query
stringlengths
12
273
context
stringlengths
4
253k
label
int64
0
1
Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục ở tại cơ sở bảo trợ xã hội thế nào?
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: 1. Trình Chính phủ dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của bộ đã được phê duyệt và các chương trình, dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 2. Trình Chính phủ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm của cả nước, các cân đối vĩ mô chủ yếu của nền kinh tế quốc dân; chiến lược, kế hoạch huy động và sử dụng các nguồn lực phát triển; kế hoạch xây dựng, sửa đổi các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô; quy hoạch tổng thể quốc gia; kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình đầu tư công; các chương trình, dự án khác theo sự phân công của Chính phủ. 3. Trình Thủ tướng Chính phủ các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác. 4. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ. 5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc phạm vi quản lý của bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ. 6. Về quy hoạch; chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội: a) Xây dựng chương trình hành động của Chính phủ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm sau khi được Quốc hội thông qua; tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách tổng hợp kinh tế - xã hội và phối hợp trong quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô; giúp Chính phủ điều hành thực hiện kế hoạch về một số ngành, lĩnh vực được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao; b) Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hằng năm của cả nước; quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng; kế hoạch thực hiện và tổ chức công bố quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng sau khi được phê duyệt; c) Tổng hợp chung các cân đối vĩ mô chủ yếu của nền kinh tế quốc dân; đề xuất các giải pháp để giữ vững các cân đối theo mục tiêu chiến lược và kế hoạch, bảo đảm thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
0
Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục ở tại cơ sở bảo trợ xã hội thế nào?
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất 1. Nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: a) Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ; b) Việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật; tạo điều kiện cho người có đất thu hồi có việc làm, có thu nhập ổn định để đảm bảo đời sống. 2. Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm: a) Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; b) Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở; c) Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở; d) Hỗ trợ cho trẻ em chưa đến tuổi lao động, người khuyết tật, người cao tuổi theo quy định của pháp luật. đ) Hỗ trợ khác. 3. Quỹ hỗ trợ cho các trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập. Nguồn tài chính của Quỹ được trích từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương; đóng góp của các tổ chức, cá nhân và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
0
Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục ở tại cơ sở bảo trợ xã hội thế nào?
“Điều 11. Lập danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế của một số đối tượng ... 4. Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể theo quy định của pháp luật, cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ giấy ra viện do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hiến bộ phận cơ thể cấp cho đối tượng này để cấp thẻ bảo hiểm y tế.”
0
Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, quản lý, giúp đỡ người được giáo dục ở tại cơ sở bảo trợ xã hội thế nào?
PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG ĐIỀU TRỊ GÃY THÂN XƯƠNG ĐÙI PHỨC TẠP ... IV. CHUẨN BỊ 1. Người bệnh: Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm. 2. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình và hai người phụ 3. Phương tiện trang thiết bị: Bộ dụng cụ phẫu thuật gãy xương đùi và phẫu thuật chấn thương chung. Dụng cụ kết hợp xương (đinh nội tủy, nẹp vít) 4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 1. Tư thế người bệnh: Nằm ngửa, kê độn ở dưới mông cùng bên. 2. Vô cảm: Gây mê toàn thân hoặc tê tủy sống hay ngoài màng cứng 3. Kỹ thuật: - Sát trùng vùng mổ rộng rãi - Rạch da theo đường định hướng từ mấu chuyển lớn đến lồi cầu ngoài xương đùi - Bóc tách cơ vào xương theo vách gian cơ ngoài - Dùng kìm cặp xương nâng 2 đầu xương gãy, làm sạch hai đầu xương gãy - Đặt lại xương gãy - Dùng chỉ thép hoặc vis rời đặt lại những mảnh gãy - Có thể KHX bằng nẹp hoặc đinh nội tủy - Dùng nẹp bản rộng 10 lỗ hoặc hơn tùy theo mức độ phức tạp của ổ gãy, cố gắng đảm bảo ở mỗi phía có thể bắt được 4 hoặc 5 vít. - Khoan với mũi khoan đường kính 3.5 mm - Dùng thước xác định chiều dài lỗ khoan - Bắt vít với chiều dài bằng chiều dài đã đo - Nếu dùng đinh nội tủy: Đo chiều dài đinh tương ứng, đóng đinh xuôi dòng hoặc ngược dòng tùy theo diện gãy có thể bắt vis chốt - Bơm rửa, cầm máu - Dẫn lưu vùng mổ - Phục hồi phần mềm theo giải phẫu - Băng ...
0
Quy định cung cấp dịch vụ kinh doanh bảo hiểm trên môi trường mạng?
"Điều 14. Cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng 1. Tổ chức, cá nhân được phép cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng bao gồm: a) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; b) Đại lý bảo hiểm; c) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. 2. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng thực hiện các quy định sau đây: a) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được chủ động lựa chọn các hình thức cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng; b) Đại lý bảo hiểm chỉ được cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng trong phạm vi hợp đồng đại lý bảo hiểm; c) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thực hiện cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng phải chịu trách nhiệm với bên mua bảo hiểm nếu hoạt động cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm đó làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm; d) Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm trên môi trường mạng có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác các thông tin theo quy định tại Điều 22 của Luật này. 3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết Điều này."
1
Quy định cung cấp dịch vụ kinh doanh bảo hiểm trên môi trường mạng?
Điều 8. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 1. Thông báo cho Bộ Tài chính các thông tin nêu tại Điều 6 Thông tư này. 2. Thực hiện lập và gửi báo cáo theo Mẫu số 4 - MGBH: Báo cáo hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm trên môi trường mạng năm; Mẫu số 20-NT: Báo cáo số lượng hợp đồng khai thác, hủy bỏ trên môi trường mạng quý, năm; Mẫu số 3-PNT: Báo cáo doanh thu, bồi thường theo kênh phân phối quý, năm quy định tại Thông tư này. 3. Xây dựng và công khai các thông tin sau trên trang Thông tin điện tử của mình: a) Danh mục các dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm và hình thức cung cấp trên môi trường mạng; b) Bản mô tả quy trình cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm qua trang thông tin điện tử/website thương mại điện tử bán hàng (toàn bộ/một phần); quy trình cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm qua sàn giao dịch thương mại điện tử (một phần); quy trình cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm qua ứng dụng cài đặt trên thiết bị điện tử có nối mạng (toàn bộ/một phần); chính sách bảo vệ thông tin cá nhân và giải quyết tranh chấp. 4. Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật và nhân sự triển khai. 5. Bảo đảm thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và quy định pháp luật có liên quan. 6. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chịu trách nhiệm quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng của đại lý bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô đã ký hợp đồng đại lý bảo hiểm. 7. Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, dữ liệu và các tài liệu liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. 8. Trường hợp thuê dịch vụ hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của doanh nghiệp khác để cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng, phải ký hợp đồng và bảo đảm phối hợp với doanh nghiệp cho thuê hạ tầng kỹ thuật thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định tại Thông tư này và quy định pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính và các quy định pháp luật khác có liên quan.
0
Quy định cung cấp dịch vụ kinh doanh bảo hiểm trên môi trường mạng?
Cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng 1. Tổ chức, cá nhân được phép cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng bao gồm: a) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; b) Đại lý bảo hiểm; c) Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. ...
0
Quy định cung cấp dịch vụ kinh doanh bảo hiểm trên môi trường mạng?
Điều 7. Quy định về dịch vụ, kỹ thuật, bảo mật và lưu trữ dữ liệu. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng phải thực hiện các yêu cầu về dịch vụ, kỹ thuật, bảo mật và lưu trữ dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng và các quy định sau: 1. Xây dựng, ban hành quy chế hoạt động cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng, bao gồm những thông tin chính như sau: mô tả quy trình giao dịch; kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn thông tin; quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan; cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp; chính sách bảo vệ thông tin cá nhân; giải pháp xử lý sự cố, hệ thống dự phòng; lưu trữ và biện pháp xử lý vi phạm đối với trường hợp không tuân thủ quy chế hoạt động. 2. Bảo đảm cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng công khai, công bằng, minh bạch, an toàn và hiệu quả cho bên sử dụng dịch vụ hoặc bên mua bảo hiểm khi sử dụng cùng một loại dịch vụ, sản phẩm. 3. Đăng tải các ứng dụng hoặc các hình thức được sử dụng để cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng trên trang Thông tin điện tử của mình với tên miền đã đăng ký theo quy định pháp luật hiện hành để cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng. 4. Trang thông tin điện tử của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và các hệ thống cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng cần xác thực theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. 5. Việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này phải thể hiện trong hợp đồng bảo hiểm giao kết giữa bên mua bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, trong đó quy định cụ thể về hình thức giao dịch trực tuyến, những rủi ro có thể xảy ra khi mua/bán sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng, trách nhiệm bồi thường của mỗi bên khi xảy ra rủi ro và thông tin khác liên quan đến hoạt động cung cấp sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng. Quy định này áp dụng đối với các hợp đồng giao kết từ ngày 01/01/2024. 6. Lưu trữ dữ liệu về cung cấp dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật hiện hành. 7. Xác định cấp độ và triển khai các phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin tương ứng theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng, an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
0
Quy định cung cấp dịch vụ kinh doanh bảo hiểm trên môi trường mạng?
"Điều 57. Thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập công ty cổ phần chưa niêm yết .. 2. Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Điều 113 Luật Doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua. ..."
0
Quy định cung cấp dịch vụ kinh doanh bảo hiểm trên môi trường mạng?
Chương VIII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 28. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 2. Thông tư 12/2014/TT-BYT ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc sử dụng vắc xin trong tiêm chủng hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Điều 29. Điều khoản tham chiếu. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong văn bản này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung. Điều 30. Trách nhiệm thi hành. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng Đơn vị y tế các Bộ, ngành và các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân báo cáo về Bộ Y tế để xem xét, giải quyết.
0
Quy định cung cấp dịch vụ kinh doanh bảo hiểm trên môi trường mạng?
Điều 41. Điều khoản chuyển tiếp 1. Thương nhân kinh doanh xăng dầu đã được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành không phải làm lại thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu. 2. Đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu: a) Thương nhân lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu phải thực hiện đúng quy định về sở hữu hoặc thuê kho, phương tiện vận tải tại Nghị định này. b) Trường hợp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân đầu mối hết thời hạn hiệu lực trong thời gian thực hiện lộ trình theo quy định tại Khoản 3 và 4 Điều 7 Nghị định này thì thương nhân đầu mối được tiếp tục thuê phương tiện vận tải xăng dầu nội địa của thương nhân đầu mối khác trong thời gian hai (02) năm, thuê kho của thương nhân đầu mối khác trong thời gian ba (03) năm, kể từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành. c) Thương nhân đầu mối đang hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu theo Giấy phép được cấp thì phải thực hiện lộ trình đầu tư cửa hàng bán lẻ xăng dầu, phòng thử nghiệm chất lượng xăng dầu kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; phải hoàn thành lộ trình sở hữu hoặc thuê phương tiện vận tải xăng dầu nội địa của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu trong thời gian hai (02) năm kể từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành, lộ trình sở hữu hoặc thuê kho của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu trong thời gian ba (03) năm kể từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành. 3. Đối với thương nhân là tổng đại lý kinh doanh xăng dầu Thương nhân là tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hiện đang hoạt động kinh doanh, được tiếp tục hoạt động; trong thời hạn một (01) năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, phải hoàn thành lộ trình thuê kho, phương tiện vận tải xăng dầu nội địa của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu. 4. Cơ sở kinh doanh xăng dầu khi được đầu tư mới phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định này. 5. Cơ sở kinh doanh xăng dầu hiện có chưa phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thực hiện lộ trình nâng cấp, di dời bảo đảm phù hợp quy hoạch theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đó. 6. Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội, thực tiễn kinh doanh xăng dầu tại Khu vực 3 thuộc địa bàn miền núi, vùng cao theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép thương nhân là hộ kinh doanh, trạm cấp phát xăng dầu thuộc lực lượng vũ trang (quốc phòng, công an) được làm đại lý bán lẻ xăng dầu với quy mô, trang thiết bị phù hợp với điều kiện kinh doanh xăng dầu ở khu vực đó; các điều kiện khác phải tuân thủ theo quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
0
Quy định cung cấp dịch vụ kinh doanh bảo hiểm trên môi trường mạng?
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2016. 2. Bãi bỏ Điều 25 Nghị định số 79/2012/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, thủ tục cấp nhãn kiểm soát bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
0
Căn cứ lập hồ sơ công nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học ra sao?
"Điều 54. Căn cứ lập hồ sơ 1. Một trong các giấy tờ có ghi nhận thời gian tham gia kháng chiến tại vùng quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học sau: a) Giấy X Y Z. b) Bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ sau: quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị; lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; lý lịch công an nhân dân; hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng; hồ sơ khen thưởng thành tích tham gia kháng chiến, hồ sơ người có công được xác lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2000. b) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ban hành, xác nhận trước ngày 01 tháng 01 năm 2000. Trường hợp danh sách, sổ quản lý quân nhân, sổ chi trả trợ cấp quân nhân đi B đang lưu tại cơ quan chức năng của địa phương mà chưa có xác nhận thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tập hợp, chốt số lượng người và xác nhận danh sách, sổ quản lý đang do cơ quan, đơn vị quản lý, hoàn thành trước ngày 01 tháng 5 năm 2022 và gửi số liệu theo Mẫu số 101 Phụ lục I Nghị định này về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 01 tháng 6 năm 2022. Trường hợp các giấy tờ quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều này chỉ thể hiện phiên hiệu, ký hiệu đơn vị thì kèm theo giấy xác nhận thông tin giải mã phiên hiệu, ký hiệu, thời gian, địa bàn hoạt động của đơn vị theo Mẫu số 37 Phụ lục I Nghị định này. 2. Một trong các giấy tờ ghi nhận mắc bệnh hoặc dị dạng, dị tật như sau: a) Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an) theo mẫu quy định của Bộ Y tế. b) Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án ngoại trú của Phòng khám Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo mẫu quy định của Bộ Y tế. c) Giấy xác nhận dị dạng, dị tật bẩm sinh của các cơ sở y tế cấp xã trở lên đối với con đẻ chưa khám bệnh, chữa bệnh về các dị dạng, dị tật theo Mẫu số 39 Phụ lục I Nghị định này. d) Giấy tờ do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ban hành được xác lập từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước ghi nhận mắc bệnh thuộc nhóm bệnh thần kinh ngoại biên trong thời gian từ một đến năm tuần sau phơi nhiễm đối với trường hợp mắc bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính hoặc bán cấp tính theo quy định tại Phụ lục V Nghị định này. đ) Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án của lần điều trị cuối cùng ghi nhận quá trình điều trị về bệnh rối loạn tâm thần liên tiếp trong 03 năm trở lên của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an) với các bệnh rối loạn tâm thần có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học theo quy định tại khoản 15 Phụ lục V Nghị định này. e) Giấy xác nhận người hoạt động kháng chiến có vợ hoặc có chồng nhưng không có con đẻ của Ủy ban nhân dân cấp xã."
1
Căn cứ lập hồ sơ công nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học ra sao?
Hướng dẫn về xác nhận và giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học 1. Ngoài quy định tại Khoản 2 Điều 27 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân (sau đây viết tắt là Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH), bổ sung một trong các giấy tờ chứng minh thời gian tham gia hoạt động kháng chiến tại các vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học như sau: a) Bản sao một trong các giấy tờ: Lý lịch công an nhân dân; hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; hồ sơ khen thưởng tổng kết thành tích tham gia kháng chiến; hồ sơ, giấy tờ khác có giá trị pháp lý được lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2000; b) Giấy xác nhận của cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng về phiên hiệu, ký hiệu, thời gian và địa bàn hoạt động của đơn vị.
0
Căn cứ lập hồ sơ công nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học ra sao?
"Điều 56. Hồ sơ, thủ tục công nhận và giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học 1. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thì hồ sơ, thủ tục như sau: a) Cá nhân lập bản khai theo Mẫu số 09 Phụ lục I Nghị định này kèm các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 Nghị định này gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú. b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày làm việc có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận bản khai và lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại điểm a khoản này gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. c) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, cấp giấy giới thiệu theo Mẫu số 38 Phụ lục I Nghị định này đối với trường hợp đủ điều kiện gửi đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh kèm bản sao giấy tờ ghi nhận mắc bệnh. Trường hợp người hoạt động kháng chiến không mắc bệnh quy định tại điểm a khoản 3 Điều 53 Nghị định này mà sinh con dị dạng, dị tật quy định tại điểm b khoản 3 Điều 53 Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 57 Nghị định này. Trường hợp bệnh binh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 30 Pháp lệnh thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy giới thiệu theo Mẫu số 38 Phụ lục I Nghị định này gửi đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh để khám giám định tổng hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể. đ) Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ có trách nhiệm tổ chức khám giám định, ban hành biên bản giám định y khoa theo Mẫu số 78 Phụ lục I Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. e) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận biên bản giám định y khoa có trách nhiệm xem xét, nếu đủ điều kiện thì ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 64 Phụ lục I Nghị định này, đồng thời thực hiện việc cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định này."
0
Căn cứ lập hồ sơ công nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học ra sao?
"Điều 53. Điều kiện, tiêu chuẩn công nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học 1. Người đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học được xác định như sau: a) Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội. b) Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc công an. c) Cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. d) Thanh niên xung phong tập trung. đ) Công an xã; dân quân; du kích; tự vệ; dân công; cán bộ thôn, ấp, xã, phường. ..."
0
Căn cứ lập hồ sơ công nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học ra sao?
Khoản 7. Kế hoạch phòng thủ dân sự cấp xã Cơ quan quân sự cấp xã chủ trì xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự cấp xã, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký gửi cơ quan quân sự cấp huyện thẩm định; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
0
Căn cứ lập hồ sơ công nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học ra sao?
Đối với lĩnh vực thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật: cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm thiết kế xây dựng, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, thiết kế kết cấu công trình phù hợp với loại công trình và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức; d) Đối với tổ chức tư vấn quản lý dự án: cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án phải có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án phù hợp với hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức; cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng phù hợp với nhóm dự án, cấp công trình, công việc đảm nhận và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức; đ) Đối với tổ chức giám sát thi công xây dựng: cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng, giám sát viên phải có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng phù hợp với lĩnh vực và hạng đề nghị cấp chứng chỉ của tổ chức. Trường hợp cá nhân chỉ có chứng chỉ hành nghề đối với một lĩnh vực giám sát thi công xây dựng thì chỉ được xét cấp chứng chỉ năng lực đối với lĩnh vực giám sát thi công xây dựng đó; e) Đối với tổ chức thi công xây dựng công trình: cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 74 Nghị định này. Trường hợp tổ chức kê khai cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng có chứng chỉ hành nghề đối với một lĩnh vực giám sát thi công xây dựng hoặc chỉ có kinh nghiệm chỉ huy trưởng đối với công tác xây dựng hoặc công tác lắp đặt thiết bị vào công trình thì được xét cấp chứng chỉ năng lực đối với lĩnh vực thi công xây dựng đó. 5. Cá nhân tham gia thực hiện công việc thuộc tổ chức là người lao động thuộc tổ chức theo quy định của pháp luật về lao động, được xác định là đáp ứng yêu cầu đối với lĩnh vực hoặc loại hình đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khi có trình độ chuyên môn được đào tạo tương ứng theo quy định tại Điều 67 Nghị định này phù hợp với công việc đảm nhận. Riêng trường hợp cá nhân phụ trách thi công phải có trình độ chuyên môn được đào tạo tương ứng với trình độ chuyên môn được đào tạo của cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng. 6. Kinh nghiệm của tổ chức được xác định là phù hợp khi công việc thực hiện theo nội dung kê khai được nghiệm thu theo quy định, được thực hiện phù hợp với lĩnh vực hoạt động, hạng năng lực và trong thời hạn hiệu lực của chứng chỉ năng lực đã được cấp. Trường hợp kinh nghiệm của tổ chức được thực hiện trong thời gian không yêu cầu chứng chỉ năng lực thì phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh đã đăng ký. Đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng III thì không yêu cầu chứng minh kinh nghiệm thực hiện công việc. Trường hợp tổ chức chỉ thực hiện hoạt động xây dựng đối với các công việc xây dựng chuyên biệt thì được đánh giá cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với công trình xây dựng của công việc xây dựng chuyên biệt đó.
0
Căn cứ lập hồ sơ công nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học ra sao?
1. POS: Là tên viết tắt của thiết bị chấp nhận thẻ mà ngân hàng phát hành triển khai tại các điểm chấp nhận thanh toán. 2. TCS: Là tên viết tắt của chương trình ứng dụng thu theo dự án Hiện đại hóa thu NSNN của Bộ Tài chính tại các điểm thu của KBNN. 3. TCS - NHTM: Là tên viết tắt của chương trình ứng dụng thu tại ngân hàng phối hợp thu. 4. Người nộp NSNN: Là người nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN. 5. KBNN cấp tỉnh: Là KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; KBNN cấp huyện là KBNN quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và phòng giao dịch KBNN thuộc KBNN cấp tỉnh. 6. Thời điểm “cut off time”: Là thời điểm tạm ngừng truyền, nhận chứng từ thanh toán để đối chiếu số liệu thanh toán trong ngày giữa KBNN và NHTM nơi KBNN mở tài khoản.
0
Căn cứ lập hồ sơ công nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học ra sao?
Điều 1. Phê chuẩn việc giảm số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được bầu của Bạc Liêu nhiệm kỳ 2011-2016 như sau:. - Số lượng đại biểu được bầu giảm từ 50 (năm mươi) xuống còn 49 (bốn mươi chín). - Số lượng đại biểu được bầu của đơn vị bầu cử số 02 (thành phố Bạc Liêu gồm các phường: 2, 5, Nhà Mát và các xã: Hiệp Thành, Vĩnh Trạch, Vĩnh Trạch Đông) giảm từ 04 (bốn) xuống còn 03 (ba).
0
Trốn nghĩa vụ quân sự có bị xử phạt?
“Điều 7. Vi phạm quy định về nhập ngũ 1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng. 2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định. 3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.”.
1
Trốn nghĩa vụ quân sự có bị xử phạt?
"Điều 4. Vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự 1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự. 2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này; b) Không thực hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định; c) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định; d) Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo quy định; đ) Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; đăng ký nghĩa vụ quân sự trong ngạch dự bị đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung, đăng ký khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều này; đăng ký tạm vắng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này.”
0
Trốn nghĩa vụ quân sự có bị xử phạt?
"Điều 9. Vi phạm các quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự 1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí sắp xếp thời gian, không tạo điều kiện cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện lệnh gọi nhập ngũ. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người có trách nhiệm thi hành nhiệm vụ về đăng ký nghĩa vụ quân sự, sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện lệnh gọi nhập ngũ. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, chính xác danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có chuyên môn kỹ thuật cần cho Quân đội từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi; b) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, chính xác số lượng quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình theo quy định. 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận lại công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc. 5. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc bố trí, tạo điều kiện cho công dân thực hiện chế độ đăng ký, sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, thực hiện việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, chấp hành lệnh gọi nhập ngũ theo quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này; b) Buộc tiếp nhận lại công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc đối với hành vi quy định tại Khoản 4 Điều này."
0
Trốn nghĩa vụ quân sự có bị xử phạt?
“Điều 9. Vi phạm các quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Báo cáo không đầy đủ danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi; báo cáo không đầy đủ số lượng quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình theo quy định; b) Cố ý báo cáo không chính xác danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi; báo cáo không chính xác số lượng quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình theo quy định. 2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không báo cáo danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, công dân nữ có ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi; b) Không báo cáo số lượng quân nhân dự bị và người sẵn sàng nhập ngũ ở cơ quan, tổ chức mình theo quy định. 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không tiếp nhận trở lại trường học; không tiếp nhận và bố trí việc làm cho hạ sĩ quan, binh sĩ đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc thực hiện việc báo cáo theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; b) Buộc tiếp nhận trở lại trường học; tiếp nhận và bố trí việc làm cho hạ sĩ quan, binh sĩ đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về cơ quan, tổ chức cũ làm việc đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”.
0
Trốn nghĩa vụ quân sự có bị xử phạt?
Nội dung nghiên cứu: (ghi đầy đủ các nội dung được nêu tại Quyết định công nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ) - Nội dung 1: ............................................................................................................. - Nội dung 2: ............................................................................................................. - ............................................................................................................................... P2-KTNC (20/2012/TT-BKHCN) KHU THÍ NGHIỆM CHÍNH PHÒNG THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU VỀ SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN Được công nhận theo Quyết định số…….. / ……../QĐ-BKHCN ngày ... tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hiệu lực công nhận: đến hết ngày ... tháng ... năm ... Nội dung nghiên cứu: (ghi nội dung nghiên cứu được thực hiện trong Khu thí nghiệm chính) - Nội dung 1: ............................................................................................................. - Nội dung 2: ............................................................................................................. - ............................................................................................................................... P3-KPT (20/2012/TT-BKHCN) KHU PHỤ TRỢ PHÒNG THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU VỀ SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN Được công nhận theo Quyết định số / /QĐ-BKHCN ngày ... tháng ... năm ... của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hiệu lực công nhận: đến hết ngày ... tháng ... năm ... Nội dung nghiên cứu: (ghi nội dung nghiên cứu được thực hiện trong Khu phụ trợ) - Nội dung 1: .......................................................................................................... - Nội dung 2: .......................................................................................................... - ............................................................................................................................ PHỤ LỤC II CÁC MẪU HỒ SƠ ĐĂNG KÝ PHÒNG THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU VỀ SINH VẬT BIẾN ĐỔI GEN (Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2012/TT-BKHCN ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) 2. Mẫu P5-NL: Mẫu Thuyết minh năng lực phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen; 2. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng 1: .......................................................................... - Đối tượng 2: .......................................................................... 2. NĂNG LỰC CỦA PHÒNG THÍ NGHIỆM 2. Mẫu P10-BBTĐ: Mẫu Biên bản thẩm định hiện trường Phòng thí nghiệm nghiên cứu về sinh vật biến đổi gen; 2. Cá nhân phụ trách Phòng thí nghiệm:...................................................................... .................................................................................................................................... II. Nhận xét về hồ sơ đăng ký 2. Cơ sở hạ tầng của phòng thí nghiệm: 2.
0
Trốn nghĩa vụ quân sự có bị xử phạt?
b) Sửa đổi Phụ lục II thành “Mẫu văn bản về chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục”, gồm các mẫu sau: Mẫu số 01: Văn bản đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Mẫu số 02: Đề án chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Mẫu số 03: Quyết định chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp. c) Sửa đổi Phụ lục III thành “Mẫu văn bản về giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục; chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập, tư thục”, gồm các mẫu sau: Mẫu số 01: Văn bản đề nghị giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng. Mẫu số 02: Đề án giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng. Mẫu số 03: Quyết định giải thể cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng. d) Sửa đổi Phụ lục IV thành “Mẫu văn bản về đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục”, gồm các mẫu sau: Mẫu số 01: Văn bản đề nghị đổi tên, cho phép đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Mẫu số 02: Quyết định đổi tên, cho phép đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp. đ) Bổ sung Phụ lục V “Mẫu văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp”, gồm các mẫu sau: Mẫu số 01: Luận cứ khoa học và phân tích công việc của ngành, nghề đào tạo mới. Mẫu số 02: Báo cáo tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo. Mẫu số 03: Quyết định tự chủ mở ngành, nghề đào tạo. Mẫu số 04: Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Mẫu số 05: Báo cáo đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Mẫu số 06: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Mẫu số 07: Văn bản đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Mẫu số 08: Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Mẫu số 09: Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp. e) Sửa đổi Phụ lục VI thành “Mẫu quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp”; g) Sửa đổi Phụ lục VII thành “Mẫu báo cáo về hoạt động giáo dục nghề nghiệp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục”, gồm các mẫu sau: Mẫu số 01: Báo cáo kết quả thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể, đổi tên trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp; thành lập, cho phép thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp. Mẫu số 02: Báo cáo kết quả cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp. h) Bãi bỏ Phụ lục Va, Phụ lục Vb và Phụ lục VIII. 21. Bổ sung, bãi bỏ một số cụm từ và bãi bỏ một số điều khoản như sau: a) Thay cụm từ “theo mẫu tại Phụ lục I” bằng cụm từ “theo Mẫu số 01 Phụ lục I” tại điểm a khoản 1 Điều 6;
0
Trốn nghĩa vụ quân sự có bị xử phạt?
"21. Bùn thải là bùn hữu cơ hoặc vô cơ được nạo vét, thu gom từ các bể tự hoại, mạng lưới thu gom và chuyển tải, hồ điều hòa, kênh mương, cửa thu, giếng thu nước mưa, trạm bơm nước mưa, nước thải, cửa xả và nhà máy xử lý nước thải."
0
Trốn nghĩa vụ quân sự có bị xử phạt?
+ Đối với xe đơn nhiên liệu: Các phép thử loại II và III theo TCVN 6785 nêu tại các điểm b) và c), khoản 3.3.2. Có thể thay thế bằng việc áp dụng phép thử loại I theo TCVN 6567, nêu tại điểm f), khoản 3.3.2. nhưng không kiểm tra các hạt (PM). + Đối với xe chỉ dùng LPG hoặc NG: Phép thử loại I theo TCVN 6567, nêu tại điểm f), khoản 3.3.2. nhưng không kiểm tra các hạt (PM). a) Phép thử loại I, TCVN 6785: - Phương pháp và yêu cầu về đặc tính nhiên liệu thực hiện phép thử theo quy định tại phụ lục 7 của quy chuẩn này. Phải sử dụng các phương pháp lấy mẫu và phân tích các khí và các hạt theo đúng quy định. - Xe được đặt lên một băng thử xe có lắp thiết bị mô phỏng quán tính và tải; - Một phép thử kéo dài tổng cộng 19 phút 40 giây, chia thành 2 phần I và II, phải được thực hiện liên tục. - Để thuận tiện cho việc điều chỉnh các thiết bị thử và với sự đồng ý của cơ sở sản xuất, có thể thực hiện một giai đoạn chạy xe trên băng thử không lấy mẫu dài không quá 20 giây giữa phần I và phần II. - Phần I của phép thử có 4 chu trình thử cơ bản. Mỗi chu trình thử bao gồm 15 giai đoạn (chạy không tải, tăng tốc, vận tốc ổn định, giảm tốc v.v). - Phần II có 1 chu trình thử phụ. Chu trình thử phụ này bao gồm 13 giai đoạn chạy không tải, tăng tốc, vận tốc ổn định, giảm tốc v.v). - Trong quá trình thử, các khí thải phải được pha loãng và một phần mẫu khi được đưa vào một hoặc nhiều túi. Các loại khí và PM của xe thử phải được pha loãng, lấy mẫu và phân tích theo phương pháp thử dưới đây, phải đo tổng thể tích khí thải được pha loãng. Không chỉ CO, HC và NOx mà còn cả PM của xe lắp động cơ cháy do nén cũng phải được ghi lại. - Phép thử phải được tiến hành 3 lần. Các kết quả thu được từ mỗi lần thử bằng giá trị đo nhân với hệ số suy giảm thích hợp nêu tại bảng 6. Khối lượng các loại khí và PM (xe lắp động cơ cháy do nén) thu được trong mỗi lần thử phải nhỏ hơn các giới hạn tương ứng nêu trong các bảng 1 hoặc 2 của mục 2 cho mỗi loại xe. Tuy nhiên, đối với mỗi loại khí hoặc PM thì một trong ba kết quả đo được (mỗi kết quả đo là của một lần thử) có thể lớn hơn nhưng không được quá 10% mức giới hạn quy định của mỗi loại khí và PM nêu tại bảng 1 hoặc 2, mục 2 của quy chuẩn này với điều kiện là giá trị trung bình cộng của ba kết quả đo phải nhỏ hơn mức giới hạn quy định đó.
0
Bí thư Đảng ủy xã là ai?
1. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 của Luật này bao gồm cán bộ cấp xã và công chức cấp xã. 2. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây: a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ; b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; d) Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam); h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam. 3. Công chức cấp xã có các chức danh sau đây: a) Trưởng Công an; b) Chỉ huy trưởng Quân sự; c) Văn phòng - thống kê; d) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); đ) Tài chính - kế toán; e) Tư pháp - hộ tịch; g) Văn hóa - xã hội. Công chức cấp xã do cấp huyện quản lý. 4. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã. 5. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, quy mô, đặc điểm của địa phương, Chính phủ quy định cụ thể số lượng cán bộ, công chức cấp xã.
1
Bí thư Đảng ủy xã là ai?
Tiêu chuẩn của từng chức vụ cán bộ cấp xã 1. Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy: a) Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng), trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ; b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông; c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp Điều lệ Đảng có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng; d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên. Trường hợp Điều lệ Đảng có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng; đ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ. 2. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp xã: a) Độ tuổi: Theo quy định của luật, điều lệ tổ chức và quy định của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương. b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông; c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật, điều lệ đó; d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên. Trường hợp luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật, điều lệ đó; đ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ. ...
0
Bí thư Đảng ủy xã là ai?
"Điều 2. Đối tượng điều chỉnh Đối tượng điều chỉnh của Nghị định này là cán bộ, công chức quy định tại điểm g và điểm h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức, làm việc tại Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của cấp xã, bao gồm: 1. Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ (sau đây gọi chung là cán bộ chuyên trách cấp xã), gồm có các chức vụ sau đây: a) Bí thư, Phó Bí thư đảng ủy, Thường trực đảng ủy (nơi không có Phó Bí thư chuyên trách công tác đảng), Bí thư, Phó Bí thư chi bộ (nơi chưa thành lập đảng ủy cấp xã); b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; d) Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh."
0
Bí thư Đảng ủy xã là ai?
Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chi ủy, Thường trực đảng uỷ xã, phường, thị trấn: 1. Chức trách: là cán bộ chuyên trách công tác Đảng ởĐảng bộ, chi bộ (nơi chưa thành lập Đảng bộ) xã, phường, thị trấn, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ, cùng tập thể đảng uỷ, chi uỷ lãnh đạo toàn diện đối với hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc thực hiện đường lỗi, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trên địa bàn xã,phường, thị trấn. 2. Nhiệm vụ của Bí thư: + Nắm vững Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết vàchỉ thị của cấp trên và chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cấp mình; nắm vững nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết có hiệu quả công việc đột xuất; nắm chắc và sát tình hình đảng bộ, tổ chức đảng trực thuộc và của nhân dân trên địa bàn; chịu trách nhiệm chủ yếu về các mặt công tác của đảng bộ. + Chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ vàchỉ đạo việc chuẩn bị xây dựng nghị quyết của đảng bộ, của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nghị quyết đó. + Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo,chỉ đạo hoạt động và giữ vai trò trung tâm đoàn kết giữ vững vai trò lãnh đạo toàn diện đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn. + Lãnh đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, của đảng bộ, của Ban Chấp hành và Ban Thườngvụ Đảng uỷ. 3. Nhiệm vụ của Phó Bí thư, Thường trực Đảng uỷ: + Giúp Bí thư đảng bộ chuẩn bị nội dung các cuộc họp và dự thảo nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ về các mặt công táccủa Đảng bộ. + Tổ chức việc thông tin tình hình và chủ trương củaBan chấp hành, Ban thường vụ cho các Uỷ viên Ban chấp hành và tổ chức đảng trực thuộc. + Tổ chức kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ cấp trên, của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ. ...
0
Bí thư Đảng ủy xã là ai?
- Số dư các khoản dự phòng đang phản ánh trên các TK chi tiết của TK 159- Các khoản dự phòng (TK 1591, TK 1592, TK 1593), số dư các khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn trên TK 229 được chuyển sang TK 229- Dự phòng tổn thất tài sản; - Số dư các TK 311- Vay ngắn hạn, TK 315- Nợ dài hạn đến hạn trả, TK 3411- Vay dài hạn và TK 3412- Nợ dài hạn chuyển sang TK 341- Phải trả nợ vay; - Số dư các TK 33311- Thuế GTGT đầu ra, TK 33312- Thuế GTGT hàng nhập khẩu được chuyển sang TK 3331- Thuế GTGT phải nộp. - Số dư các TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt, TK 3333- Thuế xuất, nhập khẩu, TK 3335- Thuế thu nhập cá nhân, TK 3336- Thuế tài nguyên, TK 3337- Thuế nhà đất, tiền thuê đất, TK 3339- Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác được chuyển sang TK 3338- Thuế khác, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp nhà nước; - Số dư TK 335- Chi phí phải trả và số dư TK 352- Dự phòng phải trả được chuyển sang TK 338- Phải trả khác; - Số dư TK 3381- Tài sản thừa chờ giải quyết, số dư TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện và số dư TK 3388- Phải trả, phải nộp khác (trừ các khoản phải nộp theo lương) được chuyển sang TK 338- Phải trả khác; - Số dư các TK 3382- Kinh phí công đoàn, TK 3383- Bảo hiểm xã hội, TK 3384- Bảo hiểm y tế, TK 3389- Bảo hiểm thất nghiệp và số dư các khoản phải nộp theo lương khác được phản ánh trên TK 3388- Phải trả, phải nộp khác được chuyển sang TK 335- Các khoản phải nộp theo lương; - Số dư TK 3386- Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn và số dư TK 3414- Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn được chuyển sang TK 338- Phải trả khác; - Số dư TK 351- Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (nếu có) được chuyển sang TK 418- Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu; - Số dư TK 3353- Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ được chuyển sang TK 3532- Quỹ phúc lợi; số dư TK 3534- Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty được chuyển sang TK 3531- Quỹ khen thưởng.
0
Bí thư Đảng ủy xã là ai?
Hồ sơ kiểm tra Hồ sơ kiểm tra bao gồm: 1. Giấy đề nghị kiểm tra ATKT & BVMT Xe trong khai thác, sử dụng (sau đây viết tắt là Giấy đề nghị kiểm tra Xe) sử dụng khi yêu cầu kiểm tra ngoài Đơn vị kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Một trong các tài liệu sau đây đối với Xe kiểm tra lần đầu: a) Bản chính hoặc bản điện tử Chứng chỉ chất lượng; b) Bản sao Phiếu xuất xưởng; c) Bản sao tài liệu kỹ thuật có bản vẽ tổng thể và thông số kỹ thuật cơ bản của Xe hoặc bản đăng ký thông số kỹ thuật Xe do tổ chức, cá nhân lập đối với Xe được nhập khẩu hoặc sản xuất, lắp ráp trước ngày 01 tháng 12 năm 2009 (ngày Thông tư số 23/2009/TT-BGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng có hiệu lực). 3. Bản chính Giấy chứng nhận cải tạo đối với Xe có cải tạo;
0
Bí thư Đảng ủy xã là ai?
"3. Chuyển đổi chứng từ điện tử sang chứng từ giấy và ngược lại: Chứng từ điện tử được chuyển đổi sang chứng từ giấy và ngược lại theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và Nghị định số 165/2018/NĐ-CP và phải đảm bảo các định dạng, tiêu chuẩn kỹ thuật dữ liệu theo quy định của pháp luật hiện hành."
0
Bí thư Đảng ủy xã là ai?
Hành vi vi phạm quy chế khu vực biên giới đất liền quy định tại điểm b, điểm c khoản 1, điểm a khoản 3, điểm c, điểm d, điểm e khoản 5, khoản 9 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP ... 8. Hành vi nổ súng săn bắn trong phạm vi 1.000 mét tính từ đường biên giới trên đất liền nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b khoản 9 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 7 Điều 2 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP là trường hợp: a) Hành vi nổ các loại súng sau: Các loại súng săn quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, gồm: Súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này; Các loại súng thuộc danh mục vũ khí thể thao quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, gồm: Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng này; Các loại súng thuộc danh mục vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, được sửa đổi tại điểm b khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2019. b) Hành vi nổ các loại súng quy định tại điểm a Khoản này là trường hợp nổ súng gây thiệt hại về sức khoẻ, tài sản của người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không thuộc trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm theo quy định tại Điều 244 Bộ luật Hình sự và thuộc một trong các trường hợp sau: Chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ; Người đã thực hiện một trong các hành vi vi phạm hành chính như chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính; người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các loại hành vi này trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác, hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm; Người thực hiện hành vi phạm tội quy định tại Điều 306 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; hoặc đã bị kết án về Tội này nhưng đã hết thời hiệu thi hành bản án hoặc đã được xoá án tích.
0
Quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 57 66 ghz được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Nguyên tắc quy hoạch 1. Tuân theo Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đang có hiệu lực thi hành. 2. Trên cơ sở các khuyến nghị phân kênh tần số của Liên minh Viễn thông quốc tế (International Telecommunication Union - ITU). 3. Đảm bảo quản lý, khai thác và sử dụng tần số vô tuyến điện hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm và đúng mục đích. 4. Đáp ứng nhu cầu sử dụng kênh tần số trong những năm tới và khả năng đáp ứng công nghệ, thông tin vô tuyến băng rộng. 5. Linh hoạt khi ấn định kênh tần số.
1
Quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 57 66 ghz được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Nguyên tắc phân bổ kênh tần số 1. Tính đến hiện trạng sử dụng của Việt Nam để bảo đảm việc chuyển đổi từ hiện trạng sang quy hoạch với chi phí thấp nhất. 2. Phân bổ kênh tần số hợp lý, hiệu quả đáp ứng nhu cầu phủ sóng phát thanh FM các kênh chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, các kênh chương trình phát thanh của Đài Phát thanh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hạn chế phủ sóng chồng lấn lẫn nhau giữa các đài phát sóng phát thanh FM phát cùng kênh chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam.
0
Quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 57 66 ghz được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Tổ chức thực hiện 1. Cục Tần số vô tuyến điện chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thông tư này. 2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ cố định băng tần 57-66 GHz có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích, nghiệp vụ vô tuyến điện, Điều kiện sử dụng quy định tại Thông tư này. 3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thiết bị vô tuyến điện để sử dụng tại Việt Nam có trách nhiệm đảm bảo thiết bị vô tuyến điện có băng tần hoạt động và phân kênh tần số phù hợp với các quy định tại Thông tư này.
0
Quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 57 66 ghz được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Nguyên tắc xây dựng, phê duyệt quy hoạch tần số vô tuyến điện 1. Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế. 2. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước từng thời kỳ; bảo đảm hài hoà nhu cầu sử dụng tần số vô tuyến điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. 3. Phù hợp với xu hướng phát triển các nghiệp vụ vô tuyến điện trên thế giới, đồng thời tính đến hiện trạng sử dụng tần số vô tuyến điện tại Việt Nam. 4. Bảo đảm quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích. 5. ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến sử dụng hiệu quả phổ tần số vô tuyến điện. 6. Phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ vô tuyến điện. 7. Phù hợp với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đối với băng tần sử dụng trong hoạt động viễn thông.
0
Quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 57 66 ghz được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường trực Ban Thường trực có những nhiệm vụ và quyền hạn: 1. Chuẩn bị các Hội nghị của Đoàn Chủ tịch và giúp Đoàn Chủ tịch chuẩn bị các Hội nghị của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 2. Tổ chức thực hiện Chương trình phối hợp và thống nhất hành động hằng năm của Ủy ban Trung ương; các Nghị quyết của Ủy ban Trung ương, Đoàn Chủ tịch; chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 3. Thường xuyên tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước. Thay mặt Ủy ban Trung ương và Đoàn Chủ tịch để kiến nghị với Đảng, Nhà nước về các chủ trương, chính sách pháp luật cần ban hành, sửa đổi; 4. Chuẩn bị các dự án luật để Đoàn Chủ tịch xem xét trình Quốc hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; 5. Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 6. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh; tổ chức Hội nghị Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh hằng năm; 7. Xem xét công nhận việc cử, bổ sung hoặc thay đổi chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh; 8. Hướng dẫn, bảo đảm điều kiện hoạt động của các Hội đồng tư vấn và quyết định sử dụng đội ngũ cộng tác viên của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 9. Tổ chức, chỉ đạo, quản lý bộ máy giúp việc ở cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 10. Giữ mối quan hệ phối hợp công tác với cơ quan nhà nước, tổ chức thành viên; 11. Ban hành và kiểm tra việc thực hiện các văn bản theo thẩm quyền; 12. Xét, quyết định việc khen thưởng, đề nghị kỷ luật.
0
Quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 57 66 ghz được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Điều 6. Đăng ký tên miền “.vn” 1. Đăng ký tên miền “.vn” được thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử, đăng ký trước được quyền sử dụng trước, ngoại trừ: a) Các tên miền thuộc phạm vi ưu tiên bảo vệ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này; b) Các tên miền được dành cho đấu giá theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. 2. Tên miền do tổ chức, cá nhân tự chọn để đăng ký, nhưng phải đáp ứng các yêu cầu sau: a) Không có các cụm từ xâm phạm đến chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia hoặc vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục của dân tộc; b) Rõ ràng, nghiêm túc, không gây hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc khi không dùng dấu trong tiếng Việt; c) Có ít nhất một hoặc một dãy ký tự dưới tên miền cấp cao “.vn”; d) Được chứa các ký tự từ a đến z; 0 đến 9; các ký tự tiếng Việt trong bảng chữ cái tiếng Việt và tất cả các ký tự được hệ thống máy chủ tên miền trên mạng chấp nhận. Các ký tự này không phân biệt viết hoa hay viết thường; đ) Được chứa dấu gạch nối “-” nhưng không được bắt đầu hoặc kết thúc với ký tự này và không được có hai dấu gạch nối “-” đi liền nhau trong tên miền; e) Ở mỗi cấp không được nhiều hơn 63 ký tự (đối với tên miền tiếng Việt, số lượng ký tự được tính theo chiều dài sau chuyển đổi thành chuỗi không dấu ASCII); g) Đối với tên miền dưới “.name.vn” phải đảm bảo tên miền là tên hoặc đi kèm tên là họ, tên đệm, nơi sinh, năm sinh của cá nhân (tổng thể mang ý nghĩa tên riêng của cá nhân).
0
Quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 57 66 ghz được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Điều 4. : 1. Các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có tên tại các điều 1, 2 và 3 chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này. 2. Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị quyết này. T/M ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHỦ TỊCH Nguyễn Phú Trọng
0
Quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện cho nghiệp vụ cố định băng tần 57 66 ghz được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Khoản 3. Trên cơ sở kế hoạch trung hạn được cấp thẩm quyền phê duyệt hoặc kế hoạch điều chỉnh, bổ sung, cơ quan chủ quản lập kế hoạch tài chính hàng năm của các chương trình sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi tuân thủ quy trình lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành, đảm bảo mức bố trí vốn ODA, vốn vay ưu đãi và vốn đối ứng trong dự toán ngân sách hàng năm phù hợp với các điều ước quốc tế, thỏa thuận về ODA và vốn vay ưu đãi đã ký kết, phù hợp với khả năng giải ngân thực tế của các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi.
0
Người lao động tại doanh nghiệp nhà nước được thực quyền kiểm tra, giám sát bằng cách nào?
Hình thức người lao động kiểm tra, giám sát 1. Người lao động trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát tại doanh nghiệp nhà nước thông qua: a) Hoạt động lao động, sản xuất, sinh hoạt của người lao động ở doanh nghiệp; b) Quan sát, tìm hiểu, giao tiếp với người có chức vụ, quyền hạn, người lao động khác trong doanh nghiệp; c) Tiếp cận các thông tin được công khai; các thông tin, báo cáo của doanh nghiệp hoặc người được giao quản lý, thực hiện các nội dung người lao động đã bàn và quyết định; d) Tham dự hội nghị người lao động, hội nghị đối thoại tại nơi làm việc, các hoạt động hội họp, sinh hoạt tập thể khác tại nơi làm việc. 2. Người lao động thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước.
1
Người lao động tại doanh nghiệp nhà nước được thực quyền kiểm tra, giám sát bằng cách nào?
Nội dung người lao động kiểm tra, giám sát 1. Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước kiểm tra việc thực hiện các nội dung mà tập thể người lao động đã bàn và quyết định quy định tại Điều 67 của Luật này. 2. Người lao động giám sát việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở của doanh nghiệp nhà nước, việc thực hiện chính sách, pháp luật của người đại diện có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành và những người có thẩm quyền khác của doanh nghiệp.
0
Người lao động tại doanh nghiệp nhà nước được thực quyền kiểm tra, giám sát bằng cách nào?
"Điều 46. Nội dung, hình thức người lao động được kiểm tra, giám sát 1. Người lao động được kiểm tra, giám sát những nội dung sau: a) Việc thực hiện hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể; b) Việc thực hiện nội quy lao động, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động; c) Việc sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, các quỹ do người lao động đóng góp; d) Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động; đ) Việc thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động. 2. Hình thức kiểm tra, giám sát của người lao động thực hiện theo quy định của pháp luật."
0
Người lao động tại doanh nghiệp nhà nước được thực quyền kiểm tra, giám sát bằng cách nào?
Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của người lao động 1. Thông qua việc kiểm tra, giám sát trực tiếp, người lao động tham gia ý kiến đóng góp với người có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước để kịp thời khắc phục các bất cập, hạn chế trong công tác tổ chức, quản lý; ngăn ngừa tiêu cực, vi phạm pháp luật; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và đóng góp giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp. 2. Khi phát hiện hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm, người lao động có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật hoặc kiến nghị, phản ánh đến người đại diện có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành của doanh nghiệp nhà nước; kiến nghị, phản ánh đến cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, Công đoàn, tổ chức đại diện khác của người lao động, tổ chức đoàn thể tại doanh nghiệp mà mình là thành viên, hội viên hoặc phản ánh, đề nghị Ban Thanh tra nhân dân xem xét, thực hiện kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ. 3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người lao động theo thẩm quyền hoặc thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.
0
Người lao động tại doanh nghiệp nhà nước được thực quyền kiểm tra, giám sát bằng cách nào?
Khoản 3. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau: a) Sửa đổi, bổ sung hướng dẫn tại điểm b, c khoản 1 Điều 16 như sau: “b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất. Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo. c) Hóa đơn được lập một lần thành nhiều liên. Nội dung lập trên hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số. Đối với hóa đơn thu cước dịch vụ viễn thông, hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước, hóa đơn thu phí của các ngân hàng, vé vận tải hành khách của các đơn vị vận tải, các loại tem, vé, thẻ và một số trường hợp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, khi lập hóa đơn được thay thế liên 1 bằng bảng kê chi tiết số hóa đơn thực tế đã lập. Chi tiết mỗi số hóa đơn giao khách hàng được thể hiện trên một dòng của Bảng kê với đầy đủ các tiêu thức đã được đăng ký tại hóa đơn mẫu gửi cùng Thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Bảng kê được lập hàng tháng, được in ra giấy để lưu trữ bảo quản hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử (Ví dụ như: bút nhớ (đĩa flash USB), đĩa CD và DVD, đĩa cứng gắn ngoài, đĩa cứng gắn trong). Việc bảo quản, lưu trữ bảng kê thực hiện theo quy định hiện hành về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán. Nếu lưu trữ bằng giấy thì bảng kê phải có đầy đủ tên, chữ ký người lập bảng kê; tên, chữ ký thủ trưởng đơn vị; dấu đơn vị. Nếu lưu trữ bằng phương tiện điện tử thì bảng kê phải có chữ ký điện tử của đơn vị và nội dung bảng kê phải đảm bảo có thể truy cập kết xuất và in ra giấy khi cần tham chiếu. Các đơn vị phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ thông tin trên bảng kê hóa đơn đã lập trong ngày, trong tháng và phải đảm bảo lưu trữ để cung cấp cho cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác khi có yêu cầu”. b) Bãi bỏ khổ thứ 7 điểm a khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC.
0
Người lao động tại doanh nghiệp nhà nước được thực quyền kiểm tra, giám sát bằng cách nào?
Điều 12. Trách nhiệm của các trường ngoài quân đội. Đào tạo học viên quân đội theo chỉ tiêu, kế hoạch được giao hằng năm. Phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện khoản 4, khoản 5 Điều 7 tại Nghị định này. Định kỳ thông báo cho Bộ Quốc phòng kết quả học tập, rèn luyện của học viên quân đội.
0
Người lao động tại doanh nghiệp nhà nước được thực quyền kiểm tra, giám sát bằng cách nào?
Điều 3. Căn cứ chương trình khung quy định tại Thông tư này, cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ đào tạo các ngành học nêu tại Điều 1 tổ chức xây dựng các chương trình đào tạo cụ thể của trường; tổ chức biên soạn hoặc tổ chức lựa chọn; duyệt giáo trình để sử dụng làm tài liệu trong trường trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do thủ trưởng cơ sở giáo dục thành lập.
0
Người lao động tại doanh nghiệp nhà nước được thực quyền kiểm tra, giám sát bằng cách nào?
Thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp ... 2. Trường trực tiếp cấp bằng tốt nghiệp có thẩm quyền và trách nhiệm thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp; nếu trường cấp bằng tốt nghiệp đã sáp nhập, chia, tách, giải thể thì cơ quan đang quản lý sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp.
0
Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến có những nhiệm vụ gì theo định?
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên điều độ chạy tàu tuyến ... 2. Nhiệm vụ: a) Trực tiếp chỉ huy chạy tàu theo biểu đồ chạy tàu trên tuyến đường, khu đoạn được phân công; b) Trực tiếp truyền đạt mệnh lệnh cấp có thẩm quyền về tổ chức chạy tàu, về cứu hộ, cứu nạn khi có tai nạn sự cố chạy tàu. ...
1
Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến có những nhiệm vụ gì theo định?
1. Tiêu chuẩn: a) Có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên về điều hành chạy tàu hỏa hoặc vận tải đường sắt đối với nhân viên điều độ chạy tàu ga trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia; có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên về điều hành chạy tàu hỏa hoặc vận tải đường sắt đối với nhân viên điều độ chạy tàu ga trên đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia; b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; c) Có ít nhất 01 năm đảm nhận trực tiếp công việc của chức danh trực ban chạy tàu ga; d) Đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ điều độ chạy tàu ga do doanh nghiệp sử dụng chức danh điều độ chạy tàu ga tổ chức. 2. Nhiệm vụ: Trực tiếp lập và tổ chức thực hiện kế hoạch về lập tàu, xếp, dỡ hàng hóa, đón tiễn hành khách, tổ chức công tác dồn, đón tiễn tàu và các việc liên quan khác tại nhà ga theo biểu đồ chạy tàu, theo các mệnh lệnh của nhân viên điều độ chạy tàu tuyến, theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt. 3. Quyền hạn: a) Tạm đình chỉ chạy tàu trong khu vực ga nếu xét thấy có nguy cơ mất an toàn chạy tàu và phải báo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu tuyến biết; b) Đình chỉ nhiệm vụ đối với các chức danh trực ban chạy tàu ga, trưởng dồn, nhân viên gác ghi, ghép nối đầu máy toa xe khi lên ban có hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp uy hiếp đến an toàn chạy tàu và báo ngay cho trưởng ga để bố trí người thay thế; c) Báo cáo và đề nghị doanh nghiệp sử dụng các chức danh trưởng tàu, phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn, lái tàu, phụ lái tàu đình chỉ nhiệm vụ khi lên ban có hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp uy hiếp an toàn chạy tàu.
0
Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến có những nhiệm vụ gì theo định?
Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến 1. Tiêu chuẩn a) Có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên về điều hành chạy tàu hoặc vận tải đường sắt đối với nhân viên điều độ chạy tàu tuyến trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia; có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên về điều hành chạy tàu hoặc vận tải đường sắt đối với nhân viên điều độ chạy tàu tuyến trên đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia; b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; c) Có ít nhất 01 năm đảm nhận trực tiếp công việc của một trong các chức danh điều độ chạy tàu ga, trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu; d) Đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ điều độ chạy tàu tuyến do doanh nghiệp sử dụng chức danh điều độ chạy tàu tuyến tổ chức. ...
0
Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến có những nhiệm vụ gì theo định?
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên điều độ chạy tàu ... 2. Nhiệm vụ: a) Trực tiếp chỉ huy chạy tàu theo biểu đồ chạy tàu trên tuyến đường được phân công; b) Trực tiếp truyền đạt mệnh lệnh tổ chức chỉ huy các tàu đi cứu chữa, cứu hộ, cứu viện khi có tai nạn sự cố chạy tàu.
0
Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến có những nhiệm vụ gì theo định?
Khoản 2. Đối với nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý theo quy định tại Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg hoặc Quyết định số 86/2010/QĐ-TTg trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa hoàn thành việc thực hiện phương án thì tiếp tục thực hiện các bước chưa hoàn thành và việc quản lý, sử dụng số tiền bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất (nếu có) thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp thay đổi phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thì thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
0
Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến có những nhiệm vụ gì theo định?
Khoản 2. Quy hoạch về thủy lợi, thủy điện, cấp nước, giao thông đường thủy nội địa và các quy hoạch khác có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước do bộ, ngành, địa phương lập (sau đây gọi chung là quy hoạch chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước) phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước.
0
Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến có những nhiệm vụ gì theo định?
Khoản 2. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có các nghĩa vụ sau đây: a) Quản lý sử dụng tài sản thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định của pháp luật; b) Duy trì trạng thái kỹ thuật, chất lượng kết cấu hạ tầng đường sắt đã công bố bảo đảm giao thông đường sắt luôn an toàn, thông suốt; c) Xây dựng, công bố công lệnh tốc độ, công lệnh tải trọng, biểu đồ chạy tàu trên các tuyến, đoạn tuyến, khu đoạn để làm cơ sở cho việc chạy tàu; d) Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt trên hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị khi được Nhà nước giao. Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về đường sắt và khách hàng thông tin về dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt và năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt khi có yêu cầu; đ) Thông báo kịp thời sự cố đe dọa an toàn chạy tàu và việc tạm đình chỉ chạy tàu cho trực ban chạy tàu ga ở hai đầu khu gian nơi xảy ra sự cố, nhân viên điều hành giao thông vận tải đường sắt, khách hàng sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt; e) Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và lệnh chạy tàu đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu; g) Khi được Nhà nước giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng quyền khai thác mà tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt bị hư hỏng do lỗi chủ quan của mình, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phải có trách nhiệm tự khôi phục; h) Trả tiền sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định; i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
0
Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến có những nhiệm vụ gì theo định?
Cung cấp thông tin về vi bằng Trường hợp Văn phòng Thừa phát lại tự chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi Quyết định cho phép thành lập thì Sở Tư pháp nơi lưu trữ vi bằng cung cấp hồ sơ vi bằng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng; cung cấp thông tin về vi bằng theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập.
0
Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến có những nhiệm vụ gì theo định?
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên điều độ chạy tàu tuyến ... 2. Nhiệm vụ: a) Trực tiếp chỉ huy chạy tàu theo biểu đồ chạy tàu trên tuyến đường, khu đoạn được phân công; b) Trực tiếp truyền đạt mệnh lệnh cấp có thẩm quyền về tổ chức chạy tàu, về cứu hộ, cứu nạn khi có tai nạn sự cố chạy tàu. ...
1
Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến có những nhiệm vụ gì theo định?
1. Tiêu chuẩn: a) Có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên về điều hành chạy tàu hỏa hoặc vận tải đường sắt đối với nhân viên điều độ chạy tàu ga trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia; có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên về điều hành chạy tàu hỏa hoặc vận tải đường sắt đối với nhân viên điều độ chạy tàu ga trên đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia; b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; c) Có ít nhất 01 năm đảm nhận trực tiếp công việc của chức danh trực ban chạy tàu ga; d) Đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ điều độ chạy tàu ga do doanh nghiệp sử dụng chức danh điều độ chạy tàu ga tổ chức. 2. Nhiệm vụ: Trực tiếp lập và tổ chức thực hiện kế hoạch về lập tàu, xếp, dỡ hàng hóa, đón tiễn hành khách, tổ chức công tác dồn, đón tiễn tàu và các việc liên quan khác tại nhà ga theo biểu đồ chạy tàu, theo các mệnh lệnh của nhân viên điều độ chạy tàu tuyến, theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt. 3. Quyền hạn: a) Tạm đình chỉ chạy tàu trong khu vực ga nếu xét thấy có nguy cơ mất an toàn chạy tàu và phải báo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu tuyến biết; b) Đình chỉ nhiệm vụ đối với các chức danh trực ban chạy tàu ga, trưởng dồn, nhân viên gác ghi, ghép nối đầu máy toa xe khi lên ban có hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp uy hiếp đến an toàn chạy tàu và báo ngay cho trưởng ga để bố trí người thay thế; c) Báo cáo và đề nghị doanh nghiệp sử dụng các chức danh trưởng tàu, phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn, lái tàu, phụ lái tàu đình chỉ nhiệm vụ khi lên ban có hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp uy hiếp an toàn chạy tàu.
0
Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến có những nhiệm vụ gì theo định?
Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến 1. Tiêu chuẩn a) Có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên về điều hành chạy tàu hoặc vận tải đường sắt đối với nhân viên điều độ chạy tàu tuyến trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia; có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên về điều hành chạy tàu hoặc vận tải đường sắt đối với nhân viên điều độ chạy tàu tuyến trên đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia; b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; c) Có ít nhất 01 năm đảm nhận trực tiếp công việc của một trong các chức danh điều độ chạy tàu ga, trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu; d) Đạt yêu cầu kiểm tra về nghiệp vụ điều độ chạy tàu tuyến do doanh nghiệp sử dụng chức danh điều độ chạy tàu tuyến tổ chức. ...
0
Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến có những nhiệm vụ gì theo định?
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên điều độ chạy tàu ... 2. Nhiệm vụ: a) Trực tiếp chỉ huy chạy tàu theo biểu đồ chạy tàu trên tuyến đường được phân công; b) Trực tiếp truyền đạt mệnh lệnh tổ chức chỉ huy các tàu đi cứu chữa, cứu hộ, cứu viện khi có tai nạn sự cố chạy tàu.
0
Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến có những nhiệm vụ gì theo định?
Khoản 1. Khi phạm nhân chết tại trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi có phạm nhân chết để xác định nguyên nhân. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện làm thủ tục đăng ký khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chết và thông báo cho thân nhân hoặc đại diện của phạm nhân trước khi làm thủ tục mai táng. Trường hợp phạm nhân chết ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó gửi giấy báo tử cho trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện. Trường hợp phạm nhân là người nước ngoài, Giám thị trại giam phải báo ngay cho cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi có phạm nhân chết để xác định nguyên nhân; đồng thời báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện của nước mà người đó mang quốc tịch. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trại giam có trách nhiệm tổ chức mai táng.
0
Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến có những nhiệm vụ gì theo định?
Yêu cầu về kỹ thuật Máy phát điện phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của Bộ quản lý chuyên ngành; trong đó đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau: 2.1.1. Động cơ - Loại động cơ: Động cơ đốt trong; - Công suất danh định (công suất liên tục), kW, không nhỏ hơn: 1,1 lần công suất đầu phát; - Chế độ làm việc liên tục. 2.1.2. Đầu phát - Công suất danh định (công suất liên tục): Không nhỏ hơn 30 kVA; - Chế độ làm việc liên tục; - Điện áp, V: 220/380; - Tổng độ biến dạng sóng hài điện áp: Không lớn hơn 5%; - Tần số, Hz: 50; - Hệ số công suất: Không nhỏ hơn 0,8; - Cấp chịu nhiệt của vật liệu cách điện: Không nhỏ hơn cấp 180 (H); - Giới hạn độ tăng nhiệt của cuộn dây: Theo cấp chịu nhiệt 180 (H) quy định tại TCVN 6627-1: 2014 (IEC 60034-1:2010). 2.1.3. Bộ điều khiển máy phát (phù hợp với động cơ và đầu phát) - Hiển thị bằng màn hình các thông số: + Điện áp dây; + Dòng điện; + Tần số; + Áp lực dầu bôi trơn; + Tốc độ vòng quay; + Nhiệt độ nước làm mát. - Kiểu điều khiển: Bằng tay hoặc tự động. - Kiểm tra báo lỗi: + Báo lỗi và tự động tắt máy khi xảy ra các sự cố; + Báo lỗi bằng đèn biểu tượng không dừng máy khi xảy ra sự cố khởi động quá mức. 2.1.4. Giới hạn mức công suất âm thanh (giới hạn mức ồn): Không lớn hơn 115 dB theo quy định tại TCVN 6627-9: 2011(IEC 60034-9: 2007). 2.2. Căn cứ quy định yêu cầu kỹ thuật tại Quy chuẩn này và tình hình điều kiện cụ thể, Thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia quy định tiêu chuẩn kỹ thuật máy phát điện đưa vào dự trữ quốc gia.
0
Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến có những nhiệm vụ gì theo định?
1. Việc thiết kế, chế tạo thiết bị, xây dựng công trình điện lực phải thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, quốc tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép áp dụng tại Việt Nam và phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: a) An toàn về điện; b) An toàn về xây dựng; c) An toàn về công nghệ sử dụng nguồn năng lượng sơ cấp (thủy năng, than, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên và các dạng năng lượng khác); d) An toàn về phòng, chống cháy nổ; đ) Các quy định về bảo vệ môi trường. 2. Các thiết bị điện, dụng cụ điện mới sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải có chứng chỉ chất lượng hoặc có nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định khác có liên quan của pháp luật; phải có bản hướng dẫn sử dụng kèm theo về các thông số kỹ thuật, tính năng, tác dụng cũng như các điều khác cần lưu ý để hướng dẫn người sử dụng phòng tránh sự cố và tai nạn điện.
0
Nhân viên điều độ chạy tàu tuyến có những nhiệm vụ gì theo định?
Khoản 6.4. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư. - Tất cả các tiểu dự án, các hoạt động của dự án phải được lập báo cáo quyết toán năm và báo cáo quyết toán khi hoàn thành theo đúng các quy định hiện hành về phân công thực hiện và thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo quyết toán. + BQLDA xã chịu trách nhiệm tổng hợp quyết toán các hoạt động, tiểu dự án được giao thực hiện, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. + BQLDA tỉnh chịu trách nhiệm tổng hợp quyết toán tất cả các hoạt động, tiểu dự án trên địa bàn tỉnh, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. + VPDATW chịu trách nhiệm quyết toán phần hoạt động của mình và tổng hợp quyết toán toàn dự án của cả 4 tỉnh gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, trình Chính phủ. - Thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và các vấn đề khác liên quan đến việc quyết toán vốn đầu tư thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 45/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư (đối với VPDATƯ và các Ban QLDA Tỉnh) và Thông tư số 106/2003/TT-BTC ngày 07/11/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc xã, thị trấn hoặc các văn bản khác bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế các thông tư trên.
0
Bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi bản địa có thuộc hoạt động được nhà nước đầu tư không?
Chính sách của Nhà nước về chăn nuôi 1. Nhà nước đầu tư cho các hoạt động sau đây: a) Thống kê, điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu chăn nuôi, đánh giá tiềm năng và hoạt động chăn nuôi theo định kỳ 05 năm và hằng năm; xây dựng chiến lược phát triển chăn nuôi; dự báo thị trường, dự trữ sản phẩm chăn nuôi phù hợp với từng thời kỳ; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong chăn nuôi; b) Bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm và giống vật nuôi bản địa. 2. Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây: a) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, trong đó ưu tiên công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới tạo ra sản phẩm có tính đột phá trong chăn nuôi; nhập khẩu và nuôi giữ giống gốc; b) Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học; xử lý môi trường chăn nuôi; phát triển các mô hình thực hành chăn nuôi tốt; di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; c) Xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo nghề trong hoạt động chăn nuôi, khuyến nông chăn nuôi, trong đó ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn; d) Xây dựng và phát triển sản phẩm chăn nuôi quốc gia, sản phẩm chăn nuôi chủ lực, sản phẩm chăn nuôi hữu cơ; xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi quốc gia; xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, chợ đầu mối, cơ sở đấu giá để quảng bá, tiêu thụ giống và sản phẩm chăn nuôi; xúc tiến thương mại và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; đ) Hỗ trợ thiệt hại về chăn nuôi, phục hồi giống vật nuôi sau thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật. 3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các hoạt động sau đây: a) Tổ chức chăn nuôi theo quy mô trang trại, theo chuỗi giá trị; phát huy tối đa vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, hợp tác xã trong xây dựng chuỗi giá trị sản xuất chăn nuôi; b) Đầu tư công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi, công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi để làm phân bón và mục đích khác; c) Đầu tư hoạt động bảo hiểm vật nuôi; nâng cao năng lực hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.
1
Bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi bản địa có thuộc hoạt động được nhà nước đầu tư không?
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 03 năm 2020. 2. Nghị định này thay thế các văn bản sau đây: a) Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản; b) Nghị định số 100/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP; c) Khoản 5 Điều 1 và Điều 3 Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; d) Điều 9, 10 và 11 Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm. 3. Nghị định này bãi bỏ các văn bản sau đây: a) Quyết định số 78/2004/QĐ-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu; b) Quyết định số 88/2005/QĐ-BNN ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn; c) Quyết định số 43/2006/QĐ-BNN ngày 01 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm; d) Thông tư số 92/2007/TT-BNN ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm; đ) Thông tư số 02/2011/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ quản lý nhà nước về chăn nuôi; e) Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 61/2011/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thức ăn chăn nuôi; g) Điều 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010; h) Thông tư số 06/2012/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục bổ sung nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần được bảo tồn; i) Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến; k) Thông tư số 14/2014/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục giống vật nuôi cao sản; l) Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản; m) Thông tư số 01/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục giống vật nuôi được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
0
Bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi bản địa có thuộc hoạt động được nhà nước đầu tư không?
1. Việc điều tra, thu thập nguồn gen giống vật nuôi được quy định như sau: a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành có liên quan tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập, lưu giữ nguồn gen giống vật nuôi mới được phát hiện; b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định, đánh giá ban đầu về nguồn gen, bản chất di truyền, đặc tính sinh học của nguồn gen giống vật nuôi mới; c) Khi phát hiện nguồn gen giống vật nuôi mới, tổ chức, cá nhân không được giết thịt, mua bán, tiêu hủy. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phát hiện nguồn gen giống vật nuôi mới có trách nhiệm thực hiện các biện pháp lưu giữ, bảo vệ nguồn gen giống vật nuôi mới và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; d) Tổ chức, cá nhân không được phép xuất khẩu, nghiên cứu hoặc sử dụng cùng với tổ chức, cá nhân nước ngoài đối với nguồn gen giống vật nuôi mới trước khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, đánh giá. 2. Việc bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi được quy định như sau: a) Hoạt động bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi tuân thủ quy định của pháp luật về đa dạng sinh học; b) Căn cứ kết quả thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn nguồn gen giống vật nuôi có tính khác biệt với nguồn gen giống vật nuôi đã có để bảo tồn, đưa vào chương trình quỹ gen quốc gia, nghiên cứu, sử dụng vào hoạt động chọn, tạo, nhân giống và cập nhật vào cơ sở dữ liệu Quốc gia về nguồn gen giống vật nuôi; c) Hằng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch về việc bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi. 3. Việc khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi được quy định như sau: a) Khi sản xuất và thị trường có nhu cầu thì nguồn gen giống vật nuôi được khai thác, phát triển; b) Nguồn gen giống vật nuôi đưa vào khai thác, phát triển thì được đưa ra khỏi danh sách nguồn gen giống vật nuôi được bảo tồn; c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt việc khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi; d) Tổ chức, cá nhân hợp tác nghiên cứu và tiếp cận nguồn gen giống vật nuôi thực hiện theo quy định của Nghị định số 59/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen.
0
Bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi bản địa có thuộc hoạt động được nhà nước đầu tư không?
“3. Bổ sung Điều 5a sau Điều 5 như sau: “Điều 5a. Cơ chế đặt hàng đối với hoạt động nhập khẩu, sản xuất, nuôi giữ và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi 1. Các hoạt động đặt hàng bao gồm: Nhập khẩu, sản xuất, nuôi giữ và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi. 2. Đặt hàng nhập khẩu, sản xuất, nuôi giữ và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Các đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất giống vật nuôi; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi có đăng ký ngành nghề kinh doanh lĩnh vực giống vật nuôi; có đủ năng lực về tài chính; yêu cầu về giống gốc vật nuôi và đáp ứng điều kiện của cơ sở sản xuất, mua bán giống vật nuôi tại Điều 22 và Điều 23 Luật Chăn nuôi; b) Đáp ứng định mức kinh tế kỹ thuật đối với từng loại giống gốc vật nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. 3. Sản phẩm giống gốc vật nuôi có giá tiêu thụ, mức trợ giá được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về giá và các quy định của pháp luật có liên quan. 4. Căn cứ đặt hàng, nội dung đặt hàng và các quy định khác về đặt hàng nhập khẩu, sản xuất, nuôi giữ và cung ứng sản phẩm giống gốc vật nuôi thực hiện theo quy định của pháp luật.”
0
Bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi bản địa có thuộc hoạt động được nhà nước đầu tư không?
Điều 4. Ủy ban nhân dân tỉnh nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các Điều từ Điều 82 đến Điều 95 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, các quy định khác của pháp Luật có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của Ủy ban nhân dân huyện. 2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và bảo đảm đời sống của nhân dân trên địa bàn.
0
Bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi bản địa có thuộc hoạt động được nhà nước đầu tư không?
Điều 2. Đối tượng áp dụng. Thông tư này áp dụng cho các đơn vị hải quan gồm Tổng cục Hải quan; Cục hải quan và các đơn vị tương đương, Chi cục hải quan và các đơn vị tương đương trong việc thực hiện công tác kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
0
Bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi bản địa có thuộc hoạt động được nhà nước đầu tư không?
1. Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người không quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có mối liên hệ gắn bó nhất. 2. Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nếu người đó có nhiều nơi cư trú hoặc không xác định được nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối liên hệ gắn bó nhất. Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam thì pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam.
0
Bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi bản địa có thuộc hoạt động được nhà nước đầu tư không?
Sở Tài chính các tỉnh căn cứ lệnh thu và lệnh chi của Vụ Ngân sách Nhà nước làm thủ tục ghi thu ngân sách địa phương, ghi chi cho Cục Đầu tư Phát triển tỉnh để cấp phát cho chủ đầu tư. Đối với vốn thanh toán theo đề nghị của Ban Quản lý Dự án Trung ương: việc hạch toán ngân sách và ghi phân bổ cho các dự án thành phần được thực hiện theo quý. Vụ Tài chính Đối ngoại căn cứ các thông báo giải ngân của ADB (thanh toán trực tiếp) và của Ngân hàng Đầu tư Phát triển (thanh toán tài khoản tạm ứng) và kế hoạch phân bổ chi tiêu của Ban Quản lý Dự án Trung ương cho các dự án thành phần, làm thông tri duyệt y dự toán gửi Vụ Ngân sách Nhà nước. Vụ Ngân sách Nhà nước làm thủ tục ghi thu Ngân sách Nhà nước, ghi chi trợ cấp ngân sách địa phương. Sở Tài chính các tỉnh căn cứ lệnh thu và lệnh chi của Vụ Ngân sách Nhà nước làm thủ tục ghi thu ngân sách địa phương, ghi chi cho Cục Đầu tư Phát triển tỉnh để cấp phát cho Chủ đầu tư. 2.4. Vốn vay ADB cho các dự án thành phần vay lại được thực hiện thông qua hệ thống của Tổng cục Đầu tư Phát triển và tuân theo các quy định trong Hiệp định vay phụ ký giữa Bộ Tài chính với các Công ty cấp thoát nước. Hệ thống Tổng cục Đầu tư Phát triển chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi tình hình thực hiện phần vốn cho vay lại, ký khế ước nhận nợ và thu hồi gốc, lãi khi đến hạn. 2.5. Nguyên tắc hạch toán khoản vay lại như sau: Khi nhận được thông báo giải ngân của ADB theo hình thức thanh toán trực tiếp hay thông báo của Ngân hàng Đầu tư Phát triển về việc giải ngân từ tài khoản tạm ứng, Vụ Tài chính Đối ngoại làm thông tri duyệt y dự toán gửi Vụ Ngân sách Nhà nước về số tiền đã giải ngân, Vụ Ngân sách Nhà nước làm thủ tục ghi thu Ngân sách Nhà nước, ghi chi cho Tổng cục Đầu tư Phát triển để cho vay lại, Tổng cục Đầu tư Phát triển thông báo vốn cho cục Đầu tư Phát triển để cho các dự án thành phần vay lại. Cục Đầu tư Phát triển ghi nợ tài khoản vay của các Dự án thành phần đã mở tại Cục Đầu tư Phát triển theo Hợp đồng tín dụng đã ký giữa cục Đầu tư Phát triển với các dự án thành phần. 2.6. Vốn đối ứng của các dự án do Uỷ ban nhân dân các tỉnh bố trí từ các nguồn vốn do tỉnh quản lý (ngân sách, huy động, khấu hao cơ bản và các nguồn vốn khác...) phù hợp với tiến độ thực hiện dự án đã cam kết. 2.7. Vốn cấp phát cho hoạt động điều phối, quản lý của Ban Quản lý Dự án Trung ương được tính trong tổng mức đầu tư của Dự án và được phân bổ trong phần vốn cấp phát cho các Dự án thành phần theo tỷ lệ như đã xác định trong Hiệp định và tài liệu dự án. Bộ Tài chính (Tổng cục Đầu tư Phát triển) quản lý, xét duyệt và cấp phát các khoản chi tiêu do Ban Quản lý Dự án Trung ương đề nghị. 2.8. Các chủ đầu tư có trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích và nội dung dự án đã được duyệt phù hợp với các quy định trong nước và quy định trong các Hiệp định vay, Hiệp định vay phụ. 2.9.
0
Trả lại hàng thì bên mua có cần xuất hóa đơn hay không?
“Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ 1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này. 2. Khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, khi thu thuế, phí, lệ phí, tổ chức khấu trừ thuế, tổ chức thu phí, lệ phí, tổ chức thu thuế phải lập chứng từ khấu trừ thuế, biên lai thu thuế, phí, lệ phí giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế, người nộp thuế, nộp phí, lệ phí và phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 32 Nghị định này. Trường hợp sử dụng biên lai điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập được lựa chọn cấp chứng từ khấu trừ thuế cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế. Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế. 3. Trước khi sử dụng hóa đơn, biên lai doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí phải thực hiện đăng ký sử dụng với cơ quan thuế hoặc thực hiện thông báo phát hành theo quy định tại Điều 15, Điều 34 và khoản 1 Điều 36 Nghị định này. Đối với hóa đơn, biên lai do cơ quan thuế đặt in, cơ quan thuế thực hiện thông báo phát hành theo khoản 3 Điều 24 và khoản 2 Điều 36 Nghị định này. 4. Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trong quá trình sử dụng phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn mua của cơ quan thuế, báo cáo tình hình sử dụng biên lai đặt in, tự in hoặc biên lai mua của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 29, Điều 38 Nghị định này. 5. Việc đăng ký, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, kế toán, thuế, quản lý thuế và quy định tại Nghị định này. 6. Dữ liệu hóa đơn, chứng từ khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, dữ liệu chứng từ khi thực hiện các giao dịch nộp thuế, khấu trừ thuế và nộp các khoản thuế, phí, lệ phí là cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác quản lý thuế và cung cấp thông tin hóa đơn, chứng từ cho các tổ chức, cá nhân có liên quan. 7. Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập vẫn phải thể hiện tên đơn vị bán là bên ủy nhiệm. Việc ủy nhiệm phải được xác định bằng văn bản giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm thể hiện đầy đủ các thông tin về hóa đơn ủy nhiệm (mục đích ủy nhiệm; thời hạn ủy nhiệm; phương thức thanh toán hóa đơn ủy nhiệm) và phải thông báo cho cơ quan thuế khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử. Trường hợp hóa đơn ủy nhiệm là hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thì bên ủy nhiệm phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể nội dung này. 8. Tổ chức thu phí, lệ phí được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập biên lai thu phí, lệ phí. Biên lai được ủy nhiệm cho bên thứ ba vẫn ghi tên của tổ chức thu phí, lệ phí là bên ủy nhiệm. Việc ủy nhiệm phải được xác định bằng văn bản giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm thể hiện đầy đủ các thông tin về biên lai ủy nhiệm (mục đích ủy nhiệm; thời hạn ủy nhiệm; phương thức thanh toán biên lai ủy nhiệm) và phải thông báo cho cơ quan thuế khi thông báo phát hành biên lai.”
1
Trả lại hàng thì bên mua có cần xuất hóa đơn hay không?
3.1.1 Hàng hóa mua ngoài nhập kho doanh nghiệp, căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan: 3.1.2 Trường hợp đã nhận được hóa đơn của người bán nhưng đến cuối kỳ kế toán, hàng hóa chưa về nhập kho thì căn cứ vào hóa đơn, ghi: Nợ TK 151 - Hàng mua đang đi đường Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 331,... - Sang kỳ kế toán sau, khi hàng mua đang đi đường về nhập kho, ghi: Nợ TK 156 - Hàng hóa (1561) Có TK 151 - Hàng mua đang đi đường. 3.1.3 Trường hợp khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán nhận được (kể cả các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế về bản chất làm giảm giá trị bên mua phải thanh toán) sau khi mua hàng thì kế toán phải căn cứ vào tình hình biến động của hàng hóa để phân bổ số chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng dựa trên số hàng còn tồn kho, số đã xuất bán trong kỳ: Nợ các TK 111, 112, 331,.... Có TK 156 - Hàng hóa (nếu hàng còn tồn kho) Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (nếu đã tiêu thụ trong kỳ) Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có). 3.1.4 Giá trị của hàng hóa mua ngoài không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng kinh tế phải trả lại cho người bán, ghi: Nợ các TK 111, 112,... Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán Có TK 156 - Hàng hóa (1561) Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có). 3.1.5 Phản ánh chi phí thu mua hàng hoá, ghi: Nợ TK 156 - Hàng hóa (1562) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có các TK 111, 112, 141, 331,... 3.1.6. Khi mua hàng hóa theo phương thức trả chậm, trả góp, ghi: Nợ TK 156 - Hàng hóa (theo giá mua trả tiền ngay) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Nợ TK 242 - Chi phí trả trước {phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay trừ thuế GTGT (nếu được khấu trừ)} Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán). Định kỳ, tính vào chi phí tài chính số lãi mua hàng trả chậm, trả góp phải trả, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có TK 242 - Chi phí trả trước. 3.1.7. Khi mua hàng hoá bất động sản về để bán, kế toán phản ánh giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua hàng hóa BĐS, ghi: Nợ TK 1567 - Hàng hoá bất động sản (giá mua chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) Có các TK 111, 112, 331,... 3.1.8.
0
Trả lại hàng thì bên mua có cần xuất hóa đơn hay không?
1. Đối với hàng hóa nhập khẩu đang trên đường vận chuyển, đang bày bán, để tại kho, bến, bãi, điểm tập kết (trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này) thì cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa theo quy định của pháp luật và Thông tư này ngay tại thời điểm kiểm tra. 2. Đối với hàng hóa nhập khẩu của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu đang bày bán, để tại kho, bến, bãi thuộc quyền sử dụng (kho, bến, bãi có đăng ký hoạt động kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền) hoặc sở hữu của cơ sở đó thì việc xuất trình hóa đơn, chứng từ được thực hiện như sau: a) Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải xuất trình bản sao hóa đơn, chứng từ có đóng dấu của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu để có căn cứ xác định hàng hóa nhập khẩu là hợp pháp; b) Trong thời hạn 24 giờ liên tục, kể từ thời điểm kiểm tra, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ bản chính chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa theo quy định của pháp luật và Thông tư này. Trường hợp cuối thời hạn 24 giờ liên tục, kể từ thời điểm kiểm tra nếu trùng vào thời gian nghỉ theo quy định thì việc xuất trình hồ sơ được thực hiện vào thời gian làm việc tiếp theo thời gian nghỉ và cơ quan kiểm tra phải ghi rõ thời gian, địa điểm yêu cầu xuất trình vào biên bản; c) Tại thời điểm kiểm tra, nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ để có căn cứ xác định tính hợp pháp của hàng hóa nhập khẩu thì cơ quan kiểm tra hàng hóa tiến hành tạm giữ hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật để xác minh tính hợp pháp của hàng hóa. 3. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu xuất trình đầy đủ hồ sơ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa nhưng cơ quan kiểm tra có căn cứ xác định nguồn gốc của hàng hóa nhập khẩu không hợp pháp thì cơ quan kiểm tra thực hiện việc tạm giữ hàng hóa, đối chiếu hồ sơ, xác minh làm rõ nguồn gốc hàng hóa đó để xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu gây thiệt hại cho cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu.
0
Trả lại hàng thì bên mua có cần xuất hóa đơn hay không?
"Điều 10. Nội dung của hóa đơn ... 14. Một số trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ các nội dung a) Trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua (bao gồm cả trường hợp lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở nước ngoài). Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh và người mua, người bán có thỏa thuận về việc người mua đáp ứng các điều kiện kỹ thuật để ký số, ký điện tử trên hóa đơn điện tử do người bán lập thì hóa đơn điện tử có chữ ký số, ký điện tử của người bán và người mua theo thỏa thuận giữa hai bên. b) Đối với hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán, người mua. c) Đối với hóa đơn điện tử bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế người mua. Đối với hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì không nhất thiết phải có các chỉ tiêu tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn; tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua; chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng. d) Đối với hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã), tiêu thức người mua (tên, địa chỉ, mã số thuế), tiền thuế, thuế suất thuế giá trị gia tăng. Trường hợp tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì không nhất thiết phải có tiêu thức đơn vị tính, số lượng, đơn giá. đ) Đối với chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được xác định là hóa đơn điện tử thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, số thứ tự hóa đơn, thuế suất thuế giá trị gia tăng, mã số thuế, địa chỉ người mua, chữ ký số của người bán. Trường hợp tổ chức kinh doanh hoặc tổ chức không kinh doanh mua dịch vụ vận tải hàng không thì chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho các cá nhân của tổ chức kinh doanh, cá nhân của tổ chức không kinh doanh thì không được xác định là hóa đơn điện tử. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không phải lập hóa đơn điện tử có đầy đủ các nội dung theo quy định giao cho tổ chức có cá nhân sử dụng dịch vụ vận tải hàng không. e) Đối với hóa đơn của hoạt động xây dựng, lắp đặt; hoạt động xây nhà để bán có thu tiền theo tiến độ theo hợp đồng thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn vị tính, số lượng, đơn giá. g) Đối với Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ thì trên Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ thể hiện các thông tin liên quan lệnh điều động nội bộ, người nhận hàng, người xuất hàng, địa điểm kho xuất, địa điểm nhận hàng, phương tiện vận chuyển. Cụ thể: tên người mua thể hiện người nhận hàng, địa chỉ người mua thể hiện địa điểm kho nhận hàng; tên người bán thể hiện người xuất hàng, địa chỉ người bán thể hiện địa điểm kho xuất hàng và phương tiện vận chuyển; không thể hiện tiền thuế, thuế suất, tổng số tiền thanh toán. Đối với Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý thì trên Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý thể hiện các thông tin như hợp đồng kinh tế, người vận chuyển, phương tiện vận chuyển, địa điểm kho xuất, địa điểm kho nhận, tên sản phẩm hàng hóa, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền. Cụ thể: ghi số, ngày tháng năm hợp đồng kinh tế ký giữa tổ chức, cá nhân; họ tên người vận chuyển, hợp đồng vận chuyển (nếu có), địa chỉ người bán thể hiện địa điểm kho xuất hàng. h) Hóa đơn sử dụng cho thanh toán Interline giữa các hãng hàng không được lập theo quy định của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có các chỉ tiêu: ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu hóa đơn, tên địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký số của người mua, đơn vị tính, số lượng, đơn giá. i) Hóa đơn doanh nghiệp vận chuyển hàng không xuất cho đại lý là hóa đơn xuất ra theo báo cáo đã đối chiếu giữa hai bên và theo bảng kê tổng hợp thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn giá. k) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp quốc phòng an ninh phục vụ hoạt động quốc phòng an ninh theo quy định của Chính phủ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có đơn vị tính; số lượng; đơn giá; phần tên hàng hóa, dịch vụ ghi cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng ký kết giữa các bên."
0
Trả lại hàng thì bên mua có cần xuất hóa đơn hay không?
Điều 10. Thanh tra Bộ 1. Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ Quốc phòng, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước về lĩnh vực quốc phòng của Bộ Quốc phòng; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. 2. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên. Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. Phó Chánh Thanh tra Bộ giúp Chánh Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra Bộ.
0
Trả lại hàng thì bên mua có cần xuất hóa đơn hay không?
Cơ cấu tổ chức của Quỹ 1. Hội đồng quản lý Quỹ. 2. Ban Kiểm soát Quỹ. 3. Giám đốc điều hành Quỹ, Phó Giám đốc và các bộ phận chuyên trách. 4. Các văn phòng đại diện - chi nhánh
0
Trả lại hàng thì bên mua có cần xuất hóa đơn hay không?
Khoản 4.2 - Nhận biết “Cơ sở tính thuế của tài sản” 4.2.1- Nhận biết cơ sở tính thuế của tài sản phát sinh từ các giao dịch có ảnh hưởng đến thu nhập hoặc chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong năm tại thời điểm phát sinh giao dịch: (1) Cơ sở tính thuế của tài sản phát sinh từ các giao dịch tạo ra thu nhập chịu thuế trong năm của doanh nghiệp được căn cứ vào giá trị khoản thu nhập chịu thuế khi thu hồi tài sản đó tạo ra. Hầu hết các tài sản thuộc loại này là các khoản phải thu khách hàng. Ví dụ: Một khoản phải thu khách hàng có giá trị ghi sổ là 200. Doanh thu tương ứng của khoản phải thu này đã được tính vào thu nhập chịu thuế TNDN. Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản phải thu khách hàng này là 200 đúng bằng giá trị ghi sổ của nó, nên không có chênh lệch tạm thời. (2) Cơ sở tính thuế của tài sản phát sinh từ các giao dịch mà thu nhập từ giao dịch này không chịu thuế, về bản chất được căn cứ vào giá trị khoản thu nhập được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế, được xác định bằng đúng giá trị ghi sổ của tài sản đó. Đa số các tài sản này là các khoản phải thu từ cổ tức, lợi nhuận được chia hoặc các khoản thu nhập đã được nộp thuế khấu trừ tại nguồn. Ví dụ: Một khoản cổ tức phải thu từ một công ty con ở trong nước có giá trị ghi sổ là 150. Khoản cổ tức này không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Toàn bộ giá trị ghi sổ của tài sản này sẽ được loại trừ khỏi thu nhập chịu thuế. Việc loại trừ một khoản thu nhập khỏi thu nhập chịu thuế có bản chất là khấu trừ một tài sản tương đương với khoản thu nhập đó khỏi thu nhập chịu thuế. Do vậy, khoản cổ tức phải thu này có cơ sở tính thuế thu nhập bằng 150, đúng bằng giá trị ghi sổ của nó và không làm phát sinh các khoản chênh lệch tạm thời. 4.2.2 - Nhận biết cơ sở tính thuế của tài sản phát sinh từ các giao dịch không có ảnh hưởng đến thu nhập hoặc chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong năm tại thời điểm phát sinh giao dịch: (1) Cơ sở tính thuế của tài sản phát sinh từ giao dịch không có ảnh hưởng đến thu nhập hoặc chi phí tại thời điểm phát sinh giao dịch nhưng khi thu hồi tài sản có phát sinh thu nhập chịu thuế, được căn cứ vào giá trị còn được tính vào chi phí (khấu trừ vào thu nhập chịu thuế) trong các năm tương lai khi bán (thanh lý) hoặc khấu hao. Hầu hết các tài sản thuộc loại này là hàng tồn kho, tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính. Ví dụ: Một TSCĐ có nguyên giá là 200, đã khấu hao luỹ kế là 60, giá trị còn lại là 140. Do doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính khấu hao phù hợp với quy định của Luật thuế để xác định chi phí hợp lý, hợp lệ nên giá trị còn lại sẽ được khấu trừ toàn bộ trong tương lai dưới hình thức khấu hao hoặc giảm trừ khi thanh lý. Trường hợp này, cơ sở tính thuế của TSCĐ này là 140, đúng bằng giá trị ghi sổ của nó nên không có chênh lệch tạm thời. Ví dụ: Một loại hàng hoá có giá gốc là 100.
0
Trả lại hàng thì bên mua có cần xuất hóa đơn hay không?
Khoản 4. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Phụ lục 2: Tiêu chí chất lượng dịch vụ quản lý vận hành, bảo trì hệ thống báo hiệu luồng hàng hải công cộng như sau: a) Sửa đổi, bổ sung Mục 1.2.2: Tầm hiệu lực của báo hiệu (ban ngày, ban đêm), cột “Phương pháp xác định” như sau: “Sử dụng phương tiện di chuyển từ xa về phía đèn báo hiệu (hoặc từ đèn báo hiệu ra xa), trực quan kết hợp hải đồ, la bàn, thiết bị định vị vệ tinh hoặc sử dụng thiết bị để đo đạc, kiểm tra, tính toán xác định tầm hiệu lực của báo hiệu.” b) Sửa đổi, bổ sung Mục 1.2.2: Tầm hiệu lực của báo hiệu (ban ngày, ban đêm), cột “Yêu cầu đáp ứng” như sau: Phù hợp với đặc tính ánh sáng đã công bố tại thông báo hàng hải và địa hình thực tế tại khu vực (bao gồm cả tính chất chớp đồng bộ nếu có). - Trong vùng hiệu lực ban ngày của báo hiệu phải đảm bảo quan sát và dễ dàng nhận biết được: thân báo hiệu; các màu sắc khác nhau phân biệt rõ nét, mỗi màu riêng biệt phải đồng nhất. Trong vùng hiệu lực báo hiệu, tầm hiệu lực ánh sáng của báo hiệu xác định trong điều kiện kiểm tra bình thường không được phép thấp hơn 75% giá trị tầm hiệu lực ánh sáng đã được công bố.” c) Sửa đổi, bổ sung Mục 2.3: Nguồn cung cấp năng lượng, cột “Tên Tiêu chí” như sau: “Nguồn cung cấp năng lượng tại trạm quản lý báo hiệu”. d) Sửa đổi, bổ sung Mục 2.3: Nguồn cung cấp năng lượng, cột “Yêu cầu đáp ứng” như sau: “Hệ thống cung cấp năng lượng điện bảo đảm khả năng sẵn sàng hoạt động.” đ) Sửa đổi, bổ sung Mục 3: Nguồn nhân lực tại trạm luồng, cột “Yêu cầu đáp ứng” như sau: “Bảo đảm nhân sự bố trí tại trạm theo kế hoạch sử dụng lao động của đơn vị.” e) Sửa đổi, bổ sung Mục 6: Chỉ số khả dụng của báo hiệu hàng hải trên luồng, cột “Phương pháp xác định” như sau: “- Chỉ số khả dụng của báo hiệu tính toán theo công thức sau: A = T - t x 100% T Trong đó: + A là chỉ số khả dụng tính bằng %; + T là thời gian đánh giá hoạt động của báo hiệu hàng hải (ứng với chu kỳ đánh giá là 6 tháng và 01 năm, được tính bằng ngày); + t là tổng thời gian (được tính quy đổi ra đơn vị ngày) mà báo hiệu hàng hải không hoạt động hoặc hoạt động không đúng một trong các chức năng đã được cơ quan có thẩm quyền công bố (sai lệch quá mức cho phép) không bao gồm thời gian dừng hoạt động do nguyên nhân bất khả kháng (do thiên tai, dịch bệnh,...); - Chỉ số khả dụng tổng hợp của hệ thống báo hiệu hàng hải trên luồng là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng báo hiệu đạt yêu cầu chỉ số khả dụng với số lượng báo hiệu trên luồng. Chỉ số này được dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ vận hành luồng trong chu kỳ đánh giá.”
0
Trường tổ chức chính trị - xã hội công nhận hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức nào?
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ... 2. Hình thức công nhận tốt nghiệp trình độ đào tạo, hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng a) Hiệu trưởng của trường đào tạo, bồi dưỡng cấp cho người học văn bằng sau khi tốt nghiệp trình độ đào tạo; chứng chỉ sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng; b) Văn bằng và việc quản lý văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân tại các trường đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo quy định do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; Văn bằng và việc quản lý văn bằng (trừ văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân) tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, hệ thống trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền; c) Chứng chỉ và việc quản lý chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân tại các trường đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo quy định của pháp luật; Chứng chỉ và việc quản lý chứng chỉ chương trình bồi dưỡng (trừ chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân) do người đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp hoặc người đứng đầu trường đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý chương trình bồi dưỡng. 3. Việc cho phép trường đào tạo, bồi dưỡng tổ chức đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, mở ngành, tuyển sinh, cấp văn bằng, kiểm định chương trình đào tạo thực hiện theo quy định của pháp luật như đối với cơ sở giáo dục đại học. 4. Việc cho phép trường đào tạo, bồi dưỡng tổ chức đào tạo các trình độ của giáo dục nghề nghiệp, mở ngành, tuyển sinh, cấp văn bằng, kiểm định chương trình đào tạo thực hiện theo quy định của pháp luật như đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
1
Trường tổ chức chính trị - xã hội công nhận hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức nào?
PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG, ĐÁNH GIÁ VÀ BẢO LƯU KẾT QUẢ HỌC TẬP 1. Phương pháp, hình thức bồi dưỡng ... b) Hình thức bồi dưỡng cần linh hoạt, tổ chức học theo hình thức học trực tiếp trên lớp tại cơ sở bồi dưỡng hoặc tại cơ sở đào tạo khi kiến tập, thực tập kết hợp học trực tuyến; có thể tổ chức bồi dưỡng tập trung một đợt hay nhiều đợt, bảo đảm thời lượng được quy định cho từng nội dung và phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng trong thời gian không quá 04 tháng; thời lượng bồi dưỡng mỗi ngày không quá 08 giờ.
0
Trường tổ chức chính trị - xã hội công nhận hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức nào?
Trường hợp giáo trình, tài liệu giảng dạy có thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước thì phải thực hiện theo quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước. Điều 45. Giáo viên tập huấn, huấn luyện. Giáo viên tập huấn, huấn luyện phải có chứng chỉ hoặc chứng nhận hoặc văn bản công nhận hoàn thành khóa học phù hợp với bài giảng được phân công giảng dạy. Điều 46. Kiểm tra, cấp chứng nhận hoàn thành khóa học 1. Kiểm tra a) Kiểm tra lý thuyết được thực hiện bằng một trong các hình thức trắc nghiệm hoặc viết; b) Kiểm tra kết thúc khoá học: học viên tham dự chương trình đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện phải làm bài kiểm tra khi kết thúc khoá học phù hợp với thời lượng từng khoá học, thời gian kiểm tra tối thiểu 30 phút đối với phương thức trắc nghiệm lý thuyết hoặc tối thiểu 120 phút đối với phương thức tự luận lý thuyết; c) Điểm kiểm tra lý thuyết được tính theo thang điểm 100. Học viên đạt Kết quả kiểm tra kết thúc bài học và kết quả kiểm tra kết thúc khoá học từ 80 điểm trở lên được công nhận hoàn thành khóa học. 2. Cấp chứng nhận: a) Học viên hoàn thành các khóa tập huấn được đơn vị tổ chức tập huấn cấp chứng nhận hoàn thành khoá tập huấn; b) Học viên hoàn thành các khóa huấn luyện được được đơn vị tổ chức huấn luyện công nhận bằng văn bản. Điều 47. Hồ sơ tập huấn, huấn luyện 1. Thành phần hồ sơ tập huấn bao gồm: a) Kết quả kiểm tra kết thúc khoá học; b) Quyết định của thủ trưởng đơn vị tổ chức tập huấn công nhận học viên hoàn thành khóa tập huấn; c) Chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn (bản sao). 2. Thành phần hồ sơ huấn luyện định kỳ bao gồm: a) Kết quả kiểm tra kết thúc khoá học; b) Quyết định của thủ trưởng đơn vị tổ chức huấn luyện công nhận học viên hoàn thành khóa học.
0
Trường tổ chức chính trị - xã hội công nhận hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức nào?
Cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung ... 2. Mẫu Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
0
Trường tổ chức chính trị - xã hội công nhận hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức nào?
- Cấp áp quần lao động cho công nhân lao động trong ngành xây dựng cơ bản. - Về một số chủ trương, biện pháp giải quyết đời sống và tiền lương công nhân, viên chức. - Về công tác tiền lương bảo hiểm xã hội, phúc lợi tập thể của công nhân, viên chức. c) Chế độ tiền lương thuộc khu vực hành chính sự nghiệp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 23-CP 25-CP 16-TTg 88-TTg/ CN 35-TTg/ VG 457-CP 224-CP 62-TTg 337-TTg 30-6-1960 5-7-1960 24-2-1964 1-10-1964 5-4-1965 17-10-1968 19-11-1969 15-3-1973 28-10-1975 Nghị quyết Nghị định Thông tư Thông tư Chỉ thị Nghị định Nghị định Quyết định Thông tư - Về phân loại tổ chức thuộc khu vực hành chính sự nghiệp. - Quy định chế độ tiền lương thuộc khu vực hành chính sự nghiệp. - Quy định mức lương khởi điểm mới đối với cán bộ khoa học kỹ thuật. - Về chế độ trợ cấp thôi việc. - Quy định mức lương khởi điểm của phó tiến sĩ. - Ban hành bổ sung bảng lương chức vụ của cán bộ quản lý xí nghiệp công nghiệp. - Bổ sung thang lương chức vụ của chuyên viên. - Về phụ cấp chức vụ chủ nhiệm khoa, phó chủ nhiệm khoa các trường đại học. - Quy định tạm thời một số chế độ đối với chuyên viên các bậc 7, 8, 9. d) Đào tạo, bồi dưỡng công nhân kỹ thuật 1 2 3 4 5 2-TTg 3-TTg 42-CP 38-TTg 53-CP 11-1-1964 11-1-1964 10-3-1970 4-2-1971 6-3-1975 Thông tư Thông tư Nghị quyết Chỉ thị Quyết định - Quy định chế độ bổ túc nghề nghiệp cho công nhân kỹ thuật. - Quy định chế độ đối với cán bộ, công nhân làm công tác giảng daỵ, kèm cặp, hướng dẫn ở các trường lớp đào tạo và bổ túc nghề nghiệp cho công nhân kỹ thuật. - Về việc tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng công nhân kỹ thuật. - Về việc tiến hành kiểm tra trình độ nghề nghiệp công nhân kỹ thuật. - Về việc bổ sung một số chủ trương, biện pháp đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng công nhân kỹ thuật trong tình hình hiện nay. đ) Bảo hộ lao động 1 2 3 4 5 6 181-CP 58-TTg 177-CP 249-TTg 2468-CN 105-TTg 18-12-1964 26-6-1969 13-9-1972 10-7-1975 25-8-1960 14-6-1966 Nghị định Chỉ thị Quyết định Chỉ thị Quyết định Quyết định - Ban hành điều lệ tạm thời về bảo hộ lao động. - Về việc tăng cường công tác bảo hộ lao động, ra sức đề phòng, ngăn chặn tại nạn lao động.
0
Trường tổ chức chính trị - xã hội công nhận hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức nào?
Khoản 5. Tập trung nguồn lực đẩy nhanh thực hiện việc lập các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030 và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Luật Quy hoạch, bảo đảm kịp thời đáp ứng yêu cầu đầu tư, phát triển của thời kỳ mới. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án năng lượng trọng điểm; sớm hoàn thành các dự án điện đang chậm tiến độ; không để xảy ra tình trạng thiếu điện. Bảo đảm tăng trưởng điện phù hợp với tăng trưởng kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Khuyến khích sự tham gia mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, đa dạng hóa phát triển nguồn cung năng lượng, bảo đảm hiệu quả, bền vững. Thực hiện các giải pháp nhằm giảm tổn thất điện năng, chương trình tiết kiệm, sử dụng hiệu quả điện trong sản xuất, truyền tải và phân phối. Sớm hoàn thành Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2021-2030, rà soát các thủy điện nhỏ và vừa, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa các nguồn điện gắn với vấn đề bảo vệ môi trường. Tăng cường huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Chú trọng phát huy nội lực của nền kinh tế, đồng thời thu hút có chọn lọc các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài, nhất là các luồng vốn FDI dịch chuyển trong khu vực và toàn cầu. Triển khai các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án giao thông quan trọng, trong đó chú trọng các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Cảng hàng không quốc tế Long Thành và các tuyến đường cao tốc kết nối. Thúc đẩy xây dựng hạ tầng kinh tế số, xã hội số, hạ tầng kết nối thông minh, phát triển trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật... Có giải pháp hữu hiệu để đầu tư, tăng cường kết nối vùng, địa phương và phát triển nhanh, bền vững các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn. Tăng cường quản lý đô thị, tích cực xử lý các vấn đề giao thông, môi trường và rác thải đô thị. Bố trí nguồn lực phù hợp cho xây dựng nông thôn mới. Phát triển mạnh kinh tế biển, bảo đảm cuộc sống người dân gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo, xây dựng, nâng cấp các tuyến đường ven biển kết nối liên vùng và các khu kinh tế, đô thị lớn ven biển cả nước để tạo động lực phát triển. Phát triển hệ thống cảng biển quốc gia, các cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm, đầu tư hạ tầng các khu kinh tế ven biển được xác định ưu tiên phát triển. Phát triển mạnh kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, hộ kinh doanh cá thể. Xây dựng các mô hình hợp tác xã điển hình, có quy mô và liên kết rộng rãi. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp tư nhân có quy mô vừa và lớn, xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam; kết hợp hài hòa giữa hiệu quả kinh tế với trách nhiệm xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, liên kết doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
0
Trường tổ chức chính trị - xã hội công nhận hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức nào?
Chương III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 13. Hiệu lực thi hành. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2021, thay thế Thông tư số 10/2010/TT-BCA ngày 25 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định xử lý vi phạm điều lệnh Công an nhân dân. Điều 14. Trách nhiệm thi hành 1. Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc học viện, Hiệu trưởng trường Công an nhân dân chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này. 2. Cục Công tác đảng và công tác chính trị chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị có liên quan đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này. 3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, Công an đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo về Bộ (qua Cục Công tác đảng và công tác chính trị) để được hướng dẫn.
0
Trường tổ chức chính trị - xã hội công nhận hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hình thức nào?
Yêu cầu về quy hoạch bãi chôn lấp chất thải nguy hại 5.1 Yêu cầu về vị trí bãi chôn lấp chất thải nguy hại Việc lựa chọn vị trí bãi chôn lấp chất thải nguy hại cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: a) Địa điểm lựa chọn cần phải ở những nơi địa hình cao, không có sự phân bố các tầng nước ngầm. Trên các nền đất đá hạt mịn, chặt xít, tầng đất đá có hệ số thấm K ≤ 1 x 10-7 cm/s với bề dày lớn hơn 5 m. b) Địa điểm lựa chọn không được ở vị trí có động đất, trượt lở, dòng lũ bùn đá. c) Địa điểm lựa chọn cần phải ngăn ngừa, hạn chế và giảm thiểu được tác động tiêu cực đối với môi trường và rủi ro cho sức khỏe cộng đồng. d) Địa điểm cần phải làm tăng tối đa hiệu quả sử dụng phương tiện chuyên chở. e) Địa điểm làm giảm thiểu chi phí cho các phương tiện chuyên chở. 5.2 Yêu cầu về bố trí mặt bằng tổng thể đối với bãi chôn lấp chất thải nguy hại được thiết kế độc lập a) Các hạng mục công trình trong bãi chôn lấp chất thải nguy hại được quy định trong Bảng 3. b) Cần phải có quy hoạch tổng thể mặt bằng bãi chôn lấp trên đó bố trí đầy đủ các hạng mục công trình, các kích thước cơ bản của các công trình. ...
0
Việc bồi thường tài sản khi nhà nước thu hồi đất được quy định như thế nào?
"Điều 88. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất 1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường. 2. Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại."
1
Việc bồi thường tài sản khi nhà nước thu hồi đất được quy định như thế nào?
Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất 1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 90 của Luật này thì được bồi thường. 2. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
0
Việc bồi thường tài sản khi nhà nước thu hồi đất được quy định như thế nào?
"Điều 93. Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi. 2. Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả. 3. Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước. 4. Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước. 5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
0
Việc bồi thường tài sản khi nhà nước thu hồi đất được quy định như thế nào?
"Điều 79. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất 1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 80 của Luật này thì được bồi thường. 2. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. 3. Việc bồi thường về đất được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. 4. Đối với hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất bị thu hồi hoặc bằng tiền hoặc bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất bị thu hồi hoặc nhà ở nếu người có đất thu hồi có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất, quỹ nhà ở. 5. Việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải thực hiện trước khi có quyết định thu hồi đất. 6. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật."
0
Việc bồi thường tài sản khi nhà nước thu hồi đất được quy định như thế nào?
1. Hằng năm, trước ngày 01 tháng 6, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan dự kiến nhu cầu sử dụng kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro và chi phí hoạt động quản lý về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của năm sau, lập kế hoạch đề xuất theo Mẫu số 13 tại Phụ lục của Nghị định này, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, quyết định. 2. Việc lập, phân bổ, giao dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán các khoản chi từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
0
Việc bồi thường tài sản khi nhà nước thu hồi đất được quy định như thế nào?
Điều 10. Công bố công trình khoa học công nghệ trong nước và quốc tế 1. Điều kiện xem xét hỗ trợ: Công trình khoa học được Quỹ xem xét, hỗ trợ công bố cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: a) Là kết quả của nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam; b) Đã được công bố trên tạp chí ISI có uy tín; c) Tác giả công trình chỉ rõ các nội dung trong công bố có liên quan đến các vấn đề đạo đức, an ninh, chính trị, chủ quyền, bí mật Nhà nước (nếu có) và cam kết công bố không vi phạm hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề này. 2. Tiêu chí xem xét hỗ trợ: Chất lượng của tạp chí đăng tải công trình khoa học, được xác định thông qua chỉ số tác động và các xếp hạng quốc tế tại thời điểm công bố công trình. 3. Nội dung hỗ trợ: a) Trường hợp công bố kết quả nghiên cứu của các đề tài, nhiệm vụ, dự án sử dụng ngân sách Nhà nước, thực hiện tại Việt Nam, Quỹ hỗ trợ phí đăng tải kết quả nghiên cứu; b) Trường hợp công bố kết quả nghiên cứu do cá nhân nhà khoa học tự thực hiện, không sử dụng ngân sách Nhà nước, Quỹ hỗ trợ một phần công lao động khoa học hoàn thiện kết quả nghiên cứu, viết bài gửi đăng tạp chí và phí đăng tải kết quả nghiên cứu. Quỹ ưu tiên hỗ trợ nhà khoa học trẻ tài năng không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập. 4. Hồ sơ đề nghị bổ trợ: a) Đơn đề nghị hỗ trợ theo Mẫu NCNLQG 11 quy định tại Phụ lục của Thông tư này; b) Lý lịch khoa học của tác giả theo Mẫu NCNLQG 02 quy định tại Phụ lục của Thông tư này; c) Các tài liệu chứng minh tác giả là nhà khoa học trẻ tài năng không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập (nếu có); d) Bản sao công trình khoa học đã công bố; đ) Các chứng từ hợp pháp chi trả phí công bố công trình khoa học. 5. Đăng ký đề nghị hỗ trợ: a) Nơi nộp hồ sơ: Văn phòng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia; b) Thời gian nộp hồ sơ: tối đa sáu (06) tháng tính từ thời điểm công bố được ghi trên công trình.
0
Việc bồi thường tài sản khi nhà nước thu hồi đất được quy định như thế nào?
1. Lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập a) Lập dự toán Hàng năm, căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch; dự kiến số lượng các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ ngành, cơ quan Trung ương xây dựng dự toán nhu cầu kinh phí chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập tổng hợp chung trong dự kiến nhu cầu dự toán chi ngân sách nhà nước của địa phương, của Bộ, ngành gửi Bộ Tài chính cùng thời gian báo cáo dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch. Cụ thể như sau: - Cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục công lập: + Cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập căn cứ mức thu học phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí để lập danh sách, xây dựng dự toán kinh phí đề nghị cấp bù tiền học phí miễn, giảm (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này) như sau: Đối với trường mầm non và trung học cơ sở: Gửi về Phòng giáo dục và đào tạo thẩm định, tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện; Đối với trường trung học phổ thông và các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở giáo dục và đào tạo: Gửi về Sở giáo dục và đào tạo thẩm định, tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện; + Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập căn cứ mức thu học phí tương ứng với từng ngành, nghề đào tạo của trường (không vượt quá mức trần học phí quy định tại Nghị định 86) và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí lập danh sách, xây dựng dự toán kinh phí gửi Cơ quan chủ quản thẩm định, tổng hợp gửi Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện. - Hỗ trợ chi phí học tập cho các đối tượng theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 86 Phòng giáo dục và đào tạo hoặc Sở giáo dục và đào tạo căn cứ mức hỗ trợ chi phí học tập được quy định tại Nghị định 86 (100.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách, vở và các đồ dùng khác) và số lượng đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập để lập danh sách bao gồm cả các đối tượng học công lập và ngoài công lập (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại Điều 5 của Thông tư liên tịch này), thẩm định, tổng hợp và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện. - Cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn giảm học phí cho người học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế: + Phòng giáo dục và đào tạo căn cứ mức thu học phí của các trường mầm non, trung học cơ sở công lập trong vùng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí đang học tại các trường mầm non và trung học cơ sở ngoài công lập trên địa bàn để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Thông tư liên tịch này) thẩm định, tổng hợp và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện; + Sở giáo dục và đào tạo căn cứ mức thu học phí của các trường trung học phổ thông công lập trong vùng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí đang học tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Thông tư liên tịch này) thẩm định, tổng hợp và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện; + Phòng lao động - thương binh và xã hội cấp huyện căn cứ mức trần học phí của chương trình đại trà tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học chưa tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư tương ứng với từng ngành, nghề đào tạo được quy định tại Nghị định 86 và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học ngoài công lập và thuộc các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Thông tư liên tịch này) thẩm định, tổng hợp và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí thực hiện. - Căn cứ tổng hợp danh sách, kinh phí thực hiện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập do Phòng giáo dục và đào tạo, Phòng lao động thương binh và xã hội thẩm định, cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định phê duyệt và thông báo kết quả cho cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông cơ sở; đồng thời gửi Sở tài chính, Sở giáo dục và đào tạo và Sở lao động - thương binh và xã hội tổng hợp bố trí kinh phí. Căn cứ báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện và của Sở giáo dục và đào tạo, Sở tài chính chủ trì phối hợp với Sở giáo dục và đào tạo tổng hợp số đối tượng, nhu cầu kinh phí để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bố trí kinh phí, đồng thời gửi báo cáo về Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Phụ lục số X, XI, XII và phụ lục XIII). b) Phân bổ dự toán Căn cứ quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước của Thủ tướng Chính phủ: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ kinh phí thực hiện chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục đào tạo địa phương theo chế độ quy định; - Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương quyết định phân bổ kinh phí cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập trực thuộc theo chế độ quy định. c) Quản lý và quyết toán kinh phí - Các cơ quan, đơn vị được giao kinh phí thực hiện chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập có trách nhiệm quản lý và sử dụng kinh phí đúng Mục đích, theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và gửi báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện các chính sách này về cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp, gửi cơ quan tài chính cùng cấp trước ngày 20/7 hàng năm làm căn cứ xác định, bố trí dự toán kinh phí của năm kế hoạch. - Số liệu quyết toán kinh phí chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập được tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của đơn vị và được thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành. 2. Nguồn kinh phí Nguồn kinh phí thực hiện chi trả chế độ cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Thông tư này được giao trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục đào tạo hàng năm của địa phương, của các Bộ, ngành và cơ quan Trung ương theo nguyên tắc sau đây: a) Ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương để thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho người học theo nguyên tắc: Hỗ trợ 100% đối với địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi, hỗ trợ 50% kinh phí đối với địa phương có tỷ lệ Điều Tiết về ngân sách trung ương dưới 50%, các địa phương còn lại tự đảm bảo kinh phí; b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí ngân sách địa phương cùng với nguồn hỗ trợ của ngân sách trung ương để thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho người học theo quy định; c) Ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí thực hiện cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học do các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương quản lý; d) Trường hợp kết thúc năm ngân sách, phần ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định 86 không sử dụng hết (nếu có) được chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện, không được sử dụng cho Mục đích khác. Trường hợp trong năm thiếu kinh phí phần ngân sách trung ương hỗ trợ theo quy định, các bộ, ngành và địa phương có báo cáo cụ thể để Bộ Tài chính xem xét bổ sung kinh phí để thực hiện.
0
Việc bồi thường tài sản khi nhà nước thu hồi đất được quy định như thế nào?
1. Nguyên tắc kế toán a. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản TCVM phải thu bên ngoài. b. TCVM phải mở tài khoản chi tiết theo dõi từng đối tượng phải thu, từng khoản phải thu. c. Trong kế toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được. 2. Kết cấu và nội dung phản ánh Bên Nợ: Các khoản phải thu bên ngoài phát sinh. Bên Có: Số tiền phải thu bên ngoài đã thu được. Số dư bên Nợ: Số tiền còn phải thu bên ngoài cuối kỳ. Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền đã nhận trước hoặc số tiền đã thu nhiều hơn số phải thu (trường hợp cá biệt và trong chi tiết của từng đối tượng cụ thể).
0