title
stringlengths 1
228
| content
stringlengths 1
2k
| source
stringclasses 4
values |
---|---|---|
Viva la Vida or Death and All His Friends | Bối cảnh.
Vào tháng 10 năm 2006, hai tuần sau khi tay bass Guy Berryman đón chào đứa con gái đầu lòng của mình, khiến anh trở thành thành viên thứ ba của nhóm có con; Guy phát biểu trước truyền thông rằng ban nhạc đang trong giai đoạn nghỉ năm năm. Đứa bé mới ra đời, và thực tế thì Coldplay cũng chẳng có lịch trình cho bất kỳ một chuyến lưu diễn hay buổi thu âm nào trong khoảng thời gian này, khiến cho những người hâm mộ tự hỏi liệu album mới của nhóm sẽ có thể phát hành cho đến tận năm 2010 không. Xua tan những hoài nghi đó, Ambrosia Healy, phát ngôn viên của Capitol Records đã gửi một email tới MTV rằng sẽ không có sự gián đoạn áp đặt nào cả. Tuy nhiên, cô cũng nói rõ rằng Coldplay đang thực sự "tận hưởng một khoảng thời gian nghỉ dài xứng đáng", và không có thời gian biểu nào cho việc theo dõi album thứ ba của nhóm "X&Y".
Việc thực hiện album sẽ bắt đầu vào tháng 11 năm 2006 và chỉ bị gián đoạn bởi chuyến lưu diễn Latin America Tour tháng 3 năm 2007.
Thu âm. | wiki |
Viva la Vida or Death and All His Friends | Nhà sản xuất thu âm và nhạc sĩ nhạc điện tử người Anh Brian Eno đã đảm nhận công việc sản xuất album. Sau chuyến lưu diễn ở Mỹ Latin, Coldplay chuyển đến "The Bakery" để bắt tay vào việc thực hiện album. Các bài hát viết trong thời gian của họ ở phòng thu được miêu tả là ca từ "trừu tượng hơn, nhiều hình ảnh chân thực hơn" và âm nhạc thì "ít thẳng thắn, khôn khéo hơn". Ngoài ra Martin muốn chuyển đổi từ chất giọng thương hiệu falsetto của mình sang một chất giọng thấp hơn. Điều này đã thể hiện trong "Yes", nơi dấu nét chính trong nguồn cảm hứng Velvet Underground của bài hát chính là cao độ giọng hát của Chris ở mức thấp nhất từ trước đến nay, điều này do Brian Eno đề xuất để làm âm thanh trong mỗi bài hát của album mang màu sắc khác biệt. Trong một cuộc phỏng vấn với MTV, tay trống Will Champion phát biểu: "Một trong những vấn đề chính mà chúng tôi đang cố tập trung sửa đổi ở bản thu âm này là thay đổi bản sắc giọng hát, bởi Chris có một chất giọng rất dễ nhận biết". Coldplay đã tạo nên một sự chú ý ở những ảnh hưởng Tây Ban Nha sau khi thu âm ở một số nhà thờ và ở những nước nói tiếng Tây Ban Nha như Mexico ở Bắc Mỹ và Tây Ban Nha ở châu Âu, chẳng hạn như Barcelona. Tuy nhiên điểm nhấn ở đây là ảnh hưởng đó không có trong bất kì âm thanh riêng biệt nào nhưng lại tạo nên cảm giác chung ở các bài hát một cách tổng thể. Trên trang web của nhóm, ban nhạc cũng đã miêu tả việc đưa âm hưởng guitar và thiết bị thu âm cơ bản đến các nhà thờ và thử nghiệm với những loại âm thanh đặc | wiki |
Viva la Vida or Death and All His Friends | chung ở các bài hát một cách tổng thể. Trên trang web của nhóm, ban nhạc cũng đã miêu tả việc đưa âm hưởng guitar và thiết bị thu âm cơ bản đến các nhà thờ và thử nghiệm với những loại âm thanh đặc biệt. | wiki |
Viva la Vida or Death and All His Friends | Trong suốt quá trình thu âm album, Coldplay đã liên lạc với người hâm mộ thông qua trang web của ban nhạc. Nhóm đã viết nhạc cho "Famous Old Painters" và "Glass of Water" cuối năm 2007 và nhóm đang xem xét cho cả hai bài hát vào album nhưng không được các nhà sản xuất đón nhận, mặc dù vậy sau này nhóm đã thêm hai ca khúc vào danh sách bài hát thay thế của EP Prospekt's March. Album tiếp tục bị trì hoàn lâu hơn, nhưng một bài viết thông báo vào tháng 12 năm 2007 đã đưa ra dấu hiệu rằng giai đoạn thu âm gần như hoàn tất. Bài viết được ký chữ "Prospekt" càng làm tăng thêm tin đồn rằng đây sẽ là tiêu đề của album. Trong khi ban nhạc hoàn thiện thêm hai bài hát ("Lovers in Japan" và "Strawberry Swing"), nhóm phủ nhận rằng tên album được đặt là "Prospekt". Martin còn tiết lộ rằng anh đã đọc rất nhiều cuốn tiểu thuyết của Charles Dickens trong quá trình thu âm, việc này góp phần đưa hình ảnh gây hiệu ứng thị giác mạnh vào những ca khúc như Violet Hill" và "Cemeteries of London". Trong một buổi phỏng vấn cho kênh truyền hình Latin Mỹ Boomerang năm 2010, Chris nói rằng một nguồn cảm hứng lớn cho quá trình thu âm là tiểu thuyết "Những người khốn khổ", chẳng hạn như trên Viva la Vida có ghi chú những chủ đề cách mạng Pháp của cuốn sách trên. | wiki |
Viva la Vida or Death and All His Friends | Khi được hỏi vì sao "Lovers in Japan" có một bài hát bổ sung, tay bass Guy Berryman giải thích rằng ban nhạc không thể dàn xếp lý trí của họ, bởi vì nhóm đã thảo luận rằng họ không hề muốn có thêm một ca khúc vào album, và thay vào đó họ muốn giữ cho album thật ngắn gọn với tổng cộng mười bài hát (và thời lượng dự kiến dưới 42 phút). Champion tiếp tục, "chúng tôi chỉ ưa thích có càng ít tiêu đề và thêm nhiều chất liệu. Về mặt tổng thể album đã có hầu hết điều đó, nhưng nó lại là ngắn nhất. Chúng tôi muốn làm cho album gần như bất khả thi đối với bạn để nghe hết nó chỉ trong một lần." Ngoài ra giọng ca Chris Martin còn tiết lộ ban nhạc đã luôn muốn có một tiêu đề bài hát chỉ hai trong một. Anh nói thêm rằng lý do có hai tiêu đề trong danh sách bài hát của "Viva la Vida or Death and All His Friends" là bởi ca sĩ-người viết nhạc Mỹ Justin Timberlake đã thực hiện điều đó cho album cuối cùng của anh "FutureSex/LoveSounds" (2006). | wiki |
Viva la Vida or Death and All His Friends | Nghệ sĩ violin Davide Rossi đã hợp tác với Coldplay để thu âm tiếng đàn acoustic của anh và tiếng violin điện (sau đó có khả năng đạt mức âm nốt thấp như tiếng bass thẳng đứng, do đó tạo nên một dàn nhạc đầy đủ). Tiếng đàn của anh nổi bật trong sáu ca khúc: Viva la Vida (bài hát sử dụng tiếng đàn của anh nhiều nhất), Violet Hill, Life In Technicolor, 42, Yes và Strawberry Swing. Một số ca khúc họ thu âm với Rossi đã không bị cắt bớt cho album nhưng vẫn được phát hành trong EP Propekt March. Những bài hát đó là: Life in Technicolor ii, Rainy Day và Prospekt March.
Ngày 18 tháng 7 năm 2009, hai bài demo đầu từ phiên thu âm Viva la Vida đã rò rỉ trên mạng internet: ca khúc chưa từng nghe trước đây "Bloodless Revolution" và một phiên bản rất sớm của đĩa đơn trong Viva la Vida "Lovers in Japan". Một ngày sau đó một bài demo khác có tên gọi "St. Stephen" tiếp tục xuất hiện trên mạng. Ngày 20 tháng 7 năm 2009, sáu bài demo khác nữa bị rò rỉ: "The Fall of Man", "The Man Who Swears", "The Man Who Swears II" (thực ra chỉ là phần nửa thứ hai của "The Man Who Swears"). Ba ca khúc bị bỏ ngoài danh sách khác sau đó rò rỉ trên mạng internet: một bản nhạc khí của "Lukas" - bài hát chưa phát hành được gửi tới Natalie Imbruglia, "Solid Ground (Until The Water Floats Over)", một bài hát do ban nhạc viết nhạc và trình diễn trực tiếp năm 2006 và một bản nhạc khí của "Famous Old Painters".
Sáng tác và chủ đề. | wiki |
Viva la Vida or Death and All His Friends | Sáng tác và chủ đề.
"Viva la Vida" là một album nhạc rock, còn được mô tả cụ thể hơn như thể loại alternative rock, art rock, pop rock và indie pop. Nét đặc trưng của album còn ảnh hưởng bởi dream pop, art pop và baroque pop.
Về mặt âm nhạc, "Viva la Vida" trái ngược hẳn so với những album trước của ban nhạc. Ca khúc chủ đề sử dụng một dàn nhạc, trong khi "Lovers in Japan" nổi bật lên tiếng honky-tonk piano. "Lost!" bị ảnh hưởng bởi nhạc thổ dân, trong khi "Strawberry Swing" có sự pha trộn của nhạc Alfropop. Martin đã mô tả "Viva la Vida" giống như một hướng đi mới cho Coldplay: một cơ hội từ ba album trước của ban nhạc mà nhóm gọi là "trilogy" (bộ ba). Anh cho biết album thể hiện ít chất giọng falsetto cũng như anh cho phép cao độ giọng hát của mình thấp xuống để đạt quyền ưu tiên. Một số ca khúc, chẳng hạn như "Violet Hill" có những đoạn riff ghita bóp méo và tiếng blue trầm. | wiki |
Viva la Vida or Death and All His Friends | Album bao gồm một loạt những chủ đề khác nhau như tình yêu, chiến tranh và các cuộc cách mạng. Không giống như những album trước, "Viva la Vida" có một cách tiếp cận tổng thể hơn, nó giải quyết với ít vấn đề cá nhân hơn và nhiều vấn đề nhân đạo hơn. Những ca khúc như một phiên bản nhạc khí của "Life in Technicolor II" (mà khiến nó không vào danh sách bài hát cuối cùng), "Violet Hill" và "Death and All His Friends" nói về chiến tranh và chính trị. Martin nói rõ ca từ của "Violet Hill" là một bài bình luận trên kênh Fox News. Chris Willman ("Entertainment Weekly") cũng coi "Violet Hill" là bài hát biểu tình chống chiến tranh đầu tiên từ ban nhạc. Những ca khúc khác như track đôi "Lovers in Japan/Reign of Love" và "Yes" lại nói về sự bền bỉ và lạc quan.
Coldplay đã sử dụng những trang phục cách mạng Pháp thông qua chuyến lưu diễn "Viva la Vida Tour" và trong các video sản xuất cho đĩa đơn của album. Chris Martin nói trong một buổi phỏng vấn cho "The Sun" "Một số người nói album này rất dũng cảm - tôi lại chỉ thấy dường như chúng tôi thật may mắn". Martin còn cho biết một nguồn cảm hứng lớn cho album là cuốn sách "Những người khốn khổ" của Victor Hugo.
Những tác phẩm của The Beatles rõ ràng là một nguồn cảm hứng lớn xuyên suốt album. Ví dụ như ca khúc "Violet Hill" có liên quan đến album của Beatles "Abbey Road", điều này có thể thấy trong tiêu đề bài hát có mượn nhịp điệu từ The Beatles. Ca khúc đặt tên theo con đường tiếp giáp với "Đường Abbey" ở London.
Thiết kế đồ họa. | wiki |
Viva la Vida or Death and All His Friends | Thiết kế đồ họa.
Những bức ảnh minh họa cho "Viva la Vida or Death and All His Friends" do Coldplay và Tappin Gofton thiết kế; Tappin từng là người thiết kế bìa "X&Y" ba năm trước. Phong cách thiết kế cho album đã mất nhiều tháng trời mới hoàn thành; đầu tiên nó phát triển từ một tập hợp những bản phác thảo quy mô lớn và những bức tranh in đầy hàm ý. Những ca từ và tiêu đề bài hát được táo bạo vẽ lên các bản đồ, cuốn sách, bản sao của những bức tranh cũ, những tờ báo và các loại vật dụng đã qua sử dụng. Công việc cuối cùng là chụp hình và một vài kiểu in bổ sung do máy tính thêm vào sau đó. | wiki |
Viva la Vida or Death and All His Friends | Hầu hết các ca khúc từ album và EP "Prospekt's March" đều có một hoặc hai hình ảnh đồ họa. Trên tập sách nhỏ của album có tới chín bức tranh do ban nhạc thực hiện. Đầu tiên là bản đồ của Brazil màu xanh bao gồm một phần của ca từ trong "Glass of Water" sơn màu trắng. Tuy nhiên hình ảnh này sau được làm lại và sử dụng làm ảnh minh họa cho bìa đĩa đơn "Lost!". Bức hình thứ hai trong tập sách minh hoạ cho ca khúc "42". Bức hình bao gồm một phần trong quá trình sáng tác bài hát viết trên nền màu đỏ, cùng với một sọc màu đen bao phủ trung tâm. Bức hình thiết kế cho "Cemeteries of London" gồm có một hỉnh ảnh minh họa của London, tiêu đề bài hát và một nền màu tím hỗn độn. Một phần của ca từ được sử dụng trên đỉnh bức hình. Bức hình thiết kế cho "Reign of Love" gồm có các ca từ của bài hát vẽ trên một nền xanh lá cây. Ở giữa tập sách, hầu hết ca từ của album hiển thị chính giữa một vật thể không thể nhìn ra. Bức hình minh họa cho "Yes" bao gồm một trái tim bị xé và một dòng lời từ bài hát, "Chúa không dẫn tôi đến sự cám dỗ" ("Lord lead me not into temptation"). Bức tranh kế tiếp bức hình của bài hát có chứa ca từ của "Viva la Vida" sơn màu đen in trên nền xanh da trời, những ca từ cho ca khúc cũng xuất hiện trên bức hình. Trang cuối trong tập sách rất giản dị: một chữ số La Mã của số 7 sơn màu xanh lá cây và đỏ in trên nền vàng. Ban nhạc đã trình chiếu một số bức hình trên màn hình trong chuyến lưu diễn toàn cầu "Viva la Vida Tour" hoặc sử dụng trên những quả khí cầu lớn bên trong | wiki |
Viva la Vida or Death and All His Friends | sơn màu xanh lá cây và đỏ in trên nền vàng. Ban nhạc đã trình chiếu một số bức hình trên màn hình trong chuyến lưu diễn toàn cầu "Viva la Vida Tour" hoặc sử dụng trên những quả khí cầu lớn bên trong các địa điểm gặp gỡ. | wiki |
Viva la Vida or Death and All His Friends | Có ba trang bìa cho album. Bìa trước dành cho ấn bản chuẩn là một bức tranh của Eugène Delacroix, có tên "Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân", được thay đổi một chút cho bìa bằng cách sử dụng một chiếc bút lông sơn trắng để vẽ "VIVA LA VIDA". Bìa in cho EP "Prospekt's March" cũng sử dụng dòng chữ tương tự một lần nữa nhưng sơn màu vàng và to hơn trên một nền đen trơn. Bìa cho EP Prospekt's March bao gồm một bức tranh khác của Eugène Delacroix ("Trận Poitiers"), và có dòng "Prospekt's March" vẽ trên bức tranh tương tự như cách "Viva la Vida" vẽ trên bức "Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân" cho bìa album chuẩn. Bìa sử dụng cho ấn bản "Asian Tour" có chữ "VIVA" sơn sọc đỏ đen đối lập với nền trắng. Bức tranh tương tự này từng được sử dụng làm ảnh đại diện cho trang web chính thức của Coldplay trong một thời gian, nó do ban nhạc tạo ra và do tay trống Will Champion sơn trên tường của phòng thu gọi là "The Bakery".
Quảng bá và phát hành. | wiki |
Viva la Vida or Death and All His Friends | Quảng bá và phát hành.
Trong một cuộc phỏng vấn của tạp chí "Rolling Stone", giọng ca Chris Martin đã công bố ngày phát hành album và tiêu đề của nó, "Viva la Vida", một cụm từ Tây Ban Nha mà dịch sang tiếng Việt nghĩa là "một cuộc sống dài lâu". Nó lấy tên từ một bức tranh của Frida Kahlo, một nghệ sĩ người Mexico nổi tiếng vào thế kỷ 20. Bìa album là bức tranh năm 1830 của Eugène Delacroix có tên "Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân". Ngày 10 tháng 4 năm 2008, một mục tạp chí mới xuất hiện trên trang web của ban nhạc, công bố danh sách bài hát và ngày phát hành cũng như gợi ý về những ca khúc mới sẽ phát hành trước khi ra mắt album. Ban nhạc xác nhận "Violet Hill" là đĩa đơn đầu tiên từ "Viva la Vida" với ngày phát hành 5 tháng 5. Tháng 5 năm 2008 Coldplay đã chiếu một đoạn quảng cáo trên iTunes của Apple với ca khúc "Viva la Vida".
Trang web chính thức của ban nhạc được cập nhật vào cuối tháng tư để tiết lộ hình minh họa chính thức của "Viva la Vida", cũng nhu bản miễn phí của đĩa đơn "Violet Hill", trở nên có sẵn để tải về trong một tuần từ 29 tháng 4 năm 2008.
Danh sách bài hát.
Phiên bản tháng ba của Prospekt.
Phiên bản tháng ba bao của"Viva la Vida: Prospekt" gồm "Prospekt's March" EP.
Tour edition DVD.
Ở một vài nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc... một phiên bản DVD đặc biệt đã được phát hành gồm 5 đoạn phim chính thức từ "Viva la Vida" và từ phim"Life in Technicolor II", từ "Prospekt's March" EP.
Bảng xếp hạng và chứng nhận.
Chứng nhận và doanh số. | wiki |
Oxycodone | Oxycodone
Oxycodone, được bán dưới tên thương hiệu OxyContin và các thương hiệu khác, là một loại thuốc opioid được sử dụng để điều trị đau vừa đến nặng. Nó thường được dùng uống qua miệng, và có sẵn trong các công thức phát hành ngay lập tức và phát hành có kiểm soát. Bắt đầu tác dụng giảm đau thường bắt đầu trong vòng 15 phút và kéo dài đến sáu giờ với công thức giải phóng ngay lập tức. Ở Vương quốc Anh, nó có sẵn bằng cách tiêm. Các thuốc kết hợp cũng có sẵn với paracetamol (acetaminophen) hoặc aspirin.
Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm táo bón, buồn nôn, buồn ngủ, chóng mặt, ngứa, khô miệng và đổ mồ hôi. Tác dụng phụ nghiêm trọng có thể bao gồm nghiện, ức chế hô hấp và huyết áp thấp. Những người dị ứng với codeine cũng có thể bị dị ứng với oxycodone. Sử dụng oxycodone trong thai kỳ sớm có vẻ tương đối an toàn. Hội chứng cai nghiện opioid có thể xảy ra nếu ngừng sử dụng quá nhanh chóng. Oxycodone hoạt động bằng cách kích hoạt thụ thể μ-opioid. Khi uống, nó có tác dụng gấp khoảng 1,5 lần so với lượng morphin tương đương.
Oxycodone được sản xuất lần đầu tiên ở Đức vào năm 1916 từ thebaine. Nó có sẵn như là một loại thuốc gốc. Tại Hoa Kỳ, chi phí bán buôn cho mỗi liều ít hơn 0,30 USD tính đến năm 2018. Năm 2016, đây là loại thuốc được kê đơn nhiều thứ 54 tại Hoa Kỳ, với hơn 14 triệu đơn thuốc. Oxycodone là một loại thuốc bị lạm dụng phổ biến. Một số công thức ngăn chặn lạm dụng đã có sẵn như thuốc kết hợp với naloxone. | wiki |
Wikipedia tiếng Việt | Wikipedia tiếng Việt là phiên bản tiếng Việt của Wikipedia. Website lần đầu kích hoạt vào tháng 11 năm 2002 và chỉ có bài viết đầu tiên của dự án là bài Internet Society. Wikipedia tiếng Việt không có thêm bài viết nào cho đến tháng 10 năm 2003 khi Trang Chính ra mắt. Tiếp theo đó là bài Alexandre De Rhodes, sau đó là các bài Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Nha Trang...
Vào tháng 7 năm 2003 đã có thành viên Wikipedia tiếng Việt yêu cầu về hỗ trợ Unicode cho tiếng Việt. Website này đã nâng cấp qua phần mềm wiki Phase III sau đó là MediaWiki vào ngày 12 tháng 11 năm 2003. Phiên bản MediaWiki nào đó có hỗ trợ Unicode hỗ trợ viết tiếng Việt.
Phiên bản này không hỗ trợ gõ chữ Việt trực tiếp trong trang web mà cần thông qua bộ gõ từ bên ngoài. Vào tháng 9 năm 2005, để giải quyết vấn đề này, có những thành viên đã cộng tác để cài đặt bộ gõ JavaScript (nay là AVIM) vào website. Tại Wikipedia tiếng Việt từng xuất hiện việc đặt quy tắc về , tên gọi các quốc gia, dùng thay vì phiên âm, cách viết ngày tháng, cách viết hoa.
Thống kê.
Wikipedia tiếng Việt có và phương tiện. Từ khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động lại tại 1 thời điểm vào năm 2003 cho đến tháng 2 năm 2005, có thống kê cho thấy Wikipedia tiếng Việt phát triển chậm hơn là từ tháng 3 năm 2005. | wiki |
Wikipedia tiếng Việt | Năm 2008, lần nữa dự án có bước nhảy về tốc độ: có thêm bài viết khi có những thành viên tập trung vào viết 1 số lượng bài về các địa danh còn thiếu. Wikipedia tiếng Việt vượt từ vị trí thứ 43 về số lượng bài viết trong số các phiên bản của Wikipedia vào tháng 1 năm 2008 đạt vị thứ 11 vào tháng 5 năm 2014. Đa số bài viết của Wikipedia tiếng Việt xuất bản bằng cách dịch (thủ công hoặc tự động) bài viết của các dự án Wikipedia ngôn ngữ khác trong đó dịch từ Wikipedia tiếng Anh nhiều nhất.
Đồng thời, Wikipedia tiếng Việt nằm trong 50 wiki "lớn nhất" toàn cầu sử dụng phần mềm MediaWiki. Đầu tháng 2 năm 2013, Wikipedia tiếng Việt đã có hơn 10.000.000 sửa đổi và đạt hơn 750.000 bài viết trong đó vào khoảng nửa là do tạo ra.
Vào ngày 15 tháng 6 năm 2014, Wikipedia tiếng Việt đạt mốc 1 triệu bài viết.
Lịch sử.
Cùng với sự thay đổi của Wikipedia tiếng Việt, cộng đồng những thành viên đóng góp cho dự án dần thay hình. Trong thời gian từ một thời điểm năm 2003 đến một thời điểm năm 2005, xây dựng cho phiên bản ngôn ngữ này của Wikipedia này có thể đa phần là những người Việt sống ở nước ngoài và người nước ngoài sống ở Việt Nam (thành viên Joakim Löfkvist), các thảo luận thời kỳ này đa phần là bằng tiếng Anh. | wiki |
Wikipedia tiếng Việt | Có thể chưa có ai sử dụng khái niệm Bách khoa toàn thư mở để định nghĩa về Wikipedia tiếng Việt. Lúc đó, cộng đồng có thể mới chỉ dùng khái niệm Bách khoa tự do. Các quy tắc và hướng dẫn đầu tiên của cộng đồng cũng như việc bầu các đầu tiên diễn ra vào thời gian này (, và đắc cử quyền bảo quản viên từ cuối năm 2003). Đến tháng 2 năm 2005, Nguyễn Xuân Minh nhận được tín nhiệm để trở thành đầu tiên của dự án (khi đó Minh chưa đầy 18 tuổi và vẫn là học sinh phổ thông trung học).
Báo chí Việt Nam cũng có bài viết giới thiệu Wikipedia tiếng Việt. Điều này có thể tăng thêm lượng người sử dụng tiếng Việt biết đến dự án. Từ đó đến nay cộng đồng đã phát triển góp phần giúp Wikipedia góp mặt trong 30 trang web có số lượng truy cập nhiều nhất tại Việt Nam theo bảng xếp hạng của Alexa. Báo chí còn đăng và truyền bá giúp Wikipedia quyên tiền để Wikipedia và các dự án con của nó có thể tiếp tục thay đổi để phục vụ cộng đồng miễn phí, không cần phải kiếm tiền từ quảng cáo.
Họp mặt giữa các thành viên ngoài đời thật ghi nhận từng diễn ra vào tháng 7 năm 2006 tại Hà Nội.
Ngày 23 tháng 6 năm 2014, đã có đồng thuận chấp nhận việc tạo bài hàng loạt bằng tài khoản .
Phá hoại nội dung.
Vì tính mở cho tất cả mọi người đều có thể chỉnh sửa nội dung, Wikipedia có thể có nhiều hơn một số trang không có tính mở như vậy.
Có trang báo đưa tin về việc Wikipedia tiếng Việt chịu phá hoại nội dung chủ yếu là các bài về ca sĩ, diễn viên hay các nhân vật. | wiki |
Wikipedia tiếng Việt | Có trang báo đưa tin về việc Wikipedia tiếng Việt chịu phá hoại nội dung chủ yếu là các bài về ca sĩ, diễn viên hay các nhân vật.
Phá hoại từng nhắm đến Hồ Ngọc Hà, Bảo Thy, Nguyễn Cao Kỳ Duyên và hoa hậu trùng tên Kỳ Duyên hay Isaac Newton và những chủ đề khác. Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cũng có trong vòng xoáy trùng tên tương tự sự kiện trùng tên Kỳ Duyên năm 2014.
Tác động.
Đối tượng nghiên cứu.
Wikipedia tiếng Việt là một đối tượng nghiên cứu khoa học, trong đó có các chuyên ngành như web ngữ nghĩa và xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
Nguồn tham khảo.
Wikipedia tiếng Việt là nguồn tham khảo không chính thức, đôi khi chính quyền còn sử dụng nó làm tư liệu để "xây dựng hoạch định chính sách".
Quảng cáo.
Có những trang web chuyên về SEO cũng xem Wikipedia tiếng Việt là đối tượng để quảng cáo, chèn link có thể nhằm thăng hạng website của khách hàng, đối tác hay cá nhân. Vì lý do Google ưu tiên các đề mục bài viết của Wikipedia đứng ở các vị trí đầu trong các kết quả tìm kiếm (chỉ đối với các bài viết có chất lượng nhất định), có ý kiến cho rằng chèn link ở các bài viết Wikipedia có thể thăng thứ hạng website. | wiki |
Đệ Tứ Quốc tế Posadist | Đệ Tứ Quốc tế Posadist là phong trào Quốc tế theo đường lối Trotskyist do J. Posadas thành lập vào năm 1962. Bản thân Posadas từng là lãnh đạo Cục Châu Mỹ Latinh thuộc Đệ Tứ Quốc tế vào thập niên 1950, và của bộ phận Đệ Tứ Quốc tế ở Argentina. Giữa lúc họ tách khỏi Ban Thư ký Quốc tế của Đệ Tứ Quốc tế vào năm 1962 và cái chết của Posadas vào năm 1981, những người đi theo đường lối Posadist đã phát triển một dòng chủ nghĩa cộng sản bao gồm một số ý tưởng phi chính thống, khiến họ xung đột với các nhóm cánh tả mang tính chính thống hơn.
Chủ nghĩa Posadas cố gắng đưa các yếu tố của UFO học vào tư tưởng của chủ nghĩa Mác. Lập luận rằng chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới có thể cho phép phát triển du hành liên hành tinh, họ kết luận rằng những chủng tộc người ngoài hành tinh đến từ các hành tinh khác phải sống trong xã hội cộng sản tiến bộ và nhất định phải giúp đỡ những người cộng sản trên Trái Đất tiến hành cuộc cách mạng thế giới.
Lịch sử.
Khi Đệ Tứ Quốc tế (FI) tách ra vào năm 1953, Posadas và nhóm thân tín đứng về phía Michel Pablo và Ban Thư ký Quốc tế của Đệ Tứ Quốc tế (ISFI). Thành viên Posadas (gọi là Posadist) bắt đầu tranh cãi với phần lớn ISFI vào năm 1959 về câu hỏi chiến tranh hạt nhân qua lời đề xuất từ Posadas như ông từng tuyên bố là nó sẽ tiêu diệt chủ nghĩa tư bản và dọn đường cho chủ nghĩa xã hội. Phe nhóm Posadas cuối cùng đã tách ra khỏi ISFI vào năm 1962 để lập nên Đệ Tứ Quốc tế (Posadist). | wiki |
Đệ Tứ Quốc tế Posadist | Nhóm Posadist bị các lực lượng thân thiện với Liên Xô ở Cuba buộc tội lập luận rằng chính phủ Cuba nên trục xuất căn cứ quân sự của Mỹ tại Vịnh Guantanamo và cố gắng tổ chức công nhân ở thị trấn Guantánamo tuần hành đến căn cứ quân sự gần đó. Chính phủ Cuba coi đây chính là lời biện minh cho việc áp đặt lệnh cấm đối với nhóm này, Fidel Castro tố cáo ảnh hưởng của họ là "có hại" tại Hội nghị Ba lục địa được tổ chức vào tháng 1 năm 1966. Nhóm Posadist ở Cuba tiếp tục tuyên bố rằng Castro đã ra tay sát hại Che Guevara khi hóa ra ông ấy thực sự đang ở Bolivia chiến đấu với phong trào du kích tại đó. Ngược lại, sau khi Guevara bị chính quyền Bolivia hành quyết, Posadas tuyên bố vào năm 1967 rằng Guevara không thực sự hy sinh mà đang bị chính phủ của Castro giam giữ. Đến năm 1968, phong trào Posadist bắt đầu phát triển ở châu Âu thế nhưng UFO học lại không thu hút được nhiều sự chú ý trong dư luận nơi đây. | wiki |
Đệ Tứ Quốc tế Posadist | Vào cuối thập niên 1960, người theo đường lối Posadist ngày càng quan tâm đến UFO, cho rằng chúng là bằng chứng của chủ nghĩa xã hội trên các hành tinh khác. Tổ chức nhanh chóng bắt đầu suy yếu về ảnh hưởng và tư cách thành viên, dưới sự ủng hộ của Posadas ngày càng tỏ ra hoang tưởng, đề rồi về sau chính ông đã trục xuất nhiều thành viên của tổ chức này vào năm 1975. Cái chết của Posadas vào năm 1981 đồng nghĩa với việc tổ chức này gần như bị giải thể, chỉ còn một số nhóm biệt lập tiếp tục hoạt động cho đến ngày nay. Tại Vương quốc Liên hiệp Anh, Đảng Công nhân Cách mạng (Trotskyist) được các thành viên Posadist thuộc Liên đoàn Xã hội Chủ nghĩa Cách mạng thành lập vào năm 1963 và dù có một số chia rẽ và số lượng thành viên giảm dần, đảng này vẫn tiếp tục xuất bản tờ báo "Cờ Đỏ" cho đến năm 2000.
Trong những năm gần đây (tính đến năm 2018), mối quan tâm đến nhóm người Posadist, đặc biệt là liên quan đến quan điểm của họ về UFO học, đã tăng lên. Một số nhóm "tân Posadist" châm biếm và không châm biếm nổi lên trên mạng xã hội, khiến Posadas trở thành "một trong những cái tên dễ nhận biết nhất trong lịch sử của chủ nghĩa Trotsky".
Học thuyết.
Xã hội Posadist.
Thành viên tin theo thuyết Posadas bày tỏ sự ủng hộ một xã hội tương tự như những gì được đề xuất từ lý thuyết chung của chủ nghĩa Mác. Theo đó thì một cuộc cách mạng vô sản sẽ tiêu diệt nhà nước tư sản, thay thế bằng một nhà nước xã hội chủ nghĩa với các phương tiện truyền thông, kinh tế và thương mại được kiểm soát. | wiki |
Đệ Tứ Quốc tế Posadist | Tấn công hạt nhân đầu tiên.
Một trong những lập trường nổi tiếng nhất của J. Posadas là sự nhiệt tình của ông đối với chiến tranh hạt nhân. Chính xác hơn, ở đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, Posadas nghĩ rằng chiến tranh hạt nhân là không thể tránh khỏi. Ý tưởng của ông là thay vì chờ đợi lực lượng chủ nghĩa tư bản, các quốc gia xã hội chủ nghĩa được trang bị vũ khí hạt nhân nên tiến hành cuộc tấn công phủ đầu nhằm phá hủy khả năng hạt nhân của các nước tư bản chủ nghĩa. Ngoài ra, ông tin rằng loại thảm họa này có thể châm ngòi cho cuộc cách mạng thế giới.
Posadas đã lên tiếng phản đối Hiệp ước Cấm thử Vũ khí Hạt nhân Một phần được ký kết vào năm 1963 giữa Hoa Kỳ, Liên Xô và Vương quốc Liên hiệp Anh, tin rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô là không thể tránh khỏi và đáng mong đợi, đồng thời sẽ tạo điều kiện cho chủ nghĩa xã hội, khiến những "nhà nước công nhân" này giành chiến thắng và thiết lập lại xã hội.
Tiến bộ khoa học.
Posadas rất quan tâm đến cách tiến bộ khoa học có thể cải thiện cuộc sống con người khi được sử dụng vì lợi ích chung, thay vì lợi nhuận. Trong một bài tiểu luận có tựa đề "Sinh con trong không gian, niềm tin của nhân loại và Chủ nghĩa xã hội" (1978), ông tán thành tầm nhìn của mình về một tương lai Không tưởng dưới sự dẫn dắt của khoa học: | wiki |
Đệ Tứ Quốc tế Posadist | Posadas cũng là người ủng hộ sứ mệnh thăm dò không gian của Liên Xô cũ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông ca ngợi kế hoạch được cho là của Liên Xô để phụ nữ sinh con trong không gian, coi những nỗ lực như vậy là dấu hiệu của một xã hội tiên tiến, đang trên con đường loại bỏ các nhu cầu cơ bản như sinh tồn, an ninh và tiện nghi:
Những quan điểm này phù hợp với quan điểm chủ đạo hơn của vũ trụ luận và chủ nghĩa siêu nhân của Nga.
Nghiên cứu UFO. | wiki |
Đệ Tứ Quốc tế Posadist | Những quan điểm này phù hợp với quan điểm chủ đạo hơn của vũ trụ luận và chủ nghĩa siêu nhân của Nga.
Nghiên cứu UFO.
Posadas là tác giả của một số tác phẩm có khuynh hướng khác thường và về cuối đời, ông đã cố gắng tạo ra sự tổng hợp giữa chủ nghĩa Trotsky và UFO học. Luận điểm nổi bật nhất của ông theo quan điểm này là cuốn sách nhỏ năm 1968 nhan đề "Flying saucers, the process of matter and energy, science, the revolutionary and working-class struggle and the socialist future of mankind" ("Đĩa bay, quá trình vật chất và năng lượng, khoa học, cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và tương lai xã hội chủ nghĩa của nhân loại") đã phơi bày nhiều ý tưởng liên quan đến chủ nghĩa Posadas ngày nay. Qua đó, Posadas tuyên bố rằng mặc dù không có bằng chứng về sự sống thông minh trong vũ trụ, nhưng khoa học thời đó cho rằng sự tồn tại của chúng là có thể xảy ra. Hơn nữa, ông khẳng định bất kỳ người ngoài hành tinh nào viếng thăm Trái Đất bằng đĩa bay đều phải đến từ một nền văn minh tiên tiến về mặt xã hội và khoa học đủ để thông thạo việc du hành liên hành tinh, và rằng một nền văn minh như vậy chỉ có thể xuất hiện trong một thế giới hậu tư bản chủ nghĩa. | wiki |
Đệ Tứ Quốc tế Posadist | Tin rằng người ngoài hành tinh đến thăm bản chất của họ vốn không mang tính bạo lực mà chỉ ở đây để quan sát, Posadas lập luận rằng nhân loại phải kêu gọi họ can thiệp vào việc giải quyết các vấn đề của Trái Đất, cụ thể là "xóa bỏ nghèo đói, thất nghiệp và chiến tranh, cung cấp cho mọi người phương tiện sống có nhân phẩm và đặt nền móng cho tình huynh đệ nhân loại". Phương tiện để đạt được mục đích này vẫn nằm trong đường lối Trotskyist chính thống và bao gồm việc chấm dứt chủ nghĩa tư bản cũng như nạn quan liêu của các nhà nước công nhân và thiết lập một xã hội xã hội chủ nghĩa.
Mặc dù bản thân Posadas chưa bao giờ xuất bản bất cứ thứ gì về chủ đề này sau năm 1968, UFO học vẫn trở thành một phần quan trọng của chủ nghĩa Posadas. Sau khi ông qua đời vào năm 1981, một số thành viên Posadist vẫn tiếp tục khám phá đề tài này, nổi bật nhất là Dante Minazzoli, Paul Schulz và Werner Grundmann. Tuy vậy, số khác đã tránh xa những quan niệm độc đáo hơn và cho rằng mối quan tâm của Posadas đối với sự sống ngoài Trái Đất là điểm ngoài lề đã bị thổi phồng không mấy cân xứng.
Đảng thành viên.
Đệ Tứ Quốc tế Posadist tuyên bố các đảng phái sau đây là thành viên. Không biết có bao nhiêu trong số các tổ chức này vẫn còn tồn tại hoặc họ có bao nhiêu thành viên. Tuy nhiên, không chắc là có hơn một trăm thành viên của phong trào Posadist trên toàn thế giới. Tổ chức hiện liệt kê các liên hệ ở Argentina, Brazil và Uruguay, thế nhưng chỉ mỗi Uruguay là có một đảng hoạt động. | wiki |
Kỳ nghỉ bá đạo | Kỳ nghỉ bá đạo
Kỳ nghỉ bá đạo (tiếng Anh: Vacation) là một bộ phim hài phiêu lưu của Mỹ 2015 do Jonathan Goldstein và John Francis Daley đạo diễn và viết kịch bản (phim đạo diễn đầu tay của họ). Phim có sự tham gia của Ed Helms, Christina Applegate, Skyler Gisondo, Steele Stebbins, Leslie Mann, Chris Hemsworth, Beverly D'Angelo, và Chevy Chase. Đây là phần thứ năm trong loạt phim "Vacation". Phim được New Line Cinema và Warner Bros. công chiếu ngày 29 tháng 7 năm 2015, dự kiến khởi chiếu ở Việt Nam ngày 7 tháng 8 năm 2015. | wiki |
Biểu tượng LGBT | Cộng đồng đồng tính, song tính và chuyển giới..v.v..(LGBT) có những biểu tượng và vật tượng trưng để nhận biết rõ ràng mỗi cá thể, biểu hiện sự thống nhất, niềm tự hào và sự liên kết giữa các thành viên. Những biểu tượng LGBT mang lại những thông điệp cho cộng đồng LGBT và cộng đồng chung. Hai biểu tượng dễ nhận biết nhất là tam giác hồng và lá cờ cầu vồng. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa Quốc xã đã dùng phù hiệu là tam giác hồng để đánh dấu những người đồng tính để biểu thị sự nhục nhã. Lá cờ cầu vồng được xem là một sự thay thế tự nhiên mà không có ý nghĩa tiêu cực.
Những lá cờ.
Cờ cầu vồng. | wiki |
Biểu tượng LGBT | Những lá cờ.
Cờ cầu vồng.
Gilbert Baker thiết kế lá cờ cầu vồng vào năm 1978 cho Ngày tự do của người đồng tính (Gay Freedom Day) tại San Francisco. Ông thiết kế là cờ như một biểu tượng của sự "hy vọng" và "độc lập", và nhằm thay thế cho biểu tượng tam giác hồng. Lá cờ không thực sự miêu tả cầu vồng, mà là những sắc màu của cầu vồng theo những dải nằm ngang, với màu đỏ nằm trên và màu tím nằm dưới cùng. Lá cờ đại diện cho sự đa dạng của cộng đồng người đồng tính nam và đồng tính nữ ở quanh thế giới. Ở phiên bản 8 màu đầu tiên, hồng đại diện cho tính dục, đỏ đại diện cho đời sống, cam đại diện cho sự tái sinh, vàng đại diện cho ánh mặt trời, xanh đại diện cho sự tự nhiên, màu xanh ngọc đại diện cho nghệ thuật, xanh đậm đại diện cho sự hòa hợp và màu tím đại diện cho tinh thần. Hiện nay có rất nhiều biến thể của lá cờ cầu vồng tồn tại, trong đó bao gồm sự kết hợp giữa các biểu tượng khác của cộng đồng LGBT như hình tam giác hay lambda.
Vô ái.
Cờ của nhóm người vô ái bao gồm 5 sọc ngang theo thứ tự từ trên xuống dưới bao gồm: xanh lục, xanh nhạt, trắng, xám và đen. Theo thứ tự này, những sọc trên đại diện cho sự vô ái, quang phổ vô ái, sự thu hút về vẻ đẹp, bán vô ái và những người á ái, và quang phổ vô tính.
Vô tính. | wiki |
Biểu tượng LGBT | Vô tính.
Cờ của nhóm người vô tính bao gồm 4 sọc ngang: đen, xám, trắng và tím theo thứ tự từ trên xuống dưới. Lá cờ được thiết kế bởi một người dùng AVEN vào tháng 8 năm 2010, như một phần nỗ lực của cộng đồng nhằm thiết kế và chọn cờ.. Trong đó, màu đen đại diện cho nhóm người vô tính, màu xám đại diện cho nhóm người bán vô tính và á tính, trắng đại diện cho những người đồng minh và màu tím đại diện cho tính cộng đồng.
Đồng tính nam. | wiki |
Biểu tượng LGBT | Đồng tính nam.
Vào giữa những năm 2010, nhà hoạt động về quyền của người đồng tính Valentin Belyaev thiết kế lá cờ cho nhóm đồng tính nam bao gồm những sắc xanh dương và xanh da trời, biểu tượng cho sự thu hút đối giữa những người nam với nhau và sự đa dạng của cộng đồng người đồng tính nam. Những sắc xanh dương và xanh da trời được chọn bởi vì những sắc màu này mang tính biểu tượng cho những người đàn ông và những người đồng tính nam nói chung. Mục đích của việc thiết kế lá cờ này nhằm tăng tính chủ quan của cộng đồng người đồng tính nam như một nhóm nhỏ của cộng đồng LGBT cũng như tăng cường sự nhận thức về những vấn đề riêng mà những người đàn ông đồng tính gặp phải - như là chứng ghê sợ đồng tính nam và những định kiến và khuôn mẫu của xã hội đặt ra cho nam giới nói chung, sự phân kỳ về tính nam, sự cáo buộc những hành vi ấu dâm, bạo dâm và những sự đồi bại không thể chấp nhận được đối với những người đồng tính nam, thái độ tiêu chuẩn kép của những người đồng tính nam đối với tính dục song tính và sự tò mò song tính, vấn đề đối với quyền sinh sản và cơ hội (tiếp cận với những dịch vụ đẻ thuê, tạo ra tử cung nhân tạo và việc sinh sản mà không cần sự hiện diện của đàn ông nói chung), một số lượng lớn các quốc gia hình sự hóa nhóm người đồng tính nam và chiếc hộp "nam giới" nói chung. | wiki |
Biểu tượng LGBT | Vào năm 2017, Hermy và một người dùng Tumblr khác đã đề xuất một lá cờ cho người đồng tính nam khác. Thiết kế của lá cờ này được dựa trên lá cờ đồng tính nữ. Tuy nhiên, lá cờ bị chỉ trích bởi vì cách dùng rập khuôn màu xanh lam (đôi lúc được coi là màu của nam giới) để đại diện cho những người đồng tính nam nam tính. Chính vì vậy, thiết kế này không được biết đến rộng rãi bên ngoài nội bộ Tumblr.
Vào năm 2019, người dùng Tumblr gayflagblog đề xuất một lá cờ khác với tông màu xanh lá, xanh lam và tím. Việc thiết kế lại cờ của người đồng tính nam này nhằm để giải quyết những vấn đề xoay quanh lá cờ trước như: 'những đường sọc không có ý nghĩa gì' và 'chỉ là một phiên bản được tô màu lại của cờ đồng tính nữ'. Lá cờ này đại diện cho mọi người gay, bao gồm cả người đồng tính vô ái, vô tính đồng ái, phi nhị nguyên đồng tính nam, chuyển giới đồng tính nam, người đồng tính nam không tuân theo vai trò giới và những người nam giới còn chưa chắc chắn về xu hướng tính dục của bản thân.
Đồng tính nữ.
Không có một lá cờ nào của nhóm đồng tính nữ được chấp nhận hoàn toàn, tuy nhiên hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều lá cờ được sử dụng rộng rãi: | wiki |
Biểu tượng LGBT | Đồng tính nữ.
Không có một lá cờ nào của nhóm đồng tính nữ được chấp nhận hoàn toàn, tuy nhiên hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều lá cờ được sử dụng rộng rãi:
Lá cờ đồng tính nữ bao gồm 6 sắc đỏ và hồng cùng với sọc trắng nằm giữa và là biến thể của lá cờ lipstick lesbian, lá bao gồm một nụ hôn đỏ (được giới thiệu ở weblog "This Lesbian Life" vào 2010). Lá cờ lipstick lesbian đại diện cho những người phụ nữ đồng tính thể hiện bản thân nữ tính" và không được công nhận rộng rãi; tuy nhiên, biến thể không có nụ hôn lại được sử dụng nhiều hơn.
Một lá cờ đồng tính nữ mới được thiết kế lại sau khi lá cờ 7 sọc "hồng" xuất hiện trên Tumblr vào năm 2018, cùng với màu cam đậm đại diện cho sự không tuân theo vai trò giới, màu cam đại diện cho sự độc lập, cam nhạt đại diện cho tính cộng đồng, trắng đại diện cho mối liên hệ đặc biệt với sự nữ tính, hồng đại diện cho sự bình yên và thanh thản, hồng bụi đại diện cho tình yêu và tình dục, và hồng đậm đại diện cho tính nữ. Một biến thể 5 sọc được chuyển hóa từ lá cờ năm 2018. Vào năm 2020, tranh cãi bắt đầu nảy sinh về việc người đã thiết kế lá cờ đồng tính nữ màu cam-hồng".
Song tính. | wiki |
Biểu tượng LGBT | Song tính.
Lần đầu tiên được ra mắt vào ngày 5 tháng 12 năm 1998, lá cờ của nhóm song tính được thiết kế bởi Michael Page nhằm đại diện và gia tăng sự nhận thức về sự hiện diện của nhóm người song tính trong cộng đồng LGBTQ+ nói riêng và cả xã hội nói chung. Lá cờ này bao gồm sọc màu đỏ tuơi rộng lớn ở trên cùng, sọc xanh dương lớn dưới cùng, và màu oải hương nhỏ hơn nằm giữa.
Page mô tả ý nghĩa của các sọc rằng: "Màu hồng đại diện cho sự thu hút tính dục đối với những người cùng giới tính, màu xanh dương đại diện cho sự thu hút đối với những người khác giới tính, và màu tím là màu được pha trộn giữa hai màu kể trên đại diện cho sự thu hút với cả 2 giới tính." Ông cũng mô tả lá cờ ở ý nghĩa sâu xa hơn, khẳng định rằng "Để thực sự hiểu được tính biểu tượng của lá cờ Song tính là phải biết rằng các pixel của màu tím hòa vào cả hai màu hồng và xanh một cách khó nhận biết, cũng tương tự như bên ngoài 'thế giới thực' khi mà người song tính hòa vào cả hai cộng đồng của người đồng tính lẫn người dị tính".
Liên giới tính.
Nhóm liên giới tính là những người không mang những đặc điểm giới tính thuộc vào định nghĩa điển hình của giống đực hay giống cái. Theo tính toán, ít nhất có khoảng 0,05% đến 1,7% dân số thế giới là người liên giới tính. | wiki |
Biểu tượng LGBT | Lá cờ của nhóm liên giới tính được thiết kế bởi Morgan Carpenter thuộc tổ chức Nhân quyền của người Liên giới tính Úc vào tháng 7 năm 2013. Tổ chức miêu tả hình tròn "không thể phá bỏ và không thể thay đổi, biểu tượng cho sự vẹn toàn và hoàn thiện và tiềm năng của chúng ta. Chúng ta vẫn đang đấu tranh cho những cơ quan sinh học của chính mình và sự vẹn toàn của bộ phận sinh dục, và nó biểu tượng cho quyền được sống đúng với con người thật của mình.
Phi nhị nguyên giới.
Lá cờ của nhóm phi nhị giới được thiết kế vào năm 2014 bởi nhà hoạt động quyền Kye Rowan. Mỗi sọc biểu tượng cho các bản dạng phi nhị nguyên khác nhau: màu vàng đại diện cho những người có giới nằm ngoài hệ nhị nguyên giới, màu trắng đại diện cho những người có nhiều giới, màu tím đại diện cho những người có giới là sự kết hợp giữa nam và nữ, màu đen đại diện cho những cá nhân không có giới.
Nằm trong phổ phi nhị giới là toàn bộ các bản dạng giới nằm ngoài hệ nhị nguyên giới. Đây bao gồm nhiều các bản dạng khác nhau như sự trung tính, sự đa dạng giới (bao gồm vô giới, linh hoạt giới, bán giới, song giới, toàn giới, liên giới, ceterosexual...), giới thứ ba, và nhóm chuyển giới.
Toàn tính (Pansexual). | wiki |
Biểu tượng LGBT | Toàn tính (Pansexual).
Cờ của nhóm người toàn tính được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2010 ở một blog Tumblr. Lá cờ này bao gồm 3 sọc: màu hồng, vàng và xanh da trời. "Màu hồng đại diện cho sự thu hút với phụ nữ, màu xanh đại diện cho sự thu hút với đàn ông, và màu vàng đại diện cho sự thu hút với tất cả những người khác"; như là nhóm phi nhị giới, vô giới, bán giới, song giới hay linh hoạt giới...
Chữ "P" với đuôi được biến thành mũi tên cùng gạch ngang cũng được sử dụng. Đây là tiền đề cho lá cờ và hiện nay vẫn được sử dụng. Gạch ngang trên đuôi chữ "P" ám chỉ biểu tượng của nữ giới (♀), và mũi tên ám chỉ biểu tượng của nam giới (♂). Mặc dù nó không có tên, nhưng vẫn được mọi người gọi là "biểu tượng của tính dục toàn giới".
Chuyển giới.
Lá cờ của nhóm người chuyển giới được thiết kế bởi một người chuyển giới nữ Monica Helms vào năm 1999 và được xuất hiện lần đầu tại một cuộc diễu hành pride tại Phoenix, Arizona, Hoa Kỳ vào năm 2000. Lá cờ đại diện cho cộng đồng người chuyển giới và bao gồm 5 sọc: 2 sọc xanh dương, 2 sọc hồng và sọc trắng nằm ở vị trí trung tâm. Helms mô tả ý nghĩa của lá cờ: | wiki |
Biểu tượng LGBT | "Sọc nằm ở trên và dưới cùng là màu xanh nhạt, màu sắc truyền thống cho những bé trai. Sọc nằm kế bên là màu hồng, là màu truyền thống dành cho bé gái. Sọc trắng đại diện cho nhóm người phi nhị nguyên giới, những người cảm nhận bản thân không có giới." Mẫu hình của lá cờ ám chỉ rằng dù bạn có ra sao thì bạn vẫn luôn đúng đắn, biểu thị cho việc kiếm tìm sự đúng đắn trong đời sống của chúng ta".
Những biểu tượng khác.
Nhẫn vô tính.
Một chiếc nhẫn màu đen (cũng được biết tới là nhẫn vô tính) được đeo ở ngón giữa bên tay phải của một người là một cách để biểu thị tính dục vô giới của họ. Cách đeo nhẫn này cũng tương tự như cách một người đeo nhẫn cưới nhằm biểu thị trạng thái hôn nhân. Biểu tượng này bắt đầu được dùng từ năm 2005.
Lá bài Át.
Do cách viết gọn lại của từ "asexual" thành "ace", lá Át đôi lúc cũng được dùng làm biểu tượng của tính dục vô giới. Lá Át cơ và lá Át bích lần lượt được dùng nhằm biểu thị nhóm người vô tính hữu ái và vô tính vô ái. Tương tự, lá Át nhép được dùng biểu thị những người bán vô tính và bán vô ái, và lá Át rô được dùng nhằm biểu thị những người á tính và á ái.
Cây thạch xương bồ.
Theo một vài suy đoán, nhà thơ ngưởi Mỹ Walt Whitman sử dụng hình ảnh cây thạch xương bồ nhằm biểu thị tình yêu đồng giới.
Giới đôi. | wiki |
Biểu tượng LGBT | Cây thạch xương bồ.
Theo một vài suy đoán, nhà thơ ngưởi Mỹ Walt Whitman sử dụng hình ảnh cây thạch xương bồ nhằm biểu thị tình yêu đồng giới.
Giới đôi.
Biểu tượng giới đan cài vào nhau. Mỗi biểu tượng giới bắt nguồn từ biểu tượng thiên văn đại diện cho các hành tinh sao Kim và sao Hỏa. Trong khoa học hiện đại, biểu tượng sao Kim mang tính đại diện cho nữ giới và biểu tượng sao Hỏa đại diện cho nam giới. Hai biểu tượng nữ giới đan cài vào nhau đại diện cho người đồng tính nữ hoặc cộng đồng đồng tính nữ, và hai biểu tượng nam giới đan cài vào nhau đại diện cho người đồng tính nam hoặc cộng đồng đồng tính nam.
Những biểu tượng này xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1970s.
Mật mã khăn tay.
Trong một vài cộng đồng đồng tính nam tại New York vào những năm đầu thế kỷ thứ 20, những người đàn ông đồng tính đeo ca-vát đỏ hoặc nơ cài như một tín hiệu ngầm. Vào những năm 1970s, mật mã khăn tay được xuất hiện dưới dạng khăn badana được đặt ở túi sau theo màu biểu thị sở thích tình dục,fetish, và liệu người đeo nằm trên hay nằm dưới.
Đập tay. | wiki |
Biểu tượng LGBT | Đập tay.
Có nhiều nguồn gốc về những câu chuyện liên quan tới hành động đập tay, nhưng hai người tham gia được ghi lại nhiều nhất là Dusty Baker và Glenn Burke thuộc đội bóng chày chuyên nghiệp Los Angeles Dodgers vào ngày mồng 2 tháng 10 năm 1977, và Wiley Brown và Derek Smith thuộc đội bóng rổ nam Louisville Cardinals trong mùa giải 1978-1979. Trong nhiều trường hợp, sau khi giải nghệ bóng chày, Burke, một trong những vận động viên chuyên nghiệp đồng tính công khai đã sử dụng hành động đập tay với các cư dân đồng tính khác tại địa hạt Castro của San Francisco. Nơi này đối với nhiều người đã trở thành biểu tượng của sự tự hào và nhận diện tính dục đồng giới.
Chuyển giới.
Biểu tượng của nữ giới (♀). nam giới (♂) và những người đa dạng giới (⚨) hợp thành quanh vòng tròn (⚧) trở thành biểu tượng nhằm đại diện cho cộng đồng người chuyển giới.
Kỳ lân.
Kỳ lân trở thành biểu tượng của văn hóa LGBTQ+ do sự gắn kết giữa con vật này và cầu vồng trước đó, cùng với sự ra đời của cờ cầu vồng được thiết kế bởi Gilbert Baker.
Gallery.
Cờ của cộng đồng LGBT.
Những lá cờ này đại diện cho phong trào LGBT nói chung cùng với các xu hướng tính dục, bản dạng giới, giới tính, các nhóm nhỏ và vùng miền nói riêng. | wiki |
Thôi Diễm | Thôi Diễm (chữ Hán: 崔琰; ?-216) là văn thần trong tập đoàn chính trị họ Tào đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
"Tam quốc chí" của Trần Thọ mô tả Thôi Diễm có mi mắt sáng ngời, râu dài bốn thước, rất có uy thế.
Thời trẻ.
Thôi Diễm có tên tự là Quý Khuê (季珪), người huyện Đông Vũ quận Thanh Hà (thuộc Ký châu). Khi còn nhỏ, ông ưa thích kiếm kích, yêu chuộng việc võ, nhưng không thạo việc ăn nói.
Năm 23 tuổi, Thôi Diễm chuyển sang đường văn đọc sách Luận Ngữ, Hàn Thi. Đến năm 29 tuổi, ông kết giao với Công Tôn Phương tới thụ học chỗ Trịnh Huyền. Học tập chưa được một năm, quân Khăn Vàng ở Từ Châu công phá Bắc Hải, Trịnh Huyền cùng với môn đệ đến núi Bất Kì tị nạn. Bấy giờ thóc gạo mua vào không đủ, Trịnh Huyền phải giải tán môn sinh. Thôi Diễm đã vâng lời ra đi, nhưng quân trộm cướp quá nhiều, đường sang tây không thông. Vì thế ông đi vòng quanh khắp các châu Thanh, Từ, Duyện, Dự, sang đông xuống Thọ Xuân ở Dương châu, xuôi nam hướng đến Giang, Hồ. Ông bỏ nhà đi 4 năm mới quay về, lấy đàn sáo sách vở tự làm vui.
Phục vụ họ Viên.
Viên Thiệu ở Hà Bắc nghe danh tiếng ông bèn cho mời Thôi Diễm. Bấy giờ sĩ tốt dưới quyền Viên Thiệu hay đào bới mồ mả ở Khâu Lũng để lấy của cải, Thôi Diễm can không nên để xảy ra việc này và khuyên Viên Thiệu ra sắc mệnh cho các quận huyện chôn cất thi hài xương cốt, biểu thị lòng thương xót với dân chúng. | wiki |
Thôi Diễm | Viên Thiệu cho ông làm Kỵ đô uý. Năm 200, Viên Thiệu chỉnh đốn binh sĩ ở Lê Dương, đóng quân ở Diên Tân chuẩn bị đánh Tào Tháo. Thôi Diễm lại can không nên đánh mà chỉ nên giữ yên bờ cõi. Viên Thiệu không nghe, cuối cùng đại bại ở trận Quan Độ.
Năm 202, Viên Thiệu chết, hai con Viên Đàm và Viên Thượng tranh giành quyền lực, đều muốn giành được Thôi Diễm. Ông xưng có bệnh cố từ chối, vì thế bị bắt tội, giam trong nhà ngục. Sau đó ông nhờ được Âm Quỳ, Trần Lâm cứu giúp mới được thoát.
Phục vụ Tào Tháo.
Năm 204, Tào Tháo chiếm được Ký châu của Viên Thượng, lĩnh chức Ký Châu mục, cho mời Thôi Diễm làm Biệt giá tòng sự. Khi Tào Tháo điểm sổ hộ khẩu và quan tâm đến dân số lớn trong châu để gọi lính, Thôi Diễm phê bình ngay:
Tào Tháo vội tạ lỗi với Thôi Diễm trước mặt các tân khách.
Năm 205, Tào Tháo đi đánh Cao Cán ở Tinh Châu, lưu ông ở lại giúp Tào Phi trấn thủ huyện Nghiệp (trị sở Ký châu). Tào Phi thường ra ngoài săn bắn. Thôi Diễm dâng thư can, Tào Phi nghe theo.
Năm 208, Tào Tháo ép Hán Hiến Đế phong làm Thừa tướng, Thôi Diễm lại làm Đông tây tào duyện thuộc trưng sự.
Năm 213, Tào Tháo lại ép Hiến Đế phong làm Ngụy công, được lập ra nước Nguỵ làm lãnh thổ riêng. Tào Tháo phong ông làm Thượng thư.
Tào Tháo muốn chọn thái tử, bèn dùng thư dán kín bí mật dò hỏi ý kiến bên ngoài. Trong những người đưa ý kiến, chỉ có Thôi Diễm để lộ bản đáp thư của mình rằng: | wiki |
Thôi Diễm | Tào Tháo muốn chọn thái tử, bèn dùng thư dán kín bí mật dò hỏi ý kiến bên ngoài. Trong những người đưa ý kiến, chỉ có Thôi Diễm để lộ bản đáp thư của mình rằng:
Tào Thực vốn là con rể của anh trai Thôi Diễm nhưng ông vẫn ủng hộ Tào Phi kế tục. Vì vậy Tào Tháo quý trọng sự công chính ngay thẳng của ông và thăng lên làm Trung uý.
Đương thời Thôi Diễm là người có danh tiếng, được trọng vọng. Ông đã tiến cử nhiều người tài giỏi cho chính quyền Tào Ngụy. Các bạn ông là Công Tôn Phương và Tống Giai chết sớm, Thôi Diễm vỗ về con côi của họ, yêu mến như con của mình.
Thôi Diễm từng tiến cử người ở Cự Lộc là Dương Huấn, dù tài năng không đủ nhưng có đạo đức tốt. Năm 216, Tào Tháo lại ép Hiến Đế phong làm Ngụy vương. Dương Huấn dâng biểu xưng tụng cái công lao chinh phạt và đạo đức của Tào Tháo. Dư luận thấy Dương Huấn làm vậy chê là xu phụ nông nổi và quy trách nhiệm cho Thôi Diễm có lỗi trong việc tuyển cử.
Thôi Diễm tới chỗ Huấn lấy bản thảo biểu chương xem rõ, rồi viết thư cho Huấn rằng: "Ta xem biểu chương, thấy là việc tốt thôi! Thời gian ôi thời gian, thời thế sẽ đến lúc chuyển biến." Bản ý của Thôi Diễm là chê bai lời bàn luận phê phán của người kia. Tuy nhiên, có người lại mang việc này gièm pha với Tào Tháo rằng bức thư ấy của Thôi Diễm là có ý kiêu căng, oán giận báng bổ, ám chỉ việc Tào Tháo đang dần dần chiếm ngôi nhà Hán. | wiki |
Thôi Diễm | Tào Tháo nổi giận phạt tội Thôi Diễm làm lao dịch khổ sai, rồi sai người đến dò xét thái độ của ông. Người đó thưa lại rằng Thôi Diễm bị phạt tội nhưng thần sắc lời nói vẫn thản nhiên không nhún mình, trong lòng có ý bất bình. Tào Tháo ra lệnh bắt khép ông vào tội chết.
Sách "Nguỵ lược" ghi lại cụ thể việc này hơn: Thôi Diễm xem biểu của Dương Huấn xong, soạn thư gửi cho Huấn. Người nhận bức thư của Diễm, đem bọc vào khăn vấn đầu, trên đường đi nghỉ lại ở ngoài đô thành. Có kẻ trong lòng bất bình với ông chủ định đi theo người mang thư, đến xem rõ thư, rồi đi gièm pha với Tào Tháo. Tào Tháo tin rằng ông có phỉ báng, bèn bắt giao cho nhà ngục, ra hình phạt cắt tóc bắt làm lao dịch. Người đi tố giác tiếp tục gièm pha ông với Tào Tháo rằng: "Diễm làm lao dịch, tay xoắn râu mắt nhìn thẳng, trong lòng tựa như bất bình." Tào Tháo tin theo, muốn giết ông, bèn sai thuộc lại đi qua chỗ Thôi Diễm xem xét. Mấy ngày sau người đó quay về báo cho Tào Tháo biết rằng Thôi Diễm vẫn bình an. Tào Tháo tức giận sai người đến truyền ý chỉ của Tào Tháo muốn giết ông. Thôi Diễm nói: "Giết ta là không thoả đáng, ta không biết rằng [Tào] Công có ý ấy." Và ông tự sát.
Không rõ khi đó Thôi Diễm bao nhiêu tuổi. Từ khi gần 30 tuổi ông theo học Trịnh Huyền được 1 năm thì gặp quân Khăn Vàng đánh Bắc Hải (khoảng năm 192) đến khi ông mất thì Thôi Diễm hoạt động trong thời gian khoảng gần 30 năm, thọ trên 50 tuổi. Nhiều người thương xót ông, cho rằng cái chết của Thôi Diễm là oan.
Tài nhìn người. | wiki |
Thôi Diễm | Tài nhìn người.
Thôi Diễm cùng với Tư Mã Lãng có giao hảo, ông dự đoán em Lãng là Tư Mã Ý là người thông minh sáng suốt thành thực, quyết đoán tài năng hơn hẳn người thường và Tư Mã Lãng sẽ không theo kịp được.
Ông còn căn cứ vào tài năng của em họ mình là Thôi Lâm cùng với Tôn Lễ, Lư Dục từ khi họ mới làm quan mà dự đoán rằng rồi những người này đều sẽ thăng tiến cao.
Về sau cả Thôi Lâm, Tôn Lễ, Lư Dục đều làm đến chức chấp chính đại thần, còn Tư Mã Ý trở thành người đứng đầu chính quyền Tào Ngụy.
Bình luận.
Bàn về nguyên nhân cái chết của Thôi Diễm, Dịch Trung Thiên cho rằng có 3 lý do:
Trong Tam Quốc diễn nghĩa.
Trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, bản dịch của Phan Kế Bính, tên ông được gọi là Thôi Diệm. Ông xuất hiện ở hồi 33 khi Tào Tháo mới chiếm được Ký châu và đi theo Tào Tháo. Ngay lập tức Thôi Diệm góp ý với Tào Tháo về việc nên chăm lo cho dân chúng chứ không chỉ quan tâm tới dân số đông của châu.
Thôi Diệm chỉ xuất hiện thêm một lần nữa ở hồi 68, khi Tào Tháo có ý định lên ngôi vương, ông công khai tỏ thái độ phản đối nên bị Tào Tháo bắt giam và đánh chết.
Nhân vật Thôi Huy trong trò chơi "Tam Quốc Truyền Kỳ" được thiết lập là con cháu Thôi Diệm. | wiki |
Tạ Đức Trí | Tạ Đức Trí (sinh 1973), tên tiếng Anh thông dụng là Tri Ta, là thị trưởng của thành phố Westminster, California. Ông trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu làm thị trưởng một thành phố tại Hoa Kỳ sau khi ông thắng cử trong cuộc bầu cử vào ngày 6 tháng 11 năm 2012. Trước khi đắc cử thị trưởng, ông đã từng được bầu làm nghị viên hội đồng thành phố Westminster trong năm 2006 và 2010, và là phó thị trưởng của thành phố này kể từ năm 2008.
Tiểu sử.
Tạ Đức Trí sinh tại Sài Gòn. Theo ông kể, cha ông từng viết sách chống cộng sản cho nên bị bắt học tập cải tạo sau năm 1975, và mãi đến năm 1992 mới được cho phép xuất cảnh. Ông cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ năm 1992, khi ông 19 tuổi. Ông nhanh chóng học tiếng Anh và nhập học môn khoa học máy tính tại Đại học Tiểu bang California tại Los Angeles (Cal State LA). Tuy nhiên, ông đổi ý và chuyển hướng đến ngành khoa học chính trị, tốt nghiệp năm 1997 rồi làm việc cho dân biểu tiểu bang Jim Morrissey.
Từ năm 2006, ông là chủ bút của tờ nguyệt san "Viet Salon", một tờ chuyên ngành nails.
Hoạt động chính trị.
Hoạt động cộng đồng.
Tạ Đức Trí có hơn 15 năm hoạt động trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại miền Nam California. Ông gia nhập Tổng hội Sinh viên Miền Nam California năm 1998 và làm biên tập viên của báo "Non Sông", tiếng nói của hội. Năm 2002, ông đắc cử vào Ban Đại diện Cộng đồng Miền Nam California và được đề cử vào chức vụ chủ tịch chấp hành trong 3 năm.
Hội đồng thành phố. | wiki |
Tạ Đức Trí | Hội đồng thành phố.
Năm 2006, ông ứng cử vào hội đồng thành phố Westminster vào năm 2006 và đắc cử với 5.929 phiếu.. Năm 2008, ông được chọn làm phó thị trưởng và phục vụ dưới cương vị này đến năm 2012. Cùng năm này, thành phố Westminster, với hơn 90.000 dân, trở thành thành phố Hoa Kỳ đầu tiên có đa số đại biểu hội đồng thành phố là người Việt.
Năm 2010, ông tái thắng cử với 7.964 phiếu, đứng đầu số phiếu trong các ứng cử viên.
Thị trưởng.
Ông ứng cử thị trưởng thành phố Westminster sau khi thị trưởng đương nhiệm Margie Rice tuyên bố về hưu. Ông đối đầu với 4 đối thủ khác, gồm có Al Hamade, Penny Loomer, Hà Minh Mạch, và Tamara Sue Pennington. Ông được xem là người dẫn đầu vì ông nhận sự ủng hộ của Margie Rice và các đối thủ của ông thiếu kinh nghiệm. Ông là đảng viên đảng Cộng hòa, nhưng chức vụ thị trưởng là một chức vụ phi đảng phái. Mặc dù lương thị trưởng thành phố chỉ khoảng $900 mỗi tháng và chức thị trưởng có quyền hạn rất hạn chế, và thành phố đang gặp vấn đề tài chính, việc một người Việt nắm giữ chức này được xem là có ảnh hưởng toàn quốc vì Westminster được xem là trung tâm của người Việt ngoài Việt Nam. Ông vận động dưới cương lĩnh đại diện cho mọi người, không chỉ người gốc Việt, và hứa hẹn sẽ duy trì các truyền thống của thành phố, như việc tưởng niệm Sự kiện 11 tháng 9, ngày Quốc kỳ, lễ thắp cây Nôel hàng năm, và diễn hành Tết Nguyên Đán. | wiki |
Tạ Đức Trí | Trong cuộc bầu cử, ông nhận được 11.861 phiếu tương đương với 44,6% số phiếu, cao hơn các đối thủ với số phiếu 7.677 (28,8%) cho Penny Loomer, 4.885 (18,4%) cho Al Hamade, 1.191 (4,5%) cho Hà Minh Mạch, và 998 (3,8%) cho Tamara Sue Pennington. Ông trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên đắc cử,và là người gốc Việt thứ hai đảm nhiệm vai trò của thị trưởng của một thành phố tại Hoa Kỳ (trước đó John Trần đã từng làm thị trưởng thành phố Rosemead, California nhưng chức vụ đó không phải do bầu cử mà do các thành viên hội đồng thành phố luân phiên nắm giữ). Ông nhậm chức vào ngày 12 tháng 12. Với việc ông trở thành thị trưởng, ghế hội đồng thành phố của ông trống và thành phố có thể tổ chức một cuộc bầu cử mới hay bổ nhiệm một người khác để thay thế ông. Margie Rice, người mà ông thay thế trong chức vụ thị trưởng, được bổ nhiệm vào chức này.
Trong cuộc họp ngày nhậm chức của ông, hội đồng thành phố gia hạn vĩnh viễn việc thiết lập "vùng phi cộng sản" mà thành phố đã đưa ra vào năm 2004 để ngăn chặn các giới chức và phái đoàn của chính quyền Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đi ngang qua thành phố.
Cuối năm 2014, ông tiếp tục tranh cử và tái đắc cử nhiệm kỳ 2 với trên 85% số phiếu.
Đời sống cá nhân.
Ông kết hôn với bà Đoàn Quế Anh, một dược sĩ và có hai con gái là Trí Anh và Trí Mỹ. Ông và vợ dùng chung bút danh "Đức Trí Quế Anh" và đã cùng xuất bản một số tuyển tập thơ, truyện ngắn, và triết học. Ông từng leo lên đỉnh Núi Whitney và có đai đen Taekwondo. | wiki |
Nhớ về Hà Nội | "Nhớ về Hà Nội" là tác phẩm âm nhạc trữ tình của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, được xem là một trong những ca khúc hay nhất và nổi tiếng nhất viết về Hà Nội. Đã có nhiều ca sĩ biểu diễn bài hát, tuy nhiên Hồng Nhung là người thể hiện thành công nhất và gắn liền với tên tuổi cô. Bài hát sau đó được đưa vào album phòng thu đầu tay của nữ ca sĩ "Đoản khúc thu Hà Nội" (1997).
Bối cảnh và sáng tác.
Tác giả của bài hát là nhạc sĩ Hoàng Hiệp. Sinh ra ở vùng đất Nam Bộ, ông đã tập kết ra Bắc từ cuối năm 1954, lấy vợ tại đây rồi định cư về miền Nam sau 1975. Theo nhạc sĩ, phải đến nhiều năm sau, trong một lần nhớ về thời gian sinh sống ở Hà Nội, ông mới chấp bút viết nên ca khúc chỉ nội đêm ngày đầu tiên Tết Nguyên Đán năm 1982. Ông cho biết cảm hứng lớn nhất đối với bài hát là khi ông nhớ về mùa thu ở Hà Nội cùng nguyên mẫu của ca khúc – diễn viên Diễm Lan – cũng là vợ ông. | wiki |
Nhớ về Hà Nội | Bài hát là một sáng tác khá dài của Hoàng Hiệp, với 4 câu hát tổng. Thuộc chủ đề quê hương trong những sáng tác của ông, nội dung bài hát miêu tả lại bức tranh đời sống tâm linh Hà Nội, theo đó đều dựa trên ký ức nhạc sĩ về thời bao cấp như "tiếng leng keng tàu sớm", "áo chăn chưa ấm thân mình", qua đó kể lại câu chuyện của dân tộc "một thời đạn bom, một thời hòa bình". Trong ca khúc có miêu tả Hồ Gươm, Tháp Rùa – là các công trình biểu tượng thành phố, cùng với đó là hình ảnh "những công viên vừa mới xây" nhằm cho thấy sự phát triển của Hà Nội theo thời gian. Trong một cuộc phỏng vấn, ông đã tiết lộ cây hoa sữa trong lời nhạc từng là một cái cây có thật ở phố Bà Triệu, khác với những gì người ta nói trước đó là cây hoa sữa ở đường Nguyễn Du.
Tiếp nhận và di sản.
"Nhớ về Hà Nội" được coi là một trong những nhạc phẩm hay nhất và nổi tiếng nhất viết về Hà Nội. Ca khúc cũng nằm trong số các tác phẩm âm nhạc kinh điển của dòng nhạc đương đại cuối thế kỷ 20 chủ đề tình yêu Hà Nội và là "biên niên sử mini" về Hà Nội một thời. Tờ "Hànộimới" đã nhận định bài hát "là niềm tự hào của Thủ đô", với câu hát mở đầu làm "thổn thức bao trái tim những người đã từng gắn bó cùng Thủ đô". | wiki |
Nhớ về Hà Nội | Vào năm 2000, Hoàng Hiệp đã được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về Văn học và Nghệ thuật qua một số tác phẩm nổi bật, trong đó có "Nhớ về Hà Nội". Đây là ca khúc duy nhất do ông tự sáng tác trong danh sách, những tác phẩm còn lại đều do ông phổ thơ. Bài hát cũng từng được vinh danh trong live show số 24 "Con đường âm nhạc" ngày 2 tháng 12 năm 2007 nói về nhạc sĩ Hoàng Hiệp.
Đánh giá chuyên môn.
Nhạc sĩ Dân Huyền trong một bài viết cho "Báo điện tử VOV" đã tán dương Hoàng Hiệp qua ca khúc khi chọn "lối cấu trúc vòng tròn, một điệp khúc quay đi quay lại bằng những âm thanh tha thiết chân thực và tiêu biểu", được mô tả là khiến nhiều người Hà Nội "không nghĩ ra được hết từ những kỷ niệm khó quên trong chiến tranh và trong hòa bình". Tại cuốn "Thế kỷ âm nhạc Việt Nam: một thời đạn bom" của tác giả Nguyễn Thụy Kha, ông nhận xét bài hát đem lại "những hình ảnh thân thương của cố đô hòa trong giọng Nam Bộ nồng ấm tạo nên một cảm giác lung linh như ngọn lửa của ký ức, của kỷ niệm, của dĩ vãng". Nhà lý luận phê bình âm nhạc Nguyễn Thị Minh Châu trong bộ sách "Âm nhạc Việt Nam: tác giả – tác phẩm" cũng đánh giá rằng chưa có bài hát địa phương nào do nhạc sĩ Hoàng Hiệp sáng tác (kể cả miền Nam quê hương ông) lại được yêu thích như "Nhớ về Hà Nội".
Ca sĩ thể hiện. | wiki |
Nhớ về Hà Nội | Ca sĩ thể hiện.
Ca khúc được thu âm lần đầu vào khoảng 1984, 1985 qua băng cassette bởi ca sĩ Lệ Thu. Từng có nhiều nghệ sĩ biểu diễn bài hát, trong số đó gồm Cẩm Vân, Ngọc Tân, Mỹ Tâm, Quang Dũng... Tuy vậy, Hồng Nhung mới được công nhận là người thể hiện thành công nhất khi đã đem về cho cô giải nhất cuộc thi "Giọng hát hay Hà Nội" tổ chức lần đầu năm 1987; lúc đó cô chỉ mới 17 tuổi, đánh dấu điểm khởi đầu sự nghiệp ca hát của nữ ca sĩ. Một bản thu thanh lại bài hát bằng giọng Hồng Nhung và phối khí bởi nhạc sĩ Quang Vinh, trong lần biểu diễn trên sân khấu chuyên nghiệp đầu tiên của cô, sau đó đã được thực hiện cho hãng thu âm Dihavina trong băng cassette "Tiếng hát Hồng Nhung" phát hành năm cô 18 tuổi. Bản phối tương tự cũng được chọn làm nhạc hiệu Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội và từng được phát trên các phố phường tại Hà Nội vào mỗi buổi sáng đầu những năm thập niên 1990 qua loa phóng thanh. Đến năm 1994, Dihavina hợp tác cùng Hãng phim Trẻ ghi hình MV bài hát, đạo diễn bởi Đinh Anh Dũng và Hồng Nhung là người trình bày. Sau này, nhân dịp nhạc sĩ Hoàng Hiệp sinh nhật 76 tuổi, Hồng Nhung đã biểu diễn lại ca khúc trong đêm nhạc đặc biệt của ông tổ chức tối ngày 2 tháng 10 năm 2007 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, phát sóng trực tiếp trên kênh HTV2. | wiki |
Nhớ về Hà Nội | "Nhớ về Hà Nội" đã xuất hiện trong nhiều album âm nhạc về chủ đề Hà Nội. Bài hát từng góp mặt ở album phòng thu đầu tay của Hồng Nhung "Đoản khúc thu Hà Nội" ra mắt năm 1997, được xem là album nhạc về Hà Nội hay nhất và bán chạy nhất năm. Trước đó ca khúc còn được đưa vào các album tuyển tập khác của cô gồm "Nhớ về Hà Nội" (1993) và "Ca dao Hồng" (1997). Bài hát cũng nằm trong album năm 2003 của nhạc sĩ Hoàng Hiệp "Em vẫn đợi anh về" và do ca sĩ Thu Giang thể hiện. Nhân dịp 1000 năm Đại lễ Thăng Long năm 2010, Hãng phim Trẻ đã cho phát hành bộ album CD tuyển tập các ca khúc hay về Hà Nội và bản hát của Hồng Nhung nằm trong đĩa 2 "Nhớ về Hà Nội", cùng thời điểm ra mắt album "Nơi tôi sinh – Hà Nội", trong đó chứa bài hát ở thứ tự phát số 10, của ca sĩ Minh Quân.
Biểu diễn trực tiếp. | wiki |
Nhớ về Hà Nội | Biểu diễn trực tiếp.
Vào năm 2005, nam ca sĩ người Hàn Quốc đã hát bài "Nhớ về Hà Nội" tại chương trình ca nhạc "Giai điệu hoà bình" tổ chức ở Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô và được khán giả Việt Nam "tán thưởng nhiệt liệt", dù bị cho là phát âm tiếng Việt "chưa thật rõ, thật chuẩn". Chỉ trong năm 2010, Hồng Nhung đã trình diễn ca khúc trong ngày khai mạc Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và đêm nhạc "Điều còn mãi" tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội, được báo "VietNamNet", đồng thời là đơn vị tổ chức buổi hòa nhạc, nhận xét là "rất thành công". Tại sự kiện hòa nhạc đường phố "Luala Concert Thu Đông 2012", có cả sự tham gia của Thanh Lam và Mỹ Linh, Hồng Nhung cũng thể hiện bài hát một lần nữa cùng với bài "Thiên Thai" của nhạc sĩ Văn Cao.
Trong chương trình "Giai điệu tự hào" số phát sóng tháng 10 năm 2014 với chủ đề "Người Hà Nội", "Nhớ về Hà Nội" được nữ ca sĩ Văn Mai Hương biến tấu lại theo hướng hiện đại, tuy nhiên, màn trình diễn của cô sau đó nhận phải những ý kiến trái chiều; diễn viên Thanh Tú nhận xét rằng Văn Mai Hương hát bài này "quá vô hồn", trong khi các khách mời khác như cựu cầu thủ Nguyễn Hồng Sơn và đạo diễn Lê Hoàng lại có những đánh giá tích cực hơn về cô khi giúp gợi nhớ lại ký ức tuổi thơ và "rất có cảm xúc".
Tranh cãi. | wiki |
Nhớ về Hà Nội | Tranh cãi.
Vào năm 2019, Hồng Nhung tham gia vào một TVC thương hiệu phở Cung Đình gây tranh cãi, theo đó nữ ca sĩ chế lại lời ca khúc từ "Hà Nội" trong câu hát "Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội" thành "phở Hà Nội". Nhiều khán giả đã bảy tỏ thái độ bức xúc, cho rằng Hồng Nhung đang "xúc phạm đến người quá cố" khi chế lại lời bài hát nhằm mục đích quảng cáo. Con trai của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, Lưu Nguyễn, cũng lên tiếng nói rằng chưa nhận được thông tin gì về việc này. Trung tâm bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) sau đó đã nhanh chóng liên hệ lại với ông Nguyễn để thống nhất việc cấp phép sử dụng bài hát cho việc quảng cáo sản phẩm. Phía VCPMC cũng cho biết rằng trước đó đơn vị đã kí hợp đồng cấp phép sử dụng bài hát với một công ty truyền thông theo phạm vi ủy quyền do con trai Hoàng Hiệp ký để quản lý, khai thác từ cuối năm 2009. Sau vụ việc, phía gia đình nhạc sĩ Hoàng Hiệp cho biết sẽ làm một phụ lục hợp đồng với VCPMC để tránh trường hợp tương tự xảy ra. | wiki |
Danh sách nhà báo bị sát hại ở Hoa Kỳ | Danh sách nhà báo bị sát hại ở Hoa Kỳ
Nhiều nhà báo đã bị sát hại ở Hoa Kỳ khi đang đưa tin về một cuộc xung đột quân sự hoặc vì tư cách là một nhà báo của họ. Các nhà báo gần đây nhất bị giết ở Hoa Kỳ là bốn phóng viên của "The Capital" ở Annapolis, Maryland, bị giết vào ngày 28 tháng 6 năm 2018 trong một vụ xả súng hàng loạt tại văn phòng của tờ báo.
Lĩnh vực nguy hiểm nhất của truyền thông Hoa Kỳ sau năm 1980 là chủng tộc. Theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, mười nhà báo phục vụ cộng đồng di dân Việt Nam, Haiti và Trung Quốc đã thiệt mạng trong các vụ ám sát chính trị từ năm 1980 đến 1993. Chauncey Bailey, biên tập viên của một tờ báo người Mỹ gốc Phi có số lượng phát hành lớn, đã bị sát hại vào năm 2007 vì phóng sự điều tra của mình.
Kể từ vụ tấn công ngày 11 tháng 9, những cái chết liên quan đến khủng bố là một xu hướng khác. | wiki |
José Luis Chilavert | José Luis Chilavert
José Luis Félix Chilavert González là thủ môn bóng đá người Paraguay (Sinh ngày 25/7/ 1965 tại Luque, trái đất Departamento Central). Anh đã 3 lần được tạp chí IFFHS bầu chọn là thủ môn hay nhất thế giới. Chilavert cũng được biết đến là một người có kỹ năng sút phạt rất giỏi kể cả những quả phạt hàng rào hay phạt 11m.
Sự nghiệp.
Chilavert xuất hiện lần đầu tiên năm 17 tuổi ở câu lạc bộ Sportivo Luqueño, một câu lạc bộ hạng 2 hồi đó. Năm 1989 anh có trận đầu tiên chơi cho đội tuyển quốc gia, sau đó anh chuyển sang chơi cho một câu lạc bộ hạng nhất ở Argentina, San Lorenzo.
Sau đó anh chuyển sang Tây Ban Nha chơi cho câu lạc bộ Real Zaragoza. Sau đó anh trở lại Argentina chơi cho câu lạc bộ Vélez Sársfield và giúp họ đoạt cúp Vô địch quốc gia 4 lần cùng cúp Copa Libertadores và cúp liên lục đia năm 1994 và năm 1999. Tại đây anh cũng trở thành thủ môn đầu tiên ghi được Hat-trick bằng 3 quả Penalty trong trận gặp Ferro Carril Oeste.
Anh được IFFHS bầu chọn là thủ môn xuất sắc nhất thế giới các năm 1995, 1997, và 1998. Trong sự nghiệp anh đã 74 lần khoác áo đội tuyển quốc gia và giải nghệ vào tháng 11-2004.
Thống kê sự nghiệp.
400||36||||||||
79||1||||||||
50||0||||||||
17||4||||||||
546||41|||||||| | wiki |
Giải vô địch bóng đá thế giới 1962 | Giải vô địch bóng đá thế giới 1962
Giải bóng đá vô địch thế giới 1962 (tên chính thức là 1962 Football World Cup - Chile / "Campeonato Mundial de Fútbol - Chile 1962") là giải bóng đá vô địch thế giới lần thứ 7 và đã được tổ chức từ ngày 30 tháng 5 đến 17 tháng 6 năm 1962 tại Chile. Đây là lần thứ ba giải bóng đá vô địch thế giới tổ chức tại Nam Mỹ sau các năm 1930 tại Uruguay và 1950 tại Brasil.
Sau 32 trận đấu, Brasil đã bảo vệ được danh hiệu vô địch thế giới của mình và là đội thứ hai làm được điều này sau .
Vòng loại.
56 đội bóng tham dự vòng loại và được chia theo các châu lục để chọn ra 14 đội vào vòng chung kết cùng với nước chủ nhà Chile và đội đương kim vô địch thế giới Brasil.
Trọng tài.
18 trọng tài từ 17 quốc gia sẽ tham gia điều khiển các trận đấu của giải vô địch bóng đá thế giới 1962
Vô địch. | wiki |
Hương Châu | Hương Châu
Hương Châu (tiếng Trung: 香洲区), Hán Việt: "Hương Châu khu") là một quận của địa cấp thị Chu Hải (珠海市), tỉnh Quảng Đông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hương Châu nằm ở trung nam bộ của Quảng Đông, là nơi có trụ sở chính quyền Chu Hải, là trung tâm chính trị, kinh tế, giao thông và văn hóa của thành phố này. Hương Châu có 8 nhai đạo, 6 trấn.
Hành chính.
Hương Châu được chia ra làm 14 đơn vị hành chính cấp hương, bao gồm 8 nhai đạo và 6 trấn. Ngoài ra quận này còn quản lí 4 đơn vị ngang cấp hương khác.
Đơn vị ngang cấp hương khác | wiki |
Yemisi Aribisala | Yemisi Aribisala
Yemisi Aribisala (sinh ngày 27 tháng 4 năm 1973) là một nhà tiểu luận, nhà văn và nhà hồi ký ẩm thực người Nigeria. Cô được mô tả là người có "chất giọng không sợ hãi, dí dỏm và không biện giải", được Sarah Ladipo Manyika nêu tên là một trong bảy chất giọng quốc tế mới và táo bạo.
Aribisala nổi tiếng với công việc của mình trong việc ghi lại nét ẩm thực Nigeria như một điểm khởi đầu cho những suy nghĩ và hiểu biết về văn hóa xã hội. Cuốn sách đầu tiên của cô, "Longthroat Memoirs: Soups, Sex, and the Nigerian Taste Buds" đã giành giải thưởng John Avery tại Giải thưởng Sách André Simon 2016.
Cô hiện đang sống ở Cape Town, Nam Phi với người con của mình.
Cuộc sống và sự nghiệp.
Aribisala theo học tại Đại học Wolverhampton, Vương quốc Anh, nơi cô có bằng luật năm 1995. Sau đó, cô lấy được bằng thạc sĩ về Legal Aspects of Maritime Affairs and International Transport (các Khía cạnh Pháp lý Vấn đề Hàng hải và Vận tải Quốc tế) từ Đại học Wales, Cardiff, vào năm 1997.
Viết lách.
Cô là chủ bút sáng lập ấn phẩm văn học và văn hóa Nigeria "Tạp chí Farafina"
Từ năm 2009 đến 2011, bà đảm nhận chuyên mục ẩm thực cho tờ báo 234Next, nơi bà lần đầu tiên được đọc giả chú ý dưới cái tên "Yẹ́misí Ogbe".
Cô thường xuyên đóng góp các ấn phẩm văn học, bao gồm cả "Chimurenga Chronicle", một tờ báo văn hóa tiên phong. | wiki |
Sự kiện Robert Taylor | Sự kiện Robert Taylor còn gọi là Sự kiện Livingston hoặc Vụ chạm trán Dechmont Woods, là vụ kiểm lâm viên Robert "Bob" Taylor (1919-2007) nhìn thấy phi thuyền ngoài hành tinh ngay trên ngọn đồi Dechmont Law ở Livingston, Tây Lothian, Scotland năm 1979. Khi Taylor trở về nhà sau chuyến đi đến Dechmont Law trong bộ dạng nhếch nhác, quần áo của ông bị rách và có vết trầy xước ngay cằm và đùi, ông kể rằng mình đã gặp phải một "mái vòm bay" cố gắng kéo ông lên tàu. Do vết thương của Taylor, cảnh sát đã ghi nhận sự việc là một cuộc hành hung thông thường và vụ này được quảng bá phổ biến là "ví dụ duy nhất về việc người ngoài hành tinh trở thành đối tượng của một cuộc điều tra tội phạm".
Câu chuyện của Taylor.
Theo Taylor, một nhân viên lâm nghiệp của Tập đoàn Phát triển Livingston, vào ngày 9 tháng 11 năm 1979, ông đã đỗ chiếc xe bán tải của mình ở bên đường gần đường cao tốc M8 và đi dọc theo một con đường rừng lên phía bên cạnh Dechmont Law với con chó của mình. Taylor kể lại đã nhìn thấy thứ mà ông mô tả là "mái vòm bay" hoặc một quả cầu lớn, hình tròn có đường kính khoảng , lơ lửng phía trên sàn rừng trong một khoảng trống cách xe tải khoảng . Taylor mô tả vật thể này là "một vật liệu kim loại tối với kết cấu thô ráp như giấy nhám" có vành ngoài "được sắp đặt bằng cánh quạt nhỏ". | wiki |
Sự kiện Robert Taylor | Taylor tuyên bố ông đã trải qua một loại mùi hôi "như đốt bụi cây" và những quả cầu nhỏ hơn "tương tự như thủy lôi" đã tóm lấy ông và kéo về phía vật thể lớn hơn khi ông bất tỉnh. Theo Taylor, sau đó ông tỉnh dậy và các vật thể đã biến mất, nhưng anh không thể khởi động chiếc xe tải của mình, vì vậy ông đành đi bộ về nhà ở Livingston.
Cuộc điều tra của cảnh sát.
Vợ của Taylor đã trình báo rằng khi ông cuốc bộ về đến nhà, ông xuất hiện trong bộ dạng nhếch nhác và quẫn trí với trang phục rách rưới và cái quần bị xé toạc ra. Vợ ông vội gọi cảnh sát đến điều tra và một bác sĩ tới điều trị cho ông vết trầy xước ngay chỗ cằm và đùi. Cảnh sát đi cùng Taylor đến địa điểm nơi ông khai rằng mình bị thương. Họ tìm thấy "dấu vết hình thang" trên mặt đất là nơi Taylor nói rằng ông nhìn thấy vật thể hình cầu lớn và các dấu hiệu khác mà Taylor nói là do các vật thể nhỏ hơn giống như quả mìn tạo ra. Cảnh sát đã ghi nhận sự việc là một vụ hành hung hình sự.
Giới nghiên cứu UFO.
Câu chuyện đã thu hút sự chú ý từ giới nghiên cứu UFO, bọn họ đã dựng lên một tấm biển tại địa điểm của cuộc tiếp xúc bị cáo buộc, và Taylor trở nên nổi tiếng trong số những người đam mê UFO vì liên quan đến vụ nhìn thấy UFO duy nhất bị điều tra hình sự. Nhà nghiên cứu UFO và tác giả Malcolm Robinson chấp nhận câu chuyện của Taylor, cho biết ông tin rằng "đó có thể là một trong số ít trường hợp thực sự của một vụ chạm trán UFO".
Giới hoài nghi. | wiki |
Sự kiện Robert Taylor | Giới hoài nghi.
Năm 1979, nhà hoài nghi UFO Steuart Campbell đã đến thăm hiện trường vụ việc với cảnh sát. Campbell bị thuyết phục rằng một lời giải thích đơn giản sẽ được tìm thấy. Trong chuyến thăm thứ hai của mình đến nơi này, ông tuyên bố rằng ông đã quan sát thấy một số ống nhựa PVC tại một khu đất liền kề. Ông phát hiện ra rằng cơ quan cấp nước địa phương đã đặt một ống cáp trong vòng 100m sau khi phát quang. Ông đi đến kết luận rằng đống ống nhựa này có thể đã được lưu trữ trong quá trình phát quang và chịu trách nhiệm cho những dấu vết trên mặt đất.
Patricia Hannaford, người sáng lập Hội Nghiên cứu UFO của Đại học Edinburgh và là một bác sĩ có trình độ, đã cho Campbell lời khuyên về các khía cạnh y học của vụ việc. Bà cho rằng sự suy sụp của Taylor là một căn bệnh bị cô lập của chứng động kinh thùy thái dương, và sự phù hợp đã giải thích các vật thể này là ảo giác. Các triệu chứng như viêm màng não trước đó của Taylor, báo cáo về mùi hôi thối mà không ai có thể phát hiện ra, chứng đau đầu, khô họng, tê liệt chân và thời gian bất tỉnh gợi ý nguyên nhân này.
Steve Donnelly, một nhà vật lý và biên tập viên cho tờ "The Skeptic" cũng coi trường hợp này được giải thích bằng một cơn động kinh. Campbell cho rằng căn bệnh của Taylor có thể đã bị kích thích bởi một ảo ảnh của Sao Kim. | wiki |
Sự kiện Robert Taylor | Doanh nhân địa phương Phill Fenton đã công bố một báo cáo vào năm 2013, suy đoán rằng Taylor "có thể đã bị một cơn đột quỵ nhỏ và tiếp xúc với các hóa chất độc hại khiến ông ấy bối rối và mất phương hướng" và rằng "UFO mà ông tin rằng mình nhìn thấy có thể là một tháp nước hình chiếc đĩa gần đó". | wiki |
Sự kiện Boianai | Sự kiện Boianai, còn gọi là Sự kiện Cha William Gill, là vụ một nhà truyền giáo Anh giáo, cộng tác viên của ông và một nhóm người bản địa đã tận mắt chứng kiến UFO xảy ra vào năm vào 1959 tại làng Boianai, thuộc Lãnh thổ Papua New Guinea.
Diễn biến vụ việc.
Đêm ngày 26 tháng 6 năm 1959 chắc chắn là một đêm không bình thường. Hôm đó, rất nhiều người đã chăm chú nhìn lên bầu trời sao và có những kí ức không thể xóa nhòa. Ngày hôm đó, Cha William Melchior Gill, cha xứ phụ trách truyền giáo của Giáo hội Anh ở Boianai, Papua New Guinea, ra sân đi dạo như thường lệ. Khi ngước nhìn lên bầu trời sao cao vời vợi, ông đột nhiên phát hiện ra một số vật thể sáng lấp lánh trên những tầng mây, khiến những đám mây phát ra một vầng hào quang. Thời gian trôi đi, những chùm sáng dần dần rõ hơn, cuối cùng hình hài của một sinh vật sống từ từ hiện ra trong ánh sáng chói lòa. | wiki |
Sự kiện Boianai | Cha Gill lập tức bị hiện tượng đó cuốn hút. Ông khẽ dụi mắt, cho là mình nhìn lầm. Nhưng khi ông mở mắt ra thì hình ảnh "người bay" vẫn còn trên không trung, đồng thời càng trở nên rõ nét hơn. Tiếp đó, lại xuất hiện thêm hình người thứ hai, thứ ba rồi thứ tư... Cả quá trình kéo dài gần 3 giờ đồng hồ, những người chứng kiến gồm 38 người là Cha Gill và các thành viên trong đoàn truyền giáo của ông. Sau khi chứng kiến hiện tượng này, Cha Gill đã lập tức ghi chép mọi thứ vào một cuốn sổ, đồng thời 25 người lớn chứng kiến sự việc đã kí tên vào sổ. Khi mọi người cho là cuộc sống đã trở lại bình thường thì chuyện đáng ngạc nhiên hơn xảy ra. Chiều tối ngày hôm sau, "người bay" lại xuất hiện một lần nữa. Lúc đó, Mặt Trời vừa mới xuống núi, một vật thể sáng lấp lánh xuất hiện giữa không trung. Lát sau, "người bay" bước ra từ vật thể giống như con tàu mẹ đó để hoạt động ở bên ngoài khoang. Đồng thời, trên bầu trời đêm xuất hiện thêm hai vật thể bay không xác định, trong đó có một chiếc ở ngay trên đỉnh đầu vị cha xứ, chiếc còn lại thì ở phía trên ngọn đồi cách ông ấy không xa. | wiki |
Sự kiện Boianai | Cha Gill ghi chép trong cuốn sổ tay về tình huống lúc đó như sau: "Hai sinh vật giống người đó lúc thì khom lưng, lúc thì giơ cánh tay lên giống như đang vận hành thử máy móc." Khi một người trong số họ nhìn xuống dưới, Cha Gill thử vẫy tay, và "người bay" đó cũng giơ cánh tay lên vẫy vẫy về phía ông, như thể hiểu được cách chào hỏi của ông. Lúc đó, một cậu bé cầm đèn pin rọi về phía vật thể phát sáng. đột nhiên, "người bay" trên không trung bắt đầu chao đảo như quả lắc đồng hồ, đồng thời vật thể phát sáng cũng tiến gần mặt đất hơn một chút. Mọi người dưới mặt đất hò hét chào đón họ tiếp đất nhưng không nhận được bất kỳ phản ứng nào. Vài ba phút sau, mấy "người bay" thi nhau trở lại tàu mẹ như thể đã mất hứng thú với mọi thứ dưới mặt đất. Tới thời điểm đó, họ đã lơ lửng trên không trung gần 1 giờ đồng hồ. Về sau, bầu trời dần dần trở nên tối đen, các tầng mây cũng bắt đầu dày hơn, vật thể phát sáng và những "người bay" cùng nhau biến mất. Vào lúc 10 giờ 40 phút đêm, khi mọi người đang chìm vào giấc ngủ thì một loạt tiếng nổ cực lớn đột ngột đánh thức họ, nhưng khi chạy ra khỏi nhà thì họ lại không phát hiện ra thứ gì khác nữa.
Điều tra và giải thích. | wiki |
Sự kiện Boianai | Điều tra và giải thích.
Sau sự việc, lãnh đạo các nhóm nghiên cứu UFO dân sự đã gửi một lá thư kèm theo báo cáo kêu gọi các thành viên Quốc hội phải thúc giục lực lượng không quân điều tra và đưa ra câu trả lời cho sự kiện ở Boianai. Ngày 24 tháng 11 năm 1959, tại phiên họp của Quốc hội Liên hiệp Anh, E. D. Cash, một nghị sĩ Đảng Dân chủ đến từ Tây Úc, đã hỏi Bộ trưởng Không quân F. M. Ostern rằng liệu bộ phận của anh ta (cụ thể là Tình báo Không quân) đã điều tra các báo cáo về sự kiện Boianai hay chưa. Bộ trưởng không trả lời câu hỏi này, mà thay vào đó chỉ ra rằng hầu hết các trường hợp nhìn thấy UFO đều đã được giải thích, và chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ (khoảng 3%) các trường hợp nhìn thấy là chưa có lời giải thích xác đáng. Từ đó, có thể thấy cơ quan quốc phòng của Anh không thực sự coi trọng sự việc này. Tuy vậy, cuối cùng, Bộ trưởng Quốc phòng Anh vẫn yêu cầu một bản báo cáo về sự việc, và Không quân Hoàng gia Úc (RAAF) đã phỏng vấn Cha Gill vào ngày 29 tháng 12 năm 1959, khoảng sáu tháng sau sự kiện. Theo lời Cha Gill, hai sĩ quan từ RAAF đã hỏi ông một số câu hỏi, sau đó đưa ra giả thuyết về vị trí của các ngôi sao và các hành tinh trong thời điểm diễn ra sự kiện. Cha Gill không gặp lại họ lần nào nữa. | wiki |
Sự kiện Boianai | Cuối cùng, một viên chức cao cấp của RAAF là Tiểu đội trưởng F. A. Lang đã đưa ra kết luận: "Mặc dù Cha Gill có thể được coi là một người quan sát đáng tin cậy, nhưng các sự kiện xảy ra vào tháng 6 có thể chỉ là các hiện tượng tự nhiên, được tô màu bởi những sự kiện giật gân trong quá khứ và bị ảnh hưởng bởi tiềm thức của những người đam mê UFO. Trong thời gian xảy ra sự kiện, trời nhiều mây, có bão và sấm sét nhẹ. Mặc dù không thể đưa ra kết luận chắc chắn, nhưng từ góc của ánh sáng so với đường chân trời ở thời điểm đó, ta thấy được rằng ít nhất một số hình ảnh mà người dân đã quan sát được là của các hành tinh Sao Mộc, Sao Thổ và Sao Hỏa. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng, vị trí của hành tinh so với người quan sát và chuyển động của đám mây sẽ tạo ấn tượng mạnh về kích thước và sự chuyển động nhanh. Ngoài ra, mật độ đám mây khác nhau có thể giải thích cho hình dạng con người, và việc hình ảnh này xuất hiện rồi biến mất đột ngột". | wiki |
Sự kiện Boianai | Trong những năm qua đã xuất hiện một số giả thuyết được đưa ra nhằm giải thích cho sự kiện Boianai, bao gồm nhầm lẫn do hiện tượng thiên văn, một trò chơi khăm nào đó, Cha Gill bị cận thị và loạn thị (trên thực tế, tại thời điểm nhìn thấy UFO, Cha Gill có đeo kính)... Đến nay, đây vẫn là sự kiện mục kích UFO có nhiều nhân chứng nhất, các nhân chứng cũng có lời khai đáng tin cậy nhất, nhưng lại chưa có lời giải thích nào thỏa đáng. Nhà điều tra UFO Martin Kottmeyer đã xem xét lại sự kiện này do có sự đồng cảm với giả thuyết tâm lý xã hội về UFO. Kottmeyer lưu ý rằng một số trường hợp tàu bay được tìm thấy trong văn hóa dân gian, chẳng hạn như Người Hà Lan bay nổi tiếng; do vậy, sự kiện Boianai có thể được giải thích bằng ảo ảnh liên quan đến một loại thuyền đánh cá mà Cha Gill và người bản địa không biết đến vì nó không có nhiều ở vùng biển New Guinea vào lúc đó. | wiki |
V_Alonee Robinson | V'Alonee Robinson là một vận động viên chạy nước rút ngườiBahamas đã được chọn cho đất nước của mình trong cuộc tiếp sức 4x100 mét tại Thế vận hội Mùa hè 2012 ở London, Anh, nhưng không thi đấu.
Sự nghiệp.
V'Alonee Robinson sinh ngày 6 tháng 5 năm 1992. Cô theo học trường St Augustine's College, trước khi đến Đại học Auburn ở Auburn, Alabama. Cô đã thi đấu cho đội đua Hổ của trường đại học.
Tại cuộc thử nghiệm Olympic Bahamas vào tháng 6 năm 2012, cô đã hoàn thành hạng ba ở nội dung 100 mét nữ, hoàn thành cuộc đua trong thời gian 11,73 giây sau Chandra Sturrup và Carmiesha Cox. Robinson đã thi đấu trong đội tuyển nữ tiếp sức 4x100 mét cho Bahamas vào tháng 7 năm đó tại Giải vô địch U23 của Hiệp hội Thể thao Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Caribe ở Thành phố Guanajuato, México. Cô đã giành được huy chương bạc cùng với Krystal Bodie, Ivanique Kemp và Amara Jones trong thời gian 45,71 giây. Cá nhân, Robinson đứng thứ tư trong 100 mét nữ với thời gian 11,56 giây. | wiki |
V_Alonee Robinson | Vào tháng 7 năm 2012, Ủy ban Olympic Bahamas đã tuyên bố rằng Robinson đã được chọn cho Thế vận hội Mùa hè năm đó ở London, Anh, là một phần của bể bơi dành cho nữ tiếp sức 4x100 mét cùng với Chandra Sturrup, Christine Ameces, Sheniqua Ferguson, Debbie -McKenzie và Anthonique Strachan. Đó là Thế vận hội Olympic đầu tiên của Robinson, người đã nói khi cô đến "Đây là một trải nghiệm tuyệt vời. Đây là sân khấu lớn cho các vận động viên và tôi rất vui khi được ở đây. Đây là Thế vận hội - mọi thứ đều lớn ở đây. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời và tôi rất vui khi là một phần của nó ". Mặc dù cô đã hy vọng được chọn ra khỏi bể bơi, nhưng không được chọn cho sức nóng đầu tiên và đội tiếp sức không đủ điều kiện cho trận chung kết. | wiki |
Oligomer | Trong hóa học và hóa sinh, oligomer (, sách giáo khoa Việt Nam: oligome) là phân tử cấu tạo bởi một số ít đơn vị lặp lại tương tự hoặc giống hệt nhau, còn gọi là monomer. Trong tiếng Hy Lạp "oligo-" nghĩa là "một vài" và "-mer" nghĩa là "phần".
Khái niệm oligomer khác với polymer ở chỗ polymer chứa rất nhiều monomer (hàng nghìn đến hàng triệu). Tuy nhiên không có sự phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm này. Một tiêu chí được đề xuất là quan sát sự thay đổi đặc tính của phân tử đáng kể khi loại bỏ một hoặc một vài monomer.
Tên của oligomer gồm tiền tố Hy Lạp ứng với số monomer + đuôi "-mer", ví dụ: dimer, trimer, tetramer, pentamer ứng với oligomer có hai, ba, bốn và năm đơn phân. Các đơn phân của oligomer sắp xếp theo chuỗi thẳng (melam, một dimer của melamine), một vòng kín (trioxane, một trimer mạch vòng của formaldehyde), hoặc cấu trúc phức tạp hơn (như trong tellurium tetrabromide, tetramer của với lõi giống khối lập phương). Homo-oligomer cấu tạo bởi đơn phân giống hệt nhau, còn nếu khác nhau thì là hetero-oligomer. Một ví dụ về protein homo-oligomer là collagen, được cấu tạo từ ba chuỗi protein giống hệt nhau. | wiki |
Oligomer | Nhiều oligome quan trọng về mặt sinh học là các đại phân tử như protein hoặc acid nucleic (hemoglobin là một tetramer protein). Oligomer của amino acid gọi là oligopeptide (hay gọi ngắn gọn là peptit). Oligosaccharide là oligomer của monosaccharide (đường đơn). Oligonucleotide là đoạn ngắn, mạch đơn của acid nucleic như DNA hoặc RNA, hoặc các đoạn của các chất tương tự acid nucleic như peptide nucleic acid hoặc Morpholino.
Các đơn phân của oligomer liên kết nhau bằng liên kết cộng hóa trị, là kết quả của phản ứng trùng ngưng, hoặc bởi lực liên kết yếu hơn như liên kết hydro. Major capsid protein VP1 (vỏ của virút bại liệt) là một cấu trúc gồm 72 pentamer xếp chung với nhau
Nhiều loại dầu là oligomeric, chẳng hạn như parafin lỏng. Chất hóa dẻo là các ester oligomeric được sử dụng rộng rãi để làm mềm nhựa nhiệt dẻo như PVC. Sản xuất các chất này bằng cách trùng hợp hoặc trùng ngưng các monome, hoặc tách chúng từ dầu thô. Polybutene là một loại dầu oligomeric được sử dụng để làm bột bả.
Oligomer hóa là một quá trình hóa học mà từ monome tạo ra đại phân tử giới hạn một mức độ trùng hợp ("degree of polymerization") hữu hạn. Telomer hóa là quá trình oligome bị chain transfer (tạm dịch là "chuyển chuỗi") nhằm hạn chế kích thước của các oligome. (Không nên nhầm lẫn khái niệm này với telomere: một vùng DNA lặp lại ở đầu mút của nhiễm sắc thể)
Dầu xanh (Green oil). | wiki |
Oligomer | Dầu xanh (Green oil).
Trong ngành công nghiệp dầu khí, dầu xanh (green oil) dùng để chỉ các oligomer hình thành trong tất cả các lò phản ứng hydro hóa hydrocarbon C2, C3 và C4 của nhà máy ethylene và cơ sở sản xuất hóa dầu. Đây là hỗn hợp chứa hydrocarbon C4 đến C20 không no và hỗn hợp phản ứng chứa khoảng 90% alkadien không vòng và 10% alkan + alken. Chất xúc tác dị thể và đồng thể có có tác dụng sản xuất dầu xanh thông qua quá trình oligomer hóa các alken. | wiki |
Van tim | Van tim là những lá mỏng, mềm dẻo, được cấu tạo bởi tổ chức liên kết được bao quanh bởi nội tâm mạch. Van tim quyết định hướng chảy tuần hoàn máu theo một chiều nhất định.
Có bốn loại van tim chính, nằm ở trung tâm là
Ngoài ra còn có các xoang mạch vành và các van tĩnh mạch chủ dưới.
Cấu trúc.
Các van tim có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ cho dòng máu lưu thông theo một chiều nhất định, cho phép máu chảy từ nhĩ xuống thất và từ thất ra khỏi tim. Các van kiểm soát dòng chảy của máu qua tim bằng cách đóng mở mỗi khi tim co bóp. Các chức năng đóng mở của van được điều khiển bởi sự chênh lệch áp suất giữa các buồng tim và một số cơ nằm trong tim.
Trong trường hợp rối loạn chức năng của một trong các van này có thể được thực hiện một van tim nhân tạo hoặc một loại cơ khí hay loại bioprosthesis.
Bốn van thường được đại diện trong một trái tim động vật.
Hoạt động của van tim.
Một chu kỳ tuần hoàn kết thúc bằng việc máu quay trở lại đổ vào tâm nhĩ phải của tim. Khi tâm nhĩ phải đầy, van ba lá mở ra, cho phép máu chảy vào tâm thất phải. Khi đã đổ đầy máu vào tâm thất phải thì áp lực trong tâm nhĩ phải và tâm thất phải sẽ thay đổi làm van ba lá đóng cửa. Lúc này, van động mạch phổi đang đóng sẽ được mở ra và tâm thất phải co bóp đẩy máu qua van động mạch phổi và vào phổi. Khi máu đã được bơm lên phổi, thì van động mạch phổi đóng lại, van 3 lá mở ra, cứ như thế chu trình được lập đi lặp lại để bơm máu lên phổi. | wiki |
Van tim | Máu ở phổi sau khi được trao đổi và nhận oxy sẽ được đưa xuống tâm nhĩ trái. Khi tâm nhĩ trái chưa được bơm đầy máu, van hai lá vẫn đóng, nhưng khi máu đã được bơm đầy tạo ra sự thay đổi áp lực giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái làm cho van hai lá mở ra, cho phép máu chảy vào tâm thất trái. Sau khi máu được bơm đầy, van hai lá đóng lại nhằm mục đích ngăn máu ở tâm thất trái chảy ngược trở lại phổi khi nó co bóp.
Tâm thất trái là buồng bơm phía bên trái của tim và là phần cơ bắp nhất của trái tim. Khi thất trái co bóp máu sẽ được bơm qua van động mạch chủ tới động mạch chủ và các động mạch đi nuôi cơ thể. Sau khi đẩy hết máu ra động mạch, van động mạch chủ đóng lại để giữ cho máu từ động mạch không chảy ngược lại vào tâm thất.
Chu trình tuần hoàn máu tại tim được lặp đi lặp lại, tiếp diễn như trên và đồng bộ bắt đầu từ nhĩ (nhĩ trái - nhĩ phải), sau đó là thất (thất trái - thất phải). Nhờ vào sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận van tim, cơ tim… tim mới thực hiện tốt được chức năng của nó, cơ thể của chúng ta mới được cung cấp oxy và dưỡng chất một cách đầy đủ nhất. | wiki |
Al-Ghassaniyah | Al-Ghassaniyah
Al-Ghassaniya ( cũng đánh vần Ghassaniyeh) là một thị trấn ở miền trung Syria, một phần hành chính của Tỉnh Homs, nằm ở phía nam Homs và ngay phía đông của Hồ Qattinah. Các địa phương lân cận bao gồm Kafr Mousa ở phía nam, quận thủ đô al-Qusayr 13 km về phía đông nam, al-Buwaida al-Sharqiya ở phía đông và Qattinah ở phía đông bắc.
Theo Cục Thống kê Trung ương Syria (CBS), al-GhassLocation có dân số 4.59 trong cuộc điều tra dân số năm 2004. Cư dân của nó chủ yếu là Kitô hữu và có một thiểu số Murshidiyeen, là thành viên của một nhánh nhỏ của Alawites. Ngôi làng thánh chiến đã bị đánh bom vào tháng 4 năm 2018. Nguồn thu nhập chính của làng là từ nông nghiệp và người dân chủ yếu trồng bắp cải và khoai tây. Tuy nhiên, đánh cá cũng là một ngành kinh tế lớn.
Trong cuộc nội chiến ở Syria, al-GhassLocation đã bị bao vây bởi phiến quân chống chính phủ trong khoảng 8 tháng từ tháng 9 đến tháng 5 năm 2013. Theo người dân, phiến quân đã đóng tại các ngôi làng xung quanh và ngăn họ sử dụng con đường. Vì vậy, họ được yêu cầu phải có được các sản phẩm thực phẩm và xăng dầu bằng cách sử dụng Hồ Qattinah để tiếp cận các ngôi làng ở phía bên kia của hồ, đặc biệt là Debbine trên bờ phía tây nam. Quân đội Syria đã chiếm lại ngôi làng vào đầu tháng 5 và cuộc bao vây sau đó đã được dỡ bỏ. | wiki |
Hồ Thiền Quang | Hồ Thiền Quang (hay còn gọi là Hồ Ha-le, Hồ Halais theo tên của phố Nguyễn Du ("rue Halais") thời Pháp thuộc) là một hồ ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hồ được bao quanh bởi bốn con phố/đường đầy cây xanh và bóng mát là Nguyễn Du, Trần Bình Trọng, Trần Nhân Tông và Quang Trung, đặc biệt là đường Nguyễn Du có hàng cây hoa sữa tỏa hương ngào ngạt vào mùa thu.
Hồ nằm ngay phía trước cổng chính của Công viên Thống Nhất (trước là Công viên Lê Nin) là một trong những nơi nghỉ ngơi, thư giãn và hóng mát của người Hà Nội.
Tên hồ Thiền Quang có nghĩa là "đạo sáng", ánh sáng của thiền, vốn được đặt theo tên làng Thiền Quang.
Lịch sử. | wiki |
Hồ Thiền Quang | Tên hồ Thiền Quang có nghĩa là "đạo sáng", ánh sáng của thiền, vốn được đặt theo tên làng Thiền Quang.
Lịch sử.
Trong bản đồ Hà Nội năm 1831 thì hồ có tên là Liên Thủy, rộng hơn hồ bây giờ: phía tây giáp phố Yết Kiêu ngày nay, phía đông ăn lấn vào vị trí phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, phía bắc tới phố Trần Quốc Toản và phía nam thì thông với hồ Bảy Mẫu. Quanh hồ có làng Liên Thủy ở phía bắc và tây, làng Thiền Quang ở phía đông nam (đầu phố Nguyễn Đình Chiểu), làng Quang Hoa ở tây nam và Pháp Hoa ở phía nam. Thời Pháp thuộc, hồ bị lấp dần để xây phố và có hình dạng ổn định từ năm 1930. Những năm cuối thế kỷ 20, bờ hồ này (do lúc đó hệ thống đèn chiếu sáng còn yếu) tụ tập nhiều dân đồng tính luyến ái, gái mại dâm và chích ma túy. Năm 2003, Sở Giao thông Công chính Hà Nội đã thực hiện kế hoạch tát nước, nạo vét lòng hồ, kè lại bờ và đổ lại nước mới vào, giữ cho bầu không khí tại đây được trong sạch. Ba phía vòng quanh hồ được xây các vườn hoa nhỏ, có khu đi vệ sinh, có ghế đá cho dân ngồi nghỉ ngắm cảnh. Phía phố Trần Bình Trọng (tên thời Pháp là Đơ-loóc-mơ "rue Delorme") có cụm ba ngôi chùa Thiền Quang, Quang Hoa và Pháp Hoa nằm cạnh nhau, ở số nhà 31-33. Chùa của làng Liên Thủy bị phá năm 1926, vốn nằm tại vị trí số nhà 62 phố Nguyễn Du.
Phố Nguyễn Du trước kia gồm ba phố: đoạn đầu từ Phố Huế đến Quang Trung là phố Ri-ki-ê ("rue Riquier"), đoạn giữa dọc theo hồ là phố Ha-le, đoạn cuối từ Trần Bình Trọng đến Lê Duẩn là phố Đuy-phuốc ("rue Defourcq") | wiki |
Hồ Thiền Quang | Phố Thiền Quang trước kia cũng là một phần của hồ, do Pháp lấp và lấn hồ năm 1920-1925, đặt tên là phố Cơ-rê-vốt ("rue Crévost").
Phố Trần Nhân Tông chạy dọc phía bờ nam của hồ, vắt qua công viên Thồng Nhất và rạp xiếc Trung ương, vốn là phố Công sứ Mi-ri-ben ("rue Résident Miribel") đổi tên sau 1945.
Phố Quang Trung bên bờ đông có tên thời Pháp là đại lộ Giô-rê-ghi-be-ri ("boulevard Jauréguiberry"). Phố Hồ Xuân Hương đâm từ đoạn cuối Quang Trung ra phố Bà Triệu, vốn cũng là phần của hồ được lấn ra năm 1920, với tên phố Gia-bui ("rue Jabouille")
Phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, đoạn đầu gần phố Hồ Xuân Hương trước kia vốn là phần của hồ và bãi rác, sau 1930 được lấp và lấn, có tên cũ là phố Rơ-nê Đô-ren ("rue René Daurelle")
Thôn Liên Thủy có một đoạn phố cụt mang tên Liên Trì (ao sen), là kết hợp phố Ba-rô-na ("rue Barona") và ngõ Trạng Trình cũ
Sự kiện.
22 giờ ngày 5 tháng 2 năm 2018, 6 cặp thiên nga (3 trắng 3 đen) được đưa từ hồ Hoàn Kiếm về hồ Thiền Quang để Công ty Thoát nước Hà Nội bảo vệ và chăm dưỡng khiến nơi này thành địa điểm duy nhất tại Việt Nam có thiên nga. | wiki |
Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam | Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam
Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam, tên gọi tắt là Hội Mỏ Việt Nam, là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những người làm việc trong lĩnh vực mỏ tại Việt Nam .
Hội có tên giao dịch tiếng Anh là "Vietnam Mining Science and Technology Association", viết tắt là VMSTA.
Hội được thành lập năm 1966. Ngày 9/12/2016 Hội đã tiến hành Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập (1966 - 2016) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ hai.
Ngày 28/12/2005 Bộ Nội vụ đã ký Quyết định số 143/2005/QĐ-BNV phê chuẩn việc ban hành Điều lệ Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam .
Văn phòng Hội đặt tại địa chỉ P507,508 số 3 phố Phan Đình Giót, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội . | wiki |
Cột Sigismund | Cột Sigismund (), ban đầu được xây dựng vào năm 1644, nằm ở Quảng trường lâu đài, Warsaw, Ba Lan và là một trong những địa danh nổi tiếng nhất của Warsaw cũng như là tượng đài thế tục đầu tiên dưới dạng một cây cột trong lịch sử hiện đại. Cây cột và bức tượng để tưởng niệm vua Zygmunt III Waza, người vào năm 1596 đã chuyển thủ đô của Ba Lan từ Kraków đến Warsaw.
Đây là một cây cột Cô-rinh-tô (từng là đá cẩm thạch đỏ), cao 8,5 m, một tác phẩm điêu khắc hình ảnh Nhà vua, cao 2,75 mét, được đặt trong áo giáp của một người kiến trúc sư. Cột Sigismund hiện có độ cao 22 mét và được trang trí bởi bốn con đại bàng. Nhà vua mặc áo giáp và vác thánh giá bằng một tay và cầm thanh kiếm trong tay kia.
Nguồn gốc và thiết kế.
Được dựng lên từ năm 1643 đến 1644, cột được xây dựng theo lệnh của con trai và người kế vị của Sigismund, Vua Władysław IV Vasa. Nó được thiết kế bởi kiến trúc sư người Ý Constantino Tencalla và nhà điêu khắc Clemente Molli, và được đúc bởi Daniel Tym. Cột Zygmunt được mô phỏng theo các cây cột của Ý ở phía trước Vương cung thánh đường Đức Bà Cả (được dựng vào năm 1614 cho các thiết kế của Carlo Maderno), và Cột Phocas ở Rome (Władysław Vasa đã được mường tượng giống cả hai năm 1625).
Năm 1681, tượng đài được bao quanh bằng một hàng rào làm bằng gỗ, sau đó được thay thế bằng một hàng rào bằng sắt vĩnh cửu. | wiki |
Cột Sigismund | Năm 1681, tượng đài được bao quanh bằng một hàng rào làm bằng gỗ, sau đó được thay thế bằng một hàng rào bằng sắt vĩnh cửu.
Cột đá cẩm thạch đã được cải tạo nhiều lần trong vài thế kỷ tiếp theo, đáng chú ý nhất là vào năm 1743, 1810, 1821 và 1828. Vào năm 1854, đài tưởng niệm được bao quanh bởi một đài phun nước gồm các triti bằng đá cẩm thạch được điêu khắc bởi người Đức, August Kiss.
Năm 1863, cây cột được cải tạo lại một lần nữa, nhưng vẫn cần thêm nhiều yếu tố, và từ năm 1885 đến 1887, cột được thay thế bằng cột đá granit mới. Giữa năm 1927 và 1930, di tích một lần nữa được cải tạo, và được khôi phục lại hình dáng ban đầu khi đài phun nước và hàng rào xung quanh nó bị dỡ bỏ.
Vào ngày 1 tháng 9 năm 1944, trong cuộc nổi dậy Warsaw, cột của tượng đài đã bị phá hủy bởi người Đức và bức tượng đồng của nó đã bị hư hỏng nặng. Sau chiến tranh, bức tượng đã được sửa chữa, và vào năm 1949, nó đã được dựng lên trên một cây cột mới, làm bằng đá granit khai thác từ mỏ Strzegom, cách vị trí ban đầu vài mét. Các mảnh vỡ ban đầu của cột vẫn có thể được nhìn thấy nằm bên cạnh Lâu đài Hoàng gia.
Chữ khắc.
Ở phía bệ nằm đối diện với phố Krakowskie Przingmieście là một tấm bảng ghi các từ trong các chữ viết tốt nhất: HONORI·ET·PIETATI
SACRAM·STATVAM·HANC·SIGISMVNDO·III·VLADISLAVS·IV
NATURA·AMORE·GENIO·FILIVS
ELECTIONE·SERIE·FELICITATE·SVCCESSOR
VOTO·ANIMO·CVLTV·GRATVS
PATRI·PATRIAE·PARENTI·OPT: MER: ANNO·DNI·MDCXLIII PONI·IVSSIT·CVI·IAM
GLORIA·TROPHEVM·POSTERITAS·GRATITVDINEM | wiki |
Cột Sigismund | NATURA·AMORE·GENIO·FILIVS
ELECTIONE·SERIE·FELICITATE·SVCCESSOR
VOTO·ANIMO·CVLTV·GRATVS
PATRI·PATRIAE·PARENTI·OPT: MER: ANNO·DNI·MDCXLIII PONI·IVSSIT·CVI·IAM
GLORIA·TROPHEVM·POSTERITAS·GRATITVDINEM
AETERNITAS·MONVMENTVM·POSVIT·AVT·DEBET | wiki |
CBeebies | CBeebies là kênh truyền hình phát sóng miễn phí dành cho trẻ em dưới 7 tuổi do BBC sở hữu và phát sóng. Chương trình của kênh phát sóng hàng ngày từ 6:00 đến 19:00, còn lại là chương trình của BBC Four. CBeebies cũng quản lý các kênh quốc tế được cung cấp bởi các dịch vụ đăng ký.
Lịch sử.
Phát sóng.
Kênh CBeebies được ra mắt vào ngày 11 tháng 2 năm 2002 cùng với CBBC như là kênh truyền hình thứ hai dành cho trẻ em của BBC. Những chương trình đầu tiên được phát sóng là "Teletubbies", "Pingu", "Binka" và "Step Inside".
CBeebies phát sóng từ 6:00 sáng đến 19:00 mỗi ngày.
Kênh phát thanh được ra mắt vào tháng 3 năm 2007 bởi "Đài phát thanh CBeebies," phát sóng ba tiếng mỗi ngày trên BBC Radio 7 cho đến tháng 4 năm 2011. Tuy nhiên, CBeebies Radio vẫn tiếp tục hoạt động như là một phần của trang web của CBeebies kể từ năm 2013 và cũng là một phần của BBC Sounds phát sóng từ 6:00 đến 22:00. Một tạp chí mang tên "CBeebies Weekly" được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2006.
Kể từ tháng 3 năm 2013, CBeebies được Cơ quan Phát thanh Truyền hình Lực lượng Anh thuê sóng cùng với BFBS Extra. CBeebies cũng có mặt ở Ireland.
CBeebies quốc tế.
BBC Studios sở hữu và vận hành các kênh CBeebies quốc tế, hầu hết các kênh này phát sóng 24/7. | wiki |
CBeebies | CBeebies quốc tế.
BBC Studios sở hữu và vận hành các kênh CBeebies quốc tế, hầu hết các kênh này phát sóng 24/7.
Kênh quốc tế đầu tiên của CBeebies là ở Ấn Độ vào tháng 5 năm 2007, mặc dù đã xuống sóng vào cuối tháng 11 năm 2012 do những cân nhắc về thương mại. Kênh CBeebies của Ba Lan được ra mắt vào ngày 2 tháng 12 năm 2007, trong khi Kênh Cbeebies ở Bắc Mỹ , Đông Á và Đông Nam Á, Nam Phi và Úc được ra mắt vào năm 2008. Vào tháng 3 năm 2011, phiên bản truyền hình theo yêu cầu đã được ra mắt tại Mỹ và có sẵn trên Xfinity.
Vào ngày 13 tháng 5 năm 2011, CBeebies được ra đời như một kênh BBC Kids ở Canada, phát sóng từ 9:00 tới 15:00. Nó phục vụ một lịch trình cho kênh BBC Kids. Kênh này đã xuống sóng cùng với BBC Kids vào ngày 31 tháng 12 năm 2018, với một số chương trình chuyển sang Mạng tri thức .
Vào tháng 4 năm 2015, BBC Worldwide đã ký hợp đồng với đài truyền hình Hàn Quốc (KBS) và đài phát thanh truyền hình thiếu nhi Nhật Bản Kids Station để phát triển các kênh CBeebies cho 2 nước này.
Vào tháng 4 năm 2016, một kênh CBeebies dành cho khu vực Thế giới Ả Rập đã được ra mắt.
Vào ngày 10 tháng 3 năm 2017, CBeebies Châu Á đã được ra mắt tại Đài Loan, thay thế cho BBC Entertainment . CBeebies Asia đã ra mắt tại Hồng Kông, Hàn Quốc, Myanmar, Philippines, Mông Cổ, Indonesia, Mỹ Latinh và đã ngừng hoạt động cùng với BBC Earth và BBC Entertainment.
Vào ngày 5 tháng 4 năm 2018, một kênh truyền hình Digiturk ở Thổ Nhĩ Kỳ đã được ra mắt.. | wiki |
CBeebies | Vào ngày 5 tháng 4 năm 2018, một kênh truyền hình Digiturk ở Thổ Nhĩ Kỳ đã được ra mắt..
Vào tháng 9 năm 2018, như một phần cho chiến lược xây dựng thương hiệu, nhóm "2 giờ dành cho trẻ em" không có thương hiệu trên BBC Alba được chia thành CBeebies Alba và CBBC Alba, với thời gian phát sóng trong 2 giờ. Kênh này có phiên bản riêng, và tất cả các chương trình được lồng tiếng bằng tiếng Gaelic .
Vào ngày 1 tháng 12 năm 2019, kênh CBeebies của Châu Đại Dương đã ra mắt tại New Zealand trên Sky.
Vào tháng 7 năm 2020, nó đã phát sóng trở lại tại Ấn Độ, nhưng phát sóng trên toàn châu Á bằng tiếng Anh.
Vào ngày 31 tháng 10 năm 2020, CBeebies và Cbeebies en Español đã xuống sóng tại Hoa Kỳ và không còn phát sóng thông qua bất kỳ nhà cung cấp Truyền hình Cáp và Vệ tinh Hoa Kỳ (Dish Network, Xfinity, Sling TV, v.v. ) Tuy nhiên, CBeebies ở đây cũng có thể có sẵn dưới dạng kênh không phải là tiếng Tây Ban Nha.
Tại Việt Nam.
Kênh phát sóng bởi Q.net (nay là Msky) ra mắt vào tháng 3 năm 2020, trên các hạ tầng khác VTVCab, HTVC, K+, MyTV, AVG, FPT và Clip TV.
Ban quản lý. | wiki |
CBeebies | Tại Việt Nam.
Kênh phát sóng bởi Q.net (nay là Msky) ra mắt vào tháng 3 năm 2020, trên các hạ tầng khác VTVCab, HTVC, K+, MyTV, AVG, FPT và Clip TV.
Ban quản lý.
Tại Vương quốc Anh, CBeebies được quản lý bởi Phòng Giáo dục và Trẻ em của BBC và là một phần của BBC North. Bộ phận này cũng chịu trách nhiệm về kênh CBBC và trách nhiệm chiến lược chung đối với tất cả các dịch vụ trong nước của BBC dành cho trẻ em thuộc về Giám đốc Bộ Giáo dục và Trẻ em, Patricia Hildago Reina (kể từ năm 2020). Ban nhân sự của kênh CBeebies trong nước do Kay Benbow, người điều hành cuối cùng của kênh (tất cả nội dung CBeebies trên truyền hình BBC, truyền hình trực tuyến, truyền hình tương tác và đài phát thanh) Cô tiếp quản Michael Carrington lần đầu tiên vào năm 2010. Vào năm 2017, người ta đã thông báo rằng vị trí kiểm soát viên CBeebies sẽ đóng cửa vào tháng 12 năm 2017 và tất cả nội dung cho thương hiệu CBeebies sẽ do một vai trò mới của BBC là Trưởng phòng Nội dung. Vào tháng 1 năm 2021, người ta đã thông báo rằng quyết định sẽ được thay đổi và Trưởng bộ phận Phụ trách và Tiếp thu mới cho trẻ mẫu giáo (từ 0–6 tuổi) sẽ được bổ nhiệm.
Trên thế giới, CBeebies thuộc quyền sở hữu của BBC Studios, là đơn vị vận hành thương hiệu.
Về kênh. | wiki |
CBeebies | Trên thế giới, CBeebies thuộc quyền sở hữu của BBC Studios, là đơn vị vận hành thương hiệu.
Về kênh.
Sự liên kết giữa các chương trình trên CBeebies chủ yếu đạt được thông qua tính liên tục trong tầm nhìn, lấy dẫn chương trình để tương tác với trẻ em. Ở Anh, các liên kết được ghi âm lại thay vì phát trực tiếp như kênh CBBC. Ban đầu, kênh được thu âm từ studio TC0 tại Trung tâm Truyền hình BBC tại Luân Đôn, nhưng sau đó được chuyển đến Teddington Studios vào năm 2008 và vào năm 2010. Từ tháng 9 năm 2011, các liên kết đã được đặt tại cơ sở phía bắc của BBC tại Dock10, MediaCity, Vương quốc Anh, sau khi bộ phận Trẻ em của BBC chuyển đến đó. Các kênh CBeebies quốc tế có các liên kết phát sóng được sản xuất tại quốc gia tương ứng hoặc từ một cơ sở trung gian.
Logo. | wiki |
CBeebies | Logo.
CBeebies sử dụng nhiều logo trong thời gian giữa các chương trình. Hầu hết các logo này đều có các linh vật CBeebies, được đặt tên là CBeebies Bugs, (hay còn được gọi là Bugbies). Bugbies là những đốm màu vàng có khuôn mặt. Hầu hết những hình hiệu đều có hình ảnh trẻ em nói CBeebies hai lần khi biểu tượng xuất hiện, ngoại trừ những biểu tượng của "Giờ đi ngủ". Những người yêu thích CBeebies đã sử dụng một hình nền có đốm màu chuyển động, nhầy nhụa hay các hình tròn với bất kỳ màu nào. Mỗi Bugbies có một hình dạng riêng và trong "Giờ đi ngủ" có một số hình nền khác nhau. Vào năm 2016, hình hiệu mới đã được tạo cho mỗi Bugbies, thay thế cho những cái cũ và hình nền chuyển động mỏng hiếm khi được hiển thị. Hình hiệu mới có nhà CBeebies cũng đã được sử dụng.
Dẫn chương trình.
Một số dẫn chương trình đã nối lại khoảng cách giữa các chương trình của CBeebies, bằng cách nói chuyện trực tiếp với trẻ, dẫn dắt hoạt động dựa trên một chủ đề từ trang web của CBeebies, hiển thị sinh nhật của người xem và giới thiệu các chương trình và tổ chức những chương trình. Nhiều người trong số những dẫn chương trình trước đây là nhân vật trên các kênh truyền hình khác hoặc trên các chương trình dành cho trẻ em.
Ở Vương quốc Anh, những dẫn chương trình của kênh là:
Những người dẫn chương trình trước đây:
Thành viên tham gia lâu nhất cho kênh là Andy Day, người đã giới thiệu các chương trình, cùng với hầu hết những người thuyết minh khác, kể từ năm 2007. | wiki |
CBeebies | Những người dẫn chương trình trước đây:
Thành viên tham gia lâu nhất cho kênh là Andy Day, người đã giới thiệu các chương trình, cùng với hầu hết những người thuyết minh khác, kể từ năm 2007.
Các kênh CBeebies quốc tế có các tính chất khác nhau cho mỗi khu vực phát sóng.
Các chuỗi chương trình.
Ở Vương quốc Anh, kênh CBeebies phát sóng các chương trình trong suốt cả ngày.
Vào ngày 10 tháng 3 năm 2003, một phân đoạn tên là "Giờ đi ngủ" được lên sóng.
Từ ngày 3 tháng 4 đến ngày 19 tháng 12 năm 2004, mỗi chiều cuối tuần được chia thành năm phần, mỗi phần được trình bày bởi một trong những người dẫn chương trình hiện tại như Chris Jarvis, Nicole Davis, Pui Fan Lee, Sidney Sloane và Sue Monroe . Mỗi chủ đề được đưa ra một chủ đề chính (ví dụ: phần của Sid bao gồm các chương trình "xây dựng và chế tạo" như "Bob the Builder", các chương trình chủ đề về nghệ thuật và thủ công bao gồm của Sue, v.v.). Năm phần được phát sóng từ 13:00 đến 19:00; sự phân tách này sau đó được phân phối vào tháng 12 năm 2004, mặc dù những dẫn chương trình vẫn có màu sắc tương ứng của họ trong vài tháng tiếp theo. Họ cũng cắt xén các đạo cụ được sử dụng trong các phân đoạn, chẳng hạn như đĩa màu.
Năm phân đoạn trong thời gian từ 13:00 đến 19:00 bao gồm: | wiki |
CBeebies | Năm phân đoạn trong thời gian từ 13:00 đến 19:00 bao gồm:
Một phân đoạn mới mang tên "Câu lạc bộ cà rốt" được giới thiệu vào năm 2003, có phần giới thiệu: "Nơi chúng tôi cho những đứa trẻ mới biết đi chạy xung quanh và chơi với đồ chơi." Một chương trình mới mang tên "Pic and Play" được lên sóng lần đầu vào tháng 6 năm 2004, trong đó người xem liên hệ với CBeebies qua trang web và các phương tiện khác để đề xuất các chương trình muốn xem. Tháng 9 năm 2005, một bộ phim hoạt hình mới có tên là "Bear and Butterfly" ra mắt, phát sóng vào các buổi sáng Thứ Bảy, Chủ Nhật hàng tuần. Chương trình gồm có một con gấu (do Chris Jarvis lồng tiếng) và con bướm (do Sue Monroe lồng tiếng). Cùng với sự xuất hiện của một con sâu bướm, các nhân vật đã tương tác với nhau trong một môi trường hoạt hình. Họ cũng đưa ra những bức ảnh được gửi trên "Cây Thông điệp" của họ.
Các chương trình mới đã được giới thiệu vào ngày 3 tháng 4 năm 2006:
Giờ đi ngủ vẫn sẽ phát sóng.
Vào ngày 19 tháng 3 năm 2007, các phân đoạn này không còn được phát sóng nữa (ngoại trừ Get Set Go và Giờ đi ngủ) và được sửa đổi để biểu thị thời gian trong ngày và mức độ hoạt động, bao gồm: | wiki |
CBeebies | Vào ngày 19 tháng 3 năm 2007, các phân đoạn này không còn được phát sóng nữa (ngoại trừ Get Set Go và Giờ đi ngủ) và được sửa đổi để biểu thị thời gian trong ngày và mức độ hoạt động, bao gồm:
Khi những phần này được giới thiệu lần đầu, khi đó có đội hậu cần do Chris Jarvis và Pui Fan Lee điều hành (sau đó là Alex Winters và Cerrie Burnell) trình bày Khám phá và Thực hành trong "phòng khách" của CBeebies; Giờ ăn trưa trong "nhà bếp"; Giờ đi ngủ trong "phòng ngủ"; Sidney Sloane (cùng với Andy Day khi anh ấy tham gia kênh vào năm 2007) trình bày Get, Set, Go! trong "phòng khách" và Thời gian vui vẻ trong "nhà xe". Tuy nhiên, kể từ khi Andy Day chuyển công tác đến Manchester, những chương trình đó không còn phát sóng nữa, ngoại trừ Giờ đi ngủ được trình bày ở khu vực gần giường của ngôi nhà thứ nhất.
Thời gian kể chuyện. | wiki |
CBeebies | Thời gian kể chuyện.
Trong khi câu chuyện vào giờ ăn trưa thường được đọc bởi một người dẫn xuyên suốt chương trình, chương trình cuối cùng hàng ngày (Tên là "Câu chuyện" trước khi đi ngủ, được gọi là "Stòiridh" trong tiếng Gaelic và phát sóng trên BBC Alba) được đọc bởi một người kể chuyện khách mời, bao gồm các diễn viên nổi tiếng, nghệ sĩ hài, và những người dẫn chương trình trước đây của kênh truyền hình dành cho trẻ em của BBC (Như Ngài Derek Jacobi, người đã tường thuật tất cả 100 tập phim "In the Night Garden" năm 2007 ... khi ông xuất hiện vào tháng 4 năm 2018 và một lần nữa vào tháng 6 năm 2018). Một số người kể chuyện đáng chú ý bao gồm David Walliams, James McAvoy, Simon Pegg, David Hasselhoff, Lulu, Damian Lewis, Rosamund Pike, Joanna Page, Greg James, Toby Stephens, David Tennant, Ben Faulks, Michael Rosen, Floella Benjamin, Shayne Ward, Romesh Ranganathan, Chris Evans, Tom Hardy, David Schwimmer, Dolly Parton, Sir Elton John, Rick Astley, Björn Ulvaeus của ABBA và Ed Sheeran . "Câu chuyện Giờ đi ngủ" phát sóng hàng đêm lúc 18:50 trong tám phút trước khi CBeebies nghỉ sóng, chuyển sóng sang cho BBC Four để bắt đầu phát sóng chương trình lúc 19:00 tối. | wiki |
CBeebies | Tuy nhiên, James Bolam xuất hiện trên "Bedtime Story" trong trang phục và nhân vật Ông nội trong"Grandpa in My Pocket", chứ không phải là ông. Một ví dụ khác là vào tháng 7 năm 2020, khi Gemma Hunt xuất hiện với tư cách là nhân vật của cô ấy trong Swashbuckle (Gem), cũng như các câu chuyện khác do Justin Fletcher đọc với nhân vật Mr Tumble từ Something Special, tuy nhiên Justin đã tổ chức nhiều câu chuyện khác nhau về nhân vật trong quá khứ.
Quà tặng CBeebies.
CBeebies Presents (Quà tặng CBeebies) là một chương trình truyền hình đưa Nhà hát Trẻ em phát sóng trực tiếp trên TV (điển hình là trên kênh CBeebies hay BBC One). Một số tác phẩm của họ gần đây bao gồm "The Snow Queen", "Hansel and Gretel", "Thumbelina" và "Christmas in Storyland" .
CBeebies HD.
Định dạng HD của kênh được ra mắt vào ngày 10 tháng 12 năm 2013, mặc dù đã được phát triển trên toàn Vương quốc Anh cho đến tháng 6 năm 2014 (tương tự với BBC News HD và BBC Four HD). Kênh phát sóng HD được vận hành thương mại trên Freeview, với phạm vi phủ sóng địa lý hạn chế so với các kênh khác và chung luồng với BBC Four HD khi các kênh phát sóng vào thời điểm khác nhau. Trước khi ra mắt, phần HD của CBeebies đã được phát sóng trên BBC HD trước khi xuống sóng vào ngày 26 tháng 3 năm 2013.
Các liên doanh khác.
Trang web CBeebies. | wiki |
CBeebies | Các liên doanh khác.
Trang web CBeebies.
Trang web của CBeebies được thành lập trùng với sự ra mắt của kênh CBeebies ở Vương quốc Anh vào tháng 2 năm 2002. Nó giới thiệu về một trang web dành cho trẻ em với các hoạt động theo tất cả các chương trình của CBeebies đã và đang phát sóng, các trò chơi, bài hát và bản in cho gần như tất cả các chương trình. Phiên bản Anh cũng có liên kết tới CBeebies iPlayer, một phiên bản thân thiện với trẻ em của BBC iPlayer chỉ có các chương trình của CBeebies và là một trang web chứa lời khuyên về việc nuôi dạy trẻ mới biết đi có tên là CBeebies Grown-up, được lên sóng vào năm 2011.
Các kênh quốc tế và các trang web liên quan đều được phân phối bởi BBC Studios. Tuy nhiên, không phải tất cả các kênh và trang web của mỗi nước là giống nhau và một số nước có trang web mở rộng hơn các trang web khác. Các kênh CBeebies ở Châu Á, Úc, Ba Lan, Nam Phi hay Hoa Kỳ đều có kênh quốc tế của riêng họ.
VHS và DVD phát hành.
BBC Video (sau này là 2Entertain ) đã phát hành một số bản VHS / DVD tổng hợp các chương trình phát sóng của CBeebies vào thời điểm đó. Từ năm 2014, Abbey Home Media phát hành các bộ sưu tập.
Album phát hành.
5 đĩa CD mang nhãn hiệu CBeebies đã được phát hành: 'CBeebies: The Official Album' vào năm 2002, 'My CBeebies Album' vào năm 2006, 'My CBeebies Album (Phiên bản Giáng sinh )' vào năm 2007, 'CBeebies: Song Time' vào năm 2010, và ' CBeebies: The Album 'vào năm 2012.
CBeebies Land. | wiki |
CBeebies | CBeebies Land.
CBeebies Land được khai trương vào tháng 5 năm 2014. Được thiết kế như một phiên bản mô phỏng lại các khu vực Storybook Land và Old McDonald's Farmyard (trước đây là của công viên giải trí Alton Towers Resort), họ đã phát triển CBeebies Land thành một nơi có một loạt các trò chơi, các điểm tham quan và giải trí dựa trên các chương trình CBeebies nổi tiếng khác nhau. Ở đây cung cấp những hoạt động trong nhà và ngoài trời khác nhau nhằm tạo ra một thế giới tương tác cho trẻ em và gia đình.
Trang web này có trụ sở tại Alton Towers Resort ở Staffordshire, bao gồm một số nhân vật nổi tiếng đến từ CBeebies để khách gặp gỡ. Một số nhà phê bình mô tả Cbeebies Land là "Môi trường vui vẻ cho trẻ mẫu giáo vừa chơi vừa học." Trước đó, CBeebies Land Alton Towers chưa có đủ trò chơi thích hợp cho trẻ nhỏ, nhưng kể từ khi mở cửa CBeebies Land, bây giờ việc tham quan Alton Towers trở nên thú vị đối với trẻ nhỏ.
Vào đầu năm 2015, công viên giải trí đã công bố thông tin về các nhân vật sẽ tham gia vào quá trình phát triển thông qua Facebook và Twitter của họ.
Stephen Gould, giám đốc thương mại của DHX Media, người cấp phép cho "In the Night Garden" nói rằng: "Chúng tôi rất vui khi được hợp tác với BBC Worldwide, Merlin Entertainments và Alton Towers Resort trong dự án này. In The Night Garden là thương hiệu vẽ tranh lý tưởng để cung cấp một môi trường vui vẻ, truyền cảm hứng và nhập vai cho CBeebies Land và khách tham quan. " | wiki |
CBeebies | Tiết lộ vào thứ Tư, ngày 7 tháng 1 là Nina và các tế bào thần kinh Dựa trên chương trình nổi tiếng, cho thấy Nina, với sự trợ giúp của các tế bào thần kinh hoạt hình của cô, giải thích cách thức và thế giới xung quanh chúng ta hoạt động như thế nào. Phòng thí nghiệm Khoa học của Nina sẽ tập hợp các Neurons lại với nhau để chỉ ra cách chúng điều khiển các giác quan của bạn. Trong chương trình khoa học thực hành hấp dẫn, trẻ em sẽ học cách cơ thể chúng hoạt động và những gì chúng làm.
Sự bổ sung mới nhất cho CBeebies Land cho năm 2019 là hai tháp thả nằm bên cạnh điểm thu hút Mr Bloom's Allotment. Vào ngày 1 tháng 3 năm 2019, đã có xác nhận rằng tháp thả sẽ được đặt tên là "Peter Rabbit Hippity Hop". Nó là sự chuyển đổi vị trí của tháp thả Hip & Hop tại Sea Life Adventure Park, Oberhausen, Đức.
Giải thưởng.
Kênh CBeebies của Vương quốc Anh và các chương trình phát sóng của kênh đã nhận được một số giải thưởng trong nhiều năm:
Trang web CBeebies Vương quốc Anh đã được đề cử cho hạng mục Trang web tương tác tốt nhất tại giải thưởng BAFTA dành cho trẻ em năm 2007, và thương hiệu nói chung cũng đã giành được giải thưởng Thiết kế và Sáng tạo Tốt nhất do Hiệp hội Truyền hình Hoàng gia Anh trao tặng. | wiki |
Thám hiểm Polaris | Đoàn thám hiểm Polaris (năm 1871) do Charles Mỹ Francis Hall dẫn đầu, dự định sẽ được đoàn thám hiểm đầu tiên tới Bắc Cực. Được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ, nó là một trong những nỗ lực nghiêm túc đầu tiên ở Bắc Cực, sau đó sĩ quan hải quân Anh William Edward Parry, người năm 1827 đi đến vĩ độ 82 ° 45 'Bắc. Chuyến thám hiểm không đạt được mục tiêu chính của nó, đã gặp phải khó khăn do thái độ bất phục tùng, kém khả năng, và lãnh đạo tồi.
Dưới sự chỉ huy của Hall, đoàn thám hiểm Polaris khởi hành từ Thành phố New York vào tháng 6 năm 1871. Đến tháng 10, những người thám hiểm đã trú đông trên bờ phía bắc Greenland, chuẩn bị cho chuyến đi tới Bắc Cực. Hall quay trở lại con tàu từ một cuộc hành trình sledging thăm dò, và nhanh chóng phát bệnh bệnh. Trước khi qua đời, ông cáo buộc các thành viên của đoàn bị đầu độc ông. Một cuộc khai quật tử thi của ông vào năm 1968 tiết lộ rằng ông đã ăn phải một lượng lớn asen trong hai tuần cuối cùng của cuộc đời mình. | wiki |
Thám hiểm Polaris | Thành tích đáng chú ý của đoàn thám hiểm là họ đã đến được vĩ độ 82 ° 29' độ vĩ bắc bằng tàu thủy, là một kỷ lục lúc đó. Trên đường về phía nam, 19 thành viên của đoàn thám hiểm đã tách ra khỏi tàu và dạt vào một tảng băng trong sáu tháng, 1.800 dặm (2.900 km) trước khi được cứu thoát. Con tàu Polaris bị hư hỏng đã mắc cạn và đắm gần Etah, Greenland, vào tháng 10 năm 1872. Những người còn lại đã có thể sống sót qua mùa đông, và đã được cứu sống vào mùa hè sau. Một ban điều tra hải quân của cuộc điều tra cái chết của Hall, nhưng đã không bao giờ có cáo buộc đối với ai. | wiki |
Bệnh truyền nhiễm | Bệnh truyền nhiễm là loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian (như thức ăn, đường hô hấp, dùng chung đồ dùng, máu, da, niêm mạc...) và có khả năng phát triển thành bệnh dịch.
Nhiễm khuẩn không nhất thiết là có bệnh, tuy thế những người lành mang mầm bệnh vẫn có nguy cơ lấy truyền cho người khác khi gặp điều kiện thuận lợi.
Cũng là bệnh nhiễm trùng nhưng không có khả năng phát triển thành dịch thì không gọi là bệnh truyền nhiễm.
Đặc điểm chung các bệnh truyền nhiễm.
Bao giờ cũng do một mầm bệnh gây nên (tính đặc hiệu), có thể lan truyền bệnh thành dịch và tiến triển có chu kỳ.
Chu kỳ đầy đủ của một bệnh truyền nhiễm gồm các thời kỳ sau:
- Nung bệnh (ủ bệnh): là thời gian từ khi vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể đến khi xuất hiện những triệu chứng lâm sàng đầu tiên.
- Khởi phát: là thời kỳ bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng của bệnh, đặc biệt là triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân.
- Toàn phát: là thời kỳ bệnh nhân biểu hiện đầy đủ các triệu chứng lâm sàng của một bệnh. Thăm khám và xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán và tiên lượng. Các biến chứng cũng hay xuất hiện làm cho bệnh nặng thêm và có nguy cơ tử vong.
- Lui bệnh: Là thời kỳ các triệu chứng của bệnh thuyên giảm một cách đột ngột hoặc từ từ. Biến chứng thường thấy trong giai đoạn này là bội nhiễm do quá trình săn sóc điều dưỡng kém hoặc do một bệnh tiềm ẩn bộc phát trên cơ thể người bệnh. | wiki |
Subsets and Splits