id
int64
1
179k
text
stringlengths
12
273
relevant
listlengths
0
9
not_relevant
listlengths
1
5
53,701
Có được đăng ký xe bằng hình thức trực tuyến không?
[ { "id": 121618, "text": "\"Điều 7. Giấy khai đăng ký xe\nChủ xe có trách nhiệm kê khai đúng, đầy đủ các nội dung trong giấy khai đăng ký xe theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.\"\n\"Điều 10. Cấp đăng ký, biển số xe\n...\n4. Đăng ký xe trực tuyến (qua mạng internet): Chủ xe kê khai thông tin của xe, chủ xe vào giấy khai đăng ký xe (mẫu số 01) trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông hoặc cổng dịch vụ công quốc gia để đăng ký xe trực tuyến và nhận mã số thứ tự, lịch hẹn giải quyết hồ sơ qua email hoặc qua tin nhắn điện thoại. Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đăng ký xe kiểm tra nội dung kê khai, tiến hành đăng ký cho chủ xe. Hồ sơ xe theo quy định tại Điều 8, Điều 9 và trình tự cấp đăng ký, biển số theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.\"" } ]
[ { "id": 66744, "text": "Thủ tục đăng ký xe tạm thời\n1. Thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này\na) Chủ xe kê khai giấy khai đăng ký xe và gửi đính kèm bản chụp hóa đơn bán hàng hoặc phiếu xuất kho trên cổng dịch vụ công;\nb) Sau khi kiểm tra hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe thông báo cho chủ xe để nộp lệ phí theo quy định; chủ xe nhận kết quả xác thực và in chứng nhận đăng ký xe tạm thời trên cổng dịch vụ công.\n2. Thực hiện dịch vụ công trực tuyến một phần (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này)\na) Chủ xe kê khai giấy khai đăng ký xe trên cổng dịch vụ công; cung cấp mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến và nộp các giấy tờ đăng ký xe tạm thời theo quy định tại Điều 20 Thông tư này; trường hợp không thực hiện được trên cổng dịch công thì chủ xe được kê khai trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe nơi thuận tiện;\nb) Sau khi tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe thu lệ phí và cấp chứng nhận đăng ký xe tạm thời, biển số xe tạm thời cho chủ xe theo quy định." }, { "id": 125308, "text": "Thủ tục thu hồi\n1. Thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đối với trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 23 Thông tư này\na) Chủ xe kê khai giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe trên cổng dịch vụ công và nộp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cho cơ quan đăng ký xe thông qua dịch vụ bưu chính;\nb) Sau khi tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký xe trả kết quả cấp chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe cho chủ xe trên cổng dịch vụ công.\n2. Thực hiện dịch vụ công trực tuyến một phần (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này)\na) Chủ xe kê khai giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe trên cổng dịch vụ công; cung cấp mã hồ sơ đăng ký xe trực tuyến và nộp hồ sơ thu hồi theo quy định tại Điều 24 Thông tư này; nhận giấy hẹn trả kết quả đăng ký xe theo quy định;\nb) Sau khi tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hợp lệ thì được cơ quan đăng ký xe cấp chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe theo quy định; 01 bản trả cho chủ xe; 01 bản lưu hồ sơ xe.\nTrường hợp thu hồi theo quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 23 Thông tư này thì chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe có dán bản chà số máy, số khung và đóng dấu giáp lai của cơ quan đăng ký xe trên bản chà số máy, số khung xe." }, { "id": 255359, "text": "Thời hạn giải quyết đăng ký xe\n...\n5. Cấp đăng ký xe tạm thời, cấp chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe:\na) Trường hợp thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên cổng dịch vụ công: Sau khi người làm thủ tục kê khai giấy khai đăng ký xe tạm thời hoặc kê khai giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe; nộp lệ phí theo quy định (đối với trường hợp đăng ký xe tạm thời), cơ quan đăng ký xe kiểm tra hồ sơ bảo đảm hợp lệ thì trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ từ cổng dịch vụ công;\nb) Trường hợp thực hiện dịch vụ công trực tuyến một phần: 01 ngày làm việc (trường hợp đăng ký xe tạm thời); không quá 02 ngày làm việc, kể ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp cấp chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số).\n..." }, { "id": 474453, "text": "Khoản 2. Hồ sơ đăng ký chứng nhận đối với Xe: 2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 7 như sau: “1. Cơ sở sản xuất lập 01 bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 5 của Thông tư này và nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua hình thức phù hợp khác đến Cơ quan QLCL.”\na) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) bản đăng ký thông số kỹ thuật theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này hoặc biểu mẫu điện tử bản đăng ký thông số kỹ thuật (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến);\nb) Bản sao có xác nhận của cơ sở sản xuất (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản sao điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) báo cáo kết quả thử nghiệm của Cơ sở thử nghiệm;\nc) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) bản kê các linh kiện chính sử dụng để lắp ráp xe theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này hoặc biểu mẫu điện tử bản kê các linh kiện chính sử dụng để lắp ráp xe (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến);\nd) Bản chính (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính) hoặc bản dạng điện tử (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) bản cam kết của Cơ sở sản xuất về việc kiểu loại xe đề nghị chứng nhận không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ và Cơ sở sản xuất tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu có xảy ra xâm phạm.”" } ]
64,508
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn có cần được hợp pháp hóa lãnh sự?
[ { "id": 67896, "text": "\"Điều 20. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính\n1. Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.\nTrong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.\n...\"" }, { "id": 1433, "text": "'\"Điều 6. Về yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đối với một số giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp\nCác giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho cá nhân như hộ chiếu, thẻ căn cước, thẻ thường trú, thẻ cư trú, giấy phép lái xe, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ và bảng điểm kèm theo bằng tốt nghiệp, chứng chỉ thì không phải hợp pháp hóa lãnh sự khi chứng thực bản sao từ bản chính. Trường hợp yêu cầu chứng thực chữ ký người dịch trên bản dịch các giấy tờ này cũng không phải hợp pháp hóa lãnh sự.\"" } ]
[ { "id": 97238, "text": "“* Lưu ý:\n- Bản chụp các giấy tờ gửi kèm theo hồ sơ đăng ký kết hôn trực tuyến phải bảo đảm rõ nét, đầy đủ, toàn vẹn về nội dung, là bản chụp bằng máy ảnh, điện thoại hoặc được chụp, được quét bằng thiết bị điện tử, từ giấy tờ được cấp hợp lệ, còn giá trị sử dụng; nếu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt theo quy định, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự. \n- Trường hợp giấy tờ, tài liệu phải gửi kèm trong hồ sơ đăng ký kết hôn trực tuyến đã có bản sao điện tử hoặc đã có bản điện tử giấy tờ hộ tịch thì người yêu cầu được sử dụng bản điện tử này.\n- Khi tới cơ quan đăng ký hộ tịch nhận kết quả (Giấy chứng nhận kết hôn) người có yêu cầu ĐKKH phải nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, giấy xác nhận của tổ chức y tế;\n- Hai bên nam, nữ phải có mặt, xuất trình giấy tờ tuỳ thân để xác định nhân thân, có trách nhiệm kiểm tra thông tin trên Giấy chứng nhận kết hôn, trong Sổ đăng ký kết hôn, khẳng định sự tự nguyện kết hôn và ký Sổ đăng ký kết hôn, ký Giấy chứng nhận kết hôn, mỗi bên nam, nữ nhận 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.”" }, { "id": 604976, "text": "Điều 20. Các loại sổ lưu. Trừ những mẫu sổ lưu được ban hành theo các văn bản quy phạm pháp luật (Sổ đăng ký khai sinh, Sổ đăng ký kết hôn...), các sổ lưu của từng loại công việc lãnh sự khác được lập theo mẫu thống nhất. Các sổ lưu này được lưu trữ vĩnh viễn, trừ số chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự được lưu trữ theo quy định của pháp luật về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự." }, { "id": 13508, "text": "1. Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự phải bảo quản chặt chẽ, thực hiện biện pháp an toàn đối với hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.\n2. Hồ sơ lưu trữ việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự được đánh số theo thứ tự thời gian phù hợp với việc ghi trong Sổ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự (theo mẫu quy định). Sổ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự được lập dưới hình thức giấy in và có thể quản lý bằng phần mềm trên máy tính.\n3. Thời hạn lưu trữ:\na) Lưu trữ trong thời hạn 10 năm đối với Sổ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, phần mềm quản lý trên máy tính, hồ sơ về các trường hợp giấy tờ giả mạo hoặc cấp sai quy định, các giấy tờ liên quan đến việc xác minh;\nb) Lưu trữ trong thời hạn 03 năm đối với hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự không thuộc diện nêu tại điểm a khoản 2 Điều này.\n4. Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có trách nhiệm cung cấp bản chụp hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản để phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự. Việc đối chiếu bản chụp với bản chính được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự nơi đang lưu trữ hồ sơ hoặc tại Bộ Ngoại giao đối với giấy tờ, tài liệu lưu trữ tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài." }, { "id": 13497, "text": "Người đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự\n1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có thể đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của mình hoặc của người khác mà không cần giấy ủy quyền.\n2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự hoặc thông qua cơ quan ngoại vụ được ủy quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này hoặc gửi qua đường bưu điện." }, { "id": 13509, "text": "1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.\n2. Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:\na) Chủ trì soạn thảo, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề xuất việc ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế liên quan;\nb) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này;\nc) Chủ trì việc tuyên truyền pháp luật, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm các quy định về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;\nd) Tổng kết, báo cáo Chính phủ và thực hiện thống kê nhà nước về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;\nđ) Thực hiện hợp tác quốc tế với các nước về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan quyết định việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại với các nước về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự." } ]
103,348
Quyết định truy nã phải được gửi đến những cơ quan có thẩm quyền nào?
[ { "id": 18787, "text": "\"Điều 6. Gửi, thông báo quyết định truy nã\n1. Quyết định truy nã phải được gửi đến:\na) Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú, tạm trú, nơi ở và quê quán của người bị truy nã;\nb) Công an cấp tỉnh nơi người bị truy nã có khả năng lẩn trốn hoặc gửi đến tất cả Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;\nc) Cục Cảnh sát truy nã tội phạm Bộ Công an; Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an cấp tỉnh (nơi ra quyết định truy nã);\nd) Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ (nơi đăng ký hồ sơ nghiệp vụ);\ne) Viện kiểm sát nhân dân có yêu cầu ra quyết định truy nã; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự ra quyết định truy nã;\nf) Tòa án nhân dân có yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã.\n2. Quyết định truy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân biết, phát hiện, bắt giữ đối tượng bị truy nã.\"" } ]
[ { "id": 18794, "text": "1. Sau khi bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt theo quyết định truy nã (kể cả trường hợp người bị truy nã ra đầu thú), Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị truy nã phải lấy lời khai người bị bắt (lập danh bản, chỉ bản, chụp ảnh người bị bắt) và gửi ngay thông báo (kèm danh bản, chỉ bản, ảnh người bị bắt) cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết để đến nhận người bị bắt.\n2. Trường hợp xét thấy cơ quan ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt ra quyết định tạm giữ và gửi ngay quyết định tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu cơ quan đã ra quyết định truy nã vẫn chưa đến nhận người bị bắt thì chậm nhất trước khi hết thời hạn tạm giữ 12 giờ, Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt phải chuyển hồ sơ kèm theo Công văn đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp gia hạn tạm giữ đối với người bị bắt. Thời hạn gia hạn tạm giữ và việc xét phê chuẩn việc gia hạn tạm giữ được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 87 của Bộ luật tố tụng hình sự.\n3. Sau khi nhận được thông báo kèm theo danh bản, chỉ bản, ảnh người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải kiểm tra ngay để xác định đúng là người đang bị truy nã hay không; nếu xác định đúng thì phải đến nhận ngay người bị bắt; nếu không đúng phải thông báo lại ngay để Cơ quan điều tra đang giữ người bị bắt biết và giải quyết theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thể đến nhận ngay người bị bắt thì cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam kèm theo quyết định truy nã cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn.\nTrong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị phê chuẩn, Viện kiểm sát có trách nhiệm xét phê chuẩn lệnh tạm giam đối với các trường hợp bắt theo quyết định truy nã để cơ quan ra quyết định truy nã kịp thời gửi lệnh tạm giam kèm theo quyết định phê chuẩn cho Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt. Khi nhận được lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát phê chuẩn, Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt theo quyết định truy nã phải gửi ngay lệnh tạm giam kèm theo quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát cho trại tạm giam, nhà tạm giữ nơi đang tạm giữ người bị bắt.\n4. Trường hợp người bị bắt theo quyết định truy nã của Cơ quan thi hành án hình sự hoặc của các trại giam, trại tạm giam trước khi hết thời hạn tạm giữ 12 giờ mà cơ quan đã ra quyết định truy nã vẫn không thể đến nhận người bị bắt thì phải gửi ngay bản án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định thi hành án phạt tù, quyết định thi hành án phạt trục xuất cho Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt (nếu ở xa thì Fax các văn bản trên sau đó gửi ngay bản chính) để làm căn cứ giam, giữ hoặc đưa vào cơ sở lưu trú (đối với trường hợp thi hành án phạt trục xuất).\n5. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định truy nã theo yêu cầu của Viện kiểm sát hoặc Tòa án thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo bằng văn bản về việc đã bắt được người bị truy nã, Viện kiểm sát hoặc Tòa án đã yêu cầu truy nã phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi cho Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt (nếu ở xa thì Fax lệnh tạm giam trước, sau đó gửi ngay bản chính), đồng thời thông báo cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết về việc đã gửi lệnh tạm giam.\n6. Trước khi hết thời hạn tạm giữ 24 giờ (kể cả thời hạn gia hạn tạm giữ) mà trại tạm giam, nhà tạm giữ vẫn không nhận được lệnh tạm giam của Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã hoặc lệnh tạm giam của Viện kiểm sát, Tòa án nơi đã yêu cầu truy nã thì trại tạm giam, nhà tạm giữ thông báo ngay cho Cơ quan điều tra nơi đã bắt hoặc tiếp nhận người bị truy nã. Ngay sau khi nhận được thông báo của trại tạm giam, nhà tạm giữ, Cơ quan điều tra nơi đã bắt hoặc tiếp nhận người bị truy nã có văn bản yêu cầu cơ quan đã ra quyết định truy nã đến nhận ngay người bị bắt.\n7. Trong trường hợp một người có nhiều quyết định truy nã, khi bắt giữ theo quyết định truy nã của cơ quan nào thì Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị truy nã thông báo cho cơ quan đó đến nhận người bị bắt. Cơ quan đến nhận người bị bắt phải thông báo cho các cơ quan đã ra quyết định truy nã biết để ra quyết định đình nã và phối hợp điều tra theo quy định của pháp luật.\n8. Khi giao người bị bắt theo quyết định truy nã cho cơ quan đã ra quyết định truy nã, Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt phải bàn giao kèm theo hồ sơ gồm: Biên bản bắt người theo quyết định truy nã, biên bản ghi lời khai người bị bắt, quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, lệnh tạm giam, quyết định phê chuẩn lệnh tạm giam, danh bản, chỉ bản và các tài liệu khác có liên quan (nếu có). Khi bàn giao phải lập biên bản theo quy định.\n9. Khi dẫn giải đối tượng truy nã nếu cần thiết phải nghỉ qua đêm thì cán bộ dẫn giải xuất trình giấy tờ và đề xuất gửi đối tượng truy nã tại nhà tạm giữ, trại tạm giam nơi gần nhất. Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ liên quan đến đối tượng truy nã, đồng thời làm thủ tục nhận gửi đối tượng truy nã." }, { "id": 474530, "text": "Khoản 5. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định truy nã theo yêu cầu của Viện kiểm sát hoặc Tòa án thì trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo bằng văn bản về việc đã bắt được người bị truy nã, Viện kiểm sát hoặc Tòa án đã yêu cầu truy nã phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi cho Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt (nếu ở xa thì Fax lệnh tạm giam trước, sau đó gửi ngay bản chính), đồng thời thông báo cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết về việc đã gửi lệnh tạm giam." }, { "id": 474528, "text": "Khoản 3. Sau khi nhận được thông báo kèm theo danh bản, chỉ bản, ảnh người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải kiểm tra ngay để xác định đúng là người đang bị truy nã hay không; nếu xác định đúng thì phải đến nhận ngay người bị bắt; nếu không đúng phải thông báo lại ngay để Cơ quan điều tra đang giữ người bị bắt biết và giải quyết theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thể đến nhận ngay người bị bắt thì cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam kèm theo quyết định truy nã cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị phê chuẩn, Viện kiểm sát có trách nhiệm xét phê chuẩn lệnh tạm giam đối với các trường hợp bắt theo quyết định truy nã để cơ quan ra quyết định truy nã kịp thời gửi lệnh tạm giam kèm theo quyết định phê chuẩn cho Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt. Khi nhận được lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát phê chuẩn, Cơ quan điều tra đã bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt theo quyết định truy nã phải gửi ngay lệnh tạm giam kèm theo quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát cho trại tạm giam, nhà tạm giữ nơi đang tạm giữ người bị bắt." }, { "id": 10591, "text": "Những việc cần làm ngay sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt\n1. Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.\n2. Sau khi lấy lời khai người bị bắt theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải thông báo ngay cho Cơ quan đã ra quyết định truy nã đến nhận người bị bắt. Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã.\nTrường hợp cơ quan đã ra quyết định truy nã không thể đến nhận ngay người bị bắt thì sau khi lấy lời khai, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải ra ngay quyết định tạm giữ và thông báo ngay cho cơ quan đã ra quyết định truy nã biết; nếu đã hết thời hạn tạm giữ mà cơ quan ra quyết định truy nã vẫn chưa đến nhận thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt gia hạn tạm giữ và gửi ngay quyết định gia hạn tạm giữ kèm theo tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn.\nTrường hợp không thể đến nhận ngay người bị bắt thì cơ quan đã ra quyết định truy nã có thẩm quyền bắt để tạm giam phải ra ngay lệnh tạm giam và gửi lệnh tạm giam đã được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn cho Cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Sau khi nhận được lệnh tạm giam, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải giải ngay người đó đến Trại tạm giam nơi gần nhất.\n3. Trường hợp người bị bắt có nhiều quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra nhận người bị bắt chuyển giao người bị bắt cho cơ quan đã ra quyết định truy nã nơi gần nhất." } ]
55,627
Chạy xe ô tô không thắt dây an toàn sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
[ { "id": 61696, "text": "Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ\n...\n3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;\nb) Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;\nc) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);\nd) Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;\nđ) Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa;\ne) Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4, điểm d khoản 7 Điều này;\ng) Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;\nh) Điều khiển xe ô tô kéo theo xe khác, vật khác (trừ trường hợp kéo theo một rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoặc một xe ô tô, xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được); điều khiển xe ô tô đẩy xe khác, vật khác; điều khiển xe kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo thêm rơ moóc hoặc xe khác, vật khác; không nối chắc chắn, an toàn giữa xe kéo và xe được kéo khi kéo nhau;\ni) Chở người trên xe được kéo, trừ người điều khiển;\nk) Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm quay đầu đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển;\nl) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này;\nm) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;\nn) Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;\no) Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;\np) Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường;\nq) Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy;\nr) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần;\ns) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.\n...\"" } ]
[ { "id": 79394, "text": "“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ\n3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:\np) Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường;\nq) Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy;”\n“Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ\n5. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy”." }, { "id": 79395, "text": "“Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ\n...\n5. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người được chở trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy.”" }, { "id": 134964, "text": "\"3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;\nb) Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;\n...\np) Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường;\nq) Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy;\nr) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần;\ns) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.\"" }, { "id": 555899, "text": "n) Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;\no) Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;\np) Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường;\nq) Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy;\nr) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần;\ns) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép." } ]
163,554
Lao động nam có được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh mổ trong thời gian công ty tạm hoãn đóng bảo hiểm xã hội?
[ { "id": 66375, "text": "\"Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con\n1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.\nThời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.\n...\n3. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.\"" } ]
[ { "id": 70767, "text": "“[...]\n2. Về chế độ thai sản:\nđ) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội thì có thể nghỉ làm nhiều lần nhưng tổng thời gian không quá thời gian quy định.\nThời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nam được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con, đối với trường hợp nghỉ làm nhiều lần thì thời gian bắt đầu nghỉ việc lần cuối cùng vẫn phải trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con\n[...]”." }, { "id": 252074, "text": "Chế độ thai sản:\n...\n2.2 Chính sách\n- Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản có thể nghỉ làm nhiều lần nhưng tổng số thời gian nghỉ không quá thời gian quy định và thời gian bắt đầu nghỉ việc lần cuối cùng vẫn trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con." }, { "id": 63968, "text": "\"Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con\n1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.\nThời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.\n2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:\na) 05 ngày làm việc;\nb) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;\nc) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;\nd) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.\nThời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.\n3. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.\n4. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật này mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.\n5. Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.\n6. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.\n7. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.\"" }, { "id": 11850, "text": "1. Lao động nữ khi sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội, được hướng dẫn cụ thể như sau:\na) Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ quy định tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội tính từ thời điểm thai chết lưu.\nVí dụ 19: Đồng chí Đại úy Hoàng Thị Phương, có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên, mang thai đến tháng thứ 8 thì nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, một tháng sau khi nghỉ việc thì thai bị chết lưu. Như vậy, đồng chí Phương ngoài việc được hưởng chế độ thai sản cho đến khi thai chết lưu, còn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền nhưng tối đa không quá 50 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.\nb) Trường hợp lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, sau khi sinh mà con bị chết, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được hưởng chế độ theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội.\n2. Trường hợp người mẹ chết sau khi sinh con thì người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản quy định tại các Khoản 4, 5 và 6 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội, được hướng dẫn như sau:\na) Trường hợp chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội mà người mẹ chết sau khi sinh con, thì người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng cuối cùng của người mẹ trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản;\nb) Trường hợp cả người cha và người mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà người mẹ chết sau khi sinh con thì người cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng cuối cùng của người cha trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản;\nc) Trường hợp chỉ có người mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà chết thì người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của người mẹ;\nd) Trường hợp cả người cha và người mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội nhưng chỉ có người cha đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà người mẹ chết sau khi sinh con thì người cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha;\nđ) Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng quy định tại Điểm b và Điểm d Khoản này tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc thì ngoài tiền lương vẫn được hưởng chế độ thai sản. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người mẹ;\ne) Trường hợp chỉ có người cha tham gia bảo hiểm xã hội mà người mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì người cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha;\ng) Đối với trường hợp quy định tại Điểm b, d và e Khoản này mà người cha đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.\n3. Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có con bị chết hoặc chết lưu thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con của lao động nữ và trợ cấp một lần khi sinh con được tính theo số con được sinh ra, bao gồm cả con bị chết hoặc chết lưu.\nTrường hợp tất cả các thai đều chết lưu thì thời gian được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội đối với từng thai chết lưu, không tính trùng thời gian hưởng.\nTrường hợp tất cả các con sinh ra đều bị chết sau khi sinh thì thời gian được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội, áp dụng đối với con chết sau cùng." }, { "id": 148826, "text": "Mức hưởng chế độ thai sản\n...\n2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội được hướng dẫn như sau:\na) Trường hợp hợp đồng lao động hết thời hạn trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi hợp đồng lao động hết thời hạn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian hưởng chế độ thai sản sau khi hợp đồng lao động hết thời hạn không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.\nb) Thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi quy định tại khoản 4 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội không được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.\nc) Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.\nd) Trường hợp người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng, người mẹ nhờ mang thai hộ, người cha nhờ mang thai hộ hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng hưởng chế độ thai sản mà không nghỉ việc thì người lao động và người sử dụng lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế." } ]
90,104
Trợ giảng giảng dạy chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ đại học được quy định như thế nào?
[ { "id": 162451, "text": "Giảng viên, trợ giảng\n…\n2. Trợ giảng\na) Trợ giảng phải có đủ năng lực chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của học phần; sử dụng tốt các thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy để hỗ trợ giảng viên trong hướng dẫn sinh viên thực hiện bài tập, hướng dẫn thực hành, thảo luận, seminar, làm đồ án, khoá luận tốt nghiệp;\nb) Cơ sở đào tạo được phép sử dụng nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên giỏi tốt nghiệp các CTĐT cử nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao, chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao tham gia hoạt động trợ giảng." } ]
[ { "id": 528321, "text": "Điều 4. Trợ giảng (hạng III) - Mã số: V.07.01.23\n1. Nhiệm vụ:\na) Hỗ trợ giảng viên (hạng III), giảng viên chính (hạng II), giảng viên cao cấp (hạng I) trong các hoạt động giảng dạy, bao gồm: Chuẩn bị bài giảng, phụ đạo, hướng dẫn bài tập, thảo luận, thí nghiệm, thực hành, thực tập và chấm bài;\nb) Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;\nc) Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.\n2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy.\n3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:\na) Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công hướng dẫn thực hành, thí nghiệm, thực tập và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo;\nb) Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;\nc) Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học;\nd) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh trợ giảng (hạng III)." }, { "id": 611211, "text": "Khoản 2. Yêu cầu đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy chương trình đại học, giảng dạy chương trình đào tạo chuyên sâu đặc thù trình độ bậc 7:\na) Giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên, trợ giảng có trình độ đại học trở lên;\nb) Có ít nhất 01 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu để chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo;\nc) Có ít nhất 05 tiến sĩ có chuyên môn phù hợp là giảng viên cơ hữu để chủ trì giảng dạy chương trình, trong đó mỗi thành phần của chương trình phải có giảng viên với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy;\nd) Có đủ số lượng giảng viên để đảm bảo tỉ lệ sinh viên trên giảng viên không vượt quá mức quy định cho từng lĩnh vực, nhóm ngành hoặc ngành đào tạo." }, { "id": 162450, "text": "Giảng viên, trợ giảng\n1. Giảng viên\na) Có trình độ thạc sĩ trở lên. Riêng giảng viên dạy lý thuyết các học phần thuộc khối kiến thức ngành, chuyên ngành phải có trình độ tiến sĩ hoặc chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có trình độ thạc sĩ tốt nghiệp ở các trường đại học của các nước phát triển đúng ngành hoặc thuộc ngành gần (đối với các ngành đặc thù);\nb) Có năng lực chuyên môn, NCKH đáp ứng yêu cầu của CTĐT chất lượng cao; có kinh nghiệm giảng dạy liên quan đến ngành CTĐT chất lượng cao từ 3 năm trở lên; có phương pháp giảng dạy hiệu quả; áp dụng tốt công nghệ thông tin trong giảng dạy và NCKH;\nc) Giảng viên dạy các học phần chuyên môn bằng ngoại ngữ, ngoài các tiêu chuẩn nêu tại điểm a, b khoản này, phải có trình độ ngoại ngữ bậc 5/6 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc tương tương) hoặc được đào tạo trình độ đại học trở lên toàn thời gian ở nước ngoài bằng ngôn ngữ đó;\nd) Có giảng viên uy tín của các trường đại học nước ngoài (bao gồm cả giảng viên Việt Nam có quốc tịch nước ngoài) hoặc giảng viên Việt Nam đã tham gia giảng dạy trình độ đại học trở lên ở nước ngoài hoặc giảng viên đã được đào tạo trình độ tiến sĩ ở nước ngoài, đáp ứng yêu cầu của chương trình chất lượng cao tham gia giảng dạy các học phần được quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 12 của Quy định này;\nđ) Danh sách giảng viên tham gia giảng dạy chương trình chất lượng cao do thủ trưởng cơ sở đào tạo phê duyệt theo đề nghị của trưởng đơn vị chuyên môn hoặc hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo, được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của nhà trường.\n…" }, { "id": 41578, "text": "Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, trợ giảng\n1. Có kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, trợ giảng; việc tuyển dụng và phân công nhiệm vụ cho giảng viên, nghiên cứu viên, trợ giảng đáp ứng được các yêu cầu của chương trình đào tạo từ xa về các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.\n2. Yêu cầu về năng lực của giảng viên, nghiên cứu viên, trợ giảng thực hiện chương trình đào tạo từ xa được xác định và phổ biến công khai. Việc tuyển dụng và phân công nhiệm vụ cho giảng viên, nghiên cứu viên, trợ giảng đáp ứng được các yêu cầu của chương trình đào tạo từ xa và các quy định hiện hành.\n3. Giảng viên, nghiên cứu viên, trợ giảng được tập huấn và định kỳ bồi dưỡng về phương pháp, kỹ năng làm việc, giảng dạy, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin khi thực hiện chương trình đào tạo từ xa.\n4. Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, trợ giảng được phân công công việc phù hợp chuyên môn được đào tạo để bảo đảm hiệu quả công việc.\n5. Có cơ chế giám sát, đánh giá năng lực và khối lượng công việc của giảng viên, nghiên cứu viên, trợ giảng để cải tiến chất lượng các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.\n6. Nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng và phát triển chuyên môn của đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, trợ giảng được xác định và có các hoạt động triển khai để đáp ứng nhu cầu đó.\n7. Việc quản trị theo kết quả công việc của giảng viên, nghiên cứu viên, trợ giảng (bao gồm cả khen thưởng và công nhận) được triển khai để tạo động lực và hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng." } ]
114,098
Trường hợp thi công bơm hút không hạ được mực nước ngầm trong công trình thủy lợi
[ { "id": 189256, "text": "Quan trắc và kiểm soát hố móng trong quá trình thi công\n...\n7.4 Xử lý một số trường hợp đặc biệt thường gặp trong thi công\n7.4.1 Trường hợp thi công bơm hút không hạ được mực nước ngầm:\na) Trường hợp thi công không hạ được mực nước ngầm do tắc giếng. Xử lý bằng cách bổ sung giếng ở ngay vị trí bên cạnh hoặc dùng xói nước áp lực cao và dùng pa lăng để nhổ giếng. Sau đó lại hạ giếng xuống;\nb) Trường hợp thi công không hạ được mực nước ngầm do lưu lượng qua giếng không đạt yêu cầu thiết kế hoặc số lượng giếng theo thiết kế không đáp ứng được thực tế lưu lượng bơm hút. Xử lý bằng cách bổ sung thêm giếng cho đến khi hạ được đến mực nước theo yêu cầu thiết kế.\n..." } ]
[ { "id": 558339, "text": "Khoản 2. Nguyên tắc bơm hút nước:\na) Hút nước thí nghiệm được thực hiện tại tất cả các lỗ khoan điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất và giếng nước có đủ điều kiện về lưu lượng và mực nước;\nb) Lựa chọn dạng hút nước (thí nghiệm đơn, chùm, thí nghiệm với nhiều bậc lưu lượng (hạ thấp)..., số lượng công trình hút nước phải phù hợp với mức độ phức tạp của điều kiện địa chất thuỷ văn, đặc điểm thực tế nguồn nước dưới đất và nhiệm vụ của dự án. Cơ sở lựa chọn dạng hút nước phải phù hợp với mục đích hút nước, phương pháp, thiết bị thi công và xử lý tài liệu thí nghiệm." }, { "id": 451699, "text": "Khoản 2. Yêu cầu kỹ thuật chỉnh lý tài liệu thí nghiệm\na) Chỉnh lý tài liệu trong quá trình bơm: - Khi kiểm tra các điều kiện cần tuân thủ khi bơm nước thí nghiệm, kết quả kiểm tra phải được thể hiện bằng biên bản kiểm tra. Đối với công trình quan sát, thời gian bơm nước thí nghiệm phải được so sánh với thời gian tính toán quy ước để quy luật vận động của nước dưới đất đạt đến trạng thái gần ổn định; - Trong quá trình bơm phải xử lý, hiệu chỉnh các số liệu đo đạc và các thông tin liên quan đảm bảo tính toán được trị số hạ thấp mực nước trên cơ sở lựa chọn chính thức chiều sâu mực nước tĩnh và chiều sâu mực nước động trung bình của công trình ở cuối thời kỳ hút nước, lưu lượng nước bơm ra và lưu lượng trung bình 8 giờ cuối cùng (trường hợp lưu lượng có biến động nhưng không vượt quá 5%).\nb) Chỉnh lý tài liệu sau khi bơm: - Trước khi chỉnh lý, cần đánh giá mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, soát xét, xử lý các ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và nhân tạo đến tài liệu bơm nước, đánh giá mức độ ảnh hưởng và hiệu chỉnh tài liệu thí nghiệm được tiến hành trên cơ sở tận dụng triệt để các tài liệu đã có; - Tài liệu bơm nước sau khi kiểm tra và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải được lập bảng thống kê phân ra một số loại chính như sau: + Loại dùng cho đánh giá mức độ giàu nước; + Loại dùng cho đánh giá sơ bộ thông số địa chất thủy văn cơ bản; + Loại dùng cho đánh giá chính xác thông số địa chất thủy văn cơ bản và các thông số chuyên môn khác (hệ số thấm xuyên, lực cản của trầm tích lòng sông, thông số dịch chuyển); + Loại dùng cho đánh giá quan hệ giữa lưu lượng và trị số hạ thấp mực nước, xác định bước nhảy mực nước, ảnh hưởng can nhiễu; + Loại dùng cho nghiên cứu điều kiện biên của tầng chứa nước. - Tài liệu các dạng bơm nước được chỉnh lý phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các công đoạn chính sau: + Xác định mực nước tĩnh, lưu lượng, mực nước hạ thấp của công trình thí nghiệm bằng cách lựa chọn giá trị mực nước tĩnh; tính toán giá trị lưu lượng, trị số hạ thấp mực nước theo thời gian, xác định lưu lượng, trị số hạ thấp mực nước trung bình trên cơ sở chiều sâu mực nước động (có hiệu chỉnh khi cần thiết); tính đại lượng tỷ lưu lượng (phải loại bỏ bước nhảy mực nước hình thành do sức cản thủy lực của vật liệu ở đới gần lỗ khoan và của ống lọc). Trường hợp có công trình quan sát, phải lựa chọn giá trị mực nước tĩnh; tính mực nước hạ thấp và khoảng cách đến công trình bơm nước. Trường hợp bơm nước nhóm phải tính tâm của nhóm và xác định thêm giá trị lưu lượng, mực nước hạ thấp trung bình của toàn nhóm; + Trong chỉnh lý tài liệu bơm nước thí nghiệm đơn, tùy thuộc đặc điểm địa chất thủy văn và động thái chuyển động của nước dưới đất, có thể áp dụng các phương pháp đường cong chuẩn, theo dõi thời gian, thử dần hoặc dùng phần mềm chuyên dụng nhằm tính toán, xác định thông số địa chất thủy văn cơ bản (hệ số dẫn nước, hệ số truyền áp hay truyền mực nước); + Trong chỉnh lý tài liệu bơm nước thí nghiệm chùm, cần xây dựng đường đẳng mực nước, xác định hướng chảy và sơ bộ tính vận tốc vận động của nước dưới đất trong trạng thái tự nhiên." }, { "id": 451693, "text": "Khoản 2. Yêu cầu kỹ thuật bơm\na) Yêu cầu chung trong tiến hành bơm nước thí nghiệm: - Bơm nước thí nghiệm sử dụng phương pháp kiểm soát lưu lượng và theo dõi diễn biến mực nước, chất lượng nước trong suốt quá trình bơm: + Khi bơm thí nghiệm với lưu lượng không đổi (ổn định), lưu lượng nước bơm được khống chế ổn định (nếu có thay đổi thì sự thay đổi đó nằm trong giới hạn cho phép). Với mỗi bậc hoặc cấp lưu lượng thí nghiệm, các công trình bơm nước phải có lưu lượng không đổi (ổn định), giá trị lưu lượng dao động tối đa không vượt quá 5%; + Khi bơm thí nghiệm với mực nước hạ thấp không đổi, lưu lượng nước bơm được điều chỉnh để khống chế mực nước là ổn định, sai số mực nước hạ thấp tối đa 5 - 10 cm. - Lưu lượng bơm phải có mức độ tác động vừa đủ, không quá nhỏ hay quá lớn so với độ giàu nước của tầng thí nghiệm và được quyết định dựa trên kết quả bơm nước thí nghiệm thử; - Trường hợp cần thiết phải bơm với nhiều bậc hạ thấp thì lưu lượng các bậc sau được lấy bằng 1,5 - 2 lần lưu lượng bậc trước, hoặc gia số lưu lượng giữa các bậc được lấy bằng trị số lưu lượng bậc đầu tiên; - Trị số hạ thấp mực nước phải phù hợp với dạng thí nghiệm và đặc điểm của tầng chứa nước: + Khi bơm nước thí nghiệm, trị số hạ thấp mực nước cần đạt được là 3 mét đối với tầng chứa nước không áp và 4 mét đối với tầng chứa nước áp lực. Đối với tầng chứa nước không áp có chiều dày nhỏ (4 - 5) mét, mực nước hạ thấp tối thiểu phải đạt 20% chiều dày nhưng không được nhỏ hơn 1 mét; + Trường hợp bơm nước thí nghiệm chùm, hiệu số giữa mực nước hạ thấp tại các công trình quan sát liên tiếp và mực nước hạ thấp tại công trình quan sát xa nhất tối thiểu phải đạt 0,2 mét; + Trường hợp nghiên cứu thấm xuyên khi mực nước cả hai tầng đều hạ thấp, hiệu trị số hạ thấp mực nước của cặp công trình tại 1 điểm tối thiểu phải đạt 0,2 mét; + Khi bơm nước ở công trình với ống lọc không ngập thì mực nước hạ thấp lớn nhất trong công trình không được lớn hơn 1/3 phần ống lọc ngập. - Yêu cầu về tính liên tục trong quá trình bơm nước thí nghiệm: + Trong một đợt bơm nước thí nghiệm, máy bơm phải đảm bảo vận hành liên tục. Nếu xảy ra trường hợp ngừng bơm (mất điện, hỏng máy...), thời gian ngừng máy tối đa không được vượt quá 5% tổng thời gian thí nghiệm, đồng thời phải đảm bảo khoảng thời gian để khôi phục lưu lượng (mực nước) tại công trình bơm về giá trị như trước khi gặp sự cố không vượt quá 15 - 30 phút; + Trường hợp có sự cố xảy ra khi mới tiến hành được 5 - 10% tổng thời gian thí nghiệm, công tác bơm phải được tiến hành lại từ đầu.\nb) Trình tự thí nghiệm: - Trường hợp bơm nước thí nghiệm với nhiều bậc hạ thấp, trình tự tiến hành từ lớn nhất đến nhỏ nhất đối với các đất đá chứa nước hạt thô (cuội, sạn, cát thô lẫn sạn sỏi, đất đá nứt nẻ) hoặc ngược lại với đất đá chứa nước hạt mịn (cát, cát pha, sét pha). Kết thúc mỗi đợt, mực nước phải được đo đến hồi phục hoàn toàn trước khi chuyển sang đợt kế tiếp; - Trường hợp bơm nước thí nghiệm giật cấp, lưu lượng chuyển từ cấp nhỏ nhất đến lớn nhất, chuyển tiếp liên tục không ngừng từ cấp nọ sang cấp kia." }, { "id": 451681, "text": "Điều 3. Giải thích từ ngữ. Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Bơm thổi rửa lỗ khoan là việc làm sạch lỗ khoan bằng các thiết bị bơm ly tâm, pít tông hoặc ép hơi để đảm bảo sự lưu thông bình thường của nước từ tầng chứa nước vào lỗ khoan trước khi bơm nước thí nghiệm.\n2. Bơm nước thí nghiệm là bơm nước có kiểm soát lỗ khoan, giếng đào, hố đào nhằm nghiên cứu tính chất đặc trưng của môi trường chứa nước, tính chất vật lý, hóa học của nguồn nước, hiệu suất của công trình khai thác nước dưới đất.\n3. Bơm nước thí nghiệm thử là bơm nước thí nghiệm với thời gian ngắn (1 - 3 ca) nhằm đánh giá mức độ giàu nước, sơ bộ xác định trị số hạ thấp mực nước cũng như các đặc trưng chất lượng nguồn nước dưới đất tại các công trình không tiến hành thí nghiệm chi tiết hoặc để kiểm tra sự phù hợp của thiết kế với điều kiện tự nhiên thực tế của tầng chứa nước và cấu trúc công trình thí nghiệm để đảm bảo cho bơm nước thí nghiệm chính thức đạt yêu cầu về các thông số thiết kế như hệ số ngập (trường hợp dùng bơm nén khí trong phương pháp bơm dâng bằng hỗn hợp khí - nước) hay chiều sâu đặt máy bơm (trường hợp dùng các loại bơm khác), lưu lượng bơm.\n4. Bơm nước thí nghiệm đơn là bơm nước thí nghiệm khi chỉ có một công trình bơm nước và không có công trình quan sát.\n5. Bơm nước thí nghiệm chùm là bơm nước thí nghiệm với một công trình bơm nước và có công trình quan sát.\n6. Bơm nước thí nghiệm nhóm là bơm nước thí nghiệm có từ 2 công trình bơm nước trở lên cùng hoạt động.\n7. Bơm nước thí nghiệm một bậc hạ thấp là bơm nước thí nghiệm chỉ được tiến hành một đợt bơm với một lần hạ thấp mực nước tại công trình bơm nước.\n8. Bơm nước thí nghiệm nhiều bậc hạ thấp là bơm nước thí nghiệm được tiến hành theo nhiều đợt với giá trị lưu lượng hoặc mực nước bơm mỗi đợt khác nhau, giữa các đợt có ngừng nghỉ để mực nước hồi phục hoàn toàn đến khi ổn định.\n9. Bơm nước thí nghiệm giật cấp là bơm nước thí nghiệm liên tục, lưu lượng thay đổi tăng theo các cấp trong suốt thời gian thí nghiệm, giữa các cấp có hoặc không có sự ngừng nghỉ để hồi phục mực nước.\n10. Công trình bơm nước là lỗ khoan, giếng, hố đào được bố trí thiết bị để bơm nước và lấy mẫu trong quá trình thí nghiệm.\n11. Công trình quan sát là lỗ khoan, giếng, hố đào được sử dụng để đo mực nước, nhiệt độ nước, lấy mẫu nước, nạp chất chỉ thị trong quá trình bơm nước thí nghiệm.\n12. Lỗ khoan trung tâm là lỗ khoan bơm nước trong thí nghiệm chùm.\n13. Chiều sâu mực nước tĩnh trước khi bơm là chiều sâu đo được từ bề mặt đất đến bề mặt nước trong công trình trước khi tiến hành bơm nước thí nghiệm.\n14. Chiều sâu mực nước động khi bơm (mực nước bơm) là chiều sâu đo được từ bề mặt đất đến bề mặt nước trong công trình bơm nước hoặc công trình quan sát khi đang tiến hành bơm nước thí nghiệm.\n15. Mực nước hạ thấp là giá trị chênh lệch giữa mực nước động tại một thời điểm bất kỳ trong quá trình bơm nước đo được tại công trình so với mực nước tĩnh." } ]
4,494
Nội dung thông báo đấu giá hàng hóa được thực hiện tại website đấu giá trực tuyến gồm những gì?
[ { "id": 66472, "text": "Thông báo đấu giá hàng hóa\nThông báo đấu giá hàng hóa được thực hiện tại website đấu giá trực tuyến và phải bao gồm các nội dung sau:\n1. Thời gian bắt đầu tiến hành đấu giá.\n2. Thời gian kết thúc đấu giá.\n3. Thông tin liên hệ của người bán.\n4. Thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa.\n5. Giá khởi điểm.\n6. Mức giá chấp nhận bán, nếu có.\n7. Thời hạn và phương thức thanh toán.\n8. Thời hạn và phương thức giao hàng cho người mua sau khi đấu giá kết thúc.\n9. Trường hợp đối tượng đấu giá là hàng hóa phải đăng ký sở hữu theo quy định của pháp luật, thông báo đấu giá hàng hóa phải bao gồm thêm các nội dung sau:\na) Thời gian và địa điểm trưng bày hàng hóa;\nb) Thời gian và địa điểm tham khảo hồ sơ hàng hóa;\nc) Thời gian và địa điểm đăng ký mua hàng hóa;\nd) Thời gian và cách thức tiến hành thủ tục chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa." } ]
[ { "id": 629268, "text": "Khoản 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Không công bố rõ trên website quy trình tiếp nhận, trách nhiệm xử lý khiếu nại của khách hàng và cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website khuyến mại trực tuyến hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;\nb) Không công khai cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch trên sàn giao dịch thương mại điện tử và website đấu giá trực tuyến hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;\nc) Không công bố đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trên website khuyến mại trực tuyến hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử theo quy định;\nd) Không cung cấp đầy đủ cho khách hàng thông tin về địa điểm và thời gian đấu giá, thông báo đấu giá hàng hóa, cách thức xác định người mua hàng, thông báo kết quả đấu giá trên website hoặc ứng dụng đấu giá trực tuyến theo quy định." }, { "id": 488154, "text": "Điều 46. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến\n1. Đăng ký website đấu giá trực tuyến theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định này.\n2. Thực hiện các trách nhiệm quy định tại Điều 36 Nghị định này.\n3. Ấn định phương thức và trình tự đấu giá trực tuyến.\n4. Xây dựng hệ thống kỹ thuật phục vụ hoạt động đấu giá trực tuyến để người bán hàng có thể tổ chức đấu giá theo phương thức và trình tự đã ấn định.\n5. Cung cấp công cụ trực tuyến để người bán hàng có thể thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hóa đấu giá.\n6. Cung cấp công cụ trực tuyến để người bán hàng có thể đăng tải hình ảnh về hàng hóa, mẫu hàng hóa hoặc tài liệu giới thiệu về hàng hóa cho người tham gia đấu giá xem xét.\n7. Cung cấp cho người bán hàng thông tin về diễn biến cuộc đấu giá mà người bán hàng tổ chức khi có yêu cầu.\n8. Lập thông báo kết quả đấu giá và gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan theo quy định tại Điều 51 Nghị định này.\n9. Chịu trách nhiệm trong trường hợp lỗi của hệ thống kỹ thuật khiến cuộc đấu giá không thực hiện được:\na) Nếu lỗi của hệ thống kỹ thuật khiến cuộc đấu giá không bắt đầu được vào thời điểm người bán dự định tổ chức đấu giá, người cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến phải hoàn trả cho người bán mọi chi phí liên quan đến việc tổ chức đấu giá mà người bán đã thanh toán cho người cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến;\nb) Nếu lỗi của hệ thống kỹ thuật khiến người tham gia đấu giá không tiếp tục trả giá được sau khi cuộc đấu giá bắt đầu, thì người cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến phải hủy kết quả đấu giá và cho phép người bán tổ chức đấu giá lại, đồng thời chịu mọi chi phí liên quan đến việc tổ chức đấu giá lại này." }, { "id": 66470, "text": "Trách nhiệm của người bán trên website đấu giá trực tuyến\n1. Thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa được bán đấu giá.\n2. Công bố giá khởi điểm; mức giá chấp nhận bán, nếu có.\n3. Chịu trách nhiệm về chất lượng, quy cách của hàng hóa được bán đấu giá.\n4. Giải quyết các khiếu nại của người mua về hàng hóa được bán đấu giá.\n5. Không bán hàng hóa là đối tượng cầm cố, thế chấp hoặc đang có tranh chấp.\n6. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Điều 37 Nghị định này." }, { "id": 488152, "text": "Điều 44. Cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến\n1. Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến (dưới đây gọi tắt là người cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến) là thương nhân, tổ chức thiết lập website đấu giá trực tuyến để các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.\n2. Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến nếu không đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá thì không được đứng ra tổ chức đấu giá trực tuyến." } ]
101,288
Dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất có bắt buộc phải tổ chức đấu thầu rộng rãi theo quy định không?
[ { "id": 52018, "text": "Điều kiện đối với dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất\n1. Dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất phải đáp ứng các điều kiện sau đây:\na) Phù hợp với điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 14 của Luật này;\nb) Không trùng với dự án PPP đang được cơ quan có thẩm quyền tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc đã chấp thuận nhà đầu tư khác lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;\nc) Phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.\n2. Dự án do nhà đầu tư đề xuất phải tổ chức đấu thầu rộng rãi hoặc đàm phán cạnh tranh theo quy định tại Điều 37 hoặc Điều 38 của Luật này.\nQuy định trên có nêu, trường hợp dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất ngoài phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì còn phải tổ chức đấu thầu rộng rãi hoặc đàm phán cạnh tranh." } ]
[ { "id": 462025, "text": "Điều 1. Phạm vi điều chỉnh\n1. Thông tư này quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải, khai thác cơ sở dữ liệu về PPP và lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, gồm:\na) Cung cấp, đăng tải thông tin dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là dự án PPP); danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất, dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa;\nb) Cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP, dự án đầu tư có sử dụng đất, dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa;\nc) Khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư đối với dự án PPP; mời quan tâm dự án đầu tư có sử dụng đất thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu;\nd) Sơ tuyển trong nước đối với dự án PPP;\nđ) Khai thác cơ sở dữ liệu về PPP.\n2. Đối với dự án có nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước thì không phải cung cấp, đăng tải thông tin bí mật đó theo quy định của Thông tư này. Việc quản lý thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.\n3. Việc lựa chọn nhà đầu tư qua mạng chưa áp dụng đối với các dự án sau:\na) Dự án PPP áp dụng sơ tuyển quốc tế, đấu thầu rộng rãi quốc tế, đàm phán cạnh tranh, chỉ định nhà đầu tư;\nb) Dự án đầu tư có sử dụng đất áp dụng đấu thầu rộng rãi quốc tế, chỉ định thầu." }, { "id": 520350, "text": "Khoản 1. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật (sau đây gọi là HSĐXKT) đối với dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là Luật PPP)\na) Kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của HSĐXKT: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 56 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật PPP (sau đây gọi là Nghị định số 35/2021/NĐ-CP).\nb) Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm Đối với dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi đã sơ tuyển: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 56 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ; Đối với dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi không sơ tuyển, đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật PPP, việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này; Nhà đầu tư có HSĐXKT được đánh giá hợp lệ và đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm được xem xét, đánh giá chi tiết về kỹ thuật.\nc) Đánh giá chi tiết về kỹ thuật: Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này. Nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì được xem xét, đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại." }, { "id": 52029, "text": "Đấu thầu rộng rãi\n1. Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà đầu tư tham dự.\n2. Đấu thầu rộng rãi phải được áp dụng cho tất cả dự án PPP, trừ trường hợp quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này." }, { "id": 617914, "text": "Khoản 1. Dự án PPP nhóm B có kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được duyệt theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế mà không sơ tuyển nhưng chưa tổ chức đấu thầu trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, người có thẩm quyền xem xét tiếp tục áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế hoặc điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định này." } ]
12,355
Quyền Chủ tịch nước có được tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội không?
[ { "id": 49670, "text": "Phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội\n1. Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội.\nPhiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội tham dự.\n2. Chủ tịch Quốc hội chủ tọa phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội. Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội trong việc điều hành phiên họp theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội.\n3. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp, trường hợp không thể tham dự phiên họp thì phải báo cáo lý do để Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định.\n4. Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội được mời tham dự các phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội.\nỦy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được mời tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội bàn về những nội dung thuộc lĩnh vực Hội đồng, Ủy ban phụ trách.\n5. Đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan được mời tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội khi bàn về những nội dung có liên quan." } ]
[ { "id": 505191, "text": "Khoản 1. Thành phần tham dự phiên họp bao gồm:\na) Thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trường hợp không tham dự phiên họp thì phải được sự đồng ý của Chủ tịch Quốc hội. Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội là Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội vắng mặt được cử cấp phó tham dự phiên họp. Người dự họp thay được trình bày ý kiến của Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo ủy nhiệm; được phát biểu ý kiến cá nhân khi Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành nội dung phiên họp đồng ý nhưng không có quyền biểu quyết;\nb) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân trình và cơ quan thẩm tra, cơ quan chuẩn bị ý kiến có trách nhiệm tham dự phiên họp về nội dung phụ trách;\nc) Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội;\nd) Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước được mời tham dự các phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội;\nđ) Đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan được mời tham dự phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi bàn về những nội dung có liên quan có trách nhiệm dự họp hoặc cử người có thẩm quyền dự họp; trường hợp không dự họp được thì phải thông báo bằng văn bản đến Tổng Thư ký Quốc hội để báo cáo Chủ tịch Quốc hội;\ne) Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, đại diện lãnh đạo cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội được mời tham dự các phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội;\ng) Ủy viên Thường trực, Ủy viên Chuyên trách của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được mời tham dự phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn về những nội dung thuộc lĩnh vực Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách." }, { "id": 505194, "text": "Điều 20. Chủ tọa phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội\n1. Chủ tịch Quốc hội chủ tọa phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:\na) Khai mạc, bế mạc phiên họp;\nb) Xác định tính hợp lệ của phiên họp trên cơ sở thành phần tham dự phiên họp, nội dung tài liệu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội;\nc) Nêu nội dung đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung thảo luận;\nd) Mời thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội phát biểu theo thứ tự đăng ký hoặc mời đại biểu tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;\nđ) Quyết định kéo dài hoặc rút ngắn thời gian thảo luận về nội dung của phiên họp;\ne) Kết luận về nội dung thảo luận tại phiên họp;\ng) Nêu vấn đề để Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết;\nh) Điều hành việc biểu quyết;\ni) Bảo đảm thực hiện chương trình phiên họp, ký biên bản phiên họp.\n2. Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành nội dung phiên họp và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội." }, { "id": 465025, "text": "Điều 21. Phiên họp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức\n1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp để thảo luận, xem xét nội dung thuộc chương trình kỳ họp Quốc hội.\n2. Đại biểu Quốc hội, đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được mời tham dự phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.\n3. Việc tổ chức phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được thực hiện theo Quy chế làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội." }, { "id": 494621, "text": "Điều 20. Tổ chức chất vấn tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội\n1. Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức hoạt động chất vấn tại phiên họp tháng 3 và tháng 8 hằng năm, trừ năm chuyển giao giữa hai nhiệm kỳ Quốc hội; trường hợp đặc biệt do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định. Thời gian tổ chức chất vấn tại mỗi phiên họp ít nhất là 01 ngày. Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách lĩnh vực điều hành nội dung chất vấn thuộc phạm vi trách nhiệm được phân công. Kết thúc phiên chất vấn, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc ra nghị quyết hoặc không ra nghị quyết về chất vấn.\n2. Đại biểu Quốc hội chuyên trách và kiêm nhiệm ở các cơ quan trung ương tham dự trực tiếp tại phòng họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội; đại biểu Quốc hội ở địa phương tham dự theo hình thức trực tuyến.\n3. Tổng thư ký Quốc hội dự kiến chương trình phiên họp chất vấn trình lãnh đạo Quốc hội quyết định; chương trình phiên họp chất vấn được thông báo đến đại biểu Quốc hội và người bị chất vấn chậm nhất là 03 ngày trước ngày chất vấn." } ]
11,973
Người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm được hưởng các chế độ nào?
[ { "id": 74831, "text": "Chế độ đối với người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm và người tham gia chống dịch\n1. Người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm được hưởng các chế độ phụ cấp nghề nghiệp và các chế độ ưu đãi khác.\n2. Người tham gia chống dịch được hưởng chế độ phụ cấp chống dịch và được hưởng chế độ rủi ro nghề nghiệp khi bị lây nhiễm bệnh.\n3. Trong quá trình chống dịch, khi người tham gia chống dịch dũng cảm cứu người mà bị chết hoặc bị thương thì được xem xét để công nhận là liệt sỹ hoặc thương binh, hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.\n4. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể các chế độ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này." } ]
[ { "id": 512768, "text": "Khoản 2. Danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm B mà người trực tiếp tham gia khám, chẩn đoán, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm được hưởng chế độ phụ cấp chống dịch tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Căn cứ vào tình hình thực tế, mức độ nguy hiểm, phức tạp của dịch bệnh, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định cụ thể danh mục các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B ngoài danh mục quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này và danh mục các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C theo quy định tại Điều 3 của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm mà người trực tiếp tham gia khám, chẩn đoán, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm được hưởng chế độ phụ cấp chống dịch theo quy định tại Thông tư này." }, { "id": 525945, "text": "Điều 6. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bệnh truyền nhiễm\n1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong phạm vi cả nước.\n2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong phạm vi cả nước.\n3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm.\n4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo phân cấp của Chính phủ." }, { "id": 244771, "text": "Kinh phí cho công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm\n1. Kinh phí cho công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm bao gồm:\na) Ngân sách nhà nước;\nb) Vốn viện trợ;\nc) Các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.\n2. Hằng năm, Nhà nước bảo đảm đủ, kịp thời ngân sách cho các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Ngân sách phòng, chống bệnh truyền nhiễm không được sử dụng vào mục đích khác." }, { "id": 582127, "text": "Khoản 3. Chi thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của cơ sở y tế dự phòng, của cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ y tế dự phòng.\na) Chi cho các hoạt động phòng, chống dịch, bệnh thường xuyên, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm trong phạm vi địa bàn đơn vị được giao phụ trách, gồm: - Chi cho các hoạt động phục vụ công tác giám sát: giám sát thường xuyên; giám sát trọng điểm; giám sát các trường hợp mắc bệnh, bị nghi ngờ mắc bệnh và mang mầm bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh; giám sát nguy cơ dịch bệnh; giám sát các bệnh không lây nhiễm và yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm; - Chi cho các hoạt động phục vụ công tác điều tra, xác minh tác nhân gây dịch, xác minh ổ dịch, bao gồm cả chi phụ cấp chống dịch theo quy định tại điểm a, điểm b Khoản 1 Điều 3 của Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch (sau đây viết tắt là Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg); tổng hợp, phân tích, dự báo tình hình dịch, bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm; - Chi thực hiện các biện pháp để phòng, chống dịch, xử lý ổ dịch, xử lý môi trường để cắt đứt các nguồn lây tại khu vực nơi có bệnh nhân hoặc ổ dịch truyền nhiễm; - Chi mua trang thiết bị, sửa chữa các trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống bệnh không lây nhiễm và bệnh tật học đường; - Chi mua và tiêm vắc xin, sinh phẩm y tế cho các đối tượng quy định tại Khoản 3, Điều 28 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; - Chi bảo đảm các biện pháp bảo vệ cá nhân cho các đối tượng theo quy định tại Khoản 1, Điều 51 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; - Chi mua vật tư, hóa chất, sinh phẩm y tế để xét nghiệm hoặc thuê xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm phục vụ công tác giám sát, phòng, chống dịch, bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm;\nb) Chi cho công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về: phòng, chống dịch, bệnh; nước sạch, vệ sinh môi trường; dinh dưỡng cộng đồng; an toàn vệ sinh thực phẩm; sức khỏe môi trường; sức khỏe trường học; phòng, chống bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích, bệnh không lây nhiễm để nâng cao ý thức, nhận thức thay đổi hành vi của người dân về các biện pháp phòng, chống dịch, bệnh, tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe, gồm: - Viết, biên soạn, in ấn tài liệu truyền thông, phim, ảnh, phóng sự trên các phương tiện thông tin đại chúng; pa nô, áp phích phù hợp với từng mục tiêu tuyên truyền; - Truyền thông trực tiếp thông qua các cuộc mít tinh, diễu hành, các buổi nói chuyện đến người dân, đến đối tượng có nguy cơ lây nhiễm, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm, mắc dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm và bệnh tật học đường; - Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu theo các lĩnh vực chuyên môn y tế dự phòng." } ]
47,056
Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn có bao nhiêu Phòng chức năng?
[ { "id": 114191, "text": "Cơ cấu tổ chức\n...\n3. Các Phòng chức năng:\na) Phòng Tổ chức, Hành chính;\nb) Phòng Đào tạo;\nc) Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế;\nd) Phòng Tài chính, Kế toán.\n..." } ]
[ { "id": 68959, "text": "Vị trí và chức năng\n1. Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn được thành lập mới trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn lại Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II. Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Trường) là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức, hoạt động theo quy định của Đảng và quy định của pháp luật. Trường là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, con dấu riêng (bao gồm cả con dấu nổi), được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.\n..." }, { "id": 133507, "text": "Vị trí và chức năng\n1. Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn được thành lập mới trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn lại Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II. Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Trường) là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức, hoạt động theo quy định của Đảng và quy định của pháp luật. Trường là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, con dấu riêng (bao gồm cả con dấu nổi), được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật.\n2. Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, hợp tác quốc tế và truyền thông, tư vấn và dịch vụ về chính sách công và phát triển nông thôn phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.\n3. Trường chịu sự quản lý trực tiếp về tổ chức và hoạt động của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phù hợp với quy định của Đảng và quy định của pháp luật; chịu sự quản lý, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ theo ngành đào tạo, lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo, bồi dưỡng cụ thể; và chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương.\n4. Trụ sở chính của Trường đặt tại 45 Đinh Tiên Hoàng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ sở 2 đặt tại Xã Phú An, Huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dương.\n5. Kinh phí hoạt động của Trường theo quy định của pháp luật." }, { "id": 68960, "text": "Vị trí và chức năng\n...\n2. Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, hợp tác quốc tế và truyền thông, tư vấn và dịch vụ về chính sách công và phát triển nông thôn phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.\n..." }, { "id": 82304, "text": "Cơ cấu tổ chức\n1. Vụ Kế hoạch.\n2. Vụ Tài chính.\n3. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.\n4. Vụ Hợp tác quốc tế.\n5. Vụ Pháp chế.\n6. Vụ Tổ chức cán bộ.\n7. Văn phòng Bộ.\n8. Thanh tra Bộ.\n9. Cục Trồng trọt.\n10. Cục Bảo vệ thực vật.\n11. Cục Chăn nuôi.\n12. Cục Thú y.\n13. Cục Quản lý xây dựng công trình.\n14. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.\n15. Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường.\n16. Cục Thủy lợi.\n17. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai.\n18. Cục Lâm nghiệp.\n19. Cục Kiểm lâm.\n20. Cục Thủy sản.\n21. Cục Kiểm ngư.\n22. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.\n23. Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn.\n24. Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn.\n25. Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp.\n26. Trung tâm Khuyến nông quốc gia.\n27. Báo Nông nghiệp Việt Nam.\n28. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.\nCác tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 21 là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 22 đến khoản 28 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.\nBộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc bộ; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc bộ." }, { "id": 114190, "text": "Cơ cấu tổ chức\n1. Hội đồng trường\na) Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của nhà trường do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.\nb) Chủ tịch hội đồng trường do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật.\n2. Lãnh đạo Trường có Hiệu trưởng và không quá 03 Phó Hiệu trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định;\na) Hiệu trưởng điều hành toàn bộ hoạt động của Trường, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về các hoạt động của Trường; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức trực thuộc Trường theo quy định; ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường; bố trí viên chức, giảng viên và người lao động phù hợp với nhiệm vụ được giao và đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt;\nb) Phó Hiệu trưởng giúp Hiệu trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo phân công của Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách hoặc ủy quyền.\n3. Các phòng chức năng\na) Phòng Tổ chức, Hành chính;\nb) Phòng Tài chính, Kế toán;\nc) Phòng Đào tạo và Hợp tác quốc tế;\nd) Phòng Công tác học sinh, sinh viên;\nđ) Phòng Quản trị đời sống;\ne) Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng.\n..." } ]
81,506
Có thể khiếu nại trực tiếp lần đầu đối với quyết định kỷ luật cán bộ hay không?
[ { "id": 1747, "text": "\"Điều 47. Khiếu nại quyết định kỷ luật\nKhiếu nại quyết định kỷ luật là việc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.\"" }, { "id": 1749, "text": "\"Điều 49. Hình thức khiếu nại\n Việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn. Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và có chữ ký của người khiếu nại. Đơn khiếu nại lần đầu phải được gửi đến người đã ra quyết định kỷ luật. Đơn khiếu nại lần hai được gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.\"" } ]
[ { "id": 1709, "text": "\"Điều 48. Thời hiệu khiếu nại\nThời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định kỷ luật.\nThời hiệu khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.\nTrường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.\"" }, { "id": 212874, "text": "Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại\n1. Sau khi thụ lý khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.\nĐối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải trực tiếp kiểm tra lại hoặc phân công người có trách nhiệm kiểm tra lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại." }, { "id": 528105, "text": "Điều 7. Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật bị khiếu nại\n1. Sau khi thụ lý khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải kiểm tra quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại. Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật của cán bộ, chiến sĩ, công nhân Công an thì người giải quyết khiếu nại trực tiếp kiểm tra hoặc giao người có trách nhiệm kiểm tra quyết định bị khiếu nại.\n2. Nội dung kiểm tra gồm:\na) Căn cứ pháp lý ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, chiến sĩ, công nhân Công an;\nb) Thẩm quyền ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, chiến sĩ, công nhân Công an;\nc) Nội dung của quyết định hành chính, việc thực hiện hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, chiến sĩ, công nhân Công an;\nd) Trình tự, thủ tục ban hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, chiến sĩ, công nhân Công an;\nđ) Các nội dung khác (nếu có).\n3. Sau khi kiểm tra lại, nếu xác định khiếu nại là đúng thì người giải quyết khiếu nại lần đầu ban hành quyết định giải quyết khiếu nại ngay, không tiến hành xác minh, kết luận theo trình tự quy định. Nếu xác định chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì người giải quyết khiếu nại tiến hành xác minh." }, { "id": 151701, "text": "Thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức\n1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với:\na) Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức do Bộ trưởng, Chủ nhiệm trực tiếp quyết định. Trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Bộ trưởng, Chủ nhiệm bị khiếu nại thì Bộ trưởng xem xét lại theo quy định tại Điều 3 của Luật Khiếu nại, tố cáo để ra quyết định hủy bỏ, sửa đổi hoặc giữ nguyên quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Quyết định giải quyết khiếu nại trong trường hợp này là quyết định có hiệu lực thi hành;\nb) Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức do Vụ trưởng, Cục trưởng, Trưởng các đơn vị trực thuộc đã giải quyết nhưng còn khiếu nại;\nc) Căn cứ nội dung, tính chất vụ việc khiếu nại, Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Cục trưởng Cục Quản trị, Cục trưởng Cục Hành chính – Quản trị II, Trưởng các đơn vị sự nghiệp, phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành xác minh, kết luận và kiến nghị giải quyết.\n2. Vụ trưởng, Cục trưởng, Trưởng các đơn vị sự nghiệp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức do Vụ trưởng, Cục trưởng, Trưởng các đơn vị sự nghiệp quyết định hoặc được Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy quyền quyết định." }, { "id": 103640, "text": "Thẩm quyền giải quyết khiếu nại\n...\n4. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc Bộ\na) Thẩm quyền của Giám đốc Đại học:\n- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; của công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý trực tiếp và quyết định kỷ luật công chức, viên chức do mình ban hành;\n- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính; hành vi hành chính; quyết định kỷ luật công chức, viên chức, người lao động mà người đứng đầu các đơn vị thành viên được phân cấp về quản lý cán bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.\nb) Thẩm quyền của Viện trưởng trực thuộc Bộ:\n- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; của viên chức do mình quản lý trực tiếp và quyết định kỷ luật viên chức, người lao động do mình ban hành;\n- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của người đứng đầu các đơn vị thành viên được phân cấp về quản lý cán bộ đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.\nc) Thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ:\n- Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; của công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý trực tiếp; Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật công chức, viên chức, người lao động do mình ban hành;\n- Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của người đứng đầu các đơn vị trực thuộc và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhà nước cấp dưới đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.\nd) Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp khác, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; của công chức, viên chức, người lao động do mình quản lý trực tiếp." } ]
88,046
Hộ kinh doanh có những phương pháp khai thuế nào?
[ { "id": 123562, "text": "Giải thích từ ngữ\nNgoài các từ ngữ đã được giải thích tại Luật Quản lý thuế, các Luật thuế và các Nghị định quy định liên quan, một số từ ngữ khác trong Thông tư này được hiểu như sau:\n...\n4. “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai” là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.\n5. “Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh” là phương pháp khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế từng lần phát sinh.\n6. “Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh” là cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định.\n7. “Phương pháp khoán” là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.\n8. “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán” là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.\n..." } ]
[ { "id": 75890, "text": "\"Điều 5. Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai\n1. Phương pháp kê khai áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn; và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.\n2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai thực hiện khai thuế theo tháng trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới ra kinh doanh và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đáp ứng các tiêu chí khai thuế theo quý và lựa chọn khai thuế theo quý theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.\n3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai nếu xác định doanh thu tính thuế không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế theo quy định tại Điều 50 Luật Quản lý thuế.\n4. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề có căn cứ xác định được doanh thu theo xác nhận của cơ quan chức năng thì không phải thực hiện chế độ kế toán.\n5. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai không phải quyết toán thuế.\"" }, { "id": 63847, "text": "Điều 5. Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai\n1. Phương pháp kê khai áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn; và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.\n2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai thực hiện khai thuế theo tháng trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới ra kinh doanh và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đáp ứng các tiêu chí khai thuế theo quý và lựa chọn khai thuế theo quý theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.\n3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai nếu xác định doanh thu tính thuế không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế theo quy định tại Điều 50 Luật Quản lý thuế.\n4. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề có căn cứ xác định được doanh thu theo xác nhận của cơ quan chức năng thì không phải thực hiện chế độ kế toán.\n5. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai không phải quyết toán thuế.\nĐiều 6. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh\n1. Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh áp dụng đối với cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định. Kinh doanh không thường xuyên được xác định tùy theo đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng lĩnh vực, ngành nghề và do cá nhân tự xác định để lựa chọn phương pháp khai thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này. Địa điểm kinh doanh cố định là nơi cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh như: địa điểm giao dịch, cửa hàng, cửa hiệu, nhà xưởng, nhà kho, bến, bãi hoặc địa điểm tương tự khác.\n2. Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh bao gồm:\na) Cá nhân kinh doanh lưu động;\nb) Cá nhân là chủ thầu xây dựng tư nhân;\nc) Cá nhân chuyển nhượng tên miền internet quốc gia Việt Nam “.vn”;\nd) Cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số nếu không lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.\n3. Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh không bắt buộc phải thực hiện chế độ kế toán, nhưng phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và xuất trình kèm theo hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh.\n4. Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh thực hiện khai thuế khi có phát sinh doanh thu chịu thuế." }, { "id": 123123, "text": "\"2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai thực hiện khai thuế theo tháng trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới ra kinh doanh và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đáp ứng các tiêu chí khai thuế theo quý và lựa chọn khai thuế theo quý theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.\"" }, { "id": 483477, "text": "Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.\n2. “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn” là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ trở lên, cụ thể như sau: hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 10 người trở lên hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 10 tỷ đồng trở lên.\n3. “Phương pháp kê khai” là phương pháp khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế phát sinh theo kỳ tháng hoặc quý.\n4. “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai” là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.\n5. “Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh” là phương pháp khai thuế, tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu thực tế từng lần phát sinh.\n6. “Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh” là cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định.\n7. “Phương pháp khoán” là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế.\n8. “Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán” là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.\n9. “Mức thuế khoán” là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán do cơ quan thuế xác định theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế." } ]
105,144
Lệnh thị trường khi nhập vào hệ thống giao dịch thì cần đảm bảo những nội dung nào?
[ { "id": 179245, "text": "Nội dung của lệnh giao dịch\n1. Lệnh giới hạn nhập vào hệ thống giao dịch bao gồm các nội dung sau:\na) Lệnh mua, lệnh bán;\nb) Mã chứng khoán;\nc) Số lượng;\nd) Giá;\nđ) Số hiệu tài khoản của nhà đầu tư;\ne) Ký hiệu lệnh giao dịch theo quy định tại Điều 16 Quy chế này.\n2. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa của chứng khoán nhập vào hệ thống giao dịch có nội dung như lệnh giới hạn, nhưng không ghi mức giá mà ghi là ATO.\n3. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa của chứng khoán nhập vào hệ thống giao dịch có nội dung như lệnh giới hạn, nhưng không ghi mức giá mà ghi là ATC.\n4. Lệnh thị trường nhập vào hệ thống giao dịch có nội dung như lệnh giới hạn giới hạn nhưng không ghi mức giá mà ghi là MP." } ]
[ { "id": 109655, "text": "Lệnh giao dịch\n1. Lệnh giới hạn:\na) Là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn;\nb) Lệnh giới hạn có hiệu lực kể từ khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến lúc kết thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.\nc) Lệnh giới hạn được phép nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ.\n2. Lệnh thị trường:\na) Là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.\nb) Nếu sau khi so khớp lệnh theo nguyên tắc tại điểm a khoản này mà khối lượng đặt lệnh của lệnh thị trường vẫn chưa được thực hiện hết thì lệnh thị trường sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường và tiếp tục so khớp.\nc) Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh thị trường vẫn còn sau khi giao dịch theo nguyên tắc tại điểm b khoản này và không thể tiếp tục khớp được nữa thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại mức giá cao hơn một đơn vị yết giá so với giá thực hiện cuối cùng trước đó hoặc lệnh giới hạn bán tại mức giá thấp hơn một đơn vị yết giá so với giá thực hiện cuối cùng trước đó.\nTrường hợp giá thực hiện cuối cùng là giá trần đối với lệnh thị trường mua hoặc giá sàn đối với lệnh thị trường bán thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại giá trần hoặc lệnh giới hạn bán tại giá sàn.\nd) Lệnh thị trường sẽ bị hủy bỏ khi không có lệnh giới hạn đối ứng tại thời điểm nhập lệnh vào hệ thống giao dịch.\nđ) Lệnh thị trường được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh liên tục.\n..." }, { "id": 137634, "text": "Lệnh giao dịch\n1. Các loại lệnh giao dịch áp dụng tại từng SGDCK thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 12 Quy chế này.\n2. Các loại lệnh giao dịch gồm:\na) Lệnh giới hạn (ký hiệu lệnh LO):\n- Lệnh LO là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc mức giá cao hơn mức giá xác định đối với lệnh bán và mức giá thấp hơn mức giá xác định đối với lệnh mua.\n- Lệnh LO được phép nhập vào hệ thống giao dịch trong đợt khớp lệnh liên tục và đợt khớp lệnh định kỳ.\n- Lệnh LO có hiệu lực kể từ khi nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi kết thúc đợt khớp lệnh định kỳ đóng cửa hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.\nb) Lệnh thị trường là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.\n- Lệnh thị trường chỉ được nhập vào hệ thống giao dịch trong đợt khớp lệnh liên tục.\nCác loại lệnh thị trường:\n- Lệnh thị trường (ký hiệu lệnh MP) là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường. Lệnh thị trường sẽ bị hủy trên hệ thống giao dịch ngay sau khi nhập nếu không có lệnh đối ứng. Khi có lệnh đối ứng, lệnh thị trường được thực hiện theo quy định đối với từng loại lệnh thị trường như sau:\n- Lệnh thị trường giới hạn (ký hiệu lệnh MTL) là lệnh nếu không được thực hiện toàn bộ thì phần còn lại của lệnh được chuyển thành lệnh LO mua với mức giá cao hơn mức giá khớp lệnh cuối cùng một đơn vị yết giá hoặc mức giá trần nếu mức giá khớp lệnh cuối cùng là giá trần (đối với lệnh mua) hoặc lệnh LO bán với mức giá thấp hơn mức giá khớp cuối cùng một đơn vị yết giá hoặc mức giá sàn nếu mức giá khớp lệnh cuối cùng là giá sàn (đối với lệnh bán). Lệnh MTL được chuyển thành lệnh LO phải tuân thủ các quy định về sửa, hủy đối với lệnh LO.\n- Lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy (ký hiệu lệnh MOK) là lệnh nếu không được thực hiện toàn bộ thì bị hủy trên hệ thống giao dịch ngay sau khi nhập.\n- Lệnh thị trường khớp và hủy (ký hiệu lệnh MAK) là lệnh có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại của lệnh sẽ bị hủy ngay sau khi khớp lệnh.\nc) Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (ký hiệu lệnh ATO) là lệnh mua hoặc bán chứng khoán được hệ thống giao dịch ghi nhận giá đặt lệnh theo nguyên tắc sau:\n- Nếu chỉ có lệnh ATO trên sổ lệnh:\n+ Là giá tham chiếu nếu trên sổ lệnh chỉ có lệnh mua ATO hoặc lệnh bán ATO hoặc tổng khối lượng lệnh bên mua bằng tổng khối lượng lệnh bên bán.\n+ Là mức giá cao hơn một đơn vị yết giá so với giá tham chiếu nếu tổng khối lượng lệnh bên mua lớn hơn tổng khối lượng lệnh bên bán.\n+ Là mức giá thấp hơn một đơn vị yết giá so với giá tham chiếu nếu tổng khối lượng lệnh bên bán lớn hơn tổng khối lượng lệnh bên mua. Nếu mức giá được xác định này thấp hơn mức giá sàn thì hệ thống giao dịch ghi nhận là giá sàn.\n- Nếu có lệnh giới hạn trên sổ lệnh:\n+ Giá của lệnh ATO mua được xác định là giá cao nhất trong ba (03) mức giá sau: Giá mua cao nhất cộng một (01) đơn vị yết giá (nếu mức giá này cao hơn mức giá trần thì được xác định là giá trần), giá bán cao nhất của bên đối ứng và giá tham chiếu.\n+ Giá của lệnh ATO bán được xác định là giá thấp nhất trong ba (03) mức giá sau: Giá bán thấp nhất trừ một (01) đơn vị yết giá (nếu mức giá này thấp hơn mức giá sàn thì được xác định là giá sàn), giá mua thấp nhất của bên đối ứng và giá tham chiếu.\nLệnh ATO được nhập vào hệ thống trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa. Sau thời điểm xác định giá mở cửa, lệnh không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không được thực hiện hết sẽ tự động bị hủy.\nLệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.\nd) Lệnh giao dịch tại mức giá đóng cửa (ký hiệu lệnh ATC) là lệnh mua hoặc bán chứng khoán được hệ thống giao dịch ghi nhận giá đặt lệnh theo nguyên tắc sau:\n- Nếu chỉ có lệnh ATC trên sổ lệnh:\n+ Là giá thực hiện gần nhất hoặc là giá tham chiếu (trường hợp không có giá thực hiện gần nhất) nếu trên sổ lệnh chỉ có lệnh mua ATC hoặc lệnh bán ATC hoặc tổng khối lượng lệnh bên mua bằng tổng khối lượng lệnh bên bán.\n+ Là mức giá cao hơn một đơn vị yết giá so với giá thực hiện gần nhất trước đó nếu tổng khối lượng lệnh bên mua lớn hơn tổng khối lượng lệnh bên bán; Nếu mức giá được xác định này cao hơn mức giá trần thì hệ thống giao dịch ghi nhận là giá trần.\n+ Là mức giá thấp hơn một đơn vị yết giá so với giá thực hiện gần nhất trước đó nếu tổng khối lượng lệnh bên bán lớn hơn tổng khối lượng lệnh bên mua; Nếu mức giá được xác định này thấp hơn mức giá sàn thì hệ thống giao dịch ghi nhận là giá sàn.\n- Nếu có lệnh giới hạn trên sổ lệnh:\n+ Giá của lệnh ATC mua được xác định là giá cao nhất trong 03 mức giá sau: Giá mua cao nhất cộng 01 đơn vị yết giá (nếu mức giá này cao hơn mức giá trần thì được xác định là giá trần), giá bán cao nhất của bến đối ứng, giá thực hiện gần nhất hoặc giá tham chiếu trong trường hợp không có giá thực hiện gần nhất.\n+ Giá của lệnh ATC bán được xác định là giá thấp nhất trong 03 mức giá sau: Giá bán thấp nhất trừ 01 đơn vị yết giá (nếu mức giá này thấp hơn mức giá sàn thì được xác định là giá sàn), giá mua thấp nhất của bên đối ứng, giá thực hiện gần nhất hoặc giá tham chiếu trong trường hợp không có giá thực hiện gần nhất.\nLệnh ATC được nhập vào hệ thống trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa. Sau thời điểm xác định giá đóng cửa, lệnh không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không được thực hiện hết sẽ tự động bị hủy.\nLệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.\nđ) Lệnh giao dịch khớp lệnh sau giờ (ký hiệu lệnh PLO) là lệnh đặt mua hoặc lệnh đặt bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa sau khi kết thúc đợt khớp lệnh định kỳ đóng cửa. Lệnh PLO chỉ được nhập vào hệ thống trong đợt giao dịch sau giờ, lệnh PLO được khớp ngay khi nhập vào hệ thống nếu có lệnh đối ứng chờ sẵn, giá thực hiện là giá đóng cửa của ngày giao dịch. Trong trường hợp không xác định được giá đóng cửa, lệnh PLO sẽ không được nhập vào hệ thống. Kết thúc đợt giao dịch sau giờ, các lệnh PLO không được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh không thực hiện hết sẽ tự động bị hủy." }, { "id": 31887, "text": "Hình thức giao dịch\n1. Giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán được thực hiện theo hai hình thức thỏa thuận điện tử và thỏa thuận thông thường.\n2. Thỏa thuận điện tử là hình thức giao dịch trong đó các lệnh giao dịch được chào với cam kết chắc chắn và thực hiện ngay khi có đối tác lựa chọn mà không cần có sự xác nhận lại. Giao dịch theo hình thức thỏa thuận điện tử được thực hiện theo một trong hai nguyên tắc sau:\na) Đối với hình thức thỏa thuận điện tử có tính chất toàn thị trường: Đại diện giao dịch của thành viên giao dịch nhập lệnh chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn vào hệ thống và lựa chọn các lệnh đối ứng phù hợp để thực hiện giao dịch. Nội dung lệnh chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn được quy định tại quy trình giao dịch công cụ nợ do Sở Giao dịch Chứng khoán ban hành.\nb) Đối với hình thức thỏa thuận điện tử có tính chất lựa chọn: Đại diện giao dịch của thành viên giao dịch, dựa trên các yêu cầu chào giá trên hệ thống, gửi các lệnh chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn đến đích danh đối tác gửi yêu cầu chào giá tương ứng và đối tác này sẽ lựa chọn lệnh chào phù hợp để thực hiện giao dịch. Nội dung của yêu cầu chào giá được quy định tại quy trình giao dịch công cụ nợ do Sở Giao dịch Chứng khoán ban hành.\n3. Thỏa thuận thông thường là hình thức giao dịch trong đó các bên tự thỏa thuận với nhau về các điều kiện giao dịch dưới hình thức trao đổi tin nhắn trên hệ thống giao dịch hoặc thông qua các phương tiện liên lạc khác và báo cáo kết quả vào hệ thống giao dịch để xác lập giao dịch. Kết quả giao dịch phải được báo cáo và nhập vào hệ thống giao dịch theo hướng dẫn tại quy chế của Sở Giao dịch Chứng khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.\nSau khi đã thỏa thuận xong, giao dịch theo hình thức thỏa thuận thông thường được ghi nhận hiệu lực khi bên mua hoặc bên bán nhập lệnh giao dịch vào hệ thống giao dịch và bên bán hoặc bên mua đối ứng xác nhận lệnh giao dịch này. Nội dung báo cáo giao dịch được quy định trong quy trình giao dịch công cụ nợ do Sở Giao dịch Chứng khoán ban hành.\n4. Sở Giao dịch Chứng khoán quyết định thay đổi hoặc bổ sung hình thức giao dịch sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận." }, { "id": 243262, "text": "Giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài\n...\n3. Hệ thống giao dịch hiển thị thông tin lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng niêm yết theo nguyên tắc như sau:\na) Lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài được cộng vào khối lượng mua của toàn thị trường tại từng mức giá, cho đến khi hết khối lượng còn được phép mua của nhà đầu tư nước ngoài.\nb) Các lệnh mua còn lại của nhà đầu tư nước ngoài sẽ tự động bị hủy khi khối lượng còn được phép mua của nhà đầu tư nước ngoài đã hết.\nc) Hệ thống giao dịch cập nhật thông tin lệnh chào mua của nhà đầu tư nước ngoài và điều chỉnh việc hiển thị mỗi khi lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài được nhập vào hệ thống hoặc bị hủy bỏ." } ]
66,178
Cơ sở dữ liệu về giáo dục mầm non bao gồm những nội dung gì?
[ { "id": 80277, "text": "Nội dung của Cơ sở dữ liệu về giáo dục phổ thông\nNội dung của Cơ sở dữ liệu về giáo dục phổ thông (bao gồm các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) gồm:\n1. Thông tin mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông gồm: Thông tin về cơ sở giáo dục, loại hình giáo dục, các thông tin về điểm trường chính, các điểm trường (nếu có) và các thông tin khác theo quy định.\n2. Thông tin hệ thống lớp học gồm: Thông tin cơ bản về danh sách lớp học, lớp ghép, lớp học 2 buổi/ngày, lớp học bán trú, lớp học ngoại ngữ, lớp có học sinh học hòa nhập và các thông tin khác theo quy định.\n3. Thông tin đội ngũ gồm: Thông tin cơ bản của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên, nhân viên về thông tin chung, trình độ chuyên môn, quá trình đào tạo và bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, trình độ tin học, ngoại ngữ, đánh giá chuẩn nghề nghiệp và các thông tin khác theo quy định.\n4. Thông tin người học gồm: Thông tin về hồ sơ lý lịch, quá trình học tập, kết quả học tập, kết quả đánh giá năng lực - phẩm chất, rèn luyện, sức khỏe và các thông tin khác theo quy định.\n5. Thông tin cơ sở vật chất và trang thiết bị trong cơ sở giáo dục phổ thông gồm: Thông tin cơ bản về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và các thông tin khác theo quy định.\n6. Thông tin tài chính gồm: Thông tin cơ bản về nguồn lực tài chính được cung cấp (nguồn thu), các khoản chi và các thông tin khác theo quy định.\n7. Các thông tin khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan quản lý có thẩm quyền." } ]
[ { "id": 80276, "text": "Danh mục cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo\nDanh mục cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, quản lý thống nhất trong toàn ngành giáo dục bao gồm:\n1. Cơ sở dữ liệu về giáo dục mầm non.\n2. Cơ sở dữ liệu về giáo dục phổ thông.\n3. Cơ sở dữ liệu về giáo dục thường xuyên.\n4. Cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học (áp dụng cho các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm)." }, { "id": 561912, "text": "Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng\n1. Thông tư này quy định về:\na) Nội dung của cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo; việc quản lý và khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo;\nb) Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.\n2. Thông tư này áp dụng đối với:\na) Các sở giáo dục và đào tạo hoặc sở có chức năng tham mưu quản lý nhà nước về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là sở giáo dục và đào tạo); phòng giáo dục và đào tạo hoặc phòng có chức năng tham mưu quản lý nhà nước về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là phòng giáo dục và đào tạo);\nb) Các cơ sở giáo dục bao gồm: Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng có đào tạo ngành Giáo dục Mầm non (sau đây gọi chung là trường cao đẳng sư phạm);\nc) Các tổ chức, cá nhân có liên quan." }, { "id": 34668, "text": "Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên là tập hợp dữ liệu số hóa thông tin quản lý về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và các thông tin liên quan được xây dựng, cập nhật, duy trì phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật. Cơ sở dữ liệu ngành gồm các cơ sở dữ liệu thành phần: Cơ sở dữ liệu về trường học; cơ sở dữ liệu về lớp học; cơ sở dữ liệu về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và nhân viên; cơ sở dữ liệu về học sinh; cơ sở dữ liệu về cơ sở vật chất trường học và các cơ sở dữ liệu thành phần khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.\n2. Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên là hệ thống công nghệ thông tin chuyên ngành do Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, quản lý, sử dụng thống nhất trên toàn quốc, có các chức năng cơ bản phục vụ công tác báo cáo, thu thập, tổng hợp dữ liệu số hóa về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên từ địa phương đến Trung ương. Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành gồm hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý và cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên dược thiết lập, vận hành và hoạt động trên Internet tại địa chỉ csdl.moet.gov.vn.\n3. Báo cáo dữ liệu giáo dục vào Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành là việc nhập dữ liệu dưới dạng số hóa theo định dạng thống nhất được cung cấp trên Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành.\n4. Mã định danh cho một đối tượng được quản lý trên Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành là một chuỗi ký tự dùng để định danh cho đối tượng đó trên Cơ sở dữ liệu ngành.\n5. Tài khoản trên Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành gồm hai thông tin chính là tên đăng nhập và mật khẩu được cơ quan có thẩm quyền cấp để đăng nhập, khai thác sử dụng. Có hai loại tài khoản là: Tài khoản quản trị dùng để quản trị Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành theo thẩm quyền của cơ quan, đơn vị và tài khoản khai thác sử dụng Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành. Mỗi cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng sử dụng Cơ sở dữ liệu ngành được cấp một tài khoản quản trị." }, { "id": 613777, "text": "Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng\n1. Thông tư này quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non, bao gồm: nội dung xây dựng, kiểm tra, đánh giá trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.\n2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục mầm non, bao gồm: nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập và các tổ chức, cá nhân có liên quan." }, { "id": 34667, "text": "1. Các phần mềm quản lý ở trường học, các cơ sở dữ liệu về giáo dục ở địa phương (gọi chung là phần mềm quản lý giáo dục ở địa phương) được hỗ trợ kết nối và trao đổi dữ liệu với Cơ sở dữ liệu ngành. Đơn vị chủ trì quản lý phần mềm quản lý giáo dục ở địa phương có trách nhiệm liên hệ, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Công nghệ thông tin) để được hướng dẫn, hỗ trợ kết nối, trao đổi dữ liệu với Cơ sở dữ liệu ngành.\n2. Phần mềm quản lý giáo dục ở địa phương phải đáp ứng đầy đủ quy định kỹ thuật về dữ liệu của Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Danh sách các phần mềm quản lý giáo dục ở địa phương đáp ứng quy định kỹ thuật về dữ liệu của Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành, về giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông và đã kết nối trao đổi dữ liệu với Cơ sở dữ liệu ngành sẽ được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Cổng thông tin điện tử của Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo)." } ]
46,445
Ghi nhật ký hệ thống trong bảo đảm an toàn máy chủ đối với hệ thống thông tin cấp độ 5 gồm những thông tin cơ bản nào?
[ { "id": 113500, "text": "Bảo đảm an toàn máy chủ\n9.2.2.3 Nhật ký hệ thống\na) Ghi nhật ký hệ thống bao gồm những thông tin cơ bản sau:\n- Thông tin kết nối mạng tới máy chủ (Firewall log);\n- Thông tin đăng nhập vào máy chủ;\n- Lỗi phát sinh trong quá trình hoạt động;\n- Thông tin thay đổi cấu hình máy chủ;\n- Thông tin truy cập dữ liệu và dịch vụ quan trọng trên máy chủ (nếu có).\nc) Giới hạn đủ dung lượng lưu trữ nhật ký hệ thống để không mất hoặc tràn nhật ký hệ thống;\nd) Quản lý và lưu trữ tập trung nhật ký hệ thống thu thập được từ máy chủ;\nđ) Lưu nhật ký hệ thống trong khoảng thời gian tối thiểu là 12 tháng;\ne) Lưu trữ dự phòng dữ liệu nhật ký hệ thống trên hệ thống lưu trữ riêng biệt, có mã hóa với những dữ liệu nhật ký quan trọng (nếu có);\ng) Phân quyền truy cập, quản lý dữ liệu nhật ký hệ thống đối với các tài khoản có chức năng quản trị hệ thống khác nhau." } ]
[ { "id": 157529, "text": "Yêu cầu kỹ thuật\n5.2.1 Bảo đảm an toàn mạng\n5.2.1.1 Thiết kế hệ thống\na) Thiết kế các vùng mạng trong hệ thống theo chức năng, bao gồm tối thiểu các vùng mạng:\n- Vùng mạng nội bộ;\n- Vùng mạng biên;\n- Vùng DMZ.\nb) Phương án thiết kế bảo đảm các yêu cầu sau:\n- Có phương án quản lý truy cập, quản trị hệ thống từ xa an toàn;\n- Có phương án quản lý truy cập giữa các vùng mạng và phòng chống xâm nhập.\n5.2.1.2 Kiểm soát truy cập từ bên ngoài mạng\na) Thiết lập hệ thống chỉ cho phép sử dụng các kết nối mạng an toàn khi truy cập thông tin nội bộ hoặc quản trị hệ thống từ các mạng bên ngoài và mạng Internet;\nb) Kiểm soát truy cập từ bên ngoài vào hệ thống theo từng dịch vụ, ứng dụng cụ thể; chặn tất cả truy cập tới các dịch vụ, ứng dụng mà hệ thống không cung cấp hoặc không cho phép truy cập từ bên ngoài.\n5.2.1.3 Nhật ký hệ thống\nThiết lập chức năng ghi, lưu trữ nhật ký hệ thống trên các thiết bị mạng chính.\n5.2.1.4 Phòng chống xâm nhập\na) Có phương án phòng chống xâm nhập để bảo vệ vùng DMZ;\nb) Định kỳ cập nhật cơ sở dữ liệu dấu hiệu phát hiện tấn công mạng (Signatures).\n5.2.1.5 Bảo vệ thiết bị hệ thống\na) Cấu hình chức năng xác thực trên các thiết bị hệ thống (nếu hỗ trợ) để xác thực người dùng khi quản trị thiết bị trực tiếp hoặc từ xa;\nb) Thiết lập cấu hình chỉ cho phép sử dụng các kết nối mạng an toàn (nếu hỗ trợ) khi truy cập, quản trị thiết bị từ xa.\n5.2.2 Bảo đảm an toàn máy chủ\n5.2.2.1 Xác thực\na) Thiết lập chính sách xác thực trên máy chủ để xác thực người dùng khi truy cập, quản lý và sử dụng máy chủ;\nb) Thay đổi các tài khoản mặc định trên hệ thống hoặc vô hiệu hóa (nếu không sử dụng);\nc) Thiết lập cấu hình máy chủ để đảm bảo an toàn mật khẩu người sử dụng, bao gồm các yêu cầu sau:\n- Yêu cầu thay đổi mật khẩu mặc định;\n- Thiết lập quy tắc đặt mật khẩu về số ký tự, loại ký tự.\n5.2.2.2 Kiểm soát truy cập\nThiết lập hệ thống chỉ cho phép sử dụng các kết nối mạng an toàn khi truy cập, quản trị máy chủ từ xa.\n5.2.2.3 Nhật ký hệ thống\na) Ghi nhật ký hệ thống bao gồm những thông tin cơ bản sau:\n- Thông tin kết nối mạng tới máy chủ (Firewall log);\n- Thông tin đăng nhập vào máy chủ;\nb) Đồng bộ thời gian giữa máy chủ với máy chủ thời gian.\n5.2.2.4 Phòng chống xâm nhập\na) Loại bỏ các tài khoản không sử dụng, các tài khoản không còn hợp lệ trên máy chủ;\nb) Sử dụng tường lửa của hệ điều hành và hệ thống để cấm các truy cập trái phép tới máy chủ.\n5.2.2.5 Phòng chống phần mềm độc hại\nCài đặt phần mềm phòng chống mã độc (hoặc có phương án khác tương đương) và thiết lập chế độ tự động cập nhật cơ sở dữ liệu cho phần mềm.\n5.2.3 Bảo đảm an toàn ứng dụng\n5.2.3.1 Xác thực\na) Thiết lập cấu hình ứng dụng để xác thực người sử dụng khi truy cập, quản trị, cấu hình ứng dụng;\nb) Lưu trữ có mã hóa thông tin xác thực hệ thống;\nc) Thiết lập cấu hình ứng dụng để đảm bảo an toàn mật khẩu người sử dụng, bao gồm các yêu cầu sau:\n- Yêu cầu thay đổi mật khẩu mặc định;\n- Thiết lập quy tắc đặt mật khẩu về số ký tự, loại ký tự.\n5.2.3.2 Kiểm soát truy cập\na) Thiết lập hệ thống chỉ cho phép sử dụng các kết nối mạng an toàn khi truy cập, quản trị ứng dụng từ xa;\nb) Thiết lập giới hạn thời gian chờ (timeout) để đóng phiên kết nối khi ứng dụng không nhận được yêu cầu từ người dùng.\n5.2.3.3 Nhật ký hệ thống\nGhi nhật ký hệ thống bao gồm những thông tin cơ bản sau:\n- Thông tin truy cập ứng dụng;\n- Thông tin đăng nhập khi quản trị ứng dụng.\n5.2.4 Bảo đảm an toàn dữ liệu\n5.2.4.1 Sao lưu dự phòng\nThực hiện sao lưu dự phòng các thông tin, dữ liệu quan trọng trên hệ thống." }, { "id": 10216, "text": "Giám sát và ghi nhật ký hoạt động của hệ thống thông tin\nTổ chức thực hiện giám sát và ghi nhật ký hoạt động của hệ thống thông tin từ cấp độ 2 trở lên như sau:\n1. Ghi và lưu trữ nhật ký về hoạt động của hệ thống thông tin và người sử dụng, các lỗi phát sinh, các sự cố an toàn thông tin nếu hệ thống hỗ trợ, tối thiểu bao gồm:\na) Thông tin kết nối mạng (firewall log);\nb) Thông tin đăng nhập;\nc) Thông tin thay đổi cấu hình;\nd) Thông tin truy cập dữ liệu và dịch vụ quan trọng (nếu có);\nđ) Thông tin các lỗi phát sinh trong quá trình hoạt động;\ne) Thông tin cảnh báo từ các thiết bị;\ng) Thông tin hiệu năng hoạt động của thiết bị (đối với hệ thống thông tin từ cấp độ 3 trở lên).\n2. Dữ liệu nhật ký của các hệ thống thông tin cấp độ 2 phải được lưu trực tuyến tối thiểu 1 tháng và sao lưu tối thiểu 6 tháng. Dữ liệu nhật ký của các hệ thống thông tin từ cấp độ 3 trở lên phải được lưu trực tuyến tối thiểu 3 tháng theo hình thức tập trung và sao lưu tối thiểu một năm.\n3. Có phương án giám sát, cảnh báo khi có thay đổi thông tin bí mật lưu trên hệ thống lưu trữ/phương tiện lưu trữ của các hệ thống thông tin từ cấp độ 4 trở lên.\n4. Bảo vệ các chức năng ghi nhật ký và thông tin nhật ký, chống giả mạo, thay đổi và truy cập trái phép; bảo đảm người quản trị hệ thống và người sử dụng không thể xóa hay sửa đổi nhật ký hệ thống ghi lại các hoạt động của chính họ.\n5. Thực hiện việc đồng bộ thời gian giữa các hệ thống thông tin." }, { "id": 3390, "text": "1. Việc bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ thực hiện theo yêu cầu cơ bản quy định tại Thông tư này; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành có liên quan khác.\n2. Yêu cầu cơ bản đối với từng cấp độ quy định tại Thông tư này là yêu cầu tối thiểu để bảo đảm an toàn hệ thống thông tinvà không bao gồm các yêu cầu bảo đảm an toàn vật lý.\n3. Yêu cầu cơ bản bao gồm:\na) Yêu cầu kỹ thuật: An toàn hạ tầng mạng; an toàn máy chủ; an toàn ứng dụng và an toàn dữ liệu;\nb) Yêu cầu quản lý: Chính sách chung; tổ chức, nhân sự; quản lý thiết kế, xây dựng; quản lý vận hành; kiểm tra, đánh giá và quản lý rủi ro.\n4. Việc xây dựng phương án bảo đảm an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu cơ bản theo từng cấp độ thực hiện theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 85/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:\na) Đối với hệ thống thông tin cấp độ 1, 2, 3: Phương án bảo đảm an toàn thông tin phải xem xét khả năng dùng chung giữa các hệ thống thông tin đối với các giải pháp bảo vệ, chia sẻ tài nguyên để tối ưu hiệu năng, tránh đầu tư thừa, trùng lặp, lãng phí. Trong trường hợp đầu tư mới, phải có thuyết minh về việc giải pháp đã có không đáp ứng được yêu cầu cơ bản;\nb) Đối với hệ thống thông tin cấp độ 4, 5: Phương án bảo đảm an toàn thông tin cần được thiết kế bảo đảm tính sẵn sàng, phân tách và hạn chế ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống khi một thành phần trong hệ thống hoặc có liên quan tới hệ thống bị mất an toàn thông tin." }, { "id": 252640, "text": "Yêu cầu chung\n1. Việc bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ thực hiện theo yêu cầu cơ bản quy định tại Thông tư này và Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11930-2017 về Công nghệ thông tin - các kỹ thuật an toàn - yêu cầu cơ bản về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.\n2. Yêu cầu cơ bản đối với từng cấp độ quy định tại Thông tư này là các yêu cầu tối thiểu để bảo đảm an toàn hệ thống thông tin, bao gồm yêu cầu cơ bản về quản lý, yêu cầu cơ bản về kỹ thuật và không bao gồm các yêu cầu bảo đảm an toàn vật lý.\n3. Yêu cầu cơ bản về quản lý, bao gồm: \na) Thiết lập chính sách an toàn thông tin; \nb) Tổ chức bảo đảm an toàn thông tin; \nc) Bảo đảm nguồn nhân lực; \nd) Quản lý thiết kế, xây dựng hệ thống; \nđ) Quản lý vận hành hệ thống: \ne) Phương án Quản lý rủi ro an toàn thông tin;\ng) Phương án Kết thúc vận hành, khai thác, thanh lý, hủy bỏ hệ thống thông tin.\n4. Yêu cầu cơ bản về kỹ thuật, bao gồm: \na) Bảo đảm an toàn mạng, \nb) Bảo đảm an toàn máy chủ; \nc) Bảo đảm an toàn ứng dụng \nd) Bảo đảm an toàn dữ liệu.\n5. Việc xây dựng phương án bảo đảm an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu cơ bản theo từng cấp độ thực hiện theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 85/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:\na) Đối với hệ thống thông tin cấp độ 1, 2, 3: Phương án bảo đảm an toàn thông tin phải xem xét khả năng dùng chung giữa các hệ thống thông tin đối với các giải pháp bảo vệ, chia sẻ tài nguyên để tối ưu hiệu năng, tránh đầu tư thừa, trùng lặp, lãng phí;\nb) Đối với hệ thống thông tin cấp độ 4, 5: Phương án bảo đảm an toàn thông tin cần được thiết kế bảo đảm tính sẵn sàng, phân tách và hạn chế ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống khi một thành phần trong hệ thống hoặc có liên quan tới hệ thống bị mất an toàn thông tin. \n6. Hệ thống thông tin khi được đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng, nâng cấp phải triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin đã được phê duyệt tại Hồ sơ đề xuất cấp độ và đáp ứng các yêu cầu an toàn tại Điều 9 và Điều 10 Thông tư này trước khi đưa vào vận hành, khai thác.\n7. Quy chế bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cho hệ thống phải được xây dựng, đáp ứng các yêu cầu an toàn về quản lý theo cấp độ an toàn hệ thống thông tin tương ứng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành trước khi Hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt.\n8. Yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin đối với phần mềm nội bộ khi xây dựng mới hoặc mở rộng, nâng cấp: \na) Phần mềm nội bộ được xây dựng mới hoặc mở rộng, nâng cấp phải tuân thủ Khung phát triển phần mềm an toàn;\nb) Đáp ứng yêu cầu an toàn cơ bản đối với Phần mềm nội bộ.\n9. Trường hợp hệ thống thông tin cấp độ 3 được triển khai dưới hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin tại Trung tâm dữ liệu hoặc điện toán đám mây, thiết kế hệ thống phải đáp ứng các yêu cầu sau:\na) Phải được thiết kế tách riêng, độc lập với các hệ thống khác về lô-gic và có biện pháp quản lý truy cập giữa các hệ thống:\nb) Các vùng mạng trong hệ thống phải được thiết kế tách riêng, độc lập với nhau về lô-gic và có biện pháp quản lý truy cập giữa các vùng mạng\nc) Có phân vùng lưu trữ được phân tách độc lập về lô-gic.\n10, Trường hợp hệ thống thông tin cấp độ 4 hoặc cấp độ 5 được triển khai dưới hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin tại Trung tâm dữ liệu hoặc Điện toán đám mây, thiết kế hệ thống phải đáp ứng các yêu cầu sau:\na) Phải được thiết kế tách riêng, độc lập với các hệ thống khác về vật lý và có biện pháp quản lý truy cập giữa các hệ thống\nb) Các vùng mạng trong hệ thống phải được thiết kế tách riêng, độc lập với nhau về lô-gic và có biện pháp quản lý truy cập giữa các vùng mạng\nc) Có phân vùng lưu trữ được phân tách độc lập về vật lý; \nd) Các thiết bị mạng chính phải được phân tách độc lập về vật lý." } ]
109,280
Ai có quyền quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa bị mất?
[ { "id": 183866, "text": "Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại\n...\n2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa quy định tại khoản 1 Điều này thuộc phạm vi quản lý.\n..." } ]
[ { "id": 38441, "text": "1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa bị mất, bị hủy hoại trong trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân khác.\n2 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa quy định tại khoản 1 Điều này thuộc phạm vi quản lý.\n3. Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa gồm:\na) Văn bản đề nghị xử lý tài sản của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;\nb) Biên bản xác định tài sản bị mất, bị hủy hoại: 01 bản chính;\nc) Danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại tài sản theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;\nd) Hồ sơ chứng minh việc tài sản bị mất, bị hủy hoại: 01 bản sao.\n4. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại:\na) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phát hiện tài sản bị mất, bị hủy hoại, cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị xử lý tài sản bị mất, bị hủy hoại quy định tại khoản 3 Điều này; báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định;\nb) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại;\nc) Quyết định xử lý tài sản gồm những nội dung chủ yếu sau: Tên cơ quan được giao quản lý tài sản có tài sản bị mất, bị hủy hoại; danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại được ghi giảm tài sản (tên tài sản; số lượng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán); lý do (nguyên nhân) tài sản bị mất, bị hủy hoại; trách nhiệm tổ chức thực hiện.\n5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có Quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện kế toán giảm tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán; báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 27 Nghị định này.\n6. Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí cho việc khắc phục hậu quả sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa để khôi phục hoạt động giao thông đường thủy nội địa an toàn, thông suốt.\nTrường hợp tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa bị mất, bị hủy hoại được doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan bồi thường thiệt hại thì số tiền thu được từ việc bồi thường thiệt hại tài sản được quản lý theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định này, sau khi trừ chi phí có liên quan (nếu có) nộp ngân sách nhà nước theo quy định và được ưu tiên bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công, dự toán chi ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng tài sản thay thế theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và pháp luật khác có liên quan." }, { "id": 16740, "text": "Việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được áp dụng theo các hình thức sau:\n1. Thu hồi tài sản.\n2. Điều chuyển tài sản.\n3. Bán tài sản.\n4. Sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao.\n5. Thanh lý tài sản.\n6. Xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.\n7. Hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật." }, { "id": 38447, "text": "1. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan được giao quản lý tài sản quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan hoàn thành việc rà soát, phân loại, xác định giá trị tài sản hiện có để thực hiện việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo quy định tại Nghị định này.\nTrong thời gian thực hiện việc rà soát, phân loại, lập, phê duyệt phương án giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về tài sản công, pháp luật chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa và pháp luật có liên quan, bảo đảm hoạt động giao thông đường thủy nội địa thông suốt, an toàn.\n2. Đối với các Hợp đồng khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa đã được cơ quan, người có thẩm quyền ký kết theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định đến hết thời hạn của Hợp đồng ký kết. Trường hợp sửa đổi, bổ sung Hợp đồng ký kết kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải thực hiện theo quy định tại Nghị định này.\n3. Đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa đã được cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xử lý trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện theo quyết định đã ký; các công việc chưa thực hiện đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc xử lý tài sản được thực hiện theo quy định tại Nghị định này." }, { "id": 447028, "text": "Khoản 1. Phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa:\na) Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trực tiếp tổ chức khai thác tài sản;\nb) Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa;\nc) Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa." } ]
78,986
Thư viện cơ sở giáo dục trung học phổ thông có những chức năng và nhiệm vụ gì?
[ { "id": 45442, "text": "1. Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác là thư viện có tài nguyên thông tin phục vụ người học và người dạy trong cơ sở giáo dục.\n2. Thư viện cơ sở giáo dục mầm non thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:\na) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với độ tuổi, tâm lý của trẻ em mầm non; nhu cầu thông tin, tài liệu của người dạy, cán bộ quản lý và chương trình giáo dục của cơ sở giáo dục;\nb) Tổ chức hoạt động làm quen với sách và hình thành thói quen đọc của trẻ em mầm non; hướng dẫn sử dụng thư viện, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin cho người dạy và cán bộ quản lý;\nc) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục giao.\n3. Thư viện cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:\na) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với nhu cầu học tập, nghiên cứu của người học, người dạy, cán bộ quản lý và mục tiêu, nội dung, chương trình học tập, giảng dạy của từng cấp học, chương trình học;\nb) Tổ chức hoạt động khuyến đọc, hình thành thói quen, kỹ năng đọc của người học; hướng dẫn sử dụng thư viện, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin cho người học, người dạy và cán bộ quản lý;\nc) Hỗ trợ việc học tập, giảng dạy, nghiên cứu và tổ chức các hoạt động giáo dục khác;\nd) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục giao.\n4. Thư viện cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại Điều 4 của Luật này và các chức năng, nhiệm vụ sau đây:\na) Phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với nhu cầu học tập, nghiên cứu của người học, người dạy, cán bộ quản lý và mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục;\nb) Tổ chức hoạt động khuyến đọc; hướng dẫn sử dụng thư viện, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin cho người học, người dạy và cán bộ quản lý;\nc) Thực hiện nhiệm vụ khác do cơ sở giáo dục giao." } ]
[ { "id": 123484, "text": "Liên thông thư viện\n1. Nguyên tắc liên thông thư viện\na) Liên thông thư viện giữa các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở) được thực hiện cùng cấp học trên cùng địa bàn cấp huyện; giữa các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học cơ sở) với thư viện cấp xã, huyện trên cùng địa bàn;\nb) Liên thông thư viện giữa các trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học phổ thông) được thực hiện cùng cấp học trên cùng địa bàn cấp huyện, tỉnh; giữa các trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học phổ thông) với thư viện cấp huyện, tỉnh trên cùng địa bàn;\nc) Các thư viện có hạ tầng công nghệ thông tin bảo đảm và tương thích; bảo đảm nguồn tài nguyên thông tin số; có đủ nhân lực để đáp ứng, vận hành, khai thác, chia sẻ có thể liên thông với các thư viện cơ sở giáo dục khác mà không giới hạn không gian liên thông;\nd) Các thư viện tham gia liên thông trên cơ sở tự nguyện kết nối, chia sẻ, đóng góp tài nguyên của thư viện cho nhóm dùng chung; hợp tác có thỏa thuận giữa các thư viện bảo đảm thống nhất quy trình khai thác, được quản lý bằng các phần mềm, có thể truy cập được bằng máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử khác; các thư viện trên địa bàn khác nhau có thể thỏa thuận tham gia liên thông bằng hình thức chia sẻ, đóng góp tài nguyên thông tin số;\nđ) Bảo đảm quản lý và sử dụng tài nguyên thông tin liên thông đúng mục đích, hiệu quả, đúng quy chế liên thông;\ne) Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin, an ninh mạng và quy định liên quan của pháp luật.\n..." }, { "id": 548686, "text": "Khoản 1. Về đội ngũ giáo viên và nhân viên, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở có:\na) Đủ giáo viên và nhân viên làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn phòng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;\nb) 100% số giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo đối với giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 77 của Luật Giáo dục năm 2005;\nc) 100% số giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông;\nd) Người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa bàn được phân công." }, { "id": 499740, "text": "Có chính sách hỗ trợ sách giáo khoa đối với học sinh và thư viện trường phổ thông vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục để triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới;\nđ) Tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2020." }, { "id": 59992, "text": "1. Có mục tiêu tổ chức, hoạt động thư viện phù hợp và đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 15 của Luật Thư viện; có đối tượng phục vụ là người dạy, người học, nhân viên thuộc cơ sở giáo dục và các đối tượng khác có nhu cầu sử dụng thư viện theo quy chế của thư viện.\n2. Có tài nguyên thông tin như sau:\na) Sách giáo khoa, sách nghiệp vụ của giáo viên, sách tham khảo đáp ứng nhu cầu của người học và người dạy trong cơ sở giáo dục:\n- Đối với cơ sở giáo dục mầm non: Bảo đảm ít nhất 02 bản sách/học sinh và 03 bản sách/giáo viên;\n- Đối với cơ sở giáo dục tiểu học: Bảo đảm ít nhất 03 bản sách/học sinh và 01 bộ sách/giáo viên theo khối lớp;\n- Đối với cơ sở giáo dục trung học cơ sở: Bảo đảm ít nhất 04 bản sách/học sinh và 01 bộ sách/giáo viên theo bộ môn giảng dạy;\n- Đối với cơ sở giáo dục trung học phổ thông: Bảo đảm ít nhất 05 bản sách/học sinh và 01 bộ sách/giáo viên theo bộ môn giảng dạy;\nb) Báo, tạp chí, bản đồ và tranh ảnh giáo dục, tài liệu nghe, nhìn, sách điện tử, các dạng tài liệu khác phù hợp với lứa tuổi, nhu cầu học tập của học sinh và yêu cầu tham khảo của giáo viên; bảo đảm tối thiểu các tài liệu có nội dung sát với chương trình giảng dạy và học tập của nhà trường theo danh mục do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.\n3. Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:\na) Được bố trí ở trung tâm của cơ sở giáo dục, thuận tiện cho người sử dụng thư viện, đặc biệt đối với người khuyết tật;\nb) Diện tích đủ để lưu trữ tài nguyên thông tin, triển khai các hoạt động thư viện, khu vực phục vụ đọc, khu làm việc của nhân viên thư viện và các nhu cầu xử lý nghiệp vụ khác;\nc) Không gian đọc cho người sử dụng thư viện ít nhất 50 m2; kết nối với các phòng nghe - nhìn, phòng máy tính của nhà trường, các tủ sách lớp học; khuyến khích tổ chức thư viện mở, không gian đọc thân thiện;\nd) Có các phương tiện, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện;\nđ) Bảo đảm các thiết bị, phương tiện chuyên dụng bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.\n4. Người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ trung cấp trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp." } ]
117,710
Ghi giá bán hàng hóa, dịch vụ chiết khấu thương mại trên hóa đơn GTGT như thế nào?
[ { "id": 111482, "text": "\"2.4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng và tiêu dùng nội bộ đối với tổ chức kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: \na) Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi tên và số lượng hàng hóa, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu và thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về thuế GTGT. \nb) Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ thì phải lập hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng), trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. \n2.5. Hàng hóa, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT. Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.\"" } ]
[ { "id": 108100, "text": "\"Điều 7. Giá tính thuế\n ...\n22. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng.\nTrường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.\nGiá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.\"" }, { "id": 454352, "text": "Khoản 1. Nguyên tắc kế toán\na) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Tài khoản này không phản ánh các khoản thuế được giảm trừ vào doanh thu như thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp.\nb) Việc điều chỉnh giảm doanh thu được thực hiện như sau: - Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh; - Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau mới phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại thì doanh nghiệp được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc: + Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát hành Báo cáo tài chính, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu, trên Báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo (kỳ trước). + Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệp ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau).\nc) Chiết khấu thương mại phải trả là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Bên bán hàng thực hiện kế toán chiết khấu thương mại theo những nguyên tắc sau: - Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản chiết khấu thương mại cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã trừ chiết khấu thương mại) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại (doanh thu thuần). - Kế toán phải theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp chi trả cho người mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên hóa đơn. Trường hợp này, bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa trừ chiết khấu thương mại (doanh thu gộp). Khoản chiết khấu thương mại cần phải theo dõi riêng trên tài khoản này thường phát sinh trong các trường hợp như: + Số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng. Trường hợp này có thể phát sinh do người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu và khoản chiết khấu thương mại chỉ được xác định trong lần mua cuối cùng; + Các nhà sản xuất cuối kỳ mới xác định được số lượng hàng mà nhà phân phối (như các siêu thị) đã tiêu thụ và từ đó mới có căn cứ để xác định được số chiết khấu thương mại phải trả dựa trên doanh số bán hoặc số lượng sản phẩm đã tiêu thụ.\nd) Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế." }, { "id": 644493, "text": "Khoản 5. Xác định số thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó:\na) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng. Thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân (x) với thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đó. Trường hợp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì thuế GTGT đầu ra được xác định bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế quy định tại khoản 12 Điều 7 Thông tư này. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hóa đơn chỉ ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hóa đơn, chứng từ. Ví dụ 54: Doanh nghiệp bán sắt, thép, giá bán chưa có thuế GTGT đối với sắt F6 là: 11.000.000 đồng/tấn; thuế GTGT 10% bằng 1.100.000 đồng/tấn, nhưng khi bán có một số hóa đơn doanh nghiệp chỉ ghi giá bán là 12.100.000 đồng/tấn thì thuế GTGT tính trên doanh số bán được xác định bằng: 12.100.000 đồng/tấn x 10% = 1.210.000 đồng/tấn thay vì tính trên giá chưa có thuế là 11.000.000 đồng/tấn. Cơ sở kinh doanh phải chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ. Trường hợp hóa đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau: Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất đã ghi trên hóa đơn; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất thuế GTGT quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT.\nb) Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam." }, { "id": 454193, "text": "e) Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành mạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của người bán, người cung cấp nếu chưa được phản ánh trong hóa đơn mua hàng.\n2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 331 – Phải trả cho người bán Bên Nợ: - Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp; - Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao; - Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo hợp đồng; - Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán; - Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người bán. - Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam). Bên Có: - Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu xây lắp; - Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, khi có hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức; - Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam). Số dư bên Có: Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp. Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản ánh ở tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”.\n3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu\n3.1. Mua vật tư, hàng hóa chưa trả tiền người bán về nhập kho trong trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hoặc khi mua TSCĐ:\na) Trường hợp mua trong nội địa, ghi: - Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ các TK 152, 153, 156, 157, 211, 213 (giá chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán). - Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ bao gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán)." } ]
150,136
Thế nào là chứng chỉ tiền gửi?
[ { "id": 1649, "text": "Giải thích từ ngữ\nTrong Thông tư này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\nKỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác." } ]
[ { "id": 36827, "text": "1. Việc mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do ngân hàng thương mại phát hành phải thuộc phương án đầu tư quỹ đã được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua.\n2. Thời hạn đầu tư mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tùy thuộc vào thời hạn của từng loại giấy tờ có giá do ngân hàng thương mại phát hành nhưng tối đa không quá 05 năm.\n3. Mức lãi suất mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi thực hiện theo lãi suất phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do ngân hàng thương mại phát hành nhưng phải đảm bảo không thấp hơn mức lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn tại thời Điểm gần nhất trong vòng 03 tháng trước thời Điểm mua. Trường hợp trong 03 tháng trước thời Điểm mua không phát hành trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn, thì lãi suất mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi thực hiện theo mức lãi suất đầu tư gửi tiền tại ngân hàng thương mại quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định này.\n4. Việc thanh toán tiền gốc, lãi trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi khi đến hạn thực hiện theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng thương mại.\n5. Trường hợp cần thiết phải bán trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi để thu hồi vốn trước hạn, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có văn bản nêu rõ lý do, trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, quyết định." }, { "id": 1655, "text": "Nguyên tắc phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi\n1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động tổ chức các đợt phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi theo quy định tại Thông tư này khi tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.\n2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi trực tiếp cho người mua tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.\n3. Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc chứng nhận quyền sở hữu kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi phải bao gồm các nội dung sau:\na) Tên tổ chức phát hành;\nb) Tên gọi kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi;\nc) Ký hiệu, số sê-ri phát hành;\nd) Chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định;\nđ) Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán;\ne) Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi;\ng) Họ tên, số Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, địa chỉ của người mua (nếu người mua là cá nhân); tên tổ chức mua, số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp), địa chỉ của tổ chức mua (nếu người mua là tổ chức);\nh) Đối với kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành, ghi rõ người sở hữu chỉ được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức;\ni) Các nội dung khác của kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định." }, { "id": 612351, "text": "Khoản 3. Tiền mua chứng chỉ quỹ khi chuyển vào tài khoản tiền của quỹ tại ngân hàng giám sát được giải ngân để đầu tư ngay trong ngày giao dịch chứng chỉ quỹ. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm thanh toán tiền lãi cho quỹ, với lãi suất tối thiểu bằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn đang áp dụng, kể từ ngày quỹ nhận được tiền mua chứng chỉ quỹ từ nhà đầu tư." }, { "id": 71587, "text": "Tiền gửi được bảo hiểm\nTiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, trừ các loại tiền gửi quy định tại Điều 19 của Luật này." }, { "id": 548546, "text": "Điều 1. Huy động vốn:\n1.1. Tổ chức dịch vụ tiết kiệm bưu điện được huy động vốn của dân cư như sau:\na) Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn theo quy định tại Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;\nb) Phát hành chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá khác theo các quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước.\n1.2. Lãi suất huy động tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá khác của Tổ chức dịch vụ tiết kiệm bưu điện phải đảm bảo phù hợp với mặt bằng lãi suất thị trường tại từng thời điểm huy động." } ]
112,287
Nhập hàng dự trữ quốc gia gồm các trường hợp nào?
[ { "id": 57777, "text": "Các trường hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia\n1. Nhập hàng dự trữ quốc gia bao gồm các trường hợp:\na) Nhập mua tăng hàng dự trữ quốc gia thuộc chỉ tiêu kế hoạch luân phiên đổi hàng;\nb) Nhập do điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia;\nc) Nhập tăng hàng dự trữ quốc gia đối với số lượng hàng khi kiểm kê thực tế lớn hơn so với số lượng của sổ kế toán;\nd) Nhập hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp khác.\n2. Xuất hàng dự trữ quốc gia bao gồm các trường hợp:\na) Xuất bán hàng dự trữ quốc gia thuộc chỉ tiêu kế hoạch luân phiên đổi hàng;\nb) Xuất điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia;\nc) Xuất hàng dự trữ quốc gia khi thanh lý, tiêu hủy, loại khỏi danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia;\nd) Xuất hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp khác." } ]
[ { "id": 57781, "text": "Nhập hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác\n1. Nhập hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác, bao gồm:\na) Nhập hàng dự trữ quốc gia dôi thừa sau khi xuất kho;\nb) Nhập hàng dự trữ quốc gia do các tổ chức, cá nhân bồi thường khi hao hụt quá định mức;\nc) Nhập hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp khác.\n2. Hồ sơ, thủ tục nhập tăng hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp khác thực hiện theo quy định hiện hành." }, { "id": 167355, "text": "Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác\n1. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia quyết định việc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác, bao gồm:\na) Xuất hàng dự trữ quốc gia khi thanh lý, tiêu hủy;\nb) Nhập hàng dự trữ quốc gia đối với số lượng hàng khi kiểm kê thực tế lớn hơn so với sổ kế toán.\n2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này." }, { "id": 167353, "text": "Các trường hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia\n1. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Điều 35 của Luật này.\n2. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong tình huống đột xuất, cấp bách quy định tại Điều 36 của Luật này.\n3. Nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia theo chỉ tiêu kế hoạch được giao quy định tại Điều 37 của Luật này.\n4. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác quy định tại Điều 39 của Luật này." }, { "id": 498159, "text": "Điều 37. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia\n1. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia được thực hiện hằng năm. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.\n2. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia; trường hợp chưa thực hiện xong trong năm kế hoạch, báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.\n3. Trường hợp do giá thay đổi khi xuất bán để luân phiên đổi hàng mà số tiền thu được không mua đủ số lượng hàng theo kế hoạch được duyệt, bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia mua số lượng hàng tương ứng với số tiền thu được.\n4. Trường hợp mua hàng dự trữ quốc gia mang tính thời vụ, trường hợp luân phiên đổi hàng phải mua nhập hàng mới trước khi xuất bán hàng cũ, Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định việc cho tạm ứng ngân sách nhà nước để mua hàng; bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm hoàn trả số tiền đã tạm ứng trong năm kế hoạch." } ]
147,325
Cá nhân công tác tại các đơn vị sản xuất kinh doanh thuốc cổ truyền được xét tặng Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông cần đảm bảo những tiêu chuẩn nào?
[ { "id": 226421, "text": "Tiêu chuẩn cụ thể\n...\n4. Đối với cá nhân công tác tại các đơn vị nuôi trồng, thu hái, chế biến, sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền\na) Bảo đảm các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 7 của Thông tư này;\nb) Đạt một trong các tiêu chuẩn sau:\n- Có ít nhất 01sáng kiến hoặc giải pháp hữu ích trong quá trình sản xuất chế biến dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu được Sở Y tế hoặc Sở Khoa học và Công nghệ công nhận;\n- Xây dựng ít nhất 03 quy trình sản xuất thuốc cổ truyền, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu;\n- Chủ nhiệm ít nhất 01 đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ cấp cơ sở trong lĩnh vực nuôi trồng, thu hái, chế biến, sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu hoặc tham gia đề tài, đề án, dự án khoa học công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng, thu hái, chế biến, sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu cấp bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên được nghiệm thu.\n..." }, { "id": 25452, "text": "Tiêu chuẩn chung\n1. Có thời gian công tác trong lĩnh vực y dược cổ truyền hoặc kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại từ 20 năm trở lên.\n2. Được một cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp giới thiệu tham gia xét tặng giải thưởng.\n3. Được tặng 01 Bằng khen cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương có liên quan đến lĩnh vực y dược cổ truyền hoặc 02 bằng khen của Trung ương Hội nghề nghiệp lĩnh vực y dược cổ truyền hoặc 05 giấy khen của Tỉnh hội nghề nghiệp lĩnh vực y dược cổ truyền hoặc 05 giấy khen cấp sở, ngành liên quan đến công tác bảo tồn, phát triển y dược cổ truyền." } ]
[ { "id": 563565, "text": "Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG\nĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh. Thông tư này quy định tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục và kinh phí trong việc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác kế thừa, bảo tồn, phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại (sau đây gọi tắt là giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông).\nĐiều 2. Đối tượng áp dụng. Thông tư này áp dụng đối với cá nhân trong nước và người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có nhiều cống hiến, đóng góp cho các hoạt động y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại; các cá nhân, tổ chức có liên quan.\nĐiều 3. Nguyên tắc xét tặng\n1. Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông được xét tặng một lần cho đối tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định của Thông tư này, không xét truy tặng.\n2. Việc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông phải bảo đảm nguyên tắc:\na) Đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư này;\nb) Chính xác, công khai, dân chủ, bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số;\nc) Bình đẳng giới trong việc xét tặng giải thưởng;\nd) Chú trọng ưu tiên cho cá nhân là người lao động trực tiếp và cá nhân có nhiều sáng tạo trong lao động, công tác; thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn.\n3. Không đề nghị xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông cho các đối tượng đang trong quá trình bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên; bị xử phạt vi phạm hành chính về chuyên môn, kỹ thuật trong vòng 02 năm tính từ khi đề nghị xét tặng giải thưởng hoặc vi phạm về y đức; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.\n4. Cá nhân đề nghị xét tặng tham gia nhiều lĩnh vực công tác thì được ưu tiên lựa chọn, đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể ở lĩnh vực công tác nào thì được công nhận ở lĩnh vực công tác đó.\nĐiều 4. Thời gian xét tặng. Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông được xét tặng 02 năm một lần, vào những năm chẵn và được công bố vào ngày mất của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (rằm tháng Giêng).\nĐiều 5. Thẩm quyền xét tặng. Bộ trưởng Bộ Y tế có thẩm quyền xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông trên cơ sở đề nghị của Hội đồng xét tặng giải thưởng cấp Bộ Y tế.\nĐiều 6. Chế độ đối với cá nhân được tặng giải thưởng. Cá nhân được tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông được nhận:\n1. Bằng chứng nhận giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông của Bộ trưởng Bộ Y tế (Phụ lục 01 - Mẫu số 01);\n2. Huy hiệu của giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông (Phụ lục 02- Mẫu số 01);\n3. Ghi tên trong Sổ vàng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông do Bộ Y tế quản lý;\n4. Tiền hoặc hiện vật (nếu có)." }, { "id": 25457, "text": "Thông báo xét tặng giải thưởng\n1. Trước ngày 31 tháng 8 của các năm chẵn, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền ban hành thông báo về việc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông gửi các tổ chức và đơn vị có liên quan; đăng tải thông báo trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế và Trang thông tin Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền.\n2. Căn cứ thông báo của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền - Bộ Y tế, Thủ trưởng các đơn vị tổ chức phổ biến, thông báo công khai, rộng rãi về việc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các đối tượng có liên quan khác hiểu về đối tượng, tiêu chuẩn và quy trình xét tặng giải thưởng." }, { "id": 25446, "text": "Thông tư này quy định tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục và kinh phí trong việc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác kế thừa, bảo tồn, phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại (sau đây gọi tắt là giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông)." }, { "id": 25448, "text": "Nguyên tắc xét tặng\n1. Giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông được xét tặng một lần cho đối tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định của Thông tư này, không xét truy tặng.\n2. Việc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông phải bảo đảm nguyên tắc:\na) Đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư này;\nb) Chính xác, công khai, dân chủ, bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số;\nc) Bình đẳng giới trong việc xét tặng giải thưởng;\nd) Chú trọng ưu tiên cho cá nhân là người lao động trực tiếp và cá nhân có nhiều sáng tạo trong lao động, công tác; thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn.\n3. Không đề nghị xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông cho các đối tượng đang trong quá trình bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên; bị xử phạt vi phạm hành chính về chuyên môn, kỹ thuật trong vòng 02 năm tính từ khi đề nghị xét tặng giải thưởng hoặc vi phạm về y đức; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.\n4. Cá nhân đề nghị xét tặng tham gia nhiều lĩnh vực công tác thì được ưu tiên lựa chọn, đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể ở lĩnh vực công tác nào thì được công nhận ở lĩnh vực công tác đó." }, { "id": 25456, "text": "Cá nhân đề nghị xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện, hồ sơ bao gồm:\n1. Đơn đề nghị xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông;\n2. Bản báo cáo thành tích: Báo cáo thành tích phải nêu rõ việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quá trình hành nghề và thâm niên công tác, năng lực và thành tích trong công tác y dược cổ truyền có xác nhận của đơn vị công tác (Mẫu số 01- Phụ lục 02);\n3. Các giấy tờ chứng nhận hoặc chứng minh đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 9 của Thông tư này (bản sao công chứng hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức nghiệm thu, giới thiệu);\n4. Giấy giới thiệu của cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp giới thiệu tham gia xét tặng giải thưởng (bản phô tô);\n5. Giấy xác nhận của đơn vị có thẩm quyền về thời gian công tác của cá nhân theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này (nếu có)." } ]
115,475
Kinh phí bảo đảm thi hành án đối với pháp nhân thương mại theo quy định pháp luật
[ { "id": 49161, "text": "\"Điều 4. Kinh phí bảo đảm thi hành án đối với pháp nhân thương mại\n1. Kinh phí bảo đảm thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại do ngân sách nhà nước chi trả.\n2. Kinh phí thực hiện thi hành án đối với pháp nhân thương mại của cơ quan thi hành án hình sự được dự toán trong nguồn kinh phí phục vụ công tác thi hành án hình sự hằng năm.\n3. Kinh phí thực hiện các hoạt động thi hành án đối với pháp nhân thương mại của các cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại được dự toán, quyết toán vào kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan đó.\"" } ]
[ { "id": 541721, "text": "Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG\nĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh. Nghị định này quy định chi tiết về thi hành án đối với pháp nhân thương mại quy định tại các Điều 160, 164 và 165 của Luật Thi hành án hình sự.\nĐiều 2. Đối tượng áp dụng. Nghị định này áp dụng đối với pháp nhân thương mại chấp hành án (gọi tắt là pháp nhân thương mại); cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại; Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thi hành án đối với pháp nhân thương mại.\nĐiều 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện thi hành án đối với pháp nhân thương mại\n1. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án hình sự) chủ trì tổ chức thi hành án đối với pháp nhân thương mại.\n2. Cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại được quy định tại khoản 25 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự phải có trách nhiệm phối hợp trong thi hành án đối với pháp nhân thương mại theo yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự.\n3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại trong thi hành án đối với pháp nhân thương mại.\nĐiều 4. Kinh phí bảo đảm thi hành án đối với pháp nhân thương mại\n1. Kinh phí bảo đảm thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại do ngân sách nhà nước chi trả.\n2. Kinh phí thực hiện thi hành án đối với pháp nhân thương mại của cơ quan thi hành án hình sự được dự toán trong nguồn kinh phí phục vụ công tác thi hành án hình sự hằng năm.\n3. Kinh phí thực hiện các hoạt động thi hành án đối với pháp nhân thương mại của các cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại được dự toán, quyết toán vào kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan đó." }, { "id": 43113, "text": "Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại\n1. Căn cứ vào bản án, quyết định thi hành án và văn bản yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây:\na) Sửa đổi hoặc đình chỉ hiệu lực giấy phép thành lập và hoạt động hoặc văn bản khác có giá trị tương đương đối với pháp nhân thương mại trong thời gian bị đình chỉ hoạt động có thời hạn; áp dụng biện pháp khác theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn theo bản án, quyết định của Tòa án;\nb) Thu hồi hoặc xóa bỏ nội dung đăng ký của pháp nhân thương mại hoặc văn bản khác có giá trị tương đương; thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của pháp nhân thương mại, không cấp lại giấy phép thành lập, hoạt động đối với pháp nhân thương mại đã bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; áp dụng biện pháp khác theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn theo bản án, quyết định của Tòa án;\nc) Xóa bỏ nội dung đăng ký; sửa đổi, tạm dừng hiệu lực, thu hồi, từ chối hoặc không cấp lại một phần hoặc toàn bộ giấy phép hoặc văn bản khác có giá trị tương đương; đình chỉ một phần hoặc toàn bộ ngành, nghề, hoạt động của pháp nhân thương mại trong thời hạn bị cấm hoạt động, cấm kinh doanh đối với ngành, nghề trong lĩnh vực bị cấm; áp dụng biện pháp khác theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành hình phạt cấm kinh doanh, cấm hoạt động theo bản án, quyết định của Tòa án;\nd) Tự mình hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức thuộc lĩnh vực quản lý sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ, thu hồi giấy phép; từ chối cấp phép, chấp thuận, tiến hành thủ tục để huy động vốn trong thời hạn bị cấm đối với pháp nhân thương mại; áp dụng biện pháp khác theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành hình phạt cấm huy động vốn theo bản án, quyết định của Tòa án;\nđ) Áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành biện pháp tư pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra theo bản án, quyết định của Tòa án.\n2. Phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự và cơ quan khác có liên quan kiểm tra, giám sát pháp nhân thương mại trong quá trình chấp hành hình phạt, biện pháp tư pháp.\n3. Thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án hình sự về việc thực hiện yêu cầu trong thi hành án và việc chấp hành án của pháp nhân thương mại.\n4. Phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự và cơ quan, tổ chức khác có liên quan thi hành biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.\n5. Công bố quyết định, văn bản của cơ quan thi hành án hình sự và biện pháp được áp dụng đối với pháp nhân thương mại theo quy định của Luật này.\n6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này." }, { "id": 43109, "text": "1. Pháp nhân thương mại chấp hành án thực hiện các thủ tục sau đây:\na) Khi được cơ quan thi hành án hình sự triệu tập để thông báo, yêu cầu thi hành hình phạt, biện pháp tư pháp, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phải có mặt, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;\nb) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, pháp nhân thương mại phải công bố quyết định đó trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm của pháp nhân thương mại và niêm yết công khai tại trụ sở chính và địa điểm kinh doanh của pháp nhân thương mại trong thời gian chấp hành án; thông báo việc chấp hành hình phạt, biện pháp tư pháp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;\nc) Pháp nhân thương mại bị đình chỉ hoạt động có thời hạn phải tạm dừng hoạt động đối với ngành, nghề trong một hoặc một số lĩnh vực bị đình chỉ hoạt động có thời hạn theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;\nd) Pháp nhân thương mại bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn phải chấm dứt ngay hoạt động đối với ngành, nghề trong một hoặc một số lĩnh vực bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc toàn bộ hoạt động bị đình chỉ vĩnh viễn theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;\nđ) Pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định thì không được tiếp tục kinh doanh, hoạt động đối với ngành, nghề trong lĩnh vực bị cấm trong thời hạn theo bản án, quyết định của Tòa án. Pháp nhân thương mại không được tiếp tục kinh doanh, hoạt động kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;\ne) Pháp nhân thương mại bị cấm huy động vốn thì không được thực hiện một hoặc một số hình thức huy động vốn trong thời hạn bị cấm theo bản án, quyết định của Tòa án. Pháp nhân thương mại không được thực hiện việc huy động vốn kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;\ng) Pháp nhân thương mại bị áp dụng biện pháp tư pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra thì phải thi hành theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;\nh) Pháp nhân thương mại chấp hành án phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án hình sự và cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại về việc chấp hành hình phạt, biện pháp tư pháp theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;\ni) Thực hiện thủ tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan.\n2. Cơ quan thi hành án hình sự thực hiện các thủ tục sau đây:\na) Ngay sau khi nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự phải công bố ngay quyết định đó trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình và triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại để thông báo, yêu cầu thi hành án. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại được triệu tập hợp lệ mà không có mặt thì cơ quan thi hành án hình sự phải lập biên bản vắng mặt và tiếp tục tổ chức thi hành án;\nb) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự phải gửi văn bản yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại thực hiện một hoặc một số biện pháp quy định tại Điều 164 của Luật này;\nc) Chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại và cơ quan khác có liên quan kiểm tra, giám sát trong quá trình pháp nhân thương mại chấp hành án;\nd) Ra quyết định cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật này; chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại và cơ quan, tổ chức khác có liên quan cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;\nđ) Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp, công bố và gửi các văn bản này theo quy định tại Điều 166 của Luật này;\ne) Thực hiện thủ tục khác theo quy định của pháp luật.\n3. Cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại chấp hành án thực hiện các thủ tục sau đây:\na) Thực hiện biện pháp quy định tại Điều 164 của Luật này ngay sau khi nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự kèm theo bản sao quyết định thi hành án và thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự kết quả thực hiện;\nb) Công bố ngay trên cổng thông tin, trang thông tin điện tử của cơ quan mình, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp quyết định thi hành án, các biện pháp đã được áp dụng đối với pháp nhân thương mại quy định tại Điều 164 của Luật này, giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp;\nc) Phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự và cơ quan khác có liên quan kiểm tra, giám sát pháp nhân thương mại trong quá trình chấp hành án;\nd) Phối hợp với cơ quan thi hành án hình sự và cơ quan, tổ chức khác có liên quan cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;\nđ) Thực hiện thủ tục khác theo quy định của pháp luật.\n4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này." }, { "id": 73541, "text": "Hoàn trả số tiền đã nộp để bảo đảm thi hành án\n1. Kho bạc Nhà nước, cơ quan tài chính trong quân đội thực hiện việc hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền mà pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền.\nViệc hoàn trả số ngoại tệ mà pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả lại đúng loại ngoại tệ và số nguyên tệ đã nộp; trường hợp hoàn trả một phần, thì sau khi trích thu ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, phần ngoại tệ còn lại phải trả cho pháp nhân thương mại." } ]
61,036
Đăng ký cấp lại hộ chiếu phổ thông cần những giấy giờ gì?
[ { "id": 61981, "text": "\"Điều 15. Cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước\n1. Người đề nghị cấp hộ chiếu nộp tờ khai theo mẫu đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung và giấy tờ liên quan theo quy định tại khoản 2 Điều này; xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.\n2. Giấy tờ liên quan đến việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước bao gồm:\na) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi;\nb) Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất đối với người đã được cấp hộ chiếu; trường hợp hộ chiếu bị mất phải kèm đơn báo mất hoặc thông báo về việc đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 28 của Luật này;\nc) Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân đối với trường hợp có sự thay đổi thông tin về nhân thân so với thông tin trong hộ chiếu đã cấp lần gần nhất;\nd) Bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện hợp pháp đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.\n3. Đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; trường hợp có Thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi.\n...\n5. Đề nghị cấp hộ chiếu từ lần thứ hai thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi hoặc Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.\n...\n7. Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh trả kết quả cho người đề nghị. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an trả kết quả cho người đề nghị. Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận. Trường hợp chưa cấp hộ chiếu, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh trả lời bằng văn bản, nêu lý do.\n8. Người đề nghị cấp hộ chiếu có yêu cầu nhận kết quả tại địa điểm khác với cơ quan theo quy định tại khoản 7 Điều này thì phải trả phí dịch vụ chuyển phát\"" } ]
[ { "id": 115554, "text": "Sử dụng hộ chiếu phổ thông, giấy thông hành\n1. Công dân Việt Nam được cấp hộ chiếu phổ thông được sử dụng hộ chiếu phổ thông để xuất cảnh, nhập cảnh, trừ trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh.\n2. Công dân Việt Nam được cấp giấy thông hành được sử dụng giấy thông hành để qua lại biên giới và hoạt động tại nước láng giềng theo điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước có chung đường biên giới, trừ trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh." }, { "id": 61980, "text": "\"Điều 7. Thời hạn của giấy tờ xuất nhập cảnh\n1. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.\n2. Thời hạn của hộ chiếu phổ thông được quy định như sau:\na) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;\nb) Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;\nc) Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.\n3. Giấy thông hành có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.\"" }, { "id": 115553, "text": "Giấy tờ xuất nhập cảnh\n1. Giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm:\na) Hộ chiếu ngoại giao;\nb) Hộ chiếu công vụ;\nc) Hộ chiếu phổ thông;\nd) Giấy thông hành.\n..." }, { "id": 134509, "text": "23. Thủ tục: Khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu phổ thông\n...\nBước 2: Nộp hồ sơ\n...\n* Người đề nghị khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu phổ thông có thể đề nghị nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính và phải trả phí dịch vụ chuyển phát.\n* Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).\nBước 3: Nhận kết quả\n+ Người đề nghị khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu phổ thông trực tiếp nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh; khi đến nhận kết quả mang theo giấy hẹn trả kết quả và xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân. Trường hợp đề nghị nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan cung cấp dịch vụ bưu chính.\n+ Trường hợp không đồng ý khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu phổ thông thì phải trả lời bằng văn bản hoặc thông báo trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an nêu rõ lý do.\n+ Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày Tết, ngày lễ).\n..." }, { "id": 527940, "text": "Điều 4. Biểu mẫu. Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu sau:\n1. Biểu mẫu đề nghị cấp, khôi phục giá trị sử dụng, trình báo mất hộ chiếu phổ thông\na) Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước dành cho người từ 14 tuổi trở lên (mẫu TK01);\nb) Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước dành cho người chưa đủ 14 tuổi (mẫu TK01a);\nc) Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài dành cho người từ 14 tuổi trở lên (mẫu TK02);\nd) Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài dành cho người chưa đủ 14 tuổi (mẫu TK02a);\nđ) Tờ khai đề nghị xác nhận nhân thân cho công dân Việt Nam ở nước ngoài đề nghị cấp hộ chiếu (mẫu TK03);\ne) Tờ khai đề nghị khôi phục giá trị sử dụng hộ chiếu phổ thông (mẫu TK04);\nf) Đơn trình báo mất hộ chiếu phổ thông (mẫu TK05);\ng) Đơn trình bày về việc chưa đến nhận hộ chiếu (mẫu TK06).\n2. Biểu mẫu dùng cho cơ quan có liên quan\na) Thông báo về việc chuyển đơn trình báo mất hộ chiếu phổ thông (mẫu VB01);\nb) Công điện của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đề nghị xác minh nhân thân để cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân Việt Nam (mẫu VB02);\nc) Thông báo về việc giải quyết đơn trình báo mất hộ chiếu phổ thông (mẫu VB03)." } ]
140,888
Tiêu chuẩn của giáo viên THCS hạng II được pháp luật quy định ra sao?
[ { "id": 1533, "text": "1. Nhiệm vụ\nNgoài những nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng III, giáo viên trung học cơ sở hạng II phải thực hiện các nhiệm vụ sau:\na) Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa ở các lớp bồi dưỡng giáo viên hoặc dạy thử nghiệm các mô hình, phương pháp, công nghệ mới từ cấp trường trở lên; chủ trì các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn hoặc tham gia xây dựng học liệu điện tử;\nb) Tham gia hướng dẫn hoặc đánh giá các sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ từ cấp trường trở lên;\nc) Tham gia các hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng; thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh;\nd) Tham gia đoàn đánh giá ngoài; hoặc công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên từ cấp trường trở lên;\nđ) Tham gia ban giám khảo hoặc ban ra đề hoặc người hướng dẫn trong các hội thi (của giáo viên hoặc học sinh) từ cấp trường trở lên (nếu có).\n2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp\nNgoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở hạng III, giáo viên trung học cơ sở hạng II phải luôn luôn gương mẫu thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo.\n3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng\na) Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở.\nTrường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;\nb) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II.\n4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ\na) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học cơ sở và triển khai thực hiện có kết quả vào nhiệm vụ được giao;\nb) Có khả năng điều chỉnh linh hoạt kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương; có khả năng xây dựng bài học theo chủ đề liên môn;\nc) Chủ động cập nhật và có khả năng vận dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp, công nghệ dạy học và giáo dục đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;\nd) Chủ động cập nhật và có khả năng vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và sự tiến bộ của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;\nđ) Có khả năng vận dụng có hiệu quả các biện pháp tư vấn tâm lý, hướng nghiệp phù hợp với từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;\ne) Chủ động, tích cực tạo dựng mối quan hệ hợp tác lành mạnh, tin tưởng với cha mẹ học sinh, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh;\ng) Chủ động nghiên cứu và có khả năng cập nhật kịp thời các yêu cầu mới về chuyên môn, nghiệp vụ; có khả năng vận dụng sáng tạo, phù hợp, có hiệu quả các hình thức nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân;\nh) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng II và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao;\ni) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở; hoặc được nhận bằng khen, giấy khen từ cấp huyện trở lên; hoặc được công nhận đạt một trong các danh hiệu: giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi từ cấp trường trở lên, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh giỏi từ cấp huyện trở lên;\nk) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) hoặc tương đương đủ từ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự), tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng." } ]
[ { "id": 116928, "text": "Điều khoản thi hành\n...\n3. Trường hợp giáo viên mầm non đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II, hạng III, hạng IV; giáo viên tiểu học đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II, hạng III, hạng IV; giáo viên trung học cơ sở đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I, hạng II, hạng III; giáo viên trung học phổ thông đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I, hạng II, hạng III theo quy định của pháp luật trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với từng cấp học, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với từng cấp học quy định tại Thông tư này." }, { "id": 234917, "text": "Nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp\n1. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng II lên giáo viên hạng I:\na) Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng II lên giáo viên hạng I được thực hiện thông qua việc xét, chấm điểm hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng và kiểm tra, sát hạch theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng I của mỗi cấp học;\nb) Giáo viên hạng II dự xét thăng hạng lên giáo viên hạng I được tham dự kiểm tra, sát hạch khi điểm hồ sơ đạt 100 điểm theo thang điểm quy định tại Điều 6 Thông tư này;\nc) Việc kiểm tra, sát hạch được thực hiện bằng hình thức làm bài trắc nghiệm hoặc phỏng vấn:\nĐối với hình thức làm bài trắc nghiệm: Thời gian thực hiện bài thi trắc nghiệm là 60 phút, nội dung gồm các câu hỏi liên quan đến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục và nhiệm vụ của nhà giáo quy định tại tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp (theo từng hạng chức danh nghề nghiệp của mỗi cấp học), tối đa không quá 60 câu hỏi. Bài trắc nghiệm được chấm theo thang điểm 30 và được thực hiện trên giấy hoặc trên máy tính.\nĐối với hình thức phỏng vấn: Thời gian thực hiện bài phỏng vấn không quá 15 phút/01 người dự xét, nội dung phỏng vấn liên quan đến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục và nhiệm vụ của nhà giáo quy định tại tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp (theo từng hạng chức danh nghề nghiệp của mỗi cấp học). Bài phỏng vấn được chấm theo thang điểm 30 và được thực hiện trực tiếp đối với từng người.\n2. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng III lên giáo viên hạng II: Được thực hiện thông qua việc xét và chấm điểm hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II của mỗi cấp học." }, { "id": 35778, "text": "1. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học\na) Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng IV lên giáo viên hạng III: Thông qua việc xét và chấm điểm hồ sơ theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III của mỗi cấp học;\nb) Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng III lên giáo viên hạng II: Thông qua việc xét, chấm điểm hồ sơ và sát hạch theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II của mỗi cấp học.\n2. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông\na) Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng III lên giáo viên hạng II: Thông qua việc xét và chấm điểm hồ sơ theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II của mỗi cấp học;\nb) Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng II lên giáo viên hạng I: Thông qua việc xét, chấm điểm hồ sơ và sát hạch theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng I của mỗi cấp học.\n3. Giáo viên mầm non, tiểu học hạng III dự xét thăng hạng lên hạng II; giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông hạng II dự xét thăng hạng lên hạng I khi điểm hồ sơ đạt 100 điểm thì được tham gia sát hạch. Những giáo viên không được tham gia sát hạch được thông báo không đủ điều kiện để tiếp tục xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.\n4. Việc sát hạch được thực hiện thông qua các hình thức làm bài khảo sát hoặc phỏng vấn.\na) Bài khảo sát được thực hiện thông qua làm bài viết hoặc trắc nghiệm; thời lượng làm bài khảo sát không quá 45 phút; nội dung khảo sát liên quan đến nhiệm vụ của nhà giáo quy định tại tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp (theo từng hạng chức danh của mỗi cấp học);\nb) Phỏng vấn: Việc phỏng vấn được thực hiện trực tiếp đối với từng người; thời lượng phỏng vấn 01 (một) người không quá 15 (mười lăm) phút; nội dung phỏng vấn liên quan đến nhiệm vụ của nhà giáo quy định tại tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên ở mỗi cấp học." }, { "id": 510753, "text": "Điều 10. Điều khoản chuyển tiếp\n1. Thời gian giáo viên dự bị đại học giữ hạng III, hạng II, hạng I theo quy định tại Thông tư số 06/2017/TT-BNV, Thông tư số 30/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 07/2018/TT-BNV tương đương với thời gian giữ hạng III, hạng II, hạng I quy định tại Thông tư này. Thời gian giáo viên dự bị đại học giữ ngạch giảng viên chính (mã số 15.110) tương đương với thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng I. Thời gian giáo viên dự bị đại học giữ ngạch giáo viên trung học cao cấp (mã số 15.112) tương đương với thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng II. Thời gian giáo viên dự bị đại học giữ ngạch giảng viên (mã số 15.111) hoặc giáo viên trung học (mã số 15.113) tương đương với thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học hạng III. Khi chuyển chức danh nghề nghiệp tương ứng thì thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp cũ được xác định là tương đương với thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp được chuyển.\n2. Trường hợp giáo viên dự bị đại học đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học các hạng III, hạng II, hạng I theo quy định của pháp luật trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 được xác định là có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học." }, { "id": 502139, "text": "Điều 5. Điều khoản thi hành\n1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 5 năm 2023.\n2. Nhiệm vụ của giáo viên được quy định đối với từng hạng chức danh nghề nghiệp là những công việc giáo viên thực hiện sau khi được bổ nhiệm vào hạng và trong suốt thời gian giữ hạng nếu được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phân công. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thể phân công giáo viên thực hiện nhiệm vụ của hạng cao hơn nếu giáo viên có khả năng thực hiện. Đối với những nhiệm vụ theo hạng chức danh nghề nghiệp mà trường mầm non, phổ thông công lập không được giao hoặc không đủ điều kiện thực hiện thì người đứng đầu trường mầm non, phổ thông công lập quyết định việc quy đổi sang các nhiệm vụ khác có liên quan để làm căn cứ đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Không yêu cầu giáo viên phải cung cấp minh chứng về việc thực hiện nhiệm vụ của hạng khi bổ nhiệm vào hạng tương ứng theo quy định tại các Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT.\n3. Trường hợp giáo viên mầm non đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II, hạng III, hạng IV; giáo viên tiểu học đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II, hạng III, hạng IV; giáo viên trung học cơ sở đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I, hạng II, hạng III; giáo viên trung học phổ thông đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I, hạng II, hạng III theo quy định của pháp luật trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với từng cấp học, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với từng cấp học quy định tại Thông tư này.\n4. Giáo viên tuyển dụng mới phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định trong thời gian thực hiện chế độ tập sự. Giáo viên tuyển dụng mới nhưng không phải thực hiện chế độ tập sự thì phải bổ sung chứng chỉ trong thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày được tuyển dụng. Tính đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các trường hợp còn dưới 01 (một) năm thực hiện chế độ tập sự thì phải bổ sung chứng chỉ trong thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.\n5. Trường hợp giáo viên chưa được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đúng với cấp học đang giảng dạy hoặc thay đổi vị trí việc làm mà chức danh nghề nghiệp đang giữ không phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm mới thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và đảm bảo nguyên tắc:" } ]
127,407
Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải được quyền xử phạt chủ tàu biển khi tàu biển không có bảng phân công chữa cháy ở những vị trí trên tàu theo quy định không?
[ { "id": 4637, "text": "1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành chăn nuôi, thú y đang thi hành công vụ có quyền:\na) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này.\n2. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đang thi hành công vụ có quyền:\na) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với lĩnh vực điều kiện chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này.\n3. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ thực vật đang thi hành công vụ có quyền:\na) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này.\n4. Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Chăn nuôi; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về chăn nuôi, thú y có quyền:\na) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với lĩnh vực giống vật nuôi; 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;\nb) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;\nc) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;\nd) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n5. Chi cục trưởng Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về bảo vệ thực vật; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Bảo vệ thực vật có quyền:\na) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;\nc) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, k và m khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n6. Chi cục trưởng Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có quyền:\na) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực điều kiện chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;\nc) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, l và q khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n7. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Thú y có quyền:\na) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;\nb) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;\nc) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;\nd) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, k, l, m và q khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n8. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về chăn nuôi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:\na) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với lĩnh vực giống vật nuôi; 70.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;\nb) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;\nc) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;\nd) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n9. Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục Chăn nuôi có quyền:\na) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với lĩnh vực giống vật nuôi; 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;\nb) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;\nc) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;\nd) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n10. Cục trưởng Cục Thú y có quyền:\na) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi và điều kiện chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;\nc) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, k, l, m và q khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n11. Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật có quyền:\na) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;\nc) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, k và m khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.\n12. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có quyền:\na) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với lĩnh vực điều kiện chăn nuôi;\nb) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;\nc) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, l và q khoản 3 Điều 4 của Nghị định này." } ]
[ { "id": 41648, "text": "Điều kiện bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải\n1. Khi có yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 139 của Bộ luật này thì Tòa án quyết định bắt giữ tàu biển trong các trường hợp sau đây:\na) Chủ tàu là người chịu trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải tại thời điểm phát sinh khiếu nại hàng hải và vẫn là chủ tàu tại thời điểm bắt giữ tàu biển;\nb) Người thuê tàu trần là người chịu trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải tại thời điểm phát sinh khiếu nại hàng hải và vẫn là người thuê tàu trần hoặc là chủ tàu tại thời điểm bắt giữ tàu biển;\nc) Khiếu nại hàng hải này trên cơ sở của việc thế chấp tàu biển đó;\nd) Khiếu nại hàng hải này liên quan đến quyền sở hữu hoặc chiếm hữu tàu biển đó;\nđ) Khiếu nại hàng hải này được bảo đảm bằng một quyền cầm giữ hàng hải liên quan đến tàu biển đó.\n2. Việc bắt giữ tàu biển cũng được tiến hành đối với một hoặc nhiều tàu biển khác thuộc quyền sở hữu của người phải chịu trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải và tại thời điểm khiếu nại hàng hải đó phát sinh mà người đó là:\na) Chủ sở hữu của tàu biển liên quan đến việc phát sinh khiếu nại hàng hải;\nb) Người thuê tàu trần, người thuê tàu định hạn hoặc người thuê tàu chuyến của tàu biển liên quan đến việc phát sinh khiếu nại hàng hải.\n3. Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng đối với khiếu nại hàng hải liên quan đến quyền sở hữu tàu biển." }, { "id": 41642, "text": "1. Quyền cầm giữ hàng hải là quyền của người có khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 37 của Bộ luật này được ưu tiên trong việc đòi bồi thường đối với chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu mà tàu biển đó đã làm phát sinh khiếu nại hàng hải.\nKhiếu nại hàng hải là việc một bên yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ phát sinh liên quan đến hoạt động hàng hải.\n2. Các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải quy định tại Điều 37 của Bộ luật này có thứ tự ưu tiên cao hơn các khiếu nại hàng hải được bảo đảm bằng thế chấp tàu biển và các giao dịch bảo đảm khác.\n3. Quyền cầm giữ hàng hải được thực hiện thông qua Toà án có thẩm quyền bằng quyết định bắt giữ tàu biển mà tàu biển đó liên quan đến khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải.\n4. Người có khiếu nại hàng hải có quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển để bảo đảm cho các khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 37 của Bộ luật này, mặc dù tàu biển đó đã được thế chấp hoặc chủ tàu đã thực hiện các giao dịch bảo đảm khác để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trên cơ sở hợp đồng.\n5. Quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển không bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu, dù người mua tàu biết hay không biết về việc tàu biển đã liên quan đến khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải." }, { "id": 41635, "text": "1. Tàu biển khi hoạt động tại vùng nước cảng biển, nội thuỷ và lãnh hải Việt Nam phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của Thanh tra hàng hải và Cảng vụ hàng hải về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.\n2. Việc thanh tra, kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này phải được tiến hành theo đúng pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến khả năng an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu biển.\n3. Chủ tàu và thuyền trưởng có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này tiến hành thanh tra, kiểm tra tàu biển.\n4. Chủ tàu và thuyền trưởng có trách nhiệm sửa chữa, khắc phục các khiếm khuyết của tàu biển về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo yêu cầu của Thanh tra hàng hải, Cảng vụ hàng hải." }, { "id": 15926, "text": "1. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Công ước Lao động hàng hải năm 2006 về điều kiện lao động, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của thuyền viên, chủ tàu, các tổ chức, cá nhân có liên quan; hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài hoạt động tại cảng biển Việt Nam.\n2. Điều kiện lao động, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm khác của thuyền viên, chủ tàu và các tổ chức, cá nhân không quy định tại Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan." }, { "id": 15940, "text": "1. Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam và Cảng vụ hàng hải thực hiện việc thanh tra, kiểm tra điều kiện lao động, sinh hoạt của thuyền viên trên tàu biển theo quy định của Nghị định này và pháp luật Việt Nam có liên quan.\n2. Việc thanh tra, kiểm tra quy định tại Khoản 1 Điều này phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến hoạt động của tàu biển.\n3. Chủ tàu và thuyền trưởng có trách nhiệm tạo điều kiện để Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam và Cảng vụ hàng hải thanh tra, kiểm tra tàu biển và có trách nhiệm khắc phục vi phạm, khiếm khuyết về điều kiện lao động, sinh hoạt của thuyền viên." } ]
78,676
Kiểm soát viên Tổng công ty Rau quả nông sản thực hiện kiểm tra, giám sát bằng những hình thức nào?
[ { "id": 64232, "text": "Chế độ hoạt động của Kiểm soát viên\n...\n7. Các phương pháp và hình thức kiểm tra, giám sát:\n...\nb) Hình thức kiểm tra, giám sát:\n- Kiểm tra định kỳ: căn cứ Chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, Kiểm soát viên thông báo nội dung, địa điểm, thời gian và đối tượng kiểm tra với Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và với đối tượng kiểm tra trước khi thực hiện;\n- Kiểm tra đột xuất: khi có yêu cầu công việc cần kiểm tra đột xuất hoặc có đơn thư cần phải kiểm tra, xác minh, Kiểm soát viên quyết định về thời điểm và nội dung kiểm tra, đồng thời thông báo với Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và báo cáo Bộ trước khi thực hiện." } ]
[ { "id": 64231, "text": "Chế độ hoạt động của Kiểm soát viên\n…\n7. Các phương pháp và hình thức kiểm tra, giám sát:\na) Phương pháp kiểm tra:\n- Kiểm tra gián tiếp: thông qua các tài liệu, báo cáo và thông tin thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, kiểm soát viên kiểm tra, đối chiếu với các quy định của Nhà nước, Điều lệ và các Quy chế quản lý nội bộ của Tổng công ty để kiến nghị các vấn đề cần bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh;\n- Kiểm tra trực tiếp: Kiểm soát viên trực tiếp làm việc với các bộ phận nghiệp vụ và các đơn vị thuộc Tổng công ty để giám sát tại chỗ việc chấp hành các quy định của Nhà nước, Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ của Tổng công ty.\nb) Hình thức kiểm tra, giám sát:\n- Kiểm tra định kỳ: căn cứ Chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên đã được Bộ phê duyệt, Kiểm soát viên thông báo nội dung, địa điểm, thời gian và đối tượng kiểm tra với Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và với đối tượng kiểm tra trước khi thực hiện;\n- Kiểm tra đột xuất: khi có yêu cầu công việc cần kiểm tra đột xuất hoặc có đơn thư cần phải kiểm tra, xác minh, Kiểm soát viên quyết định về thời điểm và nội dung kiểm tra, đồng thời thông báo với Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và báo cáo Bộ trước khi thực hiện.\n…" }, { "id": 74255, "text": "Chế độ hoạt động của Kiểm soát viên\n…\n5. Chế độ làm việc của Kiểm soát viên:\na) Tháng 1 hàng năm, Kiểm soát viên chủ động xây dựng Chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên gửi Kiểm soát viên phụ trách chung, lấy ý kiến Hội đồng thành viên trước khi trình Bộ phê duyệt;\nb) Căn cứ Chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên đã được Bộ phê duyệt, hàng tháng, quý Kiểm soát viên phải có kế hoạch làm việc, lịch kiểm tra cụ thể tại Tổng công ty gửi Hội đồng thành viên, các tổ chức và cá nhân có liên quan của Tổng công ty để phối hợp thực hiện.\nĐối với những trường hợp cần phải kiểm tra, giám sát đột xuất nhằm phát hiện sớm những sai sót và không gây thiệt hại cho Tổng công ty, Kiểm soát viên có thể chủ động thực hiện nhưng phải báo cáo Bộ trong thời gian sớm nhất có thể; Trong quá trình làm việc, Kiểm soát viên cần phát hiện sớm những sai phạm, những hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật, ghi nhận lại sự việc, hiện trạng, nêu khuyến cáo, đồng thời chủ động thông báo đến Hội đồng thành viên và báo cáo Bộ để có biện pháp xử lý;\nc) Khi thực hiện nhiệm vụ Kiểm soát viên phải có yêu cầu bằng văn bản gửi Hội đồng thành viên về nội dung cần cung cấp hồ sơ, tài liệu, thời gian cần cung cấp và thời gian xem xét hồ sơ, tài liệu của Tổng công ty; kết quả làm việc phải lập thành biên bản gửi Hội đồng thành viên và Bộ.\n…" }, { "id": 39132, "text": "Quyền hạn của Kiểm soát viên\n1. Kiểm soát viên có quyền yêu cầu cung cấp bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của Tổng công ty tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của Tổng công ty để nghiên cứu, xem xét phục vụ thực hiện nhiệm vụ theo quy định. Trong trường hợp cần thiết phải xem xét hồ sơ, tài liệu của công ty con, công ty liên kết thì Kiểm soát viên phối hợp với Kiểm soát viên (công ty TNHH một thành viên do Tổng công ty sở hữu 100% vốn điều lệ), người đại diện phần vốn của Tổng công ty tại công ty con, công ty liên kết sau khi được sự chấp thuận của Bộ.\n2. Kiểm soát viên được Tổng công ty cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu, báo cáo về các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc có liên quan đến việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ giao.\n3. Kiểm soát viên được tham dự các cuộc họp giao ban, họp Hội đồng thành viên, họp Ban Tổng giám đốc, họp chuyên đề có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Kiểm soát viên tại Tổng công ty. Kiểm soát viên tham dự các cuộc họp có quyền phát biểu nhưng không có quyền biểu quyết, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Doanh nghiệp.\n4. Kiểm soát viên được sử dụng con dấu của Tổng công ty cho các văn bản, hồ sơ, tài liệu thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm soát viên. Tổng công ty phối hợp với Kiểm soát viên xây dựng quy chế sử dụng con dấu bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật.\n5. Kiểm soát viên được đào tạo nghiệp vụ kiểm soát. Trường hợp cần thiết, Kiểm soát viên được quyền yêu cầu tư vấn của các chuyên gia, tổ chức chuyên ngành để phục vụ công tác của Kiểm soát viên sau khi được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ. Chi phí thuê chuyên gia, tổ chức chuyên ngành và chi phí hoạt động khác của Kiểm soát viên thực hiện theo khung mức chi do Bộ quyết định và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của Tổng công ty theo quy định của pháp luật.\n6. Khi thực hiện nhiệm vụ, nếu xét thấy cần thiết, Kiểm soát viên có quyền đề nghị Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc cho trưng dụng một số cán bộ nghiệp vụ làm việc trong Tổng công ty để giúp Kiểm soát viên thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát. Có thể tham gia với các phòng, ban thuộc bộ máy điều hành Tổng công ty để thực hiện việc kiểm tra, giám sát theo chương trình định kỳ hay đột xuất." }, { "id": 243469, "text": "Mối quan hệ giữa Kiểm soát viên và Bộ.\n1. Trách nhiệm của Bộ:\na) Ban hành Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên; sửa đổi, bổ sung Quy chế;\nb) Giám sát, đánh giá, nhận xét kết quả hoạt động của Kiểm soát viên trên cơ sở chương trình công tác, kế hoạch kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên đã được Bộ phê duyệt; đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của Kiểm soát viên theo Quy chế này; Quý I hàng năm phê duyệt Chương trình công tác, kế hoạch kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên;\nc) Thông báo đầy đủ cho Kiểm soát viên quyết định của Bộ liên quan đến các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quy chế này và các quyết định khác liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên tại Tổng công ty;\nd) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các báo cáo của Kiểm soát viên, Bộ phải trả lời Kiểm soát viên bằng văn bản về những đề nghị của Kiểm soát viên. Trường hợp Kiểm soát viên xin ý kiến đối với các vấn đề phát sinh đột xuất, có tính cấp bách thì Bộ phải trả lời, chỉ đạo bằng văn bản trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc;\n…" }, { "id": 91572, "text": "Mối quan hệ giữa Kiểm soát viên và Bộ.\n…\n2. Kiểm soát viên có trách nhiệm:\na) Xây dựng Quy chế; sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên Tổng công ty trình Bộ ban hành;\nb) Quý I hàng năm, Kiểm soát viên phải có báo cáo kiểm điểm kết quả công tác trên cơ sở Chương trình công tác kiểm tra, giám sát năm trước của Kiểm soát viên đã được Bộ phê duyệt; tự đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ gửi Hội đồng thành viên tham gia ý kiến trước khi báo cáo Bộ; xây dựng Chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên gửi Hội đồng thành viên tham gia ý kiến trước khi trình Bộ phê duyệt;\nc) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc quý và ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc năm, Kiểm soát viên phải gửi Bộ báo cáo bằng văn bản về tình hình và nội dung hoạt động của Kiểm soát viên tại Tổng công ty quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quy chế này và dự kiến phương hướng, kế hoạch hoạt động trong kỳ tới;\nd) Đối với những văn bản, báo cáo của Tổng công ty cần có ý kiến thẩm định của Kiểm soát viên, trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, báo cáo Kiểm soát viên phải gửi báo cáo thẩm định bằng văn bản đến Bộ;\nđ) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo quy định tại khoản 8, Điều 4 Quy chế này." } ]
83,003
Vi phạm quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường từ việc chăn nuôi gia súc ở mức thấp bị xử phạt ra sao?
[ { "id": 154468, "text": "\"Điều 13. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường\n1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%).\n...\n9. Biện pháp khắc phục hậu quả:\na) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;\nb) Buộc rà soát, cải tạo công trình xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định đối với các vi phạm quy định tại Điều này;\nc) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.\nd) Buộc phải lắp đặt thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.”" } ]
[ { "id": 244142, "text": "\"Điều 13. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường\n1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%).\n2. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau:\na) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ);\nb) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m³/ngày (24 giờ);\n...\nc) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.\nĐiều 14. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông có môi trường nguy hại vào môi trường hoặc xả nước thải có chứa thông số vi sinh vật (Salmonclla, Shigella, Vibrio cholerae) theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế hoặc xả nước thải có pH nằm ngoài ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật bị xử phạt như sau:\n1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%).\n2. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau:\na) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ);\n...\nc) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.\"" }, { "id": 161311, "text": "\"Điều 13. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường\n1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%).\n2. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau:\na) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ);\n...\"" }, { "id": 76584, "text": "Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường\n1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%).\n2. Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau:\na) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ);\n...\n7. Phạt tăng thêm 10% của mức phạt tiền cao nhất đã chọn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,1 đến dưới 1,5 lần; 20% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,5 đến dưới 02 lần; 30% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 đến dưới 05 lần hoặc giá trị pH từ 04 đến dưới cận dưới của quy chuẩn kỹ thuật cho phép hoặc từ trên cận trên của quy chuẩn kỹ thuật cho phép đến dưới 10,5 hoặc nước thải có chứa 01 trong 03 loại vi khuẩn (Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae); 40% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 05 đến dưới 10 lần; 50% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 10 lần trở lên. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.\"\n8. Hình thức xử phạt bổ sung:\na) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm i, k, l, m, n, o, p, q, r, s, t và u khoản 4, các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s và t khoản 5 và các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r và s khoản 6 Điều này;\nb) Đình chỉ hoạt động của cơ sở hoặc hoạt động gây ô nhiễm môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm ư, v, x và y khoản 4, các điểm u, ư, v, x và y khoản 5 và các điểm t, u, ư, v, x và y khoản 6 Điều này.\n9. Biện pháp khắc phục hậu quả:\na) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;\nb) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này;\nc) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này." }, { "id": 211401, "text": "“Điều 14. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông có môi trường nguy hại vào môi trường hoặc xả nước thải có chứa thông số vi sinh vật (Salmonclla, Shigella, Vibrio cholerae) theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế hoặc xả nước thải có pH nằm ngoài ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật bị xử phạt như sau:\n...\n7. Hành vi xả nước thải có chứa 01 trong 03 loại vi khuẩn (Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae) theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải có độ pH từ 4 đến dưới cận dưới của quy chuẩn kỹ thuật cho phép hoặc từ trên cận trên của quy chuẩn kỹ thuật cho phép đến dưới 10,5 bị xử phạt như sau:\na) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ);\n...\n) Phạt tiền từ 750.000.000 đồng đến 850.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m³/ngày (24 giờ) trở lên.\n8. Hành vi xả nước thải có chứa từ 02 loại vi khuẩn (Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae) trở lên theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải có độ pH từ 02 đến dưới 04 hoặc từ 10,5 đến dưới 12,5 bị xử phạt như sau:\na) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ);\n...\ny) Phạt tiền từ 850.000.000 đồng đến 950.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 5.000 m³/ngày (24 giờ) trở lên.\n10. Phạt tiền từ 950.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.\n11. Phạt tăng thêm 10% của mức phạt tiền cao nhất đã chọn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,1 đến dưới 1,5 lần; 20% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,5 đến dưới 02 lần; 30% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 đến dưới 03 lần hoặc giá trị pH từ 04 đến dưới cận dưới của quy chuẩn kỹ thuật cho phép hoặc từ trên cận trên của quy chuẩn kỹ thuật cho phép đến dưới 10,5 hoặc nước thải có chứa 01 trong 03 loại vi khuẩn (Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae); 40% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 đến dưới 05 lần hoặc giá trị pH từ 02 đến dưới 04 hoặc từ 10,5 đến dưới 12,5 hoặc nước thải có chứa từ 02 loại vi khuẩn (Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae) trở lên; 50% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 05 lần trở lên hoặc giá trị pH dưới 02 hoặc từ 12,5 đến 14. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.\n12. Hình thức xử phạt bổ sung:\na) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s và t khoản 4, các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r và s khoản 5, các điểm e, g, h, i và k khoản 6, các điểm h, i, và k khoản 7, các điểm g, h, i và k khoản 8 và các điểm e, g, h, i và k khoản 9 Điều nảy\nb) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm u, ư, x, x và y khoản 4, các điểm t, u, ư, v, x và y khoản 5, và khoản 10 Điều này\n3. Biện pháp khắc phục hậu quả:\na) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;\nb) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này;\nc) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này\nd) Buộc phải lắp đặt thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần." } ]
134,905
Trường hợp nào NLĐ không được hưởng chế độ từ NSDLĐ khi bị tai nạn lao động?
[ { "id": 56220, "text": "\"Điều 40. Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động\n1. Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:\na) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;\nb) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;\nc) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.\n2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.\"" } ]
[ { "id": 118025, "text": "Về trả lương khi NLĐ đi làm vào những ngày nghỉ hằng năm Câu hỏi: \nNếu NLĐ đi làm trong những ngày nghỉ hằng năm thì NLĐ được thanh toán tiền lương như thế nào? \nHướng trả lời, hướng dẫn: \n(1) Cần xác định ba quy định/nguyên tắc đã được nêu trong BLLĐ, gồm: \n- Nghỉ phép năm là quyền của NLĐ. Do đó NLĐ có thể dùng hoặc không dùng. NLĐ có quyền nghỉ nhưng không có nghĩa vụ nghỉ. \n- NSDLĐ có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm. \n- Sẽ chỉ bị xem là làm thêm giờ và phải trả 300% khi việc đi làm của NLĐ đã được xác định là đi làm vào ngày nghỉ phép. \n(2) Trường hợp lịch nghỉ hằng năm đã xác định rõ ngày nghỉ cụ thể; NLĐ đi làm vào ngày nghỉ cụ thể đã được xác định đó (do NSDLĐ huy động hoặc hai bên thỏa thuận) thì xác định là NLĐ đi làm thêm vào ngày nghỉ có hưởng lương và NSDLĐ phải trả ít nhất bằng 300% theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 98 BLLÐ. \n(3) Trường hợp lịch nghỉ hằng năm không xác định ngày nghỉ cụ thể (Ví dụ: Trường hợp lịch nghỉ linh hoạt, tạo điều kiện cho NLĐ đăng ký nghỉ vào thời gian theo nhu cầu cá nhân) \nĐối với trường hợp này, NSDLĐ đã dành quyền quyết định ngày nghỉ cụ thể cho NLĐ với việc quy định lịch nghỉ linh hoạt theo tháng hoặc theo năm và NLĐ phải đăng ký/thông báo trước cho NSDLĐ. Do đó, nếu NLĐ không đăng ký/thông báo thì được hiểu là NLĐ đã từ bỏ quyền nghỉ phép năm trong tháng hoặc trong năm của mình. Đồng thời, trường hợp này cũng không xác định được ngày làm việc cụ thể nào là ngày nghỉ phép của NLĐ. Vì vậy, NSDLĐ có nghĩa vụ trả lương làm việc bình thường cho NLĐ mà không có nghĩa vụ phải trả lương làm thêm giờ cho NLĐ đối với những ngày NLĐ không nghỉ hoặc không nghỉ hết phép hằng năm. \nTrong trường hợp cần thiết, có thể hướng dẫn thêm cho NSDLĐ quy định trong nội quy lao động nội dung chặt chẽ hơn, cụ thể: “Trường hợp nội quy lao động hoặc quy định nội bộ của doanh nghiệp đã quy định trao quyền cho NLĐ đăng ký nghỉ phép nhưng NLĐ không đăng ký thì được coi là NLĐ từ bỏ quyền nghỉ hằng năm của mình”. " }, { "id": 198421, "text": "Về đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày liên tiếp trở lên\nCâu hỏi: \n“NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên” (điểm e khoản 1 Điều 36 BLLĐ) thì có được coi là NLĐ đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật (Điều 39 BLLĐ) không? \nTrong trường hợp NLĐ đã thông báo cho người sử dụng lao động (NSDLĐ) về việc chấm dứt HĐLĐ theo đúng thời hạn báo trước quy định tại khoản 1 Điều 35 BLLĐ nhưng trong khoảng thời gian từ ngày thông báo cho NSDLĐ đến ngày HĐLĐ chấm dứt theo thông báo, NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên thì có được coi là NLĐ đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật không? \nHướng trả lời, hướng dẫn: \n- Để xác định hành vi của NLĐ là đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì NSDLĐ phải chứng minh ý chí chủ quan của NLĐ là muốn chấm dứt HĐLĐ và không muốn quay trở lại làm việc nữa. \n- Khi NSDLĐ chứng minh được NLĐ không có nhu cầu làm việc nữa và NLĐ đã tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên (kể cả trong khoảng thời gian từ ngày thông báo cho NSDLĐ đến ngày HĐLĐ chấm dứt theo thông báo) thì trường hợp này được coi là NLĐ đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. \n- Đối với các trường hợp khác thì không có cơ sở để khẳng định NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Trong trường hợp này, NSDLĐ có thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36 BLLĐ hoặc xử lý kỷ luật NLĐ theo quy định tại khoản 4 Điều 125 BLLĐ" }, { "id": 172654, "text": "Về các chế độ bảo hiểm đối với người thử việc giao kết hợp đồng thử việc \nCâu hỏi: Trong thời gian làm việc theo hợp đồng thử việc, NSDLĐ có phải trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho NLĐ tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ theo quy định tại khoản 3 Điều 168 BLLĐ không? \nHướng trả lời, hướng dẫn: \nNSDLĐ có nghĩa vụ trả, vì: \n- Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 1 Điều 3 và khoản 1, khoản 2 Điều 24, Điều 26 BLLĐ thì người thử việc là người lao động (hợp đồng thử việc vẫn chứa đầy đủ các yếu tố của quan hệ lao động, người thử việc vẫn được hưởng ( tiền lương). \n- Việc áp dụng quy định của khoản 3 Điều 168 BLLĐ đối với người thử việc nhằm bảo đảm sự công bằng, bình đẳng giữa 2 nhóm đối tượng là người thử việc giao kết hợp đồng thử việc riêng và người thử việc có nội dung thử việc được ghi trong hợp đồng lao động. Người thử việc có nội dung thử việc ghi trong HĐLĐ được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc', bảo hiểm y tế”, bảo hiểm thất nghiệp. Do đó, người thử việc giao kết hợp đồng thử việc riêng cần được NSDLĐ chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền tương đương với mức NSDLĐ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. \n- Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì người thử việc theo hợp đồng thử việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc\"; khoản 3 Điều 168 BLLĐ áp dụng cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, người lao động là người thử việc thuộc đối tượng áp dụng của khoản 3 Điều 168 BLLĐ được bảo đảm quyền lợi này. \n- Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định thời gian thử việc được tính là thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho NSDLĐ để tính trợ cấp thôi việc, nếu trong thời gian này NLĐ chưa được chi trả một khoản tiền tương đương với mức NSDLĐ đóng bảo hiểm thất nghiệp." }, { "id": 82817, "text": "TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI KHI CÓ YÊU CẦU\n1. Đối thoại theo yêu cầu bên NLĐ\n1.1. Trường hợp NLĐ là đoàn viên công đoàn yêu cầu đối thoại\n- Tiếp nhận yêu cầu đối thoại: Khi đoàn viên công đoàn yêu cầu công đoàn đại diện tổ chức đối thoại với NSDLĐ, công đoàn tập hợp nhanh ý kiến từ các đoàn viên, NLĐ, làm rõ lý do có kiến nghị, đề xuất, bức xúc của đoàn viên, NLĐ, nhóm NLĐ. Trường hợp đoàn viên, NLĐ, nhóm NLĐ trực tiếp gửi yêu cầu đối thoại đến NSDLĐ, công đoàn chủ động thu thập thông tin, gặp gỡ đoàn viên, NLĐ, nhóm NLĐ để trao đổi, tư vấn, hướng dẫn nội dung, quy trình tiến hành đối thoại theo quy định của pháp luật và đề nghị đoàn viên, NLĐ, nhóm NLĐ để công đoàn đại diện thực hiện đối thoại.\n- Lấy ý kiến thành viên tham gia đối thoại của bên NLĐ: Công đoàn tổ chức họp thành viên tham gia đối thoại (tại mục I/1 phần này) để xem xét, lấy ý kiến biểu quyết của các thành viên để quyết định đề nghị NSDLĐ đối thoại. Đề nghị đối thoại chỉ được thông qua khi được sự đồng ý của ít nhất 30%/ tổng số thành viên được quyền tham gia đối thoại.\n- Gửi nội dung yêu cầu đối thoại cho NSDLĐ: Công đoàn gửi văn bản yêu cầu đối thoại tới NSDLĐ, trong đó đề nghị thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung đối thoại của bên NLĐ.\n- Thông báo nội dung đối thoại tới NLĐ: Trên cơ sở phản hồi, thống nhất của NSDLĐ, công đoàn thông báo cho NLĐ, nhóm NLĐ, tập thể NLĐ biết trong thời gian sớm nhất.\n- Tổ chức đối thoại: Thực hiện tương tự như tổ chức đối thoại định kỳ (theo mục II/2 phần này).\n- Công bố kết quả đối thoại: Thực hiện tương tự như tổ chức đối thoại định kỳ (theo mục II/3 phần này)." }, { "id": 164380, "text": "Về làm thêm đối với lao động nữ trong thời gian được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày (khoản 2 Điều 137 BLLĐ) \nCâu hỏi: \nTrong thời gian được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày đối với lao động nữ (1) làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con (2) khi mang thai từ dưới tháng thứ 07 hoặc từ dưới tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì lao động nữ có được làm việc không và mức tiền được trả trong thời gian này là như thế nào? \nHướng trả lời, hướng dẫn: \n- Khoản 1 Điều 137 BLLĐ chỉ cấm 02 trường hợp không được sử dụng người lao động làm thêm giờ, BLLĐ không cấm làm thêm giờ trong các trường hợp nêu ở câu hỏi. Đồng thời, đây là quy định về quyền được nghỉ của người lao động. Do đó, NLĐ được phép thỏa thuận với NSDLĐ để làm việc trong thời gian được nghỉ đó. \n- Về mức tiền được trả trong thời gian làm việc của 01 giờ làm việc hằng ngày được giảm bớt: Để bảo đảm việc áp dụng chính sách đối với lao động nữ được thống nhất, trường hợp này cần được thực hiện tương tự như chính sách quy định tại khoản 4 Điều 137 BLLĐ; điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều 80 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP. Theo đó, trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được NSDLĐ đồng ý để NLĐ làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo HĐLĐ, NLĐ được trả thêm tiền lương theo công việc mà NLĐ đã làm trong thời gian được nghỉ. " } ]
98,806
Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở giáo dục công lập?
[ { "id": 80484, "text": "Vị trí pháp lý\n1. Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở giáo dục công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trực thuộc Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập theo Quyết định số 1878/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ; chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục và đào tạo; đồng thời chịu sự quản lý về chuyên môn của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.\n2. Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng.\n3. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo về nội dung, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên, về tổ chức bộ máy, biên chế, chính sách đối với cán bộ, giảng viên và người học, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chủ quản về mặt nhà nước đối với Học viện." } ]
[ { "id": 128725, "text": "Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở giáo dục công lập, trực thuộc Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục và đào tạo; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng. Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo về nội dung, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng viên; về tổ chức bộ máy, biên chế, chính sách đối với cán bộ, giảng viên và người học và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chủ quản về mặt nhà nước đối với Học viện.\nHọc viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh có chức năng đào tạo trình độ cao về lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố Hồ Chí Minh theo chức năng, nhiệm vụ quy định đối với trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; được mở ngành đào tạo và cấp văn bằng trình độ đại học, sau đại học theo quy định của pháp luật; có nhiệm vụ bồi dưỡng về lý luận chính trị, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; về kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước; thực hiện triển khai dịch vụ khoa học và công nghệ; nghiên cứu và tư vấn về chính sách cho các cấp quản lý của Thành phố Hồ Chí Minh; hợp tác, liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục đại học trong và ngoài nước." }, { "id": 151316, "text": "Vị trí và chức năng\n1. Vị trí của Học viện Tòa án\na) Học viện Tòa án là cơ sở giáo dục đại học công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Tòa án trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao, hoạt động theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Điều lệ trường đại học.\nb) Học viện Tòa án có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội và Phân viện tại Thành phố Hồ Chí Minh.\n..." }, { "id": 128724, "text": "Thành lập Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở nâng cấp Trường Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh.\nTrụ sở chính của Học viện: Số 324 đường Chu Văn An, phường 12, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh" }, { "id": 72362, "text": "Vị trí và chức năng\n1. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được thành lập theo Quyết định số 516/QĐ-TTg ngày 11/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ: là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.\nHọc viện thực hiện chức năng đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn, tư vấn và chuyển giao công nghệ.\n2. Tên giao dịch của Học viện:\nTiếng Việt: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.\nTiếng Anh: Posts and Telecommunications Institute of Technology (viết tắt: PTIT).\n3. Học viện có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội và có Cơ sở đào tạo tại thành phố Hồ Chí Minh.\n4. Học viện là đơn vị sự nghiệp có thu, được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định hiện hành của Nhà nước, của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư và được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.\n5. Học viện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật." } ]
86,040
Để được hưởng chế độ ưu tiên thì doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa cần đáp ứng điều kiện về pháp luật như thế nào?
[ { "id": 53794, "text": "Điều kiện tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế\nTrong thời hạn 02 (hai) năm liên tục, gần nhất tính đến thời điểm doanh nghiệp có văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp không vi phạm các quy định của pháp luật về thuế, hải quan tới mức bị xử lý vi phạm về các hành vi sau:\n1. Các hành vi trốn thuế, gian lận thuế; buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;\n2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có hình thức, mức xử phạt vượt thẩm quyền Chi cục trưởng Chi cục Hải quan và các chức danh tương đương;\n3. Đối với đại lý làm thủ tục hải quan, số tờ khai hải quan đại lý làm thủ tục đứng tên bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, lĩnh vực thuế thuộc thẩm quyền xử lý của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan và chức danh tương đương không vượt quá tỷ lệ 0,5% tính trên tổng số tờ khai đã làm thủ tục hải quan.\n4. Không nợ thuế quá hạn theo quy định." } ]
[ { "id": 53786, "text": "Nguyên tắc áp dụng chế độ ưu tiên\n1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp ưu tiên hoặc dự án ưu tiên hoặc do đại lý ưu tiên đứng tên trên tờ khai được áp dụng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại Thông tư này đối với tất cả các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu, ở tất cả các đơn vị hải quan trong toàn quốc.\n2. Ngoài các ưu tiên được quy định tại Thông tư này, doanh nghiệp ưu tiên còn được hưởng các ưu tiên khác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật có liên quan." }, { "id": 615810, "text": "Điều 4. Nguyên tắc áp dụng chế độ ưu tiên\n1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp ưu tiên hoặc dự án ưu tiên hoặc do đại lý ưu tiên đứng tên trên tờ khai được áp dụng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại Thông tư này đối với tất cả các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu, ở tất cả các đơn vị hải quan trong toàn quốc.\n2. Ngoài các ưu tiên được quy định tại Thông tư này, doanh nghiệp ưu tiên còn được hưởng các ưu tiên khác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật có liên quan." }, { "id": 73346, "text": "Về ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào Thành phố\n...\n8. Nhà đầu tư chiến lược được hưởng ưu đãi sau đây:\na) Được tính vào chi phí được trừ để xác định thu nhập chịu thuế đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) bằng 150% chi phí thực tế của hoạt động này khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) thực tế được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán;\nb) Được hưởng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan và thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của dự án đầu tư do nhà đầu tư chiến lược thực hiện tại Thành phố khi đáp ứng các điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của pháp luật về hải quan và thuế, trừ điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu." }, { "id": 606083, "text": "Khoản 2. Doanh nghiệp có dự án đầu tư tại Trung tâm được hưởng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan và thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Trung tâm khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:\na) Tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế trong 02 năm liên tục;\nb) Thực hiện thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử; có chương trình công nghệ thông tin quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp nối mạng với cơ quan hải quan;\nc) Thực hiện thanh toán qua ngân hàng;\nd) Có hệ thống kiểm soát nội bộ;\nđ) Chấp hành tốt quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán." }, { "id": 16476, "text": "Doanh nghiệp ưu tiên thực hiện theo quy định tại Luật Hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có liên quan và thực hiện theo quy định tại Nghị định này, cụ thể như sau:\n1. Chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp: Được hoàn thuế trước, kiểm tra sau, được thực hiện nộp thuế cho tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.\n2. Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên\na) Bộ trưởng Bộ Tài chính ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan theo quy định của pháp luật về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.\nb) Doanh nghiệp ưu tiên của nước có ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên với Việt Nam được áp dụng các biện pháp ưu tiên về thủ tục hải quan, thủ tục thuế theo thỏa thuận đã ký. Danh sách các doanh nghiệp ưu tiên của nước đối tác được hưởng chế độ ưu tiên được quy định cụ thể tại thỏa thuận.\n3. Quản lý doanh nghiệp ưu tiên\na) Tổng cục Hải quan thực hiện biện pháp: Thẩm định thực tế tại trụ sở doanh nghiệp định kỳ hoặc đột xuất; kiểm tra sau thông quan theo quy định tại khoản 3 Điều 78 Luật Hải quan không quá một lần trong ba năm liên tục kể từ ngày được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan công nhận hoặc gia hạn chế độ ưu tiên, có biện pháp giám sát và đánh giá việc duy trì điều kiện doanh nghiệp ưu tiên sau khi được công nhận để gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ doanh nghiệp ưu tiên theo quy định; kiểm tra sau thông quan theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 78 Luật Hải quan khi xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế.\nb) Doanh nghiệp ưu tiên phải theo dõi, kiểm soát, quản lý được toàn bộ quá trình sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hệ thống công nghệ thông tin nối mạng với cơ quan hải quan, đảm bảo cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, số liệu trên hệ thống, số liệu trong quá khứ, số liệu theo giai đoạn (tối đa 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan) về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để cơ quan hải quan có cơ sở so sánh, đối chiếu, kiểm tra và doanh nghiệp chịu trách nhiệm chứng minh tính đầy đủ, chính xác của số liệu doanh nghiệp đã khai báo với cơ quan hải quan." } ]
156,829
Người lao động là người nước ngoài có được gia nhập vào công đoàn không?
[ { "id": 95003, "text": "\"Điều 1. Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam\n1. Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam và người Việt Nam lao động tự do hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tín ngưỡng, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập Công đoàn Việt Nam.\n2. Khuyến khích người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam, tham gia các hình thức tập hợp của tổ chức Công đoàn Việt Nam.\n3. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn chi tiết Điều này.\"" }, { "id": 71663, "text": "\"3. Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam\n3.1. Đối tượng gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam\nNgười Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm:\na. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc trong các đơn vị sự nghiệp; cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Đối với cơ quan xã, phường, thị trấn bao gồm những người hưởng lương, định suất lương, phụ cấp, đang làm việc trong cơ quan hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.\nb. Người lao động làm công hưởng lương đang làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã.\nc. Người lao động đang làm việc trong các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.\nd. Người lao động tự do, hợp pháp thuộc khu vực lao động phi chính thức, nếu có nguyện vọng, được gia nhập Công đoàn Việt Nam và được sinh hoạt theo hình thức nghiệp đoàn cơ sở.\nđ. Người lao động được cơ quan có thẩm quyền cử làm đại diện quản lý phần vốn của Nhà nước, đang giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.\n[...]\"" } ]
[ { "id": 261150, "text": "Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam\n1. Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động, người lao động tự do hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, được xem xét gia nhập Công đoàn Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:\na. Tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam.\nb. Có đơn tự nguyện tham gia hoạt động tại một công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.\nc. Hiện không là thành viên tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam.\n2. Khuyến khích người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam tham gia các hình thức tập hợp do Công đoàn Việt Nam tổ chức.\n3. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn chi tiết Điều này." }, { "id": 93335, "text": "\"Điều 3. Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam, thẻ đoàn viên và chuyển sinh hoạt công đoàn\n1. Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam\na. Người lao động phải có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.\nb. Ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở xem xét, quyết định công nhận hoặc kết nạp đoàn viên công đoàn.\nc. Nơi chưa có tổ chức công đoàn, người lao động nộp đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam thông qua ban vận động thành lập công đoàn cơ sở theo quy định tại Điều 14 Điều lệ này, hoặc nộp đơn cho công đoàn cấp trên để được xem xét gia nhập Công đoàn Việt Nam.\nd. Đoàn viên đã ra khỏi tổ chức công đoàn, nếu tiếp tục có nguyện vọng gia nhập Công đoàn Việt Nam thì phải có đơn xin gia nhập lại tổ chức Công đoàn, do công đoàn cấp trên xem xét kết nạp lại.\n...\"" }, { "id": 131621, "text": "\"4. Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam và chuyển sinh hoạt công đoàn theo Điều 3\n4.1. Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam\na. Người gia nhập công đoàn phải tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; có đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam, đơn phải có chữ ký của người viết đơn (bao gồm chữ ký điện tử). Trường hợp đơn của tập thể người lao động phải có chữ ký của từng người lao động.\nb. Nơi đã có công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở), ban chấp hành công đoàn cơ sở nhận đơn, xem xét, quyết định kết nạp và tổ chức lễ kết nạp đoàn viên.\n- Trong buổi lễ có thể cùng lúc kết nạp nhiều đoàn viên; những người được kết nạp phải có mặt tại buổi lễ (trừ trường hợp vắng có lý do chính đáng), công đoàn cơ sở công bố quyết định kết nạp đoàn viên, trao quyết định và trao thẻ cho đoàn viên công đoàn (nếu có).\n- Những đơn vị có đông đoàn viên, ban chấp hành công đoàn cơ sở có thể ủy quyền cho công đoàn cơ sở thành viên hoặc công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận (gọi chung là công đoàn bộ phận), tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn (gọi chung là tổ công đoàn) trực thuộc tổ chức lễ kết nạp đoàn viên.\nc. Nơi chưa có công đoàn cơ sở\n- Người lao động nộp đơn xin gia nhập công đoàn cho công đoàn cấp trên nơi gần nhất hoặc ban vận động thành lập công đoàn cơ sở (nếu có).\n+ Trường hợp nộp đơn cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nộp đơn, công đoàn cấp trên phải xem xét, quyết định việc kết nạp hoặc không kết nạp đoàn viên và giới thiệu nơi sinh hoạt cho đoàn viên khi có quyết định kết nạp.\n+ Trường hợp người lao động nộp đơn cho ban vận động: Trong thời gian 15 ngày kể từ khi nộp đơn, nếu nơi người lao động có đơn xin gia nhập công đoàn, chưa đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở thì người lao động có quyền chuyển đơn lên công đoàn cấp trên xem xét, quyết định kết nạp đoàn viên và được giới thiệu sinh hoạt tại công đoàn cơ sở gần nơi đoàn viên đang làm việc nhất, cho đến khi công đoàn cơ sở tại nơi làm việc được thành lập.\n- Trường hợp có đủ người lao động liên kết thành lập công đoàn cơ sở theo quy định, thì ban vận động tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở và đề nghị công đoàn cấp trên công nhận theo quy định tại Mục 12.1 và 12.2 của Hướng dẫn này.\nd. Việc kết nạp lại đoàn viên công đoàn: Đoàn viên đã ra khỏi tổ chức công đoàn, nếu có nguyện vọng gia nhập lại tổ chức Công đoàn Việt Nam phải có đơn xin ra nhập lại gửi công đoàn cơ sở nơi làm việc. Ban chấp hành công đoàn cơ sở có trách nhiệm xem xét, thẩm định nếu đủ điều kiện thì đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp quyết định kết nạp lại.\"" }, { "id": 208644, "text": "\"12. Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể công đoàn cơ sở theo Điều 14\n12.1. Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở\na. Nơi chưa có công đoàn cơ sở người lao động là đoàn viên hoặc chưa là đoàn viên công đoàn được vận động người lao động khác gia nhập công đoàn, liên kết thành lập công đoàn cơ sở thông qua hình thức tổ chức ban vận động.\nb. Trong quá trình ban vận động tiến hành vận động người lao động gia nhập công đoàn, liên kết thành lập công đoàn cơ sở các thành viên ban vận động cử trưởng ban vận động và liên hệ công đoàn cấp trên gần nhất để được hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ.\nc. Khi có 05 người trở lên (gồm người lao động đang là đoàn viên công đoàn và người lao động có đơn gia nhập công đoàn) tự nguyện liên kết thành lập công đoàn cơ sở trưởng ban vận động liên hệ công đoàn cấp trên để được giúp đỡ công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở.\"" } ]
72,446
Công ty được sử dụng lao động nữ mang thai làm thêm giờ khi đáp ứng những điều kiện gì?
[ { "id": 67813, "text": "\"Điều 107. Làm thêm giờ\n1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.\n2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:\na) Phải được sự đồng ý của người lao động;\nb) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;\nc) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.\n...”" }, { "id": 88528, "text": "Bảo vệ thai sản\n1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:\na) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;\nb) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.\n...\n4. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động." } ]
[ { "id": 63021, "text": "Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ\nChế độ thai sản của người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này khi mang thai hộ theo Khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội, được quy định như sau:\n1. Nữ quân nhân, nữ công an nhân dân, nữ làm công tác cơ yếu (sau đây gọi chung là lao động nữ) mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc lao động nữ mang thai hộ có bệnh lý hoặc thai nhi không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.\nThời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản này tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.\n2. Lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:\na) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;\nb) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;\nc) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;\nd) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.\n..." }, { "id": 14089, "text": "Chế độ thai sản của người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này khi mang thai hộ theo Khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội, được quy định như sau:\n1. Nữ quân nhân, nữ công an nhân dân, nữ làm công tác cơ yếu (sau đây gọi chung là lao động nữ) mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc lao động nữ mang thai hộ có bệnh lý hoặc thai nhi không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.\nThời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản này tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.\n2. Lao động nữ mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:\na) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;\nb) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;\nc) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;\nd) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.\nThời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.\n3. Lao động nữ mang thai hộ khi sinh mà có đủ Điều kiện quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội thì được hưởng các chế độ sau:\na) Trợ cấp một lần cho mỗi đứa trẻ bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh;\nb) Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản kể từ ngày nghỉ việc trước khi sinh cho đến ngày giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội.\nTrong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời Điểm giao đứa trẻ hoặc thời Điểm đứa trẻ chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.\nThời Điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ là thời Điểm ghi trong văn bản xác nhận thời Điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;\nc) Sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc Điểm b Khoản này, trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động nữ mang thai hộ đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước thời Điểm sinh.\n4. Khi lao động nữ mang thai hộ sinh thì người chồng đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội.\n5. Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội và được tính trên cơ sở mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ.\nTrường hợp lao động nữ mang thai hộ đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Khoản 2 Điều này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.\n6. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian này lao động nữ mang thai hộ và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.\n7. Trường hợp lao động nữ mang thai hộ đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước thời Điểm sinh và có đủ Điều kiện theo quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng chế độ thai sản quy định tại Điểm a, b Khoản 3 và Khoản 5 Điều này; thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội." }, { "id": 109614, "text": "Thủ tục hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ\n...\n2. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ khi sinh con, bao gồm:\na) Bản sao bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ;\nb) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;\nc) Danh sách người lao động hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập;\nd) Trường hợp con chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì có thêm bản sao giấy chứng tử của con;\nđ) Trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì có thêm trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ;\ne) Trong trường hợp sau khi sinh con mà lao động nữ mang thai hộ chết thì có thêm bản sao giấy chứng tử của lao động nữ mang thai hộ;\ng) Trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì có thêm giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.\n..." }, { "id": 561068, "text": "Khoản 1. Nữ quân nhân, nữ công an nhân dân, nữ làm công tác cơ yếu (sau đây gọi chung là lao động nữ) mang thai hộ đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc lao động nữ mang thai hộ có bệnh lý hoặc thai nhi không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản này tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần." }, { "id": 117354, "text": "\"Điều 3. Chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ\n[...]\n3. Lao động nữ mang thai hộ khi sinh con mà có đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội thì được hưởng các chế độ sau:\n[...] c) Sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này, trong 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động nữ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con.\"" } ]
90,686
Phạm nhân được gặp vợ, chồng ở phòng riêng trong trường hợp nào?
[ { "id": 99521, "text": "Chế độ gặp của phạm nhân\n1. Phạm nhân được gặp thân nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Phạm nhân có thể được kéo dài thời gian gặp thân nhân; gặp vợ, chồng ở phòng riêng khi thuộc một trong các trường hợp sau:\na) Có ít nhất hai quý liền kề thời điểm gặp thân nhân được xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên và thời gian từ khi xếp loại quý liền kề gần nhất đến thời điểm gặp thân nhân được nhận xét, đánh giá, xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên hoặc do yêu cầu của công tác giáo dục cải tạo thì có thể được kéo dài thời gian gặp thân nhân tại Nhà gặp phạm nhân nhưng không quá 03 giờ;\nb) Có ít nhất hai quý liền kề thời điểm gặp thân nhân được xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên và thời gian từ khi xếp loại quý liền kề gần nhất đến thời điểm gặp thân nhân được nhận xét, đánh giá, xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên thì có thể được gặp vợ, chồng ở phòng riêng không quá 03 giờ;\nc) Có ít nhất bốn quý liền kề thời điểm gặp thân nhân được xếp loại tốt và thời gian từ khi xếp loại quý liền kề gần nhất đến thời điểm gặp thân nhân được nhận xét, đánh giá, xếp loại chấp hành án phạt tù tốt và được khen thưởng do có thành tích lao động, học tập theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 thì có thể được gặp vợ, chồng ở phòng riêng từ trên 03 giờ đến không quá 24 giờ;\n2. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được gặp thân nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 76 Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi có ít nhất hai quý liền kề với thời điểm gặp thân nhân được xếp loại tốt và thời gian từ khi xếp loại quý liền kề gần nhất đến thời điểm gặp thân nhân được nhận xét, đánh giá, xếp loại chấp hành án phạt tù tốt và được khen thưởng do có thành tích lao động, học tập theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 thì Giám thị trại giam có thể xem xét, giải quyết việc kéo dài thời gian gặp ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ ở phòng riêng nhưng không quá 24 giờ.\n3. Mỗi lần phạm nhân lập công hoặc được khen thưởng bằng hình thức “tăng số lần gặp thân nhân” theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 41 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 thì được gặp thân nhân thêm 01 lần trong 01 tháng.\n..." } ]
[ { "id": 532218, "text": "Khoản 4. Phạm nhân được gặp vợ, chồng ở phòng riêng theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 3 Thông tư này phải có đủ thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều này và các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Trích lục kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của Ủy ban nhân dân cấp xã thể hiện thân nhân là vợ hoặc chồng của phạm nhân; đơn xin gặp vợ, chồng ở phòng riêng của thân nhân phạm nhân đồng thời cam kết việc chấp hành pháp luật, nội quy Nhà gặp phạm nhân, thực hiện phòng, chống các bệnh truyền nhiễm; đơn xin gặp vợ, chồng ở phòng riêng của phạm nhân đồng thời cam kết việc chấp hành pháp luật, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, nội quy Nhà gặp phạm nhân và các quy định pháp luật về dân số, kế hoạch hóa gia đình hiện hành; phạm nhân nữ phải sử dụng biện pháp tránh thai và có giấy cam kết không mang thai để bảo đảm thời gian chấp hành án phạt tù." }, { "id": 65946, "text": "Điều 4. Đối tượng được gặp phạm nhân\n1. Thân nhân được gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến gặp phạm nhân tối đa không quá 03 thân nhân, trường hợp đặc biệt do yêu cầu giáo dục cải tạo, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định việc tăng số lượng thân nhân được gặp phạm nhân nhưng không quá 05 người và phải đảm bảo việc phạm nhân gặp thân nhân không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở giam giữ phạm nhân.\n2. Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác đề nghị được gặp phạm nhân thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, giải quyết nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và phòng, chống tội phạm." }, { "id": 71535, "text": "Đối tượng được thăm gặp phạm nhân\n1. Đối tượng được thăm gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột; anh, chị, em dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột, số lượng thân nhân mỗi lần đến thăm gặp phạm nhân không quá 03 người.\n2. Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác ngoài những người được quy định tại Khoản 1 Điều này được thăm gặp phạm nhân nếu Thủ trưởng cơ sở giam giữ xét thấy phù hợp với yêu cầu công tác phòng, chống tội phạm và công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân." }, { "id": 7649, "text": "1. Đối tượng được thăm gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến thăm gặp phạm nhân tối đa không quá 3 (ba) người.\n2. Cá nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc thân nhân khác ngoài những người được quy định tại khoản 1 điều này được thăm gặp phạm nhân nếu Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân và yêu cầu công tác phòng, chống tội phạm, quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân." }, { "id": 99523, "text": "Thủ tục giải quyết cho phạm nhân gặp thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác\n1. Thân nhân đến gặp phạm nhân phải là người có tên trong Sổ gặp phạm nhân (trường hợp gặp lần đầu chưa có Sổ hoặc không có tên trong Sổ thì phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh là thân nhân phạm nhân) hoặc đơn xin gặp phạm nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập và phải có một trong những giấy tờ cá nhân sau (trừ người dưới 14 tuổi): Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang.\nĐối với phạm nhân là người nước ngoài, thủ tục giải quyết cho phạm nhân gặp thân nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 52 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.\n2. Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác khi đến gặp phạm nhân phải có đề nghị bằng văn bản (đối với cá nhân, văn bản đề nghị phải được cơ quan nơi đang làm việc, học tập hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận) và phải có một trong những giấy tờ cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều này.\n3. Trường hợp người đến gặp phạm nhân không có giấy tờ cá nhân thì phải có đơn đề nghị được dán ảnh do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh.\n4. Phạm nhân được gặp vợ, chồng ở phòng riêng theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 3 Thông tư này phải có đủ thủ tục theo quy định tại khoản 1 Điều này và các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Trích lục kết hôn hoặc Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của Ủy ban nhân dân cấp xã thể hiện thân nhân là vợ hoặc chồng của phạm nhân; đơn xin gặp vợ, chồng ở phòng riêng của thân nhân phạm nhân đồng thời cam kết việc chấp hành pháp luật, nội quy Nhà gặp phạm nhân, thực hiện phòng, chống các bệnh truyền nhiễm; đơn xin gặp vợ, chồng ở phòng riêng của phạm nhân đồng thời cam kết việc chấp hành pháp luật, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, nội quy Nhà gặp phạm nhân và các quy định pháp luật về dân số, kế hoạch hóa gia đình hiện hành; phạm nhân nữ phải sử dụng biện pháp tránh thai và có giấy cam kết không mang thai để bảo đảm thời gian chấp hành án phạt tù.\n5. Phạm nhân là người dưới 18 tuổi được kéo dài thời gian gặp thân nhân ở phòng riêng không quá 24 giờ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này phải có đơn xin gặp thân nhân ở phòng riêng, cam kết việc chấp hành pháp luật, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, nội quy Nhà gặp phạm nhân; thân nhân phạm nhân cũng phải có đơn xin gặp phạm nhân ở phòng riêng, cam kết việc chấp hành pháp luật, nội quy Nhà gặp phạm nhân.\n6. Cơ sở giam giữ phạm nhân phát hành Sổ gặp phạm nhân và gửi tiền lưu ký theo mẫu thống nhất của Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Sổ gặp phạm nhân phải được Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân ký, đóng dấu và phải được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập xác nhận danh sách những người là thân nhân của phạm nhân." } ]
65,343
Những đối tượng nào được cấp thuốc kháng HIV miễn phí?
[ { "id": 36014, "text": "1. Hằng năm, cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch điều trị thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV và người phơi nhiễm với HIV theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này theo nhu cầu trên địa bàn quản lý gửi Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Y tế) tổng hợp và gửi Cục Phòng, chống HIV/AIDS.\n2. Cục Phòng, chống HIV/AIDS có trách nhiệm:\na) Tổng hợp kế hoạch điều trị thuốc kháng HIV của các địa phương, xây dựng kế hoạch mua sắm, tiếp nhận thuốc kháng HIV được mua từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn do các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt;\nb) Phân bổ, điều phối việc phân bổ thuốc kháng HIV cho các địa phương, cơ sở điều trị HIV/AIDS theo kế hoạch đã được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt.\n3. Thuốc kháng HIV được cấp để điều trị miễn phí cho người nhiễm HIV theo thứ tự ưu tiên sau đây:\na) Các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, Khoản 3 Điều 39 Luật phòng, chống HIV/AIDS;\nb) Người nhiễm HIV trong trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng;\nc) Những người khác nhiễm HIV.\n4. Thuốc kháng HIV do tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ được cấp điều trị miễn phí cho người nhiễm HIV theo quy định tại Khoản 2 Điều này.\n5. Đối tượng được ngân sách nhà nước bảo đảm, cấp miễn phí thuốc kháng HIV bao gồm:\na) Người bị phơi nhiễm với HIV, người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, người bị nhiễm HIV do rủi ro của kỹ thuật y tế;\nb) Phụ nữ mang thai nhiễm HIV, phụ nữ mang thai có chỉ định điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;\nc) Trẻ em dưới 6 tuổi nhiễm HIV, trẻ em có chỉ định điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.\n6. Trường hợp các đối tượng quy định tại các Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này có thẻ bảo hiểm y tế và không điều trị thuốc kháng HIV miễn phí từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc viện trợ thì được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả." } ]
[ { "id": 2121, "text": "1. Duyệt dự trù sử dụng thuốc kháng HIV miễn phí và thuốc điều trị thay thế miễn phí tại cơ sở quản lý:\na) Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS) duyệt dự trù sử dụng thuốc kháng HIV miễn phí và thuốc điều trị thay thế miễn phí tại cơ sở quản lý từ nguồn thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế. Quy trình dự trù, phê duyệt dự trù, phân phối, quản lý và cấp phát thuốc miễn phí thực hiện theo quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều này;\nb) Sở Y tế (Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS) duyệt dự trù sử dụng thuốc kháng HIV miễn phí và thuốc điều trị thay thế miễn phí tại cơ sở quản lý từ nguồn thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế. Quy trình dự trù và phê duyệt dự trù sử dụng thuốc miễn phí thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế thực hiện theo quy định hiện hành;\nc) Cục Quân Y - Bộ Quốc phòng, Cục Y tế - Bộ Công an duyệt dự trù sử dụng thuốc kháng HIV miễn phí và thuốc điều trị thay thế miễn phí tại cơ sở quản lý từ nguồn thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành mình. Quy trình dự trù và phê duyệt dự trù sử dụng thuốc miễn phí thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành thực hiện theo quy định hiện hành.\n2. Quy trình dự trù, phân phối, quản lý và cấp phát sử dụng thuốc kháng HIV miễn phí tại cơ sở quản lý từ nguồn thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế:\na) Trường hợp cơ sở quản lý đủ điều kiện thực hiện việc điều trị bằng thuốc kháng HIV theo quy định tại Thông tư số 09/2011/TT-BYT, việc dự trù, phân phối, quản lý và sử dụng thuốc kháng HIV miễn phí thực hiện như sau:\n- Hàng năm, cơ sở quản lý lập dự trù thuốc kháng HIV cho các đối tượng được quản lý tại cơ sở quản lý và gửi về Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh. Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh có công văn gửi Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế để phê duyệt dự trù thuốc kháng HIV hàng năm;\n- Việc phân phối thuốc kháng HIV cho cơ sở quản lý thực hiện như sau:\n+ Cơ sở quản lý có công văn gửi Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh;\n+ Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh tổng hợp nhu cầu thuốc kháng HIV và có công văn gửi Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế đề nghị cấp thuốc kháng HIV;\n+ Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế có công văn gửi đơn vị phân phối chuyển thuốc kháng HIV cho cơ sở quản lý.\n- Cơ sở quản lý chịu trách nhiệm cấp phát thuốc kháng vi rút hàng ngày theo phác đồ điều trị và thời gian phù hợp với cơ sở quản lý, đồng thời hàng tháng báo cáo tình hình sử dụng thuốc HIV về Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh;\n- Cơ sở quản lý có đối tượng quản lý chuyển đi cấp 02 tháng thuốc điều trị kháng HIV cho đối tượng trong thời gian chuyển từ cơ sở quản lý này đến cơ sở quản lý khác hoặc từ cơ sở quản lý ra ngoài cộng đồng.\nb) Trường hợp cơ sở quản lý chưa đủ điều kiện thực hiện việc điều trị bằng thuốc kháng HIV theo quy định tại Thông tư số 09/2011/TT-BYT, việc dự trù, phân phối, quản lý và sử dụng thuốc kháng HIV miễn phí thực hiện như sau:\n- Hàng năm, cơ sở điều trị được chỉ định lập dự trù thuốc kháng HIV cho các đối tượng được quản lý tại cơ sở quản lý và gửi về Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh. Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh có công văn gửi Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế để phê duyệt dự trù thuốc kháng HIV hàng năm;\n- Việc phân phối thuốc kháng HIV cho cơ sở quản lý thực hiện như sau:\n+ Cơ sở điều trị được chỉ định có công văn gửi Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh để đề nghị cấp thuốc;\n+ Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh tổng hợp nhu cầu thuốc kháng HIV và có công văn gửi Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế đề nghị cấp thuốc kháng HIV;\n+ Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế có công văn gửi đơn vị phân phối chuyển thuốc kháng HIV cho cơ sở điều trị được chỉ định;\n+ Cơ sở điều trị được chỉ định tiếp nhận thuốc kháng HIV do Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế cấp và chuyển thuốc kháng HIV cho cơ sở quản lý.\n- Cơ sở quản lý chịu trách nhiệm cấp phát thuốc kháng HIV hàng ngày theo phác đồ điều trị và thời gian phù hợp với cơ sở quản lý đồng thời báo cáo tình hình sử dụng thuốc kháng HIV về cơ sở điều trị;\n- Cơ sở quản lý có đối tượng quản lý chuyển đi cấp 02 tháng thuốc điều trị kháng HIV cho đối tượng trong thời gian chuyển từ cơ sở quản lý này đến cơ sở quản lý khác hoặc từ cơ sở quản lý ra ngoài cộng đồng.\nc) Việc điều phối nhu cầu sử dụng thuốc kháng vi rút HIV miễn phí của cơ sở quản lý đã được duyệt dự trù trong năm do Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh nơi cơ sở quản lý đặt trụ sở hoặc Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế phối hợp với cơ sở quản lý hoặc cơ sở điều trị thực hiện.\n3. Quy trình dự trù, phân phối, quản lý, sử dụng thuốc điều trị thay thế miễn phí từ nguồn thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế:\na) Hàng năm, cơ sở quản lý lập dự trù thuốc điều trị thay thế cho các đối tượng được quản lý tại cơ sở quản lý và gửi về Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh nơi cơ sở quản lý đặt trụ sở hoặc cơ sở điều trị thay thế được chỉ định theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư này để tổng hợp gửi Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh. Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh tổng hợp nhu cầu thuốc điều trị thay thế của tỉnh trình Sở Y tế để đề nghị Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế phê duyệt dự trù;\nb) Việc phân phối thuốc điều trị thay thế cho cơ sở quản lý thực hiện như sau:\n- Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh có công văn gửi Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế để đề nghị cấp thuốc;\n- Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế có công văn gửi đơn vị phân phối chuyển thuốc điều trị thay thế cho cơ sở quản lý.\nc) Việc quản lý, sử dụng thuốc điều trị thay thế tại cơ sở quản lý thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành;\nd) Việc điều phối nhu cầu sử dụng thuốc điều trị thay thế của cơ sở quản lý đã được duyệt dự trù trong năm do cơ sở quản lý và đơn vị phân phối thuốc thống nhất thực hiện.\n4. Quy trình dự trù, phân phối, quản lý, sử dụng thuốc kháng HIV, thuốc điều trị thay thế miễn phí từ nguồn thuốc thuộc quyền quản lý của Bộ Y tế đối với các cơ sở quản lý thuộc Bộ Quốc phòng:\na) Dự trù, phân phối, quản lý và sử dụng thuốc kháng HIV miễn phí\n- Hàng năm, bệnh viện quân đội theo phân cấp của Bộ Quốc phòng (gọi tắt là bệnh viện) lập dự trù thuốc kháng HIV cho các đối tượng được quản lý tại cơ sở quản lý và gửi Cục Quân y - Bộ Quốc phòng. Cục Quân y - Bộ Quốc phòng tổng hợp nhu cầu thuốc kháng HIV và có công văn gửi Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế để phê duyệt dự trù thuốc kháng HIV hàng năm;\n- Việc phân phối thuốc kháng HIV cho cơ sở quản lý thực hiện như sau:\n+ Bệnh viện có công văn gửi Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế đề nghị cấp thuốc kháng HIV;\n+ Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế có công văn gửi đơn vị phân phối chuyển thuốc kháng HIV cho bệnh viện;\n+ Bệnh viện tiếp nhận thuốc kháng HIV do Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế cấp và chuyển thuốc kháng HIV cho cơ sở quản lý.\n- Cơ sở quản lý chịu trách nhiệm cấp phát thuốc kháng HIV hàng ngày theo phác đồ điều trị và thời gian phù hợp với cơ sở quản lý đồng thời báo cáo tình hình sử dụng thuốc kháng HIV về Bệnh viện. Bệnh viện chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp và gửi báo cáo về Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế theo quy định;\n- Cơ sở quản lý có đối tượng quản lý chuyển đi cấp 02 tháng thuốc điều trị kháng HIV cho đối tượng trong thời gian chuyển từ cơ sở quản lý này đến cơ sở quản lý khác hoặc từ cơ sở quản lý ra ngoài cộng đồng;\n- Việc điều phối nhu cầu sử dụng thuốc kháng HIV miễn phí của bệnh viện đã được duyệt dự trù trong năm do Cục phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, bệnh viện và đơn vị phân phối thống nhất thực hiện.\nb) Dự trù, phân phối, quản lý và sử dụng thuốc điều trị thay thế miễn phí:\n- Hàng năm, bệnh viện lập dự trù thuốc điều trị thay thế cho các đối tượng được quản lý tại cơ sở quản lý và gửi về Cục Quân y - Bộ Quốc phòng. Cục Quân y - Bộ Quốc phòng tổng hợp nhu cầu thuốc điều trị thay thế và có công văn gửi Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế để phê duyệt dự trù thuốc điều trị thay thế hàng năm;\n- Việc phân phối thuốc điều trị thay thế cho cơ sở quản lý thực hiện như sau:\n+ Bệnh viện có công văn gửi Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế để đề nghị cấp thuốc;\n+ Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế có công văn gửi đơn vị phân phối chuyển thuốc điều trị thay thế cho bệnh viện;\n+ Bệnh viện tiếp nhận thuốc điều trị thay thế do Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế cấp và chuyển cho cơ sở quản lý;\n- Việc quản lý, sử dụng thuốc điều trị thay thế tại cơ sở quản lý thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành;\n- Việc điều phối nhu cầu sử dụng thuốc điều trị thay thế của bệnh viện đã được duyệt dự trù trong năm do Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, bệnh viện và đơn vị phân phối thống nhất thực hiện." }, { "id": 487585, "text": "Khoản 2. Quy trình dự trù, phân phối, quản lý và cấp phát sử dụng thuốc kháng HIV miễn phí tại cơ sở quản lý từ nguồn thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế:\na) Trường hợp cơ sở quản lý đủ điều kiện thực hiện việc điều trị bằng thuốc kháng HIV theo quy định tại Thông tư số 09/2011/TT-BYT , việc dự trù, phân phối, quản lý và sử dụng thuốc kháng HIV miễn phí thực hiện như sau: - Hàng năm, cơ sở quản lý lập dự trù thuốc kháng HIV cho các đối tượng được quản lý tại cơ sở quản lý và gửi về Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh. Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh có công văn gửi Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế để phê duyệt dự trù thuốc kháng HIV hàng năm; - Việc phân phối thuốc kháng HIV cho cơ sở quản lý thực hiện như sau: + Cơ sở quản lý có công văn gửi Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh; + Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh tổng hợp nhu cầu thuốc kháng HIV và có công văn gửi Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế đề nghị cấp thuốc kháng HIV; + Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế có công văn gửi đơn vị phân phối chuyển thuốc kháng HIV cho cơ sở quản lý. - Cơ sở quản lý chịu trách nhiệm cấp phát thuốc kháng vi rút hàng ngày theo phác đồ điều trị và thời gian phù hợp với cơ sở quản lý, đồng thời hàng tháng báo cáo tình hình sử dụng thuốc HIV về Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh; - Cơ sở quản lý có đối tượng quản lý chuyển đi cấp 02 tháng thuốc điều trị kháng HIV cho đối tượng trong thời gian chuyển từ cơ sở quản lý này đến cơ sở quản lý khác hoặc từ cơ sở quản lý ra ngoài cộng đồng.\nb) Trường hợp cơ sở quản lý chưa đủ điều kiện thực hiện việc điều trị bằng thuốc kháng HIV theo quy định tại Thông tư số 09/2011/TT-BYT , việc dự trù, phân phối, quản lý và sử dụng thuốc kháng HIV miễn phí thực hiện như sau: - Hàng năm, cơ sở điều trị được chỉ định lập dự trù thuốc kháng HIV cho các đối tượng được quản lý tại cơ sở quản lý và gửi về Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh. Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh có công văn gửi Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế để phê duyệt dự trù thuốc kháng HIV hàng năm; - Việc phân phối thuốc kháng HIV cho cơ sở quản lý thực hiện như sau: + Cơ sở điều trị được chỉ định có công văn gửi Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh để đề nghị cấp thuốc; + Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh tổng hợp nhu cầu thuốc kháng HIV và có công văn gửi Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế đề nghị cấp thuốc kháng HIV; + Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế có công văn gửi đơn vị phân phối chuyển thuốc kháng HIV cho cơ sở điều trị được chỉ định; + Cơ sở điều trị được chỉ định tiếp nhận thuốc kháng HIV do Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế cấp và chuyển thuốc kháng HIV cho cơ sở quản lý." }, { "id": 487584, "text": "Khoản 1. Duyệt dự trù sử dụng thuốc kháng HIV miễn phí và thuốc điều trị thay thế miễn phí tại cơ sở quản lý:\na) Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS) duyệt dự trù sử dụng thuốc kháng HIV miễn phí và thuốc điều trị thay thế miễn phí tại cơ sở quản lý từ nguồn thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế. Quy trình dự trù, phê duyệt dự trù, phân phối, quản lý và cấp phát thuốc miễn phí thực hiện theo quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều này;\nb) Sở Y tế (Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS) duyệt dự trù sử dụng thuốc kháng HIV miễn phí và thuốc điều trị thay thế miễn phí tại cơ sở quản lý từ nguồn thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế. Quy trình dự trù và phê duyệt dự trù sử dụng thuốc miễn phí thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế thực hiện theo quy định hiện hành;\nc) Cục Quân Y - Bộ Quốc phòng, Cục Y tế - Bộ Công an duyệt dự trù sử dụng thuốc kháng HIV miễn phí và thuốc điều trị thay thế miễn phí tại cơ sở quản lý từ nguồn thuốc thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành mình. Quy trình dự trù và phê duyệt dự trù sử dụng thuốc miễn phí thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, ngành thực hiện theo quy định hiện hành." }, { "id": 487586, "text": "- Cơ sở quản lý chịu trách nhiệm cấp phát thuốc kháng HIV hàng ngày theo phác đồ điều trị và thời gian phù hợp với cơ sở quản lý đồng thời báo cáo tình hình sử dụng thuốc kháng HIV về cơ sở điều trị; - Cơ sở quản lý có đối tượng quản lý chuyển đi cấp 02 tháng thuốc điều trị kháng HIV cho đối tượng trong thời gian chuyển từ cơ sở quản lý này đến cơ sở quản lý khác hoặc từ cơ sở quản lý ra ngoài cộng đồng.\nc) Việc điều phối nhu cầu sử dụng thuốc kháng vi rút HIV miễn phí của cơ sở quản lý đã được duyệt dự trù trong năm do Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh nơi cơ sở quản lý đặt trụ sở hoặc Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế phối hợp với cơ sở quản lý hoặc cơ sở điều trị thực hiện." } ]
59,554
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với giáo viên trung học cơ sở hạng II
[ { "id": 1533, "text": "1. Nhiệm vụ\nNgoài những nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng III, giáo viên trung học cơ sở hạng II phải thực hiện các nhiệm vụ sau:\na) Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa ở các lớp bồi dưỡng giáo viên hoặc dạy thử nghiệm các mô hình, phương pháp, công nghệ mới từ cấp trường trở lên; chủ trì các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn hoặc tham gia xây dựng học liệu điện tử;\nb) Tham gia hướng dẫn hoặc đánh giá các sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ từ cấp trường trở lên;\nc) Tham gia các hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng; thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh;\nd) Tham gia đoàn đánh giá ngoài; hoặc công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên từ cấp trường trở lên;\nđ) Tham gia ban giám khảo hoặc ban ra đề hoặc người hướng dẫn trong các hội thi (của giáo viên hoặc học sinh) từ cấp trường trở lên (nếu có).\n2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp\nNgoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên trung học cơ sở hạng III, giáo viên trung học cơ sở hạng II phải luôn luôn gương mẫu thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo.\n3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng\na) Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở.\nTrường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;\nb) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II.\n4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ\na) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục trung học cơ sở và triển khai thực hiện có kết quả vào nhiệm vụ được giao;\nb) Có khả năng điều chỉnh linh hoạt kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương; có khả năng xây dựng bài học theo chủ đề liên môn;\nc) Chủ động cập nhật và có khả năng vận dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp, công nghệ dạy học và giáo dục đáp ứng mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;\nd) Chủ động cập nhật và có khả năng vận dụng sáng tạo các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và sự tiến bộ của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;\nđ) Có khả năng vận dụng có hiệu quả các biện pháp tư vấn tâm lý, hướng nghiệp phù hợp với từng đối tượng học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;\ne) Chủ động, tích cực tạo dựng mối quan hệ hợp tác lành mạnh, tin tưởng với cha mẹ học sinh, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh;\ng) Chủ động nghiên cứu và có khả năng cập nhật kịp thời các yêu cầu mới về chuyên môn, nghiệp vụ; có khả năng vận dụng sáng tạo, phù hợp, có hiệu quả các hình thức nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân;\nh) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng II và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao;\ni) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở; hoặc được nhận bằng khen, giấy khen từ cấp huyện trở lên; hoặc được công nhận đạt một trong các danh hiệu: giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi từ cấp trường trở lên, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh giỏi từ cấp huyện trở lên;\nk) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) hoặc tương đương đủ từ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự), tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng." } ]
[ { "id": 116928, "text": "Điều khoản thi hành\n...\n3. Trường hợp giáo viên mầm non đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II, hạng III, hạng IV; giáo viên tiểu học đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II, hạng III, hạng IV; giáo viên trung học cơ sở đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I, hạng II, hạng III; giáo viên trung học phổ thông đã có một trong các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng I, hạng II, hạng III theo quy định của pháp luật trước ngày 30 tháng 6 năm 2022 được xác định là đáp ứng yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với từng cấp học, được sử dụng khi tham dự kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và không phải học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với từng cấp học quy định tại Thông tư này." }, { "id": 3852, "text": "“Điều 7. Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở\n1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV nếu đạt các tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư này thì được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở như sau:\na) Giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.12) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32);\nb) Giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.11) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31);\nc) Giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30).\n2. Giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.11) chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng tương ứng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32); giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10) chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng tương ứng theo quy định tại Điều 5 Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31).\n3. Giáo viên trung học cơ sở mới được tuyển dụng sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đánh giá đạt yêu cầu thì được bổ nhiệm vào đúng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở đã trúng tuyển.”" }, { "id": 480516, "text": "Khoản 2. Giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.11) chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng tương ứng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32); giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10) chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng tương ứng theo quy định tại Điều 5 Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31)." }, { "id": 83295, "text": "1. Nhiệm vụ\nNgoài những nhiệm vụ của giáo viên trung học phổ thông hạng III, giáo viên trung học phổ thông hạng II còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:\na) Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa ở các lớp bồi dưỡng giáo viên từ cấp trường trở lên hoặc dạy thử nghiệm các mô hình, phương pháp, công nghệ mới; chủ trì các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn hoặc tham gia xây dựng học liệu điện tử;\nb) Tham gia hướng dẫn hoặc đánh giá các sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ từ cấp trường trở lên;\nc) Tham gia đánh giá ngoài hoặc công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên từ cấp trường trở lên;\nd) Tham gia ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi hoặc giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường trở lên;\nđ) Tham gia ra đề hoặc chấm thi học sinh giỏi trung học phổ thông từ cấp trường trở lên;\ne) Tham gia hướng dẫn hoặc đánh giá các hội thi hoặc các sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trung học phổ thông từ cấp trường trở lên;\ng) Tham gia các hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng; thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh.\n2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp\nNgoài các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông hạng III, giáo viên trung học phổ thông hạng II phải luôn luôn gương mẫu thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo.\n..." } ]
31,021
Thủ trưởng của các đơn vị thuộc Bộ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm như thế nào về quản lý hộp thư điện tử?
[ { "id": 96187, "text": "Quản lý hộp thư điện tử đơn vị\n1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm\na) Phân công cán bộ chuyên trách quản trị và kiểm tra nội dung hộp thư của đơn vị, báo cáo Lãnh đạo đơn vị xử lý; chịu trách nhiệm về nội dung thư điện tử gửi đi từ hộp thư của đơn vị mình;\nb) Xử lý thư điện tử nhận được có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị như một văn bản đến của đơn vị theo Quy chế làm việc của Bộ.\nc) Thông báo cho Trung tâm Thông tin việc thay đổi thông tin liên quan đến tổ chức của đơn vị mình để Trung tâm kịp thời cập nhật vào danh bạ thư điện tử của Bộ;\nd) Bàn giao địa chỉ hộp thư, mật khẩu và toàn bộ nội dung dữ liệu của hộp thư đơn vị mình cho Thủ trưởng mới trong trường hợp thay đổi Thủ trưởng đơn vị.\n…" } ]
[ { "id": 180218, "text": "Tạo lập hộp thư điện tử\n1. Mỗi đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức được cấp 01 hộp thư điện tử trên Hệ thống thư điện tử của Bộ để giao dịch.\n2. Trung tâm Thông tin có trách nhiệm tạo lập hộp thư điện tử cho các đơn vị và thông báo bằng văn bản cho các đơn vị. Các đơn vị chịu trách nhiệm về hộp thư của đơn vị mình kể từ ngày nhận được thông báo của Trung tâm Thông tin.\n3. Đối với các đơn vị không có tên trong Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung tâm Thông tin báo cáo Lãnh đạo Bộ để tạo lập hộp thư cho đơn vị và các cán bộ thuộc đơn vị đó.\n4. Các đơn vị có trách nhiệm gửi danh sách cán bộ thuộc quyền quản lý của đơn vị mình về Trung tâm Thông tin. Trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của đơn vị, Trung tâm Thông tin có trách nhiệm tạo lập hộp thư điện tử cho các cá nhân và thông báo lại cho đơn vị biết bằng văn bản." }, { "id": 226661, "text": "Vận hành hệ thống thư điện tử\nTrung tâm Thông tin có trách nhiệm:\n1. Quản lý về hạ tầng phần cứng, phần mềm thư điện tử và các ứng dụng tiện ích khác liên quan đồng thời tổ chức hướng dẫn khai thác sử dụng Hệ thống thư điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;\n2. Quản trị kỹ thuật Hệ thống thư điện tử, bảo đảm cho Hệ thống thư điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoạt động thông suốt, liên tục;\n3. Thiết lập hệ thống danh bạ thư điện tử Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thông tin về danh bạ thư điện tử trong Bộ;\n4. Cấp cho từng đơn vị, cá nhân trong Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội địa chỉ thư điện tử và mật khẩu ban đầu để sử dụng, khai thác hộp thư điện tử." }, { "id": 209789, "text": "Sử dụng hộp thư điện tử\n1. Cá nhân sử dụng hộp thư cá nhân được cấp khi gửi thông tin có nội dung thuộc phạm vi trách nhiệm, công việc được phân công và phải chịu trách nhiệm về nội dung thư điện tử gửi đi từ hộp thư này.\n2. Cơ quan, đơn vị sử dụng hộp thư đơn vị cho mục đích giao dịch hành chính với tư cách cơ quan.\n3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thể ủy quyền, phân công một cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong tổ chức của mình quản lý, sử dụng hộp thư đơn vị. Cá nhân này có trách nhiệm:\na) Thực hiện mở hộp thư đơn vị ít nhất 03 lần mỗi ngày làm việc: vào đầu giờ sáng, cuối giờ sáng và cuối giờ chiều.\nb) Báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan được biết về tình trạng gửi nhận thư điện tử bao gồm: thời điểm gửi, nhận, các xác nhận, phản hồi của bên nhận.\nc) Khi nhận được văn bản, hồ sơ, tài liệu dạng điện tử qua hộp thư đơn vị, kịp thời chuyển vào hệ thống quản lý văn bản điều hành của Bộ, trình tự xử lý văn bản, hồ sơ, tài liệu này giống như trường hợp tiếp nhận văn bản đến trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành của Bộ.\nd) Khi việc ủy quyền, phân công hết hiệu lực, thực hiện bàn giao nguyên trạng hộp thư điện tử cùng mật khẩu và toàn bộ nội dung dữ liệu cho cá nhân được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chỉ định." }, { "id": 202363, "text": "Quy trình xử lý công việc sử dụng hệ thống thư điện tử\n1. Các bước thực hiện khi nhận các loại văn bản từ hộp thư điện tử:\n...\nb) Đối với hộp thư điện tử chung của từng đơn vị:\nBước 1: Chuyên viên được phân công quản lý hộp thư điện tử của đơn vị kiểm tra và nhận các loại văn bản được gửi qua mail (trừ các thư rác quảng cáo) và lưu về máy tính làm việc của mình;\nBước 2: Chuyển nội dung file đã nhận (nhận file trực tiếp, hoặc gửi qua địa chỉ mail của Thủ trưởng đơn vị, trường hợp thật cần thiết thì in ra văn bản giấy) cho Thủ trưởng đơn vị để phân công xử lý trực tiếp. Đối với các văn bản, thông tin có liên quan chung đến Ủy ban Dân tộc, Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, các đơn vị khác thì Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm chuyển cho văn thư Ủy ban để báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Ủy ban." } ]
130,730
Bao che cho người gian lận trong hoạt động thể thao thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
[ { "id": 45403, "text": "Điều 8. Vi phạm quy định về cấm gian lận trong hoạt động thể thao\n1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gian lận về tên, tuổi, giới tính, thành tích để được tuyển chọn vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao hoặc tham gia thi đấu thể thao.\n2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi bao che, dụ dỗ, ép buộc người khác gian lận trong hoạt động thể thao.\n3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch kết quả thi đấu thể thao.\n4. Hình thức xử phạt bổ sung:\na) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;\nb) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.\n5. Biện pháp khắc phục hậu quả:\n a) Buộc hủy bỏ kết quả thi đấu thể thao, kết quả tuyển chọn vận động viên vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao, thành tích thi đấu thể thao đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này;\nb) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này." } ]
[ { "id": 236750, "text": "Vi phạm quy định về cấm gian lận trong hoạt động thể thao\n1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi gian lận về tên, tuổi, giới tính, thành tích để được tuyển chọn vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao hoặc tham gia thi đấu thể thao.\n2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi bao che, dụ dỗ, ép buộc người khác gian lận trong hoạt động thể thao.\n3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch kết quả thi đấu thể thao.\n…" }, { "id": 548831, "text": "Khoản 1. Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ có một trong các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính sau đây:\na) Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính;\nb) Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;\nc) Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính;\nd) Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra;\nđ) Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính; về thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính;\ne) Không thực hiện kết luận kiểm tra;\ng) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính." }, { "id": 496190, "text": "Điều 3. Hình thức xử phạt\n1. Các hình thức xử phạt chính Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:\na) Cảnh cáo;\nb) Phạt tiền.\n2. Các hình thức xử phạt bổ sung Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:\na) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng;\nb) Tịch thu tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao được sử dụng để vi phạm hành chính;\nc) Đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;\nd) Đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng;\nđ) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;\ne) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng;\ng) Đình chỉ việc tổ chức giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;\nh) Đình chỉ việc tổ chức giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng." }, { "id": 45400, "text": "\"Điều 3. Hình thức xử phạt\n1. Các hình thức xử phạt chính\nĐối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:\na) Cảnh cáo;\nb) Phạt tiền.\n2. Các hình thức xử phạt bổ sung\nTùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:\na) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng;\nb) Tịch thu tài liệu, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao được sử dụng để vi phạm hành chính;\nc) Đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;\nd) Đình chỉ hoạt động thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng;\nđ) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;\ne) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng;\ng) Đình chỉ việc tổ chức giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;\nh) Đình chỉ việc tổ chức giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng.\"\n\"Điều 4. Biện pháp khắc phục hậu quả\nĐối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:\n1. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.\n2. Buộc hủy bỏ kết quả phong đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao thành tích cao.\n3. Buộc hủy bỏ kết quả thi đấu thể thao; kết quả tuyển chọn vận động viên vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao; thành tích thi đấu thể thao.\n4. Buộc tiêu hủy tài liệu hướng dẫn sử dụng phương pháp bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.\n5. Buộc xin lỗi công khai.\"" } ]
21,909
Viêm bao hoạt dịch của gân gấp bàn ngón tay nếu sau khi phẫu thuật bị nhiễm trùng nặng thì phải xử lý ra sao?
[ { "id": 85981, "text": "PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VIÊM BAO HOẠT DỊCH CỦA GÂN GẤP BÀN NGÓN TAY\nVII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ\n- Nhiễm trùng nặng viêm tấy bàn tay cần điều trị tích cực, vệ sinh tốt vết thương\n- Nhiễm khuẩn huyết; Dính gân gấp bàn tay: Phẫu thuật gỡ dính\n..." } ]
[ { "id": 70206, "text": "PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VIÊM BAO HOẠT DỊCH CỦA GÂN GẤP BÀN NGÓN TAY\nI. ĐẠI CƯƠNG\n- Viêm mủ bao hoạt dịch gân gấp là một nhiễm trùng bàn tay nặng, đáng sợ nhất là mất trượt gân, gây dính, làm hỏng cung cấp máu cho gân gây hoại tử gân\n- Nguyên nhân thường do vết chọc bẩn, nguyên nhân thường do tụ cầu vàng\n..." }, { "id": 70207, "text": "PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VIÊM BAO HOẠT DỊCH CỦA GÂN GẤP BÀN NGÓN TAY\n...\nII. CHỈ ĐỊNH\nKhi chẩn đoán qua 4 triệu chứng viêm mủ gân của Kanavel\n- Ngón tay ở tư thế gấp\n- Cả ngón sưng to đều\n- Căng đau trên bao gân\n- Vận động thu động duỗi ngón nhất là đầu ngón thì đau nhói\nIII. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Cần phân biệt với các loại nhiễm trùng khác bàn tay\n..." }, { "id": 173089, "text": "PHẪU THUẬT NHIỄM TRÙNG BÀN TAY\n...\nIII. CHUẨN BỊ\n1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên phải hiểu và nắm được những nguyên tắc cơ bản của phẫu thuật bàn tay.\n2. Phương tiện: Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay chuyên dụng và kim chỉ khâu chuyên dụng.\n3. Người bệnh: Chuẩn bị tâm lý, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính.\n4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 phút\nIV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH\n1. Tư thế: Người bệnh nằm ngữa, tùy vào tổn thương để bàn tay sấp hay ngửa.\n2. Vô cảm: Tê tại chỗ, tê đám rối hoặc mê khí quản\n3. Kỹ thuật:\n- Sát trùng rộng rãi.\n- Ga rô gốc chi, không dồn máu.\n- Chín mé: Rạch hai bên ngón, mở hết các khoang, cắt hết các vách xơ, cắt lọc tổ chức hoại tử và làm sạch, dẫn lưu bằng gạc, để da hở.\n- Viêm mủ quanh móng: Rạch tháo mủ, cắt bỏ tổ chức phần mềm phủ lên gốc móng, có thể cắt một phần móng để dẫn lưu mủ.\n- Viêm tấy sâu kẽ ngón: Rạch dọc hai đường phía trước và phía sau thông nhau để dẫn lưu mủ.\n- Áp xe khoang giữa bàn tay: Rạch da theo nếp gấp của gan tay, dẫn lưu mủ theo khoang.\n- Viêm khoang mô cái: Rạch tháo mủ bằng hai đường thông nhau, một ở gan tay và một ở mu tay.\n- Viêm mủ bao hoạt dịch gân gấp ngón 2, 3, 4: Rạch tháo mủ theo trục của ngón, đường rạch hơi lệch ra sau để tránh mạch máu và thần kinh, rạch theo đường thẳng hay đường zich- zắc, đường rạch các ngón 2, 3, 4 ở phía bờ trụ, đường rạch ngón 1, 5 ở phía bờ quay. Đường rạch da là đường rạch liên tục, đường rạch bao hoạt dịch là đường rạch gián đoạn, để lại các dây chằng vòng, cắt lọc bao gân và bao hoạt dịch bị viêm, để da hở.\n- Viêm mủ bao hoạt dịch gân gấp ngón 1 và bao hoạt dịch quay: Rạch mở bao gân ở cổ tay và nếp ô mô cái.\n- Viêm mủ bao hoạt dịch gân gấp ngón 5 và bao hoạt dịch trụ: Rạch mở bao gân ở cổ tay và nếp ô mô út, phía bờ quay.\n- Cầm máu kỹ, để da hở để dẫn lưu mủ.\n- Bất động nẹp bột sau phẫu thuật" }, { "id": 70208, "text": "PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VIÊM BAO HOẠT DỊCH CỦA GÂN GẤP BÀN NGÓN TAY\n...\nIV. CHUẨN BỊ\n1. Người bệnh: Cần chẩn đoán và làm hồ sơ đầy đủ. Giải thích đầy đủ bệnh và quá trình điều trị cho người bệnh.\n2. Người thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình\n3. Phương tiện trang thiết bị: Bộ phẫu tích bàn tay, cấy vi khuẩn, làm kháng sinh đồ\nV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH\n1. Vô cảm: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê\n2. Kỹ thuật:\n- Ga rô cánh tay: Tốt nhất ga rô hơi với áp lực 200- 250mmHg.\n- Rạch da dọc bên ngón tay, thường rạch bên trụ, ngón 1 và 5 rạch bên quay, đường rạch dọc hơi ra phía sau mu tay, bóc tách tới bao gân, rạch bao hoạt dịch giữa ròng rọc A3 và A4.\n- Đường rạch thứ 2 rạch ngang ở gan tay trên nếp gấp để dẫn lưu túi cùng trên bao hoạt dịch, cắt bỏ bao hoạt dịch giữa các ròng rọc, để lại day chằng vòng\n- Bơm rửa sạch, lấy dịch cấy Vk, làm KSĐ\n- Dẫn lưu băng ép, nẹp bột, khâu muộn sau 48h\nVI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ\n- Thay băng vết thương\n- Kháng sinh phối hợp hai loại KS, tốt nhất dùng theo KSĐ\n- Nẹp bột bất động bàn tay" } ]
142,386
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa?
[ { "id": 220902, "text": "\"Điều 30. Chuyển khẩu hàng hoá\n1. Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.\n2. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo các hình thức sau đây:\na) Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam;\nb) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;\nc) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.\"" }, { "id": 53057, "text": "Kinh doanh chuyển khẩu\n1. Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo quy định sau:\na) Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.\nb) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu của Bộ Công Thương.\n2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.\n3. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do doanh nghiệp ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng,\n4. Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam tại cùng một khu vực cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi đưa vào Việt Nam cho tới khi được đưa ra khỏi Việt Nam.\n5. Việc thanh toán tiền hàng kinh doanh chuyển khẩu phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam." } ]
[ { "id": 2770, "text": "1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi là ngân hàng được phép).\n2. Thương nhân Việt Nam tham gia hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa (trừ thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) (sau đây gọi là thương nhân).\n3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thanh toán và chuyển tiền cho các giao dịch kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa." }, { "id": 448078, "text": "Khoản 4. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 18 Nghị định này, hồ sơ bao gồm:\na) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu, nêu rõ hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu: 1 bản chính.\nb) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.\nc) Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do thương nhân ký với khách hàng nước ngoài: Mỗi loại 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.\nd) Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp, nêu rõ số lượng hàng hóa đã đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam: 1 bản chính." }, { "id": 53058, "text": "1. Trường hợp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 13 Nghị định này, hồ sơ bao gồm:\na) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất, nêu rõ hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất (tên hàng, mã HS hàng hóa, số lượng, trị giá); cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu: 1 bản chính.\nb) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.\nc) Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu do doanh nghiệp ký với khách hàng nước ngoài: Mỗi loại 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.\nd) Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đã được cấp, nêu rõ số lượng hàng hóa đã tạm nhập, số lượng hàng hóa đã thực xuất: 1 bản chính.\n2. Trường hợp tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo hình thức khác quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 15 Nghị định này, hồ sơ bao gồm:\na) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất, nêu rõ hàng hóa tạm nhập, tái xuất (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); mục đích tạm nhập, tái xuất; cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu: 1 bản chính.\nb) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.\nc) Hợp đồng, thỏa thuận thuê, mượn ký với khách hàng nước ngoài: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.\n3. Trường hợp tạm xuất, tái nhập hàng hóa quy định tại Điểm a Khoản 1 và Điểm a Khoản 3 Điều 17 Nghị định này, hồ sơ bao gồm:\na) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập, nêu rõ hàng hóa tạm xuất, tái nhập (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); mục đích tạm xuất, tái nhập; cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu: 1 bản chính.\nb) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.\nc) Hợp đồng, thỏa thuận sửa chữa, bảo hành của đối tác nước ngoài hoặc hợp đồng, thỏa thuận cho thuê, mượn hàng hóa: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.\n4. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 18 Nghị định này, hồ sơ bao gồm:\na) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu, nêu rõ hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu: 1 bản chính.\nb) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.\nc) Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do thương nhân ký với khách hàng nước ngoài: Mỗi loại 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.\nd) Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp, nêu rõ số lượng hàng hóa đã đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam: 1 bản chính." }, { "id": 2771, "text": "Nguyên tắc thanh toán và chuyển tiền liên quan đến kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa\n1. Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai giao dịch thanh toán và chuyển tiền riêng biệt: giao dịch chuyển tiền thanh toán cho hợp đồng mua hàng hóa và giao dịch nhận tiền từ hợp đồng bán hàng hóa. Giao dịch chuyển tiền thanh toán có thể được thực hiện trước hoặc sau giao dịch nhận tiền.\n2. Mọi hoạt động thanh toán và chuyển tiền liên quan đến kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa phải thực hiện thông qua ngân hàng được phép.\n3. Thương nhân chỉ được thanh toán và chuyển tiền trong cùng một giao dịch kinh doanh chuyển khẩu theo hợp đồng mua hàng hóa và hợp đồng bán chính hàng hóa đó tại cùng một ngân hàng được phép.\n4. Thương nhân được sử dụng ngoại tệ trên tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của thương nhân đó, ngoại tệ mua của ngân hàng được phép để chuyển ra nước ngoài thanh toán cho các hợp đồng mua hàng hóa." } ]
50,842
Thủ tục để chứng thực bản sao từ bản chính được thực hiện như thế nào?
[ { "id": 32173, "text": "\"Điều 20. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính\n1. Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.\nTrong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.\n2. Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.\n3. Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22 của Nghị định này thì thực hiện chứng thực như sau:\na) Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;\nb) Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.\nĐối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.\nMỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.\"" } ]
[ { "id": 32154, "text": "Nghị định này quy định về thẩm quyền, thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc; chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký; chứng thực hợp đồng, giao dịch; giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực; quản lý nhà nước về chứng thực." }, { "id": 67896, "text": "\"Điều 20. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính\n1. Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.\nTrong trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.\n...\"" }, { "id": 55862, "text": "1. Doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ phải nộp cho cơ quan hải quan khu vực 01 bộ hồ sơ, gồm:\na) Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);\nb) Quyết định của doanh nghiệp về việc mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);\nc) Hợp đồng mua bán tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu);\nd) Biên bản giao nhận tàu biển đã qua sử dụng được ký kết giữa người bàn giao và người nhận bàn giao (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).\n2. Căn cứ hồ sơ nhập khẩu tàu biển quy định tại khoản 1 Điều này, quy định của pháp luật về hải quan và các quy định có liên quan khác của pháp luật, cơ quan hải quan có trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ." }, { "id": 45060, "text": "1. Đối với các giấy tờ, tài liệu chưa được số hóa, lưu giữ, kết nối, chia sẻ thông tin với Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh, tùy theo nhu cầu, tổ chức, cá nhân yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp bản sao điện tử theo hai cách:\na) Yêu cầu cấp bản sao điện tử từ sổ gốc;\nb) Yêu cầu chứng thực bản sao điện tử từ bản chính giấy tờ, tài liệu.\n2. Trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp bản sao điện tử từ sổ gốc, cơ quan đang quản lý sổ gốc căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao điện tử có chữ ký số của cơ quan cho người yêu cầu. Thẩm quyền cấp, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cấp bản sao điện tử từ sổ gốc được thực hiện theo các quy định của pháp luật về cấp bản sao từ sổ gốc.\nBản sao điện tử được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.\n3. Trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, thẩm quyền, địa điểm, giấy tờ, văn bản làm cơ sở để thực hiện, trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực, thời hạn thực hiện và việc gia hạn thời hạn, lệ phí và các chi phí khác, chế độ lưu trữ thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực bản sao từ bản chính. Thủ tục chứng thực bản sao điện tử từ bản chính được thực hiện như sau:\na) Tổ chức, cá nhân xuất trình bản chính giấy tờ, tài liệu làm cơ sở để chứng thực bản sao.\nTrong trường hợp bản chính giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật trước khi yêu cầu chứng thực bản sao; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.\nb) Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, chụp điện tử bản chính, nhập lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính và thực hiện ký số của người thực hiện chứng thực, cơ quan có thẩm quyền chứng thực và cập nhật vào sổ chứng thực.\nBản sao điện tử được chứng thực từ bản chính dạng văn bản giấy theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.\n4. Cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao điện tử gửi bản sao điện tử đã được ký số vào Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân đó tại Cổng dịch vụ công quốc gia. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa có tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia, cơ quan có thẩm quyền gửi bản sao điện tử đã được ký số cho tổ chức, cá nhân qua địa chỉ thư điện tử do tổ chức, cá nhân cung cấp." } ]
121,711
Đăng ký thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trong trường hợp thay đổi thành viên do tặng cho phần vốn góp
[ { "id": 197777, "text": "\"5. Đăng ký thay đổi thành viên do tặng cho phần vốn góp\na) Trường hợp người được tặng cho phần vốn góp thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 6 Điều 53 Luật Doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này, trong đó, hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng được thay bằng hợp đồng tặng cho phần vốn góp;\nb) Trường hợp người được tặng cho phần vốn góp thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 6 Điều 53 Luật Doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này, trong đó, giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới của công ty được thay bằng hợp đồng tặng cho phần vốn góp.\"" } ]
[ { "id": 17538, "text": "1. Nhà đầu tư nước ngoài mua lại phần vốn góp, quyền góp vốn của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, hoặc góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên để trở thành thành viên mới của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.\n2. Nhà đầu tư nước ngoài mua lại một phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoặc góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.\n3. Một nhà đầu tư nước ngoài mua lại toàn bộ số vốn điều lệ của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để trở thành chủ sở hữu mới của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.\n4. Từ hai nhà đầu tư nước ngoài trở lên mua lại toàn bộ số vốn điều lệ của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và trở thành chủ sở hữu mới của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.\n5. Một nhà đầu tư nước ngoài mua lại toàn bộ số vốn điều lệ của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên để chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và trở thành chủ sở hữu mới của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.\n6. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài mua lại một phần vốn góp, hoặc góp thêm vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên để chuyển đổi thành công ty cổ phần và trở thành cổ đông của công ty cổ phần." }, { "id": 63334, "text": "\"Điều 51. Đăng ký thay đổi vốn điều lệ, phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp\n1. Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh đăng ký thay đổi vốn điều lệ, công ty gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:\na) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;\nb) Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi vốn điều lệ;\nc) Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.\n2. Trường hợp công ty đăng ký thay đổi phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của thành viên hợp danh công ty hợp danh, công ty gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:\na) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;\nb) Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách thành viên công ty hợp danh, trong đó không bao gồm nội dung kê khai về thành viên góp vốn. Các danh sách phải bao gồm chữ ký của các thành viên có phần vốn góp thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của thành viên có phần vốn góp không thay đổi;\nc) Hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp; Hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho phần vốn góp;\nd) Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.\n3. Trường hợp Đại hội đồng cổ đông thông qua việc chào bán cổ phần để tăng vốn điều lệ, đồng thời giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt bán cổ phần, kèm theo Thông báo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, hồ sơ đăng ký tăng vốn điều lệ phải có các giấy tờ sau đây:\na) Nghị quyết và bản sao biên bản họp Đại hội đồng cổ đông về việc chào bán cổ phần để tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần chào bán và giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt bán cổ phần;\nb) Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc đăng ký tăng vốn điều lệ công ty sau khi kết thúc mỗi đợt bán cổ phần.\n4. Trường hợp giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi giảm vốn. Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký giảm vốn điều lệ phải kèm theo báo cáo tài chính gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ.\n5. Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.\"" }, { "id": 50525, "text": "\"Điều 46. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên\n1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.\n2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.\n3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.\n4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.\"" }, { "id": 72584, "text": "\"Điều 53. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá\n1. Doanh nghiệp khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải có 5 người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp. Trong đó:\na) Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp, Giám đốc đối với doanh nghiệp tư nhân, người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty hợp danh phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 56 Luật này. Các thành viên hợp danh phải là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải có vốn điều lệ tối thiểu từ 5 tỷ đồng trở lên và phải đảm bảo duy trì được khoản vốn này trong suốt quá trình hoạt động;\nb) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần: Có ít nhất 02 thành viên góp vốn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, 02 cổ đông đối với công ty cổ phần phải là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp; trường hợp có thành viên góp vốn, cổ đông là tổ chức thì người đại diện của thành viên là tổ chức phải là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức vốn góp do Chính phủ quy định. Tổng số vốn góp của các thành viên góp vốn, cổ đông là thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghiệp phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Có vốn điều lệ tối thiểu từ 5 tỷ đồng trở lên và phải đảm bảo duy trì được khoản vốn này trong suốt quá trình hoạt động. Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên, công ty cổ phần phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 56 Luật này.\n2. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.\"" }, { "id": 25999, "text": "1. Thành viên là tổ chức được góp tối đa 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán hai thành viên trở lên. Trường hợp có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng số vốn góp của các tổ chức tối đa bằng 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán hai thành viên trở lên.\n2. Thành viên là tổ chức phải cử một người làm đại diện cho tổ chức vào Hội đồng thành viên. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm toán viên và phải đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán mà tổ chức tham gia góp vốn.\n3. Kiểm toán viên hành nghề là người đại diện của thành viên là tổ chức không được tham gia góp vốn vào doanh nghiệp kiểm toán đó với tư cách cá nhân." } ]
88,037
Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế mẫu định hình phương tiện thủy nội địa cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
[ { "id": 134540, "text": "Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn\n...\n4. Đối với thẩm định thiết kế phương tiện nhập khẩu, lập 01 bộ hồ sơ thiết kế bao gồm:\na) 01 bản chính hoặc biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;\nb) 01 bản sao điện tử có giá trị pháp lý (đối với trường hợp nộp thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến) hoặc 03 bản chính (đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác) các tài liệu sau: bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật (nếu có) theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho phương tiện và các tài liệu kỹ thuật của tổ chức nước ngoài cấp cho phương tiện (nếu có). Các thuyết minh và bản tính của hồ sơ thiết kế phải sử dụng ngôn ngữ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh có kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt, các bản vẽ có thể sử dụng ngôn ngữ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh;\nc) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý hồ sơ xác định tuổi của phương tiện;\nd) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử có giá trị pháp lý Tờ khai hàng hóa nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nhập khẩu (đối với trường hợp phương tiện đã nhập khẩu về Việt Nam)." } ]
[ { "id": 82787, "text": "Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn\n...\n3. Đối với sao và thẩm định mẫu định hình, hồ sơ bao gồm: 01 bản chính hoặc biểu mẫu điện tử Giấy đề nghị sử dụng mẫu định hình phương tiện thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này." }, { "id": 479479, "text": "Điều 8. Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn\n1. Đối với thẩm định thiết kế đóng mới, hoán cải, sửa đổi, lập hồ sơ, hồ sơ bao gồm:\na) 01 bản chính Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;\nb) 03 bản chính hồ sơ thiết kế gồm bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật (nếu có) theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho phương tiện. Đối với hồ sơ thiết kế do đơn vị thiết kế nước ngoài thiết kế hoặc chủ phương tiện là người nước ngoài hoặc thiết kế phương tiện đóng ở Việt Nam để xuất khẩu thì ngôn ngữ sử dụng trong thuyết minh, bản tính phải là tiếng Việt hoặc tiếng Anh có kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt, còn ngôn ngữ sử dụng trong bản vẽ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh;\nc) Đối với thiết kế lập hồ sơ của phương tiện đã đóng trong nước mà không có sự giám sát của đăng kiểm, ngoài các giấy tờ phải nộp quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì phải trình: Hợp đồng đóng mới phương tiện hoặc các giấy tờ chứng minh phương tiện là tài sản hợp pháp của chủ phương tiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của tài sản đó.\n2. Đối với thẩm định thiết kế mẫu định hình, hồ sơ bao gồm:\na) 01 bản chính Giấy đề nghị thẩm định mẫu định hình phương tiện thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này;\nb) 03 bản chính hồ sơ thiết kế gồm bản tính, bản vẽ, thuyết minh theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho phương tiện.\n3. Đối với sao và thẩm định mẫu định hình, hồ sơ bao gồm 01 bản chính Giấy đề nghị sử dụng mẫu định hình phương tiện thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.\n4. Đối với thẩm định thiết kế phương tiện nhập khẩu, hồ sơ bao gồm:\na) 01 bản chính Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;\nb) 03 bản chính hồ sơ thiết kế gồm bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật (nếu có) theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho phương tiện và các tài liệu kỹ thuật của tổ chức nước ngoài cấp cho phương tiện (nếu có). Các thuyết minh và bản tính của hồ sơ thiết kế phải sử dụng ngôn ngữ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh có kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt, các bản vẽ có thể sử dụng ngôn ngữ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh;\nc) Hồ sơ xác định tuổi của phương tiện;\nd) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nhập khẩu (đối với trường hợp phương tiện đã nhập khẩu về Việt Nam).\n5. Đối với thẩm định thiết kế sản phẩm công nghiệp, hồ sơ bao gồm:\na) Trường hợp sản phẩm công nghiệp được sản xuất, chế tạo trong nước, hồ sơ nộp bao gồm: 01 bản chính Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này; 03 bản chính hồ sơ thiết kế gồm bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật (nếu có) theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm;" }, { "id": 479474, "text": "Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG\nĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh\n1. Thông tư này quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa và việc tổ chức thực hiện đăng kiểm cho các phương tiện thủy nội địa.\n2. Thông tư này không áp dụng đối với:\na) Phương tiện thủy nội địa làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá;\nb) Phương tiện thủy nội địa không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có sức chở đến 12 người;\nc) Phương tiện thủy nội địa có động cơ công suất máy chính dưới 5 sức ngựa và có sức chở dưới 5 người;\nd) Bè.\nĐiều 2. Đối tượng áp dụng. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.\nĐiều 3. Giải thích từ ngữ. Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi tắt là sản phẩm công nghiệp) gồm: Vật liệu, máy móc và các trang thiết bị được sử dụng trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi lắp đặt trên phương tiện thủy nội địa.\n2. Tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa (sau đây gọi tắt là Tem kiểm định) là biểu trưng cấp cho phương tiện thủy nội địa đã được cơ quan đăng kiểm chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.\n3. Hồ sơ thiết kế gồm: Hồ sơ thiết kế đóng mới, hoán cải, sửa đổi đối với phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi và nhập khẩu; thiết kế lập hồ sơ đối với phương tiện nhập khẩu, phương tiện đã đóng mà không có sự giám sát của đăng kiểm; thiết kế sản phẩm công nghiệp; thiết kế mẫu định hình; thiết kế chuyển đổi tàu biển thành phương tiện thủy nội địa.\n4. Tài liệu hướng dẫn gồm: Thông báo ổn định cho thuyền trưởng, Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu của tàu, Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm của tàu do chở các chất lỏng độc hại.\n5. Sao và thẩm định mẫu định hình là sao và thẩm định thiết kế trên cơ sở thiết kế mẫu định hình đã được thẩm định." }, { "id": 613336, "text": "Điều 14. Nhiệm vụ, phạm vi thực hiện của Đăng kiểm viên thẩm định thiết kế\n1. Nhiệm vụ\na) Thẩm định hồ sơ thiết kế đóng mới, hoán cải, sửa đổi đối với phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện và phương tiện nhập khẩu; thẩm định thiết kế lập hồ sơ đối với phương tiện nhập khẩu, phương tiện đã đóng mà không có sự giám sát của đăng kiểm; thẩm định thiết kế các sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa; thẩm định thiết kế mẫu định hình;\nb) Thẩm định hồ sơ, tài liệu hướng dẫn của tàu bao gồm Thông báo ổn định cho thuyền trưởng, Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu của tàu, Kế hoạch ứng cứu ô nhiễm của tàu do chở các chất lỏng độc hại;\nc) Lập hồ sơ đăng kiểm liên quan đến việc thẩm định thiết kế;\nd) Tính phí, lệ phí thẩm định thiết kế theo quy định;\nđ) Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm;\ne) Tham gia hướng dẫn thực tập nghiệp vụ cho Đăng kiểm viên thực tập nghiệp vụ thẩm định thiết kế.\n2. Phạm vi thực hiện được thẩm định tất cả các loại thiết kế đối với phương tiện thủy nội địa đã thực tập." }, { "id": 211816, "text": "Nội dung công tác đăng kiểm phương tiện\n1. Thẩm định hồ sơ thiết kế và tài liệu hướng dẫn của tàu.\n2. Kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm tra), cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện nhập khẩu.\n3. Kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận cho sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện.\n4. Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi.\n5. Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong quá trình hoạt động.\n6. Đo đạc xác định trọng tải toàn phần và dung tích của phương tiện.\n7. Đo đạc xác định mạn khô và vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện.\n8. Sao và thẩm định mẫu định hình; thẩm định thiết kế thi công, thiết kế hoàn công cho phương tiện." } ]
52,643
Đối tượng nào được mua trái phiếu Chính phủ?
[ { "id": 57900, "text": "\"Điều 7. Đối tượng mua trái phiếu\n1. Đối tượng mua trái phiếu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài.\n2. Tổ chức của Việt Nam không được sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp để mua trái phiếu.\"" } ]
[ { "id": 524967, "text": "Điều 5. Đối tượng mua trái phiếu\n5.1. Các đối tượng tham gia mua trái phiếu Chính phủ bao gồm:\na) Công dân Việt Nam ở trong nước và ngoài nước;\nb) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;\nc) Người nước ngoài làm việc, cư trú ở Việt Nam;\nd) Cơ quan hành chính, sự nghiệp;\ne) Tổ chức chính trị; chính trị - xã hội; chính trị - xã hội - nghề nghiệp; xã hội; xã hội - nghề nghiệp;\nf) Các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế;\ng) Tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Các đối tượng quy định tại điểm d, e, f không được sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp để mua trái phiếu.\n5.2. Việc đấu thầu trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ chỉ áp dụng cho các tổ chức tín dụng hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng tại Việt Nam; được phép kinh doanh ngoại hối và có tài khoản ngoại tệ mở tại Ngân hàng Nhà nước.\n5.3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể đối tượng được mua trái phiếu cho từng đợt phát hành." }, { "id": 60434, "text": "1. Phát hành riêng lẻ là phương thức bán trực tiếp trái phiếu Chính phủ cho từng đối tượng mua.\n2. Kho bạc Nhà nước xây dựng phương án phát hành trái phiếu Chính phủ theo phương thức riêng lẻ báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận. Phương án phát hành riêng lẻ bao gồm các nội dung cơ bản sau:\na) Đối tượng mua trái phiếu;\nb) Khối lượng dự kiến phát hành;\nc) Kỳ hạn trái phiếu;\nd) Lãi suất dự kiến;\nđ) Thời gian dự kiến phát hành.\n3. Trên cơ sở phương án phát hành riêng lẻ được Bộ Tài chính chấp thuận Kho bạc Nhà nước ban hành quyết định phát hành trái phiếu và trực tiếp tổ chức phát hành và thanh toán gốc, lãi trái phiếu đối với từng đợt phát hành." }, { "id": 473133, "text": "Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh\n1. Thông tư này quy định về các chi phí liên quan đến phát hành, hoán đổi, mua lại và thanh toán gốc, lãi trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước theo quy định của pháp luật.\n2. Đối tượng điều chỉnh bao gồm:\na) Kho bạc Nhà nước;\nb) Tổ chức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của Luật Quản lý nợ công;\nc) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;\nd) Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;\nđ) Sở Giao dịch Chứng khoán (sau đây gọi tắt là SGDCK); Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (sau đây gọi tắt là TTLKCK);\ne) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc phát hành, hoán đổi, mua lại và thanh toán gốc, lãi trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước." }, { "id": 549947, "text": "Khoản 3.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 171 – Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ Bên Nợ: - Giá trị trái phiếu Chính phủ mua lại của bên bán khi hết hạn hợp đồng; - Giá trị trái phiếu khi mua của bên mua khi hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ có hiệu lực; - Phân bổ số chênh lệch giữa giá bán lại với giá mua trái phiếu Chính phủ theo hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ đối với bên mua. Bên Có: - Giá trị trái phiếu Chính phủ khi bán theo hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ của bên mua khi hết hạn hợp đồng; - Giá trị trái phiếu khi bán của bên bán khi hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ có hiệu lực; - Phân bổ số chênh lệch giữa giá bán và giá mua lại trái phiếu Chính phủ của hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ đối với bên bán. Số dư bên Nợ: Giá trị trái phiếu Chính phủ của bên mua khi chưa kết thúc thời hạn hợp đồng mua bán lại. Số dư bên Có: Giá trị trái phiếu Chính phủ của bên bán khi chưa kết thúc thời hạn hợp đồng mua bán lại." }, { "id": 31545, "text": "1. Thông tư này quy định việc mua lại trái phiếu Chính phủ (sau đây gọi tắt là trái phiếu) trước ngày đáo hạn tại thị trường trong nước.\n2. Đối tượng áp dụng của Thông tư này là Kho bạc Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc mua lại trái phiếu." } ]
149,644
Hòa giải tại ủy ban nhân dân cấp xã có phải là điều kiện bắt buộc trước khi khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất hay không?
[ { "id": 66450, "text": "\"Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai\n1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.\n2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.\n3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.\n4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.\n5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.\nPhòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.\"" }, { "id": 66452, "text": "Về chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015\n....\n2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.\nĐối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án." } ]
[ { "id": 87304, "text": "Về chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015\n1. Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật là trường hợp pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật khác có quy định về các điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó.\nVí dụ: Công ty A là người sử dụng lao động ký hợp đồng với ông B, trong hợp đồng ghi rõ ông B sẽ được Công ty cho đi học nghề 01 năm, đồng thời ông B có nghĩa vụ làm việc tại Công ty ít nhất là 05 năm kể từ thời điểm học xong. Tuy nhiên, sau khi học xong ông B chỉ làm việc ở Công ty A 02 năm. Công ty A khởi kiện ông B ra Tòa án buộc ông B hoàn trả chi phí đào tạo học nghề khi chưa tiến hành thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động. Trường hợp này, theo quy định tại Điều 201 Bộ luật lao động năm 2012, khoản 1 Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Công ty A chưa đủ điều kiện khởi kiện vụ án.\n2. Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.\nĐối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án." }, { "id": 639570, "text": "Điều 16. Thủ tục xác lập quyền sở hữu cho những người có quyền thừa kế nhà ở vắng chủ. Những người được công nhận có quyền thừa kế quyền sở hữu đối với nhà ở vắng chủ theo quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 4 Điều 10 của Nghị quyết số 58/1998 phải làm thủ tục để được xác lập quyền sở hữu. Hồ sơ xin xác lập quyền sở hữu nhà ở bao gồm:\n1. Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, có chứng nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về việc người làm đơn là người thừa kế hợp pháp của người có quyền sở hữu đối với nhà ở vắng chủ đó sau khi đã niêm yết công khai 07 ngày tại trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở đó và tại nhà ở đó. Nếu có tranh chấp, thì phải có trích lục bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật;\n2. Trích lục bản đồ thửa đất có nhà ở và bản vẽ sơ đồ nhà do cơ quan có tư cách pháp nhân xác nhận;\n3. Xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về hộ khẩu thường trú của những người thừa kế. Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 của Nghị quyết số 58/1998 thì phải có giấy uỷ quyền quản lý nhà ở vắng chủ (bản chính)." }, { "id": 144310, "text": "Phạm vi hòa giải ở cơ sở\n1. Hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật sau đây:\na) Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác);\nb) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất;\n..." }, { "id": 469082, "text": "Khoản 3. Vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở, bao gồm:\na) Tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất hoặc ai là người có quyền sở hữu nhà ở; Ví dụ: A và B tranh chấp với nhau về quyền sử dụng đất đối với một thửa đất có diện tích là 500 m2 hiện do B đang quản lý, sử dụng. A khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết để buộc B phải trả lại thửa đất đó cho A. Trong trường hợp này, đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất, Viện kiểm sát có trách nhiệm tham gia phiên tòa sơ thẩm.\nb) Tranh chấp về hợp đồng có đối tượng của hợp đồng là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở ( ví dụ: tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng mua bán nhà ở; tranh chấp về hợp đồng thuê quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê nhà ở; tranh chấp về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng tặng cho nhà ở; tranh chấp về hợp đồng góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng góp vốn bằng giá trị nhà ở…). Đối với tranh chấp về hợp đồng có liên quan đến quyền sử dụng đất hoặc nhà ở nhưng quyền sử dụng đất hoặc nhà ở đó không phải là đối tượng của hợp đồng, thì không thuộc trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa sơ thẩm. Ví dụ : A vay ngân hàng B số tiền là 500 triệu đồng, đồng thời thế chấp cho ngân hàng một ngôi nhà và quyền sử dụng đất giá trị 1 tỷ đồng. Đến thời hạn trả nợ, A không thực hiện được nghĩa vụ thanh toán, ngân hàng tiến hành xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ nhưng không xử lý được vì khu đất này đang trong diện quy hoạch, không được phép chuyển đổi, chuyển nhượng. Ngân hàng đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Tòa án giải quyết buộc A phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Trong vụ án dân sự này, đối tượng tranh chấp là khoản tiền A vay ngân hàng chứ không phải là quyền sử dụng đất và nhà ở A dùng để thế chấp, do đó, không thuộc trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa.\nc) Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất hoặc thừa kế nhà ở;\nd) Tranh chấp đòi lại quyền sử dụng đất hoặc đòi lại nhà ở đang cho mượn, cho sử dụng nhờ.\ne) Tranh chấp trong các giao dịch dân sự khác có đối tượng giao dịch là quyền sử dụng đất, nhà ở." } ]
28,244
Có bao nhiêu hình thức thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non?
[ { "id": 49944, "text": "\"Điều 31. Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp\n1. Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc sau:\na) Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó;\nb) Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó.\n2. Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện thông qua thi hoặc xét theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.\n3. Viên chức được đăng ký thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.\n4. Chính phủ quy định cụ thể quy trình, thủ tục thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức, phân công, phân cấp việc tổ chức thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức.\nCác bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chức chủ trì, phối hợp với Bộ Nội Vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn Chức danh nghề nghiệp; điều kiện thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức.\"" }, { "id": 14236, "text": " Thay đổi chức danh nghề nghiệp\nViệc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau:\n1. Xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác tương ứng cùng mức độ phức tạp công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm;\n2. Thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;\n3. Xét thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn tương ứng với chức danh được công nhận, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật chuyên ngành." } ]
[ { "id": 466459, "text": "Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng\n1. Thông tư này quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập.\n2. Thông tư này áp dụng đối với viên chức làm quản lý, giảng dạy chương trình giáo dục mầm non, phổ thông (sau đây gọi chung là giáo viên) trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt công lập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục) đã được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên, đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.\n3. Giáo viên dự bị đại học được áp dụng Thông tư này để tham dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp sau khi được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học cho đến khi có quy định riêng của cơ quan có thẩm quyền quản lý." }, { "id": 35778, "text": "1. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học\na) Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng IV lên giáo viên hạng III: Thông qua việc xét và chấm điểm hồ sơ theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III của mỗi cấp học;\nb) Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng III lên giáo viên hạng II: Thông qua việc xét, chấm điểm hồ sơ và sát hạch theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II của mỗi cấp học.\n2. Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông\na) Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng III lên giáo viên hạng II: Thông qua việc xét và chấm điểm hồ sơ theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng II của mỗi cấp học;\nb) Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng II lên giáo viên hạng I: Thông qua việc xét, chấm điểm hồ sơ và sát hạch theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng I của mỗi cấp học.\n3. Giáo viên mầm non, tiểu học hạng III dự xét thăng hạng lên hạng II; giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông hạng II dự xét thăng hạng lên hạng I khi điểm hồ sơ đạt 100 điểm thì được tham gia sát hạch. Những giáo viên không được tham gia sát hạch được thông báo không đủ điều kiện để tiếp tục xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.\n4. Việc sát hạch được thực hiện thông qua các hình thức làm bài khảo sát hoặc phỏng vấn.\na) Bài khảo sát được thực hiện thông qua làm bài viết hoặc trắc nghiệm; thời lượng làm bài khảo sát không quá 45 phút; nội dung khảo sát liên quan đến nhiệm vụ của nhà giáo quy định tại tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp (theo từng hạng chức danh của mỗi cấp học);\nb) Phỏng vấn: Việc phỏng vấn được thực hiện trực tiếp đối với từng người; thời lượng phỏng vấn 01 (một) người không quá 15 (mười lăm) phút; nội dung phỏng vấn liên quan đến nhiệm vụ của nhà giáo quy định tại tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên ở mỗi cấp học." }, { "id": 29662, "text": "1. Thông tư này quy định tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập (sau đây gọi chung là kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên).\n2. Thông tư này áp dụng đối với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục (sau đây gọi chung là giáo viên) đang làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục chuyên biệt công lập hoặc đang giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên trong các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh/cấp huyện, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục) và đã được xếp hạng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên; các tổ chức, cá nhân có liên quan.\n3. Giáo viên dự bị đại học được áp dụng Thông tư này để tham dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp sau khi được chuyển xếp hạng theo mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học." }, { "id": 502128, "text": "Trường hợp giáo viên dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I (mã số V.07.02.24) nếu đã có bằng thạc sĩ trở lên đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên mầm non hạng I và có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) hoặc tương đương đủ từ 06 (sáu) năm trở lên tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng thì được xác định là đủ yêu cầu về thời gian giữ hạng theo quy định tại điểm e khoản 4 Điều 5 Thông tư này.”\n5. Sửa đổi điểm đ khoản 4 Điều 4 như sau: “đ) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên hoặc được nhận bằng khen hoặc giấy khen từ cấp huyện trở lên;”\n6. Sửa đổi điểm e khoản 4 Điều 4 như sau: “e) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26) hoặc tương đương từ đủ 03 (ba) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.”\n7. Sửa đổi điểm đ khoản 4 Điều 5 như sau: “đ) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên hoặc được nhận bằng khen hoặc giấy khen từ cấp tỉnh trở lên.”\n8. Sửa đổi điểm e khoản 4 Điều 5 như sau: “e) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I (mã số V.07.02.24) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.”\n9. Sửa đổi Điều 7 như sau: “Điều 7. Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non\n10. Sửa đổi Điều 9 như sau: “Điều 9. Điều khoản chuyển tiếp\n11. Sửa đổi Điều 10 như sau: “Điều 10. Điều khoản áp dụng\n12. Sửa đổi khoản 1 Điều 11 như sau: “1. Thông tư này là căn cứ thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý giáo viên mầm non trong các trường mầm non công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.”\n13. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 11 như sau: “a) Lập phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với giáo viên mầm non trong trường mầm non công lập thuộc thẩm quyền quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp;”\n14. Bãi bỏ điểm b khoản 1 Điều 3, khoản 2 Điều 3, khoản 2 Điều 4, khoản 2 Điều 5." }, { "id": 1535, "text": "\"Điều 7. Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non\n1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BDGĐT-BNV nếu đạt các tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư này thì được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non như sau:\na) Giáo viên mầm non hạng IV (mã số V.07.02.06) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26);\nb) Giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.05) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26);\nc) Giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.04) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25).\n2. Giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng I (mã số V.07.02.24) khi được xác định là người trúng tuyển trong kì thi/xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.\n3. Giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.04) chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng tương ứng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26).\n4. Giáo viên mầm non mới được tuyển dụng sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đánh giá đạt yêu cầu thì được bổ nhiệm vào đúng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non đã trúng tuyển.\"" } ]
70,784
Công tác xây dựng kế hoạch dạy học các môn học được quy định như thế nào?
[ { "id": 140766, "text": "“II. Nội dung và cách thức sinh hoạt chuyên môn\n...\n2. Xây dựng kế hoạch dạy học các môn học và hoạt động giáo dục\nCăn cứ vào chương trình môn học/hoạt động giáo dục, kế hoạch giáo dục của nhà trường, sách giáo khoa và tài liệu dạy học có liên quan, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung chương trình môn học/hoạt động giáo dục theo tuần, học kỳ trong năm học. Tổ trưởng chuyên môn trình Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt thực hiện.”" } ]
[ { "id": 199740, "text": "“II. NỘI DUNG\n1. Kế hoạch giáo dục của nhà trường\na) Kế hoạch giáo dục của nhà trường là kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành.\nb) Hằng năm, trên cơ sở kế hoạch thời gian năm học do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định và hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục tiểu học của các cấp có thẩm quyền, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường theo Phụ lục 1 và đảm bảo các nội dung sau:\n- Kế hoạch thời gian tổ chức dạy học các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học tự chọn, đảm bảo tổng số tiết/năm học được quy định trong chương trình cấp tiểu học; bố trí thời gian thực hiện chương trình đảm bảo tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh; linh hoạt trong tổ chức thực hiện dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế tại nhà trường, đảm bảo cuối năm học đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình.\n- Đối với các hoạt động giáo dục củng cố, tăng cường, hoạt động theo nhu cầu người học được tổ chức theo hình thức trải nghiệm, tham quan, hoạt động xã hội, tìm hiểu văn hóa địa phương,..., Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch thời gian thực hiện phù hợp với kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học, hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể của nhà trường; tạo môi trường cho học sinh được trải nghiệm, vận dụng các kiến thức đã học, phát huy năng lực đã đạt được trong chương trình các môn học, hoạt động giáo dục vào thực tiễn.\n- Kế hoạch giáo dục của nhà trường được ban hành và báo cáo cấp có thẩm quyền trước ngày 31 tháng 8 hằng năm.\n2. Kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục\na) Kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục là kế hoạch thực hiện chương trình môn học, hoạt động giáo dục ở mỗi khối lớp đảm bảo hiệu quả theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình môn học, hoạt động giáo dục; phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và đối tượng học sinh.\nb) Hằng năm, Hiệu trưởng ban hành kế hoạch thời gian tổ chức thực hiện các môn học và hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; tổ chuyên môn căn cứ vào kế hoạch thời gian này để tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục theo Phụ lục 2; đảm bảo giáo viên nắm vững mạch nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình môn học, hoạt động giáo dục và nội dung bài học, chủ đề học tập được thiết kế trong sách giáo khoa; đặc điểm địa phương, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường và đặc điểm đối tượng học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên chủ động đề xuất những nội dung cần điều chỉnh hoặc bổ sung, tích hợp; điều chỉnh thời lượng thực hiện; nguồn học liệu và thiết bị dạy học; hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; hình thức tổ chức và phương pháp đánh giá; xây dựng phân phối chương trình dạy học phù hợp với tình hình thực tế.”" }, { "id": 131077, "text": "MỘT SỐ NHIỆM VỤ CỤ THỂ\nI. Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm chất lượng, hiệu quả\n1. Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường bảo đảm sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học\nCác Sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, thực hiện hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, đồng thời lưu ý thêm một số nội dung sau:\na) Đối với việc bố trí dạy học các môn học, hoạt động giáo dục\nHiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình của từng môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) bảo đảm thời lượng quy định trong chương trình và bố trí dạy học trong mỗi học kì một cách hợp lý, khoa học. Đối với các môn học, bố trí thời gian dạy học linh hoạt phù hợp với điều kiện giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường, không bắt buộc phải bố trí số tiết dạy học của môn học đều ở tất cả các tuần; sắp xếp thời khóa biểu phù hợp cho cả năm học hoặc ít nhất cho từng học kì, bảo đảm số tiết/tuần theo quy định dành cho mỗi giáo viên5.\n..." }, { "id": 165393, "text": "2. Xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch bài học và tổ chức các hoạt động dạy học lớp ghép.\na. Xây dựng kế hoạch dạy học\nGiáo viên dạy lớp ghép trực tiếp xây dựng Kế hoạch dạy học (theo hướng dẫn ở phần Phụ lục đính kèm). Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm hỗ trợ giáo viên xây dựng Kế hoạch dạy học. Hiệu trưởng phê duyệt và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên.\nCăn cứ vào chương trình các môn học đã quy định, giáo viên được phân công dạy lớp ghép lập kế hoạch dạy học cho cả năm, mỗi học kỳ, từng tháng, từng tuần học phù hợp với các nhóm trình độ.\nKhi thực hiện kế hoạch dạy học, không bắt buộc giáo viên thực hiện chương trình một cách máy móc, hình thức (như dạy đúng tuần, đúng tiết, đúng thời lượng của mỗi tiết), quan trọng là thực hiện chương trình hợp lý, phù hợp với đối tượng học sinh sao cho cuối năm học tất cả học sinh trong mỗi lớp đạt được yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng được quy định tại chương trình Giáo dục phổ thông được ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT.\nKhi sắp xếp kế hoạch dạy học cần lưu ý:\n- Ghép những bài học kiến thức mới ở trình độ này với những bài ôn tập, luyện tập, thực hành ở trình độ kia.\n- Hạn chế ghép những môn học đánh giá bằng nhận xét với những môn học đánh giá bằng điểm số.\n- Đối với 2 môn Tiếng Việt và Toán, dạy học theo đúng nội dung chương trình cho từng nhóm trình độ. Các môn còn lại có thể tổ chức dạy học chung cho các nhóm trình độ khác nhau. Lựa chọn nội dung chương trình của nhóm trình độ thấp làm cơ sở, nội dung chương trình của nhóm trình độ cao được xem là phần mở rộng.\n..." }, { "id": 87832, "text": "“II. Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường\n…\n2. Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn\nCăn cứ vào kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học đã được Hiệu trưởng quyết định, các tổ chuyên môn xây dựng Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, bao gồm Kế hoạch dạy học các môn học (theo Khung kế hoạch dạy học môn học tại Phụ lục 1) và Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục (theo Khung kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục tại Phụ lục 2). Đối với việc tổ chức các hoạt động giáo dục, đơn vị được giao chủ trì hoạt động nào xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức hoạt động đó, bao gồm các thành phần cơ bản sau: mục đích, yêu cầu; nội dung, hình thức và chương trình tổ chức hoạt động; tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động đối với các đối tượng tham gia; thời gian và địa điểm tổ chức; nguồn lực được huy động để tổ chức thực hiện.\nThực hiện sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học; định kì sinh hoạt chuyên môn để xây dựng bài học minh họa, tổ chức dạy học và dự giờ để phân tích, rút kinh nghiệm giờ dạy dựa trên phân tích hoạt động học của học sinh. Việc dự giờ, thăm lớp của giáo viên được thực hiện theo kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn.”" } ]
164,823
Trên toa xe đường sắt đô thị của phương tiện giao thông đường sắt đô thị tại khoang hành khách phải có ít nhất các loại thiết bị an toàn nào?
[ { "id": 29747, "text": "Thiết bị an toàn trên phương tiện giao thông đường sắt đô thị\n1. Trên toa xe đường sắt đô thị loại Mc hoặc Tc tại buồng lái phải có ít nhất các thiết bị sau: đồng hồ báo tốc độ, thiết bị bảo vệ đoàn tàu tự động (ATP), thiết bị cảnh báo tự động (AWS), thiết bị ghi tốc độ và dữ liệu chạy tàu, thiết bị chống ngủ gật. Bên ngoài toa xe điều khiển có trang bị camera an ninh (CCTV).\n2. Trên toa xe đường sắt đô thị tại khoang hành khách phải có ít nhất các thiết bị sau: thiết bị cảnh báo khẩn cấp cho lái tàu, thiết bị mở cửa toa xe trong trường hợp khẩn cấp, cần giật van hãm khẩn, còi cảnh báo, thiết bị phát hiện và cảnh báo hỏa hoạn, camera an ninh (CCTV), thiết bị liên lạc giữa khách hàng và lái tàu trong trường hợp cần thiết.\n3. Đối với phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt phục vụ cứu hộ cứu nạn, thi công cầu đường sắt có tốc độ thiết kế Vmax ≤ 30km/h hoặc tốc độ vận hành lớn nhất Vmax ≤ 25km/h (theo công lệnh tốc độ chạy tàu công bố) thì không phải lắp thiết bị ghi tốc độ và dữ liệu chạy tàu, thiết bị chống ngủ gật." } ]
[ { "id": 571408, "text": "Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG\nĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh. Thông tư này quy định về thông tin, chỉ dẫn, trang thiết bị phục vụ khách hàng, thiết bị an toàn trên phương tiện giao thông đường sắt trong quá trình vận hành, khai thác trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng.\nĐiều 2. Đối tượng áp dụng. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến vận hành, khai thác phương tiện giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng.\nĐiều 3. Giải thích từ ngữ. Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt là các phương tiện có động cơ, tự di chuyển được dùng để bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, thi công công trình đường sắt; để cứu hộ, cứu nạn trong tai nạn giao thông đường sắt và phương tiện có tính năng chuyên dùng khác di chuyển trên đường sắt.\n2. Toa xe động lực là toa xe có lắp động cơ để tự di chuyển trên đường sắt.\n3. Toa xe đường sắt đô thị bao gồm: toa xe động lực có buồng lái (Mc), toa xe động lực không có buồng lái (M), toa xe kéo theo không có buồng lái (T), toa xe kéo theo có buồng lái (Tc)." }, { "id": 488939, "text": "Điều 3. Giải thích từ ngữ. Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Cơ sở sản xuất là doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, lắp ráp thiết bị sử dụng trên phương tiện giao thông đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật.\n2. Doanh nghiệp nhập khẩu là doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu thiết bị sử dụng trên phương tiện giao thông đường sắt , phương tiện giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật.\n3. Cơ sở sửa chữa là doanh nghiệp có hoạt động hoán cải, sửa chữa thiết bị sử dụng trên phương tiện giao thông đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật.\n4. Toa xe đường sắt đô thị là phương tiện chuyên chở hành khách vận hành trên đường sắt đô thị.\n5. Phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt (sau đây gọi tắt là phương tiện chuyên dùng) là phương tiện dùng để vận chuyển người, vật tư, thiết bị phục vụ cho các mục đích: cứu viện; cứu hộ tai nạn giao thông đường sắt; kiểm tra, thi công, bảo trì, sửa chữa công trình đường sắt.\n6. Thiết bị sử dụng trên phương tiện giao thông đường sắt (sau đây gọi tắt là thiết bị) bao gồm giá chuyển hướng, van phân phối đầu máy, van hãm toa xe, bộ móc nối đỡ đấm, thiết bị tín hiệu đuôi tàu, bộ trục bánh xe.\n7. Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) là chứng chỉ xác nhận thiết bị, phương tiện giao thông đường sắt đã được kiểm tra theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.\n8. Tem kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là tem kiểm định) là biểu trưng cấp cho phương tiện giao thông đường sắt đã được chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.\n9. Cơ quan kiểm tra là Cục Đăng kiểm Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho thiết bị, phương tiện giao thông đường sắt." }, { "id": 531218, "text": "Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau: Điều 1 Quy định chung\n1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông đường sắt trong quá trình khai thác sử dụng. Số hiệu: QCVN 15:2023/BGTVT.\n2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu kỹ thuật và quy định kiểm tra đối với đầu máy điêzen, phương tiện chuyên dùng tự hành khi sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu. Số hiệu: QCVN 16:2023/BGTVT.\n3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm tra toa xe, phương tiện chuyên dùng không tự hành khi sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu. Số hiệu: QCVN 18:2023/BGTVT.\n1.1 Phạm vi điều chỉnh 1.1.1 Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và việc kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông đường sắt khi kiểm tra định kỳ, hoán cải và nhập khẩu đã qua sử dụng có mã HS theo quy định tại Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 08 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, thể hiện ở Phụ lục A kèm theo Quy chuẩn này. 1.1.2 Quy chuẩn này không áp dụng đối với phương tiện đường sắt tốc độ cao, phương tiện giao thông đường sắt của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh và toa xe đường sắt đô thị hoán cải, nhập khẩu đã qua sử dụng.\n1.2 Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng, nhập khẩu, hoán cải, khai thác, kiểm tra và chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt thuộc phạm vi điều chỉnh tại điểm 1.1 của Quy chuẩn này.\n1.3 Giải thích từ ngữ Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1.3.1 Phương tiện giao thông đường sắt (sau đây gọi tắt là phương tiện) Bao gồm: đầu máy, toa xe và phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt. 1.3.2 Phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt (sau đây gọi tắt là phương tiện chuyên dùng) Phương tiện dùng để vận chuyển người, vật tư, thiết bị phục vụ cho các mục đích: cứu viện; cứu hộ tai nạn giao thông đường sắt; kiểm tra, thi công, bảo trì, sửa chữa công trình đường sắt. 1.3.3 Toa xe đường sắt đô thị Phương tiện chuyên chở hành khách vận hành trên đường sắt đô thị. 1.3.4 Tàu đường sắt đô thị Tàu điện khí hóa gồm các toa xe đường sắt đô thị kết nối với nhau theo thành phần cố định. 1.3.5 Máy điện Bao gồm các thiết bị sau: máy phát điện chính, máy phát điện phụ, máy kích từ, máy phát khởi động, động cơ khởi động, động cơ điện kéo, động cơ điện của máy nén khí. 1.3.6 Thiết bị điện Các thiết bị điện điều khiển, tủ điện, tủ chỉnh lưu điện. 1.3.7 Bộ tiếp điện Thiết bị được lắp trên tàu đường sắt đô thị để nhận dòng điện từ đường dây tiếp xúc hoặc ray dẫn điện, bao gồm cần tiếp điện hoặc guốc tiếp điện." }, { "id": 261660, "text": "Giải thích từ ngữ\nTrong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Cơ sở thiết kế là tổ chức có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành.\n2. Cơ sở sản xuất là doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, hoán cải, phục hồi, sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt.\n3. Toa xe đường sắt đô thị là phương tiện chuyên chở hành khách vận hành trên đường sắt đô thị.\n4. Phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt là phương tiện dùng để vận chuyển người, vật tư, thiết bị phục vụ cho các mục đích: cứu viện; cứu hộ tai nạn giao thông đường sắt; kiểm tra, thi công, bảo trì, sửa chữa công trình đường sắt.\n5. Thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt (sau đây gọi tắt là thiết bị) bao gồm van hãm, bộ móc nối đỡ đấm, máy nén, bộ tiếp điện, thiết bị tín hiệu đuôi tàu, thiết bị ghi tốc độ và dữ liệu đoàn tàu.\n..." } ]
15,658
Vụ Bình đẳng giới thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng gì?
[ { "id": 78973, "text": "Vụ Bình đẳng giới là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật." } ]
[ { "id": 215740, "text": "Chức năng, nhiệm vụ của Ban\n1. Chức năng: tham mưu, tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về chính sách đối với phụ nữ và yêu cầu nguồn lực tổ chức hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.\n…" }, { "id": 26120, "text": "Trong quá trình thẩm định dự thảo văn bản, cơ quan tư pháp, tổ chức pháp chế phối hợp với cơ quan lao động, thương binh và xã hội đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản và đề nghị cơ quan lao động, thương binh và xã hội cho ý kiến bằng văn bản về việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản. Việc đánh giá được thực hiện theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật bình đẳng giới và Điều 17 Thông tư này." }, { "id": 159009, "text": "Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới\n1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức khác, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, thực hiện thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức về giới, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 11 Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới (sau đây gọi chung là Nghị định số 70/2008/NĐ-CP).\n2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:\na) Chủ trì, phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các Bộ, ngành khác có liên quan xây dựng bộ tài liệu nguồn về giới và bình đẳng giới; xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ tuyên truyền viên về giới và bình đẳng giới;\nb) Phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15, khoản 4 Điều 16 Nghị định số 70/2008/NĐ-CP và các quy định tại Nghị định này.\n3. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bồi dưỡng báo cáo viên pháp luật cấp trung ương kiến thức về giới và chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.\n4. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành khác có liên quan bồi dưỡng kiến thức, pháp luật về giới và bình đẳng giới cho những người làm công tác thông tin, truyền thông.\n5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành khác có liên quan rà soát chương trình, tài liệu giảng dạy để loại bỏ những kiến thức, thông tin, hình ảnh thể hiện định kiến giới; định kỳ tổ chức tập huấn kiến thức về giới, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đội ngũ giáo viên thuộc hệ thống cơ sở đào tạo của từng ngành.\n6. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về giới, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho cán bộ, nhân dân địa phương; chỉ đạo các cơ quan thông tin, tuyên truyền ở địa phương dành thời lượng thích hợp cho việc thông tin, tuyên truyền về giới và bình đẳng giới trên các phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo cơ quan tư pháp địa phương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan bồi dưỡng kiến thức về giới và chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện và tuyên truyền viên pháp luật cấp cơ sở.\n7. Nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức khác, lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm thực hiện chương trình giáo dục lồng ghép kiến thức về giới và bình đẳng giới; nghiên cứu, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chương trình giáo dục về giới hoặc lồng ghép kiến thức về giới và bình đẳng giới phù hợp với yêu cầu của từng cấp học, trình độ đào tạo và nhu cầu của người học.\n8. Các cơ quan thông tin đại chúng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm dành thời lượng tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới; chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng chuyên trang, chuyên mục, tin, bài về bình đẳng giới; giới thiệu mô hình, điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong việc thực hiện bình đẳng giới; phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.\n9. Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về giới, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi trách nhiệm của mình.\n10. Công dân Việt Nam có trách nhiệm học tập nâng cao hiểu biết, nhận thức về giới và bình đẳng giới; tham gia tuyên truyền, giáo dục, vận động thành viên gia đình thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới." }, { "id": 591090, "text": "Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG\nĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh. Nghị định này quy định chi tiết thi hành các Điều 8, 9, 25, 26, 27, 28, 29 và 30 của Luật Bình đẳng giới về trách nhiệm quản lý nhà nước về bình đẳng giới và phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới.\nĐiều 2. Cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới\n1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bình đẳng giới.\n2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi cả nước.\n3. Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới.\n4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ." } ]
53,005
Chủ sở hữu số lưu hành của trang thiết bị y tế là tổ chức nào?
[ { "id": 63194, "text": "\"Điều 21. Số lưu hành của trang thiết bị y tế\n1. Số lưu hành của trang thiết bị y tế là:\na) Số công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B;\nb) Số giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D.\n2. Chủ sở hữu số lưu hành là tổ chức công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B hoặc tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D.\n3. Hiệu lực của số lưu hành: số lưu hành của trang thiết bị y tế có giá trị không thời hạn, trừ trường hợp số lưu hành trang thiết bị y tế được cấp theo quy định về cấp khẩn cấp số lưu hành trang thiết bị y tế phục vụ cho phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa. Căn cứ hồ sơ thực tế của trang thiết bị y tế đề nghị cấp số lưu hành khẩn cấp, Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thời hạn cụ thể của số lưu hành.\"" }, { "id": 63194, "text": "\"Điều 21. Số lưu hành của trang thiết bị y tế\n1. Số lưu hành của trang thiết bị y tế là:\na) Số công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B;\nb) Số giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D.\n2. Chủ sở hữu số lưu hành là tổ chức công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế thuộc loại A, B hoặc tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với trang thiết bị y tế thuộc loại C, D.\n3. Hiệu lực của số lưu hành: số lưu hành của trang thiết bị y tế có giá trị không thời hạn, trừ trường hợp số lưu hành trang thiết bị y tế được cấp theo quy định về cấp khẩn cấp số lưu hành trang thiết bị y tế phục vụ cho phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa. Căn cứ hồ sơ thực tế của trang thiết bị y tế đề nghị cấp số lưu hành khẩn cấp, Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thời hạn cụ thể của số lưu hành.\"" } ]
[ { "id": 121366, "text": "\"Điều 7. Xử lý đối với trang thiết bị y tế có sử dụng kết quả phân loại bị thu hồi\n1. Trường hợp trang thiết bị y tế đang thực hiện thủ tục đề nghị cấp số lưu hành có sử dụng bản kết quả phân loại đã bị thu hồi:\na) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp số lưu hành có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản với cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp số lưu hành để dừng thủ tục cấp số lưu hành.\nb) Sau khi nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân quy định tại điểm a khoản này hoặc sau khi nhận được văn bản thu hồi bản phân loại trang thiết bị y tế, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm từ chối cấp số lưu hành.\n2. Trường hợp trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành mà có sử dụng bản kết quả phân loại đã bị thu hồi nhưng chưa thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa:\na) Chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm dừng việc thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa, báo cáo bằng văn bản với Hải quan cửa khẩu nơi dự kiến thông quan hàng hóa để dừng thủ tục thông quan và cơ quan nơi đã cấp số lưu hành để thu hồi số lưu hành.\nb) Sau khi nhận được văn bản đề nghị của chủ sở hữu số lưu hành hoặc sau khi nhận được văn bản thu hồi bản phân loại trang thiết bị y tế, cơ quan hải quan có trách nhiệm dừng thủ tục thông quan; cơ quan nơi đã cấp sổ lưu hành có trách nhiệm thực hiện thủ tục thu hồi số lưu hành.\n3. Trường hợp trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành mà có sử dụng bản kết quả phân loại đã bị thu hồi và đã thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa nhưng chưa bán đến người sử dụng:\na) Chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm:\n- Dừng lưu hành trang thiết bị y tế và thực hiện các biện pháp thu hồi các trang thiết bị y tế có số lưu hành mà hồ sơ cấp số lưu hành có sử dụng bản kết quả phân loại đã bị thu hồi;\n- Báo cáo bằng văn bản với cơ quan hải quan nơi đã thực hiện thông quan hàng hóa trong đó phải nêu rõ số lượng trang thiết bị y tế đã thông quan và không làm thủ tục nhập khẩu cho các lô hàng tiếp theo cho đến khi trang thiết bị y tế được cấp số lưu hành mới theo kết quả phân loại đã điều chỉnh;\n- Báo cáo bằng văn bản với cơ quan nơi đã cấp số lưu hành, trong đó phải nêu rõ số lượng trang thiết bị y tế đã thông quan và các hợp đồng mua bán (nếu có);\n- Thực hiện lại thủ tục cấp mới số lưu hành.\nb) Sau khi nhận được văn bản đề nghị của chủ sở hữu số lưu hành hoặc sau khi nhận được văn bản thu hồi bản phân loại trang thiết bị y tế:\n- Cơ quan hải quan có trách nhiệm không giải quyết thủ tục thông quan;\n- Cơ quan nơi đã cấp số lưu hành có trách nhiệm thực hiện thủ tục thu hồi số lưu hành.\n4. Trường hợp trang thiết bị y tế đã bán cho các cơ sở y tế:\na) Chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm:\n- Báo cáo bằng văn bản với cơ quan nơi đã cấp số lưu hành, trong đó phải nêu rõ số lượng trang thiết bị y tế đã bán cho các cơ sở y tế;\n- Thông báo bằng văn bản cho các cơ sở y tế nơi đang sử dụng các trang thiết bị y tế.\nb) Trường hợp trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành có sử dụng bản kết quả sai về mức độ phân loại nhưng không tiềm ẩn khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh: cơ sở y tế được tiếp tục sử dụng trang thiết bị y tế đó và chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm phải hoàn chỉnh hồ sơ lưu hành trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế sau khi có số lưu hành mới.\nc) Trường hợp trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành có sử dụng bản kết quả sai về mức độ phân loại có tiềm ẩn khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh: cơ sở y tế không được tiếp tục sử dụng trang thiết bị y tế đó và chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm hoạt động bình thường của các cơ sở y tế.\"" }, { "id": 444873, "text": "b) Trường hợp hồ sơ đăng ký lưu hành chưa hoàn chỉnh thì Bộ Y tế phải thông báo cho tổ chức đề nghị cấp số lưu hành để bổ sung, sửa đổi hồ sơ đăng ký lưu hành, trong đó phải nêu cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi trong thời hạn 40 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.\nc) Khi nhận được yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ đề nghị cấp số lưu hành, cơ sở đề nghị cấp số lưu hành phải bổ sung, sửa đổi theo đúng những nội dung đã thông báo và gửi về Bộ Y tế. Trường hợp cơ sở đề nghị cấp số lưu hành đã bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu thì Bộ Y tế sẽ thông báo cho cơ sở để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều này. Sau 90 ngày, kể từ ngày Bộ Y tế có thông báo yêu cầu mà cơ sở không bổ sung, sửa đổi hồ sơ hoặc nếu sau 05 lần sửa đổi, bổ sung hồ sơ kể từ ngày Bộ Y tế có yêu cầu sửa đổi, bổ sung lần đầu mà hồ sơ vẫn không đáp ứng yêu cầu thì phải thực hiện lại từ đầu thủ tục đề nghị cấp số lưu hành.\n6. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp số lưu hành, Bộ Y tế có trách nhiệm công khai trên Cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế các thông tin sau:\na) Tên, phân loại, cơ sở sản xuất, nước sản xuất trang thiết bị y tế;\nb) Số lưu hành của trang thiết bị y tế;\nc) Tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế;\nd) Tên, địa chỉ của chủ sở hữu số lưu hành;\nđ) Tên, địa chỉ của cơ sở bảo hành trang thiết bị y tế;\ne) Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký lưu hành của trang thiết bị y tế, trừ các tài liệu quy định tại điểm e khoản 1 và điểm c khoản 5 Điều 30;\ng) Mục đích sử dụng của trang thiết bị y tế.\n7. Trong quá trình lưu hành trang thiết bị y tế, chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm lập văn bản thông báo sự thay đổi kèm theo các tài liệu liên quan đến thay đổi và cập nhật các tài liệu đó vào hồ sơ đăng ký lưu hành đã công khai trên Cổng thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có một trong các thay đổi sau:\na) Thay đổi địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc chủ sở hữu số lưu hành trang thiết bị y tế;\nb) Thay đổi tên gọi của chủ sở hữu số lưu hành hoặc tên gọi của chủ sở hữu trang thiết bị y tế;\nc) Thay đổi một trong các thông tin về: tên gọi, địa chỉ của cơ sở sản xuất trang thiết bị y tế;\nd) Thay đổi quy cách đóng gói;\nđ) Thay đổi cơ sở bảo hành;\ne) Thay đổi nhãn, thay đổi hướng dẫn sử dụng nhưng không thay đổi mục đích sử dụng, chỉ định sử dụng, tính năng, hiệu năng của trang thiết bị y tế. Các trang thiết bị y tế được sản xuất trước ngày chủ sở hữu số lưu hành thông báo thay đổi nhãn thì được lưu hành với thông tin đã đăng ký và cập nhật tại thời điểm sản xuất." }, { "id": 444881, "text": "Khoản 1. Trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành nhưng chủ sở hữu trang thiết bị y tế tuyên bố không tiếp tục sản xuất hoặc bị phá sản, giải thể được tiếp tục lưu hành trong thời gian tối đa không quá 24 tháng, kể từ thời điểm chủ sở hữu trang thiết bị y tế tuyên bố không tiếp tục sản xuất hoặc bị phá sản, giải thể nếu chủ sở hữu số lưu hành tại Việt Nam có cam kết chịu trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng cũng như cung cấp các vật tư để thay thế hoặc phục vụ cho việc sử dụng trang thiết bị y tế trong thời gian 08 năm, trừ trường hợp chủ sở hữu số lưu hành là Văn phòng đại diện thường trú tại Việt Nam của thương nhân nước ngoài mà thương nhân đó là chủ sở hữu trang thiết bị y tế." }, { "id": 182479, "text": "\"a) Chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm:\n- Báo cáo bằng văn bản với cơ quan nơi đã cấp số lưu hành, trong đó phải nêu rõ số lượng trang thiết bị y tế đã bán cho các cơ sở y tế;\n- Thông báo bằng văn bản cho các cơ sở y tế nơi đang sử dụng các trang thiết bị y tế.\nb) Trường hợp trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành có sử dụng bản kết quả sai về mức độ phân loại nhưng không tiềm ẩn khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh: cơ sở y tế được tiếp tục sử dụng trang thiết bị y tế đó và chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm phải hoàn chỉnh hồ sơ lưu hành trang thiết bị y tế tại cơ sở y tế sau khi có số lưu hành mới.\nc) Trường hợp trang thiết bị y tế đã được cấp số lưu hành có sử dụng bản kết quả sai về mức độ phân loại có tiềm ẩn khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh: cơ sở y tế không được tiếp tục sử dụng trang thiết bị y tế đó và chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm hoạt động bình thường của các cơ sở y tế.\"" }, { "id": 93077, "text": "Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa\n...\n3. Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên nhãn hàng hóa.\nHàng hóa là trang thiết bị y tế được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của chủ sở hữu số lưu hành. Trường hợp trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân trên giấy phép nhập khẩu." } ]
115,935
Hàng hóa do người dân ở khu vực biên giới Việt Nam mang theo sang khu vực biên giới Campuchia có được miễn thuế quan?
[ { "id": 191298, "text": "Điều 5.\na) Những người dân cư trú trong khu vực biên giới Bên này được phép qua khu vực biên giới Bên kia để mua bán, trao đổi hàng hóa cần thiết cho đời sống hàng ngày và cho nhu cầu sản xuất, thăm viếng người dân, xem chiếu phim, xem biểu diễn văn nghệ v.v…\nb) Hai Bên sẽ quy định danh mục, số lượng những mặt hàng người dân khu vực biên giới Bên này được phép mang theo sang khu vực biên giới Bên kia như nói ở khoản a) Điều này. Những thứ hàng này được miễn giấy phép và thuế quan.\nc) Những hàng hóa nói ở khoản a) và b) Điều này chỉ được mua bán tại các chợ do chính quyền mỗi Bên mở tại khu vực biên giới và phải tuân theo luật lệ của mỗi Bên." } ]
[ { "id": 461693, "text": "Khoản 3. Riel Campuchia được sử dụng tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu của Việt Nam tiếp giáp với Campuchia hay được cất giữ, mang theo người trong phạm vi các tỉnh biên giới của Việt Nam tiếp giáp với Campuchia. 3. Riel Campuchia được sử dụng tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu của Việt Nam tiếp giáp với Campuchia hay được cất giữ, mang theo người trong phạm vi các tỉnh biên giới của Việt Nam tiếp giáp với Campuchia." }, { "id": 461696, "text": "Khoản 5. Kíp Lào, Riel Campuchia được sử dụng tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu hay được cất giữ, mang theo người tại tỉnh Kontum (là tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với Lào và Campuchia). 5. Kíp Lào, Riel Campuchia được sử dụng tại Khu vực biên giới và Khu vực kinh tế cửa khẩu hay được cất giữ, mang theo người tại tỉnh Kontum (là tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với Lào và Campuchia)." }, { "id": 625506, "text": "Điều 94. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa mua, bán, trao đổi của cư dân biên giới\n1. Công dân có hộ khẩu thường trú tại các khu vực biên giới của Việt Nam và các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia được mua bán, trao đổi các mặt hàng theo Danh mục hàng hóa được sản xuất từ các nước có chung biên giới xuất khẩu, nhập khẩu dưới hình thức mua, bán, trao đổi cư dân biên giới do Bộ Công Thương ban hành. Hàng hóa mua, bán, trao đổi ngoài Danh mục nêu trên, ngoài định mức theo quy định của pháp luật có liên quan, chủ hàng hóa phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Thông tư này.\n2. Việc mua bán, trao đổi và cơ chế chính sách đối với hàng hóa của cư dân biên giới thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bộ Tài chính quy định cụ thể về thủ tục hải quan riêng đối với loại hình này." }, { "id": 494871, "text": "b) Tạm trú, lưu trú, đi lại trong khu vực biên giới đất liền mà không chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của Đồn Biên phòng, Công an cấp xã sở tại và lực lượng chức năng theo quy định của pháp luật.\n2. Hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là hành vi của cá nhân, tổ chức không thông báo, không khai báo, không đăng ký với cơ quan, người có thẩm quyền về việc tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới đất liền hoặc hành vi biết rõ người khác không được phép đi lại, tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới đất liền mà che giấu, chứa chấp, giúp đỡ hoặc tạo điều kiện cho người đó đi lại, tạm trú, lưu trú trong khu vực biên giới đất liền.\n3. Hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là hành vi của cư dân biên giới Bên này sử dụng giấy tờ theo quy định để xuất nhập cảnh sang khu vực biên giới, vùng biên giới Bên kia nhưng đi quá phạm vi một xã, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương tiếp giáp đường biên giới hai nước, cụ thể:\na) Tuyến Việt Nam - Trung Quốc sử dụng Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới và đi quá phạm vi khu vực hành chính cấp huyện;\nb) Tuyến Việt Nam - Lào sử dụng giấy tờ được quy định tại điểm b khoản 4 Điều này và đi quá phạm vi khu vực hành chính cấp xã đối với Việt Nam và cấp bản đối với Lào;\nc) Tuyến Việt Nam - Campuchia sử dụng Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân và đi quá phạm vi khu vực hành chính cấp xã.\n4. Giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh biên giới áp dụng đối với cư dân biên giới quy định tại điểm a khoản 3 và điểm c khoản 5 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP bao gồm:\na) Tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc: Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới;\nb) Tuyến biên giới Việt Nam - Lào: Giấy tờ do hai Bên thỏa thuận (quy định tại điểm d khoản 1 Điều 23 Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới trên đất liền giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ngày 16 tháng 3 năm 2016);\nc) Tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia: Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân.\n5. Giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh biên giới quy định tại điểm e khoản 5 Điều 6 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP bao gồm:\na) Tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc: Hộ chiếu, hộ chiếu có gắn chip điện tử, thị thực, thị thực điện tử, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy thông hành, giấy thông hành nhập xuất cảnh, giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới, thẻ ABTC, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy miễn thị thực;\nb) Tuyến biên giới Việt Nam - Lào: Hộ chiếu, hộ chiếu có gắn chip điện tử, thị thực, thị thực điện tử, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy thông hành, giấy thông hành biên giới, sổ thông hành, thẻ ABTC, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy miễn thị thực;" } ]
74,736
Doanh nghiệp cảng hàng không từ chối chuyên chở phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp của người khuyết tật thì có bị phạt không?
[ { "id": 19856, "text": "1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Không miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ cho người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người cao tuổi theo quy định của pháp luật;\nb) Không ưu tiên bán vé cho người khuyết tật, người cao tuổi;\nc) Không giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện cho người khuyết tật, người cao tuổi;\nd) Từ chối chuyên chở người khuyết tật tham gia giao thông hoặc từ chối chuyên chở phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp của người khuyết tật.\n2. Biện pháp khắc phục hậu quả:\nBuộc hoàn trả cho người mua vé các khoản tiền đã thu trái pháp luật đối với hành vi vi phạm tại Điểm a Khoản 1 Điều này. Trường hợp không xác định được người mua vé để hoàn trả thì buộc nộp vào ngân sách nhà nước." }, { "id": 63990, "text": "Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt\n1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em là 50.000.000 đồng.\n2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.\n3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 38 đến Điều 45 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân vi phạm." } ]
[ { "id": 566538, "text": "Điều 15. Vi phạm quy định về tham gia giao thông dành cho người khuyết tật, người cao tuổi. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\n1. Không ưu tiên bán vé cho người khuyết tật, người cao tuổi;\n2. Người có trách nhiệm theo quy định của pháp luật mà không giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện cho người khuyết tật, người cao tuổi;\n3. Từ chối chuyên chở người khuyết tật hoặc từ chối chuyên chở phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp của người khuyết tật bằng phương tiện giao thông công cộng." }, { "id": 631351, "text": "Khoản 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc giảm giá vé cho người cao tuổi, người khuyết tật đi tàu bay theo quy định;\nb) Từ chối chuyên chở công cụ, thiết bị hỗ trợ của hành khách đặc biệt hoặc thu tiền chuyên chở công cụ, thiết bị hỗ trợ của hành khách đặc biệt không đúng quy định;\nc) Thu tiền đối với dịch vụ xe lăn tại nhà ga; dịch vụ phục vụ hành khách là người già yếu, khiếm thị, khiếm thính;\nd) Không công bố công khai các trường hợp được bồi thường ứng trước không hoàn lại, mức bồi thường, chi tiết phương thức và thời hạn bồi thường, địa chỉ cụ thể thực hiện việc bồi thường theo quy định;\nđ) Không bố trí nhân viên trợ giúp hành khách làm thủ tục tại khu vực làm thủ tục trước giờ đóng quầy theo quy định;\ne) Không tổ chức giám sát hoạt động đưa hành khách lên tàu bay theo quy định;\ng) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm đối với hành khách tại điểm đến, điểm nối chuyến theo quy định;\nh) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ khi vận chuyển hành khách đặc biệt;\ni) Không cập nhật thông tin chuyến bay bị hủy, bị chậm kéo dài lên hệ thống thông tin của cảng hàng không theo quy định;\nk) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nguyên tắc về kinh doanh hệ thống đặt giữ chỗ bằng máy tính." }, { "id": 528461, "text": "Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày 29 tháng 3 năm 2019 quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam như sau:\n1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 như sau: “2. Điểm kiểm tra an ninh hàng không là vị trí làm việc của nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được thiết lập tại các cổng, cửa, lối đi giữa các khu vực hạn chế hoặc giữa khu vực hạn chế với khu vực khác, nhằm kiểm tra an ninh hàng không người, phương tiện, đồ vật, duy trì an ninh trật tự khu vực điểm kiểm tra an ninh hàng không.” 1. Người, phương tiện đi lại và hoạt động tại các khu vực công cộng phải tuân thủ quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, các quy định của cảng hàng không, sân bay, chấp hành theo sự hướng dẫn của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, chấp hành quy định về đảm bảo an ninh, an toàn hàng không, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn văn minh, lịch sự. 1. Hãng hàng không phải chịu trách nhiệm về hành khách do hãng chuyên chở bị Việt Nam từ chối nhập cảnh và có nghĩa vụ sau: 1. Hành khách không làm chủ được hành vi là hành khách trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của mình do bị bệnh tâm thần hoặc do sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích. 1. Phải tái kiểm tra an ninh hàng không khu vực hạn chế, người, phương tiện, đồ vật trong các trường hợp sau: 1. Căn cứ thông tin về tình hình, nguy cơ đe doạ, rủi ro an ninh hàng không, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam quyết định áp dụng, hủy bỏ cấp độ kiểm soát an ninh hàng không tăng cường trên phạm vi toàn quốc hoặc tại một cảng hàng không, sân bay cụ thể. 1. Hệ thống quản lý về an ninh hàng không của người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay, doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung phải đáp ứng yêu cầu sau: 1. Công trình phục vụ bảo đảm an ninh hàng không của nhà ga, sân bay bao gồm: 1. Cục Hàng không Việt Nam thực hiện kiểm tra, đánh giá, thử nghiệm công khai, bí mật, điều tra tại tất cả các cảng hàng không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không, hãng hàng không và các phương tiện, trang bị, thiết bị hoạt động hàng không dân dụng trong cả nước. Cảng vụ hàng không thực hiện giám sát thường xuyên, kiểm tra, thử nghiệm công khai, bí mật, điều tra tại các cảng hàng không, hãng hàng không, cơ sở cung cấp dịch vụ hàng không và các phương tiện, trang bị, thiết bị hoạt động hàng không dân dụng trong phạm vi quản lý. Người khai thác cảng hàng không, sân bay thực hiện kiểm tra, thử nghiệm công khai, bí mật, điều tra nội bộ tại cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý của mình. Các doanh nghiệp có chương trình, quy chế an ninh hàng không thực hiện kiểm tra, thử nghiệm công khai, bí mật, điều tra nội bộ và đánh giá theo quy định. 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 107 như sau: “1." }, { "id": 94357, "text": "Vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay\n...\n3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Không báo cáo số liệu về khai thác cảng hàng không, sân bay theo quy định;\nb) Không bố trí đủ thiết bị, hệ thống biển báo, phát thanh thông tin về chuyến bay và thông tin cho hành khách tại nhà ga của cảng hàng không, sân bay;\nc) Không bố trí quầy nước miễn phí tại khu vực cách ly trong nhà ga của cảng hàng không, sân bay;\nd) Không có xe lăn phục vụ người khuyết tật tại nhà ga của cảng hàng không, sân bay;\nđ) Không có xe nâng hoặc phương tiện phù hợp phục vụ hành khách cần trợ giúp đặc biệt.\n..." } ]
116,139
Người học ngành quay phim trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
[ { "id": 164606, "text": "Mức độ tự chủ và trách nhiệm\n- Giao tiếp, thuyết trình, giải thích và thuyết phục người khác về nội dung, giải pháp để thực hiện những ý tưởng trong thực tiễn tác nghiệp;\n- Có đạo đức nghề nghiệp, đề cao vai trò trách nhiệm của người quay phim;\n- Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm chỉnh quy trình về an toàn lao động; tôn trọng nội qui của cơ quan và doanh nghiệp;\n- Có tinh thần khách quan, trung thực và nhân văn trong quá trình tác nghiệp;\n- Chịu trách nhiệm đối với những sản phẩm do mình sáng tạo ra; có hiểu biết và tôn trọng luật sở hữu trí tuệ;\n- Có ý thức cộng đồng, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp; có tác phong nhanh nhẹn, làm việc theo nhóm và làm việc độc lập;\n- Hướng dẫn, giám sát thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm được giao phụ trách;\n- Đánh giá chất lượng và kết quả thực hiện công việc của các thành viên trong nhóm;\n- Có tinh thần cầu thị, không ngừng học hỏi phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có ý thức sáng tạo trong công việc được giao." } ]
[ { "id": 65410, "text": " Nội dung quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo\nKhối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo bao gồm các nội dung sau:\n1. Tên ngành, nghề đào tạo\n2. Trình độ đào tạo\n3. Khối lượng kiến thức tối thiểu\n4. Yêu cầu về năng lực\na) Yêu cầu về kiến thức;\nb) Yêu cầu về kỹ năng;\nc) Mức độ tự chủ và trách nhiệm.." }, { "id": 508971, "text": "Khoản 4. Yêu cầu về năng lực 4. Sau khi dự thảo Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng được nghiệm thu, Chủ tịch Hội đồng thẩm định báo cáo và đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho từng ngành, nghề đào tạo.”\na) Yêu cầu về kiến thức;\nb) Yêu cầu về kỹ năng;\nc) Mức độ tự chủ và trách nhiệm.”." }, { "id": 503387, "text": "Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG\nĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh. Thông tư này quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp đối với đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng trong Giáo dục nghề nghiệp.\nĐiều 2. Đối tượng áp dụng. Thông tư này áp dụng cho trường cao đẳng, trường trung cấp và các cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp ở trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng (sau đây gọi là Trường).\nĐiều 3. Giải thích từ ngữ. Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với từng trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp là số lượng môn học, mô đun hoặc tín chỉ được quy định trong chương trình đào tạo mà người học phải đạt được khi hoàn thành chương trình đào tạo tùy theo từng ngành, nghề và từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp.\n2. Năng lực của người học đạt được sau khi tốt nghiệp là những kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp và khả năng làm việc của cá nhân trên cơ sở áp dụng các kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm trong giải quyết công việc tương ứng với trình độ và ngành, nghề đào tạo.\n3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm là khả năng áp dụng kiến thức, kỹ năng đã được học trong việc tổ chức, thực hiện một công việc và trách nhiệm của cá nhân với nhóm và cộng đồng." }, { "id": 529135, "text": "Điều 6. Nội dung quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên theo từng ngành đào tạo. Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên đối với từng ngành đào tạo gồm các nội dung sau:\n1. Tên ngành đào tạo;\n2. Trình độ đào tạo;\n3. Đối tượng đào tạo;\n4. Yêu cầu về chuẩn đầu ra bao gồm kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm cá nhân trong việc áp dụng kiến thức, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn;\n5. Khung kiến thức, kỹ năng tối thiểu bao gồm các khối kiến thức, kỹ năng: khối kiến thức, kỹ năng chung; khối kiến thức, kỹ năng cơ bản; khối kiến thức, kỹ năng chuyên ngành; khối kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm và các nội dung giáo dục liên quan khác. Trong đó quy định cụ thể các nội trong từng khối kiến thức, kỹ năng và yêu cầu khối lượng học tập đối với từng nội dung;\n6. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp;\n7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp;\n8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc gia, quốc tế có thể tham khảo." }, { "id": 529130, "text": "Điều 3. Giải thích từ ngữ. Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường khối lượng kiến thức, kỹ năng và kết quả học tập đã tích lũy được trong một khoảng thời gian nhất định.\n2. Chương trình đào tạo là hệ thống kiến thức lý thuyết và thực hành, thực tập được thiết kế đồng bộ với phương pháp giảng dạy, học tập, đánh giá kết quả học tập để đảm bảo người học tích lũy được kiến thức và đạt được năng lực cần thiết đối với trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên theo từng ngành đào tạo.\n3. Chuẩn đầu ra là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm mà người học đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, được cơ sở đào tạo giáo viên cam kết với người học, xã hội và công bố công khai cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện.\n4. Khối lượng kiến thức tối thiểu là tổng khối lượng học tập, các khối kiến thức, nội dung trong từng khối kiến thức và khối lượng học tập cụ thể mà người học phải tích lũy được khi hoàn thành chương trình đào tạo theo từng ngành đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên.\n5. Năng lực của người học đạt được sau khi tốt nghiệp là khả năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm trong hoạt động giảng dạy, giáo dục người học tương ứng với trình độ và ngành đào tạo trên cơ sở những kiến thức, kỹ năng, thái độ, ý thức trách nhiệm của người giáo viên, tính chủ động sáng tạo trong giải quyết các vấn đề liên quan, tuân thủ các nguyên tắc về đạo đức nhà giáo và tâm huyết nghề nghiệp.\n6. Năng lực tự chủ và trách nhiệm là khả năng áp dụng kiến thức, kỹ năng đã được học trong việc tổ chức, thực hiện một công việc và trách nhiệm của cá nhân với nhóm và cộng đồng." } ]
87,334
Căn cứ mất quốc tịch Việt Nam là gì?
[ { "id": 78945, "text": "Căn cứ mất quốc tịch Việt Nam\n1. Được thôi quốc tịch Việt Nam.\n2. Bị tước quốc tịch Việt Nam.\n3. (Bị bãi bỏ)\n4. Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 và Điều 35 của Luật này.\n5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên." } ]
[ { "id": 159321, "text": "Căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam\n1. Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.\n...." }, { "id": 187782, "text": "Căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam\nNgười được xác định có quốc tịch Việt Nam, nếu có một trong những căn cứ sau đây:\n1. Do sinh ra theo quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật này;\n2. Được nhập quốc tịch Việt Nam;\n3. Được trở lại quốc tịch Việt Nam;\n4. Theo quy định tại các điều 18, 35 và 37 của Luật này;\n5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên." }, { "id": 159323, "text": "Căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam\n...\n3. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.\n4. Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.\n...." }, { "id": 75583, "text": "\"Điều 33. Căn cứ hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam\n1. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này, dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà cố ý khai báo không đúng sự thật hoặc giả mạo giấy tờ khi xin nhập quốc tịch Việt Nam thì Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam có thể bị hủy bỏ, nếu được cấp chưa quá 5 năm.\n2. Việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của vợ hoặc chồng không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của người kia.\"" }, { "id": 476242, "text": "Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG\nĐiều 13. Người có quốc tịch Việt Nam\n1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.\n2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam.\nĐiều 14. Căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam. Người được xác định có quốc tịch Việt Nam, nếu có một trong những căn cứ sau đây:\n1. Do sinh ra theo quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật này;\n2. Được nhập quốc tịch Việt Nam;\n3. Được trở lại quốc tịch Việt Nam;\n4. Theo quy định tại các điều 18, 35 và 37 của Luật này;\n5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.\nĐiều 15. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.\nĐiều 16. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam\n1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.\n2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.\nĐiều 17. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch\n1. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.\n2. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.\nĐiều 18. Quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam\n1. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.\n2. Trẻ em quy định tại khoản 1 Điều này chưa đủ 15 tuổi không còn quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây:\na) Tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài;\nb) Chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ mà người đó chỉ có quốc tịch nước ngoài." } ]
64,427
Trình tự tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến được sửa đổi từ ngày 01/09/2023 ra sao?
[ { "id": 80666, "text": "Trình tự tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến \n1. Tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng đăng tải Quy chế cuộc đấu giá, Thông báo công khai việc đấu giá, kèm theo danh mục tài sản, hình ảnh, tài liệu liên quan đến tài sản (nếu có) trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến. \n2. Người tham gia đấu giá xem tài sản đấu giá trực tuyến hoặc xem tài sản trực tiếp theo Quy chế cuộc đấu giá; đăng ký tham gia đấu giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến. Người tham gia đấu giá mua hồ sơ tham gia đấu giá thì được cấp một tài khoản truy cập thông qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký. \nNgười tham gia đấu giá sử dụng tài khoản truy cập để được hướng dẫn cách thức nộp hồ sơ tham gia đấu giá trực tuyến, nộp tiền đặt trước thông qua các hình thức thanh toán trực tuyến, cách thức tham gia đấu giá, trả giá và các nội dung cần thiết khác khi tham gia Trang thông tin đấu giá trực tuyến. \n3. Người tham gia đấu giá nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá và tiền đặt trước hợp lệ thì được sử dụng tài khoản truy cập để tham gia cuộc đấu giá theo Quy chế cuộc đấu giá. \nNgười đủ điều kiện tham gia đấu giá mà không truy cập tài khoản đã được cấp để tham gia trả giá theo thời gian quy định trong Quy chế cuộc đấu giá thì được coi là không tham gia cuộc đấu giá quy định tại điểm a khoản 6 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản, trừ trường hợp bất khả kháng. \nThời gian trả giá của cuộc đấu giá do tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận với người có tài sản nhưng tối thiểu là mười lăm phút \n4. Tổ chức đấu giá tài sản phân công đấu giá viên, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng phân công thành viên điều hành cuộc đấu giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến. Tại thời điểm kết thúc cuộc đấu giá, việc xác định người trúng đấu giá được thực hiện như sau: \na) Trường hợp việc trả giá được thực hiện bằng phương thức trả giá lên thì người trúng đấu giá là người có mức trả giá cao nhất được hệ thống mạng đấu giá ghi nhận; \nb) Trường hợp việc trả giá được thực hiện bằng phương thức đặt giá xuống thì người trúng đấu giá là người đầu tiên chấp nhận mức giá khởi điểm hoặc giá đã giảm được hệ thống mạng đấu giá tài sản ghi nhận. \nNgười trúng đấu giá quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều này được công bố trên hệ thống mạng đấu giá trực tuyến ngay sau khi cuộc đấu giá kết thúc. \n5. Kết quả cuộc đấu giá trực tuyến được đăng công khai trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến và được gửi vào địa chỉ thư điện tử của người tham gia đấu giá đã đăng ký với tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng ngay sau khi công bố người trúng đấu giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến." } ]
[ { "id": 200802, "text": "Trình tự tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến\n...\n5. Kết quả cuộc đấu giá trực tuyến được đăng công khai trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến và được gửi vào địa chỉ thư điện tử của người tham gia đấu giá đã đăng ký với tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng ngay sau khi công bố người trúng đấu giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến." }, { "id": 98392, "text": "Tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến\n1. Trong trường hợp đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến thì tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng thực hiện trình tự, thủ tục đấu giá tài sản quy định tại Chương III và Chương IV của Luật Đấu giá tài sản, quy định tại Chương III của Nghị định số 62/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu giá tài sản và quy định của Nghị định này.\n2. Tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tổ chức việc đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến thông qua việc thuê, sử dụng Trang thông tin đấu giá trực tuyến. Trang thông tin đấu giá trực tuyến được thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về thông tin và truyền thông, pháp luật về thương mại điện tử, bao gồm Trang thông tin đấu giá trực tuyến quốc gia, Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng và Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản.\n3. Tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến của tổ chức mình để tổ chức việc đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến đối với tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định của pháp luật.\n4. Chi phí tham gia Trang thông tin đấu giá trực tuyến quốc gia, chi phí thuê tổ chức đấu giá tài sản có Trang thông tin đấu giá trực tuyến để tổ chức cuộc đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến được tính vào chi phí đấu giá tài sản quy định tại khoản 2 Điều 66 của Luật Đấu giá tài sản.\n5. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, bộ, ngành liên quan quy định chi phí sử dụng Trang thông tin đấu giá trực tuyến quốc gia thuộc Cổng thông tin đấu giá tài sản quốc gia." }, { "id": 465078, "text": "Khoản 2. Tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tổ chức việc đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến thông qua việc thuê, sử dụng Trang thông tin đấu giá trực tuyến. Trang thông tin đấu giá trực tuyến được thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về thông tin và truyền thông, pháp luật về thương mại điện tử, bao gồm Trang thông tin đấu giá trực tuyến quốc gia, Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng và Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản. 2. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau: “Điều 10. Trình tự tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến 2. Người tham gia đấu giá xem tài sản đấu giá trực tuyến hoặc xem tài sản trực tiếp theo Quy chế cuộc đấu giá; đăng ký tham gia đấu giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến. Người tham gia đấu giá mua hồ sơ tham gia đấu giá thì được cấp một tài khoản truy cập thông qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký. Người tham gia đấu giá sử dụng tài khoản truy cập để được hướng dẫn cách thức nộp hồ sơ tham gia đấu giá trực tuyến, nộp tiền đặt trước thông qua các hình thức thanh toán trực tuyến, cách thức tham gia đấu giá, trả giá và các nội dung cần thiết khác khi tham gia Trang thông tin đấu giá trực tuyến. 2. Thời gian trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến là thời gian thực và là thời gian chuẩn trong đấu giá trực tuyến. 2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Trang thông tin đấu giá trực tuyến và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng; thành phần Hội đồng gồm đại diện Bộ Tư pháp làm Chủ tịch Hội đồng, đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu giá, công nghệ thông tin. 2. Danh sách tổ chức đấu giá tài sản có Trang thông tin đấu giá trực tuyến được đăng tải trên Trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản. 2. Trách nhiệm của tổ chức đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng: 2. Quản lý và bảo mật thông tin về người tham gia đấu giá, tài khoản, mật khẩu được cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trường hợp bị mất hoặc phát hiện tài khoản của mình đang bị sử dụng trái phép thì phải thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức vận hành Trang thông tin đấu giá trực tuyến. 2. Quản lý và bảo mật tài khoản, mật khẩu được cấp. Trường hợp bị mất hoặc phát hiện tài khoản của mình đang bị sử dụng trái phép thì phải thông báo ngay cho tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.\na) Xây dựng, quản lý, vận hành Trang thông tin đấu giá trực tuyến của mình; chịu trách nhiệm về kết quả đấu giá trực tuyến do mình thực hiện;\nb) Bảo mật thông tin về người tham gia đấu giá, tài khoản truy cập trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;" }, { "id": 51267, "text": "1. Trong trường hợp cuộc đấu giá được thực hiện bằng hình thức đấu giá trực tuyến thì tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng thực hiện trình tự, thủ tục đấu giá tài sản quy định tại Chương III và Chương IV của Luật đấu giá tài sản và quy định tại Chương III của Nghị định này.\n2. Tổ chức đấu giá tài sản sử dụng Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến của tổ chức mình hoặc ký hợp đồng với tổ chức đấu giá tài sản khác có Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến để tổ chức cuộc đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến.\nTrường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện hoặc trường hợp tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá thì Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng ký hợp đồng với tổ chức đấu giá tài sản có Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến để tổ chức cuộc đấu giá.\nĐấu giá viên được tổ chức đấu giá tài sản phân công, thành viên được Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng phân công chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện cuộc đấu giá trực tuyến.\n3. Ngoài việc thông báo công khai đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 57 của Luật đấu giá tài sản, tổ chức đấu giá tài sản thực hiện cuộc đấu giá dưới hình thức trực tuyến đăng tải thông báo công khai việc đấu giá trên hệ thống thông tin điện tử đấu giá trực tuyến theo thỏa thuận với người có tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.\n4. Chi phí thuê tổ chức đấu giá tài sản có Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến để tổ chức cuộc đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến được tính vào chi phí đấu giá tài sản quy định tại khoản 2 Điều 66 của Luật đấu giá tài sản.\n5. Trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến được thiết lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về thông tin và truyền thông, pháp luật về thương mại điện tử." }, { "id": 465076, "text": "Khoản 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau: “Điều 9. Tổ chức đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến 1. Trong trường hợp đấu giá bằng hình thức đấu giá trực tuyến thì tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng thực hiện trình tự, thủ tục đấu giá tài sản quy định tại Chương III và Chương IV của Luật Đấu giá tài sản, quy định tại Chương III của Nghị định số 62/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu giá tài sản và quy định của Nghị định này. 1. Tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng đăng tải Quy chế cuộc đấu giá, Thông báo công khai việc đấu giá, kèm theo danh mục tài sản, hình ảnh, tài liệu liên quan đến tài sản (nếu có) trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến. 1. Công khai, minh bạch, không hạn chế truy cập, tiếp cận thông tin. 1. Tổ chức đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng gửi Đề án xây dựng Trang thông tin đấu giá trực tuyến đến Bộ Tư pháp. Đề án có các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định này. 1. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được Đề án xây dựng Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, phê duyệt Trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng. 1. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp: 1. Trang bị cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu tổ chức hình thức đấu giá trực tuyến. 1. Đảm bảo trang thiết bị khi tham gia đấu giá; chịu trách nhiệm trong trường hợp hệ thống mạng của mình gặp sự cố dẫn đến không thể tham gia đấu giá, trả giá trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến\na) Chủ trì xây dựng và ban hành Đề án xây dựng Cổng thông tin đấu giá tài sản quốc gia có chức năng đăng thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, đăng thông báo việc đấu giá và đấu giá trực tuyến;\nb) Quản lý, vận hành và hướng dẫn sử dụng Trang thông tin đấu giá trực tuyến quốc gia thuộc Cổng thông tin đấu giá tài sản quốc gia; bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống đấu giá trực tuyến bảo đảm đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định này;\nc) Cung cấp các dịch vụ hướng dẫn người có tài sản, tổ chức đấu giá tài sản, người tham gia đấu giá thực hiện đấu giá trực tuyến và đăng ký, đăng tải thông tin trên Trang thông tin đấu giá trực tuyến quốc gia;\nd) Bảo mật thông tin trong quá trình vận hành Trang thông tin đấu giá trực tuyến quốc gia khi đấu giá trực tuyến theo quy định;" } ]
161,935
Mức thu phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là bao nhiêu?
[ { "id": 32762, "text": "Mức thu phí\nMức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp thực hiện như sau:\n\nTrường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 02 Phiếu lý lịch tư pháp trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 3 trở đi tổ chức thu phí được thu thêm 5.000 đồng/Phiếu để bù đắp chi phí cần thiết cho việc in mẫu Phiếu lý lịch tư pháp." }, { "id": 99741, "text": "\"1. Về mức thu phí\nTheo quy định tại Điều 4 Thông tư số 244, mức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người; đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi và người có công nuôi dưỡng liệt sỹ) là 100.000 đồng/lần/người. Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 02 Phiếu lý lịch tư pháp trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 3 trở đi tổ chức thu phí được thu thêm 5000 đồng/Phiếu để bù đắp chi phí cần thiết cho việc in mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.\nĐối với những trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong 01 lần (01 hồ sơ) yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp 02 loại Phiếu (Phiếu lý lịch tư pháp số 01 và Phiếu lý lịch tư pháp số 02) thì Sở Tư pháp cũng thực hiện mức thu nêu trên.\"" } ]
[ { "id": 513527, "text": "Điều 4. Mức thu phí. Mức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp thực hiện như sau: Stt Nội dung thu Mức thu (đồng/lần/người) 1 Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp 200.000 2 Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sỹ). 100.000 Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 02 Phiếu lý lịch tư pháp trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 3 trở đi tổ chức thu phí được thu thêm 5.000 đồng/Phiếu để bù đắp chi phí cần thiết cho việc in mẫu Phiếu lý lịch tư pháp." }, { "id": 101104, "text": "Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam\n...\n- Phí: \n+ Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp 200.000 đồng/lần/người.\nTrường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 02 Phiếu trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 03 trở đi cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp thu thêm 5.000 đồng/Phiếu, để bù đắp chi phí cần thiết cho việc in mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.\n..." }, { "id": 513524, "text": "Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng\n1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp đối với trường hợp công dân Việt Nam, người nước ngoài yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.\n2. Thông tư này áp dụng đối với người nộp và tổ chức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp." } ]
108,816
Có được thay đổi kế hoạch sử dụng đất hàng năm không?
[ { "id": 183340, "text": "Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất\n1. Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.\n2. Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:\na) Có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của quốc gia, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh mà sự điều chỉnh đó làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất;\nb) Do tác động của thiên tai, chiến tranh làm thay đổi mục đích, cơ cấu, vị trí, diện tích sử dụng đất;\nc) Có sự điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương.\n3. Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện khi có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất hoặc có sự thay đổi về khả năng thực hiện kế hoạch sử dụng đất.\n4. Nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất là một phần của quy hoạch sử dụng đất đã được quyết định, phê duyệt. Nội dung điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất là một phần của kế hoạch sử dụng đất đã được quyết định, phê duyệt.\nViệc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất thực hiện theo quy định tại các điều 42, 43, 44 và 48 của Luật này.\n5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp nào thì có thẩm quyền quyết định, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp đó." } ]
[ { "id": 1598, "text": "Quy trình lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện\nViệc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đối với các năm còn lại được thực hiện theo các bước:\n1. Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa.\n2. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước.\n3. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện." }, { "id": 617245, "text": "Khoản 4. Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện\na) Tổ chức việc thẩm định kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện;\nb) Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất;\nc) Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;\nd) Công bố công khai kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện;\nđ) Đánh giá, nghiệm thu;\ne) Giao nộp sản phẩm." }, { "id": 1604, "text": "1. Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu, kỳ cuối và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia\na) Tổ chức thẩm định kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu, kỳ cuối và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia trước khi trình Chính phủ;\nb) Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu, kỳ cuối và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia để trình Quốc hội quyết định;\nc) Công bố công khai kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu, kỳ cuối và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất quốc gia;\nd) Đánh giá, nghiệm thu;\nđ) Giao nộp sản phẩm.\n2. Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh\na) Tổ chức thẩm định kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;\nb) Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;\nc) Công bố công khai kế hoạch sử dụng đất và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;\nd) Đánh giá, nghiệm thu;\nđ) Giao nộp sản phẩm.\n3. Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện\na) Tổ chức việc thẩm định quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất;\nb) Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và trình Hội đồng nhân dân cấp huyện thông qua quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất;\nc) Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;\nd) Công bố công khai quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất;\nđ) Đánh giá, nghiệm thu;\ne) Giao nộp sản phẩm.\n4. Thẩm định, phê duyệt và công bố công khai kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện\na) Tổ chức việc thẩm định kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện;\nb) Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất;\nc) Chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;\nd) Công bố công khai kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện;\nđ) Đánh giá, nghiệm thu;\ne) Giao nộp sản phẩm." }, { "id": 127989, "text": "Lập kế hoạch định giá đất cụ thể\n1. Căn cứ dự thảo kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Sở Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch định giá đất cụ thể của năm tiếp theo trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng thời với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện; việc lựa chọn tổ chức có chức năng tư vấn giá đất thực hiện kế hoạch định giá đất cụ thể phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 hàng năm.\n2. Kế hoạch định giá đất cụ thể gồm các nội dung chính sau:\na) Dự kiến các trường hợp cần định giá đất cụ thể;\nb) Dự kiến trường hợp phải thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất và số lượng tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất;\nc) Dự kiến thời gian và kinh phí thực hiện định giá đất." }, { "id": 491458, "text": "Khoản 1. Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm; diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối. Diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm bao gồm diện tích đất có quy hoạch, kế hoạch trồng ít nhất một vụ lúa trong năm hoặc diện tích đất có quy hoạch, kế hoạch trồng cây hàng năm nhưng thực tế có trồng ít nhất một vụ lúa trong năm." } ]
20,226
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã là gì?
[ { "id": 78465, "text": "1. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Cán bộ, công chức. Ủy ban nhân dân cấp xã xác định các điều kiện khác quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn chức danh công chức cấp xã cần tuyển trong kế hoạch tuyển dụng, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trước khi tuyển dụng.\n2. Ngoài các điều kiện đăng ký dự tuyển quy định tại khoản 1 Điều này, chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã, Trưởng Công an xã phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tuyển chọn theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.\nĐồng thời, theo Điều 3 Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã như sau:\nĐiều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP. Trong đó, không phân biệt loại hình đào tạo, trường công lập, ngoài công lập." } ]
[ { "id": 184811, "text": "Tuyển dụng công chức cấp xã\nViệc tuyển dụng công chức cấp xã được áp dụng quy định tại Nghị định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, gồm:\n...\n2. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã.\nRiêng chức danh công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã ngoài các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã theo quy định tại khoản này còn phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 và khoản 1 Điều 10 Nghị định này." }, { "id": 93408, "text": "“8. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:\n“Điều 17. Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển\n1. Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thông báo công khai ít nhất 01 lần trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp huyện và trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tuyển dụng công chức về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng và chức danh công chức cần tuyển, thời hạn và địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển của người đăng ký dự tuyển.\n2. Người đăng ký dự tuyển công chức phải nộp trực tiếp Phiếu đăng ký dự tuyển theo Mẫu ban hành kèm theo Nghị định này tại địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc gửi theo đường bưu chính.\n3. Thời hạn nhận Phiếu đăng ký dự tuyển của người đăng ký dự tuyển là 30 ngày sau ngày thông báo tuyển dụng công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện và trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tuyển dụng.\n4. Chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải lập danh sách người có đủ điều kiện dự tuyển và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp huyện và trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tuyển dụng và gửi thông báo tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.”\n...”" }, { "id": 19272, "text": "\"Điều 3. Điều kiện đăng ký dự tuyển\nĐiều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP. Trong đó, không phân biệt loại hình đào tạo, trường công lập, ngoài công lập.\"" }, { "id": 102254, "text": "\"Điều 2. Nguyên tắc tuyển dụng\n1. Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải đảm bảo công khai, dân chủ, khách quan và đúng quy định của pháp luật.\n2. Căn cứ vào số lượng công chức được giao, cơ cấu chức danh công chức cấp xã, số lượng công chức cấp xã còn thiếu, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của từng chức danh công chức cấp xã để tuyển dụng.\n3. Mỗi người chỉ được đăng ký dự tuyển vào một vị trí công chức ở một xã, thị trấn trên địa bàn huyện, thị xã trong cùng một kỳ tuyển dụng công chức cấp xã.\"" } ]
14,369
Ai có quyền bổ nhiệm Phó Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam?
[ { "id": 77496, "text": "Tổ chức thực hiện\n1. Quyết định thành viên Ủy ban sông Mê Công Việt Nam\na) Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Thường trực và các Phó Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam;\nb) Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam quyết định phê duyệt danh sách Ủy viên Ủy ban sông Mê Công Việt Nam theo văn bản cử nhân sự của các Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.\n2. Chủ tịch Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam ban hành Quy chế làm việc của Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam.\n3. Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, thành phần và quy chế hoạt động của các Tiểu ban trực thuộc.\n4. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương\na) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và bàn giao nguyên trạng tài sản, hồ sơ, tài liệu và các kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban quản lý Quy hoạch lưu vực sông Cửu Long cho Ủy ban sông Mê Công Việt Nam khi Quyết định này có hiệu lực thi hành;\nb) Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hướng dẫn việc sử dụng ngân sách nhà nước và các khoản kinh phí khác để thực hiện các nhiệm vụ của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam và Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam;\nc) Các Bộ, ngành, địa phương khác có liên quan chịu trách nhiệm cử đại diện tham gia Ủy ban sông Mê Công Việt Nam theo đúng thành phần và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam theo thẩm quyền quản lý được giao của Bộ, ngành, địa phương." } ]
[ { "id": 88593, "text": "Văn phòng Thường trực Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam\n1. Văn phòng Thường trực Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam là tổ chức giúp việc Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam, đặt tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.\n2. Lãnh đạo Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam có Chánh Văn phòng, không quá 03 Phó Chánh Văn phòng chuyên trách do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban bổ nhiệm, miễn nhiệm.\n3. Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam có biên chế công chức, số lượng người làm việc trong tổng biên chế và số lượng người làm việc được giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ và khả năng tài chính, Chánh Văn phòng được ký hợp đồng lao động, hợp đồng tư vấn để thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng theo quy định.\n4. Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản theo quy định của pháp luật, làm việc theo quy chế như cấp cục thuộc Bộ. Kinh phí hoạt động của Văn phòng được lập trong dự toán ngân sách hằng năm cho Ủy ban sông Mê Công Việt Nam.\n5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam." }, { "id": 135268, "text": "Cơ cấu tổ chức của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam\n1. Chủ tịch: Phó Thủ tướng Chính phủ.\n2. Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Ủy viên Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế của Việt Nam: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.\n3. Các Phó Chủ tịch: Thứ trưởng các Bộ: Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.\n..." }, { "id": 77495, "text": "Cơ cấu tổ chức của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam\n1. Chủ tịch: Phó Thủ tướng Chính phủ.\n2. Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Ủy viên Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế của Việt Nam: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.\n3. Các Phó Chủ tịch: Thứ trưởng các Bộ: Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.\n4. Các Ủy viên:\na) Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;\nb) Thứ trưởng các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quốc phòng, Công an;\nc) Chánh Văn phòng Ủy ban sông Mê Công Việt Nam kiêm Ủy viên Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế của Việt Nam;\nd) Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước;\nđ) Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường;\ne) Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy lợi;\ng) Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai;\nh) Đại diện lãnh đạo của Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố thuộc lưu vực sông Cửu Long và lưu vực sông Sê San -Srêpốk gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đắc Lắk, Đắc Nông, Đồng Tháp, Gia Lai, Hậu Giang, Kiên Giang, Kon Tum, Lâm Đồng, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.\n5. Các đại diện lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam và một số tổ chức khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước với quy mô lớn hoặc có tác động lớn tới nguồn nước của lưu vực sông; các nhà khoa học; các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan được mời tham gia các cuộc họp của Ủy ban và các Tiểu ban khi cần thiết.\n6. Các Tiểu ban: Ủy ban sông Mê Công Việt Nam có Tiểu ban lưu vực sông Cửu Long và Tiểu ban lưu vực sông Sê San - Srêpốk." }, { "id": 77494, "text": "Vị trí và chức năng\n1. Ủy ban sông Mê Công Việt Nam là tổ chức phối hợp liên ngành, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, quản lý các hoạt động liên ngành, liên tỉnh, liên quốc gia nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan trên Lưu vực sông Mê Công, bao gồm cả các Lưu vực sông Cửu Long và sông Sê San - Srêpốk của Việt Nam, theo quy định của Hiệp định Hợp tác Phát triển Bền vững Lưu vực sông Mê Công, Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật có liên quan.\n2. Ủy ban sông Mê Công Việt Nam được sử dụng con dấu hình quốc huy và có tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.\n3. Ủy ban sông Mê Công Việt Nam có trụ sở tại số 23 Hàng Tre, thành phố Hà Nội và Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh." } ]
126,837
Hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động người lao động có được công ty nhận lại không?
[ { "id": 75103, "text": "\"Điều 31. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động\nTrong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.\"" } ]
[ { "id": 34923, "text": "1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 32 của Bộ luật Lao động.\n2. Hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.\n3. Sau thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc thời hạn mà hai bên đã thỏa thuận theo quy định tại Khoản 2 Điều này, nếu người lao động không có mặt thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động." }, { "id": 72278, "text": "“Điều 30. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động\n1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:\na) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;\nb) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;\nc) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;\nd) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này;\nđ) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;\ne) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;\ng) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;\nh) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.\n2. Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.\nĐiều 31. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động\nTrong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.”" }, { "id": 477278, "text": "Điều 2. Hỗ trợ đoàn viên công đoàn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương. Người lao động là đoàn viên công đoàn có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 30 ngày liên tục trở lên (trừ trường hợp người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương vì lý do cá nhân), tính từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2023 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2023 được hỗ trợ một lần với mức 2.000.000 đồng/người." }, { "id": 56459, "text": "\" Điều 138. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai\n1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.\nTrường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.\n2. Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.\"" } ]
116,527
Trong các bước phẫu thuật xương bánh chè thì bác sĩ phải tiến hành khâu như thế nào?
[ { "id": 87348, "text": "PHẪU THUẬT LẤY TOÀN BỘ XƯƠNG BÁNH CHÈ\n...\nV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH\n1. Tư thế: người bệnh nằm ngửa.\n2. Vô cảm: Gây tê tủy sống hoặc gây mê.\n3. Kỹ thuật:\n- Garo hơi sát gốc đùi 400-450 mmHg.\n- Bộc lộ lấy toàn bộ mảnh gãy, giữ tối đa gân bánh chè và gân cơ tứ đầu đùi.\n- Bơm rửa làm sạch khớp và những mảnh nhỏ.\n- Sử dụng chỉ không tiêu, khỏe để khâu qua bo của gân bánh chè, gân tứ đầu và 2 bờ bao khớp gối.\n- Khâu mũi rời, siết chặt sợi chỉ đảm bảo nó tạo thành vòng tròn đường kính khoảng 2mm.\n- Trong trường hợp mất hết bao gân bánh chè ta có thể sử dụng kỹ thuật V-plasty gân tứ đầu của Shorbe và Dobson để khâu.\n- Bơm hút, cầm máu kỹ.\n- Khâu vết mổ theo lớp giải phẫu.\n- Băng vô khuẩn.\n- Nẹp gối giữ trong khoảng 4 tuần\n- Hướng dẫn tập phục hồi chức năng sau mổ theo quy trình.\n..." } ]
[ { "id": 104765, "text": "PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TRẬT BÁNH CHÈ MẮC PHẢI\n...\nIV. CHUẨN BỊ\n1. Người thực hiện: phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình đã được đào tạo.\n2. Người bệnh: vệ sinh sạch sẽ. Nhịn ăn uống 6 giờ trước phẫu thuật.\n3. Phương tiện: khoan xương nẹp bản nhỏ và vít 3.5mm\n4. Hồ sơ bệnh án: theo qui định\nV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH\n1. Vô cảm: Gây tê tủy sống\n2. Kỹ thuật:\n- Phẫu thuật kết hợp xương:\n+ Đường rạch: Rạch da mặt trước gối\n+ Bộc lộ cánh ngoài và cánh trong bánh chè\n+ Di động cánh ngoài bánh chè\n+ Tạo hình cánh trong bánh chè, chuyển điểm bám gân bánh chè tùy tùng trường hợp\n+ Cố định các thành phần bằng Vis hoặc kim Kirschner.\n+ Cầm máu\n+ Đặt 1 dẫn lưu.\n+ Khâu vết mổ\n+ Bó ống bột rạch dọc\n..." }, { "id": 87346, "text": "PHẪU THUẬT LẤY TOÀN BỘ XƯƠNG BÁNH CHÈ\nI. ĐẠI CƯƠNG\n- Xương bánh chè tham gia vào cơ chế duỗi gối. Gãy xương bánh chè chiếm khoảng 3% gãy xương chi dưới. Nguyên nhân thường do cơ chế trực tiếp.\n- Phân loại đơn giản có 3 kiểu\n- Gãy ngang, gãy ngang cực trên, cực dưới.\n- Gãy dọc ít gặp, ít lệch\n- Gãy nhiều mảnh\n- Điều trị có thể bảo tồn, kết hợp xương nếu gãy di lệch hoặc phải lấy bỏ một phần hay toàn bộ bánh chè trong gãy phức tạp.\n- Biến chứng có thể là mất duỗi gối, nhiễm trùng.\nII. CHỈ ĐỊNH\nGãy bánh chè nhiều mảnh phức tạp không thể kết hợp xương.\nIII. CHỐNG CHỈ ĐỊNH\nNgười bệnh bị đa chấn thương nặng không cho phép can thiệp phẫu thuật." }, { "id": 104763, "text": "PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TRẬT BÁNH CHÈ MẮC PHẢI\nI. ĐẠI CƯƠNG\nTrật bánh chè mắc gặp sau chấn thương nặng vùng gối\nTrật xương bánh chè có nhiều phương pháp điều trị, tỷ lệ trật tái hồi cao, trong quá trình điều trị ta phải đánh giá toàn diện các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến độ vững xương bánh chè như hình thái học của khớp ,hoạt động gân cơ, cân bằng phần mềm để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, hạn chế biến chứng trật tái hồi.\n..." }, { "id": 73837, "text": "PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI BÁN PHẦN\nI. ĐẠI CƯƠNG\n- Là phẫu thuật thay một phần mặt khớp gối (diện tiếp khớp lồi cầu - mâm chày trong; diện tiếp khớp lồi cầu - mâm chày ngoài; diện tiếp khớp xương lồi cầu đùi - bánh chè; tạo hình mặt khớp xương bánh chè) bằng khớp nhân tạo.\n- Nhiều bệnh lý làm hỏng diện sụn mặt khớp gối ở ba phần chính: diện sụn khoang trong, khoang ngoài và khớp lồi cầu bánh chè, phẫu thuật này nhằm giảm đau, phục hồi chức năng gấp duỗi gối và khả năng đi lại cho người bệnh.\n..." } ]
63,857
Phẫu thuật cắt u trung thất lớn kèm bắc cầu phục hồi lưu thông hệ tĩnh mạch chủ trên được chỉ định khi nào?
[ { "id": 132988, "text": "PHẪU THUẬT CẮT U TRUNG THẤT LỚN KÈM BẮC CẦU PHỤC HỒI LƯU THÔNG HỆ TĨNH MẠCH CHỦ TRÊN\n...\nII. CHỈ ĐỊNH\nU trung thất lớn gây chèn ép hoặc xâm lấn tĩnh mạch chủ trên\n..." } ]
[ { "id": 132987, "text": "PHẪU THUẬT CẮT U TRUNG THẤT LỚN KÈM BẮC CẦU PHỤC HỒI LƯU THÔNG HỆ TĨNH MẠCH CHỦ TRÊN\nI. ĐẠI CƯƠNG\n- U trung thất lớn đặc biệt là u trung thất trước thường kèm theo các dấu hiệu của chèn ép tĩnh mạch chủ trên (do u chèn ép hoặc xâm lấn vào).\n- Dấu hiệu đặc trưng của chèn ép hệ tĩnh mạch chủ trên là “phù áo khoác” (phù nửa thân người trên).\n- Trong phẫu thuật cắt U trung thất lớn có kèm theo xâm lấn tĩnh mạch chủ thường kèm theo phải phục hồi lưu thông mạch máu hay gặp là tĩnh mạch vô danh." }, { "id": 178159, "text": "PHẪU THUẬT CẮT U TRUNG THẤT LỚN KÈM BẮC CẦU PHỤC HỒI LƯU THÔNG HỆ TĨNH MẠCH CHỦ TRÊN\n...\nIII. CHỐNG CHỈ ĐỊNH\nChống chỉ định đối với các trường hợp u trung thất ác tính đã xâm lấn rộng hoặc di căn xa không còn khả năng điều trị triệt căn bằng phẫu thuật" }, { "id": 178160, "text": "PHẪU THUẬT CẮT U TRUNG THẤT LỚN KÈM BẮC CẦU PHỤC HỒI LƯU THÔNG HỆ TĨNH MẠCH CHỦ TRÊN\n...\nIV. CHUẨN BỊ\n1. Người thực hiện:\nKíp mổ: Phẫu thuật viên (PTV) chuyên khoa phẫu thuật mạch máu, lồng ngực\nHai phụ phẫu thuật + dụng cụ viên\n2. Người bệnh:\n3. Phương tiện:\n- Trang thiết bị tiêu chuẩn phòng mổ tim mạch lồng ngực.\n- Mạch nhân tạo số 8." }, { "id": 132989, "text": "PHẪU THUẬT CẮT U TRUNG THẤT LỚN KÈM BẮC CẦU PHỤC HỒI LƯU THÔNG HỆ TĨNH MẠCH CHỦ TRÊN\n...\nV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH\n1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, khép hai tay, có độn gối dưới vai\n2. Vô cảm:\n- Gây mê toàn thân nội khí quản\n- Theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn\n- Đặt đường truyền lớn ở tĩnh mạch đùi\n3. Kỹ thuật:\n- Mở đường giữa xương ức\n- Thăm dò đánh giá khả năng cắt u\n- Cắt lấy u tối đa. Đôi khi kèm theo phải cắt cả một phần phổi, màng phổi hoặc màng tim bị u xâm lấn.\n- Phẫu tích bộc lộ hệ tĩnh mạch chủ trên: tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch vô danh\n- Kiểm soát hai đầu mạch bị u xâm lấn\n- Tùy từng trường hợp: Cắt phần U xâm lấn mạch máu kèm theo vá bằng mạch nhân tạo hoặc thay đoạn tĩnh mạch bằng mạch nhân tạo Dacron số 8.\n- Đặt dẫn lưu màng phổi (trường hợp u xâm lấn vào phổi có cắt phổi kèm theo), mở cửa sổ màng tim (nếu kèm theo cắt màng tim), dẫn lưu sau xương ức.\n..." } ]
69,711
Chức danh âm thanh viên hạng 4 thì viên chức có yêu cầu về trình độ ngoại ngữ hay không?
[ { "id": 139549, "text": "Âm thanh viên hạng IV\n...\n2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng\na) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành âm thanh; công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông;\nb) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành âm thanh viên.\n3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ\na) Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;\nb) Nắm được các kiến thức chuyên ngành về âm thanh; nắm được các hình thức và phương pháp biểu diễn nghệ thuật, điện ảnh và truyền hình." } ]
[ { "id": 464963, "text": "Khoản 4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi thăng hạng lên âm thanh viên hạng I 4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên âm thanh viên hạng II 4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên âm thanh viên hạng III Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng IV hoặc tương đương tối thiểu là 02 năm (đủ 24 tháng) (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ cao đẳng trở lên, 03 năm (đủ 36 tháng) (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ trung cấp. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.” 4. Điều 6 được sửa đổi khoản 2, khoản 3 như sau: “2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng 4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên kỹ thuật dựng phim hạng I 4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên kỹ thuật dựng phim hạng II 4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên kỹ thuật dựng phim hạng III Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng IV hoặc tương đương tối thiểu là 02 năm (đủ 24 tháng) (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ cao đẳng trở lên, 03 năm (đủ 36 tháng) (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ trung cấp. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật dựng phim hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.” 4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên phát thanh viên hạng I 4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên phát thanh viên hạng II 4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên phát thanh viên hạng III Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng IV hoặc tương đương tối thiểu là 02 năm (đủ 24 tháng) (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ cao đẳng trở lên, 03 năm (đủ 36 tháng) (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ trung cấp. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp phát thanh viên hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.” 4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên quay phim hạng I 4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên quay phim hạng II 4." }, { "id": 45347, "text": "Âm thanh viên hạng III\n1. Nhiệm vụ:\n- Triển khai tổ chức thực hiện ghi âm, tiếng động cho các thể loại phim theo sự phân công của chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng trên;\n- Thực hiện thu thanh, chọn nhạc, lồng nhạc, hòa âm theo quy trình sản xuất đề ra;\n- Phối hợp những loại âm thanh không phức tạp cho các thể loại phim;\n- Tiến hành cân chỉnh hệ thống thiết bị kỹ thuật trước khi tiến hành thực hiện chương trình nhằm đảm bảo chất lượng yêu cầu;\n- Thực hiện khai thác hệ thống kỹ thuật nhằm đảm bảo hiệu quả âm thanh thu được về không gian âm thanh, tiếng chương trình và đảm bảo chất lượng âm thanh;\n- Sử dụng thành thạo và bảo quản trang thiết bị kỹ thuật được giao theo quy trình sản xuất chương trình.\n2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng\na) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành âm thanh, điện tử - viễn thông;\nb) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành âm thanh viên.\n3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ\na) Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;\nb) Hiểu biết về âm thanh, nắm được nguyên tắc kết hợp giữa các loại âm thanh, giữa âm thanh với hình ảnh hoặc với nghệ thuật biểu diễn;\nc) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.\n4. Yêu cầu đối với viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng lên âm thanh viên hạng III\nCó thời gian giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng IV hoặc tương đương tối thiểu là 02 năm (đủ 24 tháng) (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ cao đẳng trở lên, 03 năm (đủ 36 tháng) (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp khi tuyển dụng có trình độ trung cấp. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng." }, { "id": 139550, "text": "Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp\n...\nĐối với nhóm chức danh âm thanh viên\na) Bổ nhiệm vào chức danh âm thanh viên hạng I (mã số V11.09.23) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch âm thanh viên cao cấp (mã số 17a.191);\nb) Bổ nhiệm vào chức danh âm thanh viên hạng II (mã số V11.09.24) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch âm thanh viên chính (mã số 17a.192);\nc) Bổ nhiệm vào chức danh âm thanh viên hạng III (mã số V11.09.25) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch âm thanh viên (mã số 17a.193);\nd) Bổ nhiệm vào chức danh âm thanh viên hạng IV (mã số V11.09.26) đối với viên chức thực hiện nhiệm vụ âm thanh viên hiện đang giữ ngạch cán sự, nhân viên hoặc các chức danh nghề nghiệp tương đương khác.\n..." }, { "id": 45345, "text": "1. Nhiệm vụ:\n- Chủ trì tổng kết chuyên môn, nghiệp vụ; chuẩn bị nội dung, tham gia các cuộc hội thảo chuyên ngành trong nước và trên thế giới;\n- Tổ chức thực hiện ghi âm, hòa âm cho những phim, công trình nghệ thuật có quy mô lớn, phải sử dụng nhiều phương tiện kỹ thuật đảm bảo chất lượng âm thanh cao;\n- Đưa ra định hướng phát triển kỹ thuật của đơn vị, ngành và cấp nhà nước;\n- Quy hoạch, lập kế hoạch phát triển hệ thống kỹ thuật mang tính tiên tiến trong trung và dài hạn;\n- Phát hiện và tổ chức ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực âm thanh nhầm góp phần nâng cao chất lượng nghệ thuật đối với các chương trình biểu diễn, điện ảnh và truyền hình;\n- Chủ trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng cho ngạch âm thanh viên hạng dưới;\n- Chuẩn bị nội dung, trực tiếp tham gia các cuộc hội thảo về âm thanh trong nước và trên thế giới.\n2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:\na) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành âm thanh, điện tử viễn thông hoặc tương đương trở lên;\nb) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (sau đây viết tắt là Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT);\nc) Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (sau đây viết tắt là Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT);\nd) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Âm thanh viên hạng I.\n3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:\na) Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;\nb) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; Am hiểu về âm nhạc, nắm vững nguyên tắc kết hợp giữa các loại âm thanh, giữa âm thanh với hình ảnh hoặc với nghệ thuật biểu diễn;\nc) Đã chủ trì hoặc tham gia biên tập ít nhất 04 (bốn) tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật, khoa học chuyên ngành thừa nhận hoặc đạt giải thưởng; hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) công trình lý luận, nghiên cứu lý luận về khoa học nghiệp vụ chuyên ngành (cấp Bộ, tỉnh hoặc tương đương);\nd) Viên chức thăng hạng từ chức danh Âm thanh viên hạng II lên chức danh Âm thanh viên hạng I phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và có tổng thời gian giữ chức danh Âm thanh viên hạng II và chức danh tương đương tối thiểu là 06 (sáu) năm (từ đủ 72 tháng), trong đó có ít nhất 02 (hai) năm (từ đủ 24 tháng) giữ chức danh Âm thanh viên hạng II." }, { "id": 69444, "text": "Cách xếp lương\n1. Việc xếp lương đối với viên chức đang giữ ngạch âm thanh viên, phát thanh viên, dựng phim viên, quay phim và ngạch, chức danh nghề nghiệp khác sang chức danh nghề nghiệp âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông quy định tại Thông tư số 46/2017/TT-BTTTT và Thông tư số 05/2018/TT-BNV được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là Thông tư số 02/2007/TT-BNV).\n2. Việc xếp lương khi tuyển dụng, hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp\nSau khi tuyển dụng, hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông thì thực hiện xếp bậc lương theo chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:\na) Trường hợp khi được tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 bảng lương viên chức loại A1;\nb) Trường hợp khi được tuyển dụng có trình độ đào tạo thạc sĩ chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,67, bảng lương viên chức loại A1;\nc) Trường hợp khi được tuyển dụng có trình độ đào tạo đại học chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 1, hệ số lương 2,34, bảng lương viên chức loại A1;\nd) Trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng IV, phát thanh viên hạng IV, kỹ thuật dựng phim hạng IV, quay phim hạng IV: Khi được tuyển dụng có trình độ đào tạo cao đẳng chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06; có trình độ đào tạo trung cấp chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm thì được xếp bậc 1, hệ số lương 1,86, bảng lương viên chức loại B.\n..." } ]
72,492
Sĩ quan quân đội là gì theo quy định pháp luật hiện hành?
[ { "id": 80658, "text": "Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam\nSĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.\nQuân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng nhận sĩ quan do Chính phủ quy định. " } ]
[ { "id": 30191, "text": "1. Sĩ quan nghỉ hưu quy định tại Điều 36, điểm a khoản 1 Điều 37 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm xã hội.\n2. Chế độ trợ cấp một lần đối với sĩ quan nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, cụ thể như sau:\na) Đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp một lần gồm:\n- Sĩ quan thuộc diện dôi dư do thay đổi tổ chức, biên chế theo quyết định của cấp có thẩm quyền;\n- Sĩ quan hết hạn tuổi giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam mà quân đội không còn nhu cầu bố trí, sử dụng.\nb) Chế độ trợ cấp một lần được hưởng gồm:\n- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi;\n- Được trợ cấp bằng 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác. Từ năm từ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1/2 tháng tiền lương." }, { "id": 497823, "text": "Khoản 3. Sĩ quan đã chuyển ngành do nhu cầu của quân đội, được cấp có thẩm quyền điều động trở lại phục vụ trong quân đội thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét thăng cấp bậc quân hàm hoặc nâng lương và thâm niên công tác theo quy định hiện hành của pháp luật." }, { "id": 548155, "text": "Điều 11. Quyền lợi của sĩ quan biệt phái. Sĩ quan biệt phái được hưởng các quyền lợi sau :\n1. Được bảo đảm điều kiện, phương tiện làm việc, công tác phí, chế độ phúc lợi như cán bộ, công chức nơi sĩ quan đến biệt phái.\n2. Được tuyển chọn đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, được cung cấp thông tin, tham dự các hoạt động của quân đội và nơi đến biệt phái có liên quan đến nhiệm vụ đang đảm nhiệm; được xét khen thưởng theo quy định hiện hành.\n3. Được hưởng chế độ lương, các khoản phụ cấp theo lương và các chế độ, chính sách khác như đối với sĩ quan đang công tác trong quân đội có cùng cấp bậc quân hàm và nhóm chức vụ; được hưởng phụ cấp chức vụ, phụ cấp nghề nghiệp đặc thù nơi sĩ quan đến biệt phái (nếu có), nhưng không trùng với các khoản phụ cấp đã có trong chế độ tiền lương của lực lượng vũ trang. Trước khi làm nhiệm vụ biệt phái hoặc thôi làm nhiệm vụ biệt phái nếu có phụ cấp chức vụ, được bảo lưu thời gian hưởng phụ cấp theo quy định hiện hành.\n4. Khi hết thời hạn biệt phái được bố trí về công tác tại cơ quan, đơn vị trước khi đi biệt phái đúng với chuyên môn, nghiệp vụ; trường hợp đặc biệt theo yêu cầu nhiệm vụ, mới bố trí về công tác ở cơ quan, đơn vị khác." }, { "id": 50441, "text": "Hình thức xử lý kỷ luật\nNgười đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, nếu để xảy ra vụ, việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì tùy theo tính chất, mức độ của vụ, việc sẽ xử lý kỷ luật như sau:\n1. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là cán bộ, công chức, viên chức và người quản lý doanh nghiệp nhà nước thì bị xử lý kỷ luật bằng một trong những hình thức sau:\na) Khiển trách;\nb) Cảnh cáo;\nc) Cách chức.\n2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành và điều lệ của tổ chức đó.\n3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân." }, { "id": 38082, "text": "Trách nhiệm của các bệnh viện, bệnh xá quân đội.\n1. Trách nhiệm của các bệnh viện quân đội:\na) Đăng ký và cấp sổ, đổi sổ khám bệnh, chữa bệnh cho sĩ quan phục viên.\nb) Tổ chức, triển khai việc khám bệnh, chữa bệnh cho sĩ quan phục viên.\nc) Đảm bảo thuốc, hóa chất xét nghiệm, phim X quang, vật tư tiêu hao thiết yếu theo danh mục của Bộ Y tế và theo quy định hiện hành của quân đội, không để người bệnh tự mua.\nd) Đăng ký thống kê báo cáo tình hình thu dung, điều trị hàng tháng phải tách riêng đối tượng sĩ quan phục viên theo mẫu báo cáo của Cục Quân y.\n2. Trách nhiệm của các bệnh xá quân đội.\nKhông thu dung, điều trị đối tượng sĩ quan phục viên. Đối với trường hợp cấp cứu, sau khi tiến hành công tác sơ cứu, cấp cứu bước đầu theo phân cấp nhiệm vụ kỹ thuật phải chuyển bệnh nhân về tuyến đã đăng ký khám bệnh, chữa bệnh." } ]
50,932
Tổng số ngày nghỉ lễ, tết trong năm 2023 là bao nhiêu?
[ { "id": 62789, "text": "\"Điều 112. Nghỉ lễ, tết\n1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:\na) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);\nb) Tết Âm lịch: 05 ngày;\nc) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);\nd) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);\nđ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);\ne) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).\n2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.\n3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.\"" } ]
[ { "id": 83878, "text": "...\n2. Công chức, viên chức nghỉ lễ Quốc khánh năm 2023 từ thứ Sáu ngày 01/9/2023 đến hết thứ Hai ngày 04/9/2023 Dương lịch. Đợt nghỉ này bao gồm 02 ngày nghỉ lễ Quốc khánh, 01 ngày nghỉ hằng tuần và 01 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động.\n3. Các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2023 lưu ý thực hiện: bố trí, sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, đảm bảo tốt công tác phục vụ tổ chức, nhân dân.\n4. Các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ Nhật hằng tuần, sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.\n5. Đối với người lao động không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Thông báo này, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2023 như sau:\n- Đối với dịp nghỉ tết Âm lịch: lựa chọn 01 ngày cuối năm Nhâm Dần và 04 ngày đầu năm Quý Mão hoặc 02 ngày cuối năm Nhâm Dần và 03 ngày đầu năm Quý Mão hoặc 03 ngày cuối năm Nhâm Dần và 02 ngày đầu năm Quý Mão.\n- Đối với dịp nghỉ lễ Quốc khánh: thứ Bảy ngày 02/9/2023 Dương lịch và lựa chọn 01 trong 02 ngày: thứ Sáu ngày 01/9/2023 hoặc Chủ Nhật ngày 03/9/2023 Dương lịch.\n- Thông báo phương án nghỉ tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2023 cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.\n- Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động.\n- Khuyến khích người sử dụng lao động áp dụng thời gian nghỉ tết Âm lịch cho người lao động như quy định đối với công chức, viên chức.\n6. Các dịp nghỉ lễ, tết khác thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động.\nBộ Lao động - Thương binh và Xã hội trân trọng thông báo để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người sử dụng lao động và Nhân dân biết, tiện liên hệ công việc./." }, { "id": 209436, "text": "1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là công chức, viên chức) được nghỉ tết Âm lịch năm 2023 từ thứ Sáu ngày 20/01/2023 Dương lịch (tức ngày 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần) đến hết thứ Năm ngày 26/01/2023 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão). Đợt nghỉ này bao gồm 05 ngày nghỉ tết Âm lịch và 02 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động.\n2. Công chức, viên chức nghỉ lễ Quốc khánh năm 2023 từ thứ Sáu ngày 01/9/2023 đến hết thứ Hai ngày 04/9/2023 Dương lịch. Đợt nghỉ này bao gồm 02 ngày nghỉ lễ Quốc khánh, 01 ngày nghỉ hằng tuần và 01 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động" }, { "id": 135225, "text": "Xét đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại văn bản số 4297/LĐTBXH-ATLĐ ngày 26 tháng 10 năm 2022 về việc đề xuất nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam có ý kiến như sau:\n1. Đồng ý với đề nghị tại văn bản trên của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc nghỉ Tết Âm lịch từ ngày 20 tháng 01 năm 2023 đến hết ngày 26 tháng 01 năm 2023 và nghỉ lễ Quốc khánh từ ngày 01 tháng 9 năm 2023 đến hết ngày 04 tháng 9 năm 2023.\nCác cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ trên phải bố trí sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, bảo đảm tốt công tác phục vụ tổ chức, Nhân dân.\n2. Các dịp nghỉ hằng tuần, nghỉ lễ, Tết khác thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động.\n3. Ủy quyền Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo về việc nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2023.\nVăn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, cơ quan biết, thực hiện./." }, { "id": 122857, "text": "Nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, tết của thuyền viên\n1. Thuyền viên làm việc trên tàu biển được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, tết và hưởng nguyên lương. Trường hợp thuyền viên chưa được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, tết thì được bố trí nghỉ bù.\n2. Số ngày nghỉ hàng năm được tính theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật không tính vào số ngày nghỉ hàng năm.\n3. Cấm mọi thỏa thuận để thuyền viên không được nghỉ hàng năm." }, { "id": 104620, "text": "\"Điều 55. Tiền lương làm thêm giờ\n...\n3. Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.\"" } ]
144,078
Đất đai nằm trong diện quy hoạch có được phép chuyển nhượng hay không?
[ { "id": 83580, "text": "\"Điều 49. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất\n1. Việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.\n2. Chính phủ tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia.\n3. Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trên cơ sở các chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đã được Quốc hội quyết định.\n4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.\n5. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp xã.\n6. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh.\n7. Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật\nTrường hợp đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất trong khu vực phải chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất theo kế hoạch được tiếp tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất nhưng không được xây dựng mới nhà ở, công trình, trồng cây lâu năm; nếu người sử dụng đất có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật.\n8. Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất.\nTrường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền theo quy định tại khoản 7 Điều này.\n9. Khi kết thúc thời kỳ quy hoạch sử dụng đất mà các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất chưa thực hiện hết thì vẫn được tiếp tục thực hiện đến khi quy hoạch sử dụng đất thời kỳ tiếp theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.\n10. Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.\"" } ]
[ { "id": 621718, "text": "1. Tổ chức, cá nhân trong nước được kinh doanh bất động sản theo các hình thức sau đây:\na) Đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;\nb) Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật;\nc) Mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;\nd) Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để chuyển nhượng, cho thuê;\nđ) Thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng để cho thuê lại;\ne) Thuê quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để cho thuê lại;\ng) Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản để tiếp tục đầu tư xây dựng, kinh doanh.\n2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được kinh doanh bất động sản theo các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này.\n3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không phải là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được kinh doanh bất động sản theo các hình thức sau đây:\na) Đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất để bán, cho thuê, cho thuê mua thông qua dự án bất động sản thực hiện theo đúng hình thức, mục đích và thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;\nb) Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật thực hiện theo đúng hình thức, mục đích và thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;\nc) Các hình thức kinh doanh bất động sản quy định tại điểm đ và điểm g khoản 1 Điều này.\n4. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc diện phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư thì được kinh doanh bất động sản theo các hình thức quy định tại khoản 3 Điều này.\n5. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này thì được kinh doanh bất động sản theo các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này.\nĐiều 11. Yêu cầu đối với dự án bất động sản\n1. Dự án bất động sản phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.\n2. Dự án bất động sản phải phù hợp với quy hoạch được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch đô thị.\n3. Trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng dự án bất động sản thực hiện theo quy định của pháp luật về: quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng, nhà ở và pháp luật có liên quan.\n4. Tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng." }, { "id": 205362, "text": "\"Điều 4. Các trường hợp không áp dụng hạn mức tối thiểu được phép tách thửa theo Quy định này\n1. Tách thửa để thực hiện thông báo thu hồi đất, quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.\n2. Tách thửa khi thực hiện: Quyết định giải quyết tranh chấp về đất đai, kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được cơ quan có thẩm quyền công nhận; việc xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp, bảo lãnh; quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai; Bản án hoặc Quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực; quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp theo quy định của pháp luật.\n3. Tách thửa đối với trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật.\n4. Tách thửa để thực hiện chính sách của Nhà nước về đất đai cho hộ gia đình, cá nhân thuộc diện chính sách, hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.\n5. Tách thửa đối với trường hợp tại các vị trí được xác định là đất ở theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được phê duyệt để tặng cho hộ gia đình, cá nhân để xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết.\n6. Thửa đất có toàn bộ diện tích nằm trong hành lang bảo vệ an toàn công trình.\n7. Tách thửa để thực hiện theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 (hoặc mặt bằng tổng thể) đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.\n8. Tách thửa đất do chủ đầu tư thỏa thuận với người sử dụng đất về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư theo chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.\n9. Thửa đất bị chia tách do thành lập bản đồ địa chính chính quy.\n10. Trường hợp tách thửa để chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì phần diện tích còn lại của thửa đất xin tách không áp dụng hạn mức tối thiểu quy định tại Quy định này.\n11. Các trường hợp khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định\"" }, { "id": 123891, "text": "\"a) Chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải;\nb) Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có);\nc) Dự án thuộc khu vực, loại đô thị được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền quy định tại khoản 2 Điều này;\nd) Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị, xây dựng, phát triển đô thị, kinh doanh bất động sản và nhà ở.\n2. Chủ đầu tư dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền tại khu vực không nằm trong địa bàn các phường của các đô thị loại đặc biệt và đô thị loại I trực thuộc Trung ương; khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên và các tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị.\n3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức công bố công khai các khu vực được thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trước khi tổ chức thực hiện các dự án đầu tư.\n4. Hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để tự xây dựng nhà ở phải thực hiện việc xây dựng nhà ở theo đúng giấy phép xây dựng, tuân thủ quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị đã được phê duyệt.”" }, { "id": 618361, "text": "Khoản 2.2. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ ngày 01/7/1980 (ngày Chính phủ ban hành Quyết định số 201/CP) đến trước ngày 15/10/1993 (ngày Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực) Pháp luật thời kỳ này nghiêm cấm việc mua, bán phát canh thu tô chuyển nhượng đất đai dưới mọi hình thức; do đó, khi có tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Toà án giải quyết như sau:\na) Về nguyên tắc chung hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai được xác lập trong thời điểm từ ngày 01/7/1980 đến trước ngày 15/10/1993 là hợp đồng trái pháp luật; do đó, nếu có tranh chấp mà hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa được thực hiện thì Toà án hủy hợp đồng vì hợp đồng bị vô hiệu. Việc giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo hướng dẫn tại tiểu mục 2.3 mục 2 này.\nb) Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được thực hiện thì Toà án công nhận hợp đồng trong các trường hợp sau đây: b.1) Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; b.2) Trường hợp đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân đã cho phép việc chuyển nhượng; b.3) Bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã xây nhà ở, công trình kiến trúc, trồng cây lâu năm, đầu tư sản xuất, kinh doanh không vi phạm quy định về quy hoạch và bên chuyển nhượng cũng không phản đối khi bên nhận chuyển quyền sử dụng đất xây nhà ở, công trình kiến trúc, trồng cây lâu năm, đầu tư sản xuất, kinh doanh trên đất đó." }, { "id": 621772, "text": "Điều 39. Nguyên tắc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản\n1. Chủ đầu tư dự án bất động sản được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án cho chủ đầu tư khác để tiếp tục đầu tư xây dựng, kinh doanh khi dự án đang trong thời hạn thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.\n2. Khi thực hiện việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải bảo đảm không thay đổi quy hoạch, mục tiêu của dự án; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan.\n3. Sau khi đã hoàn thành việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản, bên nhận chuyển nhượng kế thừa các quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư chuyển nhượng và là chủ đầu tư đối với dự án, phần dự án đã nhận chuyển nhượng. Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản không phải làm lại hồ sơ dự án, quy hoạch xây dựng và giấy phép xây dựng của dự án nếu không có thay đổi về nội dung của dự án; trường hợp có thay đổi thì chủ đầu tư nhận chuyển nhượng thực hiện điều chỉnh theo quy định của pháp luật.\n4. Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 40 của Luật này và tuân thủ quy định về hình thức, mục đích, thời hạn sử dụng đất, đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai." } ]
73,468
Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán?
[ { "id": 48828, "text": "\"Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán\n1. Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện hành vi gian lận, lừa đảo, làm giả tài liệu, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán.\n2. Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.\n3. Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để thao túng giá chứng khoán.\"\n4. Thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoặc chấp thuận.\n5. Sử dụng tài khoản, tài sản của khách hàng khi không được khách hàng ủy thác hoặc trái quy định của pháp luật hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của khách hàng.\n6. Cho người khác mượn tài khoản để giao dịch chứng khoán, đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác dẫn đến hành vi thao túng giá chứng khoán.\n7. Tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định của Luật này." } ]
[ { "id": 205380, "text": "Các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán\n...\n5. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán thì bị cấm thực hiện một hoặc một số hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn từ 02 năm đến tối đa 03 năm, bị cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn từ 02 năm đến tối đa 03 năm.\nTổ chức, cá nhân đã bị xử phạt vi phạm hành chính do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán mà tái phạm, vi phạm từ 02 lần trở lên hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội danh về chứng khoán được quy định tại Bộ luật Hình sự thì bị cấm thực hiện một hoặc một số hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn từ 03 năm đến tối đa 05 năm, bị cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn từ 03 năm đến tối đa 05 năm.\n6. Tổ chức, cá nhân đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội danh về chứng khoán được quy định tại Bộ luật Hình sự mà tiếp tục thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán thì bị cấm tham gia một hoặc một số hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán vĩnh viễn, bị cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán vĩnh viễn." }, { "id": 164191, "text": "Giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán\n...\n2. Các nguy cơ, rủi ro hệ thống là các tình huống sau hoặc khi có dấu hiệu cho thấy các tình huống sau có thể xảy ra:\na) Một công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quy mô lớn hoặc một số công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán ngừng hoạt động hoặc giải thể, phá sản;\nb) Khi xảy ra hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình hoạt động của thị trường hoặc khi có biến động đáng kể của một hoặc một số yếu tố sau ở quy mô toàn thị trường: tổng giá trị vốn hóa, tổng giá trị giao dịch/phiên, tổng giá trị vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán, tổng giá trị cho vay giao dịch ký quỹ tại các công ty chứng khoán, tổng giá trị danh mục ủy thác đầu tư tại các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;\nc) Có sự kiện ảnh hưởng tiêu cực đến việc vận hành một cách ổn định, trật tự, thông suốt của thị trường chứng khoán hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ở quy mô toàn thị trường." }, { "id": 21496, "text": "1. Các biện pháp quy định tại điểm e, điểm g khoản 1 Điều 7 Luật Chứng khoán sau đây gọi chung là các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn.\n2. Biện pháp cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Luật Chứng khoán được áp dụng đối với các chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng thành viên, Người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng, Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát (Kiểm soát viên), thành viên Ban kiểm toán nội bộ và các chức danh quản lý tương đương do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm.\n3. Biện pháp cấm thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Luật Chứng khoán được áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động cháo bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật Chứng khoán, bao gồm các biện pháp sau:\na) Cấm chào bán, phát hành chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn;\nb) Cấm niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn;\nc) Cấm hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán, hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn;\nd) Cấm thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn;\nđ) Cấm giao dịch chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn.\n4. Biện pháp phong tỏa tài khoản chứng khoán, yêu cầu người có thẩm quyền phong tỏa tài khoản tiền có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán được áp dụng trong các trường hợp sau:\na) Khi cần xác minh tình tiết làm căn cứ để ban hành quyết định xử lý vi phạm về chứng khoán và thị trường chứng khoán;\nb) Khi có căn cứ xác định tổ chức, cá nhân đang thực hiện vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và biện pháp phong tỏa tài khoản chứng khoán, phong tỏa tài khoản tiền là cần thiết nhằm ngăn chặn tổ chức, cá nhân tiếp tục thực hiện vi phạm hoặc khi cần ngăn chặn ngay hành vi tẩu tán tiền, chứng khoán có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán;\nc) Theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định pháp luật.\n5. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán thì bị cấm thực hiện một hoặc một số hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn từ 02 năm đến tối đa 03 năm, bị cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn từ 02 năm đến tối đa 03 năm.\nTổ chức, cá nhân đã bị xử phạt vi phạm hành chính do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán mà tái phạm, vi phạm từ 02 lần trở lên hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội danh về chứng khoán được quy định tại Bộ luật Hình sự thì bị cấm thực hiện một hoặc một số hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn từ 03 năm đến tối đa 05 năm, bị cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn từ 03 năm đến tối đa 05 năm.\n6. Tổ chức, cá nhân đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội danh về chứng khoán được quy định tại Bộ luật Hình sự mà tiếp tục thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại Điều 12 Luật Chứng khoán thì bị cấm tham gia một hoặc một số hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán vĩnh viễn, bị cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán vĩnh viễn." }, { "id": 48823, "text": "Biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán\n1. Biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán bao gồm:\na) Giám sát an ninh, an toàn thị trường chứng khoán;\nb) Ứng phó, khắc phục sự cố, sự kiện, biến động ảnh hưởng đến an toàn, ổn định và tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán;\nc) Tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với một hoặc một số chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán;\nd) Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con;\nđ) Tạm ngừng, đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoặc khôi phục hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;\ne) Cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn, cấm thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán có thời hạn hoặc vĩnh viễn do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán;\ng) Phong tỏa tài khoản chứng khoán, yêu cầu người có thẩm quyền phong tỏa tài khoản tiền có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.\n2. Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều này." }, { "id": 22275, "text": "Theo Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau;\n1. “Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán” là việc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Chứng khoán, gồm một, một số hoặc tất cả các hành vi dưới đây:\na) Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác;\nb) Tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.\n2. “Thao túng thị trường chứng khoán” là việc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Chứng khoán, gồm một, một số hoặc tất cả các hành vi dưới đây:\na) Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;\nb) Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;\nc) Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;\nd) Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;\nđ) Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;\ne) Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.\n3. “Làm giả giấy tờ, xác nhận trên giấy tờ giả mạo” là việc tạo dựng hoặc xác nhận các tài liệu, thông tin không có thực hoặc không chính xác để đăng ký chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ, chào bán chứng khoán ra công chúng, phát hành thêm cổ phiếu, đăng ký công ty đại chúng, đăng ký niêm yết hoặc đăng ký giao dịch chứng khoán.\n4. “Giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán” là các loại giấy phép, giấy chứng nhận được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật chứng khoán cho tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán.\n5. “Sử dụng thông tin ngoài Bản cáo bạch hoặc thông tin sai lệch với thông tin trong Bản cáo bạch để thăm dò thị trường trước khi được phép thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng” là việc sử dụng thông tin không có trong Bản cáo bạch hoặc không chính xác so với nội dung tại Bản cáo bạch trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng để thăm dò thị trường trước khi được phép thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng.\n6. “Thực hiện hành vi làm cho khách hàng và nhà đầu tư hiểu nhầm về giá chứng khoán” là việc cố ý cung cấp cho khách hàng và nhà đầu tư thông tin, đưa ra những nhận định, tư vấn hoặc khuyến cáo không chính xác, không đầy đủ, không có căn cứ, che giấu sự thật về giá hoặc các yếu tố ảnh hưởng tới giá của một hoặc nhiều loại chứng khoán dẫn đến khách hàng và nhà đầu tư hiểu nhầm về giá chứng khoán và có quyết định không đúng trong đầu tư.\n7. \"Thông tin sai sự thật\" là thông tin không chính xác so với thông tin thực tế, có thật hoặc so với thông tin đã được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xác nhận, chứng thực.\n8. \"Đổi xử không công bằng với những người sở hữu cùng loại cổ phiếu, quyền mua cổ phần và trái phiếu chuyển đổi hoặc chứng chỉ quỹ đóng đang được chào mua công khai\" là việc người chào mua công khai áp dụng các điều kiện, điều khoản, quyền, lợi ích, nghĩa vụ, trách nhiệm không giống nhau khi chào mua từ các nhà đầu tư sở hữu cùng loại cổ phiếu, quyền mua cổ phần, trái phiếu chuyển đổi, chứng chỉ quỹ đóng đang được chào mua hoặc áp dụng không giống với nội dung điều khoản chào mua đã công bố." } ]
68,971
Nếu không đòi lại được mà thửa đất đó trong diện giải tỏa thì ai được bồi thường?
[ { "id": 63089, "text": "“Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất\n1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.\n2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.\n3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.”" } ]
[ { "id": 87168, "text": "Đối tượng, điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở phục vụ tái định cư\n1. Đối tượng thuộc diện được thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư bao gồm:\na) Hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thuộc diện bị giải tỏa khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;\nb) Hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất ở gắn với nhà ở và phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai và không có chỗ ở nào khác;\nc) Hộ gia đình, cá nhân là chủ sở hữu nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quy định tại Điều 110 của Luật Nhà ở.\n..." }, { "id": 460550, "text": "Điều 9. Đối với nhà ở thuộc diện được giao lại quy định tại khoản 1 Điều 7 và nhà đất thuộc diện được công nhận quyền sở hữu quy định tại Điều 8 của Nghị quyết này nhưng đã được sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế; đã bị phá dỡ xây dựng lại; đã được Nhà nước bố trí cho người khác sử dụng ổn định, đã được xác lập sở hữu toàn dân; đã chuyển quyền sở hữu cho người khác hoặc nhà đất đó thuộc diện phải giải tỏa theo quy hoạch để chỉnh trang đô thị thì người thuộc diện được giao lại, người được công nhận quyền sở hữu được bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi đất, trừ trường hợp có thoả thuận khác." }, { "id": 61092, "text": "1. Đối tượng thuộc diện được thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư bao gồm:\na) Hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thuộc diện bị giải tỏa khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;\nb) Hộ gia đình, cá nhân bị Nhà nước thu hồi đất ở gắn với nhà ở và phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai và không có chỗ ở nào khác;\nc) Hộ gia đình, cá nhân là chủ sở hữu nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quy định tại Điều 110 của Luật Nhà ở.\n2. Điều kiện được thuê, thuê mua, mua nhà ở để phục vụ tái định cư được quy định như sau:\na) Trường hợp đối tượng quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này có nhu cầu mua nhà ở thương mại hoặc thuê, thuê mua, mua nhà ở phục vụ tái định cư do Nhà nước đầu tư thì phải có tên trong danh sách được bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và có đơn đề nghị bố trí nhà ở tái định cư theo mẫu do Bộ Xây dựng ban hành;\nb) Trường hợp đối tượng quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này có nhu cầu thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội thì phải có tên trong danh sách được bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, có đơn đề nghị bố trí nhà ở tái định cư bằng nhà ở xã hội theo mẫu do Bộ Xây dựng ban hành và phải thuộc diện chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở;\nc) Trường hợp thuộc đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này thì được bố trí nhà ở tái định cư theo quy định tại Điều 115, Điều 116 của Luật Nhà ở và pháp luật về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư." }, { "id": 586110, "text": "Điều 49. Nguyên tắc phát triển nhà ở phục vụ tái định cư\n1. Việc bố trí nhà ở phục vụ tái định cư đối với trường hợp di dời đến nơi ở mới phải được thực hiện trước khi thu hồi, giải tỏa nhà ở, trừ trường hợp người dân tự nguyện bàn giao nhà ở trước khi được bố trí nhà ở phục vụ tái định cư, bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích của Nhà nước, người có nhà ở bị thu hồi, giải tỏa và nhà đầu tư theo quy định của pháp luật; nhà ở phục vụ tái định cư phải bảo đảm có điều kiện bằng hoặc tốt hơn nhà ở bị thu hồi, giải tỏa.\n2. Trường hợp giải tỏa nhà ở để xây dựng công trình khác theo quy hoạch đã được phê duyệt tại đô thị loại I, tại phường, quận, thành phố thuộc đô thị loại đặc biệt thì thực hiện bố trí nhà ở phục vụ tái định cư cho người có nhà ở bị giải tỏa theo một trong các hình thức quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 48 của Luật này nếu người dân có nhu cầu tái định cư tại đô thị loại I, tại phường, quận, thành phố thuộc đô thị loại đặc biệt. Trường hợp người dân không có nhu cầu tái định cư tại đô thị loại I, tại phường, quận, thành phố thuộc đô thị loại đặc biệt thì căn cứ điều kiện của địa phương, việc bố trí tái định cư được thực hiện theo một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật này. Trường hợp tái định cư theo hình thức mua, thuê mua nhà ở xã hội thì người được tái định cư được ưu tiên bố trí nhà ở xã hội.\n3. Trường hợp giải tỏa nhà ở để xây dựng công trình khác theo quy hoạch đã được phê duyệt tại khu vực không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này thì căn cứ điều kiện của địa phương và nhu cầu của người được tái định cư, việc bố trí tái định cư được thực hiện theo một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật này.\n4. Trường hợp giải tỏa nhà ở để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại hoặc nhà ở xã hội mà người có nhà ở bị giải tỏa có nhu cầu tái định cư tại chỗ thì chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải bố trí nhà ở thương mại hoặc nhà ở xã hội ngay trong dự án đó để phục vụ tái định cư.\n5. Trường hợp phá dỡ nhà chung cư để thực hiện dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, khu chung cư (sau đây gọi chung là dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư) thì việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện theo quy định tại Chương V của Luật này.\n6. Trường hợp xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án thì phải lập và phê duyệt thành dự án riêng, không thực hiện dự án hỗn hợp với các loại hình nhà ở thương mại, nhà ở công vụ, nhà ở xã hội, trừ trường hợp dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; đối với khu vực nông thôn thì dự án đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư phải bao gồm cả việc bố trí quỹ đất để phục vụ sản xuất cho người thuộc trường hợp được tái định cư.\n7. Trường hợp thuộc diện được bồi thường bằng quyền sử dụng đất cho người được tái định cư thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai." }, { "id": 131747, "text": "6. Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật." } ]
42,402
Cha, mẹ người không trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn có bị hạn chế quyền gặp con hay không?
[ { "id": 47646, "text": "\"Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên\n1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:\na) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;\nb) Phá tán tài sản của con;\nc) Có lối sống đồi trụy;\nd) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.\n2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.\nĐiều 86. Người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên\n1. Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.\n...\"" } ]
[ { "id": 47643, "text": "\"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn\n1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.\n2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.\n3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.\nCha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.\nĐiều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn\n1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.\n2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.\"" }, { "id": 525398, "text": "Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ không còn hoặc không có đủ điều kiện để nuôi con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì Tòa án giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi và chỉ định người giám hộ cho con theo quy định của Bộ luật dân sự.\nĐiều 79. Quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng\n1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.\n2. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này.\nĐiều 80. Quyền, nghĩa vụ của con dâu, con rể, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng. Trong trường hợp con dâu, con rể sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì giữa các bên có các quyền, nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau theo quy định tại các điều 69, 70, 71 và 72 của Luật này.\nĐiều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn\n1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.\n2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.\n3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.\nĐiều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn\n1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.\n2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.\n3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.\nĐiều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn\n1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình." }, { "id": 47642, "text": "\"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn\n1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.\n2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.\n3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.\"" }, { "id": 525399, "text": "2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.\nĐiều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn\n1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.\n2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:\na) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;\nb) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.\n3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.\n4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.\n5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:\na) Người thân thích;\nb) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;\nc) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;\nd) Hội liên hiệp phụ nữ.\nĐiều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên\n1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:\na) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;\nb) Phá tán tài sản của con;\nc) Có lối sống đồi trụy;\nd) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.\n2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.\nĐiều 86. Người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên\n1. Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.\n2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:\na) Người thân thích;\nb) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;\nc) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;\nd) Hội liên hiệp phụ nữ." }, { "id": 47644, "text": "\"Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn\n1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.\n2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.\"" } ]
176,794
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quy định ra sao?
[ { "id": 55306, "text": "Điều 27. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh\nHội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành nghị quyết để quy định:\n1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.\n2. Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.\n3. Biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương.\n4. Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.\nĐiều 28. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh\nỦy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định để quy định:\n1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.\n2. Biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương.\n3. Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.\nĐiều 29. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt\nHội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành quyết định theo quy định của Luật này và các luật khác có liên quan.\nĐiều 30. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã\nHội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật giao." } ]
[ { "id": 57048, "text": "Xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên\n1. Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.\nHội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm chuẩn bị ý kiến về nghị quyết quy định tại khoản này theo phân công của Ủy ban thường vụ Quốc hội.\n2. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo trình tự sau đây:\na) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này trình bày đề nghị, kiến nghị;\nb) Chủ tịch Hội đồng dân tộc hoặc Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội trình bày ý kiến;\nc) Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra nghị quyết được mời tham dự phiên họp và trình bày ý kiến;\nd) Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận;\nđ) Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về việc xem xét nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.\nNội dung nghị quyết xác định nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái hoặc không trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; trường hợp nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết đó." }, { "id": 55390, "text": "1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp căn cứ văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, tự mình hoặc theo đề xuất của cơ quan, tổ chức, đại biểu Hội đồng nhân dân, có trách nhiệm đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân để quy định chi tiết vấn đề được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.\n2. Đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân để xem xét, quyết định.\n3. Đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có nội dung quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 27 của Luật này thì trước khi trình Thường trực Hội đồng nhân dân phải thực hiện theo quy định từ Điều 112 đến Điều 116 của Luật này." }, { "id": 494593, "text": "Điều 3. Giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai, thực hiện Nghị quyết này.. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông khóa II, kỳ họp thứ 10 thông qua." }, { "id": 595765, "text": "Khoản 3. Sở Tư pháp có trách nhiệm:\na) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định trình Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định danh mục nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;\nb) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh danh mục quyết định của Ủy ban nhân dân quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước." }, { "id": 119111, "text": "\"Điều 139. Giải tán Hội đồng nhân dân\n1. Hội đồng nhân dân làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân thì bị giải tán.\n2. Thẩm quyền giải tán Hội đồng nhân dân được quy định như sau:\na) Ủy ban thường vụ Quốc hội giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;\nb) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giải tán Hội đồng nhân dân cấp huyện;\nc) Hội đồng nhân dân cấp huyện giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã.\n3. Nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân cấp xã của Hội đồng nhân dân cấp huyện phải trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn; nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân cấp huyện của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.\n4. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bị giải tán chấm dứt hoạt động kể từ ngày nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành.\nHội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã bị giải tán chấm dứt hoạt động kể từ ngày nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.\n5. Trong trường hợp Hội đồng nhân dân bị giải tán thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân lâm thời, đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh thì Thủ tướng Chính phủ chỉ định Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân lâm thời, để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định của Luật này cho đến khi Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân mới được bầu ra.\n6. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và công bố ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong trường hợp giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong trường hợp giải tán Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã. Việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử. Hội đồng nhân dân mới được bầu ra làm nhiệm vụ cho đến khi hết nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân đã bị giải tán.\"" } ]
125,540
Đơn vị muốn tổ chức thi đấu quốc tế môn bóng bàn thì phải đáp ứng những điều kiện thi đấu như thế nào?
[ { "id": 202083, "text": "NHỮNG QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI CÁC CUỘC THI ĐẤU QUỐC TẾ\n3.2 TRANG BỊ DỤNG CỤ VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN THI ĐẤU\n…\n3.2.3 Điều kiện thi đấu\n3.2.3.1 Không gian nơi thi đấu không dưới 14m chiều dài, 7m chiều rộng và 5m chiều cao.\n3.2.3.2 Diện tích thi đấu được quây chung quanh bằng các tấm chắn có cùng nền màu xẫm cao khoảng 75cm để ngăn cách nó với những diện tích thi đấu gần kề và khán giả.\n3.2.3.3 Trong những cuộc thi đấu Thế giới và Olympic cường độ ánh sáng đo ở độ cao của mặt bàn ít nhất là 1000 lux đồng đêù trên toàn diện tích của mặt bàn và không ít hơn 500lux ở bất lỳ chỗ nào của diện tích thi đấu. Với những cuộc thi đấu khác thì ít nhất là 600lux đồng đều ở mặt bàn và không dưới 400 lux ở bất kỳ chỗ nào của diện tích thi đấu.\n3.2.3.4 Nơi mà cùng sử dụng một số bàn thì mức độ ánh sáng phải cùng như nhau cho tất cả các bàn đó và mức độ ánh sáng của hậu cảnh nhà thi đấu sẽ không được lớn hơn mức độ thấp nhất của diện tích thi đấu\n3.2.3.5 Nguồn ánh sáng không được thấp hơn 5m so với mặt sàn.\n3.2.3.6 Nói chung hậu cảnh phải tối và không có những nguồn sáng chói cũng như ánh sáng ban ngày chiếu qua những cửa số không che hay những lỗ hở vết nứt khác.\n3.2.3.7 Sàn không phải là mầu sáng phản chiếu sáng hay trơn và mặt sàn không phải làm bằng gạch, gốm, bê tông hay đá; ở giải Vô địch thế giới và Olympic sàn nhà là sàn gỗ hay thảm cuộn bằng vật liệu tổng hợp có nhãn hiệu và chủng loại được Liên đoàn bóng bàn thế giới phê chuẩn.\n…" } ]
[ { "id": 127945, "text": "Nhiệm vụ\n1. Tuyên truyền, hướng dẫn hội viên của Liên đoàn về chủ trương phương hướng phát triển sự nghiệp thể dục thể thao của Nhà nước, Điều lệ của Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam, Điều lệ của Hiệp hội Bóng bàn khu vực Đông Nam Á (SEATTA), Hiệp hội Bóng bàn Châu Á (ATTU), Liên đoàn Bóng bàn Thế giới (ITTF) với tinh thần thể thao vì sức khỏe và hạnh phúc cho mọi người.\n2. Phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội để:\na) Tập hợp các hội viên tham gia xây dựng và phát triển phong trào bóng bàn cả nước ở mọi trình độ, trong mọi đối tượng. Đặc biệt chú trọng tới đối tượng thanh, thiếu niên, nhi đồng;\nb) Xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống đào tạo tài năng bóng bàn, hệ thống thi đấu từ cơ sở đến toàn quốc theo hướng xã hội hóa và dần chuyên nghiệp hóa;\nc) Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, quản lý, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài.\n3. Kiến nghị và phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao:\na) Tuyển chọn vận động viên các đội dự tuyển quốc gia và các đội tuyển quốc gia;\nb) Phong cấp hoặc giáng cấp huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài;\nc) Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ tập luyện và thi đấu.\n4. Tham gia với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế về bóng bàn và các đối tác khác trong xây dựng, phát triển các hoạt động hợp tác quốc tế về bóng bàn theo quy định của pháp luật và Điều lệ của các tổ chức bóng bàn quốc tế.\n5. Tổ chức và quản lý theo quy định của pháp luật các cuộc thi đấu bóng bàn trong nước và quốc tế (kể cả các trận thi đấu giao hữu) được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam:\na) Ban hành Điều lệ thi đấu, tổ chức các giải bóng bàn trong nước và các cuộc thi đấu quốc tế tại Việt Nam;\nb) Tuân thủ Điều lệ, Luật thi đấu và các quyết định của SEATTA, ATTU, ITTF;\nc) Giải quyết tranh chấp giữa các huấn luyện viên, vận động viên, cán bộ và hội viên của Liên đoàn.\n6. Phát triển các hội viên tổ chức: Khuyến khích, giúp đỡ và chỉ đạo các tổ chức bóng bàn các địa phương, ngành về chuyên môn, nghiệp vụ.\n7. Huy động các nguồn lực xã hội, thu hút các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế, tổ chức các hoạt động kinh tế, dịch vụ theo quy định của pháp luật tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của bóng bàn.\n8. Quan tâm và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các hội viên trong Liên đoàn theo quy định của pháp luật.\n9. Kiến nghị và phối hợp với các cơ quan chức năng xét phong tặng các danh hiệu theo quy định của pháp luật.\n10. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về hội." }, { "id": 253610, "text": "Tôn chỉ, mục đích\n1. Tôn chỉ: Liên đoàn Bóng bàn Việt Nam (dưới đây gọi tắt là Liên đoàn) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tập hợp các tổ chức, cá nhân tự nguyện, có hoạt động đóng góp cho sự nghiệp phát triển của môn bóng bàn.\n2. Mục đích: Mục đích của Liên đoàn là đoàn kết, tập hợp, huy động mọi nguồn lực, nỗ lực hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong xã hội để thúc đẩy phong trào tập luyện, thi đấu môn bóng bàn nhằm nâng cao sức khỏe, rèn luyện ý chí, phẩm chất đạo đức, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, đặc biệt là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, phát triển thành tích thể thao, nhằm nâng cao vị thế của môn bóng bàn Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước." }, { "id": 544855, "text": "Điều 1. Phạm vi điều chỉnh\n1. Thông tư này quy định chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao trong nước và các giải thi đấu thể thao quốc tế tổ chức tại Việt Nam được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định, (sau đây gọi là giải thi đấu thể thao) bao gồm:\na) Giải thi đấu thể thao cấp quốc gia: - Đại hội thể dục thể thao toàn quốc; - Giải thi đấu thể thao quốc gia từng môn thể thao; - Hội thi thể thao quần chúng toàn quốc; - Giải thi đấu thể thao dành cho người khuyết tật toàn quốc;\nb) Giải thi đấu cấp khu vực, tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương: - Đại hội thể dục thể thao; - Giải thi đấu thể thao từng môn thể thao; - Hội thi thể thao quần chúng; - Giải thi đấu thể thao dành cho người khuyết tật.\nc) Giải thi đấu thể thao Việt Nam mở rộng do Việt Nam tổ chức có mời nước ngoài tham dự;\nd) Giải thi đấu thể thao quốc tế tổ chức tại Việt Nam: Các giải thi đấu thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới trong hệ thống thi đấu quốc tế của từng môn thể thao tổ chức tại Việt Nam; - Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới áp dụng theo quy định riêng. Ngoài các giải thi đấu thể thao trên, những hội thi thể thao, giải thể thao khác do Bộ, ngành, địa phương tổ chức sẽ căn cứ vào Thông tư này để quy định mức chi cụ thể cho phù hợp với tình hình thực tế của Bộ, ngành, địa phương.\n2. Thông tư này không áp dụng cho các giải thi đấu bóng đá trong nước và quốc tế tổ chức tại Việt Nam." }, { "id": 187420, "text": "\"Điều 8. Mức thưởng bằng tiền đối với các huấn luyện viên, vận động viên lập thành tích tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế\n1. Vận động viên lập thành tích tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế được hưởng mức thưởng bằng tiền theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.\nMôn thể thao nhóm I, nhóm II, nhóm III quy định trên cơ sở các môn thể thao được đưa vào chương trình thi đấu Đại hội Olympic, Đại hội thể thao châu Á và các giải thi đấu thể thao quốc tế khác.\n...\n4. Vận động viên lập thành tích thi đấu trong các môn thể thao có nội dung thi đấu tập thể được hưởng mức thưởng bằng số lượng người được thưởng theo quy định của điều lệ giải nhân với mức thưởng tương ứng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.\"" }, { "id": 587019, "text": "Khoản 1. Vận động viên lập thành tích tại các đại hội, giải thi đấu thể thao quốc tế được hưởng mức thưởng bằng tiền theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Môn thể thao nhóm I, nhóm II, nhóm III quy định trên cơ sở các môn thể thao được đưa vào chương trình thi đấu Đại hội Olympic, Đại hội thể thao châu Á và các giải thi đấu thể thao quốc tế khác." } ]
162,091
Việc quyết định giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thực hiện khi nào?
[ { "id": 242941, "text": "Thẩm quyền, thời hạn, trình tự thẩm định và quyết định giá\n1. Việc quyết định giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được thực hiện sau khi dự toán chi ngân sách nhà nước được Cơ quan có thẩm quyền giao cho Bộ Giao thông vận tải.\n2. Cơ quan, đơn vị được Bộ Giao thông vận tải giao dự toán chi ngân sách nhà nước để thực hiện quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện theo phương thức đặt hàng trình Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15 tháng 02 của năm kế hoạch.\n..." } ]
[ { "id": 242940, "text": "Nguyên tắc xác định giá\nGiá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được xác định đảm bảo:\n1. Chi phí thực tế hợp lý để hoàn thành một đơn vị khối lượng dịch vụ sự nghiệp công quy định trong quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.\n2. Phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và trạng thái kỹ thuật của từng công trình, hoặc từng hạng mục công việc cụ thể.\n3. Phù hợp với tình hình thị trường nơi thi công và khối lượng, chất lượng dịch vụ sự nghiệp công.\n4. Không tính trong giá dịch vụ sự nghiệp công các khoản chi phí đã được ngân sách nhà nước đảm bảo." }, { "id": 172956, "text": "Quản lý chất lượng công tác bảo trì công trình đường sắt\n1. Cục Đường sắt Việt Nam, Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có thời hạn, thuê quyền khai thác, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư, nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác bảo trì công trình đường sắt chịu trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và quy định của Thông tư này.\n2. Cục Đường sắt Việt Nam, nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước phải lập hệ thống quản lý chất lượng, bảo trì công trình đường sắt để đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu của công tác, bảo trì công trình đường sắt quốc gia. Hệ thống quản lý chất lượng, bảo dưỡng công trình đường sắt phải có sơ đồ tổ chức rõ ràng, cụ thể, chi tiết, trong đó quy định rõ ràng trách nhiệm của từng cá nhân, cơ quan, bộ phận trong hoạt động quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.\n..." }, { "id": 601592, "text": "Điều 2. Đối tượng áp dụng. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện sản xuất và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện theo phương thức đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên." }, { "id": 519993, "text": "8. Nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước là doanh nghiệp, tổ chức thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt theo hợp đồng đặt hàng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.\n9. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia là đơn vị được nhà nước giao, cho thuê hoặc chuyển nhượng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy định của pháp luật." } ]
108,977
Công chức cấp tỉnh được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì cần được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ từ bao nhiêu phần trăm?
[ { "id": 58003, "text": "\"Cán bộ đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:\n1. Đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 3 Nghị định này.\n2. Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.\n3. Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành tất cả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 80% hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.\n4. 100% cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên.\nVậy, bạn thấy rằng trên đây là đánh giá về việc xếp loại chất lượng cán bộ ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ.\nTiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ở mức hoàn thành nhiệm vụ như thế nào?\nCăn cứ, Điều 6 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chí xếp loại cán bộ ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ như sau:\nCán bộ đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ:\n\"1. Đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 3 Nghị định này.\n2. Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành, trong đó có không quá 20% tiêu chí chưa bảo đảm chất lượng, tiến độ hoặc hiệu quả thấp.\n3. Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành trên 70% các chỉ tiêu, nhiệm vụ.\n4. Có ít nhất 70% cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên. \"" } ]
[ { "id": 74111, "text": "Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức\n...\n6. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức xếp loại \"Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ\" trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức tại cùng cơ quan, tổ chức, đơn vị và đối với từng nhóm đối tượng có nhiệm vụ tương đồng không quá tỷ lệ đảng viên được xếp loại \"Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ\" theo quy định của Đảng. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thành tích xuất sắc, nổi trội, hoàn thành vượt kế hoạch các công việc được giao, hoàn thành tốt các công việc đột xuất, có đề xuất hoặc tổ chức thực hiện đổi mới sáng tạo, tạo sự chuyển biến tích cực, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực thì cấp có thẩm quyền quyết định tỷ lệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phù hợp với thực tế, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức." }, { "id": 174223, "text": "Mức đánh giá, xếp loại và mức hưởng thu nhập bổ sung\n1. Đơn vị trực thuộc và BHXH tỉnh được đánh giá và xếp theo 4 loại: A (Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ), B (Hoàn thành tốt nhiệm vụ), C (Hoàn thành nhiệm vụ), D (Không hoàn thành nhiệm vụ) tương ứng hưởng hệ số thu nhập bổ sung là 1; 0,97; 0,94; 0,9.\n2. Phòng nghiệp vụ và BHXH huyện đánh giá và xếp loại theo 4 loại: A (Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ), B (Hoàn thành tốt nhiệm vụ), C (Hoàn thành nhiệm vụ), D (Không hoàn thành nhiệm vụ) tương ứng hưởng hệ số thu nhập bổ sung là 1; 0,97; 0,94; 0,9.\n3. Công chức, viên chức được xếp theo 4 loại: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (A), Hoàn thành tốt nhiệm vụ (B), Hoàn thành nhiệm vụ (C), Không hoàn thành nhiệm vụ (D) tương ứng hưởng hệ số thu nhập bổ sung là 1,3; 1; 0,7; 0. Loại D và các trường hợp không xếp loại không được hưởng tiền thưởng và thu nhập bổ sung.\n4. Các trường hợp công chức, viên chức không đánh giá, xếp loại được quy định riêng tại Điều 10 Quyết định này." }, { "id": 74112, "text": "B. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG\n...\n2. Đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên\n2.3. Khung tiêu chuẩn các mức chất lượng\na) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ\n- Là đảng viên thực sự tiêu biểu về năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống, luôn đi đầu về đổi mới sáng tạo, có sản phẩm cụ thể lượng hóa được, có nhiều thành tích nổi bật trong công tác được các đảng viên khác học tập, noi theo.\n- Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao đều đánh giá đạt cấp độ “Xuất sắc”; các tiêu chí còn lại được đánh giá đạt cấp độ “Tốt” trở lên.\n- Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức phải được xếp loại cán bộ, công chức, viên chức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.\nCấp có thẩm quyền xem xét, quyết định số lượng đảng viên được xếp loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” không vượt quá 20% số đảng viên được xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trong từng tổ chức cơ sở đảng.\nb) Hoàn thành tốt nhiệm vụ\n- Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao đều đánh giá đạt cấp độ “Tốt” trở lên; những tiêu chí còn lại được đánh giá đạt cấp độ “Trung bình” trở lên.\n- Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức phải được xếp loại cán bộ, công chức, viên chức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên.\nc) Hoàn thành nhiệm vụ\n- Các tiêu chí cơ bản được đánh giá đạt cấp độ “Trung bình” trở lên.\n- Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức phải được xếp loại cán bộ, công chức, viên chức “Hoàn thành nhiệm vụ” trở lên.\nd) Không hoàn thành nhiệm vụ\nLà đảng viên không đạt mức “Hoàn thành nhiệm vụ” hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:\n- Cấp có thẩm quyền kết luận đánh giá có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.\n- Chỉ hoàn thành dưới 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.\n- Đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức xếp loại ở mức “Không hoàn thành nhiệm vụ”.\n- Đảng viên bị thi hành kỷ luật trong năm (một vi phạm bị xử lý kỷ luật chỉ tính một lần khi xếp loại)." }, { "id": 49955, "text": "Các mức xếp loại chất lượng công chức, viên chức\nCăn cứ vào kết quả đánh giá, công chức, viên chức được xếp loại chất lượng theo các mức như sau:\n1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.\n2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ.\n3. Hoàn thành nhiệm vụ.\n4. Không hoàn thành nhiệm vụ." }, { "id": 87036, "text": "\"Điều 58. Xếp loại chất lượng công chức\n1. Căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức được xếp loại chất lượng theo các mức như sau:\na) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;\nb) Hoàn thành tốt nhiệm vụ;\nc) Hoàn thành nhiệm vụ;\nd) Không hoàn thành nhiệm vụ.\n2. Kết quả xếp loại chất lượng công chức được lưu vào hồ sơ công chức, thông báo đến công chức được đánh giá và được thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác." } ]
57,669
Khi mở tài khoản thanh toán ngân hàng thông qua bên trung gian thì phải phải lựa chọn bên trung gian đáp ứng những điều kiện nào?
[ { "id": 126070, "text": "Hoạt động kinh doanh qua giới thiệu\n1. Theo yêu cầu của đối tượng báo cáo, bên trung gian phải đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.\n2. Trường hợp bên trung gian là tổ chức Việt Nam thì tổ chức này phải là đối tượng chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam và phải áp dụng các biện pháp nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng theo quy định tại Điều 3 Nghị định này, Điều 10 Luật phòng, chống rửa tiền và yêu cầu về lưu trữ hồ sơ báo cáo, tài liệu theo quy định tại Điều 27 Luật phòng, chống rửa tiền.\n3. Trường hợp bên trung gian là tổ chức nước ngoài thì tổ chức này phải là đối tượng chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền, phải áp dụng các biện pháp nhận biết, cập nhật thông tin khách hàng và lưu giữ hồ sơ theo quy định của luật pháp nước nơi tổ chức nước ngoài đó có trụ sở chính hoặc có hoạt động kinh doanh chính. Trong trường hợp luật pháp nước này chưa đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng một phần yêu cầu các khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính, đối tượng báo cáo cần cân nhắc đến yếu tố rủi ro quốc gia để quyết định có dựa vào bên trung gian hay không.\n4. Trường hợp bên trung gian là một bộ phận trực thuộc tập đoàn tài chính mà tập đoàn này đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều này thì bên trung gian đó được coi là đã tuân thủ đầy đủ các yêu cầu theo quy định." } ]
[ { "id": 126069, "text": "Trình tự, thủ tục mở tài khoản thanh toán\n...\n3. Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán đã đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ theo quy định, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiến hành ký hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán với khách hàng như sau:\na) Đối với chủ tài khoản thanh toán là cá nhân: ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gặp mặt trực tiếp chủ tài khoản hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản (đối với trường hợp mở tài khoản thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật) khi ký hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán. Trường hợp cá nhân ở nước ngoài, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thể gặp mặt trực tiếp thì có thể thực hiện xác minh thông tin nhận biết khách hàng thông qua ngân hàng đại lý hoặc bên trung gian nhưng phải đảm bảo xác minh được chính xác về chủ tài khoản và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với việc xác minh, nhận biết chủ tài khoản thanh toán của đơn vị mình. Việc lựa chọn bên trung gian thực hiện xác minh thông tin khách hàng phải tuân thủ quy định tại Điều 10 Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng chống rửa tiền và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);\n..." }, { "id": 524069, "text": "Điều 14. Quyền của ngân hàng\n1. Lựa chọn tổ chức không phải là ngân hàng để hợp tác, thử nghiệm kỹ thuật một hoặc một số dịch vụ trung gian thanh toán.\n2. Ký kết hợp đồng sử dụng dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử và/hoặc hợp tác triển khai cung cấp dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.\n3. Được yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến các giao dịch thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán.\n4. Các quyền khác theo hợp đồng và các thỏa thuận cung cấp dịch vụ cho tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán." }, { "id": 524071, "text": "Điều 16. Báo cáo, cung cấp thông tin\n1. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện báo cáo Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Thanh toán) định kỳ hàng quý, năm theo các nội dung được yêu cầu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Thời hạn nộp báo cáo định kỳ chậm nhất là ngày 05 của tháng đầu tiên quý tiếp theo đối với báo cáo quý và ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm.\n2. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các ngân hàng có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước các thông tin liên quan tới giao dịch trung gian thanh toán trong các trường hợp sau:\na) Theo yêu cầu cụ thể của Ngân hàng Nhà nước để phục vụ cho mục tiêu quản lý nhà nước;\nb) Khi có phát sinh diễn biến bất thường trong hoạt động có thể làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các ngân hàng hoặc của tổ chức, cá nhân có liên quan khác;\nc) Khi phát sinh sự cố gây gián đoạn hoạt động thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán.\n3. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, ngân hàng có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin liên quan đến giao dịch thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin cá nhân của khách hàng, tài khoản thanh toán của khách hàng và chỉ được cung cấp thông tin trong các trường hợp sau:\na) Theo yêu cầu của khách hàng;\nb) Theo quy định của pháp luật." }, { "id": 524070, "text": "Điều 15. Trách nhiệm của ngân hàng\n1. Chỉ hợp tác cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với các tổ chức không phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.\n2. Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện kiểm tra, đối soát dữ liệu giao dịch hàng ngày.\n3. Thực hiện việc thanh toán các giao dịch thanh toán cho các bên liên quan theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và hợp đồng hợp tác cung cấp dịch vụ cho tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.\n4. Quản lý số dư tài khoản đảm bảo thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán theo đúng hợp đồng hợp tác ký kết với các tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán và quy định tại Thông tư này.\n5. Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để kiểm tra, xác thực, cập nhật đầy đủ và chính xác thông tin khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán.\n6. Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hướng dẫn các biện pháp, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ và bảo mật trong thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán đối với đơn vị chấp nhận thanh toán và khách hàng sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán. Ngân hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng và các bên liên quan do lỗi của ngân hàng không thực hiện đúng quy định này.\n7. Phối hợp cùng tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán xây dựng quy trình và thủ tục giải quyết khiếu nại của khách hàng liên quan tới các giao dịch thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán.\n8. Các nghĩa vụ khác theo hợp đồng với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, đơn vị chấp nhận thanh toán, khách hàng." }, { "id": 63924, "text": "Trách nhiệm của ngân hàng\n...\n2. Trách nhiệm của ngân hàng hợp tác:\na) Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các đối tác thực hiện kiểm tra, đối soát dữ liệu giao dịch hàng ngày phát sinh trên tài khoản của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán mở tại ngân hàng hợp tác theo thỏa thuận giữa các bên;\nb) Thực hiện việc thanh toán các giao dịch thanh toán cho các bên liên quan theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và hợp đồng hợp tác cung cấp dịch vụ cho tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;\nc) Mở tài khoản đảm bảo thanh toán cho tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và đảm bảo tài khoản này không được sử dụng chung với tài khoản đảm bảo thanh toán cho việc cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ (nếu có), tách bạch với các tài khoản thanh toán thông thường khác của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử; quản lý các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ, mục đích sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử theo đúng hợp đồng hợp tác đã ký với tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và quy định tại Thông tư này;\nd) Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán xây dựng quy trình và thủ tục giải quyết khiếu nại của khách hàng liên quan tới các giao dịch thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán.\n..." } ]
31,701
Người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải người vi phạm có phải lập biên bản giao nhận với cơ quan tiếp nhận người bị áp giải không?
[ { "id": 96931, "text": "Giao, nhận người bị áp giải\n1. Người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải người vi phạm phải tiến hành lập biên bản giao, nhận người bị áp giải với cơ quan tiếp nhận người bị áp giải.\n..." } ]
[ { "id": 578238, "text": "Điều 33. Giao, nhận người bị áp giải\n1. Người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải người vi phạm phải tiến hành lập biên bản giao, nhận người bị áp giải với cơ quan tiếp nhận người bị áp giải.\n2. Người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải người vi phạm khi đến địa điểm thực hiện áp giải phải mời đại diện chính quyền địa phương nơi người bị áp giải cư trú hoặc đang bị quản lý, đại diện cơ quan, tổ chức nơi người bị áp giải làm việc, học tập và người chứng kiến.\n3. Tiến hành kiểm tra, đối chiếu ảnh, giấy tờ tùy thân, xác định đúng người vi phạm bị áp giải theo thủ tục hành chính và lập biên bản về việc áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính.\n4. Biên bản giao, nhận người bị áp giải thực hiện theo quy định tại Điều 34 Nghị định này." }, { "id": 152730, "text": "Xử lý một số tình huống trong khi áp giải\n...\n2. Trường hợp người vi phạm bị áp giải bỏ trốn thì người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải yêu cầu những người có mặt phối hợp bắt giữ; trường hợp không bắt giữ ngay được đối tượng thì phải kịp thời báo cáo cho thủ trưởng đơn vị và liên hệ với chính quyền địa phương nơi xảy ra vụ việc để có phương án truy tìm người vi phạm bỏ trốn; đồng thời, lập biên bản về việc người bị áp giải bỏ trốn, có chữ ký của người chứng kiến; nếu không có người chứng kiến phải ghi rõ lý do vào biên bản.\n..." }, { "id": 162193, "text": "Thủ tục áp giải\n1. Trước khi áp giải người vi phạm, người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải giải thích cho người bị áp giải về quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình bị áp giải theo quy định của pháp luật, giải đáp thắc mắc của người bị áp giải.\n2. Trong khi áp giải, phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người đang thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ áp giải và cho người bị áp giải. Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ khi áp dụng biện pháp áp giải phải bảo đảm đúng nguyên tắc quy định tại khoản 4 Điều 120 Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định tại Nghị định này.\n3. Trường hợp người bị áp giải có dấu hiệu bỏ trốn hoặc có hành vi chống người thi hành công vụ, người đang thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ áp giải phải báo cáo ngay người có thẩm quyền để ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính đối với người đó.\n4. Người đang thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ áp giải phải giám sát, quản lý chặt chẽ người bị áp giải, cảnh giác, chủ động, kịp thời xử lý những tình huống phức tạp có thể xảy ra; không được tùy tiện giải quyết các yêu cầu của người bị áp giải trong khi đang tiến hành áp giải." }, { "id": 132436, "text": "Xử lý một số tình huống trong khi áp giải\n...\n3. Trường hợp người bị áp giải bị phát bệnh đột xuất cần cấp cứu kịp thời thì người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải nhanh chóng đưa vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất. Việc áp giải hoặc đưa lên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên để tiếp tục chữa trị phải có xác nhận bằng văn bản của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về tình trạng sức khỏe của người bị áp giải và người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải báo cáo ngay cho chỉ huy trực tiếp biết. Trong thời gian cấp cứu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người đang thi hành công vụ thực hiện việc áp giải phải có kế hoạch tổ chức canh giữ, giám sát chặt chẽ người vi phạm, không để trốn hoặc tự do tiếp xúc với người khác.\n4. Trường hợp người bị áp giải bị chết bất thường thì phải đưa vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất và báo cáo ngay thủ trưởng đơn vị, Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát nơi xảy ra vụ việc biết để tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật.\n5. Mọi trường hợp áp giải người vi phạm đều phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết về hậu cần, liên hệ trước với chính quyền địa phương nơi dẫn giải người vi phạm đến trong việc quản lý người bị áp giải." } ]
122,529
Khiến người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội gì?
[ { "id": 67438, "text": "\"Điều 141. Tội hiếp dâm\n1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.\n- Khoản 1 Điều 141 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 23 Điều 1 Luật số 12/2017/QH14\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;\nc) Nhiều người hiếp một người;\nd) Phạm tội 02 lần trở lên;\nđ) Đối với 02 người trở lên;\ne) Có tính chất loạn luân;\ng) Làm nạn nhân có thai;\nh) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;\ni) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;\nk) Tái phạm nguy hiểm.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:\na) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;\nb) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;\nc) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;\nd) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.\n4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.\nPhạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.\n5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\"" }, { "id": 67438, "text": "\"Điều 141. Tội hiếp dâm\n1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.\n- Khoản 1 Điều 141 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 23 Điều 1 Luật số 12/2017/QH14\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;\nc) Nhiều người hiếp một người;\nd) Phạm tội 02 lần trở lên;\nđ) Đối với 02 người trở lên;\ne) Có tính chất loạn luân;\ng) Làm nạn nhân có thai;\nh) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;\ni) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;\nk) Tái phạm nguy hiểm.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:\na) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;\nb) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;\nc) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;\nd) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.\n4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.\nPhạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.\n5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\"" } ]
[ { "id": 88204, "text": "\"1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:\na) Có tính chất loạn luân;\"" }, { "id": 514857, "text": "Điều 6. Về tội loạn luân (Điều 150 BLHS)\n6.1. Loạn luân là việc giao cấu giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại; giữa anh chị em cùng cha mẹ; giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.\n6.2. Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân cần phải xác định rõ hành vi giao cấu là thuận tình, không có dấu hiệu dùng vũ lực hoặc cưỡng ép và được thực hiện với người từ đủ 16 tuổi trở lên. Trong trường hợp tuy hành vi giao cấu giữa những người nói trên là thuận tình, nhưng nếu hành vi đó được thực hiện đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em (điểm c khoản 2 Điều 115 BLHS). Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe đoạ dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm (điểm e khoản 2 Điều 111 BLHS) hoặc tội hiếp dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 112 BLHS); nếu hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến bên kia phải miễn cưỡng cho giao cấu, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm (điểm d khoản 2 Điều 113 BLHS) hoặc tội cưỡng dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 114 BLHS); trong mọi trường hợp hành vi loạn luân được thực hiện đối với trẻ em dưới 13 tuổi, thì người thực hiện hành vi loạn luân phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 112 BLHS) ." }, { "id": 594220, "text": "Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi\n1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:\na) Có tính chất loạn luân;\nb) Làm nạn nhân có thai;\nc) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;\nd) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;\nđ) Phạm tội 02 lần trở lên;\ne) Đối với 02 người trở lên;\ng) Tái phạm nguy hiểm.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:\na) Nhiều người cưỡng dâm một người;\nb) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;\nc) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;\nd) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;\nđ) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.\n4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm." }, { "id": 594219, "text": "Điều 143. Tội cưỡng dâm\n1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:\na) Nhiều người cưỡng dâm một người;\nb) Cưỡng dâm 02 lần trở lên;\nc) Cưỡng dâm 02 người trở lên;\nd) Có tính chất loạn luân;\nđ) Làm nạn nhân có thai;\ne) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;\ng) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;\nh) Tái phạm nguy hiểm.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm:\na) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;\nb) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;\nc) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;\nd) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.\n4. Cưỡng dâm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.\n5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm." }, { "id": 67860, "text": "Về một số tình tiết định tội\n1. Giao cấu quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào.\nGiao cấu với người dưới 10 tuổi được xác định là đã thực hiện không phụ thuộc vào việc đã xâm nhập hay chưa xâm nhập.\n2. Hành vi quan hệ tình dục khác quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào, bao gồm một trong các hành vi sau đây:\na) Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác;\nb) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác.\n...\n10. Người lệ thuộc quy định tại khoản 1 Điều 143 và đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình quy định tại khoản 1 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người bị hại bị lệ thuộc vào người phạm tội về vật chất (ví dụ: người bị hại được người phạm tội nuôi dưỡng, chu cấp chi phí sinh hoạt hàng ngày...) hoặc lệ thuộc về tinh thần, công việc, giáo dục, tín ngưỡng (ví dụ: người bị hại là người lao động làm thuê cho người phạm tội; người bị hại là học sinh trong lớp do người phạm tội là giáo viên chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn...).\n11. Người đang ở trong tình trạng quẫn bách quy định tại khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là trường hợp người bị hại đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn, bức bách nhưng không tự mình khắc phục được mà cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác (ví dụ: không có tiền chữa bệnh hiểm nghèo; không có tiền để chuộc con mình đang bị bắt cóc...)." } ]
160,701
Quỹ hội cha mẹ phụ huynh học sinh thì do bên cha mẹ phụ huynh học sinh giữ và thu chi hay nhà trường giữ và thu chi thông qua ban phụ huynh?
[ { "id": 64841, "text": "\"Điều 10. Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh\n1. Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh:\na) Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp.\nb) Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường được trích từ kinh phí hoạt động của các Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp theo khuyến nghị của cuộc họp toàn thể các trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đầu năm học và nguồn tài trợ hợp pháp khác cho Ban đại diện học sinh trường.\n2. Quản lý và sử dụng kinh phí của Ban đại điện cha mẹ học sinh:\na) Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thống nhất ý kiến;\nb) Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất với Hiệu trưởng để quyết định kế hoạch sử dụng kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi được toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất ý kiến.\n3. Việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Không qui định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh.\n4. Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học:\na) Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.\nb) Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường\"" } ]
[ { "id": 34132, "text": "Trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông\n1. Tùy theo khí hậu, thời tiết các vùng, miền, căn cứ vào điều kiện của nhà trường, được cha mẹ học sinh đồng thuận về chủ trương, Hiệu trưởng quyết định việc mặc đồng phục và quy định kiểu dáng, màu sắc, số ngày mặc đồng phục trong tuần.\n2. Trường hợp cần có sự thay đổi kiểu dáng, màu sắc đồng phục phải được sự đồng ý của Hội đồng trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh.\n3. Phụ huynh học sinh hoặc Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định của Thông tư này và các quy định khác của nhà trường." }, { "id": 133917, "text": "“2. Thông tin truyền thông để học sinh, cha mẹ học sinh hiểu rõ quy định về chương trình giáo dục trong giai đoạn định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông. \nThông qua cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, giáo viên chủ nhiệm giải thích, hướng dẫn để phụ huynh hiểu những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện chương trình GDPT 2018 để cùng phối hợp. \nHướng dẫn cha mẹ học sinh chuẩn bị các điều kiện học tập thích ứng với việc nhà trường triển khai thực hiện Đề án GD thông minh, Chuyển đổi số, Dạy Tin học theo chuẩn Quốc tế và nhất là trường học phối hợp việc dạy học trên lớp với việc tổ chức cho học sinh học tập trên Internet qua các hệ thống quản lý học tập (LMS).”" }, { "id": 128071, "text": "...\n3. Đồng phục cho học sinh\n- Các trường thực hiện nghiêm túc các quy định tại Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT, ngày 30/9/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên; theo đó, không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới, cần mặc sạch sẽ, gọn gàng để khuyến khích tiết kiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.\n- Đồng phục nhà trường phải thiết kế giản dị, kiểu dáng phủ hợp lứa tuổi học sinh và văn hóa của địa phương, được Hội đồng nhà trường, cha mẹ học sinh đồng thuận. Nhà trường có thể cung cấp mẫu (kiểu dáng, màu sắc, logo...) để phụ huynh chủ động mua sắm cho học sinh.\n- Các trường không để một học sinh nào vì chưa có đồng phục mới mà không được vào trường học.\n..." }, { "id": 115432, "text": "Quan hệ giữa nhà trường, nhà trẻ dân lập với gia đình và cộng đồng dân cư\n1. Nhà trường, nhà trẻ dân lập chủ động phối hợp với cơ quan, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan để thực hiện:\na) Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ và cộng đồng; Phối hợp với cơ quan y tế thực hiện phòng bệnh, khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em;\nb) Huy động các nguồn lực trong cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục mầm non; góp phần xây dựng cơ sở vật chất; xây dựng môi tr­ường giáo dục lành mạnh, an toàn; nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.\n2. Gia đình có trách nhiệm thường xuyên liên hệ và tham gia các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ dân lập để được thông báo kịp thời tình hình của trẻ em, nhằm phối hợp và thống nhất trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.\n3. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ dân lập có Ban đại diện cha mẹ trẻ em. Ban đại diện cha mẹ trẻ em tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; phối hợp, tham gia kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ dân lập nhằm bảo đảm mục tiêu và chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ em.\n4. Hàng năm, nhà trường, nhà trẻ, phải ký kết hợp đồng dân sự giữa cơ sở giáo dục mầm non với Ban đại diện cha mẹ trẻ em hoặc từng phụ huynh về việc đảm bảo an toàn cho trẻ." }, { "id": 458627, "text": "Khoản 2. Phí bảo hiểm y tế: được thu nộp vào 1 hoặc 2 lần trong một năm (12 tháng) tại các thời điểm thích hợp theo quy định của địa phương. Đối với học sinh tiểu học và THCS, việc nộp BHYT học sinh do phụ huynh học sinh nộp cho tổ chức thu BHYT của nhà trường. Đối với học sinh, sinh viên trường PTTH, đại học, cao đẳng, THCN-DN do học sinh, sinh viên tự nộp cho tổ chức thu BHYT của nhà trường." } ]
67,326
Tiêu chuẩn điều kiện cụ thể để tuyển dụng viên chức làm công chức dưới hình thức tiếp nhận là gì?
[ { "id": 67970, "text": "“Điều 18. Tiếp nhận vào làm công chức\n...\n2. Tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận:\nCăn cứ yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức được quyền xem xét, tiếp nhận vào làm công chức đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu đáp ứng đủ điều kiện đăng ký dự tuyển công chức quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức, không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức và các tiêu chuẩn, điều kiện sau:\na) Trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này) làm công việc có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển;\nb) Trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này chỉ thực hiện việc tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận và phải được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc chức vụ tương đương;\nc) Trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này phải được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ và không yêu cầu phải có đủ thời gian 05 năm công tác trở lên làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được điều động, luân chuyển đến; khi tiếp nhận vào làm công chức không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.\"" } ]
[ { "id": 136861, "text": "Phương thức tuyển dụng công chức\n...\n3. Ngoài hình thức tuyển dụng thông qua thi tuyển và xét tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định tiếp nhận người đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm vào làm công chức đối với trường hợp sau đây:\na) Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;\n..." }, { "id": 612114, "text": "Điều 14. Tiếp nhận vào làm công chức cấp xã\n1. Đối tượng tiếp nhận:\na) Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;\nb) Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;\nc) Người thôi giữ chức vụ cán bộ ở cấp xã (trừ hình thức kỷ luật bãi nhiệm);\nd) Người đã từng là cán bộ, công chức (bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã) sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.\n2. Tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận; hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận và Hội đồng kiểm tra, sát hạch khi tiếp nhận vào làm công chức cấp xã được áp dụng quy định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức." }, { "id": 160934, "text": "Tuyển dụng, tiếp nhận\n1. Quyết định việc tuyển dụng, tiếp nhận công chức, viên chức và người lao động vào làm việc tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; trực tiếp ký quyết định tiếp nhận công chức, viên chức từ ngạch Chuyên viên chính và tương đương trở lên trong ngành Kiểm sát nhân dân.\n2. Phê duyệt kế hoạch tuyển dụng; công nhận kết quả thi tuyển, xét tuyển của các Hội đồng tuyển dụng công chức, viên chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới." }, { "id": 471617, "text": "Điều 1. Ủy ban nhân dân các tỉnh thuộc phạm vi thực hiện Đề án có trách nhiệm xây dựng phương án và thực hiện việc tuyển dụng, bố trí Đội viên Đề án 500 trí thức trẻ sau khi hoàn thành nhiệm vụ vào làm cán bộ, công chức cấp xã hoặc làm công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi thẩm quyền quản lý, hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2025.. Việc tuyển dụng, bố trí Đội viên sau khi hoàn thành nhiệm vụ vào làm cán bộ, công chức cấp xã hoặc làm công chức, viên chức phải bảo đảm đủ tiêu chuẩn, điều kiện và thực hiện theo quy trình quy định hiện hành. Thời gian Đội viên làm việc tại xã được tính như thời gian làm công chức cấp xã khi xem xét, tiếp nhận vào làm công chức, viên chức theo quy định của Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức." }, { "id": 205552, "text": "Công tác quản lý biên chế, tuyển dụng, ngạch, bậc\n...\n1.2. Về tuyển dụng:\n- Thành lập Hội đồng tuyển dụng, tổ chức triển khai thực hiện Đề án tuyển dụng công chức, viên chức sau khi được Bộ Tài chính phê duyệt.\n- Quyết định tuyển dụng công chức, viên chức, tuyển dụng công chức, viên chức không qua thi tuyển vào các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan theo chế độ quy định.\n- Quyết định tiếp nhận công chức, viên chức chuyển công tác từ cơ quan khác về các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Hải quan theo chế độ quy định.\n- Cho ý kiến phê duyệt trước khi Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ký quyết định tiếp nhận công chức chuyển công tác từ cơ quan khác về đơn vị.\n- Căn cứ biên chế được Bộ Tài chính giao, tình hình công việc thực tế của các đơn vị, Tổng cục Hải quan xem xét việc tiếp nhận công chức, viên chức chuyển công tác từ cơ quan khác và tuyển dụng công chức, viên chức không qua thi tuyển vào các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan theo quy định đối với các hồ sơ ứng viên nộp qua Tổng cục Hải quan và các hồ sơ đơn vị báo cáo Tổng cục Hải quan. Đối với hồ sơ ứng viên nộp qua Tổng cục Hải quan, sau khi xem xét, phê duyệt chủ trương, Tổng cục Hải quan thông báo đến đơn vị tiếp nhận để thực hiện các thủ tục tiếp theo theo quy định." } ]
141,566
Việc thu hồi thẻ kiểm ngư của Kiểm ngư viên là trách nhiệm của ai?
[ { "id": 27415, "text": "Kiểm ngư viên\n1. Kiểm ngư viên là công chức được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm ngư viên.\n2. Kiểm ngư viên được cấp thẻ kiểm ngư, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu kiểm ngư và trang thiết bị chuyên dụng.\n3. Kiểm ngư viên có quyền hạn, trách nhiệm sau đây:\na) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;\nb) Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;\nc) Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện và trang thiết bị chuyên dụng theo quy định của pháp luật;\nd) Khi thi hành công vụ phải mặc trang phục, mang phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu kiểm ngư theo quy định;\nđ) Phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao." }, { "id": 29783, "text": "Quản lý, thu hồi thẻ kiểm ngư\nCơ quan trực tiếp quản lý công chức ngạch kiểm ngư có trách nhiệm:\n1. Xem xét, tổng hợp danh sách, gửi văn bản đề nghị Tổng cục Thủy sản cấp mới, cấp lại, đổi thẻ kiểm ngư theo quy định.\n2. Tổ chức phát thẻ kiểm ngư; thu hồi, cắt góc, hủy đối với thẻ rách nát, hư hỏng và hết thời hạn sử dụng.\n3. Theo dõi, kiểm tra việc sử dụng thẻ kiểm ngư của công chức thuộc quyền quản lý.\n4. Thu hồi thẻ trong những trường hợp sau:\na) Khi phát hiện công chức sử dụng thẻ sai mục đích;\nb) Kiểm ngư viên nghỉ hưu hoặc thôi việc, chuyển công tác khác không thuộc ngạch kiểm ngư;\nc) Kiểm ngư viên bị áp dụng hình thức kỷ luật cách chức hoặc buộc thôi việc theo quy định về xử lý kỷ luật công chức." } ]
[ { "id": 219987, "text": "Quản lý, thu hồi thẻ kiểm ngư\n...\n4. Thu hồi thẻ trong những trường hợp sau:\na) Khi phát hiện công chức sử dụng thẻ sai mục đích;\nb) Kiểm ngư viên nghỉ hưu hoặc thôi việc, chuyển công tác khác không thuộc ngạch kiểm ngư;\nc) Kiểm ngư viên bị áp dụng hình thức kỷ luật cách chức hoặc buộc thôi việc theo quy định về xử lý kỷ luật công chức." }, { "id": 29780, "text": "1. Cấp mới thẻ kiểm ngư cho các đối tượng được quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 14 Thông tư này.\n2. Đổi thẻ kiểm ngư trong trường hợp sau:\na) Kiểm ngư viên, Kiểm ngư viên trung cấp được bổ nhiệm lên ngạch công chức chuyên ngành Kiểm ngư cao hơn;\nb) Thẻ kiểm ngư đã hết thời hạn sử dụng;\nc) Thẻ kiểm ngư đang sử dụng bị hư hỏng;\nd) Do thay đổi về chức vụ, cơ quan công tác hoặc lý do khác dẫn đến phải thay đổi thông tin so với thông tin ghi trên thẻ;\nđ) Khi cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định mẫu thẻ mới thay thế mẫu thẻ kiểm ngư cũ.\n3. Hồ sơ cấp mới, đổi thẻ kiểm ngư gồm:\na) Công văn đề nghị cấp mới, đổi thẻ kiểm ngư của cơ quan trực tiếp quản lý công chức gửi Tổng cục Thủy sản;\nb) Danh sách trích ngang công chức, lý do đề nghị cấp mới, đổi thẻ kiểm ngư theo mẫu số 1, mẫu số 2 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;\nc) Quyết định hoặc bản sao quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức Kiểm ngư;\nd) Bản sao chụp quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14; quyết định điều động công chức quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư này;\nđ) Bản sao chụp chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo quy định;\ne) Thẻ kiểm ngư cũ đã cắt góc đối với trường hợp đổi thẻ;\ng) 02 ảnh màu cỡ 03 cm x 04cm; ảnh chụp mặc trang phục kiểm ngư mùa đông (đội mũ kê-pi, gắn đủ cấp hiệu Kiểm ngư), ảnh chụp trong thời gian không quá 01 năm tính đến thời điểm lập hồ sơ." }, { "id": 150804, "text": "Mã số các ngạch công chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn\n...\n5. Các ngạch công chức chuyên ngành kiểm ngư\na) Kiểm ngư viên chính Mã số: 25.309\nb) Kiểm ngư viên Mã số: 25.310\nc) Kiểm ngư viên trung cấp Mã số: 25.311\n..." } ]
54,903
Quy định hưởng bảo hiểm y tế khám bệnh trái tuyến
[ { "id": 62016, "text": "\"Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế\n1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:\na) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;\nb) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;\nc) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;\nd) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;\nđ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.\n2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.\n3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:\na) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;\nb) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;\nc) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.\n4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.\n5. Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.\n6. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.\n7. Chính phủ quy định cụ thể mức hưởng đối với việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các địa bàn giáp ranh; các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu và các trường hợp khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.”" } ]
[ { "id": 20134, "text": "“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế\n1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:\na) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;\nb) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với:\n- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;\n- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;\n- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;\n- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;\n- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát;\n- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;\n- Trẻ em dưới 6 tuổi.\nc) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;\nd) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;\nđ) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;\ne) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;\ng) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;\nh) Người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chẩn đoán, chỉ định điều trị và chuyển về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được quỹ\nbảo hiểm y tế chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại điểm a, b, đ, e và g khoản 1 Điều này.\n2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hưởng cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này.\n3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế, trừ các trường hợp sau: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.\n4. Người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này khi đến khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh.\n5. Trường hợp chuyển đổi mức hưởng bảo hiểm y tế thì mức hưởng bảo hiểm y tế mới được tính từ thời điểm thẻ bảo hiểm y tế mới có giá trị sử dụng.”\nTheo đó, khi đăng ký phẫu thuật cắt amidan đúng tuyến hoặc trái tuyến bạn sẽ được hưởng những mức khác nhau và như sau:\n- 80% chi phí phẫu thuật khi đúng tuyến\n- 100% nếu nếu chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh hoặc huyện, 40% tại bệnh viện tuyến trung ương.\"" }, { "id": 584126, "text": "3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế, trừ các trường hợp sau: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.\n4. Người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này khi đến khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã giáp ranh của tỉnh giáp ranh.\n5. Trường hợp chuyển đổi mức hưởng bảo hiểm y tế thì mức hưởng bảo hiểm y tế mới được tính từ thời điểm thẻ bảo hiểm y tế mới có giá trị sử dụng." }, { "id": 65300, "text": "\"3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:\na) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;\nb) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;\nc) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.\n4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.\n5. Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.\n6. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.\n7. Chính phủ quy định cụ thể mức hưởng đối với việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các địa bàn giáp ranh; các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu và các trường hợp khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.”" }, { "id": 20150, "text": "“Điều 30. Mức thanh toán trực tiếp\n1. Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp cứu), thanh toán như sau:\na) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh;\nb) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú, thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.\n2. Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp cứu), thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.\n3. Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp cứu), thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế theo quy định nhưng tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện.\n4. Trường hợp người bệnh đi khám bệnh, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu không đúng quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú.”" } ]
131,284
Trong hoạt động đo đạc và bản đồ thì nghiêm cấm hành vi nào liên quan đến hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc?
[ { "id": 35141, "text": "\"Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đo đạc và bản đồ\n1. Giả mạo, làm sai lệch số liệu, kết quả đo đạc và bản đồ.\n2. Phá hủy, làm hư hỏng công trình hạ tầng đo đạc; vi phạm hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc.\n3. Hoạt động đo đạc và bản đồ khi không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.\n4. Xuất bản, lưu hành sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền, biên giới quốc gia.\n5. Cản trở hoạt động đo đạc và bản đồ hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.\n6. Lợi dụng hoạt động đo đạc và bản đồ để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.\n7. Phát tán, làm lộ thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc danh mục bí mật nhà nước.\"" } ]
[ { "id": 35344, "text": "1. Hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc là hành lang an toàn được xác lập để đảm bảo công trình hạ tầng đo đạc luôn ổn định, hoạt động theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật, thông số kỹ thuật khi xây dựng công trình hạ tầng đo đạc.\n2. Hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc phải được xác lập trong quá trình xây dựng công trình hạ tầng đo đạc. Việc cắm mốc giới để xác định và công bố công khai ranh giới hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, ranh giới hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc được xác định trên bản đồ địa chính có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.\n3. Căn cứ vào từng loại công trình hạ tầng đo đạc, hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc được xác lập như sau:\na) Đối với mốc đo đạc trong mạng lưới tọa độ quốc gia, mạng lưới tọa độ cơ sở chuyên ngành, hành lang bảo vệ có bán kính là 50 mét tính từ tâm mốc;\nb) Đối với mốc đo đạc trong mạng lưới độ cao quốc gia, mạng lưới độ cao cơ sở chuyên ngành, hành lang bảo vệ có bán kính là 20 mét tính từ tâm mốc;\nc) Đối với mốc đo đạc trong mạng lưới trọng lực quốc gia, mạng lưới trọng lực cơ sở chuyên ngành, hành lang bảo vệ có bán kính là 10 mét tính từ tâm mốc;\nd) Đối với trạm định vị vệ tinh, hành lang bảo vệ có bán kính là 50 mét tính từ tâm ăng ten thu tín hiệu vệ tinh;\nđ) Đối với trạm thu dữ liệu viễn thám, hành lang bảo vệ theo quy định tại Nghị định về hoạt động viễn thám.\n4. Bảo vệ hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc\na) Trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc khi xây dựng, sửa chữa, cải tạo công trình kiến trúc thì chủ sở hữu công trình kiến trúc, chủ sử dụng đất phải tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai đối với hành lang bảo vệ an toàn công trình và pháp luật khác có liên quan;\nb) Cơ quan, tổ chức, cá nhân căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và quy định khác của pháp luật có liên quan xác định ranh giới và bảo vệ hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc thuộc phạm vi quản lý." }, { "id": 534782, "text": "Khoản 2. Hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc phải được xác lập trong quá trình xây dựng công trình hạ tầng đo đạc. Việc cắm mốc giới để xác định và công bố công khai ranh giới hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, ranh giới hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc được xác định trên bản đồ địa chính có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã." }, { "id": 89065, "text": "Hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc\n1. Hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc là hành lang an toàn được xác lập để đảm bảo công trình hạ tầng đo đạc luôn ổn định, hoạt động theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật, thông số kỹ thuật khi xây dựng công trình hạ tầng đo đạc.\n..." }, { "id": 35345, "text": "1. Cơ quan, tổ chức được giao trực tiếp bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã công bố công khai mốc giới, ranh giới hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc, chịu trách nhiệm về việc bảo vệ an toàn công trình hạ tầng đo đạc; trường hợp hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép thì phải kịp thời báo cáo và yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hành lang bảo vệ bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép để xử lý; định kỳ hàng năm báo cáo tình trạng công trình hạ tầng đo đạc theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này.\n2. Ủy ban nhân dân các cấp nơi có công trình hạ tầng đo đạc có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức trực tiếp bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật có liên quan đến bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc; công bố công khai mốc giới, ranh giới hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc; kịp thời xử lý những trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc." } ]
125,246
Quy hoạch thoát nước trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị đối với các thành phố trực thuộc trung ương được quy định như thế nào?
[ { "id": 201747, "text": "Quy hoạch thoát nước\n1. Đối với các thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch thoát nước là quy hoạch hạ tầng kỹ thuật được lập riêng thành một đồ án nhằm cụ thể hóa quy hoạch thoát nước trong quy hoạch chung đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhiệm vụ quy hoạch thoát nước đô thị cần làm rõ các nội dung: Phạm vi, ranh giới; các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; xác định lưu vực, phân vùng thoát nước; nguồn tiếp nhận, dự báo tổng lượng thoát nước, mạng lưới và vị trí quy mô các công trình thoát nước.\n2. Quy hoạch thoát nước khu công nghiệp là một nội dung của quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp. Nội dung cơ bản của quy hoạch thoát nước khu công nghiệp bao gồm: Đánh giá tổng hợp hiện trạng thoát nước mưa, thu gom thoát nước thải trong công nghiệp; dự báo tổng lượng nước mưa, nước thải; xác định mạng lưới thoát nước, nguồn tiếp nhận, mức độ ô nhiễm môi trường, vị trí, quy mô nhà máy xử lý nước thải, công nghệ xử lý nước thải phù hợp với đặc thù của khu công nghiệp.\n3. Quy hoạch thoát nước khu dân cư nông thôn tập trung là một nội dung của quy hoạch xây dựng nông thôn. Nội dung cơ bản của quy hoạch thoát nước khu dân cư nông thôn tập trung bao gồm: Dự báo tổng lượng nước mưa, nước thải; xác định mạng lưới thoát nước; xác định vị trí, quy mô trạm bơm, trạm xử lý nước thải, các dự án ưu tiên và phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn quy hoạch.\n4. Việc lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ, quy hoạch thoát nước tuân thủ các quy định của Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng và các quy định khác có liên quan." } ]
[ { "id": 575502, "text": "Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải như sau:. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 5 như sau: “1. Đối với các thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch thoát nước là quy hoạch hạ tầng kỹ thuật được lập riêng thành một đồ án nhằm cụ thể hóa quy hoạch thoát nước trong quy hoạch chung đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhiệm vụ quy hoạch thoát nước đô thị cần làm rõ các nội dung: Phạm vi, ranh giới; các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; xác định lưu vực, phân vùng thoát nước; nguồn tiếp nhận, dự báo tổng lượng thoát nước, mạng lưới và vị trí quy mô các công trình thoát nước.”" }, { "id": 597672, "text": "Điều 18. Các loại quy hoạch đô thị\n1. Quy hoạch đô thị gồm các loại sau đây:\na) Quy hoạch chung được lập cho thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã , thị trấn và đô thị mới;\nb) Quy hoạch phân khu được lập cho các khu vực trong thành phố, thị xã và đô thị mới;\nc) Quy hoạch chi tiết được lập cho khu vực theo yêu cầu phát triển, quản lý đô thị hoặc nhu cầu đầu tư xây dựng.\n2. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật là một nội dung trong đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; đối với thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật được lập riêng thành đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.\n3. Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị." }, { "id": 207750, "text": "Các loại quy hoạch đô thị\n1. Quy hoạch đô thị gồm các loại sau đây:\na) Quy hoạch chung được lập cho thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và đô thị mới.\nQuy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương cụ thể hóa quy hoạch tỉnh được lập ở thành phố trực thuộc trung ương về tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho thành phố trực thuộc trung ương;\nb) Quy hoạch phân khu được lập cho các khu vực trong thành phố, thị xã và đô thị mới;\nc) Quy hoạch chi tiết được lập cho khu vực theo yêu cầu phát triển, quản lý đô thị hoặc nhu cầu đầu tư xây dựng.\n..." }, { "id": 528053, "text": "Điều 21. Nguyên tắc lập đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật\n1. Đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật được lập cho thành phố trực thuộc Trung ương nhằm cụ thể hóa nội dung định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật trong đồ án quy hoạch chung thành phố để đảm bảo đủ cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.\n2. Đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật được lập cho từng đối tượng hạ tầng kỹ thuật trên phạm vi toàn đô thị.\n3. Nội dung đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo phù hợp với đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương được duyệt." }, { "id": 207752, "text": "Các loại quy hoạch đô thị\n...\n2. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật là một nội dung trong đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết; đối với thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật được lập riêng thành đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật.\n3. Bộ Xây dựng quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị." } ]
108,561
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn là gì?
[ { "id": 96866, "text": "“Điều 71. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn\n1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 36 của Luật này.\n2. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng, giao thông, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn thị trấn.\n3. Quản lý dân cư trên địa bàn thị trấn theo quy định của pháp luật.”" }, { "id": 96811, "text": "\"Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã\nChủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:\n1. Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân xã;\n2. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;\n3. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;\n4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;\n5. Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;\n6. Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;\n7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.\"" } ]
[ { "id": 447494, "text": "5. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân thị trấn bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.\n6. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân thị trấn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.\n7. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn.\nĐiều 69. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thị trấn. Ủy ban nhân dân thị trấn gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. Ủy ban nhân dân thị trấn loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; thị trấn loại II và loại III có một Phó Chủ tịch.\nĐiều 70. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thị trấn\n1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân thị trấn quyết định các nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 68 của Luật này và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân thị trấn.\n2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.\n3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.\nĐiều 71. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn\n1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 36 của Luật này.\n2. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng, giao thông, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn thị trấn.\n3. Quản lý dân cư trên địa bàn thị trấn theo quy định của pháp luật." }, { "id": 640053, "text": "Điều 11. \n1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân là người lãnh đạo và Điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, chịu trách nhiệm trước pháp Luật và trước Ủy ban nhân dân cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân.\n2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 127 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:\na) Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, thị trấn;\nb) Đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp Luật của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn và kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bãi bỏ.\n3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6, 7 Điều 127 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân và bổ nhiệm, miễn nhiệm, Điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ Luật Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân phường, cán bộ, công chức theo phân cấp quản lý.\n4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định các điểm c và d khoản 1, các khoản 2, 6 và 7 Điều 127 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân." }, { "id": 30929, "text": "Nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể về quản lý tài chính, ngân sách của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và Giám đốc Sở Nội vụ." }, { "id": 126469, "text": "\"Điều 2. Nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã\n1. Công chức Trưởng Công an xã\na) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong các lĩnh vực: an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật;\nb) Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công an xã và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền;\nc) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao;\nd) Đối với thị trấn chưa bố trí lực lượng công an chính quy thì Trưởng Công an thị trấn thực hiện nhiệm vụ như đối với Trưởng Công an xã quy định tại điểm a, điểm b và điểm c Điều này\nđ) Đối với xã, thị trấn bố trí Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã thì nhiệm vụ của Công an xã chính quy thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.\"" } ]
839
Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được thu hồi trong các trường hợp nào?
[ { "id": 62366, "text": "Điều 84. Thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước\n1. Việc thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây:\na) Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng hoặc không đủ điều kiện theo quy định của Luật này;\nb) Hết thời hạn thuê theo hợp đồng mà bên thuê không còn nhu cầu thuê tiếp hoặc khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở;\nc) Bên thuê, bên thuê mua trả lại nhà ở đang thuê, thuê mua;\nd) Bên thuê không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở theo quy định của Luật này;\nđ) Bên thuê chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà không có ai đang cùng sinh sống; trường hợp thuê nhà ở công vụ thì khi người được thuê nhà ở công vụ chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án;\ne) Bên thuê, thuê mua nhà ở không nộp tiền thuê nhà ở từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;\ng) Nhà ở cho thuê, cho thuê mua thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;\nh) Bên thuê, bên thuê mua sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở hoặc tự ý chuyển đổi, bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở hoặc tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê, thuê mua.\n2. Người đang thuê, thuê mua nhà ở thuộc diện bị thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều này phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị được giao quản lý nhà ở; trường hợp không bàn giao lại nhà ở thì cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở quyết định cưỡng chế thu hồi; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế thu hồi nhà ở này trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi." } ]
[ { "id": 566375, "text": "Khoản 4. Việc thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp được thực hiện như sau:\na) Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp bị thu hồi trong các trường hợp sau đây: a1) Có chứng cứ khẳng định rằng Thẻ giám định viên được cấp trái với quy định pháp luật; a2) Người được cấp Thẻ giám định viên không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ; a3) Người được cấp Thẻ giám định viên từ bỏ hoạt động giám định; a4) Người được cấp Thẻ giám định viên bị xử phạt bằng hình thức thu hồi Thẻ giám định viên theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.\nb) Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chủ động hoặc theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân thu hồi nếu có căn cứ khẳng định người được cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản này.\nc) Hồ sơ yêu cầu thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp được nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp gồm 01 bộ tài liệu sau: c1) Đơn yêu cầu thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp; c2) Chứng cứ chứng minh căn cứ đề nghị thu hồi Thẻ giám định sở hữu công nghiệp.\nd) Trình tự thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp được thực hiện như sau: d1) Trường hợp tổ chức, cá nhân có yêu cầu thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp theo quy định tại điểm c khoản này, trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo bằng văn bản về yêu cầu này cho người được cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và ấn định thời hạn là 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người đó có ý kiến. Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp hoặc quyết định từ chối thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp cho các bên; d2) Trường hợp có căn cứ khẳng định người được cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo bằng văn bản về dự định thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp cho người được cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và ấn định thời hạn là 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người đó có ý kiến. Trên cơ sở xem xét ý kiến của người được cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp hoặc thông báo không thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp cho người được cấp; d3) Trường hợp có quyết định thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được quyết định nói trên, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp; d4) Quyết định thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về giám định sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp, Cổng thông tin điện tử của cơ quan đó trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định." }, { "id": 566419, "text": "Khoản 3. Việc thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được thực hiện như sau:\na) Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bị cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thu hồi trong các trường hợp sau đây: a1) Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và 2a Điều 155 của Luật Sở hữu trí tuệ; a2) Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 156 của Luật Sở hữu trí tuệ;\nb) Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chủ động hoặc theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nếu có căn cứ khẳng định người được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản này;\nc) Tổ chức, cá nhân yêu cầu thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp phải nộp 01 bộ tài liệu như sau: c1) Đơn yêu cầu thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; c2) Tài liệu chứng minh căn cứ thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.\nd) Trình tự thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được thực hiện như sau: d1) Trường hợp tổ chức, cá nhân có yêu cầu thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định tại điểm c khoản này, trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo bằng văn bản về yêu cầu này cho người được cấp Chứng chỉ hành nghề và ấn định thời hạn là 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người đó có ý kiến. Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề hoặc quyết định từ chối thu hồi Chứng chỉ hành nghề và gửi cho các bên; d2) Trường hợp có căn cứ khẳng định người được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và 2a Điều 155 của Luật Sở hữu trí tuệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo bằng văn bản về dự định thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp cho người được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người đó có ý kiến." }, { "id": 566420, "text": "Trên cơ sở xem xét ý kiến của người được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hoặc thông báo không thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp cho người được cấp; d3) Trường hợp có quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được quyết định nói trên, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; d4) Quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định." }, { "id": 566381, "text": "Trên cơ sở xem xét ý kiến của tổ chức được cấp Giấy chứng nhận, cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đó ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận hoặc thông báo không thu hồi Giấy chứng nhận cho tổ chức được cấp; d3) Trường hợp có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được quyết định nói trên, cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đó ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận; d4) Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định sở hữu công nghiệp được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về giám định sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp, Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định." }, { "id": 150469, "text": "\"Điều 84. Thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước\n1. Việc thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây:\n...\nb) Hết thời hạn thuê theo hợp đồng mà bên thuê không còn nhu cầu thuê tiếp hoặc khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở;\"" } ]
117,402
Ban Chấp hành Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Đức có nhiệm vụ như thế nào?
[ { "id": 192946, "text": "Ban Chấp hành Hội\n1. Là cơ quan lãnh đạo của Hội giữa hai nhiệm kỳ đại hội. Số lượng ủy viên do Đại hội quyết định; Quá trình hoạt động có thể bầu bổ sung ủy viên cho phù hợp yêu cầu phát triển.\n2. Nhiệm vụ của Ban Chấp hành:\n- Quyết định các biện pháp thực hiện Nghị quyết, chương trình hoạt động trong nhiệm kỳ của đại hội.\n- Quyết định chương trình kế hoạch công tác hàng năm và thông báo kết quả hoạt động của Ban Chấp hành cho các hội viên, chi hội và các đơn vị trực thuộc.\n- Bầu cử và bãi miễn các chức danh lãnh đạo của Hội gồm: Chủ tịch, các phó Chủ tịch, tổng thư ký, các ủy viên. Quyết định kỷ luật ủy viên Ban Chấp hành Hội.\n- Bầu Ban Thường trực, Ban Kiểm tra Hội.\n- Chuẩn bị nội dung chương trình và tài liệu trình Đại hội ở cuộc họp cuối của nhiệm kỳ.\n- Quyết định triệu tập Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường.\n- Ban Chấp hành họp thường kỳ hàng năm, họp bất thường do Ban Thường trực tiệu tập.\n- Thành viên Ban Chấp hành phải là người chủ đầu tư trong doanh nghiệp; hoặc những cá nhân có uy tín trong cộng đồng doanh nghiệp." } ]
[ { "id": 110314, "text": "Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ban chấp hành Hội công chứng viên\n...\n3. Chủ tịch Hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:\na) Đại diện theo pháp luật và chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động của Hội công chứng viên;\nb) Phân công và điều hành hoạt động của Ban chấp hành trong việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết, Quyết định của Đại hội Hội công chứng viên và trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Hội công chứng viên;\nc) Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Ban chấp hành; ký các Nghị quyết, Quyết định của Ban chấp hành sau khi Ban chấp hành thông qua;\nd) Chấp hành nguyên tắc làm việc dân chủ, tập thể, quyết định theo đa số trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội;\nđ) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ này.\n4. Phó Chủ tịch Hội công chứng viên (sau đây gọi tắt là Phó Chủ tịch Hội) do Ban chấp hành bầu ra trong số các Ủy viên Ban chấp hành. Phó Chủ tịch Hội phụ trách công việc theo sự phân công của Chủ tịch Hội và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội, Ban chấp hành. Trong trường hợp Chủ tịch Hội tạm thời không thực hiện được nhiệm vụ, quyền hạn của mình vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác thì Ban chấp hành Hội cử một Phó Chủ tịch tạm thời thay thế Chủ tịch điều hành hoạt động của Ban chấp hành.\n5. Việc bầu Chủ tịch Hội, Phó Chủ tịch Hội được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín. Người trúng cử Chủ tịch Hội, Phó Chủ tịch Hội phải đạt được số phiếu trên 1/2 (một phần hai) tổng số phiếu bầu hợp lệ.\n6. Việc miễn nhiệm Chủ tịch Hội, Phó Chủ tịch Hội, Ủy viên Ban chấp hành được thực hiện đối với các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Điều lệ này, do Ban chấp hành quyết định theo đa số bằng hình thức bỏ phiếu kín.\n7. Việc bãi nhiệm Chủ tịch Hội, Phó Chủ tịch Hội, Ủy viên Ban chấp hành được thực hiện đối với các trường hợp theo quy định tại điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 11 Điều lệ này, do Ban chấp hành quyết định theo đa số bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc khi không còn tín nhiệm của trên 1/2 (một phần hai) số Ủy viên Ban chấp hành.\n8. Trong trường hợp Chủ tịch Hội bị miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm thì Ban chấp hành bầu Chủ tịch mới trong số các Phó Chủ tịch Hội, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Hội công chứng viên được thành lập và Hiệp hội.\nTrong trường hợp chưa bầu được Chủ tịch Hội mới, Ban chấp hành cử một Phó Chủ tịch Hội điều hành hoạt động của Hội cho đến khi bầu được Chủ tịch Hội mới hoặc cho đến nhiệm kỳ Đại hội Hội công chứng viên tiếp theo." }, { "id": 114475, "text": "Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký\n1. Chủ tịch Hội có quyền hạn và nhiệm vụ:\n- Đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật.\n- Tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đại hội, của Ban Chấp hành và Ban Thường trực.\n- Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Ban Thường trực và Ban Chấp hành.\n- Bổ nhiệm nhân sự Văn phòng Hội và các tổ chức khác do Hội thành lập.\n- Phân công nhiệm vụ cho các Phó Chủ tịch và Tổng thư ký.\n- Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành và toàn thể hội viên về các hoạt động của Hội.\n2. Các Phó Chủ tịch: là người được Chủ tịch phân công đảm nhiệm giải quyết những lĩnh vực cụ thể và được ủy quyền điều hành công việc của Ban Chấp hành khi Chủ tịch vắng mặt.\n3. Tổng thư ký: là người được Chủ tịch giao nhiệm vụ điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Hội, có nhiệm vụ:\n- Chuẩn bị nội dung các kỳ sinh hoạt của Ban Chấp hành và Ban Thường trực.\n- Định kỳ báo cáo Chủ tịch và Ban Thường trực về các hoạt động của Hội, lập báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành.\n- Quản lý tài sản và tài chính của Hội.\n- Tổ chức các hoạt động của Hội theo sự chỉ đạo của Chủ tịch.\n- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, Chủ tịch Hội và Ban Chấp hành về các hoạt động của Văn phòng Hội." }, { "id": 146448, "text": "Ban Thường vụ Hội\n...\n2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường vụ:\na) Giúp Ban Chấp hành triển khai thực hiện nghị quyết của Đại hội, Điều lệ Hội, tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành và điều hành công việc của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành;\nb) Chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập họp Ban Chấp hành;\nc) Quyết định thành lập các tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc Hội theo nghị quyết của Ban Chấp hành; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hội; ký kết hợp đồng lao động đối với nhân sự Văn phòng, các ban chuyên môn, các đơn vị thuộc Hội (nếu có);\nd) Quyết định việc kết nạp, khai trừ và xoá tên hội viên theo quy định do Ban Chấp hành ban hành; khen thưởng, kỷ luật hội viên; xem xét, giải quyết đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến Hội, hội viên theo Điều lệ và quy định của pháp luật;\nđ) Báo cáo công tác trong các kỳ họp của Ban Chấp hành và thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Chấp hành Hội giao.\n..." }, { "id": 134071, "text": "Chủ tịch Hội\n1. Chủ tịch Hội đại diện cho Hội trước pháp luật và chịu trách nhiệm trước các cơ quan có thẩm quyền, Ban Chấp hành về hoạt động của Hội. Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các Ủy viên Ban Thường vụ. Ban Chấp hành bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội bằng phiếu kín khi đủ số phiếu bầu quá nửa hợp lệ trên tổng số Ủy viên Ban Chấp hành tham gia bầu cử.\n2. Chủ tịch Hội có nhiệm vụ, quyền hạn:\na) Tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội, nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;\nb) Chủ trì các cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;\nc) Phân công nhiệm vụ, công tác cho các Phó Chủ tịch, Ủy viên Ban Thường vụ; Ủy viên Ban Chấp hành;\nd) Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ký các văn bản của Hội;\nđ) Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Thường trực điều hành công việc của Hội theo lĩnh vực được Ủy quyền khi Chủ tịch Hội vắng mặt." } ]
29,333
Ai có thẩm quyền công nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia?
[ { "id": 33200, "text": "Công nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia\n1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi công văn kèm theo một bộ hồ sơ của cơ sở đào tạo đến Tổ chức đánh giá cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia để triển khai đánh giá, kiểm tra thực tế tại cơ sở giáo dục đại học.\n2. Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chỉ định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổ chức đánh giá cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia tiến hành đánh giá, kiểm tra thực tế tại cơ sở giáo dục đại học và gửi kết quả đánh giá về Bộ Giáo dục và Đào tạo.\n3. Căn cứ vào hồ sơ và kết quả đánh giá của Tổ chức đánh giá cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia, trong thời hạn 10 ngày làm việc, trường hợp đặc biệt không quá 20 ngày làm việc, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ:\na) Ra quyết định công nhận và cấp chứng nhận đạt chuẩn quốc gia cho cơ sở giáo dục đại học nếu đáp ứng ít nhất 90% tổng số tiêu chí của các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 của Thông tư này; trong đó, không có tiêu chuẩn nào đạt thấp hơn 80% tổng số tiêu chí của tiêu chuẩn đó;\nb) Có công văn trả lời cơ sở giáo dục đại học trong trường hợp chưa đáp ứng được quy định tại Điểm a, Khoản này." } ]
[ { "id": 33198, "text": "Quy trình đánh giá cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia\n1. Cơ sở giáo dục đại học xây dựng báo cáo tự đánh giá căn cứ vào các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 của Thông tư này và gửi hồ sơ đăng ký công nhận đạt chuẩn quốc gia về Bộ Giáo dục và Đào tạo.\n2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ định một Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có uy tín và kinh nghiệm kiểm định (sau đây gọi là Tổ chức đánh giá cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia) triển khai đánh giá, kiểm tra thực tế tại cơ sở giáo dục đại học theo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 của Thông tư này.\n3. Tổ chức đánh giá cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia triển khai đánh giá thực tế tại cơ sở theo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 của Thông tư này và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả đánh giá.\n4. Căn cứ vào hồ sơ đăng ký công nhận chuẩn quốc gia của cơ sở đào tạo và kết quả đánh giá của Tổ chức đánh giá cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xem xét việc công nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia." }, { "id": 33203, "text": "Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học\n1. Xây dựng kế hoạch đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 của Thông tư này để được công nhận đạt chuẩn quốc gia.\n2. Chuẩn bị hồ sơ và thực hiện quy trình đăng ký đạt chuẩn quốc gia theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này 6 tháng trước khi chứng nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia hết giá trị nếu có nguyện vọng.\n3. Lưu trữ các hồ sơ liên quan đến việc đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia trong thời gian chứng nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia có hiệu lực." }, { "id": 33199, "text": "Hồ sơ đăng ký công nhận đạt chuẩn quốc gia\n1. Hồ sơ đăng ký công nhận đạt chuẩn quốc gia gồm:\na) Tờ trình của cơ sở giáo dục đại học đề nghị được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó ghi rõ đề nghị việc công nhận đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chuẩn đối với cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng hay định hướng thực hành;\nb) Các tài liệu minh chứng về sứ mạng, mục tiêu phù hợp với đề nghị trong Tờ trình; cơ cấu tổ chức và các văn bản do cơ sở giáo dục đại học ban hành theo quy định của Luật Giáo dục đại học, Điều lệ trường đại học và các quy định của pháp luật liên quan;\nc) Báo cáo kết quả tự đánh giá đạt chuẩn của cơ sở giáo dục đại học được Hội đồng trường hoặc Hội đồng quản trị thông qua.\n2. Hồ sơ làm thành 2 bộ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo." }, { "id": 233749, "text": "Giải thích từ ngữ\nChuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo dục đại học là bộ tiêu chuẩn bao gồm những tiêu chí và mức tối thiểu phải đạt được làm căn cứ để các cơ quan chức năng đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia và xây dựng chính sách phù hợp đối với các cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia." }, { "id": 33202, "text": "1. Chứng nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia bị thu hồi trong các trường hợp sau:\na) Cơ sở giáo dục đại học gian lận để được công nhận đạt chuẩn quốc gia;\nb) Cơ sở giáo dục đại học không còn đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 6 của Thông tư này trong thời gian Chứng nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia còn hiệu lực qua các đợt kiểm tra định kỳ của Bộ Giáo dục và Đào tạo.\n2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thu hồi Chứng nhận cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn quốc gia." } ]
32,673
Những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất?
[ { "id": 68514, "text": "\"Điều 99. Trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất\n1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:\na) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;\nb) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;\nc) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;\nd) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;\nđ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;\ne) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;\ng) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;\nh) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;\ni) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;\nk) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.\n2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.\"" } ]
[ { "id": 455881, "text": "Khoản 6. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 137 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp mà vị trí không chính xác thì rà soát, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất." }, { "id": 75066, "text": "Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất\n1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.\n2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.\n3. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.\nTrường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.\n4. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.\nTrường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.\n5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.\nTrường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này." }, { "id": 67725, "text": "\"Điều 98. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất\n1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.\n2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.\n3. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.\nTrường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.\n[...]\"" }, { "id": 73873, "text": "\"Điều 98. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất\n4. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.\nTrường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.\"" }, { "id": 91198, "text": "Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp khu đất của một người sử dụng nằm trên nhiều đơn vị hành chính\n1. Trường hợp sử dụng đất thuộc phạm vi nhiều xã, phường, thị trấn nhưng cùng thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của một cơ quan thì cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất; trong đó phải xác định từng phần diện tích thuộc phạm vi từng đơn vị hành chính cấp xã.\n2. Trường hợp sử dụng đất thuộc phạm vi nhiều xã, phường, thị trấn thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của các cơ quan khác nhau thì cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo từng thửa đất thuộc thẩm quyền của từng cơ quan cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất." } ]
6,373
Sau bao lâu kể từ khi nhận được kết luận giám định, cơ quan đã trưng cầu giám định phải gửi kết luận giám định cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra?
[ { "id": 10690, "text": " Kết luận giám định\n1. Kết luận giám định phải ghi rõ kết quả giám định đối với những nội dung đã được trưng cầu, yêu cầu và những nội dung khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.\n2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định, tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định.\nTrong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được kết luận giám định, cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định phải gửi kết luận giám định cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.\n3. Để làm sáng tỏ nội dung kết luận giám định, cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định giải thích kết luận giám định; hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết." } ]
[ { "id": 259203, "text": "Trưng cầu giám định\n...\n3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra." }, { "id": 10682, "text": "\"Điều 205. Trưng cầu giám định\n1. Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.\n2. Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:\na) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;\nb) Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;\nc) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;\nd) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);\nđ) Nội dung yêu cầu giám định;\ne) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.\n3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.\"" }, { "id": 68576, "text": "Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giám định\n 2. Nếu thấy nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc phát sinh những vấn đề mới cần phải giám định liên quan đến các tình tiết của vụ án, vụ việc đã được kết luận trước đó, thì Kiểm sát viên phải kịp thời báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra trưng cầu giám định bổ sung theo quy định tại Điều 210 Bộ luật Tố tụng hình sự.\nNếu thấy nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác hoặc có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra trưng cầu giám định lại hoặc giám định lại lần thứ hai theo quy định tại Điều 211 Bộ luật Tố tụng hình sự.\nNếu thấy cần làm sáng tỏ nội dung kết luận giám định thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra để yêu cầu tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định giải thích kết luận giám định, hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết theo quy định tại Điều 213 Bộ luật Tố tụng hình sự.\nNếu phát hiện người giám định thuộc trường hợp phải từ chối hoặc bị thay đổi theo quy định tại khoản 5 Điều 68 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra trưng cầu giám định thay đổi người giám định." }, { "id": 129121, "text": "Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giám định\n1. Kiểm sát viên phải kiểm sát việc trưng cầu giám định của Cơ quan có thẩm quyền điều tra nhằm bảo đảm nội dung trưng cầu giám định cụ thể, rõ ràng, phù hợp với sự việc và những vấn đề cần yêu cầu kết luận. Trường hợp cần thiết, vụ án, vụ việc cần phải trưng cầu giám định, Kiểm sát viên chủ động phối hợp với Điều tra viên, Cán bộ điều tra thống nhất nội dung trưng cầu giám định trước khi trưng cầu; khi có kết luận giám định cần phối hợp kiểm tra, đánh giá toàn bộ kết quả và lập thành biên bản lưu hồ sơ kiểm sát.\nKiểm sát viên phải kịp thời nghiên cứu hồ sơ, tài liệu để phát hiện các nội dung cần giám định, các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự, các trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP ngày 13/12/2017 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp quy định những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định tư pháp trong giải quyết vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế nhưng chưa được trưng cầu giám định để báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra quyết định trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 205 Bộ luật Tố tụng hình sự.\nTrường hợp Kiểm sát viên tham dự giám định, thì phải thông báo trước cho người giám định biết theo đúng quy định tại Điều 209 Bộ luật Tố tụng hình sự." } ]
52,853
Người đã chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong bao lâu được xem là chưa bị xử lý vi phạm hành chính?
[ { "id": 21865, "text": "\"Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính\n1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.\n2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.\"" } ]
[ { "id": 458722, "text": "Khoản 5. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đó. Ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo là ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao, gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt theo quy định tại Điều 39 Nghị định này." }, { "id": 68053, "text": "Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên\n1. Người chưa thành niên được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm.\n2. Người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử lý mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính." }, { "id": 11132, "text": "1. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý. Trường hợp các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong Nghị định này có lợi cho đối tượng vi phạm hành chính thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý.\n2. Hành vi vi phạm đã có quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành nhưng chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa xong thì tiếp tục thực hiện theo quyết định xử phạt đó." }, { "id": 524080, "text": "Điều 1. Thủ tục xử phạt\na) Khi phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 55 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 56 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.\nb) Quyết định xử phạt phải được giao cho người vi phạm để chấp hành, lưu tại cơ quan của người ra quyết định xử phạt để theo dõi và gửi cho Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan tài chính mở tài khoản tạm giữ để làm căn cứ kiểm tra, đối chiếu và lưu chứng từ.\nc) Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với người vi phạm, thì người ra quyết định xử phạt có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy phép lái xe hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan cho đến khi người vi phạm chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu người vi phạm không có những giấy tờ nói trên, thì người ra quyết định xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm." } ]
145,023
Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà sản xuất quảng cáo thuốc kê đơn dùng cho người mắc bệnh tiểu đường là bao lâu?
[ { "id": 63244, "text": "“Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính\n1. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:\na) Đối với vụ việc không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này;\nb) Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;\nc) Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.\n2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.”.\n35. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 71 như sau:\n“2. Trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra ở địa bàn cấp huyện này nhưng cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở ở địa bàn cấp huyện khác mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành; nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để thi hành.\n3. Cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm chuyển toàn bộ bản gốc hồ sơ, giấy tờ liên quan đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành theo quy định của Luật này. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu (nếu có) được chuyển đến cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành, trừ trường hợp tang vật là động vật, thực vật sống, hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng, khó bảo quản theo quy định của pháp luật và một số loại tài sản khác do Chính phủ quy định.\nCá nhân, tổ chức vi phạm phải trả chi phí chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.”" } ]
[ { "id": 7616, "text": "\"Điều 4. Mục đích ban hành Danh mục thuốc không kê đơn\n1. Danh mục thuốc không kê đơn là cơ sở để phân loại thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn. Các thuốc không thuộc Danh mục thuốc không kê đơn được phân loại là thuốc kê đơn.\n2. Danh mục thuốc không kê đơn là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và ban hành các quy định, hướng dẫn đối với thuốc không kê đơn trong đăng ký thuốc, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông phân phối thuốc, thông tin quảng cáo thuốc, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và các hoạt động khác có liên quan.\"" }, { "id": 44602, "text": "Nguyên tắc kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu\n1. Người hành nghề chỉ được kê đơn thuốc sau khi có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.\n2. Kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh và tình trạng bệnh.\n3. Được kê đơn phối hợp thuốc thang và thuốc thành phẩm trên một người bệnh mà giữa các thuốc này có sự trùng lặp một số vị thuốc trong thành phần, công thức.\n4. Trường hợp có sửa chữa nội dung đơn thuốc thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội dung sửa.\n5. Trường hợp đơn thuốc có chứa dược liệu độc thuộc Danh mục dược liệu độc làm thuốc ban hành kèm theo Thông tư số 42/2017/TT-BYT ngày 13 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là Thông tư số 42/2017/TT-BYT) thì phải ghi rõ số lượng bằng số và bằng chữ, trường hợp số lượng dưới 10 (mười) thì phải ghi số 0 (không) ở phía trước.\n6. Không được ghi vào đơn thuốc thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế." }, { "id": 38656, "text": "1. Thuốc lưu hành trên thị trường bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:\na) Không đúng chủng loại do có sự nhầm lẫn trong quá trình cấp phát, giao nhận;\nb) Không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 36 của Luật này;\nc) Có thông báo thu hồi thuốc của cơ sở sản xuất, cơ quan quản lý nhà nước về dược của Việt Nam hoặc nước ngoài.\n2. Trường hợp thu hồi thuốc quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì trước khi thu hồi phải có quyết định đình chỉ lưu hành của cơ quan quản lý nhà nước về dược của Việt Nam.\n3. Khi nhận được thông báo thu hồi thuốc của cơ sở sản xuất hoặc quyết định đình chỉ lưu hành của cơ quan quản lý nhà nước về dược của Việt Nam thì tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người kê đơn và người sử dụng thuốc đó phải lập tức đình chỉ việc kinh doanh, thông tin, quảng cáo, kê đơn, cấp phát và sử dụng thuốc bị thông báo thu hồi.\n4. Cơ sở nhập khẩu, sản xuất, đăng ký, cung ứng thuốc có trách nhiệm tổ chức thu hồi thuốc bị đình chỉ lưu hành và bồi thường thiệt hại về những hậu quả gây ra theo quy định của pháp luật.\nCơ quan quản lý nhà nước về dược có trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức thu hồi thuốc.\n5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể trình tự, thủ tục thu hồi thuốc, phân loại mức độ thu hồi, phạm vi đình chỉ lưu hành thuốc và xử lý thuốc thu hồi." }, { "id": 48764, "text": "Bộ Y tế cấp, cấp lại Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc, điều chỉnh nội dung quảng cáo thuốc đã được cấp Giấy xác nhận.\nĐiều 129. Hiệu lực của Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc\n1. Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc không ghi thời hạn hiệu lực và hết hiệu lực trong các trường hợp sau:\na) Giấy đăng ký lưu hành thuốc hết hiệu lực;\nb) Thuốc bị thu hồi Giấy đăng ký lưu hành;\nc) Thay đổi thông tin dẫn đến trường hợp phải cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc quy định tại điểm b khoản 1 Điều 120 của Nghị định này;\nd) Có khuyến cáo của cơ quan quản lý nhà nước về dược về việc hạn chế sử dụng hoặc sử dụng dưới sự giám sát của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;\nđ) Thuốc có chứa hoạt chất hoặc dược liệu bị đưa ra khỏi Danh mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.\n2. Trường hợp Giấy đăng ký lưu hành thuốc được gia hạn hiệu lực, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc sẽ được tự động gia hạn hiệu lực đúng bằng thời gian gia hạn hiệu lực Giấy đăng ký lưu hành thuốc." }, { "id": 860, "text": "1. Quy định chung về kê đơn thuốc\na) Chữ viết rõ ràng, chính xác và ghi đủ theo các mục in trong đơn thuốc hoặc trong sổ khám bệnh của người bệnh hoặc tại tờ phơi điều trị trong hồ sơ bệnh án;\nb) Ghi chính xác địa chỉ nơi người bệnh đang cư trú theo quy định hành chính về địa danh: Số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn, ấp, bản, xã, phường, thị trấn;\nc) Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi và ghi thêm tên bố hoặc mẹ của trẻ;\nd) Trường hợp có sửa chữa đơn thuốc thì người kê đơn phải ký, ghi rõ họ tên, ngày, tháng bên cạnh nội dung sửa;\nđ) Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên chữ ký của người kê đơn; ký, ghi rõ họ tên người kê đơn.\n2. Kê đơn đối với thuốc y học cổ truyền:\na) Viết tên thuốc tiếng Việt chính xác, rõ ràng, khi kê đơn thuốc thang ghi tên thường dùng, ghi rõ liều lượng, đơn vị tính, không viết tắt tên thuốc đối với các vị thuốc y học cổ truyền;\nb) Chỉ định rõ liều dùng, cách dùng và đường dùng.\nĐối với kê đơn thuốc thang, trong quá trình điều trị nội trú, nếu không thay đổi chỉ định điều trị và vẫn giữ nguyên bài thuốc đã được chỉ định ngay trước đó thì được phép kê lại bằng cách ghi “Bài thuốc hoặc đơn thuốc của ngày, tháng, năm” và chỉ được phép kê lại một lần;\nc) Hướng dẫn cụ thể cách sắc thuốc, cách uống thuốc, thời gian uống thuốc;\nd) Đối với thuốc thành phẩm y học cổ truyền do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự sản xuất thì ghi theo tên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt lưu hành nội bộ; Đối với thuốc được lưu hành toàn quốc thì ghi tên thuốc theo tên đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký;\nđ) Trường hợp người kê đơn vị thuốc y học cổ truyền cho người bệnh dùng quá liều thông thường so với quy trình chuyên môn của Bộ Y tế, phác đồ hướng dẫn điều trị hoặc sửa chữa bất kỳ nội dung nào phải ký xác nhận bên cạnh.\n3. Kê đơn thuốc tân dược thực hiện theo Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú và các quy định hiện hành về kê đơn thuốc tân dược.\n4. Thứ tự kê đơn thuốc trong đơn thuốc và hồ sơ bệnh án\na) Thứ tự kê đơn thuốc y học cổ truyền: Thuốc thang, thuốc thành phẩm y học cổ truyền. Đối với thuốc thành phẩm y học cổ truyền, kê theo thứ tự: Thuốc dạng viên, thuốc dạng nước, thuốc dạng chè, thuốc dạng bột, thuốc dạng cao và các dạng thuốc khác;\nb) Thứ tự kê đơn thuốc tân dược: Thuốc dùng đường tiêm, đường uống, đường đặt, thuốc dùng ngoài và các đường dùng khác;\nc) Thứ tự kê đơn thuốc kết hợp y học cổ truyền với thuốc tân dược: Kê thuốc tân dược trước, thuốc y học cổ truyền sau;\nd) Khi kê đơn vị thuốc y học cổ truyền có độc tính được ban hành kèm theo Thông tư số 33/2012/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dược liệu có độc tính sử dụng làm thuốc tại Việt Nam phải được Giám đốc hoặc người được Giám đốc ủy quyền quyết định." } ]
50,324
Hình thức, nội dung thi tuyển viên chức được quy định như thế nào?
[ { "id": 14216, "text": "Hình thức, nội dung và thời gian thi\nThi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:\n1. Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung\na) Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính.\nTrường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức chưa có điều kiện tổ chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.\nTrường hợp tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học.\nb) Nội dung thi gồm 3 phần, thời gian thi như sau:\nPhần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết chung về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ và các kiến thức khác để đánh giá năng lực. Thời gian thi 60 phút;\nPhần II: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định. Thời gian thi 30 phút;\nPhần III: Tin học, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút.\nc) Miễn phần thi ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:\nCó bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển;\nCó bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam theo quy định;\nCó chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số, trong trường hợp dự tuyển vào công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.\nd) Miễn phần thi tin học đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin;\nđ) Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm b khoản này, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.\n2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành\na) Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn; viết; kết hợp phỏng vấn và viết.\nb) Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.\nNội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào chức trách, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch công chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.\nc) Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị); thi viết 180 phút (không kể thời gian chép đề). Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì thời gian thi phỏng vấn và thời gian thi viết được thực hiện theo quy định tại điểm này.\nd) Thang điểm (thi phỏng vấn, thi viết): 100 điểm. Trường hợp lựa chọn hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì tỷ lệ điểm phỏng vấn và viết do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định nhưng phải bảo đảm có tổng là 100 điểm.\nđ) Trường hợp cơ quan quản lý công chức có yêu cầu đặc thù cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi tại vòng 2 thì thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ trước khi thực hiện." } ]
[ { "id": 573476, "text": "Khoản 2. Nội dung, hình thức và việc tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyền thông được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức (sau đây viết tắt là Thông tư số 06/2020/TT-BNV)." }, { "id": 143393, "text": "\"Điều 3. Thông báo tuyển dụng viên chức\n1. Thông báo tuyển dụng của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải được đăng tải trên một trong các phương tiện thông tin đại chúng là báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình; đồng thời được đăng tải trên trang điện tử hoặc cổng thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức.\n2. Nội dung thông báo tuyển dụng bao gồm:\na) Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển;\nb) Số lượng viên chức cần tuyển tương ứng với vị trí việc làm;\nc) Thời hạn và địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển của người đăng ký dự tuyển; số điện thoại di động hoặc điện thoại cố định của bộ phận được phân công tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển;\nd) Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển; thời gian và địa điểm thi tuyển hoặc xét tuyển.\n3. Khi có thay đổi về nội dung thông báo tuyển dụng thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải thực hiện việc công khai thông báo tuyển dụng bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều này.\"" }, { "id": 122329, "text": "Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức\n...\n4. Người không được tuyển dụng trong kỳ thi tuyển viên chức quy định tại Điều này không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.”" }, { "id": 183005, "text": "Hình thức, nội dung và thời gian thi\nThi tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:\n1. Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức chung\n…\nd) Miễn phần thi tin học đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin." }, { "id": 143394, "text": "\"Điều 5. Nội dung thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành\nViệc quy định nội dung thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành trong kỳ thi tuyển viên chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm cần tuyển.\nTrong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải xây dựng các đề thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.\"" } ]
154,292
Phẫu thuật gỡ dính thần kinh được chỉ định trong trường hợp nào?
[ { "id": 136287, "text": "PHẪU THUẬT GỠ DÍNH THẦN KINH\n...\nII. CHỈ ĐỊNH\nDi chứng của thương tổn thần kinh đã được xử trí thì đầu, nay được xử trí thì 2.\nIII. CHỐNG CHỈ ĐỊNH\n- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tại chi thể phẫu thuật.\n- Người bệnh có các bệnh nội khoa, ngoại khoa không đáp ứng đủ điều kiện để gây mê, gây tê hay phẫu thuật.\n- Người bệnh có cơ do vùng thần kinh chi phối xơ teo hoàn toàn, khớp chi thể đã mất chức năng.\n..." } ]
[ { "id": 234204, "text": "PHẪU THUẬT GỠ DÍNH THẦN KINH\nI. ĐẠI CƯƠNG\nXơ dính bao thần kinh là tình trạng hình thành các tổ chức xơ dính quanh bao các dây thần kinh ngoại biên, gây chèn ép, thiểu dưỡng, giảm chức năng vận động cơ của chi.\nNguyên nhân thường gặp do các di chứng tổn thương thần kinh muộn sau vết thương, chấn thương gây ra. Một nguyên nhân ít gặp hơn có thể do tai biến của xạ trị kéo dài, do bệnh lý như u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, do nhiễm độc, do chèn ép mạn tính trong hội chứng sườn - cổ, hội chứng ống cổ tay.\n..." }, { "id": 136288, "text": "V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH\n1. Tư thế:\n- Người bệnh nằm ở tư thế có thể tiếp cận dễ dàng nhất tới dây thần kinh cần phẫu thuật.\n- Sát khuẩn tới gốc chi phẫu thuật.\n2. Vô cảm:\n- Tê đám rối cánh tay đối với chi trên.\n- Tê tủy sống đối với chi dưới.\n- Mask thanh quản hoặc Nội khí quản đối với trẻ em hoặc các trường hợp chống chỉ định gây tê.\n3. Kỹ thuật:\n- Dồn máu, garogốc chi bằng garo chun hoặc garo hơi.\n- Rạch da theo vị trí thương tổn của thần kinh.\n- Bóc tách tổ chức dưới da, cân - cơ, bộc lộ toàn bộ đoạn thần kinh cần can thiệp. Chú ý đốt điện cầm máu các nhánh mạch xiên nuôi cơ.\n- Phẫu tích, tách bao dây thần kinh ra khỏi tổ chức xơ dính.\n- Cắt bỏ tổ chức xơ dính.\n- Chuyển dây thần kinh sang vị trí lành kế cận không có xơ dính, che phủ dây thần kinh bằng cân cơ.\n- Bơm rửa làm sạch vết mổ.\n- Đặt 1 DL áp lực âm.\n- Đóng vết mổ theo lớp giải phẫu.\n4. Thời gian thực hiện: 60 phút - 90 phút / ca phẫu thuật." }, { "id": 87262, "text": "PHẪU THUẬT GỠ DÍNH KHỚP GỐI\n...\nII. CHỈ ĐỊNH\nHạn chế vận động gối sau chấn thương, sau phẫu thuật, hoặc bệnh lý tại khớp gối như thoái hóa.\nIII. CHỐNG CHỈ ĐỊNH\n- Phần mềm xung quanh gối sẹo xấu, co kéo, nhiễm trùng.\n- Tổn thương diện khớp đùi- chày.\n- Bánh chè lên cao hoặc xuống thấp.\n- Diện khớp bánh chè -đùi xấu.\n..." }, { "id": 169409, "text": "PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ U MÁU NHỎ (ĐƯỜNG KÍNH < 10CM)\n...\nVI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN\n2. Xử trí tai biến:\n- Chảy máu sau mổ: do máu chảy từ vị trí gỡ dính, diện bóc tách u cần băng ép. Nếu không được cần mổ lại cầm máu\n- Tổn thương thần kinh cảm giác chi thể trong quá trình mổ (với những khối u máu ở chi thể lớn lan rộng).\n- Tổn thương mạch máu nuôi chi thể: Hiếm cần phát hiện sớm để mổ kịp thời." } ]
149,620
Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
[ { "id": 215471, "text": "Kỹ năng\n+ Bảo dưỡng xe đúng qui trình, đảm bảo các thông số và yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất;\n+ Thực hiện đúng các qui trình kiểm tra và chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô;\n+ Dự đoán chính xác các sai hỏng của ô tô;\n+ Tháo và lắp thành thạo các chi tiết, các cơ cấu và hệ thống trên ô tô;\n+ Thực hiện sửa chữa đúng quy trình, qui phạm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;\n+ Lập được kế hoạch tổ chức sửa chữa và quản lý các công việc phù hợp với các điều kiện nơi làm việc;\n+ Sử dụng thành thạo các thiết bị và dụng cụ dùng cho chuyên môn nghề;\n+ Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp;\n- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;\n- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề." } ]
[ { "id": 477069, "text": "Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật kiến trúc, công trình xây dựng, cơ khí, điện, điện tử, truyền thông và hóa học để áp dụng đối với các trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học có đào tạo trình độ cao đẳng (sau đây gọi là các trường), gồm:\n1. Ngành, nghề: Công nghệ kỹ thuật kiến trúc;\n2. Ngành, nghề: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng;\n3. Ngành, nghề: Công nghệ kỹ thuật cơ khí;\n4. Ngành, nghề: Công nghệ chế tạo máy;\n5. Ngành, nghề: Công nghệ kỹ thuật ô tô;\n6. Ngành, nghề; Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử;\n7. Ngành, nghề: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử;\n8. Ngành, nghề: Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông;\n9. Ngành, nghề: Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa;\n10. Ngành, nghề: Công nghệ kỹ thuật hóa học;\n11. Ngành, nghề: Công nghệ hóa nhuộm;\n12. Ngành, nghề: Công nghệ sinh học." }, { "id": 529135, "text": "Điều 6. Nội dung quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên theo từng ngành đào tạo. Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên đối với từng ngành đào tạo gồm các nội dung sau:\n1. Tên ngành đào tạo;\n2. Trình độ đào tạo;\n3. Đối tượng đào tạo;\n4. Yêu cầu về chuẩn đầu ra bao gồm kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm cá nhân trong việc áp dụng kiến thức, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn;\n5. Khung kiến thức, kỹ năng tối thiểu bao gồm các khối kiến thức, kỹ năng: khối kiến thức, kỹ năng chung; khối kiến thức, kỹ năng cơ bản; khối kiến thức, kỹ năng chuyên ngành; khối kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm và các nội dung giáo dục liên quan khác. Trong đó quy định cụ thể các nội trong từng khối kiến thức, kỹ năng và yêu cầu khối lượng học tập đối với từng nội dung;\n6. Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp;\n7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp;\n8. Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc gia, quốc tế có thể tham khảo." }, { "id": 65410, "text": " Nội dung quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo\nKhối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo bao gồm các nội dung sau:\n1. Tên ngành, nghề đào tạo\n2. Trình độ đào tạo\n3. Khối lượng kiến thức tối thiểu\n4. Yêu cầu về năng lực\na) Yêu cầu về kiến thức;\nb) Yêu cầu về kỹ năng;\nc) Mức độ tự chủ và trách nhiệm.." }, { "id": 62492, "text": "Khả năng học tập, nâng cao trình độ\n- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Mộc xây dựng và trang trí nội thất, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;\n- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.\nNgười học ngành mộc xây dựng và trang trí nội thất trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế sau:\n- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Mộc xây dựng và trang trí nội thất, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;\n- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo." }, { "id": 549855, "text": "Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực vật liệu, luyện kim, sản xuất và công nghệ kỹ thuật khác để áp dụng đối với các trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học có đào tạo trình độ cao đẳng (sau đây gọi là các trường), gồm:\n1. Ngành, nghề: Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng;\n2. Ngành, nghề: Công nghệ cán, kéo kim loại;\n3. Ngành, nghề: Công nghệ sản xuất ván nhân tạo;\n4. Ngành, nghề: Công nghệ SX sản phẩm từ cao su;\n5. Ngành, nghề: Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy;\n6. Ngành, nghề: Công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy;\n7. Ngành, nghề: Công nghệ ô tô;\n8. Ngành, nghề: Công nghệ dệt;\n9. Ngành, nghề: Công nghệ may;\n10. Ngành, nghề: Công nghệ kỹ thuật nhiệt;\n11. Ngành, nghề: Công nghệ kỹ thuật giao thông." } ]
143,583
Kiểm soát viên Tổng công ty Lương thực miền Bắc kiểm tra bằng phương pháp nào?
[ { "id": 64231, "text": "Chế độ hoạt động của Kiểm soát viên\n…\n7. Các phương pháp và hình thức kiểm tra, giám sát:\na) Phương pháp kiểm tra:\n- Kiểm tra gián tiếp: thông qua các tài liệu, báo cáo và thông tin thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, kiểm soát viên kiểm tra, đối chiếu với các quy định của Nhà nước, Điều lệ và các Quy chế quản lý nội bộ của Tổng công ty để kiến nghị các vấn đề cần bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh;\n- Kiểm tra trực tiếp: Kiểm soát viên trực tiếp làm việc với các bộ phận nghiệp vụ và các đơn vị thuộc Tổng công ty để giám sát tại chỗ việc chấp hành các quy định của Nhà nước, Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ của Tổng công ty.\nb) Hình thức kiểm tra, giám sát:\n- Kiểm tra định kỳ: căn cứ Chương trình công tác kiểm tra, giám sát của Kiểm soát viên đã được Bộ phê duyệt, Kiểm soát viên thông báo nội dung, địa điểm, thời gian và đối tượng kiểm tra với Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và với đối tượng kiểm tra trước khi thực hiện;\n- Kiểm tra đột xuất: khi có yêu cầu công việc cần kiểm tra đột xuất hoặc có đơn thư cần phải kiểm tra, xác minh, Kiểm soát viên quyết định về thời điểm và nội dung kiểm tra, đồng thời thông báo với Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và báo cáo Bộ trước khi thực hiện.\n…" } ]
[ { "id": 539146, "text": "Khoản 1. Đối với Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Lương thực miền Nam\na) Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam hướng dẫn các đơn vị thành viên lập hồ sơ hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng và tổng hợp chung theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này gửi Bộ Tài chính. Tổng công ty phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu đã tổng hợp;\nb) Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Lương thực miền Nam phải nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này về Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) trước ngày 01/10/2015;\nc) Bộ Tài chính tiếp nhận bộ hồ sơ tổng hợp của Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam (không tiếp nhận hồ sơ của đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty). Việc thẩm định hồ sơ hỗ trợ lãi suất được thực hiện một lần sau khi kết thúc thời gian hỗ trợ lãi suất và cấp phát thông qua tài khoản của Tổng công ty;\nd) Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ và làm thủ tục hỗ trợ lãi suất cho Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Lương thực miền Nam. Việc thẩm định hồ sơ và cấp phát kinh phí cho hai Tổng công ty phải được hoàn tất chậm nhất là ngày 30/11/2015; Trường hợp Tổng công ty chưa cung cấp đầy đủ hồ sơ hoặc không đủ điều kiện được hỗ trợ lãi suất thì trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) sẽ có văn bản yêu cầu Tổng công ty bổ sung hồ sơ theo quy định hoặc thông báo cho Tổng công ty biết lý do không được xem xét hỗ trợ lãi suất. Tại văn bản đề nghị bổ sung hồ sơ, Bộ Tài chính phải quy định cụ thể thời gian để Tổng công ty hoàn chỉnh hồ sơ.\nđ) Sau khi nhận được kinh phí hỗ trợ do Bộ Tài chính cấp về tài khoản Tổng công ty, trong thời gian 05 ngày làm việc Tổng công ty thực hiện cấp lại cho các đơn vị thành viên." }, { "id": 476193, "text": "Khoản 2. Quy trình cấp phát kinh phí hỗ trợ cho thương nhân\na) Trong phạm vi 04 tháng kể từ ngày kết thúc thời gian hỗ trợ lãi suất, Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Lương thực miền Nam và các thương nhân khác phải nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này về Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp).\nb) Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định, trong thời gian 15 ngày làm việc, Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ và làm thủ tục hỗ trợ lãi suất cho thương nhân. Trường hợp thương nhân chưa cung cấp đầy đủ hồ sơ hoặc không đủ điều kiện được hỗ trợ lãi suất thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) sẽ có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung hồ sơ theo quy định hoặc thông báo cho thương nhân biết lý do không được xem xét hỗ trợ lãi suất. Tại văn bản đề nghị bổ sung hồ sơ, Bộ Tài chính phải quy định cụ thể thời gian để thương nhân hoàn chỉnh hồ sơ.\nc) Đối với Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam - Bộ Tài chính tiếp nhận bộ hồ sơ tổng hợp của Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam (không tiếp nhận hồ sơ của đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty). Việc thẩm định hồ sơ hỗ trợ lãi suất được thực hiện một lần sau khi kết thúc thời gian tạm trữ và cấp phát thông qua tài khoản của Tổng công ty. - Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam hướng dẫn các đơn vị thành viên lập hồ sơ hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng và tổng hợp chung theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Thông tư này gửi Bộ Tài chính. Tổng công ty phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu đã tổng hợp. Sau khi nhận được kinh phí hỗ trợ do Bộ Tài chính cấp về tài khoản Tổng công ty, trong thời gian 05 ngày làm việc Tổng công ty thực hiện cấp lại cho các đơn vị thành viên.\nd) Đối với các thương nhân khác: Bộ Tài chính tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ hỗ trợ lãi suất sau khi kết thúc thời gian tạm trữ và cấp phát hỗ trợ kinh phí thông qua tài khoản của thương nhân." }, { "id": 539150, "text": "Khoản 2. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm:\na) Kiểm tra và thẩm định hồ sơ của Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam theo đúng các quy định đã nêu tại Điều 3 Thông tư này; thực hiện cấp phát kinh phí hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng để mua thóc, gạo tạm trữ theo Quyết định số 241/QĐ-TTg cho Tổng công ty đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu thẩm định theo hồ sơ của hai Tổng công ty nêu trên;\nb) Tổng hợp kế hoạch kinh phí theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố) để thực hiện cấp bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương nhằm thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất tiền vay mua tạm trữ thóc, gạo;\nc) Kết thúc năm ngân sách, trên cơ sở báo cáo quyết toán kinh phí hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng để mua tạm trữ thóc, gạo của Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố), Bộ Tài chính thực hiện cấp bổ sung cho địa phương trong trường hợp thiếu nguồn kinh phí hoặc đề nghị địa phương hoàn trả ngân sách trung ương đối với kinh phí không sử dụng hết;\nd) Tổ chức kiểm tra sau tạm trữ đối với Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư này.\nđ) Tổng hợp kết quả kiểm tra sau tạm trữ của các Sở Tài chính; phối hợp với Sở Tài chính để thẩm tra việc kiểm tra sau tạm trữ của một số thương nhân theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư này." }, { "id": 464811, "text": "Điều 13. - Tổng công ty có nghĩa vụ quản lý hoạt động kinh doanh như sau:\n1. Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do Tổng công ty thực hiện;\n2. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm và các phương án thu mua, tiêu thụ, xuất nhập khẩu lương thực trên địa bàn phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao và nhu cầu của thị trường;\n3. Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký với các đối tác;\n4. Tổ chức thu mua, bảo quản, chế biến, dự trữ lưu thông, xuất nhập khẩu lương thực để bảo đảm cân đối của Nhà nước về lương thực, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu; tiếp nhận lương thực từ Tổng công ty Lương thực miền Nam theo kế hoạch điều động của Nhà nước để cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng các địa phương miền Bắc nhằm thực hiện bình ổn giá lương thực; mua lương thực từ miền Nam đưa ra miền Bắc theo kế hoạch của Nhà nước khi cần thiết;\n5. Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý; thu nhập từ chuyển nhượng tài sản phải được sử dụng để tái đầu tư, đổi mới thiết bị, công nghệ của Tổng công ty;\n6. Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ Luật Lao động, bảo đảm cho người lao động tham gia quản lý Tổng công ty;\n7. Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia;\n8. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định của Nhà nước và báo cáo bất thường theo yêu cầu của đại diện chủ sở hữu; chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo;\n9. Chịu sự kiểm tra của đại diện chủ sở hữu; tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật." }, { "id": 500131, "text": "Điều 50. - Trong trường hợp các văn bản của Chính phủ, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quyết định thành lập doanh nghiệp thành viên có quy định khác với Điều lệ này, nếu được Chính phủ cho phép thì thực hiện theo Điều lệ này.. PHỤ LỤC (Kèm theo Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc) I. DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC (Tại thời điểm thành lập Tổng công ty) A. CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP:\n1. Công ty Lương thực cấp I Hải Phòng, (1) 1. Trường trung học nghề Lương thực thực phẩm I. II. DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ LIÊN DOANH CÓ VỐN GÓP CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC (Tại thời điểm thành lập Tổng công ty) 1. Công ty Liên doanh sản xuất bột mì VIMAFLOUR,\n2. Công ty Chế biến và kinh doanh lương thực sông Hồng, (2) 2. Công ty Liên doanh BIC - TUNG SHING.\n3. Công ty Vật tư bao bì lương thực, (3)\n4. Công ty Kinh doanh vận tải lương thực,\n5. Công ty Kinh doanh xây dựng lương thực, (4)\n6. Công ty Lương thực cấp I Lương Yên, (5)\n7. Công ty Lương thực Cao Bằng,\n8. Công ty Lương thực Lạng Sơn,\n9. Công ty Lương thực Quảng Ninh,\n10. Công ty Lương thực Hà Giang,\n11. Công ty Lương thực Lào Cai,\n12. Công ty Lương thực Sơn La,\n13. Công ty Lương thực Yên Bái,\n14. Công ty Lương thực Tuyên Quang,\n15. Công ty Lương thực Bắc Thái,\n16. Công ty Lương thực Vĩnh Phú,\n17. Công ty Lương thực Hà Bắc,\n18. Công ty Lương thực Hoà Bình,\n19. Công ty Lương thực Hà Tây,\n20. Công ty Lương thực Hải Hưng,\n21. Công ty Lương thực Nam Hà,\n22. Công ty Lương thực Ninh Bình,\n23. Công ty Lương thực Thanh Hoá,\n24. Công ty Lương thực Nghệ An,\n25. Công ty Lương thực Hà Tĩnh,\n26. Công ty Lương thực Quảng Bình,\n27. Công ty Lương thực Quảng Trị,\n28. Công ty Lương thực Thừa Thiên - Huế,\n29. Công ty Tài chính Lương thực miền Bắc. B. CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP:" } ]
61,823
Những đối tượng nào phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc?
[ { "id": 77078, "text": "“Điều 29. Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc\n1. Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh.\n2. Trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.\n3. Cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em và mọi người dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ sở y tế có thẩm quyền trong việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc.\n4. Miễn phí sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc trong các trường hợp sau:\na) Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch;\nb) Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng có dịch;\nc) Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này.”" } ]
[ { "id": 77075, "text": "Nguyên tắc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế\n1. Vắc xin, sinh phẩm y tế được sử dụng phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 36 của Luật dược.\n2. Vắc xin, sinh phẩm y tế được sử dụng theo hình thức tự nguyện hoặc bắt buộc.\n3. Vắc xin, sinh phẩm y tế phải được sử dụng đúng mục đích, đối tượng, thời gian, chủng loại và quy trình kỹ thuật sử dụng.\n4. Vắc xin, sinh phẩm y tế phải được sử dụng tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện." }, { "id": 127846, "text": "Trách nhiệm trong việc tổ chức sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế\n1. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế quy định tại khoản 3 Điều 28 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.\n2. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm:\na) Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này;\nb) Tổ chức triển khai Chương trình tiêm chủng mở rộng và quy định danh mục bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc, độ tuổi trẻ em thuộc đối tượng của Chương trình tiêm chủng mở rộng quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này;\nc) Quy định phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc tuỳ theo tình hình dịch;\nd) Quy định việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế quy định tại khoản 3 Điều 27 của Luật này; điều kiện của cơ sở y tế quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật này;\nđ) Quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn chuyên môn để xem xét nguyên nhân khi có tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này.\n3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức triển khai tiêm chủng, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế.\n4. Cơ sở y tế có trách nhiệm thực hiện việc tiêm chủng, sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế trong phạm vi chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.\n..." }, { "id": 34143, "text": "1. Danh mục bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế phải sử dụng bắt buộc:\n2. Phạm vi và đối tượng sử dụng:\na) Việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế trong danh mục nêu trên theo Quyết định công bố dịch của cơ quan có thẩm quyền. Riêng đối với bệnh sốt vàng, đối tượng sử dụng vắc xin là những người đến từ nơi có dịch sốt vàng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.\nb) Đối với những người đã tiêm vắc xin, sinh phẩm y tế đang trong thời hạn có miễn dịch thì không bắt buộc phải tiêm chủng. Thời gian tiêm chủng căn cứ vào giấy chứng nhận tiêm chủng do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp." }, { "id": 629065, "text": "Điều 2. Danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch.\n1. Danh mục bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế phải sử dụng bắt buộc: TT Tên bệnh truyền nhiễm Vắc xin, sinh phẩm y tế sử dụng 1 Bệnh bạch hầu Vắc xin bạch hầu phối hợp có chứa thành phần bạch hầu 2 Bệnh bại liệt Vắc xin bại liệt đa giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần bại liệt 3 Bệnh ho gà Vắc xin ho gà phối hợp có chứa thành phần ho gà 4 Bệnh rubella Vắc xin rubella đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần rubella 5 Bệnh sởi Vắc xin sởi đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần sởi 6 Bệnh tả Vắc xin tả 7 Bệnh viêm não Nhật Bản B Vắc xin viêm não Nhật Bản B 8 Bệnh dại Vắc xin dại, huyết thanh kháng dại\n2. Việc xác định phạm vi và đối tượng sử dụng vắc xin thuộc danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này do Sở Y tế xem xét quyết định hoặc chỉ đạo của Bộ Y tế trên cơ sở tình hình dịch bệnh, điều kiện cung ứng vắc xin, nguồn lực của địa phương.\n3. Danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này sẽ được Bộ Y tế cập nhật và bổ sung trong trường hợp cần thiết." } ]
83,968
Có yêu cầu trình độ ngoại ngữ đối với viên chức đo đạc bản đồ viên hạng 2 hay không?
[ { "id": 147635, "text": "Đo đạc bản đồ viên hạng II - Mã số: V.06.06.16\n...\n3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:\na) Nắm vững chiến lược phát triển về đo đạc bản đồ;\nb) Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực đo đạc bản đồ;\nc) Có năng lực xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu chuyên môn nghiệp vụ để đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức chuyên ngành đo đạc bản đồ ở hạng thấp hơn;\nd) Có khả năng tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về đo đạc bản đồ;\nđ) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện ít nhất 01 trong các nội dung sau: soạn thảo hoặc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, soạn thảo văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ hoặc xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ của ngành, lĩnh vực; đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên và môi trường đã được cấp có thẩm quyền ban hành, thông qua, nghiệm thu ở mức đạt trở lên hoặc đưa vào sử dụng;\ne) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc sử dụng phần mềm, mô hình chuyên ngành đo đạc bản đồ; sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.\n..." } ]
[ { "id": 49768, "text": "1. Nhiệm vụ:\na) Chủ trì xây dựng dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình đo đạc và bản đồ; tổ chức triển khai các công trình đo đạc và bản đồ có yêu cầu kỹ thuật phức tạp;\nb) Tham gia nghiên cứu đề tài khoa học nhằm cải tiến nội dung và phương pháp quản lý liên quan đến lĩnh vực đo đạc bản đồ;\nc) Chủ trì tổ chức xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật đo đạc bản đồ;\nd) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn tài liệu và đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức chuyên ngành đo đạc bản đồ từ hạng tương đương trở xuống;\nđ) Tham gia kiểm tra viên chức chuyên ngành đo đạc bản đồ ở hạng thấp hơn trong các kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp.\n2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:\na) Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành trắc địa, bản đồ, viễn thám, đất đai, địa chính, địa lý hoặc chuyên ngành khác có liên quan; nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành do cơ quan quản lý viên chức chuyên ngành đo đạc bản đồ quy định;\nb) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (sau đây viết tắt là Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT);\nc) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin (sau đây viết tắt là Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT);\nd) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức đo đạc bản đồ viên hạng II.\n3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:\na) Nắm vững chiến lược phát triển về đo đạc bản đồ;\nb) Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực đo đạc bản đồ;\nc) Có năng lực xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu chuyên môn nghiệp vụ để đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức chuyên ngành đo đạc bản đồ ở hạng thấp hơn;\nd) Có khả năng tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về đo đạc bản đồ;\nđ) Tham gia ít nhất 01 (một) đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp bộ trở lên hoặc chủ trì 01 (một) đề án, dự án, đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được nghiệm thu ở mức đạt trở lên.\n4. Việc thăng hạng chức danh đo đạc bản đồ viên hạng II:\nViên chức thăng hạng từ chức danh đo đạc bản đồ viên hạng III lên chức danh đo đạc bản đồ viên hạng II phải có thời gian công tác giữ chức danh đo đạc bản đồ viên hạng III hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên, trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh đo đạc bản đồ viên hạng III từ đủ 02 (hai) năm trở lên." }, { "id": 260978, "text": "Đo đạc bản đồ viên hạng III - Mã số: V.06.06.17\n...\n3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:\na) Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật về đo đạc bản đồ, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực đo đạc bản đồ; hiểu biết về một số lĩnh vực chuyên môn khác có liên quan đến công tác đo đạc bản đồ;\nb) Có khả năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về đo đạc bản đồ.\nc) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.\n..." }, { "id": 580921, "text": "Điều 2. Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành đo đạc bản đồ\n1. Đo đạc bản đồ viên hạng II Mã số: V.06.06.16\n2. Đo đạc bản đồ viên hạng III Mã số: V.06.06.17\n3. Đo đạc bản đồ viên hạng IV Mã số: V.06.06.18" }, { "id": 47763, "text": "1. Nhiệm vụ:\na) Chủ trì lập hoặc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện; tham gia lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp quốc gia;\nb) Chủ trì xây dựng và thực hiện phương án kinh tế - kỹ thuật về đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; định giá đất; xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện, xã;\nc) Tham gia xây dựng, thực hiện các chương trình, dự án chiến lược về phát triển, nghiên cứu, điều tra cơ bản về quản lý, sử dụng đất đai (đánh giá chất lượng, tiềm năng đất đai, thoái hóa, ô nhiễm đất, phân hạng đất);\nd) Tham gia biên soạn các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về đất đai;\ne) Tham gia biên soạn tài liệu và đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức chuyên ngành địa chính từ hạng tương đương trở xuống;\ng) Thực hiện nhiệm vụ quản lý và đề nghị điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong phạm vi quyền hạn được giao.\n2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:\na) Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành đất đai, địa chính, trắc địa hoặc chuyên ngành khác có liên quan; nếu tốt nghiệp chuyên ngành khác phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành do cơ quan quản lý viên chức chuyên ngành địa chính quy định;\nb) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT;\nc) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;\nd) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức địa chính viên hạng III.\n3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:\na) Am hiểu pháp luật đất đai;\nb) Có kiến thức chuyên môn về một trong các chuyên ngành liên quan đến đất đai;\nc) Nắm vững tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật và các quy định khác về đất đai;\nd) Có khả năng triển khai thực hiện công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đo đạc địa chính, đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;\n4. Việc thăng hạng chức danh địa chính viên hạng III:\nViên chức thăng hạng từ chức danh địa chính viên hạng IV lên chức danh địa chính viên hạng III phải có thời gian công tác giữ chức danh địa chính viên hạng IV, như sau:\na) Đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ cao đẳng trở lên phải có thời gian công tác giữ chức danh địa chính viên hạng IV tối thiểu đủ 02 (hai) năm;\nb) Đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ trung cấp phải có thời gian công tác giữ chức danh địa chính viên hạng IV tối thiểu đủ 03 (ba) năm." } ]
22,698
Thông tin về hồ sơ bệnh án của bệnh nhận được phép công bố trong trường hợp nào?
[ { "id": 86846, "text": "Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh\n...\n2. Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này.\n..." }, { "id": 41874, "text": "Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư\n1. Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án.\n2. Thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định." }, { "id": 86848, "text": "\"Điều 11. Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh\n1. Được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.\n2. Được cung cấp thông tin về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giải thích chi tiết về các khoản chi trong hóa đơn thanh toán dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.\"\n\"Điều 59. Hồ sơ bệnh án\n[...]\n4. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc cho phép khai thác hồ sơ bệnh án trong các trường hợp sau đây:\na) Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật;\nb) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền cho phép;\nc) Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này.\n[..]\"" } ]
[ { "id": 41924, "text": "Hồ sơ bệnh án\n1. Hồ sơ bệnh án là tài liệu y học, y tế và pháp lý; mỗi người bệnh chỉ có một hồ sơ bệnh án trong mỗi lần khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.\n2. Việc lập hồ sơ bệnh án được quy định như sau:\na) Người bệnh điều trị nội trú và ngoại trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều phải được lập hồ sơ bệnh án;\nb) Hồ sơ bệnh án được lập bằng giấy hoặc bản điện tử và phải được ghi rõ, đầy đủ các mục có trong hồ sơ bệnh án;\nc) Hồ sơ bệnh án bao gồm các tài liệu, thông tin liên quan đến người bệnh và quá trình khám bệnh, chữa bệnh;\n3. Việc lưu trữ hồ sơ bệnh án được quy định như sau:\na) Hồ sơ bệnh án được lưu trữ theo các cấp độ mật của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;\nb) Hồ sơ bệnh án nội trú, ngoại trú được lưu trữ ít nhất 10 năm; hồ sơ bệnh án tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt được lưu trữ ít nhất 15 năm; hồ sơ bệnh án đối với người bệnh tâm thần, người bệnh tử vong được lưu trữ ít nhất 20 năm;\nc) Trường hợp lưu trữ hồ sơ bệnh án bằng bản điện tử, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có bản sao dự phòng và thực hiện theo các chế độ lưu trữ quy định tại điểm a và điểm b khoản này.\n4. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc cho phép khai thác hồ sơ bệnh án trong các trường hợp sau đây:\na) Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật;\nb) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền cho phép;\nc) Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này.\n5. Các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này khi sử dụng thông tin trong hồ sơ bệnh án phải giữ bí mật và chỉ được sử dụng đúng mục đích như đã đề nghị với người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh." }, { "id": 194602, "text": "Nguyên tắc thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử\n1. Mỗi người bệnh chỉ có một mã số quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.\n2. Hồ sơ bệnh án điện tử phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:\na) Phải ghi nhận toàn bộ nội dung thông tin như hồ sơ bệnh án giấy.\nb) Phải có chữ ký số của người chịu trách nhiệm nội dung thông tin được nhập vào hồ sơ bệnh án điện tử.\nc) Tuân thủ việc bảo vệ thông tin cá nhân theo quy định tại Mục 2, Chương II Luật An toàn thông tin mạng.\n3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép sử dụng, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử thay cho hồ sơ bệnh án giấy khi đáp ứng các quy định tại Thông tư này." }, { "id": 526661, "text": "Điều 6. Lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử thay cho hồ sơ bệnh án giấy khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:\n1. Phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử đạt mức nâng cao theo quy định tại Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là Thông tư số 54/2017/TT-BYT).\n2. Thiết bị lưu trữ phải có đủ dung lượng để lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử đáp ứng thời gian lưu trữ hồ sơ bệnh án theo quy định tại khoản 3 Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.\n3. Hồ sơ bệnh án điện tử phải được lưu trữ dự phòng tại một cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu (data center) đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng thì lưu trữ dự phòng hồ sơ bệnh án điện tử theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.\n4. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sáp nhập thì phải bàn giao dữ liệu hồ sơ bệnh án điện tử cho nơi sáp nhập tiếp nhận; trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giải thể thì phải bàn giao dữ liệu hồ sơ bệnh án điện tử cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp trước khi giải thể tiếp nhận.\n5. Định kỳ hằng tuần, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện lưu trữ dự phòng hồ sơ bệnh án điện tử theo quy định tại khoản 3 Điều này." }, { "id": 526658, "text": "Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG\nĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh. Thông tư này quy định việc lập, sử dụng và quản lý hồ sơ bệnh án điện tử tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.\nĐiều 2. Giá trị pháp lý của hồ sơ bệnh án điện tử. Hồ sơ bệnh án điện tử được lập, cập nhật, hiển thị, ký số, lưu trữ bằng phương tiện điện tử đáp ứng các quy định của Thông tư này thì có giá trị pháp lý như hồ sơ bệnh án giấy quy định tại Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.\nĐiều 3. Nguyên tắc thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử\n1. Mỗi người bệnh chỉ có một mã số quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.\n2. Hồ sơ bệnh án điện tử phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:\na) Phải ghi nhận toàn bộ nội dung thông tin như hồ sơ bệnh án giấy.\nb) Phải có chữ ký số của người chịu trách nhiệm nội dung thông tin được nhập vào hồ sơ bệnh án điện tử.\nc) Tuân thủ việc bảo vệ thông tin cá nhân theo quy định tại Mục 2, Chương II Luật An toàn thông tin mạng.\n3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép sử dụng, lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử thay cho hồ sơ bệnh án giấy khi đáp ứng các quy định tại Thông tư này." } ]
17,240
Giáo viên tiểu học nghỉ phép trong kỳ nghỉ hè có được chi trả chế độ phép không?
[ { "id": 19463, "text": "1. Nội dung chi và mức thanh toán:\na) Người đi nghỉ phép được thanh toán tiền phụ cấp đi đường (tương đương với mức phụ cấp lưu trú theo chế độ công tác phí hiện hành) và tiền phương tiện đi lại khi nghỉ phép năm.\nb) Tiền phương tiện đi lại bao gồm: Tiền phương tiện vận tải (trừ phương tiện máy bay) của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật bao gồm: tiền phương tiện chiều đi và về từ nhà đến ga tàu, bến xe; vé tàu, xe vận chuyển đến nơi nghỉ phép và theo chiều ngược lại.\nMức thanh toán: Theo giá ghi trên vé, hoá đơn mua vé; giá vé không bao gồm các chi phí dịch vụ khác (Tham quan du lịch, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu). Trường hợp cán bộ công chức đi nghỉ phép sử dụng phương tiện là máy bay khi có vé hợp pháp sẽ được thanh toán tối đa theo giá cước vận tải khách công cộng bằng phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy phù hợp với tuyến đường đi nghỉ phép.\nĐối với những đoạn đường không có phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật mà người đi nghỉ phép phải thuê phương tiện vận tải khác thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét quyết định cho thanh toán tiền thuê phương tiện mà người đi nghỉ phép đã thuê trên cơ sở hợp đồng thuê phương tiện hoặc giấy biên nhận thanh toán với chủ phương tiện theo số ki-lô-mét thực đi và đơn giá khoán được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.\nNếu người đi nghỉ phép năm tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện theo số ki-lô-mét thực đi, tương ứng với mức giá vận tải phổ biến của loại phương tiện công cộng tại địa phương nhưng không vượt quá mức khoán tiền tự túc phương tiện khi đi công tác và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.\nTrường hợp người đi nghỉ phép năm kết hợp giữa đi công tác và nghỉ phép thăm người thân thì chỉ thanh toán tiền phụ cấp đi đường và không được thanh toán tiền tàu xe đi phép do đã được thanh toán trong công tác phí.\n2. Điều kiện, thời hạn; thủ tục thanh toán:\n2.1. Điều kiện, thời hạn thanh toán:\na) Tiền phương tiện đi nghỉ phép hàng năm chỉ được thanh toán mỗi năm một lần.\nb) Nghỉ phép của năm nào chỉ được thanh toán trong năm đó, trường hợp vì công việc được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cho lùi thời gian nghỉ phép sang năm sau thì cũng được thanh toán tiền nghỉ phép năm, nhưng chỉ được thanh toán trong phạm vi thời gian chỉnh lý ngân sách đến hết 31 tháng 01 năm sau.\nĐối với cán bộ, công chức đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, núi cao, hải đảo có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ của hai năm để nghỉ một lần; nếu nghỉ gộp ba năm một lần thì phải được người sử dụng lao động đồng ý và được thanh toán tiền nghỉ phép năm theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.\n2.2. Thủ tục thanh toán:\nNgoài các chứng từ theo quy định tại khoản 1 Điều này, người đi nghỉ phép năm phải có các giấy tờ sau làm căn cứ thanh toán:\na) Giấy nghỉ phép năm do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp.\nb) Đối với các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2: Phải có đơn và được chính quyền địa phương nơi thân nhân cư trú hoặc cơ sở y tế xác nhận có người thân bị ốm đau đi điều trị ở cơ sở y tế, điều trị dài hạn tại nhà, hoặc bị chết." }, { "id": 80756, "text": "\"Điều 5. Chế độ chi trả tiền lương, tiền bồi dưỡng đối với những ngày được nghỉ phép hàng năm theo pháp luật quy định nhưng chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm.\n1. Điều kiện, chứng từ thanh toán:\na) Các trường hợp theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ:\nCăn cứ theo giấy báo triệu tập nghĩa vụ quân sự; hợp đồng lao động; quyết định nghỉ hưu; giấy báo tử; xác nhận của cơ quan, đơn vị về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bị mất việc làm, bị sa thải.\nb) Các trường hợp do yêu cầu công việc, cơ quan, đơn vị không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép:\nCó đơn xin nghỉ phép nhưng được Thủ trưởng, cơ quan, đơn vị nơi trực tiếp quản lý cán bộ, công chức làm việc xác nhận do yêu cầu công việc nên không bố trí được thời gian cho cán bộ, công chức nghỉ phép năm hoặc không bố trí đủ số ngày nghỉ phép năm.\"" } ]
[ { "id": 56389, "text": "Thời gian nghỉ hè của nhà giáo\n1. Thời gian nghỉ hè của nhà giáo:\na) Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;\nb) Thời gian nghỉ hè hàng năm của giáo viên trường trung cấp và giảng viên trường cao đẳng là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm;\nc) Thời gian nghỉ hè hàng năm của giảng viên cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;\nd) Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách, thời gian nghỉ hè của nhà giáo cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, trường trung cấp và trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định theo thẩm quyền.\n2. Ngoài thời gian nghỉ hè theo quy định tại khoản 1 Điều này, giáo viên, giảng viên được nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động.\n3. Căn cứ kế hoạch thời gian năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định thời điểm nghỉ hè của giáo viên ở cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt trên địa bàn.\nCăn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng quyết định thời điểm nghỉ hè của giáo viên, giảng viên phù hợp với kế hoạch đào tạo và điều kiện cụ thể của từng trường.\n4. Việc nghỉ hè của nhà giáo trong cơ sở giáo dục thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ." }, { "id": 163799, "text": "Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm\n1. Thời gian làm việc của giáo viên trong năm học là 44 tuần, trong đó:\na) 36 tuần dành cho giảng dạy quy định tại khoản 1 và 2 Điều 4;\nb) 08 tuần dành cho nghiên cứu khoa học, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại khoản 3 và 4 Điều 4. Trường hợp giáo viên thực hiện không hết thời gian 08 tuần để học tập và nghiên cứu thì Hiệu trưởng bố trí thời gian đó để chuyển sang làm công tác giảng dạy.\n2. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên là 08 tuần bao gồm: nghỉ Tết, nghỉ các ngày lễ, nghỉ hè.\na) Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hàng năm, được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có);\nb) Các chế độ nghỉ khác của giáo viên thực hiện theo quy định hiện hành đối với cán bộ, viên chức.\nCăn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường mà Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý." }, { "id": 194746, "text": "Rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè \nHọc sinh xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm cả năm học xếp loại yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, hình thức rèn luyện do hiệu trưởng quy định. Nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè được thông báo đến gia đình, chính quyền, đoàn thể xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nơi học sinh cư trú. Cuối kỳ nghỉ hè, nếu được Uỷ ban nhân dân cấp xã công nhận đã hoàn thành nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị hiệu trưởng cho xếp loại lại về hạnh kiểm; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp." }, { "id": 151939, "text": "Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm\n...\n2. Thời gian nghỉ hè hằng năm của nhà giáo là 06 tuần; của viên chức quản lý, viên chức đang giữ chức danh giảng viên, giáo viên giáo dục nghề nghiệp có tham gia giảng dạy được quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này là 04 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm. Trong thời gian nghỉ hè nhà giáo được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có). Ngoài thời gian nghỉ hè nhà giáo được nghỉ lễ, tết và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật Lao động. Việc nghỉ hè của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.\nCăn cứ kế hoạch năm học và điều kiện thực tế, Hiệu trưởng, Giám đốc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bố trí cho nhà giáo nghỉ hè vào thời gian thích hợp." }, { "id": 63970, "text": "PHƯƠNG THỨC VÀ NGUỒN CHI TRẢ\n1. Phương thức chi trả\nPhụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng (kể cả thời gian nghỉ hè) và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.\n2. Nguồn chi trả\nNguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi được sử dụng từ nguồn thu sự nghiệp của cơ sở giáo dục theo quy định và nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện cải cách tiền lương." } ]
174,399
Học sinh lớp 4, 8, 11 năm học 2023 -2024 sẽ được học theo chương trình giáo dục phổ thông mới đúng không?
[ { "id": 66680, "text": "\"Điều 2. Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:\n1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.\n2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.\n3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.\n4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.\n5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.\"" } ]
[ { "id": 87737, "text": " Hiệu lực thi hành\n1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2021 và thực hiện theo lộ trình sau:\n- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6.\n- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 7 và lớp 10.\n- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 8 và lớp 11.\n- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 9 và lớp 12.\n2. Thông tư này thay thế Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông và Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo lộ trình quy định tại khoản 1 Điều này." }, { "id": 624396, "text": "Điều 2. Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:\n1. Từ năm học 2022 - 2023 đối với lớp 10.\n2. Từ năm học 2023 - 2024 đối với lớp 11.\n3. Từ năm học 2024 - 2025 đối với lớp 12." }, { "id": 108651, "text": "\"Điều 28. Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông\n1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:\na) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;\nb) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;\nc) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.\"" }, { "id": 497623, "text": "Khoản 15. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:\na) Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học năm 2023 bảo đảm an toàn, nghiêm túc, khách quan, hiệu quả; tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, nhất là thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo. Phối hợp với Bộ Công an để kết nối, xác thực, chuẩn hóa, làm sạch dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo đúng quy định pháp luật; thực hiện kết nối Cơ sở dữ liệu về giáo dục đại học với Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm trong tháng 6 năm 2023.\nb) Kiểm tra, chỉ đạo sâu sát công tác chuẩn bị sách giáo khoa, đặc biệt là sách lớp 4, lớp 8 và lớp 11; rà soát chính sách, pháp luật để kịp thời sửa đổi, ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, ban hành tránh để xảy ra sơ hở, lợi dụng chính sách làm ảnh hưởng đến chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.\nc) Chỉ đạo các địa phương tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh lớp đầu cấp các cấp học giáo dục mầm non, phổ thông năm học 2023 - 2024, bảo đảm hiệu quả, giảm áp lực đối với học sinh và phụ huynh học sinh." } ]