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%2C%20nhi%E1%BB%87m%20v%E1%BB%A5%20v%C3%A0%20nh%E1%BB%AFng%20ch%E1%BB%89%20ti%C3%AAu%20ch%E1%BB%A7%20y%E1%BA%BFu%20c%E1%BB%A7a%20k%E1%BA%BF%20ho%E1%BA%A1ch%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201972
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về thông qua phương hướng, nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch Nhà nước năm 1972
Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế miền Bắc hiện nay, về phương hướng nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch nhà nước năm 1972; Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội và những ý kiến của các đại biểu Quốc hội, 1. Nhất trí tán thành sự đánh giá của Chính phủ về việc thực hiện kế hoạch nhà nước năm 1971 và về tình hình kinh tế miền Bắc hiện nay. 2. Thông qua phương hướng, nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân trong năm 1972 do Chính phủ trình trước Quốc hội: - Thu nhập quốc dân: 5.486 triệu đồng; - Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp: 3.788 triệu đồng; + Sản lượng lương thực (quy ra thóc): 6.251.000 tấn; + Đàn lợn: 5.905.000 con; - Giá trị tổng sản lượng công nghiệp và thủ công nghiệp: 3.371 triệu đồng, trong đó công nghiệp Trung ương là 1.551 triệu đồng, công nghiệp địa phương: 1.820 triệu đồng; thủ công nghiệp: 845 triệu đồng; - Tổng khối lượng hàng hóa luân chuyển trong nước: 2.399 triệu tấn - kilômét; - Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 1.880 triệu đồng, trong đó vốn xây lắp là 920 triệu đồng; - Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trong thị trường có tổ chức: 3.500 triệu đồng; - Tổng số lao động bình quân trong năm thuộc khu vực Nhà nước: 1.530.000 người; - Quỹ tiền lương của khu vực Nhà nước: 1.037 triệu đồng. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15278
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20d%E1%BB%B1%20to%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201972
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước năm 1972
Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về dự toán ngân sách nhà nước năm 1972; Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội và những ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước năm 1972 với: - Tổng số thu là năm nghìn một trăm bốn mươi hai triệu đồng (5.142.000.000đ,00). - Tổng số chi là năm nghìn một trăm bốn mươi hai triệu đồng (5.142.000.000đ,00). Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15279
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2084%20NQ/TVQH%20%281972%29
Nghị quyết số 84 NQ/TVQH (1972)
Căn cứ vào Điều 25 của Luật tổ chức Quốc hội; Xét nhu cầu công tác; Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, 1. Cử đồng chí Nguyễn Xuân Linh, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và đồng chí Hồ Ngọc Thu, Uỷ viên dự khuyết Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, làm Thư ký Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. 2. Ban thư ký Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thi hành Nghị quyết này. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15280
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20115%20NQ/TVQH%20%281972%29
Nghị quyết số 115 NQ/TVQH (1972)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Bổ nhiệm: 1. Đồng chí Nguyễn Anh Vũ giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Ấn Độ; 2. Đồng chí Văn Bá Kiêm giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Angiêri Dân chủ và Nhân dân kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Xênêgan, thay đồng chí Nguyễn Đức Thiệng về nước nhận công tác khác; 3. Đồng chí Nguyễn Hữu Ngô, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Vương Quốc Thuỵ Điển kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Vương Quốc Na Uy và Vương Quốc Đan Mạch. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15281
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20215%20NQ/TVQH%20%281972%29
Nghị quyết số 215 NQ/TVQH (1972)
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới; Căn cứ vào Nghị quyết ngày 25 tháng 3 năm 1972 của Quốc hội thông qua phương hướng, nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân trong năm 1972; Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước 6 tháng đầu năm 1972 và phương hướng điều chỉnh kế hoạch nhà nước năm 1972; Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội, 1. Thông qua phương hướng điều chỉnh kế hoạch nhà nước năm 1972 do Chính phủ trình trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; 2. Giao cho Chính phủ, trong quá trình thực hiện kế hoạch, khi cần thiết thì kịp thời điều chỉnh các chỉ tiêu của kế hoạch cho phù hợp với tình hình mới. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15282
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20216%20NQ/TVQH%20%281972%29
Nghị quyết số 216 NQ/TVQH (1972)
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới; Căn cứ vào Nghị quyết ngày 25 tháng 3 năm 1972 của Quốc hội phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước năm 1972; Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Chính phủ về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 1972 và phương hướng điều chỉnh ngân sách nhà nước năm 1972; Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội, 1. Thông qua phương hướng điều chỉnh ngân sách nhà nước năm 1972 do Chính phủ trình trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; 2. Giao cho Chính phủ, trong quá trình thực hiện ngân sách, khi cần thiết thì điều chỉnh mức thu chi ngân sách nhà nước năm 1972 cho phù hợp với tình hình mới. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15283
https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20Quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20vi%E1%BB%87c%20b%E1%BA%A3o%20v%E1%BB%87%20r%E1%BB%ABng%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a
Pháp lệnh Quy định việc bảo vệ rừng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Rừng là một bộ phận của môi trường sống, là tài sản quý báu của nước ta, có giá trị lớn đối với nền kinh tế quốc dân và văn hoá công cộng. Việc bảo vệ rừng phải do Nhà nước và toàn dân cùng làm. Căn cứ vào Điều 12 và Điều 40 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà; Để bảo vệ rừng và phát triển tài nguyên phong phú của rừng, phát huy tác dụng to lớn của rừng trong việc giữ nguồn nước và điều tiết nước, giữ đất, chống xói mòn, chống cát bay, điều hoà khí hậu, hạn chế tác hại của gió, bão, lũ, lụt, hạn hán, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá, củng cố quốc phòng và nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần làm cho nước nhà giàu mạnh; Để phát huy tinh thần làm chủ tập thể của cán bộ, công nhân, viên chức, bộ đội và nhân dân, nâng cao ý thức bảo vệ rừng, động viên toàn dân ra sức đấu tranh chống mọi hành động làm thiệt hại đến rừng, Pháp lệnh này quy định việc bảo vệ rừng. Điều 1 Rừng và đất rừng thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, tức là của toàn dân, không ai được xâm phạm. Chính phủ có trách nhiệm quy hoạch toàn diện và phân phối đất đai cho nông nghiệp, lâm nghiệp và chuyên dùng, có bản đồ phân định ranh giới rừng và đất rừng đến tận xã. Nhà nước bảo đảm quyền lợi cho những tập thể và cá nhân đã có công trồng cây trên đất rừng. Chính phủ quy định các chính sách, chế độ nhằm khuyến khích hợp tác xã và nhân dân những nơi có rừng tích cực tham gia trồng rừng, làm nghề rừng, góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân và nâng cao đời sống của nhân dân địa phương. Điều 2 Nhà Nước thống nhất quản lý việc bảo vệ rừng. Tất cả các cơ quan, đoàn thể, xí nghiệp công nghiệp và nông nghiệp, công trường, đơn vị vũ trang nhân dân, hợp tác xã và toàn dân đều có nghĩa vụ bảo vệ rừng; phải triệt để tuân theo luật lệ bảo vệ rừng và chống mọi hành động vi phạm luật lệ đó. Chính phủ tổ chức lực lượng chuyên trách và lực lượng quần chúng để bảo vệ rừng. Điều 3 Cấm phá rừng. Những rừng tự nhiên và rừng trồng đều phải được bảo vệ nghiêm ngặt. Trong trường hợp cần thiết phải phá rừng để lấy đất trồng trọt, xây dựng theo chủ trương và kế hoạch chung của Nhà nước hoặc để làm bất cứ việc gì khác thuộc lợi ích công cộng thì phải được Hội đồng Chính phủ cho phép. Điều 4 Cấm mọi hành động chặt cây rừng trái với các điều quy định của Nhà nước. Việc khai thác rừng phải theo đúng quy hoạch, kế hoạch, chế độ và thể lệ của Nhà nước và phải được cơ quan lâm nghiệp từ cấp tỉnh trở lên cho phép. Lâm trường, nông trường, công trường, xí nghiệp công nghiệp, hợp tác xã, cơ quan, đơn vị vũ trang nhân dân chặt cây rừng đến đâu phải dọn rừng, tu bổ hoặc trồng lại rừng đến đó, dưới sự hướng dẫn và kiểm tra của cơ quan lâm nghiệp. Tập thể hay là cá nhân được phép lấy gỗ hoặc các lâm sản khác phải nộp tiền nuôi rừng cho Nhà nước để dùng vào việc bảo vệ và phát triển rừng. Điều 5 Chính phủ quy định những khu rừng cấm nhằm bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ di tích lịch sử, bảo vệ sức khoẻ, nghiên cứu khoa học hoặc phục vụ các lợi ích đặc biệt khác. Ở những khu rừng này, cấm chặt cây, trừ trường hợp để dọn rừng và tu bổ rừng, cấm săn bắn chim, muông, thú rừng. Điều 6 Cấm phát rừng, đốt rừng để làm nương rẵy. Chính phủ sẽ đề ra các biện pháp tích cực để sớm hoàn thành cuộc vận động định canh, định cư ở miền núi. Ở những nơi chưa hoàn thành việc định canh, định cư, thì tạm thời Uỷ ban hành chính huyện xét và cho phép làm nương rẵy trên những vùng đất đai đã được Uỷ ban hành chính tỉnh quy định. Điều 7 Cấm đốt lửa trong rừng và ven rừng để dọn đường, hạ cây, lấy củi, săn bắt thú rừng; cấm đốt đồi, bãi thuộc đất rừng để nuôi cỏ non. Hội đồng chính phủ quy định những trường hợp được đốt lửa ở trong rừng và ven rừng để sinh hoạt và những trường hợp do các cơ quan có thẩm quyền cho phép đốt lửa để sản xuất, xây dựng hoặc phục vụ chiến đấu. Khi đốt lửa ở trong rừng và ven rừng, phải nghiêm ngặt thực hiện những biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng. Khi xảy ra cháy rừng, Uỷ ban hành chính địa phương phải tổ chức ngay việc chữa cháy. Uỷ ban hành chính các cấp có quyền huy động lực lượng và phương tiện của các cơ quan, đơn vị và của nhân dân ở địa phương để chữa cháy rừng. Điều 8 Cấm ngặt việc thả rông gia súc ở những khu rừng non, rừng mới trồng hoặc mới dặm cây con. Việc chăn nuôi gia súc đàn ở nơi có rừng phải tập trung vào những vùng do Uỷ ban hành chính huyện quy định. Điều 9 Việc săn, bắt chim, muông, thú rừng với bất kỳ mục đích gì phải tuân theo luật lệ của Nhà nước về săn, bắt chim, muông, thú rừng và phải được cơ quan lâm nghiệp từ cấp tỉnh trở lên cho phép. Điều 10 Hội đồng Chính phủ quy định những loại thực vật, động vật quý và hiếm trong rừng cần phải đặc biệt bảo vệ và chế độ bảo vệ các loại đó. Điều 11 Cơ quan lâm nghiệp có trách nhiệm tổ chức việc phòng và trừ sâu, bệnh phá hại rừng và phải đặt ra bộ phận chuyên trách việc điều tra, nghiên cứu, phòng và trừ sâu, bệnh; khi phát hiện có dịch sâu thì phải kịp thời tổ chức việc diệt trừ dịch sâu. Các lâm trường, các hợp tác xã và cơ quan, đoàn thể được phép kinh doanh rừng có nhiệm vụ thực hiện việc phòng và trừ sâu, bệnh dưới sự chỉ đạo của cơ quan lâm nghiệp địa phương. Điều 12 Nhân dân những xã ở nơi có rừng được kiếm củi khô trong rừng để dùng và được thu nhặt lâm sản phụ theo quy định của Tổng cục lâm nghiệp. Nhân dân những xã ở nơi có rừng cần lấy gỗ để sửa chữa nhà, làm nhà hoặc để dùng vào những việc cần thiết khác trong gia đình thì phải được cơ quan lâm nghiệp từ cấp huyện trở lên xét và cho phép, theo quy định của Hội đồng Chính phủ. Điều 13 Các hợp tác xã được Nhà nước giao rừng để kinh doanh và đất để trồng rừng phải nghiêm chỉnh chấp hành các luật lệ về bảo vệ rừng, kinh doanh nghề rừng, trồng rừng, và được hưởng quyền lợi theo chính sách khuyến khích hợp tác xã kinh doanh nghề rừng và trồng rừng. Điều 14 Dưới sự lãnh đạo của Hội đồng Chính phủ, Tổng cục lâm nghiệp có trách nhiệm thống nhất quản lý bảo vệ rừng. Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Tổng cục Lâm nghiệp quyết định những biện pháp bảo vệ, nuôi, gây rừng và khai thác rừng, chỉ đạo việc tổ chức các lực lượng bảo vệ rừng, xây dựng cơ sở kỹ thuật và trang bị kỹ thuật cho việc bảo vệ, chỉ đạo và kiểm tra việc bảo vệ rừng. Điều 15 Dưới sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Tổng cục Lâm nghiệp, Uỷ ban hành chính các địa phương có rừng chịu trách nhiệm quản lý việc bảo vệ, nuôi, gây rừng và khai thức rừng theo đúng quy hoạch, kế hoạch, chế độ và thể lệ của Nhà nước; lãnh đạo các cơ quan lâm nghiệp địa phương trong việc bảo vệ rừng; tổ chức và quản lý các lực lượng bảo vệ rừng theo quy định của Hội đồng Chính phủ. Điều 16 Nay thành lập lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng gọi là Kiểm lâm nhân dân. Lực lượng này được tổ chức trong ngành lâm nghiệp từ cấp huyện trở lên thành hệ thống biệt lập đối với các đơn vị kinh doanh lâm nghiệp, để bảo đảm thực hiện công tác bảo vệ rừng đến từng khu rừng. Kiểm lâm nhân dân có nhiệm vụ tuần tra rừng, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, thể lệ bảo vệ rừng trong các đơn vị kinh doanh thuộc ngành lâm nghiệp, trong các cơ quan, đoàn thể, đơn vị, hợp tác xã và trong nhân dân; ngăn ngừa mọi hành động vi phạm luật lệ bảo vệ rừng; phát hiện những vụ cháy rừng và tổ chức việc chữa cháy rừng; tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ rừng. Căn cứ vào những điều quy định của pháp luật, Kiểm lâm nhân dân có quyền khám xét, bắt giữ tang vật trong các vụ vi phạm, lập biên bản, xử lý hoặc chuyển tới cơ quan có thẩm quyền xử lý. Kiểm lâm nhân dân được trang bị những phương tiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình. Cán bộ và nhân viên Kiểm lâm nhân dân được mặc đồng phục, mang vũ khí, phù hiệu, cấp hiệu, và được hưởng các chế độ do hội đồng Chính phủ quy định. Điều 17 Lực lượng quần chúng bảo vệ rừng được tổ chức trong các xã, thị trấn, thị xã, thành phố có rừng, trong các lâm trường, nông trường, công trường, xí nghiệp công nghiệp, cơ quan ở trong rừng hoặc ven rừng, nhằm thực hiện công tác bảo vệ rừng ở cơ sở. Dưới sự hướng dẫn của Kiểm lâm nhân dân, lực lượng quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ rừng, bảo đảm thực hiện quy ước bảo vệ rừng ở địa phương và đơn vị mình, thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy và ngăn ngừa việc chặt, phá rừng trái với luật lệ của Nhà nước. Lực lượng bảo vệ rừng ở cơ sở được cấp những phương tiện và dụng cụ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình. Điều 18 Các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân vũ trang, cảnh sát nhân dân ở những nơi có rừng có nhiệm vụ bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ bảo vệ rừng trong đơn vị mình và tham gia công tác bảo vệ rừng ở địa phương. Điều 19 Tập thể hoặc cá nhân nào có thành tích trong việc nuôi rừng và gây rừng, ngăn chặn hoặc tố giác các hành động chặt, phá, khai thác rừng trái phép, trong việc phòng cháy, chữa cháy rừng hoặc có những thành tích khác về bảo vệ rừng thì được xét khen thưởng theo quy định của Nhà nước. Điều 20 Những người vì tham gia bảo vệ rừng mà mang thương tật hoặc tài sản riêng bị thiệt hại thì được bảo đảm quyền lợi theo chế độ do Nhà nước quy định. Trong trường hợp bị hy sinh thì gia đình được lĩnh tiền tử tuất và được giúp đỡ. Điều 21 Kẻ nào vi phạm một trong những điều ghi ở Chương II của Pháp lệnh này hoặc tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản mà không gây thiệt hại lớn đến tài nguyên rừng thì bị cảnh cáo hoặc bi phạt tiền từ 1 đồng đến 200 đồng. Cơ quan Kiểm lâm nhân dân huyện có quyền cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100 đồng; trong trường hợp số tiền phạt quá 100 đồng thì cơ quan Kiểm lâm nhân dân tỉnh xét và xử lý. Nếu đương sự khiếu nại, thì Uỷ ban hành chính cùng cấp xét và quyết định. Điều 22 Kẻ nào vi phạm một trong những điều ghi ở Chương II của Pháp lệnh này hoặc tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản, gây thiệt hại lớn đến tài nguyên rừng hoặc đã bị xử phạt mà còn vi phạm thì sẽ bị truy tố trước Toà án nhân dân và có thể bị phạt tù từ ba tháng đến 2 năm và phạt tiền từ 200 đồng đến 2.000 đồng, hoặc một trong hai hình phát đó. Cố ý huỷ hoại tài nguyên rừng hoặc cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ về bảo vệ rừng, gây thiệt hại đến tài nguyên rừng; thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc vô ý làm cháy rừng hay là có những hành động khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài nguyên rừng thì bị xử phạt theo Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, ngày 21 tháng 10 năm 1970. Cố ý phá hoại tài nguyên rừng vì mục đích phản cách mạng thì bị xử phạt theo Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng, ngày 30 tháng 10 năm 1967. Điều 23 Ngoài việc xử phạt nói ở Điều 21 và Điều 22, cơ quan xử lý còn có thể thu hồi giấy phép và tịch thu tang vật. Điều 24 Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn ra lệnh cho người thuộc quyền mình chặt, phá rừng, hoặc làm những việc khác gây thiệt hại đến tài nguyên rừng thì cũng bị xử lý theo các Điều 21, 22, 23 của Pháp lệnh này. Điều 25 Hội đồng Chính phủ quy định những điều cụ thể để thi hành Pháp lệnh này. Điều 26 Những điều quy định trước đây trái với Pháp lệnh này thì nay bị bãi bỏ. Pháp lệnh này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua tại Hà Nội, ngày 6 tháng 9 năm 1972. Pháp lệnh Việt Nam
15284
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20233%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 233 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 4 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14 tháng 7 năm 1960; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Phê chuẩn việc thành lập Uỷ ban Pháp chế trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15285
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20274%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 274 NQ/TVQH
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới; Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1971; Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội, Phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1971 với: Tổng số thu là bốn nghìn sáu trăm hai mươi tám triệu, hai trăm bốn mươi tám nghìn, một trăm hai mươi tám đồng bốn hào ba xu (4.628.248.128đ,43). Tổng số chi là bốn nghìn năm trăm bốn mươi bảy triệu, tám trăm mười hai nghìn, chín trăm năm mươi mốt đồng sáu hào hai xu (4.547.812.951đ,62). Số bội thu là tám mươi triệu, bốn trăm ba mươi nhăm nghìn, một trăm bảy mươi sáu đồng tám hào một xu (80.435.176đ,81) Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15287
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20k%C3%BD%20k%E1%BA%BFt%20hi%E1%BB%87p%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20v%E1%BB%81%20ch%E1%BA%A5m%20d%E1%BB%A9t%20chi%E1%BA%BFn%20tranh%2C%20l%E1%BA%ADp%20l%E1%BA%A1i%20h%C3%B2a%20b%C3%ACnh%20%E1%BB%9F%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc ký kết hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
Sau khi nghe báo cáo của Thủ tướng Chính phủ về việc ký Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Sau khi nghe thảo luận của các đại biểu Quốc hội. 1- Quốc hội nhất trí tán thành hoạt động của Chính phủ đã thể hiện một cách xuất sắc đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta: Đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế, kiên quyết đấu tranh trên ba mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao. Thắng lợi của việc chấp hành đường lối đó đã dẫn đến việc ký kết Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt nam trên cơ sở Hoa kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt nam và quyền tự quyết của đồng bào miền Nam Việt nam. Quốc hội nhất trí nhận định rằng việc ký kết Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt nam là một thắng lợi rất to lớn của cuộc kháng chiến oanh liệt nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Đây là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và có tính chất thời đại qua mấy mươi năm đoàn kết chiến đấu đầy hy sinh và vô cùng anh dũng của quân và dân hai miền nước ta. Đây cũng là thắng lợi của nhân dân ba nước Đông dương đã kề vai sát cánh chống kẻ thù chung; Thắng lợi của các lực lượng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình trên toàn thế giới. Thắng lợi này chẳng những bảo vệ được những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, mà còn bảo vệ tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông nam á, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc, làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc, góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Quốc hội nhất trí tán thành chính sách của Chính phủ ta thi hành nghiêm chỉnh và triệt để mọi điểu khoản của Hiệp định Pa- ri về Việt nam, đồng thời đòi Chính phủ Hoa kỳ và chính quyền Sài gòn cũng phải tôn trọng và thực hiện đầy đủ các điều khoản của Hiệp định đó. 2- Quốc hội khẳng định rằng sự lãnh đạo của Đảng lao động Việt nam, với đường lối chính trị và quân sự đúng đắn sáng tạo, kết hợp tài tình lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin với thực tiễn cách mạng Việt nam, là một nhân tố chủ yếu quyết định thắng lợi to lớn của dân tộc ta. Quốc hội ghi lòng tạc dạ công ơn trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người thầy của cách mạng Việt nam, suốt đời phấn đấu cho độc lập, tự do của Tổ quốc, đã vạch đường chỉ lối đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đến thắng lợi vẻ vang. Quốc hội trân trọng ghi công các anh hùng, chiến sĩ, cán bộ và đồng bào hai miền đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Các thế hệ ngày nay và mai sau của nhân dân ta mãi mãi biết ơn các liệt sĩ đã vì nước quên mình. Quốc hội nhiệt liệt biểu dương đồng bào và chiến sĩ cả nước đã phát huy cao độ truyền thống kiên cường, bất khuất, đoàn kết, nhất trí, dũng cảm chiến đấu, lập nên những sự tích kỳ diệu và những chiến công oanh liệt. Quốc hội nhiệt liệt khen ngợi kiều bào ở nước ngoài đã luôn luôn hướng về Tổ quốc thân yêu, góp phần tích cực vào thắng lợi chung của toàn dân. Quốc hội tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhân dân Lào và nhân dân Cam pu chia, những người bạn chiến đấu đã hết lòng hết sức ủng hộ và giúp đỡ nhân dân Việt nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nhân dân ta nguyện cùng nhân dân hai nước láng giềng trên bán đảo Đông dương tăng cường đoàn kết, cùng đấu tranh, cùng thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Quốc hội nhiệt liệt hoan nghênh việc ký kết ngày 21 tháng 2 năm 1973 "Hiệp định về lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào". Đó là một thắng lợi to lớn của nhân dân Lào anh em. Quốc hội tỏ lòng biết ơn sâu sắc Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã ủng hộ và giúp đỡ nhân dân ta kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai. Thắng lợi to lớn của toàn quân và nhân dân ta không tách rời sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu, về nhiều mặt và có hiệu quả của những người anh em cùng chung một lý tưởng. Quốc hội nhiệt liệt cảm ơn các nước dân tộc chủ nghĩa và các nước khác yêu chuộng hòa bình và công lý, cảm ơn các tổ chức dân chủ quốc tế và nhân dân toàn thế giới, trong đó có nhân dân tiến bộ Mỹ, đã đồng tình và ủng hộ cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân Việt nam. Quốc hội tin tưởng rằng anh em, bè bạn khắp năm châu sẽ tiếp tục dành cho nhân dân ta sự ủng hộ nhiệt tình và sự giúp đỡ quý báu trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng lại nước nhà. 3- Quốc hội hoàn toàn ủng hộ và nhiệt liệt hưởng ứng Lời kêu gọi ngày 28 tháng 1 năm 1973 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt nam và Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hòa, quyết ra sức động viên toàn dân và toàn quân thực hiện triệt để Di chúc thiêng liêng của Hồ Chủ Tịch và lời kêu gọi trên đây, hoàn thành nhiệm vụ trước mắt của toàn dân ta: Tăng cường đoàn kết, luôn luôn đề cao cảnh giác, ra sức phấn đấu để củng cố những thắng lợi đã giành được, đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giữ vững hòa bình lâu dài, hoàn thành độc lập, dân chủ ở miền Nam, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. 4- Quốc hội kêu gọi đồng bào miền Bắc hãy nâng cao ý thức làm chủ tập thể và phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ra sức thi đua yêu nước với khí thế vươn lên mạnh mẽ, vượt mọi khó khăn, nhanh chóng khắc phục hậu quả của chiến tranh, phục hồi và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, tăng cường quốc phòng, cải thiện đời sống nhân dân, đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, củng cố căn cứ địa cách mạng chung của cả nước. Quốc hội nhiệt liệt hoan nghênh chính sách của Mặt trận dân tộc giải phóng và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt nam, người đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam Việt nam, nêu cao tình cốt nhục, nghĩa đồng bào, phát huy sức mạnh vô địch của khối đoàn kết toàn dân, tạo điều kiện cho mọi người Việt nam yêu nước góp phần cống hiến vào sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc. Quốc hội tin tưởng rằng nhân dân miền Nam anh hùng tăng cường đoàn kết, kiên quyết đấu tranh chống mọi hành động vi phạm và phá hoại Hiệp định, bảo vệ thắng lợi đã giành được, giữ vững hòa bình, thực hiện độc lập, dân chủ, cải thiện dân sinh, hòa hợp dân tộc, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Đồng bào và chiến sĩ cả nước, hăng hái tiến lên! Việt nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh muôn năm! Hồ Chủ Tịch vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta! Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khóa IV kỳ họp thứ 3 họp tại Hà Nội, thông qua ngày 21 tháng 2 năm 1973. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15288
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20303%20NQ/TVQH%20%281973%29
Nghị quyết số 303 NQ/TVQH (1973)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 23 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; 1. Bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Quảng tức Hồng Quang, giữ chức Uỷ viên Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 2. Bổ nhiệm các đồng chí có tên sau đây giữ chức Kiểm sát viên chính thức Viện kiểm sát nhân dân tối cao: - Nguyễn Đình Khang, - Trần Trí Đức. 3. Bổ nhiệm các đồng chí có tên sau đây giữ chức Kiểm sát viên dự khuyết Viện kiểm sát nhân dân tối cao: - Đào Gia Khoát, - Nguyễn Anh Phong, - Đoàn Văn Cựu tức Vũ Bắc, - Xuân Trình, - Đặng Huy Phúc, - Hoàng Thị Kim Thành, - Hoàng Thị Tâm, - Trần Thị Thái Hà, - Lê Thị Kiệm, - Hoàng Đức Luật, - Nguyễn Văn Hội, - Hà Thị Ngân Giang, - Nguyễn Đình Tôn, - Lê Mai, - Phạm Phổ, - Quản Đức Thịnh tức Thêm, - Võ Văn An. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15289
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20315%20NQ/TVQH%20%281973%29
Nghị quyết số 315 NQ/TVQH (1973)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và căn cứ vào Điều 3 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ; - Bổ nhiệm đồng chí Phan Mỹ giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Thủ tướng; - Đồng chí Đặng Thí thôi giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Thủ tướng để nhận công tác khác. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15290
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20323%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 323 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ; Bổ nhiệm: 1. Đồng chí Phạm Bảng giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Vương quốc Thụy Điển, kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Vương quốc Na Uy, Vương quốc Đan Mạch và nước Cộng hòa Phần Lan, thay đồng chí Nguyễn Hữu Ngô về nước nhận công tác khác; 2. Đồng chí Nguyễn Huy Thu giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Ảrập Ai Cập, kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa dân chủ Xuđăng, Cộng hòa Ảrập Yêmen và Cộng hòa Nhân dân Nam Yêmen thay đồng chí Trần Văn Sớ về nước nhận công tác khác; 3. Đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Nhân dân Hunggari, kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Áo, thay đồng chí Hoàng Cương về nước nhận công tác khác; 4. Đồng chí Nguyễn Hòa giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Inđônêxia, thay đồng chí Phạm Bình về nước nhận công tác khác; 5. Đồng chí Ngô Thuyền, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nay kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Hồi giáo Pakíxtan; 6. Đồng chí Chu Văn Biên, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Ấn Độ, nay kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa nhân dân Bănglađét; 7. Đồng chí Dương Thiết Sơn, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa thống nhất Tandania, kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Dân chủ Xômali và nước Cộng hòa Dămbia, nay kiêm nhiệm thêm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Mangátsơ; 8. Đồng chí Văn Bá Kiếm, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Angiêri Dân chủ và Nhân dân, kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Xênêgan, nay kiêm nhiệm thêm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa thống nhất Camơrun và nước Cộng hòa Ghinê Xích đạo. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15291
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20353%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 353 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 3 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14 tháng 7 năm 1960; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ; Phê chuẩn việc thành lập Bộ Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Bộ Kiến trúc và Uỷ ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15292
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20354%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 354 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ; Phê chuẩn việc phân công và bổ nhiệm các chức vụ trong Hội đồng Chính phủ như sau: 1. Đồng chí Nguyễn Côn, Phó Thủ tướng Chính phủ, thôi giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, để làm công việc của Thường vụ Hội đồng Chính phủ; - Đồng chí Nguyễn Lam, Bộ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, nay giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước thay đồng chí Nguyễn Côn. 2. Đồng chí Đỗ Mười, Phó Thủ tướng Chính phủ, nay kiêm chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng (Uỷ ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước và Bộ Kiến trúc hợp nhất lại); - Đồng chí Bùi Quang Tạo thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Kiến trúc để nhận nhiệm vụ khác. 3. Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Chủ nhiệm Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ, nay giữ chức Bộ trưởng Bộ Thủy lợi thay đồng chí Hà Kế Tấn; - Đồng chí Hà Kế Tấn thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Thủy lợi để giữ chức Bộ trưởng đặc trách việc xây dựng đập Sông Đà. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15293
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20365%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 365 NQ/TVQH
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội; Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về phương hướng, nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch nhà nước năm 1973; Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội; 1. Nhất trí tán thành sự đánh giá của Chính phủ về tình hình kinh tế ở miền Bắc nước ta hiện nay. 2. Thông qua phương hướng, nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phục hồi và phát triển nền kinh tế quốc dân trong năm 1973 do Chính phủ trình trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15294
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20366%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 366 NQ/TVQH
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội; Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về dự án ngân sách Nhà nước năm 1973; Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội; 1. Phê chuẩn dự toán ngân sách Nhà nước năm 1973 với: - Tổng số thu là năm nghìn một trăm năm mươi triệu đồng (5.150.000.000đ,00). - Tổng số chi là năm nghìn bốn trăm năm mươi triệu đồng) (5.450.000.000đ,00). 2. Giao cho Chính phủ, trong quá trình thực hiện ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 1973, ra sức phấn đấu tăng nhanh nguồn thu trong nước, quản lý tốt nguồn thu ngoài nước, tăng cường quản lý chi, thực hiện triệt để tiết kiệm về mọi mặt. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15295
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20377%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 377 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 23 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Bổ nhiệm các đồng chí có tên sau đây giữ chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; 1. Huỳnh Lắm, hiện là Uỷ viên Uỷ ban Kiểm sát kiêm Vụ trưởng Vụ kiểm sát Điều tra hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; 2. Nguyễn Quốc Hồng, hiện là Uỷ viên Uỷ ban kiểm sát kiêm Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15296
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20391%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 391 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Xét sai lầm nghiêm trọng về chính trị của ông Ung Văn Khiêm trong thời gian giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ và của ông Nguyễn Văn Vịnh trong thời gian giữ chức vụ Chủ nhiệm Uỷ ban Thống nhất của Chính phủ; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ; 1. Cách chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ đối với ông Ung Văn Khiêm. 2. Cách chức Chủ nhiệm Uỷ ban Thống nhất của Chính phủ đối với ông Nguyễn Văn Vịnh. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15297
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20392%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 392 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Chính phủ về Nghị quyết không đúng của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tây phục hồi chức vụ cho đồng chí Nguyễn Lễ và đồng chí Nguyễn Khắc Canh; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ; 1. Bãi bỏ Nghị quyết ngày 25 tháng 01 năm 1973 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tây phục hồi chức vụ Phó Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh cho đồng chí Nguyễn Lễ và chức vụ Uỷ viên Uỷ ban hành chính tỉnh cho đồng chí Nguyễn Khắc Canh. 2. Hội đồng Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính tỉnh Hà Tây chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15298
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20399%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 399 NQ/TVQH
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội; Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về quyết toán ngân sách Nhà nước năm 1972; Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội; - Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 1972 với: - Tổng số thu là: Bốn nghìn một trăm hai mươi bốn triệu ba trăm ba mươi nghìn chín trăm chín mươi hai đồng tám hào bốn xu (4.124.330.992đ,84). - Tổng số chi là: Bốn nghìn bốn trăm bốn mươi ba triệu sáu trăm năm mươi lăm đồng bốn hào bốn xu (4.443.000.655đ,44). Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15304
https://vi.wikisource.org/wiki/%C4%90%C3%B4ng%20Chu%20li%E1%BB%87t%20qu%E1%BB%91c
Đông Chu liệt quốc
Mục lục Hồi 1: Nghe trẻ hát, Tuyên vương khinh sát. Giải tình oan, Đỗ Bá hiển linh Hồi 2: Bao Quýnh chuộc tội dâng mỹ nữ. U vương đốt lửa lừa chư hầu Hồi 3: Quân Khuyển nhung làm loạn Kiểu kinh. Vua Bình vương thiên đô ạc Ấp Hồi 4: Tần Văn nằm mộng thấy con trời. Trịnh Trang tìm mẹ đào hầm đất Hồi 5: Chu với Trịnh gửi con làm tin. Lỗ và Tống đem quân giúp giặc Hồi 6: Vệ Thạch Thác vì nghĩa giết con. Trịnh Trang công giả mệnh đánh Tống Hồi 7: Dĩnh Khảo Thúc chết vì hiếu thắng. Công tử Huy nịnh không phải đường Hồi 8: Hoa Đốc bày mưu để giết vua. Trịnh Hốt cố từ không lấy vợ Hồi 9: Tề Hầu đưa con gái sang Lỗ. Chúc Đam bắn vua Chu trúng vai Hồi 10: Sở Hùng Thông tiếm hiệu vua Chu. Trịnh Sái Túc mắc mưu nước Tống Hồi 11: Trang Công tham lễ gây việc binh. Sái túc lập mưu giết con rể Hồi 12: Vệ Tuyên công giành vợ của con. Cao Cừ Di mưu lập vua khác Hồi 13: Vợ chồng Lỗ Hoàn công sang Tề. Vua tôi Trịnh Tử Vĩ bị giết Hồi 14: Vệ Sóc trái mệnh Chu thiên tử. Bành Sinh báo thù Tề Tương công Hồi 15: Giết Vô Tri, Ung Lẫm thủ mưu. Hội Kiền Thời, Lỗ Trang đại chiến Hồi 16: Bão Thúc Nha tiến cử Quản Trọng. Lỗ Tào Quệ đánh đựoc Tề hầu Hồi 17: Nước Tống ăn lễ giết Trường Vạn. Vua Sở ham sắc bắt Tức hầu Hồi 18: Tào Mạt giơ gươm dọa Tề hầu. Hoàn công thắp đèn phong Ninh Thích Hồi 19: Bắt Phó Hà, Trịnh Lệ công về nước. Giết Tử Đồi, Chu Huệ vương phục ngôi Hồi 20: Ly Cơ được phong Tấn phu nhân. Tử Văn lên làm sở lệnh doãn. Hồi 21: Quản Trọng đoán biết thần Du Nhi. Tề Hoàn sang đánh nước Cô Trúc Hồi 22: Lỗ Quí Hữu giữ vững cơ đồ. Tề Hoàn công trông thấy ma quỉ Hồi 23: Vệ Ý cho hạc ăn lộc quan. Tề Hoàn cử binh đi đánh Sở Hồi 24: Tề Hoàn tiếp đãi Sở đại phu. Chư hầu tôn phục Chu thiên tử Hồi 25: Tuân Tức dâng ngựa để mượn đường. Bách Lý nuôi trâu được làm tướng Hồi 26: Bách Lý Hề nhận được vợ cũ. Tần Mục công mộng thấy điềm lành Hồi 27: Ly Cơ lập kế giết Thân sinh. Hiến công gần chết dặn Tuân Tức Hồi 28: Lý Khắc một tay giết hai vua. Di Ngô nhờ Tần về nước Tấn Hồi 29: Tấn Huệ công bắt giết người trung. Quản Di Ngô trối trăng việc nước Hồi 30: Tấn Huệ công bội ước cử binh. Tần Mục cơ giận thân tự tử Hồi 31: Tấn Huệ công nổi giận giết tướng. Giới Tử Thôi cắt thịt nuôi vua Hồi 32: Án Nga Nhi thủ tiết chết theo. Tề Công tử tranh ngôi nổi loạn Hồi 33: Thế tử Chiêu trở về nước Tề. Tống Tương công mắc lừa quân Sở Hồi 34: Tống Tương công lá cờ nhân nghĩa. Tề Khương thị chén rượu biệt ly Hồi 35: Tấn Trùng Nhĩ trở về nước nhà. Tấn Hoài Doanh vui vầy duyên mới Hồi 36: Tấn Hoài công trốn sang Cao Lương. Tần Mục công phù lập Trùng Nhĩ Hồi 37: Giới Tử Thôi cõng mẹ đi ẩn. Vương Tử Đái tham sắc làm càn Hồi 38: Chu Tương Vương tránh sang nước khác. Tấn Văn công thu được lòng dân Hồi 39: Triển Hỉ hỏi kế Liễu Hạ Huệ. Ngụy Thù đốt nhà Hỉ Phụ Cơ Hồi 40: Tiên Chẩn lập kế lừa đắc thần. Tấn, Sở giao binh tại thành Bộc Hồi 41: Thành Đắc Thuần rút gươm tự tử. Tấn Văn công phụng mệnh đăng đàn Hồi 42: Tương vương thiết chiều ở Hà Dương. Nguyên Hiến khiếu oan cho Thúc Vũ Hồi 43: Ninh Du lập kế cứu vua Vệ. Chúc Vũ thương thuyết lui quân Tần. Hồi 44: Thúc Thiêm lâm hình cai vua Tấn. Huyền Cao giả mệnh khao quân Tần Hồi 45: Mạnh Minh cậy tài bị Tấn vây. Tiên Chẩn cởi giáp cho Địch bắn Hồi 46: Thương Thần giết cha ở trong cung. Quân Tần chết trận đựoc cúng tế Hồi 47: Lộng Ngọc cưỡi phượng theo Tiêu Sử. Triệu Thuẫn bội Tần lập Di Cao Hồi 48: Năm tướng bàn nhau làm loạn Tấn. Thọ Dư lập kế đánh lừa Tần Hồi 49: Công Tử Bão phóng tiền mua nước. Tề Ý công tham sắc hại thân Hồi 50: Trọng Toại tôn lập Oa công tử. Triệu Thuẫn khuyên can Tống Linh công Hồi 51: Đổng Hồ chép thẳng án Đào viên. Vua Sở mừng công mở đại hội Hồi 52: Công Tử Tống nghĩ ghen miếng ăn. Trần Linh Công quá mê sắc đẹp Hồi 53: Sở Trang vương trả lại đất Trần. Tấn Cảnh công đem quân cứu Trịnh Hồi 54: Sở vương đuổi quân Tuân Lâm Phủ. Ưu Mạnh đóng vai Tôn Thúc Ngao Hồi 55: Giắt dao lẻn vào dinh quân Sở. Kết cỏ bắt được tướng nước Tần Hồi 56: Tề Khoảnh công bày tiệc mua vui. Phùng Sửu Phủ thay hình cứu chủ Hồi 57: Vu Thần kết duyên với Hạ Cơ. Trình Anh đền ơn cho Triệu Thuẫn Hồi 58: Ngụy Tướng sang Tần đón thầy thuốc. Dưỡng Thúc vì vua bắn kẻ thù Hồi 59: Tư Đồng cậy thế Tấn Lệ công. Triệu Vũ báo thù Đồ Ngạn Giả Hồi 60: Tuân Dinh hiến kế chia quân ngạch. Chư hầu đem binh vây Bức Dương Hồi 61: Tấn Điệu công cử binh đánh Sở. Tôn Lâm Phủ nổi loạn đuổi vua Hồi 62: Chư hầu đem quân vây Tề quốc. Vua Tấn lập kế đuổi Loan Doanh Hồi 63: Kỳ Hề ra sức cứu Dương Thiệt. Phạm Ưởng lập kế giết Ngụy Thư Hồi 64: Loan Doanh diệt tộc thành Khúc Ốc. Kỷ Lương tử chiến cửa Thả Vu Hồi 65: Giết Tề Quang, Thôi, Khánh cướp quyền. Rước Vệ Hãn, Ninh Hỉ chuyên chính Hồi 66: Miễn Dư giết hại nhà Ninh Hỉ. Thôi trữ mắc lừa mưu Khánh Phong Hồi 67: Lư Bố Quí đuổi được Khánh Phong. Sở Linh vương tranh làm bá chủ Hồi 68: Tấn Bình công thích nghe âm nhạc. Trần Vô Vũ chịu phóng gia tài Hồi 69: Sở Linh Vương cậy thế hùng cường. Án Bình Trọng thi tài ăn nói Hồi 70: Giết ba anh, Sở Bình vương lên ngôi. Hội chư hầu, Tấn Chiêu công làm chủ Hồi 71: Vì quả đào, cùng nhau sống chết. Tham gái đẹp, quên tình cha con Hồi 72: Dụ hai con, Sở Bình lập kế. Nghĩ một đêm, Ngũ Viên bạc đầu Hồi 73: Ngũ Viên giả dại hát giữa chợ. Chuyên Chư dâng cá giết Vương Liêu Hồi 74: Giết Vô Cực tỏ lòng Lang Ngõa. Đâm Khánh Kỵ nổi tiếng Yêu Ly Hồi 75: Tôn Vũ dạy cung nữ tập trận. Nang Ngõa bắt chư hầu lễ tiền Hồi 76: Hạp Lư tiến vào thành Sính Đô. Ngũ Viên khai quật mộ vua Sở Hồi 77: Giọt lệ Bao Tư tràn sân Tần. Chiếc thuyền Chiêu vương về nước Sở Hồi 78: Lê Di hiến kế dùng Lai binh. Khổng Tử kể tội giết Thiếu Chính Hồi 79: Lê Di lập kế hại Khổng Tử. Văn Chủng bày mưu thông Bá Hi Hồi 80: Phù Sai mắc mưu tha vua Việt. Câu Tiễn nhẫn nhục thờ nước Ngô Hồi 81: Tây Thi làm mê hoặc vua Ngô. Tử Cống đi du thuyết các nước Hồi 82: Ngũ Viên liều chết can vua Ngô. Khoái Quí lập mưu về nước Vệ Hồi 83: Diệp công khởi binh đánh Vu Thắng. Câu Tiễn báo thù giết Phù Sai Hồi 84: Trí Bá tháo nước vào Tấn Dương. Dự Nhượng đánh áo Triệu Tương Tử Hồi 85: Vì việc nước Nhạc Dương bỏ con. Hại tiền dân, Hà bá lấy vợ. Hồi 86: Ngô Khởi giết vợ cầu quan. Trâu Kỵ gẩy đàn làm tướng. Hồi 87: Vệ Ưởng hết lòng giúp Hiếu công. Quỷ Cốc truyền phép cho Tôn Tẫn. Hồi 88: Tôn Tẫn giả điên thoát nạn. Bàng Quyên bại trận Quế Lăng. Hồi 89: Vận cây cỏ bắn chết Bàng Quyên. Năm con trâu phanh thây Thương Ưởng Hồi 90: Tô Tần làm tướng sáu nước. Trương Nghi bất mãn sang Tần Hồi 91: Nhường ngôi báu Yên Khoái hại mình. Dâng đất dối, Trương Nghi lừa Sở Hồi 92: Cậy sức khoẻ, vua Tần gẫy chân. Mắc mưa lừa, vua Sở chạy chốn. Hồi 93: Triệu Chủ phụ chết đói cung Sa Khâu. Mạnh Thường quân ra thoát cửa Hàm Cốc. Hồi 94: Thử Mạnh Thường, Phùng Hoan gõ gươm hát. Đánh Kiệt Tống, vua Tề họp đại binh. Hồi 95: Nhạc Nghị diệt Tề họp đại quân. Điền Đan phá Yên thả trâu lửa. Hồi 96: Lạn Tương Như hai lần thắng vua Tần. Mã Phục quân một mình giải vây Triệu. Hồi 97: Phạm Chuy giả chết chốn sang Tần. Tu Giả thoát tội kíp về Nguỵ. Hồi 98: Vua Tần đòi thủ cấp Nguỵ Tề. Bạch Khởi chôn mấy vạn quân Triệu. Hồi 99: Võ An quân có công bị chết oan. Lã Bất Vi lập kế buôn ngôi báu. Hồi 100: Lỗ Trọng Liên quyết không chịu tôn Tần. Tín Lăng quân trộm binh phù cứu Triệu. Hồi 101: Tần vương diệt Chu dời chín đỉnh. Liêm Pha chém tướng bại quân Yên. Hồi 102: Đạo Hoa Âm, Mông Ngao bị thua. Sông Hồ Lư, Kịch Tân tự tử. Hồi 103: Lý Quốc Cữu tranh giành giết Hoàng Yết. Phàn Ô Kỳ truyền lệnh đánh vua Tần. Hồi 104: Cam La người bé làm quan lớn. Lao Ái gian dâm loạn cung Tần. Hồi 105: Mao Tiêu cởi áo can Tần vương. Lý Mục dùng kế lui Hoàn Xỉ. Hồi 106: Vương Ngao phản gián giết Lý Mục. Điền Quang đâm cổ tiến Kinh Kha. Hồi 107: Dâng địa đồ, Kinh Kha náo Tần đình. Bàn binh pháp, Vương Tiễn thay Lý Tín. Hồi 108: Kiêm sáu nước thống nhất thiên hạ. Lên ngôi báu tự xưng Tần Thủy Hoàng Tiểu thuyết Tác phẩm thế kỷ 14
15305
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20th%C3%B4ng%20qua%20ph%C6%B0%C6%A1ng%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%2C%20nhi%E1%BB%87m%20v%E1%BB%A5%20kh%C3%B4i%20ph%E1%BB%A5c%20v%C3%A0%20ph%C3%A1t%20tri%E1%BB%83n%20kinh%20t%E1%BA%BF%202%20n%C4%83m%201974-1975%20v%C3%A0%20nh%E1%BB%AFng%20ch%E1%BB%89%20ti%C3%AAu%20c%E1%BB%A7a%20k%E1%BA%BF%20ho%E1%BA%A1ch%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201974
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua phương hướng, nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế 2 năm 1974-1975 và những chỉ tiêu của kế hoạch Nhà nước năm 1974
Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước năm 1973, phương hướng và nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế 2 năm 1974 - 1975, và kế hoạch nhà nước năm 1974. Sau khi nghe thuyết trình của uỷ ban kế hoạch và ngân sách của quốc hội và những ý kiến của các đại biểu quốc hội. 1- Nhất trí tán thành sự đánh giá của Chính phủ về việc thực hiện kế hoạch nhà nước năm 1973. 2- Thông qua phương hướng và nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế 2 năm 1974-1975. 3- Thông qua những chỉ tiêu của kế hoạch nhà nước năm 1974. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15306
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20d%E1%BB%B1%20to%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201974
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước năm 1974
Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 1973 và dự toán ngân sách nhà nước năm 1974; Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội và những ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước năm 1974 với: - Tổng số thu là: năm nghìn chín trăm ba mươi triệu đồng (5.930.000.000đ). - Tổng số chi là: năm nghìn chín trăm ba mươi triệu đồng (5.930.000.000đ). Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15307
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20c%C3%A1c%20ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20%E1%BB%A6y%20ban%20Th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20v%E1%BB%A5%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20%289%20th%C3%A1ng%202%20n%C4%83m%201974%29
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phê chuẩn các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (9 tháng 2 năm 1974)
Căn cứ vào nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội khoá III, kỳ họp thứ 2, giao cho uỷ ban thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới. Sau khi nghiên cứu báo cáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Phê chuẩn các nghị quyết sau đây của Uỷ ban thường vụ Quốc hội: 1. Nghị quyết ngày 17 tháng 8 năm 1972 về việc điều chỉnh kế hoạch Nhà nước năm 1972. 2. Nghị quyết ngày 17 tháng 8 năm 1972 về việc điều chỉnh ngân sách Nhà nước năm 1972. 3. Nghị quyết ngày 11 tháng 12 năm 1972 về tổng quyết toán ngân sách Nhà nước năm 1971. 4. Nghị quyết ngày 9 tháng 8 năm 1973 về kế hoạch Nhà nước năm 1973. 5. Nghị quyết ngày 9 tháng 8 năm 1973 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 1973. 6. Nghị quyết ngày 30 tháng 11 năm 1973 về tổng quyết toán ngân sách Nhà nước năm 1972. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15308
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20th%C3%A0nh%20l%E1%BA%ADp%20%E1%BB%A6y%20ban%20%C4%90%E1%BB%91i%20ngo%E1%BA%A1i%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc thành lập Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội
Căn cứ vào Điều 57 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Căn cứ vào yêu cầu công tác đối ngoại của Quốc hội. Theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. 1. Nay thành lập Uỷ ban đối ngoại của Quốc hội. 2. Uỷ ban đối ngoại của Quốc hội có nhiệm vụ: - Thẩm tra các báo cáo và dự án của Chính phủ về công tác đối ngoại do Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao cho. - Đề nghị Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra tuyên bố đối với các vấn đề quốc tế xét thấy cần biểu thị thái độ. - Thực hiện những công tác đối ngoại do Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao cho. 3. Uỷ ban đối ngoại của Quốc hội có một Chủ nhiệm, một Phó chủ nhiệm và một số Uỷ viên. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15309
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20th%C3%B4ng%20qua%20ph%C6%B0%C6%A1ng%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%2C%20nhi%E1%BB%87m%20v%E1%BB%A5%20v%C3%A0%20nh%E1%BB%AFng%20ch%E1%BB%89%20ti%C3%AAu%20ch%E1%BB%A7%20y%E1%BA%BFu%20c%E1%BB%A7a%20k%E1%BA%BF%20ho%E1%BA%A1ch%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201975
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua phương hướng, nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch Nhà nước năm 1975
Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước năm 1974, phương hướng, nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch nhà nước năm 1975. Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội và những ý kiến của các đại biểu Quốc hội. 1- Nhất trí tán thành sự đánh giá của Chính phủ về việc thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1974. 2- Thông qua phương hướng và nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước năm 1975. 3- Thông qua những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch Nhà nước năm 1975. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15310
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20d%E1%BB%B1%20to%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201975
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước năm 1975
Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 1974 và dự toán ngân sách nhà nước năm 1975; Sau khi nghe Thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội và những ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước năm 1975 với: - Tổng số thu là: Sáu nghìn năm trăm triệu đồng (6.500.000.000đ,00). - Tổng số chi là: Sáu nghìn năm trăm triệu đồng (6.500.000.000đ,00). Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15311
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20c%C3%A1c%20ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20%E1%BB%A6y%20ban%20Th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20v%E1%BB%A5%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20%2828%20th%C3%A1ng%2012%20n%C4%83m%201974%29
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phê chuẩn các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (28 tháng 12 năm 1974)
Căn cứ vào nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội khoá III, kỳ họp thứ 2, giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới. Phê chuẩn các nghị quyết sau đây của Uỷ ban thường vụ Quốc hội: 1. Nghị quyết ngày 21 tháng 8 năm 1974 phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 1973. 2. Nghị quyết ngày 26 tháng 9 năm 1974 sửa đổi điều lệ thuế hàng hoá. 3. Nghị quyết ngày 26 tháng 9 năm 1974 sửa đổi điều lệ thuế công thương nghiệp. 4. Nghị quyết ngày 26 tháng 9 năm 1974 sửa đổi thuế sát sinh. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15313
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20s%E1%BB%ADa%20%C4%91%E1%BB%95i%20Lu%E1%BA%ADt%20B%E1%BA%A7u%20c%E1%BB%AD%20%C4%91%E1%BA%A1i%20bi%E1%BB%83u%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc sửa đổi Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Căn cứ vào điều 45 và điều 50 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà; Theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Sửa đổi điều 11 và điều 12 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ngày 31 tháng 12 năm 1959 như sau: Điều 11 (mới): Đại biểu Quốc hội do từng đơn vị bầu cử bầu ra. Số đại biểu định cho mỗi đơn vị bầu cử là căn cứ vào số dân của dơn vị đó: cứ bảy vạn (70.000) dân được cử một đại biểu; nếu số lẻ còn lại quá ba vạn năm nghìn (35.000) thì được thêm một đại biểu. Ở những khu công nghiệp tập trung và ở những thành phố trực thuộc trung ương thì có thể từ hai vạn (20.000) đến năm vạn (50.000) dân được cử một đại biểu. Điều 12 (mới): Dựa vào dân số dân tộc thiểu số so với dân số toàn quốc, số đại biểu Quốc hội dành cho các dân tộc thiểu số bằng khoảng một phần sáu tổng số đại biểu Quốc hội. Số đại biểu Quốc hội dành cho các dân tộc thiểu số do Uỷ ban thường vụ Quốc hội phân phối, nhằm bảo đảm cho các dân tộc thiểu số có số đại biểu tương xứng trong Quốc hội. Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá thứ IV, kỳ họp thứ 5 thông qua trong phiên họp ngày 28 tháng 12 năm 1974. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15314
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20414%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 414 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm đồng chí Hà Văn Lâu giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Cuba thay đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn về nước nhận công tác khác. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15315
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20415%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 415 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 4 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Cục Đo đạc và Bản đồ trực thuộc Phủ Thủ tướng nay đổi tên là Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15316
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20426%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 426 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức quốc hội; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm: 1. Đồng chí Hoàng Tú giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Dân chủ Đức, thay đồng chí Nguyễn Song Tùng về nước nhận công tác khác; 2. Đồng chí Nguyễn Thanh Hà giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Rumani, kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Liên bang Xã hội Chủ nghĩa Nam Tư, thay đồng chí Nguyễn Đăng Hành về nước nhận công tác khác; 3. Đồng chí Long Thuận Phước giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Ảrập Xyri, kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Irắc, thay đồng chí Hoàng Đức Phong về nước nhận công tác khác; 4. Đồng chí Nguyễn Ngọc Uyển giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Nhân dân Ba Lan, kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Liên bang Thụy Sĩ, thay đồng chí Lê Trang về nước nhận công tác khác; 5. Đồng chí Nguyễn Xuân Hòe giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ, thay đồng chí Đỗ Quốc Cường về nước nhận công tác khác; 6. Đồng chí Chu Văn Biên, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Ấn Độ kiêm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Nhân dân Bănglađét, kiêm nhiệm thêm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Xri Lanca, thay đồng chí Hoàng Thành Trai về nước nhận công tác khác. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15317
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20434%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 434 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 3 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm và miễn nhiệm các thành viên sau đây của Hội đồng Chính phủ: - Đồng chí Lê Thanh Nghị, Phó Thủ tướng thường trực của Chính phủ, kiêm chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước; - Đồng chí Nguyễn Côn, Phó Thủ tướng Chính phủ, phụ trách ngành Cơ khí, kiêm chức Bộ trưởng Bộ Cơ khí và Luyện kim; - Đồng chí Trần Hữu Dực, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách Khối Nội chính; - Đồng chí Phan Trọng Tuệ, thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải để giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách Khối Công nghiệp và Giao thông vận tải; - Đồng chí Đặng Việt Châu, thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính để giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách Khối Tài chính Thương nghiệp và Ngân hàng; - Đồng chí Nguyễn Văn Lộc, thôi giữ chức Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Nông nghiệp Trung ương để giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ, thay đồng chí Nguyễn Thanh Bình; - Đồng chí Đặng Thí giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Thống nhất của Chính phủ; - Đồng chí Dương Bạch Liên, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; - Đồng chí Đinh Đức Thiện thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Cơ khí và Luyện kim để nhận nhiệm vụ khác; - Đồng chí Nguyễn Lam thôi giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Chủ nhiệm Uỷ ban Vật giá Nhà nước để nhận nhiệm vụ khác. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15318
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20435%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 435 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 25 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Tổng Thư ký Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, 1. Nay đặt chức vụ Chủ nhiệm Văn phòng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để giúp Tổng Thư ký trong việc điều khiển và quản lý Văn phòng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; 2. Bổ nhiệm đồng chí Trần Đình Tri, Uỷ viên Thư ký Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, kiêm giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15319
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20436%20NQ/TVQH%20%281974%29
Nghị quyết số 436 NQ/TVQH (1974)
Căn cứ vào Điều 99 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 16 của Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao và của Tòa án nhân dân địa phương; Căn cứ vào sự giới thiệu của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam, Cử các đồng chí có tên sau đây làm Hội thẩm nhân dân chính thức và Hội thẩm nhân dân dự khuyết, tham gia phiên tòa sơ thẩm, chung thẩm của Tòa án nhân dân tối cao: Hội thẩm nhân dân chính thức: - Đồng chí Nguyễn Cảnh, chuyên viên bậc 4, công tác tại Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Đồng chí Nguyễn Thị Linh, Uỷ viên Ban Thường vụ Công đoàn giáo dục Việt Nam. Hội thẩm nhân dân dự khuyết: - Đồng chí Nguyễn Bá Học, chuyên viên bậc 2, công tác tại Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Đồng chí Nguyễn Văn Tỵ, Phó Ban Khiếu tố Tổng Công đoàn Việt Nam. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15320
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20439%20NQ/TVQH%20%281974%29
Nghị quyết số 439 NQ/TVQH (1974)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 3 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ, Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Miễn nhiệm và bổ nhiệm một số thành viên sau đây của Hội đồng Chính phủ: - Phó Thủ tướng Hoàng Anh thôi kiêm chức Chủ nhiệm Uỷ ban Nông nghiệp Trung ương để phụ trách Khối Nông nghiệp. - Đồng chí Nguyễn Hữu Mai thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Điện và Than để nhận nhiệm vụ khác. - Đồng chí Nguyễn Thọ Chân giữ chức Bộ trưởng Bộ Lao động thay đồng chí Nguyễn Hữu Khiếu, thôi giữ chức vụ này để nhận nhiệm vụ khác. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15321
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20440%20NQ/TVQH%20%281974%29
Nghị quyết số 440 NQ/TVQH (1974)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm: - Đồng chí Nguyễn Hữu Khiếu giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết, thay đồng chí Võ Thúc Đồng về nước nhận công tác khác; - Đồng chí Nguyễn Trọng Vĩnh giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thay đồng chí Ngô Thuyền về nước nhận công tác khác. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15322
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20455%20NQ/TVQH%20%281974%29
Nghị quyết số 455 NQ/TVQH (1974)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Đồng chí Nguyễn Văn Kha thôi giữ chức Bộ trưởng - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước để nhận nhiệm vụ khác. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15323
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20469%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 469 NQ/TVQH
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội; Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về quyết toán ngân sách nhà nước năm 1973; Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội, Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 1973 với: - Tổng số thu là: bốn nghìn chín trăm sáu mươi tư triệu ba trăm nghìn đồng (4.964.300.000đ,00); - Tổng số chi là: năm nghìn một trăm chín mươi tám triệu năm trăm nghìn đồng (5.198.500.000đ,00). Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15324
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20472%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 472 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm: 1. Đồng chí Nguyễn Trọng Vĩnh, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, kiêm thêm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Hồi giáo Pakíxtan; 2. Đồng chí Trần Văn Được, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Ghinê, kiêm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Mali và nước Cộng hòa Hồi giáo Môritani, kiêm thêm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Ghinê Bítxô; 3. Đồng chí Võ Văn Sung giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Pháp, kiêm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Vương quốc Bỉ, Vương quốc Hà Lan và Đại công quốc Luýchxămbua; 4. Đồng chí Lê Quang Khải giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Triều Tiên, thay đồng chí Lê Đông về nước nhận công tác khác; 5. Đồng chí Nguyễn Việt giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Vương quốc Thụy Điển, kiêm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Vương quốc Na Uy, Vương quốc Đan Mạch và Cộng hòa Phần Lan, thay đồng chí Phạm Bảng về nước nhận công tác khác; 6. Đồng chí Hà Văn Lâu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Cuba, kiêm thêm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Áchentina; 7. Đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Nhân dân Hunggari, kiêm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Áo, kiêm thêm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Vương quốc Irăng. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15326
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20487%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 487 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 41 và Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà; Căn cứ vào nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội; Sau khi nghe Hội đồng Chính phủ báo cáo về việc sửa đổi Điều lệ thuế hàng hoá cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới; Sau khi nghe Uỷ ban kế hoạch và ngân sách và Uỷ ban Dự án pháp luật của Quốc hội phát biểu ý kiến, 1- Từ nay thuế hàng hoá được ấn định theo bản Điều lệ và Biểu thuế kèm theo. 2- Hội đồng Chính phủ thi hành nghị quyết này. Điều 1 Thuế hàng hoá được ấn định căn cứ trên những nguyên tắc sau đây: - Khuyến khích các ngành tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp phát triển theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện quy hoạch ngành nghề, hướng dẫn nhân dân tiêu dùng hợp lý; - Góp phần tăng cường quản lý thị trưởng và ổn định vật giá, giúp cho thương nghiệp quốc doanh nắm nguồn hàng, bảo đảm các nhu cầu cần thiết của nhân dân; - Động viên sự đóng góp công bằng và hợp lý của nhân dân. Điều 2 Thuế hàng hoá áp dụng đối với những loại hàng ghi trong Biểu thuế kèm theo Điều lệ này, bao gồm: - Hàng do các tổ chức sản xuất tập thể (hợp tác xã sản xuất, tổ sản xuất...) Và những người sản xuất riêng lẻ sản xuất hay là khai thác và trực tiếp bán ra thị trường (không theo chế độ gia công, thu mua của Nhà nước). - Hàng nhập cảnh theo người dưới hình thức hành lý hoặc nhập cảnh qua các đường vận tải quốc tế dưới hình thức tặng phẩm, quà biếu mà vượt quá tiêu chuẩn được miễn thuế. Điều 3 Mỗi mặt hàng chỉ chịu thuế hàng hoá một lần từ khi sản xuất cho đến khi tiêu thụ. Tuỳ theo mặt hàng, thuế hàng hoá do người sản xuất, người khai thác, người buôn bán hoặc người nhập khẩu nộp. Điều 4 Các loại hàng ghi trong Biểu thuế kèm theo Điều lệ này phải nộp thuế hàng hoá theo mức thuế quy định ở các Điều 6 và 7 dưới đây. Đối với mỗi loại hàng ghi trong Biểu thuế, Hội đồng Chính phủ quy định cụ thể những mặt hàng phải nộp thuế hàng hoá. Điều 5 Đối với những vùng dân tộc thiểu số, Hội đồng Chính phủ có thể quyết định chưa thu thuế về một số hàng nhất định, nhằm chiếu cố những khó khăn ban đầu trong sản xuất ở những vùng đó. Điều 6 THuế hàng hoá đánh theo trị giá hàng (gọi là giá tính thuế) và theo đúng thuế suất ghi trong Biểu thuế. Giá tính thuế do cơ quan tài chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương định: - Đối với hàng sản xuất trong nước, giá tính thuế là giá bán lẻ trung bình trên thị trường, trừ 10%; nếu là mặt hàng mới chưa có giá lẻ trên thị trường, thì lấy giá tính thuế của mặt hàng tương đương có giá lẻ. - Đối với hàng nhập khẩu, giá tính thuế là giá cao, nếu là mặt hàng mậu dịch quốc doanh bán theo hai giá; nếu là mặt hàng mậu dịch quốc doanh chỉ bán theo một giá, thì giá tính thuế là giá bán lẻ trung bình trên thị trường của mặt hàng ấy, hoặc của mặt hàng tương đương có giá lẻ. Điều 7 Đối với hàng sản xuất theo phương thức mua nguyên liệu của Nhà nước và bán thành phẩm cho xí nghiệp quốc doanh, trong trường hợp xí nghiệp quốc doanh không thu mua toàn bộ, thì thuế hàng hoá đối với phần sản phẩm còn lại do cơ sở sản xuất trực tiếp bán ra thị trường sẽ là số chênh lệch giữa giá bán lẻ trên thị trường tự do với giá chỉ đạo thu mua của quốc doanh, cộng thêm mức phí lưu thông cần thiết tuỳ theo loại hàng. Điều 8 Đối với người sản xuất hoặc tiêu thụ trái phép những mặt hàng thuộc diện Nhà nước thống nhất quản lý, thì không thu thuế hàng hoá mà phải xử lý theo pháp luật hiện hành về việc sản xuất và tiêu thụ hàng hoá trái phép. Điều 9 Việc miễn thuế, giảm thuế đối với những trường hợp cụ thể phải do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định. Điều 10 Nhiệm vụ thu thuế hàng hoá giao cho các tổ chức thu của ngành tài chính. Đối với hàng nhập khẩu, Bộ Tài chính có thể uỷ nhiệm cho cơ quan hải quan phụ trách. Điều 11 Cán bộ thu thuế phải liêm chính, chí công vô tư, và phải chấp hành đúng chính sách và pháp luật về thuế. Trong khi thi hành nhiệm vụ, cán bộ thu thuế phải có tác phong và thái độ đúng đắn; phải xuất trình giấy chứng minh, phải cấp biên lai khi thu thuế và thực hiện đầy đủ những quy định của Nhà nước về khám xét, tạm giữ, tịch thu, bảo quản và xử lý hàng hoá, tang vật. Cán bộ thu thuế được pháp luật bảo vệ khi làm nhiệm vụ; nếu có thành tích thì được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước; nếu vi phạm những quy định nói ở trên về thi hành nhiệm vụ của cán bộ thu thuế, thì tuỳ mức độ nặng nhẹ mà bị thi hành kỷ luật hành chính hoặc bị xử lý về hình sự. Điều 12 Đối với hàng sản xuất nội địa, thuế hàng hoá thu theo một trong ba cách sau đây: - Thu ngay khi hàng sản xuất xong và nhập kho, - Thu khi hàng xuất kho để bán ra thị trường, - Thu theo sản lượng kê khai từng kỳ hạn. Cách thu thuế đối với từng cơ sở, từng mặt hàng do cơ quan tài chính ấn định. Đối với hàng nhập khẩu, thuế hàng hoá thu ngay lúc nhập khẩu. Điều 13 Hàng đã nộp thuế rồi, thì phải có giấy chứng nhận nộp thuế do cơ quan thu thuế cấp. Khi chuyển vận hàng hoá, phải có giấy chứng nhận nộp thuế kèm theo. Điều 14 Các cơ sở sản xuất, kinh doanh những mặt hàng chịu thuế hàng hoá phải theo đúng những quy định của Nhà nước về khai báo kinh doanh, điều kiện mở xưởng, mở cửa hàng, về giữ sổ sách kế toán, về nộp thuế, về vận chuyển hàng hoá. Người chịu thuế phải khai báo thành thật, cung cấp những tài liệu cần thiết và tạo điều kiện dễ dàng cho cán bộ thu thuế kiểm tra sổ sách, chứng từ, hàng hoá, kho tàng, và nhất thiết không được từ chối hoặc trì hoãn việc kiểm tra đó. Điều 15 Việc xử lý các trường hợp vi phạm Điều lệ thuế hàng hoá được qui định như sau: 1. Nếu không làm đúng những qui định về khai báo, giữ sổ sách kế toán ghi trong Điều 14 của Điều lệ này, thì bị phạt từ 10 đồng đến 100 đồng; nếu sự việc nghiêm trọng hoặc tái phạm thì có thể bị phạt đến 1000 đồng. 2. Nếu không nộp thuế đúng kỳ hạn quy định, thì mỗi ngày quá hạn, phải nộp thêm 1% số thuế nộp chậm. 3. Nếu có hành động trốn thuế, lậu thuế, như khai man số lượng, giá cả, phẩm chất hàng hoá, tàng trữ, vận chuyển và bán hàng không có chứng từ hợp lệ, ghi chép sổ sách không đúng thực tế, thì có thể bị phạt từ một đến hai lần số thuế gian lậu hoặc bị tịch thu một phần hay là toàn bộ hàng hoá gian lậu, hoặc bị xử phạt theo cả hai hình thức nói trên. Trong trường hợp tái phạm, mức phạt có thể đến ba lần số thuế gian lậu và hành hoá gian lậu sẽ bị tịch thu toàn bộ. Hàng lậu thuế (trừ số hàng đã bị tịch thu), sau khi nộp tiền phạt, vẫn phải chịu thuế hàng hoá. 4. Nếu sản xuất lén lút hàng chịu thuế hàng hoá, thì bị phạt từ một đến ba lần số thuế gian lậu và bị tịch thu toàn bộ hàng hoá gian lậu. Trong trường hợp tái phạm, thì mức phạt có thể đến năm lần số thuế gian lậu và bị tịch thu toàn bộ hàng hoá gian lậu. 5. Ngoài ra, nếu có những hành động nghiêm trọng, như tái phạm nhiều lần, làm chứng từ giả, lậu thuế có tổ chức, chống đối việc thu thuế, thì sẽ bị truy tố trước toà án nhân dân. Điều 16 Thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm Điều lệ thuế hàng hoá quy định như sau: - Trưởng trạm thuế có quyền phạt tiền đến 50 đồng; - Trưởng phòng tài chính huyện, thị xã, khu phố có quyền phạt tiền đến 1000 đồng, hoặc cả phạt tiền và tịch thu hàng đến 1000 đồng; - Giám đốc Sở, Trưởng ty tài chính có quyền phạt tiền trên 1000 đồng hoặc cả phạt tiền và tịch thu hàng trên 1000 đồng. Nếu đương sự khiếu nại, thì Uỷ ban hành chính cùng cấp xét và quyết định. Trong khi chờ đợi giải quyết việc khiếu nại, người bị phạt vẫn phải nộp phạt theo quyết định của cơ quan đã xử phạt. Điều 17 Mọi người công dân có nhiệm vụ giúp cơ quan tài chính thi hành chính sách thuế và phát hiện những hành vi gian lậu thuế. Người có công giúp cơ quan tài chính sẽ được khen thưởng. Người có hành vi gây trở ngại cho việc thu thuế có thể bị phê bình, cảnh cáo hoặc truy tố trước Toà án nhân dân, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ. Điều 18 Điều lệ này thay thế những quy định ban hành trước đây về thuế hàng hoá đối với kinh tế tập thể và kinh tế cá thể. Điều 19 Hội đồng Chính phủ quy định chi tiết thi hành Điều lệ này. Điều lệ này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua tại Hà Nội ngày 26 tháng 9 năm 1974. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15327
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20488%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 488 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 41 và Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội; Sau khi nghe Hội đồng Chính phủ báo cáo về việc sửa đổi Điều lệ thuế công thương nghiệp cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới; Sau khi nghe Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách và Uỷ ban Dự án pháp luật của Quốc hội phát biểu ý kiến, Điều 1 Sửa lại đoạn 2 các Điều 16, 24 và 27 của Điều lệ thuế công thương nghiệp đối với các hợp tác xã, tổ chức hợp tác và hộ riêng lẻ kinh doanh công thương nghiệp, ban hành theo Nghị quyết số 200 NQ/TVQH ngày 18 tháng 01 năm 1966 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, như sau: Đoạn 2 mới trong Điều 16: Nếu lợi tức chịu thuế bình quân xã viên hàng năm vượt mức 1.600đ thì ngoài việc nộp thuế theo Biểu thuế nói trên, cơ sở chịu thuế phải nộp thêm từ 10% đến 40% phần lợi tức vượt mức; nếu được Uỷ ban hành chính huyện, khu phố, thị xã xác nhận là do sự cải tiến kỹ thuật hoặc cải tiến quản lý mà đạt được mức lợi tức đó, thì được miễn thuế về phần lợi tức vượt mức trong một năm. Đoạn 2 mới trong Điều 24: Nếu lợi tức chịu thuế hàng năm vượt mức 1.500đ, thì ngoài việc nộp thuế theo Biểu thuế nói trên, cơ sở chịu thuế phải nộp thêm từ 15% đến 45% phần lợi tức vượt mức. Đoạn 2 mới trong Điều 27: Nếu lợi tức chịu thuế hàng năm vượt mức 1.400đ, thì ngoài việc nộp thuế theo Biểu thuế nói trên, cơ sở chịu thuế phải nộp thêm từ 20% đến 50% phần lợi tức vượt mức. Điều 2 Hội đồng Chính phủ thi hành Nghị quyết này. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15328
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20489%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 489 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 41 và Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa;, Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội; Sau khi nghe Hội đồng Chính phủ báo cáo về việc sửa đổi thuế sát sinh cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới; Sau khi nghe Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách và Uỷ ban Dự án pháp luật của Quốc hội phát biểu ý kiến, 1. Thay điểm 3 của Nghị quyết số 37 NQ/TVQH ngày 20 tháng 11 năm 1964 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội bằng điểm 3 mới sau đây: "Thuế sát sinh thu theo đầu súc vật giết thịt như sau: - Trâu, bò: 24 đồng một con - Lợn: 10 đồng một con - Dê: 3 đồng một con". 2. Hội đồng Chính phủ thi hành Nghị quyết này. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15329
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20497%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 497 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1. Bổ nhiệm các đồng chí có tên sau đây làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: - Nguyễn Ngọc Khanh (nữ), - Lê Phương Hằng (nữ), - Đào Duy Khánh, - Phạm Công, - Trần Sang, - Trần Văn Kỳ, - Đặng Thanh, - Vũ Thụy Châu (nữ), - Vương Đăng Bôi, - Hoàng Vĩnh Thạnh, - Nguyễn Bá Kim. 2. Bổ nhiệm các đồng chí có tên sau đây làm Thẩm phán dự khuyết Tòa án nhân dân tối cao: - Dương Đình Ngạnh, - Nguyễn Hữu, - Phạm Cán, - Hồ Trinh, - Lê Nguyên Anh (nữ), - Hoàng Thị Trâm. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15330
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20504%20NQ/TVQH%20%281974%29
Nghị quyết số 504 NQ/TVQH (1974)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm đồng chí Võ Thúc Đồng giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Nông nghiệp trung ương. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15331
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20521%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 521 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 3 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, 1. Phê chuẩn việc thành lập Ban quản lý xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (gọi tắt là Ban quản lý xây dựng công trình sông Đà). 2. Ban quản lý xây dựng công trình sông Đà là một cơ quan ngang Bộ, do Bộ trưởng đặc trách việc xây dựng công trình sông Đà làm Trưởng ban. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15334
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20530%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 530 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 45 và Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Căn cứ vào Điều 11 (mới), Điều 12 (mới), Điều 13, Điều 14 và Điều 31 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Điều 1 Tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá V vào ngày chủ nhật 6 tháng 4 năm 1975. Điều 2 Tổng số đại biểu Quốc hội được bầu trong cuộc bầu cử Quốc hội khoá V là 425 đại biểu. Tổng số đơn vị bầu cử là 85 đơn vị. Điều 3 Số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị và số đại biểu của mỗi đơn vị ở mỗi tỉnh và mỗi thành phố trực thuộc trung ương quy định như sau: 1- Thành phố Hà Nội 8 đơn vị bầu cử, bầu 42 đại biểu: - Đơn vị 1: khu phố Ba Đình, bầu 5 đại biểu. - Đơn vị 2: khu phố Hoàn Kiếm, bầu 6 đại biểu. - Đơn vị 3: khu phố Đống Đa, bầu 6 đại biểu. - Đơn vị 4: khu phố Hai Bà Trưng, bầu 7 đại biểu. - Đơn vị 5: huyện Từ Liêm, bầu 5 đại biểu. - Đơn vị 6: huyện Thanh Trì, bầu 4 đại biểu. - Đơn vị 7: huyện Gia Lâm, bầu 5 đại biểu. - Đơn vị 8: huyện Đông Anh, bầu 4 đại biểu. 2- Thành phố Hải Phòng 5 đơn vị bầu cử, bầu 26 đại biểu: - Đơn vị 1 gồm các khu phố Hồng Bàng, Lê Chân và Ngô Quyền, bầu 7 đại biểu. - Đơn vị 2 gồm các huyện Thuỷ Nguyên, Cát Bà, Cát Hải và đảo Bạch Long Vĩ, bầu 5 đại biểu. - Đơn vị 3 gồm thị xã Kiếm An và huyện An Hải, bầu 4 đại biểu. - Đơn vị 4 gồm thị xã Đồ Sơn và huyện An Thuỵ, bầu 5 đại biểu. - Đơn vị 5 gồm các huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng, bầu 5 đại biểu. 3- Tỉnh Lai Châu 1 đơn vị bầu cử, bầu 6 đại biểu. 4- Tỉnh Sơn La 1 đơn vị bầu cử, bầu 7 đại biểu. 5- Tỉnh Nghĩa Lộ 1 đơn vị bầu cử, bầu 5 đại biểu. 6- Tỉnh Hà Giang 1 đơn vị bầu cử, bầu 7 đại biểu. 7- Tỉnh Tuyên Quang 1 đơn vị bầu cử, bầu 6 đại biểu 8- Tỉnh Bắc Thái 3 đơn vị bầu cử, bầu 15 đại biểu: - Đơn vị 1 gồm các huyện Ngân Sơn, Chợ Rã, Na-rì, Bạch Thông và Chợ Đồn, bầu 4 đại biểu. - Đơn vị 2 gồm các huyện Võ Nhai, Định Hoá, Phú Lương, Đại Từ và Đồng Hỷ, bầu 5 đại biểu. - Đơn vị 3 gồm thành phố Thái Nguyên, các huyện Phổ Yên và Phú Bình, bầu 6 đại biểu. 9- Tỉnh Cao Bằng: 1 đơn vị bầu cử, bầu 8 đại biểu. 10- Tỉnh Lạng Sơn 1 đơn vị bàu cử, bầu 7 đại biểu. 11- Tỉnh Lào Cai 1 đơn vị bầu cử, bầu 5 đại biểu. 12- Tỉnh Yên Bái 1 đơn vị bầu cử, bầu 5 đại biểu. 13- Tỉnh Hoà Binh 1 đơn vị bầu cử, bầu 7 đại biểu. 14- Tỉnh Vĩnh Phú 4 Đơn vị bầu cử, bầu 25 đại biểu: - Đơn vị 1 gồm thị xã Phúc Yên, các huyện Đa Phúc, Kim Anh, Yên Lãng và Yên Lạc, bầu 5 đại biểu. - Đơn vị 2 gồm thị xã Vĩnh Yên, các huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Vĩnh Tường, Lập Thạch và thị trấn Tam Đảo, bầu 6 đại biểu. - Đơn vị 3 gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba và Đoan Hùng, bầu 8 đại biểu. - Đơn vị 4 gồm các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Thanh Thuỷ, Tam Nông và Hạ Hoà, bầu 6 đại biểu. 15- Tỉnh Hà Bắc 5 đơn vị bầu cử, bầu 23 đại biểu: - Đơn vị 1 gồm các huyện Sơn Động, Lục Ngạn và Lục Nam, bầu 4 đại biểu. - Đơn vị 2 gồm thị xã Bắc Giang, các huyện Lạng Giang và Yên Dũng, bầu 4 đại biểu. - Đơn vị 3 gồm các huyện Việt Yên, Hiệp Hoà, Tân Yên và Yên Thế, bầu 5 đại biểu. - Đơn vị 4 gồm các huyện Gia Lương, Thuận Thành và Quế Võ, bầu 5 đại biểu. - Đơn vị 5 gồm thị xã Bắc Ninh, các huyện Tiên Sơn và Yên Phong, bầu 5 đại biểu. 16- Tỉnh Quảng Ninh 3 Đơn vị bầu cử, bầu 14 đại biểu - Đơn vị 1 gồm các thị xã Hòn Gai, Cẩm Phả và huyện Cẩm Phả, bầu 6 đại biểu. - Đơn vị 2 gồm thị xã Uông Bí, các huyện Yên Hưng, Đông Triều và Hoành Bồ, bầu 4 đại biểu. - Đơn vị 3 gồm các huyện Móng Cái, Quảng Hà, Tiên Yên, Đình Lập, Bình Liêu và Ba Chẽ, bầu 4 đại biểu. 17- Tỉnh Hải Hưng 6 đơn vị bầu cử, bầu 32 đại biểu: - Đơn vị 1 gồm các huyện Tứ Kỳ, Gia Lộc và Linh Giang, bầu 5 đại biểu. - Đơn vị 2 gồm thị xã Hải Dương, các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách và Chí Linh, bầu 6 đại biểu. - Đơn vị 3 gồm các huyện Thanh Hà, Kim Thành và Kinh Môn, bầu 5 đại biểu. - Đơn vị 4 gồm các huyện Thanh Miện, Bình Giang, ân Thi và Mỹ Hào, bầu 5 đại biểu. - Đơn vị 5 gồm các huyện Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Giang và Văn Lâm, bầu 6 đại biểu. - Đơn vị 6 gồm thị xã Hưng Yên, các huyện Kim Động, Phù Cừ và Tiên Lữ, bầu 5 đại biểu. 18- Tỉnh Hà Tây 6 đơn vị bầu cử, bầu 26 đại biểu: - Đơn vị 1 gồm thị xã Sơn Tây, các huyện Ba Vì và Phúc Thọ, bầu 5 đại biểu. - Đơn vị 2 gồm các huyện Thạch Thất và Quốc Oai, bầu 3 đại biểu. - Đơn vị 3 gồm thị xã Hà Đông, các huyện Đan Phượng và Hoài Đức, bầu 4 đại biểu. - Đơn vị 4 gồm các huyện Thanh Oai và Thường Tín, bầu 5 đại biểu. - Đơn vị 5 gồm các huyện Chương Mỹ và Mỹ Đức, bầu 4 đại biểu. - Đơn vị 6 gồm các huyện Phú Xuyên và ứng Hoà, bầu 5 đại biểu. 19- Tỉnh Nam Hà 8 đơn vị bầu cử, bầu 35 đại biểu: - Đơn vị 1: thành phố Nam Định, bầu 5 đại biểu. - Đơn vị 2 gồm các huyện ý Yên và Vụ Bản, bầu 5 đại biểu. - Đơn vị 3 gồm thị xã Phủ Lý, các huyện Lý Nhân và Bình Lục, bầu 5 đại biểu. - Đơn vị 4 gồm các huyện Duy Tiên, Kim Bảng và Thanh Liêm, bầu 5 đại biểu. - Đơn vị 5: huyện Nam Ninh, bầu 4 đại biểu. - Đơn vị 6: huyện Nghĩa Hưng, bầu 3 đại biểu. - Đơn vị 7: huyện Xuân Thuỷ, bầu 4 đại biểu. - Đơn vị 8: huyện Hải Hậu, bầu 4 đại biểu. 20- Tỉnh Thái Bình 7 đơn vị bầu cử, bầu 24 đại biểu: - Đơn vị 1: huyện Hưng Hà, bầu 3 đại biểu. - Đơn vị 2: huyện Quỳnh Phụ, bầu 3 đại biểu. - Đơn vị 3: huyện Đông Hưng, bầu 3 đại biểu. - Đơn vị 4: huyện Thái Thuỵ, bầu 4 đại biểu. - Đơn vị 5: huyện Tiền Hải, bầu 3 đại biểu. - Đơn vị 6: huyện Kiến Xương, bầu 3 đại biểu. - Đơn vị 7 gồm thị xã Thái Bình và huyện Vũ Thư, bầu 5 đại biểu. 21- Tỉnh Ninh Bình 2 đơn vị bầu cử, bầu 10 đại biểu: - Đơn vị 1 gồm thị xã Ninh Bình, các huyện Gia Khánh, Gia Viễn và Nho Quan, bầu 5 đại biểu. - Đơn vị 2 gồm các huyện Yên Khánh, Yên Mỗ, Kim Sơn và thị trấn Tam Điệp, bầu 5 đại biểu. 22- Tỉnh Thanh Hoá 8 đơn vị bầu cử, bầu 36 đại biểu: - Đơn vị 1 gồm các huyện Quan Hoá, Bá Thước, Cẩm Thuỷ và Lan Chánh, bầu 3 đại biểu. - Đơn vị 2 gồm các huyện Thạch Thành, Yên Định và Vĩnh Lộc, bầu 4 đại biểu. - Đơn vị 3 gồm huyện Thọ Xuân, Thường Xuân và Ngọc Lạc, bầu 5 đại biểu. - Đơn vị 4 gồm các huyện Triệu Sơn, Thiệu Hoá và Đông Sơn, bầu 6 đại biểu. - Đơn vị 5 gồm các huyện Như Xuân, Nông Cống và Tĩnh Gia, bầu 5 đại biểu. - Đơn vị 6 gồm huyện Quảng Xương và thị trấn Sầm Sơn, bầu 4 đại biểu. - Đơn vị 7 gồm thị xã Thanh Hoá và huyện Hoằng Hoá, bầu 4 đại biểu. - Đơn vị 8 gồm các huyện Hậu Lộc, Hà Trung và Nga Sơn, bầu 5 đại biểu. 23- Tỉnh Nghệ An 5 đơn vị bầu cử, bầu 28 đại biểu: - Đơn vị 1 gồm các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn và Tân Kỳ, bầu 4 đại biểu. - Đơn vị 2 gồm các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông và Anh Sơn, bầu 3 đại biểu. - Đơn vị 3 gồm huyện Đô Lương, Thanh Chương và Nam Đàn, bầu 7 đại biểu. - Đơn vị 4 gồm thành phố Vinh, các huyện Hưng Nguyên và Nghi Lộc, bầu 6 đại biểu. - Đơn vị 5 gồm các huyện Diễn Châu, Yên Thành và Quỳnh Lưu, bầu 8 đại biểu. 24- Tỉnh Hà Tĩnh 3 đơn vị bầu cử, bầu 15 đại biểu: - Đơn vị 1 gồm các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ và Hương Sơn, bầu 5 đại biểu. - Đơn vị 2 gồm thị xã Hà Tĩnh, các huyện Thạch Hà và Can Lộc, bầu 5 đại biểu. - Đơn vị 3 gồm các huyện Hương Khê, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh, bầu 5 đại biểu. 25- Tỉnh Quảng Bình 1 đơn vị bầu cử, bầu 8 đại biểu. 26- Khu vực Vĩnh Linh 1 đơn vị bầu cử, bầu 3 đại biểu. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15335
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20531%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 531 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Căn cứ vào Điều 19 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Thành lập Hội đồng bầu cử gồm các vị có tên sau đây để phụ trách việc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa V, theo nhiệm vụ và quyền hạn ghi trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội: 1. Đồng chí Trường Chinh, Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, 2. Đồng chí Hoàng Văn Hoan, Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, 3. Đồng chí Nguyễn Xiển, Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam, 4. Đồng chí Trần Đăng Khoa, Phó Tổng Thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam, 5. Thượng tướng Chu Văn Tấn, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc của Quốc hội, 6. Đồng chí Nguyễn Thị Thập, Chủ tịch danh dự Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 7. Đồng chí Hoàng Quốc Việt, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 8. Đồng chí Phạm Văn Bạch, luật sư, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, 9. Đồng chí Bùi Quang Tạo, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, 10. Đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng Công đoàn Việt Nam, 11. Đồng chí Hà Thị Quế, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 12. Đồng chí Vũ Quang, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh, 13. Thượng tướng Song Hào, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, 14. Đồng chí Lê Quảng Ba, Trưởng ban Dân tộc Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, 15. Đồng chí Lê Thành, Trưởng Ban Nông nghiệp Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, 16. Đồng chí Hoàng Tùng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, 17. Pháp sư Thích Trí Độ, Hội trưởng Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam, 18. Linh mục Hồ Thành Biên, Quyền Chủ tịch Uỷ ban liên lạc toàn quốc những người Công giáo Việt Nam yêu Tổ quốc, yêu hòa bình, 19. Đồng chí Trần Hữu Duyệt, Tổng thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 20. Đồng chí Nguyễn Văn Chi, Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam, 21. Đồng chí Trần Duy Hưng, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, 22. Đồng chí Đặng Thai Mai, Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học, nghệ thuật Việt Nam, 23. Đồng chí Trương Tấn Phát, luật sư, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dự án pháp luật của Quốc hội, 24. Đồng chí Trần Thị Thanh, Uỷ viên Thường vụ Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh, 25. Đồng chí Trần Đình Tri, Chủ nhiệm Văn phòng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15336
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20572%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 572 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm: 1. Đồng chí Nguyễn Hữu Khiếu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết, nay kiêm thêm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Ápganixtan; 2. Đồng chí Nguyễn Tiến Thông, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc, kiêm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Áchentina; 3. Đồng chí Nguyễn Văn Hồng giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Nhân dân Bungari; 4. Đồng chí Mai Văn Bộ giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Ý; 5. Đồng chí Trần Văn Hưng, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Uganđa, kiêm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Burunđi; 6. Đồng chí Nguyễn Văn Tạo giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Liên bang Úc. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15339
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A1c%20nh%E1%BA%ADn%20t%C6%B0%20c%C3%A1ch%20%C4%91%E1%BA%A1i%20bi%E1%BB%83u%20c%E1%BB%A7a%20c%C3%A1c%20%C4%91%E1%BA%A1i%20bi%E1%BB%83u%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20kh%C3%B3a%20V
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xác nhận tư cách đại biểu của các đại biểu Quốc hội khóa V
Căn cứ vào Điều 56 của Hiến pháp và Điều 2 của Luật Tổ chức Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Sau khi nghe báo cáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tình hình và kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá V. Căn cứ vào báo cáo và đề nghị của uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại biểu quốc hội. Xác nhận tư cách đại biểu của 424 đại biểu quốc hội trúng cử trong cuộc bầu cử ngày 6 tháng 4 năm 1975 theo biên bản tổng kết ngày 8 tháng 5 năm 1975 của Hội đồng bầu cử đại biểu Quốc hội khoá V. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15340
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20k%E1%BA%BFt%20qu%E1%BA%A3%20c%E1%BB%A7a%20H%E1%BB%99i%20ngh%E1%BB%8B%20hi%E1%BB%87p%20th%C6%B0%C6%A1ng%20ch%C3%ADnh%20tr%E1%BB%8B%20th%E1%BB%91ng%20nh%E1%BA%A5t%20T%E1%BB%95%20qu%E1%BB%91c
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phê chuẩn kết quả của Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc
Căn cứ vào Điều 43 và Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sau khi nghe báo cáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về kết quả của Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc tiến hành từ ngày 15 đến ngày 21 tháng 11 năm 1975 tại Sài - gòn. 1- Hoan nghênh thắng lợi của Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc và tán thành hoạt động của Đoàn đại biểu miền Bắc tại Hội nghị. 2- Phê chuẩn kết quả của Hội nghị hiệp thương chính trị ghi trong hai văn kiện sau đây đã được Hội nghị nhất trí thông qua: - Thông cáo của Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc. - Những vấn đề đã được hai Đoàn đại biểu nhất trí thông qua trong Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15341
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20th%C3%B4ng%20qua%20ph%C6%B0%C6%A1ng%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%2C%20nhi%E1%BB%87m%20v%E1%BB%A5%20v%C3%A0%20nh%E1%BB%AFng%20ch%E1%BB%89%20ti%C3%AAu%20ch%E1%BB%A7%20y%E1%BA%BFu%20c%E1%BB%A7a%20k%E1%BA%BF%20ho%E1%BA%A1ch%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201976
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua phương hướng, nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch Nhà nước năm 1976
Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1975, phương hướng, nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch Nhà nước năm 1976. Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội và những ý kiến của các đại biểu Quốc hội. 1- Nhất trí tán thành sự đánh giá của Chính phủ về việc thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1975. 2- Thông qua phương hướng và nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước năm 1976. 3- Thông qua những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch Nhà nước năm 1976. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15342
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20d%E1%BB%B1%20to%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201976
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước năm 1976
Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 1975 và dự toán ngân sách nhà nước năm 1976; Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội và những ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước năm 1976 với: - Tổng số thu là: Bẩy nghìn sáu trăm năm mươi triệu đồng (7.650.000.000đ00). - Tổng số chi là: Bẩy nghìn sáu trăm năm mươi triệu đồng (7.650.000.000đ00). Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15343
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20t%E1%BB%95ng%20quy%E1%BA%BFt%20to%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201974
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1974
Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1974; Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội, Phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1974 với: - Tổng số thu là: Năm nghìn chín trăm tám mươi tư triệu đồng (5.984.000.000đ00). - Tổng số chi là: Năm nghìn chín trăm bẩy mươi nhăm triệu ba trăm nghìn đồng (5.975.300.000đ00). Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15344
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20c%E1%BA%A3i%20ti%E1%BA%BFn%20h%E1%BB%87%20th%E1%BB%91ng%20c%C3%A1c%20%C4%91%C6%A1n%20v%E1%BB%8B%20h%C3%A0nh%20ch%C3%ADnh
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc cải tiến hệ thống các đơn vị hành chính
Căn cứ vào Điều 50 và Điều 112 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Chính phủ về sự cần thiết cải tiến hệ thống các đơn vị hành chính trong tình hình mới. Sau khi nghe ý kiến của Uỷ ban dự án Pháp luật của Quốc hội. 1- Nay bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. 2- Những quy định trong Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về cấp khu tự trị đều bãi bỏ. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15345
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20h%E1%BB%A3p%20nh%E1%BA%A5t%20m%E1%BB%99t%20s%E1%BB%91%20t%E1%BB%89nh
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc hợp nhất một số tỉnh
Căn cứ vào Điều 50 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ và sau khi đã nghiên cứu ý kiến của các Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Tây, Nam Hà, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Yên Bái, Lào Cai và Nghĩa Lộ, 1. Phê chuẩn việc: - Hợp nhất tỉnh Cao Bằng và tỉnh Lạng Sơn thành một tỉnh mới, lấy tên là tỉnh Cao Lạng; - Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang thành một tỉnh mới, lấy tên là tỉnh Hà Tuyên; - Hợp nhất tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Tây thành một tỉnh mới, lấy tên là tỉnh Hà Sơn Bình; - Hợp nhất tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình thành một tỉnh mới, lấy tên là tỉnh Hà Nam Ninh; - Hợp nhất tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh thành một tỉnh mới, lấy tên là tỉnh Nghệ Tĩnh; - Hợp nhất tỉnh Yên Bái, tỉnh Lào Cai và tỉnh Nghĩa Lộ (trừ huyện Bắc Yên và huyện Phù Yên) thành một tỉnh mới, lấy tên là tỉnh Hoàng Liên Sơn; - Sáp nhập huyện Bắc Yên và huyện Phù Yên (thuộc tỉnh Nghĩa Lộ) vào tỉnh Sơn La. 2. Giao cho Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hiệp thương với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam để chuẩn bị hợp nhất tỉnh Quảng Bình và khu Vĩnh Linh với các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên theo hướng đã nêu trong Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15346
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2033%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 33 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Điều 3 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam (gọi tắt là Tổng cục Dầu, khí Việt Nam) trên cơ sở hợp nhất các tổ chức làm công tác dầu, khí ở Tổng cục Địa chất, Tổng cục Hoá chất và các tổ chức khác hiện có trong nước phụ trách về công tác dầu, khí. Tổng cục Dầu, khí Việt Nam là cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ do một Tổng cục trưởng phụ trách, có một số Phó Tổng cục trưởng giúp việc. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15347
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2073%20NQ/TVQH%20%281976%29
Nghị quyết số 73 NQ/TVQH (1976)
Căn cứ vào các văn kiện của Hội nghị Hiệp thương chính trị đã được Quốc hội khóa V, kỳ họp thứ 2 phê chuẩn, Cử 11 vị sau đây đại diện cho miền Bắc, tham gia Hội đồng bầu cử toàn quốc để phụ trách việc bầu cử đại biểu Quốc hội chung của cả nước: 1. Trường Chinh, Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; 2. Hoàng Văn Hoan, Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; 3. Xuân Thủy, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; 4. Nguyễn Xiển, Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam, Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; 5. Trần Đăng Khoa, Phó Tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam, Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; 6. Thượng tướng Chu Văn Tấn, Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; 7. Trần Đình Tri, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; 8. Nguyễn Thị Minh Nhã, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; 9. Linh mục Võ Thành Trinh, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Liên lạc toàn quốc những người công giáo Việt Nam yêu Tổ quốc yêu hòa bình; 10. Hòa thượng Trần Quảng Dung, Phó hội trưởng Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam; 11. Trương Tấn Phát, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thư ký Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15348
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2074%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 74 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Căn cứ vào Điều 19 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Căn cứ vào các văn kiện của Hội nghị Hiệp thương chính trị đã được Quốc hội khóa V, kỳ họp thứ 2 phê chuẩn, Thành lập Hội đồng bầu cử miền Bắc gồm các vị sau đây, để phụ trách việc bầu cử đại biểu Quốc hội chung của cả nước tại miền Bắc: 1. Hoàng Văn Hoan, Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; 2. Xuân Thủy, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam; 3. Nguyễn Xiển, Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam; 4. Trần Đăng Khoa, Phó Tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam; 5. Thượng tướng Chu Văn Tấn, Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc của Quốc hội; 6. Hoàng Quốc Việt, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam; 7. Phạm Văn Bạch, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; 8. Bùi Quang Tạo, Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Lao động Việt Nam; 9. Hà Thị Quế, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; 10. Thượng tướng Song Hào, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; 11. Lê Quảng Ba, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc của Chính phủ; 12. Lê Thành, Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương Đảng Lao động Việt Nam; 13. Hoàng Tùng, Tổng biên tập báo Nhân dân; 14. Trần Đình Tri, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; 15. Trương Tấn Phát, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thư ký Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; 16. Trần Hữu Duyệt, Tổng thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 17. Nguyễn Thị Minh Nhã, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; 18. Trần Duy Hưng, Chủ tịch Uỷ ban hành chính thành phố Hà Nội; 19. Vũ Định, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Tổng công đoàn Việt Nam; 20. Nguyễn Thị Hằng, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh; 21. Chế Lan Viên, Uỷ viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam; 22. Linh mục Võ Thành Trinh, Uỷ viên thường trực Uỷ ban liên lạc toàn quốc những người công giáo Việt Nam yêu Tổ quốc, yêu hòa bình; 23. Hòa thượng Trần Quảng Dung, Phó Hội trưởng Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam; 24. Cù Thị Hậu, Uỷ viên Chủ tịch đoàn Tổng công đoàn Việt Nam; 25. Phạm Công Khanh, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Hồ Chí Minh. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15349
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2075%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 75 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và căn cứ vào Điều 3 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15350
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2099%20NQ/TVQH%20%281976%29
Nghị quyết số 99 NQ/TVQH (1976)
Căn cứ vào các văn kiện của Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc đã được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Hội nghị đại biểu nhân dân miền Nam Việt Nam phê chuẩn, Điều 1 Số đại biểu Quốc hội được bầu ở miền Bắc trong cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước là 248 đại biểu. Tổng số đơn vị bầu cử và khu vực bầu cử là 50. Điều 2 Số đơn vị bầu cử và khu vực bầu cử, danh sách các đơn vị và các khu vực bầu cử, số đại biểu của mỗi đơn vị hay khu vực bầu cử của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quy định như sau: 1. Thành phố Hà Nội bầu 21 đại biểu và chia thành 4 khu vực bầu cử: - Khu vực 1 gồm các khu phố Ba Đình và Hoàn Kiếm, bầu 5 đại biểu. - Khu vực 2 gồm các khu phố Đống Đa và huyện Từ Liêm, bầu 6 đại biểu. - Khu vực 3 gồm các khu phố Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì bầu 5 đại biểu. - Khu vực 4 gồm các huyện Gia Lâm và Đông Anh, bầu 5 đại biểu. 2. Thành phố Hải Phòng bầu 13 đại biểu và chia thành 2 khu vực bầu cử: - Khu vực 1 gồm các khu phố Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, các huyện Thủy Nguyên, An Hải, Cát Bà, Cát Hải và đảo Bạch Long Vĩ, bầu 7 đại biểu. - Khu vực 2 gồm các huyện An Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo và các thị xã Kiến An và Đồ Sơn, bầu 6 đại biểu. 3. Tỉnh Lai Châu bầu 3 đại biểu là dân tộc thiểu số. 4. Tỉnh Sơn La bầu 4 đại biểu là dân tộc thiểu số. 5. Tỉnh Hoàng Liên Sơn bầu 7 đại biểu, trong đó có 5 đại biểu là dân tộc thiểu số. 6. Tỉnh Hà Tuyên bầu 7 đại biểu, trong đó có 5 đại biểu là dân tộc thiểu số. 7. Tỉnh Cao Lạng bầu 9 đại biểu, trong đó có 6 đại biểu là dân tộc thiểu số. 8. Tỉnh Bắc Thái bầu 8 đại biểu, trong đó có 5 đại biểu là dân tộc thiểu số. 9. Tỉnh Quảng Ninh bầu 8 đại biểu, trong đó có 2 đại biểu là dân tộc thiểu số. 10. Tỉnh Hà Sơn Bình bầu 21 đại biểu, trong đó có 3 đại biểu là dân tộc thiểu số và chia thành 4 khu vực bầu cử: - Khu vực 1 gồm các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Tân Lạc và thị xã Hòa Bình, bầu 5 đại biểu. - Khu vực 2 gồm các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai và thị xã Sơn Tây, bầu 5 đại biểu. - Khu vực 3 gồm các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Chương Mỹ, Thanh Oai và thị xã Hà Đông, bầu 6 đại biểu. - Khu vực 4 gồm các huyện Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa và Mỹ Đức, bầu 5 đại biểu. 11. Tỉnh Hà Bắc bầu 15 đại biểu, trong đó có 1 đại biểu là dân tộc thiểu số và chia thành 3 khu vực bầu cử: - Khu vực 1 gồm các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Yên Dũng và thị xã Bắc Giang bầu 6 đại biểu. - Khu vực 2 gồm các huyện Tân Yên, Yên Thế, Hiệp Hòa, Việt Yên và Yên Phong, bầu 4 đại biểu. - Khu vực 3 gồm các huyện Gia Lương, Thuận Thành, Quế Võ, Tiên Sơn và thị xã Bắc Ninh, bầu 5 đại biểu. 12. Tỉnh Vĩnh Phú bầu 16 đại biểu, trong đó có 1 đại biểu là dân tộc thiểu số, và chia thành 4 khu vực bầu cử: - Khu vực 1 gồm các huyện Đa Phúc, Kim Anh, Yên Lãng, Yên Lạc và thị xã Phúc Yên, bầu 4 đại biểu. - Khu vực 2 gồm các huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Vĩnh Tường, Lập Thạch, thị trấn Tam Đảo và thị xã Vĩnh Yên, bầu 4 đại biểu. - Khu vực 3 gồm các huyện Đoan Hùng, Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì, bầu 4 đại biểu. - Khu vực 4 gồm các huyện Hạ Hòa, Tam Nông, Thanh Thủy, Cẩm Khê, Yên Lập và Thanh Sơn, bầu 4 đại biểu. 13. Tỉnh Hải Hưng bầu 20 đại biểu và chia thành 4 khu vực bầu cử: - Khu vực 1 gồm các huyện Chí Linh, Nam Sách, Thanh Hà, Kim Thành, Kinh Môn và thị xã Hải Dương, bầu 6 đại biểu. - Khu vực 2 gồm các huyện Tứ Kỳ, Gia Lộc, Ninh Giang, Thanh Miện, Bình Giang và Cẩm Giàng, bầu 4 đại biểu. - Khu vực 3 gồm các huyện Khoái Châu, Văn Giang, Yên Mỹ, Mỹ Hào và Văn Lâm, bầu 4 đại biểu. - Khu vực 4 gồm các huyện Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ và thị xã Hưng Yên, bầu 4 đại biểu. 14. Tỉnh Thái Bình bầu 15 đại biểu và chia thành 2 khu vực bầu cử: - Khu vực 1 gồm các huyện Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư và thị xã Thái Bình, bầu 7 đại biểu. - Khu vực 2 gồm các huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ và Thái Thụy, bầu 8 đại biểu. 15. Tỉnh Hà Nam Ninh bầu 26 đại biểu và chia thành 8 khu vực bầu cử : - Khu vực 1: thành phố Nam Định, bầu 3 đại biểu. - Khu vực 2 gồm các huyện Ý Yên và Vụ Bản, bầu 3 đại biểu. - Khu vực 3 gồm các huyện Xuân Thủy và Hải Hậu, bầu 4 đại biểu. - Khu vực 4 gồm các huyện Nam Ninh và Nghĩa Hưng, bầu 4 đại biểu. - Khu vực 5 gồm các huyện Thanh Liêm, Bình Lục và thị xã Phủ Lý, bầu 3 đại biểu. - Khu vực 6 gồm các huyện Duy Tiên, Kim Bảng và Lý Nhân, bầu 3 đại biểu. - Khu vực 7 gồm các huyện Gia Khánh, Gia Viễn, Nho Quan và thị xã Ninh Bình, bầu 3 đại biểu. - Khu vực 8 gồm các huyện Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô và thị trấn Tam Điệp, bầu 3 đại biểu. 16. Tỉnh Thanh Hóa bầu 22 đại biểu, trong đó có 3 đại biểu là dân tộc thiểu số và chia thành 5 khu vực bầu cử: - Khu vực 1 gồm các huyện Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lạc và Cẩm Thủy, bầu 3 đại biểu. - Khu vực 2 gồm các huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Yên Định và Thiệu Hóa, bầu 4 đại biểu. - Khu vực 3 gồm các huyện Thường Xuân, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Nông Cống và Như Xuân, bầu 5 đại biểu. - Khu vực 4 gồm các huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương, Đông Sơn, thị trấn Sầm Sơn và thị xã Thanh Hóa, bầu 5 đại biểu. - Khu vực 5 gồm các huyện Hoàng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung và Nga Sơn, bầu 5 đại biểu. 17. Tỉnh Nghệ Tĩnh bầu 27 đại biểu, trong đó có 2 đại biểu là dân tộc thiểu số và chia thành 6 khu vực bầu cử: - Khu vực 1 gồm các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu và Yên Thành, bầu 5 đại biểu. - Khu vực 2 gồm các huyện Quế Phong, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Nghĩa Đàn và Tân Kỳ, bầu 3 đại biểu. - Khu vực 3 gồm các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn và Đô Lương, bầu 3 đại biểu. - Khu vực 4 gồm các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc và thành phố Vinh, bầu 6 đại biểu. - Khu vực 5 gồm các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Can Lộc và Hương Sơn, bầu 5 đại biểu. - Khu vực 6 gồm các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Hương Khê và thị xã Hà Tĩnh, bầu 5 đại biểu. 18. Tỉnh Quảng Bình và Khu vực Vĩnh Linh bầu 6 đại biểu và là 1 khu vực bầu cử. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15351
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20120%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 120 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm 1. Đồng chí Đinh Nho Liêm giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, thay đồng chí Lê Văn Hiến về nước nhận công tác khác; 2. Đồng chí Vũ Hắc Bồng giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hợp chủng quốc Mêhicô; 3. Đồng chí Nguyễn Giáp giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại nước Nhật Bản. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15352
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20121%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 121 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Điều 23 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, 1. Bổ nhiệm các đồng chí có tên sau đây giữ chức Kiểm sát viên chính thức Viện kiểm sát nhân dân tối cao: - Nguyễn Gia Thụy, - Đào Gia Khoát tức Văn Danh Tuyền, - Xuân Trình tức Ngô Xuân Ngoạn, - Nguyễn Anh Phong tức Nguyễn Bằng, - Vũ Bắc tức Đoàn Văn Cựu, - Vũ Hải tức Nguyễn Xuân Nhuận, - Hoàng Thị Tâm tức Mai Thị Sáng, - Phạm Hữu Dư. 2. Bổ nhiệm các đồng chí có tên sau đây làm Kiểm sát viên dự khuyết Viện kiểm sát nhân dân tối cao: - Lại Vũ Phùng tức Trần Thanh, - Đoàn Văn Chương tức Việt Hùng, - Hoàng Văn Hoành, - Lê Thanh tức Trần Đình Thông, - Vũ Khắc Toản, - Trần Luân, - Đỗ Tuấn Kiệt, - Trần Đình Hoạt tức Lê Hồng, - Lê Hữu Hưng, - Quán Quang Cảnh, - Nguyễn Đức Ngọc, - Lê Thu Hà tức Đào Thị Nhung, - Nguyễn Hoành Hội, - Nguyễn Ngọc Em, - Nguyễn Trọng Thụ tức Việt Bình. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15353
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20131%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 131 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Bổ nhiệm các đồng chí có tên sau đây làm Thẩm phán dự khuyết Tòa án nhân dân tối cao: - Hồ Thị Xuân Hiền, - Vũ Ngọc Duyên, - Nguyễn Xuân Khởi, - Đinh Viết Đào, - Trần Sửu. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15354
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20chung%20c%E1%BB%A7a%20c%E1%BA%A3%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20x%C3%A1c%20nh%E1%BA%ADn%20t%C6%B0%20c%C3%A1ch%20%C4%91%E1%BA%A1i%20bi%E1%BB%83u%20c%E1%BB%A7a%20c%C3%A1c%20%C4%91%E1%BA%A1i%20bi%E1%BB%83u%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i
Nghị quyết của Quốc hội chung của cả nước xác nhận tư cách đại biểu của các đại biểu Quốc hội
Căn cứ vào các văn kiện của Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc đã được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Hội nghị đại biểu nhân dân miền Nam Việt Nam phê chuẩn; Căn cứ vào Luật bầu cử đại biểu Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Pháp lệnh quy định bầu cử đại biểu Quốc hội ở miền Nam Việt Nam của Hội đồng cố vấn và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Sau khi nghe Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại biểu Quốc hội báo cáo về kết quả việc thẩm tra; Xác nhận tư cách đại biểu của bốn trăm chín mươi hai (492) đại biểu Quốc hội trúng cử trong cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước ngày 25 tháng 4 năm 1976 theo biên bản tổng kết ngày 21 tháng 6 năm 1976 của Hội đồng bầu cử toàn quốc. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15355
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20t%C3%AAn%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%2C%20qu%E1%BB%91c%20k%E1%BB%B3%2C%20qu%E1%BB%91c%20huy%2C%20th%E1%BB%A7%20%C4%91%C3%B4%2C%20qu%E1%BB%91c%20ca
Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tên nước, quốc kỳ, quốc huy, thủ đô, quốc ca
Sau khi thảo luận đề nghị của Đoàn Chủ tịch kỳ họp Quốc hội; 1- Việt Nam là một nước độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa lấy tên là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2- Quốc kỳ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. 3- Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng cưa và dòng chữ "Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". 4- Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội. 5- Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bài Tiến quân ca. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15356
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20kh%C3%B3a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20b%E1%BA%A7u%20trong%20cu%E1%BB%99c%20t%E1%BB%95ng%20tuy%E1%BB%83n%20c%E1%BB%AD%20ng%C3%A0y%2025%20th%C3%A1ng%204%20n%C4%83m%201976
Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về khóa Quốc hội được bầu trong cuộc tổng tuyển cử ngày 25 tháng 4 năm 1976
Sau khi thảo luận đề nghị của Đoàn chủ tịch kỳ họp Quốc hội. Quốc hội được bầu trong cuộc tổng tuyển cử ngày 25 tháng 4 năm 1976 là Quốc hội khoá VI. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15357
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20t%E1%BB%95%20ch%E1%BB%A9c%20v%C3%A0%20ho%E1%BA%A1t%20%C4%91%E1%BB%99ng%20c%E1%BB%A7a%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20trong%20khi%20ch%C6%B0a%20c%C3%B3%20Hi%E1%BA%BFn%20ph%C3%A1p%20m%E1%BB%9Bi
Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tổ chức và hoạt động của Nhà nước trong khi chưa có Hiến pháp mới
Sau khi thảo luận đề nghị nêu trong báo cáo chính trị của đồng chí Bí thư thứ nhất Ban chấp hành trung ương Đảng lao động Việt Nam; 1- Trong khi chưa có Hiến pháp mới, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp năm 1959 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. 2- Tổ chức Nhà nước của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở trung ương gồm có: - Quốc hội, - Chủ tịch nước và hai Phó Chủ tịch nước, - Uỷ ban thường vụ Quốc hội, - Hội đồng Chính phủ, - Hội đồng quốc phòng, - Toà án nhân dân tối cao, - Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 3- Ở Địa phương có các cấp chính quyền sau đây: - Tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, - Huyện, khu phố, quận, thành phố và thị xã trực thuộc tỉnh, - Xã và cấp tương đương. Các cấp chính quyền nói trên đều có Hội đồng nhân dân và cơ quan chấp hành là Uỷ ban nhân dân. 4- Giao cho Hội đồng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xúc tiến việc dự thảo các luật, pháp lệnh cần thiết trong tình hình mới, trình Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua. Đối với các pháp luật hiện hành (luật, pháp lệnh, sắc lệnh, nghị quyết, nghị định, thông tư, v.v...) của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và của Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Hội đồng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ hướng dẫn việc thi hành cho sát với tình hình thực tế. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15358
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20ch%C3%ADnh%20th%E1%BB%A9c%20%C4%91%E1%BA%B7t%20t%C3%AAn%20th%C3%A0nh%20ph%E1%BB%91%20S%C3%A0i%20G%C3%B2n%20-%20Gia%20%C4%90%E1%BB%8Bnh%20l%C3%A0%20th%C3%A0nh%20ph%E1%BB%91%20H%E1%BB%93%20Ch%C3%AD%20Minh
Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh
Xét rằng nhân dân thành phố Sài Gòn - Gia Định luôn luôn tỏ lòng kính yêu vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và tha thiết với việc thành phố mang tên Người. Xét rằng, trong cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài và gian khổ, thành phố Sài Gòn - Gia Định đã không ngừng phát huy truyền thống kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, lập nhiều chiến công xuất sắc, xứng đáng được vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; Sau khi thảo luận đề nghị của Đoàn chủ tịch kỳ họp Quốc hội; Chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15359
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20th%C3%A0nh%20l%E1%BA%ADp%20%E1%BB%A6y%20ban%20d%E1%BB%B1%20th%E1%BA%A3o%20Hi%E1%BA%BFn%20ph%C3%A1p%20c%E1%BB%A7a%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Sau khi thảo luận đề nghị nêu trong báo cáo chính trị của đồng chí Bí thư thứ nhất Ban chấp hành trung ương Đảng lao động Việt nam; 1. Nay thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Uỷ ban dự thảo Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có: 1. Trường Chinh Chủ tịch 2. Phan Anh Uỷ viên 3. Phạm Văn Bạch Uỷ viên 4. Nghiêm Chưởng Châu Uỷ viên 5. Võ Chí Công Uỷ viên 6. Trần Hữu Dực Uỷ viên 7. Vũ Định Uỷ viên 8. Nguyễn Thị Định Uỷ viên 9. Phạm Văn Đồng Uỷ viên 10. Võ Nguyễn Giáp Uỷ viên 11. Hoà thượng Thích Thiện Hào Uỷ viên 12. Phạm Văn Hoan Uỷ viên 13. Trần Quốc Hoàn Uỷ viên 14. Phạm Hùng Uỷ viên 15. Phạm Công Khanh Uỷ viên 16. Trần Bửu Kiếm Uỷ viên 17. Nguyễn Lam Uỷ viên 18. Nguyễn Long Uỷ viên 19. Lê Văn Lương Uỷ viên 20. Trần Kiêm Lý Uỷ viên 21. Trương Tấn Phát Uỷ viên 22. Đỗ Xuân Sảng Uỷ viên 23. Chu Văn Tấn Uỷ viên 24. Đào Văn Tập Uỷ viên 25. Lê Thành Uỷ viên 26. Trịnh Đình Thảo Uỷ viên 27. Nguyễn Hữu Thọ Uỷ viên 28. Xuân Thủy Uỷ viên 29. Trần Đình Tri Uỷ viên 30. Linh mục Võ Thành Trinh Uỷ viên 31. Bùi Thị Thanh Vân Uỷ viên 32. Phạm Thị Thanh Vân (tức bà Ngô Bá Thành) Uỷ viên 33. Hoàng Quốc Việt Uỷ viên 34. Nguyễn Xiển Uỷ viên 35. Nghiêm Xuân Yêm Uỷ viên 36. Ka H'Yiêng Uỷ viên Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15360
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20004%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 004 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ; Bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Sinh, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hoà Ấn Độ, kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hoà Xri Lanca và nước Cộng hoà Nhân dân Bănglađét. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15361
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2013%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 13 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 25 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Tổng thư ký Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Điều 1 Nâng Phòng Xét khiếu tố và Dân nguyện lên thành Vụ Xét khiếu tố và Dân nguyện trực thuộc Văn phòng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Điều 2 Vụ Xét khiếu tố và Dân nguyện có nhiệm vụ giúp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong các việc: a) Tiếp dân đến khiếu nại, tố cáo hay trình bày nguyện vọng. b) Nghiên cứu và đề nghị cách giải quyết các khiếu nại, tố cáo và nguyện vọng của nhân dân theo đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. c) Thông qua việc xét khiếu tố và nguyện vọng của nhân dân mà giúp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thi hành pháp chế xã hội chủ nghĩa. Điều 3 Vụ Xét khiếu tố và Dân nguyện do một Vụ trưởng điều khiển; giúp việc Vụ trưởng có thể có Phó Vụ trưởng Điều 4 Đồng chí Tổng thư ký và đồng chí Chủ nhiệm Văn phòng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội theo trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15362
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2014%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 14 NQ/TVQH
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 02 tháng 7 năm 1976 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VI, kỳ họp thứ nhất, quy định trong khi chưa có Hiến pháp mới, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp năm 1959 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Căn cứ vào Điều 53, khoản 14 của Hiến pháp năm 1959 về quyền quyết định đặc xá của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Căn cứ vào kết quả của chính sách giáo dục và cải tạo của Nhà nước ta đối với phạm nhân và những người được tập trung cải tạo; Nhân dịp lễ Quốc khánh ngày 02 tháng 9 năm 1976; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, 1. Tha cho những phạm nhân có án tù và những người được tập trung cải tạo đã cải tạo tốt theo các điều kiện sau đây: a) Về tiêu chuẩn cải tạo: - Thành thật ăn năn hối lỗi, quyết tâm cải tạo để trở thành người lương thiện; - Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, nội quy của trại giam hoặc của trại cải tạo; - Tích cực lao động, tích cực học tập, có tác dụng thúc đẩy những phạm nhân hoặc những người được tập trung cải tạo khác cải tạo và tiến bộ. b) Về thời hạn ở tù hoặc tập trung cải tạo: Đối với những phạm nhân có án tù thì đã ở tù ít nhất được 2/5 mức án; nếu bị án tù chung thân, thì đã ở tù ít nhất được 10 năm. Đối với những người được tập trung cải tạo thì đã cải tạo ở trại ít nhất được 1 năm. 2. Giảm hạn tù cho những phạm nhân có án tù đã thật thà cố gắng sửa chữa theo đủ các tiêu chuẩn cải tạo nói ở Điều 1 điểm a trên đây và đã ở tù ít nhất được 1/6 mức án; nếu bị án tù chung thân, thì đã ở tù ít nhất được 4 năm. 3. Những phạm nhân có án tù và những người được tập trung cải tạo đã đạt đủ các tiêu chuẩn cải tạo mà có lập công trong thời gian ở trại thì sẽ được châm trước về thời gian ở tù hay là thời gian tập trung cải tạo. 4. Hội đồng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15363
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2020%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 20 NQ/TVQH
Căn cứ vào Quyết định số 87 NQ/TVQH ngày 16-01-1962 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức Văn phòng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Xét nhu cầu công tác và theo đề nghị của Chủ nhiệm Văn phòng ủy ban Thường vụ Quốc hội, Điều 1 Nay thành lập một bộ phận của Văn phòng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại Thành phố Hồ Chí Minh lấy tên là Phòng liên lạc của Văn phòng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Phòng này trực thuộc Vụ hành chính Văn phòng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Điều 2 Phòng liên lạc có nhiệm vụ: - Làm nơi liên lạc để các đại biểu Quốc hội khi có việc cần đến gặp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; - Phục vụ các cuộc họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, của các Uỷ ban của Quốc hội tại Thành phố Hồ Chí Minh; - Làm nơi để các vị trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội công tác ở Thành phố Hồ Chí Minh có sẵn phương tiện làm việc; - Giao dịch với các cơ quan nhà nước về các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Quốc hội tại miền Nam. Điều 3 Phòng do một Trưởng phòng phụ trách. Có thể có Phó Trưởng phòng giúp việc. Điều 4 Các đồng chí Chủ nhiệm Văn phòng, Vụ trưởng Vụ hành chính, Trưởng phòng tổ chức và cán bộ chiếu quyết định thi hành. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15364
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2021%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 21 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp 1959 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và căn cứ vào Điều 3, Điều 4 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ, Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Phê chuẩn việc thành lập Tổng Cục Khí tượng - Thủy văn trực thuộc Hội đồng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Nha khí tượng trực thuộc Hội đồng Chính phủ và Cục Thủy văn thuộc Bộ Thủy lợi. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15365
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2023%20NQ/TVQH%20%281976%29
Nghị quyết số 23 NQ/TVQH (1976)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp 1959 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1. Bổ nhiệm các đồng chí có tên sau đây làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: - Phạm Hưng - Phùng Hiền Thiết - Nguyễn Thị Chơn - Nguyễn Sanh Châu 2. Bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Trọng làm Thẩm phán dự khuyết Tòa án nhân dân tối cao. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam