text
stringlengths 1
101k
|
---|
Thầy Giác Nhàn thì ở Lâm Đồng, thầy Tịnh Không ở Trung Quốc thì phải, còn thầy Đức Niệm ở đâu thì VT không biết. |
Riêng VT thì thường hay hộ niệm cho các con vật nhỏ vô tình bị chết tại nhà như là kiến, gián, ruồi, nhện… VT nghĩ bạn cũng có thể tham gia được vì rất dể, chỉ cần khuyên " vong linh " xả bỏ vạn duyên , nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương…rồi sau đó niệm Phật cho chúng nghe. |
Cho dù chúng không được vãng sanh thì như kinh Địa Tạng có nói giờ phút lâm chung mà nghe được danh hiệu Phật thì công đức rất lớn, sẽ chuyển sanh về cõi lành và cũng là một cơ duyên để mình gieo chủng tử A Di Đà Phật vào tâm thức của chúng sanh đó. |
Mai này khi hội đủ nhân duyên thì chúng sanh ấy sẽ nương nơi 6 chữ hồng danh ấy mà ra khỏi sanh tử luân hồi. |
Loài súc sanh tuy là hình dáng khác với con người nhưng thần thức của chúng cũng giống như mình, giờ phút lâm chung nếu mà biết niệm Phật cầu sanh Tây Phương thì vẫn được vãng sanh như là chị Liên Hương đã giúp cho rất nhiều heo được vãng sanh Cực Lạc trong Phim Nghịch Duyên Nam Mô A Di Đà Phật
timlaiphattanh 21/06/2013
Được tin này, chúng tôi nghĩ Hòa Thượng sắp sửa vãng sanh Cực Lạc. |
Mọi người tiên đoán, Hòa Thượng sẽ vãng sanh vào ngày Đức Bổn Sư Thích Ca nhập Niết Bàn. |
Nhưng ngày đó chẳng có gì xảy ra. |
Vào ngày Chủ Nhựt 16/3/2003, vào 6 giờ chiều lúc chư Phật tử đang trợ niệm, Phật tử Phước Lạc bỗng ngửi thấy mùi hương trầm, cô tự hỏi: "Lạ quá! |
Thầy đang không được khỏe, vậy ai lại đốt nhang?". |
Phước Lạc lặng lẽ lui ra ngoài, tìm xem nhang đốt ở chỗ nào để tắt. |
Nhưng tìm khắp nơi không thấy! |
Có người khác và Sư cô Diệu Tánh cũng ngửi được mùi thơm. |
Ngày 17/3, chúng tôi được tin Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa (lúc ấy còn là Thượng Tọa) từ Texas về thăm. |
Thầy Tín Nghĩa kể lại, Hòa Thượng Đức Niệm nói rất lâu và Hòa Thượng tỏ vẻ rất quan tâm. |
Chiều ngày 20/3/2003, Phật tử tựu về đông đủ hơn, bỗng một cháu nghe được tiếng nhạc thật êm dịu, thảnh thoát. |
Dường như đây là tiếng nhạc trời. |
Đúng 12 giờ khuya, tức là bước vào sáng ngày 21/3/2003, ngày Vía Quán Thế Âm Bồ Tát. |
Bỗng nhiên trống Bát Nhã đánh lên liên hồi. |
Tâm mọi Phật tử cảm thấy một niềm rộn ràng kỳ diệu. |
Hòa Thượng Thích Đức Niệm đang nằm im. |
Thầy Thích Minh Chí tân trụ trì kiêm Giám đốc Phật Học Viện Quốc tế bước tới trang trọng thưa:
Dương 21/06/2013
Vu thi my linh 22/06/2013
hồi âm Cư Sỉ Viên Trí 23/06/2013
Kimchi 29/06/2013
Không bị đầu thai tức là không thọ thai sanh, có phải không? |
Theo VT được biết thì chỉ có loài người và súc sanh là thọ thai sanh, gà, vịt là noãn sanh, địa ngục, chư thiên ở cõi trời là hóa sanh… nhưng hình như chắc không phải ý này… Có phải ý bạn hỏi ngoài pháp môn niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương ra còn phương pháp nào khác để thoát ly sanh tử luân hồi? |
Có chứ không phải không có, có tới 84000 pháp môn lận nhưng môn nào cũng khó lắm. |
Nếu muốn sanh về cõi trời thì phải tu thập thiện nghiệp. |
Sanh về cõi trời được hưởng phước báo làm thần tiên, chư thiên, không có khổ nhưng chưa ra khỏi sanh tử luân hồi, khi phước báo hết vẫn bị té trở xuống. |
Hơn nữa thập thiện nghiệp chỉ là tích lũy nghiệp mà thôi, chưa chắc được sanh về cõi trời vì giờ phút lâm chung còn chịu ảnh hưởng của cận tử nghiệp( nếu khởi tâm sân thì đọa địa ngục, khởi tâm tham thì đọa ngạ quỷ…) Muốn ra khỏi sanh tử luân hồi thì phải chứng các quả vị Thanh Văn hoặc Duyên Giác. |
Muốn chứng các quả vị Thanh Văn thì nên tu Tứ Diệu Đế( Khổ Tập Diệt Đạo ) đề tài này là một quyển sách rất dày, nói 3 ngày 3 đêm chưa hết, VT chỉ lượt sơ mà thôi. |
Muốn chứng quả vị Duyên Giác(Bích Chi Phật) thì nên tu pháp Thập Nhị Nhân Duyên( vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử ) đề tài này cũng lại là một quyển sách dày, nói 3 ngày 3 đêm chưa hết. |
Muốn tìm hiểu thêm thì vào các thiền viện hỏi các vị thiền sư sẽ chỉ rỏ thêm. |
Thiết nghĩ Thiền Tịnh Giáo Mật… đều là Phật Pháp cả. |
Tăng đoàn thời Phật ngày nay rất rộng lớn, bao gồm nam nử cư sỉ tại gia và xuất gia của tất cả các tông phái Thiền Tịnh Giáo Mật… trong và ngoài nước nói chung là toàn thể quý Phật Tử trên toàn thế giới. |
Phật đã dạy trong Tăng Đoàn thì nên giử lục hòa. |
Những người Phật Tử không theo đúng tinh thần lục hòa, thường hay bài xích, mỉa mai phỉ báng pháp môn khác, tông phái khác, chùa khác, phật tử khác… gọi là phá Phá Hòa Hợp Tăng. |
Phá Hòa Hợp Tăng là một trong 5 tội ngủ nghịch, sau khi chết sẽ bị đọa vào Vô Gián Địa Ngục. |
Vô Gián Địa Ngục là địa ngục hành hình liên tục không ngơi nghỉ, trong một ngày mà trăm lần sống, vạn lần chết, khó ó ngày ra. |
Nhìn chung thì đa số quý Phật Tử đến với website này đều giử đúng pháp lục hòa nên VT rất vui. |
Ngược lại một số nơi khác hiện tại còn đang tranh chấp, cải vả phỉ báng, mỉa mai, chống đối nhau giửa các tông phái và pháp môn… vô tình họ đã phạm vào tội phá hòa hợp tăng hồi nào mà không hay. |
Thật là tội nghiệp, thiếu gì tội không phạm, lựa cái tội nặng nhất mà phạm. |
Nếu như mọi người đều đúng theo lời Ấn Quang đại sư dạy : " Lúc nhàn đàm đừng nên nói lỗi người, lúc tỉnh tọa thường tự xét lỗi mình ". |
Thì chắc chắn sẽ không bao giờ bị phạm vào tội phá hòa hợp tăng. |
Tâm Hoa 30/06/2013
hồi âm Cư Sỉ Viên Trí 01/07/2013
2: Bị chiếu tướng thì chống xỉ hoặc lên tượng để đở : Tức là mình sẽ tự nấu đồ chay và ăn riêng, ngày nào kẹt quá thì chịu khó ăn mì gói hay cơm với muối tiêu… ai có hỏi thì nói :" Tại mình ăn chay quen rồi nên bây giờ không thể ăn mặn được nữa, cái đó khó ăn lắm, cái mùi của nó mình chịu không nổi, thấy như là muốn nôn mửa (muốn ói) vậy. |
3: Bị chiếu tướng thì chạy ông tướng qua một nấc : Tức là mình xem coi trong bà con bạn bè gì đó của mình, có ai cho ở tạm được không? |
Sao đó mình xin qua đó ở tạm vài ngày, trước khi đi mình sẽ hâm dọa hoặc nhõng nhẽo thế này :" Nếu mà không cho mình ăn chay tụng kinh nữa vậy thì mình sẽ dọn đi nơi khác ở vì chuyện ấy đối với mình mà nói nó rất quan trọng, quan trọng còn hơn cả tánh mạng của mình nữa… ". |
tranlevan 01/07/2013
Tâm Hoa 01/07/2013
hồi âm Sau 03/07/2013
hồi âm bảo ngọc 02/09/2013
hồi âm Cư Sỉ Viên Trí 03/09/2013
Nếu muốn cho tâm mình không có lòng đố kỵ và ganh ghét thì nên học theo hạnh của Thường Bất Khinh Bồ Tát. |
Như là Ngài Tịnh Không dạy: " Hãy xem tất cả mọi người đều là Bồ Tát, chỉ mỗi mình mình là phàm phu ". |
Hàng ngày bất luận là đi đứng nằm ngồi gì cũng nên giử tâm mình luôn thanh tịnh mà niệm Phật. |
Về thời khóa sớm tối thì có thể tham khảo ở bài Nghi Thức Niệm Phật Hằng Ngày. |
Nguyễn Yến 03/09/2013
hồi âm Cư Sỉ Viên Trí 04/09/2013
Bên cạnh đó mình nên dùng các phương tiện khéo khác như là mở các phim, DVD gương vãng sanh, các bài pháp của pháp sư Tịnh Không hay mình nói chuyện với anh chị bạn bè gì đó mà cố tình nói về pháp môn niệm Phật để cho bà nghe. |
Có câu : " nước chảy đá mòn ". |
Các chủng tử Phật Pháp sẽ huân tập vào tâm thức của bà, đến một lúc nào đó, nhân duyên hội đủ thì bà sẽ phát tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương. |
Mỗi ngày khi nói chuyện với bà thì dù là đề tài gì, mình cũng cố gắng làm sao có thể " bẻ lái " ( chuyển sang đề tài khuyên niệm Phật ). |
Ví dụ như mẹ VT bảo VT đi tưới cây, tưới hoa thì VT nói : " Mấy cái hoa này chỉ nhìn cho đẹp mắt mà thôi, tưới hay không tưới gì thì cuối cùng nó cũng sẽ tàn héo, cái quan trọng là mình nên tưới cho cái hoa sen ở Cực Lạc của mình kìa, hoa đó mới là quan trọng, không tưới thì nó sẽ khô héo, muốn cho nó được tươi tốt, nở lớn thì phải tưới mỗi ngày bằng cách niệm Phật… " Trong bài kệ hồi hướng thì câu " trên đền 4 ơn nặng " tức là đã hồi hướng cho mẹ rồi. |
Nhưng nếu như trong lúc bạn niệm Phật, lể Phật mà cố tình để cho mẹ nghe được, thấy được thì sẽ khế hợp với câu : " Nếu có ai thấy nghe, cùng phát tâm bồ đề, hết một báo thân này, đồng sanh cõi Cực Lạc ". |
Và sau khi mẹ bạn nghe thêm câu đó nữa và ngày nào cũng như vậy thì sẽ có ngày hy vọng là bà sẽ vì đó mà cảm động rồi phát tâm niệm Phật. |
Chính vì thế cho nên bạn phải làm bàn Phật cho trang nghiêm, mặc áo choàng tề chỉnh, nhang trầm nghi ngút, tiếng niệm Phật phải cho thật trong trẻo, thánh thót… vì làm để cho bà thấy, làm để cho bà nghe thì phải làm cho thật hay, thật trang nghiêm, thật cảm động thì bà mới phát tâm chứ. |
Người tu Tịnh Độ thì cần phải phát tâm bồ đề như bài kệ hồi hướng có nói. |
Tâm Bồ đề chính là trên cầu Phật đạo, dưới cứu độ chúng sanh. |
Tức là mình cầu về Tây Phương Cực Lạc để tu tiếp rồi thành Phật, sau đó vào trong biển khổ sanh tử luân hồi để phổ độ chúng sanh. |
Các vị thầy khác đã giảng nhiều rồi, sẳn đây VT chỉ xin lượt sơ cho các bạn mới đến sau. |
Mình đã nghe qua rất nhiều, đọc rất nhiều nhưng mình có phát tâm đó chưa? |
Nếu chưa thì hãy mau phát tâm bồ đề nhé. |
Quốc Huy 04/09/2013
hồi âm Cư Sỉ Viên Trí 05/09/2013
Suy nghĩ lung tung thì trong nhà Phật gọi là vọng niệm, vọng tưởng, tạp niệm, tán tâm ( tâm tán loạn ) hay gọi tắt là tán loạn… Ai mới bắt đầu tu thì cũng đều bị như thế, đó là việc bình thường. |
Cũng bởi do vì tập khí ( thói quen ) từ rất lâu, tâm mình không bao giờ chịu dừng, mặc dù là cảnh đã dừng, thân đã dừng như là trường hợp ở trong một phòng chờ đợi, lúc này đâu còn việc gì để làm nhưng cái tâm nó không chịu yên, nhất định là phải lấy tờ báo ra đọc, mở cái điện thoại ra bấm bấm, nhìn người này, ngó người kia, kiếm chuyện để nói, nếu không thì lại suy nghĩ mông lung về quá khứ hoặc tương lai … Người mà niệm Phật không còn vọng niệm vọng tưởng nữa gọi là nhất tâm bất loạn, cảnh giới này thật sự là tối cao, chỉ có chư Tổ mới làm nổi. |
Có thể nói nhất tâm bất loạn là mục tiêu để tiến đến, mình thì chắc là không đủ khả năng nhưng cho dù không đạt được nhất tâm bất loạn mình vẫn có thể vãng sanh kia mà. |
Cái vọng niệm vọng tưởng này không thể nào trừ nó được ngay tức khắc mà mình phải tu tập lâu ngày thì nó sẽ thưa thớt đi. |
Tâm mình giống như trong một thửa ruộng, lúc đầu chỉ thuần là cây cỏ (vọng niệm) , khi mình niệm một câu Phật hiệu như là gieo vào đó một cây lúa, cứ tiếp tục như thế, lâu ngày chày tháng thì trong thửa ruộng sẽ có nhiều cây lúa và cây cỏ xen lẫn nhau. |
Nếu công phu mình ở mức tinh tấn thì số cây lúa sẽ nhiều hơn số cây cỏ. |
Nếu công phu mình ở mức thấp thì số cây cỏ sẽ nhiều hơn số cây lúa. |
Nếu thửa ruộng mà chỉ thuần là cây lúa mà không có cây cỏ nào tức là trạng thái nhất tâm bất loạn của các vị Tổ vậy. |
Có câu không sợ vọng niệm khởi, chỉ sợ giác chậm. |
Lại thêm một ví dụ nữa như là trời mưa rơi tằm tả, những hạt mưa rơi lên kính xe làm cho người tài xế không thấy đường lái xe, phải nhờ vào cây gạt nước thì mới thấy đường để lái xe. |
Sương mù, hạt mưa như là vọng niệm vọng tưởng làm cho tâm trí bị lu mờ. |
Cây gạt nước như là chánh niệm, niệm Phật, nương nhờ vào đó mà thấy đường đi, tuy là chưa thể tạnh mưa nhưng nhờ vào cây gạt nước, người tài xế vẫn có thể lái chầm chậm và vẫn đi về được đến nhà không nhất thiết phải đợi mưa tạnh ( nhưng nếu tạnh mưa hẳn thì càng tốt ). |
Chính vì thế cho nên người niệm Phật nếu như không còn vọng niệm vọng tưởng, đạt nhất tâm bất loạn thì đương nhiên vãng sanh về thượng phẩm là chắc chắn. |
Nhưng người còn vọng niệm vọng tưởng mà niệm Phật thì vẫn được vãng sanh như là người tài xế lái xe trong lúc trời mưa rơi tằm tả nhờ vào cây gạt nước vậy. |
Nếu cây gạt nước mà gạt mạnh mà nhanh thì càng dể thấy đường hơn. |
Nếu không có cây gạt nước thì sẽ không thấy đường và không lái xe được nên không thể về nhà vậy. |
Nói tóm lại, bạn cứ nhiếp tâm, lắng nghe tiếng niệm Phật nơi tâm bạn, vọng niệm vọng tưởng nó khởi lên thì cứ hay kệ nó, mình đừng chú ý, chỉ chú tâm vào câu Phật hiệu mà thôi, mặc kệ cho vọng tưởng vọng niệm gì đó, chúng tự sanh thì sẽ tự diệt, mình chẳng màng, chẳng đoái hoài đến nó. |
Công phu lâu ngày tự nhiên bạn sẽ thấy chúng sẽ thưa dần và ít dần. |
KIM PHỤNG 05/09/2013
hồi âm Cư Sỉ Viên Trí 07/09/2013
Đến ngày giổ của cha bạn thì VT nghĩ nên ăn chay, niệm Phật, tụng kinh, làm các việc thiện như phóng sanh, ấn tống kinh sách… rồi hồi hướng công đức cho cha, nên cúng chay, chớ nên cúng mặn nhé, khi van váy trước bàn thờ thì nên khuyên cha hãy xả bỏ vạn duyên, chí tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương. |
Về việc có người trong nhà theo đạo khác rồi không thích bạn thờ tượng Phật hay đốt nhang… thì nếu như bạn thương người đó thì hãy nên xếp cất bàn Phật, chớ nên thờ cúng lể bái nữa vì làm như thế người ta sẽ phỉ báng rồi mang tội thì tội nghiệp họ, làm như thế là rất hợp với tinh thần nhẫn nhục mà Phật đã dạy ( chớ nên tranh chấp ). |
Trong trường hợp này là vì bất đắc dỉ, có thể nói là nghịch duyên giống như chị Liên Hương trong Phim Nghịch Duyên vậy. |
Hình tượng Phật cũng là phương tiện để mình khởi tâm cung kính lể bái Phật, khi không có hình tượng Phật thì bạn có thể quỳ lạy về hướng Tây cũng như là lể Phật rồi vậy. |
Tuy không thể đốt " nhang thông thường " cúng Phật nhưng bạn có thể dùng " một nén tâm hương " để dâng lên cúng dường Phật bằng cách dùng tấm lòng chân thành, chí thành chí kính mà khấn nguyện và đọc thầm bài kệ sau: " Nguyện đem lòng thành kính, gửi theo đám mây hương, phảng phất khắp mười phương… " Hoặc là :
Quốc Huy 06/09/2013
Trong thời gian đến trường học thì dỉ nhiên là việc niệm Phật sẽ bị gián đoạn nhưng mà đây cũng là vì bất đắc dỉ, cũng đành phải…( chấp nhận hay không là tùy mình thôi ). |
Khi xưa thì các bậc Tổ Sư, người ta xả bỏ vạn duyên, chẳng màng thế sự, chuyên tâm tu trì, có vị lên núi cất am… có vị cất cái thất ở gần nhà rồi chuyên tu như là Chuyện Bà Bách Bất Quản Vãng Sanh. |
Các vị ấy khi xưa có lẻ là người thượng căn, họ quyết tâm mảnh liệt, muốn đạt nhất tâm bất loạn để bảo đảm tự tại vãng sanh. |
Còn thời nay, mình là hàng hạ căn, ai cũng phước mõng nghiệp dày cho nên có người vì việc học hành thi cử, có người phải bôn ba vất vả vì chén cơm manh áo… cho nên không thể chuyên tâm tu trì được giống như người xưa. |
Tuy nhiên trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa có nói : " Giáo pháp của Đức Bổn Sư như là cơn mưa rào ( mưa pháp cam lồ ), rải khắp từ thành thị đến thôn quê hay rừng sâu hoang vắng, cây to thì hút được nhiều nước, cây nhỏ thì hút được ít nước, miển sao có hút nước là được lợi lạc ". |
Chính vì thế cho nên cây to như là các vị Tổ, vị thầy, các vị mà có thể xả bỏ vạn duyên, chẳng màng thế sự, chuyên tâm tu trì. |
Còn cây nhỏ là hàng hậu học chúng ta đây, cho nên từ cây nhỏ mà muốn trở thành cây lớn thì cần phải có thời gian để trưởng thành. |
Trong thời gian còn là cây nhỏ thì cũng vẫn phải hút nước chứ nhưng mà hút ít thôi. |
Như vậy có nghĩa là trong thời gian đi học thì cứ lo học đi. |
Ngoài thời gian học và ngủ ra thì những khoảng thời gian khác mình đều có thể niệm Phật mà. |
Cứ như thế, lâu ngày chày tháng, tích tiểu thành đại, vừa học vừa làm vừa tu, bỏ ra 10 năm cũng có thể sẽ bằng một người chuyên tu nhập thất trên núi 5 năm chứ đâu thua gì. |
( Nói bằng là ở chỗ số câu Phật hiệu huân tập vào tâm thức còn nói thua là ở chỗ tâm mình vẫn còn bị tạp loạn vì huân tập nhiều thế gian pháp ). |
Nhưng dù sao đi nữa mình cũng còn hơn được người không biết tu vì người không biết tu rảnh rổi là lo đi xem phim, đánh bi da, chơi cờ tướng…chứ họ đâu có biết niệm Phật. |
Có thể tham khảo thêm ở bài viết này nhé:
Nguyễn Yến 08/09/2013
hồi âm Cư Sỉ Viên Trí 10/09/2013
Phần trả lời của VT về việc niệm Phật hồi hướng cho mẹ vẫn còn ở đây. |
Bạn nhìn lên trên, sau phần VT trả lời cho bạn Quốc Huy và Kim Phụng. |
Bạn tìm không thấy có lẻ là do website có cài đặt chương trình cache / w3 gì đó… theo VT hiểu thì đại khái là lần trước bạn ghé duongvecoitinh thấy như thế nào thì khi trở lại vẫn thấy y như vậy là do dịch vụ internet của bạn bị chậm hay bị disconnect cho nên phần trả lời mới và bài mới đăng bạn sẽ không nhìn thấy. |
Muốn thấy được bài mới đăng và câu trả lời mới thì hãy bấm nút refresh / reload ( hoặc F5 ). |
Subsets and Splits