link
stringlengths 80
196
| label
stringlengths 6
94
⌀ | date
stringlengths 18
18
| title
stringlengths 22
198
| question_content
stringlengths 471
12.5k
|
---|---|---|---|---|
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/49B67-hd-pho-bien-ket-qua-phan-tich-khoa-hoc-cong-nghe-chua-duoc-co-quan-nha-nuoc-dat-hang-dong-y-bi-phat-bao-nhieu.html | Khoa học công nghệ | 08:07 | 17/08/2019 | Phổ biến kết quả phân tích Khoa học công nghệ chưa được cơ quan nhà nước đặt hàng đồng ý bị phạt bao nhiêu? | ## Question
Theo tôi được biết tại cơ quan thuộc Bộ Khoa học và công nghệ sẽ tiến hành phân tích, thẩm định, giám định đối với những đơn đặt hàng của cơ quan nhà nước. Anh chị cho tôi hỏi việc phổ biến kết quả phân tích Khoa học công nghệ chưa được cơ quan nhà nước đặt hàng đồng ý bị phạt bao nhiêu? Xin giải đáp giúp tôi!
## Answer
Theo tôi được biết tại cơ quan thuộc Bộ Khoa học và công nghệ sẽ tiến hành phân tích, thẩm định, giám định đối với những đơn đặt hàng của cơ quan nhà nước. Anh chị cho tôi hỏi việc phổ biến kết quả phân tích Khoa học công nghệ chưa được cơ quan nhà nước đặt hàng đồng ý bị phạt bao nhiêu? Xin giải đáp giúp tôi! Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 51/2019/NĐ-CP thì: "1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không gửi báo cáo việc sử dụng kinh phí dành cho hoạt động khoa học và công nghệ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; b) Không tổ chức nghiên cứu để xây dựng căn cứ khoa học trong giai đoạn chuẩn bị, thực hiện đầu tư, giải quyết vấn đề khoa học và công nghệ phát sinh trong quá trình thực hiện; c) Không thực hiện đúng, đầy đủ kết luận thẩm định về cơ sở khoa học theo yêu cầu của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi phổ biến kết quả phân tích, thẩm định, giám định khi chưa được cơ quan nhà nước đặt hàng đồng ý. ... 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này." Như vậy, đối với hành vi phổ biến kết quả phân tích, thẩm định, giám định khi chưa được cơ quan nhà nước đặt hàng đồng ý sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Bên cạnh đó còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/49B68-hd-chuyen-giao-ket-qua-hoat-dong-khcn-khi-chua-duoc-chu-so-huu-dong-y-bi-phat-bao-nhieu.html | null | 08:06 | 17/08/2019 | Chuyển giao kết quả hoạt động KHCN khi chưa được chủ sở hữu đồng ý bị phạt bao nhiêu? | ## Question
Theo tôi được biết đối với kết quả khoa học công nghệ được các bên sở hữu. Anh chị cho tôi hỏi việc chuyển giao kết quả hoạt động KHCN khi chưa được chủ sở hữu đồng ý bị phạt bao nhiêu? Xin giải đáp giúp tôi.
## Answer
Theo tôi được biết đối với kết quả khoa học công nghệ được các bên sở hữu. Anh chị cho tôi hỏi việc chuyển giao kết quả hoạt động KHCN khi chưa được chủ sở hữu đồng ý bị phạt bao nhiêu? Xin giải đáp giúp tôi. Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 51/2019/NĐ-CP về Vi phạm quy định về chuyển giao, chuyển nhượng, cung cấp thông tin về kết quả hoạt động khoa học và công nghệ: "1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000 000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Chuyển giao kết quả hoạt động khoa học và công nghệ khi chưa được chủ sở hữu kết quả đó đồng ý; b) Cung cấp nhằm mục đích vụ lợi các thông tin, tư liệu có được từ dịch vụ phân tích, kiểm nghiệm, tư vấn, giám định khi chưa được chủ sở hữu các thông tin, tư liệu đó đồng ý; c) Tạo ra thông tin không đúng sự thật hoặc lợi dụng cung cấp thông tin về kết quả hoạt động khoa học và công nghệ của mình gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác. 2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này." Như vậy, đối với hành vi chuyển giao kết quả hoạt động khoa học và công nghệ khi chưa được chủ sở hữu kết quả đó đồng ý thì bị phạt từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Bên cạnh đó còn buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/4997F-hd-noi-dung-quang-ba-nganh-hang-chi-dan-dia-ly-nhan-hieu-tap-the-nhan-hieu-chung-nhan-cua-viet-nam-o-nuoc-ngoai.html | Chỉ dẫn địa lý | 13:35 | 13/08/2019 | Nội dung quảng bá ngành hàng, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận của Việt Nam ở nước ngoài | ## Question
Em có biết Bộ Công thương vừa ban hành thông tư mới, Ban biên tập cho em hỏi: thực hiện quảng bá ngành hàng, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận của Việt Nam ở nước ngoài bao gồm những hoạt động nào?
## Answer
Em có biết Bộ Công thương vừa ban hành thông tư mới, Ban biên tập cho em hỏi: thực hiện quảng bá ngành hàng, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận của Việt Nam ở nước ngoài bao gồm những hoạt động nào? Căn cứ Khoản 1 Điều 24 Thông tư 11/2019/TT-BCT (có hiệu lực từ 16/09/2019) quy định về nội dung thực hiện tuyên truyền, quảng bá ngành hàng, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận của Việt Nam ở nước ngoài, cụ thể như sau: - Thuê tư vấn xây dựng nội dung và kế hoạch, chiến lược tuyên truyền, quảng bá; - Thực hiện sản phẩm tuyên truyền, quảng bá: + Xây dựng sản phẩm tuyên truyền, quảng bá: Thiết kế, thu thập tư liệu, viết bài, sản xuất phim, ảnh, sản phẩm truyền thông; + Tuyên truyền, quảng bá, phát hành tại các sự kiện xúc tiến thương mại và trên các phương tiện thông tin truyền thông. Trên đây là nội dung quy định về vấn đề bạn thắc mắc. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/49A20-hd-khi-duoc-cap-giay-chung-nhan-dang-ky-doanh-nghiep-thi-ten-doanh-nghiep-co-duoc-bao-ho-khong.html | Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp | 13:31 | 13/08/2019 | Khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì tên doanh nghiệp có được bảo hộ không? | ## Question
Trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì tên doanh nghiệp có được bảo hộ không? Ví dụ: Tên doanh nghiệp đã đăng ký là Công ty TNHH MTV Thư Ký Luật thì một công ty khác có thể lấy tên Công ty TNHH Thương mại Dịch Vụ Thư Ký Luật không?
## Answer
Trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì tên doanh nghiệp có được bảo hộ không? Ví dụ: Tên doanh nghiệp đã đăng ký là Công ty TNHH MTV Thư Ký Luật thì một công ty khác có thể lấy tên Công ty TNHH Thương mại Dịch Vụ Thư Ký Luật không? Căn cứ: Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp là: Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 42 của Luật này. Điều 42. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn 1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký. 2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký: a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký; b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký; c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký; d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó; đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”; e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký; g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự. Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e và g của khoản này không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký. Điều này được hướng dẫn bởi Điều 17 Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Như vậy, về nguyên tắc việc đặt tên doanh nghiệp sẽ không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký. Tuy nhiên, khi đăng ký doanh nghiệp sẽ không đồng nghĩa với việc tên doanh nghiệp sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh bảo hộ tên gọi riêng, mà việc này công ty sẽ đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ với hình thức bảo hộ nhãn hiệu. Quay trở lại vấn đề, trường hợp Tên doanh nghiệp đã đăng ký là Công ty TNHH MTV Thư Ký Luật thì một công ty khác có thể lấy tên Công ty TNHH Thương mại Dịch Vụ Thư Ký Luật. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/4966E-hd-dich-vu-phu-tro-bao-hiem-la-gi.html | null | 10:15 | 07/08/2019 | Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là gì? | ## Question
Tôi hiện đang làm việc trong ngành bảo hiểm, đơn vị công tác có trụ sở chính tại Hàm Nghi, Quận 1, Tp.HCM. Cho hỏi hiện có quy định mới nào định nghĩa về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm không?
## Answer
Tôi hiện đang làm việc trong ngành bảo hiểm, đơn vị công tác có trụ sở chính tại Hàm Nghi, Quận 1, Tp.HCM. Cho hỏi hiện có quy định mới nào định nghĩa về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm không? Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 quy định: Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là bộ phận cấu thành của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, do doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức, cá nhân khác thực hiện nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm tư vấn bảo hiểm, đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính toán bảo hiểm, giám định tổn thất bảo hiểm, hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để tham khảo thêm các nội dung có liên quan, bạn có thể xem thêm tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/496CC-hd-can-cu-xac-dinh-muc-boi-thuong-hanh-vi-xam-pham-quyen-so-huu-tri-tue.html | Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ | 09:59 | 07/08/2019 | Căn cứ xác định mức bồi thường hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ | ## Question
Trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường theo những căn cứ nào? Dựa vào văn bản mới nhất, xin cảm ơn!
## Answer
Trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường theo những căn cứ nào? Dựa vào văn bản mới nhất, xin cảm ơn! Khoản 11 Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 (Có hiệu lực từ 01/11/2019) quy định trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường theo một trong các căn cứ sau đây: a) Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất; b) Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện; c) Thiệt hại vật chất theo các cách tính khác do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đưa ra phù hợp với quy định của pháp luật; d) Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Tòa án ấn định, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá năm trăm triệu đồng. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để tham khảo thêm các nội dung có liên quan, bạn có thể xem thêm tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/496D0-hd-co-ap-dung-dieu-kien-moi-doi-voi-ca-nhan-to-chuc-dang-cung-cap-dich-vu-phu-tro-bao-hiem.html | null | 09:58 | 07/08/2019 | Có áp dụng điều kiện mới đối với cá nhân, tổ chức đang cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm? | ## Question
Hiện đơn vị đang cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Được biết đã có Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 (Có hiệu lực từ 01/11/2019). Vậy trường hợp này có áp dụng điều kiện mới đối với cá nhân, tổ chức đang cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm hay không? Nếu có thì căn cứ vào cơ sở nào?
## Answer
Hiện đơn vị đang cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Được biết đã có Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 (Có hiệu lực từ 01/11/2019). Vậy trường hợp này có áp dụng điều kiện mới đối với cá nhân, tổ chức đang cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm hay không? Nếu có thì căn cứ vào cơ sở nào? Khoản 1 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 (Có hiệu lực từ 01/11/2019) quy định Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực, cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm trước ngày Luật này có hiệu lực phải đáp ứng các điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo quy định tại Luật này. Trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản này mà không đáp ứng các điều kiện theo quy định thì cá nhân, tổ chức không được tiếp tục cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cho đến khi đáp ứng đủ điều kiện. Như vậy, kể từ ngày 01/11/2019 đế này 1/11/2020 các cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm trước đó phải đáp ứng các điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019. Điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm (Điều 93b): 1. Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Trường hợp không có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp ở trong nước hoặc ở nước ngoài cấp. 2. Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động hợp pháp; b) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; có văn bằng, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm phù hợp với loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thực hiện do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp ở trong nước hoặc ở nước ngoài cấp. Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động giám định tổn thất bảo hiểm còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn của giám định viên theo quy định của pháp luật về thương mại. Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm còn phải đáp ứng tiêu chuẩn về tuân thủ pháp luật, đạo đức, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về hành nghề tính toán bảo hiểm, tư cách thành viên của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để tham khảo thêm các nội dung có liên quan, bạn có thể xem thêm tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/49671-hd-tu-van-bao-hiem-la-gi.html | null | 17:05 | 06/08/2019 | Tư vấn bảo hiểm là gì? | ## Question
Thưa Luật sư, hiện có quy định mới nào đề cập đến vấn đề tư vấn bảo hiểm không? Tư vấn bảo hiểm được hiểu như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi!
## Answer
Thưa Luật sư, hiện có quy định mới nào đề cập đến vấn đề tư vấn bảo hiểm không? Tư vấn bảo hiểm được hiểu như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi! Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 (Có hiệu lực từ 01/11/2019) quy định: Tư vấn bảo hiểm là hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn về chương trình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, quản trị rủi ro bảo hiểm và đề phòng, hạn chế tổn thất. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để tham khảo thêm các nội dung có liên quan, bạn có thể xem thêm tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/49673-hd-tinh-toan-bao-hiem-la-gi.html | null | 17:04 | 06/08/2019 | Tính toán bảo hiểm là gì? | ## Question
Mình cần tìm hiểu một số quy định mới trong lĩnh vực bảo hiểm, cho hỏi hiện có văn bản nào định nghĩa về tính toán bảo hiểm không? Căn cứ pháp lý cho vấn đề này?
## Answer
Mình cần tìm hiểu một số quy định mới trong lĩnh vực bảo hiểm, cho hỏi hiện có văn bản nào định nghĩa về tính toán bảo hiểm không? Căn cứ pháp lý cho vấn đề này? Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 (Có hiệu lực từ 01/11/2019) quy định: Tính toán bảo hiểm là hoạt động thu thập, phân tích số liệu thống kê, tính phí bảo hiểm, dự phòng nghiệp vụ, vốn, biên khả năng thanh toán, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, xác định giá trị doanh nghiệp để bảo đảm an toàn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để tham khảo thêm các nội dung có liên quan, bạn có thể xem thêm tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/49675-hd-giam-dinh-ton-that-bao-hiem-la-gi.html | null | 17:04 | 06/08/2019 | Giám định tổn thất bảo hiểm là gì? | ## Question
Đơn vị chịu trách nhiệm trong việc giám định tổn thất bảo hiểm cho đối tác nên cần tìm hiểu quy định mới có liên quan đến vấn đề này. Cho hỏi: Có văn bản nào định nghĩa về giám định tổn thất bảo hiểm không?
## Answer
Đơn vị chịu trách nhiệm trong việc giám định tổn thất bảo hiểm cho đối tác nên cần tìm hiểu quy định mới có liên quan đến vấn đề này. Cho hỏi: Có văn bản nào định nghĩa về giám định tổn thất bảo hiểm không? Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 (Có hiệu lực từ 01/11/2019) quy định: Giám định tổn thất bảo hiểm là hoạt động xác định hiện trạng, nguyên nhân, mức độ tổn thất, tính toán phân bổ trách nhiệm bồi thường tổn thất làm cơ sở giải quyết bồi thường bảo hiểm. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để tham khảo thêm các nội dung có liên quan, bạn có thể xem thêm tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/49677-hd-ho-tro-giai-quyet-boi-thuong-bao-hiem-la-gi.html | null | 17:03 | 06/08/2019 | Hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm là gì? | ## Question
Hiện công ty đang lên phương án hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm cho khách hàng, cho hỏi hiện có quy định mới nào đề cập đến vấn đề hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm không?
## Answer
Hiện công ty đang lên phương án hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm cho khách hàng, cho hỏi hiện có quy định mới nào đề cập đến vấn đề hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm không? Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 (Có hiệu lực từ 01/11/2019) quy định: Hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm là hoạt động hỗ trợ bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng hoặc doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các thủ tục giải quyết bồi thường bảo hiểm. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để tham khảo thêm các nội dung có liên quan, bạn có thể xem thêm tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/49678-hd-nguyen-tac-cung-cap-dich-vu-phu-tro-bao-hiem.html | null | 17:03 | 06/08/2019 | Nguyên tắc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm | ## Question
Đơn vị đang liên kết với một số đối tác trong hoạt động bảo hiểm. Cho hỏi hiện nay theo quy định mới thì nguyên tắc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được quy định như thế nào?
## Answer
Đơn vị đang liên kết với một số đối tác trong hoạt động bảo hiểm. Cho hỏi hiện nay theo quy định mới thì nguyên tắc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được quy định như thế nào? Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là bộ phận cấu thành của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, do doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức, cá nhân khác thực hiện nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm tư vấn bảo hiểm, đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính toán bảo hiểm, giám định tổn thất bảo hiểm, hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm. Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 (Có hiệu lực từ 01/11/2019) quy định Nguyên tắc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm như sau: a) Trung thực, khách quan, minh bạch; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan; b) Tuân theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm; c) Tuân theo quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp do tổ chức xã hội - nghề nghiệp ban hành. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để tham khảo thêm các nội dung có liên quan, bạn có thể xem thêm tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/4967A-hd-trach-nhiem-cua-ca-nhan-to-chuc-cung-cap-dich-vu-phu-tro-bao-hiem.html | null | 17:03 | 06/08/2019 | Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm | ## Question
Thưa Luật sư, theo quy định mới nhất thì trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được quy định thế nào?
## Answer
Thưa Luật sư, theo quy định mới nhất thì trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được quy định thế nào? Khoản 4 Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 (Có hiệu lực từ 01/11/2019) quy định Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm: a) Giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích và không được cung cấp cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật; b) Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho việc cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm; tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phù hợp với từng loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; c) Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm và hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm mà tổ chức đó đồng thời là bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng; d) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp đó thực hiện thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm.: a) Trung thực, khách quan, minh bạch; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan; b) Tuân theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm; c) Tuân theo quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp do tổ chức xã hội - nghề nghiệp ban hành. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để tham khảo thêm các nội dung có liên quan, bạn có thể xem thêm tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/496C3-hd-dieu-kien-de-ca-nhan-cung-cap-dich-vu-tu-van-bao-hiem.html | null | 16:41 | 06/08/2019 | Điều kiện để cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm | ## Question
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 vừa mới ban hành thì cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải có đủ các điều kiện nào?
## Answer
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 vừa mới ban hành thì cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải có đủ các điều kiện nào? Khoản 4 Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 (Có hiệu lực từ 01/11/2019) quy định Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Trường hợp không có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp ở trong nước hoặc ở nước ngoài cấp. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để tham khảo thêm các nội dung có liên quan, bạn có thể xem thêm tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/496C4-hd-dieu-kien-de-to-chuc-cung-cap-dich-vu-phu-tro-bao-hiem.html | null | 16:40 | 06/08/2019 | Điều kiện để tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm | ## Question
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 vừa mới ban hành thì tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có đủ các điều kiện nào?
## Answer
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 vừa mới ban hành thì tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có đủ các điều kiện nào? Khoản 4 Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 (Có hiệu lực từ 01/11/2019) quy định Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động hợp pháp; b) Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; có văn bằng, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm phù hợp với loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thực hiện do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp ở trong nước hoặc ở nước ngoài cấp. Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động giám định tổn thất bảo hiểm còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn của giám định viên theo quy định của pháp luật về thương mại. Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm còn phải đáp ứng tiêu chuẩn về tuân thủ pháp luật, đạo đức, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về hành nghề tính toán bảo hiểm, tư cách thành viên của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để tham khảo thêm các nội dung có liên quan, bạn có thể xem thêm tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/496C5-hd-khi-nao-thi-mot-sang-che-duoc-coi-la-co-trinh-do-sang-tao.html | Sáng chế | 16:40 | 06/08/2019 | Khi nào thì một sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo? | ## Question
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 vừa mới ban hành thì sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo khi nào?
## Answer
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 vừa mới ban hành thì sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo khi nào? Khoản 5 Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 (Có hiệu lực từ 01/11/2019) quy định: Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để tham khảo thêm các nội dung có liên quan, bạn có thể xem thêm tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/496C6-hd-de-nghi-quoc-te-va-xu-ly-de-nghi-quoc-te-ve-chi-dan-dia-ly.html | Chỉ dẫn địa lý | 16:40 | 06/08/2019 | Đề nghị quốc tế và xử lý đề nghị quốc tế về chỉ dẫn địa lý | ## Question
Mình cần tìm hiểu Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 vừa mới ban hành. Cho hỏi: Đề nghị quốc tế và xử lý đề nghị quốc tế về chỉ dẫn địa lý được quy định như thế nào theo Luật mới này?
## Answer
Mình cần tìm hiểu Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 vừa mới ban hành. Cho hỏi: Đề nghị quốc tế và xử lý đề nghị quốc tế về chỉ dẫn địa lý được quy định như thế nào theo Luật mới này? Khoản 6 Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 (Có hiệu lực từ 01/11/2019) quy định Đề nghị quốc tế và xử lý đề nghị quốc tế về chỉ dẫn địa lý như sau: 1. Đề nghị công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang đàm phán gọi là đề nghị quốc tế. 2. Việc công bố đề nghị quốc tế, xử lý ý kiến của người thứ ba, đánh giá điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý trong đề nghị quốc tế được thực hiện theo các quy định tương ứng tại Luật này đối với chỉ dẫn địa lý trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để tham khảo thêm các nội dung có liên quan, bạn có thể xem thêm tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/496C9-hd-hieu-luc-cua-hop-dong-chuyen-giao-quyen-so-huu-cong-nghiep-moi-nhat.html | Quyền sở hữu công nghiệp | 16:39 | 06/08/2019 | Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp mới nhất | ## Question
Mình cần tìm hiểu Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 vừa mới ban hành. Cho hỏi: Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào theo Luật mới này?
## Answer
Mình cần tìm hiểu Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 vừa mới ban hành. Cho hỏi: Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào theo Luật mới này? Khoản 9 Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 (Có hiệu lực từ 01/11/2019) quy định Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp: 1. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp. 2. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên. 3. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tại khoản 2 Điều này, trừ hợp đồng sử dụng nhãn hiệu, phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp mới có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba. 4. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để tham khảo thêm các nội dung có liên quan, bạn có thể xem thêm tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/49717-hd-phoi-ban-remix-khong-xin-phep-tac-gia-co-vi-pham-khong.html | null | 10:44 | 06/08/2019 | Phối bản remix không xin phép tác giả có vi phạm không? | ## Question
Cho tôi hỏi hành vi phối bản remix vào những ca khúc không xin phép của tác giả làm cho tác phẩm hay hơn có phải vi phạm pháp luật không? Nếu vi phạm bị xử lý như thế nào?
## Answer
Cho tôi hỏi hành vi phối bản remix vào những ca khúc không xin phép của tác giả làm cho tác phẩm hay hơn có phải vi phạm pháp luật không? Nếu vi phạm bị xử lý như thế nào? Theo Khoản 3 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định ổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả. Mặt khác, theo Khoản 5 Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả như sau: "Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả." Như vậy, việc phối bản remix vào những ca khúc không xin phép cho dù việc phối đó mang lại tác phẩm hay hơn tác phẩm gốc thì đây vẫn được xem hành vi xâm phạm sự toàn vẹn của tác phẩm. Căn cứ Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định hình thức xử lý hành chính đối với việc xâm phạm sự toàn vẹn tác phẩm như sau: - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Ngoài ra, thêm biên pháp khắc phục hậu quả, cụ thể là: - Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này; - Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. Ban biên tập phản hồi đến bạn. |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/4971E-hd-quay-len-phim-chieu-o-rap-phat-tan-len-mang-xa-hoi-co-bi-phat-gi-khong.html | Mạng xã hội | 10:42 | 06/08/2019 | Quay lén phim chiếu ở rạp phát tán lên mạng xã hội có bị phạt gì không? | ## Question
Khi đi xem phim chiếu rạp mới, một số người đã có hành vi quay lén và phát tán phim lên mạng xã hội gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà sản xuất. Thưa luật sư, hành vi quay và phát tán phim như thế có bị xử phạt gì không?
## Answer
Khi đi xem phim chiếu rạp mới, một số người đã có hành vi quay lén và phát tán phim lên mạng xã hội gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà sản xuất. Thưa luật sư, hành vi quay và phát tán phim như thế có bị xử phạt gì không? Theo quy định của Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì cá nhân, tổ chức đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh là chủ sở hữu quyền Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;... Do đó, hành vi nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả là hành vi xâm phạm quyền tác giả và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. - Về trách nhiệm hành chính: + Hành vi quay lén trong rạp chiếu phim đã xâm phạm quyền sao chép bản ghi âm, ghi hình. Căn cứ theo Điều 27 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi xâm phạm quyền sao chép, ghi âm hình như trên. - Về trách nhiệm hình sự: + Người có hành vi quay lén trong rạp chiếu phim còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 225 Bộ luật hình sự 2015 như sau: “Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm: a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình; b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình”. Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Trường hợp chủ sở hữu chứng minh được thiệt hại đã xảy ra do hành vi quay lén và phát tán phim lên mạng xã hội thì người thực hiện hành vi còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/494BE-hd-cong-ty-co-tru-so-tai-phap-duoc-huong-quyen-uu-tien-khi-nop-don-dang-ky-nhan-hieu.html | Đăng ký nhãn hiệu | 15:17 | 31/07/2019 | Công ty có trụ sở tại Pháp được hưởng quyền ưu tiên khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu? | ## Question
Công ty tôi chuyên thiết kế hãng thời trang mang nhãn hiệu TT tại Pháp. Công ty chúng tôi đã nộp đơn bảo hộ tại Pháp vào 6/2018, công ty muốn đưa mặt hàng mang nhãn hiệu TT vào Việt Nam, nên 10/2018 công ty tôi đã đi đăng ký bảo hộ tại Việt Nam thì phát hiện có một công ty sử dụng nhãn hiệu TT để kinh doanh. Nhãn hiệu này giống hệt nhãn hiệu của công ty chúng tôi. Vậy trong trường hợp này công ty tôi phải làm thế nào để đảm bảo quyền lợi?
## Answer
Công ty tôi chuyên thiết kế hãng thời trang mang nhãn hiệu TT tại Pháp. Công ty chúng tôi đã nộp đơn bảo hộ tại Pháp vào 6/2018, công ty muốn đưa mặt hàng mang nhãn hiệu TT vào Việt Nam, nên 10/2018 công ty tôi đã đi đăng ký bảo hộ tại Việt Nam thì phát hiện có một công ty sử dụng nhãn hiệu TT để kinh doanh. Nhãn hiệu này giống hệt nhãn hiệu của công ty chúng tôi. Vậy trong trường hợp này công ty tôi phải làm thế nào để đảm bảo quyền lợi? Theo quy định Điều 10 Nghị định 103/2006/NĐ-CP điều kiện được hưởng quyền ưu tiên khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu như sau: "1. Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo quy định của Công ước Paris, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước Thành viên của Công ước Paris hoặc cư trú, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên Công ước đó; b) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên của Công ước Paris và đơn có chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu; c) Đơn đăng ký được nộp trong thời hạn sau đây kể từ ngày nộp đơn đầu tiên: sáu tháng đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu, mười hai tháng đối với đơn đăng ký sáng chế; d) Trong đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, người nộp đơn có nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên nêu tại điểm b khoản này trong trường hợp nộp tại nước ngoài, trong đó có xác nhận của Cơ quan nhận đơn đầu tiên; đ) Nộp đủ lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên." Như vậy, công ty bạn có trụ sợ tại Pháp (là 01 trong những thành viên của Công ước Paris), đồng thời thời gian công ty bạn muốn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam cách 04 tháng so với nộp đơn đầu tiên. Như vậy công ty bạn có thể hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu. Theo như thông tin bạn cung cấp thì tại Việt Nam đã có một công ty được cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu TT (giống y hệt với nhãn hiện của công ty bạn). Trong trường hợp này để đảm bảo quyền lợi của mình thì bạn gửi đơn yêu cầu hủy bỏ văn bằng bảo hộ sau đó hoàn thiện hồ sơ để hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu. Ban biên tập phản hồi đến bạn. |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/493CF-hd-so-luong-nguoi-giam-dinh-thuc-hien-trong-vu-viec-giam-dinh-phuc-tap.html | null | 08:15 | 30/07/2019 | Số lượng người giám định thực hiện trong vụ việc giám định phức tạp? | ## Question
Theo quy định mới về giám định tư pháp về quyền tác giả, trong trường hợp giám định tập thể liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ thì số lượng người giám định trong tập thể giám định là bao nhiêu người?
## Answer
Theo quy định mới về giám định tư pháp về quyền tác giả, trong trường hợp giám định tập thể liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ thì số lượng người giám định trong tập thể giám định là bao nhiêu người? Căn cứ vào Khoản 3 Điều 5 Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL (Có hiệu lực ngày 01/9/2019) quy định số lượng giám định viên trong giám định tập thể, cụ thể như sau: "Tổ chức giám định tư pháp quyết định thực hiện giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan bằng hình thức giám định cá nhân hoặc giám định tập thể đối với những vụ việc phức tạp. Trường hợp giám định tập thể thì số lượng người tham gia giám định tư pháp phải từ 03 người trở lên, trong đó có ít nhất 01 người thuộc chuyên ngành đào tạo về Luật." Như vậy, trong giám định tập thể thì số lượng người tham gia giám định phải từ 03 người trở lên, trong đó có ít nhất 01 người thuộc chuyên ngành Luật. Ban biên tập gửi phản hồi đến bạn. |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/493D0-hd-giam-dinh-quyen-tac-gia-duoc-thuc-hien-nhu-the-nao.html | Quyền tác giả | 08:14 | 30/07/2019 | Giám định quyền tác giả được thực hiện như thế nào? | ## Question
Theo quy định mới nhất thì việc thực hiện giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như thế nào?
## Answer
Theo quy định mới nhất thì việc thực hiện giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như thế nào? Theo Điều 6 Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL (Có hiệu lực ngày 01/9/2019) việc thực hiện giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như sau: " Người giám định tư pháp xem xét đối tượng giám định và sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật trên cơ sở hồ sơ trưng cầu, yêu cầu giám định. Việc xem xét giám định bao gồm một hoặc các nội dung sau đây: - Xác định đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan; - Xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; - Xác định giá trị quyền tác giả, quyền liên quan, xác định giá trị thiệt hại; - Các nội dung khác có liên quan về quyền tác giả, quyền liên quan." Trên đây là cách thức giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan và nội dung cần phải làm khi thực hiện việc giám định này. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/493D1-hd-to-chuc-nao-thuc-hien-giam-dinh-tu-phap-ve-quyen-tac-gia.html | Quyền tác giả | 08:14 | 30/07/2019 | Tổ chức nào thực hiện giám định tư pháp về quyền tác giả? | ## Question
Từ năm 2019, những tổ chức nào được pháp luật quy định là tổ chức giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan?
## Answer
Từ năm 2019, những tổ chức nào được pháp luật quy định là tổ chức giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan? Theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư 02/2019/TT-BVHTTDL (Có hiệu lực ngày 01/9/2019) tổ chức giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan là những tổ chức sau đây: "Tổ chức giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có hoạt động chuyên môn phù hợp đã được công bố theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp." Trên đây là các tổ chức được pháp luật công nhận là tổ chức giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/493FA-hd-ben-dat-hang-co-quyen-duoc-dung-ten-tren-tac-pham-duoc-sang-tac-theo-don-dat-hang-khong.html | Tác phẩm | 17:20 | 29/07/2019 | Bên đặt hàng có quyền được đứng tên trên tác phẩm được sáng tác theo đơn đặt hàng không? | ## Question
Tôi có đặt hàng cho một nhà văn một tác phẩm sau đó tôi đứng tên của tôi để tham gia cuộc thi thì tôi có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không ạ. Tôi cảm ơn!
## Answer
Tôi có đặt hàng cho một nhà văn một tác phẩm sau đó tôi đứng tên của tôi để tham gia cuộc thi thì tôi có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không ạ. Tôi cảm ơn! Căn cứ pháp lý - Luật sở hữu trí tuệ 2005 - Nghị định 22/2018/NĐ-CP Căn cứ thông tin bạn cung cấp, bạn giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm theo hình thức đặt hàng nên theo quy định của pháp luật thì bạn là chủ sở hữu quyền tác giả. Căn cứ khoản 2 điều 39 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền tác giả trong trường hợp giao kết hợp đồng với tác giả tạo ra tác phẩm như sau: - Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Theo đó, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền theo thỏa thuận với tác giả, nếu không có thỏa thuận thì được sở hữu những quyền sau: - Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm - Làm tác phẩm phái sinh; - Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; - Sao chép tác phẩm; - Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; - Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; - Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. Mặc dù trong trường hợp này, 2 bên có thể thỏa thuận các quyền được chuyển giao tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 điều 45 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định: - Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm. Theo đó, 2 bên chỉ có thể chuyển giao các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm, không được chuyển giao các quyền nhan thân khác trừ quyền công bố tác phẩm. Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng là quyền nhân thân, gắn liền với tác giả không thể chuyển giao. Bởi vậy, kể cả trong trường hợp đặt hàng tác giả để sáng tác tác phẩm thì 2 bên cũng không thể chuyển giao quyền đứng tên tác giản trên tác phẩm. Do đó, trong trường hợp này, bạn không có quyền được đứng tên mình trên tác phẩm. Hành vi đứng tên bạn để tham gia cuộc thi là hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, xâm phạm đến quyền nhân thân của tác giả sáng tác ra tác phẩm. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/49391-hd-xam-pham-quyen-sang-che-bi-truy-cuu-trach-nhiem-hinh-su-khong.html | Sáng chế | 08:26 | 29/07/2019 | Xâm phạm quyền sáng chế bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? | ## Question
Năm 2017 công ty tôi có sáng chế ra máy đập lúa liên hoàn và bán ra thị trường được 1 năm, phát hiện một cơ sở sản xuất khác bán ra thi trường máy đập lúa liên hoàn giống y hết máy công ty tôi sản xuất. Vậy cho hỏi cơ sở đó có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không?
## Answer
Năm 2017 công ty tôi có sáng chế ra máy đập lúa liên hoàn và bán ra thị trường được 1 năm, phát hiện một cơ sở sản xuất khác bán ra thi trường máy đập lúa liên hoàn giống y hết máy công ty tôi sản xuất. Vậy cho hỏi cơ sở đó có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không? Theo Khoản 1 Điều 199 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định hình thức xử lý đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như sau: "Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự." Mặt khác, theo Điểm a Khoản 53 Điều 1 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung 2017 quy định trách nhiệm hình sự đối với việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, cụ thể như sau: " Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm." Như vậy, khách thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là "xâm phạm đến đối tượng là nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ". Vì vậy, sáng chế không thuộc khách thể của tội này. Cho nên, cơ sở sản xuất mà bạn cho là xâm phạm đến sáng chế của công ty bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Ban biên tập phản hồi đến bạn. |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/49392-hd-tac-gia-cua-sang-che-co-nhan-duoc-tien-thu-lao-khi-chu-so-huu-ban-quyen-su-dung-sang-che-do-cho-cong-ty-khac.html | Sáng chế | 08:25 | 29/07/2019 | Tác giả của sáng chế có nhận được tiền thù lao khi chủ sở hữu bán quyền sử dụng sáng chế đó cho công ty khác? | ## Question
Tôi làm việc tại công ty chuyên sản xuất máy móc, trong khi tôi làm việc tại công ty tôi có sáng chế ra máy cuộn rơm. Vậy cho hỏi, khi công ty bán quyền sử dụng sáng chế máy cuộn rơm cho công ty khác thì tôi có được nhận được tiền thù lao trong việc bán quyền sử dụng này không? Nếu được thì tôi được nhận bao nhiêu?
## Answer
Tôi làm việc tại công ty chuyên sản xuất máy móc, trong khi tôi làm việc tại công ty tôi có sáng chế ra máy cuộn rơm. Vậy cho hỏi, khi công ty bán quyền sử dụng sáng chế máy cuộn rơm cho công ty khác thì tôi có được nhận được tiền thù lao trong việc bán quyền sử dụng này không? Nếu được thì tôi được nhận bao nhiêu? Theo Khoản 1 Điều 135 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả của sáng chế như sau: " Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác." Như thông tin bạn cung cấp, bạn là tác giả của sáng chế máy cuộn rơm, như vậy chủ sở hữu sáng chế máy cuộn rơm - Công ty bạn đang làm việc phải có nghĩa vụ trả tiền thù lao cho bạn. Bên cạnh đó, mức thù lao bạn được nhận với tỷ lệ quy định tại Khoản 2 Điều 135 Luật sở hữu trí tuệ cụ thể như sau: "Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được quy định như sau: - 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; - 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí." Như vậy bạn sẽ được nhận 15% số tiền do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế giữa công ty bạn và công ty khác. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế cụ thể là 20 năm kể từ ngày nộp đơn yêu cầu bảo hộ. Ban biên tập phản hồi đến bạn. |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/4918A-hd-phan-biet-cham-dut-va-huy-bo-hieu-luc-van-bang-bao-ho.html | Huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ | 10:07 | 24/07/2019 | Phân biệt chấm dứt và huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ | ## Question
Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 có hai khái niệm là “Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ” và “Huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ”; hai khái niệm này có gì giống và khác biệt?
## Answer
Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 có hai khái niệm là “Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ” và “Huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ”; hai khái niệm này có gì giống và khác biệt? Căn cứ Điều 95 và Điều 96 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 quy định: Các trường hợp chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ – Chủ văn bằng bảo hộ không nộp lệ phí duy trì hiệu lực hoặc gia hạn hiệu lực theo quy định; – Chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp; – Chủ văn bằng bảo hộ không còn tồn tại hoặc chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không có người kế thừa hợp pháp; – Nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực – Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu tập thể không kiểm soát hoặc kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; – Chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với nhãn hiệu chứng nhận vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận hoặc không kiểm soát, kiểm soát không có hiệu quả việc thực hiện quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; – Các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó. Các trường hợp huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo – Người nộp đơn đăng ký không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu; – Đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ. Như vậy căn cứ quy định của pháp luật ta có thể thấy khác biệt chính giữa Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ và Huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ đó là: Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ : Ban đầu chủ sở hữu văn bằng đã có quyền một cách hợp pháp với đối tượng bảo hộ, tuy nhiên vì một lý do nào đó theo quy định nên phải chấm dứt. Huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ: Do chủ sở hữu không có quyền đăng ký ngay từ đầu hoặc do đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ nhưng vì lý do nào đó mà vẫn dược cấp văn bằng. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/48FD9-hd-viet-lai-cai-ket-cua-tac-pham-co-vi-pham-quyen-tac-gia-khong.html | Quyền tác giả | 16:05 | 19/07/2019 | Viết lại cái kết của tác phẩm có vi phạm quyền tác giả không? | ## Question
Nhà văn Trịnh Trọng nổi tiếng với tác phẩm "Sóng đêm" nhưng cái kết của tác phẩm này tôi thấy không được hay. Nên tôi đã viết lại 1 cái kết của tác phẩm đó. Nhưng sau khi tôi đăng lên diễn đàn của mình, thì nhà văn Trịnh Trọng biết và đã yêu cầu tôi phải gỡ bỏ tác phẩm vì tôi đã vi phạm quyền tác giả. Vậy cho hỏi, việc viết lại kết của 1 tác phẩm có vi phạm quyền tác giả không?
## Answer
Nhà văn Trịnh Trọng nổi tiếng với tác phẩm "Sóng đêm" nhưng cái kết của tác phẩm này tôi thấy không được hay. Nên tôi đã viết lại 1 cái kết của tác phẩm đó. Nhưng sau khi tôi đăng lên diễn đàn của mình, thì nhà văn Trịnh Trọng biết và đã yêu cầu tôi phải gỡ bỏ tác phẩm vì tôi đã vi phạm quyền tác giả. Vậy cho hỏi, việc viết lại kết của 1 tác phẩm có vi phạm quyền tác giả không? Theo Khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định điều kiện bảo hộ quyền tác giả như sau: "Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký." Như vậy, đối với việc bạn viết lại kết của 1 tác phẩm là sự sáng tạo của cá nhân bạn được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định. Cho nên, tác phẩn của bạn viết lại cái kết của tác phẩm "Sóng đêm" là 01 tác phẩm riêng được pháp luật bảo hộ và bạn không vi phạm quyền tác giả của nhà văn Trịnh Trọng. Ban biên tập gửi phản hồi đến bạn. |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/48FDA-hd-dang-trich-doan-tac-pham-khong-thu-phi-co-vi-pham-quyen-tac-gia-khong.html | Quyền tác giả | 16:05 | 19/07/2019 | Đăng trích đoạn tác phẩm không thu phí có vi phạm quyền tác giả không? | ## Question
Tôi có lập 1 trang web, trong web tôi có đưa lên 1 số trích đoạn của 1 số bộ phim của đài truyền hình Việt Nam. Hôm trước, tôi nhận được đơn yêu cầu gỡ bỏ các bộ phim đã đăng lên web của đài truyền hình Việt Nam. Tôi cho rằng việc tôi đăng các bộ phim đó lên web của mình không có thu phí, và cũng không có quảng cáo. Vậy cho hỏi ý kiến của tôi có đúng pháp luật không?
## Answer
Tôi có lập 1 trang web, trong web tôi có đưa lên 1 số trích đoạn của 1 số bộ phim của đài truyền hình Việt Nam. Hôm trước, tôi nhận được đơn yêu cầu gỡ bỏ các bộ phim đã đăng lên web của đài truyền hình Việt Nam. Tôi cho rằng việc tôi đăng các bộ phim đó lên web của mình không có thu phí, và cũng không có quảng cáo. Vậy cho hỏi ý kiến của tôi có đúng pháp luật không? Theo Khoản 3 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định trách nhiệm của người sử dụng tác phẩm của người khác như sau: "Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả." Và bạn không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 25, 26 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định mội số trường hợp sử dụng không cần xin phép, trả thù lao và các trường hợp không cần xin phép mà phải trả thù lao. Như vậy, việc đưa 1 số trích đoạn của 1 số bộ phim của Đài truyền hình Việt Nam lên trang web của mình, thì hành vi này của bạn vi phạm quyền tác giả của Đài truyền hình Việt Nam. Nên bạn phải gỡ bỏ tất các các bộ phim vi phạm quyền tác giả. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/48FDB-hd-ban-cac-mat-hang-co-nhan-hieu-duoc-bao-ho-tai-viet-nam-bi-xu-phat-khong.html | null | 16:04 | 19/07/2019 | Bán các mặt hàng có nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam bị xử phạt không? | ## Question
Tôi là chủ cơ sở chuyên bán các sản phẩm nhãn hiệu Emly, cơ sở tôi được công ty may mặc Emly có trụ sở tại Mỹ chuyển giao quyền sử dụng độc quyền tại Việt Nam tôi đã đi đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu mình được phép sử dụng vào năm 2017. Nhưng đến năm 2019 tôi nhận thấy 1 công ty khác đưa các mặt hàng may mặc mang nhãn hiệu Emly vào Việt Nam. Tôi tìm hiểu biết được rằng đây là công ty chuyên cung cấp hàng hiệu ở bên Thái lan và được công ty may mặc Emly chuyển giao quyền sử dụng tại Thái Lan vào năm 2015. Như vậy, việc đưa các mặt hàng có nhãn hiệu Emly vào Việt Nam của công ty Thái Lan có phải là hành vi vi phạm vào quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam không?
## Answer
Tôi là chủ cơ sở chuyên bán các sản phẩm nhãn hiệu Emly, cơ sở tôi được công ty may mặc Emly có trụ sở tại Mỹ chuyển giao quyền sử dụng độc quyền tại Việt Nam tôi đã đi đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu mình được phép sử dụng vào năm 2017. Nhưng đến năm 2019 tôi nhận thấy 1 công ty khác đưa các mặt hàng may mặc mang nhãn hiệu Emly vào Việt Nam. Tôi tìm hiểu biết được rằng đây là công ty chuyên cung cấp hàng hiệu ở bên Thái lan và được công ty may mặc Emly chuyển giao quyền sử dụng tại Thái Lan vào năm 2015. Như vậy, việc đưa các mặt hàng có nhãn hiệu Emly vào Việt Nam của công ty Thái Lan có phải là hành vi vi phạm vào quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam không? Theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư 11/2018/TT-BKHCN đã đưa ra khái niệm của hành vi nhập khẩu song song như sau: "Nhập khẩu song song theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 99/2013/NĐ-CP là việc tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm do chính chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử dụng, kể cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc, người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp đã đưa ra thị trường trong nước hoặc nước ngoài một cách hợp pháp, mặc dù không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp." Như vậy, theo dữ liệu bạn đã cung cấp thì việc công ty Thái lan đưa các mặt hàng có nhãn hiệu Emly vào Việt Nam là hành vi nhập khẩu song song. Và hành vi nhập khẩu song song này không vi phạm quyền sở hữu công nghiệp và không bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam (Khoản 2 Điều 18 Thông tư 11/2018/TT-BKHCN) Cho nên, Công ty Thái Lan đưa các mặt hàng có nhãn hiệu Emly vào Việt Nam không vi phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật. Ban biên tập gửi phản hồi đến bạn! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/48EE7-hd-co-duoc-dat-ten-cho-tac-pham-dich-khong.html | Tác phẩm | 09:10 | 17/07/2019 | Có được đặt tên cho tác phẩm dịch không? | ## Question
Tôi đang dịch một tác phẩm nước ngoài sang tiếng việt và đã được sự đồng ý của tác giả. Trong quá trình dịch tôi thấy nội dung tác phẩm không phù hợp với tên tác phẩm nên có ý định sửa tên bản Tiếng Việt. Như vậy có vi phạm gì không ạ?
## Answer
Tôi đang dịch một tác phẩm nước ngoài sang tiếng việt và đã được sự đồng ý của tác giả. Trong quá trình dịch tôi thấy nội dung tác phẩm không phù hợp với tên tác phẩm nên có ý định sửa tên bản Tiếng Việt. Như vậy có vi phạm gì không ạ? Căn cứ Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về quyền nhân thân của tác giả bao gồm: Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây: - Đặt tên cho tác phẩm. - Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng. - Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. - Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Theo quy định trên, đặt tên cho tác phẩm là quyền nhân thân của tác giả mà quyền nhân thân được hiểu là quyền gắn liền với bản thân tác giả mà không thể chuyển giao cho người khác. Mặt khác Điều 20 Nghị định 22/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ Quyền nhân thân - Quyền đặt tên cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ 2009. Quyền này không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Như vậy, tác giả có quyền đặt tên cho tác phẩm của mình, tuy nhiên quyền này không được áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Điều này nhằm mục đích bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm gốc. Do đó, bạn không thể tự ý thay đổi tên tác phẩm dịch của mình. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/48EE8-hd-nguoi-cung-cap-tu-lieu-co-duoc-coi-la-dong-tac-gia-khong.html | null | 09:09 | 17/07/2019 | Người cung cấp tư liệu có được coi là đồng tác giả không? | ## Question
Tôi là một nhà báo tôi thường viết các câu chuyện mang tính chất trào phúng để đăng lên các trang mạng điện tử. Trong khi viết tác phẩm tôi được rất nhiều bạn bè cung cấp các nguồn tài liệu khác nhau để làm nguồn sáng tác. Cho hỏi: những người cung cấp tư liệu cho tôi có được gọi là đồng tác giả không?
## Answer
Tôi là một nhà báo tôi thường viết các câu chuyện mang tính chất trào phúng để đăng lên các trang mạng điện tử. Trong khi viết tác phẩm tôi được rất nhiều bạn bè cung cấp các nguồn tài liệu khác nhau để làm nguồn sáng tác. Cho hỏi: những người cung cấp tư liệu cho tôi có được gọi là đồng tác giả không? Căn cứ Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả quyền liên quan Tác giả, đồng tác giả quy định: - Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. - Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. - Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả. Như vậy: Theo quy định trên thì tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học. Những tổ chức, cá nhân làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là đồng tác giả. Do đó, như thông tin bạn cung cấp, bạn viết tác phẩm trào phúng nhờ có sự cung cấp tài liệu của bạn bè nhưng người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm đó là bạn nên bạn mới chính là tác giả của tác phẩm còn những người bạn cung cấp tài liệu không được coi là đồng tác giả. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/48E34-hd-photo-tai-lieu-de-hoc-co-vi-pham-quyen-tac-gia-khong.html | Quyền tác giả | 08:36 | 16/07/2019 | Photo tài liệu để học có vi phạm quyền tác giả không? | ## Question
Tôi là sinh viên sư phạm chuyên khoa ngữ văn. Do cần nguồn tài liệu để nghiên cứu nhưng không có đủ tiền để mua nên tôi thường mượn bản gốc rồi đi photo để học. Cho hỏi: làm như thế có vi phạm pháp luật không?
## Answer
Tôi là sinh viên sư phạm chuyên khoa ngữ văn. Do cần nguồn tài liệu để nghiên cứu nhưng không có đủ tiền để mua nên tôi thường mượn bản gốc rồi đi photo để học. Cho hỏi: làm như thế có vi phạm pháp luật không? Căn cứ Khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định: Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép; không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm: - Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; - Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; - Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo; dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu; - Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả; không nhằm mục đích thương mại; - Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu; - Biểu diễn tác phẩm sân khấu; loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa; tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào; - Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy; - Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó; - Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị; - Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng”. Trong trường hợp này, bạn sao chép tài liệu nhằm mục đích học tập chứ không phải nghiên cứu khoa học hoặc giảng dạy cá nhân nên hành vi đó là trái với quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, căn cứ Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định về hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm theo đó: - Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này. Do đó, khi sao chép tác phẩm mà không xin phép tác giả thì sẽ bị phạt từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng và buộc phải tiêu hủy bản sao tác phẩm đó. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/48E33-hd-trich-dan-tac-pham-ghi-sai-nguon-goc-xuat-xu-xu-ly-the-nao.html | Tác phẩm | 16:20 | 15/07/2019 | Trích dẫn tác phẩm ghi sai nguồn gốc xuất xứ xử lý thế nào? | ## Question
Em có làm báo cáo thực tập để tốt nghiệp có chủ đề là: "Khó khăn trong thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội hiện nay" và đã in để chuẩn bị nộp. Tuy nhiên, khi em kiểm tra lại thì có một đoạn trích dẫn tài liệu nghiên cứu có ghi sai về nguồn gốc xuất xứ của tác phẩm. Do quá gấp nên không kịp sửa, như thế có sao không ạ?
## Answer
Em có làm báo cáo thực tập để tốt nghiệp có chủ đề là: "Khó khăn trong thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội hiện nay" và đã in để chuẩn bị nộp. Tuy nhiên, khi em kiểm tra lại thì có một đoạn trích dẫn tài liệu nghiên cứu có ghi sai về nguồn gốc xuất xứ của tác phẩm. Do quá gấp nên không kịp sửa, như thế có sao không ạ? Căn cứ Khoản 1 và Khoản 2 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định: Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm: - Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học; giảng dạy của cá nhân; - Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; - Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ; trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu; - Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả; không nhằm mục đích thương mại; - Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu; - Biểu diễn tác phẩm sân khấu; loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa; tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào; - Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy; - Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó; - Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị; - Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm. Theo quy định trên, việc trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình thì không phải xin phép tác giả và không phải trả tiền nhuận bút thù lao. Tuy nhiên, khi trích dẫn phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm. Trong quá trình làm báo cáo thực tập, bạn có trích dẫn tài liệu để nghiên cứu nhưng lại sai về xuất xứ nguồn gốc tác phẩm. Điều này làm sai lệch thông tin truyền tải đến người đó nên hành vi này làm xâm hại đến tác phẩm và gây phương hại đến quyền tác giả. Căn cứ Điều 9 Nghị định 131/2013/NĐ-CP có quy định về mức phạt đối với hành vi này cụ thể như sau: - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng. Mặt khác bạn còn cần phải thực hiện biện pháp khắc phụ hậu quả theo đó: - Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này; - Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác giả, tên tác phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này. Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì trong trường hợp này để tránh những tình huống không mong muốn có thể xảy ra bạn nên đi sửa lại báo cáo thực tập của mình để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả báo cáo thực tập. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/48935-hd-bien-tap-sach-cua-nguoi-khac-co-phai-xin-phep-tac-gia.html | null | 11:15 | 03/07/2019 | Biên tập sách của người khác có phải xin phép tác giả? | ## Question
Em chào anh chị. Mong anh chị hỗ trợ giúp em 1 vấn đề nhỏ này với. em dự định in nội dung trích dẫn của nhiều quyển sách (khoảng 300 chữ/quyển) để thực hiện 1 dự án xã hội. Làm thế nào để đảm bảo về mặt sở hữu trí tuệ của tác giả?
## Answer
Em chào anh chị. Mong anh chị hỗ trợ giúp em 1 vấn đề nhỏ này với. em dự định in nội dung trích dẫn của nhiều quyển sách (khoảng 300 chữ/quyển) để thực hiện 1 dự án xã hội. Làm thế nào để đảm bảo về mặt sở hữu trí tuệ của tác giả? Theo quy định tại Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì: "2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. ... 8. Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn." Theo quy định tại Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì: "Điều 20. Quyền tài sản 1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây: a) Làm tác phẩm phái sinh; b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; c) Sao chép tác phẩm; d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. 2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này. 3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả." Như vậy, khi bạn thực hiện dự án in nội dung trích dẫn của nhiều sách để thực hiện dự án xã hội đây là trường hợp làm tác phẩm phái sinh, sao chép tác phẩm. Do đó, bạn phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, nếu dự án của bạn thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bạn không cần phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút thù lao. Cụ thể theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ 2005 như sau: "1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm: a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu; d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại; đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu; e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào; g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy; h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó; i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị; k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng." Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/4219D-hd-thu-tuc-cap-lai-chung-chi-hanh-nghe-dich-vu-dai-dien-quyen-doi-voi-giong-cay-trong.html | Quyền đối với giống cây trồng | 13:58 | 01/07/2019 | Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng | ## Question
Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng đã bị mất nên tôi muốn làm lại cái khác nhưng không biết thủ tục cấp lại như thế nào. Ban biên tập vui lòng hỗ trợ giúp tôi nhé. Tôi cảm ơn!
Trần Quang Thanh (***@gmail.com)
## Answer
Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng đã bị mất nên tôi muốn làm lại cái khác nhưng không biết thủ tục cấp lại như thế nào. Ban biên tập vui lòng hỗ trợ giúp tôi nhé. Tôi cảm ơn!
Trần Quang Thanh (***@gmail.com) Căn cứ pháp lý: - Thông tư 207/2016/TT-BTC; - Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT. 1. Điều kiện cấp lại Người có Chứng chỉ hành nghề bị mất hoặc bị rách, bẩn, phai mờ đến mức không thể sử dụng được hoặc người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đã hết thời hạn ba (03) năm, kể từ ngày bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề có quyền yêu cầu cấp lại Chứng chỉ hành nghề. 2. Thành phần hồ sơ Hồ sơ 01 bộ gồm: - Tờ khai yêu cầu cấp lại Chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục 20 của Thông tư này; - 02 ảnh 3x4; - Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt. 3. Quy trình thực hiện: - Người có yêu cầu cấp lại Chứng chỉ hành nghề nộp 01 (một) bộ hồ sơ cho Cục Trồng trọt; - Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Trồng trọt xác định tính đầy đủ theo quy định của hồ sơ, gửi yêu cầu bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định; - Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ khi Cục Trồng trọt nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định, Cục trưởng Cục Trồng trọt cấp lại Chứng chỉ hành nghề đại diện quyền đối với giống cây trồng. 4. Thẩm quyền cấp lại: Cục Trồng trọt. 5. Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ khi Cục Trồng trọt nhận được hồ sơ đầy đủ. Trường hợp Chứng chỉ hành nghề bị lỗi do Cục Trồng trọt thì Cục Trồng trọt phải cấp lại Chứng chỉ trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. 6. Lệ phí cấp lại: 100.000 đồng/người/lần 7. Thời hạn sử dụng Chứng chỉ: vô thời hạn. Để nắm thông tin về điều kiện, tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục xin cấp các chứng chỉ hành nghề khác, vui lòng tra cứu tại: Tra cứu chứng chỉ hành nghề. Trân trọng và chúc sức khỏe! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/4856E-hd-su-dung-trai-phep-logo-cua-cong-ty-khac-bi-phat-bao-nhieu.html | null | 16:28 | 21/06/2019 | Sử dụng trái phép logo của công ty khác bị phạt bao nhiêu? | ## Question
Cho hỏi: Sử dụng trái phép logo có bản quyền của công ty khác bị phạt bao nhiêu?
## Answer
Cho hỏi: Sử dụng trái phép logo có bản quyền của công ty khác bị phạt bao nhiêu? Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: 1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu: a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó; ... Việc sử dụng logo công ty nhưng không xin phép là hành vi vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ và sẽ bị xử phạt theo Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP (Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp), tùy thuộc mức độ vi phạm mà mức xử phạt sẽ khác nhau. Cụ thể như sau: 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng: a) Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp; b) Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản này. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. 3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. ... Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/47DDA-hd-su-dung-hang-hoa-khong-co-nhan-mac-bat-buoc-bang-tieng-viet-bi-xu-phat-nhu-the-nao.html | null | 09:46 | 03/06/2019 | Sử dụng hàng hóa không có nhãn mác bắt buộc bằng tiếng Việt bị xử phạt như thế nào? | ## Question
Cơ sở bán trà sữa có sử dụng nguyên liệu, hương liệu trên bao bì, vỏ chai chỉ có ghi chữ nước ngoài mà không có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì bị xử phạt như thế nào(cả cá nhân và tổ chức)?
## Answer
Cơ sở bán trà sữa có sử dụng nguyên liệu, hương liệu trên bao bì, vỏ chai chỉ có ghi chữ nước ngoài mà không có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì bị xử phạt như thế nào(cả cá nhân và tổ chức)? Căn cứ Điều 7 Nghị định 43/2017/NĐ-CP nhãn hàng hóa có quy định về ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa cụ thể như sau: 1. Những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa phải được ghi bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. 2. Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt. 3. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc. Mặt khác căn cứ Điều 3 Nghị định 119/2017/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Theo đó đối với từng hành vi vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa thì sẽ có những mức phạt tương ứng khác nhau , tuy nhiên đối với cung một hành vi vi phạm thì mức phạt của tổ chức bao giờ cũng gấp đôi cá nhân, mức phạt tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực này là 150.000.000 đồng và tổ chức là 300.000.000 đồng. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/47E05-hd-co-vi-pham-nhan-hieu-hang-hoa-khi-02-cong-ty-dang-ky-o-02-quoc-gia-khac-nhau-khong.html | null | 08:11 | 03/06/2019 | Có vi phạm nhãn hiệu hàng hóa khi 02 công ty đăng ký ở 02 quốc gia khác nhau không? | ## Question
Công ty tôi và công ty ANZ cùng sản xuất sản phẩm gạo hữu cơ theo công nghệ Bionic. Công ty tôi đăng ký cấp GCN nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam trước, sau này công ty ANZ đăng ký tại Lào. Công ty ANZ thuê 01 công ty in bao bì sản phẩm tại Việt Nam để xuất bán sang Lào bán. Xin hỏi như vậy công ty ANZ có vi phạm về sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa không? Công ty tôi có thể yêu cầu hải quan hoãn thủ tục xuất khẩu của công ty ANZ và phạt công ty ANZ vì vi phạm bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa không?
## Answer
Công ty tôi và công ty ANZ cùng sản xuất sản phẩm gạo hữu cơ theo công nghệ Bionic. Công ty tôi đăng ký cấp GCN nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam trước, sau này công ty ANZ đăng ký tại Lào. Công ty ANZ thuê 01 công ty in bao bì sản phẩm tại Việt Nam để xuất bán sang Lào bán. Xin hỏi như vậy công ty ANZ có vi phạm về sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa không? Công ty tôi có thể yêu cầu hải quan hoãn thủ tục xuất khẩu của công ty ANZ và phạt công ty ANZ vì vi phạm bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa không? Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thường bị giới hạn trong: + Phạm vi quốc gia (tức là nhãn hiệu được cấp giấy chứng nhận ở quốc gia nào chỉ có hiệu lực trong phạm vi quốc gia đó) + Phạm vi ngành nghề mà người nộp đơn đăng ký bảo hộ (tức là Người nộp đơn chỉ được bảo hộ nhãn hiệu cho lĩnh vực mà mình được cấp văn bằng bảo hộ). Đồng thời, Nghị định thư Madrid có hiệu lực đối với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào vào ngày hôm nay 07/03/2016. Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam khi có nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại Lào, bên cạnh việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cơ quan Đăng ký Nhãn hiệu Lào, nay đã có thêm một lựa chọn khác là nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam theo Nghị định thư Madrid. (Theo quy định của Nghị định 103/2006/NĐ-CP) Hệ thống đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Nghị định thư Madrid (hệ thống Madrid) cho phép cá nhân, doanh nghiệp thuộc một quốc gia thành viên đăng ký nhãn hiệu tại nhiều quốc gia thành viên khác thông qua việc nộp một đơn đăng ký duy nhất. Thành viên mới nhất của hệ thống Madrid là nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, đưa số quốc gia thành viên hệ thống Madrid lên 113 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 5 nước ASEAN gồm Việt Nam, Singapore, Philippines, Campuchia và Lào . Như vậy, nếu cả 02 công ty chỉ đăng ký nhãn hiệu tại 02 quốc gia khác nhau và không đăng ký bảo hệ thêm tại các quốc gia khác theo hệ thống Madrid thì sẽ không phát sinh tranh chấp trong trường hợp này. Có thể xác định là 02 công ty sản xuất 02 sản phẩm gạo hữu cơ theo công nghệ Bionic khác nhau nhưng cùng chủng loại, phân khúc thị trường. Do đó, nhãn hiệu của công ty bạn được bảo hộ tại Việt Nam, của ANZ thì tại Lào. Nếu ANZ chỉ bán sang Lào thì công ty bạn không có căn cứ để khởi kiện và không có căn cứ để yêu cầu hải quan hoãn hay phạt khi ANZ xuất khẩu. Trên đây là nội dung tư vấn. |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/47D88-hd-nhuan-but-thu-lao-doi-voi-chuong-trinh-nghe-thuat-ca-mua-nhac-trinh-dien-trong-nha.html | null | 10:15 | 31/05/2019 | Nhuận bút, thù lao đối với chương trình nghệ thuật ca múa nhạc trình diễn trong nhà | ## Question
Ban tư vấn cho tôi hỏi nhuận bút, thù lao đối với chương trình nghệ thuật ca múa nhạc trình diễn trong nhà được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn!
Minh Ngọc - ngoc*****@gmail.com
## Answer
Ban tư vấn cho tôi hỏi nhuận bút, thù lao đối với chương trình nghệ thuật ca múa nhạc trình diễn trong nhà được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn!
Minh Ngọc - ngoc*****@gmail.com Nhuận bút, thù lao đối với chương trình nghệ thuật ca múa nhạc trình diễn trong nhà được quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 10 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, theo đó: Đơn vị tính: Mức lương cơ sở STT Quy mô Chức danh Chương trình nghệ thuật ngắn (đến 30 phút) Chương trình nghệ thuật vừa (từ 31 đến 60 phút) Chương trình nghệ thuật dài (trên 60 phút) 1 Biên kịch (bao gồm kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh, dàn dựng) 14,3 - 20,3 18,3 - 28,6 25,7 - 36,7 2 Đạo diễn 11,9 - 17,1 15,2 - 23,8 21,4 - 30,6 3 Chỉ huy dàn nhạc 2,4 - 3,4 3,1 - 4,8 4,3 - 6,1 4 Họa sỹ thiết kế mỹ thuật sân khấu 3,0 - 4,3 3,8 - 6,0 5,4 - 7,7 5 Họa sỹ thiết kế phục trang 2,4 - 3,4 3,1 - 4,8 4,3 - 6,1 6 Họa sỹ thiết kế đạo cụ 1,8 - 2,6 2,3 - 3,6 3,2 - 4,6 7 Người thiết kế ánh sáng 2,4 - 3,4 3,1 - 4,8 4,3 - 6,1 8 Người thiết kế âm thanh 1,2 - 1,7 1,5 - 2,4 2,1 - 3,1 Trên đây là tư vấn về nhuận bút, thù lao đối với chương trình nghệ thuật ca múa nhạc trình diễn trong nhàMong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/47D8C-hd-nhuan-but-thu-lao-doi-voi-chuong-trinh-nghe-thuat-trinh-dien-tai-quang-truong.html | null | 10:12 | 31/05/2019 | Nhuận bút, thù lao đối với chương trình nghệ thuật trình diễn tại quảng trường | ## Question
Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể cho tôi hỏi nhuận bút, thù lao đối với chương trình nghệ thuật trình diễn tại quảng trường là bao nhiêu? Chân thành cảm ơn!
Minh Hiền - hien*****@gmail.com
## Answer
Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể cho tôi hỏi nhuận bút, thù lao đối với chương trình nghệ thuật trình diễn tại quảng trường là bao nhiêu? Chân thành cảm ơn!
Minh Hiền - hien*****@gmail.com Nhuận bút, thù lao đối với chương trình nghệ thuật trình diễn tại quảng trường được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, theo đó: Đơn vị tính: Mức lương cơ sở STT Quy mô Chức danh Chương trình nghệ thuật ngắn (đến 30 phút) Chương trình nghệ thuật vừa (từ 31 đến 60 phút) Chương trình nghệ thuật dài (trên 60 phút) 1 Biên kịch (bao gồm kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh, dàn dựng) 49,1 - 67,1 60,2 - 78,5 72,8 - 96,9 2 Đạo diễn 41,0 - 55,9 50,1 - 65,4 60,7 - 80,7 3 Chỉ huy dàn nhạc 8,2 - 11,2 10,0 - 13,1 12,1 - 16,2 4 Họa sỹ thiết kế mỹ thuật sân khấu 10,2 - 14,0 12,5 - 16,4 15,2 - 20,2 5 Họa sỹ thiết kế phục trang 8,2 - 11,2 10,0 - 13,1 12,1 - 16,2 6 Họa sỹ thiết kế đạo cụ 6,1 - 8,4 7,5 - 9,8 9,1 - 12,1 7 Người thiết kế ánh sáng 8,2 - 11,2 10,0 - 13,1 12,1 - 16,2 8 Người thiết kế âm thanh 4,1 - 5,6 5,0 - 6,5 6,1 - 8,1 Trên đây là tư vấn về nhuận bút, thù lao đối với chương trình nghệ thuật trình diễn tại quảng trường. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 21/2015/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/47D8E-hd-nhuan-but-thu-lao-doi-voi-chuong-trinh-nghe-thuat-trinh-dien-tren-san-van-dong.html | null | 10:12 | 31/05/2019 | Nhuận bút, thù lao đối với chương trình nghệ thuật trình diễn trên sân vận động | ## Question
Nhuận bút, thù lao đối với chương trình nghệ thuật trình diễn trên sân vận động là bao nhiêu? Tôi cần tìm hiểu về vấn đề này để phục vụ cho nhu cầu công việc. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!
Kim Ngân - ngan*****@gmail.com
## Answer
Nhuận bút, thù lao đối với chương trình nghệ thuật trình diễn trên sân vận động là bao nhiêu? Tôi cần tìm hiểu về vấn đề này để phục vụ cho nhu cầu công việc. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!
Kim Ngân - ngan*****@gmail.com Nhuận bút, thù lao đối với chương trình nghệ thuật trình diễn trên sân vận động được quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 10 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, theo đó: Đơn vị tính: Mức lương cơ sở STT Quy mô Chức danh Chương trình nghệ thuật vừa (từ 31 đến 60 phút) Chương trình nghệ thuật dài (từ 61 đến 90 phút) (trên 90 phút) 1 Biên kịch (bao gồm kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh, dàn dựng) 60,2 - 78,5 72,8 - 96,9 88,2 - 127,9 2 Đạo diễn 50,1 - 65,4 60,7 - 80,7 73,4 - 106,6 3 Chỉ huy dàn nhạc 10,0 - 13,1 12,1 - 16,2 14,7 - 21,3 4 Họa sỹ thiết kế mỹ thuật sân khấu 12,5 - 16,4 15,2 - 20,2 18,4 - 26,6 5 Họa sỹ thiết kế phục trang 10,0 - 13,1 12,1 - 16,2 14,7 - 21,3 6 Họa sỹ thiết kế đạo cụ 7,5 - 9,8 9,1 - 12,1 11,0 - 16,0 7 Người thiết kế ánh sáng 10,0 - 13,1 12,1 - 16,2 14,7 - 21,3 8 Người thiết kế âm thanh 5,0 - 6,5 6,1 - 8,1 7,3 - 10,7 Trên đây là tư vấn về nhuận bút, thù lao đối với chương trình nghệ thuật trình diễn trên sân vận động. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 21/2015/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/47D90-hd-nhuan-but-thu-lao-doi-voi-tac-pham-mua-it-nguoi.html | Tác phẩm | 10:12 | 31/05/2019 | Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm múa ít người | ## Question
Nhờ Ban tư vấn giải đáp giúp tôi vấn đề sau trong thời gian sớm nhất. Cụ thể cho tôi hỏi nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm múa ít người được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn!
Minh Hiền - hien*****@gmail.com
## Answer
Nhờ Ban tư vấn giải đáp giúp tôi vấn đề sau trong thời gian sớm nhất. Cụ thể cho tôi hỏi nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm múa ít người được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn!
Minh Hiền - hien*****@gmail.com Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm múa ít người được quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 10 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, theo đó: Đơn vị tính: Mức lương cơ sở STT Thể loại và quy mô tác phẩm Chức danh Tiết mục múa đơn (solo), đôi (duo), ba (trio) dưới 4 phút Tiết mục múa đơn (solo), đôi (duo), ba (trio) (từ 4 đến 8 phút) 1 Biên đạo 2,0 - 4,0 (cho mỗi phút múa) 12,4 - 17,6 2 Biên kịch (bao gồm kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh, dàn dựng) 0,4 - 0,8 (cho mỗi phút múa) 2,5 - 3,5 3 Nhạc sỹ (bao gồm sáng tác, phối khí, biên tập) 2,0 - 4,0 (cho mỗi phút múa) 12,4 - 17,6 4 Họa sỹ mỗi mẫu cảnh 1,4 - 2,9 (cho cả tiết mục) 1,4 - 2,9 mỗi mẫu trang phục 0,7 - 1,2 (cho cả tiết mục) 0,7 - 1,2 Trên đây là tư vấn về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm múa ít người. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 21/2015/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/47D97-hd-van-dong-vien-gian-lan-ve-tuoi-bi-phat-bao-nhieu-tien.html | null | 10:11 | 31/05/2019 | Vận động viên gian lận về tuổi bị phạt bao nhiêu tiền? | ## Question
Chào ban biên tập, tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao, mong ban biên tập cho tôi biết đối với trường hợp vận động viên thi đấu cho tuyển quốc gia mà bị phát hiện gian lận tuổi thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
## Answer
Chào ban biên tập, tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao, mong ban biên tập cho tôi biết đối với trường hợp vận động viên thi đấu cho tuyển quốc gia mà bị phát hiện gian lận tuổi thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Căn Cứ Điều 8 Nghị định 46/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao(có hiệu lực từ ngày 01/08/2019) quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi gian lận trong thể thao cụ thể như sau: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gian lận về tên, tuổi, giới tính, thành tích để được tuyển chọn vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao hoặc tham gia thi đấu thể thao. Như vậy nếu hành vi gian lận tuổi trong hoạt động thể thao bị phát hiện thì bạn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/47D98-hd-nhuan-but-thu-lao-doi-voi-tiet-muc-mua-co-tinh-tiet-cot-truyen.html | null | 10:11 | 31/05/2019 | Nhuận bút, thù lao đối với tiết mục múa có tình tiết, cốt truyện | ## Question
Nhờ Ban tư vấn giải đáp giúp tôi vấn đề sau trong thời gian sớm nhất. Cụ thể cho tôi hỏi nhuận bút, thù lao đối với tiết mục múa có tình tiết, cốt truyện là bao nhiêu? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!
Minh Tuyền - Cần Thơ
## Answer
Nhờ Ban tư vấn giải đáp giúp tôi vấn đề sau trong thời gian sớm nhất. Cụ thể cho tôi hỏi nhuận bút, thù lao đối với tiết mục múa có tình tiết, cốt truyện là bao nhiêu? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!
Minh Tuyền - Cần Thơ Nhuận bút, thù lao đối với tiết mục múa có tình tiết, cốt truyện được quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 10 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, theo đó: Đơn vị tính: Mức lương cơ sở STT Thể loại và quy mô tác phẩm Chức danh Tiết mục múa có tình tiết, cốt truyện; thơ múa nhỏ (từ 4 đến 8 phút) (từ 9 đến 15 phút) 1 Biên đạo 10,5 - 15,2 17,1 - 23,8 2 Biên kịch (bao gồm kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh, dàn dựng) 2,1 - 3,1 3,4 - 4,8 3 Nhạc sỹ (bao gồm sáng tác, phối khí, biên tập) 10,5 - 15,2 17,1 - 23,8 4 Họa sỹ mỗi mẫu cảnh 1,4 - 2,9 1,4 - 2,9 mỗi mẫu trang phục 0,7 - 1,2 0,7 - 1,2 Trên đây là tư vấn về nhuận bút, thù lao đối với tiết mục múa có tình tiết, cốt truyện. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 21/2015/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/47D9E-hd-nhuan-but-thu-lao-phan-mua-cho-tho-mua.html | null | 10:10 | 31/05/2019 | Nhuận bút, thù lao phần múa cho thơ múa | ## Question
Tôi là diễn viên múa. Tôi muốn biết nhuận bút, thù lao phần múa cho thơ múa là bao nhiêu? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!
Minh Hân - han*****@gmail.com
## Answer
Tôi là diễn viên múa. Tôi muốn biết nhuận bút, thù lao phần múa cho thơ múa là bao nhiêu? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!
Minh Hân - han*****@gmail.com Nhuận bút, thù lao phần múa cho thơ múa được quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 10 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, theo đó: Đơn vị tính: Mức lương cơ sở STT Thể loại và quy mô tác phẩm Chức danh Thơ múa ngắn (từ 20 đến 45 phút) Thơ múa vừa (từ 46 đến 90 phút) Thơ múa dài (trên 90 phút) 1 Biên đạo 45,8 - 60,2 85,5 - 100,9 110,8 - 131,5 2 Biên kịch (bao gồm kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh, dàn dựng) 13,7 - 18,1 25,7 - 30,3 33,2 - 39,5 3 Nhạc sỹ (bao gồm sáng tác, phối khí, biên tập) 45,8 - 60,2 85,5 - 100,9 110,8 - 131,5 4 Họa sỹ (bao gồm makét, phong cảnh, bục diễn, trang phục, đạo cụ...) 11,5 - 15,1 21,4 - 25,2 27,7 - 32,9 Trên đây là tư vấn về nhuận bút, thù lao phần múa cho thơ múa. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 21/2015/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/47DA1-hd-nhuan-but-thu-lao-phan-mua-cho-kich-mua.html | null | 10:09 | 31/05/2019 | Nhuận bút, thù lao phần múa cho kịch múa | ## Question
Xin chào Ban tư vấn, tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể cho tôi hỏi nhuận bút, thù lao phần múa cho kịch múa là bao nhiêu? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn!
Mỹ Tâm - Long An
## Answer
Xin chào Ban tư vấn, tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể cho tôi hỏi nhuận bút, thù lao phần múa cho kịch múa là bao nhiêu? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn!
Mỹ Tâm - Long An Nhuận bút, thù lao phần múa cho kịch múa được quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 10 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, theo đó: Đơn vị tính: Mức lương cơ sở STT Thể loại và quy mô tác phẩm Chức danh Kịch múa ngắn (từ 20 đến 45 phút) Kịch múa vừa (từ 46 đến 90 phút) Kịch múa dài (trên 90 phút) 1 Biên đạo 55,4 - 75,6 100,0 - 120,1 130,5 - 165,1 2 Biên kịch (bao gồm kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh, dàn dựng) 16,6 - 22,7 30,0 - 36,0 39,2 - 49,5 3 Nhạc sỹ (bao gồm sáng tác, phối khí, biên tập) 55,4 - 75,6 100,0 - 120,1 130,5 - 165,1 4 Họa sỹ (bao gồm makét, phong cảnh, bục diễn, trang phục, đạo cụ...) 13,9 - 18,9 25,0 - 30,0 32,6 - 41,3 Trên đây là tư vấn về nhuận bút, thù lao phần múa cho kịch múa. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 21/2015/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/47DA3-hd-nhuan-but-thu-lao-doi-voi-phan-mua-sang-tac-cho-tiet-muc-mua-trong-xiec.html | null | 10:09 | 31/05/2019 | Nhuận bút, thù lao đối với phần múa, sáng tác cho tiết mục múa trong xiếc | ## Question
Theo như em biết thì trong các tiết mục xiếc thì cũng có phần múa. Vậy Ban tư vấn cho em hỏi nhuận bút, thù lao đối với phần múa sáng tác cho tiết mục múa trong xiếc được quy định như thế nào? Chân thành cảm ơn!
Minh Hằng - hang*****@gmail.com
## Answer
Theo như em biết thì trong các tiết mục xiếc thì cũng có phần múa. Vậy Ban tư vấn cho em hỏi nhuận bút, thù lao đối với phần múa sáng tác cho tiết mục múa trong xiếc được quy định như thế nào? Chân thành cảm ơn!
Minh Hằng - hang*****@gmail.com Nhuận bút, thù lao đối với phần múa sáng tác cho tiết mục múa trong xiếc được quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 10 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, theo đó: Đơn vị tính: Mức lương cơ sở STT Chức danh Nhuận bút 1 Biên đạo 2,0 - 4,0 (cho mỗi phút múa) 2 Biên kịch (bao gồm kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh, dàn dựng) 0,4 - 0,8 (cho mỗi phút múa) 3 Nhạc sỹ (bao gồm sáng tác, phối khí, biên tập) 2,0 - 4,0 (cho mỗi phút múa) 4 Họa sỹ mỗi mẫu cảnh 1,4 - 2,9 mỗi mẫu trang phục 0,7 - 1,2 Trên đây là tư vấn về nhuận bút, thù lao đối với phần múa sáng tác cho tiết mục múa trong xiếc. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 21/2015/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/47DA6-hd-nhuan-but-thu-lao-tac-gia-tac-pham-am-nhac-cho-dan-nhac-giao-huong-dan-nhac-dan-toc.html | Tác phẩm âm nhạc | 10:05 | 31/05/2019 | Nhuận bút, thù lao tác giả tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc dân tộc | ## Question
Nhuận bút, thù lao tác giả tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc dân tộc là bao nhiêu? Tôi cần tìm hiểu về vấn đề này để phục vụ cho nhu cầu công việc. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!
Kim Nhã - nha*****@gmail.com
## Answer
Nhuận bút, thù lao tác giả tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc dân tộc là bao nhiêu? Tôi cần tìm hiểu về vấn đề này để phục vụ cho nhu cầu công việc. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!
Kim Nhã - nha*****@gmail.com Nhuận bút, thù lao tác giả tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc dân tộc được quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 10 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, theo đó: Đơn vị tính: Mức lương cơ sở STT Thể loại Nhuận bút 1 Tiểu phẩm cho dàn nhạc 38,1 - 52,4 2 Khúc khởi nhạc (Overture) 52,4 - 76,2 3 Giao hưởng thơ (Symphony - Poem) 57,1 - 85,7 4 Tổ khúc giao hưởng (Suite-Symphony, Symphony Cycle) 66,7 - 95,2 5 Concerto cho một hoặc hai, ba nhạc cụ độc tấu với dàn nhạc nhiều chương 85,7 - 133,3 6 Giao hưởng nhiều chương (Symphony) 119,0 - 166,7 Trên đây là tư vấn về nhuận bút, thù lao tác giả tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc dân tộc. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 21/2015/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/47DAA-hd-nhuan-but-thu-lao-tac-gia-tac-pham-am-nhac-cho-dan-nhac-hoa-tau-thinh-phong.html | Tác phẩm âm nhạc | 10:04 | 31/05/2019 | Nhuận bút, thù lao tác giả tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc hòa tấu thính phòng | ## Question
Ban tư vấn cho tôi hỏi nhuận bút, thù lao tác giả tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc hòa tấu thính phòng là bao nhiêu? Tôi cần tìm hiểu về vấn đề này để phục vụ cho nhu cầu công việc. Chân thành cảm ơn!
Thùy Linh - linh*****@gmail.com
## Answer
Ban tư vấn cho tôi hỏi nhuận bút, thù lao tác giả tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc hòa tấu thính phòng là bao nhiêu? Tôi cần tìm hiểu về vấn đề này để phục vụ cho nhu cầu công việc. Chân thành cảm ơn!
Thùy Linh - linh*****@gmail.com Nhuận bút, thù lao tác giả tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc hòa tấu thính phòng được quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 10 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, theo đó: Đơn vị tính: Mức lương cơ sở STT Thể loại Nhuận bút 1 Tiểu phẩm cho dàn nhạc hòa tấu, nhạc cảnh 23,8 - 38,1 2 Tổ khúc 28,6 - 42,9 3 Song tấu, tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu nhiều chương 34,3 - 47,6 4 Chủ đề và biến tấu cho nhạc cụ độc tấu với dàn nhạc 28,6 - 57,1 Trên đây là tư vấn về nhuận bút, thù lao tác giả tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc hòa tấu thính phòng. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 21/2015/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/47DAB-hd-nhuan-but-thu-lao-tac-gia-tac-pham-am-nhac-cho-nhac-cu-doc-tau.html | Tác phẩm âm nhạc | 10:04 | 31/05/2019 | Nhuận bút, thù lao tác giả tác phẩm âm nhạc cho nhạc cụ độc tấu | ## Question
Ban tư vấn cho tôi hỏi nhuận bút, thù lao tác giả tác phẩm âm nhạc cho nhạc cụ độc tấu là bao nhiêu? Tôi cần tìm hiểu về vấn đề này để phục vụ cho nhu cầu công việc. Chân thành cảm ơn!
Minh Hiền - hien*****@gmail.com
## Answer
Ban tư vấn cho tôi hỏi nhuận bút, thù lao tác giả tác phẩm âm nhạc cho nhạc cụ độc tấu là bao nhiêu? Tôi cần tìm hiểu về vấn đề này để phục vụ cho nhu cầu công việc. Chân thành cảm ơn!
Minh Hiền - hien*****@gmail.com Nhuận bút, thù lao tác giả tác phẩm âm nhạc cho nhạc cụ độc tấu được quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 10 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, theo đó: Đơn vị tính: Mức lương cơ sở STT Thể loại Nhuận bút 1 Tiểu phẩm 21,4 - 34,3 2 Chủ đề và biến tấu 28,6 - 42,9 3 Sonate nhiều chương 45,8 - 60,7 Trên đây là tư vấn về nhuận bút, thù lao tác giả tác phẩm âm nhạc cho nhạc cụ độc tấu. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 21/2015/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/47DAC-hd-nhuan-but-thu-lao-tac-gia-tac-pham-thanh-nhac.html | Tác phẩm | 10:03 | 31/05/2019 | Nhuận bút, thù lao tác giả tác phẩm thanh nhạc | ## Question
Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể cho tôi hỏi nhuận bút, thù lao tác giả tác phẩm thanh nhạc được quy định như thế nào? Chân thành cảm ơn!
Kim Yến - yen******@gmail.com
## Answer
Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể cho tôi hỏi nhuận bút, thù lao tác giả tác phẩm thanh nhạc được quy định như thế nào? Chân thành cảm ơn!
Kim Yến - yen******@gmail.com Nhuận bút, thù lao tác giả tác phẩm thanh nhạc được quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 10 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, theo đó: Đơn vị tính: Mức lương cơ sở STT Thể loại Nhuận bút 1 Ca khúc 11,9 - 23,8 2 Romance (Ca khúc nghệ thuật có phần đệm) 14,3 - 28,6 3 Trường ca 19,0 - 34,3 4 Hợp xướng không phần đệm (Acapella) Thời lượng từ 5 phút trở lên 23,8 - 38,1 5 Tổ khúc cho hợp xướng có phần đệm 28,6 - 42,9 6 Hợp xướng nhiều chương có phần đệm 47,6 - 114,3 7 Đại hợp xướng nhiều chương (Cantata) 90,5 - 119,0 Trên đây là tư vấn về nhuận bút, thù lao tác giả tác phẩm thanh nhạc. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 21/2015/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/47DAD-hd-nhuan-but-thu-lao-doi-voi-tac-pham-kich-hat.html | Tác phẩm | 10:03 | 31/05/2019 | Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm kịch hát | ## Question
Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể cho tôi hỏi nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm kịch hát là bao nhiêu? Chân thành cảm ơn!
Thủy Tiên - tien*****@gmail.com
## Answer
Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể cho tôi hỏi nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm kịch hát là bao nhiêu? Chân thành cảm ơn!
Thủy Tiên - tien*****@gmail.com Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm kịch hát được quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 10 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, theo đó: Đơn vị tính: Mức lương cơ sở STT Thể loại Chức danh Thanh xướng kịch (Oratorio) Nhạc kịch nhỏ (Operet) Nhạc kịch (Opera) 1 Nhạc sỹ 104,8 - 137,1 128,6 - 166,6 166,6 - 280,6 2 Biên kịch 21,0 - 27,4 25,7 - 33,3 33,3 - 56,1 3 Đạo diễn 31,4 - 41,1 38,6 - 50,0 50,0 - 84,2 4 Chỉ huy dàn nhạc giao hưởng và hợp xướng 31,4 - 41,1 38,6 - 50,0 50,0 - 84,2 5 Họa sỹ thiết kế (bao gồm makét, phong cảnh, bục diễn, trang phục, đạo cụ) 31,4 - 41,1 38,6 - 50,0 50,0 - 84,2 6 Người thiết kế ánh sáng 15,7 - 20,6 19,3 - 25,0 25,0 - 42,1 Trên đây là tư vấn về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm kịch hát. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 21/2015/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/4798D-hd-noi-dung-kiem-tra-va-doi-tuong-duoc-mien-kiem-tra-nghiep-vu-giam-dinh-so-huu-cong-nghiep.html | null | 11:09 | 22/05/2019 | Nội dung kiểm tra và đối tượng được miễn kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp | ## Question
Ban biên tập cho tôi hỏi: Nội dung kiểm tra và đối tượng được miễn kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp bao gồm những nội dung nào?
## Answer
Ban biên tập cho tôi hỏi: Nội dung kiểm tra và đối tượng được miễn kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp bao gồm những nội dung nào? Nội dung kiểm tra và đối tượng được miễn kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp bao gồm những nội dung quy định tại Mục II Thông tư 01/2008/TT-BKHCN hướng dẫn cấp, thu hồi thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, cụ thể như sau: - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định thành lập Hội đồng Kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là “Hội đồng Kiểm tra”) trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ tịch Hội đồng Kiểm tra là Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ hoặc một Phó Cục trưởng được Cục trưởng ủy quyền; thành viên của Hội đồng Kiểm tra bao gồm những người có kinh nghiệm và uy tín về chuyên môn trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp - Môn pháp luật sở hữu công nghiệp là nội dung kiểm tra bắt buộc đối với tất cả các chuyên ngành giám định. Người đã có ít nhất 15 năm liên tục làm công tác soạn thảo và hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp, giám định sở hữu công nghiệp, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, thanh tra về sở hữu công nghiệp tại các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp, nghiên cứu, giảng dạy pháp luật về sở hữu công nghiệp tại tổ chức nghiên cứu, đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp, hoặc tư vấn về pháp luật sở hữu công nghiệp dưới danh nghĩa người đại diện sở hữu công nghiệp thì được miễn kiểm tra môn pháp luật sở hữu công nghiệp. - Các môn chuyên ngành giám định gồm môn giám định sáng chế (gồm cả giải pháp hữu ích) và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, môn giám định kiểu dáng công nghiệp, môn giám định nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý (gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hóa) và môn giám định các quyền sở hữu công nghiệp khác là nội dung kiểm tra đối với chuyên ngành giám định tương ứng. Người đã có ít nhất 15 năm liên tục làm công tác giải thích, hướng dẫn thi hành các quy định pháp luật, xây dựng quy chế, trực tiếp thực hiện hoặc xét duyệt kết quả về thẩm định (xét nghiệm) nội dung đơn đăng ký sáng chế (gồm cả giải pháp hữu ích), hoặc đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý (gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hóa) tại các cơ quan sở hữu công nghiệp quốc gia hoặc quốc tế thì được miễn kiểm tra môn chuyên ngành giám định tương ứng. Người đã có ít nhất 15 năm liên tục trực tiếp tiến hành thủ tục xác lập, thực thi quyền sở hữu công nghiệp dưới danh nghĩa người đại diện sở hữu công nghiệp thì được miễn 01 môn chuyên ngành giám định tương ứng với lĩnh vực mà mình đã thực hiện nhiều vụ việc nhất. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn. |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/4798F-hd-hoi-dong-kiem-tra-nghiep-vu-giam-dinh-so-huu-cong-nghiep-duoc-quy-dinh-nhu-the-nao.html | null | 11:02 | 22/05/2019 | Hội đồng kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào? | ## Question
Ban biên tập cho tôi hỏi, theo quy định của pháp luật hiện hành thì hội đồng kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào? Mong sớm nhận phản hồi.
## Answer
Ban biên tập cho tôi hỏi, theo quy định của pháp luật hiện hành thì hội đồng kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào? Mong sớm nhận phản hồi. Hội đồng kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp được quy định tại Mục II Thông tư 01/2008/TT-BKHCN hướng dẫn cấp, thu hồi thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, cụ thể như sau: - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp (sau đây gọi là “Hội đồng kiểm tra”) trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ tịch Hội đồng kiểm tra là Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ; thành viên của Hội đồng kiểm tra bao gồm những người có kinh nghiệm và uy tín về chuyên môn trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. - Hội đồng kiểm tra có nhiệm vụ xây dựng ngân hàng đề bài kiểm tra (gồm cả đáp án và thang Điểm), tổ chức các kỳ kiểm tra và đánh giá kết quả kiểm tra theo quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Mục II của Thông tư này. - Hội đồng kiểm tra được sử dụng con dấu của Cục Sở hữu trí tuệ để phục vụ công tác kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp. - Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan giúp việc của Hội đồng kiểm tra, có nhiệm vụ quy định tại khoản 3 và khoản 5 Mục II của Thông tư này và các nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Hội đồng kiểm tra. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn. |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/47990-hd-to-chuc-kiem-tra-giam-dinh-so-huu-cong-nghiep-duoc-quy-dinh-nhu-the-nao.html | null | 11:02 | 22/05/2019 | Tổ chức kiểm tra giám định sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào? | ## Question
Tìm hiểu quy định về tổ chức động giám định sở hữu công nghiệp. Có thắc mắc sau tôi mong nhận phản hồi. Thắc mắc có nội dung: Tổ chức kiểm tra giám định sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào?
## Answer
Tìm hiểu quy định về tổ chức động giám định sở hữu công nghiệp. Có thắc mắc sau tôi mong nhận phản hồi. Thắc mắc có nội dung: Tổ chức kiểm tra giám định sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào? Tổ chức kiểm tra giám định sở hữu công nghiệp được quy định tại Mục II Thông tư 01/2008/TT-BKHCN hướng dẫn cấp, thu hồi thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, cụ thể như sau: - Cục Sở hữu trí tuệ thông báo trên trang tin điện tử của Cục Sở hữu trí tuệ và trên một báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp về việc tổ chức kỳ kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp, trong đó nêu rõ Điều kiện tham dự kiểm tra, thủ tục nộp hồ sơ, nội dung kiểm tra, thời gian, địa Điểm kiểm tra. - Kỳ kiểm tra phải được tổ chức trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày có ít nhất 05 người đăng ký dự kiểm tra có hồ sơ đăng ký được chấp nhận theo quy định tại Điểm a khoản 5 Mục II của Thông tư này. - Đề bài kiểm tra do Chủ tịch Hội đồng kiểm tra chọn ngẫu nhiên từ ngân hàng đề bài kiểm tra quy định tại Điểm b khoản 2 Mục II của Thông tư này. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn. |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/47991-hd-tham-quyen-thu-tuc-xem-xet-ho-so-dang-ky-tham-du-kiem-tra-nghiep-vu-giam-dinh-so-huu-cong-nghiep.html | null | 11:02 | 22/05/2019 | Thẩm quyền, thủ tục xem xét hồ sơ đăng ký tham dự kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp | ## Question
Ban biên tập cho tôi hỏi: Thẩm quyền, thủ tục xem xét hồ sơ đăng ký tham dự kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào?
## Answer
Ban biên tập cho tôi hỏi: Thẩm quyền, thủ tục xem xét hồ sơ đăng ký tham dự kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào? Thẩm quyền, thủ tục xem xét hồ sơ đăng ký tham dự kiểm tra nghiệp vụ giám định sở hữu công nghiệp được quy định tại Mục II Thông tư 01/2008/TT-BKHCN hướng dẫn cấp, thu hồi thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, cụ thể như sau: Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham dự kiểm tra. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm xem xét hồ sơ theo quy định sau đây: - Trường hợp hồ sơ có đủ các tài liệu quy định tại khoản 4 Mục II của Thông tư này và người đăng ký đáp ứng đủ Điều kiện tham dự kiểm tra, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo chấp nhận hồ sơ, trong đó nêu rõ kế hoạch kiểm tra đã được ấn định hoặc chưa được ấn định vì chưa đủ số người đăng ký tham dự kiểm tra theo quy định tại Điểm b khoản 3 Mục II của Thông tư này. - Trường hợp hồ sơ có thiếu sót hoặc người đăng ký không đáp ứng đủ Điều kiện tham dự kiểm tra, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 1 tháng kể từ ngày ra thông báo để người đăng ký sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Khi hết thời hạn đã ấn định mà người đăng ký không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo chính thức từ chối chấp nhận hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do từ chối. Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn. |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/474BC-hd-sao-chep-ma-giao-dien-cua-website-co-vi-pham-phap-luat.html | null | 14:07 | 09/05/2019 | Sao chép mã giao diện của website có vi phạm pháp luật? | ## Question
Trên 1 trang web khi xem mã nguồn Front-end của web và sao chép về để học tập thì có bị vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ không?
## Answer
Trên 1 trang web khi xem mã nguồn Front-end của web và sao chép về để học tập thì có bị vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ không? Căn cứ Khoản 1 Điều 22 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền tác giả đối với chương trình máy tính như sau: - Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy. Theo như nội dung bạn cung cấp thì bạn chỉ lấy mã giao diện của web. Và mã giao diện này khi sao chép về máy tính cá nhân sẽ không thể chạy được. Do đó, hành vi này của bạn không vi phạm quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005. Trên đây là nội dung tư vấn. |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/473B1-hd-bao-ve-uy-tin-danh-du-cua-ca-nhan-sau-khi-chet.html | null | 08:46 | 07/05/2019 | Bảo vệ uy tín, danh dự của cá nhân sau khi chết | ## Question
Nhạc sĩ Sương mất vào ngày 21/01/2018. Thông tin này được báo chí đăng tải chính thức trên mặt báo. Tuy nhiên có tờ báo Kplus lại đưa thông tin sai sự thật về nguyên nhân dẫn đến cái chết của nhạc sĩ Sương nhằm bôi nhọ uy tín và danh dự của ông. Xin hỏi, hành vi trên có vi phạm pháp luật không và nếu có thì ai sẽ là người bảo vệ cho uy tín, danh dự của ông? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi.
## Answer
Nhạc sĩ Sương mất vào ngày 21/01/2018. Thông tin này được báo chí đăng tải chính thức trên mặt báo. Tuy nhiên có tờ báo Kplus lại đưa thông tin sai sự thật về nguyên nhân dẫn đến cái chết của nhạc sĩ Sương nhằm bôi nhọ uy tín và danh dự của ông. Xin hỏi, hành vi trên có vi phạm pháp luật không và nếu có thì ai sẽ là người bảo vệ cho uy tín, danh dự của ông? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Căn cứ Điều 34 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau: - Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. - Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. - Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. - Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ. - Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng. - Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại. Như vậy vợ, chồng hoặc con thành niên hoặc cha mẹ của nhạc sĩ Sương có thể yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin sai sự thật về S, yêu cầu gỡ bỏ và cải chính trên phương tiện truyền thông đại chúng; đồng thời yêu cầu bồi thường đối với thông tin sai sự thật. Trên đây là nội dung tư vấn. |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/47011-hd-khong-dang-ky-quyen-tac-gia-co-duoc-bao-ho.html | Quyền tác giả | 08:27 | 19/04/2019 | Không đăng ký quyền tác giả có được bảo hộ? | ## Question
Luật sư cho tôi hỏi: Tôi có sáng tác được một truyện ngắn khoảng gần 50 trang, tác phẩm này do tự tôi sáng tác và muốn xuất bản thành sách. Nhưng tôi không có đăng ký quyền tác giả với Cục sở hữu trí tuệ thì tôi có được nhà nước bảo hộ quyền tác giả đối với cuốn truyện của tôi không? Nếu xảy ra tranh chấp thì tôi có được bảo vệ không?
## Answer
Luật sư cho tôi hỏi: Tôi có sáng tác được một truyện ngắn khoảng gần 50 trang, tác phẩm này do tự tôi sáng tác và muốn xuất bản thành sách. Nhưng tôi không có đăng ký quyền tác giả với Cục sở hữu trí tuệ thì tôi có được nhà nước bảo hộ quyền tác giả đối với cuốn truyện của tôi không? Nếu xảy ra tranh chấp thì tôi có được bảo vệ không? Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009) thì quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. Mà theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì bạn có sáng tác được một truyện ngắn khoảng gần 50 trang, tác phẩm này do tự bạn sáng tác và muốn xuất bản thành sách. Do đó: Tác phẩm truyện ngắn dài gần 50 trang do bạn sáng tác thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật. Tại Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định: "Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ 1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký." Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì quyền tác giả đối với tác phẩm văn học được bảo hộ từ khi tác phẩm văn học đó được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định mà không phân biệt là tác phẩm văn học đó đã đăng ký hay chưa đăng ký. Do đó: Trường hợp bạn có chứng cứ để chứng minh mình là tác giả của tác phẩm truyện ngắn dài gần 50 trang đó thì bạn vẫn được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật trong trường hợp có xảy ra tranh chấp về quyền tác giả của tác phẩm đó. Các chứng cứ trong trường hợp này có thể kể đến như: các bản dự thảo của tác phẩm, hay các nhân chứng biết về việc bạn đã sáng tác ra tác phẩm đó,... Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/46FAC-hd-xac-dinh-thoi-han-nop-don-dang-ky-nhan-hieu.html | Đăng ký nhãn hiệu | 16:58 | 17/04/2019 | Xác định thời hạn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu | ## Question
Anh/chị cho em hỏi nhãn hiệu do cá nhân em đăng ký được công bố vào tháng 8/2018 thì bây giờ đã có kết quả thẩm định nội dung chưa ạ. Em cảm ơn!!!
## Answer
Anh/chị cho em hỏi nhãn hiệu do cá nhân em đăng ký được công bố vào tháng 8/2018 thì bây giờ đã có kết quả thẩm định nội dung chưa ạ. Em cảm ơn!!! Khoản 15 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 quy định về Thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp như sau: 1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn. 2. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định nội dung trong thời hạn sau đây: a) Đối với sáng chế không quá mười tám tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn; b) Đối với nhãn hiệu không quá chín tháng, kể từ ngày công bố đơn; c) Đối với kiểu dáng công nghiệp không quá bảy tháng, kể từ ngày công bố đơn; d) Đối với chỉ dẫn địa lý không quá sáu tháng, kể từ ngày công bố đơn. 3. Thời hạn thẩm định lại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bằng hai phần ba thời hạn thẩm định lần đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không vượt quá thời hạn thẩm định lần đầu. 4. Thời gian để người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn không được tính vào các thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; thời hạn xử lý yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn không vượt quá một phần ba thời gian thẩm định tương ứng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Như vậy, theo quy định trên thì thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu là không quá 9 tháng kể từ ngày công bố đơn. Trường hợp nhãn hiệu do cá nhân bạn đăng ký được công bố vào tháng 8/2018 thì đến tháng 5/2019 sẽ có kết quả. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/46D58-hd-cong-tac-kiem-tra-tai-chinh-thuc-hien-chuong-trinh-phat-trien-tai-san-tri-tue-2016-2020.html | null | 09:44 | 08/04/2019 | Công tác kiểm tra tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2016-2020 | ## Question
Công tác kiểm tra tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2016-2020 được quy định như thế nào theo quy định mới? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!
Minh Hân - han****@gmail.com
## Answer
Công tác kiểm tra tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2016-2020 được quy định như thế nào theo quy định mới? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!
Minh Hân - han****@gmail.com Công tác kiểm tra tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2016-2020 được quy định tại Điều 11 Thông tư 14/2019/TT-BTC quy định về quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, (có hiệu lực từ 01/05/2019) theo đó: 1. Hằng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương, đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất tình hình thực hiện các nhiệm vụ, nội dung, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình. Đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý kinh phí ở trung ương, địa phương và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất tình hình quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình thuộc thẩm quyền quản lý. 2. Trong trường hợp nhiệm vụ không được thực hiện theo đúng kế hoạch, việc huy động, giải ngân các nguồn kinh phí khác không đúng tiến độ, hoặc không đúng với cơ cấu và tổng mức quy định tại Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền hoặc theo hợp đồng đã ký; kinh phí được giao sử dụng sai mục đích, sai chế độ: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý Chương trình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp xử lý như sau: Đình chỉ nhiệm vụ; xuất toán khoản chi sai, thu hồi nộp ngân sách nhà nước (đối với nguồn kinh phí ngân sách nhà nước), yêu cầu đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ xử lý khoản chi sai (đối với nguồn kinh phí khác) và các hình thức xử lý khác theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp bị đình chỉ nhiệm vụ; thu hồi các khoản chi sai chế độ đã thanh toán tại Kho bạc nhà nước: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý Chương trình có trách nhiệm ban hành Quyết định xử lý đình chỉ nhiệm vụ, thu hồi các khoản chi sai chế độ, đồng thời gửi Kho bạc nhà nước để làm căn cứ thu hồi nộp ngân sách nhà nước. Trên đây là tư vấn về công tác kiểm tra tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2016-2020. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 14/2019/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/46D16-hd-cac-noi-dung-cua-van-ban-quy-quyen-dai-dien-tien-hanh-cac-thu-tuc-dang-ky-so-huu-cong-nghiep.html | Đăng ký sở hữu công nghiệp | 09:34 | 08/04/2019 | Các nội dung của văn bản quỷ quyền đại diện tiến hành các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp | ## Question
Tôi biết việc ủy quyền đại diện tiến hành các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp phải được tiến hành theo quy định pháp luật. Do đó, nhờ Ban tư vấn hỗ trợ giúp tôi các nội dung cần có trong văn bản quỷ quyền đại diện tiến hành các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp? Thời điểm giấy ủy quyền có giá trị pháp lý trong giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ được xác định như thế nào?
## Answer
Tôi biết việc ủy quyền đại diện tiến hành các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp phải được tiến hành theo quy định pháp luật. Do đó, nhờ Ban tư vấn hỗ trợ giúp tôi các nội dung cần có trong văn bản quỷ quyền đại diện tiến hành các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp? Thời điểm giấy ủy quyền có giá trị pháp lý trong giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ được xác định như thế nào? Tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN có quy định việc ủy quyền phải được thể hiện thành văn bản (giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền, gọi chung là giấy ủy quyền) và phải có nội dung chủ yếu sau đây: - Tên/họ tên, địa chỉ đầy đủ của bên ủy quyền và bên được ủy quyền; -Tên/họ tên, địa chỉ đầy đủ của bên được thay thế ủy quyền hoặc bên được ủy quyền lại (nếu có); - Phạm vi ủy quyền, khối lượng công việc được ủy quyền; - Thời hạn ủy quyền (giấy ủy quyền không có thời hạn chỉ chấm dứt hiệu lực khi bên ủy quyền tuyên bố chấm dứt ủy quyền); - Ngày ký giấy ủy quyền; - Chữ ký, họ tên và chức vụ, con dấu (nếu có) của người đại diện hợp pháp của bên ủy quyền và của bên được thay thế ủy quyền hoặc bên được ủy quyền lại (trong trường hợp thay thế ủy quyền hoặc ủy quyền lại). Theo đó, thời điểm giấy ủy quyền có giá trị pháp lý trong giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ được xác định như sau: - Ngày Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận giấy ủy quyền hợp lệ; - Ngày Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận yêu cầu thay thế ủy quyền hoặc ủy quyền lại hợp lệ; - Ngày Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận yêu cầu sửa đổi thông tin liên quan đến việc thay đổi phạm vi ủy quyền, chấm dứt ủy quyền trước thời hạn, thay đổi địa chỉ của bên được ủy quyền; - Giấy ủy quyền có thể nộp muộn hơn ngày nộp đơn nhưng không quá 01 tháng kể từ ngày nộp đơn; riêng đối với đơn khiếu nại thời hạn nêu trên là 10 ngày làm việc. Trước ngày đơn được chấp nhận hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ giao dịch với người tự xưng danh là đại diện cho chủ đơn (trong tờ khai) nhằm thực hiện thủ tục thẩm định hình thức để kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ, bao gồm cả kết luận về tính hợp pháp về tư cách đại diện. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/46D31-hd-kinh-phi-thuc-hien-chuong-trinh-phat-trien-tai-san-tri-tue-2016-2020.html | null | 09:10 | 08/04/2019 | Kinh phí thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2016-2020 | ## Question
Tôi được biết sắp tới sẽ có quy định mới về Chương trình phát triển tài sản trí tuệ. Liên quan tới vấn đề này Ban tư vấn cho tôi hỏi kinh phí thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2016-2020 gồm những nguồn nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!
Minh Hân - han*****@gmail.com
## Answer
Tôi được biết sắp tới sẽ có quy định mới về Chương trình phát triển tài sản trí tuệ. Liên quan tới vấn đề này Ban tư vấn cho tôi hỏi kinh phí thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2016-2020 gồm những nguồn nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!
Minh Hân - han*****@gmail.com Kinh phí thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2016-2020 được quy định tại Điều 2 Thông tư 14/2019/TT-BTC quy định về quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, (có hiệu lực từ 01/05/2019) theo đó: Kinh phí thực hiện Chương trình được bảo đảm từ các nguồn: 1. Nguồn ngân sách nhà nước; a) Nguồn chi sự nghiệp khoa học và công nghệ thuộc ngân sách trung ương để hỗ trợ các dự án, đề tài (sau đây gọi là nhiệm vụ), các hoạt động chung và các nhiệm vụ thường xuyên thuộc Chương trình do trung ương trực tiếp quản lý, gồm: - Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia của Chương trình (do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý): Bao gồm các nhiệm vụ đảm bảo các tiêu chí của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và các văn bản hướng dẫn thực hiện; trong đó ưu tiên cho các nhiệm vụ thực hiện ở những vùng, địa phương có điều kiện khó khăn và các nhiệm vụ có tính chất điển hình, phức tạp, có tính đặc thù về chuyên môn theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ. - Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ (do các Bộ, cơ quan trung ương quản lý): Bao gồm các nhiệm vụ thuộc Chương trình theo tiêu chí của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ; trong đó ưu tiên cho các nhiệm vụ về nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ trong các tổ chức khoa học và công lập trực thuộc các Bộ, cơ quan trung ương. - Các hoạt động chung và nhiệm vụ thường xuyên thực hiện Chương trình. b) Nguồn chi sự nghiệp khoa học và công nghệ thuộc ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình do địa phương quản lý; chi các hoạt động chung và nhiệm vụ thường xuyên thực hiện Chương trình do địa phương quản lý; đối ứng thực hiện các nhiệm vụ cấp quốc gia triển khai tại địa phương (trong trường hợp cần thiết huy động thêm nguồn lực của địa phương). 2. Nguồn kinh phí khác, gồm: a) Kinh phí của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình. b) Kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác. Trên đây là tư vấn về kinh phí thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2016-2020. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 14/2019/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/46D3B-hd-nguyen-tac-huy-dong-cac-nguon-tai-chinh-thuc-hien-chuong-trinh-phat-trien-tai-san-tri-tue-2016-2020.html | null | 09:10 | 08/04/2019 | Nguyên tắc huy động các nguồn tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2016-2020 | ## Question
Ban tư vấn cho tôi hỏi theo quy định mới thì nguyên tắc huy động các nguồn tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2016-2020 được quy định như thế nào? Chân thành cảm ơn!
Minh Hiền -hien*****@gmail.com
## Answer
Ban tư vấn cho tôi hỏi theo quy định mới thì nguyên tắc huy động các nguồn tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2016-2020 được quy định như thế nào? Chân thành cảm ơn!
Minh Hiền -hien*****@gmail.com Nguyên tắc huy động các nguồn tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2016-2020 được quy định tại Điều 4 Thông tư 14/2019/TT-BTC quy định về quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, (có hiệu lực từ 01/05/2019) theo đó: 1. Các nhiệm vụ thuộc Chương trình phải có phương án huy động các nguồn tài chính, trong đó nêu đầy đủ nhu cầu về kinh phí, chi tiết theo từng nguồn nêu tại Điều 2 của Thông tư này và thuyết minh rõ khả năng huy động các nguồn tài chính để thực hiện. 2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phê duyệt nhiệm vụ thuộc Chương trình, căn cứ vào quy định tại Thông tư này xác định mức chi từ nguồn kinh phí khác thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo cơ cấu tài chính, kinh phí thực hiện Chương trình. 3. Các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ có trách nhiệm chủ động huy động các nguồn lực ngoài ngân sách, sử dụng và giải ngân nguồn kinh phí huy động theo đúng phương án huy động các nguồn tài chính, đảm bảo về cơ cấu theo tỷ lệ với nguồn ngân sách nhà nước đã được phê duyệt. 4. Định mức chi, công tác hạch toán, quyết toán nguồn kinh phí khác được thực hiện theo các quy định hiện hành đối với từng loại nguồn vốn, khuyến khích các đơn vị thực hiện theo quy định tại Thông tư này. Trên đây là tư vấn về nguyên tắc huy động các nguồn tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2016-2020. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 14/2019/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/46D3E-hd-noi-dung-va-muc-chi-ngan-sach-nha-nuoc-thuc-hien-nhiem-vu-nang-cao-nhan-thuc-nang-luc-tao-lap-va-phat-trien-tai-san-tri-tue.html | Ngân sách nhà nước | 09:09 | 08/04/2019 | Nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ | ## Question
Tôi hiện đang tìm hiểu về quản lý tài chính Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2016-2020. Theo như tôi biết thì sắp tới sẽ có quy định mới về vấn đề này. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ được quy định như thế nào? Chân thành cảm ơn!
Thiện Thanh - thanh*****@gmail.com
## Answer
Tôi hiện đang tìm hiểu về quản lý tài chính Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2016-2020. Theo như tôi biết thì sắp tới sẽ có quy định mới về vấn đề này. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ được quy định như thế nào? Chân thành cảm ơn!
Thiện Thanh - thanh*****@gmail.com Nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ được quy định tại Điều 5 Thông tư 14/2019/TT-BTC quy định về quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, (có hiệu lực từ 01/05/2019) theo đó: 1. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về tài sản trí tuệ: Thực hiện theo các quy định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước, thanh toán theo hợp đồng và thực tế phát sinh trong phạm vi dự toán được phê duyệt. 2. Đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về tài sản trí tuệ; biên soạn, phát hành tài liệu về tài sản trí tuệ: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. 3. Tổ chức hội nghị, hội thảo để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận, khai thác thông tin sở hữu trí tuệ: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị. 4. Hỗ trợ kinh phí để thiết kế, xây dựng bộ công cụ tra cứu, các gói thông tin sở hữu trí tuệ chuyên ngành; xây dựng và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ: a) Nhiệm vụ hỗ trợ được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định tại Thông tư số 17/2017/TT-BKHCN ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây gọi là Thông tư số 17/2017/TT-BKHCN). b) Dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN) c) Mức kinh phí hỗ trợ: - Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện nhiệm vụ. - Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí trên cơ sở khả năng thu của đơn vị (tối đa không quá 70% tổng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ). - Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp và các tổ chức khác: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 50% tổng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ. Trên đây là tư vấn về nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ nâng cao nhận thức, năng lực tạo lập và phát triển tài sản trí tuệ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 14/2019/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/46D40-hd-noi-dung-va-muc-chi-ngan-sach-nha-nuoc-thuc-hien-nhiem-vu-ho-tro-dang-ky-bao-ho-quan-ly-va-bao-ve-tai-san-tri-tue.html | Ngân sách nhà nước | 09:09 | 08/04/2019 | Nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ | ## Question
Ban tư vấn cho tôi hỏi theo quy định mới thì nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ được quy định như thế nào? Tôi cần tìm hiểu về vấn đề này để phục vụ cho nhu cầu công việc. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!
Minh Vy - vy*****@gmail.com
## Answer
Ban tư vấn cho tôi hỏi theo quy định mới thì nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ được quy định như thế nào? Tôi cần tìm hiểu về vấn đề này để phục vụ cho nhu cầu công việc. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!
Minh Vy - vy*****@gmail.com Nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ được quy định tại Điều 6 Thông tư 14/2019/TT-BTC quy định về quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, (có hiệu lực từ 01/05/2019) theo đó: 1. Hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ trong nước đối với các sản phẩm, dịch vụ, ưu tiên các đối tượng là kết quả nghiên cứu khoa học, sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia, kiểu dáng sản phẩm và giống cây trồng mới: a) Đối với đơn đăng ký bảo hộ sáng chế: Tối đa không quá 30 triệu đồng/đơn. b) Đối với đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp: Tối đa không quá 15 triệu đồng/đơn. c) Đối với giống cây trồng mới: Tối đa không quá 30 triệu đồng/đơn. 2. Hỗ trợ kinh phí đăng ký bảo hộ ở nước ngoài đối với các sản phẩm, dịch vụ là kết quả nghiên cứu khoa học, sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia, kiểu dáng sản phẩm và giống cây trồng mới: Bộ Khoa học và Công nghệ (áp dụng đối với nhiệm vụ do trung ương quản lý) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (áp dụng đối với nhiệm vụ do địa phương quản lý) chịu trách nhiệm phê duyệt nội dung và mức hỗ trợ căn cứ vào các công việc liên quan và các định mức chi hiện hành (tra cứu khả năng bảo hộ, giao dịch và dịch sang ngôn ngữ bản địa, thuê đại diện về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và quốc gia đăng ký, lập hồ sơ bảo hộ, theo dõi đơn đăng ký bảo hộ tại quốc gia đăng ký, báo cáo giải trình các vấn đề có liên quan theo yêu cầu của cơ quan sở hữu trí tuệ tại quốc gia đăng ký). Mức hỗ trợ tối đa không quá 60 triệu đồng/đơn; phần kinh phí còn lại (nếu có) do tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình tự trang trải. 3. Hỗ trợ kinh phí thực hiện nhiệm vụ quản lý và phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm đặc thù của địa phương mang địa danh đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể; áp dụng sáng chế của Việt Nam, sáng chế của nước ngoài không được bảo hộ tại Việt Nam, áp dụng giống cây trồng mới: a) Nhiệm vụ hỗ trợ được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định tại Thông tư số 17/2017/TT-BKHCN . b) Dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN . 4. Hỗ trợ tối đa 50% kinh phí triển khai các biện pháp bảo vệ và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ: a) Nhiệm vụ hỗ trợ được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định tại Thông tư số 17/2017/TT-BKHCN . b) Dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN . 5. Hỗ trợ kinh phí tổ chức trưng bày, triển lãm phân biệt sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và sản phẩm xâm hại quyền sở hữu trí tuệ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ các khoản chi phí thuê mặt bằng (điện nước, vệ sinh, an ninh, bảo vệ); chi phí vận chuyển và thiết kế, dàn dựng gian hàng; chi phí hoạt động chung của Ban tổ chức (trang trí tổng thể, lễ khai mạc, bế mạc, in ấn tài liệu và các chi phí khác liên quan). Mức hỗ trợ tối đa không quá 10 triệu đồng/1 đơn vị tham gia. Trên đây là tư vấn về nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 14/2019/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/46D41-hd-noi-dung-va-muc-chi-ngan-sach-nha-nuoc-thuc-hien-nhiem-vu-ho-tro-khai-thac-thuong-mai-va-phat-trien-tai-san-tri-tue.html | Ngân sách nhà nước | 09:09 | 08/04/2019 | Nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ khai thác thương mại và phát triển tài sản trí tuệ | ## Question
Cho tôi hỏi theo quy định mới thì nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ khai thác thương mại và phát triển tài sản trí tuệ được quy định như thế nào? Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!
Minh Tuyền - tuyen*****@gmail.com
## Answer
Cho tôi hỏi theo quy định mới thì nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ khai thác thương mại và phát triển tài sản trí tuệ được quy định như thế nào? Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!
Minh Tuyền - tuyen*****@gmail.com Nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ khai thác thương mại và phát triển tài sản trí tuệ được quy định tại Điều 7 Thông tư 14/2019/TT-BTC quy định về quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, (có hiệu lực từ 01/05/2019) theo đó: 1. Hỗ trợ kinh phí cho nhiệm vụ giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại khác cho các tài sản trí tuệ của Việt Nam ở trong và ngoài nước; khai thác, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; thương mại hóa tài sản trí tuệ: Nhiệm vụ hỗ trợ được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định tại Thông tư số 17/2017/TT-BKHCN. Dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN. Trong đó: a) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện nhiệm vụ. b) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: Ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí trên cơ sở khả năng thu của đơn vị (tối đa không quá 70% tổng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ). c) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, doanh nghiệp và các tổ chức khác: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa không quá 50% tổng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ. 2. Hỗ trợ tối đa 50% kinh phí định giá, kiểm toán tài sản trí tuệ (tập trung vào các đối tượng là sáng chế, tên thương mại, nhãn hiệu của các doanh nghiệp): a) Nhiệm vụ hỗ trợ được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định tại Thông tư số 17/2017/TT-BKHCN . b) Dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN . Trên đây là tư vấn về nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ khai thác thương mại và phát triển tài sản trí tuệ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 14/2019/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/46D43-hd-noi-dung-va-muc-chi-ngan-sach-nha-nuoc-thuc-hien-nhiem-vu-ho-tro-ung-dung-cac-tai-san-tri-tue.html | Ngân sách nhà nước | 09:08 | 08/04/2019 | Nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ ứng dụng các tài sản trí tuệ | ## Question
Tôi hiện đang tìm hiểu về việc quản lý tài chính Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2016-2020. Theo như tôi biết thì sắp tới sẽ có quy định mới về vấn đề này. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ ứng dụng các tài sản trí tuệ được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn!
Minh Ngọc - ngoc*****@gmail.com
## Answer
Tôi hiện đang tìm hiểu về việc quản lý tài chính Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2016-2020. Theo như tôi biết thì sắp tới sẽ có quy định mới về vấn đề này. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ ứng dụng các tài sản trí tuệ được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn!
Minh Ngọc - ngoc*****@gmail.com Nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ ứng dụng các tài sản trí tuệ được quy định tại Điều 8 Thông tư 14/2019/TT-BTC quy định về quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, (có hiệu lực từ 01/05/2019) theo đó: 1. Hỗ trợ kinh phí tư vấn, hỗ trợ đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho cá nhân có sáng kiến, giải pháp kỹ thuật và các thành quả sáng tạo khác đã được các tổ chức, hiệp hội hoặc cấp có thẩm quyền công nhận; hoàn thiện, khai thác, áp dụng các tài sản trí tuệ và thành quả sáng tạo, đặc biệt là các tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo cá nhân có tính ứng dụng cao, khả năng áp dụng rộng rãi, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội, cộng đồng; a) Nhiệm vụ hỗ trợ được xây dựng dưới hình thức các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định tại Thông tư số 17/2017/TT-BKHCN . b) Dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN . 2. Tổ chức vinh danh, khen thưởng các cá nhân điển hình có tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo được áp dụng rộng rãi, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và xã hội: Thực hiện theo mức chi áp dụng đối với hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học công nghệ và kỹ thuật do các bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức quy định tại Thông tư số 27/2018/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính cho hoạt động tổ chức Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam, Hội thi sáng tạo kỹ thuật và Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng. Trên đây là tư vấn về nội dung và mức chi ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ ứng dụng các tài sản trí tuệ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 14/2019/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/46D45-hd-noi-dung-va-muc-chi-ngan-sach-phuc-vu-cong-tac-quan-ly-hoat-dong-chung-cua-chuong-trinh-phat-trien-tai-san-tri-tue-2016-2020.html | null | 09:07 | 08/04/2019 | Nội dung và mức chi ngân sách phục vụ công tác quản lý, hoạt động chung của Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2016-2020 | ## Question
Nội dung và mức chi ngân sách phục vụ công tác quản lý, hoạt động chung của Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2016-2020 theo quy định mới thì như thế nào? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!
Minh Anh - anh*****@gmail.com
## Answer
Nội dung và mức chi ngân sách phục vụ công tác quản lý, hoạt động chung của Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2016-2020 theo quy định mới thì như thế nào? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn!
Minh Anh - anh*****@gmail.com Nội dung và mức chi ngân sách phục vụ công tác quản lý, hoạt động chung của Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2016-2020 được quy định tại Điều 9 Thông tư 14/2019/TT-BTC quy định về quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, (có hiệu lực từ 01/05/2019) theo đó: 1. Chi thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Chương trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thuộc Chương trình: Thực hiện theo các quy định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước, thanh toán theo hợp đồng và thực tế phát sinh trong phạm vi dự toán được phê duyệt. 2. Chi tư vấn xác định, đặt hàng nhiệm vụ; tuyển chọn các tổ chức, cá nhân thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình; kiểm tra, đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ của Chương trình; tổ chức áp dụng, phổ biến và nhân rộng kết quả thực hiện nhiệm vụ; thuê chuyên gia tư vấn (nếu cần thiết) về các nội dung, nhiệm vụ phát sinh trong quá trình quản lý và tổ chức triển khai Chương trình: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN . 3. Chi điều tra, khảo sát để xây dựng và triển khai các hoạt động nhằm chỉ đạo và tổ chức triển khai Chương trình: a) Nội dung, số lượng các cuộc điều tra, khảo sát được thực hiện theo Quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. b) Nội dung và định mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia. 4. Chi công tác phí, tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết Chương trình: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị. 5. Chi văn phòng phẩm, thanh toán dịch vụ công cộng (tiền điện, nước, thông tin liên lạc): Thực hiện thanh toán theo hợp đồng và thực tế phát sinh trong phạm vi dự toán được phê duyệt. 6. Chi đoàn ra, đoàn vào: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí; Thông tư số 71/2018/TT-BTC ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước. 7. Chi mua sắm trang thiết bị văn phòng, sửa chữa tài sản phục vụ công tác quản lý, hoạt động chung của Chương trình: Thực hiện theo các quy định hiện hành về tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định về việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị. 8. Các khoản chi khác phục vụ trực tiếp hoạt động chung của Chương trình: Thực hiện theo các quy định hiện hành về chế độ và định mức chi tiêu ngân sách nhà nước, thanh toán theo hợp đồng và thực tế phát sinh trong phạm vi dự toán được phê duyệt. Trên đây là tư vấn về nội dung và mức chi ngân sách phục vụ công tác quản lý, hoạt động chung của Chương trình phát triển tài sản trí tuệ 2016-2020. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 14/2019/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/46AF4-hd-ho-so-chuyen-nhuong-quyen-so-huu-cong-nghiep-gom-nhung-giay-to-tai-lieu-gi.html | Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp | 14:13 | 03/04/2019 | Hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp gồm những giấy tờ tài liệu gì? | ## Question
Tôi tên Minh Phụng hiện sinh sống tại Bình Thuận, Ban tư vấn cho tôi hỏi: Hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp gồm những giấy tờ tài liệu gì? Vấn đề được quy định tại đâu? Mong sớm nhận được câu trả lời.
## Answer
Tôi tên Minh Phụng hiện sinh sống tại Bình Thuận, Ban tư vấn cho tôi hỏi: Hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp gồm những giấy tờ tài liệu gì? Vấn đề được quy định tại đâu? Mong sớm nhận được câu trả lời. Tại Điểm a Khoản 39 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN có quy định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp gồm 01 bộ tài liệu sau đây: a) 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, làm theo mẫu 01-HĐCN quy định tại Phụ lục D của Thông tư này; b) 01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai; c) Bản gốc văn bằng bảo hộ; d) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, nếu quyền sở hữu công nghiệp tương ứng thuộc sở hữu chung; e) Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện); g) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ). h) Đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu nêu trên, cần có thêm các tài liệu sau đây: (i) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của Bên nhận chuyển nhượng theo quy định tại Điều 105 của Luật Sở hữu trí tuệ; (ii) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của bên nhận chuyển nhượng đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp này, Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định lại yêu cầu về quyền nộp đơn và quy chế sử dụng nhãn hiệu. Người nộp đơn phải nộp phí thẩm định đơn ngoài các khoản phí, lệ phí đối với hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp theo quy định. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/46817-hd-cong-tac-vien-viet-sach-co-duoc-in-sach-de-ban-hay-khong.html | null | 15:07 | 29/03/2019 | Cộng tác viên viết sách có được in sách để bán hay không? | ## Question
Tôi là cộng tác viên viết sách cho một công ty. Mới đây thì tôi có viết được một quyển sách và rất tâm đắc với nó. Vì thế, tôi muốn được in để bán quyển sách đó nhưng công ty lại không cho và nói chỉ phía công ty mới có quyền bán nó. Chính vì vậy, Ban biên tập cho tôi hỏi: Cộng tác viên viết sách cho công ty có được quyền in sách để bán hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
## Answer
Tôi là cộng tác viên viết sách cho một công ty. Mới đây thì tôi có viết được một quyển sách và rất tâm đắc với nó. Vì thế, tôi muốn được in để bán quyển sách đó nhưng công ty lại không cho và nói chỉ phía công ty mới có quyền bán nó. Chính vì vậy, Ban biên tập cho tôi hỏi: Cộng tác viên viết sách cho công ty có được quyền in sách để bán hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn! Pháp luật được ta có định nghĩa về tác giả và quyền tác ggiar như sau: + Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. + Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. => Từ các định nghĩa này thì có thể thấy bạn chính là tác giả của quyển sách do bạn viết ra bạn nhé. Tuy nhiên, bạn sẽ không có đầy đủ hết tất cả quyền tác giả đối với quyển sách của mình do bạn đang làm cộng tác viên và viết sách là một trong những công việc mà bạn đang làm cho công ty của bạn. Để hiểu hơn về vấn đề này thì Ban biên tập sẽ dựa vào các quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 để phân tích cụ thể cho bạn như sau: Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. - Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây: + Đặt tên cho tác phẩm; + Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; + Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; + Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. + Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây: + Làm tác phẩm phái sinh; + Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; + Sao chép tác phẩm; + Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; + Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; + Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. Tại Khoản 2 Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định như sau: Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền gồm quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, trừ trường hợp có thoả thuận khác. => Như vậy, theo quy định này thì do bạn là cộng tác viên viết sách cho công ty nên bạn sẽ không có quyền in và bán quyển sách do mình viết bởi quyền đó thuộc về công ty bạn nhé. Cụ thể, khi bạn là cộng tác viên viết sách cho một công ty thì bạn chỉ có các quyền sau đây: + Đặt tên cho tác phẩm; + Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; + Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Lưu ý: Bạn vẫn có thể in để bán quyển sách đó nếu giữa bạn và công ty có thỏa thuận về điều này bạn nhé. Trên đây là nội dung giải đáp về về việc bán sách của cộng tác viên viết sách. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/467E3-hd-xu-ly-hanh-vi-xam-pham-quyen-so-huu-cong-nghiep-2019.html | Quyền sở hữu công nghiệp | 14:48 | 29/03/2019 | Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp 2019 | ## Question
Hiện tại pháp luật quy định có những biện pháp nào để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp? Mong sớm nhận được phản hồi, cảm ơn!
## Answer
Hiện tại pháp luật quy định có những biện pháp nào để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp? Mong sớm nhận được phản hồi, cảm ơn! CCPL: Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Bộ luật Hình sự 2015, Nghị định 99/2013/NĐ-CP Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009 thì tuỳ theo tính chất và mức độ xâm phạm, hành vi xâm phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự. 1. Xử lý hành chính Áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009). Bao gồm: - Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội; - Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này; - Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này. Việc xử phạt được quy định cụ thể tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP. 2. Xử lý hình sự Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015. sửa đổi 2017. Ngoài việc bị xử lý hành chính hoặc hình sự thì biện pháp dân sự cũng được áp dụng. Theo đó, Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: 1. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; 2. Buộc xin lỗi, cải chính công khai; 3. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; 4. Buộc bồi thường thiệt hại; 5. Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/46666-hd-linh-kien-nhap-khau-de-thay-the-linh-kien-bi-hong-co-can-ghi-nhan-phu-khong.html | null | 16:24 | 26/03/2019 | Linh kiện nhập khẩu để thay thế linh kiện bị hỏng có cần ghi nhãn phụ không? | ## Question
Xin chào anh chị, theo như tôi được biết nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dụng bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt. Tôi có chút thắc măc là đối với linh kiện nhập khẩu để thay thế linh kiện bị hỏng thì có cần ghi nhãn phụ không? Xin giải đáp giúp tôi.
## Answer
Xin chào anh chị, theo như tôi được biết nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dụng bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt. Tôi có chút thắc măc là đối với linh kiện nhập khẩu để thay thế linh kiện bị hỏng thì có cần ghi nhãn phụ không? Xin giải đáp giúp tôi. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì: " Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu;" Theo quy định tại Khoản 5 Điều 8 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về ghi nhãn phụ thì: "5. Những hàng hóa sau đây không phải ghi nhãn phụ: a) Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường; b) Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường." Như vậy, đối với linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức thì không phải ghi nhãn phụ. Trên đây là quy định về ghi nhãn phụ đối với linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/4663E-hd-ten-thanh-phan-duoc-su-dung-lam-ten-hang-hoa-thi-co-bat-buoc-phai-ghi-dinh-luong-khong.html | null | 16:14 | 26/03/2019 | Tên thành phần được sử dụng làm tên hàng hóa thì có bắt buộc phải ghi định lượng không? | ## Question
Xin chào, tôi đang tìm hiểu các quy định về tên nhãn hiệu hàng hóa. Tôi có chút thắc mắc mong được giúp đỡ: Anh chị cho tôi hỏi tên thành phần được sử dụng làm tên hàng hóa thì có bắt buộc phải ghi định lượng không? Xin giải đáp giúp tôi?
## Answer
Xin chào, tôi đang tìm hiểu các quy định về tên nhãn hiệu hàng hóa. Tôi có chút thắc mắc mong được giúp đỡ: Anh chị cho tôi hỏi tên thành phần được sử dụng làm tên hàng hóa thì có bắt buộc phải ghi định lượng không? Xin giải đáp giúp tôi? Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì: "Tên hàng hóa phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa. Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt. Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa. Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 của Nghị định này." Tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định như sau: "4. Trường hợp chất phụ gia dùng để tạo màu sắc, hương, vị mà màu sắc, hương, vị đó ghi kèm theo tên hàng hóa thì không phải ghi định lượng." Như vậy, trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên của hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, trường hợp chất phụ gia dùng để tạo màu sắc, hương, vị mà màu sắc, hương, vị đó ghi kèm theo tên hàng hóa thì không phải ghi định lượng. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/46647-hd-ten-nuoc-xuat-xu-hang-hoa-co-duoc-viet-tat-tren-nhan-hang-hoa-khong.html | Xuất xứ hàng hóa | 16:09 | 26/03/2019 | Tên nước xuất xứ hàng hóa có được viết tắt trên nhãn hàng hóa không? | ## Question
Xin chào anh chị, tôi đang tìm hiểu các quy định về nhãn hàng hóa, tôi có chút thắc mắc là tên nước xuất xử hàng hóa có được viết tắc trên nhãn hàng hóa không? Vị dụ như Trung Quốc viết thành TQ, Nhật Bản viết thành NB,... Xin giải đáp giúp tôi.
## Answer
Xin chào anh chị, tôi đang tìm hiểu các quy định về nhãn hàng hóa, tôi có chút thắc mắc là tên nước xuất xử hàng hóa có được viết tắc trên nhãn hàng hóa không? Vị dụ như Trung Quốc viết thành TQ, Nhật Bản viết thành NB,... Xin giải đáp giúp tôi. Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa; Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì: "Điều 15. Xuất xứ hàng hóa 1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết. 2. Cách ghi xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó. Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó không được viết tắt." Như vậy, tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa đó không được biết tắt trên nhãn hàng hóa. Do đó, đối với trường hợp nước sản xuất là Nhật Bản thì phải ghi đầy đủ là "Nhật Bản" không thể ghi "NB" được. Các nước còn lại cũng tương tự như quy định trên. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/46641-hd-hang-hoa-co-kich-thuoc-nho-thi-can-the-hien-noi-dung-bat-buoc-tren-nhan-nhu-the-nao.html | null | 16:09 | 26/03/2019 | Hàng hóa có kích thước nhỏ thì cần thể hiện nội dung bắt buộc trên nhãn như thế nào? | ## Question
Xin chào, tôi làm bên công ty sản xuất bánh kẹo xuất khẩu và phân phối tại thị trường Việt Nam. Tôi đang tìm hiểu các quy định về nội dung thể hiện trên nhãn hàng hóa. Tôi có chút thắc mắc là hàng hóa có kích thước nhỏ không đủ thể hiện tất cả các nội dung thì cần thể hiện nội dung bắt buộc nào? xin giải đáp giúp tôi.
## Answer
Xin chào, tôi làm bên công ty sản xuất bánh kẹo xuất khẩu và phân phối tại thị trường Việt Nam. Tôi đang tìm hiểu các quy định về nội dung thể hiện trên nhãn hàng hóa. Tôi có chút thắc mắc là hàng hóa có kích thước nhỏ không đủ thể hiện tất cả các nội dung thì cần thể hiện nội dung bắt buộc nào? xin giải đáp giúp tôi. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì: "3. Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa , những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó. Đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế thì việc thể hiện những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này." Theo quy định trên thì trường hợp kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi các nội dung sau: - Tên hàng hóa; - Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; - Xuất xứ hàng hóa; Đối với các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định Nghị định 43/2017/NĐ-CP và văn bản quy phạm pháp luật liên quan được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó. Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/46635-hd-co-phai-dan-nhan-phu-doi-voi-hang-nhap-khau-khi-nhap-kho.html | null | 08:33 | 26/03/2019 | Có phải dán nhãn phụ đối với hàng nhập khẩu khi nhập kho? | ## Question
Anh chị cho em hỏi là nếu lô hàng đã được về kho bảo quản, đã thông quan nhưng chưa được bán ra thị trường. Thì lô hàng có phải bắt buộc dán nhãn phụ hết rồi để kho hay là chỉ cần đảm bảo khi hàng được bán ra thị trường là nhãn phụ phải được dán đầy đủ trước đó ạ?
## Answer
Anh chị cho em hỏi là nếu lô hàng đã được về kho bảo quản, đã thông quan nhưng chưa được bán ra thị trường. Thì lô hàng có phải bắt buộc dán nhãn phụ hết rồi để kho hay là chỉ cần đảm bảo khi hàng được bán ra thị trường là nhãn phụ phải được dán đầy đủ trước đó ạ? Theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc. Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định của pháp luật khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc. Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì pháp luật không quy định các hàng hóa khi nhập khẩu vào Việt Nam thì phải thực hiện việc dán nhãn phụ hết đối với các hàng hóa nhập khẩu đó trước khi nhập kho, mà chỉ quy định phải dãn nhãn phụ đối với các hàng hóa nhập khẩu khi đưa chúng ra lưu thông trên thị trường. Do đó: Đối với lô hàng nhập khẩu của đơn vị đã được thông quan và đưa về kho để bảo quản, nhưng chưa được bán ra thị trường thì đơn vị không bắt buộc phải dán nhãn phụ hết đối với các hàng hóa đó rồi mới nhập kho. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đảm bảo khi hàng được bán ra thị trường là nhãn phụ phải được dán đầy đủ và phải giữ nguyên nhãn gốc theo quy định. Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/46241-hd-don-dang-ky-quyen-tac-gia-quyen-lien-quan-gom-nhung-tai-lieu-gi.html | Quyền tác giả | 16:27 | 20/03/2019 | Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan gồm những tài liệu gì? | ## Question
Tôi đang có đôi chút thắc mắc và muốn nhờ Ban biên tập giải đáp như sau: Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan gồm những tài liệu gì? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!
## Answer
Tôi đang có đôi chút thắc mắc và muốn nhờ Ban biên tập giải đáp như sau: Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan gồm những tài liệu gì? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn! Pháp luật nước ta có quy định về khái niệm quyền tác giả và quyền liên quan như sau: + Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. + Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Theo đó, tại Điều 50 Luật sở hữu trí tuệ 2005 có quy định đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan có những tài liệu sau đây: - Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan; - Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan; - Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền; - Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa; - Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả; - Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung. Lưu ý: Trong các tài liệu nêu trên thì 04 tài liệu cuối cùng phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Trên đây là nội dung giải đáp về đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/46247-hd-nhung-tac-pham-van-hoc-nghe-thuat-va-khoa-hoc-nao-duoc-bao-ho-quyen-tac-gia.html | Quyền tác giả | 16:27 | 20/03/2019 | Những tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học nào được bảo hộ quyền tác giả? | ## Question
Tôi đang tìm hiểu về một số quy định liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp như sau: Những tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học nào được bảo hộ quyền tác giả? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!
## Answer
Tôi đang tìm hiểu về một số quy định liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp như sau: Những tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học nào được bảo hộ quyền tác giả? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn! Q uyền tác giả là một trong những loại quyền sở hữu trí tuệ bên cạnh quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống câu trồng. Cụ thể, quyền tác giả được hiểu là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Tại Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ quyền tác giả bao gồm: STT Đối tượng được bảo hộ Định nghĩa 1 Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác Là tác phẩm thể hiện bằng chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương tự thay cho chữ viết mà các đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau. 2 Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác Là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ nói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định. 3 Tác phẩm báo chí Là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác. 4 Tác phẩm âm nhạc Là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác hoặc được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. 5 Tác phẩm sân khấu Là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa rối, kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác. 6 Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh) Là tác phẩm được thể hiện bằng hình ảnh động kết hợp hoặc không kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó. 7 Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng - Tác phẩm tạo hình là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: Hội họa, đồ họa, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ họa, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả. - Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí. 8 Tác phẩm nhiếp ảnh Là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích. 9 Tác phẩm kiến trúc Là tác phẩm thuộc loại hình kiến trúc, bao gồm: + Bản vẽ thiết kế kiến trúc về công trình hoặc tổ hợp các công trình, nội thất, phong cảnh. + Công trình kiến trúc. 10 Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học Bao gồm họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, các loại công trình khoa học và kiến trúc. 11 Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian Là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm: + Truyện, thơ, câu đố; + Điệu hát, làn điệu âm nhạc; + Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi; + Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào. Lưu ý: Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là các loại hình nghệ thuật ngôn từ. 12 Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu Trên đây là nội dung giải đáp về các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ quyền tác giả. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/4624A-hd-quyen-tac-gia-quyen-lien-quan-khong-dang-ky-thi-co-duoc-bao-ho-hay-khong.html | Quyền tác giả | 16:23 | 20/03/2019 | Quyền tác giả, quyền liên quan không đăng ký thì có được bảo hộ hay không? | ## Question
Ban biên tập hãy giúp tôi giải đáp thắc mắc sau đây: Quyền tác giả, quyền liên quan không đăng ký thì có được bảo hộ hay không? Vấn đề này có được văn bản pháp luật nào nói đến không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
## Answer
Ban biên tập hãy giúp tôi giải đáp thắc mắc sau đây: Quyền tác giả, quyền liên quan không đăng ký thì có được bảo hộ hay không? Vấn đề này có được văn bản pháp luật nào nói đến không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn! Về vấn đề này của bạn thì tại Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định như sau: Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 49 Luật này còn có quy định: Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. => Như vậy, từ các quy định trên thì có thể thấy việc có đăng ký hay không đăng ký cũng sẽ không ảnh hưởng đến việc hưởng quyền tác giả của chủ sở hữu quyền này bạn nhé. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/45FF0-hd-quy-doi-moi-cong-nghe-quoc-gia-duoc-thanh-lap-nham-thuc-hien-muc-dich-gi.html | null | 16:12 | 15/03/2019 | Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được thành lập nhằm thực hiện mục đích gì? | ## Question
Mọi người hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được thành lập nhằm thực hiện mục đích gì? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!
## Answer
Mọi người hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được thành lập nhằm thực hiện mục đích gì? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn! Tại Khoản 1 Điều 38 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 có quy định về mục đích thành lập của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia như sau: - Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ được khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật; - Thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp ở vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; - Hỗ trợ ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, giải mã công nghệ; - Hỗ trợ đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ việc chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ. Trên đây là nội dung giải đáp về mục đích thành lập của Quỹ Đổi mới công nghệ. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/45FEE-hd-06-loai-hinh-dich-vu-chuyen-giao-cong-nghe.html | null | 15:50 | 15/03/2019 | 06 loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ | ## Question
Tôi đang tìm hiểu về các quy định liên quan đến việc chuyển giao công nghệ và có thắc mắc nên muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Có những loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!
## Answer
Tôi đang tìm hiểu về các quy định liên quan đến việc chuyển giao công nghệ và có thắc mắc nên muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Có những loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn! Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ. Theo đó, tại Điều 45 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 có quy định về các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ bao gồm: - Môi giới chuyển giao công nghệ. - Tư vấn chuyển giao công nghệ. - Đánh giá công nghệ. - Thẩm định giá công nghệ. - Giám định công nghệ. - Xúc tiến chuyển giao công nghệ. Trên đây là nội dung giải đáp về 06 loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/45FA8-hd-dieu-kien-de-ten-thuong-mai-duoc-bao-ho.html | Tên thương mại | 15:46 | 15/03/2019 | Điều kiện để tên thương mại được bảo hộ | ## Question
Tôi mới vào làm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và có thắc mắc nên muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Tên thương mại được bảo hộ phải đáp ứng những điều kiện gì? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!
## Answer
Tôi mới vào làm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và có thắc mắc nên muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Tên thương mại được bảo hộ phải đáp ứng những điều kiện gì? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn! Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. ( Lưu ý: Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng .). Theo đó, tại Điều 76 Luật sở hữu trí tuệ 2015 có quy định về điều kiện bảo hộ đối với tên thương mại như sau: Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Theo đó, tại Điều 78 Luật này cũng có quy định tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: - Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng; - Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh; - Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng. Ngoài ra, cần lưu ý là tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại. Trên đây là nội dung giải đáp về điều kiện bảo hộ tên thương mại. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/45FAC-hd-nhung-hanh-vi-nao-duoc-xem-la-su-dung-chi-dan-dia-ly.html | Chỉ dẫn địa lý | 15:45 | 15/03/2019 | Những hành vi nào được xem là sử dụng chỉ dẫn địa lý? | ## Question
Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Những hành vi nào được xem là sử dụng chỉ dẫn địa lý? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Sáng - Bình Phước
## Answer
Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Những hành vi nào được xem là sử dụng chỉ dẫn địa lý? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Sáng - Bình Phước Chỉ dẫn địa lý được hiểu là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Bên cạnh đó, pháp luật nước ta cũng có quy định chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: - Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý; - Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định. Đối với vấn đề của bạn thì tại Khoản 7 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định như sau: Sử dụng chỉ dẫn địa lý là việc thực hiện các hành vi sau đây: - Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; - Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ; - Nhập khẩu hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ. Trên đây là nội dung giải đáp về các hành vi được xem là sử dụng chỉ dẫn địa lý. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/45E75-hd-phan-biet-nhan-hieu-thong-thuong-va-nhan-hieu-noi-tieng.html | Nhãn hiệu nổi tiếng | 08:49 | 13/03/2019 | Phân biệt nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng | ## Question
Trong thời gian làm việc, tôi có nghe người khác có nhắc đến nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng, thế cho tôi hỏi giữa hai nhãn hiệu đó được phân biệt như thế nào?
## Answer
Trong thời gian làm việc, tôi có nghe người khác có nhắc đến nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng, thế cho tôi hỏi giữa hai nhãn hiệu đó được phân biệt như thế nào? CCPL: Luật sở hữu trí tuệ 2005. Tiêu chí Nhãn hiệu thông thường Nhãn hiệu nổi tiếng Khái niệm Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Căn cứ xác lập quyền Phải đăng ký Không bắt buộc phải đăng ký, dựa trên cơ sở thực tiễn Thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Vẫn được bảo hộ cho đến khi đến khi nhãn hiệu này không còn đáp ứng được các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng tại Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ 2005. Cơ chế bảo hộ trong việc đăng ký Nhãn hiệu đã được bảo hộ cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền phản đối việc đăng ký hoặc yêu cầu hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với các dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đối với hàng hóa, dịch vụ. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng. Cơ chế bảo hộ hành vi xâm phậm Cơ chế bảo hộ trong việc bảo hộ hành vi xâm phạm cho sản phẩm trùng hoặc tương tự không được cho sản phẩm khác loại. Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng và chúc sức khỏe! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/45E72-hd-thoi-han-bao-ho-nhan-hieu-noi-tieng-va-nhan-hieu-co-giong-nhau-khong.html | Nhãn hiệu nổi tiếng | 08:12 | 13/03/2019 | Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu có giống nhau không? | ## Question
Em nghe nói nhãn hiệu nổi tiếng không cần làm thủ tục đăng ký vẫn được bảo hộ. Vậy thời hạn bảo hộ nó có giống thời hạn bảo hộ 1 nhãn hiệu không ạ?
## Answer
Em nghe nói nhãn hiệu nổi tiếng không cần làm thủ tục đăng ký vẫn được bảo hộ. Vậy thời hạn bảo hộ nó có giống thời hạn bảo hộ 1 nhãn hiệu không ạ? Tại Khoản 16 và Khoản 20 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 có quy định: - Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. - Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tại Khoản 6 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Còn đối với nhãn hiệu nổi tiếng thì tại Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ 2005 các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng: 1. Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo; 2. Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành; 3. Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp; 4. Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu; 5. Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; 6. Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu; 7. Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng; 8. Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu. => Thời hạn với nhãn hiệu nổi tiếng là đến khi nhãn hiệu này không còn đáp ứng được các tiêu chí đánh giá trên. ==> Qua đó cho thấy, về thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu là không giống nhau bạn nhé. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/45CAE-hd-quyen-nhan-than-duoc-bao-ho-theo-luat-so-huu-tri-tue-bao-gom-nhung-quyen-nao.html | Quyền nhân thân | 15:31 | 12/03/2019 | Quyền nhân thân được bảo hộ theo luật sở hữu trí tuệ bao gồm những quyền nào? | ## Question
Các bạn vui lòng cho tôi hỏi: Quyền nhân thân được bảo hộ theo luật sở hữu trí tuệ bao gồm những quyền nào? Mong nhận được câu trả lời từ các bạn. Chân thành cảm ơn!
## Answer
Các bạn vui lòng cho tôi hỏi: Quyền nhân thân được bảo hộ theo luật sở hữu trí tuệ bao gồm những quyền nào? Mong nhận được câu trả lời từ các bạn. Chân thành cảm ơn! Tại Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ 2005 có quy định: Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây: 1. Đặt tên cho tác phẩm; 2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; 3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; 4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/45CAF-hd-quyen-tai-san-duoc-bao-ho-theo-luat-so-huu-tri-tue-bao-gom-nhung-quyen-nao.html | Quyền tài sản | 15:30 | 12/03/2019 | Quyền tài sản được bảo hộ theo luật sở hữu trí tuệ bao gồm những quyền nào? | ## Question
Ban tư vấn có nhận được câu hỏi gửi về từ bạn có mail tran_thê_anh***@gmail.com với nội dung: Quyền tài sản được bảo hộ theo luật sở hữu trí tuệ bao gồm những quyền nào? Rất mong ban tư vấn hỗ trợ.
## Answer
Ban tư vấn có nhận được câu hỏi gửi về từ bạn có mail tran_thê_anh***@gmail.com với nội dung: Quyền tài sản được bảo hộ theo luật sở hữu trí tuệ bao gồm những quyền nào? Rất mong ban tư vấn hỗ trợ. Tại Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 có quy định: 1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây: a) Làm tác phẩm phái sinh; b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; c) Sao chép tác phẩm; d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. Trên đây là nội dung tư vấn. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/45C81-hd-don-dang-ky-so-huu-cong-nghiep-duoc-tham-dinh-noi-dung-trong-thoi-han-bao-lau.html | Đăng ký sở hữu công nghiệp | 08:10 | 11/03/2019 | Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định nội dung trong thời hạn bao lâu? | ## Question
Tôi đang có thắc mắc và muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định nội dung trong thời hạn bao lâu? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
## Answer
Tôi đang có thắc mắc và muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định nội dung trong thời hạn bao lâu? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Tôi xin chân thành cảm ơn! Theo quy định tại Khoản 15 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được thẩm định nội dung trong thời hạn sau đây: - Đối với sáng chế không quá mười tám tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn; - Đối với nhãn hiệu không quá chín tháng, kể từ ngày công bố đơn; - Đối với kiểu dáng công nghiệp không quá bảy tháng, kể từ ngày công bố đơn; - Đối với chỉ dẫn địa lý không quá sáu tháng, kể từ ngày công bố đơn. Bên cạnh đó, tại Điều này còn có quy định thời hạn thẩm định hình thức đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp là một tháng, kể từ ngày nộp đơn bạn nhé. Trên đây là nội dung giải đáp về thời hạn thẩm định nội dung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/45C87-hd-giong-cay-trong-duoc-coi-la-co-tinh-khac-biet-khi-nao.html | null | 08:10 | 11/03/2019 | Giống cây trồng được coi là có tính khác biệt khi nào? | ## Question
Tôi đang có thắc mắc và muốn nhờ Ban biên tập giải đáp như sau: Giống cây trồng được coi là có tính khác biệt khi nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!
Huy Hoàng - Bình Phước
## Answer
Tôi đang có thắc mắc và muốn nhờ Ban biên tập giải đáp như sau: Giống cây trồng được coi là có tính khác biệt khi nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!
Huy Hoàng - Bình Phước Tại Khoản 19 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có quy định về tính khác biệt của giống cây trồng như sau: Giống cây trồng được coi là có tính khác biệt nếu có khả năng phân biệt rõ ràng với các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn hoặc ngày ưu tiên nếu đơn được hưởng quyền ưu tiên. Bên cạnh đó, tại Điều này còn có quy định về các trường hợp giống cây trồng được coi là được biết đến rộng rãi bao gồm: - Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống đó được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ; - Giống cây trồng đã được bảo hộ hoặc đưa vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào; - Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký bảo hộ hoặc đơn đăng ký vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn này không bị từ chối. Trên đây là nội dung giải đáp về tính khác biệt của giống cây trồng. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/45C88-hd-nhan-hieu-noi-tieng-khong-dang-ky-co-duoc-bao-ho-hay-khong.html | Nhãn hiệu nổi tiếng | 14:17 | 09/03/2019 | Nhãn hiệu nổi tiếng không đăng ký có được bảo hộ hay không? | ## Question
Tôi đăng tìm hiểu về một số quy định liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Nhãn hiệu nổi tiếng không đăng ký có được bảo hộ hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!
## Answer
Tôi đăng tìm hiểu về một số quy định liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Nhãn hiệu nổi tiếng không đăng ký có được bảo hộ hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn! Về vấn đề này thì tại Điểm a Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định như sau: Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký; => Như vậy, theo quy định này thì quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký bạn nhé. Để rõ hơn về vấn đề này thì Ban biên tập cũng cung cấp thêm cho bạn một số thông tin về nhãn hiệu nổi tiếng như sau: Nhãn hiệu nổi tiếng được hiểu là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, nhãn hiệu nổi tiếng được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau đây: + Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo; + Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành; + Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp; + Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu; + Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; + Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu; + Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng; + Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu. Ngoài ra, trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu nổi tiếng thì nguyên đơn hoặc bị đơn cần phải chứng minh mình là chủ sở hữu đối với nhãn hiệu nổi tiếng. Việc chứng minh này sẽ dựa vào các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng nêu trên và giải trình về quá trình sử dụng để nhãn hiệu trở thành nổi tiếng bạn nhé. Trên đây là nội dung giải đáp về việc đăng ký nhãn hiệu nổi tiếng. Trân trọng! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/45A58-hd-nhiem-vu-thuoc-chuong-trinh-phat-trien-tai-san-tri-tue-giai-doan-2016-2020.html | null | 13:51 | 09/03/2019 | Nhiệm vụ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 | ## Question
Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể cho tôi hỏi nhiệm vụ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 gồm những gì? Tôi cần tìm hiểu về vấn đề này để phục vụ cho nhu cầu công việc. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!
Minh Ý - Tiền Giang
## Answer
Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể cho tôi hỏi nhiệm vụ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 gồm những gì? Tôi cần tìm hiểu về vấn đề này để phục vụ cho nhu cầu công việc. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!
Minh Ý - Tiền Giang Nhiệm vụ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 được quy định tại Điều 2 Thông tư 17/2017/TT-BKHCN quy định về quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, theo đó: Nhiệm vụ thuộc Chương trình bao gồm các hoạt động chung và các dự án. 1. Hoạt động chung thuộc Chương trình là các hoạt động xây dựng và triển khai các nhiệm vụ sau đây: a) Các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 mục III Điều 1 Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ; b) Hỗ trợ đăng ký bảo hộ trong nước cho các đối tượng là kết quả nghiên cứu khoa học, kiểu dáng sản phẩm quy định tại khoản 2 mục II Điều 1 Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ; c) Tư vấn, hỗ trợ đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các cá nhân có sáng kiến, giải pháp kỹ thuật và thành quả sáng tạo khác; vinh danh, khen thưởng các cá nhân điển hình có tài sản trí tuệ, thành quả sáng tạo được áp dụng rộng rãi, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và xã hội quy định tại khoản 4 mục II Điều 1 Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ. 2. Dự án thuộc Chương trình là nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện các nội dung quy định tại mục II Điều 1 Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, trừ các nhiệm vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này. Trên đây là tư vấn về nhiệm vụ thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 17/2017/TT-BKHCN. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/45A5A-hd-phan-nhom-va-ma-so-cac-du-an-thuoc-chuong-trinh-phat-trien-tai-san-tri-tue-giai-doan-2016-2020.html | null | 13:51 | 09/03/2019 | Phân nhóm và mã số các dự án thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 | ## Question
Nhờ Ban tư vấn giải đáp giúp tôi vấn đề sau trong thời gian sớm nhát. Cụ thê cho tôi hỏi phân nhóm và mã số các dự án thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 được quy định như thế nào? Tôi cần tìm hiểu về vấn đề này để phục vụ cho nhu cầu công việc. Chân thành cảm ơn!
Nhã Nam - nam*****@gmail.com
## Answer
Nhờ Ban tư vấn giải đáp giúp tôi vấn đề sau trong thời gian sớm nhát. Cụ thê cho tôi hỏi phân nhóm và mã số các dự án thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 được quy định như thế nào? Tôi cần tìm hiểu về vấn đề này để phục vụ cho nhu cầu công việc. Chân thành cảm ơn!
Nhã Nam - nam*****@gmail.com Phân nhóm và mã số các dự án thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 được quy định tại Điều 3 Thông tư 17/2017/TT-BKHCN quy định về quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, theo đó: 1. Phân nhóm dự án thuộc Chương trình Các dự án thuộc Chương trình được phân thành 2 nhóm: a) Dự án Trung ương quản lý: Là dự án được xây dựng và triển khai theo mô hình điểm, có tính chất điển hình hoặc phức tạp, có tính đặc thù về chuyên môn; b) Dự án địa phương quản lý: Là dự án được xây dựng và triển khai trên cơ sở kết quả thực hiện các mô hình điểm đã được tổng kết, nghiệm thu hoặc giải quyết vấn đề phát triển sản xuất, kinh doanh thuộc địa phương, đơn vị và phù hợp với năng lực tổ chức quản lý ở địa phương. 2. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định việc phân nhóm các dự án trên cơ sở ý kiến của hội đồng tư vấn xác định dự án thuộc Chương trình. 3. Mã số của các dự án thuộc Chương trình Các dự án thuộc Chương trình được ghi mã số như sau: SHTT.TW(ĐP).XX-20YY, trong đó: a) SHTT: Là ký hiệu chung cho dự án thuộc Chương trình; b) TW: Là ký hiệu dự án Trung ương quản lý; c) ĐP: Là ký hiệu dự án địa phương quản lý; d) XX: Là ký hiệu số thứ tự của dự án; đ) YY: Là ký hiệu 2 chữ số cuối của năm bắt đầu thực hiện dự án. Trên đây là tư vấn về phân nhóm và mã số các dự án thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 17/2017/TT-BKHCN. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/45A5F-hd-noi-dung-quan-ly-chuong-trinh-phat-trien-tai-san-tri-tue-giai-doan-2016-2020.html | null | 13:51 | 09/03/2019 | Nội dung quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 | ## Question
Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể cho tôi hỏi nội dung quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 được quy định như thế nào? Tôi cần tìm hiểu về vấn đề này để phục vụ cho nhu cầu công việc. Chân thành cảm ơn!
Minh Yến - yen*****@gmail.com
## Answer
Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể cho tôi hỏi nội dung quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 được quy định như thế nào? Tôi cần tìm hiểu về vấn đề này để phục vụ cho nhu cầu công việc. Chân thành cảm ơn!
Minh Yến - yen*****@gmail.com Nội dung quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 17/2017/TT-BKHCN quy định về quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, gồm: - Quản lý các hoạt động chung thuộc Chương trình Các hoạt động chung quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư này do Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý và tổ chức thực hiện; - Quản lý các dự án thuộc Chương trình Quản lý các dự án thuộc Chương trình bao gồm: Xác định và phê duyệt danh mục dự án đặt hàng; tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì dự án; thẩm định dự toán kinh phí dự án; phê duyệt kết quả tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì dự án; ký hợp đồng thực hiện dự án; kiểm tra, điều chỉnh dự án; đánh giá, nghiệm thu, công nhận kết quả thực hiện dự án; thanh lý hợp đồng và xử lý tài sản sau khi kết thúc dự án; tổ chức phổ biến và nhân rộng kết quả thực hiện dự án. Trên đây là tư vấn về Nội dung quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 17/2017/TT-BKHCN. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/45A62-hd-bo-may-quan-ly-chuong-trinh-phat-trien-tai-san-tri-tue-giai-doan-2016-2020.html | null | 13:51 | 09/03/2019 | Bộ máy quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 | ## Question
Tôi hiện đang tìm hiểu về Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 để phục vụ cho nhu cầu công việc. Liên quan tới vấn đề này Ban tư vấn cho tôi hỏi bộ máy quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn!
Minh Tiến - tien*****@gmail.com
## Answer
Tôi hiện đang tìm hiểu về Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 để phục vụ cho nhu cầu công việc. Liên quan tới vấn đề này Ban tư vấn cho tôi hỏi bộ máy quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn!
Minh Tiến - tien*****@gmail.com Bộ máy quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 được quy định tại Điều 5 Thông tư 17/2017/TT-BKHCN quy định về quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, theo đó: 1. Bộ Khoa học và Công nghệ: Thống nhất quản lý Chương trình, xác định và phê duyệt danh mục dự án đặt hàng (bao gồm dự án Trung ương quản lý và dự án địa phương quản lý) và trực tiếp quản lý các dự án Trung ương quản lý. 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Phối hợp quản lý Chương trình tại địa phương (trừ nhiệm vụ xác định và phê duyệt danh mục dự án đặt hàng do Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện) và trực tiếp quản lý các dự án địa phương quản lý. 3. Cơ quan quản lý dự án a) Cục Sở hữu trí tuệ (cơ quan quản lý dự án ở Trung ương) thông qua Văn phòng Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này; b) Sở Khoa học và Công nghệ (cơ quan quản lý dự án ở địa phương) là đơn vị đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này. Trên đây là tư vấn về bộ máy quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 17/2017/TT-BKHCN. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/45B26-hd-hoi-dong-tu-van-danh-gia-nghiem-thu-ket-qua-thuc-hien-du-an-chuong-trinh-phat-trien-tai-san-tri-tue.html | null | 15:39 | 06/03/2019 | Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án Chương trình phát triển tài sản trí tuệ | ## Question
Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án Chương trình phát triển tài sản trí tuệ được quy định như thế nào? Tôi cần tìm hiểu về vấn đề này để phục vụ cho nhu cầu công việc. Chân thành cảm ơn!
Minh Thanh - thanh****@gmail.com
## Answer
Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án Chương trình phát triển tài sản trí tuệ được quy định như thế nào? Tôi cần tìm hiểu về vấn đề này để phục vụ cho nhu cầu công việc. Chân thành cảm ơn!
Minh Thanh - thanh****@gmail.com Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án Chương trình phát triển tài sản trí tuệ được quy định tại Điều 33 Thông tư 17/2017/TT-BKHCN quy định về quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, theo đó: 1. Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án có 07 hoặc 09 thành viên, trong đó có Chủ tịch, Phó Chủ tịch hội đồng, 02 ủy viên phản biện, 01 Thư ký khoa học và các ủy viên. Các thành viên hội đồng là chuyên gia về sở hữu trí tuệ, chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực của dự án, đại diện cơ quan có liên quan, trong đó có ít nhất 01 thành viên đã tham gia hội đồng tư vấn xác định dự án hoặc hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì dự án. 2. Cá nhân thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 9 của Thông tư số 11/2014/TT-BKHCN không được tham gia hội đồng. 3. Thẩm quyền và thời gian thành lập hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án a) Thẩm quyền thành lập hội đồng: - Dự án Trung ương quản lý: Hội đồng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập; - Dự án địa phương quản lý: Hội đồng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc ủy quyền cho Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành lập. b) Hội đồng được thành lập trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan quản lý dự án nhận được hồ sơ đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án hợp lệ. Trên đây là tư vấn về hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án Chương trình phát triển tài sản trí tuệ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 17/2017/TT-BKHCN. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/45B28-hd-trinh-tu-noi-dung-lam-viec-cua-hoi-dong-tu-van-danh-gia-nghiem-thu-ket-qua-thuc-hien-du-an-chuong-trinh-phat-trien-tai-san-tri-tue.html | null | 15:38 | 06/03/2019 | Trình tự, nội dung làm việc của hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án Chương trình phát triển tài sản trí tuệ | ## Question
Trình tự, nội dung làm việc của hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 được quy định như thế nào? Tôi cần tìm hiểu về vấn đề này để phục vụ cho nhu cầu công việc. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!
Cẩm Tiên - tien*****@gmail.com
## Answer
Trình tự, nội dung làm việc của hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 được quy định như thế nào? Tôi cần tìm hiểu về vấn đề này để phục vụ cho nhu cầu công việc. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!
Cẩm Tiên - tien*****@gmail.com Trình tự, nội dung làm việc của hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án Chương trình phát triển tài sản trí tuệ được quy định tại Điều 34 Thông tư 17/2017/TT-BKHCN quy định về quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, theo đó: 1. Phiên họp của hội đồng được tổ chức trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có Quyết định thành lập hội đồng và chỉ tiến hành khi bảo đảm các yêu cầu sau: a) Cơ quan quản lý dự án đã nhận được đầy đủ ý kiến nhận xét bằng văn bản của 02 Ủy viên phản biện và ý kiến thẩm định của Tổ chuyên gia (nếu có) ít nhất 01 ngày làm việc trước phiên họp hội đồng; b) Có sự tham dự của ít nhất 05 thành viên (đối với hội đồng có 07 thành viên) hoặc ít nhất 07 thành viên (đối với hội đồng có 09 thành viên), trong đó có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch và 02 ủy viên phản biện. 2. Trình tự làm việc của hội đồng a) Hội đồng làm việc theo trình tự quy định tại khoản 5 Điều 10 của Thông tư số 11/2014/TT-BKHCN; b) Các thành viên hội đồng đánh giá kết quả thực hiện dự án bằng cách cho điểm vào Phiếu nhận xét, đánh giá theo biểu mẫu B16 ban hành kèm theo Thông tư này; c) Hội đồng lập và thông qua Biên bản họp theo biểu mẫu B17 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Đối với dự án có hoạt động triển khai thực địa, dự án có sản phẩm trung gian, sản phẩm là các mô hình, thiết bị cụ thể, sản phẩm phải đo kiểm: Trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý dự án tổ chức cho hội đồng kiểm tra, đánh giá thực tế, hiện trường thực hiện dự án hoặc kiểm tra, đánh giá chất lượng, thông số kỹ thuật sản phẩm tại cơ quan có chuyên môn phù hợp. Trên đây là tư vấn về trình tự, nội dung làm việc của hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án Chương trình phát triển tài sản trí tuệ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 17/2017/TT-BKHCN. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công! |
https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/45B2B-hd-nguyen-tac-va-kinh-phi-danh-gia-nghiem-thu-ket-qua-thuc-hien-du-an-chuong-trinh-phat-trien-tai-san-tri-tue.html | null | 15:37 | 06/03/2019 | Nguyên tắc và kinh phí đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án Chương trình phát triển tài sản trí tuệ | ## Question
Nhờ Ban tư vấn giải đáp giúp tôi vấn đề sau trong thời gian sớm nhất. Cụ thể cho tôi hỏi nguyên tắc và kinh phí đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!
Thanh An - an*****@gmail.com
## Answer
Nhờ Ban tư vấn giải đáp giúp tôi vấn đề sau trong thời gian sớm nhất. Cụ thể cho tôi hỏi nguyên tắc và kinh phí đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều!
Thanh An - an*****@gmail.com Nguyên tắc và kinh phí đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án Chương trình phát triển tài sản trí tuệ được quy định tại Điều 35 Thông tư 17/2017/TT-BKHCN quy định về quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, theo đó: 1. Nguyên tắc đánh giá, nghiệm thu: Thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Thông tư số 11/2014/TT-BKHCN. 2. Kinh phí đánh giá, nghiệm thu: a) Kinh phí đánh giá, nghiệm thu dự án Trung ương quản lý do Cục Sở hữu trí tuệ chi từ kinh phí tổ chức hoạt động chung thuộc Chương trình ở Trung ương; b) Kinh phí đánh giá, nghiệm thu dự án địa phương quản lý do Sở Khoa học và Công nghệ chi từ kinh phí tổ chức hoạt động chung thuộc Chương trình ở địa phương; c) Chi phí phát sinh để hoàn thiện các sản phẩm và hồ sơ nghiệm thu kết quả thực hiện dự án theo yêu cầu của hội đồng do tổ chức chủ trì và chủ nhiệm dự án tự trang trải. Trên đây là tư vấn về nguyên tắc và kinh phí đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện dự án Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 17/2017/TT-BKHCN. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. Chúc sức khỏe và thành công! |
Subsets and Splits