filename
stringlengths 1
96
| chunk_index
int64 0
400
| content
stringlengths 200
1k
|
---|---|---|
tôn giáo tại hoa kỳ | 12 | Theo một số nguồn, Hồi giáo là tôn giáo tăng trưởng nhanh nhất tại Hoa Kỳ. Phần lớn độ tăng trưởng này là nhờ vào số người nhập cư và chỉ số sinh đẻ khá cao. Khoảng một phần tư người Hồi giáo là người cải đạo, hầu hết là người Mỹ gốc Phi. Có nhiều tranh cãi về con số tín đồ Hồi giáo tại Hoa Kỳ. Con số cao nhất được chấp nhận là 2,5 triệu vào năm 2009 (0,8% dân số). Một số ngưồn khác ước tính cao đến 6-7 triệu. |
tôn giáo tại hoa kỳ | 13 | === Phật giáo ===
Phật giáo được du nhập vào Hoa Kỳ vào thế kỷ 19 cùng với những người nhập cư từ Đông Á. Chùa đầu tiên tại Hoa Kỳ được thành lập tại San Francisco năm 1853 bởi những người Mỹ gốc Hoa.
Cuối thế kỷ 19 những nhà truyền giáo từ Nhật Bản đến Hoa Kỳ, cùng vào thời điểm này, giới trí thức Hoa Kỳ bắt đầu để ý đến Phật giáo.
Người Mỹ nổi tiếng đầu tiên quy y đạo Phật là Henry Steel Olcott. Một sự kiện góp phần tăng trưởng Phật giáo tại Hoa Kỳ là Nghị viện Các Tôn giáo Thế giới diễn ra năm 1893, có sự tham gia của các Phật tử từ Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, và Tích Lan.
Ướt tính số Phật tử tại Hoa Kỳ duy động từ 0,5% đến 0,9%,; con số 0,7% được CIA và PEW công bố.
=== Ấn Độ giáo ===
=== Tôn giáo khác ===
=== Các giáo phái được thành lập tại Hoa Kỳ ===
== Chú thích == |
htc one series | 0 | HTC One (còn gọi là HTC One series) là một dòng điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android và Windows Phone được HTC thiết kế và phát triển. Tất cả các sản phẩm của dòng One đều có màn hình cảm ứng, và khi đầu chạy hệ điều hành di động Android (Android 4.0 Ice Cream Sandwich hoặc các phiên bản Android kế tiếp) với giao diện người dùng đồ họa HTC Sense. Từ năm 2010 đến 2013, tất cả các sản phẩm của HTC, bắt đầu từ HTC Sensation XE đến HTC One Mini đều được trang bị bộ cân bằng âm thanh Beats Audio. Các thiết bị HTC sau này, kể từ HTC One Max, không còn được xuất xưởng với Beats Audio sau vụ mua lại cổ phần của HTC ở Beats Electronics.
== Sản phẩm năm 2012 ==
== Sản phẩm năm 2013 ==
== Sản phẩm năm 2014 ==
== Sản phẩm năm 2015 ==
== Sản phẩm năm 2016 ==
== So sánh ==
This table is primarily intended to show the differences between the models of the One series:
== Tham khảo ==
HTC ONE SERIES ROMS |
trường đại học giao thông vận tải | 0 | Trường Đại học Giao thông Vận tải (tiếng Anh: University of Transport and Communications, tên viết tắt: UTC hoặc UCT) là một trường đại học công lập đào tạo chuyên ngành các lãnh vực về kỹ thuật giao thông vận tải - kinh tế của Việt Nam. Trường được thành lập năm 1960 và trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
== Các cơ sở đào tạo ==
Cơ sở tại Hà Nội: Số 3 Cầu Giấy, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội
Phân Hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh: 450 Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9,thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ sở của trường tại tỉnh Hưng Yên đang được xúc tiến xây dựng |
trường đại học giao thông vận tải | 1 | == Lịch sử ==
Trường Đại học Giao thông Vận tải ngày nay có tiền thân là trường Cao đẳng Công chính trước khi đất nước giành được độc lập 2/9/1945 và được khai giảng lại dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 15/11/1945. Ngày 15/11 hàng năm được lấy là ngày Truyền thống của Trường. Từ năm 1945 đến nay, trải qua nhiều đổi thay Trường đã lần lượt trải qua các cột mốc và mang các tên gọi sau:
Ngày 13/4/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 50 đổi tên trường Cao đẳng Công chính thành Trường Đại học Công chính;
Tháng 12/1946, Trường ngừng công tác giảng dạy và đào tạo học tập để phục vụ kháng chiến;
Tháng 10/1947, Trường được tái giảng dạy tại Chùa Viên - Phú Xuyên;
Tháng 4/1948, Trường rời địa điểm tới huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình;
Ngày 1/2/1949, theo sắc lệnh số 02/SL và theo nghị quyết số 60 ngày 24/2/1949 Trường Đại học Công Chính đổi tên thành Trường Cao đẳng Kỹ thuật;
Ngày 1/1/1952 Trường được đổi tên thành Trường Cao đẳng Giao thông Công Chính; |
trường đại học giao thông vận tải | 2 | Ngày 1/1/1952 Trường được đổi tên thành Trường Cao đẳng Giao thông Công Chính;
Tháng 4/1955, Trường trở về Hà Nội tái xây dựng cơ sở mới tại Cầu Giấy;
Tháng 8/1956, Trường được tách ra thành hai trường Trung cấp giao thông và Trung cấp Thuỷ Lợi - Kiến Trúc;
Tháng 8/1960 Bộ Giao thông Vận tải quyết định thành lập ban xây dựng Trường Đại học Giao thông Vận tải;
Ngày 24/3/1962 Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký quyết định số 42/CP thành lập Trường Đại học Giao thông Vận tải, Ngày 24/3 được lấy làm ngày Thành lập Trường;
Tháng 8/1965 Trường đưa toàn bộ lực lượng đi sơ tán tại Mai Sưu - Bắc Giang.
Ngày 23/7/1968 Trường đổi tên thành Đại học Giao thông Đường Sắt và Đường Bộ, đồng thời thành lập phân hiệu Đại học Giao thông Đường Thủy ở Hải Phòng;
Tháng 9/1969 Trường chuyển từ Mai Sưu về Hà Nội;
Tháng 7/1983 Trường được bàn giao từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (Bộ GD ĐT) quản lý toàn diện;
Tháng 11/1985 Trường đổi tên thành trường Đại học Giao thông Vận tải; |
trường đại học giao thông vận tải | 4 | == Cơ cấu tổ chức ==
=== Đội ngũ cán bộ giảng viên ===
Tổng số Cán bộ - Giảng viên - Công nhân viên của Trường là 1068 người, trong đó bao gồm 792 Giảng viên, 6 giáo sư, 46 phó giáo sư, 119 tiến sĩ, 356 thạc sĩ, 29 nhà giáo ưu tú và 5 nhà giáo nhân dân.
=== Lãnh đạo Trường hiện nay ===
Hiệu trưởng:
PGS.TS Nguyễn Ngọc Long
Các Phó Phó Hiệu trưởng:
PGS-TS. Nguyễn Duy Việt
PGS-TS. Nguyễn Văn Vịnh
PGS-TS. Nguyễn Văn Hùng
Hội đồng trường:
Chủ tịch: PGS-TS. Nguyễn Văn Long
Tổng thư ký: TS. Mai Nam Phong
Lãnh đạo các đoàn thể:
Chủ tịch Công đoàn: ThS. Hồ Sỹ Diệp
Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: TS. Mai Nam Phong
Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh: Thầy Bùi Quang Tuấn
Chủ tịch Hội Sinh viên: Lê Đại Dương |
trường đại học giao thông vận tải | 5 | Lãnh đạo các đoàn thể:
Chủ tịch Công đoàn: ThS. Hồ Sỹ Diệp
Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: TS. Mai Nam Phong
Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh: Thầy Bùi Quang Tuấn
Chủ tịch Hội Sinh viên: Lê Đại Dương
=== Các Khoa trực thuộc ===
Khoa Công Trình: gồm 13 Bộ môn, 262 Cán bộ, giảng viên.
Khoa Cơ khí: gồm 8 Bộ môn, 108 Cán bộ, giảng viên.
Khoa Vận tải - Kinh tế: gồm 8 Bộ môn, 89 Cán bộ, giảng viên.
Khoa Điện-Điện tử: gồm 6 Bộ môn, 77 Cán bộ, giảng viên.
Khoa Kỹ thuật xây dựng: gồm 3 Bộ môn, 41 Cán bộ, giảng viên.
Khoa Công nghệ thông tin: gồm 3 Bộ môn, 32 Cán bộ, giảng viên.
Khoa Môi trường và An toàn giao thông: gồm 2 Bộ môn, 16 Cán bộ, giảng viên.
Khoa khoa học cơ bản: gồm 8 Bộ môn, 113 Cán bộ, giảng viên.
Khoa Lý luận chính trị: gồm 3 Bộ môn, 37 Cán bộ, giảng viên.
Khoa Giáo dục quốc phòng: gồm 3 Bộ môn, 14 Cán bộ, giảng viên.
Bộ môn giáo dục thể chất: 12 Cán bộ, giảng viên.
Viện quy hoạch và quản lý giao thông vận tải: 14 Cán bộ, giảng viên.
Khoa đào tạo quốc tế |
trường đại học giao thông vận tải | 6 | == Các ngành đào tạo ==
Trường đại học Giao thông vận tải hiện có tất cả 15 ngành đào tạo với 69 chuyên ngành bậc đại học, 16 chuyên ngành bậc Thạc sĩ và 17 chuyên ngành bậc Tiến sĩ. Quy mô đào tạo của Trường có trên 32.000 sinh viên các hệ (trong đó có gần 20.000 sinh viên hệ chính quy), trên 2.300 học viên cao học và gần 120 nghiên cứu sinh.
Trường Đại học Giao thông Vận tải hướng tới mô hình đại học đa ngành về kỹ thuật, công nghệ và kinh tế.
=== Đào tạo đại học ===
=== Đào tạo sau đại học === |
trường đại học giao thông vận tải | 7 | === Đào tạo đại học ===
=== Đào tạo sau đại học ===
==== Đào tạo Thạc sĩ ====
1.1- Kỹ thuật Đầu máy xe lửa, Toa xe
1.2- Khai thác bảo trì Đầu máy xe lửa, Toa xe
1.3- Kỹ thuật ô tô, máy kéo
1.4- Khai thác, bảo trì ô tô, máy kéo
1.5- Kỹ thuật máy và thiết bị nâng chuyển
1.6- Khai thác, bảo trì máy và thiết bị nâng chuyển
1.7- Xây dựng Đường sắt
1.8- Xây dựng Đường ô tô và thành phố
1.9- Xây dựng Cầu - Hầm
1.10- Kỹ thuật hạ tầng đô thị
1.11- Quản trị kinh doanh
1.12- Tổ chức vận tải
1.14- Khai thác vận tải
1.15- Giao thông vận tải
1.16- Kỹ thuật Điện tử
1.17- Kỹ thuật Viễn thông
1.18- Tự động hoá
1.19- Công nghệ thông tin |
trường đại học giao thông vận tải | 8 | ==== Đào tạo Tiến sĩ ====
2.1- Kỹ thuật Đầu máy xe lửa, Toa xe
2.2- Khai thác bảo trì Đầu máy xe lửa, Toa xe
2.3- Kỹ thuật ô tô, máy kéo
2.4- Khai thác, bảo trì ô tô, máy kéo
2.5- Kỹ thuật máy và thiết bị nâng chuyển
2.6- Khai thác, bảo trì máy và thiết bị nâng chuyển
2.7- Xây dựng Đường ô tô và thành phố
2.8- Xây dựng Đường sắt
2.9- Xây dựng Cầu - Hầm
2.10- Xây dựng công trình đặc biệt
2.11- Địa kỹ thuật xây dựng
2.12- Cơ học vật thể rắn
2.13- Cơ học kỹ thuật
2.14- Kinh tế xây dựng
2.15- Tổ chức và quản lý vận tải
2.16- Khai thác vận tải
2.17- Tự động hoá |
trường đại học giao thông vận tải | 9 | == Các khoa - bộ môn ==
Khoa Công trình: Bộ môn đường bộ; Bộ môn cầu hầm; Bộ môn đường sắt; Bộ môn Công trình Giao thông Công chính và môi trường; Bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường; Bộ môn dự án & quản lý dự án; Bộ môn đường ôtô & sân bay; Bộ môn Công trình giao thông thành phố và công trình thủy; Bộ môn sức bền vật liệu; Bộ môn kết cấu; Bộ môn trắc địa; Bộ môn địa kỹ thuật; Bộ môn thủy lực-thuỷ văn;
Khoa Cơ khí: Bộ môn Cơ khí ôtô; Bộ môn Máy xây dựng - xếp dỡ; Bộ môn Đầu máy - Toa xe; Bộ môn Thiết kế máy; Bộ môn Kỹ thuật máy; Bộ môn Công nghệ giao thông; Bộ môn Kỹ thuật nhiệt; Bộ môn Động cơ đốt trong;
Khoa Điện - điện tử: Bộ môn kỹ thuật thông tin; Bộ môn tín hiệu giao thông; Bộ môn kỹ thuật viễn thông; Bộ môn điều khiển học; Bộ môn kỹ thuật điện tử; Bộ môn kỹ thuật điện; Bộ môn trang bị điện - điện tử trong công nghiệp và giao thông vận tải; |
trường đại học giao thông vận tải | 10 | Khoa Vận tải - Kinh tế: Bộ môn cơ sở kinh tế và quản lý; Bộ môn kinh tế vận tải; Bộ môn kinh tế xây dựng; Bộ môn vận tải & kinh tế đường sắt; Bộ môn vận tải đường bộ và thành phố; Bộ môn kinh tế vận tải & du lịch; Bộ môn kinh tế bưu chính viễn thông; Bộ môn quản trị kinh doanh;
Khoa Công nghệ thông tin: Bộ môn khoa học máy tính; Bộ môn mạng & các hệ thống thông tin; Bộ môn công nghệ phần mềm;
Khoa Khoa học cơ bản: Bộ môn vật lý; Bộ môn hoá học; Bộ môn hình hoạ - Vẽ kỹ thuật; Bộ môn Nga - Pháp; Bộ môn Anh văn; Bộ môn toán giải tích; Bộ môn Đại số và xác suất thống kê; Bộ môn cơ lý thuyết;
Khoa giáo dục quốc phòng;
Khoa đại học tại chức;
Bộ môn giáo dục thể chất;
Khoa Lý luận Chính trị;
Viện khoa học & công nghệ xây dưng giao thông: Bộ môn xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải; Bộ môn kết cấu xây dựng; Bộ môn vật liệu xây dựng;
Trung tâm Khoa học công nghệ trường Đại học Giao thông Vận tải;
Trung tâm đào tạo thực hành và chuyển giao công nghệ giao thông vận tải; |
trường đại học giao thông vận tải | 11 | Trung tâm Khoa học công nghệ trường Đại học Giao thông Vận tải;
Trung tâm đào tạo thực hành và chuyển giao công nghệ giao thông vận tải;
Trung tâm thông tin - thư viện;
Khoa môi trường và an toàn giao thông: Bộ môn kỹ thuật môi trường và Bộ môn kỹ thuật an toàn giao thông;
Viện quy hoạch và quản lý giao thông vận tải.
Trung tâm Đào Tạo Quốc tế iNED |
trường đại học giao thông vận tải | 12 | == Thành tích ==
Trong hơn 60 năm hoạt động trường đã đạt được những thành tích sau .
Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân (2012)
Anh hùng Lao động (2007)
Huân chương Hồ Chí Minh (2005)
Huân chương Độc lập: hạng ba (1986), hạng nhì (1995), hạng nhất (2000)
Huân chương Lao động: hạng nhất (1982 và 1990), hạng nhì (1977 và 2004), hạng ba (1966 và 1999)
Huân chương Kháng chiến: hạng nhì (1973)
Huân chương của Lào: 2 huân chương tự do, 1 huân chương lao động hạng nhất, 1 huân chương hữu nghị
== Giải thưởng về khoa học công nghệ ==
02 giải nhất VIFOTEC trong hai năm liên tục 1996, 1997 của Bộ môn Máy xây dựng và xếp dỡ
== Chú thích ==
== Xem thêm ==
Danh sách trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội
Đại học Giao thông Vận tải - Phân hiệu tại thành phố Hồ Chí Minh
== Liên kết ngoài ==
http://www.utc.edu.vn |
john wesley | 0 | John Wesley (29 tháng 6, 1703 – 2 tháng 3, 1791) là Mục sư Anh giáo, nhà thần học, nhà thuyết giáo, và là người khởi phát Phong trào Giám Lý. Có ba thời điểm được xem là những dấu mốc trong thời kỳ tiên khởi của Phong trào Giám Lý: tại Đại học Oxford với sự kiện thành lập "Câu lạc bộ Thánh"; tại Savannah, Georgia, Mỹ, khi John Wesley phục vụ giáo sở ở đó; và tại Luân Đôn sau khi Wesley quay về Anh. Phong trào được định hình trong những năm đầu thập niên 1740 khi Wesley, cùng những đồng sự như George Whitefield, bắt đầu dong ruổi khắp nơi để rao giảng phúc âm với phong cách mới, và thành lập các hội đoàn tôn giáo quy tụ những tân tín hữu. Lần đầu tiên nước Anh chứng kiến sự phát triển nhanh và lan tỏa mạnh của một phong trào tôn giáo có khuynh hướng Tin Lành. Liên hiệp (connection) Giám Lý do Wesley thành lập nối kết các hội đoàn Giám Lý trên khắp xứ Anh, Scotland, Wales, và Ireland trước khi lan tỏa đến các nước nói tiếng Anh khác, rồi phát triển trên khắp thế giới. |
john wesley | 1 | Những tín hữu Giám Lý, dưới sự lãnh đạo của Wesley, đảm trách vai trò lãnh đạo trong các cuộc vận động cho lý tưởng công bằng xã hội như các phong trào bãi nô, và cải cách nhà tù. Những đóng góp của Wesley trong lĩnh vực thần học tập trung vào việc hòa hợp những khuynh hướng thần học khác nhau. Thành quả lớn nhất của ông là cổ xúy cho điều ông gọi là "Sự Toàn hảo Cơ Đốc", hoặc sự thánh khiết trong tâm hồn và trong đời sống. Ông nhấn mạnh rằng, ngay trong đời này, người tín hữu Cơ Đốc có thể đạt đến sự trưởng thành tâm linh, khi tình yêu của Thiên Chúa, hoặc tình yêu trọn vẹn, chế ngự tâm hồn người ấy. Nền thần học Tin Lành của Wesley, nhất là sự am tường về tình trạng toàn hảo Cơ Đốc, lập nền vững chãi trên nền thần học thánh lễ. Ông tiếp tục nhấn mạnh đến ý nghĩa của các phương tiện ân điển như sự cầu nguyện, Kinh Thánh, tu dưỡng tâm linh, Tiệc Thánh... như là những phương tiện chuyển tải ân điển của Thiên Chúa đến con dân Ngài. Dù vẫn trung thành với Giáo hội Anh đến cuối đời, và |
john wesley | 2 | điển như sự cầu nguyện, Kinh Thánh, tu dưỡng tâm linh, Tiệc Thánh... như là những phương tiện chuyển tải ân điển của Thiên Chúa đến con dân Ngài. Dù vẫn trung thành với Giáo hội Anh đến cuối đời, và thường nhấn mạnh rằng Phong trào Giám Lý chỉ nên phát triển bên trong giáo hội Anh, chính những sáng kiến mang tính đột phá của Wesley về cấu trúc và chính sách của hội thánh đã đặt ông vào thế đối nghịch với giáo hội. Tuy nhiên, suốt đời minh, Wesley vẫn giành được sự tôn trọng rộng rãi trong Giáo hội Anh. |
john wesley | 4 | == Tuổi trẻ ==
Gia đình Wesley thuộc dòng dõi người Saxon cổ, truy nguyên đến thời trị vì của vua Athelstan của Anh (924–939), khi Guy Wesley, hay Wellesley, là một võ quan hầu cận nhà vua. John Wesley là con trai của Samuel Wesley. Samuel tốt nghiệp Đại học Oxford và là mục sư thuộc Giáo hội Anh. Samuel kết hôn năm 1689 với Susannah, con gái thứ hai mươi bốn của Tiến sĩ Samuel Annesley, và chính bà cũng là mẹ của mười chín người con. Năm 1696 Samuel Wesley được bổ nhiệm làm quản nhiệm nhà thờ Epworth, tại đây John Wesley, người con thứ mười lăm của gia đình Wesley chào đời. Ông nhận lễ báp têm với tên John Benjamin Wesley nhưng không hề dùng đến tên lót Benjamin của mình.
Ông được cứu sống vào lúc sáu tuổi khi tư thất mục sư bị hoả hoạn. Lần sống sót này đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí ông. John đã miêu tả về mình lúc ấy "như một thanh củi được rút ra khỏi đống lửa". Từ đó, ông kể mình như là đứa con của Ân sủng. |
john wesley | 5 | Cậu bé John tiếp nhận giáo dục ban đầu từ người mẹ. Đến năm 1713, cậu được gởi đến trường Charterhouse tại Luân Đôn. Tại đó cậu học hành chăm chỉ, có phương pháp và (trong một thời gian) tỏ ra mộ đạo theo như cách cậu đã được dưỡng dục khi còn sống với gia đình. Năm 1720, John theo học tại trường Christ Church thuộc Đại học Oxford. Tại đây ông nhận văn bằng thạc sĩ vào năm 1727. Năm 1725 ông được phong chức chấp sự (một chức vụ trong Anh giáo chuẩn bị cho chức vụ mục sư), năm sau ông được bầu làm ủy viên (fellow) tại trường Lincoln cũng thuộc viện đại học Oxford. Ông đến làm phụ tá tại giáo xứ của cha ông trong hai năm. Sau đó ông trở lại Oxford. |
john wesley | 7 | Thời điểm trở lại Oxford của John Wesley đánh dấu sự khởi đầu của Phong trào Giám Lý (Methodism) vào lúc "câu lạc bộ thánh" nổi tiếng được thành lập bởi Charles Wesley, em trai ông, cùng một vài người bạn. Khi ấy, họ bị mọi người chế giễu bằng cách gọi họ là "Methodists" (Những kẻ chuộng phương pháp) do thói quen sống và làm việc theo phương pháp của họ. |
john wesley | 8 | Suốt thời thơ ấu, John đã có những trải nghiệm tôn giáo sâu sắc. Theo Tyerman, người viết tiểu sử của ông, Wesley đã đến trường Charterhouse như một ông thánh, nhưng rồi bắt đầu xao lãng các bổn phận tôn giáo và rời trường như một kẻ tội lỗi. Tuy nhiên, trong năm được phong chức, ông đọc các tác phẩm của Thomas a Kempis và Jeremy Taylor, bắt đầu tìm kiếm các chân lý tôn giáo sau này lập nền cho cuộc phục hưng rộng lớn vào thế kỷ 18. Các tác phẩm Christian Perfection (Sự Toàn hảo Cơ Đốc) và Serious Call (Lời Kêu gọi thiết tha) của Law giúp Wesley có nhận thức mới và sâu sắc về luật pháp của Thiên Chúa. Từ đó ông quyết tâm tuân giữ luật pháp của Thiên Chúa, từ tấm lòng đến hành động, hết sức tận tụy và thành kính, tin rằng với lòng thuận phục ông sẽ được cứu rỗi. Ông theo đuổi cuộc sống khắc kỷ được hoạch định chặt chẽ, siêng năng nghiên cứu Kinh Thánh, chuyên cần thực hành các bổn phận tôn giáo và sốt sắng làm các việc lành. Ông hiến mình cho cuộc đời sùng kính. |
john wesley | 9 | Vào năm 1735, khi Thống đốc James Oglethorpe cần một "mục sư xem thường xa hoa và cuộc sống tiện nghi, quen với sự khổ hạnh và cuộc sống nghiêm túc" đến khu định cư Georgia, Mỹ, Wesley đáp lời và cùng em trai, Charles, đến sống tại đây trong hai năm trước khi trở lại Anh Quốc năm 1738.
Trong chuyến đi tới Georgia, Wesley có cơ hội tiếp xúc, và phát triển mối quan hệ với các tín hữu Moravia, một giáo phái có nguồn gốc từ những nỗ lực cải cách của Jan Hus vào thế kỷ 15. Ngay giữa lúc con tàu đang bị vùi dập trong bão tố trên Đại Tây Dương, những người Moravia vẫn giữ được bình tĩnh, và cùng nhau hát thánh ca. Điều này gây ấn tượng mạnh trên Wesley. Chính những điều Wesley học hỏi được khi tiếp xúc với các tín hữu Moravia và với nhà lãnh đạo giáo hội, Zinzendorf, cũng như nền thần học Arminius nói chung, đã ảnh hưởng sâu đậm trên đời sống và quan điểm thần học của Wesley. |
john wesley | 10 | Tại vùng đất mới, ông trải qua một mối tình bất hạnh và một sứ mạng thất bại (truyền bá Phúc âm cho người bản xứ và sâu nhiệm hoá đời sống tôn giáo cho người định cư). Quan điểm nặng về nghi thức cũng như thái độ nghiêm khắc của ông khi hành xử quyền hạn của một chức sắc giáo hội đã gây phản cảm trong vòng dân định cư. Ông rời khỏi Georgia trong sự chỉ trích cay độc của giáo dân. |
john wesley | 11 | == Khởi phát cuộc phục hưng ==
Những trải nghiệm tâm linh của Wesley là yếu tố then chốt quyết định toàn bộ sự nghiệp của ông. Trong suốt mười năm, ông đã tranh chiến với bản thân chống lại các loại cám dỗ, nỗ lực tuân giữ luật của Phúc âm, nhưng, như ông thuật lại, không làm sao thoát khỏi vòng vây của tội lỗi, cũng không tìm thấy được lời chứng của Chúa Thánh Linh, bởi vì ông đã tìm kiếm, không phải bởi đức tin, nhưng bởi nỗ lực bản thân muốn tuân giữ luật pháp. |
john wesley | 12 | Wesley trở về Anh trong tâm trạng chán chường. Tuy nhiên, mối quan hệ của Wesley với các tín hữu Moravia hình thành từ chuyến đi đến Georgia khiến ông quay trở lại tra vấn mình về những trải nghiệm tâm linh, và tìm kiếm niềm xác tín vững chắc về sự cứu rỗi ông nhận thấy ở những tín hữu Moravia mà bản thân ông chưa hề trải nghiệm. Ông nhận ra rằng đức tin thật phải được gắn kết chặt chẽ với sự cảm nhận chắc chắn đã được tha thứ tội lỗi. Wesley đã trải nghiệm đức tin này vào ngày 24 tháng 5 năm 1738 khi ông đến dự một buổi cầu nguyện với một nhóm tín hữu Moravia tại đường Aldersgate, Luân Đôn. Khi đang lắng nghe một người đọc Lời dẫn nhập giải nghĩa Thư tín La mã của Martin Luther giảng giải về bản chất của đức tin và sự xưng công chính bởi đức tin, ông thuật lại: "Tôi cảm thấy lòng mình nồng ấm lạ thường. Tôi cảm biết mình thật sự tin cậy Chúa Cơ Đốc, chỉ mình Ngài mà thôi, để được cứu rỗi, và nhận biết chắc chắn rằng tôi đã được giải thoát khỏi mọi tội lỗi". Trải nghiệm này đã làm |
john wesley | 13 | nồng ấm lạ thường. Tôi cảm biết mình thật sự tin cậy Chúa Cơ Đốc, chỉ mình Ngài mà thôi, để được cứu rỗi, và nhận biết chắc chắn rằng tôi đã được giải thoát khỏi mọi tội lỗi". Trải nghiệm này đã làm thay đổi triệt để con người và phương pháp truyền bá phúc âm của Wesley. Từ đây, Wesley không ngừng giảng dạy về tầm quan trọng của đức tin để được cứu rỗi, và lời chứng của Chúa Thánh Linh trong lòng tín hữu, xác định rõ ràng rằng họ là con dân Thiên Chúa. Cho đến ngày nay, ngày 24 tháng 5 được kỷ niệm trong cộng đồng Giám Lý là Ngày Aldersgate. |
john wesley | 14 | Một người bạn của ông khi còn theo học tại Oxford, George Whitefield, từ Mỹ trở về và khi thấy mình bị các nhà thờ tại Bristol tẩy chay, liền tìm đến các thôn xóm lân cận với Kingswood, và khởi sự thuyết giảng ngoài trời cho các công nhân hầm mỏ, một việc chưa ai làm vào thời đó. Vốn quen với các lề thói của truyền thống Anh giáo trọng nghi thức, lúc đầu Wesley tỏ ra e ngại với cung cách thuyết giáo này, Song, các buổi thuyết giáo ngoài trời rất thành công, giúp thuyết phục nhiều người đến với đức tin Cơ Đốc. Wesley quyết định đi theo bước chân của bạn và bắt đầu thuyết giảng tại một địa điểm gần Bristol, một ngày vào tháng 4 năm 1739. Từ đó, ông sẵn lòng thuyết giáo tại bất cứ nơi nào có người muốn nghe Phúc âm. Tuy nhiên, trong suốt năm mươi năm Wesley vẫn kiên trì tìm kiếm cơ hội thuyết giảng tại các nhà thờ Anh giáo trong khi hằng ngày vẫn tiếp tục giảng dạy ngoài đồng ruộng, trong nhà kho, nhà của nông dân, các nhà nguyện khi nhà thờ khước từ ông. Cũng trong năm này, khi số người |
john wesley | 15 | giảng tại các nhà thờ Anh giáo trong khi hằng ngày vẫn tiếp tục giảng dạy ngoài đồng ruộng, trong nhà kho, nhà của nông dân, các nhà nguyện khi nhà thờ khước từ ông. Cũng trong năm này, khi số người theo ông trở nên đông đảo, ông buộc phải tổ chức họ vào một hội đoàn độc lập. Ông viết, "Thế đó, không hề có dự tính trước, Hội Giám Lý tại Anh Quốc đã được hình thành". Nhiều hội đoàn tương tự cũng được thành lập tại Bristol và Kingswood. |
john wesley | 17 | Từ đó, chức sắc Giáo hội Anh và viên chức chính quyền bắt đầu gây khó khăn cho Wesley và những người theo phong trào Giám Lý. Họ đả kích các bài giảng của ông, tranh luận về thần học, cáo buộc ông là cuồng tín và dẫn dụ giáo dân vào con đường lầm lạc. Wesley và các bạn hữu vẫn thường bị tấn công bởi những đám đông bị khích động. Ngược lại, Wesley nhận thấy giáo hội thất bại trong sứ mạng kêu gọi tội nhân hối cải, giới tăng lữ trở nên thối nát và nhiều linh hồn bị hư mất vì hội thánh đã đánh mất khả năng dẫn dắt tội nhân đến sự cứu rỗi. Ông nhận biết mình được Thiên Chúa sai đi tìm kiếm và nhắc nhở người khác về tội lỗi, vì vậy, không trở ngại nào có thể thắng hơn sự thôi thúc thần thượng và thẩm quyền của sứ mạng ông nhận lãnh. |
john wesley | 18 | Nhận biết rằng ông và một số ít mục sư đang cộng tác với ông không thể thuyết giảng cho số đông đang muốn nghe Phúc âm, vào năm 1739 Wesley tin rằng cần phải khuyến khích tín hữu chia sẻ công tác thuyết giáo. Ông khởi sự chọn lựa những người chưa được thụ phong, đào tạo và cử họ đi ra giảng dạy và thi hành mục vụ. Đó là điều hoàn toàn mới vào thời ấy, và cũng là một thành công lớn của Phong trào Giám Lý. |
john wesley | 19 | == Phong chức ==
Khi phong trào phát triển, con số các hội đoàn gia tăng và hệ thống tổ chức ngày càng hoàn chỉnh thì sự bất đồng giữa Wesley và Giáo hội Anh cũng lớn dần. Dù bị áp lực từ những người theo ông, Wesley và đặc biệt là em ông, Charles, vẫn không muốn rời bỏ giáo hội. Ông nói "Chúng ta không nên cử hành lễ Báp têm và Tiệc Thánh mà không có sự uỷ nhiệm của một Giám mục được tấn phong theo quyền kế thừa tông đồ".
Tuy nhiên, vào năm sau khi nghiên cứu về hội thánh trong thời kỳ sơ khai ông chịu thuyết phục rằng quyền kế thừa tông đồ (apostolic succession) chỉ là một trong những phát kiến sau này, ông cũng nhận thấy rằng Chúa Giê-xu và các tông đồ không hề chỉ định bất kỳ thể chế nào cho việc tổ chức hội thánh. |
john wesley | 20 | Trong khi đó, Phong trào Giám Lý phát triển mạnh tại Hoa Kỳ và nhu cầu mục sư tại đó trở nên cấp thiết. Khi Giám mục Luân Đôn từ chối phong chức mục sư cho hội thánh tại Mỹ thì Wesley quyết định làm điều này. Ông phong chức cho các mục sư đang hoạt động tại Scotland, Anh và Mỹ. Ông cũng phong chức bằng cách đặt tay cho Thomas Coke và Francis Asbury, hai nhận vật đóng vai trò mấu chốt trong việc thành lập và phát triển Giáo hội Giám Lý tại Mỹ. |
john wesley | 22 | Wesley thích tranh luận, ông tiêu tốn nhiều công sức vào các cuộc bút chiến chống Thần học Calvin. Wesley giảng dạy Thần học Arminius đã dung hoà, đôi khi được gọi là thuyết Arminius Tin Lành (Evangelical Arminianism), theo đó con người được dành nhiều chỗ hơn khi chọn lựa sự cứu rỗi ban cho từ Thiên Chúa. Trong các bài giảng và thư tín của mình, Wesley thường tập chú vào ân điển tiên kiến (prevenient grace), trải nghiệm quy đạo của mỗi cá nhân, lời chứng của Chúa Thánh Linh và sự thánh hoá. Ông định nghĩa lời chứng của Chúa Thánh Linh là "ấn tượng sâu kín bên trong linh hồn các tín hữu, bởi đó Linh của Thiên Chúa chứng thực trực tiếp với họ rằng họ là con cái của Thiên Chúa". Về trải nghiệm thánh hoá, ông dạy rằng bởi đức tin có thể nhận lãnh sự thánh hoá, giữa thời điểm được xưng công chính và cái chết. Được thánh hoá không có nghĩa là hoàn toàn không phạm tội, nhưng Wesley tin rằng người có tình yêu thương toàn hảo sẽ thắng hơn tội lỗi. |
john wesley | 23 | Wesley đi nhiều nơi và đi liên tục, thường là trên lưng ngựa để có thể thuyết giảng mỗi ngày hai hoặc ba lần. Wesley là một nhà thuyết giáo có sức thuyết phục mãnh liệt, các buổi truyền bá phúc âm ngoài trời của ông thường có đông đảo người đến tham dự. Tâm linh của nhiều người trong số họ được đánh thức; trong nước mắt họ nhận thức được số phận khủng khiếp của tội nhân trong cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, rồi cảm nhận sự vui mừng và bình an khi tiếp nhận ân điển sau khi trải nghiệm sự ăn năn.
Ông thành lập nhiều hội đoàn Giám Lý, khánh thành nhiều nhà nguyện, sát hạnh và bổ chức các truyền đạo tình nguyện, duy trì kỷ luật trong hội thánh, gây quỹ cho trường học, nhà nguyện và các tổ chức từ thiện, thăm người bệnh; ông cũng viết nhiều bài luận giải Kinh Thánh và các loại sách tôn giáo, tranh luận về thần học và trao đổi thư tín với nhiều người. Trong suốt cuộc đời mục vụ, ông đã đi hơn 250.000 dặm và thuyết giảng hơn 40.000 lần. |
john wesley | 24 | Các tác phẩm ông viết, dịch hay biên tập vượt quá con số 200, bao gồm bài giảng, giải nghĩa Kinh Thánh, các bài thánh ca... Được trả ít nhất là 20.000 bảng Anh cho tiền tác quyền nhưng ông chỉ dùng một ít cho mình, phần còn lại ông sử dụng cho các công việc từ thiện. Ông sống cuộc đời thanh bạch và khi chết không còn tài sản gì để lại. Ông thức dậy vào lúc 4 giờ mỗi sáng và không chịu để thì giờ trôi qua trong nhàn rỗi.
Thấp hơn trung bình nhưng cân đối và mạnh mẽ, với đôi mắt sáng và gương mặt trông trí thức và thánh thiện, là những gì chúng ta biết về ngoại hình của ông. Ở tuổi 48, ông kết hôn với bà Mary Vazeille, cả hai đều không hạnh phúc và không có con, bà rời bỏ ông sau mười lăm năm chung sống. John Wesley từ trần trong an bình sau một cơn bạo bệnh. Câu nói sau cùng của ông trước khi lâm chung, "Không có gì quý bằng Thiên Chúa ở cùng chúng ta." |
john wesley | 25 | == Xem thêm ==
Phong trào Giám Lý
Charles Wesley
Susanna Wesley
Hầu như là Cơ Đốc nhân
== Chú thích ==
== Liên kết ngoài ==
John Wesley at the Christian Classics Ethereal Library
Sermons by Wesley
John Wesley as a British abolitionist
John Wesley info from the United Methodist Church
John Wesley and the Anglo-Catholic Revival, by G.W. Taylor 1905 article.
John Wesley in the Georgia Encyclopedia
Wesley's Explanatory Notes on the Whole Bible produced between 1754 and 1765 |
thái bình thiên quốc | 0 | Thái Bình Thiên Quốc (chữ Hán phồn thể: 太平天國, chữ Hán giản thể: 太平天国; 1851–1864) là một nhà nước trong lịch sử Trung Quốc được hình thành từ cuộc nổi dậy của nông dân do Hồng Tú Toàn (洪秀全) cầm đầu vào giữa thế kỷ 19. Thái Bình Thiên Quốc có lãnh thổ trải rộng từ sông Dương Tử xuống phía nam Trung Quốc với trên 16 tỉnh và hơn 600 thị, có thủ đô là Thiên Kinh (Nam Kinh).
Lịch sử phát triển và suy vong của Thái Bình Thiên Quốc gắn liền với cuộc đấu tranh của người dân Trung Quốc chống lại sự cai trị của nhà Thanh và sự xâm lăng của các thế lực phương Tây. |
thái bình thiên quốc | 1 | Lịch sử phát triển và suy vong của Thái Bình Thiên Quốc gắn liền với cuộc đấu tranh của người dân Trung Quốc chống lại sự cai trị của nhà Thanh và sự xâm lăng của các thế lực phương Tây.
Cuộc chiến tranh giữa Thái Bình Thiên Quốc và các thế lực đối kháng được coi là một trong những cuộc chiến khốc liệt nhất trong thế kỷ 19 ở Trung Quốc. Theo thống kê không chính thức nó đã tước đi sinh mạng của hơn 20 triệu người, bao gồm thường dân và quan quân, nhưng cũng có nguồn cho rằng số người chết lên đến khoảng 50 triệu người. Sau cuộc chiến chống lại Thái Bình Thiên Quốc, nhà Thanh đã kiệt quệ và đành phải chứng kiến các nước phương Tây xâm chiếm những vùng đất duyên hải, áp đặt các đặc quyền thương mại trên đất Trung Hoa. |
thái bình thiên quốc | 3 | Năm 1843, Hồng Tú Toàn, một nho sĩ bất mãn với xã hội phong kiến lúc bấy giờ, đã kết hợp với những lý luận cơ bản về lấy chủ nghĩa bình đẳng của đạo Thiên Chúa làm gốc, sáng lập ra đạo "Bái Thượng đế" để tập hợp người dân chống lại chính quyền. Ông tự nhận mình người được Thượng đế phong Vương cử xuống trần thế thiên hành đạo, giúp người dân chống lại Thanh triều.
Năm 1847 – 1848, hai tỉnh Lưỡng Quảng bị nạn đói, giặc cướp khắp nơi, Hồng Tú Toàn hợp cùng một nhóm bạn đồng học đồng hương như Dương Tú Thanh, Tiêu Triều Quý, Thạch Đạt Khai dấy binh nổi dậy ở Kim Điền - Quảng Tây, với khẩu hiệu "Phản Thanh, diệt tham ô tàn bạo, khôi phục lại nhà Minh". Quân nổi dậy được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân nghèo, chỉ trong một thời gian ngắn đã lên tới hàng trăm vạn người. Quân nổi dậy cả nam lẫn nữ đều để tóc dài, chống lại lệnh để bím tóc đuôi sam của triều đình Mãn Thanh - nên sử nhà Thanh thường gọi là "Giặc tóc dài". |
thái bình thiên quốc | 4 | Thế lực của quân Hồng Tú Toàn rất mạnh, chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm họ đã chiếm được hết hơn 16 tỉnh, 600 thị trấn..., làm triều đình nhà Thanh lung lay đến tận gốc rễ. Tháng 3 năm 1853, quân nổi dậy chiếm được thành phố quan trọng phía nam của Mãn Thanh là Nam Kinh. Hồng Tú Toàn đã quyết định đổi tên thành phố thành Thiên Kinh và lấy đó làm thủ đô của Thái Bình Thiên Quốc.
Vào thời điểm cực thịnh của mình, lãnh thổ Thái Bình Thiên Quốc bao trùm hầu hết miền trung và miền nam Trung Quốc. Tuy nhiên Thái Bình Thiên Quốc không nắm được bất kì một cảng biển quan trọng nào của vùng duyên hải. Chính điều này đã phần nào đưa chính quyền Thiên Quốc vào tình trạng bị cô lập và không có các quan hệ thương mại với bên ngoài. |
thái bình thiên quốc | 6 | Về tôn giáo, đạo đức, có 10 khoản phỏng theo thập giới của đạo Ki Tô: phải thờ phụng Thượng đế, không thờ phụng các tôn giáo khác (cấm thờ Khổng, Lão, Phật..., cấm cả thờ ông bà), mỗi tuần bảy ngày, ngày nào cũng phải tán tụng ân đức của Thượng đế, phải hiếu thuận với cha mẹ, không giết người, không tà dâm, không trộm cướp, không nói láo.
Chính sách xã hội: những người già cả, góa vợ, góa chồng, những người cô độc, hoặc trẻ em, không cày ruộng được chính phủ cấp dưỡng.
Nghiêm cấm các tập tục như thói đàn bà bó chân, thói hút thuốc phiện, uống rượu, đánh bạc, mua bán nô tì, nuôi nàng hầu.
Quan chế, binh chế (lược bỏ)
Điền chế: ruộng đất, vàng bạc là của chung, không ai được giữ làm của riêng; ruộng thì chính quyền phân phát cho, dân cùng nhau cày cấy, cùng ăn cùng mặc, có tiền thì cùng tiêu, người nào trữ mười lạng bạc hoặc một lạng vàng thì bị trừng phạt. |
thái bình thiên quốc | 7 | Chế độ đó là chế độ cộng sản, lần đầu tiên Hồng Tú Toàn đem áp dụng ở Trung Quốc, nhưng vì năm nào cũng có chiến tranh chưa thực hành được trọn.
Dùng lịch mới, gọi là Thiên lịch: mỗi năm gồm 366 ngày, chia làm 12 tháng, tháng lẻ 31 ngày, tháng chẵn 30 ngày, như vậy cứ 4 năm, dôi ra 3 ngày, thi hành được 5 năm sau đó thấy sai lệch mới phải sửa lại.
Chế độ thi cử: vì Thái Bình Thiên quốc đề xướng nam nữ bình đẳng, nên cho cả nam nữ đi thi như nhau, lập ra hai bảng một cho nam và một cho nữ. Có chủ khảo riêng cho nam thí sinh, chủ khảo riêng cho nữ thí sinh. Phía nữ cũng lấy một người đậu Trạng nguyên, đó là một đặc sắc của Thái Bình Thiên Quốc.
Tuy nhiên, các chính sách không có hiệu quả vì được tiến hành không theo một chủ trương chung; tất cả mọi cố gắng đều dồn vào quân đội và việc quản lý dân sự rất kém. Trong khi chính quyền cấm chế độ đa thê, Hồng Tú Toàn lại có 88 vợ. Nhiều viên chức trong chính quyền Thái Bình Thiên Quốc cũng có nhiều vợ và sống như vua. |
thái bình thiên quốc | 8 | === Cơ cấu bộ máy nhà nước ===
Bộ máy nhà nước của Thái Bình Thiên Quốc được xây dựng xung quanh các lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa. Người đứng đầu nhà nước là Thiên Vương Hồng Tú Toàn, có quyền quyết định tối cao về các vấn đề quân sự, chính trị và tôn giáo. Tuy nhiên những năm cuối đời Thiên Vương thực chất chỉ đảm nhiệm những vấn đề tôn giáo.
Đứng sau Thiên Vương là các Vương gia, họ được phân quản lý các vùng trên lãnh thổ của Thái Bình Thiên Quốc. Ban đầu lập quốc Thái Bình Thiên Quốc có 5 vương gia, bao gồm Bắc Vương Vi Xương Huy, Nam Vương Phùng Vân Sơn, Đông Vương Dương Tú Thanh, Tây Vương Tiêu Triều Quý và Dực Vương Thạch Đạt Khai. Sau này có thêm Trung Vương Lý Tú Thành, Phú Vương, Tĩnh Vương, Anh Vương Trần Ngọc Thành v.v. Vào thời kỳ cuối của Thiên quốc, tổng cộng có khoảng 2000 người được phong vương. |
thái bình thiên quốc | 9 | ==== Bảy vương gia thời kì đầu ====
Ở mức thấp hơn Vương gia là các Hầu và Công chúa, Thừa tướng. Vai trò của những người này chủ yếu là quản lý về mặt quân sự và trợ lý cho các Vương.
==== Các hầu gia thời kì đầu ==== |
thái bình thiên quốc | 10 | ==== Các hầu gia thời kì đầu ====
==== Các vương gia quan trọng thời kì sau ====
Can vương Hồng Nhân Can
Anh vương Trần Ngọc Thành
Trung vương Lý Tú Thành
Tán vương Mông Đắc Ân
Thị vương Lý Thế Hiền
Phụ vương Dương Phụ Thanh
Phù vương Trần Đắc Tài
Khải vương Lương Thành Phú
Tuân vương Lại Văn Quang
Hỗ vương Lam Thành Xuân
Mộ vương Đàm Thiệu Quang
Nhìn chung bộ máy nhà nước của Thái Bình Thiên Quốc khá đơn giản và mang nặng tính quân sự. Có lẽ nó xuất phát từ hoàn cảnh chiến tranh, tuy nhiên chính vì vậy việc quản lý kinh tế của nhà nước này cũng rất lỏng lẻo và thiếu hiệu quả. Mặc dù chiếm được vùng lãnh thổ rất lớn nhưng thực chất Thái Bình Thiên Quốc chỉ quản lý được các đô thị, còn tại các địa phương và các vùng nông thôn việc quản lý nhà nước hầu như bị bỏ ngỏ - chính quyền trung ương chỉ tập trung quản lý nhân khẩu để bổ túc lực lượng cho quân đội. |
thái bình thiên quốc | 11 | == Sự sụp đổ của Thái Bình Thiên Quốc ==
Sau các chiến thắng trước triều đình Mãn Thanh, theo các sử gia, Hồng Tú Toàn và các tướng lĩnh của Thái Bình Thiên Quốc đã có một quyết định sai lầm chiến lược khi không tiếp tục các chiến dịch quân sự mạnh mẽ chống lại triều đình Mãn Thanh nữa, mà rút về xây dựng bộ máy quản lý tại các vùng đã chiếm được. Chính sai lầm về chiến lược phát triển này đã cho phép nhà Thanh có thời gian để bình tĩnh khôi phục lại lực lượng để phòng thủ và sau đó là phản công lại Thái Bình Thiên Quốc. |
thái bình thiên quốc | 12 | Cuộc chiến giữa Thái Bình Thiên Quốc và nhà Mãn Thanh kéo dài dai dẳng trong hơn một thập kỉ. Lực lượng quân sự của nhà Thanh với các vũ khí tiên tiến từ các nước phương Tây đã dần chiếm ưu thế. Cùng trong thời gian đó nội bộ lãnh đạo của Thái Bình Thiên Quốc cũng bắt đầu có mâu thuẫn, xung đột tranh giành quyền lực. Bản thân bộ máy quản lý nhà nước của Thái Bình Thiên Quốc cũng không được vận hành tốt do thiếu nhân lực có trình độ, dẫn tới việc nhà nước thực chất chỉ quản lý được các đô thị trên những vùng lãnh thổ mà họ kiểm soát. Trong sức ép của chiến tranh và sự quản lý nhà nước yếu kém, Thái Bình Thiên Quốc dần dần suy tàn.
Năm 1864, Tằng Quốc Phiên và Lý Hồng Chương chỉ huy quân Thanh chiếm lại thủ đô Thiên Kinh của Thái Bình Thiên Quốc. Hồng Tú Toàn tự tử, quân đội và chính quyền của Thái Bình Thiên Quốc tan rã chấm dứt 15 năm tồn tại của một nhà nước độc lập trong lòng Trung Hoa. |
thái bình thiên quốc | 13 | Nguyên nhân sụp đổ của nhà nước Thái Bình Thiên Quốc được các nhà sử học cho là do thiếu tổ chức (chiếm lĩnh đất đai mà không biết cai trị), nội bộ lủng củng (do tranh giành quyền lực đã chia bè cánh sâu sắc) và nhất là mất lòng người (do muốn hủy bỏ hết truyền thống dân tộc). Nhưng Thái Bình Thiên Quốc cũng đã đặt ra một số nền móng mới cho sự phát triển của xã hội Trung Quốc, chẳng hạn việc Hồng Tú Toàn chủ trương bình đẳng giới, cho phụ nữ tham gia cả trong quân đội cũng như bộ máy nhà nước đã đem đến cho người dân Trung Hoa khái niệm mới về nam nữ bình quyền, điều mà sau này đã được đề cao trong cuộc Cách mạng Tân Hợi 1911. |
thái bình thiên quốc | 14 | == Tính chất và ý nghĩa lịch sử ==
Thái Bình thiên quốc không phải là phong trào tôn giáo vì thực chất họ chỉ thông qua hình thức tôn giáo để tổ chức, nhờ giáo lý để nói lên ước vọng vào Thượng đế để làm đấng hộ mệnh tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân vào cuộc đấu tranh chống cường quyền.
Đây cũng chưa phải là cuộc cách mạng dân chủ tư sản vì lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân do vậy chưa đại diện cho một lực lượng sản xuất mới, quan hệ sản xuất mới. Phong trào này xuất thân từ 2 mâu thuẫn cơ bản trong xã hội: Giữa dân chúng Trung Quốc với đế quốc thực dân và giữa nhà nước phong kiến thối nát hủ lậu với quần chúng nhân dân lao động. |
thái bình thiên quốc | 15 | Phong trào Thái Bình thiên quốc là phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, được xét đến không chỉ về phạm vi hoạt động mà còn phải kể đến các chính sách đổi mới hết sức quyết liệt và sáng tạo của nó. Lần đầu tiên một cương lĩnh chính trị đã được đưa ra giải quyết được những quan hệ xã hội tồn tại lâu đời, sự sở hữu ruộng đất... Phong trào này làm suy yếu triều đình Mãn Thanh khiến họ khó lòng chống đỡ trước sức ép của các cường quốc phương Tây hoặc đã phương Tây hóa đồng thời chính sự suy yếu này thuận lợi cho các cuộc cách mạng dân chủ, dân tộc sau này. Đây là phong trào nông dân Trung Quốc tiêu biểu trong thế kỷ 19 để lại nhiều kinh nghiệm cho các cuộc cách mạng về sau trong thế kỷ 20. |
thái bình thiên quốc | 16 | == Phim ảnh ==
Phong trào Thái Bình thiên quốc đã được chuyển thể thành 2 bộ phim truyền hình cùng tên do Trung Quốc và Hồng Kông lần lượt sản xuất.
Bộ phim Thái Bình Thiên Quốc do Trung Quốc sản xuất năm 1998: đạo diễn Trần Gia Lâm với các nhân vật như: Thiên Vương Hồng Tú Toàn, Hồng Tuyên Kiều, Phó Thiện Tường, Tô Tam Nương, Thạch Ích Dương...
Bộ phim Thái Bình Thiên Quốc do Hồng Kông (TVB) sản xuất năm 1988 với độ dài 45 tập có sự tham gia của các diễn viên: Lữ Lương Vĩ, Trần Mẫn Nhi, Hoàng Nhật Hoa, Đặng Tuỵ Vân, Quách Phú Thành...
== Chú thích ==
== Tham khảo ==
LỊCH SỬ THÁI BÌNH THIÊN QUỐC: Chương một Quân Thái Bình Thiên Quốc nỗi dậy (1850-1854)
LỊCH SỬ THÁI BÌNH THIÊN QUỐC (II) Những nét đặc trưng về Thái bình thiên quốc
LỊCH SỬ THÁI BÌNH THIÊN QUỐC (III) Sự đối kháng của thế lực truyền thống (1853-1860)
LỊCH SỬ THÁI BÌNH THIÊN QUỐC (IV) Nhà Thanh giành được ngoại viện, Tăng Quốc Phiên trù hoạch chiến đấu
LỊCH SỬ THÁI BÌNH THIÊN QUỐC (V) Thái Bình Thiên Quốc cùng đường |
du lịch sinh thái | 0 | Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường ở các khu thiên nhiên còn tương đối hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và cá giá trị văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, có ít tác động tiêu cưc đến môi trường và tạo các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế- xã hội cho cộng đồng địa phương |
du lịch sinh thái | 1 | == Ở Việt Nam ==
Việt Nam với lợi thế có chiều dài bờ biển, rừng núi hoang sơ với nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia và nhiều rừng cấm, đó là những di sản thiên nhiên của quốc gia, chứa đầy tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái như Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, động Phong Nha, vườn quốc gia Cát Tiên, vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long.v.v. đặc biệt là đã có tới 8 khu dự trữ sinh quyển Việt Nam được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới nằm ở khắp ba miền.
== Xem thêm ==
Du lịch
Môi trường
== Tham khảo == |
guadeloupe | 0 | Guadeloupe (phát âm tiếng Việt: Goa-đê-lốp; phát âm tiếng Pháp: [ɡwadəlup]; tiếng Creole Antilles: Gwadloup) là một nhóm đảo Caribe thuộc quần đảo Leeward, tại Tiểu Antilles, với diện tích 1.628 km² (629 sq. mi) và dân số 400.000 người. Guadeluope và một số hòn đảo nhỏ xung quanh là một vùng hải ngoại của Pháp, với một tỉnh hải ngoại duy nhất. Guadeloupe là một phần hợp thành của nước Pháp, giống như các tỉnh hải ngoại khác. Các đảo khác ngoài đảo chính Guadeloupe là Marie-Galante, La Désirade, và Îles des Saintes.
Do là một phần của Pháp, Guadeloupe cũng là một bộ phận của Liên minh châu Âu và Khu vực đồng Euro; do vậy đơn vị tiền tệ ở đây là euro. Tuy nhiên, do là một tỉnh hải ngoại, Guadeloupe không phải là một phần của khu vực Schengen. Lỵ sở và thủ phủ của Guadeloupe là Basse-Terre. Ngôn ngữ chính thức của Guadeloupe là tiếng Pháp, mặc dù nhiều cư dân của tỉnh cũng nói tiếng Creole Antilles (Créole Guadeloupéen). |
guadeloupe | 1 | == Lịch sử ==
Trong chuyến đi thứ hai đến châu Mỹ, Christopher Columbus trở thành người châu Âu đầu tiên đặt chân lên quần đảo Guadeloupe vào tháng 11 năm 1493 để tìm kiếm nước sạch. Ông gọi nó là Santa María de Guadalupe de Extremadura.
== Địa lý ==
Guadeloupe gồm có 5 hòn đảo: Basse-Terre, Grande-Terre, La Désirade, Les Saintes và Marie-Galante.
== Dân cư ==
Số liệu năm 2006
== Chú thích ==
== Liên kết ngoài ==
Préfecture de la région Guadeloupe - Official site of the prefecture of Guadeloupe (bằng tiếng Pháp)
Guadeloupe - Official site of the Council of Guadeloupe
Les Iles de Guadeloupe - Official site of the Guadeloupe Islands Tourism Board
Office du Tourisme de Marie-Galante - Official site of the Tourist Board of Marie-Galante
Office Municipal du Tourisme de Terre de Haut, Les Saintes - Official site of the Tourist Board of Les Saintes
Office du Tourisme du Moule - Official site of the Tourist Board of Le Moule |
đảo | 0 | Đảo hay hòn đảo là phần đất được bao quanh hoàn toàn bởi nước nhưng không phải là lục địa; tuy vậy, không có kích thước chuẩn nào để phân biệt giữa đảo và lục địa.
Điều 121 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển đưa ra định nghĩa "đảo" cụ thể hơn, theo đó đảo "là vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước."
Có thể phân loại đảo tự nhiên thành hai nhóm chính là đảo lục địa và đảo đại dương. Ngoài ra, còn có đảo nhân tạo.
== Đảo lục địa == |
đảo | 1 | == Đảo lục địa ==
Đảo lục địa là một phần đất đai nằm trên thềm lục địa của một lục địa nào đó, ví dụ:
Nằm trên thềm lục địa châu Âu có đảo Anh, đảo Ireland, đảo Sicilia
Nằm trên thềm lục địa châu Mỹ có đảo Greenland
Nằm trên thềm lục địa châu Á có đảo Sumatra, đảo Kalimantan
Có một loại đảo lục địa đặc biệt được hình thành khi lục địa bị đứt gãy được gọi là đảo tiểu lục địa. Những đảo tiểu lục địa nổi tiếng là New Zealand (đảo Bắc và đảo Nam), đảo Madagascar.
Ngoài ra, còn có thể kể đến loại đảo được hình thành do vật chất lắng đọng khi thuỷ lưu chảy chậm. Ở biển, các hải lưu làm lắng đọng cát lên thềm lục địa, tạo nên các đảo chắn. Tương tự, ở lưu vực các con sông lớn hoặc châu thổ sông, có thể bắt gặp một số đảo nhỏ nổi giữa dòng. Một số đảo này chỉ tồn tại tạm thời và có thể biến mất khi lưu lượng hoặc tốc độ chảy của dòng nước thay đổi, trong khi một số khác thì vẫn tồn tại lâu dài tại đó. |
đảo | 2 | == Đảo đại đương ==
Đảo đại dương là loại đảo không nằm trên thềm lục địa. Đa phần số đảo này được hình thành từ hoạt động của núi lửa; một số đảo lại được tạo nên từ các kiến tạo khi mảng địa chất dịch chuyển và nâng đáy đại dương lên khỏi mặt nước, ví dụ đảo Macquarie gần Nam Cực, trong khi một số khác lại được san hô tạo nên.
=== Đảo núi lửa ===
Đảo núi lửa là những hòn đảo được hình thành do sự hoạt động của núi lửa, phun trào ra dung nham. Khối lượng lớn dung nham được phun lên, sau đó nguội dần, tạo thành những hòn đảo. |
đảo | 3 | Các đảo đại dương có nguồn gốc núi lửa khá đa dạng về cách thức hình thành.
Loại thứ nhất được tìm thấy trên vòng cung đảo núi lửa. Những đảo này nổi lên từ các núi lửa khi mảng địa chất bị hút chìm (subduction) xuống dưới một mảng địa tầng khác. Ví dụ: quần đảo Mariana, quần đảo Aleut và phần lớn Tonga thuộc Thái Bình Dương.
Loại thứ hai hình thành khi đứt gãy đại dương vươn khỏi mặt biển. Ví dụ: Iceland và Jan Mayen ở Đại Tây Dương. |
đảo | 4 | Loại thứ hai hình thành khi đứt gãy đại dương vươn khỏi mặt biển. Ví dụ: Iceland và Jan Mayen ở Đại Tây Dương.
Loại thứ ba hình thành ngay trên các điểm nóng núi lửa. Một mảng địa chất dịch chuyển lên phía trên của điểm nóng núi lửa, sau đó nứt gãy ra, khiến dung nham phun lên và tạo thành mỗi chuỗi các hòn đảo. Sau một khoảng thời gian lâu dài với các tác động của chuyển động đẳng tĩnh và xói mòn, cuối cùng các đảo này chìm xuống và trở thành các núi biển. Sự dịch chuyển của mảng địa chất trên điểm nóng núi lửa tạo nên chuỗi đảo nằm dọc theo hướng di chuyển của mảng địa chất, ví dụ quần đảo Hawaii và quần đảo Australes thuộc Thái Bình Dương, Surtsey thuộc Đại Tây Dương. |
đảo | 6 | Đảo san hô là loại đảo nhiệt đới được hình thành từ khung san hô và các sinh vật có liên quan với san hô đó. Loại đảo này thường gặp ở những khu vực biển nông hoặc xung quanh đảo núi lửa.
Rạn san hô vòng hay rạn vòng, ám tiêu san hô vòng (atoll) là một loại hình thể gồm một vòng san hô rào lấy một vụng biển (phá nước) ở giữa. Theo Charles Darwin, loại cấu tạo này thành hình khi một đảo núi lửa bị xói mòn và chìm xuống nước, để lại vành san hô có dạng vòng đã phát triển xung quanh đảo núi lửa từ trước đó. Có nhiều rạn vòng chìm ngập dưới mặt biển khi thuỷ triều lên; tại những chỗ cao trên vành san hô, có thể nổi lên những đảo thấp và phẳng. Một số tài liệu dùng thuật ngữ "đảo san hô vòng" thay cho rạn vòng, nhưng cách gọi này không bao quát bản chất vì đảo san hô (nếu có) chỉ là một phần của toàn thể rạn san hô đang đề cập. |
đảo | 7 | Trong biển Đông có hai quần đảo là Hoàng Sa và Trường Sa. Nơi đây tuy có rất nhiều rạn đá san hô nói chung (trong đó các rạn vòng) nhưng chỉ có một vài đảo san hô và đảo cát nhỏ. Việc sử dụng khái niệm "đảo" một cách tuỳ tiện sẽ dẫn đến nhầm lẫn về bản chất địa lý. |
đoàn giỏi | 0 | Đoàn Giỏi (17 tháng 5 năm 1925 - 2 tháng 4 năm 1989), là một nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957. Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.
Các tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người ở Nam Bộ. Tác phẩm "Đất rừng phương Nam" là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Đoàn Giỏi. |
đoàn giỏi | 1 | == Tiểu sử ==
Đoàn Giỏi sinh ở quê tại xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (ngày nay là thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Ông xuất thân trong một gia đình địa chủ lớn, có hàng trăm mẫu ruộng màu mỡ ven sông Tiền. Nhà ông xưa tòa ngang dãy dọc, nơi mà bây giờ trở thành trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Châu Thành. Tất cả nhà và đất gia đình ông đã tự nguyện hiến cho kháng chiến ngay từ đầu. Ông từng theo học tại trường Mỹ thuật Gia Định trong những năm 1939-1940. Khi Cách mạng tháng Tám thành công và toàn quốc kháng chiến bùng nổ, gia đình ông đã tự nguyện hiến toàn bộ nhà cửa, ruộng đất cho chính quyền Việt Minh.
Trong những năm Việt Nam chống Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh, rồi làm công tác thông tin, văn nghệ, từng giữ chức Phó trưởng Ty thông tin Rạch Giá (1949). Từ năm 1949 đến năm 1954, ông công tác tại Chi hội Văn nghệ Nam Bộ, viết bài cho tạp chí Lá Lúa, rồi tạp chí Văn nghệ Miền Nam |
đoàn giỏi | 2 | Sau 1954, ông tập kết ra Bắc, đến năm 1955 ông chuyển sang sáng tác và biên tập sách báo, công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, rồi Hội Văn nghệ Việt Nam. Ông là viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đoàn Giỏi còn có các bút danh khác: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư. |
đoàn giỏi | 3 | Đất rừng phương Nam là truyện viết cho lứa tuổi thiếu nhi rất thành công và nổi tiếng của ông. Truyện đã được dịch ra nhiều tiếng nước ngoài, tái bản nhiều lần, được dựng thành phim và in trong Tủ Sách Vàng của Nhà xuất bản Kim Đồng. Tháng 2 năm 1957, Đoàn Giỏi nhận được đặt hàng của Hội văn nghệ Việt Nam viết một tác phẩm về thiếu nhi Nam Bộ, thời gian viết trong 4 tháng. Tuy nhiên, mãi đến tháng 5, khi nhà văn Nguyễn Huy Tưởng nhắc lại yêu cầu này và nhấn mạnh thời điểm ra đời của Nhà xuất bản Kim Đồng, Đoàn Giỏi mới bắt đầu chấp bút. Chỉ trong một tháng, ông đã kịp hoàn tất tác phẩm đúng thời gian dự kiến. Tác phẩm được xuất bản ngay thời điểm ra đời của Nhà xuất bản Kim Đồng và đã thành công vượt mức mong đợi. Đất rừng phương Nam được tái bản rất nhiều lần và được dịch và xuất bản ở Liên Xô, Hungari, Trung Quốc, Đức, Cuba... |
đoàn giỏi | 4 | Ông mất ngày 2 tháng 4 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh ung thư. Ngày 7 tháng 4 năm 2000, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định đặt tên ông cho một phố thuộc Quận Tân Phú.
Gia đình Đoàn Giỏi đã hiến toàn bộ nhà cửa, ruộng đất cho chính phủ - trụ sở của Uỷ ban nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang hiện nay chính là nhà của gia đình ông. Sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975 Đoàn Giỏi đi lại rất nhiều giữa hai miền Nam, Bắc nhưng không có nhà riêng, khi ở Hà Nội ông thường ở Hội nhà văn Việt Nam và khi vào Nam ở nhờ nhà bạn bè. |
đoàn giỏi | 5 | == Tác phẩm ==
=== Truyện dài ===
Đường về gia hương (1948)
Cá bống mú (1956)
Đất rừng phương Nam (1957)
Cuộc truy tầm kho vũ khí (1962)
=== Truyện ngắn ===
Hoa hướng dương (1960)
=== Truyện ký ===
Ngọn tầm vông (1956)
Trần Văn Ơn (1955)
Từ đất Tiền Giang
Người thủy thủ già trên hòn đảo lưu đày
Đèn tôi bay về Lục Hồ Chí Minh
Đất rừng phương Nam
=== Ký ===
Khí hùng đất nước (1948)
Những dòng chữ máu Nam Kỳ 1976 (1975)
Trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ
Cây đước Cà Mau
Tết Nguyên Đán ở Nam Bộ
=== Kịch thơ ===
Người Nam thà chết không hàng (1947)
Chiến sĩ Tháp Mười (1949)
=== Thơ ===
Bến nước mười hai
Truyện thằng Cồi
Giữ vững niềm tin (1954)
=== Biên khảo ===
Những chuyện lạ về cá (1981)
Tê giác giữa ngàn xanh (1982) |
đoàn giỏi | 6 | === Thơ ===
Bến nước mười hai
Truyện thằng Cồi
Giữ vững niềm tin (1954)
=== Biên khảo ===
Những chuyện lạ về cá (1981)
Tê giác giữa ngàn xanh (1982)
== Thành tựu nghệ thuật ==
Đoàn Giỏi là nhà văn đã biến đất rừng phương Nam trở thành thân thuộc, đáng yêu đối với độc giả, không chỉ là độc giả nhỏ tuổi. Những trang văn của ông thấm đượm hơi thở của sông nước, rừng cây, những câu chuyện cả thực cả kỳ bí của thiên nhiên Nam bộ hoang sơ và truyền được hơi thở ấy cho độc giả. Có được điều đó không những là nhờ tình yêu của ông đối với miền đất Nam bộ quê hương mà còn ở óc quan sát tỷ mỷ, tinh tế, lối văn kể chuyện hấp dẫn trong tác phẩm của mình. |
đoàn giỏi | 7 | == Câu đối Tào Ngu - Đoàn Giỏi ==
Đoàn Giỏi cộng tác với buổi phát thanh Hướng theo ngọn cờ cứu nước của Đài Tiếng nói Việt Nam. Sau chiến thắng đường 9 - Nam Lào, Đoàn Giỏi viết một bài cho đài, đúng hơn là một câu chuyện tâm tình giữa Đoàn Giỏi với một người bạn cũ, thời học chung với nhau ở trường trung học Mỹ Tho, được thể hiện dưới dạng một lá thư dài, chia ra nhiều đoạn và phát thanh liên tiếp nhiều lần... Người bạn ấy lúc bấy giờ là đại tá, tư lệnh một sư đoàn của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau đó, vị đại tá này cũng "đáp trả" bằng câu đối bất hủ:
Trung Quốc có Tào Ngu mà giỏi, Việt Nam có Đoàn Giỏi mà ngu.
== Chú thích == |
molycria upstart | 0 | Molycria upstart là một loài nhện trong họ Prodidomidae.
Loài này thuộc chi Molycria. Molycria upstart được Norman I. Platnick & Barbara Baehr miêu tả năm 2006.
== Chú thích ==
== Tham khảo ==
Dữ liệu liên quan tới Molycria upstart tại Wikispecies |
thế vận hội mùa hè 2012 | 0 | Thế vận hội Mùa hè 2012, hay Thế vận hội Mùa hè XXX, là Thế vận hội Mùa hè thứ 30, diễn ra tại Luân Đôn từ ngày 27 tháng 7 đến 12 tháng 8 năm 2012. Khoảng 10.500 vận động viên từ 205 ủy ban Olympic quốc gia đăng ký tham gia thi đấu.
== Đăng cai ==
Cuộc bầu cử giành quyền đăng cai diễn ra tại Singapore năm 2005, có 5 thành phố xin đăng cai gồm có: Luân Đôn, Paris, Madrid, New York, Moskva. Tuy nhiên, chỉ có 2 thành phố lọt vào vòng bầu cử chính thức là Luân Đôn và Paris sau khi 3 thành phố còn lại bị loại vì không có số phiếu bằng 2 thành phố trên. Cuối cùng, Luân Đôn đã thắng Paris với số phiếu 44-40. |
thế vận hội mùa hè 2012 | 1 | == Các môn thi đấu ==
Theo thông báo chính thức của IOC thế vận hội mùa hè 2012 tại London sẽ có 26 môn thi đấu với 302 bộ huy chương:
Bơi lội: 48 bộ
Canoeing/Kayak: 16 bộ
Đua xe đạp: 16 bộ
Thể dục: 18 bộ
Bóng chuyền: 4 bộ
Đua ngựa: 6 bộ
Vật: 18 bộ
Bắn cung: 4 bộ
Điền kinh: 47 bộ
Cầu lông: 5 bộ
Bóng rổ: 2 bộ
Quyền anh: 13 bộ
Đấu kiếm: 10 bộ
Khúc côn cầu trên cỏ: 2 bộ
Bóng đá: 2 bộ
Bóng ném: 2 bộ
Judo: 14 bộ
Năm môn phối hợp hiện đại: 2 bộ
Rowing: 14 bộ
Thuyền buồm: 10 bộ
Bắn súng: 15 bộ
Bóng bàn: 4 bộ
Taekwondo: 8 bộ
Quần vợt: 5 bộ
Ba môn phối hợp: 2 bộ
Cử tạ: 15 bộ
Thế vận hội mùa hè 2012 bớt đi 2 môn thi đấu so với Thế vận hội mùa hè 2008 ở Bắc Kinh là bóng chày và bóng mềm
== Các đội tham dự ==
Dự kiến có 204 đội tuyển Olympic quốc gia các nước tham dự. Dưới đây là danh sách các nước có ít nhất 1 đội tuyển tham gia.
== Cơ sở vật chất == |
thế vận hội mùa hè 2012 | 2 | == Các đội tham dự ==
Dự kiến có 204 đội tuyển Olympic quốc gia các nước tham dự. Dưới đây là danh sách các nước có ít nhất 1 đội tuyển tham gia.
== Cơ sở vật chất ==
=== Công nghệ ===
Các thiết bị công nghệ tại Olympic kỳ này phần lớn rất hiện đại, đáp ứng đủ tiêu chuẩn thi đấu của các vận động viên. Những địa điểm thi đấu được lắp đặt đầy đủ các thiết bị cần thiết cho thi đấu và phần lớn đều hoạt động tốt. |
thế vận hội mùa hè 2012 | 3 | === Y tế ===
Dịch vụ y tế của Olympic kỳ này rất tốt, đảm bảo sức khỏe và thể lực cho các vận động viên. Ngay tại thời điểm Lễ Khai mạc Olympic Luân Đôn 2012, cũng là lúc dịch vụ y tế của Thế vận hội đi vào vận hành nhằm phục vụ số lượng lớn các quan khách, vận động viên... tại cùng một thời điểm. Lúc đó, có 66 chuyên gia y tế có mặt tại sân vận động Olympic và có tổng số 40 nhân viên hỗ trợ, 10 y tá và 10 bác sĩ cùng với 6 bác sĩ có thâm niên. Sáu bác sĩ này sẽ là người đưa ra những quyết định quan trọng cuối cùng. Một trong 6 nhân vật quan trọng này phải kể tới Antônio Bispo, người chịu trách nhiệm về vấn đề y tế của Ban tổ chức Thế vận hội mùa hè Rio 2016. |
thế vận hội mùa hè 2012 | 4 | Hệ thống sức khỏe quốc gia đã chứng tỏ với cả thế giới là một dịch vụ tốt nhất tại vương quốc Anh, là một hình mẫu điển hình và cũng là niềm tự hào của nước chủ nhà. Là hệ thống lớn nhất và cũng là tốt nhất thế giới, hệ thống phục vụ tất cả người dân Vương quốc Anh với 62 triệu dân, hệ thống sức khỏe quốc gia đã đem đến việc làm cho 1,7 triệu người dân, phục vụ xấp xỉ 3 triệu người một tuần. Các dịch vụ đều đã được đóng thuế do đó người dân được phục vụ mà không phải trả tiền trừ một số trường hợp ngoại lệ.
Ngoài ra, tại Olympic Luân Đôn còn có khoảng 3.000 tình nguyện viên phục vụ trong lĩnh vực y tế. Kế hoạch của các dịch vụ y tế tại Olympic Luân Đôn đã được lên ngay khi thành phố giành được quyền đăng cai Olympic. Ban tổ chức đã nhận được đơn đăng ký của 6.000 tình nguyện viên và tuyển chọn được 4.500 người và cuối cùng sử dụng khoảng 3.000 người. |
thế vận hội mùa hè 2012 | 5 | Có 5 nhóm phục vụ cho các đối tượng gồm: vận động viên, gia đình Olympic và Paralympic, Báo chí và Truyền thông tại Luân Đôn và một nhóm phục vụ cho môn Đua thuyền Buồm tại Weymouth, một cho môn Canoe và Rowing tại Eton Dorney, ngoài ra còn có lực lượng phục vụ môn Bóng đá tại 5 thành phố. |
thế vận hội mùa hè 2012 | 6 | Hệ thống y tế tại Làng Olympic là hệ thống hết sức đa dạng, có thể cung cấp bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ thể thao, bác sĩ nhãn khoa, các chuyên gia về X-quang cũng như các bác sĩ chuyên ngành như: tim, da liễu, thần kinh... và cả những chuyên gia cho các tình huống khẩn cấp. Dịch vụ được cung cấp 24 giờ một ngày và bảy ngày trong tuần trong suốt thời gian diễn ra Thế vận hội. Các bác sĩ thường xuyên túc trực tại địa điểm tập luyện và thi đấu của Thế vận hội Luân Đôn 2012. Có 66 xe cấp cứu mới được sử dụng để phục vụ tại Luân Đôn 2012 theo yêu cầu của Liên đoàn quốc tế và Ủy ban Olympic quốc tế. Những xe cấp cứu này được trang bị các thiết bị theo đúng tiêu chuẩn của dịch vụ cấp cứu Luân Đôn - được coi là dịch vụ tiêu chuẩn hàng đầu. |
thế vận hội mùa hè 2012 | 7 | === Làng Olympic ===
Làng Olympic nằm ở Thung lũng Lower Lea ở phía đông London do tập đoàn Lend Lease của Australia xây dựng. Kinh phí xây dựng khoảng 5,3 tỷ bảng anh và đây có thể được xem là khu vực dành cho vận động viên rộng rãi nhất trong lịch sử Olympic. Trung tâm của làng Olympic gồm một biểu tượng Olympic lớn. Làng Olympic có đầy đủ dịch vụ cho các VĐV, như thẩm mỹ viện, bar, phòng ăn với thức ăn miễn phí, khu vui chơi trong nhà và ngoài trời, khu vực luyện tập, phòng ngủ... Công viên Victory được xây dựng bao quanh làng với nhiều cây xanh, giúp các VĐV có được sự thoáng đãng và mát mẻ khi hoạt động ngoài trời. |
thế vận hội mùa hè 2012 | 8 | === Vấn đề tình dục ===
Tình dục là một vấn đề lớn ở kì Olympic này, để đáp ứng nhu cầu của các vận động viên, Ban tổ chức đã phát miễn phí 15.000 bao cao su. Một số thông tin đã được tiết lộ là có tới 75% các vận động viên quan hệ tình dục trong thời gian diễn ra đại hội. Tuy nhiên thực tế đã cho thấy sex cũng có những mặt lợi cho các vận động viên khi tham gia thi đấu.
=== Đếm ngược thời gian ===
Trong lễ bế mạc của Thế vận hội 2008, lá cờ Olympic được bàn giao từ tay thị trưởng Bắc Kinh cho thị trưởng thành phố Luân Đôn. Sau đó là một vài màn trình diễn đến từ Luân Đôn. Một tháng sau, lá cờ đã được treo lên Tòa thị chính London. Đồng hồ đếm ngược cũng được khánh thành tại Quảng trường Trafalgar 500 ngày trước kỳ Thế vận hội này. Song chỉ ngay ngày sau đó, chiếc đồng hồ đã bị phá bỏ. |
thế vận hội mùa hè 2012 | 9 | == Lễ khai mạc ==
Chương trình khai mạc Thế vận hội, với kinh phí là 27 triệu bảng do Danny Boyle, đạo diễn nổi tiếng người Anh (từng đoạt giải Oscar với bộ phim Triệu phú khu ổ chuột) dàn dựng.
Lễ khai mạc có tiêu đề Isles of wonder (Những hòn đảo kỳ diệu) - dựa trên câu nói của nhân vật Caliban trong tác phẩm Giông tố của đại văn hào William Shakespeare. Sân khấu chính là ngọn đồi được dựng lên ngay trung tâm sân vận động Olympic với nhiều tiết mục thể hiện cuộc sống nông thôn an bình, tính vui nhộn của người dân Vương quốc Anh. Lễ khai mạc có sự hiện diện nhiều loài vật như cừu, ngựa, gà, bò.
Đúng 21h ngày 27 tháng 7, khoảng 60.000 khán giả tại thủ đô Luân Đôn, hàng triệu người Anh và khoảng 1 tỷ khán giả truyền hình ở khắp nơi trên thế giới chào đón lễ khai mạc Olympic 2012. Tân vô địch giải đua xe đạp uy tín nhất thế giới Tour de France - Bradley Wiggins - kéo quả chuông lớn trên sân vận động Olympic, khai màn ngày hội lớn |
thế vận hội mùa hè 2012 | 10 | Sự kiện mở đầu bằng khung cảnh vùng nông thôn nước Anh với những ngọn đồi, con sông, thôn trang và mọi người đi dã ngoại, chơi thể thao, chăn nuôi rất sôi nổi trong hoạt cảnh vô cùng thanh bình. Sau đó, nước Anh chuyển sang thời kỳ công nghiệp hóa. Những ống khói lớn bỗng nổi lên từ từ trên sân khấu giữa sân vận động Olympic ở phía đông London. Người nông dân lúc trước an nhàn tận hưởng cuộc sống bình dị thoáng chốc biến thành những công nhân bận rộn, hối hả của thời đại công nghiệp hóa. |
thế vận hội mùa hè 2012 | 11 | Rồi chiến tranh thế giới diễn ra. Sân khấu biển đổi kỳ ảo với một màu tím biếc. Màn trình diễn đầu tiên khép lại với hình ảnh 5 vòng tròn biểu tượng của Thế vận hội và cơn mưa pháo hoa bùng nổ. Màn thứ hai miêu tả cuộc sống thường ngày của người dân Anh, với những nhân vật tiểu thuyết và điện ảnh nổi tiếng như phù thủy Voldemort, Peter Pan, cô bảo mẫu Mary Popkin... Trước đó, Nữ hoàng Anh Elizabeth II cùng diễn viên Daniel Craig bước lên trực thăng. Và Nữ hoàng Elizabeth II nhảy dù xuống sân Olympic trong một đoạn phim ghép. Đúng lúc đó, Nữ hoàng bước ra từ hàng ghế VIP trên khán đài. Sau màn diễu hành truyền thống của 10.500 vận động viên từ 204 quốc gia, Nữ hoàng Anh tuyên bố chính thức khai mạc Olympic 2012. |
thế vận hội mùa hè 2012 | 12 | Bảy vận động viên trẻ đại diện cho hy vọng tương lai của Anh đã thắp sáng đài lửa Olympic tại buổi lễ khai mạc này. Vận động viên Olympic vĩ đại nhất nước Anh, Sir Steve Regrave, rước ngọn đuốc vào sân - chặng dừng cuối sau hành trình đi vòng đất nước. Phần châm đuốc diễn ra rất huyền bí và công phu, mỗi cánh hoa đồng có châm lửa từ dưới đất bay lên và kết lại với nhau tạo thành ngọn đuốc của kỳ Thế vận hội này một cách vô cùng độc đáo.
Lễ khai mạc còn có sự tham gia của những biểu tượng điển hình nhất cho Vương quốc Anh ngoài Nữ hoàng Elizabeth II như điệp viên huyền thoại MI6 James Bond (Daniel Craig), Paul McCartney của ban nhạc Beatles và ngôi sao bóng đá David Beckham,... "Ngài" Mr.Bean thì vừa chơi đàn piano, vừa sử dụng điện thoại di động và... xỉ mũi. Trong clip hài trên màn ảnh của sân vận động, Mr Bean vào vai một vận động viên tham gia cuộc đua chạy dọc bờ biển cùng một đoàn vận động viên điền kinh và khôn khéo vượt lên dẫn đầu, về đích. |
thế vận hội mùa hè 2012 | 14 | == Lễ bế mạc ==
Sau 19 ngày tranh tài, Olympic London 2012 chính thức khép lại. Để chuẩn bị cho lễ bế mạc này, Ban tổ chức đã phải huy động tới 4.100 người biểu diễn, trong đó có 3.500 các tình nguyện viên là người lớn và 380 em nhỏ là học sinh ở 6 trường khu phía đông Luân Đôn. Theo kịch bản được hé lộ, lễ bế mạc Olympic London 2012 là để ca ngợi thành công của kỳ Olympic được tổ chức tại Vương quốc Anh.
Lễ bế mạc được bắt đầu với việc ca sĩ Emily Sande thực hiện ca khúc nổi tiếng Read all about it được viết bởi Green. Sau đó Timothy Spall tái hiện vai Thủ tướng Anh, Winston Churchill - Nhân vật mà ông đã đóng trong bộ phim The King's Speech. Spall đã đọc những lời được trích từ vở kịch Tempest nổi tiếng để bắt đầu cho buổi lễ bế mạc. Cùng với đó là mô hình những thắng cảnh, những địa điểm thi đấu Olympic của Luân Đôn. Những hình ảnh thường nhât của Olympic London 2012 cũng được đưa vào buổi lễ. |
thế vận hội mùa hè 2012 | 15 | Sau sự xuất hiện của Hoàng tử xứ Wales, Harry và Chủ tịch IOC cùng với màn diễu hành của quân đội Anh buổi lễ bế mạc được tiếp diễn với những màn trình diễn đường phố. Sau màn lễ hội đường phố là đến lượt các đoàn tham dự Olympic diễu hành qua lễ đài, cùng với màn tôn vinh các vận động viên và màn trao huy chương cho các vận động viên marathon (môn thi đấu sau cùng).
Tiếp đến là màn trình diễn nghệ thuật, từ âm nhạc thời trang, điện ảnh với rất nhiều các bài hát nổi tiếng và nghệ sĩ tên tuổi như ban nhạc Queen, ban nhạc Spice Girl, siễu mẫu Kate Mode, siêu mẫu Lily Donalson, ca sĩ diễn viên điện ảnh Russell Brand... Đặc biệt nhất có lẽ là màn trưng bày những bức họa của các nghệ sĩ Anh nổi tiếng, được rước qua khán đài.
Kế sau là màn trao cờ cho Brazil, nước chủ nhà của Olympic 2016 và bài phát biểu bế mạc của chủ tịch IOC, Jacques Rogge. |
thế vận hội mùa hè 2012 | 16 | == Quảng bá hình ảnh ==
=== Linh vật ===
Linh vật của kỳ thế vận hội này được công bố vào ngày 19 tháng 5 năm 2010 đó là Wenlock và Mandeville. Tên đầy đủ của cả hai là Much Wenlock và Stoke Mandeville, tên của hai linh vật này được đặt tên theo thị trấn Much Wenlock và làng Stoke Mandeville, những nơi đã từng tổ chức thi đấu ở kì Olympic tại London gần đây nhất vào năm 1948. Một bộ phim hoạt hình cũng đã được sản xuất dựa trên 2 nhân vật này.
== Các môn thi đấu ==
== Bảng tổng sắp huy chương ==
Key
* Chủ nhà (Vương quốc Anh) ‡ Xem mùa trước: Những thay đổi trong bảng xếp hạng huy chương
== Tham khảo ==
== Liên kết ngoài ==
(tiếng Anh)
Trang chủ của Thế vận hội Mùa hè Luân Đôn 2012 (tiếng Anh)
Trang chủ của Ủy ban Olympic Quốc tế về Luân Đôn 2012
(tiếng Việt)
Chuyên trang Thế vận hội Mùa hè 2012 của Uỷ ban Olympic Việt Nam
Olympic 2012: Thế vận hội Mùa hè 2012
Thông tin olympic 2012 |