id
stringlengths 1
8
| url
stringlengths 31
618
| title
stringlengths 1
250
| text
stringlengths 11
513k
|
---|---|---|---|
15767 | https://vi.wikisource.org/wiki/B%E1%BB%99%20lu%E1%BA%ADt%20H%C3%ACnh%20s%E1%BB%B1%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%201985/Ph%E1%BA%A7n%20c%C3%A1c%20t%E1%BB%99i%20ph%E1%BA%A1m/Ch%C6%B0%C6%A1ng%20XII | Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1985/Phần các tội phạm/Chương XII |
Điều 277. Tội phá hoại hoà bình gây chiến tranh xâm lược.
Người nào tuyên truyền kích động gây chiến tranh xâm lược hoặc chuẩn bị, tiến hành, tham gia chiến tranh xâm lược nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một nước khác thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Điều 278. Tội chống loài người.
Người nào trong thời bình hay trong chiến tranh mà có hành vi tiêu diệt hàng loạt dân cư ở một khu vực, phá huỷ các nguồn sống, phá hoại cuộc sống văn hoá, tinh thần của một nước, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội nhằm phá hoại xã hội đó, cũng như có những hành vi diệt chủng khác hoặc những hành vi diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Điều 279. Tội phạm chiến tranh.
Người nào trong thời kỳ chiến tranh mà ra lệnh hoặc trực tiếp tiến hành việc giết hại dân thường, người bị thương, tù binh, cướp phá tài sản, tàn phá các nơi dân cư, sử dụng các phương tiện hoặc các phương pháp chiến tranh bị cấm, cũng như có hành vi khác vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế theo các công ước mà Việt Nam tham gia hoặc công nhận thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Điều 280. Tội tuyển mộ lính đánh thuê, tội làm lính đánh thuê.
1- Người nào tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh thuê nhằm chống lại một nước xã hội chủ nghĩa anh em, một nước bạn của Việt Nam hoặc một phong trào giải phóng dân tộc, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2- Người nào làm lính đánh thuê thì bị phạt tù năm năm đến mười lăm năm. |
15768 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20thi%20h%C3%A0nh%20B%E1%BB%99%20lu%E1%BA%ADt%20H%C3%ACnh%20s%E1%BB%B1 | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc thi hành Bộ luật Hình sự | Căn cứ Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
1- Bộ Luật hình sự, được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 6 năm 1985, có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1986.
2- Những quy định về pháp luật hình sự đã ban hành trước đây trái với Bộ luật này đều bãi bỏ.
3- Hội đồng Bộ trưởng, Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong phạm vi chức năng của mình, có trách nhiệm tổ chức việc phổ biến rộng rãi trong cán bộ và nhân dân, hướng dẫn thi hành Bộ Luật hình sự, bảo đảm áp dụng thống nhất trong cả nước, nhằm phát huy tác dụng của Bộ Luật hình sự trong việc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm trong mọi lĩnh vực quản lý của Nhà nước và trong đời sống nhân dân.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VII, kỳ họp thứ 9, thông qua ngày 27 tháng 6 năm 1985.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15769 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20k%C3%A9o%20d%C3%A0i%20nhi%E1%BB%87m%20k%E1%BB%B3%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20kh%C3%B3a%20VII | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội khóa VII | Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam;
Theo đề nghị của Hội đồng Nhà nước;
1- Kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội khoá VII thêm một năm.
2- Tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VIII trước ngày 24 tháng 4 năm 1987.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, kỳ họp thứ 10, thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1985.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15770 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20k%E1%BA%BF%20ho%E1%BA%A1ch%20kinh%20t%E1%BA%BF%20-%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20n%C4%83m%201986 | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kế hoạch kinh tế - xã hội năm 1986 | - Căn cứ vào Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Sau khi xem xét báo cáo của Hội đồng Bộ trưởng về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế, xã hội năm 1985 và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế, xã hội năm 1986;
- Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban thường trực khác của Quốc hội và các ý kiến của đại biểu Quốc hội;
1- Tán thành báo cáo của Hội đồng bộ trưởng về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế, xã hội năm 1985 và phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch kinh tế, xã hội năm 1986.
2- Thông qua kế hoạch kinh tế, xã hội năm 1986 với những chỉ tiêu chủ yếu sau đây:
- Tổng sản phẩm xã hội tăng 7,9% so với năm 1985;
- Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 8,8% so với năm 1985;
- giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng 8,9% so với năm 1985;
- Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của Nhà nước đối đa là 20 tỷ đồng;
- Tổng khối lượng hàng hoá vận tải trong nước tăng 6% về tấn và 5,4% về tấn km;
- giá trị hàng hoá xuất khẩu tăng 4% so với năm 1985;
- Sản lượng lương thực (quy thóc) 20 triệu tấn;
- Lương thực Nhà nước huy động tăng 9% so với năm 1985;
- Diện tích cây công nghiệp tăng 12% so với năm 1985;
- Đàn lợn tăng 11,7% so với năm 1985;
- Đàn trâu, bò tăng 7,2% so với năm 1985;
- Diện tích khai hoang 200.000 ha;
- Diện tích trồng rừng tập trung 120.000 ha;
- Số người đi vùng kinh tế mới 650.000 người;
- Sản lượng điện phát ra tăng 12% so với năm 1985;
- Sản lượng than sạch tăng 11% so với năm 1985;
- Sản lượng phân lân tăng 6% so với năm 1985;
- Sản lượng xi măng tăng 25% so với năm 1985;
- Sản lượng vải và sản phẩm dệt bằng 375 triệu mét (quy đổi );
- Sản lượng giấy tăng 9% so với năm 1985;
- Sản lượng đường tăng 5,5% so với năm 1985;
Số học sinh tuyển mới để đào tạo:
+ Đại học và cao đẳng tăng 6% so với năm 1985;
+ Trung học chuyên nghiệp tăng 5% so với năm 1985;
+ Công nhân kỹ thuật tăng 19% so với năm 1985;
- Số học sinh phổ thông có mặt đầu năm học 12,3 triệu người;
- Số sách xuất bản tăng 5% so với năm 1985;
- Tỷ lệ tăng dân số 1,9%;
3- Giao trách nhiệm cho Hội đồng Bộ trưởng thi hành các chính sách và biện pháp tích cực để từng bước ổn định tình hình thị trường, giá cả, tiền tệ và đời sống của nhân dân, cải tiến công tác quản lý và kế hoạch hoá, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, mở rộng quyền chủ động sản xuất, kinh doanh của cơ sở, chống tập trung quan liêu bap cấp, thực hiện hạch toán kinh tế và kinh doanh Xã hội chủ nghĩa theo tinh thần các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6, 7, 8, và 9 của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
- Đẩy mạnh việc tổ chức, sắp xếp lại sản xuất, phân bố lại lao động trên địa bàn từng huyện, từng tỉnh và trên phạm vi cả nước, nhằm sử dụng tốt lao động, đất đai và khai thác tốt công suất máy móc thiết bị hiện có. Thực hiện ngay việc sắp xếp lại tổ chức và bộ máy quản lý của Nhà nước ở Trung ương, các tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, phường. Tinh giảm bộ máy hành chính, sự nghiệp và bộ máy gián tiếp của các cơ sở sản xuất, phấn đấu bảo đảm cho mọi người có sức lao động đều có việc làm, tăng cường kỷ luật lao động, sử dụng hết thời gian lao động, làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Phát động rộng rãi phong trào cách mạng của nhân dân lao động, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, ra sức lao động sản xuất và thực hiện triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng để góp phần tích luỹ cho công nghiệp hoá Xã hội chủ nghĩa.
- Hội đồng Bộ trưởng và các cơ quan của Hội đồng Bộ trưởng cần ra sức phát huy những nhân tố tích cực, nghiêm khắc kiểm điểm những khuyết điểm trong việc thực hiện kế hoạch và ngân sách, nhất là những khuyết điểm trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 8 và Nghị quyết 28 của Bộ chính trị về giá - lương - tiền; giữ vững kỷ luật Nhà nước và tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa; tiếp tục nghiên cứu và xử lý những vấn đề do Uỷ ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban thường trực khác của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đề ra để bổ sung các chính sách và biện pháp, cải tiến công tác chỉ đạo và điều hành của Hội đồng Bộ trưởng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước làm chuyển biến tốt hơn tình hình kinh tế và đời sống xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, làm tốt nghĩa vụ quốc tế, thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1986 để chào mừng Đại hội lần thứ VI của Đảng.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1985.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15771 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20d%E1%BB%B1%20to%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201986 | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về dự toán ngân sách nhà nước năm 1986 | - Căn cứ vào Điều 88 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Sau khi xem xét báo cáo của Hội đồng Bộ trưởng về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 1985 và dự toán ngân sách nhà nước năm 1986;
- Sau khi nghe thuyết trình của Ủy ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách của Quốc hội,
1. Thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 1986 với:
- Tổng số thu là năm mươi nghìn triệu đồng (50.000 triệu đồng).
- Tổng số chi là năm mươi tám nghìn triệu đồng (58.000 triệu đồng).
2. Giao cho Hội đồng Bộ trưởng chỉ đạo các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở khai thác các nguồn thu để tăng thu, thực hiện triệt để tiết kiệm chi, phấn đấu giảm mức bội chi ngân sách nhà nước.
Hội đồng Bộ trưởng báo cáo tình hình thu chi ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 1986 tại kỳ họp lần thứ 11 để Quốc hội xem xét.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, kỳ họp thứ 10, thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1985.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15772 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20t%E1%BB%95ng%20quy%E1%BA%BFt%20to%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201984 | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1984 | - Căn cứ vào Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Sau khi xem xét báo cáo của Hội đồng Bộ trưởng về tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1984;
- Sau khi nghe thuyết trình của Ủy ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách của Quốc hội,
Phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1984 như sau:
- Tổng số thu là một trăm mười một nghìn, ba trăm chín mươi tám triệu, một trăm bốn mươi ba ngàn, chín trăm linh tám đồng tiền ngân hàng cũ (111.398.143.908 đồng);
- Tổng số chi là một trăm mười lăm nghìn, bốn trăm bốn mươi tám triệu, năm trăm hai mươi ba ngàn, ba trăm năm mươi ba đồng tiền ngân hàng cũ (15.448.523.353 đồng);
- Bội chi là bốn nghìn không trăm năm mươi triệu, ba trăm bảy mươi chín ngàn, bốn trăm bốn mươi nhăm đồng tiền ngân hàng cũ (4.050.379.445 đồng).
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, kỳ họp thứ 10, thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1985.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15776 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20605%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 605 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ;
Phê chuẩn Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Hung-ga-ri ký tại Hà Nội ngày 21 tháng 11 năm 1984.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15777 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20606%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 606 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,
Bổ nhiệm đồng chí Lưu Đình Vệ, làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Philíppin.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15778 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20612%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 612 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 29 của Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
Theo đề nghị của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Cử các đồng chí có tên sau đây, làm Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân tối cao:
1. Nguyễn Thị Thanh
2. Bùi Thị Thanh Vân
3. Lê Thu
4. Vũ Ngọc Quỳnh
5. Ngô Văn Cân
6. Lê Hồng Tư
7. Trần Chí Đáo
8. Trương Minh Nhựt
9. Phan Như Lâm
10. Triệu Hữu Lý.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15779 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20615%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 615 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ;
Theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng;
Phê chuẩn Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Cu-ba, ký tại La Ha-ba-na ngày 30 tháng 11 năm 1984.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15780 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20616%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 616 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ;
Theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng;
Phê chuẩn Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Hung-Ga-Ri, ký tại Bu-Đa-Pét ngày 18 tháng 1 năm 1985.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15781 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20Quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20gi%E1%BA%A3i%20th%C6%B0%E1%BB%9Fng%20H%E1%BB%93%20Ch%C3%AD%20Minh%20v%C3%A0%20gi%E1%BA%A3i%20th%C6%B0%E1%BB%9Fng%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam | Pháp lệnh Quy định giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Để động viên, khuyến khích những người nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, những người sáng tác văn học, nghệ thuật cống hiến ngày càng nhiều cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc;
Theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng;
Pháp lệnh này quy định giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước.
Điều 1
Quy định giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước để tặng các công trình thuộc lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và văn học, nghệ thuật, đã được công bố hoặc sử dụng kể từ ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà:
a) Các công trình nghiên cứu khoa học, kỹ thuật bao gồm các công trình nghiên cứu cơ bản, ứng dụng và triển khai, các sách giáo khoa cho các trường học.
b) Các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các công trình nghiên cứu lý luận phê bình đã được sáng tác và sử dụng dưới các hình thức xuất bản, kiến trúc, triển lãm, sân khấu, màn ảnh, phát thanh, truyền hình, giảng dạy, đĩa hát hoặc các hình thức khác.
Giải thưởng có thể tặng cho một tác phẩm hoặc cho toàn bộ tác phẩm, công trình của một cá nhân hoặc của một tập thể.
Giải thưởng tặng cho các tác phẩm hoặc công trình của người Việt Nam, kể cả những người Việt Nam sống ở nước ngoài; cũng có thể tặng cho người nước ngoài nghiên cứu hoặc sáng tác về Việt Nam.
Điều 2
Tiêu chuẩn để xét thưởng:
a) Giải thưởng Hồ Chí Minh tặng những công trình nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, những công trình giáo dục và văn học, nghệ thuật đặc biệt xuất sắc, có giá trị rất cao về khoa học, văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng, có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân, khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật.
b) Giải thưởng Nhà nước tặng những công trình nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về khoa học, văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng, có tác dụng và ảnh hưởng lớn trong xã hội, cụ thể là:
- Các công trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật xuất sắc, có tác dụng nâng cao năng suất lao động và hiệu suất sử dụng thiết bị, vật tư đem lại nhiều hiệu quả kinh tế, góp phần đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, của khoa học, kỹ thuật và của xã hội ta.
- Những sách giáo khoa có giá trị xuất sắc và được sử dụng rộng rãi trong các trường học (đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, phổ thông).
- Các tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, có tác dụng tốt trong việc giáo dục, xây dựng con người mới, nâng cao trình độ thẩm mỹ của nhân dân, góp phần đáng kể vào sự phát triển của nền văn học, nghệ thuật Việt Nam.
Điều 3
Giải thưởng Hồ Chí Minh được xét và công bố năm năm một lần vào dịp Quốc khánh 2-9.
Giải thưởng Nhà nước được xét và công bố hai năm một lần vào dịp Quốc khánh 2-9.
Người được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh hoặc giải thưởng Nhà nước được cấp bằng chứng nhận, huy hiệu và một số tiền hoặc vật.
Điều 4
Giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước do Hội đồng Nhà nước quyết định, theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng.
Điều 5
Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
Pháp lệnh Việt Nam |
15782 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20b%E1%BB%95%20sung%2C%20s%E1%BB%ADa%20%C4%91%E1%BB%95i%20m%E1%BB%99t%20s%E1%BB%91%20%C4%91i%E1%BB%83m%20trong%20Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20ph%C3%A1t%20h%C3%A0nh%20c%C3%B4ng%20tr%C3%A1i%20x%C3%A2y%20d%E1%BB%B1ng%20T%E1%BB%95%20qu%E1%BB%91c%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam | Pháp lệnh bổ sung, sửa đổi một số điểm trong Pháp lệnh về việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng;
Pháp lệnh này quy định việc bổ sung, sửa đổi một số điểm trong Pháp lệnh ngày 25 tháng 11 năm 1983 về việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc.
Điều 1
Bổ sung vào cuối Điều 3 của Pháp lệnh ngày 25 tháng 11 năm 1983 một đoạn dưới đây:
"Phiếu công trái thu và ghi bằng tiền, thu và ghi bằng thóc, thu và ghi bằng ngoại tệ đều có hai loại: loại kỳ hạn 10 năm và loại kỳ hạn 5 năm".
Điều 2
Thay thế Điều 6 của Pháp lệnh nói trên bằng Điều 6 mới dưới đây:
"Phiếu công trái kỳ hạn 10 năm được hưởng lãi hàng năm là 3%, phiếu công trái kỳ hạn 5 năm được hưởng lãi hàng năm là 2%, tính trên số tiền, số thóc hoặc số ngoại tệ ghi trên phiếu. Phiếu công trái được thanh toán đúng hạn 10 năm hoặc 5 năm kể từ ngày mua, vốn và lãi thanh toán một lần".
Điều 3
Những điểm bổ sung, sửa đổi trên đây có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 1985.
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung |
15783 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20Quy%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20danh%20hi%E1%BB%87u%20vinh%20d%E1%BB%B1%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20%C4%91%E1%BB%83%20t%E1%BA%B7ng%20c%C3%A1c%20ngh%E1%BB%87%20s%C4%A9%2C%20nh%C3%A0%20gi%C3%A1o%2C%20th%E1%BA%A7y%20thu%E1%BB%91c%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam | Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước để tặng các nghệ sĩ, nhà giáo, thầy thuốc nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Để ghi nhận công lao, đề cao vị trí xã hội và động viên, khuyến khích những người hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật,giáo dục và y tế;
Theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng;
Pháp lệnh này quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước để tặng các nghệ sĩ, nhà giáo, thầy thuốc.
Điều 1
Quy định các danh hiệu vinh dự Nhà nước: "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú", "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" và "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú".
Điều 2
Danh hiệu: "Nghệ sĩ nhân dân" và "Nghệ sĩ ưu tú" tặng những người hoạt động biểu diễn nghệ thuật (kể cả đạo diễn, quay phim v.v.) đạt được những tiêu chuẩn sau đây:
a) Danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân" tặng những nghệ sĩ trung thành với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội, có tài năng xuất sắc, có cống hiến nhiều cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
b) Danh hiệu "Nghệ sĩ ưu tú" tặng những nghệ sĩ trung thành với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội, có tài năng nghệ thuật, có tinh thần phục vụ nhân dân.
Điều 3
Danh hiệu "Nhà giáo nhân dân" và "Nhà giáo ưu tú" tặng những giáo viên phổ thông, cô nuôi dạy trẻ đạt được những tiêu chuẩn sau đây:
a) Danh hiệu "Nhà giáo nhân dân" tặng những giáo viên phổ thông, cô nuôi dạy trẻ trung thành với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội, tha thiết yêu nghề, thương yêu học sinh, có đạo đức gương mẫu, có tài năng sư phạm xuất sắc, có nhiều công lao lớn trong sự nghiệp giáo dục, có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và trong xã hội, được học sinh, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng.
b) Danh hiệu "Nhà giáo ưu tú" tặng những giáo viên phổ thông, cô nuôi dạy trẻ trung thành với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội, yêu nghề, thương yêu học sinh, có đạo đức gương mẫu, có tài năng sư phạm, có nhiều công lao trong sự nghiệp giáo dục, được học sinh, đồng nghiệp và nhân dân tín nhiệm.
Điều 4
Danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân" và "Thấy thuốc ưu tú" tặng những bác sĩ, y sĩ, thầy thuốc y học dân tộc đạt được những tiêu chuẩn sau đây:
a) Danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân" tặng những thầy thuốc trung thành với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất đạo đức tốt, hết lòng thương yêu người bệnh, có tài năng và có nhiều thành tích xuất sắc trong phòng bệnh, chữa bệnh, phát triển khoa học kỹ thuật về y tế, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân, có ảnh hưởng rộng rãi trong nhân dân, được người bệnh và đồng nghiệp tin cậy, kính trọng.
b) Danh hiệu "Thầy thuốc ưu tú" tặng những thầy thuốc trung thành với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất đạo đức tốt, hết lòng thương yêu người bệnh, có tài năng, có nhiều thành tích xuất sắc trong nghề, được nhân dân, người bệnh và đồng nghiệp tín nhiệm.
Điều 5
Danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân" và "Nghệ sĩ ưu tú" được xét và công bố hai năm một lần vào dịp Quốc khánh 2-9.
Danh hiệu "Nhà giáo nhân dân và "Nhà giáo ưu tú" được xét và công bố hai năm một lần vào ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Danh hiệu: "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú" được xét và công bố hai năm một lần vào ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2.
Người được tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước được cấp bằng chứng nhận, huy hiệu và một số tiền hoặc hiện vật.
Điều 6
Việc công nhận các danh hiệu vinh dự Nhà nước nói trên do Hội đồng Nhà nước quyết định, theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng.
Điều 7
Người đã được tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước, nếu tỏ ra không còn xứng đáng với danh hiệu ấy nữa, thì Hội đồng bộ trưởng xem xét và đề nghị Chủ tịch Hội đồng Nhà nước quyết định xoá bỏ danh hiệu đã được tặng.
Điều 8
Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
Pháp lệnh Việt Nam |
15784 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20644%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 644 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Nhân kỷ niệm lần thứ 40 ngày thành lập Công an nhân dân Việt Nam,
Theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng,
Điều 1
Nay quy định Huy chương "Vì an ninh Tổ quốc" để tặng thưởng cho sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, nhân viên Công an nhân dân đã công tác trong Công an nhân dân Việt Nam từ 25 năm trở lên.
Điều 2
Huy chương "Vì an ninh Tổ quốc" do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ra quyết định tặng thưởng.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15785 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20646%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 646 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Căn cứ vào kết quả thi hành chính sách giáo dục và cải tạo của Nhà nước đối với phạm nhân,
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 40 ngày Quốc khánh 2-9,
Theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng,
1- Giảm thời hạn chấp hành hình phạt và tha cho những người bị phạt tù đã chấp hành hình phạt ít nhất được 2/5 thời hạn, nếu bị phạt tù chung thân thì đã chấp hành hình phạt ít nhất được 12 năm, và đã cải tạo tốt theo các điều kiện sau đây:
a) Thành thật ăn năn hối cải, quyết tâm cải tạo để trở thành người lương thiện;
b) Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, nội quy của trại giam;
c) Tích cực lao động, học tập và có tác dụng thúc đẩy những người bị phạt tù khác cải tạo và tiến bộ.
2- Giảm thời gian chấp hành hình phạt cho những người bị phạt tù đã chấp hành hình phạt ít nhất được 1/6 thời hạn, nếu bị phạt tù chung thân thì đã chấp hành hình phạt ít nhất được 5 năm, và đã cải tạo tốt theo các điều kiện nói trên.
3- Khi xét đặc xá có thể châm chước về điều kiện thời gian đã chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã lập công trong thời gian ở trại giam;
b) Bản thân người được xét đặc xá là thương binh, bệnh binh hoặc có công với cách mạng;
c) Có người ruột thịt trong gia đình là liệt sĩ hoặc đã lập thành tích xuất sắc trong chiến đấu, trong sản xuất;
d) Già yếu, bệnh tật;
đ) Đông con hoặc con còn nhỏ không người trông nom, gia đình gặp nhiều khó khăn trong đời sống.
4- Hội đồng bộ trưởng, Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15786 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20647%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 647 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 42 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân,
Cử các đồng chí có tên sau đây làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
1. Nguyễn Văn Sơ,
2. Nguyễn Thị Tùng,
3. Phạm Hùng Việt,
4. Hoàng Khang,
5. Phạm Thanh Hùng,
6. Trần Xuân Song.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15787 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20648%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 648 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,
1. Bổ nhiệm:
a) Đồng chí Lê Ngọc Thanh, Phó Vụ trưởng Vụ châu Âu I của Bộ Ngoại giao, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Anbani thay đồng chí Hoàng Quốc Tín.
b) Đồng chí Trần Lê Đức, Quyền Vụ trưởng Vụ châu Á III của Bộ Ngoại giao, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Malaixia thay đồng chí Nguyễn Can.
c) Đồng chí Huỳnh Quang Nghiêm (tức Huỳnh Công Tâm), Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức quốc tế của Bộ Ngoại giao, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Italia, kiêm nhiệm Đại sứ tại nước Cộng hòa Manta, Cộng hòa Bồ Đào Nha và Vương quốc Tây Ban Nha, thay đồng chí Phạm Thị Minh.
d) Đồng chí Vũ Toàn, Vụ trưởng của Bộ Ngoại giao, Phó trưởng đoàn chuyên gia đối ngoại của nước ta tại Campuchia, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Angiêri thay đồng chí Lê Tân.
đ) Đồng chí Lê Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Tư bản chủ nghĩa của Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Yêmen thay đồng chí Trần Việt Dung.
e) Đồng chí Phạm Văn Sơn, Vụ trưởng Vụ Lào, Campuchia của Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Nhân dân Cách mạng Ghinê, kiêm nhiệm Đại sứ tại Cộng hòa Ghinê Bítxao, Cộng hòa Mali, Cộng hòa Xiêra Lêôn, Cộng hòa Gana và Cộng hòa Cáp Ve, thay đồng chí Lã Kình.
g) Đồng chí Nguyễn Huy Lợi, Phó Giám đốc Học viện Quan hệ quốc tế của Bộ Ngoại giao, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Ghinê Xíchđạo, Cộng hòa Xao Tômê và Prinxipê, thay đồng chí Hồ Tử Trực.
h) Đồng chí Cù Đình Bá, Vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ của Bộ Ngoại giao, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Liên bang Đức, kiêm nhiệm Đại sứ tại Thụy Sĩ và Áo, thay đồng chí Nguyễn Tuấn Liêu.
i) Đồng chí Trần Văn Đào, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Êtiôpi Xã hội chủ nghĩa, kiêm nhiệm Đại sứ tại Cộng hòa Thống nhất Tandania, Cộng hòa Burunđi và Cộng hòa Uganđa.
2. Phong hàm Đại sứ cho đồng chí Bùi Xuân Nhật, Phó Đại diện thường trực nước ta tại Liên hợp quốc.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15789 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20657%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 657 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 42 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân,
Cử các đồng chí có tên sau đây làm Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân tối cao:
1. Huỳnh Văn Tiếng,
2. Nay Điáh,
3. Trần Văn Triệu,
4. Vũ Quang Chấn,
5. Hoàng Văn Tá.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15790 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20v%E1%BB%81%20vi%E1%BB%87c%20Ph%C3%A1t%20h%C3%A0nh%20ti%E1%BB%81n%20ng%C3%A2n%20h%C3%A0ng%20m%E1%BB%9Bi%2C%20thu%20%C4%91%E1%BB%95i%20ti%E1%BB%81n%20ng%C3%A2n%20h%C3%A0ng%20c%C5%A9%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam | Pháp lệnh về việc Phát hành tiền ngân hàng mới, thu đổi tiền ngân hàng cũ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng,
Pháp lệnh này quy định việc phát hành tiền Ngân hàng mới, thu đổi tiền Ngân hàng cũ.
Điều 1
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được phép phát hành các loại tiền Ngân hàng mới của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thu đổi các loại tiền Ngân hàng cũ.
Điều 2
Một đồng tiền Ngân hàng mới bằng mười đồng tiền cũ.
Điều 3
Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi đối với tiền gửi quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa.
Điều 4
Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh này.
Điều 5
Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 14 tháng 9 năm 1985.
Pháp lệnh Việt Nam |
15791 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20668%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 668 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 23 của Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước,
Căn cứ vào ý kiến nhất trí trong phiên họp thường lệ của Hội đồng Nhà nước ngày 28 tháng 10 năm 1985,
Điều 1
Mỗi đại biểu Quốc hội được hưởng một khoản phụ cấp về hoạt động của đại biểu Quốc hội hàng năm: Một nghìn Hai trăm đồng (1.200đ).
Điều 2
Lương của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Uỷ viên Hội đồng Nhà nước; Chủ tịch và phó Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc; Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm các Uỷ ban thường trực của Quốc hội được quy định như sau:
1- Chủ tịch Hội đồng Nhà nước: 1.100đ
2- Chủ tịch Quốc hội: 1.000đ
3- Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Nhà nước: 950đ
4- Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước khác: 870đ
5- Phó Chủ tịch Quốc hội: 820đ
6- Chủ tịch Hội đồng dân tộc: 820đ
7- Uỷ viên Hội đồng Nhà nước: 770đ
8- Chủ nhiệm các Uỷ ban thường trực của Quốc hội: 770đ
9- Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc: 718đ
10- Phó Chủ nhiệm các Uỷ ban thường trực của Quốc hội: 668đ
Điều 3
Các Phó Chủ tịch và Uỷ viên Hội đồng Nhà nước không chuyên trách công tác của Hội đồng Nhà nước; các Phó Chủ tịch Quốc hội không chuyên trách công tác của Quốc hội; Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc không chuyên trách công tác của Hội đồng dân tộc; các Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm các uỷ ban thường trực của Quốc hội không chuyên trách công tác của Uỷ ban thì hưởng mức lương và phụ cấp theo nhiệm vụ công tác chủ yếu của mình, do cơ quan nơi mình làm việc chính đài thọ. Nếu mức lương thấp hơn mức quy định trong Quyết định này thì được phụ cấp bù chênh lệch cho đủ mức quy định và do Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước đài thọ.
Điều 4
Quyết định này được thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 1985.
Điều 5
Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước và Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15792 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20670%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 670 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng,
Phê chuẩn Công ước về năng lực pháp lý, quyền ưu đãi và miễn trừ của Hội đồng Tương trợ kinh tế mà Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký ngày 27 tháng 6 năm 1985 tại Vác-sa-va, Ba-lan.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15793 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20670A%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 670A NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng;
Bổ sung vào Điều 3 của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước để tặng các nghệ sĩ, nhà giáo, thầy thuốc, đã được Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 30 tháng 5 năm 1985, các đối tượng được xét tặng sau đây: giáo viên dạy nghề, cán bộ giảng dạy Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15794 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20671%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 671 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Nghị quyết số 01NQ/HĐNN7 ngày 06-7-1981 của Hội đồng Nhà nước về tổ chức, nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước,
Điều 1.
Phê chuẩn chỉ tiêu biên chế năm 1986 của Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước là 200 (hai trăm) người.
Điều 2.
Đưa chỉ tiêu về lao động, tiền lương và các nhu cầu khác phục vụ hoạt động của Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước vào chỉ tiêu thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước thống nhất quản lý.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15795 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20672%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 672 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 45 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân;
Theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,
Điều 1.
Phê chuẩn chỉ tiêu biên chế năm 1986 của Tòa án nhân dân tối cao là 275 (hai trăm bảy mươi lăm) người.
Điều 2.
Đưa chỉ tiêu về lao động, tiền lương và các nhu cầu khác phục vụ hoạt động của Tòa án nhân dân tối cao vào chỉ tiêu thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước thống nhất quản lý.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15796 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20673%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 673 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 25 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Điều 1.
Phê chuẩn chỉ tiêu biên chế năm 1986 của ngành Kiểm sát nhân dân là 7.000 (bảy nghìn) người.
Điều 2.
Đưa chỉ tiêu về lao động, tiền lương, đào tạo cán bộ và các nhu cầu khác phục vụ hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân vào chỉ tiêu thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước thống nhất quản lý.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15797 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20691%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 691 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng,
Phê chuẩn Công ước quốc tế về viễn thông được thông qua tại Đại hội toàn quyền của Liên minh viễn thông quốc tế (UIT) họp tại Nairobi (Kênya) năm 1982, mà Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký với lời tuyên bố bảo lưu ghi số 48 trong Nghị định thư cuối cùng kèm theo Công ước.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15798 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20T%E1%BB%95%20ch%E1%BB%A9c%20T%C3%B2a%20%C3%A1n%20qu%C3%A2n%20s%E1%BB%B1%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam | Pháp lệnh Tổ chức Tòa án quân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Căn cứ vào Điều 100 và các Điều từ 127 đến 137 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Luật tổ chức Toà án nhân dân;
Căn cứ vào nhiệm vụ và tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam ;
Pháp lệnh này quy định về tổ chức các Toà án quân sự.
Điều 1
Các Toà án quân sự là những cơ quan xét xử thuộc hệ thống Toà án nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam , được tổ chức trong quân đội nhân dân.
Trong phạm vi chức năng của mình, các Toà án quân sự có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, bảo vệ an ninh quốc phòng, kỷ luật của quân đội, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự tôn trọng tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng và của các công dân khác.
Bằng hoạt động của mình, các Toà án quân sự góp phần giáo dục cán bộ, chiến sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, điều lệnh của quân đội và những quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, phòng ngừa và chống các tội phạm và các vi phạm pháp luật.
Điều 2
Các Toà án quân sự gồm có:
- Toà án quân sự cấp cao;
- Các Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương;
- Các Toà án quân sự khu vực.
Điều 3
Các Toà án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là:
1- Quân nhân tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, dân quân tự vệ phối thuộc chiến đấu với quân đội và những người khác được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý;
2- Thường dân phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho quân đội;
3- Những người khác được pháp luật quy định thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự.
Điều 4
Trong trường hợp vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân thì Toà án quân sự xét xử toàn bộ vụ án. Nếu có thể tách ra để xét xử riêng thì Toà án quân sự và Toà án nhân dân xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền của mình.
Điều 5
Đối với những người không còn phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân mà phát hiện tội phạm của họ trong thời gian phục vụ, thì Toà án quân sự xét xử những tội phạm có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho quân đội; những tội phạm khác do Toà án nhân dân xét xử.
Đối với những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân, nếu phát hiện những tội phạm xẩy ra trước khi nhập ngũ thì Toà án quân sự xét xử những tội phạm có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho quân đội; những tội phạm khác do Toà án nhân dân xét xử.
Điều 6
Trước Toà án quân sự, quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ luật sư, hay là bào chữa viên nhân dân bào chữa cho mình. Trong những trường hợp do pháp luật quy định, Toà án quân sự chỉ định người bào chữa cho bị cáo.
Các đương sự khác có quyền nhờ luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Điều 7
Hội thẩm quân nhân tham gia xét xử ở Toà án quân sự theo quy định của pháp luật. Khi xét xử, hội thẩm quân nhân ngang quyền với thẩm phán.
Điều 8
Toà án quân sự xét xử tập thể và quyết định theo đa số.
Điều 9
Khi xét xử, thẩm phán và hội thẩm quân nhân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Điều 10
Bị cáo và các đương sự khác có quyền kháng cáo và Viện kiểm sát quân sự có quyền kháng nghị, theo quy định của pháp luật, đối với những bản án và quyết định sơ thẩm của Toà án quân sự, trừ trường hợp Toà án quân sự xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm. Bản án và quyết định phúc thẩm là chung thẩm.
Điều 11
Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị, theo thủ tục giám đốc thẩm, đối với những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự các cấp, khi thấy có vi phạm pháp luật.
Chánh án Toà án quân sự cấp trên, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp trên có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, đối với những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự cấp dưới, khi thấy có vi phạm pháp luật.
Điều 12
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự các cấp khi phát hiện có tình tiết mới.
Điều 13
Những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự phải được các thủ trưởng đơn vị lực lượng vũ trang, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân tôn trọng.
Trong phạm vi chức năng của mình, các trại giam, các chấp hành viên và các cơ quan hữu quan khác phải nghiêm chỉnh chấp hành những bản án, quyết định của Toà án quân sự và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ đó.
Bản án tử hình của Toà án quân sự chỉ được thi hành nếu không có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Nếu người bị án tử hình xin ân giảm thì bản án được thi hành sau khi Hội đồng Nhà nước đã bác đơn xin ân giảm.
Điều 14
Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp chặt chẽ với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Chánh án Toà án nhân dân tối cao trong việc quản lý về mặt tổ chức các Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương, và các Toà án quân sự khu vực.
Điều 15
Khi có chiến tranh, tổ chức, thẩm quyền và thủ tục xét xử của Toà án quân sự do Hội đồng Nhà nước quyết định, theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 16
Toà án quân sự cấp cao là một Toà án thuộc Toà án nhân dân tối cao.
Toà án quân sự cấp cao có Chánh án, các Phó Chánh án, các thẩm phán và hội thẩm quân nhân.
Điều 17
1- Toà án quân sự cấp cao có thẩm quyền:
A) Sơ thẩm đồng thời chung thẩm những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp; những vụ án mà bị cáo là thiếu tướng hoặc là người có chức vụ từ chỉ huy trưởng sư đoàn, cục trưởng và cấp tương đương trở lên; những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương nhưng Toà án quân sự cấp cao lấy lên để xét xử;
B) Phúc thẩm những bản án và quyết định sơ thẩm của các Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương;
C) Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương.
2- Toà án quân sự cấp cao giám đốc việc xét xử của các Toà án quân sự cấp dưới.
Điều 18
Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự cấp cao.
Điều 19
Toà án quân sự cấp cao căn cứ vào những nghị quyết, chỉ thị của Hội đồng thẩm phán và của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn cụ thể các Toà án quân sự cấp dưới áp dụng thống nhất pháp luật và đường lối xét xử; tổng kết kinh nghiệm xét xử của các Toà án quân sự.
Khi thực hiện những nhiệm vụ nói trên, tập thể Chánh án, các Phó Chánh án và các thẩm phán Toà án quân sự cấp cao thảo luận và quyết định theo đa số, và báo cáo với Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
Điều 20
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh án Toà án quân sự cấp cao là:
1- Tổ chức hoạt động của Toà án quân sự cấp cao;
2- Tổ chức các hội đồng xét xử;
3- Chủ toạ phiên toà, khi xét thấy cần thiết;
4- Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án quân sự cấp dưới; tạm đình chỉ việc thi hành án, nếu xét thấy cần thiết;
5- Tổ chức việc kiểm tra công tác xét xử của các Toà án quân sự cấp dưới;
6- Kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng những biện pháp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong quân đội;
7- Báo cáo với Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ quốc phòng về hoạt động của Toà án quân sự các cấp.
Các Phó Chánh án giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ.
Điều 21
Các Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương có thẩm quyền:
1- Sơ thẩm những vụ án không thuộc thẩm quyền của các Toà án quân sự khu vực và những vụ án thuộc thẩm quyền của các Toà án đó nhưng Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương lấy lên để xét xử;
2- Phúc thẩm những bản án và quyết định sơ thẩm của Toà án quân sự khu vực;
3- Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án quân sự khu vực.
Điều 22
Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương có: Chánh án, các Phó Chánh án, các thẩm phán và hội thẩm quân nhân.
Điều 23
Các Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương có Uỷ ban thẩm phán gồm Chánh án, các Phó Chánh án và một số thẩm phán. Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban thẩm phán là:
1- Bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật và đường lối xét xử của các Toà án quân sự trong quân khu;
2- Tổng kết kinh nghiệm xét xử;
3- Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các toà án quân sự khu vực.
4- Thông qua báo cáo của Toà án quân sự khu vực và cấp tương đương gửi lên cấp trên.
Quyết định của Uỷ ban thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên tán thành.
Điều 24
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh án Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương là:
1- Tổ chức hoạt động của Toà án
2- Chủ toạ các cuộc họp của Uỷ ban thẩm phán;
3- Tổ chức các hội đồng xét xử;
4- Chủ toạ phiên toà hoặc cử thẩm phán chủ toạ phiên toà;
5- Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án quân sự khu vực; tạm đình chỉ việc thi hành án, nếu xét thấy cần thiết;
6- Tổ chức việc kiểm tra công tác xét xử của các Toà án quân sự cấp dưới;
7- Kiến nghị với Tư lệnh quân khu và cấp tương đương, với chỉ huy trưởng các đơn vị Quân đội hoạt động trong quân khu và cấp tương đương những biện pháp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong Quân đội;
8- Báo cáo hoạt động của Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương với Chánh án Toà án quân sự cấp cao, Tư lệnh quân khu và cấp tương đương.
Các Phó Chánh án giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ.
Điều 25
Các Toà án quân sự khu vực có thẩm quyền sơ thẩm những vụ án hình sự mà bị cáo là đại uý hoặc người có chức vụ từ Phó chỉ huy trưởng tiểu đoàn hoặc cấp tương đương trở xuống, trừ những loại việc sau đây:
1- Những tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia;
2- Những tội phạm khác có tính chất nghiêm trọng, phức tạp hoặc gây hậu quả lớn.
Toà án quân sự khu vực có Chánh án, các Phó Chánh án, các thẩm phán và hội thẩm quân nhân.
Điều 26
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chánh án Toà án quân sự khu vực là:
1- Tổ chức hoạt động của Toà án;
2- Chủ toạ phiên toà hoặc cử thẩm phán chủ toạ phiên toà;
3- Kiến nghị với chỉ huy trưởng các đơn vị quân đội hoạt động trong khu vực về những biện pháp phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong Quân đội;
4- báo cáo hoạt động của Toà án lên Chánh án Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương.
Các Phó Chánh án giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ
Điều 27
Việc canh giữ và giải bị cáo đến phiên toà, bảo vệ phiên toà và nơi làm việc của Toà án quân sự do lực lượng cảnh vệ trong quân đội đảm nhiệm.
Điều 28
Sĩ quan tại ngũ có kiến thức pháp lý cần thiết thì có thể được cử làm thẩm phán Toà án quân sự.
Quân nhân tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng được tập thể tín nhiệm, có thể được bầu làm hội thẩm quân nhân.
Điều 29
Các thẩm phán Toà án quân sự cấp cao do Hội đồng Nhà nước cử theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
Chức vụ Chánh án Toà án quân sự cấp cao do một Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao đảm nhiệm.
Các Phó Chánh án Toà án quân sự cấp cao do Chánh án Toà án nhân dân tối cao cử trong số các thẩm phán Toà án quân sự cấp cao, sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Chánh án, các Phó Chánh án Toà án quân sự cấp cao, và một số thẩm phán toà án quân sự cấp cao do Chánh án toà án nhân dân tối cao cử, là thành viên của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
Điều 30
Thẩm phán các Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương, và các Toà án quân sự khu vực do Hội đồng Nhà nước cử, theo dề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Chánh án, các Phó Chánh án và Uỷ viên Uỷ ban thẩm phán Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương, Chánh án và các Phó Chánh án Toà án quân sự khu vực do Bộ trưởng Bộ Tư pháp cử, sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 31
Nhiệm kỳ của thẩm phán Toà án quân sự các cấp theo nhiệm kỳ của Hội đồng Nhà nước.
Hội đồng Nhà nước bãi miễn thẩm phán Toà án quân sự các cấp khi thẩm phán đó không còn xứng đáng với nhiệm vụ được giao.
Điều 32
Trong trường hợp cần thiết, sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể quyết định thuyên chuyển thẩm phán Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương hoặc thẩm phán Toà án quân sự khu vực từ Toà án quân sự này sang Toà án quân sự khác cùng cấp.
Điều 33
Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự cấp cao do Hội đồng Nhà nước cử theo sự giới thiệu của Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam . Nhiệm kỳ của hội thẩm quân nhân Toà án quân sự cấp cao là hai năm rưỡi.
Hội thẩm quân nhân Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương, Toà án quân sự khu vực do các đơn vị cơ sở trong lực lượng vũ trang nhân dân bầu ra. Nhiệm kỳ của hội thẩm quân nhân Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương và của hội thẩm quân nhân Toà án quân sự khu vực là hai năm.
Hội thẩm quân nhân có thể bị cơ quan, đơn vị đã bầu ra mình bãi miễn nếu không còn xứng đáng với nhiệm vụ được giao.
Điều 34
Các hội thẩm quân nhân có nhiệm vụ tham gia công tác xét xử của Toà án quân sự.
Các đơn vị, cơ quan có người được bầu làm hội thẩm quân nhân có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho hội thẩm quân nhân làm tròn nhiệm vụ.
Hội thẩm quân nhân được bồi dưỡng về công tác xét xử.
Điều 35
Ở các Toà án quân sự, có thư ký Toà án, chấp hành viên, và tuỳ theo yêu cầu công tác, có chuyên viên pháp lý giúp việc.
Điều 36
Bộ máy làm việc, biên chế của Toà án quân sự cấp cao do Chánh án Toà án nhân dân tối cao quyết định, sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, và trình Hội đồng Nhà nước phê chuẩn.
Bộ máy làm việc, biên chế của các Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương, của các Toà án quân sự khu vực do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định, sau khi đã thống nhất ý kiến với Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Ngân sách, phương tiện hoạt động và trụ sở của Toà án quân sự các cấp do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
Điều 37
Pháp lệnh này thay thế các văn bản đã ban hành về tổ chức toà án quân sự, Toà án binh và Toà án binh mặt trận.
Điều 38
Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 1985
Pháp lệnh Việt Nam |
15799 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20T%E1%BB%95%20ch%E1%BB%A9c%20Vi%E1%BB%87n%20ki%E1%BB%83m%20s%C3%A1t%20qu%C3%A2n%20s%E1%BB%B1%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam | Pháp lệnh Tổ chức Viện kiểm sát quân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Căn cứ vào Điều 100, Điều 127 và các Điều từ 138 đến 141 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Căn cứ vào nhiệm vụ và tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam;
Pháp lệnh này quy định về tổ chức các Viện kiểm sát quân sự.
Điều 1
Các Viện kiểm sát quân sự là những cơ quan kiểm sát việc tuân theo pháp luật thuộc hệ thống Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được tổ chức trong Quân đội nhân dân.
Trong phạm vi chức năng của mình, các viện kiểm sát quân sự có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, bảo vệ an ninh quốc phòng, kỷ luật của quân đội, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự tôn trọng tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng và của các công dân khác.
Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, sức chiến đấu của quân đội và quyền lợi chính đáng của quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng và của các công dân khác đều phải được xử lý theo pháp luật.
Điều 2
Các Viện kiểm sát quân sự gồm có:
- Viện kiểm sát quân sự trung ương;
- Các Viện kiểm sát quân sự Quân khu, quân chủng, Tổng cục và cấp tương đương;
- Các Viện kiểm sát quân sự Quân đoàn, tỉnh và khu vực.
Viện kiểm sát quân sự Quân chủng, Tổng cục và Viện kiểm sát quân sự tỉnh, khu vực chỉ thành lập ở những nơi xét thấy cần thiết, do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định, sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ quốc phòng.
Điều 3
Viện kiểm sát quân sự trung ương thuộc cơ cấu Viện kiểm sát nhân dân tối cao, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan quản lý quân sự, các đơn vị và tổ chức khác của quân đội; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của quân nhân tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, dân quân tự vệ phối thuộc chiến đấu với quân đội và những người khác được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Các Viện kiểm sát quân sự cấp dưới kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Ở những nơi, do điều kiện đặc biệt, không có Viện kiểm sát nhân dân hoạt động thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể giao cho Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với mọi công dân.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trực tiếp và qua Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương lãnh đạo công tác của các Viện kiểm sát quân sự.
Điều 4
Các Viện kiểm sát quân sự, trong phạm vi quyền hạn của mình, kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố bằng những công tác dưới đây:
1- Kiểm sát chung việc tuân theo pháp luật trong Quân đội nhân dân;
2- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra của các cơ quan điều tra đối với các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự;
3- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của các Toà án quân sự;
4- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc chấp hành các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự;
5- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, đơn vị trong quân đội có trách nhiệm trong việc giam, giữ, cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội và phạt giam kỷ luật quân nhân;
6- Điều tra các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát quân sự.
Điều 5
Trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình, các Viện kiểm sát quân sự có trách nhiệm phối hợp với người chỉ huy và các cơ quan chính trị, cơ quan điều tra, Toà án quân sự, cơ quan thanh tra quân đội, viện kiểm sát nhân dân địa phương, với các tổ chức xã hội và các tập thể quân nhân, dựa vào sự giúp đỡ của các quân nhân và các công dân khác, tích cực đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm pháp luật và kỷ luật của quân đội.
Viện kiểm sát quân sự phối hợp với các cơ quan nói trên trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, thống kê, nghiên cứu các tội phạm và các vi phạm pháp luật.
Điều 6
1- Các đơn vị đóng quân ở địa phương nào thì chịu sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát quân sự tại địa phương đó, trừ các đơn vị có Viện kiểm sát quân sự.
2- Người chỉ huy và cơ quan chỉ huy các cấp phải kịp thời thông báo về các tội phạm và các vi phạm pháp luật xẩy ra ở đơn vị mình cho Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự; trong trường hợp cần thiết thì kịp thời thông báo cho Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự gần nhất, đồng thời thông báo cho Viện kiểm sát quân sự cấp mình.
Điều 7
1- Các Viện kiểm sát quân sự tổ chức và hoạt động theo chế độ tập trung, thống nhất.
Viện kiểm sát quân sự do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp trên. Khi thực hành chức năng của mình, các Viện kiểm sát quân sự chỉ căn cứ vào pháp luật và sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, không phụ thuộc vào người chỉ huy và cơ quan chỉ huy quân sự.
Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quân đội.
2- Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương do Hội đồng Nhà nước cử và bãi miễn, theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ quốc phòng.
3- Các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm và bãi miễn trong số kiểm sát viên quân sự cao cấp, theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp dưới do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm và bãi miễn, theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Điều 8
Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, các viện kiểm sát quân sự kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các văn bản và biện pháp của các cơ quan quản lý quân sự; các đơn vị và tổ chức khác của quân đội; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hành vi của quân nhân tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, dân quân, tự vệ phối thuộc chiến đấu với quân đội và những người khác được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do quân đội trực tiếp quản lý, nhằm bảo đảm các văn bản, biện pháp và hành vi đó phù hợp với Hiến pháp, luật, pháp lệnh, các nghị quyết của Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, các văn bản pháp luật khác, với điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy tắc được ban hành trong quân đội.
Điều 9
Khi thực hiện công tác kiểm sát chung, trong phạm vi trách nhiệm của mình, các Viện kiểm sát quân sự có quyền:
1- Yêu cầu các cơ quan quản lý quân sự, các cấp chỉ huy, các đơn vị cùng cấp và cấp dưới, các đơn vị thuộc cấp trên đóng tại địa phương và các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, khi những cơ quan và tổ chức xã hội ấy có liên quan tới việc vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của quân đội:
A) Cung cấp cho Viện kiểm sát quân sự các văn bản, tài liệu cần thiết cho việc xác định việc vi phạm pháp luật;
B) Thông báo cho Viện kiểm sát quân sự biết các hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của quân đội, của tập thể và quyền lợi chính đáng của quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng và công dân khác đã xảy ra trong cơ quan, đơn vị mình và kết quả việc xử lý các hành vi đó;
C) Kiểm tra việc vi phạm pháp luật của đơn vị cấp dưới trực thuộc và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát quân sự biết;
D) Cử chuyên viên để làm rõ những vấn đề cần thiết thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
2- Yêu cầu cơ quan thanh tra quân đội cùng cấp thanh tra việc vi phạm pháp luật và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát quân sự biết.
3- Yêu cầu các quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng và các công dân khác trả lời về việc vi phạm pháp luật có liên quan đến họ.
4- Kiểm sát tại chỗ việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, đơn vị nói ở điểm 1 Điều này trong việc áp dụng các biện pháp quản lý và xử lý hành chính, giải quyết các khiếu nại và tố cáo của quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng và công dân khác, khi thấy có vi phạm pháp luật; triệu tập hoặc tham dự các cuộc họp bàn các biện pháp giải quyết, phòng ngừa những việc vi phạm pháp luật của các cơ quan, đơn vị đó khi thấy cần thiết.
5- Kiến nghị hoặc kháng nghị với các cơ quan, đơn vị và các cấp chỉ huy nói ở điểm 1 Điều này, yêu cầu sửa đổi, bãi bỏ hoặc đình chỉ thi hành các văn bản, biện pháp hoặc việc vi phạm pháp luật, xử lý người chịu trách nhiệm về những việc làm đó. Trong trường hợp cần thiết thì khởi tố về hình sự hoặc áp dụng các biện pháp thích đáng để bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại do việc vi phạm pháp luật gây ra.
Điều 10
Đối với các yêu cầu nói ở các điểm 1, 2, 3 Điều 9, cơ quan quân sự, cấp chỉ huy và các cán bộ khác, các đơn vị thuộc cấp trên đóng tại địa phương và các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc người hữu quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh trong thời hạn chậm nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong trường hợp đặc biệt cần có thời hạn dài hơn thì phải được sự đồng ý của Viện kiểm sát quân sự.
Đối với kiến nghị, kháng nghị nói ở điểm 5 Điều 9, các cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội và những người hữu quan có trách nhiệm trả lời trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, kháng nghị. Nếu đồng ý thì nói rõ những việc đã làm, đang làm hoặc sẽ làm để thực hiện yêu cầu nêu trong kiến nghị, kháng nghị. Nếu không đồng ý thì nói rõ lý do.
Trong trường hợp một cơ quan cấp trên nhận được kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát quân sự đối với cơ quan, đơn vị cấp dưới của mình thì thời hạn trả lời là ba mươi ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị, kháng nghị.
Điều 11
Các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra của các cơ quan điều tra đối với những tội phạm và những người phạm tội thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự, nhằm bảo đảm:
1- Mọi hành vi phạm tội đều phải được điều tra để xử lý theo pháp luật, không để lọt người phạm tội, không làm oan người vô tội;
2- Không để một người nào bị bắt, bị giam, giữ, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật;
3- Việc khởi tố và điều tra phải đúng quy định của pháp luật. Trong việc điều tra phải thu thập cả chứng cứ kết tội và chứng cứ gỡ tội, phải làm rõ những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm của bị cáo, tìm ra những nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm;
4- Việc truy cứu trách nhiệm hình sự phải có đủ căn cứ và đúng pháp luật.
Điều 12
Khi thực hiện công tác kiểm sát điều tra, các Viện kiểm sát quân sự có quyền:
1- Kiểm sát việc khởi tố hình sự của cơ quan điều tra, hoặc khởi tố hình sự và chuyển vụ án đến cơ quan điều tra để yêu cầu tiến hành điều tra;
2- Phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh bắt, tạm giam, gia hạn tạm giam, tha, tạm tha, khám xét và các biện pháp khác của cơ quan điều tra, theo quy định của pháp luật; ra các quyết định bắt, tạm giam, gia hạn tạm giam, tha, tạm tha, khám xét, thu giữ tang vật và chuyển đến cơ quan điều tra để thi hành; yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can đang trốn tránh;
3- Đề ra yêu cầu điều tra, trả lại hồ sơ vụ án khi thấy chứng cứ chưa đầy đủ và yêu cầu điều tra bổ sung; yêu cầu cơ quan điều tra cung cấp những tài liệu cần thiết về tội phạm và vi phạm pháp luật, thông báo tình hình phạm pháp đã xảy ra;
4- Kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, kiểm sát việc hỏi cung bị can hoặc các việc khác trong công tác điều tra của cơ quan điều tra; trực tiếp hỏi cung bị can, khi thấy cần thiết;
5- Quyết định truy tố hoặc miễn tố, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra, di lý vụ án, huỷ bỏ các quyết định thiếu căn cứ hoặc trái pháp luật của cơ quan điều tra. Trong trường hợp quyết định truy tố thì Viện kiểm sát quân sự làm cáo trạng;
6- Yêu cầu cơ quan điều tra thay đổi nhân viên điều tra đã vi phạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra; sửa chữa việc vi phạm pháp luật trong công tác điều tra.
Trong trường hợp nhân viên điều tra phạm tội trong công tác điều tra thì truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 13
Các cơ quan điều tra và nhân viên điều tra hữu quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát quân sự nói ở Điều 12. Trong trường hợp không nhất trí với các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát quân sự nói ở các điểm 2, 5, 6 Điều 12 thì vẫn phải chấp hành, những cơ quan điều tra có quyền đề nghị Viện kiểm sát quân sự cấp trên trực tiếp xét và quyết định; trong trường hợp không nhất trí với các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát quân sự trung ương thì có quyền đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xét và quyết định.
Điều 14
Các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án, nhằm bảo đảm việc xét xử của các Toà án quân sự được tiến hành đúng pháp luật, nghiêm minh và kịp thời.
Điều 15
Khi thực hiện công tác kiểm sát xét xử, các Viện kiểm sát quân sự có quyền:
1- Tham dự phiên toà trù bị của Toà án quân sự cùng cấp;
2- Tham gia tố tụng, đọc cáo trạng và luận tội tại phiên toà của Toà án quân sự cùng cấp;
3- Yêu cầu Toà án quân sự cùng cấp chuyển hồ sơ những vụ án cần thiết cho công tác kiểm sát xét xử;
4- Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án và quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự cùng cấp và cấp dưới;
5- Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án quân sự cấp dưới, khi thấy có vi phạm pháp luật;
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án quân sự các cấp theo thủ tục giám đốc thẩm khi thấy có vi phạm pháp luật hoặc theo thủ tục tái thẩm khi phát hiện có tình tiết mới.
Điều 16
1- Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền tham dự cuộc họp của tập thể Chánh án, các Phó Chánh án và các thẩm phán Toà án quân sự cấp cao bàn về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật và đường lối xét xử.
Trong trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương không nhất trí với quyết định của Toà án quân sự cấp cao thì báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2- Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Quân khu và cấp tương đương có quyền tham dự cuộc họp của Uỷ ban thẩm phán Toà án quân sự cùng cấp bàn về việc áp dụng pháp luật và đường lối xét xử.
Trong trường hợp không nhất trí với nghị quyết của Uỷ ban thẩm phán Toà án quân sự quân khu và cấp tương đương thì báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Điều 17
Các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác của quân đội, các cơ quan Nhà nước,
Tổ chức xã hội và những người hữu quan trong việc chấp hành các bản án và quyết định của Toà án quân sự đã có hiệu lực pháp luật, nhằm bảo đảm các bản án và quyết định đó được chấp hành đúng pháp luật, đầy đủ, kịp thời.
Điều 18
Khi thực hiện công tác kiểm sát chấp hành án, các Viện kiểm sát quân sự có quyền:
1- Yêu cầu cơ quan chấp hành án và đơn vị hữu quan:
A) Tự kiểm tra việc chấp hành các bản án và quyết định của Toà án quân sự đã có hiệu lực pháp luật và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát quân sự biết;
B) Cung cấp những tài liệu, văn bản hoặc xuất trình các hồ sơ, sổ sách, giấy tờ có liên quan đến việc chấp hành án;
C) Chấp hành các bản án và quyết định của Toà án quân sự đã có hiệu lực pháp luật mà chưa được chấp hành.
2- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, đơn vị, tổ chức của quân đội, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và những người hữu quan trong việc chấp hành các bản án và quyết định của Toà án quân sự đã có hiệu lực pháp luật; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, đơn vị đó trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng và của các công dân khác đối với việc chấp hành án.
3- Kiến nghị hoặc kháng nghị với các cơ quan, đơn vị hữu quan, yêu cầu sửa đổi, bãi bỏ hoặc đình chỉ thi hành những văn bản, biện pháp hoặc việc vi phạm pháp luật trong việc chấp hành án; yêu cầu xử lý hành chính người chịu trách nhiệm về việc vi phạm pháp luật đó. Trong trường hợp cần thiết thì truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 19
Các cơ quan, đơn vị hữu quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu nói ở điểm 1 Điều 18 trong thời hạn chậm nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Đối với các kiến nghị, kháng nghị nói ở điểm 3 Điều 18, cơ quan, đơn vị hữu quan có trách nhiệm trả lời trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, kháng nghị.
Trong trường hợp đặc biệt cần có thời hạn dài hơn thì phải được sự đồng ý của Viện kiểm sát quân sự. Nếu không nhất trí thì phải báo cho Viện kiểm sát quân sự biết rõ lý do.
Điều 20
Các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan, đơn vị trong quân đội có trách nhiệm trong việc giam, giữ, cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội và phạt giam kỷ luật quân nhân, nhằm bảo đảm:
1- Các việc giam, giữ, cải tạo và việc phạt giam kỷ luật quân nhân phải có căn cứ, đúng pháp luật và đúng điều lệnh kỷ luật của quân đội;
2- Các chế độ giam, giữ, cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội và phạt giam kỷ luật quân nhân được chấp hành nghiêm chỉnh;
3- Tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm và các quyền khác của đương sự không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng.
Điều 21
Khi thực hiện công tác kiểm sát giam, giữ, cải tạo ở đơn vị kỷ luật quân nhân,và phạt giam kỷ luật quân nhân, các Viện kiểm sát quân sự có quyền:
1- Thường kỳ và bất thường kiểm sát tại chỗ các nơi giam, giữ, cải tạo ở đơn vị kỷ luật và nơi phạt giam kỷ luật quân nhân;
2- Xem xét các sổ sách, hồ sơ, tài liệu của cơ quan, đơn vị cùng cấp và cấp dưới về việc giam, giữ, cải tạo ở đơn vị kỷ luật và phạt giam kỷ luật quân nhân;
3- Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo của các đương sự; trực tiếp lấy lời khai báo của họ;
4- Yêu cầu cơ quan cùng cấp quản lý các nơi giam, giữ cải tạo ở đơn vị kỷ luật và phạt giam kỷ luật quân nhân kiểm tra những nơi đó và thông báo kết quả kiểm tra cho Viện kiểm sát quân sự biết;
5- Yêu cầu cơ quan cùng cấp, cấp dưới và người có trách nhiệm trả lời về văn bản, biện pháp hoặc việc vi phạm pháp luật trong việc giam, giữ, cải tạo ở đơn vị kỷ luật và phạt giam kỷ luật quân nhân;
6- Quyết định việc trả tự do cho người bị giam, giữ, cải tạo ở đơn vị kỷ luật và bị phạt giam kỷ luật không có căn cứ, trái pháp luật và điều lệnh kỷ luật của quân đội;
7- Kiến nghị hoặc kháng nghị với cơ quan cùng cấp và cấp dưới, yêu cầu sửa đổi, bãi bỏ hoặc đình chỉ thi hành các văn bản, biện pháp hoặc việc làm trái pháp luật và xử lý người chịu trách nhiệm về việc làm trái pháp luật đó. Trong trường hợp người làm công tác giam, giữ, cải tạo và phạt giam kỷ luật quân nhân mà phạm tội thì truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 22
Các cơ quan, đơn vị và những người hữu quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu nói ở các điểm 4, 5 Điều 21 và trả lời trong thời hạn chậm nhất là ba mươi ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu; chuyển cho Viện kiểm sát quân sự trong thời hạn hai mươi bốn giờ đơn từ khiếu nại hoặc tố cáo của người bị giam, giữ, cải tạo và bị phạt giam kỷ luật.
Đối với các quyết định, kiến nghị, kháng nghị nói ở các điểm 6, 7 Điều 21 cơ quan hữu quan có trách nhiệm trả lời trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhân được kiến nghị, kháng nghị. Trong trường hợp đặc biệt cần có thời hạn dài hơn thì phải được sự đồng ý của Viện kiểm sát quân sự. Đối với quyết định trả tự do cho quân nhân bị phạt giam kỷ luật thì phải được thi hành ngay.
Nếu không nhất trí với quyết định, kiến nghị, kháng nghị đó thì các cơ quan và người hữu quan phải nói rõ lý do và có quyền đề nghị Viện kiểm sát quân sự cấp trên trực tiếp xem xét lại. Viện kiểm sát quân sự cấp trên phải xét và quyết định trong thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị.
Điều 23
1- Các Viện kiểm sát quân sự điều tra các vụ án hình sự, theo quy định của pháp luật, trừ các vụ án thuộc quyền điều tra của cơ quan an ninh quân đội.
2- Đối với các vụ án hình sự có nhiều bị can hoặc có nhiều tội phạm, trong đó có bị can hoặc tội phạm thuộc quyền điều tra của Viện kiểm sát quân sự thì cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự điều tra toàn bộ vụ án. Trong trường hợp cần thiết thì Viện kiểm sát quân sự có thể chuyển một phần hoặc toàn bộ vụ án cho cơ quan điều tra khác để tiến hành điều tra.
Điều 24
Khi tiến hành điều tra các vụ án hình sự, cơ quan điều tra của các Viện kiểm sát quân sự được áp dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định đối với công tác điều tra.
Điều 25
1- Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm có Viện trưởng, Phó Viện trưởng thứ nhất, các Phó Viện trưởng và các kiểm sát viên.
Viện kiểm sát quân sự trung ương do Viện trưởng lãnh đạo.
Các Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng, được Viện trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng.
Phó Viện trưởng thứ nhất thay thế Viện trưởng khi Viện trưởng vắng mặt.
2- Viện kiểm sát quân sự trung ương có Uỷ ban kiểm sát gồm Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và một số kiểm sát viên cao cấp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ định, theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Uỷ ban kiểm sát Viện kiểm sát quân sự trung ương căn cứ vào chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và nhiệm vụ của quân đội, thảo luận phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác kiểm sát, các dự thảo chỉ thị, báo cáo của Viện trưởng và những việc quan trọng khác mà Viện trưởng thấy cần thiết.
Trong các cuộc họp của Uỷ ban kiểm sát, Viện trưởng kết luận và quyết định cuối cùng. Trong trường hợp Viện trưởng quyết định khác với ý kiến đa số trong Uỷ ban kiểm sát thì Viện trưởng thực hiện quyết định của mình, đồng thời báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Điều 26
1- Viện kiểm sát quân sự Quân khu, Quân chủng, Tổng cục và cấp tương đương có Viện trưởng, Phó Viện trưởng thứ nhất, các Phó Viện trưởng và các kiểm sát viên.
Viện kiểm sát quân sự Quân khu, Quân chủng, Tổng cục và cấp tương đương do Viện trưởng lãnh đạo.
Các Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng, được Viện trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng.
Phó Viện trưởng thứ nhất thay thế Viện trưởng khi Viện trưởng vắng mặt.
2- Viện kiểm sát quân sự Quân khu, Quân chủng, Tổng cục và cấp tương đương có Uỷ ban kiểm sát gồm Viện trưởng, các Phó Viện trưởng và một số kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương chỉ định, theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp đó.
Uỷ ban kiểm sát căn cứ vào chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương và nhiệm vụ của đơn vị, thảo luận việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác kiểm sát, dự thảo chỉ thị, báo cáo của Viện trưởng và các vấn đề quan trọng khác mà Viện trưởng thấy cần thiết.
Trong các cuộc họp của Uỷ ban kiểm sát, Viện trưởng kết luận và quyết định cuối cùng. Trong trường hợp Viện trưởng quyết định khác với ý kiến đa số trong Uỷ ban kiểm sát thì Viện trưởng thực hiện quyết định của mình, đồng thời báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương.
Điều 27
Viện kiểm sát quân sự quân đoàn, tỉnh, khu vực có Viện trưởng, Phó Viện trưởng và các kiểm sát viên.
Viện kiểm sát quân sự quân đoàn, tỉnh, khu vực do Viện trưởng lãnh đạo.
Phó Viện trưởng giúp Viện trưởng và thay thế Viện trưởng khi Viện trưởng vắng mặt.
Điều 28
Viện kiểm sát quân sự các cấp có cơ quan điều tra.
Tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra ở Viện kiểm sát quân sự và cấp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định và trình Hội đồng Nhà nước phê chuẩn.
Điều 29
Bộ máy làm việc của viện kiểm sát quân sự các cấp được tổ chức tương ứng với chức năng nhiệm vụ của mình.
Bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự trung ương do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ quốc phòng và trình Hội đồng Nhà nước phê chuẩn.
Bộ máy làm việc của Viện kiểm sát quân sự cấp dưới do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ quốc phòng.
Điều 30
1- Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cáo, lãnh đạo hoạt động của Viện kiểm sát quân sự trung ương và Viện kiểm sát quân sự các cấp dưới.
2- Căn cứ vào pháp luật, chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác kiểm sát và mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ quốc phòng về nhiệm vụ của quân đội, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có nhiệm vụ:
A) Đề ra phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác kiểm sát trong quân đội;
B) Chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của viện kiểm sát quân sự các cấp, ra các quyết định và chỉ thị có tính chất bắt buộc đối với các viện kiểm sát quân sự;
C) Tổ chức bộ máy làm việc; đề nghị bổ nhiệm, bãi miễn các chức vụ, quản lý và tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Viện kiểm sát quân sự các cấp;
D) Tổng kết công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quân đội, phối hợp với các cơ quan hữu quan trong và ngoài quân đội trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật, thống kê tội phạm và vi phạm pháp luật.
Đ) Chỉ đạo và tổ chức việc nghiên cứu khoa học công tác kiểm sát và khoa học tội phạm trong quân đội.
E) Kiến nghị với Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, các chỉ huy, chủ nhiệm chính trị các cấp và các cơ quan quản lý quân sự về các biện pháp phòng ngừa đấu tranh chống các tội phạm và các vi phạm pháp luật trong quân đội.
Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương được tham dự các cuộc họp của Bộ quốc phòng và cơ quan quản lý quân sự các cấp bàn về việc chấp hành pháp luật, điều lệnh quân đội, việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật của quân đội.
Điều 31
1- Kiểm sát viên của Viện kiểm sát quân sự là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn theo quy chế ngạch kiểm sát viên nhân dân.
2- Kiểm sát viên của Viện kiểm sát quân sự có 3 cấp: kiểm sát viên cao cấp, kiểm sát viên trung cấp và kiểm sát viên sơ cấp, tương ứng với phân cấp sĩ quan trong quân đội.
Kiểm sát viên cao cấp của Viện kiểm sát quân sự trung ương là kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, do Hội đồng Nhà nước cử và bãi miễn, theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Kiểm sát viên của Viện kiểm sát quân sự các cấp dưới do viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm và bãi miễn, theo đề nghị của viện trưởng viện kiểm sát quân sự trung ương.
Viện trưởng, Phó Viện trưởng và kiểm sát viên của Viện kiểm sát quân sự các cấp được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cấp giấy chứng minh kiểm sát viên để làm nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật, và có đủ quyền năng pháp lý theo quy định của pháp luật.
Điều 32
1- Các cán bộ và nhân viên của Viện kiểm sát quân sự được khen thưởng và chịu trách nhiệm kỷ luật theo các quy định theo các quy định của Nhà nước và điều lệnh của Quân đội nhân dân Việt Nam.
2- Trong phạm vi quyền hạn của mình, chỉ có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương và các Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp trên mới được quyết định khen thưởng và thi hành kỷ luật các Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự, kiểm sát viên và nhân viên điều tra của các Viện kiểm sát quân sự cấp dưới về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm sát và điều tra.
Điều 33
Biên chế, ngân sách và phương tiện hoạt động của Viện kiểm sát quân sự các cấp do Bộ trưởng Bộ quốc phòng quyết định, sau khi đã thống nhất ý kiến với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Điều 34
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ quốc phòng hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 1985
Pháp lệnh Việt Nam |
15801 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20d%E1%BB%B1%20th%E1%BA%A3o%20Lu%E1%BA%ADt%20H%C3%B4n%20nh%C3%A2n%20v%C3%A0%20gia%20%C4%91%C3%ACnh | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình | Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Bộ trưởng và báo cáo của Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội về dự thảo Luật hôn nhân và gia đình;
Theo đề nghị của Hội đồng Bộ trưởng và Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội;
Căn cứ vào Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
1- Hội đồng Nhà nước công bố bản dự thảo Luật hôn nhân và gia đình để nhân dân tham gia ý kiến;
2- Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cùng với Ban dự thảo của Hội đồng Bộ trưởng nghiên cứu tiếp thụ ý kiến của nhân dân để chỉnh lý bản dự thảo, trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp tới.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, kỳ họp thứ 11, thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1986.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15802 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20Quy%E1%BA%BFt%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20c%E1%BB%A7a%20H%E1%BB%99i%20%C4%91%E1%BB%93ng%20Nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20v%E1%BB%81%20nh%C3%A2n%20s%E1%BB%B1%20c%E1%BB%A7a%20H%E1%BB%99i%20%C4%91%E1%BB%93ng%20B%E1%BB%99%20tr%C6%B0%E1%BB%9Fng | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn Quyết định của Hội đồng Nhà nước về nhân sự của Hội đồng Bộ trưởng | Căn cứ vào Điều 83 và Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Hội đồng Nhà nước;
1- Phê chuẩn Quyết định số 703 NQ/HĐNN7 ngày 30 tháng 1 năm 1986 của Hội đồng Nhà nước về việc đồng chí Trần Phương thôi giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
2- Phê chuẩn Quyết định số 735 QĐ/HĐNN7 ngày 21 tháng 6 năm 1986 của Hội đồng Nhà nước về việc cử và miễn nhiệm một số thành viên của Hội đồng Bộ trưởng như sau:
1. Đồng chí Tố Hữu thôi giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Đồng chí Võ Chí Công giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
2. Đồng chí Đồng Sĩ Nguyên, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thôi kiêm chức Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải.
Đồng chí Bùi Danh Lưu giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Đồng chí Chu Tam Thức thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Đồng chí Vũ Tuân thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Công nghiệp thực phẩm để giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4. Đồng chí Lê Đức Thịnh thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội thương.
Đồng chí Hoàng Minh Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội thương.
5. Đồng chí Lê Khắc thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại thương.
Đồng chí Đoàn Duy Thành giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại thương.
6. Đồng chí Nguyễn Duy Gia thôi giữ chức Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước.
Đồng chí Lữ Minh Châu giữ chức Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước.
7. Đồng chí Nguyễn Chân thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ mỏ và Than.
8. Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ văn hoá.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam khóa VII, kỳ họp thứ 11, thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1986.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15804 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20k%E1%BA%BF%20ho%E1%BA%A1ch%20ph%C3%A1t%20tri%E1%BB%83n%20kinh%20t%E1%BA%BF%2C%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20n%C4%83m%201987 | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 1987 | - Căn cứ vào Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Sau khi xem xét báo cáo của Hội đồng Bộ trưởng về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế, xã hội năm 1986 và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 1987;
- Sau khi nghe các thuyết trình của Uỷ ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban thường trực khác của Quốc hội và ý kiến của đại biểu Quốc hội;
1- Phê chuẩn báo cáo của Hội đồng Bộ trưởng về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế, xã hội năm 1986.
2- Quyết định phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 1987 và những chỉ tiêu chủ yếu sau đây:
- Tổng sản phẩm xã hội tăng 7,8% và thu nhập quốc dân tăng 7,9% so với năm 1986.
- Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 9% so với năm 1986, trong đó giá trị sản lượng công nghiệp hàng tiêu dùng tăng 10%.
- Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tăng 6,2% so với năm 1986.
- Sản lượng lương thực quy thóc 19,2 triệu tấn.
- Lương thực Nhà nước huy động 4,5 triệu tấn (quy thóc).
- Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 26 tỷ đồng, trong đó 22 tỷ thuộc vốn Trung ương, 4 tỷ thuộc vốn địa phương, và vốn tự có của cơ sở.
- Giá trị hàng hóa xuất khẩu 850 triệu rúp và đô - la.
- Diện tích rừng trồng mới tập trung 140.000 ha.
- Đàn lợn 12,5 triệu con, tăng 6% so với năm 1986.
- Thuỷ sản 620.000 tấn, tăng 5% so với năm 1986.
- Sản lượng điện phát ra 6.132 triệu KWh, tăng 9,4% so với năm 1986.
- Sản lượng than sạch 6,5 triệu tấn, tăng 5% so với năm 1986.
- Khối lượng hàng hóa vận tải trong nước 58,6 triệu tấn và 7.190 triệu tấn km, tăng 5,5% về tấn và 6,6% về tấn km so với năm 1986.
- Số học sinh phổ thông có mặt đầu năm học 12.793.000 em, tăng 2,2% so với năm 1986.
- Tỷ lệ tăng dân số 2%.
3- Giao trách nhiệm cho Hội đồng bộ trưởng tiếp tục nghiên cứu và xử lý những vấn đề do Uỷ ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban thường trực khác của Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đã nêu ra để bổ sung các biện pháp, chính sách; xây dựng và thực hiện tốt ba chương trình kinh tế lớn: Lương thực - Thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu; xúc tiến đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, lấy kế hoạch làm trung tâm, thực hiện hạch toán kinh tế, kinh doanh Xã hội chủ nghĩa; vừa tăng cường quyền lãnh đạo và quản lý tập trung thống nhất của Trung ương, vừa phát huy tính chủ động và nâng cao trách nhiệm của địa phương, quyền tự chủ sản xuất kinh doanh và quyền làm chủ tập thể của quần chúng và các đơn vị cơ sở; lập lại trật tự, kỷ cương trong quản lý kinh tế, đề cao kỷ luật và pháp luật Nhà nước. Cần thật sự đổi mới công tác điều hành, công tác tổ chức cán bộ, có những biện pháp đặc biệt, cấp bách để tiếp tục giải quyết những vấn đề tài chính, tiền tệ, giá cả, tiền lương, cung ứng vật tư kỹ thuật, đầu tư xây dựng cơ bản, xuất nhập khẩu, ngoại tệ, giao thông vận tải; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1987 nhằm ổn định một bước tình hình kinh tế và xã hội.
4- Quốc hội kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước nêu cao tinh thần yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, hăng hái thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, tăng năng xuất lao động, nâng cao chất lượng và hiệu quả của sản xuất, kinh doanh và công tác; chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật và pháp luật Nhà nước, thực hiện nếp sống trong sạch, cần kiệm, giản dị, văn minh; kiên quyết đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong kinh tế và đời sống xã hội; phát huy thắng lợi của Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt nam, ra sức phấn đấu hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch Nhà nước năm 1987, giành nhiều thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt nam Xã hội chủ nghĩa.
Nghị quyết này đã được Quốc hội Nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá VII, kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1986.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15805 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20d%E1%BB%B1%20to%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201987 | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về dự toán ngân sách nhà nước năm 1987 | - Căn cứ vào Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Sau khi xem xét báo cáo của Hội đồng Bộ trưởng về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 1986 và dự toán ngân sách nhà nước năm 1987;
- Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách của Quốc hội,
1. Quyết định dự toán ngân sách nhà nước năm 1987 với:
- Tổng số thu là 120 tỷ đồng (một trăm hai mươi tỷ đồng);
- Tổng số chi là 133 tỷ đồng (một trăm ba mươi ba tỷ đồng).
2. Để thực hiện tốt dự toán ngân sách nhà nước năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng cần ban hành ngay các chính sách và áp dụng những biện pháp có hiệu quả nhằm sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, khai thác mọi khả năng phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hóa, kiên quyết chuyển hướng và điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư, tập trung vào các công trình trọng điểm, bảo đảm quyền tự chủ về tài chính của cơ sở và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện ba chương trình kinh tế: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
Tăng thu từ khu vực kinh tế quốc doanh trên cơ sở khuyến khích và thúc đẩy xí nghiệp tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm mức tiêu hao vật tư, năng lượng, giảm hao hụt, mất mát, lãng phí và giảm giá thành, phí lưu thông.
Tích cực thu thuế công thương nghiệp theo đúng Pháp lệnh bổ sung đã ban hành tháng 11-1986; thu đủ thuế nông nghiệp theo đúng Pháp lệnh, tận thu các khoản thuế tồn đọng.
Tập trung đầy đủ các nguồn thu vào ngân sách nhà nước và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngoài nước.
Nghiêm cấp việc tùy tiện nâng giá; tập trung toàn bộ khoản chênh lệch giá vào ngân sách nhà nước.
Đi đôi với tăng cường động viên và tập trung nguồn thu, phải triệt để tiết kiệm chi trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, xây dựng và tiêu dùng xã hội; chi theo chế độ, chính sách của Nhà nước, chống lãng phí, phô trương; giảm mạnh biên chế bộ máy quản lý nhà nước và biên chế gián tiếp trong khu vực sản xuất, kinh doanh.
Thực hiện thường xuyên chế độ kiểm tra, thanh tra tài chính, xử lý nghiêm minh theo pháp luật để nhanh chóng thiết lập trật tự, kỷ cương về tài chính, phát động quần chúng kiểm soát, giám sát để chống tệ tham nhũng, lãng phí. Kiên quyết thực hiện các biện pháp có hiệu lực để điều tiết thu nhập của những người làm ăn không chính đáng.
Trong năm 1987, cần ban hành một chính sách tài chính quốc gia phù hợp với đặc điểm của nước ta và sửa đổi chế độ phân cấp quản lý ngân sách theo hướng vừa tập trung hợp lý nguồn thu để Trung ương có thể đáp ứng nhu cầu chung của nền kinh tế, vừa khuyến khích địa phương chủ động khai thác tiềm năng của từng vùng để tăng thu cho ngân sách nhà nước trên cơ sở các chế độ tài chính thống nhất.
Hội đồng Bộ trưởng khẩn trương giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho các ngành, các địa phương để triển khai thực hiện ngay từ ngày đầu năm, nhằm tạo ra sự chuyển biến mới trong việc phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu giảm bội chi ngân sách và bội chi tiền mặt, biến Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam thành hiện thực, bảo đảm thực hiện thắng lợi kế hoạch nhà nước và ngân sách nhà nước năm 1987.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VII, kỳ họp thứ 12, thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1986.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15806 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20t%E1%BB%95ng%20quy%E1%BA%BFt%20to%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201985 | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1985 | - Căn cứ vào Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Sau khi xem xét báo cáo của Hội đồng Bộ trưởng về tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1985;
- Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách của Quốc hội,
Phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1985 như sau:
- Tổng số thu là hai mươi lăm tỷ, ba trăm bốn mươi mốt triệu, bốn trăm năm mươi bảy ngàn, tám trăm linh một đồng (25.341.457.801 đồng).
- Tổng số chi là ba mươi bốn tỷ, sáu trăm linh chín triệu, chín trăm chín mươi chín ngàn, không trăm bốn mươi hai đồng (34.609.999.042 đồng).
- Bội chi là chín tỷ, hai trăm sáu mươi tám triệu, năm trăm bốn mươi mốt ngàn, hai trăm bốn mươi mốt đồng (9.268.541.241 đồng).
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VII, kỳ họp thứ 12, thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1986.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15811 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20700%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 700 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 33 Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
Theo đề nghị của Hội đồng Bộ trưởng,
1. Hoãn cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân hai cấp huyện, xã và tương đương, trước định tổ chức từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1986, nay sẽ tổ chức vào tháng 4 năm 1987, cùng ngày với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VIII.
2. Hội đồng Bộ trưởng hướng dẫn cụ thể cho các địa phương thi hành.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15812 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20701%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 701 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng,
Phê chuẩn Hiệp ước hoạch định biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Cam-pu-chia, ký tại Nông-pênh ngày 27 tháng 12 năm 1985.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15813 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20702%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 702 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Hội đồng Bộ trưởng,
Phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, ký tại Viêng Chăn ngày 20 tháng 11 năm 1985.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15814 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20703%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 703 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,
Đồng chí Trần Phương thôi giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15815 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20704%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 704 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 14 của Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,
Thăng quân hàm từ cấp Trung tướng lên cấp Thượng tướng cho 10 đồng chí có tên sau đây:
1. Trần Sâm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng,
2. Lê Quang Hòa, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Thanh tra quân đội,
3. Đinh Đức Thiện, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng,
4. Phạm Ngọc Mậu, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị,
5. Lê Ngọc Hiền, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam,
6. Nguyễn Minh Châu, Tư lệnh Quân khu 7,
7. Bùi Phùng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng,
8. Phùng Thế Tài, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam,
9. Vũ Lăng, Viện trưởng Học viện Lục quân,
10. Nguyễn Hữu An, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 2.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15816 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20705%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 705 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,
1. Bổ nhiệm:
- Đồng chí Nguyễn Phú Soại, Vụ trưởng, Phó Giám đốc Học viện Quan hệ quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước ta tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc, thay đồng chí Vũ Song.
- Đồng chí Võ Anh Tuấn, Vụ trưởng Bộ Ngoại giao, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước ta tại nước Cộng hòa Dimbabuê.
- Đồng chí Trần Văn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ lễ tân Bộ Ngoại giao, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước ta tại Liên hợp Vương quốc Anh và Bắc Ailen, kiêm nhiệm Đại sứ tại Canađa, thay đồng chí Đặng Nghiêm Bái.
- Đồng chí Vũ Bạch Mai, phó Vụ trưởng Vụ Lãnh sự Bộ Ngoại giao, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước ta tại nước Cộng hòa Ảrập Ai Cập kiêm nhiệm Đại sứ tại Cộng hòa Dân chủ Xuđăng, Cộng hòa Ảrập Yêmen, thay đồng chí Nguyễn Tư Huyên.
- Đồng chí Vũ Toàn, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước ta tại nước Cộng hòa Angiêri Dân chủ Nhân dân, nay kiêm nhiệm Đại sứ nước ta tại nước Cộng hòa Tuynidi, Cộng hòa Ảrập Xarauy Dân chủ, thay đồng chí Lê Tân, và kiêm nhiệm Đại sứ nước ta tại Buốckina Phaxô, thay đồng chí Trần Xuân Mận.
- Đồng chí Nguyễn Huy Lợi, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước ta tại Cộng hòa Nhân dân Ănggôla, kiêm nhiệm Đại sứ tại Cộng hòa Ghinê Xích Đạo, Cộng hòa Xaotômê và Prinxipê, nay kiêm thêm Đại sứ tại Cộng hòa Cápve.
2. Thôi kiêm nhiệm:
- Đồng chí Trần Xuân Mận, Đại sứ tại Cônggô, thôi kiêm nhiệm Đại sứ tại Buốckina Phasô.
- Đồng chí Phạm Vân Sơn, Đại sứ tại Cộng hòa Nhân dân cách mạng Ghinê, thôi kiêm nhiệm Đại sứ tại Cộng hòa Capve.
- Đồng chí Vũ Song, Đại sứ nước ta tại Tiệp Khắc thôi kiêm nhiệm Đại sứ tại Áchentina.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15817 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20711A%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 711A NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 29 của Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự,
Cử các đồng chí có tên sau đây làm Thẩm phán Tòa án quân sự cấp cao:
1. Tống Thi, Đại tá
2. Phan Anh Tài, Trung tá
3. Trần Văn Phú, Trung tá
4. Lê Đức Tụ, Trung tá.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15818 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20711B%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 711B NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 30 của Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
Cử các đồng chí có tên trong danh sách kèm theo, làm Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực.
Khu vực 1, Quân khu 1
1. Hà Đức Lệnh, Thiếu tá
Khu vực 2, Quân khu 1
2. Nguyễn Thanh Hả, Trung tá
Khu vực 3, Quân khu 1
3. Phạm Hồng Lân, Trung tá
4. Nguyễn Văn Thụ, Thiếu tá
Khu vực 1, Quân khu 2
5. Nguyễn Xuân Mai, Trung tá
Khu vực 2, Quân khu 2
6. Đặng Công Luân, Thiếu tá
7. Trần Quang Trung, Thiếu tá
Khu vực 1, Quân khu 3
8. Hồ Văn Tùng, Trung tá
9. Vũ Xuân Lai, Trung tá
10. Ngô Minh Cai, Trung tá
Khu vực 2, Quân khu 3
11. Nguyễn Xuân Tiến, Trung tá
12. Đỗ Đình Chức, Thiếu tá
13. Nguyễn Văn Tửu, Trung tá
Khu vực 1, Quân khu 4
14. Nguyễn Lê Yên, Trung tá
Khu vực 2, Quân khu 4
15. Trần Quang Đồ, Thiếu tá
16. Nghiêm Sinh Phượng, Thiếu tá
Khu vực 3, Quân khu 4
17. Phan Văn Quế, Thiếu tá
18. Phạm Văn Hóa, Thiếu tá
Khu vực 1, Quân khu 5
19. Trần Văn Tám, Thiếu tá
Khu vực 2, Quân khu 5
20. Nguyễn Xuân Quỳnh, Trung tá
Khu vực 3, Quân khu 5
21. Nguyễn Biểu, Thiếu tá
Khu vực 1, Quân khu 7
22. Lê Văn On, Trung tá
Khu vực 2, Quân khu 7
23. Tạ Đình Uông, Trung tá
24. Đỗ Ngọc Nhưng, Thiếu tá
25. Vũ Thế Giới, Thiếu tá
Khu vực 3, Quân khu 7
26. Lê Viết Vê, Thiếu tá
Khu vực 1, Quân khu 9
27. Đặng Văn Mồi, Trung tá
Khu vực 2, Quân khu 9
28. Hứa Sông Núi, Trung tá
29. Trần Vũ Tấn, Thiếu tá
Khu vực 3, Quân khu 9
30. Nguyễn Văn Cửu, Thiếu tá
Khu vực 1, Quân khu Thủ đô
31. Nguyễn Đình Tám, Trung tá
32. Dương Văn Tuệ, Thiếu tá
Khu vực 2, Quân khu Thủ đô
33. Bùi Nuôi, Trung tá
34. Phan Đình Đề, Trung tá
35. Trần Hữu Trinh, Trung tá.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15819 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20711C%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 711C NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 30 của Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
Cử các đồng chí có tên trong danh sách kèm theo, làm Thẩm phán Tòa án quân sự cấp Quân khu.
Quân khu 1
1. Trần Ngọc Thọ, Đại tá
2. Lương Văn Phố, Trung tá
3. Nguyễn Văn Xuân, Thiếu tá
4. Ngô Ngọc Lân, Thiếu tá
Quân khu 2
5. Nguyễn Đức Hảo, Đại tá
6. Trần Xuân Ngoạn, Trung tá
7. Nguyễn Văn Hạp, Thiếu tá
8. Lê Thanh Tùng, Thiếu tá
9. Trần Quang Chử, Đại úy
Quân khu 3
10. Nguyễn Đức Phụng, Đại tá
11. Trần Minh Châu, Thiếu tá
12. Nguyễn Văn Tâm, Thiếu tá
Quân khu 4
13. Nguyễn Công Hoành, Trung tá
14. Nguyễn Thành Long, Trung tá
15. Lê Văn Sỹ, Thiếu tá
16. Nguyễn Hồng Liên, Đại úy
Quân khu 5
17. Huỳnh Văn An, Thiếu tá
18. Huỳnh Ngọc Liên, Trung tá
19. Vũ Kỳ, Trung tá
20. Lê Công Bàn, Thiếu tá
Quân khu 7
21. Trần Quang Đẩu, Đại tá
22. Tô Vinh Thường, Đại tá
23. Vương Đình Sam, Thiếu tá
24. Lê Bá Thường, Thiếu tá
25. Nguyễn Văn Giải, Thiếu tá
26. Trần Xứng, Đại úy
Quân khu 9
27. Nguyễn Văn Điền, Đại tá
28. Hồ Minh Tiến, Trung tá
29. Phan Tấn Đạt, Trung tá
30. Nguyễn Sơn Tuyên, Trung tá
31. Nguyễn Hữu Tạc, Thiếu tá
Quân khu Thủ đô
32. Trần Dược, Đại tá
33. Hồ Sỹ Tuy, Trung tá
34. Nguyễn Huy Trọng, Trung tá
35. Nguyễn Đức Thắng, Thiếu tá
36. Võ Cảnh Linh, Thiếu tá.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15820 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20717%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 717 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 33 của Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự;
Theo đề nghị của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam,
Cử các đồng chí có tên sau đây làm Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự cấp cao:
1. Nguyễn Đức Quang, Đại tá
2. Lê Ngọc Tuấn, Đại tá.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15821 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20719%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 719 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng,
Phê chuẩn Hiệp ước bổ sung "Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký ngày 18 tháng 7 năm 1977".
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15822 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20720%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 720 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
1. Giải thể Tòa án nhân dân đặc biệt được thành lập theo Nghị quyết số 38 NQ/QHK6, ngày 24 tháng 11 năm 1976 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chánh án Tòa án nhân dân đặc biệt, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15823 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20734%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 734 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 5 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Cử các đồng chí có tên sau đây, làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
1. Vũ Đức Khiển,
2. Nguyễn Tiến Đạm,
3. Vương Xuân Hòa,
4. Nguyễn Văn Đức.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15824 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20735%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 735 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp và Điều 28 của Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,
Cử và miễn nhiệm một số thành viên của Hội đồng Bộ trưởng như sau:
1. Đồng chí Tố Hữu thôi giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
- Đồng chí Võ Chí Công giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
2. Đồng chí Đồng Sỹ Nguyên, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thôi kiêm chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
- Đồng chí Bùi Danh Lưu giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
3. Đồng chí Chu Tam Thức thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Đồng chí Vũ Tuân thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Thực phẩm để giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4. Đồng chí Lê Đức Thịnh thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội thương.
- Đồng chí Hoàng Minh Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội thương.
5. Đồng chí Lê Khắc thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại thương.
- Đồng chí Đoàn Duy Thành giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại thương.
6. Đồng chí Nguyễn Duy Gia thôi giữ chức Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Đồng chí Lữ Minh Châu giữ chức Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước.
7. Đồng chí Nguyễn Chấn thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Mỏ và Than.
8. Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15825 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20746%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 746 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào kết quả thi hành chính sách giáo dục và cải tạo của Nhà nước đối với phạm nhân;
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 41 ngày Quốc khánh 2-9;
Theo đề nghị của Hội đồng Bộ trưởng,
1. Tha cho những người bị phạt tù đã chấp hành hình phạt ít nhất được 2/5 thời hạn, nếu bị phạt tù chung thân thì đã chấp hành hình phạt ít nhất được 12 năm, và đã cải tạo tốt theo các điều kiện sau đây:
a) Thành thật ăn năn hối cải, quyết tâm cải tạo để trở thành người lương thiện;
b) Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, nội quy của trại giam;
c) Tích cực lao động, học tập và có tác dụng thúc đẩy những người bị phạt tù khác cải tạo và tiến bộ.
2. Giảm thời hạn chấp hành hình phạt cho những người bị phạt tù đã chấp hành hình phạt ít nhất được 1/6 thời hạn, nếu bị phạt tù chung thân thì đã chấp hành hình phạt ít nhất được 5 năm, và đã cải tạo tốt theo các điều kiện nói trên.
3. Khi xét đặc xá, có thể châm chước về điều kiện thời gian đã chấp hành hình phạt cho những người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị phạt tù về một tội mà nay Bộ luật hình sự quy định hình phạt nhẹ hơn;
b) Đã lập công trong thời gian chấp hành hình phạt;
c) Bản thân là thương binh, bệnh binh hoặc có công với cách mạng;
d) Có người ruột thịt trong gia đình là liệt sĩ hoặc đã lập thành tích xuất sắc trong chiến đấu, trong sản xuất;
đ) Già yếu, bệnh tật;
e) Đông con hoặc con còn nhỏ không người trông nom, gia đình gặp nhiều khó khăn trong đời sống.
4- Hội đồng Bộ trưởng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15826 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20747%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 747 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 42 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân,
Cử các đồng chí có tên sau đây làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
1. Bùi Văn Thấm,
2. Nguyễn Văn Thông,
3. Nguyễn Việt Cường,
4. Nguyễn Thị Nhạn,
5. Nguyễn Văn Soang.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15827 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20748%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 748 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
Theo đề nghị của Hội đồng Bộ trưởng,
Bổ nhiệm:
1. Đồng chí Lê Mai, Vụ trưởng Bộ Ngoại giao, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Vương quốc Thái Lan, thay đồng chí Trần Quang Cơ.
2. Đồng chí Nguyễn Tiến Thông, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Nhân dân Bungari, kiêm nhiệm Đại sứ tại nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, thay đồng chí Hoàng Trọng Nhu.
3. Đồng chí Nguyễn Hòa, Vụ trưởng Bộ Ngoại giao, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Miến Điện, kiêm nhiệm Đại sứ tại nước Cộng hòa Bănglađét và Vương quốc Nêpal, thay đồng chí Phạm Mạnh Diễm.
4. Đồng chí Huỳnh Tiếng, chuyên viên Bộ Ngoại giao, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Liên bang Nam Tư, kiêm nhiệm Đại sứ tại nước Cộng hòa Hy Lạp, thay đồng chí Hoàng Mạnh Tú.
5. Đồng chí Chu Đức Thành, Vụ trưởng Vụ Tây Á - châu Phi, Bộ Ngoại giao, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Arập Xiri, kiêm nhiệm Đại sứ tại nước Cộng hòa Síp và Cộng hòa Libăng, thay đồng chí Lê Thanh Tâm.
6. Đồng chí Trần Đức Tuệ, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác kinh tế, Bộ Ngoại giao, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Giamahiria Arập Libi Nhân dân xã hội chủ nghĩa, thay đồng chí Đặng San.
7. Đồng chí Vũ Đình Hòe, Phó Giám đốc Học viện Quan hệ quốc tế, Bộ Ngoại giao, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Dân chủ Mađagátxa, kiêm nhiệm Đại sứ tại nước Cộng hòa Xâysen, thay đồng chí Phan Thị Minh Hiền.
8. Đồng chí Phan Hùng, Phó Tổng biên tập báo “Tin Việt Nam”, Bộ Ngoại giao, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Môdămbích, thay đồng chí Nguyễn Khắc Huỳnh.
9. Đồng chí Đỗ Ngọc Dương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Bộ Ngoại giao, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Ốtxtrâylia, kiêm nhiệm Đại sứ tại Niu Dilân và Cộng hòa Vanuatu.
10. Đồng chí Võ Anh Tuấn, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Dimbabuê, nay kiêm nhiệm Đại sứ tại Cộng hòa Dămbia, thay đồng chí Nguyễn Khắc Huỳnh.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15828 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20751%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 751 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 5 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Đồng chí Trần Tề thôi giữ chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1986 để chuẩn bị nghỉ hưu trí.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15829 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20752%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 752 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 29 và Điều 45 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân,
Phê chuẩn Quyết định số 43/TCCB ngày 28-7-1986 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về tổ chức bộ máy làm việc của Tòa án nhân dân tối cao gồm 12 đơn vị và biên chế của Tòa án nhân dân tối cao năm 1987 là 255 người (không kể biên chế của Tòa án quân sự cấp cao).
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15830 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20768%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 768 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
Theo đề nghị của Hội đồng Bộ trưởng,
Bổ nhiệm:
1. Đồng chí Lê Khắc, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Cuba.
2. Đồng chí Lê Đức Căng, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Nicaragoa, kiêm nhiệm Đại sứ tại nước Cộng hòa Panama và nước Cộng hòa Côxta Rica, thay đồng chí Nguyễn Đình Bin.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15831 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20775%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 775 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Nghị quyết số 01NQ/HĐNN7 ngày 06-7-1981 của Hội đồng Nhà nước về tổ chức, nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước,
Điều 1.
Phê chuẩn chỉ tiêu biên chế năm 1987 của Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước là 180 (một trăm tám mươi) người.
Điều 2.
Đưa chỉ tiêu về lao động, tiền lương và các nhu cầu khác phục vụ hoạt động của Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước vào chỉ tiêu thuộc Ủy ban Kế hoạch Nhà nước thống nhất quản lý.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15832 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20776%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 776 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 28 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Điều 1.
Phê chuẩn chỉ tiêu biên chế năm 1987 của ngành Kiểm sát nhân dân là 6.800 (sáu nghìn tám trăm) người.
Điều 2.
Đưa chỉ tiêu về lao động, tiền lương, đào tạo cán bộ và các nhu cầu khác phục vụ hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân vào chỉ tiêu thuộc Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước thống nhất quản lý.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15833 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20777%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 777 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 5 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Cử các đồng chí có tên sau đây làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
1. Hoàng Khấu,
2. Ngô Thanh Nhạ,
3. Trương Ngọc Nhuận,
4. Hoàng Thanh Đạm,
5. Trần Tại.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15834 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20778%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 778 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 14 của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,
Bổ nhiệm đồng chí Lê Đức Anh, Đại tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, giữ chức Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15835 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ph%C3%A1p%20l%E1%BB%87nh%20s%E1%BB%ADa%20%C4%91%E1%BB%95i%20vi%E1%BB%87c%20t%C3%ADnh%20c%C3%A1c%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20m%E1%BB%A9c%20b%E1%BA%B1ng%20ti%E1%BB%81n%20trong%20%C4%90i%E1%BB%81u%20l%E1%BB%87%20thu%E1%BA%BF%20c%C3%B4ng%20th%C6%B0%C6%A1ng%20nghi%E1%BB%87p%20v%C3%A0%20%C4%90i%E1%BB%81u%20l%E1%BB%87%20thu%E1%BA%BF%20h%C3%A0ng%20h%C3%B3a%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam | Pháp lệnh sửa đổi việc tính các định mức bằng tiền trong Điều lệ thuế công thương nghiệp và Điều lệ thuế hàng hóa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | Căn cứ vào Điều 83 và Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Tiếp theo Điều lệ thuế công thương nghiệp ban hành theo Quyết định số 200-NQ/TVQH ngày 18-1-1966 và Điều lệ thuế hàng hoá ban hành theo Nghị quyết số 487-NQ/QHK4 ngày 26-9-1974 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, được bổ sung bằng Pháp lệnh ngày 26 tháng 2 năm 1983;
Theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng;
Pháp lệnh này sửa đổi việc tính các định mức bằng tiền về thuế công thương nghiệp và thuế hàng hoá.
Điều 1
Giữ nguyên các định mức bằng tiền trong Điều lệ thuế công thương nghiệp và Điều lệ thuế hàng hoá đã được ban hành theo Pháp lệnh ngày 26 tháng 2 năm 1983 của Hội đồng Nhà nước và nay được tính bằng tiền Ngân hàng mới.
Điều 2
Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
Hà Nội, ngày 6 tháng 11 năm 1986
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung |
15836 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20779%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 779 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Luật bầu cử đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Nghị quyết ngày 28 tháng 12 năm 1985 của Quốc hội khóa VII (kỳ họp thứ 10) về việc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội khóa VII,
1. Tổ chức cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VIII vào ngày Chủ nhật 19 tháng 4 năm 1987.
2. Tổng số đại biểu Quốc hội khóa VIII là 496 đại biểu. Số đại biểu Quốc hội của các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương giữ nguyên như trong Quốc hội khóa VII.
Quốc hội khóa VIII phải bao gồm đại biểu của các tầng lớp nhân dân, của các ngành, các cấp, những người tiêu biểu cho các ngành sản xuất, công tác, chiến đấu, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, v.v.. Số lượng đại biểu, tỷ lệ về thành phần xã hội và các lĩnh vực hoạt động của Quốc hội khóa VIII theo bản hướng dẫn kèm theo Nghị quyết này.
3. Người được giới thiệu ra ứng cử đại biểu Quốc hội phải có đủ tiêu chuẩn: trung thành với Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội; có thành tích trong sản xuất, chiến đấu và công tác; có tinh thần đổi mới, đi sâu đi sát thực tế, hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, gương mẫu trong lối sống, trong việc chấp hành chính sách và pháp luật; thẳng thắn đấu tranh bảo vệ quyền lợi của nhân dân, chống mọi hành vi sai trái, tiêu cực; thật sự có phẩm chất và năng lực để thực hiện nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội.
Tuyệt đối không để lọt vào Quốc hội những phần tử phản cách mạng, những kẻ cơ hội, thoái hóa, biến chất.
Phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn trên đây, không vì yêu cầu cấu tạo về thành phần mà hạ thấp tiêu chuẩn.
4. Để bảo đảm cho cử tri hiểu rõ người được giới thiệu ra ứng cử, nâng cao ý thức trách nhiệm của đại biểu Quốc hội đối với cử tri trong đơn vị bầu cử, tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội tiếp xúc thuận lợi hơn với cử tri, trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VIII cần tăng thêm đơn vị bầu cử, thực hiện mỗi đơn vị bầu cử 3 đại biểu.
Địa phương nào có khó khăn trong việc phân chia đơn vị bầu cử, thì có thể bầu 2 hoặc 4 đại biểu trong một đơn vị bầu cử.
5. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kết hợp việc lắng nghe ý kiến của nhân dân, các tập thể lao động ở nơi người được giới thiệu ra ứng cử cư trú và công tác với việc hiệp thương cùng các chính đảng, các đoàn thể để giới thiệu danh sách những người ra ứng cử.
Trong việc lựa chọn người để giới thiệu ra ứng cử, phải thật sự dựa vào cơ sở, vào các tập thể lao động, tin vào trình độ giác ngộ chính trị của nhân dân. Tuyệt đối không được áp đặt, gò ép, mệnh lệnh. Trong trường hợp cử tri ở nơi cư trú hoặc công tác của người được giới thiệu ra ứng cử có ý kiến khác với dự kiến của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, thì phải xem xét nghiêm túc những nhận xét và kiến nghị của cử tri; nếu xét thấy cần thiết, thì phải kịp thời thay đổi người được giới thiệu ra ứng cử.
Phải tạo điều kiện để quần chúng hiểu biết về người được giới thiệu ra ứng cử; tổ chức tốt việc báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ của Quốc hội khóa VII để cử tri đóng góp ý kiến với các đại biểu Quốc hội trong nhiệm kỳ qua; tổ chức tốt các cuộc tiếp xúc giữa cử tri và những người được giới thiệu ra ứng cử để ứng cử viên hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của cử tri và cử tri biết được ý định, chương trình hành động, năng lực, trình độ của ứng cử viên để có cơ sở lựa chọn bầu đại biểu mà mình tín nhiệm, hết sức tránh cách làm hình thức.
Số người được giới thiệu ra ứng cử trong một đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số đại biểu được bầu; phải giới thiệu những người có năng lực, trình độ tương đương, có đủ tiêu chuẩn ra ứng cử để cử tri có thể tùy ý lựa chọn, bầu người nào cũng được.
6. Hội đồng bầu cử Trung ương do Hội đồng Nhà nước thành lập có nhiệm vụ giúp Hội đồng Nhà nước chủ trì cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, nghiên cứu và đề ra kế hoạch cụ thể về công tác chuẩn bị và tổ chức bầu cử Quốc hội; giúp Hội đồng Nhà nước giám sát việc tổ chức bầu cử Quốc hội, bảo đảm cho cuộc bầu cử được thật sự dân chủ và đúng pháp luật.
Ở mỗi đơn vị bầu cử, thành lập một Ban bầu cử: ở mỗi khu vực bỏ phiếu, thành lập một Tổ bầu cử. Tổ chức và hoạt động của các Ban bầu cử và các Tổ bầu cử phải theo đúng các điều quy định trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội.
7. Cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, xã và cấp tương đương (nhiệm kỳ mới) được tổ chức vào ngày 19 tháng 4 năm 1987, cùng một ngày với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VIII.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương phải căn cứ vào Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, vận dụng thích hợp những quyết định của Hội đồng Nhà nước đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VIII vào việc tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, xã và cấp tương đương.
Hội đồng Bộ trưởng quy định cụ thể những việc cần làm để tổ chức tốt cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
8. Hội đồng bầu cử Trung ương, Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ngành, các đoàn thể ở Trung ương cần có kế hoạch cụ thể thi hành nghiêm chỉnh Nghị quyết này.
Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương, các Ban bầu cử và các Tổ bầu cử cần có kế hoạch chu đáo, định lịch công tác sít sao để chuẩn bị và tiến hành công tác bầu cử, bảo đảm hoàn thành mọi việc chuẩn bị cho bầu cử theo đúng hạn định của Luật.
9. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VIII phải đạt yêu cầu thật sự nâng cao vai trò của Quốc hội và chất lượng của đại biểu Quốc hội, có tác dụng giáo dục quần chúng xây dựng và củng cố chính quyền, nâng cao ý thức và trách nhiệm của người công dân.
Từ nay đến ngày bầu cử chỉ còn ba tháng, thời gian chuẩn bị rất khẩn trương. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VI đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân ta nhiều cố gắng mới, nỗ lực mới. Cuộc bầu cử lại tiến hành trong tình hình kinh tế, xã hội chưa ổn định, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn và đối với một số địa phương lại vào lúc giáp hạt.
Để tiến hành công tác bầu cử đạt kết quả tốt, Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương phải kết hợp chặt chẽ công tác bầu cử với việc động viên nhân dân thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI và kế hoạch nhà nước năm 1987 ngay từ tháng đầu, quý đầu; đẩy mạnh các hoạt động sản xuất và phân phối, lưu thông, khắc phục có kết quả các hiện tượng tiêu cực, giảm bớt những khó khăn trong đời sống của nhân dân, trước hết đối với cán bộ, công nhân, viên chức, các lực lượng vũ trang, cán bộ hưu trí, nhằm tạo không khí phấn khởi trong nhân dân khi tiến hành bầu cử; phải hết sức tiết kiệm, tránh hình thức, lãng phí trong tổ chức bầu cử; có kế hoạch bảo vệ tốt cuộc bầu cử, bảo đảm cuộc bầu cử trong cả nước được tuyệt đối an toàn.
Hội đồng bầu cử Trung ương sẽ hướng dẫn cụ thể các ngành, các cấp, các Ban bầu cử thi hành Nghị quyết này.
BẢN HƯỚNG DẪN VỀ SỐ LƯỢNG, CƠ CẤU THÀNH PHẦN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA VIII
I- SỐ LƯỢNG ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
a) Tổng số đại biểu Quốc hội khóa VIII: 496 đại biểu.
b) Số đại biểu Quốc hội của các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương :
II- THÀNH PHẦN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15837 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20780%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 780 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Điều 15 của Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội,
Thành lập Hội đồng bầu cử ở Trung ương theo danh sách sau đây, để phụ trách tổ chức việc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa VIII:
- Đồng chí Trường Chinh, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.
- Đồng chí Nguyễn Đức Tâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đồng chí Lê Thanh Nghị, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Nhà nước.
- Đồng chí Huỳnh Tấn Phát, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Đồng chí Nghiêm Xuân Yêm, Tổng Thư ký Đảng Dân chủ Việt Nam.
- Đồng chí Nguyễn Xiển, Tổng Thư ký Đảng Xã hội Việt Nam.
- Đồng chí Nguyễn Khánh, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Bộ trưởng.
- Đồng chí Trần Quốc Hương, Bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Trưởng ban Nội chính Trung ương Đảng.
- Đồng chí Phạm Thế Duyệt, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, quyền Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam.
- Đồng chí Nguyễn Xuân Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng ban trù bị Đại hội Nông dân tập thể Việt Nam.
- Đồng chí Nguyễn Thị Định, Ủy viên Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
- Đồng chí Vũ Mão, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Linh mục Võ Thành Trinh, Chủ tịch Uỷ ban đoàn kết Công giáo yêu nước Việt Nam.
- Hòa thượng Thích Minh Châu, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Trung ương giáo Hội Phật giáo Việt Nam.
- Đồng chí Hoàng Trường Minh, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng ban Dân tộc Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng dân tộc.
- Đồng chí Trần Trọng Tân, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương.
- Đồng chí Huỳnh Cương, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hậu Giang.
- Đồng chí KrorKrơn (Nguyễn Văn Sỹ), Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai - Kon Tum.
- Đồng chí Ama Pui, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắc Lắc.
- Đồng chí Nguyễn Nam Khánh, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Đồng chí Nguyễn Việt Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước.
- Đồng chí Vũ Trọng Kiên, Trưởng ban Ban Tổ chức của Chính phủ.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15838 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20781%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 781 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Luật bầu cử đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào Nghị quyết số 779NQ/HĐNN7, ngày 6 tháng 02 năm 1987 của Hội đồng Nhà nước về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VIII,
Điều 1.
Tổng số đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VIII trong cả nước là 167 đơn vị.
Điều 2.
Số đơn vị, danh sách các đơn vị và số đại biểu của mỗi đơn vị bầu cử ở mỗi tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương được quy định như sau:
1. Thành phố Hà Nội: 9 đơn vị bầu cử; bầu 31 đại biểu.
- Đơn vị 1: quận Ba Đình và quận Hoàn Kiếm; bầu 4 đại biểu.
- Đơn vị 2: quận Đống Đa và huyện Từ Liêm; bầu 4 đại biểu.
- Đơn vị 3: quận Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì; bầu 4 đại biểu.
- Đơn vị 4: huyện Hoài Đức và huyện Đan Phượng; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 5: huyện Phúc Thọ và huyện Thạch Thất; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 6: huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 7: huyện Gia Lâm; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 8: huyện Đông Anh; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 9: huyện Mê Linh và huyện Sóc Sơn ; bầu 4 đại biểu.
2. Thành phố Hồ Chí Minh: 11 đơn vị bầu cử; bầu 35 đại biểu.
- Đơn vị 1: huyện Củ Chi và huyện Hoóc Môn; bầu 4 đại biểu.
- Đơn vị 2: quận I và quận V; bầu 4 đại biểu.
- Đơn vị 3: quận X và quận XI; bầu 4 đại biểu.
- Đơn vị 4: quận Phú Nhuận và quận Gò Vấp; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 5: quận Tân Bình; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 6: huyện Bình Chánh và quận VI; bầu 4 đại biểu.
- Đơn vị 7: quận III; bầu 2 đại biểu.
- Đơn vị 8: quận VIII; bầu 2 đại biểu.
- Đơn vị 9: quận Bình Thạnh; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 10: huyện Thủ Đức; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 11: huyện Nhà Bè, huyện Duyên Hải và quận IV; bầu 3 đại biểu.
3. Thành phố Hải Phòng: 4 đơn vị bầu cử; bầu 13 đại biểu.
- Đơn vị 1: huyện Cát Hải, đảo Bạch Long Vĩ và các quận Lê Chân, Ngô Quyền, Hồng Bàng; bầu 4 đại biểu.
- Đơn vị 2: huyện An Hải và huyện Thủy Nguyên; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 3: huyện Vĩnh Bảo và huyện Tiên Lãng; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 4: huyện Kiến An và huyện Đồ Sơn; bầu 3 đại biểu.
4. Tỉnh Hà Tuyên: 3 đơn vị bầu cử; bầu 7 đại biểu, trong đó có 5 đại biểu là dân tộc thiểu số.
- Đơn vị 1: các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, Vị Xuyên và thị xã Hà Giang; bầu 2 đại biểu.
- Đơn vị 2: các huyện Xín Mần, Hoàng Xu Phì, Bắc Quang và Hàm Yên; bầu 2 đại biểu.
- Đơn vị 3: các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Sơn Dương, Yên Sơn và thị xã Tuyên Quang; bầu 3 đại biểu.
5. Tỉnh Cao Bằng: 2 đơn vị bầu cử; bầu 5 đại biểu, trong đó có 4 đại biểu là dân tộc thiểu số.
- Đơn vị 1: các huyện Hòa An, Hà Quảng, Thông Nông, Nguyên Bình, Bảo Lạc, Ngân Sơn, Ba Bể và thị xã Cao Bằng; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2: các huyện Quảng Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang, Trà Lĩnh và Thạch An; bầu 2 đại biểu.
6. Tỉnh Lạng Sơn: 2 đơn vị bầu cử; bầu 5 đại biểu, trong đó có 4 đại biểu là dân tộc thiểu số.
- Đơn vị 1: các huyện Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập và thị xã Lạng Sơn; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2: các huyện Bắc Sơn, Văn Quan, Bình Gia, Chi Lăng và Hữu Lũng; bầu 2 đại biểu.
7. Tỉnh Lai Châu: 2 đơn vị bầu cử; bầu 4 đại biểu, trong đó có 3 đại biểu là dân tộc thiểu số.
- Đơn vị 1: các huyện Phong Thổ, Mường Tè, Xìn Hồ, Mường Lay và thị xã Lai Châu; bầu 2 đại biểu.
- Đơn vị 2: các huyện Điện Biên, Tuần Giáo và Tủa Chùa; bầu 2 đại biểu.
8. Tỉnh Hoàng Liên Sơn: 2 đơn vị bầu cử; bầu 7 đại biểu, trong đó có 5 đại biểu là dân tộc thiểu số.
- Đơn vị 1: các huyện Bát Xát, Bảo Thắng, Mường Khương, Bắc Hà, Sa Pa, Văn Bàn, Bảo Yên và thị xã Lào Cai; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2: các huyện Than Uyên, Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Trấn Yên, Yên Bình, Văn Yên, Lục Yên và thị xã Yên Bái; bầu 4 đại biểu.
9. Tỉnh Bắc Thái: 3 đơn vị bầu cử; bầu 8 đại biểu, trong đó có 5 đại biểu là dân tộc thiểu số.
- Đơn vị 1: các huyện Phổ Yên, Phú Bình, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2: các huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, Võ Nhai và Phú Lương; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 3: các huyện Bạch Thông, Định Hóa, Na Rì và Chợ Đồn; bầu 2 đại biểu.
10. Tỉnh Sơn La: 1 đơn vị bầu cử; bầu 4 đại biểu là dân tộc thiểu số.
11. Tỉnh Vĩnh Phú: 4 đơn vị bầu cử; bầu 13 đại biểu, trong đó có 1 đại biểu là dân tộc thiểu số.
- Đơn vị 1: huyện Vĩnh Lạc và thành phố Việt Trì; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2: các huyện Tam Đảo, Lập Thạch và thị xã Vĩnh Yên; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 3: các huyện Tam Thanh, Sông Thao, Yên Lập và Thanh Sơn; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 4: các huyện Phong Châu, Đoan Hùng, Thanh Hòa và thị xã Phú Thọ; bầu 4 đại biểu.
12. Tỉnh Hà Bắc: 5 đơn vị bầu cử; bầu 15 đại biểu, trong đó có 1 đại biểu là dân tộc thiểu số.
- Đơn vị 1: các huyện Sơn Động, Lục Ngạn và Lục Nam; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2: các huyện Lạng Giang, Yên Dũng và thị xã Bắc Giang; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 3: các huyện Hiệp Hòa, Việt Yên, Tân Yên và Yên Thế; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 4: các huyện Tiên Sơn, Yên Phong và thị xã Bắc Ninh; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 5: các huyện Gia Lương, Thuận Thành và Quế Võ; bầu 3 đại biểu.
13. Tỉnh Quảng Ninh: 3 đơn vị bầu cử; bầu 8 đại biểu, trong đó có 2 đại biểu là dân tộc thiểu số.
- Đơn vị 1: các huyện Đông Triều, Yên Hưng, Hoành Bồ và thị xã Uông Bí; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2: các huyện Cẩm Phả, Ba Chẽ và thị xã Hồng Gai, thị xã Cẩm Phả; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 3: các Tiên Yên, Quảng Hà, Hải Ninh và Bình Liêu; bầu 2 đại biểu.
14. Tỉnh Hà Sơn Bình: 5 đơn vị bầu cử; bầu 15 đại biểu, trong đó có 3 đại biểu là dân tộc thiểu số.
- Đơn vị 1: các huyện Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy và Kim Bôi; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2: các huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn, Đà Bắc và thị xã Hòa Bình; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 3: các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai và thị xã Hà Đông; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 4: các huyện Thanh Oai, ứng Hòa và Mỹ Đức; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 5: huyện Thường Tín và huyện Phú Xuyên; bầu 3 đại biểu.
15.Tỉnh Hải Hưng: 6 đơn vị bầu cử; bầu 20 đại biểu.
- Đơn vị 1: huyện Kim Môn và huyện Chí Linh; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2: huyện Nam Thanh và thị xã Hải Dương; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 3: huyện Tứ Lộc và huyện Cẩm Bình; bầu 4 đại biểu.
- Đơn vị 4: huyện Ninh Thanh và huyện Phù Tiên; bầu 4 đại biểu.
- Đơn vị 5: huyện Mỹ Văn và huyện Châu Giang; bầu 4 đại biểu.
- Đơn vị 6: huyện Kim Thi và thị xã Hưng Yên; bầu 2 đại biểu.
16. Tỉnh Thái Bình: 5 đơn vị bầu cử; bầu 15 đại biểu.
- Đơn vị 1: huyện Hưng Hà và huyện Quỳnh Phụ; bầu 4 đại biểu.
- Đơn vị 2: huyện Thái Thụy; bầu 2 đại biểu.
- Đơn vị 3: huyện Đông Hưng; bầu 2 đại biểu.
- Đơn vị 4: huyện Tiền Hải và huyện Kiến Xương; bầu 4 đại biểu.
- Đơn vị 5: huyện Vũ Thư và thị xã Thái Bình; bầu 3 đại biểu.
17. Tỉnh Hà Nam Ninh: 9 đơn vị bầu cử; bầu 26 đại biểu.
- Đơn vị 1: thành phố Nam Định; bầu 2 đại biểu.
- Đơn vị 2: huyện Xuân Thủy; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 3: huyện Hải Hậu; bầu 2 đại biểu.
- Đơn vị 4: huyện Nam Ninh và huyện Nghĩa Hưng; bầu 4 đại biểu.
- Đơn vị 5: các huyện Kim Sơn, Tam Điệp và thị xã Tam Điệp; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 6: các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Hoàng Long và thị xã Ninh Bình; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 7: huyện Ý Yên và huyện Vụ Bản; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 8: huyện Bình Lục và huyện Lý Nhân; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 9: các huyện Duy Tiên, Kim Bảng, Thanh Liêm và thị xã Hà Nam; bầu 3 đại biểu.
18. Tỉnh Thanh Hóa: 7 đơn vị bầu cử; bầu 22 đại biểu, trong đó có 3 đại biểu là dân tộc thiểu số.
- Đơn vị 1: các huyện Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh và Cẩm Thủy; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2: các huyện Ngọc Lạc, Thường Xuân và Thọ Xuân; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 3: các huyện Như Xuân, Nông Cống và Triệu Sơn; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 4: các huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc và Thiệu Yên; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 5: các huyện Nga Sơn, Hà Trung, Hậu Lộc và thị xã Bỉm Sơn; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 6: huyện Tĩnh Gia và huyện Quảng Xương ; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 7: các huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa và thị xã Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn; bầu 4 đại biểu
19. Tỉnh Nghệ Tĩnh: 9 đơn vị bầu cử; bầu 27 đại biểu, trong đó có 3 đại biểu là dân tộc thiểu số.
- Đơn vị 1: các huyện Quế Phong, Quỳ châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ và Nghĩa Đàn; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2: huyện Quỳnh Lưu và huyện Yên Thành; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 3: huyện Diễn Châu và huyện Nghi Lộc; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 4: các huyện Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương và Anh Sơn; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 5: các huyện Thanh Chương, Đô Lương và Nam Đàn; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 6: các huyện Hưng Nguyên, Nghi Xuân và thành phố Vinh; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 7: các huyện Can Lộc, Đức Thọ và Hương Sơn; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 8: huyện Thạch Hà và huyện Hương Khê; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 9: các huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và thị xã Hà Tĩnh; bầu 3 đại biểu.
20. Tỉnh Bình Trị Thiên: 6 đơn vị bầu cử; bầu 19 đại biểu, trong đó có 2 đại biểu là dân tộc thiểu số.
- Đơn vị 1: huyện Tuyên Hóa và huyện Quảng Trạch; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2: các huyện Bố Trạch, Lệ Ninh và thị xã Đồng Hới; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 3: các huyện Bến Hải, Hương Hóa, A Lưới và thị xã Đông Hà; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 4: huyện Triệu Hải và huyện Hương Điền; bầu 4 đại biểu.
- Đơn vị 5: thành phố Huế; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 6: huyện Hương Phú và huyện Phú Lộc; bầu 3 đại biểu.
21. Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng: 5 đơn vị bầu cử; bầu 15 đại biểu, trong đó có 2 đại biểu là dân tộc thiểu số.
- Đơn vị 1: Thành Phố Đà Nẵng và huyện Hoàng Sa; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2: các huyện Hòa Vang, Đại Lộc, Hiên, Giàng và Phước Sơn; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 3: các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên và thị xã Hội An; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 4: các huyện Quế Sơn, Hiệp Đức và Thăng Bình; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 5: các huyện Núi Thành, Tiên Phước, Trà My và thị xã Tam Kỳ; bầu 3 đại biểu.
22. Tỉnh Nghĩa Bình: 6 đơn vị bầu cử; bầu 18 đại biểu, trong đó có 3 đại biểu là dân tộc thiểu số.
- Đơn vị 1: các huyện Tuy Phước, Vân Canh và thành phố Quy Nhơn; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2: các huyện An Nhơn, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh và Phù Cát; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 3: các huyện Phù Mỹ, Hoài Ân, An Lão và Hoài Nhơn; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 4: các huyện Đức Phổ, Ba Tơ và Mộ Đức; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 5: các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Minh Long, Sơn Hà và thị xã Quảng Ngãi; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 6: các huyện Sơn Tịnh, Trà Bồng và Bình Sơn; bầu 3 đại biểu.
23. Tỉnh Phú Khánh: 4 đơn vị bầu cử; bầu 11 đại biểu, trong đó có 1 đại biểu là dân tộc thiểu số.
- Đơn vị 1: các huyện Đồng Xuân, Tuy An và Sông Cau; bầu 2 đại biểu.
- Đơn vị 2: các huyện Tuy Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa và thị xã Tuy Hòa; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 3: các huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa và thành phố Nha Trang; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 4: các huyện Diên Khánh, Cam Ranh, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và Trường Sa; bầu 3 đại biểu.
24. Tỉnh Thuận Hải: 3 đơn vị bầu cử; bầu 9 đại biểu, trong đó có 2 đại biểu là dân tộc thiểu số.
- Đơn vị 1: các huyện Ninh Sơn, Ninh Phước, Ninh Hải và thị xã Phan Rang - Tháp Chàm; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2: các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Phú Quý; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 3: các huyện Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh và thị xã Phan Thiết; bầu 3 đại biểu.
25. Tỉnh Gia Lai - Kon Tum: 2 đơn vị bầu cử; bầu 6 đại biểu, trong đó có 5 đại biểu là dân tộc thiểu số.
- Đơn vị 1: các huyện Đắc Lây, Sa Thầy, Kon Plông, Đắc Tô, Chư Par, Chư Prông, Măng Yang và thị xã Kon Tum; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2: các huyện Kbang, An Khê, Krông Pa, Ayun Pa, Chư Xê và thị xã Plêiku; bầu 3 đại biểu.
26. Tỉnh Đắc Lắc: 2 đơn vị bầu cử; bầu 5 đại biểu, trong đó có 3 đại biểu là dân tộc thiểu số.
- Đơn vị 1: các huyện Đắk rlấp, Đắk Nông, Đắk Min, Easúp, Cư Mga, Krông Ana, Krông Nô và thị xã Buôn Mê Thuật; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2: các huyện Krông Pách, Eaka, Mđrắk, Krông Bông, Lắk, Ea H`leo, Krông Puk và Krông Năng; bầu 2 đại biểu.
27. Tỉnh Lâm Đồng: 1 đơn vị bầu cử; bầu 4 đại biểu, trong đó có 2 đại biểu là dân tộc thiểu số.
28. Tỉnh Sông Bé: 2 đơn vị bầu cử; bầu 6 đại biểu, trong đó có 2 đại biểu là dân tộc thiểu số.
- Đơn vị 1: các huyện Phước Long, Đông Phú, Tân Uyên, và Thuận An; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2: các huyện Lộc Ninh, Bình Long, Bến Cát và thị xã Thủ Dầu Một; bầu 3 đại biểu.
29. Tỉnh Tây Ninh: 2 đơn vị bầu cử; bầu 6 đại biểu.
- Đơn vị 1: các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu và Dương Minh Châu; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2: các huyện Hòa Thành, Châu Thành, Tân Biên và thị xã Tây Ninh; bầu 3 đại biểu.
30. Tỉnh Đồng Nai: 4 đơn vị bầu cử; bầu 13 đại biểu, trong đó có 1 đại biểu là dân tộc thiểu số.
- Đơn vị 1: thành phố Biên Hòa và thị xã Vĩnh An; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2: huyện Thống Nhất và huyện Long thành; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 3: các huyện Châu Thành, Long Đất và Xuyên Mộc; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 4: huyện Xuân Lộc và huyện Tân Phú; bầu 4 đại biểu.
31. Tỉnh Long An: 3 đơn vị bầu cử; bầu 8 đại biểu.
- Đơn vị 1: các huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức và Thủ Thừa; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2: các huyện Vàm Cỏ, Cần Đước và Cần Giuộc; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 3: các huyện Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng và thị xã Tân An; bầu 2 đại biểu.
32. Tỉnh Đồng Tháp: 3 đơn vị bầu cử; bầu 10 đại biểu.
- Đơn vị 1: các huyện Hồng Ngự,Tam Nông và Tháp Mười; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2: các huyện Cao Lãnh, Thanh Bình và thị xã Cao Lãnh; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 3: các huyện Châu Thành, Thạnh Hưng và thị xã Sa Đéc; bầu 4 đại biểu.
33. Tỉnh An Giang: 6 đơn vị bầu cử; bầu 14 đại biểu, trong đó có 1 đại biểu là dân tộc thiểu số.
- Đơn vị 1: huyện Thoại Sơn và thị xã Long Xuyên; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2: huyện Châu Thành và huyện Châu Phú; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 3: các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và thị xã Châu Đốc; bầu 2 đại biểu.
- Đơn vị 4: huyện Phú Châu; bầu 2 đại biểu.
- Đơn vị 5: huyện Phú Tân; bầu 2 đại biểu.
- Đơn vị 6: huyện Chợ Mới; bầu 2 đại biểu.
34. Tỉnh Tiền Giang: 4 đơn vị bầu cử; bầu 11 đại biểu.
- Đơn vị 1: huyện Cái Bè; bầu 2 đại biểu.
- Đơn vị 2: huyện Cai Lậy; bầu 2 đại biểu.
- Đơn vị 3: huyện Châu Thành và thành phố Mỹ Tho; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 4: các huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây và Gò Công Đông; bầu 4 đại biểu.
35. Tỉnh Bến Tre: 3 đơn vị bầu cử; bầu 9 đại biểu.
- Đơn vị 1: các huyện Mỏ Cầy, Thạnh Phú và Chợ Lách; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2: huyện Giồng Trôm và huyện Ba Tri; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 3: các huyện Châu Thành, Bình Đại và thị xã Bến Tre; bầu 3 đại biểu.
36. Tỉnh Cửu Long: 4 đơn vị bầu cử; bầu 13 đại biểu, trong đó có 1 đại biểu là dân tộc thiểu số.
- Đơn vị 1: các huyện Long Hồ, Bình Minh và thị xã Vĩnh Long; bầu 4 đại biểu.
- Đơn vị 2: các huyện Tam Bình, Trà Ôn và Vũng Liêm; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 3: các huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần và Trà Cú; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 4: các huyện Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải và thị xã Trà Vinh; bầu 3 đại biểu.
37. Tỉnh Hậu Giang: 8 đơn vị bầu cử; bầu 19 đại biểu, trong đó có 2 đại biểu là dân tộc thiểu số.
- Đơn vị 1: Thành phố Cần Thơ; bầu 2 đại biểu.
- Đơn vị 2: huyện Thốt Nốt; bầu 2 đại biểu.
- Đơn vị 3: huyện Ô Môn; bầu 2 đại biểu.
- Đơn vị 4: huyện Châu Thành và huyện Phụng Hiệp; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 5: các huyện Mỹ Tú, Thạnh Trị và thị xã Sóc Trăng; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 6: huyện Long Mỹ và huyện Vị Thanh; bầu 2 đại biểu.
- Đơn vị 7: huyện Long Phú và huyện Kế Sách; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 8: huyện Mỹ Xuyên và huyện Vĩnh Châu; bầu 2 đại biểu.
38. Tỉnh Kiên Giang: 3 đơn vị bầu cử; bầu 8 đại biểu, trong đó có 1 đại biểu là dân tộc thiểu số.
- Đơn vị 1: các huyện Châu Thành, Giồng Riềng và Tân Hiệp; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2: các huyện An Minh, An Biên, Vĩnh thuận và Gò Quao; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 3: các huyện Hà Tiên, Phú Quốc, Kiên Hải, Hòn Đất và thị xã Rạch Giá; bầu 2 đại biểu.
39. Tỉnh Minh Hải: 3 đơn vị bầu cử; bầu 10 đại biểu, trong đó có 1 đại biểu là dân tộc thiểu số.
- Đơn vị 1: các huyện Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai và thị xã Bạc Liêu; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 2: các huyện Thới Bình, U Minh và thị xã Cà Mau; bầu 3 đại biểu.
- Đơn vị 3: các huyện Trần Văn Thời, Cái Nước, Đầm Dơi và Ngọc Hiển; bầu 4 đại biểu.
40. Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo: 1 đơn vị bầu cử; bầu 2 đại biểu.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15839 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20782%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 782 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước ;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ;
A) Kiện toàn một bước các cơ quan thuộc Hội đồng bộ trưởng :
1- Thành lập Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm trên cơ sở hợp nhất ba Bộ : Bộ Nông nghiệp, Bộ Công nghiệp thực phẩm và Bộ Lương thực.
2- Thành lập Bộ Năng lượng trên cơ sở hợp nhất hai Bộ : Bộ Điện lực và Bộ Mỏ và Than.
Đổi tên Tổng cục Địa chất thành Tổng cục Mỏ và địa chất.
3- Thành lập Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trên cơ sở hợp nhất hai Bộ : Bộ Lao động và Bộ Thương binh và Xã hội.
4- Thành lập Bộ Thông tin. Giải thể Uỷ ban Phát thanh và truyền hình Việt Nam.
5- Thành lập Uỷ ban Quan hệ kinh tế với nước ngoài.
6- Thống nhất công tác giáo dục trẻ em vào Bộ Giáo dục trên cơ sở sáp nhập Uỷ ban Bảo vệ bà mẹ và trẻ em vào Bộ Giáo dục. Thống nhất công tác dạy nghề vào Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp trên cơ sở sáp nhập Tổng cục dạy nghề vào Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp.
7- Giải thể Uỷ ban Dân tộc của Chính phủ.
B) Cử và miễn nhiệm một số thành viên của Hội đồng bộ trưởng :
1- Đồng chí Nguyễn Cơ Thạch giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Đồng chí Trần Quỳnh thôi giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng.
2- Đồng chí Nguyễn Khánh giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Tổng thư ký Hội đồng bộ trưởng.
Đồng chí Đoàn Trọng Truyến thôi giữ chức Bộ trưởng Tổng thư ký Hội đồng bộ trưởng kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng bộ trưởng.
3- Đồng chí Nguyễn Ngọc Trìu giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng.
Đồng chí Vũ Đình Liệu thôi giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng.
4- Đồng chí Trần Đức Lương giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng.
5- Đồng chí Đoàn Duy Thành giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại thương.
6- Đồng chí Nguyễn Văn Chính (Chín Cần) giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng kiêm Chủ nhiệm Uỷ ban Thanh tra Nhà nước.
Đồng chí Bùi Quang Tạo thôi giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Thanh tra Nhà nước.
7- Đồng chí Lê Đức Anh giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Đồng chí Văn Tiến Dũng thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
8- Đồng chí Phạm Hùng, Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng thôi kiêm chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Đồng chí Mai Chí Thọ giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
9- Đồng chí Nguyễn Công Tạn giữ chức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm.
10- Đồng chí Hoàng Quy thôi giữ chức Bộ trưởng, Phó Chủ nhiệm thứ nhất Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước để giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Đồng chí Đậu Ngọc Xuân giữ chức Bộ trưởng, Phó Chủ nhiệm thứ nhất Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.
11- Đồng chí Vũ Tuân thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính để giữ chức Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ.
Đồng chí Nguyễn Chí Vu thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ.
12- Đồng chí Vũ Ngọc Hải giữ chức Bộ trưởng Bộ Năng lượng.
Đồng chí Phạm Khai thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Điện lực.
13- Đồng chí Phan Thanh Liêm giữ chức Bộ trưởng Bộ Cơ khí và luyện kim.
Đồng chí Nguyễn Văn Kha thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Cơ khí và luyện kim.
14- Đồng chí Phan Văn Tiệm giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Vật giá Nhà nước.
15- Đồng chí Trần Văn Phác giữ chức Bộ trưởng Bộ Văn hoá.
16- Đồng chí Trần Hồng Quân giữ chức Bộ trưởng Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp.
Đồng chí Nguyễn Đình Tứ thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp.
17- Đồng chí Phạm Minh Hạc giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục.
Đồng chí Nguyễn Thị Bình thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục.
18- Đồng chí Nguyễn Kỳ Cẩm giữ chức Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đồng chí Đào Thiện Thi thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Lao động.
Đồng chí Song Hào thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Thương binh và xã hội.
19- Đồng chí Trần Hoàn giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15840 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20782B%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 782B NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 14 của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,
Bổ nhiệm :
1. Đồng chí Đoàn Khuê, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, giữ chức Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thay đồng chí Lê Đức Anh.
2. Đồng chí Nguyễn Quyết, Thượng tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, thay đồng chí Chu Huy Mân.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15841 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20783%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 783 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 30 của Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,
1. Bổ nhiệm :
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết, thay đồng chí Đinh Nho Liêm.
- Đồng chí Nguyễn Minh Phương, giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thay đồng chí Nguyễn Trọng Vĩnh.
2. Chuyển đồng chí Phạm Văn Sơn, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Ghinê sang giữ chức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước Êtiôpia xã hội chủ nghĩa, kiêm nhiệm Đại sứ tại Cộng hòa Thống nhất Tandania, Cộng hòa Burunđi, Cộng hòa Uganđa và Cộng hòa Ruanđa, thay đồng chí Trần Văn Đào.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15842 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20784%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 784 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ;
Theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng ;
Phê chuẩn Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Bun-ga-ri, ký tại Xô-phi-a ngày 3 tháng 10 năm 1986.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15843 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20788%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 788 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 42 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân,
Cử các đồng chí có tên sau đây, làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
1. Trịnh Hồng Dương,
2. Trần Sĩ Tuấn,
3. Vũ Khắc Xương,
4. Trần Bình Trọng,
5. Lê Văn Hy.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15844 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20789%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 789 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 42 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân,
Đồng chí Lê Thị Phương Hằng thôi giữ chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kể từ ngày 01 tháng 4 năm 1987 để nghỉ hưu.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15845 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20790%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 790 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 42 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân,
Các đồng chí có tên sau đây, thôi giữ chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao kể từ ngày 01 tháng 4 năm 1987 để nghỉ hưu:
1. Hoàng Nam Hải,
2. Nguyễn Bá Kim,
3. Trần Thị Phương Đức,
4. Nguyễn Thị Lệ,
5. Triệu Đình Tần.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15846 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20800%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 800 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 30 của Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
Cử các đồng chí có tên sau đây, làm Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu:
Quân khu I:
1. Hà Thanh Ngự, Trung tá.
2. Phan Hoàng Hồng, Thiếu tá.
Quân khu II:
3. Trịnh Thanh Bồi, Thiếu tá.
4. Dương Hùng Tính, Đại úy.
Quân khu IV :
5. Nguyễn Đình Chất, Thiếu tá,
Quân khu V:
6. Trần Văn Tám, Thiếu tá.
Quân khu VII:
7. Thái Văn Sa, Đại tá.
Quân khu Thủ đô:
8. Phan Đình Đề, Trung tá.
9. Hoàng Văn Loan, Thiếu tá.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15847 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20801%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 801 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 33 của Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự;
Theo đề nghị của Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam,
Cử các đồng chí có tên sau đây, làm Hội thẩm quân nhân của Tòa án quân sự cấp cao:
1. Đinh Ngọc Tường, Đại tá.
2. Trịnh Tuần, Đại tá.
3. Trần Ninh, Đại tá.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15848 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20802%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 802 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 29 của Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự,
Cử các đồng chí có tên sau đây, làm Thẩm phán Tòa án quân sự cấp cao :
1. Trịnh Ngọc Tụng, Đại tá.
2. Vũ Đình Tháp, Trung tá.
3. Trần Ngọc Tâm, Trung tá.
4. Vũ Đình Minh, Trung tá.
5. Nguyễn Ngọc San, Trung tá.
6. Trịnh Xuân Bằng, Trung tá.
7. Trần Hữu Thung, Trung tá.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15849 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20803%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 803 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 30 của Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
Cử các đồng chí có tên sau đây, làm Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực :
Khu vực 1 Quân khu I :
1. Nguyễn Thế Châu, Đại úy,
2. Lê Quang Nam, Đại úy.
Khu vực 2 Quân khu I :
3. Phạm Xuân Tê, Thiếu tá,
Khu vực 1 Quân khu II :
4. Phạm Thái, Đại úy,
5. Nguyễn Công Lý, Đại úy.
Khu vực 2 Quân khu II :
6. Nguyễn Hữu Vân, Đại úy.
Khu vực 2 Quân khu II :
7. Lê Bá Năng, Trung tá.
Khu vực 1 Quân khu IV :
8. Hàn Đức Tư, Thiếu tá.
Khu vực 2 Quân khu IV :
9. Lê Văn Thư, Đại úy.
Khu vực 1 Quân khu V :
10. Trần Bình Trọng, Đại úy.
Khu vực 2 Quân khu V :
11. Phạm Bá Xanh, Đại úy.
Khu vực 1 Quân khu IX :
12. Trần Thanh Bình, Đại úy.
Khu vực 2 Quân khu IX :
13. Phạm Văn Hai, Đại úy.
Khu vực Quân khu Thủ đô :
14. Nguyễn Văn Thiệu, Đại úy.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15850 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20804%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 804 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 5 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Cử các đồng chí có tên sau đây, làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
1. Lê Ngọc Cừ,
2. Hà Mạnh Trí,
3. Trần Đại Hưng.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15851 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20814%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 814 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ;
Để bảo đảm cho Hội đồng nhân dân huyện, xã và cấp tương đương khoá 1987 - 1989 thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ ;
Điều 1
Hội đồng nhân dân huyện và cấp tương đương thành lập :
- Ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách
- Ban văn hoá, xã hội và đời sống
- Ban pháp chế
- Ban thư ký.
Căn cứ vào tình hình và đặc điểm của địa phương, có thể thành lập một số ban chuyên trách khác, nhưng nhiều nhất ở cấp huyện và tương đương không quá 6 ban. Trong trường hợp cần thiết, có thể thành lập các ban lâm thời.
Điều 2
Hội đồng nhân dân xã và cấp tương đương thành lập :
- Ban kinh tế, văn hoá, xã hội và đời sống
- Ban pháp chế
- Ban thư ký
Ở các xã, phường và thị trấn có số đại biểu Hội đồng nhân dân không quá 20 đại biểu, chỉ thành lập Ban thư ký.
Điều 3
Số thành viên các ban của Hội đồng nhân dân huyện, xã và cấp tương đương do Hội đồng nhân dân quyết định chọn trong số đại biểu có năng lực, phù hợp với nhiệm vụ của mỗi ban, có điều kiện thực tế tham gia hoạt động của các ban. Trưởng ban thư ký Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã và tương đương phải có trình độ tương đương với uỷ viên thư ký Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Thành viên các ban của Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Các Trưởng ban, Phó trưởng ban, Thư ký ban và thành viên các ban của Hội đồng nhân dân được bầu theo một danh sách chung của từng ban, do đoàn Chủ tịch kỳ họp và các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân giới thiệu chung : từng đại biểu cũng có quyền giới thiệu.
Điều 4
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân chọn một cán bộ am hiểu công tác chính quyền để giúp việc ban thư ký Hội đồng nhân dân huyện, quận và cấp tương đương.
Điều 5
Ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách có nhiệm vụ :
- Nghiên cứu, thẩm tra các dự thảo báo cáo về kế hoạch kinh tế -xã hội của địa phương mà Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân; thuyết trình ý kiến của ban về những dự thảo này.
- Nghiên cứu, xem xét các dự án thu, chi ngân sách và quyết toán ngân sách mà Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân ; thuyết trình ý kiến của Ban về những dự án này.
- Tổ chức việc khảo sát tình hình kinh tế, xã hội ở địa phương ;
Kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết Hội đồng nhân dân về kế hoạch kinh tế - xã hội và thu, chi ngân sách của địa phương.
Điều 6
Ban văn hoá, xã hội và đời sống có nhiệm vụ :
- Nghiên cứu, thẩm tra các dự thảo báo cáo và đề án có liêm quan đến tình hình văn hoá, xã hội và đời sống ở địa phương mà Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân ; thuyết trình ý kiến của Ban về những dự thảo báo cáo và đề án này.
- Tổ chức việc khảo sát tình hình văn hoá, xã hội và đời sống ở địa phương ; kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân về văn hoá, xã hội và đời sống.
Điều 7
Ban pháp chế :
- Nghiên cứu, thẩm tra các dự thảo có tính pháp quy mà Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân ; thuyết trình ý kiến của ban về những dự thảo này.
- Tham gia xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục pháp luật ; kiểm tra việc tuân theo pháp luật của các cơ quan Nhà nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các tổ chức xã hội và công dân ở địa phương.
Điều 8
Ban thư ký Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ :
A) Giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân điều hoà, phối hợp hoạt động của các Ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân :
- Phối hợp với các Ban chuyên trách trong Hội đồng nhân dân sắp xếp chương trình và lịch hoạt động của các Ban, trong các kỳ họp, trong thời gian giữa hai kỳ họp của Hội đồng nhân dân.
- Kiến nghị với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân về những việc cần làm để phối hợp hoạt động giữa các Ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân; về những việc cần giải quyết để phục vụ cho hoạt động của các Ban trong Hội đồng nhân dân (giải quyết nhu cầu cho các cuộc họp, phương tiện đi lại v.v...)
B) Tổ chức việc tiếp dân của Hội đồng nhân dân, đôn đốc việc giải quyết những khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của nhân dân gửi đến Hội đồng nhân dân.
- Định lịch tiếp dân, phân công đại biểu tiếp dân, tổ chức việc tiếp dân, công bố cho nhân dân biết địa điểm, ngày giờ tiếp dân ; ở những vùng xa, hẻo lánh, nhất là các huyện miền núi cần tổ chức các buổi tiếp dân lưu động ; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết những khiếu nại, tố cáo mà nhân dân đã trực tiếp trình bày trong các buổi tiếp dân hoặc gửi đến Hội đồng nhân dân.
- Phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Uỷ ban nhân dân cùng cấp tổ chức các cuộc tiếp xúc của đại biểu Hội đồng nhân dân với cử tri ; tổng hợp những ý kiến, kiến nghị của cử tri và theo dõi việc giải quyết để báo cáo với Hội đồng nhân dân.
C) Giữ mối quan hệ với các đại biểu Hội đồng nhân dân :
- Theo dõi, tổng hợp các kiến nghị của đại biểu để báo cáo với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và chuyển đến các cơ quan có trách nhiệm xem xét, giải quyết ; theo dõi việc giải quyết các kiến nghị đó.
- Tổ chức các cuộc họp để đại biểu Hội đồng nhân dân nghiên cứu, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trao đổi kinh nghiêm có liên quan đến hoạt động của Hội đồng nhân dân ; tổ chức việc bồi dưỡng cho đại biểu Hội đồng nhân dân về nhiệm vụ, quyền hạn và phương pháp hoạt động.
- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với đại biểu Hội đồng nhân dân.
D) Giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tổng hợp tình hình hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương để báo cáo lên cấp trên.
Đ) Ban thư ký Hội đồng nhân dân cấp huyện và tương đương :
- Định kỳ 6 tháng một lần họp với Trưởng ban thư ký Hội đồng nhân dân cấp dưới để nghe phản ánh về tình hình hoạt động của Hội đồng nhân dân và trao đổi kinh nghiệm công tác, hướng dẫn hoạt động.
- 3 tháng 1 lần, tổng hợp và ra thông báo về hoạt động của các ban chuyên trách, các tổ đại biểu và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp dưới.
- Nghiên cứu các văn bản, biên bản các kỳ họp, các báo cáo của Hội đồng nhân dân cấp dưới. Kiến nghị với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân về những điều cần hướng dẫn, bổ khuyết.
Điều 9
Căn cứ vào chương trình hoạt động từng thời gian của Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân xây dựng chương trình công tác của mình. Trưởng ban chịu trách nhiệm tổ chức điều hành việc thực hiện chương trình công tác của ban.
Mỗi quý một lần, các ban của Hội đồng nhân dân họp kiểm điểm việc thực hiện chương trình, bàn công tác quý sau, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong ban hoạt động.
Điều 10
Trưởng ban thư ký Hội đồng nhân dân được dự các cuộc họp hàng tháng của Uỷ ban nhân dân cùng cấp để kiểm điểm tình hình trong tháng và bàn kế hoạch tháng tới.
Các Trưởng ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân được mời dự các cuộc họp của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, các cuộc họp sơ kết, tổng kết của các ban, ngành chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân về những vấn đề có liên quan.
Điều 11
Các Ban chuyên trách và Ban thư ký của Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu thủ trưởng các ban, ngành chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp thông báo tình hình, cung cấp tài liệu và các vấn đề mà các Ban được Hội đồng nhân dân giao trách nhiệm nghiên cứu ; có quyền kiến nghị những việc cần làm để bảo đảm cho các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, pháp luật và các nghị quyết của Hội đồng nhân dân được thi hành nghiêm chỉnh.
Điều 12
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, xã và cấp tương đương có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết này thay mục II trong bản Quy định tạm thời của Hội đồng Nhà nước để thi hành Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (số 02/HĐNN7 ngày 16 tháng 2 năm 1984) về quy định tổ chức và hoạt động của các Ban chuyên trách và Ban thư ký của Hội đồng nhân dân huyện, xã và cấp tương đương.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15852 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20815%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 815 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam ;
Theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng ;
Phê chuẩn Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà ấn Độ về hợp tác sử dụng năng lượng nguyên tử vì các mục đích hoà bình, ký tại Bom-Bay ngày 25 tháng 3 năm 1986.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15853 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20816%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 816 NQ/HĐNN7 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,
Cử đồng chí Hồ Ngọc Nhường, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, giữ chức Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15854 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%20817%20NQ/H%C4%90NN7 | Nghị quyết số 817 NQ/HĐNN7 | Theo đề nghị của Hội đồng Bộ trưởng (Công văn số 540-V8, ngày 25 tháng 5 năm 1987);
Căn cứ vào Điều 57 của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân,
Điều 1.
Hủy bỏ kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện ngày 19-4-1987 ở đơn vị bầu cử số 9 và đơn vị bầu cử số 10 thuộc huyện Đắc Min, tỉnh Đắc Lắc, vì có những vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Điều 2.
Cán bộ, nhân viên chịu trách nhiệm về công tác bầu cử ở đơn vị bầu cử số 9 và đơn vị bầu cử số 10 phải kiểm điểm nghiêm khắc việc làm vi phạm Luật bầu cử của Tổ bầu cử số 27 và Tổ bầu cử số 29. Đối với cán bộ, nhân viên mắc sai phạm, phải xử lý theo Điều 70 của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Điều 3.
Hội đồng Bộ trưởng và Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắc Lắc chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15860 | https://vi.wikisource.org/wiki/Lu%E1%BA%ADt%20%C4%90%E1%BA%B7c%20x%C3%A1%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%202007 | Luật Đặc xá nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2007 | Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật đặc xá.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về thời điểm, trình tự, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện đặc xá; điều kiện, quyền và nghĩa vụ của người được đề nghị đặc xá, người được đặc xá.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với:
1. Người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân;
2. Cơ quan, tổ chức, công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có liên quan đến hoạt động đặc xá.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.
2. Quyết định về đặc xá là văn bản do Chủ tịch nước ban hành quy định thời điểm đặc xá, đối tượng, điều kiện của người được đề nghị đặc xá và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện đặc xá.
3. Quyết định đặc xá là văn bản của Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.
4. Hội đồng tư vấn đặc xá là tổ chức liên ngành gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan do Chủ tịch nước quyết định thành lập để triển khai thực hiện Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước và tham mưu, tư vấn cho Chủ tịch nước thực hiện hoạt động đặc xá.
Điều 4. Nguyên tắc thực hiện đặc xá
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch.
3. Bảo đảm yêu cầu về đối nội, đối ngoại, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Điều 5. Thời điểm đặc xá
1. Chủ tịch nước xem xét, quyết định về đặc xá đối với người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành hình phạt tù nhân sự kiện trọng đại hoặc ngày lễ lớn của đất nước.
2. Trong trường hợp đặc biệt, Chủ tịch nước quyết định đặc xá đối với người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đang chấp hành hình phạt tù, được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù không phụ thuộc vào thời điểm theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 6. Chính sách của Nhà nước trong đặc xá
Nhà nước động viên, khuyến khích người bị kết án phạt tù ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo để được hưởng đặc xá; giúp đỡ người được đặc xá ổn định cuộc sống, phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội.
Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện đặc xá
1. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị đặc xá cho người không đủ điều kiện được đặc xá; không đề nghị đặc xá cho người có đủ điều kiện được đặc xá; cản trở người bị kết án phạt tù thực hiện quyền được đề nghị đặc xá.
2. Nhận hối lộ, sách nhiễu trong việc thực hiện đặc xá.
3. Cố ý cấp giấy tờ, tài liệu liên quan đến người được đề nghị đặc xá trái với quy định của pháp luật.
4. Từ chối cấp giấy tờ, tài liệu mà theo quy định của pháp luật người được đề nghị đặc xá phải được cấp.
Điều 8. Thủ tục trình Chủ tịch nước ban hành Quyết định về đặc xá
Theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc trong trường hợp Chính phủ đề nghị đặc xá được Chủ tịch nước chấp nhận, Chính phủ chủ trì phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, làm Tờ trình để Chủ tịch nước xem xét, ban hành Quyết định về đặc xá.
Điều 9. Công bố và thông báo Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước
Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước được công bố và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Sau khi Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước được công bố thì được niêm yết tại trại giam, trại tạm giam.
Điều 10. Điều kiện được đề nghị đặc xá
1. Người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành hình phạt tù được đề nghị đặc xá phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chấp hành tốt quy chế, nội quy của trại giam, trại tạm giam; tích cực học tập, lao động; trong quá trình chấp hành hình phạt tù được xếp loại cải tạo từ loại khá trở lên; khi được đặc xá không làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
b) Đã chấp hành hình phạt tù được một thời gian do Chủ tịch nước quyết định nhưng ít nhất là một phần ba thời gian đối với hình phạt tù có thời hạn, nếu trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù thì thời hạn được giảm không được tính vào thời gian đã chấp hành hình phạt tù; ít nhất là mười bốn năm đối với hình phạt tù chung thân;
c) Đối với người bị kết án phạt tù về các tội phạm về tham nhũng hoặc một số tội phạm khác được Chủ tịch nước quyết định trong mỗi lần đặc xá thì phải chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác.
2. Người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành hình phạt tù có đủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này được Chủ tịch nước quyết định thời gian đã chấp hành hình phạt tù ngắn hơn so với thời gian quy định tại điểm b khoản 1 Điều này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã lập công lớn trong thời gian chấp hành hình phạt tù, có xác nhận của trại giam, trại tạm giam;
b) Là thương binh; bệnh binh; người có thành tích trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội được tặng thưởng một trong các danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Huân chương, Huy chương kháng chiến, các danh hiệu Dũng sỹ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước; người có thân nhân là liệt sỹ; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con của Gia đình có công với nước;
c) Là người đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc ốm đau thường xuyên, có kết luận giám định y khoa hoặc xác nhận bằng văn bản của cơ quan y tế có thẩm quyền;
d) Khi phạm tội là người chưa thành niên;
đ) Là người từ 70 tuổi trở lên;
e) Có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, bản thân là lao động duy nhất trong gia đình, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi gia đình người đó cư trú;
g) Trường hợp khác do Chủ tịch nước quyết định.
3. Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết việc áp dụng điều kiện của người được đề nghị đặc xá theo Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước.
Điều 11. Các trường hợp không đề nghị đặc xá
Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này không được đề nghị đặc xá trong các trường hợp sau đây:
1. Bản án hoặc quyết định của Tòa án đối với người đó đang có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
2. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội khác;
3. Trước đó đã được đặc xá;
4. Có từ hai tiền án trở lên;
5. Trường hợp khác do Chủ tịch nước quyết định.
Điều 12. Quyền của người được đề nghị đặc xá
1. Được thông báo về chính sách, pháp luật về đặc xá, Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước, văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về điều kiện của người được đề nghị đặc xá và thông tin khác về đặc xá liên quan đến người được đề nghị đặc xá.
2. Liên hệ với thân nhân, cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thu thập, cung cấp giấy tờ, tài liệu cần thiết để hoàn thiện hồ sơ đề nghị đặc xá.
3. Khiếu nại, tố cáo theo quy định tại Chương V của Luật này.
Điều 13. Nghĩa vụ của người được đề nghị đặc xá
1. Nộp đơn xin đặc xá theo quy định của Luật này.
2. Khai báo đầy đủ, trung thực thông tin về cá nhân liên quan đến việc đề nghị đặc xá.
3. Chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác sau khi được đặc xá.
Điều 14. Hồ sơ đề nghị đặc xá
1. Đơn xin đặc xá.
2. Tài liệu chứng minh về cá nhân, hoàn cảnh gia đình của người được đề nghị đặc xá.
3. Tài liệu chứng minh đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác.
4. Cam kết không vi phạm pháp luật, tiếp tục chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác sau khi được đặc xá.
5. Văn bản đề nghị đặc xá của Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam.
Điều 15. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị đặc xá
Căn cứ vào Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị đặc xá được thực hiện như sau:
1. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm rà soát, lập danh sách và hồ sơ người đang chấp hành hình phạt tù có đủ điều kiện đề nghị đặc xá theo quy định của pháp luật, thông báo, niêm yết công khai danh sách người được đề nghị đặc xá tại trại giam, trại tạm giam và làm văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét.
2. Giám thị trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, Giám thị trại tạm giam thuộc quân khu và tương đương có trách nhiệm rà soát, lập danh sách và hồ sơ người đang chấp hành hình phạt tù có đủ điều kiện đề nghị đặc xá theo quy định của pháp luật, báo cáo Giám đốc Công an cấp tỉnh, Tư lệnh quân khu và tương đương. Giám đốc Công an cấp tỉnh, Tư lệnh quân khu và tương đương xét duyệt danh sách, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét. Giám thị trại tạm giam thông báo, niêm yết công khai danh sách này tại trại tạm giam.
3. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị đặc xá được lập theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và lập danh sách người đủ điều kiện và danh sách người không đủ điều kiện đề nghị đặc xá để trình Hội đồng tư vấn đặc xá xem xét.
Điều 16. Thủ tục trình Chủ tịch nước danh sách đề nghị đặc xá
Hội đồng tư vấn đặc xá tổ chức thẩm định hồ sơ, danh sách do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình; lập danh sách người đủ điều kiện và danh sách người không đủ điều kiện đặc xá trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Điều 17. Hướng dẫn về trình tự, thủ tục lập danh sách, thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá
1. Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục lập danh sách, thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá và hướng dẫn thực hiện Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước.
2. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn, phối hợp thực hiện việc lập danh sách, xét duyệt hồ sơ đề nghị đặc xá.
Điều 18. Thực hiện Quyết định đặc xá
Khi có Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Tư lệnh quân khu và tương đương có trách nhiệm:
1. Tổ chức công bố và thực hiện Quyết định đặc xá đối với người được đặc xá;
2. Cấp giấy chứng nhận đặc xá cho người được đặc xá;
3. Thông báo ngay bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người được đặc xá về cư trú.
Điều 19. Thực hiện Quyết định đặc xá đối với người nước ngoài
Khi có Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước đối với người nước ngoài, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người được đặc xá là công dân biết và đề nghị phối hợp thực hiện Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước.
Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của người được đặc xá
1. Người được đặc xá có quyền:
a) Được cấp Giấy chứng nhận đặc xá;
b) Được chính quyền địa phương và cơ quan, tổ chức có liên quan tạo điều kiện, giúp đỡ để hoà nhập với gia đình và cộng đồng;
c) Được hưởng các quyền khác như đối với người đã chấp hành xong hình phạt tù theo quy định của pháp luật.
2. Người được đặc xá có nghĩa vụ:
a) Xuất trình Giấy chứng nhận đặc xá với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú;
b) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết;
c) Nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Điều 21. Người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt
Trong trường hợp đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước, Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đang chấp hành hình phạt tù, người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù mà không phụ thuộc vào các điều kiện quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này.
Điều 22. Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đặc xá trong trường hợp đặc biệt
Theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc theo đề nghị của Chính phủ về đặc xá được Chủ tịch nước chấp nhận, Chính phủ chủ trì phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Điều 23. Thực hiện Quyết định đặc xá trong trường hợp đặc biệt
1. Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước trong trường hợp đặc biệt.
2. Việc thực hiện Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước đối với người nước ngoài trong trường hợp đặc biệt được áp dụng theo quy định tại Điều 19 của Luật này.
3. Người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 20 của Luật này.
Điều 24. Trách nhiệm của Chính phủ
1. Ban hành văn bản hướng dẫn theo quy định tại khoản 3 Điều 10 và khoản 1 Điều 17 của Luật này.
2. Chỉ đạo việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến về ý nghĩa, mục đích và nội dung của hoạt động đặc xá.
3. Chỉ đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các cơ quan khác của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện đặc xá theo quy định của Luật này, Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 25. Trách nhiệm của Hội đồng tư vấn đặc xá
1. Hội đồng tư vấn đặc xá do Chủ tịch nước quyết định thành lập khi có Quyết định về đặc xá, gồm một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch và các uỷ viên là đại diện lãnh đạo các cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Bộ Công an;
b) Bộ Quốc phòng;
c) Bộ Tư pháp;
d) Toà án nhân dân tối cao;
đ) Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
e) Văn phòng Chủ tịch nước;
g) Văn phòng Chính phủ;
h) Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ;
i) Các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan do Chủ tịch nước quyết định khi thấy cần thiết.
2. Trách nhiệm của Hội đồng tư vấn đặc xá:
a) Triển khai Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước;
b) Xem xét, thẩm định hồ sơ, danh sách người đủ điều kiện và danh sách người không đủ điều kiện đề nghị đặc xá do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình;
c) Xem xét, lập và trình Chủ tịch nước danh sách người đủ điều kiện và danh sách người không đủ điều kiện đặc xá để Chủ tịch nước quyết định;
d) Thực hiện nhiệm vụ khác về đặc xá do Chủ tịch nước giao.
3. Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá chịu trách nhiệm trước Chủ tịch nước về hoạt động của Hội đồng tư vấn đặc xá theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 26. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an và Giám đốc Công an cấp tỉnh thực hiện việc lập hồ sơ đề nghị đặc xá, tổ chức thực hiện Quyết định đặc xá theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15, khoản 2 Điều 17 và Điều 18 của Luật này và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Chủ trì phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan có liên quan kiểm tra hoạt động đặc xá tại các trại giam, trại tạm giam, giúp Hội đồng tư vấn đặc xá tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá.
3. Chỉ đạo Công an các cấp phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc quản lý, giáo dục và giúp đỡ người được đặc xá trở về địa phương sớm ổn định cuộc sống và phòng ngừa họ vi phạm pháp luật.
Điều 27. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, Tư lệnh quân khu và tương đương thực hiện việc lập hồ sơ đề nghị đặc xá, tổ chức thực hiện Quyết định đặc xá theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15, khoản 2 Điều 17 và Điều 18 của Luật này và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 28. Trách nhiệm của Toà án nhân dân tối cao
1. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong hoạt động đặc xá.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Tòa án cấp dưới thực hiện đặc xá theo quy định tại khoản 2 Điều 17, Điều 22 và khoản 1 Điều 23 của Luật này và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 29. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Trực tiếp kiểm sát việc lập hồ sơ đề nghị đặc xá, thực hiện Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước tại các trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 và Điều 18 của Luật này.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương kiểm sát việc lập hồ sơ đề nghị đặc xá, thực hiện Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước tại trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam thuộc quân khu và tương đương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 và Điều 18 của Luật này.
Điều 30. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức có liên quan
1. Tuyên truyền, phổ biến Luật đặc xá, Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nhân thân; cấp giấy chứng nhận, xác nhận về việc chấp hành chính sách, pháp luật hoặc hoàn cảnh gia đình hoặc các giấy tờ, tài liệu cần thiết khác của người được đề nghị đặc xá.
3. Tiếp nhận, tạo điều kiện, giúp đỡ người được đặc xá trở về hoà nhập với gia đình và cộng đồng, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống và trở thành người có ích cho xã hội.
Điều 31. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
1. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tuyên truyền, phổ biến Luật đặc xá, Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phối hợp với chính quyền địa phương tạo điều kiện, giúp đỡ người được đặc xá trở về hoà nhập với gia đình và cộng đồng, phòng ngừa tái phạm, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống và trở thành người có ích cho xã hội.
3. Giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong việc thực hiện Luật đặc xá, Quyết định về đặc xá của Chủ tịch nước và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 32. Khiếu nại về việc lập danh sách người được đề nghị đặc xá nhân sự kiện trọng đại hoặc ngày lễ lớn của đất nước
1. Người có đơn xin đặc xá có quyền khiếu nại về việc người đó có đủ điều kiện nhưng không được Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Tư lệnh quân khu và tương đương đưa vào danh sách người được đề nghị đặc xá.
2. Người khiếu nại có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khiếu nại.
3. Thời hạn khiếu nại là năm ngày làm việc, kể từ ngày Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thông báo, niêm yết danh sách người được đề nghị đặc xá.
Điều 33. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại
Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Tư lệnh quân khu và tương đương có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Tư lệnh quân khu và tương đương thì trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền tiếp tục khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm xem xét, nếu chấp nhận khiếu nại thì đưa vào danh sách người đủ điều kiện đề nghị đặc xá; nếu không chấp nhận khiếu nại thì đưa vào danh sách người không đủ điều kiện đề nghị đặc xá.
Điều 34. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện đặc xá
Công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện đặc xá.
Việc giải quyết tố cáo trong việc thực hiện đặc xá theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Điều 35. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2008.
Điều 36. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007.
Luật Việt Nam |
15861 | https://vi.wikisource.org/wiki/Lu%E1%BA%ADt%20C%C6%A1%20y%E1%BA%BFu%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%202011 | Luật Cơ yếu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2011 | Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật cơ yếu.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về hoạt động cơ yếu; nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của lực lượng cơ yếu; chế độ, chính sách đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động cơ yếu.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với tổ chức cơ yếu, người làm việc trong tổ chức cơ yếu và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động cơ yếu.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động cơ yếu là hoạt động cơ mật đặc biệt, thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, sử dụng nghiệp vụ mật mã, kỹ thuật mật mã và các giải pháp có liên quan để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, do lực lượng chuyên trách đảm nhiệm.
2. Mật mã là những quy tắc, quy ước riêng dùng để thay đổi hình thức biểu hiện thông tin nhằm bảo đảm bí mật, xác thực, toàn vẹn của nội dung thông tin.
3. Nghiệp vụ mật mã là những biện pháp, quy định, giải pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ an toàn, bí mật và bảo đảm độ tin cậy của kỹ thuật mật mã.
4. Kỹ thuật mật mã là phương pháp, phương tiện có ứng dụng mật mã để bảo vệ thông tin.
5. Mã hóa là quá trình dùng kỹ thuật mật mã để thay đổi hình thức biểu hiện thông tin.
6. Sản phẩm mật mã là các tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã để bảo vệ thông tin.
7. Mạng liên lạc cơ yếu là mạng liên lạc có sử dụng sản phẩm mật mã do tổ chức cơ yếu cung cấp và trực tiếp quản lý để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển lực lượng cơ yếu
1. Xây dựng lực lượng cơ yếu chính quy, hiện đại, tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ mật mã; tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở mật mã quốc gia, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hoạt động cơ yếu.
3. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về cơ yếu trên cơ sở bảo đảm tính độc lập, tự chủ, chặt chẽ về nguyên tắc và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của lực lượng cơ yếu
1. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam , sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời.
4. Được tổ chức thống nhất, chặt chẽ, phù hợp yêu cầu lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, chỉ đạo, chỉ huy của lực lượng vũ trang nhân dân, đáp ứng yêu cầu bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
5. Có chế độ quản lý chuyên ngành đặc thù, chế độ công tác nghiêm ngặt; khoa học và nghiệp vụ mật mã tiên tiến; công nghệ, kỹ thuật mật mã hiện đại.
Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về cơ yếu
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cơ yếu.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về cơ yếu, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Ban Cơ yếu Chính phủ.
3. Ban Cơ yếu Chính phủ là cơ quan mật mã quốc gia, quản lý chuyên ngành về cơ yếu, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu.
4. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện quản lý về cơ yếu thuộc phạm vi mình phụ trách.
5. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về cơ yếu.
6. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về cơ yếu theo sự phân cấp của Chính phủ.
Điều 7. Trách nhiệm giúp đỡ lực lượng cơ yếu
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giúp đỡ lực lượng cơ yếu và người làm công tác cơ yếu thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu.
Điều 8. Bảo vệ bí mật sản phẩm mật mã, thông tin trong hoạt động cơ yếu
Sản phẩm mật mã, thông tin về tổ chức, mạng liên lạc cơ yếu, nơi làm việc, cơ sở sản xuất, kho cất giữ sản phẩm mật mã của cơ yếu là bí mật nhà nước, phải được quản lý và bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 9. Mã hoá thông tin bí mật nhà nước
1. Thông tin bí mật nhà nước được truyền bằng các phương tiện thông tin, viễn thông phải được mã hóa bằng mật mã của cơ yếu.
2. Thông tin bí mật nhà nước lưu giữ trong các phương tiện thiết bị điện tử, tin học và trên mạng viễn thông được mã hoá bằng mật mã của cơ yếu.
Chính phủ quy định loại thông tin bí mật nhà nước cần được mã hóa quy định tại khoản này.
Điều 10. Kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động cơ yếu
1. Nguồn kinh phí phục vụ hoạt động cơ yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Việc bảo đảm, quản lý, sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động cơ yếu và việc kiểm toán được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
Điều 11. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật công tác trong hoạt động cơ yếu.
2. Sử dụng sản phẩm mật mã không do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
3. Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong hoạt động cơ yếu gây phương hại đến an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Truyền thông tin bí mật nhà nước qua các phương tiện thông tin, viễn thông mà không mã hoá bằng mật mã của cơ yếu.
5. Nghiên cứu, sản xuất, sử dụng, thu thập, tiêu huỷ sản phẩm mật mã của cơ yếu trái pháp luật.
6. Cố ý làm hư hỏng, chiếm đoạt sản phẩm mật mã của cơ yếu.
7. Cản trở hoạt động cơ yếu trái pháp luật.
Điều 12. Hoạt động khoa học và công nghệ mật mã, chuyển giao công nghệ mật mã
1. Hoạt động khoa học và công nghệ mật mã, chuyển giao công nghệ mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, năng lực được đăng ký, tham gia làm thành viên, cộng tác viên của đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
Khi cần thiết, Chính phủ huy động tiềm lực khoa học và công nghệ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất, sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
3. Nhà nước thống nhất quản lý và tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ mật mã, chuyển giao công nghệ mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 13. Sản xuất và cung cấp sản phẩm mật mã
1. Nhà nước độc quyền sản xuất và cung cấp sản phẩm mật mã cho các cơ quan, tổ chức để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
2. Ban Cơ yếu Chính phủ xây dựng kế hoạch, tổ chức sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã và trực tiếp quản lý các cơ sở sản xuất mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
Điều 14. Nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ phục vụ nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mật mã
1. Nhà nước có chính sách ưu tiên nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ phục vụ hoạt động nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước mà trong nước chưa đáp ứng được.
2. Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ phục vụ hoạt động nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mật mã.
Điều 15. Quy chuẩn kỹ thuật, kiểm định, đánh giá sản phẩm mật mã
1. Sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật và được kiểm định, đánh giá trước khi đưa vào sử dụng.
2. Chính phủ quy định việc xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm mật mã; quy định việc quản lý hoạt động kiểm định, đánh giá sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
Điều 16. Quản lý, sử dụng sản phẩm mật mã
1. Sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước phải được quản lý thống nhất, chặt chẽ.
2. Việc sử dụng sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước phải tuân thủ các quy định về nghiệp vụ và quy trình sử dụng đối với từng loại sản phẩm mật mã.
3. Cơ quan, tổ chức sử dụng sản phẩm mật mã chịu trách nhiệm bảo đảm nhân lực, trang bị phương tiện và điều kiện cần thiết để sẵn sàng phục vụ, bảo đảm an ninh, an toàn mật mã.
Điều 17. Triển khai, giải thể mạng liên lạc cơ yếu
1. Mạng liên lạc cơ yếu được triển khai khi có nhu cầu bảo vệ thông tin bí mật nhà nước bằng mật mã; có đủ điều kiện về nhân lực, kỹ thuật và bảo đảm an ninh, an toàn.
2. Việc triển khai, giải thể mạng liên lạc cơ yếu do người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu có thẩm quyền quyết định sau khi có sự thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ bằng văn bản của Ban Cơ yếu Chính phủ.
3. Trường hợp cấp thiết cần triển khai, giải thể mạng liên lạc cơ yếu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu có thẩm quyền quyết định và kịp thời thông báo bằng văn bản cho Ban Cơ yếu Chính phủ.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục triển khai, giải thể mạng liên lạc cơ yếu phù hợp với nhiệm vụ của từng hệ thống tổ chức cơ yếu.
Điều 18. Triển khai sản phẩm mật mã bảo vệ thông tin bí mật nhà nước lưu giữ trong các thiết bị điện tử, tin học và trên mạng viễn thông
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin bí mật nhà nước lưu giữ trong các thiết bị điện tử, tin học và trên mạng viễn thông quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này phải có văn bản yêu cầu triển khai sản phẩm mật mã gửi tổ chức cơ yếu có thẩm quyền.
2. Tổ chức cơ yếu có thẩm quyền có trách nhiệm triển khai sản phẩm mật mã bảo vệ thông tin bí mật nhà nước lưu giữ trong các thiết bị điện tử, tin học và trên mạng viễn thông theo quy định của Chính phủ.
Điều 19. Bảo đảm an toàn mật mã trong trường hợp khẩn cấp, nguy hiểm
Trường hợp khẩn cấp, nguy hiểm mà không còn biện pháp nào khác để bảo đảm an toàn mật mã thì cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm mật mã phải thực hiện ngay biện pháp tiêu hủy, sau đó kịp thời báo cáo với người có thẩm quyền.
Điều 20. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu
Lực lượng cơ yếu là một trong những lực lượng chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước, có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về công tác cơ yếu, thực hiện hoạt động cơ yếu; góp phần bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, chỉ đạo, chỉ huy của lực lượng vũ trang nhân dân trong mọi tình huống; chủ động phòng ngừa, tham gia đấu tranh với các hoạt động thám mã gây phương hại đến an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Điều 21. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Cơ yếu Chính phủ
1. Tham mưu, đề xuất để Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chiến lược, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về cơ yếu.
2. Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng:
a) Tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật về cơ yếu;
b) Chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng tổ chức cơ yếu thống nhất, chặt chẽ, xây dựng lực lượng cơ yếu trong sạch, vững mạnh, có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi;
c) Tổ chức xây dựng và thống nhất quản lý hệ thống mạng liên lạc cơ yếu; quản lý, kiểm soát việc sử dụng các loại sản phẩm mật mã trong cả nước;
d) Trình Chính phủ quy định về tổ chức bộ máy, biên chế của Ban Cơ yếu Chính phủ.
3. Tổ chức, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật mật mã trong toàn ngành cơ yếu.
4. Tổ chức nghiên cứu và thống nhất quản lý nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước; phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan quản lý việc nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ phục vụ hoạt động nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mật mã.
5. Thống nhất quản lý và bảo đảm chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật mật mã cho hoạt động cơ yếu trong phạm vi cả nước; sản xuất, cung cấp sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước và xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển lực lượng cơ yếu chính quy, hiện đại.
6. Bảo đảm tính sẵn sàng của hệ thống mạng liên lạc cơ yếu và lực lượng dự bị, nguồn dự trữ sản phẩm mật mã để ứng phó có hiệu quả trong mọi tình huống.
7. Thực hiện nhiệm vụ của đơn vị đầu mối kế hoạch đầu tư và ngân sách trực thuộc trung ương; trực tiếp quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của Ban Cơ yếu Chính phủ.
8. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện và kiểm tra việc mã hoá thông tin bí mật nhà nước.
9. Tổ chức bảo vệ bí mật sản phẩm mật mã và các thông tin bí mật nhà nước khác trong hoạt động cơ yếu.
10. Phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác quản lý hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; cung cấp dịch vụ bảo mật và an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
11. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cơ yếu theo quy định của pháp luật.
12. Hợp tác quốc tế về cơ yếu.
13. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Tổ chức của lực lượng cơ yếu
1. Ban Cơ yếu Chính phủ.
2. Cơ yếu các bộ, ngành bao gồm:
a) Hệ thống tổ chức cơ yếu Quân đội nhân dân;
b) Hệ thống tổ chức cơ yếu Công an nhân dân;
c) Hệ thống tổ chức cơ yếu Ngoại giao;
d) Hệ thống tổ chức cơ yếu trong cơ quan của Đảng, cơ quan khác của Nhà nước ở trung ương và địa phương.
3. Tổ chức cơ yếu thuộc cơ yếu các bộ, ngành quy định tại khoản 2 Điều này là đầu mối độc lập đặt dưới sự lãnh đạo của cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu và sự quản lý về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của tổ chức cơ yếu cấp trên.
4. Chính phủ quy định việc thành lập, giải thể các tổ chức cơ yếu và cơ cấu tổ chức của Ban Cơ yếu Chính phủ.
Điều 23. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu
1. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu bao gồm:
a) Người được điều động, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu (sau đây gọi là người làm công tác cơ yếu);
b) Người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu;
c) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này (sau đây gọi là người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu).
2. Chính phủ quy định ngạch, chức danh người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
Điều 24. Nghĩa vụ, trách nhiệm của người làm việc trong tổ chức cơ yếu
1. Giữ bí mật thông tin bí mật nhà nước và bí mật công tác cơ yếu, kể cả khi thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu.
2. Phục tùng sự phân công, điều động của cơ quan, tổ chức và thực hiện đúng, đầy đủ chức trách được giao; tận tụy trong công tác, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống; nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy chế, chế độ, quy định về công tác cơ yếu; giữ gìn, bảo quản an toàn tuyệt đối sản phẩm mật mã được giao.
3. Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, quân sự, văn hoá và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ.
4. Khi nhận mệnh lệnh của người có thẩm quyền, nếu có căn cứ cho rằng mệnh lệnh đó là trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời với cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
5. Thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Tuyển chọn người vào tổ chức cơ yếu
1. Người chỉ có một quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi, có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khoẻ, có nguyện vọng và năng lực phù hợp với công tác cơ yếu thì có thể được tuyển chọn vào tổ chức cơ yếu.
2. Tổ chức cơ yếu được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc và có đủ các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này ở các cơ sở giáo dục để đào tạo, bổ sung vào lực lượng cơ yếu.
Điều 26. Tiêu chuẩn người làm công tác cơ yếu
1. Người làm công tác cơ yếu phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tự nguyện phục vụ lâu dài trong tổ chức cơ yếu; sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, lịch sử chính trị gia đình và bản thân trong sạch, rõ ràng;
c) Có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực tiễn và sức khỏe đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao;
d) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu.
2. Người làm công tác cơ yếu khi không đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều này thì không được tiếp tục làm công tác cơ yếu. Căn cứ từng trường hợp cụ thể, người sử dụng cơ yếu có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu
1. Hạn tuổi phục vụ của người làm công tác cơ yếu là quân nhân, Công an nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động.
2. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân có đủ điều kiện bảo hiểm xã hội của Nhà nước thì được nghỉ hưu; trường hợp có thời gian công tác trong tổ chức cơ yếu đủ 25 năm đối với nam, đủ 20 năm đối với nữ và đóng đủ bảo hiểm xã hội, trong đó có ít nhất 05 năm là người làm công tác cơ yếu mà cơ quan cơ yếu không còn nhu cầu bố trí công tác trong tổ chức cơ yếu hoặc không chuyển ngành được thì được nghỉ hưu trước hạn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 28. Biệt phái người làm công tác cơ yếu
1. Căn cứ vào yêu cầu thực hiện nhiệm vụ cơ yếu, người làm công tác cơ yếu được biệt phái theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Người làm công tác cơ yếu biệt phái được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 29. Thời hạn không được tham gia hoạt động mật mã
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 23 của Luật này khi nghỉ hưu, chuyển ngành, chuyển công tác khác hoặc thôi việc thì trong thời hạn 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, chuyển ngành, chuyển công tác khác hoặc thôi việc không được tham gia hoạt động mật mã cho tổ chức, cá nhân ngoài ngành cơ yếu.
Điều 30. Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng người làm việc trong tổ chức cơ yếu
1. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu được đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật và kiến thức cần thiết khác phù hợp với nhiệm vụ được giao.
2. Người đã qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu khi tốt nghiệp được cơ quan có thẩm quyền điều động, bổ nhiệm làm việc trong tổ chức cơ yếu.
Điều 31. Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu
1. Người làm công tác cơ yếu là quân nhân, Công an nhân dân được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp, các chế độ, chính sách khác theo quy định đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
2. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân thì được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp, các chế độ, chính sách khác như đối với quân nhân và được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
3. Người làm công tác cơ yếu được hưởng các chế độ, chính sách đặc thù của ngành cơ yếu theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 32. Chế độ, chính sách đối với người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu
Người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu được hưởng các chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường Quân đội, Công an.
Điều 33. Chế độ, chính sách đối với người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
1. Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu là quân nhân, Công an nhân dân được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp, các chế độ, chính sách theo quy định đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
2. Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp, các chế độ, chính sách như đối với công nhân, viên chức quốc phòng trong Quân đội nhân dân và được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
Điều 34. Chế độ phụ cấp trách nhiệm bảo vệ cơ mật mật mã
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm bảo vệ cơ mật mật mã theo quy định của Chính phủ.
Điều 35. Chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc
1. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân khi nghỉ hưu được hưởng quyền lợi sau đây:
a) Hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật;
b) Được chính quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
c) Khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế tại cơ sở y tế của quân, dân y.
2. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân khi chuyển ngành được hưởng quyền lợi sau đây:
a) Bảo lưu mức lương tại thời điểm chuyển ngành trong thời gian tối thiểu là 18 tháng;
b) Trường hợp do yêu cầu điều động trở lại phục vụ trong lực lượng cơ yếu thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét nâng cấp hàm, bậc lương và thâm niên công tác;
c) Khi nghỉ hưu thì phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời điểm chuyển ngành được cộng vào mức bình quân tiền lương tháng để làm cơ sở tính lương hưu.
Trường hợp khi nghỉ hưu mà mức lương hưu tính tại thời điểm nghỉ hưu thấp hơn mức lương hưu tính tại thời điểm chuyển ngành thì được hưởng mức lương hưu tính tại thời điểm chuyển ngành.
3. Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân khi thôi việc nhưng chưa đủ điều kiện nghỉ hưu được hưởng quyền lợi sau đây:
a) Được hưởng trợ cấp tạo việc làm, trợ cấp thôi việc một lần và chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
b) Được chính quyền địa phương nơi cư trú tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
c) Trường hợp có đủ 15 năm phục vụ trong lực lượng cơ yếu trở lên khi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế của Quân đội được miễn hoặc giảm viện phí theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 36. Bảo đảm điều kiện hoạt động cho người làm công tác cơ yếu
1. Người làm công tác cơ yếu được trang bị, sử dụng phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và được ưu tiên về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, được miễn thủ tục hải quan đối với sản phẩm mật mã mang theo khi xuất cảnh, nhập cảnh.
2. Cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu có trách nhiệm quản lý, sử dụng người làm công tác cơ yếu đúng chuyên môn, nghiệp vụ và bảo đảm điều kiện làm việc; thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức; thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người làm công tác cơ yếu.
Điều 37. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2012.
Pháp lệnh cơ yếu số 33/2001/PL-UBTVQH10 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Điều 38. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2011.
Luật Việt Nam |
15862 | https://vi.wikisource.org/wiki/Lu%E1%BA%ADt%20L%C6%B0u%20tr%E1%BB%AF%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%202011 | Luật Lưu trữ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2011 | Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật lưu trữ,
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Luật này quy định về hoạt động lưu trữ; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động lưu trữ; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ; hoạt động dịch vụ lưu trữ và quản lý về lưu trữ.
2. Luật này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) và cá nhân.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động lưu trữ là hoạt động thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, bảo quản, thống kê, sử dụng tài liệu lưu trữ.
2. Tài liệu là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tài liệu bao gồm văn bản, dự án, bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê; âm bản, dương bản phim, ảnh, vi phim; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm và các vật mang tin khác.
3. Tài liệu lưu trữ là tài liệu có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử được lựa chọn để lưu trữ.
Tài liệu lưu trữ bao gồm bản gốc, bản chính; trong trường hợp không còn bản gốc, bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp.
4. Lưu trữ cơ quan là tổ chức thực hiện hoạt động lưu trữ đối với tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức.
5. Lưu trữ lịch sử là cơ quan thực hiện hoạt động lưu trữ đối với tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn được tiếp nhận từ Lưu trữ cơ quan và từ các nguồn khác.
6. Phông lưu trữ là toàn bộ tài liệu lưu trữ được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân.
7. Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam là toàn bộ tài liệu lưu trữ của nước Việt Nam, không phụ thuộc vào thời gian hình thành, nơi bảo quản, chế độ chính trị - xã hội, kỹ thuật ghi tin và vật mang tin.
Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam bao gồm Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam và Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam .
8. Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam là toàn bộ tài liệu lưu trữ được hình thành trong quá trình hoạt động của các tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức tiền thân của Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội; các nhân vật lịch sử, tiêu biểu của Đảng, tổ chức tiền thân của Đảng và của tổ chức chính trị - xã hội.
9. Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam là toàn bộ tài liệu lưu trữ được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, nhân vật lịch sử, tiêu biểu và tài liệu khác được hình thành qua các thời kỳ lịch sử của đất nước.
Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam gồm các phông lưu trữ của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản này.
10. Hồ sơ là một tập tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có đặc điểm chung, hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
11. Lập hồ sơ là việc tập hợp, sắp xếp tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân thành hồ sơ theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định.
12. Thu thập tài liệu là quá trình xác định nguồn tài liệu, lựa chọn, giao nhận tài liệu có giá trị để chuyển vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử.
13. Chỉnh lý tài liệu là việc phân loại, xác định giá trị, sắp xếp, thống kê, lập công cụ tra cứu tài liệu hình thành trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
14. Xác định giá trị tài liệu là việc đánh giá giá trị tài liệu theo những nguyên tắc, phương pháp, tiêu chuẩn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền để xác định những tài liệu có giá trị lưu trữ, thời hạn bảo quản và tài liệu hết giá trị.
15. Bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ là bản sao từ tài liệu lưu trữ theo phương pháp, tiêu chuẩn nhất định nhằm lưu giữ bản sao đó dự phòng khi có rủi ro xảy ra đối với tài liệu lưu trữ.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý lưu trữ
1. Nhà nước thống nhất quản lý tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam .
2. Hoạt động lưu trữ được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật.
3. Tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam được Nhà nước thống kê.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lưu trữ
1. Bảo đảm kinh phí, nguồn nhân lực trong việc bảo vệ, bảo quản an toàn, tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam.
2. Tập trung hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật và ứng dụng khoa học, công nghệ trong hoạt động lưu trữ.
3. Thừa nhận quyền sở hữu đối với tài liệu lưu trữ; khuyến khích tổ chức, cá nhân hiến tặng, ký gửi, bán tài liệu lưu trữ của mình cho Nhà nước, đóng góp, tài trợ cho hoạt động lưu trữ và thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ.
4. Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động lưu trữ.
Điều 5. Quản lý tài liệu của cá nhân, gia đình, dòng họ
1. Những tài liệu sau đây của cá nhân, gia đình, dòng họ (sau đây gọi chung là cá nhân) có giá trị phục vụ hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử đối với quốc gia, xã hội được đăng ký thuộc Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam :
a) Gia phả, tộc phả, bằng, sắc phong, tài liệu về tiểu sử;
b) Bản thảo viết tay, bản in có bút tích, công trình nghiên cứu khoa học, sáng tác, thư từ trao đổi;
c) Phim, ảnh; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử;
d) Công trình, bài viết về cá nhân;
đ) Ấn phẩm, tài liệu do cá nhân sưu tầm được.
2. Lưu trữ lịch sử nơi đăng ký có trách nhiệm xác định giá trị tài liệu của cá nhân thuộc Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cá nhân có tài liệu có các quyền sau đây:
a) Được đăng ký tài liệu tại Lưu trữ lịch sử và hướng dẫn, giúp đỡ về kỹ thuật bảo quản và tạo điều kiện để phát huy giá trị tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Quyết định việc hiến tặng, ký gửi tài liệu cho Lưu trữ lịch sử;
c) Thỏa thuận việc mua bán tài liệu;
d) Được ưu tiên sử dụng tài liệu đã hiến tặng;
đ) Cho phép người khác sử dụng tài liệu ký gửi tại Lưu trữ lịch sử, nhưng không được xâm hại an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
e) Được Nhà nước khen thưởng theo quy định của pháp luật.
4. Cá nhân có tài liệu có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chỉ được hiến tặng hoặc bán cho Lưu trữ lịch sử các tài liệu liên quan đến an ninh quốc gia;
b) Trả phí bảo quản theo quy định của pháp luật đối với tài liệu ký gửi tại Lưu trữ lịch sử, trừ tài liệu đã được đăng ký.
Điều 6. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý về lưu trữ, áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thu thập, quản lý, bảo quản và sử dụng tài liệu lưu trữ; ban hành quy chế về công tác lưu trữ của cơ quan, tổ chức mình.
Điều 7. Người làm lưu trữ
1. Người làm lưu trữ ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ và kiến thức cần thiết khác phù hợp với công việc; được hưởng chế độ, quyền lợi tương ứng trong cơ quan, tổ chức và được hưởng phụ cấp ngành nghề đặc thù, chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
2. Người làm lưu trữ không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ và kiến thức cần thiết khác phù hợp với công việc; được hưởng chế độ, quyền lợi của người lao động làm việc trong tổ chức đó.
3. Người được giao kiêm nhiệm làm lưu trữ phải được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ và những kiến thức cần thiết khác phù hợp với công việc.
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Chiếm đoạt, làm hỏng, làm mất tài liệu lưu trữ.
2. Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung tài liệu lưu trữ.
3. Mua bán, chuyển giao, hủy trái phép tài liệu lưu trữ.
4. Sử dụng tài liệu lưu trữ vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Mang tài liệu lưu trữ ra nước ngoài trái phép.
Điều 9. Trách nhiệm lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan
1. Người được giao giải quyết, theo dõi công việc của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm lập hồ sơ về công việc được giao và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; trước khi nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển công tác khác thì phải bàn giao đầy đủ hồ sơ, tài liệu cho người có trách nhiệm của cơ quan, tổ chức.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm quản lý tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức; chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.
Người đứng đầu đơn vị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lập hồ sơ, bảo quản và nộp lưu hồ sơ, tài liệu của đơn vị vào Lưu trữ cơ quan.
Điều 10. Trách nhiệm của Lưu trữ cơ quan
1. Giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức hướng dẫn việc lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu.
2. Thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu, thống kê, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ.
3. Giao nộp tài liệu lưu trữ có giá trị bảo quản vĩnh viễn thuộc Danh mục tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử; tổ chức huỷ tài liệu hết giá trị theo quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Điều 11. Thời hạn nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan
1. Thời hạn nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan được quy định như sau:
a) Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày công việc kết thúc, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày công trình được quyết toán đối với hồ sơ, tài liệu xây dựng cơ bản.
2. Trường hợp đơn vị, cá nhân có nhu cầu giữ lại hồ sơ, tài liệu đã đến hạn nộp lưu quy định tại khoản 1 Điều này để phục vụ công việc thì phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức đồng ý và phải lập Danh mục hồ sơ, tài liệu giữ lại gửi cho Lưu trữ cơ quan.
Thời gian giữ lại hồ sơ, tài liệu của đơn vị, cá nhân không quá 02 năm, kể từ ngày đến hạn nộp lưu.
Điều 12. Trách nhiệm giao, nhận hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan
1. Đơn vị, cá nhân giao hồ sơ, tài liệu có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ của công việc đã kết thúc, thống kê Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu và giao nộp vào Lưu trữ cơ quan.
2. Lưu trữ cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và lập Biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu.
3. Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu và Biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu được lập thành 02 bản; đơn vị, cá nhân giao hồ sơ, tài liệu giữ 01 bản, Lưu trữ cơ quan giữ 01 bản.
Điều 13. Quản lý tài liệu lưu trữ điện tử
1. Tài liệu lưu trữ điện tử là tài liệu được tạo lập ở dạng thông điệp dữ liệu hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân được lựa chọn để lưu trữ hoặc được số hóa từ tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác.
2. Tài liệu lưu trữ điện tử phải đáp ứng các tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào, bảo đảm tính kế thừa, tính thống nhất, độ xác thực, an toàn và khả năng truy cập; được bảo quản và sử dụng theo phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ riêng biệt.
3. Tài liệu được số hóa từ tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác không có giá trị thay thế tài liệu đã được số hóa.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc quản lý tài liệu lưu trữ điện tử.
Điều 14. Quản lý tài liệu lưu trữ của xã, phường, thị trấn
1. Tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của xã, phường, thị trấn được lựa chọn và lưu trữ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Người làm lưu trữ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải có đủ các tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ và được hưởng chế độ, quyền lợi theo quy định của pháp luật.
2. Người làm lưu trữ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ hướng dẫn việc lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, chỉnh lý, thống kê, bảo quản và phục vụ sử dụng tài liệu lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Điều 15. Chỉnh lý tài liệu
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức việc chỉnh lý tài liệu thuộc phạm vi quản lý.
2. Tài liệu sau khi chỉnh lý phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau đây:
a) Được phân loại theo nguyên tắc nghiệp vụ lưu trữ;
b) Được xác định thời hạn bảo quản;
c) Hồ sơ được hoàn thiện và hệ thống hoá;
d) Có Mục lục hồ sơ, cơ sở dữ liệu tra cứu và Danh mục tài liệu hết giá trị.
Điều 16. Xác định giá trị tài liệu
1. Xác định giá trị tài liệu phải bảo đảm nguyên tắc chính trị, lịch sử, toàn diện và tổng hợp.
2. Xác định giá trị tài liệu được thực hiện theo phương pháp hệ thống, phân tích chức năng, thông tin và sử liệu học.
3. Xác định giá trị tài liệu phải căn cứ vào các tiêu chuẩn cơ bản sau đây:
a) Nội dung của tài liệu;
b) Vị trí của cơ quan, tổ chức, cá nhân hình thành tài liệu;
c) Ý nghĩa của sự kiện, thời gian và địa điểm hình thành tài liệu;
d) Mức độ toàn vẹn của phông lưu trữ;
đ) Hình thức của tài liệu;
e) Tình trạng vật lý của tài liệu.
Điều 17. Thời hạn bảo quản tài liệu
1. Tài liệu bảo quản vĩnh viễn là tài liệu có ý nghĩa và giá trị không phụ thuộc vào thời gian.
Tài liệu bảo quản vĩnh viễn bao gồm tài liệu về đường lối, chủ trương, chính sách, cương lĩnh, chiến lược; đề án, dự án, chương trình mục tiêu, trọng điểm quốc gia; về nhà đất và các tài liệu khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Tài liệu bảo quản có thời hạn là tài liệu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và được xác định thời hạn bảo quản dưới 70 năm.
3. Tài liệu hết giá trị cần loại ra để hủy là tài liệu có thông tin trùng lặp hoặc đã hết thời hạn bảo quản theo quy định và không còn cần thiết cho hoạt động thực tiễn, nghiên cứu khoa học, lịch sử.
4. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 18. Hội đồng xác định giá trị tài liệu
1. Hội đồng xác định giá trị tài liệu được thành lập để tham mưu cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc xác định thời hạn bảo quản, lựa chọn tài liệu để giao nộp vào Lưu trữ cơ quan, lựa chọn tài liệu lưu trữ của Lưu trữ cơ quan để giao nộp vào Lưu trữ lịch sử và loại tài liệu hết giá trị.
2. Hội đồng xác định giá trị tài liệu do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập. Thành phần của Hội đồng bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng;
b) Người làm lưu trữ ở cơ quan, tổ chức là Thư ký Hội đồng;
c) Đại diện lãnh đạo đơn vị có tài liệu là ủy viên;
d) Người am hiểu về lĩnh vực có tài liệu cần xác định giá trị là ủy viên.
3. Hội đồng xác định giá trị tài liệu thảo luận tập thể, kết luận theo đa số; các ý kiến khác nhau phải được ghi vào biên bản cuộc họp để trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
4. Trên cơ sở đề nghị của Hội đồng xác định giá trị tài liệu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thời hạn bảo quản tài liệu, lựa chọn tài liệu để giao nộp vào Lưu trữ cơ quan, lựa chọn tài liệu lưu trữ của Lưu trữ cơ quan để giao nộp vào Lưu trữ lịch sử, hủy tài liệu hết giá trị theo quy định tại Điều 28 của Luật này.
Điều 19. Lưu trữ lịch sử
1. Lưu trữ lịch sử được tổ chức ở trung ương và cấp tỉnh để lưu trữ tài liệu có giá trị bảo quản vĩnh viễn thuộc Danh mục tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử.
2. Lưu trữ lịch sử có trách nhiệm sau đây:
a) Trình cơ quan có thẩm quyền về lưu trữ cùng cấp ban hành Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu và phê duyệt Danh mục tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử;
b) Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu chuẩn bị tài liệu nộp lưu;
c) Thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, thống kê, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ.
Điều 20. Thu thập, tiếp nhận tài liệu vào Lưu trữ lịch sử
1. Lưu trữ lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam thu thập tài liệu thuộc Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lưu trữ lịch sử của Nhà nước thu thập tài liệu thuộc Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam theo quy định sau đây:
a) Lưu trữ lịch sử ở trung ương thu thập, tiếp nhận tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức trung ương của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cơ quan, tổ chức cấp bộ, liên khu, khu, đặc khu của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; các cơ quan, tổ chức trung ương của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và các tổ chức trung ương khác thuộc chính quyền cách mạng từ năm 1975 về trước; các doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật; các cơ quan, tổ chức của các chế độ xã hội tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam từ năm 1975 về trước;
b) Lưu trữ lịch sử ở cấp tỉnh thu thập, tiếp nhận tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt không thuộc các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a khoản này.
3. Lưu trữ lịch sử sưu tầm tài liệu lưu trữ của cá nhân trên cơ sở thỏa thuận.
Điều 21. Thời hạn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử
1. Trong thời hạn 10 năm, kể từ năm công việc kết thúc, cơ quan, tổ chức thuộc Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu có trách nhiệm nộp lưu tài liệu có giá trị bảo quản vĩnh viễn vào Lưu trữ lịch sử;
2. Thời hạn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử của ngành công an, quốc phòng, ngoại giao và của ngành khác được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Điều 22. Trách nhiệm giao, nhận tài liệu vào Lưu trữ lịch sử
1. Cơ quan, tổ chức thuộc Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉnh lý tài liệu trước khi giao nộp và lập Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu;
b) Lập Danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật;
c) Giao nộp tài liệu và công cụ tra cứu vào Lưu trữ lịch sử.
2. Lưu trữ lịch sử có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và lập Biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu.
3. Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu và Biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu được lập thành 03 bản; cơ quan, tổ chức giao nộp hồ sơ, tài liệu giữ 01 bản, Lưu trữ lịch sử giữ 02 bản và được lưu trữ vĩnh viễn tại cơ quan, tổ chức, Lưu trữ lịch sử.
Điều 23. Quản lý tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức không thuộc Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu hoặc tài liệu không thuộc Danh mục tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử
Tài liệu lưu trữ được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức không thuộc Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu hoặc tài liệu không thuộc Danh mục tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử được quản lý tại Lưu trữ cơ quan.
Điều 24. Quản lý tài liệu lưu trữ trong trường hợp cơ quan, tổ chức chia, tách, sáp nhập, giải thể; tổ chức kinh tế là doanh nghiệp nhà nước chia, tách, sáp nhập, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc phá sản
Cơ quan, tổ chức chia, tách, sáp nhập, giải thể; tổ chức kinh tế là doanh nghiệp nhà nước chia, tách, sáp nhập, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc phá sản thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải tổ chức quản lý và giao nộp tài liệu theo quy định sau đây:
1. Tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức nào phải được chỉnh lý, thống kê và bảo quản theo phông lưu trữ của cơ quan, tổ chức đó;
2. Khi cơ quan, tổ chức có quyết định chia, tách, sáp nhập, giải thể; doanh nghiệp có quyết định chia, tách, sáp nhập, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc phá sản thì tất cả các hồ sơ, tài liệu đã giải quyết xong của các đơn vị, cá nhân trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải được giao nộp vào Lưu trữ cơ quan để tiến hành chỉnh lý tài liệu theo quy định.
3. Tài liệu lưu trữ sau khi được chỉnh lý được quản lý như sau:
a) Tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử được giao nộp vào Lưu trữ lịch sử có thẩm quyền;
b) Tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không thuộc nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử được quản lý tại Lưu trữ cơ quan của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mới tiếp nhận trụ sở cũ; trường hợp cơ quan, tổ chức giải thể, doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc không có cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận trụ sở cũ hoặc có nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mới cùng tiếp nhận trụ sở cũ thì tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được giao nộp vào Lưu trữ cơ quan theo quyết định của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Điều 25. Trách nhiệm bảo quản tài liệu lưu trữ
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xây dựng, bố trí kho lưu trữ, thiết bị, phương tiện cần thiết và thực hiện các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để bảo vệ, bảo quản an toàn tài liệu lưu trữ và bảo đảm việc sử dụng tài liệu lưu trữ.
2. Trường hợp tổ chức không sử dụng ngân sách nhà nước chưa có đủ điều kiện bảo vệ, bảo quản tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều này được ký gửi tài liệu vào Lưu trữ lịch sử và phải trả phí theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Quản lý tài liệu lưu trữ quý, hiếm
1. Tài liệu lưu trữ quý, hiếm là tài liệu thuộc diện lưu trữ vĩnh viễn và có một trong các đặc điểm sau đây:
a) Có giá trị đặc biệt về tư tưởng, chính trị, kinh tế - xã hội, khoa học, lịch sử và có tầm quan trọng đặc biệt đối với quốc gia, xã hội;
b) Được hình thành trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt về thời gian, không gian, địa điểm, tác giả;
c) Được thể hiện trên vật mang tin độc đáo, tiêu biểu của thời kỳ lịch sử.
2. Tài liệu lưu trữ quý, hiếm không phân biệt hình thức sở hữu được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ ở trung ương và cấp tỉnh, được lựa chọn để đăng ký vào chương trình, danh hiệu của khu vực và thế giới.
3. Tài liệu lưu trữ quý, hiếm phải được kiểm kê, bảo quản, lập bản sao bảo hiểm và sử dụng theo chế độ đặc biệt.
Điều 27. Thống kê nhà nước về lưu trữ
1. Tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam phải được thống kê tập trung trong hệ thống sổ sách, cơ sở dữ liệu, hồ sơ quản lý.
2. Cơ quan, tổ chức có tài liệu lưu trữ phải định kỳ thực hiện chế độ thống kê lưu trữ. Số liệu báo cáo thống kê hằng năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12.
3. Thống kê lưu trữ được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức ở trung ương tổng hợp số liệu của các đơn vị trực thuộc và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ ở trung ương;
b) Cơ quan, tổ chức ở cấp tỉnh tổng hợp số liệu của các đơn vị trực thuộc và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ cấp tỉnh.
Cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ cấp tỉnh tổng hợp số liệu của các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ cấp huyện và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ ở trung ương;
c) Cơ quan, tổ chức ở cấp huyện, cấp xã tổng hợp số liệu của các đơn vị trực thuộc và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ cấp huyện.
Cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ cấp huyện tổng hợp số liệu của các cơ quan, tổ chức cấp huyện, cấp xã và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ cấp tỉnh.
Điều 28. Huỷ tài liệu hết giá trị
1. Thẩm quyền quyết định huỷ tài liệu hết giá trị được quy định như sau:
a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định huỷ tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ cơ quan.
b) Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền về lưu trữ các cấp quyết định huỷ tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ lịch sử cùng cấp.
2. Thủ tục quyết định hủy tài liệu hết giá trị được quy định như sau:
a) Theo đề nghị của Hội đồng xác định giá trị tài liệu, người đứng đầu cơ quan, tổ chức thuộc Danh mục cơ quan, tổ chức nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử đề nghị cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ cùng cấp thẩm định tài liệu hết giá trị cần hủy; người đứng đầu cơ quan, tổ chức không thuộc Danh mục cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử đề nghị Lưu trữ cơ quan của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có ý kiến đối với tài liệu hết giá trị cần hủy;
Căn cứ vào ý kiến thẩm định của Hội đồng xác định giá trị tài liệu hoặc ý kiến của cơ quan cấp trên trực tiếp, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này quyết định việc hủy tài liệu hết giá trị;
b) Theo đề nghị của Hội đồng thẩm tra xác định giá trị tài liệu, người đứng đầu cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ quyết định hủy tài liệu có thông tin trùng lặp tại Lưu trữ lịch sử.
Hội đồng thẩm tra xác định giá trị tài liệu do người đứng đầu cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ quyết định thành lập để thẩm tra tài liệu hết giá trị tại Lưu trữ lịch sử;
3. Việc hủy tài liệu hết giá trị phải bảo đảm hủy hết thông tin trong tài liệu và phải được lập thành biên bản.
4. Hồ sơ huỷ tài liệu hết giá trị gồm có:
a) Quyết định thành lập Hội đồng;
b) Danh mục tài liệu hết giá trị; tờ trình và bản thuyết minh tài liệu hết giá trị;
c) Biên bản họp Hội đồng xác định giá trị tài liệu; Biên bản họp Hội đồng thẩm tra xác định giá trị tài liệu;
d) Văn bản đề nghị thẩm định, xin ý kiến của cơ quan, tổ chức có tài liệu hết giá trị;
đ) Văn bản thẩm định, cho ý kiến của cơ quan có thẩm quyền;
e) Quyết định huỷ tài liệu hết giá trị;
g) Biên bản bàn giao tài liệu hủy;
h) Biên bản huỷ tài liệu hết giá trị.
5. Hồ sơ huỷ tài liệu hết giá trị phải được bảo quản tại cơ quan, tổ chức có tài liệu bị huỷ ít nhất 20 năm, kể từ ngày hủy tài liệu.
Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng tài liệu lưu trữ
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng tài liệu lưu trữ để phục vụ công tác, nghiên cứu khoa học, lịch sử và các nhu cầu chính đáng khác.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng tài liệu lưu trữ có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chỉ dẫn số lưu trữ, độ gốc của tài liệu lưu trữ và cơ quan, tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ; tôn trọng tính nguyên bản tài liệu khi công bố, giới thiệu, trích dẫn tài liệu lưu trữ;
b) Không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
c) Nộp phí sử dụng tài liệu lưu trữ theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện các quy định của Luật này, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Cơ quan, tổ chức có tài liệu lưu trữ có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ động giới thiệu tài liệu lưu trữ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tài liệu lưu trữ đang trực tiếp quản lý;
b) Hằng năm rà soát, thông báo tài liệu lưu trữ thuộc Danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật đã được giải mật.
Điều 30. Sử dụng tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử
1. Tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử được sử dụng rộng rãi, trừ tài liệu thuộc Danh mục tài liệu hạn chế sử dụng và Danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật.
2. Tài liệu hạn chế sử dụng có một trong các đặc điểm sau đây:
a) Tài liệu lưu trữ không thuộc Danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật nhưng có nội dung thông tin nếu sử dụng rộng rãi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
b) Tài liệu lưu trữ bị hư hỏng nặng hoặc có nguy cơ bị hư hỏng chưa được tu bổ, phục chế;
c) Tài liệu lưu trữ đang trong quá trình xử lý về nghiệp vụ lưu trữ.
Bộ Nội vụ ban hành Danh mục tài liệu hạn chế sử dụng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
Người đứng đầu Lưu trữ lịch sử quyết định việc sử dụng tài liệu lưu trữ thuộc Danh mục tài liệu hạn chế sử dụng.
3. Việc sử dụng tài liệu lưu trữ thuộc Danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
4. Tài liệu lưu trữ thuộc Danh mục tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp sau đây:
a) Được giải mật theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Sau 40 năm, kể từ năm công việc kết thúc đối với tài liệu có đóng dấu mật nhưng chưa được giải mật;
c) Sau 60 năm, kể từ năm công việc kết thúc đối với tài liệu có đóng dấu tối mật, tuyệt mật nhưng chưa được giải mật.
5. Tài liệu liên quan đến cá nhân được sử dụng rộng rãi sau 40 năm, kể từ năm cá nhân qua đời, trừ một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
6. Tài liệu đến thời hạn được sử dụng rộng rãi quy định tại điểm c khoản 4 và khoản 5 Điều này có thể chưa được sử dụng rộng rãi theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
7. Người sử dụng tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử phải có Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; trường hợp sử dụng để phục vụ công tác thì phải có giấy giới thiệu hoặc văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức nơi công tác.
Điều 31. Sử dụng tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ cơ quan
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức căn cứ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan quy định việc sử dụng tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ cơ quan của cơ quan, tổ chức mình.
Điều 32. Các hình thức sử dụng tài liệu lưu trữ
1. Sử dụng tài liệu tại phòng đọc của Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử.
2. Xuất bản ấn phẩm lưu trữ.
3. Giới thiệu tài liệu lưu trữ trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử.
4. Triển lãm, trưng bày tài liệu lưu trữ.
5. Trích dẫn tài liệu lưu trữ trong công trình nghiên cứu.
6. Cấp bản sao tài liệu lưu trữ, bản chứng thực lưu trữ.
Điều 33. Sao tài liệu lưu trữ, chứng thực lưu trữ
1. Việc sao tài liệu lưu trữ và chứng thực lưu trữ do Lưu trữ cơ quan hoặc Lưu trữ lịch sử thực hiện.
Người có thẩm quyền cho phép sử dụng tài liệu lưu trữ cho phép sao tài liệu lưu trữ.
2. Chứng thực lưu trữ là xác nhận của cơ quan, tổ chức hoặc Lưu trữ lịch sử về nội dung thông tin hoặc bản sao tài liệu lưu trữ do Lưu trữ cơ quan hoặc Lưu trữ lịch sử đang quản lý.
Cơ quan, tổ chức, Lưu trữ lịch sử sao tài liệu lưu trữ, chứng thực lưu trữ phải chịu trách nhiệm pháp lý về bản sao tài liệu lưu trữ, bản chứng thực lưu trữ.
3. Người được cấp bản sao tài liệu lưu trữ, bản chứng thực lưu trữ phải nộp lệ phí.
4. Bản sao tài liệu lưu trữ, bản chứng thực lưu trữ có giá trị như tài liệu lưu trữ gốc trong các quan hệ, giao dịch.
Điều 34. Mang tài liệu lưu trữ ra khỏi Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được mang tài liệu lưu trữ ra khỏi Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử để phục vụ công tác, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu chính đáng khác sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và phải hoàn trả nguyên vẹn tài liệu lưu trữ đó.
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, cơ quan có thẩm quyền của Đảng quyết định việc mang tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử ra nước ngoài; quy định việc mang tài liệu lưu trữ ra khỏi Lưu trữ lịch sử để sử dụng trong nước.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định việc mang tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ cơ quan ra nước ngoài; quy định việc mang tài liệu lưu trữ ra khỏi Lưu trữ cơ quan để sử dụng trong nước.
3. Tổ chức, cá nhân trước khi mang tài liệu lưu trữ đã được đăng ký ra nước ngoài phải thông báo cho Lưu trữ lịch sử nơi đăng ký biết.
4. Tài liệu lưu trữ tại Lưu trữ lịch sử, tài liệu của cá nhân đã được đăng ký tại Lưu trữ lịch sử trước khi đưa ra nước ngoài phải lập bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ.
Điều 35. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ
1. Tổ chức có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ.
2. Bộ Nội vụ quy định chương trình, nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chương trình khung đào tạo nghiệp vụ lưu trữ.
Điều 36. Hoạt động dịch vụ lưu trữ
1. Tổ chức được hoạt động dịch vụ lưu trữ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ tại cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ cấp tỉnh;
b) Có cơ sở vật chất, nhân lực phù hợp để thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ;
c) Cá nhân thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ của tổ chức phải có Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.
2. Cá nhân được hành nghề độc lập về dịch vụ lưu trữ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Chứng chỉ hành nghề lưu trữ;
b) Có cơ sở vật chất phù hợp để thực hiện hoạt động dịch vụ lưu trữ;
c) Có đăng ký hoạt động dịch vụ lưu trữ tại cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ cấp tỉnh.
3. Các hoạt động dịch vụ lưu trữ bao gồm:
a) Bảo quản, chỉnh lý, tu bổ, khử trùng, khử axit, khử nấm mốc, số hóa tài liệu lưu trữ không thuộc danh mục bí mật nhà nước;
b) Nghiên cứu, tư vấn, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ lưu trữ.
Điều 37. Chứng chỉ hành nghề lưu trữ
1. Cá nhân được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có lý lịch rõ ràng;
c) Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành về lưu trữ phù hợp;
d) Đã trực tiếp làm lưu trữ hoặc liên quan đến lưu trữ từ 05 năm trở lên;
đ) Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra nghiệp vụ do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
2. Những trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ bao gồm:
a) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục;
c) Người đã bị kết án về một trong các tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia; tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc hủy tài liệu bí mật công tác.
3. Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.
4. Chính phủ quy định thẩm quyền, thủ tục cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.
Điều 38. Trách nhiệm quản lý về lưu trữ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lưu trữ.
2. Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lưu trữ và quản lý tài liệu Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam.
3. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện quản lý tài liệu Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam.
4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý về lưu trữ.
5. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về lưu trữ ở địa phương.
Điều 39. Kinh phí cho công tác lưu trữ
1. Kinh phí cho công tác lưu trữ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm và được sử dụng vào các công việc sau đây:
a) Xây dựng, cải tạo kho lưu trữ;
b) Mua sắm thiết bị, phương tiện bảo quản và phục vụ việc sử dụng tài liệu lưu trữ;
c) Sưu tầm, mua tài liệu lưu trữ quý, hiếm;
d) Chỉnh lý tài liệu;
đ) Thực hiện các biện pháp kỹ thuật bảo quản tài liệu lưu trữ;
e) Tu bổ, lập bản sao bảo hiểm tài liệu lưu trữ;
g) Công bố, giới thiệu, trưng bày, triển lãm tài liệu lưu trữ;
h) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ lưu trữ;
i) Những hoạt động khác phục vụ hiện đại hóa công tác lưu trữ.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân ngoài nước đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ.
Điều 40. Hợp tác quốc tế về lưu trữ
1. Hợp tác quốc tế về lưu trữ được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi.
2. Nội dung hợp tác quốc tế về lưu trữ bao gồm:
a) Ký kết, gia nhập và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về lưu trữ; gia nhập tổ chức quốc tế về lưu trữ;
b) Thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế;
c) Trao đổi chuyên gia, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lưu trữ với nước ngoài, tổ chức quốc tế;
d) Tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, triển lãm quốc tế; sưu tầm tài liệu lưu trữ; biên soạn, xuất bản ấn phẩm lưu trữ;
đ) Tu bổ, phục chế tài liệu lưu trữ;
e) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ lưu trữ;
g) Trao đổi Danh mục tài liệu lưu trữ, bản sao tài liệu lưu trữ và tư liệu nghiệp vụ lưu trữ.
Điều 41. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2012.
Pháp lệnh lưu trữ quốc gia số 34/2001/PL-UBTVQH10 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Điều 42. Quy định chi tiết
Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 11 tháng 11 năm 2011.
Luật Việt Nam |
15863 | https://vi.wikisource.org/wiki/Lu%E1%BA%ADt%20Ph%C3%B2ng%2C%20ch%E1%BB%91ng%20mua%20b%C3%A1n%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%202011 | Luật Phòng, chống mua bán người nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2011 | Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật phòng, chống mua bán người.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi mua bán người và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân; hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người; trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trong phòng, chống mua bán người.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bóc lột tình dục là việc ép buộc người khác bán dâm, làm đối tượng để sản xuất ấn phẩm khiêu dâm, trình diễn khiêu dâm hoặc làm nô lệ tình dục.
2. Nô lệ tình dục là việc một người do bị lệ thuộc mà buộc phải phục vụ nhu cầu tình dục của người khác.
3. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ.
4. Nạn nhân là người bị xâm hại bởi hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 3 của Luật này.
Điều 3. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Mua bán người theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Bộ luật hình sự.
2. Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
3. Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
6. Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi quy định tại Điều này.
7. Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật.
8. Cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi quy định tại Điều này.
9. Kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân.
10. Tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.
11. Giả mạo là nạn nhân.
12. Hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này.
Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống mua bán người
1. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
2. Giải cứu, bảo vệ, tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân kịp thời, chính xác. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân.
3. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người.
4. Ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và pháp luật, tập quán quốc tế.
Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống mua bán người
1. Phòng, chống mua bán người là nội dung của chương trình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và được kết hợp với việc thực hiện các chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội.
2. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia, hợp tác, tài trợ cho hoạt động phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân; khuyến khích cá nhân, tổ chức trong nước thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.
3. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống mua bán người; bảo đảm chế độ, chính sách đối với người tham gia phòng, chống mua bán người bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ hoặc tài sản theo quy định của pháp luật.
4. Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân
1. Đề nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ mình, người thân thích khi bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và tài sản.
2. Được hưởng các chế độ hỗ trợ và được bảo vệ theo quy định của Luật này.
3. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
4. Cung cấp thông tin liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
5. Thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến vụ việc mua bán người.
Điều 7. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người
1. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và cộng đồng trong phòng, chống mua bán người; đề cao cảnh giác, tích cực tham gia phòng, chống mua bán người.
2. Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục bao gồm:
a) Chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người;
b) Thủ đoạn và tác hại của các hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này;
c) Kỹ năng ứng xử trong trường hợp có nghi ngờ về việc mua bán người;
d) Biện pháp, kinh nghiệm phòng, chống mua bán người;
đ) Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người;
e) Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân;
g) Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống mua bán người.
3. Việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp;
b) Cung cấp tài liệu;
c) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng;
d) Thông qua hoạt động tại các cơ sở giáo dục;
đ) Thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hoá khác;
e) Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên ở cơ sở; huy động sự tham gia tích cực của các đoàn thể xã hội.
5. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục cần được tăng cường đối với phụ nữ, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, học sinh, sinh viên và những người cư trú tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và những địa bàn xảy ra nhiều vụ việc mua bán người.
Điều 8. Tư vấn về phòng ngừa mua bán người
1. Cung cấp kiến thức pháp luật về phòng, chống mua bán người.
2. Cung cấp thông tin về thủ đoạn mua bán người và hướng dẫn kỹ năng ứng xử trong trường hợp có nghi ngờ về việc mua bán người.
3. Cung cấp thông tin về quyền, nghĩa vụ của nạn nhân và hướng dẫn cách thức thực hiện các quyền, nghĩa vụ đó.
Điều 9. Quản lý về an ninh, trật tự
1. Theo dõi nhân khẩu, hộ khẩu thông qua công tác quản lý cư trú, tăng cường kiểm tra nhân khẩu thường trú, tạm trú, lưu trú, tạm vắng trên địa bàn.
2. Giám sát các đối tượng có tiền án, tiền sự về mua bán người và các đối tượng khác có dấu hiệu thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này.
3. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các thông tin về tàng thư, căn cước, lý lịch tư pháp phục vụ công tác phòng, chống mua bán người.
4. Tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các cửa khẩu, khu vực biên giới, hải đảo và trên biển nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này.
5. Trang bị các phương tiện kỹ thuật tại các cửa khẩu quốc tế phục vụ cho việc nhận dạng người và phát hiện nhanh chóng, chính xác các loại giấy tờ, tài liệu giả mạo; nâng cấp các trang thiết bị kiểm soát, kiểm tra tại các chốt kiểm soát, cửa khẩu.
6. Quản lý công tác cấp giấy tờ tùy thân, giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc làm, cấp phát, quản lý và kiểm soát các loại giấy tờ tùy thân và giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh.
7. Phối hợp với các cơ quan chức năng của nước có chung đường biên giới trong việc tuần tra, kiểm soát biên giới nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này.
Điều 10. Quản lý các hoạt động kinh doanh, dịch vụ
Các hoạt động hỗ trợ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, cho, nhận con nuôi, giới thiệu việc làm, đưa người Việt Nam đi lao động, học tập ở nước ngoài, tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, dịch vụ văn hoá, du lịch và các hoạt động kinh doanh, dịch vụ có điều kiện khác dễ bị lợi dụng phải được quản lý, kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động này để thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này.
Điều 11. Lồng ghép nội dung phòng ngừa mua bán người vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội
Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện việc lồng ghép nội dung phòng ngừa mua bán người vào chương trình phòng, chống tội phạm, phòng, chống tệ nạn xã hội, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em, chương trình vì sự tiến bộ của phụ nữ và chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 12. Cá nhân tham gia phòng ngừa mua bán người
1. Tham gia các hoạt động phòng ngừa mua bán người.
2. Kịp thời báo tin, tố giác, tố cáo hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
Điều 13. Gia đình tham gia phòng ngừa mua bán người
1. Cung cấp thông tin cho thành viên trong gia đình về thủ đoạn mua bán người và các biện pháp phòng, chống mua bán người.
2. Phối hợp với nhà trường, cơ quan, tổ chức và các đoàn thể xã hội trong phòng, chống mua bán người.
3. Chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân là thành viên của gia đình để họ hòa nhập cuộc sống gia đình và cộng đồng.
4. Động viên nạn nhân là thành viên của gia đình hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền trong phòng, chống mua bán người.
Điều 14. Nhà trường và các cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia phòng ngừa mua bán người
1. Quản lý chặt chẽ việc học tập và các hoạt động khác của học sinh, sinh viên, học viên.
2. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục ngoại khóa về phòng, chống mua bán người phù hợp với từng cấp học, ngành học.
3. Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên, học viên là nạn nhân học văn hóa, học nghề, hoà nhập cộng đồng.
4. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống mua bán người.
Điều 15. Phòng ngừa mua bán người trong các tổ chức, cơ sở hoạt động kinh doanh, dịch vụ
1. Các tổ chức, cơ sở hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực hỗ trợ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, cho, nhận con nuôi, giới thiệu việc làm, đưa người Việt Nam đi lao động, học tập ở nước ngoài, tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, dịch vụ văn hoá, du lịch và các hoạt động kinh doanh, dịch vụ có điều kiện khác dễ bị lợi dụng để thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này có trách nhiệm:
a) Ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động; đăng ký lao động với cơ quan quản lý lao động địa phương;
b) Nắm thông tin về đối tượng được cung cấp dịch vụ và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu để phối hợp quản lý;
c) Cam kết chấp hành quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người;
d) Phối hợp, tạo điều kiện cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của tổ chức, cơ sở mình.
2. Người lao động làm việc tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này phải chấp hành quy định về quản lý hộ khẩu và ký cam kết không vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người.
Điều 16. Cơ quan thông tin đại chúng tham gia phòng ngừa mua bán người
1. Đưa tin kịp thời, chính xác chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; phản ánh trung thực về tình hình mua bán người và công tác phòng, chống mua bán người; nêu gương các điển hình tiên tiến trong phòng, chống mua bán người, mô hình phòng, chống mua bán người có hiệu quả.
2. Giữ bí mật thông tin về nạn nhân.
3. Lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người với các chương trình thông tin, tuyên truyền khác.
Điều 17. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia phòng ngừa mua bán người
1. Tổ chức và phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; vận động nhân dân chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người, tích cực phát hiện, tố giác, tố cáo, ngăn chặn hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
2. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những biện pháp cần thiết nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
3. Tư vấn và tham gia tư vấn về phòng, chống mua bán người.
4. Tham gia dạy nghề, tạo việc làm và các hoạt động hỗ trợ khác giúp nạn nhân hòa nhập cộng đồng.
5. Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người.
Điều 18. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia phòng ngừa mua bán người
1. Tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ và trẻ em nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người.
2. Tham gia xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên về phòng, chống mua bán người ở cơ sở.
3. Thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 17 của Luật này.
Điều 19. Tố giác, tin báo, tố cáo hành vi vi phạm
1. Cá nhân có nghĩa vụ tố giác, tố cáo hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.
2. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác, tin báo, tố cáo về hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc kịp thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Phát hiện hành vi vi phạm thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra
1. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thường xuyên tự kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; trường hợp phát hiện hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này thì phải xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra chủ động phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.
Điều 21. Phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm thông qua hoạt động nghiệp vụ phòng, chống tội phạm
Cơ quan, đơn vị, cá nhân trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ phòng, chống mua bán người có trách nhiệm thực hiện các hoạt động sau đây:
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này tại các địa bàn được phân công phụ trách;
2. Áp dụng biện pháp nghiệp vụ trinh sát theo quy định để phát hiện, ngăn chặn các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này;
3. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ cho việc phát hiện, điều tra và xử lý các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này;
4. Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ nạn nhân, người tố giác, người làm chứng, người thân thích của họ khi bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và tài sản.
Điều 22. Giải quyết tin báo, tố giác, tố cáo hành vi vi phạm
1. Việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm mua bán người được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
2. Việc giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người được thực hiện theo pháp luật về tố cáo.
Điều 23. Xử lý vi phạm
1. Người thực hiện hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che, dung túng, xử lý không đúng hoặc không xử lý hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Người giả mạo là nạn nhân thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải hoàn trả khoản kinh phí hỗ trợ đã nhận.
Điều 24. Tiếp nhận, xác minh nạn nhân bị mua bán trong nước
1. Nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân có thể đến Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi gần nhất khai báo về việc bị mua bán. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận khai báo có trách nhiệm chuyển ngay người đó đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo ngay với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban nhân dân cấp xã đã tiếp nhận nạn nhân thực hiện việc hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân.
2. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được thông báo của Uỷ ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện việc tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân và phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp xác định thông tin ban đầu về nạn nhân trong trường hợp họ chưa có một trong các giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 28 của Luật này.
3. Sau khi tiếp nhận, căn cứ vào giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 28 của Luật này hoặc kết quả xác định thông tin ban đầu về nạn nhân, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét để thực hiện việc hỗ trợ chi phí đi lại trong trường hợp nạn nhân tự trở về nơi cư trú; đối với nạn nhân là trẻ em thì thông báo cho người thân thích đến nhận hoặc bố trí người đưa về nơi người thân thích cư trú; trường hợp nạn nhân cần được chăm sóc về sức khỏe, tâm lý và có nguyện vọng được lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, nạn nhân là trẻ em không nơi nương tựa thì làm thủ tục chuyển giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân. Đối với người chưa có giấy tờ, tài liệu chứng nhận là nạn nhân thì Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị cơ quan Công an cùng cấp tiến hành việc xác minh.
4. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an cùng cấp có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp có đủ điều kiện xác định là nạn nhân thì cơ quan đã tiến hành xác minh cấp giấy xác nhận nạn nhân cho họ.
Điều 25. Tiếp nhận, xác minh nạn nhân được giải cứu
1. Cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển đã giải cứu nạn nhân có trách nhiệm thực hiện hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân trong trường hợp cần thiết và chuyển ngay người đó đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội gần nơi nạn nhân được giải cứu.
Cơ quan giải cứu có trách nhiệm cấp giấy xác nhận nạn nhân cho người được giải cứu trước khi chuyển giao; trường hợp người được giải cứu chưa được xác nhận là nạn nhân do chưa có đủ cơ sở thì sau khi tiếp nhận, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị cơ quan Công an cùng cấp xác minh nạn nhân theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này.
2. Sau khi tiếp nhận nạn nhân, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này. Trường hợp nạn nhân chưa được cơ quan giải cứu xác nhận là nạn nhân, thì trước khi thực hiện việc hỗ trợ chi phí đi lại hoặc chuyển giao nạn nhân cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp xác định thông tin ban đầu về nạn nhân.
Điều 26. Tiếp nhận, xác minh nạn nhân từ nước ngoài trở về
1. Việc tiếp nhận, xác minh nạn nhân từ nước ngoài trở về qua cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) được thực hiện như sau:
a) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp nhận và xử lý thông tin, tài liệu về nạn nhân và phối hợp với Bộ Công an trong việc xác minh nhân thân của nạn nhân, cấp giấy tờ cần thiết, làm thủ tục đưa họ về nước;
b) Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện việc tiếp nhận nạn nhân, nếu họ có nguyện vọng tự trở về nơi cư trú, thì hỗ trợ tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường và hướng dẫn họ làm thủ tục nhận chế độ hỗ trợ quy định tại các điều 34, 35, 36, 37 và 38 của Luật này. Trường hợp họ không có nơi cư trú hoặc có nguyện vọng được lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân thì chuyển giao họ cho những cơ sở này. Nạn nhân là trẻ em thì thông báo cho người thân thích đến nhận hoặc bố trí người đưa về nơi người thân thích cư trú; nạn nhân là trẻ em không nơi nương tựa thì làm thủ tục chuyển giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
2. Việc tiếp nhận nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài có đủ điều kiện trở về Việt Nam theo khuôn khổ thoả thuận quốc tế song phương được thực hiện theo quy định của thoả thuận quốc tế song phương đó.
3. Việc tiếp nhận, xác minh nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài tự trở về được thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Luật này.
Điều 27. Căn cứ để xác định nạn nhân
1. Một người có thể được xác định là nạn nhân khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Người đó là đối tượng bị mua bán, chuyển giao, tiếp nhận theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Luật này;
b) Người đó là đối tượng bị tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật này.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Điều 28. Giấy tờ, tài liệu chứng nhận nạn nhân
1. Giấy xác nhận của cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này.
2. Giấy xác nhận của cơ quan giải cứu theo quy định tại Điều 25 của Luật này.
3. Giấy xác nhận của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân.
4. Giấy tờ, tài liệu do cơ quan nước ngoài cấp đã được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam hợp pháp hoá lãnh sự chứng minh người đó là nạn nhân.
Điều 29. Giải cứu, bảo vệ nạn nhân
Khi có căn cứ để cho rằng một người bị mua bán thì cơ quan, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 21 của Luật này có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để giải cứu; trường hợp người đó bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và tài sản thì áp dụng các biện pháp bảo vệ.
Điều 30. Bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của nạn nhân
1. Các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân thích của họ bao gồm:
a) Bố trí nơi tạm lánh khi nạn nhân, người thân thích của họ có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe;
b) Giữ bí mật về nơi cư trú, nơi làm việc, học tập của nạn nhân và người thân thích của họ;
c) Các biện pháp ngăn chặn hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của nạn nhân, người thân thích của họ theo quy định của pháp luật;
d) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Chính phủ quy định chi tiết về việc bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.
Điều 31. Bảo vệ bí mật thông tin về nạn nhân
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin về nạn nhân, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Tòa án xem xét, quyết định việc xét xử kín đối với vụ án mua bán người theo yêu cầu của nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.
Điều 32. Đối tượng và chế độ hỗ trợ
1. Nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam, thì tuỳ trường hợp quy định tại các điều 33, 34, 35, 36, 37 và 38 của Luật này được hưởng các chế độ hỗ trợ sau đây:
a) Hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại;
b) Hỗ trợ y tế;
c) Hỗ trợ tâm lý;
d) Trợ giúp pháp lý;
đ) Hỗ trợ học văn hóa, học nghề;
e) Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.
2. Nạn nhân là người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam, thì tuỳ trường hợp quy định tại các điều 33, 34, 35 và 36 của Luật này được hưởng các chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Người chưa thành niên đi cùng nạn nhân, thì tuỳ trường hợp quy định tại các điều 33, 34 và 35 của Luật này được hưởng chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết về các chế độ hỗ trợ; trình tự, thủ tục thực hiện chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân.
Điều 33. Hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại
Trong trường hợp cần thiết, nạn nhân được bố trí chỗ ở tạm thời, được hỗ trợ về ăn, mặc và các vật dụng cá nhân thiết yếu khác trên cơ sở điều kiện thực tế và đặc điểm về lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ của nạn nhân. Nạn nhân có nguyện vọng trở về nơi cư trú mà không có khả năng chi trả tiền tàu xe và tiền ăn trong thời gian đi đường thì được hỗ trợ các khoản chi phí này.
Điều 34. Hỗ trợ y tế
Trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, nếu nạn nhân cần được chăm sóc y tế để phục hồi sức khoẻ thì được xem xét hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh.
Điều 35. Hỗ trợ tâm lý
Nạn nhân được hỗ trợ để ổn định tâm lý trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
Điều 36. Trợ giúp pháp lý
1. Nạn nhân được tư vấn pháp luật để phòng ngừa bị mua bán trở lại và được trợ giúp pháp lý để làm thủ tục đăng ký hộ khẩu, hộ tịch, nhận chế độ hỗ trợ, đòi bồi thường thiệt hại, tham gia tố tụng và các thủ tục pháp lý khác có liên quan đến vụ việc mua bán người.
2. Trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
Điều 37. Hỗ trợ học văn hóa, học nghề
1. Nạn nhân là người chưa thành niên thuộc hộ nghèo, nếu tiếp tục đi học thì được hỗ trợ tiền học phí, tiền mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập trong năm học đầu tiên.
2. Nạn nhân khi trở về địa phương, nếu thuộc hộ nghèo thì được xem xét hỗ trợ học nghề.
Điều 38. Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn
1. Nạn nhân khi trở về địa phương, nếu thuộc hộ nghèo thì được hỗ trợ một lần tiền trợ cấp khó khăn ban đầu.
2. Nạn nhân có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh thì được xem xét tạo điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật.
Điều 39. Cơ quan, tổ chức thực hiện việc hỗ trợ nạn nhân
1. Ủy ban nhân dân cấp xã đã tiếp nhận nạn nhân, cơ quan Công an, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển đã giải cứu nạn nhân thực hiện hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân.
2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện hỗ trợ chi phí đi lại cho nạn nhân trong trường hợp họ tự trở về nơi cư trú.
3. Cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân thực hiện hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ y tế cho nạn nhân.
4. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý cho nạn nhân.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân; phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện hỗ trợ y tế, hỗ trợ học văn hóa, học nghề cho nạn nhân.
Điều 40. Cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân
1. Cơ sở bảo trợ xã hội công lập thực hiện các nhiệm vụ sau đây trong việc hỗ trợ nạn nhân:
a) Tiếp nhận và bố trí nơi lưu trú cho nạn nhân;
b) Thực hiện chế độ hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý phù hợp với lứa tuổi, giới tính, nguyện vọng của nạn nhân và khả năng đáp ứng của cơ sở;
c) Giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp cho nạn nhân;
d) Đánh giá khả năng hòa nhập cộng đồng của nạn nhân, cung cấp các thông tin về chính sách, chế độ, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng;
đ) Cung cấp thông tin cần thiết cho các cơ quan chức năng để đấu tranh phòng, chống hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này;
e) Phối hợp với các cơ quan hữu quan đưa nạn nhân về nơi cư trú;
g) Phối hợp với cơ quan Công an trong việc xác minh nạn nhân.
2. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân do tổ chức, cá nhân Việt Nam thành lập để tham gia thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với giấy phép thành lập; việc thành lập và hoạt động không sử dụng ngân sách nhà nước.
Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
Điều 41. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 42 của Luật này.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, cơ quan ngang bộ khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các điều 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50 của Luật này và pháp luật có liên quan.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người tại địa phương, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 52 của Luật này.
Điều 42. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Trong việc thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người, Bộ Công an có trách nhiệm:
a) Đề xuất với Chính phủ việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán người, ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế có liên quan đến phòng, chống mua bán người;
b) Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống mua bán người;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống mua bán người;
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống mua bán người;
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện chế độ báo cáo thống kê về phòng, chống mua bán người; tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, nhân rộng các mô hình phòng, chống mua bán người;
e) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người;
g) Thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người theo thẩm quyền.
2. Trong công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người, Bộ Công an có trách nhiệm:
a) Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống mua bán người;
b) Thực hiện quản lý an ninh, trật tự để phòng ngừa mua bán người;
c) Chỉ đạo cơ quan Công an thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân theo quy định tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này;
d) Phát động phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Điều 43. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân ở địa bàn khu vực biên giới, hải đảo tham gia các hoạt động phòng, chống mua bán người.
2. Chỉ đạo lực lượng Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mua bán người tại khu vực biên giới và trên biển theo quy định của pháp luật, tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Luật này.
3. Thực hiện quản lý an ninh, trật tự tại khu vực biên giới, hải đảo và trên biển để phòng ngừa mua bán người.
4. Thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người theo thẩm quyền.
Điều 44. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách hỗ trợ nạn nhân; hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ nạn nhân thuộc thẩm quyền.
2. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác hỗ trợ nạn nhân.
3. Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phòng, chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em.
4. Hướng dẫn cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân thực hiện việc hỗ trợ nạn nhân.
5. Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo để chỉ đạo việc hỗ trợ y tế và hỗ trợ học văn hóa, học nghề.
6. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác giới thiệu việc làm, đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài, tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người theo thẩm quyền.
Điều 45. Trách nhiệm của Bộ Y tế
Chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở y tế thực hiện việc phối hợp với cơ sở bảo trợ xã hội và cơ sở hỗ trợ nạn nhân trong hỗ trợ y tế cho nạn nhân.
Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
1. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện công tác bảo hộ đối với công dân Việt Nam là nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và của nước ngoài thực hiện việc xác minh và làm các thủ tục cần thiết để đưa nạn nhân là công dân Việt Nam về nước.
2. Phối hợp với Bộ Công an và cơ quan khác có thẩm quyền thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người.
Điều 47. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp
1. Phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan hữu quan trong việc xây dựng, hoàn thiện và theo dõi thi hành pháp luật về phòng, chống mua bán người.
2. Tổ chức, hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người.
3. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động hỗ trợ kết hôn, cho, nhận con nuôi nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.
4. Hướng dẫn các trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị mua bán theo quy định của pháp luật.
5. Phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan khác có thẩm quyền thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người.
Điều 48. Trách nhiệm của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
1. Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình văn hóa, du lịch, gia đình.
2. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch trong nước và quốc tế, hoạt động của cơ sở lưu trú du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.
3. Tổ chức, hướng dẫn việc tuyên truyền về phòng, chống mua bán người ở cơ sở và trong hoạt động kinh doanh của cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch.
Điều 49. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Chỉ đạo việc lồng ghép kiến thức về phòng, chống mua bán người vào chương trình học tập ngoại khoá phù hợp với yêu cầu của từng cấp học, ngành học, việc tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người cho học sinh, sinh viên, học viên.
2. Chỉ đạo nhà trường và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 14 của Luật này.
3. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc đưa người đi học tập ở nước ngoài nhằm phòng, chống việc lợi dụng hoạt động này để mua bán người.
Điều 50. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 16 của Luật này.
2. Quản lý chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra, thanh tra cơ sở cung cấp dịch vụ Internet nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng hoạt động này để mua bán người.
Điều 51. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân
1. Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong đấu tranh phòng, chống mua bán người.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện việc thống kê tội phạm mua bán người.
Điều 52. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
a) Lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội;
b) Tổ chức thực hiện công tác phòng, chống mua bán người;
c) Bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người;
d) Xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người;
đ) Tổ chức thực hiện công tác quản lý an ninh, trật tự để phòng, chống mua bán người.
2. Cùng với việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã còn có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn về phòng, chống mua bán người ở cơ sở;
b) Tiếp nhận nạn nhân và thực hiện việc hỗ trợ cho nạn nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này;
c) Tạo điều kiện cho nạn nhân hòa nhập cộng đồng.
Điều 53. Nguyên tắc hợp tác quốc tế
Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống mua bán người trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tôn trọng độc lập, chủ quyền.
Điều 54. Thực hiện hợp tác quốc tế
1. Trên cơ sở các quy định của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện việc hợp tác với các cơ quan hữu quan của các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc tăng cường năng lực pháp luật, thông tin, công nghệ và đào tạo về phòng, chống mua bán người.
2. Việc phối hợp giữa các cơ quan hữu quan của Việt Nam với các cơ quan hữu quan của nước ngoài để giải quyết vụ việc về mua bán người thực hiện theo quy định của các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong trường hợp Việt Nam và nước có liên quan không cùng tham gia điều ước quốc tế thì các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện việc hợp tác quốc tế trên nguyên tắc có đi có lại, phù hợp với pháp luật của Việt Nam, pháp luật và tập quán quốc tế.
Điều 55. Hợp tác quốc tế trong việc giải cứu và hồi hương nạn nhân
1. Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện để các cơ quan chức năng của Việt Nam hợp tác với các cơ quan hữu quan của nước ngoài trong việc giải cứu, bảo vệ nạn nhân bị mua bán.
2. Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi trong việc hồi hương nạn nhân là người nước ngoài trở về nước mà người đó có quốc tịch hoặc có nơi thường trú cuối cùng; áp dụng các biện pháp để việc hồi hương nạn nhân được tiến hành theo đúng pháp luật và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam với các nước, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
Điều 56. Tương trợ tư pháp
Quan hệ tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước có liên quan được thực hiện trên cơ sở các điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó cùng là thành viên hoặc trên nguyên tắc có đi có lại phù hợp với pháp luật của Việt Nam, pháp luật và tập quán quốc tế.
Nhà nước Việt Nam dành ưu tiên cho nước ký kết điều ước quốc tế song phương với Việt Nam sự tương trợ tư pháp trong hoạt động phòng, chống mua bán người.
Điều 57. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.
Điều 58. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2011.
Luật Việt Nam |
15872 | https://vi.wikisource.org/wiki/Kim%20Gia%20%C4%90%E1%BB%8Bnh%20phong%20c%E1%BA%A3nh%20v%E1%BB%8Bnh | Kim Gia Định phong cảnh vịnh | {{đầu đề
| tựa đề = Kim Gia Định phong cảnh vịnh
| tác giả = Hai Đức
| dịch giả =
| năm =
| phần =
| trước =
| sau =
| ấn bản = có
| wikipedia = Kim Gia Định phong cảnh vịnh
| ghi chú = Kim Gia Định phong cảnh vịnh (còn có tên là Gia Định phong cảnh quốc âm ca vịnh), là một tác phẩm bằng thơ do Hai Đức (?- 1882?, không biết họ tên đầy đủ, hiệu là Tập Phước) ở Chợ Lớn làm ra, gồm 152 câu thơ lục bát, viết bằng chữ Nôm, không rõ năm sáng tác, chỉ phỏng đoán là có sau Hòa ước Nhâm Tuất (1862) trong lịch sử Việt Nam.
Bài vịnh này đã được học giả Trương Vĩnh Ký (viết tắt là Pétrus Ký) phiên âm từ chữ Nôm ra chữ quốc ngữ, rồi cho in trong quyển Saigon d’aujourd’hui (Nét đẹp Sài Gòn) do nhà hàng C.Guilland et Martion, Saigon, ấn hành năm 1882. Sau đây là lời giới thiệu của ông về tác giả và tác phẩm:
"Điệu vịnh nầy là của Hai Đức ở Chợ Lớn, hiệu là Tập Phước (mới mất năm nay) làm về địa cảnh đất Chợ Lớn, Bến Nghé đời bây giờ, kể từ Phú Lãng Sa lại cho tới nay, lập ra thế nào, khen khéo để sửa sang cho ra cảnh tốt, cho nên thú vui."Văn đặt thật tình, lời nói dễ hiểu; cũng nên in ra để đời cho người ta coi, cùng để lại người đời sau cho biết đời nay đất nầy là như vậy, hoặc sau sẽ ra tốt hơn nữa chăng? dẫu cuộc đổi dời cồn có hóa nên vực, vực có hóa nên cồn đi nữa, thì cũng hãy còn tích lại mà nhắc". P.J.B. Trương Vĩnh KýNgoài những thông tin trên, đến nay vẫn chưa tra đưược thân thế và sự nghiệp của tác giả Hai Đức. Dưới đây là toàn văn bài Kim Gia Định phong cảnh vịnh do Pétrus Ký phiên âm từ chữ Nôm ra chữ quốc ngữ. Nhận xét về hai văn bản, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu viết: "Đến nay chưa thấy ai phân tích hay phê bình giữa hai bản Nôm và quốc ngữ. Chúng ta có thể yên tâm về sự trung thực giữa hai văn bản đó".
}}
Công dư đương lúc thảnh thơi,
Nhìn trông phong cảnh đặt lời nôm na.
Dở dang việc trước kể ra,
Thấy tay những khách phương xa nghe cùng.
Đổi dời là máy hóa công ,
Mở đường tang hải kết vòng phiền hoa .
Vận trời năm thứ mười ba,
Việt Nam cùng Phú Lãng Sa giao hòa.
Riêng chia sáu tỉnh sơn hà:
Định Tường, Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long.
An Giang tỉnh sắp vô trong,
Đến Hà Tiên tỉnh giáp vòng Cao Mịên.
Bãi binh hai chữ chiếu vàng,
Sông êm Bến Nghé khói tan đầm Rồng .
Hết ai xưng bá xưng hùng,
Tháp Mười đồn phá, Gò Công lũy bằng.
Lệnh trời một tiếng đã rằng,
Hoàng triều đóng ấn, đình thần ký tên.
Người giao người lãnh thuận tình,
Mấy điều nghị ước đôi bên như lời.
Quan quân rày đặng thảnh thơi,
Lấp đàng hờn giận, kết người anh em.
Muôn dân nệm ấm gối êm,
Khỏi điều lưu lạc lại thêm sum vầy.
Xưa Nam nay đã về Tây,
Lang Sa nguơn soái một tay quờn hoành.
Gồm coi thủy lục chư dinh,
Một mình khiển tướng một mình đề binh.
Ngồi trên cầm mực công bình,
Sửa sang địa thế tập tành dân phong.
Bình Dương với huyện Tân Long,
Đặt làm thành phố chỗ trong chỗ ngoài.
Sài Gòn Chợ Lớn chia hai,
Tên thì có khác, đất thì cũng liên.
Dưới sông tàu lửa đậu liền,
Từ đồn Giao Khẩu sấp lên Bà Nghè.
Thông lưu các nước bộn bề,
Có tàu Đông Việt có ghe Bắc Kỳ.
Bán buôn vật nọ hàng kia,
Lao xao thương khách xiết gì là đông.
Chiếc qua chiếc lại đầy sông,
Mù mù khói tỏa, đùng đùng máy kêu.
Những tàu đồng dát sắt neo,
Càng nhìn tận mặt càng xiêu cả hồn.
Sợ chi nghịch thủy nghịch phong.
Dầu lòng chạy ngược dầu lòng chạy xuôi.
Dưới sông sự tích thảy rồi,
Thôi thì trót thể thử coi trên bờ,
Gia Tân nền trạm thuở xưa,
Ngày nay có dựng cột cờ gần bên.
Tư bề dây thép giăng lên,
Lưu thông các thứ báo tin truyền lời.
Đàng xa ba bốn ngày trời,
Máy dây đi một khắc thời tới nơi,
Chuyện trò mấy tiếng mấy lời,
Hẵn hòi nào có vi sơ chút nào.
Cánh chim bay hãy còn lâu,
Máy nầy sức mạnh quá mau dư mười.
Nhiều nơi cơ xảo khác đời,
Gẫm điều nên lạ, gẫm điều nên hay.
Những là máy để cưa cây,
Máy xay lúa gạo, máy may áo quần.
Máy đàng, máy tuyết lạ chừng ,
Dễ coi trước mặt, khó phân ra lời.
Từ đây biết sức biết tài,
Nhiều tay khôn khéo nhiều người giàu sang.
Của kho xuất phát bạc vàng,
Lập ra trại lính dinh quan thiếu gì.
Có tòa Nguơn soái lạ kỳ,
Đá xây làm cột sắt vây làm rào.
Năm từng lầu rộng lại cao,
Cờ treo trước cửa quân hầu ngoài sân.
Rỡ ràng có chất có văn,
Biết chừng nào tốt, biết chừng nào khen.
Giá dư trăm vạn trăm ngàn,
Công phu mà sợ bạc tiền mà kinh.
Tam tòa lập sở công hình,
Để phân tội trọng tội khinh cho người.
Thượng tòa phúc án các nơi,
Những người kêu ức, những người kêu oan.
Có người mi phạm cấm giam,
Ngục môn là chữ, khám đường là tên.
Có nhà nuôi kẻ tật nguyền,
Thuốc thang cho uống, cơm tiền cho ăn.
Có nhà dạy học thơ văn,
Chiếu giường sẵn cắp, áo quần sẵn ban.
Có người phòng ngự loài gian,
Ngày đêm đi khắp các làng tuần canh.
Áo đen tay có viền xanh,
Tiếng kêu Police, Giám thành là tên.
Có trường bắn súng diễu binh,
Tập luyện nhiều cách, công trình nhiều năm
Có vườn nuôi thú nuôi cầm,
Mấy ngàn thảo mộc, mấy trăm phi trùng
Có trường đấu xảo lạ lùng,
Chư ban đủ món, bá công đủ nghề.
Những đồ các nước thiếu chi,
Vật khen trọng thưởng, vật chê phát hồi.
Dập dìu kẻ tới người lui,
Bên coi thứ nọ, bên coi thứ nầy.
Biết bao nhiêu khéo nhiêu hay!
Cuộc vui kể trót tháng chầy mới thôi.
Trường đua xe ngựa cũng vui,
Hơn thì có thưởng, thua lui ra về.
Xa gần đất chợ làng quê,
Cùng nhau đem ngựa đem xe đến tràng.
Cười cười nói nói vang đàng,
Kể sao cho xiết muôn ngàn người đông.
Chẳng phiền hao của tốn công,
Mở đàng ngang đọc đào sông vắn dài.
Đàng thì đã rộng lại ngay,
Trên đầu che mát có cây hai hàng.
Mỗi sông có bắt cầu ngang,
Đá xây bốn phía sắt ràng hai bên,
Mỗi đàng tối có thắp đèn,
Dưới sông trên bộ sáng liền nối nhau.
Năm canh rực rỡ một màu,
Như trăng chói đất, như sao lòa trời.
Biết bao nhiêu thú chơi bời ,
Những nơi hí viện, những nơi tửu lầu.
Phong lưu lắm thú phong lưu,
Ngồi coi cỡi ngựa mặc dầu ý ai.
Thiếu chi gái sắc trai tài,
Áo quần rực rỡ hớn hài xuê xoang.
Phố phường tòa dọc dãi ngang,
Có hàng đồ Bắc, có hàng đồ Nam.
Bán buôn tiền vạn bạc ngàn,
Nhộn nhàng khiêng gánh lăng xăng ra vào.
Đêm thì tiệc khách lao xao,
Đứa rao ngưu nại, đứa ra hạnh trà
Đứa thì cháo vịt cháo gà,
Cùng là công bính, cùng là hoa sanh
Những là đậu chúc liên canh,
Sa lê quả tử ngồi quanh các đàng
Đèn chong ghế sắp hai hàng,
Dễ mê con mắt, dễ hoang tâm tình.
Dầu không ví cảnh Bồng dinh
Cũng là thứ nhứt các thành cõi Nam.
Chẳng tiên song cũng khác phàm,
Ai gây mà đặng ai làm mà ra?
Non sông lục tỉnh nước ta,
Xưa là thế ấy, nay ra thế nầy.
Tu bồi đã lắm công dày,
Trên là Nguơn soái, dưới thì các quan .
Cũng vì khéo tính khéo toan,
Hai mươi năm đã rõ ràng cuộc vui.
Gần đây trước mắt thấy rồi,
Gởi lời hỏi với những người phương xa.
Hẵn hòi sự thật kể ra,
Dám đâu thêu dệt, dám là khoe khoang.
Lời quê tiếng tục ngang tàng,
Giải khuây có chút can tràng ngâm nga.
*Sách tham khảo:
-Trương Vĩnh Ký, "Kim Gia Định phong cảnh vịnh" in trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (tập 4), Nxb Thanh Niên, 2011. Về chú thích, một phần dựa theo sách này, một phần tham khảo thêm các sách:
-Thanh Nghị, Việt Nam tân từ điển, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh , 1991.
-Vương Hồng Sển, Sài Gòn năm xưa. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1991.
-Nguyễn Đình Đầu, Địa lý lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh in trong Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (tập 1). Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1987.
Lục bát
Thơ Việt Nam
Thơ Nôm |
15874 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20x%C3%A1c%20nh%E1%BA%ADn%20t%C6%B0%20c%C3%A1ch%20%C4%91%E1%BA%A1i%20bi%E1%BB%83u%20c%E1%BB%A7a%20c%C3%A1c%20%C4%91%E1%BA%A1i%20bi%E1%BB%83u%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20kh%C3%B3a%20VIII | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác nhận tư cách đại biểu của các đại biểu Quốc hội khóa VIII | Căn cứ vào Điều 88 của Hiến pháp,
Căn cứ vào Điều 7 của Luật Tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước và Điều 52 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội.
Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng bầu cử đại biểu Quốc hội khoá VIII và về tình hình bầu cử tại đơn vị bầu cử số 6 thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi nghe báo cáo của Uỷ ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội,
1- Xác nhận tư cách đại biểu của 495 đại biểu trong tổng số 496 đại biểu Quốc hội khoá VIII đã công bố trúng cử trong cuộc bầu cử ngày 19-4-1987 và trong cuộc bầu thêm ngày 03 tháng 05 năm 1987, theo biên bản tổng kết ngày 18 tháng 5 năm 1987 của Hội đồng bầu cử đại biểu Quốc hội khoá VIII.
2- Tuyên bố việc bầu cử ông Hàn Trường Vũ tại đơn vị bầu cử số 6 thuộc thành phố Hồ Chí Minh là không có giá trị, và không xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội của ông Hàn Trường Vũ.
3- Xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội của ông Hà Tăng được bầu tại đơn vị bầu cử số 6 thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ nhất, thông qua ngày 17 tháng 6 năm 1987.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15875 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20d%E1%BB%B1%20th%E1%BA%A3o%20Lu%E1%BA%ADt%20%C4%90%E1%BA%A5t%20%C4%91ai | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về dự thảo Luật Đất đai | Sau khi nghe báo cáo của Hội đồng Bộ trưởng và báo cáo của Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội về dự thảo Luật đất đai;
Theo đề nghị của Hội đồng Bộ trưởng và của Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội;
Căn cứ vào Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
1- Tán thành cho công bố dự thảo Luật đất đai để nhân dân tham gia ý kiến.
2- Giao Hội đồng Bộ trưởng cùng Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội nghiên cứu tiếp thụ ý kiến của các đại biểu tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá VIII về dự thảo Luật đất đai, chỉnh lý dự thảo, trình Hội đồng Nhà nước xem xét và quyết định việc công bố và tổ chức lấy ý kiến của nhân dân.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ nhất, thông qua ngày 22 tháng 6 năm 1987.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15878 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20k%E1%BA%BF%20ho%E1%BA%A1ch%20ph%C3%A1t%20tri%E1%BB%83n%20kinh%20t%E1%BA%BF%20-%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%205%20n%C4%83m%201986%20-%201990%20v%C3%A0%20n%C4%83m%201988 | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1986 - 1990 và năm 1988 | Căn cứ vào Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Sau khi xem xét báo cáo của Hội đồng bộ trưởng về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 2 năm 1986-1987, kế hoạch phát i tển kinh tế - xã hội 5 năm 1986-1990 và năm 1988;
Sau khi nghe thuyết trình của Uỷ ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách, của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban thường trực khác của Quốc hội và ý kiến của các đoàn đại biểu Quốc hội;
1- Phê chuẩn báo cáo của Hội đồng bộ trưởng về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 2 năm 1986-1987.
2- Quyết định các phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và biện pháp chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1986-1990.
3- Quyết định phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 1988 với những chỉ tiêu chủ yếu sau đây:
- Tổng sản phẩm xã hội tăng 9% so với năm 1987,
- Thu nhập quốc dân tăng 9,5% so với năm 1987,
- Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 10% so với năm 1987, trong đó công nghiệp hàng tiêu dùng tăng 12,5%,
- Giá trị sản lượng nông nghiệp tăng 7,6% so với năm 1987 trong đó sản lượng lương thực (quy thóc) 19 triệu tấn,
- Giá trị hàng xuất khẩu tăng 17,6% so với năm 1987,
- Đầu tư xây dựng cơ bản bằng khối lượng năm 1987.
Quốc hội giao trách nhiệm cho Hội đồng bộ trưởng nghiên cứu và xử lý những vấn đề do Uỷ ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban thường trực khác của Quốc hội đã nêu ra và những ý kiến, kiến nghị của các đại biểu Quốc hội để bổ sung các biện pháp, chính sách và tổ chức chỉ đạo, điều hành kế hoạch nhằm thực hiện bằng được mục tiêu ổn định một bước tình hình kinh tế - xã hội, giảm bớt khó khăn cho đời sống những người lao động, nhất là cán bộ, công nhân viên chức và lực lượng vũ trang. Hội đồng bộ trưởng gấp rút ban hành các cơ chế chính sách để giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát triển mạnh sản xuất hàng hoá của các thành phần kinh tế, trước hết tập trung cho ba chương trình kinh tế, đặc biệt là chương trình lương thực, thực phẩm; đổi mới công tác kế hoạch hoá, chuyển các hoạt động kinh tế sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa và mở rộng kinh tế đối ngoại; tăng cường quyền lãnh đạo và quản lý tập trung thống nhất của Trung ương, phát huy tính chủ động và nâng cao trách nhiệm của địa phương, quyền tự chủ sản xuất kinh doanh và quyền làm chủ của quần chúng ở cơ sở; đổi mới tổ chức cán bộ, tinh giản biên chế bộ máy hành chính từ 20 - 30%; mở rộng dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, lập lại trật tự kỷ cương trong đời sống kinh tế và xã hội.
4- Quốc hội kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước hăng hái thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, tham gia mua công trái, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phấn đấu giảm tỷ lệ tăng dân số dưới 2%, thực hiện cuộc vận động làm trong sạch và nâng cao hiệu lực của bộ máy Nhà nước, làm lành mạnh các quan hệ xã hội; nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Nhà nước; xây dựng, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch ở mọi ngành, mọi cơ sở, tạo thành phong trào hành động cách mạng sôi nổi và thiết thực phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh tế - xã hội năm 1988, tạo đà thuận lợi cho bước phát triển các năm tiếp theo.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ hai, thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1987.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15879 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20d%E1%BB%B1%20to%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201988%20%281987%29 | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về dự toán ngân sách nhà nước năm 1988 (1987) | Căn cứ vào Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Sau khi xem xét báo cáo của Hội đồng Bộ trưởng về dự toán ngân sách nhà nước năm 1988;
Sau khi nghe thuyết trình của Ủy ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách của Quốc hội,
1. Quốc hội giao cho Hội đồng Bộ trưởng tính toán kỹ trình Quốc hội xem xét và quyết định dự toán ngân sách nhà nước năm 1988 tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 3. Trong 6 tháng đầu năm 1988, Quốc hội giao cho Hội đồng Bộ trưởng điều hành ngân sách nhà nước theo hướng giảm tỷ lệ bội chi so với năm 1987.
2. Để xây dựng và thực hiện tốt dự toán ngân sách nhà nước năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng cần chỉ đạo tốt các mặt công tác sau đây:
a) Triệt để khai thác mọi nguồn thu, thu đúng, thu đủ theo chính sách, chống thất thu. Tập trung đầy đủ vào ngân sách nhà nước và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngoài nước.
b) Bảo đảm chi đúng hướng, đúng mục đích, có hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí, giảm dần và tiến tới xóa bỏ khoản chi bù lỗ trong ngân sách nhà nước.
c) Khẩn trương xây dựng chính sách tài chính quốc gia; sớm xây dựng và hoàn chỉnh các pháp luật về thuế phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới; sớm sửa đổi chế độ phân cấp quản lý ngân sách hiện hành trên cơ sở quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm vừa tập trung hợp lý nguồn thu để Trung ương có thể đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, vừa khuyến khích địa phương chủ động khai thác tiềm năng của từng địa phương, từng vùng kinh tế và điều hành ngân sách nhà nước theo chế độ tài chính thống nhất.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1987.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15880 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20ph%C3%AA%20chu%E1%BA%A9n%20t%E1%BB%95ng%20quy%E1%BA%BFt%20to%C3%A1n%20ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C4%83m%201986 | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1986 | Căn cứ vào Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Sau khi xem xét báo cáo của Hội đồng Bộ trưởng về tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1986;
Sau khi nghe thuyết trình của Ủy ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách của Quốc hội,
Phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 1986 như sau:
Tổng số thu là: Chín mươi bảy tỷ, chín trăm mười một triệu đồng (97.911.000.000 đồng).
Tổng số chi là: Một trăm hai mươi tỷ, bảy trăm chín mươi chín triệu đồng (120.799.000.000 đồng).
Bội chi là: Hai mươi hai tỷ, tám trăm tám mươi tám triệu đồng (22.888.000.000 đồng).
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1987.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15881 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20c%E1%BB%A7a%20Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%20x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20ch%E1%BB%A7%20ngh%C4%A9a%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20v%E1%BB%81%20d%E1%BB%B1%20%C3%A1n%20B%E1%BB%99%20lu%E1%BA%ADt%20T%E1%BB%91%20t%E1%BB%A5ng%20h%C3%ACnh%20s%E1%BB%B1 | Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về dự án Bộ luật Tố tụng hình sự | - Căn cứ vào Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1- Cho công bố Dự án Bộ luật tố tụng hình sự để nhân dân tham gia ý kiến.
2- Giao cho Hội đồng Bộ trưởng cùng Uỷ ban pháp luật của Quốc hội nghiên cứu tiếp thụ ý kiến của các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý dự án này trình Hội đồng Nhà nước xem xét, quyết định việc công bố và tổ chức lấy ý kiến nhân dân
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt nam khóa VIII, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1987.
Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam |
15882 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2007%20NQ/H%C4%90NN8 | Nghị quyết số 07 NQ/HĐNN8 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 42 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân,
Cử các đồng chí có tên sau đây làm Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa VIII:
1. Huỳnh Việt Thắng,
2. Nguyễn Thị Ngọc Khanh,
3. Nguyễn Huân.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15883 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2008%20NQ/H%C4%90NN8 | Nghị quyết số 08 NQ/HĐNN8 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 42 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân,
Cử 41 đồng chí có tên trong danh sách kèm theo làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa VIII.
1. Nguyễn Đình Bảo
2. Nguyễn Trung Cang
3. Nguyễn Việt Cường
4. Trịnh Hồng Dương
5. Tạ Minh Gô
6. Phan Đăng Hanh
7. Nguyễn Văn Hạnh
8. Lê Văn Hy
9. Nguyễn Chí Hòa
10. Nguyễn Huy Hùng
11. Phạm Thanh Hùng
12. Nguyễn Lê Hưởng
13. Tạ Đăng Khoa
14. Nguyễn Bá Khôi
15. Nguyễn Hữu Lâm
16. Trần Huy Lục
17. Huỳnh Mạo
18. Nguyễn Quang Minh
19. Nguyễn Thị Nhạn
20. Dương Viết Ngời
21. Nguyễn Văn Phẩm
22. Trần Tuấn Sĩ
23. Trần Xuân Song
24. Nguyễn Văn Soang
25. Nguyễn Trọng Tỵ
26. Nguyễn Thị Tòng
27. Nguyễn Quang Thanh
28. Bùi Văn Thấm
29. Nguyễn Văn Thông
30. Phan Hữu Thức
31. Mai Ngọc Trinh
32. Trần Bình Trọng
33. Phạm Hùng Việt
34. Vũ Khắc Xương
35. Phạm Công
36. Chu Văn Gia
37. Hồ Thị Xuân Hiền
38. Phạm Như Phấn
39. Bùi Bá Rạng
40. Bùi Thâu
41. Nguyễn Trọng.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15884 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2009%20NQ/H%C4%90NN8 | Nghị quyết số 09 NQ/HĐNN8 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 29 của Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự,
Cử các đồng chí có tên sau đây làm Thẩm phán Tòa án quân sự cấp cao trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa VIII:
1. Trịnh Xuân Bằng, Trung tá
2. Nguyễn Xuân Hệ, Đại tá
3. Vũ Đình Minh, Trung tá
4. Trần Văn Phú, Trung tá
5. Nguyễn Ngọc San, Trung tá
6. Phan Anh Tài, Trung tá
7. Trần Ngọc Tâm, Trung tá
8. Lê Đức Tụ, Trung Tá
9. Trịnh Ngọc Tụng, Đại tá
10. Vũ Đình Tháp, Trung tá
11. Tống Thi, Đại tá
12. Trần Hữu Thung, Trung tá.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15885 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2010%20NQ/H%C4%90NN8 | Nghị quyết số 10 NQ/HĐNN8 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 5 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Cử các đồng chí có tên sau đây làm Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
1. Nguyễn Xuân Dậu
2. Dương Thanh Biểu
3. Nguyễn Thị Tài
4. Vũ Quang Tốn
5. Hà Văn Cư
6. Đinh Minh Lộc
7. Lương Văn Xướng.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15886 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2011%20NQ/H%C4%90NN8 | Nghị quyết số 11 NQ/HĐNN8 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào kết quả thi hành chính sách giáo dục và cải tạo của Nhà nước đối với phạm nhân và những người phải tập trung giáo dục cải tạo ;
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 42 ngày Quốc khánh 2-9 ;
Theo đề nghị của Hội đồng bộ trưởng ;
1- Tha cho những người bị phạt tù đã chấp hành hình phạt ít nhất được 2/5 thời hạn, nếu bị phạt tù chung thân thì đã chấp hành hình phạt ít nhất được 12 năm, và đã cải tạo tốt theo các điều kiện sau đây :
A) Thành thật ăn năn hối cải, quyết tâm cải tạo để trở thành người lương thiện ;
B) Nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ, nội quy của trại giam ;
C) Tích cực lao động, học tập và có tác dụng thúc đẩy những phạm nhân khác cải tạo và tiến bộ.
2- Giảm thời hạn chấp hành hình phạt cho những người bị phạt tù đã chấp hành hình phạt ít nhất được 1/6 thời hạn, nếu bị phạt tù chung thân thì đã chấp hành hình phạt ít nhất được 5 năm, và đã cải tạo tốt theo các điều kiện nói trên.
3- Khi xét tha hoặc giảm thời hạn chấp hành hình phạt, có thể châm chước về điều kiện thời gian đã chấp hành hình phạt cho những người thuộc một trong các trường hợp sau đây :
A) Đã lập công trong thời gian chấp hành hình phạt ;
B) Bản thân là thương binh, bệnh binh hoặc có công với cách mạng ;
C) Có người ruột thịt trong gia đình là liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng hoặc đã lập thành tích xuất sắc trong chiến đấu, trong sản xuất ;
D) Già yếu, bệnh tật nặng ;
Đ) Đông con hoặc con còn nhỏ không người trông nom, bố mẹ hoặc người phải nuôi dưỡng đã quá già yếu không nơi nương tựa, gia đình gặp nhiều khó khăn trong đời sống.
4- Tha cho những người phải tập trung giáo dục, cải tạo đã cải tạo tốt.
Khi xét tha cần chú ý những người thuộc một trong các trường hợp sau đây :
A) Đã lập công trong thời gian cải tạo ở trại ;
B) Già yếu, bệnh tật nặng ;
C) Đông con hoặc con còn nhỏ không người trông nom, bố mẹ hoặc người phải nuôi dưỡng đã quá già yếu không nơi nương tựa, gia đình gặp nhiều khó khăn trong đời sống.
5- Hội đồng bộ trưởng, Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15887 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2012%20NQ/H%C4%90NN8 | Nghị quyết số 12 NQ/HĐNN8 | Căn cứ vào Điều của 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Theo đề nghị của Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước;
Điều 1
Phân công ký các quyết định của Hội đồng Nhà nước tặng thưởng các loại huân chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước như sau:
1- Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký các quyết định:
- Tặng thưởng các loại Huân chương Sao Vàng, Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng 1, 2, 3 và Huân chương Quân công hạng nhất.
- Phong danh hiệu Anh hùng Lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
- Tặng thưởng các danh hiệu vinh dự Nhà nước: Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú.
- Tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
2- Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Lê Quang Đạo ký thay Chủ tịch các quyết định:
- Tặng thưởng Huân chương Quân công hạng 2, 3;
- Tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 1, 2, 3;
- Tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng 1, 2, 3;
- Tặng thưởng Huân chương Hữu nghị.
- Tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng 1, 2, 3;
- Tặng thưởng Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng 1, 2, 3;
- Tặng thưởng Huân chương Quyết thắng.
Điều 2
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước trực tiếp ký hoặc cho phép đóng dấu chữ ký của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước vào bằng của các loại huân chương.
Điều 3
Phó Chủ tịch Lê Quang Đạo, Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước và Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15888 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2013%20NQ/H%C4%90NN8 | Nghị quyết số 13 NQ/HĐNN8 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 5 của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Cử các đồng chí có tên sau đây giữ chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
1. Lê Thanh Đạo,
2. Nguyễn Thế Đồng.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15889 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2014%20NQ/H%C4%90NN8 | Nghị quyết số 14 NQ/HĐNN8 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 42 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân;
Theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,
Cử đồng chí Dương Thị Thanh Mai giữ chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15890 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2017%20NQ/H%C4%90NN8 | Nghị quyết số 17 NQ/HĐNN8 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 30 của Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
Cử 39 đồng chí làm Thẩm phán Tòa án quân sự quân khu, 40 đồng chí làm Thẩm phán Tòa án quân sự khu vực trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa VIII (có danh sách kèm theo).
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15891 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2018%20NQ/H%C4%90NN8 | Nghị quyết số 18 NQ/HĐNN8 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 29 của Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào đề nghị của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Cử các đồng chí có tên sau đây làm Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân tối cao trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa VIII:
1. Triệu Hữu Lý,
2. Nguyễn Hướng,
3. Nguyễn Văn Lộc,
4. Phan Thanh Viễn (Viễn Phương),
5. Đặng Thị Ngọc (Đặng Minh Thuần).
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
15892 | https://vi.wikisource.org/wiki/Ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20s%E1%BB%91%2019%20NQ/H%C4%90NN8 | Nghị quyết số 19 NQ/HĐNN8 | Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều 28 của Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ vào đề nghị của Hội đồng Bộ trưởng,
Bổ sung tên Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp thành Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề.
Nghị quyết của Hội đồng Nhà nước Việt Nam |
Subsets and Splits