id
int64 1
179k
| text
stringlengths 12
273
| relevant
listlengths 0
9
| not_relevant
listlengths 1
5
|
---|---|---|---|
79,145 | Điều kiện bổ sung phạm vi hoạt động trong chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh của bác sỹ được quy định ra sao? | [
{
"id": 150150,
"text": "1. Tiếp tục cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn cho bác sỹ (bác sỹ có phạm vi hoạt động chuyên môn là đa khoa hoặc chuyên khoa) đã được cấp chứng chỉ hành nghề KBCB sau khi có thêm văn bằng chuyên khoa I, chuyên khoa II và người hành nghề có đơn đề nghị theo quy định thì được bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn chuyên khoa theo đúng văn bằng chuyên môn đã được đào tạo."
},
{
"id": 150151,
"text": "2. Tiếp tục cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn cho bác sỹ theo quy định tại Khoản 01 Điều 11 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ bổ sung sửa đổi một số quy định liên quan đến đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế:\n2.1. Đối với bác sỹ đã được cấp chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh đa khoa, khi có thêm chứng chỉ, chứng nhận đào tạo từ 6 tháng trở lên tùy theo từng chuyên khoa (trong đó có cả chứng chỉ, chứng nhận định hướng chuyên khoa bắt đầu đào tạo trước ngày 09/7/2019 là ngày ban hành Công văn số 3928/BYT-K2ĐT của Bộ Y tế về việc không đào tạo định hướng chuyên khoa) thì được bổ sung chuyên khoa đó vào phạm vi hoạt động chuyên môn (trừ chuyên khoa răng hàm mặt).\n2.2. Đối với bác sỹ đã được cấp chứng chỉ hành nghề với phạm vi hoạt động chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa (trừ bác sỹ răng hàm mặt, bác sỹ y học dự phòng), khi có thêm chứng chỉ, chứng nhận đào tạo từ 6 tháng trở lên tùy theo từng chuyên khoa (trong đó có chứng chỉ định hướng chuyên khoa bắt đầu đào tạo trước ngày 09/7/2019 là ngày ban hành Công văn số 3928/BYT-K2ĐT của Bộ Y tế về việc không đào tạo định hướng chuyên khoa) thì được bổ sung chuyên khoa đó vào phạm vi hoạt động chuyên môn và chỉ được cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn chuyên khoa cùng hệ với chuyên khoa đã được cấp. Các chuyên khoa theo quy định tại Thông tư 43/2013/TT-BYT ngày 13/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phân theo hệ như sau:\na) Các chuyên khoa thuộc hệ nội: Hồi sức cấp cứu và Chống độc, Nội khoa, Nhi khoa, Da liễu, Tâm thần, Nội tiết, Gây mê hồi sức, Ung bướu, Huyết học - truyền máu, Phục hồi chức năng, Nội soi chẩn đoán;\nb) Các chuyên khoa thuộc hệ ngoại: Ngoại khoa, Lao (ngoại lao), Bỏng, Phụ sản, Nội soi chẩn đoán - can thiệp, Vi phẫu, Phẫu thuật nội soi, Tạo hình- Thẩm mỹ, Mắt, Tai Mũi Họng;\nc) Các chuyên khoa thuộc hệ cận lâm sàng: Điện quang (bao gồm Chẩn đoán hình ảnh), Y học hạt nhân, Thăm dò chức năng, Huyết học, Hóa sinh, Vi sinh, Ký sinh trùng, Giải phẫu bệnh - tế bào học.\n..."
}
] | [
{
"id": 94294,
"text": "Điều kiện cho phép hoạt động đối với đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước, đội khám bệnh, chữa bệnh chữ thập đỏ lưu động (sau đây viết tắt là đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo trong nước)\n...\n2. Điều kiện về nhân sự:\na) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:\n- Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là chứng chỉ hành nghề) với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề phù hợp với danh mục kỹ thuật chuyên môn mà đoàn đã đăng ký và đã có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng;\n- Là lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền có chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp theo quy định nếu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo bằng y học cổ truyền.\nb) Các thành viên khác của đoàn trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề. Trường hợp thành viên trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhưng không thuộc diện phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh thì phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với phạm vi chuyên môn được phân công;\nc) Trường hợp có thực hiện cấp phát thuốc thì người cấp phát thuốc phải có bằng cấp chuyên môn tối thiểu là dược tá hoặc bác sỹ có chứng chỉ hành nghề.\n..."
},
{
"id": 47002,
"text": "1. Sửa đổi, bổ sung Điều 7a như sau:\n“Điều 7a. Phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên chứng chỉ hành nghề\n1. Phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên chứng chỉ hành nghề theo các nhóm chuyên khoa quy định tại Phụ lục 4b ban hành kèm theo Thông tư này.\n2. Người hành nghề đã được cấp chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn thuộc chuyên khoa nào thì được phép thực hiện các dịch vụ chuyên môn kỹ thuật của chuyên khoa đó, trừ trường hợp thực hiện một số phẫu thuật, thủ thuật loại đặc biệt quy định tại Thông tư số 50/2014/TT-BYT ngày 26 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về việc phân loại phẫu thuật, thủ thuật và định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật thì cần có thêm chứng chỉ, chứng nhận đào tạo phù hợp.\nNgười chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên chứng chỉ hành nghề, văn bằng, chứng chỉ hoặc chứng nhận và năng lực của người hành nghề để cho phép bằng văn bản người hành nghề được thực hiện các chuyên môn kỹ thuật cụ thể tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do mình phụ trách.\n2. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục 4b ban hành kèm theo Thông tư số 41/2015/TT-BYT như sau:\n“1. Bác sỹ chuyên khoa nội tổng hợp: Khám bệnh, chữa bệnh nội khoa. 1b. Bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng.”"
},
{
"id": 174506,
"text": "\"Bác sỹ Y học cổ truyền đã có chứng chỉ hành nghề với phạm vi chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền thì được thực hiện kỹ thuật khác ngoài chuyên ngành y học cổ truyền sau khi có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo kỹ thuật do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp và được người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho phép thực hiện bằng văn bản mà không cần bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên chứng chỉ hành nghề theo quy định Điều 11 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP.\""
},
{
"id": 93530,
"text": "Điều kiện chung để cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh\n... \n3. Nhân lực:\na) Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và trưởng các khoa chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây:\n- Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.\n- Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm nhiều chuyên khoa thì chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa lâm sàng mà cơ sở đăng ký hoạt động.\n- Đối với các phòng khám chuyên khoa dưới đây, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật còn phải đáp ứng các điều kiện như sau:\n...\n+ Phòng xét nghiệm: Là bác sỹ hoặc kỹ thuật viên chuyên ngành xét nghiệm, trình độ đại học trở lên có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa xét nghiệm hoặc cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học đối với người đã được tuyển dụng làm chuyên ngành xét nghiệm trước ngày Nghị định này có hiệu lực và được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên khoa xét nghiệm với chức danh là kỹ thuật viên;\n..."
},
{
"id": 36726,
"text": "1. Điều kiện về cơ sở vật chất:\na) Trường hợp đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở này phải có giấy phép hoạt động theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh;\nb) Trường hợp đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại địa điểm khác thì địa điểm này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:\n- Có nơi tiếp đón, buồng khám bệnh các chuyên khoa, buồng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu), buồng cấp cứu - lưu bệnh;\n- Đáp ứng các điều kiện về kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;\n- Bảo đảm đủ điện, nước và các điều kiện khắc phục vụ việc khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo.\n2. Điều kiện về nhân sự:\na) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:\n- Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh (sau đây viết tắt là chứng chỉ hành nghề) với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề phù hợp với danh mục kỹ thuật chuyên môn mà đoàn đã đăng ký và đã có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng;\n- Là lương y hoặc người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền có chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp theo quy định nếu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo bằng y học cổ truyền.\nb) Các thành viên khác của đoàn trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề. Trường hợp thành viên trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh nhưng không thuộc diện phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh thì phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp với phạm vi chuyên môn được phân công;\nc) Trường hợp có thực hiện cấp phát thuốc thì người cấp phát thuốc phải có bằng cấp chuyên môn tối thiểu là dược tá hoặc bác sỹ có chứng chỉ hành nghề.\n3. Điều kiện về trang thiết bị y tế và thuốc:\na) Có đủ trang thiết bị y tế, hộp thuốc chống choáng, thuốc cấp cứu và thuốc chữa bệnh phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;\nb) Trang thiết bị phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và thuốc sử dụng để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo phải thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam và còn thời hạn sử dụng.\n4. Phạm vi hoạt động chuyên môn:\na) Thực hiện đúng các quy định về chuyên môn kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế hoặc các Bộ, ngành cho phép;\nb) Nếu thực hiện phẫu thuật tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lưu động như tàu bay, tàu thủy, tàu hỏa, ô tô hoặc các phương tiện chuyên dụng di động khác phải có hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại địa phương để bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng cho người bệnh.\n5. Nếu đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó đồng ý bằng văn bản.\n6. Nếu đoàn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo thực hiện khám bệnh, chữa bệnh tại địa điểm khác ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo đồng ý bằng văn bản."
}
] |
4,306 | Xe ô tô có được xem là xe cơ giới không? Có bắt buộc phải mua bảo hiểm ô tô? | [
{
"id": 66250,
"text": "Giải thích từ ngữ \nTrong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Chủ xe cơ giới là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe cơ giới.\n2. Xe cơ giới bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng, trong đó:\na) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.\nb) Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.\n3. Bên thứ ba là người bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản do xe cơ giới gây ra, trừ những người sau:\na) Người lái xe, người trên chính chiếc xe đó.\nb) Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho Tổ chức, cá nhân khác chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó.\n4. Người được bảo hiểm là chủ xe cơ giới hoặc người lái xe có trách nhiệm dân sự được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.\n5. Xe cơ giới hoạt động là xe cơ giới có sự điều khiển của người lái xe đang vận hành gồm di chuyển, dừng xe, đỗ xe.\n6. Tham gia giao thông là việc chủ xe cơ giới, người lái xe điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ."
},
{
"id": 66251,
"text": "“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh\nNghị định này quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới:\n1. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.\n2. Quản lý, sử dụng Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới.\n3. Quản lý, vận hành và khai thác cơ sở dữ liệu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.\n4. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ và các Tổ chức có liên quan trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.”"
},
{
"id": 66252,
"text": "\"Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông\n1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.\nNgười tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.\n2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:\na) Đăng ký xe;\nb) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;\nc) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;\nd) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.\""
}
] | [
{
"id": 107753,
"text": "Nhiệm vụ và quyền hạn của doanh nghiệp bảo hiểm\n1. Trách nhiệm xây dựng và vận hành hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo việc thống kê và cập nhật tình hình triển khai Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đảm bảo kết nối vào cơ sở dữ liệu về Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Doanh nghiệp bảo hiểm phải cung cấp lên hệ thống cơ sở dữ liệu tối thiểu các thông tin sau:\na) Thông tin về chủ xe cơ giới: Tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có), số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân của chủ xe cơ giới hoặc số hộ chiếu (đối với chủ xe cơ giới là cá nhân);\nb) Thông tin về xe cơ giới: số biển kiểm soát hoặc số khung, số máy, loại xe, trọng tải (đối với xe ô tô), số chỗ ngồi (đối với xe ô tô), mục đích sử dụng xe (đối với xe ô tô), nhãn hiệu, dung tích, màu sơn, năm sản xuất;\nc) Thông tin về doanh nghiệp bảo hiểm: Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng;\nd) Mức trách nhiệm bảo hiểm dân sự đối với bên thứ ba và hành khách:\nđ) Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, người lái xe khi xảy ra tai nạn;\ne) Thời hạn bảo hiểm, số giấy chứng nhận bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm, ngày cấp đơn, nơi cấp đơn; người cấp đơn (nếu có);\ng) Thông tin bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; thông tin tai nạn, xử phạt vi phạm hành chính, đăng ký, đăng kiểm liên quan tới xe cơ giới thu thập được thông qua kết nối với cơ sở dữ liệu của Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải."
},
{
"id": 31436,
"text": "1. Thời Điểm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận bảo hiểm được ghi cụ thể trên Giấy chứng nhận bảo hiểm nhưng không được trước thời Điểm chủ xe cơ giới thanh toán đủ phí bảo hiểm, trừ một số trường hợp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 6 Thông tư này.\n2. Thời hạn bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm là 01 năm. Trong các trường hợp sau, thời hạn bảo hiểm có thể dưới 01 năm:\na) Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập, tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 01 năm.\nb) Niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn 01 năm.\nc) Xe cơ giới thuộc đối tượng đăng ký tạm thời theo quy định của pháp luật, bao gồm:\n- Ô tô mới nhập khẩu và sản xuất lắp ráp lưu hành từ kho, cảng, nhà máy, đại lý bán xe đến nơi đăng ký hoặc về các đại lý, kho lưu trữ khác;\n- Ô tô làm thủ tục xóa sổ để tái xuất về nước;\n- Ô tô được phép quá cảnh (trừ xe có Hiệp định ký kết của Nhà nước);\n- Ô tô sát xi có buồng lái, ô tô tải không thùng;\n- Ô tô sát hạch;\n- Xe mang biển số khu kinh tế thương mại theo quy định của Chính phủ vào hoạt động trong nội địa Việt Nam;\n- Xe mới lắp ráp tại Việt Nam chạy thử nghiệm trên đường giao thông công cộng;\n- Xe phục vụ hội nghị, thể thao theo yêu cầu của Chính phủ hoặc Bộ Công an;\n- Các loại xe cơ giới khác được phép tạm đăng ký theo quy định của pháp luật.\nd) Trường hợp chủ xe cơ giới có nhiều xe tham gia bảo hiểm vào nhiều thời Điểm khác nhau trong năm nhưng đến năm tiếp theo có nhu cầu đưa về cùng một thời Điểm bảo hiểm để quản lý, thời hạn bảo hiểm của các xe này có thể nhỏ hơn 01 năm và bằng thời gian hiệu lực còn lại của hợp đồng bảo hiểm đầu tiên của năm đó. Thời hạn bảo hiểm của năm tiếp theo đối với tất cả các hợp đồng bảo hiểm (đã được đưa về cùng thời hạn) là 01 năm.\n3. Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe cơ giới thì mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũ vẫn còn hiệu lực đối với chủ xe cơ giới mới."
},
{
"id": 31448,
"text": "1. Phải bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo đúng Quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhận được thông báo của chủ xe cơ giới về sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả số tiền chênh lệch cho chủ xe cơ giới.\n2. Phải tổ chức tuyên truyền rộng rãi về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm và giải thích rõ Quy tắc, Điều Khoản và biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cho chủ xe cơ giới.\n3. Phải sử dụng mẫu Giấy chứng nhận bảo hiểm theo quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3 (nếu có), Phụ lục 4 (nếu có) ban hành kèm theo Thông tư này để cấp cho chủ xe cơ giới.\n4. Không được chi hỗ trợ đại lý bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới dưới mọi hình thức ngoài mức hoa hồng bảo hiểm đại lý được hưởng theo quy định của Bộ Tài chính.\n5. Không được khuyến mại dưới mọi hình thức đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.\n6. Thanh toán cho lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát Điều tra chi phí sao chụp những hồ sơ, biên bản tai nạn đã được cung cấp và có trách nhiệm giữ gìn bí mật trong quá trình Điều tra.\n7. Thu thập các tài liệu trong Hồ sơ bồi thường quy định tại Điểm a Khoản 3 (trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện sửa chữa, khắc phục thiệt hại), Khoản 4, Điểm b và Điểm c Khoản 5 Điều 14 Thông tư này. Phối hợp với chủ xe cơ giới thu thập tài liệu quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 14 Thông tư này.\n8. Thông báo cho người bị tai nạn, chủ xe cơ giới biết số tiền bồi thường thiệt hại về người và thanh toán số tiền bồi thường theo đúng mức bồi thường quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.\n9. Chi trả bồi thường nhanh chóng và chính xác theo quy định của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.\n10. Trong vòng 15 ngày trước khi hết thời hạn bảo hiểm phải thông báo cho chủ xe cơ giới về việc hết thời hạn của hợp đồng bảo hiểm.\n11. Trích 1% doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới hàng năm thanh toán góp vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.\n12. Phải hạch toán tách biệt doanh thu phí bảo hiểm, hoa hồng, bồi thường và các Khoản chi phí khác liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.\n13. Xây dựng và vận hành hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo việc thống kê và cập nhật tình hình triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đảm bảo kết nối vào cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Hệ thống cơ sở dữ liệu tối thiểu phải cung cấp được các thông tin sau:\na) Thông tin chủ xe cơ giới:\n· Tên chủ xe;\n· Số Giấy chứng minh nhân dân của chủ xe hoặc số hộ chiếu (đối với chủ xe là cá nhân);\n· Địa chỉ liên lạc.\nb) Thông tin về xe cơ giới:\n· Biển số đăng ký;\n· Nhãn hiệu;\n· Loại xe;\n· Dung tích;\n· Màu sơn;\n· Năm sản xuất;\n· Số máy;\n· Số khung;\n· Trọng tải (trường hợp xe ô tô);\n· Số chỗ ngồi (trường hợp xe ô tô);\n· Mục đích sử dụng xe: kinh doanh hoặc không kinh doanh (trường hợp xe ô tô);\n· Số giấy chứng nhận bảo hiểm;\n· Thời Điểm có hiệu lực bảo hiểm;\n· Thời Điểm hết hiệu lực bảo hiểm;\n· Phí bảo hiểm;\n· Ngày nộp phí;\n· Ngày cấp đơn;\n· Nơi cấp đơn;\n· Người cấp đơn.\nc) Thông tin ghi nhận về số lần gây tai nạn, số lần bị xử lý vi phạm Luật Giao thông đường bộ của lái xe cơ giới:\n- Số lần gây tai nạn (chi tiết thời gian, địa Điểm, mức độ vi phạm theo xác định lỗi của cơ quan công an);\n- Số lần đã nhận tiền bồi thường, số tiền bồi thường theo từng vụ tai nạn (chi tiết theo từng vụ tai nạn);\n- Số lần bị xử lý vi phạm Luật giao thông đường bộ của lái xe (nếu có).\n14. Báo cáo Bộ Tài chính về tình hình thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu, cụ thể:\na) Báo cáo định kỳ thực hiện theo quy định tại Phụ lục 8 và Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.\nb) Báo cáo về tình hình triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới khi có yêu cầu của Bộ Tài chính.\n15. Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.\n16. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật."
},
{
"id": 69110,
"text": "\"Điều 6. Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (sau đây gọi là Giấy chứng nhận bảo hiểm)\n1. Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự giữa chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm. Mỗi xe cơ giới được cấp 1 Giấy chứng nhận bảo hiểm. Chủ xe cơ giới bị mất Giấy chứng nhận bảo hiểm phải có văn bản đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm (nơi đã cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm) cấp lại Giấy chứng nhận bảo hiểm.\n2. Khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, chủ xe cơ giới được doanh nghiệp bảo hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho chủ xe cơ giới khi chủ xe cơ giới đã đóng đủ phí bảo hiểm hoặc có thỏa thuận với chủ xe cơ giới về thời hạn thanh toán phí bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính.\n3. Giấy chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế và phải bao gồm các nội dung sau đây:\na) Tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của chủ xe cơ giới.\nb) Số biển kiểm soát hoặc số khung, số máy.\nc) Loại xe, trọng tải, số chỗ ngồi, mục đích sử dụng đối với xe ô tô.\nd) Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm.\nđ) Mức trách nhiệm bảo hiểm dân sự đối với bên thứ ba và hành khách.\ne) Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, người lái xe khi xảy ra tai nạn.\ng) Thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm.\nh) Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.\ni) Mã số, mã vạch được đăng ký, quản lý và sử dụng theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ để lưu trữ, chuyển tải và truy xuất thông tin định danh doanh nghiệp Bảo hiểm và nội dung cơ bản của Giấy chứng nhận Bảo hiểm.\n4. Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này.\""
},
{
"id": 11427,
"text": "1. “Doanh nghiệp bảo hiểm” là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm hợp pháp tại Việt Nam và được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.\n2. “Chủ xe cơ giới” (tổ chức, cá nhân) là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp, điều khiển xe cơ giới.\n3. “Xe cơ giới” bao gồm xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo), xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) có tham gia giao thông.\n4. “Hành khách” là người được chở trên xe theo hợp đồng vận chuyển hành khách thuộc các hình thức quy định trong Bộ luật Dân sự.\n5. “Bên thứ ba” là người bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản do xe cơ giới gây ra, trừ những người sau:\na. Lái xe, phụ xe trên chính chiếc xe đó;\nb. Người trên xe và hành khách trên chính chiếc xe đó;\nc. Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho tổ chức, cá nhân khác chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó.\n6. “Ngày” (thời hạn) quy định trong Nghị định này là ngày làm việc."
}
] |
8,155 | Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật xây dựng mỏ trình độ cao đẳng người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào? | [
{
"id": 70569,
"text": "Kiến thức\n- Phân tích được các thông số của hộ chiếu khoan nổ mìn, hộ chiếu chống giữ lò, sơ đồ hệ thống đường lò ...;\n- Giải thích được các hiện tượng địa chất, phay phá, uốn nếp, tính chất cơ lý của đất đá mỏ... có ảnh hưởng đến công tác sản xuất, hệ thống thoát nước mỏ hầm lò;\n- Phân biệt được tính chất, phạm vi ứng dụng của các vật liệu chống giữ thông dụng và đặc biệt: gỗ, sắt, bê tông, gạch đá... và kết cấu vì chống tương ứng với vật liệu chống giữ;\n- Phân tích được quy trình công nghệ các phương pháp đào lò thông thường bằng khoan nổ mìn, xúc bốc thủ công hoặc bằng máy xúc có gầu xúc, máy cào vơ, máy xúc đổ bên và đào lò bằng máy liên hợp;\n- Phân tích được các quy trình kỹ thuật chống giữ ở lò đào trong đá và lò đào trong than, hầm trạm;\n- Xác định được các phương pháp củng cố, sửa chữa các đường lò;\n- Phân biệt được các phương pháp mở vỉa, phương pháp khai thác thường dùng;\n- Phân tích được cấu tạo, nguyên lý làm việc, trình tự và quy phạm vận hành các loại máy khoan điện, khoan khí ép, búa chèn, băng tải ...;\n- Phân tích được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc và cách sử dụng các thiết bị cấp cứu mỏ thông thường;\n- Giải thích được nội dung các quy phạm an toàn ở mỏ hầm lò, các phương tiện đo, kiểm tra khí mỏ, phương tiện cấp cứu cá nhân, phương pháp thủ tiêu sự cố mỏ;\n- Phân tích được cấu tạo, nguyên lý làm việc, quy trình, quy phạm vận hành các loại thiết bị mỏ sau: máy bốc xúc đất đá làm việc theo chu kỳ đổ về phía sau, đổ bên hông; máy liên hợp đào lò; máng cào, băng tải, trục tời, quạt gió;\n- Trình bày được nguyên tắc tổ chức công tác ở lò chuẩn bị;\n- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định."
}
] | [
{
"id": 633224,
"text": "Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật mỏ và kỹ thuật khác để áp dụng đối với các trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học có đào tạo trình độ cao đẳng (sau đây gọi là các trường), gồm:\n1. Ngành, nghề: Kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò;\n2. Ngành, nghề: Kỹ thuật Cơ điện mỏ hầm lò;\n3. Ngành, nghề: Kỹ thuật xây dựng mỏ;\n4. Ngành, nghề: Vận hành máy thi công mặt đường;\n5. Ngành, nghề: Vận hành và sửa chữa trạm bơm điện;\n6. Ngành, nghề: Vận hành thiết bị chế biến dầu khí;\n7. Ngành, nghề: Vận hành cần, cầu trục;\n8. Ngành, nghề: Vận hành máy thi công nền;\n9. Ngành, nghề: Lái tàu đường sắt;\n10. Ngành, nghề: Điều hành chạy tàu hỏa."
},
{
"id": 62492,
"text": "Khả năng học tập, nâng cao trình độ\n- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Mộc xây dựng và trang trí nội thất, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;\n- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.\nNgười học ngành mộc xây dựng và trang trí nội thất trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế sau:\n- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Mộc xây dựng và trang trí nội thất, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;\n- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo."
},
{
"id": 17195,
"text": "Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo.\nChỉ đạo các trường trực thuộc căn cứ Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo để xây dựng, bổ sung, chỉnh sửa và ban hành chương trình đào tạo của trường mình."
},
{
"id": 17189,
"text": "1. Chuẩn bị\na) Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ra Quyết định Thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo (sau đây gọi là Ban chủ nhiệm).\nb) Tổ chức tập huấn phương pháp, quy trình xây dựng cho Ban chủ nhiệm.\n2. Ban chủ nhiệm tổ chức thực hiện việc xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo theo các bước sau:\na) Xây dựng kế hoạch tổng hợp, kế hoạch chi tiết và thời gian tổ chức thực hiện.\nb) Nghiên cứu, điều tra khảo sát về: tiêu chuẩn nghề nghiệp tại các doanh nghiệp; tiêu chuẩn bậc thợ, vị trí việc làm, chức danh trong doanh nghiệp; hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.\nc) Tổ chức biên soạn mục tiêu, cấu trúc và nội dung Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo được giao (mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo).\nd) Tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên, giáo viên, các nhà tuyển dụng lao động để hoàn thiện nội dung dự thảo.\nđ) Gửi bản dự thảo để lấy ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng, doanh nghiệp, các nhà quản lý chuyên môn và quản lý đào tạo.\ne) Sửa chữa, biên tập tổng thể nội dung dự thảo trên cơ sở thu thập và phân tích các ý kiến góp ý, phản hồi.\n3. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra và giám sát trong quá trình tổ chức xây dựng Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo.\n4. Tổ chức thẩm định Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo.\n5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo để áp dụng trên toàn quốc."
},
{
"id": 17194,
"text": "1. Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo việc tổ chức xây dựng và ban hành Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo; tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được tại các trường.\n2. Chỉ đạo việc cập nhật, sửa đổi, bổ sung Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề đào tạo phù hợp với những thay đổi của khoa học công nghệ, tổ chức sản xuất và dịch vụ của thị trường lao động."
}
] |
71,736 | Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại khu vực biên giới bán xăng dầu không đúng thời gian quy định là bao lâu? | [
{
"id": 61543,
"text": "\"Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:\na) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:\nVi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.\nVi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;\nb) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:\nĐối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.\nĐối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;\nc) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân,tổ chức do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.\nd) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.\""
}
] | [
{
"id": 141842,
"text": "Hành vi vi phạm quy định về quản lý kinh doanh xăng dầu tại khu vực biên giới và trên các vùng biển\n...\n7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại khu vực biên giới có một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Không thực hiện đúng quy định về thời gian bán xăng dầu tại khu vực biên giới;\nb) Không thực hiện đúng quy định về phương thức, định mức bán lẻ xăng dầu cho phương tiện vãng lai nước ngoài.\n..."
},
{
"id": 61393,
"text": "1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp trị giá xăng dầu vi phạm dưới 10.000. 000 đồng:\na) Vận chuyển xăng dầu vào khu vực biên giới không đúng quy định;\nb) Buôn bán, trao đổi, sang mạn xăng dầu trên biển với tàu thuyền, phương tiện của nước ngoài.\n2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp trị giá xăng dầu vi phạm từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.\n3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp trị giá xăng dầu vi phạm từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.\n4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp trị giá xăng dầu vi phạm từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.\n5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp trị giá xăng dầu vi phạm từ 70.000.000 đống đến dưới 100.000.000 đồng.\n6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp trị giá xăng dầu vi phạm từ 100.000.000 đồng trở lên.\n7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại khu vực biên giới có một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Không thực hiện đúng quy định về thời gian bán xăng dầu tại khu vực biên giới;\nb) Không thực hiện đúng quy định về phương thức, định mức bán lẻ xăng dầu cho phương tiện vãng lai nước ngoài.\n8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về cung ứng xăng dầu khi cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại khu vực biên giới.\n9. Hình thức xử phạt bổ sung:\na) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;\nb) Tịch thu phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 6 Điều này.\n10. Biện pháp khắc phục hậu quả:\nBuộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều này."
},
{
"id": 148789,
"text": "Hành vi vi phạm quy định về quản lý kinh doanh xăng dầu tại khu vực biên giới và trên các vùng biển\n...\n8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về cung ứng xăng dầu khi cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại khu vực biên giới.\n..."
},
{
"id": 61394,
"text": "Hành vi vi phạm quy định về biển hiệu\n1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không ghi tên hoặc ghi không đúng tên thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu cung cấp xăng dầu trên biển hiệu của cửa hàng bán lẻ xăng dầu.\n2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với thương nhân phân phối xăng dầu có hành vi không quy định thống nhất việc ghi tên thương nhân phân phối xăng dầu trên biển hiệu của cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình.\n3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với thương nhân đầu mối có hành vi không quy định thống nhất việc ghi tên thương nhân đầu mối trên biển hiệu của cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình.\n4. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng (logo), chỉ dẫn thương mại bị xử phạt theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp."
},
{
"id": 64951,
"text": "Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xăng dầu đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu\n1. Kiểm soát cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình.\n2. Thông báo bằng văn bản về thời gian ngừng bán hàng gửi Sở Công Thương nơi cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong đó ghi rõ lý do ngừng bán hàng.\n3. Niêm yết giá bán các loại xăng dầu và bán đúng giá niêm yết.\n4. Tại khu vực bán hàng, chỉ được treo biển hiệu của thương nhân cung cấp xăng dầu cho cửa hàng là thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu. Biển hiệu phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật.\n5. Ghi rõ thời gian bán hàng tại khu vực bán hàng, thuận tiện cho quan sát của người mua hàng.\n6. Chỉ ngừng bán hàng sau khi được Sở Công Thương chấp thuận bằng văn bản, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng (cháy nổ, lũ lụt hoặc đã nỗ lực áp dụng các biện pháp khắc phục nhưng không thể duy trì việc bán hàng).\n7. Chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, giá xăng dầu niêm yết, bán ra theo quy định.\n8. Trước ba mươi (30) ngày, trước khi ngừng lấy hàng của thương nhân cung cấp cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu, thương nhân sở hữu cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải báo cáo và đề nghị Sở Công Thương điều chỉnh Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu đã cấp cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu.\n..."
}
] |
64,978 | Cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào? | [
{
"id": 134232,
"text": "Tiêu chuẩn của cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông\n1. Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên. Đối với trường hợp tốt nghiệp đại học các trường ngoài ngành Công an phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân theo quy định.\n2. Có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông từ 06 tháng trở lên.\n3. Đã được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông."
}
] | [
{
"id": 479043,
"text": "Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG\nĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh. Thông tư này quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ (sau đây gọi chung là tai nạn giao thông) của lực lượng Cảnh sát giao thông.\nĐiều 2. Đối tượng áp dụng\n1. Công an các đơn vị, địa phương.\n2. Sĩ quan, hạ sĩ quan Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ (sau đây gọi chung là cán bộ Cảnh sát giao thông).\n3. Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân có liên quan.\n4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động điều tra, giải quyết tai nạn giao thông.\nĐiều 3. Nguyên tắc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông\n1. Tất cả các vụ tai nạn giao thông xảy ra phải được điều tra, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan, toàn diện; các cơ quan, đơn vị tiếp nhận, xử lý tin báo về tai nạn giao thông phải khẩn trương cử cán bộ đến hiện trường để giải quyết theo quy định Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.\n2. Lực lượng Cảnh sát giao thông phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong Công an nhân dân khi điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông bảo đảm tập trung, thống nhất theo chỉ đạo của Thủ trưởng Công an các cấp. Cơ quan, đơn vị, cá nhân cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.\n3. Không được lợi dụng, lạm dụng công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.\nĐiều 4. Tiêu chuẩn của cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông\n1. Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên. Trường hợp tốt nghiệp đại học các trường ngoài ngành Công an đã học nghiệp vụ An ninh, Cảnh sát theo quy định.\n2. Có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông từ 06 tháng trở lên.\n3. Đã được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông."
},
{
"id": 54494,
"text": "Tổ chức công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông\n1. Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông phải nắm vững, tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật và quy trình của Bộ Công an về điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; tiến hành điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông nhanh chóng, kịp thời, tỷ mỷ, chính xác, khách quan, toàn diện. Nghiêm cấm cán bộ, chiến sĩ lợi dụng nhiệm vụ được giao để sách nhiễu, gây phiền hà hoặc có hành vi tiêu cực khác xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.\n2. Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an các cấp; Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt; Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy; Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Công an cấp tỉnh) có trách nhiệm chỉ đạo, bố trí đủ biên chế cán bộ, chiến sĩ có phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm điều tra và phải được tập huấn về công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông để thực hiện nhiệm vụ được giao.\n3. Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện, kinh phí phục vụ công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; bố trí địa điểm tiếp dân để tiếp nhận tin báo, giải quyết tai nạn giao thông hoặc các khiếu nại, tố cáo của công dân về công tác này.\n4. Việc điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông là nhiệm vụ chung của lực lượng Cảnh sát nhân dân mà trực tiếp là lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt; Cảnh sát đường thủy; Cảnh sát điều tra. Các lực lượng phải có sự phối hợp chặt chẽ, bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Thủ trưởng Công an các cấp."
},
{
"id": 543367,
"text": "Điều 17. Xem xét kết quả điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông. Cán bộ Cảnh sát giao thông trong khi thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các điều 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 và Điều 16 Thông tư này, xác định:\n1. Vụ tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền ra Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa theo mẫu số 13/TNĐT ban hành theo Thông tư này. Việc giải quyết vụ tai nạn giao thông được thực hiện theo Điều 19 Thông tư này.\n2. Vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm:\na) Cán bộ Cảnh sát giao thông thuộc Công an cấp huyện phải báo cáo Trưởng Công an cấp huyện chuyển hồ sơ, tài liệu, tang vật, phương tiện vụ tai nạn giao thông cho Đội Điều tra Tổng hợp tiếp nhận điều tra, giải quyết;\nb) Cán bộ Cảnh sát giao thông thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh phải báo cáo, đề xuất Trưởng phòng Cảnh sát giao thông để chỉ đạo việc điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông theo Điều 20 Thông tư này.\n3. Trường hợp phát hiện vụ việc do cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý gây ra vụ tai nạn giao thông để xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người khác hoặc để che giấu hành vi phạm tội khác thì cán bộ Cảnh sát giao thông phải báo cáo lãnh đạo đơn vị chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền điều tra, giải quyết."
},
{
"id": 479047,
"text": "Khoản 3. Lãnh đạo trực chỉ huy thuộc Công an cấp huyện nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông thì xử lý như sau:\na) Phải cử cán bộ Cảnh sát giao thông đến ngay hiện trường để kiểm tra, xác minh tin báo vụ tai nạn giao thông, nếu có vụ tai nạn giao thông xảy ra thì thực hiện nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết theo quy định;\nb) Trường hợp vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thuộc Cục Cảnh sát giao thông hoặc Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh thì thông báo cho trực ban đơn vị được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến xảy ra vụ tai nạn giao thông biết để thực hiện nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết theo thẩm quyền và phối hợp điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông theo quy định."
}
] |
140,260 | Trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam mức độ 1 được thực hiện như thế nào? | [
{
"id": 63247,
"text": "Trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam\n1. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNelD đối với công dân đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử\na) Công dân sử dụng thiết bị di động tải và cài đặt ứng dụng VNelD.\nb) Công dân sử dụng ứng dụng VNelD để nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNelD; thu nhận ảnh chân dung bằng thiết bị di động và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNelD.\nc) Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.\n2. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2\na) Đối với công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử:\nCông dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.\nCán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử.\nCơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNelD hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.\nb) Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân với trường hợp công dân chưa được cấp Căn cước công dân gắn chíp điện tử."
}
] | [
{
"id": 137130,
"text": "Trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam\n1. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNelD đối với công dân đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử\n...\n2. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2\na) Đối với công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử:\nCông dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử. ...\nb) Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân với trường hợp công dân chưa được cấp Căn cước công dân gắn chíp điện tử."
},
{
"id": 63246,
"text": "THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ\n1. Thủ tục: Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với công dân Việt Nam\n...\n1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:\n- Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.\n- Trường hợp công dân chưa được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử: công dân chuẩn bị hồ sơ và thực hiện đồng thời thủ tục “Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với công dân Việt Nam” cùng với thủ tục về cấp thẻ Căn cước công dân tại Công an cấp có thẩm quyền theo quy định.\n..."
},
{
"id": 172564,
"text": "Thủ tục: Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 đối với cá nhân\n1.1. Trình tự thực hiện:\nBước 1: Công dân Việt Nam, người nước ngoài sử dụng thiết bị di động tải và cài đặt ứng dụng VNeID.\nBước 2: Công dân Việt Nam, người nước ngoài cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNeID.\nĐối với công dân Việt Nam: nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNeID.\nĐối với người nước ngoài: nhập thông tin về số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và địa chỉ thư điện tử hoặc số điện thoại (nếu có); cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNeID.\nBước 3: Công dân Việt Nam, người nước ngoài thu nhận ảnh chân dung bằng thiết bị di động.\nBước 4: Công dân Việt Nam, người nước ngoài gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNeID.\nBước 5: Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNeID hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.\nThời gian tiếp nhận hồ sơ: Thực hiện 24h/ngày, tất cả các ngày trong tuần.\n..."
},
{
"id": 178997,
"text": "Kích hoạt tài khoản định danh điện tử\n1. Kích hoạt tài khoản định danh điện tử Mức độ 1 thực hiện như sau:\na) Khi công dân Việt Nam đăng ký tài khoản định danh điện tử, Hệ thống định danh và xác thực điện tử so sánh, đối chiếu tự động thông tin công dân kê khai tại điểm a, b, c và d khoản 4 Điều 6 Quyết định này với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu trùng khớp thì tạo lập tài khoản định danh điện tử Mức độ 1 và gửi yêu cầu kích hoạt tài khoản cho người đăng ký qua số điện thoại hoặc email đã đăng ký; người đăng ký thực hiện việc kích hoạt theo yêu cầu của Hệ thống định danh và xác thực điện tử;\nb) Khi người nước ngoài đăng ký tài khoản định danh điện tử, Hệ thống định danh và xác thực điện tử so sánh, đối chiếu tự động thông tin người nước ngoài kê khai tại điểm a, b, c, d và đ khoản 4 Điều 6 Quyết định này với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh, nếu trùng khớp thì tạo lập tài khoản định danh điện tử Mức độ 1 và gửi yêu cầu kích hoạt tài khoản cho người đăng ký qua số điện thoại hoặc email đã đăng ký; người đăng ký thực hiện việc kích hoạt theo yêu cầu của Hệ thống định danh và xác thực điện tử.\n2. Kích hoạt tài khoản định danh điện tử Mức độ 2 thực hiện như sau:\na) Khi công dân Việt Nam đăng ký tài khoản định danh điện tử, Hệ thống định danh và xác thực điện tử so sánh, đối chiếu tự động thông tin người đăng ký kê khai tại điểm a, b, c và d khoản 4 Điều 6 Quyết định này với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và so sánh, đối chiếu với ảnh chân dung hoặc vân tay của người đăng ký, nếu trùng khớp thì tạo lập tài khoản định danh điện tử Mức độ 2 và gửi yêu cầu kích hoạt tài khoản cho người đăng ký qua số điện thoại hoặc email đã đăng ký; người đăng ký thực hiện việc kích hoạt theo yêu cầu của Hệ thống định danh và xác thực điện tử;\nb) Khi người nước ngoài đăng ký tài khoản định danh điện tử, Hệ thống định danh và xác thực điện tử so sánh, đối chiếu tự động thông tin người đăng ký kê khai tại điểm a, b, c, d và đ khoản 4 Điều 6 Quyết định này với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh và so sánh, đối chiếu với ảnh chân dung hoặc vân tay của người đăng ký, nếu trùng khớp thì tạo lập tài khoản định danh điện tử Mức độ 2 và gửi yêu cầu kích hoạt tài khoản cho người đăng ký qua số điện thoại hoặc email đã đăng ký; người đăng ký thực hiện việc kích hoạt theo yêu cầu của Hệ thống định danh và xác thực điện tử."
}
] |
132,229 | Lợi dụng tai nạn giao thông đường sắt để hôi của thì bị xử phạt thế nào? | [
{
"id": 209559,
"text": "“5. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Thay đổi, xóa dấu vết hiện trường vụ tai nạn giao thông đường sắt;\nb) Lợi dụng tai nạn giao thông đường sắt để xâm phạm tài sản, phương tiện bị nạn; làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông đường sắt;\nc) Gây tai nạn giao thông đường sắt mà không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền;\nd) Không phối hợp, không chấp hành mệnh lệnh của người, cơ quan có thẩm quyền trong việc khắc phục hậu quả, khôi phục giao thông đường sắt.”"
}
] | [
{
"id": 10346,
"text": "1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân biết tai nạn giao thông xảy ra trên đường sắt, phát hiện hành vi, sự cố có khả năng gây cản trở, mất an toàn giao thông vận tải đường sắt mà không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho nhà ga, đơn vị đường sắt, chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an nơi gần nhất.\n2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân có trách nhiệm mà không phát hiện kịp thời sự cố, chướng ngại vật trên đường sắt có ảnh hưởng đến an toàn giao thông hoặc đã phát hiện mà không thông báo kịp thời, không phòng vệ hoặc phòng vệ không đúng quy định.\n3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân có trách nhiệm không lập hoặc lập không đầy đủ hồ sơ tai nạn ban đầu; không thực hiện thông tin, báo cáo kịp thời về tai nạn giao thông đường sắt cho các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.\n4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Không cung cấp hoặc cung cấp không đủ các tài liệu, vật chứng liên quan đến tai nạn giao thông đường sắt; không chuyển giao hồ sơ tai nạn ban đầu theo quy định;\nb) Không thực hiện nghĩa vụ cứu nạn khi có điều kiện cứu nạn;\nc) Khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt hoặc khi được yêu cầu phối hợp, hỗ trợ không đến ngay hiện trường để giải quyết;\nd) Không kịp thời có biện pháp xử lý, biện pháp ngăn ngừa tai nạn giao thông đường sắt khi phát hiện hoặc nhận được tin báo công trình đường sắt bị hư hỏng;\nđ) Không kịp thời sửa chữa, khắc phục sự cố làm ảnh hưởng đến việc chạy tàu;\ne) Gây trở ngại cho việc khôi phục đường sắt sau khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.\n5. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Thay đổi, xóa dấu vết hiện trường vụ tai nạn giao thông đường sắt;\nb) Lợi dụng tai nạn giao thông đường sắt để xâm phạm tài sản, phương tiện bị nạn; làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông đường sắt;\nc) Gây tai nạn giao thông đường sắt mà không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền;\nd) Không phối hợp, không chấp hành mệnh lệnh của người, cơ quan có thẩm quyền trong việc khắc phục hậu quả, khôi phục giao thông đường sắt.\n6. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Không có Hội đồng giải quyết tai nạn giao thông đường sắt hoặc Hội đồng phân tích tai nạn giao thông đường sắt khi có tai nạn giao thông đường sắt xảy ra theo quy định;\nb) Không lưu trữ hồ sơ các vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt, không thường xuyên cập nhật số liệu về số vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt theo quy định;\nc) Không quy định trách nhiệm của các đơn vị tham gia hoạt động trên đường sắt quốc gia trong việc giải quyết các vụ sự cố, tai nạn giao thông đường sắt, không công bố công khai địa chỉ, số điện thoại của các tổ chức, cá nhân có liên quan để phục vụ công tác xử lý sự cố, tai nạn giao thông đường sắt theo quy định.\n7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức quản lý, kinh doanh đường sắt thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:\na) Không xây dựng, thực hiện phương án phòng, chống và khắc phục kịp thời hậu quả do sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt để bảo đảm giao thông đường sắt an toàn, thông suốt;\nb) Không tuân thủ sự chỉ đạo, điều phối lực lượng của tổ chức phòng, chống sự cố, thiên tai, xử lý tai nạn giao thông đường sắt;\nc) Không thông báo kịp thời sự cố đe dọa an toàn chạy tàu và việc tạm đình chỉ chạy tàu cho trực ban chạy tàu ga ở hai đầu khu gian nơi xảy ra sự cố hoặc nhân viên điều hành giao thông vận tải đường sắt;\nd) Không đình chỉ chạy tàu khi thấy kết cấu hạ tầng đường sắt có nguy cơ gây mất an toàn chạy tàu;\nđ) Không thành lập tổ ứng phó cứu viện để giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt."
},
{
"id": 32491,
"text": "Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Chủ tịch Hội đồng giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt là người chủ trì giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt tại hiện trường.\n2. Chủ tịch Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt là người chủ trì phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.\n3. Giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt là việc tổ chức cứu nạn, cứu hộ, khôi phục giao thông đường sắt; tham gia, phối hợp điều tra và phân tích nguyên nhân tai nạn giao thông đường sắt.\n4. Người bị thương trong vụ tai nạn giao thông đường sắt là người bị tổn thương về sức khỏe với tỷ lệ thương tật theo quy định của pháp luật làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường do ảnh hưởng trực tiếp của tai nạn giao thông.\n5. Người bị chết trong vụ tai nạn giao thông đường sắt là người bị chết tại hiện trường; người bị thương trong vụ tai nạn được cấp cứu nhưng chết trên đường đi cấp cứu hoặc chết tại bệnh viện.\n6. Sự cố giao thông đường sắt là vụ việc xảy ra trong hoạt động giao thông vận tải đường sắt gây trở ngại đến chạy tàu nhưng chưa xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.\n7. Tai nạn giao thông đường sắt là việc phương tiện giao thông đường sắt xảy ra đâm nhau, trật bánh, đổ tàu; đâm, va vào người, phương tiện giao thông khác và ngược lại hoặc phương tiện giao thông đường sắt đang hoạt động đâm, va vào chướng ngại vật gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc gây thiệt hại về tài sản; cháy tàu đường sắt đô thị.\n8. Tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt là đơn vị được giao thực hiện điều hành giao thông vận tải đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt."
},
{
"id": 32494,
"text": "Chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt phải thành lập Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt (sau đây gọi là Hội đồng phân tích) như sau:\n1. Đối với vụ tai nạn xảy ra trên đường sắt quốc gia:\na) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt thành lập Hội đồng phân tích đối với các vụ tai nạn (trừ trường hợp xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng);\nb) Cục Đường sắt Việt Nam thành lập Hội đồng phân tích đối với vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng; trường hợp xảy ra tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thì Cục Đường sắt Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải để thành lập Hội đồng phân tích.\n2. Đối với vụ tai nạn xảy ra trên đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng việc thành lập Hội đồng phân tích do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị, doanh nghiệp kinh doanh đường sắt chuyên dùng thành lập; trường hợp xảy ra tai nạn giao thông đường sắt rất nghiêm trọng trở lên có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng phân tích.\n3. Thành phần Hội đồng phân tích:\na) Đối với đường sắt quốc gia:\nLãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam: Chủ tịch Hội đồng (đối với vụ tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng);\nLãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc Chủ tịch Hội đồng đối với các vụ tai nạn (trừ trường hợp xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng);\nLãnh đạo doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;\nDoanh nghiệp đường sắt khác có liên quan;\nTổ chức, cá nhân khác có liên quan do người quyết định thành lập Hội đồng quyết định tùy theo nguyên nhân, mức độ thiệt hại do sự cố, tai nạn giao thông đường sắt gây ra;\nTrường hợp xảy ra tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng trên đường sắt quốc gia có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, Cục Đường sắt Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập Hội đồng phân tích tai nạn.\nb) Đối với đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng: Tùy theo sự cố, tai nạn xảy ra trên đường sắt, Hội đồng phân tích gồm các thành phần tương ứng nêu tại điểm b, điểm c Khoản 5 Điều 5 của Thông tư này. Trong trường hợp cần thiết mời các chuyên gia của các chuyên ngành có liên quan đến an toàn giao thông đường sắt tham gia Hội đồng phân tích.\n4. Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm theo quy định tại Điều 38 của Thông tư này."
},
{
"id": 247218,
"text": "Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt\nChậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt phải thành lập Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt (sau đây gọi là Hội đồng phân tích) như sau:\n1. Đối với vụ tai nạn xảy ra trên đường sắt quốc gia:\na) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt thành lập Hội đồng phân tích đối với các vụ tai nạn (trừ trường hợp xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng);\nb) Cục Đường sắt Việt Nam thành lập Hội đồng phân tích đối với vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng; trường hợp xảy ra tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực thì Cục Đường sắt Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải để thành lập Hội đồng phân tích.\n..."
}
] |
16,877 | Tiền lương làm thêm giờ của người lao động 16 tuổi làm công việc đóng gói bưu phẩm được tính thế nào? | [
{
"id": 61782,
"text": " \"Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm\n1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:\na) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;\nb) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;\nc) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.\n2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.\n3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.\n4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.\""
}
] | [
{
"id": 124607,
"text": "\"Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động\n[...]\n3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.\n[...]\""
},
{
"id": 156336,
"text": "\"I. Nghề, công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ\n1. Biểu diễn nghệ thuật.\n2. Vận động viên thể thao.\n3. Viết văn, viết báo.\n4. Lập trình phần mềm.\n5. Các nghề truyền thống: chấm men gốm; làm giấy dó; làm nón lá; se nhang; chấm nón; dệt chiếu; làm trống; dệt thổ cẩm; thêu thổ cẩm; làm bún gạo; làm miến; làm giá đỗ; làm bánh đa; dệt tơ tằm; se sợi hoa sen.\n6. Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren; mộc mỹ nghệ; làm lược sừng; làm tranh dân gian (tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống…); nặn tò he; làm tranh khắc gỗ, biểu tranh lụa; nhặt vỏ sò, điệp... để gắn trên tranh mỹ nghệ; xâu chuỗi tràng hạt kết cườm; làm rối búp bê; làm thiếp mừng các sản phẩm từ giấy nghệ thuật trang trí trên thiếp mừng; làm khung tranh mô hình giấy, hộp giấy, túi giấy.\n7. Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình, đay, cói, quế, guột, đót, lá nón.\n8. Gói nem, gói kẹo, gói bánh (trừ trường hợp vận hành hoặc sử dụng các máy, thiết bị, dụng cụ đóng gói).\n9. Cắt chỉ, đơm nút, thùa khuyết, đóng gói vào hộp các sản phẩm dệt thủ công.\n10. Đưa tin, thư bưu phẩm, bưu kiện; đóng gói bưu phẩm.\n11. Bán hàng tận nhà; bán hàng qua điện thoại; bán hàng trực tuyến.\n12. Đánh giày; chế biến, bán hàng thực phẩm trên hè phố.\n13. Gia sư; quét dọn, giúp việc trong các gia đình; phụ giúp vệ sinh nhà cửa.\n14. Bảo vệ, trông xe các cơ quan, doanh nghiệp, nhà hàng.\n15. Thu tiền từ máy bán hàng tự động, ghi số từ các đồng hồ; thu ngân, bán hàng trong siêu thị.\n16. Công việc trong nhà hàng, quán ăn, quán cà phê: lễ tân, pha chế đồ uống, phụ bàn, phụ bếp, đầu bếp, tạp vụ.\n17. Công việc văn phòng: photo, đánh máy, trực điện thoại.\n18. Dịch vụ bán hàng: quần áo, giày dép, sách báo, tạp hóa.\n19. Sơ chế nông sản: phân loại, gọt vỏ, bóc vỏ, tách nhân, đóng gói.\n20. Làm cỏ vườn rau sạch; thu hoạch rau, củ, quả sạch theo mùa.\n21. Nuôi gia súc, gia cầm, nuôi giun, dế, côn trùng không độc hại, nguy hiểm.\nII. Nghề, công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm ban đêm\n1. Biểu diễn nghệ thuật.\n2. Vận động viên thể thao.\""
},
{
"id": 28253,
"text": "Nội dung thử việc tại Điều 8 Nghị định số 27/2014/NĐ-CP quy định như sau:\n1. Thời gian thử việc (nếu có) không quá 06 ngày làm việc.\n2. Hai bên chỉ được thỏa thuận về việc làm thử đối với công việc thường xuyên phải làm khi ký hợp đồng lao động.\n3. Ngay sau khi kết thúc thời gian thử việc, hai bên thỏa thuận nội dung ghi trong hợp đồng lao động và ký hợp đồng lao động.\n4. Tiền lương trong thời gian thử việc quy định như sau:\na) Trường hợp hai bên đã thỏa thuận được mức tiền lương đối với công việc sẽ làm thì mức tiền lương trong thời gian thử việc ít nhất bằng 85% mức tiền lương đã thỏa thuận;\nb) Trường hợp hai bên chưa thỏa thuận được mức tiền lương đối với công việc sẽ làm thì mức tiền lương trong thời gian thử việc ít nhất bằng 85% mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định áp dụng đối với địa bàn nơi người lao động làm việc;\nc) Tiền lương theo ngày để tính trả cho người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận được xác định theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 13 Thông tư này.\n5. Trường hợp hai bên thỏa thuận ký hợp đồng thử việc thì nội dung hợp đồng thử việc theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8, Khoản 10, Khoản 11, Khoản 13, Khoản 16 và Khoản 17 Điều 6 Thông tư này."
},
{
"id": 636757,
"text": "2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.\n3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.\n4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc."
},
{
"id": 64225,
"text": "\"Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động\n1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.\nNgười sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.\n2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.\n3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.\n4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này.\""
}
] |
130,830 | Đối với việc đảm bảo an toàn thông tin y tế điện tử cần đảm bảo những nguyên tắc nào? | [
{
"id": 170110,
"text": "Nguyên tắc chung đối với việc đảm bảo an toàn thông tin y tế\n1. Đảm bảo tính bảo mật\na) Đảm bảo thông tin y tế chỉ có thể được truy cập bởi những đối tượng (người, chương trình máy tính...) được cấp quyền truy cập.\nb) Mật khẩu truy cập, khóa mã hóa và các mã khóa khác được mã hóa trong quá trình truy cập, trên đường truyền và lưu trữ tại đơn vị quản lý thông tin y tế.\n2. Đảm bảo tính toàn vẹn\na) Đảm bảo tính toàn vẹn thông tin là việc thông tin chỉ được phép xóa hoặc sửa bởi những đối tượng được phép và phải đảm bảo rằng thông tin vẫn còn chính xác khi được lưu trữ hay truyền đi.\nb) Việc quản lý, sử dụng, lưu trữ, truyền đưa các thông tin y tế phải đảm bảo tính toàn vẹn, không được thay đổi khi chưa được phép của đơn vị quản lý thông tin y tế.\nc) Việc đảm bảo tính toàn vẹn phải được thực hiện trong toàn bộ các quá trình truy cập, các quá trình nhập, lưu trữ, sử dụng, xử lý, truyền tải, trích rút và khôi phục dữ liệu.\n3. Đảm bảo tính sẵn sàng\na) Đảm bảo khả năng hoạt động liên tục của hệ thống thông tin.\nb) Đảm bảo thông tin y tế phải được truy cập nhanh chóng khi có sự yêu cầu từ phía cá nhân, tổ chức được cho phép truy cập thông tin.\nc) Đảm bảo nguồn nhân lực trong việc vận hành hệ thống thông tin.\nd) Xây dựng, ban hành, tuân thủ các quy trình trong việc quản lý, vận hành hệ thống thông tin."
}
] | [
{
"id": 620272,
"text": "Điều 4. Nguyên tắc thu thập, sử dụng, chia sẻ, đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân\n1. Việc thu thập, sử dụng và chia sẻ thông tin cá nhân qua cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước được bảo vệ và đảm bảo an toàn.\n2. Việc trao đổi, truyền đưa, lưu trữ thông tin cá nhân trên cổng thông tin điện tử được bảo vệ và đảm bảo an toàn theo quy định pháp luật.\n3. Việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân phải được sự đồng ý của cá nhân đó trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác.\n4. Đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân là yêu cầu bắt buộc trong quá trình thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì và nâng cấp cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước."
},
{
"id": 26757,
"text": "Điều kiện ngân hàng tham gia phối hợp thu\nNgân hàng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:\n1. Đã triển khai hệ thống Core Banking.\n2. Hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng đáp ứng kết nối và trao đổi thông tin 24/7 với Cổng thanh toán điện tử hải quan, đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin.\n3. Hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng có chức năng thu nộp tiền thuế tại quầy và thu nộp tiền thuế qua kênh giao dịch điện tử.\n4. Cam kết có đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực; tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc, quy trình, trách nhiệm đáp ứng yêu cầu tổ chức phối hợp thu nộp tiền thuế, bảo lãnh thuế điện tử.\nTrường hợp ngân hàng có điều kiện đặc thù, chưa đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều này, Tổng cục Hải quan có văn bản trình Bộ Tài chính xử lý từng trường hợp cụ thể theo nguyên tắc đảm bảo an toàn, bảo mật, công bằng và hiệu quả."
},
{
"id": 236097,
"text": "Nguyên tắc xác định mã định danh y tế\n1. Sử dụng mã số bảo hiểm xã hội làm mã định danh y tế.\n2. Mỗi người dân chỉ được cấp một mã định danh y tế duy nhất và mỗi mã định danh y tế chỉ được cấp cho một người dân và tồn tại suốt đời.\n3. Các cơ sở y tế sử dụng mã định danh y tế để liên kết thông tin sức khỏe của người dân với Bệnh án điện tử, Hồ sơ sức khỏe điện tử và các phần mềm thông tin y tế khác."
},
{
"id": 67050,
"text": "HẠ TẦNG KỸ THUẬT VÀ NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN\n...\nc) Hệ thống máy chủ và thiết bị đi kèm đảm bảo đủ công suất, hiệu năng, tốc độ xử lý đáp ứng được yêu cầu triển khai và vận hành hệ thống tại phòng xét nghiệm. Hệ thống máy chủ có tính sẵn sàng cao, cơ chế dự phòng linh hoạt để hoạt động liên tục.\nd) Đảm bảo đủ số lượng máy trạm, máy in, các thiết bị phụ trợ có cấu hình phù hợp để vận hành hệ thống phần mềm quản lý xét nghiệm và công tác chuyên môn.\nđ) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tuân thủ điều kiện đảm bảo an toàn, an ninh thông tin quy định tại Điều 4 Thông tư 53/2014/TT-BYT và Quyết định số 4159/QĐ-BYT ngày 13/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về đảm bảo an toàn thông tin y tế điện tử tại các đơn vị trong ngành Y tế.\n2. Nhân lực công nghệ thông tin\nCơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có ít nhất một cán bộ có trình độ từ trung cấp công nghệ thông tin trở lên để quản trị, vận hành LIS."
},
{
"id": 524062,
"text": "Điều 7. Quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn, bảo mật\n1. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải xây dựng và thực hiện quy định nội bộ và tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử, tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về phòng, chống rửa tiền và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan.\n2. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải thực hiện các yêu cầu đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng; an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.\n3. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải tuân thủ các quy định về việc lập, sử dụng, bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng."
}
] |
91,769 | Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hành vi hát karaoke gây mất trật tự công cộng là bao lâu? | [
{
"id": 64240,
"text": "Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao là 01 năm.\n2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao được quy định như sau:\na) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;\nb) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;\nc) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.\n3. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong lĩnh vực thể thao\na) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao đang thực hiện là hành vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;\nb) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính.\n4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.”"
}
] | [
{
"id": 600284,
"text": "Điều 14. - Vi phạm các quy định về điều kiện của nơi hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá công cộng.\n1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm đủ ánh sáng theo quy định tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng hát karaoke.\n2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a. Không bảo đảm đủ diện tích của vũ trường, của nơi khiêu vũ công cộng, phòng hát karaoke theo quy định; b. Không lắp kính hoặc lắp kính mà bên ngoài không nhìn thấy rõ toàn bộ phòng hát karaoke; c. Treo, trưng bày tranh, ảnh, lịch hay vật khác có tính chất đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, điểm hoạt động karaoke hoặc tại nơi hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá công cộng khác.\n3. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp đối với các hành vi vi phạm tại Điều này: Tịch thu và tiêu huỷ tranh, ảnh, lịch hay vật khác đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm c khoản 2."
},
{
"id": 72033,
"text": " Đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn\n1. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính.\nKhông áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nước ngoài.\n2. Đối tượng và thời hiệu áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:\na) Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự thì thời hiệu là 01 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;\nb) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;\nc) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm này;\nd) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm này;\nđ) Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy thì thời hiệu là 03 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối hành vi vi phạm này;\ne) Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm này.\n3. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng."
},
{
"id": 553588,
"text": "Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.\n2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:\na) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;\nb) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;\nc) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính."
},
{
"id": 217447,
"text": "Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính\n1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là 2 năm.\n2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập là 1 năm.\n3. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập được quy định như sau:\na) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;\nb) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;\n..."
},
{
"id": 42804,
"text": "1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là 2 năm.\n2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập là 1 năm.\n3. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được quy định như sau:\na) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;\nb) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.\n4. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.\n5. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt."
}
] |
39,685 | Phiếu lý lịch tư pháp số 1 bao gồm những nội dung gì? | [
{
"id": 85057,
"text": "\"Điều 42. Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1\n1. Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.\n2. Tình trạng án tích:\na) Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;\nb) Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;\nc) Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.\n3. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:\na) Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;\nb) Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.\nTrường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì nội dung quy định tại khoản này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.\""
}
] | [
{
"id": 573934,
"text": "Điều 12. Ghi Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung trong trường hợp cập nhật bản án hình sự, quyết định tuyên bố phá sản tiếp theo\n1. Trường hợp cập nhật đối với những bản án tiếp theo quy định tại Điều 29 của Luật Lý lịch tư pháp, căn cứ vào Lý lịch tư pháp đã được cập nhật, Sở Tư pháp ghi các thông tin về bản án đó vào Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung bao gồm các nội dung tại mục “Nội dung bản án” trong Phần III “Thông tin về án tích” trong Lý lịch tư pháp và gửi cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.\n2. Trường hợp cập nhật đối với quyết định tuyên bố phá sản tiếp theo, căn cứ vào Lý lịch tư pháp đã được cập nhật, Sở Tư pháp ghi các thông tin về quyết định tuyên bố phá sản đó vào Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung bao gồm các nội dung trong Phần IV “Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã” trong Lý lịch tư pháp và gửi cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia."
},
{
"id": 505588,
"text": "Trường hợp Lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở nhiều bản án, quyết định thì thông tin về bản án, quyết định bị hủy theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm được xử lý theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Thông tư số 06/2013/TT-BTP;\nd) Xoá án tích: cập nhật nội dung của quyết định xóa án tích, giấy chứng nhận xoá án tích và kết quả xác minh điều kiện đương nhiên được xoá án tích.\n2. Kích cỡ của 08 loại biểu mẫu và 04 mẫu sổ lý lịch tư pháp được thống nhất sử dụng khổ giấy A4 (210 mm x 297mm). 2. Khoản 2, khoản 3 Điều 4 được sửa đổi như sau: “2. Các biểu mẫu Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp dành cho cá nhân và văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp dành cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn). Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể truy cập trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp để tải về và sử dụng miễn phí các loại biểu mẫu nói trên khi làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Cá nhân, cơ quan, tổ chức đến làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp được cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cung cấp để sử dụng miễn phí 02 loại Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và 02 văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Cách lập mã số Lý lịch tư pháp: 2. Sở Tư pháp nơi nhận được thông báo của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện ghi chú vào Lý lịch tư pháp của người bị kết án về việc người đó đã cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.” 2. Thông tin chung về án tích trong Lý lịch tư pháp là thông tin tóm tắt về các bản án được cập nhật trong Lý lịch tư pháp và ghi theo thứ tự thời gian cập nhật bản án đó. 2. Trường hợp người bị kết án có nhiều án tích thì cập nhật các án tích đó theo thứ tự thời gian nhận được thông tin lý lịch tư pháp. 2. Trường hợp Sở Tư pháp thực hiện lập Lý lịch tư pháp và đồng thời cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung vào Lý lịch tư pháp đã lập thì Sở Tư pháp gửi cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia bản Lý lịch tư pháp được lập đã có các thông tin lý lịch tư pháp bổ sung được cập nhật, không gửi Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều này. 2. Mục nội dung của văn bản được cập nhật trong Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung, cụ thể như sau: 2. Văn bản về việc bổ sung, đính chính thông tin của Sở Tư pháp bao gồm những nội dung sau: mã số Lý lịch tư pháp; họ và tên, ngày tháng năm sinh của người có Lý lịch tư pháp; nội dung bổ sung, đính chính thông tin."
},
{
"id": 73561,
"text": "“Điều 41. Phiếu lý lịch tư pháp\n 1. Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:\n a) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật này;\n b) Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.\n 2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.”"
},
{
"id": 99742,
"text": "\"Điều 44. Thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp\n1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:\na) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;\nb) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.\n2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:\na) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;\nb) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;\nc) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.\n3. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.\nTrong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.\n4. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.\""
},
{
"id": 573923,
"text": "Điều 4. Thẩm quyền in, phát hành biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp\n1. Bộ Tư pháp in và phát hành 02 loại giấy in màu có hoa văn để Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp (sau đây gọi là cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp) in nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2 theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.\n2. Hai biểu mẫu Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp dành cho cá nhân và hai biểu mẫu văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp dành cho cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức) được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp được truy cập trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn) để in và sử dụng miễn phí 02 loại Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và 02 văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này. Cá nhân khi đến làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp được cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cung cấp để sử dụng miễn phí 02 loại Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.\n3. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp in, sử dụng 05 loại sổ và 02 loại biểu mẫu lý lịch tư pháp là mẫu Lý lịch tư pháp, mẫu Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung ban hành kèm theo Thông tư này."
}
] |
30,483 | Chủ tài khoản thanh toán của tổ chức có các quyền hạn gì? | [
{
"id": 74756,
"text": "Quyền và nghĩa vụ của chủ tài khoản thanh toán\n1. Chủ tài khoản thanh toán có các quyền sau:\na) Sử dụng số tiền trên tài khoản thanh toán của mình để thực hiện các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ. Chủ tài khoản thanh toán được tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (nơi mở tài khoản) tạo điều kiện để sử dụng tài khoản thanh toán của mình thuận tiện và an toàn;\nb) Lựa chọn sử dụng các phương tiện thanh toán, dịch vụ và tiện ích thanh toán do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung ứng;\nc) Ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;\nd) Yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản thực hiện các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ và được cung cấp thông tin về các giao dịch thanh toán, số dư trên tài khoản thanh toán của mình theo thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;\nđ) Cung cấp đầy đủ, rõ ràng, chính xác các thông tin liên quan về mở và sử dụng tài khoản thanh toán. Thông báo kịp thời và gửi các giấy tờ liên quan cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản khi có sự thay đổi về thông tin trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán. Việc thay đổi thông tin về tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo Phụ lục số 03 đính kèm Thông tư này;\ne) Các quyền khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không trái với quy định của pháp luật hiện hành."
}
] | [
{
"id": 10442,
"text": "Sử dụng và ủy quyền sử dụng tài khoản thanh toán\n1. Chủ tài khoản được sử dụng tài khoản thanh toán để nộp, rút tiền mặt và yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện các giao dịch thanh toán hợp lệ. Chủ tài khoản có quyền yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp thông tin về giao dịch và số dư trên tài khoản thanh toán.\n2. Chủ tài khoản có thể ủy quyền có thời hạn bằng văn bản cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định của pháp luật.\n3. Chủ tài khoản có nghĩa vụ tuân thủ các quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và phải đảm bảo có đủ tiền trên tài khoản thanh toán để thực hiện lệnh thanh toán đã lập, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.\n4. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, kịp thời lệnh thanh toán hợp lệ của chủ tài khoản.\n5. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có quyền từ chối thực hiện lệnh thanh toán không hợp lệ của chủ tài khoản, hoặc khi trên tài khoản thanh toán không đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp từ chối tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo ngay lý do cho chủ tài khoản."
},
{
"id": 452789,
"text": "Điều 18. Đóng tài khoản thanh toán\n1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện đóng tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau:\na) Có văn bản yêu cầu đóng tài khoản thanh toán của chủ tài khoản và chủ tài khoản đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán. Trường hợp chủ tài khoản là người chưa đủ 15 tuổi, người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi không có tài sản riêng, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự thì việc đóng tài khoản được thực hiện theo yêu cầu của người giám hộ, người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản;\nb) Chủ tài khoản thanh toán của cá nhân bị chết, bị tuyên bố là đã chết, bị mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự;\nc) Tổ chức có tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;\nd) Chủ tài khoản vi phạm cam kết hoặc các thỏa thuận tại hợp đồng về mở và sử dụng tài khoản thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;\nđ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.\n2. Thời hạn đối với việc đóng tài khoản thanh toán do không duy trì đủ số dư tối thiểu và không phát sinh giao dịch trong thời gian dài; thời hạn thông báo cho chủ tài khoản trước khi đóng tài khoản thanh toán và các vấn đề cụ thể khác liên quan đến việc đóng tài khoản thanh toán trong trường hợp này do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định và thông báo công khai cho khách hàng.\n3. Sau khi đóng tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo cho chủ tài khoản, người giám hộ hoặc người thừa kế hợp pháp biết trong trường hợp chủ tài khoản thanh toán của cá nhân bị chết, bị tuyên bố là đã chết hoặc mất tích.\n4. Số dư còn lại sau khi đóng tài khoản thanh toán được xử lý như sau:\na) Chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoản, người giám hộ, người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản (trường hợp chủ tài khoản là người chưa đủ 15 tuổi, người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi không có tài sản riêng, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự) hoặc người được thừa kế, đại diện thừa kế trong trường hợp chủ tài khoản thanh toán của cá nhân bị chết, bị tuyên bố là đã chết, mất tích;\nb) Chi trả theo quyết định của tòa án;\nc) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp người thụ hưởng hợp pháp số dư trên tài khoản đã được thông báo mà không đến nhận hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản với chủ tài khoản, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.\n5. Sau khi đóng tài khoản thanh toán, khách hàng muốn sử dụng tài khoản thanh toán phải làm thủ tục mở tài khoản thanh toán theo quy định tại Thông tư này."
},
{
"id": 83160,
"text": "Điều 16. Tạm khóa tài khoản thanh toán\n1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư này.\n2. Việc chấm dứt tạm khóa tài khoản thanh toán và việc xử lý các lệnh thanh toán đi, đến trong thời gian tạm khóa thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán (hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo văn bản thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán."
},
{
"id": 452782,
"text": "a) Đối với tài khoản thanh toán của cá nhân: ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gặp mặt trực tiếp chủ tài khoản (hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) khi ký hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán;\nb) Đối với tài khoản thanh toán của tổ chức: ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải gặp mặt trực tiếp chủ tài khoản khi ký hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán nhưng phải đối chiếu, đảm bảo khớp đúng giữa dấu (nếu có), chữ ký của chủ tài khoản trên hợp đồng với mẫu dấu, mẫu chữ ký của chủ tài khoản trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán;\nc) Đối với tài khoản thanh toán chung: - Trường hợp các chủ thể hoặc một trong các chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung là cá nhân thì ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gặp mặt trực tiếp chủ tài khoản (hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) khi ký hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán; - Trường hợp các chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung là tổ chức thì ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải gặp mặt trực tiếp chủ tài khoản khi ký hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán nhưng phải đối chiếu, đảm bảo khớp đúng giữa dấu (nếu có), chữ ký của chủ tài khoản trên hợp đồng với mẫu dấu, mẫu chữ ký của chủ tài khoản trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán.\n4. Hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán với khách hàng phải ghi rõ số hiệu, ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản thanh toán và gửi cho khách hàng một (01) bản.\n5. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn khách hàng về trình tự, thủ tục tiếp nhận, xử lý hồ sơ mở tài khoản thanh toán và địa điểm ký hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán phù hợp với điều kiện và khả năng cung ứng của đơn vị mình."
},
{
"id": 10435,
"text": "Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là dịch vụ thanh toán) bao gồm dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.\n2. Thanh toán quốc tế là hoạt động thanh toán trong đó có ít nhất một bên liên quan là tổ chức hoặc cá nhân có tài khoản thanh toán ở ngoài lãnh thổ Việt Nam.\n3. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán) gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước), ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và một số tổ chức khác.\n4. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán là các tổ chức không phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.\n5. Chủ tài khoản thanh toán (sau đây gọi là chủ tài khoản) là người đứng tên mở tài khoản. Đối với tài khoản của cá nhân, chủ tài khoản là cá nhân đứng tên mở tài khoản. Đối với tài khoản của tổ chức, chủ tài khoản là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của tổ chức mở tài khoản."
}
] |
25,704 | Thời hiệu chia di sản thừa kế đối với bất động sản là bao lâu? | [
{
"id": 58749,
"text": "\"Điều 623. Thời hiệu thừa kế\n1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:\na) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;\nb) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.\n2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.\n3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.\""
}
] | [
{
"id": 546366,
"text": "a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;\nb) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;\nc) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;\nd) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.\n2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.\nĐiều 622. Tài sản không có người nhận thừa kế. Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.\nĐiều 623. Thời hiệu thừa kế\n1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:\na) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;\nb) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.\n2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.\n3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế."
},
{
"id": 259921,
"text": "\"Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế\n1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.\"\nĐồng thời, Công văn 01/GĐ-HĐTP năm 2018 có quy định như sau:\n“Tòa án áp dụng khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 về thời hiệu thừa kế để thụ lý, giải quyết vụ án dân sự \"Tranh chấp về thừa kế tài sản”. Theo đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm mở thừa kế.\" "
},
{
"id": 89044,
"text": "Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế\na) Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:\na.1) Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.\na.2) Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.\na.3) Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.\nb) Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo Ủy quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản."
},
{
"id": 58768,
"text": "\"Điều 642. Di chúc bị thất lạc, hư hại\n1. Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật.\n2. Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc.\n3. Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.\""
}
] |
121,016 | Điều kiện để cá nhân thi công trám lấp giếng không sử dụng được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất là gì? | [
{
"id": 42184,
"text": "Điều kiện để được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất\nTổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất phải có đủ các điều kiện sau đây:\n1. Có quyết định thành lập tổ chức của cấp có thẩm quyền hoặc một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với nhóm cá nhân, hộ gia đình do cơ quan có thẩm quyền cấp (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), trong đó có nội dung hoạt động liên quan đến ngành nghề khoan nước dưới đất.\n2. Người đứng đầu tổ chức hoặc người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hành nghề (sau đây gọi chung là người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật) phải am hiểu các quy định của pháp luật về bảo vệ nước dưới đất và đáp ứng các điều kiện sau:\na) Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô nhỏ:\nCó trình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan và có ít nhất hai (02) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề hoặc công nhân khoan có tay nghề bậc 3/7 hoặc tương đương trở lên và có ít nhất bốn (04) năm kinh nghiệm liên tục trong lĩnh vực hành nghề; đã trực tiếp tham gia thiết kế, lập báo cáo hoặc thi công khoan ít nhất năm (05) công trình khoan nước dưới đất.\nTrường hợp không có một trong các văn bằng quy định nêu trên thì phải có ít nhất năm (05) năm kinh nghiệm liên tục trong lĩnh vực hành nghề, đã trực tiếp thi công ít nhất mười (10) công trình khoan nước dưới đất và phải có chứng nhận đã qua khóa đào tạo, tập huấn kỹ thuật về bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trong hoạt động hành nghề khoan nước dưới đất do Cục Quản lý tài nguyên nước hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức.\nb) Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa:\nCó trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan và có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề hoặc tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan và có ít nhất năm (05) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề; đã trực tiếp tham gia lập đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất năm (05) công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 200m3/ngày đêm trở lên.\nc) Đối với hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn:\nCó trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan và có ít nhất bảy (07) năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hành nghề; đã trực tiếp tham gia lập đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất ba (03) công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 3000 m3/ngày đêm trở lên.\nd) Người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật phải là người của tổ chức, cá nhân hành nghề hoặc có hợp đồng lao động với tổ chức, cá nhân hành nghề theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp hợp đồng lao động là loại xác định thời hạn thì tại thời điểm nộp hồ sơ, thời hạn hiệu lực của hợp đồng lao động phải còn ít nhất là mười hai (12) tháng.\n3. Máy khoan và các thiết bị thi công khoan phải bảo đảm có tính năng kỹ thuật phù hợp, đáp ứng yêu cầu đối với quy mô hành nghề và an toàn lao động theo quy định hiện hành."
}
] | [
{
"id": 53861,
"text": "Việc xử lý, trám lấp giếng thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư này thực hiện như sau:\n1. Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, trước ngày thi công các giếng khoan thăm dò, chủ giấy phép thông báo bằng văn bản tới Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình thăm dò về danh sách dự kiến các giếng khoan thăm dò phải trám lấp và thời gian, địa điểm dự kiến thực hiện thi công trám lấp giếng để theo dõi, kiểm tra (nếu cần).\n2. Sau khi hoàn thành việc trám lấp, chủ giấy phép có trách nhiệm báo cáo kết quả thi công trám lấp giếng, trong đó phải nêu rõ việc đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng theo quy định của Thông tư này, những vấn đề phát sinh trong quá trình trám lấp giếng (nếu có) và được thể hiện trong báo cáo kết quả thăm dò, đánh giá trữ lượng nước dưới đất hoặc báo cáo kết quả thi công giếng khai thác theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước."
},
{
"id": 469616,
"text": "Khoản 4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:\na) Thi công giếng khoan không theo đúng quy trình, thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt;\nb) Thi công trám lấp giếng khoan không đúng kỹ thuật theo quy định;\nc) Sử dụng nước thải, nước bẩn, nước có chứa dầu mỡ, hóa chất độc hại, phụ gia chứa hóa chất gây ô nhiễm làm dung dịch khoan hoặc pha trộn dung dịch khoan và đưa vào lỗ khoan;\nd) Thi công trám lấp giếng khoan khai thác nước dưới đất có đường kính ống chống hoặc ống vách lớn hơn 60 mm hoặc chiều sâu từ 30 m trở lên không có giấy phép hành nghề khoan;\nđ) Thực hiện hành nghề không đúng quy mô đã quy định trong giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất;\ne) Thi công khoan thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất cho tổ chức, cá nhân không có giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất theo quy định."
},
{
"id": 53860,
"text": "Việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này thực hiện như sau:\n1. Sau khi có quyết định thu hồi, điều chỉnh giấy phép, xử lý vi phạm hành chính mà trong đó có áp dụng biện pháp phải trám lấp giếng hoặc có văn bản thông báo chấm dứt hiệu lực giấy phép đối với trường hợp trả lại giấy phép hoặc văn bản thông báo không đủ điều kiện để được cấp, gia hạn giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ giếng phải lập phương án trám lấp giếng theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.\nTrong thời hạn chín mươi (90) ngày kể từ ngày có quyết định hoặc văn bản thông báo, chủ giếng phải hoàn thành việc trám lấp giếng. Trường hợp trong các quyết định hoặc văn bản thông báo có quy định cụ thể về thời hạn hoàn thành việc trám lấp thì thực hiện theo các quyết định, văn bản thông báo này.\n2. Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định hoặc văn bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, chủ giếng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về thời gian, địa điểm thực hiện việc thi công trám lấp giếng tới Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Tài nguyên và Môi trường) để theo dõi, kiểm tra (nếu cần).\n3. Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc thi công trám lấp giếng không sử dụng, chủ giếng có trách nhiệm báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường về kết quả thi công trám lấp giếng.\nNội dung chính của báo cáo kết quả thi công trám lấp giếng, gồm: các thông tin chung về giếng phải trám lấp; nội dung, khối lượng đã thực hiện trong quá trình thi công trám lấp; đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng theo quy định; những vấn đề phát sinh trong quá trình trám lấp giếng (nếu có)."
},
{
"id": 53867,
"text": "1. Đối với trường hợp giếng không sử dụng phải trám lấp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt danh mục giếng phải trám lấp theo quy định tại Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, thì tiếp tục thực hiện theo quyết định đã phê duyệt.\n2. Đối với giếng khai thác nước dưới đất không sử dụng phải trám lấp thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Điểm đ Khoản 3 Điều 4 Thông tư này mà chưa thi công trám lấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, việc trám lấp được thực hiện như sau:\na) Căn cứ điều kiện cụ thể ở từng địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức điều tra, thống kê, rà soát, phân loại và lập danh mục giếng không sử dụng phải trám lấp;\nb) Danh mục giếng không sử dụng phải trám lấp, bao gồm danh sách từng giếng không sử dụng phải trám lấp, được phân loại theo quy định tại Khoản 1 và Điểm đ Khoản 3 Điều 4 Thông tư này. Mỗi giếng bao gồm các nội dung chủ yếu: tên, địa chỉ của chủ giếng và giếng phải trám lấp; loại giếng (giếng khoan, lỗ khoan, giếng đào); đường kính, chiều sâu giếng; tình trạng thực tế của giếng; lý do phải trám lấp và kế hoạch trám lấp; các thông tin khác liên quan đến việc trám lấp giếng (nếu có);\nc) Sở Tài nguyên và Môi trường gửi dự thảo danh mục giếng không sử dụng phải trám lấp tới Ủy ban nhân dân cấp xã để niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc. Đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 Thông tư này thì còn phải thông báo bằng văn bản cho chủ giếng về việc trám lấp. Trong thời hạn niêm yết công khai, chủ giếng có quyền đề nghị đưa ra khỏi danh mục và nêu rõ lý do. Trường hợp chưa có trong danh mục giếng không sử dụng phải trám lấp nhưng chủ giếng xác định không sử dụng, thì chủ giếng đề nghị bổ sung vào danh mục;\nd) Trên cơ sở kết quả niêm yết, thông báo theo quy định tại Điểm c Khoản này và đề nghị của chủ giếng, Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, hoàn thiện danh mục giếng không sử dụng phải trám lấp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt;\nđ) Trên cơ sở danh mục giếng không sử dụng phải trám lấp đã được phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân cấp xã thông báo tới chủ giếng để thi công trám lấp giếng theo quy định tại Thông tư này;\ne) Đối với trường hợp giếng phải trám lấp trong danh mục giếng không sử dụng phải trám lấp mà không xác định được chủ giếng thì Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thi công trám lấp. Việc thi công trám lấp phải đảm bảo hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2022."
},
{
"id": 53864,
"text": "1. Việc thi công trám lấp giếng khoan nước dưới đất quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này phải bảo đảm các yêu cầu sau:\na) Lấp đầy hỗn hợp vữa xi măng vào trong giếng khoan, trường hợp không thể lấp đầy giếng thì phải có biện pháp bịt kín miệng giếng; xung quanh miệng giếng phải đổ bê tông với kích thước không nhỏ hơn 0,3m tính từ miệng giếng khoan;\nb) Khuyến khích thực hiện thi công trám lấp giếng theo quy định tại Khoản 2 Điều này.\n2. Việc thi công trám lấp giếng khoan, lỗ khoan không sử dụng quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Thông tư này phải bảo đảm các yêu cầu sau:\na) Vật liệu trám lấp phải có tính thấm nước kém hoặc không thấm nước, gồm hỗn hợp vữa hoặc vật liệu dạng viên như sau:\nHỗn hợp vữa, gồm: vữa xi măng; vữa xi măng trộn với sét tự nhiên hoặc bentonit; vữa bentonit, sét tự nhiên; vữa được trộn bằng các vật liệu khác có tính chất đông kết, trương nở tương đương với sét tự nhiên;\nVật liệu dạng viên, gồm: sét tự nhiên dạng viên; vật liệu dạng viên khác có tính chất thấm nước, trương nở tương đương với sét tự nhiên. Vật liệu dạng viên phải bảo đảm có dạng hình cầu và kích thước không lớn hơn 0,25 lần đường kính nhỏ nhất của giếng khoan hoặc đường kính trong của đoạn ống nhỏ nhất.\nb) Chuẩn bị trám lấp giếng:\nCăn cứ điều kiện cụ thể từng giếng khoan, lựa chọn vật liệu trám lấp và biện pháp thi công, công nghệ, thiết bị trám lấp phù hợp;\nKiểm tra, đánh giá hiện trạng của giếng khoan; đo chiều sâu, đường kính, xác định đường kính nhỏ nhất và đánh giá mức độ thông thoáng của giếng khoan;\nKiểm tra, đánh giá khả năng rút, nhổ cột ống giếng. Trường hợp rút, nhổ được cột ống giếng thì chuẩn bị thiết bị, dụng cụ phù hợp để bảo đảm việc trám lấp được thực hiện đồng thời với quá trình rút, nhổ cột ống giếng;\nChuẩn bị các điều kiện để bảo đảm quá trình trám lấp giếng được thực hiện liên tục, không gián đoạn.\nc) Thi công trám lấp giếng:\nViệc thi công trám lấp phải bảo đảm giếng khoan được lấp đầy bằng các vật liệu trám lấp ở trạng thái đông kết; thực hiện trám lấp theo từng đoạn, từ dưới lên trên, bắt đầu từ đáy giếng; ít nhất 10m trên cùng của giếng phải được trám lấp bằng hỗn hợp vữa; miệng giếng phải được đổ bê tông với kích thước không nhỏ hơn 0,3m kể từ miệng giếng khoan;\nTrường hợp sử dụng hỗn hợp vữa dạng lỏng phải bảo đảm vữa được dẫn qua ống tới độ sâu của từng đoạn trám lấp bằng dụng cụ, thiết bị phù hợp, không đổ vữa trực tiếp qua miệng giếng; chiều dài mỗi đoạn trám lấp tuỳ thuộc điều kiện của từng giếng khoan và khả năng thực tế của thiết bị trám lấp;\nTrường hợp sử dụng vật liệu dạng viên phải bảo đảm không tạo thành \"nút\" ở trong giếng; vật liệu được đổ từ từ, khối lượng phù hợp với thể tích của từng đoạn; kết thúc mỗi đoạn trám lấp phải đầm, nén vật liệu bằng dụng cụ, thiết bị phù hợp; chiều dài mỗi đoạn trám lấp không quá 10m;\nTrường hợp rút, nhổ được cột ống giếng, thì phải rút, nhổ cột ống đó trong quá trình trám lấp. Việc rút, nhổ cột ống phải thực hiện theo từng đoạn, phù hợp với chiều dài mỗi đoạn trám lấp, chân của cột ống giếng luôn nằm trong lớp vật liệu trám lấp và bảo đảm đất đá không sập lở vào giếng trước khi vật liệu lấp đầy đoạn giếng khoan."
}
] |
3,429 | Thủ tục đăng ký kết hôn gồm những bước nào? Ai có thẩm quyền đăng ký kết hôn? | [
{
"id": 61763,
"text": "\"Điều 17. Thẩm quyền đăng ký kết hôn và nội dung Giấy chứng nhận kết hôn\n1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.\n2. Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:\na) Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;\nb) Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;\nc) Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.\nĐiều 18. Thủ tục đăng ký kết hôn\n1. Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.\n2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.\nTrường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.\""
}
] | [
{
"id": 514856,
"text": "Khoản 5.3. Chủ thể của tội này là người có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn, cụ thể là:\na) Người đại diện chính quyền hoặc người đại diện của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ta ở nước ngoài có thẩm quyền ký giấy chứng nhận kết hôn;\nb) Cán bộ hộ tịch làm thủ tục đăng ký kết hôn ở UBND xã, phường, thị trấn hoặc cán bộ của Sở Tư pháp đối với trường hợp đăng ký kết hôn có nhân tố nước ngoài;\nc) Cán bộ làm thủ tục đăng ký kết hôn ở các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài."
},
{
"id": 68696,
"text": "Điều khoản chuyển tiếp\n ...\n 2. Đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích và tạo điều kiện để đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng. Thẩm quyền, thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật Hộ tịch."
},
{
"id": 617170,
"text": "Khoản 2. Trường hợp người có yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn mà việc kết hôn trước đây thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài và chưa làm thủ tục ghi vào sổ việc kết hôn thì Sở Tư pháp ghi đồng thời hai việc kết hôn và ly hôn vào Sổ đăng ký kết hôn sử dụng tại Sở Tư pháp. Trường hợp người yêu cầu đã đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, nhưng Sổ đăng ký kết hôn không còn lưu trữ được thì việc ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn cũng được thực hiện theo quy định tại Khoản này."
},
{
"id": 71984,
"text": "Cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân\n...\n3. Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích kết hôn thì cơ quan đăng ký hộ tịch chỉ cấp một (01) bản cho người yêu cầu. Trong Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi rõ họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ tùy thân của người dự định kết hôn, nơi dự định đăng ký kết hôn.\nVí dụ: Giấy này được cấp để làm thủ tục kết hôn với anh Nguyễn Việt K, sinh năm 1962, công dân Việt Nam, Hộ chiếu số: B123456 do Đại sứ quán Việt Nam tại CHLB Đức cấp ngày 01/02/2020; tại UBND huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.\nGiấy này được cấp để làm thủ tục đăng ký kết hôn với anh KIM JONG DOEK, sinh năm 1970, quốc tịch Hàn Quốc, Hộ chiếu số HQ12345 do cơ quan có thẩm quyền Hàn Quốc cấp ngày 02/02/2020; tại cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc, tại Hàn Quốc.\n4. Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích khác, không phải để đăng ký kết hôn, thì người yêu cầu không phải đáp ứng điều kiện kết hôn; trong Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi rõ mục đích sử dụng, không có giá trị sử dụng để đăng ký kết hôn. Số lượng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp theo yêu cầu.\nVí dụ: Giấy này được cấp để làm thủ tục mua bán nhà, không có giá trị sử dụng để đăng ký kết hôn."
},
{
"id": 47574,
"text": "\"Điều 13. Xử lý việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền\nTrong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước.\""
}
] |
169,040 | F0 cách ly tại nhà được dỡ bỏ cách ly sau bao nhiêu ngày? | [
{
"id": 215554,
"text": "\"VII. XUẤT VIỆN VÀ DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM\n7.1. Tiêu chuẩn dỡ bỏ cách ly với người quản lý, chăm sóc tại nhà\nĐối với người bệnh COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà theo quy định sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi:\n- Thời gian cách ly, điều trị đủ 7 ngày và kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính vi rút SARS-CoV-2 do NVYT thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.\n- Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin theo quy định; và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vắc xin theo quy định.\n- Trạm Y tế nơi quản lý người bệnh chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.\""
}
] | [
{
"id": 67123,
"text": "\"3. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho F0 cách ly tại nhà\n...\nHoạt động 4. Xét nghiệm SARS-CoV-2 cho F0 cách ly tại nhà\n1. Thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 hoặc hướng dẫn tự xét nghiệm tại nhà cho F0, người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà khi có triệu chứng nghi mắc COVID-19.\n2. F0 sẽ được dỡ bỏ cách ly y tế tại nhà khi cách ly đủ 07 ngày và khỏi bệnh (khi có kết quả xét nghiệm kháng nguyên SARS-CoV-2 âm tính bằng các loại sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên được Bộ Y tế cấp phép lưu hành do bản thân hoặc người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện).\n3. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm ngày 7 dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vắc xin theo quy định.\n4. Cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà chịu trách nhiệm xác nhận tình trạng khỏi bệnh cho F0.\""
},
{
"id": 250738,
"text": "\"3. Trạm y tế cấp xã xác minh và cấp giấy xác nhận\nKhi nhận được tin nhắn thông báo kết quả xét nghiệm âm tính của F0, nhân viên Trạm y tế được phân công phụ trách cấp giấy xác nhận đăng nhập vào tài khoản Trạm y tế tại địa chỉ https://covid19.medinet.org.vn:75 để thực hiện các bước sau:\n- Kiểm tra thông tin kết quả xét nghiệm âm tính sau thời gian cách ly được chuyển vào \"Nền tảng số quản lý COVID-19\" qua tài khoản của Trạm y tế:\n+ Trường hợp thông tin khai báo kết quả xét nghiệm âm tính chính xác, đủ thời gian cách ly theo quy định, Trạm y tế xác nhận F0 hoàn thành cách ly trên hệ thống, thực hiện thủ tục cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly y tế tại nhà.\n+ Trường hợp thông tin khai báo không chính xác (họ tên, năm sinh, chứng minh/căn cước công dân không đúng với các giấy tờ tùy thân đính kèm), hình ảnh kết quả xét nghiệm không rõ hoặc không đúng với kết quả khai báo,... Trạm y tế từ chối tiếp nhận trên hệ thống.\n+ Trường hợp đến ngày 10 (đối với người tiêm đủ liều vắc xin), ngày 14 (đối với người chưa tiêm đủ liều vắc xin) F0 vẫn chưa khai báo kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính, Trạm y tế liên hệ F0 để thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên chuẩn bị kết thúc cách ly. Tùy theo kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên vào ngày thứ 10 hoặc ngày 14 của F0, Trạm y tế nơi quản lý người bệnh chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh và đề xuất thời gian hoàn thành cách ly.\n- Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 phường, xã, thị trấn cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly y tế tại nhà bằng bản điện tử qua email cho F0.\nGhi chú: Trường hợp F0 không có email thì có thể nhận bản giấy trực tiếp tại Trạm y tế; sau 5 ngày kể từ ngày hoàn thành cách ly tại nhà, nếu F0 không nhận bản giấy trực tiếp tại Trạm y tế, Trạm y tế sẽ chuyển giấy xác nhận về Tổ dân phố để hỗ trợ phát tại nhà cho người dân./.\""
},
{
"id": 78883,
"text": "\"2. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người F0 cách ly tại nhà\n...\nHoạt động 2. Hướng dẫn F0 tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà\nTrong vòng 24 giờ sau khi nhận được danh sách F0, Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà được phân công quản lý F0 phải tiếp cận F0 hoặc gia đình F0 để đánh giá các điều kiện cách ly tại nhà. Trong trường hợp F0 đủ điều kiện cách ly tại nhà, phát tờ rơi hướng dẫn những điều cần tuân thủ; tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà; cấp phát thuốc điều trị COVID-19 theo quy định (cấp ngay gói A nếu F0 không có triệu chứng; cấp ngay gói A-C nếu F0 có triệu chứng nhẹ), cụ thể như sau:\n1. Chuẩn bị các vật dụng cần thiết khi cách ly tại nhà gồm: Nhiệt kế, thiết bị đo SpO2, máy đo huyết áp (nếu có); khẩu trang y tế; phương tiện vệ sinh tay; dung dịch nước muối sinh lý để súc họng, rửa mũi; vật dụng cá nhân; thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.\n2. Chuẩn bị thuốc điều trị tại nhà gồm: Thuốc điều trị COVID-19 tại nhà do Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà cấp phát; thuốc đang điều trị bệnh nền (tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, hen phế quản...) đủ sử dụng trong 01 tháng.\""
},
{
"id": 125486,
"text": "\"2. Trạm y tế cấp xã xác minh và tiếp nhận F0 cách ly tại nhà\nKhi nhận được tin nhắn thông báo có người khai báo F0, nhân viên Trạm y tế được phân công đăng nhập vào tài khoản của Trạm y tế tại địa chỉ https://covid19.medinet.org.vn:75 để thực hiện các bước sau:\n- Kiểm tra các thông tin cá nhân, tiền sử bệnh nền, tiền sử tiêm vắc xin, kết quả xét nghiệm, các triệu chứng hiện tại và những dấu hiệu nặng (qua khai báo của F0).\n- Gọi điện thoại cho F0 để xác minh tên, địa chỉ cách ly và điều kiện cách ly tại nhà.\n- Bấm nút “tiếp nhận” sau khi hoàn thành các bước trên.\nTùy tình hình số F0 cách ly tại nhà trên địa bàn cấp xã, các bước trên có thể do nhân viên của Trạm y tế, Trạm y tế lưu động; Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, Tổ y tế lưu động, Tổ COVID cộng đồng ... thực hiện. Người thực hiện phải được Trung tâm y tế, Trạm y tế tập huấn.\""
},
{
"id": 215556,
"text": "\"2. Trạm y tế cấp xã xác minh và cấp giấy xác nhận\nKhi nhận được tin nhắn thông báo kết quả xét nghiệm âm tính của F0, nhân viên Trạm y tế được phân công phụ trách cấp giấy xác nhận đăng nhập vào tài khoản Trạm y tế tại địa chỉ https://covid19.medinet.org.vn:75 để thực hiện các bước sau:\n- Kiểm tra thông tin kết quả xét nghiệm âm tính sau thời gian cách ly được chuyển vào Nền tảng quản lý COVID-19 qua tài khoản của Trạm y tế.\na. Đối với trường hợp đã “khai báo F0” qua địa chỉ: https://khaibaof0.tphcm.gov.vn khi có kết quả xét nghiệm dương tính\n- Chọn tên F0 từ “Danh sách chờ cấp giấy xác nhận”.\n- Bấm nút “Hoàn thành cách ly”. Hệ thống sẽ gởi tin nhắn “Ông/Bà đã hoàn thành cách ly tại nhà từ ngày…………đến ngày……………….”.\n- Trường hợp Trạm y tế chưa sử dụng chữ ký điện tử:\n+ Nhấn “Xuất Giấy xác nhận” sau đó chọn định dạng tệp muốn tải, điều chỉnh thông tin (nếu cần) và in giấy xác nhận.\n+ Lãnh đạo Trạm Y tế (được Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cấp xã phân công) ký giấy xác nhận và đóng dấu của Trạm y tế.\n+ Đăng nhập Nền tảng số quản lý COVID-19, chọn F0 cần gửi email, nhập nội dung email và đính kèm bản scan giấy xác nhận đã được ký và bấm nút “gửi email”. Bản điện tử sẽ được gửi đến email của F0 đã khai báo.\n- Trường hợp Trạm y tế thực hiện ký số giấy xác nhận, nhấn “ký số và gửi email”. Mail sẽ được tự động gửi đến email của F0.\nb. Đối với trường hợp chưa “khai báo F0” qua địa chỉ: https://khaibaof0.tphcm.gov.vn khi có kết quả xét nghiệm dương tính\n- Căn cứ danh sách các F0 tại “danh sách khai báo âm tính”, gọi điện thoại để xác minh thông tin hoặc kiểm tra danh sách F0 cách ly tại nhà do các cơ sở chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà trên địa bàn phụ trách (Trạm y tế lưu động, Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, Tổ y tế lưu động...).\n- Nếu có chứng cứ để xác định là F0 cách ly tại nhà. Trạm y tế bấm “tiếp nhận” và thực hiện như quy trình ở bước (a).\n- Nếu không có chứng cứ để xác định là F0 cách ly tại nhà. Trạm y tế bấm “từ chối cấp giấy xác nhận”.\n- Hệ thống sẽ gửi thông báo về cho người cách ly “BCĐ PCD phường.... từ chối cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly cho Ông/Bà………….vì chưa có chứng cứ xác định Ông/Bà là F0 cách ly tại nhà”.\nLưu ý: Trường hợp F0 không có email thì có thể nhận bản giấy trực tiếp tại Trạm y tế; sau 5 ngày kể từ ngày hoàn thành cách ly tại nhà, nếu F0 không nhận bản giấy trực tiếp tại Trạm y tế,Trạm y tế sẽ chuyển giấy xác nhận về Tổ Dân phố để hỗ trợ phát tại nhà cho người dân./.\""
}
] |
135,332 | Mỗi năm học sinh lớp 10 học bao nhiêu tiết học môn Lịch sử? | [
{
"id": 82080,
"text": "“2.2. Thời lượng giáo dục\nMỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút. Khuyến khích các trường trung học phổ thông đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.\nBảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp trung học phổ thông\n"
}
] | [
{
"id": 630453,
"text": "Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp trung học phổ thông Nội dung giáo dục Số tiết/năm học/lớp Môn học bắt buộc Ngữ văn 105 Toán 105 Ngoại ngữ 1 105 Lịch sử 52 Giáo dục thể chất 70 Giáo dục quốc phòng và an ninh 35 Môn học lựa chọn Địa lí 70 Giáo dục kinh tế và pháp luật 70 Vật lí 70 Hóa học 70 Sinh học 70 Công nghệ 70 Tin học 70 Âm nhạc 70 Mĩ thuật 70 Chuyên đề học tập lựa chọn (3 cụm chuyên đề) 105 Hoạt động giáo dục bắt buộc Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 105 Nội dung giáo dục của địa phương 35 Môn học tự chọn Tiếng dân tộc thiểu số 105 Ngoại ngữ 2 105 Tổng số tiết học/năm học (không kể các môn học tự chọn) 997 Số tiết học trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn) 28,5\n2. Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ hai “- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp”, mục “3. Giáo dục khoa học xã hội” phần “V. ĐỊNH HƯỚNG VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC” như sau: “- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp Ở lớp 10, môn Lịch sử, môn Địa lí giúp học sinh hiểu biết về đặc điểm tổng quát của khoa học lịch sử và khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến lịch sử và địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức lịch sử và địa lí trong đời sống, đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản thông qua các chủ đề và chuyên đề học tập về những vấn đề cơ bản của lịch sử và địa lí, tạo cơ sở vững chắc để học sinh có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, phù hợp. Ở lớp 11 và lớp 12, môn Lịch sử chú trọng đến các chủ đề và chuyên đề học tập về các lĩnh vực của sử học, như: lịch sử chính trị, lịch sử kinh tế, lịch sử văn minh, lịch sử văn hóa, lịch sử quân sự và lịch sử xã hội, sự tương tác và hội nhập của Việt Nam vào khu vực và thế giới,...; môn Địa lí tập trung vào một số chủ đề và chuyên đề học tập về địa lí thế giới (khu vực, quốc gia tiêu biểu) và địa lí Việt Nam (tự nhiên, kinh tế - xã hội) nhằm hỗ trợ cho những học sinh có định hướng nghề nghiệp thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cũng như một số ngành khoa học liên quan.”."
},
{
"id": 119099,
"text": "\"III. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TUẦN LÀM VIỆC 40 GIỜ\n...\n2. Đối với cán bộ, nhà giáo, người lao động công tác ở các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân:\n...\n2.2. Giáo dục tiểu học:\nTừ ngày 02 tháng 10 năm 1999 trở đi các trường tiểu học tổ chức dạy và học hàng tuần từ thứ hai đến thứ sáu, nghỉ thứ bảy và chủ nhật.\nĐịa phương nào do điều kiện cơ sở trường lớp khó khăn chưa bố trí nghỉ hai ngày liền đồng loạt được cho tất cả các trường thì có thể bố trí nghỉ vào ngày chủ nhật và một ngày khác trong tuần tuỳ theo điều kiện của từng trường.\nCác văn bản đã ban hành về kế hoạch dạy và học ở tiểu học vẫn giữ nguyên hiệu lực. Để đảm bảo dạy đủ 9 môn một cách có chất lượng, giáo viên tiểu học phải chuẩn bị đủ bài và phải lên lớp đủ 5 tiết/ngày, 5 buổi/tuần. Mỗi tuần bố trí một buổi sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ (tương đương với 4 giờ hành chính). Buổi sinh hoạt này được bố trí vào ngoài giờ lên lớp hàng ngày hoặc vào ngày nghỉ của tuần.\nCác trường, lớp tổ chức dạy và học trên 5 buổi/tuần cần có biện pháp tăng cường giáo viên, về cả số lượng và loại hình theo hình thức hợp đồng. Kinh phí bồi dưỡng giáo viên dạy hợp đồng và giáo viên dạy quá 5 buổi/tuần do phụ huynh đóng góp theo qui định. Những giáo viên được bố trí dạy buổi thứ hai thì ngoài buổi dạy thứ nhất theo kế hoạch 1 buổi/ngày (5 buổi/tuần) cũng không được dạy quá 10 tiết/tuần.\nĐể đảm bảo mỗi buổi học không kéo dài quá 240 phút, tiết chào cờ đầu tuần và tiết sinh hoạt cuối tuần thực hiện không quá 20 phút; rút ngắn giờ ra chơi giữa buổi học của các ngày có tiết chào cờ và sinh hoạt. Hoạt động ngoài giờ theo các chủ điểm qui định trong năm học được bố trí vào một buổi thứ hai trong ngày đối với các trường tổ chức dạy học dưới 10 buổi/tuần, hoặc bố trí vào một buổi của ngày nghỉ cho mỗi chủ điểm.\n...\""
},
{
"id": 233960,
"text": "Nội dung, hình thức, phương pháp, thời lượng dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh\n...\n2. Thời lượng dạy học\nChương trình tiếng Anh lớp 1, lớp 2 được thiết kế và phân bổ với thời lượng 140 tiết học trong 02 năm, 70 tiết học trong mỗi năm lớp 1 và lớp 2, tương đương với 2 tiết/tuần."
},
{
"id": 156690,
"text": "\"Điều 5. Hình thức tổ chức dạy học\n1. Môn Tiếng dân tộc thiểu số được thực hiện theo chương trình của từng cấp học, sử dụng thời lượng tự chọn trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành để tổ chức dạy học trong các cơ sở giáo dục.\n2. Việc học tiếng dân tộc thiểu số được tổ chức theo lớp học quy định tại Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên. Đối với mỗi tiếng dân tộc thiểu số, nếu tất cả người học trong lớp có nguyện vọng học thì tổ chức lớp học tiếng dân tộc thiểu số theo lớp học đó; trường hợp trong lớp học chỉ có một số người có nguyện vọng học thì tổ chức lớp học tiếng dân tộc thiểu số riêng và có thể ghép chung với lớp khác nếu chưa đủ sĩ số. Số lượng người học tối thiểu của một lớp là 10 (mười) người.\""
},
{
"id": 105731,
"text": "Chương trình bồi dưỡng\n1. Nội dung bồi dưỡng\na) Học sinh DBĐH được bồi dưỡng kiến thức văn hóa ba môn theo tổ hợp môn đã sử dụng để xét tuyển vào trường DBĐH (môn 1, môn 2, môn 3) và môn Tiếng Anh, môn Tin học;\nb) Học sinh DBĐH được rèn luyện sức khỏe (RLSK) và tham gia các hoạt động giáo dục (HĐGD). Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, nhu cầu học tập, sinh hoạt của học sinh, Hiệu trưởng trường DBĐH lựa chọn các nội dung RLSK và HĐGD phù hợp;\nc) Trường DBĐH chủ động xây dựng kế hoạch dạy học theo đề cương chi tiết các môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.\n2. Khung thời gian\na) Đối với các tổ hợp môn không có môn Tiếng Anh\n\nb) Đối với các tổ hợp môn có môn Tiếng Anh\n\nĐối với tổ hợp môn có đồng thời môn Toán và môn Văn, thời gian học môn Toán là 8 tiết/tuần, thời gian học môn Văn là 7 tiết/tuần.\nc) Thời gian bồi dưỡng DBĐH là 01 năm học. Hiệu trưởng trường DBĐH quyết định Kế hoạch năm học đảm bảo đủ 28 tuần thực học, thời gian còn lại để tổ chức ôn tập, thi cuối khóa và các hoạt động khác."
}
] |
87,100 | Hành vi nào là hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng trang phục thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội? | [
{
"id": 141680,
"text": "Những hành vi bị nghiêm cấm\n1. Sử dụng trang phục, biển tên không đúng mục đích hoặc trong khi không làm nhiệm vụ nhằm vụ lợi.\n2. Cho thuê, mượn, trao đổi hoặc lợi dụng việc sử dụng trang phục trái quy định.\n3. Tự ý thay đổi quy cách, kiểu dáng, màu sắc và chất liệu trang phục.\n4. Mặc trang phục không sạch sẽ, không gọn gàng, thiếu đồng bộ, không thống nhất.\n5. Đeo đồ trang sức gây phản cảm hoặc trái với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.\n6. Mặc trang phục khi ngồi ở quán rượu, bia."
}
] | [
{
"id": 200066,
"text": "\"Điều 12. Trang phục của công chức thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn\n[...]\n4. Sử dụng trang phục thanh tra chuyên ngành.\na) Trang phục của công chức thanh tra chuyên ngành được sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và trong các ngày lễ, ngày truyền thống của ngành thanh tra;\nb) Công chức thanh tra có trách nhiệm bảo quản trang phục được cấp;\nc) Nghiêm cấm sử dụng trang phục không đúng mục đích, để vụ lợi.\""
},
{
"id": 600372,
"text": "Khoản 1. Trang phục: Trang phục của thanh tra viên Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra Sở Tài chính theo mẫu quy định của Thanh tra Chính phủ. Trang phục của công chức thanh tra chuyên ngành Tài chính theo trang phục riêng của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Trường hợp Tổng cục (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) chưa có trang phục riêng thì Tổng cục trưởng (Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) trình Bộ quy định trang phục riêng cho công chức thanh tra chuyên ngành của mình. Loại trang phục, niên hạn, chất lượng trang phục tương đồng với trang phục của các Tổng cục khác đã có trang phục riêng. Kinh phí may, sắm trang phục của thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành Tài chính do ngân sách nhà nước đảm bảo, được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của đơn vị."
},
{
"id": 106478,
"text": "Nguyên tắc hoạt động thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế\n1. Hoạt động thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế do Đoàn thanh tra chuyên ngành thực hiện.\n2. Tuân theo pháp luật; bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.\n3. Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.\n4. Tiến hành thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan bảo hiểm xã hội; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế."
},
{
"id": 39721,
"text": "1. Trang phục công chức thanh tra chuyên ngành thuộc các Cục được quy định tại Thông tư này bao gồm: quần áo thu đông, áo măng tô, quần xuân hè, áo xuân hè ngắn tay, áo xuân hè dài tay, áo sơ mi dài tay, mũ bảo hiểm, cà vạt, thắt lưng da, giầy da, dép quai hậu, bít tất, áo mưa, cặp tài liệu, cành tùng, cúc cấp hiệu, cầu vai, cấp hàm.\n2. Công chức thanh tra chuyên ngành khi được cấp trang phục để sử dụng thi hành công vụ, ngày lễ, ngày truyền thống, có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản trang phục theo quy định của Nhà nước, nghiêm cấm sử dụng trang phục không đúng mục đích, để vụ lợi.\n3. Công chức thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông được cấp một lần phù hiệu, biển hiệu, trường hợp đã cũ, hư hỏng hoặc bị mất thì được cấp lại hoặc được cấp đổi biển hiệu trong trường hợp được bổ nhiệm, nâng ngạch.\n4. Trường hợp công chức thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông thuyên chuyển công tác, nghỉ chế độ hoặc bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc mà trang phục được cấp chưa hết niên hạn thì không phải thu hồi; nếu đã hết thời hạn mà chưa được cấp phát thì không được cấp phát.\n5. Nữ công chức thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông có thể lựa chọn quần xuân hè, quần thu đông hay juyp xuân hè, juyp thu đông trong năm được cấp; được phép mặc thường phục khi mang thai từ tháng thứ 3 đến khi sinh con.\n6. Công chức thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông được chọn một loại áo xuân hè ngắn tay hoặc dài tay, có thể thay thế áo sơ mi dài tay bằng áo xuân hè dài tay trong năm được cấp.\n7. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, Cục trưởng các Cục được giao chức năng thanh tra chuyên ngành có thể xem xét quyết định may sắm trang phục cho công chức được giao chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cấp tiền cho từng cá nhân tự may sắm theo đúng quy định về tiêu chuẩn, hình thức, màu sắc, kiểu dáng trang phục."
},
{
"id": 38248,
"text": "1. Trang phục của công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn áp dụng theo quy định tại Thông tư số 02/2015/TT-TTCP ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Thanh tra Chính phủ quy định về trang phục của cán bộ, thanh tra viên, công chức, viên chức thuộc các cơ quan thanh tra nhà nước (sau đây viết tắt là Thông tư số 02/2015/TT-TTCP); cấp hiệu thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định tại Điều 13 của Thông tư này.\n2. Việc quản lý, cấp phát trang phục đối với công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn áp dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 73/2015/TTLT-BTC-TTCP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ quy định chế độ quản lý, cấp phát trang phục đối với thanh tra viên, cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan thanh tra nhà nước.\n3. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có thể sử dụng trang, sắc phục riêng theo lĩnh vực thay cho trang phục quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.\n4. Sử dụng trang phục thanh tra chuyên ngành.\na) Trang phục của công chức thanh tra chuyên ngành được sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và trong các ngày lễ, ngày truyền thống của ngành thanh tra;\nb) Công chức thanh tra có trách nhiệm bảo quản trang phục được cấp;\nc) Nghiêm cấm sử dụng trang phục không đúng mục đích, để vụ lợi."
}
] |
158,390 | Cha mẹ đẻ có được cho con vừa sinh ra làm con nuôi của người khác hay không? | [
{
"id": 98546,
"text": " \"Điều 21. Sự đồng ý cho làm con nuôi\n1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.\n2. Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi.\n3. Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.\n4. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.\""
}
] | [
{
"id": 211589,
"text": "Sự đồng ý cho làm con nuôi\n...\n4. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày."
},
{
"id": 107321,
"text": "Điều 27. Hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi\n1. Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.\n2. Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó.\n3. Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này được khôi phục.\n4. Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.\n5. Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi."
},
{
"id": 98549,
"text": "Hệ quả của việc nuôi con nuôi\n...\n4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi."
},
{
"id": 67024,
"text": "\"Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi\n1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.\n2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.\nViệc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.\n3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.\n4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.\""
}
] |
86,626 | Đầu cơ hàng hóa, tạo ra tình trạng khan hiếm để nâng giá bán bị xử phạt như thế nào? | [
{
"id": 60834,
"text": "Hành vi đầu cơ hàng hóa\n1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng nhằm bán lại thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:\na) Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá theo quy định của pháp luật về giá;\nb) Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác.\n2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.\n3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.\n4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.\n5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 1.000.000.000 đồng trở lên.\n6. Hình thức xử phạt bổ sung:\na) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;\nb) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;\nc) Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.\n7. Biện pháp khắc phục hậu quả:\nBuộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này."
}
] | [
{
"id": 123744,
"text": "\"Điều 196. Tội đầu cơ\n1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:\na) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;\nb) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng\n...\""
},
{
"id": 92171,
"text": "\"Để sẵn sàng và đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19; Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn:\n1. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế:\n- Chủ động tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh, khả năng cung ứng trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt đối với Bộ xét nghiệm SARS-CoV-2, Máy đo nồng độ bão hòa oxy trong máu SpO2....\n- Đảm bảo bình ổn giá các trang thiết bị y tế phòng chống dịch COVID-19, không bán cho các đơn vị thu mua, đầu cơ để tăng giá khi nhu cầu trong nước đang tăng cao, gây khan hiếm thị trường.\n2. Các cơ quan chức năng, quản lý thị trường:\n- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết; kiểm tra các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm trang thiết bị y tế trên thị trường để đầu cơ, găm hàng, mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán giá các trang thiết bị y tế phòng chống dịch COVID-19 bất hợp lý.\n- Kiểm tra, ngăn chặn các đơn vị thu mua, đầu cơ trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19 để trục lợi, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.\""
},
{
"id": 460853,
"text": "m) Các địa phương thường xuyên theo dõi, bám sát diễn biến của thị trường vật liệu xây dựng để kịp thời cập nhật, điều chỉnh, công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng theo mặt bằng giá thị trường để tháo gỡ vướng mắc cho các dự án trọng điểm; xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, nâng giá, ép giá."
},
{
"id": 92172,
"text": "\"Để khắc phục tình trạng khan hiếm trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19 trên thị trường; đảm bảo chất lượng sản phẩm với giá thành hợp lý, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo quyết liệt các nội dung sau:\n...\n2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả theo nội dung tại Công văn số 729/BYT-TTrB ngày 18/02/2022 của Bộ Y tế. Đồng thời, khẩn trương chỉ đạo cơ quan chức năng, quản lý thị trường tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết, kiểm tra và ngăn chặn các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm trang thiết bị y tế trên thị trường để đầu cơ, găm hàng, mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán giá các trang thiết bị y tế phòng chống dịch COVID-19 bất hợp lý; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.\""
}
] |
128,049 | Công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone không được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp trong trường hợp nào? | [
{
"id": 61662,
"text": "Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp\n...\n3. Các trường hợp không được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp:\na) Góp vốn, mua cổ phần, mua toàn bộ doanh nghiệp khác mà người quản lý, người đại diện tại doanh nghiệp đó là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp;\nb) Góp vốn cùng công ty con để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.\n4. Thẩm quyền quyết định đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp:\na) Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định từng dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp với giá trị không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.\n..."
}
] | [
{
"id": 62114,
"text": "Tổng công ty Viễn thông MobiFone (sau đây viết tắt là Tổng công ty) là nhóm công ty hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con, không có tư cách pháp nhân, được gắn bó chặt chẽ và lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, bao gồm:\n- Công ty mẹ - Tổng công ty Viễn thông MobiFone (sau đây viết tắt là MobiFone) là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định số 1798/QĐ-BTTTT ngày 01/12/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông (doanh nghiệp cấp I);\n- Các công ty con của MobiFone (doanh nghiệp cấp II);\n- Các công ty con của doanh nghiệp cấp II;\n- Các công ty liên kết của MobiFone.\nMobiFone và các doanh nghiệp trong Tổng công ty có tư cách pháp nhân; có vốn và tài sản riêng, có quyền chiếm hữu, định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận chung giữa các doanh nghiệp trong Tổng công ty.\n..."
},
{
"id": 253258,
"text": "Hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân của Tổng công ty Viễn thông MobiFone\n1. Tổng công ty Viễn thông MobiFone (sau đây viết tắt là MobiFone) là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ; hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.\n2. MobiFone có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.\n3. MobiFone có vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác bằng toàn bộ tài sản của mình."
},
{
"id": 498715,
"text": "Khoản 2. Doanh nghiệp do Ủy ban trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu:\na) Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước;\nb) Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;\nc) Tập đoàn Điện lực Việt Nam;\nd) Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam;\nđ) Tập đoàn Hóa chất Việt Nam;\ne) Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam;\ng) Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam;\nh) Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam;\ni) Tổng công ty Viễn thông MobiFone;\nk) Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam;\nl) Tổng công ty Hàng không Việt Nam;\nm) Tổng công ty Hàng hải Việt Nam;\nn) Tổng công ty Đường sắt Việt Nam;\no) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam;\np) Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam;\nq) Tổng công ty Cà phê Việt Nam;\nr) Tổng công ty Lương thực miền Nam;\ns) Tổng công ty Lương thực miền Bắc;\nt) Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam;\nu) Các doanh nghiệp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ."
},
{
"id": 253257,
"text": "Tên và trụ sở chính của Tổng công ty Viễn thông MobiFone\n1. Tên gọi bằng tiếng Việt: TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE\n2. Tên giao dịch quốc tế: MOBIFONE CORPORATION.\n3. Tên viết tắt: MOBIFONE.\n4. Trụ sở chính đặt tại: Tòa nhà MobiFone, Lô VP1, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.\nĐiện thoại: 04 37831800\nWebsite: Mobifone.com.vn\n5. Nhãn hiệu MobiFone (Logo MobiFone): Nhãn hiệu MobiFone được pháp luật công nhận và bảo hộ bằng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 114289, do Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp theo quyết định số 13813/QĐ-SHTT ngày 13/6/2011."
},
{
"id": 177471,
"text": "Quyền và nghĩa vụ của MobiFone trong việc quản lý vốn đầu tư ở doanh nghiệp khác\n...\n2. Quyền và nghĩa vụ của MobiFone trong quản lý vốn Nhà nước đầu tư ở doanh nghiệp khác do Hội đồng thành viên MobiFone thực hiện bao gồm nhưng không giới hạn bởi các nội dung dưới đây:\n...\nc) Giao nhiệm vụ và yêu cầu Người đại diện phần vốn góp của MobiFone tại các công ty có cổ phần, vốn góp của MobiFone:\n- Định hướng công ty thực hiện mục tiêu do MobiFone giao và kế hoạch phối hợp kinh doanh của tổ hợp công ty mẹ - công ty con.\n- Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và các nội dung khác về công ty có vốn góp của MobiFone.\n- Báo cáo những vấn đề quan trọng của công ty có cổ phần, vốn góp của MobiFone để xin ý kiến chỉ đạo trước khi biểu quyết theo quy định tại khoản 4 Điều 53 Điều lệ này.\n- Báo cáo việc sử dụng cổ phần, vốn góp, thị trường, bí quyết công nghệ để phục vụ định hướng phát triển và mục tiêu của MobiFone.\nd) Giải quyết những kiến nghị của Người đại diện phần vốn góp của MobiFone ở doanh nghiệp khác.\nđ) Thu lợi tức và chịu rủi ro từ phần vốn góp ở doanh nghiệp khác. Phần vốn thu về, kể cả lãi được chia do MobiFone quyết định sử dụng để phục vụ các mục tiêu kinh doanh của MobiFone. Trường hợp tổ chức lại MobiFone thì việc quản lý phần vốn góp này được thực hiện theo quy định của đại diện chủ sở hữu.\ne) Giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn góp của MobiFone và chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển phần vốn góp của MobiFone."
}
] |
76,137 | Khi thực hiện phương pháp RT PCR để chẩn đoán bệnh thì người thực hiện cần có những thiết bị, dụng cụ nào? | [
{
"id": 146805,
"text": "\"3. Phương pháp chẩn đoán\n...\n3.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm\n3.2.1. Phương pháp RT-PCR (Phản ứng chuỗi polymer phiên mã ngược)\n...\n3.2.1.3. Thiết bị, dụng cụ\nSử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm chẩn đoán bệnh và cụ thể như sau:\n- Tủ lạnh;\n- Tủ lạnh âm sâu, có thể hoạt động ở nhiệt độ - 20 oC;\n- Máy li tâm, có thể hoạt động với gia tốc 13000 g;\n- Nồi cách thủy hay block nhiệt khô, có thể hoạt động ở nhiệt độ 95 oC;\n- Máy lắc trộn vortex;\n- Cân phân tích có thể cân chính xác đến 0,1 mg;\n- Micropipet đơn kênh có dải từ 0,5 l đến 10 l, từ 2 l đến 20 l, từ 10 l đến 100 l, từ 100 l đến 1000 l;\n- Giá Eppendorf có kích thước 0,2 ml và 1,5 ml;\n- Máy luân nhiệt (máy PCR);\n- Bếp điện hoặc lò vi sóng;\n- Ống đong, dung tích 100 ml; 500 ml; 1000 ml;\n- Bình nón chịu nhiệt, dung tích 250 ml;\n- Bộ điện di gồm bộ nguồn và máng chạy điện di;\n- Buồng đổ gel;\n- Bàn đọc gel (UV);\n- Giấy parafin.\""
}
] | [
{
"id": 201099,
"text": "\"3. Phương pháp chẩn đoán\n...\n3.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm\n...\n3.2.1.5.2.2. Chuẩn bị phản ứng\nTùy theo điều kiện phòng thí nghiệm chọn lựa hỗn hợp Mix phản ứng thương mại phù hợp và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.\nChuẩn bị hỗn hợp phản ứng RT-PCR bước một và bước hai theo số mẫu chẩn đoán, cộng thêm một mẫu đối chứng dương và một mẫu đối chứng âm, trộn chung vào một ống Eppendorf.\nSau đó hút 22,5 l hỗn hợp phản ứng vào ống Eppendorf 0,2 ml, ghi kí hiệu mẫu lên nắp ống Eppendorf, mẫu đối chứng dương và mẫu đối chứng âm.\n3.2.1.5.2.3. Tiến hành phản ứng PCR bước 1\nThêm 2,5 l RNA mạch khuôn (tách chiết được) vào ống PCR chứa sẵn 22,5 l hỗn hợp phản ứng RT-PCR (thành phần gồm: dung dịch đệm 1X EZ; mỗi loại dNTP có nồng độ 300 M; mồi 4587F, 4914R có nồng độ 0,465 M; Mn(OCOCH3)2 2,5 mM và nước cho đủ thể tích để được hỗn hợp với tổng thể tích 25 l.\nHỗn hợp phản ứng RT-PCR bước 1, xem Bảng 2.\nBảng 2 - Hỗn hợp phản ứng RT-PCR bước 1\n\nSau khi pha hỗn hợp cho mỗi phản ứng đặt vào máy luân nhiệt.\nChu trình nhiệt của phản ứng RT-PCR bước 1 được nêu trong Bảng 3.\nBảng 3 - Chu trình nhiệt của phản ứng RT-PCR bước 1\n\nSản phẩm khuếch đại bảo quản ở 4 oC cho đến khi điện di.\n3.2.1.5.2.4. Tiến hành phản ứng RT-PCR bước 2\nThêm 0,5 l RNA mạch khuôn (sản phẩm PCR bước 1) vào ống PCR chứa sẵn 24,5 l hỗn hợp phản ứng RT-PCR (thành phần gồm: mỗi dNTP có nồng độ 200 M; magie clorua 1,5 mM và 2,5 U của Taq DNA polymerase, mỗi mồi 4725 NF, 4863 NR có nồng độ 0,465 M và nước cho đủ thể tích để được hỗn hợp PCR với tổng thể tích 25 l.\nCó thể sử dụng thành phần hóa chất riêng lẻ hay sử dụng hỗn hợp phản ứng thương mại vẫn đảm bảo nồng độ cuối cùng của các thành phần trên.\nVí dụ về sử dụng hỗn hợp phản ứng RT-PCR bước 2, sử dụng hỗn hợp phản ứng Go Taq Green Master Mix của Promega 2 X, xem bảng 4.\nBảng 4 - Hỗn hợp phản ứng RT-PCR bước 2\n\nSau khi pha hỗn hợp cho mỗi phản ứng, đặt hỗn hợp vào máy luân nhiệt. Chu trình nhiệt của phản ứng PCR bước 2 được nêu trong Bảng 5.\nBảng 5 - Chu trình nhiệt của phản ứng RT-PCR bước 2\n\nCHÚ Ý: Mẫu, nguyên liệu cho phản ứng RT-PCR cần đặt trong khay đá lạnh trong suốt quá trình chuẩn bị hỗn hợp phản ứng.\nCẢNH BÁO: Do bản chất của RNA là rất dễ bị phân hủy trong môi trường cũng như enzym RNAase tiết ra từ các vi sinh vật, môi trường chai, lọ, thiết bị, dụng cụ và dung dịch. Enzym RNAase rất bền, khó bị phân hủy bởi nhiệt độ. Vì vậy, tất cả mọi dụng cụ, thiết bị, thuốc thử dùng trong RT-PCR phải tuyệt đối vô trùng.\""
},
{
"id": 197598,
"text": "\"4 Thiết bị, dụng cụ\nSử dụng thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm sinh học và những thiết bị, dụng cụ sau:\n4.1 Thiết bị, dụng cụ dùng chung\n4.1.1 Tủ lạnh\n4.1.2 Tủ âm sâu\n4.1.3 Cân phân tích có thể cân chính xác 0,1 mg\n4.1.4 Pipet đơn kênh các loại\n4.1.5 Ống đong, dung tích 100ml; 500ml; 1000ml\n4.1.6 Máy ly tâm\n4.1.7 Lò vi sóng\n4.2 Thiết bị, dụng cụ dùng cho phương pháp chẩn đoán bằng RT- nested PCR và realtime RT- PCR\n4.2.1 Máy nhân gen PCR\n4.2.2 Máy nhân gen Realtime PCR\n4.2.3 Máy lắc trộn vortex\n4.2.4 Máy spindown\n4.2.5 Khay đựng đá lạnh\n4.2.6 Bộ khuôn và lược đổ thạch\n4.2.7 Bộ điện di, gồm bộ nguồn và bể chạy điện di\n4.2.8 Máy đọc gel\n4.3 Thiết bị, dụng cụ dùng cho phương pháp phân lập vi rút trên môi trường tế bào\n4.3.1 Đĩa nuôi cấy 24 giếng (hoặc dĩa nuôi cấy 96 giếng)\n4.3.2 Chai nuôi cấy\n4.3.3 Màng lọc\n4.3.4 Tủ ấm lạnh\n4.3.5 Kính hiển vi soi ngược\""
},
{
"id": 121078,
"text": "\"3. Phương pháp chẩn đoán\n...\n3.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm\n3.2.1. Phương pháp RT-PCR (Phản ứng chuỗi polymer phiên mã ngược)\n3.2.1.1. Nguyên tắc\nPhương pháp PCR (polymerase chain reaction) dựa trên hoạt động của DNA polymerase tổng hợp nên mạch mới từ mạch khuôn, có sự tham gia của mồi, bốn loại nucleotit gồm adenin (dATP), thymin (dTTP), guanin (dGTP), cytocin (dCTP), dùng để khuếch đại đoạn DNA đích thông qua các chu trình nhiệt. Để thực hiện phản ứng khuếch đại DNA đích cần có 3 quá trình: biến tính, bắt cặp và kéo dài mạch tổng hợp mạch mới.\nRT-PCR là phương pháp PCR mà axit nucleic đích là RNA. Để có thể thực hiện được PCR này thì trước hết RNA đích phải được phiên mã ngược (RT - reverse transcription) thành cDNA bằng mồi đặc hiệu cho phản ứng này.\nGiai đoạn phiên mã ngược RT, enzym được sử dụng là Reverse Transcriptase. Đây là một loại enzym không chịu nhiệt, sử dụng mạch RNA là mạch khuôn để tổng hợp nên sợi DNA bổ sung (cDNA) có sự tham gia của mồi, dNTP và dung dịch đệm cho phản ứng.\nCó hai phương pháp thực hiện RT-PCR, đó là RT-PCR một bước và RT-PCR hai bước. Trong quy trình này, phương pháp RT-PCR hai bước được thực hiện để khuếch đại RNA đích.\n3.2.1.2. Thuốc thử và vật liệu thử\nChỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích và sử dụng nước cất hai lần đã khử ion hoặc nước có độ tinh khiết tương đương không có RNAase, trừ khi có quy định khác.\n- Trizol;\n- Cloroform;\n- Isopropanol;\n- Etanol 75 % và 95 %;\n- Dung dịch TBE 1X\nChuẩn bị dung dịch đệm TBE đậm đặc 10 lần (Tris - axit boric - EDTA 10X): hòa tan 108 g Tris và 55 g axit boric trong 600 ml nước, thêm 40 ml EDTA 0,5 M và thêm nước cho đủ 1 lít. Bảo quản ở nhiệt độ phòng.\nKhi sử dụng, thêm 900 ml nước vào 100 ml dung dịch TBE gốc (10X) thành dung dịch TBE 1X.\n- Dung dịch EDTA (etylen diamin tetra axetic) 0,5 M\nHòa tan 93,05 g EDTA trong 350 ml nước, chỉnh đến pH 8,0 bằng dung dịch NaOH 4 M. Thêm nước cho đủ 500 ml. Bảo quản ở nhiệt độ phòng.\n- Dung dịch DEPC\nDung dịch di-etypyrocacbonat 0,1 % thể tích, lắc trộn đều khoảng 10 min. Sau đó để qua đêm trong bình kín, nới lỏng nắp và hấp khử trùng ở 121 oC trong 15 min, bảo quản ở nhiệt độ - 20 oC\n- Dung dịch TE (Tris - EDTA)\nChuẩn bị dung dịch chứa Tris [tris (hydroxymetyl) aminometan] 10 mM và EDTA 1mM, dùng HCl để chỉnh pH 7,6.\n- Hỗn hợp phản ứng RT-PCR.\n- Thang chuẩn DNA (DNA marker) gồm có các thang 100 bp; 200 bp; 300 bp; 400 bp; 500 bp; 1000 bp; 1500 bp.\n- Etidi bromua (EtBr).\nCẢNH BÁO AN TOÀN: Etidi bromua là chất độc hại, tránh tiếp xúc và tránh hít phải hơi từ dung dịch còn nóng có chứa EtBr, sử dụng găng tay và mặc áo bảo hộ lao động trong suốt thời gian tiếp xúc với EtBr.\n- Gel agarose.\n3.2.1.3. Thiết bị, dụng cụ\nSử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm chẩn đoán bệnh và cụ thể như sau:\n- Tủ lạnh;\n- Tủ lạnh âm sâu, có thể hoạt động ở nhiệt độ - 20 oC;\n- Máy li tâm, có thể hoạt động với gia tốc 13000 g;\n- Nồi cách thủy hay block nhiệt khô, có thể hoạt động ở nhiệt độ 95 oC;\n- Máy lắc trộn vortex;\n- Cân phân tích có thể cân chính xác đến 0,1 mg;\n- Micropipet đơn kênh có dải từ 0,5 l đến 10 l, từ 2 l đến 20 l, từ 10 l đến 100 l, từ 100 l đến 1000 l;\n- Giá Eppendorf có kích thước 0,2 ml và 1,5 ml;\n- Máy luân nhiệt (máy PCR);\n- Bếp điện hoặc lò vi sóng;\n- Ống đong, dung tích 100 ml; 500 ml; 1000 ml;\n- Bình nón chịu nhiệt, dung tích 250 ml;\n- Bộ điện di gồm bộ nguồn và máng chạy điện di;\n- Buồng đổ gel;\n- Bàn đọc gel (UV);\n- Giấy parafin.\n...\""
},
{
"id": 234098,
"text": "Kết luận\nGia súc được xác định mắc bệnh lở mồm long móng khi có các đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng của bệnh lở mồm long móng và phải có kết quả dương tính với một trong những phương pháp xét nghiệm sau:\n- Phương pháp ELISA phát hiện kháng nguyên dương tính.\n- Phương pháp RT-PCR phát hiện vi rút dương tính.\n- Phương pháp realtime RT-PCR phát hiện vi rút dương tính.\n- Phân lập được vi rút trên môi trường tế bào, và giám định vi rút lở mồm long móng dương tính.\n- Phương pháp ELISA phát hiện kháng thể dương tính ở gia súc chưa tiêm phòng.\n- Phương pháp ELISA FMD-3ABC phát hiện kháng thể kháng vi rút lở mồm long móng do nhiễm tự nhiên dương tính.\n- Phương pháp trung hòa trên tế bào dương tính (chỉ áp dụng đối với gia súc chưa tiêm phòng trong trường hợp chẩn đoán)."
}
] |
150,236 | Thời gian học tập trong chương trình đào tạo của trường cao đẳng nghề được quy ra đơn vị tín chỉ để làm gì? | [
{
"id": 62622,
"text": "Thời gian khóa học và đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo\n...\n2. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo\nThời gian học tập tính theo giờ và được quy ra đơn vị tín chỉ để xác định khối lượng học tập tối thiểu đối với từng cấp trình độ đào tạo. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo được tính quy đổi như sau:\na) Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc bằng 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận và 15 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc bằng 45 giờ thực tập tại cơ sở, làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Thời gian tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn là điều kiện để người học tiếp thu kiến thức, kỹ năng nhưng không tính quy đổi ra giờ tín chỉ trong chương trình.\nb) Một giờ học thực hành/tích hợp là 60 phút; một giờ học lý thuyết là 45 phút.\nc) Một ngày học thực hành/tích hợp không quá 8 giờ; một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ.\nd) Mỗi tuần học không quá 40 giờ thực hành/tích hợp hoặc 30 giờ lý thuyết.\nđ) Thời gian khóa học đối với chương trình đào tạo các ngành, nghề thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao có tính chất đặc thù do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất quy định."
}
] | [
{
"id": 614448,
"text": "Điều 28. Chương trình, giáo trình đào tạo\n1. Căn cứ quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với từng ngành, nghề theo từng trình độ đào tạo; quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp; chương trình đào tạo thường xuyên, trường cao đẳng tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn và phê duyệt chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp theo từng ngành, nghề và các chương trình đào tạo thường xuyên để sử dụng làm chương trình đào tạo của trường mình.\n2. Trường cao đẳng phải định kỳ rà soát, cập nhật, bổ sung chương trình, giáo trình đào tạo, tài liệu, học liệu giảng dạy phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.\n3. Trường cao đẳng tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình; duyệt giáo trình để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập của trường. Giáo trình đào tạo phải cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của từng mô-đun, tín chỉ, môn học trong chương trình đào tạo, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực."
},
{
"id": 76885,
"text": "Hồ sơ, sổ sách dành cho các trường\nHồ sơ sổ sách dành cho các trường gồm các tài liệu như sau:\n1. Chương trình đào tạo\nChương trình đào tạo thể hiện được mục tiêu đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng của học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp; phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với từng mô đun, tín chỉ, môn học, từng chuyên ngành hoặc từng nghề và từng trình độ. Chương trình đào tạo được quy định tại Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.\n2. Kế hoạch đào tạo\nKế hoạch đào tạo là văn bản cụ thể hóa chương trình đào tạo, thể hiện toàn bộ thời gian, hoạt động của chương trình đào tạo; xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi học kỳ, năm học, khóa học; thời gian, thời lượng đào tạo các môn học, mô đun, tín chỉ phù hợp với chương trình đào tạo; thời gian đào tạo lý thuyết, thực hành, thực tập; kế hoạch và tổ chức các hoạt động thi, bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có); thời gian thi hết môn học, mô đun, thi tốt nghiệp; thời gian nghỉ hè, lễ tết, khai giảng, bế giảng; thời gian học tập ngoại khóa và một số nội dung khác tùy theo từng ngành, nghề.\n3. Tiến độ đào tạo\nTiến độ đào tạo là kế hoạch thể hiện tóm tắt toàn bộ tiến độ thực hiện nội dung hoạt động của từng lớp học của trường theo từng tuần, từng tháng trong thời gian của một năm học, làm cơ sở cho việc xây dựng thời khóa biểu học tập. Tiến độ đào tạo của trường được xây dựng trên cơ sở tiến độ đào tạo của từng khoa/đơn vị căn cứ vào chương trình và kế hoạch đào tạo.\n..."
},
{
"id": 3338,
"text": "1. Thời gian khóa học được tính theo năm học, kỳ học và theo tuần.\na) Thời gian khóa học theo niên chế:\nThời gian khóa học đối với trình độ cao đẳng từ 2 đến 3 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu theo từng ngành, nghề đào tạo là 60 tín chỉ.\nThời gian khóa học đối với trình độ trung cấp từ 1 đến 2 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu theo từng ngành, nghề đào tạo là 35 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, 50 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.\nThời gian học tập bao gồm: thời gian thực học và thời gian thi, kiểm tra kết thúc môn học, mô đun, thời gian ôn và thi tốt nghiệp. Trong đó, thời gian thực học là thời gian học sinh, sinh viên nghe giảng trên lớp, thời gian thí nghiệm, thảo luận, thực tập hoặc học theo phương pháp tích hợp giữa lý thuyết và thực hành tại nơi thực hành.\nThời gian cho các hoạt động chung bao gồm: khai giảng, bế giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học, nghỉ hè, lễ, tết, lao động và dự phòng.\nb) Thời gian khóa học theo tích lũy mô đun hoặc tín chỉ: là thời gian người học tích lũy đủ số lượng mô đun hoặc tín chỉ quy định cho từng chương trình đào tạo cụ thể.\nThời gian học tập bao gồm: thời gian thực học, thời gian thi, kiểm tra kết thúc môn học, mô đun. Thời gian thực học được tính bằng thời gian tổ chức học tập các môn học, mô đun. Mỗi môn học, mô đun có khối lượng từ 2 đến 6 tín chỉ tùy theo kết cấu của từng môn học, mô đun được thiết kế; với một số môn học, mô đun đặc thù hoặc được quy định riêng có thể có số lượng tín chỉ nhỏ hơn 2 hoặc lớn hơn 6.\nThời gian cho các hoạt động chung bao gồm: khai giảng, bế giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học; thời gian nghỉ hè, lễ, tết, lao động và dự phòng.\nc) Thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành, thực tập, thí nghiệm tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ sau:\nĐối với trình độ trung cấp: lý thuyết chiếm từ 25% - 45%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 55% - 75%.\nĐối với trình độ cao đẳng: lý thuyết chiếm từ 30% - 50%; thực hành, thực tập, thí nghiệm từ 50% - 70%.\n2. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo\nThời gian học tập tính theo giờ và được quy ra đơn vị tín chỉ để xác định khối lượng học tập tối thiểu đối với từng cấp trình độ đào tạo. Đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo được tính quy đổi như sau:\na) Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc bằng 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận và 15 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn hoặc bằng 45 giờ thực tập tại cơ sở, làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Thời gian tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn là điều kiện để người học tiếp thu kiến thức, kỹ năng nhưng không tính quy đổi ra giờ tín chỉ trong chương trình.\nb) Một giờ học thực hành/tích hợp là 60 phút; một giờ học lý thuyết là 45 phút.\nc) Một ngày học thực hành/tích hợp không quá 8 giờ; một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ.\nd) Mỗi tuần học không quá 40 giờ thực hành/tích hợp hoặc 30 giờ lý thuyết.\nđ) Thời gian khóa học đối với chương trình đào tạo các ngành, nghề thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao có tính chất đặc thù do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất quy định."
},
{
"id": 523,
"text": "1. Trường cao đẳng tổ chức và quản lý đào tạo theo quy định tại Điều 37 của Luật Giáo dục đại học; tổ chức đào tạo các ngành, chuyên ngành tại nơi đủ điều kiện và đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép; thực hiện đánh giá quá trình đào tạo và kết quả học tập của người học theo quy định tại các quy chế đào tạo.\n2. Việc tổ chức, quản lý, đánh giá quá trình đào tạo đối với chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài thực hiện theo quy định hiện hành của Việt Nam về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.\n3. Các trường được thỏa thuận, cam kết công nhận, chuyển đổi tín chỉ, kết quả học tập và các nội dung khác liên quan đến học tập khi thực hiện trao đổi sinh viên trong và ngoài nước trên cơ sở đảm bảo khối lượng kiến thức của chương trình đào tạo."
},
{
"id": 9838,
"text": "1. Thời gian đào tạo là thời gian được thiết kế để người học hoàn thành một chương trình cụ thể và đủ điều kiện để nhận bằng tốt nghiệp tương ứng với chương trình đó, cụ thể:\na) Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo niên chế đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên là từ một đến hai năm học tùy theo ngành, nghề đào tạo;\nb) Thời gian đào tạo trình độ trung cấp theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ quy định cho từng chương trình;\nc) Người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, nếu có nguyện vọng tiếp tục học lên trình độ cao đẳng thì phải tích lũy thêm nội dung văn hóa trung học phổ thông;\nd) Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo ngành, nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ một đến hai năm học tùy theo ngành, nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành, nghề đào tạo và có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông;\nđ) Thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ là thời gian tích lũy đủ số lượng mô-đun hoặc tín chỉ cho từng chương trình đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.\n2. Thời gian tối đa để người học hoàn thành chương trình bao gồm thời gian tối đa để hoàn thành các môn học, mô-đun trong chương trình, được tính từ thời điểm bắt đầu học môn học, mô-đun thứ nhất đến khi hoàn thành môn học, mô-đun cuối cùng của chương trình và thời gian tối đa để hoàn thành các môn thi tốt nghiệp hoặc hoàn thành chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp;\nThời gian tối đa để người học hoàn thành chương trình do hiệu trưởng quyết định, bảo đảm không vượt quá hai lần thời gian thiết kế cho chương trình từ hai đến ba năm học, không vượt quá ba lần thời gian thiết kế cho chương trình từ một đến dưới hai năm học;\nNgoài ra, Hiệu trưởng xem xét, quyết định kéo dài thêm thời gian tối đa đối với người học thuộc vào một trong các trường hợp sau: Được điều động đi thực hiện nghĩa vụ an ninh - quốc phòng, sau khi hoàn thành nghĩa vụ tiếp tục học tại trường; có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật; vì lý do sức khỏe phải dừng học trong thời gian dài để điều trị; bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền nhưng không thuộc trường hợp bị xử lý kỷ luật ở mức bị buộc thôi học;\nThời gian tối đa đối với chương trình đào tạo các ngành, nghề thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao có tính chất đặc thù do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất quy định;\nNgười học cùng lúc hai chương trình, thời gian tối đa để hoàn thành hai chương trình bằng thời gian tối đa lớn nhất để hoàn thành một trong hai chương trình và được tính từ khi bắt đầu học chương trình thứ nhất.\n3. Thời gian tổ chức giảng dạy của trường do hiệu trưởng quy định cụ thể, bảo đảm yêu cầu sau:\na) Thời gian tổ chức giảng dạy của trường trong thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ hàng ngày, trừ các nội dung bắt buộc phải giảng dạy ngoài thời gian quy định này mới đủ điều kiện thực hiện;\nb) Tổng thời lượng học tập theo thời khóa biểu đối với một người học trong một ngày không quá 8 giờ, trừ các nội dung bắt buộc phải có nhiều thời gian hơn 8 giờ mới đủ điều kiện thực hiện. Trong đó, một tuần học không bố trí quá 30 giờ lý thuyết; trong một ngày, không bố trí quá 6 giờ lý thuyết."
}
] |
59,104 | Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của Tổng công ty Giấy Việt Nam được quy định thế nào? | [
{
"id": 127665,
"text": "Đại diện theo pháp luật của VINAPACO\n...\n2. Quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của VINAPACO\na) Chủ tịch Hội đồng thành viên đại diện cho VINAPACO thực hiện các giao dịch do Hội đồng thành viên chấp thuận, phê chuẩn, thông qua và các giao dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên quy định tại Điều lệ này và quy định của pháp luật; đại diện cho VINAPACO với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.\nb) Tổng giám đốc đại diện cho VINAPACO thực hiện các giao dịch thuộc thẩm quyền của Tổng giám đốc quy định tại Điều lệ này, Quy chế phân cấp giữa Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc VINAPACO và quy định của pháp luật; đại diện cho VINAPACO với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và tư cách người tham gia tố tụng khác trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.\n..."
}
] | [
{
"id": 130768,
"text": "Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm, quyền lợi của người đại diện phần vốn góp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tại doanh nghiệp khác\n...\n5. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam về quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn góp của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ở công ty được giao trực tiếp quản lý phần vốn góp.\nTrường hợp không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định, lợi dụng quyền đại diện phần vốn góp, thiếu trách nhiệm gây thiệt hại cho doanh nghiệp và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thì phải chịu trách nhiệm, bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của pháp luật, Quy chế quản lý tài chính và Quy chế quản lý Người đại diện của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.\n..."
},
{
"id": 161131,
"text": "Cơ cấu, chức năng của Hội đồng thành viên\n1. Hội đồng thành viên là đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.\n2. Hội đồng thành viên nhân danh Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật quản lý, sử dụng vốn, Điều lệ này và quy định khác của pháp luật có liên quan.\n3. Số lượng thành viên Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam không quá 07 người. Trường hợp Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chưa đủ số lượng thành viên, trong thời gian 90 ngày, Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, bổ sung số lượng thành viên theo quy định.\n..."
},
{
"id": 463890,
"text": "Điều 8. \n1. Việc tuyển dụng người lao động vào làm việc cho Tổng công ty Dầu khí Việt Nam phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về lao động và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trong hồ sơ tuyển dụng phải có lý lịch tư pháp. Sau khi được tuyển dụng, những cá nhân này phải hoạt động đúng mục đích nhập cảnh.\n2. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng của Nhà nước trong việc quản lý hoạt động của người lao động nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc cho nhà thầu, văn phòng đại diện, doanh nghiệp dầu khí tại Việt Nam."
},
{
"id": 603717,
"text": "Khoản 2. Trường hợp thay đổi thông tin về tên, địa chỉ nơi đặt trụ sở chính, người đại diện theo pháp luật, vốn điều lệ\na) Thành viên phải gửi văn bản thông báo cho Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày việc thay đổi có hiệu lực;\nb) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo thay đổi thông tin, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cấp Giấy chứng nhận thành viên lưu ký sửa đổi, Giấy chứng nhận thành viên bù trừ sửa đổi."
},
{
"id": 108155,
"text": "Quyền, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ\n1. Quyết định tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.\n2. Quyết định đầu tư vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.\n3. Phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.\n4. Quyết định chủ trương chuyển giao vốn nhà nước tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu, giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.\n5. Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trên cơ sở đề nghị của Bộ Giao thông vận tải sau khi co ý kiến thống nhất của tập thể Ban cán sự Đảng Chính phủ.\nQuyết định về quy hoạch, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu trên cơ sở đề nghị của Bộ Giao thông vận tải và ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.\n6. Phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm; kế hoạch sản xuất, kinh doanh 05 năm của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trên cơ sở đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.\n7. Thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật."
}
] |
124,610 | Thời hạn thanh tra lại là bao lâu? | [
{
"id": 104559,
"text": "Thời hạn thanh tra lại\n1. Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 45 ngày.\n2. Cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh tiến hành không quá 30 ngày."
}
] | [
{
"id": 49265,
"text": "Thời hạn thanh tra, thời hạn gửi quyết định thanh tra, thời hạn công bố quyết định thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra chuyên ngành\nThời hạn thanh tra, thời hạn gửi quyết định thanh tra, thời hạn kể từ ngày ký quyết định thanh tra đến ngày công bố quyết định thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra chuyên ngành do Chính phủ quy định."
},
{
"id": 40922,
"text": "Thời hạn thanh tra thuế\n1. Thời hạn thanh tra thuế thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính là thời gian thực hiện thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế kể từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế.\n2. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra thuế gia hạn thời hạn thanh tra thuế theo quy định của Luật Thanh tra. Việc gia hạn thời hạn thanh tra thuế do người ra quyết định thanh tra quyết định."
},
{
"id": 131313,
"text": "Thời hạn thanh tra\n1. Thời hạn của cuộc thanh tra là thời gian làm việc của Đoàn thanh tra tại nơi được thanh tra, được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.\n2. Thời hạn cụ thể của cuộc thanh tra do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp ra quyết định thanh tra quyết định nhưng không vượt quá thời hạn sau:\na) Cuộc thanh tra do Đoàn thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp nội dung thanh tra phức tạp liên quan đến nhiều đơn vị, nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, cần kiểm tra, xác minh tại nhiều nơi, cần trưng cầu giám định, tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn thì có thể gia hạn thời hạn thanh tra nhưng không quá 70 ngày;\nb) Cuộc thanh tra do Đoàn thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tiến hành không quá 30 ngày, trường hợp nội dung thanh tra phức tạp thì có thể gia hạn thời hạn thanh tra nhưng không quá 45 ngày.\n3. Việc gia hạn thời hạn thanh tra do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp ra quyết định thanh tra quyết định."
},
{
"id": 228948,
"text": "Gia hạn thời hạn thanh tra\n...\n3. Việc gia hạn thời hạn thanh tra do người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.\nTrưởng đoàn thanh tra có văn bản gửi người ra quyết định thanh tra đề nghị gia hạn thời hạn thanh tra kèm theo dự thảo quyết định gia hạn thời hạn thanh tra; văn bản đề nghị phải nêu rõ lý do, thời gian gia hạn.\n4. Quyết định gia hạn thời hạn thanh tra được gửi đến Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan."
},
{
"id": 49254,
"text": "Điều 44. Quyết định thanh tra hành chính\n1. Quyết định thanh tra bao gồm các nội dung sau đây:\na) Căn cứ pháp lý để thanh tra;\nb) Phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ thanh tra;\nc) Thời hạn thanh tra;\nd) Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thành viên khác của Đoàn thanh tra.\n2. Chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra, quyết định thanh tra phải được gửi cho đối tượng thanh tra, trừ trường hợp thanh tra đột xuất.\nQuyết định thanh tra phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra. Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập biên bản.\nĐiều 45. Thời hạn thanh tra hành chính\n1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra được quy định như sau:\na) Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 150 ngày;\nb) Cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày;\nc) Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra sở tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.\n2. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.\n3. Việc kéo dài thời hạn thanh tra quy định tại khoản 1 Điều này do người ra quyết định thanh tra quyết định."
}
] |
155,756 | Thủ tục ký kết các thoả thuận quốc tế về tần số vô tuyến điện do cơ quan nào ký kết? | [
{
"id": 43249,
"text": "Hợp tác quốc tế về tần số vô tuyến điện\n1. Hợp tác quốc tế về tần số vô tuyến điện được thực hiện theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi.\n2. Nội dung hợp tác quốc tế về tần số vô tuyến điện bao gồm:\na) Ký kết điều ước quốc tế và thoả thuận quốc tế về tần số vô tuyến điện;\nb) Đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh;\nc) Trao đổi thông tin, kinh nghiệm về tần số vô tuyến điện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện của Việt Nam, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới;\nd) Thiết lập, phát triển quan hệ hợp tác về quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện với các quốc gia, vùng lãnh thổ; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; xây dựng và thực hiện chương trình, dự án quốc tế về tần số vô tuyến điện.\n3. Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục ký kết các thoả thuận quốc tế về tần số vô tuyến điện."
}
] | [
{
"id": 491771,
"text": "c) Cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện; quản lý lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, phí sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của phập luật về phí và lệ phí;\nd) Tổ chức việc phối hợp tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh với các quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế; đăng ký tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh với tổ chức quốc tế;\nđ) Kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện, xử lý nhiễu có hại;\ne) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện;\ng) Hợp tác quốc tế về tần số vô tuyến điện;\nh) Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ vô tuyến điện, cấp Chứng chỉ vô tuyến điện viên;\ni) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tần số vô tuyến điện.\n3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện.\n4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện tại địa phương.\nĐiều 6. Cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện. Cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện là cơ quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện theo sự phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.\nĐiều 7. Thanh tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện. Thanh tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện và tổ chức bộ máy thanh tra chuyên ngành do Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.\nĐiều 8. Hợp tác quốc tế về tần số vô tuyến điện\n1. Hợp tác quốc tế về tần số vô tuyến điện được thực hiện theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi.\n2. Nội dung hợp tác quốc tế về tần số vô tuyến điện bao gồm:\na) Ký kết điều ước quốc tế và thoả thuận quốc tế về tần số vô tuyến điện;\nb) Đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh;\nc) Trao đổi thông tin, kinh nghiệm về tần số vô tuyến điện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện của Việt Nam, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới;\nd) Thiết lập, phát triển quan hệ hợp tác về quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện với các quốc gia, vùng lãnh thổ; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; xây dựng và thực hiện chương trình, dự án quốc tế về tần số vô tuyến điện.\n3. Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục ký kết các thoả thuận quốc tế về tần số vô tuyến điện.\nĐiều 9. Những hành vi bị cấm\n1. Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện nhằm chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; làm phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân."
},
{
"id": 43282,
"text": "Các trường hợp đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh\nTổ chức sử dụng tần số vô tuyến điện phải tham gia thực hiện việc đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh trong các trường hợp sau đây:\n1. Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện có khả năng gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ vô tuyến điện của quốc gia khác;\n2. Sử dụng tần số vô tuyến điện cho hệ thống thông tin vô tuyến điện quốc tế;\n3. Sử dụng tần số vô tuyến điện đã được tổ chức quốc tế phân bổ cho các quốc gia;\n4. Sử dụng tần số vô tuyến điện thuộc các trường hợp phải thực hiện việc phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện theo thoả thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;\n5. Có nhu cầu được bảo vệ để không bị nhiễu có hại từ hệ thống thông tin vô tuyến điện từ các quốc gia khác."
},
{
"id": 62443,
"text": "Nhiệm vụ và quyền hạn\n1. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện trên địa bàn quản lý của Trung tâm về việc chấp hành pháp luật về tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh và an toàn bức xạ vô tuyến điện.\n2. Hướng dẫn nghiệp vụ, phối hợp với các Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trên địa bàn quản lý của Trung tâm thực hiện công tác quản lý tần số vô tuyến điện.\n3. Tiếp nhận, hướng dẫn hoàn thiện thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện; thực hiện nhiệm vụ về ấn định tần số, cấp giấy phép và giao giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật.\n4. Kiểm soát trên địa bàn quản lý của Trung tâm việc phát sóng vô tuyến điện của các đài phát trong nước, các đài nước ngoài phát sóng đến Việt Nam thuộc các nghiệp vụ thông tin vô tuyến điện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.\n5. Đo các thông số kỹ thuật của các đài phát sóng thuộc các nghiệp vụ vô tuyến điện và các nguồn phát sóng vô tuyến điện khác để phục vụ cho công tác quản lý tần số, quỹ đạo vệ tinh và an toàn bức xạ vô tuyến điện.\n6. Kiểm tra hoạt động và các loại giấy phép, chứng chỉ có liên quan đối với các thiết bị phát sóng vô tuyến điện đặt trên tàu bay, tàu biển và các phương tiện giao thông khác của nước ngoài vào, trú đậu tại các cảng hàng không, cảng biển, bến bãi trên địa bàn quản lý của Trung tâm.\n7. Tham gia các chương trình kiểm soát phát sóng vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh, các hoạt động về kỹ thuật nghiệp vụ của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) và các tổ chức quốc tế liên quan khác theo phân công của Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện.\n8. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh và an toàn bức xạ vô tuyến điện theo quy định của pháp luật.\n9. Xác định nguồn nhiễu và xử lý nhiễu có hại theo quy định của pháp luật; tạm thời đình chỉ hoạt động của máy phát vô tuyến điện của các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định sử dụng tần số vô tuyến điện, gây nhiễu có hại theo phân công của Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện; lập hồ sơ để Cục Tần số vô tuyến điện khiếu nại nhiễu có hại do nước ngoài gây ra cho các nghiệp vụ vô tuyến điện của Việt Nam hoạt động trên địa bàn quản lý của Trung tâm theo quy định quốc tế.\n10. Phối hợp với các đơn vị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng xác định và xử lý nhiễu, xử lý vi phạm về sử dụng tần số vô tuyến điện liên quan đến quốc phòng, an ninh theo phân công của Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện.\n11. Tham gia nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về quản lý tần số vô tuyến điện.\n12. Thực hiện thu các khoản phí, lệ phí tần số vô tuyến điện và các khoản thu khác theo phân công của Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện.\n13. Quản lý về tổ chức bộ máy, công chức và người lao động, tài chính, tài sản, hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Cục Tần số vô tuyến điện.\n14. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện giao."
},
{
"id": 518549,
"text": "Mục III. KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN THOẢ THUẬN THỪA NHẬN\n1. Tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam, căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế về thương mại và năng lực của mình, được phép ký kết Thoả thuận thừa nhận với các tổ chức đánh giá sự phù hợp của các quốc gia, vùng lãnh thổ theo quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.\n2. Tổ chức đánh giá sự phù hợp, khi đàm phán ký kết Thoả thuận thừa nhận, cần bảo đảm lợi ích của việc tham gia Thoả thuận thừa nhận đối với bản thân tổ chức đánh giá sự phù hợp, lợi ích đối với cơ quan, cá nhân có liên quan của Việt Nam và lợi ích quốc gia.\n3. Tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Thoả thuận thừa nhận đã ký kết cho cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có), Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và các Bộ, ngành có liên quan về việc ký kết Thoả thuận thừa nhận.\n4. Tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc thực hiện Thoả thuận thừa nhận đã ký kết."
}
] |
61,817 | Khi không có thoả thuận về số lượng cán bộ của cơ quan đại diện ngoại giao thì Nước tiếp nhận có thể yêu cầu con số mà nước đó cho là hợp lý và bình thường không? | [
{
"id": 130719,
"text": "1. Khi không có thoả thuận cụ thể về số lượng cán bộ nhân viên của cơ quan đại diện, Nước tiếp nhận có thể yêu cầu giữ con số đó trong giới hạn mà nước đó cho là hợp lý và bình thường, căn cứ vào hoàn cảnh, điều kiện của Nước tiếp nhận và các nhu cầu của cơ quan đại diện.\n2. Nước tiếp nhận cũng có thể, theo những lý do nêu trên và không có sự phân biệt đối xử, từ chối nhận những viên chức thuộc một loại nào đó."
}
] | [
{
"id": 63623,
"text": "1. Nếu chức vị người đứng đầu cơ quan đại diện bị khuyết hoặc nếu người đứng đầu cơ quan đại diện không thể thực hiện chức năng của mình thì một đại diện lâm thời sẽ tạm thời là người đứng đầu cơ quan đại diện. Họ tên của đại biện lâm thời đó, hoặc do người đứng đầu cơ quan đại diện, hoặc, nếu người đứng đầu cơ quan đại diện không làm được, do Bộ Ngoại giao Nước cử đi thông báo cho Bộ ngoại giao Nước tiếp nhận hoặc một Bộ nào khác đã được thoả thuận.\n2. Trong trường hợp không một cán bộ ngoại giao nào của cơ quan đại diện có mặt tại Nước tiếp nhận, Nước cử đi có thể, với sự đồng ý của Nước tiếp nhận, chỉ định một nhân viên hành chính và kỹ thuật điều hành công việc hành chính hàng ngày của cơ quan đại diện."
},
{
"id": 158190,
"text": "1. Người được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ có được các quyền đó từ khi vào lãnh thổ Nước tiếp nhận để nhận chức; nếu người đó đã có mặt trên lãnh thổ Nước tiếp nhận thì kể từ khi thông báo về việc bổ nhiệm người đó cho Bộ Ngoại giao hay một Bộ nào khác đã được thoả thuận.\n2. Khi chức năng của một người được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ chấm dứt thì thông thường các quyền ưu đãi và miễn trừ đó cũng chấm dứt vào lúc người đó rời khỏi Nước tiếp nhận, hoặc vào lúc kết thúc một thời hạn hợp lý dành cho họ vì mục đích đó, ngay cả khi có xung đột vũ trang. Tuy nhiên, đối với những hành vi của người này trong khi thi hành chức năng của mình với tư cách là thành viên của cơ quan đại diện, quyền miễn trừ vẫn tiếp tục tồn tại\n3. Trong trường hợp một thành viên của cơ quan đại diện chết, các thành viên gia đình họ tiếp tục được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ mà họ có quyền hưởng cho đến lúc kết thúc một thời hạn hợp lý dành cho họ để rời khỏi lãnh thổ Nước tiếp nhận.\n4. Trong trường hợp một thành viên của cơ quan đại diện không phải là công dân Nước tiếp nhận hoặc không có nơi cư trú thường xuyên ở Nước này hay một người trong gia đình cùng sống chung với họ chết. Nước tiếp nhận cho phép mang đi những động sản của người đã chết, trừ tài sản đã có được ở nước này là những thứ bị cấm xuất khẩu vào lúc người đó chết. Sẽ không thu thuế và lệ phí thừa kế đối với các động sản sở dĩ đã có ở Nước tiếp nhận chỉ vì do người chết đã có mặt tại Nước này với tư cách là một thành viên của cơ quan đại diện hay là thành viên gia đình một thành viên của cơ quan đại diện"
},
{
"id": 62175,
"text": "1. Không làm phương hại đến các quyền ưu đãi và miễn trừ của mình, tất cả những người hưởng các quyền đó có nghĩa vụ lớn trong luật lệ của Nước tiếp nhận. Họ cũng có nghĩa vụ không được can thiệp vào công việc nội bộ của Nước tiếp nhận.\n2. Mọi công việc chính thức với Nước tiếp nhận do Nước cử đi giao cho cơ quan đại diện đều phải được tiến hành với Bộ Ngoại giao Nước tiếp nhận hoặc thông qua Bộ Ngoại giao hay một Bộ nào khác đã được thoả thuận.\n3. Trụ sở của cơ quan đại diện không được đem sử dụng một cách không phù hợp với các chức năng của cơ quan đại diện đã được nêu trong Công ước này hoặc trong những quy phạm khác của công pháp quốc tế, hoặc trong những hiệp định riêng hiện hành giữa Nước cử đi và Nước tiếp nhận."
},
{
"id": 63624,
"text": "1. Nước tiếp nhận có thể, vào bất cứ lúc và không phải nêu lý do về quyết định của mình, báo cho Nước cử đi rằng người đứng đầu cơ quan đại diện hay bất cứ một cán bộ ngoại giao nào của cơ quan đại diện là \"persona non grata\" (người không được hoan nghênh) hoặc bất cứ một thành viên nào khác của cơ quan đại diện là người không được chấp nhận. Khi đó, Nước cử đi sẽ, tuỳ theo trường hợp, hoặc gọi người đó về , hoặc chấm dứt chức vụ của người đó trong cơ quan đại diện. Một người có thể bị tuyên bố \"persona non grata\" hoặc không được chấp nhận trước khi đến lãnh thổ Nước tiếp nhận.\n2. Nếu Nước cử đi từ chối thi hành hoặc không thi hành trong một thời hạn hợp lý những nghĩa vụ của mình nêu ở Đoạn 1 Điều này, Nước tiếp nhận có thể từ chối thừa nhận người đó là thành viên của cơ quan đại diện."
}
] |
103,573 | Vốn do Tổng công ty Viễn thông MobiFone đầu tư ở doanh nghiệp khác bao gồm các loại vốn nào? | [
{
"id": 177469,
"text": "Vốn do MobiFone đầu tư ở doanh nghiệp khác\nVốn do MobiFone đầu tư ở doanh nghiệp khác là các loại vốn dưới đây:\n1. Vốn bằng tiền, giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, giá trị tài sản hữu hình hoặc vô hình thuộc sở hữu của MobiFone được MobiFone đầu tư hoặc góp vốn vào doanh nghiệp khác.\n2. Vốn do đại diện chủ sở hữu đầu tư, góp vào doanh nghiệp khác giao cho MobiFone quản lý.\n3. Giá trị cổ phần hoặc vốn nhà nước đầu tư tại các công ty nhà nước thuộc MobiFone đã cổ phần hóa, hoặc chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.\n4. Vốn do MobiFone vay để đầu tư.\n5. Lợi tức được chia do Nhà nước hoặc MobiFone đầu tư, góp vốn ở doanh nghiệp khác dùng để tái đầu tư vào doanh nghiệp đó.\n6. Các loại vốn khác theo quy định của pháp luật."
}
] | [
{
"id": 62114,
"text": "Tổng công ty Viễn thông MobiFone (sau đây viết tắt là Tổng công ty) là nhóm công ty hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con, không có tư cách pháp nhân, được gắn bó chặt chẽ và lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, bao gồm:\n- Công ty mẹ - Tổng công ty Viễn thông MobiFone (sau đây viết tắt là MobiFone) là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định số 1798/QĐ-BTTTT ngày 01/12/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông (doanh nghiệp cấp I);\n- Các công ty con của MobiFone (doanh nghiệp cấp II);\n- Các công ty con của doanh nghiệp cấp II;\n- Các công ty liên kết của MobiFone.\nMobiFone và các doanh nghiệp trong Tổng công ty có tư cách pháp nhân; có vốn và tài sản riêng, có quyền chiếm hữu, định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận chung giữa các doanh nghiệp trong Tổng công ty.\n..."
},
{
"id": 253258,
"text": "Hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân của Tổng công ty Viễn thông MobiFone\n1. Tổng công ty Viễn thông MobiFone (sau đây viết tắt là MobiFone) là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ; hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.\n2. MobiFone có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.\n3. MobiFone có vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác bằng toàn bộ tài sản của mình."
},
{
"id": 62116,
"text": "Vốn của MobiFone\n1. Vốn của MobiFone bao gồm vốn chủ sở hữu của MobiFone và vốn do MobiFone huy động theo quy định của pháp luật.\n2. Vốn điều lệ\na) Vốn điều lệ của MobiFone được ghi trong Điều lệ của MobiFone.\nb) Vốn điều lệ của MobiFone được điều chỉnh tăng, giảm trong quá trình sản xuất kinh doanh; trình tự, thủ tục, thẩm quyền điều chỉnh tăng giảm vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.\nc) Nguồn bổ sung vốn điều lệ của MobiFone bao gồm:\n- Quỹ đầu tư phát triển của MobiFone;\n- Giá trị tài sản tiếp nhận từ nơi khác chuyển đến được đầu tư bằng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, tiếp nhận tiền theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước (hỗ trợ di dời, sắp xếp lại, xử lý nhà đất, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp) để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở sản xuất kinh doanh; giá trị chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản theo chủ trương đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, doanh nghiệp căn cứ vào quyết định điều chuyển tài sản của cấp có thẩm quyền và biên bản bàn giao tài sản, quyết toán tiền hỗ trợ của Nhà nước, giá trị đánh giá lại tài sản đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt để thực hiện ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu tại doanh nghiệp;\n- Các nguồn vốn bổ sung khác theo quy định của pháp luật.\n3. Trường hợp MobiFone có vốn chủ sở hữu lớn hơn so với vốn điều lệ, Hội đồng thành viên chỉ đạo MobiFone thực hiện theo quy định của pháp luật."
},
{
"id": 177471,
"text": "Quyền và nghĩa vụ của MobiFone trong việc quản lý vốn đầu tư ở doanh nghiệp khác\n...\n2. Quyền và nghĩa vụ của MobiFone trong quản lý vốn Nhà nước đầu tư ở doanh nghiệp khác do Hội đồng thành viên MobiFone thực hiện bao gồm nhưng không giới hạn bởi các nội dung dưới đây:\n...\nc) Giao nhiệm vụ và yêu cầu Người đại diện phần vốn góp của MobiFone tại các công ty có cổ phần, vốn góp của MobiFone:\n- Định hướng công ty thực hiện mục tiêu do MobiFone giao và kế hoạch phối hợp kinh doanh của tổ hợp công ty mẹ - công ty con.\n- Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và các nội dung khác về công ty có vốn góp của MobiFone.\n- Báo cáo những vấn đề quan trọng của công ty có cổ phần, vốn góp của MobiFone để xin ý kiến chỉ đạo trước khi biểu quyết theo quy định tại khoản 4 Điều 53 Điều lệ này.\n- Báo cáo việc sử dụng cổ phần, vốn góp, thị trường, bí quyết công nghệ để phục vụ định hướng phát triển và mục tiêu của MobiFone.\nd) Giải quyết những kiến nghị của Người đại diện phần vốn góp của MobiFone ở doanh nghiệp khác.\nđ) Thu lợi tức và chịu rủi ro từ phần vốn góp ở doanh nghiệp khác. Phần vốn thu về, kể cả lãi được chia do MobiFone quyết định sử dụng để phục vụ các mục tiêu kinh doanh của MobiFone. Trường hợp tổ chức lại MobiFone thì việc quản lý phần vốn góp này được thực hiện theo quy định của đại diện chủ sở hữu.\ne) Giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn góp của MobiFone và chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển phần vốn góp của MobiFone."
}
] |
161,523 | Người lao động được chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp nào? | [
{
"id": 65552,
"text": "Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động\n1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:\n...\nc) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;\n...\n2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:\na) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;\nb) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;\nc) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;\nd) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.\n..."
}
] | [
{
"id": 66309,
"text": "\"Điều 45. Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động\n1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này.\n2. Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ thời điểm có thông báo chấm dứt hoạt động.\nTrường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Bộ luật này thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ ngày ra thông báo.\""
},
{
"id": 446048,
"text": "Điều 119. Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động. Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động được áp dụng nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, sa thải người lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc không được xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động."
},
{
"id": 127667,
"text": "Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động\n...\n9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.\n10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này. \n11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.\n..."
},
{
"id": 65551,
"text": "Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động\n1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:\na) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;\n...\n2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:\na) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;\n...\n3. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động."
},
{
"id": 138261,
"text": "\"Điều 12. Đóng bảo hiểm thất nghiệp\n1. Thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động là thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.\n2. Người lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:\na) Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;\nb) Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;\nc) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;\nd) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;\nđ) Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.\n3. Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp.\nTrường hợp người lao động đã được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp, sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp mới được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp thì thời gian này được xác định là thời gian đóng nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm.\""
}
] |
69,388 | Quy định về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển Chính Phủ số trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia hướng tới năm 2030 như thế nào? | [
{
"id": 139181,
"text": "MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ SỐ\nChuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phát triển Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số trong đó tập trung phát triển hạ tầng số phục vụ các cơ quan nhà nước một cách tập trung, thông suốt; tạo lập dữ liệu mở dễ dàng truy cập, sử dụng, tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, thúc đẩy phát triển các dịch vụ số trong nền kinh tế; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên thiết bị di động thông minh để người dân, doanh nghiệp có trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ, nhanh chóng, chính xác, không giấy tờ, giảm chi phí; cải thiện chỉ số xếp hạng quốc gia về Chính phủ điện tử.\n1. Phát triển Hạ tầng chính phủ số phục vụ cơ quan nhà nước trên cơ sở kết hợp thế mạnh của Mạng Truyền số liệu chuyên dùng, mạng Internet, trung tâm dữ liệu của cơ quan nhà nước để phục vụ kết nối liên thông, xuyên suốt 4 cấp hành chính, sử dụng cơ chế mã hóa và công nghệ bảo đảm an toàn, an ninh mạng do Việt Nam làm chủ một cách an toàn, bảo mật.\nTái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin của các bộ, ngành, địa phương, chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin thành hạ tầng số ứng dụng công nghệ điện toán đám mây phục vụ kết nối, quản lý các nguồn lực, dữ liệu của cơ quan nhà nước một cách an toàn, linh hoạt, ổn định và hiệu quả.\n2. Đẩy mạnh triển khai các nghị quyết, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển Chính phủ điện tử. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Ưu tiên triển khai trước các cơ sở dữ liệu về dân cư, đất đai, y tế.\n3. Xây dựng Cổng dữ liệu quốc gia (data.gov.vn), tích hợp với thành phần dữ liệu mở của Hệ tri thức Việt số hóa, cung cấp dữ liệu mở, cung cấp hiện trạng và lộ trình xây dựng dữ liệu trong các cơ quan nhà nước, mức độ chia sẻ và sử dụng dữ liệu và các thông tin cần thiết để kết nối; đánh giá, xếp hạng công khai mức độ phát triển dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương. Phát triển nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia, kết nối các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương nhằm kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu để cùng khai thác, sử dụng.\n4. Phát triển, hoàn thiện Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ kết nối với hệ thống thông tin báo cáo của các bộ, cơ quan, địa phương bảo đảm tích hợp, chia sẻ dữ liệu số phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền các cấp theo thời gian thực.\n5. Áp dụng công nghệ mới nhất về truyền thông xã hội (Social), cung cấp thông tin và dịch vụ hành chính công một cách đơn giản, thuận tiện trên di động (Mobile), phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR) để thực hiện chuyển đổi số toàn diện các mặt công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước và cung cấp trải nghiệm tốt nhất, thân thiện nhất cho người dùng.\n6. Phát triển, hoàn thiện hệ thống Cổng Dịch vụ công quốc gia kết nối với Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử của các bộ, ngành, địa phương để cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; đưa toàn bộ các dịch vụ công trực tuyến lên mức độ 3, 4.\nThực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ.\n7. Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, biểu mẫu, chế độ báo cáo; tăng cường gửi, nhận văn bản, báo cáo điện tử tích hợp chữ ký số giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và các doanh nghiệp; thực hiện số hóa hồ sơ, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử của các cơ quan nhà nước theo quy định.\n8. Thử nghiệm triển khai hiệu quả một số dịch vụ trên nền tảng đô thị thông minh, thử nghiệm Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh; lựa chọn đô thị điển hình của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để triển khai thử nghiệm, gắn liền phát triển dịch vụ đô thị thông minh với hệ thống chính quyền điện tử, phát triển bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Xác định mô hình triển khai thành công để phổ biến, nhân rộng.\n9. Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng về chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước."
}
] | [
{
"id": 162983,
"text": "Nhiệm vụ của Ủy ban\n1. Nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề trong thực hiện các chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam.\nCho ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án liên quan đến chuyển đổi số; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.\n2. Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chuyển đổi số, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; điều phối việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về chuyển đổi số, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; điều phối chung việc triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia; theo dõi, điều phối thực hiện các nội dung liên quan của Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030.\n3. Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án, giải pháp có tính chất liên ngành về chuyển đổi số, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh; đôn đốc việc triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia.\nSơ kết, đánh giá tình hình, kết quả triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về chuyển đổi số; xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh.\n4. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ."
},
{
"id": 486875,
"text": "- Phát triển công nghiệp chế biến hàng nông sản, nâng cao giá trị, chất lượng, khả năng cạnh tranh cho nông sản, góp phần chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất, hướng tới xuất khẩu, phát triển bền vững. Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ và công nghiệp chế biến quy mô lớn, chất lượng cao, gắn với các chuỗi giá trị nông sản khu vực và toàn cầu. - Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới theo hướng xanh, bền vững, tăng tốc độ các xã đạt chuẩn nông thôn mới; rà soát và hoàn thiện các chỉ tiêu, tiêu chí về môi trường nông thôn; xây dựng làng sinh thái, làng thông minh thích ứng với khí hậu.\ni) Bộ Thông tin và Truyền thông - Chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; phối hợp các bộ ngành, địa phương định kỳ hàng năm báo cáo Chính phủ tình hình thực hiện. - Chủ trì tổ chức triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 được ban hành tại Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ. - Xây dựng, trình ban hành và tổ chức thực thi Luật Giao dịch điện tử theo hướng bổ sung quy định về các dịch vụ tin cậy trong giao dịch điện tử, hoạt động của nền tảng số, dữ liệu số, dịch vụ số trực tuyến, dịch vụ chia sẻ dữ liệu. - Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai Chiến lược phát triển hạ tầng số, Chiến lược an toàn an ninh mạng quốc gia, Chiến lược dữ liệu quốc gia. - Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam; đẩy mạnh triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số; tổ chức triển khai Chương trình thúc đẩy chuyển đổi số các doanh nghiệp lớn và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. - Xây dựng và triển khai Chuẩn kỹ năng số và Khung kỹ năng số quốc gia. - Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tạo sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân về các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế.\nk) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 210/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai Chiến lược phát triển văn hóa đối ngoại của Việt Nam. - Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, môi trường văn hóa số phù hợp với nền kinh tế số, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng."
},
{
"id": 636029,
"text": "Bảo đảm cấp nước an toàn cho người dân, vệ sinh môi trường đô thị, thúc đẩy sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý và tái sử dụng nước hiệu quả. - Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, giải pháp để thúc đẩy các Chương trình phát triển nhà ở xã hội, giải quyết về chỗ ở cho các hộ gia đình nghèo, cán bộ, công chức, viên chức, công nhân khu công nghiệp và các đối tượng chính sách xã hội có khó khăn về nhà ở. - Tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi để huy động đầu tư vào nhà ở cho người thu nhập thấp và thu nhập trung bình, xóa bỏ các nhà đơn sơ, xây mới, nâng cấp, cải tạo các khu nhà ở không đảm bảo chất lượng. - Nghiên cứu các giải pháp phát triển đô thị xanh, giải pháp tiết kiệm năng lượng trong các công trình nhà ở, công sở, dịch vụ; giải pháp khuyến khích sử dụng vật liệu xây dựng mới tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.\nl) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Nghiên cứu các chính sách, biện pháp cụ thể, thiết thực và phù hợp hơn nữa đối với việc phát triển văn hóa, xây dựng con người hài hòa với phát triển kinh tế. - Phát huy giá trị di sản văn hóa, nghệ thuật, từng bước tạo dựng hình ảnh và thương hiệu quốc gia. - Chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh quốc gia.\nm) Bộ Thông tin và Truyền thông - Chỉ đạo các cơ quan quản lý báo chí thông tin, phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, thông tin cơ sở đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Nghị quyết và các nội dung liên quan khác nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về các mục tiêu phát triển bền vững và Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030. - Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (ban hành tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ) nhằm mục tiêu phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng kinh tế mới, bảo đảm phát triển bền vững. - Thúc đẩy phổ cập Internet băng rộng như một tiện ích thiết yếu, phổ cập điện thoại thông minh đặc biệt tới các vùng công ích, hướng tới mục tiêu đảm bảo kết nối toàn diện, không bỏ lại ai phía sau; xây dựng viễn thông là hạ tầng số thiết yếu cho phát triển kinh tế số, xã hội số, phục vụ chuyển đổi số quốc gia toàn diện. - Xây dựng khung pháp lý cho hoạt động phát triển, thử nghiệm và áp dụng các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, thí điểm mô hình kinh doanh công nghệ mới ở Việt Nam để khuyến khích đổi mới, sáng tạo. Đẩy mạnh ứng dụng cộng nghệ, sản phẩm và giải pháp số trong các lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế. - Nâng cao năng lực, tăng cường đào tạo kỹ thuật số cho người dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa nhằm thực hiện mục tiêu thu hẹp khoảng cách số, giảm bất bình đẳng trong xã hội. - Tập trung phát triển hạ tầng thông tin truyền thông cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo."
},
{
"id": 628504,
"text": "Điều 22. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:\na) Đẩy mạnh triển khai tích cực hơn nữa Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và kế hoạch hoạt động trong năm 2022 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số.\nb) Đa dạng hóa các biện pháp, hình thức thông tin, truyền thông, tuyên truyền, định hướng dư luận, thông tin kịp thời, khách quan, chính xác, khơi dậy khát vọng phát triển, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, tạo đồng thuận, tin tưởng của người dân, doanh nghiệp về chủ trương, chính sách, biện pháp phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có vấn đề mở cửa trường học để học trực tiếp gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh.\nc) Chủ động tuyên truyền, cổ vũ không khí phấn khởi sản xuất, kinh doanh trong và ngay sau nghỉ Tết Nguyên đán."
},
{
"id": 636032,
"text": "Mục V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN\n1. Phân công trách nhiệm thực hiện\na) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về việc tổ chức triển khai hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Nghị quyết để thúc đẩy việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững được xác định trong Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030.\nb) Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh tham mưu, tư vấn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác chỉ đạo, điều hành việc thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và các mục tiêu phát triển bền vững; đề xuất các biện pháp, giải pháp, cơ chế nhằm đảm bảo phối hợp các hoạt động của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp và người dân để triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững.\nc) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và các mục tiêu phát triển bền vững.\n2. Giám sát - Đánh giá - Báo cáo\na) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm - Chủ trì theo dõi, giám sát, đánh giá tình hình triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. - Xây dựng báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trình Chính phủ, Quốc hội và gửi Liên hợp quốc theo yêu cầu. - Đến năm 2025, thực hiện đánh giá giữa kỳ giai đoạn 2021 - 2030 tình hình triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Đến năm 2030, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình nghị sự 2030 kết hợp với đánh giá kết quả thực hiện Báo cáo Việt Nam 2035 và chuẩn bị xây dựng các mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ tiếp theo.\nb) Các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan xây dựng báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững theo quy định gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước 15 tháng 12 hằng năm để tổng hợp, báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ.\nc) Trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thường xuyên theo dõi, giám sát thực hiện, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, báo cáo Chính phủ xem xét.\nd) Việc xây dựng các báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững cần huy động sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan, bao gồm các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, đoàn thể nhân dân và các tổ chức trong nước và quốc tế.\n3. Kinh phí thực hiện\na) Nhà nước ưu tiên và dành kinh phí thỏa đáng từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương cho các bộ, ngành và địa phương để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và hỗ trợ việc tổ chức thu thập số liệu, xây dựng báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững."
}
] |
128,099 | Dựa vào những căn cứ nào để xác định đâu là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng khi xảy ra tranh chấp tài sản? | [
{
"id": 83170,
"text": "\"Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng\n...\n3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.\""
}
] | [
{
"id": 105474,
"text": "\"Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án\n1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.\n2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.\n3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.\n4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.\n5. Tranh chấp về cấp dưỡng.\n6. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.\n7. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.\n8. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.\""
},
{
"id": 508882,
"text": "Điều 3. Tài sản chung của vợ chồng (Điều 27).. a. Khoản 1 Điều 27 đã quy định tài sản chung của vợ chồng và hình thức sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng. \"Những thu thập hợp pháp khác\" của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể là tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng thưởng xổ số, mà vợ, chồng có được hoặc tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại các Điều 247, 248, 249, 250, 251 và 252 Bộ luật dân sự... trong thời kỳ hôn nhân. b. Khoản 2 Điều 27 quy định: \"Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng\". Thực tiễn cho thấy chỉ có tài sản rất lớn, rất quan trọng đối với đời sống gia đình thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu mới ghi tên của cả vợ chồng (như: nhà ở, quyền sử dụng đất...), song cũng không phải trong mọi trường hợp. Đối với các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận thường chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng (như: xe môtô, xe ôtô, tàu, thuyền vận tải...). Mặt khác, khoản 1 Điều 32 đã quy định cụ thể về tài sản riêng của vợ chồng. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1 Điều 32 (ví dụ: được thừa kế riêng một khoản tiền và dùng khoản tiền này mua cho bản thân một chiếc xe môtô mà không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng). Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 3 Điều 27 tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng."
},
{
"id": 234931,
"text": "\"Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án\n...\n2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.\""
},
{
"id": 47594,
"text": "\"Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng\n1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.\nQuyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.\n2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.\n3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.\nĐiều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng\n1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.\n2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.\nBên cạnh đó đối với tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác."
},
{
"id": 178158,
"text": "\"1. Trường hợp lựa chọn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì vợ chồng có thể thỏa thuận về xác định tài sản theo một trong các nội dung sau đây:\na) Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng;\nb) Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung;\nc) Giữa vợ và chồng không có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó;\nd) Xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng.\n2. Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng phải phù hợp với quy định tại các Điều 29, 30, 31 và 32 của Luật Hôn nhân và gia đình. Nếu vi phạm, người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận vô hiệu theo quy định tại Điều 50 của Luật Hôn nhân và gia đình.\""
}
] |
123,703 | Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng khi người cao tuổi thay đổi nơi cư trú đến địa bàn huyện, tỉnh khác gồm những gì? | [
{
"id": 200015,
"text": "Thủ tục hành chính cấp tỉnh\n...\n5. Thủ tục hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng khi người cao tuổi thay đổi nơi cư trú đến địa bàn huyện, tỉnh khác\n...\n- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp\n- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ bao gồm:\n+ Quyết định thôi hưởng trợ cấp;\n+ Giấy giới thiệu của UBND cấp huyện nơi người cao tuổi chuyển đi;\n+ Hồ sơ gốc thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng của người cao tuổi.\n- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:\nNgười cao tuổi hoặc gia đình, người thân, người giám hộ người cao tuổi\n- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:\nUBND cấp huyện nơi người cao tuổi chuyển đi và chuyển đến.\n..."
}
] | [
{
"id": 200017,
"text": "Thủ tục hành chính cấp tỉnh\n...\n5. Thủ tục hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng khi người cao tuổi thay đổi nơi cư trú đến địa bàn huyện, tỉnh khác\n- Trình tự, thời gian thực hiện:\n+ Bước 1: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng Quyết định thôi hưởng trợ cấp và có giấy giới thiệu, kèm theo hồ sơ để người cao tuổi đến làm thủ tục nhận trợ cấp xã hội hằng tháng tại nơi ở mới.\n+ Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy giới thiệu và hồ sơ hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng của người cao tuổi, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện tại nơi ở mới của người cao tuổi tiếp nhận, xem xét hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra Quyết định trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi theo mức của địa phương mình.\n- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp\n..."
},
{
"id": 88124,
"text": "Thủ tục hành chính cấp tỉnh\n...\n5. Thủ tục hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng khi người cao tuổi thay đổi nơi cư trú đến địa bàn huyện, tỉnh khác\n...\n- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có\n- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:\nNgười cao tuổi đang nhận trợ cấp xã hội hằng tháng chuyển từ quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sang quận, huyện, thị xã, thành phố khác trong cùng tỉnh, thành phố thuộc trung ương; hoặc người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.\n- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:\n+ Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi;\n+ Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định hồ sơ, thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ chi phí mai táng và tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội.\n..."
},
{
"id": 262062,
"text": "Thủ tục hành chính cấp tỉnh\n...\n7. Thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng đối với người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng\n...\n- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cấp xã.\n- Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ bao gồm:\n+ Đơn của gia đình, cá nhân hoặc văn bản đề nghị của tổ chức thực hiện mai táng người cao tuổi bị chết;\n+ Bản sao giấy chứng tử;\n- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, gia đình, người thân, người giám hộ người cao tuổi.\n- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã, UBND cấp huyện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.\n- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng và hỗ trợ chi phí mai táng đối với người cao tuổi.\n..."
},
{
"id": 262063,
"text": "Thủ tục hành chính cấp tỉnh\n...\n7. Thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng đối với người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng\n- Trình tự, thời gian thực hiện:\n+ Bước 1: Gia đình, cá nhân, tổ chức thực hiện mai táng người cao tuổi làm hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.\n+ Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xem xét và có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết\n+ Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do cấp xã gửi, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng và hỗ trợ chi phí mai táng đối với người cao tuổi.\n+ Bước 4: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ký Quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng và hỗ trợ chi phí mai táng đối với người cao tuổi.\n- Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND cấp xã.\n..."
}
] |
137,774 | Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có chức năng gì? | [
{
"id": 215740,
"text": "Chức năng, nhiệm vụ của Ban\n1. Chức năng: tham mưu, tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về chính sách đối với phụ nữ và yêu cầu nguồn lực tổ chức hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.\n…"
}
] | [
{
"id": 215741,
"text": "Chức năng, nhiệm vụ của Ban\n…\n2. Nhiệm vụ:\na) Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về phương hướng, kế hoạch và các giải pháp để thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ và công tác cán bộ nữ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.\nb) Tổ chức, phối hợp giữa các đơn vị chuyên môn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các đoàn thể trong việc triển khai thực hiện và tuyên truyền, phổ biến, vận động công chức, viên chức và người lao động thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.\nc) Xây dựng và tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động nhiệm kỳ và hàng năm; Tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá hoạt động hàng năm theo quy định.\nd) Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ Bộ và lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ trình Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định."
},
{
"id": 79809,
"text": "Trưởng Ban\n1. Là người đứng đầu Ban, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về các hoạt động của Ban theo chức năng, nhiệm vụ được giao; phụ trách chung, phân công nhiệm vụ cho Phó trưởng Ban, các thành viên của Ban, chủ trì và kết luận các phiên họp thường kỳ của Ban.\n2. Đề xuất với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về biện pháp tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các đơn vị đối với việc thúc đẩy bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.\n3. Ký ban hành các quyết định; chương trình, chiến lược; kế hoạch hành động; các văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, đoàn thể trong Bộ thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Điều 2 của Quy chế này."
},
{
"id": 215742,
"text": "Nguyên tắc hoạt động\n1. Ban làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách và quyết định theo đa số.\n2. Ban quyết định tập thể những vấn đề sau đây:\na) Kế hoạch hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong từng giai đoạn và hàng năm;\nb) Chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của Ban."
},
{
"id": 226860,
"text": "Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước có chức năng tham mưu giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến sự tiến bộ của phụ nữ Kiểm toán Nhà nước."
}
] |
161,634 | Trường hợp phải khóa sổ kế toán nhưng không thực hiện thì sẽ bị xử phạt như thế nào? | [
{
"id": 201152,
"text": "Xử phạt hành vi vi phạm quy định về sổ kế toán\n...\n3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:\na) Không thực hiện việc mở sổ kế toán vào đầu kỳ kế toán năm hoặc từ ngày thành lập đơn vị kế toán;\nb) Không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán;\nc) Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán năm trước liền kề hoặc sổ kế toán ghi không liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ;\nd) Không thực hiện việc khóa sổ kế toán trong các trường hợp mà pháp luật quy định phải khóa sổ kế toán."
}
] | [
{
"id": 507537,
"text": "b) Phải thực hiện theo trình tự ghi chép và các mẫu sổ kế toán quy định tại Phụ lục số 03 “Hệ thống sổ kế toán” kèm theo Thông tư này. Khi ghi hết trang sổ phải cộng số liệu của từng trang để mang số cộng trang trước sang đầu trang kế tiếp, không được ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới.\nc) Trường hợp ghi sổ kế toán trên giấy, phải dùng mực không phai, không dùng mực đỏ để ghi sổ kế toán. Nếu không ghi hết trang sổ phải gạch chéo phần không ghi, không tẩy xóa, cấm dùng chất hóa học để sửa chữa.\n7. Khóa sổ kế toán Khóa sổ kế toán là việc cộng sổ để tính ra tổng số phát sinh bên Nợ, bên Có và số dư cuối kỳ của từng tài khoản kế toán hoặc tổng số thu, chi, tồn quỹ, nhập, xuất, tồn kho.\na) Kỳ khóa sổ kế toán - Sổ quỹ tiền mặt phải được thực hiện khóa sổ vào cuối mỗi ngày. Sau khi khóa sổ phải thực hiện đối chiếu giữa sổ tiền mặt của kế toán với sổ quỹ của thủ quỹ và tiền mặt có trong két đảm bảo chính xác, khớp đúng. Riêng ngày cuối tháng phải lập Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt, sau khi kiểm kê, Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt được lưu cùng với sổ kế toán tiền mặt ngày cuối cùng của tháng. - Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc phải được thực hiện khóa sổ vào cuối tháng để đối chiếu số liệu với ngân hàng, kho bạc; Bảng đối chiếu số liệu với ngân hàng, kho bạc (có xác nhận của ngân hàng, kho bạc) được lưu cùng Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc hàng tháng. - Xã phải khóa sổ kế toán tại thời điểm cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính. Ngoài ra, xã phải khóa sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê đột xuất hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.\nb) Trình tự khóa sổ kế toán (1) Đối với ghi sổ kế toán trên giấy (thủ công): Bước 1: Kiểm tra, đối chiếu trước khi khóa sổ kế toán - Cuối kỳ kế toán, sau khi đã phản ánh hết các chứng từ kế toán phát sinh trong kỳ vào sổ kế toán, kế toán thực hiện đối chiếu giữa số liệu trên chứng từ kế toán (nếu cần) với số liệu đã ghi sổ, giữa số liệu của các sổ kế toán có liên quan, đảm bảo sự khớp đúng giữa số liệu trên chứng từ kế toán với số liệu trong một sổ kế toán và giữa các sổ kế toán với nhau. Thực hiện cộng số phát sinh trên Sổ Cái và các sổ kế toán chi tiết. - Căn cứ các sổ, thẻ kế toán chi tiết, lập Bảng tổng hợp chi tiết đối với những tài khoản phải ghi trên nhiều sổ hoặc nhiều trang sổ. - Thực hiện cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái đảm bảo khớp đúng số liệu tổng hợp và chi tiết. Sau đó thực hiện đối chiếu giữa số liệu trên Sổ Cái với số liệu trên sổ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết, giữa số liệu của kế toán với số liệu của thủ quỹ, thủ kho. Sau khi xác định khớp đúng số liệu, thực hiện khóa sổ kế toán. Trường hợp có chênh lệch phải xác định nguyên nhân và xử lý số chênh lệch cho đến khi số liệu khớp đúng. Bước 2: Khóa sổ - Khi khóa sổ phải kẻ một đường ngang dưới dòng ghi nghiệp vụ cuối cùng của kỳ kế toán."
},
{
"id": 261336,
"text": "\"Điều 9. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về sổ kế toán\n1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Lập sổ kế toán không ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ, ngày, tháng, năm lập sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; thiếu chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; không đánh số trang; không đóng dấu giáp lai giữa các trang của số kế toán trên giấy; \n...\""
},
{
"id": 68114,
"text": "\"Điều 9. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về sổ kế toán\n[...]\n2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Sổ kế toán không được ghi đầy đủ theo các nội dung chủ yếu theo quy định;\nb) Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán không theo đúng phương pháp quy định;\nc) Không in sổ kế toán ra giấy sau khi khóa sổ trên phương tiện điện tử đối với các loại sổ kế toán phải in ra giấy theo quy định."
},
{
"id": 485704,
"text": "c) Trường hợp lập sổ kế toán trên phương tiện điện tử: Phải đảm bảo các yếu tố của sổ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán. Nếu lựa chọn lưu trữ sổ kế toán trên phương tiện điện tử thì vẫn phải in sổ kế toán tổng hợp ra giấy, đóng thành quyển và phải làm đầy đủ các thủ tục quy định nêu tại điểm b, khoản 5 Điều này. Các sổ kế toán còn lại, nếu không in ra giấy, mà thực hiện lưu trữ trên các phương tiện điện tử thì Thủ trưởng đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm để bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.\n6. Ghi sổ kế toán\na) Việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán, mọi số liệu ghi trên sổ kế toán phải có chứng từ kế toán chứng minh; phải đảm bảo số và chữ rõ ràng, liên tục có hệ thống, không được viết tắt, không ghi chồng đè, không được bỏ cách dòng.\nb) Trường hợp ghi sổ kế toán thủ công, phải dùng mực không phai, không dùng mực đỏ để ghi sổ kế toán. Phải thực hiện theo trình tự ghi chép và các mẫu sổ kế toán quy định tại Phụ lục số 03. Khi ghi hết trang sổ phải cộng số liệu của từng trang để mang số cộng trang trước sang đầu trang kế tiếp, không được ghi xen thêm vào phía trên hoặc phía dưới. Nếu không ghi hết trang sổ phải gạch chéo phần không ghi, không tẩy xóa, cấm dùng chất hóa học để sửa chữa.\n7. Khóa sổ kế toán Khóa sổ kế toán là việc cộng sổ để tính ra tổng số phát sinh bên Nợ, bên Có và số dư cuối kỳ của từng tài khoản kế toán hoặc tổng số thu, chi, tồn quỹ, nhập, xuất, tồn kho.\na) Kỳ khóa sổ - Sổ quỹ tiền mặt phải thực hiện khóa sổ vào cuối mỗi ngày. Sau khi khóa sổ phải thực hiện đối chiếu giữa sổ tiền mặt của kế toán với sổ quỹ của thủ quỹ và tiền mặt có trong két đảm bảo chính xác, khớp đúng. Riêng ngày cuối tháng phải lập Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt, sau khi kiểm kê, Bảng kiểm kê quỹ tiền mặt được lưu cùng với sổ kế toán tiền mặt ngày cuối cùng của tháng. - Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc phải khóa sổ vào cuối tháng để đối chiếu số liệu với ngân hàng, kho bạc; Bảng đối chiếu số liệu với ngân hàng, kho bạc (có xác nhận của ngân hàng, kho bạc) được lưu cùng Sổ tiền gửi ngân hàng, kho bạc hàng tháng. - Đơn vị kế toán phải khóa sổ kế toán tại thời điểm cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính. - Ngoài ra, đơn vị kế toán phải khóa sổ kế toán trong các trường hợp kiểm kê đột xuất hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.\nb) Trình tự khóa sổ kế toán (1) Đối với ghi sổ thủ công: Bước 1: Kiểm tra, đối chiếu trước khi khóa sổ kế toán - Cuối kỳ kế toán, sau khi đã phản ánh hết các chứng từ kế toán phát sinh trong kỳ vào sổ kế toán, tiến hành đối chiếu giữa số liệu trên chứng từ kế toán (nếu cần) với số liệu đã ghi sổ, giữa số liệu của các sổ kế toán có liên quan với nhau để đảm bảo sự khớp đúng giữa số liệu trên chứng từ kế toán với số liệu đã ghi sổ và giữa các sổ kế toán với nhau. Tiến hành cộng số phát sinh trên Sổ Cái và các sổ kế toán chi tiết. - Từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết lập Bảng tổng hợp chi tiết cho những tài khoản phải ghi trên nhiều sổ hoặc nhiều trang sổ."
}
] |
50,008 | Đề xuất sửa điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở tại Dự thảo Luật nhà ở sửa đổi như thế nào? | [
{
"id": 117448,
"text": "Điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở (sửa đổi, bổ sung Điều 21)\n1. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở bao gồm:\na) Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, bao gồm cả tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam và có chức năng kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản);\nb) Tổ chức được người quyết định đầu tư giao làm chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng nhà ở đối với trường hợp sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công.\n2. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:\na) Phải ký quỹ hoặc bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để thực hiện đối với từng dự án theo quy định của pháp luật đầu tư;\nb) Có vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản để thực hiện đối với từng dự án;\nc) Đã trúng đấu giá quyền sử dụng đất hoặc trúng đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc được chấp thuận nhà đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư.\n3. Trường hợp có nhiều nhà đầu tư đáp ứng quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này được chấp thuận theo pháp luật về đầu tư hoặc được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư để thực hiện một dự án xây dựng nhà ở thì thực hiện công nhận chủ đầu tư theo quy định của Chính phủ.\n4. Đối với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ, dự án xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư không phải là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thì thực hiện theo quy định tại Điều 56 và Điều 66 của Luật này. Đối với chủ đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai."
}
] | [
{
"id": 61089,
"text": "1. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư là các tổ chức quy định tại Khoản 2 Điều 38 của Luật Nhà ở.\n2. Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư được quy định như sau:\na) Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở để phục vụ dự án, công trình quan trọng quốc gia thì Bộ Xây dựng đề xuất đơn vị làm chủ đầu tư và báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định lựa chọn;\nb) Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở nhưng không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này thì Sở Xây dựng đề xuất đơn vị làm chủ đầu tư và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn;\nc) Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng các nguồn vốn khác không phải nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở\nnhưng thuộc diện quy định tại Khoản 3 Điều 26 của Nghị định này thì chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại hoặc dự án hạ tầng khu công nghiệp làm chủ đầu tư dự án; đối với trường hợp khác thì thực hiện lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu. Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở theo hình thức BT thì thực hiện lựa chọn chủ đầu tư theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này.\n3. Trường hợp lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh bất động sản làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư thì hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư được quy định như sau:\na) Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở bằng nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở thì hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư được áp dụng như đối với trường hợp lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở công vụ;\nb) Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở bằng nguồn vốn khác không phải nguồn vốn quy định tại Khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở thì hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư được áp dụng như đối với trường hợp lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại.\n4. Trình tự, thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư được quy định như sau:\na) Đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này thì Bộ Xây dựng thẩm tra hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư và báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định lựa chọn hoặc ủy quyền cho Bộ Xây dựng quyết định lựa chọn;\nb) Đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này thì Sở Xây dựng thẩm tra hồ sơ đăng ký làm chủ đầu tư và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn;\nc) Đối với trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này mà lựa chọn qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 18 của Nghị định này; trường hợp xây dựng nhà ở theo hình thức BT thì thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này;\nd) Thời gian lựa chọn chủ đầu tư quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này thì thời gian thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu (nếu tổ chức đấu thầu) hoặc theo trình tự lựa chọn nhà đầu tư BT (nếu lựa chọn theo hình thức BT)."
},
{
"id": 30468,
"text": "1. Việc lập hồ sơ đề xuất đăng ký tham gia làm chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư chỉ áp dụng đối với trường hợp lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 101/2015/NĐ-CP.\n2. Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (sau đây gọi là doanh nghiệp) có đủ Điều kiện và năng lực làm chủ đầu tư dự án theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về kinh doanh bất động sản nếu có nhu cầu tham gia làm chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư thì phải chuẩn bị hồ sơ đề xuất đăng ký tham gia làm chủ đầu tư dự án theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này để lấy ý kiến của các chủ sở hữu nhà chung cư.\n3. Đơn vị có nhu cầu tham gia làm chủ đầu tư dự án phải trình bày hồ sơ đề xuất đăng ký tham gia làm chủ đầu tư dự án tại hội nghị nhà chung cư theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 của Nghị định 101/2015/NĐ-CP."
},
{
"id": 457191,
"text": "Khoản 1. Nội dung: Tại Phiên họp này, Chính phủ tập trung thảo luận, cho ý kiến 08 nội dung quan trọng, phức tạp, có phạm vi điều chỉnh rộng, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, doanh nghiệp và đời sống Nhân dân, gồm: (1) Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu giá tài sản; (2) Dự án Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi)1; (3) Đề nghị xây dựng Luật phòng, chống mua bán người (sửa đổi); (4) Đề nghị xây dựng Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); (5) Đề nghị xây dựng Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi); (6) Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số Luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ; (7) Báo cáo đề xuất việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu và (8) Báo cáo đề xuất về cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư ngoài thuế."
},
{
"id": 635665,
"text": "Khoản 1. Các bộ, ngành trung ương: - Chủ động rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật, nghị định, thông tư trong phạm vi được phân công để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các luật, giữa nghị định với luật, giữa thông tư với nghị định trong các khâu: chuẩn bị dự án, thực hiện dự án, kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác, sử dụng bảo đảm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, đồng thời tháo gỡ kịp thời các bất cập, vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn hoạt động đầu tư xây dựng, nhất là trong thủ tục hành chính, Điều kiện đầu tư kinh doanh. Đề xuất tiến độ, nội dung sửa đổi, bổ sung các luật, nghị định theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và đăng ký vào chương trình xây dựng pháp luật hàng năm. - Bộ Tư pháp tổng hợp đề xuất của các bộ, ngành để báo cáo Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm. Trong quá trình thẩm định chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng, cần tập trung thẩm định tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất với hệ thống pháp luật."
},
{
"id": 520053,
"text": "Điều 8. Về kết quả rà soát, đề nghị xây dựng các luật nhằm sửa đổi, bổ sung các luật liên quan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, đầu tư, kinh doanh và quy hoạch theo Nghị quyết số 61/NQ-CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2017:. Việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật liên quan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, đầu tư, kinh doanh và quy hoạch là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm của Chính phủ trong giai đoạn 2016-2020, nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp theo các nghị quyết của Chính phủ. Với tinh thần đó, Chính phủ yêu cầu:\na) Đối với các dự án luật cần sửa đổi, bổ sung liên quan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, đầu tư, kinh doanh: (1) Các bộ đã có đề nghị xây dựng dự án luật, hoàn thiện hồ sơ trình theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gửi Bộ Tư pháp; (2) Các bộ đã có báo cáo kết quả rà soát nhưng chưa lập đề nghị xây dựng dự án luật hoặc chưa có báo cáo, khẩn trương hoàn thiện đề nghị xây dựng dự án luật, gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, trình Chính phủ xem xét tại phiên họp tháng 10 năm 2017 để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017, 2018;\nb) Đối với các luật cần sửa đổi, bổ sung để bảo đảm đồng bộ với dự án Luật Quy hoạch trình Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 4 theo Danh mục Bộ Tư pháp báo cáo tại Phiên họp Chính phủ tháng 6 năm 2017 chưa được sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật Quy hoạch, yêu cầu các bộ chủ trì, chủ động phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục rà soát, lập đề nghị xây dựng từng dự án luật hoặc dự án luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực quản lý, trình Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng các Luật để đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, bảo đảm có hiệu lực thi hành đồng bộ với dự án Luật Quy hoạch. Thống nhất với đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung Điều 8 Luật Giáo dục nghề nghiệp tại dự thảo Luật Quy hoạch; giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nghiên cứu đưa nội dung sửa đổi, bổ sung này vào dự thảo Luật Quy hoạch."
}
] |
132,149 | Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức năm 2022? | [
{
"id": 49935,
"text": "\"Điều 22. Điều kiện đăng ký dự tuyển\n1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:\na) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;\nb) Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;\nc) Có đơn đăng ký dự tuyển;\nd) Có lý lịch rõ ràng;\nđ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;\ne) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;\ng) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.\n2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:\na) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;\nb) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.\""
}
] | [
{
"id": 95046,
"text": "\"IV. ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN\n1. Đăng ký dự tuyển\n...\nc) Thời hạn và địa điểm nộp hồ sơ dự tuyển:\n- Thời gian nộp hồ sơ: 30 ngày, kể từ ngày 22/3/2022 đến hết ngày 20/4/2022 (giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần).\n- Người đăng ký dự tuyển nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến Phòng Quản lý cán bộ và Giúp việc ban cán sự đảng, Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp, số 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội (điện thoại: 024.6273.9367).\""
},
{
"id": 238275,
"text": "Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển\n...\n5. Tiêu chuẩn của người được cử tham gia Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển:\nNgười được cử tham gia Ban kiểm tra phiếu đăng ký dự tuyển là công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức; có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển."
},
{
"id": 87322,
"text": "3. Điều kiện đăng ký dự tuyển\na) Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:\n- Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;\n- Từ đủ 18 tuổi trở lên và trong độ tuổi lao động theo quy định;\n- Có phiếu đăng ký dự tuyển viên chức;\n- Có lý lịch rõ ràng;\n- Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;\n- Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với vị trí việc làm (Có biểu chi tiết kèm theo)\nb) Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:\n- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;\n- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng."
},
{
"id": 14212,
"text": "Đồng thời tại Điều 5 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định như sau:\nĐiều kiện đăng ký dự tuyển viên chức\n1. Điều kiện đăng ký dự tuyển thực hiện theo quy định tại Điều 22 Luật Viên chức. Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Viên chức được bổ sung các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm quy định tại điểm g khoản 1 Điều 22 Luật Viên chức nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo.\n2. Người đăng ký dự tuyển vào vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao có thể thấp hơn 18 tuổi nhưng phải từ đủ 15 tuổi trở lên và được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật."
},
{
"id": 116184,
"text": "Hồ sơ đăng ký đi đào tạo, bồi dưỡng\n1. Hồ sơ đăng ký dự tuyển bao gồm:\na) Đơn xin dự tuyển, trong đó nêu rõ: họ tên, năm sinh, chức vụ, ngạch công chức, viên chức, thời gian công tác, nhiệm vụ đang đảm nhiệm, chuyên ngành đã tốt nghiệp, chuyên ngành đăng ký dự thi, tên đề tài nghiên cứu, thời gian nghiên cứu (nếu có). Đối với trường hợp tự liên hệ các khóa đào tạo, bồi dưỡng trong đơn xin dự tuyển đề nghị trình bày rõ chuyên ngành dự tuyển, dự kiến: các cơ sở đào tạo sẽ đăng ký dự tuyển, nước đến và khoảng thời gian dự tuyển (có thể trên 01 năm).\nb) Văn bản cử công chức, viên chức dự tuyển của Thủ trưởng quản lý trực tiếp;\nc) Thông báo tuyển sinh của cơ sở đào tạo trong trường hợp tự liên hệ các khóa đào tạo, bồi dưỡng (nếu có);\nd) Các tài liệu khác theo yêu cầu của khóa học.\n2. Hồ sơ trúng tuyển bao gồm:\na) Văn bản cử công chức, viên chức đi học của Thủ trưởng quản lý trực tiếp;\nb) Thông báo trúng tuyển của cơ sở đào tạo;\nc) Bản cam kết thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đối với trường hợp đi đào tạo sau đại học (mẫu số 01/ĐTBD);\nd) Các tài liệu khác theo yêu cầu của khóa học."
}
] |
77,059 | Quy định về hạng giấy phép lái xe A1 và A2 như thế nào? | [
{
"id": 73051,
"text": "“1. Hạng A1 cấp cho:\na) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;\nb) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.\n2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.”"
}
] | [
{
"id": 171274,
"text": "Quy định chuyển tiếp\n1. Giấy phép lái xe đã được cấp theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được tiếp tục sử dụng, đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều 43 của Luật này thì được đổi, cấp lại theo phân hạng mới.\n2. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE được cấp theo Luật Giao thông đường bộ 2008 được đổi, cấp lại như sau:\na) Giấy phép lái xe hạng A3, C giữ nguyên và đổi, cấp lại cùng hạng;\nb) Giấy phép lái xe hạng A2 đổi, cấp lại cho những người có giấy phép lái xe hạng A1;\nc) Giấy phép lái xe hạng A đổi, cấp lại cho những người có giấy phép lái xe hạng A2;\nd) Giấy phép lái xe hạng B đổi, cấp lại cho những người có giấy phép lái xe hạng B1, B2;\nđ) Giấy phép lái xe hạng D2 đổi, cấp lại cho những người có giấy phép lái xe hạng D;\ne) Giấy phép lái xe hạng D đổi, cấp lại cho những người có giấy phép lái xe hạng E;\ng) Giấy phép lái xe hạng BE đổi, cấp lại cho những người có giấy phép lái xe hạng FB2;\nh) Giấy phép lái xe hạng CE đổi, cấp lại cho những người có giấy phép lái xe FC;\ni) Giấy phép lái xe hạng D2E đổi, cấp lại cho những người có giấy phép lái xe hạng FD;\nk) Giấy phép lái xe hạng DE đổi, cấp lại cho những người có giấy phép lái xe hạng FE."
},
{
"id": 501545,
"text": "Khoản 5. Trung tâm sát hạch lái xe là cơ sở được xây dựng phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, cung cấp dịch vụ sát hạch lái xe và được phân loại như sau: 5. Sửa đổi Điều 8 như sau: “Điều 8. Tiêu chuẩn giáo viên dạy lái xe, Giấy chứng nhận và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy lái xe ô tô\na) Trung tâm sát hạch loại 1: Thực hiện sát hạch để cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E và các hạng F (FB2, FC, FD, FE);\nb) Trung tâm sát hạch loại 2: Thực hiện sát hạch để cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3, A4, B1, B2 và hạng C;\nc) Trung tâm sát hạch loại 3: Thực hiện sát hạch để cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3 và hạng A4.”"
},
{
"id": 616911,
"text": "Điều 47. Điều khoản chuyển tiếp. Giấy phép đào tạo lái xe A1, A2, A3, A4 đã cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực, có giá trị theo thời hạn ghi trên giấy phép; khi giấy phép hết hạn cơ sở đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 4 của Thông tư này."
},
{
"id": 195797,
"text": "Quy định chuyển tiếp\n...\n2. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE được cấp theo Luật Giao thông đường bộ 2008 được đổi, cấp lại như sau:\n...\nd) Giấy phép lái xe hạng B đổi, cấp lại cho những người có giấy phép lái xe hạng B1, B2;"
},
{
"id": 189846,
"text": "Đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4\n1. Thời gian đào tạo\na) Hạng A1: 12 giờ (lý thuyết: 10, thực hành lái xe: 02);\nb) Hạng A2: 32 giờ (lý thuyết: 20, thực hành lái xe: 12);\nc) Hạng A3, A4: 80 giờ (lý thuyết: 40, thực hành lái xe: 40).\n2. Các môn kiểm tra\na) Pháp luật giao thông đường bộ đối với các hạng A2, A3, A4;\nb) Thực hành lái xe đối với các hạng A3, A4."
}
] |
71,390 | Viên chức sinh con thứ ba sẽ bị xử lý kỷ luật thế nào? | [
{
"id": 13748,
"text": "\"Điều 16. Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức\nHình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:\n1. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;\n2. Vi phạm quy định của pháp luật về: thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;\n3. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;\n4. Không chấp hành quyết định phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong đơn vị;\n5. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;\n6. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;\n7. Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;\n8. Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình hoạt động nghề nghiệp;\n9. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.\nĐiều 17. Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với viên chức\nHình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:\n1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 Nghị định này mà tái phạm;\n2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;\n3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:\na) Viên chức quản lý không thực hiện đúng trách nhiệm, để viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;\nb) Viên chức quản lý không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng.\n\"Điều 18. Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với viên chức quản lý\nHình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với viên chức quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:\n1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 17 Nghị định này mà tái phạm;\n2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;\n3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;\n4. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ.\nĐiều 19. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức\nHình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:\n1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;\n2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;\n3. Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;\n4. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;\n5. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền."
},
{
"id": 62834,
"text": "\"Điều 1. Sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số năm 2003 như sau:\nĐiều 10. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản:\n1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;\n2. Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định;\n3. Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản.\""
}
] | [
{
"id": 627989,
"text": "Điều 45. Thanh tra công tác kỷ luật viên chức\n1. Thẩm quyền đề nghị và quyết định kỷ luật viên chức.\n2. Xem xét các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật; được miễn trách nhiệm kỷ luật.\n3. Hình thức kỷ luật viên chức và hành vi vi phạm của viên chức ứng với từng hình thức kỷ luật được áp dụng.\n4. Thời hiệu xử lý kỷ luật; thời hạn xử lý kỷ luật.\n5. Việc thành lập, thành viên và việc thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng kỷ luật viên chức (đối với trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật viên chức); Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường; Hội đồng xử lý trách nhiệm hoàn trả.\n6. Trình tự, thủ tục kỷ luật viên chức.\n7. Việc giải quyết chế độ, chính sách đối với viên chức đang trong thời gian tạm giữ, tạm giam và tạm đình chỉ công tác.\n8. Những nội dung khác theo quy định tại Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ và các quy định pháp luật khác về kỷ luật viên chức."
},
{
"id": 13771,
"text": "\"Điều 31. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức\n1. Đối với viên chức quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.\nĐối với viên chức giữ chức vụ, chức danh do bầu cử thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định công nhận kết quả bầu cử tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.\n2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.\n3. Đối với viên chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức được cử đến biệt phái tiến hành xem xét xử lý kỷ luật, đề nghị hình thức kỷ luật. Hồ sơ xử lý kỷ luật phải được gửi về đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái để ra quyết định kỷ luật theo thẩm quyền.\n4. Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm trong thời gian công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ mà khi chuyển sang cơ quan, tổ chức, đơn vị mới mới phát hiện hành vi vi phạm luật và vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì thẩm quyền tiến hành và xử lý kỷ luật thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ nơi viên chức công tác. Hồ sơ, quyết định kỷ luật phải được gửi về cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý viên chức.\nTrường hợp đơn vị sự nghiệp công lập trước đây đã giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để đơn vị sự nghiệp công lập đang quản lý viên chức thực hiện việc xử lý kỷ luật.\n5. Đối với viên chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thì thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của cơ quan quản lý viên chức.\""
},
{
"id": 197475,
"text": "Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức\n1. Đối với viên chức quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.\nĐối với viên chức giữ chức vụ, chức danh do bầu thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định công nhận kết quả bầu cử tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.\n2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 35 Nghị định này. Trường hợp xử lý bằng hình thức buộc thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cấp có thẩm quyền tuyển dụng trước khi ra quyết định, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền tuyển dụng hoặc được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng.\n3. Đối với viên chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan nơi viên chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, thống nhất hình thức kỷ luật với cơ quan cử biệt phái trước khi quyết định hình thức kỷ luật. Trường hợp kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc thì căn cứ vào đề xuất của Hội đồng xử lý kỷ luật, cơ quan cử biệt phái ra quyết định buộc thôi việc.\nHồ sơ, quyết định kỷ luật viên chức biệt phái phải được gửi về cơ quan quản lý viên chức biệt phái.\n4. Đối với viên chức làm việc trong Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thì thẩm quyền xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức."
},
{
"id": 517286,
"text": "Điều 18. Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật\n1. Chuẩn bị họp:\na) Chậm nhất là 03 ngày làm việc trước cuộc họp của Hội đồng kỷ luật, giấy triệu tập họp phải được gửi tới viên chức có hành vi vi phạm pháp luật. Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt phải có lý do chính đáng. Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu tập thì đến lần thứ 03 sau khi gửi giấy triệu tập, nếu viên chức đó vẫn vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật;\nb) Hội đồng kỷ luật có thể mời đại diện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội của đơn vị có viên chức vi phạm kỷ luật dự họp. Người được mời dự họp có quyền phát biểu ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật nhưng không được bỏ phiếu về hình thức kỷ luật;\nc) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc xử lý kỷ luật, ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật;\nd) Hồ sơ xử lý kỷ luật trình Hội đồng kỷ luật gồm: bản tự kiểm điểm, trích ngang sơ yếu lý lịch của viên chức có hành vi vi phạm pháp luật, biên bản cuộc họp kiểm điểm viên chức và các tài liệu khác có liên quan.\n2. Trình tự họp:\na) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự;\nb) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc trích ngang sơ yếu lý lịch của viên chức có hành vi vi phạm pháp luật và các tài liệu khác có liên quan;\nc) Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật đọc bản tự kiểm điểm, nếu viên chức có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt thì Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc thay, nếu viên chức có hành vi vi phạm pháp luật không làm bản tự kiểm điểm thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại khoản này;\nd) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm;\nđ) Các thành viên Hội đồng kỷ luật và người tham dự cuộc họp thảo luận và phát biểu ý kiến;\ne) Viên chức có hành vi vi phạm pháp luật phát biểu ý kiến; nếu viên chức có hành vi vi phạm pháp luật không phát biểu ý kiến hoặc vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại khoản này;\ng) Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật;\nh) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp;\ni) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có trách nhiệm ký biên bản của cuộc họp.\n3. Trường hợp có từ 02 viên chức trở lên trong cùng đơn vị có hành vi vi phạm pháp luật thì Hội đồng kỷ luật họp để tiến hành xem xét xử lý kỷ luật đối với từng viên chức."
},
{
"id": 517287,
"text": "Điều 19. Quyết định kỷ luật\n1. Trình tự ra quyết định kỷ luật:\na) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản họp Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật) gửi người có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 14 của Nghị định này;\nb) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận viên chức không vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;\nc) Trường hợp vi phạm của viên chức có tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;\nd) Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật có trách nhiệm ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức vi phạm pháp luật.\n2. Quyết định kỷ luật phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành.\n3. Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực, nếu viên chức không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì đương nhiên chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật. Trường hợp viên chức tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật mới có hiệu lực.\n4. Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ viên chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của viên chức."
}
] |
148,628 | Khi nào thì ngân hàng bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán? | [
{
"id": 15698,
"text": "\"Điều 4. Tổ chức tín dụng mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả\n1. Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả khi thiếu hụt tài sản có tính thanh khoản cao ở mức 20% trở lên tại thời điểm tính toán tỷ lệ khả năng chi trả dẫn đến không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian 03 tháng liên tục.\n2. Tổ chức tín dụng mất khả năng chi trả khi không có khả năng thực hiện thanh toán nghĩa vụ nợ trong thời gian 01 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán và có tỷ lệ giữa tổng nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được so với tổng nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được ở mức 10% trở lên tại thời điểm liền sau 01 tháng kể từ ngày nghĩa vụ nợ đến hạn thanh toán.\n3. Khi có nguy cơ mất, mất khả năng chi trả, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, các biện pháp dự kiến áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.\""
}
] | [
{
"id": 45242,
"text": "Dịch vụ thanh toán từng lần qua tài khoản thanh toán mở tại Ngân hàng Nhà nước\n1. Các tổ chức mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước (là đơn vị trả tiền) gửi chứng từ thanh toán đến Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trích tài khoản thanh toán của mình để trả cho đơn vị thụ hưởng có tài khoản tại cùng một đơn vị Ngân hàng Nhà nước hoặc chuyển tiền đi cho đơn vị thụ hưởng theo các hệ thống thanh toán thích hợp.\n2. Quy trình thanh toán:\na) Lập, giao nhận chứng từ\n- Đối với các khoản thanh toán của bản thân đơn vị trả tiền: đơn vị trả tiền lập và nộp chứng từ thanh toán (ủy nhiệm chi, các chứng từ thanh toán thích hợp khác) vào Ngân hàng Nhà nước nơi mở tài khoản thanh toán yêu cầu trích một số tiền nhất định trên tài khoản của đơn vị mình để trả hoặc chuyển cho đơn vị thụ hưởng.\n- Đối với các khoản thanh toán cho khách hàng của đơn vị trả tiền: đơn vị trả tiền căn cứ vào các chứng từ của khách hàng để lập Bảng kê các chứng từ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước (theo Phụ lục 01 đính kèm Thông tư này) và nộp vào Ngân hàng Nhà nước kèm các chứng từ thanh toán của khách hàng. Bảng kê các chứng từ được lập riêng cho từng đơn vị thụ hưởng; trong trường hợp đơn vị trả tiền và đơn vị thụ hưởng có tài khoản thanh toán khác địa bàn tỉnh, thành phố, Bảng kê các chứng từ phải ghi rõ số hiệu tài khoản bên thụ hưởng, đơn vị thụ hưởng.\nb) Xử lý chứng từ và hạch toán\n- Khi nhận được các chứng từ thanh toán do đơn vị trả tiền nộp, Ngân hàng Nhà nước kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ; đối chiếu sự khớp đúng giữa Bảng kê các chứng từ với các chứng từ kèm theo và kiểm tra khả năng thanh toán của đơn vị trả tiền.\n- Sau khi kiểm soát, nếu chứng từ không hợp lệ thì Ngân hàng Nhà nước báo cho đơn vị trả tiền để chỉnh sửa hoặc trả lại cho đơn vị trả tiền. Nếu đơn vị trả tiền không đủ khả năng thanh toán, Ngân hàng Nhà nước thông báo để bổ sung khả năng thanh toán hoặc trả lại chứng từ cho đơn vị trả tiền.\nNếu chứng từ hợp lệ và đơn vị trả tiền đủ khả năng thanh toán, Ngân hàng Nhà nước tiến hành thanh toán ngay và xử lý:\n+ Trường hợp đơn vị trả tiền và đơn vị thụ hưởng mở tài khoản tại cùng một đơn vị Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước hạch toán vào tài khoản thanh toán của đơn vị trả tiền, đơn vị thụ hưởng và báo Nợ cho đơn vị trả tiền, báo Có kèm các chứng từ thanh toán của khách hàng cho đơn vị thụ hưởng (nếu có).\n+ Trường hợp đơn vị trả tiền và đơn vị thụ hưởng không mở tài khoản tại cùng một đơn vị Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước hạch toán vào tài khoản thanh toán của đơn vị trả tiền, báo Nợ cho đơn vị trả tiền và lập lệnh chuyển tiền đi qua hệ thống thanh toán thích hợp.\n- Khi nhận được lệnh chuyển tiền đến, sau khi kiểm soát và xử lý chứng từ theo quy định của hệ thống thanh toán, Ngân hàng Nhà nước nhận lệnh hạch toán vào tài khoản thanh toán của đơn vị thụ hưởng (hoặc tài khoản thích hợp nếu đơn vị thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước) và báo Có cho đơn vị thụ hưởng."
},
{
"id": 35542,
"text": "1. Đánh giá khả năng máy bay rơi tại địa điểm NMĐHN và mức độ nguy hại, có tính đến tần suất bay và đặc điểm của máy bay hiện tại và tương lai. Trường hợp có khả năng máy bay rơi tại địa điểm thì phải xác định mức độ nguy hại đối với NMĐHN.\n2. Xác định các hoạt động trong khu vực có liên quan đến việc xử lý, lưu giữ, vận chuyển hóa chất có khả năng gây nổ hoặc tạo ra các khí dễ cháy nổ. Xác định mức độ nguy hại do nổ hóa chất, bao gồm cả tác động do áp lực và gây độc, có tính đến khoảng cách tới địa điểm."
},
{
"id": 174525,
"text": "Dịch vụ thanh toán ủy nhiệm thu\n...\nc) Xử lý chứng từ và hạch toán\n- Đối với trường hợp bên trả tiền có tài khoản thanh toán tại ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng:\nSau khi kiểm soát ủy nhiệm thu, ngân hàng kiểm tra thỏa thuận thanh toán bằng ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng và xử lý:\n+ Trường hợp bên trả tiền đã ủy quyền cho ngân hàng được quyền tự động trích nợ tài khoản thanh toán của bên trả tiền để thanh toán ủy nhiệm thu:\nNếu bên trả tiền đảm bảo khả năng thanh toán, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được ủy nhiệm thu, ngân hàng phải hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên trả tiền, bên thụ hưởng và báo Nợ cho bên trả tiền, báo Có cho bên thụ hưởng.\nNếu bên trả tiền không đảm bảo khả năng thanh toán, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được ủy nhiệm thu, ngân hàng phải báo cho bên trả tiền, bên thụ hưởng biết và trả lại ủy nhiệm thu cho bên thụ hưởng (nếu bên thụ hưởng yêu cầu) hoặc tiếp tục lưu giữ ủy nhiệm thu đến khi bên trả tiền đảm bảo khả năng thanh toán và tiến hành xử lý như trên.\n..."
},
{
"id": 84204,
"text": "Nguyên tắc thu hồi Giấy phép, thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài\n1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác định khả năng thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trước và trong quá trình thanh lý tài sản, giải thể và thu hồi Giấy phép.\n2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước) chỉ chấp thuận việc giải thể khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khả năng thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Việc giải thể tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.\n3. Trong quá trình giám sát thanh lý tài sản, nếu phát hiện tổ chức tín dụng không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ, Ngân hàng Nhà nước ra quyết định chấm dứt thanh lý và thực hiện phương án phá sản tổ chức tín dụng theo quy định tại Mục 1e Chương VIII Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung).\n4. Trong quá trình thanh lý tài sản, nếu chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có khả năng thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, ngân hàng mẹ có nghĩa vụ thực hiện cam kết theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung)."
},
{
"id": 5090,
"text": "1. Hồ sơ đăng ký làm ngân hàng thanh toán bao gồm:\na) Giấy đăng ký làm ngân hàng thanh toán;\nb) Bản cung cấp thông tin về ngân hàng, trong đó nêu rõ khả năng đáp ứng các tiêu chí theo yêu cầu tại Điều 48 Thông tư này;\nc) Bản sao Quyết định thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại;\nd) Bản cam kết với UBCKNN về việc cho vay thanh toán giao dịch chứng khoán trong trường hợp thành viên lưu ký mất khả năng thanh toán;\nđ) Các tài liệu khác liên quan.\n2. Hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này được lập thành một (01) bộ hồ sơ gốc và nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện cho UBCKNN."
}
] |
13,413 | Ban Chấp hành Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào là cơ quan thế nào? | [
{
"id": 76443,
"text": "Ban Chấp hành Hiệp hội\n1. Ban Chấp hành Hiệp hội là cơ quan lãnh đạo của Hiệp hội trong thời gian giữa hai nhiệm kỳ Đại hội. Số lượng ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định và bầu trực tiếp bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín do Đại hội toàn thể hội viên quyết định. Thành viên Ban Chấp hành phải là hội viên chính thức (hội viên cá nhân hoặc người đại diện của hội viên doanh nghiệp, cơ quan). Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hiệp hội là 05 (năm) năm.\n..."
}
] | [
{
"id": 226960,
"text": "Quyền của hội viên\n1. Quyền của hội viên chính thức:\na) Được trực tiếp tham gia các hoạt động của Hiệp hội, được ứng cử, đề cử, bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hiệp hội;\nb) Tham gia thảo luận và biểu quyết các nghị quyết của Hiệp hội, được phê bình chất vấn Ban Chấp hành về mọi chủ trương và hoạt động của Hiệp hội;\nc) Được Hiệp hội hỗ trợ trong các hoạt động đầu tư tại Lào; tư vấn và phối hợp làm việc với các cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên khi các hoạt động đầu tư của hội viên tại Lào bị xâm phạm. Được cung cấp các thông tin về tình hình kinh tế, các lĩnh vực, dự án đầu tư tiềm năng tại Lào, năng lực của đối tác tại Lào và các vấn đề liên quan theo quy định của pháp luật hai nước Việt Nam và Lào;\nd) Được tham gia các đoàn công tác khảo sát thị trường Lào, các hình thức liên kết, các diễn đàn do Hiệp hội tổ chức theo quy định của pháp luật;\nđ) Được tạo điều kiện tiếp xúc với thị trường nước ngoài, tham gia thảo luận, ký kết các hợp đồng liên doanh, liên kết đầu tư với nước ngoài theo quy định của pháp luật;\ne) Được tham gia thảo luận, góp ý, đề xuất ý kiến cải tiến, mở rộng, tăng cường hoạt động của Hiệp hội, giải quyết những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động xúc tiến đầu tư tại Lào theo quy định của pháp luật hai nước Việt Nam, Lào và thông lệ quốc tế;\ng) Được đề xuất các vấn đề cần thảo luận tại Đại hội toàn thể;\nh) Được xin ra khỏi Hiệp hội;\ni) Được hưởng các quyền lợi do hoạt động chung của Hiệp hội theo nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội mang lại và các quyền lợi khác theo quy định của Hiệp hội và quy định của pháp luật;\nk) Được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong công tác của Hiệp hội;\nI) Hội viên là tổ chức (doanh nghiệp, cơ quan) được phép thay thế người đại diện; người đại diện mới được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ hội viên, trừ các chức vụ do Hiệp hội đã giao cho người đại diện tiền nhiệm, người đại diện thay thế chỉ được đảm nhiệm chức vụ của Hiệp hội khi được Hiệp hội ra quyết định chấp thuận.\n..."
},
{
"id": 77963,
"text": "Nguyên tắc hoạt động\n1. Hiệp hội tổ chức, hoạt động tuân thủ pháp luật của hai nưóc Việt Nam, Lào và Điều lệ Hiệp hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định phê duyệt.\n2. Hoạt động của Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan về lĩnh vực Hiệp hội hoạt động.\n3. Hiệp hội hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, không vì mục đích lợi nhuận, tự trang trải về tài chính, bình đẳng giữa các hội viên và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật hai nước Việt Nam và Lào về hoạt động của mình."
},
{
"id": 226959,
"text": "Tiêu chuẩn hội viên, điều kiện gia nhập và thủ tục khai trừ hội viên.\n1. Hội viên chính thức: Tổ chức, công dân của Việt Nam đã và đang đầu tư hoặc có nhu cầu đầu tư tại Lào, tự nguyện tham gia và tuân thủ Điều lệ của Hiệp hội được Hiệp hội chấp nhận là hội viên chính thức.\n..."
},
{
"id": 195851,
"text": "Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, có tư cách pháp nhân của Việt Nam hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến ngành cao su như trồng trọt, sơ chế, chế biến, đào tạo, tài chính, tín dụng, tư vấn và những lĩnh vực khác; không phân biệt cấp quản lý, kể cả các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Cao su Việt Nam; tán thành điều lệ Hiệp hội; tự nguyện có đơn xin gia nhập và đóng góp đầy đủ các hội phí, các quỹ theo quy định đều được xét để công nhận là hội viên. Ban chấp hành Hiệp hội cao su Việt Nam là cơ quan công nhận tư cách hội viên và quy định chi tiết thủ tục kết nạp.\n1. Hội viên chính thức: gồm hội viên cá nhân và hội viên tập thể:\n1.1. Hội viên cá nhân: Là người Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt, sản xuất chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu, cung ứng dịch vụ, đào tạo, nghiên cứu khoa học về cao su, tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hiệp hội và được kết nạp Hiệp hội.\n1.2. Hội viên tập thể: là các tổ chức trồng trọt, sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu, cung ứng dịch vụ và các trường học, cơ quan nghiên cứu khoa học về cao su Việt Nam, tán thành Điều lệ Hiệp hội, do người đứng đầu thay mặt làm đơn gia nhập Hiệp hội và được kết nạp vào Hiệp hội.\n2. Hiệp hội liên kết: Là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên doanh hoặc có 100% vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động tại Việt Nam, có nhiều đóng góp cho Hiệp hội, tán thành Điều lệ Hiệp hội và được Ban chấp hành kết nạp vào Hiệp hội.\n3. Hội viên danh dự: là các tổ chức và cá nhân có đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển của Hiệp hội, tán thành Điều lệ Hiệp hội và được Ban Chấp hành mời tham gia Hiệp hội."
},
{
"id": 218897,
"text": "Điều kiện trở thành hội viên\n1. Doanh nghiệp, hội doanh nghiệp, doanh nhân là công dân Việt Nam hoặc có gốc Việt Nam ở nước ngoài có uy tín tại địa bàn hoạt động, với sự giới thiệu và đỡ đầu ít nhất của 1 hay 2 hội viên, hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại, tự nguyện đăng ký tham gia Hiệp hội, tuân thủ điều lệ của Hiệp hội có thể được xem xét để trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội.\n2. Người muốn gia nhập Hiệp hội làm đơn xin gia nhập (theo mẫu quy định của Hiệp hội).\n3. Hồ sơ xin gia nhập Hiệp hội được nộp cho Ban Thường trực Hiệp hội hoặc chi hội trực thuộc Hiệp hội tại các nước hoặc khu vực (gọi tắt là chi hội) được Ban Chấp hành Hiệp hội ủy quyền.\n4. Việc kết nạp một doanh nhân, doanh nghiệp, hội doanh nghiệp làm hội viên Hiệp hội hoặc thay đổi hình thức hội viên trong Hiệp hội do Ban Chấp hành Hiệp hội quyết định theo các quy định của Điều lệ Hiệp hội hoặc được Ban Chấp hành Hiệp hội ủy quyền cho các chi hội theo quy định của Điều lệ Hiệp hội. "
}
] |
20,046 | Công ty cổ phần phải có ít nhất bao nhiêu cổ đông sáng lập? | [
{
"id": 50599,
"text": "\"Điều 120. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập\n1. Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập; trường hợp này, Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó.\n2. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.\n3. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó. \n4. Các hạn chế quy định tại khoản 3 Điều này không áp dụng đối với cổ phần phổ thông sau đây:\na) Cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp;\nb) Cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập.\""
}
] | [
{
"id": 7358,
"text": "1. Chủ sở hữu của Công ty (Đối với công ty TNHH một thành viên)\na. Tên chủ sở hữu:\nb. Quốc tịch:\nc. Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:\nd. Địa chỉ trụ sở chính:\ne. Đặc Điểm cơ bản:\n2. Thành viên sáng lập/cổ đông sáng lập (Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần):\na. Thành viên sáng lập/cổ đông sáng lập là thành viên/cổ đông góp vốn/mua cổ phần, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của Công ty.\nb. Các thông tin cơ bản của thành viên sáng lập/cổ đông sáng lập:\n- Tên:\n- Địa chỉ thường trú:\n- Quốc tịch:\n- Số Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với pháp nhân), Giấy chứng minh nhân dân (đối với cá nhân): ... ngày cấp: ... nơi cấp: ....\n- Phần vốn góp và giá trị vốn góp, tỉ lệ góp vốn của từng thành viên sáng lập (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên); số cổ phần, giá trị cổ phần tính theo mệnh giá, tỉ lệ nắm giữ cổ phần, loại cổ phần, tổng số cổ phần được quyền chào bán theo từng loại cổ phần của từng cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần).\nc. Các thành viên sáng lập/cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ cổ phần/phần vốn góp tối thiểu ...% vốn Điều lệ. Thành viên sáng lập/cổ đông sáng lập là ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức nước ngoài theo quy định của pháp luật phải duy trì tỷ lệ nắm giữ tối thiểu...% vốn Điều lệ trong vòng ba (03) năm kể từ ngày thành lập."
},
{
"id": 7355,
"text": "1. Đối với công ty TNHH một thành viên:\nCông ty có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn Điều lệ của mình sau ba (03) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.\n2. Đối với công ty TNHH từ hai thành viên trở lên/công ty cổ phần:\na. Phần vốn góp/cổ phần của Công ty được tự do chuyển nhượng, trừ các trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và quy định tại Điều lệ này;\nb. Thành viên sáng lập/cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng phần vốn góp/cổ phần của mình trong thời hạn ba (03) năm kể từ ngày thành lập, trừ trường hợp chuyển nhượng cho thành viên sáng lập/cổ đông sáng lập khác trong Công ty và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là thành viên sáng lập/cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông và phù hợp với quy định của pháp luật. Việc chuyển nhượng này vẫn phải đảm bảo tỷ lệ nắm giữ của các thành viên sáng lập/cổ đông sáng lập theo quy định của pháp luật hiện hành. Hết thời hạn trên, các hạn chế đối với phần vốn góp của thành viên sáng lập/cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ. Hạn chế chuyển nhượng của thành viên sáng lập/cổ đông sáng lập chỉ áp dụng đối với phần vốn góp/số cổ phần đã mua tại thời Điểm thành lập Công ty.\n3. Giao dịch làm thay đổi quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp chiếm từ 10% trở lên vốn Điều lệ đã góp, giao dịch dẫn tới tỷ lệ sở hữu của cổ đông/thành viên góp vốn vượt qua hoặc xuống dưới các mức sở hữu 10%, 25%, 50%, 75% vốn Điều lệ đã góp của Công ty phải được UBCK chấp thuận, trừ trường hợp cổ phiếu của Công ty được niêm yết, đăng ký giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán (đối với công ty cổ phần) và chuyển nhượng theo quyết định của Tòa án."
},
{
"id": 50504,
"text": "“Điều 25. Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần\nDanh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:\n1. Họ, tên, chữ ký, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của thành viên là cá nhân đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân đối với công ty cổ phần;\n2. Tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đối với công ty cổ phần;\n3. Họ, tên, chữ ký, quốc tịch, địa chỉ liên lạc của người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức đối với công ty cổ phần;\n4. Phần vốn góp, giá trị vốn góp, tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, loại tài sản, số lượng tài sản, giá trị của từng loại tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn của từng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; số lượng cổ phần, loại cổ phần, tỷ lệ sở hữu cổ phần, loại tài sản, số lượng tài sản, giá trị của từng loại tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn của từng cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.”"
},
{
"id": 17541,
"text": "1. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần phát hành lần đầu cho các cổ đông không phải là cổ đông sáng lập của công ty cổ phần.\n2. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong số cổ phần được quyền chào bán, cổ phiếu quỹ, cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần.\n3. Nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần, quyền mua cổ phần của các cổ đông trong công ty cổ phần, bao gồm cả mua lại cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập sau khi được đại hội đồng cổ đông chấp thuận để trở thành cổ đông sáng lập của công ty cổ phần.\n4. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác trong công ty cổ phần khi điều lệ công ty có quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.\n5. Một nhà đầu tư nước ngoài mua lại toàn bộ số cổ phần của các cổ đông trong công ty cổ phần để chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và trở thành chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên."
}
] |
164,373 | Có được xin cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với cơ sở kinh doanh thiết bị ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình không hoạt động trong 6 tháng? | [
{
"id": 52447,
"text": "1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự được cấp đổi trong những trường hợp bị hư hỏng, sai thông tin, có thay đổi nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.\nHồ sơ đề nghị cấp đổi gồm:\na) Văn bản đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) gửi cơ quan có thẩm quyền;\nb) Bản sao hợp lệ các tài liệu chứng minh sự thay đổi cửa các thông tin ghi trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (nếu có);\nc) Tài liệu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Nghị định này trong trường hợp thay đổi người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh;\nd) Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đã được cấp.\nThời hạn cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.\n2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự được cấp lại trong trường hợp bị mất; hồ sơ đề nghị cấp lại gồm:\na) Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);\nb) Biên lai nộp tiền phạt theo quy định của pháp luật (nếu có).\nThời hạn cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.\n3. Việc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự sau khi bị thu hồi theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này được thực hiện như sau:\na) Trong thời hạn không quá 06 tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với trường hợp quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều 8 Nghị định này mà cơ sở kinh doanh đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này và có nhu cầu tiếp tục kinh doanh thì nộp hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an, cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; hồ sơ gồm:\n- Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh gửi cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an, cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng;\n- Bản sao hợp lệ các tài liệu bổ sung chứng minh đáp ứng đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh (nếu có).\nb) Khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với trường hợp quy định tại các điểm a và e khoản 1 Điều 8 Nghị định này, nếu không thay đổi người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự thì sau 12 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi, cơ sở kinh doanh mới được nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.\nHồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự được thực hiện như hồ sơ cấp mới quy định tại Điều 9 Nghị định này.\nc) Khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều 8 Nghị định này, nếu không thay đổi người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự thì sau 24 tháng kể từ ngày ra quyết định thu hồi, cơ sở kinh doanh mới được nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, trừ trường hợp có quyết định khác của Tòa án.\nHồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự được thực hiện như hồ sơ cấp mới quy định tại Điều 9 Nghị định này."
}
] | [
{
"id": 52454,
"text": "Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, cơ sở kinh doanh đang kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định này. Sau thời hạn nêu trên, nếu không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự thì cơ sở kinh doanh phải chấm dứt hoạt động kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị."
},
{
"id": 52440,
"text": "Trong Nghị định này những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị gồm: Sản xuất, lắp ráp, vận chuyển, tồn trữ, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, cho thuê, sửa chữa thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị.\n2. Thiết bị ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình là thiết bị ghi âm, ghi hình được chế tạo giả dạng thiết bị, đồ vật thông thường.\n3. Thiết bị ngụy trang dùng để định vị là thiết bị có tính năng xác định vị trí, mục tiêu được chế tạo giả dạng thiết bị, đồ vật thông thường.\n4. Phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị là phần mềm được tạo ra giả dạng phần mềm hệ thống, ứng dụng, tiện ích, công cụ khác hoặc được lập trình, viết thêm các mã lệnh để bí mật quay phim, chụp ảnh, ghi âm, xác định vị trí của mục tiêu.\n5. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh là:\na) Người đại diện theo pháp luật, người quản lý cơ sở kinh doanh, chủ cơ sở kinh doanh có tên trong các văn bản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định này;\nb) Người được những người quy định tại điểm a khoản này ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với hoạt động kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị (sau đây viết gọn là Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự)."
},
{
"id": 52448,
"text": "1. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện đầy đủ các quy định về an ninh, trật tự trong Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.\n2. Trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.\n3. Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định này trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.\n4. Không sử dụng cơ sở kinh doanh để thực hiện các hoạt động trái quy định của pháp luật ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.\n5. Chỉ được bán thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình cho đối tượng được pháp luật cho phép sử dụng biện pháp ghi âm, ghi hình bí mật, đó là: Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; cơ quan có trách nhiệm thi hành biện pháp ghi âm, ghi hình bí mật theo điều kiện, thẩm quyền, thủ tục về biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt do Bộ luật tố tụng hình sự quy định.\n6. Thực hiện nhập khẩu, xuất khẩu thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.\n7. Ghi nhận, lưu giữ đầy đủ thông tin về khách hàng; phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự tại cơ sở kinh doanh.\n8. Trường hợp bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.\n9. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình an ninh, trật tự theo hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.\n10. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan Công an và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.\n11. Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong cơ sở kinh doanh từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy. Không sử dụng nhân viên là người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.\n12. Trong thời hạn không quá 20 ngày, kể từ khi bắt đầu hoạt động, cơ sở kinh doanh có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự các tài liệu sau đây:\na) Danh sách những người làm việc trong cơ sở kinh doanh;\nb) Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự cơ sở kinh doanh, người quản lý, nhân viên kỹ thuật của cơ sở kinh doanh, trừ người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;\nc) Các tài liệu chứng minh cơ sở kinh doanh đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định này;\nd) Thống kê phương tiện phục vụ cho công tác bảo vệ (nếu có);\nđ) Phải có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do bị mất, hư hỏng, hết thời hạn sử dụng hoặc cần thay đổi nội dung thông tin ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;\ne) Nếu cơ sở kinh doanh tạm ngừng hoạt động thì trước 10 ngày, kể từ ngày tạm ngừng hoạt động, cơ sở kinh doanh phải có văn bản thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động;\ng) Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh theo mẫu thống nhất của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;\nh) Nộp phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.\n13. Chỉ kinh doanh các thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị có nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp.\n14. Bố trí kho bảo quản chặt chẽ, an toàn.\n15. Hàng quý phải gửi báo cáo, kèm theo thống kê danh sách cơ quan đã mua thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị gửi cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.\n16. Khi thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị bị hư hỏng phải tổ chức tiêu hủy."
},
{
"id": 593561,
"text": "Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH\nĐiều 17. Điều khoản chuyển tiếp. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, cơ sở kinh doanh đang kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định này. Sau thời hạn nêu trên, nếu không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự thì cơ sở kinh doanh phải chấm dứt hoạt động kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị.\nĐiều 18. Hiệu lực thi hành. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 7 năm 2017; đối với quy định cơ sở kinh doanh chỉ được bán thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình cho cơ quan có trách nhiệm thi hành biện pháp ghi âm, ghi hình bí mật theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự quy định tại khoản 5 Điều 11 Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành.\nĐiều 19. Trách nhiệm thi hành\n1. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.\n2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này."
},
{
"id": 52438,
"text": "1. Điều kiện kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị là điều kiện về an ninh, trật tự đối với hoạt động kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang này.\n2. Nghị định này quy định điều kiện về an ninh, trật tự, công tác quản lý nhà nước, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan và biện pháp thi hành đối với hoạt động kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị."
}
] |
145,706 | Thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa cần đáp ứng các điều kiện nào? | [
{
"id": 70809,
"text": "Thành viên kinh doanh\nThành viên kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:\n1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.\n2. Vốn điều lệ từ bảy mươi lăm tỷ đồng trở lên;\n4. Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa."
}
] | [
{
"id": 129259,
"text": "Yêu cầu về phần mềm ứng dụng đối với thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa\n1. Phần mềm ứng dụng của thành viên kinh doanh trên Sở Giao dịch hàng hóa phải đáp ứng các yêu cầu về nghiệp vụ theo quy định của Sở Giao dịch hàng hóa, trong đó bao gồm:\na) Quản trị chi tiết giao dịch hàng hóa, kiểm soát tài khoản tiền gửi, tài khoản hàng hóa, giao dịch thanh toán, thông tin, danh sách khách hàng;\nb) Quản trị các giao dịch, nghiệp vụ mà thành viên được phép hoạt động trên Sở Giao dịch hàng hóa.\n2. Phần mềm ứng dụng của thành viên kinh doanh trên Sở Giao dịch hàng hóa phải đảm bảo khả năng giao dịch, kết nối thông suốt với Sở Giao dịch hàng hóa.\n3. Đối với phần mềm Thành viên tự phát triển cho khách hàng sử dụng, phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn, an ninh thông tin đối với khách hàng và tuân thủ các quy định do Sở Giao dịch hàng hóa yêu cầu."
},
{
"id": 445123,
"text": "Chương 3. THÀNH VIÊN CỦA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HOÁ\nĐiều 17. Thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa\n1. Thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa bao gồm:\na) Thương nhân môi giới (sau đây gọi là thành viên môi giới);\nb) Thương nhân kinh doanh (sau đây gọi là thành viên kinh doanh).\n2. Chỉ những thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa mới được thực hiện các hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.\n3. Chỉ các thành viên môi giới mới được thực hiện các hoạt động môi giới mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.\nĐiều 18. Chấp thuận tư cách thành viên Sở Giao dịch hàng hóa\n1. Thương nhân có nguyện vọng trở thành thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa có quyền đề nghị Sở Giao dịch hàng hóa chấp thuận tư cách thành viên.\n2. Căn cứ các điều kiện quy định tại các Điều 19, Điều 20 Nghị định này và theo quy định của Điều lệ hoạt động, Sở Giao dịch hàng hóa xem xét việc chấp thuận tư cách thành viên cho thương nhân.\n3. Trong trường hợp từ chối chấp thuận tư cách thành viên, Sở Giao dịch hàng hóa phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do của việc từ chối chấp thuận.\n4. Trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa chấp thuận tư cách thành viên cho thương nhân không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 19 hoặc Điều 21 Nghị định này, Bộ Thương mại có quyền đình chỉ tư cách thành viên của các thương nhân đó. Sở Giao dịch hàng hóa phải chịu trách nhiệm về các hậu quả phát sinh từ việc đình chỉ này.\nĐiều 19. Thành viên môi giới. Thành viên môi giới phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:\n1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.\n2. Vốn pháp định là năm tỷ đồng trở lên.\n3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.\n4. Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.\nĐiều 20. Quyền và nghĩa vụ của thành viên môi giới. Quyền và nghĩa vụ của thành viên môi giới thực hiện theo Luật Thương mại và Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.\nĐiều 21. Thành viên kinh doanh. Thành viên kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:\n1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.\n2. Vốn pháp định là bẩy mươi lăm tỷ đồng trở lên.\n3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.\n4. Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.\nĐiều 22. Quyền của thành viên kinh doanh\n1. Thành viên kinh doanh có quyền thực hiện các hoạt động tự doanh hoặc nhận uỷ thác mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa cho khách hàng.\n2. Yêu cầu khách hàng ký quỹ để đảm bảo thực hiện giao dịch trong trường hợp nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa cho khách hàng."
},
{
"id": 193273,
"text": "Ký quỹ giao dịch\n1. Sở Giao dịch hàng hóa quy định cụ thể mức ký quỹ ban đầu khi đặt lệnh giao dịch nhưng không được thấp hơn 5% trị giá của từng lệnh giao dịch.\n2. Khi đặt lệnh giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa, thành viên kinh doanh phải đảm bảo số dư tài khoản của mình mở tại Trung tâm thanh toán bù trừ đáp ứng các điều kiện về mức ký quỹ giao dịch khi đặt lệnh.\n3. Trong một thời hạn nhất định theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa, thành viên kinh doanh phải bổ sung tiền ký quỹ khi có biến động giá. Trường hợp không bổ sung tiền ký quỹ đúng hạn, Sở Giao dịch hàng hóa có quyền tất toán hợp đồng với thành viên kinh doanh.\n4. Trong trường hợp số dư tài khoản vượt mức ký quỹ theo quy định thì thành viên kinh doanh có quyền rút lại khoản vượt mức đó."
},
{
"id": 624147,
"text": "Điều 19. Sửa đổi Điều 17 như sau:. “Điều 17. Thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa\n1. Thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa bao gồm:\na) Thành viên kinh doanh;\nb) Thành viên môi giới.\n2. Thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa được thực hiện hoạt động tự doanh và hoạt động môi giới mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.\n3. Thành viên môi giới chỉ được thực hiện hoạt động môi giới hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.”"
},
{
"id": 445110,
"text": "Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG\nĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh. Nghị định này quy định chi tiết Luật Thương mại về việc thành lập Sở Giao dịch hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.\nĐiều 2. Đối tượng áp dụng. Nghị định này áp dụng đối với Sở Giao dịch hàng hóa và các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.\nĐiều 3. Giải thích từ ngữ. Trong Nghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa (sau đây gọi tắt là Điều lệ hoạt động) là Quy tắc điều chỉnh hoạt động giao dịch của Sở Giao dịch hàng hóa, của các thành viên và các chủ thể khác liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.\n2. Hoạt động tự doanh là việc thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa cho chính mình.\n3. Lệnh giao dịch là yêu cầu bằng văn bản để mua hoặc bán hàng hóa của thành viên kinh doanh nhằm thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.\n4. Lệnh ủy thác giao dịch là yêu cầu bằng văn bản của khách hàng đối với thành viên kinh doanh thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa trên cơ sở hợp đồng ủy thác giao dịch.\n5. Ngày đầu tiên giao dịch hợp đồng là ngày do Sở Giao dịch hàng hóa ấn định để kể từ ngày đó hợp đồng này được phép giao dịch.\n6. Ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng là ngày do Sở Giao dịch hàng hóa ấn định để kể từ sau ngày đó hợp đồng này không còn được phép giao dịch.\n7. Ký quỹ bảo đảm tư cách thành viên là việc thành viên gửi một khoản tiền hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong tỏa theo chỉ định của Sở Giao dịch hàng hóa để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thành viên.\n8. Ký quỹ giao dịch là việc thành viên gửi một khoản tiền vào tài khoản phong tỏa theo chỉ định của Sở Giao dịch hàng hóa để bảo đảm thực hiện giao dịch.\n9. Phí thành viên là khoản tiền thành viên phải nộp cho Sở Giao dịch hàng hóa theo quy định tại Điều lệ hoạt động.\n10. Phí giao dịch là khoản tiền thành viên phải trả cho Sở Giao dịch hàng hóa để được thực hiện từng giao dịch.\n11. Tháng đáo hạn hợp đồng là tháng mà hợp đồng giao dịch phải được thực hiện.\n12. Tất toán hợp đồng là việc thanh toán tất cả các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng mà các bên nắm giữ hợp đồng phải thực hiện.\n13. Khách hàng là tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa, thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa thông qua việc uỷ thác cho thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa.\nĐiều 4. Quản lý Nhà nước\n1. Chính phủ thống nhất quản lý hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.\n2. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa. Bộ Thương mại thực hiện các nhiệm vụ sau đây:\na) Trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa;"
}
] |
76,086 | Thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định được xác định như thế nào? | [
{
"id": 146746,
"text": "Thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định\n1. Thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định hữu hình thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này; trừ các trường hợp sau:\na) Đối với tài sản cố định hữu hình được sử dụng ở địa bàn có điều kiện thời tiết, điều kiện môi trường ảnh hưởng đến mức hao mòn của tài sản cố định, trường hợp cần thiết phải quy định thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định khác so với quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể. Việc điều chỉnh tỷ lệ hao mòn tài sản cố định bảo đảm tăng, giảm không vượt quá 20% tỷ lệ hao mòn của tài sản cố định tương ứng quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.\nb) Đối với tài sản cố định có thay đổi nguyên giá thuộc trường hợp thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản cố định theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì thời gian tính hao mòn tài sản cố định bằng (=) thời gian đã sử dụng của tài sản trước khi thay đổi nguyên giá cộng (+) thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản sau khi nâng cấp, mở rộng. Trong đó, thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản sau khi nâng cấp, mở rộng được xác định theo công thức sau:\n\nc) Đối với tài sản cố định có thay đổi nguyên giá thuộc trường hợp bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì thời gian tính hao mòn tài sản cố định bằng (=) thời gian đã sử dụng của tài sản trước khi thay đổi nguyên giá cộng (+) thời gian tính hao mòn còn lại của tài sản theo đánh giá lại.\nd) Đối với tài sản cố định có điều chỉnh, thay đổi nguyên giá theo quy định tại điểm a, điểm d khoản 2 Điều 6 và điểm c, điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư này:\nd.1) Trường hợp năm điều chỉnh, thay đổi nguyên giá chưa hết thời gian tính hao mòn của tài sản cố định theo quy định thì thời gian tính hao mòn của tài sản được tính đến năm mà giá trị còn lại của tài sản tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề nhỏ hơn hoặc bằng mức hao mòn hàng năm của tài sản.\nd.2) Trường hợp năm điều chỉnh, thay đổi nguyên giá đã hết thời gian tính hao mòn của tài sản cố định theo quy định thì cộng thêm 01 năm vào thời gian tính hao mòn (năm phát sinh việc điều chỉnh, thay đổi nguyên giá) để xử lý phần giá trị tăng, giảm do điều chỉnh, thay đổi nguyên giá.\n2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định danh mục, thời gian tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình (trừ thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập) thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương (theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).\nThời gian tính hao mòn của một tài sản cố định vô hình không thấp hơn 04 (bốn) năm và không cao hơn 50 (năm mươi) năm.\nTrường hợp cần thiết phải quy định thời gian tính hao mòn tài sản cố định vô hình dưới 04 năm thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ quản lý chuyên ngành có liên quan."
}
] | [
{
"id": 45006,
"text": "\"Điều 15. Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định\n1. Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định được tính theo công thức sau:\nMức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định = Nguyên giá của tài sản cố định x Tỷ lệ tính hao mòn (% năm)\nHàng năm, trên cơ sở xác định số hao mòn tăng và số hao mòn giảm phát sinh trong năm, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tính tổng số hao mòn của tất cả tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cho năm đó theo công thức sau:\nSố hao mòn tài sản cố định lũy kế tính đến năm (n) = Số hao mòn tài sản cố định đã tính đến năm (n-1) + Số hao mòn tài sản cố định tăng trong năm (n) - Số hao mòn tài sản cố định giảm trong năm (n)\n2. Đối với những tài sản cố định có thay đổi về nguyên giá thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp căn cứ các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi xác định lại theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định theo quy định tại Điều 14 Thông tư này để tiếp tục tính hao mòn tài sản cố định cho các năm còn lại.\n3. Đối với tài sản cố định tiếp nhận từ việc bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thì mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định theo dõi trên sổ kế toán tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản được tính theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này; trong đó nguyên giá của tài sản cố định được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này, tỷ lệ hao mòn tài sản cố định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này.\n4. Số hao mòn tài sản cố định cho năm cuối cùng thuộc thời gian sử dụng của tài sản cố định được xác định là hiệu số giữa nguyên giá và số hao mòn lũy kế đã thực hiện của tài sản cố định đó."
},
{
"id": 622980,
"text": "Điều 14. Xác định thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định. Thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. Đối với tài sản cố định của đơn vị kiểm kê phát hiện thừa thì đơn vị thực hiện xác định lại thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định kiểm kê phát hiện thừa làm cơ sở để kế toán tài sản cố định."
},
{
"id": 45008,
"text": "1. Đối với các tài sản cố định có tỷ lệ hao mòn tài sản cố định quy định tại Thông tư này thay đổi so với tỷ lệ hao mòn tài sản cố định quy định tại Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước thì từ năm tài chính 2018 xác định mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định theo nguyên giá của tài sản cố định và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định quy định tại Thông tư này để ghi sổ kế toán.\n(Ví dụ 4 tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này).\n2. Đối với các tài sản cố định đã có quyết định giao, điều chuyển trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà trước khi giao, điều chuyển tài sản đó chưa được theo dõi trên sổ kế toán hoặc khi thực hiện bàn giao, tiếp nhận chưa đánh giá lại giá trị tài sản thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản có trách nhiệm đánh giá lại giá trị tài sản theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Thông tư này để ghi sổ kế toán, xác định thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này làm cơ sở để kế toán tài sản cố định."
},
{
"id": 155282,
"text": "\"Điều 15. Phương pháp tính hao mòn tài sản cố định\n1. Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định được tính theo công thức sau:\nMức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định = Nguyên giá của tài sản cố định x Tỷ lệ tính hao mòn (% năm)\nHàng năm, trên cơ sở xác định số hao mòn tăng và số hao mòn giảm phát sinh trong năm, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tính tổng số hao mòn của tất cả tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cho năm đó theo công thức sau:\nSố hao mòn tài sản cố định lũy kế tính đến năm (n) = Số hao mòn tài sản cố định đã tính đến năm (n-1) + Số hao mòn tài sản cố định tăng trong năm (n) - Số hao mòn tài sản cố định giảm trong năm (n)\n...\""
},
{
"id": 45005,
"text": "Xác định thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định\n1. Thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định hữu hình thực hiện theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.\nĐối với tài sản cố định hữu hình được sử dụng ở địa bàn có điều kiện thời tiết, điều kiện môi trường ảnh hưởng đến mức hao mòn của tài sản cố định, trường hợp cần thiết phải quy định thời gian sử dụng của tài sản cố định khác với quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp. Việc điều chỉnh tỷ lệ hao mòn tài sản cố định không vượt quá 20% tỷ lệ hao mòn tài sản cố định quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.\nĐối với tài sản cố định giao, điều chuyển chưa được theo dõi trên sổ kế toán thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có tài sản điều chuyển hoặc được giao nhiệm vụ lập phương án xử lý tài sản thực hiện xác định lại thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định giao, điều chuyển để cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp được giao, nhận điều chuyển tài sản làm cơ sở để kế toán tài sản cố định.\nĐối với tài sản cố định của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp kiểm kê phát hiện thừa thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện xác định lại thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định kiểm kê phát hiện thừa làm cơ sở để kế toán tài sản cố định.\n2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương (theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).\nThời gian sử dụng của một tài sản cố định vô hình không thấp hơn 04 (bốn) năm và không cao hơn 50 (năm mươi) năm.\nTrường hợp cần thiết phải quy định thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình dưới 04 năm thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ quản lý chuyên ngành có liên quan."
}
] |
40,799 | Thông tư 04/2023/TT-BTP được áp dụng từ ngày mấy? | [
{
"id": 91617,
"text": "Hiệu lực thi hành\n1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2023. Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.\n2. Đối với việc thi hành án đã thi hành một phần hoặc chưa thi hành xong trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng đã thực hiện các thủ tục về thi hành án theo đúng quy định thì kết quả thi hành án được công nhận; các thủ tục thi hành án tiếp theo được tiếp tục thực hiện theo quy định của Thông tư này.\n3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì sẽ áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế đó."
}
] | [
{
"id": 554402,
"text": "Điều 5. Sử dụng biểu mẫu, Sổ hộ tịch. Khi giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch, Cơ quan đại diện sử dụng các biểu mẫu, Sổ hộ tịch tương ứng do Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Thông tư số 04/2020/TT-BTP trong trường hợp đăng ký hộ tịch trực tiếp và Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/07/2020 của Chính phủ quy định về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến, Thông tư số 03/2023/TT-BTP ngày 02/08/2023 sửa đổi bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 (sau đây gọi tắt là Thông tư số 01/2022/TT-BTP) trong trường hợp đăng ký hộ tịch trực tuyến."
},
{
"id": 637299,
"text": "Điều 36. Hiệu lực thi hành. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2023. Thông tư số 04/2015/TT-BTP ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành."
},
{
"id": 637297,
"text": "Điều 35. Điều khoản chuyển tiếp\n1. Người đã hoàn thành tập sự trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 mà chưa được bổ nhiệm công chứng viên trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được công nhận kết quả tập sự và phải tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng theo quy định của Thông tư này.\n2. Người đang tập sự theo quy định của Thông tư số 04/2015/TT-BTP ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được công nhận thời gian đã tập sự, được tiếp tục tập sự theo quy định của Thông tư này. Người tập sự lập Sổ nhật ký tập sự từ thời điểm tiếp tục tập sự theo quy định của Thông tư này; lập Báo cáo kết quả tập sự theo quy định của Thông tư này. Người tập sự đã tạm ngừng tập sự đủ số lần theo quy định của Thông tư số 04/2015/TT-BTP thì không được tạm ngừng tập sự theo quy định của Thông tư này.\n3. Người đủ điều kiện tập sự và đã nộp hồ sơ đăng ký tập sự trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì việc đăng ký tập sự và tập sự được thực hiện theo quy định của Thông tư này.\n4. Người chấm dứt tập sự hành nghề công chứng trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được xem xét đăng ký tập sự lại khi đủ điều kiện đăng ký tập sự theo quy định của Thông tư này.\n5. Người đã hoàn thành tập sự theo quy định của Thông tư số 04/2015/TT- BTP thì được đăng ký tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng theo quy định của Thông tư này. Hồ sơ đăng ký tham dự kiểm tra gồm các giấy tờ quy định tại điểm a, c và d khoản 3 Điều 17 của Thông tư này.\n6. Trường hợp người tham dự kiểm tra không đạt yêu cầu trong các kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng theo quy định của Thông tư số 04/2015/TT-BTP thì số lần không đạt yêu cầu đó được cộng vào tổng số lần không đạt yêu cầu kiểm tra theo quy định của Thông tư này để xác định việc tập sự lại của người đó trước khi đăng ký tham dự kỳ kiểm tra tiếp theo.\n7. Trường hợp người tập sự hoàn thành tập sự theo quy định tại Thông tư số 04/2015/TT-BTP nhưng sau khi Thông tư này có hiệu lực thi hành mới phát hiện không đủ điều kiện được coi là hoàn thành tập sự theo quy định của Thông tư số 04/2015/TT-BTP thì Sở Tư pháp ra quyết định hủy bỏ kết quả tập sự.\n8. Đối với các bài kiểm tra, kết quả kiểm tra của các kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng được tổ chức theo quy định của Thông tư số 04/2015/TT-BTP mà đã hết thời gian lưu giữ theo quy định của Thông tư số 04/2015/TT-BTP thì việc tiêu hủy các bài kiểm tra, kết quả kiểm tra đó được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 25 của Thông tư này."
},
{
"id": 66165,
"text": "Thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường\n...\n4. Việc thụ lý hồ sơ, không thụ lý hồ sơ phải được thông báo bằng văn bản theo Mẫu số 03/BTNN ban hành kèm theo Thông tư số 04/2018/TT-BTP cho người yêu cầu bồi thường và cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 08/2019/TT-BTP.\nTrường hợp không thụ lý hồ sơ thì phải trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do. Trường hợp không thụ lý hồ sơ do yêu cầu bồi thường không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn người yêu cầu bồi thường đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.\nTrường hợp đã thụ lý hồ sơ mà có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này thì cơ quan Thuế giải quyết bồi thường dừng việc giải quyết, gửi thông báo bằng văn bản về việc dừng giải quyết yêu cầu bồi thường cho người yêu cầu bồi thường và cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 08/2019/TT-BTP theo Mẫu số 04/BTNN ban hành kèm theo Thông tư số 04/2018/TT-BTP , đồng thời xóa tên vụ việc trong sổ thụ lý và trả lại hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường.\n5. Trường hợp người bị thiệt hại chỉ yêu cầu phục hồi danh dự thì không ra quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại Mục này. Việc phục hồi danh dự được thực hiện theo quy định tại Luật TNBTCNN."
},
{
"id": 8614,
"text": "1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 8 năm 2016.\n2. Thông tư liên tịch này thay thế Thông tư số 06/2010/TT-BNV, Thông tư số 15/2010/TT-BTP ngày 04 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức Trợ giúp viên pháp lý và Thông tư liên tịch số 23/2011/TTLT-BTP-BNV."
}
] |
81,535 | Chứng khoán đã niêm yết là cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo có thể bị tạm ngừng giao dịch hay không? | [
{
"id": 82471,
"text": "Tạm ngừng giao dịch\n1. Chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch khi xảy ra một trong các trường hợp sau:\na) Việc tạm ngừng giao dịch do hệ thống tự động kích hoạt khi giá, khối lượng giao dịch chứng khoán có biến động bất thường. Các ngưỡng tạm ngừng này được cài đặt bằng tham số trên hệ thống công nghệ thông tin sau khi được UBCKNN chấp thuận.\nb) Tổ chức niêm yết thực hiện tách, gộp cổ phiếu; tách doanh nghiệp hoặc thực hiện giảm vốn điều lệ khác theo quy định của pháp Luật Doanh nghiệp.\nc) Khi trái phiếu chuyển đổi đăng ký chuyển đổi từng phần thành cổ phiếu.\nd) Tổ chức niêm yết không thực hiện giải trình nguyên nhân và đưa ra phương án khắc phục tình trạng chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch trong thời hạn theo yêu cầu của SGDCK.\nđ) Theo yêu cầu của UBCKNN.\ne) SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn của thị trường chứng khoán đồng thời báo cáo SGDCKVN, UBCKNN.\n2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này SGDCK ban hành Quyết định đưa chứng khoán vào diện tạm ngừng giao dịch. SGDCK hiển thị ký hiệu tạm ngừng đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này."
}
] | [
{
"id": 82472,
"text": "Tạm ngừng giao dịch\n...\n5. SGDCK ban hành Quyết định đưa chứng khoán ra khỏi diện tạm ngừng giao dịch hoặc đưa vào diện cảnh báo hoặc kiểm soát hoặc hạn chế giao dịch trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức niêm yết đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán tạm ngừng giao dịch quy định tại khoản 4 Điều này."
},
{
"id": 104588,
"text": "Tạm ngừng giao dịch\n…\n5. SGDCKHN ban hành Quyết định đưa cổ phiếu ra khỏi diện tạm ngừng giao dịch, hoặc chuyển trạng thái cổ phiếu bị hạn chế giao dịch, cảnh báo theo các hướng dẫn sau:\na) Cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được đưa ra khỏi diện tạm ngừng giao dịch sau khi hết thời hạn tạm ngừng giao dịch trên hệ thống hoặc tổ chức đăng ký giao dịch đã khắc phục nguyên nhân dẫn đến cổ phiếu bị tạm ngừng giao dịch (nếu có);"
},
{
"id": 160879,
"text": "Tạm ngừng giao dịch\n...\n4. Căn cứ trên giải trình, kết quả khắc phục của công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, SGDCK xem xét đưa chứng khoán ra khỏi diện tạm ngừng giao dịch hoặc đưa vào diện cảnh báo hoặc kiểm soát cho đến khi nguyên nhân dẫn đến việc bị tạm ngừng giao dịch được khắc phục hoàn toàn. Quá thời hạn tạm ngừng giao dịch mà công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán không giải trình hoặc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch, SGDCK sẽ xem xét tiếp tục gia hạn tạm ngừng giao dịch hoặc đưa chứng khoán vào diện đình chỉ giao dịch.\n5. SGDCK ban hành Quyết định đưa chứng khoán ra khỏi diện tạm ngừng giao dịch hoặc đưa vào diện cảnh báo hoặc kiểm soát trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị tạm ngừng giao dịch quy định tại khoản 4 Điều này."
},
{
"id": 104587,
"text": "Tạm ngừng giao dịch\n1. Cổ phiếu đăng ký giao dịch bị tạm ngừng giao dịch khi xảy ra một trong các trường hợp sau:\na) Giá, khối lượng giao dịch cổ phiếu có biến động bất thường theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 46 Luật Chứng khoán;\nb) Theo đề xuất của tổ chức đăng ký giao dịch khi thực hiện tách doanh nghiệp và các trường hợp giảm vốn điều lệ khác theo quy định pháp luật;\nc) Tổ chức đăng ký giao dịch không có biện pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo, hạn chế giao dịch theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 46 Luật Chứng khoán;\nd) Theo yêu cầu của UBCKNN;\nđ) SGDCKHN xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và bảo đảm ổn định, an toàn của thị trường chứng khoán theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 46 Luật Chứng khoán. SGDCKHN báo cáo SGDCKVN sau khi đưa cổ phiếu vào diện tạm ngừng giao dịch theo quy định tại điểm này."
}
] |
102,317 | Kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang được thực hiện theo nguyên tắc nào? | [
{
"id": 35892,
"text": "Điều kiện và nguyên tắc kết nối tín hiệu\n1. Điều kiện kết nối tín hiệu được thực hiện tại nút giao đường bộ có nhánh đường bộ đi vào đường ngang mà khoảng cách từ tim nút giao đường bộ đến vạch dừng gần nhất trên đường bộ tại đường ngang quy định như sau:\na) Đối với đường bộ từ cấp IV trở xuống giao cắt đồng mức với đường sắt: không lớn hơn 75 mét;\nb) Đối với đường ngang hiện đang khai thác mà đường bộ từ cấp III trở lên giao cắt đồng mức với đường sắt nhưng chưa thực hiện được giao cắt khác mức với đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt: không lớn hơn tầm nhìn hãm xe theo tốc độ thiết kế tương ứng với cấp đường bộ đó.\n2. Nguyên tắc kết nối tín hiệu:\na) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ thống tín hiệu đèn giao thông đường bộ và hệ thống tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang;\nb) Quyền ưu tiên thuộc về tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang;\nc) Bảo đảm biểu thị tín hiệu đèn giao thông đường bộ và tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang thống nhất và đồng bộ khi có tàu chạy qua đường ngang;\nd) Việc kết nối tín hiệu được thực hiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tín hiệu đường sắt, đường bộ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; đồng thời phải hạn chế tối đa ùn tắc giao thông tại khu vực đường ngang và khu vực nút giao đường bộ có nhánh đường bộ đi vào đường ngang."
}
] | [
{
"id": 35893,
"text": "Yêu cầu kỹ thuật về kết nối tín hiệu\n1. Tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang được cấp đến tủ điều khiển tín hiệu đèn giao thông đường bộ hoặc đến hộp kết nối (nếu có) phải bảo đảm cho toàn bộ hệ thống kết nối tín hiệu hoạt động ổn định, chính xác.\n2. Vị trí kết nối (nếu có) phải đảm bảo thuận lợi cho việc kết nối tín hiệu thuận lợi trong sửa chữa, thay thế và hạn chế tác động của môi trường\n3. Khi đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang biểu thị dừng thì tín hiệu đèn giao thông đường bộ tại nút giao phải biểu thị dừng cùng thời điểm để toàn bộ phương tiện giao thông đường bộ đi từ nút giao không được phép đi vào nhánh đường bộ qua đường ngang.\n4. Khi đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang tắt thì tín hiệu đèn giao thông đường bộ phải tự điều chỉnh trở lại hoạt động bình thường theo quy định về báo hiệu đường bộ hiện hành."
},
{
"id": 73901,
"text": "2. Đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang là loại đèn báo hiệu đường bộ đặt trong phạm vi đường ngang để điều khiển người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ đi qua đường ngang.\n3. Kết nối tín hiệu là việc liên kết kỹ thuật giữa hệ thống tín hiệu đèn giao thông đường bộ và hệ thống tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang nhằm bảo đảm biểu thị thống nhất và đồng bộ giữa các tín hiệu."
},
{
"id": 35902,
"text": "1. Chủ đầu tư dự án xây dựng mới công trình đường ngang hoặc nút giao đường bộ với đường sắt chịu trách nhiệm kinh phí thực hiện kết nối tín hiệu.\n2. Đối với việc thực hiện kết nối tín hiệu và cung cấp, lắp đặt các trang thiết bị phục vụ cảnh giới tại các vị trí cần cảnh giới trên đường sắt quốc gia:\na) Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt chịu trách nhiệm kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để lắp đặt đường cáp kết nối tín hiệu được cấp từ tủ điều khiển đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang đến hộp kết nối (trường hợp có hộp kết nối) hoặc đến tủ điều khiển tín hiệu đèn giao thông đường bộ (trường hợp không có hộp kết nối) và cung cấp, lắp đặt các trang thiết bị phục vụ cảnh giới tại các vị trí cần cảnh giới;\nb) Chủ sở hữu, quản lý, sử dụng hệ thống đèn giao thông đường bộ chịu trách nhiệm kinh phí theo quy định của pháp luật để lắp đặt đường cáp kết nối tín hiệu từ tủ điều khiển tín hiệu đèn giao thông đường bộ đến hộp kết nối (trong trường hợp có hộp kết nối) và kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang.\n3. Đối với việc thực hiện kết nối tín hiệu và cung cấp, lắp đặt các trang thiết bị phục vụ cảnh giới tại các vị trí cần cảnh giới trên đường sắt chuyên dùng:\na) Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng chịu trách nhiệm kinh phí để lắp đặt đường cáp kết nối tín hiệu được cấp từ tủ điều khiển đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang đến hộp kết nối (trường hợp có hộp kết nối) hoặc đến tủ điều khiển tín hiệu đèn giao thông đường bộ (trường hợp không có hộp kết nối) và cung cấp, lắp đặt các trang thiết bị phục vụ cảnh giới tại các vị trí cần cảnh giới;\nb) Chủ sở hữu, quản lý, sử dụng hệ thống đèn giao thông đường bộ chịu trách nhiệm kinh phí theo quy định của pháp luật để lắp đặt đường cáp kết nối tín hiệu từ tủ điều khiển tín hiệu đèn giao thông đường bộ đến hộp kết nối (trong trường hợp có hộp kết nối) và kết nối tín hiệu đèn giao thông đường bộ với tín hiệu đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang."
},
{
"id": 629878,
"text": "Khoản 1. Về kết nối tín hiệu:\na) Xây dựng, lắp đặt đường cáp kết nối tín hiệu được cấp từ tủ điều khiển đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang trên đường sắt thuộc phạm vi quản lý, khai thác, sử dụng đến hộp kết nối (trường hợp có hộp kết nối) hoặc đến tủ điều khiển tín hiệu đèn giao thông đường bộ;\nb) Phối hợp với cơ quan quản lý tín hiệu đèn giao thông đường bộ thực hiện việc kết nối tín hiệu; thỏa thuận kết nối tín hiệu theo quy định tại Phụ lục I của Thông tư này;\nc) Bảo đảm đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang hoạt động theo đúng yêu cầu kỹ thuật và theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này;\nd) Khi xảy ra sự cố hư hỏng đèn báo hiệu trên đường bộ tại đường ngang thuộc phạm vi quản lý làm ảnh hưởng đến việc kết nối tín hiệu, phải thông báo ngay và phối hợp với lực lượng chức năng điều hành giao thông nhằm bảo đảm an toàn giao thông qua đường ngang và hạn chế ùn tắc giao thông;\nđ) Xây dựng, ban hành và thực hiện chế độ kiểm tra, bảo trì hệ thống kết nối tín hiệu thuộc phạm vi quản lý, bảo đảm thiết bị hoạt động theo đúng yêu cầu kỹ thuật và theo quy định của Thông tư này;\ne) Lập kế hoạch xây dựng, bảo trì công trình, thiết bị hệ thống kết nối tín hiệu thuộc phạm vi quản lý trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;\ng) Tổng hợp và lưu trữ hồ sơ kết nối tín hiệu thuộc phạm vi quản lý."
}
] |
48,342 | Nguyên tắc tạm dừng thủ tục hải quan được quy định như thế nào? | [
{
"id": 102130,
"text": "Nguyên tắc kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan\n1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ có quyền đề nghị cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.\n2. Cơ quan hải quan chỉ quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp có đơn đề nghị, bằng chứng về sở hữu hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ, bằng chứng về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và đã nộp một khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng để bảo đảm bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật do việc đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng.\n3. Các quy định về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Luật này không áp dụng đối với hàng hóa viện trợ nhân đạo, tài sản di chuyển, hàng hóa được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ, hành lý, quà biếu, quà tặng trong tiêu chuẩn miễn thuế và hàng hóa quá cảnh."
}
] | [
{
"id": 115809,
"text": "Nguyên tắc kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan\n...\n2. Cơ quan hải quan quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp có đơn đề nghị, bằng chứng về sở hữu hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ, bằng chứng về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và đã nộp một khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng để bảo đảm bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật do việc đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng. Cơ quan hải quan chủ động tạm dừng làm thủ tục hải quan nếu trong quá trình thực hiện kiểm tra, giám sát và kiểm soát phát hiện căn cứ rõ ràng để nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ."
},
{
"id": 227629,
"text": "Thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan\n...\n3. Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan ra quyết định. Trong trường hợp người yêu cầu tạm dừng có lý do chính đáng thì thời hạn này có thể kéo dài, nhưng không quá 20 ngày làm việc với điều kiện người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan phải nộp thêm khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật này.\n4. Kết thúc thời hạn tạm dừng quy định tại khoản 3 Điều này mà người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan không khởi kiện dân sự và cơ quan hải quan không quyết định thụ lý vụ việc theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính thì cơ quan hải quan tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng.\nTrường hợp người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan rút đơn yêu cầu và cơ quan hải quan không quyết định thụ lý vụ việc theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính trước khi kết thúc thời hạn tạm dừng thì cơ quan hải quan tiếp tục làm thủ tục hải quan ngay cho lô hàng.\n..."
},
{
"id": 227628,
"text": "Thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan\n1. Thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với người yêu cầu đã được cơ quan hải quan chấp nhận đơn đề nghị kiểm tra, giám sát được thực hiện như sau:\na) Khi phát hiện lô hàng có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan và thông báo ngay bằng văn bản cho người yêu cầu biết;\nb) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan hải quan, người yêu cầu có đơn đề nghị không có yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan thì cơ quan hải quan tiếp tục làm thủ tục hải quan theo quy định.\nTrường hợp người nộp đơn yêu cầu bằng văn bản đề nghị tạm dừng, đồng thời nộp một khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh theo quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật này thì cơ quan hải quan quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan.\n..."
},
{
"id": 254868,
"text": "Tạm dừng làm thủ tục hải quan\n...\n2. Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan. Trong trường hợp người yêu cầu tạm dừng có lý do chính đáng thì thời hạn này có thể gia hạn với điều kiện người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan phải nộp thêm khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Hải quan. Thời hạn gia hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn tạm dừng.\nSau khi người nộp Đơn đề nghị có Đơn đề nghị gia hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan và đã nộp khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh, Chi cục Hải quan nơi quyết định tạm dừng thực hiện việc gia hạn thời gian tạm dừng theo mẫu số 04 - GHTD/SHTT/2020 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.\n..."
},
{
"id": 182596,
"text": "Thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan\n1. Thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với người yêu cầu đã được cơ quan hải quan chấp nhận đơn đề nghị kiểm tra, giám sát được thực hiện như sau:\na) Khi phát hiện lô hàng có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục hải quan và thông báo ngay bằng văn bản cho người yêu cầu biết;\nb) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan hải quan, người yêu cầu có đơn đề nghị không có yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan thì cơ quan hải quan tiếp tục làm thủ tục hải quan theo quy định.\nTrường hợp người nộp đơn yêu cầu bằng văn bản đề nghị tạm dừng, đồng thời nộp một khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh theo quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật này thì cơ quan hải quan quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan.\n2. Trường hợp chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhưng chưa có đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát thì cơ quan hải quan quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan nếu đáp ứng các quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật này.\n3. Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan ra quyết định. Trong trường hợp người yêu cầu tạm dừng có lý do chính đáng thì thời hạn này có thể kéo dài, nhưng không quá 20 ngày làm việc với điều kiện người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan phải nộp thêm khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh quy định tại khoản 3 Điều 74 của Luật này.\n4. Kết thúc thời hạn tạm dừng quy định tại khoản 3 Điều này mà người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan không khởi kiện dân sự và cơ quan hải quan không quyết định thụ lý vụ việc theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính thì cơ quan hải quan tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng.\nTrường hợp người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan rút đơn yêu cầu và cơ quan hải quan không quyết định thụ lý vụ việc theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính trước khi kết thúc thời hạn tạm dừng thì cơ quan hải quan tiếp tục làm thủ tục hải quan ngay cho lô hàng.\n5. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp phải thanh toán các khoản chi phí phát sinh bao gồm phí lưu kho, bãi, xếp dỡ, bảo quản hàng hóa cho chủ hàng do việc tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng gây ra.\n6. Cơ quan hải quan hoàn trả các khoản tiền bảo đảm cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp sau khi chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán các chi phí và thiệt hại phát sinh theo quyết định của cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền.\n7. Thời hạn nộp thuế (nếu có) được tính từ ngày cơ quan hải quan quyết định tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng."
}
] |
109,637 | Đề xuất người đi tu sống tại chùa là đối tượng được tham gia bảo hiểm y tế nhóm tự đóng bảo hiểm y tế? | [
{
"id": 184266,
"text": "Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế\n...\n5. Nhóm tự đóng bảo hiểm y tế, bao gồm: \na) Những người thuộc hộ gia đình tham gia theo hình thức hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;\nb) Người sinh sống, làm việc, người được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các tổ chức, cơ sở từ thiện, tôn giáo, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3,4 và điểm a khoản 5 Điều này."
}
] | [
{
"id": 67352,
"text": "“Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế\n...\n2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.\nTrường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.\nTrường hợp đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách nhà nước đóng, do đối tượng và Ủy ban nhân dân cấp xã đóng.\n3. Tất cả thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật này phải tham gia bảo hiểm y tế. Mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể như sau:\na) Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;\nb) Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;\nc) Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.\n4. Chính phủ quy định cụ thể mức đóng, mức hỗ trợ quy định tại Điều này”.\""
},
{
"id": 66701,
"text": "\"Điều 9. Phương thức đóng bảo hiểm y tế của một số đối tượng\n...\n7. Đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình quy định tại Điều 5 Nghị định này: Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, người đại diện hộ gia đình hoặc thành viên hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế nộp tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.\n...\""
},
{
"id": 75744,
"text": "“Điều 16. Thẻ bảo hiểm y tế\n1. Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này.\n2. Mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.\n3. Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng được quy định như sau:\na) Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế lần đầu, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;\nb) Người tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;\nc) Đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;\nd) Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó.\n4. Thẻ bảo hiểm y tế không có giá trị sử dụng trong các trường hợp sau đây:\na) Thẻ đã hết thời hạn sử dụng;\nb) Thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá;\nc) Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.\n5. Tổ chức bảo hiểm y tế ban hành mẫu thẻ bảo hiểm y tế sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế.\""
},
{
"id": 20127,
"text": "\"Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế\n1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:\na) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.\n- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;\n- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;\nb) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;\nc) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;\nd) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;\nđ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;\ne) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.\nViệc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.\n2. Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì không áp dụng giảm trừ mức đóng theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.\n3. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.\n4. Trường hợp đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 6 Nghị định này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại các Điều 1, 2, 3 và 4 Nghị định này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: Do người lao động và người sử dụng lao động đóng; do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng; do ngân sách nhà nước đóng; do người sử dụng lao động đóng.\n5. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế để đảm bảo cân đối quỹ bảo hiểm y tế, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước và đóng góp của các đối tượng có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế.\""
},
{
"id": 132897,
"text": "“Điều 13: Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế:\n...\n2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.”"
}
] |
176,648 | Nắn chỉnh răng một hàm sử dụng mắc cài sứ truyền thống được chỉ định khi nào? Cán bộ thực hiện quy trình nắn chỉnh răng một hàm này là ai? | [
{
"id": 67412,
"text": "NẮN CHỈNH RĂNG MỘT HÀM SỬ DỤNG MẮC CÀI SỨ TRUYỀN THỐNG\nI. ĐẠI CƯƠNG\n- Là kỹ thuật điều trị các rối loạn lệch lạc răng ở 1 hàm có sử dụng mắc cài sứ truyền thống.\nII. CHỈ ĐỊNH\n- Các rối loạn lệch lạc răng chủ yếu trên 1 cung hàm cần nắn chỉnh.\nIII. CHỐNG CHỈ ĐỊNH\n- Người bệnh có dị ứng với vật liệu mắc cài, dây cung kim loại.\n- Có tình trạng nhiễm trùng cấp trong khoang miệng.\nIV. CHUẨN BỊ\n1. Cán bộ thực hiện quy trình:\n- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.\n- Trợ thủ\n..."
}
] | [
{
"id": 249065,
"text": "NẮN CHỈNH RĂNG MỘT HÀM SỬ DỤNG MẮC CÀI THÉP TỰ BUỘC\nI. ĐẠI CƯƠNG\n- Là kỹ thuật điều trị các rối loạn lệch lạc răng có sử dụng mắc cài thép tự buộc.\n- Mắc cài tự buộc có ưu điểm là tự giữ dây cung trong rãnh mắc cài mà không cần phương tiện buộc như chun hay dây thép, do đó lực ma sát thấp và răng dễ di chuyển hơn.\nII. CHỈ ĐỊNH\n- Các rối loạn lệch lạc răng chủ yếu trên 1 cung hàm cần nắn chỉnh.\nIII. CHỐNG CHỈ ĐỊNH\n- Người bệnh có dị ứng với vật liệu mắc cài, dây cung kim loại.\n- Có tình trạng nhiễm trùng cấp trong khoang miệng.\nIV. CHUẨN BỊ\n1. Cán bộ thực hiện quy trình:\n- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.\n- Trợ thủ.\n..."
},
{
"id": 61482,
"text": "NẮN CHỈNH RĂNG MỘT HÀM SỬ DỤNG MẮC CÀI THÉP TRUYỀN THỐNG\nI. ĐẠI CƯƠNG\nLà kỹ thuật điều trị các rối loạn lệch lạc răng ở 1 hàm có sử dụng mắc cài thép truyền thống.\nII. CHỈ ĐỊNH\nCác rối loạn lệch lạc răng chủ yếu trên 1 cung hàm cần nắn chỉnh.\nIII. CHỐNG CHỈ ĐỊNH\n- Người bệnh có dị ứng với vật liệu mắc cài, dây cung kim loại.\n- Có tình trạng nhiễm trùng cấp trong khoang miệng.\nIV. CHUẨN BỊ\n1. Cán bộ thực hiện quy trình:\n- Bác sĩ Răng Hàm Mặt đã được đào tạo về Nắn Chỉnh Răng.\n- Trợ thủ.\n2. Phương tiện:\n2.1. Phương tiện và dụng cụ\n- Bộ khám răng miệng: gương, gắp, thám châm...\n- Bộ dụng cụ Nắn chỉnh răng: các loại kìm (kềm), cây kẹp mắc cài, cây ấn dây cung, thước đo vị trí gắn mắc cài, banh miệng.\n- Bộ dụng cụ lấy dấu và đổ mẫu.\n- Dụng cụ làm sạch răng: chổi và chất đánh bóng.\n- Đèn quang trùng hợp…\n2.2. Vật liệu\n- Vật liệu lấy dấu và đổ mẫu.\n- Vật liệu gắn band (khâu) và mắc cài: Xi măng, composite.\n- Bộ mắc cài thép truyền thống.\n- Band (khâu) hoặc ống cho các răng hàm (cối) lớn\n- Các loại dây cung kim loại NiTi, SS, TMA với các kích thước: .012; .013; .014; .016 ; .014x.025; .016x.022; .016x.025; .017x.025; .018x.025; .019x .025\n- Lò xo đẩy, kéo\n- Chun các loại...\n3. Hồ sơ bệnh án:\n- Hồ sơ bệnh án theo quy định.\n- X-quang: Phim toàn cảnh, sọ nghiêng...\n- Ảnh chụp\n- Người bệnh: Người bệnh và/hoặc người giám hộ được giải thích và đồng ý với kế hoạch điều trị.\n..."
},
{
"id": 67414,
"text": "NẮN CHỈNH RĂNG HAI HÀM SỬ DỤNG MẮC CÀI SỨ TRUYỀN THỐNG\n...\nV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH\n1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án\n2. Kiểm tra người bệnh:\nĐánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.\n3. Các bước tiến hành:\n...\n3.3. Kết thúc điều trị:\n- X-Quang: Phim toàn cảnh, sọ nghiêng\n- Tháo mắc cài, band (khâu) hoặc các ống răng hàm (cối) lớn.\n- Làm sạch răng.\n- Lấy dấu hai hàm.\n- Làm hàm duy trì và hướng dẫn người bệnh sử dụng hàm duy trì.\n..."
},
{
"id": 121607,
"text": "NẮN CHỈNH RĂNG HAI HÀM SỬ DỤNG MẮC CÀI THÉP TRUYỀN THỐNG\n...\nV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH\n...\n3. Các bước tiến hành:\n3.1. Sửa soạn cho gắn mắc cài\n...\n3.2. Gắn band (khâu) hoặc ống và mắc cài\n...\n3.2.2. Giai đoạn chỉnh tương quan răng hàm (cối) lớn và đóng khoảng.\n- Thường kéo dài 6-7 tháng.\n- Sử dụng dây có thiết diện chữ nhật.\n- Hẹn người bệnh tái khám sau 4-6 tuần một lần.\n- Kết hợp sử dụng chun (thun) chuỗi hoặc lò xo đóng khoảng.\n- Kết hợp sử dụng chun (thun) liên hàm chỉnh tương quan răng chiều trước - sau, chiều đứng.\n3.2.3. Giai đoạn hoàn thiện\n- Thường kéo dài 2 - 2,5 tháng.\n- Thường sử dụng dây có thiết diện chữ nhật.\n..."
}
] |
36,509 | Kế hoạch dự toán đầu tư, mua sắm trang thiết bị bảo đảm cho lực lượng phòng thủ dân sự được xây dựng định kỳ thế nào? | [
{
"id": 102354,
"text": "Kế hoạch dự toán đầu tư, mua sắm trang thiết bị bảo đảm cho lực lượng phòng thủ dân sự\n1. Định kỳ 5 năm, 10 năm, căn cứ vào nhu cầu trang thiết bị bảo đảm cho lực lượng phòng thủ dân sự của các bộ, ngành, địa phương, Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng đề án bảo đảm trang thiết bị phòng thủ dân sự báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; triển khai thực hiện đề án theo quy định.\n2. Việc lập kế hoạch dự toán ngân sách đầu tư, mua sắm trang thiết bị bảo đảm cho lực lượng phòng thủ dân sự phải thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thực hiện.\n3. Thực hiện đầu tư, mua sắm trang thiết bị phòng thủ dân sự phải tuân thủ theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản pháp luật khác có liên quan."
}
] | [
{
"id": 513429,
"text": "Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phòng thủ dân sự\n1. Ưu tiên đầu tư xây dựng công trình phòng thủ dân sự chuyên dụng theo quy hoạch, kế hoạch; mua sắm trang thiết bị phòng thủ dân sự.\n2. Nâng cao năng lực cho lực lượng phòng thủ dân sự, xây dựng lực lượng chuyên trách về tổ chức và trang bị hiện đại, chuyên nghiệp; tăng cường trang bị, phương tiện lưỡng dụng cho lực lượng vũ trang.\n3. Huy động các nguồn lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân để thực hiện, hoạt động phòng thủ dân sự.\n4. Phát triển, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến và hiện đại vào hoạt động phòng thủ dân sự.\n5. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, ưu tiên thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để bảo đảm cho hoạt động phòng thủ dân sự.\n6. Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho hoạt động phòng thủ dân sự trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế.\n7. Bảo đảm dự trữ quốc gia cho hoạt động phòng thủ dân sự."
},
{
"id": 513440,
"text": "Điều 14. Trang thiết bị phòng thủ dân sự\n1. Trang thiết bị phòng thủ dân sự bao gồm các loại phương tiện, thiết bị, vật tư bảo đảm cho hoạt động phòng thủ dân sự.\n2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục trang thiết bị phòng thủ dân sự; hướng dẫn việc sản xuất, dự trữ, sử dụng trang thiết bị phòng thủ dân sự.\n3. Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương thực hiện việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị phòng thủ dân sự theo kế hoạch phòng thủ dân sự các cấp."
},
{
"id": 2576,
"text": "1. Chi đầu tư phát triển\na) Chi đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, các công trình trú ẩn tại các khu sơ tán, các trạm tiếp nhận, kho tàng phục vụ hoạt động phòng thủ dân sự do các bộ, ngành, địa phương quản lý;\nb) Chi xây dựng các công trình phòng thủ dân sự trọng điểm;\nc) Chi thực hiện các dự án sản xuất, mua sắm phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng thủ dân sự do các bộ, ngành, địa phương quản lý.\n2. Chi thường xuyên\na) Chi tiền công, chế độ chính sách, các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo tiền công;\nb) Chi duy trì hoạt động của các phương tiện thường trực phòng thủ dân sự;\nc) Chi tập huấn, huấn luyện, diễn tập phòng thủ dân sự;\nd) Chi đào tạo, nghiên cứu khoa học;\nđ) Chi sản xuất, mua sắm vật tư, trang thiết bị thường xuyên và dự trữ phục vụ nhiệm vụ chuyên môn của hoạt động phòng thủ dân sự;\ne) Chi sửa chữa thường xuyên, bảo quản, vận chuyển trang thiết bị, phương tiện phòng thủ dân sự;\ng) Chi bảo quản, sửa chữa các công trình phòng thủ dân sự;\nh) Chi bảo quản, sửa chữa thường xuyên trụ sở, cầu cảng, kho tàng, thao trường huấn luyện, công trình kết cấu hạ tầng, phương tiện làm việc;\ni) Chi đăng ký, đăng kiểm, bảo hiểm, bồi thường thiệt hại phương tiện, trang thiết bị phục vụ phòng thủ dân sự;\nk) Chi hợp tác quốc tế; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; công tác phí; hội nghị; thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, khen thưởng về phòng thủ dân sự.\n3. Chi thanh toán thực hiện nhiệm vụ đột xuất phát sinh trong năm cho hoạt động phòng thủ dân sự\na) Chi phí nguyên nhiên vật liệu; phương tiện, trang bị cung cấp cho nhiệm vụ đột xuất phòng thủ dân sự;\nb) Chi phí tiền ăn thêm, bồi dưỡng cho các lực lượng tham gia phòng thủ dân sự;\nc) Chi phí cấp cứu người bị nạn, đảm bảo y tế cho các lực lượng tham gia phòng thủ dân sự;\nd) Chi thuê phương tiện, chi phí sửa chữa các phương tiện (nếu bị hư hỏng do nguyên nhân khách quan) được huy động tham gia phòng thủ dân sự theo lệnh điều động của cấp có thẩm quyền;\nđ) Chi trả cho các tổ chức, cá nhân, chủ phương tiện tham gia cứu hộ, cứu nạn nhưng bị rủi ro do thiên tai, thảm họa, chiến tranh;\ne) Chi phí khác có liên quan trực tiếp đến phòng thủ dân sự.\n4. Phân cấp chi mua sắm phương tiện, vật tư, xây dựng các công trình phòng thủ dân sự do Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan hướng dẫn.\n5. Chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất phát sinh bảo đảm cho phòng thủ dân sự thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước."
},
{
"id": 2550,
"text": "Kiểm tra thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự\n1. Hằng năm, Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự của các bộ, ngành trung ương, địa phương và các cơ quan, đơn vị Quân đội, thông qua Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia; hướng dẫn Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở trung ương, cơ quan quân sự địa phương các cấp giúp người đứng đầu các bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự của các cơ quan, đơn vị thuộc quyền.\n2. Chế độ kiểm tra gồm: Kiểm tra thường xuyên (hằng tháng, quý, 6 tháng, năm); kiểm tra đột xuất.\n3. Nội dung kiểm tra: Việc quán triệt, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện; kết quả chỉ đạo, thực hiện các kế hoạch, chế độ báo cáo, thông báo tình hình, kiểm tra, sơ kết, tổng kết thực hiện nhiệm vụ, công tác bảo đảm ngân sách hoạt động thường xuyên, đầu tư xây dựng, mua sắm phương tiện, trang thiết bị, chế độ, chính sách về phòng thủ dân sự."
}
] |
127,509 | Phải bố trí bao nhiêu nhân viên thực hiện việc kiểm tra tải trọng ở trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động? | [
{
"id": 204302,
"text": "Trang thiết bị và nhân viên kỹ thuật cân của trạm KTTTXLĐ\n...\n3. Yêu cầu tối thiểu 04 nhân viên kỹ thuật cân để vận hành trạm KTTTXLĐ."
}
] | [
{
"id": 240711,
"text": "Hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động\n1. Thời gian hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động theo kế hoạch do cơ quan quản lý đường bộ phê duyệt; trường hợp thực hiện nhiệm vụ đột xuất phải có chỉ đạo bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.\n2. Người trực tiếp vận hành Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động do cơ quan quản lý đường bộ hoặc lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc cơ quan quản lý đường bộ bố trí phải đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.\n3. Lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sử dụng kết quả thu được từ Trạm kiểm tra tải trọng xe để phát hiện, xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định."
},
{
"id": 115875,
"text": "Trạm kiểm tra tải trọng xe gồm Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định, Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động (sau đây gọi là Trạm) là nơi cơ quan quản lý đường bộ thực hiện việc thu thập, phân tích, đánh giá tác động của tải trọng xe, khổ giới hạn xe đến an toàn đường bộ; kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường, quá trọng tải cho phép tham gia giao thông và xe bánh xích lưu hành trên đường bộ.\n2. Cơ quan quản lý đường bộ là Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Quản lý đường bộ, Cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi là Sở Giao thông vận tải)."
},
{
"id": 78843,
"text": "Nguyên tắc chung\n1. Hoạt động kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được tiến hành công khai, khách quan, đúng quy định của pháp luật.\n2. Việc kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được thực hiện thông qua:\na) Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định có hệ thống thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới lắp đặt cố định trên đường bộ, thiết bị ghi hình và các thiết bị phụ trợ khác;\nb) Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động có hệ thống thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới không lắp đặt cố định trên đường bộ và các thiết bị phụ trợ khác;\nc) Thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới lắp đặt cố định trên đường bộ; vị trí lắp đặt độc lập hoặc kết hợp với Trạm thu phí;\nd) Thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới (cân xách tay) của lực lượng chức năng có thẩm quyền;\nđ) Hệ thống giám sát, quản lý tập trung dữ liệu tải trọng xe của ngành Giao thông vận tải trên các hệ thống đường bộ cả nước do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý, vận hành, khai thác (sau đây gọi là Hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam);\ne) Các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.\nTrạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ hoạt động"
},
{
"id": 539113,
"text": "Khoản 1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam\na) Tổ chức thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống quốc lộ; phối hợp với địa phương thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường địa phương khi được cơ quan quản lý đường bộ tại địa phương đề nghị;\nb) Quản lý, vận hành, khai thác và duy trì hoạt động hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam ;\nc) Quyết định đưa vào hoạt động đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định trên quốc lộ, Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động do đơn vị quản lý;\nd) Tổ chức tập huấn cho đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan về quy trình, thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật của Trạm kiểm tra tải trọng xe và các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có liên quan;\nđ) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 10 Thông tư này."
},
{
"id": 539115,
"text": "Khoản 3. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải\na) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đưa vào hoạt động đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định trên hệ thống đường bộ địa phương; quyết định đưa vào hoạt động đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động do địa phương quản lý; chỉ đạo, tổ chức thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường bộ thuộc địa bàn của địa phương; chế độ, chính sách cho hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe do địa phương quản lý;\nb) Thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường bộ địa phương, hệ thống quốc lộ được phân cấp quản lý; phối hợp với Cục Quản lý đường bộ thực hiện kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống quốc lộ qua địa bàn địa phương khi được Cục Quản lý đường bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị hoặc Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo;\nc) Kết nối dữ liệu thiết bị cân của Trạm kiểm tra tải trọng xe được giao quản lý với hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam;\nd) Phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức tập huấn cho đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý về quy trình, thao tác sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật của Trạm kiểm tra tải trọng xe và các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có liên quan ;\nđ) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 10 Thông tư này."
}
] |
20,903 | Cổ phiếu của công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết trong trường hợp nào? | [
{
"id": 21310,
"text": "1. Cổ phiếu của công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:\na) Tổ chức niêm yết hủy tư cách công ty đại chúng theo thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;\nb) Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 01 năm trở lên;\nc) Tổ chức niêm yết bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành;\nd) Cổ phiếu không có giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 12 tháng;\nđ) Cổ phiếu không đưa vào giao dịch trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận đăng ký niêm yết;\ne) Kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 03 năm liên tục hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét;\ng) Tổ chức niêm yết chấm dứt sự tồn tại do tổ chức lại, giải thể hoặc phá sản;\nh) Tổ chức kiểm toán không chấp nhận thực hiện kiểm toán hoặc có ý kiến kiểm toán trái ngược hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức niêm yết hoặc có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm trong 03 năm liên tiếp;\ni) Tổ chức niêm yết vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính năm trong 3 năm liên tiếp;\nk) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán phát hiện tổ chức niêm yết giả mạo hồ sơ niêm yết;\nl) Tổ chức niêm yết bị xử lý vi phạm về các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7 Điều 12 Luật Chứng khoán;\nm) Tổ chức niêm yết bị đình chỉ hoạt động hoặc cấm hoạt động đối với ngành nghề hoặc hoạt động kinh doanh chính;\nn) Không đáp ứng điều kiện niêm yết do sáp nhập, tách doanh nghiệp và các trường hợp cơ cấu lại doanh nghiệp; hoặc sau khi hoàn thành các hoạt động sáp nhập, tách doanh nghiệp và các trường hợp cơ cấu lại doanh nghiệp nhưng không thực hiện thủ tục đăng ký niêm yết, đề nghị xem xét lại điều kiện niêm yết hoặc thay đổi đăng ký niêm yết trong thời hạn quy định;\no) Tổ chức niêm yết vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Sở giao dịch chứng khoán và các trường hợp khác mà Sở giao dịch chứng khoán hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.\n2. Cổ phiếu của công ty hủy bỏ niêm yết nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom theo quy định tại Điều 133 Nghị định này.\n3. Chứng chỉ quỹ đóng, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ hoán đổi danh mục và cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:\na) Quỹ đóng, quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng không còn đáp ứng điều kiện có ít nhất 100 nhà đầu tư không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;\nb) Mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu liên tục trong 03 tháng gần nhất vượt quá mức sai lệch tối đa theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán; hoặc không thể xác định được chỉ số tham chiếu vì các nguyên nhân bất khả kháng đã được quy định rõ tại bộ nguyên tắc về xác định chỉ số (đối với chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục);\nc) Chứng chỉ quỹ, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán không có giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 12 tháng;\nd) Chứng chỉ quỹ, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán không đưa vào giao dịch trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận đăng ký niêm yết;\nđ) Quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán bị giải thể hoặc chấm dứt sự tồn tại do bị hợp nhất, sáp nhập theo quyết định của Đại hội nhà đầu tư của quỹ, Đại hội đồng cổ đông của công ty đầu tư chứng khoán;\ne) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán phát hiện tổ chức niêm yết giả mạo hồ sơ niêm yết;\ng) Quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin hoặc các trường hợp khác mà Sở giao dịch chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.\n4. Cổ phiếu của công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ đóng, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ hoán đổi danh mục và cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán thuộc diện hủy bỏ niêm yết bắt buộc được tiếp tục giao dịch trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hủy niêm yết, trừ trường hợp hủy niêm yết theo quy định tại các điểm c, d, đ, g, k, l, m khoản 1 và điểm c, d, đ, e khoản 3 Điều này.\n5. Trái phiếu bị hủy bỏ niêm yết khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:\na) Trái phiếu đến thời gian đáo hạn hoặc trái phiếu niêm yết được tổ chức phát hành mua lại toàn bộ trước thời gian đáo hạn;\nb) Tổ chức niêm yết trái phiếu chấm dứt sự tồn tại do giải thể hoặc phá sản;\nc) Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, e, h, i, k, l, m khoản 1 Điều này và khoản 2 Điều 119 Nghị định này; tổ chức phát hành không đưa trái phiếu vào giao dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 111 Nghị định này.\n6. Chứng quyền có bảo đảm bị hủy niêm yết trong các trường hợp sau:\na) Chứng khoán cơ sở bị hủy niêm yết hoặc không thể xác định được chỉ số chứng khoán;\nb) Hồ sơ đăng ký chào bán chứng quyền có bảo đảm có những thông tin sai lệch, bỏ sót nội dung quan trọng có thể ảnh hưởng tới quyết định đầu tư và gây thiệt hại cho nhà đầu tư; hoặc khi phát hiện tổ chức phát hành không ký quỹ bảo đảm thanh toán hoặc không có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng;\nc) Tổng số lượng chứng khoán cơ sở được quy đổi từ các chứng quyền đã phát hành thuộc tất cả các tổ chức phát hành so với tổng số lượng chứng khoán cơ sở tự do chuyển nhượng vượt quá một tỷ lệ phần trăm theo quy chế của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;\nd) Tổ chức phát hành vi phạm nghĩa vụ phòng ngừa rủi ro hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ tạo lập thị trường dẫn đến bị chấm dứt hoạt động tạo lập thị trường theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán;\nđ) Các chứng quyền đã được hoàn tất việc thực hiện quyền hoặc đã đáo hạn;\ne) Trường hợp quy định tại điểm c, g khoản 1 Điều này.\nViệc mua lại chứng quyền có bảo đảm và thanh toán tiền cho nhà đầu tư nắm giữ chứng quyền có bảo đảm và các hoạt động khác có liên quan trong trường hợp chứng quyền có bảo đảm bị hủy niêm yết thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính."
}
] | [
{
"id": 26652,
"text": "1. Đối tượng đăng ký giao dịch\na) Công ty đại chúng không đủ điều kiện niêm yết phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom;\nb) Công ty đại chúng đủ điều kiện niêm yết nhưng chưa niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom;\nc) Công ty hủy niêm yết phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom nếu vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng (bao gồm cả trường hợp bị hủy niêm yết do công ty hình thành sau hợp nhất, sáp nhập, hoán đổi không đáp ứng điều kiện niêm yết);\nd) Doanh nghiệp nhà nước đã chào bán chứng khoán ra công chúng, nếu chưa niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thì phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom.\n2. Thời hạn thực hiện đăng ký giao dịch\na) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có công văn xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP, công ty đại chúng có trách nhiệm hoàn tất việc đăng ký chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom;\nb) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành chưa niêm yết chứng khoán phải hoàn tất việc đăng ký chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom;\nc) Trong vòng mười (10) ngày làm việc kể từ ngày hủy niêm yết có hiệu lực, Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam đăng ký giao dịch đối với cổ phiếu của công ty bị hủy niêm yết là công ty đại chúng. Quy định này áp dụng cho chứng khoán bị hủy niêm yết bao gồm cả trường hợp hủy niêm yết bắt buộc, hủy niêm yết tự nguyện và chứng khoán bị hủy niêm yết do công ty niêm yết sau khi sáp nhập, hoặc phát hành cổ phiếu để hoán đổi không đáp ứng điều kiện niêm yết;\nd) Trong vòng sáu (06) tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty hợp nhất từ các doanh nghiệp trong đó có công ty niêm yết, mà sau hợp nhất, công ty hợp nhất không đáp ứng điều kiện niêm yết theo quy định phải hoàn tất thủ tục đăng ký giao dịch."
},
{
"id": 483324,
"text": "Khoản 4. Công ty đại chúng có cổ phiếu đã niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà vẫn đáp ứng điều kiện theo quy định của Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 62/2010/QH12 và các văn bản quy định chi tiết thi hành thì không bị hủy tư cách công ty đại chúng, không bị hủy niêm yết, đăng ký giao dịch, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông có quyết định khác."
},
{
"id": 603623,
"text": "Điều 120. Hủy bỏ niêm yết bắt buộc\n1. Cổ phiếu của công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:\na) Tổ chức niêm yết hủy tư cách công ty đại chúng theo thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;\nb) Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 01 năm trở lên;\nc) Tổ chức niêm yết bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành;\nd) Cổ phiếu không có giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 12 tháng;\nđ) Cổ phiếu không đưa vào giao dịch trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận đăng ký niêm yết;\ne) Kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 03 năm liên tục hoặc tổng số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét;\ng) Tổ chức niêm yết chấm dứt sự tồn tại do tổ chức lại, giải thể hoặc phá sản;\nh) Tổ chức kiểm toán không chấp nhận thực hiện kiểm toán hoặc có ý kiến kiểm toán trái ngược hoặc từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm gần nhất của tổ chức niêm yết hoặc có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm trong 03 năm liên tiếp;\ni) Tổ chức niêm yết vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính năm trong 3 năm liên tiếp;\nk) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán phát hiện tổ chức niêm yết giả mạo hồ sơ niêm yết;\nl) Tổ chức niêm yết bị xử lý vi phạm về các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7 Điều 12 Luật Chứng khoán;\nm) Tổ chức niêm yết bị đình chỉ hoạt động hoặc cấm hoạt động đối với ngành nghề hoặc hoạt động kinh doanh chính;\nn) Không đáp ứng điều kiện niêm yết do sáp nhập, tách doanh nghiệp và các trường hợp cơ cấu lại doanh nghiệp; hoặc sau khi hoàn thành các hoạt động sáp nhập, tách doanh nghiệp và các trường hợp cơ cấu lại doanh nghiệp nhưng không thực hiện thủ tục đăng ký niêm yết, đề nghị xem xét lại điều kiện niêm yết hoặc thay đổi đăng ký niêm yết trong thời hạn quy định;\no) Tổ chức niêm yết vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Sở giao dịch chứng khoán và các trường hợp khác mà Sở giao dịch chứng khoán hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.\n2. Cổ phiếu của công ty hủy bỏ niêm yết nhưng vẫn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom theo quy định tại Điều 133 Nghị định này.\n3. Chứng chỉ quỹ đóng, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ hoán đổi danh mục và cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:\na) Quỹ đóng, quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng không còn đáp ứng điều kiện có ít nhất 100 nhà đầu tư không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;"
},
{
"id": 24060,
"text": "1. Công ty đại chúng có cổ phiếu niêm yết/đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán khi thực hiện mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ phải tuân thủ các quy định về giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán.\n2. Công ty đại chúng có cổ phiếu chưa niêm yết/đăng ký giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán khi mua lại cổ phiếu chỉ được thực hiện thông qua công ty chứng khoán được chỉ định.\n3. Công ty đại chúng phải kết thúc việc mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ theo thời gian nêu trong bản công bố thông tin nhưng tối đa không quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện giao dịch kể cả trường hợp thay đổi giao dịch như quy định tại Điều 45 Thông tư này."
}
] |
96,097 | Thực hiện thủ tục đề nghị chấm dứt hoạt động của cơ sở bức xạ bằng cách nào? | [
{
"id": 169136,
"text": "Thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ - Chấm dứt hoạt động cơ sở bức xạ\n...\nb. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (Chấm dứt hoạt động cơ sở bức xạ) theo một trong các cách thức sau:\n- Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công của Bộ KH&CN (trừ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN);\n- Trực tiếp tại Bộ phận một cửa hoặc thông qua dịch vụ bưu chính đến Bộ KH&CN.\n..."
}
] | [
{
"id": 626017,
"text": "Khoản 3. Trước khi chấm dứt hoạt động, các cơ sở bức xạ sau phải có Giấy phép chấm dứt hoạt động cơ sở bức xạ:\na) Cơ sở chiếu xạ công nghiệp sử dụng nguồn phóng xạ;\nb) Cơ sở sản xuất, chế biến chất phóng xạ;\nc) Các cơ sở bức xạ khác có tạo ra chất thải phóng xạ trong quá trình tiến hành công việc bức xạ."
},
{
"id": 169137,
"text": "Thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ - Chấm dứt hoạt động cơ sở bức xạ\n...\nc. Thành phần, số lượng hồ sơ:\n- Thành phần hồ sơ:\n+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (Mẫu kèm theo).\n+ Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn (Mẫu kèm theo)\n+ Bản sao Chứng chỉ nhân viên bức xạ của các nhân viên: người phụ trách an toàn và người phụ trách tẩy xạ và người phụ trách ứng phó sự cố bức xạ. Trường hợp các nhân viên này chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này cùng hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ.\n+ Báo cáo phân tích an toàn đối với việc chấm dứt hoạt động cơ sở bức xạ chứng minh đáp ứng đủ các điều kiện: có kế hoạch tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý, quản lý nguồn phóng xạ; trong đó nêu chi tiết quy trình, tiến độ thực hiện, nhân lực, trang thiết bị và bảo đảm tài chính để hoàn thành kế hoạch (Mẫu kèm theo).\n- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.\n..."
},
{
"id": 489658,
"text": "Điều 35. Báo cáo phân tích an toàn và báo cáo đánh giá an toàn đối với cơ sở bức xạ\n1. Cơ sở bức xạ phải lập báo cáo phân tích an toàn khi xin cấp giấy phép xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, chấm dứt hoạt động.\n2. Cơ sở bức xạ phải lập báo cáo đánh giá an toàn khi xin cấp hoặc cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ khác quy định tại Điều 18 của Luật này.\n3. Nội dung báo cáo phân tích an toàn khi xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm:\na) Thiết kế, chế tạo;\nb) Dự kiến kế hoạch lắp đặt, vận hành thử, nghiệm thu;\nc) Phân tích an toàn khi đưa cơ sở vào vận hành;\nd) Dự kiến kế hoạch chấm dứt hoạt động, tháo dỡ, tẩy xạ.\n4. Nội dung báo cáo phân tích an toàn khi xin cấp giấy phép thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động bao gồm:\na) Lý do thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động;\nb) Thiết kế, chế tạo;\nc) Dự kiến kế hoạch lắp đặt, vận hành thử, nghiệm thu;\nd) Phân tích an toàn khi đưa cơ sở vào vận hành;\nđ) Dự kiến kế hoạch chấm dứt hoạt động, tháo dỡ, tẩy xạ.\n5. Nội dung báo cáo phân tích an toàn khi xin cấp giấy phép chấm dứt hoạt động bao gồm:\na) Lý do chấm dứt hoạt động;\nb) Kế hoạch tháo dỡ, tẩy xạ;\nc) Kế hoạch xử lý nguồn bức xạ, chất thải phóng xạ.\n6. Báo cáo đánh giá an toàn được lập cho từng công việc bức xạ theo quy định tại Điều 19 của Luật này."
},
{
"id": 19709,
"text": "1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này phải có Giấy phép tiến hành công việc bức xạ, trừ các công việc liên quan đến:\na) Thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ được miễn trừ khai báo, cấp giấy phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5:2010/BKHCN về An toàn bức xạ - Miễn trừ khai báo, cấp giấy phép;\nb) Sử dụng hàng hóa tiêu dùng đã chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ.\n2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Năng lượng nguyên tử phải có Giấy phép xây dựng cơ sở bức xạ trước khi xây dựng, cải tạo, mở rộng phòng đặt thiết bị, trừ các cơ sở sau:\na) Cơ sở vận hành thiết bị chiếu xạ có cơ cấu tự che chắn theo thiết kế của nhà sản xuất;\nb) Cơ sở vận hành máy gia tốc sử dụng di động để soi chiếu kiểm tra hàng hóa.\n3. Trước khi chấm dứt hoạt động, các cơ sở bức xạ sau phải có Giấy phép chấm dứt hoạt động cơ sở bức xạ:\na) Cơ sở chiếu xạ công nghiệp sử dụng nguồn phóng xạ;\nb) Cơ sở sản xuất, chế biến chất phóng xạ;\nc) Các cơ sở bức xạ khác có tạo ra chất thải phóng xạ trong quá trình tiến hành công việc bức xạ.\n4. Tổ chức, cá nhân chỉ được cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ khi đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 75 của Luật Năng lượng nguyên tử và quy định tại Chương II của Nghị định này.\n5. Sau 30 ngày kể từ khi tiếp nhận nguồn phóng xạ, thiết bị có gắn nguồn phóng xạ mà chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng, Giấy phép vận hành hoặc chưa chuyển giao, chuyển nhượng thì cơ sở tiếp nhận phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lưu giữ tạm thời nguồn phóng xạ.\n6. Tổ chức, cá nhân có chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng nếu tự xử lý, lưu giữ thì phải có Giấy phép xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng. Yêu cầu này không áp dụng đối với kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia, cơ sở xử lý, lưu giữ tập trung chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.\n7. Tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này phải có Giấy đăng ký hoạt động đối với tổ chức và Chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân.\n8. Tổ chức chỉ được cấp Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử khi đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 69 của Luật Năng lượng nguyên tử và quy định tại Chương III của Nghị định này.\n9. Tổ chức hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử quy định tại điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị định này phải là doanh nghiệp hoặc tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập, đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.\n10. Cá nhân chỉ được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử khi đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 70 của Luật Năng lượng nguyên tử và quy định tại Chương III của Nghị định này."
}
] |
140,795 | Khi nào thì cơ sở đào tạo cập nhật danh sách thí sinh sẽ tham dự thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm lên Hệ thống Quản lý thi? | [
{
"id": 16281,
"text": "Tổ chức thi\n1. Các kỳ thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm được tổ chức dưới hình thức thi trực tuyến hoặc thi viết.\n2. Địa điểm tổ chức thi:\nCác kỳ thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm được tổ chức tại các địa điểm sau:\na) Các điểm thi tập trung tại các tỉnh, thành phố do Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thông báo theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 10 Thông tư này.\nb) Các điểm thi không thuộc các tỉnh, thành phố quy định tại điểm a, khoản 2 Điều này do cơ sở đào tạo đăng ký.\n3. Trách nhiệm tổ chức thi:\na) Đối với trường hợp thi tại các điểm thi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này: Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm tổ chức thi theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.\nb) Đối với trường hợp thi tại các điểm thi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này: cơ sở đào tạo tổ chức thi theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này.\nc) Cán bộ coi thi, chấm thi thực hiện trách nhiệm được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 12 Thông tư này.\n4. Trước ngày thi tối thiểu 01 ngày làm việc, cơ sở đào tạo cập nhật danh sách thí sinh dự thi sẽ tham dự thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm theo từng kỳ thi lên Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này. Thí sinh đã hoàn thành chương trình đào tạo đại lý bảo hiểm của cơ sở đào tạo nào thì đăng ký dự thi theo danh sách của cơ sở đào tạo đó."
}
] | [
{
"id": 16287,
"text": "1. Thông báo với Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm thông tin liên hệ của người được chỉ định làm đầu mối về công tác tổ chức thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm của cơ sở đào tạo và phải cập nhật thông tin khi có sự thay đổi.\n2. Đăng ký kế hoạch tổ chức thi, cập nhật danh sách thí sinh dự thi theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 3, khoản 4 Điều 5 Thông tư này.\n3. Tổ chức thi (đối với các kỳ thi được tổ chức tại các địa điểm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư này) theo quy định sau:\na) Đảm bảo cơ sở vật chất, bố trí phòng thi riêng phục vụ công tác thi. Đối với các kỳ thi trực tuyến, phòng thi phải đảm bảo số lượng máy tính ít nhất bằng 25% số lượng thí sinh dự thi, các máy tính hoạt động tốt, hệ thống mạng, đường truyền thông suốt đảm bảo cho việc thi trực tuyến.\nb) Cử cán bộ coi thi, chấm thi.\nc) Chịu trách nhiệm bảo mật đề thi và đáp án kể từ khi nhận được đề thi và đáp án đến khi sử dụng xong cho kỳ thi. Chịu trách nhiệm về việc tuân thủ các quy định trong quá trình tổ chức thi.\nd) Báo cáo kết quả chấm thi theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.\n4. Đóng khoản chi phí dự thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm cho các thí sinh tham dự kỳ thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm theo văn bản của Bộ Tài chính.\n5. Cấp, cấp đổi, thu hồi chứng chỉ đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Thông tư này.\n6. Trường hợp cơ sở đào tạo không thực hiện đúng quy định tại Thông tư này:\na) Cơ sở đào tạo bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.\nb) Cơ sở đào tạo không được tổ chức thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm trong thời gian tối đa 03 tháng. Quy định này chỉ áp dụng trong trường hợp cơ sở đào tạo không thực hiện đúng các quy định về đăng ký kế hoạch thi và tổ chức thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm."
},
{
"id": 503325,
"text": "Khoản 5. Trước ngày thi tối thiểu 01 ngày làm việc, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô cập nhật danh sách thí sinh đăng ký tham dự thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm theo từng kỳ thi lên Hệ thống Quản lý thi chứng chỉ theo mẫu quy định tại Phụ lục số 7 ban hành kèm theo Thông tư này."
},
{
"id": 16285,
"text": "1. Cơ sở đào tạo thực hiện thu hồi, cấp đổi chứng chỉ đại lý bảo hiểm mà cơ sở đào tạo đã cấp trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.\n2. Các trường hợp chứng chỉ đại lý bảo hiểm bị thu hồi, cấp đổi:\na) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm không có hiệu lực và bị thu hồi trong các trường hợp sau:\n- Cá nhân không tham dự kỳ thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm do Bộ Tài chính tổ chức;\n- Thí sinh dự thi không thi đỗ kỳ thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm theo quy định tại Thông tư này;\n- Thí sinh dự thi giả mạo giấy tờ về nhân thân (Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu) hoặc sử dụng giấy tờ chứng minh nhân thân của người khác khi tham dự kỳ thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm;\n- Thí sinh dự thi được đào tạo trong thời gian cơ sở đào tạo bị buộc đình chỉ hoạt động đào tạo đại lý bảo hiểm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.\nb) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm được cấp đổi trong trường hợp một trong các thông tin cá nhân sau đây của người được cấp chứng chỉ bị nhầm lẫn, sai sót:\n- Họ/Tên đệm/Tên;\n- Ngày, tháng, năm sinh;\n- Số Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu;\n- Ngày cấp, nơi cấp Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu.\n3. Cơ sở đào tạo phải thông báo danh sách, thông tin các chứng chỉ đại lý bảo hiểm không có hiệu lực và bị thu hồi, chứng chỉ đại lý bảo hiểm được cấp đổi trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo."
},
{
"id": 16278,
"text": "Đối tượng áp dụng của Thông tư này bao gồm:\n1. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính);\n2. Các cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm(sau đây gọi tắt là cơ sở đào tạo);\n3. Các cá nhân tham dự thi chứng chỉ đại lý bảo hiểm (sau đây gọi tắt là thí sinh dự thi);\n4. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc tổ chức thi, cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm."
}
] |
92,427 | Trình tự thông báo thành lập địa điểm kinh doanh được quy định như thế nào? | [
{
"id": 69936,
"text": "\"Điều 31. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh\n1. Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện\nDoanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:\na) Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;\nb) Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;\nc) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.\n2. Thông báo lập địa điểm kinh doanh\na) Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;\nb) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh;\nc) Thông báo lập địa điểm kinh doanh do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp hoặc do người đứng đầu chi nhánh ký trong trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.\n3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp.\n4. Việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Kèm theo thông báo phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương. Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.\""
}
] | [
{
"id": 203387,
"text": "Đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh\n...\n2. Khi thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gửi thông báo tới cơ quan đăng ký hợp tác xã. Nội dung thông báo gồm có:\n...\nb) Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh dự định thành lập; tên phải kèm theo chữ “chi nhánh” đối với đăng ký thành lập chi nhánh, chữ “văn phòng đại diện” đối với đăng ký thành lập văn phòng đại diện, chữ “địa điểm kinh doanh” đối với đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh;\n..."
},
{
"id": 510834,
"text": "Điều 55. Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; thông báo địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã\n1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền thành lập một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính ở trong nước theo trình tự sau đây:\na) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đặt chi nhánh, văn phòng đại diện;\nb) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.\n2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước đến cơ quan đăng ký kinh doanh.\n3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải gửi hồ sơ thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đặt trụ sở chính.\n4. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định địa điểm kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gửi hồ sơ thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh.\n5. Chính phủ quy định hồ sơ đăng ký hoạt động; đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; thông báo địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã."
},
{
"id": 125025,
"text": "Đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh\n1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tiến hành đăng ký tại cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.\n2. Khi thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gửi thông báo tới cơ quan đăng ký hợp tác xã. Nội dung thông báo gồm có:\na) Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, địa chỉ trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký, ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;\nb) Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh dự định thành lập; tên phải kèm theo chữ “chi nhánh” đối với đăng ký thành lập chi nhánh, chữ “văn phòng đại diện” đối với đăng ký thành lập văn phòng đại diện, chữ “địa điểm kinh doanh” đối với đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh;\nc) Họ tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, số hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;\nd) Địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;\nđ) Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh, địa điểm kinh doanh; nội dung hoạt động của văn phòng đại diện;\ne) Họ tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, số hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác của người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.\n..."
},
{
"id": 1469,
"text": "1. Chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày có một trong các thay đổi sau đây, cơ sở phát hành phải thông báo bằng văn bản, kèm theo giấy tờ chứng minh về sự thay đổi gửi đến Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở:\na) Thay đổi loại hình tổ chức;\nb) Thay đổi người đứng đầu cơ sở phát hành;\nc) Thay đổi địa điểm trụ sở chính, địa điểm chi nhánh, địa điểm kinh doanh trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.\n2. Chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày có một trong các thay đổi sau đây, cơ sở phát hành phải làm thủ tục đăng ký lại hoạt động phát hành xuất bản phẩm theo trình tự, thủ tục như quy định tại Điều 18 Thông tư này:\na) Di chuyển trụ sở chính hoặc chi nhánh sang tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương;\nb) Thành lập hoặc giải thể chi nhánh trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính;\nc) Thành lập hoặc giải thể chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi không đặt trụ sở chính."
}
] |
159,132 | Lãnh đạo Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm có những ai? | [
{
"id": 239640,
"text": "Lãnh đạo Thanh tra\n1. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra và không quá 03 Phó Chánh Thanh tra.\n2. Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Thanh tra Bộ; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ theo quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; ban hành quy chế làm việc và điều hành hoạt động của Thanh tra Bộ; quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trực thuộc Thanh tra Bộ sau khi thống nhất với Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; ký các văn bản về chuyên môn nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các văn bản khác theo phân công của Bộ trưởng.\n3. Phó Chánh Thanh tra giúp việc Chánh Thanh tra; chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công."
}
] | [
{
"id": 226164,
"text": "Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường\n1. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường.\n2. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trình Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quyết định và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó.\n3. Trình Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.\n4. Trình Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc thành lập Đoàn thanh tra, cử Thanh tra viên, trưng tập Cộng tác viên Thanh tra thực hiện việc thanh tra theo quy định của pháp luật.\n5. Kiến nghị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tạm đình chỉ việc thi hành quyết định của Thủ trưởng đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường khi có căn cứ cho rằng quyết định đó trái pháp luật hoặc gây ảnh hưởng đến hoạt động thanh tra; kiến nghị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét trách nhiệm, xử lý người có hành vi vi phạm thuộc quyền quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường.\n6. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.\n7. Kiến nghị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giải quyết những vấn đề về công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh, đồng thời báo cáo Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường.\n8. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật"
},
{
"id": 210887,
"text": "Biển hiệu của thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường\nBiển hiệu của thanh tra viên, cán bộ, công chức thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường (theo Mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này) làm bằng đồng, được phủ nhựa bóng, nền màu xanh cửu long; chiều dài 90 mm, chiều rộng 25 mm; bên trái có hình phù hiệu thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường, trên cùng bên phải có dòng chữ tên cơ quan, phía dưới có ghi họ tên, hàng cuối ghi chức vụ của cán bộ, thanh tra viên, công chức, chữ màu bạc. Trường hợp không giữ chức vụ lãnh đạo thì ghi ngạch công chức hiện tại của cán bộ, công chức đó. Biển hiệu được gắn trên ngực áo trái khi sử dụng trang phục."
},
{
"id": 174361,
"text": "Tổ chức của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường\n1. Tổ chức của Thanh tra Tài nguyên và Môi trường bao gồm:\na) Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường;\nb) Thanh tra Tổng cục Quản lý đất đai, Thanh tra Tổng cục Môi trường và Thanh tra Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;\nc) Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường.\n2. Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục và Thanh tra Sở có con dấu riêng."
},
{
"id": 111229,
"text": "Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường\n1. Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.\nThanh tra Bộ có các phòng trực thuộc do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập.\n..."
},
{
"id": 35395,
"text": "Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân thuộc lực lượng Thanh tra tài nguyên và môi trường, bao gồm: Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Sở Tài nguyên và Môi trường) và các tổ chức, cá nhân có liên quan."
}
] |
98,046 | Cơ quan thuế ấn định thuế dựa trên những căn cứ nào? | [
{
"id": 130975,
"text": "Ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế\n...\n2. Căn cứ ấn định thuế bao gồm:\na) Cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại;\nb) So sánh số tiền thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành, nghề, quy mô tại địa phương; trường hợp tại địa phương của cơ sở kinh doanh không có thông tin về mặt hàng, ngành, nghề, quy mô của cơ sở kinh doanh thì so sánh với địa phương khác;\nc) Tài liệu và kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực;\nd) Tỷ lệ thu thuế trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành, nghề theo quy định của pháp luật về thuế.\n..."
}
] | [
{
"id": 40856,
"text": "Nguyên tắc ấn định thuế\n 1. Ấn định thuế phải dựa trên các nguyên tắc quản lý thuế, căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan.\n 2. Cơ quan quản lý thuế ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố, căn cứ tính thuế để xác định số tiền thuế phải nộp."
},
{
"id": 16454,
"text": "Thẩm quyền, thủ tục, quyết định ấn định thuế\n1. Thẩm quyền ấn định thuế \nTổng cục trưởng Tổng cục Thuế; Cục trưởng Cục Thuế; Chi cục trưởng Chi cục Thuế có thẩm quyền ấn định thuế.\n2. Thủ tục ấn định thuế\na) Khi ấn định thuế, cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về việc ấn định thuế và ban hành quyết định ấn định thuế. Quyết định ấn định thuế phải nêu rõ lý do ấn định thuế, căn cứ ấn định thuế, số tiền thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế.\nb) Trường hợp cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế qua kiểm tra thuế, thanh tra thuế thì lý do ấn định thuế, căn cứ ấn định thuế, số tiền thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế phải được ghi trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế.\nc) Trường hợp người nộp thuế bị ấn định thuế theo quy định thì cơ quan thuế xử phạt vi phạm hành chính và tính tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định của pháp luật.\n3. Quyết định ấn định thuế\na) Khi ấn định thuế cơ quan thuế phải ban hành quyết định ấn định thuế theo Mẫu số 01/AĐT tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, đồng thời gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi ký quyết định ấn định thuế;\nTrường hợp người nộp thuế thuộc diện nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế thì cơ quan thuế không phải ban hành quyết định ấn định thuế theo quy định tại khoản này.\nb) Người nộp thuế phải nộp số tiền thuế ấn định theo quyết định xử lý về thuế của cơ quan quản lý thuế. Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với số thuế do cơ quan thuế ấn định thì người nộp thuế vẫn phải nộp số thuế đó, đồng thời có quyền yêu cầu cơ quan thuế giải thích hoặc khiếu nại, khởi kiện về việc ấn định thuế."
},
{
"id": 40860,
"text": "1. Cơ quan quản lý thuế thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về lý do ấn định thuế, căn cứ ấn định thuế, số tiền thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế.\n2. Trường hợp cơ quan quản lý thuế thực hiện ấn định thuế qua kiểm tra thuế, thanh tra thuế thì lý do ấn định thuế, căn cứ ấn định thuế, số tiền thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế phải được ghi trong biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quyết định xử lý về thuế của cơ quan quản lý thuế.\n3. Trường hợp số tiền thuế ấn định của cơ quan quản lý thuế lớn hơn số tiền thuế phải nộp theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án thì cơ quan quản lý thuế phải hoàn trả số tiền thuế nộp thừa.\n4. Trường hợp số tiền thuế ấn định của cơ quan quản lý thuế nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án thì người nộp thuế có trách nhiệm nộp bổ sung. Cơ quan quản lý thuế chịu trách nhiệm về việc ấn định thuế."
},
{
"id": 40859,
"text": "Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu\n1. Cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:\na) Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không khai thuế hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;\nb) Quá thời hạn quy định mà người khai thuế không cung cấp, từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài việc cung cấp hồ sơ, sổ kế toán, tài liệu, chứng từ, dữ liệu, số liệu liên quan đến việc xác định chính xác số tiền thuế phải nộp theo quy định;\nc) Người khai thuế không chứng minh, giải trình hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan;\nd) Người khai thuế không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;\nđ) Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng, căn cứ xác định về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế;\ne) Giao dịch được thực hiện không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh, ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp;\ng) Người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp;\nh) Trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật.\n2. Cơ quan hải quan căn cứ hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu; căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế; cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và cơ sở dữ liệu thương mại; hồ sơ khai báo hải quan; tài liệu và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để ấn định số tiền thuế phải nộp.\n3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
},
{
"id": 468631,
"text": "Trường hợp cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế căn cứ vào kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai thuế, lý do ấn định thuế, căn cứ pháp lý ấn định thuế, thời hạn nộp tiền thuế ấn định đã ghi rõ trong kết luận thanh tra, kiểm tra thì không phải thực hiện thông báo.\ng) Ban hành quyết định ấn định thuế theo Mẫu số 01/QĐAĐT/TXNK tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, gửi cho người khai thuế theo quy định tại điểm k khoản này. Quyết định ấn định thuế phải ghi rõ lý do, căn cứ pháp lý, số tiền thuế ấn định, thời hạn nộp tiền thuế, thời hạn tính tiền chậm nộp.\nh) Trường hợp quyết định ấn định thuế chưa đầy đủ, chính xác, cơ quan hải quan ban hành quyết định ấn định thuế sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01/QĐAĐT/TXNK tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp quyết định ấn định thuế đã ban hành không phù hợp với quy định của pháp luật, cơ quan hải quan đã ban hành quyết định ấn định thuế ban hành quyết định hủy quyết định ấn định thuế theo Mẫu số 02/QĐHAĐT/TXNK tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.\ni) Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt người khai thuế đã nộp theo quyết định ấn định thuế nhưng quyết định ấn định thuế được sửa đổi, bổ sung, hủy hoặc số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp, cơ quan hải quan hoàn trả cho người khai thuế số tiền chênh lệch theo quy định Điều 60 Luật Quản lý thuế.\nk) Thông báo lý do ấn định thuế, quyết định ấn định thuế, quyết định ấn định thuế sửa đổi, bổ sung, quyết định hủy quyết định ấn định thuế phải gửi cho các đối tượng quy định tại điểm e khoản này trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi ký."
}
] |
127,379 | Doanh nghiệp viễn thông cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam khi phát hiện nội dung thông tin vi phạm thì phải báo cáo cho Bộ Thông tin và Truyền thông khi nào? | [
{
"id": 204147,
"text": "Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam\n1. Doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam có trách nhiệm báo cáo ngay cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) bằng văn bản, điện thoại hoặc thư điện tử có địa chỉ [email protected] trong thời gian 03 (ba) giờ kể từ khi phát hiện nội dung thông tin vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP\n…"
}
] | [
{
"id": 40587,
"text": "1. Doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam có trách nhiệm báo cáo ngay cho Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) bằng văn bản, điện thoại hoặc thư điện tử có địa chỉ [email protected] trong thời gian 03 (ba) giờ kể từ khi phát hiện nội dung thông tin vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP\n2. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm:\na) Triển khai các biện pháp kỹ thuật cần thiết để thực thi các quy định tại Điều 5 Thông tư này theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông. Thời gian hoàn thành chậm nhất không quá 03 (ba) giờ kể từ khi nhận được yêu cầu;\nb) Thực hiện việc báo cáo lượng truy cập của người sử dụng tại Việt Nam tới các trang thông tin điện tử cung cấp thông tin công cộng qua biên giới theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử).\n3. Doanh nghiệp cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam có trách nhiệm thực hiện thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) về việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam để cung cấp thông tin công cộng cho người sử dụng tại Việt Nam theo định kỳ 06 tháng một lần vào ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu.\na) Nội dung thông báo gồm: Tên doanh nghiệp cho thuê chỗ, địa chỉ và điểm đặt thiết bị, pháp nhân của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê chỗ, thời hạn thuê, số lượng thiết bị, dung lượng kết nối internet;\nb) Thông báo được gửi bằng một trong các hình thức: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu chính hoặc gửi thư điện tử tại địa chỉ [email protected];\nc) Chậm nhất 10 (mười) ngày làm việc, doanh nghiệp cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam phải thực hiện thông báo bổ sung trong trường hợp có thay đổi thông tin đã thông báo theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều này."
},
{
"id": 625279,
"text": "Khoản 3. Doanh nghiệp cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam có trách nhiệm thực hiện thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) về việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam để cung cấp thông tin công cộng cho người sử dụng tại Việt Nam theo định kỳ 06 tháng một lần vào ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu.\na) Nội dung thông báo gồm: Tên doanh nghiệp cho thuê chỗ, địa chỉ và điểm đặt thiết bị, pháp nhân của tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê chỗ, thời hạn thuê, số lượng thiết bị, dung lượng kết nối internet;\nb) Thông báo được gửi bằng một trong các hình thức: nộp trực tiếp, gửi qua đường bưu chính hoặc gửi thư điện tử tại địa chỉ [email protected];\nc) Chậm nhất 10 (mười) ngày làm việc, doanh nghiệp cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số tại Việt Nam phải thực hiện thông báo bổ sung trong trường hợp có thay đổi thông tin đã thông báo theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều này."
},
{
"id": 80118,
"text": "Giải thích từ ngữ\nTrong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Dịch vụ trung gian bao gồm: dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet, dịch vụ mạng xã hội trực tuyến, dịch vụ tìm kiếm thông tin số, dịch vụ cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số bao gồm cả dịch vụ cho thuê chỗ lưu trữ trang thông tin điện tử.\n2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian gồm:\na) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet;\nb) Doanh nghiệp viễn thông;\nc) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số bao gồm cả dịch vụ cho thuê chỗ lưu trữ trang thông tin điện tử;\nd) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến;\nđ) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm thông tin số.\n3. Nội dung thông tin số bao gồm tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được số hóa và được xử lý, lưu trữ, trao đổi, truyền đưa, cung cấp trên môi trường mạng Internet và mạng viễn thông."
},
{
"id": 185724,
"text": "Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian\n1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định tại Điều 198b Luật Sở hữu trí tuệ là các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp một, một số hoặc toàn bộ các dịch vụ sau:\na) Dịch vụ “chỉ truyền dẫn” là dịch vụ truyền dẫn trên mạng viễn thông và mạng Internet nội dung thông tin số do người sử dụng dịch vụ cung cấp hoặc dịch vụ cung cấp khả năng truy nhập vào mạng viễn thông và mạng Internet;\nb) Dịch vụ “lưu trữ đệm” là dịch vụ truyền dẫn trên mạng viễn thông và mạng Internet nội dung thông tin số do người sử dụng dịch vụ cung cấp mà có hoạt động lưu trữ tự động, trung chuyển và tạm thời nội dung thông tin số đó. Hoạt động lưu trữ tự động, trung chuyển và tạm thời này được thực hiện với mục đích duy nhất là làm cho việc chuyển tiếp nội dung thông tin số đó một cách hiệu quả hơn đến người sử dụng dịch vụ khác theo yêu cầu của họ;\nc) Dịch vụ “lưu trữ nội dung thông tin số theo yêu cầu” là dịch vụ cho người sử dụng lưu trữ nội dung thông tin số do người sử dụng cung cấp theo yêu cầu của họ.\n2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian bao gồm:\na) Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ kết nối Internet;\nb) Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ kênh thuê riêng trong trường hợp kênh thuê riêng không được sử dụng để cung cấp các dịch vụ theo quy định tại các điểm c và d khoản này;\nc) Doanh nghiệp cho thuê chỗ đặt máy chủ, cho thuê máy chủ dùng riêng trong trường hợp máy chủ không được sử dụng để cung cấp dịch vụ theo quy định tại điểm d khoản này;\nd) Doanh nghiệp cho thuê chỗ lưu trữ nội dung thông tin số theo yêu cầu;\nđ) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến;\ne) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tìm kiếm nội dung thông tin số;\ng) Doanh nghiệp khác cung cấp một, một số hoặc toàn bộ các dịch vụ có chức năng tương tự quy định tại khoản 1 Điều 198b của Luật Sở hữu trí tuệ và khoản 1 Điều này."
}
] |
55,061 | Cơ sở giáo dục đại học có buộc phải công bố tình hình việc làm của người học sau khi tốt nghiệp hay không? | [
{
"id": 123155,
"text": "Quyền hạn và trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học\n1. Xây dựng các quy định cụ thể của cơ sở giáo dục đại học về ĐTTX theo quy định của Quy chế này.\n2. Xác định các yêu cầu của chương trình ĐTTX để đảm bảo chất lượng đào tạo.\n3. Công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học những quy định liên quan đến ĐTTX, chương trình ĐTTX, các điều kiện đảm bảo chất lượng cho việc thực hiện chương trình ĐTTX, thông tin về kiểm định chất lượng của cơ sở giáo dục đại học, tình hình việc làm của người học sau khi tốt nghiệp đối với từng ngành đào tạo và từng khóa học.\n4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về phương pháp và kỹ năng cần thiết cho đội ngũ giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý để có thể tham gia thực hiện chương trình ĐTTX.\n5. Tổ chức tuyển sinh, tổ chức và quản lý ĐTTX theo Quy chế này và các quy định về ĐTTX của cơ sở giáo dục đại học.\n6. Báo cáo các thông tin liên quan đến việc đặt Trạm ĐTTX cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Trạm ĐTTX trước khi khai giảng khoá học.\n7. Triển khai tự đánh giá chương trình ĐTTX; đăng ký tham gia kiểm định chất lượng chương trình ĐTTX theo quy định hiện hành với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.\n..."
}
] | [
{
"id": 644277,
"text": "Điều 38. Văn bằng giáo dục đại học\n1. Văn bằng giáo dục đại học được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một trình độ đào tạo theo một hình thức đào tạo, gồm: bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ.\na) Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo cao đẳng, có đủ điều kiện thì được dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu hoặc tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định và đáp ứng chuẩn đầu ra của cơ sở giáo dục đại học thì được hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng;\nb) Sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo đại học, có đủ điều kiện thì được dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu hoặc tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định và đáp ứng chuẩn đầu ra của cơ sở giáo dục đại học thì được hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học cấp bằng tốt nghiệp đại học;\nc) Học viên hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ, có đủ điều kiện thì được bảo vệ luận văn, nếu đạt yêu cầu theo quy định thì được hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học cấp bằng thạc sĩ;\nd) Nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ, có đủ điều kiện thì được bảo vệ luận án, nếu đạt yêu cầu theo quy định thì được hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học cấp bằng tiến sĩ.\n2. Cơ sở giáo dục đại học in phôi văn bằng, cấp văn bằng cho người học; công bố công khai các thông tin liên quan về văn bằng cho người học trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học.\n3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mẫu văn bằng giáo dục đại học; việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ văn bằng giáo dục đại học; quy định trách nhiệm và thẩm quyền cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam khi liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài; quy định trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện việc cấp văn bằng giáo dục đại học tại Việt Nam; ký hiệp định tương đương và công nhận văn bằng với các nước, tổ chức quốc tế; quy định trình tự, thủ tục công nhận văn bằng giáo dục đaị học do cơ sở giáo dục đại học nước ngoài cấp.\n4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định văn bằng công nhận trình độ kỹ năng thực hành, ứng dụng cho những người được đào tạo chuyên sâu sau khi tốt nghiệp đại học ở một số ngành chuyên môn đặc thù."
},
{
"id": 50940,
"text": "Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp\n1. Đối tượng hỗ trợ:\na) Học sinh các trường trung học phổ thông;\nb) Thanh niên đang học tại cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp;\nc) Thanh niên đã tốt nghiệp cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.\n2. Nội dung hỗ trợ:\na) Định hướng nghề nghiệp;\nb) Cung cấp thông tin về việc làm, nghề nghiệp;\nc) Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tìm việc và làm việc;\nd) Tham gia chương trình thực tập làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức;\nđ) Cho vay ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.\n3. Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc hỗ trợ thanh niên lập nghiệp."
},
{
"id": 570048,
"text": "Điều 7. Công khai đối với cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm\n1. Công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế:\na) Cam kết chất lượng giáo dục: điều kiện về đối tượng tuyển sinh của cơ sở đào tạo; mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và trình độ ngoại ngữ đạt được theo từng mã ngành đào tạo cấp IV; các chính sách hoạt động hỗ trợ học tập sinh hoạt của người học, chương trình đào tạo mà nhà trường thực hiện; khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường; và vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp ở các trình độ đào tạo và theo các chuyên ngành đào tạo cấp IV (Theo Biểu mẫu 17).\nb) Chất lượng giáo dục thực tế: gồm công khai thông tin về quy mô đào tạo hiện tại và công khai thông tin về sinh viên tốt nghiệp, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 01 năm ra trường. Đối với công khai thông tin về quy mô đào tạo hiện tại cần công khai quy mô nghiên cứu sinh, thạc sĩ và sinh viên ở các trình độ đào tạo, hình thức đào tạo phân theo khối ngành đào tạo. Đối với tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau 01 năm ra trường: số sinh viên có việc làm sau 01 năm ra trường gồm số sinh viên tốt nghiệp có việc làm và số sinh viên tốt nghiệp đang học nâng cao (Theo Biểu mẫu 18).\nc) Chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở đào tạo theo trình độ đào tạo, hình thức đào tạo, ngành, chuyên ngành đào tạo.\nd) Các môn học của từng khóa học, chuyên ngành: công khai về giảng viên giảng dạy và giảng viên hướng dẫn (nếu có), mục đích môn học, nội dung và lịch trình giảng dạy, tài liệu tham khảo, phương pháp đánh giá sinh viên.\nđ) Giáo trình, tài liệu tham khảo do cơ sở giáo dục tổ chức biên soạn: công khai tên các giáo trình (kể cả giáo trình điện tử), tài liệu tham khảo, năm xuất bản, kế hoạch soạn thảo giáo trình, tài liệu tham khảo của các chuyên ngành.\ne) Đồ án, khóa luận, luận văn, luận án tốt nghiệp của các sinh viên trình độ đại học, học viên trình độ thạc sĩ và nghiên cứu sinh trình độ tiến sĩ: công khai tên đề tài, họ và tên người thực hiện và người hướng dẫn, nội dung tóm tắt.\ng) Đối với cơ sở giáo dục đại học tự chủ in phôi văn bằng, chứng chỉ, cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học: công bố công khai các thông tin liên quan về văn bằng, chứng chỉ cho người học trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học.\nh) Hoạt động đào tạo theo nhiệm vụ được giao, đặt hàng của nhà nước, địa phương và doanh nghiệp (nếu có): các đơn vị đào tạo, số lượng, thời gian, ngành nghề, trình độ và kết quả đào tạo.\ni) Các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất thử và tư vấn: tên các dự án hoặc tên nhiệm vụ khoa học công nghệ, người chủ trì và các thành viên tham gia, đối tác trong nước và quốc tế, thời gian và kinh phí thực hiện, tóm tắt sản phẩm của dự án hoặc nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn.\nk) Hoạt động liên kết đào tạo trong nước và với nước ngoài: Công khai thông tin và các điều kiện đảm bảo chất lượng của đơn vị liên kết, quy mô, trình độ đào tạo tại đơn vị liên kết, hình thức liên kết."
},
{
"id": 142281,
"text": "Mục đích\n1. Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm cho người học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho người học tự tin, chủ động, sáng tạo trong việc khởi nghiệp, chủ động tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.\n2. Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, hỗ trợ người học khởi nghiệp và tự tạo việc làm.\n3. Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp; tăng cường nguồn lực xã hội hóa, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong công tác hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp và tự tạo việc làm của người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp."
}
] |
25,994 | Đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông được phân thành mấy loại? | [
{
"id": 90571,
"text": "Phân loại theo chức năng, nhiệm vụ\n1. Đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước, gồm:\na) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng phục vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, chiến lược, chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan chủ quản;\nb) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng cơ quan ngôn luận của cơ quan quản lý nhà nước chủ quản;\nc) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ quản lý thông tin, tư liệu, số liệu về lĩnh vực quản lý nhà nước và hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước chủ quản;\nd) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin theo phân công của cơ quan quản lý nhà nước; quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin, phần mềm, ứng dụng, cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước; đào tạo nâng cao nhận thức, kỹ năng số phục vụ quản lý nhà nước;\nđ) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ quản lý, vận hành mạng bưu chính, mạng viễn thông, hệ thống thông tin dùng riêng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước;\ne) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nghiên cứu xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật theo phân công;\ng) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng đánh giá, kiểm định, đo kiểm phục vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chuyên ngành Thông tin và Truyền thông;\nh) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng, nhiệm vụ khác phục vụ quản lý nhà nước (nếu có)."
}
] | [
{
"id": 129719,
"text": "Tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực công thương\n...\n2. Phân loại theo chức năng, nhiệm vụ\na) Đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước\n- Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng nghiên cứu phục vụ hoạch định chiến lược và xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về ngành, lĩnh vực công thương;\n- Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thông tin về ngành, lĩnh vực công thương;\n- Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động ngành công thương;\n- Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện các chức năng khác phục vụ quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực công thương.\nb) Đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ sự nghiệp công\n- Đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực kiểm định, giám định, chứng nhận, thử nghiệm, tư vấn và hỗ trợ an toàn công nghiệp;\n- Đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực môi trường và sản xuất sạch hơn\n- Đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực hóa chất, quản lý hóa chất và ứng phó sự cố và an toàn hóa chất;\n- Đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bền vững;\n- Đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;\n- Đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực hỗ trợ điện lực và phát triển thị trường điện;\n- Đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực quản lý dự án năng lượng và năng lượng tái tạo, quản lý vận hành hệ thống thông tin năng lượng;\n- Đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ;\n- Đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực quản lý cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;\n- Đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực phòng vệ thương mại;\n- Đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực xuất nhập khẩu;\n- Đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư phát triển ngành công thương;\n- Đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thương mại điện tử và công nghệ số;\n- Đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực khuyến công;\n- Đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực thông tin truyền thông ngành công thương;\n- Đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế, môi trường công nghiệp;\n- Đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ công khác thuộc lĩnh vực công thương.\nc) Đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ sự nghiệp công\nĐơn vị sự nghiệp công lập thực hiện ít nhất một chức năng, nhiệm vụ quy định tại điểm a và một chức năng quy định ở điểm b khoản này.\nViệc xác định loại hình đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành, lĩnh vực công thương tại khoản này căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập được cấp có thẩm quyền phê duyệt."
},
{
"id": 532525,
"text": "h) Đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông theo quy định (nếu có).\n3. Đơn vị sự nghiệp công lập vừa phục vụ quản lý nhà nước vừa cung cấp dịch vụ sự nghiệp công: là đơn vị thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ nêu tại khoản 1 và 2 Điều này."
},
{
"id": 496115,
"text": "Khoản 2.6- Đối với lĩnh vực thông tin và truyền thông - Lĩnh vực báo chí: Đẩy mạnh thực hiện việc sắp xếp theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025 đã được Bộ Chính trị khoá XI thông qua nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, dàn trải đầu tư, buông lỏng quản lý, hoạt động xa rời tôn chỉ, mục đích, gắn với việc xác định rõ trách nhiệm lãnh đạo, quản lý báo chí của các cấp uỷ đảng, chính quyền, nhất là của người đứng đầu cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí. - Lĩnh vực xuất bản: Chuyển hầu hết các nhà xuất bản sang đơn vị sự nghiệp có thu; trường hợp thật sự cần thiết, đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì cho phép chuyển sang công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên 100% vốn nhà nước. - Lĩnh vực công nghệ thông tin: Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực hoạt động của các đơn vị sự nghiệp về an toàn thông tin. Tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công nghệ thông tin khác, bao gồm: Giải thể, sáp nhập, chuyển đổi loại hình đối với những đơn vị sự nghiệp công lập quy mô nhỏ, hoạt động không hiệu quả, không phục vụ quản lý nhà nước hoặc hoạt động trong lĩnh vực đã xã hội hoá cao. - Lĩnh vực bưu chính, viễn thông: Rà soát, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, nâng cao năng lực hoạt động để đáp ứng yêu cầu phục vụ quản lý nhà nước. - Các lĩnh vực thông tin và truyền thông khác: Rà soát, hoàn thiện mô hình tổ chức, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thuộc các cơ quan Trung ương, địa phương để bảo đảm tính thống nhất trong quản lý, chỉ đạo, điều hành về hoạt động thông tin và truyền thông."
},
{
"id": 532524,
"text": "Điều 3. Phân loại theo chức năng, nhiệm vụ\n1. Đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước, gồm:\na) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng phục vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, chiến lược, chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy chuẩn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan chủ quản;\nb) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng cơ quan ngôn luận của cơ quan quản lý nhà nước chủ quản;\nc) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ quản lý thông tin, tư liệu, số liệu về lĩnh vực quản lý nhà nước và hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước chủ quản;\nd) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin theo phân công của cơ quan quản lý nhà nước; quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin, phần mềm, ứng dụng, cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước; đào tạo nâng cao nhận thức, kỹ năng số phục vụ quản lý nhà nước;\nđ) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ quản lý, vận hành mạng bưu chính, mạng viễn thông, hệ thống thông tin dùng riêng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước;\ne) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nghiên cứu xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật theo phân công;\ng) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng đánh giá, kiểm định, đo kiểm phục vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chuyên ngành Thông tin và Truyền thông;\nh) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chức năng, nhiệm vụ khác phục vụ quản lý nhà nước (nếu có).\n2. Đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, gồm:\na) Đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ xuất bản, thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; tuyên truyền đảm bảo an ninh - quốc phòng, tuyên truyền đối ngoại, tuyên truyền phục vụ thiếu niên, nhi đồng, đối tượng chính sách xã hội, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và thông tin tuyên truyền thiết yếu khác;\nb) Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ đo lường mức độ tiếp cận, sử dụng thông tin của khán giả phục vụ đánh giá hiệu quả nội dung thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh - quốc phòng, đối ngoại và phát triển kinh tế - xã hội;\nc) Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ đảm bảo an toàn thông tin, phòng, chống thư điện tử rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác cho cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội;\nd) Đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ đo lường, chứng nhận, thử nghiệm, kiểm định chất lượng đối với sản phẩm, dịch vụ, giải pháp chuyên ngành thông tin và truyền thông;\nđ) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quản lý, vận hành, khai thác, đảm bảo an toàn hệ thống máy chủ tên miền quốc gia “.vn”, trạm trung chuyển Internet quốc gia;\ne) Đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;\ng) Đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quản lý, vận hành, khai thác hệ thống chuyển mạng di động giữ nguyên số thuê bao;"
}
] |
93,189 | Hồ sơ đăng ký vào mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực hoạt động tham gia chuỗi phân phối sản phẩm ngoài nước đối với cá nhân tư vấn gồm những gì? | [
{
"id": 63894,
"text": "TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI TƯ VẤN VIÊN NGÀNH CÔNG THƯƠNG\n1. Hồ sơ đăng ký vào mạng lưới tư vấn viên ngành Công Thương\nThực hiện theo quy định tại Điểm b và Điểm c, Khoản 4, Điều 13 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cụ thể:\n...\nb) Đối với tổ chức tư vấn, hồ sơ bao gồm:\n- Bản sao hợp lệ giấy phép thành lập;\n- Báo cáo thuyết minh về năng lực, kinh nghiệm theo yêu cầu của tiêu chí của tổ chức và của các cá nhân tư vấn thuộc tổ chức;\n- Bản sao hợp lệ các văn bản, giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (kèm bản gốc để đối chiếu).\nc) Địa điểm nộp hồ sơ:\nHồ sơ đăng ký tham gia mạng lưới tư vấn viên ngành Công Thương của các cá nhân, tổ chức nộp trực tiếp đến Cục Công Thương địa phương, Bộ Công Thương, theo địa chỉ: Số 25, Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; hoặc nộp trực tuyến tại địa chỉ website: www.arit.gov.vn\n2. Quy trình thẩm định và công nhận các tổ chức, cá nhân tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên ngành Công Thương\nSau khi nhận được hồ sơ đăng ký tham gia mạng lưới tư vấn viên ngành Công Thương của các cá nhân, tổ chức: Cục Công Thương địa phương chủ trì thẩm định, lấy ý kiến của đơn vị có liên quan đến lĩnh vực cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia tư vấn.\nSau khi có ý kiến thẩm định của các đơn vị có liên quan đến lĩnh vực cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia tư vấn, Cục Công Thương địa phương ban hành Quyết định công nhận cá nhân, tổ chức vào mạng lưới tư vấn viên; gửi công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, trang thông tin điện tử Cục Công Thương địa phương và gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.\n..."
}
] | [
{
"id": 240102,
"text": "“Điều 9. Mạng lưới tư vấn viên\n1. Hình thành mạng lưới tư vấn viên\na) Căn cứ ngành, lĩnh vực phụ trách, các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành một hoặc một số quyết định (theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư này) quy định về lĩnh vực tư vấn, tiêu chí công nhận tư vấn viên, các trường hợp tư vấn viên bị đưa ra khỏi mạng lưới tư vấn viên khi vi phạm pháp luật hoặc thuộc các trường hợp bị đưa ra khỏi mạng lưới tư vấn viên theo quy định của các bộ, cơ quan ngang bộ.\nTiêu chí công nhận tư vấn viên cần cụ thể trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác và các điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và quy định của cơ quan quản lý.\nb) Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện công nhận hoặc ủy quyền cho một hoặc một số đơn vị thuộc, trực thuộc (sau đây gọi là đơn vị công nhận tư vấn viên) công nhận tư vấn viên tham gia mạng lưới và rà soát các trường hợp tư vấn viên bị đưa ra khỏi mạng lưới.\n- Hoạt động công nhận tư vấn viên tham gia mạng lưới gồm: rà soát hồ sơ đăng ký tham gia mạng lưới; liên hệ và hướng dẫn tư vấn viên hoàn thiện hồ sơ; công nhận tư vấn viên thuộc mạng lưới; hướng dẫn tư vấn viên đăng ký tài khoản và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu tư vấn viên trên Cổng thông tin; xác nhận để tư vấn viên được công khai trên Cổng thông tin.\n- Hoạt động đưa tư vấn viên ra khỏi mạng lưới gồm: rà soát hồ sơ tư vấn viên thuộc mạng lưới; liên hệ và thông báo cho tư vấn viên về việc sẽ bị đưa ra khỏi mạng lưới tư vấn viên; lập danh sách tư vấn viên bị đưa ra khỏi mạng lưới; rút hồ sơ tư vấn viên trên Cổng thông tin.\n…”"
},
{
"id": 633030,
"text": "Khoản 1. Mạng lưới tư vấn viên\na) Mạng lưới tư vấn viên được xây dựng trên cơ sở cá nhân, tổ chức tư vấn đã và đang hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc hình thành mới, đảm bảo nguyên tắc: Đối với cá nhân tư vấn phải đảm bảo về trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa và tiêu chí về tư vấn viên của bộ, cơ quan ngang bộ nơi cá nhân tư vấn dự kiến đăng ký. Đối với tổ chức tư vấn phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa và tiêu chí về tổ chức tư vấn của bộ, cơ quan ngang bộ nơi tổ chức tư vấn dự kiến đăng ký.\nb) Hồ sơ đăng ký vào mạng lưới tư vấn viên Đối với cá nhân tư vấn, hồ sơ bao gồm: Đơn đăng ký tham gia mạng lưới tư vấn viên; Sơ yếu lý lịch và hồ sơ tóm tắt năng lực; bản sao có chứng thực văn bằng đào tạo; bản sao có chứng thực các văn bản, giấy tờ có liên quan được cơ quan có thẩm quyền cấp. Đối với tổ chức tư vấn, hồ sơ bao gồm: Đơn đăng ký tham gia mạng lưới tư vấn viên; bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập; hồ sơ tóm tắt năng lực; bản sao có chứng thực hồ sơ của các cá nhân tư vấn thuộc tổ chức; bản sao có chứng thực các văn bản, giấy tờ chứng minh đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật (đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện).\nc) Cá nhân, tổ chức tư vấn nộp hồ sơ quy định tại điểm b khoản này thông qua hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến tới đơn vị được giao đầu mối tổ chức hoạt động mạng lưới tư vấn viên thuộc bộ, cơ quan ngang bộ để được công nhận vào mạng lưới tư vấn viên và được công bố trên trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ trong thời hạn 10 ngày làm việc. Trường hợp cá nhân, tổ chức tư vấn chưa đủ điều kiện để được công nhận, đơn vị được giao đầu mối tổ chức hoạt động mạng lưới tư vấn viên thuộc bộ, cơ quan ngang bộ gửi thông báo lý do chưa đủ điều kiện thông qua hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến tới cá nhân, tổ chức tư vấn trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký. Cá nhân, tổ chức tư vấn được tham gia mạng lưới tư vấn viên của nhiều bộ, cơ quan ngang bộ nếu đáp ứng điều kiện, tiêu chí theo quy định.\nd) Sau khi được công nhận vào mạng lưới tư vấn viên và được công bố trên trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, tư vấn viên truy cập vào Cổng thông tin (tại địa chỉ www.business.gov.vn) để đăng ký vào cơ sở dữ liệu mạng lưới tư vấn viên và thực hiện tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định này.\nđ) Kinh phí để bộ, cơ quan ngang bộ hình thành, vận hành, quản lý, duy trì hoạt động của mạng lưới tư vấn viên và kinh phí bồi dưỡng, đào tạo phát triển mạng lưới tư vấn viên được tổng hợp trong kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hằng năm của bộ, cơ quan ngang bộ và nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có)."
},
{
"id": 41428,
"text": "1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ để lựa chọn tư vấn viên hoặc tổ chức tư vấn và dịch vụ tư vấn phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp.\n2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ tư vấn tại cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hồ sơ tư vấn là điều kiện để cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa xem xét cung cấp dịch vụ hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hồ sơ bao gồm:\na) Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;\nb) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;\nc) Biên bản thỏa thuận dịch vụ tư vấn giữa doanh nghiệp và tư vấn viên hoặc tổ chức tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên.\n3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ sử dụng dịch vụ tư vấn (nhưng không bao gồm tư vấn về thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành) thuộc mạng lưới tư vấn viên.\na) Doanh nghiệp siêu nhỏ được hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn, nhưng không quá 03 triệu đồng một năm;\nb) Doanh nghiệp nhỏ được giảm tối đa 30% giá trị hợp đồng tư vấn, nhưng không quá 05 triệu đồng một năm;\nc) Doanh nghiệp vừa được giảm tối đa 10% giá trị hợp đồng tư vấn, nhưng không quá 10 triệu đồng một năm;\nd) Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được miễn, giảm phí tư vấn theo quy định tại Chương IV của Nghị định này.\n4. Mạng lưới tư vấn viên\na) Mạng lưới tư vấn viên được xây dựng bao gồm tư vấn viên đã và đang hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành và tư vấn viên hình thành mới, đảm bảo nguyên tắc: Đối với cá nhân tư vấn phải đảm bảo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác, trình độ đào tạo, phù hợp và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa; đối với tổ chức phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa;\nb) Hồ sơ đăng ký vào mạng lưới tư vấn viên: Đối với trường hợp cá nhân tư vấn, hồ sơ bao gồm: Sơ yếu lý lịch; bằng đào tạo; hồ sơ kinh nghiệm; các văn bản, giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện); đối với trường hợp tổ chức tư vấn: Giấy phép thành lập; hồ sơ kinh nghiệm, hồ sơ của các cá nhân tư vấn thuộc tổ chức và các văn bản, giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện);\nc) Tư vấn viên hoặc tổ chức tư vấn nộp hồ sơ quy định tại điểm b khoản này tới đơn vị đầu mối thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được giao tổ chức hoạt động mạng lưới tư vấn viên để được công nhận vào mạng lưới tư vấn viên và công bố trên trang thông tin điện tử của mình trong thời hạn 10 ngày làm việc.."
},
{
"id": 160575,
"text": "TIÊU CHÍ CÔNG NHẬN CÁ NHÂN, TỔ CHỨC TƯ VẤN THUỘC MẠNG LƯỚI TƯ VẤN VIÊN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CHUYỂN ĐỔI SỐ\n...\n1.2. Cá nhân tư vấn là lao động người nước ngoài ngoài việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quy định tại điểm 1.1 nêu trên còn phải đáp ứng các quy định của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.\n2. Đối với tổ chức tư vấn: là tổ chức thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; không đang trong tình trạng tạm ngừng hoạt động, giải thể; thực hiện hoạt động tư vấn cho doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT, chuyển đổi số và phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:\na) Có tối thiểu 02 cá nhân tư vấn về lĩnh vực CNTT, chuyển đổi số; đang làm việc liên tục, toàn thời gian từ 12 tháng trở lên cho tổ chức tư vấn tính đến thời điểm tổ chức tư vấn đăng ký tham gia Mạng lưới tư vấn viên.\nb) Đã hoặc đang thực hiện ít nhất 02 hợp đồng tư vấn cho tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT, chuyển đổi số trong thời gian 36 tháng tính đến thời điểm đăng ký tham gia Mạng lưới tư vấn viên."
},
{
"id": 63895,
"text": "TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI TƯ VẤN VIÊN NGÀNH CÔNG THƯƠNG\n...\n2. Quy trình thẩm định và công nhận các tổ chức, cá nhân tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên ngành Công Thương\nSau khi nhận được hồ sơ đăng ký tham gia mạng lưới tư vấn viên ngành Công Thương của các cá nhân, tổ chức: Cục Công Thương địa phương chủ trì thẩm định, lấy ý kiến của đơn vị có liên quan đến lĩnh vực cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia tư vấn.\nSau khi có ý kiến thẩm định của các đơn vị có liên quan đến lĩnh vực cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia tư vấn, Cục Công Thương địa phương ban hành Quyết định công nhận cá nhân, tổ chức vào mạng lưới tư vấn viên; gửi công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, trang thông tin điện tử Cục Công Thương địa phương và gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.\n..."
}
] |
53,003 | Việc thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp trong công ty hợp danh quy định như thế nào? | [
{
"id": 50657,
"text": "“Điều 178. Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp\n1. Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.\n2. Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.\n3. Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.\n4. Tại thời điểm góp đủ số vốn đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:\na) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;\nb) Vốn điều lệ của công ty;\nc) Tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức; loại thành viên;\nd) Giá trị phần vốn góp và loại tài sản góp vốn của thành viên;\nđ) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;\ne) Quyền và nghĩa vụ của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp;\ng) Họ, tên, chữ ký của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh của công ty.\n5. Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp.”"
}
] | [
{
"id": 50656,
"text": "“Điều 177. Công ty hợp danh\n1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:\na) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;\nb) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;\nc) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.\n2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.\n3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.”"
},
{
"id": 17539,
"text": "1. Nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân) mua lại phần vốn góp, quyền góp vốn của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh, hoặc góp vốn vào công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn mới trong công ty hợp danh.\n2. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân mua lại phần vốn góp, quyền góp vốn của thành viên hợp danh trong công ty hợp danh, hoặc góp vốn vào công ty hợp danh để trở thành thành viên hợp danh mới, sau khi được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại."
},
{
"id": 40990,
"text": "1. Đối với doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ 01 năm trở lên: Báo cáo tài chính năm trước liền kề và báo cáo tài chính từ đầu năm đến cuối quý trước thời điểm đề nghị cấp giấy phép đã được kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.\n2. Đối với doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dưới 01 năm kể từ ngày đăng ký kinh doanh lần đầu: Báo cáo nguồn vốn chủ sở hữu đã được kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành trước thời điểm nộp hồ sơ không quá 01 tháng hoặc hồ sơ góp vốn thành lập doanh nghiệp bao gồm:\na) Bản sao các giấy tờ sau: Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập, sổ đăng ký cổ đông, giấy chứng nhận sở hữu cổ phần đối với công ty cổ phần; biên bản góp vốn của các thành viên, sổ đăng ký thành viên, giấy chứng nhận phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên; quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức; biên bản góp vốn của thành viên hợp danh và thành viên góp vốn đối với công ty hợp danh;\nb) Giấy nộp tiền vào tài khoản của công ty mở tại ngân hàng thương mại - đối với cổ đông sáng lập/thành viên sáng lập/chủ sở hữu/thành viên hợp danh/thành viên góp vốn là cá nhân; séc hoặc ủy nhiệm chi - chuyển tiền hoặc các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành - đối với cổ đông sáng lập/thành viên sáng lập/chủ sở hữu/thành viên góp vốn là doanh nghiệp;\nc) Xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số dư tài khoản tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép (trường hợp vốn góp bằng tiền) hoặc chứng thư của tổ chức có chức năng định giá ở Việt Nam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn còn hiệu lực tối thiểu 30 ngày tính từ ngày nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài kèm tài liệu chứng minh về việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn theo quy định tại Luật Doanh nghiệp (trường hợp vốn góp bằng tài sản)."
},
{
"id": 451978,
"text": "Điều 49. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá\n1. Khi đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp phải có ít nhất 05 người có thẻ thẩm định viên về giá đủ các điều kiện đăng ký hành nghề thẩm định giá theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp và đáp ứng điều kiện sau đây:\na) Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty hợp danh thì chủ doanh nghiệp, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp tư nhân; người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty hợp danh phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 51 của Luật này. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân, các thành viên hợp danh công ty hợp danh phải là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp;\nb) Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần thì người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 51 của Luật này; đồng thời doanh nghiệp phải có ít nhất 02 thành viên góp vốn hoặc 02 cổ đông phải là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp. Trường hợp thành viên góp vốn hoặc cổ đông là tổ chức thì người đại diện theo ủy quyền của của tổ chức góp vốn phải là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp; tổng phần vốn góp của các thành viên là tổ chức không quá 35% vốn điều lệ. Tổng số vốn góp của các thành viên hoặc cổ đông là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp.\n2. Trường hợp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá bị mất, rách hoặc thông tin thay đổi so với thông tin trên giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá phải làm thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.\n3. Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá."
}
] |
32,028 | Việc trả kết quả thực hiện cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước được quy định như thế nào? | [
{
"id": 97296,
"text": "Thủ tục kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước\n...\n8. Kết quả thực hiện:\na) Trường hợp Kho bạc Nhà nước chấp thuận đề nghị hoặc điều chỉnh cam kết chi của đơn vị: Xác nhận của Kho bạc Nhà nước trực tiếp trên giấy đề nghị hoặc điều chỉnh cam kết chi ngân sách nhà nước; trường hợp đơn vị có tham gia giao dịch điện tử với Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước gửi xác nhận chấp thuận đề nghị hoặc điều chỉnh cam kết chi qua Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước.\nb) Trường hợp Kho bạc Nhà nước từ chối đề nghị hoặc điều chỉnh cam kết chi của đơn vị: Thông báo từ chối đề nghị hoặc điều chỉnh cam kết chi bằng văn bản của Kho bạc Nhà nước; trường hợp đơn vị có tham gia giao dịch điện tử với Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước gửi thông báo từ chối đề nghị hoặc điều chỉnh cam kết chi qua Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước.\n..."
}
] | [
{
"id": 15724,
"text": "1. Tên thủ tục hành chính: Thủ tục kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.\n2. Cách thức thực hiện:\na) Gửi hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở Kho bạc Nhà nước.\nb) Gửi hồ sơ và nhận kết quả qua Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước trong trường hợp đơn vị có tham gia giao dịch điện tử với Kho bạc Nhà nước (đơn vị truy cập và thực hiện theo hướng dẫn trên Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước).\n3. Trình tự thực hiện:\na) Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước gửi hồ sơ đề nghị cam kết chi hoặc đề nghị điều chỉnh cam kết chi tới Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.\nb) Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đảm bảo đúng chế độ quy định, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục cam kết chi và gửi 01 liên giấy đề nghị hoặc điều chỉnh cam kết chi có xác nhận của Kho bạc Nhà nước cho đơn vị bằng văn bản giấy hoặc qua Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước. Trường hợp hồ sơ không đảm bảo đúng chế độ quy định, Kho bạc Nhà nước gửi thông báo từ chối cam kết chi ngân sách nhà nước cho đơn vị (trong đó nêu rõ lý do từ chối) bằng văn bản giấy hoặc qua Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước.\n4. Thành phần và số lượng hồ sơ:\na) Thành phần hồ sơ:\nTrường hợp đề nghị cam kết chi: Dự toán năm (đối với chi thường xuyên), kế hoạch vốn đầu tư năm (đối với chi đầu tư) được cấp có thẩm quyền giao; giấy đề nghị cam kết chi ngân sách nhà nước; hợp đồng (gửi một lần khi có phát sinh hoặc thay đổi).\nTrường hợp đề nghị điều chỉnh cam kết chi: Dự toán năm (đối với chi thường xuyên nếu có điều chỉnh), kế hoạch vốn đầu tư năm (đối với chi đầu tư nếu có điều chỉnh) được cấp có thẩm quyền giao; hợp đồng (nếu có điều chỉnh); giấy điều chỉnh cam kết chi ngân sách nhà nước.\nb) Số lượng hồ sơ: Số lượng của từng thành phần hồ sơ quy định tại điểm a khoản 4 Điều này là 01 bản (bản chính hoặc bản sao y bản chính). Riêng giấy đề nghị hoặc điều chỉnh cam kết chi ngân sách nhà nước là 02 bản gốc.\nĐối với trường hợp gửi hồ sơ qua Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước, các thành phần hồ sơ phải được ký chữ ký số theo quy định.\n5. Thời hạn giải quyết: Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ khi Kho bạc Nhà nước nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp của đơn vị.\n6. Đối tượng thực hiện: Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.\n7. Cơ quan giải quyết: Kho bạc Nhà nước.\n8. Kết quả thực hiện:\na) Trường hợp Kho bạc Nhà nước chấp thuận đề nghị hoặc điều chỉnh cam kết chi của đơn vị: Xác nhận của Kho bạc Nhà nước trực tiếp trên giấy đề nghị hoặc điều chỉnh cam kết chi ngân sách nhà nước; trường hợp đơn vị có tham gia giao dịch điện tử với Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước gửi xác nhận chấp thuận đề nghị hoặc điều chỉnh cam kết chi qua Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước.\nb) Trường hợp Kho bạc Nhà nước từ chối đề nghị hoặc điều chỉnh cam kết chi của đơn vị: Thông báo từ chối đề nghị hoặc điều chỉnh cam kết chi bằng văn bản của Kho bạc Nhà nước; trường hợp đơn vị có tham gia giao dịch điện tử với Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước gửi thông báo từ chối đề nghị hoặc điều chỉnh cam kết chi qua Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước.\n9. Mẫu tờ khai:\na) Giấy đề nghị cam kết chi ngân sách nhà nước hoặc điều chỉnh cam kết chi ngân sách nhà nước được quy định tương ứng theo Mẫu số 04a hoặc Mẫu số 04b tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.\nb) Ngoài các chỉ tiêu thông tin mà đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phải kê khai trên giấy đề nghị hoặc điều chỉnh cam kết chi ngân sách nhà nước quy định tại điểm a khoản 9 Điều này, cơ quan hoặc tổ chức phát hành giấy đề nghị hoặc điều chỉnh cam kết chi ngân sách nhà nước có thể điều chỉnh định dạng, thêm lô gô, hình ảnh hoặc các chỉ tiêu thông tin khác theo yêu cầu quản lý của mình và phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo không được bổ sung thêm các chỉ tiêu thông tin khác liên quan đến đối tượng thực hiện thủ tục hành chính."
},
{
"id": 108731,
"text": "Thủ tục kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước\n...\n3. Trình tự thực hiện:\na) Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước gửi hồ sơ đề nghị cam kết chi hoặc đề nghị điều chỉnh cam kết chi tới Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch.\nb) Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đảm bảo đúng chế độ quy định, Kho bạc Nhà nước làm thủ tục cam kết chi và gửi 01 liên giấy đề nghị hoặc điều chỉnh cam kết chi có xác nhận của Kho bạc Nhà nước cho đơn vị bằng văn bản giấy hoặc qua Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước. Trường hợp hồ sơ không đảm bảo đúng chế độ quy định, Kho bạc Nhà nước gửi thông báo từ chối cam kết chi ngân sách nhà nước cho đơn vị (trong đó nêu rõ lý do từ chối) bằng văn bản giấy hoặc qua Trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước.\n..."
},
{
"id": 450893,
"text": "Khoản 1. Quy trình quản lý, kiểm soát cam kết chi trong năm đầu tiên phát sinh hợp đồng:\na) Tại đơn vị sử dụng ngân sách: Hằng năm, đơn vị sử dụng ngân sách căn cứ tình hình thực tế xác định số kinh phí bố trí thanh toán cho hợp đồng mua sắm hàng hóa, dịch vụ, xây lắp thuộc đối tượng phải thực hiện cam kết chi trên cơ sở dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, dự toán điều chỉnh bổ sung (nếu có) và giá trị hợp đồng còn được phép cam kết chi, đơn vị sử dụng ngân sách gửi hồ sơ đề nghị cam kết chi đến Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm thủ tục kiểm soát cam kết chi theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp hợp đồng được bảo đảm bằng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn khác không phải nguồn từ ngân sách nhà nước (như nguồn tiền gửi, nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân,...): Đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện quản lý hợp đồng và cam kết chi đối với phần giá trị hợp đồng được đảm bảo bằng nguồn ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 1 Thông tư này.\nb) Tại Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch: Căn cứ đề nghị của đơn vị sử dụng ngân sách, Kho bạc Nhà nước thực hiện: - Kiểm soát, đối chiếu hồ sơ đề nghị cam kết chi NSNN đảm bảo theo đúng quy định tại Điều 6 Thông tư này. - Kiểm soát, đối chiếu đề nghị cam kết chi của đơn vị sử dụng ngân sách, đảm bảo đầy đủ các chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 04a ban hành kèm theo Nghị định số 11/2020/NĐ-CP và được gửi trong thời hạn theo quy định; Sau khi kiểm soát hồ sơ, tài liệu của đơn vị sử dụng ngân sách: - Trường hợp đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, Kho bạc Nhà nước ghi nhận cam kết chi vào hệ thống TABMIS, Kho bạc Nhà nước xác nhận và gửi trả 01 liên chứng từ Giấy đề nghị cam kết chi NSNN, đồng thời, ghi số cam kết chi (được sinh ra từ hệ thống TABMIS) trả cho đơn vị sử dụng ngân sách được biết. - Trường hợp không đảm bảo đủ các điều kiện quy định tại Điều 6 Thông tư này, Kho bạc Nhà nước từ chối, không ghi nhận cam kết chi trên hệ thống TABMIS và trả lại hồ sơ đề nghị cam kết chi của đơn vị, đồng thời, thông báo từ chối đề nghị cam kết chi NSNN theo Mẫu số 01- Thông báo về việc từ chối ghi nhận hợp đồng/cam kết chi NSNN ban hành kèm theo Thông tư này cho đơn vị biết."
},
{
"id": 450887,
"text": "Điều 6. Điều kiện thực hiện cam kết chi. Các khoản chi của đơn vị sử dụng ngân sách được thực hiện cam kết chi khi có đủ các điều kiện sau:\n1. Đề nghị cam kết chi của đơn vị sử dụng ngân sách phải đầy đủ các chỉ tiêu thông tin theo Mẫu quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP và đảm bảo tính pháp lý, cụ thể:\na) Dấu, chữ ký trên Giấy đề nghị cam kết chi NSNN, điều chỉnh cam kết chi NSNN khớp đúng với mẫu dấu và mẫu chữ ký đăng ký giao dịch tại Kho bạc Nhà nước và đảm bảo còn hiệu lực.\nb) Hợp đồng thực hiện cam kết chi phải đảm bảo tính pháp lý và hiệu lực của hợp đồng.\n2. Số tiền đề nghị cam kết chi không vượt quá dự toán hoặc kế hoạch vốn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao còn được phép sử dụng. Trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách nhà nước chưa được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát cam kết chi trên cơ sở dự toán tạm cấp ngân sách nhà nước của đơn vị sử dụng ngân sách đối với các nhiệm vụ chi không thể trì hoãn được theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Trường hợp chi ứng trước dự toán ngân sách nhà nước năm sau, Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát cam kết chi trên cơ sở dự toán ứng trước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.\n3. Đề nghị cam kết chi năm ngân sách hiện hành của đơn vị sử dụng ngân sách phải gửi đến Kho bạc Nhà nước chậm nhất đến hết ngày 25 tháng 01 năm sau.\n4. Có đầy đủ hồ sơ đề nghị cam kết chi theo đúng quy định và dự toán, kế hoạch vốn đã được nhập, phê duyệt trên hệ thống TABMIS."
}
] |
85,677 | Bảo hiểm xã hội Việt Nam gửi hồ sơ đề nghị xét khen thưởng công trạng và thành tích đạt được vào thời gian nào? | [
{
"id": 157460,
"text": "Thời điểm gửi, nhận hồ sơ, thẩm định, thông báo kết quả khen thưởng \n...\n2. BHXH Việt Nam gửi hồ sơ khen thưởng đề nghị Ban TĐKT Trung ương thẩm định và trình xét tặng theo thời gian sau:\na) Hồ sơ trình Chính phủ tặng danh hiệu “Cờ Thi đua của Chính phủ”: trước ngày 31 tháng 3 hằng năm;\nb) Hồ sơ trình khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được (trừ khen thưởng đột xuất; khen thưởng quá trình cống hiến; khen thưởng đối ngoại): trước ngày 30 tháng 6 hằng năm;\nc) Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xét tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc”: trước ngày 31 tháng 10 hàng năm;\nd) Hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”: trước ngày 28 tháng 02 của năm tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc.\n..."
}
] | [
{
"id": 462942,
"text": "Điều 9. Số lượng hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng\n1. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng gồm 01 bộ (bản chính) và các văn bản điện tử của hồ sơ khen thưởng.\n2. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo công trạng (khen thưởng thường xuyên) gửi về Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ qua đơn vị được giao phụ trách công tác thi đua, khen thưởng của Bộ Khoa học và Công nghệ chậm nhất vào ngày 05/01 của năm liền kề tiếp theo năm xét khen thưởng. Đối với đề nghị khen thưởng đột xuất, hồ sơ đề nghị khen thưởng được gửi khi tập thể, cá nhân đạt được thành tích theo quy định."
},
{
"id": 580849,
"text": "Điều 20. Thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng\n1. Thủ tục, hồ sơ xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng: Anh hùng Lao động, Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Chiến sĩ thi đua các cấp và danh hiệu thi đua khác, Cờ thi đua của Chính phủ, Huân chương, Huy chương các loại, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo quy định tại các Điều 45, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP và khoản 3 Điều 10 Thông tư số 12/2019/TT-BNV.\n2. Hồ sơ khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được xét tặng Cờ thi đua của Bộ Công Thương, Chiến sĩ thi đua Bộ Công Thương, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương 01 bộ (bản chính), gồm:\na) Tờ trình;\nb) Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (có kết quả bỏ phiếu kín đối với đề nghị danh hiệu Chiến sỹ thi đua Bộ Công Thương);\nc) Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng phải phù hợp với hình thức, mức hạng khen thưởng theo quy định. Trong báo cáo phải ghi cụ thể số quyết định, ngày, tháng, năm được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng của cấp có thẩm quyền. Báo cáo thành tích của cá nhân theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo thành tích của tập thể theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 91/2017/NĐ-CP .\n3. Hồ sơ khen thưởng chuyên đề hoặc đột xuất của Công đoàn Công Thương Việt Nam, Sở Công Thương đề nghị xét tặng Cờ thi đua của Bộ Công Thương, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương 01 bộ (bản chính), gồm:\na) Tờ trình đề nghị khen thưởng của đơn vị kèm theo danh sách cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng;\nb) Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng;\nc) Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể;\nd) Doanh nghiệp xác nhận thuế, bảo hiểm xã hội 12 tháng tính đến thời điểm trình khen thưởng;\nđ) Sao y quyết định đánh giá, phân loại tổ chức Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ (đối với đề nghị tặng Cờ thi đua của Bộ Công Thương).\n4. Hồ sơ khen thưởng đơn giản xét tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương (thực hiện theo Điều 55 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP được áp dụng đối với khen quá trình cống hiến; thành tích tổ chức hội chợ, triển lãm ngành Công Thương) 01 bộ (bản chính), gồm:\na) Tờ trình đề nghị khen thưởng của đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, Sở Công Thương kèm theo danh sách cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng;\nb) Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng hoặc Biên bản họp của Ban Tổ chức hội chợ, triển lãm;\nc) Báo cáo tóm tắt thành tích do các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, các Sở Công Thương lập (nêu rõ thành tích, công trạng lập được) để đề nghị khen thưởng."
},
{
"id": 449691,
"text": "Điều 21. Hồ sơ đề nghị khen thưởng\n1. Hồ sơ đề nghị xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng 01 bộ (bản chính), gồm:\na) Tờ hình đề nghị khen thưởng (Phụ lục 9).\nb) Biên bản họp xét khen thưởng (Phụ lục 10).\nc) Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng (từ Phụ lục 11 đến Phụ lục 14).\nd) Đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có tiêu chuẩn về sáng kiến, trong hồ sơ khen thưởng gửi kèm theo quyết định công nhận sáng kiến.\n2. Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản\na) Các trường hợp xét khen thưởng theo thủ tục đơn giản được thực hiện theo quy định tại Điều 85 của Luật Thi đua, khen thưởng.\nb) Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản 01 bộ (bản chính), gồm: Tờ trình đề nghị khen thưởng (Phụ lục 9); Báo cáo tóm tắt thành tích của của cá nhân, tập thể lập được thành tích hoặc của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ hành động, thành tích, công trạng, quá trình công tác đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản (Phụ lục 13).\n3. Các đơn vị khi đề nghị khen thưởng gửi bản chính hồ sơ khen thưởng và đồng thời gửi các tệp tin điện tử của hồ sơ khen thưởng về Bộ Kế hoạch và Đầu tư qua Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc (Eoffice.mpi.gov.vn). Hồ sơ khen thưởng chỉ được tiếp nhận khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được bản chính và các tệp tin điện tử của hồ sơ khen thưởng theo đúng quy định.\n4. Hồ sơ đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương 01 bộ (bản chính), gồm:\na) Tờ trình đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương (Phụ lục 9).\nb) Bản kê khai quá trình công tác của cá nhân (Phụ lục 14) hoặc báo cáo tóm tắt thành tích công lao đóng góp đối với sự nghiệp phát triển ngành Kế hoạch và Đầu tư của cá nhân có xác nhận của đơn vị trình khen thưởng (đối với cá nhân ngoài ngành Kế hoạch và Đầu tư).\n5. Hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến 01 bộ (bản chính), gồm:\na) Tờ trình đề nghị công nhận sáng kiến kèm Bản tóm tắt danh sách sáng kiến (Phụ lục 15)\nb) Biên bản họp xét sáng kiến (nêu rõ tên sáng kiến, phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến - Phụ lục 16)\nc) Báo cáo mô tả sáng kiến (Phụ lục 17)\n6. Hồ sơ đề nghị khen thưởng đối với doanh nghiệp phải có báo cáo kết quả kiểm toán, xác nhận của các cơ quan quản lý nhà nước về thuế, lao động, bảo hiểm xã hội, tài nguyên môi trường, phòng cháy chữa cháy trong giai đoạn xét thành tích khen thưởng.\n7. Thủ trưởng các đơn vị trong ngành Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về hồ sơ đề nghị khen thưởng. Đối với khen thưởng cho tập thể Sở, Ban hoặc khen thưởng cho Giám đốc Sở, Trưởng Ban thì trong hồ sơ khen thưởng phải có ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc khen thưởng.\n8. Hàng năm, các đơn vị được phân cấp thuộc Bộ gửi các quyết định khen thưởng, quyết định công nhận sáng kiến (Phụ lục 18) thuộc thẩm quyền về thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ."
},
{
"id": 1161,
"text": "1. Những trường hợp có đủ các điều kiện sau đây được đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản:\na) Việc khen thưởng phục vụ yêu cầu chính trị, kịp thời động viên, khích lệ quần chúng;\nb) Cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác, lao động, học tập;\nc) Thành tích, công trạng rõ ràng.\n2. Việc xem xét, đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản được tiến hành ngay sau khi tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc đột xuất.\n3. Hồ sơ đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước theo thủ tục đơn giản gồm:\na) Tờ trình của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị kèm theo danh sách tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng theo Mẫu ban hành kèm theo Thông tư này;\nb) Bản tóm tắt thành tích của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ hành động, thành tích, công trạng của tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản (05 bản chính: 01 bản lưu tại cơ quan, đơn vị; 04 bản gửi Tòa án nhân dân tối cao).\n4. Hồ sơ đề nghị khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo thủ tục đơn giản gồm:\na) Tờ trình của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị kèm theo danh sách tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng theo Mẫu ban hành kèm theo Thông tư này;\nb) Bản tóm tắt thành tích của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ hành động, thành tích, công trạng của tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản (02 bản chính: 01 bản lưu tại cơ quan, đơn vị; 01 bản gửi Tòa án nhân dân tối cao).\n5. Hồ sơ đề nghị khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo thủ tục đơn giản gồm:\na) Tờ trình của người đứng đầu đơn vị giúp việc Thủ trưởng cơ quan về công tác thi đua, khen thưởng kèm theo danh sách tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng theo Mẫu ban hành kèm theo Thông tư này;\nb) Bản tóm tắt thành tích của đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ hành động, thành tích, công trạng của tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản."
}
] |
46,666 | Công chức, viên chức được hưởng phụ cấp thu hút bằng bao nhiêu so với mức lương của mình? | [
{
"id": 54638,
"text": "\"Điều 4. Phụ cấp thu hút\nĐối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).\nĐiều 5. Phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn\nĐối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo mức lương cơ sở và thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như sau:\n1. Mức 0,5 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm;\n2. Mức 0,7 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm;\n3. Mức 1,0 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.\""
}
] | [
{
"id": 34651,
"text": "1. Chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với công chức xếp lương theo các ngạch Kiểm ngư viên:\na) Sau 5 năm (đủ 60 tháng) làm việc liên tục trong lực lượng Kiểm ngư thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);\nb) Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm được tính thêm 1%.\n2. Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với công chức xếp lương theo các ngạch Kiểm ngư viên:\na) Kiểm ngư viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);\nb) Kiểm ngư viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);\nc) Kiểm ngư viên trung cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).\n3. Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức xếp lương theo các ngạch Thuyền viên tàu Kiểm ngư:\na) Thuyền viên Kiểm ngư chính được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 40% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);\nb) Thuyền viên Kiểm ngư được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 45% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);\nc) Thuyền viên Kiểm ngư trung cấp được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề bằng 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).\n4. Công chức, viên chức và người lao động làm việc trên tàu kiểm ngư được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm hệ số 0,3 mức lương cơ sở.\n5. Công chức, viên chức và người lao động làm việc trên các tàu kiểm ngư trong thời gian thực tế làm nhiệm vụ trên các vùng biển Việt Nam được áp dụng phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và phụ cấp khu vực:\na) Phụ cấp đặc biệt: Mức 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);\nb) Phụ cấp thu hút: Mức 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);\nc) Phụ cấp khu vực: Hệ số 0,7 mức lương cơ sở.\nPhụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và phụ cấp khu vực nêu tại điểm a, b, c khoản 5 Điều này được tính trả bằng mức tiền phụ cấp tháng chia cho 22 ngày nhân với ngày thực tế làm nhiệm vụ trên các vùng biển của Việt Nam.\n6. Phụ cấp trách nhiệm công việc:\na) Thuyền trưởng tàu kiểm ngư: Hệ số 0,5 mức lương cơ sở;\nb) Thuyền phó, Máy trưởng tàu kiểm ngư: Hệ số 0,3 mức lương cơ sở;\nc) Máy phó, thủy thủ trưởng: Hệ số 0,2 mức lương cơ sở.\n7. Chế độ bồi dưỡng đi biển: Công chức, viên chức và người lao động làm việc trên tàu kiểm ngư trong thời gian đi biển được hưởng chế độ bồi dưỡng đi biển hệ số 0,2 mức lương cơ sở/người/ngày thực tế đi biển."
},
{
"id": 496385,
"text": "Khoản 5. Phụ cấp thu hút: Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Thời gian hưởng phụ cấp từ 3 đến 5 năm."
},
{
"id": 496376,
"text": "Khoản 1. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo\na) Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào (sau đây viết tắt là ngạch) hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó.\nb) Cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh bầu cử hiện đang đảm nhiệm.\nc) Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.\nd) Các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu quy định hưởng lương theo bảng lương nào thì xếp lương theo bảng lương đó.\nđ) Chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải gắn với việc rà soát, sắp xếp biên chế của các cơ quan, đơn vị; rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức; rà soát lại việc xếp lương cũ, những trường hợp đã xếp lương hoặc phụ cấp chức vụ chưa đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền thì chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) theo đúng quy định."
},
{
"id": 161916,
"text": "Các chế độ phụ cấp lương\n...\n3. Phụ cấp khu vực:\náp dụng đối với các đối tượng làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu.\nPhụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung. Đối với hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc lực lượng vũ trang, phụ cấp khu vực được tính so với mức phụ cấp quân hàm binh nhì.\n4. Phụ cấp đặc biệt:\nÁp dụng đối với các đối tượng làm việc ở đảo xa đất liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.\nPhụ cấp gồm 3 mức: 30%; 50% và 100% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm hiện hưởng đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang.\n5. Phụ cấp thu hút:\náp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.\nPhụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).\nThời gian hưởng phụ cấp từ 3 đến 5 năm.\n..."
},
{
"id": 460500,
"text": "Khoản 4. Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh:\na) Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh gồm 2 mức 50% và 30% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với những người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức như sau: Mức 50% áp dụng đối với công chức, viên chức (kể cả những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế) hưởng lương từ ngân sách nhà nước trực tiếp làm việc trong các đơn vị sản xuất tài liệu, sản xuất và lắp ráp máy mã, trang thiết bị kỹ thuật mật mã; Mức 30% áp dụng đối với công chức, viên chức còn lại (kể cả những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế) hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong tổ chức cơ yếu.\nb) Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh quy định tại Điểm a Khoản này được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Khi công chức, viên chức được điều động từ đơn vị này sang đơn vị khác hoặc ngành, nghề này sang ngành, nghề khác, từ nơi có mức phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh 50% đến nơi có mức phụ cấp quốc phòng, an ninh 30% (hoặc ngược lại) thì được hưởng mức phụ cấp theo nơi mới kể từ tháng tiếp theo."
}
] |
53,930 | Từ ngày 24/03/2022, hành khách, lái tàu được đi tàu lửa lại kèm theo điều kiện | [
{
"id": 65278,
"text": "\"Điều 1. Ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải đường sắt đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 với các nội dung sau:\n...\n\n4. Biện pháp phòng chống dịch COVID-19: Thực hiện theo các quy định tại Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 và các quy định về phòng chống dịch của địa phương.\n4.1. Ban lái máy (gồm: lái tàu, phụ lái tàu); tổ tàu (gồm: trưởng tàu và nhân viên công tác trên tàu); người làm việc tại ga đường sắt và hành khách phải đáp ứng các yêu cầu sau:\na) Tuân thủ “Thông điệp 5K”; khai báo y tế theo quy định của Bộ Y tế;\nb) Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế;\nc) Xét nghiệm y tế, cách ly y tế: thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của Bộ Y tế và Y tế địa phương.\n4.2. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo yêu cầu, hướng dẫn của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế và Y tế địa phương.\n4.3. Trường hợp Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế ban hành quy định mới về phòng, chống dịch COVID-19 đối các với đối tượng áp dụng tại Hướng dẫn tạm thời này thì thực hiện theo quy định mới.\""
}
] | [
{
"id": 132641,
"text": "Quy tắc giao thông đường sắt\n...\n5. Quy định về chạy tàu:\na) Khi chạy tàu, lái tàu phải tuân thủ các quy định sau đây:\nĐiều khiển tàu đi từ ga, thông qua ga, dừng, tránh, vượt tại ga theo lệnh của trực ban chạy tàu ga.\nChỉ được phép điều khiển tàu vào khu gian khi có chứng vật chạy tàu.\nChỉ được phép điều khiển tàu vào ga, thông qua ga theo tín hiệu đèn màu, tín hiệu cánh và tín hiệu của trực ban chạy tàu ga.\nĐiều khiển tốc độ chạy tàu theo quy định tại Điều 42 của Luật này.\nTrong quá trình chạy tàu, lái tàu và phụ lái tàu đang trong phiên trực không được rời vị trí làm việc;\nb) Tàu khách chỉ được chạy khi các cửa toa xe hành khách đã đóng. Cửa toa xe hành khách chỉ được mở khi tàu đã dừng hẳn tại ga đường sắt.\n..."
},
{
"id": 168269,
"text": "Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu\n...\n2. Nhiệm vụ: Là người hỗ trợ cho lái tàu thực hiện việc kiểm tra, giám sát, bảo đảm an toàn cho hành khách lên xuống tàu và thông báo cho lái tàu biết để vận hành tàu an toàn, phối hợp với lái tàu tham gia giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt trên tuyến;"
},
{
"id": 180133,
"text": "Vé bổ sung\n1. Các trường hợp hành khách, người đi tàu phải mua vé bổ sung:\na) Hành khách muốn đi quá ga đến ghi trên vé;\nb) Hành khách muốn đổi chỗ từ hạng thấp lên hạng cao;\nc) Người đi tàu không có vé hoặc vé không hợp lệ.\n2. Doanh nghiệp bán vé tàu bổ sung cho hành khách, người đi tàu thuộc quy định tại khoản 1 Điều này trên cơ sở khả năng đáp ứng của doanh nghiệp, không ảnh hưởng đến hành khách khác.\n3. Trường hợp doanh nghiệp không thể bán vé bổ sung cho hành khách, người đi tàu do không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này thì giải quyết như sau: Đối với hành khách, người đi tàu quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều này phải xuống tàu khi tàu chưa chạy hoặc xuống tàu tại ga gần nhất tàu có đỗ và phải thanh toán các chi phí theo quy định của doanh nghiệp; đối với hành khách quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, tiếp tục sử dụng đúng chỗ ngồi đã ghi trên vé."
},
{
"id": 81642,
"text": "Hành khách bị nhỡ tàu\n1. Hành khách bị nhỡ tàu không do lỗi của doanh nghiệp thì vé không còn giá trị sử dụng. Doanh nghiệp quy định cụ thể các trường hợp nhỡ tàu do nguyên nhân khách quan và các biện pháp giải quyết để hỗ trợ hành khách.\n2. Hành khách bị nhỡ tàu do lỗi của doanh nghiệp thì giải quyết như sau:\na) Đại diện của doanh nghiệp xác nhận bố trí để hành khách đi chuyến tàu sớm nhất có quy định dừng ở ga đến ghi trên vé của hành khách. Trường hợp doanh nghiệp bố trí loại chỗ có hạng thấp hơn loại chỗ ghi trên vé của hành khách thì doanh nghiệp có trách nhiệm trả lại tiền chênh lệch giữa tiền ghi trên vé của hành khách và tiền của loại chỗ thực tế trên tàu mà doanh nghiệp bố trí cho hành khách. Trường hợp doanh nghiệp bố trí chỗ có hạng cao hơn loại chỗ ghi trên vé của hành khách thì hành khách không phải trả thêm tiền;\nb) Hành khách có quyền yêu cầu đổi vé đi vào ngày khác cùng loại tàu tương đương với vé đã mua và chỉ được thay đổi một lần;\nc) Trường hợp hành khách không tiếp tục chờ đi tàu, doanh nghiệp phải trả toàn bộ tiền vé (nếu nhỡ tàu ở ga đi) hoặc tiền vé trên đoạn đường chưa đi (nếu nhỡ tàu ở ga dọc đường);\nd) Doanh nghiệp quy định việc hỗ trợ hành khách như ăn, uống, ngủ, nghỉ trong thời gian hành khách chờ đi tàu."
},
{
"id": 642946,
"text": "Điều 20. Hành khách ngừng đi tàu ở ga dọc đường. Trường hợp hành khách đi tàu vì lý do ốm đau trên tàu không thể tiếp tục hành trình buộc phải xuống ga dọc đường, Trưởng tàu có trách nhiệm sau:\n1. Tổ chức sơ cứu cho hành khách;\n2. Xác nhận để hành khách đi tiếp bằng chuyến tàu khác hoặc được doanh nghiệp trả lại tiền vé đối với quãng đường hành khách chưa đi tính từ ga gần nhất phía trước mà tàu có đỗ nhận khách đến ga đến ghi trên vé của hành khách đã mua."
}
] |
84,580 | Đăng tải thông báo mời thầu đối với dự án PPP như thế nào? | [
{
"id": 156242,
"text": "\"Điều 15. Thông báo mời thầu\n1, Bên mời thầu đăng tải thông báo mời thầu đối với dự án PPP không áp dụng sơ tuyển, dự án đầu tư có sử dụng đất trên Hệ thống theo tiến độ tổ chức lựa chọn nhà đầu tư và phù hợp với thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư trong quyết định phê duyệt dự án PPP hoặc quyết định phê duyệt kế hoach lựa chọn nhà đầu tự được phê duyệt đối với dự án đầu tư có sử dụng đất.\n2. Việc sửa đổi, hủy thông báo mời thầu chỉ được thực hiện trước thời điểm đóng thầu.\""
}
] | [
{
"id": 102755,
"text": "\"Điều 12. Thông báo mời sơ tuyển, E-TBMST, thông báo mời thầu dự án PPP\n1. Bên mời thầu đăng tải thông báo mời sơ tuyển đối với dự án áp dụng sơ tuyển quốc tế; E-TBMST đối với dự án áp dụng sơ tuyển trong nước; thông báo mời thầu đối với dự án áp dụng đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 Luật PPP trên Hệ thống, đồng thời gửi đến các nhà đầu tư đã đăng ký quan tâm thực hiện dự án theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP căn cứ tiến độ thực hiện dự án, thời gian tổ chức lựa chọn nhà đầu tư tại quyết định phê duyệt dự án PPP.\n2. Việc sửa đổi, hủy thông báo mời sơ tuyển, E-TBMST, thông báo mời thầu chỉ được thực hiện trước thời điểm đóng thầu.\""
},
{
"id": 226722,
"text": "Đăng tải thông tin về PPP\n...\n2. Thời hạn đăng tải thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia:\na) Đối với thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 của Luật PPP, căn cứ tiến độ thực hiện dự án, bên mời thầu tự xác định thời điểm đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;\nb) Đối với danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà đầu tư quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 của Luật PPP, bên mời thầu chịu trách nhiệm đăng tải phải bảo đảm thời điểm đăng tải thông tin không muộn hơn 10 ngày, kể từ ngày văn bản được ban hành;\nc) Đối với thông tin theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 9 của Luật PPP, cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm đăng tải phải bảo đảm thời điểm đăng tải thông tin không muộn hơn 10 ngày, kể từ ngày văn bản được ban hành.\n3. Đối với thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, việc công khai thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.\n..."
},
{
"id": 68315,
"text": "\"1. Phát hành:\na) Hồ sơ mời sơ tuyển đối với dự án áp dụng sơ tuyển quốc tế, E-HSMST đối với dự án áp dụng sơ tuyển trong nước, hồ sơ mời đàm phán đối với dự án áp dụng đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 Luật PPP được phát hành miễn phí đồng thời với thông báo mời sơ tuyển, E-TBMST, thông báo mời thầu được đăng tải thành công trên Hệ thống. Trong quá trình đăng tải thông báo mời sơ tuyển, E-TBMST, thông báo mời thầu bên mời thầu phải đính kèm các tài liệu sau đây:\n- Quyết định phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, E-HSMST, hồ sơ mời đàm phán đối với dự án ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới;\n- Hồ sơ mời sơ tuyển, E-HSMST, hồ sơ mời đàm phán đã được phê duyệt.\nBên mời thầu không được phát hành bản giấy hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán cho nhà đầu tư. Trường hợp bên mời thầu phát hành bản giấy cho nhà đầu tư thì bản giấy không có giá trị pháp lý để lập, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự đàm phán.\nb) Trường hợp nội dung của hồ sơ mời sơ tuyển, E-HSMST, hồ sơ mời đàm phán được đăng tải trên Hệ thống có sự sai khác với nội dung của hồ sơ mời sơ tuyển, E-HSMST, hồ sơ mời đàm phán được phê duyệt thì hồ sơ mời sơ tuyển, E-HSMST, hồ sơ mời đàm phán phát hành trên Hệ thống là cơ sở để lập, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển đối với dự án PPP áp dụng sơ tuyển quốc tế, E-HSDST đối với dự án PPP áp dụng sơ tuyển trong nước, hồ sơ dự đàm phán đối với dự án áp dụng đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 Luật PPP.\""
},
{
"id": 156241,
"text": "\"Điều 14. Danh sách ngắn đối với dự án PPP \n1. Thời gian đăng tải:\na) Bên mời thầu đăng tải danh sách ngắn trên Hệ thống không muộn hơn 10 ngày, kể từ ngày danh sách ngắn được ban hành.\nb) Đối với dự án áp dụng hình thức đàm phán cạnh tranh quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật PPP, bên mời thầu đăng tải danh sách ngắn trên Hệ thống không muộn hơn 10 ngày, kể từ ngày quyết định phê duyệt dự án được ban hành.\n2. Tài liệu đính kèm:\nBên mời thầu đính kèm các tài liệu sau đây trong quá trình đăng tải danh sách ngắn:\na) Quyết định phê duyệt kết quả sơ tuyển đối với dự án áp dụng sơ tuyển;\nb) Quyết định phê duyệt dự án đối với dự án áp dụng hình thức thúc đàm phán cạnh tranh quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật PPP;\nc) Quyết định phê duyệt danh sách ngắn đối với dự án áp dụng hình thức thúc đàm phán cạnh tranh quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 Luật PPP.\""
}
] |
40,183 | Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế? | [
{
"id": 106480,
"text": "Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế\n1. Hằng năm, căn cứ Định hướng chương trình thanh tra của Thanh tra Chính phủ, của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; gửi kế hoạch thanh tra để báo cáo Thanh tra Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.\n2. Thanh tra những vụ việc khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hoặc khi được người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giao.\n3. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.\n4. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật thanh tra với các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.\n5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật."
}
] | [
{
"id": 548858,
"text": "Điều 10. Vị trí, chức năng của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam\n1. Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và luật chuyên ngành khác, bảo đảm không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan khác có thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.\n2. Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự chỉ đạo, điều hành của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thanh tra của Thanh tra Chính phủ."
},
{
"id": 258368,
"text": "Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Thanh tra - Kiểm tra\n1. Chức năng:\nPhòng Thanh tra - Kiểm tra có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; tổ chức thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật, của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và phân cấp quản lý của Bảo hiểm xã hội tỉnh.\n..."
},
{
"id": 500731,
"text": "Điều 1. Sửa đổi Điều 12 Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội. Sửa đổi Điều 12 như sau: “Điều 12. Bảo đảm kinh phí hoạt động của cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế Kinh phí hoạt động của cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được bố trí trong dự toán chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.”."
},
{
"id": 233933,
"text": "Nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội tỉnh\n...\n6. Thực hiện thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định, cụ thể:\na) Tổ chức kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh và tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bảo hiểm xã hội tỉnh gửi văn bản kiến nghị khởi tố kèm theo chứng cứ, tài liệu có liên quan đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tại tỉnh để xem xét, khởi tố theo quy định của pháp luật;\nb) Xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh; trên cơ sở kế hoạch được phê duyệt báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra cấp tỉnh. Thanh tra chuyên ngành đột xuất khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh hoặc khi được Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao; xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định;\nc) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định."
}
] |
165,719 | Đơn xin gia hạn đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành thuế gửi cho cơ quan nào? | [
{
"id": 247020,
"text": "Quy định về việc gia hạn đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành\n1. Thời gian gia hạn đề tài (01 tháng hoặc 03 tháng) được thực hiện khi được Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế hoặc Hội đồng khoa học ngành thuế chấp thuận bằng văn bản) trong trường hợp chủ nhiệm đề tài đi công tác đột xuất hoặc trong thời gian triển khai đề tài cơ quan chủ trì và Chủ nhiệm đề tài phải ưu tiên thực hiện nhiệm vụ khác do Tổng cục Thuế giao.\n2. Đơn xin gia hạn gửi về Thường trực Hội đồng khoa học ngành thuế (Ban Cải cách và Hiện đại hóa) trước khi hết hạn 01 tháng; hồ sơ phải báo cáo rõ nguyên nhân xin gia hạn, kết quả đã hoàn thành và dự kiến thời hạn hoàn thành đề tài,"
}
] | [
{
"id": 155824,
"text": "Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng khoa học ngành thuế\n- Tư vấn cho Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế định hướng công tác nghiên cứu khoa học của ngành thuế.\n- Được yêu cầu các đơn vị, tập thể và cá nhân trong toàn ngành thuế cung cấp thông tin cần thiết, đầy đủ, kịp thời để thực hiện tốt công tác nghiên cứu khoa học của ngành.\n- Thực hiện và hợp tác nghiên cứu khoa học với các cơ quan, các ngành và với nước ngoài\n- Tổng hợp, xác định và phê duyệt danh mục đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành và cấp cơ sở hàng năm.\n- Tuyển chọn đơn vị, cá nhân chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành về thuế.\n- Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra việc triển khai nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành và cấp cơ sở đã được phê duyệt, tạo điều kiện cho đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện theo đúng quy định.\n- Thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đối với các đề tài nghiên cứu khoa học về thuế do các Vụ, đơn vị thuộc/trực thuộc Tổng cục Thuế đăng ký trước khi tổ chức nghiệm thu chính thức.\n- Thành lập Hội đồng nghiệm thu chính thức kết quả thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành. Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế hướng xử lý đối với các đề tài bị đình chỉ, thanh lý, đề tài phải nghiệm thu lại hoặc đề tài nghiên cứu khoa học về thuế đã được phê duyệt triển khai nhưng chủ nhiệm đề tài và đơn vị chủ trì đề tài xin huỷ bỏ.\nChấm điểm và công nhận đề tài sáng kiến tại cơ quan Tổng cục Thuế và cấp toàn ngành thuế.\n- Tư vấn sửa đổi và bổ sung các quy định về quy trình đăng ký, tổ chức, tuyển chọn và nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, các sáng kiến về thuế trong ngành cho phù hợp với các quy định của Nhà nước\n- Tổng hợp, báo cáo đánh giá hoạt động công tác nghiên cứu khoa học hàng năm"
},
{
"id": 156686,
"text": "Các bước nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành\n1. Nghiệm thu cấp cơ sở\n- Sau khi hoàn thành nội dung nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học báo cáo cho lãnh đạo đơn vị chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học về kết quả nghiên cứu, các sản phẩm, tài liệu theo Thuyết minh để tổ chức nghiệm thu kết quả đề tài nghiên cứu khoa học ở cấp cơ sở (sau đây gọi là nghiệm thu cấp cơ sở).\n- Thủ trưởng cơ quan chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học ra quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở. Đối với các đề tài nghiên cứu khoa học do các Vụ/đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Thuế đăng ký khi tổ chức thực hiện nghiệm thu cấp cơ sở do Chủ tịch Hội đồng khoa học ngành thuế quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở để thực hiện.\n- Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở có trách nhiệm đánh giá và tư vấn cho Thủ trưởng cơ quan chủ trì đề tài về kết quả nghiên cứu đã đạt được của đề tài nghiên cứu khoa học so với Thuyết minh đề tài.\n- Số thành viên Hội đồng, hình thức tổ chức và chương trình họp Hội đồng do Thủ trưởng cơ quan chủ trì đề tài quyết định. Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở tối thiểu có 5 thành viên gồm chủ tịch, thư ký, 2 phản biện và các uỷ viên, trong đó ít nhất 01 phản biện ngoài đơn vị chủ trì đề tài. Chủ nhiệm đề tài và thành viên tham gia nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học không tham gia Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở.\n- Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở căn cứ Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học đánh giá theo các nội dung: mức độ đáp ứng so với mục tiêu nghiên cứu, giá trị khoa học và ứng dụng của kết quả nghiên cứu, hiệu quả nghiên cứu, các kết quả vượt trội và chất lượng của báo cáo tóm tắt và báo cáo cuối cùng của đề tài nghiên cứu khoa học .\n- Sau khi hoàn thành buổi nghiệm thu cấp cơ sở, chủ nhiệm đê tài nghiên cứu khoa học có trách nhiệm gửi bộ hồ sơ kết quả nghiên cứu theo qui định tại Điều 20 của Quy chế này tới thường trực Hội đồng khoa học ngành thuế (Ban Cải cách và Hiện đại hoá) để chuẩn bị nghiệm thu chính thức.\n2. Chuẩn bị nghiệm thu chính thức\nThường trực Hội đồng khoa học tổ chức thẩm định kết quả nghiên cứu của đề tài, hoặc tổ chức lấy ý kiến đánh giá của các đơn vị liên quan trong và ngoài ngành. Đối với đề tài nghiên cứu khoa học không đảm bảo chất lượng hoặc tiến độ so với đăng ký của đề tài, Hội đồng khoa học ngành thuế có biện pháp xử lý thích hợp.\n3. Nghiệm thu chính thức.\nĐề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu chính thức tại Hội nghị nghiệm thu cấp ngành. Kết quả nghiệm thu chính thức được xác định trên cơ sở Phiếu đánh giá kết quả theo thể thức chấm điểm bỏ phiếu kín của từng thành viên Hội đồng nghiệm thu, theo quy định tại Điều 22 của Quy chế này.\nĐối với đề tài cấp ngành có phạm vi nghiên cứu lớn, có thể nghiệm thu từng phần đề tài theo hồ sơ đăng ký đã được phê duyệt."
},
{
"id": 218253,
"text": "Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành\n1. Ban Cải cách và Hiện đại hoá có trách nhiệm theo dõi thường xuyên việc thực hiện đề tài và lập kế hoạch định kỳ 06 tháng kể từ ngày có quyết định phê duyệt thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học để Hội đồng khoa học ngành thuế phối hợp với một số đơn vị liên quan kiểm tra tiến độ nghiên cứu, sử dụng kinh phí; triển khai áp dụng đề tài nghiên cứu khoa học.\n2. Nội dung kiểm tra gồm tiến độ thực hiện, nội dung nghiên cứu, kết quả khả năng hoàn thành nhiệm vụ và việc sử dụng kinh phí của đề tài so với thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học.\n3. Trên cơ sở kết quả kiểm tra: nếu có vấn đề phát sinh hoặc nhận thấy cơ quan chủ trì, Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu, Hội đồng khoa học ngành thuế phải báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và đề xuất cách giải quyết các vấn đề phát sinh."
},
{
"id": 218252,
"text": "Điều chỉnh nội dung của đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành đang triển khai\n1. Khi cần điều chỉnh, bổ sung nội dung đề tài đã được phê duyệt triển khai nghiên cứu thì chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài phải báo cáo bằng văn bản cho Hội đồng khoa học ngành thuế và chỉ được thực hiện sau khi đã được Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (hoặc Chủ tịch Hội đồng khoa học ngành thuế) phê duyệt.\n2. Việc điều chỉnh, bổ sung nội dung của đề tài nghiên cứu khoa học chỉ được xem xét phê duyệt khi.\na) Thời gian triển khai thực hiện đề tài chưa quá 1/2 tổng thời gian thực hiện.\nb) Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học bị chết, ốm nặng, đi công tác nước ngoài dài hạn, chuyển công tác.\nc) Cần thay đổi nội dung, tiến độ, sản phẩm, kinh phí để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra."
}
] |
103,981 | Không thay đổi xuất xứ hàng hóa thì có được phép lưu kho không? | [
{
"id": 2791,
"text": "Hàng hóa không thay đổi xuất xứ\n1. Hàng hóa khai báo nhập khẩu vào Nước thành viên được coi là giữ nguyên xuất xứ ban đầu với điều kiện hàng hóa trong quá trình vận chuyển hoặc lưu kho không bị thay đổi hoặc trải qua công đoạn gia công làm thay đổi hàng hóa, ngoại trừ các công đoạn sau đây:\na) Bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt.\nb) Thêm vào hoặc dán nhãn, nhãn hiệu, dấu niêm phong hoặc tài liệu khác nhằm đảm bảo tuân thủ quy định cụ thể của Nước thành viên nhập khẩu.\nc) Các công đoạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này được thực hiện dưới sự giám sát của hải quan nước quá cảnh hoặc chia nhỏ hàng hóa trước khi làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa.\n2. Hàng hóa được phép lưu kho với điều kiện nằm trong sự giám sát của cơ quan hải quan nước quá cảnh.\n3. Việc chia nhỏ lô hàng được phép thực hiện bởi nhà xuất khẩu hoặc theo ủy quyền của nhà xuất khẩu với điều kiện hàng hóa nằm trong sự giám sát của hải quan nước chia nhỏ lô hàng.\n4. Trong trường hợp nghi ngờ, Nước nhập khẩu yêu cầu người khai hải quan cung cấp bằng chứng của việc tuân thủ, dưới bất kỳ hình thức nào, bao gồm:\na) Chứng từ vận tải như vận tải đơn.\nb) Chứng từ thực tế hoặc cụ thể về dán nhãn hoặc đánh số kiện hàng.\nc) Chứng từ liên quan đến hàng hóa.\nd) Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền nước quá cảnh hoặc nước chia nhỏ lô hàng cung cấp hoặc bất kỳ chứng từ chứng minh hàng hóa nằm trong sự kiểm soát của hải quan nước quá cảnh hoặc nước chia nhỏ lô hàng.\n5. Thuật ngữ “trong trường hợp nghi ngờ” quy định tại khoản 4 Điều này được hiểu là Nước thành viên nhập khẩu được quyền xác định trường hợp cần thiết phải yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp chứng từ chứng minh theo quy định tại khoản 4 Điều này nhưng không thể thường xuyên yêu cầu việc nộp các chứng từ chứng minh đó."
}
] | [
{
"id": 2811,
"text": "Hàng hóa có xuất xứ đang ở Nước thành viên hoặc trong quá trình vận chuyển, lưu kho tạm thời, trong kho ngoại quan hoặc trong khu phi thuế quan kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan theo UKVFTA khi đáp ứng quy định tại Thông tư này và có chứng từ chứng nhận xuất xứ phát hành sau được nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu. Trong trường hợp được yêu cầu, nhà nhập khẩu nộp chứng từ chứng minh hàng hóa không thay đổi xuất xứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư này cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu."
},
{
"id": 506497,
"text": "2. Trong trường hợp hàng hóa có xuất xứ của Nước xuất khẩu được nhập khẩu qua một hoặc nhiều Nước không phải là thành viên hoặc sau khi triển lãm tại một Nước không phải là thành viên, cơ quan hải quan của Nước nhập khẩu có thể yêu cầu nhà nhập khẩu nộp chứng từ chứng minh như chứng từ vận tải, chứng từ hải quan hoặc các chứng từ khác.\nĐiều 18. Hàng hóa gửi kho ngoại quan\n1. Hàng hóa có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa vẫn giữ nguyên xuất xứ ban đầu nếu trong quá trình vận chuyển gửi ở kho ngoại quan của Nước thứ ba, không tham gia vào công đoạn gia công nào khác ngoại trừ các công đoạn lưu kho, bảo quản hàng hóa, chia nhỏ lô hàng để vận chuyển tới Nước thành viên và nằm dưới sự giám sát của cơ quan hải quan.\n2. Cơ quan hải quan của Nước nhập khẩu có thể yêu cầu văn bản xác nhận rằng hàng hóa không trải qua sự thay đổi nào.\nĐiều 19. Hàng hóa triển lãm. Hàng hóa có xuất xứ được vận chuyển từ một Nước thành viên tới một Nước thứ ba để triển lãm hoặc trưng bày và bán sau hoặc trong khi triển lãm rồi nhập khẩu vào một Nước thành viên khác, được hưởng ưu đãi thuế quan khi đáp ứng quy định tại Thông tư này và kèm theo chứng từ hải quan chứng minh việc trưng bày hoặc triển lãm hàng hóa."
},
{
"id": 2790,
"text": "1. Các điều kiện quy định tại Chương II Thông tư này phải được thực hiện hoàn toàn và không gián đoạn tại một Nước thành viên.\n2. Trong trường hợp hàng hóa có xuất xứ được xuất khẩu từ một Nước thành viên, sau đó tái nhập từ một nước không phải thành viên UKVFTA, hàng hóa tái nhập được coi là không có xuất xứ, trừ khi chứng minh được theo yêu cầu của cơ quan hải quan:\na) Hàng hóa tái nhập chính là hàng hóa đã được xuất khẩu đi.\nb) Hàng hóa tái nhập không trải qua công đoạn vượt quá công đoạn cần thiết để bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt trong quá trình lưu kho ở nước không phải thành viên UKVFTA hoặc trong quá trình xuất khẩu."
},
{
"id": 523399,
"text": "Chương V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH\nĐiều 39. Hàng hóa trong quá trình vận chuyển hoặc lưu kho. Ưu đãi thuế quan EVFTA được áp dụng đối với hàng hóa đáp ứng quy định tại Thông tư này và, vào ngày EVFTA có hiệu lực, hàng hóa ở tại một Nước thành viên hoặc trong quá trình vận chuyển, lưu kho tạm thời, trong kho ngoại quan hoặc trong khu phi thuế quan với điều kiện chứng từ chứng nhận xuất xứ phát hành sau được nộp cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu. Trong trường hợp được yêu cầu, nhà nhập khẩu nộp chứng từ chứng minh hàng hóa không thay đổi xuất xứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư này cho cơ quan hải quan Nước thành viên nhập khẩu.\nĐiều 40. Bảo mật thông tin. Nước thành viên bảo mật thông tin và dữ liệu thu được trong quá trình xác minh xuất xứ, không tiết lộ thông tin và dữ liệu có thể gây tổn hại đến cá nhân cung cấp thông tin và dữ liệu. Thông tin và dữ liệu được trao đổi giữa cơ quan có thẩm quyền của các Nước thành viên nhằm mục đích quản lý hành chính và xác minh xuất xứ phải được bảo mật.\nĐiều 41. Tổ chức thực hiện\n1. Các nội dung hướng dẫn, thống nhất cách hiểu liên quan đến Quy tắc xuất xứ hàng hóa được các Nước thành viên thống nhất luân phiên hoặc thống nhất tại báo cáo các phiên họp thực thi của Ủy ban Hải quan trong khuôn khổ EVFTA là căn cứ để các cơ quan, tổ chức cấp C/O và cơ quan hải quan thực hiện.\n2. Các nội dung nêu tại khoản 1 Điều này được thông báo đến các cơ quan, tổ chức cấp C/O và cơ quan hải quan thông qua cơ quan đầu mối của Ủy ban Hải quan thực hiện EVFTA.\nĐiều 42. Hiệu lực thi hành. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020."
}
] |
42,217 | Cướp tài sản rồi ra đầu thú thì có được giảm nhẹ hình phạt? | [] | [
{
"id": 582715,
"text": "Khoản 2.3. Khi Viện kiểm sát truy tố bị cáo về nhiều tội với nhiều hành vi phạm tội, thì giới hạn của việc xét xử đối với từng tội được thực hiện theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần II của Nghị quyết này. Toà án cũng có thể xét xử bị cáo về tội nhẹ nhất trong các tội mà Viện kiểm sát truy tố hoặc về tội nhẹ hơn tất cả các tội mà Viện kiểm sát truy tố đối với tất cả các hành vi phạm tội đó. Ví dụ: Viện kiểm sát truy tố bị cáo M về năm hành vi phạm tội, trong đó hai hành vi phạm tội bị truy tố về tội cướp tài sản, còn ba hành vi phạm tội bị truy tố về tội cướp giật tài sản, thì Toà án có thể xét xử bị cáo M về tội cướp giật tài sản đối với cả năm hành vi phạm tội mà Viện kiểm sát truy tố (tội cướp giật tài sản nhẹ hơn tội cướp tài sản). Toà án cũng có thể xét xử bị cáo M về tội cưỡng đoạt tài sản đối với cả năm hành vi phạm tội mà Viện kiểm sát truy tố (tội cưỡng đoạt tài sản nhẹ hơn tội cướp giật tài sản và tội cướp tài sản)."
},
{
"id": 67379,
"text": "\"Điều 54. Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng\n1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.\n2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.\n3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.”"
},
{
"id": 18797,
"text": "\"Điều 16. Giải quyết trường hợp người bị truy nã ra đầu thú\n1. Khi có người bị truy nã đến đầu thú thì các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất biết để cử người đến tiếp nhận và lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú. Trường hợp người bị truy nã ra đầu thú tại cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân các cấp thì các cơ quan này phải lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú và giải ngay người đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.\n2. Khi tiếp nhận người bị truy nã ra đầu thú, Cơ quan điều tra phải lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú (nếu cơ quan bàn giao chưa lập biên bản) và lấy lời khai về hành vi phạm tội, quá trình trốn, lý do đầu thú và những vấn đề khác có liên quan.\n3. Người phạm tội bị truy nã ra đầu thú thì được xem xét là một tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự.\n4. Người có quyết định thi hành án phạt tù bỏ trốn bị truy nã ra đầu thú nhưng đang bị bệnh hiểm nghèo (có kết luận của Hội đồng y khoa Bệnh viện cấp tỉnh trở lên), phụ nữ có thai (có xác nhận của Bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên), người đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người lao động duy nhất trong gia đình (có xác nhận của chính quyền địa phương) nếu phải chấp hành án phạt tù thì gia đình sẽ lâm vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thì Tòa án có thể cho tạm hoãn chấp hành án phạt tù theo quy định tại Điều 61 Bộ luật hình sự.\""
},
{
"id": 74689,
"text": "Nguyên tắc xử lý kỷ luật\n...\n9. Đảng viên vi phạm pháp luật phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, bị truy nã, bị toà án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì khai trừ ra khỏi Đảng; nếu hình phạt nhẹ hơn cải tạo không giam giữ thì tùy nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để thi hành kỷ luật đảng tương xứng. Nếu làm thất thoát tài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước, của tổ chức, cá nhân thì phải xem xét trách nhiệm và bồi thường.\nNhư vậy, đảng viên vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng bị toà án tuyên phạt hình phạt cải tạo không giam giữ thì cũng bị khai trừ khỏi Đảng.\n..."
},
{
"id": 69498,
"text": "Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự\n1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:\n...\nb) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;\n...\nh) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;\n...\n2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.\n3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt."
}
] |
7,433 | Người lao động làm việc tại khai thác mỏ lộ thiên thì có những quyền nào khi làm việc tại mỏ? | [
{
"id": 69762,
"text": "Quyền và trách nhiệm người lao động trong công tác an toàn - bảo hộ lao động\n...\n4. Có quyền đề nghị các cơ quan cấp trên và người sử dụng lao động giải quyết những vấn đề vướng mắc hoặc bất cập trong công tác an toàn - bảo hộ lao động khi xét thấy vượt khả năng quyền hạn của mình.\n5. Có quyền từ chối làm việc nếu không đủ điều kiện đảm bảo an toàn và chưa được trang bị đầy đủ thiết bị, dung cụ, phương tiện bảo hộ lao động cá nhân, đồng thời có kiến nghị với người quản lý công việc và người có trách nhiệm về công tác an toàn - bảo hộ lao động."
}
] | [
{
"id": 168884,
"text": "Giám đốc điều hành mỏ\n1. Khai thác khoáng sản phải có Giám đốc điều hành mỏ, trừ trường hợp khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, khai thác tận thu khoáng sản. Một giám đốc điều hành mỏ chỉ điều hành hoạt động khai thác theo một Giấy phép khai thác khoáng sản.\n2. Giám đốc điều hành mỏ phải có các tiêu chuẩn sau đây:\na) Nắm vững quy định của pháp luật về khoáng sản và các quy định khác của pháp luật có liên quan;\nb) Nắm vững quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành, các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản;\nc) Có trình độ tổ chức, quản lý, kinh nghiệm thực tế, kỹ thuật khai thác, kỹ thuật an toàn lao động, bảo vệ môi trường;\nd) Giám đốc điều hành khai thác hầm lò phải là kỹ sư khai thác mỏ hoặc kỹ sư xây dựng mỏ có thời gian trực tiếp khai thác tại mỏ hầm lò ít nhất là 05 năm;\nđ) Giám đốc điều hành khai thác lộ thiên phải là kỹ sư khai thác mỏ có thời gian trực tiếp khai thác tại mỏ lộ thiên ít nhất là 03 năm; trường hợp là kỹ sư địa chất thăm dò thì phải được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật khai thác mỏ và có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là 05 năm.\nGiám đốc điều hành khai thác lộ thiên mỏ không kim loại không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khai thác bằng phương pháp thủ công khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thì phải có trình độ trung cấp khai thác mỏ và có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là 02 năm; trường hợp có trình độ trung cấp địa chất thăm dò thì phải được tập huấn về kỹ thuật khai thác mỏ và có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là 03 năm.\n3. Tổ chức khai thác khoáng sản phải thông báo bằng văn bản về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý của giám đốc điều hành mỏ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản."
},
{
"id": 639626,
"text": "Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng\n1. Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn khai thác mỏ lộ thiên này quy định các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, bảo vệ môi trường trong công tác khảo sát thăm dò, quy hoạch, thiết kế, thi công, quản lý kỹ thuật sản xuất, tổ chức chỉ đạo hoạt động khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên. Các hoạt động liên quan đến khoáng sản độc hại, phóng xạ tuân theo quy định khác.\n2. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên áp dụng bắt buộc cho các đối tượng sau:\na) Các tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khai thác mỏ khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên trên lãnh thổ Việt Nam;\nb) Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến quản lý nhà nước về khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên;\nc) Tổ chức, cá nhân có hoạt động khảo sát thăm dò, quy hoạch, thiết kế, nghiên cứu, đào tạo; quản lý kỹ thuật hoặc trực tiếp sản xuất, làm việc trên các mỏ lộ thiên."
},
{
"id": 639627,
"text": "Điều 2. Giải thích từ ngữ. Trong quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. An toàn (safety): Trạng thái mà con người, thiết bị, môi trường được bảo vệ, phòng chống lại những tác nhân nguy hại có thể phát sinh (hoặc tiềm ẩn) do chủ quan, khách quan trong hoạt động khoáng sản bằng phương pháp khai thác mỏ lộ thiên.\n2. Bãi thải (waste dump): Khu vực dùng để chứa đất đá thải và các tạp chất khác trong quá trình khai thác, sàng tuyển và chế biến khoáng sản.\n3. Biên giới mỏ lộ thiên (hay biên giới khai trường) (pit limits): Phạm vi không gian cuối cùng mà các công trình mỏ có thể phát triển tới đó trong những điều kiện kinh tế - kỹ thuật cụ thể. Biên giới mỏ lộ thiên bao gồm:\na) Biên giới phía trên (surface pit limits): là ranh giới địa lý của khai trường trên mặt đất;\nb) Biên giới phía dưới (bottom pit limits): là ranh giới của khai trường theo chiều sâu (chiều sâu cuối cùng cho phép khai thác).\n4. Bờ mỏ lộ thiên (pit slope): Tập hợp các tầng về một phía thì gọi là bờ mỏ. - Bờ mỏ trên đó có các tầng đang làm việc thì gọi là bờ công tác. - Bờ mỏ trên đó có các tầng không làm việc thì gọi là bờ dừng. Nếu ở vị trí kết thúc (biên giới mỏ) thì gọi là bờ kết thúc.\n5. Chủ mỏ (mine manager): Cá nhân hoặc người đại diện của tổ chức được phép hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản.\n6. Dịch vụ nổ mìn (blasting services): Là việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để thực hiện hợp đồng nổ mìn giữa tổ chức được phép làm dịch vụ nổ mìn với tổ chức, cá nhân có nhu cầu.\n7. Giám đốc điều hành (executive manager): Người do tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản cử, ký hợp đồng hoặc bổ nhiệm để trực tiếp điều hành các hoạt động khai thác khoáng sản; chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ được giao và thực hiện các hoạt động khai thác theo quy định của pháp luật.\n8. Góc nghiêng bờ mỏ (pit slope angle): Góc tạo bởi đường xiên nối từ chân của tầng thấp nhất tới mép của tầng cao nhất và đường thẳng nằm ngang trên mặt phẳng thẳng đứng vuông góc với bờ mỏ tại điểm cắt qua.\na) Góc nghiêng của bờ mỏ ở vị trí kết thúc gọi là góc bờ kết thúc (final pit slope angle, ultimate pit slope angle);\nb) Góc nghiêng của bờ mỏ công tác gọi là góc bờ công tác (working slope angle, operating pit slope angle).\n9. Góc ổn định bờ mỏ (stable slope angle): Là góc nghiêng bờ mỏ không bị biến dạng trong thời gian mỏ hoạt động khai thác.\n10. Gương xúc (còn gọi là Gương khai thác) (face, excavating face, loading face, digging face): Bề mặt đất đá hoặc khoáng sản mà công cụ làm việc (gầu xúc, lưỡi gạt...) của thiết bị khai thác tác động lên đó.Gương tầng bao gồm gương đất đá và gương khoáng sản. Gương khai thác bao gồm gương đất đá hoặc khoáng sản đang có các thiết bị khai thác mỏ hoạt động."
},
{
"id": 68766,
"text": "Thiết bị mỏ\n1. Các thiết bị mỏ lộ thiên phải được sử dụng theo đúng hướng dẫn về lắp đặt, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa của nhà máy chế tạo, đồng thời phải thực hiện theo đúng các quy định về an toàn trong quá trình hoạt động sản xuất.\n2. Thiết bị mỏ phải được trang bị đầy đủ các cơ cấu bảo vệ, an toàn kỹ thuật theo thiết kế của nhà chế tạo và phương tiện phòng chống chữa cháy theo quy định hiện hành.\n3. Sau mỗi ca làm việc, thiết bị phải được bàn giao theo quy định hiện hành. Công việc bàn giao phải được tiến hành tại nơi làm việc, đúng nội dung và phải được ghi vào sổ giao nhận ca.\n4. Các thiết bị sử dụng trong khai thác và vận tải mỏ đều phải có đủ các tài liệu và hồ sơ qui định sau:\na) Hồ sơ kỹ thuật máy;\nb) Sổ giao nhận ca (trong đó ghi rõ những sự cố, trục trặc kỹ thuật và các biện pháp xử lý, loại trừ).\n5. Khi vận hành, sửa chữa thiết bị mỏ người làm việc phải có đủ phương tiện và dụng cụ an toàn, bảo hộ lao động.\n6. Công việc cải tiến máy móc, thiết bị phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn quy định."
},
{
"id": 639747,
"text": "Điều 97. Vệ sinh công nghiệp và y tế.\n1. Người sử dụng lao động và người lao động của mỏ đều phải được phổ cập kiến thức về vệ sinh công nghiệp, vệ sinh phòng chống bệnh nghề nghiệp, phương pháp sơ cứu khi có người bị nạn.\n2. Nhà tắm (phòng vệ sinh) dành cho người lao động phải được thiết kế đảm bảo yêu cầu quy định, đủ cho biên chế của ca sản xuất có số người làm việc đông nhất, với thời gian (tắm) không quá 45 phút. Về mùa đông phải đảm bảo nước nóng cho người lao động tắm rửa.\n3. Những khu vực làm việc ngoài trời của người lao động, phải được che chắn tránh khi mưa nắng.\n4. Các trạm, phòng làm việc của máy trục, ca bin của các thiết bị khai thác, phương tiện vận tải hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao vào mùa hè cần được trang bị phương tiện thông gió, làm mát giảm nhiệt độ tới mức thích hợp để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động, người vận hành máy đạt được năng suất cao và lao động an toàn.\n5. Mỏ có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ từng người lao động; Một số ngành nghề độc hại, nặng nhọc, bị ảnh hưởng nhiều do độ rung, tiếng ồn,.. mỏ phải có kế hoạch tổ chức làm việc thay đổi luân phiên và khám sức khoẻ theo định kỳ, mỗi năm ít nhất một lần cho người lao động.\n6. Các mỏ lộ thiên phải tổ chức các trạm y tế theo đúng quy định của pháp luật. Các trạm y tế này phải có đủ thuốc, dụng cụ cần thiết để cấp cứu và phải có nhân viên y tế thường trực trong suốt các ca làm việc của mỏ. Trạm y tế phải có điện thoại liên lạc trực tiếp với bệnh xá, bệnh viện gần nhất và với Cơ sở y tế địa phương sở tại."
}
] |
128,986 | Đánh ghen, lột đồ người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? | [
{
"id": 63110,
"text": "\"Điều 155. Tội làm nhục người khác\n1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:\na) Phạm tội 02 lần trở lên;\nb) Đối với 02 người trở lên;\nc) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nd) Đối với người đang thi hành công vụ;\nđ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;\ne) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;\ng) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%”.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:\na) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên”;\nb) Làm nạn nhân tự sát.\n4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\nĐiều 156. Tội vu khống\n1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:\na) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;\nb) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.\n2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:\na) Có tổ chức;\nb) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;\nc) Đối với 02 người trở lên;\nd) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;\nđ) Đối với người đang thi hành công vụ;\ne) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;\ng) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;\nh) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.\n3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:\na) Vì động cơ đê hèn;\nb) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;\nc) Làm nạn nhân tự sát.\n4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.\""
}
] | [
{
"id": 481832,
"text": "Khoản 4. Người nào chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng đối với nhiều loại vũ khí quân dụng khác nhau, mà số lượng đối với mỗi loại chưa đến mức được hướng dẫn tại điểm 1 mục này, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 95 Bộ luật hình sự. Nếu số lượng đối với mỗi loại vũ khí đến mức được hướng dẫn tại điểm 1 mục này thì phải bi truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 95 Bộ luật hình sự. Nếu số lượng đối với mỗi loại vũ khí đến mức được hướng dẫn tại điểm 2 mục này thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 95 Bộ Luật hình sự. 4. Người nào chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất nổ đối với nhiều loại khác nhau mà số lượng đối với mỗi loại chưa đến mức được hướng dẫn tại điểm 1 mục này, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 96 Bộ luật hình sự. Nếu số lượng đối với mỗi loại đến mức được hướng dẫn tại điểm 1 mục này thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 96 Bộ luật hình sự. Nếu số lượng đối với mỗi loại đến mức được hướng dẫn tại điểm 2 mục này thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 96 Bộ Luật hình sự."
},
{
"id": 232652,
"text": "Tội phạm nguồn\n...\n2. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền có thể được tiến hành đồng thời với việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm nguồn và không loại trừ việc truy cứu trách nhiệm hình sự tội phạm nguồn."
},
{
"id": 205890,
"text": "\"Điều 27. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự\n1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.\""
},
{
"id": 498305,
"text": "Khoản 2. Trường hợp người sử dụng vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự có giấy phép hoặc được phép của người hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu là những người được quy định tại Điều 392 của Bộ luật Hình sự mà có hành vi vi phạm các quy định về sử dụng vũ khí gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 412 của Bộ luật Hình sự; nếu không phải là những người được quy định tại Điều 392 của Bộ luật Hình sự thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 128 của Bộ luật Hình sự mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự. Trường hợp người được trang bị vũ khí quân dụng đã sử dụng trái phép vũ khí quân dụng được trang bị thực hiện tội phạm hoặc người tuy không được trang bị nhưng đã dùng vũ khí quân dụng thực hiện tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự và tội phạm đã thực hiện theo điều luật tương ứng của Bộ luật Hình sự. Nếu tội phạm đã thực hiện mà điều luật có quy định “sử dụng vũ khí”, “dùng vũ khí” là tình tiết định khung hình phạt thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự về khoản tương ứng của điều luật."
},
{
"id": 7987,
"text": "“Điều 32. Dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án\n1. Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.\n2. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể:\na) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài dẫn độ cho Việt Nam người có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án;\nb) Thực hiện việc dẫn độ người nước ngoài đang ở trên lãnh thổ Việt Nam có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước yêu cầu để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án.”"
}
] |
24,991 | Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành không quá bao nhiêu ngày? | [
{
"id": 78614,
"text": "Thời hạn thanh tra\n1. Cuộc thanh tra hành chính do Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày.\nCuộc thanh tra hành chính do Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày.\n2. Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày.\n3. Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày.\n4. Việc kéo dài thời gian thanh tra quy định tại Khoản 1, 2 và 3 của Điều này do người ra quyết định thanh tra quyết định."
}
] | [
{
"id": 73978,
"text": "Quy định về việc gửi kết luận thanh tra chuyên ngành Kế hoạch và Đầu tư\n1. Kết luận thanh tra của cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành phải được gửi cho Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, Tổng Thanh tra Chính phủ, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.\n2. Kết luận thanh tra của cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành phải được gửi cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.\n3. Kết luận thanh tra của cuộc thanh tra chuyên ngành do Tổng cục Thống kê tiến hành phải được gửi cho Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.\n4. Kết luận thanh tra của cuộc thanh tra chuyên ngành do Cục Thống kê tiến hành phải được gửi cho Tổng cục Thống kê, đối tượng thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp của đối tượng thanh tra (nếu có) và cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan."
},
{
"id": 7029,
"text": "\"Điều 29. Phân công Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập\nChánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở căn cứ vào kế hoạch thanh tra phân công Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập. Quyết định phân công bao gồm các nội dung sau:\n1. Họ, tên, chức danh, số hiệu thẻ của Thanh tra viên hoặc của công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập.\n2. Phạm vi, nội dung, nhiệm vụ thanh tra;\n3. Thời gian tiến hành thanh tra.\""
},
{
"id": 89437,
"text": "Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư\nThanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:\n1. Thu thập thông tin để xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm; hướng dẫn Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành.\n2. Kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư.\n3. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.\n4. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra.\n5. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.\n6. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật."
},
{
"id": 133226,
"text": "Thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành\n1. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra theo kế hoạch:\na) Căn cứ kế hoạch thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ra quyết định thanh tra, thành lập đoàn thanh tra;\nb) Căn cứ kế hoạch thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp phân công thanh tra viên tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập; Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực phân công người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tư pháp tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập.\n..."
}
] |
118,629 | Thuê mua nhà chung cư là gì? | [
{
"id": 194317,
"text": "“Điều 3. Giải thích từ ngữ\n…\n7. Thuê mua nhà, công trình xây dựng là thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên thuê mua thanh toán trước cho bên cho thuê mua một khoản tiền và được sử dụng nhà, công trình xây dựng đó; số tiền còn lại được tính thành tiền thuê; sau khi đã thanh toán đủ số tiền thuê mua thì bên thuê mua trở thành chủ sở hữu đối với nhà, công trình xây dựng đó.”"
}
] | [
{
"id": 66576,
"text": "\"Điều 108. Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu\n1. Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như sau:\na) Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích khác bán, cho thuê mua; khoản tiền này được tính vào tiền bán, tiền thuê mua nhà mà người mua, thuê mua phải đóng khi nhận bàn giao và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua;\nb) Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua tính đến thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng, trừ phần diện tích thuộc sở hữu chung thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ, phần diện tích giữ lại; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó.\n...\""
},
{
"id": 62402,
"text": "Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu\n1. Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như sau:\na) Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích khác bán, cho thuê mua; khoản tiền này được tính vào tiền bán, tiền thuê mua nhà mà người mua, thuê mua phải đóng khi nhận bàn giao và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua;\nb) Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua tính đến thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng, trừ phần diện tích thuộc sở hữu chung thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ, phần diện tích giữ lại; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó.\n2. Trường hợp kinh phí bảo trì quy định tại khoản 1 Điều này không đủ để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư thì các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm đóng góp thêm kinh phí tương ứng với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của từng chủ sở hữu.\n3. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà chưa thu kinh phí bảo trì phần sở hữu chung thì các chủ sở hữu nhà chung cư họp Hội nghị nhà chung cư để thống nhất mức đóng góp kinh phí này; mức đóng góp kinh phí có thể được nộp hằng tháng vào tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam do Ban quản trị nhà chung cư lập hoặc được đóng khi phát sinh công việc cần bảo trì.\n4. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư sau ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở không có thỏa thuận về kinh phí bảo trì thì chủ đầu tư phải đóng khoản tiền này; trường hợp trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở mà giá mua, giá thuê mua chưa tính kinh phí bảo trì thì chủ sở hữu thực hiện đóng khoản kinh phí bảo trì phần sở hữu chung theo quy định tại khoản 3 Điều này.\n5. Trường hợp nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh mà phân chia được riêng biệt các khu chức năng khác nhau trong cùng một tòa nhà bao gồm khu chức năng căn hộ, khu chức năng kinh doanh, dịch vụ và mỗi khu chức năng này có phần sở hữu chung được tách biệt với phần sở hữu chung của cả tòa nhà, được quản lý, vận hành độc lập thì chủ đầu tư và người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua việc phân chia tỷ lệ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung thành nhiều phần để quản lý, sử dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 109 của Luật này."
},
{
"id": 586039,
"text": "14. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở là tổ chức được lựa chọn để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của Luật này.\n15. Phát triển nhà ở là việc đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại hoặc cải tạo nhà ở làm tăng diện tích nhà ở.\n16. Cải tạo nhà ở là việc nâng cấp chất lượng, tăng diện tích hoặc điều chỉnh cơ cấu diện tích của nhà ở hiện có.\n17. Bảo trì nhà ở là việc duy tu, bảo dưỡng theo định kỳ và sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nhằm duy trì chất lượng, hoạt động bình thường, an toàn của nhà ở trong quá trình khai thác, sử dụng.\n18. Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của Luật này.\n19. Chủ sở hữu nhà chung cư là chủ sở hữu căn hộ chung cư, chủ sở hữu phần diện tích khác không phải là căn hộ trong nhà chung cư.\n20. Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư là phần diện tích trong căn hộ hoặc trong phần diện tích không phải là căn hộ trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và trang thiết bị sử dụng riêng trong căn hộ hoặc trong phần diện tích không phải là căn hộ của chủ sở hữu nhà chung cư theo quy định của Luật này.\n21. Phần sở hữu chung của nhà chung cư là phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và trang thiết bị sử dụng chung cho nhà chung cư đó theo quy định của Luật này.\n22. Thuê mua nhà ở là việc người thuê mua thanh toán trước cho bên cho thuê mua một tỷ lệ phần trăm nhất định của giá trị nhà ở thuê mua theo thỏa thuận nhưng không quá 50% giá trị hợp đồng thuê mua nhà ở; số tiền còn lại được tính thành tiền thuê nhà để trả hằng tháng cho bên cho thuê mua trong một thời hạn nhất định do các bên thỏa thuận; sau khi hết thời hạn thuê mua nhà ở và khi đã trả hết số tiền còn lại thì người thuê mua có quyền sở hữu đối với nhà ở đó.\n23. Nhà ở có sẵn là nhà ở đã hoàn thành việc xây dựng và đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.\n24. Nhà ở hình thành trong tương lai là nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng hoặc chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng."
},
{
"id": 586261,
"text": "Khoản 1. Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở bán, cho thuê mua thì người mua, thuê mua phải đóng kinh phí bảo trì là 2% giá trị căn hộ, phần diện tích bán, cho thuê mua này; khoản tiền này được tính riêng với tiền bán, tiền thuê mua căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua."
},
{
"id": 170202,
"text": "Hội nghị nhà chung cư lần đầu\n1. Điều kiện để tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu được quy định như sau:\na) Hội nghị của tòa nhà chung cư phải được tổ chức trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày nhà chung cư đó được bàn giao đưa vào sử dụng và có tối thiểu 50% số căn hộ đã được bàn giao cho người mua, thuê mua (không bao gồm số căn hộ mà chủ đầu tư giữ lại không bán hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua); trường hợp quá thời hạn quy định tại Điểm này mà tòa nhà chung cư chưa có đủ 50% số căn hộ được bàn giao thì hội nghị nhà chung cư được tổ chức sau khi có đủ 50% số căn hộ được bàn giao;\nb) Hội nghị của cụm nhà chung cư được tổ chức khi có tối thiểu 50% số căn hộ của mỗi tòa nhà trong cụm đã được bàn giao cho người mua, thuê mua (không bao gồm số căn hộ mà chủ đầu tư giữ lại không bán hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua) và có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ của từng tòa nhà đã nhận bàn giao đưa vào sử dụng đồng ý nhập tòa nhà vào cụm nhà chung cư.\n...\n4. Hội nghị nhà chung cư lần đầu quyết định các nội dung sau đây:\na) Quy chế họp hội nghị nhà chung cư (bao gồm họp lần đầu, họp thường niên và họp bất thường);\nb) Quy chế bầu Ban quản trị nhà chung cư, tên gọi của Ban quản trị, số lượng, danh sách thành viên Ban quản trị, Trưởng ban, Phó ban quản trị (nếu nhà chung cư có thành lập Ban quản trị); kế hoạch bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư cho các thành viên Ban quản trị;\nc) Sửa đổi, bổ sung nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư (nếu có);\n..."
}
] |
116,525 | Tình huống bất thường trong việc vận hành hệ thống điện phân phối là tình huống như thế nào? | [
{
"id": 191966,
"text": "Thông báo các tình huống bất thường\n1. Tình huống bất thường là tình huống hệ thống điện phân phối bị sự cố, đe dọa sự cố hoặc các thông số vận hành nằm ngoài dải cho phép.\n2. Khi xuất hiện tình huống bất thường trên hệ thống điện phân phối, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm:\na) Thông báo ngay cho Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối có thể bị ảnh hưởng;\nb) Bổ sung, làm rõ thông tin đã cung cấp cho các Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối sở hữu nhà máy điện khi có yêu cầu.\n3. Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối có trách nhiệm thông báo ngay cho Đơn vị phân phối điện khi có tình huống bất thường trên lưới điện trong phạm vi quản lý gây ảnh hưởng đến hệ thống điện phân phối."
}
] | [
{
"id": 643083,
"text": "Điều 74. Tình huống khẩn cấp\n1. Tình huống khẩn cấp trên hệ thống điện phân phối là tình huống xảy ra mất điện toàn bộ hoặc một phần hệ thống điện truyền tải hoặc hệ thống điện phân phối gây ảnh hưởng đến chế độ vận hành bình thường hoặc gây mất điện trên diện rộng trong hệ thống điện phân phối.\n2. Các tình huống khẩn cấp bao gồm:\na) Sự cố hoặc rã lưới toàn bộ hoặc một phần hệ thống điện truyền tải gây ảnh hưởng đến chế độ vận hành bình thường của hệ thống điện phân phối;\nb) Sự cố trên hệ thống điện truyền tải dẫn đến một phần hệ thống điện phân phối vận hành trong tình trạng tách đảo;\nc) Sự cố đường dây hoặc trạm biến áp phân phối cấp điện áp 110 kV gây mất điện trên diện rộng trong hệ thống điện phân phối."
},
{
"id": 176818,
"text": "Vận hành hệ thống điện phân phối trong trường hợp sự cố hoặc rã lưới toàn bộ hoặc một phần hệ thống điện truyền tải\n1. Trường hợp sự cố trên hệ thống điện truyền tải làm ảnh hưởng tới chế độ vận hành bình thường hoặc mất điện trên lưới điện phân phối, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm:\na) Liên hệ ngay với Cấp điều độ có quyền điều khiển, Đơn vị truyền tải điện để biết thông tin về thời gian dự kiến ngừng cung cấp điện và phạm vi ảnh hưởng đến phụ tải của hệ thống điện phân phối do sự cố này;\nb) Áp dụng các biện pháp điều khiển phụ tải và các biện pháp vận hành khác để giảm thiểu phạm vi ảnh hưởng do sự cố trên hệ thống điện truyền tải gây ra.\n2. Trường hợp rã lưới toàn bộ hoặc một phần hệ thống điện truyền tải làm ảnh hưởng tới chế độ vận hành bình thường hoặc mất điện trên hệ thống điện phân phối, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm:\na) Tuân thủ Quy định khởi động đen và khôi phục hệ thống điện quốc gia và Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành;\nb) Tách lưới điện phân phối thuộc quyền quản lý của đơn vị thành các vùng phụ tải riêng biệt theo Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành;\nc) Khôi phục phụ tải theo thứ tự ưu tiên tuân thủ phương thức đã được Cấp điều độ có quyền điều khiển phê duyệt trong phạm vi quản lý;\nd) Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ điều độ vận hành hệ thống điện phân phối cho đến khi hệ thống điện được khôi phục hoàn toàn.\n3. Đơn vị phân phối điện và Khách hàng lớn sử dụng lưới điện phân phối phải đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, cử các nhân viên vận hành và thông báo danh sách (họ và tên, chức vụ, quyền hạn) của các nhân viên này cho các bên liên quan để phối hợp vận hành trong suốt quá trình xử lý và khôi phục tình huống khẩn cấp."
},
{
"id": 641934,
"text": "Điều 28. Yêu cầu đối với hệ thống liên lạc\n1. Phải có các phương tiện thông tin liên lạc đa dạng, có khả năng liên lạc nội bộ và với bên ngoài. Các phương tiện đó phải được đặt tại vị trí phù hợp và sử dụng được trong mọi tình huống.\n2. Phải có hệ thống báo động phù hợp để cảnh báo và chỉ dẫn trong các tình huống bất thường và khi có sự cố."
},
{
"id": 31522,
"text": "1. Đảm bảo kênh truyền thông tin phục vụ điều độ, vận hành hệ thống điện hoạt động thông suốt, ổn định, an toàn và tin cậy.\n2. Nhanh chóng khắc phục sự cố, bất thường liên quan đến kênh truyền thông tin phục vụ điều độ, vận hành hệ thống điện do đơn vị quản lý. Kịp thời thông báo cho các đơn vị liên quan về các sự cố làm ảnh hưởng hoặc gián đoạn thông tin trong quá trình điều độ, vận hành hệ thống điện.\n3. Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, chạy thử nguồn điện diesel dự phòng, UPS theo quy trình do đơn vị ban hành, đảm bảo các thiết bị này luôn hoạt động tốt.\n4. Tổ chức đào tạo, huấn luyện nhân viên vận hành của đơn vị đảm bảo đủ trình độ xử lý tình huống sự cố, bất thường liên quan đến kênh truyền thông tin phục vụ điều độ hệ thống điện khi mất điện lưới điện quốc gia."
}
] |
94,012 | Hồ sơ đề nghị thẩm định Đề án vị trí việc làm cần chuẩn bị những loại giấy tờ nào? | [
{
"id": 166806,
"text": "\"Điều 7. Hồ sơ và thời hạn thẩm định Đề án vị trí việc làm\n1. Hồ sơ đề nghị thẩm định Đề án vị trí việc làm gồm:\na) Văn bản đề nghị thẩm định Đề án vị trí việc làm;\nb) Đề án vị trí việc làm;\nc) Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;\nd) Các văn bản khác có liên quan đến việc xây dựng đề án vị trí việc làm (nếu có).\n...\""
}
] | [
{
"id": 12005,
"text": "1. Hồ sơ đề nghị thẩm định Đề án vị trí việc làm gồm:\na) Văn bản đề nghị thẩm định Đề án vị trí việc làm;\nb) Đề án vị trí việc làm;\nc) Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;\nd) Các văn bản khác có liên quan đến việc xây dựng đề án vị trí việc làm (nếu có).\n2. Nội dung Đề án vị trí việc làm gồm:\na) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc xây dựng Đề án vị trí việc làm;\nb) Thống kê và phân nhóm công việc theo chức năng, nhiệm vụ, tính chất, mức độ phức tạp;\nc) Xác định vị trí việc làm, trong đó có: Bản mô tả vị trí việc làm, khung năng lực, chức danh nghề nghiệp của từng vị trí việc làm;\nd) Tổng hợp vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập;\nđ) Kiến nghị, đề xuất (nếu có).\n3. Thời hạn thẩm định\nTrong thời hạn 40 ngày (đối với hồ sơ đề nghị thẩm định và phê duyệt lần đầu), 25 ngày (đối với hồ sơ đề nghị điều chỉnh) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm thẩm định Đề án vị trí việc làm quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này phải hoàn thành việc thẩm định để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định không đồng ý thì thông báo bằng văn bản cho đơn vị sự nghiệp công lập và nêu rõ lý do."
},
{
"id": 51320,
"text": "Hồ sơ trình, nội dung và thời hạn thẩm định đề án vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức\n1. Hồ sơ trình đề án vị trí việc làm, bao gồm:\na) Văn bản đề nghị phê duyệt đề án vị trí việc làm;\nb) Đề án vị trí việc làm;\nc) Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.\n2. Nội dung đề án vị trí việc làm\na) Cơ sở pháp lý của việc xây dựng đề án vị trí việc làm;\nb) Thống kê và phân nhóm công việc theo chức năng, nhiệm vụ, tính chất, mức độ phức tạp của từng công việc trong cơ quan, tổ chức;\nc) Xác định vị trí việc làm, gồm: Bản mô tả công việc, khung năng lực, ngạch công chức đối với từng vị trí việc làm;\nd) Tổng hợp vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức;\nđ) Kiến nghị, đề xuất (nếu có).\n3. Nội dung thẩm định:\na) Hồ sơ trình phê duyệt đề án vị trí việc làm;\nb) Cơ sở pháp lý của việc xây dựng đề án vị trí việc làm;\nc) Vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức.\n4. Thời hạn thẩm định\nTrong thời hạn 40 ngày làm việc (đối với hồ sơ đề nghị phê duyệt lần đầu), 25 ngày làm việc (đối với hồ sơ đề nghị điều chỉnh) kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm thẩm định Đề án vị trí việc làm quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này phải hoàn thành việc thẩm định để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp cấp có thẩm quyền yêu cầu điều chỉnh hoặc không đồng ý thì cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm thẩm định phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do."
},
{
"id": 20474,
"text": "1. Việc xây dựng và phê duyệt đề án vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo trình tự sau:\nBước 1: Đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản có trách nhiệm xây dựng đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm hàng năm của đơn vị mình trình cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo quy định.\nBước 2: Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp có trách nhiệm thẩm định đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý; tổng hợp, xây dựng đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình trình người đứng đầu ký và gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo quy định.\nBước 3: Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ các Bộ và Sở Nội vụ các tỉnh có trách nhiệm:\na) Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ giúp Bộ thẩm định đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc và trực thuộc Bộ; tổng hợp, xây dựng đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ, trình lãnh đạo Bộ có văn bản gửi Bộ Nội vụ theo quy định.\nb) Sở Nội vụ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm định đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc và trực thuộc tỉnh; tổng hợp, xây dựng đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh, trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản gửi Bộ Nội vụ theo quy định.\n2. Về thẩm định đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập\na) Về điều kiện thẩm định\n- Đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập phải có đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 41/2012/NĐ-CP của Chính phủ.\n- Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.\nb) Về nội dung thẩm định\nViệc thẩm định đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 41/2012/NĐ-CP của Chính phủ.\nc) Về quy trình thẩm định\nBước 1: Thẩm định về hồ sơ: Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm có trách nhiệm thẩm định về hồ sơ. Khi hồ sơ không đúng hoặc chưa đủ theo quy định được hoàn trả lại cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng đề án để hoàn thiện.\nBước 2: Thẩm định về nội dung đề án vị trí việc làm hoặc đề án điều chỉnh vị trí việc làm theo quy định;\nBước 3: Dự thảo văn bản thẩm định trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, quyết định theo thẩm quyền."
},
{
"id": 532842,
"text": "Khoản 3. Thời hạn thẩm định Trong thời hạn 40 ngày (đối với hồ sơ đề nghị thẩm định và phê duyệt lần đầu), 25 ngày (đối với hồ sơ đề nghị điều chỉnh) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm thẩm định Đề án vị trí việc làm quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này phải hoàn thành việc thẩm định để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định không đồng ý thì thông báo bằng văn bản cho đơn vị sự nghiệp công lập và nêu rõ lý do."
}
] |
74,672 | Cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường nếu tạm ngừng hoạt động thì có cần báo cáo với cơ quan đã cấp phép hay không? | [
{
"id": 100578,
"text": "\"Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường\n1. Thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và các quy định khác có liên quan của pháp luật.\n2. Quản lý và đảm bảo quyền của người học thêm, người dạy thêm. Nếu tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm phải báo cáo cơ quan cấp phép và thông báo công khai cho người học thêm biết trước ít nhất là 30 ngày. Hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học thêm tương ứng với phần dạy thêm không thực hiện, thanh toán đầy đủ kinh phí với người dạy thêm và các tổ chức, cá nhân liên quan.\n3. Quản lý, lưu giữ và xuất trình khi được thanh tra, kiểm tra hồ sơ dạy thêm, học thêm bao gồm: hồ sơ cấp giấp phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm; danh sách người học thêm; thời khóa biểu dạy thêm; đơn xin học thêm, hồ sơ tài chính theo quy định hiện hành.\n4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của chính quyền, của cơ quan có trách nhiệm quản lý giáo dục các cấp trong việc thực hiện qui định về dạy thêm, học thêm; thực hiện báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý.\" "
}
] | [
{
"id": 510629,
"text": "Khoản 2. Đình chỉ hoạt động, giải thể trường, trung tâm, lớp dạy nghề. a. Các Bộ, Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương trước khi đình chỉ hoạt động, giải thể trường, trung tâm, lớp dạy nghề thuộc quyền quản lý trực tiếp; hoặc các trường, các trung tâm, lớp dạy nghề tạm ngừng hoạt động, phải thông báo bằng văn bản với cơ quan đã đăng ký hoạt động dạy nghề nêu tại điểm 1, Mục B, phần III Thông tư này. Nội dung thông báo gồm có: - Tên trường (trung tâm), số giấy chứng nhận và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề; - Địa chỉ trụ sở chính của trường (trung tâm) dạy nghề; - Thời hạn đình chỉ hoặc tạm ngừng hoạt động, ngày bắt đầu và kết thúc đình chỉ hoặc tạm ngừng hoạt động; - Lý do (giải thể, đình chỉ, tạm ngừng hoạt động). b. Quyết định đình chỉ, giải thể trường, trung tâm, lớp dạy nghề chỉ được thực hiện sau khi trường, trung tâm, lớp dạy nghề bảo đảm giải quyết quyền lợi của cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động theo quy định của Bộ Luật lao động, Pháp lệnh Cán bộ, công chức; quyền lợi của người học nghề được giải quyết theo hợp đồng học nghề, Điều lệ của trường, Quy chế của trung tâm. Trường hợp người học có nhu cầu tiếp tục học tập để hoàn thành chương trình đào tạo tại trường, trung tâm, lớp dạy nghề khác thì trường, trung tâm, lớp dạy nghề bị đình chỉ hoạt động, giải thể phải có trách nhiệm sắp xếp và bố trí cho người học tại các cơ sở dạy nghề khác."
},
{
"id": 537835,
"text": "Điều 46. Tạm ngừng hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư\n1. Tổ chức hành nghề luật sư có quyền tạm ngừng hoạt động nhưng phải báo cáo bằng văn bản về việc tạm ngừng và tiếp tục hoạt động với Sở Tư pháp, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh, chậm nhất là mười ngày làm việc trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục hoạt động. Thời gian tạm ngừng hoạt động không quá hai năm.\n2. Báo cáo về việc tạm ngừng hoạt động có những nội dung chính sau đây:\na) Tên tổ chức hành nghề luật sư;\nb) Số, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động;\nc) Địa chỉ trụ sở;\nd) Thời gian tạm ngừng hoạt động, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng hoạt động;\nđ) Lý do tạm ngừng hoạt động;\ne) Báo cáo về việc thanh toán nợ, giải quyết các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng và hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên của tổ chức hành nghề luật sư.\n3. Sở Tư pháp có quyền yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư tạm ngừng hoạt động khi phát hiện tổ chức hành nghề luật sư đó không có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật.\n4. Trong thời gian tạm ngừng hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ khác, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với người lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Đối với hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng nhưng chưa thực hiện xong thì phải thoả thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đó.\n5. Trong trường hợp tổ chức hành nghề luật sư tạm ngừng hoạt động thì các chi nhánh, văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư đó cũng phải tạm ngừng hoạt động."
},
{
"id": 181171,
"text": "Tạm ngừng giao dịch, hủy quan hệ giao dịch\n1. Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép trong thời hạn 03 (ba) tháng trong các trường hợp sau:\na) Không gửi báo cáo hoặc gửi báo cáo không đúng thời hạn hoặc không đúng nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này từ 03 (ba) lần trở lên trong 01 (một) quý (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư này);\nb) Tổ chức tín dụng được phép không tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư này.\n2. Ngân hàng Nhà nước tạm ngừng giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép trong thời gian tổ chức tín dụng được phép bị:\na) Đặt vào kiểm soát đặc biệt;\nb) Đình chỉ hoạt động ngoại hối.\n3. Ngân hàng Nhà nước hủy quan hệ giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép trong trường hợp tổ chức tín dụng được phép bị thu hồi Giấy phép theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.\n4. Ngân hàng Nhà nước thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng được phép nêu rõ lý do về việc tạm ngừng, hủy quan hệ giao dịch."
},
{
"id": 495124,
"text": "Điều 6. Khai trương hoạt động và thời gian hoạt động\n1. Tối thiểu 15 ngày trước khi khai trương tổ chức hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản gửi Bộ Tài chính, cơ quan đăng ký kinh doanh, Sở Tài chính, Công an tỉnh, Cục Thuế địa phương để theo dõi, quản lý.\n2. Thời gian doanh nghiệp được phép tổ chức hoạt động kinh doanh là tất cả các ngày trong năm, trừ các ngày không được hoạt động theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu tạm ngừng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho người chơi biết về thời điểm ngừng kinh doanh ngay sau khi cơ quan quản lý nhà nước công bố quyết định yêu cầu tạm ngừng hoạt động kinh doanh.\n3. Doanh nghiệp được quyền tự tạm ngừng hoạt động kinh doanh theo nhu cầu quản lý. Tối thiểu 15 ngày trước thời điểm tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản gửi cơ quan quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này để theo dõi, quản lý. Nội dung thông báo phải nêu rõ: thời điểm tạm ngừng kinh doanh, lý do tạm ngừng kinh doanh, thời gian dự kiến tiếp tục kinh doanh trở lại. Trong trường hợp có thay đổi về thời điểm tiếp tục kinh doanh trở lại, doanh nghiệp phải thông báo lại cho các cơ quan này bằng văn bản. Doanh nghiệp có trách nhiệm niêm yết tại Điểm kinh doanh tối thiểu 24 giờ trước thời điểm tạm ngừng kinh doanh."
}
] |
114,785 | Bộ phận nào giúp Đội trưởng Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp trong hoạt động điều phối, ứng cứu sự cố? | [
{
"id": 90584,
"text": "Chế độ làm việc\n1. Thành viên Đội ứng cứu sự cố làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành. Khi xảy ra sự cố phải ưu tiên cho hoạt động của Đội ứng cứu sự cố, thực hiện nghiêm túc sự triệu tập, điều phối của Đội trưởng hoặc Đội phó khi được ủy quyền.\n2. Bộ phận Thường trực Đội ứng cứu sự cố giúp Đội trưởng trong hoạt động điều phối, ứng cứu sự cố.\n3. Đội trưởng triệu tập thành viên Đội ứng cứu sự cố, tổ chức phiên họp theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc theo yêu cầu của cơ quan cấp trên. Thời gian và địa điểm họp do Đội trưởng quyết định.\n4. Đội trưởng triệu tập và điều phối các thành viên khi có sự cố xảy ra; khi vắng mặt, ủy quyền cho 01 Đội phó thực hiện thẩm quyền của mình. Đội phó khi được ủy quyền được sử dụng thẩm quyền của Đội trưởng để điều phối các hoạt động và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.\n5. Thẩm quyền ký ban hành văn bản của Đội ứng cứu sự cố thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc theo phân công, ủy quyền.\n"
}
] | [
{
"id": 90583,
"text": "Tổ chức Đội ứng cứu sự cố\n1. Đội ứng cứu sự cố được thành lập theo Quyết định số 1246/QĐ-BTP ngày 30/05/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thành lập Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp, Đội ứng cứu sự cố bao gồm: Đội trưởng, 02 Đội phó và các thành viên. Đội trưởng Đội ứng cứu sự cố được sử dụng con dấu của Cục Công nghệ thông tin để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.\n2. Bộ phận Thường trực Đội ứng cứu sự cố được đặt tại Cục Công nghệ thông tin; địa chỉ: 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội; Số điện thoại Bộ phận thường trực: 024.62739717; email: [email protected]."
},
{
"id": 29673,
"text": "Phân cấp tổ chức thực hiện ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng trên toàn quốc là các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia được quy định tại Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg. Các cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động điều phối, ứng cứu sự cố trên toàn quốc gồm:\n1. Bộ Thông tin và Truyền thông - Cơ quan thường trực về ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia (gọi tắt là Cơ quan thường trực quốc gia) và Ban điều phối ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia (gọi tắt là Ban điều phối ứng cứu quốc gia); Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam VNCERT - Cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố (gọi tắt là Cơ quan điều phối quốc gia).\n2. Ban Chỉ đạo ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ban Chỉ đạo ứng cứu sự cố cấp bộ, tỉnh).\n3. Đơn vị chuyên trách về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng (sau đây gọi tắt là Đơn vị chuyên trách về ứng cứu sự cố); Đội ứng cứu sự cố hoặc bộ phận ứng cứu sự cố tại Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Đội/bộ phận ứng cứu sự cố).\n4. Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia (gọi tắt là Mạng lưới ứng cứu sự cố); và Ban Điều hành mạng lưới.\n5. Chủ quản hệ thống thông tin; đơn vị vận hành hệ thống thông tin; các cơ quan, tổ chức, đơn vị chuyên môn được Cơ quan thường trực, Cơ quan điều phối quốc gia hoặc Ban Chỉ đạo ứng cứu sự cố cấp bộ, tỉnh chỉ định hoặc triệu tập tham gia ứng cứu sự cố."
},
{
"id": 226140,
"text": "Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên Đội ứng cứu sự cố\n1. Tham gia đầy đủ các hoạt động của Đội ứng cứu sự cố; thực hiện các nhiệm vụ do Đội trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được Đội trưởng phân công.\n2. Tiếp nhận và xử lý các thông báo sự cố hoặc văn bản triệu tập xử lý sự cố từ Đội trưởng.\n3. Tham gia đầy đủ các cuộc họp định kỳ, đột xuất và hoạt động ứng cứu sự cố khi được triệu tập, điều phối của Đội trưởng.\n4. Kịp thời báo cáo, đề xuất giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cho Đội trưởng hoặc Đội phó để kịp thời có sự chỉ đạo, xử lý.\n5. Tiếp nhận đầy đủ, chính xác thông tin về sự cố và thông báo kịp thời cho Đội trưởng hoặc Đội phó để thực hiện công tác điều phối ứng cứu sự cố.\n6. Tham gia góp ý, đề xuất xây dựng Kế hoạch hoạt động hàng năm của Đội ứng cứu sự cố; tham gia các hoạt động diễn tập ứng cứu sự cố, các khóa đào tạo, bồi dưỡng về an ninh, an toàn thông tin và ứng cứu sự cố."
},
{
"id": 232502,
"text": "Ứng cứu sự cố an toàn, an ninh thông tin mạng\n1. Đơn vị chuyên trách ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng, Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp\na) Cục Công nghệ thông tin là đơn vị chuyên trách về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của Bộ Tư pháp. Đơn vị chuyên trách về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 6 Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg.\nb) Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp (Đội ứng cứu sự cố) được thành lập theo quyết định 1246/QĐ-BTP ngày 30/5/2022 và tổ chức thực hiện ứng cứu, khắc phục sự cố an toàn thông tin mạng tại Bộ Tư Pháp. Quy chế hoạt động của Đội ứng cứu được ban hành theo Quyết định số 2216/QĐ-BTP ngày 11/11/2022 ban hành quy chế hoạt động của Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng Bộ Tư pháp."
}
] |
158,275 | Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã được hưởng phụ cấp chức vụ chỉ huy theo tháng hiện nay là bao nhiêu? | [
{
"id": 53883,
"text": "\"Điều 7. Chế độ phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ\n1. Phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được chi trả theo tháng, mức hưởng như sau:\na) Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức: 357.600 đồng;\nb) Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức; Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội dân quân thường trực; Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội Dân quân tự vệ cơ động: 327.800 đồng;\nc) Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn; Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội dân quân thường trực; Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội Dân quân tự vệ cơ động: 312.900 đồng;\nd) Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội; Trung đội trưởng dân quân cơ động, Trung đội trưởng dân quân thường trực: 298.000 đồng;\nđ) Thôn đội trưởng: 178.800 đồng và hưởng thêm 29.800 đồng khi kiêm nhiệm chức vụ tiểu đội trưởng, hoặc 35.760 đồng khi kiêm nhiệm chức vụ trung đội trưởng dân quân tại chỗ. Trường hợp thôn chỉ tổ chức tổ dân quân tại chỗ thì được hưởng thêm 29.800 đồng;\ne) Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội; Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội: 223.500 đồng;\ng) Trung đội trưởng; Tiểu đội trưởng dân quân thường trực: 178.800 đồng;\nh) Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng: 149.000 đồng.\n2. Thời gian được hưởng phụ cấp chức vụ tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm và thực hiện cho đến ngày có quyết định thôi giữ chức vụ đó; trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp chức vụ của tháng đó.\""
}
] | [
{
"id": 46233,
"text": "\"Điều 33. Chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ\n1. Các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ quy định tại Điều 19 của Luật này được hưởng phụ cấp chức vụ.\n2. Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp hằng tháng, bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế; nếu chưa tham gia bảo hiểm xã hội, có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên, khi nghỉ việc thì được trợ cấp một lần.\n3. Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, các chức vụ chỉ huy đơn vị dân quân cơ động, dân quân thường trực được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự.\n4. Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên.\n5. Thôn đội trưởng được hưởng phụ cấp hằng tháng, phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ Tiểu đội trưởng hoặc Trung đội trưởng dân quân tại chỗ.\n6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.\""
},
{
"id": 53886,
"text": "\"Điều 10. Chế độ phụ cấp thâm niên của các chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cấp xã\n1. Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên. Mức phụ cấp được hưởng như sau: Sau 05 năm (đủ 60 tháng) công tác thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp hằng tháng hiện hưởng; từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.\n2. Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác ở các ngành nghề khác nếu được hưởng phụ cấp thâm niên thì được cộng nối thời gian đó với thời gian giữ các chức vụ chỉ huy Ban chỉ huy quân sự cấp xã để tính hưởng phụ cấp thâm niên. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên quy định tại khoản 1 Điều này nếu có đứt quãng thì được cộng dồn.\n3. Chế độ phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương, phụ cấp hằng tháng và được tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.\n4. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên\na) Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử; thời gian chấp hành hình phạt tù giam; thời gian tự ý nghỉ việc;\nb) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương hoặc phụ cấp liên tục từ 01 tháng trở lên;\nc) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.\""
},
{
"id": 562281,
"text": "Điều 20. Chế độ, chính sách đối với Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương\n1. Mức phụ cấp chức vụ của Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó được tính và chi trả theo tháng, bằng mức lương cơ sở nhân với hệ số quy định cụ thể như sau:\na) Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương: 0,25.\nb) Phó chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương: 0,24.\nc) Thời gian được hưởng phụ cấp chức vụ Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm và thực hiện cho đến khi có quyết định thôi giữ chức vụ đó; trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp chức vụ của tháng đó.\n2. Ban chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương được cấp 01 số báo Quân đội nhân dân hằng ngày; Tạp chí quân sự, quốc phòng theo kỳ phát hành; kinh phí do Bộ Quốc phòng bảo đảm."
},
{
"id": 487714,
"text": "Điều 9. Chế độ phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự của Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, các chức vụ chỉ huy đơn vị dân quân cơ động, dân quân thường trực\n1. Mức phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự được tính bằng 50% tổng phụ cấp hiện hưởng gồm: Phụ cấp hằng tháng, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên.\n2. Thời gian được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự, tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm, và thực hiện cho đến khi có quyết định thôi giữ chức vụ đó; trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự của tháng đó."
},
{
"id": 206599,
"text": "Chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ\n...\n4. Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên.\n..."
}
] |
104,825 | Thẩm quyền giải quyết yêu cầu thuận tình ly hôn? | [
{
"id": 47614,
"text": "\"Điều 53. Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn\n1. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.\n2. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.\""
},
{
"id": 62484,
"text": "\"Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện\n1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:\na) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;\nb) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;\nc) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.\n2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:\na) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;\nb) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;\nc) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;\nd) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.\n3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.\n4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.\""
},
{
"id": 62485,
"text": "\"Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ\n1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:\na) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;\nb) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;\nc) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.\n2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:\na) Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;\nb) Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;\nc) Tòa án nơi người yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.\nTòa án đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;\""
}
] | [
{
"id": 153678,
"text": "Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải thành (thuận tình ly hôn) có giá trị pháp lý là cơ sở để Tòa án có thẩm quyền xem xét, ra quyết định thuận tình ly hôn (công nhận kết quả hòa giải thành). Trường hợp này, Hòa giải viên cần giải thích và hướng dẫn các bên yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày quyết định thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật. Nếu các bên không yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn thì về pháp lý, quan hệ hôn nhân chưa chấm dứt."
},
{
"id": 98690,
"text": "Thuận tình ly hôn\nTrong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.\nNếu hai vợ, chồng đồng thuận ly hôn thì có thể nộp đơn và hồ sơ ly hôn lên Tòa án nhân dân quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng. Có nghĩa là khi ly hôn thuận tình bạn có thể nộp ở chỗ chồng hoặc chỗ vợ đang sinh sống, nộp ở một trong hai nơi đó."
},
{
"id": 47616,
"text": "“Điều 55. Thuận tình ly hôn\nTrong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”"
},
{
"id": 88485,
"text": "\"Điều 29. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án\n1. Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.\n2. Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.\""
},
{
"id": 47617,
"text": "\"Điều 55. Thuận tình ly hôn\nTrong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.\"\n\"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên\n1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.\n2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.\n3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.\""
}
] |
2,210 | Nhận làm đại diện cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài có phải gửi văn bản thông báo đến cơ quan nhà nước không? | [
{
"id": 63888,
"text": "\"Điều 25. Thông báo hoạt động bưu chính\n1. Các hoạt động bưu chính sau đây phải được thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính:\na) Cung ứng dịch vụ thư không có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam (kg);\nb) Cung ứng dịch vụ thư có khối lượng đơn chiếc trên 02 kilôgam (kg);\nc) Cung ứng dịch vụ gói, kiện;\nd) Làm đại lý cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài;\nđ) Nhận nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bưu chính từ nước ngoài vào Việt Nam;\ne) Làm đại diện cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài;\ng) Làm chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được thành lập theo pháp luật Việt Nam;\nh) Làm văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài.\""
}
] | [
{
"id": 46381,
"text": "\"Điều 25. Thông báo hoạt động bưu chính\n1. Các hoạt động bưu chính sau đây phải được thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính:\na) Cung ứng dịch vụ thư không có địa chỉ nhận có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam (kg);\nb) Cung ứng dịch vụ thư có khối lượng đơn chiếc trên 02 kilôgam (kg);\nc) Cung ứng dịch vụ gói, kiện;\nd) Làm đại lý cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài;\nđ) Nhận nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bưu chính từ nước ngoài vào Việt Nam;\ne) Làm đại diện cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài;\ng) Làm chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được thành lập theo pháp luật Việt Nam;\nh) Làm văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài.\n2. Trường hợp có thay đổi nội dung đã thông báo, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, các tổ chức quy định tại điểm g và điểm h khoản 1 điều này phải thông báo về việc thay đổi nội dung đó với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.\n3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính xác nhận bằng văn bản các trường hợp thông báo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này.\n4. Văn bản xác nhận thông báo hoạt động dịch vụ bưu chính được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng không sử dụng được.\n5. Trong thời gian thực hiện thủ tục thông báo, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, các tổ chức quy định tại điểm g và điểm h khoản 1 điều này được tiến hành các hoạt động bưu chính theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoặc thông báo chấp thuận đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đã được cấp tại Việt Nam.\""
},
{
"id": 492008,
"text": "Khoản 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Cung ứng dịch vụ bưu chính mà không có văn bản xác nhận thông báo hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính;\nb) Làm đại lý, đại diện, văn phòng đại diện cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài; nhận nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bưu chính từ nước ngoài vào Việt Nam mà không có văn bản xác nhận thông báo hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính."
},
{
"id": 23586,
"text": "1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo không đúng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính khi có thay đổi liên quan đến văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.\n2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo hoạt động bưu chính tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên hoạt động bưu chính.\n3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Tẩy xóa, sửa chữa văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính;\nb) Làm chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được thành lập theo pháp luật Việt Nam mà không có văn bản xác nhận thông báo hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính;\nc) Không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính khi có thay đổi liên quan đến văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính.\n4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:\na) Cung ứng dịch vụ bưu chính mà không có văn bản xác nhận thông báo hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính;\nb) Làm đại lý, đại diện, văn phòng đại diện cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài; nhận nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bưu chính từ nước ngoài vào Việt Nam mà không có văn bản xác nhận thông báo hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.\n5. Biện pháp khắc phục hậu quả:\na) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 4 Điều này;\nb) Buộc nộp lại văn bản xác nhận thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này."
},
{
"id": 503047,
"text": "Điều 3. Tổ chức thu phí\n1. Bộ Thông tin và Truyền thông là tổ chức thu phí thẩm định điều kiện hoạt động bưu chính đối với: - Giấy phép bưu chính phạm vi liên tỉnh, quốc tế; - Giấy phép nhập khẩu tem bưu chính; - Văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính phạm vi liên tỉnh, quốc tế; - Văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính đối với các trường hợp làm đại lý cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài, nhận nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực bưu chính từ nước ngoài vào Việt Nam và làm đại diện cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nước ngoài theo quy định tại điểm d, đ, e, h khoản 1 Điều 25 Luật bưu chính.\n2. Sở Thông tin và Truyền thông là tổ chức thu phí thẩm định điều kiện hoạt động bưu chính đối với: - Giấy phép bưu chính phạm vi nội tỉnh; - Văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính phạm vi nội tỉnh; - Văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính đối với chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính được thành lập theo pháp luật Việt Nam."
}
] |
118,323 | Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ Khoa học và Công nghệ làm việc theo nguyên tắc nào? | [
{
"id": 193974,
"text": "Nguyên tắc làm việc\n1. Ban Chỉ đạo làm việc dân chủ, công khai và do Trưởng ban quyết định.\n2. Ban Chỉ đạo và thành viên Ban Chỉ đạo không làm thay chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị và thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ.\n3. Đề cao trách nhiệm cá nhân của các thành viên Ban Chỉ đạo trong hoạt động của Ban Chỉ đạo và trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công; giải quyết công việc theo đúng thẩm quyền và trách nhiệm được phân công, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và quy định của Quy chế này.\n4. Các thành viên Ban Chỉ đạo chủ động giải quyết công việc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng và triển khai Chính phủ điện tử tại Bộ.\n5. Bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao."
}
] | [
{
"id": 490241,
"text": "Khoản 6. Thiết lập cơ chế bảo đảm thực thi\na) Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử do Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch Ủy ban, trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử. Tổ công tác giúp việc Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử đóng vai trò là cơ quan bảo đảm thực thi Nghị quyết của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025. Văn phòng Chính phủ làm nhiệm vụ thường trực Tổ công tác, cùng với Bộ Thông tin và Truyền thông là những hạt nhân quan trọng triển khai Chính phủ điện tử, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao và không làm thay nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương.\nb) Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử trên cơ sở kiện toàn Ban Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm Trưởng ban, trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử tại bộ, ngành, địa phương mình quản lý. Trưởng Ban Chỉ đạo có Tổ công tác giúp việc, đóng vai trò là cơ quan bảo đảm thực thi triển khai việc xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử tại bộ, ngành, địa phương. Trong đó, Sở Thông tin và Truyền thông và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là hai hạt nhân xây dựng Chính quyền điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin và cải cách thủ tục hành chính tại địa phương mình.\nc) Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số đo lường, đánh giá hiệu quả, chất lượng thực thi nhiệm vụ triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử; xây dựng cơ chế theo dõi, đánh giá, giám sát trách nhiệm giải trình, ra quyết định và xử lý kịp thời các vướng mắc về thể chế, nguồn lực tài chính, giải pháp công nghệ và con người để bảo đảm thực thi hiệu quả mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử trong giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025."
},
{
"id": 229430,
"text": "Tổ chức xét duyệt Giải thưởng\n1. Kế hoạch xét tặng Giải thưởng hàng năm do Ban chỉ đạo Giải thưởng xây dựng và được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Bảo Sơn và các phương tiện truyền thông.\n2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp, phân loại các lĩnh vực hồ sơ đăng ký xét tặng Giải thưởng. Trường hợp không hợp lệ, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo đến tác giả công trình khoa học trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc nhận hồ sơ.\n3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có kết quả của Hội đồng khoa học chuyên ngành, tổ thư ký hoàn thiện hồ sơ, trình Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định tặng Giải thưởng.\n4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có kết quả của Ban chỉ đạo xét tặng Giải thưởng, tổ thư ký hoàn thiện hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, ký quyết định công nhận các công trình đạt Giải thưởng."
},
{
"id": 164558,
"text": "Nguyên tắc chỉ đạo và điều hành chung\n1. Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc đề cao trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo; các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.\n2. Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định những chủ trương, định hướng quản lý, điều hành giá; các biện pháp điều hành giá, bình ổn giá đối với các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ trong từng thời kỳ."
},
{
"id": 640182,
"text": "Điều 7. Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP năm 2021. Chính phủ cơ bản thống nhất với những nội dung chủ yếu của Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP trong năm 2021 do Bộ Thông tin và Truyền thông trình tại văn bản số 153/BC-BTTTT ngày 15 tháng 12 năm 2021, đồng thời, yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương:\na) Khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ giao tại Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Kiện toàn và đổi tên Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử thành Ban Chỉ đạo chuyển đổi số do người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương làm Trưởng ban.\nb) Tiếp tục duy trì, phát triển các hoạt động trực tuyến, ứng dụng công nghệ số trên các mặt đời sống, kinh tế - xã hội, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.\nc) Khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp, nhà khoa học nghiên cứu giải pháp đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin để phát triển ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân, định danh và xác thực điện tử phục vụ an sinh xã hội, phát triển kinh tế; kịp thời xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để triển khai thực hiện.\nd) Phối hợp với Văn phòng Chính phủ triển khai cung cấp, kết nối các thông tin, dữ liệu phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.\nđ) Giao Bộ Công an tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tảng dữ liệu dân cư, căn cước công dân, định danh và xác thực điện tử theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP , hoàn thành trong tháng 5 năm 2022."
}
] |
33,766 | Thường trực cấp ủy cấp huyện có chức năng là gì? | [
{
"id": 99245,
"text": "Chức năng của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện\n...\n3. Thường trực cấp ủy cấp huyện (gồm bí thư và các phó bí thư) chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận, quy chế của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cấp mình và cấp trên; giải quyết công việc hằng ngày của đảng bộ theo quy chế làm việc; chuẩn bị nội dung và quyết định triệu tập các kỳ họp của ban thường vụ."
}
] | [
{
"id": 152954,
"text": "Văn phòng huyện ủy\n1. Chức năng\n1.1. Là cơ quan tham mưu, giúp việc huyện ủy, trực tiếp và thường xuyên là ban thường vụ, thường trực huyện ủy trong tổ chức, điều hành công việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp hoạt động các cơ quan tham mưu, giúp việc huyện ủy; là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của huyện ủy.\n1.2. Trực tiếp quản lý tài sản, tài chính của huyện ủy và bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện và tổ chức phục vụ hoạt động của huyện ủy, ban thường vụ, thường trực huyện ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc huyện ủy.\n..."
},
{
"id": 113678,
"text": "Một số trách nhiệm và quyền hạn chung của các cơ quan tham mưu, giúp việc huyện ủy\n1. Chịu trách nhiệm trước huyện ủy, ban thường vụ, thường trực huyện ủy trong tham mưu, đề xuất với cấp ủy và thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.\n2. Được yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc huyện ủy báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan.\n3. Được cử cán bộ dự các cuộc họp, hội nghị của cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc huyện ủy và các cơ quan có liên quan khi bàn về nội dung thuộc lĩnh vực chuyên môn do cơ quan phụ trách.\n4. Thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm, thẩm quyền của chủ thể kiểm tra, giám sát theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.\n5. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với thường trực, ban thường vụ huyện ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc tương ứng của tỉnh ủy."
},
{
"id": 243203,
"text": "Ban dân vận huyện ủy\n1. Chức năng\nLà cơ quan tham mưu, giúp việc huyện ủy, trực tiếp và thường xuyên là ban thường vụ, thường trực huyện ủy về công tác dân vận (bao gồm cả công tác dân tộc, tôn giáo) của huyện ủy.\n..."
},
{
"id": 213071,
"text": "Chức năng của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện\n1. Cấp ủy cấp huyện là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội của đảng bộ cấp huyện; có chức năng lãnh đạo thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ cấp mình, các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của cấp trên và chính sách, pháp luật của Nhà nước; đề xuất, kiến nghị với cấp ủy cấp tỉnh những vấn đề có liên quan đến sự lãnh đạo của cấp ủy cấp tỉnh đối với địa phương.\n..."
}
] |
69,862 | Điều kiện được áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ? | [
{
"id": 139717,
"text": "“- Căn cứ Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hoá đơn, chứng từ hướng dẫn áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ: . \n“Điều 13. Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ \n1. Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử thực hiện theo quy định tại Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2014/QH14, riêng trường hợp rủi ro cao về thuế thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. ... .. \n2. Quy định về cấp và kê khai xác định nghĩa vụ thuế khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh như sau: \na) Loại hóa đơn cấp theo từng lần phát sinh \na.1) Cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng trong các trường hợp: . \n- Hộ, cá nhân kinh doanh theo quy định tại khoản 4 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2012/QH14 không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng”\n…\nb) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh gửi đơn đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo Mẫu số 06/ĐN-PSĐT Phụ lục IA kèm theo Nghị định này đến cơ quan thuế và truy cập vào hệ thống lập hóa đơn điện tử của cơ quan thuế để lập hóa đơn điện tử. \nSau khi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã khai, nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế, phí khác (nếu có), ngay trong ngày làm việc cơ quan thuế cấp mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử do doanh nghiệp, tố chức, cá nhân lập. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin trên hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh được cơ quan thuế cấp mã. \nCăn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty mua mật ong của cá nhân (không phải hộ kinh doanh), nếu khoản chi trên đáp ứng điều kiện tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC nêu trên thì được xác định là khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. \nTrường hợp hộ, cá nhân kinh doanh đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ nêu trên thì sẽ được áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.”"
}
] | [
{
"id": 52823,
"text": "Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (sau đây gọi là Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) bao gồm: nội dung hóa đơn điện tử, thời điểm lập hóa đơn điện tử, định dạng hóa đơn điện tử, áp dụng hóa đơn điện tử, cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử, quản lý sử dụng hóa đơn điện tử, xây dựng quản lý cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử và tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử."
},
{
"id": 189146,
"text": "\"Điều 7. Khởi tạo, phát hành hoá đơn điện tử\n ...\n 3. Tổ chức kinh doanh có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) và phải thực hiện thông báo phát hành từng hình thức hóa đơn theo quy định.\n Trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đối với mỗi lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tổ chức kinh doanh chỉ sử dụng một (01) hình thức hóa đơn, cụ thể: nếu tổ chức kinh doanh sử dụng hóa đơn tự in cho lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì không dùng hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử cho lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đó; nếu sử dụng hóa đơn điện tử thì không sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in; nếu sử dụng hóa đơn đặt in thì không sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in.\""
},
{
"id": 40898,
"text": "\"Điều 91. Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ\n1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này.\n2. Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp rủi ro về thuế cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.\n3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 51 của Luật này và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.\n4. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh và phải khai thuế, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.\""
},
{
"id": 14856,
"text": "Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n1. Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của luật kế toán.\n2. Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định tại Nghị định này bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.\n3. Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.\n4. Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.\n5. Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất và chuỗi ký tự được cơ quan thuế tạo ra dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.\n6. Hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền là hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo chuẩn định dạng dữ liệu của cơ quan thuế.\n7. Việc sử dụng chứng thư số, chữ ký số, chữ ký điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.\n8. Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử bao gồm: Tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử; tổ chức cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử và các dịch vụ khác liên quan đến hóa đơn điện tử.\n9. Sử dụng hóa đơn điện tử bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn điện tử khi không đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử với cơ quan thuế; gửi hóa đơn điện tử khi chưa có mã của cơ quan thuế để gửi cho người mua đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; gửi hóa đơn điện tử không mã của cơ quan thuế cho người mua sau khi có thông báo ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.\n10. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn điện tử là việc lập khống hóa đơn điện tử; dùng hóa đơn điện tử của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác; lập hóa đơn điện tử phản ánh giá trị thanh toán thấp hơn thực tế phát sinh; dùng hóa đơn điện tử quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông.\n11. Hủy hóa đơn điện tử là làm cho hóa đơn đó không có giá trị sử dụng.\n12. Tiêu hủy hóa đơn điện tử là làm cho hóa đơn điện tử không thể bị truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong hóa đơn điện tử.\n13. Cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử là tập hợp các dữ liệu thông tin về hóa đơn của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ."
},
{
"id": 37599,
"text": "1. Lập hóa đơn điện tử là việc thiết lập đầy đủ các thông tin quy định tại Điều 6 Thông tư này khi bán hàng hóa, dịch vụ trên định dạng hóa đơn đã được xác định. Các hình thức lập hóa đơn điện tử:\n- Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử) thực hiện lập hóa đơn điện tử tại hệ thống phần mềm lập hóa đơn điện tử của người bán;\n- Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử) truy cập vào chương trình hệ thống lập hóa đơn điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để khởi tạo và lập hóa đơn điện tử.\n2. Gửi hóa đơn điện tử là việc truyền dữ liệu của hóa đơn từ người bán hàng hóa, dịch vụ đến người mua hàng hóa, dịch vụ.\nCác hình thức gửi hóa đơn điện tử:\n- Gửi trực tiếp: Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử) thực hiện lập hóa đơn điện tử tại hệ thống phần mềm lập hóa đơn điện tử của người bán, ký điện tử trên hóa đơn và truyền trực tiếp đến hệ thống của người mua theo cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử đã thỏa thuận giữa hai bên. Trường hợp người mua hàng hóa, dịch vụ là đơn vị kế toán thì người mua ký điện tử trên hóa đơn điện tử nhận được và truyền hóa đơn điện tử có đủ chữ ký điện tử cả hai bên cho người bán theo cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử đã thỏa thuận giữa hai bên.\n- Gửi thông qua tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử:\nNgười bán hàng hóa, dịch vụ (tổ chức khởi tạo hóa đơn) truy cập vào chương trình hệ thống lập hóa đơn điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để khởi tạo, lập hóa đơn điện tử bằng chương trình lập hóa đơn điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử hoặc người bán hàng hóa, dịch vụ đưa dữ liệu hóa đơn điện tử đã được tạo từ hệ thống nội bộ của người bán vào hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để gửi cho người mua hóa đơn điện tử đã có chữ ký điện tử của người bán thông qua hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử. Trường hợp người mua là đơn vị kế toán, khi nhận được hóa đơn điện tử có chữ ký điện tử của người bán, người mua thực hiện ký điện tử trên hóa đơn điện tử nhận được và gửi cho người bán hóa đơn điện tử có đủ chữ ký điện tử của người mua và người bán thông qua hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử."
}
] |
23,020 | Khủng bố mạng là gì? | [
{
"id": 87207,
"text": "Khủng bố mạng là việc sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố."
}
] | [
{
"id": 33368,
"text": "1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm áp dụng biện pháp theo quy định của Luật này, Điều 29 của Luật An toàn thông tin mạng và pháp luật về phòng, chống khủng bố để xử lý khủng bố mạng.\n2. Chủ quản hệ thống thông tin thường xuyên rà soát, kiểm tra hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý nhằm loại trừ nguy cơ khủng bố mạng.\n3. Khi phát hiện dấu hiệu, hành vi khủng bố mạng, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải kịp thời báo cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng. Cơ quan tiếp nhận tin báo có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ tin báo về khủng bố mạng và kịp thời thông báo cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.\n4. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan triển khai công tác phòng, chống khủng bố mạng, áp dụng biện pháp vô hiệu hóa nguồn khủng bố mạng, xử lý khủng bố mạng, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả xảy ra đối với hệ thống thông tin, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này.\n5. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan triển khai công tác phòng, chống khủng bố mạng, áp dụng biện pháp xử lý khủng bố mạng xảy ra đối với hệ thống thông tin quân sự.\n6. Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành có liên quan triển khai công tác phòng, chống khủng bố mạng, áp dụng biện pháp xử lý khủng bố mạng xảy ra đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ."
},
{
"id": 87209,
"text": "Ngăn chặn hoạt động sử dụng mạng để khủng bố\n1. Các biện pháp ngăn chặn hoạt động sử dụng mạng để khủng bố gồm:\na) Vô hiệu hóa nguồn Internet sử dụng để thực hiện hành vi khủng bố;\nb) Ngăn chặn việc thiết lập và mở rộng trao đổi thông tin về các tín hiệu, nhân tố, phương pháp và cách sử dụng Internet để thực hiện hành vi khủng bố, về mục tiêu và hoạt động của các tổ chức khủng bố trên mạng;\nc) Trao đổi kinh nghiệm và thực tiễn kiểm soát các nguồn Internet, tìm và kiểm soát nội dung của trang tin điện tử có mục đích khủng bố.\n2. Chính phủ quy định chi tiết về trách nhiệm thực hiện và các biện pháp ngăn chặn hoạt động sử dụng mạng để khủng bố quy định tại khoản 1 Điều này."
},
{
"id": 133878,
"text": "\"8. Tấn công mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử.\n9. Khủng bố mạng là việc sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố."
},
{
"id": 87208,
"text": "Phòng, chống khủng bố mạng\n1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm áp dụng biện pháp theo quy định của Luật này, Điều 29 của Luật An toàn thông tin mạng và pháp luật về phòng, chống khủng bố để xử lý khủng bố mạng.\n..."
}
] |
82,436 | Việc ra lệnh bắt bị cáo để áp dụng biện pháp tạm giam trước khi xét xử sơ thẩm thuộc thẩm quyền của những đối tượng nào? | [
{
"id": 10590,
"text": "\"Điều 113. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam\n1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:\na) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;\nb) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;\nc) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.\n2. Lệnh bắt, quyết định phê chuẩn lệnh, quyết định bắt phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị bắt; lý do bắt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.\nNgười thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.\nKhi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.\n3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.\""
}
] | [
{
"id": 529160,
"text": "Điều 1. Các mẫu văn bản tố tụng dùng cho Tòa án cấp sơ thẩm\na) Lệnh tạm giam (Mẫu số 01a: dùng cho Chánh án, Phó Chánh án Tòa án để áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam).\nb) Lệnh tạm giam (Mẫu số 01b: dùng cho Chánh án, Phó Chánh án Tòa án để áp dụng biện pháp tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam) .\nc) Lệnh bắt và tạm giam (Mẫu số 01c: dùng cho Chánh án, Phó Chánh án Tòa án để áp dụng biện pháp bắt và tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với bị can, bị cáo đang được tại ngoại).\nd) Quyết định tạm giam (Mẫu số 01d: dùng cho Hội đồng xét xử sơ thẩm để áp dụng biện pháp tạm giam khi kết thúc phiên tòa đối với bị cáo dang bị tạm giam).\nđ) Quyết định bắt và tạm giam (Mẫu số 01đ: dùng cho Hội đồng xét xử sơ thẩm để áp dụng biện pháp tạm giam khi kết thúc phiên tòa đối với bị cáo đang được tại ngoại)."
},
{
"id": 10824,
"text": "1. Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.\nViệc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định. Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn khác, biện pháp cưỡng chế do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định.\n2. Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm quy định tại Điều 346 của Bộ luật này.\nTrường hợp còn thời hạn tạm giam bị cáo mà xét thấy cần phải tiếp tục tạm giam bị cáo thì Tòa án cấp phúc thẩm sử dụng thời hạn tạm giam theo quyết định tạm giam của Tòa án cấp sơ thẩm. Trường hợp đã hết thời hạn tạm giam bị cáo theo quyết định tạm giam của Tòa án cấp sơ thẩm thì Chánh án, Phó Chánh án Tòa án ra quyết định tạm giam mới.\nĐối với bị cáo đang bị tạm giam, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.\n3. Đối với bị cáo đang bị tạm giam bị xử phạt tù mà đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 328 của Bộ luật này.\nĐối với bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án.\nThời hạn tạm giam là 45 ngày kể từ ngày tuyên án."
},
{
"id": 629979,
"text": "Khoản 2. Việc hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm được thực hiện như sau:\na) Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này nếu vụ án trong giai đoạn truy tố, xét xử thì Viện kiểm sát hoặc Tòa án ra quyết định hủy bỏ; nếu vụ án trong giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm;\nb) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm;\nc) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, thì cùng với việc ra bản án, Hội đồng xét xử ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm;\nd) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này nếu vụ án trong giai đoạn truy tố, xét xử thì Viện kiểm sát hoặc Tòa án ra quyết định hủy bỏ và ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam; nếu vụ án trong giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ và ra lệnh bắt bị can để tạm giam;\nđ) Đối với trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn nếu vụ án trong giai đoạn truy tố, xét xử thì Viện kiểm sát hoặc Tòa án ra quyết định hủy bỏ, đồng thời, yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can, bị cáo; nếu vụ án trong giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra đề nghị Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ, đồng thời Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can."
},
{
"id": 529163,
"text": "Chương IV. HIỆU LỰC THI HÀNH CỦA NGHỊ QUYẾT QUYẾT ĐỊNH THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN NGƯỜI BÀO CHỮA. Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 02 tháng 10 năm 2004 và có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Nguyễn Văn Hiện (Đã ký) Mẫu số 01a: Dùng cho Chánh án, Phó Chánh án Tòa án để áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với bị can, bị cáo đang bị tạm giam (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2004/NQ-HĐTP ngày 02 tháng 10 năm 2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao) TÒA ÁN.................... (1) Số:..../...../HSST-LTG (2) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ......., ngày...... tháng...... năm....... LỆNH TẠM GIAM TÒA ÁN.................... Căn cứ vào các điều 38, 79, 80, 88, 176 và 177 của Bộ luật Tố tụng hình sự: Căn cứ vào hồ sơ vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số ......./......../HSST ngày....... tháng..... năm.......; Xét thấy cần thiết tiếp tục tạm giam bị can (bị cáo) (3) để bảo đảm cho việc xét xử và thi hành án, RA LỆNH:\n1. Tạm giam bị can (bị cáo): (chỉ ghi họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp) Bị Viện kiểm sát (4).................................................................................... Truy tố về tội (Các tội) ............................................................................... Theo điểm (các điểm).......... khoản (các khoản)......... Điều (các điều)........ của Bộ luật Hình sự. Thời hạn tạm giam là: ............................ (5), kể từ ngày ........................ (6) 1. Tạm giam bị cáo: (chỉ ghi họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp) Bị Viện kiểm sát (3).................................................................................... Truy tố về tội (Các tội) ............................................................................... Theo điểm (các điểm).......... khoản (các khoản)......... Điều (các điều)........ của Bộ luật Hình sự. Thời hạn tạm giam kể từ ngày (4): .............. cho đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm. 1. Bắt và tạm giam bị can (bị cáo): (chỉ ghi họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp) Bị Viện kiểm sát (4).................................................................................... Truy tố về tội (Các tội) ............................................................................... Theo điểm (các điểm).......... khoản (các khoản)......... Điều (các điều)........ của Bộ luật Hình sự. Thời hạn tạm giam tính từ ngày bắt để tạm giam cho đến ngày.... tháng..... năm.... (5) 1."
},
{
"id": 529161,
"text": "Điều 2. Các mẫu văn bản tố tụng dùng cho Tòa án cấp phúc thẩm\na) Lệnh tạm giam (Mẫu số 02a: dùng cho Chánh án, Phó Chánh án Tòa án hoặc Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao để áp dụng biện pháp tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam).\nb) Lệnh tạm giam (Mẫu số 02b: dùng cho Chánh án, Phó Chánh án Tòa án hoặc Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao để áp dụng biện pháp tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa đối với bị cáo đang bị tạm giam)....\nc) Lệnh bắt và tạm giam (Mẫu số 02c: dùng cho Chánh án, Phó Chánh án Tòa án hoặc Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao để áp dụng biện pháp bắt và tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm đối với bị cáo đang được tại ngoại).\nd) Quyết định tạm giam (Mẫu số 02d: dùng cho Hội đồng xét xử phúc thẩm để áp dụng biện pháp tạm giam khi kết thúc phiên tòa đối với bị cáo đang bị tạm giam).\nđ) Quyết định bắt và tạm giam (Mẫu số 02đ: dùng cho Hội đồng xét xử phúc thẩm để áp dụng biện pháp tạm giam khi kết thúc phiên tòa đối với bị cáo đang được tại n ngoại) ."
}
] |
168,347 | Cơ sở hỗ trợ phụ nữ bị buôn bán từ nước ngoài trở về có những nhiệm vụ nào? | [
{
"id": 209013,
"text": "Nhiệm vụ của cơ sở hỗ trợ nạn nhân\n1. Tổ chức hỗ trợ về sức khỏe, tâm lý, giáo dục cho nạn nhân sau khi tiếp nhận phù hợp với lứa tuổi, nguyện vọng của nạn nhân và khả năng đáp ứng của cơ sở.\n2. Giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho nạn nhân.\n3. Đánh giá khả năng tái hòa nhập cộng đồng của nạn nhân, cung cấp các thông tin về chính sách, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng.\n4. Hỗ trợ các cơ quan liên quan tiếp tục xác minh nhân thân, địa chỉ và đưa nạn nhân trở về gia đình, cộng đồng."
}
] | [
{
"id": 450,
"text": "Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 3 năm 2014 và thay thế Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BCA-BQP-BNG-BLĐTBXH ngày 08 tháng 5 năm 2008 của liên Bộ: Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn trình tự, thủ tục xác minh, xác định, tiếp nhận phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về."
},
{
"id": 23279,
"text": "Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân, nhóm hộ và cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện nghèo, xã ĐBKK vùng bãi ngang, xã ĐBKK và thôn ĐBKK thuộc Chương trình 135, trong đó: ưu tiên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, người khuyết tật còn khả năng lao động thuộc hộ nghèo, phụ nữ thuộc hộ nghèo; tạo điều kiện để người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về thuộc hộ nghèo tham gia dự án."
},
{
"id": 638598,
"text": "Điều 26. Trách nhiệm của Bộ Công an quy định tại Điều 31 và Điều 33 của Pháp lệnh\n1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc tổ chức đấu tranh chống tội phạm về mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em để phục vụ hoạt động mại dâm; tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin về tội phạm mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em để phục vụ hoạt động mại dâm.\n2. Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, chiến sĩ chuyên trách trong ngành làm công tác đấu tranh phòng, chống mại dâm.\n3. Thực hiện thống kê nhà nước về tội phạm mại dâm; tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em để phục vụ hoạt động mại dâm; quản lý thông tin về tội phạm mại dâm.\n4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm đăng ký tạm trú, tạm vắng và cam kết thực hiện các quy định về đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội.\n5. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo việc quản lý giáo dục những người có hành vi mại dâm, liên quan đến mại dâm tại cộng đồng; lập hồ sơ đề nghị đưa đối tượng vào cơ sở chữa bệnh; chỉ đạo lực lượng công an hỗ trợ giữ gìn an ninh, trật tự tại các cơ sở chữa bệnh theo đề nghị của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.\n6. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan trong việc kiểm tra, thanh tra và xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm."
},
{
"id": 164991,
"text": "Nhiệm vụ của cơ sở tiếp nhận nạn nhân\n1. Tiếp nhận nạn nhân từ nước ngoài trở về.\n2. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Hội Phụ nữ nơi tiếp nhận tổ chức hỗ trợ ban đầu về ăn, ở, sức khỏe và tư vấn cho nạn nhân; bàn giao nạn nhân cho cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận."
},
{
"id": 512539,
"text": "Điều 1. Phê duyệt Thỏa thuận về sửa đổi, bổ sung Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Căm-pu-chia để loại trừ nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em và giúp đỡ nạn nhân bị buôn bán đã được Chính phủ hai nước ký ngày 28 tháng 09 năm 2005."
}
] |
114,971 | Khi thực hiện quyền giáo dục cho người khuyết tật các quốc gia cần phải bảo đảm những vấn đề gì? | [
{
"id": 190246,
"text": "Giáo dục\n...\n2. Trong khi biến quyền này thành hiện thực, quốc gia thành viên phải bảo đảm:\na. Người khuyết tật không bị loại khỏi hệ thống giáo dục phổ thông trên cơ sở sự khuyết tật, và trẻ em khuyết tật không bị loại khỏi giáo dục tiểu học bắt buộc, hoặc giáo dục trung học, trên cơ sở sự khuyết tật;\nb. Người khuyết tật có thể tiếp cận giáo dục tiểu học và trung học cơ sở có chất lượng tốt và miễn phí trên cơ sở bình đẳng với những người khác trong cùng cộng đồng mà họ sinh sống;\nc. Tạo điều kiện hợp lý cho người khuyết tật trên cơ sở nhu cầu cá nhân;\nd. Người khuyết tật được nhận sự trợ giúp cần thiết trong hệ thống giáo dục phổ thông để được giáo dục hiệu quả;\ne. Cung cấp các biện pháp trợ giúp cá biệt hóa có hiệu quả, trong môi trường thể hiện sự phát triển xã hội và khoa học kỹ thuật cao nhất, phù hợp với mục đích hoà nhập trọn vẹn.\n..."
}
] | [
{
"id": 91264,
"text": "Giáo dục\n1. Quốc gia thành viên thừa nhận quyền được giáo dục của người khuyết tật. Để hướng tới biến quyền này thành hiện thực, các quốc gia thành viên phải bảo đảm hệ thống giáo dục ở mọi cấp và học tập suốt đời cho người khuyết tật cùng với người không khuyết tật trên cơ cơ sở bình đẳng về cơ hội, sự giáo dục này có định hướng:\na. Phát triển trọn vẹn năng lực tiềm tàng của con người, nhận thức về nhân cách và phẩm giá, củng cố sự tôn trọng quyền con người, các tự do cơ bản và tính đa dạng của loài người;\nb. Phát triển trọn vẹn tiềm năng về tính cách, tài năng, sáng tạo, cũng như những năng lực thể chất và tinh thần của người khuyết tật;\nc. Tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia hiệu quả vào xã hội tự do.\n2. Trong khi biến quyền này thành hiện thực, quốc gia thành viên phải bảo đảm:\na. Người khuyết tật không bị loại khỏi hệ thống giáo dục phổ thông trên cơ sở sự khuyết tật, và trẻ em khuyết tật không bị loại khỏi giáo dục tiểu học bắt buộc, hoặc giáo dục trung học, trên cơ sở sự khuyết tật;\nb. Người khuyết tật có thể tiếp cận giáo dục tiểu học và trung học cơ sở có chất lượng tốt và miễn phí trên cơ sở bình đẳng với những người khác trong cùng cộng đồng mà họ sinh sống;\nc. Tạo điều kiện hợp lý cho người khuyết tật trên cơ sở nhu cầu cá nhân;\nd. Người khuyết tật được nhận sự trợ giúp cần thiết trong hệ thống giáo dục phổ thông để được giáo dục hiệu quả;\ne. Cung cấp các biện pháp trợ giúp cá biệt hóa có hiệu quả, trong môi trường thể hiện sự phát triển xã hội và khoa học kỹ thuật cao nhất, phù hợp với mục đích hoà nhập trọn vẹn.\n..."
},
{
"id": 82002,
"text": "Giáo dục\n...\n4. Để bảo đảm biến quyền này thành hiện thực, các quốc gia thành viên phải tiến hành những biện pháp thích hợp để tuyển dụng giáo viên, trong đó có giáo viên khuyết tật, có trình độ về ngôn ngữ ký hiệu và/hoặc chữ Braille, đào tạo chuyên gia và nhân viên ở mọi cấp giáo dục. Sự đào tạo này phải bao gồm nâng cao nhận thức về người khuyết tật và sử dụng các cách thức, phương tiện và dạng giao tiếp tăng cường hoặc thay thế, kỹ thuật và cơ sở vật chất giáo dục để hỗ trợ người khuyết tật.\n5. Các quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng người khuyết tật có thể tiếp cận giáo dục phổ thông cấp ba, dạy nghề, bổ túc và học tập suốt đời mà không có sự phân biệt nào và trên cơ sở bình đẳng với những người khác. Để đạt được mục đích này, quốc gia thành viên sẽ bảo đảm tạo điều kiện hợp lý cho người khuyết tật."
},
{
"id": 116393,
"text": "Tôn trọng tổ ấm và gia đình\n1. Quốc gia thành viên tiến hành các biện pháp hiệu quả và thích hợp để xoá bỏ sự phân biệt đối xử đối với người khuyết tật trong các vấn đề liên quan đến hôn nhân, gia đình, cha mẹ, họ hàng, trên cơ sở bình đẳng với những người khác, để bảo đảm:\na. Công nhận quyền của mọi người khuyết tật ở độ tuổi kết hôn được kết hôn và xây dựng gia đình trên cơ sở đồng ý tự nguyện và hoàn toàn của người dự định trở thành vợ hoặc chồng người đó;\nb. Công nhận quyền của người khuyết tật được toàn quyền quyết định một cách có trách nhiệm về số con, chỗ dành cho con và được tiếp cận thông tin cũng như giáo dục về sinh sản và kế hoạch hóa gia đình thích hợp với lứa tuổi, cung cấp cho họ những phương tiện cần thiết để thực hiện những quyền này;\nc. Người khuyết tật, kể cả trẻ em, kiềm chế sinh sản trên cơ sở bình đẳng với những người khác.\n2. Các quốc gia thành viên bảo đảm quyền và trách nhiệm của người khuyết tật đối với việc trông giữ, bảo trợ, ủy thác, nhận nuôi trẻ em hoặc các quan hệ tương tự, nếu các khái niệm này có trong pháp luật quốc gia; trong mọi trường hợp lợi ích tốt nhất cho trẻ phải được đặt lên hàng đầu. Quốc gia thành viên cung cấp cho người khuyết tật sự hỗ trợ thích hợp để họ thực hiện trách nhiệm chăm sóc trẻ.\n3. Các quốc gia thành viên bảo đảm rằng trẻ em khuyết tật có quyền được tôn trọng cuộc sống gia đình một cách bình đẳng. Để hướng tới biến quyền này thành hiện thực, và để ngăn chặn sự giấu diếm, bỏ rơi, vô trách nhiệm, cách ly trẻ em khuyết tật, quốc gia thành viên cam kết cung cấp thông tin, dịch vụ và sự hỗ trợ kịp thời và toàn diện cho trẻ em khuyết tật và gia đình họ."
},
{
"id": 98206,
"text": "Mức sống và phúc lợi xã hội thỏa đáng\n1. Quốc gia thành viên công nhận quyền của người khuyết tật và gia đình của họ được có mức sống thỏa đáng, trong đó có điều kiện ăn, mặc và ở thỏa đáng, và quyền của người khuyết tật được có điều kiện sống liên tục cải thiện, và tiến hành các bước thích hợp để bảo vệ và thúc đẩy việc biến quyền này thành hiện thực mà không có sự phân biệt đối xử trên cơ sở sự khuyết tật.\n2. Quốc gia thành viên công nhận quyền của người khuyết tật được hưởng phúc lợi xã hội và được hưởng quyền đó mà không có sự phân biệt đối xử trên cơ sở sự khuyết tật, và tiến hành các bước thích hợp để bảo vệ và thúc đẩy việc biến quyền này thành hiện thực, trong đó có các biện pháp:\na. Bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận bình đẳng đối với dịch vụ nước sạch, bảo đảm cho họ tiếp cận các dịch vụ, thiết bị và sự hỗ trợ khác phục vụ những nhu cầu xuất phát từ tình trạng khuyết tật;\nb. Bảo đảm quyền của người khuyết tật, đặc biệt là phụ nữ và bé gái khuyết tật, người già khuyết tật được hưởng các chương trình phúc lợi xã hội và chương trình xoá đói giảm nghèo;\nc. Bảo đảm cho người khuyết tật và gia đình họ sống trong tình trạng nghèo khổ được tiếp cận sự giúp đỡ từ quỹ hỗ trợ người khuyết tật, trong đó có thể bằng cách đào tạo, tư vấn hoặc hỗ trợ tài chính và động viên tạm thời một cách thích hợp;\nd. Bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận các chương trình nhà ở công cộng;\ne. Bảo đảm cho người khuyết tật tiếp cận các chương trình và phúc lợi hưu trí."
}
] |
142,776 | Người làm lưu trữ ở Bộ Tài chính được quy định như thế nào? | [
{
"id": 221349,
"text": "Người làm lưu trữ\nNgoài các điều kiện, tiêu chuẩn của người làm lưu trữ theo quy định tại Điều 7, Luật lưu trữ 2011, người làm lưu trữ được hưởng các chế độ, quyền lợi theo quy định của Nhà nước và của Bộ Tài chính."
},
{
"id": 60,
"text": "Người làm lưu trữ\n1. Người làm lưu trữ ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ và kiến thức cần thiết khác phù hợp với công việc; được hưởng chế độ, quyền lợi tương ứng trong cơ quan, tổ chức và được hưởng phụ cấp ngành nghề đặc thù, chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.\n2. Người làm lưu trữ không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ và kiến thức cần thiết khác phù hợp với công việc; được hưởng chế độ, quyền lợi của người lao động làm việc trong tổ chức đó.\n3. Người được giao kiêm nhiệm làm lưu trữ phải được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ và những kiến thức cần thiết khác phù hợp với công việc."
}
] | [
{
"id": 224208,
"text": "Hội đồng xác định giá trị tài liệu \n…\n2. Hội đồng xác định giá trị tài liệu do người đứng đầu cơ quan quyết định thành lập. Thành phần của Hội đồng quy định như sau:\na) Tại cơ quan Bộ Tài chính\n- Chủ tịch Hội đồng: Chánh Văn phòng Bộ.\n- Thư ký Hội đồng: Người làm lưu trữ của cơ quan.\n- Đại diện lãnh đạo đơn vị có tài liệu là ủy viên.\n- Người am hiểu về lĩnh vực có tài liệu cần xác định giá trị là ủy viên.\nb) Tại các Tổng cục và đơn vị tương đương thuộc Bộ\n- Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Tổng cục và tương đương.\n- Thư ký Hội đồng: Người làm lưu trữ của cơ quan.\n- Đại diện lãnh đạo đơn vị có tài liệu là ủy viên.\n- Người am hiểu về lĩnh vực có tài liệu cần xác định giá trị là ủy viên.\nc) Tại các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và đơn vị tương đương trực thuộc Bộ\n- Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo đơn vị.\n- Thư ký Hội đồng: Người làm lưu trữ của cơ quan.\n- Đại diện lãnh đạo đơn vị có tài liệu là ủy viên.\n- Người am hiểu về lĩnh vực có tài liệu cần xác định giá trị là ủy viên.\nd) Tại các Cục và tương đương trực thuộc Tổng cục và tương đương ở các tỉnh, thành phố\n- Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Cục.\n- Thư ký Hội đồng: Người làm lưu trữ của cơ quan.\n- Đại diện lãnh đạo đơn vị có tài liệu là ủy viên.\n- Người am hiểu về lĩnh vực có tài liệu cần xác định giá trị là ủy viên.\ne) Tại các Chi cục và các đơn vị tương đương ở các tỉnh, thành phố\n- Chủ tịch Hội đồng: Chi cục trưởng.\n- Thư ký Hội đồng: Người làm lưu trữ của cơ quan.\n- Đại diện lãnh đạo đơn vị có tài liệu là ủy viên.\n- Người am hiểu về lĩnh vực có tài liệu cần xác định giá trị là ủy viên."
},
{
"id": 218138,
"text": "Người làm công tác lưu trữ tem bưu chính quốc gia\nNgười làm công tác lưu trữ tem bưu chính quốc gia phải được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ và kiến thức cần thiết khác phù hợp với công việc lưu trữ tem bưu chính quốc gia."
},
{
"id": 67,
"text": "1. Tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của xã, phường, thị trấn được lựa chọn và lưu trữ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.\nNgười làm lưu trữ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải có đủ các tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ lưu trữ và được hưởng chế độ, quyền lợi theo quy định của pháp luật.\n2. Người làm lưu trữ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ hướng dẫn việc lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, chỉnh lý, thống kê, bảo quản và phục vụ sử dụng tài liệu lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ."
}
] |
131,811 | Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức và hoạt động theo chế độ gì? | [
{
"id": 184707,
"text": "Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ\n1. Thanh tra Bộ có Chánh thanh tra Bộ, các Phó Chánh thanh tra Bộ, Thanh tra viên và chuyên viên nghiệp vụ.\n2. Thanh tra Bộ được tổ chức thành các phòng chuyên môn nghiệp vụ và phòng Tổng hợp. số lượng các phòng thuộc Thanh tra Bộ do Bộ trưởng quyết định căn cứ vào tình hình thực tế từng giai đoạn.\nTrên cơ sở số lượng các phòng do Bộ trưởng quyết định, Chánh thanh tra Bộ quy định chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của các Phòng trực thuộc Thanh tra Bộ.\n3. Thanh tra Bộ được tổ chức và hoạt động theo chế độ thủ trưởng."
}
] | [
{
"id": 78612,
"text": "Xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra\n1. Kế hoạch thanh tra của cơ quan cấp dưới nếu có sự chồng chéo với kế hoạch của cơ quan cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch của cơ quan cấp trên.\n2. Chánh Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Kế hoạch và Đầu tư; phối hợp với Thanh tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư; phối hợp với Thanh tra tỉnh xử lý việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư với các cơ quan thanh tra địa phương, báo cáo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét khi cần thiết.\n3. Chánh Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh xử lý việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra với các cơ quan thanh tra của địa phương."
},
{
"id": 532551,
"text": "Điều 2. Đối tượng áp dụng. Thông tư này áp dụng đối với: Cơ quan quản lý nhà nước; Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; Chánh Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Chánh Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư; Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Kế hoạch và Đầu tư; Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, thanh tra viên, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư."
},
{
"id": 521281,
"text": "Khoản 3. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện phương án cơ cấu lại; chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm; kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm; việc tuyển dụng lao động, thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp; có ý kiến về việc giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền đối với hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ."
},
{
"id": 189552,
"text": "Nhiệm vụ và quyền hạn\n...\n2. Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:\na) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;\nb) Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê;\nc) Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao;\nd) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Cục trưởng Cục Thống kê, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê khi cần thiết;\nđ) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và công chức làm công tác thanh tra thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;\ne) Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra;\ng) Tổng kết, rút kinh nghiệm, xây dựng nghiệp vụ thanh tra kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.\n..."
},
{
"id": 624161,
"text": "15. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học thống kê, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong hệ thống tổ chức thống kê tập trung;\n16. Quyết định các biện pháp, tổ chức, chỉ đạo hoạt động cung ứng dịch vụ công về thống kê theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; quản lý nhà nước đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Tổng cục Thống kê thực hiện theo chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm do Chính phủ quy định;\n17. Giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý các doanh nghiệp hiện có thuộc Tổng cục Thống kê theo quy định của pháp luật;\n18. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm về thống kê theo thẩm quyền;\n19. Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Tổng cục Thống kê đã được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt;\n20. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về thống kê đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thống kê theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;\n21. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;\n22. Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao."
}
] |
38,064 | Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước được quy định như thế nào? | [
{
"id": 104108,
"text": "Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước\n1. Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:\na) Bảo đảm cho tổ chức, cá nhân truy nhập thuận tiện;\nb) Hỗ trợ tổ chức, cá nhân truy nhập và sử dụng các biểu mẫu trên trang thông tin điện tử (nếu có);\nc) Bảo đảm tính chính xác và sự thống nhất về nội dung của thông tin trên trang thông tin điện tử;\nd) Cập nhật thường xuyên và kịp thời thông tin trên trang thông tin điện tử;\nđ) Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.\n2. Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải có những thông tin chủ yếu sau đây:\na) Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó và của từng đơn vị trực thuộc;\nb) Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản pháp luật có liên quan;\nc) Quy trình, thủ tục hành chính được thực hiện bởi các đơn vị trực thuộc, tên của người chịu trách nhiệm trong từng khâu thực hiện quy trình, thủ tục hành chính, thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính;\nd) Thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách, chiến lược, quy hoạch chuyên ngành;\nđ) Danh mục địa chỉ thư điện tử chính thức của từng đơn vị trực thuộc và cán bộ, công chức có thẩm quyền;\ne) Thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công;\ng) Danh mục các hoạt động trên môi trường mạng đang được cơ quan đó thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này;\nh) Mục lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân.\n3. Cơ quan nhà nước cung cấp miễn phí thông tin quy định tại khoản 2 Điều này."
}
] | [
{
"id": 250158,
"text": "Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước\n1. Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:\na) Bảo đảm cho tổ chức, cá nhân truy nhập thuận tiện;\nb) Hỗ trợ tổ chức, cá nhân truy nhập và sử dụng các biểu mẫu trên trang thông tin điện tử (nếu có);\nc) Bảo đảm tính chính xác và sự thống nhất về nội dung của thông tin trên trang thông tin điện tử;\nd) Cập nhật thường xuyên và kịp thời thông tin trên trang thông tin điện tử;\nđ) Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước."
},
{
"id": 169266,
"text": "\"Điều 6. Giao dịch điện tử qua Cổng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của Kho bạc Nhà nước\n1. Giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước được thực hiện qua các trang thông tin điện tử tích hợp của Cổng thông tin điện tử của Kho bạc Nhà nước quy định tại Điều 5 Thông tư này bao gồm:\na) Giao dịch điện tử liên quan đến việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước trên môi trường điện tử;\nb) Các giao dịch điện tử liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước;\nc) Giao dịch chia sẻ dữ liệu số trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước;\nd) Các giao dịch điện tử khác trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.\n2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân truy cập vào Cổng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của Kho bạc Nhà nước qua trình duyệt web hoặc ứng dụng di động của Kho bạc Nhà nước.\n3. Cổng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của Kho bạc Nhà nước tiếp nhận chứng từ điện tử liên tục 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết, trừ trường hợp có quy định khác về thời hạn nhận chứng từ hoặc trong các trường hợp hệ thống của Kho bạc Nhà nước đang bảo trì, nâng cấp hoặc gặp sự cố kỹ thuật, không thể vận hành. Trường hợp bảo trì, nâng cấp hệ thống, Kho bạc Nhà nước thông báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trước ít nhất 03 ngày trên Trang thông tin điện tử của Kho bạc Nhà nước hoặc bằng thư điện tử đến cơ quan, tổ chức, cá nhân.\n4. Trước khi thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước qua các trang thông tin điện tử của Kho bạc Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện định danh và xác thực điện tử theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử.\""
},
{
"id": 447826,
"text": "Khoản 1. Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước là trang thông tin điện tử theo quy định tại khoản 21 Điều 3 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và có tên miền theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Mỗi trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước là thành phần của một cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước (gọi tắt là trang thành phần)."
},
{
"id": 447831,
"text": "Điều 4. Yêu cầu chung đối với cổng thông tin điện tử và trang thông tin điện tử\n1. Tuân thủ quy định về cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng tại Chương II Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, Điều 28 Luật Công nghệ thông tin và Điều 20 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.\n2. Tuân thủ Khung kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số Việt Nam và Kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số cấp bộ hiện hành đối với cổng thông tin điện tử và trang thông tin điện tử cấp bộ; Kiến trúc Chính quyền điện tử, Chính quyền số cấp tỉnh hiện hành đối với cổng thông tin điện tử và trang thông tin điện tử cấp tỉnh.\n3. Các thông tin của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng được lưu trữ dưới dạng dữ liệu có cấu trúc, lưu trữ trong cơ sở dữ liệu và chia sẻ dưới dạng dịch vụ web (web service) để bảo đảm khả năng sẵn sàng kết nối, chia sẻ thông tin giữa các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước.\n4. Cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử có phương án dự phòng bảo đảm duy trì hoạt động an toàn, liên tục và khắc phục khi có sự cố xảy ra, trừ những trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.\n5. Cơ quan chủ quản cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử có quy chế quản lý, vận hành và cung cấp thông tin bao gồm nội dung về quy trình xử lý sự cố, tiếp nhận và xử lý thông tin vi phạm theo quy định của pháp luật.\n6. Cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử được gắn mã giám sát trên Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số (Hệ thống EMC) trên cơ sở thông tin được cung cấp theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.\n7. Cấu trúc, bố cục trên giao diện cổng thông tin điện tử và trang thông tin điện tử.\na) Cổng thông tin điện tử và trang thông tin điện tử có nhãn thể hiện việc đã kết nối với Hệ thống EMC;\nb) Cổng thông tin điện tử có hiển thị đường dẫn tại trang chủ dẫn đến các trang thành phần của cổng;\nc) Trang thông tin điện tử có đường dẫn tại trang chủ đến cổng thông tin điện tử mà trang trực thuộc;\nd) Bảo đảm sự tương đồng về màu sắc, bố cục giữa cổng và các trang thành phần tại giao diện Đầu trang và giao diện Chân trang.\n8. Tuân thủ về lưu trữ dữ liệu theo quy định của pháp luật về lưu trữ, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng và pháp luật khác có liên quan.\n9. Bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về dữ liệu đặc tả được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.\n10. Các yêu cầu đối với cổng thông tin điện tử\na) Triển khai trên hạ tầng có khả năng mở rộng theo nhu cầu sử dụng;\nb) Đáp ứng các yêu cầu về an toàn thông tin đối với hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên.\n11. Các yêu cầu đối với trang thông tin điện tử có thể triển khai trên hạ tầng thông thường tùy theo nhu cầu sử dụng."
}
] |
8,591 | Người lao động hưởng lương theo tháng thì được trả lương khi nào? | [
{
"id": 61903,
"text": "\"Điều 97. Kỳ hạn trả lương\n1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.\n2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.\n3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.\n4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.\""
}
] | [
{
"id": 155102,
"text": "Điều kiện hưởng lương hưu\n...\n4. Người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng thì người lao động được lựa chọn đóng một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất để hưởng lương hưu. Người lao động được hưởng lương hưu tại tháng đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu và đã đóng đủ bảo hiểm xã hội cho số tháng còn thiếu."
},
{
"id": 74930,
"text": "\"Điều 59. Thời điểm hưởng lương hưu\n1. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật.\n2. Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 của Luật này, thời điểm hưởng lương hưu được tính từ tháng liền kề khi người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu và có văn bản đề nghị gửi cho cơ quan bảo hiểm xã hội.\n3. Đối với người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.\n4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này.\""
},
{
"id": 72661,
"text": "Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp\n1. Các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:\n...\nd) Hưởng lương hưu hằng tháng\nNgày mà người lao động được xác định hưởng lương hưu là ngày đầu tiên tính hưởng lương hưu được ghi trong văn bản của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động."
},
{
"id": 212810,
"text": "Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương\n...\n4 . Người lao động được nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.\n5. Trong trường hợp cần phải giải quyết việc riêng hoặc vì lý do sức khỏe, đi học tự túc trong giờ làm việc không do cơ quan cử, người lao động làm đơn gửi cấp có thẩm quyền xin nghỉ việc riêng không hưởng lương. Người lao động chỉ được nghỉ khi được sự chấp thuận của người có thẩm quyền.\n6. Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, khả năng bố trí, sắp xếp, điều chỉnh công việc, sau khi có ý kiến của người quản lý lao động trực tiếp, người sử dụng lao động xem xét, quyết định cho người lao động nghỉ việc không hưởng lương.\n7. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương không được tính vào thời gian làm việc để xét nâng lương, xét thi đua - khen thưởng và các khoản phúc lợi liên quan khác.\n8. Quy định về thời gian nghỉ việc không hưởng lương và các chế độ, chính sách có liên quan thực hiện theo quy định của pháp luật và BHTGVN."
}
] |
89,191 | Chẩn đoán xác định viêm lợi liên quan đến mảng bám răng như thế nào? | [
{
"id": 161420,
"text": "VIÊM LỢI LIÊN QUAN ĐẾN MẢNG BÁM RĂNG\n...\nIII. CHẨN ĐOÁN\n1.Chẩn đoán xác định\nChủ yếu dựa trên các triệu chứng lâm sàng.\na. Toàn thân: Không có biểu hiện gì đặc biệt.\nb. Tại chỗ\n- Ngoài miệng: Có thể có hạch dưới hàm.\n- Trong miệng: Sau trên 2 tuần tiến triển có các tổn thương ở lợi với những đặc điểm lâm sàng:\n+ Có mảng bám răng ở răng giáp bờ viền lợi, có thể thấy bằng mắt thường hay chất nhuộm màu mảng bám răng.\n+ Thay đổi hình thể của lợi: Bờ lợi, nhú lợi sưng, phù nề, phì đại tạo nên túi lợi giả.\n+ Thay đổi màu sắc của lợi: Lợi bình thường màu hồng nhạt chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc đỏ sẫm.\n+ Độ săn chắc giảm: Bình thường lợi săn chắc, ôm sát cổ răng nhưng khi bị viêm thì giảm độ săn chắc và tính đàn hồi.\n+ Chảy máu: Tự nhiên hay khi khám.\n+ Tăng tiết dịch túi lợi.\n+ Phục hồi lợi sau khi làm sạch mảng bám răng.\n+ Hình ảnh mô học là tổn thương viêm.\n+ Không có mất bám dính quanh răng.\n+ Không có túi lợi bệnh lý.\n+ Biểu hiện viêm có thể ở một răng, một nhóm răng hoặc toàn bộ hai hàm.\n+ Trường hợp viêm lợi do mảng bám răng với các yếu tố tại chỗ phối hợp làm tăng sự tích tụ mảng bám răng có thể thấy các lợi viêm khu trú ở các răng có hình thể răng bất thường, có nhú men răng gần chân răng, đường nứt xi măng, chất hàn thừa, cầu, chụp răng sai quy cách hoặc tiêu chân răng vùng cổ răng do sang chấn hoặc tổn thương tủy.\nc. Các biểu hiện cận lâm sàng\nX quang: Không có hình ảnh tiêu xương ổ răng.\n..."
}
] | [
{
"id": 161419,
"text": "VIÊM LỢI LIÊN QUAN ĐẾN MẢNG BÁM RĂNG\nI. ĐỊNH NGHĨA\nViêm lợi liên quan đến mảng bám răng là tổn thương viêm mạn tính xảy ra ở mô mềm xung quanh răng, nguyên nhân do vi khuẩn trong mảng bám răng gây ra. Tổn thương khu trú ở lợi, không ảnh hưởng tới xương ổ răng và xương răng.\nII.NGUYÊN NHÂN\nCác bệnh lợi được phân chia làm hai nhóm là các bệnh lợi do mảng bám răng và các tổn thương lợi không do mảng bám răng. Trong bài này chúng tôi đề cập đến bệnh viêm lợi chỉ do mảng bám răng với hai nhóm nguyên nhân:\n- Viêm lợi chỉ do mảng bám răng, không có các yếu tố tại chỗ khác phối hợp.\n- Viêm lợi do mảng bám răng với các yếu tố tại chỗ phối hợp làm tăng sự tích tụ mảng bám răng, đó là:\n+ Hình thể răng bất thường, có nhú men răng gần chân răng.\n+ Đường nứt xi măng: Có những đường như bị nứt chạy ngay dưới đường ranh giới men xi măng.\n+ Chất hàn thừa, cầu, chụp răng sai quy cách.\n+ Tiêu chân răng vùng cổ răng do sang chấn hoặc tổn thương tủy.\n..."
},
{
"id": 214708,
"text": "VIÊM QUANH RĂNG TIẾN TRIỂN CHẬM\nI. ĐỊNH NGHĨA\nViêm quanh răng tiến triển chậm là hậu quả của sự lan rộng quá trình viêm khởi đầu ở lợi tới tổ chức quanh răng, gây phá hủy xương ổ răng, dây chằng quanh răng và xương răng.\nViêm quanh răng tiến triển chậm thường tiến triển nhiều năm, kéo dài nên còn được gọi là viêm quanh răng ở người lớn hoặc viêm quanh răng do viêm mạn tính.\nII. NGUYÊN NHÂN\n- Viêm quanh răng tiến triển chậm là bệnh đa yếu tố. Đó là kết quả của sự tương tác nhiều yếu tố phức tạp giữa vật chủ và các tác nhân nhiễm trùng. Sự tiến triển viêm quanh răng là do mất thăng bằng giữa một bên là sự thâm nhập của các vi khuẩn vào hệ thống bám dính và một bên là khả năng bảo vệ của cơ thể vật chủ.\n- Viêm quanh răng tiến triển chậm liên quan với sự tích tụ của mảng bám vi khuẩn hay liên quan chặt chẽ với tình trạng vệ sinh răng miệng.\n- Mặc dù khả năng miễn dịch của cơ thể có thể thay đổi nhưng viêm quanh răng tiến triển chậm hầu như không liên quan với các thiếu hụt miễn dịch và tình trạng toàn thân bất thường.\n- Một số bệnh toàn thân như đái tháo đường, các thay đổi về nội tiết hoặc các thiếu hụt miễn dịch có thể làm biến đổi đáp ứng của vật chủ đối với mảng bám răng đang tồn tại, làm tăng thêm tiến triển viêm quanh răng và làm tăng mức độ và phạm vi phá hủy mô.\n- Về mặt vi khuẩn, nhìn chung thì mảng bám dính ở vùng dưới lợi thường có các loài Actinomyces và khuẩn lạc chứa các vi khuẩn hình sợi gram dương và gram âm. Mảng bám không dính ở dưới lợi thì có các xoắn khuẩn và các trực khuẩn gram âm chiếm ưu thế.\n..."
},
{
"id": 161421,
"text": "VIÊM LỢI LIÊN QUAN ĐẾN MẢNG BÁM RĂNG\n...\nIV. ĐIỀU TRỊ\nĐiều trị bao gồm các bước sau:\n- Hướng dẫn vệ sinh răng miệng, đây là yếu tố rất quan trọng nhằm loại trừ mảng bám răng là nguyên nhân gây bệnh.\n- Làm sạch các chất bám trên bề mặt răng như cao răng, mảng bám và các chất mầu.\n- Dùng nước súc miệng có tác dụng kìm khuẩn hoặc sát khuẩn cho những người không thể làm sạch mảng bám răng bằng các biện pháp cơ học như bị tật, đang phẫu thuật vùng miệng, hàm mặt, mang khí cụ nắn chỉnh răng.\n- Loại bỏ các yếu tố tại chỗ phối hợp làm tăng sự tích tụ mảng bám răng: sửa lại chỗ hàn, cầu chụp sai quy cách, hàn răng sâu..\n- Phẫu thuật cắt, tạo hình lợi với những trường hợp lợi phì đại, xơ hóa."
},
{
"id": 214709,
"text": "VIÊM QUANH RĂNG TIẾN TRIỂN CHẬM\n...\nIII. CHUẨN ĐOÁN\n1. Chuẩn đoán xác định\na. Lâm sàng\nTrên lâm sàng co các thay đổi viêm mạn tính ở lợi và sự có mặt của các túi quanh răng.\n- Viêm lợi: là biểu hiện đặc trưng của viêm quanh răng tiến triển chậm. Viêm lợi là do tích tụ mảng bám răng. Viêm lợi với các biểu hiện là lợi thường sưng nề nhẹ đến trung bình và có biểu hiện biến đổi mầu sắc từ hồng nhạt sang màu đỏ, lợi dính mất cấu trúc da cam. Có thay đổi hình thể bề mặt lợi như các bờ lợi không còn sắc hoặc tròn và nhú lợi dẹt xuống hoặc lõm, mất vùng lõm ở lợi ở phía trước hai răng liền kề. Trong một số trường hợp, do hậu quả viêm mức độ nhẹ kéo dài, làm cho lợi bờ xơ dày.\n- Chảy máu lợi: có thể có chảy máu tự nhiên hoặc dễ chảy máu khi bị kích thích hay chảy máu khi thăm khám\n- Dịch rỉ viêm: có thể có dịch rỉ viêm hoặc mủ ở túi lợi. Nếu trường hợp túi quanh răng bị bít kín lại thì mủ không thể dẫn lưu ra được và có thể hình thành áp xe quanh răng. Khi có áp xe quanh răng thì sẽ gây ra đau cho bệnh nhân.\n- Mất bám dính quanh răng và tiêu xương ổ răng, hình thành túi lợi bệnh lý hay túi quanh răng với chiều sâu của túi lợi có thể thay đổi khác nhau.\n- Lung lay răng: do có tiêu xương ổ răng nên làm cho các răng bị lung lay. Nếu mất nhiều xương và tiến triển kéo dài, có thể còn gây ra di lệch răng.\n- Đau: Viêm quanh răng tiến triển chậm thường không gây đau. Đôi khi các chân răng đã bộc lộ nhạy cảm với nóng lạnh. Nhưng có thể có đau âm ỉ khu trú, và có khi lan đến hàm, hoặc có thể thấy lợi nhạy cảm hoặc ngứa. Trường hợp đau cấp do đã tạo thành áp xe quanh răng hoặc có sâu ở các chân răng gây viêm tủy răng.\n- Tính chất khu trú: Bệnh viêm quanh răng tiến triển chậm thường có ở toàn bộ hai hàm mặc dù có một vài vùng có thể nặng hơn so với các vùng khác. Các vùng nặng hơn thường liên quan với việc kiểm soát mảng bám kém hơn như vùng chẽ chân răng hoặc các răng mọc sai vị trí.\n..."
}
] |
101,693 | Doanh nghiệp dự án PPP được phát hành loại trái phiếu nào theo quy định của pháp luật hiện nay? | [
{
"id": 62917,
"text": "Giải thích từ ngữ\nTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:\n...\n7. Danh sách ngắn là danh sách nhà đầu tư trúng sơ tuyển đối với hình thức đấu thầu rộng rãi có sơ tuyển hoặc danh sách nhà đầu tư được mời tham gia đàm phán cạnh tranh.\n8. Doanh nghiệp dự án PPP là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập có mục đích duy nhất để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP.\n9. Dự án PPP là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau đây:\na) Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;\nb) Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có;\nc) Vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có.\n...\n14. Hồ sơ mời sơ tuyển là toàn bộ tài liệu yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm đối với nhà đầu tư làm căn cứ để bên mời thầu lựa chọn danh sách ngắn.\n..."
},
{
"id": 52036,
"text": "Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp dự án PPP\n1. Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp dự án PPP theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng, có mục đích duy nhất để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư.\n2. Doanh nghiệp dự án PPP được phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo quy định tại Điều 78 của Luật này.\n3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, việc thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động, giải thể, phá sản của doanh nghiệp dự án PPP thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quy định khác của pháp luật có liên quan và hợp đồng dự án PPP."
}
] | [
{
"id": 52070,
"text": "Phát hành trái phiếu của doanh nghiệp dự án PPP\n1. Doanh nghiệp dự án PPP được phát hành, mua lại trái phiếu riêng lẻ do mình đã phát hành theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp, chứng khoán để huy động vốn thực hiện dự án PPP; không được phát hành trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ và trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ.\n2. Việc phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:\na) Số vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu không vượt quá giá trị phần vốn vay được xác định tại hợp đồng dự án PPP;\nb) Vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu không được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài mục đích thực hiện dự án theo hợp đồng dự án PPP hoặc cho việc cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp;\nc) Doanh nghiệp dự án PPP phải mở tài khoản phong tỏa để nhận tiền mua trái phiếu. Việc giải ngân vốn từ phát hành trái phiếu thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này.\n3. Doanh nghiệp dự án PPP hoạt động chưa đủ thời gian 01 năm thì khi phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 1 Điều này được miễn điều kiện có báo cáo tài chính của năm trước liền kề năm phát hành được kiểm toán theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.\n4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."
},
{
"id": 121027,
"text": "Phát hành trái phiếu của doanh nghiệp dự án PPP\n1. Doanh nghiệp dự án PPP được phát hành, mua lại trái phiếu riêng lẻ do mình đã phát hành theo quy định của Luật này, pháp luật về doanh nghiệp, chứng khoán để huy động vốn thực hiện dự án PPP; không được phát hành trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ và trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ.\n..."
},
{
"id": 505000,
"text": "Điều 6. Huy động vốn vay, vốn trái phiếu doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện dự án\n1. Nguồn vốn vay, nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác tính đến thời điểm đàm phán hợp đồng dự án được xác định trên cơ sở cam kết hoặc thoả thuận bằng văn bản giữa bên cho vay, nhà đầu tư mua trái phiếu hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành trái phiếu và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP. Tổng số vốn cam kết cung cấp của bên cho vay vốn, nhà đầu tư mua trái phiếu hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành trái phiếu tối thiểu bằng mức vốn nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP phải huy động.\n2. Tổng số vốn vay, bao gồm vốn huy động từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các hình thức vay vốn khác (nếu có) không vượt quá tổng số vốn vay theo quy định tại hợp đồng dự án PPP.\n3. Doanh nghiệp dự án PPP chỉ được phát hành trái phiếu không chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu không kèm chứng quyền riêng lẻ sau khi đã ký hợp đồng dự án PPP.\n4. Việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của Luật PPP và quy định tại Nghị định của Chính phủ về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế của công ty không phải là công ty đại chúng.\n5. Doanh nghiệp dự án PPP chào bán trái phiếu riêng lẻ tại thị trường trong nước phải đáp ứng tại khoản 4 Điều này và các điều kiện sau:\na) Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có);\nb) Phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và phù hợp với phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP đã được ký kết;\nc) Báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị có lợi ích công chúng. Trường hợp doanh nghiệp dự án PPP hoạt động chưa đủ 01 năm được miễn điều kiện có báo cáo tài chính của năm trước năm liền kề năm phát hành được kiểm toán theo quy định tại khoản 3 Điều 78 Luật PPP.\n6. Đối tượng tham gia đợt chào bán là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước. Đối tượng tham gia đợt chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế thực hiện theo quy định của thị trường phát hành.\n7. Phương án phát hành trái phiếu của doanh nghiệp dự án PPP thực hiện theo quy định của Nghị định chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế và các quy định sau:\na) Khối lượng và kỳ hạn trái phiếu doanh nghiệp phát hành phù hợp với phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP đã được ký kết;"
},
{
"id": 505001,
"text": "b) Phương án xử lý trả nợ lãi, gốc trái phiếu trong trường hợp doanh nghiệp dự án bị chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật PPP.\n8. Chế độ công bố thông tin về phát hành trái phiếu doanh nghiệp của doanh nghiệp dự án PPP thực hiện theo quy định của pháp luật về công bố thông tin khi chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế và các nội dung sau:\na) Công bố thông tin trước đợt chào bán về phương án tài chính của dự án theo hợp đồng đã ký kết; quy trình quản lý, giải ngân vốn từ chào bán trái phiếu; phương án xử lý trả nợ lãi, gốc trái phiếu theo quy định tại khoản 7 Điều nảy;\nb) Công bố thông tin định kỳ về việc quản lý sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu, tiến độ thực hiện dự án PPP.\n9. Trường hợp doanh nghiệp dự án PPP bị chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật PPP, việc trả nợ gốc, lãi trái phiếu cho nhà đầu tư mua trái phiếu được thực hiện như sau:\na) Nhà đầu tư thay thế tiếp nhận dự án theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật PPP có trách nhiệm tiếp nhận nghĩa vụ trả nợ lãi, gốc trái phiếu theo điều kiện, điều khoản của trái phiếu doanh nghiệp đã được doanh nghiệp dự án PPP phát hành;\nb) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận dự án khi chấm dứt hợp đồng PPP trước hạn, doanh nghiệp dự án PPP có trách nhiệm thanh toán đầy đủ gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp trước hạn cho nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp từ kinh phí mua lại doanh nghiệp dự án PPP hoặc nguồn bồi thường chấm dứt hợp đồng dự án PPP theo quy định tại khoản 6 Điều 52 Luật PPP và các nguồn vốn hợp pháp khác của doanh nghiệp dự án PPP.\n10. Doanh nghiệp dự án PPP có trách nhiệm báo cáo cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP về tình hình thực hiện huy động, sử dụng các nguồn vốn theo quy định tại hợp đồng dự án PPP."
},
{
"id": 121029,
"text": "Huy động vốn vay, vốn trái phiếu doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện dự án\n1. Nguồn vốn vay, nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác tính đến thời điểm đàm phán hợp đồng dự án được xác định trên cơ sở cam kết hoặc thoả thuận bằng văn bản giữa bên cho vay, nhà đầu tư mua trái phiếu hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành trái phiếu và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP. Tổng số vốn cam kết cung cấp của bên cho vay vốn, nhà đầu tư mua trái phiếu hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành trái phiếu tối thiểu bằng mức vốn nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP phải huy động.\n2. Tổng số vốn vay, bao gồm vốn huy động từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các hình thức vay vốn khác (nếu có) không vượt quá tổng số vốn vay theo quy định tại hợp đồng dự án PPP.\n..."
}
] |
145,356 | Lịch thanh toán lệ phí đăng ký xét tuyển nguyện vọng đại học 2023 như thế nào? | [
{
"id": 99977,
"text": "Để đảm bảo an toàn, thuận lợi, tránh hiện tượng quá tải trong quá trình thí sinh thực hiện thanh toán trực tuyến, Bộ GDĐT thông báo lịch thí sinh thực hiện thanh toán trực tuyến trên Hệ thống hỗ trợ đăng ký xét tuyển theo các tỉnh/thành phố (nơi thí sinh đã nộp hồ sơ) như sau:\n- Từ 00h ngày 31/7/2023 đến 17h ngày 01/8/2023: Hà Nội, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái.\n- Từ 00h ngày 01/8/2023 đến 17h ngày 02/8/2023: Hòa Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Thành phố Hải Phòng.\n- Từ 00h ngày 02/8/2023 đến 17h ngày 03/8/2023: Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.\n- Từ 00h ngày 03/8/2023 đến 17h ngày 04/8/2023: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum.\n- Từ 00h ngày 04/8/2023 đến 17h ngày 05/8/2023: Thành phố Hồ Chí Minh, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh.\n- Từ 00h ngày 05/8/2023 đến 17h ngày 06/8/2023: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau."
}
] | [
{
"id": 93183,
"text": "Kính gửi: Các sở giáo dục và đào tạo Theo Kế hoạch Triển khai công tác Tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), các thí sinh sẽ phải hoàn thành việc đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trước 17 giờ ngày 20/8/2022 và thực hiện nộp lệ phí đăng ký xét tuyển theo hình thức trực tuyến từ ngày 21/8/2022 đến 17 giờ ngày 28/8/2022,\nHiện nay, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ chuẩn bị hạ tầng kết nối và thanh toán trực tuyến lệ phí đăng ký xét tuyển vào đại học (thông qua Cổng dịch vụ công Quốc gia với 15 kênh thanh toán trực tuyến chính của cả nước). Tuy nhiên, nếu số lượng lớn thí sinh truy cập đồng thời để thực hiện thanh toán trực tuyến có thể dẫn đến sự quá tải của hệ thống."
},
{
"id": 73078,
"text": "7. Đăng ký và xử lý nguyện vọng:\na) Từ ngày 10/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2023, thí sinh có quyền đăng ký, điều chỉnh và bổ sung NVXT không giới hạn số lần:\n- Thí sinh sử dụng tài khoản đã được cấp để xử lý thông tin (nhập, sửa, xem) thông tin của thí sinh trên Hệ thống;\n- Việc đăng ký NVXT đối với các nhóm ngành, ngành hoặc chương trình đào tạo phải thực hiện theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia (Nội dung hướng dẫn đăng tải tại Hệ thống hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia);\n- Các nguyện vọng của thí sinh ĐKXT vào các CSĐT dược xếp thứ tự từ 1 đến hết (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất), thí sinh lựa chọn căn cứ để xét tuyển, bao gồm các thông tin: Thứ tự nguyện vọng; Mã trường, Tên trường; Mã nhóm ngành, ngành hoặc chương trình; Tên nhóm ngành, ngành hoặc chương trình; và căn cứ để xét tuyển đối với các nguyện vọng đã đăng kí phải phù hợp với yêu cầu, điều kiện của CSĐT (Kết quả thi tốt nghiệp THPT, Kết quả học tập cấp THPT, Kết quả kỳ thi độc lập, Kết quả đánh giá năng lực, Kết quả đánh giá tư duy, Kết quả khác...).\n- Tất cả các NVXT của thí sinh vào CSĐT được xử lý trên Hệ thống và mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đã đăng ký khi bảo đảm điều kiện trúng tuyển;\n- Thí sinh đã hoàn thành việc dự tuyển vào CSĐT theo kế hoạch xét tuyển sớm của CSĐT, nếu đủ điều kiện trúng tuyển phải tiếp tục đăng ký NVXT trên Hệ thống để được xét tuyển theo quy định.\nb) Từ ngày 31/7 đến 17 giờ 00 ngày 06/8/2023:\n- Thí sinh phải nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng NVXT bằng hình thức trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ GDĐT;\n- Riêng thí sinh thuộc diện hưởng chính sách ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng phải phối hợp với các điểm tiếp nhận rà soát thông tin khu vực (Phụ lục VI) và đối tượng ưu tiên của thí sinh (nếu có).\nThí sinh tìm hiểu kỹ tài liệu hướng dẫn và phải thực hiện đúng, đủ, hết quy trình ĐKXT; thí sinh chưa rõ các nội dung khai báo, nộp lệ phí xét tuyển có thể liên hệ với cán bộ tại các điểm tiếp nhận hoặc cán bộ của CSĐT trực các số điện thoại hỗ trợ công tác tuyển sinh để được hướng dẫn."
},
{
"id": 175626,
"text": "Lưu ý chung \n…\n- Chỉ các thí sinh có đăng ký nguyện vọng xét tuyển theo phương thức xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT mới phải thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí. \n- Thí sinh có thể tự thanh toán bằng tài khoản ngân hàng/tài khoản ví điện tử của bản thân (nếu có) hoặc nhờ người thân, thầy/cô giáo thanh toán hộ trên giao diện thanh toán của thí sinh. \n- Thí sinh chỉ thực hiện việc nộp lệ phí trên Hệ thống XT, không thực hiện trên bất kỳ kênh thanh toán nào khác (trường hợp phát sinh kênh thanh toán khác Bộ GDĐT sẽ có thông báo trên Hệ thống XT và các phương tiện thông tin đại chúng). \n- Trong trường hợp thí sinh không nhìn thấy nút “Thanh toán” tại giao diện đăng ký nguyện vọng xét tuyển có nghĩa là thời điểm đó không thuộc khoảng thời gian nộp lệ phí toán hoặc đang được tạm ẩn đi nhằm chống nghẽn hệ thống thanh toán. \n- Quá trình thanh toán trực tuyến phụ thuộc việc kết nối nhiều hệ thống khác nhau vì vậy thí sinh có thể gặp tình huống tắc nghẽn hệ thống. Trong trường hợp đó, thí sinh không nên cố gắng truy cập lại ngay, chờ khoảng 30 phút sau thực hiện lại."
},
{
"id": 26261,
"text": "1. Xét tuyển nguyện vọng 1\na) Ngay sau khi có kết quả xét tốt nghiệp trung học phổ thông và ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, các trường công bố Điều kiện xét tuyển, ngưỡng Điểm nhận hồ sơ xét tuyển, chỉ tiêu, tỷ lệ tuyển nguyện vọng 1 và nguyện vọng bổ sung (nếu có) vào các ngành của trường, theo đúng quy định của Bộ Quốc phòng;\nb) Trên cơ sở kết quả đăng ký xét tuyển theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển của thí sinh và chỉ tiêu đào tạo, các trường đề xuất Điểm tuyển nguyện vọng 1, báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng;\nc) Các trường nộp dữ liệu máy tính, danh sách kết quả của thí sinh theo thứ tự cao trên, thấp dưới và danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển cùng với báo cáo đề nghị Điểm chuẩn.\n2. Xét tuyển các nguyện vọng bổ sung\na) Thí sinh đăng ký dự tuyển vào đại học, cao đẳng quân sự, nhưng không trúng tuyển nguyện vọng 1, được đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào các trường đại học, cao đẳng ngoài Quân đội theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo;\nb) Các trường khi tuyển nguyện vọng 1 còn thiếu chỉ tiêu, hoặc khi thí sinh đến nhập học không đủ và đến nhập học nhưng không đủ tiêu chuẩn nhập học, phải loại ra, số lượng vào học thực tế còn thiếu so với chỉ tiêu Bộ Quốc phòng giao, thì được xét tuyển nguyện vọng bổ sung cho đủ chỉ tiêu; quy trình xét tuyển thực hiện theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và phải bảo đảm tỷ lệ vùng, miền;\nc) Việc xét tuyển các nguyện vọng bổ sung vào các trường đại học, cao đẳng quân sự: Chỉ xét tuyển những thí sinh đăng ký dự tuyển vào đại học, cao đẳng hệ quân sự trong các trường trong Quân đội, không trúng tuyển nguyện vọng 1, đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào các trường đại học, cao đẳng quân sự khác, đã tham dự Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia (trong năm đăng ký xét tuyển), có đủ Điều kiện về sức khỏe, vùng tuyển và tổ hợp môn xét tuyển của trường xét tuyển nguyện vọng bổ sung và chỉ được xét tuyển khi trường đó còn chỉ tiêu tuyển sinh;\nBan Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng thông báo chỉ tiêu, các trường tiếp nhận hồ sơ, xét tuyển, tổng hợp báo cáo theo quy trình, khi có quyết định của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng mới triệu tập thí sinh nhập học.\n3. Quy định xét tuyển\nCăn cứ vào tổng Điểm thi của thí sinh, gồm tổng Điểm thi 3 môn đăng ký xét tuyển (các trường có quy định môn thi chính, môn thi chính nhân hệ số 2 và quy đổi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Điểm ưu tiên; các trường xét tuyển theo đúng ngành đăng ký của thí sinh; thực hiện xét tuyển từ thí sinh có tổng Điểm thi cao nhất trở xuống đến đủ chỉ tiêu.\nTrường hợp xét tuyển đến một mức Điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng Điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ, như sau:\na) Tiêu chí 1:\n- Đối với trường có môn thi chính nhân hệ số 2, thì thí sinh có Điểm môn thi chính nhân hệ số 2 cao hơn sẽ trúng tuyển;\n- Học viện Quân y: Xét tuyển tổ hợp các môn thi: Toán, Hóa, Sinh thì thí sinh có Điểm thi môn Sinh học cao hơn sẽ trúng tuyển; tổ hợp các môn xét tuyển: Toán, Lý, Hóa thì thí sinh có Điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển;\n- Trường Sĩ quan Phòng hóa xét tổ hợp các môn xét tuyển: Toán, Lý, Hóa thì thí sinh có Điểm thi môn Hóa cao hơn sẽ trúng tuyển;\n- Đối với các trường có tổ hợp các môn xét tuyển: Văn, Sử, Địa thì thí sinh có Điểm thi môn Văn cao hơn sẽ trúng tuyển;\n- Đối với các trường còn lại có tổ hợp các môn xét tuyển: Toán, Lý, Hóa và Toán, Lý, Tiếng Anh và Toán, Văn, Sử thì thí sinh có Điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển;\nb) Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng Điểm, cùng có tiêu chí 1 như nhau, thì xét đến tiêu chí 2 như sau: Thí sinh có tổng cộng Điểm tổng kết môn học của 3 môn xét tuyển trong 5 học kỳ (học kỳ 1, học kỳ 2 của năm học lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) cao hơn sẽ trúng tuyển;\nc) Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng Điểm, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2 như nhau thì xét đến tiêu chí 3, như sau: Thí sinh có tổng cộng Điểm tổng kết môn học của 3 môn xét tuyển học kỳ 1 năm lớp 12 cao hơn sẽ trúng tuyển;\nd) Khi xét đến tiêu chí 3 vẫn chưa đủ chỉ tiêu, thì Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường quyết định tuyển nguyện vọng bổ sung tiếp theo hoặc báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng không tuyển số chỉ tiêu còn thiếu.\n4. Căn cứ vào quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và yêu cầu tuyển sinh của Bộ Quốc phòng, trường hợp có thay đổi, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện hằng năm."
},
{
"id": 195345,
"text": "- Tất cả thí sinh có đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống XT đều cần phải thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí xét tuyển."
}
] |
68,969 | Tính kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư dựa vào công thức nào? | [
{
"id": 138705,
"text": "\"Điều 31. Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư\n1. Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng hàng tháng hoặc theo định kỳ (bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao căn hộ, diện tích khác trong nhà chung cư mà chưa sử dụng) để đơn vị quản lý vận hành thực hiện các công việc quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Quy chế này.\n2. Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được tính bằng giá dịch vụ quản lý vận hành quy định tại Điều 30 của Quy chế này nhân (x) với diện tích (m2) sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư.\n3. Diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư làm cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành được quy định như sau:\na) Trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì diện tích làm cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành là diện tích ghi trong Giấy chứng nhận;\nb) Trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận thì diện tích làm cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành là diện tích sử dụng thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu (diện tích thông thủy được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 101 của Luật Nhà ở); diện tích này được xác định trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc xác định theo thực tế.\n4. Đối với nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước thì việc thu kinh phí quản lý vận hành được thực hiện theo giá dịch vụ quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 106 của Luật Nhà ở.\""
}
] | [
{
"id": 219646,
"text": "Nguyên tắc quản lý, sử dụng nhà chung cư\n1. Nhà chung cư phải được sử dụng đúng công năng, mục đích thiết kế và nội dung dự án được phê duyệt.\n2. Việc quản lý, sử dụng nhà chung cư được thực hiện trên cơ sở tự nguyện cam kết, thỏa thuận giữa các bên nhưng không được trái pháp luật về nhà ở, pháp luật có liên quan và đạo đức xã hội.\n3. Việc đóng kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư với đơn vị quản lý vận hành trên cơ sở các quy định của pháp luật về nhà ở. Việc sử dụng kinh phí quản lý vận hành, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư phải bảo đảm đúng mục đích, công khai, minh bạch, theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này; việc đóng góp các khoản phí, lệ phí trong quá trình sử dụng nhà chung cư phải tuân thủ các quy định của pháp luật.\n4. Chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư phải đóng kinh phí bảo trì, kinh phí quản lý vận hành, kinh phí hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư và các khoản phí, lệ phí khác trong quá trình sử dụng nhà chung cư theo quy định của Quy chế này và pháp luật có liên quan; phải chấp hành nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư, quy định của pháp luật về nhà ở, Quy chế này và pháp luật có liên quan trong quá trình quản lý, sử dụng nhà chung cư.\n5. Ban quản trị nhà chung cư thay mặt cho các chủ sở hữu, người đang sử dụng để thực hiện các quyền và trách nhiệm liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này; trường hợp nhà chung cư không bắt buộc phải thành lập Ban quản trị theo quy định của Luật Nhà ở thì các chủ sở hữu, người đang sử dụng tự thỏa thuận phương án quản lý nhà chung cư.\n6. Các tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư được giải quyết theo quy định của Luật Nhà ở, Quy chế này và pháp luật có liên quan.\n7. Mọi hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.\n8. Khuyến khích chủ đầu tư, Ban quản trị, đơn vị quản lý vận hành, chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong quá trình quản lý, sử dụng, vận hành nhà chung cư."
},
{
"id": 197410,
"text": "\"Điều 31. Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư\n1. Kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư do các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đóng hàng tháng hoặc theo định kỳ (bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao căn hộ, diện tích khác trong nhà chung cư mà chưa sử dụng) để đơn vị quản lý vận hành thực hiện các công việc quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Quy chế này.\""
},
{
"id": 157033,
"text": "Quản lý vận hành nhà chung cư\n1. Việc quản lý vận hành nhà chung cư được quy định như sau:\na) Đối với nhà chung cư có thang máy thì do đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện;\nb) Đối với nhà chung cư không có thang máy thì Hội nghị nhà chung cư họp quyết định tự quản lý vận hành hoặc thuê đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện.\n...\n4. Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư được thu kinh phí quản lý vận hành của các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư theo mức giá quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 106 của Luật này; đối với nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước thì giá dịch vụ quản lý vận hành được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 106 của Luật này.\n5. Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư được quản lý, vận hành nhiều nhà chung cư tại một hoặc nhiều địa bàn khác nhau."
},
{
"id": 178740,
"text": "Nguyên tắc quản lý, sử dụng nhà chung cư\n1. Nhà chung cư phải được sử dụng đúng công năng, mục đích thiết kế và nội dung dự án được phê duyệt.\n2. Việc quản lý, sử dụng nhà chung cư được thực hiện trên cơ sở tự nguyện cam kết, thỏa thuận giữa các bên nhưng không được trái pháp luật về nhà ở, pháp luật có liên quan và đạo đức xã hội.\n3. Việc đóng kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư với đơn vị quản lý vận hành trên cơ sở các quy định của pháp luật về nhà ở. Việc sử dụng kinh phí quản lý vận hành, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư phải bảo đảm đúng mục đích, công khai, minh bạch, theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này; việc đóng góp các khoản phí, lệ phí trong quá trình sử dụng nhà chung cư phải tuân thủ các quy định của pháp luật.\n..."
}
] |
24,947 | Nhóm nghiên cứu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài theo hình thức nào? | [
{
"id": 18966,
"text": "Hình thức, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng\n1. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia: Cử chuyên gia khoa học và công nghệ đi đào tạo, bồi dưỡng thông qua triển khai nhiệm vụ nghiên cứu hoặc làm việc có thời hạn tại cơ sở nghiên cứu, đào tạo hoặc doanh nghiệp công nghệ ở nước ngoài nhằm hình thành đội ngũ chuyên gia khoa học và công nghệ có trình độ chuyên môn sâu, có kỹ năng nghiên cứu và triển khai những vấn đề khoa học và công nghệ của ngành, lĩnh vực đạt trình độ khu vực và thế giới, tạo nguồn để phát triển thành nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư.\n2. Đào tạo, bồi dưỡng theo nhóm: Cử nhóm nghiên cứu đi đào tạo, bồi dưỡng thông qua triển khai nhiệm vụ nghiên cứu tại cơ sở nghiên cứu, đào tạo hoặc doanh nghiệp công nghệ ở nước ngoài để hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, có năng lực giải quyết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ quan trọng của ngành, lĩnh vực. Mỗi nhóm được cử không quá 05 thành viên do Trưởng nhóm đề xuất.\n3. Bồi dưỡng sau tiến sỹ: Cử cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ có trình độ tiến sỹ tham gia bồi dưỡng sau tiến sỹ thông qua triển khai nhiệm vụ nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu, đào tạo ở trong nước và nước ngoài nhằm phát triển và hoàn thiện kỹ năng nghiên cứu và triển khai, tạo nguồn để hình thành chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ.\n4. Bồi dưỡng nhân lực quản lý khoa học và công nghệ: Cử cán bộ quản lý khoa học và công nghệ tham gia các khóa bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài để nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý khoa học và công nghệ, quản lý đổi mới sáng tạo."
}
] | [
{
"id": 575040,
"text": "Khoản 2. Đào tạo, bồi dưỡng theo nhóm: Cử nhóm nghiên cứu đi đào tạo, bồi dưỡng thông qua triển khai nhiệm vụ nghiên cứu tại cơ sở nghiên cứu, đào tạo hoặc doanh nghiệp công nghệ ở nước ngoài để hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, có năng lực giải quyết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ quan trọng của ngành, lĩnh vực. Mỗi nhóm được cử không quá 05 thành viên do Trưởng nhóm đề xuất."
},
{
"id": 57473,
"text": "1. Chi hỗ trợ kinh phí nghiên cứu được áp dụng đối với hình thức đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia, nhóm nghiên cứu và bồi dưỡng sau tiến sỹ ở nước ngoài.\n2. Ngoài mức kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các đối tượng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng quy định tại Điều 4 của Thông tư này, để khuyến khích nâng cao chất lượng nghiên cứu và hỗ trợ phát triển chuyên môn, ngân sách nhà nước hỗ trợ thêm một khoản kinh phí để các đối tượng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng dài hạn ở nước ngoài thực hiện các nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 22 Thông tư số 13/2016/TT-BKHCN.\n3. Mức kinh phí hỗ trợ được quy định như sau:\na) Hỗ trợ tối đa 300 USD/người/tháng cho cá nhân được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia và sau tiến sỹ; 1.000 USD/tháng cho một nhóm nghiên cứu được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo nhóm.\nThời gian hỗ trợ tối đa không vượt quá thời gian thực tế học tập, bồi dưỡng ở nước ngoài theo quyết định cử đi đào tạo, bồi dưỡng của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ\nb) Hỗ trợ 100% phí công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học và công nghệ uy tín quốc tế; 100% chi phí đăng ký và công bố quyền sở hữu trí tuệ đối với các sáng chế, giải pháp hữu ích theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 4 Điều 22 Thông tư số 13/2016/TT-BKHCN."
},
{
"id": 18984,
"text": "1. Tuân thủ chính sách, pháp luật của Việt Nam và nước cử đến học, quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài.\n2. Hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng đã đăng ký, trở về đơn vị công tác đúng hạn để ứng dụng kết quả đào tạo, bồi dưỡng vào công việc chuyên môn; tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại đơn vị đã cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian ít nhất gấp 03 (ba) lần thời gian đi đào tạo, bồi dưỡng.\n3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hằng năm (đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng có thời gian trên 01 năm) theo mẫu B3.1-BCĐK và báo cáo kết quả khi khóa đào tạo, bồi dưỡng kết thúc theo mẫu B3.2-BCKQ tại Phụ lục 3 của Thông tư này, gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ và đơn vị quản lý.\nThời hạn gửi báo cáo: Trong thời hạn 15 ngày khi kết thúc 01 năm (12 tháng) đào tạo, bồi dưỡng tính từ thời điểm khóa đào tạo, bồi dưỡng bắt đầu (đối với báo cáo định kỳ hằng năm); trong thời hạn 15 ngày sau khi khóa bồi dưỡng kết thúc (đối với báo cáo kết quả khi khóa đào tạo, bồi dưỡng kết thúc).\n4. Phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định hiện hành về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nếu tự ý không tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng khi đã làm đầy đủ các thủ tục nhập học và đã được cơ quan cấp kinh phí đào tạo, bồi dưỡng; tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc thôi việc trong thời gian được cử đi đào tạo, bồi dưỡng; không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này; hoặc vi phạm kỷ luật của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng dẫn đến bị chấm dứt khóa đào tạo, bồi dưỡng.\n5. Trưởng nhóm của nhóm nghiên cứu được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài phải quản lý và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động chuyên môn, hoạt động nghiên cứu và các hoạt động khác của nhóm; đại diện cho nhóm để thực hiện các thủ tục liên quan đến khóa đào tạo, bồi dưỡng, giao dịch với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ kết quả đào tạo, bồi dưỡng của nhóm.\n6. Người được cử làm Trưởng đoàn đi bồi dưỡng cán bộ quản lý khoa học và công nghệ ở nước ngoài phải quản lý và chịu trách nhiệm về hoạt động của đoàn trong thời gian đi bồi dưỡng ở nước ngoài; thay mặt đoàn giao dịch với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ kết quả bồi dưỡng của đoàn."
},
{
"id": 575039,
"text": "Khoản 1. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia: Cử chuyên gia khoa học và công nghệ đi đào tạo, bồi dưỡng thông qua triển khai nhiệm vụ nghiên cứu hoặc làm việc có thời hạn tại cơ sở nghiên cứu, đào tạo hoặc doanh nghiệp công nghệ ở nước ngoài nhằm hình thành đội ngũ chuyên gia khoa học và công nghệ có trình độ chuyên môn sâu, có kỹ năng nghiên cứu và triển khai những vấn đề khoa học và công nghệ của ngành, lĩnh vực đạt trình độ khu vực và thế giới, tạo nguồn để phát triển thành nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư."
}
] |
6,054 | Hình thức thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được quy định thế nào? | [
{
"id": 50626,
"text": "\"Điều 147. Hình thức thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông\n1. Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.\n2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:\na) Sửa đổi, bổ sung nội dung của Điều lệ công ty;\nb) Định hướng phát triển công ty;\nc) Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại;\nd) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;\nđ) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác;\ne) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;\ng) Tổ chức lại, giải thể công ty.\""
}
] | [
{
"id": 7368,
"text": "1. Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản.\n2. (Điều Khoản khuyến nghị) Công ty có thể sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong việc biểu quyết, bao gồm biểu quyết vắng mặt thông qua hệ thống điện tử được bảo mật, biểu quyết qua internet hoặc qua điện thoại để tạo Điều kiện thuận lợi cho các cổ đông tham gia dự họp Đại hội đồng cổ đông.\n3. Các trường hợp nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông:.......\n4. Nghị quyết về nội dung sau đây được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất .... tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành (Lưu ý: Tỷ lệ cụ thể do Công ty quy định phù hợp với Luật Doanh nghiệp):\na. Loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại; b. Thay đổi ngành, nghề và lĩnh vực kinh doanh; c. Thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý công ty;\nd. Dự án đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn ....% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty;\ne. Tổ chức lại, giải thể công ty;\nf. ... (Các vấn đề khác do công ty quy định phù hợp với pháp luật hiện hành).\n5. Các nghị quyết về nội dung khác được Đại hội đồng cổ đông thông qua khi được số cổ đông đại diện cho ít nhất ...% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành (Lưu ý: Tỷ lệ cụ thể do Công ty quy định phù hợp với Luật Doanh nghiệp).\n6. Phương thức biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát:.....\n7. Trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất ....% tổng số phiếu biểu quyết tán thành (Lưu ý: Tỷ lệ cụ thể do Công ty quy định phù hợp với Luật Doanh nghiệp). Việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo thể thức sau:.....\n8. Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nghị quyết được thông qua. Việc gửi nghị quyết có thể thay thế bằng việc đăng tải trên trang thông tin điện tử của Công ty."
},
{
"id": 147401,
"text": "Điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua\n...\n4. Trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua nếu được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông có quyền biểu quyết tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.\n..."
},
{
"id": 69156,
"text": "“Điều 148. Điều kiện để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua\n[...]\n6. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi chỉ được thông qua nếu được số cổ đông ưu đãi cùng loại dự họp sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành hoặc được các cổ đông ưu đãi cùng loại sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành trong trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản.”"
},
{
"id": 50631,
"text": "“Điều 152. Hiệu lực của nghị quyết Đại hội đồng cổ đông\n1. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ thời điểm có hiệu lực ghi tại nghị quyết đó.\n2. Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự, thủ tục triệu tập họp và thông qua nghị quyết đó vi phạm quy định của Luật này và Điều lệ công ty.\n3. Trường hợp có cổ đông, nhóm cổ đông yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Điều 151 của Luật này, nghị quyết đó vẫn có hiệu lực thi hành cho đến khi quyết định hủy bỏ nghị quyết đó của Tòa án, Trọng tài có hiệu lực, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.”"
}
] |
Subsets and Splits
No saved queries yet
Save your SQL queries to embed, download, and access them later. Queries will appear here once saved.