query
stringlengths
12
273
context
stringlengths
4
253k
label
int64
0
1
Hợp đồng bao gồm những loại chủ yếu nào?
"Điều 402. Các loại hợp đồng chủ yếu Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây: 1. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. 2. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ. 3. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ. 4. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính. 5. Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó. 6. Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định."
1
Hợp đồng bao gồm những loại chủ yếu nào?
Các loại hợp đồng xây dựng 1. Hợp đồng xây dựng được phân loại theo tính chất, nội dung công việc thực hiện và giá hợp đồng áp dụng. 2. Theo tính chất, nội dung công việc thực hiện, hợp đồng xây dựng gồm: a) Hợp đồng tư vấn xây dựng; b) Hợp đồng thi công xây dựng công trình; c) Hợp đồng cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng; d) Hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng, hợp đồng chìa khóa trao tay; đ) Hợp đồng xây dựng khác. 3. Theo hình thức giá hợp đồng áp dụng, hợp đồng xây dựng gồm: a) Hợp đồng trọn gói; b) Hợp đồng theo đơn giá cố định; c) Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh; d) Hợp đồng theo thời gian; đ) Hợp đồng theo chi phí cộng phí; e) Hợp đồng theo giá kết hợp; g) Hợp đồng xây dựng khác;
0
Hợp đồng bao gồm những loại chủ yếu nào?
"Điều 62. Loại hợp đồng 1. Hợp đồng trọn gói: c) Hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản. Khi quyết định áp dụng loại hợp đồng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải bảo đảm loại hợp đồng này phù hợp hơn so với hợp đồng trọn gói. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói; 2. Hợp đồng theo đơn giá cố định: Hợp đồng theo đơn giá cố định là hợp đồng có đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá cố định trong hợp đồng."
0
Hợp đồng bao gồm những loại chủ yếu nào?
"Điều 403. Phụ lục hợp đồng 1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng. 2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi."
0
Hợp đồng bao gồm những loại chủ yếu nào?
Đương nhiên chấm dứt tư cách thành viên Hội đồng khoa học Tư cách thành viên Hội đồng khoa học đương nhiên bị chấm dứt trong các trường hợp sau: 1. Thôi công tác trong ngành KSND. 2. Nghỉ hưu. 3. Có đơn đề nghị chấm dứt tư cách thành viên Hội đồng khoa học.
0
Hợp đồng bao gồm những loại chủ yếu nào?
Điều 3. Tổ chức thực hiện. Thông tư có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Các nội dung khác không hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế, tài chính hiện hành. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo về Bộ Tài chính để xem xét, quyết định.
0
Hợp đồng bao gồm những loại chủ yếu nào?
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh: a) Thông tư này quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (sau đây viết tắt là Nghị định số 19/2020/NĐ-CP) về thẩm quyền kiểm tra; điều chỉnh kế hoạch kiểm tra; thời hạn kiểm tra; công khai kết luận kiểm tra, kết quả và việc xử lý kết quả theo dõi thực hiện kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính tự kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong nội bộ cơ quan, đơn vị mình, kiểm tra người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình và không phải thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định tại Thông tư này và Nghị định số 19/2020/NĐ-CP. 2. Đối tượng áp dụng: Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 2 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP.
0
Hợp đồng bao gồm những loại chủ yếu nào?
Điều 13. Tổ chức thực hiện 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 1. Tên tổ chức/cá nhân được giao khu vực biển:............................................... - Địa chỉ gửi thông báo nộp tiền:...................................................................... - Mã số thuế (nếu có):...................................................................................... - Số điện thoại:................................................................................................ - Ngành nghề kinh doanh:................................................................................ 1. Số ngày chậm nộp tiền sử dụng khu vực biển theo quy định của pháp luật: 2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, bất cập đề nghị các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường để được xem xét, giải quyết theo quy định pháp luật./. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THỨ TRƯỞNG Chu Phạm Ngọc Hiển KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG Nguyễn Hữu Chí Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Tổng bí thư; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - UB giám sát tài chính QG; - Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Công báo, Website của Chính phủ, Website các Bộ: TC, TNMT; - Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở Tài chính, Cục thuế, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Bộ TNMT; - Lưu: VT Bộ TC, VT Bộ TNMT (30). Mẫu số: Thông báo về việc nộp tiền sử dụng khu vực biển Cục Thuế:………………… Chi cục Thuế:…………. -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: ……... /TB........ .........., ngày........ tháng ....... năm ...... THÔNG BÁO Về việc nộp tiền sử dụng khu vực biển I. PHẦN XÁC ĐỊNH CỦA CƠ QUAN THUẾ Căn cứ Quyết định số...../QĐ-(TTg/BTNMT/UBND) ngày....tháng....năm.... của Thủ tướng Chính phủ/Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố... về việc giao khu vực biển, cơ quan thuế thông báo nộp tiền sử dụng khu vực biển như sau: 2. Đại lý thuế (nếu có):.................................................................................... - Mã số thuế:................................................................................................... - Địa chỉ: ........................................................................................................ 2.
0
Khi thực hiện điều chỉnh, sửa chữa sổ kế toán thì có được tẩy xóa các thông tin đã ghi sai trước đây không?
1. Khi phát hiện sổ kế toán ghi bằng tay có sai sót thì không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong ba phương pháp sau: a) Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh; b) Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh; c) Ghi bổ sung bằng cách lập "chứng từ ghi sổ bổ sung" và ghi thêm số chênh lệch thiếu cho đủ. 2. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó. 3. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót. 4. Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng máy vi tính: a) Trường hợp phát hiện sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đó trên máy vi tính; b) Trường hợp phát hiện sai sót sau khi báo cáo tài chính năm đã nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trực tiếp vào sổ kế toán của năm đã phát hiện sai sót trên máy vi tính và ghi chú vào dòng cuối của sổ kế toán năm có sai sót; c) Sửa chữa sổ kế toán trong trường hợp ghi sổ bằng máy vi tính được thực hiện theo phương pháp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều này.
1
Khi thực hiện điều chỉnh, sửa chữa sổ kế toán thì có được tẩy xóa các thông tin đã ghi sai trước đây không?
Sửa chữa dữ liệu kế toán 1. Nguyên tắc sửa chữa dữ liệu kế toán a) Trường hợp báo cáo tài chính năm chưa được phê duyệt: Trường hợp phát hiện sai sót hoặc được phép điều chỉnh dữ liệu, kế toán thực hiện theo nguyên tắc nêu tại Điều 53 của Thông tư này. b) Trường hợp báo cáo tài chính đã được phê duyệt: Sau khi báo cáo tài chính được phê duyệt, nếu có quyết định phải sửa chữa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc sửa chữa được thực hiện vào năm hiện tại. 2. Tổng Giám đốc KBNN quy định cụ thể các trường hợp và phương pháp hạch toán sửa chữa sai sót cụ thể theo yêu cầu của cơ chế quản lý, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phù hợp với đặc điểm quy trình hệ thống.
0
Khi thực hiện điều chỉnh, sửa chữa sổ kế toán thì có được tẩy xóa các thông tin đã ghi sai trước đây không?
Điều 57. Sửa chữa sổ kế toán 1. Mọi trường hợp sửa chữa sai sót trong ghi sổ kế toán trên hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu đều phải lập chứng từ điều chỉnh sai sót và phải được sự phê duyệt của thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng/phụ trách kế toán; 2. Thời điểm sửa chữa, điều chỉnh số liệu là thời điểm hiện tại khi phát hiện sai sót và phải ghi chép diễn giải cụ thể nội dung sửa chữa. Đối với các trường hợp điều chỉnh số liệu liên quan đến sổ kế toán của kỳ kế toán năm trước phải phù hợp với quy định tại điều 7 Thông tư này. 3. Sửa chữa sổ kế toán trong các trường hợp nêu tại điều này được thực hiện theo các phương pháp sau: a) Ghi số âm: Lập chứng từ ghi sổ ghi lại số sai bằng số âm (-), sau đó ghi lại số đúng; b) Ghi bổ sung: Bằng cách lập chứng từ ghi sổ bổ sung và ghi thêm số chênh lệch thiếu cho đủ. 4. Trường hợp phát hiện sai sót trước khi nộp báo cáo kế toán năm cho cơ quan có thẩm quyền thì được sửa chữa vào sổ kế toán của năm đó. Trường hợp này đơn vị kế toán phải lập lại báo cáo kế toán để cập nhật sai sót đã điều chỉnh trước khi nộp báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp phát hiện sai sót sau khi nộp báo cáo kế toán năm cho cơ quan có thẩm quyền thì được sửa chữa vào sổ kế toán của năm phát hiện sai sót.
0
Khi thực hiện điều chỉnh, sửa chữa sổ kế toán thì có được tẩy xóa các thông tin đã ghi sai trước đây không?
Mở, ghi sổ kế toán, chữ ký và sửa chữa sổ kế toán 1. Mở sổ Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm. Đối với doanh nghiệp mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập. Người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng của doanh nghiệp có trách nhiệm ký duyệt các sổ kế toán. Sổ kế toán có thể đóng thành quyển hoặc để tờ rời. Các tờ sổ khi dùng xong phải đóng thành quyển để lưu trữ. Trước khi dùng sổ kế toán phải hoàn thiện các thủ tục sau: - Đối với sổ kế toán dạng quyển: Trang đầu sổ phải ghi rõ tên doanh nghiệp, tên sổ, ngày mở sổ, niên độ kế toán và kỳ ghi sổ, họ tên, chữ ký của người giữ và ghi sổ, của kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật, ngày kết thúc ghi sổ hoặc ngày chuyển giao cho người khác. Sổ kế toán phải đánh số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa hai trang sổ phải đóng dấu giáp lai của đơn vị kế toán. - Đối với sổ tờ rời: Đầu mỗi sổ tờ rời phải ghi rõ tên doanh nghiệp, số thứ tự của từng tờ sổ, tên sổ, tháng sử dụng, họ tên người giữ và ghi sổ. Các tờ rời trước khi dùng phải được giám đốc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền ký xác nhận, đóng dấu và ghi vào sổ đăng ký sử dụng sổ tờ rời. Các sổ tờ rời phải được sắp xếp theo thứ tự các tài khoản kế toán và phải đảm bảo sự an toàn, dễ tìm. 2. Ghi sổ: Việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra bảo đảm các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh. 3. Khóa sổ: Cuối kỳ kế toán phải khóa sổ kế toán trước khi lập Báo cáo tài chính. Ngoài ra phải khóa sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 4. Đối với người ghi sổ thuộc các đơn vị dịch vụ kế toán phải ký và ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người ghi sổ kế toán là cá nhân hành nghề ghi rõ số chứng chỉ hành nghề. 5. Khi phát hiện sổ kế toán của kỳ báo cáo có sai sót thì phải sửa chữa bằng phương pháp phù hợp với quy định của Luật Kế toán. 6. Trường hợp phát hiện sai sót trong các kỳ trước, doanh nghiệp phải điều chỉnh hồi tố.
0
Khi thực hiện điều chỉnh, sửa chữa sổ kế toán thì có được tẩy xóa các thông tin đã ghi sai trước đây không?
"Điều 7. Trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động ... 8. Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm."
0
Khi thực hiện điều chỉnh, sửa chữa sổ kế toán thì có được tẩy xóa các thông tin đã ghi sai trước đây không?
Điều 43. Phân chia lợi nhuận khi sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng, góp vốn bằng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Lợi nhuận thu được từ việc sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng, góp vốn bằng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước được chia cho tác giả tối thiểu 30%; phần còn lại được phân chia giữa chủ sở hữu, cơ quan chủ trì, người môi giới theo quy định của Chính phủ.
0
Khi thực hiện điều chỉnh, sửa chữa sổ kế toán thì có được tẩy xóa các thông tin đã ghi sai trước đây không?
1. Cấp Giấy chứng nhận bệnh tật: a) Người mắc bệnh là quân nhân do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên; b) Người mắc bệnh là công an nhân dân do Thủ trưởng đơn vị cấp vụ, Giám đốc Công an cấp tỉnh hoặc cấp tương đương trở lên. 2. Các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ra quyết định cấp Giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp, phụ cấp bệnh tật.
0
Khi thực hiện điều chỉnh, sửa chữa sổ kế toán thì có được tẩy xóa các thông tin đã ghi sai trước đây không?
3. Quy định nội dung trang bị cho 01 túi STT Yêu cầu trang bị tối thiểu Túi A Túi B Túi C 1 Băng dính (cuộn) 02 02 04 2 Băng kích thước 5 x 200 cm (cuộn) 02 04 06 3 Băng kích thước 10 x 200 cm (cuộn) 02 04 06 4 Băng kích thước 15 x 200 cm (cuộn) 01 02 04 5 Băng tam giác (cái) 04 04 06 6 Băng chun 04 04 06 7 Gạc thấm nước (10 miếng/gói) 01 02 04 8 Bông hút nước (gói) 05 07 10 9 Garo cao su cỡ 6 x 100 cm (cái) 02 02 04 10 Garo cao su cỡ 4 x 100 cm (cái) 02 02 04 11 Kéo cắt băng 01 01 01 12 Panh không mấu thẳng kích thước 16 - 18 cm 02 02 02 13 Panh không mấu cong kích thước 16- 18 cm 02 02 02 14 Găng tay khám bệnh (đôi) 05 10 20 15 Mặt nạ phòng độc thích hợp 01 01 02 16 Nước muối sinh lý NaCl 9 ‰ (lọ 500ml) 01 03 06 17 Dung dịch sát trùng (lọ): - Cồn 70° 01 01 02 - Dung dịch Betadine 01 01 02 18 Kim băng an toàn (các cỡ) 10 20 30 19 Tấm lót nilon không thấm nước 02 04 06 20 Phác đồ sơ cứu 01 01 01 21 Kính bảo vệ mắt 02 04 06 22 Phiếu ghi danh mục trang thiết bị có trong túi 01 01 01 23 Nẹp cổ (cái) 01 01 02 24 Nẹp cánh tay (bộ) 01 01 01 25 Nẹp cẳng tay (bộ) 01 01 01 26 Nẹp đùi (bộ) 01 01 02 27 Nẹp cẳng chân (bộ) 01 01 02 (*) Ghi chú: Từ mục 24 - 27: cất giữ bảo quản cùng vị trí với nơi để túi sơ cứu. PHỤ LỤC 5 DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ CỦA KHU VỰC SƠ CỨU, CẤP CỨU (Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế) DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ CỦA KHU VỰC SƠ CỨU, CẤP CỨU 3. Giấy lau tay 3. Kỹ thuật cầm máu tạm thời (Nguyên tắc cầm máu, các biện pháp cầm máu tạm thời) 3.
0
Nộp đơn đề nghị phúc khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại đâu?
Phúc khảo bài thi 1. Mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi; thí sinh nộp đơn phúc khảo tại nơi ĐKDT. 2. Nơi thí sinh ĐKDT nhận đơn phúc khảo của thí sinh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi và chuyển dữ liệu thí sinh có đơn phúc khảo bài thi đến Hội đồng thi. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo, Hội đồng thi phải công bố và thông báo kết quả phúc khảo cho thí sinh. 3. Trước khi bàn giao bài thi cho các Ban Phúc khảo, Ban Thư ký Hội đồng thi tiến hành các việc sau đây: a) Tra cứu từ số báo danh để tìm ra số phách bài thi tự luận hoặc phiếu TLTN của thí sinh có đơn phúc khảo; rút bài thi, đối chiếu với Phiếu thu bài để kiểm tra; b) Tập hợp các bài thi cần phúc khảo theo từng bài thi/môn thi của kỳ thi vào một túi hoặc nhiều túi, ghi rõ số bài thi và số tờ giấy thi của từng bài thi hiện có trong túi; c) Đối với bài thi tự luận: Bàn giao bài thi của thí sinh có đơn phúc khảo cho Ban Làm phách để làm phách; tiếp nhận bài thi đã được làm phách từ Ban Làm phách và giao cho Ban Phúc khảo bài thi tự luận để chấm phúc khảo; d) Việc giao nhận bài thi giữa Ban Thư ký Hội đồng thi và Ban Phúc khảo bài thi tự luận thực hiện theo quy định tại Điều 27 Quy chế này; khi bàn giao bài thi trắc nghiệm cần bàn giao Phiếu thu bài thi tương ứng. ...
1
Nộp đơn đề nghị phúc khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại đâu?
Phúc khảo bài thi 1. Thí sinh được quyền đề nghị phúc khảo bài thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và phải nộp đơn đề nghị phúc khảo theo quy định. ...
0
Nộp đơn đề nghị phúc khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại đâu?
3. Phúc khảo Sau khi công bố kết quả thi, các đơn vị tổ chức phúc khảo bài thi theo quy định tại Chương VII Quy chế thi; lưu ý những điểm dưới đây: a) Các thành phần không trực tiếp tham gia công tác chuyên môn tại Ban Chấm thi như công an, bảo vệ, y tế, phục vụ có thể tham gia Ban Phúc khảo. b) Trước khi chấm phúc khảo, Trưởng ban Phúc khảo tự luận/trắc nghiệm tổ chức cho những người tham gia công tác chấm phúc khảo tự luận/trắc nghiệm đăng ký mẫu chữ ký theo Mẫu số 2 Phụ lục XII. Danh sách đăng ký mẫu chữ ký được đóng túi và niêm phong, mẫu chữ ký được lưu tại Sở GDĐT trong thời gian ít nhất 01 năm. Trưởng ban Phúc khảo tự luận/trắc nghiệm chịu trách nhiệm tổ chức thu thiết bị thu, phát thông tin của những người đang thực hiện nhiệm vụ tại Ban Phúc khảo tự luận/trắc nghiệm ngay trước mỗi buổi chấm phúc khảo và chịu trách nhiệm lưu giữ, bảo quản các thiết bị này trong suốt thời gian triển khai buổi chấm phúc khảo với sự phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn của công an. c) Phúc khảo bài thi trắc nghiệm: - Chấm phúc khảo bài thi trắc nghiệm được thực hiện theo khoản 5 Điều 33 Quy chế thi. - Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm nhận thông tin tài khoản phúc khảo trên phần mềm từ Bộ GDĐT gửi bằng email [email protected] (việc nhận email về Bộ GDĐT được thực hiện bên ngoài khu vực chấm phúc khảo). - Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm nhận CD chứa dữ liệu phúc khảo (tệp tin Excel chứa danh sách thí sinh đề nghị phúc khảo theo môn thi), CD chứa thông tin khi chấm (của Ban Chấm thi trắc nghiệm đã bàn giao cho Hội đồng thi), các máy quét, máy chủ và các máy trạm, … từ Hội đồng thi. - Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm nhập dữ liệu phúc khảo vào Phần mềm, thực hiện kiểm tra bài thi của thí sinh có đề nghị phúc khảo để đối chiếu từng câu trả lời trên Phiếu TLTN của thí sinh với ảnh quét và kết quả nhận dạng sau sửa lỗi trên Phần mềm Chấm thi trắc nghiệm đã lưu trong quá trình chấm thi. Nếu phát hiện có sai sót thì thực hiện điều chỉnh trên phần mềm chấm thi trắc nghiệm để chấm điểm và xuất báo cáo phúc khảo. - Sau khi chấm xong, Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm thực hiện xuất dữ liệu báo cáo (CD4). Lưu ý: Đĩa CD4 có chứa bản sao lưu cơ sở dữ liệu của phần mềm. Kiểm tra lại nội dung đĩa CD4 xem đã đủ các thư mục và tệp tin như trong hướng dẫn của phần mềm. - Thời hạn gửi đĩa dữ liệu kết quả phúc khảo bài thi trắc nghiệm CD4 và hoàn thành công tác phúc khảo bài thi trắc nghiệm thực hiện theo Lịch Công tác Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại Phụ lục I. d) Phúc khảo bài thi tự luận: - Ban Làm phách cử tối thiểu 03 người để thực hiện làm phách mới cho các bài thi của thí sinh có đơn phúc khảo. Người làm phách phải được cách ly triệt để từ khi thực hiện nhiệm vụ làm phách đến khi hoàn thành việc chấm phúc khảo. - Việc làm phách mới cho các bài thi được Ban Làm phách thực hiện theo quy trình làm phách 1 vòng bằng Phần mềm Hỗ trợ chấm thi do Bộ GDĐT cung cấp hoặc làm phách thủ công; dán kín số phách cũ và đánh số phách mới trước khi bàn giao các túi bài thi đã được làm phách mới cho Ban Thư ký Hội đồng thi. - Ban Phúc khảo bài thi tự luận tổ chức chấm lại bài thi theo hướng dẫn chấm, bảo đảm đúng nguyên tắc 02 CBChT chấm độc lập trên một bài thi. đ) Thực hiện việc cập nhật điểm của thí sinh sau phúc khảo vào Hệ thống QLT và báo cáo kết quả sau phúc khảo theo quy định tại Điều 33 Quy chế thi. e) Lập hồ sơ phúc khảo, bao gồm: Quyết định thành lập Ban Phúc khảo, các biên bản của Ban Phúc khảo, các biên bản đối thoại giữa các cặp chấm thi (nếu có), danh sách thí sinh được thay đổi điểm bài thi.
0
Nộp đơn đề nghị phúc khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại đâu?
6. Phúc khảo bài thi - Mọi thí sinh đều có quyền xin phúc khảo bài thi. Học sinh đăng ký phúc khảo bài thi tại nơi đăng ký dự thi theo lịch ngay sau khi công bố kết quả điểm bài thi. - Thí sinh xin phúc khảo phải nộp Phiếu đăng ký phúc khảo bài thi (theo mẫu) gửi đến trường phổ thông nơi nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển. - Sau khi lập danh sách thí sinh đăng ký phúc khảo (theo mẫu), các trường phổ thông gửi toàn bộ hồ sơ phúc khảo về Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện tập hợp danh sách gửi về Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục. - Điểm các bài thi sau phúc khảo là điểm chính thức của thí sinh và được cập nhật lên hệ thống. - Thí sinh được nhận phiếu điểm mới (khi có thay đổi điểm số) tại trường đăng ký dự ký dự tuyển.
0
Nộp đơn đề nghị phúc khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại đâu?
Điều 46. Công trình bảo vệ môi trường và vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư sau khi được cấp giấy phép môi trường 1. Công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư bao gồm: a) Công trình xử lý chất thải là công trình, thiết bị xử lý nước thải, bụi, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại; b) Công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn là công trình, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn thông thường, chất thải rắn y tế, chất thải rắn nguy hại để đáp ứng yêu cầu phân loại, thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, vận chuyển chất thải rắn đến địa điểm xử lý hoặc tái sử dụng, tái chế; c) Công trình bảo vệ môi trường khác. 2. Chủ dự án đầu tư có công trình xử lý chất thải quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, sau khi được cấp giấy phép môi trường, phải thực hiện vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án đầu tư hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án (nếu có) hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án để đánh giá sự phù hợp và đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường. 3. Trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chủ dự án đầu tư phải tuân thủ yêu cầu về bảo vệ môi trường theo giấy phép môi trường và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 4. Đối với dự án đầu tư có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, trước khi kết thúc vận hành thử nghiệm 45 ngày, chủ dự án đầu tư phải gửi báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của dự án. Cơ quan cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm kiểm tra và quyết định việc điều chỉnh loại, khối lượng chất thải nguy hại được phép xử lý hoặc khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật. 5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
0
Nộp đơn đề nghị phúc khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại đâu?
Khoản 3. Việc cấp lại Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp được thực hiện như sau: a) Trong các trường hợp sau đây, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định cấp lại Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp nếu giám định viên có yêu cầu và nộp phí, lệ phí theo quy định: a1) Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp bị mất, bị lỗi, bị hỏng (rách, bẩn, phai mờ, v.v...) đến mức không sử dụng được; a2) Thông tin được ghi nhận trong Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp theo quy định tại điểm c1 khoản 2 Điều này có sự thay đổi. b) Giám định viên có nghĩa vụ yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp cấp lại Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp để ghi nhận lại các thay đổi nêu tại điểm a2 khoản này; c) Hồ sơ yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp được nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp gồm 01 bộ tài liệu sau đây: c1) Tờ khai yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên, làm theo Mẫu số 03 tại Phụ lục VI của Nghị định này; c2) Bản sao Chứng minh nhân dân (xuất trình bản chính để đối chiếu trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực), trừ trường hợp Tờ khai yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên đã có thông tin về số căn cước công dân đối với trường hợp quy định tại điểm a2 khoản này; c3) 02 ảnh 3 x 4 (cm); c4) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp). d) Việc xử lý hồ sơ yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp được thực hiện như sau: d1) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp xem xét hồ sơ theo trình tự như đối với thủ tục cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này. d2) Trong trường hợp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp bị lỗi do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp gây ra, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm cấp lại Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được cấp Thẻ, không thu phí khi cấp lại Thẻ.
0
Nộp đơn đề nghị phúc khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại đâu?
Điều 14. : Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra pháp lệnh căn cứ vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã được Quốc hội thông qua.. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội cũng có quyền trình dự án pháp lệnh ra trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Dự án pháp lệnh phải được Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban của Quốc hội thẩm tra trước khi trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Khi xét thấy cần thiết, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định tổ chức lấy ý kiến nhân dân, ý kiến của đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức có liên quan về dự thảo pháp lệnh trước khi thông qua.
0
Nộp đơn đề nghị phúc khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại đâu?
Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế khi chuyển sang nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được tính số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào phát sinh trong thời gian nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế mà chưa khấu trừ hết vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào phát sinh trong thời gian nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn theo hướng dẫn tại Điều 18 Thông tư này và theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Ví dụ 63: Công ty TNHH A đang áp dụng phương pháp khấu trừ thuế trong năm 2014, năm 2015 và không đủ điều kiện để áp dụng phương pháp khấu trừ thuế từ ngày 1/1/2016. Công ty TNHH A đã có hồ sơ đề nghị hoàn thuế gửi cơ quan thuế từ kỳ tính thuế tháng 11/2014 đến hết kỳ tính thuế tháng 10/2015 (kết thúc thời điểm xác định doanh thu để xác định phương pháp tính thuế của năm 2016 và năm 2017), số thuế đề nghị hoàn là 350 triệu đồng và trên tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế tháng 11/2015, Công ty TNHH A có số thuế đầu vào chưa được khấu trừ là 50 triệu đồng. Công ty TNHH A được cơ quan thuế xem xét giải quyết hoàn thuế theo quy định đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế đã gửi cơ quan thuế (số thuế đề nghị hoàn là 350 triệu đồng); số thuế đầu vào chưa được khấu trừ trên tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế tháng 11/2015 là 50 triệu đồng được tiếp tục kết chuyển sang kỳ tính thuế tháng 12/2015. Trường hợp tại Tờ khai thuế GTGT của kỳ tính thuế tháng 12/2015, Công ty còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ thì tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. 15. Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp: - Hóa đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hóa đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT); - Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán; - Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua nên không xác định được người mua (trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 12 Điều này); - Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo); - Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi. 16. Các trường hợp đặc thù khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
0
Người học ngành lái tàu đường sắt trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
Giới thiệu chung về ngành, nghề Lái tàu đường sắt trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề trực tiếp trực tiếp lái đầu máy kéo các đoàn tàu khách, đoàn tàu hàng để phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách và vận chuyển hàng hoá lưu thông trên các tuyến đường sắt trong phạm vi cả nước, đáp ứng được yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Người hành nghề Lái tàu đường sắt phải chấp hành nghiêm chỉnh Luật Đường sắt, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chạy tàu, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu giao thông đường sắt, quy trình tác nghiệp ban lái tàu đầu máy dieden và các chỉ thị mệnh lệnh có liên quan đến việc chạy tàu, bảo vệ, giữ gìn bảo dưỡng đầu máy tốt để bảo đảm chạy tàu an toàn và đúng giờ. Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương 60 tín chỉ).
1
Người học ngành lái tàu đường sắt trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
Điều kiện cấp giấy phép lái tàu Người được cấp giấy phép lái tàu phải đáp ứng các điều kiện sau: 1. Đối với lái tàu trên các tuyến đường sắt đang khai thác a) Có độ tuổi theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 36 Luật Đường sắt; có đủ sức khỏe để lái các loại phương tiện giao thông đường sắt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; b) Có bằng hoặc chứng chỉ trình độ sơ cấp trở lên về lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch do cơ sở đào tạo cấp; c) Phải có thời gian làm phụ lái tàu an toàn liên tục 24 tháng trở lên đối với loại giấy phép lái tàu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 27 của Thông tư này; 12 tháng trở lên đối với loại giấy phép lái tàu quy định tại điểm d khoản 1 Điều 27 của Thông tư này; d) Đã qua kỳ sát hạch và được hội đồng sát hạch cấp giấy phép lái tàu (sau đây gọi là hội đồng sát hạch) đánh giá đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư này. 2. Đối với lái tàu đầu tiên trên tuyến đường sắt đô thị mới đưa vào khai thác, vận hành có công nghệ lần đầu sử dụng tại Việt Nam a) Có độ tuổi theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 36 Luật Đường sắt; có đủ sức khỏe để lái các loại phương tiện giao thông đường sắt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; b) Có bằng hoặc chứng chỉ trình độ sơ cấp trở lên về lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch do cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp; hoặc bằng hoặc chứng chỉ lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch do tổ chức nước ngoài cấp qua quá trình đào tạo, chuyển giao công nghệ của dự án; c) Đủ điều kiện sát hạch và được hội đồng sát hạch đánh giá đạt yêu cầu theo quy định tại Thông tư này.
0
Người học ngành lái tàu đường sắt trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
Giới thiệu chung về ngành, nghề Khai thác máy tàu thủy trình độ trung cấp là ngành, nghề khai thác, vận hành trang thiết bị hệ thống động lực trên tàu thủy, thực hiện các công việc bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị, máy móc trong buồng máy v à trên boong tàu, xử lý các tình huống trong quá trình khai thác, vận hành trang thiết bị trên tàu, thực hiện các nghiệp vụ về quản lý an toàn, an ninh hàng hải và quản trị tàu, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Người học nghề Khai thác máy tàu thủy làm việc tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp liên quan đến tàu biển hoặc tại các khu công nghiệp. Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề nghiệp. Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).
0
Người học ngành lái tàu đường sắt trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
Nội dung sát hạch ... 4. Kỹ năng lái tàu: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định, lái tàu chạy đúng thời gian quy định trong biểu đồ chạy tàu, đúng công lệnh tốc độ và cảnh báo hiện hành. ...
0
Người học ngành lái tàu đường sắt trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
Thạnh Trị 09° 26' 15'' 105° 43' 48'' 09° 25' 19'' 105° 46' 22'' C-48-68-A-b; C-48-68-B-a ấp Kinh Ngay 2 DC xã Châu Hưng H. Thạnh Trị 09° 25' 38'' 105° 39' 14'' C-48-68-A-b ấp Quang Vinh DC xã Châu Hưng H. Thạnh Trị 09° 23' 27'' 105° 41' 34'' C-48-68-A-b ấp Tàn Dù DC xã Châu Hưng H. Thạnh Trị 09° 23' 41'' 105° 38' 56'' C-48-68-A-b ấp Tràm Kiến DC xã Châu Hưng H. Thạnh Trị 09° 24' 42'' 105° 38' 22'' C-48-68-A-b ấp Xóm Tro 2 DC xã Châu Hưng H. Thạnh Trị 09° 24' 01'' 105° 39' 42'' C-48-68-A-b Ấp 13 DC xã Châu Hưng H. Thạnh Trị 09° 25' 37'' 105° 38' 24'' C-48-68-A-b Ấp 23 DC xã Châu Hưng H. Thạnh Trị 09° 26' 30'' 105° 39' 54'' C-48-68-A-b Đường tỉnh 937B KX xã Châu Hưng H. Thạnh Trị 09° 25' 21'' 105° 43' 49'' 09° 26' 37'' 105° 33' 02'' C-48-68-A-b kênh Bà Tỷ TV xã Châu Hưng H. Thạnh Trị 09° 26' 03'' 105° 39' 21'' 09° 24' 54'' 105° 39' 27'' C-48-68-A-b kênh Cô Tư TV xã Châu Hưng H. Thạnh Trị 09° 28' 25'' 105° 39' 51'' 09° 26' 36'' 105° 39' 25'' C-48-68-A-b kênh Già Mê TV xã Châu Hưng H. Thạnh Trị 09° 26' 31'' 105° 39' 21'' 09° 26' 03'' 105° 39' 21'' C-48-68-A-b kênh Hậu Bối TV xã Châu Hưng H.
0
Người học ngành lái tàu đường sắt trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
PHÒNG LÂY NHIỄM 1. Nguyên tắc: Thực hiện các biện pháp cách ly và chống nhiễm khuẩn nghiêm ngặt. Khi phát hiện người bệnh nghi ngờ mắc cúm A (H1N1) phải khám, phân loại và cách ly kịp thời. ...
0
Người học ngành lái tàu đường sắt trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
Khoản 3.3. Bộ lọc dùng trong mặt nạ và bán mặt nạ phòng độc lưu thông trên thị trường 3.3.1. Bộ lọc dùng trong mặt nạ và bán mặt nạ phòng độc lưu thông trên thị trường phải có dấu hợp quy và đã ghi nhãn theo quy định của Tiêu chuẩn Châu Âu EN 14387 : 2004(E) Những phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp - Bộ lọc khí - Các bộ lọc khí tổ hợp - Những yêu cầu, thử nghiệm, ghi nhãn (Respiratory protective devices - Gas filter(s) and combined fifter(s) - Requirements, testing, marking). Việc ghi nhãn phải tuân theo các quy định hiện hành của Việt Nam. 3.3.2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành việc kiểm tra chất lượng đối với bộ lọc dùng trong mặt nạ và bán mặt nạ phòng độc lưu thông trên thị trường như đối với các sản phẩm sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu.
0
Người học ngành lái tàu đường sắt trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
"4. Trường hợp người yêu cầu có bản sao Giấy khai sinh trước đây được cấp hợp lệ thì nội dung đăng ký khai sinh được ghi theo nội dung bản sao Giấy khai sinh; phần khai về cha, mẹ được ghi theo thời điểm đăng ký lại khai sinh. 5. Trường hợp người yêu cầu không có bản sao Giấy khai sinh nhưng hồ sơ, giấy tờ cá nhân có sự thống nhất về nội dung khai sinh thì đăng ký lại theo nội dung đó. Nếu hồ sơ, giấy tờ không thống nhất về nội dung khai sinh thì nội dung khai sinh được xác định theo hồ sơ, giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chính thức hợp lệ đầu tiên; riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì nội dung khai sinh được xác định theo văn bản của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị".
0
Quy định của pháp luật hiện hành về chiếu phim lưu động, phát sóng phim trên hệ thống truyền hình?
“Điều 17. Tỷ lệ và thời gian phát sóng phim Việt Nam, phim dành cho trẻ em dưới 16 tuổi trên hệ thống truyền hình (quy định chi tiết thi hành khoản 2 Điều 35 Luật Điện ảnh) 1. Việc thực hiện phát sóng phim Việt Nam trong các đợt phim kỷ niệm ngày lễ của đất nước và phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội, đối ngoại trên hệ thống truyền hình cả nước thực hiện theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 2. Tỷ lệ thời lượng phát sóng phim truyện Việt Nam của mỗi đài truyền hình đạt ít nhất 30% so với tổng số thời lượng phát sóng phim, trong tỷ lệ đó phim truyện Việt Nam phải được phát sóng vào khoảng thời gian từ 20 giờ đến 22 giờ trong ngày, ngoài ra còn có thể phát sóng vào các giờ khác. 3. Thời lượng phát sóng phim dành cho trẻ em dưới 16 tuổi đạt ít nhất 5% so với tổng số thời lượng phát sóng phim; giờ phát sóng phim dành cho trẻ em dưới 16 tuổi kết thúc trước 22 giờ hàng ngày.”
1
Quy định của pháp luật hiện hành về chiếu phim lưu động, phát sóng phim trên hệ thống truyền hình?
"Điều 36. Phổ biến phim trên Internet, khai thác phim từ vệ tinh Việc phổ biến phim trên Internet, khai thác phim từ vệ tinh để phổ biến phải thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan."
0
Quy định của pháp luật hiện hành về chiếu phim lưu động, phát sóng phim trên hệ thống truyền hình?
"Điều 40. Quảng cáo phim 1. Quảng cáo phim bao gồm quảng cáo về phim và quảng cáo trong phim. 2. Việc quảng cáo về phim được quy định như sau: a) Doanh nghiệp sản xuất phim, đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình được giới thiệu những thông tin liên quan đến bộ phim trong quá trình chuẩn bị và sản xuất; b) Doanh nghiệp sản xuất phim, đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình không được chiếu toàn bộ nội dung phim để quảng cáo khi chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh, chưa có quyết định phát sóng của người đứng đầu đài truyền hình, đài phát thanh - truyền hình. 3. Việc quảng cáo trong phim được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo."
0
Quy định của pháp luật hiện hành về chiếu phim lưu động, phát sóng phim trên hệ thống truyền hình?
Giải thích từ ngữ ... 16. Chương trình trong nước là chương trình phát thanh, truyền hình theo quy định của Luật Báo chí; chương trình hình ảnh, âm thanh khác do tổ chức Việt Nam sản xuất, bao gồm cả chương trình trực tiếp theo thời điểm diễn ra sự kiện. 17. Chương trình nước ngoài là chương trình phát thanh, truyền hình thuộc kênh chương trình phát thanh, kênh chương trình nước ngoài; chương trình hình ảnh, âm thanh khác do tổ chức nước ngoài sản xuất, bao gồm cả chương trình trực tiếp theo thời điểm diễn ra sự kiện.
0
Quy định của pháp luật hiện hành về chiếu phim lưu động, phát sóng phim trên hệ thống truyền hình?
1. Cục Cửa khẩu là cơ quan chủ trì chỉ đạo xử lý theo chức năng, thẩm quyền quy định và tham mưu cho Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ đạo xử lý các vi phạm liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền. 2. Quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13 Thông tư này, khi phát hiện vi phạm liên quan đến lĩnh vực xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu và các hành vi vi phạm pháp luật khác tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền, Trạm trưởng Trạm Biên phòng cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền có trách nhiệm chủ trì xử lý theo thẩm quyền và chủ trì phối hợp với các lực lượng chức năng tham mưu cho Đồn trưởng Đồn Biên phòng tiến hành trình tự, thủ tục xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
0
Quy định của pháp luật hiện hành về chiếu phim lưu động, phát sóng phim trên hệ thống truyền hình?
Khoản 2. Cơ quan, đơn vị có liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có trách nhiệm: a) Cử lãnh đạo cơ quan, đơn vị cùng tiếp công dân để thực hiện những yêu cầu do người đứng đầu cơ quan, đơn vị giao; b) Cử công chức, viên chức để ghi chép nội dung việc tiếp công dân, nhận các thông tin, tài liệu do công dân cung cấp; c) Chuẩn bị đầy đủ những thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh mà người đứng đầu cơ quan, đơn vị sẽ tiếp công dân.
0
Quy định của pháp luật hiện hành về chiếu phim lưu động, phát sóng phim trên hệ thống truyền hình?
Tiêu chí đánh giá xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em 1. Tiêu chí đánh giá xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em bao gồm: a) Tiêu chí 1: Nguồn lực thực hiện quyền trẻ em; b) Tiêu chí 2: Trẻ em được khai sinh đúng quy định; c) Tiêu chí 3: Trẻ em bị xâm hại; d) Tiêu chí 4: Trẻ em vi phạm pháp luật, nghiện ma túy; đ) Tiêu chí 5: Trẻ em bị tai nạn, thương tích; e) Tiêu chí 6: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp; g) Tiêu chí 7: Trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng; h) Tiêu chí 8: Trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi; i) Tiêu chí 9: Trẻ em được khám sức khỏe định kỳ; k) Tiêu chí 10: Trẻ em đến trường, lớp mầm non; l) Tiêu chí 11: Trẻ em được thực hiện quyền tham gia của trẻ em; m) Tiêu chí 12: Hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, thể dục, thể thao dành cho trẻ em; n) Tiêu chí 13: Mức độ hài lòng của trẻ em và người dân về việc thực hiện quyền trẻ em.
0
Quy định của pháp luật hiện hành về chiếu phim lưu động, phát sóng phim trên hệ thống truyền hình?
"Điều 25. Thông báo hoạt động bưu chính 1. Các hoạt động bưu chính sau đây phải được thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính: a) Cung ứng dịch vụ thư không có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam (kg); b) Cung ứng dịch vụ thư có khối lượng đơn chiếc trên 02 kilôgam (kg); c) Cung ứng dịch vụ gói, kiện; d) Làm đại lý cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài; đ) Nhận nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bưu chính từ nước ngoài vào Việt Nam; e) Làm đại diện cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài; g) Làm chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được thành lập theo pháp luật Việt Nam; h) Làm văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài."
0
Đề xuất quy trình xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước cấp Nhà nước như thế nào?
Quy trình xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ Việc xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ được tiến hành ở 03 cấp như sau: 1. Cấp cơ sở: Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước được xem xét tại Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý tác giả công trình thành lập. Trong trường hợp tác giả công trình không có cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thì Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ nơi tác giả cư trú thành lập Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở; Đối với tác giả là người nước ngoài có công trình nghiên cứu về Việt Nam, công trình phải được một tổ chức khoa học và công nghệ công lập có lĩnh vực hoạt động chuyên môn phù hợp với lĩnh vực của công trình đề xuất xét tặng giải thưởng với Bộ, ngành, địa phương quản lý (qua cơ quan chủ quản trực tiếp, nếu có) và Bộ Khoa học và Công nghệ. Tổ chức khoa học và công nghệ có trách nhiệm hỗ trợ tác giả công trình hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng theo quy định và thành lập Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp cơ sở sau khi có ý kiến đồng ý của cơ quan chủ quản và Bộ Khoa học và Công nghệ. 2. Cấp Bộ, ngành, địa phương: Hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước được xem xét tại Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp Bộ, ngành, địa phương do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập. 3. Cấp nhà nước thực hiện qua hai bước: a) Bước 1: Xem xét hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước tại các Hội đồng xét tặng giải thưởng chuyên ngành cấp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập; b) Bước 2: Xem xét hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước tại Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Kết quả xét tặng giải thưởng được Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp nhà nước gửi Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương để tổng hợp hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, đề nghị Chủ tịch nước quyết định tặng giải thưởng.
1
Đề xuất quy trình xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước cấp Nhà nước như thế nào?
Thủ tục xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ tại Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp Bộ, ngành, địa phương .... 3. Trách nhiệm của Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp Bộ, ngành, địa phương a) Xem xét, đánh giá công trình đề nghị xét tặng giải thưởng theo quy định; “b) Đề nghị Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng xét tặng giải thưởng thông báo tới tác giả công trình hoặc tổ chức, cá nhân liên quan phối hợp, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng theo góp ý của Hội đồng xét tặng giải thưởng nếu công trình được đề nghị xét thưởng ở cấp tiếp theo; c) Gửi danh sách và hồ sơ công trình đủ điều kiện, tiêu chuẩn được xét tặng giải thưởng và được ít nhất 80% tổng số thành viên Hội đồng bỏ phiếu đồng ý đến Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tiến hành thủ tục tiếp theo trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xét tặng giải thưởng ở Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp Bộ, ngành, địa phương.
0
Đề xuất quy trình xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước cấp Nhà nước như thế nào?
Mẫu số 6a HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT (Tên hội đồng xét...) ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- (Địa danh), ngày.... tháng ….năm …. BÁO CÁO Quá trình xét tặng “Giải Thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật năm .... Hội đồng xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật ………1 đã tổ chức cuộc họp phiên toàn thể vào ngày .... tháng.... năm .... để xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật. Trong quá trình xét tặng, Hội đồng đã thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước và của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật, bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn và quy trình xét chọn. Sau khi xem xét thành tích của từng cá nhân, đối chiếu với tiêu chuẩn quy định, Hội đồng đã tiến hành đánh giá, bỏ phiếu kín đề nghị Hội đồng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật ………2 xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật cho: ......... tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình. STT Tên tác phẩm, công trình Tên tác giả (hoặc đồng tác giả) Số phiếu đạt Tỷ lệ % 1 2 ... TM. HỘI ĐỒNG CHỦ TỊCH (Chữ ký, dấu của đơn vị) (Chức danh) Họ và tên Ghi chú: (1): Hội đồng thụ lý hồ sơ. (2): Hội đồng cấp trên trực tiếp. Mẫu số 6b HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT (Tên hội đồng xét...) ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- (Địa danh), ngày.... tháng ….năm …. BÁO CÁO Quá trình xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật năm .... Hội đồng xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật ………1 đã tổ chức cuộc họp phiên toàn thể vào ngày .... tháng.... năm .... để xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật. Trong quá trình tiến hành, Hội đồng đã thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước và của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật, đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn và quy trình xét chọn. Sau khi xem xét thành tích của từng cá nhân, đối chiếu với tiêu chuẩn quy định, Hội đồng đã tiến hành đánh giá, bỏ phiếu kín đề nghị Hội đồng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật ………2 xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật cho: ..... tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình. STT Tên tác phẩm, công trình Tên tác giả (hoặc đồng tác giả) Số phiếu đạt Tỷ lệ % 1 2 ... Kính trình Hội đồng xét tặng “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật ……2 xem xét. TM. HỘI ĐỒNG CHỦ TỊCH (Chữ ký, dấu của đơn vị) (Chức danh) Họ và tên Ghi chú: (1): Hội đồng thụ lý hồ sơ. (2): Hội đồng cấp trên trực tiếp.
0
Đề xuất quy trình xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước cấp Nhà nước như thế nào?
Quy trình xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật Việc xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật được thực hiện qua 03 cấp Hội đồng như sau: 1. Hội đồng cấp cơ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tại Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương do Chủ tịch Hội Văn học, nghệ thuật chuyên ngành Trung ương thành lập. 2. Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập theo từng lĩnh vực nghệ thuật: Âm nhạc, Điện ảnh, Kiến trúc, Múa, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Sân khấu, Văn học, Văn nghệ dân gian. 3. Hội đồng cấp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
0
Đề xuất quy trình xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước cấp Nhà nước như thế nào?
- Tập trung các nguồn lực để tổ chức soạn thảo văn bản quy định chi tiết đúng thời hạn. Kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình soạn thảo văn bản quy định chi tiết để tìm cách tháo gỡ, đề xuất những giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc đó. b) Trong công tác rà soát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Chủ động rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực do bộ, ngành, địa phương quản lý để xem xét sự phù hợp với hệ thống pháp luật và đòi hỏi của thực tiễn; xác định rõ khó khăn, vướng mắc xuất phát từ quy định pháp luật hay từ khâu tổ chức thi hành, từ đó xác định sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản. - Tăng cường kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành, địa phương ban hành có nội dung thuộc các lĩnh vực do bộ, cơ quan mình quản lý, kịp thời phát hiện các nội dung trái pháp luật và kiến nghị biện pháp xử lý. c) Trong công tác tổ chức thi hành pháp luật - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; đẩy mạnh hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Chú trọng tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, người dân về vướng mắc, bất cập trong thực thi chính sách, pháp luật. - Nghiên cứu, đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung của luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định, thông tư, các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và năng lực phản ứng chính sách trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật, nhất là trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, người dân doanh nghiệp. d) Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, phát hiện ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi “tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm” trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật, trong đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp: - Chủ động báo cáo, xin ý kiến của các cấp ủy, tổ chức Đảng theo quy định tại các văn bản của Đảng về những chính sách quan trọng, những định hướng lớn trong dự án, dự thảo văn bản. - Nâng cao năng lực, phẩm chất cho cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật thông qua việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, công chức nhằm nêu cao tinh thần cảnh giác, không để bị chi phối, tác động bởi các hành vi không lành mạnh nhằm cài cắm lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, làm sai lệch chủ trương chính sách, nội dung văn bản quy phạm pháp luật. - Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc tham mưu xây dựng, ban hành văn bản trái pháp luật. đ) Ưu tiên, bố trí đầy đủ nhân lực, kinh phí và các điều kiện cần thiết khác để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật. Nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp để thu hút các chuyên gia, nhà khoa học có trình độ, năng lực, kinh nghiệm thực tiễn tham gia quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.
0
Đề xuất quy trình xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước cấp Nhà nước như thế nào?
Tân Phú 11° 22’ 37” 107° 21’ 27” C-48-23-B-a trạm kiểm lâm Tà Lài KX xã Tà Lài H. Tân Phú 11° 22’ 42” 107° 21’ 28” C-48-23-B-a ấp Bon Gõ DC xã Thanh Sơn H. Tân Phú 11° 18’ 19” 107° 28’ 54” C-48-23-B-d ấp Cây Dầu DC xã Thanh Sơn H. Tân Phú 11° 18’ 43” 107° 28’ 43” C-48-23-B-d ấp Đa Tôn DC xã Thanh Sơn H. Tân Phú 11° 19’ 08” 107° 28’ 46” C-48-23-B-d hồ Đa Tôn TV xã Thanh Sơn H. Tân Phú 11° 19’ 42” 107° 28’ 15” C-48-23-B-d ấp Suối Đá DC xã Thanh Sơn H. Tân Phú 11° 18’ 20” 107° 28’ 18” C-48-23-B-d ấp Thanh Lâm DC xã Thanh Sơn H. Tân Phú 11° 17’ 30” 107° 29’ 07” C-48-23-B-d ấp Thanh Quang DC xã Thanh Sơn H. Tân Phú 11° 18’ 55” 107° 28’ 38” C-48-23-B-d ấp Thanh Trung DC xã Thanh Sơn H. Tân Phú 11° 18’ 20” 107° 28’ 47” C-48-23-B-d Ấp 1 DC xã Trà Cổ H. Tân Phú 11° 15’ 12” 107° 25’ 36” C-48-23-D-b Ấp 2 DC xã Trà Cổ H. Tân Phú 11° 15’ 31” 107° 25’ 51” C-48-23-B-d Ấp 3 DC xã Trà Cổ H. Tân Phú 11° 16’ 01” 107° 26’ 41” C-48-23-D-b Ấp 4 DC xã Trà Cổ H. Tân Phú 11° 15’ 34” 107° 26’ 42” C-48-23-B-d Ấp 5 DC xã Trà Cổ H. Tân Phú 11° 14’ 40” 107° 26’ 00” C-48-23-D-b Ấp 6 DC xã Trà Cổ H. Tân Phú 11° 13’ 44” 107° 26’ 13” C-48-23-D-b Bàu Min TV xã Trà Cổ H.
0
Đề xuất quy trình xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước cấp Nhà nước như thế nào?
Điều 6. Trách nhiệm thi hành 1. Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế làm đầu mối tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này. 1. Phòng Tổ chức - Hành chính a) Đầu mối giúp Giám đốc Trung tâm trong công tác tổ chức, quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; các chế độ chính sách tiền lương, thi đua khen thưởng, kỷ luật của Trung tâm theo quy định của pháp luật và bảo vệ chính trị nội bộ của Trung tâm; b) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ hành chính, quản trị, ứng dụng công nghệ thông tin, văn thư, lưu trữ phục vụ cho hoạt động của Trung tâm; c) Phối hợp với các khoa, phòng trong công tác đào tạo, đào tạo liên tục; d) Phối hợp với các khoa, phòng tổ chức các hội thảo, hội nghị, tập huấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản; đ) Quản lý cơ sở vật chất, tài sản của Trung tâm; e) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định; g) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Trung tâm giao. 2. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ quy định tại Thông tư này và quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu có) quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em) để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
0
Đề xuất quy trình xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước cấp Nhà nước như thế nào?
Điều 2. - Bộ Ngoại giao (Cục phục vụ Ngoại giao đoàn) được làm dịch vụ thuê nhà, sửa chữa, cải tạo nhà và cho thuê lao động đối với Đoàn ngoại giao tại Hà Nội.. Đối với Đoàn ngoại giao có trụ sở tại các địa phương khác ngoài Thủ đô Hà Nội thì do các cơ quan chức năng thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết các yêu cầu về thuê nhà, thuê lao động theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ ngoại giao.
0
Nếu muốn áp dụng giá hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng thì phải đáp ứng được những điều kiện nào?
Giá hợp đồng xây dựng và điều kiện áp dụng ... 5. Điều kiện áp dụng các loại giá hợp đồng xây dựng được quy định như sau: a) Đối với hợp đồng trọn gói: Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng và đơn giá để thực hiện các công việc theo đúng các yêu cầu của hợp đồng xây dựng hoặc trong một số trường hợp chưa thể xác định được rõ khối lượng, đơn giá (như: Hợp đồng EC, EP, PC, EPC và hợp đồng chìa khóa trao tay) nhưng các bên tham gia hợp đồng có đủ năng lực kinh nghiệm để tính toán, xác định giá hợp đồng trọn gói. Khi áp dụng giá hợp đồng trọn gói thì giá gói thầu, giá hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như rủi ro về khối lượng, trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và mỗi bên phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của mình. b) Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định: Giá hợp đồng theo đơn giá cố định được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về đơn giá để thực hiện các công việc theo đúng các yêu cầu của hợp đồng xây dựng, nhưng chưa xác định được chính xác khối lượng công việc. Khi đó, đơn giá cho các công việc theo hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và mỗi bên phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của mình. Khi đó, giá gói thầu, giá hợp đồng các bên phải dự tính trước chi phí dự phòng cho các yếu tố trượt giá và khối lượng. c) Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh: Được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng các bên tham gia hợp đồng chưa đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng, đơn giá và các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng. Khi đó, giá gói thầu, giá hợp đồng các bên phải dự tính trước chi phí dự phòng cho các yếu tố trượt giá và khối lượng. d) Giá hợp đồng theo thời gian thường được áp dụng đối với một số hợp đồng xây dựng có công việc tư vấn trong hoạt động đầu tư xây dựng. Hợp đồng tư vấn xây dựng được áp dụng tất cả các loại giá hợp đồng quy định trong Nghị định này. d1) Đối với hợp đồng chi phí cộng phí Giá hợp đồng theo chi phí cộng phí chỉ áp dụng với các gói thầu mà tại thời điểm ký kết hợp đồng các bên chưa đủ cơ sở xác định phạm vi công việc, nhu cầu cần thiết về việc sử dụng vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công để thực hiện các công việc dự kiến của hợp đồng.
1
Nếu muốn áp dụng giá hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng thì phải đáp ứng được những điều kiện nào?
Giá hợp đồng tư vấn xây dựng Giá hợp đồng tư vấn xây dựng và Điều kiện áp dụng thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và các quy định sau: 1. Nội dung của giá hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng có thể bao gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí chung, chi phí lán trại, chi phí lập phương án và báo cáo kết quả khảo sát, chi phí di chuyển lực lượng khảo sát, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng. 2. Nội dung của giá hợp đồng tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, tư vấn thiết kế xây dựng công trình và tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình có thể bao gồm: a) Chi phí chuyên gia (tiền lương và các chi phí liên quan), chi phí vật tư vật liệu, máy móc, chi phí quản lý, chi phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng. b) Chi phí cần thiết cho việc hoàn chỉnh sản phẩm tư vấn xây dựng sau các cuộc họp, báo cáo, kết quả thẩm định, phê duyệt. c) Chi phí đi thực địa. d) Chi phí đi lại khi tham gia vào quá trình nghiệm thu theo yêu cầu của bên giao thầu. đ) Chi phí giám sát tác giả đối với tư vấn thiết kế xây dựng công trình. e) Chi phí khác có liên quan. 3. Giá hợp đồng tư vấn xây dựng không bao gồm: a) Chi phí cho các cuộc họp của bên giao thầu. b) Chi phí thẩm tra, phê duyệt sản phẩm của hợp đồng tư vấn. c) Chi phí khác mà các bên thỏa thuận không bao gồm trong giá hợp đồng.
0
Nếu muốn áp dụng giá hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng thì phải đáp ứng được những điều kiện nào?
Điều chỉnh giá đối với hợp đồng trọn gói 1. Khi phát sinh khối lượng công việc bổ sung hợp lý ngoài phạm vi hợp đồng hoặc khi bổ sung khối lượng công việc hợp lý chưa có đơn giá trong hợp đồng, thì các bên tham gia hợp đồng thống nhất đơn giá công việc này trước khi thực hiện. Việc xác định đơn giá mới theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá cho khối lượng công việc phát sinh, bổ sung ngoài phạm vi hợp đồng; khối lượng chưa có đơn giá trong hợp đồng. Đơn giá mới được xác định theo Thông tư hướng dẫn về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của Bộ Xây dựng và các thỏa thuận trong hợp đồng. 2. Đối với hợp đồng thi công xây dựng có những công trình, hạng Mục công trình, công việc không phải thực hiện trong hồ sơ thiết kế kèm theo hợp đồng đã ký: áp dụng đơn giá trong hợp đồng để Điều chỉnh giảm giá hợp đồng. Khi ký hợp đồng trọn gói, các bên cần có bảng đơn giá kèm theo để thuận lợi cho việc Điều chỉnh giảm, và bảng đơn giá này chỉ dùng để Điều chỉnh giá đối với khối lượng không thực hiện trong hợp đồng. 3. Đối với các trường hợp bất khả kháng, bất khả kháng khác: Đơn giá cho các công việc phải khắc phục hậu quả bất khả kháng được xác định căn cứ vào Điều kiện thực tế, Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình của Bộ Xây dựng. Có thể áp dụng đơn giá trong hợp đồng đã ký kết; hoặc đơn giá xác định theo nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng về đơn giá mới cho khối lượng công việc bổ sung, phát sinh bổ sung ngoài phạm vi hợp đồng.
0
Nếu muốn áp dụng giá hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng thì phải đáp ứng được những điều kiện nào?
a) Đối với hợp đồng trọn gói: Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng và đơn giá để thực hiện các công việc theo đúng các yêu cầu của hợp đồng xây dựng hoặc trong một số trường hợp chưa thể xác định được rõ khối lượng, đơn giá (như: Hợp đồng EC, EP, PC, EPC và hợp đồng chìa khóa trao tay) nhưng các bên tham gia hợp đồng có đủ năng lực kinh nghiệm để tính toán, xác định giá hợp đồng trọn gói. Khi áp dụng giá hợp đồng trọn gói thì giá gói thầu, giá hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như rủi ro về khối lượng, trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và mỗi bên phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của mình. b) Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định: Giá hợp đồng theo đơn giá cố định được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về đơn giá để thực hiện các công việc theo đúng các yêu cầu của hợp đồng xây dựng, nhưng chưa xác định được chính xác khối lượng công việc. Khi đó, đơn giá cho các công việc theo hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng và mỗi bên phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của mình. Khi đó, giá gói thầu, giá hợp đồng các bên phải dự tính trước chi phí dự phòng cho các yếu tố trượt giá và khối lượng. c) Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh: Được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng các bên tham gia hợp đồng chưa đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng, đơn giá và các yếu tố rủi ro liên quan đến giá hợp đồng như trượt giá trong thời gian thực hiện hợp đồng. Khi đó, giá gói thầu, giá hợp đồng các bên phải dự tính trước chi phí dự phòng cho các yếu tố trượt giá và khối lượng. d) Giá hợp đồng theo thời gian thường được áp dụng đối với một số hợp đồng xây dựng có công việc tư vấn trong hoạt động đầu tư xây dựng. Hợp đồng tư vấn xây dựng được áp dụng tất cả các loại giá hợp đồng quy định trong Nghị định này. Điều 16. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng 1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng là việc bên nhận thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng; khuyến khích áp dụng hình thức bảo lãnh. 2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được nộp cho bên giao thầu trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực theo đúng thỏa thuận của các bên về giá trị, loại tiền, phương thức bảo đảm; theo mẫu được bên giao thầu chấp nhận và phải có hiệu lực cho đến khi bên nhận thầu đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc sau khi bên giao thầu đã nhận được bảo đảm bảo hành đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng và cung cấp thiết bị. Riêng hợp đồng tư vấn xây dựng, hợp đồng giao khoán nội bộ, hợp đồng xây dựng thuộc các chương trình mục tiêu do các hộ dân thực hiện và những hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện không bắt buộc bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng.
0
Nếu muốn áp dụng giá hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng thì phải đáp ứng được những điều kiện nào?
Khoản 2. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch ngành nông nghiệp, công nghiệp và thương mại đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội có quyền: a) Đề nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt; b) Quyết định các biện pháp thực hiện những nội dung quy hoạch, kế hoạch liên quan tới Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; c) Xây dựng chính sách thu hút các nguồn vốn để phát triển kinh tế ngoại thành và nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái; ưu tiên phát triển sản phẩm nông nghiệp sạch; tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế nông thôn; từng bước giảm lao động nông nghiệp; tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp; d) Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện đầu tư sản xuất, chế biến, xuất khẩu thực phẩm sạch; mở rộng hợp tác liên kết tạo ra thị trường để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; đ) Ban hành quy chế để bảo tồn, khôi phục, củng cố và phát triển các làng nghề truyền thống có chọn lọc; nâng cấp các ngành nghề mới chất lượng cao, thu hút lao động địa phương.
0
Nếu muốn áp dụng giá hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng thì phải đáp ứng được những điều kiện nào?
Xử lý mẫu không bảo đảm VSTY và ATTP trong quá trình thực hiện Chương trình giám sát ... 4. Cơ sở có mẫu giám sát không bảo đảm VSTY và ATTP phải chịu toàn bộ chi phí lấy mẫu và phân tích mẫu giám sát tăng cường và xử lý lô hàng.
0
Nếu muốn áp dụng giá hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng thì phải đáp ứng được những điều kiện nào?
Thanh toán đối với loại hợp đồng trọn gói 1. Nguyên tắc thanh toán: Việc thanh toán đối với hợp đồng trọn gói được thực hiện nhiều lần sau mỗi lần nghiệm thu với giá trị tương ứng với khối lượng công việc đã thực hiện hoặc một lần sau khi nhà thầu hoàn thành các trách nhiệm theo hợp đồng với giá trị bằng giá hợp đồng trừ đi giá trị tạm ứng (nếu có). Trường hợp không thể xác định được chi tiết giá trị hoàn thành tương ứng với từng hạng mục công việc hoặc giai đoạn nghiệm thu hoàn thành thì có thể quy định thanh toán theo tỷ lệ phần trăm (%) giá trị hợp đồng. 2. Hồ sơ thanh toán đối với hợp đồng trọn gói bao gồm: a) Biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn giám sát (nếu có). Biên bản xác nhận khối lượng này là xác nhận hoàn thành công trình, hạng mục công trình, công việc của công trình phù hợp với thiết kế mà không cần xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết; b) Đối với công việc mua sắm hàng hóa: Tùy tính chất của hàng hóa để quy định hồ sơ thanh toán cho phù hợp như hóa đơn của nhà thầu, danh mục hàng hóa đóng gói, chứng từ vận tải, đơn bảo hiểm, Giấy chứng nhận chất lượng, biên bản nghiệm thu hàng hóa, Giấy chứng nhận xuất xứ và các tài liệu, chứng từ khác liên quan.
0
Nếu muốn áp dụng giá hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng thì phải đáp ứng được những điều kiện nào?
Khoản 6. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nếu có nhu cầu chi các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên diện rộng với mức độ nghiêm trọng, nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán mà sau khi sắp xếp lại ngân sách, sử dụng hết dự phòng ngân sách mà vẫn chưa đủ nguồn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sử dụng Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để đáp ứng các nhu cầu chi theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Luật Ngân sách nhà nước.
0
Có được rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở công ty cũ khi đang đi làm ở công ty mới không?
“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần 1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội; c) Ra nước ngoài để định cư; d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế; 2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau: a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014; b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi; c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. 3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này. 4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội. 5. Hồ sơ, giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 109 và các Khoản 3, 4 Điều 110 của Luật Bảo hiểm xã hội."
1
Có được rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở công ty cũ khi đang đi làm ở công ty mới không?
"Điều 46. Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH đối với một người có từ 2 sổ BHXH trở lên được quản lý theo Điều 33b. ... 2. Gộp sổ BHXH và hoàn trả Trường hợp một người có từ 2 sổ BHXH trở lên đề nghị gộp sổ BHXH, cán bộ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ BHXH và cơ sở dữ liệu; lập Danh sách đề nghị gộp sổ BHXH (Mẫu C18-TS) chuyển cán bộ Phòng/Tổ quản lý thu thực hiện: + Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH không trùng nhau: Thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp. + Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH trùng nhau: lập Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) để hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 43. 3. Người lao động có sổ BHXH bảo lưu quá trình đóng kể cả do BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp, đăng ký tham gia tiếp hoặc giải quyết chế độ. Phòng/Tổ quản lý thu có trách nhiệm cập nhật dữ liệu, đối chiếu nội dung đã ghi trên sổ BHXH với dữ liệu quá trình đóng do BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân cung cấp. 4. Sổ BHXH của người lao động di chuyển đơn vị đóng được chuyển toàn bộ quá trình thời gian đã đóng đến đơn vị mới để ghi quá trình đóng tiếp. ...”
0
Có được rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở công ty cũ khi đang đi làm ở công ty mới không?
“Điều 61. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.”
0
Có được rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở công ty cũ khi đang đi làm ở công ty mới không?
1. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động: a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật. b) Khi hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của hợp đồng lao động kế tiếp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. 2. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động: a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. b) Khi hợp đồng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc chấm dứt hoặc thay đổi mà người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất trong số các hợp đồng còn lại có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. 3. Việc thay đổi trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này được quy định như sau: a) Người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung nội dung về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc trong hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; b) Người lao động có trách nhiệm thông báo và gửi sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ Bảo hiểm y tế và các giấy tờ liên quan khác cho người sử dụng lao động của hợp đồng lao động kế tiếp để thực hiện. 4. Người lao động có trách nhiệm thông báo và gửi kèm các bản sao hợp đồng lao động đã giao kết hoặc đã sửa đổi, bổ sung hoặc đã chấm dứt cho người sử dụng lao động còn lại biết.
0
Có được rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở công ty cũ khi đang đi làm ở công ty mới không?
31. Quyết định số 1839/2005/QĐ-NHNN ngày 19/12/2005 về việc thu đổi ngân phiếu thanh toán quá thời hạn lưu hành. 32. Quyết định số 22/2006/QĐ-NHNN ngày 18/05/2006 ban hành Quy chế Phòng cháy và chữa cháy trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước. 33. Quyết định số 31/2006/QĐ-NHNN ngày 18/7/2006 ban hành Quy định tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và người điều hành quỹ tín dụng nhân dân. 34. Quyết định số 45/2006/QĐ-NHNN ngày 11/9/2006 ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, bộ máy điều hành quỹ tín dụng nhân dân. 35. Thông tư số 31/2011/TT-NHNN ngày 30/9/2011 quy định về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 36. Thông tư số 26/2014/TT-NHNN ngày 16/9/2014 quy định về việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng bằng Đồng Việt Nam theo Quyết định số 540/QĐ-Ttg ngày 16 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra.
0
Có được rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở công ty cũ khi đang đi làm ở công ty mới không?
Điều 1. Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với các ông có tên sau: 1. Ông Phạm Bình Minh thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đơn vị bầu cử số 1 gồm thành phố Vũng Tàu và các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Côn Đảo. 2. Ông Lê Minh Chuẩn thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh, Đơn vị bầu cử số 1 gồm thành phố Hạ Long và thành phố Cẩm Phả.
0
Có được rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở công ty cũ khi đang đi làm ở công ty mới không?
Các hàm chuỗi (LEFT, RIGHT, MID, LEN, UPPER, PROPER, LOWER, VALUE) 2.6.2.8. Các hàm tìm kiếm (VLOOKUP, HLOOKUP) 2.6.2.9. Các hàm có điều kiện (COUNTIF, SUMIF) 2.7. Biểu đồ 2.7.1. Tạo biểu đồ 2.7.2. Chỉnh sửa, cắt dán, di chuyển, xóa biểu đồ 2.8. Kết xuất và phân phối trang tính, bảng tính 2.8.1. Trình bày trang tính để in 2.8.2. Kiểm tra và in 2.8.3. Phân phối trang tính
0
Có được rút bảo hiểm xã hội 1 lần ở công ty cũ khi đang đi làm ở công ty mới không?
Quá thời hạn nêu trên, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng không thực hiện chuyển đổi hoặc không được chuyển đổi do không đáp ứng quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản này phải chấm dứt hoạt động đại lý chi, trả ngoại tệ hoặc trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; b) Trong thời gian thực hiện chuyển đổi, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng được tiếp tục thực hiện hoạt động đại lý chi, trả ngoại tệ hoặc trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ theo Giấy xác nhận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ hoặc Giấy phép làm dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ đã được cấp; c) Các tổ chức kinh tế đã được cấp Giấy phép làm dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ được chuyển đổi sang văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ khi đáp ứng các quy định của Chính phủ về Điều kiện đối với tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ; d) Các tổ chức kinh tế đã được cấp Giấy xác nhận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ được chuyển đổi sang văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ khi đáp ứng các quy định của Chính phủ về Điều kiện đối với tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động đại lý chi, trả ngoại tệ; đ) Các tổ chức tín dụng đã được cấp Giấy xác nhận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ được chuyển đổi sang văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ. 9. Điểm b Khoản 4 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau: ‘‘b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn có văn bản yêu cầu tổ chức bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn xem xét, chuyển đổi thành văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ hoặc văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ. Trường hợp từ chối, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn có văn bản thông báo rõ lý do.” 10. Điểm a Khoản 5 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau: “a) Trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phải thực hiện các thủ tục đề nghị chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Thông tư này khi đáp ứng các quy định của Chính phủ về Điều kiện đối với tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ;” 11. Sửa đổi tên Chương II và Chương III: a) Chương II được sửa đổi như sau: “TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHẤP THUẬN TRỰC TIẾP NHẬN VÀ CHI, TRẢ NGOẠI TỆ; CHẤP THUẬN THAY ĐỔI, BỔ SUNG, GIA HẠN TRỰC TIẾP NHẬN VÀ CHI, TRẢ NGOẠI TỆ”; b) Chương III được sửa đổi như sau: “TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CHẤP THUẬN ĐĂNG KÝ ĐẠI LÝ CHI, TRẢ NGOAI TỆ; CHẤP THUẬN THAY ĐỔI, BỔ SUNG, GIA HẠN ĐĂNG KÝ ĐẠI LÝ CHI, TRẢ NGOẠI TỆ”.
0
Có dùng phụ cấp trách nhiệm theo nghề áp dụng đối với Thẩm tra viên chính để tính đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
III. NGUỒN KINH PHÍ VÀ CÁCH CHI TRẢ 1. Nguồn kinh phí Năm 2004 và năm 2005, nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên ngành Tòa án thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức thực hiện cải cách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Từ năm 2006 trở đi, kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên ngành Tòa án được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của ngành Tòa án nhân dân. 2. Cách chi trả a. Phụ cấp trách nhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán, Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên thuộc biên chế trả lương của Tòa án nào thì do Tòa án đó chi trả; b. Phụ cấp trách nhiệm được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và quyết toán theo quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính hiện hành. c. Mức phụ cấp trách nhiệm quy định tại Thông tư này không được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. ...
1
Có dùng phụ cấp trách nhiệm theo nghề áp dụng đối với Thẩm tra viên chính để tính đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp (kể cả Chánh án Toà án nhân dân tối cao), Thư ký Toà án và Thẩm tra viên thuộc ngành Toà án được áp dụng phụ cấp trách nhiệm theo nghề theo quy định sau đây: 1. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). 2. Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). 3. Thẩm phán Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 30% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). 4. Thư ký Toà án các cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). 5. Thẩm tra viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 15% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). 6. Thẩm tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). 7. Thẩm tra viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
0
Có dùng phụ cấp trách nhiệm theo nghề áp dụng đối với Thẩm tra viên chính để tính đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
III. NGUỒN KINH PHÍ VÀ CHI TRẢ PHỤ CẤP 1. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra thực hiện theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. 2. Chi trả phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra: a) Phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh được tính trả vào cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; b) Các đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra thuộc biên chế trả lương của cơ quan nào thì cơ quan đó chi trả.
0
Có dùng phụ cấp trách nhiệm theo nghề áp dụng đối với Thẩm tra viên chính để tính đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân các cấp (kể cả Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao), Điều tra viên các cấp và Kiểm tra viên các cấp được áp dụng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Kiểm sát theo quy định sau đây: 1. Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Điều tra viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). 2. Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Điều tra viên trung cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). 3. Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện và Điều tra viên sơ cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 30% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). 4. Kiểm tra viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 15% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). 5. Kiểm tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). 6. Kiểm tra viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
0
Có dùng phụ cấp trách nhiệm theo nghề áp dụng đối với Thẩm tra viên chính để tính đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
1. Cơ quan tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi. 2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức khác có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao trách nhiệm chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về người cao tuổi. 3. Gia đình người cao tuổi có trách nhiệm chủ yếu trong việc phụng dưỡng người cao tuổi. 4. Cá nhân có trách nhiệm kính trọng và giúp đỡ người cao tuổi.
0
Có dùng phụ cấp trách nhiệm theo nghề áp dụng đối với Thẩm tra viên chính để tính đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
1. Lập hồ sơ thi hành án a) Chấp hành viên lập hồ sơ thi hành án theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ. Hồ sơ thi hành án, gồm: bản án, quyết định; các biên bản bàn giao, xử lý vật chứng, tài sản đã kê biên, tạm giữ; biên bản xác minh, biên bản giải quyết việc thi hành án; giấy báo; giấy triệu tập; giấy mời; các đơn yêu cầu, khiếu nại về thi hành án; các biên lai, phiếu thu, phiếu chi; các tài liệu liên quan đến việc xử lý tài sản để thi hành án; các công văn, giấy tờ của cơ quan thi hành án dân sự, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thi hành án, như: công văn xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án; công văn trao đổi với cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình thi hành án; công văn yêu cầu chuyển tiền, tang vật còn thiếu hoặc chưa chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự; các giấy tờ, tài liệu liên quan khác (nếu có). b) Hồ sơ thi hành án phải có bìa in theo mẫu thống nhất hướng dẫn tại Phụ lục II của Thông tư này. Chấp hành viên có trách nhiệm ghi đầy đủ, chi tiết nội dung các mục đã in trên bìa hồ sơ. Trường hợp bìa hồ sơ đã cũ, nát, ố nhàu thì phải được thay thế bằng bìa hồ sơ mới. Bìa hồ sơ mới phải ghi đầy đủ các cột mục, nội dung của bìa hồ sơ cũ. c) Các tài liệu có trong hồ sơ thi hành án phải được sắp xếp cẩn thận, đánh số bút lục và liệt kê đầy đủ vào bảng danh mục in trên bìa hồ sơ thi hành án. Chấp hành viên phải liệt kê và sắp xếp tài liệu theo thứ tự bắt đầu từ bút lục số 01 cho đến bút lục cuối cùng. Cơ quan thi hành án dân sự thực hiện khắc dấu bút lục để sử dụng theo mẫu thống nhất tại của Thông tư này. Việc quản lý và sử dụng dấu bút lục thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu. 2. Thứ tự đánh số bút lục và sắp xếp tài liệu trong hồ sơ thi hành án a) Các bút lục được đánh số theo phương pháp tịnh tiến về số và thứ tự từng tờ tài liệu có trong hồ sơ. Bút lục được đánh số một lần. Số bút lục được đánh vào góc phải, phía trên, mặt trước của từng tờ tài liệu. Mỗi tờ tài liệu được đánh một số bút lục (riêng quyết định thi hành án, bản án, quyết định chỉ đánh một bút lục; trường hợp có nhiều bản án, quyết định thì mỗi bản án, quyết định đánh một số bút lục). Việc đánh số bút lục được thực hiện ngay sau khi thiết lập hoặc tiếp nhận tài liệu, theo trình tự thời gian tiếp nhận. Trường hợp tại một thời điểm tiếp nhận nhiều tài liệu thì đánh số bút lục theo thứ tự thời gian ban hành tài liệu. b) Tài liệu trong hồ sơ được xếp theo thứ tự sau: Đối với việc thi hành án chủ động: tài liệu thứ nhất là quyết định thi hành án; tài liệu thứ hai là bản án, quyết định mà cơ quan thi hành án dân sự đưa ra thi hành. Đối với việc thi hành án theo yêu cầu: tài liệu thứ nhất là quyết định thi hành án; tài liệu thứ hai là tài liệu về việc yêu cầu thi hành án; tài liệu thứ ba là bản án, quyết định mà cơ quan thi hành án dân sự đưa ra thi hành. Các tài liệu tiếp theo (nếu có) được sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới theo thời điểm cơ quan thi hành án có được tài liệu. Tài liệu trong hồ sơ thi hành án phải được thống kê tại trang 03 của bìa hồ sơ thi hành án (Danh mục tài liệu), từ bút lục số 01 rồi đến các bút lục tiếp theo. Ví dụ:
0
Có dùng phụ cấp trách nhiệm theo nghề áp dụng đối với Thẩm tra viên chính để tính đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
Khoản 4. Sau khi thành lập thị xã Sa Pa và các phường, xã thuộc thị xã Sa Pa: a) Thị xã Sa Pa có 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 06 phường: Cầu Mây, Hàm Rồng, Ô Quý Hồ, Phan Si Păng, Sa Pa, Sa Pả và 10 xã: Bản Hồ, Hoàng Liên, Liên Minh, Mường Bo, Mường Hoa, Ngũ Chỉ Sơn, Tả Phìn, Tả Van, Thanh Bình, Trung Chải; b) Tỉnh Lào Cai có 09 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 07 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố; 162 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 136 xã, 18 phường và 08 thị trấn.
0
Có dùng phụ cấp trách nhiệm theo nghề áp dụng đối với Thẩm tra viên chính để tính đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
Điều 18. :Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định chương trình giám sát hàng quý, hàng năm của mình căn cứ vào chương trình giám sát của Quốc hội, đề nghị của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban công tác đại biểu, Ban dân nguyện và ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước.
0
Để lập quỹ đóng thì cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì cho hồ sơ đăng ký?
Hồ sơ đăng ký lập quỹ đóng 1. Giấy đăng ký lập quỹ theo Mẫu số 92 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. 2. Báo cáo kết quả đợt chào bán theo Mẫu số 102 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, kèm theo văn bản xác nhận phong tỏa của ngân hàng giám sát về số tiền thu được trong đợt chào bán, danh sách nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ. 3. Biên bản tổng hợp ý kiến của nhà đầu tư về các nội dung lấy ý kiến nhà đầu tư (nếu có).
1
Để lập quỹ đóng thì cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì cho hồ sơ đăng ký?
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp xã hội ... 7. Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp xã hội trên cơ sở chuyển đổi từ cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp xã hội dự định đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại điểm b khoản 4 Điều 22, điểm c khoản 4 Điều 23, điểm c khoản 3 Điều 24 Nghị định này. Kèm theo hồ sơ phải có các giấy tờ sau đây: a) Quyết định cho phép chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện; b) Giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở bảo trợ xã hội, giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ đối với quỹ xã hội, quỹ từ thiện; c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế; d) Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thành lập đối với cơ sở bảo trợ xã hội, giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ đối với quỹ xã hội, quỹ từ thiện cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện để chấm dứt hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện. ...
0
Để lập quỹ đóng thì cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì cho hồ sơ đăng ký?
"Điều 15. Hồ sơ thành lập quỹ ... 2. Hồ sơ thành lập quỹ, gồm: ... b) Dự thảo điều lệ quỹ; c) Bản cam kết đóng góp tài sản thành lập quỹ của các sáng lập viên, tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 14 Nghị định này; ..."
0
Để lập quỹ đóng thì cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì cho hồ sơ đăng ký?
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ đóng do tăng vốn 1. Giấy đề nghị theo Mẫu số 94 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. 2. Báo cáo kết quả đợt chào bán tăng vốn theo Mẫu số 102 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. 3. Văn bản xác nhận của ngân hàng giám sát về số vốn huy động trong đợt chào bán, danh sách nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ.
0
Để lập quỹ đóng thì cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì cho hồ sơ đăng ký?
Kinh doanh chuyển khẩu 1. Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo quy định sau: a) Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu. b) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu của Bộ Công Thương. 2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa. 3. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do doanh nghiệp ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng, 4. Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam tại cùng một khu vực cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi đưa vào Việt Nam cho tới khi được đưa ra khỏi Việt Nam. 5. Việc thanh toán tiền hàng kinh doanh chuyển khẩu phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
0
Để lập quỹ đóng thì cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì cho hồ sơ đăng ký?
- Với phép đo này, công suất tín hiệu tới Pinc sẽ được điều chỉnh sao cho giá trị công suất đo được trong phép đo là cực đại. Một giá trị thích hợp của Pinc là giá trị Pinc,scan được mô tả trong 3.2.2.1. Hình 3 - Bố trí đo kiểm phát xạ không mong muốn của OBU (hình chiếu cạnh) Hình 4 - Bố trí đo kiểm phát xạ không mong muốn của OBU (hình chiếu bằng) 3.2.2.4.2. Đo bức xạ Tham chiếu theo Hình 3 và Hình 4, phép đo đồng thời các phát xạ giả và phát xạ ngoài băng được bức xạ bởi ăng ten phát OBU sẽ theo thủ tục như sau: 1) Ăng ten đo phát và ăng ten OBU được hiệu chuẩn theo phân cực tròn bên trái sẽ được bố trí ở khoảng cách cố định 1,0 m theo hướng cố định thông qua một giá đỡ được đặt một bàn xoay. Tâm pha Mc của ăng ten OBU nằm trên trục của bàn xoay. Nếu không biết được tâm pha Mc của OBU và không có ăng ten nào là khả kiến thì tâm của OBU sẽ được chọn thay thế. Hướng trục của OBU sẽ hướng thẳng đến tâm pha của ăng ten đo thu trong trường hợp bàn xoay nằm trong vị trí góc ban đầu MTO như Hình 4. Ăng ten đo phát phải ứng với băng tần số trung tâm fTx được liệt kê trong Bảng 6. 2) Ăng ten đo thu RTA được hiệu chuẩn phân cực đứng sẽ được dành riêng cho băng tần số thực tế được đo kiểm. Các băng tần số khác sẽ được đo kiểm theo Bảng 6. Ăng ten đo thu RTA sẽ được bố trí thẳng đứng. Khoảng cách từ RTA đến trục của bàn xoay đảm bảo cho bàn xoay quay đủ 360°. Độ cao của tâm pha của RTA và ăng ten OBU so với mặt đất sẽ là như nhau. 3) Khoảng cách giữa bất cứ thành phần nào của TTA và ăng ten OBU lần lượt với trần nhà, nền nhà hay tường phải tối thiểu là 0,5 m. 4) Mỗi ăng ten trong việc thiết lập này phải luôn đảm bảo ở trong vùng xa của bất cứ ăng ten khác. 5) Khoảng cách giữa bất cứ phần nào của RTA và trần nhà, nền nhà hoặc tường phải đảm bảo ít nhất là một nửa của chiều dài bước sóng sẽ được đo. 6) RTA được nối với đầu vào của thiết bị thu được hiệu chuẩn, nghĩa là máy phân tích phổ hay bộ thu đo sử dụng cáp đồng trục ferit được hiệu chuẩn. Thiết bị thu sẽ được hiệu chuẩn tới tần số thực tế cần đo. 7) Thay OBU bằng TSA sao cho các tâm pha và hướng trục của OBU lần lượt trùng với nhau. Hướng trục của TSA sẽ hướng thẳng đến tâm pha của RTA. TSA sẽ được kết nối với nguồn tín hiệu MSS2 thông qua cáp đồng trục ferit được hiệu chuẩn. Sự phân cực của TSA phải khớp với sự phân cực của RTA. 8) Với tất cả các tần số trong các băng được chỉ định trong Bảng 2 ứng với trạng thái “hoạt động” của OBU và băng tần loại trừ, điều chỉnh công suất đầu ra của nguồn tín hiệu MSS2 sao cho công suất e.i.r.p của TSA bằng với giới hạn cho các phát xạ giả và phát xạ ngoài băng được nêu trong Bảng 2. Ghi nhận lại giá trị công suất như một hàm của tần số, được tính theo giá trị Watt đo được tại thiết bị thu.
0
Để lập quỹ đóng thì cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì cho hồ sơ đăng ký?
Căn cứ quy định tại Thông tư này và đặc thù của từng bộ môn, chuyên ngành, điều kiện thực tiễn của nhà trường để ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy định chi tiết định mức giờ giảng và nghiên cứu khoa học của nhà giáo.
0
Để lập quỹ đóng thì cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì cho hồ sơ đăng ký?
Điều 32. Sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Trong quá trình soạn thảo dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan chủ trì soạn thảo có thể huy động sự tham gia của các viện nghiên cứu, trường đại học, hội, hiệp hội, tổ chức khác có liên quan hoặc các chuyên gia, nhà khoa học vào các hoạt động sau: 1. Đánh giá tác động của chính sách trong dự án, dự thảo văn bản; 2. Soạn thảo văn bản và các hoạt động khác theo đề nghị của cơ quan chủ trì soạn thảo.
0
Nhiệm vụ của giáo viên được quy định như thế nào?
“Điều 3. Nhiệm vụ của giáo viên Nhiệm vụ của giáo viên thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường dự bị đại học”.
1
Nhiệm vụ của giáo viên được quy định như thế nào?
Điều khoản thi hành ... 2. Nhiệm vụ của giáo viên được quy định đối với từng hạng chức danh nghề nghiệp là những công việc giáo viên thực hiện sau khi được bổ nhiệm vào hạng và trong suốt thời gian giữ hạng nếu được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phân công. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thể phân công giáo viên thực hiện nhiệm vụ của hạng cao hơn nếu giáo viên có khả năng thực hiện. Đối với những nhiệm vụ theo hạng chức danh nghề nghiệp mà trường mầm non, phổ thông công lập không được giao hoặc không đủ điều kiện thực hiện thì người đứng đầu trường mầm non, phổ thông công lập quyết định việc quy đổi sang các nhiệm vụ khác có liên quan để làm căn cứ đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Không yêu cầu giáo viên phải cung cấp minh chứng về việc thực hiện nhiệm vụ của hạng khi bổ nhiệm vào hạng tương ứng theo quy định tại các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT , 02/2021/TT-BGDĐT , 03/2021/TT-BGDĐT , 04/2021/TT-BGDĐT .
0
Nhiệm vụ của giáo viên được quy định như thế nào?
1. Nhiệm vụ a) Xây dựng kế hoạch giáo dục của môn học được phân công và tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo mục tiêu, chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông; b) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; c) Thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo quy định; d) Tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý, hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh và cha mẹ học sinh của lớp được phân công; đ) Tham gia phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém cấp trung học phổ thông hoặc hướng dẫn thực tập sư phạm, hoạt động công tác xã hội trường học cho học sinh trung học phổ thông; e) Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; tham gia nghiên cứu khoa học; hoàn thành hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục theo quy định; thực hiện công tác giáo dục hòa nhập trong phạm vi được phân công; tham gia tổ chức các hội thi (của giáo viên hoặc học sinh) từ cấp trường trở lên; g) Hoàn thành các khóa đào tạo, chương trình bồi dưỡng theo quy định; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công. 2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp a) Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục trung học phổ thông; b) Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; c) Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; d) Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo; quy định về hành vi, ứng xử và trang phục. 3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng a) Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học phổ thông. Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (đối với giáo viên trung học phổ thông mới được tuyển dụng vào giáo viên trung học phổ thông hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng). 4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học phổ thông và triển khai thực hiện vào nhiệm vụ được giao; b) Biết xây dựng kế hoạch dạy học, xây dựng một số bài học theo chủ đề liên môn đối với những kiến thức giao thoa giữa các môn học; tiếp cận các phương pháp dạy học hiện đại, kĩ thuật dạy học, các mô hình dạy học mới tích hợp; c) Biết khai thác và sử dụng hiệu quả thiết bị công nghệ, thiết bị dạy học và học liệu trong dạy học, giáo dục và quản lí học sinh; d) Có khả năng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; tư vấn tâm lý, hướng nghiệp, phát hiện tài năng, năng khiếu học sinh; hỗ trợ học sinh trong công tác giáo dục kỹ năng sống; tổ chức các hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh trường trung học phổ thông; đ) Có khả năng dạy học qua internet, trên truyền hình theo chương trình môn học; e) Sử dụng được các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và sự tiến bộ của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; g) Biết vận dụng các sáng kiến kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục học sinh hoặc làm đồ dùng, thiết bị dạy học cấp trung học phổ thông; h) Có khả năng hướng dẫn học sinh trung học phổ thông nghiên cứu khoa học kỹ thuật từ cấp trường trở lên; i) Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng để phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân; k) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên trung học phổ thông hạng III và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.
0
Nhiệm vụ của giáo viên được quy định như thế nào?
"Điều 69. Nhiệm vụ của nhà giáo 1. Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục. 2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo. 3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học. 4. Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học. Điều 70. Quyền của nhà giáo 1. Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo. 2. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. 3. Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học. 4. Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể. 5. Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật."
0
Nhiệm vụ của giáo viên được quy định như thế nào?
Điều 38. Chuẩn hóa, chuyển đổi dữ liệu đăng ký doanh nghiệp 1. Chuẩn hóa dữ liệu là việc thực hiện các bước rà soát, kiểm tra đối chiếu và bổ sung, hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp, tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 2. Thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế lưu giữ tại tất cả các Phòng Đăng ký kinh doanh và thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương, Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán đều phải được chuyển đổi vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Các thông tin đăng ký tại Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan đăng ký đầu tư và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là thông tin gốc về doanh nghiệp khi quá trình chuyển đổi dữ liệu được thực hiện. 3. Trường hợp thông tin đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bị thiếu hoặc chưa chính xác so với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy do quá trình chuyển đổi dữ liệu, Phòng Đăng ký kinh doanh hướng dẫn doanh nghiệp hoặc trực tiếp bổ sung, cập nhật thông tin theo quy định. 4. Việc triển khai công tác chuẩn hóa dữ liệu, số hóa hồ sơ, cập nhật và chuyển đổi bổ sung dữ liệu đăng ký doanh nghiệp được thực hiện theo kế hoạch hàng năm của Phòng Đăng ký kinh doanh. 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chi tiết thi hành Điều này.
0
Nhiệm vụ của giáo viên được quy định như thế nào?
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Đơn vị thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư của đơn vị đầu mối (sau đây được gọi tắt là cơ quan giám sát, đánh giá đầu tư của đơn vị đầu mối) là tổ chức thuộc đơn vị đầu mối được giao thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá dự án đầu tư. 2. “Chủ sử dụng trong Bộ Quốc phòng” là cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được giao quản lý khai thác, vận hành dự án thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng. 3. “Chương trình đầu tư công trong Bộ Quốc phòng” (viết tắt là chương trình) là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu được xác định trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc. 4. “Cơ quan được giao chuẩn bị dự án đầu tư” là cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được giao lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án hoặc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. 5. “Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công của Bộ Quốc phòng” là cơ quan được giao thực hiện chức năng quản lý đầu tư công của Bộ Quốc phòng (sau đây được gọi tắt là cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công của Bộ Quốc phòng). 6. “Đánh giá chương trình, dự án đầu tư” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất nhằm xác định mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể so với quyết định đầu tư hoặc tiêu chuẩn đánh giá quy định của nhà nước tại một thời điểm nhất định. 7. “Dự án đầu tư công trong Bộ Quốc phòng” là dự án đầu tư công thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng. 8. “Giám sát đầu tư trong Bộ Quốc phòng” là hoạt động theo dõi, kiểm tra đầu tư, gồm giám sát chương trình, dự án đầu tư và giám sát tổng thể đầu tư các chương trình, dự án công thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng. 9. “Hiệu quả đầu tư” là mức độ đạt được mục tiêu đối với kết quả của dự án đầu tư. 10. “Hoạt động đầu tư công của Bộ Quốc phòng” bao gồm: lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư công vào các chương trình, dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng. 11. “Kế hoạch chi tiết thực hiện dự án” là kế hoạch thực hiện dự án hàng năm được xây dựng phù hợp với chỉ tiêu kế hoạch vốn hàng năm và được chủ đầu tư phê duyệt tuân thủ theo kế hoạch tổng thể thực hiện dự án. 12. “Kế hoạch tổng thể thực hiện dự án” là bảng kế hoạch xác định rõ các nguồn lực sử dụng, tiến độ thực hiện, thời hạn hoàn thành, mục tiêu chất lượng và tiêu chí chấp nhận kết quả đối với từng hoạt động của dự án để làm cơ sở theo dõi, đánh giá, do ban quản lý dự án chuẩn bị trước khi thực hiện dự án và phải được cơ quan quyết định thành lập ban quản lý dự án hoặc chủ đầu tư phê duyệt. 13. “Khung logic của dự án” là bảng mô tả tóm tắt các kết quả cơ bản của dự án được phê duyệt, trên cơ sở quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án làm cơ sở để xây dựng khung giám sát, khung đánh giá được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. 14. “Kiểm tra chương trình, dự án đầu tư trong Bộ Quốc phòng” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất, nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý chương trình, dự án thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng; phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém về quản lý chương trình, dự án theo quy định của pháp luật; kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý những vướng mắc, phát sinh, việc làm sai quy định về quản lý chương trình, dự án; giám sát việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện. 15. “Theo dõi chương trình, dự án đầu tư” là hoạt động thường xuyên và định kỳ cập nhật các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện chương trình, dự án; tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin, đề xuất các phương án phục vụ việc ra quyết định của các cấp quản lý nhằm đảm bảo chương trình, dự án đầu tư thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định.
0
Nhiệm vụ của giáo viên được quy định như thế nào?
1. Khoa Dược cần được bố trí ở địa điểm thuận tiện, có đủ điều kiện làm việc cho cán bộ, nhân viên khoa Dược (hệ thống máy vi tính; máy in; điện thoại; internet; fax; phần mềm quản lý sử dụng thuốc, hóa chất pha chế; tài liệu liên quan về thuốc, về nghiệp vụ dược) và tạo điều kiện đầy đủ hỗ trợ công tác thông tin, tư vấn và quản lý sử dụng thuốc. 2. Hệ thống kho, phòng pha chế, nơi sản xuất, chế biến thuốc đông y và thuốc từ dược liệu, buồng cấp phát cần bố trí ở vị trí thuận tiện cho việc vận chuyển và cấp phát theo yêu cầu của thực hành tốt phân phối thuốc. Điều kiện của kho thuốc phải đảm bảo về ánh sáng; nhiệt độ; độ ẩm; độ thông thoáng; phòng tránh côn trùng, mối mọt; phòng chống cháy, nổ; bảo đảm kiểm soát nhiễm khuẩn theo nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”. 3. Phòng pha chế thuốc và các dịch truyền cần bố trí vị trí phù hợp và bảo đảm theo nguyên tắc “Thực hành tốt sản xuất thuốc”. Đối với các thuốc phóng xạ, hóa chất ung thư được pha chế ở các phòng pha chế đặc biệt tại các khoa hoặc các đơn vị, trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, tuân thủ các quy định về an toàn bức xạ và chất thải độc hại đặc biệt nhằm đảm bảo an toàn cho người pha chế và an toàn cho môi trường. 4. Kho hóa chất, cồn phải tách biệt với kho thuốc. 5. Tùy theo từng điều kiện của bệnh viện, Lãnh đạo bệnh viện quyết định phòng bào chế sao tẩm thuốc và kho thuốc đông y bố trí tại khoa Y học cổ truyền hoặc khoa Dược. Việc dự trù, nhập thuốc, cấp phát thuốc, kiểm kê và báo cáo theo đúng quy định của công tác khoa Dược.
0
Nhiệm vụ của giáo viên được quy định như thế nào?
“2. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa chia thành nhiều phần: a) Đối với gói thầu đã phát hành hồ sơ mời thầu trước ngày 01 tháng 01 năm 2023, việc lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo hồ sơ mời thầu đã phát hành và các quy định của pháp luật có hiệu lực tương ứng tại thời điểm đó;”
0
Kế toán trưởng của chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có trách nhiệm như thế nào?
"Điều 55. Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng 1. Kế toán trưởng có trách nhiệm sau đây: a) Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán; b) Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này; c) Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán. 2. Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán. ..."
1
Kế toán trưởng của chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có trách nhiệm như thế nào?
"Điều 53. Kế toán trưởng 1. Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán. 2. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán. 3. Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ. 4. Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này và phải thực hiện trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng quy định tại Điều 55 của Luật này." "Điều 55. Trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng 1. Kế toán trưởng có trách nhiệm sau đây: a) Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán; b) Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật này; c) Lập báo cáo tài chính tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán. 2. Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán. 3. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, ngoài các quyền quy định tại khoản 2 Điều này còn có các quyền sau đây: a) Có ý kiến bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, thuyên chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ; b) Yêu cầu các bộ phận liên quan trong đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của kế toán trưởng; c) Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của người ra quyết định; d) Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó."
0
Kế toán trưởng của chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có trách nhiệm như thế nào?
Kế toán trưởng, phụ trách kế toán ... 4. Khi thay đổi kế toán trưởng, phụ trách kế toán, người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán hoặc người quản lý, điều hành đơn vị kế toán phải tổ chức bàn giao công việc và tài liệu kế toán giữa kế toán trưởng, phụ trách kế toán cũ và kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới, đồng thời thông báo cho các bộ phận có liên quan trong đơn vị và cho các cơ quan nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch biết họ tên và mẫu chữ ký của kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán mới chịu trách nhiệm về công việc kế toán của mình kể từ ngày nhận bàn giao công việc. Kế toán trưởng, phụ trách kế toán cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình phụ trách.
0
Kế toán trưởng của chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có trách nhiệm như thế nào?
"Điều 50. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán 1. Tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc quyết định thuê doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán theo đúng quy định của Luật này. 2. Bố trí người làm kế toán trưởng hoặc quyết định thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định của Luật này; trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. 3. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán và chịu trách nhiệm trực tiếp về hậu quả của những sai phạm do mình gây ra; chịu trách nhiệm liên đới đối với những sai phạm do người khác gây ra nhưng thuộc trách nhiệm quản lý của mình. 4. Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ đơn vị và thực hiện kiểm tra kế toán các đơn vị cấp dưới."
0
Kế toán trưởng của chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có trách nhiệm như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan Thường trực Ban Nội chính Trung ương là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo; có trách nhiệm tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo và Thường trực Ban Chỉ đạo; hỗ trợ hoạt động của các Thành viên Ban Chỉ đạo trong trường hợp cần thiết. Cơ quan Thường trực có nhiệm vụ, quyền hạn: 1. Giúp Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo. 2. Giúp Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc phát hiện, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. 3. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất với Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo về chủ trương, định hướng xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; chỉ đạo, hướng dẫn xử lý một số vụ án, vụ việc được Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo giao. 4. Trong trường hợp cần thiết, đề xuất với Ban Chỉ đạo hoặc Thường trực Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo về những giải pháp cụ thể (trong đó có giải pháp thành lập tổ công tác liên ngành) để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án một số vụ án, xử lý một số vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài, dư luận xã hội quan tâm. 5. Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu, đề xuất Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo chỉ đạo việc bổ sung, sửa đổi, khắc phục những sơ hở, bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật có liên quan công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. 6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo và Trưởng Ban Chỉ đạo giao. 7. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Cơ quan Thường trực được làm việc với cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan; yêu cầu báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ.
0
Kế toán trưởng của chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có trách nhiệm như thế nào?
"c) Xuất xứ hàng hóa. Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
0
Kế toán trưởng của chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có trách nhiệm như thế nào?
1. Tổ chức tín dụng phải cung cấp một biện pháp để người gửi tiền tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm. 2. Ngoài biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng và người gửi tiền được thỏa thuận về các biện pháp khác để người gửi tiền tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm và biện pháp tổ chức tín dụng thông báo cho người gửi tiền khi có thay đổi đối với khoản tiền gửi tiết kiệm.
0
Kế toán trưởng của chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có trách nhiệm như thế nào?
Vị trí và chức năng 1. Trung tâm Điều dưỡng - Phục hồi chức năng là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chức năng điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các đơn vị thuộc Bộ. 2. Trung tâm có tư cách pháp nhân, là đơn vị dự toán cấp III, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
0
Cơ quan nào có quyền quyết định việc thu hồi chứng thư số của cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
Thủ tục cấp mới chứng thư số cho thiết bị, dịch vụ, phần mềm ... - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: + Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin/Ban Cơ yếu Chính phủ; + Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không; + Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức liên quan. - Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chứng thư số cho thiết bị, dịch vụ, phần mềm; thiết bị lưu khóa bí mật. - Lệ phí (nếu có): Không. - Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: + Văn bản đề nghị của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng con dấu được cơ quan, tổ chức giao quản lý chứng thư số của thiết bị, dịch vụ, phần mềm thực hiện theo Mẫu 05 gửi cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp; + Văn bản đề nghị cấp mới chứng thư số thực hiện theo Mẫu 06 gửi đến Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin/Ban Cơ yếu Chính phủ. ...
1
Cơ quan nào có quyền quyết định việc thu hồi chứng thư số của cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
Thu hồi chứng thư số, thiết bị lưu khóa bí mật … 2. Hồ sơ, trình tự thủ tục thu hồi chứng thư số … b) Trình tự, thủ tục thu hồi chứng thư số - Khi phát sinh trường hợp thu hồi chứng thư số theo quy định tại Khoản 1 của Điều này, thuê bao là cá nhân hoặc đơn vị, tổ chức gửi văn bản đề nghị thu hồi chứng thư số tới TTTH theo Mẫu 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này. - TTTH có trách nhiệm tiếp nhận thiết bị lưu khoá bí mật và lập Biên bản giao/nhận thiết bị lưu khoá bí mật khi chứng thư số hết hạn sử dụng hoặc chứng thư số bị thu hồi theo Mẫu 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này. - Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được văn bản đề nghị thu hồi chứng thư số của thuê bao hoặc của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan công an, TTTH có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị thu hồi chứng thư số tới Cục CTS và BMTT theo Mẫu 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này. Trong trường hợp TTTH đề nghị thu hồi chứng thư số (theo yêu cầu quản lý phù hợp với quy định của Quy chế này), TTTH có trách nhiệm thông báo lý do thu hồi tới đơn vị quản lý trực tiếp của thuê bao sau khi gửi văn bản đề nghị thu hồi chứng thư số tới Cục CTS và BMTT. …
0
Cơ quan nào có quyền quyết định việc thu hồi chứng thư số của cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
Thủ tục thay đổi nội dung thông tin chứng thư số của cá nhân ... - Thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị thay đổi nội dung thông tin chứng thư số có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp. ...
0
Cơ quan nào có quyền quyết định việc thu hồi chứng thư số của cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
Thẩm quyền loại khỏi biên chế tài sản 1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định loại khỏi biên chế tài sản: a) Trang bị kỹ thuật, thiết bị, vật tư hàng hóa thuộc dự trữ tại ở các kho của Bộ Quốc phòng và kho ngành theo phân cấp quản lý; b) Nhà cấp I, cấp II; c) Bể thép có dung tích từ 50m3 trở lên. 2. Tổng Tham mưu trưởng quyết định loại khỏi biên chế tài sản: a) Trang bị kỹ thuật nằm trong biên chế của các cơ quan, đơn vị; b) Đạn dược và hóa chất độc hại; c) Công trình chiến đấu, công trình quốc phòng. 3. Chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định loại khỏi biên chế các tài sản không thuộc khoản 1, khoản 2 Điều này được cấp có thẩm quyền giao quản lý.
0