title
stringlengths
1
228
content
stringlengths
1
2k
source
stringclasses
4 values
Ghép tế bào gốc tạo máu
- Tế bào gốc từ tủy dị thân: Tế bào gốc tạo máu được lấy từ tủy của người cho tủy khỏe mạnh. Ghép tủy dị thân được lợi là không bị nhiễm tế bào bướu, đồng thời tác dụng mảnh ghép chống bướu có thể mang lợi ích diệt trừ tế bào ung thư. Tuy nhiên bù lại sự không tương hợp miễn dịch giữa mảnh ghép và người nhận có thể gây nhiều biến chứng chết người. Những biện pháp để ức chế miễn dịch, hạn chế hiện tượng này như hóa trị liều cao, xạ trị, dùng thuốc ức chế miễn dịch ở người nhận và dùng tủy ghép đã được loại tế bào lymphô T, hoặc dùng kháng thể đơn dòng chống tế bào T. Hiện nay, với các bệnh lý lành tính như hội chứng xơ tủy, thiếu máu bất sản, và nhiều loại bệnh lý rối loạn tăng sinh tủy, cũng như những rối loạn bẩm sinh thì chỉ ghép tủy tự thân được ứng dụng. Tuy nhiên với các bệnh lý ác tính của hệ tạo huyết, thì ghép tủy tự thân và dị thân đều được ứng dụng. Nhìn chung ghép tủy dị thân cho kết quả tốt hơn trong việc kiểm soát bệnh với sự giảm đáng kể tỉ lệ tái phát. Ngược lại, những biến chứng của việc ghép tủy dị thân như bệnh lý mảnh ghép chống chủ, độc tính, nhiễm trùng đã ảnh hưởng đáng kể lên kết quả sống còn. Các phương pháp huy động tế bào gốc tạo máu (đối với tế bào gốc lấy từ máu ngoại biên). Hóa trị ức chế tủy. Là một trong những phương pháp được thực hiện đầu tiên. Ở giai đoạn phục hồi sau hóa trị ức chế tủy, lượng tế bào gốc ra máu ngoại biên có thể tăng lên 14 – 100 lần.
wiki
Ghép tế bào gốc tạo máu
Hóa trị ức chế tủy. Là một trong những phương pháp được thực hiện đầu tiên. Ở giai đoạn phục hồi sau hóa trị ức chế tủy, lượng tế bào gốc ra máu ngoại biên có thể tăng lên 14 – 100 lần. Phương pháp này có một số bất lợi: kéo dài thời gian điều trị, độc tính cao, gây giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, … Và ở một số bệnh nhân, sau khi hóa trị không ghi nhận thấy tình trạng tăng hoặc tăng rất ít tế bào gốc ở máu ngoại vi, nhất là ở bệnh nhân bị xâm nhập tủy. Hiện nay, với việc sử dụng các yếu tố kích thích tăng trưởng tế bào gốc thì phương pháp này không còn được sử dụng rộng cũng như không được sử dụng đơn độc để huy động tế bào gốc nữa. Dùng các yếu tố kích thích tăng trưởng tế bào gốc đơn thuần. Một số thuốc đã được dùng để huy động tế bào gốc ra máu ngoại biên: G-CSF, GM-CSF, interleukin-3, SCF (stem cell factor)… Hiện G-CSM là thuốc thường được dùng nhất vì hiệu quả và ít độc tính. Một số thuốc khác mới hơn đang được nghiên cứu như AMD3100. AMD 3100 là chất đối vận lên thụ thể chemokine CXCR4 có ở tế bào bạch cầu. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy AMD3100 có tác dụng hiệp đồng với G-CSF. Biến chứng sau ghép tủy,. Sớm: trong vòng 100 ngày sau ghép tủy.
wiki
Ghép tế bào gốc tạo máu
Biến chứng sau ghép tủy,. Sớm: trong vòng 100 ngày sau ghép tủy. Với việc sử dụng nguồn tế bào gốc từ tế bào máu ngoại vi, thu ngắn thời gian hồi phục tế bào tủy, tế bào máu, vì thế làm giảm đáng kể các biến chứng sớm. Thời gian hồi phục thu ngắn làm giảm sử dụng kháng sinh, giảm nuôi ăn bằng đường truyền tĩnh mạch, giảm truyền máu và giảm thời gian nằm viện. Các thuốc tăng trưởng tế bào như G-CSF thường được dùng trong ghép tủy tự thân có vẻ làm gia tăng quá trình hồi phục của dòng BC trung tính một cách vừa phải. Sau ghép tủy dị thân gặp nhiều khó khăn hơn. Ở nhiều trung tâm, tế bào gốc từ máu ngoại vi thường được dùng khi người hiến tủy là chị em ruột của bệnh nhân. "Viêm niêm mạc và dinh dưỡng": viêm niêm mạc đường tiêu hóa gặp ở hầu hết những bệnh nhân ghép tủy, đặc biệt ở những bệnh nhân được xạ trị toàn thân hoặc được điều trị methotrexate phòng ngừa bệnh lý mảnh ghép chống chủ. Điều trị chủ yếu là súc miệng, kết hợp dùng kháng sinh phòng ngừa. Giảm đau chủ yếu là tại chỗ, đôi khi phải dùng giảm đau đường tiêm truyền. "Chảy máu": những bệnh nhân ghép tủy có nguy cơ cao bị chảy máu, tuy nhiên đa phần xuất huyết ở những bệnh nhân ghép tủy không thường gặp và có thể kiểm soát được bằng các cách thông thường như xuất huyết dạng chấm, chảy máu mũi, nặng hơn có thể xuất huyết dạ dày, xuất huyết đường sinh dục tiết niệu. Tuy nhiên những xuất huyết này có thể kiểm soát được bằng truyền tiểu cầu.
wiki
Ghép tế bào gốc tạo máu
"Nhiễm trùng": do tổn thương hàng rào bảo vệ là da niêm mạc và giảm bạch cầu. Để giảm biến chứng này, nhiều trung tâm đã thực hiện việc truyền globulin miễn dịch cho bệnh nhân sau ghép tủy. Nhiễm vi trùng rất thường gặp trong thời gian đầu sau ghép tủy và tác nhân chủ yếu là gram (+), mặc dù gram (-) cũng có thể gặp. Cụ thể là nhóm staphylococcus, streptococuss viridans, trực khuẩn gram (-). Cũng có thể nhiễm Haemophilus Influenza, nhưng thường gặp muộn hơn, khoảng tháng thứ 2-3 sau ghép tủy, và gặp ở bệnh nhân bị bệnh mảnh ghép chống chủ cấp. Theo nhiều tác giả, nguy cơ gia tăng không phải do tình trạng giảm BC mà nguồn bệnh xuất phát từ các đường tiêm truyền mà chủ yếu là catheter tĩnh mạch và do tổn thương hang rào da niêm xảy ra trong quá trình chuẩn bị trước ghép tủy. "Nhiễm nấm": thực sự nguy hiểm cho bệnh nhân sau ghép tủy, đặc biệt nhiễm Aspergilus xâm lấn. Candida và Aspergilus là hai tác nhân thường gặp, tuy nhiên còn nhiều tác nhân khác. "Nhiễm virus": trong giai đoạn sớm sau ghép tủy thì virus thường gặp là Herpes Simplex Virus, virus á cúm. Nhóm Cytomegalo Virus cũng thường gặp, thường khoảng tháng thứ 2-3 sau ghép tủy.
wiki
Ghép tế bào gốc tạo máu
"Nhiễm virus": trong giai đoạn sớm sau ghép tủy thì virus thường gặp là Herpes Simplex Virus, virus á cúm. Nhóm Cytomegalo Virus cũng thường gặp, thường khoảng tháng thứ 2-3 sau ghép tủy. "Bệnh mảnh ghép chống chủ cấp": vẫn còn là biến chứng nghiêm trọng và là thách thức cho ghép tủy. Nguyên nhân là sự xung đột miễn dịch giữa tế bào lymphô T của tủy người hiến với mô của cơ thể người nhận, trong điều kiện hệ miễn dịch của người nhận tủy ghép bị ức chế đủ mạnh để không xảy ra phản ứng ngược lại giữa tế bào miễn dịch người nhận với mảnh tủy được ghép. Theo định nghĩa phản ứng này xảy ra trong 100 ngày sau ghép tủy, biểu hiện đầu tiên ở da, đường tiêu hóa và gan. Phòng ngừa bằng cách dùng thuốc ức chế miễn dịch. Thuốc thường dùng là cyclosporine và methotrexate. Tacrolimus (FK506) cũng được sử dụng để phòng ngừa phản ứng này. Một cách khác để phòng ngừa phản ứng này là loại bỏ tế bào lymphô T trong tủy người hiến trước khi ghép cho người nhận. Tuy nhiên, ngược lại, việc loại bỏ tế bào lymphô T thì làm tăng nguy cơ thải ghép và nguy cơ tái phát cho bệnh nhân. Bệnh nhân nhận tủy ghép đã loại bỏ tế bào T cũng gia tăng nguy cơ bị các nhiễm trùng cơ hội. Quan niệm gần đây là chỉ loại bỏ lymphô T ở một mức độ nào đó thôi. Điều trị đầu tiên cho bệnh mảnh ghép chống chủ là corticoid thường dùng là glucocoticoid.
wiki
Ghép tế bào gốc tạo máu
Điều trị đầu tiên cho bệnh mảnh ghép chống chủ là corticoid thường dùng là glucocoticoid. "Thuyên tắc tĩnh mạch": thuyên tắc tĩnh mạch gan là một biến chứng nguy hiểm dễ gây tử vong, thường xuất hiện trong 1 tháng sau ghép tủy, gặp cả trong ghép tủy tự thân và ghép tủy dị thân. Triệu chứng điển hình là tăng cân không rõ nguyên nhân, vàng da, gan to, đau bụng và báng bụng. Khi diễn tiến nặng, có thể ảnh hưởng lên não, suy thận, tổn thương phổi và suy đa cơ quan. Những bệnh nhân có tiền căn viêm gan siêu vi B hoặc C là những người có nguy cơ cao bị biến chứng này. Những bệnh nhân bị mức độ nhẹ và trung bình có thể hồi phục lại chức năng gan và hiến khi để lại những di chứng mãn tính lên gan. Điều trị biến chứng này còn chưa thống nhất. Một số nghiên cứu cho thấy dùng heparin và rTPA (recombinant Tissue-plasminogen activator) cải thiện ở một số bệnh nhân nhưng ngược lại làm tăng nguy cơ xuất huyết. "Biến chứng lên phổi": là một biến chứng thường gặp cả trong ghép tủy tự thân và ghép tủy dị thân. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng, do hóa trị, chảy máu, hoặc đôi khi nguyên nhân không rõ. Viêm phổi mô kẽ gặp ở khoảng 10-15% bệnh nhân. Nguy cơ cao ở bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân có xạ trị vào phổi trước đó. Viêm phổi kẽ vô căn có thể điều trị bằng corticoid và có đáp ứng khá tốt. Biến chứng này thường gặp ở ngày thứ 20-60 sau ghép tủy. Muộn sau 100 ngày. "Bệnh mảnh ghép chống chủ mãn"
wiki
Ghép tế bào gốc tạo máu
Muộn sau 100 ngày. "Bệnh mảnh ghép chống chủ mãn" Trong khoảng giữa thập kỷ 70, những ca dị ghép tủy xương từ tủy của người hiến là anh chị em cùng huyết thống đã phù hợp kháng nguyên HLA, bệnh nhân có những biểu hiện bệnh lý ở da, miệng, nhãn cầu, ruột, gan và mô phổi. Nhiều bệnh nhân biểu hiện với những tổn thương nặng nề ở da, xơ cứng mô dưới da, dễ nhiễm trùng. Bệnh lý này diễn ra với nhiều biểu hiện của hiện tượng tự miễn. Mãn khi những biểu hiện của bệnh xảy ra sau từ ngày thứ 100 trở đi. Biểu hiện của bệnh thường rộng, toàn thân gồm các biểu hiện ở da, đường tiêu hóa, gan, hô hấp. Biểu hiện da có thể tương tự như những rối loạn tự miễn như xơ cứng bì, viêm da cơ, da xơ cứng, tróc vẩy, teo da, teo đét móng tay móng chân, rụng tóc. Ở đường tiêu hóa, loét niêm mạc miệng, thực quản, rối loạn hấp thu. Ở gan thì tăng men gan, nghẽn mật trong gan, xơ gan. Khô các tuyến ngoại tiết, nhiễm trùng phổi từng đợt, viêm tắc phế quản... Bệnh nhân có thể có nguy cơ tử vong nếu bệnh biểu hiện nặng, nhất là ở những bệnh nhân giảm tiểu cầu < 100 000/mm3 hoặc giảm đạm trong máu. Điều trị khá phức tạp, và chính vẫn là các thuốc ức chế miễn dịch, trong đó chủ yếu là prednisone. Bệnh nhân cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, do bị ức chế miễn dịch kéo dài, đặc biệt đó là những vi trùng gram (+). Sử dụng vaccine phòng ngừa, dùng IgG miễn dịch truyền tĩnh mạch, dùng kháng sinh luân phiên cho thấy giảm nguy cơ nhiễm trùng.
wiki
Ghép tế bào gốc tạo máu
Hiện có nhiều thuốc mới được sử dụng trong điều trị bệnh mảnh ghép chống chủ như thalidomide là một ví dụ. Tuy nhiên việc nghiên cứu sử dụng thalidomide để phòng ngừa bệnh này chưa thành công. Một số thuốc khác như psoralen dùng kết hợp với tia cực tím A đã cho một số thành công nhất là ở bệnh nhân có biểu hiện ở da giống như xơ cứng bì. Rapamycin cũng đang được nghiên cứu. "Nhiễm trùng": Ở giai đoạn này bệnh nhân vẫn có nguy cơ cao bị nhiễm trùng nguyên nhân được giải thích là do khiếm khuyết chức năng lymphô T, và do bệnh lý mảnh ghép chống chủ mãn. Thường gặp là viêm phổi do pneumocystic carinii, nhiễm vi trùng có vỏ bọc, nhiễm CMV. "Biến chứng liên quan đến sinh sản" Do sử dụng các phác đồ hóa chất liều cao nhằm mục đích diệt tủy trước ghép tủy, đặc biệt liên quan đến những bệnh nhân nữ trong độ tuổi sinh sản. Với nam giới, lưu giữ tinh trùng trong ngân hàng là một giải pháp đang được chấp nhận. Một số thử nghiệm với trữ lạnh phôi, nhất là phôi đã được thụ tinh trước điều trị cho kết quả thụ thai thành công ở nhiều trường hợp. Biến chứng về sinh dục thường gặp nhất là: viêm teo âm đạo, và những vấn đề liên quan đến mất chức năng buồng trứng. "Biến chứng liên quan đến phát triển cơ thể": Gặp ở trẻ em, nhất là khi trẻ được xạ trị toàn thân diệt tủy trước ghép tủy. Suy tuyến giáp cũng đôi khi gặp, nhưng có thể điều chỉnh bằng hormone thay thế.
wiki
Ghép tế bào gốc tạo máu
"Ung thư thứ hai": Thường gặp nhất là hội chứng loạn sản tủy thứ phát và bệnh bạch cầu tủy cấp, xảy ra trong 2 đến 7 năm sau ghép tủy với nguy cơ tích lũy 8-18%. Hiệu ứng mảnh ghép chống bướu,. Đó là hiện tượng xảy ra trong ghép tủy dị thân khi tác dụng miễn dịch từ tủy người hiến mang lại khả năng diệt những tế bào ác tính còn sót lại trong cơ thể người nhận. Đây là một trong những phát hiện về mặt sinh học đáng chú ý trong ngành ghép tủy và được coi là một trong những nguyên lý của ghép tụy dị thân. Một trong những lý do làm tế bào ung thư tăng sinh, phát triển và lan tràn là do hệ thống miễn dịch cơ thể không coi đó là những tế bào bệnh. Ghép tủy sẽ mang lại những tế bào miễn dịch, những tế bào này nhận diện các tế bào ác tính là tế bào bất thường, và tiêu diệt chúng. Đây là một trong các cơ chế giải thích hiệu quả điều trị của ghép tủy dị thân. Tác dụng này thấy rõ hơn ở những bệnh lý diễn tiến chậm, như bệnh bạch cầu mãn, lymphôm grad thấp, một số dạng đa u tủy, ngược lại hiệu quả kém hơn ở những bệnh lý cấp như bạch cầu cấp. Ở một số bệnh nhân tái phát sau ghép tủy dị thân, khả năng diệt tế bào bướu của tế bào nguồn gốc từ tủy ghép có thể được hồi phục lại nếu bệnh nhân được truyền thêm bạch cầu người hiến tủy trước đó (donor lymphocyte infusion)
wiki
Ghép tế bào gốc tạo máu
Những so sánh cho thấy sự giảm nguy cơ bị bệnh mảnh ghép chống chủ đi kèm với sự gia tăng nguy cơ tái phát bệnh sau ghép tủy, việc loại bỏ tế bào lymphô T khỏi tủy ghép tăng tỉ lệ tái phát khi ghép tủy ở bệnh nhân bệnh bạch cầu tủy mãn. Việc điều trị ức chế miễn dịch ở bệnh nhân bị bệnh mảnh ghép chống chủ mãn cũng làm tăng tỉ lệ tái phát. Do đó một trong những mục tiêu sau ghép tủy là làm sao hạn chế được bệnh lý mảnh ghép chống chủ nhưng lại gia tăng hiệu quả mảnh ghép chống khối bướu. Truyền bạch cầu của người hiến cho người nhận: Dựa trên hiệu ứng này mà một trong những cách điều trị tái phát sau ghép tủy là truyền lymphô T (Donor Leukocyte Infusion DLI) của người hiến cho người nhận. Có hai nghiên cứu tiền cứu lớn thực hiện ở châu Âu và bắc Mỹ trên những bệnh nhân bạch cầu tủy mãn tái phát sau ghép tủy dị thân, kết quả tổng kết cho thấy đáp ứng hoàn toàn sau truyền lymphô T từ người hiến tủy đạt được từ 60-80% [5]. DLI cũng có hiệu quả trong bệnh bạch cầu cấp, tuy nhiên đáp ứng thấp hơn nhiều, một vài nghiên cứu cho thấy đáp ứng hoàn toàn chỉ đạt 20-65% mà chủ yếu là bệnh bạch cầu tủy cấp. Đối với bạch cầu lymphô cấp, DLI gần như không hiệu quả. Riêng vai trò của DLI trong các bệnh lý ác tính khác của hệ tạo huyết như lymphôm không Hodgkin, đa u tủy hiện chưa rõ ràng. Biến chứng của DLI: những biến chứng quan trong đó là bệnh mảnh ghép chống bướu và tình trạng ức chế tủy. Ức chế tủy làm giảm các dòng tế bào máu xảy ra ở khoảng 34% các trường hợp. Chỉ định ghép tủy.
wiki
Ghép tế bào gốc tạo máu
Chỉ định ghép tủy. Ghép tủy tự thân. Bệnh ác tính Bệnh lành tính Ghép tủy dị thân. Bệnh ác tính Bệnh lành tính Tham khảo. Marshall Lichman, Ernest Beutler. Principles of Hematopoietic Cell Transplantation. Trong Williams Hematology. 7th edition. McGrawhill 2007. ISBN 0071435913 Andrea Bacigalupo. Results of Allogeneic Hematopoietic Stem Cell Transplantation for Hematologic Malignancies. Trong Hoffman: Hematology: Basic Principles and Practice, 4th edition. Churchill Livingstone. 2005. ISBN 0443066280 Bone Marrow Transplantation – Landes Bioscience 1998. ISBN 1570595607 Auayporn Nademanee. Stem cell Mobilization. Trong Clinical Malignant Hematology do Mikkeal Sekeres, Matt Kalaycio, Brian Bolwell biên tập. McGraw Hill. 2007. p1001 -1012. ISBN 0071436502 David L. Porter, Jean M. Connors. Graft-Versus-Tumor Induction With Donor Leukocyte Infusions as Primary Therapy for Patients With Malignancies. Journal of Clinical Oncology, Vol 17, Issue 4 (April), 1999: 1234 Trần Văn Bé. Hệ thống hòa hợp tổ chức. Trong Lâm sàng huyết học. Nhà xuất bản Y học TPHCM. 1998. Trang 360-366. David LongWorth. Infectious Complications Following Stem Cell Transplantation. Trong Clinical Malignant Hematology do Mikkeal Sekeres, Matt Kalaycio, Brian Bolwell biên tập. McGraw Hill. 2007. p1063-1075.ISBN 0071436502
wiki
Ghép tế bào gốc tạo máu
Scott Bearman. Noninfectious Complications of Stem Cell Transplantation. Trong Clinical Malignant Hematology do Mikkeal Sekeres, Matt Kalaycio, Brian Bolwell biên tập. McGraw Hill. 2007. p1077-1087. ISBN 0071436502 Trần Văn Bé. Ghép tủy xương. Trong Lâm sàng Huyết học. Nhà xuất bản Y học TPHCM. 1998. Trang 367-384.
wiki
Dương Diễm
Dương Diễm (chữ Hán: 楊艷; 238 - 25 tháng 8, 274), biểu tự Quỳnh Chi (琼芝), là nguyên phối thê tử của Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm, mẹ ruột của người kế vị là Tấn Huệ Đế Tư Mã Trung. Khi Tư Mã Viêm xưng Hoàng đế nhà Tấn vào năm 266, bà trở thành Hoàng hậu, vị Hoàng hậu chính thức đầu tiên của nhà Tấn. Bà vốn là một giai nhân nức tiếng diễm lệ. Người ta quen gọi bà bằng cái tên Dương Diễm để biểu lộ sự hâm mộ nhan sắc. Tiểu sử. Thiếu thời. Dương thị người Hoằng Nông, Hoa Âm (nay là Hoa Âm, Thiểm Tây), xuất thân từ một dòng dõi nhiều đời phú quý. Tổ tiên bà là Dương Phụng (杨奉), con út của Thái úy Dương Chấn (楊震), cụ tổ bà là Đông Lai Thái thú Dương Chúng (杨众), cha bà là Dương Bỉnh (杨炳), đương thời xưng gọi Dương Văn Tông (杨文宗), làm chức "Thống sự lang" thời Tào Ngụy, thế tập tước Mão Đình hầu (蓩亭侯) từ Dương Chúng, mẹ bà là Thiên Thủy Triệu thị (天水赵氏), người Thiên Thủy. Khi vừa sinh bà ra, Triệu phu nhân đã qua đời. Sau đó, Dương Diễm được đưa về nhà mẹ, được cậu và dì hết lòng chăm nom. Về sau, Dương Diễm lại được đón về nhà cha, vì kế thất Đoạn thị có lòng nhân từ, đối Dương Diễm hết sức yêu quý nên bà cũng kính trọng mẹ kế, xem như mẹ ruột của mình giống với người dì vậy. Dương Diễm càng lớn càng có tiếng thông tuệ, hiểu lễ nghĩa, nhiều thầy bói xem qua nhân tướng thì thấy Dương Diễm về sau sẽ đại quý, lời đồn cứ thế đến tay Tấn vương Tư Mã Chiêu. Nghe vậy, Tư Mã Chiêu dùng lễ hỏi cưới Dương Diễm mới 18 tuổi cho Thế tử của ông là Tư Mã Viêm, bà trở thành Vương Thế tử phi (王世子妃).
wiki
Dương Diễm
Làm hoàng hậu. Năm Hàm Hi thứ 2 (265), Tấn Vương Thế tử Tư Mã Viêm kế vị Tấn vương, rồi kiến lập nên nhà Tấn, sử gọi Tấn Vũ Đế. Sang năm sau, tức năm Thái Thủy thứ 2 (266), Tư Mã Viêm sắc phong Dương thị làm Hoàng hậu. Cha bà Dương Bỉnh truy tặng thụy hiệu "Mục" (穆), mẹ Triệu thị tặng "Huyện quân" (县君), còn kế mẫu Đoạn thị tặng "Hương quân" (乡君). Trong hậu cung của Tư Mã Viêm, dù còn khá nhiều phi tần khác nhưng Dương Diễm vẫn giữ được vị trí hết sức quan trọng trong lòng ông. Bà khoan từ độ lượng, có nhan sắc trời phú lại biết cách cư xử, trong suốt thời gian còn sống bà gần như không hề bị thất sủng. Sự phú quý của bà còn thể hiện ở việc bà sinh ra 3 hoàng tử và 3 hoàng nữ, nhi nữ song toàn: Con trưởng Tư Mã Quỹ mất sớm, con thứ Tư Mã Trung (tức Tấn Huệ Đế tương lai), con trai út Tần vương Tư Mã Giản, nổi tiếng hiền danh; ngoài ra còn 3 hoàng nữ là Bình Dương công chúa, Tân Phong công chúa và Dương Bình công chúa. Con trưởng Tư Mã Quỹ mất sớm, Tấn Vũ Đế chọn con thứ Tư Mã Trung làm Thái tử. Thế nhưng Thái tử Tư Mã Trung không thông tuệ, Tấn Vũ Đế từng muốn phế bỏ nhưng Dương Diễm hết sức can ngăn, lấy điển tích phế trưởng lập thứ là mối họa, nhiều lần như vậy Tấn Vũ Đế cũng bèn tạm gác đi. Năm Thái Thủy thứ 8 (272), Tấn Vũ Đế tính chọn Vệ thị, con gái Vệ Quán làm Thái tử phi. Thế nhưng vợ của Giả Sung là Quách phu nhân vào cung, hối lộ Dương hoàng hậu, vì vậy Dương hoàng hậu mới nói tốt, cuối cùng chọn con gái Giả Sung làm Thái tử phi, chính là Giả Nam Phong.
wiki
Dương Diễm
Qua đời và ảnh hưởng hậu thế. Năm Thái Thủy thứ 10 (274), Dương hoàng hậu bệnh nguy kịch. Trên giường bệnh, bà vẫn toan tính cho gia tộc, ngăn cản Tấn Vũ Đế lập sủng phi Hồ Quý tần làm Hoàng hậu, mà tiến cử em họ Dương Chỉ vào cung, hi vọng bảo toàn vinh hoa phú quý cho gia tộc họ Dương. Dương Chỉ tuổi trẻ, nhan sắc xuân thanh lại biết lễ nghĩa nên rất được Tấn Vũ Đế sủng ái. Đến ngày 25 tháng 8 cùng năm đó, Dương Diễm Dương hoàng hậu khi đang nằm trên đầu gối Tấn Vũ Đế thì qua đời, hưởng thọ 36 tuổi. Bà được truy tặng thụy hiệu là Nguyên hoàng hậu (元皇后), an táng tại Tuấn Dương lăng (峻阳陵). Về sau Tấn Vũ Đế băng hà, toàn thụy của bà mới là Vũ Nguyên hoàng hậu (武元皇后).
wiki
Vụ Vương Lập Quân
Vụ Vương Lập Quân diễn ra vào tháng 2 năm 2012 khi Vương Lập Quân, nguyên là phó thị trưởng thành phố Trùng Khánh, đã bất ngờ bị giáng chức. Giữa những tin đồn về việc "đấu đá chính trị nội bộ" với bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai, Vương đã sắp xếp một cuộc họp vào ngày 06 tháng hai tại lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô, nơi ông ở lại trong thời gian 24 tiếng. Các nhà quan sát suy đoán rằng Vương có thể đã được cố gắng để đào thoát hoặc tìm nơi tỵ nạn trốn thoát khỏi bàn tay Bạc Hy Lai. Ông sau đó tự nguyện rời khỏi lãnh sự quán Mỹ. Đến ngày 7 tháng 2 năm 2012, thứ trưởng công an Thu Cẩn hộ tống Vương về Bắc Kinh, thông tin này được tiết lộ do có danh sách hai vé máy bay hạng nhất trên trang web một hãng hàng không. Khoảng 11g sáng thứ tư 8 tháng 2, chính quyền thành phố Trùng Khánh chính thức thông báo Vương Lập Quân, cựu giám đốc công an thành phố, đã được "nghỉ phép để điều trị", do "bị căng thẳng và làm việc quá sức lâu dài". Cùng ngày, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington xác nhận Vương Lập Quân đã đến lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô với tư cách phó thị trưởng, và sau đó "tự nguyện rời khỏi". Kể từ đó, lãnh sự quán không thể liên hệ với Vương. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 9 tháng 2 năm 2012 thừa nhận chuyến viếng thăm lãnh sự quán Mỹ của Vương và nói rằng vấn đề "đang được điều tra".
wiki
Vụ Vương Lập Quân
Vụ bê bối có thể có ảnh hưởng đáng kể cho một số quan chức hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bao gồm khả năng trì hoãn sự nghiệp đang tiến triển của Bạc Hy Lai. Trong số các tác động có thể của vụ bê bối này là làm mất uy tín "mô hình Trùng Khánh" và "phong trào văn hóa đỏ" xúc tiến bởi Bạc Hy Lai. Một số nhà phân tích đã so sánh kết quả của nỗ lực đào thoát rõ ràng Vương Lập Quân như chuyến bay không thành công của Lâm Bưu trong cuộc Cách mạng Văn hóa. Ngày 15 tháng 3 năm 2012, Bạc Hy Lai đã bị cách chức bí thư thành ủy Trùng Khánh.
wiki
Trần Bội
Trần Bội Trần Bội là chính trị gia người Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban hành chính (này là Ủy ban nhân dân) tỉnh Quảng Bình từ năm 1959 đến năm 1967. Tiểu sử. Trần Bội sinh ra ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cùng quê với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cha của Trần Bội, ông Trần Hữu Trác, và cha của Võ Nguyên Giáp, ông Võ Quang Nghiêm, đều tham gia quân khởi nghĩa và bị quân Pháp giết hại. Lúc Trần Bội làm Ủy viên Thường vụ Huyện ủy Lệ Thủy, quân Pháp bắt cụ Trần Hữu Trác tra tấn nhưng cụ không khuất phục, sau đó quân Pháp chặt đầu cụ cắm lên cọc phơi nắng ba ngày ở đầu làng. Từ năm 1959 đến năm 1961, Trần Bội là Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Quảng Bình, các Phó Chủ tịch là Ngô Đình Văn, Lê Thanh Liêm, các ủy viên ủy ban hành chính gồm Nguyễn Hữu Duật, Võ Văn Ấp, Nguyễn Duy Xán, Nguyễn Đàm, Cát Văn Sơn, Nguyễn Thụ, và bà Hà Thị Thu Tịnh (Bình). Từ năm 1962 đến năm 1964, Trần Bội là Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Quảng Bình. Ông phụ trách chung và phụ trách mảng sản xuất nông nghiệp kiêm chức Chủ tịch Ủy ban kế hoạch nhà nước. Từ năm 1964 đến năm 1965, Trần Bội là Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Quảng Bình, phụ trách chung, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch, phụ trách kiến trúc, thủy lợi và vận tải. Từ năm 1965 đến năm 1967, Trần Bội giữ chức Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Quảng Bình, ba phó chủ tịch là Lê Thanh Liêm (thường trực), Trần Phố (phụ trách nông nghiệp), và Ngô Đình Văn. Trần Bội đã qua đời.
wiki
Mạnh Phú Tư
Mạnh Phú Tư Mạnh Phú Tư (1913-1959), tên thật là Phạm Văn Thứ, cùng chi với chi của tuyển thủ bóng đá nam quốc gia Phạm Như Thuần, quê ở xã Thanh Lang, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Ông là một tác giả văn xuôi nổi tiếng trước năm 1945, trong đó tác phẩm tiêu biểu là tiểu thuyết "Làm lẽ" được giải thưởng của Tự lực văn đoàn năm 1939. Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Phó chủ tịch Uỷ ban hành chính huyện Thanh Hà. Ông tiếp tục viết văn, làm báo. Năm 1959, ông mất ở Hà Nội khi đang làm biên tập viên báo "Văn học".
wiki
Lê Khả Phiêu
Lê Khả Phiêu (27 tháng 12 năm 1931 – 7 tháng 8 năm 2020) là một cố chính trị gia người Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 12 năm 1997 đến tháng 4 năm 2001. Ông cũng từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương, Trưởng Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương. Ông cũng đồng thời là một tướng lĩnh, từng giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Xuất thân và binh nghiệp. Lê Khả Phiêu sinh ngày 27 tháng 12 năm 1931 ở làng Thạch Khê Thượng, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Năm 1945, ông tham gia phong trào Việt Minh tại địa phương và gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 19 tháng 6 năm 1949. Ngày 1 tháng 5 năm 1950, Lê Khả Phiêu được tổ chức Việt Minh điều động gia nhập quân đội. Ông bắt đầu trưởng thành từ một binh nhì thăng tiến dần đến chức vụ Chính trị viên Đại đội thuộc Trung đoàn 66 Đại đoàn 304. Từ tháng 9 năm 1954 đến năm 1958, ông lần lượt giữ các chức vụ Phó chính trị viên, Chính trị viên tiểu đoàn rồi Chủ nhiệm chính trị Trung đoàn 66. Từ tháng 6 năm 1961 đến năm 1966, ông lần lượt giữ chức vụ Phó trưởng ban, Trưởng ban Cán bộ tổ chức Sư đoàn 304, sau đó là Phó chính ủy, rồi Chính ủy kiêm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 9, Sư đoàn 304.
wiki
Lê Khả Phiêu
Năm 1967, Lê Khả Phiêu được điều động cùng Trung đoàn 9 vào chiến trường Trị Thiên, làm Chính ủy Trung đoàn. Năm 1968, ông làm Trưởng phòng Tổ chức Quân khu Trị Thiên. Đến năm 1970, là Phó chủ nhiệm Chính trị Quân khu Trị Thiên. Tháng 5 năm 1974, khi Quân đoàn 2 được thành lập, ông được cử giữ chức Chủ nhiệm Cục chính trị Quân đoàn, hàm Thượng tá. Năm 1978, Lê Khả Phiêu là Phó chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị, rồi Phó tư lệnh về chính trị Quân khu 9, hàm Đại tá. Đồng thời ông cũng kiêm nhiệm một chức vụ dân sự là Phó Bí thư Khu ủy Khu IX. Tháng 4 năm 1984, Lê Khả Phiêu được thăng hàm Thiếu tướng, giữ chức vụ Chủ nhiệm chính trị, rồi Phó tư lệnh về chính trị kiêm Chủ nhiệm chính trị, Phó Bí thư Ban Cán sự Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia (mật danh Mặt trận 719). Tháng 8 năm 1988, sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, ông được thăng hàm Trung tướng và được điều về làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Tháng 9 năm 1991, Lê Khả Phiêu là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 1992, ông được phong quân hàm Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Sự nghiệp chính trị. Tháng 6 năm 1991 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, Lê Khả Phiêu được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Về phía quân đội, ông giữ chức Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương. Tháng 6 năm 1992 tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 13 của Đảng, Lê Khả Phiêu được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng.
wiki
Lê Khả Phiêu
Tháng 6 năm 1992 tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 13 của Đảng, Lê Khả Phiêu được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng. Tháng 1 năm 1994, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII bầu vào Bộ Chính trị. Tháng 4 năm 1996 Lê Khả Phiêu được phân công làm Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thay Nguyễn Hà Phan bị kỷ luật. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc khoá VIII Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 6 năm 1996), ông được bầu làm Uỷ viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, Thường trực Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương. Ngày 26 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị Trung ương lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII), Lê Khả Phiêu được bầu giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, không lâu sau khi Đỗ Mười quyết định hưu trí. Cùng ngày, ông cũng là Bí thư Quân ủy Trung ương (Việt Nam). Trong nhiệm kỳ Tổng bí thư ông thực hiện chiến dịch chống tham nhũng và xây dựng chỉnh đốn lại Đảng. Ông là Tổng bí thư đầu tiên đón tiếp một Tổng thống Hoa Kỳ (Tổng thống Bill Clinton). Sau thời ông, chế độ Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng bị bãi bỏ. Khi đang trong giai đoạn đỉnh cao sự nghiệp chính trị, ông bất ngờ xin từ chức trước Đại hội IX của Đảng vào ngày 22 tháng 4 năm 2001. Tháng 10 năm 2006, ông chính thức nghỉ hưu theo chế độ. Nghỉ hưu và qua đời. Nghỉ hưu.
wiki
Lê Khả Phiêu
Tháng 10 năm 2006, ông chính thức nghỉ hưu theo chế độ. Nghỉ hưu và qua đời. Nghỉ hưu. Sau khi nghỉ hưu ông ít can thiệp vào chính trị mà thường đi đến các địa phương tham gia các hoạt động xã hội. Vào năm 2004, ông đến thăm bệnh viện bệnh viện Đa khoa Hợp Lực. Năm 2007, ông được Tổng bí thư Nông Đức Mạnh trao tặng Huân chương Sao Vàng. Năm 2014, ông nhận được huy hiệu 65 năm tuổi Đảng và 70 năm tuổi Đảng vào năm 2019. Qua đời. Sau một thời gian lâm bệnh, ông qua đời vào lúc 02:52, ngày 7 tháng 8 năm 2020 tại nhà riêng số 7/36/C1 Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Theo Văn phòng Ban chấp hành Trung ương Đảng được biết, tang lễ dành cho nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu sẽ được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày, 14 và 15 tháng 8 năm 2020. Lễ viếng của ông được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội bắt đầu từ 08:00, ngày 14 tháng 8 năm 2020 đến 12:00, ngày 15 tháng 8 năm 2020. Lễ truy điệu được tổ chức vào 12:30, ngày 15 tháng 8 năm 2020 tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Cùng thời gian này tại Hội trường Thống nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hội trường 25B, đường Quang Trung, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cũng tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
wiki
Lê Khả Phiêu
Theo di nguyện của Lê Khả Phiêu, sau khi mất, ông muốn được rải tro cốt xuống ba dòng sông đã gắn liền kỉ niệm với cuộc đời ông nhưng do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nên gia đình cũng không muốn kéo dài thời gian tang lễ. Theo một người thân trong gia đình Lê Khả Phiêu chia sẻ, ba con sông đó là sông Mã, sông Hồng và sông Cửu Long. Vào 14:00 cùng ngày, linh cữu của ông được đưa về Nghĩa trang Mai Dịch để an táng với khu vực là tại vị trí thứ tư (cạnh mộ Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương), bên phải (từ cổng nghĩa trang hướng vào sân chính). Gia đình. Vợ của Lê Khả Phiêu tên là Nguyễn Thị Bích. Ông và người vợ có hai người con. Con trai ông tên là Lê Minh Diễn là người đã thay mặt người nhà đọc lời cảm tạ trong lễ truy điệu của cha vào ngày 15 tháng 8 năm 2020. Di sản và đánh giá. Chính sách chống tham nhũng và chỉnh đốn xây dựng lại Đảng của ông đã đặt nền móng cho công cuộc chống tham nhũng của Việt Nam mà hiện nay Tổng bí thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng đang tiếp tục, ông Cù Huy Hà Vũ nhận xét. Ông được đánh giá là người sát với thực tế khi còn là Tổng bí thư và là người rất tận tình và chu đáo, ông Phan Diễn (nguyên Bí thư Thường trực Ban Bí thư) khi nói về Lê Khả Phiêu. Ông được ca ngợi là một người Cộng sản chân chính, cống hiến hết mình cho nước nhà và cho quân đội.
wiki
Varadero
Varadero là một thị xã nghỉ mát ở tỉnh Matanzas, Cuba, và một trong những khu nghỉ mát lớn nhất trong vùng Caribê. Varadero cũng được gọi là Playa Azul, có nghĩa là "bãi biển màu xanh" trong tiếng Tây Ban Nha. Địa lý. Varadero nằm trên bán đảo Hicacos, giữa vịnh Cárdenas và eo biển Florida, khoảng 140 km về phía đông của La Habana, ở cuối phía đông của đường cao tốc Blanca Via. Bán đảo rộng 1,2 km tại điểm rộng nhất của nó và được tách ra từ đảo Cuba bởi eo biển Kawama. Tuy nhiên doi đất này kéo dài hơn 20 km từ đất liền theo một hướng đông bắc và đỉnh của nó, Punta Hicacos, là điểm cực bắc của đảo Cuba. Vào cuối phía đông bắc của bán đảo là một khu bảo tồn thiên nhiên với rừng mới khai phá và những bãi biển. Công viên tử nhiên Hicacos Point có diện tích 3,12 km2 là khu bảo tồn sinh thái được thành lập vào năm 1974. Nó bao gồm hang động Ambrosio dài 250 m, hồ Mangón (nơi sinh sống 31 loài chim và 24 loài bò sát) và những tàn tích của Calavera La (Skull) Công trình Salt (một trong những muối đầu tiên hoạt động được xây dựng bởi người Tây Ban Nha ở Tân Thế giới) các đảo thấp nhỏ phát triển ngoài khơi, chẳng hạn như Cayo Piedras và Cayo Cruz del Padre là một phần của hầu hết phía tây quần đảo Sabana-Camaguey. Sân bay Juan Gualberto Gómez nằm phía tây của bán đảo, là sân bay Varadero. Đây là sân bay quan trọng thứ hai của hòn đảo sau sân bay quốc tế José Martí ở La Habana, và phục vụ các chuyến bay quốc tế và trong nước. Lịch sử.
wiki
Varadero
Lịch sử. Tài liệu đầu tiên đề cập đến đầu tiên của Varadero vào năm 1555 nơi lần đầu tiên được sử dụng như một bến tàu khô (Tây Ban Nha: varadero) và muối mỏ của bán đảo (đóng cửa vào năm 1961) cung cấp nhất của Hạm đội Mỹ Latinh Tây Ban Nha kể từ năm 1587. Tuy nhiên, ngày thành lập của Varadero là thành phố duy nhất trên 5 tháng 12 năm 1887, khi gia đình từ thành phố Cárdenas có được một sự cho phép để xây dựng nhà nghỉ trong khoảng thời gian từ 42 ngày nay và đường 48. Nó được thành lập khu tự quản sau đợt phân chia lại hành hính phân phối ngày 03 tháng 7 năm 1976 (tiếng Tây Ban Nha: municipio) từ một phần khu vực trước đó thuộc vùng lãnh thổ của Cárdenas. Trong tháng 8 năm 2010, khu tự quản Varadero đã bị bãi bỏ theo Luật đã được phê duyệt của Quốc hội Cuba, một lần nữa trở thành một phần của khu tự quản Cárdenas.
wiki
Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu
Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (tiếng Anh: "Global Wind Energy Council", viết tắt là GWEC) được thành lập vào năm 2005 để cung cấp một diễn đàn đáng tin cậy và đại diện cho toàn bộ ngành năng lượng gió ở cấp quốc tế. Nhiệm vụ của Hội đồng là để đảm bảo rằng năng lượng gió được thành lập như là một trong những nguồn năng lượng hàng đầu thế giới, cung cấp nhiều lợi ích thiết thực về môi trường và kinh tế. Một báo cáo mới đưa ra của Hội đồng năng lượng gió toàn cầu dự đoán rằng, bất chấp những khó khăn tạm thời về chuỗi cung ứng, các thị trường năng lượng gió quốc tế vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Trong năm 2006, tổng công suất lắp đặt năng lượng gió tăng 25% trên toàn cầu, tạo ra một giá trị 18 nghìn tỷ (18 billion) euro, tức 23 nghìn tỷ (23 billion) dollar Mỹ của thiết bị mới và nâng công suất năng lượng gió toàn cầu lên đến hơn 74 GW. Trong khi Liên minh châu Âu vẫn là thị trường hàng đầu về năng lượng gió với hơn 48GW công suất lắp đặt, các châu lục khác như Bắc Mỹ và châu Á đang phát triển nhanh chóng.
wiki
Probiotic
Probiotic hay lợi khuẩn gồm một nhóm các vi khuẩn rất khác nhau, có lợi cho sự tồn tại và phát triển của nhiều loài sinh vật khác, do phương thức sống cộng sinh tự nhiên, thường được tìm thấy trong hệ tiêu hoá của nhiều loài động vật. Chúng còn được gọi là "vi khuẩn thân thiện" hay "vi khuẩn có lợi" (vi khuẩn có lợi cho con người), những vi khuẩn này được bổ sung vào chế độ ăn nhằm cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột để cải thiện sức khỏe. Đây là những vi sinh vật còn sống khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của "vật chủ" cộng sinh. Theo nghĩa gốc, "biotic" hay "biosis" từ chữ "life" là đời sống, và "pro" là thân thiện, nên probiotic có thể hiểu theo nghĩa cái gì thân thiện với đời sống con người. Hiểu sát nghĩa hơn, đó là chất bổ sung dinh dưỡng chứa những vi khuẩn hay vi nấm có ích. Theo định nghĩa của Tổ chức lương nông thế giới (FAO) hay Tổ chức y tế thế giới (WHO), probiotic là những vi sinh vật còn sống khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký chủ.
wiki
Probiotic
Vi khuẩn lành mạnh này là một phần của hệ thống miễn dịch và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Trong ruột, chúng phá vỡ các thực phẩm con người ăn vào để cung cấp một nguồn năng lượng cho các tế bào trong ruột. Probiotic được tìm thấy trong thực phẩm và cả các chất bổ sung (probiotic có thể là tự nhiên hoặc đã được thêm vào trong giai đoạn chế biến). Các thực phẩm này gồm sữa chua, đồ uống từ sữa chua, sữa lên men và chưa lên men, đậu tương lên men và một số nước hoa quả, đồ uống đậu nành. Khái niệm. Probiotics là những vi sinh vật như vi khuẩn hay nấm men nếu được đưa vào cơ thể với số lượng được kiểm soát hợp lý sẽ đem lại sức khỏe cho người sử dụng. Ngoài ra, chúng có thể được thêm vào sản phẩm lên men sữa, góp một phần trong việc hình thành sản phẩm lên men, hoặc được bổ sung dưới dạng bột đông khô. Định nghĩa về Probiotics của WHO: Probiotic là những vi sinh vật còn sống khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của ký chủ. Còn sống: vi khuẩn cần được xác định còn sống sau khi được bổ sung vào cơ thể người - chứng minh bởi nghiên cứu lâm sàng. WHO chỉ công nhận tiêu chuẩn này đối với các Probiotics chứng minh được bằng nghiên cứu lâm sàng về sự tồn tại của vi khuẩn trên toàn hệ tiêu hóa. (Vì điều này nên sữa chua không được coi là probiotic, do hầu hết đã chết ở dạ dày).
wiki
Probiotic
Liều lượng đầy đủ: 10^8 đơn vị hay 100 triệu đơn vị tế bào lợi khuẩn - được WHO quy định là liều đầy đủ số lượng Probiotics cho mỗi lần bổ sung, tùy thuộc vào tình trạng có thể mỗi người có thể sử dụng tới 10^11. Lưu ý: các vi khuẩn phải được phân lập đến cấp "chủng". Có lợi cho sức khỏe: WHO cũng chỉ công nhận những lợi ích đã được chứng minh bằng nghiên cứu lâm sàng. Định nghĩa một Probiotics được xem là "tốt" theo WHO: Một Probiotics được xem là tốt nếu đáp ứng 5 yếu tố sau: - Chế phẩm chứa vi sinh vật sống. - Xác định cụ thể chi, loài, chủng và được phân lập tới chủng. - Đảm bảo liều lợi khuẩn cho đến hết hạn sử dụng (tối thiểu 10^8 đơn vị). - Hiệu quả được chứng minh qua các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng trên người. - Có bằng chứng về độ an toàn trên người. Từ "probiotic" được bắt nguồn từ Hy Lạp, có nghĩa là "dành cho cuộc sống". Probiotics là những vi sinh vật như vi khuẩn hay nấm men mà có thể thêm vào thực phẩm với mục đích điều chỉnh quần thể sinh vật đường ruột của sinh vật chủ (Parker, 1974). Van De Kerkove (1979), Barrows và Deam (1985), Lestradet (1995) cùng cho rằng probiotic được sử dụng như một liệu pháp trong việc chữa trị bệnh tiêu chảy hay như là cách phòng bệnh ở người và động vật để giảm đến mức tối thiểu sự phát tán của vi sinh vật đường ruột, sự kháng lại liệu pháp sinh học và sự di căn của chứng viêm dạ dày ruột.
wiki
Probiotic
Probiotic cũng được nhận thấy là có những ảnh hưởng có lợi trên sức khỏe của sinh vật chủ (Fuller, 1989). Năm 1992 Havenaar đã mở rộng định nghĩa về probiotic: Probiotic được định nghĩa như là sự nuôi cấy riêng lẻ hay hỗn hợp các vi sinh vật sống mà có ảnh hưởng có lợi cho sinh vật chủ bằng cách cải thiện những đặc tính của vi sinh vật bản địa. Theo tổ chức y tế thế giới FAO/WHO: "Probiotics là các vi sinh vật sống khi được đưa một lượng cần thiết vào cơ thể sẽ đem lại hiệu quả có lợi cho cơ thể". Một số loại Probiotics phổ biến. Khuẩn Bifidobacterium. Đặc điểm. Bifidobacterium là tên của một chi gồm các vi khuẩn Khuẩn Lactobacillus. Đặc điểm. Lactobacillus là tên của một chi gồm các vi khuẩn Các loài. Lactobacillus và Bifidobacterium là những vi khuẩn Gram dương, tạo acid lactic, tạo thành một phần chính của vi khuẩn đường ruột thông thường ở người và động vật. Những vi khuẩn "thân thiện" này đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh sự kháng lại những sinh vật ngoại sinh nhất là sinh vật mang mầm bệnh. Khuẩn Bacillus. Đặc điểm. "Bacillus" là tên của một chi thuộc về họ Bacillaceae trong Firmicutes gồm rất nhiều loài khác nhau, trong đó đa số là vô hại Phân biệt. Phân cấp vi khuẩn Probiotics được phân cấp theo CHI - LOÀI - CHỦNG. Trong CHI có các LOÀI, trong LOÀI có các CHỦNG. Cấp CHỦNG là cấp phân lập cao nhất của một vi khuẩn.
wiki
Probiotic
Phân biệt. Phân cấp vi khuẩn Probiotics được phân cấp theo CHI - LOÀI - CHỦNG. Trong CHI có các LOÀI, trong LOÀI có các CHỦNG. Cấp CHỦNG là cấp phân lập cao nhất của một vi khuẩn. Theo tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo: mỗi CHỦNG vi khuẩn có một tác dụng khác nhau, không được phép ngoại suy tác dụng của một chủng cho một loài hay một chi được. Điều này có nghĩa muốn biết tác dụng của Probiotics thì cần phải phân lập tới Chủng. Cách nhận biết "chủng" vi khuẩn Các vi khuẩn được đặt tên dựa theo Chi Loài Chủng, các chủng vi khuẩn thường có thêm các ký hiệu, số hiệu đằng sau tên Loài tương ứng. Ví dụ: Lactobacillus reuteri ATCC PTA 6475 - được hiểu là Chủng ATCC PTA 6475 thuộc Loài Lactobacillus reuteri - trong Chi Lactobacillus. Vai trò của probiotic. Tác động đến hệ sinh thái vi khuẩn đường ruột và kháng khuẩn. Sự sống sót của probiotic được tiêu hóa ở những phần khác nhau của bộ phận tiêu hóa thì khác nhau giữa các giống. Khi tập trung ở khoang ruột, chúng tạo nên sự cân bằng tạm thời của hệ sinh thái đường ruột, sự thay đổi này được nhận thấy một vài ngày sau khi bắt đầu tiêu thụ thực phẩm có probiotic, phụ thuộc vào công dụng và liều lượng của giống vi khuẩn. Kết quả chỉ ra rằng với sự tiêu thụ thường xuyên, vi khuẩn định cư một cách tạm thời trong ruột, một khi chấm dứt sự tiêu thụ thì số lượng vi sinh vật probiotic sẽ giảm xuống. Điều này thì đúng cho tất cả các loại probiotic.
wiki
Probiotic
Vi khuẩn Probiotic tạo ra các chất đa dạng gồm có các acid hữu cơ gồm các acid béo chuỗi ngắn dễ bay hơi, chủ yếu là acetate, propionate, và butyrate, nhất là acid lactic, hydrogen peroxide và các chất diệt khuẩn có thể ức chế cả khuẩn Gram (+) và Gram (-). Cụ thể những hợp chất này làm giảm pH của trong khoang ruột gây ảnh hưởng, điều hòa hoạt động trao đổi chất của vi khuẩn đường ruột thông qua việc cản trở hoạt động tiết ra enzyme và tạo ra các độc tố của vi khuẩn gây hại đường ruột. Ngăn chặn sự bám dính vào đường ruột và cạnh tranh dinh dưỡng cần thiết cho sự sống sót của các vi khuẩn gây hại tạo mầm bệnh. Cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột, làm tăng vi khuẩn có lợi và giảm số lượng những vi khuẩn gây hại mang mầm bệnh.. Cuối cùng điều chỉnh thành phần phân bố của vi khuẩn đường ruột. Phòng tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở người cao tuổi Tác động đến hệ miễn dịch. Probiotic được xem như là phương tiện phân phát các phân tử kháng viêm cho đường ruột. Cụ thể: Tác động đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. 2 chi Probiotic Bifidobacterium và Lactobacillus tăng sự dung nạp đường lactose: giúp tránh khỏi tình trạng đầy hơi, khó tiêu khi hấp thu những loại thức ăn có chứa nhiều lactose. Cung cấp nhiều chất quan trọng cho cơ thể như (folic acid, niacin, riboflavin, vitamin B6 và B12).
wiki
Probiotic
Bacillus subtilis sản sinh ra nhiều enzyme, trong đó chủ yếu nhất là các men tiêu hóa alpha amylase và protease. Đây là các enzyme xúc tác cho các phản ứng phân hủy tinh bột, chất béo, protein, biến đổi chất xơ thành các loại đường dễ tiêu. Lợi ích. Lợi khuẩn này có nhiều giá trị thiết thực với con người như: Khuyến nghị. Các sản phẩm thực phẩm có chứa lợi khuẩn Probiotic có lợi cho sức khỏe đã được nghiên cứu và sản xuất từ rất lâu ở Mỹ, Nhật và một số quốc gia ở châu Âu như một số sản phẩm sữa chua, pho mát, kem, các chế phẩm đặc biệt như của BioGaia, Simbiosistem… Tại Việt Nam, các thực phẩm có chứa lợi khuẩn Probiotics bắt đầu xuất hiện trên thị trường. Ứng dụng. Trong nông nghiệp. Việc sử dụng probiotic ở động vật và nuôi trồng thủy sản được đánh giá cao. Probiotic giúp cải thiện sức khỏe của động vật, giúp tăng trọng, giảm tỉ lệ chết non và ngăn chặn tác nhân gây bệnh. Sự lạm dụng kháng sinh trong ngành chăn nuôi và khả năng đề kháng kháng sinh đã làm tăng mối quan tâm đến probiotics.
wiki
Probiotic
Việc sử dụng probiotics trong thực phẩm được để xuất rằng có thể làm giảm nguy cơ gây bệnh từ thực phẩm sang người. Ủy ban khoa học châu Âu (EC) về dinh dưỡng động vật (2003) đã khuyến cáo rằng: những giống vi khuẩn trước đây có thể chấp nhận như một probiotic động vật thì bản chất của gen đề kháng kháng sinh phải được xác định và những chủng mang gen đề kháng kháng sinh được sử dụng trong y dược thì không nên bổ sung vào thức ăn chăn nuôi trừ khi vi khuẩn đó có đột biến trên gen đề kháng kháng sinh. Chính sách này sẽ ngăn chặn được việc sử dụng các vi khuẩn có khả năng truyền gen kháng kháng sinh sang các vi khuẩn khác làm probiotic bổ sung vào thức ăn chăn nuôi. Điều này cũng hạn chế ứng dụng của probiotic cho người. Thực tế thì probiotic cần thiết được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản và an toàn đối với con người. Sự bám dính lên niêm mạc đường tiêu hóa của vi khuẩn probiotic được xem là cơ chế quan trọng để ngăn các tác nhân gây bệnh. Về Gia súc: Về gia cầm: Những nghiên cứu trên gia cầm tại tại các trường đại học của Maryland và phía Bắc bang Carolina, sử dụng một sản phẩm có tên là Primalac cho thấy là probiotic định cư ở ruột với những vi khuẩn có lợi và loại trừ bệnh gây ra bởi các sinh vật như E.coli, Salmonella và Clostridium ở những vị trí lông nhung của ruột non, nơi mà vi khuẩn có hại sẽ phá hủy lông nhung.
wiki
Probiotic
Probiotic gia tăng sự kháng bệnh bằng cách tăng độ cao của lông nhung và tăng độ sâu của các khe nằm giữa lông nhung, theo cách đó sẽ gia tăng được diện tích bề mặt hấp thu chất dinh dưỡng. Vì vật sẽ gia tăng hiệu quả hấp thụ thức ăn. Nghiên cứu cũng cho thấy Primalac giúp động vật chống lại sự lây nhiễm trùng cầu (Eimeria acervulina), chúng phá hủy những đàn gà giống. Những nhà khoa học từ viện nghiên cứu thực phẩm ở Norwich, nước Anh báo cáo là những probiotic đặc biệt có thể tiêu diệt mầm bệnh vi khuẩn sống ở ruột gia cầm, do đó giúp loại bỏ mối đe dọa sự ngộ độc thực phẩm vi khuẩn từ chuỗi thức ăn. Sử dụng chủng Lactic Pediococus pentosaceus HNO2 để sản xuất chế phẩm bảo quản cá. Trong thực phẩm và y học. Sử dụng vi khuẩn để muối chua rau quả, ủ chua thức ăn gia súc (làm chín sinh học các loại quả): Tạo được sinh khối vi khuẩn có ích, át cả sinh vật gây thối. Gây chua, tạo hương vị thơm ngon cho sản phẩm. Chuyển rau quả về dạng "chín sinh học" do đó mà hiệu suất tiêu hóa tăng. Một số chủng dùng để sản xuất sữa chua đặc: Lactobacillus bulgaricus, Lactobacillus reuteri, Strepticoccus faecalist… Một số chủng được thêm vào sữa bột: Lactobacillus, Bifidobacterium… Tại những nước phát triển, các nhà sản xuất, chế biến đã ứng dụng bổ sung Probiotics vào nhiều loại thực phẩm như sữa chua ăn, phomát, kem. Chữa bệnh đường ruột: Pháp đã sản xuất và đưa ra thị trường từ hàng chục năm nay một sản phẩm mang tên Biolactyl chuyên trị tiêu chảy bằng nhiều khuẩn Lactic. Vật liệu sinh học.
wiki
Probiotic
Chữa bệnh đường ruột: Pháp đã sản xuất và đưa ra thị trường từ hàng chục năm nay một sản phẩm mang tên Biolactyl chuyên trị tiêu chảy bằng nhiều khuẩn Lactic. Vật liệu sinh học. Các dạng và một số sản phẩm. Một số sản phẩm. Sản phẩm dùng trong chăn nuôi: Probio-S: Từ bã khoai mì mà ngay cả động vật cũng chê, các chuyên gia thuộc Viện Sinh Học Nhiệt Đới đã tạo ra thức ăn kích thích tăng trưởng cho mọi vật nuôi kể cả thủy sản. ProBio-S lại là chế phẩm dạng lỏng, được sản xuất bằng cách cho bã tươi vào những bao tải lớn rồi cấy chế phẩm EM-S chứa nhiều chủng vi sinh vật hữu ích như Bacillus sp., Lactobacillus sp., Saccharomyces sp. Với tỷ lệ 1lít EM-S/25 kg bã (1ml chứa 1010 tế bào vi sinh vật hữu ích). Ba ngày ủ làm cho lượng vi sinh vật tăng mạnh. Với những chủng vi sinh vật hữu dụng nói trên, chế phẩm ProBio-S giúp cân bằng hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột của vật nuôi cũng như giảm lượng vi sinh vật có hại. Nhờ thế mà vật nuôi tiêu hoá tốt hơn, giảm tỷ lệ bệnh đường ruột, tăng trọng nhanh hơn. Sản phẩm dùng cho người:
wiki
Long An
Long An là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Là địa phương nằm ở cửa ngõ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long liền kề với Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2021, Long An là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 13 về số dân, trong danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP, xếp thứ 12 về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 14 về GRDP bình quân đầu người. Với 1.763.754 người dân GRDP đạt 138.198 tỉ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt gần 81 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9,41%. Long An là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có chung đường ranh giới với Thành phố Hồ Chí Minh, bằng hệ thống các quốc lộ: 1, 50, 62, N1, N2 (Đường Hồ Chí Minh). Tỉnh được xem là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long. Địa lý. Vị trí, địa hình. Tỉnh Long An thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có tọa độ địa lý từ "10530' 30" đến 10647' 02" kinh độ Đông và 1023'40" đến 1102' 00" vĩ độ Bắc", cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 45 km theo Quốc lộ 1, có vị trí địa lý: Dù được xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Sở hữu vị trí địa lý khá đặc biệt bên cạnh đó còn thuộc vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ, Long An được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.
wiki
Long An
Trước năm 1975, tỉnh Long An (không bao gồm các huyện thị thuộc vùng Đồng Tháp Mười ngày nay) thuộc vùng Đông Nam Bộ. Hiện nay, dù được xếp vào vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng Long An là phần đất chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, nên địa hình có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Phía Bắc và Đông Bắc tỉnh có một số gò đồi thấp; giữa tỉnh là vùng đồng bằng và phía Tây Nam tỉnh là vùng trũng Đồng Tháp Mười, trong đó có khu rừng tràm ngập phèn rộng 46.300 ha. Các điểm cực của tỉnh: Địa chất, thủy văn. Tỉnh có 6 nhóm đất chính, nhưng phần lớn là dạng phù sa bồi lắng lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, cấu tạo bở rời, tính chất cơ lý kém, nhiều vùng bị chua phèn và tích tụ độc tố. Địa hình Long An bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài lên tới 8.912 km, sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây hợp thành sông Vàm Cỏ, kênh Dương Văn Dương... trong đó lớn nhất là sông Vàm Cỏ Đông.
wiki
Long An
Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp. Thời gian một ngày triều là 24 giờ 50 phút, một chu kì triều là 13 - 14 ngày. Vùng chịu ảnh hưởng của triều nhiều nhất là các huyện phía Nam Quốc lộ 1, đây là nơi ảnh hưởng mặn từ 4 đến 6 tháng trong năm. Triều biển Đông tại cửa sông Soài Rạp có biên độ lớn từ 3,5 đến 3,9 m, đã xâm nhập vào sâu trong nội địa với cường độ triều mạnh nhất là mùa khô. Biên độ triều cực đại trong tháng từ 217 đến 235 cm tại Tân An và từ 60 đến 85 cm tại Mộc Hóa. Do biên độ triều lớn, đỉnh triều mùa gió chướng đe doạ xâm nhập mặn vào vùng phía nam. Trong mùa mưa có thể lợi dụng triều tưới tiêu tự chảy vùng ven 2 sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây làm giảm chi phí sản xuất. Bị ngập mặn chủ yếu là từ biển Đông qua cửa sông Soài Rạp do chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Trước đây, sông Vàm Cỏ Tây mặn thường xâm nhập trên Tuyên Nhơn (huyện Thạnh Hóa) khoảng 5 km. Mặn xâm nhập bắt đầu từ tháng một đến tháng sáu với mức 2 đến 4 gam/lít. Đất phèn tập trung với 2084,49 km, chiếm 69,8% diện tích toàn vùng Đồng Tháp Mười và bằng 46,41% diện tích tự nhiên của tỉnh. Lũ thường bắt đầu vào trung tuần tháng 8 và kéo dài đến tháng 11, mưa tập trung với lưu lượng và cường độ lớn nhất trong năm gây khó khăn cho sản xuất và đời sống. Lũ đến tỉnh Long An chậm và mức ngập không sâu. Khí hậu.
wiki
Long An
Khí hậu. Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng Đông Nam Bộ. Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 - 27,7 °C. Thường vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất 28,9 °C, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,2 °C. Lượng mưa hàng năm biến động từ 966–1325 mm. Mùa mưa chiếm trên 70-82% tổng lượng mưa cả năm. Mưa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh xuống phía tây và Tây Nam. Các huyện phía Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất. Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời mưa kết hợp với cường triều, với lũ gây ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 - 82%. Thời gian chiếu sáng bình quân ngày từ 6,8 - 7,5 giờ/ngày và bình quân năm từ 2.500 - 2.800 giờ. Tổng tích ôn năm từ 9.700 - 10.100 °C. Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2-4 °C. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60 - 70%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió Tây Nam với tần suất 70%. Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa.
wiki
Long An
Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và sản xuất nông nghiệp. Lịch sử. Các di chỉ khảo cổ học cho thấy, ngay từ thời cổ đại, Long An đã là địa bàn quan trọng của vương quốc Phù Nam - Chân Lạp. Khi Nguyễn Hữu Cảnh vào khai phá miền Nam, đất Long An thuộc phủ Gia Định. Thời Minh Mạng, đất Long An thuộc tỉnh Gia Định và một phần tỉnh Định Tường. Đầu thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia thành 21 tỉnh, đất Long An nằm trong địa bàn 2 tỉnh Tân An và Chợ Lớn. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Sài Gòn lập tỉnh Long An trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Chợ Lớn và Tân An. Tỉnh lỵ đặt tại Tân An, về mặt hành chánh thuộc xã Bình Lập, quận Châu Thành. Ngày 24 tháng 4 năm 1957, tỉnh Long An bao gồm 7 quận như sau: Ngày 3 tháng 10 năm 1957, quận Châu Thành đổi tên thành quận Bình Phước. Ngày 3 tháng 3 năm 1959, lập quận mới Đức Huệ, gồm 3 xã. Ngày 7 tháng 2 năm 1963, đổi tên quận Cần Đước thành quận Cần Đức, quận Cần Giuộc thành quận Thanh Đức. Ngày 15 tháng 10 năm 1963, tách 2 quận Đức Hòa, Đức Huệ nhập vào tỉnh Hậu Nghĩa. Ngày 17 tháng 11 năm 1965, đổi tên quận Cần Đức thành quận Cần Đước, quận Thanh Đức thành quận Cần Giuộc như cũ. Ngày 7 tháng 1 năm 1967, lập mới quận Rạch Kiến, gồm 9 xã. Sau năm 1975, quận Bình Phước đổi về tên cũ là Châu Thành, quận Rạch Kiến giải thể.
wiki
Long An
Ngày 7 tháng 1 năm 1967, lập mới quận Rạch Kiến, gồm 9 xã. Sau năm 1975, quận Bình Phước đổi về tên cũ là Châu Thành, quận Rạch Kiến giải thể. Năm 1976, tỉnh Long An hợp nhất với tỉnh Kiến Tường và 2 quận Đức Hòa, Đức Huệ của tỉnh Hậu Nghĩa thành tỉnh Long An mới. Toàn bộ đất của tỉnh Kiến Tường cũ trở thành huyện Mộc Hoá của tỉnh Long An. Cùng năm, xã Bình Lập, huyện Châu Thành được tách ra để thành lập thị xã Tân An - thị xã tỉnh lỵ tỉnh Long An. Tỉnh Long An bao gồm gồm thị xã Tân An và 9 huyện: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hoá, Tân Trụ, Thủ Thừa. Ngày 11 tháng 3 năm 1977, hợp nhất 2 huyện Thủ Thừa và Bến Lức thành huyện Bến Thủ, hợp nhất 2 huyện Tân Trụ và Châu Thành thành huyện Tân Châu. Ngày 30 tháng 3 năm 1978, chia huyện Mộc Hoá thành hai huyện: Mộc Hoá và Vĩnh Hưng. Ngày 19 tháng 9 năm 1980, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 298-CP, chia huyện Mộc Hoá thành 2 huyện: Mộc Hoá và Tân Thạnh, đổi tên huyện Tân Châu thành huyện Vàm Cỏ. Ngày 14 tháng 1 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 05-HĐBT, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Long An như sau: Ngày 4 tháng 4 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 36/HĐBT, chia huyện Vàm Cỏ thành 2 huyện: Châu Thành và Tân Trụ. Ngày 26 tháng 6 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 74/HĐBT, thành lập huyện Thạnh Hóa từ một phần các huyện Mộc Hóa và Tân Thạnh.
wiki
Long An
Ngày 26 tháng 6 năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 74/HĐBT, thành lập huyện Thạnh Hóa từ một phần các huyện Mộc Hóa và Tân Thạnh. Ngày 24 tháng 3 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 27-CP, chia huyện Vĩnh Hưng thành 2 huyện: Vĩnh Hưng và Tân Hưng. Ngày 24 tháng 8 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 38/NQ-CP, thành lập thành phố Tân An trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Tân An. Ngày 18 tháng 3 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP, thành lập thị xã Kiến Tường trên cơ sở điều chỉnh 20.428,20 ha diện tích tự nhiên và 64.589 nhân khẩu của huyện Mộc Hoá. Ngày 5 tháng 9 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1140/QĐ-TTg công nhận thành phố Tân An là đô thị loại II.<ref name="1140/QĐ-TTg"></ref> Tỉnh Long An có 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện như hiện nay. Hành chính. Tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện với 188 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 12 phường, 15 thị trấn và 161 xã. Kinh tế. Nổi tiếng với nhiều sản phẩm nông nghiệp như gạo tài nguyên, gạo nàng thơm Chợ Đào, rượu đế Gò Đen, dưa hấu Long Trì, dứa Bến Lức, đậu phộng Đức Hòa, mía Thủ Thừa, thanh long Châu Thành... Đặc biệt, lúa gạo chất lượng cao là sản phẩm nông nghiệp chủ lực phục vụ xuất khẩu.
wiki
Long An
Công nghiệp đạt khoảng 50% giá trị trong nền kinh tế tỉnh, được biết đến với những sản phẩm như dệt may, thực phẩm chế biến, xây dựng... Trong bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Việt Nam năm 2018, tỉnh Long An xếp ở vị trí thứ 2 trong 13 tỉnh miền Tây và thứ 3 cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm 2019 ước đạt 315.200 tỷ đồng. Tổng sản phẩm GRDP ước đạt 123.000 tỷ đồng. Thu ngân sách đạt 18.000 tỷ đồng. Xã hội. Y tế. Đến ngày 05 tháng 11 năm 2008, hệ thống y tế của tỉnh bao gồm: 1 bệnh viện tuyến tỉnh, 11 bệnh viện tuyến huyện, 8 phòng khám khu vực và có 183/188 xã, phường, thị trấn có trạm y tế. Năm 2009, tỉnh Long An có 211 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 16 bệnh viện, 5 phòng khám đa khoa khu vực, và 190 trạm y tế phường xã, tổng số giường bệnh là 2.807 giường, trong đó các bệnh viện có 1.980 giường, phòng khám đa khoa khu vực có 95 giường, trạm y tế có 732 giường. Theo thống kê về y tế năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh có 211 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 16 bệnh viện, 5 phòng khám đa khoa khu vực, 190 trạm y tế phường xã, với 3.332 giường bệnh và 751 bác sĩ, 1.034 y sĩ, 907 y tá và khoảng 455 nữ hộ sinh. Giáo dục.
wiki
Long An
Giáo dục. Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh có hơn 500 trường học ở cấp phổ thông trong đó trung học phổ thông có 48 trường, trung học cơ sở có 122 trường, tiểu học có 246 trường, bên cạnh đó còn có 183 trường mẫu giáo. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Long An cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh. Hệ thống trường tiêu biểu như: Trường Chính trị Long An (1005, QL.1, phường Tân Khánh, TP. Tân An, Long An - Tel: 0272 3511 574) Hệ thống trường Đại học: Hệ thống trường Cao đẳng: Trung cấp: Ngoài ra, Long An còn có xây dựng thêm rất nhiều trường trung học phổ thông, cơ sở, tiểu học và rất nhiều trường mầm non trong địa bàn toàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu về giáo dục cho người dân. Dân số. Tính đến ngày 9 tháng 11 năm 2021, dân số toàn tỉnh Long An đạt 1.763.754 người, mật độ dân số đạt 392 người/km². Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đạt 36%. Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Long An có 36 dân tộc cùng 110 người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh có 1.672.776 người, người Hoa có 3.801 người, 9.980 người Khơ Me cùng nhiều dân tộc khác...
wiki
Long An
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, Toàn tỉnh Long An có 11 Tôn giáo khác nhau chiếm 163.710 người. Trong đó, nhiều nhất là đạo Cao Đài với 70.991 người, thứ 2 là Công giáo 53.607 người, thứ 3 là Phật giáo với 47.226 người cùng các tôn giáo ít người khác như Đạo Tin Lành có 6.660 người, Phật giáo Hòa Hảo có 4.226 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 440 người, Hồi Giáo có 430 người, Bửu Sơn Kỳ Hương có 43 người Minh Sư Đạo và Minh Lý Đạo mỗi đạo có 38 người, ít nhất là Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa với chỉ 11 người. Văn hoá. Long An có nhiều di tích lịch sử từ cổ tới kim, nổi bật là văn hóa Óc Eo tại Đức Hòa, đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức tại Tân An, Chùa Tôn Thạnh ở Cần Giuộc và Nhà trăm cột tại Cần Đước. Hiện tỉnh có khoảng 186 di tích lịch sử, có 16 di tích được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia và 63 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Phong tục tập quán. Long An còn có các lễ hội như lễ Kỳ Yên, lễ cầu mưa, lễ tống phong với nhiều trò chơi dân gian như đua thuyền, kéo co, đánh vật, có khả năng thu hút được nhiều khách du lịch. Các nghề thủ công truyền thống của tỉnh như nghề chạm gỗ (Cần Đước, Bến Lức), nghề kim hoàn (Phước Vân), nghề đóng ghe (Cần Đước), nghề làm trống (Tân Trụ)... Các lễ hội là một phần trong văn hóa và đời sống xã hội của Long An như: Kỳ Yên, lễ hội cầu mưa và Tòng Phóng. Du khách sẽ hết sức thú vị với mô hình du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười, nghe đờn ca tài tử cải lương – một loại hình dân ca đặc sắc của Nam Bộ mà Long An là chiếc nôi của dòng dân ca này.
wiki
Long An
Giao thông. Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, có chung đường ranh giới với Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống giao thông kết nối tỉnh với khu vực khá hoàn chỉnh, bao gồm đường bộ lẫn đường thủy. Ngoài hệ thống giao thông đường bộ Long An cũng là tỉnh có hệ thống giao thông đường thủy chằng chịt với các tuyến giao thông như sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Rạch Cát (sông Cần Giuộc). Các tuyến đường thủy quan trọng như Thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương, Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh - Tây Ninh đều qua Long An theo kênh Nước Mặn, sông Rạch Cát, sông Vàm Cỏ Đông. Các loại phương tiện vận tải thủy trên 100 tấn có thể theo các kênh rạch như Phước Xuyên, Dương Văn Dương, Trà Cú, Kinh Xáng, sông Bến Lức, sông Rạch Cát, kinh Thủ Thừa... đi từ miền Tây đến Thành phố Hồ Chí Minh. Dọc theo tuyến biên giới ở Long An, hiện nay có 5 cửa khẩu, bao gồm: Ngoài ra, còn có 5 điểm trao đổi hàng hoá khác như Voi Đình, Sóc Rinh thuộc huyện Đức Huệ, Tà Lọt thuộc huyện Mộc Hoá, Rạch Chanh, Tàu Nu, Cây Trâm Dồ thuộc huyện Vĩnh Hưng.
wiki
Long An
Ngoài ra, còn có 5 điểm trao đổi hàng hoá khác như Voi Đình, Sóc Rinh thuộc huyện Đức Huệ, Tà Lọt thuộc huyện Mộc Hoá, Rạch Chanh, Tàu Nu, Cây Trâm Dồ thuộc huyện Vĩnh Hưng. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008, khối lượng vận chuyển hành khách của tỉnh là 38,5 triệu lượt người, khối lượng luân chuyển hành khách đạt 1176,8 triệu lượt người/km, khối lượng vận chuyển hàng hoá đạt 12.972,0 nghìn tấn (đường bộ đạt 4.147 nghìn tấn, đường thủy đạt 8.798 nghìn tấn), khối lượng luân chuyển hàng hoá đạt 483,2 triệu tấn/km (đường bộ đạt 51,9 triệu tấn/km, đường thủy đạt 431,3 triệu tấn/km).
wiki
Gandhinagar
Gandhinagar Gandhinagar là một thị xã của quận Gandhinagar thuộc bang Gujarat, Ấn Độ. Địa lý. Gandhinagar có vị trí Nó có độ cao trung bình là 81 mét (265 feet). Nhân khẩu. Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Gandhinagar có dân số 195.891 người. Phái nam chiếm 53% tổng số dân và phái nữ chiếm 47%. Gandhinagar có tỷ lệ 78% biết đọc biết viết, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 82%, và tỷ lệ cho phái nữ là 73%. Tại Gandhinagar, 11% dân số nhỏ hơn 6 tuổi.
wiki
Cam bù
Cam bù Cam bù là một loại trái cây đặc sản của huyện Hương Sơn, chúng là một giống cây trồng Việt Nam. Đặc điểm. Cam bù thường bắt đầu ra hoa vào mùa xuân và chín vào dịp Tết Nguyên Đán. Cam có quả hình cầu, vỏ dày và mọng nước, lúc chín vỏ màu da cam rất đẹp. Mùi của cam rất thơm và hấp dẫn với mùi đặc trưng của vỏ cam. Trọng lượng trung bình mỗi quả từ 250 ÷ 300g, có quả đạt hơn 1,2 kg. Cam bù được trồng ở hầu hết các xã của huyện Hương Sơn nhưng trồng nhiều nhất ở các xã Sơn Bằng, Sơn Trung, Kim Hoa, Sơn Phú, Sơn Hàm, Sơn Trường, Sơn Hồng, Sơn Tây, Sơn Thọ. Vì thu hoạch vào đúng dịp Tết Nguyên Đán nên cam bù có giá trị rất cao và đem lại nguồn thu kinh tế lớn cho người dân địa phương.
wiki
Kawashima Yoshiyuki
Kawashima Yoshiyuki , (sinh ngày 25 tháng 5 năm 1878 mất ngày 8 tháng 9 năm 1945), là một vị tướng của Đế quốc Nhật Bản, giữ chức bộ trưởng Bộ Lục quân (Nhật Bản) trong những năm 1930. Tiểu sử. Kawashima sinh ra ở tỉnh Ehime. Ông tốt nghiệp khóa 10 Trường Sĩ quan Lục quân năm 1898, Araki Sadao là bạn học cùng trường với ông. Năm 1908, tốt nghiệp hạng ưu khóa 20 Trường Đại học Lục quân. Từ năm 1910- 1913, ông là tùy viên quân sự ở Đức. Trong khi làm việc tại phòng lập chiến lược và kế hoạch ở Bộ Tổng Tham mưu Lục quân Đế quốc Nhật Bản, ông là trưởng phòng nhân sự, sau đó, ông nhận chỉ huy Lữ đoàn Cận vệ Bộ binh 1. Năm 1923, ông lên chức thiếu tướng Năm 1927, ông lên chức trung tướng. Sau đó, ông chỉ huy Sư đoàn 19 và sư đoàn 3. Năm 1932, ông được bổ nhiệm làm Tổng thanh tra đào tạo quân sự. Từ năm 1932- 1934, ông chỉ huy Triều Tiên quân đóng tại Hàn Quốc và là thành viên của Hội đồng chiến tranh tối cao. Cùng năm, ông nhận chức Đại tướng. Năm 1935, ông trở thành bộ trưởng Bộ lục quân, nhưng bị buộc nghỉ hưu khi sự kiện Ngày 26 tháng 2 xảy ra vào năm 1936. Kawashima đã chết ngay sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2 vào ngày 8 tháng 9 năm 1945.
wiki
JSF
JSF JSF là viết tắt của JavaServer Faces, một bản miêu tả kĩ thuật giúp đơn giản hóa việc phát triển giao diện cho các ứng dụng Web viết bằng Java bằng cách dùng các thành phần dùng lại được ("reusable components"). JSF là một bộ khung (framework) phát triển các ứng dụng Web viết bằng Java nhằm làm đơn giản hóa quá trình phát triển giao diện người dùng cho các ứng dụng J2EE. Để tạo ra giao diện hiển thị, JSF dùng dạng cấu trúc cây của các thẻ, mỗi thẻ là một thành phần giao diện ("component") và FacesServlet servlet sẽ thực hiện công đoạn chuyển đổi ra giao diện tương ứng cho người dùng với định dạng HTML. Ngoài ra, JSF cũng có thể sử dụng các kĩ thuật hiển thị khác, như XUL. JSF bao gồm: Bản miêu tả kĩ thuật JSF được quy định trong JSR 127 của Quá trình Cộng đồng Java. Mục tiêu của JSF. 8 mục tiêu thiết kế sau là lý do cho sự ra đời của JSF: Đặc điểm. Mô hình của JSF là mô hình xử lý hướng sự kiện giống như trong các ứng dụng GUI truyền thống, sự khác biệt là nó được áp dụng cho các ứng dụng Web. Các hiện thực của JSF. Có hai hiện thực cho JSF được biết cho đến nay:
wiki
Thiên thể giả thuyết
Thiên thể giả thuyết Một vật thể thiên văn giả thuyết (hay thiên thể giả thuyết) là một vật thể thiên văn (như một ngôi sao, hành tinh hoặc vệ tinh tự nhiên) được cho là hữu hình hoặc tồn tại nhưng sự tồn tại của chúng chưa được chứng minh một cách khoa học. Những thiên thể như vậy đã được đưa ra giả thuyết trong suốt lịch sử được ghi lại. Ví dụ, vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, nhà triết học Philolaus đã định nghĩa một vật thể thiên văn giả thuyết mà ông gọi là "Ngọn lửa trung tâm", xung quanh ông đề xuất các thiên thể khác (bao gồm cả Mặt trời) di chuyển. Các loại vật thể thiên văn giả thuyết. Các vật thể thiên văn giả thuyết đã được suy đoán tồn tại cả bên trong và bên ngoài Hệ Mặt trời bao gồm các loại sao, hành tinh và các vật thể thiên văn khác. Các loại hành tinh giả thuyết. Các loại hành tinh giả thuyết ngoài hệ mặt trời bao gồm:
wiki
Hà Khẩu, Hồng Hà
Huyện tự trị dân tộc Dao Hà Khẩu (; Tiếng Cáp Nê: ) là một huyện cửa khẩu của Trung Quốc nằm gần biên giới với Việt Nam, thuộc Châu tự trị dân tộc Cáp Nê, Di Hồng Hà, phía nam của tỉnh Vân Nam, giáp biên giới với tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Huyện có diện tích 1.313 km² và có 80.000 dân (thống kê năm 2002), được biết đến nhiều nhất như là huyện có đường xe lửa từ Côn Minh đến Hà Nội. Hành chính. Huyện lị là thị trấn Hà Khẩu ("Hà Khẩu trấn"), nhìn sang thành phố Lào Cai của Việt Nam qua sông Nậm Thi. Huyện Hà Khẩu gồm 2 trấn và 4 hương, là các hương trấnː Liên Hoa Than (ghềnh Liên Hoa, 莲花滩乡), Dao Sơn (瑶山乡), Lão Phạm Trại (老范寨乡), Hà Khẩu (河口镇), Nam Khê (南溪镇), Kiều Đầu (桥头乡). Lịch sử.
wiki
Hà Khẩu, Hồng Hà
Năm Điều Lộ thứ nhất (679), vua Cao Tông nhà Đường lập ra An Nam đô hộ phủ, đất huyện Hà Khẩu ngày nay thuộc An Nam đô hộ phủ thời đó. Vùng đất huyện Hà Khẩu châu Hồng Hà, một phần Kim Bình châu Hồng Hà và một phần huyện Mã Quan (châu Văn Sơn) ngày nay là là động Thất Quán (七綰洞), thuộc Lâm Tây Nguyên (林西原, Cao nguyên Lâm Tây, ngày nay là tỉnh Lào Cai Việt Nam). Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu chép rằngː ""Lâm Tây nguyên ở phía tây Phong Châu, bên cạnh Lâm Tây Nguyên có động Thất Quán của người dân tộc thiểu số mà thủ lĩnh là Lý Do Độc (李猶獨), bộ thuộc có thêm các động như động Đào Hoa (桃花), tất cả đều giúp Trung Quốc canh phòng và thu thuế nơi biên ải với Nam Chiếu. Đường thư chép: Lâm Tây Nguyên trước có binh lính canh phòng cả vào mùa đông. Vào năm Đại Trung thứ tám (854) (thời vua Đường Tuyên Tông), Lý Trác, giữ chức đô hộ An Nam, đã bãi bỏ binh lính biên phòng và giao hết việc phòng biên cho thổ tù Lý Do Độc. Lý Do Độc ở vào thế cô lập không có đủ quân để canh phòng. Nhân đó, viên Thác Đông tiết độ sứ nước Nam Chiếu dụ dỗ mua chuộc ông ta theo về Nam Chiếu. Từ đó, An Nam bắt đầu bị Nam Chiếu xâm lấn. Tân Đường Thư chép rằngː An Nam Đô hộ phủ cai trị quản lĩnh châu Lâm Tây (林西州). Châu này có 2 huyện làː Lâm Tây và Cam Quất (甘橘)." Động Đào Hoa về sau có thể là ải Lê Hoa, tức ải Liên Hoa, nằm trên biên giới Đại Việt và Trung Hoa, nay là hương Liên Hoa Than (Ghềnh Liên Hoa) của huyện Hà Khẩu. Cam Quất có thể là đất thị xã Cam Đường tỉnh Lào Cai Việt Nam ngày
wiki
Hà Khẩu, Hồng Hà
ải Lê Hoa, tức ải Liên Hoa, nằm trên biên giới Đại Việt và Trung Hoa, nay là hương Liên Hoa Than (Ghềnh Liên Hoa) của huyện Hà Khẩu. Cam Quất có thể là đất thị xã Cam Đường tỉnh Lào Cai Việt Nam ngày nay.
wiki
Hà Khẩu, Hồng Hà
Sách Tân Đường thư cũng chépː "An Nam Đào Lâm nhân giả, cư Lâm Tây nguyên, Thất Quán động thủ lĩnh Lý Do Độc chủ chi, tuế tuế thú biên。Lý Trác chi tại An Nam, dã tấu bãi phòng đông binh lục thiên nhân, vị Do Độc khả đương nhất đội, át man chi nhập。Man tù dĩ nữ thê Do Độc tử, Thất Quán động cử phụ man, Vương Khoan bất năng chế。"" . Dịch nghĩa làː Một người gốc Đào Lâm (桃林) ở An Nam, sống ở Lâm Tây Nguyên (林西原), là chúa Lý Do Độc (李由獨), thủ lĩnh của động Thất Quán (七綰洞), canh gác biên giới hàng năm. Lý Trác (李琢) cũng ở An Nam, tuyên bố rút bỏ 6000 binh lính phòng biên mùa đông, và bảo với Lý Do Độc hãy dùng đội thổ binh duy nhất thuộc quyền để mà kiềm chế sự xâm nhập của Nam Chiếu. Vua Nam Chiếu kết thông gia với Lý Do Độc. Độc đem toàn bộ động Thất Quán theo về Nam Chiếu, mà Vương Khoan (王寬) không thể kiểm soát được. (Vương Khoan làm đô hộ An Nam năm 861). Đại Việt sử ký tiền biên viết: "... "Người Đào Lâm, Phong Châu, An Nam ở động Thất Quán [thuộc] Lâm Tây Nguyên, do thủ lĩnh Lý Do Độc làm chủ, hàng năm vẫn đóng thú biên giới gọi là phòng thủ binh, lại thường giúp Trác [thu] nộp tô thuế. Viên tri châu Phong Châu nói với Trác hãy xin bãi quân đóng thú, chuyên ủy cho Do Độc phòng giữ. Trác tâu xin bãi 6 nghìn người ở phòng thú binh và bảo Do Độc có thể tương đương một đội. Thế là Do Độc thế cô không tự lập được. Quan Thác đông tiết độ của Nam Chiếu viết thư mời Do Độc, rồi đem gả con gái cho con trai Độc, bổ làm Thác đông Thác nha (Thác đông là nói sẽ khai thác biên giới phía
wiki
Hà Khẩu, Hồng Hà
Do Độc thế cô không tự lập được. Quan Thác đông tiết độ của Nam Chiếu viết thư mời Do Độc, rồi đem gả con gái cho con trai Độc, bổ làm Thác đông Thác nha (Thác đông là nói sẽ khai thác biên giới phía đông. Giao Chỉ ở phía đông Nam Chiếu cho nên đặt chức ấy). Từ đó An Nam bắt đầu có mối lo về người Man [Nam Chiếu]." Đất Hà Khẩu ngày nay, thuộc động Thất Quán thời kỳ (854-860) cũng theo về sáp nhập vào Thác Đông tiết độ sứ (拓東節度使) của Nam Chiếu.
wiki
Hà Khẩu, Hồng Hà
Năm 860, Mông Thế Long lên ngôi vua Nam Chiếu sửa quốc hiệu thành Đại Lễ quốc (大禮國), và chia đôi Thác Đông tiết độ. Nửa phía Nam của Thác Đông tiết độ sứ, tiếp giáp An Nam đô hộ phủ của Đại Đường, lập thành Thông Hải đô đốc (通海都督). Đất Hà Khẩu cũng theo Thất Quán động thuộc vào Thông Hải đô đốc, nằm trên vùng biên giới đông nam của Nam Chiếu với An Nam.
wiki
Hà Khẩu, Hồng Hà
Lần thứ hai, đất huyện Hà Khẩu được cho là thuộc lãnh thổ An Nam nhưng là An Nam Quốc, tức Đại Việt của Việt Nam, sớm nhất có thể là từ thời nhà Lý - Vương quốc Đại Lý (khoảng năm 1014-1037) và muộn nhất là thời nhà Minh - Nhà Lê trung hưng (khoảng năm 1644-1660). Đại Việt sử ký toàn thư chépː "Vào năm Quý Sửu, niên hiệu Thuận Thiên thứ tư (1013), mùa đông, tháng 10 âm lịch, châu Vị Long (渭龍) liên kết với man Nam Chiếu (vương quốc Đại Lý) nổi dậy chống nhà Lý. Vua Lý Thái Tổ tự dẫn quân đi đánh châu này. Thủ lĩnh châu Vị Long là Hà Yến Tuấn (何晏俊) sợ hãi, dẫn các thuộc hạ chạy vào rừng núi… Vào năm Giáp Dần niên hiệu Thuận Thiên thứ năm (1014, tức năm Đại Trung Tường Phủ thứ bảy nhà Tống), mùa xuân, tháng Giêng âm lịch, các tướng nước Đại Lý là Dương Trường Huệ (楊長惠), Đoàn Kính Chí (段敬至) dẫn 200000 quân Đại Lý vào cướp phá lãnh thổ Đại Cồ Việt, lập doanh trại ở bến Kim Hoa (金華步), đặt tên là Ngũ Hoa trại (五花寨). Châu mục châu Bình Lâm (平林) là Hoàng Ân Vinh (黃恩榮) đã báo cáo vụ việc cho nhà Lý. Vua sai Dực Thánh Vương (翊聖王) đưa quân đi đánh quân Đại Lý xâm lược, chặt đầu hàng nghìn người và bắt sống vô số binh lính và ngựa chiến. Vua ban chiếu cho các viên ngoại lang là Phùng Chân (馮真) và Lý Thạc (李碩) sang nước Tống báo tin thắng trận, và đem biếu 100 ngựa thu được của quân Đại Lý. Vua Tống ban chiếu cho nơi sở tại đưa các sứ nước Việt đến cửa khuyết và đón tiếp đầy đủ. Khi đến nơi, vua Tống cho mời đoàn của Phùng Chân vào yết kiến tại cung Sùng Đức, rồi theo thứ bậc ban thưởng
wiki
Hà Khẩu, Hồng Hà
Vua Tống ban chiếu cho nơi sở tại đưa các sứ nước Việt đến cửa khuyết và đón tiếp đầy đủ. Khi đến nơi, vua Tống cho mời đoàn của Phùng Chân vào yết kiến tại cung Sùng Đức, rồi theo thứ bậc ban thưởng mũ, áo, vải lụa… Vào năm Ất Mão, niên hiệu Thuận Thiên thứ sáu (1015), mùa xuân, … tháng 2 âm lịch, … Vua ban chiếu cho Dực Thánh Vương, Vũ Đức Vương (武德王) đi đánh các châu Đô Kim (都金), Vị Long (渭龍), Thường Tân (常新), Bình Nguyên (平原) , bắt được thủ lĩnh Hà Yến Tuấn đem về kinh sư, bêu đầu ở chợ Đông." "Năm Đinh Sửu niên hiệu Thông Thụy thứ 4 (1037), mùa xuân, ngày mồng 1 tháng 2, vua Lý Thái Tông thân đi đánh đạo Lâm Tây (林西道), sai Khai Hoàng Vương Nhật Tôn làm Đại nguyên soái đánh các châu Đô Kim, Thường Tân, Bình Nguyên, cho Phụng Càn Vương Nhật Trung làm Kinh sư lưu thủ. Quân đi từ Kinh sư đến đóng ở Lâm Tây, dẹp yên được. Tháng 3, vua từ đạo Lâm Tây về đến kinh.""
wiki
Hà Khẩu, Hồng Hà
Vào thời thuộc Minh và thời nhà Lê sơ của Đại Việt, đất huyện Hà Khẩu là một phần của châu/huyện Thủy Vĩ của Việt Nam. Địa đầu của Thủy Vĩ là ải Lê Hoa (梨花隘), sau được gọi là ải Liên Hoa (蓮花隘), nay thuộc địa phận hương Liên Hoa Than (Ghềnh Liên Hoa, ghềnh hoa sen) huyện Hà Khẩu châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam Trung Quốc, là cửa ải biên giới giữa Đại Việt (Việt Nam) và Đại Minh (Trung Quốc). Trong chiến tranh Minh–Việt (1407–1414) và khởi nghĩa Lam Sơn, nhiều lần cánh quân Minh do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam thường tiến vào Việt Nam qua cửa ải này. Tháng 3 năm 1427, Mộc Thạnh cùng tham tướng Từ Hanh và Đàm Trung, theo đường Vân Nam, tiến đánh cửa ải Lê Hoa. Quân của Mộc Thạnh cầm cự với quân do các tướng Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả chỉ huy nhưng tới tháng 9 cùng năm nghe tin Liễu Thăng tử trận, phải rút quân. Trịnh Khả nhân đà đang sắc bén, tung quân ra đánh phá; chém hơn vạn thủ cấp, bắt được hơn 1.000 quân và hơn 1.000 ngựa. Mộc Thạnh chỉ kịp một người một ngựa chạy thoát. An Nam truyện trong Minh sử chép: 沐晟軍至水尾, 造船將進, 聞通已議和, 亦引退, 賊乘之, 大敗 (Mộc Thạnh quân chí Thủy Vĩ, tạo thuyền tương tiến, văn Thông dĩ nghị hòa, diệc dẫn thoái, tặc thừa chi, đại bại) nghĩa là ""Mộc Thạnh kéo quân đến Thủy Vĩ, làm thuyền bè, sửa soạn để chực tiến quân. Được tin Thông đã nghị hòa, Thạnh cũng rút lui. Địch thừa thắng đổ ra đánh. Thạnh thua to."'". Theo Minh thực lục, ngày 14 tháng 12 năm 1427, Mộc Thạnh cùng thuộc hạ chạy tới Cao Trại, Thủy Vĩ thì bị quân Lam Sơn phục kích cả trên sông lẫn trên bờ,
wiki
Hà Khẩu, Hồng Hà
thừa thắng đổ ra đánh. Thạnh thua to."'". Theo Minh thực lục, ngày 14 tháng 12 năm 1427, Mộc Thạnh cùng thuộc hạ chạy tới Cao Trại, Thủy Vĩ thì bị quân Lam Sơn phục kích cả trên sông lẫn trên bờ, phải vất vả làm lại thuyền mới đi tiếp được. Hiện nay, tại hương Đại Trại huyện Kim Bình châu Hồng Hà, (tiếp giáp hương Liên Hoa Than), có tồn tại các địa danh là Cao Gia trại (Gaojiazhai 高家寨) và Thủy Vĩ (Shuiwei 水尾).
wiki
Hà Khẩu, Hồng Hà
Địa danh Lãnh Thủy Câu (suối nước lạnh, 冷水沟, Lengshuigou) đầu nguồn con suối chảy vào sông Hồng, thuộc Mạn Chương xã khu của trấn Hà Khẩu, nằm đối diện phía bắc đền Thượng Lào Cai (châu Thủy Vĩ xưa (水尾)), có thể là nơi diễn ra trận Lãnh Câu (冷溝) kết thúc thắng lợi khởi nghĩa Lam Sơn, được Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáoː (冷溝之血杵漂,江水為之嗚咽;) "Suối Lãnh Câu, máu chảy thành sông, nước sông nghẹn ngào tiếng khóc". Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn viết: "... "Sau khi Liễu Thăng thua trận, vua sai đem bốn tên chỉ huy, thiên hộ đã bắt được, và bằng sắc ấn tín của Liễu Thăng, đưa đến cho Mộc Thạnh. Quân sĩ của Thạnh quá kinh hãi tự tan rã. Các ông Phạm Văn Xảo liền tung quân vào đánh, phá tan đạo quân đó ở Lãnh Thủy Câu (冷水溝 [ngòi nước lạnh]) và Đan Xá, chém đầu hơn vạn tên và bắt sống được rất nhiều."" Các nhóm dân tộc. Theo số liệu năm 1994, các nhóm dân tộc ở Hà Khẩu bao gồm: Do nằm sát biên giới Việt Nam, đa số các chủ thể kinh doanh tại Hà Khẩu đều có người Việt hoặc người Trung biết tiếng Việt cơ bản. Tuy nhiên, một số cửa hàng chỉ có người Trung Quốc phục vụ và không sử dụng tiếng Anh. Giao thông. Có tuyến xe buýt đến tất cả các điểm đến trong tỉnh Vân Nam, bao gồm cả dịch vụ xe chạy qua đêm từ Côn Minh. Nhiều điểm có thể đến được bằng cách trung chuyển ở Mông Tự. Xa lộ.
wiki
Hà Khẩu, Hồng Hà
Giao thông. Có tuyến xe buýt đến tất cả các điểm đến trong tỉnh Vân Nam, bao gồm cả dịch vụ xe chạy qua đêm từ Côn Minh. Nhiều điểm có thể đến được bằng cách trung chuyển ở Mông Tự. Xa lộ. Có một đường cao tốc nối liền Xinjie, một thị trấn thuộc huyện Hà Khẩu, với tỉnh Lào Cai ở miền Bắc Việt Nam. Nó được khai trương vào tháng 2 năm 2008 và đánh dấu việc hoàn thành đường cao tốc đầu tiên nối Vân Nam với một quốc gia láng giềng thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đường cao tốc Xinhe 56,3 km, 3,58 tỷ nhân dân tệ là một trong nhiều dự án cơ sở hạ tầng sẽ tăng kết nối giữa Vân Nam và ASEAN và tạo điều kiện cho việc vận chuyển người và hàng hóa giữa hai khu vực, dự kiến ​​sẽ thấy sự gia tăng lớn về du lịch và thương mại những năm tới. Đường sắt. Tuyến đường sắt Hải Phòng - Vân Nam khổ hẹp, nối Côn Minh với thành phố cảng Hải Phòng, được thực dân Pháp mở cửa năm 1910, đi qua biên giới Trung Quốc-Việt Nam tại Hà Khẩu. Vào tháng 12 năm 2014, phần cuối cùng (Mông Tự - Hà Khẩu) của tuyến đường sắt Côn Minh - Hà Khẩu tiêu chuẩn mới đã được hoàn thành. Nó kết thúc tại ga đường sắt Bắc Hà Khẩu mới, cũng được kết nối bằng đường ray hẹp đến đường sắt cũ, để tạo điều kiện cho việc di chuyển hàng hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam. Kinh tế.
wiki
Hà Khẩu, Hồng Hà
Kinh tế. Tuy chỉ là một thị trấn nhỏ cạnh biên giới, nhưng Hà Khẩu khá tấp nập, nhộn nhịp với nhiều trung tâm thương mại, cửa hàng mua sắm lớn và các khu ẩm thực bao gồm nhà hàng, quán ăn phục vụ các món ăn Trung Hoa như bánh bao, sủi cảo, xá xíu, trà sữa. Trung tâm thương mại Bằng Hữu là trung tâm mua sắm lớn nhất tại Hà Khẩu. Các mặt hàng được bày bán chủ yếu ở đây là quần áo, trang sức và đồ điện tử. Khu công nghiệp. Được thành lập lần đầu tiên vào năm 1992, Khu hợp tác kinh tế biên giới Hà Khẩu là khu vực biên giới được Hội đồng Nhà nước tại Trung Quốc phê duyệt nhằm thúc đẩy thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nó có diện tích quy hoạch là 4,02 km2. Khu vực này đã thực hiện một số chính sách để phục vụ khách hàng của mình tại Trung Quốc từ các ngành và lĩnh vực khác nhau bao gồm đầu tư, thương mại, tài chính, thuế, nhập cư, v.v. Du lịch. Hà Khẩu đang trở thành một điểm đến mới hấp dẫn cho những du khách Việt Nam muốn tham quan Trung Quốc trong ngày với chi phí phải chăng, do du khách chỉ cần làm sổ thông hành và không phải trải qua các thủ tục xin thị thực thông thường, cũng như vì tiền Việt Nam được chấp nhận ở Hà Khẩu. Sổ thông hành có thời hạn một tháng, nhưng du khách chỉ được phép di chuyển tự do trong bán kính 100 km thuộc phạm vị huyện Hà Khẩu. Du khách đi trong ngày cần về trước 23h (giờ Trung Quốc) tức 22h (giờ Việt Nam). Nếu ở lại qua đêm, cần xin vé ngủ tại khu thương mại tự do thí điểm tỉnh Vân Nam.
wiki
Lịch sử hành chính Hậu Giang
Hậu Giang là một tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, phía bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, phía đông giáp tỉnh Sóc Trăng, phía nam giáp tỉnh Bạc Liêu và phía tây giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang. Tỉnh Hậu Giang: tồn tại đến ngày 26 tháng 12 năm 1991. Năm 1977: Quyết định 330-CP ngày 15 tháng 12. thị xã Vị Thanh, huyện Long Mỹ Năm 1978: Quyết định 273-CP ngày 23 tháng 10. huyện Long Mỹ Năm 1979: Quyết định 174-CP ngày 21 tháng 4. huyện Long Mỹ huyện Thạnh Trị huyện Kế Sách huyện Phụng Hiệp thành phố Cần Thơ thành phố Cần Thơ, huyện Châu Thành Năm 1981: Quyết định 70-HĐBT ngày 15 tháng 9. huyện Thốt Nốt huyện Châu Thành huyện Vĩnh Châu huyện Long Mỹ Năm 1981: Quyết định 119-HĐBT ngày 26 tháng 10. huyện Long Mỹ, huyện Mỹ Thanh Năm 1982: Quyết định 64-HĐBT ngày 06 tháng 4. huyện Mỹ Thanh, huyện Vị Thanh Năm 1982: Quyết định 111-HĐBT ngày 07 tháng 7. huyện Mỹ Xuyên huyện Thạnh Trị Năm 1983: Quyết định 21-HĐBT ngày 28 tháng 3. huyện Thốt Nốt huyện Ô Môn huyện Phụng Hiệp Năm 1988: Quyết định 192-HĐBT ngày 23 tháng 12. huyện Mỹ Tú Năm 1989: Quyết định 128-HĐBT ngày 16 tháng 9. huyện Châu Thành huyện Mỹ Xuyên huyện Ô Môn huyện Phụng Hiệp huyện Thạnh Trị huyện Thốt Nốt huyện Vị Thanh huyện Vĩnh Châu Năm 1990: Quyết định 547/QĐ-TCCP ngày 07 tháng 12. huyện Phụng Hiệp huyện Vĩnh Châu Năm 1991: Quyết định 36/QĐ-TCCP ngày 28 tháng 1. huyện Long Mỹ huyện Vị Thanh Năm 1991: Quyết định 364/QĐ-TCCP ngày 02 tháng 8. huyện Vị Thanh Năm 1991: Quyết định ngày 21 tháng 12. huyện Ô Môn
wiki
Lịch sử hành chính Hậu Giang
Năm 1991: Quyết định 36/QĐ-TCCP ngày 28 tháng 1. huyện Long Mỹ huyện Vị Thanh Năm 1991: Quyết định 364/QĐ-TCCP ngày 02 tháng 8. huyện Vị Thanh Năm 1991: Quyết định ngày 21 tháng 12. huyện Ô Môn Thành lập tỉnh Cần Thơ. Năm 1991: Nghị quyết ngày 26 tháng 12. Tỉnh Cần Thơ: Tỉnh Cần Thơ có bảy đơn vị hành chính gồm: Thành phố Cần Thơ và sáu huyện: Châu Thành, Long Mỹ, Ô Môn, Phụng Hiệp, Thốt Nốt, Vị Thanh Tỉnh Sóc Trăng: Tỉnh Sóc Trăng có bảy đơn vị hành chính gồm: Thị xã Sóc Trăng và sáu huyện: Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Vĩnh Châu Năm 1998: Nghị định 21/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 4. huyện Ô Môn Năm 1999: Nghị định 45/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 7. thị xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ Năm 1999: Nghị định 80/1999/NĐ-CP ngày 24 tháng 8. huyện Thốt Nốt huyện Phụng Hiệp Năm 2000: Nghị định 28/2000/NĐ-CP ngày 04 tháng 8. huyện Thốt Nốt huyện Ô Môn huyện Phụng Hiệp Năm 2000: Nghị định 64/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 11. huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A Năm 2001: Nghị định 37/2001/NĐ-CP ngày 10 tháng 7. huyện Châu Thành huyện Châu Thành A Năm 2002: Nghị định 37/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 4. huyện Ô Môn huyện Phụng Hiệp huyện Thốt Nốt Năm 2003: Nghị định 48/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 5. huyện Châu Thành A huyện Ô Môn huyện Phụng Hiệp thị xã Vị Thanh Thành lập tỉnh Hậu Giang. Năm 2003: Nghị quyết ngày 26 tháng 11. Thành phố Cần Thơ:
wiki
Lịch sử hành chính Hậu Giang
Năm 2003: Nghị định 48/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 5. huyện Châu Thành A huyện Ô Môn huyện Phụng Hiệp thị xã Vị Thanh Thành lập tỉnh Hậu Giang. Năm 2003: Nghị quyết ngày 26 tháng 11. Thành phố Cần Thơ: Thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương có diện tích tự nhiên là 138.959,99 ha và dân số hiện tại là 1.112.121 người, bao gồm: diện tích và số dân của thành phố Cần Thơ cũ; huyện Ô Môn; huyện Thốt Nốt; một phần của huyện Châu Thành, bao gồm: thị trấn Cái Răng; các ấp Thạnh Mỹ, Thạnh Huề, Thạnh Thắng, Yên Hạ và 176 ha diện tích cùng với 2.216 người của ấp Phú Quới thuộc xã Đông Thạnh; các ấp Thạnh Hóa, Thạnh Hưng, Thạnh Thuận, An Hưng, Thạnh Phú, Phú Khánh, Khánh Bình và 254,19 ha diện tích cùng với 1.806 người của ấp Phú Hưng thuộc xã Phú An; các ấp Phú Thành, Phú Thạnh, Phú Thuận, Phú Thuận A và 304,61 ha diện tích cùng với 1.262 người của ấp Phú Lợi thuộc xã Đông Phú; một phần của huyện Châu Thành A, bao gồm: xã Trường Long; xã Nhơn Ái; xã Nhơn Nghĩa; ấp Tân Thạnh Đông và 84,7 ha diện tích cùng với 640 người của ấp Tân Thạnh Tây thuộc xã Tân Phú Thạnh. Tỉnh Hậu Giang: Tỉnh Hậu Giang có diện tích tự nhiên là 160.772,49 ha và dân số hiện tại là 766.105 người, bao gồm: diện tích và số dân của thị xã Vị Thanh; huyện Phụng Hiệp; huyện Long Mỹ; huyện Vị Thủy; phần còn lại của huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A, trừ phần diện tích và số dân của hai huyện này đã được điều chỉnh về thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương. Năm 2004: Nghị định 06/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 1.
wiki
Lịch sử hành chính Hậu Giang
Năm 2004: Nghị định 06/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 1. huyện Châu Thành huyện Châu Thành A Năm 2005: Nghị định 98/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 7. huyện Phụng Hiệp, thị xã Tân Hiệp Năm 2006: Nghị định 124/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 10. thị xã Vị Thanh huyện Long Mỹ thị xã Tân Hiệp, thị xã Ngã Bảy Năm 2007: Nghị định 34/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 3. huyện Châu Thành A Năm 2007: Nghị định 182/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 12. huyện Long Mỹ Năm 2009: Nghị quyết 37/NQ-CP ngày 24 tháng 8. huyện Châu Thành A huyện Châu Thành huyện Long Mỹ Năm 2010: Nghị quyết 34/NQ-CP ngày 23 tháng 9. thành phố Vị Thanh Năm 2011: Nghị quyết 06/NQ-CP ngày 24 tháng 1. huyện Châu Thành huyện Phụng Hiệp Năm 2015: Nghị quyết 933/2015/NQ-UBTVQH ngày 15 tháng 5. huyện Long Mỹ, thị xã Long Mỹ Năm 2019: Nghị quyết 655/NQ-UBTVQH14 ngày 12 tháng 3. huyện Long Mỹ Năm 2020: Nghị quyết 869/NQ-UBTVQH14 ngày 10 tháng 1. thành phố Ngã Bảy huyện Châu Thành Sau khi thành lập thành phố Ngã Bảy và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Hậu Giang, tỉnh Hậu Giang có 8 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ và 5 huyện: Châu Thành, Châu Thành A, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thủy, có 75 đơn vị hành chính cấp xã gồm 51 xã, 13 phường và 11 thị trấn.
wiki
Vườn quốc gia Hamra
Vườn Quốc gia Hamra (tiếng Thụy Điển: "Hamra Nationalpark") là một vườn quốc gia ở Ljusdal, Gävleborg, Thụy Điển. Được thành lập vào năm 1909 với diện tích ban đầu 28 ha, đây là một trong số những vườn quốc gia đầu tiên tại Thụy Điển. Năm 2011, vườn quốc gia được mở rộng lên thành 1383 ha. Khu vực này là nơi sinh sống ngay từ thời kỳ đồ đá, chủ yếu là xung quanh hồ. Tuy nhiên, lãnh thổ vẫn còn tương đối thưa thớt dân cư cho đến khi thế kỷ 17, những người Phần Lan, Thụy Điển đã tới khu vực này, được biết đến với tên Rừng Phần Lan. Những người Phần Lan đốt nương rẫy để khai thác rừng. Dần dần, kỹ thuật này đã bị bỏ hoang, rừng đã trở thành nguyên liệu được sử dụng trong các ngành công nghiệp khai thác mỏ vào thế kỷ 19. Rừng Hamra ban đầu tương đối ảnh hưởng bởi hoạt động này. Vườn quốc gia ngày nay là những gì còn lại của một khu rừng nguyên sinh cuối thế kỷ 19 mà đã từng che phủ phần lớn Bắc Âu. Tuy nhiên, mục đích ban đầu của vườn quốc gia này là để bảo vệ một khu vực tự nhiên cho hoạt động nghiên cứu khoa học và không nhằm bảo vệ một hệ sinh thái cho du lịch. Khi tầm nhìn của khái niệm vườn quốc gia phát triển trong nửa sau thế kỷ 20, khu vực này đã được đề xuất trở thành khu bảo tồn thiên nhiên, nhưng những gì đạt được chỉ là vườn quốc gia được mở rộng vào năm 2011 lên thành 1383 ha. Các khu vực mở rộng rất đa dạng, với cả những cánh rừng già, rừng gỗ nhỏ và một khu vực rộng lớn than bùn.
wiki
Vườn quốc gia Hamra
Vườn quốc gia ngày nay phân chia giữa một khu rừng già các loài cây cây lá kim, đặc điểm của rừng taiga và các vùng đất than bùn cận Bắc Cực. Những đầm lầy hầu như không bị ảnh hưởng bởi hệ thống các cửa thoát nước, thu hút một loạt các loài chim mặt nước. Đặc biệt, vườn quốc gia là nơi có nhiều loài rêu, nấm và côn trùng bị đe dọa ở Thụy Điển, quốc gia mà hầu hết rừng đều được khai thác. Tương tự như vậy, nhiều loài chim có môi trường sống tại các khu vực rừng già có mặt tại đây, tiêu biểu là các loài thuộc Bộ Cú và Gõ kiến. Trước khi mở rộng, mỗi năm vườn quốc gia đón khoảng 5.000 lượt khách, và với việc mở rộng, cùng với các chính sách phát triển du lịch gắn với bảo vệ hệ sinh thái độc đáo tại đây, chính phủ hy vọng sẽ có nhiều khách du lịch hơn nữa tới đây.
wiki
Chứng hoang tưởng hóa sói
Chứng hoang tưởng hóa sói hay hiện tượng ám ảnh ma sói còn gọi là Hội chứng lâm sàng lycanthropy được định nghĩa là một hội chứng tâm thần lâm sàng tương đối hiếm có liên quan đến một ảo tưởng rằng những người bị ảnh hưởng có thể biến hóa hoặc chuyển đổi thành một động vật nói chung không phải con người nhưng thông thường là loài chó sói. Tên của nó được liên hệ với huyền thoại lycanthropy hay ma sói, một bệnh trạng siêu nhiên trong đó con người được biến đổi thể chất để từ hình người trở thành hình dạng chó sói. Cá nhân bị ảnh hưởng báo cáo một niềm tin ảo tưởng rằng họ đang trong quá trình chuyển đổi thành một con vật hoặc đã bị chuyển đổi thành một con vật. Nó đã được liên kết với sự thay đổi của tâm trí đi kèm với rối loạn tâm thần. Đại cương. Chứng bệnh này có khả năng bắt nguồn từ các bệnh não và thực chất nó bắt nguồn từ những ảnh hưởng của não. Những vùng não nhất định dường như giữ vai trò thiết yếu trong việc tạo ra cảm giác về tình trạng thể chất. Những vùng não này bao gồm cả các khu vực vỏ não chịu trách nhiệm về vận động và cảm giác. Khi những vùng não này có sự biến động, bệnh nhân sẽ có những cảm giác khác nhau như thấy cơ thể co rút lại, hoặc bị biến dạng ngực, hay thấy bị thiêu đốt đùi và lưng.
wiki
Chứng hoang tưởng hóa sói
Chứng hoang tưởng hóa sói nhìn chung được coi là một biểu hiện bất thường của một loại rối loạn khác, chẳng hạn như bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực hoặc trầm cảm nặng. Trong thực tế, trong số 56 trường hợp hoang tưởng biến hình thành động vật, 25% bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt, 23% được gán bị trầm cảm loạn thần kinh và khoảng 20% được cho là bị rối loạn lưỡng cực. Trong số các bệnh nhân, 34 là nam và 22 là nữ. Các triệu chứng của họ kéo dài từ một giờ tới vài thập niên. Các bệnh nhân đã cảm nhận sự thay đổi về ngoại hình của họ, ví dụ như một số nghĩ miệng và răng đã biến dạng hay ngực của họ giãn rộng. Số khác lại trải nghiệm cảm giác cơ thể teo nhỏ. Một số cảm thấy thiêu đốt ở vùng lưng và đùi. Ở một số bệnh nhân, ảo giác bắt nguồn từ những vấn đề tại vùng não liên quan, làm thay đổi sâu sắc nhận thức của họ về nhân dạng thể chất. Các chuyên gia tâm thần học có thể sử dụng điện não đò (EEG) hoặc các kỹ thuật kiểm tra hình ảnh não khác để phát hiện bất thường ở vùng não làm tăng ảo tưởng về cơ thể và cảm nhận về cái tôi. Lịch sử.
wiki
Chứng hoang tưởng hóa sói
Lịch sử. Ý tưởng về người biến hình đã xuất hiện từ thời cổ xưa nhưng trong y học, nhiều trường hợp mắc chứng hoang tưởng hóa sói đã bị bỏ sót do người ta vẫn chưa hiểu rõ sự tồn tại cũng như đặc trưng của rối loạn này. Trên thực tế có ghi nhận một vài người có niềm tin mạnh mẽ rằng, bản thân đang trong quá trình biến đổi hình hài thành chó sói như họ cất tiếng hú, cào xé, cảm thấy lông bao phủ khắp cơ thể và móng tay, chân đang dài ra. Lời đồn. Bên cạnh đó, ma sói là nỗi ám ảnh của con người từ năm 1940, người ta hoàn toàn tin tưởng ma sói thực sự tồn tại và nó có lịch sử ra đời từ nhiều thế kỷ trước. Việc ám ảnh bị biến thành ma sói từ thời cổ xưa gây chú ý. Những câu chuyện từ thời Trung cổ ở châu Âu như một thanh niên 18 tuổi thừa nhận mình là một con sói còn trình bày với các thành viên của tòa án chi tiết các cuộc săn mồi của mình khi biến thành quái vật mỗi khi trăng tròn xuất hiện, hay một câu chuyện người đàn ông bí ẩn hoặc các vị thần đã biến con người thành ma sói như thế nào càng làm con người củng cố thêm niềm tin vào việc ma sói có thật. Tại thị trấn Elkhorn ở miền Nam nước Mỹ, các nhân chứng báo cáo với giới chức trách rằng họ đã nhìn thấy một con sói đứng thẳng trên hai chân giống như loài người, nó cao từ 1,5 - 2,4m. Một cô gái tuyên bố đã nhìn thấy một con ma sói đáng sợ khi tham gia bữa tiệc ngoài trời với bạn bè vào buổi đêm. Nhiều người dân địa phương cáo buộc sinh vật đó là ma sói và kể từ đó truyền thuyết, lời đồn ngày càng được lan truyền. Ghi nhận.
wiki
Chứng hoang tưởng hóa sói
Ghi nhận. Đã có 13 trường hợp ám ảnh ma sói như vậy được ghi nhận kể từ năm 1850. Một báo cáo từ Bệnh viện McLean báo cáo về một loạt các trường hợp có biểu hiện như là: Bắt nguồn từ việc chữa trị cho một bệnh nhân tin mình là ma sói, có người đã nghiên cứu tài liệu lưu trữ để tìm ra mức độ phổ biến của chứng bệnh này. Ông ta đã phát hiện, kể từ năm 1850, đã có 56 báo cáo mô tả về những trường hợp người tin họ đang biến hình thành động vật. Trong số đó, 13 báo cáo đáp ứng tiêu chuẩn về chứng hoang tưởng hóa sói. Căn bệnh ám chỉ người mắc không thực sự biến hình thành sói hoặc có khả năng làm điều đó. Những trường hợp còn lại là biến thể của chứng bệnh, với các bệnh nhân bị ám ảnh với suy nghĩ bản thân là chó, trăn, cóc hay ong. Số lượng ca mắc chứng hoang tưởng hóa sói thấp được ghi nhận rất thấp trong vòng 150 năm qua.
wiki
Honey Ogundeyi
Oyindamola Honey Ogundeyi là người sáng lập Fashpa.com, một trang thương mại điện tử Nigeria chuyên thiết kế và bán sản phẩm trực tuyến và tại cửa hàng và cũng bán các nhãn hiệu thời trang và phong cách sống từ thị trường quốc tế cho Nigeria. Cô đã ra mắt một vlog doanh nhân có tên "Side Hustle to Empire" vào năm 2017, nơi cô đưa ra lời khuyên về cách cô bắt đầu và điều hành doanh nghiệp của mình. Giáo dục. Cô bắt đầu giáo dục trung học của mình tại trường cao đẳng Queens Yaba, Lagos và hoàn thành chương trình giáo dục trung học của mình tại trường cao đẳng Alexandra ở Dublin, Ireland. Sau đó, cô tiếp tục đến Đại học Birmingham và tốt nghiệp Cử nhân Quản lý và Chính sách công. Sự nghiệp. Ogundeyi là một công ty liên kết với Tập đoàn UBA từ năm 2004 đến 2006. Sau đó, cô làm việc cho các công ty bao gồm McKinsey & Company, nơi cô làm việc tư vấn tại Brussels và Johannesburg. Sau khi làm việc với McKinsey & Company, cô đã làm việc với Ericsson với tư cách là Giám đốc quản lý thương hiệu cho khu vực châu Phi hạ Sahara và sau đó chuyển sang Google làm Giám đốc công nghiệp. Ogundeyi ra mắt Fashpa.com vào tháng 4 năm 2014. Cô thành lập công ty sau khi không thể có được đôi giày mình muốn từ chợ Balogun ở đảo Lagos, Nigeria. Giải thưởng và giấy chứng nhận.
wiki
Honey Ogundeyi
Ogundeyi ra mắt Fashpa.com vào tháng 4 năm 2014. Cô thành lập công ty sau khi không thể có được đôi giày mình muốn từ chợ Balogun ở đảo Lagos, Nigeria. Giải thưởng và giấy chứng nhận. Năm 2016, Ogundeyi đã được Diễn đàn kinh tế thế giới liệt kê là một trong 10 nhà đổi mới hàng đầu ở châu Phi cũng như 10 thanh niên Nigeria có ảnh hưởng nhất dưới 40 tuổi về Công nghệ. Năm 2014, cô được Forbes liệt kê là một trong 10 nữ doanh nhân mới nổi nhất để theo dõi ở châu Phi. Cô cũng đã được công nhận là Đại sứ Thế giới trẻ Một đại diện cho Nigeria.
wiki
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu lâm sàng là các xét nghiệm khác nhau của nước tiểu cho mục đích chẩn đoán. Phổ biến nhất là phân tích nước tiểu (UA), một trong những phương pháp chẩn đoán y khoa phổ biến nhất. Từ này là một từ ghép trong các từ "nước tiểu" và "phân tích." Các xét nghiệm khác là nuôi cấy nước tiểu (nuôi cấy vi sinh nước tiểu) và nồng độ điện giải nước tiểu. Các thông số mục tiêu có thể được đo hoặc định lượng trong phân tích nước tiểu bao gồm kiểm tra bằng mắt thường (tổng) để phân tích màu sắc và mùi cộng với nhiều chất và tế bào, cũng như các tính chất khác, chẳng hạn như trọng lượng riêng. Một phần của phân tích nước tiểu có thể được thực hiện bằng cách sử dụng que thử nước tiểu, trong đó kết quả xét nghiệm có thể được đọc khi thay đổi màu sắc. Một phương pháp khác là chụp hiển vi ánh sáng của mẫu nước tiểu. Thông số mục tiêu. Kết quả xét nghiệm nước tiểu phải luôn được diễn giải bằng cách sử dụng phạm vi tham chiếu được cung cấp bởi phòng thí nghiệm thực hiện xét nghiệm hoặc sử dụng thông tin được cung cấp bởi nhà sản xuất thiết bị / dải thử nghiệm. Ngoài các chất được đề cập trong bảng dưới đây, các thử nghiệm khác bao gồm mô tả về màu sắc và hình thức.. Màu. Sau đây là các ví dụ về nguyên nhân thay đổi màu sắc (không phải là một danh sách đầy đủ). Mùi.
wiki
Xét nghiệm nước tiểu
Màu. Sau đây là các ví dụ về nguyên nhân thay đổi màu sắc (không phải là một danh sách đầy đủ). Mùi. Mùi của nước tiểu thường có thể thay đổi từ không mùi (khi rất nhạt và loãng) đến mùi mạnh hơn nhiều khi người bị mất nước và nước tiểu cô đặc. Những thay đổi ngắn gọn về mùi thường chỉ đơn thuần là thú vị và không có ý nghĩa về mặt y tế. (Ví dụ: mùi bất thường nhiều người có thể phát hiện sau khi ăn măng tây.) Nước tiểu của bệnh nhân tiểu đường trải qua nhiễm toan keto (nước tiểu chứa hàm lượng ketone cao) cũng có thể có mùi bất thường.
wiki
Dirang Moloi
Dirang Moloi Dirang Moloi (sinh ngày 28 tháng 11 năm 1985) là một cầu thủ bóng đá người Botswana, thi đấu cho CHDC câu lạc bộ Congo CS Don Bosco ở Linafoot. Sự nghiệp. Moloi bắt đầu sự nghiệp 2005 cùng với Notwane FC ở Gaborone. Sau 4,5 năm anh rời Notwane và ký hợp đồng cho Mochudi Centre Chiefs. Năm 2010 tiền vệ này được cho mượn đến Vasco da Gama của Premier Soccer League ở Nam Phi. Vào tháng 4 năm 2011 anh trở lại Mochudi Centre Chiefs. Năm 2017, anh ký hợp đồng với Gaborone United tại Giải bóng đá ngoại hạng Botswana. Quốc tế. Moloi đá 11 trận cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Botswana.
wiki
Ian Frazer
Ian Frazer Ian Frazer (sinh ngày 6 tháng 1 năm 1953 tại Glasgow, Scotland) là bác sĩ nghiên cứu miễn dịch học, nổi tiếng nhờ công trình nghiên cứu tìm vaccine chống siêu vi trùng HPV, nguyên nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung. Ông dược trao giải thưởng người Úc của năm 2006. Ông Fraser tu nghiệp y khoa, chuyên khoa miễn nhiễm học tại Edinburgh. Di cư sang thành phố Melbourne nước Úc năm 1980 và năm 1985 lên dạy tại Đại học Queensland, sau đó làm viện trưởng viện nghiên cứu miễn nhiễm và ung thư của nhà thương Princess Alexandra.
wiki
Eviota rubrisparsa
Eviota rubrisparsa Eviota rubrisparsa là một loài cá biển thuộc chi "Eviota" trong họ Cá bống trắng. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 2010. Từ nguyên. Từ "rubrisparsa" trong danh pháp của "E. rubrisparsa" được ghép từ 2 âm tiết trong tiếng Latinh: "rubrum" ("màu đỏ") và "sparsus" ("lắc rắc"), ám chỉ những chấm đỏ li ti rải rác trên thân của loài cá này. Phạm vi phân bố và môi trường sống. "E. rubrisparsa" có phạm vi phân bố chủ yếu ở Tây Thái Bình Dương. Chúng được tìm thấy ở vùng biển các đảo Flores, đảo Alor và Tây Papua (Indonesia); quần đảo D'Entrecasteaux và New Britain (Papua New Guinea); và quần đảo Solomon. Ngoài ra, ở phía tây, "E. rubrisparsa" được ghi nhận tại đảo Giáng Sinh (Đông Nam Ấn Độ Dương). Mẫu vật của "E. rubrisparsa" được thu thập gần các rạn san hô ở độ sâu khoảng từ 4 đến 28 m. Mô tả. Chiều dài cơ thể tối đa được ghi nhận ở "E. rubrisparsa" là 2 cm. Cơ thể trong mờ, có màu xám lốm đốm những chấm nhỏ màu đỏ. Một sọc bên dưới da có màu trắng, nằm phía trên cột sống, bị cắt đoạn bởi những vạch ngang màu đỏ. Một đốm màu đỏ cam trên nắp mang. Số gai ở vây lưng: 7; Số tia vây ở vây lưng: 9 - 10; Số gai ở vây hậu môn: 1; Số tia vây ở vây hậu môn: 8 - 9; Số tia vây ở vây ngực: 16 - 19.
wiki
Vũ khí hạt nhân
Vũ khí hạt nhân (tên tiếng Anh: "nuclear weapon") là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà năng lượng của nó do các phản ứng phân hạch hạt nhân hoặc phản ứng hợp hạch gây ra. Một vũ khí hạt nhân nhỏ nhất có sức công phá lớn hơn bất kỳ vũ khí quy ước nào. Vũ khí có sức công phá tương đương với 30.000-300.000 tấn thuốc nổ có thể phá hủy hoàn toàn một thành phố. Nếu sức công phá là 1 triệu tấn thì có thể phá hủy 1 vùng với bán kính 100 - 160 km. Vũ khí hạt nhân lần đầu tiên được sử dụng vào giai đoạn cuối Thế chiến II khi Không quân Hoa Kỳ thả một quả bom phân hạch có biệt danh là "Little Boy" xuống thành phố Hiroshima. Ba ngày sau, Không quân Hoa Kỳ tiếp tục thả một quả bom phân hạch có biệt danh là "Fat Man" xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản. Những vụ ném bom này đã khiến khoảng 200.000 người thiệt mạng. Kể từ vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, vũ khí hạt nhân liên tục được kích nổ hơn hai nghìn lần để thử nghiệm và phô trương sức mạnh quân sự. Các quốc gia được biết là từng kích nổ vũ khí hạt nhân và thừa nhận sở hữu chúng là Hoa Kỳ, Liên Xô (sau này là Nga), Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bắc Triều Tiên. Một số quốc gia có thể đã sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng không được công nhận là Đức, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ và Hà Lan , Israel. Nam Phi là quốc gia duy nhất đã tự phát triển và sau đó từ bỏ vũ khí hạt nhân. Lịch sử vũ khí hạt nhân.
wiki
Vũ khí hạt nhân
Lịch sử vũ khí hạt nhân. Những vũ khí hạt nhân đầu tiên được Hoa Kỳ chế tạo cùng với sự giúp đỡ của Anh Quốc và Canada trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đó là một phần của dự án Manhattan tối mật. Lúc đầu, việc chế tạo vũ khí hạt nhân là sự lo sợ Đức Quốc xã có thể chế tạo và sử dụng trước quân đội Đồng minh. Nhưng cuối cùng thì 2 thành phố của Nhật Bản là Hiroshima và Nagasaki lại là nơi chịu đựng sức tàn phá của những quả bom nguyên tử đầu tiên vào năm 1945. Liên Xô cũng đẩy mạnh Dự án vũ khí hạt nhân và chế tạo, thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên vào năm 1949. Cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều phát triển vũ khí hạt nhân nhiệt hạch vào những năm giữa của thập niên 1950. Việc phát minh ra các tên lửa hoạt động ổn định vào những năm 1960 đã làm cho khả năng mang các vũ khí hạt nhân đến bất kỳ nơi nào trên thế giới trong một thời gian ngắn trở thành hiện thực. Hai siêu cường quốc của Chiến tranh Lạnh đã chấp nhận một chiến dịch hạn chế việc chạy đua vũ khí hạt nhân nhằm duy trì nền hòa bình mong manh thời điểm đó.
wiki
Vũ khí hạt nhân
Vũ khí hạt nhân từng là biểu tượng cho sức mạnh quân sự và sức mạnh quốc gia. Việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân thường để kiểm tra các thiết kế mới cũng như là gửi các thông điệp chính trị. Một số quốc gia khác cũng phát triển vũ khí hạt nhân trong thời gian này, đó là Anh Quốc, Pháp, Trung Quốc. Năm thành viên của "hiệp hội các nước có vũ khí hạt nhân" đồng ý một thỏa hiệp hạn chế việc phổ biến vũ khí hạt nhân ở các quốc gia khác mặc dù có ít nhất hai nước (Ấn Độ, Cộng hòa Nam Phi) đã chế tạo thành công và 1 nước (Israel) có thể đã phát triển vũ khí hạt nhân vào thời điểm đó. Vào đầu những năm 1990, Các nước cộng hòa của Liên bang Xô viết nước kế thừa Nga trước đây là Liên Xô cùng với Hoa Kỳ cam kết giảm số đầu đạn hạt nhân dự trữ để gia tăng sự ổn định quốc tế. Mặc dù vậy, việc phổ biến vũ khí hạt nhân vẫn tiếp tục. Pakistan thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên của họ vào năm 1998, CHDCND Triều Tiên công bố đã phát triển vũ khí hạt nhân vào năm 2004. Vũ khí hạt nhân là một trong những vấn đề trọng tâm của các căng thẳng về chính trị quốc tế và vẫn đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề xã hội từ khi nó được khởi đầu từ những năm 1940. Vũ khí hạt nhân thường được coi là biểu tượng phi thường của con người trong việc sử dụng sức mạnh của nhân tạo để hủy diệt chính con người. Các loại vũ khí hạt nhân.
wiki
Vũ khí hạt nhân
Các loại vũ khí hạt nhân. Vũ khí hạt nhân đơn giản là lấy năng lượng từ quá trình phân hạch (còn gọi là "phân rã hạt nhân"). Một vật liệu có khả năng phân rã được lắp ráp vào 1 khối lượng tới hạn, trong đó khởi phát 1 phản ứng dây chuyền và phản ứng đó gia tăng theo tốc độ của hàm mũ, giải thoát 1 nguồn năng lượng khổng lồ. Quá trình này được thực hiện bằng cách bắn 1 mẫu vật liệu chưa tới hạn này vào 1 mẫu vật liệu chưa tới hạn khác để tạo ra 1 trạng thái gọi là siêu tới hạn. Khó khăn chủ yếu trong việc thiết kế tất cả các vũ khí hạt nhân là đảm bảo một phần chủ yếu các nhiên liệu được dùng trước khi vũ khí tự phá hủy bản thân nó. Thông thường vũ khí như vậy được gọi là bom nguyên tử, còn gọi là bom A. Các loại vũ khí cao cấp hơn thì lấy năng lượng nhiều hơn từ quá trình nhiệt hạch (còn gọi là "tổng hợp hạt nhân"). Trong loại vũ khí này, bức xạ nhiệt từ vụ nổ phân rã hạt nhân được dùng để nung nóng và nén đầu mang triti, deuteri, hoặc lithi, từ đó xảy ra phản ứng nhiệt hạch với năng lượng được giải thoát lớn hơn rất nhiều. Thông thường vũ khí như vậy được gọi là bom khinh khí, còn gọi là bom hydro, bom H hay bom nhiệt hạch. Nó có thể giải thoát 1 năng lượng lớn hơn hàng ngàn lần so với bom nguyên tử.
wiki
Vũ khí hạt nhân
Người ta còn tạo ra các vũ khí tinh vi hơn cho một số mục đích đặc biệt. Vụ nổ hạt nhân được thực hiện nhờ 1 luồng bức xạ neutron xung quanh vũ khí hạt nhân, sự có mặt của các vật liệu phù hợp (như coban hoặc vàng) có thể gia tăng độ ô nhiễm phóng xạ. Người ta có thể thiết kế vũ khí hạt nhân có thể cho phép neutron thoát ra nhiều nhất; những quả bom như vậy được gọi là "bom neutron". Về lý thuyết, các vũ khí phản vật chất, trong đó sử dụng các phản ứng giữa vật chất và phản vật chất, không phải là vũ khí hạt nhân nhưng nó có thể là 1 vũ khí với sức công phá cao hơn cả vũ khí hạt nhân. Ảnh hưởng của vụ nổ hạt nhân. Năng lượng từ vụ nổ vũ khí hạt nhân thoát ra ở bốn loại sau đây: Lượng năng lượng giải thoát của từng loại phụ thuộc vào thiết kế của vũ khí và môi trường mà vụ nổ hạt nhân xảy ra. Bức xạ dư là năng lượng được giải thoát sau vụ nổ, trong khi các loại khác thì được giải thoát ngay lập tức. Năng lượng được giải thoát bởi vụ nổ bom hạt nhân ("bom nguyên tử") được đo bằng kiloton hoặc megaton - tương đương với hàng ngàn và hàng triệu tấn thuốc nổ TNT (tri-nitro-toluen). Vũ khí phân hạch đầu tiên có sức công phá đo được là vài ngàn kiloton, trong khi vụ nổ bom khinh khí lớn nhất đo được là 57 megaton. Trên thực tế vũ khí hạt nhân có thể tạo ra các sức công phá khác nhau, từ nhỏ hơn 1 kiloton ở các vũ khí hạt nhân cầm tay như súng cối Davy crockett của Hoa Kỳ cho đến 57 megaton như Bom Sa hoàng (Tsar-Bomba) của Liên Xô (vào ngày 30/10/1961).
wiki
Vũ khí hạt nhân
Hiệu ứng quan trọng nhất của vũ khí hạt nhân là áp lực và bức xạ nhiệt có cơ chế phá hủy giống như các vũ khí quy ước. Sự khác biệt cơ bản là vũ khí hạt nhân có thể giải thoát 1 lượng lớn năng lượng tại 1 thời điểm. Tàn phá chủ yếu của bom hạt nhân không liên quan trực tiếp đến quá trình hạt nhân giải thoát năng lượng mà liên quan đến sức mạnh của vụ nổ. Mức độ tàn phá của ba loại năng lượng đầu tiên khác nhau tùy theo kích thước của bom. Bức xạ nhiệt suy giảm theo khoảng cách chậm nhất, do đó, bom càng lớn thì hiệu ứng phá hủy do nhiệt càng mạnh. Bức xạ ion bị suy giảm nhanh chóng trong không khí, nên nó chỉ nguy hiểm đối với các vũ khí hạt nhân hạng nhẹ. Áp lực suy giảm nhanh hơn bức xạ nhiệt nhưng chậm hơn bức xạ ion. Phóng vũ khí hạt nhân. Thuật ngữ vũ khí hạt nhân chiến lược được dùng để chỉ các vũ khí lớn với các mục tiêu phá hủy lớn như các thành phố. Vũ khí hạt nhân chiến thuật là các vũ khí hạt nhân nhỏ hơn được dùng để phá hủy các mục tiêu quân sự, viễn thông hoặc cơ sở hạ tầng. Theo tiêu chuẩn hiện đại thì các quả bom ném xuống Hiroshima và Nagasaki vào năm 1945 có thể được coi là các vũ khí hạt nhân chiến thuật (sức công phá là 13 và 22 kiloton), mặc dù, các vũ khí hạt nhân chiến thuật nhẹ hơn và nhỏ hơn đáng kể. Các phương pháp phóng vũ khí hạt nhân là: Bom hấp dẫn.
wiki
Vũ khí hạt nhân
Các phương pháp phóng vũ khí hạt nhân là: Bom hấp dẫn. Không 1 vũ khí hạt nhân nào đủ tiêu chuẩn là "bom gỗ" - đó là từ lóng mà quân đội Hoa Kỳ dùng để chỉ một loại bom hoàn thiện, không phải bảo hành sửa chữa, không nguy hiểm dưới mọi điều kiện trước khi cho nổ. "Bom hấp dẫn" là loại bom được thiết kế để được thả xuống từ các máy bay. Yêu cầu của loại bom này là phải chịu được các dao động và thay đổi về nhiệt độ và áp suất của không khí. Lúc đầu, các vũ khí thường có một cái chốt an toàn ở trạng thái đóng trong quá trình bay. Chúng phải thỏa mãn các yêu cầu về độ ổn định để tránh các vụ nổ hoặc rơi bất ngờ có thể xảy ra. Rất nhiều loại vũ khí có 1 thiết bị đóng ngắt để khởi động quá trình nổ. Các vũ khí hạt nhân của Mỹ thỏa mãn các tiêu chuẩn an toàn nói trên sẽ được ký hiệu bởi chữ cái "B", và tiếp theo (không có dấu nối) là các ký hiệu vật lý cần thiết. Ví dụ bom "B61" là một loại bom như vậy, được Mỹ chế tạo rất nhiều và lưu trữ trong các kho chứa đạn dược trong nhiều thập kỷ. Có nhiều kỹ thuật ném bom như thả bom tự do trong không khí, thả bom bằng dù với cơ chế cho nổ chậm để máy bay ném bom có thời gian thoát khỏi vùng nguy hiểm khi bom nổ.
wiki
Vũ khí hạt nhân
Có nhiều kỹ thuật ném bom như thả bom tự do trong không khí, thả bom bằng dù với cơ chế cho nổ chậm để máy bay ném bom có thời gian thoát khỏi vùng nguy hiểm khi bom nổ. Những quả bom hấp dẫn đầu tiên chỉ có thể được mang bằng Boeing B-29 Superfortress. Thế hệ bom tiếp theo vẫn rất lớn và nặng, chỉ có các pháo đài bay B-52, máy bay ném bom lớn V mới có thể mang được. Nhưng vào giữa những năm 1950, người ta có thể chế tạo được các vũ khí nhỏ, nhẹ hơn và có thể được mang bằng các máy bay chiến đấu kiêm ném bom bình thường. Tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân. Các tên lửa đạn đạo là các tên lửa có chất nổ, được máy tính hoặc người điều khiển, sau khi phóng thì chúng chỉ chịu ảnh hưởng của lực hấp dẫn và lực cản của không khí gây ra. Tên lửa đạn đạo dùng để mang các đầu đạn với tầm xa từ vài chục cho đến vài trăm km. Các tên lửa đạn đạo liên lục địa hoặc các tên lửa đạn đạo vượt đại châu được phóng từ các tàu ngầm có thể theo các lộ trình dưới quỹ đạo hoặc quỹ đạo với tầm xa xuyên lục địa. Các tên lửa đầu tiên chỉ có thể mang 1 đầu đạn, thường với sức công phá khoảng megaton. Các tên lửa như vậy yêu cầu phải có khả năng hoạt động với tính chính xác rất cao để đảm bảo phá hủy mục tiêu.
wiki
Vũ khí hạt nhân
Từ những năm 1970, các tên lửa đạn đạo hiện đại được phát triển với khả năng nhắm tới mục tiêu với độ chính xác cao hơn nhiều. Điều này làm cho 1 tên lửa, trong 1 lần phóng, có thể mang đến hơn 10 đầu đạn và nhắm tới các mục tiêu độc lập với nhau. Mỗi đầu đạn có thể có sức công phá vài kiloton. Đây là 1 điểm mạnh quan trọng của tên lửa đạn đạo có nhiều đầu đạn. Nó không chỉ cho phép phá hủy các mục tiêu khác nhau, độc lập với nhau mà còn có thể cùng công phá 1 mục tiêu theo kiểu bủa vây hoặc có thể tác chiến với các vũ khí chiến thuật khác để vô hiệu hóa tất cả các hệ thống phòng thủ của đối phương. Vào những năm 1970, Liên Xô công bố kế hoạch nhằm chế tạo ra các tên lửa đạn đạo nhiều đầu đạn. Số tên lửa như vậy đủ lớn để cứ mỗi 19 giây - 3 phút thì phóng 1 tên lửa tới các thành phố lớn của nước Mỹ, và việc đó có thể được thực hiện liên tục trong 1 giờ đồng hồ. Tên lửa mang đầu đạn ở trong các kho lưu trữ đạn được của Hoa Kỳ được ký hiệu bằng chữ "W" ở đầu, ví dụ "W61" có các tính chất như "B61" nói ở trên nhưng có các yêu cầu về môi trường khác hẳn. Tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân.
wiki
Vũ khí hạt nhân
Tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân. Tên lửa hành trình có thể mang đầu đạn hạt nhân, bay ở độ cao rất thấp, khoảng cách ngắn và được dẫn đường bởi các hệ thống điều khiển bên trong hoặc bên ngoài (như Hệ thống Định vị Toàn cầu - GPS) làm cho chúng khó có thể bị đối phương phát hiện và ngăn chặn. Tên lửa hành trình mang được trọng lượng nhỏ hơn tên lửa đạn đạo rất nhiều nên sức công phá của đầu đạn mà nó mang thường là nhỏ. Tên lửa hành trình không thể mang nhiều đầu đạn nên không thể công phá nhiều mục tiêu. Mỗi tên lửa như vậy chỉ mang 1 đầu đạn mà thôi. Tuy nhiên, do gọn nhẹ nên tên lửa hành trình quy ước có thể được phóng đi từ các bệ phóng di động trên mặt đất, từ các chiến hạm hoặc từ các máy bay chiến đấu. Tên của các đầu đạn dành cho tên lửa hành trình của Mỹ không khác biệt với tên của các đầu đạn dành cho tên lửa đạn đạo. Các phương pháp khác.
wiki
Vũ khí hạt nhân
Các phương pháp khác. Các phương pháp mang đầu đạn hạt nhân khác gồm súng cối, mìn, bom phá tàu ngầm, ngư lôi... Vào những năm 1950, Hoa Kỳ còn phát triển một loại đầu đạn hạt nhân với mục đích phòng không có tên là Nike Hercules. Sau đó, nó được phát triển thành loại tên lửa chống tên lửa đạn đạo với đầu đạn lớn hơn. Phần lớn các vũ khí hạt nhân phòng không đều không được dùng vào cuối những năm 1960, các bom phá tàu ngầm không được dùng vào năm 1990. Tuy vậy, Liên Xô (và sau đó là Nga) vẫn tiếp tục duy trì tên lửa chống tên lửa đạn đạo với đầu đạn hạt nhân. một loại vũ khí chiến thuật nhỏ, nhẹ, 2 người mang (thường hay bị gọi nhầm là bom xách tay) cũng khá phổ biến mặc dù nó không chính xác và không tiện lợi lắm. Xem danh sách vũ khí hạt nhân để biết thiết kế các loại vũ khí hạt nhân. Sở hữu, kiểm soát và luật pháp về vũ khí hạt nhân. Hơn 2000 vụ nổ hạt nhân sau đó là do việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân, chủ yếu là do các quốc gia sau đây thực hiện: Hoa Kỳ, Liên Xô, Pháp, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan. Hiện có 1 hiệp ước quốc tế để chống việc phổ biến vũ khí hạt nhân là Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, hay được biết đến với tên NPT (viết tắt của tên tiếng Anh: "Nuclear Non-Proliferation Treaty").
wiki
Vũ khí hạt nhân
Các nước hiện nay công bố đang sở hữu vũ khí hạt nhân là Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và CHDCND Triều Tiên. Thêm vào đó, Israel luôn được cộng đồng quốc tế cho là sở hữu bom hạt nhân mặc dù nước này chưa bao giờ chính thức khẳng định hay phủ định. Iran và Syria bị Hoa Kỳ cáo buộc là có sở hữu vũ khí hạt nhân. Có 4 quốc gia từng sở hữu vũ khí hạt nhân nhưng đã từ bỏ: Kazakhstan, Belarus và Ukraina từng sở hữu một số lớn đầu đạn hạt nhân cũ từ thời Liên Xô, tuy nhiên cả ba quốc gia đã giao nộp lại cho Nga và ký vào NPT. Nam Phi cũng từng sản xuất ít nhất 6 quả bom hạt nhân vào những năm 1980 nhưng đã phá hủy chúng vào đầu thập kỉ 1990 của thế kỉ trước và tham gia NPT. Có 5 quốc gia không tự sở hữu và sản xuất vũ khí hạt nhân nhưng đang được chia sẻ bởi Hoa Kỳ, đó là Bỉ, Đức, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan. Trước đây, Canada và Hy Lạp cũng tham gia chương trình này. Các quốc gia này được Hoa Kỳ chia sẻ vũ khí hạt nhân (quyền sở hữu vẫn thuộc Hoa Kỳ) để sử dụng cho huấn luyện và tác chiến trong các chiến dịch của NATO. Cơ quan quốc tế của Liên Hợp Quốc giám sát các vấn đề liên quan tới vũ khí hạt nhân là Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA.
wiki
Arthur Ashkin
Arthur Ashkin (sinh ngày 2 tháng 9 năm 1922 - mất ngày 21 tháng 9 năm 2020) là một nhà khoa học người Mỹ và là người đoạt giải Nobel, từng làm việc tại Bell Laboratories và Lucent Technologies. Ông bắt đầu công việc của mình về thao tác vi hạt với ánh sáng laser vào cuối những năm 1960, kết quả là phát minh ra nhíp quang học vào năm 1986. Ông cũng đi tiên phong trong quá trình bẫy quang mà cuối cùng được sử dụng để thao tác nguyên tử, phân tử và tế bào sinh học. Hiện tượng chính là áp suất ánh sáng; áp suất này có thể được phân tích thành các lực phân tán và gradient quang học. Ashkin đã được nhiều người coi là cha đẻ của lĩnh vực nhíp quang học, nhờ đó mà ông được trao giải Nobel Vật lý năm 2018. Ông nhận được một nửa số tiền của giải Nobel, một nửa giải thưởng sẽ được trao cho nhà vật lý người Mỹ Arthur Ashkin cho phát minh ra nhíp quang học, công cụ cho phép dùng ánh sáng để tác động tới các hạt vật chất cực nhỏ. Một nửa còn lại sẽ được chia đều cho nhà vật lý người Pháp Gérard Mourou và nhà nữ vật lý người Canada Donna Strickland cho công trình nghiên cứu cách tạo ra các xung laser bước sóng siêu ngắn nhưng có năng lượng cực kỳ lớn. Cuộc sống và sự nghiệp. Arthur Ashkin sinh ra ở Brooklyn, New York, vào năm 1922 và lớn lên ở đó.
wiki
Arthur Ashkin
Cuộc sống và sự nghiệp. Arthur Ashkin sinh ra ở Brooklyn, New York, vào năm 1922 và lớn lên ở đó. Bố mẹ anh là Isadore và Anna Ashkin. Anh có hai anh chị em ruột, một anh trai, Julius, cũng là một nhà vật lý, và một em gái, Ruth. Một anh chị lớn tuổi, Gertrude, qua đời khi còn trẻ. Ngôi nhà của gia đình ở Brooklyn, New York, tại số 983 đường E 27. Gia đình ông là người Do thái. Isadore đã di cư đến Hoa Kỳ từ Odessa, Ukraine ở tuổi 19. Anna, năm tuổi trẻ hơn, cũng đến từ Ukraine (trong trường hợp của cô Galicia). Trong vòng một thập kỷ sau khi hạ cánh ở New York, Isadore đã trở thành công dân Hoa Kỳ và đang điều hành một phòng thí nghiệm nha khoa tại 139 phố Delancey ở Manhattan.
wiki
Thế cờ Lucena
Thế cờ Lucena () hay Thế trận Lucena là một trong những thế cờ nổi tiếng và quan trọng nhất trong lý thuyết tàn cuộc cờ vua, với một bên có một Xe và một Tốt và bên phòng thủ (bên yếu hơn, trong hình là bên Đen) có một Xe. Đây là hình thế căn bản của Xe và Tốt chống Xe, một dạng tàn cuộc. Nếu bên hơn Tốt có thể đạt tới thế trận này, bên đó sẽ chiến thắng (nếu chơi đúng). Hầu hết dạng tàn cuộc Xe và Tốt chống Xe đều sẽ đạt tới thế cờ Lucena hoặc thế cờ Philidor nếu cả hai bên chơi chính xác . Bên hơn Tốt sẽ cố gắng đạt tới thế cờ Lucena để giành chiến thắng; còn bên yếu hơn sẽ nỗ lực đạt tới thế cờ Philidor để thủ hòa. Thế cờ này được đặt theo tên của kỳ thủ người Tây Ban Nha Luis Ramirez de Lucena, mặc dù ông không phân tích hay công bố tài liệu nào về nó. Giới thiệu.
wiki
Thế cờ Lucena
Thế cờ này được đặt theo tên của kỳ thủ người Tây Ban Nha Luis Ramirez de Lucena, mặc dù ông không phân tích hay công bố tài liệu nào về nó. Giới thiệu. Thế cờ Lucena được đặt theo tên của kỳ thủ người Tây Ban Nha Luis Ramírez de Lucena, dù vậy có đôi chút gì đó nhầm lẫn, bởi vì thế cờ này trên thực tế không có mặt trong quyển sách về cờ vua "Repetición de Amores e Arte de Axedrez" (1497) của ông. Nó có xuất hiện, tuy nhiên là trong cuốn "Il Puttino" (1634) của Alessandro Salvio . Dù vậy "Il Puttino" (đứa trẻ nhỏ) là cái tên được biết đến nhiều hơn như là biệt danh của kỳ thủ Leonardo da Cutri. Salvio cho nó là của Scipione Genovino Có khả năng đó là lỗi phát sinh từ ấn bản thứ sáu của cuốn "Handbuch des Schachspiels", trong đó biên tập viên Constantin Schwede đã soạn tên không chính xác thế cờ thành "Lucena 96", đó có thể là kết quả của sự nhầm lẫn từ tài liệu tham khảo trong tác phẩm "Das Schachspiel des XVI. Jahrhunderts" của Antonius van der Linde năm 1874.
wiki