id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
618
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
11
513k
15366
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2037%20NQ/TVQH%20%281976%29
Nghị quyết số 37 NQ/TVQH (1976)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bổ nhiệm đồng chí Huỳnh Văn Quỳ tức Tư Thắng làm Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15367
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2038%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 38 NQ/TVQH
Để xét xử các tên tư sản mại bản phạm tội, Theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 1. Nay thành lập Tòa án nhân dân đặc biệt gồm có: Chánh án: Nguyễn Văn Thuyền Phó chánh án: Trần Văn Danh Hội thẩm chuyên môn: Nguyễn Thành Vĩnh Hoàng Vĩnh Thạnh Hội thẩm nhân dân: Lê Thị Bạch Quách Lan Anh 2. Cử các đồng chí sau đây làm công tố ủy viên tại Tòa án nhân dân đặc biệt: Công tố ủy viên: Nguyễn Hoàn Phó công tố ủy viên: Nguyễn Võ Danh. 3. Tòa án nhân dân đặc biệt này xử chung thẩm. 4. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Uỷ ban nhân dân các tỉnh hữu quan và các đồng chí có tên trên đây chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15368
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2039%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 39 NQ/TVQH
- Căn cứ vào Điều 33 và 34 của Luật tổ chức Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định việc thành lập các Uỷ ban của Quốc hội, - Căn cứ vào Nghị quyết số 435NQ/QHK4 ngày 28 tháng 3 năm 1974 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đặt chức vụ Chủ nhiệm Văn phòng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, - Theo đề nghị của Tổng thư ký Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, 1. Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội chuyên trách công tác của Uỷ ban, Chủ nhiệm Văn phòng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hưởng lương và chế độ cung cấp ngang Bộ trưởng. Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội không chuyên trách công tác của Uỷ ban, hưởng lương và chế độ cung cấp ở cơ quan mình làm công tác chính và được hưởng một khoản phụ cấp chức vụ hàng năm tối đa là 240đ. Khoản phụ cấp này cộng với lương chính không được cao hơn mức lương chính của Chủ nhiệm chuyên trách công tác Uỷ ban. 2. Phó Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội chuyên trách công tác của Uỷ ban hưởng lương và chế độ cung cấp ngang thứ trưởng. Phó Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội không chuyên trách công tác Uỷ ban hưởng lương và chế độ cung cấp ở cơ quan mình làm công tác chính và được hưởng một khoản phụ cấp chức vụ hàng năm tối đa là 180đ. Khoản phụ cấp này cộng với lương chính không được cao hơn mức lương chính của Phó Chủ nhiệm chuyên trách công tác Uỷ ban. 3. Quyết định này được thi hành từ ngày ký. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15373
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20th%C3%B4ng%20qua%20ph%C6%B0%C6%A1ng%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%2C%20nhi%E1%BB%87m%20v%E1%BB%A5%20v%C3%A0%20nh%E1%BB%AFng%20ch%E1%BB%89%20ti%C3%AAu%20ch%E1%BB%A7%20y%E1%BA%BFu%20c%E1%BB%A7a%20k%E1%BA%BF%20ho%E1%BA%A1ch%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201977
Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua phương hướng, nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch Nhà nước năm 1977
Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1976, phương hướng, nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch Nhà nước năm 1977; Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban kế hoạch và ngân sách của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội; 1. Tán thành sự đánh giá của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1976. 2. Thông qua phương hướng, nhiệm vụ và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch Nhà nước năm 1977: - Tổng sản phẩm xã hội tăng 18% so với năm 1976. - Thu nhập quốc dân tăng 16%. - Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng 16%, trong đó: Trồng trọt tăng 15%. Chăn nuôi tăng 20%. - Sản lượng lương thực quy ra thóc: 16 triệu tấn, trong đó, thóc: 13,7 triệu tấn. - Sản lượng thịt lợn hơi: 41 vạn tấn. - Diện tích khai hoang: 27 vạn héc-ta. - Lao động đi xây dựng các khu kinh tế mới: 50 vạn người. - Diện tích trồng rừng: 20 vạn héc-ta. - Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 20% so với năm 1976: Nhóm A tăng 20% Năng lượng tăng 11% Luyện kim tăng 38% Cơ khí tăng 25% Hóa chất tăng 23% Nhóm B tăng 19% Thực phẩm tăng 17% Dệt, da, may mặc tăng 24% - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 4.200 triệu đồng, tăng 43%, trong đó, vốn xây lắp: 2.500 triệu đồng, tăng 44%. - Khối lượng hàng hóa vận chuyển: Theo tấn tăng 25% Theo tấn/km tăng 35% - Giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng 55%. - Mức lưu chuyển hàng hóa của thị trường có tổ chức tăng 31%. - Số học sinh phổ thông: 12,6 triệu người tăng 10% so với năm học 1976-1977. - Số học sinh đại học và trung học chuyên nghiệp: 12 vạn người, tăng 28% so với năm học 1976-1977. - Số tuyển sinh để đào tạo công nhân kỹ thuật: 18 vạn người, tăng 50% so với năm 1976. 3. Giao trách nhiệm cho Hội đồng Chính phủ thi hành những biện pháp cần thiết và kịp thời nhằm đào tạo ra một chuyển biến mạnh mẽ về hiệu lực chỉ đạo và quản lý kinh tế, bảo đảm thực hiện thắng lợi kế hoạch nhà nước năm 1977. 4. Quốc hội kêu gọi đồng bào cả nước hăng hái thi đua lao động, sản xuất, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, phấn đấu hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch Nhà nước năm 1977. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15374
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20d%E1%BB%B1%20to%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201977
Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước năm 1977
Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 1976 và dự toán ngân sách nhà nước năm 1977; Sau khi nghe thuyết trình của ủy ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội; 1. Phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước năm 1977 với: - Tổng số thu là tám nghìn chín trăm năm mươi triệu đồng (8.950.000.000 đồng). - Tổng số chi là tám nghìn chín trăm năm mươi triệu đồng (8.950.000.000 đồng). 2. Giao trách nhiệm cho Hội đồng Chính phủ thi hành những biện pháp cần thiết và kịp thời để khai thác những khả năng tài chính tiềm tàng của nền kinh tế quốc dân, sử dụng vốn ngân sách theo tinh thần tiết kiệm nghiêm ngặt và đạt hiệu quả cao, bảo đảm thực hiện tốt ngân sách nhà nước năm 1977. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15375
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20t%E1%BB%95ng%20quy%E1%BA%BFt%20to%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201975
Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1975
Sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về Tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1975; Sau khi nghe thuyết trình của ủy ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội; Phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1975 với: - Tổng số thu là sáu nghìn ba trăm mười tám triệu ba trăm nghìn đồng (6.318.300.000 đồng); - Tổng số chi là sáu nghìn bẩy trăm hai mươi bốn triệu bẩy trăm nghìn đồng (6.724.700.000 đồng); Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15376
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20vi%E1%BB%87c%20s%C3%A1p%20nh%E1%BA%ADp%20huy%E1%BB%87n%20C%C3%B4n%20%C4%90%E1%BA%A3o%20v%C3%A0o%20t%E1%BB%89nh%20H%E1%BA%ADu%20Giang
Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn việc sáp nhập huyện Côn Đảo vào tỉnh Hậu Giang
Căn cứ vào Điều 50 của Hiến pháp năm 1959, Theo đề nghị của Hội đồng Chính Phủ, Phê chuẩn việc sáp nhập huyện Côn Đảo vào tỉnh Hậu Giang. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15377
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20t%E1%BB%95ng%20quy%E1%BA%BFt%20to%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201975
Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1975
Sau khi nghe ủy ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội báo cáo xin đính chính con số trong Nghị quyết về tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1975; Điều 1 Phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1975 với: - Tổng số thu là: Sáu nghìn ba trăm mười tám triệu sáu trăm sáu mươi hai nghìn không trăm hai mươi sáu đồng hai hào ba xu (6.318.662.026,23đ); - Tổng số chi là: Sáu nghìn bẩy trăm hai mươi bốn triệu bảy trăm ba mươi lăm nghìn bốn trăm sáu mươi chín đồng không hào một xu (6.724.735.469,01đ). Điều 2 Nghị quyết này thay Nghị quyết của Quốc hội khóa VI, kỳ họp thứ 2 ngày 15-01-1977 về tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1975. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15378
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20b%E1%BB%95%20sung%20th%C3%A0nh%20vi%C3%AAn%20m%E1%BB%99t%20s%E1%BB%91%20%E1%BB%A6y%20ban%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i
Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc bổ sung thành viên một số Ủy ban của Quốc hội
Để phát huy hơn nữa tác dụng của các Uỷ ban của Quốc hội; Theo đề nghị của Đoàn Chủ tịch kỳ họp; Bầu cử bổ sung một số đại biểu Quốc hội vào các Uỷ ban của Quốc hội như sau: Uỷ ban Kế hoạch và ngân sách của Quốc hội bổ sung 4 uỷ viên: 1. Đ/c Võ Thành Công, đại biểu tỉnh Đồng Nai. 2. Đ/c Trần Khải, đại biểu tỉnh Vĩnh Phú. 3. Đ/c Phan Lê, đại biểu tỉnh Nghệ Tĩnh. 4. Đ/c Vũ Văn Quý, đại biểu tỉnh Vĩnh Phú. Uỷ ban Văn hoá và giáo dục của Quốc hội bổ sung 4 uỷ viên: 1. Đ/c Tạ Quang Bửu, đại biểu tỉnh Nghệ Tĩnh. 2. Đ/c Phan Đình Diệu, đại biểu tình Thái bình. 3. Đ/c Giang Nam, đại biểu tỉnh Thuận Hải. 4. Đ/c Nguyễn Hữu Quang đại biểu tỉnh Cao Lạng. Uỷ ban Y tế và xã hội của Quốc hội bổ sung 5 uỷ viên: 1. Đ/c Trần Thị Ân, đại biểu thành phố Hà nội. 2. Đ/c Nguyễn Ngọc Hà, đại biểu thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đ/c Trần Duy Hưng, đại biểu thành phố Hà Nội. 4. Đ/c Nguyễn Tấn Gi Trọng, đại biểu tỉnh Hà Nam Ninh. 5. Nữ đ/c Võ Minh Trọng, đại biểu tỉnh Long An. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15379
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20th%C3%B4ng%20qua%20nhi%E1%BB%87m%20v%E1%BB%A5%20c%C6%A1%20b%E1%BA%A3n%20c%E1%BB%A7a%20k%E1%BA%BF%20ho%E1%BA%A1ch%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%205%20n%C4%83m%201976-1980%20v%C3%A0%20nhi%E1%BB%87m%20v%E1%BB%A5%20c%E1%BB%A5%20th%E1%BB%83%20c%E1%BB%A7a%20k%E1%BA%BF%20ho%E1%BA%A1ch%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201978
Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch Nhà nước 5 năm 1976-1980 và nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch Nhà nước năm 1978
Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước trong hai năm 1976-1977, nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch Nhà nước 5 năm 1976-1980 và nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch Nhà nước năm 1978. Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và ngân sách của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội. 1. Tán thành sự đánh giá của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước trong hai năm 1976-1977. 2. Thông qua những nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch Nhà nước 5 năm 1976-1980 với những chỉ tiêu chủ yếu đến năm 1980 như sau: - Sản lượng lương thực: 21 triệu tấn. - Lực lượng lao động đi mở mang vùng kinh tế mới trong 5 năm: 1 triệu 800 nghìn người. - Khai hoang: 1 triệu héc ta. - Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả: 98 vạn héc ta. - Diện tích gieo trồng cầy bừa bằng máy: 50% tổng diện tích gieo trồng cả nước - Rừng mới trồng: 1 triệu 200 nghìn héc ta - Trứng: 3.500 triệu quả. - Lợn: 16 triệu 500 nghìn con. - Thịt hơi: 1 triệu tấn - Cá biển: 1 triệu tấn - Sản lượng cơ khí: tăng 2,5 lần so với năm 1975 - Than sạch: 10 triệu tấn - Xi-măng: 2 triệu tấn - Phân hoá học: 1 triệu 300 nghìn tấn - Thép: 250 - 300 nghìn tấn - Gỗ: 3 triệu 500 nghìn mét khối - Vải: 450 triệu mét - Giấy: 130 nghìn tấn - Đường: 220 - 250 nghìn tấn - Xây dựng nhà ở (không kể phần nhân dân tự làm trong 5 năm): 14 triệu mét vuông. 3. Thông qua những nhiệm vụ cụ thể và những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch Nhà nước năm 1978 như sau: - Tổng sản phẩm xã họi tăng 19,5 - 21,5 so với năm 1977. - Thu nhập quốc dân sản xuất tăng 19 - 21% so với năm 1977. - Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng 30,7% so với năm 1977. Trong đó: Trồng trọt tăng 30,6% Chăn nuôi tăng 31% - Sản lượng lương thực: từ 16 triệu đến 16,5 triệu tấn Trong đó: Thóc 13,5 triệu tấn Màu (quy ra thóc) 3 triệu tấn - Lợn: 11 triệu con - Trâu: 2 triệu 370 nghìn con - Bò: 1 triệu 800 nghìn con - Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả: 740 nghìn héc-ta - Lực lượng lao động đi mở mang vùng kinh tế mới: 460 nghìn người - Diện tích khai hoang: 300 nghìn héc-ta - Diện tích gieo trồng cày bừa bằng máy: 34% tổng diện tích gieo trồng cả nước - Diện tích trồng rừng: 250 nghìn héc ta - Khai thác gỗ: từ 1 triệu 800 nghìn đến 2 triệu mét khối - Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 19 - 21,7% so với năm 1977 - Vải: 370 triệu mét - Giấy: 80 nghìn tấn - Đường: 160 nghìn tấn - Cá biển: 700 nghìn tấn - Cơ khí: tăng 28% so với năm 1977 - Điện: 3 tỷ 900 triệu ki-lô oát giờ - Than sạch: 7 triệu tấn - Xi-măng: 1 triệu tân - Phân lân: 740 nghìn tấn - Thép cán: 130 nghìn tấn - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 5.400 - Khối lượng hàng hoá vận tải trong nước: 69 triệu tấn và 6.700 triện tấn/km - Khối lượng hành khách vận chuyển: 774,5 triệu người và 18.060 triệu người/km - Mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ của thị trường có tổ chức tăng 26% so với năm 1977 - Giá trị hàng nông sản, lâm sản, hải sản do Nhà nước huy động gấp 2 lần so với năm 1977 - Giá trị hàng xuất khẩu tăng 45% so với năm 1977 - Nhà ở: 1 triệu 550 nghìn mét vuông - Giường điều trị và điều dưỡng: 187 nghìn chiếc - Số tuyển sinh: Đại học và Cao đẳng: 37 nghìn người Trung học chuyên nghiệp: 81 nghìn người Công nhân kỹ thuật: 255 nghìn người 4. Giao trách nhiện cho Hội đồng Chính phủ thi hành những biện pháp cần thiết và kịp thời, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ và có hiệu lực trong công tác quản lý kinh tế và chỉ đạo thực hiện, bảo đảm hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1978 và kế hoạch Nhà nước 5 năm 1976 - 1980. 5. Quốc hội kêu gọi đồng bào cả nước nêu cao tinh thần tự lực tự cường phát huy quyền làm chủ xã hội chủ nghĩa, hăng hái thi đua lao động sản xuất cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội phấn đấu hoàn thành kế hoạch Nhà nước, trước mắt là hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch Nhà nước năm 1978; năm bản lề của kế hoạch Nhà nước 5 năm 1976 - 1980. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15380
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20d%E1%BB%B1%20%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201978
Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn dự án ngân sách nhà nước năm 1978
Sau khi nghe Báo cáo của Hội đồng Chính phủ về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 1977 và dự án ngân sách nhà nước năm 1978; Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội, 1. Phê chuẩn dự án ngân sách nhà nước năm 1978 với: - Tổng số thu là Mười nghìn bẩy trăm bẩy mươi triệu đồng (10.770.000.000 đồng), - Tổng số chi là Mười nghìn bẩy trăm bẩy mươi triệu đồng (10.770.000.000 đồng). 2. Giao trách nhiệm cho Hội đồng Chính phủ thi hành những biện pháp cần thiết và kịp thời để khai thác những nguồn tài chính tiềm tàng của nền kinh tế quốc dân, sử dụng vốn ngân sách theo tinh thần tiết kiệm nghiêm ngặt và đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm thực hiện tốt ngân sách nhà nước năm 1978. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15381
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20t%E1%BB%95ng%20quy%E1%BA%BFt%20to%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201976
Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1976
Sau khi nghe Báo cáo của Hội đồng Chính phủ về tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1976; Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1976 với: - Tổng số thu là Chín nghìn một trăm bẩy mươi tám triệu sáu trăm bẩy mươi bẩy nghìn ba trăm hai mươi tám đồng bốn hào hai xu (9.178.677.328đ,42). - Tổng số chi là Chín nghìn bốn trăm mười ba triệu năm trăm mười sáu nghìn bốn trăm bẩy mươi tám đồng hai hào chín xu (9.413.516.478đ,29). Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15382
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2048%20NQ/TVQH%20%281977%29
Nghị quyết số 48 NQ/TVQH (1977)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Điều 23 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bổ nhiệm đồng chí Lâm Văn Thê, tức Ba Hương, làm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15383
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2058%20NQ/TVQH%20%281977%29
Nghị quyết số 58 NQ/TVQH (1977)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Đặt Huân chương Hữu nghị để tặng thưởng những tổ chức và cá nhân nước ngoài đã có công giúp nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, hoặc đã có những đóng góp tích cực vào việc phát triển tình hữu nghị với nhân dân Việt Nam. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15384
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2060%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 60 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm: 1. Đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức, kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên bang Thụy Sĩ. 2. Đồng chí Nguyễn Quang Huy giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên bang Miến Điện. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15385
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2063%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 63 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 3 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Phân công lại và bổ nhiệm một số thành viên của Hội đồng Chính phủ như sau: 1. Đồng chí Hoàng Anh thôi giữ chức Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính thay đồng chí Đào Thiện Thi nhận nhiệm vụ khác; 2. Đồng chí Trần Dương giữ chức Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; 3. Đồng chí Vũ Tuân thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ để giữ chức Bộ trưởng Phủ Thủ tướng; 4. Đồng chí Trần Hữu Dư giữ chức Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ; 5. Đồng chí Nguyễn Quang Lâm giữ chức Bộ trưởng Bộ Hải sản thay đồng chí Võ Chí Công hiện giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ; 6. Đồng chí Trần Quỳnh giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước thay đồng chí Trần Đại Nghĩa nhận nhiệm vụ khác; 7. Đồng chí Vũ Lập giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc thay đồng chí Lê Quảng Ba nhận nhiệm vụ khác. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15386
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2064%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 64 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm: 1. Đồng chí Trần Tuấn Anh giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Canađa; 2. Đồng chí Trần Hoàn giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên hiệp Vương quốc Anh; 3. Đồng chí Nguyễn Xuân Long giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Ý; 4. Đồng chí Lê Thám giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Hợp chủng quốc Mêhicô; 5. Đồng chí Trần Thuấn giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Rumani; 6. Đồng chí Dương Văn Trung giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Nhân dân Anbani; 7. Đồng chí Lê Quang Khải giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Yêmen, kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Dân chủ Xômali; 8. Đồng chí Huỳnh Dư Bì giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Ghinê, kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Ghinê Bítxao và Cộng hòa Cáp Ve; 9. Đồng chí Trần Kỷ giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Nhân dân Cônggô; 10. Đồng chí Trương Bình giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Môdămbích; 11. Đồng chí Nguyễn Văn Sao giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Arập Libi; 12. Đồng chí Trần Văn Hưng giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Angiêri Dân chủ và Nhân dân, kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Mali; 13. Đồng chí Vũ Tiến giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Philíppin; 14. Đồng chí Vũ Bạch Mai giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Malaixia. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15387
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2065%20NQ/TVQH%20%281977%29
Nghị quyết số 65 NQ/TVQH (1977)
Căn cứ vào Điều 39 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội, Phê chuẩn việc thành lập các Tiểu ban sau đây thuộc Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội: - Tiểu ban Công nghiệp - Tiểu ban Nông nghiệp - Tiểu ban Ngân sách. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15388
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2072%20NQ/TVQH%20%281977%29
Nghị quyết số 72 NQ/TVQH (1977)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 3 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, 1. Phê chuẩn việc thành lập Viện Khoa học Việt Nam trực thuộc Hội đồng Chính phủ. 2. Viện Khoa học Việt Nam do một Viện trưởng cấp Bộ trưởng phụ trách. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15389
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2073%20NQ/TVQH%20%281977%29
Nghị quyết số 73 NQ/TVQH (1977)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 3 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ;; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm đồng chí Bộ trưởng Trần Đại Nghĩa phụ trách Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15390
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2083%20NQ/TVQH%20%281977%29
Nghị quyết số 83 NQ/TVQH (1977)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 4 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Phê chuẩn việc chuyển Đài Tiếng nói Việt Nam thành Uỷ ban Phát thanh và Truyền hình Việt Nam trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15391
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2084%20NQ/TVQH%20%281977%29
Nghị quyết số 84 NQ/TVQH (1977)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 4 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Phê chuẩn việc đổi tên Việt Nam Thông tấn xã thành Thông tấn xã Việt Nam trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15392
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2085%20NQ/TVQH%20%281977%29
Nghị quyết số 85 NQ/TVQH (1977)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1. Bổ nhiệm Thiếu tướng Trần Thế Môn giữ chức vụ Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đồng thời giữ chức vụ Chánh án Tòa án quân sự Trung ương, thay Đại tá Nguyễn Đình Tùng. 2. Bổ nhiệm các đồng chí có tên dưới đây giữ chức vụ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: - Trần Thế Anh tức Phùng Nam - Nguyễn Thị Xuân An. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15393
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2099%20NQ/TVQH%20%281977%29
Nghị quyết số 99 NQ/TVQH (1977)
Căn cứ vào Điều 3 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Phê chuẩn việc hợp nhất Bộ Văn hóa và Tổng cục Thông tin thành Bộ Văn hóa và Thông tin. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15394
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20100%20NQ/TVQH%20%281977%29
Nghị quyết số 100 NQ/TVQH (1977)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bổ nhiệm các đồng chí có tên dưới đây giữ chức vụ Thẩm phán dự khuyết Tòa án nhân dân tối cao: 1. Nguyễn Thượng Hiền, 2. Lưu Tiến Hợp, 3. Tạ Đăng Khoa, 4. Phạm Như Phấn, 5. Hà Văn Thìn. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15395
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20115%20NQ/TVQH%20%281977%29
Nghị quyết số 115 NQ/TVQH (1977)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 3 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm đồng chí Võ Chí Công, Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm giữ chức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, thay đồng chí Võ Thúc Đồng nhận nhiệm vụ khác. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15396
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20116%20NQ/TVQH%20%281977%29
Nghị quyết số 116 NQ/TVQH (1977)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm: 1. Đồng chí Trần Văn Hưng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Angiêri Dân chủ và Nhân dân, nay kiêm thêm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Tuynidi. 2. Đồng chí Đỗ Hằng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Thống nhất Tandania, nay kiêm thêm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Dămbia và nước Cộng hòa Burunđi. 3. Đồng chí Trương Bình, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Nhân dân Môdămbích, nay kiêm thêm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Dân chủ Mangátxơ. 4. Đồng chí Nguyễn Quang Huy, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên bang Miến Điện, nay kiêm thêm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Nêpan. 5. Đồng chí Hà Văn Lâu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Cuba, nay kiêm thêm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Giamaica và nước Cộng hòa Hợp tác Guyana. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15397
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20123%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 123 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53, khoản 14 của Hiến pháp về quyền quyết định đặc xá của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Căn cứ vào kết quả của chính sách giáo dục và cải tạo của Nhà nước ta đối với phạm nhân; Nhân dịp lễ Quốc khánh ngày 02 tháng 9 năm 1977; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, 1. Tha cho những phạm nhân có án tù đã cải tạo tốt theo các điều kiện sau đây: a) Về tiêu chuẩn cải tạo: - Thành thật ăn năn hối lỗi, quyết tâm cải tạo để trở thành người lương thiện. - Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, nội quy của trại giam. - Tích cực lao động, tích cực học tập, có tác dụng thúc đẩy những phạm nhân khác cải tạo và tiến bộ. b) Về thời hạn ở tù: 1. Những phạm nhân có án tù thì đã ở tù ít nhất được 1/2 mức án; nếu bị án tù chung thân thì đã ở tù ít nhất được 12 năm. 2. Giảm hạn tù cho những phạm nhân có án tù đã thật thà cố gắng sửa chữa theo đủ các tiêu chuẩn cải tạo nói ở Điều 1, điểm a trên đây và đã ở tù ít nhất được 1/5 mức án; nếu bị án tù chung thân thì đã ở tù ít nhất được 5 năm. 3. Những phạm nhân có án tù mà có lập công trong thời gian ở trại thì sẽ được châm chước về thời gian ở tù. 4. Hội đồng Chính phủ tiếp tục xét tha những người được tập trung cải tạo đã thực sự tiến bộ trong thời gian cải tạo. 5. Hội đồng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15398
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20126%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 126 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Phê chuẩn Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ký tại Viêng Chăn ngày 18 tháng 7 năm 1977. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15399
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20127%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 127 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Phê chuẩn Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ký tại Viêng Chăn ngày 18 tháng 7 năm 1977. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15400
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20140%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 140 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội, Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm: 1. Đồng chí Võ Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng, nay giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên bang Thụy Sĩ, kiêm nhiệm chức vụ Trưởng đoàn đại diện nước ta bên cạnh các cơ quan Liên hợp quốc tại Giơnevơ. 2. Đồng chí Nguyễn Anh Vũ, quyền Vụ trưởng, nay giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Italia. 3. Đồng chí Lê Quang Hiệp, Phó Vụ trưởng, nay giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Nhân dân Bungari, thay đồng chí Nguyễn Văn Hồng, về nước nhận công tác khác. 4. Đồng chí Trần Mỹ, Phó Vụ trưởng, nay giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Inđônêxia, thay đồng chí Nguyễn Hoà về nước nhận công tác khác. 5. Đồng chí Nguyễn Bá Bảo, Phó Vụ trưởng, nay giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên bang Úc, thay đồng chí Nguyễn Quang Tạo, nhận công tác khác. 6. Đồng chí Chu Đức Thành, Phó Vụ trưởng, nay giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Arập Ai Cập thay đồng chí Nguyễn Huy Thu, về nước nhận công tác khác. 7. Đồng chí Nguyễn Xuân Long, Vụ trưởng, nay giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ, thay đồng chí Nguyễn Xuân Hòe, về nước nhận công tác khác. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15401
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20151%20NQ/TVQH%20%281977%29
Nghị quyết số 151 NQ/TVQH (1977)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 3 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm và miễn nhiệm các thành viên của Hội đồng Chính phủ như sau: 1. Đồng chí Đỗ Mười, Phó Thủ tướng Chính phủ, nay thôi kiêm nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng, để phụ trách khối xây dựng cơ bản, công nghiệp, giao thông vận tải và bưu điện của Chính phủ. 2. Đồng chí Đồng Sỹ Nguyên, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, nay giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thay đồng chí Đỗ Mười. 3. Đồng chí Nguyễn Văn Kha, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nay giữ chức Bộ trưởng Bộ Cơ khí và Luyện kim, thay đồng chí Nguyễn Côn nhận nhiệm vụ khác. 4. Đồng chí Trần Văn Hiển, Thứ trưởng Bộ Nội thương, nay giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội thương, thay đồng chí Hoàng Quốc Thịnh nhận nhiệm vụ khác. 5. Đồng chí Đỗ Chính, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng, nay giữ chức Bộ trưởng Bộ Hải sản, thay đồng chí Nguyễn Quang Lâm (tức Tám Tú) nhận nhiệm vụ khác. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15402
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20169%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 169 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Phê chuẩn Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Đức ký tại Hà Nội ngày 04 tháng 12 năm 1977. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15445
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20th%C3%B4ng%20qua%20nhi%E1%BB%87m%20v%E1%BB%A5%20k%E1%BA%BF%20ho%E1%BA%A1ch%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201979
Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước năm 1979
Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Chính phủ về nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước năm 1979; Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và ngân sách của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội; 1- Tán thành báo cáo của Hội đồng Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1978, tình hình kinh tế nước ta hiện nay, nhiệm vụ chung và những nhiệm vụ kinh tế quan trọng của kế hoạch Nhà nước năm 1979. 2- Thông qua Kế hoạch Nhà nước năm 1979 với các chỉ tiêu chủ yếu sau đây: Sản lượng lương thực : Từ 16 đến 16 triệu 500 nghìn tấn, Trong đó : Thóc : Từ 12 đến 12 triệu 500 nghìn tấn, Màu quy ra thóc : 4 triệu tấn ; - Diện tích khai hoang : 200 nghìn héc ta, Trong đó diện tích đưa vào sản xuất : 160 nghìn héc ta; - Diện tích lúa được tưới nước : 4 triệu 400 nghìn héc ta; - Diện tích màu được tưới nước : 410 nghìn héc ta; - Diện tích cây công nghiệp được tưới nước : 130 nghìn héc ta; - Diện tích trồng rừng : 170 nghìn héc ta; - Sản lượng gỗ khai thác : 2 triệu 100 nghìn mét khối; - Sản lượng cá biển : 600 nghìn tấn; - Giá trị tổng sản lượng công nghiệp :Tăng 12% so với năm 1978; - Giá trị sản lượng cơ khí :Tăng 13% so với năm 1978; - Sản lượng thép cán : 120 nghìn tấn; - Sản lượng điện : 4.200 triệu KWh; - Sản lượng than sạch : 7 triệu 500 nghìn tấn; - Sản lượng phân lân : 700 nghìn tấn; - Sản lượng xi măng : 1 triệu 26 nghìn tấn; - Sản lượng đường : 146 nghìn 400 tấn; - Sản lượng giấy : 75 nghìn tấn; - Khối lượng hàng hoá vận tải trong nước : Tăng 15% về tấn và tăng 18% về tấn/km so với năm 1978; - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản : 4.000 triệu đồng; Trong đó vốn xây lắp : 2.400 triệu đồng; - Kim ngạch xuất khẩu : Tăng 31% so với năm 1978; - Tổng mức hàng hoá bán lẻ của thị trường có tổ chức : Tăng 9% so với năm 1978; - Số học sinh được tuyển vào các hệ đào tạo: + Đại học và cao đẳng : 46 ngàn 500 người. + Trung học chuyên nghiệp : 84 ngàn người; + Công nhân kỹ thuật : 230 ngàn người; - Tổng số học sinh phổ thông : 12 triệu 400 ngàn người ; - Số giường bệnh và giường điều dưỡng: 200 ngàn giường. 3- Giao trách nhiệm cho Hội đồng Chính phủ thi hành những biện pháp thiết thực và tích cực nhất, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ và có hiệu lực trong công tác tổ chức quản lý và chỉ đạo thực hiện, bảo đảm hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1979, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trong những năm sau. 4- Quốc hội kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước nêu cao tinh thần tự lực tự cường và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, phát huy quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, hăng hái đồng khởi thi đua lao động sản xuất và tiết kiệm, tăng năng suất lao động, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước năm 1979. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15446
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20d%E1%BB%B1%20to%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201979
Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước năm 1979
Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Chính phủ về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 1978 và dự toán ngân sách nhà nước năm 1979; Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội, 1. Phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước năm 1979 với: - Tổng số thu là: Mười nghìn năm trăm triệu đồng (10.500.000.000đ,00); - Tổng số chi là: Mười nghìn năm trăm triệu đồng (10.500.000.000đ,00); 2. Giao trách nhiệm cho Hội đồng Chính phủ thi hành những biện pháp cần thiết và kịp thời để khai thác những khả năng tiềm tàng của nền kinh tế quốc dân, tăng thu cho Nhà nước, sử dụng vốn ngân sách theo tinh thần tiết kiệm nghiêm ngặt và đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm thực hiện tốt ngân sách nhà nước năm 1979. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15447
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20t%E1%BB%95ng%20quy%E1%BA%BFt%20to%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201977
Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1977
Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Chính phủ về tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1977; Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1977 với: - Tổng số thu là: Chín nghìn bốn mươi ba triệu năm trăm linh một nghìn ba trăm năm mươi chín đồng (9.043.501.359đ,00); - Tổng số chi là: Chín nghìn một trăm bảy mươi chín triệu một trăm bốn mươi bảy nghìn bảy mươi hai đồng (9.179.147.072đ,00). Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15448
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20vi%E1%BB%87c%20ph%C3%A2n%20v%E1%BA%A1ch%20l%E1%BA%A1i%20%C4%91%E1%BB%8Ba%20gi%E1%BB%9Bi%20th%C3%A0nh%20ph%E1%BB%91%20H%C3%A0%20N%E1%BB%99i%2C%20th%C3%A0nh%20ph%E1%BB%91%20H%E1%BB%93%20Ch%C3%AD%20Minh%2C%20c%C3%A1c%20t%E1%BB%89nh%20H%C3%A0%20S%C6%A1n%20B%C3%ACnh%2C%20V%C4%A9nh%20Ph%C3%BA%2C%20Cao%20L%E1%BA%A1ng%2C%20B%E1%BA%AFc%20Th%C3%A1i%2C%20Qu%E1%BA%A3ng%20Ninh%20v%C3%A0%20%C4%90%E1%BB%93ng%20Nai
Nghị quyết phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Cao Lạng, Bắc Thái, Quảng Ninh và Đồng Nai
Căn cứ vào điều 50 của Hiến pháp năm 1959; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ; Sau khi nghiên cứu ý kiến của các hội đồng nhân dân thành phố Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng nhân dân các tỉnh Hà sơn bình, Vĩnh phú, Cao lạng, Bắc thái, Quảng ninh và Đồng nai; Phê chuẩn việc: 1. Sáp nhập một số huyện, thị xã, xã và thị trấn sau đây của tỉnh Hà Sơn Bình và tỉnh Vĩnh Phú vào thành phố Hà Nội: a. Tỉnh Hà Sơn Bình: - Các huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức, thị xã Sơn Tây và thị xã Hà Đông; - Xã Tiên Phương, xã Phụng Châu, phần Bắc đường số 6 thuộc xã Ngọc Hoà và xã Ngọc Sơn của huyện Chương Mỹ. - Xã Hữu hoà và phần Bắc đường số 6 thuộc xã phú lãm của huyện Thanh oai, - Các xã Liên Minh, Việt Hưng, Thanh Hưng và Đại Thanh của huyện Thường Tín; - Các xã Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Cộng Hoà, Tân Hoà, Tân Phú và Đại Thành của huyện Quốc Oai. b. Tỉnh Vĩnh Phú: - Huyện Sóc Sơn; - Các xã Chu Phan, Đại Thịnh, Liên Mạc, Mê Linh, Tam Đồng, Thạch Đà, Thanh Lâm, Tiền Châu, Tiền Phong, Tiến Thắng, Tiến Thịnh, Tự Lập, Tráng Việt, Hoàng Kim, Văn Khê, Vạn Yên, Quang Minh, Kim Hoa và thị trấn Phúc Yên thuộc huyện Mê Linh. 2. Phân định địa giới các tỉnh Cao Lạng, Quảng Ninh và Bắc Thái như sau: a. Chia tỉnh Cao Lạng thành hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn; b. Sáp nhập huyện Ngân Sơn và huyện Chợ Rã của Bắc Thái vào tỉnh Cao Bằng; c. Sáp nhập huyện Đình Lập của tỉnh Quảng Ninh vào tỉnh Lạng Sơn. Tỉnh Cao Bằng gồm có: Thị xã Cao Bằng, Thị trấn Tĩnh Túc, các huyện: Trùng Khánh, Quảng Hoà, Trà Linh, Hà Quảng, Thông Nông, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Hoà An, Thạch An, Ngân Sơn và Chợ Rã. Tỉnh Lạng Sơn gồm có: Thị xã Lạng Sơn, các huyện: Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình, và Đình Lập. 3. Sáp nhập huyện Duyên Hải của tỉnh Đồng Nai vào thành phố Hồ Chí Minh. Giao cho Hội đồng Chính phủ tiến hành những việc cần thiết để thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15449
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20v%C3%A0%20ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20c%E1%BB%A7a%20%E1%BB%A6y%20ban%20Th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20v%E1%BB%A5%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i
Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn nghị quyết và pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Sau khi nghe báo cáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về Nghị quyết ngày 26-5-1978 và pháp lệnh ngày 30-11-1978; Phê chuẩn: 1. Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 26-5-1978 về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện và số lượng thành viên của Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân huyện. 2. Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 30-11-1978 về việc xin ân giảm án tử hình và xét duyệt án tử hình. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15450
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20181%20NQ/TVQH%20%281978%29
Nghị quyết số 181 NQ/TVQH (1978)
Căn cứ vào điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Căn cứ vào Nghị quyết số 38/NQ-QHK6, ngày 24 tháng 11 năm 1976 về việc thành lập Toà án nhân dân đặc biệt; Để tăng cường bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, tăng cường bảo vệ trật tự xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tiến hành thắng lợi công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh; Theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Điều 1 Nay giao cho Toà án nhân dân đặc biệt, được thành lập theo Nghị quyết số 38 NQ/QHK6, ngày 24 tháng 11 năm 1976 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, thẩm quyền xét xử những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng về trật tự xã hội xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh: giết người, cướp của, tống tiền, bắt cóc, đốt nhà, tổ chức lưu manh trộm cướp, hiếp dâm. Điều 2 Trong trường hợp tuyên án tử hình, người bị kết án có quyền xin Uỷ ban thường vụ Quốc hội ân giảm án tử hình trong thời hạn ba ngày kể từ ngày tuyên án. Nếu có đơn xin ân giảm án tử hình thì trong hạn mười ngày sau khi nhận được hồ sơ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao phải trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xét. Điều 3 Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị đối với bản án tử hình trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, để Toà án nhân dân tối cao xét xử lại. Điều 4 Quá thời hạn ghi ở điều 2 và điều 3, nếu Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không kháng nghị, và nếu người bị kết án tử hình không xin ân giảm, thì Toà án nhân dân đặc biệt ra lệnh thi hành án. Điều 5 Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chán án Toà án nhân dân đặc biệt, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này. Điều 6 Nghị quyết này có hiệu lực cho đến khi có quyết định mới của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15451
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20182%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 182 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm: 1. Đồng chí Vũ Hắc Bồng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Nhân dân Ănggôla, nay kiêm nhiệm chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Ghinê xích đạo, thay đồng chí Văn Bá Kiếm. 2. Đồng chí Chu Đức Thành, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa ảrập Ai Cập, nay kiêm nhiệm chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa ảrập Yêmen, thay đồng chí Nguyễn Huy Thu và tại Vương quốc Iran, thay đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm. 3. Đồng chí Lê Quang Khải, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Yêmen, nay kiêm nhiệm chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Êtiôpia. 4. Đồng chí Nguyễn Bá Bảo, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Úc, nay kiêm nhiệm chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Tân Tây Lan. 5. Đồng chí Lê Thám, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Hợp chúng quốc Mêhicô, nay kiêm nhiệm chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Panama, tại nước Cộng hòa Côxta Rica. 6. Đồng chí Lê Bảo, Tham tán, Đại biện lâm thời Đại sứ quán nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Xri Lanca, nay giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Xri Lanca, thay đồng chí Nguyễn Văn Sinh. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15452
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20183%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 183 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bổ nhiệm các đồng chí có tên dưới đây giữ chức vụ Thẩm phán dự khuyết Tòa án nhân dân tối cao: 1. Nguyễn Đình Bảo 2. Ma Văn Biên 3. Nguyễn Thị Lệ 4. Trần Huy Lục 5. Nguyễn Văn Lương tức Nguyễn Văn Hạnh 6. La Hữu Vinh. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15453
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20190%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 190 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm đồng chí Hoàng Bảo Sơn, chuyên viên bậc 7 của Bộ Ngoại giao, giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Thái Lan. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15454
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20215%20NQ/TVQH%20%281978%29
Nghị quyết số 215 NQ/TVQH (1978)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 3 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Phê chuẩn việc thành lập Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế, cơ quan ngang Bộ của Hội đồng Chính phủ. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15455
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20216%20NQ/TVQH%20%281978%29
Nghị quyết số 216 NQ/TVQH (1978)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 3 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Phê chuẩn việc tách Tổng cục Đào tạo công nhân kỹ thuật khỏi Bộ Lao động và đổi tên là Tổng cục Dạy nghề, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15456
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20217%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 217 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm đồng chí Vũ Thành, Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao, giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa ảrập Xyri, thay đồng chí Long Thuận Phước về nước nhận nhiệm vụ khác. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15457
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20230%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 230 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ; Điều 1 Thống nhất tiền tệ trong cả nước, thu đổi tiền Ngân hàng Nhà nước hiện đang lưu hành ở hai miền Việt Nam và phát hành tiền mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Điều 2 Giao cho Hội đồng Chính phủ tổ chức thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15458
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20243%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 243 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 39 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Uỷ ban Văn hóa và Giáo dục của Quốc hội, Phê chuẩn việc thành lập các tiểu ban sau đây thuộc Uỷ ban Văn hóa và Giáo dục của Quốc hội; - Tiểu ban Giáo dục và Khoa học - Tiểu ban Văn hóa và Văn nghệ. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15459
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20244%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 244 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bổ nhiệm các đồng chí có tên dưới đây giữ chức vụ Kiểm sát viên và Kiểm sát viên dự khuyết Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Kiểm sát viên 1. Đồng chí Phùng Văn Bội tức Phạm Minh 2. Đồng chí Nguyễn Văn Đệ 3. Đồng chí Trần Mậu Minh tức Trần Lê Dũng 4. Đồng chí Trần Xuân Hùng tức Quyết Tâm 5. Đồng chí Phạm Phổ 6. Đồng chí Lê Mai 7. Đồng chí Đoàn Văn Chương tức Việt Hùng 8. Đồng chí Hà Thị Ngân Giang 9. Đồng chí Nguyễn Thị Thành tức Lê Thị Kiệm. Kiểm sát viên dự khuyết 1. Đồng chí Nguyễn Huy Khánh 2. Đồng chí Phan Xuân Bá 3. Đồng chí Lê Xuân Dục 4. Đồng chí Nghiêm Quý Chẩn 5. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Thu 6. Đồng chí Hà Thị Tôn 7. Đồng chí Trần Văn Thân 8. Đồng chí Nguyễn Hữu Khói 9. Đồng chí Lưu Tâm Tư 10. Đồng chí Hạ Bá Đoàn 11. Đồng chí Trần Trọng Thường 12. Đồng chí Tăng Thảnh 13. Đồng chí Nguyễn Đình Thiềng 14. Đồng chí Lưu Văn Hằng 15. Đồng chí Trần Thị Xuyến 16. Đồng chí Đoàn Văn Điện 17. Đồng chí Nguyễn Duy Cận 18. Đồng chí Tổng Xuân Cẩm 19. Đồng chí Tạ Hữu Sáu. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15461
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20245%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 245 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Căn cứ vào Chương II của Luật tổ chức Quốc hội nói về Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Theo đề nghị của Tổng thư ký Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Điều 1 Trong thời gian giữa hai phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, khi cần giải quyết những vấn đề đột xuất và cấp bách thuộc quyền hạn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội mà không triệu tập Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngay được thì Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể theo đề nghị của Tổng thư ký Uỷ ban thường vụ Quốc hội, quyết định lấy ý kiến tại nhà của các thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Điều 2 Cách thức lấy ý kiến tại nhà như sau: 1- Tổng thư ký Uỷ ban thường vụ Quốc hội gửi đến các thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội tờ trình về nội dung vấn đề cần lấy ý kiến, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và những tài liệu cần thiết khác. 2- Các thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội ghi ý kiến của mình vào tờ trình, ký tên và gửi lại Tổng thư ký. 3- Tổng thư ký tập hợp các ý kiến. Nếu đa số thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội tán thành, thì Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội ký nghị quyết. Điều 3 Trong phiên họp gần nhất của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký báo cáo với Uỷ ban thường vụ Quốc hội kết quả việc lấy ý kiến tại nhà đã được tiến hành. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15462
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20246%20NQ/TVQH%20%281978%29
Nghị quyết số 246 NQ/TVQH (1978)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 3 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ; Căn cứ vào Nghị quyết số 521/NQ/QH/K4 ngày 16 tháng 12 năm 1974 của ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc thành lập Ban quản lý xây dựng công trình sông Đà; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, 1. Phê chuẩn việc chuyển giao nhiệm vụ và tổ chức của Ban quản lý xây dựng công trình sông Đà hiện nay cho Bộ Điện và Than. Bộ Xây dựng và các ngành khác có liên quan tham gia xây dựng công trình theo sự phân công của Hội đồng Chính phủ. 2. Đồng chí Bộ trưởng Hà Kế Tấn nay làm nhiệm vụ trực tiếp giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thi công xây dựng Công trình này. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15463
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20247%20NQ/TVQH%20%281978%29
Nghị quyết số 247 NQ/TVQH (1978)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp ngày 27 tháng 10 năm 1962; Trong khi chờ đợi Hiến pháp mới và Luật mới về tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp; Để bảo đảm điều kiện cho Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện thực hiện được nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong giai đoạn cách mạng hiện nay; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ; Điều 1 Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân huyện quy định ở Điều 16 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp ngày 27 tháng 10 năm 1962, nay được bổ sung như sau: - Căn cứ vào tài nguyên và cơ sở vật chất, kỹ thuật của huyện, vào yêu cầu nâng cao mức sống của nhân dân và nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước, và căn cứ vào nhiệm vụ chỉ tiêu kế hoạch do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao, Hội đồng nhân dân huyện quyết định kế hoạch phát triển kinh tế và văn hoá của huyện. - Hội đồng nhân dân huyện xét duyệt dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách của huyện. Điều 2 Số lượng thành viên của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện được qui định lại như sau: - Các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có từ có từ 17 đến 21 người. - Các Uỷ ban nhân dân huyện và cấp tương đương có từ 11 đến 15 người. Điều 3 Hội đồng Chính phủ hướng dẫn thi hành nghị quyết này. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15464
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20248%20NQ/TVQH%20%281978%29
Nghị quyết số 248 NQ/TVQH (1978)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Căn cứ vào Nghị quyết số 215 NQ/QH/K6, ngày 17-4-1978 của ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc thành lập Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế, cơ quan ngang Bộ của Hội đồng Chính phủ; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, 1. Đồng chí Nguyễn Văn Trân nay thôi giữ chức Chủ nhiệm ủy ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội để giữ chức Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế, cơ quan ngang Bộ của Hội đồng Chính phủ. 2. Trong khi chờ Quốc hội bầu Chủ nhiệm mới của ủy ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội, đồng chí Đoàn Trọng Truyến, Phó Chủ nhiệm, quyền Chủ nhiệm ủy ban này. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15465
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20260%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 260 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 3 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Đồng chí Vũ Lập, nay thôi giữ chức Chủ nhiệm ủy ban Dân tộc của Chính phủ, để nhận nhiệm vụ khác. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15466
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20261%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 261 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Xuân giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, thay đồng chí Đinh Nho Liêm về nước nhận công tác khác. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15467
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20262%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 262 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 4 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15468
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20263%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 263 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Căn cứ vào Nghị quyết số 38/NQ/QHK6 ngày 24-11-1976 về việc thành lập Tòa án nhân dân đặc biệt và Nghị quyết số 181/NQ/QHK6, ngày 23-01-1978 về việc giao thêm quyền cho Tòa án nhân dân đặc biệt; Căn cứ vào Tờ trình của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Theo đề nghị của Chủ tịch ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bổ nhiệm các đồng chí sau đây vào Tòa án nhân dân đặc biệt tại Thành phố Hồ Chí Minh: 1. Trương Thị Huệ, Hội thẩm chuyên môn. 2. Nguyễn Hữu Hiền, Hội thẩm chuyên môn. 3. Nguyễn Văn Tùng, Hội thẩm nhân dân. 4. Trần Văn Long, Hội thẩm nhân dân. 5. Trần Luân, Phó Công tố ủy viên. 6. Nguyễn Văn Hội, Phó Công tố ủy viên. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15469
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20297%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 297 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 3 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Phê chuẩn việc thành lập ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước, cơ quan ngang Bộ của Hội đồng Chính phủ, có nhiệm vụ quản lý tổng hợp về xây dựng cơ bản của Nhà nước. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15470
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20298%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 298 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm: 1. Đồng chí Hà Văn Lâu giữ chức Đại sứ, Trưởng phái đoàn thường trực của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên hợp quốc. 2. Đồng chí Nguyễn Hữu Ngô giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Cuba, kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Giamaica và nước Cộng hòa Hợp tác Guyana, thay đồng chí Hà Văn Lâu. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15471
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20299%20NQ/TVQH%20%281978%29
Nghị quyết số 299 NQ/TVQH (1978)
Căn cứ vào Điều 53, khoản 14 của Hiến pháp năm 1959 về quyền quyết định đặc xá của ủy ban Thường vụ Quốc hội; Căn cứ vào kết quả của chính sách giáo dục và cải tạo của Nhà nước ta đối với phạm nhân; Nhân dịp lễ Quốc khánh ngày 2 tháng 9 năm 1978; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, 1. Tha cho những phạm nhân có án tù đã cải tạo tốt theo các điều kiện sau đây: a) Về tiêu chuẩn cải tạo - Thành thật ăn năn hối lỗi, quyết tâm cải tạo để trở thành người lương thiện; - Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, nội quy của trại giam; - Tích cực lao động, tích cực học tập, có tác dụng thúc đẩy những phạm nhân khác cải tạo và tiến bộ. b) Về thời hạn ở tù Những phạm nhân có án tù thì đã ở tù ít nhất được 1/2 mức án; nếu bị án tù chung thân thì đã ở tù ít nhất được 12 năm. 2. Giảm hạn tù cho những phạm nhân có án tù đã thật thà cố gắng sửa chữa theo đủ các tiêu chuẩn cải tạo nói ở Điều 1, điểm a trên đây và đã ở tù ít nhất được 1/5 mức án; nếu bị án tù chung thân thì đã ở tù ít nhất được 5 năm. 3. Những phạm nhân có án tù mà có lập công trong thời gian ở trại thì sẽ được châm trước về thời gian ở tù. 4. Hội đồng Chính phủ tiếp tục xét tha những người được tập trung cải tạo đã thực sự tiến bộ trong thời gian cải tạo. 5. Hội đồng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15472
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20315%20NQ/TVQH%20%281978%29
Nghị quyết số 315 NQ/TVQH (1978)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ; 1- Phê chuẩn việc nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế. 2- Phê chuẩn Điều lệ của Hội đồng tương trợ kinh tế được thông qua ngày 14 tháng 12 năm 1959 và được sửa đổi ngày 21 tháng 6 năm 1974. 3- Phê chuẩn Công uớc về thẩm quyền, quyền ưu đãi và miễn trừ của Hội đồng tương trợ kinh tế được thông qua ngày 14 tháng 12 năm 1959 và được sửa đổi ngày 21 tháng 6 năm 1974. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15473
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20316%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 316 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Căn cứ vào Điều 31 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp, ngày 27 tháng 10 năm 1962; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, 1. Tước quyền đại biểu của đại biểu Hội đồng nhân dân nào bỏ nhiệm vụ đại biểu, trốn ra nước ngoài. 2. Hội đồng Chính phủ hướng dẫn việc thi hành Nghị quyết này. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15474
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20346%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 346 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm: 1. Đồng chí Phùng Mạnh Cung, Phó vụ trưởng của Bộ Ngoại giao, giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ, thay đồng chí Nguyễn Xuân Hòe về nước nhận công tác khác. 2. Đồng chí Nguyễn Đình Thành, Phó vụ trưởng của Bộ Ngoại giao, giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Na Uy, thay đồng chí Nguyễn Việt, kiêm nhiệm chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Đan Mạch. 3. Đồng chí Trần Kỷ Long, Phó vụ trưởng của Bộ Ngoại giao giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Irắc, thay đồng chí Hoàng Đức Phương về nước nhận công tác khác. 4. Đồng chí Nguyễn Duy Kinh, quyền Hiệu trưởng Trường Ngoại giao, giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Êtiôpia xã hội chủ nghĩa, thay đồng chí Lê Quang Khải. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15475
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20379%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 379 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ; Phê chuẩn hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết ký tại thành phố Mát-xcơ-va ngày 3 tháng 11 năm 1978. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15476
https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20xin%20%C3%A2n%20gi%E1%BA%A3m%20%C3%A1n%20t%E1%BB%AD%20h%C3%ACnh%20v%C3%A0%20x%C3%A9t%20duy%E1%BB%87t%20%C3%A1n%20t%E1%BB%AD%20h%C3%ACnh%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Pháp lệnh về việc xin ân giảm án tử hình và xét duyệt án tử hình nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Căn cứ vào Điều 9 và Điều 13 của Luật ngày 14 tháng 7 năm 1960 quy định về tổ chức các Tòa án nhân dân; Theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về việc xin ân giảm án tử hình và xét duyệt án tử hình như sau: Điều 1 Thời hạn xin ân giảm án tử hình do các Tòa án nhân dân thường và Tòa án quân sự xử phạt là bẩy ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Khi tuyên án, chủ tọa phiên tòa phải tuyên bố cho can phạm biết rõ quyền xin ân giảm và thời hạn xin ân giảm. Điều 2 Nay giao cho ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyền duyệt án tử hình. Pháp lệnh này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 11 năm 1978. Pháp lệnh Việt Nam
15477
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20394%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 394 NQ/TVQH
Căn cứ vào Nghị quyết số 87-NQ/TVQH ngày 16-1-1962 của ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức Văn phòng ủy ban Thường vụ Quốc hội; Căn cứ vào Nghị quyết số 435-NQ/TVQH ngày 28-3-1974 của ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt chức Chủ nhiệm Văn phòng ủy ban Thường vụ Quốc hội; Theo đề nghị của Tổng thư ký ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Việt Dũng, Chánh Văn phòng Phủ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giữ chức vụ quyền Chủ nhiệm Văn phòng ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15486
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20th%E1%BA%AFng%20l%E1%BB%A3i%20v%C4%A9%20%C4%91%E1%BA%A1i%20c%E1%BB%A7a%20hai%20cu%E1%BB%99c%20chi%E1%BA%BFn%20tranh%20b%E1%BA%A3o%20v%E1%BB%87%20T%E1%BB%95%20qu%E1%BB%91c%20v%C3%A0%20nhi%E1%BB%87m%20v%E1%BB%A5%20c%E1%BB%A7a%20nh%C3%A2n%20d%C3%A2n%20ta%20tr%C6%B0%E1%BB%9Bc%20t%C3%ACnh%20h%C3%ACnh%20m%E1%BB%9Bi
Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về thắng lợi vĩ đại của hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và nhiệm vụ của nhân dân ta trước tình hình mới
Sau khi nghe và thảo luận Báo cáo của Hội đồng Chính phủ về thắng lợi vĩ đại của hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và nhiệm vụ của toàn dân và toàn quân ta trước tình hình mới. 1. Quốc hội nhất trí tán thành báo cáo của Hội đồng Chính phủ. 2. Quốc hội nhiệt liệt biểu dương các lực lượng vũ trang nhân dân, đồng bào các dân tộc trên các tuyến biên giới phía Tây-Nam và phía Bắc, đồng bào và chiến sĩ cả nước, kiều bào ở ngoài nước đã nêu cao ý chí "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", đoàn kết nhất trí, phát huy mạnh mẽ truyền thống anh hùng của dân tộc và tinh thần quốc tế vô sản, trong một thời gian ngắn, đã đánh bại hai cuộc chiến tranh xâm lược do bọn phản động Trung quốc gây ra, giành được thắng lợi rất oanh liệt, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa, cùng với nhân dân Lào và nhân dân Cam pu chia anh em làm thất bại một bước âm mưu bành trướng và bá quyền nước lớn của bọn phản động Trung quốc, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giữ vững hoà bình và ổn định ở Đông-Nam châu á và trên thế giới. 3. Quốc hội nhệt liệt chào mừng những thắng lợi to lớn của nhân dân Cam pu chia, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Cam pu chia, đã anh dũng tiến hành đấu tranh cách mạng, đập tan chế độ diệt chủng của bọn phản động Pôn Pốt-Iêng Xa-ry, tay sai của tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc-kinh, thành lập nước Cộng hoà nhân dân Cam pu chia, khôi phục tình đoàn kết hữu nghị lâu đời giữa nhân dân Cam pu chia, và nhân dân Việt nam, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nước Cam pu chia, kỷ nguyên độc lập, dân chủ và tiến lên chủ nghĩa xã hội. 4. Quốc hội nhiệt liệt chào mừng nhân dân Lào, dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào, đã đập tan một bước quan trọng âm mưu của bọn phản động trong nước câu kết với bọn phản động quốc tế, phá hoại cách mạng Lào; kiên quyết chống lại sức ép của bọn bành trướng và bá quyền Trung-quốc, giành thắng lợi to lớn, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. 5. Quốc hội chân thành cảm ơn nhân dân Lào và nhân dân Cam pu chia đã cùng nhân dân ta đoàn kết chiến đấu, hết lòng ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau; chân thành cảm ơn Liên xô, chỗ dựa vững chắc của hoà bình và cách mạng thế giới, đã dành cho nhân dân ta sự giúp đỡ to lớn, kịp thời và có hiệu lực; chân thành cảm ơn các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, cảm ơn các đảng cộng sản và công nhân, các nước yêu chuộng hoà bình và công lý, các tổ chức dân chủ nhân dân tiến bộ trên thế giới đã ủng hộ kịp thời và mạnh mẽ nhân dân Việt nam chống bọn phản động Trung quốc xâm lược. 6. Quốc hội nghiêm khắc lên án những âm mưu và thủ đoạn hết sức nham hiểm của tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc kinh đã và đang tiếp tục theo đuổi đường lối bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn, câu kết với chủ nghĩa đế quốc, tìm mọi cách thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng, hòng thôn tính Việt nam, Lào, Cam pu chia, thôn tính các nước Đông Nam á, thực hiện bá quyền ở châu á và trên thế giới. Quốc hội kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước luôn luôn đề cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, đập tan mọi hành động phiêu lưu quân sự mới và các hoạt động phá hoại khác của bọn bành trướng và bá quyền Trung quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. 7. Quốc hội hoàn toàn tán thành đề nghị ba điểm hợp lý, hợp tình của Đoàn đại biểu Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam tại cuộc đàm phán Việt - Trung nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách để bảo đảm hoà bình và ổn định ở vùng biên giới Việt - Trung, tạo cơ sở cho việc giải quyết những vấn đề cơ bản trong quan hệ giữa hai nước sớm khôi phục tình hữu nghị lâu đời giữa nhân dân Việt nam và nhân dân Trung quốc. 8. Trước tình hình mới, nhân dân cả nước phải tập trung sức hoàn thành những nhiệm vụ trước mắt. - Đẩy mạnh sản xuất và cải tạo xã hội chủ nghĩa, bảo đảm và ổn định đời sống của nhân dân; - Tăng cường, củng cố quốc phòng và an ninh, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu giỏi để bảo vệ Tổ quốc; - Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. - Làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ trên đây, đồng bào cả nước hãy tăng cường đoàn kết toàn dân, đoàn kết các dân tộc, đoàn kết quân dân, nêu cao dũng khí cách mạng truyền thống anh hùng của dân tộc, ra sức phát huy mọi khả năng và tiềm lực của đất nước, đẩy mạnh sản xuất, đặc biệt là sản xuất lương thực và thực phẩm; kết hợp chặt chẽ nền kinh tế với quốc phòng; giữ vững an ninh và trật tự xã hội, tăng cường đoàn kết với nhân dân Lào và nhân dân Cam pu chia, đoàn kết với Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, đoàn kết với các nước yêu chuộng hoà bình và công lý, với nhân dân toàn thế giới. Mỗi công dân, mỗi đơn vị cơ sở, mỗi địa phương và mỗi ngành hãy thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, hưởng ứng Lời kêu gọi của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt nam và chấp hành Lệnh tổng động viên của Nhà nước ta. Nhân dân cả nước hãy ra sức phát huy quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực lao động sản xuất, lưu thông phân phối, quản lý kinh tế, quản lý xã hội, tổ chức tốt đời sống; ra sức phấn đấu nhằm đẩy mạnh ba cuộc cách mạng; tăng nhanh tiềm lực kinh tế và quốc phòng khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong xã hội; đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, chuẩn vị chiến đấu và chiến đấu giỏi, hoàn thành tốt kế hoạch Nhà nước năm 1979, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ để xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15487
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20th%C3%A0nh%20l%E1%BA%ADp%20%C4%91%E1%BA%B7c%20khu%20V%C5%A9ng%20T%C3%A0u%20-%20C%C3%B4n%20%C4%90%E1%BA%A3o%20tr%E1%BB%B1c%20thu%E1%BB%99c%20Trung%20%C6%B0%C6%A1ng
Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo trực thuộc Trung ương
Căn cứ vào Điều 50 của Hiến pháp năm 1959 Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ và sau khi nghiên cứu ý kiến của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai và Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang 1. Phê chuẩn việc thành lập đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo gồm có: thị xã Vũng Tàu, xã Long Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai, và huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang. Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo trực thuộc Trung ương và tương đương với cấp tỉnh. 2. Giao cho Hội đồng Chính phủ tiến hành các việc cần thiết để thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15488
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20x%C3%A1c%20nh%E1%BA%ADn%20t%C6%B0%20c%C3%A1ch%20%C4%91%E1%BA%A1i%20bi%E1%BB%83u%20c%E1%BB%A7a%20%C4%91%E1%BB%93ng%20ch%C3%AD%20Ho%C3%A0ng%20Minh%20C%C3%B4n
Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác nhận tư cách đại biểu của đồng chí Hoàng Minh Côn
Căn cứ vào Điều 56 của Hiến pháp năm 1959, Sau khi nghe Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội báo cáo về kết quả việc thẩm tra. Xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội của đồng chí Hoàng Minh Côn trúng cử trong cuộc bầu cử bổ sung ngày 2 tháng 12 năm 1979 ở khu vực bầu cử IV, tỉnh Thanh Hóa. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15489
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20th%C3%B4ng%20qua%20nhi%E1%BB%87m%20v%E1%BB%A5%20k%E1%BA%BF%20ho%E1%BA%A1ch%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201980
Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước năm 1980
Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Chính phủ về tình hình kinh tế hiện nay và nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước năm 1980; Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và ngân sách của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội; 1- Tán thành báo cáo của Hội đồng Chính phủ về tình hình kinh tế nước ta hiện nay và nhiệm vụ của kế hoạch Nhà nước năm 1980. 2- Thông qua Kế hoạch Nhà nước năm 1980 với những chỉ tiêu chủ yếu sau đây: - Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp :Tăng 11,3% so với năm 1979; Trong đó: Sản lượng lương thực : 15 triệu tấn, Đàn lợn : 10 triệu con; - Giá trị tổng sản lượng công nghiệp :Tăng 4,7% so với năm 1979; Trong đó: - Giá trị tổng sản lượng công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tăng 9% so với năm 1979; - Khối lượng hàng hoá vận tải trong nước: 56 triệu tấn và 5 tỷ 200 triệu tấn/km; - Khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn tập trung của Nhà nước: 3.700 triệu đồng; - Kim ngạch xuất khẩu: Tăng 23% so với năm 1979 - Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ của thị trường có tổ chức: Tăng 14,5% so với năm 1979; - Số học sinh được tuyển vào các hệ đào tạo: + Đại học và cao đẳng : 30 ngàn người. + Trung học chuyên nghiệp : 61 ngàn người; + Công nhân kỹ thuật : 92 ngàn 600 người; - Tổng số học sinh phổ thông : 12 triệu người; - Số giường bệnh và giường điều dưỡng : 201 ngàn giường. 3- Giao trách nhiệm cho Hội đồng Chính phủ thi hành những biện pháp thiết thực và tích cực nhất, đặc biệt là ban hành kịp thời các chính sách cụ thể, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật, chế độ bảo vệ của công và chế độ phục vụ nhân dân, nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác tổ chức quản lý và chỉ đạo thực hiện, bảo đảm hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1980, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trong những năm sau. 4- Quốc hội kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước nêu cao tinh thần tự lực tự cường và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, đồng thời thi đua lao động sản xuất và tiết kiệm, tăng năng suất lao động, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước năm 1980, lập nhiều thành tích để chào mừng những ngày kỷ niệm lớn của dân tộc. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15490
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20d%E1%BB%B1%20to%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201980
Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước năm 1980
Sau khi nghe Báo cáo của Hội đồng Chính phủ về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 1979 và dự toán ngân sách nhà nước năm 1980; Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội, 1. Phê chuẩn Dự toán ngân sách nhà nước năm 1980 với: - Tổng số thu là: Mười một nghìn bốn trăm năm mươi triệu đồng (11.450.000.000đ); - Tổng số chi là: Mười một nghìn bốn trăm năm mươi triệu đồng (11.450.000.000đ). 2. Giao trách nhiệm cho Hội đồng Chính phủ thi hành những biện pháp tích cực và thiết thực nhất để khai thác những khả năng tài chính tiềm tàng của nền kinh tế quốc dân, tổ chức quản lý và chỉ đạo việc sử dụng vốn ngân sách theo tinh thần triệt để tiết kiệm và đạt hiệu quả cao. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15491
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20t%E1%BB%95ng%20quy%E1%BA%BFt%20to%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201978
Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1978
Sau khi nghe Báo cáo của Hội đồng Chính phủ về tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1978; Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1978 với: - Tổng số thu là: Chín nghìn tám trăm hai mươi bốn triệu bốn trăm chín mươi hai nghìn một trăm bốn mươi chín đồng (9.824.492.149đ). - Tổng số chi là: Mười nghìn không trăm chín mươi tám triệu tám trăm linh một nghìn bảy trăm đồng (10.098.801.700đ). Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15492
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20k%C3%A9o%20d%C3%A0i%20nhi%E1%BB%87m%20k%E1%BB%B3%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20kh%C3%B3a%20VI
Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc kéo dài nhiệm kỳ Quốc hội của Quốc hội khóa VI
Căn cứ vào Điều 45 và Điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Xét rằng Quốc hội khoá VI cần có thời gian để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Hiến pháp mới; Xét đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; 1- Kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội khoá VI 2- Giao cho Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khoá VII vào thời gian thích hợp, sau khi có Hiến pháp mới. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam
15493
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20432%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 432 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm đồng chí Võ Đông Giang (tức Phan Bá), giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15494
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20436%20NQ/TVQH%20%281979%29
Nghị quyết số 436 NQ/TVQH (1979)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Sau khi nghe thuyết trình của Chủ nhiệm Uỷ ban đối ngoại của Quốc hội; Tán thành việc thành lập Đoàn đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam để gia nhập Liên minh Quốc hội. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15495
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20438%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 438 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ; Phê chuẩn hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Căm-pu-chia ký tại Nông-Pênh ngày 18 tháng 2 năm 1979. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15496
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20439%20NQ/TVQH%20%281979%29
Nghị quyết số 439 NQ/TVQH (1979)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 29 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm, miễn nhiệm và phân công lại một số thành viên của Hội đồng Chính phủ như sau: 1. Đồng chí Võ Chí Công, Phó Thủ tướng Chính phủ, thôi kiêm chức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp. 2. Đồng chí Nguyễn Ngọc Trìu giữ chức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp. 3. Đồng chí Huỳnh Tấn Phát, Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm chức Chủ nhiệm Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước. 4. Đồng chí Hoàng Văn Kiểu thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp để giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc của Chính phủ. 5. Đồng chí Nguyễn Tuấn Tài (tức Trần Kiên) giữ chức Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15497
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20440%20NQ/TVQH%20%281979%29
Nghị quyết số 440 NQ/TVQH (1979)
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm: 1. Đồng chí Nguyễn Sỹ Hoạt giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Dân chủ ápganixtan. 2. Đồng chí Hoàng Hoan Nghinh giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Hồi giáo Pakixtan. 3. Đồng chí Lê Quang Hiệp, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Nhân dân Bungari, nay kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15498
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20442%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 442 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bổ nhiệm các đồng chí có tên dưới đây giữ chức vụ Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: 1. Phạm Hưng, 2. Nguyễn Thị Ngọc Khanh, 3. Lê Thị Phương Hằng. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15499
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20466%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 466 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Trước cuộc chiến tranh xâm lược của bọn bành trướng và bá quyền Trung Quốc đối với nước ta; Để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giành toàn thắng trong cuộc kháng chiến cứu nước; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Điều 1. Tổng động viên trong cả nước. Mọi công dân trong lứa tuổi do Luật định đều phải gia nhập lực lượng vũ trang theo kế hoạch của Hội đồng Chính phủ. Huy động mọi nhân lực, vật lực, tài lực cần thiết để bảo đảm nhu cầu của cuộc kháng chiến cứu nước. Điều 2. Hội đồng Chính phủ có kế hoạch và biện pháp cụ thể để thực hiện quyết định Tổng động viên này. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15500
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20495%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 495 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội; Xét điều kiện tuổi tác và sức khỏe, Đồng chí Huỳnh Lắm, sinh năm 1919, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được nghỉ hưu trí kể từ ngày 01 tháng 5 năm 1979 theo chế độ hiện hành. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15501
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20496%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 496 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội; Xét điều kiện tuổi tác và sức khỏe, Đồng chí Lê Thị Nguyên Anh, sinh năm 1922, Thẩm phán dự khuyết Tòa án nhân dân tối cao được nghỉ hưu trí kể từ ngày 01 tháng 5 năm 1979 theo chế độ hiện hành. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15502
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20514%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 514 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 29 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm đồng chí Hồ Viết Thắng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Lương thực và Thực phẩm thay đồng chí Ngô Minh Loan nhận nhiệm vụ khác. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15503
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20515%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 515 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bổ nhiệm đồng chí Trần Tề giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15504
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20546%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 546 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp 1959 và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội; Xét điều kiện tuổi tác và sức khỏe, Đồng chí Vũ Thụy Châu (Vũ Thị Châu), sinh năm 1923, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được nghỉ hưu trí kể từ ngày 01 tháng 7 năm 1979 theo chế độ hiện hành. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15505
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20547%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 547 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Căn cứ vào Điều 4 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Phê chuẩn việc thành lập Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15506
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20548%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 548 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Căn cứ vào Điều 4 của Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Quản lý ruộng đất, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15507
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20549%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 549 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Căn cứ vào Điều 29 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Cơ Thạch giữ chức vụ Quốc vụ khanh, hàm Bộ trưởng, giúp Thủ tướng Chính phủ trong công tác ngoại giao. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15508
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20550%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 550 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Căn cứ vào Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm: 1. Đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa nhân dân Môdămbích, thay đồng chí Lê Bình về nước nhận nhiệm vụ khác; 2. Đồng chí Nguyễn Ngọc Dung giữ chức vụ Đại sứ, Phó Trưởng phái đoàn thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên hợp quốc; 3. Đồng chí Trần Kỷ Long, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Irắc, kiêm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Côoét. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15509
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20567%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 567 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 25 của Luật tổ chức Quốc hội; Căn cứ vào Nghị quyết số 435 NQ/QHK4 ngày 28 tháng 3 năm 1974 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đặt chức vụ Chủ nhiệm Văn phòng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Theo đề nghị của Tổng thư ký Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Việt Dũng giữ chức vụ Chủ nhiệm Văn phòng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thay đồng chí Trần Đình Tri, vì điều kiện sức khỏe, phải nghỉ dài hạn. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15510
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20568%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 568 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, ký tại Hà Nội ngày 29 tháng 9 năm 1978. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15511
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20580%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 580 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Căn cứ vào Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm: 1. Đồng chí Đoàn Văn giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Dân chủ Mađagátxca. 2. Đồng chí Vũ Sơn giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Nhân dân Cônggô, kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Nhân dân Bênanh và nước Cộng hòa Dân chủ Xao Tômê và Prinxipê. 3. Đồng chí Trần Tuấn Anh, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Canađa, nay kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Côlômbia. 4. Đồng chí Nguyễn Anh Vũ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Italia, nay kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Bồ Đào Nha. 5. Đồng chí Nguyễn Văn Sao, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa ảrập Libi, kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Hồi giáo Môritani, nay kiêm nhiệm thêm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Síp. 6. Đồng chí Nguyễn Đình Thành, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Na Uy, kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Đan Mạch, nay kiêm nhiệm thêm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Băng Đảo. 7. Đồng chí Chu Đức Thành, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa ảrập Ai Cập, kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa ảrập Yêmen, nay kiêm nhiệm thêm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Dân chủ Xômali. 8. Đồng chí Vũ Hắc Bồng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Nhân dân Ănggôla, kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Ghinê Xích Đạo, nay kiêm nhiệm thêm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Liên bang Nigiêria. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15512
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20593%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 593 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 60 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 43 của Luật tổ chức Quốc hội ngày 14 tháng 7 năm 1960; Sau khi nghe báo cáo của Tổng thư ký Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc Hoàng Văn Hoan bỏ nhiệm vụ, ... chống lại Tổ quốc, chống lại nhân dân, chống lại cách mạng, Giao cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố Hoàng Văn Hoan trước Tòa án nhân dân tối cao về tội phản quốc. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15513
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20594%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 594 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 và Điều 99 của Hiến pháp năm 1959 và Điều 16 của Pháp lệnh ngày 23 tháng 3 năm 1961 quy định cụ thể về tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao và tổ chức của các Tòa án nhân dân địa phương; Căn cứ vào sự giới thiệu của các đoàn thể nhân dân trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Cử các đồng chí có tên sau đây làm Hội thẩm nhân dân tham gia phiên tòa của Tòa án nhân dân tối cao xét xử Hoàng Văn Hoan về tội phản quốc. Hội thẩm nhân dân chính thức: 1. Đồng chí Nguyễn Khoa Diệu Hồng, Uỷ viên thường vụ Ban chấp hành Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 2. Đồng chí Vũ Xuân Cận, Uỷ viên Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam, 3. Đồng chí Lê Thanh Đạo, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Hội thẩm nhân dân dự khuyết: Đồng chí Lê Cương, Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em thành phố Hà Nội. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15514
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20597%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 597 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53, khoản 14 của Hiến pháp năm 1959 về quyền quyết định đặc xá của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Căn cứ vào kết quả của chính sách giáo dục và cải tạo của Nhà nước ta đối với phạm nhân; Nhân dịp lễ Quốc khánh 2 tháng 9 năm 1979; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, 1. Tha cho những phạm nhân có án tù đã cải tạo tốt theo các điều kiện sau đây: a) Về tiêu chuẩn cải tạo: - Thành thật ăn năn hối lỗi, quyết tâm cải tạo để trở thành người lương thiện. - Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, nội quy của trại giam. - Tích cực lao động, tích cực học tập, có tác dụng thúc đẩy những phạm nhân khác cải tạo và tiến bộ. b) Về thời hạn ở tù: Những phạm nhân có án tù thì đã ở tù ít nhất được 1/2 mức án; nếu bị án tù chung thân thì đã ở tù ít nhất được 12 năm. 2. Giảm hạn tù cho những phạm nhân có án tù đã thật thà cố gắng sửa chữa theo đủ các tiêu chuẩn cải tạo nói ở Điều 1, điểm a trên đây và đã ở tù ít nhất được 1/5 mức án; nếu bị án tù chung thân thì đã ở tù ít nhất được 5 năm. 3. Những phạm nhân có án tù mà có lập công trong thời gian ở trại thì sẽ được châm chước về thời gian ở tù. 4. Hội đồng Chính phủ tiếp tục xét tha những người được tập trung cải tạo đã thực sự tiến bộ trong thời gian cải tạo. 5. Hội đồng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15515
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20598%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 598 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 5 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 14-7-1960; Căn cứ vào Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao và tổ chức của các Tòa án nhân dân địa phương ngày 23-3-1961 và Pháp lệnh ngày 15-01-1970 sửa đổi Điều 15 của Pháp lệnh nói trên; Căn cứ vào tình hình nhiều tỉnh, huyện và đơn vị hành chính tương đương đã được hợp nhất thành những đơn vị rộng lớn hơn; Xét cần bổ sung số Thẩm phán và ủy viên Ủy ban Thẩm phán của Tòa án nhân dân tỉnh, huyện và cấp tương đương để đáp ứng nhu cầu công tác; Theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Điều 1. - Số Thẩm phán của các Tòa án nhân dân tỉnh hoặc đơn vị hành chính tương đương, kể cả Chánh án và Phó Chánh án, nhiều nhất không quá 17 người. Số ủy viên Ủy ban Thẩm phán của các Tòa án đó nhiều nhất không quá 7 người. - Số thẩm phán của các Tòa án nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương, kể cả Chánh án và Phó Chánh án, nhiều nhất không quá 21 người. Số ủy viên Ủy ban Thẩm phán của các Tòa án nhân dân đó nhiều nhất không quá 9 người. - Số Thẩm phán của Tòa án nhân dân huyện, thị xã, kể cả Chánh án và Phó Chánh án, nhiều nhất không quá 7 người. - Số Thẩm phán của Tòa án nhân dân quận, khu phố, thành phố thuộc tỉnh, kể cả Chánh án và Phó Chánh án, nhiều nhất không quá 11 người. Điều 2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao căn cứ vào nhu cầu công tác của mỗi Tòa án nhân dân địa phương mà hướng dẫn cụ thể về số Thẩm phán và ủy viên Ủy ban Thẩm phán cần được bầu trong phạm vi quy định nói trên, bảo đảm tổ chức gọn nhẹ, có hiệu suất công tác cao. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15516
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20599%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 599 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Căn cứ vào Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội, Bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Trường Châu giữ chức vụ Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiêm Chánh án Tòa án quân sự Trung ương, thay đồng chí Trần Thế Môn được nghỉ hưu. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15517
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20600%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 600 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Căn cứ vào Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội, Bổ nhiệm các đồng chí có tên dưới đây giữ chức vụ Kiểm sát viên dự khuyết Viện kiểm sát nhân dân tối cao: - Đồng chí Phạm Phú; - Đồng chí Trần Hữu Song; - Đồng chí Võ Thị Quýt; - Đồng chí Nguyễn Phi; Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15518
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20655%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 655 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Căn cứ vào Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội, - Bổ nhiệm đồng chí Đoàn Quang Thìn giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, kiêm Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, thay đồng chí Nguyễn Văn Nam được nghỉ hưu. - Đồng ý để đồng chí Lâm Văn Thê, tức Ba Hương, thôi giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để nhận nhiệm vụ khác. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15519
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20697%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 697 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Phê chuẩn Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Bungari, ký tại Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 1979. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam
15520
https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20698%20NQ/TVQH
Nghị quyết số 698 NQ/TVQH
Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959; Căn cứ vào Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội; Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Bổ nhiệm: 1. Đồng chí Ngô Điền giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia, thay đồng chí Võ Đông Giang về nước nhận nhiệm vụ khác. 2. Đồng chí Hoàng Hoan Nghinh giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Philíppin, thay đồng chí Vũ Tiến về nước nhận nhiệm vụ khác. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam