id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
618
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
11
513k
15144
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20134%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 134 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; Căn cứ vào Điều 23 của Luật số 109/SL/L11 ngày 31 tháng 5 năm 1958 về chế độ phục vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ; Bổ nhiệm đồng chí Đinh Đức Thiện giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15145
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20137%20NQ/TVQH%20%281965%29
Nghị quyết số 137 NQ/TVQH (1965)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Bổ nhiệm đồng chí Tô Ký làm Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15146
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20138%20NQ/TVQH%20%281965%29
Nghị quyết số 138 NQ/TVQH (1965)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Huy Thu làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15147
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20142%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 142 NQ/TVQH
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội ngày 10 tháng 4 năm 1965 giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới, Sau khi nghe báo cáo của đại diện Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân năm 1965, Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội và ý kiến phát biểu của các Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, 1. Thông qua bản kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân năm 1965 do Chính phủ trình trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời giao cho Chính phủ, trong quá trình thực hiện kế hoạch, tiếp tục nghiên cứu và khi cần thiết thì kịp thời điều chỉnh những chỉ tiêu của kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế. 2. Hiện nay, đế quốc Mỹ đang tăng cường chiến tranh xâm lược ở miền Nam và đẩy mạnh chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, cả nước ta đang ở trong tình trạng có chiến tranh, toàn dân ta có nhiệm vụ ra sức chống Mỹ, cứu nước. Căn cứ vào nội dung và phương châm chủ yếu về xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ trước mắt đã được Quốc hội khóa III thông qua trong kỳ họp thứ 2 (tháng 4 năm 1965), nhiệm vụ của kế hoạch nhà nước năm 1965 là: - Ra sức xây dựng kinh tế và phát triển sản xuất, làm tốt công tác lưu thông - phân phối, tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng; - Tích cực thực hiện các công tác bảo vệ và dự phòng; nâng cao hơn nữa sức chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu; đánh bại chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc, và tăng cường ủng hộ cách mạng giải phóng miền Nam; - Tiếp nhận và sử dụng tốt sự giúp đỡ của các nước anh em; - Tích cực chuẩn bị cho năm 1966 và những năm sau. 3. Trong 6 tháng đầu năm, nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch, toàn quân và toàn dân ta đã nêu cao nhiệt tình cách mạng, ra sức khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược và đẩy mạnh sản xuất, cho nên đã lập được những thành tích to lớn trong chiến đấu cũng như trong thực hiện kế hoạch Nhà nước, đặc biệt là trong vụ sản xuất đông - xuân. Trong 6 tháng cuối năm 1965, phải ra sức đẩy mạnh sản xuất và chiến đấu để giành thêm nhiều thắng lợi mới. Trước mắt, phải làm tốt công tác giao thông vận tải, đẩy mạnh việc làm mùa, chăm bón lúa thu, tích cực phòng và chống bão, lụt, chuẩn bị tốt vụ đông - xuân 1965 - 1966 và đẩy mạnh sản xuất công nghiệp theo phương hướng mới, nhất là công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp. Trên cơ sở sản xuất phát triển, phải làm tốt công tác lưu thông - phân phối, tăng cường quản lý thị trường và giá cả, cố gắng bảo đảm những nhu cầu thiết yếu của nhân dân, đồng thời tích cực tăng thu cho ngân sách nhà nước và triệt để tiết kiệm về mọi mặt (tiết kiệm lao động, vật tư, tài chính và tiết kiệm trong tiêu dùng). 4. Để thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ của kế hoạch nhà nước năm 1965, các cấp, các ngành phải chuyển mạnh hơn nữa trong công tác chỉ đạo thực hiện, tập trung vào những vấn đề chính; nghiên cứu và giải quyết các vấn đề về chính sách, chế độ, tổ chức, nhất là vấn đề phân cấp quản lý kinh tế tài chính, cho phù hợp với tình hình mới; tăng cường kiểm tra và ra sức đào tạo cán bộ; chuyển hướng mạnh mẽ về tư tưởng và tác phong, về lề lối làm việc theo yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới. Phải phát huy truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc ta, nêu cao lòng tin tưởng tuyệt đối ở đường lối của Đảng Lao động Việt Nam, động viên mọi tầng lớp nhân dân ra sức thi đua "mỗi người làm việc bằng hai", nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật và tăng năng suất lao động, bảo đảm thực hiện những nhiệm vụ của kế hoạch nhà nước năm 1965, quyết tâm giành nhiều thắng lợi mới trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tích cực ủng hộ cách mạng giải phóng miền Nam, tiến tới thực hiện thống nhất nước nhà. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15148
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20143%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 143 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Bổ nhiệm đồng chí Ngô Mậu làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại nước Cộng hòa Cuba. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15149
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20144%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 144 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Bổ nhiệm đồng chí Thanh Phong làm Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15150
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20153%20NQ/TVQH%20%281965%29
Nghị quyết số 153 NQ/TVQH (1965)
Căn cứ vào Điều 53, khoản 14 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nói về quyền quyết định đặc xá của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Nhân dịp lễ Quốc khánh lần thứ 20 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Căn cứ vào kết quả của chính sách giáo dục và cải tạo của Nhà nước đối với phạm nhân, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, 1. Tha cho những phạm nhân đã cải tạo tốt và giảm hạn tù cho những phạm nhân thật thà sửa chữa, trong thời gian ở trại. 2. Những phạm nhân được tha là những phạm nhân đã thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây: - Thành thật ăn năn hối lỗi, quyết tâm cải tạo để trở thành người lương thiện; - Tích cực lao động, tích cực học tập, có tác dụng thúc đẩy các phạm nhân khác cải tạo và tiến bộ; - Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, nội quy của trại giam. 3. Những phạm nhân được giảm hạn tù là những phạm nhân thật thà sửa chữa theo các tiêu chuẩn cải tạo nói ở điểm 2 trên đây. 4. Những phạm nhân đã lập công trong thời gian ở trại thì sẽ được chú ý khi xét tha hoặc giảm hạn tù. 5. Hội đồng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15151
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20165%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 165 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 3 và 4 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14 tháng 7 năm 1960, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, 1. Tách Bộ Giáo dục hiện nay thành hai Bộ: - Bộ Giáo dục, - Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 2. Tách Uỷ ban Khoa học Nhà nước hiện nay thành hai cơ quan: - Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, - Viện Khoa học Xã hội. 3. Thành lập một cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ lấy tên là "Tổng cục Thông tin". Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15152
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20166%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 166 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, - Đồng chí Nguyễn Duy Trinh, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao được miễn kiêm chức Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học nhà nước; - Đồng chí Trần Quốc Hoàn, Bộ trưởng Bộ Công an được miễn kiêm chức Chủ nhiệm Văn phòng Nội chính Phủ Thủ tướng; - Đồng chí Lê Liêm được miễn chức Chủ nhiệm Văn phòng Văn giáo Phủ Thủ tướng để nhận nhiệm vụ khác; - Đồng chí Nguyễn Văn Tạo được miễn chức Bộ trưởng Bộ Lao động để giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng Nội chính Phủ Thủ tướng; - Đồng chí Tạ Quang Bửu giữ chức Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp; - Đồng chí Trần Đại Nghĩa, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước kiêm chức Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước; - Đồng chí Nguyễn Hữu Khiếu được miễn chức Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để giữ chức Bộ trưởng Bộ Lao động. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15153
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20180%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 180 NQ/TVQH
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội ngày 10 tháng 4 năm 1965 giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới, Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1964, Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội, Phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1964 với: - Tổng số thu là: Một nghìn tám trăm chín mươi mốt triệu, một trăm mười sáu nghìn, chín trăm năm mươi sáu đồng, một hào sáu xu (1.891.116.956đ16), - Tổng số chi là: Một nghìn tám trăm sáu mươi tám triệu, năm mươi hai nghìn, tám trăm linh năm đồng, hai hào một xu (1.868.052.805đ21) Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15154
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20181%20NQ/TVQH%20%281965%29
Nghị quyết số 181 NQ/TVQH (1965)
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội ngày 10 tháng 4 năm 1965 giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới, Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình thu chi ngân sách nhà nước trong 9 tháng đầu năm 1965 và dự án ngân sách nhà nước năm 1965, Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội, 1. Thông qua ngân sách nhà nước năm 1965 với: - Tổng số thu là: Hai nghìn ba trăm bảy mươi triệu đồng (2.370.000.000 đồng), - Tổng số chi là: Hai nghìn năm trăm sáu mươi triệu đồng (2.560.000.000 đồng), Chi vượt thu một trăm chín mươi triệu đồng (190.000.000 đồng). 2. Chuẩn y đề nghị của Chính phủ cho phép Ngân hàng ứng cho ngân sách nhà nước số tiền cần thiết để cân đối thu chi ngân sách năm 1965. 3. Giao cho Chính phủ, trong quá trình thực hiện ngân sách nhà nước năm 1965, nghiên cứu và tùy điều kiện cụ thể mà áp dụng những kiến nghị của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội và chú ý đến những ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15158
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20181%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 181 NQ/TVQH
Nghị quyết số 181 NQ/TVQH (1963) Nghị quyết số 181 NQ/TVQH (1965) Nghị quyết số 181 NQ/TVQH (1978)
15159
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A1c%20nh%E1%BA%ADn%20t%C6%B0%20c%C3%A1ch%20%C4%91%E1%BA%A1i%20bi%E1%BB%83u%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20c%E1%BB%A7a%20%C3%B4ng%20Tr%E1%BB%8Bnh%20Huy%20Thoan%20t%E1%BB%A9c%20%C4%90oan
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội của ông Trịnh Huy Thoan tức Đoan
Căn cứ vào Điều 56 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Sau khi nghe Uỷ ban thường vụ Quốc hội báo cáo về tình hình bầu cử và kết quả việc thẩm tra của Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội của đại biểu Quốc hội khoá III, Xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội của ông Trịnh Huy Thoan tức Đoan trúng cử trong cuộc bầu cử bổ sung tiến hành ngày 25 tháng 4 năm 1965 ở đơn vị bầu cử I tỉnh Hà Đông (cũ). Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 15 tháng 4 năm 1966. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15160
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20b%C3%A1o%20c%C3%A1o%20ch%C3%ADnh%20tr%E1%BB%8B%20c%E1%BB%A7a%20Ch%C3%ADnh%20ph%E1%BB%A7%201966
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về báo cáo chính trị của Chính phủ 1966
Quốc hội khoá III của nước việt nam dân chủ cộng hoà, họp kỳ thứ 3, nhất trí tán thành bản báo cáo của Chính phủ về sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của toàn dân ta trong hơn một năm qua, do Thủ tướng Phạm Văn Đồng trình bầy trước Quốc hội. 1- Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nhận định rằng trong hơn một năm qua, để hòng cứu vãn tình thế nguy khốn của chúng ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ đã có những bước "leo thang" cực kỳ nguy hiểm trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Chúng ào ạt đưa quân đội viễn chinh Mỹ đến nay đã tới hơn 24 vạn người và hàng vạn quân của những nước chư hầu vào miền Nam Việt Nam, tăng cường xâm lược miền Nam, trắng trợn tiến hành chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân đối với miền Bắc, đồng thời bầy ra cái trò xoả trá "đi tìm hoà bình" để nguỵ trang cho những bước "leo thang" chiến tranh của chúng hòng lừa bịp nhân dân Mỹ và dư luận thế giới. Đế quốc Mỹ tưởng rằng, bắn phá miền Bắc Việt Nam, đồng thời dùng quân đội viễn chinh trực tiếp giết hại đồng bào miền Nam một cách vô cùng mam rợ thì sẽ làm cho nhân dân ta phải khuất phục. Nhưng trong hơn một năm qua, sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của toàn dân ta đã thu được những thắng lợi to lớn ở miền Bắc, ở miền Nam và trên trường quốc tế. Quân và dân ta càng đánh càng mạnh, càng mạnh càng thắng, càng được nhân dân thế giới ủng hộ mạnh mẽ và nhất định sẽ giành được thắng lợi cuối cùng. Trái lại, đế quốc Mỹ càng đánh càng bị thua đau về quân sự, cô lập về chính trị và nhất định sẽ hoàn toàn thất bại. 2- Quốc hội nhiệt liệt khen ngợi các lực lượng vũ trang nhân dân và các tầng lớp nhân dân miền Bắc đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, phát huy mạnh mẽ lực lượng quốc phòng của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, chiến đấu vô cùng dũng cảm chống chiến tranh phá hoại, trừng trị đích đáng bọn cướp Mỹ, giành những chiến thắng vẻ vang, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tiếp tục pháp triển kinh tế và văn hoá, tăng cường sức mạnh sản xuất và chiến đấu của miền Bắc, đồng thời hết lòng hết sức ủng hộ sự nghiệp giải phóng của đồng bào miền Nam. Quốc hội tán thành những nhiệm vụ chính trị, quân sự, kinh tế và văn hoá mà Chính phủ đã đề ra cho thời gian trước mắt, nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng của nước ta, động viên mọi lực lượng và phát huy mọi khả năng để bảo đảm sản xuất và chiến đấu đều thắng lợi, đồng thời bồi dưỡng sức dân để tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội và chiến đấu lâu dài cho đến toàn thắng. 3- Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà bầy tỏ mối tình thắm thiết nhất đối với đồng bào miền Nam ruột thịt, nhiệt liệt biểu dương chiến công oanh liệt của quân và dân miền Nam anh hùng, rất xứng đáng là Thành đồng của Tổ quốc, đã đánh vào đầu quân đội viễn chinh Mỹ những đòn sấm sét ngay từ lúc chúng vừa đến, tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, phá tan kế hoạch ngông cuồng "phản công mùa khô" của chúng, phát triển chiến tranh nhân dân trên khắp các chiến trường và ngay trong lòng địch, tiến lên với khí thế của người chiến thắng, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc. Quốc hội hoan nghênh đồng bào các đô thị miền Nam đang hăng hái đấu tranh chống Mỹ và bè lũ tay sai Thiệu - Kỳ, giành hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và cải thiện đời sống. 4- Thay mặt toàn dân Việt Nam, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chân thành cảm ơn nhân dân và Chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa anh em, nhân dân và Chính phủ các nước dân tộc chủ nghĩa ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ la tinh, nhân dân Mỹ và nhân dân yêu chuộng hoà bình và công lý trên toàn thế giới đã đồng tình và ủng hộ sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, ủng hộ lập trường 4 điểm của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và tuyên bố 5 điểm của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, người đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ to lớn và có hiệu lực về kinh tế và quốc phòng của các nước xã hội chủ nghĩa anh em. 5- Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nhất trí tán thành đường lối đối ngoại của Chính phủ ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước là ra sức góp phần tăng cường đoàn kết phe xã hội chủ nghĩa, đoàn kết nhân dân Đông Dương và nhân dân thế giới để chống chủ nghĩa đế quốc hiếu chiến đứng đầu là đế quốc Mỹ, tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nhấn mạnh rằng lập trường của Chính phủ ta và lập trường của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là cơ sở duy nhất đúng đắn để giải quyết vấn đề Việt Nam, Chính phù Mỹ phải công nhận lập trường 4 điểm của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và chứng tỏ điều đó bằng việc làm thật sự, chấm dứt vĩnh viễn và vô điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống lại nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, như vậy mới có thể tính đến một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam. 6- Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà biểu thị ý chí sắt đá của toàn dân ta là quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Đế quốc Mỹ tàn bạo và ngoan cố còn dùng trăm phương nghìn kế để tăng cường chiến tranh xâm lược nước ta; nhân dân ta càng đoàn kết một lòng, kề vai sát cánh, kiên quyết khắc phục khó khăn, nâng cao cảnh giác, đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi cuối cùng, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc, góp phần giữ gìn hoà bình ở Đông Dương, Đông Nam Á và thế giới. Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 22 tháng 4 năm 1966. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15161
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20ph%C6%B0%C6%A1ng%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%2C%20nhi%E1%BB%87m%20v%E1%BB%A5%20x%C3%A2y%20d%E1%BB%B1ng%20v%C3%A0%20ph%C3%A1t%20tri%E1%BB%83n%20kinh%20t%E1%BA%BF%202%20n%C4%83m%201966-1967%20v%C3%A0%20k%E1%BA%BF%20ho%E1%BA%A1ch%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201966
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế 2 năm 1966-1967 và kế hoạch Nhà nước năm 1966
Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và kế hoạch Nhà nước năm 1965, về phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế trong hai năm 1966-1967 và kế hoạch Nhà nước năm 1966, Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội và tham luận của các đại biểu Quốc hội, 1- Nhất trí tán thành sự đánh giá của Chính phủ về việc thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) và kế hoạch Nhà nước năm 1965. 2- Thông qua phương hướng và nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế trong hai năm 1966-1967 và kế hoạch Nhà nước năm 1966 do Chính phủ trình trước Quốc hội. 3- Giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội căn cứ vào đề nghị của Chính phủ mà xét duyệt các chỉ tiêu của kế hoạch Nhà nước năm 1966. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, Chính phủ sẽ nghiên cứu và tuỳ tình hình cụ thể mà áp dụng những kiến nghị của Uỷ ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội và của các đại biểu Quốc hội. Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 22 tháng 4 năm 1966. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15162
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20c%C3%A1c%20ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20%E1%BB%A6y%20ban%20Th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20v%E1%BB%A5%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%201966
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc phê chuẩn các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội 1966
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội khoá III, kỳ họp thứ 2, giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới. Sau khi nghe báo cáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Phê chuẩn các nghị quyết sau đây của Uỷ ban thường vụ Quốc hội: 1- Nghị quyết số 103 ngày 21 tháng 4 năm 1965 về việc: - Hợp nhất hai tỉnh Bắc Cạn và Thái Nguyên thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là tỉnh Bắc Thái. - Hợp nhất hai tỉnh Hà Nam và Nam Định thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là tỉnh Nam Hà; - Hợp nhất hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là tỉnh Hà Tây; - Sáp nhập xã An Hoà thuộc huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (cũ) vào xã Tiền Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. 2- Nghị quyết số 105 ngày 21 tháng 4 năm 1965 về tổng quyết toán ngân sách Nhà nước năm 1963. 3- Nghị quyết số 142 ngày 10 tháng 8 năm 1965 về kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân năm 1965. 4- Nghị quyết số 380 ngày 25 tháng 11 năm 1965 về tổng quyết toán ngân sách Nhà nước năm 1964. 5- Nghị quyết số 200 ngày 18 tháng 1 năm 1966 về việc ấn định thuế công thương nghiệp đối với các hợp tác xã, tổ chức hợp tác và hộ riêng lẻ kinh doanh công thương nghiệp. 6- Nghị quyết số 201 ngày 18 tháng 1 năm 1966 về việc tiếp tục thi hành thuế nông nghiệp theo nghị quyết số 213 NQ/TVQH ngày 18 tháng 12 năm 1963 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, đến hết năm 1967. Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 22 tháng 4 năm 1966. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15163
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20200%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 200 NQ/TVQH
Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội ngày 10-4-1965 giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới; Sau khi nghe Hội đồng Chính phủ báo cáo và đề nghị về việc sửa đổi thuế công thương nghiệp cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới; Sau khi nghe Uỷ ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội phát biểu ý kiến, 1. Từ nay thuế công thương nghiệp đối với các hợp tác xã, tổ chức hợp tác và hộ riêng lẻ kinh doanh công thương nghiệp được ấn định theo bản điều lệ kèm theo. 2. Hội đồng Chính phủ thi hành quyết định này. Sau khi công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đã căn bản hoàn thành, tình hình kinh doanh công thương nghiệp ở miền Bắc nước ta có nhiều biến đổi. Để chính sách thuế công thương nghiệp phù hợp với tình hình đó, đồng thời đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện tại, nay ban hành điều lệ thuế công thương nghiệp này nhằm góp phần khuyến khích phát triển sản xuất tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp, tiếp tục củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tăng cường quản lý sản xuất, lưu thông, phân phối, quản lý giá cả và thị trường, động viên sự đóng góp công bằng và hợp lý của các cơ sở kinh doanh công thương nghiệp, phục vụ yêu cầu của việc xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta và của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Điều 1 Chế độ thuế công thương nghiệp đối với các hợp tác xã, tổ chức hợp tác và hộ riêng lẻ kinh doanh công thương nghiệp căn cứ trên những nguyên tắc sau đây: - Khuyến khích các ngành tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp phát triển theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần thúc đẩy thực hiện quy hoạch ngành nghề, phân bố lại lực lượng sản xuất, xây dựng các vùng kinh tế mới; khuyến khích cải tiến kỹ thuật để đẩy mạnh tăng năng suất lao động, hạ giá thành; thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất mới và góp phần hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thủ công nghiệp; - Góp phần tăng cường quản lý thị trường và ổn định vật giá, giúp cho thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán nắm nguồn hàng, bảo đảm cung cấp các nhu cầu cần thiết cho nhân dân; tăng cường quản lý thương nghiệp tư nhân, thúc đẩy việc cải tạo thương nghiệp nhỏ; - Động viên đóng góp công bằng và hợp lý cho tài chính Nhà nước, đồng thời dành phần thích đáng cho tích luỹ của hợp tác xã để phát triển sản xuất, cải tiến kỹ thuật, và cho đời sống của xã viên và của những người kinh doanh riêng lẻ. Điều 2 Phải nộp thuế công thương nghiệp: tất cả các hợp tác xã, tổ chức hợp tác và hộ riêng lẻ sản xuất tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp, làm nghề vận tải, nghề kiến trúc, kinh doanh ngành phục vụ, ngành ăn uống, ngành thương nghiệp và kinh doanh nông nghiệp mà điều lệ thuế nông nghiệp hiện hành quy định không phải nộp thuế nông nghiệp (sau đây gọi là: kinh doanh nông nghiệp không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp). Căn cứ vào điều lệ này, Thủ tướng Chính phủ sẽ quy định chế độ thu đối với những nghề thuộc diện nộp thuế công thương nghiệp chưa ghi trong điều lệ và đối với hợp tác xã mua bán cấp xã. Điều 3 Thuế công thương nghiệp nói trong điều lệ này gồm có thuế doanh nghiệp, thuế lợi tức doanh nghiệp và thuế buôn chuyến. Các cơ sở kinh doanh thường xuyên thì nộp thuế doanh nghiệp và thuế lợi tức doanh nghiệp. Các cơ sở buôn từng chuyến hàng thì nộp thuế buôn chuyến. Điều 4 Thuế doanh nghiệp tính trên doanh thu của cơ sở kinh doanh theo biểu thuế kèm theo điều lệ này. Doanh thu để tính thuế doanh nghiệp là: - Đối với ngành sản xuất tiểu công nghiệp; thủ công nghiệp: tiền thu về bán hàng, về gia công, về giá sửa chữa hoặc tiền công sửa chữa; - Đối với ngành vận tải: giá cước hoặc tiền công vận tải; - Đối với ngành phục vụ: tiền công sửa chữa, tiền công phục vụ; - Đối với ngành ăn uống và ngành thương nghiệp: tổng số tiền bán hàng; nếu là đại lý bán hàng hoặc uỷ thác mua hàng thì doanh thu là tiền hoa hồng được hưởng; - Đối với các kinh doanh nông nghiệp không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp: tiền bán sản phẩm của các kinh doanh đó. Trong quá trình thi hành, Thủ tướng Chính phủ sẽ căn cứ vào yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ phát triển sản xuất từng thời gian mà điều chỉnh việc sắp xếp các ngành, nghề ghi trong biểu thuế doanh nghiệp. Điều 5 Nếu cơ sở kinh doanh nhiều ngành, nghề chịu thuế suất khác nhau thì cần phân biệt doanh thu từng ngành, nghề để tính thuế. Điều 6 Thuế doanh nghiệp thu hàng tháng. Các cơ sở chịu thuế (trừ những kinh doanh nhỏ), trong thời gian 5 ngày đầu tháng, phải nộp cho cơ quan thu thuế công nghiệp (dưới đây gọi là cơ quan thu) tờ khai doanh thu của tháng trước về từng loại hoạt động và từng nghề kinh doanh, và nộp thuế trong thời hạn 10 ngày đầu tháng. Các cơ sở kinh doanh nhỏ dược miễn thể thức khai báo nói trên và nộp thuế theo phương pháp đơn giản do Bộ Tài chính quy định. Điều 7 Các cơ sở kinh doanh công thương nghiệp phải khai báo với cơ quan thu sở tại ít nhất là 10 ngày trước khi bắt đầu kinh doanh, ngừng hay là thôi kinh doanh hoặc có sự thay đổi trong kinh doanh (thay đổi mặt hàng, thay đổi tổ chức: sáp nhập, phân tán v.v...). Điều 8 Các cơ sở chịu thuế phải giữ sổ sách kế toán theo đúng chế độ do Nhà nước quy định; đối với các hộ nhỏ, cơ quan thu có thể cho phép giữ sổ sách đơn giản hơn. Điều 9 Các hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã nghề muối, nghề cá có cơ sở sản xuất thủ công nghiệp, được miễn thuế doanh nghiệp về phần sản phẩm thủ công dùng cho sản xuất hoặc xây dựng các công trình sản xuất và phúc lợi công cộng của hợp tác xã và của xã (kho tàng, sân phơi, trường học v.v...) Cũng như về phần sản phẩm bán cho xã viên trong hợp tác xã dùng vào sản xuất. Điều 10 Những người già yếu, hoặc những người tàn tật, kinh doanh lặt vặt chỉ đủ bảo đảm mức sống tổi thiểu cho bản thân thì được miễn thuế doanh nghiệp. Những cơ sở chịu thuế gặp khó khăn do thiên tai, địch hoạ hoặc tai nạn bất ngờ có thể được Uỷ ban hành chính từ cấp huyện trở lên xét giảm hoặc miễn thuế doanh nghiệp trong một thời hạn nhất định, theo đề nghị của cơ quan thu. Điều 11 Tất cả cáC hợp tác xã, tổ chức hợp tác và hộ riêng lẻ kinh doanh công thương nghiệp có lãi đều phải nộp thuế lợi tức doanh nghiệp, trừ các hộ buôn chuyến đã nộp thuế buôn chuyến. Điều 12 Việc thu thuế lợi tức doanh nghiệp dựa trên sự phân biệt ba loại ngành sau đây: - Sản xuất tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp, vận tải, kiến trúc và kinh doanh nông nghiệp không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp; - Kinh doanh ngành phục vụ và kinh doanh ngành ăn uống; - Kinh doanh ngành thương nghiệp có tính chất cố định (buôn ngồi). Đối với các ngành sản xuất tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, vận tải, kiến trúc và kinh doanh nông nghiệp không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp. Điều 13 Đối với các cơ sở sản xuất tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp hoặc làm nghề vận tải, nghề kiến trúc và kinh doanh nông nghiệp không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp, thì lợi tức chịu thuế là tổng số doanh thu nói ở điều 4 của từng kỳ kinh doanh ba tháng hoặc sáu tháng cộng (+) các khoản lợi tức phụ (nếu có) và trừ (-) các khoản hao phí vật chất, tiền khấu hao tài sản cố định, các phí tổn hợp lệ và suất miễn thu nói ở điều 14. Điều 14 Đối với các hợp tác xã, khi tính lợi tức chịu thuế, mỗi xã viên có thực tế tham gia sản xuất trong kỳ kinh doanh (kể cả công trực tiếp và công gián tiếp) được trừ một suất miễn thu. Mức miễn thu hàng tháng cho mỗi suất quy định căn cứ theo tính chất lao động của nghề kinh doanh và địa phương kinh doanh (thành phố, thị xã, miền núi hoặc khu vực khác) như sau: Các nghề chưa được ghi trong bảng sẽ do Bộ Tài chính nghiên cứu, xác định và ghi thêm. Thủ tướng Chính phủ sẽ căn cứ vào yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ phát triển sản xuất từng thời gian mà điều chỉnh việc sắp xếp các ngành, nghề và các khu vực ghi trong bảng. Điều 15 Đối với các hợp tác xã di chuyển cơ sở theo sự hướng dẫn của chính quyền địa phương, nếu mức miễn thu ở nơi cũ cao hơn ở nơi mới đến, thì Uỷ ban hành chính tỉnh hoặc Uỷ ban hành chính thành phố trực thuộc trung ương có thể quyết định cho hưởng mức miễn thu cũ trong thời hạn từ một đến hai năm. Điều 16 Thuế lợi tức doanh nghiệp đối với hợp tác xã sản xuất tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp, làm nghề vận tải, nghề kiến trúc và kinh doanh nông nghiệp không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp, tính theo biểu thuế luỹ tiến từng phần sau đây: Nếu lợi tức chịu thuế bình quân xã viên hàng năm vượt mức 1.600đ, thì ngoài việc nộp thuế theo biểu nói trên, cơ sở chịu thuế phải nộp thêm từ 6% đến 15% phần lợi tức vượt mức theo quyết định của Uỷ ban hành chính tỉnh hoặc Uỷ ban hành chính thành phố trực thuộc trung ương, trừ trường hợp nhờ cải tiến kỹ thuật hoặc cải tiến quản lý mà đạt được mức lợi tức đó. Điều 17 Các hợp tác xã sản xuất tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, làm nghề vận tải, nghề kiến trúc và kinh doanh nông nghiệp không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp, có mua sắm máy móc, công cụ và xây dựng nhà, xưởng để sản xuất, được trích giảm một số thuế lợi tức để bỏ vào quỹ tích luỹ của hợp tác xã. Tỷ lệ thuế lợi tức được giảm bằng tỷ lệ số tiền đã chi so với lợi tức chịu thuế. Tỷ lệ được giảm nhiều nhất quy định như sau: - Hợp tác xã cấp cao: Thuộc các ngành, nghề: cơ khí chế tạo, hoá chất, thuỷ tinh nấu cát, vận tải thuỷ và đóng thuyền, phà . . . . . . . . . . . . 30% Thuộc các ngành nghề khác . . . . . . . . . . . . . . . . 25% - Hợp tác xã cấp vừa thuộc tất cả các ngành, nghề . . . . 15% Nếu hợp tác xã đã có kế hoạch mua sắm máy móc, công cụ, xây dựng nhà, xưởng để sản xuất và đã khai báo với cơ quan thu, nhưng trong năm chưa thực hiện được, phải dồn qua năm sau và nếu quỹ tích luỹ của hợp tác xã hiện có không đủ chi, thì tỷ lệ giảm nhiều nhất quy định như sau: - Hợp tác xã cấp cao: Thuộc các ngành, nghề cơ khí chế tạo hoá chất, thuỷ tinh nấu cát, vận tải thuỷ và đóng thuyền, phà . . . . . . . . . . . . . 50% Thuộc các ngành, nghề khác . . . . . . . . . . . . . . . . 40% - Hợp tác xã cấp vừa thuộc tất cả các ngành, nghề . . . . 20% Việc xếp hợp tác xã vào cấp cao hoặc cấp vừa để định tỷ lệ trích giảm do Uỷ ban hành chính tỉnh hoặc Uỷ ban hành chính thành phố trực thuộc trung ương quyết định, theo đề nghị của cơ quan thu và cơ quan quản lý công nghiệp. Thủ tướng Chính phủ sẽ căn cứ vào yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ phát triển sản xuất từng thời gian mà điều chỉnh việc sắp xếp các ngành, nghề ghi trong biểu trích giảm thuế lợi tức doanh nghiệp nói trên. Điều 18 Các hợp tác xã tận dụng phế liệu, phế phẩm làm thêm hàng hoá, được miễn thuế về phần lợi tức do tận dụng phế liệu, phế phẩm đem lại; thời hạn miễn thuế là một năm kể từ ngày có hàng sản xuất bằng phế liệu, phế phẩm bán ra. Các hợp tác xã sử dụng nguyên liệu, vật liệu địa phương được phép khai thác để thay thế nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu và nguyên liệu, vật liệu do Nhà nước cung cấp, thì được miễn thuế về phần lợi tức do sử dụng nguyên liệu; vật liệu thay thế đem lại; thời hạn miễn thuế là một năm kể từ ngày có hàng sản xuất bằng nguyên liệu, vật liệu thay thế bán ra. Để tránh việc gian lậu và lạm dụng, Bộ Tài chính cùng các cơ quan có liên quan cần quy định thế nào là phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật liệu thay thế trong tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp. Điều 19 Các hợp tác xã di chuyển cơ sở theo sự hướng dẫn của chính quyền địa phương, nếu đến địa điểm mới, mà sản xuất gặp khó khăn, thu nhập bị sút kém, thì có thể được Uỷ ban hành chính tỉnh hoặc Uỷ ban hành chính thành phố trực thuộc trung ương, theo đề nghị của cơ quan thu, xét giảm thuế lợi tức trong thời hạn từ ba tháng đến một năm. Sau đó, nếu còn khó khăn thì có thể được xét giảm thuế thêm một thời hạn từ ba tháng đến một năm nữa. Tỷ lệ giảm thuế như sau: Di chuyển đến miền núi và đến các vùng có nhiều khó khăn: giảm từ 25% đến 50% thuế lợi tức doanh nghiệp; - Di chuyển đến các địa phương khác: giảm từ 10% đến 20%. Đối với những trường hợp có khó khăn đặc biệt, Uỷ ban hành chính tỉnh hoặc Uỷ ban hành chính thành phố trực thuộc trung ương có thể xét miễn thuế trong một thời hạn như đã quy định ở trên, theo đề nghị của cơ quan thu. Điều 20 Thương binh tham gia sản xuất trong hợp tác xã được miễn thuế lợi tức doanh nghiệp về phần mình. Các hợp tác xã có từ 10% xã viên trở lên là thương binh thì được giảm một tỷ lệ tương đương về phần thuế lợi tức doanh nghiệp mà hợp tác xã phải nộp (sau khi đã trừ phần thuế lợi tức doanh nghiệp miễn cho cá nhân xã viên thương binh). Các hợp tác xã có từ 70% xã viên trở lên là thương binh thì được miễn thuế lợi tức doanh nghiệp. Phần thuế miễn giảm cho hợp tác xã phải được bỏ vào quỹ tích luỹ của hợp tác xã; phần thuế miễn cho cá nhân xã viên thương binh thì xã viên thương binh được hưởng. Điều 21 Các hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã nghề muối, nghề cá kiêm sản xuất tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp hoặc kiêm nghề vận tải, nghề kiến trúc hoặc kinh doanh nông nghiệp không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp, được nộp thuế lợi tức doanh nghiệp về phần sản xuất, kinh doanh kiêm thêm này theo thuế suất thấp nhất ghi trong biểu thuế ở điều 16. Các hợp tác xã nói trên cũng được trừ suất miễn thu theo điều 14 và được miễn giảm thuế lợi tức theo các điều 17, 18 và 20. Điều 22 Đối với các hộ riêng lẻ sản xuất tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, làm nghề vận tải, nghề kiến trúc, kinh doanh nông nghiệp không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp, thì thuế lợi tức danh nghiệp tính như đã quy định ở điều 16 cộng (+) thêm 25%. Đối với các ngành, nghề mà Uỷ ban hành chính tỉnh hoặc Uỷ ban hành chính thành phố trực thuộc trung ương, xét thấy không cần phải tổ chức vào hợp tác xã thì chỉ cộng (+) thêm 10%. Khi tính lợi tức chịu thuế, các hộ riêng lẻ cũng được trừ suất miễn thu nói ở điều 14. Điều 23 Đối với các tổ hợp tác hoặc hộ riêng lẻ kinh doanh ngành phục vụ và kinh doanh ngành ăn uống, lợi tức chịu thuế là: tổng số doanh thu trong tháng nói ở điều 4 cộng (+) các khoản lợi tức phụ (nếu có) và trừ (-) vốn mua hàng, các phí tổn quản lý hợp lệ và suất miễn thu. Mức miễn thu hàng tháng cho mỗi người trong tổ hợp tác có thực tế tham gia kinh doanh quy định như sau: Các hộ riêng lẻ được trừ nhiều nhất là hai suất miễn thu cho người trong hộ có thực tế tham gia kinh doanh. Điều 24 Thuế lợi tức doanh nghiệp đối với các hộ riêng lẻ kinh doanh ngành phục vụ, ngành ăn uống tính theo biểu thuế luỹ tiến từng phần sau đây: Nếu lợi tức chịu thuế hàng năm vượt mức 1.500đ thì ngoài việc nộp thuế theo biểu thuế nói trên, phải mộp thêm từ 8% đến 18% phần lợi tức vượt mức, theo quyết định của Uỷ ban hành chính tỉnh hoặc Uỷ ban hành chính thành phố trực thuộc trung ương. Điều 25 Đối với các tổ hợp tác kinh doanh ngành phục vụ, ngành ăn uống, thuế lợi tức doanh nghiệp tính trên lợi tức chịu thuế bình quân cả năm của mỗi tổ viên có tham gia kinh doanh, theo biểu thuế đã quy định ở điều 24 trừ (-) 5%. Các tổ hợp tác được thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán sử dụng, nếu mua sắm quầy hàng, tủ hàng, sửa chữa quán hàng thì được giảm một tỷ lệ thuế lợi tức danh nghiệp bằng tỷ lệ số tiền đã chi so với lợi tức chịu thuế, nhưng nhiều nhất không quá 10% số thuế lợi tức phải nộp. Điều 26 Đối với các tổ hợp tác hoặc hộ riêng lẻ kinh doanh ngành thương nghiệp, lợi tức chịu thuế là tổng số doanh thu trong tháng nói ở điều 4 cộng (+) các khoản lợi tức phụ (nếu có) và trừ (-) vốn mua hàng, các phí tổn quản lý hợp lệ và suất miễn thu. Mức miễn thu hàng tháng cho hộ kinh doanh riêng lẻ và cho mỗi người trong tổ hợp tác có thực tế tham gia kinh doanh quy định như sau: - ở Hà Nội, Hải Phòng: 24đ - ở các thành phố khác và các thị xã: 20đ - ở các khu vực khác: 16đ Điều 27 Thuế lợi tức doanh nghiệp đối với các hộ riêng lẻ kinh doanh ngành thương nghiệp tính theo biểu thuế luỹ tiến từng phần sau đây: Nếu lợi tức chịu thuế hàng năm vượt mức 1.400đ thì ngoài việc nộp thuế theo biểu nói trên, cơ sở chịu thuế phải nộp thêm từ 10% đến 20% phần lợi tức vượt mức theo quyết định của Uỷ ban hành chính tỉnh hoặc Uỷ ban hành chính thành phố trực thuộc trung ương. Điều 28 Đối với các tổ hợp tác kinh doanh ngành thương nghiệp, thuế lợi tức doanh nghiệp tính trên lợi tức chịu thuế bình quân cả năm của mỗi tổ viên có thực tế tham gia kinh doanh, theo biểu thuế đã quy định ở điều 27, trừ (-) 5%. Các tổ hợp tác được thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán sử dụng, nếu mua sắm quầy hàng, tủ hàng, sửa chữa quán hàng thì được giảm một tỷ lệ thuế lợi tức doanh nghiệp bằng tỷ lệ số tiền đã chi so với lợi tức chịu thuế, nhưng nhiều nhất không quá 10% số thuế lợi tức phải nộp. Điều 29 Các tổ hợp tác kinh doanh ngành thương nghiệp, ngành ăn uống, nếu có bộ phận sản xuất tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp hoặc có bộ phận kinh doanh nông nghiệp không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp thì bộ phận đó được miễn thuế lợi tức doanh nghiệp trong thời hạn một năm kể từ ngày có sản phẩm bán ra. Sau thời hạn trên, nếu có khó khăn thì có thể được Uỷ ban hành chính tỉnh hoặc Uỷ ban hành chính thành phố trực thuộc trung ương xét miễn thuế lợi tức thêm một thời hạn không quá một năm nữa. Số thuế được miễn phải bỏ vào quỹ tích luỹ của bộ phận sản xuất, kinh doanh nói trên. Hết hạn miễn thuế, tổ hợp tác phải nộp thuế về phần lợi tức của bộ phận đó. Khi tính thuế lợi tức của bộ phận, thì tính riêng theo biểu quy định ở điều 16. Tổ hợp tác kinh doanh ngành thương nghiệp, ngành ăn uống có bộ phận sản xuất hoặc kinh doanh như đã nói ở trên, thì được trích giảm để bỏ và quỹ tích luỹ một tỷ lệ thuế lợi tức bằng tỷ lệ số tiền đã chi để mua sắm dụng cụ sản xuất so với lợi tức chịu thuế, nhưng nhiều nhất không quá 10% số thuế lợi tức phải nộp. Điều 30 Các hợp tác xã sản xuất tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, làm nghề vận tải, nghề kiến trúc, kinh doanh nông nghiệp không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp phải giữ sổ sách kế toán theo chế độ do Nhà nước quy định, phải quyết toán lỗ lãi kinh doanh ba tháng hoặc sáu tháng một lần, phải kê khai lợi tức chịu thuế trong vòng 10 ngày sau kỳ quyết toán, phải tạm nộp thuế lợi tức doanh nghiệp hàng tháng và phải thanh toán thuế trong vòng 5 ngày sau khi nhận được thông báo của cơ quan thu. Các cơ sở chịu thuế lợi tức doanh nghiệp khác có thể được cơ quan thu cho phép giữ sổ sách kế toán đơn giản hơn và phải thanh toán thuế lợi tức doanh nghiệp hàng tháng. Điều 31 Trong trường hợp sáp nhập, phân tán hoặc ngừng hoạt động, các cơ sở chịu thuế lợi tức doanh nghiệp phải quyết toán lỗ lãi, khai báo và thanh toán thuế trong thời hạn do cơ quan thu định. Điều 32 Các cơ sở chịu thuế lợi tức doanh nghiệp có thu nhập thấp hay là gặp khó khăn do thiên tai, địch hoạ, tai nạn bất ngờ, có thể được Uỷ ban hành chính từ cấp huyện trở lên, theo đề nghị của cơ quan thu, xét giảm hoặc miễn thuế lợi tức doanh nghiệp trong một thời hạn nhất định. Điều 33 Phải nộp thuế buôn chuyến: - Những người buôn từng chuyến hàng; - Những cơ sở kinh doanh ngành thương nghiệp thuộc loại nộp thuế doanh nghiệp, nhưng đem hàng đi bán ở ngoài khu vực được phép kinh doanh, hoặc bán những loại hàng không thuộc loại đã đăng ký kinh doanh. Điều 34 Thuế buôn chuyến thu vào doanh thu từng chuyến hàng theo biểu thuế kèm theo điều lệ này. Trong quá trình thi hành, Thủ tướng Chính phủ sẽ căn cứ vào yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ phát triển sản xuất từng thời gian mà điều chỉnh việc sắp xếp các loại hàng ghi trong biểu thuế buôn chuyến. Điều 35 Nếu trong một chuyến mà bán nhiều loại hàng chịu thuế suất khác nhau, thì phân biệt doanh thu từng loại hàng để tính thuế. Điều 36 Người nông dân đem nông phẩm tự sản xuất, súc vật tự chăn nuôi, người đánh cá, người đi săn đem sản vật tự kiếm được bán trong khu vực do Uỷ ban hành chính địa phương quy định thì không phải nộp thuế buôn chuyến; nếu mang đi bán ngoài khu vực đó thì phải nộp thuế buôn chuyến. Tư nhân đem bán đồ dùng của mình, không có mục đích kinh doanh thì không phải nộp thuế buôn chuyến. Trong trường hợp bán nhiều đồ dùng hoặc đồ dùng đem bán có giá trị lớn thì phải có giấy chứng nhận của chính quyền nơi trú quán hoặc của cơ quan nơi làm việc. Điều 37 Đối với các hàng thực phẩm thuộc loại chịu thuế suất 5%, nếu trị giá chuyến hàng dưới 10đ thì được miễn thuế buôn chuyến. Điều 38 Đối với các loại hàng ghi trong biểu thuế, ở những địa phương xét cần sử dụng tư nhân buôn chuyến để góp phần đẩy mạnh giao lưu hàng hoá thì Bộ Tài chính, theo đề nghị của Uỷ ban hành chính tỉnh hoặc Uỷ ban hành chính thành phố trực thuộc trung ương, có thể quyết định cho áp dụng thuế suất dưới một cấp; nhưng thuế suất thấp nhất không dưới 5%. Đối với các loại hàng ghi trong biểu thuế, ở những địa phương xét cần hạn chế tư nhân buôn chuyến, thì Bộ Tài chính, theo đề nghị của Uỷ ban hành chính tỉnh hoặc Uỷ ban hành chính thành phố trực thuộc trung ương, có thể quyết định nâng thuế suất lên một cấp; nhưng thuế suất cao nhất không quá 12%. Điều 39 Người buôn chuyến phải tạm nộp thuế buôn chuyến trước khi chuyển vận hàng và phải thanh toán thuế ngay sau khi bán hàng xong. Trong trường hợp hàng bị thiệt hại vì tai nạn dọc đường, nếu được chính quyền địa phương hoặc đồn công an nơi xảy ra tai nạn chứng nhận, thì cơ quan thu tính lại thuế cho đúng với thực tế. Điều 40 Nhiệm vụ thu thuế công thương nghiệp giao cho cơ quan thu các cấp thuộc Bộ Tài chính. Cơ quan thu có thể uỷ nhiệm việc thu thuế công thương nghiệp ở xã cho Uỷ ban hành chính xã, và ở khu phố cho ban đại biểu dân phố. Điều 41 Trong khi thi hành nhiệm vụ, cán bộ thu phải chấp hành đúng chính sách và chế độ thuế, nêu cao đạo đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, có tác phong và thái độ đúng đắn. Cán bộ thu phải có giấy chứng minh của cơ quan thu và xuất trình giấy đó khi cần thiết. Điều 42 Các cơ sở chịu thuế có nhiệm vụ khai báo thành thật, cung cấp những tài liệu cần thiết, tạo điều kiện dễ dàng cho cán bộ thu kiểm tra sổ sách, chứng từ, hàng hoá, kho tàng và không được từ chối hoặc trì hoãn việc kiểm tra đó. Điều 43 Mọi người công dân có nhiệm vụ giúp đỡ cơ quan thu thi hành chính sách thuế công thương nghiệp và phát hiện những hành vi gian lậu thuế. Những người có công giúp đỡ cơ quan thu sẽ được khen thưởng theo chế độ hiện hành. Điều 44 Việc xử lý các trường hợp vi phạm về thuế công thương nghiệp quy định như sau: 1- Nếu kinh doanh không đăng ký thì ngoài việc phải xử lý theo thể lệ đăng ký công thương nghiệp hiện hành, cơ sở kinh doanh thường xuyên phải nộp thuế doanh nghiệp theo thuế suất ghi trong biểu thuế doanh nghiệp cộng (+) thêm: - 1% đối với ngành, nghề chịu thuế doanh nghiệp từ 1% đến 3%, - 2% đối với ngành, nghề chịu thuế doanh nghiệp trên 3%. Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải nộp thuế buôn chuyến theo thuế suất ghi trong biểu thuế buôn chuyến cộng (+) thêm 2%. 2- Nếu vi phạm thể lệ khai báo, thể lệ giữ sổ sách kế toán qui định ở các điều 6, 7, 8, 30, 31, 39 và 42 thì có thể bị phê bình, cảnh cáo; nếu tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng xét có dụng ý thì có thể bị phạt đến 100 đồng. 3- Nếu không nộp thuế đúng kỳ hạn theo các điều 6, 30, 31, 39 thì mỗi ngày quá hạn phải nộp thêm 0,5% số thuế nộp chậm. 4- Nếu khai man, trốn thuế thì có thể bị phạt từ 1 đến 5 lần số thuế gian lậu. 5- Nếu vi phạm nghiêm trọng, như tái phạm nhiều lần, làm chứng từ giả, có hành động chống đối việc thu thuế v.v... Thì có thể bị truy tố trước toà án nhân dân. Những người có hành vi can thiệp gây trở ngại cho việc thu thuế công thương nghiệp có thể bị phê bình, cảnh cáo, hoặc truy tố trước toà án nhân dân, tuỳ theo mức độ nặng nhẹ. Điều 45 Thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm thể lệ khai báo, thể lệ giữ sổ sách kế toán và khai man, trốn thuế công thương nghiệp quy định như sau: - Trưởng trạm thu: phê bình, cảnh cáo, phạt tiền theo điểm 2 điều 44: không quá 10 đồng; phạt về khai man, trốn thuế theo điểm 4, điều 44: 1 lần số thuế gian lậu nhưng không quá 10 đồng; - Trưởng phòng thu, trưởng phòng tài chính huyện, hoặc đơn vị hành chính tương đương cấp huyện: phạt tiền theo điểm 2 điều 44: không quá 50 đồng; phạt về khai man trốn thuế theo điểm 4, điều 44: 2 lần số thuế gian lậu nhưng không quá 50 đồng. Nếu mức phạt trên 50 đồng đến 100 đồng thì phải do Uỷ ban hành chính huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương cấp huyện quyết định. - Trưởng chi cục thu hoặc trưởng ty tài chính: phạt từ 3 lần số thuế gian lậu trở lên, nhưng không quá 200 đồng. Nếu mức phạt về khai man trốn thuế đến trên 200 đồng thì phải do Uỷ ban hành tỉnh hoặc Uỷ ban hành chính thành phố trực thuộc trung ương quyết định. Đối với những trường hợp vi phạm có tính chất phức tạp thì không kể mức phạt nhiều hay ít, cơ quan thu đều phải xin ý kiến của Uỷ ban hành chính cùng cấp. Điều 46 Thẩm quyền xét các khiếu nại về việc xử lý nói ở điều 45 quy định như sau: - Khiếu nại đối với quyết định xử phạt của trưởng trạm thu, trưởng phòng thu, trưởng phòng tài chính do Uỷ ban hành chính huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương cấp huyện xét và quyết định. Nếu còn khiếu nại đối với quyết định đó thì Uỷ ban hành chính tỉnh hoặc Uỷ ban hành chính thành phố trực thuộc trung ương xét và quyết định cuối cùng. - Khiếu nại đối với quyết định xử phạt của trưởng chi cục thu, trưởng ty tài chính và của Uỷ ban hành chính huyện hoặc của đơn vị hành chính tương đương cấp huyện do Uỷ ban hành chính tỉnh hoặc Uỷ ban hành chính thành phố trực thuộc trung ương xét và quyết định. Nếu còn khiếu nại đối với quyết định đó thì Bộ trưởng Bộ Tài chính xét và quyết định cuối cùng. - Khiếu nại đối với quyết định xử phạt của Uỷ ban hành chính tỉnh hoặc của Uỷ ban hành chính thành phố trực thuộc trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính xét và quyết định cuối cùng. Trong khi chờ đợi giải quyết việc khiếu nại, người bị phạt vẫn phải nộp phạt theo quyết định của cơ quan đã xử phạt. Điều 47 Điều lệ này thi hành từ ngày 1-1-1966. Điều 48 Điều lệ này thay thế tất cả những quy định trước đây về thuế môn bài, thuế doanh nghiệp, thuế lợi tức doanh nghiệp và thuế buôn chuyến đối với các hợp tác xã, tổ chức hợp tác và hộ riêng lẻ kinh doanh công thương nghiệp. Điều lệ này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 1 năm 1966. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15164
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20201%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 201 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Sau khi nghe Hội đồng Chính phủ báo cáo và đề nghị về việc tiếp tục thi hành chủ trương ổn định nghĩa vụ thuế nông nghiệp trong năm 1966 và năm 1967, Sau khi nghe Uỷ ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội phát biểu ý kiến, Tiếp tục thi hành thuế nông nghiệp theo Quyết định số 213/NQ/TVQH ngày 18-12-1963 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đến hết năm 1967. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15165
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20202%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 202 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Bổ nhiệm: - Đồng chí Nguyễn Văn Phát làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Gana; - Đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Mali. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15166
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20203%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 203 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Căn cứ vào Điều 23 của Luật số 109/SL11 ngày 31 tháng 5 năm 1958 về chế độ phục vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Vịnh, Chủ nhiệm Uỷ ban Thống nhất của Chính phủ kiêm giữ chức Tổng tham mưu phó Bộ Tổng tham mưu thuộc Bộ Quốc phòng. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15167
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20204%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 204 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 23 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, 1. Bổ nhiệm các đồng chí có tên sau đây làm Kiểm sát viên chính thức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao: - Nguyễn Văn Quảng tức Hồng Quang - Nguyễn Quang Diệu - Mai Văn Tuân - Phan Hữu Chi. 2. Bổ nhiệm các đồng chí có tên sau đây làm Kiểm sát viên dự khuyết của Viện kiểm sát nhân dân tối cao: - Lê Thị Ban - Nguyễn Đình Khang. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15168
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20255%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 255 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Bổ nhiệm: 1. Đồng chí Nguyễn Văn Phát làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Angiêri Dân chủ và Nhân dân; 2. Đồng chí Nguyễn Đức Thiệng làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Ghinê kiêm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Cônggô (Bơradavin); 3. Đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Mali, nay kiêm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Hồi giáo Môritani; 4. Đồng chí Nguyễn Xuân, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Ảrập thống nhất, nay kiêm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Ảrập Yêmen. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15169
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20256%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 256 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bổ nhiệm đồng chí Vũ Dư làm Thẩm phán chính thức Tòa án nhân dân tối cao. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15170
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20270%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 270 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Việt Dũng làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15171
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20277%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 277 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 4 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14 tháng 7 năm 1960, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Phê chuẩn việc giải thể Tổng cục khai hoang. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15172
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20278%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 278 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53, khoản 14 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nói về quyền quyết định đặc xá của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Nhân dịp lễ Quốc khánh lần thứ 21 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Căn cứ vào kết quả của chính sách giáo dục và cải tạo của Nhà nước đối với phạm nhân, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, 1. Tha cho những phạm nhân đã cải tạo tốt theo các tiêu chuẩn sau đây: - Thành thật ăn năn hối lỗi, quyết tâm cải tạo để trở thành người lương thiện; - Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, nội quy của trại giam; - Tích cực lao động, tích cực học tập, có tác dụng thúc đẩy các phạm nhân khác cải tạo và tiến bộ. 2. Giảm hạn tù cho những phạm nhân thật thà cố gắng sửa chữa theo các tiêu chuẩn nói ở điểm 1 trên đây. 3. Những phạm nhân đã lập công trong thời gian ở trại thì sẽ được chú ý khi xét tha hoặc giảm hạn tù. 4. Hội đồng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15173
https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20Quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20c%E1%BA%A5m%20n%E1%BA%A5u%20r%C6%B0%E1%BB%A3u%20tr%C3%A1i%20ph%C3%A9p%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a
Pháp lệnh Quy định cấm nấu rượu trái phép nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà; Để tiết kiệm lương thực, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân và tăng cường quản lý lao động trong các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ, cứu nước; Để đẩy mạnh việc giáo dục nếp sống mới và xoá bỏ tệ nấu rượu trái phép, Điều 1 Nghiêm cấm nấu trái phép các loại rượu bằng gạo, ngô, khoai, sắn, đường và mật đường, sản xuất trái phép các loại men để nấu rượu và tàng trữ, chuyên chở hoặc mua bán các loại rượu và men đó. Điều 2 Ai vi phạm Điều 1 trên đây sẽ bị xử lý như sau: 1- Bị xử phạt hành chính từ 20đ đến 100đ, 2- Bị truy tố trước Toà án và có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm và phạt tiền từ 100đ đến 500đ hoặc một trong hai hình phạt đó, nếu phạm vào một trong những trường hợp dưới đây: - Đã được giáo dục nhiều lần hoặc đã bị xử lý hành chính mà vẫn phạm pháp; - Khối lượng rượu hoặc men phạm pháp khá lớn; - Phạm pháp có tổ chức. Trong trường hợp phạm pháp có nhiều tình tiết nghiêm trọng thì có thể bị phạt tù đến 2 năm và phạt tiền đến 1.000 đ hoặc một trong hai hình phạt đó. Trong mọi trường hợp, tang vật đều bị tịch thu. Điều 3 Việc thống nhất quản lý kinh doanh rượu của cơ quan Nhà nước, việc nấu rượu bằng các nguyên liệu khác ngoài các nguyên liệu nói ở điều 1, cũng như việc sản xuất các loại men do Chính phủ quy định. Điều 4 Hội đồng nhân dân các khu tự trị và Hội đồng nhân dân các tỉnh trực thuộc trung ương có đồng bào miền núi căn cứ vào pháp lệnh này mà quy định cho thích hợp với miền núi. Những quy định ấy phải được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Điều 5 Những quy định trái với pháp lệnh này đều bị bãi bỏ. Pháp lệnh này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 10 năm 1966. Pháp lệnh Việt Nam
15174
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20299%20NQ/TVQH%20%281966%29
Nghị quyết số 299 NQ/TVQH (1966)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 29 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, - Đồng chí Phạm Hùng, Phó Thủ tướng Chính phủ, được miễn kiêm chức Chủ nhiệm Văn phòng Tài chính - Thương nghiệp Phủ Thủ tướng và chức Chủ nhiệm Uỷ ban Vật giá nhà nước; - Đồng chí Nguyễn Thanh Bình được miễn chức Bộ trưởng Bộ Nội thương để giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng Tài chính - Thương nghiệp Phủ Thủ tướng và kiêm chức Chủ nhiệm Uỷ ban Vật giá nhà nước. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15175
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20300%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 300 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thọ Chân làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết thay đồng chí Nguyễn Văn Kỉnh về nước nhận công tác khác. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15176
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20302%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 302 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bổ nhiệm đồng chí Đào Duy Khánh làm Thẩm phán dự khuyết Tòa án nhân dân tối cao. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15177
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20303%20NQ/TVQH%20%281966%29
Nghị quyết số 303 NQ/TVQH (1966)
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới, Căn cứ vào Nghị quyết ngày 22 tháng 4 năm 1966 của Quốc hội giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét duyệt các chỉ tiêu của kế hoạch Nhà nước năm 1966, Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Chính phủ về các chỉ tiêu của kế hoạch Nhà nước năm 1966, Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội, 1- Thông qua những chỉ tiêu của kế hoạch Nhà nước năm 1966 do Hội đồng Chính phủ đã trình trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội. 2- Giao cho Chính phủ căn cứ vào tình hình cụ thể mà hướng dẫn các ngành, các cấp thực hiện các chỉ tiêu theo đúng những phương hướng và nhiệm vụ của kế hoạch mà Quốc hội đã thông qua. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15178
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20304%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 304 NQ/TVQH
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới, Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Chính phủ về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 1965 và dự án ngân sách Nhà nước năm 1966, Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội, 1- Phê chuẩn ngân sách Nhà nước năm 1966 với: - Tổng số thu là: ba nghìn hai trăm ba mươi hai triệu đồng (3.232.000.000đ,00), - Tổng số chi là: ba nghìn bốn trăm mười hai triệu đồng (3.412.000.000đ,00). Chi vượt thu một trăm tám mươi triệu đồng (180.000.000đ,00). 2- Chuẩn y đề nghị của Chính phủ cho phép ngân hàng Nhà nước ứng cho ngân sách Nhà nước số tiền cần thiết để cân đối thu chi ngân sách năm 1966. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15179
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20340%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 340 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 29 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, - Đồng chí Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị thôi kiêm chức Chủ nhiệm Văn phòng Công nghiệp Phủ Thủ tướng để kiêm chức Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng; - Đồng chí Trần Danh Tuyên thôi giữ chức Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội để giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng Công nghiệp Phủ Thủ tướng; - Đồng chí Nguyễn Văn Trân thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng để nhận nhiệm vụ khác. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15180
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20341%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 341 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm: 1. Đồng chí Ngô Minh Loan làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thay đồng chí Trần Tử Bình đã từ trần. 2. Đồng chí Phạm Ngọc Quế làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Nhân dân Bungari thay đồng chí Phạm Văn Thuyên về nước nhận công tác khác. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15181
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20343%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 343 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 23 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bổ nhiệm đồng chí Bùi Lâm làm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15182
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20352%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 352 NQ/TVQH
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới, Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Chính phủ về tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1965, Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội, Phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1965 với: - Tổng số thu là: hai nghìn bốn trăm sáu mươi hai triệu tám trăm sáu mươi nghìn bốn trăm tám mươi nhăm đồng (2.462.860.485đ,00), - Tổng số chi là: hai nghìn sáu trăm mười một triệu một trăm năm mươi mốt nghìn sáu trăm sáu mươi sáu đồng (2.611.151.666đ,00). Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15183
https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20Quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20m%E1%BB%99t%20s%E1%BB%91%20%C4%91i%E1%BB%83m%20v%E1%BB%81%20b%E1%BA%A7u%20c%E1%BB%AD%20v%C3%A0%20t%E1%BB%95%20ch%E1%BB%A9c%20H%E1%BB%99i%20%C4%91%E1%BB%93ng%20nh%C3%A2n%20d%C3%A2n%20v%C3%A0%20%E1%BB%A6y%20ban%20h%C3%A0nh%20ch%C3%ADnh%20c%C3%A1c%20c%E1%BA%A5p%20trong%20th%E1%BB%9Di%20chi%E1%BA%BFn%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a
Pháp lệnh Quy định một số điểm về bầu cử và tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp trong thời chiến nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt nam dân chủ cộng hoà; Căn cứ vào Pháp lệnh bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp ngày 18-1-1961 và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp ngày 27-10-1962; Để bảo đảm nguyên tắc dân chủ trong việc bầu cử và tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp thích hợp với thời chiến, Quy định một số điểm về bầu cử và tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp như sau: Điều 1 Trên cơ sở những nguyên tắc bầu cử dân chủ của Pháp lệnh bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, Hội đồng Chính phủ có thể dựa vào tình hình cụ thể mà điều chỉnh: - Thời gian phải tiến hành các công tác chuẩn bị bầu cử Hội đồng nhân dân quy định ở các điều 8, 9, 15, 20, 21, 22, 29, 33 và 35 của Pháp lệnh bầu cử; - Giờ bỏ phiếu quy định ở Điều 36 của Pháp lệnh bầu cử; - Thời gian tuyên bố kết quả bầu cử Hội đồng nhân dân quy định ở Điều 57 của Pháp lệnh bầu cử. Điều 2 Trong thời chiến, nếu không thể triệu tập Hội đồng nhân dân họp theo đúng kỳ hạn quy định ở Điều 23 và Điều 41 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp, thì Uỷ ban hành chính cùng cấp phải báo cáo lên Uỷ ban hành chính cấp trên trực tiếp để xét và quyết định cho hoãn hoặc không cho hoãn kỳ họp Hội đồng nhân dân. Việc cho hoãn hoặc không cho hoãn kỳ họp Hội đồng nhân dân khu tự trị, tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương do Hội đồng Chính phủ xét và quyết định. Điều 3 Để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới, nay quy định số lượng thành viên của Uỷ ban hành chính các cấp như sau: - Uỷ ban hành chính xã, thị trấn có từ 5 đến 9 người; - Uỷ ban hành chính huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, khu phố có từ 7 đến 13 người; - Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có từ 9 đến 17 người. Điều 4 Trong thời chiến, khi khuyết thành viên của Uỷ ban hành chính thì có thể bổ sung như sau: Nếu Hội đồng nhân dân họp được thì Hội đồng nhân dân bầu bổ sung vào Uỷ ban hành chính; Nếu Hội đồng nhân dân không họp được, thì: - Hội đồng Chính phủ chỉ định người bổ sung vào Uỷ ban hành chính khu tự trị, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Uỷ ban hành chính khu tự trị chỉ định người bổ sung vào Uỷ ban hành chính các tỉnh trong khu; - Uỷ ban hành chính thành phố trực thuộc trung ương và Uỷ ban hành chính tỉnh chỉ định người bổ sung vào Uỷ ban hành chính huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, khu phố, xã, thị trấn. Uỷ ban hành chính được bổ sung phải báo cáo về người đã được chỉ định vào Uỷ ban với Hội đồng nhân dân cùng cấp trong kỳ họp gần nhất để Hội đồng nhân dân phê chuẩn. Trong tình hình đặc biệt, người được bầu hoặc được chỉ định bổ sung vào Uỷ ban hành chính có thể không phải là đại biểu Hội đồng nhân dân. Pháp lệnh này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 1 tháng 4 năm 1967. Pháp lệnh Việt Nam
15184
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20368%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 368 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bổ nhiệm đồng chí Lương Hồng Quyến làm Thẩm phán dự khuyết Tòa án nhân dân tối cao. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15185
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20369%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 369 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 4 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14 tháng 7 năm 1960, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Phê chuẩn việc tách Nha khí tượng ra khỏi Phủ Thủ tướng và đặt trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15186
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20371%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 371 NQ/TVQH
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội ngày 10 tháng 4 năm 1965 giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới, Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyển hướng kinh tế trong những năm 1965-1966 về phương hướng, nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch nhà nước năm 1967. Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội, 1. Biểu dương thành tích to lớn của các cấp, các ngành và của nhân dân ta về việc chuyển hướng nền kinh tế quốc dân cho thích hợp với thời chiến, trong những năm 1965-1966. 2. Thông qua phương hướng, nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch nhà nước năm 1967 do Chính phủ trình trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. 3. Giao cho Chính phủ, trong quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch, tiếp tục nghiên cứu và khi cần thiết thì điều chỉnh những chỉ tiêu của kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15187
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20386%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 386 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 34 của Pháp lệnh ngày 18 tháng 1 năm 1961 quy định thể lệ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, Căn cứ vào tình hình ở khu vực Vĩnh Linh, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Cho phép Uỷ ban Hành chính khu vực Vĩnh Linh căn cứ vào điều kiện cụ thể ở địa phương mà ấn định ngày bầu cử Hội đồng nhân dân của các xã Vĩnh Tường, Vĩnh Ô, Vĩnh Thượng, Vĩnh Hà, Vĩnh Khê và Hướng Lập thuộc khu vực Vĩnh Linh. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15188
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20398%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 398 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Phê chuẩn việc: - Sáp nhập xã Hán Đà và xã Đại Minh thuộc huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ vào huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái; - Sáp nhập xóm Bình Giang thuộc xã Minh Tân, huyện Gia Lương, tỉnh Hà Bắc vào xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15189
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20403%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 403 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Bổ nhiệm: - Đồng chí Phạm Ngọc Quế, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Nhân dân Bungari, kiêm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Ảrập Xyri; - Đồng chí Nguyễn Văn Hồng làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Nhân dân Anbani thay đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn về nước nhận công tác khác. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15190
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20406%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 406 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thương làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Vương quốc Campuchia. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15191
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20417%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 417 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 4 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Phê chuẩn việc đổi tên Viện Khoa học Xã hội Việt Nam thành Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15192
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20425%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 425 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nói về quyền quyết định đặc xá của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Nhân dịp lễ Quốc khánh lần thứ 22 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Căn cứ vào kết quả của chính sách giáo dục và cải tạo của Nhà nước đối với phạm nhân, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, 1. Tha cho những phạm nhân đã cải tạo tốt theo các tiêu chuẩn sau đây: - Thành thật ăn năn hối lỗi, quyết tâm cải tạo để trở thành người lương thiện; - Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, nội quy của trại giam; - Tích cực lao động, tích cực học tập, có tác dụng thúc đẩy các phạm nhân khác cải tạo và tiến bộ. 2. Giảm hạn tù cho những phạm nhân thật thà cố gắng sửa chữa theo các tiêu chuẩn nói ở điểm 1 trên đây. 3. Những phạm nhân đã đạt các tiêu chuẩn nói trên và đã lập công trong thời gian ở trại, hoặc có người trong gia đình đã lập được thành tích xuất sắc trong sản xuất và chiến đấu chống Mỹ, cứu nước thì sẽ được chú ý trong khi xét tha hoặc xét giảm hạn tù. 4. Hội đồng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15193
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20453%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 453 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 29 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, - Đồng chí Lê Thanh Nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ, thôi kiêm chức Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng; - Đồng chí Nguyễn Côn, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước; - Đồng chí Nguyễn Hữu Mai, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, nay giữ chức Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng; - Đồng chí Hoàng Anh, Chủ nhiệm Văn phòng Nông nghiệp Phủ Thủ tướng, thôi kiêm chức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp; - Đồng chí Nguyễn Văn Lộc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp, nay giữ chức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp; - Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Chủ nhiệm Văn phòng Tài chính - Thương nghiệp Phủ Thủ tướng, thôi kiêm chức Chủ nhiệm Uỷ ban Vật giá Nhà nước; - Đồng chí Đỗ Mười giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Vật giá Nhà nước; - Đồng chí Hoàng Quốc Thịnh, nguyên quyền Bộ trưởng Bộ Nội thương, nay giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội thương. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15194
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20454%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 454 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Đình Tùng làm Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đồng thời làm Chánh Tòa án quân sự Trung ương, thay đồng chí Tô Ký đi nhận công tác khác. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15195
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20455%20NQ/TVQH%20%281967%29
Nghị quyết số 455 NQ/TVQH (1967)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 23 của Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân, Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Nam, tức Phạm Luận, làm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đồng thời làm Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Trung ương, thay đồng chí Lê Đình Thiệp đi nhận công tác khác. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15196
https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20Tr%E1%BB%ABng%20tr%E1%BB%8B%20c%C3%A1c%20t%E1%BB%99i%20ph%E1%BA%A3n%20c%C3%A1ch%20m%E1%BA%A1ng%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a
Pháp lệnh Trừng trị các tội phản cách mạng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Căn cứ vào Điều 7 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Để tăng cường chuyên chính dân chủ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân và Nhà nước dân chủ nhân dân; Để bảo đảm giành thắng lợi hoàn toàn cho sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà; Để nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng của nhân dân, động viên toàn dân tích cực tham gia giữ gìn trật tự, an ninh; Pháp lệnh này nêu những tội phản cách mạng và quy định hình phạt trừng trị những kẻ phạm tội phản cách mạng. Điều 1. Tội phản cách mạng là tội chống lại Tổ quốc, chống lại chính quyền dân chủ nhân dân, phá hoại công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, phá hoại quốc phòng, phá hoại sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà. Điều 2. Âm mưu phạm tội và hành động phạm tội đều bị trừng trị. Nguyên tắc trừng trị bọn phản cách mạng là: nghiêm trị bọn chủ mưu, bọn cầm đầu, bọn thủ ác, bọn ngoan cố chống lại cách mạng; khoan hồng đối với những kẻ bị ép buộc, bị lừa phỉnh, lầm đường và những kẻ thật thà hối cải; giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn hình phạt cho những kẻ lập công chuộc tội. Điều 3. Tội phản quốc Kẻ nào là công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà câu kết với nước ngoài để gây nguy hại cho độc lập và chủ quyền dân tộc, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và nguy hại cho chế độ xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình. Điều 4. Tội âm mưu lật đổ chính quyền dân chủ nhân dân Kẻ nào thành lập hoặc tham gia tổ chức phản cách mạng nhằm thực hiện âm mưu lật đổ chính quyền dân chủ nhân dân, phá bỏ chế độ chính trị, kinh tế và xã hội đã được Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định thì bị xử phạt như sau: a) Bọn chủ mưu, cầm đầu, xúi giục, bọn hoạt động đắc lực thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến tù chung thân hoặc bị xử tử hình; b) Bọn tham gia thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. Trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì kẻ phạm tội bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm. Điều 5. Tội gián điệp Kẻ nào phạm tội như sau: 1. Cung cấp, chuyển giao hoặc lấy cắp, thu thập, cất giữ để cung cấp, chuyển giao những bí mật Nhà nước, bí mật quân sự cho bọn đế quốc và bè lũ tay sai của chúng, cho cơ quan tình báo nước ngoài; 2. Nhận chỉ thị của nước ngoài, tổ chức người điều tra tình báo hoặc tiến hành những hoạt động phản cách mạng khác; 3. Chỉ điểm cho bọn xâm lược ném bom, bắn phá; 4. Nhận chỉ thị của nước ngoài, thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu tuy không thuộc bí mật Nhà nước, nhưng để nước ngoài sử dụng gây thiệt hại cho lợi ích của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; thì bị xử phạt như sau: a) Bọn cầm đầu, chỉ huy, bọn hoạt động đắc lực, làm nội gián hoặc đã gây thiệt hại lớn thì bị phạt tù từ mười hai năm đến tù chung thân hoặc bị xử tử hình; b) Bọn gián điệp không thuộc loại trên đây thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm. Điều 6. Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ Kẻ nào xâm nhập lãnh thổ, phá hoại an ninh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì bị xử phạt như sau: a) Bọn cầm đầu, chỉ huy, bọn có tội ác nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến tù chung thân hoặc bị xử tử hình; b) Bọn tham gia thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm; c) Kẻ nào tiếp tế, chỉ đường, giúp đỡ cho bọn nói trên hoạt động thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm. Điều 7. Tội bạo loạn Kẻ nào vũ trang làm loạn, chống lại hoặc phá hoại chính quyền dân chủ nhân dân, các lực lượng vũ trang nhân dân thì bị xử phạt như sau: a) Bọn chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, bọn hoạt động đắc lực, bọn đã gây thiệt hại lớn thì bị phạt tù từ mười hai năm đến tù chung thân hoặc bị xử tử hình; b) Bọn tham gia thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm. Điều 8. Tội hoạt động phỉ Kẻ nào vì mục đích phản cách mạng mà hoạt động vũ trang ở vùng rừng núi, vùng biển, giết cán bộ, nhân viên nhà nước, bộ đội, công an hoặc giết nhân dân, cướp bóc, đốt phá tài sản của Nhà nước và của nhân dân, làm rối loạn trật tự, an ninh thì bị xử phạt như sau: a) Bọn cầm đầu, chỉ huy, bọn có tội ác nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến tù chung thân hoặc bị xử tử hình; b) Bọn tham gia phỉ thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm. Điều 9. Tội trốn theo địch hoặc vì mục đích phản cách mạng mà trốn ra nước ngoài 1. Kẻ nào trốn theo địch hoặc vì mục đích phản cách mạng mà trốn ra nước ngoài thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm. 2. Kẻ nào vì mục đích phản cách mạng mà cưỡng ép, dụ dỗ, lừa phỉnh, tổ chức người khác trốn theo địch hoặc trốn ra nước ngoài thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì kẻ phạm tội bị xử phạt đến tù chung thân hoặc bị xử tử hình. Điều 10. Tội giết người, đánh người, gây thương tích, bắt giữ người, dọa giết người, vì mục đích phản cách mạng 1. Kẻ nào vì mục đích phản cách mạng mà giết cán bộ, nhân viên nhà nước, bộ đội, công an hoặc giết nhân dân thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến tù chung thân hoặc bị xử tử hình. 2. Kẻ nào vì mục đích phản cách mạng mà đánh đập, gây thương tích, bắt giữ cán bộ, nhân viên nhà nước, bộ đội, công an hay là nhân dân thì bị phạt tù từ ba năm đến mười lăm năm. 3. Kẻ nào vì mục đích phản cách mạng mà dọa giết cán bộ, nhân viên nhà nước, bộ đội, công an trong khi họ thi hành nhiệm vụ thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm. Điều 11. Tội phá hoại Kẻ nào vì mục đích phản cách mạng mà phạm tội như sau: 1. Phá hoại cơ quan của Nhà nước và của các chính đảng, các đoàn thể nhân dân trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các doanh trại của lực lượng vũ trang nhân dân, các công trình quốc phòng; 2. Phá hoại đê đập, cầu đường và phương tiện giao thông, vận tải, thông tin, liên lạc, xí nghiệp, kho tàng, công trình văn hóa hoặc mọi tài sản khác của Nhà nước, của hợp tác xã và của nhân dân; 3. Trộm cướp vũ khí, chất nổ, máy móc, nguyên liệu, nhiên liệu hoặc mọi tài sản khác của Nhà nước; 4. Bỏ thuốc độc, gieo rắc côn trùng, chất độc hóa học hoặc dùng cách nào khác gây thiệt hại cho người, cho súc vật, mùa màng, cây cối; 5. Phá hoại chế độ tiền tệ và nền thương nghiệp xã hội chủ nghĩa; 6. Cố ý làm sai hoặc không làm công việc mình phụ trách để phá hoại sản xuất, làm gián đoạn hoặc cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước, của đoàn thể nhân dân, của tổ chức quân sự, kinh tế, khoa học, văn hóa và xã hội; 7. Kích động, xúi giục, lôi kéo người khác phá hoại kỷ luật lao động, kỷ luật quân đội, phá hoại tinh thần chiến đấu của các lực lượng vũ trang nhân dân và của nhân dân; thì bị phạt tù từ mười năm đến tù chung thân hoặc bị xử tử hình. Trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì kẻ phạm tội bị phạt tù từ năm năm đến mười năm. Điều 12. Tội phá hoại khối đoàn kết toàn dân Kẻ nào vì mục đích phản cách mạng mà tuyên truyền, tổ chức hoặc có những hành động khác nhằm: 1. Phá hoại khối đoàn kết và thống nhất dân tộc, gây hiềm khích và chia rẽ trong nhân dân, trong các lực lượng vũ trang nhân dân, chia rẽ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chia rẽ nhân dân với chính quyền, chia rẽ nhân dân với lực lượng vũ trang nhân dân, chia rẽ lực lượng vũ trang nhân dân với cơ quan nhà nước; 2. Phá hoại chính sách dân tộc, gây hằn thù, xích mích giữa các dân tộc anh em cùng sống chung trên đất nước Việt Nam; 3. Phá hoại chính sách tôn giáo, gây chia rẽ giữa các tôn giáo, chia rẽ giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ giữa các tín đồ tôn giáo với chính quyền; lợi dụng tín ngưỡng xâm phạm đến quyền tự do dân chủ của tín đồ, cản trở họ làm nghĩa vụ công dân hoặc tham gia các đoàn thể nhân dân, các hợp tác xã, các tổ chức quân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội; thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. Điều 13. Tội chống lại hoặc phá hoại việc thực hiện các chính sách và pháp luật của Nhà nước 1. Kẻ nào vì mục đích phản cách mạng mà chống lại, phá hoại hoặc cản trở việc thực hiện các chính sách, pháp luật và kế hoạch của Nhà nước thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm. 2. Kẻ nào vì mục đích phản cách mạng mà cưỡng ép, xúi giục, lôi kéo người khác chống lại, phá hoại hoặc cản trở việc thực hiện các chính sách, pháp luật và kế hoạch của Nhà nước thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. 3. Kẻ nào chống lại, phá hoại, cản trở kế hoạch phục vụ quốc phòng hoặc gây trở ngại nghiêm trọng cho việc thực hiện các chính sách, pháp luật và kế hoạch của Nhà nước thì bị xử phạt đến tù chung thân hoặc bị xử tử hình. Điều 14. Tội phá rối trật tự, an ninh 1. Kẻ nào vì mục đích phản cách mạng mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người nhằm phá rối trật tự, an ninh, ngăn trở cán bộ, nhân viên nhà nước, bộ đội, công an thi hành nhiệm vụ thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm. 2. Kẻ nào vì mục đích phản cách mạng mà tham gia việc phá rối trật tự, an ninh thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm. Điều 15. Tội tuyên truyền phản cách mạng Kẻ nào vì mục đích phản cách mạng mà phạm tội như sau: 1. Tuyên truyền, cổ động chống lại chính quyền dân chủ nhân dân, xuyên tạc chế độ xã hội chủ nghĩa; 2. Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý của địch; xuyên tạc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giành độc lập dân tộc và thống nhất nước nhà, phao đồn tin nhảm, gây hoang mang trong nhân dân; 3. Tuyên truyền cho chính sách nô dịch và cho văn hóa trụy lạc của chủ nghĩa đế quốc; 4. Viết, in, lưu hành, cất giấu sách, báo, phim, tranh, ảnh hoặc mọi tài liệu khác có nội dung và mục đích phản cách mạng; thì bị phạt tù từ hai năm đến mười hai năm. Điều 16. Tội phá trại giam, đánh cướp can phạm, tổ chức vượt trại giam, trốn tù Kẻ nào vì mục đích phản cách mạng mà phá trại giam, đánh cướp can phạm, tổ chức vượt trại giam, trốn tù thì bị xử phạt như sau: a) Bọn chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, bọn hoạt động đắc lực, bọn đã gây thiệt hại lớn, bọn đang bị giam giữ về một tội phạm nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến tù chung thân hoặc bị xử tử hình; b) Bọn tham gia thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm. Điều 17. Tội che giấu phần tử phản cách mạng Kẻ nào biết rõ phần tử phản cách mạng mà chứa chấp, che giấu, tiếp tế, giúp đỡ cho chúng lẩn trốn hoặc cất giấu tang vật, thủ tiêu chứng cứ tội phạm của chúng thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm. Điều 18. Hình phạt phụ Kẻ nào phạm những tội phản cách mạng nêu ở Mục II, ngoài hình phạt đã ghi trong điều luật, còn bị xử phạt như sau: 1. Những kẻ phạm một trong các tội nêu từ Điều 3 đến Điều 16 thì bị tước từ hai năm đến năm năm những quyền lợi của công dân dưới đây: a) Quyền bầu cử và ứng cử; b) Quyền làm việc trong biên chế nhà nước và trong các tổ chức của lực lượng vũ trang nhân dân; c) Quyền đảm nhiệm cương vị phụ trách trong các tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. 2. Những kẻ phạm một trong các tội nêu từ Điều 3 đến Điều 16 thì có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 3. Những kẻ phạm một trong các tội nêu ở Mục II thì có thể bị phạt quản chế, hoặc cư trú bắt buộc, hoặc cấm cư trú ở một số địa phương từ một năm đến năm năm. Điều 19. Những trường hợp cần xử phạt nặng Kẻ nào phạm tội phản cách mạng nêu ở Mục II mà phạm tội thuộc vào một hoặc nhiều trường hợp sau đây thì bị xử phạt nặng: 1. Làm thiệt hại trực tiếp đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đến sự nghiệp quốc phòng; 2. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, nơi có chiến sự, có thiên tai hoặc có những khó khăn khác để thực hiện tội phản cách mạng; 3. Hoạt động phản cách mạng có tổ chức; 4. Lợi dụng chức quyền để hoạt động phản cách mạng; 5. Dùng thủ đoạn cực kỳ gian ác, phương pháp đặc biệt nguy hiểm để tiến hành tội phản cách mạng; 6. Hành động phạm tội đã gây hậu quả nghiêm trọng; 7. Kẻ phạm tội trước đây đã có án phản cách mạng hoặc có tội ác đối với nhân dân; 8. Kẻ phạm tội là những phần tử ngoan cố không chịu cải tạo. Điều 20. Những trường hợp giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn hình phạt Kẻ nào phạm tội phản cách mạng nêu ở Mục II mà tội phạm thuộc vào một hoặc nhiều trường hợp sau đây thì được giảm nhẹ hình phạt hoặc miễn hình phạt: 1. Có âm mưu phạm tội, nhưng đã tự nguyện không thực hiện tội phạm; 2. Tội phạm chưa bị phát giác mà thành thật tự thú, khai rõ những âm mưu và hành động của mình và của đồng bọn; 3. Cố ý không thi hành đầy đủ hoặc khuyên bảo đồng bọn không thi hành đầy đủ âm mưu của bọn cầm đầu phản cách mạng; 4. Có những hành động làm giảm bớt tác hại của tội phạm; 5. Phạm tội vì bị ép buộc, bị lừa phỉnh và việc làm chưa gây thiệt hại lớn; 6. Bị bắt, nhưng trước khi bị xét xử đã tỏ ra thành thật hối cải, lập công chuộc tội. Điều 21. Áp dụng nguyên tắc tương tự Đối với những tội phản cách mạng chưa nêu trong Pháp lệnh này, thì áp dụng những điều về tội phạm tương tự trong Pháp lệnh này mà xét xử. Điều 22. Hiệu lực của pháp lệnh 1. Những tội phản cách mạng đã phạm trước ngày công bố Pháp lệnh nhưng chưa bị xét xử, thì xét xử theo Pháp lệnh này. 2. Những điều quy định trước đây mà trái với Pháp lệnh này thì nay bị bãi bỏ. Pháp lệnh này đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 10 năm 1967. Pháp lệnh Việt Nam
15197
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20457%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 457 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm đồng chí Lương Xướng làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Ảrập Xyri, thay đồng chí Phạm Ngọc Quế thôi kiêm chức vụ này. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15198
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20458%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 458 NQ/TVQH
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới, Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình thu chi ngân sách nhà nước năm 1966 và dự án ngân sách Nhà nước năm 1967, Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội, 1. Thông qua ngân sách nhà nước năm 1967 với: - Tổng số thu là: ba nghìn hai trăm bốn mươi triệu đồng (3.240.000.000đ00), - Tổng số chi là: ba nghìn ba trăm hai mươi tám triệu đồng (3.328.000.000đ00), 2. Tán thành chủ trương của Chính phủ phân cấp quản lý kinh tế, tài chính cho các Uỷ ban hành chính tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương nhằm tạo điều kiện phát huy đầy đủ tinh thần trách nhiệm, tính chủ động và sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý kinh tế, tài chính; đồng thời tăng cường công tác quản lý kinh tế, tài chính, bảo vệ tài sản xã hội, thực hành tiết kiệm, chống tham ô, tích cực ngăn ngừa việc lãng phí sức người, sức của, coi đó là biện pháp hàng đầu để bảo đảm thực hiện ngân sách nhà nước. 3. Giao cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao có kế hoạch và biện pháp thích đáng tăng cường việc kiểm sát và nghiêm trị những kẻ cố tình xâm phạm tài sản của Nhà nước, của tập thể và của nhân dân, vi phạm các chế độ của Nhà nước về quản lý lao động, vật tư và tiền vốn. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15199
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20b%C3%A1o%20c%C3%A1o%20ch%C3%ADnh%20tr%E1%BB%8B%20c%E1%BB%A7a%20Ch%C3%ADnh%20ph%E1%BB%A7%201968
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về báo cáo chính trị của Chính phủ 1968
Sau khi nghe bản báo cáo chính trị của Chính phủ và các tham luận của đại biểu Quốc hội, Hoàn toàn nhất trí với bản báo cáo chính trị của Chính phủ. Quân và dân miền Nam, dưới sự lãnh đạo tài tình của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, chiến đấu vô cùng anh dũng và mưu trí, giáng cho đế quốc Mỹ và tay sai những đòn quyết liệt, gây cho chúng nhiều thất bại nặng nề. Từ đấu xuân năm nay, các đợt tiến công và nổi dạy của quân và dân miền Nam đã giành được những thắng lợi to lớn, toàn diện và vững chắc, chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta sang một thời kỳ mới, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Ở miền Bắc, quân và dân ta đoàn kết một lòng, tích cực thực hiện đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Chính phủ đứng đầu là Hồ Chủ tịch, một mặt, đã đánh bại về căn bản cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, kiên quyết làm trọn nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn; mặt khác, ra sức khi đua giữ vững và phát triển kinh tế, phát triển văn hoá trong hoàn cảnh có chiến tranh, củng cố quốc phòng, giữ gìn trật tự, an ninh, đáp ứng những yêu cầu trước mắt về sản xuất, chiến đấu và đời sống, đồng thời, chuẩn bị cho sự nghiệp xây dựng lâu dài. Quốc hội nước việt Nam dân chủ cộng hoà nhiệt liệt biểu dương tinh thần hy sinh, dũng cảm, trí thông minh, sáng tạo, những cống hiến to lớn và những thắng lợi vẻ vang của quân và dân ở cả hai miền Nam - Bắc. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà hoàn toàn tán thành đường lối chống Mỹ, cứu nước và đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc của Chính phủ. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà hoàn toàn tán thành chính sách đối ngoại của Chính phủ, hoàn toàn nhất trí với lập trường 4 điểm của Chính phủ nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chân thành cảm ơn sự giúp đỡ to lớn và tận tình của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, cảm ơn sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới, trong đó có nhân dân tiến bộ Mỹ. Đế quốc Mỹ đang thua to, nhưng chúng rất tàn bạo, quỷ quyệt và ngoan cố. Toàn quân và toàn dân ta cần tăng cường đoàn kết, luôn luôn nâng cao cảnh giác, ra sức thi đua yêu nước, thừa thắng xông lên, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình huống, đẩy mạnh sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội đến toàn thắng. Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 22 tháng 5 năm 1968. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15200
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20k%C3%A9o%20d%C3%A0i%20nhi%E1%BB%87m%20k%E1%BB%B3%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20kh%C3%B3a%20III
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội khóa III
Căn cứ vào Điều 45 và Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Xét tình hình hiện nay. Theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và của Hội đồng Chính phủ. 1-Kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội khoá III. 2-Giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khoá IV khi nào tình hình cho phép. Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 22 tháng 5 năm 1968 Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15201
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20c%C3%A1c%20ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20%E1%BB%A6y%20ban%20Th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20v%E1%BB%A5%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%201968
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phê chuẩn các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội 1968
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội khoá III, kỳ họp thứ 2, giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới. Sau khi nghe báo cáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Phê chuẩn các nghị quyết sau đây của Uỷ ban thường vụ Quốc hội: 1- Nghị quyết ngày 25 tháng 11 năm 1965 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 1965; 2- Nghị quyết ngày 7 tháng 11 năm 1966 về kế hoạch Nhà nước năm 1966; 3- Nghị quyết ngày 7 tháng 11 năm 1966 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 1966; 4- Nghị quyết ngày 1 tháng 4 năm 1967 về quyết toán ngân sách Nhà nước năm 1965; 5- Nghị quyết ngày 9 tháng 5 năm 1967 về kế hoạch Nhà nước năm 1967; 6- Nghị quyết ngày 10 tháng 6 năm 1967 về việc: - Sáp nhập xã Hán-Đà và xã Đại-Minh thuộc huyện Đoan-Hùng, tỉnh Phú Thọ, vào huyện Yên-Bình, tỉnh Yên-Bái; - Sáp nhập xóm Bình Giang thuộc xã Minh-Tâm, huyện Gia-Lương, tỉnh Hà Bắc, vào xã Thái-Tân, huyện Nam-Sách, tỉnh Hải-Dương; 7- Nghị quyết ngày 9 tháng 11 năm 1967 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 1967; 8- Nghị quyết ngày 26 tháng giêng năm 1968 về việc sáp nhập hai tỉnh Vĩnh-Phúc và Phú-Thọ thành tỉnh Vĩnh-Phú, và sáp nhập hai tỉnh Hải-Dương và Hưng-Yên thành tỉnh Hải Hưng; 9- Nghị quyết ngày 25 tháng 3 năm 1968 về kế hoạch Nhà nước năm 1968; 10- Nghị quyết ngày 18 tháng 4 năm 1968 về quyết toán ngân sách Nhà nước năm 1966. Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 22 tháng 5 năm 1968. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15202
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20504%20NQ/TVQH%20%281968%29
Nghị quyết số 504 NQ/TVQH (1968)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, và sau khi đã nghiên cứu ý kiến của Hội đồng nhân dân các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương và Hưng Yên, Phê chuẩn: - Việc hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Vĩnh Phú; - Việc hợp nhất hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên thành một tỉnh lấy tên là tỉnh Hải Hưng. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15203
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20519%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 519 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bổ nhiệm đồng chí Ngô Xuân Hàm làm Uỷ viên Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15204
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20520%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 520 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 34 của Pháp lệnh ngày 18 tháng 01 năm 1961 quy định thể lệ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp; Căn cứ vào tình hình ở tỉnh Quảng Bình và khu vực Vĩnh Linh; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ; Hoãn cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình và khu vực Vĩnh Linh đã được ấn định chung vào ngày 28 tháng 4 năm 1968 cho các tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc Trung ương. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15205
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20528%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 528 NQ/TVQH
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội ngày 10 tháng 4 năm 1965 giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới, Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế trong ba năm 1965-1967, về phương hướng, nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch nhà nước năm 1968, Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội, 1. Biểu dương thành tích to lớn của các cấp, các ngành và của nhân dân ta trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân trong ba năm 1965-1967, theo hướng thích hợp với thời chiến. 2. Thông qua phương hướng, nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch nhà nước năm 1968 do Chính phủ trình trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. 3. Giao cho Chính phủ, trong quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch, tiếp tục nghiên cứu và khi cần thiết thì điều chỉnh những chỉ tiêu của kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15206
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20540%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 540 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 29 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm: - Đồng chí Xuân Thủy giữ chức Bộ trưởng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; - Đồng chí Trần Quang Huy giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng Văn giáo Phủ Thủ tướng. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15207
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20542%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 542 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 95 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Căn cứ vào Điều 35 của Luật hôn nhân và gia đình ngày 29-12-1959, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Sau khi nghe báo cáo của Uỷ ban Hành chính Khu tự trị Việt Bắc, Sau khi nghe báo cáo của Đoàn điều tra của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề thi hành Luật hôn nhân và gia đình trong Khu tự trị Việt Bắc, Phê chuẩn Điều lệ quy định việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình trong Khu tự trị Việt Bắc do Hội đồng nhân dân khu thông qua ngày 03-7-1966. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15208
https://vi.wikisource.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%81u%20l%E1%BB%87%20quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20vi%E1%BB%87c%20thi%20h%C3%A0nh%20Lu%E1%BA%ADt%20H%C3%B4n%20nh%C3%A2n%20v%C3%A0%20gia%20%C4%91%C3%ACnh%20trong%20khu%20t%E1%BB%B1%20tr%E1%BB%8B%20Vi%E1%BB%87t%20B%E1%BA%AFc
Điều lệ quy định việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình trong khu tự trị Việt Bắc
Căn cứ vào Điều 95 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 35 của Luật hôn nhân và gia đình ngày 29-12-1959; Hội đồng nhân dân khu tự trị Việt Bắc nhận thấy rằng: Luật hôn nhân và gia đình của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản: - Hôn nhân tự do và tiến bộ, - Một vợ một chồng, - Nam nữ bình đẳng, - Quyền lợi của phụ nữ và con cái được bảo vệ. Luật hôn nhân và gia đình nhằm xây dựng những gia đình xã hội chủ nghĩa, hạnh phúc, dân chủ và hòa thuận, trong đó mọi người đoàn kết, thương yêu nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ, là hoàn toàn phù hợp với lợi ích trước mắt và lâu dài của các dân tộc trong khu tự trị Việt Bắc. Thi hành nghiêm chỉnh Luật hôn nhân và gia đình, nhân dân các dân tộc trong khu chẳng những có thể xóa bỏ những tàn dư của chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến, một trong những nguyên nhân đã kìm hãm sự phát triển của các dân tộc miền núi từ bao đời nay, mà còn thực hiện chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, tạo điều kiện đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ, cứu nước. Vì những lẽ trên đây, nhân dân các dân tộc trong khu tự trị Việt Bắc cần phải ra sức thi hành Luật hôn nhân và gia đình. Để cho việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình được sát với tình hình của địa phương và đạt được kết quả tốt, Hội đồng nhân dân khu tự trị Việt Bắc quy định một số điểm cụ thể như sau: Điều 1 Đối với tất cả các dân tộc trong khu tự trị Việt Bắc, việc kết hôn phải do người con trai và người con gái hoàn toàn tự nguyện và quyết định, không bên nào được ép buộc bên nào, không một ai được cưỡng ép hoặc cản trở. Cha mẹ cần quan tâm giúp đỡ con cái trong việc xây dựng gia đình, nhưng không được nhân việc đó mà ép buộc hoặc cản trở việc lấy vợ, lấy chồng của con cái. Điều 2 Việc kết hôn giữa hai người thuộc hai dân tộc hoặc thuộc hai tôn giáo khác nhau hoàn toàn do người con trai và người con gái quyết định, không ai được viện lý do khác dân tộc hoặc khác tôn giáo để ngăn cản. Điều 3 Không ai được vin vào việc xem "lục mệnh" hoặc một hình thức mê tín, dị đoan nào khác mà cản trở việc tự do kết hôn. Điều 4 Việc bắt cóc phụ nữ để cưỡng ép làm vợ, còn sót lại ở một vài nơi, vi phạm nguyên tắc tự do kết hôn, xâm phạm tự do thân thể và nhân cách của phụ nữ. Nay nghiêm cấm tệ bắt cóc phụ nữ để cưỡng ép làm vợ. Điều 5 Việc bán vợ, bán con, bán con dâu góa, còn sót lại ở một vài nơi, là tàn dư của chế độ nô lệ xem con người như một thứ hàng hóa. Nay nghiêm cấm tệ bán vợ, bán con, bán con dâu góa. Điều 6 Nguyên tắc một vợ một chồng là nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa. Nó phù hợp với nguyện vọng, lợi ích và yêu cầu tiến bộ của các dân tộc trong khu tự trị Việt Bắc. Nhân dân các dân tộc trong khu cần thấm nhuần tính chất cách mạng sâu sắc của nguyên tắc một vợ một chồng mà ra sức phấn đấu thực hiện triệt để nguyên tắc đó. Điều 7 Luật hôn nhân và gia đình quy định con gái từ 18 tuổi trở lên, con trai từ 20 tuổi trở lên mới được kết hôn, nhằm bảo đảm nguyên tắc tự do kết hôn, giữ gìn sức khỏe và tương lai của giống nòi, đồng thời bảo đảm cho người con trai và người con gái có đủ khả năng gánh vác trách nhiệm gia đình và xã hội. Nhân dân các dân tộc trong khu cần thấm nhuần tính chất cách mạng sâu sắc của điều quy định đó mà ra sức phấn đấu thực hiện nghiêm chỉnh và triệt để việc kết hôn đúng tuổi luật định. Điều 8 Việc thách cưới có tính chất mua bán, vừa làm tổn thương đến nhân cách của phụ nữ, vừa trái với nguyên tắc tự do kết hôn. Nay nghiêm cấm tệ thách cưới, như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu dẫn cưới, sêu tết v.v.. Lễ cưới hỏi, việc tổ chức ăn uống nhân ngày cưới, việc mua sắm những vật kỷ niệm và đồ dùng để làm lễ cưới đều phải giản dị và tiết kiệm. Điều 9 Việc kết hôn phải được Uỷ ban hành chính thị trấn, xã hoặc khu phố trú quán của người con trai hoặc của người con gái công nhận và ghi vào sổ đăng ký kết hôn. Các Uỷ ban hành chính thị trấn, xã hoặc khu phố có trách nhiệm bảo đảm thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn trong địa phương mình. Điều 10 Sau khi kết hôn, vợ chồng có quyền sống chung với nhau, không ai được ngăn cản. Nơi ở do vợ chồng lựa chọn. Vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về ở gia đình nhà chồng hoặc gia đình nhà vợ. Điều 11 Tục ở rể cưỡng bách trái với nguyên tắc tự do kết hôn, làm trở ngại lớn cho hoạt động chính trị và xã hội của người đi ở rể. Nay nghiêm cấm tục ở rể cưỡng bách. Điều 12 Đàn bà góa có quyền tái giá. Khi tái giá, quyền lợi của người đàn bà góa về con cái và tài sản được bảo đảm. Đàn bà góa khi tái giá không phải trả lại tiền cưới cho nhà chồng cũ. Nay nghiêm cấm việc bắt buộc đàn bà góa phải lấy em chồng hoặc một người khác trong gia đình nhà chồng. Điều 13 Vợ chồng bình đẳng về mọi mặt. Vợ chồng đều có quyền tự do chọn nghề nghiệp, tự do hoạt động chính trị, văn hóa và xã hội, đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản của gia đình và có quyền thừa kế tài sản của nhau. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, quý trọng, săn sóc nhau, giúp đỡ nhau tiến bộ, nuôi dạy con cái, lao động sản xuất, xây dựng gia đình hòa thuận và hạnh phúc. Chồng không được bạc đãi, hành hạ vợ. Điều 14 Cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, nuôi nấng và giáo dục con cái. Nay nghiêm cấm việc đánh chửi, bạc đãi con cái, bất cứ là con đẻ, con dâu, con nuôi hay là con riêng. Con trai, con gái, con đẻ, con nuôi đều có nghĩa vụ và quyền lợi như nhau. Con cái phải kính yêu, săn sóc và nuôi dưỡng cha mẹ. Điều 15 Khi ly hôn, việc chia tài sản phải công bằng, hợp lý, dựa vào sự đóng góp về công sức của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia đình và phải chú trọng bảo vệ quyền lợi của người vợ, của con cái và lợi ích sản xuất. Từ nay khi ly hôn, cấm đòi trả của. Điều 16 Những điều quy định trong Luật hôn nhân và gia đình ngày 29-12-1959 và những điều quy định trong bản Điều lệ này đều được áp dụng trong khu tự trị Việt Bắc. Điều 17 Ai vi phạm Điều lệ này thì sẽ bị xử lý theo pháp luật. Điều 18 Uỷ ban hành chính khu tự trị Việt Bắc ra chỉ thị cụ thể hướng dẫn thi hành Điều lệ này. Điều lệ này đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn ngày 18 tháng 4 năm 1968. Điều lệ
15209
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20543%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 543 NQ/TVQH
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới, Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Chính phủ về tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1966, Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội, Phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1966 với: - Tổng số thu là: ba nghìn ba trăm năm mươi chín triệu chín trăm chín mươi chín nghìn sáu trăm mười sáu đồng (3.359.999.616đ00); - Tổng số chi là: ba nghìn bốn trăm bốn mươi hai triệu hai trăm bốn mươi bảy nghìn bảy trăm bảy mươi sáu đồng (3.442.247.776đ00). Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15210
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20592%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 592 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53, khoản 14 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nói về quyền quyết định đặc xá của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Nhân dịp lễ Quốc khánh lần thứ 23 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Căn cứ vào kết quả của chính sách giáo dục và cải tạo của Nhà nước đối với phạm nhân, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, 1. Tha cho những phạm nhân đã được cải tạo tốt theo các tiêu chuẩn sau đây: - Thành thật ăn năn hối lỗi, quyết tâm tự cải tạo để trở thành người lương thiện; - Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, nội quy của trại giam; - Tích cực lao động, tích cực học tập, có tác dụng thúc đẩy các phạm nhân khác tự cải tạo và tiến bộ. 2. Giảm hạn tù cho những phạm nhân thật thà cố gắng tự cải tạo theo các tiêu chuẩn nói ở điểm 1 trên đây. 3. Những phạm nhân đã đạt các tiêu chuẩn nói trên mà đã lập được công trong thời gian ở trại, hoặc có người trong gia đình đã lập được thành tích xuất sắc trong sản xuất và chiến đấu hoặc gia đình bị thiệt hại nặng do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ gây ra thì sẽ được chú ý khi xét tha hoặc xét giảm hạn tù. 4. Hội đồng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15211
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20616%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 616 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm: - Đồng chí Lương Xướng làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại nước Cộng hoà Nhân dân Bungari, thay đồng chí Phạm Ngọc Quế; - Đồng chí Phạm Ngọc Quế làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại nước Cộng hoà Ảrập Xyri, thay đồng chí Lương Xướng. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15212
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20626%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 626 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Sau khi nghe Hội đồng Chính phủ báo cáo và đề nghị về việc tiếp tục thi hành chủ trương ổn định nghĩa vụ thuế nông nghiệp, Sau khi nghe Uỷ ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội phát biểu ý kiến, 1- Tiếp tục thi hành chủ trương ổn định nghĩa vụ thuế nông nghiệp theo Nghị quyết số 201 NQ/TVQH ngày 18 tháng 1 năm 1966 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho đến khi có nghị quyết mới. 2- Giao cho Chính phủ tổ chức nghiên cứu để khi có điều kiện thay đổi chủ trương thì sẽ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét định. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15213
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20627%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 627 NQ/TVQH
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới, Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1967, Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội, Phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1967 với: - Tổng số thu là: ba nghìn ba trăm tám mươi hai triệu hai trăm hai mươi ba nghìn hai mươi bảy đồng ba hào hai xu (3.382.223.027đ32); - Tổng số chi là: ba nghìn bốn trăm năm mươi mốt triệu bốn trăm bẩy mươi ba nghìn hai trăm tám mươi tám đồng sáu hào ba xu (3.451.473.288đ63). Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15214
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20628%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 628 NQ/TVQH
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới, Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về dự án ngân sách nhà nước năm 1968, Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội, 1. Thông qua ngân sách nhà nước năm 1968 với: - Tổng số thu là: ba nghìn năm trăm hai mươi bốn triệu đồng (3.524.000.000₫00); - Tổng số chi là: ba nghìn năm trăm chín mươi bảy triệu đồng (3.597.000.000₫00). 2. Giao cho Chính phủ, trong quá trình thực hiện ngân sách nhà nước năm 1968, nghiên cứu và tuỳ điều kiện cụ thể mà áp dụng những kiến nghị của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15217
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20686%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 686 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thọ Chân, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô-viết, kiêm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Vương quốc Thụy Điển. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15218
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20699%20NQ/TVQH%20%281969%29
Nghị quyết số 699 NQ/TVQH (1969)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Đồng chí Nguyễn Văn Hưởng được miễn giữ chức Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15219
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20700%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 700 NQ/TVQH
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới, Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về phương hướng, nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch nhà nước năm 1969, Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội, 1. Nhất trí tán thành sự đánh giá của Chính phủ về việc thực hiện thắng lợi kế hoạch nhà nước năm 1968. 2. Thông qua phương hướng, nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân trong năm 1969 do Chính phủ trình trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15220
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20701%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 701 NQ/TVQH
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới, Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về dự án ngân sách nhà nước năm 1969, Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội, Phê chuẩn ngân sách nhà nước năm 1969 với: - Tổng số thu là ba nghìn chín trăm bốn mươi bảy triệu đồng (3.947.000.000đ00); - Tổng số chi là ba nghìn chín trăm bốn mươi bảy triệu đồng (3.947.000.000đ00). Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15221
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20725%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 725 NQ/TVQH
Căn cứ vào các Điều 13 và 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Sau khi nghe Hội đồng Chính phủ báo cáo về sự cần thiết ban hành bản Điều lệ Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp nhằm củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, 1. Thông qua bản Điều lệ Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp. 2. Hội đồng Chính phủ căn cứ vào Điều lệ nói trên mà quy định chi tiết trong việc thi hành. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15222
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20763%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 763 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm: - Đồng chí Lê Trang làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại nước Cộng hoà Nhân dân Ba Lan, thay đồng chí Đỗ Phát Quang về nước nhận công tác khác; - Đồng chí Nguyễn Hữu Ngô làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc, thay đồng chí Phan Văn Sử về nước nhận công tác khác; - Đồng chí Nguyễn Đăng Hành làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Rumani, thay đồng chí Hoàng Tú về nước nhận công tác khác; - Đồng chí Nguyễn Xuân làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Vương quốc Campuchia, thay đồng chí Nguyễn Thương về nước nhận công tác khác; - Đồng chí Trần Văn Sớ làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Ảrập thống nhất, thay đồng chí Nguyễn Xuân; - Đồng chí Nguyễn Đức Thiệng làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Angiêri Dân chủ và Nhân dân, thay đồng chí Nguyễn Văn Phát về nước nhận công tác khác; - Đồng chí Vũ Hắc Bồng làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Ghinê, thay đồng chí Nguyễn Đức Thiệng; - Đồng chí Lê Thanh Tâm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa thống nhất Tandania; - Đồng chí Nguyễn Thành Vân làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Cônggô (Bradavin) thay đồng chí Nguyễn Đức Thiệng lâu nay kiêm nhiệm. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15223
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20778%20NQ/TVQH%20%281969%29
Nghị quyết số 778 NQ/TVQH (1969)
Căn cứ vào Điều 53, khoản 14 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nói về quyền quyết định đặc xá của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Nhân dịp lễ Quốc khánh lần thứ 24 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Căn cứ vào kết quả của chính sách giáo dục và cải tạo của Nhà nước đối với phạm nhân, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, 1. Tha cho những phạm nhân đã cải tạo tốt theo đủ các tiêu chuẩn sau đây: - Thành thật ăn năn hối lỗi, quyết tâm cải tạo để trở thành người lương thiện; - Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, nội quy của trại giam; - Tích cực lao động, tích cực học tập, có tác dụng thúc đẩy các phạm nhân khác cải tạo và tiến bộ. 2. Giảm hạn tù cho những phạm nhân thật thà cố gắng sửa chữa theo đủ các tiêu chuẩn nói ở điểm 1 trên đây. 3. Những phạm nhân được xét tha là những phạm nhân đã ở tù ít nhất được 1/2 mức án, nếu bị án tù chung thân thì đã ở tù ít nhất được 12 năm. Những phạm nhân được xét giảm hạn tù là những phạm nhân đã ở tù ít nhất được 1/5 mức án, nếu bị án tù chung thân thì đã ở tù ít nhất được 5 năm. 4. Những phạm nhân đã đạt các tiêu chuẩn cải tạo nói trên mà có lập công trong thời gian ở trại thì sẽ được đặc biệt chú ý khi xét tha hoặc xét giảm. 5. Hội đồng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15224
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20780%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 780 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và căn cứ vào Điều 3, Điều 4 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ, Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, 1. Phê chuẩn việc sửa đổi và thành lập một số tổ chức mới trong bộ máy nhà nước; - Chia Bộ Công nghiệp nặng thành hai Bộ và một Tổng cục thuộc Hội đồng Chính phủ: + Bộ Điện và Than, + Bộ Cơ khí và Luyện kim, + Tổng cục Hóa chất; - Thành lập Bộ Lương thực và Thực phẩm trên cơ sở hợp nhất Tổng cục Lương thực và ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm tách từ Bộ Công nghiệp nhẹ ra; - Thành lập Bộ Vật tư trên cơ sở bộ máy của Tổng cục Vật tư hiện nay; - Thành lập Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ. 2. Bổ nhiệm và miễn nhiệm một số thành viên trong Hội đồng Chính phủ: - Đồng chí Đỗ Mười giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế Phủ Thủ tướng; - Đồng chí Trần Danh Tuyên thôi giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng Công nghiệp Phủ Thủ tướng, để giữ chức Bộ trưởng Bộ Vật tư; - Đồng chí Nguyễn Thanh Bình thôi giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng Tài chính - Thương nghiệp Phủ Thủ tướng, để giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ; - Đồng chí Nguyễn Hữu Mai thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng để giữ chức Bộ trưởng Bộ Điện và Than; - Đồng chí Đinh Đức Thiện thôi giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần thuộc Bộ Quốc phòng, để giữ chức Bộ trưởng Bộ Cơ khí và Luyện kim; - Đồng chí Ngô Minh Loan thôi giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Trung Quốc, để giữ chức Bộ trưởng Bộ Lương thực và Thực phẩm; - Đồng chí Nguyễn Lam thôi giữ chức Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ, để giữ chức Bộ trưởng kiêm Phó Chủ nhiệm thứ nhất Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước; - Đồng chí Đặng Thí giữ chức Bộ trưởng kiêm Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước; - Đồng chí Nguyễn Văn Kha giữ chức Bộ trưởng kiêm Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước; - Đồng chí Hoàng Anh thôi giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng Nông nghiệp Phủ Thủ tướng. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15225
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20816%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 816 NQ/TVQH
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới, Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1968, Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội, Phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1968 với: - Tổng số thu là: ba nghìn tám trăm tám mươi hai triệu một trăm nghìn đồng (3.882.100.000đ00); - Tổng số chi là: ba nghìn tám trăm chín mươi chín triệu tám trăm nghìn đồng (3.899.800.000đ00). Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15226
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20817%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 817 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm: - Đồng chí Ngô Thuyền làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thay đồng chí Ngô Minh Loan về nước nhận công tác khác; - Đồng chí Trần Văn Sớ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Ảrập thống nhất, kiêm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại các nước: - Cộng hòa Dân chủ Xuđăng, - Cộng hòa Ảrập Yêmen, - Cộng hòa nhân dân Nam Yêmen. - Đồng chí Phạm Ngọc Quế, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Ảrập Xyry, kiêm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Irắc; - Đồng chí Vũ Hắc Bồng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Ghinê, kiêm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại các nước: - Cộng hòa Hồi giáo Môritani, - Cộng hòa Mali. thay đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ về nước nhận công tác khác. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15227
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20818%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 818 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 23 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bổ nhiệm các đồng chí có tên sau đây làm Kiểm sát viên dự khuyết Viện kiểm sát nhân dân tối cao: - Nguyễn Đình Chi, - Phạm Hữu Dư, - Đoàn Cảnh Duyệt tức Nguyễn Lịch, - Nguyễn Đức Nhuận tức Vũ Hải, - Nguyễn Văn Sắc, - Nguyễn Gia Thụy. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15228
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20b%C3%A1o%20c%C3%A1o%20ch%C3%ADnh%20tr%E1%BB%8B%20c%E1%BB%A7a%20Ch%C3%ADnh%20ph%E1%BB%A7%201970
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về báo cáo chính trị của Chính phủ 1970
Sau khi thảo luận báo cáo chính trị của Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nhất trí tán thành các chủ trương, chính sách của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà về chống Mỹ, cứu nước, về xây dựng chủ nghĩa xã hội và về công tác đối ngoại, như đã trình bày trong báo cáo chính trị của Thủ tướng Chính phủ. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15229
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20c%C3%A1c%20ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20%E1%BB%A6y%20ban%20Th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20v%E1%BB%A5%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%201970
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phê chuẩn các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội 1970
Căn cứ vào nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội khoá III, kỳ họp thứ 2, giao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới Sau khi nghe báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Phê chuẩn các nghị quyết sau đây của Ủy ban thường vụ Quốc hội: 1- Nghị quyết ngày 14 tháng 11 năm 1968 về tổng quyết toán ngân sách Nhà nước năm 1967. 2- Nghị quyết ngày 14 tháng 11 năm 1968 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 1968. 3- Nghị quyết ngày 14 tháng 11 năm 1968 cho tiếp tục thi hành chủ trương ổn định nghĩa vụ thuế nông nghiệp, theo Nghị quyết số 201 NQ/TVQH ngày 18 tháng 1 năm 1966 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cho đến khi có nghị quyết mới. 4- Nghị quyết ngày 26 tháng 3 năm 1969 về kế hoạch Nhà nước năm 1969. 5- Nghị quyết ngày 26 tháng 3 năm 1969 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 1969. 6- Nghị quyết ngày 13 tháng 11 năm 1969 về tổng quyết toán ngân sách Nhà nước năm 1968. 7- Nghị quyết ngày 31 tháng 3 năm 1970 về kế hoạch Nhà nước năm 1970. 8- Nghị quyết ngày 31 tháng 3 năm 1970 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 1970. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15230
https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20%C4%90%E1%BA%B7t%20c%C3%A1c%20danh%20hi%E1%BB%87u%20vinh%20d%E1%BB%B1%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%3A%20Anh%20h%C3%B9ng%20lao%20%C4%91%E1%BB%99ng%20v%C3%A0%20Anh%20h%C3%B9ng%20l%E1%BB%B1c%20l%C6%B0%E1%BB%A3ng%20v%C5%A9%20trang%20nh%C3%A2n%20d%C3%A2n%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a
Pháp lệnh Đặt các danh hiệu vinh dự Nhà nước: Anh hùng lao động và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà; Để biểu dương công lao to lớn của nhân dân và của các lực lượng vũ trang nhân dân ta trong sản xuất, chiến đấu và công tác; Để phát huy mạnh mẽ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đánh thắng giặc Mỹ xâm lược; Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định: Điều 1 Nay đặt các danh hiệu vinh dự Nhà nước: - Anh hùng lao động, - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Điều 2 Danh hiệu Anh hùng lao động tặng cho những đơn vị hoặc cá nhân trong các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật và hành chính hoặc cho những công dân khác có đủ điều kiện sau đây: Trung thành với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội, có đạo đức cách mạng, có tinh thần đoàn kết, lao động dũng cảm và sáng tạo, lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất và công tác, góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều 3 Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tặng cho những đơn vị hoặc cá nhân trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân hoặc cho những công dân khác có đủ điều kiện sau đây: Trung thành với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội, có đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức và kỷ luật, có tinh thần đoàn kết, chiến đấu dũng cảm và mưu trí, lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu hoặc trong công tác phục vụ chiến đấu, góp phần thúc đẩy sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân. Điều 4 Danh hiệu Anh hùng lao động có thể truy tặng cho những người đã hy sinh có đủ điều kiện nêu trong Điều 2. Danh hiệu Anh hùng vũ trang nhân dân có thể truy tặng cho những người đã hy sinh có đủ điều kiện nêu trong Điều 3. Điều 5 Việc tặng danh hiệu Anh hùng lao động và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân do Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét và quyết định, căn cứ vào đề nghị của Hội đồng Chính phủ. Điều 6 Đơn vị hoặc cá nhân nào được tặng danh hiệu Anh hùng lao động thì được cấp huy chương Anh hùng lao động. Đơn vị hoặc cá nhân nào được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thì được cấp huy chương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Điều 7 Đơn vị anh hùng và người anh hùng phải thường xuyên chăm lo rèn luyện đạo đức cách mạng, phát triển tài năng, cần cù và khiêm tốn, ra sức học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt và tiến bộ không ngừng. Các cấp chính quyền và đoàn thể có trách nhiệm bồi dưỡng và giúp đỡ các đơn vị anh hùng và người anh hùng, tạo điều kiện cho họ phát huy đầy đủ tác dụng gương mẫu trong phong trào thi đua yêu nước. Điều 8 Đơn vị anh hùng hoặc người anh hùng tiếp tục lập được thành tích đặc biệt xuất sắc mới thì có thể lại được tặng danh hiệu anh hùng và được cấp huy chương anh hùng mới. Điều 9 Đơn vị hoặc cá nhân đã được tặng danh hiệu anh hùng, nếu phạm khuyết điểm, sai lầm nghiêm trọng, không xứng đáng với danh hiệu đó nữa, thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội sẽ xét và quyết định tước danh hiệu anh hùng. Pháp lệnh này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua tại Hà Nội ngày 15 tháng 1 năm 1970. Pháp lệnh Việt Nam
15231
https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20s%E1%BB%ADa%20%C4%91%E1%BB%95i%20v%C3%A0%20b%E1%BB%95%20sung%20Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20c%E1%BB%A5%20th%E1%BB%83%20v%E1%BB%81%20t%E1%BB%95%20ch%E1%BB%A9c%20c%E1%BB%A7a%20Vi%E1%BB%87n%20ki%E1%BB%83m%20s%C3%A1t%20nh%C3%A2n%20d%C3%A2n%20t%E1%BB%91i%20cao%20ng%C3%A0y%2016%20th%C3%A1ng%204%20n%C4%83m%201962%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a
Pháp lệnh sửa đổi và bổ sung Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ngày 16 tháng 4 năm 1962 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Căn cứ vào điều 7 và điều 25 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 15 tháng 7 năm 1960; Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Điều 1 Nay thay điều 5 của Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ngày 16 tháng 4 năm 1962, bằng điều 5 (mới) sau đây: Điều 5 (mới).- Bộ máy làm việc và biên chế của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao định và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Điều 2 Nay bổ sung điều 7 của pháp lệnh nói trên bằng điều 7 (mới) sau đây: Điều 7 (mới).- Để tăng cường hiệu lực của công tác kiểm sát, nay thành lập ngạch kiểm sát viên gồm có: kiểm sát viên cao cấp, kiểm sát viên trung cấp và kiểm sát viên sơ cấp. Pháp lệnh này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua tại Hà Nội ngày 15 tháng 1 năm 1970. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung
15233
https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20s%E1%BB%ADa%20%C4%91%E1%BB%95i%20%C4%90i%E1%BB%81u%2015%20c%E1%BB%A7a%20Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20c%E1%BB%A5%20th%E1%BB%83%20v%E1%BB%81%20t%E1%BB%95%20ch%E1%BB%A9c%20c%E1%BB%A7a%20T%C3%B2a%20%C3%A1n%20nh%C3%A2n%20d%C3%A2n%20t%E1%BB%91i%20cao%20v%C3%A0%20t%E1%BB%95%20ch%E1%BB%A9c%20c%E1%BB%A7a%20c%C3%A1c%20T%C3%B2a%20%C3%A1n%20nh%C3%A2n%20d%C3%A2n%20%C4%91%E1%BB%8Ba%20ph%C6%B0%C6%A1ng%20ng%C3%A0y%2023-3-1961%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a
Pháp lệnh sửa đổi Điều 15 của Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao và tổ chức của các Tòa án nhân dân địa phương ngày 23-3-1961 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Căn cứ vào điều 5 của Luật tổ chức Toà án nhân dân ngày 14 tháng 7 năm 1960; Xét thấy cần phải điều chỉnh số thẩm phán và uỷ viên Uỷ ban thẩm phán của một số Toà án nhân dân địa phương để bảo đảm cho các Toà án đó đáp ứng được yêu cầu công tác; Theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Nay thay Điều 15 của pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Toà án nhân dân tối cao và tổ chức của các Toà án nhân dân địa phương ngày 23 tháng 3 năm 1961, bằng Điều 15 (mới) sau đây: Điều 15 (mới).- Chánh án, Phó chánh án và các thẩm phán của các TOà án nhân dân địa phương các cấp do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra và bãi miễn. Các uỷ viên Uỷ ban thẩm phán của các Toà án nhân dân thành phố và tỉnh trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra và bãi miễn. Chánh án, Phó chánh án, các thẩm phán và uỷ viên Uỷ ban thẩm phán có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc không phải là đại biểu Hội đồng nhân dân. Số thẩm phán của các Toà án nhân dân thành phố và tỉnh trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương, kể cả Chánh án và Phó chánh án, có từ bốn đến mười một người. Số uỷ viên Uỷ ban thẩm phán của các Toà án nhân dân đó có từ ba đến bảy người. Số thẩm phán của các Toà án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương, kể cả Chánh án và Phó chánh án, không quá năm người. Chánh án Toà án nhân dân tối cao căn cứ vào yêu cầu công tác của mỗi Toà án nhân dân địa phương mà hướng dẫn cụ thể về số thẩm phán và uỷ viên Uỷ ban thẩm phán cần bầu trong phạm vi quy định nói trên. Pháp lệnh này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua tại Hà nội ngày 15 tháng 1 năm 1970. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung
15234
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20854%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 854 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, 1. Bổ nhiệm các đồng chí có tên sau đây làm Thẩm phán chính thức Tòa án nhân dân tối cao: - Hoàng Nam Hải, - Phan Đình Khang. 2. Bổ nhiệm đồng chí Vũ Thị Thúy Châu làm Thẩm phán dự khuyết Tòa án nhân dân tối cao. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15235
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20873%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 873 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 95 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Căn cứ vào Điều 35 của Luật hôn nhân và gia đình ngày 29 tháng 12 năm 1959, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Sau khi nghe Uỷ ban Dự án pháp luật, Uỷ ban Dân tộc và Uỷ ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội báo cáo, Phê chuẩn Điều lệ quy định việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình trong Khu tự trị Tây Bắc do Hội đồng nhân dân Khu thông qua ngày 29 tháng 10 năm 1969. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15236
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20874%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 874 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm: - Đồng chí Nguyễn Song Tùng làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Dân chủ Đức, thay đồng chí Nguyễn Việt Dũng về nước nhận công tác khác; - Đồng chí Bùi Đình Đổng làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, thay đồng chí Lê Thiết Hùng về nước nhận công tác khác. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15237
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20885%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 885 NQ/TVQH
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới, Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế miền Bắc hiện nay, phương hướng nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch nhà nước năm 1970, Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội, 1. Nhất trí tán thành sự đánh giá của Chính phủ về việc thực hiện kế hoạch nhà nước năm 1969 và tình hình kinh tế miền Bắc hiện nay. 2. Thông qua phương hướng, nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân trong năm 1970 do Chính phủ trình trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15238
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20886%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 886 NQ/TVQH
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới, Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về dự án ngân sách nhà nước năm 1970, Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội, Phê chuẩn ngân sách nhà nước năm 1970 với: - Tổng số thu là bốn nghìn năm triệu đồng (4.005.000.000,00đ); - Tổng số chi là bốn nghìn năm triệu đồng (4.005.000.000,00đ). Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15239
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20900%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 900 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Căn cứ vào Điều 25 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 15 tháng 7 năm 1960, Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Phê chuẩn Quyết định ngày 21-4-1970 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15240
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20961%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 961 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Bổ nhiệm: - Đồng chí Lê Đông làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, thay đồng chí Bùi Đình Đổng nhận công tác khác; - Đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Cuba, thay đồng chí Ngô Mậu về nước nhận công tác khác; - Đồng chí Hoàng Cương làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Nhân dân Hunggari, thay đồng chí Hoàng Lương về nước nhận công tác khác; - Đồng chí Đỗ Quốc Cường làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ, thay đồng chí Nguyễn Huy Thu về nước nhận công tác khác; - Đồng chí Nguyễn Đức Thiệng làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Angiêri Dân chủ và Nhân dân, kiêm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Xênêgan; - Đồng chí Lê Thanh Tâm, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Thống nhất Tandania, kiêm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Dân chủ Xômali. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15241
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20978%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 978 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Phê chuẩn Hiệp định thương mại và Hiệp định thanh toán đã được ký kết ngày 31-12-1969 giữa Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ nước Cộng hòa Ảrập Xyri. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15242
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20981%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 981 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53, khoản 14 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về quyền quyết định đặc xá của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Nhân dịp lễ Quốc khánh lần thứ 25 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Căn cứ vào kết quả của chính sách giáo dục và cải tạo của Nhà nước đối với phạm nhân, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, 1. Tha cho những phạm nhân đã cải tạo tốt theo đủ các tiêu chuẩn sau đây: - Thành thật ăn năn hối lỗi, quyết tâm cải tạo để trở thành người lương thiện; - Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, nội quy của trại giam; - Tích cực lao động, tích cực học tập, có tác dụng thúc đẩy các phạm nhân khác cải tạo và tiến bộ. 2. Giảm hạn tù cho những phạm nhân thật thà cố gắng sửa chữa theo đủ các tiêu chuẩn nói ở Điều 1 trên đây. 3. Những phạm nhân được xét tha là những phạm nhân đã ở tù ít nhất được 1/2 mức án, nếu bị án tù chung thân thì đã ở tù ít nhất được 12 năm. Những phạm nhân được xét giảm hạn tù là những phạm nhân đã ở tù ít nhất được 1/5 mức án, nếu bị án tù chung thân thì đã ở tù ít nhất được 5 năm. 4. Những phạm nhân đã đạt các tiêu chuẩn cải tạo nói trên mà có lập công trong thời gian ở trại thì sẽ được đặc biệt chú ý khi xét tha hoặc xét giảm. 5. Hội đồng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15243
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201001%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 1001 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm: - Đồng chí Hoàng Đức Phong làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Ảrập Xyri, kiêm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Irắc, thay đồng chí Phạm Ngọc Quế về nước nhận công tác khác; - Đồng chí Hoàng Thành Trai làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Xâylan; - Đồng chí Nguyễn Đăng Hành, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Rumani, kiêm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Liên bang xã hội chủ nghĩa Nam Tư. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15244
https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20Tr%E1%BB%ABng%20tr%E1%BB%8B%20c%C3%A1c%20t%E1%BB%99i%20x%C3%A2m%20ph%E1%BA%A1m%20t%C3%A0i%20s%E1%BA%A3n%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a
Pháp lệnh Trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Căn cứ vào các điều 12, 13 và 40 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà; Để bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, góp phần tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng, bảo vệ nền văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống của nhân dân, bảo đảm giành thắng lợi hoàn toàn cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; Để phát huy tinh thần làm chủ tập thể của cán bộ, công nhân, viên chức, bộ đội và toàn thể nhân dân, đề cao đạo đức xã hội chủ nghĩa và ý thức tôn trọng và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, động viên mọi người ra sức đấu tranh chống những hành động xâm phạm tài sản đó; Pháp lệnh này quy đinh việc trừng trị những tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa. Điều 1 Tài sản xã hội chủ nghĩa bao gồm tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước (tức là sở hữu của toàn dân) và tài sản thuộc quyền sở hữu của hợp tác xã và các tổ chức hợp pháp khác của nhân dân (tức là sở hữu của tập thể). Điều 2 Tài sản xã hội chủ nghĩa là thiêng liêng, tuyệt đối không ai được xâm phạm. Mọi người đều có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản đó. Mọi hành động xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh. Nghiêm cấm mọi hành động bao che kẻ phạm tội. Điều 3 Nguyên tắc trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa là nghiêm trị bọn lưu manh chuyên nghiệp, bọn tái phạm, bọn phạm tội có tổ chức, bọn cầm đầu, bọn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, bọn gây thiệt hại nặng; xử nhẹ hoặc miễn hình phạt cho những kẻ tự thú, thật thà hối cải, tố giác đồng bọn hoặc tự nguyện bồi thường thiệt hại đã gây ra. Điều 4. Tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa 1. Kẻ nào dùng bạo lực để chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây: a) Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm; b) Có tổ chức; c) Dùng vũ khí hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác, d) Gây thương tích nặng hoặc làm chết người; đ) Cướp một số lớn tài sản hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác; thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình. Điều 5. Tội cướp giật tài sản xã hội chủ nghĩa 1. Kẻ nào cướp giật tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây: a) Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm; b) Có tổ chức; c) Hành hung để tẩu thoát; Thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm. Điều 6. Tội cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản xã hội chủ nghĩa 1. Kẻ nào cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù từ 2 năm đến 10 năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây: a) Đốt cháy hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác; b) Hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản với số lượng lớn hoặc tài sản có giá trị đặc biệt; c) Gây thiệt hại cho an ninh hay là quốc phòng; d) Gây nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ của nhân dân hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác. đ) Để che giấu tội phạm khác; Thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm. 3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình. Điều 7. Tội trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa 1. Kẻ nào trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây: a) Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm; b) Có tổ chức; c) Có móc ngoặc; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Trộm tài sản với số lượng lớn hoặc tài sản có giá trị đặc biệt; e) Dùng tài sản trộm cắp vào việc kinh doanh, bóc lột, đầu cơ hoặc vào những việc phạm tội khác; Thì bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm. 3. Phạm tội trong trường hợp số tài sản bị xâm phạm rất lớn hoặc có nhiều tình tiết nghiêm trọng, hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình. Điều 8. Tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa 1. Kẻ nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây: a) Tái phạm nguy hiểm; b) Có tổ chức; c) Có móc ngoặc; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Tham ô tài sản với số lượng lớn hoặc tài sản có giá trị đặc biệt; e) Dùng tài sản tham ô vào việc kinh doanh, bóc lột, đầu cơ, đút lót hoặc vào những việc phạm tội khác; Thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm. 3. Phạm tội trong trường hợp số tài sản bị xâm phạm rất lớn hoặc có nhiều tình tiết nghiêm trọng, hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình. Điều 9. Tội cưỡng đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa 1. Kẻ nào đe doạ dùng bạo lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người có trách nhiệm về tài sản xã hội chủ nghĩa nhằm chiếm đoạt tài sản đó thì bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây: a) Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Chiếm đoạt tài sản với số lượng lớn hoặc tài sản có giá trị đặc biệt; Thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm. Điều 10. Tội lừa đảo để chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa 1. Kẻ nào dùng giấy tờ giả mạo, gian lận trong việc cân, đong, đo, đếm, tính hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây: a) Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm; b) Có tổ chức; c) Có móc ngoặc; d) Giả danh hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, xí nghiệp Nhà nước, đơn vị bộ đội, đoàn thể nhân dân, hợp tác xã hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm khác; đ) Chiếm đoạt tài sản với số lượng lớn hoặc tài sản có giá trị đặc biệt; e) Dùng tài sản chiếm đoạt vào việc kinh doanh, bóc lột, đầu cơ, đút lót hoặc vào những việc phạm tội khác; Thì bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm. 3. Phạm tội trong trường hợp số tài sản bị xâm phạm rất lớn hoặc có nhiều tình tiết nghiêm trọng, hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình. Điều 11. Tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa 1. Kẻ nào nhận tài sản xã hội chủ nghĩa để giữ, vận chuyển, gia công, sửa chữa hoặc để làm một việc gì khác mà lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt, bớt xén hoặc đánh tráo tài sản đó thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây: a) Tái phạm nguy hiểm; b) Có tổ chức; c) Có móc ngoặc; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Chiếm đoạt tài sản với số lượng lớn hoặc tài sản có giá trị đặc biệt; e) Dùng tài sản chiếm đoạt vào việc kinh doanh, bóc lột, đầu cơ, đút lót hoặc vào những việc phạm tội khác; Thì bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm. 3. Phạm tội trong trường hợp số tài sản bị xâm phạm rất lớn hoặc có nhiều tình tiết nghiêm trọng, hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm. Điều 12. Tội cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế, tài chính, gây thiệt hại đến tài sản xã hội chủ nghĩa 1. Kẻ nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ và thể lệ về kinh tế, tài chính, gây thiệt hại đến tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây: a) Có tổ chức; b) Có móc ngoặc; c) Cố ý giúp cho những tổ chức hoặc cá nhân tiến hành kinh doanh, bóc lột, đầu cơ hoặc phạm những tội khác; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Gây thiệt hại lớn đến tài sản xã hội chủ nghĩa hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác; Thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm. 3. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Điều 13. Tội vi phạm chế độ tem phiếu dùng vào việc phân phối tài sản xã hội chủ nghĩa 1. Kẻ nào trộm cắp, làm giả tem phiếu, cấp phát tem phiếu sai chính sách, chế độ, thể lệ hoặc có những hành động khác vi phạm chế độ tem phiếu, giấy tờ, sổ sách, gây thiệt hại cho kế hoạch phân phối hàng hóa, vật tư của Nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm. 2. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm. Điều 14. Tội thiếu tinh thần trách nhiệm, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xã hội chủ nghĩa 1. Kẻ nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản xã hội chủ nghĩa, vì thiếu tinh thần trách nhiệm mà không chấp hành hoặc chấp hành không đúng các nguyên tắc, chính sách, chế độ, thể lệ, để mất mát, hư hỏng, lãng phí, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm. 2. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm. Điều 15. Tội sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa 1. Kẻ nào vì mục đích tư lợi mà sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây: a) Tái phạm nguy hiểm; b) Có tổ chức; c) Có móc ngoặc; d) Gây hậu quả nghiêm trọng; Thì bị phạt tù từ 2 năm đến 10 năm. Điều 16. Tội chiếm giữ trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa 1. Kẻ nào cố tình chiếm giữ tài sản xã hội chủ nghĩa bị giao lầm hoặc cố tình chiếm giữ tài sản do mình tìm được, bắt được, đào được mà biết đó là tài sản xã hội chủ nghĩa, nhưng không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. 2. Kẻ nào cố tình chiếm giữ trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa có giá trị đặc biệt thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. 3. Kẻ nào cố tình chiếm giữ trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa có giá trị đặc biệt mà đem cho hoặc trao đổi, buôn bán thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm. Điều 17. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản xã hội chủ nghĩa bị chiếm đoạt 1. Kẻ nào biết rõ là tài sản xã hội chủ nghĩa đã bị chiếm đoạt mà chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản đó thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây: a) Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm; b) Có tổ chức; c) Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản với số lượng lớn hay là tài sản có giá trị đặc biệt; d) Dùng tài sản chứa chấp vào việc kinh doanh, bóc lột, đầu cơ, đút lót hoặc vào những việc phạm tội khác; Thì bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm. Điều 18. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản xã hội chủ nghĩa 1. Kẻ nào vô ý làm cho tài sản xã hội chủ nghĩa bị hủy hoại hoặc hư hỏng, gây thiệt hại nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. 2. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Điều 19. Tội bao che cho kẻ xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa 1. Kẻ nào tuy biết là có xảy ra tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, nhưng lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố tình cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý kẻ phạm tội thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. 2. Phạm tội trong trường hợp có hành động đàn áp, trả thù những người đấu tranh phát hiện tội phạm và kẻ phạm tội thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Điều 20. Hình phạt phụ Kẻ nào phạm những tội quy định ở chương II, ngoài những hình phạt chính đã ghi ở mỗi điều, còn có thể bị phạt thêm như sau: 1. Phạm một trong những tội quy định ở các điều 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 17, 19 thì có thể bị cấm đảm nhiệm những chức vụ có liên quan trực tiếp đến tài sản xã hội chủ nghĩa từ 2 năm đến 5 năm. 2. Phạm một trong những tội quy định ở các điều 4, 5, 6, 7, 9, 10, 17 trong trường hợp có tính chất chuyên nghiệp, thì có thể bị phạt quản chế, cư trú bắt buộc hoặc cấm cư trú ở một số địa phương từ 1 năm đến 5 năm. 3. Phạm một trong những tội quy định ở các điều 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 15, 16, 17 thì tuỳ theo tính chất nghiêm trọng của tội phạm hoặc nguồn thu lợi bất chính mà có thể bị phạt tiền từ 50 đồng đến 5.000 đồng hoặc bị tịch thu một phần hay là toàn bộ tài sản. Điều 21. Trả lại và bồi thường tài sản xã hội chủ nghĩa bị xâm phạm Kẻ phạm tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa phải trả lại tài sản đó cho Nhà nước hoặc cho tập thể. Nếu tài sản bị xâm phạm không còn nữa hoặc bị hư hỏng thì kẻ phạm tội phải bồi thường. Điều 22. Những trường hợp cần xử nặng Kẻ nào phạm những tội quy định ở Chương II mà tội phạm thuộc vào một hoặc nhiều trường hợp sau đây thì bị xử nặng: 1. Gây thiệt hại trực tiếp đến sản xuất, đời sống của nhân dân hoặc đến an ninh, quốc phòng. 2. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, nơi có chiến sự, có thiên tai hoặc có những khó khăn khác để phạm tội. 3. Giả tạo hoặc cố ý làm sai lệch những số liệu, những kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế hay là kế hoạch công tác để che giấu tội phạm. 4. Cầm đầu việc phạm tội hoặc tích cực thực hiện tội phạm. 5. Tái phạm hoặc kẻ phạm tội là phần tử xấu. Điều 23. Những trường hợp xử nhẹ hoặc miễn hình phạt Kẻ nào phạm những tội quy định ở Chương II mà tội phạm thuộc vào một hoặc nhiều trường hợp sau đây thì được xử nhẹ hoặc miễn hình phạt: 1. Tội phạm chưa bị phát giác mà kẻ phạm tội thành thật thú tội với cơ quan chuyên trách, khai rõ hành động của mình và của đồng bọn. 2. Kẻ phạm tội đã có những hành động ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm. 3. Trước khi bị xét xử, kẻ phạm tội tự nguyện bồi thường hoặc sửa chữa thiệt hại đã gây ra. 4. Phạm tội gây thiệt hại không lớn. Điều 24. Áp dụng nguyên tắc tương tự 1. Đối với những tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa chưa quy định trong Pháp lệnh này thì áp dụng những điều về tội phạm tương tự trong pháp lệnh này mà xét xử. 2. Đối với những tội xâm phạm tài sản của các nước khác để trên lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thì áp dụng những điều khoản trong Pháp lệnh này mà xét xử. Điều 25. Hiệu lực của Pháp lệnh 1. Những tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa đã phạm trước ngày công bố Pháp lệnh này, nhưng chưa bị xét xử, thì xét xử theo Pháp lệnh này. 2. Những điều quy định trước đây trái với Pháp lệnh này thì nay bãi bỏ. Pháp lệnh này đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua tại Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 1970. Pháp lệnh Việt Nam
15245
https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20Tr%E1%BB%ABng%20tr%E1%BB%8B%20c%C3%A1c%20t%E1%BB%99i%20x%C3%A2m%20ph%E1%BA%A1m%20t%C3%A0i%20s%E1%BA%A3n%20ri%C3%AAng%20c%E1%BB%A7a%20c%C3%B4ng%20d%C3%A2n%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a
Pháp lệnh Trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Căn cứ vào Điều 18 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Để bảo hộ tài sản riêng của công dân, giữ gìn trật tự, trị an, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; Để đề cao đạo đức xã hội chủ nghĩa, chống những hành động xâm phạm tài sản riêng của công dân; Pháp lệnh này quy định việc trừng trị những tội xâm phạm tài sản riêng của công dân, Điều 1 Tài sản riêng của công dân được Nhà nước bảo hộ gồm có của cải do sức lao động của công dân làm ra, của cải thu nhập một cách hợp pháp hoặc để dành được, như tiền bạc, lương thực, quần áo, nhà ở, gia súc, xe cộ, tư trang, văn hóa phẩm và đồ dùng riêng khác. Mọi hành động xâm phạm tài sản riêng của công dân phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh. Điều 2 Nguyên tắc trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân là nghiêm trị bọn lưu manh chuyên nghiệp, bọn tái phạm, bọn phạm tội có tổ chức, bọn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội, bọn gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của người bị thiệt hại; xử nhẹ hoặc miễn hình phạt cho những kẻ tự thú, thật thà hối cải, tố giác đồng bọn hoặc tự nguyện bồi thường thiệt hại đã gây ra. Điều 3. Tội cướp tài sản riêng của công dân 1. Kẻ nào dùng bạo lực để chiếm đoạt tài sản riêng của công dân thì bị phạt tù từ hai năm đến mười hai năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây: a) Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm; b) Có tổ chức; c) Dùng vũ khí hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác; d) Gây thương tích nặng hoặc làm chết người; đ) Cướp một số lớn tài sản hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác; thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình. Điều 4. Tội cướp giật tài sản riêng của công dân 1. Kẻ nào cướp giật tài sản riêng của công dân thì bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây: a) Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm; b) Có tổ chức; c) Hành hung để tẩu thoát; thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm. Điều 5. Tội cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản riêng của công dân 1. Kẻ nào cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản riêng của công dân thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây: a) Đốt cháy hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm khác; b) Có lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của người bị thiệt hại hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác; d) Để che giấu tội phạm khác; thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm. 3. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm. Điều 6. Tội trộm cắp tài sản riêng của công dân 1. Kẻ nào trộm cắp tài sản riêng của công dân thì bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây: a) Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm; b) Có tổ chức; c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; d) Gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của người bị thiệt hại hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác; thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm. 3. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Điều 7. Tội cưỡng đoạt tài sản riêng của công dân 1. Kẻ nào đe dọa dùng bạo lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người công dân nhằm chiếm đoạt tài sản riêng của người đó thì bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây: a) Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm; b) Chiếm đoạt một số lớn tài sản hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác; thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm. Điều 8. Tội lạm dụng chức quyền, để chiếm đoạt tài sản riêng của công dân 1. Kẻ nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản riêng của công dân thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây: a) Có tổ chức; b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; c) Gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của người bị thiệt hại hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác; thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm. Điều 9. Tội lừa đảo để chiếm đoạt tài sản riêng của công dân 1. Kẻ nào dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản riêng của công dân thì bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây: a) Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm; b) Có tổ chức; c) Giả danh hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, xí nghiệp nhà nước, đơn vị bộ đội, đoàn thể nhân dân, hợp tác xã hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm khác; d) Gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của người bị thiệt hại hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác; thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm. Điều 10. Tội gian lận để chiếm đoạt tài sản riêng của khách hàng 1. Kẻ nào trong việc mua bán mà cân, đong, đo, đếm hoặc tính gian, không chấp hành chính sách giá cả đã quy định, đánh tráo loại hàng, làm giảm phẩm chất hàng hóa hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác chiếm đoạt tài sản riêng của khách hàng, thì bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây: a) Tái phạm nguy hiểm; b) Có tổ chức; c) Gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác; thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm. Điều 11. Tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản riêng của công dân 1. Kẻ nào nhận tài sản riêng của công dân để giữ, vận chuyển, gia công, sửa chữa hoặc để làm một việc gì khác mà lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt, bớt xén hoặc đánh tráo tài sản đó thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây: a) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, xí nghiệp nhà nước, đơn vị bộ đội, đoàn thể nhân dân, hợp tác xã hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm khác; b) Gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của người bị thiệt hại hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác; thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm. Điều 12. Tội chiếm giữ trái phép tài sản riêng của công dân Kẻ nào cố tình chiếm giữ tài sản riêng của công dân bị giao lầm hoặc do mình tìm được, bắt được, đào được mà không nộp cho cơ quan có trách nhiệm hoặc không trả lại cho người có của thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Điều 13. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản riêng của công dân bị chiếm đoạt 1. Kẻ nào biết rõ là tài sản riêng của công dân đã bị chiếm đoạt mà chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản đó thì bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm. 2. Phạm tội trong những trường hợp sau đây: a) Có tính chất chuyên nghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm; b) Có tổ chức; c) Chứa chấp hoặc tiêu thụ một số lớn tài sản; thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm. Điều 14. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản riêng của công dân 1. Kẻ nào dùng lửa, điện, chất cháy, chất nổ, chất độc mà vô ý làm cho tài sản riêng của công dân bị hủy hoại hoặc hư hỏng, gây thiệt hại nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. Điều 15. Tội bao che cho kẻ xâm phạm tài sản riêng của công dân Kẻ nào tuy biết là có xảy ra tội xâm phạm tài sản riêng của công dân, nhưng lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố tình cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý kẻ phạm tội, hoặc có hành động đàn áp, trả thù những người phát hiện tội phạm và kẻ phạm tội thì bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Điều 16. Hình phạt phụ Kẻ nào phạm những tội quy định ở Chương II, thì ngoài những hình phạt chính đã ghi ở mỗi điều, còn có thể bị phạt thêm như sau: 1. Phạm một trong những tội quy định ở các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 13, 15 thì có thể bị cấm đảm nhiệm những chức vụ có liên quan trực tiếp đến tài sản xã hội chủ nghĩa từ hai năm đến năm năm. 2. Phạm một trong những tội quy định ở các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 9, 13 trong trường hợp có tính chất chuyên nghiệp, thì có thể bị phạt quản chế, cư trú bắt buộc hoặc cấm cư trú ở một số địa phương từ một năm đến năm năm. 3. Phạm một trong những tội quy định ở các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 13 thì tùy theo tính chất nghiêm trọng của tội phạm hoặc nguồn thu lợi bất chính mà có thể bị phạt tiền từ 50 đồng đến 3.000 đồng hoặc bị tịch thu một phần hay là toàn bộ tài sản. Điều 17. Trả lại và bồi thường tài sản riêng của công dân bị xâm phạm Kẻ phạm tội xâm phạm tài sản riêng của công dân phải trả lại cho người có tài sản đó. Nếu tài sản bị xâm phạm không còn nữa hoặc bị hư hỏng thì kẻ phạm tội phải bồi thường. Điều 18. Những trường hợp cần xử nặng Kẻ nào phạm những tội quy định ở Chương II mà tội phạm thuộc vào một hoặc nhiều trường hợp sau đây thì bị xử nặng: 1. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, nơi có chiến sự, có thiên tai hoặc có những khó khăn khác để phạm tội. 2. Cầm đầu việc phạm tội hoặc tích cực thực hiện tội phạm. 3. Tái phạm hoặc kẻ phạm tội là phần tử xấu. 4. Phạm tội gây thiệt hại nặng. Điều 19. Những trường hợp xử nhẹ hoặc miễn hình phạt Kẻ nào phạm những tội quy định ở Chương II mà tội phạm thuộc vào một hoặc nhiều trường hợp sau đây thì được xử nhẹ hoặc miễn hình phạt: 1. Tội phạm chưa bị phát giác mà kẻ phạm tội thành thật thú tội với cơ quan chuyên trách, khai rõ hành động của mình và của đồng bọn. 2. Kẻ phạm tội đã có những hành động ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm. 3. Trước khi bị xét xử, kẻ phạm tội tự nguyện bồi thường hoặc sửa chữa thiệt hại đã gây ra. 4. Phạm tội gây thiệt hại không lớn. Điều 20. Áp dụng nguyên tắc tương tự 1. Đối với những tội xâm phạm tài sản riêng của công dân chưa quy định trong Pháp lệnh này thì áp dụng những điều về tội phạm tương tự trong Pháp lệnh này mà xét xử. 2. Đối với những tội xâm phạm tem phiếu của công dân dùng để nhận phân phối hàng hóa của Nhà nước thì áp dụng những hình phạt quy định trong Pháp lệnh này. 3. Đối với những tội xâm phạm tài sản của các tổ chức không phải là tổ chức xã hội chủ nghĩa thì áp dụng những điều khoản trong Pháp lệnh này mà xét xử. 4. Đối với những tội xâm phạm tài sản riêng của người nước ngoài thì áp dụng những điều khoản trong Pháp lệnh này mà xét xử. Điều 21. Hiệu lực của Pháp lệnh 1. Những tội xâm phạm tài sản riêng của công dân đã phạm trước ngày công bố Pháp lệnh này, nhưng chưa bị xét xử, thì xét xử theo Pháp lệnh này. 2. Những điều quy định trước đây trái với Pháp lệnh này thì nay bãi bỏ. Pháp lệnh này đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua tại Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 1970. Pháp lệnh Việt Nam
15246
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201011%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 1011 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Phê chuẩn Hiệp định Lãnh sự đã được ký kết ngày 07 tháng 7 năm 1970 giữa Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15248
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20b%C3%A1o%20c%C3%A1o%20c%E1%BB%A7a%20Ch%C3%ADnh%20ph%E1%BB%A7%201971
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về báo cáo của Chính phủ 1971
Sau khi nghe và thảo luận báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Phạm Văn Đồng trình bày về tình hình kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, về tình hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và nhiệm vụ trước mắt của nhân dân ta. Hoàn toàn tán thành báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Phạm Văn Đồng trình bày. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15249
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20%E1%BB%A6y%20ban%20Th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20v%E1%BB%A5%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%201971
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phê chuẩn nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội 1971
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10 tháng 4 năm 1965 của Quốc hội khóa III, kỳ họp thứ 2, giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới. Sau khi nghe Báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Phê chuẩn Nghị quyết ngày 09 tháng 01 năm 1971 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1969. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15250
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20th%C3%B4i%20l%C6%B0u%20nhi%E1%BB%87m%20c%C3%A1c%20%C4%91%E1%BA%A1i%20bi%E1%BB%83u%20mi%E1%BB%81n%20Nam%20trong%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i
Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc thôi lưu nhiệm các đại biểu miền Nam trong Quốc hội
Căn cứ vào nghị quyết ngày 31 tháng 12 năm 1959 của Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà kéo dài nhiệm kỳ của các đại biểu miền nam trong Quốc hội. Xét tình hình hiện nay. Theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Nhiệm kỳ của các đại biểu Quốc hội đã được nhân dân miền Nam bầu ra ngày 6 tháng 1 năm 1946 sẽ chấm dứt cùng với nhiệm kỳ Quốc hội khoá III. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam