text
stringlengths
1
174k
1, Làm mềm tay bằng bột ngô Hãy dùng bột ngô trộn đều cùng với giấm táo sau đó thoa đều hơn hợp này lên tay rồi massage nhẹ nhàng trong 15 phút sau đó hãy dùng nước ấm để rửa sạch tay của bạn.
Đừng quên sử dụng kem dưỡng ẩm sau đó nhé !
2, Làm sạch đôi tay với nước ấm sau đó thoa mật ong nguyên chất lên trên bàn tay của bạn rồi rửa lại với nước ấm.
Hãy dùng cách này thường xuyên hang ngày để tái tạo làn da và tăng cường độ ẩm cho da.
3, Mặt nạ cho da tay Hãy chế biến một mặt nạ có chứa lòng đỏ trứng gà và mật ong làm mặt nạ cho da tay khô của bạn.
Hãy thoa đều lên da tay sau đó rửa sạch tay với nước ấm.
Thực hiện việc này mỗi tuần 3 lần để có được đôi tay mềm mại như ý.
4, Nước ép cà chua và chanh Sự kết hợp của hỗn hợp nước ép cà chua, nước chanh sẽ là loại hỗn hợp đem lại vẻ đẹp cho làn da tay khô ráp của bạn.
Tất cả những mẹo chăm sóc da khô trên sẽ giúp bạn có được hốn hợp và cách làm đẹp có thể thay thế kem dưỡng ẩm tốt cho da để có được làn da đẹp mịn màng không tì vết nếu bạn kiên trì thực hiện hàng ngày hàng tuần đều đặn.
Chúc các bạn làm đẹp thành công và đừng quên kiên trì và chăm chỉ làm đẹp cho đôi tay của bạn nhé !
>> Những cách giam beo an toan được những chị em áp dụng để giảm cân sau sinh hiệu quả >> Điểm danh các bí quyết giảm mỡ bụng nhanh nhất tại nhà
QBW: Bill Gates mất 218 năm mới tiêu hết tiền - Diễn đàn học SEO - Quảng Bá Web kiếm tiền kể cả khi đi du lịch Ðề tài: Bill Gates mất 218 năm mới tiêu hết tiền 31-10-2014 03:41 PM #1 Bill Gates mất 218 năm mới tiêu hết tiền - http://quangbaweb.edu.vn/showthread.php?74396-Bill-Gates-mat-218-nam-moi-tieu-het-tien&p=224697 - Gửi đến bạn bè cùng chia sẻ sinnguyen (01-11-2014) 31-10-2014 06:35 PM #2 Ðề: Bill Gates mất 218 năm mới tiêu hết tiền Mình ngưỡng mộ cái ông bill gate này nhất ý 01-11-2014 11:51 AM #3 Hờ hờ giàu như thế thì làm gì nhĩ...
chứ kinh doanh hoài không tận hưởng có nhàm quá không ta.
Mấy ông này chắc thấy tiền là ngán luôn quá 01-11-2014 12:02 PM #4 Tiền là đam mê của mấy ổng chứ ngán gì , có điều đam mê kinh doanh kiếm tiền chứ không phải dùng tiền để hưởng thụ 01-11-2014 12:06 PM #5 mấy ông này gặp thời gặp vận và cố gắng nên mới được như giờ.
Mình cũng muốn hơn mấy người đó 01-11-2014 04:40 PM #6 NGười hơn nhau đa phần là ở vận khí và thời vận mà bác.
Trên đời có rất nhiều người giỏi nhưng chỉ có một số người thành công còn một số người khác lại thất bại căn bản là những người thất bại đó chưa gặp thời vận hoặc thời vận đến những không nắm bắt được By vinafpa in forum Tin công nghệ Bài mới gởi: 07-05-2013, 09:29 AM
Lịch sử về biểu tượng sai lầm của nghành y | Diễn đàn Hỏi Đáp - BuaXua.vn Hôm nay, 21/07/2018 - 16:56 Trang chủ ‹ Diễn đàn Hỏi - Đáp ‹ Giao lưu - Kết bạn - Thư giản - Giải trí - Thể thao ‹ Giao lưu - Kết bạn Tiêu đề bài viết: Lịch sử về biểu tượng sai lầm của nghành y Đã gửi: 14/03/2014 - 07:53 raizel9x Ngày tham gia: 14/03/2014 - 07:42 Trong tâm tưởng của phần đông công chúng, rắn là một hình tượng không tốt.
Nói đến rắn, người ta nghĩ ngay đến sự độc hại của nó (khẩu Phật tâm xà; Miệng hùm nọc rắn; Ấp rắn trong lòng, nuôi ong tay áo; Cõng rắn cắn gà nhà, v.v.) Nhưng có lẽ nhiều người cũng ngạc nhiên là biểu tượng của ngành y, một ngành cứu người, lại là con rắn!
Vậy nguồn gốc và lịch sử ra đời của biểu tượng này xuất phát từ đâu?
Cadeceus: Biểu tượng Quân Y Hoa Kì và gậy Aesculapius: Biểu tượng ngành y Aesculapius được xem là một vị thần thành hoàng của nghề y.
Ông là một nhà phẫu thuật tài ba và nhà nghiên cứu dược liệu.
Cây gậy của Aesculapius có một con rắn quấn chung quanh.
Truyền thuyết kể lại rằng khi Aesculapius khám bệnh cho Glaukos, người bị sét đánh chết, thì một con rắn lượn vào phòng.
Ông rất ngạc nhiên, và phản ứng bằng cách lấy cây gậy đập chết con rắn.
Ông càng ngạc nhiên hơn khi thấy một con rắn khác xuất hiện, và con rắn này đặt vào miệng con rắn bị giết một loại cỏ, và nó lập tức sống lại.
Ngay lúc đó, Aesculapius học được một bài học đáng giá: ông dùng chính loại cỏ đó để cứu sống Glaukos.
Từ đó, con rắn được xem là đầy tớ của Aesculapius, tượng trưng cho sự thông thái, trường thọ, và tái sinh.
Sau này, Aesculapius dùng cây gậy với con rắn quấn quanh để làm biểu tượng cho nghề thầy thuốc [1].
Biểu tượng cây gậy với một rắn rất phổ biến trong thời cổ điển.
Nhưng trong thời đại Kitô giáo đến Trung Cổ, nhiều biểu tượng Hi Lạp - La Mã, kể cả cây gậy một rắn của Aesculapius, bị cấm đoán.
Thay vào đó là lọ nước tiểu được dùng làm biểu tượng ngành y.
Nhưng sau thời Phục Hưng cho đến đầu thế kỉ 20 thì cây gậy của Aesculapius lại trở thành phổ biến và biểu tượng chính thức của nghề thầy thuốc.
Ở nhiều quốc gia, biểu tượng gậy Aesculapius được xem là tượng trưng cho dân y và quân y.
Một biểu tượng khác của nghề y là cây gậy cadeceus.
Caduceus là cây gậy với hai con rắn quyện vào nhau, là vật bất li thân của Hermes - một vị thần trong huyền thoại Hi Lạp.
Thật ra, Cadeceus tự nó không phải là một vật tượng trưng trong thần thoại Hi Lạp.
Hình tượng của Cadeceus có nguồn gốc từ Babylon, tượng trưng cho thần Ningizzida, người chẳng có liên quan gì đến nghệ thuật chữa bệnh.
Theo truyền thuyết, Vui lòng đăng ký thành viên và đăng nhập để xem nội dung này.Hermes lấy huy hiệu Cadeceus khi ông thấy hai con rắn đang cắn nhau, và ông dùng cây gậy cấm giữa hai con rắn.
Lập tức, hai con rắn quyện chung quanh cây gậy và làm thành hình tượng chúng ta hay thấy ngày nay.
Tại sao biểu tượng ngành y lại có khi là cây gậy cadeceus với hai rắn?
Câu trả lời có lẽ là từ năm 1902, khi Quân Y Mĩ (US Medical Army Corps) lấy gậy cadeceus này làm biểu tượng cho ngành quân y.
Việc sử dụng biểu tượng này xuất phát từ một hiểu lầm.
Sự hiểu lầm của Quân Y Mĩ xuất phát từ những sách y khoa do nhà xuất bản John Churchill bên Anh.
Nhà xuất bản John Churchill thời cuối thế kỉ 19 chuyên in sách ngành y, và hay dùng Cadeceus in trong các sách y khoa.
Ông chủ nhà in là Churchill nghĩ rằng hai con rắn là biểu tượng sự phối hợp giữa y học (medicina)và văn học (literis).
Vì thế, giới lãnh đạo Quân Y Mĩ thời đó nghĩ rằng cadeceus là biểu tượng ngành y ở Pháp, Anh, và Đức [3].
Nhưng trong thực tế, Pháp, Anh và Đức đều dùng gậy Vui lòng đăng ký thành viên và đăng nhập để xem nội dung này.
Aesculapius làm biểu tượng chính thức của ngành y.
[2] Bohigian GM.
The staff and serpent of Asclepius.
Mo Med 1997;94:210-1.
[3] Cox RA, et al.
The Symbol of Modern Medicine: Why One Snake Is More Than Two.
Ann Int Med; 2003;138:673-677.
Du lịch 'mạo hiểm' ở núi Tà Cú - trong chuyên mục: Giao lưu - Kết bạn
MU & Man City đáp trả Liverpool: Mua SAO Barca 50 triệu bảng - Trượt băng bắn cung nghệ thuật giải trí MU & Man City đáp trả Liverpool: Mua SAO Barca 50 triệu bảng Thứ năm - 28/12/2017 23:49 Không chịu thua kém Liverpool vừa bỏ 75 triệu bảng mua trung vệ Virgil Van Dijk, MU và Man City cũng sẵn sàng trả đến 50 triệu bảng vì trung vệ Samuel Umtiti của Barcelona.
Pogba thích đạp người, nhảy múa: Hàng hớ thế kỷ của MU – Mourinho?
Barca hứa hẹn siêu khủng: Messi sắp có cặp SAO 200 triệu euro phò tá Những màn trình diễn của Samuel Umtiti từ đầu mùa giải 2017/18 Thị trường chuyển nhượng tháng 1/2018 còn chưa mở cửa nhưng "phát súng" đầu tiên đã nổ khi Liverpool trả những 50 triệu bảng để mua trung vệ Virgil Van Dijk từ Southampton.
Và tờ Daily Mail mới đây cho biết MU và Man City cũng sẽ không chịu ngồi yên.
Samuel Umtiti đã ra sân 62 trận cho Barcelona từ năm 2016 Nguồn tin cho biết Barcelona đang rất lo ngại họ sẽ không thể giữ chân được Samuel Umtiti.
Trung vệ người Pháp đã được đá chính thường xuyên ở Barca từ khi gia nhập CLB và là chỗ dựa vững chắc cho hàng thủ.
Tuy nhiên có một vấn đề Barca không thể không lo lắng: Umtiti có điều khoản thanh lý hợp đồng chỉ 50 triệu bảng.
Với sự "lạm phát" ngày một chóng mặt của thị trường chuyển nhượng, con số 50 triệu bảng không còn là quá đắt cho một trung vệ nữa.
Theo Daily Mail, MU có thể sẽ trả số tiền 50 triệu bảng này để sở hữu Umtiti do nhiều khả năng Marcos Rojo lẫn Chris Smalling sẽ không còn giữ chỗ trong đội hình MU sau khi mùa 2017/18 kết thúc.
Không chỉ có MU, Man City của HLV Pep Guardiola cũng được cho là đang nhòm ngó Umtiti.
Số trung vệ của Man City không nhiều, John Stones là chắc chắn vị trí và Nicolas Otamendi đã rất tiến bộ, nhưng đội trưởng Vincent Kompany đã 31 tuổi và hay chấn thương trong khi Eliaquim Mangala có một tương lai mơ hồ ở CLB.
Cả hai CLB đều có lý do để chiêu mộ Umtiti và Barca đang lo sốt vó.
HLV Ernesto Valverde rất trọng dụng Umtiti nên các giám đốc của Barca đang cố gắng thuyết phục anh ký vào hợp đồng mới với điều khoản thanh lý được tăng lên, nhưng Umtiti có chấp nhận ký hay không vẫn còn là dấu hỏi.
Sẽ không dễ cho MU và Man City có được Umtiti vì sự cưng chiều của Barca, nhưng một khi đã dám vung ra 50 triệu bảng, họ sẽ có cơ hội được nói chuyện trực tiếp với Umtiti mà không cần Barcelona cho phép.
Khi đó điều gì cũng có thể xảy ra, mà vụ Neymar rời Barca vẫn còn chưa dứt khỏi tâm trí dư luận.
"Bom tấn" mùa Đông đầu tiên: Liverpool mua SAO đắt ngang Lukaku Liverpool vừa gây sốc khi chi đến 75 triệu bảng chỉ để mua một hậu vệ.
Hôm nay 5,392 Tháng hiện tại 87,582 Tổng lượt truy cập 9,123,359
Tuyết Sơn Thứ Hai, ngày 15/08/2016 06:00 AM (GMT+7) (Dân Việt) Trong khi chờ đợi siêu sao Usain Bolt lập nên cú "triple-triple" (3 lần liên tiếp đoạt 3 Huy chương Vàng-HCV) ở các nội dung chạy cự ly ngắn, người Jamaica đã kịp ăn mừng với tấm HCV ở nội dung 100m nữ.
Dù "nữ hoàng" Shelly-Ann Fraser-Pryce không thể giành HCV thứ 3 liên tiếp, nhưng Elaine Thompson, quán quân ở cự ly này cũng là một người Jamaica.
Chạy là niềm đam mê 3 kỳ Olympic vừa qua, các nội dung chạy cự ly ngắn của Olympic gần như là nơi để người Jamaica phô trương sức mạnh.
Không chỉ đoạt HCV, họ thậm chí còn thường xuyên giành các Huy chương Bạc, đồng, bất chấp sự cạnh tranh quyết liệt của các đối thủ.
Nguyên nhân dẫn tới thành công đáng ngưỡng mộ này thì có nhiều, nhưng xuất phát điểm, theo đánh giá của huấn luyện viên Locksley Anderson của Trường Mona Preparatory tại thủ đô Kingston thì tố chất bắt nguồn từ việc hầu hết những đứa trẻ tại Jamaica đều thích...
chạy.
"Trẻ em từ 3-5 tuổi là dễ quan sát để phát hiện năng khiếu nhất.
Cũng may, chúng đều khoái chạy nên việc theo dõi khả năng càng dễ dàng" - Anderson cho biết.
Sau giai đoạn phát hiện này, từ 6-12 tuổi, những đứa trẻ được lựa chọn sẽ trải qua các khóa đào tạo nâng cao để trở thành các vận động viên trẻ.
Sau đó, những cuộc sàng lọc gắt gao hơn được tổ chức và những thần đồng có tài năng nhất sẽ được bồi dưỡng nhiều hơn nữa để trở thành vận động viên chuyên nghiệp, tranh tài ở những đấu trường đỉnh cao.
Elaine Thompson (phải) giành Huy chương Vàng chạy 100m nữ với thành tích 10 giây 71.
Ảnh: I.T Tại Jamaica có 2 câu lạc bộ điền kinh nổi tiếng là MVP và Racers Track.
Đây là nơi các tài năng trẻ cũng như những nhà vô địch thế giới, vô địch Olympic tập luyện cùng nhau, tạo nên một môi trường phát triển điền kinh đặc biệt bậc nhất thế giới.
Ở Jamaica, các tuyển trạch viên chỉ lo phát hiện những vận động viên có năng khiếu, còn về khát vọng, quyết tâm thì họ khỏi phải quan tâm.
Những đứa trẻ ở Jamaica luôn được truyền niềm cảm hứng mà không phải nơi đâu cũng có: Luôn được gặp mặt các nhà vô địch thế giới, quán quân Olympic thường xuyên, cả trên sân tập cũng như cuộc sống đời thường.
Usain Bolt và Fraser-Pryce chẳng bao giờ nề hà việc tới các trung tâm để giúp đỡ thế hệ kế cận phương pháp tập luyện.
Đó chính là những tấm gương lớn mà vô cùng gần gũi để Bolt, Fraser không bao giờ trở thành siêu sao mang tính xa vời mà là động lực để các tài năng trẻ phấn đấu nhiều hơn.
Việc Fraser-Pryce chỉ giành Huy chương Đồng Olympic, nhưng rất vui vẻ, thân thiện chúc mừng đàn em Elaine Thompson đã chứng minh điều đó.
Ngoài vinh quang về thể thao và niềm tự hào dân tộc, việc trở thành một ngôi sao điền kinh, đặc biệt ở những nội dung chạy cự ly ngắn sở trường có thể giúp các vận động viên Jamaica có cuộc sống sung túc hơn.
Usain Bolt hồi nhỏ từng tập chạy với đôi chân trần bởi gia đình không có tiền mua cho anh một đôi giày.
"Chạy chân đất trên cát bỏng đã giúp tôi phải...
chạy nhanh hơn để kết thúc một bài tập" - Bolt từng nửa đùa nửa thật về thời thơ ấu của mình.
Trong khi đó, Fraser-Pryce lớn lên trong một gia đình nghèo khó.
Ngoài giờ tập, cô thường phải giúp mẹ mình buôn bán các món đồ lặt vặt trên đường phố.
"Chính sự nghèo khó ấy càng hun đúc quyết tâm cho chúng tôi ngay từ khi còn nhỏ" - Fraser-Pryce chia sẻ.
Cùng một môi trường sinh sống, trưởng thành, sự gần gũi đã giúp các thế hệ vận động viên Jamaica luôn gắn bó với nhau.
Khi Bolt hay Fraser-Pryce đi ngoài đường, họ thường xuyên được những đứa trẻ gọi tên.
Đổi lại, họ không bao giờ xa cách, lạnh lùng mà luôn nở nụ cười tươi kèm theo lời chào vui vẻ.