id
stringlengths 1
8
| url
stringlengths 31
618
| title
stringlengths 1
250
| text
stringlengths 11
513k
|
---|---|---|---|
15033 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2023%20NQ/TVQH%20%281961%29 | Nghị quyết số 23 NQ/TVQH (1961) | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội;
Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ;
Bổ nhiệm:
- Ông Phạm Thiều, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Tiệp Khắc kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Nhân dân Hunggari.
- Ông Bùi Lâm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Nhân dân Bungari, thay ông Hoàng Văn Lợi.
- Ông Đinh Văn Đức làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15034 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2024%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 24 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 29 của Luật tổ chức Quốc hội;
Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ;
Thông qua việc Thủ tướng Phạm Văn Đồng thôi kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ung Văn Khiêm giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15035 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2025%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 25 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 4 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ;
Căn cứ vào báo cáo của Hội đồng Chính phủ;
Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ ngày 14 tháng 2 năm 1961 về việc:
- Tách Cục Lương thực ra khỏi Bộ Nội thương và đặt thành một cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, lấy tên là Tổng cục Lương thực.
- Tách Tổng cục Bưu Điện ra khỏi Bộ Giao thông và Bưu điện và đặt thành một cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15040 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20Quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20c%E1%BB%A5%20th%E1%BB%83%20v%E1%BB%81%20t%E1%BB%95%20ch%E1%BB%A9c%20c%E1%BB%A7a%20T%C3%B2a%20%C3%A1n%20nh%C3%A2n%20d%C3%A2n%20t%E1%BB%91i%20cao%20v%C3%A0%20t%E1%BB%95%20ch%E1%BB%A9c%20c%E1%BB%A7a%20c%C3%A1c%20T%C3%B2a%20%C3%A1n%20nh%C3%A2n%20d%C3%A2n%20%C4%91%E1%BB%8Ba%20ph%C6%B0%C6%A1ng%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a | Pháp lệnh Quy định cụ thể về tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao và tổ chức của các Tòa án nhân dân địa phương nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa | Căn cứ vào Điều 98 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Luật tổ chức Toà án nhân dân ngày 14 tháng 7 năm 1960;
Để kiện toàn Toà án nhân dân các cấp, tăng cường tính chất nhân dân của tổ chức Toà án nhân dân và bảo đảm cho việc xét xử được chính xác và đúng pháp luật;
Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về tổ chức của Toà án nhân dân tối cao và tổ chức của các Toà án nhân dân địa phương.
Điều 1
Toà án nhân dân tối cao gồm có Chánh án, một hoặc nhiều Phó chánh án, các thẩm phán và thẩm phán dự khuyết.
Toà án nhân dân tối cao có những tổ chức sau đây:
- Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;
- Các Toà chuyên trách của Toà án nhân dân tối cao;
- Các Toà hình sự, Toà dân sự và Toà quân sự;
- Toà phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao;
- Hội đồng toàn thể thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
Điều 2
Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ:
A) Xét những vụ án quan trọng hoặc phức tạp;
B) Xét các kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao hoặc của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với những bản án hoặc những quyết định của các Toà chuyên trách và Toà phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao;
C) Hướng dẫn các Toà án áp dụng pháp luật và đường lối, chính sách xét xử;
D) Quyết định việc bố trí các thẩm phán trong các Toà của Toà án nhân dân tối cao;
Đ) Thảo luận những dự án luật, dự án pháp lệnh mà Toà án nhân dân tối cao sẽ trình Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội; thảo luận những vấn đề pháp luật cần đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội giải thích;
E) Tổng kết kinh nghiệm xét xử.
Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có từ chín đến mười một uỷ viên.
Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao họp ít nhất mỗi tháng hai lần và quyết định theo đa số.
Điều 3
Các Toà hình sự và Toà dân sự của Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền:
A) Sơ thẩm đồng thời là chung thẩm những vụ án do pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân tối cao và những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp dưới nhưng Toà án nhân dân tối cao xét thấy cần lấy lên để xử;
B) Phúc thẩm những bản án hoặc những quyết định sơ thẩm của các Toà án nhân dân khu tự trị bị chống án hoặc bị kháng nghị;
C) Xử lại những vụ án do Toà mình hoặc Toà phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao đã xử mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhưng Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giao cho xử lại;
Xử lại những vụ án do Toà án nhân dân cấp dưới đã xử mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhưng Chánh án Toà án nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị.
Điều 4
Toà phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền:
A) Phúc thẩm những bản án hoặc những quyết định sơ thẩm của các Toà án nhân dân thành phố và tỉnh trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương bị chống án hoặc bị kháng nghị;
B) Xử lại những vụ án do Toà mình đã xử mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhưng Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giao cho xử lại.
Điều 5
Hội đồng toàn thể thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ duyệt lại những bản án tử hình của Toà án nhân dân các cấp, căn cứ vào Điều 9 của Luật tổ chức Toà án nhân dân.
Điều 6
Chánh án Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ:
A) Báo cáo công tác của Toà án nhân dân tối cao trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
B) Chủ toạ các phiên họp của Uỷ ban thẩm phán và Hội đồng toàn thể thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;
Chủ toạ phiên toà của các Toà chuyên trách và Toà phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao, nếu xét thấy cần thiết;
C) Kháng nghị những bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân các cấp, nhưng phát hiện có sai lầm;
D) Tổ chức thống kê tư pháp toàn quốc;
Đ) Tổ chức việc tổng kết và phổ biến kinh nghiệm xét xử;
E) Đôn đốc việc thi hành các nghị quyết của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;
Đôn đốc việc thực hiện chương trình công tác toàn ngành;
G) Điều hoà công việc giữa các Toà, các Vụ và các bộ phận khác của Toà án nhân dân tối cao;
H) Tổ chức việc kiểm tra công tác của các Toà án nhân dân địa phương;
I) Chỉ định các thẩm phán xét xử tại các phiên toà của các Toà chuyên trách hoặc Toà phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao trong trường hợp các Toà này thiếu thẩm phán để mở phiên toà;
K) Chỉ đạo công tác nghiên cứu pháp luật và nghiên cứu đường lối, chính sách xét xử;
Chỉ đạo công tác xây dựng tổ chức tư pháp, công tác đào tạo và giáo dục cán bộ toà án và công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân;
L) Bổ nhiệm và bãi miễn Chánh văn phòng, Phó văn phòng, Vụ trưởng, Phó vụ trưởng và những chức vụ tương đương trong tổ chức của Toà án nhân dân tối cao.
Các Phó chánh án Toà án nhân dân tối cao giúp Chánh án làm nhiệm vụ và có thể được uỷ nhiệm thay Chánh án khi Chánh án vắng mặt.
Điều 7
Các Toà chuyên trách và Toà phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao gồm có Chánh toà, Phó chánh toà và các thẩm phán.
Các Chánh toà của các Toà chuyên trách và Toà phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ:
A) Điều khiển công tác của Toà;
B) Chỉ định các thẩm phán cho các phiên toà; chủ toạ phiên toà hoặc chỉ định một thẩm phán chủ toạ phiên toà;
C) Báo cáo công tác của Toà với Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
Phó chánh toà giúp Chánh toà làm nhiệm vụ và có thể được uỷ nhiệm thay Chánh toà khi Chánh toà vắng mặt.
Điều 8
Tổ Chức cụ thể của bộ máy làm việc và biên chế của Toà án nhân dân tối cao do Chánh án Toà án nhân dân tối cao định và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
Điều 9
Toà án nhân dân thành phố và tỉnh trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương có thẩm quyền:
A) Sơ thẩm những vụ án hình sự không thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương và những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của các Toà án đó, nhưng xét thấy quan trọng hoặc phức tạp, cần lấy lên để xử;
B) Sơ thẩm những vụ án dân sự thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương, nhưng xét thấy quan trọng hoặc phức tạp, cần lấy lên để xử;
C) Phúc thẩm những bản án hoặc những quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương bị chống án hoặc bị kháng nghị;
D) Xử lại những vụ án do Toà án mình hoặc Toà án cấp dưới đã xử mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhưng Toà án nhân dân tối cao giao cho xử lại.
Toà án nhân dân thành phố và tỉnh trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương có nhiệm vụ xây dựng tổ chức tư pháp ở địa phương, huấn luyện thư ký toà án cho địa phương, huấn luyện cán bộ tư pháp cho thị trấn và xã, và tổ chức việc tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân.
Điều 10
Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân thành phố và tỉnh trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương có nhiệm vụ:
A) Xét những vụ án quan trọng hoặc phức tạp;
B) Xét và báo cáo lên Toà án nhân dân tối cao những vụ án do Toà án mình hoặc Toà án cấp dưới đã xử mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhưng phát hiện có sai lầm;
C) Hướng dẫn các Toà án cấp dưới áp dụng pháp luật và đường lối, chính sách xét xử;
D) Phân công cho các thẩm phán trong Toà án;
Đ) Tổng kết kinh nghiệm xét xử.
Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân thành phố và tỉnh trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương họp ít nhất mỗi tháng hai lần và quyết định theo đa số.
Điều 11
Chánh án Toà án nhân dân thành phố và tỉnh trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương có nhiệm vụ:
A) Báo cáo công tác của Toà án trước Hội đồng toàn thể thẩm phán Toà án;
B) Chủ toạ các phiên họp của Uỷ ban thẩm phán;
C) Chỉ định các thẩm phán để mở phiên toà; lập danh sách hội thẩm nhân dân cho các phiên toà; chủ toạ phiên toà hoặc chỉ định một thẩm phán chủ toạ phiên toà;
D) Tổ chức thống kê tư pháp;
Đ) Tổ chức việc tổng kết và phổ biến kinh nghiệm xét xử;
E) Đôn đốc việc thi hành các nghị quyết của Uỷ ban thẩm phán;
G) Điều hoà công tác giữa các bộ phận của Toà án;
H) Tổ chức việc kiểm tra công tác của các Toà án nhân dân cấp dưới;
I) Chỉ đạo công tác xây dựng tổ chức tư pháp ở địa phương, công tác huấn luyện thư ký Toà án cho địa phương, công tác huấn luyện cán bộ tư pháp cho thị trấn và xã, và công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân.
Phó Chánh án giúp Chánh án làm nhiệm vụ và có thể được uỷ nhiệm thay Chánh án khi Chánh án vắng mặt.
Điều 12
Toà án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương có thẩm quyền:
A) Hoà giải những việc tranh chấp về dân sự;
B) Phân xử những việc hình sự nhỏ không phải mở phiên toà;
C) Sơ thẩm những vụ án dân sự;
D) Sơ thẩm những vụ án hình sự có thể phạt từ hai năm tù trở xuống.
Toà án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương có nhiệm vụ xây dựng tổ chức tư pháp và hướng dẫn công tác hoà giải ở các thị trấn và xã, và tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân.
Điều 13
Chánh án Toà án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương có nhiệm vụ:
A) Báo cáo công tác của Toà án trước Hội đồng nhân dân cùng cấp;
B) Lập danh sách hội thẩm nhân dân cho các phiên toà, chủ toạ phiên toà hoặc chỉ định thẩm phán chủ toạ phiên toà;
C) Xét và báo cáo lên Toà án nhân dân thành phố và tỉnh trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương những vụ án do Toà án mình đã xử mà bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhưng phát hiện thấy có sai lầm;
D) Tổ chức việc tổng kết kinh nghiệm xét xử;
E) Hướng dẫn công tác tư pháp ở các thị trấn và xã;
Tổ chức việc kiểm tra công tác tư pháp ở các thị trấn và xã;
G) Phân công cho các thẩm phán trong Toà án;
H) Chỉ đạo công tác xây dựng tổ chức tư pháp ở địa phương và công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân.
Phó chánh án giúp Chánh án làm nhiệm vụ và có thể được uỷ nhiệm thay Chánh án khi Chánh án vắng mặt.
Điều 14
Tổ chức cụ thể của bộ máy làm việc và biên chế cụ thể của các Toà án nhân dân địa phương các cấp do Chánh án Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện theo những quy định chung về bộ máy làm việc và biên chế của các cơ quan Nhà nước.
Tổng số biên chế của các Toà án nhân dân địa phương các cấp do Chánh án Toà án nhân dân tối cao định và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
Điều 15
Chánh án, Phó chánh án và các thẩm phán của các Toà án nhân dân địa phương các cấp do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra và bãi miễn.
Các uỷ viên Uỷ ban thẩm phán của các Toà án nhân dân thành phố và tỉnh trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra và bãi miễn.
Chánh án, Phó chánh án, các thẩm phán và uỷ viên Uỷ ban thẩm phán có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc không phải là đại biểu Hội đồng nhân dân.
Số thẩm phán của các Toà án nhân dân thành phố và tỉnh trực thuộc trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương, kể cả Chánh án và Phó chánh án, có từ bốn đến bảy người. Số uỷ viên Uỷ ban thẩm phán của các Toà án nhân dân đó có từ ba đến năm người.
Số thẩm phán của các Toà án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương, kể cả Chánh án và Phó chánh án, không quá ba người.
Chánh án Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể về số thẩm phán và uỷ viên Uỷ ban thẩm phán cần bầu cho mỗi Toà án nhân dân địa phương trong phạm vi quy định nói trên.
Điều 16
Khi Toà án nhân dân tối cao xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia thì hội thẩm nhân dân do Uỷ ban thường vụ Quốc hội cử ra, căn cứ vào sự giới thiệu của các đoàn thể nhân dân ở trung ương.
Điều 17
Các hội thẩm nhân dân của các Toà án nhân dân địa phương các cấp do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra và bãi miễn.
Nhiệm kỳ của hội thẩm nhân dân của các Toà án nhân dân địa phương các cấp là hai năm.
Điều 18
Số hội thẩm nhân dân của mỗi Toà án nhân dân địa phương do Chánh án Toà án nhân dân cấp ấy căn cứ vào sự hướng dẫn của Chánh án Toà án nhân dân tối cao mà đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
Danh sách những người ứng cử hội thẩm nhân dân của mỗi Toà án nhân dân địa phương do các đoàn thể nhân dân cùng cấp giới thiệu.
Điều 19
Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm đến Toà án để làm nhiệm vụ của mình theo đúng ngày, giờ mà Toà án nhân dân đã định.
Các cơ quan, đoàn thể, xí nghiệp, công trường, nông trường, hợp tác xã có cán bộ, công nhân, viên chức, xã viên làm hội thẩm nhân dân, phải tạo điều kiện thuận lợi cho hội thẩm nhân dân làm nhiệm vụ.
Điều 20
Trong thời gian làm nhiệm vụ ở Toà án, nếu hội thẩm nhân dân là những người ăn lương của Nhà nước thì vẫn được hưởng tiền lương của mình; nếu hội thẩm nhân dân không phải là người ăn lương của Nhà nước thì được hưởng một khoản phụ cấp do Nhà nước đài thọ.
Điều 21
Ở các khu vực tự trị, tổ chức cụ thể của các Toà án nhân dân địa phương các cấp sẽ do Hội đồng nhân dân khu vực tự trị căn cứ vào Hiến pháp, Luật tổ chức Toà án nhân dân và pháp lệnh này mà quy định và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
Điều 22
Về tổ chức của các Toà án quân sự, sẽ có quy định riêng.
Pháp lệnh này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 23 tháng 3 năm 1961.
Pháp lệnh Việt Nam |
15041 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2046%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 46 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 81 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà;
Căn cứ vào các Điều 32 và 34 của Pháp lệnh ngày 23 tháng 1 năm 1961 về việc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp;
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
Thời gian bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và xã định trong quyết định số 29 NQ/TVQH ngày 6 tháng 4 năm 1961 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, nay kéo dài đến ngày 31 tháng 7 năm 1961 đối với các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Vĩnh Phúc.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15042 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2049%20NQ/TVQH%20%281961%29 | Nghị quyết số 49 NQ/TVQH (1961) | Căn cứ vào các Điều 38, 39 và 40 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa;
Để tăng cường việc giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và của nhân dân;
Để đẩy mạnh việc giáo dục cải tạo những phần tử có hành động nguy hại cho xã hội trở thành những người lao động lương thiện;
Theo đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
1. Nay quy định việc tập trung để giáo dục cải tạo những phần tử dưới đây, từ 18 tuổi trở lên, có hành động nguy hại cho xã hội, đã được giáo dục nhiều lần mà không chịu hối cải, nhưng xét không cần đưa ra Tòa án nhân dân xử phạt:
a) Những phần tử phản cách mạng ngoan cố có hành động phương hại đến an ninh chung;
b) Những phần tử lưu manh chuyên nghiệp.
2. Việc giáo dục cải tạo thực hành theo phương châm kết hợp lao động với giáo dục chính trị, nhằm mục đích khuyến khích người được giáo dục cải tạo cố gắng lao động sản xuất, học tập nghề nghiệp, cải tạo tư tưởng để trở thành người lương thiện.
Những người được giáo dục cải tạo không bị coi như phạm nhân có án phạt tù, nhưng trong thời gian giáo dục cải tạo không được hưởng quyền công dân.
Trong thời gian giáo dục cải tạo, những người được giáo dục cải tạo được hưởng một chế độ thích đáng về lao động, học tập, ăn ở và phải tuân theo kỷ luật giáo dục cải tạo; nếu vi phạm kỷ luật đó thì tùy trường hợp nặng nhẹ sẽ bị truy tố trước Tòa án nhân dân hoặc bị xử lý về hành chính.
3. Thời hạn giáo dục cải tạo là ba năm. Tuy nhiên, những người thật sự cải tạo trước thời hạn sẽ được về sớm hơn. Đối với những người hết thời hạn ba năm mà không chịu cải tạo thì thời hạn giáo dục cải tạo có thể bị kéo dài.
4. Uỷ ban hành chính khu tự trị, thành phố và tỉnh trực thuộc Trung ương hoặc đơn vị hành chính tương đương căn cứ vào đề nghị của sở hoặc Ty công an mà xét và quyết định những trường hợp cần tập trung để giáo dục cải tạo. Quyết định của Uỷ ban hành chính phải được Hội đồng Chính phủ duyệt y trước khi thi hành.
Việc cho về trước thời hạn hoặc kéo dài thời hạn giáo dục cải tạo do Hội đồng Chính phủ quyết định căn cứ vào nhận xét của cơ quan phụ trách giáo dục cải tạo.
5. Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm sát việc theo đúng pháp luật của các Uỷ ban hành chính, cơ quan công an và cơ quan phụ trách giáo dục cải tạo trong việc quyết định tập trung giáo dục cải tạo và chấp hành các chế độ giáo dục cải tạo.
6. Hội đồng Chính phủ quy định biện pháp cụ thể thi hành nghị quyết này.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15043 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2056%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 56 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 81 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà;
Căn cứ vào các Điều 32 và 34 của Pháp lệnh ngày 23 tháng 1 năm 1961 về việc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp;
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
Cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân khoá 2 của các cấp châu, xã và thị trấn thuộc khu tự trị Thái - Mèo, sẽ tiến hành thống nhất vào tháng 10 năm 1961.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15044 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20Quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20ch%E1%BA%BF%20%C4%91%E1%BB%99%20ph%E1%BB%A5c%20v%E1%BB%A5%20c%E1%BB%A7a%20s%C4%A9%20quan%20C%C3%B4ng%20an%20nh%C3%A2n%20d%C3%A2n%20v%C5%A9%20trang%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a | Pháp lệnh Quy định chế độ phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân vũ trang nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa | Để đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng Công an nhân dân vũ trang, tăng cường việc bảo vệ an ninh nội địa, bảo vệ biên giới và bờ biển của Tổ quốc;
Để xác định nhiệm vụ, quyền hạn, vinh dự cho cán bộ Công an nhân dân vũ trang, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức và ý thức kỷ luật của cán bộ và chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang;
Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định chế độ phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân vũ trang như sau:
Điều 1
Sĩ quan Công an nhân dân vũ trang phục vụ theo chế độ đã được quy định trong luật ngày 29-4-1958 về chế độ phục vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, trừ những điểm không thích hợp thì theo những quy định dưới đây:
Điều 2
Những người sau đây được bổ sung vào đội ngũ sĩ quan Công an nhân dân vũ trang tại ngũ:
A) Sĩ quan quân đội nhân dân và quân nhân tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan của Bộ Quốc phòng được chuyển sang Công an nhân dân vũ trang;
B) Cán bộ công an và cán bộ các ngành khác được chuyển sang Công an nhân dân vũ trang;
C) Những người tốt nghiệp các trường đào tạo cán bộ của Bộ Công an;
D) Sĩ quan Công an nhân dân vũ trang dự bị được gọi ra từng người hoặc được tổng động viên;
Đ) Hạ sĩ quan và binh sĩ Công an nhân dân vũ trang trong khi chiến đấu đã tỏ ra anh dũng, linh hoạt, lập được chiến công, hoặc trong công tác đã có thành tích xuất sắc.
Điều 3
Việc xét phong cấp bậc sĩ quan Công an nhân dân vũ trang cho cán bộ căn cứ vào phẩm chất chính trị, năng lực, cấp bậc, chức vụ hiện tại, thành tích phục vụ và công lao đối với cách mạng của từng cán bộ.
Những người tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan của Bộ Quốc phòng, trường đào tạo cán bộ của Bộ Công an, những hạ sĩ quan và binh sĩ trong khi chiến đấu đã tỏ ra anh dũng, linh hoạt, lập được chiến công, hoặc trong công tác đã có thành tích xuất sắc, thì có thể được phong thiếu uý.
Những cán bộ công an và cán bộ các ngành khác được chuyển sang Công an nhân dân vũ trang, tuỳ đức tài, có thể được phong thiếu uý hoặc phong cấp bậc cao hơn.
Điều 4
Về việc phong cấp bậc, thăng hoặc giáng cấp bậc đối với sĩ quan Công an nhân dân vũ trang, nay quy định như sau:
A) Việc phong cấp bậc từ thượng tá trở lên theo như quy định đối với cấp bậc tương đương trong Quân đội nhân dân; việc phong cấp bậc từ trung tá trở xuống thì do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định;
B) Việc thăng lên các cấp bậc từ thượng tá trở lên theo như quy định đối với cấp bậc tương đương trong quân đội nhân dân; việc thăng lên các cấp bậc đại uý, thiếu tá và trung tá thì do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định; việc thăng lên các cấp bậc trung uý và thượng uý thì do Tư lệnh và Chính uỷ Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang quyết định;
C) Cấp có thẩm quyền cho thăng lên cấp bậc nào thì có thẩm quyền giáng cấp bậc đối với cấp bậc ấy.
Điều 5
Mỗi lần thăng hoặc giáng cấp bậc của sĩ quan, nói chung chỉ được thăng hoặc giáng một bậc.
Trong trường hợp đặc biệt cần thăng vượt bậc lên các cấp bậc từ thượng tá trở lên thì theo như quy định đối với cấp bậc tương đương trong Quân đội nhân dân; từ thiếu uý cho đến trung tá thì do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
Trong trường hợp phải giáng xuống nhiều bậc thì từ thượng tá trở lên theo như quy định đối với cấp bậc tương đương trong Quân đội nhân dân; từ trung tá trở xuống thì do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
Điều 6
Tiêu chuẩn và niên hạn tối thiểu của sĩ quan Công an nhân dân vũ trang tại ngũ để xét thăng cấp bậc theo như tiêu chuẩn và niên hạn quy định đối với sĩ quan Quân đội nhân dân.
Thời hạn học tập tại các trường quân sự, chính trị và nghiệp vụ được tính vào niên hạn thăng cấp bậc của sĩ quan Công an nhân dân vũ trang.
Điều 7
Mỗi cấp bậc sĩ quan Công an nhân dân vũ trang có một chức vụ trương đương trong biên chế của Công an nhân dân vũ trang do Hội đồng Chính phủ quy định.
Điều 8
Về việc bổ nhiệm, giáng chức và bãi chức đối với sĩ quan Công an nhân dân vũ trang, nay quy định như sau:
A) Đối với những chức vụ tương đương với các cấp bậc từ thượng tá trở lên thì theo như quy định đối với sĩ quan cấp bậc tương đương trong Quân đội nhân dân;
B) Đối với những chức vụ tương đương với các cấp bậc từ trung tá trở xuống thì do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
Bộ trưởng Bộ Công an có thể uỷ quyền cho Tư lệnh và Chính uỷ Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang quyết định đối với các chức vụ tương đương với các cấp bậc từ đại uý trở xuống.
Điều 9
Trong trường hợp khẩn cấp, thủ trưởng đơn vị từ cấp đại uý trở lên có quyền quyết định đình chỉ chức vụ của sĩ quan thuộc dưới quyền mình hai bậc và chỉ định người thay thế, đồng thời phải báo cáo ngay lên cấp trên để xét duyệt.
Điều 10
Điều kiện cho sĩ quan Công an nhân dân vũ trang tại ngũ được xuất ngũ, chuyển sang ngạch dự bị hoặc giải ngạch dự bị theo như điều kiện quy định đối với sĩ quan Quân đội nhân dân; riêng điều kiện tuổi thì theo điều 13 của pháp lệnh này.
Điều 11
Về việc chuẩn y cho sĩ quan Công an nhân dân vũ trang xuất ngũ, chuyển sang ngạch dự bị hoặc giải ngạch dự bị, nay quy định như sau:
A) Đối với sĩ quan cấp bậc từ thượng tá trở lên thì theo như quy định đối với sĩ quan cấp bậc tương đương trong Quân đội nhân dân;
B) Đối với sĩ quan cấp bậc đại uý, thiếu tá và trung tá thì do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định;
C) Đối với sĩ quan cấp bậc thiếu uý, trung uý và thượng uý thì do Tư lệnh và Chính uỷ Bộ Tư lệnh công an nhân dân vũ trang quyết định.
Điều 12
Sĩ quan Công an nhân dân vũ trang dự bị sẽ đăng ký vào hệ thống dự bị chung của Bộ Quốc phòng. Bộ Quốc phòng phụ trách việc bồi dưỡng và huấn luyện cho họ về quân sự. Bộ Công an phụ trách việc bồi dưỡng và huấn luyện cho họ về nghiệp vụ và quyết định việc sử dụng, thăng thưởng và kỷ luật.
Sĩ quan Công an nhân dân vũ trang dự bị có nhiệm vụ tham gia những lớp huấn luyện quân sự và nghiệp vụ theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
Tuỳ theo nhu cầu công tác, trong thời bình, sĩ quan Công an nhân dân vũ trang dự bị có thể được gọi ra phục vụ tại ngũ theo lệnh của Bộ trưởng Bộ Công an hoặc của cấp chỉ huy được Bộ trưởng Bộ Công an uỷ quyền.
Điều 13
Hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan Công an nhân dân vũ trang tại ngũ, dự bị hạng 1 và dự bị hạng 2 quy định như sau:
Tuỳ theo sự cần thiết của Công an nhân dân vũ trang, Bộ trưởng Bộ Công an có quyền kéo dài thời hạn tại ngũ của từng sĩ quan Công an nhân dân vũ trang từ cấp bậc đại tá trở xuống; đối với thiếu tướng thì việc kéo dài thời hạn tại ngũ do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an.
Pháp lệnh này đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thông qua ngày 9 tháng 8 năm 1961.
Pháp lệnh Việt Nam |
15045 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20%C4%90%E1%BA%B7t%20hu%C3%A2n%20ch%C6%B0%C6%A1ng%20v%C3%A0%20huy%20ch%C6%B0%C6%A1ng%20chi%E1%BA%BFn%20s%C4%A9%20v%E1%BA%BB%20vang%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a | Pháp lệnh Đặt huân chương và huy chương chiến sĩ vẻ vang nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa | Căn cứ vào điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà;
Để phát huy tinh thần thi đua yêu nước của cán bộ và chiến sĩ trong việc xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân vũ trang, nhằm bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà;
Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đặt ra huân chương và huy chương Chiến sĩ vẻ vang và quy định việc tặng thưởng như sau:
Điều 1
Huân chương và huy chương Chiến sĩ vẻ vang tặng thưởng cho những cán bộ và chiến sĩ có công lao trong việc xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân vũ trang sau ngày hoà bình lập lại (20 tháng 7 năm 1954).
Điều 2
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang có ba hạng: hạng nhất, hạng nhì và hạng ba.
Huy chương Chiến sĩ vẻ vang chỉ có một hạng.
Điều 3
Huân chương và huy chương Chiến sĩ vẻ vang thưởng cho những cán bộ và chiến sĩ có đủ những điều kiện như sau:
1. Sau ngày 20 tháng 7 năm 1954 đã phục vụ tại ngũ liên tục trong thời gian nói ở điều 4 dưới đây:
2. Đã tích cực công tác và học tập, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian tại ngũ.
3. Trung thành với cách mạng và không phạm sai lầm lớn trong thời gian tại ngũ cũng như sau khi đã xuất ngũ.
Điều 4
Những cán bộ và chiến sĩ đủ các điều kiện nói ở điều 3 thì được tặng thưởng huân chương hoặc huy chương theo tiêu chuẩn thời gian phục vụ như sau:
A) Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhất thưởng cho những người đã phục vụ tại ngũ liên tục trong 15 năm.
B) Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhì thưởng cho những người đã phục vụ tại ngũ liên tục trong 10 năm.
C) Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng ba thưởng cho những người đã phục vụ tại ngũ liên tục trong 5 năm hoặc đã phục vụ tại ngũ liên tục từ 3 đến 4 năm mà được xếp vào loại giỏi về mọi mặt trong thời gian ấy.
D) Huy chương chiến sĩ vẻ vang thưởng cho những người đã phục vụ tại ngũ liên tục trong 3 năm hoặc đã phục vụ tại ngũ liên tục trong 2 năm mà được xếp vào loại giỏi về mọi mặt trong thời gian ấy.
Điều 5
Những cán bộ và chiến sĩ đã từ trần thì được truy tặng huân chương hoặc huy chương theo những quy định của điều 3 và điều 4 trên đây.
Điều 6
Đối với những liệt sĩ đã hy sinh trong chiến đấu hoặc trong công tác, việc truy tặng quy định như sau:
A) Những người đủ điều kiện được thưởng huân chương hạng nhì thì được truy tặng huân chương hạng nhất.
B) Những người đủ điều kiện được thưởng huân chương hạng ba thì được truy tặng huân chương hạng nhì.
C) Những người đủ điều kiện được thưởng huy chương thì được truy tặng huân chương hạng ba.
D) Những người đã phục vụ tại ngũ liên tục trong 2 năm hoặc đã phục vụ tại ngũ liên tục dưới 2 năm nhưng được xếp vào loại giỏi về mọi mặt trong thời gian phục vụ thì cũng được truy tặng huy chương.
Điều 7
Việc tặng thưởng huân chương Chiến sĩ vẻ vang do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.
Việc tặng thưởng huy chương Chiến sĩ vẻ vang do Hội đồng Chính phủ quyết định.
Điều 8
Hội đồng Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh này.
Pháp lệnh này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thông qua ngày 12 tháng 9 năm 1961.
Pháp lệnh Việt Nam |
15046 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20Quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20vi%E1%BB%87c%20qu%E1%BA%A3n%20l%C3%BD%20c%E1%BB%A7a%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20%C4%91%E1%BB%91i%20v%E1%BB%9Bi%20c%C3%B4ng%20t%C3%A1c%20ph%C3%B2ng%20ch%C3%A1y%20v%C3%A0%20ch%E1%BB%AFa%20ch%C3%A1y%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a | Pháp lệnh Quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa | Để bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, bảo vệ sản xuất và trật tự an ninh chung;
Để nâng cao ý thức trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của cán bộ, công nhân, viên chức và của toàn dân, đẩy mạnh công tác phòng cháy và chữa cháy;
Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy như sau:
Điều 1
Việc phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của mỗi công dân.
Mỗi công dân phải tích cực đề phòng không để nạn cháy xảy ra, luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, triệt để tuân theo các quy định về phòng cháy, chuẩn bị sẵn sàng để khi cần có thể chữa cháy kịp thời và có hiệu quả.
Trong các cơ quan, xí nghiệp, kho tàng, công trường, nông trường, việc phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể cán bộ, công nhân, viên chức và trước hết là trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị ấy.
Điều 2
Việc quản lý công tác phòng cháy và chữa cháy do Bộ Nội vụ phụ trách. Ở các cơ quan, xí nghiệp và đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, công tác phòng cháy và chữa cháy do Bộ Quốc phòng quản lý, với sự cộng tác chặt chẽ của Bộ Nội vụ.
Điều 3
Bộ Nội vụ tổ chức ra Cục Phòng cháy và chữa cháy. Cục này có nhiệm vụ và quyền hạn như dưới đây:
1. Nghiên cứu để Bộ Nội vụ ban hành các điều lệ, biện pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy;
2. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các điều lệ, biện pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy ở các cơ quan, xí nghiệp, kho tàng, công trường, nông trường, hợp tác xã, nhà ở của nhân dân và ở những nơi khác cần thiết phải kiểm tra;
3. Thoả thuận về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy của các công trình xây dựng về kinh tế và văn hoá và các công trình xây dựng khu nhà lớn, trước khi thi công các công trình ấy;
4. Chỉ đạo công tác nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức công tác phối hợp chiến đấu của các đội chữa cháy;
5. Tổ chức việc nghiên cứu và phổ biến khoa học, kỹ thuật phòng cháy và chữa cháy;
6. Hướng dẫn việc tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân về nhiệm vụ và cách thức phòng cháy và chữa cháy;
7. Hướng dẫn và kiểm tra việc sản xuất và mua sắm các máy móc, phương tiện, dụng cụ và hoá chất chữa cháy, về mặt chất lượng, số lượng và mẫu mực;
8. Cùng với cơ quan công an tiến hành điều tra và kết luận về các vụ cháy.
Điều 4
Uỷ ban hành chính các cấp phụ trách việc quản lý công tác phòng cháy và chữa cháy của địa phương dưới sự hướng dẫn của Bộ Nội vụ và của Uỷ ban hành chính cấp trên.
Ở các khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh sẽ tuỳ theo nhu cầu mà tổ chức Sở, Ty Phòng cháy và chữa cháy. Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở, Ty Phòng cháy và chữa cháy do Hội đồng Chính phủ quy định.
Điều 5
Ở các thị xã, khu phố, thị trấn, xã, thôn, xóm, cơ quan, xí nghiệp, kho tàng, công trường, nông trường và các nơi cần thiết khác sẽ thành lập các đội phòng cháy và chữa cháy có tính chất nghĩa vụ của nhân dân;
Ở các thành phố, thị xã lớn, ngoài các đội phòng cháy và chữa cháy có tính chất nghĩa vụ của nhân dân, sẽ thành lập đội chữa cháy chuyên nghiệp. Kinh phí cần thiết cho các đội chữa cháy chuyên nghiệp do ngân sách địa phương đài thọ.
Ở các xí nghiệp quan trọng, ngoài đội phòng cháy và chữa cháy có tính chất nghĩa vụ của nhân dân, có thể thành lập đội chữa cháy chuyên nghiệp. Kinh phí cần thiết do quỹ xí nghiệp đài thọ.
Điều 6
Trong trường hợp xét thấy cần thiết phải tăng cường lực lượng và phương tiện chữa cháy, người chỉ huy chữa cháy có quyền huy động lực lượng và phương tiện của các cơ quan Nhà nước và của nhân dân để chữa cháy.
Trong trường hợp xét thấy cần thiết, để ngăn ngừa lửa cháy lan tràn gây thiệt hại nặng nề, người chỉ huy chữa cháy có quyền quyết định dỡ những nhà cửa hoặc dời những vật ở gần kề nơi cháy.
Điều 7
Khi một đơn vị vi phạm các quy định về phòng cháy, gây nên nguy cơ trực tiếp phát sinh nạn cháy thì Cục trưởng Cục phòng cháy và chữa cháy, thủ trưởng các Sở, Ty phòng cháy và chữa cháy có quyền tạm thời đình chỉ hoạt động của từng bộ phận hoặc của toàn bộ đơn vị ấy, đồng thời báo cáo ngay lên Bộ Nội vụ và Uỷ ban hành chính sở quan; nếu đơn vị ấy do trung ương trực tiếp quản lý thì phải đồng thời báo cáo ngay quyết định tạm thời đình chỉ hoạt động đó lên cơ quan trung ương sở quan.
Điều 8
Đơn vị hoặc cá nhân có thành tích phòng cháy hoặc chữa cháy sẽ được khen thưởng.
Điều 9
Người nào vi phạm các quy định về phòng cháy và chữa cháy hoặc gây ra nạn cháy thì tuỳ trách nhiệm nặng nhẹ mà bị thi hành kỷ luật hành chính, bị xử lý theo thể lệ quản lý trị an hoặc bị truy tố theo pháp luật.
Điều 10
Hội đồng Chính phủ quy định biện pháp cụ thể thi hành pháp lệnh này.
Pháp lệnh này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thông qua ngày 27 tháng 9 năm 1961.
Pháp lệnh Việt Nam |
15047 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2077%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 77 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 81 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa;
Căn cứ vào các Điều 32 và 34 của Pháp lệnh ngày 23 tháng 01 năm 1961 về việc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp;
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
Cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp thị xã và xã thuộc tỉnh Hòa Bình sẽ tiến hành vào khoảng thời gian từ ngày 10 tháng 02 đến ngày 10 tháng 4 năm 1962.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15048 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2078%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 78 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 25 của Luật tổ chức Quốc hội;
Xét nhu cầu công tác;
Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội,
1. Cử ông Nguyễn Văn Chi, đại biểu Quốc hội giữ chức vụ Thư ký Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
2. Trong nhiệm vụ thư ký Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ông Nguyễn Văn Chi sẽ giữ nguyên chế độ lương và phụ cấp được hưởng ở cơ quan cũ (Phó Chủ nhiệm Văn phòng nội chính Phủ Thủ tướng).
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15049 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2080%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 80 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53, 73 và 74 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
Sau khi nghe Hội đồng Chính phủ báo cáo về vấn đề bảo hiểm xã hội đối với công nhân và viên chức Nhà nước,
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
1- Phê chuẩn việc Hội đồng Chính phủ quy định và ban bố điều lệ tạm thời về bảo hiểm xã hội đối với công nhân và viên chức Nhà nước. Sau một thời gian thi hành, điều lệ tạm thời đó sẽ được chỉnh lý và bổ sung thành dự án luật bảo hiểm xã hội để trình Quốc hội thông qua.
2- Hội đồng Chính phủ sẽ thoả thuận với Tổng công đoàn Việt Nam về việc quản lý quỹ bảo hiểm xã hội của Nhà nước và quản lý các sự nghiệp bảo hiểm xã hội.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15050 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A1c%20nh%E1%BA%ADn%20t%C6%B0%20c%C3%A1ch%20%C4%91%E1%BA%A1i%20bi%E1%BB%83u%20c%E1%BB%A7a%20hai%20%C4%91%E1%BA%A1i%20bi%E1%BB%83u%20tr%C3%BAng%20c%E1%BB%AD%20trong%20cu%E1%BB%99c%20b%E1%BA%A7u%20c%E1%BB%AD%20b%E1%BB%95%20sung%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20kho%C3%A1%20II%20ng%C3%A0y%2025%20th%C3%A1ng%203%20n%C4%83m%201962 | Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xác nhận tư cách đại biểu của hai đại biểu trúng cử trong cuộc bầu cử bổ sung Quốc hội khoá II ngày 25 tháng 3 năm 1962 | Căn cứ vào Điều 56 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà;
Sau khi nghe Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại biểu Quốc hội khoá II báo cáo về kết quả việc thẩm tra,
Xác nhận tư cách đại biểu của hai đại biểu Quốc hội là:
- Ông Phùng Lê Chương, trúng cử trong cuộc bầu cử bổ sung tiến hành ngày 25 tháng 3 năm 1962 ở tỉnh Lạng Sơn;
- Ông Hoàng Văn Đáo, trúng cử trong cuộc bầu cử bổ sung tiến hành ngày 25 tháng 3 năm 1962 ở khu vực Vĩnh Linh.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15051 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20k%E1%BA%BF%20ho%E1%BA%A1ch%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201962 | Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về kế hoạch Nhà nước năm 1962 | Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về kế hoạch Nhà nước năm 1962,
Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội và tham luận của các đại biểu Quốc hội,
1- Thông qua bản kế hoạch Nhà nước năm 1962 do Chính phủ trình trước Quốc hội.
2- Giao cho Chính phủ trong quá trình thực hiện kế hoạch Nhà nước, nghiên cứu và tuỳ điều kiện cụ thể mà áp dụng những kiến nghị của Uỷ ban kế hoạch và ngân sách cuả Quốc hội và chú ý đến ý kiến của các đại biểu.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 26 tháng 4 năm 1962.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15052 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20d%E1%BB%B1%20%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201962 | Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về phê chuẩn dự án ngân sách nhà nước năm 1962 | Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 1961 và dự án ngân sách nhà nước năm 1962,
Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội và tham luận của các đại biểu Quốc hội,
1. Phê chuẩn bản dự án ngân sách nhà nước năm 1962 do Chính phủ trình trước Quốc hội, với:
- Tổng số thu là: 1.725 triệu đồng;
- Tống số chi là: 1.725 triệu đồng.
2. Giao cho Chính phủ, trong quá trình thực hiện ngân sách Nhà nước, nghiên cứu và tùy điều kiện cụ thể mà áp dụng những kiến nghị của Uỷ ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội, và chú ý đến ý kiến của các đại biểu.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 26 tháng 4 năm 1962.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15053 | https://vi.wikisource.org/wiki/Lu%E1%BA%ADt%20s%E1%BB%ADa%20%C4%91%E1%BB%95i%20v%C3%A0%20b%E1%BB%95%20sung%20Lu%E1%BA%ADt%20Ngh%C4%A9a%20v%E1%BB%A5%20qu%C3%A2n%20s%E1%BB%B1%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%201962%20%28v%C4%83n%20b%E1%BA%A3n%20g%E1%BB%91c%29 | Luật sửa đổi và bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1962 (văn bản gốc) | Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, luật này quy định những điều sửa đổi và bổ sung sau đây về luật nghĩa vụ quân sự ngày 15 tháng 4 năm 1960:
Điều 1
Nay sửa đổi những điều 7, 10, 28, 32 của luật nghĩa vụ quân sự ngày 15 tháng 4 năm 1960 và thay bằng những điều (mới) sau đây:
1. Điều 7 (mới): Lứa tuổi tuyển vào quân đội thường trực trong thời bình là từ mười tám đến hai mươi nhăm tuổi, trong thời chiến là từ mười tám đến bốn nhăm tuổi.
Việc lần lượt gọi các lứa tuổi ra phục vụ tại ngũ trong thời chiến do Hội đồng quốc phòng định.
2. Điều 10 (mới): Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ trong bộ đội lục quân là ba năm.
Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ trong bộ đội không quân là bốn năm.
Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan kỹ thuật và binh sĩ kỹ thuật trong bộ đội lục quân là bốn năm.
Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ trong bộ đội hải quân là năm năm.
Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc các binh chủng kỹ thuật trong Công an nhân dân vũ trang theo như thời hạn phục vụ tại ngũ của các binh chủng, quân chủng trong Quân đội nhân dân.
Trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ quốc phòng và Bộ trưởng Bộ công an có thể kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân thuộc quyền mình nhưng không được quá bốn tháng.
3. Điều 28 (mới): Sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị hàng năm phải tham gia huấn luyện quân sự theo mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ quốc phòng.
Sĩ quan dự bị, hạ sĩ quan kỹ thuật dự bị, binh sĩ kỹ thuật dự bị và những người được chọn để đào tạo thành sĩ quan dự bị mỗi năm phải tham gia huấn luyện quân sự hai mươi nhăm ngày.
Hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị bộ binh mỗi năm phải tham gia huấn luyện quân sự mười lăm ngày.
Trong trường hợp thật cần thiết, Hội đồng Chính phủ quyết định việc tổ chức huấn luyện quân sự tập trung cho quân nhân dự bị trong một thời gian không quá tám tháng.
4. Điều 32 (mới): Sau khi Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà công bố lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, Bộ trưởng Bộ quốc phòng ra các mệnh lệnh cần thiết để thực hiện.
Uỷ ban hành chính các cấp có nhiệm vụ thi hành mệnh lệnh động viên của Bộ trưởng Bộ quốc phòng.
Thủ trưởng các cơ quan, trường học, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường và các tổ chức khác có nhiệm vụ bảo đảm cho quân nhân dự bị thuộc tổ chức của mình chấp hành lệnh động viên được nhanh chóng.
Điều 2
Nay bổ sung tiếp theo những điều 27, 32, 34 của luật nghĩa vụ quân sự ngày 15 tháng 4 năm 1960 những điều 27b, 32b, 34b sau đây:
1. Điều 27b: Bộ trưởng Bộ quốc phòng lãnh đạo công tác tuyển binh trong toàn quốc.
Uỷ ban hành chính các cấp lãnh đạo cơ quan quân sự địa phương và các ngành có liên quan ở địa phương tổ chức thực hiện việc tuyển binh trong địa phương mình.
Thủ trưởng các cơ quan, trường học, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường và các tổ chức khác có nhiệm vụ bảo đảm cho công tác tuyển binh trong tổ chức của mình tiến hành được tốt.
2. Điều 32b: Việc gọi quân nhân dự bị ra phục vụ tại ngũ trong thời chiến quy định như sau:
Thủ tướng Chính phủ ra lệnh gọi sĩ quan dự bị cấp tướng;
Bộ trưởng Bộ quốc phòng ra lệnh gọi quân nhân dự bị từ cấp tá trở xuống;
Theo mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Chủ tịch Uỷ ban hành chính khu tự trị, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra lệnh gọi quân nhân dự bị từ cấp uý trở xuống;
Theo mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Chủ tịch Uỷ ban hành chính huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, khu phố ra lệnh gọi hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị.
3. Điều 34b: Trong thời bình, theo quyết định của Hội đồng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ quốc phòng tổ chức động viên thực tập cho các địa phương, cơ quan, đơn vị sản xuất và các tổ chức khác. Những người có nghĩa vụ quân sự có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh các mệnh lệnh về động viên thực tập của Bộ trưởng Bộ quốc phòng và Chủ tịch Uỷ ban hành chính địa phương.
Luật này đã được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá thứ II, kỳ họp thứ 5, thông qua ngày 26 tháng 10 năm 1962.
Luật sửa đổi, bổ sung |
15056 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20t%E1%BB%95ng%20quy%E1%BA%BFt%20to%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201961 | Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1961 | Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Chính phủ về tổng quyết toán ngân sách Nhà nước năm 1961.
Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội và các tham luận của đại biểu Quốc hội.
Phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách Nhà nước năm 1961 với:
- Tổng số thu là một nghìn, năm trăm tám mươi ba triệu, ba trăm năm mươi hai nghìn, chín mươi bảy đồng, hai hào, chín xu (1.583.352.097 đ29);
- Tổng số chi là một nghìn, năm trăm sáu mươi ba triệu, năm trăm tám mươi chín nghìn, tám trăm ba mươi sáu đồng, bảy hào (1.563.589.836 đ70).
Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 27 tháng 10 năm 1962.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15057 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20%C4%91%E1%BB%95i%20t%C3%AAn%20khu%20t%E1%BB%B1%20tr%E1%BB%8B%20Th%C3%A1i%20M%C3%A8o%20th%C3%A0nh%20khu%20t%E1%BB%B1%20tr%E1%BB%8B%20T%C3%A2y%20B%E1%BA%AFc%20v%C3%A0%20th%C3%A0nh%20l%E1%BA%ADp%20ba%20t%E1%BB%89nh%20trong%20khu | Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc đổi tên khu tự trị Thái Mèo thành khu tự trị Tây Bắc và thành lập ba tỉnh trong khu | Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về sự cần thiết đổi tên khu tự trị Thái Mèo và thành lập ba tỉnh trong khu.
Phê chuẩn việc:
- Đổi tên khu tự trị Thái Mèo thành khu tự trị Tây Bắc;
- Từ nay khu tự trị Tây Bắc gồm có ba tỉnh, lấy tên là: Lai Châu, Sơn La và Nghĩa Lộ.
1- Tỉnh Lai Châu gồm 7 huyện: Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Tè, Mường Lay, Sình Hồ và Phong Thổ.
2- Tỉnh Sơn La gồm 7 huyện: Quỳnh Mai, Thuận Châu, Mường La, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu, Mộc Châu và thị xã Sơn La.
3- Tỉnh Nghĩa Lộ gồm 4 huyện: Than Uyên, Mù-Cang-Chải, Văn Chấn và Phú Yên
Quốc hội giao cho Hội đồng Chính phủ tiến hành những công tác cần thiết để thực hiện tốt Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 27 tháng 9 năm 1962.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15058 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20h%E1%BB%A3p%20nh%E1%BA%A5t%20th%C3%A0nh%20ph%E1%BB%91%20H%E1%BA%A3i%20Ph%C3%B2ng%20v%C3%A0%20t%E1%BB%89nh%20Ki%E1%BA%BFn%20An%2C%20h%E1%BB%A3p%20nh%E1%BA%A5t%20t%E1%BB%89nh%20B%E1%BA%AFc%20Ninh%20v%C3%A0%20t%E1%BB%89nh%20B%E1%BA%AFc%20Giang | Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc hợp nhất thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An, hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang | Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Chính phủ về sự cần thiết hợp nhất thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An, hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang
Phê chuẩn việc:
- Hợp nhất thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An thành một đơn vị hành chính mới, lấy tên là thành phố Hải Phòng;
- Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang thành một đơn vị hành chính mới, lấy tên là tỉnh Hà Bắc.
Quốc hội giao cho Hội đồng Chính phủ tiến hành những công tác cần thiết để thực hiện tốt Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 27 tháng 10 năm 1962.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15059 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2083%20NQ/TVQH%20%281962%29 | Nghị quyết số 83 NQ/TVQH (1962) | Căn cứ vào Điều 4 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ;
Căn cứ vào Nghị quyết số 25-NQ/TVQH ngày 21 tháng 02 năm 1961 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ về việc đặt Tổng cục Bưu điện trực thuộc Hội đồng Chính phủ;
Căn cứ vào báo cáo của Hội đồng Chính phủ ngày 03 tháng 01 năm 1962;
Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ ngày 29 tháng 11 năm 1961 về việc:
- Đặt Đài tiếng nói Việt Nam thành một cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ;
- Đổi tên Tổng cục Bưu điện thành Tổng cục Bưu điện và Truyền thanh.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15060 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2084%20NQ/TVQH%20%281962%29 | Nghị quyết số 84 NQ/TVQH (1962) | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà;
Căn cứ vào các Điều 12, 31 và 55 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 13 tháng 01 năm 1960;
Xét việc khuyết đại biểu Quốc hội ở tỉnh Lạng Sơn và khu vực Vĩnh Linh;
Điều 1
Việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội cho tỉnh Lạng Sơn và khu vực Vĩnh Linh sẽ tiến hành vào ngày 25 tháng 3 năm 1962.
Điều 2
Tại mỗi địa phương nói ở điều trên, sẽ bầu cử một đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội bầu cử bổ sung cho tỉnh Lạng Sơn phải là đại biểu dân tộc thiểu số.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15061 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2085%20NQ/TVQH%20%281962%29 | Nghị quyết số 85 NQ/TVQH (1962) | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà;
Căn cứ vào Điều 19 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 13 tháng 01 năm 1960;
Thành lập Hội đồng bầu cử gồm các vị sau đây, để phụ trách việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội tại tỉnh Lạng Sơn và khu vực Vĩnh Linh ngày 25 tháng 3 năm 1962, theo nhiệm vụ và quyền hạn ghi trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 13 tháng 01 năm 1960:
1- Ông Xuân Thuỷ, Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
2- Ông Dương Đức Hiền, Uỷ viên thường vụ Ban chấp hành Trung ương Đảng Dân chủ Việt Nam;
3- Ông Nguyễn Xuân Nguyên, Uỷ viên thường vụ Ban chấp hành Trung ương Đảng Xã hội Việt Nam;
4- Ông Dương Công Hoạt, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban dân tộc Trung ương;
5- Ông Đinh Gia Trinh, Uỷ viên Ban chấp hành Hội luật gia Việt Nam;
6- Linh mục Hồ Thành Biên, Phó Chủ tịch Uỷ ban liên lạc những người công giáo yêu Tổ quốc, yêu hoà bình của Việt Nam;
7- Pháp sư Thích Trí Độ, Hội trưởng Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam;
8- Bà Nguyễn Khoa Diệu Hồng, Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội;
9- Ông Nguyễn Văn Chi, Thư ký Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15062 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2086%20NQ/TVQH%20%281962%29 | Nghị quyết số 86 NQ/TVQH (1962) | Căn cứ vào Điều 81 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà;
Căn cứ vào các Điều 32 và 34 của Pháp lệnh ngày 23 tháng 01 năm 1961 về việc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp;
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ về ngày bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Ninh;
Việc bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Ninh sẽ tiến hành vào ngày 25 tháng 3 năm 1962, tức là ngày bầu cử các Hội đồng nhân dân tỉnh trực thuộc Trung ương (không kể các Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Hòa Bình).
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15063 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2087%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 87 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 25 của Luật tổ chức Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà;
Điều 1
Văn phòng Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan giúp việc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, có trách nhiệm phục vụ Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoạt động theo quyền hạn và nhiệm vụ ghi trong Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội.
Điều 2
Văn phòng Uỷ ban thường vụ Quốc hội có nhiệm vụ:
1- Phục vụ các cuộc họp của Quốc hội, của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và của các Uỷ ban của Quốc hội:
- Nghiên cứu các vấn đề và chuẩn bị các dự án do Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các Uỷ ban của Quốc hội giao cho;
- Nghiên cứu chương trình và tổ chức các cuộc họp;
- Nghiên cứu thủ tục làm việc của Quốc hội, của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và của các Uỷ ban của Quốc hội.
2- Phục vụ việc liên hệ giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội với Hội đồng Chính phủ và các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Hội đồng nhân dân địa phương và các đại biểu Quốc hội.
3- Nghiên cứu các vấn đề về bầu cử Quốc hội và bầu cử Hội đồng nhân dân, phục vụ Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc chủ trì cuộc tuyển cử đại biểu Quốc hội.
4- Quản lý công tác hành chính của Quốc hội:
- Quản lý các văn kiện và tài liệu của Quốc hội;
- Quản lý tổ chức, cán bộ, lao động, tiền tương, tài sản và tài vụ của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
5- Phục vụ việc tiếp nhân dân, nghiên cứu và đề ra cách giải quyết các đề nghị và nguyện vọng của nhân dân.
6- Phục vụ Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong công tác đối ngoại.
Điều 3
Văn phòng Uỷ ban thường vụ Quốc hội đặt dưới sự lãnh đạo của Tổng thư ký Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Giúp việc Tổng thư ký có một hay nhiều Thư ký Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Tổng thư ký giải quyết công việc thường ngày của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Tổng thư ký chịu trách nhiệm trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội về công tác của Văn phòng Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Điều 4
Tổ chức Văn phòng Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm có:
- Vụ Hành chính;
- Vụ Pháp chính;
- Vụ Dân chính.
Vụ có thể chia ra nhiều phòng.
Ngoài các vụ ra, có thể tổ chức những phòng trực thuộc Văn phòng Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Việc thành lập hoặc bãi bỏ một vụ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
Nhiệm vụ và tổ chức cụ thể của các vụ, các phòng do Tổng Thư ký quy định.
Điều 5
Vụ do Vụ trưởng điều khiển; giúp việc Vụ trưởng có thể có một hay nhiều Vụ phó.
Phòng do Trưởng phòng điều khiển; giúp việc Trưởng phòng có thể có một hay nhiều Phó phòng.
Vụ trưởng, Vụ phó do Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng Thư ký.
Trưởng phòng, Phó phòng và những cán bộ, công nhân, viên chức khác do Tổng Thư ký bổ nhiệm.
Điều 6
Tổng Thư ký Uỷ ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15064 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20Quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20c%E1%BB%A5%20th%E1%BB%83%20v%E1%BB%81%20t%E1%BB%95%20ch%E1%BB%A9c%20c%E1%BB%A7a%20Vi%E1%BB%87n%20ki%E1%BB%83m%20s%C3%A1t%20nh%C3%A2n%20d%C3%A2n%20t%E1%BB%91i%20cao%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a | Pháp lệnh Quy định cụ thể về tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa | Căn cứ vào điều 106 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 15 tháng 7 năm 1960;
Để bảo đảm thực hiện tốt công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật, góp phần làm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế dân chủ nhân dân được giữ vững,
Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:
Điều 1
Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Viện trưởng các Phó viện trưởng, các kiểm sát viên và kiểm sát viên dự khuyết.
Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành lập Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có Viện trưởng, các Phó viện trưởng và một số kiểm sát viên.
Điều 2
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao lãnh đạo thống nhất Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương và các Viện kiểm sát quân sự.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
A) Báo cáo công tác của ngành kiểm sát trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
B) Trình Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội những dự án luật, dự án pháp lệnh về những vấn đề thuộc phạm vi công tác chuyên môn của ngành kiểm sát; trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội những đề nghị giải thích pháp luật;
C) Thực hiện các công tác kiểm sát chung, điều tra và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử và kiểm sát giam giữ; chỉ đạo các Viện kiểm sát nhân dân các cấp kịp thời áp dụng những biện pháp do luật định để chống những việc vi phạm pháp luật;
D) Chỉ đạo công tác xây dựng tổ chức, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của ngành kiểm sát;
Đ) Chỉ đạo các Viện kiểm sát nhân dân tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân.
Điều 3
Các Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giúp Viện trưởng làm nhiệm vụ.
Các kiểm sát viên và kiểm sát viên dự khuyết Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện công tác kiểm sát theo sự phân công và dưới sự chỉ đạo của Viện trưởng.
Điều 4
Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao có từ bẩy đến chín Uỷ viên.
Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao thảo luận và giải quyết những vấn đề quan trọng sau đây trong công tác kiểm sát:
A) Những vấn đề thuộc về đường lối, phương châm công tác kiểm sát; chương trình công tác của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
B) Những dự án kháng nghị quan trọng đối với những nghị quyết, quyết đinh, thông tư, chỉ thị và biện pháp của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ và của các cơ quan Nhà nước địa phương mà xét thấy không đúng pháp luật;
C) Những vấn đề thuộc về điều tra thẩm cứu, truy tố và kháng nghị bản án và quyết định của Toà án nhân dân trong những vụ án quan trọng;
D) Những dự án luật, dự án pháp lệnh và những đề nghị giải thích pháp luật mà Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ trình Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm việc theo nguyên tắc tập thể và dân chủ dưới sự lãnh đạo của Viện trưởng. Trong Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng có quyền quyết định cuối cùng. Khi Viện trưởng quyết định khác với ý kiến của đa số trong Uỷ ban kiểm sát thì Viện trưởng sẽ báo cáo lên Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét.
Điều 5
Bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có:
- Vụ kiểm sát chung;
- Vụ điều tra thẩm cứu;
- Vụ kiểm sát điều tra;
- Vụ kiểm sát xét xử hình sự;
- Vụ kiểm sát xét xử dân sự;
- Vụ tổng hợp và kiểm tra;
- Vụ tổ chức và cán bộ;
- Văn phòng.
Ngoài các Vụ trên đây, có Phòng kiểm sát giam giữ trực thuộc Viện trưởng.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể thành lập một số Phòng khác trực thuộc Viện trưởng khi xét thấy cần thiết.
Tổ chức và nhiệm vụ cụ thể của các vụ, văn phòng và các phòng trên đây do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
Biên chế chung của Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao định và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
Điều 6
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Quốc hội bầu ra và bãi miễn.
Các Phó viện trưởng, các kiểm sát viên và kiểm sát viên dự khuyết, các uỷ viên Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Uỷ ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm và bãi miễn.
Các vụ trưởng và vụ phó, Chánh văn phòng và Phó văn phòng, các trưởng phòng và phó phòng do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm và bãi miễn.
Điều 7
Để tăng cường hiệu lực của công tác kiểm sát, nay thành lập ngạch kiểm sát viên.
Pháp lệnh này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 16 tháng 4 năm 1962.
Pháp lệnh Việt Nam |
15066 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20108%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 108 NQ/TVQH | Căn cứ vào điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà;
Sau khi nghe Hội đồng Chính phủ báo cáo về sự cần thiết quy định lại đơn vị chịu thuế nông nghiệp và cách tính thuế cho phù hợp với quan hệ sản xuất mới ở nông thôn và nhằm đơn giản cách tính thuế,
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
1/ Các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp là đơn vị tính thuế, nộp thuế và miễn giảm thuế. Hợp tác xã chịu trách nhiệm nộp cho Nhà nước thuế nông nghiệp về toàn bộ sản lượng thường niên trên diện tích ruộng đất do hợp tác xã kinh doanh và về phần hoa lợi trên diện tích để lại cho xã viên làm riêng. Thuế suất năm 1962 tính bằng thuế suất bình quân năm 1961.
2/ Các nông hộ chưa vào hợp tác xã chịu trách nhiệm nộp thuế cho Nhà nước căn cứ vào sản lượng thường niên trên diện tích ruộng đất cày cấy năm 1962. Việc tính thuế dựa theo thuế suất năm 1961 của các nông hộ đó.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15067 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20109%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 109 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội;
Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ,
Bổ nhiệm:
- Ông Đinh Văn Đức, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại nước Cộng hoà Nhân dân Rumani;
- Ông Ngô Mậu, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại nước Cộng hoà Nhân dân Mông Cổ;
- Ông Hoàng Bảo Sơn, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Cộng hoà Nhân dân Hunggari;
- Ông Trần Chí Hiền, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại nước Cộng hoà Nhân dân Ba Lan.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15068 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20110%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 110 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội,
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
Bổ nhiệm ông Ngô Điền làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại nước Cộng hoà Mali.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15069 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20113b/NQ-TVQH | Nghị quyết số 113b/NQ-TVQH | Căn cứ vào Điều 4 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ;
Căn cứ vào báo cáo của Hội đồng Chính phủ ngày 15 tháng 6 năm 1962,
Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ ngày 14 tháng 3 năm 1962 về việc đặt tổ chức Việt Nam thông tấn xã thành một cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15070 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20Quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20nhi%E1%BB%87m%20v%E1%BB%A5%2C%20quy%E1%BB%81n%20h%E1%BA%A1n%20c%E1%BB%A7a%20C%E1%BA%A3nh%20s%C3%A1t%20nh%C3%A2n%20d%C3%A2n%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a | Pháp lệnh Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa | Để tăng cường lực lượng giữ gìn trật tự an ninh của Nhà nước, bảo vệ quyền lợi của nhân dân;
Căn cứ vào điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát nhân dân như sau:
Điều 1
Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là một lực lượng vũ trang thuộc Bộ Công an, thừa hành pháp luật của Nhà nước, đấu tranh chống bọn phản cách mạng và những kẻ phạm tội khác, giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệ tính mạng, tài sản và quyền lợi hợp pháp của công dân, bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân nhằm góp phần bảo đảm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà được tiến hành thắng lợi.
Điều 2
Cảnh sát nhân dân phải tuyệt đối trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, dũng cảm trong công tác, luôn luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần cảnh giác cách mạng, trình độ chính trị, quân sự và nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Điều 3
Cảnh sát nhân dân trong khi tiến hành công tác phải căn cứ vào pháp luật của Nhà nước, phải dựa vào nhân dân, liên hệ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, phải tích cực phòng ngừa ngăn chặn những hành vi phạm tội và vi phạm trật tự trị an.
Điều 4
Cảnh sát nhân dân có những nhiệm vụ sau đây:
1. Phát hiện, ngăn ngừa và trấn áp những hoạt động phá hoại của bọn phản cách mạng, bằng các biện pháp quản lý hành chính về trị an;
2. Đấu tranh chống bọn lưu manh, côn đồ, trộm cắp, tham ô, đầu cơ, buôn lậu và những kẻ phạm tội khác;
3. Truy nã bọn tội phạm trốn tránh pháp luật;
4. Thi hành việc quản chế, giáo dục, cải tạo bọn phản cách mạng và những kẻ phạm tội khác.
5. Giữ trật tự trị an ở các nơi công cộng và ở những cuộc họp công cộng; ngăn chặn những hành vi gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân;
6. Phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong việc bảo quản tài sản công cộng, góp ý kiến về những biện pháp đề phòng trộm cắp, tham ô;
7. Bảo đảm trật tự an toàn giao thông vận tải đường bộ, quản lý các loại xe và những người lái xe; phối hợp với cơ quan giao thông vận tải kiểm tra an toàn giao thông đường sông, đường biển;
8. Tuyên truyền trong nhân dân về tinh thần cảnh giác cách mạng, về ý thức tôn trọng và tuân theo pháp luật của Nhà nước, động viên và tổ chức nhân dân tham gia giữ gìn trật tự trị an, bảo vệ tài sản công cộng, giữ gìn vệ sinh chung.
9. Quản lý hộ khẩu, cấp giấy chứng minh, giấy thông hành; cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đi nước ngoài về việc tư;
10. Quản lý việc xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài theo pháp luật quy định;
11. Quản lý các máy và phụ tùng máy vô tuyến điện; quản lý các cơ sở sản xuất, sửa chữa, mua bán máy và phụ tùng máy vô tuyến điện; quản lý các loại vũ khí; chất nổ, chất cháy, chất độc mạnh; quản lý nghề chứa trọ, nghề khắc con dấu, nghề in, đúc, khắc chữ in và những nghề kinh doanh đặc biệt khác theo pháp luật quy định;
12. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành những biện pháp bài trừ những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại;
13. Tham gia các công tác phòng cháy và chữa cháy, phòng và chống bão lụt, phòng và chống các bệnh dịch, v.v...;
14. Tìm những người mất tích, giúp nhân dân tìm địa chỉ những người thân thuộc và tìm trẻ em bị lạc, cứu giúp người bị tai nạn và người bị bệnh cần cấp cứu;
15. Và thi hành những công tác khác thuộc chức năng của Công an nhân dân theo chỉ thị của Bộ Công an.
Điều 5
Cảnh Sát nhân dân có những quyền hạn sau đây:
1. Bắt, tạm giữ, tạm tha, khám người, khám nhà ở, khám đồ vật và thư tín, tạm giữ tang vật, theo pháp luật quy định;
2. Kiểm soát giấy chứng minh, giấy thông hành hoặc giấy chứng nhận khác của công dân, đòi hỏi mọi người nghiêm chỉnh tuân theo thể lệ về quản lý trật tự trị an;
3. Phạt hoặc thi hành những biện pháp cưỡng chế khác theo thể lệ quản lý trật tự trị an đối với những người vi phạm thể lệ quản lý trật tự trị an;
4. Trong khi làm nhiệm vụ khẩn cấp:
A) Ngăn chặn hành động phá hoại,
B) Đuổi bắt kẻ phạm tội,
C) Cấp cứu người bị nạn, được quyền mượn các loại phương tiện giao thông vận tải và phương tiện thông tin liên lạc của cơ quan, đoàn thể hoặc tư nhân (trừ của Đoàn ngoại giao) và những người điều khiển các phương tiện đó;
5. Được quyền đi lại trong thành phố, thị xã, thị trấn, bằng các phương tiện giao thông công cộng mà không phải trả tiền trong khi đang làm nhiệm vụ;
6. Được sử dụng vũ khí trong những trường hợp khẩn cấp, như phải đối phó với những kẻ dùng vũ khi bạo động, tập kích, chống cự khi bị bắt, phá hoại trị an xã hội, những kẻ phạm tội nguy hiểm đang chạy trốn, nếu những kẻ ấy không chịu nghe lệnh ngăn cấm của cảnh sát;
7. Được mang vũ khí và trang phục theo chế độ do Bộ Công an định;
8. Và những quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6
Cảnh sát nhân dân có kỷ luật nghiêm minh, đội ngũ chặt chẽ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Tổ chức Cảnh sát nhân dân do Hội đồng Chính phủ quy định.
Điều 7
Chế độ cấp bậc Của sĩ quan và hạ sĩ quan Cảnh sát nhân dân sẽ quy định bằng một pháp lệnh riêng.
Điều 8
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân nào thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc phạm sai lầm khuyết điểm trong công tác thì bị kỷ luật, nếu phạm tội thì bị truy tố trước pháp luật.
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân có thành tích xuất sắc thì được khen thưởng.
Pháp lệnh này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thông qua ngày 16 tháng 7 năm 1962.
Pháp lệnh Việt Nam |
15071 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20Quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20ch%E1%BA%BF%20%C4%91%E1%BB%99%20c%E1%BA%A5p%20b%E1%BA%ADc%20c%E1%BB%A7a%20s%C4%A9%20quan%20v%C3%A0%20h%E1%BA%A1%20s%C4%A9%20quan%20C%E1%BA%A3nh%20s%C3%A1t%20nh%C3%A2n%20d%C3%A2n%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a | Pháp lệnh Quy định chế độ cấp bậc của sĩ quan và hạ sĩ quan Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa | Để tăng cường việc xây dựng Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tăng cường lực lượng giữ gìn trật tự an ninh của Nhà nước, bảo vệ quyền lợi của nhân dân;
Để xác định trách nhiệm và vinh dự, nâng cao ý thức tổ chức và ý thức kỷ luật của cán bộ và chiến sĩ Cảnh sát nhân dân;
Căn cứ vào điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định chế độ cấp bậc của sĩ quan và hạ sĩ quan Cảnh sát nhân dân như sau:
Điều 1
Hệ thống cấp bậc của sĩ quan và hạ sĩ quan Cảnh sát nhân dân gồm có:
A. Sĩ quan có ba cấp:
1. Cấp tướng có hai bậc:
- Trung tướng
- Thiếu tướng
2. Cấp tá có bốn bậc:
- Đại tá
- Thượng tá
- Trung tá
- Thiếu tá
3. Cấp uý có bốn bậc:
- Đại uý
- Thượng uý
- Trung uý
- Thiếu uý
Chuẩn uý là cấp bậc chuẩn bị lên sĩ quan.
B. Hạ sĩ quan có ba bậc:
- Thượng sĩ
- Trung sĩ
- Hạ sĩ
Điều 2
Việc xét phong cấp bậc cho cán bộ và chiến sĩ Cảnh sát nhân dân căn cứ vào phẩm chất chính trị, năng lực nghiệp vụ, chức vụ hiện tại, thành tích phục vụ trong Công an, trong Cảnh sát nhân dân và công lao đối với cách mạng của cán bộ và chiến sĩ.
Điều 3
Quyền phong cấp bậc đối với sĩ quan và hạ sĩ quan quy định như sau:
Quyền phong các cấp bậc từ thượng tá trở lên theo như quy định đối với các cấp bậc tương đương trong Quân đội nhân dân;
Bộ trưởng Bộ Công an phong các cấp bậc từ chuẩn uý đến trung tá;
Quyền phong cấp bậc đối với hạ sĩ quan do Hội đồng Chính phủ quy định.
Điều 4
Việc xét thăng cấp bậc cho sĩ quan và hạ sĩ quan căn cứ vào nhu cầu công tác, vào phẩm chất chính trị, năng lực nghiệp vụ, thành tích chiến đấu, thành tích công tác và niên hạn ở cấp bậc hiện tại của sĩ quan và hạ sĩ quan.
Điều 5
Niên hạn tối thiểu của sĩ quan và hạ sĩ quan để được xét thăng cấp bậc quy định như sau:
- từ hạ sĩ lên trung sĩ hai năm
- từ trung sĩ lên thượng sĩ hai năm
- từ thượng sĩ lên chuẩn uý hai năm
- từ chuẩn uý lên thiếu uý hai năm
- từ thiếu uý lên trung uý ba năm
- từ trung uý lên thượng uý ba năm
- từ thượng uý lên đại uý bốn năm
- từ đại uý lên thiếu tá bốn năm
- từ thiếu tá lên trung tá bốn năm
- từ trung tá lên thượng tá năm năm
- từ thượng tá lên đại tá năm năm
Thời gian sĩ quan và hạ sĩ quan học tập tại trường quân sự, chính trị, nghiệp vụ đều được tính vào niên hạn để xét thăng cấp bậc.
Những sĩ quan và hạ sĩ quan có công trạng và thành tích đặc biệt trong chiến đấu hoặc trong công tác thì có thể được xét thăng cấp bậc trước khi đủ niên hạn.
Điều 6
Quyền thăng và giáng cấp bậc đối với sĩ quan và hạ sĩ quan quy định như sau:
Quyền thăng lên các cấp bậc từ thượng tá trở lên theo như quy định đối với các cấp bậc tương đương trong Quân đội nhân dân;
Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thăng lên các cấp bậc từ trung uý đến trung tá;
Quyền thăng lên các cấp bậc từ trung sĩ lên thiếu uý do Hội đồng Chính phủ quy định.
Người có thẩm quyền thăng lên cấp bậc nào thì có thẩm quyền giáng đối với cấp bậc ấy.
Điều 7
Mỗi lần thăng hoặc giáng cấp bậc của sĩ quan và hạ sĩ quan chỉ được thăng hoặc giáng một bậc. Trong những trường hợp đặc biệt có thể thăng hoặc giáng nhiều bậc.
Việc thăng hoặc giáng nhiều bậc đối với cấp bậc từ thượng tá trở lên theo như quy định đối với các cấp bậc tương đương trong Quân đội nhân dân.
Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thăng nhiều bậc lên các cấp bậc từ thiếu uý đến trung tá và giáng nhiều bậc đối với các cấp bậc từ thiếu uý đến trung tá.
Quyền thăng nhiều bậc lên các cấp bậc từ trung sĩ đến chuẩn uý và giáng nhiều bậc đối với các cấp bậc từ trung sĩ đến chuẩn uý do Hội đồng Chính phủ quy định.
Điều 8
Những sĩ quan và hạ sĩ quan nào bị giáng cấp bậc, thì niên hạn để xét thăng cấp bậc mới sẽ tính từ ngày bị giáng cấp bậc.
Những sĩ quan và hạ sĩ quan bị giáng cấp bậc về sau đã sửa chữa sai lầm, biểu hiện tiến bộ, hoặc có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, trong công tác thì có thể xét thăng cấp bậc trước khi đủ niên hạn.
Điều 9
Những sĩ quan và hạ sĩ quan phạm pháp bị Toà án xử phạt tù thì bị tước cấp bậc.
Điều 10
Trong trường hợp một sĩ quan hoặc một hạ sĩ quan giữ chức vụ phụ thuộc vào một sĩ quan hoặc một hạ sĩ quan có cấp bậc ngang với mình hoặc thấp hơn mình, thì trong khi thi hành nhiệm vụ, người giữ chức vụ phụ thuộc phải phục tùng người giữ chức vụ chính.
Điều 11
Hội đồng Chính phủ quy định cấp hiệu, phù hiệu, phù hiệu có kết hợp cấp hiệu, số hiệu và lễ phục của sĩ quan và hạ sĩ quan Cảnh sát nhân dân.
Pháp lệnh này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thông qua ngày 16 tháng 7 năm 1962.
Pháp lệnh Việt Nam |
15072 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20116%20NQ/TVQH%20%281962%29 | Nghị quyết số 116 NQ/TVQH (1962) | Căn cứ vào Điều 4 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ;
Căn cứ vào báo cáo của Hội đồng Chính phủ ngày 20 tháng 7 năm 1962,
Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ ngày 27 tháng 6 năm 1962 về việc tách Tổng cục quản lý xây dựng cơ bản ra khỏi Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, đặt thành một cơ quan ngang Bộ, lấy tên là Uỷ ban kiến thiết cơ bản Nhà nước.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15073 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20124%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 124 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội;
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ;
Bổ nhiệm ông Lê Văn Hiến làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Vương quốc Lào.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15074 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20125%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 125 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
Nhân dịp lễ kỷ niệm lần thứ 17 ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
Căn cứ vào kết quả của chính sách giáo dục, cải tạo của Nhà nước đối với phạm nhân,
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
1/ Đặc xá cho những phạm nhân đã ở tù một thời gian và đã được thật sự cải tạo.
2/ Hội đồng Chính phủ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Toà án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15076 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20th%C3%A0nh%20l%E1%BA%ADp%20%E1%BB%A6y%20ban%20th%E1%BB%91ng%20nh%E1%BA%A5t%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i | Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc thành lập Ủy ban thống nhất của Quốc hội | Căn cứ vào Điều 57 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
Căn cứ vào những yêu cầu của cuộc đấu tranh nhằm thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà,
1- Nay thành lập Uỷ ban thống nhất của Quốc hội.
2- Uỷ ban thống nhất của Quốc hội có nhiệm vụ :
- Giúp Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội về vấn đề đấu tranh nhằm thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà và ủng hộ cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam;
- Căn cứ vào báo cáo của Hội đồng chính phủ, nghiên cứu giúp Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội tỏ thái độ, ra nghị quyết, tuyên bố, hiệu triệu, v.v... Về vấn đề đấu tranh nhằm thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà và ủng hộ cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam;
- Ra tuyên bố vạch trần âm mưu của Mỹ - Diệm, cổ vũ đồng bào hai miền đấu tranh chống lại chúng và kêu gọi nhân dân thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh đó;
- Kêu gọi đồng bào miền Bắc và đồng bào miền Nam sống ở miền Bắc ra sức tăng gia sản xuất, hoàn thành kế hoạch Nhà nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho miền Bắc thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà.
3- Uỷ ban thống nhất của Quốc hội có một Chủ nhiệm, một hoặc hai Phó Chủ nhiệm và một số uỷ viên.
4- Uỷ ban thống nhất của Quốc hội gồm có các vị sau đây :
Chủ nhiệm: Ông Trần Huy Liệu
Các uỷ viên: Ông Trương Quang Giao
Ông Trần Công Tường
Giáo sư Hồ Đắc Di
Bác sĩ Nguyễn Tấn Gi Trọng
Kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện
Ông Trần Xuân Bách
Ông Trần Danh Tuyên
Bà Nguyễn Thị Minh Nhã
Giáo sư Phạm Huy Thông
Linh mục Nguyễn Thế Vịnh
Hoà thượng Trần Quang Dung
Ông Triệu Khánh Phương
Ông Nay Phin
Bà Ngô Thị Huệ
Ông Nguyễn Văn Chi
Ông Nguyễn Văn Trấn
Ông Nguyễn Minh Vỹ.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 30 tháng 4 năm 1963
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15077 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20v%E1%BA%A5n%20%C4%91%E1%BB%81%20mi%E1%BB%85n%20nhi%E1%BB%87m%20v%C3%A0%20b%E1%BB%95%20nhi%E1%BB%87m%20m%E1%BB%99t%20s%E1%BB%91%20ch%E1%BB%A9c%20v%E1%BB%A5%20trong%20b%E1%BB%99%20m%C3%A1y%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc | Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về vấn đề miễn nhiệm và bổ nhiệm một số chức vụ trong bộ máy Nhà nước | Căn cứ vào Điều 50 và Điều 51 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà quy định quyền hạn của Quốc hội,
Căn cứ vào Điều 9 và Điều 10 của Luật tổ chức Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà quy định về hội nghị Quốc hội,
Căn cứ vào nhu cầu công tác,
Sau khi nghe các đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Hội đồng Chính phủ về vấn đề miễn nhiệm và bổ nhiệm một số chức vụ trong bộ máy Nhà nước,
Về đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội .
1- Đồng ý để ông Xuân Thuỷ, Phó Chủ tịch kiểm Tổng thư ký Uỷ ban thường vụ Quốc hội, được miễn các chức vụ kể trên để nhận nhiệm vụ mới;
2- Cử ông Tôn Quang Phiệt, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, giữ chức Tổng thư ký Uỷ ban thường vụ Quốc hội thay ông Xuân Thuỷ.
Về đề nghị của Hội đồng Chính phủ.
1- Đồng ý để Cụ Phan Kế Toại, Phó Thủ tướng Chính phủ kiểm Bộ trưởng Bộ Nội vụ, được miễn kiêm chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
2- Đồng ý để ông Ung Văn Khiêm thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và quyết định cử ông Ung Văn Khiêm giữc chức Bộ trưỏng Bộ Nội vụ thay cuỵ Phan Kế Toại;
3- Quyết định cử ông Xuân Thuỷ giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thay ông Ung Văn Khiêm.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 30 tháng 4 năm 1963.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15078 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20b%C3%A1o%20c%C3%A1o%20c%E1%BB%A7a%20Ch%C3%ADnh%20ph%E1%BB%A7%201963 | Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về báo cáo của Chính phủ 1963 | Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ,
Sau khi nghe thuyết trình của Tiểu ban Quốc hội nghiên cứu báo cáo của Chính phủ và tham luận của các đại biểu,
1- Quốc hội nhất trí tán thành sự đánh giá của Chính phủ về những thắng lợi to lớn trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội mà nhândân miền Bắc nước ta đã giành được trong những năm vừa qua.
Những thắng lợi to lớn đó là kết quả của lao động sáng tạo của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng lao động Việt Nam, của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Hồ Chủ tịch, với sự giúp đỡ quý báu của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác.
Kế hoạch Nhà nước phát triển kinh tế quốc dân 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) là một bước rất quan trọng mở đầu thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta.
Để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, nhân dân ta và cán bộ ta cần tiếp tục phát huy những thuận lợi to lớn, ra sức khắc phục những khó khăn và những chỗ non yếu trong tình hình kinh tế và trong công tác.
Quốc hội tán thành chủ trương của Chính phủ đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua yêu nước và tiến hành tốt mấy cuộc vận động lớn :
-"Vận động cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật, nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc",
- "Vận động nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu",
- "Vận động đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế ở miền núi".
Quốc hội đặc biệt lưu ý Chính phủ về sự cần thiết phải ra sức tăng cường vai trò quản lý kinh tế và chỉ đạo thực hiện của Nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao ý thức trách nhiệm và ý thức kỷ luật của các cơ quan Nhà nước; nâng cao tinh thần hợptác xã hội chủ nghĩa giữa các ngành, các cấp; tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ; tăng cường kiểm tra việc thực hiện các chủ trưong, chính sách và các chỉ tiêu của kế hoạch Nhà nước.
2- Phong trào yêu nước của đồng bào miền Nam không ngừng lớn mạnh và thu được nhiều thắng lợi. Kế hoạch Xta-lây-Tay-lơ của đế quốc Mỹ nhằm lập ấp chiến lược để tập trung dân và tăng cường hoạt động quân sự hòng tiêu diệt lực lượng yêu nước của đồng bào miền Nam, đến nay đã phá sản. Ảnh hưởng và uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, người tổ chức và lãnh đạo phong trào yêu nước ở miền Nam, đang lan rộng và ăn sâu trong mọi tầng lớp đồng bào và vang dội khắp thế giới.
Quốc hội nhiệt liệt hoan nghênh những thắng lợi của phong trào yêu nước ở miền Nam, nhiệt liệt biểu dương lòng yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Nam anh hùng. Miền Nam luôn luôn xứng đáng là "Thành đồng của Tổ quốc".
Thay mặt nhân dân Việt Nam, Quốc hội chân thành cảm tạ nhân dân Liên Xô, Trung Quốc, Cu Ba và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, chân thành cảm tạ nhân dân In-đô-nê-xi-a, An-Giê-ri và nhân dân các nước khác trên thế giới đã hết lòng ủng hộ phong trào yêu nước của nhân dân miền Nam Việt Nam.
Quốc hội cực lực lên án cuộc chiến tranh xâm lược mà đế quốc Mỹ đang tiến hành ở miền Nam Việt Nam, cực lực lên án tội ác của đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm đang dùng chất độc hoá học làm phương tiện chiến tranh.
Quốc hội tin tưởng sắt đá rằng : mặc dù còn phải trải qua nhiều cuộc đấu tranh gay go, ác liệt, đồng bào miền Nam ta nhất định sẽ thu được thắng lợi cuối cùng.Miền Nam thân yêu nhất định sẽ được giải phóng.
Quốc hội hoàn toàn tán thành đường lối của Chính phủ luôn luốn nghiêm chỉnh thi hành hiệp nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông dương và kiên quyết đấu tranh để thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà theo Hiệp nghị Giơ-ne-vơ.
3- Tình hình thế giới tiếp tục phát triển có lợi cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân các nước đang đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Quốc hội tán thành đường lối và những hoạt động ngoại giao của Chính phủ đã góp phần quan trọng làm cho địa vị quốc tế của nước ta không ngừng được nâng cao, ngày càng tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của nhân dân các nước trên thế giới đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh nhằm thực hiện hoà bình thống nhất đất nước của nhân dân ta.
Quốc hội hoàn toàn tán thành chủ trương của Chính phủ tăng cường quan hệ hữu nghị với Vương quốc Lào, nghiêm chỉnh thi hành hiệp nghị năm 1962 về Lào, góp phần bảo đảm nền hoà bình trung lập của Vương quốc Lào, ủng hộ Chính phủ liên hợp dân tộc của Lào do Hoàng thân Xu-va-na Phu-ma làm thủ tướng, ủng hộ những cố gắng to lớn của nhân dân Lào nhằm xây dựng một nước Lào hoà bình, trung lập, độc lập, thống nhất và thịnh vượng. Quốc hội kiên quyết vạch trần và lên án âm mưu của đế quốc Mỹ và phe lũ đang phá hoại hiệp nghị Giơ-ne-vơ năm 1962 về Lào.
Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá II, kỳ hợp thứ 6, kêu gọi toàn thể đồng bào ta hãy tăng cường đoàn kết, ra sức thi đua yêu nước, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước năm 1963 và kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất, giành những thắng lợi ngày càng to lớn hơn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và trong công cuộc đấu tranh để thực hiện hoà bình thống nhất Tổ quốc, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giầu mạnh, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội của nhân dân toàn thế giới.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 8 tháng 5 năm 1963.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15079 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20k%E1%BA%BF%20ho%E1%BA%A1ch%20ph%C3%A1t%20tri%E1%BB%83n%20kinh%20t%E1%BA%BF%20qu%E1%BB%91c%20d%C3%A2n%205%20n%C4%83m%20l%E1%BA%A7n%20th%E1%BB%A9%20nh%E1%BA%A5t%20%281961-1965%29%20v%C3%A0%20k%E1%BA%BF%20ho%E1%BA%A1ch%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201963 | Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) và kế hoạch Nhà nước năm 1963 | Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) và kế hoạch Nhà nước năm 1963,
Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội và tham luận của các đại biểu Quốc hội,
1- Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) do Chính phủ trình trước Quốc hội.
Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phải nhằm phấn đấu xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa và hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
Thực hiện nhiệm vụ đó chính là phát huy những thắng lợi đã giành được, khắc phục các khó khăn, tập trung sức giải quyết yêu cầu cơ bản nhất là xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của các ngành kinh tế quốc dân, trước hết là các ngành công nghiệp và nông nghiệp. Thực hiện nhiệm vụ đó chính là đẩy lực lượng sản xuất phát triển thêm một bước, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở đó ra sức phát triển sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, nâng cao năng xuất lao động xã hội để tăng tích luỹ vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, cải thiện từng bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, củng cố miền Bắc về mọi mặt, làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà.
2- Thông qua kế hoạch Nhà nước năm 1963 do Chính phủ trình trước Quốc hội.
Kế hoạch Nhà nước năm 1963 phải nắm vững nhiệm vụ công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, ra sức đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, củng cố hợp tác xã, hướng công nghiệp vào việc phục vụ mạnh hơn nữa sự phát triển nông nghiệp và các ngành kinh tế khác; cải tiến hơn nữa công tác lưu thông và phân phối hàng hoá, giải quyết tốt hơn một số vấn đề bức thiết về đời sống của nhân dân.
3- Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và kế hoạch năm 1963 là một quá trình phấn đấu khắc phục những khó khăn mà chúng ta đã và đang phải vượt qua: quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mới được xây dựng; cơ sở vật chất và kỹ thuật còn yếu; trình độ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và năng suất lao động xã hội còn thấp; nhu cầu các mặt phát triển nhanh, nhưng khả năng sản xuất tăng lên chưa kịp. Chúng ta lại phải tăng cường củng cố quốc phòng, bảo vệ công cuộc lao động hoà bình của nhân dân ta. Đó là những khó khăn trong bước trưởng thành của một nền kinh tế từ trình độ nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Nhân dân ta, Nhà nước ta cần nhận rõ những khó khăn đó và kiên trì phấn đấu giải quyết dần từng bước.
4- Để thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và kế hoạch năm 1963, chúng ta có những thuận lợi căn bản: đó là sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, lực lượng cách mạng vĩ đại của quần chúng nhân dân và sự giúp đỡ quý báu của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác. Chúng ta đang xây dựng nền kinh tế tự chủ, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chúng ta đã tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm tốt. Dựa vào những thuận lợi sẵn có và phát huy những thành tựu đã giành được, nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn.
5- Để Bảo đảm thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và kế koạch năm 1963, các cấp, các ngành của Nhà nước, trước hết là Chính phủ, các Bộ, Uỷ ban hành chính các tỉnh và thành phải nâng cao hơn nữa năng lực chỉ đạo và tổ chức thực hiện, tăng cường hơn nữa công tác quản lý kinh tế - tài chính. Quốc hội giao cho Chính phủ, trong quá trình thực hiện kế hoạch, nghiên cứu và tuỳ điều kiện cụ thể mà áp dụng những kiến nghị của Uỷ ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội, và chú ý đến những ý kiến xây dựng của các đại biểu Quốc hội.
6- Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đang mở ra cho nhân dân ta, cho Tổ quốc ta những triển vọng tốt đẹp. Đó là nguồn động viên to lớn đối với nhân dân miền Bắc đang hăng hái thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là niềm tin tưởng và hy vọng của đồng bào miền Nam đang trực tiếp đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bọn Ngô Đình Diệm.
Quốc hội kêu gọi các tầng lớp nhân dân ta hãy nâng cao hơn nữa tinh thần phấn khởi cách mạng và chí khí chiến đấu, vững bước tiến lên, dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Hồ Chủ tịch kính mến. Toàn thể nhân dân ta hãy ra sức thi đua thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1963 và kế hoạch những năm tới, hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân 5 năm lần thứ nhất, củng cố miền Bắc về mọi mặt thành cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh nhằm thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà.
Vì sự nghiệp xã hội chủ nghĩa và thống nhất Tổ quốc, toàn thể nhân dân ta hãy ra sức phấn đấu, dũng cảm tiến lên !
Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 8 tháng 5 năm 1963.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15080 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20t%E1%BB%95ng%20quy%E1%BA%BFt%20to%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201962 | Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1962 | Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Chính phủ về tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1962,
Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội và các tham luận của đại biểu Quốc hội,
Phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1962 với:
- Tổng số thu là một nghìn bẩy trăm năm mươi lăm triệu sáu trăm mười ba nghìn năm trăm mười một đồng năm hào năm xu (1.755.613.511 đồng 55);
- Tổng số chi là một nghìn bẩy trăm ba mươi lăm triệu tám trăm chín mươi tám nghìn năm trăm mười đồng ba hào hai xu (1.735.898.510 đồng 32).
Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 30 tháng 10 năm 1963.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15081 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20h%E1%BB%A3p%20nh%E1%BA%A5t%20t%E1%BB%89nh%20H%E1%BA%A3i%20Ninh%20v%C3%A0%20khu%20H%E1%BB%93ng%20Qu%E1%BA%A3ng%2C%20v%C3%A0%20s%C3%A1p%20nh%E1%BA%ADp%20x%C3%A3%20H%E1%BB%AFu%20S%E1%BA%A3n%20thu%E1%BB%99c%20huy%E1%BB%87n%20%C4%90%C3%ACnh%20L%E1%BA%ADp%2C%20t%E1%BB%89nh%20H%E1%BA%A3i%20Ninh%2C%20v%C3%A0o%20huy%E1%BB%87n%20S%C6%A1n%20%C4%90%E1%BB%99ng%2C%20t%E1%BB%89nh%20H%C3%A0%20B%E1%BA%AFc | Nghị quyết về việc hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng, và sáp nhập xã Hữu Sản thuộc huyện Đình Lập, tỉnh Hải Ninh, vào huyện Sơn Động, tỉnh Hà Bắc | Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Chính phủ về sự cần thiết hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng và sát nhập xã Hữu Sản thuộc huyện Đình Lập, tỉnh Hải Ninh, vào huyện Sơn Động, tỉnh Hà Bắc,
Phê chuẩn việc :
- Hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành một đơn vị hành chính mới, lấy tên là tỉnh Quảng Ninh;
- Sát nhập xã Hữu Sản thuộc huyện Đình Lập, tỉnh Hải Ninh (cũ), vào huyện Sơn Động, tỉnh Hà Bắc.
Quốc hội giao cho Hội đồng Chính phủ tiến hành những công tác cần thiết để thực hiện tốt Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 30 tháng 10 năm 1963.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15082 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20137%20NQ/TVQH%20%281963%29 | Nghị quyết số 137 NQ/TVQH (1963) | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
Phê chuẩn hiệp ước thương mại và hàng hải đã được ký kết ngày 5 tháng 12 năm 1962 giữa Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15083 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20138%20NQ/TVQH%20%281963%29 | Nghị quyết số 138 NQ/TVQH (1963) | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
Phê chuẩn hiệp ước thương mại và hàng hải đã được ký kết ngày 6 tháng 12 năm 1962 giữa Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15084 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20147%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 147 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội,
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
Bổ nhiệm:
- Phó Thủ tướng Phạm Hùng kiêm chức Chủ nhiệm Văn phòng Tài chính - Thương nghiệp Phủ Thủ tướng thay ông Hoàng Anh thôi giữ chức vụ này;
- Phó Thủ tướng Nguyễn Duy Trinh kiêm chức Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước thay Phó Thủ tướng Võ Nguyên Giáp thôi kiêm chức vụ này;
- Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị kiêm chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước;
- Ông Trần Hữu Dực làm Chủ nhiệm Văn phòng Nông nghiệp Phủ Thủ tướng thay Phó Thủ tướng Phạm Hùng thôi kiêm chức vụ này;
- Ông Lê Liêm làm Chủ nhiệm Văn phòng Văn giáo thay ông Tố Hữu thôi giữ chức vụ này;
- Ông Nghiêm Xuân Yêm làm Bộ trưởng Bộ Nông trường thay ông Trần Hữu Dực thôi giữ chức vụ này;
- Ông Dương Quốc Chính làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp thay ông Nghiêm Xuân Yêm thôi giữ chức vụ này;
- Ông Hà Kế Tấn làm Bộ trưởng Bộ Thủy lợi và Điện lực thay ông Dương Quốc Chính thôi giữ chức vụ này;
- Ông Nguyễn Thanh Bình làm Bộ trưởng Bộ Nội thương;
- Ông Tạ Hoàng Cơ làm quyền Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thay ông Lê Viết Lượng thôi giữ chức vụ này.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15085 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20148%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 148 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội,
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
Bổ nhiệm:
- Ông Bùi Lâm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Dân chủ Đức thay ông Phạm Ngọc Thuần thôi giữ chức vụ này;
- Ông Phạm Văn Thuyên làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Nhân dân Bungari thay ông Bùi Lâm thôi giữ chức vụ này;
- Ông Trần Văn Sớ làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Dân chủ và Nhân dân Angiêri.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15086 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20148b%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 148b NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 4 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ,
Căn cứ vào báo cáo của Hội đồng Chính phủ ngày 05 tháng 01 năm 1963,
Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ ngày 31 tháng 12 năm 1962 về việc tách Cục Khai hoang ra khỏi Bộ Nông trường, đặt thành một cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ lấy tên là Tổng cục Khai hoang.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15087 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20149%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 149 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 23 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
Bổ nhiệm các vị có tên sau đây làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
- Trương An
- Nguyễn Mạnh Hoan
- Nguyễn Quốc Hồng
- Huỳnh Lắm
- Nguyễn Thị Minh Nhã.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15088 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20150%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 150 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Điều 23 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,
Bổ nhiệm các vị có tên sau đây làm uỷ viên Uỷ ban Kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
- Trương An
- Nguyễn Mạnh Hoan
- Nguyễn Quốc Hồng
- Huỳnh Lắm
- Nguyễn Thị Minh Nhã.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15089 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20151%20NQ/TVQH%20%281963%29 | Nghị quyết số 151 NQ/TVQH (1963) | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 26 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân tối cao,
Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
1- Bổ nhiệm các vị có tên sau đây làm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
- Diệp Ba
- Bùi Công Bằng
- Trần Bình
- Nguyễn Ngọc Cư tức Trần Cung
- Bùi Đắc Hưởng, tức Lê Trung Hà, tức Hoạt
- Đặng Văn Hỷ
- Nguyễn Văn Minh
- Lê Chân Phương
- Nguyễn Hải Thanh
- NguyễnVăn Thới
- Nguyễn Thành Vĩnh.
2- Bổ nhiệm các vị có tên sau đây làm thẩm phán dự khuyết Tòa án nhân dân tối cao:
- Phùng Thanh Đàn
- Hoàng Nam Hải
- Phan Đình Khang
- Nguyễn Tạc.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15090 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20152%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 152 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 26 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân tối cao,
Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
Bổ nhiệm các vị có tên sau đây làm Uỷ viên Uỷ ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
- Diệp Ba
- Nguyễn Ngọc Cư, tức Trần Cung
- Nguyễn Văn Minh
- Lê Chân Phương
- Nguyễn Hải Thanh
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15091 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20153%20NQ/TVQH%20%281963%29 | Nghị quyết số 153 NQ/TVQH (1963) | Căn cứ vào Điều 81 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
Căn cứ vào Điều 34 của Pháp lệnh ngày 23 tháng 01 năm 1961 về việc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp,
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
Cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân khóa mới của các cấp khu phố, huyện, thị xã, thị trấn và xã thuộc các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nam, Ninh Bình sẽ tiến hành vào tháng 4 năm 1963, cùng một thời gian với cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân khóa mới của các cấp nói trên thuộc các tỉnh khác trên toàn miền Bắc.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15092 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20157%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 157 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 95 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
Căn cứ vào Điều 2 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân,
Sau khi xét đề nghị của Uỷ ban hành chính Khu tự trị Việt Bắc,
Sau khi nghe Uỷ ban dự án pháp luật và Uỷ ban dân tộc của Quốc hội báo cáo,
Phê chuẩn Điều lệ ngày 24-12-1961 của Hội đồng nhân dân Khu tự trị Việt Bắc quy định cụ thể về tổ chức của Tòa án nhân dân các cấp trong Khu tự trị Việt Bắc.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15093 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20Quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20c%C6%A1%20quan%20ph%E1%BB%A5%20tr%C3%A1ch%20qu%E1%BA%A3n%20l%C3%BD%20c%C3%B4ng%20t%C3%A1c%20ph%C3%B2ng%20ch%C3%A1y%20v%C3%A0%20ch%E1%BB%AFa%20ch%C3%A1y%20v%C3%A0%20ch%E1%BA%BF%20%C4%91%E1%BB%99%20c%E1%BA%A5p%20b%E1%BA%ADc%20c%E1%BB%A7a%20s%C4%A9%20quan%20v%C3%A0%20h%E1%BA%A1%20s%C4%A9%20quan%20ph%C3%B2ng%20ch%C3%A1y%20v%C3%A0%20ch%E1%BB%AFa%20ch%C3%A1y%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a | Pháp lệnh Quy định cơ quan phụ trách quản lý công tác phòng cháy và chữa cháy và chế độ cấp bậc của sĩ quan và hạ sĩ quan phòng cháy và chữa cháy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa | Xét công tác phòng cháy và chữa cháy có liên quan mật thiết với công tác bảo vệ trật tự, an ninh chung do Bộ Công an đảm nhiệm;
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ;
Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà quy định cơ quan phụ trách quản lý công tác phòng cháy và chữa cháy và chế độ cấp bậc của sĩ quan và hạ sĩ quan phòng cháy và chữa cháy như sau:
Điều 1
Chuyển giao việc quản lý công tác phòng cháy và chữa cháy từ Bộ Nội vụ sang cho Bộ Công an.
Đặt Cục phòng cháy và chữa cháy trực thuộc Bộ Công an.
Đặt các đội phòng cháy và chữa cháy chuyên nghiệp của thành phố, tỉnh và những đơn vị hành chính tương đương trực thuộc cơ quan Công an của thành phố, tỉnh và những đơn vị hành chính tương đương.
Điều 2
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên nghiệp gồm có sĩ quan, hạ sĩ quan và chiến sĩ.
Chế độ cấp bậc của sĩ quan và hạ sĩ quan phòng cháy và chữa cháy theo chế độ cấp bậc của sĩ quan và hạ sĩ quan cảnh sát nhân dân đã được quy định trong pháp lệnh ngày 16 tháng 7 năm 1962.
Điều 3
Những quy định trước đây về việc quản lý công tác phòng cháy và chữa cháy trái với pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Pháp lệnh này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thông qua ngày 23 tháng 3 năm 1963.
Pháp lệnh Việt Nam |
15094 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20161%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 161 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 23 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân,
Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
Bổ nhiệm đại tá Lê Đình Thiệp làm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, kiêm Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15095 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20181%20NQ/TVQH%20%281963%29 | Nghị quyết số 181 NQ/TVQH (1963) | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
Phê chuẩn hiệp định lãnh sự đã được ký kết ngày 14 tháng 1 năm 1963 giữa Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15096 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20185%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 185 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 95 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
Căn cứ vào Điều 2 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân;
Sau khi xét đề nghị của Uỷ ban hành chính Khu tự trị Tây Bắc;
Sau khi nghe Uỷ ban dự án pháp luật và Uỷ ban dân tộc của Quốc hội báo cáo,
Phê chuẩn Điều lệ ngày 09-4-1963 của Hội đồng nhân dân Khu tự trị Tây Bắc quy định cụ thể về tổ chức của Tòa án nhân dân các cấp trong Khu tự trị Tây Bắc.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15097 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20191%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 191 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội,
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
Bổ nhiệm ông Lê Thiết Hùng làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Cuba.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15098 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20192%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 192 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
Căn cứ vào Điều 23 của Luật 109 - 8L/L11 ngày 31 tháng 5 năm 1958 về chế độ phục vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam,
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
Bổ nhiệm:
- Thiếu tướng Trần Sâm giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục hậu cần,
- Đại tá Vũ Xuân Chiêm giữ chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục hậu cần,
- Đại tá Trần Thọ giữ chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục hậu cần,
- Thiếu tướng Trần Quý Hai giữ chức Phó Tổng tham mưu trưởng,
- Đại tá Lê Đức Anh giữ chức Phó Tổng tham mưu trưởng,
- Thiếu tướng Lê Quang Hòa giữ chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15099 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20195%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 195 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
Nhân dịp lễ kỷ niệm lần thứ 18 ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
Căn cứ vào kết quả của chính sách giáo dục, cải tạo của Nhà nước đối với phạm nhân,
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
1. Đặc xá cho những phạm nhân trong thời gian ở trại đã thực sự cải tạo, tiến bộ.
2. Hội đồng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15100 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20193%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 193 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội,
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
Bổ nhiệm:
- Ông Lê Thiết Hùng làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên;
- Ông Nguyễn Thanh Hà làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Cuba.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15101 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20209%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 209 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
Phê chuẩn hiệp định bưu chính và diện chính đã được ký kết ngày 6 tháng 7 năm 1962 giữa Tổng cục bưu điện trực thuộc Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Bộ Giao thông nước Cộng hoà Cu Ba.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15102 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20213%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 213 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
Sau khi nghe Hội đồng Chính phủ trình bày về chủ trương ổn định nghĩa vụ thuế nông nghiệp trong ba năm: 1963, 1964, 1965.
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
1/ Từ nay đến hết năm 1965, tiếp tục căn cứ vào sản lượng thường niên tính thuế đã ổn định năm 1958 để tính thuế nông nghiệp.
2/ Từ nay đến hết năm 1965, tiếp tục tính thuế theo thuế suất năm 1962.
Tất cả mọi trường hợp mở rộng sản xuất, tăng hay giảm diện tích canh tác, sản lượng, nhân khẩu nông nghiệp, đều không tính lại thuế suất.
3/ Từ nay cho đến hết năm 1965, ngoài số diện tích đã được miễn thuế cho đến năm 1963 theo như quy định của điều 4 điều lệ thuế nông nghiệp ban hành ngày 24 tháng 3 năm 1956, Nhà nước chỉ miễn thuế thêm trong hai trường hợp sau đây:
- Ruộng đất do Nhà nước lấy để làm các công trình kiến thiết cơ bản của Nhà nước, hay để làm những công trình đại và trung thuỷ nông;
- Ruộng đất do hợp tác xã lấy để làm sân phơi, nhà kho.
Ngoài hai trường hợp nói trên, nếu hợp tác xã và nông dân cá thể thay đổi cách sử dụng ruộng đất nhằm chuyển hướng kinh doanh tăng vụ, thâm canh tăng năng suất, tăng thu nhập v.v... Thì dù số ruộng đất canh tác có tăng hay giảm, Nhà nước cũng không thay đổi diện tích tính thuế.
4/ Ổn định mức thuế nông nghiệp phải nộp bằng lương thực từ nay cho đến hết năm 1965.
Nguyên tắc để tính mức thuế nông nghiệp phải nộp bằng lương thực vẫn theo nguyên tắc đã quy định trong Điều 29 của điều lệ thuế nông nghiệp ban hành ngày 24 tháng 3 năm 1956.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15103 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20214%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 214 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội,
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
Bổ nhiệm:
- Ông Nguyễn Ngọc Sơn làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại nước Cộng hòa Ghinê;
- Ông Trần Văn Sớ hiện là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại nước Cộng hòa Angiêri Dân chủ và Nhân dân nay kiêm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại nước Cộng hòa Ảrập Yêmen.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15104 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20k%E1%BA%BF%20ho%E1%BA%A1ch%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201964 | Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về kế hoạch Nhà nước năm 1964 | Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1963 và dự án kế hoạch Nhà nước năm 1964;
Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội và tham luận của các đại biểu Quốc hội,
1- Thông qua bản kế hoạch Nhà nước năm 1964 do Chính phủ trình trước Quốc hội.
2- Giao cho Chính phủ, trong quá trình thực hiện kế hoạch Nhà nước, nghiên cứu và tuỳ điều kiện cụ thể mà áp dụng những kiến nghị của Uỷ ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội và chú ý đến ý kiến xây dựng của các đại biểu Quốc hội.
3- Mỗi công dân, mỗi cơ quan Nhà nước đều phải đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hiện đầy đủ năm nhiệm vụ lớn do Hồ Chủ tịch nêu ra tại hội nghị chính trị đặc biệt và đã được Quốc hội thông qua; trước mắt, ra sức phấn để hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1964, tạo điều kiện để hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 4 tháng 4 năm 1964.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15105 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201964 | Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về ngân sách nhà nước năm 1964 | Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 1963 và dự án ngân sách nhà nước năm 1964;
Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội và tham luận của các đại biểu Quốc hội,
1- Phê chuẩn ngân sách nhà nước năm 1964 với:
- Tổng số thu là: Một nghìn tám trăm bảy mươi tư triệu đồng (1.874.000.000đ).
- Tổng số chi là: Một nghìn tám trăm bảy mươi tư triệu đồng (1.874.000.000đ).
2- Giao cho Chính phủ, trong quá trình thực hiện ngân sách nhà nước năm 1964, nghiên cứu và tùy điều kiện cụ thể mà áp dụng những kiến nghị của Uỷ ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội và chú ý đến những ý kiến xây dựng của các đại biểu Quốc hội.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 4 tháng 4 năm 1964.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15106 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20k%E1%BA%BFt%20qu%E1%BA%A3%20c%E1%BB%A7a%20H%E1%BB%99i%20ngh%E1%BB%8B%20ch%C3%ADnh%20tr%E1%BB%8B%20%C4%91%E1%BA%B7c%20bi%E1%BB%87t | Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về kết quả của Hội nghị chính trị đặc biệt | Sau khi nghe Chủ tich Uỷ ban thường vụ Quốc hội báo cáo về kết quả của Hội nghị chính trị đặc biệt do Hồ Chủ tịch triệu tập căn cứ vào điều 67 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
Sau khi đã thảo luận bản báo cáo của Hồ Chủ tịch tại Hội nghị chính trị đặc biệt,
1- Quốc hội vui mừng nhận thấy thắng lợi to lớn của Hội nghị chính trị đặc biệt họp ngày 27 và 28 tháng 3 năm 1964 tại Hà Nội, và hoàn toàn nhất trí với bản báo cáo của Hồ Chủ tịch về việc đánh giá những thành tích to lớn của nhân dân cả nước ta trong 10 năm qua. Những thành tích đó đạt được là do nhân dân ta một lòng một dạ, đoàn kết chặt chẽ, lao động quên mình và đấu tranh anh dũng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng lao động Việt Nam đứng đầu là Hồ Chủ tịch, lại được các nước xã hội chủ nghĩa anh em tích cực giúp đỡ.
Quốc hội nhiệt liệt biểu dương tinh thần phấn đấu dũng cảm và những thành tích vĩ đại của nhân dân lao động miền Bắc trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh vì hoà bình thống nhất nước nhà, biểu thị lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng lao động Việt Nam và Hồ Chủ tịch đã và đang đưa nhân dân ta từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Quốc hội nhiệt liệt biểu dương tinh thần đấu tranh anh dũng của đồng bào miền Nam, nhiệt liệt hoan nghênh những thắng lợi vẻ vang của quân và dân miền Nam dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam đang giáng cho đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai những đòn mãnh liệt, quyết tự giải phóng cho mình. Đồng bào miền Nam anh hùng thật xứng đáng là "Thành đồng Tổ quốc".
Quốc hội chân thành cảm ơn sự đồng tình và ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và của nhân dân yêu chuộng hoà bình và chính nghĩa trên toàn thế giới, trong đó có nhân dân Mỹ, đối với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của nhân dân ta đang ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh để giải phóng miền Nam và thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà.
2- Quốc hội nhất trí thông qua 5 nhiệm vụ mà Hồ Chủ tịch đã đề ra cho nhân dân ta trong thời gian trước mắt.
Năm nhiệm vụ đó là:
A) Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đoàn kết cần đoàn kết hơn nữa. Mọi ngưòi hãy nêu cao chí khí phấn đấu, tinh thần cách mạng, không sợ gian khổ, khó khăn, phát huy ý thức làm chủ tập thể, dám nghĩ, dám làm, hăng hái vươn lên làm tròn nhiệm vụ, hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1964 và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
B) Làm tốt cuộc vận động "Cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc"; làm tốt cuộc vận động "Ba xây ba chống" trong công nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân.
Đẩy mạnh phong trào đồng bào miền xuôi lên tham gia phát triển kinh tế và văn hoá ở miền núi.
Ra sức thi đua yêu nước, phát triển tốt các tổ và đội lao động xã hội chủ nghĩa và các hợp tác xã nông nghiệp tiên tiến.
C) Tăng cường không ngừng chính quyền nhân dân. Nghiêm chỉnh thực hiện dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ địch. Triệt để chấp hành mọi chế độ và pháp luật của Nhà nước. Tiến hành tốt cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá III sắp tới.
Củng cố lực lượng quốc phòng, giữ gìn trật tự trị an, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi hoạt động khiêu khích và phá hoại của đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng.
D) Hết lòng hết sức ủng hộ cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam. Mỗi người phải hăng hái lao động và công tác, góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà.
Đ) Nêu cao tinh thần quốc tế vô sản, giữ gìn và phát triển tình hữu nghị với các nước xã hội chủ nghĩa anh em; hết lòng ủng hộ phong trào giải phóng của các dân tộc; đoàn kết với giai cấp công nhân và nhân dân toàn thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc do Mỹ cầm đầu, đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
3- Quốc hội kêu gọi toàn dân, toàn quân ta ở miền Bắc hãy nêu cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, cần kiệm xây dựng nước nhà, hăng hái hoàn thành 5 nhiệm vụ mà Hồ Chủ tịch đã đề ra. Đó là sự biểu hiện cụ thể để thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch : "Mỗi một người chúng ta phải làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt".
Quốc hội kêu gọi toàn thể đồng bào hãy phát huy đến cao độ truyền thống anh hùng của nhân dân ta, sẵn sàng hy sinh, phấn đấu vì quyền lợi tối cao của dân tộc, đập tan mọi âm mưu đen tối của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, thực hiện một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam á và thế giới.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 4 tháng 4 năm 1964.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15107 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20239%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 239 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 45 và Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
Căn cứ vào Điều 31 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 31 tháng 12 năm 1959,
Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa III trên toàn miền Bắc là ngày chủ nhật 26 tháng 4 năm 1964.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15108 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20240%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 240 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 45 và Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa;
Căn cứ vào Điều 12 và Điều 14 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 31 tháng 12 năm 1959;
Điều 1
Số đại biểu Quốc hội được bầu, số đại biểu dành cho các dân tộc thiểu số và số đơn vị bầu cử ở mỗi địa phương trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa III ấn định như sau:
Điều 2
Đối với những địa phương có từ 2 đơn vị bầu cử trở lên thì Uỷ ban hành chính tỉnh và thành phố căn cứ vào con số quy định ở điều trên mà phân chia các đơn vị bầu cử cho thích hợp với tình hình địa lý và dân số ở địa phương mình và báo cáo với Uỷ ban thường vụ Quốc hội trước ngày 10 tháng 3 năm 1964.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15109 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20241%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 241 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa;
Căn cứ vào Điều 19 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 31 tháng 12 năm 1959,
Thành lập Hội đồng bầu cử gồm các vị có tên sau đây, để phụ trách việc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa III sẽ tiến hành trên toàn miền Bắc ngày chủ nhật 26 tháng 4 năm 1964, theo nhiệm vụ và quyền hạn ghi trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 31 tháng 12 năm 1959:
1- Ông Trường Chinh, Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
2- Ông Hoàng Văn Hoan, Uỷ viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam;
3- Ông Nguyễn Xiển, Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam;
4- Ông Trần Đăng Khoa, Phó Tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam;
5- Thượng tướng Chu Văn Tấn, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc của Quốc hội;
6- Ông Trần Huy Liệu, Chủ nhiệm Uỷ ban thống nhất của Quốc hội;
7- Ông Lê Quảng Ba, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc của Hội đồng Chính phủ;
8- Ông Tôn Quang Phiệt, Tổng thư ký Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
9- Ông Trần Xuân Bách, Tổng thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
10- Ông Hoàng Quốc Việt, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam;
11- Ông Nguyễn Hữu Khiếu, Trưởng Ban Nông nghiệp Trung ương Đảng lao động Việt Nam;
12- Bà Nguyễn Thị Thập, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
13- Bà Lê Chân Phương, Uỷ viên Thường trực Ban chấp hành Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
14- Ông Vũ Quang, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam;
15- Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;
16- Ông Đặng Thai Mai, Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam;
17- Ông Trương Tấn Phát, luật sư, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Luật gia Việt Nam;
18- Linh mục Vũ Xuân Kỷ, Chủ tịch Uỷ ban Liên lạc những người công giáo yêu Tổ quốc yêu hòa bình toàn quốc;
19- Pháp sư Thích Trí Độ, Hội trưởng Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam;
20- Ông Hoàng Tùng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam;
21- Bà Bùi Thị Cẩm, luật sư, Uỷ viên Thường trực Ban chấp hành Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
22- Ông Hồ Đắc Di, giám đốc Trường đại học y dược Hà Nội;
23- Ông Y Sang, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc của Hội đồng Chính phủ;
24- Ông Trần Duy Hưng, đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội;
25- Ông Trần Đình Tri, Thư ký Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15110 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20246%20NQ/TVQH%20%281964%29 | Nghị quyết số 246 NQ/TVQH (1964) | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội,
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
Bổ nhiệm:
- Ông Nguyễn Ngọc Sơn làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Nhân dân Anbani;
- Ông Hoàng Tú làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Nhân dân Rumani thay ông Đinh Văn Đức được điều động về nước để nhận công tác khác.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15111 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20247%20NQ/TVQH%20%281964%29 | Nghị quyết số 247 NQ/TVQH (1964) | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 26 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân tối cao,
Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
1- Bổ nhiệm Ông Đinh Trọng Cung tức Chương Phương làm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2- Bổ nhiệm các ông Trần Văn Kỳ và Phan Linh làm thẩm phán dự khuyết Tòa án nhân dân tối cao.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15112 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20248%20NQ/TVQH%20%281964%29 | Nghị quyết số 248 NQ/TVQH (1964) | Căn cứ vào Điều 81 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa;
Căn cứ vào Điều 34 của Pháp lệnh quy định thể lệ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp;
Để việc bầu cử các Hội đồng nhân dân cùng một nhiệm kỳ được tiến hành thống nhất vào một thời gian chung cho các địa phương, cho đỡ ảnh hưởng đến thời giờ sản xuất của nhân dân, và thuận tiện cho công tác của Nhà nước, theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ.
Hoãn cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân của các địa phương sau đây, đến ngày 30 tháng 4 năm 1965:
- Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội,
- Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng,
- Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình,
- Hội đồng nhân dân các thị xã, các xã, các thị trấn thuộc hai tỉnh Hòa Bình và Lào Cai.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15113 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%ADa%20%C4%91%E1%BB%95i%20Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20ng%C3%A0y%206%20th%C3%A1ng%207%20n%C4%83m%201960%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20v%E1%BB%81%20ch%E1%BA%BF%20%C4%91%E1%BB%99%20ph%E1%BB%A5%20c%E1%BA%A5p%20v%C3%A0%20c%C3%A1c%20quy%E1%BB%81n%20l%E1%BB%A3i%20kh%C3%A1c%20c%E1%BB%A7a%20%C4%91%E1%BA%A1i%20bi%E1%BB%83u%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%2C%20%E1%BB%A6y%20ban%20Th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20v%E1%BB%A5%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20v%C3%A0%20c%C3%A1c%20%E1%BB%A6y%20ban%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i | Nghị quyết sửa đổi Nghị quyết ngày 6 tháng 7 năm 1960 của Quốc hội về chế độ phụ cấp và các quyền lợi khác của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội | Căn cứ vào nghị quyết ngày 6 tháng 7 năm 1960 của Quốc hội về chế độ phụ cấp và các quyền lợi khác của đại biểu Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các Uỷ ban của Quốc hội.
Theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội,
Sửa đổi những điểm sau đây trong nghị quyết ngày 6 tháng 7 năm 1960 nói trên của Quốc hội:
1/ Về phụ cấp hàng năm của đại biểu Quốc hội:
Phụ cấp hàng năm của đại biểu Quốc hội trước định là 200 đồng, nay định lại là 100 đồng.
2/ Về chế độ lương và phụ cấp của các thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và của các Uỷ ban của Quốc hội:
Đối với Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các Uỷ viên thường xuyên công tác tại cơ quan Uỷ ban thường vụ Quốc hội, vẫn giữ chế độ cũ.
Đối với các Uỷ viên khác của Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng như đối với các Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và thành viên khác của các Uỷ ban của Quốc hội, thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội sẽ nghiên cứu và quy định một chế độ phụ cấp thích hợp.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 25 tháng 6 năm 1964.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15114 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20x%C3%A1c%20nh%E1%BA%ADn%20t%C6%B0%20c%C3%A1ch%20%C4%91%E1%BA%A1i%20bi%E1%BB%83u%20c%E1%BB%A7a%20%C4%91%E1%BA%A1i%20bi%E1%BB%83u%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i | Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc xác nhận tư cách đại biểu của đại biểu Quốc hội | Căn cứ vào Điều 56 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
Sau khi nghe Uỷ ban Thẩm tra tư cách đại biểu của đại biểu Quốc hội khóa III báo cáo về kết quả việc thẩm tra,
Xác nhận tư cách đại biểu của 366 đại biểu Quốc hội trúng cử trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa III, ngày 20 tháng 6 năm 1964, theo biên bản tổng kết ngày 20 tháng 6 năm 1964 của Hội đồng bầu cử.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 01 tháng 7 năm 1964.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15115 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20th%C3%A0nh%20l%E1%BA%ADp%20%E1%BB%A6y%20ban%20v%C4%83n%20h%C3%B3a%20v%C3%A0%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i | Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc thành lập Ủy ban văn hóa và xã hội của Quốc hội | Căn cứ vào Điều 57 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và Điều 33 của Luật tổ chức Quốc hội,
Căn cứ vào những yêu cầu của công tác văn hoá và xã hội của Quốc hội,
1- Nay thành lập Uỷ ban văn hoá và xã hội của Quốc hội.
2- Uỷ ban văn hoá và xã hội của Quốc hội có nhiệm vụ:
- Thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác về những vấn đề văn hoá và xã hội do Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao cho;
- Nghiên cứu những vấn đề văn hoá và xã hội mà Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao cho;
- Đề đạt ý kiến về những vấn đề văn hoá và xã hội với Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
3- Uỷ ban văn hoá và xã hội có một Chủ nhiệm, một hoặc hai Phó Chủ nhiệm và một số uỷ viên.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 3 tháng 7 năm 1964.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15116 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20b%C3%A1o%20c%C3%A1o%20ch%C3%ADnh%20tr%E1%BB%8B%20c%E1%BB%A7a%20H%E1%BB%99i%20%C4%91%E1%BB%93ng%20Ch%C3%ADnh%20ph%E1%BB%A7 | Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về báo cáo chính trị của Hội đồng Chính phủ | Sau khi thảo luận về bản báo cáo của Chính phủ,
1- Quốc hội nhất trí tán thành sự đánh giá của Chính phủ về tình hình các địa phương trong mấy năm qua, nêu rõ những biến đổi to lớn trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội của miền Bắc nước ta.
Mấy năm nay, chủ yếu nhờ cuộc vận động hợp tác hoá và công tác thuỷ lợi, nông nghiệp miền Bắc nước ta phát triển theo phương hướng sản xuất mới, đời sống của nông dân lao động so với trước đã được cải thiện một cách rõ rệt.
Công nghiệp và xây dựng cơ bản cũng thu được những thành tích to lớn, dẫn đến sự hình thành các khu công nghiệp có tác dụng cực kỳ quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân. Đời sống của công nhân và nhân dân thành thị cũng được cải thiện thêm một bước.
Nền kinh tế của ta có những khả năng tiềm tàng to lớn thể hiện ở tình hình của các vùng khác nhau: đồng bằng, trung du, miền núi, miền biển. Nhiệm vụ của nhân dân ta và Nhà nước ta là phải ra sức phát huy những khả năng đó để làm cho nước ta mau giầu mạnh.
2- Quốc hội nhất trí tán thành sự đánh giá của Chính phủ về những cố gắng mới và những thắng lợi mà nhân dân ta đã giành được trong việc thực hiện kế hoạch Nhà nước 6 tháng đầu năm 1964, đặc biệt là thắng lợi về nông nghiệp trong vụ Đông - Xuân mới đây.
Để phát huy thắng lợi đã giành được và khắc phục những chỗ còn non kém trong nền kinh tế quốc dân, những thiếu sót trong sự chỉ đạo và tổ chức thực hiện cũng như trong công tác quản lý kinh tế, tài chính, cần tăng cường sự lãnh đạo tập trung và thống nhất của trung ương trên cơ sở phát huy dân chủ đối với địa phương; đồng thời, đẩy mạnh công tác tư tưởng, chống những lệch lạc như hữu khuynh, tiêu cực, bảo thủ, tự mãn v. V... Cần xem trọng việc tổng kết công tác quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước của ta, để từ đó mà nhìn rõ những vấn đề của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta.
3- Quốc hội hoàn toàn nhất trí với nhận định của Chính phủ về tình hình miền Nam Việt Nam và tình hình Đông Nam á hiện đang trở nên rất nghiêm trọng do chính sách xâm lược của đế quốc Mỹ gây ra.
Quốc hội cực lực lên án đế quốc Mỹ đang tăng cường lực lượng quân sự, đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam và tăng cường hoạt động phá hoại đối với miền Bắc nước ta.
Quốc hội nhiệt liệt hoan nghênh những thắng lợi ngày càng to lớn của đồng bào miền Nam, nhiệt liệt biểu dương lòng yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường, bất khuất của đồng bào miền Nam anh hùng.
Thay mặt nhân dân Việt Nam, Quốc hội chân thành cảm ơn nhân dân và Chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa anh em, nhân dân và Chính phủ các nước khác trên thế giới, kể cả nhân dân Mỹ, đã và đang tích cực ủng hộ phong trào yêu nước của đồng bào miền Nam nước ta.
Quốc hội hoàn toàn tán thành những chủ trương hợp tình, hợp lý mà Hồ Chủ tịch và Chính phủ đã đề ra nhằm giải quyết vấn đề miền Nam Việt Nam, ra sức ủng hộ cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam ruột thịt và tin tưởng sắt đá rằng mặc dù còn phải trải quả nhiều hy sinh, gian khổ, đồng bào miền Nam ta nhất định sẽ giành được thắng lợi cuối cùng, Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất.
Quốc hội tán thành lập trường và thái độ đúng đắn của Chính phủ đối với tình hình Đông Nam á. Quốc hội kiên quyết ủng hộ chính sách hoà bình trung lập của Vương quốc Lào, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Lào và các lực lượng yêu nước Lào chống bọn đế quốc can thiệp Mỹ và phái thân Mỹ. Quốc hội kiên quyết ủng hộ lập trường của Chính phủ vương quốc Căm-pu-chia đang đấu tranh để giữ vững độc lập dân tộc, hoà bình trung lập và toàn vẹn lãnh thổ của Căm-pu-chia. Quốc hội kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân In-đô-nê-xi-a chống chính sách của bọn đế quốc thành lập "Liên bang Đại Mã-lai" hòng củng cố chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam á và uy hiếp nền độc lập của In-đô-nê-xi-a.
Thay mặt nhân dân Việt Nam, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
4- Quốc hội kêu gọi toàn thể đồng bào ta hãy tăng cường đoàn kết, bồi dưỡng chí khí chiến đấu và nâng cao tinh thần cảnh giác, phát huy truyền thống đấu tranh anh dũng, tác phong cần cù và giản dị, phát huy tinh thần tự lực cánh sinh ra sức khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước với ý thức "mỗi người làm việc bằng hai để đến đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt"; kết hợp với cuộc vận động "cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật nhằm phát triển nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc" và cuộc vận động "ba xây ba chống" để hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1964 và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất; kiên quyết đập tan mọi âm mưu và hoạt động khiêu khích, phá hoại của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đối với miền Bắc; sẵn sàng đánh bại chúng nếu chúng liều lĩnh xâm phạm nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Đồng bào ta hãy dũng cảm tiến lên giành những thắng lợi ngày càng to lớn hơn trong sự nghiệp phát triển kinh tế và văn hoá, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, ra sức củng cố miền Bắc và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của đồng bào miền Nam, tiến tới thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và ủng hộ cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội của nhân dân toàn thế giới.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng lao động Việt Nam đứng đầu là Hồ Chủ tịch, nhân dân ta nhất định sẽ xây dựng thành công một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 3 tháng 7 năm 1964.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15117 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%203%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 3 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 25 của Luật tổ chức Quốc hội,
Xét nhu cầu công tác,
Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội,
1. Cử các đồng chí Trần Đình Tri, Trương Tấn Phát và Nguyễn Văn Chi làm Thư ký của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
2. Tổng thư ký Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Tôn Quang Phiệt cùng các Thư ký Trần Đình Tri, Trương Tấn Phát, Nguyễn Văn Chi họp thành Ban Thư ký của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để phụ trách công việc của Văn phòng và cơ quan giúp việc của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15118 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%206%20NQ/TVQH%20%281964%29 | Nghị quyết số 6 NQ/TVQH (1964) | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 26 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân tối cao,
Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Bổ nhiệm ông Nguyễn Nhơn làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15119 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2011%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 11 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội,
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
Bổ nhiệm:
- Ông Phạm Bình làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Inđônêxia;
- Ông Nguyễn Thương hiện là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Ghinê nay kiêm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa Cônggô (Bờradavin);
- Ông Phan Văn Sử làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc thay ông Phạm Thiều được điều động về nước để nhận công tác khác.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15120 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2023%20NQ/TVQH%20%281964%29 | Nghị quyết số 23 NQ/TVQH (1964) | Căn cứ vào Điều 53, 73 và 74 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
Xét sự cần thiết phải bổ sung và cải tiến các chế độ trợ cấp hiện hành đối với các lực lượng vũ trang cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới,
Để khuyến khích cán bộ và chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân vũ trang và quân nhân dự bị, dân quân tự vệ tích cực xây dựng lực lượng vũ trang, đặng bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh nhằm thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà,
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
Phê chuẩn việc Hội đồng Chính phủ quy định và ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ đãi ngộ đối với quân nhân ốm đau, bị thương, mất sức lao động, về hưu hoặc chết; đối với nữ quân nhân có thai và sinh đẻ; đối với quân nhân dự bị và dân quân tự vệ ốm đau, bị thương hoặc chết trong khi làm nhiệm vụ quân sự.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15121 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2037%20NQ/TVQH%20%281964%29 | Nghị quyết số 37 NQ/TVQH (1964) | Căn cứ vào Điều 41 và Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
Để khuyến khích việc phát triển chăn nuôi, bảo đảm việc chấp hành nghiêm chính nghĩa vụ đóng thuế sát sinh đối với Nhà nước và góp phần tích cực giúp việc thu mua của Nhà nước,
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
1- Thuế sát sinh đánh vào trâu, bò, lợn, dê đem giết thịt.
2- Các cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường, cá đơn vị vũ trang, các hợp tác xã, các tổ chức khác và tư nhân giết thịt trâu, bò, lợn, dê, đều phải nộp thuế sát sinh.
3- Thuế sát sinh thu theo đầu súc vật giết thịt như sau:
Trâu, bò: 18 đồng một con
Lợn: 6 đồng một con
Dê: 3 đồng một con.
Trong khi chưa áp dụng chế độ thu quốc doanh, cơ quan mậu dịch quốc doanh kinh doanh thịt vẫn tiếp tục nộp thuế sát sinh theo tỷ lệ 10% giá con vật đem giết thịt.
4- Hội đồng Chính phủ quy định về những trường hợp giảm hoặc miễn thuế sát sinh và tỷ lệ giảm thuế sát sinh theo nguyên tắc sau đây:
- Chiếu cố người chăn nuôi bán súc vật cho Nhà nước,
- Chiếu cố người chăn nuôi giết súc vật để ăn,
- Chiếu cố phong tục, tập quán ở miền núi.
Người được giảm hoặc miễn thuế sát sinh phải là người đã tự mình chăn nuôi con vật từ 4 tháng trở lên trước khi đem giết thịt hoặc bán cho Nhà nước để giết thịt.
5- Người nào vi phạm chính sách thuế sát sinh thì tuỳ trường hợp nặng, nhẹ mà bị cảnh cáo hoặc bị phạt một số tiền bằng từ 1 đến 5 lần số thuế gian lậu. Nếu là trường hợp vi phạm nghiêm trọng thì có thể bị truy tố trước Toà án nhân dân. Ngoài các khoản phạt nói trên, người gian lậu về thuế sát sinh vẫn phải nộp thuế sát sinh theo thể lệ hiện hành.
6- Người nào có công tìm ra những vụ gian lậu về thuế sát sinh sẽ được khen thưởng theo quy định của Hội đồng Chính phủ.
7- Những quy định trước đây về thuế sát sinh trái với nghị quyết này đều bãi bỏ.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15122 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2051b%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 51b NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 99 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
Căn cứ vào Điều 11 và Điều 29 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 14-7-1960, và Điều 19 của Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao và tổ chức của các Tòa án nhân dân địa phương, ngày 23-3-1961,
Căn cứ vào sự giới thiệu của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng công đoàn Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, và căn cứ vào đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,
Nay cử các đồng chí sau đây làm Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân tối cao:
1. Trần Văn Chung tức Nguyễn Văn Bút, ủy viên thư ký Tổng công đoàn Việt Nam;
2. Lê Thị Diệu Muội, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam;
3. Nguyễn Thị Thọ tức Lê Thái Bảo, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam;
4. Phan Tư Nghĩa, ủy viên Ban thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15123 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20v%E1%BA%A5n%20%C4%91%E1%BB%81%20giao%20cho%20%E1%BB%A6y%20ban%20Th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20v%E1%BB%A5%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20m%E1%BB%99t%20s%E1%BB%91%20quy%E1%BB%81n%20h%E1%BA%A1n%20trong%20t%C3%ACnh%20h%C3%ACnh%20m%E1%BB%9Bi | Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về vấn đề giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới | Căn cứ vào Điều 45, Điều 50 và Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
Căn cứ vào yêu cầu của tình hình khẩn trương hiện nay,
Để cho hoạt động của Nhà nước thích ứng với nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu của nhân dân ta,
1- Giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét và quyết định việc triệu tập Quốc hội vào lúc thuận tiện trong trường hợp Quốc hội không thể họp theo thường lệ.
2- Giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội sử dụng, trong thời gian giữa hai kỳ họp của Quốc hội, những quyền hạn sau đây:
- Quyết định kế hoạch kinh tế Nhà nước; xét duyệt và phê chuẩn dự toán và quyết toán ngân sách của Nhà nước;
- Ấn định các thứ thuế;
- Phê chuẩn việc phân vạch địa giới các tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc trung ương.
3- Uỷ ban thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội phê chuẩn những nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về các vấn đề ghi ở trên, trong kỳ họp gấn nhất của Quốc hội.
4- Những quy định trên đây được áp dụng cho đến khi có nghị quyết mới của Quốc hội.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 10 tháng 4 năm 1965.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15124 | https://vi.wikisource.org/wiki/Lu%E1%BA%ADt%20s%E1%BB%ADa%20%C4%91%E1%BB%95i%20v%C3%A0%20b%E1%BB%95%20sung%20Lu%E1%BA%ADt%20Ngh%C4%A9a%20v%E1%BB%A5%20qu%C3%A2n%20s%E1%BB%B1%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%201965%20%28v%C4%83n%20b%E1%BA%A3n%20g%E1%BB%91c%29 | Luật sửa đổi và bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1965 (văn bản gốc) | Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, nay quy định những điều sửa đổi và bổ sung sau đây về Luật nghĩa vụ quân sự ngày 15 tháng 4 năm 1960 đã được sửa đổi và bổ sung lần thứ nhất bằng Luật ngày 26 tháng 10 năm 1962.
Điều 1
Nay sửa đổi những điều 8 và 10 của Luật nghĩa vụ quân sự và thay bằng những điều (mới) sau đây:
1. Điều 8 (mới) - Những quân nhân đang phục vụ theo chế độ tình nguyện sẽ dần dần được phục viên và chuyển sang dự bị, hoặc giải ngạch nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, để đáp ứng những yêu cầu đặc biệt về xây dựng quân đội và tác chiến, Bộ quốc phòng được phép thực hiện chế độ tình nguyện đối với một số hạ sĩ quan và binh sĩ.
2. Điều 10 (mới) - Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ trong bộ đội lục quân là 4 năm.
Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ trong bộ đội phòng không - không quân, của hạ sĩ quan và binh sĩ trong bộ đội hải quân, của hạ sĩ quan kỹ thuật và binh sĩ kỹ thuật trong bộ đội lục quân là 5 năm.
Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc các binh chủng kỹ thuật trong Công an nhân dân vũ trang theo như thời hạn phục vụ tại ngũ của các binh chủng, quân chủng trong Quân đội nhân dân.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ quốc phòng và Bộ trưởng Bộ công an có thể kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của quân nhân thuộc quyền mình; mỗi lần kéo dài thời hạn phục vụ không được quá 1 năm.
Điều 2
Nay bổ sung tiếp theo điều 34b của Luật nghĩa vụ quân sự, điều 34c như sau:
Điều 34c - Trong thời bình, khi có tình hình khẩn trương nhưng chưa cần ra lệnh động viên, để kịp thời tăng cường các lực lượng vũ trang và bảo đảm cho các lực lượng vũ trang sẵn sàng chiến đấu, theo quyết định của Hội đồng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ quốc phòng được quyền gọi một số quân nhân đã xuất ngũ, một số cán bộ và nam nữ công nhân, nhân viên kỹ thuật ra phục vụ tại ngũ.
Luật này đã được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá III, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày 10 tháng 4 năm 1965.
Luật sửa đổi, bổ sung |
15125 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20D%C3%A2n%20ch%E1%BB%A7%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20v%E1%BB%81%20b%C3%A1o%20c%C3%A1o%20c%E1%BB%A7a%20Ch%C3%ADnh%20ph%E1%BB%A7%201965 | Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về báo cáo của Chính phủ 1965 | Quốc hội khoá III của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, họp kỳ thứ hai, nhất trí tán thành bảo báo cáo của Chính phủ về tình hình mới và nhiệm vụ mới của nhân dân Việt Nam do Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã trình bầy trước Quốc hội.
I
Suốt 20 năm nay, đế quốc Mỹ không ngừng thực hiện chính sách can thiệp và xâm lược đối với nước ta cũng như đối với Lào và Căm-pu-chia. Hơn 10 năm nay, chúng đã vi phạm hết sức thô bạo hiệp nghị Giơ-ne-vơ, trực tiếp can thiệp vào miền Nam nước ta, dựng lên chính quyền tay sai và quân đội đánh thuê, đàn áp dã man phong trào yêu nước, hòng biến miền Nam nước ta thành một thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.
Mấy năm nay, đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược miền Nam nước ta, gây ra những tội ác vô cùng dã man đối với đồng bào ta.
Nhân dân ta ở miền Nam đã phát huy đến cao độ truyền thống anh hùng của dân tộc, kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, lần lượt đập tan mọi âm mưu và kế hoạch của đế quốc Mỹ. Đứng trước quân thù hung hãn và xảo quyệt, đồng bào đã vùng lên dưới ngọn cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, kiên quyết tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng để cứu nước, cứu nhà. Đồng bào càng đánh càng mạnh, càng mạnh càng thắng, còn đế quốc Mỹ càng đánh càng bí, càng bí càng thua. Đến nay cái xương sống của chế độ thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai là hệ thống "ấp chiến lược" đã bị phá đến bốn phần năm và đang đi đến tan rã hoàn toàn. Quân đội đánh thuê ở miền Nam, công cụ chủ yếu của "chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ, bị thất bại nặng nề, ngày càng hoang mang, dao động và tan rã. Thành thị là nơi mà đế quốc Mỹ và tay sai cho là hậu phương an toàn của chúng thì đang sôi sục bởi các cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân. Chính quyền tay sai của Mỹ ở miền Nam bị đảo đi đảo lại nhiều lần và ngày càng lủng củng chia rẽ một cách sâu sắc.
Trên thế giới, cuộc đấu tranh chính nghĩa của đồng bào miền Nam ngày càng tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ và nhân dân nhiều nước. Địa vị và uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, người đại diện chân chính duy nhất cho nhân dân miền Nam, ngày càng được nâng cao. Trong khi ấy, đế quốc Mỹ ngày càng bị cô lập và bị dư luận lên án một cách nghiêm khắc.
Để hòng cứu vãn tình thế sa lầy của chúng, gần đây đế quốc Mỹ điên cuồng lao đầu vào một cuộc phưu lưu quân sự vô cùng nguy hiểm. Một mặt, chúng tăng cường chiến tranh xâm lược ở miền Nam, đưa lính thuỷ đánh bộ, không quân chiến lược của Mỹ và quân đội chư hầu vào miền Nam, dùng bom na-pan, bom lân tinh, chất hoá học và hơi độc để giết hại đồng bào miền Nam ta một cách cực kỳ dã man. Mặt khác, chúng dùng không quân và hải quân hàng ngày tiến công, bắn phá nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, một thành viên của phe xã hội chủ nghĩa. Rõ ràng chúng đang thực hiện kế hoạch từng bước tăng cường chiến tranh xâm lược ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra miền Bắc nước ta.
Đế quốc Mỹ đã hoàn toàn chà đạp lên những điều khoản cơ bản của hiệp nghị Giơ-ne-vơ, vi phạm trắng trợ công pháp quốc tế, gây tội ác đáng muôn đời nguyền rủa đối với Tổ quốc ta và ngang nhiên khiêu khích nhân dân toàn thế giới. Chúng hành động điên cuồng, tưởng uy hiếp được nhân dân Việt Nam ta và hy vọng gỡ thế bí ở miền Nam. Nhưng chúng lầm to. Trong suốt mấy nghìn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam ta chưa hề chịu khuất phục trước giặc ngoại xâm. Ngày nay, hơn 30 triệu đồng bào ta càng đoàn kết chặt chẽ và đấu tranh kiên quyết hơn bao giờ hết chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ bán nước để bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng và giữ gìn những quyền dân tộc bất khả xâm phạm của mình. Trong cuộc đấu tranh chính nghĩa ấy, nhân dân ta được sự đồng tình và ủng hộ tích cực của nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa anh em, nhân dân châu á, châu Phi, châu Mỹ la-tinh và nhân dân yêu chuộng hoà bình và công lý trên toàn thế giới, kể cả nhân dân Mỹ. Vì vậy, nhân dân Việt Nam nhất định thắng! Đế quốc Mỹ nhất định thất bại! Dù chúng có đưa thêm hàng chục vạn lính Mỹ vào miền Nam và mở rộng hơn nữa chiến tranh ra miền Bắc, chúng cũng không thể xoay chuyển được tình thế, mà chỉ càng bị sa lầy thêm và nhất định sẽ thất bại hoàn toàn.
II
Tình hình ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nhiệm vụ chung của đồng bào hiện nay là: toàn dân đoàn kết, chống Mỹ, cứu nước !
Quốc hội nhất trí tán thành những chủ trương mà Chính phủ đề ra nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế và quân sự của miền Bắc, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, nâng cao cảnh giác, tăng cường và giữ vững trật tự, trị an, động viên nhân dân ra sức thi đua yêu nước, đẩy mạnh sản xuất và anh dũng chiến đấu, đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ miền Bắc, hết lòng hết sức ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của đồng bào miền Nam.
Quốc hội nhất trí tán thành chính sách đối ngoại của Chính phủ, nhằm củng cố đoàn kết và tăng cường phe xã hội chủ nghĩa, hết sức ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, đoàn kết mọi lực lượng hoà bình và tiến bộ trên thế giới, chĩa mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, góp phần giành thắng lợi cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nhiệt liệt hoan nghênh bản Tuyên bố ngày 22 tháng 3 năm 1965 của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, một văn kiện sáng ngời chân lý, đầy lòng tự hào dân tộc, sục sôi khí thế đấu tranh chống Mỹ và nói lên tinh thần quyết chiến, quyết thắng của đồng bào miền Nam anh hùng. Bản tuyên bố đó đã vạch trần âm mưu và tội ác của đế quốc Mỹ, đồng thời kêu gọi đồng bào miền Nam đoàn kết toàn dân, vũ trang toàn dân, ngoan cường và dũng cảm, đánh mạnh, đánh trúng vào đế quốc Mỹ xâm lược và tay sai của chúng, nhằm giải phóng miền Nam và bảo vệ miền Bắc.
Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nhiệt liệt hoan nghênh bản Tuyên bố ngày 27 tháng 3 năm 1965 và Lời kêu gọi ngày 6 tháng 4 năm 1965 của Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hưởng ứng bản Tuyên bố nói trên của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam và hô hào nhân dân miền Bắc "vừa đẩy mạnh sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chiến đấu chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc và hết lòng hết sức ủng hộ cuộc đấu tranh yêu nước giải phóng miền Nam".
Thay mặt nhân dân Việt Nam, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà chân thành biết ơn sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của Quốc hội, Chính phủ và nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa anh em, của Quốc hội, Chính phủ và nhân dân các nước châu á, châu phi, châu Mỹ la-tinh và nhân dân yêu chuộng hoà bình toàn thế giới, kể cả nhân dân Mỹ, đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Quốc hội kêu gọi tất cả anh em và bè bạn của nhân dân Việt Nam, kêu gọi mọi người yêu chuộng hoà bình và công lý trên thế giới hãy tiếp tục ủng hộ nhân dân Việt Nam mạnh mẽ hơn nữa. Nhân dân Việt Nam nguyện đứng vững trên tuyến đầu chống đế quốc Mỹ xâm lược, đem hết tinh thần và lực lượng chiến đấu chống kẻ thù chung của loài người, vì sự nghiệp cách mạng của của bản thân mình, đồng thời vì sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới.
Quốc hội tuyên bố rằng lập trường trước sau như một của Quốc hội và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, của toàn thể nhân dân Việt Nam là tôn trọng hiệp nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Việt Nam, thì hành đúng đắn những điều khoản của hiệp nghị ấy. Cụ thể là:
1- Xác nhận những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Theo đúng hiệp nghị Giơ-ne-vơ, Chính phủ Mỹ phải rút quân đội, nhân viên quân sự và các loại vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh của Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, triệt phá những căn cứ quân sự Mỹ ở miền Nam, xoá bỏ liên minh quân sự với chính quyền tay sai ở miền Nam, đồng thời, đình chỉ chính sách can thiệp và xâm lược đối với miền Nam. Chính phủ Mỹ phải đình chỉ mọi hành động chiến tranh đối với miền Bắc, hoàn toàn chấm dứt mọi hoạt động xâm phạm lãnh thổ và chủ quyền của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
2- Trong khi chờ đợi thực hiện hoà bình thống nhất nước Việt Nam, trong khi nước Việt Nam còn tạm thời bị chia làm hai miền, thì phải triệt để tôn trọng những điều khoản quân sự của hiệp nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Việt Nam, như là hai miền đều không có liên minh quân sự với nước ngoài, không có căn cứ quân sự, quân đội và nhân viên quân sự của nước ngoài trên đất mình.
3- Công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam phải do nhân dân miền Nam Việt Nam tự giải quyết theo cương lĩnh của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, không có sự can thiệp của nước ngoài.
4- Việc thực hiện hoà bình thống nhất nước Việt Nam phải do nhân dân Việt Nam ở hai miền tự giải quyết, không có sự can thiệp của nước ngoài.
Lập trường trên đây là cơ sở cho một giải pháp chính trị đúng đắn nhất về vấn đề Việt Nam. Thừa nhận cơ sở đó thì việc giải quyết hoà bình vấn đề Việt Nam sẽ có điều kiện tiến hành thuận lợi và mới có thể tính đến việc họp lại một cuộc hội nghị quốc tế theo kiểu hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Việt Nam.
Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vạch trần cái gọi là "giải pháp hoà bình", là "thảo luận không có điều kiện" hết sức giả dối trong bài diễn văn ngày 7 tháng 4 năm 1965 của Tổng thống Mỹ Giôn-xơn, mà mục đích là che đậy bộ mặt xâm lược ghê tởm của đế quốc Mỹ hòng lừa bịp nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới. Những hành động đầy tội ác của đế quốc Mỹ ở Việt Nam từ trước đến nay đã và đang cải chính luận điệu giả nhân giả nghĩa đó. Cũng trong bài diễn văn đó Giôn-xơn đã chẳng tuyên bố răng Mỹ "sẽ không rút lui hoặc công khai hoặc khoác dưới một hiệp nghị vô nghĩa nào" và tiếp tục "dùng sức mạnh" ở Việt Nam đó sao ? Đế quốc Mỹ nhất định không lừa dối nổi nhân dân cả nước ta và nhân dân thế giới, kể cả nhân dân Mỹ. Luận điệu xảo trá của bọn xâm lược Mỹ càng làm cho mọi người thêm căm thù chúng và kiên quyết chống lại chúng!
III
Đứng trước tình hình nghiêm trọng hiện nay, toàn thể nhân dân Việt Nam ta hãy ghi nhớ lời thề độc lập 20 năm trước đây và anh dũng tiên lên! Mỗi đồng bào phải là một chiến sĩ kiên cường của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.
Hỡi đồng bào miền Nam! Tổ quốc rất tự hào về những người con miền Nam anh hùng đang đấu tranh vô cùng gan dạ, xứng đáng với danh hiệu miền Nam là "Thành đồng Tổ quốc". Đồng bào đã đoàn kết, hãy đoàn kết chặt chẽ hơn nữa; đang chiến đấu, hãy chiến đấu mạnh mẽ và rộng khắp hơn nữa. Cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào vừa để tự giải phóng cho mình, vừa góp phần bảo vệ miền Bắc và bảo vệ hoà bình ở châu á và thế giới, đồng thời cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập và tự do.
Hỡi đồng bào miền Bắc! Hãy nêu cao tấm gương anh dũng của quân và dân Vĩnh Linh, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Bạch Long Vĩ v.v..., Tăng cường đoàn kết, nâng cao tinh thần cảnh giác và chí khí anh hùng, ra sức thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm và dũng cảm chiến đấu chống Mỹ, phát triển kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng, kiên quyết đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ miền Bắc, hết lòng hết sức ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của đồng bào miền Nam.
Kiều bào ở nước ngoài! Hãy hướng về Tổ quốc thân yêu, phát huy tinh thần yêu nước, tích cực ủng hộ và động viên dư luận quốc tế ủng hộ cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân ta chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Hỡi đồng bào thân mến! Cuộc chiến đấu của nhân dân cả nước ta lâu dài và gian khổ, nhưng chúng ta đoàn kết chặt chẽ, kiên quyết vượt mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ thì nhất định chúng ta sẽ giành được thắng lợi cuối cùng.
Dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng lao động Việt Nam và của Hồ Chủ tịch, chúng ta hãy vững bước tiến lên với khí thế của những người chiến thắng, quyết đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược, tiến tới thực hiện một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giầu mạnh, góp phần bảo vệ phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hoà bình ở Đông Nam á và thế giới.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nhất trí thông qua ngày 10 tháng 4 năm 1965.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15126 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2058%20NQ/TVQH%20%281965%29 | Nghị quyết số 58 NQ/TVQH (1965) | Căn cứ theo Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà;
Phê chuẩn Hiệp định Văn hóa đã được ký kết ngày 10 tháng 6 năm 1964 giữa Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ nước Cộng hòa Ả Rập thống nhất.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15127 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2059%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 59 NQ/TVQH | Căn cứ theo Điều 81 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà;
Căn cứ theo Điều 34 của Pháp lệnh quy định thể lệ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp;
Căn cứ theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
Việc bầu cử Hội đồng nhân dân của:
- Khu tự trị Việt Bắc và Khu tự trị Tây Bắc,
- Các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Nghĩa Lộ, Yên Bái và Lào Cai.
- Các huyện, các thị xã, các xã, các thị trấn thuộc các tỉnh Sơn La, Lai Châu và Nghĩa Lộ sẽ tiến hành vào quý hai năm 1965.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15128 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2065%20NQ/TVQH%20%281965%29 | Nghị quyết số 65 NQ/TVQH (1965) | Căn cứ theo Nghị quyết ngày 25 tháng 6 năm 1964 của Quốc hội sửa đổi nghị quyết ngày 6 tháng 7 năm 1960 của Quốc hội về chế độ phụ cấp và các quyền lợi khác của đại biểu Quốc hội, của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và của các Uỷ ban của Quốc hội,
1- Các Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, kể cả Uỷ viên dự khuyết, và các Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội không thường xuyên công tác tại cơ quan Quốc hội, nếu lương chính hàng tháng dưới 180 đồng, thì được hưởng một khoản phụ cấp hàng năm tối đa là 200 đồng. Khoản phụ cấp này cộng với lương chính của người được hưởng phụ cấp không được quá 180 đồng một tháng.
2- Các Phó Chủ nhiệm các Uỷ bAn của Quốc hội không thường xuyên công tác tại cơ quan Quốc hội, nếu lương chính hàng tháng dưới 170 đồng, thì được hưởng một khoản phụ cấp hàng năm tối đa là 100 đồng. Khoản phụ cấp này cộng với lương chính của người được hưởng phụ cấp không được quá 170 đồng một tháng.
3- Các Uỷ viên các Uỷ ban của Quốc hội không thường xuyên công tác tại cơ quan Quốc hội, lương hàng tháng dưới 160 đồng, mà không được hưởng các chế độ phụ cấp nói ở Điều 1 và Điều 2 trên đây, mỗi khi đi họp Uỷ ban sẽ được hưởng chế độ phụ cấp hội nghị ngang với phụ cấp khi họp Quốc hội.
4- Quyết định này có hiệu lực từ ngày được thông qua.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15129 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2071%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 71 NQ/TVQH | Căn cứ theo Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà;
Căn cứ theo các Điều 31 và 55 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 31 tháng 12 năm 1959,
Xét việc khuyết đại biểu Quốc hội ở tỉnh Hà Đông,
Tại đơn vị bầu cử số I của tỉnh Hà Đông gồm các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Chương Mỹ, Thanh Oai và Thị xã Hà Đông, sẽ tiến hành bầu cử bổ sung vào ngày chủ nhật 25 tháng 4 năm 1965 để bầu một đại biểu Quốc hội thay cho ông Phạm Tấn Thăng đã từ trần.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15130 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2072%20NQ/TVQH%20%281965%29 | Nghị quyết số 72 NQ/TVQH (1965) | Căn cứ theo Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà;
Căn cứ theo Điều 19 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 31 tháng 12 năm 1959,
Thành lập Hội đồng bầu cử gồm các vị sau đây để phụ trách việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội tại đơn vị bầu cử số I của tỉnh Hà Đông, tiến hành vào ngày 25 tháng 4 năm 1965:
1. Ông Tôn Quang Phiệt, Tổng Thư ký Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
2. Ông Trần Xuân Bách, Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
3. Ông Nguyễn Hữu Khiếu, Trưởng Ban Nông nghiệp Trung ương Đảng Lao động Việt Nam;
4. Ông Nguyễn Tấn Gi Trọng, Uỷ viên Thường vụ Ban chấp hành Trung ương Đảng Dân chủ Việt Nam;
5. Ông Đỗ Xuân Sảng, Uỷ viên Thường vụ Ban chấp hành Trung ương Đảng Xã hội Việt Nam;
6. Linh mục Hồ Thành Biên, Phó Chủ tịch Uỷ ban Liên lạc toàn quốc những người công giáo Việt Nam yêu Tổ quốc, yêu hòa bình;
7. Pháp sư Thích Trí Độ, Hội trưởng Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam;
8. Bà Nguyễn Khoa Diệu Hồng, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
9. Ông Nguyễn Văn Chi, Thư ký Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15131 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2086%20NQ/TVQH%20%281965%29 | Nghị quyết số 86 NQ/TVQH (1965) | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội;
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ;
Bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại nước Cộng hòa Ả Rập thống nhất.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15132 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2093%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 93 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 3 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ,
Căn cứ vào Tờ trình của Hội đồng Chính phủ ngày 5 tháng 4 năm 1965;
Phê chuẩn:
1. Thành lập Uỷ ban Vật giá Nhà nước thay cho Hội đồng Vật giá hiện nay. Uỷ ban Vật giá là một cơ quan ngang Bộ, có nhiệm vụ giúp Chính phủ nghiên cứu chính sách giá cả, xây dựng kế hoạch giá cả, chỉ đạo thực hiện và thống nhất quản lý công tác giá cả.
2. Giải thể Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ. Công tác Thanh tra sẽ giao cho Thủ trưởng các cơ quan, các ngành, các cấp phụ trách, để gắn liền công tác Thanh tra với việc chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu kế hoạch nhà nước và các nhiệm vụ công tác khác.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15133 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2094%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 94 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà;
Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ,
Bổ nhiệm:
- Phó Thủ tướng Nguyễn Duy Trinh kiêm chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thay ông Xuân Thủy, và miễn kiêm chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước;
- Phó Thủ tướng Phạm Hùng kiêm chức Chủ nhiệm Uỷ ban Vật giá Nhà nước;
- Ông Nguyễn Côn giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước;
- Ông Đặng Việt Châu giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính thay ông Hoàng Anh;
- Ông Hoàng Anh giữ chức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp thay ông Dương Quốc Chính, và kiêm chức Chủ nhiệm Văn phòng Nông nghiệp Phủ Thủ tướng thay ông Trần Hữu Dực;
- Ông Trần Hữu Dực giữ chức Bộ trưởng Phủ Thủ tướng.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15134 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20100%20NQ/TVQH%20%281965%29 | Nghị quyết số 100 NQ/TVQH (1965) | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội;
Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,
Bổ nhiệm đồng chí Lê Trung Hà làm Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15135 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20101%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 101 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội,
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
Bổ nhiệm đồng chí Hoàng Lương làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại nước Cộng hòa Nhân dân Hunggari.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15136 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20102%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 102 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
Trước tình hình khẩn trương hiện nay, để tăng cường lực lượng quốc phòng, đánh bại mọi âm mưu và hành động chiến tranh của đế quốc Mỹ, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Tổ quốc, bảo vệ tự do hạnh phúc và sự nghiệp lao động hoà bình của nhân dân ta,
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
1- Động viên một bộ phận sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị và một bộ phận công dân thuộc ngạch dự bị của quân đội nhưng chưa phục vụ tại ngũ.
2- Hội đồng Chính phủ đặt kế hoạch động viên cục bộ và lãnh đạo thực hiện kế hoạch ấy để vừa bảo đảm tăng cường lực lượng quốc phòng đến mức cần thiết, vừa bảo đảm xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch Nhà nước.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15140 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20103%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 103 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà;
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 10-4-1965 của Quốc hội giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội một số quyền hạn,
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
Phê chuẩn việc:
- Hợp nhất hai tỉnh Bắc Cạn và Thái Nguyên thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là tỉnh Bắc Thái;
- Hợp nhất hai tỉnh Hà Nam và Nam Định thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là tỉnh Nam Hà;
- Hợp nhất hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là tỉnh Hà Tây;
- Sáp nhập xã An Hòa thuộc huyện Thạch Thất tỉnh Sơn Tây (cũ) vào xã Tiến Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Giao cho Hội đồng Chính phủ tiến hành những công tác cần thiết để thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15141 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20104%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 104 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà;
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ;
Phê chuẩn Hiệp định thương mại dài hạn và Hiệp định thanh toán đã được ký kết ngày 23 tháng 2 năm 1964 giữa Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ nước Cộng hòa Ả Rập thống nhất.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15142 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20105%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 105 NQ/TVQH | Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội ngày 10 tháng 4 năm 1965 giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội một số quyền hạn trong tình hình mới,
Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Chính phủ về tổng quyết toán ngân sách của Nhà nước năm 1963,
Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội,
Phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách của Nhà nước năm 1963 với:
- Tổng số thu là: Một nghìn tám trăm bốn mươi tám triệu tám trăm ba mươi nghìn sáu trăm tám mươi sáu đồng ba hào bốn xu (1.848.830.686đ34);
- Tổng số chi là: Một nghìn tám trăm mười chín triệu tám trăm sáu mươi bốn nghìn ba trăm bốn mươi sáu đồng tám hào chín xu (1.819.864.346đ89).
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15143 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20128%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 128 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội,
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
Bổ nhiệm đồng chí Đỗ Phát Quang làm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại nước Cộng hòa Nhân dân Ba Lan.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
Subsets and Splits