query
stringlengths 12
273
| context
stringlengths 4
253k
| label
int64 0
1
|
---|---|---|
Công chức đi công tác cần phải nộp những chứng từ nào để được thanh toán công tác phí? | Khoản 1. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về điều hành hoạt động hàng ngày của VINATEX, về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Các thành viên Hội đồng thành viên phải cùng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và trước pháp luật về các quyết định của Hội đồng thành viên, kết quả và hiệu quả hoạt động của VINATEX. | 0 |
Công chức đi công tác cần phải nộp những chứng từ nào để được thanh toán công tác phí? | Khoản 2. Mục tiêu cụ thể - Hoàn thiện hệ thống pháp lý về xuất xứ hàng hóa và kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa để triển khai có hiệu quả các hoạt động ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; - Tăng cường năng lực bộ máy giám sát, kiểm tra để triển khai có hiệu quả các giải pháp chống gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; - Chủ động kiểm tra, điều tra, xác minh để phát hiện các hành vi vi phạm, gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, xử lý nghiêm minh các vụ việc được phát hiện; - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để ngăn chặn, phòng ngừa không để xảy ra các vụ việc gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp trong hoạt động xuất nhập khẩu; - Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phối hợp ngăn chặn và xử lý các vụ việc gian lận xuất xứ hàng hóa, chuyển tải bất hợp pháp trong hoạt động xuất nhập khẩu. | 0 |
Công chức đi công tác cần phải nộp những chứng từ nào để được thanh toán công tác phí? | "1. Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:
a) Vi phạm hành chính có tổ chức;
b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;
c) Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
d) Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;
đ) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính;
g) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính;
h) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;
i) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
k) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;
l) Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;
m) Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.
2. Tình tiết quy định tại khoản 1 Điều này đã được quy định là hành vi vi phạm hành chính thì không được coi là tình tiết tăng nặng." | 0 |
Công chức đi công tác cần phải nộp những chứng từ nào để được thanh toán công tác phí? | Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của nhiệm vụ [Mục 13] - Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. - Luận giải sự cần thiết, cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn mới của nhiệm vụ .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... 4.2. Nội dung, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng - Các nội dung nghiên cứu phù hợp để đạt được mục tiêu - Phương pháp nghiên cứu phù hợp với các nội dung nghiên cứu đề ra - Kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 2: 4.2. Nội dung, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng - Các nội dung nghiên cứu phù hợp để đạt được mục tiêu - Phương pháp nghiên cứu phù hợp với các nội dung nghiên cứu đề ra - Kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 2: 4.2. Về chất lượng sản phẩm và giá trị khoa học, giá trị thực tiễn của các kết quả thực hiện nhiệm vụ .......................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................
4.3. Nội dung, phương án tổ chức thực hiện [Mục 15, 16, 18, 19] - Tính hệ thống, logic, đầy đủ, rõ ràng của các nội dung nghiên cứu - Tính hợp lý, khả thi của phương án tổ chức nghiên cứu - Phương án phối hợp các tổ chức, cá nhân trong/ngoài nước - Tính hợp lý trong việc sử dụng kinh phí cho các nội dung nghiên cứu .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... 4.3. Sản phẩm khoa học và công nghệ - Đáp ứng được yêu cầu đặt hàng của Ngân hàng Nhà nước đối với nhiệm vụ - Có khả năng đăng ký sở hữu trí tuệ - Khả năng được công bố trên các tạp chí KH&CN uy tín trong/ngoài nước - Đóng góp cho các chương trình đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 3: 4.3. Sản phẩm khoa học và công nghệ - Đáp ứng được yêu cầu đặt hàng của Ngân hàng Nhà nước đối với nhiệm vụ - Khả năng được công bố trên các tạp chí KH&CN uy tín trong/ngoài nước - Đóng góp cho các chương trình đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Ý kiến nhận xét đối với tiêu chí 3: 4.3. | 0 |
Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi? | “Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
...
31. Điều 52 được sửa đổi, bổ sung như sau:
…
d.2) Trách nhiệm của người khai hải quan:
Cung cấp thông tin (số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa) của lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
d.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
Đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan với thực tế hàng hóa khi đưa ra khỏi cảng về số hiệu container, số niêm phong của hãng vận chuyển hoặc hải quan (nếu có) gắn trên container; số lượng kiện, trọng lượng hoặc thể tích đối với hàng rời (tùy theo điều kiện giao nhận hàng) và thực hiện như sau:
d.3.1) Cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan nếu kết quả đối chiếu phù hợp (bao gồm cả trường hợp hàng rời có chênh lệch thiếu về trọng lượng so với trọng lượng khai báo trên tờ khai hải quan khi qua khu vực giám sát);
d.3.2) Không cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan nếu kết quả đối chiếu không phù hợp (bao gồm lượng hàng rời có chênh lệch thừa về trọng lượng so với trọng lượng khai báo trên tờ khai hải quan đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan) hoặc chưa nhận được thông tin lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan hoặc nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan; đồng thời thông báo người khai hải quan liên hệ cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục cho lô hàng theo quy định;
d.3.3) Chậm nhất 15 phút kể từ khi hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan, cập nhật thông tin lô hàng đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan." | 1 |
Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi? | Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi gửi thông tin đề nghị hủy xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát đối với lô hàng (có nêu rõ lý do), công chức hải quan được giao nhiệm vụ giám sát kiểm tra lý do để xem xét, quyết định cho phép việc hủy xác nhận hàng hóa qua trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và cung cấp thông tin đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; c.2.2) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; c.2.3) Trường hợp phát sinh thông tin sai khác giữa thông tin tiếp nhận từ người khai hải quan với thông tin từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo thông báo của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi (bao gồm cả trường hợp tờ khai trùng số container) thì thực hiện xác minh thông tin, phối hợp với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (nếu có) xử lý theo quy định; c.2.4) Đối với hàng rời có sai lệch về số lượng, trọng lượng so với khai báo trên tờ khai hải quan khi qua khu vực giám sát, công chức hải quan được giao nhiệm vụ hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Điều 20 Thông tư này. c.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: c.3.1) Tiếp nhận thông tin số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa từ người khai hải quan và thực hiện như sau: c.3.1.1) Cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan nếu kết quả đối chiếu phù hợp (bao gồm trường hợp hàng rời (dạng xá) có trọng lượng thực tế xuất khẩu ít hơn so với lượng thông tin lô hàng tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan); c.3.1.2) Không cho phép đưa hàng hóa ra khỏi cảng nếu kết quả đối chiếu giữa thông tin tiếp nhận từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan với thông tin thực tế hàng hóa qua khu vực giám sát không phù hợp hoặc chưa nhận được thông tin lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan hoặc nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan hoặc trường hợp phát sinh nhiều tờ khai chung container đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan nhưng người khai hải quan không cung cấp đầy đủ số lượng tờ khai; đồng thời thông báo người khai hải quan liên hệ với Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để xử lý theo quy định. c.3.2) Chậm nhất 30 phút sau khi phương tiện vận tải xuất cảnh hoặc khởi hành (đối với tàu biển, xà lan) hoặc qua khu vực giám sát (đối với ô tô), cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 21 (hàng container) hoặc mẫu số 22 (hàng rời) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
31. Điều 52 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 52. Giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra cảng, kho, bãi, địa điểm có kết nối Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan
6. Giám sát hàng hóa nhập khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn 6. | 0 |
Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi? | b.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: b.3.1) Tiếp nhận thông tin hàng hóa vào kho, thông tin sửa, hủy (nếu có) từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan và phê duyệt thông tin hủy hàng hóa vào kho ngoại quan (nếu có); b.3.2) Sau khi kiểm tra, xác minh, có thông tin về hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc hàng hóa có sai khác giữ lượng hàng hóa thực tế hạ bãi với lượng hàng hóa trên vận đơn hoặc chứng từ giao nhận, bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng (do rách, vỡ, hỏng vỏ container), công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ lập và ký Biên bản chứng nhận giữa các bên có liên quan, giao mỗi bên giữ 01 bản hoặc lập Biên bản vi phạm hành chính (nếu có) và xử lý theo quy định;
c) Giám sát quá trình bơm hàng hóa ra khỏi kho: c.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Cung cấp thông tin số tờ khai hải quan của lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; c.2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: c.2.1) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 05 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; c.2.2) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa ra khỏi kho từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. c.3) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: c.3.1) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan và cho phép bơm lượng hàng hóa ra khỏi kho theo lượng phù hợp với lượng dã khai báo trên tờ khai hải quan đủ điều kiện qua khu vực giám sát (bao gồm cả trường hợp có chênh lệch thiếu về trọng lượng hoặc thể tích so với trọng lượng hoặc thể tích khai báo trên tờ khai hải quan); c.3.2) Trường hợp chưa nhận được thông tin lô hàng đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan hoặc nhận được thông tin tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan thì không cho phép bơm hàng hóa ra khỏi kho; đồng thời thông báo người khai hải quan liên hệ cơ quan hải quan để hoàn thành thủ tục cho lô hàng theo quy định; c.3.3) Cập nhật thông tin hàng hóa bơm ra khỏi kho theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 22 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. c) Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại kho ngoại quan: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan và cơ quan hải quan thực hiện theo quy định tại điểm b.1 khoản 5 Điều này;
d) Khi đưa hàng hóa ra khỏi kho ngoại quan để xuất ra nước ngoài: d.1) Trường hợp đưa hàng hóa từ kho ngoại quan để xuất ra nước ngoài: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm c khoản 5 Điều 52a Thông tư này; d.2) Trường hợp đưa hàng hóa từ kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa hoặc nhập khẩu vào khu phi thuế quan: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 Thông tư này. | 0 |
Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi? | Trường hợp hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng (như do mất hoặc vỡ niêm phong của hãng vận chuyển, rách hoặc vỡ vỏ container), kết quả đối chiếu có sự sai khác (như hàng hóa thừa hay không có thông tin trong danh sách xếp dỡ theo thông báo của người vận chuyển) hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo thông báo của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thì công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ thực hiện: a.3.1.1) Kiểm tra, xác định tính nguyên trạng bao bì chứa hàng hóa. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì áp dụng biện pháp kiểm tra, phương thức giám sát và xử lý theo quy định; a.3.1.2) Sau khi kiểm tra, xác minh, có thông tin về hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc hàng hóa có sai khác giữ lượng hàng hóa thực tế hạ bãi với lượng hàng hóa trên vận đơn hoặc chứng từ giao nhận, bao bì chứa hàng hóa không đảm bảo nguyên trạng (do rách, vỡ, hỏng vỏ container), công chức hải quan giám sát được giao nhiệm vụ lập và ký Biên bản chứng nhận giữa các bên có liên quan, giao mỗi bên giữ 01 bản hoặc lập Biên bản vi phạm hành chính (nếu có) và xử lý theo quy định; a.3.2) Tiếp nhận thông tin hàng hóa hạ bãi, thông tin sửa hàng hóa hạ bãi. Trường hợp có thay đổi thông tin hàng hóa khi hạ bãi (hủy, thay đổi hình thức hạ bãi hoặc đơn vị tính đối với hàng rời) thì trên cơ sở thông tin đề nghị (có nêu rõ lý do) của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm, công chức hải quan được giao nhiệm vụ giám sát thực hiện phê duyệt, cập nhật trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và cung cấp đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm. a) Khi đưa hàng hóa vào khu vực cảng biển: a.1) Trách nhiệm của người khai hải quan: Cung cấp số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa của lô hàng đưa vào cảng để xuất khẩu cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; a.2) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi: a.2.1) Tiếp nhận thông tin số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa của lô hàng xuất khẩu hoặc đưa vào cảng từ người khai hải quan; tiếp nhận thông tin danh sách container soi chiếu (nếu có) từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; a.2.2) Cập nhật thông tin hàng hóa vào cảng, thông tin sửa, hủy (nếu có) theo mẫu số 14 (hàng container) hoặc mẫu số 15 (hàng rời) và mẫu số 16 hoặc mẫu số 17 (nếu có) Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. a.3) Trách nhiệm của cơ quan hải quan: a.3.1) Tiếp nhận thông tin hàng hóa vào cảng, thông tin sửa, hủy (nếu có) từ Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi và phê duyệt thông tin hủy hàng hóa vào cảng (nếu có); a.3.2) Cập nhật thông tin danh sách container soi chiếu (nếu có) theo mẫu số 03 Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi. | 0 |
Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi? | Uỷ ban quốc gia về thanh niên Việt Nam là cơ quan tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh niên. Tổ chức, hoạt động của Uỷ ban quốc gia về thanh niên Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quy định. | 0 |
Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi? | Thẩm quyền điều tra
1. Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
3. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp. | 0 |
Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi? | Điều 2. Nội dung tiêu chí. TT TIÊU CHÍ NỘI DUNG TIÊU CHÍ CỤ THỂ THEO VÙNG Đô thị, đồng bằng Miền núi, hải đảo 1 Tên gọi Tên gọi được áp dụng cho từng vùng, miền - Trung tâm Văn hóa-Thể thao (có thể tách riêng Trung tâm Văn hóa; Trung tâm Thể dục thể thao) - Trung tâm Văn hóa-Thể thao (có thể tách riêng Trung tâm Văn hóa; Trung tâm Thể dục thể thao) 2 Tổng diện tích đất hiện đang sử dụng 2.1. Diện tích đất được quy hoạch (không kể diện tích của các công trình thể dục thể thao trong nhà và ngoài trời) - Tối thiểu 5000m2 - Tối thiểu 2500m2 2.2. Diện tích hoạt động trong nhà: - Văn phòng - Phục vụ hoạt động chuyên môn - Tối thiểu 250m2 - Tối thiểu 1000m2 - Tối thiểu 150m2 - Tối thiểu 600m2 2.3. Diện tích hoạt động ngoài trời - Tối thiểu 3.300m2 - Tối thiểu 1.750m2 3 Quy mô xây dựng 3.1. Hội trường - Tối thiểu 350 chỗ ngồi - Tối thiểu 300 chỗ ngồi 3.2. Phòng làm việc lãnh đạo: - Phòng Giám đốc - Phòng các Phó giám đốc - Tối thiểu 10m2 - Tối thiểu 10m2 - Tối thiểu 10m2 - Tối thiểu 10m2 3.3. Diện tích phòng làm việc của bộ phận chuyên môn - Hành chính-Tổng hợp - Văn hóa văn nghệ - Thể dục thể thao - Đội Tuyên truyền lưu động * Một số Trung tâm cấp huyện chưa tách các tổ chức sự nghiệp riêng biệt có thể có các phòng làm việc của bộ phận chuyên môn như sau: - Phòng truyền thống - Phòng đọc, kho sách - Du lịch, nếp sống, gia đình - Kho chứa trang thiết bị - Tối thiểu 20m2 - Tối thiểu 20m2 - Tối thiểu 20m2 - Tối thiểu 30m2 - Tối thiểu 60m2 - Tối thiểu 60m2 - Tối thiểu 20m2 - Tối thiểu 20m2 - Tối thiểu 15m2 - Tối thiểu 15m2 - Tối thiểu 15m2 - Tối thiểu 25m2 - Tối thiểu 40m2 - Tối thiểu 40m2 - Tối thiểu 15m2 - Tối thiểu 20m2 3.4. Công trình thể dục thể thao - Có ít nhất hai trong các công trình: + Sân vận động + Bể bơi + Nhà tập luyện thể thao - Có ít nhất hai trong các công trình: + Sân vận động + Bể bơi + Nhà tập luyện thể thao 3.5. Công trình phụ trợ - Sân khấu phục vụ tập luyện và biểu diễn nghệ thuật trong nhà - Khu triển lãm, biểu diễn ngoài trời - Khu dịch vụ, vui chơi giải trí, vườn hoa - Tối thiểu 12m x 8m - Tối thiểu 500m2 - Tối thiểu 800m2 - Tối thiểu 9m x 6m - Tối thiểu 400m2 - Tối thiểu 500m2 4 Trang thiết bị 4.1. | 0 |
Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi? | Tùy theo điều kiện hạn chế của đường thủy nội địa, công tác điều tiết khống chế đảm bảo giao thông và chống va trôi được tổ chức bằng các biện pháp phù hợp theo quy định sau:
1. Bằng báo hiệu đường thủy nội địa khi chiều rộng luồng chạy tàu hạn chế ≤ 2/3 chiều rộng luồng với chiều dài luồng chạy tàu hạn chế ≤ 200 mét;
2. Bằng 1 trạm điều tiết khống chế khi chiều rộng luồng chạy tàu hạn chế ≤ 2/3 chiều rộng luồng với chiều dài luồng chạy tàu hạn chế > 200 mét và < 500 mét;
3. Bằng 2 trạm điều tiết khống chế khi:
a) Chiều rộng luồng chạy tàu hạn chế ≤ 2/3 chiều rộng luồng với chiều dài luồng chạy tàu hạn chế ≥ 500 mét;
b) Chiều rộng luồng chạy tàu hạn chế ≤ 2/3 chiều rộng luồng với tĩnh không hạn chế của các công trình vượt sông ≤ 2/3 tĩnh không công trình theo quy định.
4. Bằng 2 trạm điều tiết khống chế và bố trí thêm 1 trạm điều tiết khống chế trung tâm trong trường hợp thi công các hạng mục công trình nằm trong luồng chạy tàu có thời gian thi công kéo dài hơn 5 ngày. | 0 |
Giáo viên THCS được chọn để làm giáo viên biệt phái phải đáp ứng được những điều kiện nào? | Điều kiện và thời hạn biệt phái
1. Giáo viên thuộc diện biệt phái có tuổi đời từ 45 trở xuống đối với nữ, từ 50 trở xuống đối với nam; thời hạn biệt phái không quá 03 năm; việc biệt phái phải đảm bảo cơ cấu môn học theo quy định.
2. Thứ tự xem xét trong việc biệt phái:
a) Giáo viên tự nguyện biệt phái;
b) Giáo viên chưa công tác tại vùng khó khăn;
c) Giáo viên đã có thời gian công tác tại vùng khó khăn nhưng chưa đủ 03 năm đối với nữ và 05 năm đối với nam theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ;
d) Giáo viên chưa lập gia đình;
đ) Giáo viên cùng một bộ môn, có cùng điều kiện thì cử giáo viên nam đi biệt phái trước, nữ giáo viên đi biệt phái sau;
e) Giáo viên cùng một bộ môn, có cùng điều kiện thì người ít tuổi hơn được cử đi biệt phái trước, người nhiều tuổi được cử đi biệt phái sau. | 1 |
Giáo viên THCS được chọn để làm giáo viên biệt phái phải đáp ứng được những điều kiện nào? | Điều khoản áp dụng
...
5. Một số trường hợp giáo viên đang giảng dạy được xác định đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên trung học cơ sở bao gồm:
a) Giáo viên được phân công giảng dạy môn Lịch sử và Địa lý có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên về Lịch sử hoặc Địa lý hoặc bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp với môn Lịch sử, Địa lý. Trường hợp có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Giáo viên được phân công giảng dạy môn Khoa học tự nhiên có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên về Khoa học tự nhiên hoặc Vật lý hoặc Hóa học hoặc Sinh học hoặc bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp với môn Khoa học tự nhiên, Vật lý, Hóa học, Sinh học. Trường hợp có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
c) Giáo viên được phân công giảng dạy môn Công nghệ có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên về Công nghệ hoặc Kỹ thuật công nghiệp hoặc Kỹ thuật nông nghiệp hoặc bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp với môn Công nghệ, Kỹ thuật công nghiệp, Kỹ thuật nông nghiệp. Trường hợp có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
d) Giáo viên được phân công giảng dạy môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật) có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên về Nghệ thuật hoặc Âm nhạc hoặc Mỹ thuật hoặc bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp với môn Nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật. Trường hợp có bằng cử nhân trở lên chuyên ngành phù hợp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. | 0 |
Giáo viên THCS được chọn để làm giáo viên biệt phái phải đáp ứng được những điều kiện nào? | Giáo viên
Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên: có bằng cử nhân trở lên ngành Giáo dục đặc biệt hoặc đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên mầm non, phổ thông cùng với chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm về giáo dục hòa nhập hoặc chứng chỉ nghiệp vụ giáo dục đặc biệt theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. | 0 |
Giáo viên THCS được chọn để làm giáo viên biệt phái phải đáp ứng được những điều kiện nào? | Quy trình biệt phái giáo viên tiểu học, trung học cơ sở
1. Định kỳ hàng năm, UBND cấp huyện căn cứ kế hoạch biên chế được giao, kế hoạch phát triển trường, lớp, học sinh của địa phương để rà soát, xác định cụ thể số lượng giáo viên thừa, thiếu theo định mức và cơ cấu bộ môn, xây dựng kế hoạch biệt phái (thôi biệt phái), tiếp nhận, tuyển dụng giáo viên thuộc quyền được phân cấp quản lý; tổng hợp, báo cáo cụ thể số lượng giáo viên thừa, thiếu của từng bộ môn, cấp học (sau khi đã cân đối trên địa bàn) về Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 6.
2. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định đề xuất của các đơn vị cấp huyện và tham mưu UBND tỉnh phê duyệt chỉ tiêu biệt phái và tiếp nhận biệt phái theo từng cơ cấu bộ môn cho các đơn vị cấp huyện.
3. Trên cơ sở chỉ tiêu biệt phái được UBND tỉnh phê duyệt, UBND cấp huyện phân bổ chỉ tiêu biệt phái cho các trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn có giáo viên thừa đối với từng bộ môn; hướng dẫn các trường tổ chức triển khai thực hiện.
4. Căn cứ vào chỉ tiêu biệt phái được giao, từng trường thành lập Hội đồng xét biệt phái giáo viên. Hội đồng xét biệt phái giáo viên tổ chức xét các đối tượng thuộc diện biệt phái, đối tượng không thuộc diện biệt phái, đối tượng chưa thuộc diện biệt phái, lập danh sách cử đối tượng biệt phái báo cáo UBND cấp huyện. Thời gian hoàn thành trong tháng 7 hàng năm.
5. UBND cấp huyện (nơi thừa giáo viên) thành lập Hội đồng xét biệt phái giáo viên. Hội đồng xét biệt phái giáo viên có nhiệm vụ tổng hợp danh sách biệt phái; tổ chức họp xét các đối tượng thuộc diện biệt phái, đối tượng không thuộc diện biệt phái do Hội đồng của các trường đề xuất; có biên bản, danh sách trích ngang và tờ trình đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định biệt phái giáo viên.
6. Chủ tịch UBND cấp huyện (nơi thừa giáo viên) ra quyết định biệt phái cho từng giáo viên thuộc thẩm quyền, theo phân cấp quản lý; lập danh sách giáo viên được cử biệt phái báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ theo dõi. | 0 |
Giáo viên THCS được chọn để làm giáo viên biệt phái phải đáp ứng được những điều kiện nào? | 2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Kinh doanh karaoke, vũ trường ở địa điểm cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan nhà nước không bảo đảm khoảng cách theo quy định;
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc ngừng kinh doanh đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.” | 0 |
Giáo viên THCS được chọn để làm giáo viên biệt phái phải đáp ứng được những điều kiện nào? | Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. | 0 |
Giáo viên THCS được chọn để làm giáo viên biệt phái phải đáp ứng được những điều kiện nào? | Khoản 2. Kiểm định, hiệu chuẩn
a) Kiểm tra bên ngoài Kiểm tra bên ngoài bao gồm: kiểm tra tính đầy đủ, đồng bộ của PTĐ, ký hiệu, nhãn hiệu, các ký hiệu biểu thị cấp chính xác, đơn vị đo, giá trị độ chia, các khuyết tật của PTĐ (các nội dung chi tiết kiểm tra bên ngoài được quy định trong quy trình kiểm định và quy trình hiệu chuẩn đối với từng loại PTĐ).
b) Kiểm tra kỹ thuật Kiểm tra kỹ thuật bao gồm: kiểm tra sự hoạt động bình thường của PTĐ, của các bộ phận điều chỉnh, hiệu chỉnh PTĐ, kiểm tra các chi tiết lắp ráp (các nội dung chi tiết kiểm tra kỹ thuật được quy định trong quy trình kiểm định và quy trình hiệu chuẩn đối với từng loại PTĐ).
c) Kiểm tra đo lường Kiểm tra đo lường là xác định các đặc trưng đo lường của PTĐ (các nội dung chi tiết kiểm tra đo lường được quy định trong quy trình kiểm định và quy trình hiệu chuẩn đối với từng loại PTĐ). | 0 |
Giáo viên THCS được chọn để làm giáo viên biệt phái phải đáp ứng được những điều kiện nào? | Điều 19. Bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét
1. Định mức lao động
a) Nội dung công việc - Công tác chuẩn bị: + Chuẩn bị các thiết bị đo, dụng cụ, vật tư cho công việc bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét; + Chuẩn bị các tài liệu liên quan: quy trình kỹ thuật, bảng biểu ghi kết quả. - Thực hiện bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét. + Kiểm tra điện trở đất nơi có các cọc thoát sét; + Kiểm tra, bảo dưỡng dây thoát sét.
b) Định biên TT Nội dung công việc QTV5 QTV3 QTV CĐ5 QTV CĐ3 KS5 KS3 Nhóm 1 Công tác chuẩn bị 1 1 2 2 Thực hiện bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ 1 1 2
c) Định mức Công nhóm/lần TT Nội dung công việc Định mức 1 Công tác chuẩn bị 0,03 2 Thực hiện bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ 0,40
2. Định mức thiết bị Ca/lần TT Danh mục ĐVT TH SD (tháng) Mức 1 Máy đo điện trở đất chiếc 96 0,25 2 Máy vi tính (nhập kết quả, biên bản) chiếc 60 0,07 3 Máy in chiếc 60 0,03
3. Định mức dụng cụ, trang bị bảo hộ lao động Ca/lần TT Danh mục ĐVT TH SD (tháng) Mức 1 Kìm cắt dây bộ 60 0,45 2 Kìm mỏ nhọn bộ 60 0,45 3 Quy trình bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ thiết bị KTCK tại trạm đo tổng lượng ôzôn bức xạ cực tím quyển 60 0,56 4 Quần áo bảo hộ lao động bộ 12 1,12 5 Găng tay bảo hộ lao động đôi 6 1,12 6 Ủng bảo hộ lao động đôi 12 1,12 7 Mũ bảo hộ lao động chiếc 12 1,12
4. Định mức vật liệu TT Danh mục ĐVT Mức 1 Mỡ bôi trơn kg 0,50 2 Giẻ lau máy kg 0,5 3 Giấy A4 (để ghi, in kết quả biên bản) ram 0,01 4 Mực in hộp 0,01 5 Bút bi chiếc 0,20 6 Pin máy đo điện trở đất (1.5VDC) chiếc 8 7 Điện năng tiêu thụ cho máy in kWh 0,08 8 Điện năng tiêu thụ cho máy vi tính kWh 0,10 | 0 |
Ai có quyền quyết định bổ nhiệm chức danh Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân? | Thẩm quyền phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm, nâng lương sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ; bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh trong Công an nhân dân
1. Chủ tịch nước phong, thăng cấp bậc hàm cấp tướng đối với sĩ quan Công an nhân dân.
2. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an; quyết định nâng lương cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định nâng lương cấp bậc hàm Trung tướng, Thiếu tướng; quy định việc phong, thăng, nâng lương các cấp bậc hàm, bổ nhiệm các chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân.
4. Người có thẩm quyền phong, thăng cấp bậc hàm nào thì có thẩm quyền giáng, tước cấp bậc hàm đó; mỗi lần chỉ được thăng, giáng 01 cấp bậc hàm, trừ trường hợp đặc biệt mới xét thăng, giáng nhiều cấp bậc hàm. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức đối với chức vụ đó. Người có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh nào thì có thẩm quyền miễn nhiệm đối với chức danh đó. | 1 |
Ai có quyền quyết định bổ nhiệm chức danh Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân? | Hội đồng Học viện
...
3. Nguyên tắc bổ nhiệm
a) Giám đốc Học viện được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ có thời hạn là 5 năm, không giữ chức vụ quá 10 năm.
b) Ủy ban nhân dân Thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc Học viện.
c) Quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc Học viện thực hiện theo quy định của pháp luật, của Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố.
d) Trong trường hợp cần thiết, Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố có thể tổ chức lấy phiếu thăm dò tín nhiệm đối với Giám đốc Học viện. | 0 |
Ai có quyền quyết định bổ nhiệm chức danh Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân? | Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan
1. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau:
a) Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân;
b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong, thăng, giáng, tước các cấp bậc quân hàm còn lại và nâng lương sĩ quan;
d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Toà án, Thi hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm đến chức vụ nào thì có quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức, quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, điều động, biệt phái, giao chức vụ thấp hơn, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch và giải ngạch sĩ quan dự bị đến chức vụ đó.
... | 0 |
Ai có quyền quyết định bổ nhiệm chức danh Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân? | Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cấp Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên
Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên; cấp, thu hồi và quy định việc quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên. | 0 |
Ai có quyền quyết định bổ nhiệm chức danh Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân? | Điều 13. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 87 như sau:. “ 1. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể để thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, đề án, báo cáo, dự án khác trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; xem xét, quyết định những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng, Ủy ban. Phiên họp toàn thể của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phải có quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng, Ủy ban tham dự. Báo cáo, nghị quyết, kiến nghị, các nội dung khác thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên của Hội đồng, Ủy ban biểu quyết tán thành.
2. Thành viên cửa Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm tham dự phiên họp của Hội đồng, Ủy ban theo triệu tập của Chủ tịch Hội đồng, Chủ nhiệm Ủy ban; thảo luận và biểu quyết các vấn đề xem xét tại phiên họp; trường hợp không tham dự phiên họp thì phải có lý do chính đáng, phải báo cáo và được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng, Chủ nhiệm Ủy ban.”. | 0 |
Ai có quyền quyết định bổ nhiệm chức danh Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân? | Khoản 1.2 Chi phí chung: Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với chi phí nhân công theo hướng dẫn tại mục II 1.2 của Thông tư số 05/1998/TT-TCBĐ ngày 29/10/1998 của Tổng cục Bưu điện. Một số khoản mục chi phí thuộc các thông số tính trong chi phí chung chưa tính thuế giá trị gia tăng đầu vào. | 0 |
Ai có quyền quyết định bổ nhiệm chức danh Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân? | Thường trực Hội đồng
1. Thường trực Hội đồng gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực và Tổng Thư ký Hội đồng.
2. Thường trực Hội đồng có các nhiệm vụ sau:
a) Thông qua dự thảo kế hoạch và chương trình công tác của Hội đồng;
b) Giải quyết những vấn đề phát sinh đột xuất cần có ý kiến của tập thể mà không kịp tổ chức họp Hội đồng;
c) Ủy viên Thường trực và Tổng Thư ký Hội đồng thường xuyên xem xét, kiểm tra tiến độ thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng. | 0 |
Ai có quyền quyết định bổ nhiệm chức danh Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân? | “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật rửa và sử dụng lại quả lọc thận” . | 0 |
Khi hết hạn chấp hành án phạt tù thì cơ quan thi hành án có thông báo không? | 1. Hai tháng trước khi phạm nhân hết hạn chấp hành án phạt tù, trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành xong án phạt tù về cư trú, làm việc, cơ quan nhận phạm nhân trích xuất. Nội dung thông báo gồm kết quả chấp hành án phạt tù, hình phạt bổ sung mà phạm nhân còn phải chấp hành và thông tin cần thiết khác có liên quan để xem xét, sắp xếp, tạo lập cuộc sống bình thường cho người đó.
Trường hợp không xác định được nơi người chấp hành xong án phạt tù về cư trú thì trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đề nghị với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chấp hành án hoặc cơ quan, tổ chức khác để tiếp nhận người chấp hành xong án phạt tù về cư trú.
2. Vào ngày cuối cùng của thời hạn chấp hành án phạt tù, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoàn chỉnh thủ tục theo quy định của pháp luật để trả tự do cho phạm nhân; cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù cho người đã chấp hành xong án phạt tù, cấp khoản tiền từ quỹ hỗ trợ hòa nhập cộng đồng, cấp tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường trở về nơi cư trú hoặc nơi làm việc; trả lại đầy đủ giấy tờ, đồ vật, tiền, tài sản khác mà phạm nhân đã gửi tại nơi chấp hành án phạt tù quản lý. Trường hợp người đó không có quần áo thì được cấp một bộ quần áo để về nơi cư trú.
3. Trong thời gian trích xuất phạm nhân ra khỏi nơi chấp hành án để phục vụ điều tra, truy tố, xét xử mà thời hạn chấp hành phần án phạt tù đã hết thì cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù cho người được trích xuất và thông báo cho cơ quan nhận người được trích xuất, cơ quan có liên quan. Cơ quan nhận người được trích xuất có trách nhiệm trả tự do ngay cho người đó; chi trả chi phí đi lại, ăn, ở của người được trích xuất để về nơi chấp hành án giải quyết các thủ tục có liên quan. Cơ quan cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù có trách nhiệm giải quyết các thủ tục, nghĩa vụ, quyền, lợi ích có liên quan của người được trích xuất theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Phạm nhân là người nước ngoài đã chấp hành xong án phạt tù thì được cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tù và được lưu trú tại cơ sở lưu trú do cơ quan quản lý thi hành án hình sự chỉ định trong thời gian chờ làm thủ tục xuất cảnh.
5. Việc giải quyết lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người đã chấp hành xong án phạt tù thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
6. Cơ quan đã cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, giấy chứng nhận đặc xá có trách nhiệm gửi giấy chứng nhận đó cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan chịu trách nhiệm thi hành các hình phạt bổ sung, cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này và thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành phần dân sự trong bản án, quyết định hình sự. | 1 |
Khi hết hạn chấp hành án phạt tù thì cơ quan thi hành án có thông báo không? | Giám thị trại giam, trại tạm giam có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan chức năng thuộc Bộ Ngoại giao và báo cáo Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng trong các trường hợp sau:
1. Bốn (4) tháng trước khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù;
2. Ngay sau khi phạm nhân được đặc xá hoặc giảm hết thời hạn chấp hành án phạt tù;
3. Ngay sau khi nhận được quyết định thi hành án tử hình của cơ quan có thẩm quyền đối với người nước ngoài bị kết án tử hình.
4. Nội dung thông báo gồm: họ và tên của phạm nhân; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; giới tính; quốc tịch; tội danh, ngày bắt, án phạt, án phí, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và các nghĩa vụ dân sự khác (nếu có) mà phạm nhân còn phải chấp hành và Tòa án đã kết án; thời gian hết án, kết quả chấp hành án phạt tù và thông tin cần thiết khác có liên quan;
Cơ quan chức năng thuộc Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan ngoại giao, lãnh sự nước phạm nhân mang quốc tịch biết để làm thủ tục tiếp nhận công dân của mình đúng ngày được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù hoặc để biết về quyết định thi hành án tử hình của cơ quan có thẩm quyền đối với người mang quốc tịch nước mình bị kết án tử hình. | 0 |
Khi hết hạn chấp hành án phạt tù thì cơ quan thi hành án có thông báo không? | Trại giam nơi tiếp nhận, quản lý, giam giữ phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù từ nước ngoài về Việt Nam chấp hành án có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan đầu mối của Bộ Công an về kết quả thi hành án đối với người đó để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước chuyển giao trong các trường hợp sau:
1. Người đang chấp hành án phạt tù được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù, được miễn, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, đặc xá, đại xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện.
2. Người đang chấp hành án phạt tù đã chấp hành xong án phạt tù.
3. Người đang chấp hành án phạt tù bỏ trốn khỏi nơi giam giữ.
4. Người đang chấp hành án phạt tù chết trước khi chấp hành xong án phạt tù.
5. Phía nước ngoài đề nghị thông báo về tình hình chấp hành án của người đang chấp hành án phạt tù. | 0 |
Khi hết hạn chấp hành án phạt tù thì cơ quan thi hành án có thông báo không? | Thông báo về tình hình chấp hành án của người đang chấp hành án phạt tù
Bộ Công an thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài khi:
1. Người đang chấp hành án phạt tù được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù hoặc đặc xá;
2. Người đang chấp hành án phạt tù đã chấp hành xong án phạt tù;
3. Người đang chấp hành án phạt tù bỏ trốn khỏi nơi giam giữ;
4. Người đang chấp hành án phạt tù chết trước khi chấp hành xong án phạt tù;
5. Phía nước ngoài đề nghị thông báo về tình hình chấp hành án của người đang chấp hành án phạt tù. | 0 |
Khi hết hạn chấp hành án phạt tù thì cơ quan thi hành án có thông báo không? | Kỹ năng
- Thực hiện được một số thí nghiệm về vật liệu xây dựng: Chỉ tiêu cơ lý của vật liệu: Bê tông, gốm, thủy tinh...;
- Lập được kế hoạch và thực hiện được các công việc vận hành thiết bị máy móc trong dây chuyền sản xuất (gạch ngói đất sét nung, gạch ceramic, sứ vệ
sinh, kính xây dựng, bê tông và cấu kiện bê tông, xi măng);
- Tính toán được cấp phối theo đơn phối liệu;
- Xử lý được một số sự cố kỹ thuật cơ bản trong sản xuất;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề. | 0 |
Khi hết hạn chấp hành án phạt tù thì cơ quan thi hành án có thông báo không? | Cơ cấu tổ chức và hoạt động
1. Lãnh đạo Vụ
Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng có Vụ trưởng và không quá 03 Phó vụ trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng chỉ đạo, điều hành các mặt công tác của Vụ, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Biên chế
Biên chế của Vụ được xác định theo quy định của pháp luật về vị trí việc làm và được điều chỉnh hàng năm theo nhu cầu vị trí việc làm do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định trên cơ sở đề xuất của Vụ trưởng.
3. Cơ chế hoạt động
Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng hoạt động theo chế độ chuyên viên. Công chức trong Vụ chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Vụ về nhiệm vụ được phân công. | 0 |
Khi hết hạn chấp hành án phạt tù thì cơ quan thi hành án có thông báo không? | Thông tư này áp dụng đối với:
1. Các đơn vị Công an nhân dân;
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật; hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; học sinh, sinh viên các học viện, trường Công an; công nhân viên Công an nhân dân (sau đây gọi chung là cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân);
3. Công an xã, thị trấn. | 0 |
Khi hết hạn chấp hành án phạt tù thì cơ quan thi hành án có thông báo không? | Hệ thống chỉ tiêu của báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước phải phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu dự toán năm được cơ quan có thẩm quyền giao và mục lục ngân sách nhà nước, đảm bảo có thể so sánh được giữa số thực hiện với số dự toán và giữa các kỳ kế toán với nhau. Trường hợp báo cáo quyết toán ngân sách được lập có nội dung và phương pháp trình bày khác với các chỉ tiêu trong dự toán hoặc khác với báo cáo kỳ kế toán năm trước thì phải giải trình trong phần thuyết minh báo cáo quyết toán năm.
4. Kỳ báo cáo: Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, báo cáo quyết toán nguồn khác được lập báo cáo theo kỳ kế toán năm. Số liệu lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm là số liệu thu, chi thuộc năm ngân sách của đơn vị hành chính, sự nghiệp, được tính đến hết thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách nhà nước (ngày 31/01 năm sau) theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Số liệu lập báo cáo quyết toán là số thu, chi thuộc nguồn khác của đơn vị hành chính, sự nghiệp, được tính đến ngày kết thúc kỳ kế toán năm (ngày 31/12). Trường hợp pháp luật có quy định lập thêm báo cáo quyết toán theo kỳ kế toán khác thì ngoài báo cáo quyết toán năm đơn vị phải lập cả báo cáo theo kỳ kế toán đó.
5. Trách nhiệm của các đơn vị trong việc lập, nộp báo cáo quyết toán
a) Trách nhiệm của đơn vị: Đơn vị hành chính, sự nghiệp phải lập và nộp báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, ngoài các mẫu biểu báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước quy định tại Thông tư này, còn phải lập các mẫu báo cáo phục vụ công tác quyết toán ngân sách nhà nước, các yêu cầu khác về quản lý ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Đơn vị hành chính, sự nghiệp có phát sinh thu - chi nguồn khác không thuộc ngân sách nhà nước theo quy định phải quyết toán với cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính và cơ quan có thẩm quyền khác thì đơn vị phải lập và nộp báo cáo quyết toán kinh phí nguồn khác theo quy định tại Thông tư này. Đơn vị hành chính, sự nghiệp là đơn vị cấp trên phải tổng hợp báo cáo quyết toán năm của các đơn vị cấp dưới trực thuộc theo quy định hiện hành.
b) Trách nhiệm của cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước: Các cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước và các đơn vị khác có liên quan, có trách nhiệm thực hiện và phối hợp trong việc kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh, cung cấp và khai thác số liệu về kinh phí và sử dụng kinh phí, quản lý và sử dụng tài sản và các hoạt động khác có liên quan đến tình hình thu, chi ngân sách nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị hành chính, sự nghiệp.
6. Nội dung, thời hạn nộp báo cáo quyết toán năm
a) Nội dung: Đơn vị hành chính, sự nghiệp nộp báo cáo cho đơn vị dự toán cấp trên hoặc cơ quan tài chính cùng cấp (trong trường hợp không có đơn vị dự toán cấp trên), gồm: - Các báo cáo quyết toán năm quy định tại Thông tư này. | 0 |
Trách nhiệm của du học sinh học bổng ngân sách nhà nước? | Quyền và trách nhiệm của du học sinh học bổng ngân sách nhà nước
1. Quyền của du học sinh học bổng ngân sách nhà nước
a) Được về nước thực tập, thu thập tài liệu đề phục vụ chương trình học tập; được hưởng các kỳ nghỉ trong thời gian học tập theo quy định của cơ sở giáo dục nước ngoài; được về nước, đi thăm thân nhân ở nước khác (nước thứ ba) nếu được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại đồng ý;
b) Được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo hộ về lãnh sự, bảo vệ quyền lợi chính đáng trong thời gian học tập ở nước ngoài theo quy định;
c) Được hưởng toàn phần hoặc một phần chi phí đào tạo, chi phí đi lại, sinh hoạt phí và các chi phí khác liên quan đến học tập ở nước ngoài bằng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước đối với du học sinh quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định này hoặc do phía nước ngoài đài thọ đối với du học sinh quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định này.
2. Trách nhiệm của du học sinh học bổng ngân sách nhà nước
a) Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Việt Nam, pháp luật và phong tục tập quán của nước sở tại; trong trường hợp vi phạm, tùy tính chất, mức độ sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật của các bên có liên quan;
b) Nghiêm chỉnh chấp hành thực hiện nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục nước ngoài và cam kết, quy định của cơ quan quản lý trực tiếp (đối với trường hợp có cơ quan công tác), cơ quan cử đi học; giữ gìn và phát triển quan hệ hữu nghị với các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư nước sở tại;
c) Thực hiện đăng ký công dân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định hiện hành và cập nhật thông tin vào Hệ thống cơ sở dữ liệu quy định tại Điều 4 Nghị định này;
d) Không được tự ý bỏ học; thực hiện đúng quy định về thời gian học, trình độ đào tạo, ngành học, nước đi học và cơ sở giáo dục theo quyết định cử đi học của cơ quan có thẩm quyền;
đ) Thông báo cho cơ quan cử đi học trước 10 ngày làm việc trước khi về nước thực tập, thu thập tài liệu, được nghỉ học, nghỉ lễ theo quy định của cơ sở giáo dục nước ngoài đối với du học sinh quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
e) Gửi báo cáo tiến độ học tập (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) và bản sao kết quả học tập có xác nhận của cơ sở đào tạo nước ngoài qua đường bưu điện hoặc trực tiếp hoặc trực tuyến cho cơ quan cử đi học sau mỗi kỳ học, năm học;
g) Phải bồi hoàn chi phí đào tạo theo quy định tại Điều 12 và Điều 13 Nghị định này nếu không hoàn thành nghĩa vụ học tập hoặc không chấp hành sự điều động làm việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi tốt nghiệp đối với du học sinh quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định này;
h) Thực hiện các quy định hiện hành về cán bộ, công chức, viên chức và các quy định của Đảng (đối với trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức và là đảng viên);
i) Bảo vệ các tài liệu, thông tin có bí mật nhà nước được quy định tại Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, thông tin bảo vệ chính trị nội bộ;
k) Không lợi dụng việc học tập hay bất kỳ hình thức nào khác để thực hiện các hoạt động tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam, làm ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và nước đối tác. | 1 |
Trách nhiệm của du học sinh học bổng ngân sách nhà nước? | Điều 14. Quyền và trách nhiệm của du học sinh học bổng khác và du học sinh tự túc
1. Quyền của du học sinh học bổng khác
a) Du học sinh học bổng khác có các quyền theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định này;
b) Được tiếp nhận các hỗ trợ liên quan đến việc học tập do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ (không phải bằng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước).
2. Trách nhiệm của du học sinh học bổng khác
a) Có trách nhiệm thực hiện theo các quy định tại các điểm a, b, c, h, i và k khoản 2 Điều 6 Nghị định này;
b) Thực hiện theo thỏa thuận hợp pháp với tổ chức, cá nhân tài trợ học bổng;
c) Thực hiện theo các quy định của cơ sở giáo dục Việt Nam, cơ sở giáo dục nước ngoài đối với trường hợp du học sinh ra nước ngoài học tập theo thỏa thuận hợp tác đào tạo được ký kết giữa cơ sở giáo dục Việt Nam với cơ sở giáo dục nước ngoài;
d) Thực hiện theo thỏa thuận với cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có), thực hiện báo cáo và chịu sự quản lý của cơ quan quản lý trực tiếp (đối với trường hợp có cơ quan công tác) trong quá trình học tập tại nước ngoài;
đ) Không ở lại nước ngoài trái phép sau khi kết thúc chương trình học tập.
3. Quyền của du học sinh tự túc Du học sinh tự túc có các quyền theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Trách nhiệm của du học sinh tự túc
a) Có trách nhiệm thực hiện theo các quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 Điều này;
b) Kê khai trung thực hồ sơ, giấy tờ khi làm hồ sơ đi học ở nước ngoài;
c) Phải có hợp đồng tư vấn du học với tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trước khi ra nước ngoài học tập (đối với du học sinh tự túc ra nước ngoài học tập thông qua tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học);
d) Giữ mối liên hệ, cập nhật tình hình học tập đến tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học về việc chuyển ngành, nghề học, chuyển trường, chuyển nước đến học, tạm dừng học, lưu ban và học lại, gia hạn thời gian học tập ở nước ngoài (đối với du học sinh tự túc ra nước ngoài học tập thông qua tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học). | 0 |
Trách nhiệm của du học sinh học bổng ngân sách nhà nước? | - Các cơ sở giáo dục hiện đang có học sinh, sinh viên diện cử tuyển (bao gồm cả học sinh, sinh viên cử tuyển mới từ năm học 2007-2008 và học sinh, sinh viên cử tuyển đang học tại trường từ thời điểm 31/12/2007 trở về trước) tiếp tục thực hiện chi trả học bổng chính sách cho học sinh, sinh viên theo mức quy định của Thủ tướng Chính phủ về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và đảm bảo đầy đủ các quyền lợi của người học theo chế độ cử tuyển như hiện nay (chế độ về miễn học phí, chế độ bảo hiểm y tế và chỗ ở ký túc xá); đồng thời có trách nhiệm tổng hợp và gửi danh sách học sinh, sinh viên diện cử tuyển về Ủy ban nhân dân các tỉnh trước ngày 30 tháng 04 năm 2008 để làm cơ sở tính toán, xác định chi phí đào tạo cử tuyển theo các nội dung hướng dẫn tại Thông tư này. - Từ 01 tháng 01 năm 2008, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chi trả kinh phí đào tạo cử tuyển (bao gồm cả học bổng chính sách, trợ cấp tiền ăn ở, đi lại và tiền học phí của người học theo chế độ cử tuyển) theo hướng dẫn tại Thông tư này trên cơ sở hợp đồng đào tạo giữa Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ sở giáo dục. - Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tạm ứng kinh phí tiếp tục chi trả học bổng chính sách và các khoản trợ cấp khác theo hướng dẫn tại Thông tư này để đảm bảo quyền lợi của người học theo chế độ cử tuyển và gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo về số kinh phí đã tạm ứng. Căn cứ số lượng đối tượng học sinh cử tuyển đã được các cơ sở giáo dục thông báo cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, Ủy ban nhân dân các tỉnh có trách nhiệm hoàn trả phần kinh phí đã tạm ứng của các cơ sở giáo dục nơi có người học của địa phương đang học. - Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyên truyền, phổ biến công khai về quy trình chi trả kinh phí đào tạo cử tuyển đảm bảo không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến quá trình học tập của người học theo chế độ cử tuyển. - Từ các năm học tiếp theo, các cơ sở giáo dục có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền về số học sinh, sinh viên cử tuyển đang theo học vào cuối mỗi học kỳ để làm cơ sở thanh toán chi phí đào tạo, học bổng chính sách và các chi phí khác theo quy định. Đối với những trường hợp bị kỷ luật buộc thôi học và những trường hợp bỏ học, các cơ sở giáo dục có trách nhiệm thông báo ngay với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phối hợp xử lý.
đ) Việc chấp hành dự toán và quyết toán Việc chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí đào tạo cử tuyển thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành. | 0 |
Trách nhiệm của du học sinh học bổng ngân sách nhà nước? | 1. Du học sinh học bổng ngân sách nhà nước là công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập được nhận toàn phần hoặc một phần chi phí đào tạo, chi phí đi lại, sinh hoạt phí và các chi phí khác liên quan đến học tập từ một hoặc nhiều nguồn trong các nguồn kinh phí
…
3. Du học sinh tự túc là công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập không phải từ nguồn kinh phí quy định
... | 0 |
Trách nhiệm của du học sinh học bổng ngân sách nhà nước? | Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp tái phạm.”;
i) Không có bản mô tả công việc cho nhân sự chủ chốt, nhân sự có trách nhiệm và các nhóm nhân sự của các bộ phận theo quy định; i) Bổ sung các điểm đ và e vào sau điểm d khoản 11 như sau: “đ) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều này;
k) Không có quy trình sản xuất được phê duyệt cho mỗi sản phẩm;
l) Không thực hiện và không duy trì thường xuyên hoạt động tự kiểm tra để giám sát việc triển khai, áp dụng và tuân thủ quy định Thực hành sản xuất tốt thực phẩm bảo vệ sức khỏe và đưa ra biện pháp khắc phục cần thiết, kịp thời;
m) Không có hợp đồng hoặc có hợp đồng nhưng không được xác định rõ ràng, thống nhất và không được kiểm soát thực thi chặt chẽ trong trường hợp có sản xuất và/hoặc kiểm nghiệm theo hợp đồng;
n) Không thực hiện lưu giữ mẫu nguyên liệu ban đầu, thành phẩm theo quy định hoặc có lưu giữ mẫu nhưng không đủ lượng mẫu và thời gian lưu theo quy định.”;
d) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 5 như sau: “a) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, lưu thông trên thị trường thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không phù hợp với thông tin về sản phẩm đã công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;”;
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 6 như sau: “a) Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 01 người đến 04 người mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;”;
e) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 8 như sau: “a) Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;"; e) Buộc nộp lại giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.".
g) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 10 như sau: “a) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 2a và 7 Điều này;”;
h) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 11 như sau: “b) Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 9 Điều này;”;
13. Bổ sung điểm c vào sau điểm b khoản 6 Điều 24 như sau: “c) Buộc nộp lại giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.”.
14. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 26 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung tên Điều 26 như sau: “Điều 26. | 0 |
Trách nhiệm của du học sinh học bổng ngân sách nhà nước? | Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng; nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
2. Thông tư này áp dụng đối với viên chức làm quản lý, giảng dạy chương trình giáo dục mầm non, phổ thông (sau đây gọi chung là giáo viên) trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt công lập (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục) đã được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên, đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Giáo viên dự bị đại học được áp dụng Thông tư này để tham dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp sau khi được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học cho đến khi có quy định riêng của cơ quan có thẩm quyền quản lý. | 0 |
Trách nhiệm của du học sinh học bổng ngân sách nhà nước? | Khoản 1. Trường hợp hết hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận giữa bên bán và bên mua nhà ở lần đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Nghị định này thì quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được xử lý theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán nhà ở lần đầu; nếu các bên không có thỏa thuận về việc xử lý nhà ở thì quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được chuyển lại cho chủ sở hữu nhà ở lần đầu hoặc người thừa kế hợp pháp của chủ sở hữu lần đầu. Trong trường hợp chủ sở hữu lần đầu là tổ chức bị phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động thì nhà ở của tổ chức này được xử lý theo pháp luật về phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động và quyền sở hữu nhà ở này được chuyển lại cho cá nhân, tổ chức được sở hữu theo quy định của pháp luật về phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động; trong thời gian xác định chủ sở hữu nhà ở, tổ chức, cá nhân đang quản lý nhà ở được tiếp tục quản lý và không được thực hiện các quyền bán, cho thuê mua, tặng cho, để thừa kế, thế chấp, cho thuê, góp vốn nhà ở này; việc bàn giao lại nhà ở này được thực hiện trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày xác định được chủ sở hữu nhà ở. Trường hợp tổ chức nước ngoài bị Nhà nước Việt Nam thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ cho phép hoạt động tại Việt Nam thì chủ sở hữu phải bán, tặng cho nhà ở cho đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. | 0 |
Trách nhiệm của du học sinh học bổng ngân sách nhà nước? | Thu hồi thẻ kiểm định viện
1. Thẻ kiểm định viên bị thu hồi khi người được cấp thẻ không đáp ứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.
2. Thẻ kiểm định viên bị thu hồi khi người được cấp thẻ vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Có hành vi gian dối để đạt yêu cầu trong kỳ sát hạch kiểm định viên;
b) Cố ý đưa ra kết quả kiểm định chất lượng giáo dục không trung thực,
c) Vi phạm một trong những quy định tại khoản 3 Điều 5 của Thông tư này về những việc kiểm định viên không được làm;
d) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật. | 0 |
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong việc thực hiện hồ sơ, thủ tục công nhận đối với người hy sinh hoặc mất tích thuộc quân đội, công an? | "Điều 74. Hồ sơ, thủ tục công nhận đối với người hy sinh hoặc mất tích thuộc quân đội, công an
...
6. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn quy trình tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh. Thời gian xem xét, giải quyết không quá 70 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã gửi đến.
7. Cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh có trách nhiệm thực hiện thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định này." | 1 |
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong việc thực hiện hồ sơ, thủ tục công nhận đối với người hy sinh hoặc mất tích thuộc quân đội, công an? | Điều 74. Hồ sơ, thủ tục công nhận đối với người hy sinh hoặc mất tích thuộc quân đội, công an
1. Đại diện thân nhân người hy sinh hoặc mất tích có trách nhiệm gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người hy sinh thường trú ngay trước khi tham gia quân đội, công an các giấy tờ sau:
a) Đối với trường hợp hy sinh: Bản khai theo Mẫu số 13 Phụ lục I Nghị định này kèm theo một trong các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 72 Nghị định này.
b) Đối với trường hợp mất tích: Bản khai theo Mẫu số 14 Phụ lục I Nghị định này kèm theo phiếu xác minh quy định tại khoản 3 Điều 72 Nghị định này.
c) Trường hợp không còn thân nhân thì đại diện của những người quy định tại điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự thực hiện theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau:
a) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, xác nhận bản khai; trường hợp người hy sinh đã được chính quyền và nhân dân đưa vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ, có văn bản đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ cấp giấy xác nhận mộ liệt sĩ; niêm yết công khai danh sách tại thôn, xã; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân. Thời hạn niêm yết thông báo tối thiểu là 40 ngày. Lập biên bản kết quả niêm yết công khai.
b) Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày có kết quả niêm yết công khai phải tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xem xét đối với các trường hợp không có ý kiến khiếu nại, tố cáo của nhân dân, lập biên bản theo Mẫu số 79 Phụ lục I Nghị định này. Hội đồng xác nhận người có công cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân làm Chủ tịch hội đồng; các thành viên gồm: cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quân sự, công an, y tế; đại diện Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi; Hội Cựu thanh niên xung phong.
c) Gửi biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận liệt sĩ, biên bản niêm yết công khai, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện (đối với người hy sinh, mất tích thuộc quân đội) hoặc Công an cấp huyện (đối với người hy sinh, mất tích thuộc công an).
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ liệt sĩ trong thời gian 12 ngày kể từ ngày tiếp nhận được đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, có trách nhiệm rà soát hồ sơ, tài liệu quản lý mộ liệt sĩ của địa phương để cấp giấy xác nhận mộ liệt sĩ theo Mẫu số 48 Phụ lục I Nghị định này; tra cứu cơ sở dữ liệu quốc gia về liệt sĩ và có văn bản thông báo nếu trường hợp đề nghị đã được công nhận liệt sĩ.
4. Cơ quan, đơn vị theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ và thực hiện quy trình đề nghị công nhận liệt sĩ; có văn bản đề nghị kèm hồ sơ gửi đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thẩm định.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ thực hiện theo trách nhiệm quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định này. | 0 |
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong việc thực hiện hồ sơ, thủ tục công nhận đối với người hy sinh hoặc mất tích thuộc quân đội, công an? | "Điều 15. Trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phát hiện hoặc lưu trữ các thông tin, tài liệu liên quan đến người hy sinh chưa được công nhận liệt sĩ có trách nhiệm cung cấp tới cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này làm căn cứ lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ.
Điều 18. Hồ sơ, thủ tục công nhận liệt sĩ
1. Người khi hy sinh đang thuộc quân đội, công an quản lý thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chịu trách nhiệm:
a) Hướng dẫn về quy trình lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ theo quy định.
b) Có văn bản đề nghị kèm hồ sơ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định trong thời gian không quá 50 ngày kể từ ngày cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh xác lập, hoàn thiện các giấy tờ quy định tại Điều 17 Nghị định này.
2. Người khi hy sinh không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ thực hiện như sau:
a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người hy sinh có trách nhiệm xác lập, hoàn thiện các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này, gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 16 Nghị định này.
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh quy định tại các khoản 3, 4 Điều 16 Nghị định này trong thời gian 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, cấp giấy chứng nhận hy sinh theo Mẫu số 34 Phụ lục I Nghị định này; có văn bản kèm theo các giấy tờ quy định tại Điều 17 Nghị định này chuyển đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định.
c) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hy sinh quy định tại khoản 5 Điều 16 Nghị định này trong thời gian 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, cấp giấy chứng nhận hy sinh; có văn bản kèm theo các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này chuyển đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra và gửi văn bản kèm theo các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Trong thời gian 40 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm thẩm định, lập tờ trình và danh sách kèm theo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định cấp Bằng “Tổ quốc ghi công”.
b) Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận quyết định cấp bằng, có trách nhiệm in, chuyển Văn phòng Chính phủ đóng dấu Bằng “Tổ quốc ghi công” và chuyển hồ sơ kèm bản sao quyết định cấp bằng, Bằng “Tổ quốc ghi công” đến cơ quan đề nghị thẩm định để chuyển về cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh.
4. Cơ quan, đơn vị cấp giấy chứng nhận hy sinh trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận bản sao quyết định cấp bằng, Bằng “Tổ quốc ghi công” kèm hồ sơ, có trách nhiệm:
a) Thông báo cho thân nhân của liệt sĩ (cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ, người có công nuôi liệt sĩ) và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đại diện thân nhân liệt sĩ thường trú tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ, trao Bằng “Tổ quốc ghi công”.
Trường hợp không còn thân nhân thì tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ, bàn giao Bằng “Tổ quốc ghi công” về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi liệt sĩ thường trú trước khi hy sinh.
b) Bàn giao hồ sơ kèm bản sao quyết định cấp Bằng về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức lễ truy điệu liệt sĩ." | 0 |
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong việc thực hiện hồ sơ, thủ tục công nhận đối với người hy sinh hoặc mất tích thuộc quân đội, công an? | Tổ chức thực hiện
[...]
3. Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Quân đội, Công an các địa phương trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, phối hợp xác minh hồ sơ theo quy định. Chỉ tiếp nhận hồ sơ mà giấy tờ, tài liệu làm căn cứ xác nhận là bản chính hoặc bản sao có chứng thực. Không tiếp nhận các hồ sơ mà giấy tờ, tài liệu làm căn cứ xác nhận có dấu hiệu bị sửa chữa, tẩy xóa, ghi thêm thông tin;
[...] | 0 |
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong việc thực hiện hồ sơ, thủ tục công nhận đối với người hy sinh hoặc mất tích thuộc quân đội, công an? | 1. Trường hợp đăng ký tạm trú không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện quy định tại Điều 30 Luật Cư trú và hướng dẫn tại Thông tư này, thì Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hủy bỏ việc đăng ký tạm trú trái pháp luật.
2. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hủy bỏ việc đăng ký tạm trú trái pháp luật, Công an xã, phường, thị trấn đã đăng ký tạm trú phải có trách nhiệm xóa tên người đăng ký tạm trú trái pháp luật trong sổ tạm trú, sổ đăng ký tạm trú và thu hồi sổ tạm trú (nếu hủy bỏ đăng ký trái pháp luật tất cả những người có tên trong sổ tạm trú). | 0 |
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong việc thực hiện hồ sơ, thủ tục công nhận đối với người hy sinh hoặc mất tích thuộc quân đội, công an? | Điều 4. Phối hợp đào tạo, dạy nghề
1. Chính phủ chỉ đạo các Bộ: Lao động – Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Quốc phòng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Hội Cựu chiến binh Việt Nam trong việc tổ chức đào tạo, dạy nghề cho Cựu chiến binh, Cựu quân nhân, con Cựu chiến binh, Cựu quân nhân nhằm từng bước giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống.
2. Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tổ chức đào tạo, dạy nghề của Cựu chiến binh; đề xuất chế độ, chính sách trong đào tạo, dạy nghề đối với Cựu chiến binh, Cựu quân nhân và con Cựu chiến binh, Cựu quân nhân. | 0 |
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong việc thực hiện hồ sơ, thủ tục công nhận đối với người hy sinh hoặc mất tích thuộc quân đội, công an? | Chế độ làm việc của Ban Hội nhập
1. Ban Hội nhập sẽ tổ chức họp khi có yêu cầu để triển khai thực hiện công tác hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.
2. Các thành viên trong Ban làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ do Trưởng ban phân công và chịu trách nhiệm về các công việc liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế thuộc đơn vị mình phụ trách. | 0 |
Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong việc thực hiện hồ sơ, thủ tục công nhận đối với người hy sinh hoặc mất tích thuộc quân đội, công an? | Điều 1. Nay bãi bỏ các quy định về tổ chức trường Đại học đại cương trong các văn bản sau đây:
1. Khoản 1, mục A, Điều 4 của Nghị định số 97/CP ngày 10 tháng 12 năm 1994 về việc thành lập Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Khoản 1, mục A, Điều 4 của Nghị định số 30/CP ngày 4 tháng 4 năm 1994 về việc thành lập Đại học Huế.
3. Khoản 1, mục A, Điều 4 của Nghị định số 31/CP ngày 4 tháng 4 năm 1994 về việc thành lập Đại học Thái Nguyên.
4. Khoản 1, mục A, Điều 4 của Nghị định số 32/CP ngày 4 tháng 4 năm 1994 về việc thành lập Đại học Đà Nẵng.
5. Khoản a, mục 1, Điều 4 của Nghị định số 16/CP ngày 27 tháng 1 năm 1995 về việc thành lập Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo triển khai Nghị định này, bảo đảm sự ổn định và chất lượng đào tạo của các Đại học nói trên. | 0 |
Quỹ Hỗ trợ bệnh nhi Việt Nam có tư cách pháp nhân không? | Nguyên tắc, phạm vi hoạt động, địa vị pháp lý và trụ sở của Quỹ
1. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Quỹ
a) Không vì lợi nhuận.
b) Tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.
c) Quỹ hoạt động theo Điều lệ của Quỹ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, tuân thủ quy định của pháp luật và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Quỹ.
2. Quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc.
3. Quỹ có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản nội tệ và ngoại tệ tại ngân hàng và biểu tượng riêng theo quy định pháp luật.
4. Trụ sở chính của Quỹ đặt tại số 268/192 Lê Trọng Tấn, phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Quỹ có thể đặt văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định pháp luật.
Khi có sự thay đổi trụ sở chính, Quỹ phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định pháp luật. | 1 |
Quỹ Hỗ trợ bệnh nhi Việt Nam có tư cách pháp nhân không? | Tôn chỉ, mục đích của Quỹ
1. Quỹ Hỗ trợ bệnh nhi Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quỹ) là quỹ từ thiện, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận trên nguyên tắc tự tạo vốn từ nguồn vốn đóng góp ban đầu của các sáng lập viên, các nguồn vận động tài trợ và đóng góp hoàn toàn tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
2. Quỹ hoạt động nhằm mục đích từ thiện, hỗ trợ, giúp đỡ những bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn mắc bệnh hiểm nghèo, giúp các em vượt qua bệnh tật để sống vui, sống khỏe. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em. | 0 |
Quỹ Hỗ trợ bệnh nhi Việt Nam có tư cách pháp nhân không? | Nguyên tắc, phạm vi hoạt động, địa vị pháp lý và các hành vi bị nghiêm cấm
1. Quỹ được hình thành từ nguồn vốn đóng góp ban đầu của sáng lập viên và tự tạo vốn trên cơ sở vận động quyên góp, tiếp nhận tài trợ, các khoản đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật Việt Nam để thực hiện các hoạt động theo đúng Điều lệ Quỹ.
2. Quỹ hoạt động theo nguyên tắc:
a) Không vì mục đích lợi nhuận;
b) Tự nguyện, tự tạo vốn, tự trang trải kinh phí và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng tài sản của Quỹ;
c) Công khai, minh bạch về thu, chi, tài chính, tài sản của Quỹ;
d) Quỹ hoạt động theo Điều lệ được Bộ trưởng Bộ Nội vụ công nhận, tuân thủ pháp luật, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan về lĩnh vực Quỹ hoạt động theo quy định của pháp luật;
đ) Không phân chia tài sản của Quỹ trong quá trình Quỹ đang hoạt động.
3. Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc.
4. Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.
5. Nghiêm cấm lợi dụng các hoạt động của Quỹ để thực hiện hiện các hành vi như sau:
a) Làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng; gây phương hại đến lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng, khối đại đoàn kết dân tộc.
b) Xâm hại đạo đức xã hội, thuần phong, mỹ tục, truyền thống, bản sắc dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo.
c) Tư lợi, gian dối về tài chính trong quá trình thành lập quỹ và quỹ hoạt động. d) Rửa tiền, tài trợ khủng bố và các hoạt động trái pháp luật.
đ) Làm giả, tẩy xóa, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp giấy phép thành lập quỹ dưới bất kỳ hình thức nào.” | 0 |
Quỹ Hỗ trợ bệnh nhi Việt Nam có tư cách pháp nhân không? | Địa vị pháp lý và phạm vi hoạt động
1. Quỹ hoạt động trong phạm vi cả nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản (kể cả tài khoản ngoại tệ) tại ngân hàng, kho bạc nhà nước.
2. Trụ sở Quỹ đặt tại trụ sở Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, tại thành phố Hà Nội. | 0 |
Quỹ Hỗ trợ bệnh nhi Việt Nam có tư cách pháp nhân không? | Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu
...
2. Nhiệm vụ: Là người hỗ trợ cho lái tàu thực hiện việc kiểm tra, giám sát, bảo đảm an toàn cho hành khách lên xuống tàu và thông báo cho lái tàu biết để vận hành tàu an toàn, phối hợp với lái tàu tham gia giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt trên tuyến; | 0 |
Quỹ Hỗ trợ bệnh nhi Việt Nam có tư cách pháp nhân không? | Danh mục nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm phục vụ cho việc đóng tàu mà trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại điểm này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
13. Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được. Danh mục nguyên liệu, vật tư phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
14. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bao gồm: máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ trong nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học và các nguồn tin điện tử về khoa học và công nghệ. Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, phương tiện vận tải, công nghệ sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mà trong nước đã sản xuất được để làm căn cứ thực hiện việc miễn thuế nêu tại khoản này thực hiện theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
15. Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của các dự án đầu tư vào:
a) Lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ (trừ các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, điều hòa, máy sưởi, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy rửa bát đĩa, đầu đĩa, dàn âm thanh, bàn là điện, ấm đun nước, máy sấy khô tóc, làm khô tay, rượu, bia, thuốc lá và những mặt hàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì không được miễn thuế nhập khẩu);
b) Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Phụ lục Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 sủa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế và Nghị định số 53/2010/NĐ-CP ngày 19/5/2010 quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị hành chính mới thành lập do Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính (trừ các dự án sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, điều hòa, máy sưởi, tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy rửa bát đĩa, đầu đĩa, dàn âm thanh, bàn là điện, ấm đun nước, máy sấy khô tóc, làm khô tay, rượu, bia, thuốc lá và những mặt hàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì không được miễn thuế nhập khẩu). | 0 |
Quỹ Hỗ trợ bệnh nhi Việt Nam có tư cách pháp nhân không? | Vĩnh Thuận 9o 29' 14" 105o 16' 54" 9o 29' 14" 105o 16' 10" C-48-67-B-a kênh Liếp Vườn TV xã Vĩnh Phong H. Vĩnh Thuận 9o 23' 00" 105o 19' 03" 9o 24' 49" 105o 18' 29" C-48-67-B-a kênh Lung Ba Thiền TV xã Vĩnh Phong H. Vĩnh Thuận 9o 29' 33" 105o 14' 11" 9o 28' 50" 105o 13' 39" C-48-67-A-b kênh Lung Lớn TV xã Vĩnh Phong H. Vĩnh Thuận 9o 28' 48" 105o 16' 04" 9o 28' 04" 105o 13' 52" C-48-67-A-b; C-48-67-B-a kênh Mười Lầu TV xã Vĩnh Phong H. Vĩnh Thuận 9o 23' 25" 105o 18' 55" 9o 24' 44" 105o 16' 02" C-48-67-B-a kênh Ngang 1000 TV xã Vĩnh Phong H. Vĩnh Thuận 9o 27' 51" 105o 13' 14" 9o 26' 38" 105o 12' 00" C-48-67-A-b kênh Ông Cả TV xã Vĩnh Phong H. Vĩnh Thuận 9o 26' 06" 105o 16' 37" 9o 29' 00" 105o 13' 38" C-48-67-A-b; C-48-67-B-a kênh Ông Sư TV xã Vĩnh Phong H. Vĩnh Thuận 9o 28' 07" 105o 14' 08" 9o 28' 52" 105o 13' 28" C-48-67-A-b kênh Ranh Hạt TV xã Vĩnh Phong H. Vĩnh Thuận 9o 30' 28" 105o 05' 12" 9o 24' 01" 105o 15' 38" C-48-67-A-b; C-48-67-B-a kênh Ruột Xã TV xã Vĩnh Phong H. Vĩnh Thuận 9o 29' 44" 105o 16' 25" 9o 25' 03" 105o 14' 00" C-48-67-A-b; C-48-67-B-a kênh Sông Cũ TV xã Vĩnh Phong H. | 0 |
Quỹ Hỗ trợ bệnh nhi Việt Nam có tư cách pháp nhân không? | Khoản 1. Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 59 và khoản 1 Điều 66 Luật Bảo vệ môi trường lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cùng cấp đối với hồ sơ về công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ, thiết bị thu gom và lưu chứa tạm thời chất thải của dự án theo quy định tại khoản 2 Điều này, trừ trường hợp dự án đã được phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường. | 0 |
Văn phòng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản có chức năng gì? | Vị trí và chức năng
Văn phòng là tổ chức thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản thực hiện chức năng tham mưu giúp Cục trưởng quản lý công tác tổ chức, cán bộ, hành chính, quản trị và xây dựng cơ bản trong toàn hệ thống và tại cơ quan Cục. | 1 |
Văn phòng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản có chức năng gì? | Vị trí và chức năng
1. Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn lại Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản và Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản.
Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (sau đây viết tắt là Cục) thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong các lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm, bảo quản, chế biến và phát triển thị trường nông lâm sản và thủy sản thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân cấp, uỷ quyền của Bộ trưởng.
2. Cục có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, có kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội. | 0 |
Văn phòng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản có chức năng gì? | Vị trí và chức năng
Phòng Kế hoạch, Tổng hợp là tổ chức thuộc Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản, có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng quản lý công tác kế hoạch, tổng hợp và hợp tác quốc tế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục. | 0 |
Văn phòng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản có chức năng gì? | Vị trí và chức năng
Văn phòng Tổng cục Thủy sản là tổ chức thuộc Tổng cục Thủy sản, có chức năng tham mưu, tổng hợp, giúp Tổng cục trưởng thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức, cán bộ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục; tham mưu tổng hợp về chương trình, kế hoạch công tác phục vụ các hoạt động của Tổng cục; giúp Tổng cục trưởng tổng hợp, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Tổng cục. Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, tuyên truyền, cải cách hành chính; quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật, tài sản, kinh phí hoạt động, đảm bảo phương tiện, điều kiện làm việc phục vụ chung cho hoạt động của Tổng cục và công tác quản trị nội bộ.
Văn phòng Tổng cục có con dấu riêng để giao dịch, được mở tài khoản theo quy định của pháp luật.
Tên giao dịch quốc tế: Administration Office (ADOF) | 0 |
Văn phòng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản có chức năng gì? | Khoản 2. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số 28/2002/TT-BTC ngày 26/03/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí cấp không thu tiền một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để hướng dẫn bổ sung, sửa đổi cho phù hợp. Huỳnh Thị Nhân (Đã ký) | 0 |
Văn phòng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản có chức năng gì? | Khoản 1.3. Quản lý bạn đọc thư viện Bảng 34 TT Danh mục dụng cụ ĐVT Thời hạn (tháng) Mức 1 Áo BHLĐ cái 9 12,80 2 Dép đi trong phòng đôi 6 12,80 3 Bàn dập ghim loại nhỏ cái 36 0,02 4 Bàn làm việc cái 60 12,80 5 Ghế xoay cái 48 12,80 6 Bút bi cái 1 0,50 7 Bút chì cái 1 0,50 8 Tẩy cái 2 0,05 9 Đồng hồ treo tường cái 36 3,20 10 Kéo cắt giấy cái 12 0,05 11 Giá để tài liệu cái 60 3,20 12 Máy tính tay cái 36 0,20 13 Ổn áp 4kA cái 60 3,20 14 Tủ đựng tài liệu cái 60 3,20 15 Xô nhựa 10 lít cái 12 3,20 16 Lưu điện 600w cái 60 12,80 17 Chuột máy tính cái 4 9,60 18 Bàn phím máy tính cái 12 9,60 19 Ghế cao cái 60 0,50 20 Dấu thư viện cái 48 0,10 21 Sổ thư viện quyển 3 3,20 22 Kẹp càng cua (lưu tài liệu) cái 12 3,20 23 Đèn chiếu sáng 40W cái 30 12,80 24 Máy hút ẩm 2 kW cái 60 0,80 25 Máy hút bụi 1,5 kW cái 60 0,10 26 Quạt thông gió 40W cái 36 2,14 37 Quạt trần 100W cái 36 2,14 38 Điện năng kW 21,52 Mức cho công việc quản lý bạn đọc thư viện được tính theo hệ số trong bảng sau: Bảng 35 TT Công việc ĐVT Hệ số Quản lý bạn đọc thư viện 1 Tổng hợp thông tin bạn đọc ca/lần 1,00 2 Cập nhật thông tin bạn đọc ca/lần 1,00 3 Quản lý sử dụng tài liệu ca/lần 0,81 4 Lưu hồ sơ thư viện ca/lần 0,05 Ghi chú: Khi khối lượng sản phẩm (ĐVT) thay đổi, tính lại mức theo tỷ lệ thuận 1.3. | 0 |
Văn phòng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản có chức năng gì? | Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh. Thông tư này quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với nhiên liệu hàng không, hệ thống kho nhiên liệu hàng không, hệ thống tra nạp nhiên liệu hàng không ngầm, phương tiện vận chuyển nhiên liệu hàng không, phương tiện tra nạp, hút nhiên liệu hàng không và công tác vận hành hệ thống nhiên liệu hàng không đảm bảo an toàn chất lượng trong cung ứng nhiên liệu hàng không dân dụng tại Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc bảo đảm kỹ thuật và vận hành hệ thống nhiên liệu hàng không tại Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ, chữ viết tắt
1. Nhiên liệu hàng không: là nhiên liệu dùng cho tàu bay sử dụng lực đẩy của động cơ và cánh quạt. Nhiên liệu hàng không gồm nhiên liệu phản lực dùng cho tàu bay có động cơ tuốc bin phản lực, tuốc bin cánh quạt và xăng tàu bay sử dụng cho tàu bay có động cơ đốt trong.
2. Kho nhiên liệu hàng không: là nơi tiếp nhận, bảo quản, cấp phát nhiên liệu hàng không. Theo chức năng, kho nhiên liệu hàng không được phân làm ba loại: kho nhà máy lọc dầu, kho đầu nguồn, kho trung chuyển và kho sân bay.
a) Kho nhà máy lọc dầu: là nơi tiếp nhận, tồn chứa, pha chế, cấp phát nhiên liệu hàng không thành phẩm để cung cấp nguồn hàng cho kho đầu nguồn, kho trung chuyển hoặc kho sân bay.
b) Kho đầu nguồn, kho trung chuyển: là nơi tiếp nhận, bảo quản, cấp phát nhiên liệu hàng không để cung cấp nguồn hàng cho kho sân bay. Phụ thuộc vào vị trí địa lý, kho đầu nguồn, kho trung chuyển được thiết kế để tiếp nhận nhiên liệu bằng đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường bộ hoặc đường ống.
c) Kho sân bay: là nơi tiếp nhận, bảo quản nhiên liệu hàng không để trực tiếp tra nạp cho tàu bay của các hãng hàng không hoạt động tại sân bay.
3. Thiết bị lọc nhiên liệu hàng không
a) Thiết bị lọc, tách: là thiết bị lọc có hai giai đoạn để loại bỏ tạp chất và nước. Giai đoạn đầu tiên (kết tụ) loại bỏ tạp chất, kết tụ nước và loại nước kết tụ ra khỏi nhiên liệu hàng không; giai đoạn thứ hai (phân tách) ngăn cho chúng đi theo dòng nhiên liệu hàng không và những giọt nước này sẽ được lắng xuống rốn thiết bị lọc khi để lắng, ổn định.
b) Thiết bị lọc hấp thụ: là thiết bị lọc có chứa các lõi lọc hấp thụ nước. Các lõi lọc này liên tục loại bỏ tạp chất và nước tự do trong nhiên liệu hàng không. Với chương trình bảo dưỡng phù hợp, lọc hấp thụ sẽ ngắt dòng nếu mức nước tự do hoặc các tạp chất trong hệ thống nhiên liệu hàng không vượt giới hạn cho phép.
c) Thiết bị lọc tinh: là thiết bị được thiết kế để loại bỏ các tạp chất thể rắn ra khỏi nhiên liệu hàng không thường được sử dụng trước thiết bị lọc ngưng tách (FWS) trong môi trường bụi bẩn cao để kéo dài tuổi thọ của các lõi lọc FWS.
4. Phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không: là các phương tiện di động hoặc phương tiện cố định được sử dụng để chuyển nhiên liệu hàng không đến tàu bay. Phương tiện tra nạp nhiên liệu hàng không bao gồm: | 0 |
Văn phòng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản có chức năng gì? | Trình bày tính chất và giá trị của các khoản mục ảnh hưởng đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, thu phí BHTG, thu hoạt động BHTG, thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, chi trả tiền BH cho người gửi tiền, chi hoạt động BHTG hoặc các luồng tiền được coi là yếu tố không bình thường do tính chất, quy mô hoặc tác động của chúng.
3. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết. | 0 |
Trình tự gia hạn giấy phép lao động theo quy định mới nhất hiện nay | Trình tự cấp giấy phép lao động
1. Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, người nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức quy định tại điểm a, b, e, g, i và k khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
b) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hoặc tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam mà người lao động nước ngoài đến làm việc theo hình thức quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
c) Người lao động nước ngoài vào Việt Nam để chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại theo hình thức quy định tại điểm đ và h khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động dự kiến làm việc cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo Mẫu số 12/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Mẫu giấy phép lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội in và phát hành thống nhất. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực. | 1 |
Trình tự gia hạn giấy phép lao động theo quy định mới nhất hiện nay | Trình tự cấp giấy phép lao động
...
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động dự kiến làm việc cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo Mẫu số 12/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Mẫu giấy phép lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội in và phát hành thống nhất. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
... | 0 |
Trình tự gia hạn giấy phép lao động theo quy định mới nhất hiện nay | Điều 18. Trình tự gia hạn giấy phép lao động
1. Trước ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày trước ngày giấy phép lao động hết hạn, người sử dụng lao phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gia hạn giấy phép lao động. Trường hợp không gia hạn giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
3. Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này, sau khi người lao động nước ngoài được gia hạn giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã gia hạn giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực. | 0 |
Trình tự gia hạn giấy phép lao động theo quy định mới nhất hiện nay | Trình tự thu hồi giấy phép lao động
1. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định này thì trong 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài để nộp lại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được.
2. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều 20 Nghị định này thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động ra quyết định thu hồi giấy phép lao động theo Mẫu số 13/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo cho người sử dụng lao động để thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài và nộp lại cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động. | 0 |
Trình tự gia hạn giấy phép lao động theo quy định mới nhất hiện nay | Khoản 2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc Đại hội, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư phải gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo kết quả Đại hội, kèm theo biên bản bầu cử, danh sách trích ngang của Chủ nhiệm, các thành viên Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư, Nghị quyết Đại hội. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả Đại hội, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê chuẩn kết quả Đại hội. | 0 |
Trình tự gia hạn giấy phép lao động theo quy định mới nhất hiện nay | 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thanh toán đầy đủ tiền trúng đấu giá theo phương thức, thời hạn, địa điểm;
b) Chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền Internet không đúng trình tự, thủ tục theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” đối với tên miền không được phép chuyển nhượng;
b) Chuyển nhượng quyền sử dụng tài nguyên Internet khi không có quyền sử dụng hợp pháp.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kê khai thông tin không trung thực để được tham gia đấu giá quyền sử dụng tài nguyên Internet;
b) Thông đồng giữa các bên tham gia đấu giá quyền sử dụng tài nguyên Internet;
c) Chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” được cấp thông qua đấu giá mà không được sự đồng ý của Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Không thực hiện một trong các nội dung của bản cam kết sau khi trúng đấu giá quyền sử dụng tài nguyên Internet.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thanh toán đầy đủ tiền trúng đấu giá quyền sử dụng tài nguyên Internet đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
c) Buộc thu hồi tài nguyên Internet đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Buộc hủy kết quả đấu giá đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều này. | 0 |
Trình tự gia hạn giấy phép lao động theo quy định mới nhất hiện nay | Kiến thức
- Trình bày được các quy ước, ký hiệu và dung sai lắp ghép trên bản vẽ, biết cách tra bảng dung sai theo tiêu chuẩn Việt Nam;
- Trình bày được đặc điểm, thành phần, tính chất của các vật liệu thông dụng trong ngành cơ khí, phương pháp lựa chọn vật liệu và phương pháp nhiệt luyện chi tiết máy, dụng cụ cắt, dụng cụ đo đơn giản;
- Phân tích được các loại bản vẽ chế tạo cơ khí, bản vẽ lắp các bộ phận máy công cụ;
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý truyền động các máy công cụ điển hình; cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phạm vi sử dụng của các loại dụng cụ đo kiểm ngành cơ khí;
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phạm vi áp dụng, khả năng phát triển của một số máy công cụ CNC;
- Phân tích được các chuẩn gia công, chuẩn lắp ráp, chuẩn đo lường trong sửa chữa, lắp ráp máy công cụ;
- Thiết kế được quy trình công nghệ sửa chữa, bảo dưỡng các chi tiết máy, cụm máy công cụ;
- Trình bày được quy trình kỹ thuật sửa chữa, bảo dưỡng, lắp ráp các chi tiết máy, cụm máy công cụ;
- Phân tích được các biện pháp đảm bảo vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động, phòng tránh cháy nổ đảm bảo quy trình 5S;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định. | 0 |
Trình tự gia hạn giấy phép lao động theo quy định mới nhất hiện nay | "Điều 10. Quy trình miễn nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
1. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có thể được miễn nhiệm do sức khỏe, do hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác.
..." | 0 |
Điều kiện khách du lịch là người nước ngoài theo đoàn bằng đường biển mua hàng miễn thuế là gì? | Đối tượng và điều kiện mua hàng miễn thuế
1. Người xuất cảnh, quá cảnh sau khi hoàn thành thủ tục xuất cảnh, quá cảnh, hành khách trên các chuyến bay quốc tế xuất cảnh từ Việt Nam hoặc người chờ xuất cảnh được mua hàng miễn thuế.
a) Người xuất cảnh, quá cảnh qua các cửa khẩu đường bộ quốc tế; cửa khẩu ga đường sắt liên vận quốc tế, cửa khẩu cảng biển loại 1, cửa khẩu cảng hàng không dân dụng quốc tế được mua hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế nằm trong khu vực cách ly;
b) Người chờ xuất cảnh được mua hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế trong nội địa. Hàng hóa miễn thuế được nhận tại quầy nhận hàng trong khu cách ly tại cửa khẩu quốc tế nơi hành khách xuất cảnh;
c) Khách du lịch là người nước ngoài theo đoàn bằng đường biển, có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế được mua hàng miễn thuế tại cửa khẩu cảng biển loại 1, cửa hàng miễn thuế trong nội địa. Trường hợp mua hàng miễn thuế trong nội địa thì khách du lịch được nhận hàng tại quầy nhận hàng trong khu cách ly tại cửa khẩu cảng biển loại 1 nơi khách du lịch xuất cảnh;
d) Ngoài địa điểm nhận hàng quy định tại khoản này, khách mua hàng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này (trừ khách mua hàng trên chuyến bay quốc tế xuất cảnh từ Việt Nam) được nhận hàng ở nước ngoài. | 1 |
Điều kiện khách du lịch là người nước ngoài theo đoàn bằng đường biển mua hàng miễn thuế là gì? | Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế
1. Vị trí đặt cửa hàng miễn thuế
a) Trong khu vực cách ly của cửa khẩu đường bộ quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển loại 1; trong khu vực cách ly và khu vực hạn chế của cảng hàng không dân dụng quốc tế;
b) Trong nội địa;
c) Trên tàu bay thực hiện các chuyến bay quốc tế của hãng hàng không được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
d) Kho chứa hàng miễn thuế đặt tại vị trí cùng với cửa hàng miễn thuế hoặc nằm trong khu vực cách ly, khu vực hạn chế hoặc khu vực cửa khẩu hoặc thuộc địa bàn hoạt động hải quan tại các khu vực ngoài cửa khẩu quy định tại Điều 8 Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2015 và khoản 3 Điều 1 Nghị định số 12/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2. Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, chủng loại, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế chi tiết theo tờ khai hải quan và đối tượng mua hàng để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động.
3. Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của kho chứa hàng miễn thuế, cửa hàng miễn thuế, quầy nhận hàng trong khu cách ly vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 06 tháng.” | 0 |
Điều kiện khách du lịch là người nước ngoài theo đoàn bằng đường biển mua hàng miễn thuế là gì? | Miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1. Hàng hóa được gửi theo kiện nhỏ từ cá nhân đến cá nhân hoặc hành lý cá nhân của người đi du lịch được coi là hàng hóa có xuất xứ mà không yêu cầu phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, với điều kiện hàng hóa đó không được nhập khẩu theo hình thức thương mại, được khai báo đáp ứng quy định tại Thông tư này và không có nghi ngờ về tính xác thực của khai báo đó. Trong trường hợp hàng hóa được gửi qua bưu điện, khai báo có thể được thực hiện trên tờ khai hải quan nhập khẩu hoặc trên một văn bản đính kèm tờ khai hải quan.
2. Lô hàng nhập khẩu không thường xuyên chỉ bao gồm các sản phẩm phục vụ tiêu dùng cá nhân của người nhận hàng hoặc người đi du lịch hoặc gia đình của người đó không được coi là nhập khẩu theo hình thức thương mại nếu bản chất và số lượng sản phẩm đó có thể là bằng chứng cho thấy sản phẩm không dùng cho mục đích thương mại.
3. Tổng trị giá hàng hóa quy định tại khoản 1 và 2 Điều này không được vượt quá:
a) 500 EUR (năm trăm ơ-rô) đối với kiện hàng nhỏ hoặc 1.200 EUR (một ngàn hai trăm ơ-rô) đối với hàng hóa là một phần hành lý cá nhân của người đi du lịch khi nhập cảnh vào Liên minh châu Âu.
b) 200 đô-la Mỹ (hai trăm đô-la Mỹ) đối với trường hợp kiện hàng nhỏ và hàng hóa là một phần hành lý cá nhân của người đi du lịch khi nhập cảnh vào Việt Nam. | 0 |
Điều kiện khách du lịch là người nước ngoài theo đoàn bằng đường biển mua hàng miễn thuế là gì? | "Điều 8. Định lượng mua hàng miễn thuế
1. Người xuất cảnh, quá cảnh, hành khách trên các chuyến bay quốc tế xuất cảnh từ Việt Nam hoặc người chờ xuất cảnh quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này được mua hàng miễn thuế không hạn chế số lượng và trị giá nhưng phải tự chịu trách nhiệm về thủ tục và định lượng để nhập khẩu vào nước nhập cảnh.
2. Hành khách trên các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam, người nhập cảnh quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Nghị định này được mua hàng miễn thuế theo định mức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
3. Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này được mua hàng miễn thuế theo định lượng quy định tại Điều 5 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
4. Đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 5 Điều 3 Nghị định này được mua hàng miễn thuế phục vụ cho nhu cầu cá nhân, nhu cầu sinh hoạt chung của thuyền viên trên tàu biển chạy tuyến quốc tế trong thời gian tàu biển neo đậu tại cảng biển Việt Nam, định mức mỗi thuyền viên trong một lần tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam như sau:
a) Rượu từ 20 độ trở lên: 1,5 lít hoặc rượu dưới 20 độ: 2,0 lít hoặc đồ uống có cồn, bia: 3,0 lít.
Đối với rượu nguyên chai, bình, lọ, can (sau đây viết tắt là chai) có dung tích lớn hơn dung tích quy định nhưng không vượt quá 01 lít thì được miễn thuế cả chai. Trường hợp vượt quá 01 lít thì phần vượt định mức phải nộp thuế theo quy định của pháp luật;
b) Thuốc lá điếu: 200 điếu hoặc thuốc lá sợi: 250 gam hoặc xì gà: 20 điếu.
5. Đối tượng quy định tại điểm c khoản 5 Điều 3 Nghị định này được mua hàng miễn thuế không hạn chế về số lượng và trị giá để sử dụng trên tàu ngoài lãnh hải Việt Nam sau khi tàu xuất cảnh." | 0 |
Điều kiện khách du lịch là người nước ngoài theo đoàn bằng đường biển mua hàng miễn thuế là gì? | Quy định về kỹ thuật
...
2.6. Yêu cầu đối với hệ thống thủy lực và khí nén
...
2.6.11.2. Thử nghiệm hệ thống thủy lực phải được tiến hành với chất lỏng công tác theo hướng dẫn trong lý lịch máy. Nhiệt độ chất lỏng công tác phải phù hợp với nhiệt độ cho phép khi sử dụng và được đo vị trí rót chất lỏng công tác vào thùng chứa hoặc tại vị trí khác theo tài liệu hướng dẫn sử dụng máy. Phải kiểm tra trạng thái và lượng chất lỏng trong thùng chứa. | 0 |
Điều kiện khách du lịch là người nước ngoài theo đoàn bằng đường biển mua hàng miễn thuế là gì? | Khoản 6. Hiện đại hóa hành chính:
a) Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước để đến năm 2020: 90% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử; cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc; bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong các cơ quan; hầu hết các giao dịch của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên các ứng dụng truyền thông đa phương tiện; hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ ở mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau;
b) Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động dịch vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công;
c) Công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trên Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet. Xây dựng và sử dụng thống nhất biểu mẫu điện tử trong giao dịch giữa cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức và cá nhân, đáp ứng yêu cầu đơn giản và cải cách thủ tục hành chính;
d) Thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ quan hành chính nhà nước;
đ) Thực hiện Quyết định số 1441/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đầu tư trụ sở cấp xã, phường bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước;
e) Xây dựng trụ sở cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hiện đại, tập trung ở những nơi có điều kiện. | 0 |
Điều kiện khách du lịch là người nước ngoài theo đoàn bằng đường biển mua hàng miễn thuế là gì? | Điều 9. Cơ sở dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường
1. Cơ sở dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường là tập hợp thông tin, dữ liệu mở quan trắc về tài nguyên và môi trường được xây dựng, cập nhật, duy trì để quản lý, khai thác và sử dụng thông qua các phương tiện điện tử.
2. Cơ sở dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường là thành phần của cơ sở dữ liệu mở về tài nguyên và môi trường.
3. Dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường do các tổ chức, cá nhân cung cấp được cập nhật vào cơ sở dữ liệu mở quan trắc tài nguyên và môi trường và được kiểm tra trước khi công bố.
4. Dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường được đưa vào danh mục dữ liệu mở tài nguyên và môi trường để chia sẻ, cung cấp kịp thời cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. | 0 |
Điều kiện khách du lịch là người nước ngoài theo đoàn bằng đường biển mua hàng miễn thuế là gì? | Quyền lợi của hội viên
1. Được tham gia Đại hội, bầu cử đại biểu tham dự Đại hội của Hiệp hội.
2. Được thảo luận, biểu quyết, chất vấn, phê bình mọi công việc của Hiệp hội, được kiến nghị, đề đạt ý kiến của mình với các cơ quan nhà nước thông qua Hiệp hội.
3. Được Hiệp hội bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
4. Được ứng cử, đề cử và bầu vào Ban Chấp hành Hiệp hội và các chức vụ khác của Hiệp hội.
5. Được Hiệp hội cung cấp thông tin, tài liệu, dự hội thảo, tham quan, khảo sát ở trong và ngoài nước nước Việt Nam về các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Hiệp hội.
6. Được quyền ra khỏi Hiệp hội. | 0 |
Quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch là gì? | Người phiên dịch, người dịch thuật
1. Người phiên dịch, người dịch thuật là người có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt.
2. Người phiên dịch, người dịch thuật có quyền:
a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Đề nghị cơ quan yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc phiên dịch, dịch thuật;
d) Được cơ quan yêu cầu chi trả thù lao phiên dịch, dịch thuật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
3. Người phiên dịch, người dịch thuật có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Phiên dịch, dịch thuật trung thực. Nếu phiên dịch, dịch thuật gian dối thì người phiên dịch, người dịch thuật phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự;
c) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi phiên dịch, dịch thuật;
d) Phải cam đoan trước cơ quan đã yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
4. Người phiên dịch, người dịch thuật phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
b) Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản trong vụ án đó;
c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.
5. Việc thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật do cơ quan yêu cầu phiên dịch, dịch thuật quyết định.
6. Những quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với người biết được cử chỉ, hành vi của người câm, người điếc, chữ của người mù. | 1 |
Quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch là gì? | 1. Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.
Người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc người biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, người khuyết tật nói cũng được coi là người phiên dịch.
Trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người khuyết tật nhìn hoặc người khuyết tật nghe, người khuyết tật nói biết được ngôn ngữ, ký hiệu của họ thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Tòa án chấp nhận làm phiên dịch cho người khuyết tật đó.
2. Người phiên dịch có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án;
b) Phiên dịch trung thực, khách quan, đúng nghĩa;
c) Đề nghị người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng giải thích thêm lời nói cần phiên dịch;
d) Không được tiếp xúc với những người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan, đúng nghĩa khi phiên dịch;
đ) Được thanh toán các khoản chi phí theo quy định của pháp luật;
e) Cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
3. Người phiên dịch phải từ chối hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
a) Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;
b) Đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ án đó;
c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
d) Có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. | 0 |
Quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch là gì? | 1. Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng cạnh tranh không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch có thể được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh yêu cầu để phiên dịch hoặc do bên khiếu nại, bên bị điều tra hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan lựa chọn hoặc do các bên thỏa thuận lựa chọn nhưng phải được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chấp thuận.
2. Người phiên dịch có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a. Có mặt theo giấy triệu tập;
b. Phải phiên dịch trung thực, khách quan, đúng nghĩa;
c. Đề nghị người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh giải thích thêm nội dung cần phiên dịch;
d. Không được tiếp xúc với người tham gia tố tụng cạnh tranh khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan, đúng nghĩa khi phiên dịch;
đ. Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật.
3. Người phiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Là bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc là người thân thích của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
b) Đã tham gia tố tụng cạnh tranh với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ việc cạnh tranh;
c) Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư khi làm nhiệm vụ.
4. Quy định của Điều này cũng được áp dụng đối với người hiểu biết dấu hiệu của người tham gia tố tụng cạnh tranh là người khuyết tật nghe, nói. Trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người tham gia tố tụng cạnh tranh là người khuyết tật nghe, nói hiểu biết được dấu hiệu của họ thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh hoặc Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chấp nhận làm người phiên dịch cho người khuyết tật đó. | 0 |
Quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch là gì? | Quyền, nghĩa vụ của người phiên dịch
1. Người phiên dịch có quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; | 0 |
Quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch là gì? | Mang Thít 10°13'15" 106°03'56" 10°10'20" 106°06'25" C-48-45-C-a sông Cầu Bò TV xã Chánh Hội H. Mang Thít 10°10'18" 106°03'27" 10°11'41" 106°05'07" C-48-45-C-a sông Chánh Thuận TV xã Chánh Hội H. Mang Thít 10°10'48" 106°04'35" 10°10'15" 106°06'10" C-48-45-C-a sông Mù U TV xã Chánh Hội H. Mang Thít 10°11'41" 106°05'07" 10°11'44" 106°05'50" C-48-45-C-a ấp Bình Hòa 1 DC xã Hòa Tịnh H. Mang Thít 10°13'00" 106°02'27" C-48-45-C-a ấp Bình Hòa 2 DC xã Hòa Tịnh H. Mang Thít 10°12'50" 106°02'12" C-48-45-C-a ấp Bình Tịnh DC xã Hòa Tịnh H. Mang Thít 10°12'01" 106°00'57" C-48-45-C-a ấp Bình Tịnh A DC xã Hòa Tịnh H. Mang Thít 10°12'29" 106°01'06" C-48-45-C-a ấp Bình Tịnh B DC xã Hòa Tịnh H. Mang Thít 10°12'15" 106°01'20" C-48-45-C-a ấp Thiềng Long 1 DC xã Hòa Tịnh H. Mang Thít 10°12'06" 106°02'25" C-48-45-C-a ấp Thiềng Long 2 DC xã Hòa Tịnh H. Mang Thít 10°12'12" 106°02'54" C-48-45-C-a ấp Vườn Cò DC xã Hòa Tịnh H. Mang Thít 10°12'21" 106°01'45" C-48-45-C-a Đường huyện 30 KX xã Hòa Tịnh H. Mang Thít 10°13'30" 105°59'52" 10°11'46" 106°00'46" C-48-45-C-a Đường tỉnh 909 KX xã Hòa Tịnh H. Mang Thít 10°14'33" 106°02'47" 9°59'41" 105°52'54" C-48-45-C-a cầu Hòa Tịnh KX xã Hòa Tịnh H. | 0 |
Quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch là gì? | 1. Kinh phí đảm bảo cho hoạt động của Đội tình nguyện và thực hiện chế độ, chính sách đối với thành viên của Đội tình nguyện được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của ngân sách địa phương theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Tài trợ, huy động của các tổ chức, cá nhân và nguồn khác theo quy định của pháp luật. | 0 |
Quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch là gì? | Khoản 1. Chất Methyl Bromide được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xếp vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam và chỉ những tổ chức nào, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của: Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật; Điều lệ về Kiểm dịch thực vật (ban hành theo Nghị định số 92-CP ngày 27-11-1993 của Chính phủ); quy định quản lý Nhà nước về hoạt động khử trùng (bàn hành kèm theo Quyết định số 189-Nhà nước/BVTV/QĐ ngày 31-3-1994 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cũng như các văn bản pháp quy khác có liên quan mới được sử dụng. | 0 |
Quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch là gì? | "5.2 Ngoại quan
Kiểm tra yêu cầu ngoại quan của khăn ướt bằng mắt thường.
5.3 Xác định sai lệch kích thước
5.3.1 Cách tiến hành
Bỏ lớp bao gói ngoài, lấy khăn ướt ra trong trạng thái không biến dạng. Đặt tờ khăn ướt phẳng đều, không bị kéo căng, không còn nếp gấp trên một bề mặt phẳng.
Dùng thước thẳng, có độ chính xác 1 mm, đo:
- kích thước chiều dài của từng mẫu: khi xác định sai lệch theo chiều dài.
- kích thước chiều rộng của từng mẫu: khi xác định sai lệch theo chiều rộng.
Thực hiện phép đo với sáu miếng khăn ướt. Tính giá trị trung bình các kết quả thu được của 6 mẫu thử, tính bằng phần trăm, theo công thức (1). Kết quả được làm tròn đến hai chữ số sau dấu phẩy.
CHÚ THÍCH Có thể sử dụng cùng một mẫu thử để đo cả chiều dài và chiều rộng của mẫu.
5.3.2 Tính kết quả
Sai lệch theo chiều dài và sai lệch theo chiều rộng của khăn ướt, tính theo công thức (1):
Sai lệch = (Giá trị trung bình - Giá trị danh định)/Giá trị danh định x 100
(1)
...
5.5 Xác định pH nước ép
5.5.1 Thiết bị, dụng cụ và thuốc thử
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường trong phòng thí nghiệm và thuốc thử cấp phân tích.
5.5.1.1 Máy đo pH có điện cực thủy tinh và điện cực calomen và có độ chính xác ± 0,05 đơn vị pH.
5.5.1.2 Bình thủy tinh có nút nhám, dung tích 200 mL.
5.5.2 Chuẩn bị mẫu thử
Lấy ngẫu nhiên một số tờ khăn ướt sao cho có thể ép được 50 ml nước ép từ các mẫu theo 5.1.
5.5.3 Cách tiến hành
Cho mẫu thử đã được chuẩn bị theo 5.5.2. Dùng dụng cụ ép để ép lấy khoảng 50 ml nước ép, cho vào bình (5.5.1.2). Đậy nắp bình và để trong 1 h ở nhiệt độ (25 ± 2) °C. Sau thời gian trên, tiến hành đo pH của dung dịch này bằng máy đo pH (5.5.1.1).
5.5.4 Tính kết quả
Kết quả cuối cùng là giá trị trung bình các kết quả thu được từ ba lần thử, với độ chính xác đến ± 0,1 đơn vị pH." | 0 |
Quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch là gì? | Người phiên dịch, người dịch thuật
1. Người phiên dịch, người dịch thuật là người có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt.
2. Người phiên dịch, người dịch thuật có quyền:
a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Đề nghị cơ quan yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc phiên dịch, dịch thuật;
d) Được cơ quan yêu cầu chi trả thù lao phiên dịch, dịch thuật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
3. Người phiên dịch, người dịch thuật có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Phiên dịch, dịch thuật trung thực. Nếu phiên dịch, dịch thuật gian dối thì người phiên dịch, người dịch thuật phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự;
c) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi phiên dịch, dịch thuật;
d) Phải cam đoan trước cơ quan đã yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
4. Người phiên dịch, người dịch thuật phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
b) Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản trong vụ án đó;
c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.
5. Việc thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật do cơ quan yêu cầu phiên dịch, dịch thuật quyết định.
6. Những quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với người biết được cử chỉ, hành vi của người câm, người điếc, chữ của người mù. | 1 |
Quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch là gì? | 1. Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.
Người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc người biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, người khuyết tật nói cũng được coi là người phiên dịch.
Trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người khuyết tật nhìn hoặc người khuyết tật nghe, người khuyết tật nói biết được ngôn ngữ, ký hiệu của họ thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Tòa án chấp nhận làm phiên dịch cho người khuyết tật đó.
2. Người phiên dịch có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án;
b) Phiên dịch trung thực, khách quan, đúng nghĩa;
c) Đề nghị người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng giải thích thêm lời nói cần phiên dịch;
d) Không được tiếp xúc với những người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan, đúng nghĩa khi phiên dịch;
đ) Được thanh toán các khoản chi phí theo quy định của pháp luật;
e) Cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
3. Người phiên dịch phải từ chối hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
a) Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;
b) Đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ án đó;
c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
d) Có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. | 0 |
Quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch là gì? | 1. Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng cạnh tranh không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch có thể được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh yêu cầu để phiên dịch hoặc do bên khiếu nại, bên bị điều tra hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan lựa chọn hoặc do các bên thỏa thuận lựa chọn nhưng phải được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chấp thuận.
2. Người phiên dịch có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a. Có mặt theo giấy triệu tập;
b. Phải phiên dịch trung thực, khách quan, đúng nghĩa;
c. Đề nghị người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh giải thích thêm nội dung cần phiên dịch;
d. Không được tiếp xúc với người tham gia tố tụng cạnh tranh khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan, đúng nghĩa khi phiên dịch;
đ. Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật.
3. Người phiên dịch phải từ chối tham gia tố tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Là bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc là người thân thích của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
b) Đã tham gia tố tụng cạnh tranh với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ việc cạnh tranh;
c) Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư khi làm nhiệm vụ.
4. Quy định của Điều này cũng được áp dụng đối với người hiểu biết dấu hiệu của người tham gia tố tụng cạnh tranh là người khuyết tật nghe, nói. Trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người tham gia tố tụng cạnh tranh là người khuyết tật nghe, nói hiểu biết được dấu hiệu của họ thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh hoặc Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chấp nhận làm người phiên dịch cho người khuyết tật đó. | 0 |
Quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch là gì? | Quyền, nghĩa vụ của người phiên dịch
1. Người phiên dịch có quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; | 0 |
Quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch là gì? | Khoản 4. Việc tổ chức họp hội đồng thẩm định được thực hiện sau khi có kết quả kiểm tra, đánh giá thực tế tại tổ chức và cơ quan cấp giấy chứng nhận nhận được đầy đủ hồ sơ đã khắc phục, bổ sung, hoàn thiện của tổ chức theo yêu cầu trong biên bản đánh giá, kiểm tra tại tổ chức. | 0 |
Quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch là gì? | Điều 8. Giao Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Xây dựng kế hoạch, bố trí ngân sách địa phương, phối hợp, lồng ghép với ngân sách trung ương và huy động tối đa các nguồn lực khác để thực hiện 2 Chương trình mục tiêu quốc gia.
2. Hàng năm, vào kỳ họp cuối năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia. | 0 |
Quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch là gì? | Chứng từ điện tử
1. KBNN được sử dụng chứng từ điện tử (gồm có: chứng từ điện tử của KBNN, chứng từ điện tử do ngân hàng và các cơ quan liên quan chuyển đến) để thực hiện thanh toán, hạch toán kế toán theo quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính.
2. Chứng từ điện tử được dùng làm chứng từ kế toán khi có đủ các nội dung quy định cho chứng từ kế toán và đã được mã hóa đảm bảo an toàn dữ liệu điện tử trong quá trình xử lý, truyền tin và lưu trữ. Chứng từ điện tử được lưu giữ trong các vật mang tin (băng từ, đĩa từ, các thiết bị lưu trữ điện tử, các loại thẻ thanh toán) được bảo quản, quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản và phải có đủ thiết bị phù hợp để sử dụng khi cần thiết.
3. Chứng từ điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định, nếu không có quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được phép tiêu hủy. Việc tiêu hủy chứng từ điện tử không được làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các chứng từ điện tử, tài liệu kế toán chưa tiêu hủy và phải bảo đảm sự hoạt động bình thường của hệ thống thông tin kế toán.
4. Chứng từ điện tử đã tham gia giao dịch trong thời hạn lưu trữ không được phép hủy, các trường hợp điều chỉnh sai lầm trong thanh toán điện tử được hướng dẫn cụ thể tại các phần hành nghiệp vụ.
5. Tổng Giám đốc KBNN quy định các trường hợp sử dụng chứng từ kế toán dưới hình thức chứng từ điện tử theo đúng quy định của pháp luật; hướng dẫn cụ thể việc lập, mã hóa, luân chuyển, lưu trữ chứng từ điện tử và khai thác dữ liệu điện tử trong hệ thống KBNN. | 0 |
Quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch là gì? | 1. Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng.
2. Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam; trường hợp nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản không thuộc danh mục quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 31 của Luật này để khảo nghiệm, nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
3. Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi xuất khẩu phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật nước nhập khẩu và pháp luật Việt Nam.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản tại nước xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp sau đây:
a) Đánh giá để thừa nhận lẫn nhau;
b) Phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, môi trường đối với sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. | 0 |
Subsets and Splits
No saved queries yet
Save your SQL queries to embed, download, and access them later. Queries will appear here once saved.