id
stringlengths 1
8
| url
stringlengths 31
618
| title
stringlengths 1
250
| text
stringlengths 11
513k
|
---|---|---|---|
15521 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20699%20NQ/TVQH%20%281979%29 | Nghị quyết số 699 NQ/TVQH (1979) | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959;
Căn cứ vào Điều 55 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ngày 31-12-1959 và Điều 49 của Luật tổ chức Quốc hội ngày 14-7-1960;
Xét đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa,
Điều 1.
Tiến hành bầu cử bổ sung 1 đại biểu Quốc hội ở khu vực bầu cử IV của tỉnh Thanh Hóa, gồm các huyện Đông Sơn (cũ), Quảng Xương, Tĩnh Gia, thị xã Thanh Hóa, thị trấn Sầm Sơn, vào ngày chủ nhật 02-12-1979, có châm chước về thời gian quy định tại các điều 19, 20, 21, 27, 28, 31, 32 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội.
Điều 2.
Giao cho các đồng chí:
Xuân Thủy, Tổng Thư ký Ủy ban thường vụ Quốc hội, ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Nguyễn Thị Như, ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
Vũ Định, ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, ủy viên thường trực Ban thư ký Tổng Công đoàn Việt Nam, phụ trách cuộc bầu cử bổ sung nói ở Điều 1 trên đây.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15527 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20v%E1%BB%81%20b%E1%BA%A3o%20v%E1%BB%87%2C%20ch%C4%83m%20s%C3%B3c%20v%C3%A0%20gi%C3%A1o%20d%E1%BB%A5c%20tr%E1%BA%BB%20em%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam | Pháp lệnh về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người sẽ tiếp tục sự nghiệp của tổ tiên, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Để bảo đảm sự phát triển toàn diện và cân đối của trẻ em, bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em được tôn trọng và thực hiện;
Căn cứ vào Điều 24 và Điều 53 của Hiến pháp năm 1959;
Pháp lệnh này quy định việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Điều 1
Trẻ em nói trong Pháp lệnh này gồm các em từ mới sinh đến 15 tuổi.
Điều 2
Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em xuất phát từ tinh thần trách nhiệm đối với dân tộc, tình thương yêu các em và dựa vào lẽ phải, nhằm xây dựng cho các em những cơ sở ban đầu vững chắc để trở thành người công dân tốt của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thành con người xã hội chủ nghĩa phát triển cân dối và toàn diện.
Việc giáo dục trẻ em căn cứ năm điều Bác Hồ dạy:
1- Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào,
2- Học tập tốt, lao động tốt,
3- Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt,
4- Giữ gìn vệ sinh thật tốt,
5- Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Điều 3
Mọi trẻ em đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, không phân biệt gái, trai, dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội của các em và địa vị xã hội của cha mẹ hoặc của người nuôi dưỡng.
Điều 4
Gia đình, Nhà nước và xã hội đều có nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo chức năng của mình.
Điều 5
Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng. Gia đình, Nhà nước và xã hội phải hợp sức chăm lo, phấn đấu, tạo những điều kiện tốt nhất để việc chăm sóc, nuôi dưỡng đó ngày càng chu đáo.
Nhà nước, công đoàn, hợp tác xã và các tổ chức xã hội khác có kế hoạch sản xuất và phân phối, bảo đảm cho các em được hưởng phần lương thực, thực phẩm, vải mặc quy định cho từng lứa tuổi.
Điều 6
Trẻ em có quyền được bảo vệ sức khoẻ, được khám bệnh và chữa bệnh không phải trả tiền.
Các cơ quan y tế có trách nhiệm tổ chức việc phòng bệnh, thực hiện từng bước việc khám sức khoẻ định kỳ và có sổ theo dõi sức khoẻ của các em.
Điều 7
Trẻ em có quyền và nghĩa vụ học hết bậc phổ thông cơ sở không phải trả tiền, được giúp đỡ về sách giáo khoa và đồ dùng để học tập. Các em có năng khiếu được Nhà nước tạo điều kiện để phát huy năng khiếu.
Điều 8
Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí lành mạnh. Nhà nước, công đoàn, hợp tác xã, các tổ chức văn học, nghệ thuật, thể dục, thể thao và các tổ chức xã hội khác có trách nhiệm sản xuất đồ chơi, ra sách báo, tranh ảnh, trang bị các phương tiện cần thiết khác và tổ chức những nơi vui chơi, giải trí, luyện tập dành riêng cho các em.
Điều 9
Con các liệt sĩ, trẻ em mồ côi không có người thân thích trông nom được Nhà nước và xã hội quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục.
Trẻ em tàn tật được chăm sóc, điều trị và được dạy những nghề thích hợp.
Điều 10
Trẻ em ở bất cứ lứa tuổi nào đều có quyền được tôn trọng về nhân phẩm. Nghiêm cấm việc ngược đãi, hành hạ hoặc những hành vi xâm phạm đến nhân phẩm của trẻ em.
Điều 11
Trẻ em phải vâng lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ, anh chị, thương yêu những người trong gia đình và giúp đỡ cha mẹ tuỳ theo sức của mình.
ở trường học, trẻ em phải chăm chỉ học hành, kính trọng thầy giáo, cô giáo, đoàn kết với các bạn, chấp hành điều lệ của nhà trường.
Trong xã hội, trẻ em phải có lễ độ với mọi người, thực hiện nếp sống văn minh, tôn trọng trật tự công cộng, tôn trọng và bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể và tôn trọng tài sản riêng của người khác.
Điều 12
Gia đình, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường học, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội và chính quyền các cấp đều có nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo chức năng của mình, đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện nhiệm vụ đó.
Điều 13
Cha mẹ phải làm đầy đủ nghĩa vụ của mình, hết lòng hết sức nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục các con, tạo điều kiện để các con phát triển toàn diện và trở thành những người có ích cho xã hội.
Nhà nước và các tổ chức xã hội, bằng những biện pháp thích hợp, giúp đỡ cha mẹ thực hiện nhiệm vụ đó.
Điều 14
Cha mẹ phải làm gương tốt về mọi mặt cho các con, trong lao động sản xuất và tiết kiệm, trong công tác và học tập và trong sinh hoạt hàng ngày; bồi dưỡng cho các con những tình cảm tốt đẹp, nếp sống văn minh và đạo đức xã hội chủ nghĩa.
Điều 15
Nhà trẻ, lớp mẫu giáo có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy dỗ các em tuổi thơ ấu, chăm lo cho các em khoẻ mạnh, ngoan ngoãn, phát triển tốt về thân thể, trí tuệ và năng khiếu ban đầu, giáo dục cho các em những thói quen tốt, những tình cảm trong sáng, chuẩn bị tốt cho các em vào trường phổ thông.
Giáo dục các em phải dùng tình cảm dịu dàng, gây ấn tượng tươi đẹp và làm gương tốt cho các em.
Điều 16
Trường phổ thông có nhiệm vụ giáo dục cho các em: kiến thức phổ thông, ý thức công dân, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng yêu Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản, lý tưởng và đạo đức cộng sản chủ nghĩa, tinh thần yêu lao động, ý thức tôn trọng và bảo vệ của công, óc thẩm mỹ, thói quen giữ vệ sinh và rèn luyện thân thể; hướng cho các em đi vào những ngành nghề thích hợp hoặc tiếp tục học lên để trở thành những người lao động xã hội chủ nghĩa có năng lực.
Phải thực hiện nguyên lý giáo dục: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội.
Điều 17
Nhà trẻ, lớp mẫu giáo và trường phổ thông phải không ngừng nâng cao chất lượng công tác và cải tiến phương pháp giáo dục.
Các cô nuôi dạy trẻ, các thầy giáo, cô giáo phải được đào tạo, bồi dưỡng chu đáo để có phẩm chất, đạo đức tốt và có năng lực chuyên môn, bảo đảm làm tròn nhiệm vụ.
Điều 18
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận tích cực tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; vận động các xí nghiệp, công đoàn, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác và nhân dân đóng góp mọi khả năng của mình vào sự nghiệp đó; đề ra những kiến nghị cần thiết và thích hợp, tạo điều kiện cho các em học tập, trau dồi kiến thức và đạo đức, rèn luyện thân thể, vui chơi, giải trí.
Điều 19
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo, Đội nhi đồng Hồ Chí Minh, đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, nhằm thu hút đông đảo các em vào các Đội và giáo dục các em theo năm điều Bác Hồ dạy.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trông nom quyền lợi của các em và bảo vệ các quyền lợi đó trước các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội; có quy kháng nghị đối với những hành vi hoặc những quyết định xâm phạm các quyền lợi đó.
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam vận động phụ nữ làm tốt công tác giáo dục các em ở gia đình và giúp đỡ phụ nữ làm tròn nhiệm vụ người mẹ; bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em; có quyền kháng nghị đối với những hành vi hoặc những quyết định xâm phạm các quyền lợi đó.
Tổng công đoàn Việt Nam động viên, giúp đỡ công nhân, viên chức làm tròn nhiệm vụ cha mẹ đối với con cái: lãnh đạo các công đoàn dành một phần thích đáng quỹ phúc lợi và kinh phí công đoàn vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là con công nhân, viên chức.
Hội liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam động viên, giúp đỡ nông dân trong và ngoài hợp tác xã làm tròn nhiệm vụ cha mẹ đối với con cái; hướng dẫn hợp tác xã nông nghiệp, các tổ chức sản xuất tập thể khác và mọi nông dân đóng góp vào việc xây dựng các cơ sở phục vụ trẻ em là con nông dân.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ việt Nam, Tổng công đoàn Việt Nam và Hội liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam phối hợp chặt chẽ để thực hiện tốt các nhiệm vụ nói trên.
Điều 20
Các xí nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác có trách nhiệm dành một tỷ lệ thích đáng trong quỹ phúc lợi hoặc quỹ công ích, đóng góp công sức và tận dụng những điều kiện sẵn có của đơn vị mình để xây dựng, củng cố và mở rộng các nhà trẻ, lớp mẫu giáo và các cơ sở vật chất khác phục vụ việc bảo vệ sức khoẻ, học tập, rèn luyện thân thể, giải trí, vui chơi của con em các thành viên trong đơn vị mình, để cho cha mẹ các em yên tâm sản xuất và công tác; tạo điều kiện thuận lợi cho các em tập lao động và hoạt động ngoại khoá.
Điều 21
Hội đồng Chính phủ có kế hoạch toàn diện và có biện pháp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong cả nước. Bộ giáo dục, Uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em trung ương, Bộ y tế, Bộ văn hoá và thông tin có trách nhiệm giúp Hội đồng Chính phủ thực hiện nhiệm vụ đó.
Các Bộ và Uỷ ban nói trên phối hợp với các cơ quan hữu quan, với trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Uỷ ban thiếu niên, nhi đồng trung ương, vạch chương trình, kế hoạch, đề nghị những chính sách và chỉ tiêu kế hoạch trình Hội đồng Chính phủ phê chuẩn.
Điều 22
Hội đồng Chính phủ quy định một số mặt hàng ưu tiên phân phối cho các em, có chính sách giá hạ đối với hàng hoá và dịch vụ dành cho các em; quy định những văn hoá phẩm các em không được dùng và những loại hàng không được bán cho các em.
Điều 23
Uỷ ban nhân dân các cấp quản lý việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở địa phương mình. Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng Chính phủ và khả năng thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân có chương trình, kế hoạch thích hợp, chỉ đạo hoạt động của các ngành chuyên môn, tổ chức phối hợp hoạt động của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.
Uỷ ban nhân dân các cấp có kế hoạch hướng dẫn các cơ sở sản xuất tận dụng sức lao động và nguyên liệu tại chỗ sản xuất đồ chơi, đồ dùng để học tập và hàng hoá khác phục vụ trẻ em; quy định những nơi công cộng dành riêng cho các em.
Điều 24
Các khoản chi cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em dựa vào sự đóng góp của các xí nghiệp, công đoàn, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác và của nhân dân; mặt khác, Nhà nước dành một phần thích đáng trong ngân sách cho sự nghiệp đó.
Điều 25
Cá nhân hay là tập thể có nhiều thành tích về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.
Điều 26
Cha mẹ trốn trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục hoặc ngược đãi con mình, những người trực tiếp trông coi trẻ em không làm tròn nhiệm vụ gây thiệt hại cho các em, thì bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý bằng biện pháp hành chính; trong trường hợp nghiêm trọng, thì bị truy tố và phạt về hình sự.
Cha mẹ phải chịu trách nhiệm dân sự về những hành vi của con mình ở tuổi trẻ em đã gây thiệt hại cho người khác.
Những người lôi kéo, tổ chức, xúi giục trẻ em phạm pháp thì tuỳ mực độ nhẹ, nặng sẽ bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc bị truy tố và phạt về hình sự.
Điều 27
Hội đồng Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
Pháp lệnh Việt Nam |
15528 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20737%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 737 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959;
Căn cứ vào Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội;
Xét điều kiện tuổi tác và sức khỏe,
Đồng chí Phan Đình Khang, sinh năm 1913, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được nghỉ hưu trí kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1980 theo chế độ hiện hành.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15529 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20774%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 774 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959;
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
Phê chuẩn Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Mông Cổ ký tại Hà Nội ngày 03 tháng 12 năm 1979.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15530 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20775%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 775 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959;
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
Phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Ba Lan, ký tại Hà Nội ngày 27 tháng 9 năm 1979.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15531 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20776%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 776 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959;
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
Phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Bungari, ký tại Hà Nội ngày 01 tháng 10 năm 1979.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15532 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20777%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 777 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959;
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
Phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Hunggari, ký tại Hà Nội ngày 11 tháng 10 năm 1979.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15533 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20778%20NQ/TVQH%20%281979%29 | Nghị quyết số 778 NQ/TVQH (1979) | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959;
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
Phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Dân chủ Đức, ký tại Hà Nội ngày 31 tháng 10 năm 1979.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15534 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20779%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 779 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959;
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
Phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Mông Cổ, ký tại Hà Nội ngày 03 tháng 12 năm 1979.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15537 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20m%E1%BB%99t%20s%E1%BB%91%20%C4%91i%E1%BB%83m%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20thi%20h%C3%A0nh%20Hi%E1%BA%BFn%20ph%C3%A1p%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định một số điểm về việc thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Theo đề nghị của Đoàn Chủ tịch kỳ họp Quốc hội và các đoàn đại biểu Quốc hội;
1- Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội biểu quyết thông qua ngày 18 tháng 12 năm 1980 có hiệu lực từ ngày được công bố.
2- Việc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá VII sẽ tiến hành vào ngày chủ nhật 26 tháng 4 năm 1981.
3- Quốc hội khoá VI tiếp tục nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá VII họp kỳ đầu tiên.
Các cơ quan cao cấp của Nhà nước và các vị lãnh đạo Nhà nước tiếp tục nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá VII bầu ra các cơ quan cao cấp của Nhà nước và các vị lãnh đạo Nhà nước theo Hiến pháp mới của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4- Giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội từ nay đến kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá VII ấn định các biện pháp cần thiết để bảo đảm thi hành Hiến pháp mới.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15538 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20th%C3%B4ng%20qua%20k%E1%BA%BF%20ho%E1%BA%A1ch%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201981 | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua kế hoạch Nhà nước năm 1981 | Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Chính phủ về tình hình kinh tế hiện nay và nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước năm 1981;
Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban Kế hoạch và ngân sách của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội;
1- Tán thành báo cáo của Hội đồng Chính phủ về tình hình kinh tế nước ta hiện nay và phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch Nhà nước năm 1981.
Quốc hội nhiệt liệt biểu dương giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể, các lực lượng vũ trang nhân dân, trí thức xã hội chủ nghĩa và các tầng lớp lao động khác đã vượt qua khó khăn, trở ngại, đạt được những thành tích và tiến bộ mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
2- Thông qua Kế hoạch Nhà nước năm 1981 với những nhiệm vụ và chỉ tiêu chủ yếu sau đây :
- Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp : Tăng 6% so với năm 1980 ;
- Sản lượng lương thực : 15 triệu tấn ;
- Giá trị tổng sản lượng công nghiệp :Tăng 2,3% so với năm 1980;
- Kim ngạch xuất khẩu : Tăng 25% so với năm 1980;
- Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ của thị trường có tổ chức tăng 30% so với năm 1980; bảo đảm cung ứng theo định lượng lương thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu khác cho công nhân, viên chức; ổn định đời sống của nhân dân các thành phố, khu công nghiệp và các vùng bị thiên tai;
- Số học sinh được tuyển vào các hệ đào tạo Đại học và Trung học chuyên nghiệp: 98.100 người;
- Tổng số học sinh phổ thông: 12.100.000 em.
Trong tình hình kinh tế nước nhà còn khó khăn, các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước được xác định như trên là thích hợp. Quốc hội thấy rằng Nhà nước và nhân dân ta cần ra sức khai thác mọi khả năng hiện có, phát huy những nhân tố tiến bộ mới, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đã được Quốc hội thông qua.
3- Giao trách nhiệm cho Hội đồng Chính phủ thi hành những biện pháp tích cực và thiết thực, ban hành kịp thời các chính sách khuyến khích lao động sản xuất và công tác, tăng cường chế độ trách nhiệm và kỷ luật, kiên quyết khắc phục những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội, chuyển biến mạnh mẽ trong công tác tổ chức và quản lý, bảo đảm hoàn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1981, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trong những năm tiếp theo của kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1981 - 1985).
4- Quốc hội kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước nêu cao tinh thần tự lực, tự cường và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, phát huy quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp mới, hăng hái thi đua sản xuất và tiết kiệm, tăng năng suất lao động, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước, tiến lên giành những thắng lợi to lớn hơn nữa.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15539 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20d%E1%BB%B1%20to%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201981 | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước năm 1981 | Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Chính phủ về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 1980 và dự toán ngân sách nhà nước năm 1981;
Sau khi nghe thuyết trình của Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội;
1. Phê chuẩn Dự toán ngân sách Nhà nước năm 1981 với:
- Tổng số thu là: Mười hai tỷ, bảy mươi triệu đồng (12.070.000.000đ);
- Tổng số chi là: Mười hai tỷ, bảy mươi triệu đồng (12.070.000.000đ);
2. Giao trách nhiệm cho Hội đồng Chính phủ thi hành những biện pháp khai thác khả năng tài chính tiềm tàng của nền kinh tế quốc dân, tổ chức quản lý và chỉ đạo việc sử dụng vốn ngân sách theo tinh thần triệt để tiết kiệm và đạt hiệu quả cao.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15540 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20t%E1%BB%95ng%20quy%E1%BA%BFt%20to%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201979 | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1979 | Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Chính phủ về Tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1979;
Sau khi nghe thuyết trình của Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội;
Phê chuẩn Tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1979 với:
- Tổng số thu là: Mười một tỷ, ba mươi hai triệu, tám trăm tám mươi sáu nghìn, mười đồng (11.032.886.010đ);
- Tổng số chi là: Mười một tỷ, năm trăm bốn mươi lăm triệu, hai trăm tám mươi hai nghìn, bảy trăm tám mươi sáu đồng (11.545.282.786đ).
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15541 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20ng%C3%A0y%2023-6-1980%20s%E1%BB%ADa%20%C4%91%E1%BB%95i%20v%C3%A0%20b%E1%BB%95%20sung%20m%E1%BB%99t%20s%E1%BB%91%20%C4%91i%E1%BB%83m%20v%E1%BB%81%20thu%E1%BA%BF%20c%C3%B4ng%20th%C6%B0%C6%A1ng%20nghi%E1%BB%87p%20v%C3%A0%20thu%E1%BA%BF%20s%C3%A1t%20sinh | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc phê chuẩn Pháp lệnh ngày 23-6-1980 sửa đổi và bổ sung một số điểm về thuế công thương nghiệp và thuế sát sinh | Sau khi nghe báo cáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về Pháp lệnh ngày 23 tháng 6 năm 1980 và bổ sung một số điểm về thuế công thương nghiệp và thuế sát sinh;
Phê chuẩn Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 23 tháng 6 năm 1980 sửa đổi và bổ sung một số điểm về thuế công thương nghiệp và thuế sát sinh với điểm bổ sung theo Nghị quyết số 1181 NQ/TVQHK6 ngày 1 tháng 12 năm 1980 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15542 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20828%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 828 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959;
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ;
Phê chuẩn Nghị định thư về sửa đổi Điều lệ của Hội đồng Tương trợ kinh tế, ký ngày 28 tháng 6 năm 1979 tại Mátxcơva.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15543 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20829%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 829 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959;
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ;
Phê chuẩn Nghị định thư về sửa đổi Hiệp định thanh toán nhiều bên bằng đồng Rúp chuyển nhượng và thành lập Ngân hàng Hợp tác kinh tế quốc tế cùng với việc sửa đổi Điều lệ của Ngân hàng này, ký ngày 23 tháng 11 năm 1977 tại Mátxcơva.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15544 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20863%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 863 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959;
Căn cứ vào Điều 29 của Luật tổ chức Quốc hội;
Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ;
Bổ nhiệm và miễn nhiệm một số thành viên của Hội đồng Chính phủ như sau:
1. Đồng chí Phạm Hùng, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
2. Đồng chí Trần Quốc Hoàn thôi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
3. Đồng chí Võ Nguyên Giáp, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thôi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
4. Đồng chí Nguyễn Duy Trinh, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, thôi giữ chức vụ Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
5. Đồng chí Lê Thanh Nghị, Phó Thủ tướng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, thôi giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
6. Đồng chí Tố Hữu giữ chức vụ Phó Thủ tướng.
7. Đồng chí Nguyễn Lam giữ chức vụ Phó Thủ tướng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
8. Đồng chí Văn Tiến Dũng giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
9. Đồng chí Trần Quang Huy thôi giữ chức vụ Bộ trưởng Phụ trách công tác văn hóa - giáo dục ở Phủ Thủ tướng để giữ chức vụ Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp chế của Chính phủ.
10. Đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, Quốc vụ khanh hàm Bộ trưởng, thôi giữ chức vụ Quốc vụ khanh hàm Bộ trưởng để giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
11. Đồng chí Phan Trọng Tuệ thôi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
12. Đồng chí Đinh Đức Thiện giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
13. Đồng chí Trần Quỳnh thôi giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước để giữ chức vụ Bộ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
14. Đồng chí Đặng Việt Châu thôi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại thương.
15. Đồng chí Lê Khắc giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại thương.
16. Đồng chí Nguyễn Hữu Mai thôi giữ chức vụ Bộ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
17. Đồng chí Trần Phương giữ chức vụ Bộ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15545 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20864%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 864 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959;
Căn cứ vào Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội;
Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ;
Bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Hữu Mai giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, thay đồng chí Nguyễn Hữu Khiếu về nước nhận nhiệm vụ khác.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15546 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20901%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 901 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959;
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ;
Phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc, ký tại Hà Nội ngày 14 tháng 02 năm 1980.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15547 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20902%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 902 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959;
Căn cứ vào Điều 29 của Luật tổ chức Quốc hội;
Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ;
1. Đồng chí Tô Duy thôi giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước để nhận nhiệm vụ khác;
2. Đồng chí Hà Kế Tấn thôi giữ chức vụ Bộ trưởng trực tiếp giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thi công xây dựng công trình Sông Đà, để nhận nhiệm vụ khác.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15548 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20947%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 947 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959;
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ;
Phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc ký tại Hà Nội ngày 14 tháng 02 năm 1980.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15549 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20948%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 948 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959;
Căn cứ vào Điều 29 của Luật tổ chức Quốc hội;
Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ;
Bổ nhiệm đồng chí Phan Hiền giữ chức vụ Bộ trưởng, phụ trách công tác thông tin và quan hệ văn hóa với nước ngoài.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15550 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20949%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 949 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959;
Căn cứ vào Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội;
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Bổ nhiệm đồng chí Trần Lê giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15551 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20976%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 976 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959;
Căn cứ vào Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội;
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Bổ nhiệm các đồng chí có tên dưới đây giữ chức vụ Thẩm phán dự khuyết Tòa án nhân dân tối cao:
1. Nguyễn Hữu Lâm;
2. Trịnh Đình Thể;
3. Nguyễn Ngọc Giáp;
4. Nguyễn Lê Hưởng;
5. Bùi Thâu;
6. Hún Vi Định.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15552 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20s%E1%BB%ADa%20%C4%91%E1%BB%95i%20v%C3%A0%20b%E1%BB%95%20sung%20m%E1%BB%99t%20s%E1%BB%91%20%C4%91i%E1%BB%83m%20v%E1%BB%81%20thu%E1%BA%BF%20c%C3%B4ng%20th%C6%B0%C6%A1ng%20nghi%E1%BB%87p%20v%C3%A0%20thu%E1%BA%BF%20s%C3%A1t%20sinh%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam | Pháp lệnh sửa đổi và bổ sung một số điểm về thuế công thương nghiệp và thuế sát sinh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Căn cứ vào Điều 41 và Điều 53 của Hiến pháp năm 1959;
Sau khi xét đề nghị của Hội đồng Chính phủ về việc sửa đổi và bổ sung một số điểm về thuế công thương nghiệp và thuế sát sinh cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới;
Sau khi nghe ý kiến của Uỷ ban kế hoạch và ngân sách và Uỷ ban dự án pháp luật của Quốc hội;
Điều 1
Sửa lại suất miễn thu quy định ở các Điều 14, 23, 26 của Điều lệ thuế công thương nghiệp đối với các hợp tác xã, tổ chức hợp tác và hộ riêng lẻ kinh doanh công thương nghiệp, ban hành theo Nghị quyết số 200 NQ/TVQH ngày 18 tháng 1 năm 1966 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, như sau:
- Suất miễn thu đối với các ngành sản xuất tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, vận tải, xây dựng và kinh doanh nông nghiệp không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp, tương đương với mức bình quân lương chính của công nhân xí nghiệp quốc doanh cùng ngành ở địa phương.
- Suất miễn thu đối với ngành phục vụ và ngành ăn uống thấp hơn suất miễn thu đối với các ngành sản xuất tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp 10%.
- Suất miễn thu đối với ngành thương nghiệp thấp hơn suất miễn thu đối với các ngành sản xuất tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp 20%.
Căn cứ vào nguyên tắc tính suất miễn thu trên đây, Hội đồng Chính phủ quy định cụ thể và điều chỉnh suất miễn thu cho từng ngành và từng thời gian.
Điều 2
Xoá bỏ thuế lợi tức vượt mức và sửa lại các Điều 16, 22, 24 và 27 của Điều lệ thuế công thương nghiệp ban hành theo Nghị quyết số 200 NQ/TVQH ngày 18 tháng 1 năm 1966 và Nghị quyết số 488NQ/QHK4 ngày 26 tháng 9 năm 1974 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, như sau:
Điều 16 mới:
Thuế lợi tức doanh nghiệp đối với các hợp tác xã sản xuất tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, vận tải, xây dựng và kinh doanh nông nghiệp, không thuộc diện nộp tiền, tính theo biểu thuế luỹ tiến từng phần sau đây:
Điều 22 mới:
Thuế lợi tức doanh nghiệp đối với các hộ riêng lẻ sản xuất tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, vận tải, xây dựng và kinh doanh nông nghiệp không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp, tính trên lợi tức chịu thuế của cả hộ theo biểu thuế quy định ở Điều 16 mới cộng thêm 5% hoặc 10% số thuế đã tính; đối với các ngành, nghề xét thấy không cần đưa vào tổ chức sản xuất tập thể thì không phải chịu mức thuế cộng thêm.
Hội đồng Chính phủ quy định cụ thể các tỷ lệ thuế phải cộng thêm cho từng ngành, nghề nói ở trên.
Điều 24 mới:
Thuế lợi tức doanh nghiệp đối với các hộ riêng lẻ kinh doanh ngành phục vụ, ngành ăn uống tính theo biểu thuế luỹ tiến từng phần sau đây:
Điều 27 mới:
Thuế lợi tức doanh nghiệp đối với các hộ riêng lẻ kinh doanh ngành thương nghiệp tính theo biểu thuế luỹ tiến từng phần sau đây:
Điều 3
Thêm vào Điều 34 của Điều lệ thuế công thương nghiệp ban hành theo Nghị quyết số 200 NQ/TVQH ngày 18 tháng 1 năm 1966 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đoạn cuối sau đây:
Đối với những trường hợp buôn chuyến lớn, thì áp dụng thuế 15%. Hội đồng Chính phủ quy định loại hàng và mức doanh thu để xếp vào loại buôn chuyến lớn.
Điều 4
Sửa lại điểm 1 của Nghị quyết số 489 NQ/QHK4 ngày 26 tháng 9 năm 1974 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, như sau:
Thuế sát sinh thu vào trâu, bò, lợn giết thịt theo thuế suất 10% giá trị con vật giết thịt, tính theo giá chỉ đạo thu mua của Nhà nước.
Căn cứ vào thuế suất nói trên, Hội đồng Chính phủ quy định mức thuế sát sinh cho đầu con, tính theo trọng lượng bình quân từng loại súc vật giết thịt đối với từng vùng, trên tinh thần khuyến khích chăn nuôi.
Điều 5
Hội đồng Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 1980
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung |
15553 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20992%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 992 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959;
Căn cứ vào Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội;
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Bổ nhiệm các đồng chí có tên dưới đây giữ chức vụ Kiểm sát viên và Kiểm sát viên dự khuyết Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
Kiểm sát viên:
1. Nguyễn Đình Khối;
2. Nguyễn Phát;
3. Đỗ Minh Cầm.
Kiểm sát viên dự khuyết:
1. Phạm Hồng Vân;
2. Ngô Hy.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15554 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201052%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 1052 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53, khoản 14 của Hiến pháp năm 1959 về quyền quyết định đặc xá của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Căn cứ vào kết quả của chính sách giáo dục và chỉ đạo của Nhà nước ta đối với phạm nhân;
Nhân dịp lễ Quốc khánh ngày 2 tháng 9 năm 1980;
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ;
1. Tha cho những phạm nhân có án tù đã cải tạo tốt theo các điều kiện sau đây:
a) Về tiêu chuẩn cải tạo
- Thành thật ăn năn hối lỗi, quyết tâm cải tạo để trở thành người lương thiện.
- Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, nội quy của trại giam.
- Tích cực lao động, tích cực học tập, có tác dụng thúc đẩy những phạm nhân khác cải tạo và tiến bộ.
b) Về thời hạn ở tù
Những phạm nhân có án tù thì đã ở tù ít nhất được 1/2 mức án; nếu bị án tù chung thân thì đã ở tù ít nhất được 12 năm.
2. Giảm hạn tù cho những phạm nhân có án tù đã thật thà cố gắng sửa chữa theo đủ các tiêu chuẩn cải tạo nói ở Điều 1 điểm a trên đây và đã ở tù ít nhất được 1/5 mức án; nếu bị án tù chung thân thì đã ở tù ít nhất được 5 năm.
3. Những phạm nhân có án tù mà đã lập công trong thời gian ở trại thì sẽ được châm chước về thời gian ở tù.
4. Hội đồng Chính phủ tiếp tục xét tha những người được tập trung cải tạo đã thật sự tiến bộ trong thời gian cải tạo.
5. Hội đồng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15555 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201084%20NQ/TVQH%20%281980%29 | Nghị quyết số 1084 NQ/TVQH (1980) | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959;
Căn cứ vào Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội;
Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ;
Bổ nhiệm:
1. Đồng chí Nguyễn Quang Tạo giữ chức vụ Đại sức đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa ấn Độ, kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Nhân dân Bănglađét, thay đồng chí Nguyễn Văn Sinh về nước nhận công tác khác; kiêm nhiệm thêm chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Hồi giáo Iran.
2. Đồng chí Nguyễn Tiến giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Nhật Bản, thay đồng chí Nguyễn Giáp về nước nhận công tác khác.
3. Đồng chí Phan Văn Kim giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Dân chủ Đức, thay đồng chí Hoàng Tú về nước nhận công tác khác.
4. Đồng chí Trương Quang Ngô giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Nhân dân Ba Lan, thay đồng chí Nguyễn Ngọc Uyển về nước nhận công tác khác.
5. Đồng chí Tân Phong giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Rumani, thay đồng chí Trần Thuẫn về nước nhận công tác khác.
6. Đồng chí Hoàng Mạnh Tú giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên bang Nam Tư, thay đồng chí Nguyễn Thanh Hà đã về nước, kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Hy Lạp.
7. Đồng chí Trần Mỹ, thôi giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Inđônêxia, chuyển sang giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Thống nhất Tandania, kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Dămbia và nước Cộng hòa Burunđi, thay đồng chí Đỗ Hằng về nước nhận công tác khác.
8. Đồng chí Trịnh Xuân Lãng giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Inđônêxia, thay đồng chí Trần Mỹ.
9. Đồng chí Trần Viết Dung giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Yêmen, thay đồng chí Lê Quang Khải về nước nhận công tác khác.
10. Đồng chí Nguyễn Tuấn Liêu giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Liên bang Đức, kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên bang Thụy Sĩ và nước Cộng hòa áo, thay đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm về nước nhận công tác khác.
11. Đồng chí Đoàn Văn, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Mađagátxca, nay kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Xâysen.
12. Đồng chí Nguyễn Hữu Ngô, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Cuba, nay kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Nicaragoa.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15556 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201137%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 1137 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959;
Căn cứ vào Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội;
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Bổ nhiệm các đồng chí có tên dưới đây giữ chức vụ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
a) Thẩm phán chính thức:
1. Đồng chí Nguyễn Văn Thùy.
b) Thẩm phán dự khuyết:
1. Đồng chí Phan Đăng Hanh;
2. Đồng chí Chu Văn Gia;
3. Đồng chí Nguyễn An Nhuế;
4. Đồng chí Võ Ngọc Thịnh;
5. Đồng chí Nguyễn Quang;
6. Đồng chí Nguyễn Quang Minh.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15557 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201180%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 1180 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 53 của Hiến pháp năm 1959;
Căn cứ vào Điều 31 của Luật tổ chức Quốc hội;
Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ;
Bổ nhiệm:
1. Đồng chí Mai Văn Bộ giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Pháp, kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Vương quốc Hà Lan và Đại Công quốc Luýchxămbua, thay đồng chí Võ Văn Sung về nước nhận công tác khác.
2. Đồng chí Bùi Tấn Linh giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa nhân dân Hunggary, thay đồng chí Nguyễn Phú Soại về nước nhận công tác khác.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15558 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201181%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 1181 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điều 41 và Điều 53 của Hiến pháp năm 1959;
Sau khi nghe Hội đồng Chính phủ báo cáo về việc sửa đổi cách quy định thuế sát sinh;
Sửa lại Điều 4 của Pháp lệnh sửa đổi và bổ sung một số điểm về thuế công thương nghiệp và thuế sát sinh ngày 23 tháng 6 năm 1980 như dưới đây:
Điều 4 mới:
Sửa lại điểm 1 của Nghị quyết số 489 NQ/QHK4 ngày 26 tháng 9 năm 1974 của Ủy ban thường vụ Quốc hội như sau:
Thuế sát sinh thu vào trâu, bò, lợn giết thịt theo thuế suất 10% giá trị con vật giết thịt, tính theo thời giá.
Căn cứ vào thuế suất nói trên, Hội đồng Chính phủ quy định mức thuế sát sinh cho đầu con, tính theo trọng lượng bình quân từng loại súc vật giết thịt đối với từng vùng và trong từng thời gian, trên tinh thần khuyến khích chăn nuôi.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15560 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20s%E1%BB%ADa%20%C4%91%E1%BB%95i%20v%C3%A0%20b%E1%BB%95%20sung%20m%E1%BB%99t%20s%E1%BB%91%20%C4%91i%E1%BB%81u%20kho%E1%BA%A3n%20c%E1%BB%A7a%20Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20n%C4%83m%201961%20quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20th%E1%BB%83%20l%E1%BB%87%20b%E1%BA%A7u%20c%E1%BB%AD%20H%E1%BB%99i%20%C4%91%E1%BB%93ng%20nh%C3%A2n%20d%C3%A2n%20c%C3%A1c%20c%E1%BA%A5p%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam | Pháp lệnh sửa đổi và bổ sung một số điều khoản của Pháp lệnh năm 1961 quy định thể lệ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 18 tháng 12 năm 1980 của Quốc hội quy định một số điểm về việc thi hành Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Sau khi xét đề nghị của Hội đồng Chính phủ về việc sửa đổi và bổ sung một số điều khoản của Pháp lệnh năm 1961 quy định thể lệ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp cho phù hợp với Hiến pháp mới và tình hình, nhiệm vụ mới;
Sau khi nghe ý kiến của Uỷ ban dự án pháp luật của Quốc hội;
Sửa đổi và bổ sung một số điều khoản của pháp lệnh quy định thể lệ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp năm 1961 như sau:
Điều 1
Thay Điều 2, Điều 3 và Điều 4 bằng Điều 2 mới như sau:
Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biết dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, từ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, và từ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có thể được bầu vào Hội đồng nhân dân các cấp, trừ những người mất trí và những người bị pháp luật hoặc Toà án nhân dân tước các quyền đó.
Công dân đang ở trong quân đội nhân dân có quyền bầu cử và có thể được bầu vào Hội đồng nhân dân các cấp.
Điều 2
Sửa đổi Điều 11 như sau:
1- Hội đồng nhân dân xã, phường và thị trấn.
Xã, phường và thị trấn miền xuôi có từ 2. 000 người trở xuống được bầu cử 20 đại biểu; có trên 2.000 người thì cứ thêm 200 người được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không được quá 50 đại biểu.
Các xã dưới 300 người được bầu từ 15 đến 20 đại biểu.
2- Hội đồng nhân dân huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh và thị xã.
Huyện miền xuôi và quận có từ 50.000 người trở xuống được bầu cử 40 đại biểu; có trên 50.000 thì cứ thêm 4.000 người được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không được quá 70 đại biểu.
Huyện miền núi và hải đảo có từ 20.000 người trở xuống được bầu cử 40 đại biểu; có trên 20.000 người được thì cứ thêm từ 1.500 người đến 2.000 người được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không được quá 70 đại biểu.
Thành phố thuộc tỉnh có từ 60.000 người trở xuống được bầu cử 50 đại biểu; có trên 60.000 người thì cứ thêm 5.000 người được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không được quá 80 đại biểu.
Thị xã có từ 20.000 người trở xuống được bầu cử 40 đại biểu; có trên 20.000 người thì cứ thêm 2.000 người được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không được quá 70 đại biểu.
3- Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đặc khu Vũng tàu - Côn đảo.
Tỉnh miền xuôi có từ 500.000 người trở xuống được bầu cử 70 đại biểu; có trên 500.000 người thì cứ thêm 20.000 người được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không được quá 140 đại biểu.
Tỉnh miền núi có từ 250.000 người trở xuống được bầu cử 70 đại biểu; có trên 250.000 người thì cứ thêm 10.000 người được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không được quá 140 đại biểu.
Thành phố trực thuộc trung ương có từ 600.000 người trở xuống được bầu cử 70 đại biểu; có trên 600.000 người thì cứ thêm 20.000 người được bầu thêm 1 đại biểu.
Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được bầu không quá 160 đại biểu.
Thành phố Hải phòng được bầu không quá 140 đại biểu.
Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo được bầu 50 đại biểu.
Điều 3
Sửa Điều 25 như sau:
ở mỗi đơn vị bầu cử, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương kết hợp việc tham khảo ý kiến của tập thể nhân dân lao động ở cơ sở với việc hiệp thương với các chính đảng, các đoàn thể nhân dân để giới thiệu danh sách những người ứng cử.
Điều 4
Sửa Điều 28 như sau:
Chậm nhất là 25 ngày trước ngày bầu cử, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương phải nộp tại Hội đồng bầu cử:
1- Giấy giới thiệu người ứng cử;
2- Đơn ứng cử của những người được giới thiệu có ghi tên, tuổi, nghề nghiệp, nguyên quán địa chỉ, nơi ra ứng cử;
3- Giấy chứng nhận người ứng cử có đủ điều kiện ứng cử nói ở Điều 1.
Khi nhận các giấy tờ nói trên, Hội đồng bầu cử phải cấp giấy biên nhận.
Điều 5
Sửa Điều 31 như sau:
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương, các chính đảng, các đoàn thể nhân dân, cũng như công dân Việt Nam, theo quy định của pháp luật, có quyền cổ động bằng mọi hình thức để giới thiệu người ứng cử.
Người ứng cử có quyền cổ động cho bản thân mình, theo quy định của pháp luật.
Điều 6
Sửa tên Chương X như sau: Chương X: Việc xử lý những hành động vi phạm Pháp lệnh bầu cử.
Điều 7
Sửa Điều 61 như sau:
Người nào dùng các thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử và bãi miễn đại biểu Hội đồng nhân dân, thì có thể bị phạt tù đến hai năm.
Điều 8
Sửa Điều 62 thành Điều 62a như sau:
Thành viên Hội đồng bầu cử, ban bầu cử, tổ bầu cử, hội đồng giám sát việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường và thị trấn và nhân viên các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, các đơn vị bộ đội và mọi công dân có trách nhiệm trong công tác bầu cử phạm tội giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng mọi thủ đoạn khác để làm sai lạc kết quả bầu cử hoặc bãi miễn đại biểu Hội đồng nhân dân, thì có thể bị phạt tù đến ba năm.
Điều 9
Thêm Điều 62b mới như sau:
Trong những trường hợp vi phạm Pháp lệnh bầu cử vì mục đích phản cách mạng, thì người phạm tội bị trừng trị theo pháp luật hiện hành về tội phản cách mạng.
Điều 10
Sửa Điều 63 như sau:
Mọi người có quyền tố cáo những việc làm trái pháp luật trong lúc bầu cử hoặc bãi miễn đại biểu Hội đồng nhân dân. Ai cản trở hoặc trả thù người tố cáo thì có thể bị phạt tù đến ba năm.
Điều 11
Hội đồng Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung |
15561 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201236%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 1236 NQ/TVQH | Căn cứ vào Điểm 3 Nghị quyết ngày 18 tháng 12 năm 1980 của Quốc hội quy định một số điểm về việc thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ;
1. Phê chuẩn việc sửa đổi và thành lập một số tổ chức mới trong bộ máy Nhà nước:
a) Chia Bộ Điện và Than thành hai bộ:
- Bộ Điện lực;
- Bộ Mỏ và Than.
b) Chia Bộ Lương thực và Thực phẩm thành hai bộ:
- Bộ Công nghiệp thực phẩm;
- Bộ Lương thực.
2. Hội đồng Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Điện lực, Bộ Mỏ và Than, Bộ Công nghiệp thực phẩm, Bộ Lương thực.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15562 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201237%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 1237 NQ/TVQH | Căn cứ vào điểm 3 Nghị quyết ngày 18 tháng 12 năm 1980 của Quốc hội quy định một số điểm về việc thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ;
Bổ nhiệm và miễn nhiệm một số thành viên của Hội đồng Chính phủ như sau:
1. Đồng chí Trần Quỳnh thôi giữ chức Bộ trưởng, Phó Chủ nhiệm ủy ban Kế hoạch Nhà nước để giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.
2. Đồng chí Vũ Tuân thôi giữ chức Bộ trưởng Phủ Thủ tướng để giữ chức Bộ trưởng Bộ Công nghiệp thực phẩm.
3. Đồng chí Hồ Viết Thắng thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Lương thực và Thực phẩm.
4. Đồng chí Lã Lâm Gia giữ chức Bộ trưởng Bộ Lương thực.
5. Đồng chí Trần Văn Hiển thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội thương.
6. Đồng chí Trần Phương thôi giữ chức Bộ trưởng, Phó Chủ nhiệm ủy ban Kế hoạch Nhà nước để giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội thương.
7. Đồng chí Nguyễn Thanh Bình thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Thủy lợi.
8. Đồng chí Nguyễn Cảnh Dinh giữ chức Bộ trưởng Bộ Thủy lợi.
9. Đồng chí Đỗ Chính thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Hải sản.
10. Đồng chí Nguyễn Tấn Trịnh giữ chức Bộ trưởng Bộ Hải sản.
11. Đồng chí Trần Kiên thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp.
12. Đồng chí Phan Xuân Đợt giữ chức Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp.
13. Đồng chí Nguyễn Chấn thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Điện và Than.
14. Đồng chí Phạm Khai giữ chức Bộ trưởng Bộ Điện lực.
15. Đồng chí Nguyễn Chấn giữ chức Bộ trưởng Bộ Mỏ và Than.
16. Đồng chí Đặng Việt Châu giữ chức Bộ trưởng ở Phủ Thủ tướng.
17. Đồng chí Vũ Đại giữ chức Bộ trưởng, Phó Chủ nhiệm ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15563 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201257%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 1257 NQ/TVQH | Căn cứ vào Nghị quyết ngày 18 tháng 12 năm 1980 của Quốc hội quy định một số điểm về việc thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Luật bầu cử đại biểu Quốc hội,
Điều 1.
Số đại biểu Quốc hội được bầu trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VII ngày Chủ nhật 26 tháng 4 năm 1981 là 496 đại biểu.
Số đơn vị bầu cử là 93 đơn vị.
Điều 2.
Số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị và số đại biểu của mỗi đơn vị ở mỗi tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương được quy định như sau:
1. Thành phố Hà Nội:
7 đơn vị bầu cử, bầu 31 đại biểu.
- Đơn vị 1 gồm các quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng, bầu 5 đại biểu.
- Đơn vị 2 gồm quận Ba Đình và huyện Từ Liêm bầu 5 đại biểu.
- Đơn vị 3 gồm quận Đống Đa và huyện Thanh Trì, bầu 5 đại biểu.
- Đơn vị 4 gồm các huyện Ba Vì, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây, bầu 4 đại biểu.
- Đơn vị 5 gồm các huyện Thạch Thất, Đan Phượng và Hoài Đức, bầu 4 đại biểu.
- Đơn vị 6 gồm các huyện Gia Lâm và Đông Anh, bầu 4 đại biểu.
- Đơn vị 7 gồm các huyện Sóc Sơn và Mê Linh, bầu 4 đại biểu.
2. Thành phố Hồ Chí Minh:
6 đơn vị bầu cử, bầu 35 đại biểu:
- Đơn vị 1 gồm các huyện Củ Chi, Hóc Môn và quận Gò Vấp, bầu 6 đại biểu.
- Đơn vị 2 gồm các quận 1, 5 và 8, bầu 7 đại biểu.
- Đơn vị 3 gồm các quận 3, 10 và 11, bầu 6 đại biểu.
- Đơn vị 4 gồm các quận Phú Nhuận và Bình Thạnh, bầu 4 đại biểu.
- Đơn vị 5 gồm quận 4 và các huyện Nhà Bè, Duyên Hải và Thủ Đức, bầu 6 đại biểu.
- Đơn vị 6 gồm các quận 6, Tân Bình và huyện Bình Chánh, bầu 6 đại biểu.
3. Thành phố Hải Phòng:
3 đơn vị bầu cử, bầu 13 đại biểu:
- Đơn vị 1 gồm các quận Hồng Bàng, Lê Chân và Ngô Quyền, bầu 4 đại biểu.
- Đơn vị 2 gồm các huyện Thủy Nguyên, An Hải, Cát Hải và đảo Bạch Long Vĩ, bầu 4 đại biểu.
- Đơn vị 3 gồm các huyện Đồ Sơn, Kiến An, Tiên Lãng và Vĩnh Bảo, bầu 5 đại biểu.
4. Tỉnh Hà Tuyên:
1 đơn vị bầu cử, bầu 7 đại biểu, trong đó có 5 đại biểu là dân tộc thiểu số.
5. Tỉnh Cao Bằng:
1 đơn vị bầu cử, bầu 5 đại biểu, trong đó có 4 đại biểu là dân tộc thiểu số.
6. Tỉnh Lạng Sơn:
1 đơn vị bầu cử, bầu 5 đại biểu, trong đó có 4 đại biểu là dân tộc thiểu số.
7. Tỉnh Lai Châu:
1 đơn vị bầu cử, bầu 4 đại biểu, trong đó có 3 đại biểu là dân tộc thiểu số.
8. Tỉnh Hoàng Liên Sơn:
1 đơn vị bầu cử, bầu 7 đại biểu, trong đó có 5 đại biểu là dân tộc thiểu số.
9. Tỉnh Bắc Thái:
1 đơn vị bầu cử, bầu 8 đại biểu, trong đó có 5 đại biểu là dân tộc thiểu số.
10. Tỉnh Sơn La:
1 đơn vị bầu cử, bầu 4 đại biểu là dân tộc thiểu số.
11. Tỉnh Vĩnh Phú:
3 đơn vị bầu cử, bầu 13 đại biểu, trong đó có 1 đại biểu là dân tộc thiểu số:
- Đơn vị 1 gồm các huyện Vĩnh Lạc, Tam Đảo, Lập Thạch và thị xã Vĩnh Yên, bầu 5 đại biểu.
- Đơn vị 2 gồm các huyện Phong Châu, Sông Lô, thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ, bầu 4 đại biểu.
- Đơn vị 3 gồm các huyện Sông Thao, Thanh Sơn và Tam Thanh, bầu 4 đại biểu.
12. Tỉnh Hà Bắc:
3 đơn vị bầu cử, bầu 15 đại biểu, trong đó có 1 đại biểu là dân tộc thiểu số:
- Đơn vị 1 gồm các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Yên Dũng và thị xã Bắc Giang, bầu 6 đại biểu.
- Đơn vị 2 gồm các huyện Yên Thế, Tân Yên, Hiệp Hòa và Việt Yên, bầu 4 đại biểu.
- Đơn vị 3 gồm các huyện Yên Phong, Tiên Sơn, Quế Võ, Gia Lương, Thuận Thành và thị xã Bắc Ninh, bầu 5 đại biểu.
13. Tỉnh Quảng Ninh:
1 đơn vị bầu cử, bầu 8 đại biểu, trong đó có 2 đại biểu là dân tộc thiểu số.
14. Tỉnh Hà Sơn Bình:
3 đơn vị bầu cử, bầu 15 đại biểu, trong đó có 3 đại biểu là dân tộc thiểu số:
- Đơn vị 1 gồm các huyện Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy và thị xã Hòa Bình, bầu 5 đại biểu.
- Đơn vị 2 gồm các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai và thị xã Hà Đông, bầu 5 đại biểu.
- Đơn vị 3 gồm các huyện Thường Tín, ứng Hòa, Phú Xuyên và Mỹ Đức, bầu 5 đại biểu.
15. Tỉnh Hải Hưng:
3 đơn vị bầu cử, bầu 20 đại biểu:
- Đơn vị 1 gồm các huyện Kim Môn, Nam Thanh, Chí Linh và thị xã Hải Dương, bầu 6 đại biểu.
- Đơn vị 2 gồm các huyện Tứ Lộc, Ninh Thanh và Cẩm Bình, bầu 6 đại biểu.
- Đơn vị 3 gồm các huyện Châu Giang, Mỹ Văn, Kim Thi, Phù Tiên và thị xã Hưng Yên, bầu 8 đại biểu.
16. Tỉnh Thái Bình:
2 đơn vị bầu cử, bầu 15 đại biểu:
- Đơn vị 1 gồm các huyện Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư và thị xã Thái Bình bầu 7 đại biểu.
- Đơn vị 2 gồm các huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Thái Thụy và Đông Hưng, bầu 8 đại biểu.
17. Tỉnh Hà Nam Ninh
5 đơn vị bầu cử, bầu 26 đại biểu:
- Đơn vi 1 gồm các huyện Vụ Bản, ý Yên và thành phố Nam Định, bầu 5 đại biểu.
- Đơn vị 2 gồm các huyện Nghĩa Hưng và Nam Ninh, bầu 4 đại biểu.
- Đơn vị 3 gồm các huyện Xuân Thủy và Hải Hậu, bầu 5 đại biểu.
- Đơn vị 4 gồm các huyện Hoa Lư, Tam Điệp, Kim Sơn và Hoàng Long, bầu 6 đại biểu.
- Đơn vị 5 gồm các huyện Bình Lục, Kim Thanh, Lý Nhân và Duy Tiên, bầu 6 đại biểu.
18. Tỉnh Thanh Hóa:
5 đơn vị bầu cử, bầu 22 đại biểu, trong đó có 3 đại biểu là dân tộc thiểu số:
- Đơn vị 1 gồm các huyện Quan Hóa, Bá Thước, Lương Ngọc và Cẩm Thủy, bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2 gồm các huyện Trường Xuân, Như Xuân, Thọ Xuân, Triệu Sơn và Nông Cống, bầu 5 đại biểu.
- Đơn vị 3 gồm huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương, thị trấn Sầm Sơn và thị xã Thanh Hóa, bầu 5 đại biểu.
- Đơn vị 4 gồm các huyện Đông Thiệu, Thiệu Yên và Vĩnh Thạch, bầu 4 đại biểu.
- Đơn vị 5 gồm các huyện Hoàng Hóa, Hậu Lộc, Trung Sơn và thị trấn Bỉm Sơn, bầu 5 đại biểu.
19. Tỉnh Nghệ Tĩnh:
6 đơn vị bầu cử, bầu 27 đại biểu, trong đó có 3 đại biểu là dân tộc thiểu số:
- Đơn vị 1 gồm các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn và Tân Kỳ, bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2 gồm các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu và Yên Thành, bầu 5 đại biểu.
- Đơn vị 3 gồm các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn và Đô Lương, bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 4 gồm các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc và thành phố Vinh, bầu 6 đại biểu.
- Đơn vị 5 gồm các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Can Lộc và Hương Sơn, bầu 5 đại biểu.
- Đơn vị 6 gồm các huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Hương Khê và thị xã Hà Tĩnh, bầu 5 đại biểu.
20. Tỉnh Bình Trị Thiên:
4 đơn vị bầu cử, bầu 19 đại biểu, trong đó có 2 đại biểu là dân tộc thiểu số:
- Đơn vị 1 gồm các huyện Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Lệ Ninh và thị xã Đồng Hới, bầu 5 đại biểu.
- Đơn vị 2 gồm các huyện Bến Hải, Hương Hóa, Triệu Hải và thị xã Đông Hà, bầu 5 đại biểu.
- Đơn vị 3 gồm huyện Hương Điền và thành phố Huế, bầu 5 đại biểu.
- Đơn vị 4 gồm các huyện Hương Phú, Phú Lộc và A Lưới, bầu 4 đại biểu.
21. Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng:
2 đơn vị bầu cử, bầu 15 đại biểu, trong đó có 2 đại biểu là dân tộc thiểu số:
- Đơn vị 1 gồm các huyện Hòa Vang, Điện Bàn, Đại Lộc, Hiên, Giằng, thành phố Đà Nẵng và thị xã Hội An, bầu 8 đại biểu.
- Đơn vị 2 gồm các huyện Tam Kỳ, Tiên Phước, Thăng Bình, Duy Xuyên, Quế Sơn, Trà My và Phước Sơn, bầu 7 đại biểu.
22. Tỉnh Nghĩa Bình:
3 đơn vị bầu cử, bầu 18 đại biểu, trong đó có 3 đại biểu là dân tộc thiểu số.
- Đơn vị 1 gồm các huyện Phước Vân, An Nhơn, Tây Sơn, Phù Cát và thị xã Quy Nhơn, bầu 6 đại biểu.
- Đơn vị 2 gồm các huyện Phù Mỹ, Hoài An, Hoài Nhơn, Đức Phổ, Mộ Đức và Ba Tơ, bầu 6 đại biểu.
- Đơn vị 3 gồm các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Nghĩa Minh, Sơn Hà, Trà Bồng và thị xã Quảng Nghĩa, bầu 6 đại biểu.
23. Tỉnh Phú Khánh:
2 đơn vị bầu cử, bầu 11 đại biểu, trong đó có 1 đại biểu là dân tộc thiểu số:
- Đơn vị 1 gồm các huyện Đồng Xuân, Tuy An, Tây Sơn, Tuy Hòa và thị xã Tuy Hòa, bầu 5 đại biểu.
- Đơn vị 2 gồm các huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Ranh và thành phố Nha Trang, bầu 6 đại biểu.
24. Tỉnh Thuận Hải:
2 đơn vị bầu cử, bầu 9 đại biểu, trong đó có 2 đại biểu là dân tộc thiểu số:
- Đơn vị 1 gồm các huyện An Sơn, Ninh Hải và Bắc Bình, bầu 4 đại biểu.
- Đơn vị 2 gồm các huyện Hàm Thuận, Hàm Tân, Đức Linh, Phú Quý và thị xã Phan Thiết, bầu 5 đại biểu.
25. Tỉnh Gia Lai - Công Tum:
1 đơn vị bầu cử, bầu 6 đại biểu, trong đó có 5 đại biểu là dân tộc thiểu số.
26. Tỉnh Đắc Lắc:
1 đơn vị bầu cử, bầu 5 đại biểu, trong đó có 3 đại biểu là dân tộc thiểu số.
27. Tỉnh Lâm Đồng:
1 đơn vị bầu cử, bầu 4 đại biểu, trong đó có 2 đại biểu là dân tộc thiểu số.
28. Tỉnh Sông Bé:
1 đơn vị bầu cử, bầu 6 đại biểu, trong đó có 2 đại biểu là dân tộc thiểu số.
29. Tỉnh Tây Ninh:
1 đơn vị bầu cử, bầu 6 đại biểu.
30. Tỉnh Đồng Nai:
3 đơn vị bầu cử, bầu 13 đại biểu:
- Đơn vị 1 gồm các huyện Xuyên Mộc, Long Đất, Châu Thành và Long Thành, bầu 4 đại biểu.
- Đơn vị 2 gồm các huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất và thành phố Biên Hòa, bầu 5 đại biểu.
- Đơn vị 3 gồm các huyện Tân Phú và Xuân Lộc, bầu 4 đại biểu.
31. Tỉnh Long An:
2 đơn vị bầu cử, bầu 8 đại biểu:
- Đơn vị 1 gồm các huyện Mộc Hóa, Tân Thành, Vĩnh Hưng, Đức Hòa và Đức Huệ, bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2 gồm các huyện Bến Thủ, Vàm Cỏ, Cần Đước, Cần Giuộc và thị xã Tân An, bầu 5 đại biểu.
32. Tỉnh Đồng Tháp:
2 đơn vị bầu cử, bầu 10 đại biểu:
- Đơn vị 1 gồm các huyện Hồng Ngự, Tam Nông và Cao Lãnh, bầu 6 đại biểu.
- Đơn vị 2 gồm các huyện Lấp Vò, Châu Thành và thị xã Sa Đéc, bầu 4 đại biểu.
33. Tỉnh An Giang:
2 đơn vị bầu cử, bầu 14 đại biểu, trong đó có 1 đại biểu là dân tộc thiểu số:
- Đơn vị 1 gồm các huyện Thoại Sơn, Châu Thành, Chợ Mới, thị xã Long Xuyên và các xã Bình Long, Bình Thủy, Bình Mỹ, Bình Chánh, Bình Phú và Thạnh Mỹ Tây của huyện Châu Phú, bầu 7 đại biểu.
- Đơn vị 2 gồm các huyện Phú Châu, Phú Tân, Tịnh Biên, Tri Tôn, thị xã Châu Đốc và các xã Mỹ Đức, Mỹ Phú, Khánh Hòa, Ô Long Vĩ, Vĩnh Thạnh Trung và thị trấn Cái Dầu của huyện Châu Phú, bầu 7 đại biểu.
34. Tỉnh Kiên Giang:
2 đơn vị bầu cử, bầu 11 đại biểu:
- Đơn vị 1 gồm các huyện Cái Bè, Cai Lậy và Châu Thành bầu 6 đại biểu.
- Đơn vị 2 gồm các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông và thành phố Mỹ Tho, bầu 5 đại biểu.
35. Tỉnh Bến Tre:
1 đơn vị bầu cử, bầu 9 đại biểu.
36. Tỉnh Cửu Long:
2 đơn vị bầu cử, bầu 13 đại biểu, trong đó có 1 đại biểu là dân tộc thiểu số:
- Đơn vị 1 gồm các huyện Trà Ôn, Vũng Liêm, Bình Minh, Tam Bình, Long Hồ và thị xã Vĩnh Long, bầu 7 đại biểu.
- Đơn vị 2 gồm các huyện Càn Long, Châu Thành, Cầu Kè, Cầu Ngang, Trà Cú và thị xã Trà Vinh, bầu 6 đại biểu.
37. Tỉnh Hậu Giang:
3 đơn vị bầu cử, bầu 19 đại biểu, trong đó có 3 đại biểu là dân tộc thiểu số:
- Đơn vị 1 gồm các huyện Thốt Nốt, Ô Môn và thành phố Cần Thơ, bầu 7 đại biểu.
- Đơn vị 2 gồm các huyện Châu Thành, Phụng Hiệp, Long Mỹ và Kế Sách, bầu 6 đại biểu.
- Đơn vị 3 gồm các huyện Mỹ Tú, Thạnh Trị, Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, Long Phú và thị xã Sóc Trăng, bầu 6 đại biểu.
38. Tỉnh Kiên Giang:
1 đơn vị bầu cử, bầu 8 đại biểu, trong đó có 1 đại biểu là dân tộc thiểu số.
39. Tỉnh Minh Hải:
2 đơn vị bầu cử, bầu 10 đại biểu, trong đó có 1 đại biểu là dân tộc thiểu số:
- Đơn vị 1 gồm các huyện Vĩnh Lợi, Gia Rai, Hồng Dân, Phước Long, Cà Mau, thị xã Minh Hải và thị xã Cà Mau, bầu 5 đại biểu.
- Đơn vị 2 gồm các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân, Trần Thời, Thới Bình, Cái Nước và U Minh, bầu 5 đại biểu.
40. Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo:
1 đơn vị bầu cử, bầu 2 đại biểu.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15564 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201258%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 1258 NQ/TVQH | Căn cứ vào Nghị quyết ngày 18 tháng 12 năm 1980 của Quốc hội quy định một số điểm về việc thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Điều 15 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội;
Thành lập Hội đồng bầu cử ở Trung ương gồm các vị có tên sau đây, để phụ trách tổ chức việc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VII, theo nhiệm vụ và quyền hạn quy định trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội:
1. Đồng chí Trường Chinh, ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch ủy ban Thường vụ Quốc hội.
2. Đồng chí Trần Quốc Hoàn, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Đồng chí Hoàng Quốc Việt, ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Đồng chí Xuân Thủy, ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch ủy ban Thường vụ Quốc hội kiêm Tổng Thư ký ủy ban Thường vụ Quốc hội.
5. Đồng chí Nguyễn Xiển, Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam.
6. Đồng chí Trần Đăng Khoa, Phó Tổng thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam.
7. Đồng chí Huỳnh Tấn Phát, ủy viên Đoàn Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
8. Đồng chí Trần Nam Trung, ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ủy viên Đoàn Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
9. Đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam.
10. Đồng chí Nguyễn Thị Định, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
11. Đồng chí Đặng Quốc Bảo, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
12. Linh mục Võ Thành Trinh, ủy viên thường trực ủy ban Liên lạc công giáo toàn quốc, Chủ tịch ủy ban Vận động công giáo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh.
13. Hòa thượng Thích Thiện Hào, ủy viên Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam, ủy viên ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
14. Đồng chí Hoàng Văn Kiểu, Trưởng Ban Dân tộc Trung ương Đảng.
15. Đồng chí Huỳnh Cương, ủy viên ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hậu Giang.
16. Đồng chí Nguyễn Văn Sỹ tức Ksor Krơn, Bí thư Tỉnh ủy Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai - Công Tum.
17. Đồng chí Y Ngông Niê Kđăm, Bí thư Tỉnh ủy Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Đắc Lắc.
18. Đồng chí Đặng Thí, ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
19. Đồng chí Hoàng Tùng, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.
20. Đồng chí Nguyễn Đức Tâm, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
21. Đồng chí Đặng Vũ Hiệp, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
22. Đồng chí Ngô Duy Đông, Trưởng Ban Nông nghiệp Trung ương Đảng.
23. Đồng chí Nguyễn Văn Tiến, Tổng thư ký ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
24. Đồng chí Nguyễn Việt Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng ủy ban Thường vụ Quốc hội.
25. Đồng chí Vũ Trọng Kiên, Trưởng Ban Tổ chức của Chính phủ.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15565 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201259%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 1259 NQ/TVQH | Căn cứ vào điểm 3 Nghị quyết ngày 18 tháng 12 năm 1980 của Quốc hội quy định một số điểm về việc thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ;
Bổ nhiệm và miễn nhiệm một số thành viên của Hội đồng Chính phủ như sau:
1. Đồng chí Đoàn Trọng Truyến giữ chức Chủ nhiệm ủy ban Vật giá Nhà nước;
2. Đồng chí Trần Dương thôi giữ chức Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước;
3. Đồng chí Nguyễn Duy Gia giữ chức Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước;
4. Đồng chí Nguyễn Thọ Chân thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Lao động;
5. Đồng chí Đào Thiện Thi giữ chức Bộ trưởng Bộ Lao động.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15566 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201260%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 1260 NQ/TVQH | Căn cứ vào điểm 3 Nghị quyết ngày 18 tháng 12 năm 1980 của Quốc hội quy định một số điểm về việc thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
1. Phê chuẩn việc chuyển Tổng cục Cao su thuộc Bộ Nông nghiệp thành Tổng cục Cao su trực thuộc Hội đồng Chính phủ.
2. Hội đồng Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Cao su.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15567 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201261%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 1261 NQ/TVQH | Căn cứ vào điểm 3 Nghị quyết ngày 18 tháng 12 năm 1980 của Quốc hội quy định một số điểm về việc thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ,
Bổ nhiệm:
1. Đồng chí Cao Kiến Thiết giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ thay đồng chí Phùng Mạnh Cung về nước nhận công tác khác.
2. Đồng chí Cao Đắc Hưng giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Thụy Điển thay đồng chí Nguyễn Việt về nước nhận công tác khác.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15568 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201262%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 1262 NQ/TVQH | Căn cứ vào điểm 3 Nghị quyết ngày 18 tháng 12 năm 1980 của Quốc hội quy định một số điểm về việc thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Chủ tịch ủy ban Thường vụ Quốc hội,
Bổ nhiệm các đồng chí có tên sau đây giữ chức vụ Kiểm sát viên dự khuyết Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
1. Thang Văn Khuê;
2. Nguyễn Khanh;
3. Dương Tấn Tòng;
4. Vũ Văn Kỳ.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15569 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201308%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 1308 NQ/TVQH | Căn cứ vào Nghị quyết ngày 18 tháng 12 năm 1980 của Quốc hội quy định một số điểm về việc thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
Phê chuẩn Hiệp định Tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Đức ký tại Hà Nội ngày 15 tháng 12 năm 1980.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15570 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201329%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 1329 NQ/TVQH | Căn cứ vào điểm 3 Nghị quyết ngày 18 tháng 12 năm 1980 của Quốc hội quy định một số điểm về việc thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ,
Bổ nhiệm:
1. Đồng chí Trần Văn Hưng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Angiêri Dân chủ và Nhân dân, kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa ảrập Xarauy Dân chủ.
2. Đồng chí Cao Đắc Hưng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Thụy Điển, kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Phần Lan.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15571 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20Tr%E1%BB%ABng%20tr%E1%BB%8B%20t%E1%BB%99i%20h%E1%BB%91i%20l%E1%BB%99%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam | Pháp lệnh Trừng trị tội hối lộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Để góp phần bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách và pháp luật, tăng cường quản lý Nhà nước; khuyến khích cán bộ, nhân viên nêu cao đức tính liêm khiết; động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ tập thể, tích cực đấu tranh chống tệ hối lộ;
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 18 tháng 12 năm 1980 của Quốc hội quy định một số điểm về việc thi hành Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Pháp lệnh này quy định việc trừng trị tội hối lộ.
Điều 1
Tội hối lộ bao gồm: Nhận hối lộ, đưa hối lộ và môi giới hối lộ.
Điều 2
Nhận hối lộ.
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền của hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào rồi mới làm một việc thuộc trách nhiệm của mình hoặc để không làm một việc phải làm, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm; nếu lạm dụng chức vụ, quyền hạn để làm một việc không được phép làm, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 10 năm.
Người đòi hối lộ mặc dù chưa nhận của hối lộ cũng bị xử phạt theo hình phạt nói trên.
Điều 3
Đưa hối lộ, môi giới hối lộ.
Người nào đưa hối lộ hoặc môi giới hối lộ thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
Điều 4
Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức, có quyền để phạm tội.
Người nào trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền của hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm những việc nói ở Điều 2 thì bị xử phạt theo Điều 2.
Điều 5
Những trường hợp cần xử nặng.
Người nhận hối lộ, đưa hối lộ hoặc môi giới hối lộ trong những trường hợp sau đây thì bị phạt tù đến 15 năm:
a) Phạm tội hối lộ có tổ chức,
b) Phạm tội hối lộ nhiều lần,
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt để thực hành hối lộ,
d) Của hối lộ có giá trị lớn,
đ) Lợi dụng chức vụ cao để nhận hối lộ,
e) Phạm tội hối lộ gây hậu quả nghiêm trọng.
Điều 6
Những trường hợp phạm tội hối lộ đặc biệt nghiêm trọng.
Phạm tội hối lộ mà gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì người phạm tội bị phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Phạm tội hối lộ nhằm mục đích phản cách mạng thì người phạm tội còn bị trừng trị theo pháp luật hiện hành đối với tội phản cách mạng.
Điều 7
Phạt tiền và tịch thu tài sản.
Người phạm tội hối lộ nói ở Điều 2 và Điều 3 của Pháp lệnh này còn có thể bị phạt tiền từ 1 đến 3 lần giá trị của hối lộ.
Người phạm tội hối lộ nói ở Điều 5 và Điều 6 có thể bị phạt tiền đến 5 lần giá trị của hối lộ hoặc bị tịch thu một phần hay là toàn bộ tài sản của mình.
Điều 8
Những trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, giảm nhẹ hoặc miễn hình phạt.
1- Người phạm tội hối lộ, trước khi bị phát giác, chủ động khai rõ sự việc, giao nộp đầy đủ của hối lộ, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự; nếu là phạm tội nghiêm trọng thì có thể được giảm nhẹ hình phạt.
2- Người phạm tội hối lộ, sau khi bị phát giác, tỏ ra thành thực hối cải, khai rõ sự việc, giao nộp đầy đủ của hối lộ, thì có thể được giảm nhẹ hình phạt.
3- Người phạm tội hối lộ lần đầu và không nghiêm trọng, sau khi bị phát giác, tỏ ra thành thực hối cải, khai rõ sự việc, giao nộp đầy đủ của hối lộ, thì có thể được miễn hình phạt.
Điều 9
Trường hợp được coi là không có tội.
Người bị ép buộc đưa hội lộ, nếu chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội.
Điều 10
Xử lý hành vi trả thù người tố giác.
1- Người nào có hành vi trả thù người tố giác thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 6 năm.
2- Nếu hành vi trả thù là một tội phạm mà pháp luật khác quy định hình phạt nặng hơn, thì người phạm tội bị xử phạt theo pháp luật đó.
Điều 11
Xử lý của hối lộ.
1- Của hối lộ và tài sản do hối lộ mà có đều bị Nhà nước tịch thu; nếu đã tiêu dùng rồi, thì người phạm tội hối lộ phải nộp lại Nhà nước bằng tiền.
2- Trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự nói ở điểm 1 Điều 8 của Pháp lệnh này, người đưa hội lộ được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ; nếu người nhận hối lộ đã tiêu dùng rồi, thì phải trả lại bằng tiền cho người đưa hối lộ.
3- Người bị ép buộc đưa hối lộ nói ở Điều 9 của Pháp lệnh này được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Điều 12
Khen thưởng
1- Những người không nhận hối lộ và tố giác cơ quan có trách nhiệm người đưa hối lộ hoặc người môi giới hối lộ thì được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.
2- Những người tố giác và giúp đỡ cơ quan có trách nhiệm trừng trị tội hối lộ thì được khen và được thưởng tiền bằng 10% giá trị của hội lộ đã bị tịch thu, mức thưởng cao nhất không quá 10.000 đồng.
Điều 13
Hiệu lực của Pháp lệnh.
1- Đối với những tội hối lộ đã được phát hiện trước ngày công bố Pháp lệnh này mà chưa bị xét xử, thì xét xử theo Pháp lệnh này.
2- Pháp lệnh này thay thế các văn bản pháp luật về tội hối lộ đã được ban hành trước đây.
Pháp lệnh Việt Nam |
15572 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%201386%20NQ/TVQH | Nghị quyết số 1386 NQ/TVQH | Căn cứ vào Nghị quyết ngày 18 tháng 12 năm 1980 của Quốc hội quy định một số điểm về việc thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ,
Phê chuẩn Công ước về quy chế pháp chế, quyền ưu đãi và miễn trừ của các tổ chức kinh tế liên quốc gia, hoạt động trong lĩnh vực hợp tác nhất định ký tại Buđapét ngày 05 tháng 12 năm 1980.
Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam |
15574 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20x%C3%A1c%20nh%E1%BA%ADn%20t%C6%B0%20c%C3%A1ch%20%C4%91%E1%BA%A1i%20bi%E1%BB%83u%20c%E1%BB%A7a%20c%C3%A1c%20%C4%91%E1%BA%A1i%20bi%E1%BB%83u%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20kh%C3%B3a%20VII | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác nhận tư cách đại biểu của các đại biểu Quốc hội khóa VII | Căn cứ vào Nghị quyết ngày 18 tháng 12 năm 1980 của Quốc hội quy định một số điểm về việc thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Điều 88 của Hiến pháp,
Căn cứ vào Điều 2 của Luật Tổ chức Quốc hội,
Sau khi nghe báo cáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá VII,
Sau khi kiểm tra biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá VII của Hội đồng bầu cử.
Theo đề nghị của Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội.
Xác nhận tư cách đại biểu của 496 đại biểu Quốc hội trúng cử trong cuộc bầu cử ngày 26 tháng 4 năm 1981 theo biên bản tổng kết ngày 16 tháng 5 năm 1981 của Hội đồng bầu cử đại biểu Quốc hội Khoá VII.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, kỳ họp thứ nhất, thông qua ngày 25 tháng 06 năm 1981.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15576 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20s%C3%A1p%20nh%E1%BA%ADp%20x%C3%A3%20%C4%90%E1%BB%93ng%20Nai%20thu%E1%BB%99c%20huy%E1%BB%87n%20Ph%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Long%2C%20t%E1%BB%89nh%20S%C3%B4ng%20B%C3%A9%20v%C3%A0o%20huy%E1%BB%87n%20%C4%90a%20Houai%2C%20t%E1%BB%89nh%20L%C3%A2m%20%C4%90%E1%BB%93ng | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc sáp nhập xã Đồng Nai thuộc huyện Phước Long, tỉnh Sông Bé vào huyện Đa Houai, tỉnh Lâm Đồng | Căn cứ vào Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Hội đồng Bộ trưởng và sau khi nghiên cứu ý kiến của Hội đồng nhân dân tỉnh Sông Bé và Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng;
Sáp nhập xã Đồng Nai thuộc huyện Phước Long, tỉnh Sông Bé vào huyện Đa Houai, tỉnh Lâm Đồng.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1981.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15577 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20k%E1%BA%BF%20ho%E1%BA%A1ch%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20v%C3%A0%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201982 | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kế hoạch Nhà nước và ngân sách Nhà nước năm 1982 | Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật Tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
Sau khi nghe Hội đồng Bộ trưởng báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước và ngân sách Nhà nước năm 1981, nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước và ngân sách Nhà nước năm 1982;
Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Uỷ ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách của Quốc hội; thuyết trình của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban văn hoá và giáo dục, Uỷ ban y tế và xã hội, Uỷ ban khoa học và kỹ thuật của Quốc hội; và ý kiến của các đại biểu Quốc hội;
1- Tán thành báo cáo của Hội đồng Bộ trưởng về tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1981 và nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước năm 1982.
Trong năm 1981, thực hiện các chủ trương, chính sách mới về kinh tế của Trung ương Đảng và Chính phủ, thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng cộng sản Việt - Nam, nhân dân ta đã đạt được những thành tích quan trọng trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, trong công tác thu mua lương thực và các nông sản khác, trong một số ngành công nghiệp, nhất là tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp. Công tác quản lý kinh tế thu được một số kinh nghiệm tốt về khoán sản phẩm trong hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và trong xí nghiệp công nghiệp, về phát huy quyền chủ động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị cơ sở và của các địa phương.
Nhưng nền kinh tế quốc dân còn nhiều khó khăn. Nhiều chỉ tiêu kế hoạch về sản xuất, về xuất khẩu và vận tải đạt thấp. Chủ trương cải tiến phân phối, lưu thông là cần thiết, nhưng chỉ đạo thực hiện chưa toàn diện, công tác giá cả và quản lý thị trường có nhiều khuyết điểm, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và đời sống, nhất là đời sống của công nhân viên chức. Những hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế và xã hội chậm được khắc phục. Việc chỉ đạo và điều hành của Hội đồng Bộ trưởng và của các cấp, các ngành có chuyển biến, song còn thiếu tập trung, đồng bộ và kịp thời.
Trong năm 1982, Nhà nước và nhân dân ta cần phát huy những kinh nghiệm và nhân tố mới, tinh thần chủ động, sáng tạo, kiên quyết khắc phục khó khăn và thiếu sót, ra sức phấn đấu để tạo chuyển biến tốt hơn nữa trong nền kinh tế quốc dân.
2- Nhiệm vụ của Kế hoạch Nhà nước năm 1982 là : Nâng cao tinh thần tự lực tự cường, sử dụng tốt sự viện trợ và hợp tác quốc tế, tập trung lực lượng phát triển mạnh nông nghiệp; mở mang các ngành nghề sản xuất hàng tiêu dùng; tăng nguồn hàng xuất khẩu; sắp xếp lại xây dựng cơ bản, phát huy năng lực sẵn có và xây dựng mới có trọng điểm một số cơ sở công nghiệp nặng; tăng cường giao thông vận tải; phân bổ lại một bước lao động ở từng địa phương và giữa các vùng trong nước; làm tốt công tác phân phối, lưu thông; triệt để tiết kiệm về mọi mặt. Cả nước quyết tâm phấn đấu tự trang trải nhu cầu về ăn của toàn xã hội, cố gắng bảo đảm nhu cầu thiết yếu về mặc, học tập, chữa bệnh, về ở và đi lại của nhân dân; phát triển hợp lý sự nghiệp giáo dục, văn hoá, khoa học, kỹ thuật, y tế, xã hội. Đổi mới một bước quản lý kinh tế, thực hiện ba cấp cơ bản làm kế hoạch, gắn kế hoạch với hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Miền Nam, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong cả nước. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; đồng thời làm tốt nghĩa vụ quốc tế.
Trong công tác quản lý và điều hành, cần thấu suốt và cụ thể hoá phương châm "Trung ương và địa phương cùng làm", "Nhà nước và nhân dân cùng làm", khai thác mọi khả năng của đất nước để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3- Thông qua các chỉ tiêu chủ yếu sau đây của Kế hoạch Nhà nước năm 1982:
- Tổng sản phẩm xã hội : Tăng 4% so với năm 1981;
- Thu nhập quốc dân : Tăng 5% so với năm 1981;
- Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp : Tăng 8% so với năm 1981;
- Giá trị tổng sản lượng công nghiệp, kể cả tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp : Tăng 5% so với năm 1981;
- Tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản : Tăng 5,7% so với năm 1981;
- Giá trị hàng xuất khẩu : Tăng 45% so với năm 1981
- Năng suất lao động của công nhân viên sản xuất công nghiệp quốc doanh : Tăng 5% so với năm 1981;
- Tổng sản lượng lương thực : 16 triệu tấn;
- Diện tích cây công nghiệp : 714 ngàn héc ta;
- Đàn lợn : 11 triệu con;
- Điện : 4.035 triệu KWh;
- Than sạch : 6.300 ngàn tấn;
- Xi măng : 962 ngàn tấn
- Vải, lụa : 260 triệu mét;
- Giấy : 55 ngàn tấn;
- Đường mía : 200 ngàn tấn;
- Sản lượng cá : 600 ngàn tấn;
Trong đó: cá biển : 420 ngàn tấn;
- Số học sinh phổ thông đầu năm học : 12.310 ngàn người;
- Số học sinh tuyển để đào tạo:
+ Đại học và cao đẳng : 35 ngàn người;
+ Trung học chuyên nghiệp : 47,2 ngàn người;
+ Công nhân kỹ thuật : 53,8 ngàn người;
- Tổng số giường bệnh : 199 ngàn giường.
4- Thông qua báo cáo của Hội đồng Bộ trưởng về nhiệm vụ tài chính Nhà nước năm 1982 và giao trách nhiệm cho Hội đồng Bộ trưởng nghiên cứu thêm để trình Quốc hội xem xét và quyết định dự toán ngân sách Nhà nước năm 1982 trong kỳ họp sắp tới của Quốc hội. Trong khi chờ đợi, Hội đồng Bộ trưởng điều hành nền tài chính Nhà nước theo số thu, chi ước tính đã được báo cáo với Quốc hội, trên tinh thần ra sức khai thác các nguồn thu và triệt để tiết kiệm chi.
5- Quốc hội kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước nêu cao lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô, Lào, Cam Pu Chia và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, phát huy những thành tựu và tiến bộ, phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1982, tiến lên hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ ba 1981 - 1985.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1981.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15578 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20t%E1%BB%95ng%20quy%E1%BA%BFt%20to%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201980 | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1980 | - Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
- Sau khi nghe Báo cáo của Hội đồng Bộ trưởng về tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1980;
- Sau khi nghe Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội;
Phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1980 với:
- Tổng số thu là mười một tỷ, tám trăm tám mươi hai triệu, hai trăm chín mươi mốt nghìn, bốn trăm chín mươi tám đồng (11.882.291.498đ,00);
- Tổng số chi là mười hai tỷ, hai triệu, tám trăm hai mươi bảy nghìn, sáu trăm bảy mươi lăm đồng (12.002.827.675đ,00).
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1981.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15580 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20m%E1%BB%99t%20s%E1%BB%91%20%C4%91i%E1%BB%83m%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20thi%20h%C3%A0nh%20Lu%E1%BA%ADt%20Ngh%C4%A9a%20v%E1%BB%A5%20qu%C3%A2n%20s%E1%BB%B1 | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định một số điểm về việc thi hành Luật Nghĩa vụ quân sự | Căn cứ vào Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng;
1- Luật nghĩa vụ quân sự được Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 12 năm 1981 có hiệu lực từ ngày công bố.
2- Để bảo đảm khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội, giao cho Hội đồng bộ trưởng định kế hoạch cho những hạ sĩ quan và binh sĩ nhập ngũ trước tháng 12 năm 1981 được lần lượt xuất ngũ từ nay đến hết năm 1984 theo thứ tự thời gian nhập ngũ.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VII, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày 30 tháng 12 năm 1981.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15582 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2001%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 01 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 56 Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
Điều 1
Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước là cơ quan giúp việc Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, có trách nhiệm phục vụ mọi hoạt động của Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Hội đồng và Uỷ ban của Quốc hội.
Điều 2
Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước có nhiệm vụ:
1- Nghiên cứu, xây dựng chương trình và tổ chức, phục vụ các kỳ họp của Quốc hội và các phiên họp của Hội đồng Nhà nước.
2- Nghiên cứu các vấn đề và chuẩn bị các Dự án do Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội giao cho.
3- Nghiên cứu, tổ chức và phục vụ các hoạt động của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội.
4- Nghiên cứu, tổ chức và phục vụ Quốc hội và Hội đồng Nhà nước tiến hành công tác lập pháp.
5- Nghiên cứu, tổ chức và phục vụ Quốc hội và Hội đồng Nhà nước giám sát công tác của Hội đồng bộ trưởng, của toà án nhân dân tối cao và của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
6- Nghiên cứu, tổ chức và phục vụ Quốc hội và Hội đồng Nhà nước giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.
7- Nghiên cứu, tổ chức và phục vụ Quốc hội xét và quyết định kế hoạch Nhà nước và Ngân sách Nhà nước, vấn đề đại xá, vấn đề chiến tranh và hoà bình.
8- Nghiên cứu, tổ chức và phục vụ Hội đồng Nhà nước xét và quyết định việc thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, các Uỷ ban Nhà nước, cử và bãi miễn các chức vụ lãnh đạo Nhà nước; xét và quyết định việc tặng thưởng huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước, quy định hàm và cấp quân sự, ngoại giao và những hàm và cấp khác.
9- Nghiên cứu các vấn đề về bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, tổ chức và phục vụ Hội đồng Nhà nước chủ trì các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội.
10- Nghiên cứu, tổ chức và phục vụ hoạt động của các Hội đồng và các Uỷ ban thường trực của Quốc hội.
11- Nghiên cứu, tổ chức và phục vụ công tác đối ngoại của Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.
12- Tiếp nhân dân đến Quốc hội và Hội đồng Nhà nước khiếu tố, đề đạt nguyện vọng; nghiên cứu và chuyển đơn khiếu nại, tố cáo của nhân dân đến các cơ quan hữu quan, đôn đốc các cơ quan, các ngành, các cấp giải quyết đơn khiếu tố của nhân dân.
13- Nghiên cứu, chuẩn bị và tổ chức phục vụ Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội thực hiện việc liên hệ với các đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.
14- Nghiên cứu chế độ làm việc của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, các Hội đồng và Uỷ ban của Quốc hội.
15- Quản lý công tác hành chính của Quốc hội và Hội đồng Nhà nước:
- Quản lý, lưu trữ văn kiện và tài liệu;
- Tổ chức và quản lý thư viện, công tác tư liệu và thông tin;
- Quản lý công tác tổ chức, cán bộ, lao động tiền lương;
- Quản lý tài vụ, tài sản.
Điều 3
Tổ chức Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước gồm có:
1- Vụ pháp luật,
2- Vụ các Hội đồng và các Uỷ ban của Quốc hội.
3- Vụ Hoạt động của các đại biểu dân cử.
4- Vụ dân nguyện.
5- Vụ Đối ngoại.
6- Vụ Tổ chức cán bộ.
7- Vụ Hành chính - Tổng hợp.
8- Vụ quản trị - Tài vụ.
9- Phòng bảo vệ.
Vụ có thể chia ra nhiều phòng.
Việc thành lập hoặc bãi bỏ một Vụ do Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước quyết định.
Việc thành lập hoặc bãi bỏ một phòng của Vụ hoặc phòng trực thuộc do Chủ nhiệm Văn phòng quyết định.
Nhiệm vụ và tổ chức cụ thể của các vụ do tổng thư ký Hội đồng Nhà nước quy định.
Nhiệm vụ và tổ chức cụ thể của các phòng do Chủ nhiệm Văn phòng quyết định.
Điều 4
Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội và Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước, Chủ nhiệm Văn phòng điều khiển công việc của Văn phòng. Giúp Chủ nhiệm Văn phòng có một hay nhiều Phó Chủ nhiệm Văn phòng.
Vụ trưởng điều khiển công việc của Vụ. Giúp Vụ trưởng có một hay nhiều Phó Vụ trưởng.
Trưởng phòng điều khiển công việc của phòng. Giúp Trưởng phòng có một hay nhiều Phó Trưởng phòng.
Điều 5
Chủ nhiệm Văn phòng do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước bổ nhiệm.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng và Vụ trưởng do Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước bổ nhiệm.
Phó Vụ trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ nhiệm Văn phòng bổ nhiệm.
Điều 6
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15584 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2002%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 02 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 56 Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
Căn cứ vào Điều 5 Nghị quyết ngày 06-7-1981 của Hội đồng Nhà nước về tổ chức, nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
Bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Việt Dũng giữ chức vụ Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15585 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20s%E1%BB%ADa%20%C4%91%E1%BB%95i%2C%20b%E1%BB%95%20sung%20m%E1%BB%99t%20s%E1%BB%91%20%C4%91i%E1%BB%81u%20kho%E1%BA%A3n%20c%E1%BB%A7a%20S%E1%BA%AFc%20l%E1%BB%87nh%20s%E1%BB%91%2058/SL%20ng%C3%A0y%206-6-1947%20%C4%91%E1%BA%B7t%20ba%20th%E1%BB%A9%20hu%C3%A2n%20ch%C6%B0%C6%A1ng%20%22Sao%20v%C3%A0ng%22%2C%20%22H%E1%BB%93%20Ch%C3%AD%20Minh%22%2C%20%22%C4%90%E1%BB%99c%20l%E1%BA%ADp%22%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam | Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Sắc lệnh số 58/SL ngày 6-6-1947 đặt ba thứ huân chương "Sao vàng", "Hồ Chí Minh", "Độc lập" nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Hội đồng Bộ trưởng về việc bãi bỏ Điều 7 và sửa đổi Điều 8 của Sắc lệnh số 58/SL ngày 06 tháng 6 năm 1947 đặt ba thứ huân chương "Sao vàng", "Hồ Chí Minh", "Độc lập";
Điều 1
Bãi bỏ Điều 7 của Sắc lệnh số 58/SL ngày 6 tháng 6 năm 1947.
Điều 2
Sửa Điều 8 của Sắc lệnh này như sau:
"Huân chương Hồ Chí Minh chỉ có một hạng và để tặng những người tài đức có công với dân tộc".
Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 1981
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung |
15586 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2003%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 03 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Nghị định số 224 NĐ-CP ngày 19-11-1969 của Hội đồng Chính phủ về việc bổ sung thang lương chức vụ của chuyên viên;
Căn cứ vào Nghị quyết số 01NQ/HĐNN7 ngày 06-7-1981 của Hội đồng Nhà nước về tổ chức Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
Theo đề nghị của đồng chí Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
Điều 1
Đồng chí Nguyễn Văn Kiêm, chuyên viên bậc 6, nay được nâng lên chuyên viên bậc 7, lương chính 170 đồng/tháng kể từ ngày 01-9-1981.
Điều 2
Đồng chí Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước và đồng chí Nguyễn Văn Kiêm theo trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15587 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2004%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 04 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Nghị định số 224 NĐ-CP ngày 19-11-1969 của Hội đồng Chính phủ về việc bổ sung thang lương chức vụ của chuyên viên;
Căn cứ vào Nghị quyết số 01NQ/HĐNN7 ngày 06-7-1981 của Hội đồng Nhà nước về tổ chức Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
Theo đề nghị của đồng chí Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
Điều 1
Đồng chí Vũ Như Giới chuyên viên bậc 6, nay được nâng lên chuyên viên bậc 7, lương chính 170 đồng/tháng kể từ ngày 01-9-1981.
Điều 2
Đồng chí Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước và đồng chí Vũ Như Giới theo trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15588 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2005%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 05 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào kết quả của chính sách giáo dục và cải tạo của Nhà nước đối với phạm nhân;
Nhân dịp lễ Quốc khánh ngày 2 tháng 9 năm 1981;
Theo đề nghị của Hội đồng Bộ trưởng;
1. Tha cho những phạm nhân có án tù đã cải tạo tốt theo các điều kiện sau đây:
a) Về thái độ cải tạo
- Thành thật ăn năn hối lỗi, quyết tâm cải tạo để trở thành người lương thiện;
- Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, nội quy của trại giam;
- Tích cực lao động, tích cực học tập, có tác dụng thúc đẩy các phạm nhân khác cải tạo và tiến bộ.
b) Về thời hạn ở tù
Những phạm nhân có án tù thì đã ở tù ít nhất được 2/5 mức án, nếu bị án tù chung thân thì đã ở tù ít nhất được 10 năm.
2. Giảm hạn tù cho những phạm nhân có án tù đã thật thà cố gắng sửa chữa theo các điều kiện nói ở Điều 1, điểm a, trên đây và đã ở tù ít nhất được 1/6 mức án; nếu bị án tù chung thân thì đã ở tù ít nhất được 4 năm.
3. Khi xét tha có thể châm chước về thời gian ở tù đối với những phạm nhân có án tù đã lập công trong thời gian ở trại; bản thân là thương binh, bệnh binh hoặc có công với cách mạng; già yếu, bệnh tật hoặc gia đình gặp nhiều khó khăn trong đời sống; có người ruột thịt trong gia đình là liệt sĩ hoặc đã lập thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất và chiến đấu; gia đình tích cực, gương mẫu chấp hành các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.
4. Hội đồng Bộ trưởng tiếp tục xét tha những người được tập trung cải tạo đã thật sự tiến bộ trong thời gian cải tạo.
5. Hội đồng Bộ trưởng, Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15589 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2007%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 07 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ;
Để bảo đảm sự tôn nghiêm và an toàn đối với Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ;
Theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng ;
Điều 1
Khi vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, mọi người phải chấp hành nghiêm chỉnh những điều quy định của Ban quản lý Lăng và tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ và nhân viên bảo vệ Lăng.
Điều 2
Nghiêm cấm việc chụp ảnh, quay phim, vẽ phòng đặt thi hài trong Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nghiêm cấm việc đưa những ảnh, phim và bản vẽ phòng đặt thi hài trong Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh lên báo, màn ảnh, đèn chiếu và vô tuyến truyền hình.
Điều 3
Mọi hành động vi phạm nghị quyết này sẽ bị xử lý theo pháp luật và những dụng cụ dùng trong hành động vi phạm sẽ bị tịch thu.
Điều 4
Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15590 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2008%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 08 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 92, Điều 98 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 52 của Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
Theo đề nghị của Ủy ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách của Quốc hội;
Điều 1
Đồng ý cho Ủy ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách của Quốc hội được thành lập bốn tiểu ban giúp việc sau đây:
1. Tiểu ban công nghiệp;
2. Tiểu ban nông nghiệp;
3. Tiểu ban ngân sách;
4. Tiểu ban phân phối, lưu thông và đời sống.
Điều 2
Ủy ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách của Quốc hội có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15594 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2009%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 09 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ;
Theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng ;
Điều 1
Phê chuẩn Nghị định thư I ngày 8 tháng 6 năm 1977 bổ sung các Công ước Giơ-ne-vơ ngày 12 tháng 8 năm 1949 về bảo hộ nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang quốc tế, mà Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ký ngày 12 tháng 12 năm 1977.
Điều 2
Hội đồng bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm thi hành nghị quyết này.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15595 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2011%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 11 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 26 của Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước ;
Theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng, Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ;
Điều 1
Thông qua kế hoạch xây dựng pháp luật 5 năm 1981 - 1985 của Hội đồng bộ trưởng, Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. (Bản kế hoạch kèm theo Nghị quyết này).
Điều 2
Các cơ quan được phân công dự thảo các văn bản ghi trong kế hoạch, có trách nhiệm tích cực tham gia để các dự án văn bản được trình đúng thời hạn đã quy định.
Điều 3
Hội đồng bộ trưởng phối hợp với Toà án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện kế hoạch.
Điều 4
Uỷ ban pháp luật của Quốc hội và các Uỷ ban thường trực khác có liên quan của Quốc hội có trách nhiệm giúp đỡ việc thực hiện kế hoạch và kịp thời thẩm tra các dự án văn bản pháp luật trước khi trình Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.
Điều 5
Giao cho Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước theo dõi việc thực hiện kế hoạch và bố trí thời gian trình Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15596 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2012%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 12 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 23 của Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước ;
Theo đề nghị của Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước ;
Điều 1
Chế độ đối với đại biểu Quốc hội quy định như sau :
1- Mỗi đại biểu Quốc hội được hưởng một khoảng phụ cấp hoạt động đại biểu Quốc hội hàng năm là 720 đồng.
2- Đại biểu Quốc hội đi dự hội nghị Quốc hội, trong thời gian hội nghị, được hưởng chế độ phụ cấp hội nghị cao nhất của Nhà nước đã quy định.
3- Đại biểu Quốc hội đi làm nhiệm vụ đại biểu được quyền ưu tiên trong việc mua vé tàu hoả, ô-tô, ca-nô, máy bay. Chi phí vận tải do Nhà nước đài thọ theo thuế lệ hiện hành. Đại biểu Quốc hội không hưởng khoản phụ cấp đi đường.
4- Khi đại biểu Quốc hội phải tạm thời thoát ly nơi mình làm việc thường xuyên để đi làm nhiệm vụ đại biểu thì :
- Nếu đại biểu ở trong biên chế Nhà nước thì cơ quan mà đại biểu làn việc thường xuyên vẫn đài thọ lương và phụ cấp của đại biểu trong thời gian ấy.
- Nếu đại biểu làm việc ở một tổ chức không thuộc biên chế Nhà nước, và nếu tổ chức này không có điều kiện trả lương và phụ cấp trong thời gian đại biểu vắng mặt, thì ngân sách Nhà nước đài thọ lương và phụ cấp cho đại biểu.
5- Khi đau ốm cần điều trị, đại biểu Quốc hội được hưởng chế độ cung cấp thuốc men, nằm bệnh viện theo tiêu chuẩn đã quy định đối với cán bộ trung cao cấp.
6- Mỗi đại biểu Quốc hội được cấp Công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các tài liệu khác mà Chủ tịch Quốc hội xét cần thiết cho sự hoạt động của đại biểu.
7- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu chịu trách nhiệm cung cấp nhà và tiện nghi, mọi chi phí về tổ chức phòng tiếp dân của các Đoàn đại biểu Quốc hội địa phương.
Điều 2
Lương của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng Nhà nước ; Chủ tịch và Phó Chủ tịch Quốc hội ; Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc ; Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm các Uỷ ban của Quốc hội quy định như sau :
1- Chủ tịch Hội đồng Nhà nước hưởng lương 230 đồng.
2- Chủ tịch Quốc hội hưởng lương 216 đồng.
3- Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước hưởng mức lương 204 đồng.
4- Phó Chủ tịch Quốc hội hưởng mức lương 200 đồng.
Những Phó Chủ tịch Quốc hội không chuyên trách công tác Quốc hội thì hưởng chế độ lương và phụ cấp theo nhiệm vụ công tác chủ yếu của mình, do cơ quan nơi mình làm việc chính đài thọ. Nếu mức lương thấp hơn 200 đồng thì được phụ cấp bù chênh lệch để hưởng mức lương 200 đồng.
5- Uỷ viên Hội đồng Nhà nước hưởng mức lương 192 đồng.
Những Uỷ viên Hội đồng Nhà nước không chuyên trách công tác của Hội đồng Nhà nước thì hưởng chế độ lương và phụ cấp theo nhiệm vụ công tác chủ yếu của mình, do cơ quan nơi mình làm việc chính đài thọ. Nếu mức lương thấp hơn 192 đồng thì được phụ cấp bù chênh lệch để hưởng mức lương 192 đồng.
6- Chủ tịch Hội đồng dân tộc hưởng mức lương 200 đồng.
Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc hưởng mức lương 180 đồng.
Chủ tịch và những Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc không chuyên trách công tác của Hội đồng dân tộc thì hưởng chế độ lương và phụ cấp theo nhiệm vụ công tác chủ yếu của mình, do cơ quan nơi mình làm việc chính đài thọ. Nếu mức lương thấp hơn 200 đồng (đối với Chủ tịch) hoặc thấp hơn 180 đồng (đối với Phó Chủ tịch) thì được phụ cấp bù chênh lệch để hưởng mức lương 200 đồng (đối với Chủ tịch) hoặc mức lương 180 đồng (đối với Phó Chủ tịch).
7- Chủ nhiệm các Uỷ ban của Quốc hội hưởng mức lương 192 đồng.
Phó Chủ nhiệm các Uỷ ban của Quốc hội hưởng mức lương 170 đồng.
Chủ nhiệm và các Phó Chủ nhiệm của các Uỷ ban của Quốc hội không chuyên trách công tác của Uỷ ban thì hưởng chế độ lương và phụ cấp theo nhiệm vụ công tác chủ yếu của mình, do cơ quan nơi mình làm việc chính đài thọ. Nếu mức lương thấp hơn 192 đồng (đối với Chủ nhiệm) hoặc thấp hơn 170 đồng (đối với Phó Chủ nhiệm) thì được phụ cấp bù chênh lệnh để hưởng mức lương 192 đồng (đối với Chủ nhiệm) hoặc mức lương 170 đồng (đối với Phó Chủ nhiệm).
8- Những thành viên khác của Hội đồng dân tộc và của các Uỷ ban của Quốc hội không thường xuyên công tác tại cơ quan Quốc hội thì hưởng lương và phụ cấp theo nhiệm vụ công tác chủ yếu của mình và do cơ quan nơi mình làm việc chính đài thọ.
Điều 3
Lương của Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước quy định như sau :
1- Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước hưởng lương và chế độ cung cấp ngang Bộ trưởng.
2- Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước hưởng lương và chế độ cung cấp ngang Thứ trưởng.
Điều 4
Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước và Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15597 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2013%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 13 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
Điều 1
Nay quy định chế độ làm việc của Hội đồng Nhà nước trong việc xét duyệt và quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước như sau:
1- Hội đồng Nhà nước xét duyệt tập thể, và Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký quyết định tặng thưởng danh hiệu anh hùng và các loại huân chương sau đây:
- Huân chương Sao vàng,
- Huân chương Hồ Chí Minh,
- Huân chương Tổ quốc,
- Huân chương Độc lập hạng nhất,
- Huân chương Thành đồng hạng nhất.
2- Chủ tịch cùng các Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước xét duyệt và cho ý kiến tại nhà, và uỷ nhiệm Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước ký quyết định tặng thưởng các loại huân chương sau đây:
- Huân chương Độc lập hạng hai và hạng ba,
- Huân chương Thành đồng hạng hai và hạng ba,
- Huân chương Lao động (trong các đợt khen thưởng tập trung về thành tích thực hiện kế hoạch Nhà nước),
- Huân chương Quân công hạng nhất.
3- Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước xét duyệt và ký quyết định tặng thưởng huân chương Lao động không thuộc các đợt khen thưởng tập trung và các loại huân chương có tính chất niên hạn, huân chương của quân đội đã được Hội đồng bộ trưởng và đề nghị sau đây:
- Huân chương Quân công hạng hai và hạng ba,
- Huân chương Chiến công,
- Huân chương Kháng chiến,
- Huân chương Chiến sĩ vẻ vang,
- Huân chương Quyết thắng,
- Huân chương Giải phóng,
- Huân chương Hữu nghị.
4- Hội đồng Nhà nước uỷ nhiệm Hội đồng bộ trưởng thực hiện tặng thưởng huy chương.
5- Mỗi năm tiến hành 2 đợt khen thưởng tập trung về thành tích thực hiện kế hoạch Nhà nước vào dịp kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1-5 và ngày Quốc khánh 2-9.
Việc xét duyệt tặng thưởng các loại huân chương quy định ở khoản 2 và khoản 3 tiến hành 1 tháng 2 lần.
Những trường hợp tặng thưởng danh hiệu anh hùng và các loại huân chương quy định ở khoản 1, cần thực hiện kịp thời, không thể chờ Hội đồng Nhà nước họp xét duyệt thì Chủ tịch Hội đồng Nhà nước quyết định sau khi lấy ý kiến của các Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
Điều 2
Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước và Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15598 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2014%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 14 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước ;
Điều 1
Đối với những vụ án tử hình mà tội trạng và chứng cứ đã rõ ràng,
Xét không thể ân giảm được thì áp dụng thủ tục lấy ý kiến tại nhà của các thành viên Hội đồng Nhà nước.
Điều 2
Thủ tục lấy ý kiến tại nhà như sau :
1- Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước gửi đến các thành viên Hội đồng Nhà nước tờ trình về vụ án ;
2- Các thành viên Hội đồng Nhà nước ghi ý kiến của mình vào tờ trình, ký tên và gửi lại Chủ nhiệm Văn phòng ;
3- Chủ nhiệm Văn phòng tập hợp các ý kiến. Nếu toàn thể thành viên Hội đồng Nhà nước nhất trí tán thành bác đơn xin ân giảm thì trình Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký nghị quyết.
Điều 3
Đối với những vụ án tử hình thấy có thể ân giảm, hoặc chưa rõ nên bác đơn hay ân giảm, hoặc ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao khác với ý kiến của Chánh án Toà án nhân dân tối cao thì sau khi xin ý kiến Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước, Chủ nhiệm Văn phòng trình ra phiên họp để Hội đồng Nhà nước xét và quyết định.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15599 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2045%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 45 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Xét điều kiện tuổi và sức khỏe của cán bộ;
Đồng chí Lê Trung Hà, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, được nghỉ hưu trí theo chế độ chung kể từ ngày 01-01-1982.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15600 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2046%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 46 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Xét điều kiện tuổi và sức khỏe của cán bộ;
Đồng chí Thanh Phong, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, được nghỉ hưu trí theo chế độ chung kể từ ngày 01-01-1982.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15601 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2047%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 47 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ;
Theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng ;
Điều 1
Nay ban hành Điều lệ khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Điều 2
Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều lệ này.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và rất anh dũng. Đồng bào cả nước đã đem hết sức người, sức của ra đánh giặc, đưa sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đến toàn thắng. Thắng lợi vĩ đại đó là thành tích của toàn dân ở cả hai miền, đặc biệt là của các lực lượng vũ trang nhân dân, của cán bộ và đồng bào ở tiền tuyến lớn.
Để biểu dương thành tích to lớn của quân và dân ta, phát huy truyền thống đoàn kết đấu tránh của dân tộc, động viên mọi người ra sức thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc ; đồng thời đánh dấu một thắng lợi vẻ vang nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, một sự kiện quan trong của thời đại, Điều lệ này quy định chính sách khen thưởng tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cho quân, dân và cán bộ trong cả nước.
Điều 1
Đối tượng được xét khen thưởng.
Các đối tượng sau đây được xét khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến chống Mỹ, cứu nước :
1- Cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân, gồm quân đội và công an.
2- Cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước và cán bộ các đoàn thể,
Kể cả công nhân quốc phòng và thanh niên xung phong.
3- Cán bộ xã, phường, thôn, ấp, cán bộ hợp tác xã, tự vệ và dân quân du kích.
4- Những người không phải là cán bộ, chiến sĩ mà có thành tích kháng chiến chống mỹ, cứu nước.
Điều 2
Tiêu chuẩn để xét khen thưởng.
Tiêu chuẩn chung để xét khen thưởng đối với các đối tượng 1, 2, 3 nói trong Điều 1 là căn cứ vào thời gian tham gia kháng chiến và thành tích đóng góp của mỗi người :
A) Công tác tích cực và liên tục đến ngày 30-4-1975.
B) Từ ngày tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến nay không phạm sai lầm nghiêm trọng.
Điều 3
Thời gian để xét và mức khen thưởng.
1- Mốc thời gian để xét khen thưởng chung cho cả nước tính từ ngày 20-7-1954 đến ngày 30-4-1975.
2- Mức khen thưởng :
A) Mức khen thưởng chung :
- Huân chương kháng chiến hạng nhất tặng thưởng những người tham gia kháng chiến 20 năm.
- Huân chương kháng chiến hạng nhì tặng thưởng những người tham gia kháng chiến từ 15 năm đến dưới 20 năm,
- Huân chương kháng chiến hạng ba tặng thưởng những người tham gia kháng chiến từ 10 năm đến dưới 15 năm.
- Huy chương kháng chiến hạng nhất tặng thưởng những người tham gia kháng chiến từ 7 năm đến dưới 10 năm.
- Huy chương kháng chiến hạng nhì tặng thưởng những người tham gia kháng chiến từ 5 năm đến dưới 7 năm.
B) Cán bộ chủ chốt của xã, hợp tác xã được xét khen thưởng theo tiêu chuẩn chung nói trên ; đối với cán bộ, nhân viên khác trong các ban, ngành ở xã, phường, thôn, ấp, thì tiêu chuẩn thời gian để xét khen thưởng phải tăng thêm 2 năm so với tiêu chuẩn chung.
C) Các đối tượng được xét khen thưởng nếu chỉ hoạt động ở miền Bắc thì ít nhất phải tham gia phục vụ trong 1/3 thời kỳ chống chiến tranh phá hoại, tính từ ngày 5-8-1964 đến ngày 28-1-1973. Nếu có đủ thâm niên quy định trong Điều lệ, nhưng không có điều kiện nói trên, thì được khen thưởng thấp hơn một mức, so với tiêu chuẩn chung.
Điều 4
Những trường hợp được rút ngắn thời gian để xét khen thưởng.
Những trường hợp sau đây được rút ngắn thời gian để xét khen thưởng :
1- Được giảm 1/3 thời gian so với tiêu chuẩn chung : các đối tượng 1, 2, 3 trong Điều 1 đã phục vụ ở miền Nam hoặc ở Lào, Cam-pu-chia.
2- Được giảm 1/5 thời gian so với tiêu chuẩn chung :
A) Các đối tượng 1, 2, 3 trong Điều 1 đã phục vụ ở vùng thường xuyên có chiến sự ở miền Bắc ;
B) Cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân, công an nhân dân vũ trang, công an nhân dân, cán bộ, chiến sĩ tự vệ và du kích cơ động trực chiến do các ban chỉ huy quân sự huyện, thị xã, khu phố trực tiếp chỉ huy, và cán bộ, đội viên thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước phục vụ ở miền Bắc.
3- Đối với cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân, công an nhân dân vũ trang, công an nhân dân, du kích xã thoát ly tập trung và thanh niên xung phong, nếu chưa đủ thời gian tham gia kháng chiến để xét khen thưởng Huy chương kháng chiến hạng nhì, nhưng có tham dự cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 ở miền Nam, thì chỉ cần có thời gian tham gia kháng chiến được 1 năm cũng được tặng thưởng Huy chương kháng chiến hạng nhì.
Điều 5
Khen thưởng đối với các liệt sĩ và những người bị thương tật trong kháng chiến, những người đã về nghỉ hưu, hoặc đã từ trần trước ngày 30-4-1975 :
1- Đối với các liệt sĩ hy sinh trong thời kỳ từ sau ngày 20-7-1954 đến ngày 20-12-1960 ở miền Nam thì truy tặng Huân chương kháng chiến hạng nhất.
2- Đối với các liệt sĩ và những người bị thương tật xếp hạng 6, 7, 8 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thì mức khen thưởng thấp nhất là Huân chương kháng chiến hạng ba ; nếu có đủ tiêu chuẩn khen thưởng Huân chương kháng chiến hạng ba thì nâng lên hạng nhì ; nếu có đủ tiêu chuẩn khen thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhì thì nâng lên hạng nhất.
3- Đối với những người vì chiến đấu hoặc vì công tác mà bị thương tật, tàn phế, do đó phải nghỉ công tác và đối với những người về nghỉ hưu hoặc mất sức và những người đã từ trần trước ngày 30-4-1975 thì thời gian tham gia kháng chiến tính đến ngày nghỉ công tác hoặc đến ngày từ trần và căn cứ vào tiêu chuẩn chung mà xét khen thưởng hoặc truy tặng.
Điều 6
Khen thưởng đối với những người không phải là cán bộ, chiến sĩ mà có thành tích kháng chiến.
1- Việc xét khen thưởng phải căn cứ vào các thành tích :
A) Tham gia các hoạt động trực tiếp phục vụ chiến đấu, như : đấu tranh vũ trang, làm nòng cốt trong đấu tranh chính trị, vận động binh sĩ địch, đi liên lạc hoặc làm cơ sở liên lạc, làm công tác mật giao, chuyển đưa vũ khí, tài liệu, tin tức cho kháng chiến, đi dân công phục vụ tiền tuyến, bảo đảm giao thông vận tải, bảo vệ, nuôi giấu cán bộ, bộ đội.
B) ủng hộ của cải vật chất cho kháng chiến.
2- Mức khen thưởng quy định như sau :
A) Những người có công lao đặc biệt đối với kháng chiến hoặc có nhiều thành tích xuất sắc, thì được tặng thưởng Huân chương kháng chiến.
B) Những người có nhiều công lao đối với kháng chiến hoặc có thành tích xuất sắc, thì được tặng thưởng Huy chương kháng chiến.
C) Những người có thành tích ở dưới mức được tặng Huy chương kháng chiến sẽ do Hội đồng bộ trưởng quy định việc khen thưởng.
Điều 7
Khen thưởng đối với Việt kiều.
Việt kiều có thành tích tham gia, ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng được xét khen thưởng tuỳ theo sự đóng góp của mỗi người.
Điều 8
Khen thưởng các đơn vị và cá nhân có thành tích đặc biệt.
Đối với những đơn vị, địa phương có thành tích đặc biệt xuất sắc và những cá nhân có công lao to lớn, hoặc có những đóng góp lớn lao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà xét tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công.
Những người được tặng thưởng Huân chương nói trên vẫn được tặng thưởng Huân chương kháng chiến.
Quy định này được áp dụng cho cả những đơn vị, địa phương hoặc cá nhân có thành tích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp mà chưa được xét khen thưởng.
Điều 9
Xét và đề nghị khen thưởng.
Trong phạm vi trách nhiệm của mình, thủ trưởng các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, các đơn vị cơ sở có nhiệm vụ chỉ đạo và thực hiện việc xét khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến chống Mỹ, cứu nước theo các quy định trong Điều lệ này.
Các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương xét và đề nghị khen thưởng cho cán bộ, công nhân, viên chức và nhân dân thuộc địa phương mình quản lý.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng, các cơ quan khác của Nhà nước và các đoàn thể trung ương xét và đề nghị khen thưởng cho cán bộ, công nhân, viên chức và các bộ, chiến sĩ thuộc mình quản lý, kể cả ở các đơn vị trực thuộc trung ương đóng ở các địa phương.
Điều 10
Cơ quan quyết định khen thưởng.
Việc tặng thưởng các Huân chương kháng chiến do Hội đồng Nhà nước quyết định.
Việc tặng thưởng các Huy chương kháng chiến do Hội động bộ trưởng quyết định.
Điều 11
Hiệu lực thi hành.
Điều lệ này thay thế các quy định về việc khen thưởng Huân chương, Huy chương "Chống Mỹ, cứu nước" do Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ban hành ngày 31 tháng 10 năm 1974.
Những người đã được thưởng các Huân chương, Huy chương "Chống Mỹ, cứu nước", thì nay khai báo lại để xét thưởng Huân chương, Huy chương kháng chiến theo quy định của Điều lệ này.
Điều lệ này đã được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 29 tháng 9 năm 1981.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15602 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2048%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 48 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước;
1. Bổ nhiệm các đồng chí sau đây, tiếp tục giữ chức vụ Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
1) Huỳnh Viết Thắng;
2) Nguyễn Thị Ngọc Khanh;
3) Lê Phương Hằng.
2. Bổ nhiệm các đồng chí sau đây, tiếp tục giữ chức vụ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
1) Vũ Dư;
2) Hoàng Nam Hải;
3) Nguyễn Thị Chơn;
4) Nguyễn Bá Kim;
5) Vương Đăng Bôi;
6) Đào Duy Khánh;
7) Phạm Công;
8) Trần Sửu;
9) Nguyễn Văn Hạnh;
10) Dương Bình Ngạch;
11) Nguyễn Xuân Khởi;
12) Hồ Thị Xuân Hiền;
13) Đinh Viết Đào;
14) Bùi Thâu;
15) Hoàng Thị Trâm;
16) Nguyễn Trọng;
17) Phạm Như Phấn;
18) Trịnh Đình Thể;
19) Chu Văn Gia;
20) Nguyễn An Nhuế;
21) Nguyễn Quang;
22) Nguyễn Ngọc Giáp;
23) Lưu Tiến Hợp;
24) Hà Văn Thìn;
25) Tạ Đăng Khoa;
26) Nguyễn Thị Lê;
27) Nguyễn Hữu Lâm;
28) Nguyễn Lê Hưởng;
29) Trần Huy Lạc;
30) Hún Vi Định;
31) Nguyễn Quang Minh;
32) Nguyễn Thượng Hiền.
3. Bổ nhiệm các đồng chí sau đây, giữ chức vụ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
1) Bùi Bá Rạng;
2) Trần Thị Đức;
3) Mai Ngọc Trinh;
4) Triệu Đình Tần.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15603 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2049%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 49 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng;
Bổ nhiệm:
1. Đồng chí Hoàng Quốc Tín, Phó Vụ trưởng, giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Nhân dân xã hội chủ nghĩa Anbani thay đồng chí Dương Văn Trung về nước nhận công tác khác.
2. Đồng chí Phan Thị Minh Hiền, Phó Vụ trưởng, giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Na Uy, kiêm nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Đan Mạch và Cộng hòa Aixơlen thay đồng chí Nguyễn Đình Thành về nước nhận công tác khác.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15604 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2065%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 65 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 5 Nghị quyết số 01NQ/HĐNN7 ngày 06 tháng 7 năm 1981 của Hội đồng Nhà nước về tổ chức, nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
Theo đề nghị của đồng chí Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
Bổ nhiệm đồng chí Lê Trang, chuyên viên bậc 7 ở Bộ Ngoại giao, giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15605 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2066%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 66 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng;
Phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Cu-ba ký tại Hà Nội ngày 31 tháng 8 năm 1981.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15606 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2067%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 67 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 23 Luật quy định chế độ phục vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;
Bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thế Bôn, Thiếu tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam giữ chức vụ Tư lệnh Quân khu 4 thay đồng chí Hoàng Minh Thi đã từ trần.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15607 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20Quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20vi%E1%BB%87c%20x%C3%A9t%20v%C3%A0%20gi%E1%BA%A3i%20quy%E1%BA%BFt%20c%C3%A1c%20khi%E1%BA%BFu%20n%E1%BA%A1i%2C%20t%E1%BB%91%20c%C3%A1o%20c%E1%BB%A7a%20c%C3%B4ng%20d%C3%A2n%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam | Pháp lệnh Quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Để tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đối với nhân viên các cơ quan, tổ chức và đơn vị đó, nhằm góp phần xây dựng mối quan hệ đúng đắn giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể và quyền lợi chính đáng của công dân;
Để bảo đảm quyền khiếu nại và tố cáo của công dân;
Để xác định nghĩa vụ và nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng và ban lãnh đạo các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội, và đơn vị vũ trang nhân dân trong việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân;
Căn cứ vào Điều 73 và Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Pháp lệnh này quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân.
Điều 1
Công dân có quyền khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan nào của Nhà nước về những việc làm trái chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội, và đơn vị vũ trang nhân dân (dưới đây gọi tắt là cơ quan và tổ chức), hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan và tổ chức đó làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể và quyền lợi chính đáng của công dân.
Điều 2
Các cơ quan Nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân.
Các khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan, tổ chức hoặc nhân viên thuộc quyền quản lý của ngành hoặc cấp nào thì ngành hoặc cấp đó có trách nhiệm xét và giải quyết.
Điều 3
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo theo đúng chính sách, pháp luật, trong thời hạn quy định của Pháp lệnh này; phải xử lý nghiêm minh những người vi phạm; đề ra biện pháp sửa chữa những vi phạm và bảo đảm cho quyết định của mình được thi hành nghiêm chỉnh; phải tìm nguyên nhân gây ra việc khiếu nại, tố cáo để giúp cơ quan, tổ chức hoặc nhân viên thuộc quyền sửa chữa khuyết điểm, sai lầm và cải tiến công tác.
Cơ quan, tổ chức hoặc nhân viên bị khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm thi hành kịp thời các biện pháp nhằm sửa chữa những vi phạm, theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 4
Người bị thiệt hại có quyền được khôi phục danh dự và được bồi thường. Cơ quan, tổ chức hoặc nhân viên gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 5
Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo.
Điều 6
Thủ trưởng hoặc ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, khi thấy trong đơn vị mình xảy ra những vi phạm chính sách, pháp luật thì phải kịp thời giải quyết, để giảm bớt các khiếu nại, tố cáo.
Điều 7
Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở, trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc bao che cho người bị khiếu nại, tố cáo.
Điều 8
Công dân có thể gửi đơn hoặc trực tiếp đến cơ quan Nhà nước hữu quan để khiếu nại, tố cáo. Các cơ quan này có nhiệm vụ nhận đơn và tiếp đương sự.
Các cơ quan Nhà nước phải có chế độ định kỳ tiếp dân. Ngày, giờ và nơi tiếp phải được niêm yết công khai.
Điều 9
Cơ quan Nhà nước nhận khiếu nại, tố cáo phải ghi vào sổ nhận. Nếu đương sự đến trình bày miệng thì phải ghi đầy đủ nội dung sự việc, và bản ghi đó phải được đương sự ký xác nhận.
Nếu thấy việc khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền xét và giải quyết của mình, thì cơ quan nhận khiếu nại, tố cáo phải chuyển đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và báo cho đương sự biết trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận. Trong trường hợp đương sự trực tiếp đến khiếu nại, tố cáo thì hướng dẫn đương sự đến cơ quan có thẩm quyền.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải báo cho đương sự biết khi nhận được khiếu nại, tố cáo chuyển đến.
Điều 10
Các khiếu nại, tố cáo của công dân do các báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình chuyển đến, các tin tức, tài liệu công bố trên báo chí hoặc trên đài có liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo của công dân, phải được các cơ quan, tổ chức hữu quan xét và giải quyết theo quy định của Pháp lệnh này.
Điều 11
Cấm tiết lộ hoặc chuyển đơn tố cáo, bản sao đơn tố cáo, bản ghi lời tố cáo của đương sự cho cơ quan, tổ chức hoặc người bị tố cáo.
Không được chuyển các khiếu nại cho cơ quan, tổ chức hoặc người bị khiếu nại, nếu thấy có hại cho người khiếu nại.
Điều 12
Các khiếu nại đối với các nhân viên thuộc cơ quan, tổ chức nào thì thủ trưởng hoặc ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm xét và giải quyết.
Các khiếu nại đối với thủ trưởng hoặc ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức nào thì thủ trưởng hoặc ban lãnh đạo cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm xét và giải quyết.
Các khiếu nại đối với Chủ nhiệm hoặc Ban quản trị hợp tác xã, đối với Tập đoàn trưởng hoặc Ban quản lý tập đoàn sản xuất nào thì Uỷ ban nhân dân trực tiếp quản lý hợp tác xã, tập đoàn sản xuất đó có trách nhiệm xét và giải quyết.
Điều 13
Các tố cáo đối với nhân viên thuộc cơ quan, tổ chức nào thì thủ trưởng hoặc ban lãnh đạo cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm xét và giải quyết.
Các tố cáo đối với thủ trưởng hoặc ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức nào thì tuỳ tính chất sự việc, thủ trưởng hoặc ban lãnh đạo cấp trên trực tiếp hoặc cao hơn một cấp của cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm xét và giải quyết.
Các tố cáo đối với Chủ nhiệm hoặc Ban quản trị hợp tác xã, đối với Tập đoàn trưởng hoặc Ban quản lý tập đoàn sản xuất thì Uỷ ban nhân dân huyện hoặc cấp tương đương có trách nhiệm xét và giải quyết.
Điều 14
Sau khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đã giải quyết, nếu đương sự không đồng ý, thì có thể khiếu nại, tố cáo lên cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó.
Điều 15
Các cơ quan Nhà nước, khi xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo, có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp những tài liệu cần thiết. Cơ quan, tổ chức được yêu cầu có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó.
Uỷ ban nhân dân các cấp, trước khi giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công tác quản lý của cơ quan ngành dọc cấp trên nào, thì phải trao đổi ý kiến với cơ quan đó.
Các cơ quan ngành dọc cấp trên, trước khi giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công tác quản lý của Uỷ ban nhân dân cấp dưới nào, thì phải trao đổi ý kiến với Uỷ ban nhân dân đó.
Điều 16
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương có trách nhiệm xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo mà thủ trưởng cơ quan thuộc quyền hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp đã giải quyết, nhưng đương sự còn khiếu nại, tố cáo.
Điều 17
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng có trách nhiệm xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo mà thủ trưởng cơ quan thuộc quyền đã giải quyết, nhưng đương sự còn khiếu nại, tố cáo.
Điều 18
Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng có trách nhiệm xét và giải quyết:
A) Các khiếu nại, tố cáo đối với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương.
B) Các khiếu nại, tố cáo mà Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương đã xét và giải quyết, nhưng phát hiện có sai lầm.
Điều 19
Chủ nhiệm Uỷ ban thành tra của Chính phủ có trách nhiệm:
A) Xem xét và trình Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng giải quyết các khiếu nại, tố cáo về việc làm trái chính sách, pháp luật của thủ trưởng các ngành ở trung ương hoặc của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương.
B) Xem xét và kiến nghị giải quyết lại hoặc trình Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng giải quyết các khiếu nại, tố cáo mà Bộ trưởng, Chủ nhiệm uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương đã giải quyết, những phát hiện có sai lầm.
Chủ nhiệm Uỷ ban thanh tra các địa phương, Trưởng ban thanh tra các ngành có trách nhiệm giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, thủ trưởng ngành xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo quy định ở Điều 16 và Điều 17 của Pháp lệnh này.
Điều 20
Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp có trách nhiệm xét và giải quyết, theo thủ tục do pháp luật quy định, các khiếu nại, tố cáo về những việc thuộc thẩm quyền của mình.
Điều 21
Các đoàn thể nhân dân và tổ chức khác có trách nhiệm xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với thành viên trong đoàn thể hoặc tổ chức, theo quy định của pháp luật và điều lệ hoạt động của mình.
Đối với các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước thì phải kịp thời chuyển đến các cơ quan đó xét và giải quyết.
Điều 22
Các khiếu nại thuộc quyền xét và giải quyết của cấp xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị cơ sở khác phải được xét và giải quyết chậm nhất không quá một tháng kể từ ngày nhận; đối với các cấp khác thì chậm nhất không quá ba tháng.
Điều 23
Các tố cáo thuộc quyền xét và giải quyết của cấp xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị cơ sở khác phải được xét và giải quyết chậm nhất không quá hai tháng kể từ ngày nhận; đối với các cấp khác thì chậm nhất không quá sáu tháng.
Điều 24
Đối với những việc phức tạp phải điều tra lâu thì cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo phải báo cáo lên cơ quan cấp trên trực tiếp để xin gia hạn, nhưng không được quá gấp đôi thời hạn đã quy định ở Điều 22 và Điều 23 của Pháp lệnh này, và sau khi được cơ quan cấp trên đồng ý, phải báo cho đương sự biết việc gia hạn đó.
Điều 25
Hội đồng bộ trưởng quản lý trong phạm vi cả nước công tác xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các ngành, các cấp trong việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng có trách nhiệm quản lý, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan thuộc quyền trong việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân.
Uỷ ban nhân dân quản lý trong phạm vi địa phương mình việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan thuộc quyền trong việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo.
Điều 26
Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân nhận được các khiếu nại, tố cáo của công dân có trách nhiệm nghiên cứu và chuyển đến cơ quan Nhà nước hữu quan, theo dõi việc giải quyết và báo cho đương sự biết kết quả.
Cơ quan Nhà nước hữu quan phải báo cho đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân biết kết quả giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân do đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân chuyển đến.
Điều 27
Chủ nhiệm Uỷ ban thanh tra của Chính phủ, Chủ nhiệm Uỷ ban thanh tra các cấp, Trưởng ban thanh tra các ngành có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thi hành chế độ tiếp nhận, xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân ở các cấp, các ngành; có quyền yêu cầu các cơ quan hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết nhằm chấm dứt các vi phạm đã dẫn đến khiếu nại, tố cáo. Cơ quan được yêu cầu phải trả lời cơ quan thanh tra trong thời hạn mười lăm ngày.
Điều 28
Hội đồng bộ trưởng, Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo thường kỳ trước Hội đồng Nhà nước về công tác xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân.
Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân báo cáo thường kỳ trước Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân ở địa phương.
Điều 29
Viện kiểm sát nhân dân các cấp có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, tổ chức trong công tác xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân.
Điều 30
Người nào có trách nhiệm nhận, chuyển, xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân mà không chấp hành các quy định của Pháp lệnh này thì bị xử lý theo kỷ luật hành chính.
Điều 31
Người nào phạm một trong những tội sau đây thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
A) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo, hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo.
B) Có trách nhiệm chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo mà cố tình không chấp hành, gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.
Điều 32
Người nào có hành vi trả thù người khiếu nại, tố cáo thì bị phạt tù từ sáu tháng đến sáu năm; nếu hành vi trả thù là tội phạm mà pháp luật quy định hình phạt nặng hơn thì bị xử phạt theo pháp luật đó.
Điều 33
Người nào lợi dụng quyền khiếu nại và tố cáo, cố ý xuyên tạc sự thật, vu cáo người khác hoặc vu cáo cơ quan, tổ chức thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Điều 34
Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Hội đồng bộ trưởng, Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
Pháp lệnh Việt Nam |
15608 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2097%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 97 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng;
Phê chuẩn Công ước về loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 18 tháng 12 năm 1979 và Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Ngày 29 Tháng 7 Năm 1980 với điều bảo lưu : Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không chịu sự ràng buộc của khoản 1 Điều 29 của Công ước nói trên.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15609 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20th%C3%B4ng%20qua%20d%E1%BB%B1%20to%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201982 | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 1982 | - Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
- Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Bộ trưởng về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và dự toán ngân sách nhà nước năm 1982;
- Sau khi nghe thuyết trình của Ủy ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách của Quốc hội và ý kiến của đại biểu Quốc hội;
1. Thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 1982 với:
- Tổng số thu là: bốn mươi tám tỷ, hai trăm năm mươi triệu đồng (48.250.000.000 đồng);
- Tổng số chi là: năm mươi hai tỷ, hai trăm năm mươi triệu đồng (52.250.000.000 đồng).
Trong quá trình thực hiện, dự toán ngân sách nhà nước, cần ra sức phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, lấy tăng thu làm biện pháp chính; nếu gặp khó khăn, không giữ được mức bội chi nói trên thì phải phấn đấu hạn chế số bội chi ở mức thấp nhất và phải báo cáo với Hội đồng Nhà nước.
2. Hội đồng Bộ trưởng cần chỉ đạo chặt chẽ các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở hoàn thành và hoàn thành vượt mức những chỉ tiêu kế hoạch nhà nước và ngân sách nhà nước năm 1982 đã được Quốc hội thông qua.
Cần tập trung sức sắp xếp lại sản xuất nhằm đẩy mạnh sản xuất, nhất là những sản phẩm chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, những sản phẩm đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Tăng cường chỉ đạo và kiểm tra việc sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm và chi phí lưu thông.
Tăng cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh thu mua nắm nguồn hàng vào tay Nhà nước, quản lý thị trường, làm tốt công tác vật giá, chống đầu cơ buôn lậu; và tăng cường tài chính nhà nước, chống thất thu về thuế và nợ, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ thu thuế công thương nghiệp và thuế nông nghiệp năm 1982 đúng chính sách.
Triệt để tiết kiệm trong sản xuất, xây dựng, quản lý và tiêu dùng. Thực hiện đúng phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, y tế, thể dục thể thao.
3. Hội đồng Bộ trưởng cần chỉ đạo các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh chế độ tài chính thống nhất của Nhà nước; nghiêm cấm việc tự đặt ra chế độ thu chi trái với quy định chung, lập và duy trì các quỹ trái phép; phải phản ánh đầy đủ mọi khoản thu, chi vào ngân sách nhà nước. Đồng thời, xúc tiến việc phân cấp ngân sách trên cơ sở bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Trung ương, đề cao trách nhiệm và phát huy tính chủ động và quyền tự chủ về tài chính của các ngành, các địa phương và đơn vị cơ sở.
Bộ Tài chính, các ngành, các cấp phải tăng cường công tác kiểm tra và thanh tra tài chính, đưa công tác quản lý tài chính vào nền nếp.
4. Ủy ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách của Quốc hội có nhiệm vụ giúp Quốc hội và Hội đồng Nhà nước tăng cường giám sát các ngành, các cấp nghiêm chỉnh thực hiện các chỉ tiêu thu, chi của ngân sách nhà nước đã được Quốc hội thông qua, góp phần vào việc tăng thu, tiết kiệm chi và thực hiện thống nhất quản lý tài chính.
Các đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ động viên các xí nghiệp, hợp tác xã và các tầng lớp nhân dân hăng hái sản xuất và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 28 tháng 6 năm 1982.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15610 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20Quy%E1%BA%BFt%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20c%E1%BB%A7a%20H%E1%BB%99i%20%C4%91%E1%BB%93ng%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20c%E1%BB%AD%20v%C3%A0%20mi%E1%BB%85n%20nhi%E1%BB%87m%20m%E1%BB%99t%20s%E1%BB%91%20th%C3%A0nh%20vi%C3%AAn%20c%E1%BB%A7a%20H%E1%BB%99i%20%C4%91%E1%BB%93ng%20B%E1%BB%99%20tr%C6%B0%E1%BB%9Fng | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn Quyết định của Hội đồng Nhà nước về việc cử và miễn nhiệm một số thành viên của Hội đồng Bộ trưởng | Căn cứ vào Điều 83 và Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt - Nam;
Theo đề nghị của Hội đồng Nhà nước;
Phê chuẩn Nghị quyết số 166 NQ/HĐNN7 ngày 23 tháng 04 năm 1982 và Nghị quyết số 200 NQ/HĐNN7 ngày 16 tháng 06 năm 1982 của Hội đồng Nhà nước về việc cử và miễn nhiệm một số thành viên của Hội đồng Bộ trưởng.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa VII, kỳ họp thứ 3, thông qua ngày 28 tháng 06 năm 1982.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15611 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20x%C3%A1c%20nh%E1%BA%ADn%20t%C6%B0%20c%C3%A1ch%20%C4%91%E1%BA%A1i%20bi%E1%BB%83u%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20c%E1%BB%A7a%206%20%C4%91%E1%BA%A1i%20bi%E1%BB%83u%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20b%E1%BA%A7u%20b%E1%BB%95%20sung%20v%C3%A0o%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20kh%C3%B3a%20VII | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội của 6 đại biểu được bầu bổ sung vào Quốc hội khóa VII | Căn cứ vào Điều 88 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 7 của Luật Tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
Sau khi nghe Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội báo cáo về kết quả việc thẩm tra tư cách đại biểu của 6 đại biểu mới được bầu bổ sung vào Quốc hội khoá VII;
Xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội của:
1- Đồng chí Hoàng Cầm, đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá.
2- Đồng chí Tô Đình Cơ, đại biểu Quốc hội tỉnh Nghĩa Bình.
3- Đồng chí Đặng Hồi Xuân, đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng.
4- Đồng chí Châu Ninh, đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang.
5- Đồng chí Quang Trung, đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La.
6- Đồng chí Phạm Xong tức Phạm Hồng, đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai - Kon Tum.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, kỳ họp thứ 4, thông qua ngày 20 tháng 12 năm 1982.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15612 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20th%C3%B4ng%20qua%20nhi%E1%BB%87m%20v%E1%BB%A5%20k%E1%BA%BF%20ho%E1%BA%A1ch%20kinh%20t%E1%BA%BF%20-%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20n%C4%83m%201983 | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội năm 1983 | Căn cứ vào Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Bộ trưởng về tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1982, về phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội năm 1983 và mức phấn đấu đến năm 1985;
Sau khi nghe thuyết trình của Hội đồng dân tộc, của các Uỷ ban thường trực của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội:
1- Tán thành báo cáo của Hội đồng Bộ trưởng về tình về tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1982, về phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế - xã hội năm 1983 và mức phấn đấu đến năm 1985.
2- Thông qua kế hoạch Nhà nước năm 1983 với những chỉ tiêu chủ yếu sau đây:
- Giá trị tổng sản lượng công nghiệp (kể cả tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp) tăng 10% so với năm 1982.
- Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng 9% so với năm 1982.
- Tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn tập trung của Nhà nước tăng 19% so với năm 1982.
- Khối lượng hàng hóa vận tải trong nước tăng 9% về tấn và 16% về tấn/km so với năm 1982.
- Giá trị hàng hoá xuất khẩu tăng 51% so với năm 1982.
- Tổng sản lượng lương thực quy ra thóc 17 triệu tấn.
- Lương thực Nhà nước huy động 3,6 triệu tấn.
- Diện tích trồng cây công nghiệp 875 nghìn ha.
- Diện tích rừng mới trồng 55 nghìn ha.
- Đàn lợn 11,6 triệu con.
- Đàn trâu, bò 4,46 triệu con.
- Sản lượng điện phát ra 4,37 tỷ KWh.
- Sản lượng than sạch 6,5 triệu tấn.
- Sản lượng xi-măng 1 - 1,2 triệu tấn.
- Sản lượng gỗ khai thác 1,4 triệu m3.
- Sản lượng vải 260 triệu mét.
- Sản lượng giấy 50 nghìn tấn.
- Sản lượng đường mía 238 nghìn tấn.
- Sản lượng cá 640 nghìn tấn.
Trong đó cá biển 450 nghìn tấn.
- Số học sinh phổ thông đầu năm học 1983-1984 12.269 nghìn người
- Số học sinh tuyển mới để đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật 108 nghìn người.
- Số giường bệnh 194,6 nghìn cái.
- Tổng giá trị hàng hóa bán lẻ thuộc thị trường có tổ chức tăng 11% so với năm 1982.
3- Giao trách nhiệm cho Hội đồng Bộ trưởng thi hành những biện pháp tích cực và thiết thực để sắp xếp lại sản xuất và xây dựng, khai thác tiềm năng lao động, đất đai, rừng, biển, năng lực sản xuất, và lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật hiện có và lợi thế của thời tiết, khí hậu; tăng cường lực lượng mọi mặt của kinh tế quốc doanh, phát triển kinh tế tập thể, khuyến khích kinh tế gia đình phát triển đúng hướng, đẩy mạnh cải tạo Xã hội chủ nghĩa; tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa; xác lập trật tự Xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực phân phối, lưu thông, giải quyết tốt các vấn đề cấp bách về đời sống, bảo đảm cung cấp các mặt hàng theo định lượng cho cán bộ, công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang; xúc tiến mọi công tác chuẩn bị để sớm cải tiến chế độ tiền lương; làm tốt công tác xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện; đổi mới cơ chế kế hoạch hoá, tăng cường sự chỉ đạo thống nhất của Hội đồng Bộ trưởng đồng thời phát huy tính chủ động đi đôi với đề cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức và kỷ luật của các ngành, các địa phương và đơn vị cơ sở: cải tiến công tác tổ chức, quản lý và điều hành; kết hợp kinh tế với quốc phòng; đẩy mạnh cuộc vận động sinh để có kế hoạch; làm chuyển biến tốt hơn nữa tình hình kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta tiến lên mạnh mẽ, thực hiện thắng lợi các Nghị quyết Đại hội lần thứ V của Đảng cộng sản Việt Nam và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
4- Quốc hội kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước nêu cao tinh thần yêu nước Xã hội chủ nghĩa, ý chí tự lực tự cường và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, phát huy tinh thần làm chủ tập thể Xã hội chủ nghĩa; hăng hái thi đua Xã hội chủ nghĩa, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế, thực hành tiết kiệm; sống lành mạnh, kiên quyết đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong kinh tế và xã hội; luôn luôn cảnh giác, làm thất bại cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt của bọn bành trướng và bá quyền Trung Quốc câu kết với đế quốc Mỹ; ra sức phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước năm 1983; giành nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
5- Uỷ ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban thường trực khác của Quốc hội có nhiệm vụ giúp Quốc hội và Hội đồng Nhà nước giám sát chặt chẽ các ngành, các cấp nghiêm chỉnh thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước đã được Quốc hội thông qua.
Các đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ động viên các cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã và các tầng lớp nhân dân hăng hái sản xuất, thực hành tiết kiệm, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước và thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa VII, kỳ họp thứ 4, thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1982.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15613 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20th%C3%B4ng%20qua%20d%E1%BB%B1%20to%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201983 | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 1983 | Căn cứ vào Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Bộ trưởng về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 1982 và dự toán ngân sách Nhà nước năm 1983;
Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội;
1. Thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 1983 với:
- Tổng số thu là năm mươi chín tỷ, một trăm triệu đồng (59.100.000.000 đồng);
- Tổng số chi là sáu mươi hai tỷ, một trăm triệu đồng (62.100.000.000 đồng).
2. Trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 1983, các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở cần ra sức tăng thu và tiết kiệm chi, kiên quyết sắp xếp các khoản chi trong phạm vi ngân sách được duyệt; phải lấy tăng thu làm biện pháp chính để đáp ứng các nhu cầu chi chưa dự kiến, góp phần hạn chế và giảm bội chi ngân sách.
Hội đồng Bộ trưởng cần tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính thống nhất của Nhà nước; đồng thời tiến hành phân cấp quản lý ngân sách, phát huy tính chủ động đúng đắn của các địa phương.
3. Ủy ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách của Quốc hội có nhiệm vụ giúp Quốc hội và Hội đồng Nhà nước giám sát chặt chẽ các ngành, các cấp nghiêm chỉnh thực hiện các chỉ tiêu thu, chi của ngân sách nhà nước đã được Quốc hội thông qua.
Các đại biểu Quốc hội có nhiệm vụ động viên các cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã và các tầng lớp nhân dân hăng hái sản xuất, thực hành tiết kiệm, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước và thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, kỳ họp thứ 4, thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1982.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15614 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20t%E1%BB%95ng%20quy%E1%BA%BFt%20to%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201981 | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1981 | Căn cứ vào Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Bộ trưởng về tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1981;
Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc hội;
Phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1981 như sau:
- Tổng số thu là hai mươi hai tỷ, bảy trăm tám mươi sáu triệu, chín trăm mười chín nghìn, bốn trăm năm mươi mốt đồng (22.786.919.451 đồng).
- Tổng số chi là hai mươi sáu tỷ, chín trăm mười bốn triệu, sáu trăm hai mươi nghìn, hai trăm chín mươi bốn đồng (26.914.620.294 đồng).
- Bội chi là bốn tỷ, một trăm hai mươi bảy triệu, bảy trăm nghìn, tám trăm bốn mươi ba đồng (4.127.700.843 đồng).
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, kỳ họp thứ 4, thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1982.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15615 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20%E1%BB%A7y%20quy%E1%BB%81n%20cho%20H%E1%BB%99i%20%C4%91%E1%BB%93ng%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20s%E1%BB%ADa%20%C4%91%E1%BB%95i%20c%C3%A1c%20th%E1%BB%A9%20thu%E1%BA%BF | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc ủy quyền cho Hội đồng Nhà nước sửa đổi các thứ thuế | Căn cứ vào Điều 83 và Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Sau khi nghe Hội đồng bộ trưởng báo cáo và đề nghị sửa đổi các thứ thuế;
Uỷ quyền cho Hội đồng Nhà nước sửa đổi những quy định hiện hành về các thứ thuế cho phù hợp với tình hình mới.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VII, kỳ họp thứ 4, thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1982.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15616 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20s%C3%A1p%20nh%E1%BA%ADp%20huy%E1%BB%87n%20Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20Sa%20thu%E1%BB%99c%20t%E1%BB%89nh%20%C4%90%E1%BB%93ng%20Nai%20v%C3%A0o%20t%E1%BB%89nh%20Ph%C3%BA%20Kh%C3%A1nh | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc sáp nhập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai vào tỉnh Phú Khánh | Căn cứ vào Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Hội đồng Bộ trưởng, và sau khi nghiên cứu ý kiến của Hội đồng Nhân dân tỉnh Đồng Nai và Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Khánh.
Sáp nhập huyện Trường - Sa thuộc tỉnh Đồng Nai vào tỉnh Phú Khánh.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, kỳ họp thứ 4, thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1982.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15617 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20H%E1%BB%99i%20%C4%91%E1%BB%93ng%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20th%C3%A0nh%20l%E1%BA%ADp%20%E1%BB%A6y%20ban%20h%E1%BB%A3p%20t%C3%A1c%20kinh%20t%E1%BA%BF%2C%20v%C4%83n%20h%C3%B3a%20v%E1%BB%9Bi%20L%C3%A0o%20v%C3%A0%20Campuchia%20v%C3%A0%20c%E1%BB%AD%20m%E1%BB%99t%20s%E1%BB%91%20th%C3%A0nh%20vi%C3%AAn%20c%E1%BB%A7a%20H%E1%BB%99i%20%C4%91%E1%BB%93ng%20B%E1%BB%99%20tr%C6%B0%E1%BB%9Fng | Nghị quyết phê chuẩn Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước về việc thành lập Ủy ban hợp tác kinh tế, văn hóa với Lào và Campuchia và cử một số thành viên của Hội đồng Bộ trưởng | Căn cứ vào Điều 83 và Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt - Nam;
Theo đề nghị của Hội đồng Nhà nước;
Phê chuẩn các Nghị quyết dưới đây của Hội đồng Nhà nước:
- Nghị quyết số 252 NQ/HĐNN7 ngày 30 tháng 11 năm 1982 về việc thành lập Uỷ ban hợp tác kinh tế, văn hoá với Lào và Campuchia;
- Nghị quyết số 253 NQ/HĐNN7 ngày 30 tháng 11 năm 1982 về việc cử đồng chí Đặng Thí giữ chức vụ Chủ nhiệm Uỷ ban hợp tác kinh tế, văn hoá với Lào và Campuchia;
- Nghị quyết số 243 NQ/HĐNN7 ngày 30 tháng 10 năm 1982 về việc cử đồng chí Đỗ Quốc Sam giữ chức vụ Chủ nhiệm Uỷ ban xây dựng cơ bản Nhà nước.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, kỳ họp thứ 4, thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1982.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15618 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20Tr%E1%BB%ABng%20tr%E1%BB%8B%20c%C3%A1c%20t%E1%BB%99i%20%C4%91%E1%BA%A7u%20c%C6%A1%2C%20bu%C3%B4n%20l%E1%BA%ADu%2C%20l%C3%A0m%20h%C3%A0ng%20gi%E1%BA%A3%2C%20kinh%20doanh%20tr%C3%A1i%20ph%C3%A9p%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam | Pháp lệnh Trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Để ngăn chặn các hành động vi phạm chính sách quản lý thị trường, góp phần đẩy mạnh sản xuất, ổn định vật giá và bảo đảm đời sống nhân dân;
Căn cứ vào Điều 35 và Điều 100 của Hiến Pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Pháp lệnh này quy định việc trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép.
Điều 1
Mọi hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép đều phải được xử lý kịp thời và nghiêm minh.
Nghiêm cấm việc bao che người phạm tội.
Các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân, khi thấy có hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, đều có quyền và nghĩa vụ phát hiện với các cơ quan hoặc nhân viên Nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn và xử lý.
Điều 2. Tội đầu cơ.
1- Người nào lợi dụng những khó khăn về kinh tế hoặc tạo ra những khó khăn đó, mua vét hàng hoá, lương thực, vật tư, các loại tem, phiếu, vé, giấy tờ có giá trị phân phối hàng hoá, vật tư hoặc cung ứng dịch vụ, nhằm thu lợi bất chính, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm và bị phạt tiền gấp ba lần trị giá hàng phạm pháp.
2- Phạm tội đầu cơ xăng dầu, thuốc chữa bệnh do Nhà nước thống nhất quản lý hoặc phạm tội trong trường hợp nghiêm trong quy định ở khoản 1, Điều 9 Pháp lệnh này thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm, bị phạt tiền từ ba lần đến năm lần trị giá hàng phạm pháp, và có thể bị tịch thu một phần tài sản.
3- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng quy định ở khoản 2, Điều 9 Pháp lệnh này thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân, bị phạt tiền từ năm lần đến mười lần trị giá hàng phạm pháp, và có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 3. Tội buôn lậu, tàng trữ hàng cấm.
1- Người nào buôn lậu, tàng trữ vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ, vật tư kỹ thuật hoặc các loại hàng khác mà Nhà nước cấm buôn bán, tàng trữ thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm và bị phạt tiền gấp ba lần trị giá hàng phạm pháp.
2- Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng quy định ở khoản 1, Điều 9 Pháp lệnh này thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm, bị phạt tiền từ ba lần đến năm lần trị giá hàng phạm pháp, và có thể bị tịch thu một phần tài sản.
3- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng quy định ở khoản 2, Điều 9 Pháp lệnh này thì bị phạt tù từ tám năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân, bị phạt tiền từ năm lần đến mười lần trị giá hàng phạm pháp, và có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 4. Tội buôn lậu hoặc vận cuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.
1- Người nào buôn bán trái phép hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm và bị phạt tiền gấp ba lần trị giá hàng phạm pháp.
2- Phạm tội buôn bán hoặc vận chuyển hàng hoá thuộc loại cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng quy định ở khoản 1, Điều 9 Pháp lệnh này thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm, bị phạt tiền từ ba lần đến năm lần trị giá hàng phạm pháp, và có thể bị tịch thu một phần tài sản.
3- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng quy định ở khoản 2, Điều 9 Pháp lệnh này thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân, bị phạt tiền từ năm lần đến mười lần trị giá hàng phạm pháp, và có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 5. Tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả.
1- Người nào làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả nhằm thu lợi bất chính, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm và bị phạt tiền từ năm nghìn đồng (5.000đ) đến năm vạn đồng (50.000đ).
2- Phạm tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, hoặc phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng quy định ở khoản 1, Điều 9 Pháp lệnh này thì bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm, bị phạt tiền đến năm mươi vạn đồng (500.000đ), và có thể bị tịch thu một phần tài sản.
3- Phạm tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả có chất độc hại hoặc các chất khác có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng của người tiêu dùng, hoặc phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng quy định ở khoản 2, Điều 9 Pháp lệnh này thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân, bị phạt tiền đến một triệu đồng (1.000.000đ), và có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 6. Tội kinh doanh trái phép.
1- Người nào kinh doanh không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung được phép, trốn thuế, không niêm yết giá, nâng giá cao hơn giá niêm yết, không đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hoá hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa dối cơ quan Nhà nước và người tiêu dùng thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ ba tháng đến hai năm, hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm, và bị phạt tiền gấp ba lần trị giá hàng phạm pháp.
2- Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng quy định ở khoản 1, Điều 9 Pháp lệnh này thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm và bị phạt tiền từ ba lần đến năm lần trị giá hàng phạm pháp.
Điều 7. Tội bao che người phạm tội.
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố tình cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm các tội ghi trong Pháp lệnh này thì bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Trong trường hợp có hành động đàn áp, trả thù người phát hiện hoặc tố giác người phạm tội thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.
Nếu vì mục đích thu lợi bất chính mà bao che người phạm tội thì, tuỳ hành vi cụ thể, bị coi là cùng phạm tội và bị xử phạt theo các Điều 2, 3, 4, 5, 6 Pháp lệnh này hoặc bị xử phạt theo Pháp lệnh ngày 20 tháng 5 năm 1981 trừng trị tội hối lộ.
Điều 8. Hình phạt nặng nhất đối với những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Người nào phạm các tội quy định ở các Điều 2, 3, 4, 5, trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng quy định ở khoản 2, Điều 9 Pháp lệnh này, thì có thể bị tử hình.
Điều 9. Những trường hợp nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng cần xử nặng.
1- Những trường hợp nghiêm trọng là:
A) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệm hoặc tái phạm;
B) Đầu cơ, tàng trữ, buôn lậu hàng hoá có số lượng hoặc giá trị lớn, hoặc đã thu lợi bất chính lớn;
C) Lợi dụng thiên tai hoặc chiến tranh để phạm tội;
D) Phạm tội có tổ chức;
Đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan Nhà nước hay tổ chức xã hội để phạm tội;
E) Có hành động chống lại cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ;
2- Những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng là:
A) Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc dân hoặc sức khoẻ, tính mạng của người khác;
B) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng đến an ninh, quốc phòng;
C) Phạm tội tập trung nhiều tình tiết nghiêm trọng nói ở khoản 1 của Điều này.
Điều 10. Những trường hợp giảm nhẹ hoặc miễn hình phạt.
1- Tội phạm chưa bị phát giác mà người phạm tội thành thật thú tội với cơ quan Nhà nước, khai rõ hành động của mình và đồng bọn thì có thể được miễn hình phạt; nếu phạm tội nghiêm trọng thì được giảm nhẹ hình phạt.
2- Trước khi bị xét xử, người phạm tội tự nguyện giao nộp cho Nhà nước đầy đủ hàng hoá, vật tư và phương tiện phạm pháp, thì được giảm nhẹ hình phạt.
Điều 11. Những trường hợp xử lý bằng biện pháp hành chính.
Những vi phạm nhỏ chưa đến mức phải truy tố trước Toà án theo các điều quy định về tội phạm Trong Pháp lệnh này thì bị xử lý bằng biện pháp hành chính theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.
Điều 12. Khen thưởng.
Người có công trong việc chống đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép được xét khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước. Ngoài ra, tuỳ theo tính chất của vụ án và công lao đóng góp của mỗi người còn được thưởng một khoản tiền từ 5% đến 10% trị giá hàng hoá tịch thu hoặc tiền phạt, nhưng mức thưởng cao nhất đối với mỗi vụ không quá năm vạn đồng (50.000đ), đối với mỗi người không quá một vạn đồng (10.000đ).
Điều 13
1- Đối với những tội phạm đã được phát hiện trước ngày công bố Pháp lệnh này mà chưa bị xét xử thì xét xử theo Pháp lệnh này.
2- Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bị bãi bỏ.
Pháp lệnh Việt Nam |
15620 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20B%E1%BA%A3o%20v%E1%BB%87%20t%C3%A0i%20li%E1%BB%87u%20l%C6%B0u%20tr%E1%BB%AF%20qu%E1%BB%91c%20gia%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam | Pháp lệnh Bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Tài liệu lưu trữ quốc gia là di sản của dân tộc, có giá trị đặc biệt đối với việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Để bảo vệ an toàn và sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ quốc gia;
Để đề cao trách nhiệm và kỷ luật của các cơ quan Đảng và Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân dối với việc bảo vệ, quản lý và sử dụng tài liệu lưu trữ quốc gia.
Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Pháp lệnh này qui định việc bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia.
Điều 1
Tài liệu lưu trữ quốc gia là tài liệu có giá trị về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, giáo dục, xã hội, khoa học, kỹ thuật, được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và các nhân vật, trải qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc Việt Nam, phục vụ việc nghiên cứu lịch sử, khoa học và công tác thực tiễn.
Tài liệu lưu trữ quốc gia phải là bản chính của văn kiện hoặc tài liệu khác ghi trên giấy, phim, ảnh, băng, đĩa ghi âm, hoặc bằng các phương pháp ghi tin khác; trong trường hợp không còn bản chính mới được thay thế bằng bản sao có giá trị như bản chính.
Điều 2
Tài liệu lưu trữ quốc gia thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý theo nguyên tắc tập trung, thống nhất; không một cơ quan, tập thể hoặc cá nhân nào được chiếm làm của riêng.
Nghiêm cấm việc mua bán, trao đổi, cất giữ, tiêu huỷ trái phép tài liệu lưu trữ quốc gia hoặc sử dụng vào các mục đích trái với lợi ích của Nhà nước.
Điều 3
Tài liệu riêng của các cá nhân, gia đình, giòng họ và tập thể có giá trị như nói ở Điều 1 của Pháp lệnh này được Nhà nước đăng ký và bảo hộ, các cơ quan lưu trữ hướng dẫn, giúp đỡ về mặt bảo quản.
Nhà nước khuyến khích việc ký gửi, tặng tài liệu đó vào các cơ quan lưu trữ Nhà nước, cấm chuyển ra nước ngoài dưới mọi hình thức; trong trường hợp muốn bán thì chỉ được bán cho cơ quan lưu trữ Nhà nước.
Điều 4
Các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân Việt Nam có nghĩa vụ bảo vệ các tài liệu lưu trữ quốc gia và chấp hành nghiêm chỉnh mọi chế độ, quy định của Nhà nước về các tài liệu đó.
Điều 5
Tài liệu lưu trữ quốc gia phải được bảo quản trong các cơ quan lưu trữ Nhà nước.
Căn cứ vào tính chất, ý nghĩa của tài liệu lưu trữ quốc gia, Nhà nước phân cấp cho cơ quan lưu trữ Nhà nước trung ương, địa phương hoặc chuyên ngành tập trung bảo quản.
Đối với những tài liệu đặc biệt quý, hiếm, tuyệt mật, phải lập bản sao để bảo hiểm và phải được bảo quản, sử dụng theo chế độ đặc biệt do Hội đồng bộ trưởng quy định.
Điều 6
Các cơ quan lưu trữ Nhà nước, trong phạm vi được phân cấp quản lý, phải thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo đảm sự toàn vẹn của tài liệu lưu trữ quốc gia.
Điều 7
Thủ trưởng các ngành từ trung ương đến cơ sở, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, trong phạm vi quyền hạn của mình, có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ quốc gia.
Điều 8
Các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, trong quá trình hoạt động, phải tổ chức công tác lập hồ sơ và lưu trữ hồ sơ trong cơ quan, đơn vị; đến thời hạn nộp lưu thì phải nộp vào các cơ quan lưu trữ trữ Nhà nước theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.
Điều 9
Việc lựa chọn những tài liệu lưu trữ quốc gia để bảo quản và loại ra những tài liệu hết giá trị để tiêu huỷ phải do Hội đồng xác định giá trị tài liệu lưu trữ quyết định, theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.
Điều 10
Cấm mang tài liệu lưu trữ quốc gia ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp có giấy phép của cơ quan được Hội đồng bộ trưởng uỷ nhiệm và chỉ được mang bản sao.
Điều 11
Các cơ quan của Đảng và Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân được sử dụng tài liệu lưu trữ quốc gia để phục vụ các nhu cầu công tác và nghiên cứu khoa học.
Công dân Việt Nam được sử dụng tài liệu lưu trữ quốc gia vào các nhu cầu chính đáng theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.
Điều 12
Việc sử dụng và công bố tài liệu lưu trữ quốc gia phải phục vụ đường lối, chính sách và bảo đảm bí mật của Đảng và Nhà nước.
Chế độ sử dụng và công bố tài liệu lưu trữ quốc gia do Hội đồng bộ trưởng quy định.
Điều 13
Người nước ngoài muốn nghiên cứu và sử dụng tài liệu lưu trữ quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được Hội đồng bộ trưởng cho phép.
Điều 14
Các cơ quan lưu trữ Nhà nước trung ương thuộc Hội đồng bộ trưởng có trách nhiệm quản lý tập trung, thống nhất công tác lưu trữ; xây dựng các chế độ quản lý, chế độ nghiệp vụ lưu trữ; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các chế độ đó trong cả nước; quản lý các cơ quan nghiên cứu khoa học lưu trữ, các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lưu trữ; trực tiếp quản lý các tài liệu lưu trữ có ý nghĩa toàn quốc.
Điều 15
Cơ quan lưu trữ ở các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng, dưới sự chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan, quản lý công tác và tài liệu lưu trữ trong ngành và các đơn vị trực thuộc.
Cơ quan lưu trữ thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp, quản lý công tác lưu trữ và tài liệu lưu trữ trong địa phương.
Điều 16.
Tổ chức, biên chế của các cơ quan lưu trữ Nhà nước do Hội đồng bộ trưởng quy định.
Điều 17
Cơ quan, tập thể và cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia, phát hiện, nộp, tặng cho cơ quan lưu trữ trữ Nhà nước những tài liệu có giá trị thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
Điều 18
Người nào vi phạm những điều quy định trong Pháp lệnh này thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc bị truy tố trước pháp luật.
Điều 19
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bị bãi bỏ.
Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh này.
Pháp lệnh Việt Nam |
15621 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20102%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 102 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Điều 42 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước;
Cử đồng chí Nguyễn Huân, Thiếu tướng, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương, giữ chức vụ Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15622 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20103%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 103 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng;
Phê chuẩn Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết ký tại Mát-xcơ-va ngày 10 tháng 12 năm 1981.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15624 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20103A%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 103A NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Điều 42 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân;
Theo sự giới thiệu của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cử các đồng chí có tên dưới đây làm Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân tối cao:
1. Triệu Hữu Lý, Phó Vụ trưởng Ủy ban dân tộc của Chính phủ;
2. A Ma Thương, Phó Giám đốc trường Đảng Tây Nguyên;
3. Vũ Ngọc Quỳnh, Trưởng Ban Thanh tra Tổng Công đoàn Việt Nam;
4. Vũ Đắc Hợi, Tỉnh ủy viên, Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng;
5. Lê Hồng Tư, Ủy viên thường vụ, Trưởng Ban Thanh tra Liên hiệp Công đoàn Thành phố Hồ Chí Minh;
6. Ngô Văn Can, Phó giáo sư, Thư ký Công đoàn đại học và trung học chuyên nghiệp;
7. Trần Chí Đáo, Phó tiến sĩ, Phó hiệu trưởng trường Đại học bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh;
8. Nguyễn Thị Thanh, Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội trưởng Hội liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh;
9. Bùi Thị Thanh Vân, Ủy viên thường vụ Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
10. Lê Thu, Ủy viên thường vụ Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Hội;
11. Nguyễn Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng ban điều hợp và tiếp dân của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh;
12. Lê Du, Ủy viên thường trực Ban trù bị Đại hội Nông dân tập thể toàn quốc;
13. Lưu Xuân Tiếp, Phó trưởng Ban Kiểm tra Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
14. Trương Minh Nhựt, Ủy viên thường vụ Thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh;
15. Phan Như Lâm, Phó bí thư Tỉnh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng;
16. Thạch Tua (Ba Tua), nguyên Tỉnh ủy viên tỉnh Cửu Long, hiện là cán bộ Phòng Tổ chức trường Tuyên huấn Trung ương 7 (B68) Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15625 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20138%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 138 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Điều 25 và Điều 28 của Luật tổ chứcViện kiểm sát nhân dân;
Điều 1.
Phê chuẩn Quyết định số 158/QĐ-V9 ngày 23 tháng 10 năm 1981 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tổ chức bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và tổng biên chế năm 1982 của ngành Kiểm sát nhân dân.
Điều 2.
Đưa chỉ tiêu đào tạo cán bộ, hạn mức kinh phí, tiền lương, kế hoạch vật tư xây dựng cơ bản và các nhu cầu khác phục vụ hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân vào chỉ tiêu thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước thống nhất quản lý.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15626 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20139%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 139 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng;
Bổ nhiệm:
1. Đồng chí Hoàng Bích Sơn, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Đại diện thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên hợp quốc, thay đồng chí Hà Văn Lâu về nước nhận nhiệm vụ mới.
2. Đồng chí Vũ Song, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc, kiêm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Áchentina.
3. Đồng chí Nguyễn Minh Phương, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên bang Mêhicô, kiêm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các nước: Cộng hòa Panama, Cộng hòa Côxta Rica, Cộng hòa Côlômbia.
4. Đồng chí Trần Quang Cơ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Thái Lan.
5. Đồng chí Lê Tân, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Angiêri, kiêm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các nước: Cộng hòa Tuynidi, Cộng hòa Xarauy Dân chủ.
6. Đồng chí Hoàng Trọng Nhu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa nhân dân Bungari, kiêm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.
7. Đồng chí Hồ Tư Trực, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa nhân dân Ănggôla, kiêm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các nước: Cộng hòa Ghinê Xích đạo, Cộng hòa Xaotômê và Pranhxipê.
8. Đồng chí Lê Thanh Tâm, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Ảrập Xiri, kiêm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các nước: Cộng hòa Síp, Cộng hòa Libăng.
9. Đồng chí Phan Thị Minh, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Italia, kiêm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các nước: Cộng hòa Manta, Cộng hòa Bồ Đào Nha.
10. Đồng chí Nguyễn Can, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Malaixia.
11. Đồng chí Phan Mạnh Diễm, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên bang Miến Điện, kiêm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Bănglađét và Vương quốc Nêpan.
12. Đồng chí Đặng San, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Giamahiriia Arập Libi Nhân dân xã hội chủ nghĩa, kiêm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Hồi giáo Môritani.
13. Đồng chí Đặng Nghiêm Bái, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên hợp Vương quốc Anh và Bắc Ailen, kiêm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Canađa.
14. Đồng chí Lã Kình, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa nhân dân cách mạng Ghinê, kiêm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các nước: Cộng hòa Ghinê Bítxao, Cộng hòa Cáp Ve, Cộng hòa Mali.
15. Đồng chí Nguyễn Tư Huyên, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Arập Aicập, kiêm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Arập Yêmen.
16. Đồng chí Phạm Như Sâm, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Ôxtrâylia, kiêm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Niudilân.
17. Đồng chí Nguyễn Thương, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng phái đoàn thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại cơ quan Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác tại Giơnevơ.
18. Đồng chí Nguyễn Quang Tạo, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Ấn Độ, nay kiêm Đại sứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Xri Lanka.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15627 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20166%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 166 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp và Điều 28 của Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,
Căn cứ miễn nhiệm một số thành viên của Hội đồng Bộ trưởng như sau:
1. Đồng chí Võ Văn Kiệt giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiểm Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.
Đồng chí Nguyễn Lam thôi giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.
2. Đồng chí Đồng Sĩ Nguyên thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng để giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Đồng chí Đinh Đức Thiện thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Đồng chí Vũ Đình Liệu giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Đồng chí Võ Chí Công thôi giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
4. Đồng chí Trần Phương thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội thương để giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
5. Đồng chí Phan Ngọc Tường giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
6. Đồng chí Lê Đức Thịnh giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội thương.
7. Đồng chí Nguyễn Chí Vu giữ chức Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ.
Đồng chí Trần Hữu Dư thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ.
8. Đồng chí Chu Tam Thức giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Đồng chí Hoàng Anh thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính. 9. Đồng chí Hoàng Đức Nghi giữ chức Bộ trưởng Bộ Vật tư.
Đồng chí Trần Sâm thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Vật tư.
10. Đồng chí Đặng Hồi Xuân giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế.
Đồng chí Vũ Văn Cẩn thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế.
11. Đồng chí Đặng Hữu giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.
Đồng chí Lê Khắc thôi giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước.
12. Đồng chí Bùi Quang Tạo giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ.
Đồng chí Trần Nam Trung thôi giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ.
13. Đồng chí Song Hào giữ chức Bộ trưởng Bộ Thương binh và xã hội.
Đồng chí Dương Quốc Chính thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Thương binh và xã hội.
14. Đồng chí Nguyễn Hữu Thụ giữ chức Bộ trưởng, Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng.
Đồng chí Đặng Thí thôi giữ chức Bộ trưởng, Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng kiểm Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15628 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20167%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 167 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng;
Bổ nhiệm đồng chí Đinh Nho Liêm, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, giữ chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, thay đồng chí Nguyễn Hữu Mai về nước nhận nhiệm vụ khác.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15629 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20168%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 168 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Điều 5 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Cử đồng chí Nguyễn Nam Thắng, Phó Cục trưởng Cục Khoa học quân sự Bộ Tổng tham mưu, giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiêm Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, thay đồng chí Đoàn Quang Thìn được nghỉ hưu.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15630 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20196%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 196 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng;
Bổ nhiệm:
1- Đồng chí Đinh Nho Liêm, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, nay kiêm nhiệm Đại sứ tại Cộng hòa Phần Lan.
2- Đồng chí Cao Đắc Hưng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Thụy Điển, nay kiêm nhiệm Đại sứ tại Vương quốc Na Uy và Vương quốc Đan Mạch, thôi kiêm nhiệm Đại sứ tại Cộng hòa Phần Lan.
3- Đồng chí Nguyễn Tuấn Liêu, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức kiêm Đại sứ tại nước Cộng hòa Áo, nay kiêm nhiệm Đại sứ tại nước Cộng hòa Aixơlen.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15631 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20200%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 200 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp và Điều 28 của Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng;
Đồng chí Huỳnh Tấn Phát thôi giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước, để nhận công tác khác.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15639 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20201%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 201 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Điều 5 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Cử các đồng chí có tên sau đây giữ chức vụ Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
1. Trần Việt, phụ trách Vụ kiểm sát điều tra án trật tự xã hội.
2. Hoàng Trọng Lâm, chuyên viên Vụ kiểm sát điều tra án an ninh chính trị.
3. Nguyễn Hữu Tùng, chuyên viên Vụ điều tra thẩm cứu.
4. Đoàn Mạnh Hồng, chuyên viên Vụ kiểm sát xét xử và kiểm sát chấp hành án hình sự.
5. Nguyễn An, chuyên viên Vụ kiểm sát xét xử và kiểm sát chấp hành án dân sự.
6. Nguyễn Giỏi, chuyên viên Vụ kiểm sát chung.
7. Bùi Quang Nam, chuyên viên Vụ kiểm sát điều tra án trật tự xã hội.
8. Văn Xuân Mai, chuyên viên Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Thị Xuân, cán bộ Vụ tiếp dân - xét đơn khiếu tố.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15640 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20231%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 231 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Nghị quyết số 01NQ/HĐNN7 ngày 06-7-1981 của Hội đồng Nhà nước về tổ chức, nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
Theo đề nghị của đồng chí Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
Đồng chí Nguyễn Thế Cung chuyên viên bậc 7 thuộc Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, được nâng lên chuyên viên bậc 8 (lương chính 180 đồng/tháng) kể từ ngày 01-7-1982.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15641 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20232%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 232 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Nghị quyết số 01NQ/HĐNN7 ngày 06-7-1981 của Hội đồng Nhà nước về tổ chức, nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
Theo đề nghị của đồng chí Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
Đồng chí Phạm Văn Uyển chuyên viên bậc 6 thuộc Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, được nâng lên chuyên viên bậc 7 (lương chính 170 đồng/tháng) kể từ ngày 01-8-1982.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15642 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20233%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 233 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Điều 57, 58 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, ngày 18 tháng 12 năm 1980;
Căn cứ Quyết định ngày 17 tháng 6 năm 1982 của Hội đồng Nhà nước về việc tiến hành bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội khoá VII ở một số đơn vị bầu cử để thay thế các đại biểu đã từ trần,
Điều 1
Tiến hành việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội khoá VII ở các đơn vị bầu cử sau đây vào ngày Chủ nhật 3 tháng 10 năm 1982:
1- Tỉnh Thanh Hoá: bầu bổ sung một đại biểu Quốc hội ở đơn vị bầu cử số 1 của tỉnh, gồm các huyện Quan Hoá, Bá Thước, Cẩm Thuỷ và Lương Ngọc (nay là huyện Lang Chánh và huyện Ngọc Lạc).
2- Tỉnh Nghĩa Bình: bầu bổ sung một đại biểu Quốc hội ở đơn vị bầu cử số 1 của tỉnh, gồm các huyện Phước Vân, An Nhơn, Tây Sơn, Phù Cát và thị xã Quy nhơn.
Điều 2
Việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội tiến hành theo quy định ở các Điều 58, 59, 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15643 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20234%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 234 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Nghị quyết số 01NQ/HĐNN7 ngày 06-7-1981 của Hội đồng Nhà nước về tổ chức, nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 65NQ/HĐNN7ngày 22-10-1981 của Tổng Thư ký Hội đồng Nhà nước quyết định bổ nhiệm đồng chí Lê Trang giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
Đồng chí Lê Trang được xếp lương Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, lương chính 180 đồng/tháng kể từ ngày 01-9-1982.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15644 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20235%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 235 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào các điều 57, 58 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, ngày 18 tháng 12 năm 1980;
Căn cứ Quyết định của Hội đồng Nhà nước ngày 17-6-1982 về việc tiến hành bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội khóa VII ở một số đơn vị bầu cử để thay thế các đại biểu đã từ trần;
Thành lập Ủy ban bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội, gồm các đồng chí có tên sau đây, để phụ trách tổ chức việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội khóa VII, theo nhiệm vụ và quyền hạn quy định ở Điều 62 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội:
1. Đồng chí Lê Thanh Nghị, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Nhà nước, làm Chủ tịch.
2. Đồng chí Nguyễn Văn Tiến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên.
3. Đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, Ủy viên.
4. Đồng chí Nguyễn Thị Định, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ủy viên.
5. Đồng chí Nguyễn Việt Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, Ủy viên thường trực.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15645 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20236%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 236 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Điều 57, 58 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, ngày 18-12-1980;
Căn cứ Quyết định ngày 17-6-1982 của Hội đồng Nhà nước về việc tiến hành bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội khoá VII ở một số đơn vị bầu cử để thay thế các đại biểu đã từ trần,
Điều 1
Tiến hành việc bầu cử bổ sung đại biểu quốc hội khoá VII ở các đơn vị bầu cử sau đây:
1- Thành phố Hải Phòng: bầu bổ sung một đại biểu Quốc hội ở đơn vị số 3 của thành phố, gồm các huyện Đồ Sơn, Kiến An, Tiên Lãng và Vĩnh Bảo, vào ngày chủ nhật 31 tháng 10 năm 1982.
2- Tỉnh Sơn La: bầu bổ sung một đại biểu Quốc hội, vào ngày chủ nhật 7 tháng 11 năm 1982.
3- Tỉnh Gia Lai - Kon Tum: bầu bổ sung một đại biểu Quốc hội, vào ngày chủ nhật 21 tháng 11 năm 1982.
Điều 2
Việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội tiến hành theo quy định ở các Điều 58, 59, 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
Subsets and Splits