title
stringlengths
7
121
context
stringlengths
405
16.2k
Hệ điều hành
A. Lý thuyết Hệ điều hành 1. Lịch sử phát triển của hệ điều hành máy tính cá nhân - Sự thân thiện và dễ sử dụng là tiêu chí quan trọng nhất đối với máy tính cá nhân dành cho người dùng phổ thông. - Hệ điều hành máy tính cá nhân phát triển cơ chế "plug & play" để tự động nhận biết thiết bị ngoại vi khi khởi động máy tính và giao diện đồ hoạ để tăng tính trực quan cho người sử dụng. - Cơ chế "plug & play" giúp hệ điều hành nhận biết thiết bị ngoại vi và hỗ trợ cài đặt các chương trình điều khiển một cách tự động. - Ban đầu, hệ điều hành máy tính cá nhân sử dụng giao diện dòng lệnh trong đó người dùng phải gõ các lệnh. - Bước phát triển tiếp theo là sử dụng giao diện đồ hoạ với các đối tượng thể hiện bằng hình ảnh, bao gồm cửa sổ và chuột. - Giao diện đồ hoạ có tính trực quan, giúp người sử dụng giao tiếp với máy dễ dàng hơn, bao gồm cửa sổ và chuột. - Dòng máy tính cá nhân chủ đạo là dòng Mac và dòng PC, sử dụng hệ điều hành macOS và Windows. a. Hệ điều hành Windows Windows đã có nhiều phiên bản, bao gồm các phiên bản quan trọng sau đây: - Phiên bản 1 phát hành vào năm 1985 với giao diện đồ hoạ. - Phiên bản 3 (1990) có khả năng đa nhiệm và chức năng kéo thả. - Tính năng cơ bản của hệ điều hành mới được tích hợp trực tiếp vào Windows từ phiên bản Windows 95 (1995) với cơ chế plug & play lần đầu tiên được sử dụng. - Windows XP (2001) là phiên bản thành công nhất với nhiều cải tiến đáng kể về giao diện và hiệu suất làm việc. - Windows 7 (2009), Windows 8 (2012), Windows 10 (2015) và Windows 11 (2021) là thế hệ mới với nhiều thay đổi lớn, dễ dùng hơn và ổn định hơn. - Hơn 86% người dùng máy tính sử dụng Windows, khiến nó thống trị thị trường hệ điều hành máy tính cá nhân. b. Hệ điều hành Linux và các phiên bản - LINUX xuất phát từ hệ điều hành UNIX, một hệ điều hành đa nhiệm và đa người dùng được phát triển từ năm 1969. - LINUX do Linus Torvalds viết vào năm 1991 và phiên bản LINUX 1.0 được công bố chính thức vào năm 1994 dưới dạng mã nguồn mở. - LINUX khởi đầu trào lưu phần mềm nguồn mở và sử dụng rộng rãi cho cả máy tính cá nhân, máy chủ và các thiết bị nhúng. - Đã có nhiều biến thể của LINUX ra đời như RedHat, Suse, Ubuntu và hệ điều hành Android được xây dựng trên lõi của LINUX. 2. Hệ điều hành cho thiết bị di động - Điện thoại thông minh và máy tính bảng thúc đẩy tiến trình tin học hoá xã hội. - Thiết bị di động trang bị nhiều tiện ích và khả năng kết nối mạng không dây. - Hệ điều hành cho thiết bị di động thường có giao diện thân thiện, hỗ trợ cá nhân và dễ dàng kết nối mạng. - iOS của Apple và Android của Google là hai hệ điều hành phổ biến cho thiết bị di động. Các khác biệt của hệ điều hành cho thiết bị di động: - Giao diện thân thiện với người dùng qua các cảm biến. - Kết nối mạng di động dễ dàng. - Nhiều tiện ích hỗ trợ cá nhân. 3. Quan hệ giữa hệ điều hành, phần cứng và phần mềm - Trước đây, máy tính chưa có hệ điều hành, người sử dụng phải nạp chương trình thủ công vào bộ nhớ. - Ngày nay, nhiều thiết bị chuyên dụng có bộ vi xử lí và chương trình được cài sẵn trong bộ nhớ ROM. - Tuy nhiên, với thiết bị đa năng như máy tính, cần có hệ điều hành để quản lý nhiều phần mềm và dữ liệu trong bộ nhớ ngoài, cùng điều phối tài nguyên cho các ứng dụng. - Hệ điều hành cung cấp các dịch vụ điều khiển máy tính để thực hiện các công việc cơ bản cho các chương trình ứng dụng. Sơ đồ tư duy Hệ điều hành B. Bài tập Hệ điều hành Câu 1: Trong cấu hình của hệ nhiều CPU, sơ đồ liên kết mềm có nhược điểm gì? A. Thường bị khởi động lại một cách tự động B. Có độ tin cậy thấp hơn sơ đồ phân cấp C. Khó xác định được sự cố của CPU D. Đáp án A và C đúng Câu 2: Đặc điểm của cấu trúc dạng BUS: A. Tất cả các nút mạng kết nối vào nút mạng trung tâm B. Tất cả các nút mạng đều kết nối trực tiếp với nhau C. Tất cả các nút kết nối trên cùng một đường truyền vật lý D. Mỗi nút mạng kết nối với 2 nút mạng còn lại Câu 3: Đặc điểm của cấu trúc dạng RING: A. Tất cả các nút mạng kết nối vào nút mạng trung tâm B. Tất cả các nút mạng đều kết nối trực tiếp với nhau C. Tất cả các nút kết nối trên cùng một đường truyền vật lý D. Mỗi nút mạng kết nối với 2 nút mạng còn lại Câu 4: Trong phương pháp truy nhập đường truyền Token Bus, khi một trạm nhận được thẻ bài thì nó có...? A. Quyền truy nhập đường truyền và có thể truyền một hoặc nhiều đơn vị dữ liệu B. Quyền trao đổi thông tin tới các máy tính trong mạng C. Quyền truy nhập đường truyền trong một thời gian xác định và có thể truyền một hoặc nhiều đơn vị dữ liệu D. Các trạm có nhu cầu nhận dữ liệu Câu 5: Trong phương pháp truy nhập đường truyền Token Ring, Nguyên nhân nào có thể dẫn đến phá vỡ hệ thống? A. Mất thẻ bài B. Một trạm trên vòng logic bị lỗi C. Thẻ bài lưu chuyển không dừng trên vòng D. Đáp án A và C đúng Câu 6: Để đảm bảo an toàn cho hệ thống ta sử dụng những cơ chế nào sau đây? A. Kiểm định danh tính B. Ngăn chặn nguyên nhân từ phía các chương trình C. Ngăn chặn nguyên nhân từ phía hệ thống D. Tất cả đáp án đều đúng Câu 7: An toàn hệ thống bằng cơ chế ngăn chặn nguyên nhân từ phía hệ thống. Mối đe dọa phổ biến theo phương pháp này là? A. Các chương trình sâu B. Các chương trình virus C. Các chương trình sâu, các chương trình virus D. Truy cập trái phép từ phía người dùng, các chương trình virus Câu 8: Cơ chế của một chương trình là “Chương trình lợi dụng cơ chế phát sinh ra các tiến trình con của hệ thống để đánh bại chính hệ thống”. Đây là mối đe dọa tới sự an toàn của hệ thống theo phương pháp nào? A. Các chương trình sâu B. Các chương trình virus C. Ngựa thành Troy D. Cánh cửa nhỏ Câu 9: Để đảm bảo an toàn hệ thống, hệ điều hành cần phải giải quyết tốt vấn đề kiểm định danh tính, để kiểm định danh tính ta sử dụng: A. Gán các quyền truy nhập B. Đặt mật khẩu C. Gán các quyền truy nhập, đặt mật khẩu D. Gán các quyền truy nhập, đặt tên người dùng, đặt mật khẩu Câu 10: Để đảm bảo an toàn hệ thống cần sử dụng các cơ chế an toàn hệ thống nào? A. Kiểm định danh tính B. Ngăn chặn nguyên nhân từ phía các chương trình C. Ngăn chặn nguyên nhân từ phía hệ thống D. Tất cả đáp án đều đúng Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: Lý thuyết Bài 3: Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet Lý thuyết Bài 4: Bên trong máy tính Lý thuyết Bài 5: Kết nối máy tính với các thiết bị số Lý thuyết Bài 6: Lưu trữ và chia sẻ tệp tin trên Internet Lý thuyết Bài 9: Giao tiếp an toàn trên Internet
Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet
A. Lý thuyết Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet 1. Phần mềm nguồn mở a. Phân loại phần mềm theo cách chuyển giao sử dụng - Phần mềm thương mại (commercial software) là phần mềm để bán, thường đóng mã nguồn. - Phần mềm tự do (free software) là phần mềm miễn phí và được sử dụng tự do. - Phần mềm nguồn mở (open-source software) là phần mềm có thể sửa đổi, cải tiến, phát triển, phân phối lại theo giấy phép được quy định. Inkscape, GĪMP, Python là một số phần mềm nguồn mở được sử dụng trong bộ sách giáo khoa này. b. Giấy phép đối với phần mềm nguồn mở - Phần mềm thương mại chỉ được cài trên một số lượng máy tính nhất định và người dùng cần tuân thủ giấy phép sử dụng. - Phần mềm nguồn mở cần có giấy phép để giải quyết mâu thuẫn giữa quy định bản quyền và quyền sử dụng. Giấy phép cung cấp cho người dùng các quyền vốn bị cấm bởi các quy định bản quyền. - Giấy phép còn đề cập đến nhiều vấn đề khác như miễn trừ bảo hành, tác giả và sửa đổi phần mềm. Giấy phép công cộng GNU GPL là giấy phép phổ biến nhất trong các giấy phép phần mềm nguồn mở. - Giấy phép GNU GPL 3.0 có nội dung đáng chú ý như sao chép và phân phối phần mềm, sửa đổi và phân phối bản sửa đổi với điều kiện công bố mã nguồn phần sửa đổi và áp dụng giấy phép GNU. 2. Vai trò của phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở - Phần mềm nguồn mở là cơ hội cho người sử dụng có nhu cầu giải quyết vấn đề phần mềm với chi phí đầu tư thấp. - Hiện nay, hầu hết các lĩnh vực của tin học đều có các phần mềm nguồn mở có thể thay thế được các phần mềm nguồn đóng. - Phần mềm thương mại có hai loại: + Phần mềm "đặt hàng" được thiết kế theo yêu cầu của từng khách hàng và được bảo hành theo hợp đồng, ví dụ phần mềm điều khiển dây chuyền lắp ráp hay phần mềm đặt xe trên thiết bị di động của các hãng taxi. + Phần mềm "đóng gói" được thiết kế dựa trên yêu cầu chung của nhiều người và được viết rất hoàn chỉnh kèm theo công cụ cài đặt tự động giúp dễ sử dụng. Người bán không có trách nhiệm sửa chữa nâng cấp theo yêu cầu của từng người dùng nhưng có thể nâng cấp định kì, ví dụ Photoshop hay Microsoft Word. - Phần mềm nguồn mở không thể thay thế phần mềm thương mại vì mỗi phần mềm nguồn mở đáp ứng nhu cầu chung của nhiều người, trong khi nhu cầu riêng phong phú hơn rất nhiều và chỉ phần mềm "đặt hàng" mới có thể đáp ứng được. - Phần mềm thương mại đem lại nguồn tài chính chủ yếu để duy trì các tổ chức làm phần mềm. - Người dùng phần mềm thương mại dễ bị lệ thuộc vào nhà cung cấp về giải pháp và hỗ trợ kĩ thuật vì thường liên quan đến giải pháp riêng của người cung cấp. 3. Phần mềm chạy trên Internet - Phần mềm chạy trên Intemet được hiểu là phần mềm cho phép sử dụng qua Internet mà không cần phải cài đặt vào máy. - Phần mềm chạy trên Internet (phần mềm trực tuyến) rất phổ biến, ví dụ như phần mềm mạng xã hội, thư điện tử và các ứng dụng mua sắm trên mạng,... - Lợi ích của các phần mềm trực tuyến là có thể sử dụng ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào, bất cứ máy tính nào miễn là có kết nối Internet, chi phí rẻ hoặc không mất phí. - Ví dụ: Google cung cấp nhiều phần mềm trực tuyến, ví dụ như Google Docs, Google Sheets, Google Slides, có thể thay thế cho Word, Excel hay PowerPoint của Microsoft. - Để sử dụng được các phần mềm trực tuyến của Google, cần có tài khoản Google và truy cập trang docs.google.com, sheets.google.com, slides.google.com. - Khi truy cập trang docs.google.com để soạn thảo văn bản, người dùng có thể sửa các văn bản đã có hoặc tạo mới, văn bản sẽ được lưu tự động trên không gian lưu trữ của người dùng trên đám mây của Google. Sơ đồ tư duy Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet B. Bài tập Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên Internet Câu 1: Quan niệm nào sau đây sai về copyleft: A. Được đưa ra dựa trên copyright B. Nghĩa vụ phân phối và cho phép truy xuất công khai các tác phẩm phái sinh C. Người sở hữu quyền cấp quyền để: sử dụng, sữa đổi, phân phối lại D. Tồn tại giấp phép copyleft cho cả phần mềm, âm nhạc và nghệ thuật Câu 2: Nếu bạn viết 1 chương trình áp dụng giấy phép GNU–GPL thì bạn cấn đính kèm những thông báo đi cùng phần mềm ở đâu: A Một thông báo độc lập đi kèm B Đính kèm vào phần đầu của tập tin mã nguồn (dưới dạng ghi chú) C Đính kèm vào phần cuối của tập tin mã nguồn (dưới dạng ghi chú) D Cả 3 phương pháp trên đều đúng Câu 3: Giấy phép BSD - Berkeley System Distribution Licenses được sử dụng lần đầu tiên cho phân mềm nào? A Free BSD B BSD Unix C Net BSD D Unix Câu 4: Giấy phép mã nguồn mở là tập hợp các quy tắc đòi hỏi ai là người phải tuân theo : A Người sáng chế ra phần mềm mã nguồn mở. B Nhà bảo hành phần mềm mã nguồn mở. C Người sử dụng phần mềm mã nguồn mở. D Cả 3 đáp án trên Câu 5: Tổ chức OSI - Open Source Initiative là một tổ chức như thế nào ? A Là một tổ chức phần mềm nguồn mở, trực tiếp phát triển các dự án phần mềm nguồn mở B Là một tổ chức phi lợi nhuận mà mục đích của nó là thúc đẩy sự phát triển phần mềm nguồn mở. C Hoạt động quan trọng nhất của tổ chức này là xem xét phê duyệt giấy phép mã nguồn mở D Câu b và c Câu 6: Tổ chức FSF là tổ chức A Phần mềm mã nguồn mở B Phần mềm tự do C Quỹ phần mềm nguồn mở D Phần mềm miễn phí Câu 7: Phát biểu nào sau đây không phải là phát biểu đúng A Phần mềm mã nguồn mở là phần mềm tự do B Phần mềm mã nguồn mở cho phép người dùng được sửa mã nguồn C Phần mềm mã nguồn mở là phần mềm miễn phí D Phần mềm mã nguồn mở cho phép người dùng được tự do chia sẻ cho người khác Câu 8: Câu nào sau đây không phải là ưu điểm của mã nguồn mở A Phần mềm mã nguồn mở cung cấp kèm mã nguồn B Phần mềm mã nguồn mở giúp cân bằng giá, chống độc quyền C Phần mềm mã nguồn mở không phải mất tiền mua D Phần mềm mã nguồn mở có độ ổn định cao Câu 9: Câu nào sau đây là đúng A Phần mềm mã nguồn mở không mang lại lợi nhuận B Phần mềm mã nguồn mở không cho phép phân phối lại C Phần mềm mã nguồn mở không có bản quyền D Phần mềm mã nguồn mở không có bảo hành Câu 10: Điều nào sau đây không đúng với các giấy phép mã nguồn mở A Các loại giấy phép đều có cơ chế bảo vệ quyền của tác giả ban đầu B Các loại giấy phép đều yêu cầu không được thay đổi nội dung giấy phép C Có giấy phép yêu cầu phải sử dụng cùng loại giấy phép với sản phẩm phái sinh D Không giấy phép nào cấm người dùng sửa đổi chương trình Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: Lý thuyết Bài 4: Bên trong máy tính Lý thuyết Bài 5: Kết nối máy tính với các thiết bị số Lý thuyết Bài 6: Lưu trữ và chia sẻ tệp tin trên Internet Lý thuyết Bài 9: Giao tiếp an toàn trên Internet Lý thuyết Bài 10: Lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin phục vụ quản lí
Bên trong máy tính
A. Lý thuyết Bên trong máy tính 1. Các thiết bị bên trong máy tính Tất cả các thiết bị trog máy tính đều được gắn vào một bảng mạch được gọi là mạch chính mainboard. a. Bộ xử lý trung tâm - Bộ xử lí trung tâm (Central Processing Unit – CPU) là thành phần quan trọng nhất của máy tính, đảm nhận việc thực hiện các chương trình máy tính. CPU được cấu tạo từ hai bộ phận chính: bộ số học và lôgic (Arithmetic & Logic Unit - ALU) và bộ điều khiển (Control Unit). - CPU có một đồng hồ xung, tạo ra các xung điện áp để đồng bộ các hoạt động. Tốc độ CPU được đánh giá bằng tần số đồng hồ xung, thường là GHz. - CPU còn có thanh ghi và bộ nhớ đệm để tăng tốc độ xử lí dữ liệu. - CPU đa lõi cho phép máy tính xử lí nhanh hơn bởi vì có nhiều đơn vị xử lí được đóng gói trong cùng một chíp, mỗi đơn vị được gọi là một lõi hoặc một nhẫn (core). b. Bộ nhớ trong ROM và RAM - RAM và ROM là hai loại bộ nhớ trong được chia ra tùy theo cách sử dụng. - RAM là bộ nhớ có thể ghi được, dùng để lưu dữ liệu tạm thời khi chạy các chương trình, nhưng không giữ được lâu dài. - ROM là bộ nhớ chỉ có thể đọc, không thể ghi hay xoá. ROM được dùng để lưu các dữ liệu hệ thống cố định và các chương trình kiểm tra hay khởi động máy tính. - Các tham số của bộ nhớ trong bao gồm dung lượng và thời gian truy cập trung bình, việc giảm thời gian truy cập bộ nhớ trong có ý nghĩa quan trọng để nâng cao hiệu suất tổng thể của máy tính. - So với RAM, ROM thường có dung lượng nhỏ hơn và thời gian truy cập trung bình lớn hơn. c. Bộ nhớ ngoài - Bộ nhớ ngoài có thể đặt bên trong hoặc bên ngoài thân máy và thường bao gồm các loại đĩa từ, đĩa thể rắn hay đĩa quang. - Bộ nhớ ngoài được sử dụng để lưu trữ dữ liệu lâu dài, không cần nguồn nuôi, có dung lượng lớn và giá thành rẻ hơn RAM. - Các tham số đo hiệu năng của bộ nhớ ngoài bao gồm dung lượng tính bằng GB hay TB và thời gian truy cập trung bình để đọc hoặc ghi dữ liệu. - Đĩa cứng là thiết bị điện cơ nên tốc độ truy cập chậm hơn nhiều so với đĩa SSD, nhưng nhanh hơn rất nhiều so với đĩa quang. 2. Mạch Logic và vai trò của mạch Logic CPU là thiết bị quan trọng nhất bên trong thân máy, xử lí các dữ liệu nhị phân. CPU hoạt động dựa trên cơ sở của các mạch lôgic. a. Một số phép toán logic và thể hiện vật lý của chúng - Các đại lượng lôgic chỉ nhận giá trị "Đúng" hoặc "Sai", được thể hiện bằng bit 1 và 0. - Có một số phép toán lôgic trên các đại lượng lôgic, bao gồm phép cộng, phép nhân (AND hoặc A), phép phủ định (NOT hoặc một dấu gạch ngang trên đối tượng phủ định) và phép hoặc loại trừ. - Phép nhân và phép cộng đại lượng logic chỉ đạt giá trị 1 khi các đại lượng tương ứng bằng 1. Phép phủ đính đảo ngược giá trị của đại lượng logic (0 thành 1 và ngược lại). Phép hoặc loại trừ XOR cho kết quả bằng 1 khi các đại lượng khác nhau. - Mạch lôgic là cơ sở cho thiết bị số, được xây dựng từ các rơ le hoặc mạch điện tử. Mạch lôgic thực hiện các phép toán lôgic cơ bản như AND, OR, NOT, XOR, được gọi là các cổng lôgic. Thiết bị số không thể hoạt động nếu không có mạch lôgic. - Có thể xây dựng các mạch điện hoặc điện tử để thực hiện các phép toán lôgic, sử dụng rơ le điện từ hoặc mạch điện tử. - Rơ le điện từ có thể thực hiện phép nhân lôgic khi mắc nối tiếp và chỉ đóng mạch khi được cấp điện. - Sơ đồ mạch lôgic OR và NOT cũng có thể được xây dựng bằng rơ le điện từ hoặc các mạch điện tử tương tự. - Các mạch điện tử thực hiện các phép toán lôgic cơ bản như AND, OR, NOT, XOR,... được gọi là các cổng lôgic (lôgic gate). b. Phép cộng trên hệ nhị phân - Hệ nhị phân chỉ sử dụng 2 chữ số 0, 1. Mỗi số đều được biểu diễn bằng dãy chữ số nhị phân. Ví dụ, số 19 trong hệ nhị phân là 10011. - Trong hệ nhị phân, giá trị của mỗi chữ số được tính bằng 2k-1, tương tự như hệ thập phân. - Các phép tính số học thông thường cũng có thể thực hiện được trên hệ nhị phân, cộng từng chữ số và có thể có nhớ sang hàng bên trái. - Trong phép cộng, chỉ khi cả hai số đều là 1 thì phép cộng mới phát sinh số nhớ bằng 1. c. Minh hoạ dùng mạch logic xây dựng mạch điện thực hiện phép cộng 2 bit - Cổng XOR cũng như mọi cổng lôgic đều có thể tổng hợp từ các cổng AND, OR, NOT. - Mọi mạch lôgic đều có thể xây dựng từ các cổng AND, OR và NOT. - Thiết bị số và máy tính đều được tạo ra từ các mạch lôgic. - Mạch lôgic cộng hai số 1 bit là mạch có hai đầu vào (X, y) và hai đầu ra (z, t). Có thể thấy z chính là X˄y, còn t chính là X⊕y. Sơ đồ tư duy Bên trong máy tính B. Bài tập Bên trong máy tính Câu 1: Các bộ phận chính trong sơ đồ cấu trúc máy tính gồm: A. CPU, bộ nhớ trong/ngoài, thiết bị vào/ra B. Bàn phím và con chuột C. Máy quét và ổ cứng D. Màn hình và máy in Câu 2: Thiết bị nào là thiết bị vào? A. Chuột, bàn phím. B. Loa, tai nghe. C. Chuột, tai nghe. D. Bàn phím, loa. Câu 3: Thiết bị nào là thiết bị ra? A. Chuột, bàn phím. B. Loa, tai nghe. C. Chuột, tai nghe. D. Bàn phím, loa. Câu 4: Thiết bị vừa vào và là thiết bị ra là: A. Bàn phím. B. Màn hình cảm ứng. C. Chuột. D. Loa. Câu 5: Chọn câu phát biểu đúng nhất trong các câu sau: A. Các thiết bị ra gồm: bàn phím, chuột, loa B. Các thiết bị ra gồm: bàn phím, màn hình, máy in C. Các thiết bị vào gồm: bàn phím, chuột. D. Các thiết bị vào gồm: bàn phím, chuột, màn hình Câu 6: Khẳng định nào sau đây là sai: A. Bàn phím và chuột được dùng để nhập dữ liệu. B. CPU là thành phần quan trọng nhất của máy tính. C. RAM là bộ nhớ trong của máy tính. D. Điện thoại thông minh không thể được coi là một máy tính bảng thu nhỏ. Câu 7: Webcam là thiết bị dùng để: A. Nhận thông tin dạng âm thanh. B. Nhận thông tin dạng kí tự. C. Nhận thông tin dạng hình ảnh. D. Nhận thông tin dạng âm thanh và kí tự. Câu 8: Khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về máy tính xách tay? A. Toàn bộ hộp thân máy, màn hình, bàn phím, chuột được tích hợp chung thành một khối, đảm nhiệm đầy đủ các chức năng của các thiết bị vào-ra và bộ phận xử lí thông tin. B. Bên trong máy tính thường không có loa, muốn máy tính có khả năng xuất và nhận thông tin dạng âm thanh ta phải cắm thêm bộ tai nghe kèm micro. C. Máy tính xách tay không có khả năng nhận thông tin vào và xuất thông tin ra dưới dạng hình ảnh, âm thanh. D. Chuột và bàn phím của máy xách tay là tách rời và phải cắm ngoài. Câu 9: Khẳng định nào sau đây là sai khi nói về máy tính bảng? A. Màn hình cảm ứng không có chức năng của 1 bàn phím. B. Màn hình cảm ứng xuất hiện bàn phím ảo khi cần nhập dữ liệu. C. Màn ảnh cảm ứng cho phép chạm ngón tay để điều khiển máy tính thay thế chuột. D. Máy tính bảng có khả năng nhận thông tin vào và xuất thông tin dưới dạng hình ảnh, âm thanh. Câu 10: CPU làm những công việc chủ yếu nào? A. Lưu trữ dữ liệu. B. Nhập dữ liệu. C. Xử lí dữ liệu. D. Xuất dữ liệu. Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: Lý thuyết Bài 5: Kết nối máy tính với các thiết bị số Lý thuyết Bài 6: Lưu trữ và chia sẻ tệp tin trên Internet Lý thuyết Bài 9: Giao tiếp an toàn trên Internet Lý thuyết Bài 10: Lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin phục vụ quản lí Lý thuyết Bài 11: Cơ sở dữ liệu
Kết nối máy tính với các thiết bị số
A. Lý thuyết Kết nối máy tính với các thiết bị số 1. Một số thiết bị vào - ra thông dụng - Các thiết bị vào - ra là nhóm thiết bị ngoại vi đa dạng của máy tính. - Thiết bị vào cho phép nhập dữ liệu như bàn phím, chuột, camera số; thiết bị ra chuyển thông tin ra ngoài như màn hình, máy in, máy chiếu. - Những thiết bị trao đổi thông tin hai chiều với máy tính thì được coi là thiết bị vào - ra, ví dụ như các bộ nhớ ngoài kết nối theo cổng USB. a. Một số thiết bị vào thông dụng - Bàn phím là thiết bị nhập dữ liệu thông dụng nhất. Nếu nối bằng cáp, chỉ cần cắm đúng cổng. - Chuột có nhiều loại và là thiết bị vào phổ biến nhờ dễ điều khiển chính xác. Hai thông số quan trọng của chuột là phương thức kết nối và độ phân giải (dpi). Tốc độ của chuột cần được tuỳ chỉnh phù hợp để làm việc hiệu quả. - Để tuỳ chỉnh chế độ làm việc của chuột, mở tiện ích Setting, chọn Devices, rồi chọn Mouse. Có nhiều tuỳ chỉnh như tăng/giảm tốc độ chuột, chọn lại nút ưu tiên, chọn hình dáng của chuột, v.v. b. Thiết bị ra + Màn hình: - Màn hình là thiết bị ra phổ biến nhất, được sử dụng với nhiều công nghệ khác nhau như CRT, LCD, LED hay plasma. - Các thông số chung của màn hình bao gồm: kích thước, độ phân giải, khả năng thể hiện màu, tần số quét và thời gian phản hồi. - Thời gian phản hồi của màn hình tốt là khoảng 1 ms. - Để tùy chỉnh độ sáng, ta có thể sử dụng các nút trên màn hình cho màn hình rời hoặc sử dụng phím F11 và F12 trên bàn phím cho máy tính xách tay. + Máy in: - Máy in kim, laser, phun và nhiệt là các loại máy in thông dụng. - Các thông số chung của máy in bao gồm độ phân giải, kích thước giấy in được, tốc độ in, khả năng in màu và cách kết nối với máy tính. - Máy in laser và phun thường có độ phân giải từ 300 dpi đến 600 dpi hoặc hơn, trong khi máy in kim và nhiệt có độ phân giải thấp hơn. - Máy in có thể in được khổ giấy A4 hoặc khổ lớn đến vài mét, tùy thuộc vào loại máy in. - Tốc độ in được tính bằng số trang in được trong một phút. - Cần cài đặt trình điều khiển và chọn đúng loại cáp nếu máy in kết nối với máy tính bằng cáp, và tuỳ chỉnh các tham số kết nối mạng nếu kết nối qua mạng. 2. Kết nối máy tính với thiết bị số a. Các cổng kết nối - Cổng A, B là VGA và HDMI để kết nối với màn hình hoặc máy chiếu ra. - Cổng VGA dùng tín hiệu tương tự, không truyền âm thanh. - Cổng HDMI truyền tín hiệu số, truyền đồng thời âm thanh và hình ảnh. - Các cổng C, D, E thuộc họ cổng USB, truyền tuần tự, đa năng đã thay thế nhiều cổng kết nối khác. - Cổng F là cổng mạng, cho phép nhiều thiết bị kết nối với máy tính. b. Kết nối máy tính với thiết bị số - Không có phương thức kết nối chung cho các thiết bị số với máy tính. Cần đọc kĩ tài liệu kĩ thuật hoặc nhờ chuyên gia tư vấn. - Plug & play giúp kết nối máy tính với các thiết bị số dễ dàng hơn. Các thiết bị như chuột hay USB có thể sử dụng ngay, trong khi cần thiết lập các tham số kết nối trong một số trường hợp khác. Ví dụ 1: kết nối máy tính với máy ảnh có thể sử dụng cáp USB hoặc kết nối qua bluetooth. - Khi kết nối qua cáp USB, máy ảnh sẽ hiện thông báo "USB mode, Mass storage" để truy cập vào bộ nhớ được chia sẻ qua cổng USB. - Khi đó có thể truy cập thẻ nhớ của máy ảnh như một bộ nhớ ngoài. Dùng tiện ích Fỉle Explorer, ta có thể mở thư mục DCIM, nơi chứa các tệp ảnh để xem, xoá, sao chép,... các tệp ảnh trong máy ảnh số Ví dụ 2: Bluetooth là phương thức kết nối không dây trong khoảng cách gần để truyền tệp, âm thanh, video hoặc điều khiển thiết bị. - Mỗi thiết bị chỉ có thể kết nối với một thiết bị khác tại mỗi thời điểm. - Để kết nối với một thiết bị, cần ghép đôi để trao đổi tham số kết nối. - Để ghép đôi với thiết bị mới, bật chức năng bluetooth và tìm thiết bị bằng chức năng tương ứng. Đối với máy tinh cá nhân cần chạy tiện ích Setting sau đó chọn “Bluetooth and others devices"; đối với điện thoại thông minh cần chạy tiện ích Setting và chọn kết nối với bluetooth. - Để kết nối với thiết bị đã ghép đôi trước đó, bật bluetooth của thiết bị rồi chọn tên thiết bị để kết nối. Sơ đồ tư duy Kết nối máy tính với các thiết bị số B. Bài tập Kết nối máy tính với các thiết bị số Câu 1: Thuật ngữ nào dùng để chỉ ra các thiết bị vào ra của hệ thống máy tính? A. Màn hình. B. Phần mềm. C. Phần cứng. D. Tài nguyên dùng chung. Câu 2: Thao tác nào sau đây tắt máy tính một cách an toàn? A. Sử dụng nút lệnh Restart của Windows. B. Sử dụng nút lệnh Shut down của Windows. C. Nhấn giữ công tắc nguồn vài giây. D. Rút dây nguồn khỏi ổ cắm. Câu 3: Phương án nào sau đây chỉ gồm các thiết bị vào? A. Micro, máy in. B. Máy quét, màn hình. C. Máy ảnh kĩ thuật số, loa. D. Bàn phím, chuột. Câu 4: Đâu là chức năng của loa? A. Đưa mệnh lệnh vào máy tính để điều khiển đối tượng trong một số trò chơi trên máy tính. B. Nhận biết vị trí và sự di chuyển của ngón tay người trên bề mặt và thể hiện trên màn hình. C. Dùng để hiển thị nội dung màn hình máy tính lên màn chiếu. D. Chuyển dữ liệu âm thanh từ máy tính ra bên ngoài. Câu 5: Máy tính của em đang làm việc với một tệp trên thẻ nhớ. Em hãy sắp xếp lại thứ tự các thao tác sau để tắt máy tính an toàn, không làm mất dữ liệu. a) Chọn nút lệnh Shut down để tắt máy tính. b) Đóng tệp đang mở trên thẻ nhớ. c) Chọn "Safe To Remove Hardware" để ngắt kết nối với thẻ nhớ. d) Lưu lại nội dung của tệp. A. a - b - d - c B. d - b - c - a C. d - c - b - a D. c - d - a - b Câu 6: Thiết bị nào dưới đây có thể làm thiết bị đầu ra? A. Màn hình. B. Micro. C. Bàn phím. D. Webcam. Câu 7: Em hãy cho biết máy ảnh nhập dữ liệu dạng nào vào máy tính? A. Con số B. Văn bản. C. Hình ảnh. D. Âm thanh. Câu 8: Đâu là chức năng của máy chiếu? A. Đưa mệnh lệnh vào máy tính để điều khiển đối tượng trong một số trò chơi trên máy tính. B. Nhận biết vị trí và sự di chuyển của ngón tay người trên bề mặt và thể hiện trên màn hình. C. Dùng để hiển thị nội dung màn hình máy tính lên màn chiếu. D. Chuyển dữ liệu âm thanh từ máy tính ra bên ngoài. Câu 9: Khi em đang gọi điện thoại có hình ảnh cho bạn, em không nghe thấy tiếng bạn, nhưng vẫn thấy hình bạn đang nói. Em chọn phương án nào sau đây để giải quyết vấn đề? A. Bật micro của mình và nhắc bạn bật micro. B. Bật loa của mình và nhắc các bạn bật micro. C. Bật micro của mình và nhắc bạn bật loa. D. Bật loa của mình và nhắc bạn bật loa. Câu 10: Thiết bị nào dưới đây không thể làm thiết bị đầu vào? A. Máy quét. B. Màn hình cảm ứng. C. Máy in đa năng. D. Loa. Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: Lý thuyết Bài 6: Lưu trữ và chia sẻ tệp tin trên Internet Lý thuyết Bài 9: Giao tiếp an toàn trên Internet Lý thuyết Bài 10: Lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin phục vụ quản lí Lý thuyết Bài 11: Cơ sở dữ liệu Lý thuyết Bài 12: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu
Lưu trữ và chia sẻ tệp tin trên Internet
A. Lý thuyết Lưu trữ và chia sẻ tệp tin trên Internet 1. Lưu trữ và chia sẻ tệp tin trên Internet - Ổ đĩa trực tuyến - Công nghệ thông tin và Internet ngày càng phát triển và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. - Lượng thông tin và dữ liệu tăng lên gấp bội. - Internet giúp khắc phục giới hạn lưu trữ bằng các dịch vụ chia sẻ tệp tin trực tuyến. - Có nhiều nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ trực tuyến như Google Drive, One Drive, iCloud và Dropbox. - Người dùng đăng ký sử dụng dịch vụ và được cấp một không gian lưu trữ trực tuyến gọi là "đĩa trực tuyến". - Dịch vụ cho phép lưu trữ tệp và thư mục của người dùng với các tính năng cơ bản. a. Tải tệp lên ổ đĩa trực tuyến Cho phép tải các tệp hay thư mục từ máy tính của mình lên ổ đĩa trực tuyến để lưu trữ và sử dụng. b. Tạo mới và quản lí thư mục, tệp trên ổ đĩa trực tuyến - Tạo mới thư mục, tệp và quản lí trên ổ đĩa trực tuyến. - Cho phép chỉnh sửa trực tuyến các tệp được tạo ra bởi các ứng dụng văn phòng. c. Chia sẻ thư mục và tệp - Ưu điểm của việc lưu trữ thông tin trực tuyến là cho phép chia sẻ thư mục, tệp cho người dùng khác. - Chủ sở hữu quyết định quyền của người được chia sẻ với ba chế độ: xem, nhận xét, chỉnh sửa. - Quyền chỉnh sửa là quyền cao nhất cho phép thao tác với thư mục và tệp. - Người dùng có thể huỷ bỏ hoặc thay đổi chế độ chia sẻ sau khi đã chia sẻ thư mục hoặc tệp. Sơ đồ tư duy Lưu trữ và chia sẻ tệp tin trên Internet B. Bài tập Lưu trữ và chia sẻ tệp tin trên Internet Đang cập nhật… Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: Lý thuyết Bài 9: Giao tiếp an toàn trên Internet Lý thuyết Bài 10: Lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin phục vụ quản lí Lý thuyết Bài 11: Cơ sở dữ liệu Lý thuyết Bài 12: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu Lý thuyết Bài 13: Cơ sở dữ liệu quan hệ
Giao tiếp an toàn trên Internet
A. Lý thuyết Giao tiếp an toàn trên Internet 1. Nhận biết và phòng tránh một số dạng lừa đảo trển không gian số Một số nguyên tắc nhận biết và phòng tránh lừa đảo trên không gian số - Bình tĩnh xác định tình huống trước khi ra quyết định hành động. - Không đưa ra thông tin cá nhân hay tiết lộ thông tin bí mật khi không rõ nguồn gốc. - Thận trọng và tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư hay chi tiêu cho bất kỳ dự án nào. - Áp dụng ba nguyên tắc sau để có thể ngăn chặn hành động lừa đảo của kẻ xấu: + Nguyên tắc thứ nhất: Hãy chậm lại! - Hãy chậm lại trước khi hành động để tránh cảm giác bị đẩy đến giới hạn của kẻ lừa đảo. + Nguyên tắc thứ hai: Kiểm tra ngay! - Kiểm tra thông tin bằng cách tra cứu số điện thoại hoặc địa chỉ để xác minh thông tin trực tiếp với người gửi. + Nguyên tắc thứ ba: Dừng lại, không gửi! - Đừng gửi tiền ngay lập tức nếu cảm thấy có dấu hiệu của lừa đảo và đặt dấu hỏi về mọi yêu cầu thanh toán. 2. Giao tiếp và ứng xử trong môi trường số - Môi trường văn hoá của mạng xã hội và không gian số phụ thuộc vào hành vi người dùng. - Việc xây dựng chuẩn mực đạo đức trên mạng xã hội là cần thiết. - Bốn quy tắc chính trong Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội: tôn trọng, lành mạnh, an toàn, trách nhiệm. - Các quy tắc đòi hỏi tuân thủ pháp luật, giá trị đạo đức và văn hoá truyền thống, bảo mật thông tin, chịu trách nhiệm về hành vi trên mạng. - Hành vi, biểu cảm, ngôn từ trên mạng có thể lan truyền rộng khắp thế giới, cần cẩn trọng và nhớ trách nhiệm của một công dân có văn hoá. Sơ đồ tư duy Giao tiếp an toàn trên Internet B. Bài tập Giao tiếp an toàn trên Internet Câu 1: Đâu không phải là quy tắc sử dụng Internet an toàn là: A. giữ an toàn B. gặp gỡ thường xuyên C. kiểm tra độ tin cậy D. đừng chấp nhận Câu 2: Khi sử dụng lại các thông tin trên mạng cần lưu ý đến vấn đề là: A. Các từ khóa liên quan đến thông tin cần tìm B. Các từ khóa liên quan đến trang web C. Địa chỉ của trang web D. Bản quyền Câu 3: Việc làm nào được khuyến khích sử dụng các dịch vụ internet. A. Mở thư điện tử do người lạ gửi B. Tải các phần mềm miễn phí không được kiểm duyệt C. Liên tục vào các trang mạng xã hội để cập nhập thông tin D. Vào trang web để tìm bài tập về nhà Câu 4: Để bảo vệ dữ liệu trên máy tính khi dùng internet, em cần làm gì? A. cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus B. tải các phần mềm ứng dụng không rõ nguồn gốc về máy tính C. cung cấp thông tin cá nhân trên mạng xã hội D. truy cập vào các liên kết lạ Câu 5: Để bảo vệ thông tin cá nhân, em hãy cho biết không nên làm những việc nào: A. Thay đổi mật khẩu hằng ngày. B. Cài đặt phần mềm diệt virus. C. Hạn chế đăng nhập ở nơi công cộng (quán cà phê, nhà ga, sân bay,...). D. Từ chối cung cấp thông tin cá nhân chỉ để đọc tin tức, tải tệp, mua hàng qua mạng,... Câu 6: Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình? A. Cho bạn bè biết mật khẩu nếu quên còn hỏi bạn B. Sử dụng cùng một mật khẩu cho mọi thứ C. Thay mật khẩu thường xuyên và không cho bất cứ ai biết D. Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên Câu 7: Hành động nào sau đây là đúng? A. luôn chấp nhận lời mời kết bạn của người lạ B. nói với bố mẹ và thầy cô về việc em bị đe dọa qua mạng C. chia sẻ cho các bạn những video bạo lực D. đăng thông tin không đúng về một người bạn cùng lớp lên mạng xã hội Câu 8: Chọn phương án sai. Khi sử dụng internet, có thể: A. tin tưởng mọi nguồn thông tin trên mạng B. bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh C. máy tính bị nhiễm virus hay mã độc D. bạn lừa đảo hoặc lợi dụng Câu 9: Mật khẩu nào sau đây của bạn Nguyễn Văn An là chưa đủ mạnh? A. Nguyen_Van_An_2020 B. nguyenvanan1234 C. an123456 D. Nguyen_Van_An Câu 10: Em nên sử dụng webcam khi nào? A. Không bao giờ sử dụng webcam B. Khi nói chuyện với những người em biết trong thế giới thực như bạn học, người thân,… C. Khi nói chuyện với những người em chỉ biết qua mạng D. Khi nói chuyện với bất kì ai Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: Lý thuyết Bài 11: Cơ sở dữ liệu Lý thuyết Bài 12: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu Lý thuyết Bài 13: Cơ sở dữ liệu quan hệ Lý thuyết Bài 14: SQL - Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc Lý thuyết Bài 15: Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu
Lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin phục vụ quản lí
A. Lý thuyết Lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin phục vụ quản lí 1. Cập nhật dữ liệu Việc thêm, xoá và chình sửa dữ liệu tương tự như trên là những công việc thường được thực hiện với dữ liệu của tất cả các bài toán quản lí và chủng được gọi chung là cập nhật dữ liệu. - Việc ghi chép điểm không chỉ để lưu trữ mà còn để truy xuất dữ liệu. - Dữ liệu ghi chép có thể được sử dụng để lập danh sách học sinh theo điểm học kì từ cao xuống thấp hoặc theo các điểm trên một ngưỡng nào đó. - Việc tìm kiếm, sắp xếp và lọc dữ liệu từ các tiêu chí đã có được gọi là truy xuất dữ liệu. - Quản lí kết quả học tập là một ví dụ về nhu cầu lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin đa dạng. - Trong thực tế, trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác thì khối lượng dữ liệu được lưu trữ và khai thác thường xuyên lớn hơn rất nhiều như bệnh viện, ngân hàng, trung tâm dự báo thời tiết cũng có khối lượng dữ liệu lớn. - Dữ liệu là đối tượng nghiên cứu của Khoa học dữ liệu. 2. Thu thập dữ liệu tự động - Các hoạt động quản lí truyền thống phải nhập dữ liệu thủ công. - Trong bối cảnh tự động hoá trên cơ sở máy tính, rất nhiều hoạt động quản lí đã thực hiện việc thu thập dữ liệu tự động. - Để giảm thời gian nhập dữ liệu tại các siêu thị, người ta đã tạo mã vạch và đầu đọc để đọc thông tin sản phẩm. - Toàn bộ dữ liệu về hàng hoá cùng doanh thu được lưu trữ tự động và máy tính sẽ giúp lập các báo cáo, thống kê, tổng hợp, phân tích để quản lí siêu thị. - Một ví dụ khác đó là việc lưu trữ chỉ số tiêu thụ điện. Người ta đã thay các đồng hồ đo điện với hộp số cơ khí bằng công tơ điện tử. - Công tơ điện tử gửi các giá trị tức thời của điện áp, dòng, tần số và độ lệch pha về công ty điện lực. - Nhân viên không cần ghi số thủ công, tiết kiệm công sức và thời gian. - Dữ liệu từ các công tơ điện tử liên tục gửi về giúp quản lí kĩ thuật và đưa ra những quyết định phù hợp. Sơ đồ tư duy Lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin phục vụ quản lí B. Bài tập Lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin phục vụ quản lí Câu 1: Để bảo vệ dữ liệu em có thể sử dụng các cách nào sau đây? A. Sao lưu dữ liệu ở bộ nhớ ngoài (ổ cứng ngoài, USB, thẻ nhớ,...) hoặc lưu trữ trên Internet nhờ công nghệ đám mây. B. Cài đặt chương trình phòng chống virus. C. Đặt mật khẩu mạnh để truy cập vào máy tính hoặc tài khoản trên mạng. D. Cả A, B, C. Câu 2: Tên tệp và thư mục cần đặt như thế nào? A. Dễ nhớ. B. Ngắn gọn. C. Đặt theo ý thích. D. Đặt theo sách giáo khoa. Câu 3: Tệp có phần mở rộng .exe thuộc loại tệp gì? A. Không có loại tệp này. B. Tệp chương trình máy tính. C. Tệp dữ liệu của chương trình Microsoft Word. D. Tệp dữ liệu Video. Câu 4: Đâu là phần mềm bảo vệ máy tính tránh được virus máy tính? A. Windows Defender B. Mozilla Firefox C. Microsoft Windows D. Microsoft Word Câu 5: Phương án nào sau đây không phải là lợi ích của việc tổ chức lưu trữ tệp trên máy tính một cách hợp lí A. Giúp em làm việc chuyên nghiệp hơn. B. Giúp em tìm được tài liệu nhanh hơn khi dữ liệu trên máy tính ngày càng nhiều. C. Máy tính sẽ chạy nhanh hơn. D. Giúp em dễ dàng quản lí công việc không bị nhằm lẫn. Câu 6: Hãy chọn những phát biểu sai? A. Lưu trữ bằng công nghệ đám mây tránh được rơi, mất, hỏng dữ liệu. B. Lưu trữ bằng đĩa CD cần phải có đầu ghi đĩa nhưng dung lượng rất lớn. C. Lưu trữ bằng đĩa cứng ngoài vừa nhỏ gọn vừa có dung lượng lớn. D. Lưu trữ bằng thẻ nhớ, USB dễ bị rơi, mất dữ liệu nhưng thuận tiện. Câu 7: Vì sao em cần sao lưu dữ liệu thường xuyên? A. Để tránh bị mất dữ liệu. B. Để tránh bị hỏng dữ liệu. C. Cả A, B đúng. D. Đáp án khác. Câu 8: Đâu là chương trình máy tính giúp em quản lí tệp và thư mục? A. Internet Explorer B. Help C. Microsoft Word D. File Explorer Câu 9: Việc nào sau đây không phải là cách mở File Explorer2 A. Nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình nền. B. Nháy chuột vào biểu tượng trên thanh công việc. C. Nháy đúp chuột vào bất kì biểu tượng nào trên màn hình nền. D. Nháy đúp chuột vào thư mục bất kì trên màn hình nền. Câu 10: Một số biện pháp chính để bảo vệ dữ liệu là: A. Sao lưu dữ liệu B. Đặt mật khẩu cho tài khoản người sử dụng C. Sử dụng phần mềm chống virus D. Cả A, B và C Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: Lý thuyết Bài 11: Cơ sở dữ liệu Lý thuyết Bài 12: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu Lý thuyết Bài 13: Cơ sở dữ liệu quan hệ Lý thuyết Bài 14: SQL - Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc Lý thuyết Bài 15: Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu
A. Lý thuyết Cơ sở dữ liệu 1. Yêu cầu tổ chức lưu trữ dữ liệu một cách khoa học a) Hạn chế dư thừa trong lưu trữ dữ liệu - Thói quen cá nhân khi lưu trữ có thể dẫn đến sự không nhất quán của dữ liệu. - Lập bảng điểm lớp học từ dữ liệu cơ sở có thể được thực hiện dễ dàng trên máy tính. - Không cần lưu trữ bảng điểm lớp học, chỉ cần ghép các bảng điểm môn học do bảng này chỉ là một khung nhìn tổng hợp từ dữ liệu cơ sờ bằng cách ghép các bảng điểm môn học - Việc lưu trữ dữ liệu trên máy tính cần tổ chức để hạn chế trùng lặp và khắc phục lỗi không nhất quán. b) Sự phụ thuộc phần mềm và dữ liệu - Việc lưu trữ dữ liệu liên quan chặt chẽ đến việc khai thác thông tin nhờ phần mềm ứng dụng. - Các phần mềm cần hỗ trợ cập nhật dữ liệu điểm và khai thác thông tin. - Các thành phần cần có của phần mềm bao gồm: cập nhật điểm môn học, quản lí danh sách lớp học và lập bảng điểm lớp học. - Giải pháp lưu trữ đơn giản nhất là sử dụng hệ thống tệp văn bản (text) khi viết các mô đun phần mềm bằng ngôn ngữ lập trình, ví dụ như Python. - Khi viết mỗi mô đun phần mềm, người lập trình cần biết cấu trúc của tệp dữ liệu để đọc và tách các thành phần tương ứng. - Thay đổi cấu trúc dữ liệu đòi hỏi chỉnh sửa các mô đun phần mềm liên quan. - Sự phụ thuộc giữa chương trình và dữ liệu dẫn đến việc sửa đổi phần mềm khi thay đổi cách lưu trữ dữ liệu, gây mất thời gian và công sức. - Việc tổ chức dữ liệu độc lập để phần mềm không cần biết chi tiết về cách lưu trữ là một trong các ý tưởng của khoa học cơ sở dữ liệu. 2. Cơ sở dữ liệu và một số thuộc tính cơ bàn a) Khái niệm CSDL - Việc lưu trữ dữ liệu phải độc lập cần được xem xét khái quát. Việc này giúp giảm thời gian và công sức trong việc khai thác dữ liệu, tránh phụ thuộc giữa dữ liệu và phần mềm. - CSDL là tập hợp các dữ liệu liên quan, được lưu trữ có tổ chức trên hệ thống máy tính. - Ví dụ về CSDL là bảng điểm các môn học hoặc thông tin tài khoản ngân hàng gồm tên chủ tài khoản, số căn cước công dân và số dư trong tài khoản. b) Một số thuộc tính cơ bản của CSDL - Tính không dư thừa: giới hạn lưu trữ dữ liệu trùng lặp và thông tin dễ dàng thu được từ khai thác dữ liệu được gọi là tính không dư thừa của CSDL. - Tính độc lập dữ liệu: CSDL được thiết kế để phục vụ nhiều mục đích quản lý và không phụ thuộc vào cách tổ chức hoặc lưu trữ dữ liệu cụ thể. - Tính toàn vẹn: các giá trị dữ liệu phải tuân thủ các ràng buộc cụ thể của thực tế. - Tính nhất quán: dữ liệu phải được đảm bảo đúng đắn sau khi cập nhật và tránh sự cố làm ảnh hưởng đến tính nhất quán của dữ liệu. - Tính bảo mật và an toàn: dữ liệu phải được bảo vệ an toàn, ngăn chặn truy cập trái phép và đảm bảo khôi phục dữ liệu dù có sự cố xảy ra. Sơ đồ tư duy Cơ sở dữ liệu B. Bài tập Cơ sở dữ liệu Câu 1: Một hệ quản trị CSDL không có chức năng nào trong các chức năng dưới đây? A. Cung cấp môi trường tạo lập CSDL B. Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu C. Cung cấp công cụ quản lí bộ nhớ D. Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL. Câu 2: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu thật chất là: A. Ngôn ngữ lập trình Pascal B. Ngôn ngữ C C. Các kí hiệu toán học dùng để thực hiện các tính toán D. Hệ thống các kí hiệu để mô tả CSDL Câu 3: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép: A. Đảm bảo tính độc lập dữ liệu C. Mô tả các đối tượng được lưu trữ trong CSDL D. Khai báo kiểu dữ liệu của CSDL Câu 4: Ngôn ngữ thao tác dữ liệu thật chất là: A. Ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật hay khai thác thông tin B. Ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật thông tin C. Ngôn ngữ SQL D. Ngôn ngữ bậc cao Câu 5: Ngôn ngữ thao tác dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép: A. Nhập, sửa, xóa dữ liệu B. Khai báo kiểu, cấu trúc, các ràng buộc trên dữ liệu của CSDL C. Khai thác dữ liệu như: tìm kiếm, sắp xếp, kết xuất báo cáo… D. Câu A và C Câu 6: Các thuộc tính khóa là A. Các thuộc tính không được chứa trong khóa B. Các thuộc tính khoá C. Các thuộc tính không khóa. D. Các phần tử của khóa. Câu 7: Mục tiêu của cơ sở dữ liệu là: A. Tính toàn vẹn của dữ liệu. B. Phản ánh trung thực thế giới hiện thực dữ liệu C. Tính độc lập của dữ liệu. D. Tính phụ thuộc dữ liệu. Câu 8: Quá trình tách không làm tổn thất thông tin theo nghĩa: A. Quan hệ gốc được khôi phục từ các quan hệ chiếu.bằng phép kết nối tự nhiên B. Quan hệ gốc được khôi phục chính xác từ các quan hệ chiếu. C. Quan hệ gốc được khôi phục từ các quan hệ chiếu.bằng phép kết nối D. Quan hệ gốc được khôi phục từ các quan hệ chiếu.bằng phép chiếu và chọn Câu 9: Mục tiêu của phép tách lược đồ quan hệ là: A. Nhằm thực hiện các phép lưu trữ dễ dàng. B. Nhằm tối ưu hoá truy vấn C. Nhằm loại bỏ các dị thường thông tin khi thực hiện các phép lưu trữ. D. Nhằm thực hiện các phép tìm kiếm. Câu 10: Cần thiết phải chuẩn hoá dữ liệu vì: A. Giá trị khoá nhận giá trị null hay giá trị không xác định. B. Khi thực hiện các phép lưu trữ trên các quan hệ chưa được chuẩn hoá thường xuất hiện các dị thường thông tin. C. Khi thực hiện các phép tách - kết nối tự nhiiên các quan hệ. D. Khi thực hiện các phép tìm kiếm, xuất hiện các dị thường thông tin. Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: Lý thuyết Bài 12: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu Lý thuyết Bài 13: Cơ sở dữ liệu quan hệ Lý thuyết Bài 14: SQL - Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc Lý thuyết Bài 15: Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu Lý thuyết Bài 16: Công việc quản trị cơ sở dữ liệu
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu
A. Lý thuyết Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu 1. Khái niệm hệ quản trị cơ sở dữ liệu Để hỗ trợ làm việc với CSDL, đã có hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database management Systems - hệ QTCSDL) với các chức năng sau: a) Nhóm chức năng định nghĩa dữ liệu - Khai báo và quản trị nhiều CSDL. - Tạo lập, sửa đổi kiến trúc trong mỗi CSDL. - Cài đặt ràng buộc toàn vẹn dữ liệu. b) Nhóm chức năng cập nhật và truy xuất dữ liệu - Thêm, xoá, sửa dữ liệu. - Truy xuất dữ liệu theo nhiều tiêu chí. c) Nhóm chức năng bảo mật, an toàn CSDL - Kiểm soát quyền truy cập dữ liệu. - Kiểm soát các giao dịch để đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu. - Sao lưu dự phòng và khôi phục dữ liệu. d) Nhóm chức năng giao diện lập trình ứng dụng - Cung cấp phương thức và công cụ để gửi truy vấn đến CSDL từ ứng dụng được phát triển. - Các chức năng của hệ QTCSDL được xây dựng tổng quát, không phụ thuộc vào CSDL và ứng dụng cụ thể. - Các hệ QTCSDL phổ biến bao gồm Oracle, MySQL, SQL Server, DB2, PostGreSQL, SQLIte. - Microsoft Access cũng được sử dụng, nhưng có nhiều hạn chế về hiệu suất và không thích hợp cho các ứng dụng trực tuyến phức tạp. 2. Hệ cơ sở dữ liệu - Các hệ QTCSDL nhiều người dùng thường được xây dựng theo mô hình hai thành phần. - Phần "chủ" thực hiện tính toán và xử lý dữ liệu, phần "khách" tổ chức giao diện tương tác với người dùng, kết nối với phần "chủ" và gửi yêu cầu tính toán xử lý dữ liệu. - Hai thành phần này luôn được cung cấp trong một gói cài đặt hệ QTCSDL, và phần "chủ" thường được gọi là hệ QTCSDL. - Các hệ QTCSDL cung cấp công cụ để người dùng viết phần mềm khách chuyên biệt theo nhu cầu, gọi là phần mềm ứng dụng CSDL. - Phần mềm ứng dụng CSDL là phần mềm tương tác với hệ QTCSDL để hỗ trợ người dùng khai thác thông tin từ CSDL. - Có nhiều phần mềm ứng dụng CSDL được xây dựng với các mục tiêu yêu cầu khác nhau. - Các ứng dụng mua bán trực tuyến, đặt xe công nghệ, thanh toán điện tử là các phần mềm ứng dụng CSDL của một hệ thống CSDL. - Ví dụ phần mềm ứng dụng CSDL tra cứu điểm thi có giao diện đơn giản và kết nối với hệ QTCSDL quản lý điểm thi để hiển thị kết quả tra cứu cho người dùng. 3. Hệ cơ sở dữ liệu tập trung và phân tán a) Hệ CSDL tập trung - Hệ CSDL tập trung trên một máy tính được gọi là hệ cơ sở dữ liệu tập trung. - Hệ CSDL tập trung bao gồm cả các CSDL một người dùng trên một máy như các CSDL của Microsoft Access. - Người dùng vừa là người thiết kế, tạo lập và bảo trì CSDL, vừa là người viết phần mềm ứng dụng CSDL, vừa là người dùng đầu cuối để khai thác thông tin theo mục tiêu đã đặt ra. b) Hệ CSDL phân tán - Tổ chức có nhiều đơn vị phân tán về mặt địa lý có thể chọn giải pháp tổ chức hệ CSDL phân tán. - Hệ CSDL phân tán cho phép truy cập dữ liệu được lưu trữ ở nhiều máy tính khác nhau của mạng máy tính. - Cơ sở dữ liệu phân tán là tập hợp dữ liệu được phân tán trên các trạm khác nhau của một mạng máy tính. - Mỗi trạm lưu trữ một CSDL cục bộ và thực hiện ứng dụng cục bộ. - Mỗi trạm tham gia vào ứng dụng toàn cục, sử dụng dữ liệu của ít nhất hai trạm để cho ra kết quả cuối cùng. - Các chương trình ứng dụng, hệ quản trị CSDL và CSDL của mỗi trạm hình thành hệ CSDL phân tán. - Hệ CSDL phân tán phức tạp và đắt đỏ hơn so với hệ CSDL tập trung, tuy nhiên, nó có ưu điểm là dễ dàng mở rộng và bổ sung thêm trạm dữ liệu vào hệ thống cũng như nâng cao tính sẵn sàng và độ tin cậy nhờ sao lưu dữ liệu ở các trạm khác nhau, giảm thiểu mất mát dữ liệu khi trạm dữ liệu gặp sự cố. - Các tổ chức lớn sử dụng hệ CSDL phân tán để tối ưu hóa tốc độ, giảm tải đường truyền, ví dụ như Facebook, Google, Amazon. - Mô hình máy chủ tệp là hệ CSDL tập trung nhưng xử lí dữ liệu phân tán, trong đó toàn bộ CSDL và phần mềm được đặt trên máy chủ tệp và các máy trạm chỉ xử lí dữ liệu được chuyển qua mạng. Sơ đồ tư duy Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu B. Bài tập Hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hệ cơ sở dữ liệu Câu 1: Một hệ quản trị CSDL không có chức năng nào trong các chức năng dưới đây? A. Cung cấp môi trường tạo lập CSDL B. Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu C. Cung cấp công cụ quản lí bộ nhớ D. Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL. Câu 2: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu thật chất là: A. Ngôn ngữ lập trình Pascal B. Ngôn ngữ C C. Các kí hiệu toán học dùng để thực hiện các tính toán D. Hệ thống các kí hiệu để mô tả CSDL Câu 3: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép: A. Đảm bảo tính độc lập dữ liệu B. Khai báo kiểu dữ liệu, cấu trúc dữ liệu và các ràng buộc trên dữ liệu của CSDL C. Mô tả các đối tượng được lưu trữ trong CSDL D. Khai báo kiểu dữ liệu của CSDL Câu 4: Ngôn ngữ thao tác dữ liệu thật chất là: A. Ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật hay khai thác thông tin B. Ngôn ngữ để người dùng diễn tả yêu cầu cập nhật thông tin C. Ngôn ngữ SQL D. Ngôn ngữ bậc cao Câu 5: Ngôn ngữ thao tác dữ liệu bao gồm các lệnh cho phép: A. Nhập, sửa, xóa dữ liệu B. Khai báo kiểu, cấu trúc, các ràng buộc trên dữ liệu của CSDL C. Khai thác dữ liệu như: tìm kiếm, sắp xếp, kết xuất báo cáo… D. Câu A và C Câu 6: Ngôn ngữ CSDL được sử dụng phổ biến hiện nay là: A. SQL B. Access C. Foxpro D. Java Câu 7: Những nhiệm vụ nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ của công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL? A. Duy trì tính nhất quán của CSDL B. Cập nhật (thêm, sửa, xóa dữ liệu) C. Khôi phục CSDL khi có sự cố D. Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép Câu 8: Hệ QT CSDL có các chương trình thực hiện những nhiệm vụ: A. Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập không được phép, tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời B. Duy trì tính nhất quán của dữ liệu, quản lý các mô tả dữ liệu C. Khôi phục CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm D. Cả 3 đáp án A, B và C Câu 9: Người nào đã tạo ra các phần mềm ứng dụng đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin từ CSDL? A. Người dùng B. Người lập trình ứng dụng C. Người QT CSDL D. Cả ba người trên Câu 10: Người nào có vai trò quan trọng trong vấn đề phân quyền hạn truy cập sử dụng CSDL? A. Người lập trình B. Người dùng C. Người quản trị D. Nguời quản trị CSDL Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: Lý thuyết Bài 13: Cơ sở dữ liệu quan hệ Lý thuyết Bài 14: SQL - Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc Lý thuyết Bài 15: Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu Lý thuyết Bài 16: Công việc quản trị cơ sở dữ liệu Lý thuyết Bài 17: Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
Cơ sở dữ liệu quan hệ
A. Lý thuyết Cơ sở dữ liệu quan hệ 1. Khái niệm cơ sở dữ liệu quan hệ - CSDL bản nhạc: tìm kiếm bản nhạc, bản thu âm bằng tên bài hát, nhạc sĩ, ca sĩ. - Dữ liệu tổ chức thành các bảng, mỗi hàng là một đối tượng và các thuộc tính ghi trong cột. - Bảng có quan hệ với nhau thông qua các thuộc tính chung. - Mô hình này gọi là mô hình dữ liệu quan hệ, CSDL tương ứng gọi là CSDL quan hệ. 2. Một số thuật ngữ, khái niệm liên quan a) Bản ghi, trường - CSDL quan hệ tồn tại dưới dạng các bảng gồm hàng và cột, mỗi hàng là một bản ghi, mỗi cột là một trường. - Mỗi bản ghi chứa thông tin về một đối tượng, được lưu trong các trường tương ứng với thuộc tính của đối tượng. - Việc thực hiện các thao tác dữ liệu trên CSDL quan hệ đơn giản hơn nhờ vào sự nhất quán về cấu trúc của nó. b) Khoá chính - Mỗi bảng có thể có một hay một nhóm trường tạo khoá để phân biệt các bản ghi trong bảng. - Khoá chính là trường hoặc nhóm trường được chọn để làm khoá chính của bảng, thường là khoá có số trường ít nhất. Ví dụ, trường Aid trong bảng Nhạc sĩ và trường Mid trong bảng Bản nhạc là khoá chính của bảng. c) Khoá ngoài - Mỗi bảng (A) có thể có khoá ngoài là trường hay nhóm các trường (k) từ bảng khác (B). Khi đó k được gọi là khoá ngoài của bảng A và hai bảng A và B được gọi là có quan hệ với nhau qua khoá ngoài k của bảng A. Ví dụ: Trường Aid trong bảng Bản nhạc là một khoá ngoài của bảng này vì nó là khoá chính ở bảng Nhạc sĩ. d) Liên kết dữ liệu - Có thể sử dụng khoá ngoài để ghép nối dữ liệu giữa hai bảng với nhau, gọi là liên kết (join) dữ liệu theo khoá. Ví dụ: Liên kết bảng Bản nhạc và Nhạc sĩ theo trường Aid để biết tên nhạc sĩ sáng tác bản nhạc. - Liên kết Bản thu âm với Ca sĩ theo khoá Sid và liên kết với Bảng NB theo khoá Mid để có được bảng dữ liệu đầy đủ nhất. - Lí do tạo CSDL nhạc với 4 bảng là để tránh dư thừa dữ liệu và giữ tính nhất quán: + Nếu chỉ có bảng NBC, tên ca sĩ, nhạc sĩ và bản nhạc sẽ lặp lại nhiều lần, gây tiêu tốn không gian lưu trữ và dễ mắc lỗi. + Bằng cách lập 4 bảng và liên kết chúng, chỉ cần sửa đổi tên một lần trong bảng Nhạc sĩ hoặc Ca sĩ, sẽ có được Bảng NBC với đầy đủ dữ liệu mới. e) Các trường và dữ liệu - Giả sử chỉ có một bảng bangdiem trong CSDL, chứa các trường sbd, hoten, gt, ngaysinh, diem, makithi. Các đặc điểm của các trường như sau: + Trường sbd: số nguyên. + Trường hoten: xâu kí tự, độ dài tối đa 64 kí tự. + Trường gt: đúng (1) hoặc sai (0) thay vì giá trị là "Nữ" hoặc "Nam". + Trường ngaysinh: ngày/tháng/năm. + Trường diem: số thập phân tối đa 5 chữ số và 2 chữ số sau dấu phẩy thập phân. + Trường makithi: xâu kí tự với độ dài 5 kí tự. - Mỗi trường có một kiểu dữ liệu tương ứng, ví dụ trường sbd có kiểu số nguyên, trường hoten có kiểu xâu kí tự không quá 64 kí tự, trường gt có kiểu logic, trường ngaysinh có kiểu ngày tháng, trường diem có kiểu số thập phân, trường makithi có kiểu xâu kí tự độ dài cố định 5 kí tự. - Xác định kiểu dữ liệu giúp hạn chế lãng phí dung lượng lưu trữ dữ liệu và kiểm soát tính đúng đắn về logic của dữ liệu nhập vào bảng. Sơ đồ tư duy Cơ sở dữ liệu quan hệ B. Bài tập Cơ sở dữ liệu quan hệ Câu 1: Mô hình phổ biến để xây dựng CSDL quan hệ là: A. Mô hình phân cấp B. Mô hình dữ liệu quan hệ C. Mô hình hướng đối tượng D. Mô hình cơ sỡ quan hệ Câu 2: Các khái niệm dùng để mô tả các yếu tố nào sẽ tạo thành mô hình dữ liệu quan hệ? A. Cấu trúc dữ liệu B. Các ràng buộc dữ liệu C. Các thao tác, phép toán trên dữ liệu D. Tất cả câu trên Câu 3: Trong mô hình quan hệ, về mặt cấu trúc thì dữ liệu được thể hiện trong các: A. Cột (Field) B. Hàng (Record) C. Bảng (Table) D. Báo cáo (Report) Câu 4: Thao tác trên dữ liệu có thể là: A. Sửa bản ghi B. Thêm bản ghi C. Xoá bản ghi D. Tất cả đáp án trên Câu 5: Phát biểu nào về hệ QTCSDL quan hệ là đúng? A. Phần mềm dùng để xây dựng các CSDL quan hệ B. Phần mềm dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ C. Phần mềm Microsoft Access D. Phần mềm để giải các bài toán quản lí có chứa các quan hệ giữa các dữ liệu Câu 6: Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai khi nói về miền? A. Các miền của các thuộc tính khác nhau không nhất thiết phải khác nhau B. Mỗi một thuộc tính có thể có hai miền trở lên C. Hai thuộc tính khác nhau có thể cùng miền D. Miền của thuộc tính họ tên thường là kiểu text Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không là đặc trưng của một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ? A. Các bộ là phân biệt và thứ tự các bộ không quan trọng B. Quan hệ không có thuộc tính đa trị hay phức tạp C. Mỗi thuộc tính có một tên phân biệt và thứ tự các thuộc tính là quan trọng D. Tên của các quan hệ có thể trùng nhau Câu 8: Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau khi nói về khoá chính? A. Một bảng có thể có nhiều khoá chính B. Mỗi bảng có ít nhất một khoá C. Xác định khoá phụ thuộc vào quan hệ logic của các dữ liệu chứ không phụ thuộc vào giá trị các dữ liệu D. Nên chọn khoá chính là khoá có ít thuộc tính nhất Câu 9: Giả sử một bảng có 2 trường SOBH (số bảo hiểm) và HOTEN (họ tên) thì nên chọn trường SOBH làm khoá chính hơn vì : A. Trường SOBH là duy nhất, trong khi đó trường HOTEN không phải là duy nhất B. Trường SOBH là kiểu số, trong khi đó trường HOTEN không phải là kiểu số C. Trường SOBH đứng trước trường HOTEN D. Trường SOBH là trường ngắn hơn Câu 10: Cho các bảng sau : - DanhMucSach(MaSach, TenSach, MaLoai) - LoaiSach(MaLoai, LoaiSach) - HoaDon(MaSach, SoLuong, DonGia) Để biết giá của một quyển sách thì cần những bảng nào ? A. HoaDon B. DanhMucSach, HoaDon C. DanhMucSach, LoaiSach D. HoaDon, LoaiSach Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: Lý thuyết Bài 14: SQL - Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc Lý thuyết Bài 15: Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu Lý thuyết Bài 16: Công việc quản trị cơ sở dữ liệu Lý thuyết Bài 17: Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều Lý thuyết Bài 19: Bài toán tìm kiếm
SQL - Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc
A. Lý thuyết SQL - Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc 1. Lợi ích của ngôn ngữ truy vấn - Với cách thực hiện thứ nhất trong Hoạt động 1, người dùng phải biết rõ cấu trúc tệp dữ liệu để lập trình xử lí từng bản nhạc, dẫn đến mất công và dễ nhầm lẫn. - Với cách thực hiện thứ hai, người dùng chỉ cần viết yêu cầu truy vấn và hệ QTCSDL sẽ giải quyết việc lấy kết quả theo yêu cầu đó bằng SQL, ngôn ngữ truy vấn tiêu chuẩn được sử dụng bởi hầu hết các hệ QTCSDL. - SQL bao gồm DDL, DML và DCL và được sử dụng để quản trị CSDL. 2. Khởi tạo CSDL - Thành phần DDL của SQL cung cấp các câu truy vấn khởi tạo CSDL, khởi tạo bảng, thiết lập các khoá, tóm tắt trong các bảng sau. 3. Cập nhật và truy xuất dữ liệu - Thành phần DML của SQL cung cấp các câu truy vấn cập nhật và truy xuất dữ liệu. Sau đây là một vài câu truy xuất và truy vấn cập nhật dữ liệu để minh hoạ. 4. Kiểm soát quyền truy cập - Thành phần DCL của SQL cung cấp các câu truy vấn kiểm soát quyền người dùng đối với CSDL, tóm tắt trong Bảng 14.5. Sơ đồ tư duy SQL - Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc B. Bài tập SQL - Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc Câu 1: SQL có mấy thành phần? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 2: DDL là gì? A. Ngôn ngữ xóa bỏ dữu liệu B. Ngôn ngữ hình thành dữu liệu C. Ngôn ngữ trích xuất dữu liệu D. Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu Câu 3: DML là gì? A. Ngôn ngữ thao tác dữu liệu B. Ngôn ngữ bác bỏ dữu liệu C. Ngôn ngữ trích xuất dữu liệu D. Ngôn ngữ sao lưu dữu liệu Câu 4: DCL là gì? A. Ngôn ngữ khai báo dữu liệu B. Ngôn ngữ xóa bỏ dữu liệu C. Ngôn ngữ trích xuất dữu liệu D. Ngôn ngữ kiểm soát dữu liệu Câu 5: CREAT DATABASE là? A. Một biểu thức. B. Câu truy vấn DDL C. Câu truy vấn DCL D. Câu truy vấn DML Câu 6: BOOLEAN có ý nghĩa là? A. Số nguyên B. Kiểu logic có giá trị Đúng (1) hay sai (0) C. Khóa trong, khóa ngoài D. Thời gian Câu 7: INNER JOIN là? A. câu truy xuất dữ liệu của DML B. câu truy xuất dữ liệu của DCL C. câu truy xuất dữ liệu của DDL D.câu truy vấn dữ liệu của DDL Câu 8: INNER JOIN có nghĩa là? A. Liên kết các bảng theo theo phép toán B. Liên kết các bảng theo theo điều kiện C. Kiểm soát các bảng theo điều kiện D. Kiểm soát các bảng theo yêu cầu Câu 9: Câu truy vấn cập nhật dữu liệu là? A. UPDATE <tên trường> OUT <tên trường> = <giá trị> B. UPDATE <tên trường> SET <tên trường> = <giá trị> C. UPDATE <tên bảng> OUT <tên trường> = <giá trị> D. UPDATE <tên bảng> SET <tên trường> = <giá trị> Câu 10: PRIMARY KEY là? A. Khai báo khóa chính B. Khai báo khóa phụ C. Đặt làm khóa chính D. Đặt làm khóa phụ Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: Lý thuyết Bài 15: Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu Lý thuyết Bài 16: Công việc quản trị cơ sở dữ liệu Lý thuyết Bài 17: Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều Lý thuyết Bài 19: Bài toán tìm kiếm Lý thuyết Bài 21: Các thuật toán sắp xếp đơn giản
Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu
A. Lý thuyết Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu 1. Bảo mật hệ CSDL - Công việc đầu tiên để xây dựng chính sách bảo mật CSDL là lập danh sách và xác định quyền hạn cho các nhóm người dùng. - Trong trường hợp website âm nhạc, có 4 nhóm người dùng với các quyền hạn khác nhau: + Nhóm 1: Chỉ có quyền tìm kiếm và xem, không cần đăng nhập. + Nhóm 2: Có quyền thêm vào CSDL nhạc mới, tên nhạc sĩ, ca sĩ mới nhưng không được sửa hoặc xoá. + Nhóm 3: Có quyền sửa dữ liệu trong các bảng của CSDL nhưng không thay đổi cấu trúc bảng hoặc xoá bảng. + Nhóm 4: Có toàn quyền đối với các bảng trong CSDL và được phép tạo bảng mới. - Thiết lập bảng User để quản lí người dùng với các thông tin: tên đăng nhập, mật khẩu và nhóm người dùng. - Người dùng đăng nhập sẽ biết được họ thuộc nhóm người dùng nào, trừ nhóm 1 không cần đăng nhập. - Tạo tài khoản khách (guest) cho phép tất cả người dùng Internet tìm kiếm và xem danh sách các bản nhạc mà không cần đăng nhập. - Tạo tài khoản moderator cho phép nhập thêm dữ liệu về bản nhạc mới và ca sĩ mới, cấp quyền SELECT và INSERT cho tất cả các bảng. - Tạo tài khoản master_mod cho phép cập nhật CSDL, cấp quyền SELECT, INSERT, UPDATE, DELETE cho tất cả các bảng. - Tài khoản admin có toàn quyền đối với tất cả các bảng trong CSDL music cho người dùng thuộc nhóm 4. - Các nhóm người dùng có quyền truy xuất CSDL phù hợp, nhưng không thể can thiệp vào các CSDL khác trong hệ QTCSDL. - An ninh CSDL phụ thuộc vào ý thức và trách nhiệm của người dùng, cần bổ sung nội dung liên quan đến ý thức và trách nhiệm của người dùng đối với tài khoản và dữ liệu. - Cần tổ chức giám sát hoạt động hệ thống và lưu lại các truy xuất của người dùng dưới dạng log file. - Kế hoạch an ninh mạng cần được xây dựng để bảo vệ hệ thống máy tính kết nối vào mạng. 2. Bảo đảm an toàn dữ liệu a) Sự cố về nguồn điện - Xây dựng hệ thống cấp điện đủ công suất để giải quyết vấn đề không đủ công suất. - Thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp điện trong những thời gian nhu cầu sử dụng điện tăng vọt để tránh quá tải. - Sử dụng bộ lưu điện để cấp điện ngay cho hệ thống máy tính quản trị CSDL khi mất điện đột ngột. b) Sự cố hư hỏng thiết bị lưu trữ - Các thiết bị lưu trữ có khả năng gặp sự cố và rất khó lấy lại được toàn bộ và chính xác dữ liệu trong thiết bị lưu trữ bị hỏng. - Quản lí thời gian sử dụng thiết bị lưu trữ để thay thế trước khi bị hư hỏng. - Sao lưu dữ liệu định kỳ để giải quyết vấn đề thiết bị lưu trữ bị hỏng. - Xây dựng chính sách đảm bảo an toàn dữ liệu, bao gồm giải pháp hạn chế và khắc phục sự cố, và quy định về ý thức và trách nhiệm của người vận hành hệ thống. Sơ đồ tư duy Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu B. Bài tập Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu Câu 1: Phát biểu nào dưới đây không phải là bảo mật thông tin trong hệ CSDL? A. Ngăn chặn các truy cập không được phép B. Hạn chế tối đa các sai sót của người dùng C. Đảm bảo thông tin không bị mất hoặc bị thay đổi ngoài ý muốn D. Khống chế số người sử dụng CSDL Câu 2: Các giải pháp cho việc bảo mật CSDL gồm có: A. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, lưu biên bản. B. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, chính sách và ý thức, lưu biên bản, cài đặt mật khẩu C. Nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, chính sách và ý thức, lưu biên bản. D. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng; mã hoá thông tin và nén dữ liệu; chính sách và ý thức; lưu biên bản. Câu 3: Bảng phân quyền cho phép : A. Phân các quyền truy cập đối với người dùng B. Giúp người dùng xem được thông tin CSDL. C. Giúp người quản lí xem được các đối tượng truy cập hệ thống. D. Đếm được số lượng người truy cập hệ thống. Câu 4: Người có chức năng phân quyền truy cập là: A. Người dùng B. Người viết chương trình ứng dụng. C. Người quản trị CSDL. D. Lãnh đạo cơ quan. Câu 5: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai ? A. Bảng phân quyền truy cập cũng là dữ liệu của CSDL B. Dựa trên bảng phân quyền để trao quyền truy cập khác nhau để khai thác dữ liệu cho các đối tượng người dùng khác nhau C. Mọi người đều có thể truy cập, bổ sung và thay đổi bảng phân quyền D. Bảng phân quyền không giới thiệu công khai cho mọi người biết Câu 6: Trong một trường THPT có xây dựng một CSDL quản lý điểm Học Sinh. Người Quản trị CSDL có phân quyền truy cập cho các đối tượng truy cập vào CSDL. Theo em cách phân quyền nào dưới đây hợp lý: A. HS: Xem; GVBM: Xem, Bổ sung; BGH: Xem, sửa, xoá. B. HS: Xem; GVBM: Xem, Bổ sung, sửa, xóa; BGH: Xem, Bổ sung. C. HS: Xem; GVBM: Xem, Bổ sung, sửa, xoá; BGH: Xem. D. HS: Xem, Xoá; GVBM: Xem, Bổ sung, sửa, xoá; BGH: Xem, Bổ sung, sửa, xoá. Câu 7: Các yếu tố tham gia trong việc bảo mật hệ thống như mật khẩu, mã hoá thông tin cần phải: A. Không được thay đổi để đảm bảo tính nhất quán. B. Chỉ nên thay đổi nếu người dùng có yêu cầu. C. Phải thường xuyên thay đổi để tằng cường tính bảo mật. D. Chỉ nên thay đổi một lần sau khi người dùng đăng nhập vào hệ thống lần đầu tiên. Câu 8: Thông thường, người dùng muốn truy cập vào hệ CSDL cần cung cấp: A. Hình ảnh. B. Chữ ký. C. Họ tên người dùng. D. Tên tài khoản và mật khẩu. Câu 9: Câu nào sai trong các câu dưới đây khi nói về chức năng lưu biên bản hệ thống? A. Cho biết số lần truy cập vào hệ thống, vào từng thành phần của hệ thống, vào từng yêu cầu tra cứu, … B. Cho thông tin về một số lần cập nhật cuối cùng C. Lưu lại nội dung cập nhật, người thực hiện, thời điểm cập nhật D. Lưu lại các thông tin cá nhân của người cập nhật Câu 10: Để nâng cao hiệu quả của việc bảo mật, ta cần phải: A. Thường xuyên sao chép dữ liệu B. Thường xuyên thay đổi các tham số của hệ thống bảo vệ C. Thường xuyên nâng cấp phần cứng, phần mềm D. Nhận dạng người dùng bằng mã hoá Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: Lý thuyết Bài 16: Công việc quản trị cơ sở dữ liệu Lý thuyết Bài 17: Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều Lý thuyết Bài 19: Bài toán tìm kiếm Lý thuyết Bài 21: Các thuật toán sắp xếp đơn giản Lý thuyết Bài 23: Kiểm thử và đánh giá chương trình
Công việc quản trị cơ sở dữ liệu
A. Lý thuyết Công việc quản trị cơ sở dữ liệu 1. Nhà quản trị cơ sở dữ liệu - Quản trị CSDL đảm bảo sự thông suốt, an toàn và hiệu quả cao của các hoạt động liên quan đến CSDL. - Vai trò quan trọng nhất của người quản trị CSDL là đảm bảo sẵn sàng của các CSDL trong tổ chức. - Nhiệm vụ của người quản trị CSDL bao gồm: + Nhà quản trị CSDL cài đặt và cập nhật các hệ QTCSDL, bao gồm nâng cấp và chuyển đổi CSDL. + Nhà quản trị CSDL tham gia tạo lập và điều chỉnh các CSDL, lập hồ sơ về CSDL để duy trì và nâng cấp hệ thống sau này. + Nhà quản trị CSDL đảm bảo tài nguyên cho hoạt động CSDL, bao gồm cung cấp máy tính, bộ nhớ lưu trữ và phương tiện kỹ thuật. + Nhà quản trị CSDL đảm bảo an toàn, bảo mật cho dữ liệu là hoạt động quan trọng hàng đầu. - Người quản trị CSDL cần phối hợp với các bộ phận để phân quyền sử dụng dữ liệu và thiết lập quyền truy cập dữ liệu. - Thường xuyên tạo các bản sao lưu dữ liệu dự phòng và giám sát các sự cố để khắc phục kịp thời. - Người quản trị CSDL cũng có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu và tư vấn về các vấn đề liên quan đến CSDL. 2. Phẩm chất và năng lực của nhà quản trị CSDL - Nhà quản trị CSDL cần nền tảng CSDỊ, hiểu mô hình CSDL và kĩ năng làm việc trên hệ thống cụ thể. - Quản trị CSDL đòi hỏi thành thạo một hệ QTCSDL, ngôn ngữ truy vấn SQL, thiết kế CSDL, hệ điều hành và mạng máy tính. - Nhà quản trị CSDL cần tính cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì và khả năng phân tích để phát hiện và xử lí sự cố. - Cần có tinh thần ham học, kĩ năng ngoại ngữ và tìm kiếm thông tin để có khả năng tự học và nắm bắt công nghệ mới liên quan đến quản trị CSDL. - Có nhiều cơ hội để bổ sung kiến thức và kĩ năng quản trị CSDL, chẳng hạn như tham gia khoá học, lấy chứng chỉ của các hãng nổi tiếng hoặc thực tập ở các công ty tin học. - Đào tạo CSDL chuyên sâu được giảng dạy ở các chuyên ngành hệ thống thông tin và công nghệ phần mềm. 3. Cơ hội việc làm - Những tổ chức có mức độ tin học hoá cao cần những nhà quản trị CSDL để đảm bảo các hệ thống ứng dụng hoạt động thông suốt. - Việc đảm bảo cho các CSDL của các ứng dụng luôn hoạt động tốt là yêu cầu cốt lõi để cung cấp dịch vụ tin cậy. - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra nhu cầu tuyển dụng nhà quản trị CSDL. - Các ứng viên cần sở hữu bằng đại học đúng chuyên ngành, các chứng chỉ về quản trị CSDL của các hãng danh tiếng, kinh nghiệm sử dụng các hệ QTCSDL để tìm kiếm cơ hội làm việc tốt và thu nhập cao. - Hiểu biết và kĩ năng quản trị CSDL cũng rất hữu ích cho những người muốn phát triển năng lực chuyên môn liên quan đến tin học. Sơ đồ tư duy Công việc quản trị cơ sở dữ liệu B. Bài tập Công việc quản trị cơ sở dữ liệu Câu 1: Việc đầu tiên để tạo lập một CSDL quan hệ là : A. Tạo ra một hay nhiều biểu mẫu B. Tạo ra một hay nhiều báo cáo C. Tạo ra một hay nhiều mẫu hỏi D. Tạo ra một hay nhiều bảng Câu 2: Thao tác khai báo cấu trúc bảng bao gồm : A. Khai báo kích thước của trường B. Tạo liên kết giữa các bảng C. Đặt tên các trường và chỉ định kiểu dữ liệu cho mỗi trường D. Câu A và C đúng Câu 3: Cho các thao tác sau : B1: Tạo bảng B2: Đặt tên và lưu cấu trúc B3: Chọn khóa chính cho bảng B4: Tạo liên kết Khi tạo lập CSDL quan hệ ta thực hiện lần lượt các bước sau: A. B1-B3-B4-B2 B. B2-B1-B2-B4 C. B1-B3-B2-B4 D. B1-B2-B3-B4 Câu 4: Thao tác nào sau đây không phải là thao tác cập nhật dữ liệu? A. Nhập dữ liệu ban đầu B. Sửa những dữ liệu chưa phù hợp C. Thêm bản ghi D. Sao chép CSDL thành bản sao dự phòng Câu 5: Chỉnh sửa dữ liệu là: A. Xoá một số quan hệ B. Xoá giá trị của một vài thuộc tính của một bộ C. Thay đổi các giá trị của một vài thuộc tính của một bộ D. Xoá một số thuộc tính Câu 6: Thao tác nào sau đây không là khai thác CSDL quan hệ? A. Sắp xếp các bản ghi B. Thêm bản ghi mới C. Kết xuất báo cáo D. Xem dữ liệu Câu 7: Truy vấn cơ sở dữ liệu là gì? A. Là một đối tượng có khả năng thu thập thông tin từ nhiều bảng trong một CSDL quan hệ B. Là một dạng bộ lọc C. Là một dạng bộ lọc;có khả năng thu thập thông tin từ nhiều bảng trong một CSDL quan hệ D. Là yêu cầu máy thực hiện lệnh gì đó Câu 8: Khi xác nhận các tiêu chí truy vấn thì hệ QTCSDL sẽ không thực hiện công việc: A. Xoá vĩnh viễn một số bản ghi không thoả mãn điều kiện trong CSDL B. Thiết lập mối quan hệ giữa các bảng để kết xuất dữ liệu. C. Liệt kê tập con các bản ghi thoả mãn điều kiện D. Định vị các bản ghi thoả mãn điều kiện Câu 9: Chức năng chính của biểu mẫu (Form) là: A. Tạo báo cáo thống kê số liệu B. Hiển thị và cập nhật dữ liệu C. Thực hiện các thao tác thông qua các nút lệnh D. Tạo truy vấn lọc dữ liệu Câu 10: Câu nào sau đây sai? A. Không thể tạo ra chế độ xem dữ liệu đơn giản B. Có thể dùng công cụ lọc dữ liệu để xem một tập con các bản ghi hoặc một số trường trong một bảng C. Các hệ quản trị CSDL quan hệ cho phép tạo ra các biểu mẫu để xem các bản ghi D. Có thể xem toàn bộ dữ liệu của bảng Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: Lý thuyết Bài 17: Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều Lý thuyết Bài 19: Bài toán tìm kiếm Lý thuyết Bài 21: Các thuật toán sắp xếp đơn giản Lý thuyết Bài 23: Kiểm thử và đánh giá chương trình Lý thuyết Bài 24: Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán
Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều
A. Lý thuyết Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều 1. Cấu trúc dữ liệu mảng một chiều - Dữ liệu mảng một chiều trong Tin học được gọi là cấu trúc dữ liệu tuyến tính, bao gồm các phần tử dữ liệu truy cập theo chỉ số. - Trong Python, mảng một chiều được biểu diễn bằng danh sách (list) với các phần tử có cùng kiểu dữ liệu. - Các mảng một chiều có thể được thiết lập dễ dàng bằng kiểu dữ liệu list trong Python. A = [1,3, 5, 7, 9, 11] B = ["Hà","Bình","Ngọc","Anh"] C = [9.5, 8.0, 10, 7.2] - Có thể truy cập phần tử của mảng một chiều bằng chỉ số và kiểm tra phần tử có nằm trong mảng hay không bằng toán tử in trong Python. 7 in ATrue - Sử dụng lệnh for để dễ dàng duyệt từng phần tử của mảng một chiều trong Python. for hs in B:print(hs, end = "")Hà Bình Ngọc Anh - Các lệnh thao tác với danh sách trong Python như append, remove, insert, clear có thể được sử dụng để thao tác với mảng một chiều được biểu diễn bằng kiểu dữ liệu list. - Chú ý: Mảng trong khoa học máy tính không tương đương với kiểu dữ liệu List trong Python. 2. Cấu trúc dữ liệu mảng hai chiều - Tạo bộ dữ liệu điểm học sinh trong lớp bằng cách lưu trữ mỗi phần tử là một danh sách gồm hai thông tin: tên học sinh và điểm số. - Truy cập một phần tử sẽ trả về một danh sách gồm tên và điểm của học sinh tương ứng. - Để truy cập giá trị điểm của một học sinh cụ thể, ví dụ "Quang", ta sử dụng lệnh: DS_diem[0][1]. - Duyệt các phần tử của danh sách bằng vòng lặp for, mỗi phần tử là một danh sách có hai giá trị, tên và điểm số của học sinh. - Một ma trận là một cấu trúc dữ liệu hai chiều bao gồm hàng và cột. Trong Python, ma trận có thể được biểu diễn bằng cấu trúc list trong list với mỗi hàng là một list con. - Phần tử nằm tại hàng i và cột j sẽ kí hiệu là aij. Như vậy aij là phần tử của ma trận tại vị trí hàng i, cột j. - Duyệt các phần tử của ma trận sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng hai lệnh for lồng nhau. Sơ đồ tư duy Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều B. Bài tập Dữ liệu mảng một chiều và hai chiều Câu 1: Phát biểu nào dưới đây về kiểu mảng một chiều là phù hợp? A. Là một tập hợp các số nguyên B. Độ dài tối đa của mảng là 255 C. Là một dãy hữu hạn các phần tử cùng kiểu D. Mảng không thể chứa kí tự Câu 2: Để khai báo số phần tử của mảng trong PASCAL, người lập trình cần: A. khai báo một hằng số là số phần tử của mảng B. khai báo chỉ số bắt đầu và kết thúc của mảng C. khai báo chỉ số kết thúc của mảng D. không cần khai báo gì, hệ thống sẽ tự xác định Câu 3: Phát biểu nào dưới đây về chỉ số của mảng là phù hợp nhất? A. Dùng để truy cập đến một phần tử bất kì trong mảng B. Dùng để quản lí kích thước của mảng C. Dùng trong vòng lặp với mảng D. Dùng trong vòng lặp với mảng để quản lí kích thước của mảng Câu 4: Phát biểu nào sau đây về mảng là không chính xác? A. Chỉ số của mảng không nhất thiết bắt đầu từ 1 B. Có thể xây dựng mảng nhiều chiều C. Xâu kí tự cũng có thể xem như là một loại mảng D. Độ dài tối đa của mảng là 255 Câu 5: Thế nào là khai báo biến mảng gián tiếp? A. Khai báo mảng của các bản ghi B. Khai báo mảng xâu kí tự C. Khai báo mảng hai chiều D. Khai báo thông qua kiểu mảng đã có Câu 6: Phương án nào dưới đây là khai báo mảng hợp lệ? A. Var mang : ARRAY[0..10] OF INTEGER; B. Var mang : ARRAY[0..10] : INTEGER; C. Var mang : INTEGER OF ARRAY[0..10]; D. Var mang : ARRAY(0..10) : INTEGER; Câu 7: Cho khai báo mảng và đoạn chương trình như sau: Var a : array[0..50] of real ; k := 0 ; for i := 1 to 50 do if a[i] > a[k] then k := i ; Đoạn chương trình trên thực hiện công việc gì dưới đây? A. Tìm phần tử nhỏ nhất trong mảng; B. Tìm phần tử lớn nhất trong mảng; C. Tìm chỉ số của phần tử lớn nhất trong mảng D. Tìm chỉ số của phần tử nhỏ nhất trong mảng Câu 8: Cho khai báo mảng như sau: Var a : array[0..10] of integer ; Phương án nào dưới đây chỉ phần tử thứ 10 của mảng? A. a[10]; B. a(10); C. a[9]; D. a(9); Câu 9: Khai báo mảng hai chiều nào sau đây là sai? A. var m : array[1..10] of array[0..9] of integer; B. var m : array[1..20,1..40] of real; C. var m : array[1..9;1..9] of integer; D. var m : array[0..10,0..10] of char; Câu 10: Mảng là kiểu dữ liệu biểu diễn một dãy các phần tử thuận tiện cho: A. chèn thêm phần tử B. truy cập đến phần tử bất kì C. xóa một phần tử D. chèn thêm phần tử và xóa phần tử Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: Lý thuyết Bài 19: Bài toán tìm kiếm Lý thuyết Bài 21: Các thuật toán sắp xếp đơn giản Lý thuyết Bài 23: Kiểm thử và đánh giá chương trình Lý thuyết Bài 24: Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán Lý thuyết Bài 26: Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình
Bài toán tìm kiếm
A. Lý thuyết Bài toán tìm kiếm 1. Bài toán tìm kiếm trên thực tế - Bài toán 1: Miền dữ liệu là tất cả ảnh trên mạng Internet, kết quả là các ảnh hoa hồng. - Bài toán 2: Miền dữ liệu là các tệp văn bản trên đĩa cứng, kết quả là tệp bai-hoc-1.docx. - Bài toán 3: Miền dữ liệu là danh sách học sinh và điểm thi, kết quả là danh sách 5 bạn có điểm trung bình cao nhất. 2. Tìm kiếm tuần tự - Cách An lật thẻ từ đầu đến cuối là tìm kiếm tuần tự trong dãy đối tượng. - Bài toán tìm kiếm trên một dãy số: cho dãy A[0], A[1],..., A[n-1] và giá trị K, cần tìm chỉ số i mà A[i] = K, trả về -1 nếu không tìm thấy. 3. Tìm kiếm nhị phân a. Phân tích bài toán - Tìm kiếm nhị phân: tìm kiếm với dãy số đã được sắp xếp. - Duyệt phần tử bất kì, xác định phần tử cần tìm ở bên trái hay bên phải. - Quyết định tìm tiếp theo hướng nào mà không cần duyệt tất cả các phần tử của dãy số. b. Thuật toán tìm kiếm nhị phân - Thuật toán tìm kiếm nhị phân thu hẹp phạm vi tìm kiếm liên tục. - Nếu giá trị của phần tử ở giữa bằng K thì thông báo tìm thấy. - Nếu K nhỏ hơn giá trị ở giữa, thu hẹp phạm vi tìm kiếm nửa đầu dãy tăng A (ngược lại thì phạm vi tìm kiếm nửa sau). - Thiết lập left, right là chỉ số phần tử đầu và cuối của dãy cần tìm. Cần tìm K trong A[left..right]. - So sánh K với phần tử giữa dãy A[mid], có 3 trường hợp có thể xảy ra: + Nếu K = A[mid] thì trả về chỉ số mid và kết thúc. + Nếu K < A[mid] thì phần tử cần tìm ở dãy con bên trái của A[mid], cập nhật right = mid - 1, giữ nguyên left. + Nếu K > A[mid] thì phần tử cần tìm ở dãy con bên phải của A[mid], cập nhật left = mid + 1, giữ nguyên right. - Lặp lại cho đến khi tìm thấy hoặc phạm vi tìm kiếm bằng rỗng (right < left). c. Minh hoạ các bước của thuật toán tìm kiếm nhị phân - Tìm kiếm nhị phân nhanh hơn tìm kiếm tuần tự vì số phần tử cần duyệt giảm một nửa sau mỗi vòng lặp. - Với cùng dãy số A và giá trị tìm kiếm K, thuật toán tìm kiếm tuần tự cần 6 bước, nhưng thuật toán tìm kiếm nhị phân chỉ cần 2 bước. - Thuật toán tìm kiếm nhị phân trên dãy số đã sắp xếp tăng dần, hàm BinarySearch(A,K) trả lại chỉ số i nếu tìm thấy A[i] = K và -1 nếu không tìm thấy K trong dãy A. Sơ đồ tư duy Bài toán tìm kiếm B. Bài tập Bài toán tìm kiếm Câu 1: Đâu là phát biểu đúng khi nói đến thuật toán tìm kiếm tuần tự? A. Thực hiện tìm lần lượt từ đầu đến cuối danh sách. B. Khi chưa tìm thấy và chưa tìm hết thì còn tìm tiếp. C. Cả A, B đúng. D. Cả A, B sai. Câu 2: Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc gì? A. Lưu trữ dữ liệu. B. Sắp xếp dữ liệu theo chiều tăng dần. C. Xử lí dữ liệu. D. Tìm kiếm dữ liệu cho trước trong một danh sách đã cho. Câu 3: Thuật toán tìm kiếm tuần tự yêu cầu danh sách cần tìm phải được sắp xếp. A. Đúng. B. Sai. Câu 4: Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc như thế nào? A. Sắp xếp lại dữ liệu theo thứ tự bảng chữ cái. B. Xem xét mục dữ liệu đầu tiên, sau đó xem xét từng mục dữ liệu tiếp theo cho đến khi tìm thấy mục dữ liệu được yêu cầu hoặc đến khi hết danh sách. C. Cho nhỏ dữ liệu thành từng phần để tìm kiếm. D. Bất đầu tìm từ vị trí bất kì trong danh sách. Câu 5: Trong tìm kiếm tuần tự thì có mấy điều kiện cần kiểm tra để dừng vòng lặp? A. 1 B. 2 C. 3 D. Không Câu 6: Thực hiện thuật toán tìm kiếm tuần tự để tìm số 10 trong danh sách [2, 6, 8, 4, 10, 12]. Đâu ra của thuật toán là? A. Thông báo “Không tìm thấy”. B. Thông báo “Tìm thấy”. C. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 5 của danh sách. D. Thông báo “Tìm thấy”, giá trị cần tìm tại vị trí thứ 6 của danh sách. Câu 7: Cho sơ đồ khối dùng để mô tả thuật toán tìm kiếm tuần tự tên sách như hình bên dưới: Thông tin đầu vào tại vị trí X (phía dưới bắt đầu) là? A. Tên sách cần tìm B. Danh sách tên sách C. Danh sách họ tên học sinh D. Đáp án khác Câu 8: Cho sơ đồ khối như sau, đầu ra của thuật toán dưới là gì? A. Số lượng tên học sinh. B. Tên học sinh bị trùng. C. Có tìm thấy tên học sinh cần tìm không. D. Danh sách tên học sinh. Câu 9: Chọn câu diễn đạt đúng hoạt động của thuật toán tìm kiếm tuần tự. A. Tìm trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ đầu danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp. B. Tìm trên danh sách đã sắp xếp, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp. C. Tìm trên danh sách bắt kì, bắt đầu từ giữa danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp. D. Tìm trên danh sách bất kì, bắt đầu từ đầu danh sách, chừng nào chưa tìm thấy hoặc chưa tìm hết thì còn tìm tiếp. Câu 10: Cho sơ đồ khối như sau mô tả thuật toán? A. Thuật toán tìm kiếm tên khác hàng B. Thuật toán tìm kiếm địa chỉ khách hàng C. Thuật toán tìm kiếm tên học sinh D. Thuật toán tìm kiếm địa chỉ học sinh Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: Lý thuyết Bài 21: Các thuật toán sắp xếp đơn giản Lý thuyết Bài 23: Kiểm thử và đánh giá chương trình Lý thuyết Bài 24: Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán Lý thuyết Bài 26: Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình Lý thuyết Bài 28: Thiết kế chương trình theo Mô đun
Các thuật toán sắp xếp đơn giản
A. Lý thuyết Các thuật toán sắp xếp đơn giản 1. Thuật toán sắp xếp chèn - Thuật toán sắp xếp chèn: chỉ số i chạy từ 1 đến n-1. Mỗi vòng "chèn" phần tử A[i] vào vị trí đúng của dãy con đã sắp xếp A[0] đến A[i-1]. - "Chèn" A[i] vào vị trí đúng trong dãy con A[0] đến A[i-1] bằng cách "nhấc" A[i] lên, chuyển các phần tử bên trái A[i] lớn hơn sang phải, và đặt A[i] vào vị trí đúng. - Sau n-1 bước lặp, dãy được sắp xếp xong. - Thuật toán sắp xếp chèn có thể mô tả bằng hàm insertionSort(A) như sau: 2. Thuật toán sắp xếp chọn - Thuật toán sắp xếp chọn: chỉ số i chạy từ 0 đến n-2. - Tại mỗi bước lặp, tìm phần tử nhỏ nhất trong dãy A[i], A[i+1], A[n-1] và đổi chỗ phần tử nhỏ nhất này với A[i]. - Mô tả thuật toán chọn như sau: - Thuật toán sắp xếp chọn có thể mô tả bằng hàm insertionSort(A) như sau: 3. Thuật toán sắp xếp nổi bọt - Thuật toán sắp xếp nổi bọt lấy ý tưởng từ hiện tượng "nổi bọt" của không khí dưới nước. - Ý tưởng của thuật toán nổi bọt: liên tục đổi chỗ hai phần tử cạnh nhau nếu chúng chưa được sắp thứ tự đúng. - Chỉ số j chạy từ 0 đến n-2 và kiểm tra hai phần tử liền nhau A[j], A[j+1], nếu chưa sắp thứ tự đúng thì đổi chỗ. - Sau mỗi vòng lặp, phần tử lớn nhất được chuyển về cuối dãy. - Không cần đủ n-1 bước lặp, với chỉ số i, vòng lặp ở dòng 2 chỉ cần n-1-i bước lặp. - Thuật toán sắp xếp chọn có thể mô tả bằng hàm BubbleSort(A) như sau: Sơ đồ tư duy Các thuật toán sắp xếp đơn giản B. Bài tập Các thuật toán sắp xếp đơn giản Câu 1: Thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp danh sách bằng cách nào? A. Thay thế. B. Thay đổi. C. Hoán đổi. D. Cả A, B và C. Câu 2: Thuật toán sắp xếp nổi bọt sắp xếp danh sách bằng cách hoán đổi các phần tử liền kề bao nhiêu lần? A. Một lần. B. Hai lần. C. Mười lần. D. Nhiều lần. Câu 3: Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt, ta thực hiện hoán đổi giá trị các phần tử liền kề khi nào? A. Giá trị của chúng tăng. B. Giá trị của chúng giảm. C. Giá trị của chúng không đúng thứ tự. D. Giá trị của chúng không bằng nhau. Câu 4: Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt thì dấu hiệu để biết dãy chưa sắp xếp xong là gì? A. Vẫn còn cặp phần tử liền kế không đúng thứ tự mong muốn. B. Dãy chưa được sắp xếp tăng dần. C. Dãy chưa được sắp xếp giảm dần. D. Cả A, B và C. Câu 5: Cho dãy số: 15, 1, 31, 9, 78, 42. Nếu sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy trên tăng dần thì sau bao nhiêu lượt đổi chỗ thì thuật toán kết thúc? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 6: Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt kết thúc khi nào? A. Khi các phần tử đã nằm đúng thứ tự mong muốn. B. Không còn bất kì cặp liền kề trái thứ tự mong muốn. C. Không còn xảy ra đổi chỗ lần nào nữa. D. Cả A, B và C. Câu 7: Cho dãy số: 6, 4, 5, 3. Nếu sử dụng thuật toán sắp xếp nổi bọt để sắp xếp dãy tăng dần thì sau bao nhiêu vòng lặp thì thuật toán kết thúc? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 8: Thuật toán sắp xếp nổi chọn xét từng vị trí phần tử từ: A. Đầu đến cuối B. Cuối đến đầu C. Giữa đến đầu D. Giữa đến cuối Câu 9: Tại sao chúng ta chia bài toán thành những bài toán nhỏ hơn? A. Để thay đổi đầu vào của bài toán. B. Để thay đổi yêu cầu đầu ra của bài toán. C. Để bài toán dễ giải quyết hơn. D. Để bài toán khó giải quyết hơn. Câu 10: Mô tả thuật toán sắp xếp chọn bằng ngôn ngữ tự nhiên gồm có mấy bước? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: Lý thuyết Bài 23: Kiểm thử và đánh giá chương trình Lý thuyết Bài 24: Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán Lý thuyết Bài 26: Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình Lý thuyết Bài 28: Thiết kế chương trình theo Mô đun Lý thuyết Bài 30: Thiết lập thư viện cho chương trình
Kiểm thử và đánh giá chương trình
A. Lý thuyết Kiểm thử và đánh giá chương trình 1. Vai trò của kiểm thử chương trình - Phương pháp 1: Sử dụng bộ dữ liệu kiểm thử để kiểm tra tính đúng của chương trình. Nếu phát hiện lỗi thì kết luận chương trình không đúng, nhưng nếu không có lỗi thì chưa chứng minh được tính đúng của chương trình. - Mục đích của phương pháp 2 và 3 là tìm và sửa lỗi để tăng tính tin cậy của chương trình, nhưng không chứng minh được tính đúng của thuật toán và chương trình. - Một thuật toán được thiết kế đúng sẽ cho ra kết quả đúng với mọi bộ dữ liệu đầu vào tương ứng. Phương pháp kiểm thử không có khả năng chứng minh tính đúng của một thuật toán. 2. Kiểm tra tính đúng của chương trình - Phương pháp 1 sử dụng các bộ dữ liệu kiểm thử để kiểm tra tính đúng của chương trình. Tuy nhiên, việc kiểm tra với các bộ dữ liệu kiểm thử không chứng minh được tính đúng của thuật toán hay chương trình, chỉ làm tăng khả năng đúng của chương trình. - Phương pháp 2 và 3 nhằm tìm và sửa lỗi của chương trình để chương trình trở nên tin cậy hơn. Tuy nhiên, điều đó không chứng minh được tính đúng của thuật toán và chương trình. - Việc chứng minh tính đúng của thuật toán đều phải dựa trên logic toán học. Bắt biến vòng lặp là một phương pháp thường được sử dụng. Ví dụ với thuật toán sắp xếp chèn, bằng bất biến vòng lặp, ta có thể chứng minh tính đúng của thuật toán. - Trong trao đổi 1, việc sử dụng các bộ dữ liệu kiểm thử chưa chứng minh được tính đúng của thuật toán và chương trình. Tuy nhiên, việc thử nhiều bộ dữ liệu kiểm thử sẽ tăng độ tin cậy của chương trình. - Trao đổi 2 là một luận điệu logic vì nó dựa trên ý tưởng chính của thuật toán sắp xếp chèn. Đây là cách lập luận đơn giản thường được sử dụng để chứng minh tính đúng của thuật toán. - Trong trao đổi 3, việc chứng minh tính đúng của chương trình thường được thực hiện bằng lập luận toán học, sử dụng phương pháp quy nạp toán học. Đây là cách tốt nhất để chứng minh tính đúng của một thuật toán. 3. Đánh giá hiệu quả chương trình - Độ phức tạp tính toán (computational complexity) là lượng tài nguyên (amounts of resources) cần thiết để thực hiện chương trình, được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoặc tính tối ưu của chương trình. - Độ phức tạp thời gian (time complexity) được xác định là thời gian thực hiện chương trình/thuật toán, phụ thuộc vào khối lượng dữ liệu cần xử lý và các bước giải quyết vấn đề. - Độ phức tạp không gian (space complexity) là lượng bộ nhớ máy tính cần sử dụng để thực hiện chương trình/thuật toán. - Một chương trình/thuật toán được coi là hiệu quả nếu độ phức tạp của nó thấp, tức là tốn ít thời gian và bộ nhớ cần thiết để thực hiện. - Các tiêu chí như tính dễ hiểu, rõ ràng, ngắn gọn, dễ bảo trì, dễ cài đặt,... của chương trình cũng được quan tâm trong đánh giá hiệu quả chương trình. - Độ phức tạp thời gian của chương trình/thuật toán phụ thuộc vào số lần thực hiện các phép toán/câu lệnh trong chương trình/thuật toán. Đối với các bài toán kĩ thuật, thiết kế, nghiên cứu khoa học đòi hỏi khối lượng tính toán lớn, việc thiết kế chương trình/thuật toán có độ phức tạp thời gian thấp là mối quan tâm hàng đầu. - Đối với các bài toán chạy liên tục như các dịch vụ trực tuyến thì tính dễ cài đặt, dễ duy trì và độ tin cậy của phần mềm cũng cỏ vai trò quan trọng. - Trong phạm vi kiến thức phổ thông, ta chỉ quan tâm đến độ phức tạp thời gian của chương trình/thuật toán. Việc xác định độ phức tạp thời gian dựa trên ước lượng thời gian thực hiện các bước (câu lệnh) trong chương trình/thuật toán sẽ được trình bày trong các bài học sau. Sơ đồ tư duy Kiểm thử và đánh giá chương trình B. Bài tập Kiểm thử và đánh giá chương trình Câu 1: Chương trình chạy phát sinh lỗi ngoại lệ ZeroDivision, nên xử lí như thế nào? A. Kiểm tra lại giá trị số chia. B. Kiểm tra lại chỉ số trong mảng. C. Kiểm tra giá trị của số bị chia. D. Kiểm tra kiểu dữ liệu nhập vào. Câu 2: Chương trình sau bị lỗi ở dòng lệnh thứ bao nhiêu ? >>> fruits = ['Banana', 'Apple', 'Lime'] >>> loud_fruits = [fruit.upper() for fruit in fruits] >>> print(loud_fruits) >>> list(enumerate(fruits)) A. 2. B. 3. C. 4. D. Không phát sinh lỗi Câu 3: Chương trình sau phát sinh lỗi gì? >>> 1 / 0 0.5 >>> 2 ** 3 8 A. NameError. B. TypeError. C. ZeroDivisionError. D. Syntax Error. Câu 4: Chương trình chạy phát sinh lỗi ngoại lệ IndexError, nên xử lí như thế nào? A. Kiểm tra lại giá trị số chia. B. Kiểm tra lại chỉ số trong mảng. C. Kiểm tra giá trị của số bị chia. D. Kiểm tra kiểu dữ liệu nhập vào. Câu 5: Chương trình sau có lỗi ở dòng lệnh nào? n = int(input("Nhập số tự nhiên n: ")) s = "" for i in range(10): s = s + i A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6: Hoàn thành phát biểu sau: “Có rất nhiều công cụ và phương pháp khác nhau để kiểm thử chương trình. Các công cụ có mục đích … của chương trình và …, … các lỗi phát sinh trong tương lai” A. Tìm ra lỗi, phòng ngừa, ngăn chặn. B. Tìm ra lỗi, phòng ngừa, xử lí. C. Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lí lỗi. D. Xử lí lỗi, phòng ngừa, ngăn chặn. Câu 7: Đâu không là công cụ để kiểm thử chương trình? A. Công cụ in biến trung gian. B. Công cụ sinh các bộ dữ liệu test. C. Công cụ thống kê dữ liệu D. Công cụ điểm dừng trong phần mềm soạn thảo lập trình. Câu 8: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào chưa chính xác về kiểm thử chương trình? A. Hiện nay, có ít phương pháp và công cụ khác nhau để kiểm thử chương trình. B. Chương trình cần được thử với một số bộ dữ liệu test gồm đầu vào tiêu biểu và kết quả đầu ra biết trước. C. Các bộ test phụ thuộc vào các tiêu chí khác nhau. D. Các bộ test dữ liệu nên có nhiều bộ test ngẫu nhiên,... Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng nhất khi nói về các bộ dữ liệu test khi kiểm thử chương trình? A. Các bộ test có thể có đầu vào theo các tiêu chí khác nhau. B. Các bộ test có đầu vào theo một số tiêu chí nhất định. C. Các bộ test có thể có đầu vào theo các tiêu chí khác nhau như độ lớn, tính đa dạng của dữ liệu. D. Các bộ test có đầu vào phải theo các tiêu chí về độ lớn, tính đa dạng của dữ liệu. Câu 10: Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau: 1) Cần chú ý nên có nhiều bộ test khi test các bộ dữ liệu. 2) Việc sinh ngẫu nhiên dữ liệu đầu vào trong miền xác định của chương trình làm tăng khả năng tìm lỗi. 3) Thực tế cho thấy ít khi phát sinh lỗi tại các vùng biên hoặc lân cận biên. 4) Không thể sử dụng các lệnh print() để in ra các biến trung gian. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: Lý thuyết Bài 21: Các thuật toán sắp xếp đơn giản Lý thuyết Bài 24: Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán Lý thuyết Bài 26: Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình Lý thuyết Bài 28: Thiết kế chương trình theo Mô đun Lý thuyết Bài 30: Thiết lập thư viện cho chương trình
Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán
A. Lý thuyết Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán 1. Đánh giá thời gian thực hiện chương trình - Không cần cài đặt và chạy chương trình. - Tính tổng thời gian các phép tính đơn và các lệnh đơn của chương trình. - Không chính xác hoàn toàn như thời gian thực. - Dùng để so sánh và ước lượng thời gian chạy chương trình khá chính xác. - Coi tất cả các lệnh đơn và các phép tính đơn có thời gian chạy như nhau, được gọi là một đơn vị thời gian. - Đơn giản hoá cách phân tích thời gian tính toán và bảo đảm độ chính xác của tính toán. - Chương trình 1: Gọi T1 là thời gian chạy của chương trình này. + Lệnh tại dòng 1 và 2 cần 1 đơn vị thời gian. + Vòng lặp tại dòng 3 có n bước lặp, mỗi bước của vòng lặp sẽ thực hiện lệnh tại dòng 4, lệnh này cần 1 đơn vị thời gian. + Tổng thời gian của vòng lặp 3 là n thời gian. + Lệnh cuối tại dòng 5 cần 1 đơn vị thời gian. + T1 = T1(n) = n + 3 đơn vị thời gian. - Chương trình 2: Gọi T2 là thời gian chạy của chương trình này. + Lệnh tại dòng 1 và 2 cần 1 đơn vị thời gian. + Hai vòng lặp lồng nhau tại dòng 3, 4 có n2 bước lặp. Mỗi bước lặp sẽ thực hiện lệnh tại dòng 5, lệnh này cần 1 đơn vị thời gian. + Tổng thời gian của vòng lặp 3, 4 là n2 đơn vị thời gian. + Lệnh cuối tại dòng 6 cần 1 đơn vị thời gian. + T2 = T2(n) = n2 + 3 đơn vị thời gian. - Lưu ý về phép toán tích cực trong chương trình: + Phép toán được thực hiện nhiều nhất và đóng vai trò chính khi tính thời gian, được gọi là phép toán tích cực. + Ví dụ trong chương trình 1, phép cộng c = c + 1 tại dòng 4 là phép toán tích cực. + Trong chương trình 2, phép cộng c = c + 1 tại dòng 6 là phép toán tích cực. 2. Phân tích độ phức tạp thời gian thuật toán - Độ phức tạp thời gian của thuật toán là khối lượng thời gian cần thiết để chạy chương trình thể hiện thuật toán. - Phân loại thuật toán dựa trên ước lượng độ phức tạp thời gian. - Độ phức tạp thời gian có thể coi là một hàm số T(n) với n là số tự nhiên đại diện cho dữ liệu đầu vào. - Giá trị của T(n) được xác định trên cơ sở số lượng phép toán/câu lệnh cần thực hiện trong chương trình/thuật toán. - Kí hiệu O-lớn được sử dụng để so sánh và phân tích bậc của hàm thời gian T(n) khi n tiến tới vô cùng. - Ví dụ: chương trình 1 có độ phức tạp thời gian bậc n, viết là T1(n) = O(n); chương trình 2 có độ phức tạp thời gian bậc n2, viết là T2(n) = O(n2). - Định nghĩa kí hiệu O-lớn: + f(n) và g(n) là hai hàm có đối số tự nhiên. + f(n) = O(g(n)) và nói f(n) có bậc O-lớn của g(n) nếu tồn tại hằng số c > 0 và số tự nhiên n0 > 1 sao cho với mọi n > n0, f(n) < c.g(n). + Khi f(n) là O-lớn của g(n) thì có thể viết: f(n) = O(g(n)). - Ví dụ về độ phức tạp thời gian của hai chương trình: + Chương trình 1 ở Hình 24.2 có hàm thời gian T1(n) = n + 3. + Chọn c = 2, n0 = 3. Khi n > n0, ta có: T1(n) = n + 3 < n + n = c.n. Do đó, T1(n) = O(n). Chương trình 1 có độ phức tạp thời gian O(n) - tuyến tính. + Chương trình 2 ở Hình 24.2 có hàm thời gian T2(n) = n2 + 3. + Chọn c = 2, n0 = 2. Khi n > n0, ta có: T2(n) = n2 + 3 < n2 + n02 < n2 + n2 = 2n2 = c.n2. Suy ra T2(n) = O(n2). Chương trình 2 có độ phức tạp thời gian O(n2) - bình phương. 3. Một số quy tắc thực hành tính độ phức tạp thời gian thuật toán - Quy tắc tính đơn giản độ phức tạp thời gian thuật toán: + QT1. Quy tắc cộng: O(f(n) + g(n)) = O(max(f(n), g(n))). Áp dụng khi tính độ phức tạp thời gian cho hai chương trình được thực hiện nối tiếp nhau. + QT2. Quy tắc nhân: Phép nhân với hằng số: O(C.f(n)) = O(f(n)), với C là hằng số bất kì. Phép nhân với hàm số: O(f(n)g(n)) = O(f(n).O(g(n))). Áp dụng tính độ phức tạp thời gian cho chương trình có hai vòng lặp lồng nhau. Sơ đồ tư duy Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán B. Bài tập Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán Câu 1: Các bước giải bài toán trên máy tính được tiến hành theo thứ tự nào sau đây: A. Xác định bài toán – Lựa chọn thuật toán – Viết chương trình – Hiệu chỉnh – Viết tài liệu B. Xác định bài toán – Viết chương trình – Lựa chọn thuật toán – Viết tài liệu C. Lựa chọn thuật toán – Xác định bài toán – Viết chương trình – Hiệu chỉnh – Viết tài liệu D. Viết chương trình – Hiệu chỉnh – Viết tài liệu Câu 2: Mỗi bài toán được đặc tả bởi mấy thành phần: A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 3: Viết chương trình là? A. Biểu diễn thuật toán B. Dùng ngôn ngữ lập trình để diễn đạt bài toán C. Dùng ngôn ngữ lập trình và cấu trúc dữ liệu thích hợp để diễn tả thuật toán D. Tất cả đều đúng Câu 4: Tiêu chuẩn lựa chọn thuật toán: A. Lượng tài nguyên thuật toán đòi hỏi và lượng tài nguyên cho phép B. Độ phức tạp của thuật toán C. Các tài nguyên như thời gian thực hiện, số lượng ô nhớ… D. Cả 3 ý trên đều đúng Câu 5: Giải bài toán trên máy tính được tiến hành qua mấy bước? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 6: Tiêu chí lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán là? A. Hiệu quả về thời gian B. Hiệu quả về không gian C. Khả thi khi cài đặt D. Tất cả đều đúng Câu 7: Bước quan trọng nhất để giải một bài toán trên máy tính là A. Lựa chọn hoặc thiết kế thuật toán B. Viết chương trình C. Xác định bài toán D. Hiệu chỉnh Câu 8: Khẳng định "Trong mọi chương trình chỉ có đúng một phép toán tích cực" lá đúng hay sai? A. Sai B. Đúng C. Ý kiến khác D. Chưa đủ dữ kiện Câu 9: Mục đích của việc hiệu chỉnh là: A. Xác định lại Input và Output của bài toán B. Phát hiện và sửa sai sót C. Mô tả chi tiết bài toán D. Để tạo ra một chương trình mới Câu 11: Thuật toán tối ưu là? A. Sử dụng ít thời gian, ít bộ nhớ… B. Sử dụng ít thời gian, nhiều bộ nhớ, ít phép toán… C. Sử dụng nhiều thời gian, nhiều bộ nhớ, ít phép toán… D. Sử dụng ít thời gian, ít bộ nhớ, ít phép toán… Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: Lý thuyết Bài 21: Các thuật toán sắp xếp đơn giản Lý thuyết Bài 23: Kiểm thử và đánh giá chương trình Lý thuyết Bài 26: Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình Lý thuyết Bài 28: Thiết kế chương trình theo Mô đun Lý thuyết Bài 30: Thiết lập thư viện cho chương trình
Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình
A. Lý thuyết Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình 1. Phương pháp thiết kế làm mịn dần - Bài toán gốc: Cho trước dãy số A: A[0], A[ 1], ..., A[n-1]. Cần tiến hành sắp xếp dãy phải nhận được là trên theo thứ tự tăng dần. Kết quả phải nhận được: A[0] ≤ A[1] ≤ ... ≤ A[n-1] - Ví dụ với bộ dữ liệu đầu vào là dãy [2, 1,7,10,4] thì kết quả thu được dãy [1,2,4,7,101. Quá trình phân tích, thiết kế được mô tả theo các bước sau. a) Tìm hiểu bài toán - Bài toán gốc là cho trước dãy A, cần sắp xếp lại dãy này theo thứ tự tăng dần. b) Thiết kế chương trình giải bài toán * Việc thiết kế chương trình giải bài toán được chia thành nhiều bước: - Bước 1: Thiết lập ý tưởng thiết kế ban đầu. + Ý tưởng ban đầu của thuật toán là duyệt từ phần tử thứ hai đến phần tử cuối của dãy để sắp xếp dãy. + Sử dụng vòng lặp với biến i chạy từ chỉ số 1 đến n-1. + Thực hiện các thao tác để bổ sung A[i] vào dãy các phần tử đã được sắp xếp A[0], A[1]..., A[i-1]. - Bước 2: Thực hiện việc "Chèn A[i] vào đúng vị trí." + Lấy phần tử A[i] ra và chuyển các phần tử bên trái A[i] nhưng có giá trị lớn hơn A[i] sang phải. + Đặt A[i] vào vị trí trống. - Bước 3: Nhấc A[i] lên bằng cách tạo biến value để lưu giá trị A[i]. - Bước 4: Chuyển các phần tử bên trái A[i] và lớn hơn A[i] sang phải. + Thiết lập biến j = i - 1 là chỉ số của phần tử ngay bên trái A[i]. + Liên tục so sánh A[j] với value, nếu A[j] > value thì chuyển A[j] sang phải một vị trí bằng lệnh A[j+1] = A[j] và giảm j = j - 1. + Quá trình kết thúc khi đi hết bên trái của dãy hoặc A[j] <= value. - Bước 5: Chèn A[i] vào đúng vị trí trống. + Vị trí j+1 là vị trí trống cần chèn. + Chèn phần tử A[i] (giá trị được lưu trong value) vào vị trí j+1 bằng câu lệnh A[j+1] = value. - Quá trình thiết kế kết thúc sau khi chi tiết hoá bằng các câu lệnh tất cả các thao tác được mô tả trong các bước trên. c) Chương trình hoàn chỉnh Chương trình giải bài toán đặt ra được thiết kế hoàn chỉnh dưới dạng hàm InsertionSort(A). Tổng hợp các bước trên chúng ta có chương trình hoàn chỉnh như sau: Quá trình thiết kế chương trình sắp xếp chèn đã trải qua nhiều bước, mỗi bước làm mịn dần các phân tích của bước trước đó. 2. Thiết kế chương trình bằng phương pháp làm mịn dần - Bài toán: Cho trước dãy số A: A[0], A[ 1], ..., A[n-1]. Cặp phần tử A[i], A[j] được gọi là nghịch đảo nếu i < j nhưng A[i] > A[j]. Cần viết chương trình đếm số các cặp nghịch đảo của dãy A. Ví dụ dãy 3, 4, 2, 1 sẽ có 5 cặp nghịch đảo là (3,2), (3, 1), (4,2), (4,1), (2,1). Thiết kế theo phương pháp làm mịn dần a) Tìm hiểu bài toán Bài toán gốc là cho trước dãy số A có n phần tử, cần đếm số các cặp phần tử nghịch đảo của A. b) Thiết kế chương trình giải bài toán Chúng ta sẽ thiết kế lời giải bài toán theo phương pháp làm mịn dần. - Bước 1: Thiết lập ý tưởng thiết kế ban đầu. + Bài toán đếm các cặp chỉ số nghịch đảo của dãy A. + Chương trình sẽ trả về số lượng các cặp số nghịch đảo. + Cần tìm tất cả các cặp chỉ số (i, j) có thể tạo cặp nghịch đảo A[i], A[j], sau đó kiểm tra xem cặp này có là nghịch đảo không. - Bước 2: Tìm tất cả các cặp chỉ số (ij). + Thiết lập 2 vòng lặp theo i, j để tìm. + Tìm các chỉ số i chạy từ 0 đến n-2, chỉ số j chạy từ i+1 đến n-1 để tiết kiệm thời gian. - Bước 3: Kiểm tra tính nghịch đảo của cặp (i)). + Cặp (i, j) sẽ là nghịch đảo khi A[i] > A[j]. + Điều kiện i < j đã được đảm bảo tại bước 2. c) Chương trình hoàn chỉnh Trên cơ sở các phân tích trên chúng ta có thể thiết lập hàm Nghichdao(A) để đếm số các cặp nghịch đảo của dãy A cụ thể như sau: Sơ đồ tư duy Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình B. Bài tập Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình Câu 1: Mô tả thuật toán pha trà mời khách + B1: Tráng ấm, chén bằng nước sôi + B2: Rót nước sôi vào ấm và đợi khoảng 3 đến 4 phút. + B3: Cho trà vào ấm + B4: Rót trà ra chén để mời khách. A. B1- B3-B4- B2 B. B1- B3- B2-B4 C. B2-B4-B1-B3 D. B3-B4-B1-B2 Câu 2: Hãy cho biết kết quả sau khi thực hiện thuật toán sau: Bước 1. Tam←x; Bước 2. x←y; Bước 3. y← tam; A. Giá trị của biến x bằng giá trị của biến y B. Hoán đổi giá trị hai biến x và y C. Giá trị của biến y bằng giá trị của biến x D. Khác Câu 3: Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm mấy bước? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 4: Thứ tự các bước giải bài toán trên máy tính: A. Xác định bài toán → Viết chương trình → Mô tả thuật toán B. Xác định bài toán → Mô tả thuật toán → Viết chương trình C. Mô tả thuật toán → Xác định bài toán → Viết chương trình D. Viết chương trình → Xác định bài toán → Mô tả thuật toán Câu 5: Hãy xác đinh bài toán sau: "Tìm số lớn nhất trong dãy n số tự nhiên cho trước"? A. INPUT: Dãy n số tự nhiên. OUTPUT: Số lớn nhất trong dãy n số. B. INPUT: Dãy n số tự nhiên. OUTPUT: Số các số lớn nhất trong dãy n số. C. INPUT: Số lớn nhất trong dãy n số. OUTPUT: Dãy n số tự nhiên. D. INPUT: Số các số lớn nhất trong dãy n số. OUTPUT: Dãy n số tự nhiên. Câu 6: Hãy chọn phát biểu Đúng: A. Các bước giải bài toán trên máy tính là: Mô tả thuật toán → Xác định bài toán → Viết chương trình B. Cần phải xác định bài toán trước khi giải bài toán trên máy tính C. Máy tính có hiểu được chương trình viết bằng ngôn ngữ tự nhiên D. Với mỗi bài toán cụ thể, phải lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp rồi mới xây dựng thuật toán giải bài toán đó Câu 7: Xác định bài toán: “ kiểm tra n có phải là số nguyên tố hay không? ” A. Input: Nhập số n; Output: n là số nguyên tố hoặc n không là số nguyên tố B. Input: n là số nguyên tố hoặc n không là số nguyên tố; Output: Nhập số n C. Input: n là số nguyên tố; Output: Nhập số n D. Input: Nhập số n; Output: n là số nguyên tố Câu 8: Thuật toán là: A. Dãy các thao tác cần thực hiện theo 1 trình tự xác định để thu được kết quả cần thiết từ những điều kiện cho trước. B. Một thao tác cần thực hiện để thu được kết quả cần thiết từ những điều kiện cho trước. C. Dãy các thao tác cần thực hiện để thu được kết quả cần thiết từ những điều kiện cho trước. D. Tất cả đều sai Câu 9: Hãy chọn phát biểu Sai? A. Việc thực hiện cả 3 bước khi giải bài toán trên máy tính là cần thiết, nhất là đối với bài toán phức tạp B. Xác định bài toán là xác định rõ các điều kiện cho trước và kết quả cần thu được C. Dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải một bài toán được gọi là thuật toán D. Đối với mỗi bài toán cụ thể chúng ta chỉ có 1 thuật toán duy nhất để giải bài toán đó trên máy tính Câu 10: Mô tả thuật toán là: A. Liệt kê các bước thực hiện công việc. B. Liệt kê các cách thực hiện công việc. C. Liệt kê một bước thực hiện công việc. D. Tất cả đều đúng Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: Lý thuyết Bài 21: Các thuật toán sắp xếp đơn giản Lý thuyết Bài 23: Kiểm thử và đánh giá chương trình Lý thuyết Bài 24: Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán Lý thuyết Bài 28: Thiết kế chương trình theo Mô đun Lý thuyết Bài 30: Thiết lập thư viện cho chương trình
Thiết kế chương trình theo Mô đun
A. Lý thuyết Thiết kế chương trình theo Mô đun 1. Thiết kế chương trình theo Mô đun a) Thiết kế chung - Chia bài toán thành ba công việc chính: nhập dữ liệu, xử lí dữ liệu, báo cáo và đưa dữ liệu ra. - Các công việc độc lập với nhau. b) Thiết lập công việc nhập dữ liệu - Thiết lập hàm NhapDL(fin) đọc dữ liệu từ tệp Data.inp và đưa vào hai mảng P và S. c) Thiết lập công việc xử lí dữ liệu - Công việc chính là sắp xếp lại các mảng P, S theo thứ tự tăng dần của S. - Hàm Sapxep(A,B) sắp xếp lại hai mảng A, B theo thứ tự tăng dần của A. d) Thiết lập báo cáo, đưa dữ liệu ra - Hàm GhiDL(P,S,fout) lấy dữ liệu từ hai mảng P, S và đưa dữ liệu ra tập fout. - Mỗi công việc được viết thành một hàm riêng biệt, độc lập với nhau. - Chương trình chính sử dụng các chương trình con trên được mô tả đơn giản như sau: - Phương pháp thiết kế chương trình trên gọi là thiết kế theo mô đun. - Mỗi mô đun là các chức năng độc lập, riêng biệt theo yêu cầu của chương trình. - Có thể tạo các mô đun theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào từng bài toán và quan điểm thiết kế. 2. Lợi ích của phương pháp thiết kế theo Mô đun a) Công việc bổ sung 1 - Cần nâng cấp hàm GhiDL() để độc lập với các mô đun khác, chỉ thay đổi ở hai lệnh dòng 4 và 6. b) Công việc bổ sung 2 - Công việc bổ sung thông tin các mặt hàng mới và doanh số vào tệp Data.inp rất đơn giản và không cần phải sửa chương trình. c) Công việc bổ sung 3 - Công việc này có thể tách thành một hàm (mô đun) độc lập và giao cho một nhóm khác thực hiện, độc lập hoàn toàn với các công việc khác của bài toán. - Hàm mới sẽ đặt tên là BC2() và có nội dung đơn giản như sau: - So với mô đun gốc, , bản nâng cấp này chỉ cần sửa hai dòng lệnh 4 và 6. - Trong chương trình chính cần bổ sung lệnh sau đây để thực hiện báo cáo mới này: BC2 (P, S, "Data2.out") Sơ đồ tư duy Thiết kế chương trình theo Mô đun B. Bài tập Thiết kế chương trình theo Mô đun Câu 1: Ngôn ngữ lập trình bậc cao là ngôn ngữ A. Có thể diễn đạt được mọi thuật toán. B. Mà máy tính không hiểu trực tiếp được, chương trình viết trên ngôn từ bậc cao trước khi chạy phải dịch sang ngôn từ máy. C. Thể hiện thuật toán theo những quy ước nào đó không phụ thuộc vào những máy tính đơn cử. D. Sử dụng từ vựng và cú pháp của ngôn từ tự nhiên (tiếng Anh). Câu 2: Trong các ý kiến sau, ý kiến nào xác đáng hơn cả A. Sử dụng ngôn ngữ máy tốt hơn vì ta có thể can thiệp tới các xử lý tinh tế nhất trong các lệnh máy. Vì thể hiệu quả sẽ cao hơn B. Sử dụng ngôn ngữ bậc cao là tốt nhất vì thời gian phát triển phần mềm nhanh hơn và ít mắc lỗi hơn C. Sử dụng hợp ngữ tốt hơn vì hợp ngữ cho phép can thiệp sâu như mã máy mà vẫn không phải dùng mã số D. Tuỳ từng trường hợp, nhưng nói chung nên dùng ngôn ngữ bậc cao để tăng hiệu suất phát triển phần mềm Câu 3: Bàn về các loại ngôn ngữ lập trình có các ý kiến sau đây. Theo bạn ý kiến nào xác đáng nhất. A. Sử dụng ngôn ngữ máy tốt hơn vì ta có thể can thiệp tốt nhất đến từng bước xử lý sơ cấp trong máy. Vì thế hiệu quả của phần mềm là cao nhât B. Sử dụng ngôn ngữ bậc cao là tốt nhất vì thời gian phát triển phần mềm nhanh và ít bị C. Sử dụng hợp ngữ tốt hơn cả vì hợp ngữ cho phép can thiệp ở mức thấp như ngôn ngữ máy, mặc dù lập trình có khó hơn ngôn ngữ bậc cao nhưng dễ hơn nhiều so với ngôn ngữ máy D. Tuỳ từng trường hợp. Nói chung nên dùng ngôn ngữ bậc cao phù hợp với lĩnh vực ứng dụng vì hiệu suất phát triển phần mềm là cao nhất. Chỗ nào cần tối ưu mã chương trình thì mới dùng hợp ngữ. Nói chung không cần sử dụng ngôn ngữ máy vì hợp ngữ hầu như đã thể hiện chính ngôn ngữ máy Câu 4: Câu nào đúng nhất trong định nghĩa một ngôn ngữ lập trình nói chung A. Là ngôn ngữ cho phép thể hiện các dữ liệu trong bài toán mà các chương trình sẽ phải xử lý B. Là ngôn ngữ dưới dạng nhị phân để máy tính có thực hiện trực tiếp C. Là ngôn ngữ diễn đạt giải thuật để có thể giao cho máy tính thực hiện D. Là ngôn ngữ có tên là "ngôn ngữ thuật toán" hay còn gọi là "ngôn ngữ bậc cao" gần với ngôn ngữ toán học cho phép mô tả cách giải quyết vấn đề độc lập với máy tính E. Là hợp ngữ Câu 5: Ngôn ngữ máy là: A. Là bất cứ ngôn ngữ lập trình nào mà có thể diễn đạt thuật toán để giao cho máy tính thực hiện B. Là ngôn ngữ thể hiện các chương trình mà mỗi chương trình là một dãy lệnh máy trong hệ nhị phân C. Là các ngôn ngữ mà sau khi dịch sang hệ nhị phân thì máy có thể chạy được Câu 6: Chọn phương án tốt nhất trong định nghĩa về hợp ngữ (assembly). Hợp ngữ là loại ngôn ngữ A. Máy tính có thể thực hiện được trực tiếp không cần dịch B. Là ngôn ngữ có các lệnh được viết trong mã chữ nhưng về cơ bản mỗi lệnh tương đương với một một lệnh máy. Để chạy được cần dịch ra ngôn ngữ máy C. Là ngôn ngữ lập trình mà các lệnh không viết trực tiếp bằng mã nhị phân D. Là loại ngôn ngữ không viết bằng mã nhị phân được thiết kế cho một số loại máy có thể chạy trực tiếp dưới dạng chữ Câu 7: Quá trình dịch chỉ tạo ra các mô đun đối tượng. Để có một chương trình duy nhất, hoàn chỉnh và có thể chạy được còn cần phải liên kết (link). Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai: A. Quá trình liên kết không bao giờ có lỗi B. Tất cả các mô đun đối tượng đều được sinh từ chương trình của người lập trình viết, cũng có thể được tạo sẵn từ trước Câu 8: Định nghĩa nào xác đáng nhất về ngôn ngữ bậc cao (ngôn ngữ thuật toán) A. Ngôn ngữ dưới dạng văn bản thể thiện thuật toán theo những quy ước nào đó không phụ thuộc vào các máy tính cụ thể B. Là loại ngôn ngữ máy không chạy trực tiếp được. Trước khi chạy phải dịch ra ngôn ngữ máy C. Là loại ngôn ngữ có thể diễn đạt được mọi thuật toán Câu 9: Có các khẳng định sau đây về chương trình dịch, khẳng định nào sai: A. Chương trình dịch cho phép chuyển chương trình về ngôn ngữ máy để máy có thể thực hiện được mà vẫn bảo toàn được ngữ nghĩa B. Chương trình dịch giúp có thể lập trình trên một ngôn ngữ tự nhiên hơn, do đó giảm nhẹ C. Chương trình dịch giúp tìm ra tất cả các lỗi của chương trình Câu 10: Các phần mềm sau đây, phần mềm nào là chương trình dịch A. Winword B. Turbo Pascal C. Từ điển Lạc Việt Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: Lý thuyết Bài 21: Các thuật toán sắp xếp đơn giản Lý thuyết Bài 23: Kiểm thử và đánh giá chương trình Lý thuyết Bài 24: Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán Lý thuyết Bài 26: Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình Lý thuyết Bài 30: Thiết lập thư viện cho chương trình
Thiết lập thư viện cho chương trình
A. Lý thuyết Thiết lập thư viện cho chương trình 1. Thiết lập thư viện cho chương trình a) Một số hàm của thư viện math - Thư viện math trong Python chứa các hàm chuẩn liên quan đến tính toán toán học như sqrt(), floor() và ceil(). - Để sử dụng thư viện math, có thể dùng lệnh import hoặc from <thư viện> import <các hàm> như sau: import math (đưa toàn bộ thư viên math vào bộ nhớ) hoặc from math import sqrt, floor, ceil (chỉ đưa vào bộ nhớ ba hàm). - Lệnh import sẽ đưa toàn bộ thư viện vào bộ nhớ, trong khi lệnh from import chỉ đưa vào bộ nhớ các hàm được chỉ định. b) Tự thiết lập thư viện - Để thiết lập một thư viện, ta đưa các hàm chuẩn vào một tập chương trình và đặt tên của tệp này chính là tên thư viện muốn lưu trữ. Ví dụ: tập chương trình lib.py đóng vai trò như một thư viện. - Thư viện này có hai hàm như sau: 2. Cấu trúc danh sách liên kết - Mỗi danh sách liên kết bao gồm hai cấu trúc dữ liệu: Node mô tả các phần tử độc lập của danh sách và cấu trúc LL (linked list) có thông tin head (đầu) luôn chỉ vào node đầu tiên của danh sách liên kết. - Một số lệnh, thao tác chính với kiểu dữ liệu danh sách liên kết: + Khởi tạo một danh sách liên kết mới. + Bổ sung một phần tử với khoá k cho trước vào danh sách. + Tìm kiếm phần tử có khoá k tử có khoá k trong danh sách cho trước. + Xoá phần tử có khoá k trong danh sách. - Các hàm thao tác chuẩn trên dữ liệu danh sách liên kết bao gồm: + Hàm insert(L,k) sẽ bổ sung (chèn) node với khoá k vào đầu của danh sách L. + Hàm delete_first(L) sẽ xoá node đầu tiên của danh sách (nếu danh sách không rỗng). + Hàm tìm kiếm phần tử có khoá k trong danh sách L. Nếu tìm thấy sẽ trả về node tương ứng, nếu không trả về None. + Hàm xoá phần tử có khoá k trong danh sách L. Nếu phần tử cần xoá là node đầu tiên, sử dụng hàm delete_first(). Nếu không, duyệt danh sách và lưu trữ node trước của node cần xoá. Nếu tìm thấy thì sử dụng lệnh x.next = y.next để xoá. + Hàm show(L) có tính năng hiển thị toàn bộ thông tin của danh sách liên kết. - Toàn bộ thư viện chuẩn của cấu trúc danh sách liên kết được mô tả như sau: Sơ đồ tư duy Thiết lập thư viện cho chương trình B. Bài tập Thiết lập thư viện cho chương trình Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng về Thư viện các chương trình con chuẩn? A. Chứa các thủ tục, hàm con chuẩn B. Chứa các tài liệu huớng dẫn sử dụng ngôn ngữ lập trình C. Chứa các thông tin thông báo lỗi của ngôn ngữ lập trình D. Chứa các dữ liệu nhập xuất của chương trình Câu 2: Trong Pascal, thư viện CRT là nơi chứa các chương trình con liên quan đến việc ... A. Quản lí và khai thác màn hình, bàn phím của máy tính B. Khai thác khả năng đồ hoạ của máy tính C. Làm việc với máy in D. Tạo thư mục, thiết lập ngày giờ hệ thống,... Câu 3: Trong Pascal, để gọi thủ tục xóa màn hình, cách gọi nào sau đây là đúng? A. Clrscr; B. Clrscr(); C. GotoXY(x,y); D. Clsrcr; Câu 4: Trong Pascal, thủ tục nào sau đây dùng để đặt màu cho nền của màn hình? A. TextBackground(color); B. TextColor(color); C. SetColor(color); D. GotoXY(x, y); Câu 5: Trong Pascal, các hàm, thủ tục liên quan đến đồ họa được chứa trong thư viện nào sau đây? A. GRAPH B. CRT C. DOS D. SYSTEM Câu 6: Trong một chương trình Pascal, khai báo thư viện phải được đặt ở vị trí nào sau đây? A. Chỉ sau phần khai báo tên chương trình B. Sau phần khai báo biến C. Trong chương trình chính D. Được đặt tùy ý trong chương trình Câu 7: Trong một chương trình Pascal, cách khai báo thư viện nào sau đây là đúng? A. uses crt, graph; B. uses crt; graph; C. uses crt graph; D. Cả 3 cách trên đều đúng. Câu 8: Trong Pascal, Nếu màn hình đang ở chế độ đồ họa muốn trở về chế độ văn bản thì ta phải gọi thực hiện thủ tục nào sau đây? A. closegraph; B. closegraph(); C. close(tep); D. exit; Câu 9: Trong chế độ đồ họa của Pascal, muốn di chuyển con trỏ đến vị trí điểm có tọa độ (x,y), ta phải gọi thực hiện thủ tục nào sau đây? A. MoveTo(x,y) B. GotoXY(x,y) C. PutPixel(x,y) D. LineTo(x,y) Câu 10: Trong Pascal, thư viện Dos là nơi chứa các thủ tục ... A. tạo thư mục, thiết lập giờ hệ thống ,... B. vào, ra mà các chương trình đều dùng tới C. làm việc với máy in D. điều khiển các loại bảng mạch đồ họa Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại: Lý thuyết Bài 21: Các thuật toán sắp xếp đơn giản Lý thuyết Bài 23: Kiểm thử và đánh giá chương trình Lý thuyết Bài 24: Đánh giá độ phức tạp thời gian thuật toán Lý thuyết Bài 26: Phương pháp làm mịn dần trong thiết kế chương trình Lý thuyết Bài 28: Thiết kế chương trình theo Mô đun
Quản trị cơ sở dữ liệu trên máy tính
A. Kiến thức trọng tâm Tin học 11 Bài 17: Quản trị cơ sở dữ liệu trên máy tính 1. LỢI ÍCH CỦA VIỆC QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU TRÊN MÁY TÍNH  Trước khi có máy tính và giải pháp quản trị CSDL trên máy tính, việc quản lí dữ liệu thủ công là công việc rất vất vả, khó kiểm soát, đòi hỏi nhiều công sức, đặc biệt với những dữ liệu không được sai sót dù rất nhỏ, chẳng hạn như với ngành ngân hàng. Ngày nay, việc ứng dụng quản trị CSDL trên máy tính đã được thực hiện một cách phổ biến ở hầu khắp các hoạt động quản lí kinh tế - xã hội. 2. HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU MYSQL VÀ PHẦN MỀM HEIDISQL  Để có thể làm việc được với CSDL cần phải có một hệ QTCSDL và phần mềm giúp giao tiếp với hệ QTCSDL đó. Các hệ QTCSDL được dùng phổ biến nhất hiện nay có thể kể tới là ORACLE, MySQL, Microsoft SQL Server,... Trong số đó chỉ có MySQL là sản phẩm mã nguồn mở miễn phí. MySQL cũng được đánh giá là gọn nhẹ, tốc độ xử lí nhanh, hỗ trợ quản lí chặt chẽ sự nhất quán dữ liệu, đảm bảo an ninh và an toàn dữ liệu, thích hợp cho cả các bài toán quản trị CSDL lớn cũng như các bài toán quản trị trên Internet.  Vì những đặc điểm trên, MySQL được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng phổ biến hiện nay. a) Cài đặt và làm việc với My SQL - Mở trình duyệt web (Coccoc, google chrom,...)- Trên thanh địa chỉ trình duyệt web nhập vào dev.mysql.com/downloads/, bấm Enter. - Nháy chọn MySQL Community Server. - Nháy vào nút Download bên phải dòng Windows (x86, 64-bit), MSI Intaller. - Nháy vào No thanks, just start my download. - Thông thường file tải về nằm trong thư mục Download của máy tính, vào thư mục Download để tìm file tải về nhé. - Để cài đặt, nháy đúp chuột vào file mới tải về (là file mysql-8.1.0-wĩn64.msi) - Nháy Next. - Nháy chuột để đánh dấu check vào dòng I accept the teams in the License Agreement và chọn Next. - Nháy chọn Typical. - Nháy Install. - Quá trình cài đặt đang diễn ra. - Nháy Finish. - Nháy Next. - Để mặc định và nháy Next. - Nhập mật khẩu ở dòng MySQL Root Password và nhập lại mật khẩu ở dòng Repeat Password rồi nháy Next. - Nháy Next. - Nháy Next. - Nháy Next. - Nháy Execute. - Nháy Next. - Nháy Finish. b) Phần mềm HeidiSQL - HeidiSQL là phần mềm mã nguồn mở, miễn phí, giúp kết nối, làm việc với nhiều hệ QTCSDL như MySQL, MariaDB, Microsoft SQL Server,... - HeidiSQL có hỗ trợ tiếng Việt nên rất thuận tiện. * Cài đặt HeidiSQL: - Mở trình duyệt web (Coccoc, Goole chrom,...) - Trên thanh địa chỉ trình duyệt web, nhập heidisql.com/download.php, bấm phím Enter. - Nháy vào Installer, 32/64 bit combined. - Tệp tải về, thông thường nằm trong thư mục Download. - Để cài đặt, nháy đúp chuột vào file mới tải về (HeidiSQL_12.5.0.6677_Setup.exe) - Nháy  Install for me only. - Nháy chọn I accept the agreement rồi nháy Next. - Để đường dẫn mặc định, nháy Next. Nếu nếu thay đổi nơi lưu trữ thì nháy nút Browse để chọn lại. - Nháy Next. - Nháy Next. - Nháy Install. - Nháy Finish. * Làm việc với HeidiSQL - Nháy đúp chuột vào biểu tượng HeidiSQL trên màn hình nền để khởi động. - Một hộp thoại như bên dưới xuất hiện. - Tất cả đều để mặc định như trong hộp thoại trên, chỉ nhập vào mật khẩu (Lưu ý: Mật khẩu đã đặt lúc cài MySQL) - Nháy vào nút Mở để vào cửa sổ làm việc của HeidiSQL. - Giao diện sau khi đăng nhập thành công của HeidiSQL như hình bên dưới. Chú ý: Khi cài đặt HeidiSQL, nếu máy tính kết nối Internet, HeidiSQL sẽ tự động nhận biết mã vùng quốc gia và thiết lập giao diện với ngôn ngữ tương ứng. Người dùng có thể thiết lập ngôn ngữ bằng công cụ Tools/Preference/General. B. Bài tập Tin học 11 Bài 17: Quản trị cơ sở dữ liệu trên máy tính Câu 1: Tại sao lại phải thay đổi thói quen quản lí thủ công, chuyển sang sử dụng máy tính với hệ QTCSD? A. Tiện lợi, kịp thời B. Nhanh chóng hơn C. Hạn chế sai sót D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 2: So với việc quản lí thủ công thì quản lí CSDL trên máy tính như thế nào? A. Quản lý CSDL trên máy tính cung cấp khả năng kiểm soát truy cập và độ bảo mật cao hơn so với quản lý thủ công B. Quản lý CSDL trên máy tính thường nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức hơn so với quản lý thủ công C. Quản lý CSDL trên máy tính mang lại khả năng tra cứu và phân tích dữ liệu hiệu quả hơn so với quản lý thủ công D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 3: Do đâu mà Quản lý CSDL trên máy tính cung cấp khả năng kiểm soát truy cập và độ bảo mật cao hơn so với quản lý thủ công? A. Dữ liệu trong CSDL có thể được tìm kiếm, lọc, và phân tích theo nhiều tiêu chí khác nhau trong thời gian ngắn, giúp người quản lý dễ dàng đưa ra quyết định hoặc tìm kiếm thông tin cần thiết. B. Các hoạt động cập nhật và chỉnh sửa dữ liệu trên máy tính thường được tự động hóa và có thể được thực hiện đồng thời trên nhiều bản ghi, giúp tiết kiệm thời gian và giảm bớt công sức so với quản lý thủ công mà phải xử lý từng bản ghi một C. Được trải nghiệm nhiều tính năng khác nhau: nghe, gọi, chơi trò chơi, xem video... D. Dữ liệu trong CSDL có thể được bảo vệ bằng các biện pháp bảo mật như mã hóa Câu 4: Do đâu mà Quản lý CSDL trên máy tính thường đem lại tính chính xác và độ tin cậy cao hơn so với quản lý thủ công? A. CSDL trên máy tính được thiết kế để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu và hạn chế các sai sót như nhập sai, tính toán sai, hoặc mất mát dữ liệu B. Quản lý thủ công có nguy cơ cao về sai sót do con người như ghi nhầm, đọc nhầm, hay không cập nhật đúng thông tin, gây ảnh hưởng đến tính chính xác của dữ liệu C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai Câu 5: Do đâu mà Quản lý CSDL trên máy tính thường nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức hơn so với quản lý thủ công? A. Dữ liệu trong CSDL có thể được tìm kiếm, lọc, và phân tích theo nhiều tiêu chí khác nhau trong thời gian ngắn, giúp người quản lý dễ dàng đưa ra quyết định hoặc tìm kiếm thông tin cần thiết. B. Các hoạt động cập nhật và chỉnh sửa dữ liệu trên máy tính thường được tự động hóa và có thể được thực hiện đồng thời trên nhiều bản ghi, giúp tiết kiệm thời gian và giảm bớt công sức so với quản lý thủ công mà phải xử lý từng bản ghi một C. Được trải nghiệm nhiều tính năng khác nhau: nghe, gọi, chơi trò chơi, xem video... D. Dữ liệu trong CSDL có thể được bảo vệ bằng các biện pháp bảo mật như mã hóa Câu 6: Do đâu mà Quản lý CSDL trên máy tính mang lại khả năng tra cứu và phân tích dữ liệu hiệu quả hơn so với quản lý thủ công? A. Dữ liệu trong CSDL có thể được tìm kiếm, lọc, và phân tích theo nhiều tiêu chí khác nhau trong thời gian ngắn, giúp người quản lý dễ dàng đưa ra quyết định hoặc tìm kiếm thông tin cần thiết. B. Các hoạt động cập nhật và chỉnh sửa dữ liệu trên máy tính thường được tự động hóa và có thể được thực hiện đồng thời trên nhiều bản ghi, giúp tiết kiệm thời gian và giảm bớt công sức so với quản lý thủ công mà phải xử lý từng bản ghi một C. Được trải nghiệm nhiều tính năng khác nhau: nghe, gọi, chơi trò chơi, xem video... D. Dữ liệu trong CSDL có thể được bảo vệ bằng các biện pháp bảo mật như mã hóa Câu 7: Nhờ quản trị cơ sở dữ liệu mà công ty có hệ thống quản trị khách hàng trên máy tính giúp? A. Nhân viên bán hàng có thể nhanh chóng tra cứu thông tin của khách hàng B. Nhân viên bán hàng có thể cập nhật thông tin mới C. Nhân viên bán hàng có thể quản lý các hoạt động tiếp thị và dịch vụ chăm sóc khách hàng D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 8: Hệ thống quản trị CSDL giúp? A. Đơn giản hóa quá trình tuyển dụng B. Cung cấp dữ liệu chính xác về nhân viên C. Tính toán lương thưởng, quản lý chấm công, và đánh giá hiệu suất D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 9: Hệ thống quản lý sản phẩm và kho hàng giúp? A. Dự đoán và quản lý nhu cầu cung cấp, và cải thiện quy trình đặt hàng và vận chuyển B. Mạch tích hợp (IC) Quản lý tối ưu hoá dòng sản phẩm, đồng bộ hóa thông tin giữa các phòng ban, và cung cấp dịch vụ khách hàng nhanh chóng và chính xác Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 10: Hệ thống quản lý dự án giúp? A. Đồng bộ thông tin giữa các bộ phận khác B. Dự đoán và quản lý nhu cầu cung cấp, và cải thiện quy trình đặt hàng và vận chuyển C. Mạch tích hợp (IC) D. Đơn giản hóa quá trình tuyển dụng E. Cung cấp dữ liệu chính xác về nhân viên
Thực hành xác định cấu trúc bảng và các trường khoá
A. Kiến thức trọng tâm Tin học 11 Bài 18: Thực hành xác định cấu trúc bảng và các trường khoá Nhiệm vụ. Xác định các bảng dữ liệu, cấu trúc của chúng và các trường khóa cho cơ sở dữ liệu của một website âm nhạc 1. XEM XÉT BÀI TOÁN  Cùng xem xét lại bài toán quản lí các bản thu âm nhạc. Ta sẽ quy ước nói đến nhạc sĩ sáng tác bản nhạc là nói đến tên một nhạc sĩ hay tên một nhóm nhạc sĩ sáng tác bản nhạc đó. Tương tự như vậy, ta cũng quy ước khi nói đến tên ca sĩ là nói đến một ca sĩ hay một nhóm ca sĩ biểu diễn tác phẩm. Dưới đây là một ví dụ về một bản ghi chép lại thông tin các bản thu âm. 2. TẠO LẬP BẢNG  Tổng kết tất cả các thông tin cần quản lí, viết ra thành dãy: Số hiệu bản thu âm (STT), tên bản nhạc, tên nhạc sĩ sáng tác, tên ca sĩ thể hiện. Từ đó em có thể hình dung về một bảng dữ liệu tên là banthuam, với các trường idbanthuam (để lưu số hiệu bản thu âm), tenBannhac (để lưu tên bản nhạc), tenNhacsi (để lưu tên nhạc sĩ), tenCasi (để lưu tên ca sĩ) và viết mô tả ngắn gọn ở dạng:  banthuam(idBanthuam, tenBannhac, tenNhacsi, tenCasi)  Trong bảng này, trường idbanthuam xác định duy nhất một bản thu âm nên được lấy làm khoá chính của bảng. Nhóm cả ba trường tenBannhac, tenNhacsi, tenCasi cũng xác định duy nhất một bản thu âm, nên nhóm các trường này cũng có thể dùng làm khoá chính của bảng, nhưng rõ ràng dùng idBanthuam là ngắn gọn và thuận lợi hơn. Có thể viết lại mô tả bảng trên với tên trường khoá chính có gạch chân như sau: banthuam(idBanthuam, tenBanthuam, tenNhacsi, tenCasi) 3. TỔ CHỨC LẠI BẢNG DỮ LIỆU Phân tích và sắp xếp lại để hạn chế lượng dữ liệu lặp lại. Một ca sĩ có thể là người thể hiện nhiều bản nhạc khác nhau nên trường tenCasi có giá trị lặp lại, tên ca sĩ lại dài, làm lớn dung lượng lưu trữ và khó khăn khi cần sửa chữa. Ví dụ, trong Bảng 18.1 ca sĩ Trần Khánh thể hiện hai bản nhạc (ở dòng số 3 và 9), khi cần sửa chữa tên của ca sĩ, sẽ phải tìm sửa ở tất cả những dòng có tên ca sĩ này. Để khắc phục hạn chế này, cách làm tốt hơn là lập bảng casi(idCasi, tenCasi) với trường khoá là idCasi và thay tenCasi trong bảng banthuam bởi idCasi. Như vậy, idCasi trong bảng banthuam sẽ là khoá ngoài tham chiếu đến khoá chính idCasi trong bảng casi.  banthuam(idBanthuam, tenBannhac, tenNhacsi, idCasi)  casi(idCasi, tenCasi) Tương tự, một bản nhạc có thể có nhiều bản thu âm khác nhau do những ca sĩ khác nhau thể hiện. Ví dụ, trong Bảng 18.1, bản nhạc Trường ca Sông Lô xuất hiện ở dòng số 2 và số 9. Do đó, cách tốt hơn là tạo bảng bannhac(idBannhac, tenBannhac, tenNhacsi) với trường khoá là idbannhac và thay cặp (tenBannhac, tenNhacsi) trong bảng banthuam bởi idBannhac. banthuam(idBanthuam, idBannhac, idCasi) casi(idCasi, tenCasi) bannhac(idbannhac, tenBannhac, tenNhacsi) Tên nhạc sĩ trong bảng bannhac bị lặp lại do một ca sĩ có thể sáng tác nhiều bản nhạc; Ví dụ, trong bảng 18.1, nhạc sĩ Văn Cao xuất hiện trong hai dòng số 2 và số 6; vì vậy lại lập bảng nhacsi(idNhacsi, tenNhacsi) và thay thế trường tenNhacsi trong bảng bannhac bởi idNhacsi. Các bảng dữ liệu thu được bây giờ sẽ là: 4. CÁC LOẠI KHÓA - Mỗi bảng đã có một khoá chính (tên trường được gạch chân). - Khoá ngoài của các bảng: bannhac: idNhacsi tham chiếu đến idNhacsi trong bảng nhacsi. banthuam: idBannhac tham chiếu đến idBannhac trong bảng bannhac. idCasi tham chiếu đến idCasi trong bảng casi. Có thể tóm tắt lại về cấu trúc các bảng và quan hệ của các bảng theo tham chiếu từ khoá ngoài đến khoá chính ở dạng sơ đồ như Hình 18.2. - Khoá cấm trùng lặp giá trị (Unique): Cặp (tenBannhac, idNhacsi) trong bảng bannhac không được trùng lặp giá trị. Cặp (idbannhac, idCasi) cũng không được trùng lặp giá trị. Để ghi nhớ điều này người ta cũng nói rằng các trường này phải đặt khoá cấm trùng lặp. 5. VỀ CÁC KIỂU DỮ LIỆU CỦA CÁC TRƯỜNG Để đơn giản, các trường khóa chính thường có kiểu dữ INT và tự động tăng giá trị (AUTO_INCREMENT). Các trường tên tenNhacsi, tenCasi, tenBannhac có thể chọn là xâu kí tự có độ dài tối đa 255 kí tự (VARCHAR (255)). B. Bài tập Tin học 11 Bài 18: Thực hành xác định cấu trúc bảng và các trường khoá Câu 1: Làm sao để từ các thông tin và yêu cầu bất kì của một tập hợp dữ liệu liên quan người ta lại đi đến được CSDL với các bảng cụ thể? A. Nhờ việc xác định cấu trúc bảng và các khóa chính B. Nhờ việc xác định khóa ngoài C. Nhờ việc tạo liên kết giữa các bảng D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 2: Tổ chức cơ sở dữ liệu (CSDL) âm nhạc với các bảng mang lại lợi ích gì? A. Quản lý thông tin về các ca sĩ (casi) và nhạc sĩ (nhacsi) B. Quản lý thông tin về các ban nhạc (bannhac) và bản thu âm (banthuam) C. Quản lý quan hệ giữa ca sĩ, ban nhạc và nhạc sĩ D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 3: Việc CSDL sẽ cho phép lưu trữ và quản lý thông tin về các ca sĩ và nhạc sĩ, bao gồm các trường như idcasi, tencasi, idnhacsi, tennhacsi có lợi ích gì? A. Giúp tổ chức có thể dễ dàng tra cứu và quản lý thông tin cá nhân B. Giúp tổ chức có thể dẽ dàng tra cứu và quản lý thông tin hoạt động nghệ thuật, tác phẩm âm nhạc của các ca sĩ và nhạc sĩ một cách hiệu quả C. Giúp tổ chức có thể dẽ dàng tra cứu và quản lý tác phẩm âm nhạc của các ca sĩ và nhạc sĩ một cách hiệu quả D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 4: Việc Quản lý thông tin về các ban nhạc (bannhac) và bản thu âm (banthuam) được thể hiện qua? A. CSDL cũng cho phép lưu trữ và quản lý thông tin về các ban nhạc và bản thu âm của các ban nhạc B. Các thông tin như idbannhac, tenbannhac, idnhacsi sẽ giúp tổ chức có thể theo dõi và quản lý hoạt động của các ban nhạc, bao gồm cả thông tin về các tác phẩm âm nhạc mà các ban nhạc đã thực hiện C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai Câu 5: Trong việc Quản lý quan hệ giữa ca sĩ, ban nhạc và nhạc sĩ, CSDL giúp? A. Tổ chức có thể quản lý các mối quan hệ giữa các ca sĩ, ban nhạc và nhạc sĩ thông qua các khóa ngoại như idcasi, idbanthuam, idnhacsi B. Tổ chức có thể theo dõi và quản lý các hoạt động nghệ thuật, dự án âm nhạc và các tác phẩm hợp tác giữa các ca sĩ, ban nhạc và nhạc sĩ D. Cả hai đáp án trên đều sai Câu 6: Em có thể Tra cứu và tìm kiếm dữ liệu dễ dàng do đâu? A. CSDL âm nhạc với các bảng được thiết kế hợp lý giúp tổ chức có thể dễ dàng tra cứu và tìm kiếm dữ liệu B. Đáp ứng nhanh chóng nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng hoặc nhân viên trong tổ chức D. Cả hai đáp án trên đều sai Câu 7: Quản lý CSDL âm nhạc giúp tổ chức có thể tối ưu hóa hoạt động trong việv? A. Quản lý dữ liệu B. Phân tích C. Bảo mật D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 8: Nếu muốn quản lí thêm thông tin nơi sinh của nhạc sĩ, ca sĩ (tên tỉnh/thành phố), CSDL cần thay đổi như thế nào? A. Cần xóa bỏ cấu trúc CSDL và thay bằng cấu trúc khác B. Thêm các trường vào CSDL C. Cần thay đổi cấu trúc CSDL bằng cách thêm một bảng mới để lưu trữ thông tin này D. Đáp án khác Câu 9: Để thêm thông tin ngày sinh của các nhạc sĩ, ca sĩ vào CSDL, bạn cần? A. Cần thay đổi cấu trúc CSDL bằng cách thêm một bảng mới để lưu trữ thông tin này B. Thêm một trường mới vào bảng "nhacsi" và bảng "casi" để lưu trữ thông tin ngày sinh C. Cần xóa bỏ cấu trúc CSDL và thay bằng cấu trúc khác D. Đáp án khác Câu 10: Để thực hiện mô hình quản lí danh sách tên quận/huyện của các tỉnh thành phố em phải xác định mối quan hệ giữa? A. Tỉnh thành phố và Quận/Huyện B. Tỉnh và Thị trấn C. Tỉnh và thị xã D. Huyện và thị trấn
Thực hành tạo lập cơ sở dữ liệu và các bảng
A. Kiến thức trọng tâm Tin học 11 Bài 19: Thực hành tạo lập cơ sở dữ liệu và các bảng Nhiệm vụ. Tạo lập cơ sở dữ liệu mới tên là mymusic, khởi tạo bảng nhacsi, khai báo các khóa cho bảng này như thiết kế ở bài 18 1. TẠO LẬP CSDL MYMUSIC  Nháy chuột phải ở vùng danh sách các CSDL đã có, chọn thẻ Tạo mới, chọn Cơ sở dữ liệu. Nhập mymusic, chọn OK. Bộ mã ký tự mặc định là Unicode 4 byte: utf8mb4, đối chiếu so sánh xâu theo utf8mb4_general_ci. Ở vùng mã lệnh phía dưới sẽ thấy xuất hiện câu truy vấn SQL tương ứng: 2. TẠO LẬP BẢNG a) Khai báo tạo lập bảng, các trường và kiểu dữ liệu  Tạo bảng nhacsi(idNhacsi, tenNhacsi), idNhacsi kiểu INT, tenNhacsi kiểu VARCHAR( 255). Nháy nút phải chuột ở vùng danh sách các CSDL đã có, chọn thẻ Tạo mới, chọn Bảng. Nhập tên: nhacsi, chọn Thêm mới để thêm trường. Một trường với tên mặc định Column1 sẽ xuất hiện phía dưới.  Nhập tên: idNhacsi, chọn kiểu dữ liệu INT, bỏ đánh dấu ô ALLOW NULL.  Chọn AUTO_INCREMENT, dưới nhãn Mặc định và chọn OK, để có kết quả như Hình 19.4.  Để thêm khai báo trường tiếp teo, nhấn Ctrl+Insert hoặc nháy nút phải chuột vào phần dưới dòng idNhacsi và chọn Add column. Nhập: tenNhacsi, chọn kiểu VARCHAR, độ dài 255, giá trị mặc định là kí tự rỗng “. b) Khai báo Khóa chính  Ấn định idNhacsi là khóa chính: Nháy nút phải chuột vào dòng khai báo idNhacsi và chọn Create new index --> PRIMARY.  Cần phải làm gì trong trường hợp chọn nhầm trường làm khoá chính, chẳng hạn chọn nhầm trường tenNhacsi như Hình 19.7?  Để sửa khoá chính đã khai báo nhầm này, hãy nháy đúp chuột vào ô tenNhacsi ở dưới ô PRIMARY KEY ở phần trên và chọn lại idNhacsi (Hình 19.8).  Sau đó nháy chuột vào ô bên cạnh dưới ô PRIMARY (Hình 19.9). c) Lưu kết quả  Cuối cùng chọn Lưu để lưu lại khai báo bảng nhacsi. Ở vùng hiển thị phía trái sẽ xuất hiện tên bảng nhacsi dưới dòng CSDL mymusic (Hình 19.10). B. Bài tập Tin học 11 Bài 19: Thực hành tạo lập cơ sở dữ liệu và các bảng Câu 1: Việc đầu tiên để làm việc với một CSDL là? A. Thu thập B. Xử lý C. Tạo lập D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 2: Việc đầu tiên để tạo lập một CSDL quan hệ là ? A. Thu thập dữ liệu B. Xử lý dữ liệu C. Tạo ra một hay nhiều bảng D. Cả ba đáp án trên đều sai Câu 3: Để thực hiện tạo bảng thì cần phải? A. Xác định cấu trúc bảng B. Khai báo cấu trúc bảng C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai Câu 4: Cần phải xác định và khai báo gì để tạo lập bảng? A. Tên bảng B. Kiểu dữ liệu C. Khai báo kích thước của mỗi trường D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 5: Mở HeidiSQL và kết nối đến cơ sở dữ liệu của bạn (nếu đã có). Nếu chưa có cơ sở dữ liệu, bạn có thể tạo mới một cơ sở dữ liệu bằng cách nhấp chuột phải vào? A. " Create database" B. "Create new" C. "Root" D. Đáp án khác Câu 6: Sau khi kết nối đến cơ sở dữ liệu, bạn có thể chọn cơ sở dữ liệu đó trong? A. Danh sách cơ sở dữ liệu được hiển thị bên dưới của HeidiSQL B. Danh sách cơ sở dữ liệu được hiển thị bên phải của HeidiSQL C. Danh sách cơ sở dữ liệu được hiển thị bên trái của HeidiSQL D. Đáp án khác Câu 7: Để tạo bảng mới trong HeidiSQL, em chọn? A. " Create database" B. "Root" D. Đáp án khác Câu 8: Sau khi đã tạo các bảng, bạn có thể thiết lập các quan hệ giữa các bảng bằng cách? A. Thiết lập khóa phụ B, Thiết lập khóa chính D. Đáp án khác Câu 9: Bạn có thể sử dụng các câu lệnh SQL hoặc giao diện đồ họa của HeidiSQL để? A. Thêm dữ liệu trong các bảng B. Sửa đổi dữ liệu trong các bảng C. Xóa dữ liệu trong các bảng D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 10: Để Tạo bảng Cas: thì em cần? A. Nháy nút trái chuột ở vùng danh sách các CSDL đã có, chọn thẻ tạo mới, chọn Bảng B. Nhấn giữ nút phải chuột ở vùng danh sách các CSDL đã có, chọn thẻ tạo mới, chọn Bảng C. Nháy nút phải chuột ở vùng danh sách các CSDL đã có, chọn thẻ tạo mới, chọn Bảng D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Thực hành tạo lập các bảng có khoá ngoài
A. Kiến thức trọng tâm Tin học 11 Bài 20: Thực hành tạo lập các bảng có khoá ngoài Nhiệm vụ. Tạo lập bảng bannhac với cấu trúc: Hướng dẫn: 1. KHAI BÁO BẢNG BANNHAC VỚI CÁC TRƯỜNG IDBANNHAC, TENBANNHAC  Chọn thẻ Tạo mới, chọn Bảng. Nhập tên: bannhac, chọn Thêm mới để thêm trường dữ liệu, một trường với tên mặc định Column1 sẽ xuất hiện phía dưới.  Nhập tên: idBannhac, chọn kiểu dữ liệu INT, bỏ đánh dấu ô Allow NULL, nháy chuột vào ô No default để chọn giá trị mặc định là AUTO_INCREMENT.  Để khai báo thêm trường tiếp theo, nhấn Ctrl+Insert hoặc nháy nút phải chuột vào phần dưới dòng idBannhac và chọn Add column.  Nhập: tenBannhac, chọn kiểu VARCHAR, độ dài 255, giá trị mặc định là kí tự rỗng “. 2. KHAI BÁO CÁC TRƯỜNG LÀ KHÓA NGOÀI  Các trường là khóa ngoài của bảng là các trường tham chiếu đến một trường khóa chính (k) của một bảng khác vì vậy cần được khai báo giá trị mặc định phù hợp với giá trị tương ứng của k.  Ví dụ, bảng bannhac, trường idNhacsi tham chiếu đến trường idNhacsi (kiểu INT) của bảng nhacsi nên giá trị của trường này cũng là INT và giá trị mặc định là một số nguyên, chẳng hạn là 0. 3. KHAI BÁO CÁC TRƯỜNG KHÓA  a) Khai báo khóa chính: idBannhac  Nháy nút phải chuột vào ô idBannhac, chọn Create new index, chọn PRIMARY.  b) Khai báo khóa chống trùng lặp  Cặp (tenBannhac, idNhacsi) không được trùng lặp giá trị nên phải khai báo khóa cấm trùng lặp. Đánh dấu hai trường này, nháy nút phải chuột vào vùng đánh dấu và chọn Create new index, chọn UNIQUE.  c) Khai báo các khóa ngoài  Để khai báo khóa ngoài idNhacsi, chọn thẻ Foreign Key.  Nháy chuột vào ô dưới dòng Columns và chọn trường khóa ngoài là idNhacsi rồi chọn OK.  Nháy chuột vào ô phía dưới Refenrence table để chọn bảng tham chiếu là nhacsi và chọn OK.  Tiếp theo chọn trường tham chiếu trong bảng nhacsi.  Cuối cùng nháy chuột chọn Lưu để kết thúc khai báo và khởi tạo bảng bannhac B. Bài tập Tin học 11 Bài 20: Thực hành tạo lập các bảng có khoá ngoài Câu 1: Khoá ngoài có tác dụng? A. Thể hiện dữ liệu chính B. Liên kết các dữ liệu trong bảng với nhau D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 2: Vệc thiết lập khoá ngoài được thực hiện như thế nào?? A. Việc thiết lập khoá ngoài được thực hiện bằng cách xác định cột trong bảng hiện tại là khoá ngoài B. Việc thiết lập khoá ngoài được thực hiện bằng cách chỉ định bảng mà khoá ngoài này tham chiếu đến (bảng gốc) C. Việc thiết lập khoá ngoài được thực hiện bằng cách xác định cột trong bảng hiện tại là khoá ngoài, và chỉ định bảng mà khoá ngoài này tham chiếu đến (bảng gốc) D. Cả ba đáp án trên đều sai Câu 3: Để chọn giá trị mặc định là AUTO_INCREMENT thì nháy chuột vào ô? A. Allow NULL B. Add column C. No default D. Đáp án khác Câu 4: Các trường là khóa ngoài của bảng là ? A. Các dữ liệu trong một cột liên kết đến một cột của bảng khác B. Các ô trong bảng liên kết đến một ô của bảng khác C. Các trường tham chiếu đến một trường khóa chính của bảng khác D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 5: Cần khai báo giá trị mặc định phù hợp với? Giá trị tương ứng của hàng Giá trị tương ứng của cột Đáp án khác Câu 6: Tên các trường không được trùng lặp giá trị nên phải khai báo khóa? A. Chính B. Phụ C. Cấm trùng lặp D. Đáp án khác Câu 7: Để khai báo khóa cấm trùng lặp ta dùng? A. Chọn Create new index -> Primary B. Chọn Create new index -> Key C. Chọn Create new index -> Unique D. Chọn Create new index -> Fulltext Câu 8: Để khai báo khóa ngoài chọn thẻ? A. " Create database" B. "Create new" C. "Root" D. Foreign keys Câu 9: Để chọn bảng tham chiếu ta chọn ô? A. " Create database" B. "Create new" C. Reference table D. Foreign keys Câu 10: Để tạo bảng mới trong HeidiSQL, em chọn? A. " Create database" B. "Root" C. "Create new" D. Đáp án khác
Thực hành cập nhật và truy xuất dữ liệu các bảng
A. Kiến thức trọng tâm Tin học 11 Bài 21: Thực hành cập nhật và truy xuất dữ liệu các bảng I. THÊM MỚI DỮ LIỆU VÀO BẢNG NHACSI Chọn bảng nhacsi, chọn thẻ Dữ liệu, ta thấy hai trường idNhacsi và tenNhacsi nhưng chưa có dữ liệu. Để thêm vào một hàng dữ liệu mới có thể nhấn phím Insert hoặc chọn biểu tượng hay nháy nút phải chuột lên vùng dữ liệu của bảng và chọn Chèn hàng. Một hàng dữ liệu rỗng sẽ xuất hiện. Tiếp theo nháy đúp chuột vào từng ô trên hàng đó để nhập dữ liệu tương ứng cho từng trường. Trường idNhacsi có kiểu INT, AUTO_INCREMENT (tự động điền giá trị) nên không cần nhập dữ liệu cho trường này. Nháy đúp chuột vào ô ở cột tenNhacsi để nhập tên Nhạc sĩ, nhấn phím Enter, sau đó nhấn phím Insert để nhập hàng mới. Tiếp tục thực hành nhập thêm dữ liệu để nắm vững những thao tác nhập dữ liệu. II. CHỈNH SỬA DỮ LIỆU TRONG BẢNG NHACSI Nháy đúp chuột vào ô dữ liệu cần sửa và nhập lại. III. XÓA DÒNG DỮ LIỆU TRONG BẢNG NHACSI Để xóa các dòng dữ liệu trong bảng nhacsi, hãy đánh dấu những dòng muốn chọn. Nhấn tổ hợp phím Ctrl+Delete trên bàn phím hoặc chọn biểu tượng để xóa. Phần mềm sẽ có lời nhắc yêu cầu khẳng định muốn xóa. Nếu chắc chắn muốn xóa, nháy chuột chọn OK. B. Bài tập Tin học 11 Bài 21: Thực hành cập nhật và truy xuất dữ liệu các bảng Câu 1: Đâu là công việc chính khi làm việc với một CSDL? A. Cập nhật dữ liệu B. Truy xuất dữ liệu C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai Câu 2: HeidiSQL hỗ trợ việc thực hiện Cập nhật dữ liệu như thế nào với những bảng đơn giản, không có khoá ngoài?? A. Bằng cách chọn bảng cần chỉnh sửa, bạn có thể thêm mới, chỉnh sửa hoặc truy xuất dữ liệu trong bảng B. Bằng cách chọn bảng cần truy xuất và sử dụng truy vấn SQL, bạn có thể truy xuất dữ liệu trong bảng C. HeidiSQL cung cấp giao diện đồ họa cho phép bạn chỉnh sửa, thêm mới hoặc xoá dữ liệu trong các bảng D. Cả ba đáp án trên đều sai Câu 3: HeidiSQL hỗ trợ việc thực hiện Truy xuất dữ liệu như thế nào với những bảng đơn giản, không có khoá ngoài?? A. Bằng cách chọn bảng cần chỉnh sửa, bạn có thể thêm mới, chỉnh sửa hoặc truy xuất dữ liệu trong bảng B. HeidiSQL cung cấp giao diện đồ họa cho phép bạn chỉnh sửa, thêm mới hoặc xoá dữ liệu trong các bảng C. Bằng cách chọn bảng cần truy xuất và sử dụng truy vấn SQL, bạn có thể truy xuất dữ liệu trong bảng D. Cả ba đáp án trên đều sai Câu 4: Để truy xuất dữ liệu từ bảng "casi" theo các tiêu chí khác nhau, có thể sử dụng? A. Trực tiếp lọc ra các dữ liệu thủ công B. Đặt lệnh và thực hiện lệnh C. Ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu (SQL) để tạo các câu truy vấn phù hợp D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 5: Muốn truy xuất tất cả các dòng dữ liệu từ bảng "casi" ta dùng ? A. SELECT * FROM casi WHERE tencasi LIKE '%Hoa%'; B. SELECT * FROM casi WHERE idcasi = 1; C. SELECT * FROM casi; D. SELECT * FROM casi WHERE tencasi LIKE 'N%'; Câu 6: Muốn truy xuất các ca sĩ theo thứ tự tên theo thứ tự từ A đến Z ta dùng ? A. SELECT * FROM casi WHERE tencasi LIKE '%Hoa%'; B. SELECT * FROM casi WHERE idcasi = 1; C. SELECT * FROM casi ORDER BY tencasi ASC; D. SELECT * FROM casi WHERE tencasi LIKE 'N%'; Câu 7: Muốn truy xuất dữ liệu các ca sĩ có "idcasi" nằm trong danh sách (1, 2, 3) ta dùng ? A. SELECT * FROM casi WHERE tencasi LIKE '%Hoa%'; B. SELECT * FROM casi WHERE idcasi = 1; C. SELECT * FROM casi WHERE idcasi IN (1, 2, 3); D. SELECT * FROM casi WHERE tencasi LIKE 'N%'; Câu 8: Muốn truy xuất dữ liệu các ca sĩ theo thứ tự "idcasi" giảm dần ta dùng ? A. SELECT * FROM casi WHERE tencasi LIKE '%Hoa%'; B. SELECT * FROM casi WHERE idcasi = 1; C. SELECT * FROM casi ORDER BY idcasi DESC; D. SELECT * FROM casi WHERE tencasi LIKE 'N%'; Câu 9: Muốn truy xuất dữ liệu các ca sĩ có "idcasi" là 1 ta dùng ? A. SELECT * FROM casi WHERE tencasi LIKE '%Hoa%'; B. SELECT * FROM casi WHERE idcasi = 1; C. SELECT * FROM casi; D. SELECT * FROM casi WHERE tencasi LIKE 'N%'; Câu 10: Muốn truy xuất dữ liệu các ca sĩ có "tencasi" bắt đầu bằng chữ "N" ta dùng ? A. SELECT * FROM casi WHERE tencasi LIKE '%Hoa%'; B. SELECT * FROM casi WHERE idcasi = 1; C. SELECT * FROM casi; D. SELECT * FROM casi WHERE tencasi LIKE 'N%';
Thực hành cập nhật bảng dữ liệu có tham chiếu
A. Kiến thức trọng tâm Tin học 11 Bài 22: Thực hành cập nhật bảng dữ liệu có tham chiếu I. NHIỆM VỤ 1. CẬP NHẬT BẢNG BANNHAC a) Thêm mới dữ liệu vào bảng bannhac Chọn bảng bannhac, nháy chuột chọn thẻ Dữ liệu, ta thấy các trường idBannhac, tenBannhac, idNhacsi nhưng chưa có dữ liệu. Thực hiện nhập dữ liệu. Trường idNhacsi có kiểu INT, AUTO_INCREMENT nên không cần nhập dữ liệu cho trường này. Nháy đúp chuột vào ô ở trường tenBannhac để nhập tên bản nhạc. Trường idNhacsi là trường khóa ngoài, đã được khia báo tham chiếu đến trường idNhacsi của bảng nhacsi, vì vậy để đảm bảo tính nhất quán, giá trị hợp lệ chỉ có thể lấy từ các giá trị của idNhacsi có trong bảng nhacsi. Nháy đúp chuột vào ô nhập trường idNhacsi và chọn tên nhạc sĩ trong hộp danh sách. b) Sửa chữa, cập nhật dữ liệu trong bảng bannhac Thao tác sửa chữa dữ liệu trong bảng bannhac nếu phát hiện có sai sót, chỉ cần nháy đúp chuột vào ô dữ liệu muốn sửa. c) Xóa dữ liệu trong bảng bannhac Thực hiện tương tự các bước ở Bài 21 để xóa các dòng dữ liệu trong bảng bannhac. d) Xóa dữ liệu trong bảng nhacsi Bảng bannhac đã có dữ liệu với trường idNhacsi tham chiếu đến trường idNhacsi của bảng nhacsi. Do vậy ta không thể tùy tiện xóa các dòng của bảng nhacsi. MySQL sẽ kiểm tra và ngăn chặn việc xóa các dòng trong bảng nhacsi mà giá trị trường idNhacsi đã có trong trường idNhacsi của bảng bannhac. e) Truy xuất dữ liệu trong bảng bannhac Việc truy xuất dữ liệu trong bảng bannhac là hoàn toàn tương tự như truy xuất dữ liệu trong bảng nhacsi. II. NHIỆM VỤ 2 Cách tương tác với giao diện Quản lí danh sách các bản nhạc: - Để nhập dữ liệu bản nhạc mới, người dùng phải nhập tên bản nhạc, chọn nhạc sĩ từ hộp danh sách phía dưới sau đó chọn Nhập. - Để tìm một bản nhạc có thể nhập vài từ của tên bản nhạc, cũng có thể chọn nhạc sĩ nếu biết, sau đó nháy chuột chọn Tìm. - Danh sách các bản nhạc đã có trong CSDL được thể hiện ở bảng phía dưới thành nhiều trang, mỗi trang 10 dòng. Có thể nhảy chuột vào hộp danh sách trang đề chọn trang. - Muốn sửa một bản nhạc nào đó, nháy chuột vào phím radio trên dòng đó, thông tin của bản nhạc sẽ được hiển thị ở phần phía trên của giao diện để người dùng sửa chữa, thay đổi,... Nháy chuột chọn Nhập để lưu lại kết quả thay đổi. - Muốn xoá một hay nhiều bản nhạc nào đó trong danh sách đã có: nháy chuột vào các checkbox ở đầu các dòng tương ứng và chọn Xoá. B. Bài tập Tin học 11 Bài 22: Thực hành cập nhật bảng dữ liệu có tham chiếu Câu 1: Khi cập nhật một bảng có khoá ngoài, dữ liệu của trường khoá ngoài phải là? A. Biểu thức logic một bảng khác B. Biểu thức kí tự liên kết với một ô trong bảng C. Dữ liệu tham chiếu được đến một trường khoá chính của một bảng tham chiếu D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 2: HeidiSQL hỗ trợ kiểm soát việc cập nhật dữ liệu của trường khoá ngoài bằng cách? A. Đảm bảo rằng giá trị của trường khoá chính phải là giá trị tham chiếu đến một trường khoá chính của bảng tham chiếu B. Đảm bảo rằng giá trị của trường khoá ngoài phải là giá trị tham chiếu đến một bảng khác C. Đảm bảo rằng giá trị của trường khoá ngoài phải là giá trị tham chiếu đến một trường khoá chính của bảng tham chiếu D. Cả ba đáp án trên đều sai Câu 3: Khi người dùng cập nhật dữ liệu trong bảng chứa khoá ngoài, HeidiSQL sẽ? A. Kiểm tra giá trị của các trường trong bảng để đảm bảo rằng nó phải là giá trị tham chiếu đến một trường khoá chính của bảng tham chiếu B. Kiểm tra giá trị của trường khoá ngoài để đảm bảo rằng nó phải là giá trị tham chiếu đến một trường khoá chính của bảng tham chiếu C. Kiểm tra các giá trị trong bảng D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 4: Nếu giá trị của trường khoá ngoài không hợp lệ thì? A. HeidiSQL sẽ thông báo lỗi B. Không cho phép bạn thực hiện thao tác cập nhật D. Cả hai đáp án trên đều sai Câu 5: Việc HeidiSQL hỗ trợ kiểm soát việc cập nhật dữ liệu của trường khoá ngoài giúp? A. Đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu trong các bảng có khoá ngoài B. Tránh việc cập nhật dữ liệu không đúng hoặc gây ra sự cố C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai Câu 6: Để truy vấn dữ liệu trong sql ta sử dụng? A. Mệnh đề ORDER BY B. Cú pháp câu lệnh SELECT C. Dùng toán tử BETWEEN…AND D. Đáp án khác Câu 7: Để truy xuất dữ liệu từ bảng "banthuam" với điều kiện cụ thể trên trường "idbannhac" ta dùng câu lệnh? A. SELECT * FROM banthuam; B. SELECT * FROM banthuam ORDER BY idbannhac ASC; C. SELECT idbannhac, idcasi FROM banthuam; D. SELECT * FROM banthuam WHERE idbannhac = 1; -- Giả sử giá trị idbannhac cần tìm là 1 Câu 8: Để truy xuất tất cả dữ liệu từ bảng "banthuam" ta dùng câu lệnh? A. SELECT * FROM banthuam; B. SELECT * FROM banthuam ORDER BY idbannhac ASC; C. SELECT idbannhac, idcasi FROM banthuam; D. SELECT * FROM banthuam WHERE idbannhac = 1; -- Giả sử giá trị idbannhac cần tìm là 1 Câu 9: Để truy xuất dữ liệu từ bảng "banthuam" với điều kiện kết hợp giữa nhiều trường ta dùng câu lệnh? A. SELECT * FROM banthuam WHERE idcasi = 2 -- Giả sử giá trị idcasi cần tìm là 2 AND banthuam >= 100; -- Giả sử giá trị banthuam cần tìm là lớn hơn hoặc bằng 100 B. SELECT * FROM banthuam ORDER BY idbannhac ASC; C. SELECT idbannhac, idcasi FROM banthuam; D. SELECT * FROM banthuam WHERE idbannhac = 1; -- Giả sử giá trị idbannhac cần tìm là 1 Câu 10: Để truy xuất dữ liệu từ bảng "banthuam" sắp xếp theo một trường cụ thể ta dùng câu lệnh? A. SELECT * FROM banthuam; B. SELECT * FROM banthuam ORDER BY idbannhac ASC; C. SELECT * FROM banthuam ORDER BY idbannhac ASC; -- Giả sử muốn sắp xếp theo trường idbannhac tăng dần D. SELECT * FROM banthuam WHERE idbannhac = 1; -- Giả sử giá trị idbannhac cần tìm là 1
Thực hành truy xuất dữ liệu qua liên kết các bảng
A. Kiến thức trọng tâm Tin học 11 Bài 23: Thực hành truy xuất dữ liệu qua liên kết các bảng I. NHIỆM VỤ 1. LẬP DANH SÁCH CÁC BẢN NHẠC VÀ TÊN TÁC GIẢ Để lấy ra danh sách các bản nhạc gồm tenBannhac, tenNhacsi, dùng câu truy vấn: SELECT bannhac.tenBannhac, nhacsi.tenNhacsi FROM bannhac INNER JOIN nhacsi ON bannhac.idNhacsi = nhacsi.idNhacsi; II. NHIỆM VỤ 2. LẬP DANH SÁCH CÁC BẢN THU ÂM VỚI ĐỦ CÁC THÔNG TIN IDBANTHUAM, TENBANNHAC, TENCASI Câu truy vấn đúng là: SELECT banthuam.idBanthuam, bannhac.tenBannhac, casi.tenCasi FROM banthuam INNER JOIN bannhac ON banthuam.idBannhac = bannhac.idBannhac INNER JOIN casi ON banthuam.idCasi = casi.idCasi III. NHIỆM VỤ 3. TÌM HIỂU MỘT CHỨC NĂNG CỦA ỨNG DỤNG "QUẢN LÝ DỮ LIỆU ÂM NHẠC" Cách tương tác với giao diện này tương tự như với giao diện "Quản lí danh sách các bản nhạc" ở Bài 22, chỉ khác ở chỗ khi nhập bản thu âm, chỉ có thể chọn tên bản nhạc, tên ca sĩ từ hộp danh sách với những tên đã có trong CSDL. Danh sách các bản thu âm có đầy đủ các thông tin tường minh tên bản nhạc, tên nhạc sĩ và tên ca sĩ thể hiện. B. Bài tập Tin học 11 Bài 23: Thực hành truy xuất dữ liệu qua liên kết các bảng Câu 1: Các bảng có thể có quan hệ với nhau, thể hiện qua? A. Khóa chính B. Khóa phụ C. Khóa ngoại D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 2: Nhờ khóa ngoại có thể? A. Một thiết bị điện tử có khả năng xử lý dữ liệu theo một tập hợp của các mệnh lệnh máy tính (hay câu lệnh) B. Một thiết bị điện tử có khả năng xử lý dữ liệu theo một tập hợp của các mệnh lệnh máy tính (hay câu lệnh) đã được chứa sẵn bên trong máy một cách tạm thời C. Truy xuất dữ liệu từ các bảng khác theo mối quan hệ D. Cả ba đáp án trên đều sai Câu 3: Trong giao diện của một hệ quản trị CSDL, để truy xuất dữ liệu từ các bảng khác theo mối quan hệ thì người dùng có thể? A. Sử dụng các trường dữ liệu B. Sử dụng các phần mềm truy vấn dữ liệu như truy vấn SQL hoặc các công cụ đồ họa C. Sử dụng các công cụ truy vấn dữ liệu như truy vấn SQL hoặc các công cụ đồ họa Câu 4: Các công cụ truy vấn này thường cung cấp các tính năng đồ họa giúp? A. Người dùng thiết kế B. Cho phép người dùng truy xuất dữ liệu từ các bảng khác nhau bằng cách sử dụng các truy vấn SQL C. Tạo các mối quan hệ giữa các bảng D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 5: Để truy xuất dữ liệu từ các bảng có mối quan hệ với nhau thì? A. Người dùng cần sử dụng khóa chính B. Người dùng sử dụng các phần mềm thứ ba C. Người dùng cần sử dụng câu lệnh JOIN để kết hợp các bảng với nhau theo khoá ngoài D. Đáp án khác Câu 6: Câu lệnh JOIN cho phép? A. Bạn xử lý thông tin hiệu quả B. Bạn sử dụng dữ liệu một cách hợp lý C. Bạn truy xuất dữ liệu từ nhiều bảng cùng một lúc bằng cách ghép các bảng lại với nhau theo khoá ngoài D. Đáp án khác Câu 7: Để lấy tên bảng bằng câu lệnh SELECT, chúng ta có thể sử dụng? A. Table: ...... B. syntax coloring C. “information_schema. tables” D. Đáp án khác Câu 8: Để lấy danh sách các bản thu âm với các thông tin idBanthuam, tenBannhac, tenTheloai, tenCasi các bản nhạc của nhạc sĩ Văn Cao ta dùng lệnh? A. select object_ idBanthuam, tenBannhac, tenTheloai, tenCasi from sys.objects where type='u' B. select object_ idBanthuam, tenBannhac, tenTheloai, tenCasi from sys.tables C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai Câu 9: Để lấy danh sách các bản thu âm với các thông tin idBanthuam, tenBannhac, tenTacgia, tenTheloai các bản nhạc do ca sĩ Lê Dung thể hiện? A. select object_i idBanthuam, tenBannhac, tenTacgia, tenTheloai from sys.objects where type='u' B. select object_ idBanthuam, tenBannhac, tenTacgia, tenTheloai from sys.tables C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai Câu 10: SELECT * là? A. Xác định cột bạn muốn chọn B. Nơi bạn muốn trích xuất dữ liệu C. Bạn muốn chọn tất cả các cột trong bảng D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Thực hành sao lưu dữ liệu
A. Kiến thức trọng tâm Tin học 11 Bài 24: Thực hành sao lưu dữ liệu I. NHIỆM VỤ 1. THỰC HÀNH SAO LƯU CSDL Nháy chuột chọn thẻ Các công cụ, chọn Xuất cơ sở dữ liệu dưới dạng SQL. Nháy chuột để đánh dấu vào CSDL mymusic ở phía trái và đánh dấu vào các ô Drop → khi phục hồi sao lưu CSDL thì xóa đối tượng cũ (nếu có) trước khi tạo đối tượng mới (Create). Ở dòng Data chọn Delete + insert để khi phục hồi thì xóa dữ liệu cũ đi (nếu có) trước khi chèn vào dữ liệu đã sao lưu. Chọn kiểu output là 1 tệp các câu truy vấn SQL: Single.sql file. Nhập vào tên tệp sao lưu, ví dụ là C:\Temp\_mymusic.sql. Chọn Export để thực hiện việc sao lưu. Sao chép và lưu lại tệp _mymusic.sql. Lưu ý: Cũng có thể thực hiện sao lưu một phần CSDL (một số bảng), bằng cách chỉ chọn những bảng muốn sao lưu. II. NHIỆM VỤ 2. THỰC HÀNH PHỤC HỒI (RESTORE) CSDL Xóa CSDL mymusic. Nháy chuột chọn thẻ Tập tin, chọn Load SQL file … (hoặc nhấn Ctrl + O). Chọn tệp đã sao lưu là _mymusic.sql. Nháy chuột chọn Open. Nội dung tệp mymusic_data sẽ được tải vào cửa sổ truy vấn. Nháy chuột chọn để thực hiện truy vấn. Sau đó nhấn F5 để làm tươi lại danh sách CSDL. Khi đó CSDL mymusic đã được khởi tạo với đầy đủ các bảng. B. Bài tập Tin học 11 Bài 24: Thực hành sao lưu dữ liệu Câu 1: Để tổ chức đảm bảo an toàn CSDL phục vụ công tác quản lí của một tổ chức, cần? A. Xây dựng chính sách truy cập dữ liệu với những kế hoạch về tất cả các phương án sự cố có thể xảy ra và giải pháp hạn chế, khắc phục B. Xây dựng chính sách bảo vệ người dùng với những kế hoạch về tất cả các phương án sự cố có thể xảy ra và giải pháp hạn chế, khắc phục C. Xây dựng chính sách an toàn dữ liệu với những kế hoạch về tất cả các phương án sự cố có thể xảy ra và giải pháp hạn chế, khắc phục D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 2: Chính sách an toàn dữ liệu phải bao gồm? A. Những quy định về ý thức đối với những người vận hành hệ thống B. Những quy định về trách nhiệm đối với những người vận hành hệ thống C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai Câu 3: Để khai thác và sử dụng nhóm chức năng hỗ trợ sao lưu dữ liệu dự phòng và phục hồi dữ liệu trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu (QTCSDL), ta cần ? A. Xây dựng kế hoạch sao lưu dữ liệu dự phòng B. Cấu hình tính năng sao lưu dữ liệu dự phòng C. Kiểm tra và đánh giá tính hoạt động của sao lưu dữ liệu dự phòng D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 4: Xây dựng kế hoạch sao lưu dữ liệu dự phòng như thế nào? A. Thiết lập một kế hoạch định kỳ để sao lưu dữ liệu từ hệ thống chính sang hệ thống dự phòng B. Kế hoạch cần đảm bảo tính thường xuyên, đúng đắn và đầy đủ của quá trình sao lưu dữ liệu C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai Câu 5: Thực hiện Cấu hình tính năng sao lưu dữ liệu dự phòng dể? A. Đảm bảo tính nhanh chóng, đúng đắn và đầy đủ của quy trình phục hồi dữ liệu B. Đảm bảo tính thường xuyên, đúng đắn và đầy đủ của quá trình sao lưu dữ liệu C. Đáp ứng đúng yêu cầu của tổ chức và đảm bảo tính an toàn của dữ liệu D. Đáp án khác Câu 6: Các hệ QTCSDL thường cung cấp các tính năng hỗ trợ sao lưu dữ liệu dự phòng nào? A. Tính năng sao lưu tự động B. Tính năng sao lưu đa điểm C. Tính năng mã hóa dữ liệu D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 7: Kiểm tra và đánh giá tính hoạt động của sao lưu dữ liệu dự phòng bằng cách? A. Thực hiện các kiểm tra tính khả thi của dữ liệu đã sao lưu B. Thực hiện các kiểm tra tính chính xác của dữ liệu đã sao lưu C. Thực hiện các kiểm tra tính đầy đủ của dữ liệu đã sao lưu D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 8: Cần thực hiện các kiểm tra định kỳ để? A. Đảm bảo tính thường xuyên, đúng đắn và đầy đủ của quá trình sao lưu dữ liệu B. Đáp ứng đúng yêu cầu của tổ chức và đảm bảo tính an toàn của dữ liệu C. Đảm bảo tính hoạt động của quy trình sao lưu dữ liệu dự phòng D. Đáp án khác Câu 9: Cần cấu hình và xây dựng kế hoạch phục hồi dữ liệu trong trường hợp? A. Xảy ra tình huống bất ngờ B. Xảy ra sự cố C. Xảy ra các sự việc không mong muốn D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 10: Để kết nối với cơ sở dữ liệu muốn sao lưu ta thực hiện? A. Nhấp vào nút "New" trên thanh công cụ B. Chọn "New Session" trong menu "File" C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai
Phần mềm chỉnh sửa ảnh
A. Kiến thức trọng tâm Tin học 11 Bài 25: Phần mềm chỉnh sửa ảnh I. GIỚI THIỆU ẢNH SỐ Ảnh số (digital image) là biểu diễn số của hình ảnh. Ảnh bitmap là tập hợp các điểm ảnh (pixel). Mỗi điểm ảnh thường có dạng hình vuông nhỏ xác định bởi cặp (x, y) tương ứng với vị trí của điểm trên ảnh và được gán vào một bộ giá trị hữu hạn, rời rạc để biểu thị màu sắc, mật độ và cường độ tại điểm ảnh đó. Độ rõ nét của hình ảnh phụ thuộc vào độ phân giải, thường được xác định bởi số điểm ảnh trên một inch (dpi hay ppi). Ví dụ: Ảnh cỡ 10 × 15 cm (xấp xỉ 4 × 6 inch) có độ phân giải 300 dpi. → Chiều rộng là 4 × 300 = 1200 (pixel). Chiều dài là 6 × 300 = 1800 (pixel). Nếu tệp ảnh 1200 × 1800 pixel này được in với độ phân giải 400 dpi. → Ảnh nhận được có kích thước cơ 3 × 4,5 inch. Megapixel là giá trị thể hiện số lượng điểm ảnh theo đơn vị triệu. Ví dụ: camera chụp ảnh có kích thước 2560 × 1920 pixel có 4 915 200 điểm ảnh ≈ 5 triệu điểm ảnh được gọi là 5 megapixel. Kết luận: Ảnh số được xác định bởi tập hợp các điểm ảnh, mỗi điểm ảnh có một bộ giá trị thể hiện màu sắc và cường độ. Độ phân giải của ảnh thường được xác định bằng số điểm ảnh trên một inch, độ phân giải càng cao thì ảnh càng rõ nét. II. PHẦN MỀM CHỈNH SỬA ẢNH a) Giao diện của GIMP Màn hình làm việc của GIMP có chế độ mặc định là nhiều cửa sổ, mỗi cửa sổ hiển thị một chức năng của GIMP. Để chuyển sang chế độ một cửa sổ: chọn Windows → Single-window Mode. Giao diện GIMP bao gồm: 1. Thanh bảng chọn: chứa các lệnh thường dùng liên quan đến tệp ảnh, các lệnh mở, lưu tệp ảnh. 2. Bảng công cụ: chứa các công cụ cơ bản của phần mềm như di chuyển, sao chép, cắt phần ảnh đang chọn, thêm chữ, tạo các hiệu ứng đặc biệt,... 3. Hộp tùy chọn công cụ: nằm dưới hộp công cụ, hiển thị các thuộc tính liên quan đến công cụ đang sử dụng. 4. Vùng hiển thị ảnh: hiển thị ảnh đang chỉnh sửa. Có thể quan sát và so sánh ảnh trước và sau mỗi bước chỉnh sửa bằng cách chọn chế độ xem trước (Split view) ở khung bên phải. 5. Các hộp chức năng: gồm phần trên chứa các hộp tùy chọn của cọ vẽ (Brushes), mẫu màu (Patterns), chuyển màu (Gradients), phía dưới là hộp quản lí lớp ảnh (Layer), hộp quản lí kênh màu (Channels)... Kết luận: Thông tin ảnh bitmap được biểu thị bằng các điểm ảnh, mỗi điểm ảnh tương ứng với một vị trí trên ảnh với màu sắc xác định. GIMP là phần mềm chỉnh sửa ảnh bitmap miễn phí. b) Một số thao tác cơ bản Mở tệp ảnh trong GIMP bằng lệnh File → Open hoặc kéo thả tệp ảnh vào màn hình GIMP. Các chức năng cơ bản nhất trong chỉnh sửa ảnh gồm: Phóng to hay thu nhỏ ảnh: Chọn nút lệnh Zoom → nháy chuột vào vị trí muốn phóng to hay thu nhỏ. Hoặc có thể nhấn giữ phím Ctrl và lăn nút cuộn của chuột để phóng to hay thu nhỏ tại vị trí của con trỏ. Cắt ảnh: Chọn nút lệnh Crop , kéo thả chuột để chọn phần ảnh được giữ lại → kéo thả chuột tại các điểm trên viền khung để thay đổi phần ảnh được chọn → kéo thả các điểm bên trong khung để di chuyển ảnh gốc. Nhấn phím Enter để thực hiện cắt ảnh. Nhấn phím Esc để bỏ chọn ảnh. Xoay ảnh: Chọn nút lệnh Rotate hoặc nhấn tổ hợp phím Shift + R. Có thể nhập góc xoay và tâm xoay hoặc kéo thả chuột trực tiếp trên ảnh. III. THỰC HÀNH Nhiệm vụ 1. Mở tệp, quan sát, phóng to, thu nhỏ ảnh trên màn hình Bước 1. Khởi động GIMP và mở tệp ảnh. Bước 2. Chọn nút lệnh Zoom trong bảng công cụ Trong phần tùy chọn công cụ, chọn Zoom in nếu muốn phóng to, chọn Zoom out nếu muốn thu nhỏ. Bước 3. Nháy chuột vào vị trí muốn phóng to, thu nhỏ. Có thể nhấn giữ phím Ctrl trong khi lăn nút cuộn của chuột. Nhiệm vụ 2. Thay đổi kích thước ảnh và độ phân giải của ảnh Bước 1. Mở tệp ảnh cần thay đổi các thông số kích thước và độ phân giải Bước 2. Chọn Image Scale Image. Bước 3. Thay đổi các kích thước chiều ngang hoặc chiều cao trong các tương ứng Width hay Height. Thay đổi độ phân giải trong các ô X resolution hay Y resolution tuỳ theo mục đích. Rồi nháy nút Scale. Nhiệm vụ 3. Thực hiện xoay ảnh, cắt ảnh, xuất ra tệp tin ảnh JPG Bước 1. Mở tệp ảnh có hình bị nghiêng và có nhiều đối tượng không phù hợp. Cần xoay để cho hình thẳng lại và cắt bớt để bố cục ảnh đẹp hơn. Bước 2. Chọn nút lệnh Rotate hoặc nhấn tổ hợp phím Shift+R. Bước 3. Kéo thả chuột để xoay ảnh đến khi ưng ý. Cách khác, thay đổi giá trị góc quay (Angle), tâm quay trên hộp Rotate rồi nháy chuột vào nút Rotate để xoay hoặc nháy chuột vào nút Reset nếu muốn quay lại hình ảnh ban đầu. Bước 4. Để cắt ảnh, em chọn nút lệnh Crop hoặc nhấn tổ hợp phím Shift+C. Bước 5. Kéo thả chuột chọn phần ảnh cần giữ lại. Bước 6. Thay đổi kích thước và vị trí của khung hình bằng cách kéo thả các nút trên khung. Kéo thả ảnh để di chuyển phần ảnh được giữ lại. Bước 7. Nhấn phím Enter để hoàn thành việc cắt ảnh. Bước 8. Đề xuất ảnh dạng jpg, chọn File → Export. Hộp thoại Export Image xuất hiện. Bước 9. Nhập tên và đường dẫn cho tệp ảnh. Bước 10. Nếu muốn thay đổi định dạng ảnh, nháy chuột vào ô Select File Type và chọn loại định dạng. Bước 11. Chọn Export, một cửa sổ mới xuất hiện ra cho phép điều chỉnh các thông số của ảnh xuất. Nháy chuột chọn nút Export để thực hiện. Lưu ý: Lệnh Save trong GIMP chỉ sử dụng để lưu tệp tin đang làm việc ở định dạng xcf. B. Bài tập Tin học 11 Bài 25: Phần mềm chỉnh sửa ảnh Câu 1: Nếu chỉ muốn lấy phần hình ảnh dãy nhà từ bức ảnh như Hình sau, em cần sử dụng phần mềm nào? A. GIMP B. Photoshop C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai Câu 2: Các phần mềm chỉnh sửa có chức năng nào dưới đây? A. Chỉnh sửa, cắt, dán ảnh B. Phóng to, thu nhỏ ảnh C. Chỉnh sửa màu sắc ảnh D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 3: Megapixel là? A. Đơn vị đo lường kích thước của hình ảnh B. Đơn vị đo lường kích thước của hình ảnh được chụp bởi máy ảnh hoặc thiết bị camera khác C. Thiết bị đo lường kích thước của hình ảnh được chụp bởi máy ảnh hoặc thiết bị camera khác D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 4: Một megapixel tương đương với? A. Một triệu điểm ảnh B. Một triệu pixel C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai Câu 5: Trong ngữ cảnh của máy ảnh, số megapixel được đề cập đến thường là? A. Độ phân giải của hình ảnh B. Số lượng điểm ảnh (pixel) được ghi lại trong một bức ảnh C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai Câu 6: Nếu in một ảnh ở độ phân giải 300 dpi thì thu được ảnh in có kích thước 10 - 10 inch. Để ảnh in có kích thước 5 x 5 inch thì cần in ảnh ở độ phân giải cao hơn hay thấp hơn 300 dpi?? A. Để in một ảnh có kích thước 5 x 5 inch, cần in ảnh ở độ phân giải dpi thấp hơn 300 dpi B. Để in một ảnh có kích thước 5 x 5 inch, cần in ảnh ở độ phân giải dpi bằng 300 dpi C. Để in một ảnh có kích thước 5 x 5 inch, cần in ảnh ở độ phân giải dpi cao hơn 300 dpi D. Đáp án khác Câu 7: Máy ảnh với độ phân giải cao, sẽ? A. Ghi lại hỉnh ảnh bao quát hơn B. Ghi lại hình ảnh với nhiều chi tiết hơn C. Ghi lại hình ảnh chi tiết hơn với độ rõ nét cao hơn D. Đáp án khác Câu 8: Ghi lại hình ảnh chi tiết hơn với độ rõ nét cao hơn tương đương với việc? A. Bạn có thể phóng to hình ảnh lớn hơn mà vẫn giữ được chất lượng hình ảnh tốt hơn B. Bạn có thể thu nhỏ hình ảnh mà vẫn giữ được chất lượng hình ảnh tốt hơn C. Bạn có thể thay đổi kích thước mà vẫn giữ được chất lượng hình ảnh tốt hơn D. Đáp án khác Câu 9: Yếu tố quyết định chất lượng hình ảnh của một máy ảnh có thể là? A. Công nghệ cảm biến B. Độ lớn của cảm biến C. Ống kính, độ nhạy sáng.... D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 10: Độ phân giải (dpi) là số lượng điểm ảnh (pixel) được? A. In trên mười inch của một hình ảnh B. In trên mỗi inch của nhiều hình ảnh C. In trên mỗi inch của một hình ảnh D. Đáp án khác
Công cụ tinh chỉnh màu sắc và công cụ chọn
A. Kiến thức trọng tâm Tin học 11 Bài 26: Công cụ tinh chỉnh màu sắc và công cụ chọn I. CÔNG CỤ TINH CHỈNH MÀU SẮC a) Công cụ chỉnh độ sáng và độ tương phản (Brightness-Contrast) Chức năng: sử dụng để điều chỉnh độ sáng và độ tương phản của lớp hoặc vùng ảnh đang được chọn. Chỉnh độ sáng: thay đổi giá trị trên ô Brightness. Chỉnh độ tương phản: thay đổi giá trị trên ô Contrast. Để điều chỉnh chi tiết hơn, có thể chọn công cụ Levels: nháy chuột vào nút Edit these Settings as Level phía dưới ô Contrast. b) Công cụ cân bằng màu (Color Balance) Chức năng: dùng để cân bằng màu của layer (lớp) hoặc một phần ảnh đang chọn. Có ba dải độ sáng: Shadows: chỉnh các điểm ảnh tối. Midtones: chỉnh các điểm ảnh trung bình. Highlights: chỉnh các điểm ảnh sáng. Chọn dải màu theo độ sáng muốn thay đổi, sau đó điều chỉnh giá trị của từng kênh màu. c) Công cụ chỉnh màu sắc (Hue-Saturation) Chức năng: sử dụng để điều chỉnh tông màu, độ bão hòa cho từng mảng màu trên một layer hay một vùng ảnh đang được chọn. Để chỉnh màu sắc, chọn một màu trong số sáu màu để chỉnh gồm: Ba màu cơ bản: red-đỏ, green-xanh lục, blue-xanh lam. Ba màu in cơ bản: cyan-xanh lơ, magenta-hồng, yellow-vàng. Nếu chọn Master thì tất cả các màu đều được thay đổi. Thay đổi giá trị Hue → đổi tông màu trên vòng tròn màu. Lightness để đổi độ sáng và Saturation để đổi độ bão hòa của màu đã chọn. II. VAI TRÒ, Ý NGHĨA VÀ CÁCH THIẾT LẬP VÙNG CHỌN Vai trò: giúp em chỉnh sửa trong từng phần của ảnh. Ba công cụ thường được dùng để tạo vùng chọn như sau (Đính kèm dưới hoạt động). Nhấn giữ các phím Alt + Ctrl và kéo thả vùng chọn để cắt và di chuyển vùng chọn đến vị trí mới. Nhấn giữ các phím Alt + Shift và kéo thả vùng chọn để sao chép và di vùng chọn để vị trí mới. Với công cụ chọn hình chữ nhật hoặc hình elip và đang có một vùng chọn: Nhấn giữ phím Shift để tạo vùng chọn mới thì cùng chọn mở rộng thêm vùng chọn mới. Nhấn giữ phím Ctrl để tạo vùng chọn được trừ bớt đi vùng chọn mới. Công cụ Chức năng Cách thực hiện Rectangle Select Tool Tạo vùng chọn hình vuông hoặc hình chữ nhật. Phím tắt R. Bước 1. Kéo thả chuột để tạo vùng chọn. Bước 2. Điều chỉnh kích thước của vùng chọn. Ellipse Select Tool Tạo một vùng chọn hình tròn hoặc hình elip. Phím tắt E. Free Select Tool Tạo một vùng chọn có hình dạng tùy ý. Kéo thả chuột bao quanh vùng cần chọn hoặc nháy chuột lên ảnh để tạo ra các điểm xác định đường bao kín cho vùng chọn. III. THỰC HÀNH Nhiệm vụ 1. Chỉnh độ sáng, độ tương phản và màu sắc cho ảnh trong Hình 26.4 Bước 1. Chọn Colors → Brightness-Contrast. Bước 2. Thay đổi giá trị trong hai ô Brightness và Contrast cho đến khi thu được kết quả hợp lí. Lưu ý: Sau khi thiết đặt giá trị độ sáng và độ tương phản, em có thể lưu các thiết đặt này để sử dụng lần sau bằng cách nháy chuột vào nút + bên phải ô Presets. Hộp thoại xuất hiện để đặt tên cho cách thiết đặt này và nháy nút OK để lưu lại. Lần sau muốn sử dụng các tham số như thiết đặt này chỉ cần chọn tên đã nhập ở ô Presets. Nhiệm vụ 2. Thực hành tạo vùng chọn và thực hiện các lệnh chỉnh độ sắc nét và cân bằng màu cho vùng đã chọn trong ảnh ở Hoạt động 1 Bước 1. Chọn công cụ Brightness-Contrast để tăng độ sáng và độ tương phản. Bước 2. Chọn công cụ Rectangle Select Tool (trên hộp công cụ hoặc nhấn phím R) rồi tạo vùng chọn chứa hoa thược dược. Bước 3. Chọn Colors → Hue-Saturation, chỉnh các thành phần màu cho đến khi phù hợp. Bước 4. Chọn công cụ Free Select Tools trên hộp công cụ, sau đó nháy chuột để tạo vùng chọn chưa hoa vi-ô-lét. Hình 26.10. Chọn vùng hoa vi-ô-lét bằng công cụ chọn tự do Bước 5. Chọn Colors → Color Balance, điều chỉnh dải Midtones của màu Blue để phần hoa đậm hơn rồi nháy chuột vào nút OK để thay đổi màu sắc trên ảnh. Ngoài cách sử dụng Color Balance, có thể sử dụng công cụ Hue-Saturation, Levels,... để thay đổi màu sắc. B. Bài tập Tin học 11 Bài 26: Công cụ tinh chỉnh màu sắc và công cụ chọn Câu 1: Khi em đi in ảnh, có nhiều khi ảnh nhận được trông rất xỉn màu, khác xa tấm hình mà em đã chọn. Lí do có thể là? A. Độ phân giải của ảnh B. Chế độ màu sắc C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai Câu 2: Nếu ảnh ban đầu có độ phân giải thấp, khi in ảnh lớn hơn hoặc zoom in để in thì? A. Chất lượng của ảnh có thể bị giảm đi B. Chất lượng của ảnh được tăng lên đi C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai Câu 3: Theo em bức ảnh này gặp vấn đề gì? A. Bức ảnh có ánh sáng mạnh B. Bức ảnh có ánh sáng yếu C. Bức ảnh có quá nhiều đối tượng D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 4: Cần làm gì để ảnh đẹp hơn? A. Phóng to bức ảnh B. Thu nhỏ bức ảnh C. Chỉnh sửa ánh sáng và cân bằng màu D. Cả hai đáp án trên đều sai Câu 5: Nếu em muốn bông hoa thược dược đỏ hơn thì dùng công cụ gì trong phần mềm GIMP? A. "Curves" B. "Levels" C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai Câu 6: Trong cửa sổ điều chỉnh Curves hoặc Levels, bạn có thể A. Phóng to bức ảnh B. Thay đổi giá trị của các kênh màu đỏ, xanh lá cây và xanh dương để điều chỉnh màu sắc C. Thay đổi số điểm ảnh D. Đáp án khác Câu 7: Công cụ "Hue-Saturation" dùng để? A. Thay đổi giá trị của các kênh màu B. Chỉnh màu trên toàn bộ ảnh C. Tăng độ bão hòa D. Đáp án khác Câu 8: Công cụ "Split Tone" dùng để? A. Tách màu B. Thay đổi giá trị của các kênh màu C. Chỉnh màu trên toàn bộ ảnh D. Tăng độ bão hòa Câu 9: Trong cửa sổ điều chỉnh Split Tone, bạn có thể? A. Thay đổi màu sắc của Highlights (Điểm sáng) B. Thay đổi màu sắc của Shadows (Bóng) C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai Câu 10: Trong cửa sổ điều chỉnh Split Tone, bạn có thể thay đổi màu sắc của Highlights (Điểm sáng) và Shadows (Bóng) bằng cách? A. Chọn màu trong bảng màu B. Nhập giá trị mã màu RGB C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai
Công cụ vẽ và một số ứng dụng
A. Kiến thức trọng tâm Tin học 11 Bài 27: Công cụ vẽ và một số ứng dụng I. GIỚI THIỆU VỀ LỚP ẢNH Mỗi lớp ảnh chứa một số đối tượng của ảnh để có thể xử lí riêng. Thứ tự sắp xếp của các lớp quyết định ảnh sản phẩm. Một số tác vụ cơ bản trên lớp: Tạo một lớp mới New Layer. Xóa lớp được chọn Delete Layer. Tạo bản sao của lớp được chọn Duplicate Layer. Gộp lớp Merge Down. II. GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÔNG CỤ VẼ Các công cụ vẽ là phương tiện để chúng ta vẽ thêm chi tiết hoặc loại bỏ các nhược điểm trên ảnh. Các công cụ vẽ trong GIMP được cung cấp trong bảng chọn Tools → Paint Tools. Công cụ vẽ gồm ba nhóm chính: Vẽ thêm: Paint Brush, Bucket Fill, Gradient. Tẩy: Eraser. Vẽ bằng vùng chọn: Clone, Healing (thường dùng để sửa nhược điểm trên ảnh hay lấp đầy một vùng ảnh đã cắt). Bảng 27.1. Một số công cụ vẽ thường dùng (Đính kèm dưới hoạt động) Công cụ Chức năng Lưu ý Paint Brush Vẽ thêm cho lớp đang chọn Chọn kiểu cọ vẽ trong hộp thoại Brushes bên phải màn hình. Bucket Fill Tô màu vùng chọn. Mặc định dùng màu nổi và tô cả vùng chọn. Có thể thay đổi trong mục Fill Type và Affected. Gradient Tô màu chuyển sắc vùng chọn. Mặc định chuyển từ màu nổi sang màu nền tuy nhiên có thể thay đổi trong hộp tùy chọn. Eraser Xóa điểm ảnh trên lớp đang chọn hoặc một vùng chọn. Nếu lớp đang chọn không có kênh alpha thì điểm ảnh được xóa sẽ có màu nền. Ngược lại, nếu lớp có kênh alpha thì điểm ảnh trong suốt, hiển thị bởi lưới ô vuông xám – đen. Clone Vẽ bằng cách sao chép chính xác một vùng chọn. Chọn độ nhòe và kích thước nét vẽ trong hộp tùy chọn. Healing Vẽ bằng cách sao chép một vùng chọn. Tương tự như Clone nhưng công cụ này kết hợp giữa điểm ảnh ở vùng chọn và điểm ảnh cần vẽ (chỉnh sửa). III. THIẾT LẬP MÀU SẮC Ngoài ba kênh màu cơ bản R, G và B, giá trị màu sắc của các điểm ảnh còn có một kênh nữa là kênh alpha. Để thêm kênh alpha vào một lớp: nháy nút phải vào lớp và chọn Add Alpha Chanel. Ngược lại, để xóa kênh alpha chọn Remove Alpha Chanel. Màu nổi (Foreground) là màu dùng cho các công cụ vẽ. Màu nền (Background) được coi là màu giấy vẽ. Khi dùng công cụ Eraser để xóa một điểm ảnh, nếu không có kênh alpha thì điểm ảnh đó sẽ có màu nền, còn nếu có kênh alpha thì điểm ảnh đó không có màu, ta có thể nhìn thấy hình ảnh ở lớp dưới tại vị trí được xóa. Để chọn màu cho màu nổi/màu nền: nháy chuột vào ô tương ứng. Trong hộp thoại chọn màu, chọn dải màu trước rồi nháy chuột vào màu muốn chọn. Có thể sử dụng công cụ Color Picker để lấy màu từ một điểm ảnh. IV. THỰC HÀNH Nhiệm vụ 1. Xóa đoạn chi tiết thừa bằng công cụ Clone và Healing Xóa hình dây điện: Chọn công cụ Healing , rồi chọn loại cọ và độ lớn của cọ vẽ (sử dụng cọ đầu tròn, độ lớn 300). Đưa con trỏ chuột lên vùng trời màu xanh, nhấn giữ phím Ctrl và nháy chuột để sao (vùng nguồn). Nhấn giữ và di chuyển chuột vào vùng dây điện để sao chép điểm ảnh ở vùng nguồn vào vùng chỉnh sửa để xóa hình dây điện. Xóa gạch đen: Sử dụng công cụ Clone, và làm tương tự công cụ Healing Lưu ý: Với phần ảnh sát với lá cây, cần giảm độ lớn của cọ (10) để không làm ảnh hưởng đến phần là cây. Nhiệm vụ 2. Thay nền trời trong ảnh cánh đồng hoa ● Tách phần phong cảnh Bước 1. Sau khi mở tệp ảnh chỉ có một lớp duy nhất chứa ảnh cánh đồng hoa. Nhảy nút phải chuột vào tên lớp trong hộp thoại Layer và chọn Duplicate layer. Sửa tên lớp mới thành phong canh. Sửa trên bàn sao phong canh để không ảnh hưởng đến ảnh gốc. Bước 2. Nháy nút phải chuột vào lớp phong_canh và chọn Add Alpha Channel. Bước 3. Sử dụng công cụ chọn tự do để chọn phần bầu trời Lưu ý: Nên phóng to ảnh để dễ thực hiện, để đơn giản, nên cắt cả phần cây phía trên. Bước 4. Nháy nút phải chuột vào vùng vừa chọn, chọn Edit → Clear. Phần lưới ô vuông xám - đen là phần trong suốt, có thể nhìn thấy lớp bên dưới Bước 5. Chỉnh lại cây: Sử dụng công cụ Eraser để tẩy các phần còn sót lại hoặc dùng cọ vẽ để thêm viền cây cho đẹp. Có thể chỉnh màu sắc của cây bằng các công cụ đã học trong Bài 26. ● Vẽ nền trời Bước 5. Nháy nút phải chuột vào lớp dưới cùng (ảnh gốc) và chọn New Layer, nhập tên lớp mới là bau_troi trong ô Layer Name. Lớp bau_troi mới tạo sẽ nằm dưới lớp phong_canh. Để tiện thao tác với lớp này, ta tắt hiển thị của tất cả các lớp còn lại (nháy chuột vào hình con mắt bên cạnh mỗi lớp). Bước 6. Chọn màu nổi và màu nền là hai tông màu của màu xanh lam (các màu có giá trị 4b9dde và c1e6fb, nhập vào ô HTML notation trong hộp thoại chọn màu). Bước 7. Chọn công cụ màu chuyển Gradient trong hộp công cụ. Bước 8. Chọn kiểu chuyển FB to GB (RGB) trong hộp thoại Gradient. Bước 9. Nháy chuột vào điểm sát phía trên cùng của ảnh, kéo thả chuột theo phương thẳng đứng xuống phía dưới để đồ màu cho lớp. Để xem ảnh tổng thể, em hiển thị lại lớp phong_canh. B. Bài tập Tin học 11 Bài 27: Công cụ vẽ và một số ứng dụng Câu 1: Khi chỉnh sửa ảnh em có thể thực hiện những việc gì? A. Điều chỉnh độ sáng và độ tương phản B. Tinh chỉnh màu sắc C. Tăng cường độ sắc D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 2: Có thể sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh nào để chính sửa? A. Lightroom B. Lightroom C. Adobe Photoshop D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 3: Nền màu xanh khi chụp quay dùng để? A. Tối giản những phát sinh khách quan trong qua trình làm phim B. Khắc phục những hạn chế mà bối cảnh thực không đáp ứng được đúng với yêu cầu của kịch bản C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai Câu 4: Nền màu xanh (hoặc màu xanh lá cây) thường được sử dụng trong trường quay vì? A. Ít gây nhiễu với các đối tượng và người mẫu trong cảnh quay B. Có độ tương phản cao C. Giúp dễ dàng phân tách nền và đối tượng D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 5: Phông xanh có thể khắc phục những hạn chế mà bối cảnh thực không đáp ứng được đúng với yêu cầu của kịch bản nào? A. Thời tiết B. Địa lý C. Bối cảnh lịch sử D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 6: Lớp nào được hiển thị trong hình sau? A. Lớp LSC B. Lớp SK C. Lớp ORG D. Đáp án khác Câu 7: Hình dưới đây là một bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Kusaikabe Kimbei được chụp từ những năm 1870. Em có thể xác định được tác giả đã phải vẽ thêm những gì để thu được tấm hình này không? A. Tác giả vẽ thêm chiếc ô B. Tác giả đã vẽ thêm cái váy C. Không thể xác định được tác giả đã phải vẽ thêm những gì để thu được tấm hình này D. Đáp án khác Câu 8: Công cụ Clone được sử dụng để? A. Sao chép và nhân bản một vùng chọn B. Loại bỏ các khuyết điểm trên ảnh một cách tự động và mịn màng C. Giá trị màu nổi sẽ được sử dụng trong các công cụ hoạt động với màu nổi D. Giá trị màu nền sẽ được sử dụng trong các công cụ hoạt động với màu nền Câu 9: Công cụ Healing được sử dụng để? A. Loại bỏ các khuyết điểm trên ảnh một cách tự động và mịn màng B. Sao chép và nhân bản một vùng chọn C. Giá trị màu nổi sẽ được sử dụng trong các công cụ hoạt động với màu nổi D. Giá trị màu nền sẽ được sử dụng trong các công cụ hoạt động với màu nền Câu 10: Khi viết trong vở học sinh thường dùng mực màu gì? A. Đen B. Xanh C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai
Tạo ảnh động
A. Kiến thức trọng tâm Tin học 11 Bài 28: Tạo ảnh động I. CÁC THAO TÁC XỬ LÍ TRÊN LỚP ẢNH Mở một hay nhiều tệp làm lớp ảnh mới: chọn lệnh File → Open as Layer, chọn đường dẫn đến thư mục chứa ảnh, chọn các ảnh muốn mở rồi nháy nút Open. Có thể mở thư mục chứa ảnh, chọn và kéo vào màn hình làm việc của GIMP. Khóa lớp: nháy chuột vào lớp muốn khóa trong hộp thoại Layer rồi nháy chuột vào thuộc tính mà em muốn khóa. Gom cụm: nháy chuột vào ô vuông thứ hai (hình sợi dây xích) bên tay trái các lớp muốn cùng thực hiện. Gộp lớp: nháy nút phải chuột vào tên lớp và chọn Merge Down để gộp với lớp ngay bên dưới. II. THIẾT LẬP ẢNH ĐỘNG TỪ LỚP ẢNH Mở ảnh bằng lệnh File → Open as Layers. Chọn lệnh Filters → Animation → Playback. Có thể thiết lập thời gian xuất hiện cho mỗi khung hình bằng cách thêm vào phía sau tên lớp tương ứng cụm “Xms”. Trong đó: X là số mili-giây mà ta muốn hiển thị khung hình trước khi chuyển sang lớp tiếp theo. Để xuất ra tệp ảnh động, chọn File → Export As và gõ tên tệp với phần ở rộng là gif, rồi nháy nút Export. Hộp thoại xuất tệp xuất hiện: Nháy vào ô As animation để tạo ảnh động. Nháy vào ô Loop forever nếu muốn ảnh lặp lại sau khi hiển thị một lượt từ đầu đến cuối. Nhập giá trị vào ô màu xanh để xác định số mili-giây dừng giữa các khung hình chưa đặt thời gian. → Sau khi kiểm tra thông tin, nháy nút Export để lưu tệp tin. Lưu ý: Nếu trong các ảnh đã tải có ảnh có kích thước lớn hơn khung của hình động, khi thực hiện lệnh sẽ có thông báo: “The image you are trying to export as a GIF contains layers which extend beyond the actual borders of the image.” → nháy nút Crop để cắt lớp này cho vừa với khung hình. Để thêm hiệu ứng cho ảnh, chọn Filters → Animation và chọn hiệu ứng có sẵn. Blend (Hiệu ứng chuyển động mờ dần giữa các layer): Hiệu ứng này cần ít nhất 3 lớp , lớp dưới cùng là lớp nền, hình ảnh sẽ được chuyển dần dần từ lớp 2 lên lớp trên cùng. Giữa 2 khung hình tương ứng với 2 lớp ảnh gốc có một số khung trung gian (số lượng trong ô Intermediate frames) được tạo ra bằng cách hòa trộn lớp nguồn, lớp đích và lớp nền. III. THỰC HÀNH Nhiệm vụ 1. Tạo hình tròn bằng các nét như Hình 28.5 Bước 1. Chọn File → New rồi nhập 500 vào hai ô Width và Height rồi nháy OK. Bước 2. Chọn màu trắng cho màu nổi, chọn công cụ tô màu hoặc nhấn tổ hợp phím Shift+B rồi tô màu cho lớp vừa tạo. Bước 3. Nháy nút phải chuột vào lớp vừa tạo rồi chọn New Layer, đặt tên lớp là Layer 1. Bước 4. Chọn màu xám nhạt cho màu nổi (ví dụ dcdcdc) và màu xám đậm cho màu nền (ví dụ 7f7f7f). Bước 5. Nháy chuột vào công cụ Rectangle Select Tool và vẽ một vùng chọn vào ô Rounded corners, đặt Radius bằng 30 và xác định vị trí vùng chọn: Position 235, 0; Size 30, 90. Bước 6. Nhấn tổ hợp phím Shift + B rồi tô màu cho vùng chọn vừa tạo. Bước 7. Chọn Duplicate layer trên Layer 1. Bước 8. Nháy chuột vào lớp ảnh mới (Layer 1 copy) rồi chọn công cụ Flip , chọn Vertical trong tùy chọn công cụ rồi nháy chuột vào lớp ảnh Layer 1 copy. Bước 9. Nháy nút phải chuột và lớp Layer 1 copy và chọn Merge Down. Bước 10. Chọn Duplicate layer trên Layer 1. Bước 11. Chọn lệnh Unified Transform Tool trong hộp công cụ (nhấn tổ hợp Shift + T): giữ chuột bên ngoài khung hình và quay sao cho hình quay 3 bước (tương ứng với góc quay 45॰) rồi nháy vào nút Transform. Bước 12. Nháy nút phải chuột vào lớp Layer 1 copy và chọn Merge Down. Bước 13. Thực hiện lại các bước 10, 11, 12 với góc quay 90॰ để thu được phần còn thiếu. Nhiệm vụ 2. Tạo ảnh động biểu tượng chờ dùng hình trong Nhiệm vụ 1 Bước 1. Chọn Duplicate layer trên Layer 1. Bước 2. Chọn công cụ tạo vùng chọn có màu tương tự Fuzzy Select Tool (hoặc nhấn phím U) trên hộp công cụ rồi nhảy vào nét gạch ở vị trí 12 giờ. Toàn bộ nét gạch này sẽ được chọn. Bước 3. Nhấn tổ hợp phím Shift + B để tô màu, nháy chuột vào ô BG color fill đề tô bằng màu nền màu xám nhạt. Rồi đưa con trỏ chuột lên vùng đã chọn và nháy chuột để tô. Bước 4. Chọn Duplicate layer trên Layer 1. Bước 5. Nháy chuột vào lớp vừa tạo và kéo lên trên cùng. Bước 6. Nhấn phím U và nháy chuột vào nét gạch ở vị trí 1 giờ. Bước 7. Nhấn tổ hợp phím Shift+B rồi di chuột lên vùng vừa chọn và nháy chuột. Bước 8. Lặp lại các bước 4, 5, 6, 7 thêm 6 lần, mỗi lần tô một gạch lần lượt theo thứ tự trên vòng tròn. Ta thu được 8 ảnh lần lượt theo thứ tự từ dưới lên trên. Bước 9. Xóa lớp Layer 1. Bước 10. Chọn lệnh File → Export As, nhập tên cho tệp ảnh là Waiting.gif, kiểm tra các thông số và nhảy chọn Export đề xuất ra tệp ảnh động Waiting.gif. Lưu ý: Ta có thể vào xem ảnh tại vị trí đã lưu hoặc xem trước bằng GIMP bằng lệnh Filter → Animation Playback và nháy chọn nút hình tam giác để xem. B. Bài tập Tin học 11 Bài 28: Tạo ảnh động Câu 1: Em có thể nhìn thấy hình ảnh chuyển động nhưng không phải một đoạn phim ở đâu? A. Facebook B. Instagram C. Các trang mạng xã hội D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 2: Lớp nào có thể thực hiện được lệnh Merge Down? A. Lớp 2 và 4 B. Lớp 1 và 4 C. Lớp 1 và 3 D. Lớp 2 và 3 Câu 3: Lớp nào không thể thực hiện được lệnh Merge Down? A. Lớp 2 và 4 B. Lớp 1 và 4 C. Lớp 1 và 3 D. Lớp 2 và 3 Câu 4: Mỗi khi phải cài đặt một phần mềm mới trên điện thấythoại hay máy tính, trong thời gian chờ đợi em sẽ thấy? A. Có hình vòng tròn quay B. Có đồng hồ cát C. Có một thanh chạy tăng dần D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 5: Trong khi thực hiện việc chỉnh sửa ta có thể? A. Chỉnh sửa cùng một lúc nhiều thành phần B. Xóa cùng lúc các thành phần D. Cả ba đáp án trên đều sai Câu 6: Đề bắt đầu tạo ảnh động, em mở ảnh bằng lệnh? A. Filters-> Animation B. File -> Open as Layers C. File -> Export As D. Đáp án khác Câu 7: Ảnh động được tạo gồm? A. Các video đã mở, mỗi khung hình là một lớp video, hiện lần lượt theo thứ tự từ dưới lên trên B. Các ảnh đã mở, mỗi khung hình là một lớp ảnh, hiện lần lượt theo thứ tự từ dưới lên trên C. Các ảnh đã mở, mỗi khung hình là một lớp ảnh, hiện lần lượt theo thứ tự từ trên xuống dưới D. Đáp án khác Câu 8: Em có thể thiết lập thời gian xuất hiện cho mỗi khung hình bằng cách? A. Thêm vào phía sau tên lớp tương ứng cụm “(Xms)” B. Cài đặt thời gian chuyển động C. Sử dụng phần mềm đếm giờ D. Đáp án khác Câu 9: X trong cụm “(Xms)” là? A. Số mili-giây mà ta muốn hiển thị khung hình trước khi chuyển sang lớp tiếp theo B. Số micro-giây mà ta muốn hiển thị khung hình trước khi chuyển sang lớp tiếp theo C. Số giây mà ta muốn hiển thị khung hình trước khi chuyển sang lớp tiếp theo D. Đáp án khác
Khám phá phần mềm làm phim
A. Kiến thức trọng tâm Tin học 11 Bài 29: Khám phá phần mềm làm phim I. KHÁM PHÁ PHẦN MỀM LÀM PHIM Giao diện chung của một phần mềm thường có bố cục với các thành phần chính như: 1) Thanh công cụ: chứa các nút lệnh để thiết lập các tính năng hay các thao tác chỉnh sửa phim. 2) Ngăn tư liệu: chứa các tệp ảnh, tệp video clip, tệp âm thanh,... là đầu tư liệu vào cho phim. 3) Ngăn xem trước đoạn phim và các lệnh chỉnh sửa, điều khiển đối tượng đang xem trước. 4) Con trỏ thời điểm. 5) Ngăn tiến trình: đây là khu vực giúp theo dõi, quản lí toàn bộ trình tự cũng như các thành phần của phim. Hiển thị theo Phân cảnh (Story board): là chế độ hiển thị đơn giản, giúp quan sát trực quan chuỗi các phân cảnh trong phim. Mỗi phân cảnh có thể là một ảnh hoặc một video clip. Con số chỉ thời lượng dưới mỗi phân cảnh thể hiện thời gian xuất hiện trên phim của phân cảnh đó. Nút lệnh giữa các phân cảnh dùng để thiết lập hiệu ứng chuyển cảnh và thời gian diễn ra hiệu ứng. Hiển thị theo Dòng thời gian (Timeline): là chế độ hiển thị toàn bộ các thành phần của đoạn phim dưới dạng các lớp (track) theo đúng trình tự thời gian của phim. Mỗi đoạn phim có thể có nhiều lớp khác nhau. Tại mỗi thời điểm, đoạn phim sẽ thể hiện đồng thời các lớp đối tượng này. => Kết luận: Có thể tạo ra các đoạn phim bằng cách sử dụng phần mềm làm phim. Phần mềm làm phim có các tính năng giúp sắp xếp các tư liệu (ảnh, video clip, âm thanh) theo một trình tự, thời lượng nhất định tạo thành chuỗi các phần cảnh để làm thành một đoạn phim hoàn chỉnh. Câu hỏi củng cố tr.139 SGK Phân cảnh 1 2 3 4 5 6 a) Ảnh sử dụng Ảnh 2.jpg Ảnh 1.jpg Ảnh 4.jpg Ảnh 5.jpg Thời lượng giây) 7 3 3 3 2 8 Tổng thời lượng (giây) 26 II. THỰC HÀNH Nhiệm vụ 1. Chuẩn bị tư liệu và kịch bản phim Chuẩn bị tư liệu đầu vào cho đoạn phim: khoảng 5 ảnh và 1 video clip. Nếu tải từ mạng internet, cần lưu ý về bản quyền của chúng. Xây dựng ý tưởng, kịch bản phim, xác định thứ tự các phân đoạn. Nên đặt tên cho các tư liệu theo thứ tự phân đoạn dự kiến, chẳng hạn Ảnh 1, Ảnh 2,..., Video 1, Video 2,... Nhiệm vụ 2. Tạo đoạn phim từ tư liệu đã chuẩn bị Bước 1. Khởi động phần mềm VideoPad. Bước 2. Chọn lệnh Video Wizard tại màn hình khởi động của VideoPad. Đây là tính năng hỗ trợ tạo phim đơn giản và nhanh nhất theo các mẫu có sẵn của phần mềm. Khi hộp thoại Video Wizard hiện ra, làm theo hướng dẫn. Bước 3. Tạo video theo mẫu đã chọn. * Bước 3.1. Chọn tư liệu đầu vào tại hộp thoại Add Content. 1. Nháy chọn Add Files. 2. Hộp thoại Add Files To Your Project hiện ra, mở thư mục chứa các tư liệu, chọn các ảnh và video tư liệu rồi chọn Open. Các ảnh và video được chọn sẽ được đưa vào hộp thoại Add Content. Ở bước này, có thể bổ sung hoặc xoá các tư liệu nếu cần. 3. Tiếp tục chọn Next để sang bước tiếp theo. * Bước 3.2. Chọn âm thanh, nhạc nền cho phim. Sau bước chọn ảnh và video clip đầu vào là bước chọn âm thanh hoặc nhạc nền cho phim với các lựa chọn. * Bước 3.3. Biên tập đoạn phim mở đầu (Intro). * Bước 3.4. Biên tập đoạn phim kết thúc (Outro). Thực hiện tương tự Bước 3.3. *Bước 3.5. Xem trước đoạn phim vừa tạo. Sau khi thực hiện xong các bước trên, phần mềm cho phép ta xem lại đoạn phim vừa tạo. Bước 4. Nháy chọn Create để kết thúc quá trình tạo đoạn phim. Bước 5. Lưu lại và xuất bản phim. Sau bốn bước trên, phần mềm sẽ hiện ra giao diện như Hình 29.2. Em có thể xem lại đoạn phim của mình ở ngăn xem trước. Lưu lại dự án làm phim của mình, đặt tên dự án theo cấu trúc <Tên phim> <Ngày tạo>.vpj. Nháy chọn lệnh Export Video trên thanh công cụ để xuất bản phim vừa tạo với các lựa chọn gợi ý như hình dưới đây: Chúc mừng em đã hoàn thành đoạn phim đầu tiên của mình. B. Bài tập Tin học 11 Bài 29: Khám phá phần mềm làm phim Câu 1: Bạn Nam làm một đoạn phim để kể lại những điều thú vị diễn ra trong kì nghỉ hè của mình. Tư liệu được sử dụng trong phim có thể là? A. Ảnh mà Nam đã ciụp B. Video mà Nam đã quay C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai Câu 2: Thanh công cụ là nơi? A. Chứa các tệp ảnh, tệp video clip, tệp âm thanh,.... là tư liệu đầu vào cho phim B. Chứa các nút lệnh để thiết lập các tính năng hay các thao tác chỉnh sửa phim C. Đoạn phim và các lệnh chỉnh dửa, điều khiển đối tượng đang xem trước D. Thời điểm Câu 3: Ngăn tư liệu là nơi? A. Chứa các tệp ảnh, tệp video clip, tệp âm thanh,.... là tư liệu đầu vào cho phim B. Chứa các nút lệnh để thiết lập các tính năng hay các thao tác chỉnh sửa phim C. Đoạn phim và các lệnh chỉnh dửa, điều khiển đối tượng đang xem trước D. Thời điểm Câu 4: Ngăn xem trước là nơi? A. Chứa các tệp ảnh, tệp video clip, tệp âm thanh,.... là tư liệu đầu vào cho phim B. Chứa các nút lệnh để thiết lập các tính năng hay các thao tác chỉnh sửa phim C. Đoạn phim và các lệnh chỉnh dửa, điều khiển đối tượng đang xem trước D. Thời điểm Câu 5: Con trỏ là? A. Chứa các tệp ảnh, tệp video clip, tệp âm thanh,.... là tư liệu đầu vào cho phim B. Chứa các nút lệnh để thiết lập các tính năng hay các thao tác chỉnh sửa phim C. Đoạn phim và các lệnh chỉnh dửa, điều khiển đối tượng đang xem trước D. Thời điểm Câu 6: Ngăn tiến trình là? A. Chứa các tệp ảnh, tệp video clip, tệp âm thanh,.... là tư liệu đầu vào cho phim B. Chứa các nút lệnh để thiết lập các tính năng hay các thao tác chỉnh sửa phim C. Đoạn phim và các lệnh chỉnh dửa, điều khiển đối tượng đang xem trước D. Khu vực giúp theo dõi, quản lý toàn bộ trình tự cũng như thành phần của phim Câu 7: Đâu là chế độ hiển thị trong ngăn tiến trình? A. Hiển thị theo phân cảnh B. Hiển thị theo dòng thời gian C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai Câu 8: Hiển thị theo phân cảnh là chế độ? Hiển thị đơn giản, giúp quan sát trực quan chuỗi các phân cảnh trong phim Hiển thị toàn bộ các thành phần của đoạn phim dưới dạng các lớp theo đúng trình tự thời gian của phim Hiển thị đơn giản các lớp theo trình tự thời gian Đáp án khác Câu 9: Hiển thị theo Dòng thời gian là chế độ? A. Hiển thị đơn giản, giúp quan sát trực quan chuỗi các phân cảnh trong phim B. Hiển thị toàn bộ các thành phần của đoạn phim dưới dạng các lớp theo đúng trình tự thời gian của phim C. Hiển thị đơn giản các lớp theo trình tự thời gian D. Đáp án khác Câu 10: Trong chế độ hiển thị theo phân cảnh thì mỗi phân cảnh có thể là? A. Mỗi đoạn phim có nhiều lớp B. Mỗi ảnh hoặc một video clip C. Một đoạn phim D. Đáp án khác
Biên tập phim
A. Kiến thức trọng tâm Tin học 11 Bài 30: Biên tập phim I. BIÊN TẬP PHIM a) Chỉnh sửa hình ảnh Gồm các thao tác: bổ sung; thay thế hoặc xóa; căn chỉnh hướng, góc quay; tạo hiệu ứng cho ảnh hoặc video clip. b) Chỉnh sửa âm thanh Phần mềm làm phim cho phép đưa các tệp âm thanh vào đoạn phim, ghép nối, thay đổi độ dài, âm lượng và các chỉnh sửa khác. c) Tạo các hiệu ứng chuyển cảnh Sử dụng hiệu ứng chuyển cảnh giúp cho đoạn phim mượt mà, hấp dẫn hơn. d) Căn chỉnh thời gian Căn chỉnh thời gian xuất hiện giữa các phân cảnh trên các lớp cần thực hiện sao cho khớp với kịch bản mà ta mong muốn. Những thao tác này được hỗ trợ thực hiện tại ngăn tiến trình của phần mềm làm phim. e) Tạo phụ đề Tạo phụ đề giúp cho đoạn phim trở nên chuyên nghiệp, góp phần truyền tải thông tin tốt hơn. Gồm các tính năng: tạo, chỉnh sửa, định dạng phụ đề cho phim. Kết luận: Để đoạn phim trở nên chuyên nghiệp và hấp dẫn, phần mềm làm phim cung cấp các công cụ biên tập cơ bản như chỉnh sửa âm thanh, âm thanh, tạo các hiệu ứng chuyển cảnh, căn chỉnh thời gian và tạo phụ đề. II. THỰC HÀNH Nhiệm vụ chung. Biên tập đoạn phim đã thực hiện ở phần thực hành Bài 30 Bước 1. Khởi động phần mềm VideoPad. Bước 2. Mở dự án phim đã thực hiện ở phần thực hành Bài 29. Bước 3. Lưu dự án với tên mới <Tên phim>.<Ngày tạo>.vpj. Nhiệm vụ 1. Chỉnh sửa ảnh Thay thế một ảnh trong phim bằng ảnh mới, chẳng hạn ảnh cần thay thế là ảnh số 5. Bước 1. Nháy nút phải chuột vào ảnh 5 tại trang Images của ngăn Tư liệu. Khi bàng lệnh hiện ra (Hình 30.1), chọn lệnh Replace File… Bước 2. Chọn đường dẫn tới tệp ảnh mới sẽ dùng để thay thế cho ảnh 5. Sau bước này, ảnh mới sẽ được đưa vào ngăn tư liệu, thay thế cho ảnh 5 cũ. Khi đó, phân cảnh sử dụng ảnh 5 cũ trong đoạn phim cũng sẽ thay đổi theo. Bước 3. Chọn nút Play trong ngăn xem trước để kiểm tra kết quả thay thế ảnh vừa thực hiện. Nhiệm vụ 2. Chỉnh sửa âm thanh Bước 1. Tại ngăn tiến trình, nháy chuột vào hộp chọn Storyboard, trong bảng chọn hiện ra, nháy chọn Timeline để mở chế độ Dòng thời gian trong ngăn tiến trình. Bước 2. 1. Nháy nút phải chuột vào vị trí bất kì của đoạn âm thanh trong lớp Âm thanh (Audio track). 2. Chọn Fade out trong bảng lệnh hiện ra. Bước 3. Hộp thoại Fade Out hiện ra, cho phép thiết lập các thông số để điều chỉnh âm lượng nhỏ dần về cuối phim. Nhiệm vụ 3. Tạo hiệu ứng chuyền cảnh Bước 1. Mở chế độ hiển thị Storyboard trên ngăn tiến trình. Bước 2. Nháy chọn lệnh tại phân cảnh muốn thực hiện hiệu ứng chuyền cảnh. Bước 3. Trong danh sách các hiệu ứng mở ra (Hình 30.4), chọn một hiệu ứng bất kì. Bước 4. Xem đoạn phim ở ngăn xem trước để theo dõi hiệu ứng chuyển cảnh vừa thiết lập. Có thể thực hiện lại Bước 3 để đổi sang hiệu ứng khác nếu muốn. Nhiệm vụ 4. Căn chỉnh thời gian các phân cảnh trong phim Bước 1. Bật chế độ hiển thị dang Storyboard cho ngăn tiến trình. Bước 2. Nháy chọn phân cảnh cần căn chỉnh thời gian, giả sử phân cảnh 2. Phân cảnh này sẽ được hiện ra ở ngăn xem trước. Bước 3. Gõ vào thời lượng mong muốn tại ô Duration trong dây lệnh ở ngăn xem trước (Hình 30.2) rồi nhấn phím Enter. Bước 4. Xem lại đoạn phim để theo dõi sự thay đổi thời lượng phân cảnh vừa điều chỉnh. Có thể quay lại Bước 3 để chỉnh lại thời lượng nếu cần. Nhiệm vụ 5. Tạo phụ để để chú thích cho các ảnh trong đoạn phim Bước 1. Mở hộp thoại tạo phụ đề bằng cách: trên dải lệnh, chọn lệnh Sequence, tiếp theo chọn lệnh Subtitles. Bước 2. Khi hộp thoại Subtitles hiện ra, lần lượt thực hiện theo các chỉ dẫn trong Hình 30.6. [1] Đặt con trỏ vào vị trí thời điểm bắt đầu có phụ đề. [2] Gõ nội dung phụ đề. [3] Căn chỉnh lại thời gian cho từng phụ đề để khớp với phân cảnh. [4] Chọn Add để bổ sung phụ đề. Chọn Apply để đóng hộp thoại và lưu lại các phụ đề vừa tạo. Bước 3. Xem lại toàn bộ đoạn phim để kiểm tra. Thực hiện lại các bước trên để điều chỉnh nếu cần. B. Bài tập Tin học 11 Bài 30: Biên tập phim Câu 1: Các công cụ cần thiết để thực hiện được một phân cảnh phim với yêu cầu như sau: Tại giây thứ 10 của phim, video clip số 1 sẽ hiện ra, từ giây thứ 12 đến 18, dòng chữ “Video clip này được thực hiện tại Nha Trang. ngày 20/6/2021" hiện ra là? A. Công cụ căn chỉnh thời gian B. Công cụ tạo phụ đề C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai Câu 2: Một phân cảnh phim với yêu cầu như sau: Tại giây thứ 10 của phim, video clip số 1 sẽ hiện ra, từ giây thứ 12 đến 18, dòng chữ “Video clip này được thực hiện tại Nha Trang. ngày 20/6/2021" hiện ra.Để thêm dòng chữ "Video clip này được thực hiện tại Nha Trang. Ngày 20/6/2021" vào giây thứ 12 đến 18 của video clip số 1 thì cần sử dụng công cụ nào dưới đây ? A. Công cụ chỉnh sửa âm thanh B. Công cụ căn chỉnh thời gian C. Công cụ tạo phụ đề D. Cả ba đáp án trên đều sai Câu 3: Một phân cảnh phim với yêu cầu như sau: Tại giây thứ 10 của phim, video clip số 1 sẽ hiện ra, từ giây thứ 12 đến 18, dòng chữ “Video clip này được thực hiện tại Nha Trang. ngày 20/6/2021" hiện ra.Để đặt thời điểm xuất hiện của video clip số 1 là giây thứ 10 của phim thì cần sử dụng công cụ nào dưới đây ? A. Công cụ chỉnh sửa âm thanh B. Công cụ căn chỉnh thời gian C. Công cụ tạo phụ đề D. Cả ba đáp án trên đều sai Câu 4: Để thêm hiệu ứng chuyển cảnh giữa các tư liệu đầu vào thì sử dụng công cụ? A. Công cụ chỉnh sửa âm thanh B. Công cụ căn chỉnh thời gian C. Công cụ tạo phụ đề D. Công cụ chuyển cảnh Câu 5: Công cụ chuyển cảnh giúp? A. Đặt thời điểm xuất hiện của video clip B. Để tạo phụ đề cho đoạn phim C. Tạo tính liên kết giữa các cảnh trong phim D. Cả ba đáp án trên đều sai Câu 6: Để người xem dễ dàng theo dõi cả kênh hình lẫn kênh chữ thì cần? A. Thêm, cắt, chỉnh sửa âm thanh và nhạc nền cho đoạn phim của em B. Điều chỉnh thời lượng của mỗi chuyển cảnh sao cho phù hợp với nội dung và phụ đề của đoạn phim C. Chọn âm thanh, nhạc nền phù hợp với nội dung và tạo liên kết hài hòa giữa hình ảnh và âm thanh/nhạc nền trong đoạn phim D. Đáp án khác Câu 7: Để thêm, cắt, chỉnh sửa âm thanh và nhạc nền cho đoạn phim của em thì sử dụng công cụ? A. Công cụ chỉnh sửa âm thanh B. Công cụ căn chỉnh thời gian C. Công cụ tạo phụ đề D. Công cụ chỉnh sửa âm thanh (audio editor) Câu 8: Để tăng giảm thời lượng cho một phân cảnh thì cần? A. Đưa trỏ chuột vào vị trí cuối của một phân cảnh, cho tới khi con trỏ chuột có hình mũi tên hai chiều thì kéo thả chuột sang trái để giảm thời lượng hoặc sang phải để tăng thời lượng B. Đưa trỏ chuột vào vị trí cuối của một phân cảnh, cho tới khi con trỏ chuột có hình mũi tên thì kéo thả chuột sang trái để giảm thời lượng hoặc sang phải để tăng thời lượng C. Đưa trỏ chuột vào vị trí cuối của một phân cảnh, cho tới khi con trỏ chuột có hình mũi tên hai chiều thì kéo chuột lên trên để tăng và kéo xuống dưới để giảm D. Đáp án khác Câu 9: Trong quá trình kéo tăng giảm thời lượng, có thể quan sát sự thay đổi thời lượng của phân cảnh tại ô? A. Duration B. Timeline C. audio editor D. Đáp án khác Câu 10: Thêm ảnh hoặc video clip vào dự án của bạn bằng cách sử dụng công cụ? A. "Chỉnh sửa âm thanh" B. "Căn chỉnh thời gian" C. "Tạo phụ đề" D. "Thêm tư liệu"
Thực hành tạo phim hoạt hình
A. Kiến thức trọng tâm Tin học 11 Bài 31: Thực hành tạo phim hoạt hình I. NHIỆM VỤ 1. XÂY DỰNG KỊCH BẢN, CHUẨN BỊ TƯ LIỆU Phân cảnh 1: Hình ảnh: Tú và Lan. Lời thoại/Âm thanh: Tú: Chào Nam! Sao giờ này cậu mới tới? Phụ đề: Trưa thứ 7, tại hành lang câu lạc bộ ngoại khóa Phân cảnh 2: Hình ảnh: Nam. Lời thoại/ Âm thanh: Nam: Ừ! Vì tớ mải làm một món quà bất ngờ để đem tới cho các bản. Phụ đề: Không có. II. NHIỆM VỤ 2. TẠO ĐOẠN PHIM HOẠT HÌNH TỪ CÁC TƯ LIỆU THEO KỊCH BẢN Khởi động phần mềm làm phim VideoPad. Bằng các kiến thức đã học, tạo đoạn phim theo đúng kịch bản đã viết ở Nhiệm vụ 1. Trong quá trình thực hiện có thể chỉnh sửa lại kịch bản cho phù hợp. Lưu ý: Nên sử dụng tính năng Video Wizard và chọn một mẫu phim phù hợp trong danh sách các mẫu có sẵn. Căn chỉnh thời lượng và lựa chọn hiệu ứng giữa các phân cảnh cho phù hợp. III. NHIỆM VỤ 3 Bước 1. Ghi âm lời hội thoại. Chọn dải lệnh Home → chọn lệnh Record → chọn lệnh Record Narration. Hộp thoại Record Narration sẽ hiện ra với các tính năng sau: Trước tiên, chọn lựa chọn dừng ghi âm khi kết thúc đoạn phim (At the end of sequence). Tiếp theo, gõ tên cho tệp âm thanh này. Nháy chọn nút để bắt đầu ghi âm lời thoại. Lưu ý: Lời hội thoại cần khớp với các phân cảnh trên phim, do đó có thể căn chỉnh thời lượng các phân cảnh tại ngăn Timeline. Trong quá trình ghi âm, có thể nháy chọn lệnh tạm dừng sau đó nháy chọn để tiếp tục. Sau khi ghi âm xong, nháy chọn lệnh . Khi chọn lệnh kết thúc đoạn ghi âm vừa thực hiện sẽ được lưu lại trong ngăn Tư liệu, với tên ta đã đặt trong hộp thoại Record Narration. Chọn lệnh Close để đóng hộp thoại Record Narration sau khi kết thúc ghi âm. Có thể thay đổi lời độ rộng các băng hình phân cảnh để căn chỉnh thời lượng của các phân cảnh cho khớp với lời thoại đã ghi âm. Xem lại đoạn phim tại ngăn Preview, kiểm tra, chỉnh sửa cho tới khi các lời thoại đã khớp các phân cảnh. Bước 2. Bổ sung phụ đề. Thực hiện bổ sung phụ đề cho đoạn phim theo kịch bản bằng cách đã học. Bước 3. Lưu dự án và xuất bản phim hoạt hình. Lưu lại dự án và xuất bản phim hoạt hình của em. B. Bài tập Tin học 11 Bài 31: Thực hành tạo phim hoạt hình Câu 1: Để tạo được một đoạn phim hoạt hình em cần? A. Thực hiện các ý tưởng B. Tìm kiếm sự trợ giúp C. Xây dựng kịch bản cho phim đó D. Cả hai đáp án trên đều sai Câu 2: Kịch bản được xây dựng phải? A. Có các nguồn lực hỗ trợ B. Có sự sáng tạo D. Cả ba đáp án trên đều sai Câu 3: Chỉnh sửa video bằng cách chọn tập tin video bạn muốn chỉnh sửa trên ? A. Nút "Thêm tập tin" trên giao diện của VideoPad B. Timeline của VideoPad C. Công cụ tạo phụ đề D. Cả ba đáp án trên đều sai Câu 4: Để thêm hiệu ứng chuyển cảnh giữa các tư liệu đầu vào thì sử dụng công cụ? A. Công cụ chỉnh sửa âm thanh B. Công cụ căn chỉnh thời gian C. Công cụ tạo phụ đề D. Công cụ chuyển cảnh Câu 5: Có thể thêm các hiệu ứng nào để tạo sự liên kết hợp lý giữa các cảnh? A. Đặt thời điểm xuất hiện của video clip B. Để tạo phụ đề cho đoạn phim C. Các hiệu ứng chuyển tiếp giữa các đoạn video khác nhau D. Cả ba đáp án trên đều sai Câu 6: Có thể thực hiện thao tác nào với các đoạn âm thanh không mong muốn? A. Điều chỉnh âm lượng B. Cắt, sao chép C. Xóa D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 7: Sử dụng các công cụ trong VideoPad để? A. Thêm tiêu đề B. Thêm chú thích C. Thêm các hiệu ứng đặc biệt D. Công cụ chỉnh sửa âm thanh (audio editor) Câu 8: Để tăng giảm thời lượng cho một phân cảnh thì cần? A. Đưa trỏ chuột vào vị trí cuối của một phân cảnh, cho tới khi con trỏ chuột có hình mũi tên hai chiều thì kéo thả chuột sang trái để giảm thời lượng hoặc sang phải để tăng thời lượng B. Đưa trỏ chuột vào vị trí cuối của một phân cảnh, cho tới khi con trỏ chuột có hình mũi tên thì kéo thả chuột sang trái để giảm thời lượng hoặc sang phải để tăng thời lượng C. Đưa trỏ chuột vào vị trí cuối của một phân cảnh, cho tới khi con trỏ chuột có hình mũi tên hai chiều thì kéo chuột lên trên để tăng và kéo xuống dưới để giảm D. Đáp án khác Câu 9: Có thể thực hiện thao tác nào với các tiêu đề và hiệu ứng? A. Tùy chỉnh kiểu dáng B. Tùy chỉnh kích thước C. Tùy chỉnh màu sắc và độ trễ D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 10: Thêm ảnh hoặc video clip vào dự án của bạn bằng cách sử dụng công cụ? A. "Chỉnh sửa âm thanh" B. "Căn chỉnh thời gian" C. "Tạo phụ đề" D. "Thêm tư liệu"
Lý thuyết Tin học 11 Bài 1: Bên trong máy tính
A. Lý thuyết Bên trong máy tính 1. Các cổng logic và tính toán nhị phân a) Cổng logic - Các cổng logic là thành phần cơ bản thực hiện mọi tính toán trong máy tính, được tạo ra bằng cách kết hợp các bóng bán dẫn để thực hiện chức năng bật hoặc tắt mạch đơn giản, tương ứng với hai giá trị 0 và 1. - Các cổng logic được đặt tên tương ứng với chức năng thực hiện, bao gồm cổng AND, cổng OR, cổng NOT, cổng XOR,... Bảng 1 liệt kê một số loại cổng logic thông dụng và bảng hoạt động tương ứng của chúng được gọi là bảng chân lý. - Cổng AND thực hiện chức năng nhân logic, ví dụ như để đèn F sáng thì cả công tắc A và công tắc B đồng thời phải đóng, nếu một trong hai công tắc mở thì đèn F tắt. b) Thực hiện phép toán nhị phân với mạch logic Các phép toán trên hệ nhị phân thực hiện giống như trên hệ thập phân. - Cộng hai số nhị phân 1 bit được thực hiện bằng bảng chân lí mạch cộng. - Sơ đồ mạch logic để thực hiện phép cộng hai số nhị phân 1 bit được lập từ bảng chân lí mạch cộng. - Phép cộng hai số nhị phân dài nhiều bit được thực hiện bằng cách cộng từng cặp bit từ phải sang trái và có bit nhớ. - Mạch cộng đầy đủ (FA) có ba đầu vào là A, B và bit nhớ mang sang C và hai đầu ra là bit tổng S và bit nhớ C... Mạch cộng đầy đủ là ghép nối hai mạch cộng 1 bit. - Các cổng logic AND, XOR có thể kết hợp để thực hiện phép tính cộng nhị phân và các mạch logic khác có thể được tạo thành từ các cổng logic cơ bản. 2. Những bộ phận chính bên trong máy tính - Máy tính bao gồm nhiều loại như: để bàn, xách tay, bảng. Bên trong thân máy tính chứa các bộ phận chính: bảng mạch chính, CPU, RAM, ROM, thiết bị lưu trữ. Tốc độ và dung lượng của chúng ảnh hưởng đến hiệu năng của máy. - Bảng mạch chính (Mainboard) có đế cắm CPU, ROM, các khe cắm RAM, các khe cắm ổ cứng và một số khe cắm khác. Nó làm nền tảng giao tiếp giữa CPU, RAM và các linh kiện khác. - CPU (Central Processing Unit – bộ xử lí trung tâm) đóng vai trò bộ não của máy tính; tìm nạp lệnh, giải mã và thực thi lệnh cho máy tính. - RAM (Random Access Memory — bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên) lưu trữ dữ liệu tạm thời trong quá trình tính toán, dữ liệu sẽ bị mất khi máy tính mất điện hoặc khởi động lại. - ROM (Read Only Memory – bộ nhớ chỉ đọc)lưu trữ chương trình khởi động máy tính. - Thiết bị lưu trữ dùng để lưu trữ dữ liệu lâu dài và không bị mất khi máy tính tắt nguồn. HDD, SSD hoặc USB được sử dụng để lưu trữ dữ liệu. - Dung lượng lưu trữ dữ liệu của máy tính là tổng dung lượng của ổ cứng HDD, ổ cứng SSD không bao gồm dung lượng lưu trữ của RAM, có thể lên tới hàng TB. 3. Hiệu năng của máy tính - Hiệu năng máy tính phụ thuộc vào thông số kĩ thuật và đồng bộ giữa các bộ phận. - Tốc độ CPU và dung lượng RAM là chỉ số quan trọng đánh giá hiệu năng máy tính. - Tốc độ CPU được đo bằng Hz và số nhân (core) càng nhiều thì hiệu năng càng tốt. - Dung lượng RAM được đo bằng Byte và càng lớn thì hiệu năng càng cao. B. Bài tập Bên trong máy tính Đang cập nhật… Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại:  Lý thuyết Bài 2: Khám phá thế giới thiết bị số thông minh Lý thuyết Bài 3: Khái quát về hệ điều hành Lý thuyết Bài 5: Phần mềm ứng dụng và dịch vụ phần mềm Lý thuyết Bài 1: Lưu trữ trực tuyến Lý thuyết: Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng
Lý thuyết Tin học 11 Bài 2: Khám phá thế giới thiết bị số thông minh
A. Lý thuyết Khám phá thế giới thiết bị số thông minh 1. Sử dụng đúng cách các thiết bị số - Các thiết bị kĩ thuật số ngày nay liên tục được đổi mới và nâng cấp tính năng. Để sử dụng thiết bị đúng cách và khai thác tối đa tính năng của nó, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng từ lắp đặt đến sử dụng hàng ngày. - Tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị số thường có các mục sau: + Hướng dẫn an toàn (Safety): ngăn chặn rủi ro hoặc hư hỏng khi sử dụng thiết bị. + Lắp đặt thiết đặt (Setup): hướng dẫn lắp ráp hoặc thiết đặt thông số ban đầu cho thiết bị. + Vận hành (Operation): hướng dẫn sử dụng tính năng chính của thiết bị. + Bảo trì (Maintenance): hướng dẫn vệ sinh, chăm sóc kĩ thuật để đảm bảo hoạt động bình thường của thiết bị. + Xử lí sự cố (Troubleshooting): hướng dẫn chẩn đoán và xử lí sơ bộ các lỗi thường gặp của thiết bị. + Thông tin về nơi để tìm thêm sự trợ giúp và chi tiết liên hệ (Support). 2. Thông số kĩ thuật của thiết bị số - Các thiết bị số có bộ phận xử lí dữ liệu tương tự máy tính. Các thông số kĩ thuật quan trọng là tốc độ CPU, RAM, dung lượng lưu trữ và khác nhau tùy chức năng. - Các thiết bị để nhập/xuất dữ liệu cho người dùng như máy in, máy chiếu, màn hình, loa, micro, camera,... có các thông số kĩ thuật quan trọng khác tuỳ chức năng. - Kích thước màn hình + Màn hình hiển thị hình chữ nhật được quy định tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng, thể hiện kích thước bằng đường chéo và đơn vị là inch. + Kích thước màn hình điện thoại thường từ 4 - 6.5 inch, laptop từ 13.3 - 17 inch, tivi từ 40 - 65 inch. Độ phân giải màn hình + Hình ảnh số hoá được tạo nên từ các điểm ảnh nhỏ gọi là pixel. + Độ phân giải điểm ảnh thể hiện bằng cặp số đếm điểm ảnh theo chiều ngang và chiều cao. + Tích hai số này là số điểm ảnh của hình ảnh. + Một triệu điểm ảnh là một megapixel. + Hình ảnh càng nhiều điểm ảnh thì càng rõ nét. + Điện thoại thông minh hiện nay có camera với độ phân giải lên đến vài chục megapixel. - Dung lượng RAM được đo bằng Byte và càng lớn thì hiệu năng càng cao. B. Bài tập Khám phá thế giới thiết bị số thông minh Đang cập nhật… Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại:  Lý thuyết Bài 3: Khái quát về hệ điều hành Lý thuyết Bài 5: Phần mềm ứng dụng và dịch vụ phần mềm Lý thuyết Bài 1: Lưu trữ trực tuyến Lý thuyết: Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng Lý thuyết Bài 1: Bài toán quản lí và cơ sở dữ liệu
Lý thuyết Tin học 11 Bài 3: Khái quát về hệ điều hành
A. Lý thuyết Khái quát về hệ điều hành 1. Hệ điều hành, vai trò và chức năng của hệ điều hành - Hệ điều hành (OS) là tập các chương trình điều khiển và xử lý giao tiếp giữa thiết bị và phần mềm. - OS cũng quản lý thiết bị, phân phối tài nguyên và điều khiển quá trình xử lý. - Phần cứng, OS và phần mềm ứng dụng tạo thành hệ thống máy tính, phục vụ người dùng. - Hình 1 minh hoạ mối quan hệ giữa phần cứng, hệ điều hành, phần mềm ứng dụng trong máy tính và những người dùng máy tính. - Các phần mềm ứng dụng bao gồm các ứng dụng văn phòng, duyệt web, xử lí hình ảnh, và phát triển phần mềm. Chúng phải tương thích với hệ điều hành (OS) để hoạt động. - Các phần mềm hệ thống dùng để thiết kế và điều khiển phần cứng máy tính, bao gồm các trình điều khiển thiết bị. - OS là trung gian giữa phần mềm ứng dụng, phần cứng, và người dùng máy tính. Nó giúp quản lí thiết bị và tài nguyên, cũng như cung cấp giao diện cho người dùng. - Các chức năng cơ bản của hệ điều hành: + Hệ điều hành quản lí tệp, thiết bị, tiến trình, cung cấp giao tiếp cho người dùng và bảo vệ hệ thống. + Quản lí tệp: tổ chức, truy cập, chia sẻ và bảo vệ các tệp trên bộ nhớ ngoài. + Quản lí thiết bị: nhận biết và kết nối các thiết bị ngoại vi, tự động cài đặt trình điều khiển và ngắt kết nối khi tháo thiết bị. + Quản lí tiến trình: tạo và điều khiển các tiến trình, phối hợp hoàn thành nhiệm vụ và huỷ bỏ khi kết thúc. + Giao tiếp: qua câu lệnh, giao diện đồ hoạ, tiếng nói. + Bảo vệ: hạn chế sai lầm và bảo vệ thông tin lưu trữ. 2. Sơ lược lịch sử phát triển của hệ điều hành qua các thế hệ máy tính  - Máy tính thế hệ đầu tiên: không có hệ điều hành, các chương trình viết bằng ngôn ngữ máy và việc điều khiển máy tính thực hiện bằng cách nối dây trên các bảng cắm nối. - Máy tính thế hệ thứ hai: có hệ điều hành cho phép thực hiện một chương trình của người dùng tại mỗi thời điểm, và được bổ sung các chương trình phục vụ như nạp, dịch và thực hiện chương trình ứng dụng, đồng thời hỗ trợ thiết bị ngoại vi. - Máy tính thế hệ thứ ba: có OS đa nhiệm, cho phép thực hiện nhiều chương trình cùng một lúc thông qua cơ chế phân chia thời gian. OS IBM 360/370 là tiêu biểu cho giai đoạn này. OS cũng có khả năng quản lí giao tiếp với nhiều người dùng và điều hành mạng. - Máy tính thế hệ thứ tư: phát triển trên hai khuynh hướng là máy tính cá nhân và siêu máy tính, với các loại OS tương ứng. 3. Một số hệ điều hành tiêu biểu a) Hệ điều hành cho máy tính cá nhân - MS DOS và Windows là các OS thương mại tiêu biểu cho dòng máy tính với CPU Intel. - MS DOS là OS đơn chương trình, tổ chức thông tin theo đơn vị quản lí là file, theo cấu trúc thư mục phân cấp dạng cây. - Windows sử dụng giao diện đồ hoạ thân thiện và cơ chế chỉ định bằng chuột đã trở thành chuẩn. - OS Windows và MacOS phổ biến trên máy tính cá nhân từ năm 1995. - Windows 95 là một bước tiến lớn với giao diện đẹp, các tiện ích như menu Start, Taskbar, Shortcut. - Windows 2000 Server hỗ trợ nhiều công cụ quản trị mạng và dịch vụ kết nối Internet. - Windows có nhiều phiên bản được phát hành từ Windows XP đến Windows 11. - Hệ điều hành cho máy tính bảng và điện thoại thông minh tập trung vào công cụ quản lí thông tin cá nhân và giải trí. b) Hệ điều hành cho máy tính lớn - OS UNIX xuất hiện từ thế hệ máy tính thứ ba, được sử dụng chủ đạo cho các máy tính lớn, siêu máy tính. - UNIX là OS đa nhiệm, nhiều người dùng, đảm bảo an toàn cho các chương trình cùng thực hiện đồng thời trên một máy tính. - UNIX được viết bằng ngôn ngữ lập trình C, cung cấp các lệnh thao tác với file, thư mục, các phương tiện lập trình, quản trị hệ thống. - UNIX sử dụng giao thức mạng TCP/IP phục vụ truyền thông tốt. - UNIX cho phép máy tính thực hiện các chương trình lớn hơn bộ nhớ của nó nhờ có chế độ vận hành bộ nhớ ảo. 4) Hệ điều hành nguồn mở  a) Hệ điều hành LINUX - Linus Benedict Torvalds bắt đầu dự án hạt nhân của OS LINUX vào năm 1991. - LINUX là OS nguồn mở, viết trên ngôn ngữ C và được cung cấp miễn phí toàn bộ mã nguồn các chương trình hệ thống. - LINUX được phát hành theo giấy phép công cộng GNU để tạo ra một OS miễn phí với đầy đủ chức năng và thuận lợi cho việc bản địa hoá và tạo giao diện theo tiếng địa phương. - Sau đây là một số mốc phát triển của OS LINUX: + Năm 1994: LINUX phiên bản 1.0 được phát hành. + Năm 1996: LINUX phiên bản 2.0 ra đời, hỗ trợ nhiều bộ vi xử lý. + Nhiều công ty lớn như IBM, Compaq và Oracle bắt đầu hỗ trợ LINUX. + Năm 1998: LINUX xuất hiện trong Top 500 siêu máy tính nhanh nhất và tất cả Top 500 siêu máy tính đều chạy LINUX vào năm 2017. + Phiên bản 3.0 (năm 2011), 4.0 (năm 2015) và 5.0 (năm 2019) của nhân LINUX được phát hành. b) Hệ điều hành Android - Android là OS nguồn mở dành cho thiết bị di động có màn hình cảm ứng, dựa trên nền tảng của LINUX. - OS Android được bắt đầu phát triển từ năm 2003, điện thoại thông minh HTC Dream chạy OS Android 1.0 ra đời vào cuối năm 2008. - Từ năm 2015, Google đã đưa ra phiên bản OS Android cài đặt cho ô tô và ti vi. - Google quyết định chuyển sang đánh số thứ tự thay vì dùng các icon bánh kẹo từ phiên bản Android 10 phát hành vào năm 2019. - OS Android 11 ra mắt vào tháng 6 năm 2020, Android 12 được công bố lần đầu tiên vào tháng 2 năm 2021, và Android 13 được phát hành cho công chúng vào ngày 15 tháng 8 năm 2022. B. Bài tập Khái quát về hệ điều hành Đang cập nhật… Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại: Lý thuyết Bài 5: Phần mềm ứng dụng và dịch vụ phần mềm Lý thuyết Bài 1: Lưu trữ trực tuyến Lý thuyết: Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng Lý thuyết Bài 1: Bài toán quản lí và cơ sở dữ liệu Lý thuyết Bài 2: Bảng và khóa chính trong cơ sở dữ liệu quan hệ
Lý thuyết Tin học 11 Bài 5: Phần mềm ứng dụng và dịch vụ phần mềm
A. Lý thuyết Phần mềm ứng dụng và dịch vụ phần mềm - Phân loại phần mềm ứng dụng theo nhiều góc độ khác nhau: thương mại, miễn phí, nguồn mở, nguồn đóng, khai thác trực tuyến và cài đặt trên máy tính. - Phần mềm thương mại là phần mềm phải trả tiền để sử dụng, phần lớn phần mềm ứng dụng thuộc loại này. - Phần mềm miễn phí là phần mềm không phải trả chi phí và có thể cài đặt trên máy để sử dụng, chẳng hạn như phần mềm nguồn mở Codeblocks, Dev C++ cho hệ thống lập trình C++, Python, Java,... - Phần mềm nguồn đóng được cung cấp dưới dạng các mô đun chương trình viết trên ngôn ngữ máy, thường là phần mềm thương mại. - Phần mềm nguồn mở viết trên ngôn ngữ lập trình bậc cao và thường miễn phí như bộ phần mềm OpenOffice. - Phần mềm khai thác trực tuyến chỉ sử dụng được trên môi trường web và có thể miễn phí hoặc trả tiền cho từng phiên sử dụng. - Các phần mềm khai thác trực tuyến (maps.google.com, translate.google.com, docs.google.com, meet.google.com,...) đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống ngày nay. - Các phần mềm này được cung cấp dưới hai dạng: miễn phí (bị hạn chế một số tính năng) và có trả phí tuỳ theo nhu cầu của người dùng. - GNU GPL (General Public License) là giấy phép phần mềm phổ biến nhất trong lĩnh vực phần mềm tự do nguồn mở, đảm bảo cho người dùng tự do khai thác, nghiên cứu, sửa đổi và chia sẻ phần mềm. - Mã nguồn phần mềm phải mở để có thể tự do nghiên cứu và sửa đổi. - FOSS (Free Open Source Software) là thuật ngữ thường được dùng để miêu tả phần mềm tự do nguồn mở. - Giấy phép phần mềm công cộng mở rộng cánh cửa để mọi người tiếp cận những sản phẩm trí tuệ của xã hội và đóng góp phần mình vào vốn kiến thức chung của nhân loại. B. Bài tập Phần mềm ứng dụng và dịch vụ phần mềm Đang cập nhật… Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại:  Lý thuyết Bài 1: Lưu trữ trực tuyến Lý thuyết: Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng Lý thuyết Bài 1: Bài toán quản lí và cơ sở dữ liệu Lý thuyết Bài 2: Bảng và khóa chính trong cơ sở dữ liệu quan hệ Lý thuyết Bài 3: Quan hệ giữa các bảng và khóa ngoài trong cơ sở dữ liệu quan hệ
Lý thuyết Tin học 11 Bài 1: Lưu trữ trực tuyến
A. Lý thuyết Lưu trữ trực tuyến Dịch vụ lưu trữ trực tuyến - Lưu trữ dữ liệu số được thực hiện bởi các thiết bị có dung lượng lớn như HDD, SSD và USB flash, gọi là lưu trữ tại chỗ hay lưu trữ vật lí. - Việc lưu trữ dữ liệu cần đáp ứng nhu cầu tính toán trong Big Data, AI, máy học, IoT và đảm bảo bảo vệ dữ liệu tránh mất mát do thảm hoạ, lỗi hoặc gian lận. - Lưu trữ trực tuyến là phương thức hiệu quả để chia sẻ và đồng bộ hóa dữ liệu trên nhiều thiết bị khác nhau. - Lưu trữ trực tuyến cho phép người dùng sử dụng Internet để lưu trữ, quản lý, sao lưu và chia sẻ dữ liệu. - Lưu trữ trực tuyến liên quan đến hợp đồng với bên thứ ba và chấp nhận định tuyến dữ liệu qua IP. - Các dịch vụ lưu trữ trực tuyến miễn phí một lượng nhỏ dung lượng lưu trữ và trả phí với dung lượng lớn hơn. - Một số dịch vụ lưu trữ trực tuyến phổ biến: Google Drive, OneDrive và Fshare. Lợi ích và lưu ý khi sử dụng lưu trữ trực tuyến - Lưu trữ trực tuyến mang lại rất nhiều lợi ích: + Truy cập, truyền dữ liệu và đồng bộ hóa dữ liệu mọi lúc mọi nơi để tăng tính sẵn có. + Chia sẻ tập tin với nhiều người ở các vị trí khác nhau. + Sao lưu và khôi phục tệp dữ liệu sau thảm hoạ mà không bị mất dữ liệu. + Tránh sự cố với khả năng sao lưu tự động và tài khoản để truy cập dữ liệu. - Tuy nhiên, lưu trữ trực tuyến có một số mặt trái tiềm ẩn như: + Dịch vụ lưu trữ đám mây có lỗ hổng bảo mật. + Nhà cung cấp đôi khi ngừng hoạt động, dẫn đến lo ngại về độ tin cậy. + Sử dụng bộ nhớ tại chỗ nhanh hơn so với sử dụng bộ nhớ Internet. - Nhiều người dùng sử dụng lưu trữ tại chỗ và trực tuyến kết hợp. - Sử dụng bộ nhớ cục bộ cho tệp sử dụng thường xuyên và trực tuyến để sao lưu hoặc lưu trữ dữ liệu. - Sử dụng bộ nhớ cục bộ cho dữ liệu cá nhân và trực tuyến cho các tệp chia sẻ. B. Bài tập Lưu trữ trực tuyến Đang cập nhật… Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại:  Lý thuyết: Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng Lý thuyết Bài 1: Bài toán quản lí và cơ sở dữ liệu Lý thuyết Bài 2: Bảng và khóa chính trong cơ sở dữ liệu quan hệ Lý thuyết Bài 3: Quan hệ giữa các bảng và khóa ngoài trong cơ sở dữ liệu quan hệ Lý thuyết Bài 4: Các biểu mẫu cho xem và cập nhật dữ liệu
Lý thuyết Tin học 11: Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng
A. Lý thuyết Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng 1. Lừa đảo qua mạng a) Một số dạng lừa đảo - Nội dung giả mạo, lừa đảo trên mạng là thực tế không thể tránh khỏi, cần phải biết phát hiện để tránh bị mất tiền và thông tin cá nhân. - Các lừa đảo trên mạng thường dùng nhiều thủ đoạn khác nhau để đạt mục đích. - Có nhiều loại lừa đảo trên mạng, từ lừa "nhấn chuột là được tiền" đến đánh cắp thông tin cá nhân qua trang web giả mạo. - Lừa đảo trúng thưởng, tặng quà để lấy tiền phí vận chuyển. Thông qua email hoặc tin nhắn trên mạng xã hội, thông báo trúng thưởng hoặc tặng quà và yêu cầu trả phí vận chuyển để nhận món quà giá trị cao. Khi trả phí, nạn nhân không nhận được gì hoặc chỉ nhận được món quà giá trị rất thấp. - Lừa đảo chiếm tiền đặt cọc hoặc bán hàng giả. Bọn lừa đảo tạo tài khoản giả mạo các gian hàng trực tuyến uy tín để lừa khách hàng đặt mua. Sau đó, yêu cầu chuyển tiền đặt cọc để chiếm đoạt hoặc yêu cầu thanh toán và trả hàng giả. - Lừa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân. Bọn lừa đảo gửi email hoặc tin nhắn yêu cầu nhấn vào đường link để xác nhận thông tin cá nhân. Đường link sẽ dẫn tới trang web giả mạo yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân để tiến hành giao dịch và bọn lừa đảo sẽ lấy cắp thông tin đó. - Các đối tượng lừa đảo mạo danh nhiều đối tượng khác nhau để lừa đảo. - Link lừa đảo thường được gửi kèm theo thông điệp mời chào hợp tác kinh doanh, mua hàng giá rẻ,... - Việc nhấn vào link sẽ dẫn đến trang web giả mạo, mà bọn lừa đảo sử dụng để lấy cắp thông tin cá nhân của nạn nhân. b) Dấu hiệu lừa đảo và lời khuyên phòng ngừa - Phishing là hình thức lừa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân qua trang web giả. Cần nhận biết các dấu hiệu lừa đảo và phòng tránh để bảo vệ bản thân. - Email, trang web có lỗi chính tả, lỗi hành văn có thể là dấu hiệu của lừa đảo. Các tổ chức, doanh nghiệp cần đảm bảo giao tiếp công chúng chất lượng và chuyên nghiệp. Lỗi có thể là do kẻ lừa đảo thiếu chuyên nghiệp hoặc cố gắng tránh các bộ lọc thông minh. - Tên miền gồm vài phần cách nhau bằng dấu chấm. Phần đầu viết tắt tên cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp dễ nhớ, nhưng các phần đuôi ít được chú ý hơn và có thể là dấu hiệu lừa đảo. - Cần chú ý nhận biết các cách viết sai chính tả trong tên miền để đánh lừa người đọc, ví dụ như thay chữ “o” bằng số 0, thay “m” bằng “r” và “n”. Đây là những thủ đoạn phổ biến. - Kiểm tra địa chỉ đích của một liên kết bằng cách trỏ chuột vào nhưng không nhấn chuột để xem địa chỉ hiển thị. Nếu không khớp với địa chỉ mời nhấn chuột thì đó có thể là lừa đảo. - Cẩn thận với email hoặc tin nhắn từ người lạ hoặc người quen lâu không liên lạc, đặc biệt là những tình huống khẩn cấp đột xuất, đó là thủ đoạn phổ biến của kẻ lừa đảo. - Kiểm tra lại thông tin bằng con đường khác như gọi điện thoại trực tiếp hoặc truy cập trang web chính thức in trên tài liệu. - Không mở liên kết hoặc tệp đính kèm nếu nghi ngờ email hay tin nhắn là lừa đảo, hãy kiểm tra địa chỉ đích thực sự để phát hiện liên kết lừa đảo. c) Nguyên tắc để hạn chế thiệt hại - Nếu nghi ngờ rằng mình đã có thể vô tình bị lừa qua mạng, hãy làm ngay một vài việc sau: + Cần thay đổi mật khẩu và thiết lập xác minh hai bước cho các tài khoản quan trọng. + Thông báo ngay cho cơ quan có trách nhiệm nếu tài khoản liên quan đến cơ quan, tổ chức hoặc nhà trường. + Nếu chia sẻ thông tin nhạy cảm, báo ngay cho ngân hàng. + Báo ngay cho cơ quan chức năng nếu đã bị thiệt hại. 2. Văn hoá ứng xử trên mạng a) Quy tắc nền tảng: Thế giới ảo, cuộc sống thực - Trên không gian mạng, cần tuân thủ tiêu chuẩn hành xử đạo đức, văn hoá và pháp luật. - Lên mạng cũng là ở giữa cộng đồng, nên ý thức điều này. - Một số người hành xử trên mạng không lịch sự, không tuân thủ đạo đức và văn hoá, vì họ cho rằng yêu cầu thấp hơn so với cuộc sống thực. b) Một số nguyên tắc về ứng xử trên mạng - Đặt mình vào vị trí người khác và nhớ rằng ở đầu kia của mạng cũng là những người có cảm xúc giống ta, hãy tránh hiểu lầm và tôn trọng họ. - Rộng lượng và tránh gây chiến trên mạng. Nếu ai đó mắc lỗi với bạn, hãy phản ứng lịch sự và tốt nhất là theo cách riêng tư. - Phán xử người khác bằng ngôn từ bất lịch sự, hành vi thiếu văn hoá chỉ dẫn đến có thêm kẻ thù mà thôi. - Cần nhớ rằng những gì nói viết trên mạng có thể bị lưu trữ và chuyển tiếp đi một cách không kiểm soát. - Khi tham gia một nhóm mạng mới, cần tôn trọng "văn hoá nhóm" và tìm hiểu trước. - Không cố lấn át người khác khi tham gia một nhóm mạng. - Không mong đợi rằng tất cả người đọc đều đồng ý hoặc quan tâm đến những bài viết của bạn. - Không đăng bài nhiều lần, đăng tin rác, gửi thư rác để tôn trọng thời gian và công sức của người khác. - Tôn trọng quyền riêng tư của người khác bằng cách không đọc email, tin nhắn của người khác và không chuyển tiếp email riêng tư mà mình được chia sẻ nếu không chắc chắn; không thu thập thông tin cá nhân của người khác để chia sẻ cho nhau. - Đạo đức trên mạng không cho phép lợi dụng vị thế của mình để làm việc xấu, đặc biệt là đối với những người có ảnh hưởng như KOL, quản trị viên hệ thống hay diễn đàn. B. Bài tập Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng Đang cập nhật… Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại:  Lý thuyết Bài 1: Bài toán quản lí và cơ sở dữ liệu Lý thuyết Bài 2: Bảng và khóa chính trong cơ sở dữ liệu quan hệ Lý thuyết Bài 3: Quan hệ giữa các bảng và khóa ngoài trong cơ sở dữ liệu quan hệ Lý thuyết Bài 4: Các biểu mẫu cho xem và cập nhật dữ liệu Lý thuyết Bài 5: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ
Lý thuyết Tin học 11 Bài 1: Bài toán quản lí và cơ sở dữ liệu
A. Lý thuyết Bài toán quản lí và cơ sở dữ liệu 1. Bài toán quản lí - Quản lí là công việc phổ biến với nhiều bài toán khác nhau và ngày càng cao cấp độ. - Các dữ liệu phản ánh hoạt động của tổ chức rất quan trọng trong việc quản lí. - Việc sử dụng thông tin chính xác và tin cậy là cần thiết để đưa ra những quyết định đúng đắn và hợp lý. 2. Xử lí thông tin trong bài toán quản lí - Các bài toán quản lí đều liên quan đến lưu trữ và xử lí dữ liệu của tổ chức. - Thuật ngữ "hồ sơ" được sử dụng để chỉ tập hợp dữ liệu được tổ chức và bố trí theo các khuôn mẫu cụ thể. - Xử lí thông tin trong quản lí bao gồm tạo, cập nhật và khai thác hồ sơ. a) Tạo lập hồ sơ - Ví dụ, để quản lí việc học tập của một lớp, hồ sơ của lớp thường có cấu trúc dạng bảng để dễ theo dõi như ở Bảng 1. - Dữ liệu trong bảng phải đầy đủ và chính xác để phản ánh đúng thực tế. - Dữ liệu phải đáp ứng yêu cầu quản lí và được thêm vào bảng nếu cần thiết. - Dữ liệu phải chính xác để không dẫn đến dư thừa hoặc nhầm lẫn trong xử lí thông tin. - Khi tạo hồ sơ quản lí, cần xác định đầy đủ và chính xác dữ liệu để nhập vào bảng. b) Cập nhật dữ liệu - Dữ liệu cần được cập nhật để phản ánh kịp thời sự thay đổi trên thực tế. - Cập nhật dữ liệu bao gồm thêm, sửa hoặc xoá dữ liệu. - Ví dụ: cần sửa đổi địa chỉ của học sinh Hoàng Giang, bổ sung thông tin cho học sinh mới, xoá thông tin của học sinh chuyển trường. - Toàn bộ dữ liệu sau mỗi lần cập nhật phải đầy đủ và chính xác. c) Khai thác thông tin - Mục đích của lưu trữ và cập nhật dữ liệu là khai thác thông tin, phục vụ quản lí và ra quyết định. - Việc khai thác thông tin bao gồm: tìm kiếm dữ liệu, thống kê và lập báo cáo. + Tìm kiếm dữ liệu là việc lấy dữ liệu thoả mãn một số điều kiện nào đó. + Thống kê là khai thác hồ sơ để đưa ra thông tin không có sẵn trong hồ sơ. + Lập báo cáo là tạo lập một bộ hồ sơ mới theo yêu cầu cụ thể trong quản lí. - Xử lí dữ liệu phải nhanh chóng, chính xác và thông tin kết xuất ra phải dễ hiểu cho người quản lí. 3. Cơ sở dữ liệu và phần mềm hệ quản trị cơ sở dữ liệu - Máy tính là công cụ hỗ trợ đắc lực trong mọi hoạt động thông tin với khả năng lưu trữ và xử lí dữ liệu nhanh chóng.  - Cơ sở dữ liệu (CSDL) là tập hợp hồ sơ dữ liệu được số hoá để máy tính truy cập, cập nhật và xử lí.  - Hệ quản trị CSDL (DBMS) là phần mềm hỗ trợ tạo lập, cập nhật và khai thác thông tin trong CSDL. - Hệ quản trị CSDL giúp tương tác với CSDL qua các giao diện dễ hiểu, đảm bảo tính đúng đắn cho thao tác cập nhật và khai thác dữ liệu. - Mỗi tổ chức có yêu cầu riêng, thể hiện qua các giao diện cập nhật, tìm kiếm, báo cáo. - Hệ cơ sở dữ liệu bao gồm CSDL, hệ quản trị CSDL và các phần mềm ứng dụng tương tác với CSDL. - Các phần mềm ứng dụng khác phải thông qua hệ quản trị CSDL để sử dụng dữ liệu trong CSDL. B. Bài tập Bài toán quản lí và cơ sở dữ liệu Đang cập nhật… Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại:  Lý thuyết Bài 2: Bảng và khóa chính trong cơ sở dữ liệu quan hệ Lý thuyết Bài 3: Quan hệ giữa các bảng và khóa ngoài trong cơ sở dữ liệu quan hệ Lý thuyết Bài 4: Các biểu mẫu cho xem và cập nhật dữ liệu Lý thuyết Bài 5: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ Lý thuyết Bài 6: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu (tiếp theo)
Lý thuyết Tin học 11 Bài 2: Bảng và khóa chính trong cơ sở dữ liệu quan hệ
A. Lý thuyết Bảng và khóa chính trong cơ sở dữ liệu quan hệ 1. Tổ chức dữ liệu trong CSDL quan hệ và các thao tác trên dữ liệu a) Cơ sở dữ liệu quan hệ - Cơ sở dữ liệu quan hệ là tập hợp các bảng dữ liệu liên quan. - Bảng HỌC SINH 11 là một phần của CSDL quan hệ trường học. - Các cột trong bảng có ý nghĩa riêng biệt, giúp hiểu nghĩa của từng hàng trong bảng. - Mỗi hàng trong bảng chứa một bộ các giá trị về một học sinh. - Mỗi hàng trong bảng còn được gọi là một bản ghi. - Mỗi cột trong bảng còn được gọi là một trường và phản ánh một thuộc tính của học sinh. b) Cập nhật dữ liệu trong CSDL quan hệ - Cập nhật dữ liệu bảng bao gồm thêm, sửa và xoá dữ liệu. - Cấu trúc bảng bao gồm các mô tả cho các cột của bảng. - Người thiết kế CSDL định nghĩa cấu trúc bảng dựa vào yêu cầu quản lí của đơn vị chủ quản. - Cập nhật dữ liệu không làm thay đổi cấu trúc bảng. c) Truy vấn trong CSDL quan hệ - Mục đích lưu trữ dữ liệu trong CSDL là để sử dụng và khai thác thông tin. - Truy vấn CSDL là việc tìm kiếm và kết xuất ra thông tin cần tìm. d) Các ràng buộc dữ liệu trong CSDL quan hệ - Dữ liệu trong CSDL quan hệ phải tuân thủ ràng buộc toàn vẹn để đảm bảo tính xác định và đúng đắn. - Các ràng buộc bao gồm không có bản ghi giống nhau, tên trường và bảng phân biệt, ô chỉ chứa một giá trị. - Người thiết kế CSDL có thể đặt thêm ràng buộc khác tuỳ theo yêu cầu quản lí. - Ví dụ về ràng buộc miền giá trị: Mã định danh của học sinh không quá 12 kí tự và tất cả đều là số. 2. Khoá của một bảng - Mỗi bản ghi trong bảng phải thể hiện thông tin về một đối tượng riêng biệt, không thể giống nhau hoàn toàn. - Ví dụ, trong bảng HỌC SINH 11, hai học sinh khác nhau sẽ có hai Mã định danh khác nhau. - Tương tự như số căn cước công dân xác định người đó là duy nhất. - Trong một bảng, có các tập hợp trường mà giá trị của chúng khác nhau ở các bản ghi. - Ví dụ, tập hợp gồm một trường STT và tập hợp gồm hai trường CCCD và BHYT đều có tính chất duy nhất. - Các tập hợp khác bao gồm một trường CCCD, hai trường STT và Họ và tên, và tất cả sáu trường. - Khoá của một bảng là tập hợp các trường xác định duy nhất một bản ghi và không thể bỏ bớt bất kỳ trường nào. - Ví dụ với bảng ở Hình 2: + Tập hợp chỉ có một trường CCCD là một khoá. + Tập hợp gồm hai trường STT và Họ và tên không phải là khoá vì chỉ riêng STT cũng có tính chất xác định duy nhất một bản ghi. + Tập hợp gồm hai trường Họ và tên, Ngày sinh tạo thành một khoá nếu không có hai bản ghi trùng nhau. + Tập gồm ba trường STT, Họ và tên, Ngày sinh không phải là khoá. - Khi bảng có nhiều hơn một khoá, chọn một khoá làm khoá chính (Primary Key) và ưu tiên chọn khoá ít trường nhất, tốt nhất là một trường. - Với bảng trong Hình 2, có thể chọn trường STT hoặc CCCD làm khoá chính thay vì tập hợp hai trường Họ và tên và Ngày sinh. - Thường tạo thêm trường MaNV làm khoá chính cho bảng chứa thông tin nhân viên. - Việc cập nhật dữ liệu cũng phải tuân thủ ràng buộc khoả để không xuất hiện hai bản ghi có giá trị khoá giống nhau. 3. Hệ quản trị CSDL đảm bảo ràng buộc khoá - Hệ quản trị CSDL có cơ chế kiểm soát, ngăn chặn vi phạm ràng buộc khoá khi cập nhật dữ liệu. - Người tạo lập CSDL cần chỉ định trường làm khoá chính. - Phần mềm sẽ kiểm tra tự động khi xuất hiện thao tác cập nhật dữ liệu để xác định vi phạm ràng buộc khoá. B. Bài tập Bảng và khóa chính trong cơ sở dữ liệu quan hệ Đang cập nhật… Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại:  Lý thuyết Bài 3: Quan hệ giữa các bảng và khóa ngoài trong cơ sở dữ liệu quan hệ Lý thuyết Bài 4: Các biểu mẫu cho xem và cập nhật dữ liệu Lý thuyết Bài 5: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ Lý thuyết Bài 6: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu (tiếp theo) Lý thuyết Bài 7: Các loại kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu
Lý thuyết Tin học 11 Bài 3: Quan hệ giữa các bảng và khóa ngoài trong cơ sở dữ liệu quan hệ
A. Lý thuyết Quan hệ giữa các bảng và khóa ngoài trong cơ sở dữ liệu quan hệ 1. Tính dư thừa dữ liệu a) Dư thừa dữ liệu có thể dẫn đến dữ liệu không nhất quán khi cập nhật - Một số người cho rằng nên lưu tất cả dữ liệu vào một bảng, tuy nhiên đa số bài toán quản lí cần dùng nhiều hơn một bảng dữ liệu. - Nếu chỉ sử dụng một bảng, có thể dẫn đến dư thừa dữ liệu. - Như ví dụ ở trên, dữ liệu trùng lặp có thể dẫn đến sai nhầm, không nhất quán về dữ liệu. Việc tạo bảng riêng chỉ chứa thông tin người đọc và sử dụng trường Số thẻ TV làm khoá chính là giải pháp tránh dư thừa. b) CSDL cần được thiết kế để tránh dư thừa dữ liệu - Dư thừa dữ liệu tốn vùng nhớ và có thể làm dữ liệu không nhất quán. - CSDL quan hệ thiết kế với nhiều bảng chứa dữ liệu riêng về đối tượng và sự kiện. - Ví dụ, ở một thư viện nhỏ, CSDL có thể gồm 3 bảng (Hình 2): + Bảng SÁCH chứa dữ liệu về các quyển sách của thư viện. + Bảng NGƯỜI ĐỌC chứa dữ liệu về những người đọc. + Bảng MƯỢN-TRẢ chứa dữ liệu về việc mượn trả sách, liên quan đến hai đối tượng (người đọc và sách). - Cách tổ chức CSDL gồm nhiều bảng giúp giảm dữ liệu lặp lại và tránh thông tin dư thừa. - Việc cập nhật dữ liệu cũng tránh được nhiều rủi ro sai nhầm hơn. 2. Liên kết giữa các bảng và khoá ngoài - Để trích xuất thông tin từ CSDL quan hệ, cần ghép nối đúng dữ liệu giữa các bảng với nhau. - Thuộc tính liên kết hai bảng phải là khoá của bảng được tham chiếu, gọi là khoa ngoài của bảng MƯỢN-TRẢ. - Với ví dụ CSDL Thư viện gồm ba bảng như Hình 2, để trả lời yêu cầu “Cho biết Họ và tên, Lớp của những học sinh đã mượn quyển sách có mã TH-01” cần dữ liệu từ hai bảng (MƯỢN-TRẢ và NGƯỜI ĐỌC) và thông tin được liên kết với nhau thông qua cặp khoá chính - khoá ngoài. 3. Hệ quản trị CSDL đảm bảo ràng buộc khoá ngoài a) Ràng buộc khoá ngoài - Khi hai bảng liên kết với nhau, giá trị khoá ngoài ở bảng tham chiếu sẽ được giải thích chi tiết hơn ở bảng được tham chiếu. - Hiện tượng mất tham chiếu xảy ra khi giá trị khoá ngoài không xuất hiện trong giá trị khoá ở bảng được tham chiếu. - Nếu muốn cập nhật giá trị khoá ngoài hợp lệ, phải bổ sung bản ghi có giá trị khoá đó vào bảng được tham chiếu trước. - Đảm bảo tính tham chiếu đầy đủ giữa các bảng có liên kết với nhau là phần của tính toàn vẹn dữ liệu và được gọi là ràng buộc khoá ngoài. - Ràng buộc khoá ngoài yêu cầu mọi giá trị của khoá ngoài trong bảng tham chiếu phải xuất hiện trong giá trị khoá ở bảng được tham chiếu. b) Khai báo liên kết giữa các bảng - Các hệ quản trị CSDL cho phép khai báo liên kết giữa các bảng. - Phần mềm quản trị CSDL kiểm soát thao tác cập nhật dữ liệu dựa trên các liên kết để tránh vi phạm ràng buộc khoá ngoài. - Hình 4 cho thấy kết quả trực quan của việc khai báo liên kết giữa 3 bảng khi dùng hệ quản trị CSDL Microsoft Access (phiên bản 365). B. Bài tập Quan hệ giữa các bảng và khóa ngoài trong cơ sở dữ liệu quan hệ Đang cập nhật… Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại:  Lý thuyết Bài 4: Các biểu mẫu cho xem và cập nhật dữ liệu Lý thuyết Bài 5: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ Lý thuyết Bài 6: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu (tiếp theo) Lý thuyết Bài 7: Các loại kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu Lý thuyết Bài 8: Bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL
Lý thuyết Tin học 11 Bài 4: Các biểu mẫu cho xem và cập nhật dữ liệu
A. Lý thuyết Các biểu mẫu cho xem và cập nhật dữ liệu 1. Khái niệm và chức năng của biểu mẫu a) Chức năng của biểu mẫu - Một CSDL được sử dụng bởi nhiều người, việc tương tác trực tiếp với CSDL không an toàn, thay vào đó sử dụng giao diện người dùng phù hợp. - Biểu mẫu là giao diện để người dùng tương tác với CSDL, hạn chế lỗi, vi phạm ràng buộc dữ liệu. - Biểu mẫu hiển thị và nhập dữ liệu phù hợp với từng nhóm người dùng, có nút lệnh để thực hiện thao tác với dữ liệu. b) Tạo biểu mẫu - Các hệ quản trị CSDL cung cấp công cụ tạo biểu mẫu cho người dùng. - Có thể dùng công cụ thiết kế tự động để tạo biểu mẫu nhanh chóng. - Các ứng dụng CSDL đơn giản sử dụng các biểu mẫu tạo tự động. - Ứng dụng CSDL lớn và phức tạp sử dụng biểu mẫu được tạo bằng ngôn ngữ lập trình. 2. Biểu mẫu cho xem dữ liệu - Các hệ quản trị CSDL quan hệ thường cung cấp công cụ tạo biểu mẫu cho việc xem dữ liệu nhanh chóng, không cho sửa đổi dữ liệu. - Biểu mẫu được thiết kế để hỗ trợ những nhóm người dùng tra cứu thông tin trong phạm vi được phép. - Biểu mẫu có thể hiển thị chỉ phần dữ liệu được phép xem, được sắp xếp theo một trường nào đó, được lọc theo một tiêu chí nào đó và có thể lọc dần nhiều bước. - Các biểu mẫu minh hoạ trong bài đều được tạo ra bởi hệ quản trị CSDL Microsoft Access 365. - Biểu mẫu ở Hình 1 hiển thị một số trường của bảng THÔNG TIN HỌC SINH LỚP 11. - Các thanh trượt được dùng để xem những dữ liệu bị khuất trong cửa sổ biểu mẫu, và các nút để chuyển đến bản ghi trước hoặc sau. - Biểu mẫu có thể lọc bản ghi theo điều kiện và thay đổi điều kiện lọc, sắp xếp trên biểu mẫu. - Biểu mẫu có thể hiển thị trường từ nhiều bảng khác nhau, ví dụ như trong Hình 2. 3. Biểu mẫu cho cập nhật dữ liệu - Các hệ quản trị CSDL quan hệ cung cấp công cụ tạo biểu mẫu cập nhật dữ liệu. - Biểu mẫu cho phép sửa đổi dữ liệu trong các ô nhập liệu. - Thiết kế biểu mẫu như vậy giúp hạn chế sai sót khi cập nhật và tránh vi phạm ràng buộc toàn vẹn và miền giá trị. - Ví dụ, Hình 3 là biểu mẫu nhập dữ liệu với các trường bị khoá lại ở nửa bên trên. - Thiết kế biểu mẫu để cập nhật dữ liệu cho bảng MƯỢN-TRẢ và tránh vi phạm ràng buộc khoá ngoài. - Biểu mẫu cập nhật Số thẻ TV của người mượn chỉ cho phép lựa chọn từ danh sách thả xuống (Hình 4a). - Biểu mẫu cho phép nhập Ngày mượn, Ngày trả bằng cách mở lịch và chọn ngày trên đó (Hình 4b). - Ví dụ 2. Một số CSDL trực tuyến cũng có các biểu mẫu cho sẵn phục vụ người dùng, như biểu mẫu khai báo y tế mà người dân có thể điền thông tin trên điện thoại di động. B. Bài tập Các biểu mẫu cho xem và cập nhật dữ liệu Đang cập nhật… Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại:  Lý thuyết Bài 5: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ Lý thuyết Bài 6: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu (tiếp theo) Lý thuyết Bài 7: Các loại kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu Lý thuyết Bài 8: Bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL Lý thuyết Bài: Nghề quản trị cơ sở dữ liệu
Lý thuyết Tin học 11 Bài 5: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ
A. Lý thuyết Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ 1. Khái niệm truy vấn CSDL - Truy vấn CSDL là yêu cầu của người dùng đối với CSDL với yêu cầu có thể thao tác hoặc khai thác dữ liệu. - Việc khai thác CSDL là tìm kiếm và hiển thị dữ liệu. - Truy vấn phải tuân thủ quy tắc của hệ quản trị CSDL. - Hầu hết các hệ quản trị CSDL quan hệ đều hỗ trợ SQL. - Ví dụ như giáo viên chủ nhiệm cần danh sách học sinh có điểm Tin học từ 8,0 trở lên. - Truy vấn tóm tắt và tính toán dữ liệu để đưa ra kết quả. - Kết quả có thể là hình ảnh hoặc đồ thị. 2. Khai thác CSDL bằng câu truy vấn SQL đơn giản - Cấu trúc cơ bản của một câu truy vấn viết bằng ngôn ngữ SQL như ở Hình 1a: - Hệ quản trị CSDL truy cập các bảng dữ liệu từ FROM. - Các bản ghi thoả mãn điều kiện tìm kiếm sẽ được lựa chọn từ WHERE. - Kết quả trả về là các bản ghi đã được lựa chọn và chỉ có giá trị của các trường được chọn mới được hiển thị. - Tên trường trong câu truy vấn coi như biến trong chương trình xử lý, cần dùng [ ] để đánh dấu tên trường có chứa dấu cách. - Để dễ theo dõi các ví dụ, CSDL nói đến ở các ví dụ có bảng HỌC SINH 11 với dữ liệu như ở Hình 2. - Truy vấn SQL để tìm thông tin học sinh có điểm môn Ngữ văn từ 7.0 trở lên, bao gồm Mã định danh, Họ và tên, điểm Toán và điểm Ngữ văn. - Kết quả trả về được thể hiện trong Hình 3. 3. Ngôn ngữ truy vấn QBE - Một số hệ quản trị CSDL cho phép truy vấn bằng cách điền vào chỗ trống trong bảng, gọi là Query By Example (QBE). - Microsoft Access hỗ trợ cả SQL và QBE cho truy vấn CSDL. - Ví dụ 2. Tương ứng với câu truy vấn SQL ở Hình 1b, ta có thể điền vào bảng thiết kế QBE của Access như ở Hình 4 dưới đây: - Vài nét về CSDL NoSQL + CSDL NoSQL xuất hiện vào cuối những năm 2000 để giải quyết việc lưu trữ và xử lý dữ liệu tăng nhanh trong ứng dụng web. + CSDL NoSQL hỗ trợ nhiều kiểu lưu trữ dữ liệu khác nhau thay vì sử dụng cấu trúc bảng chặt chẽ. + Các CSDL NoSQL thường nới lỏng ràng buộc và tính nhất quán để đạt tốc độ nhanh và khả năng mở rộng quy mô. + Một số CSDL NoSQL có thể sử dụng cú pháp giống SQL. + CSDL quan hệ và CSDL NoSQL được thiết kế để giải quyết các nhu cầu khác nhau của ứng dụng CSDL. B. Bài tập Truy vấn trong cơ sở dữ liệu quan hệ Đang cập nhật… Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại:  Lý thuyết Bài 6: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu (tiếp theo) Lý thuyết Bài 7: Các loại kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu Lý thuyết Bài 8: Bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL Lý thuyết Bài: Nghề quản trị cơ sở dữ liệu Lý thuyết Bài 1: Kiểu mảng và cấu trúc mảng
Lý thuyết Tin học 11 Bài 6: Truy vấn trong cơ sở dữ liệu (tiếp theo)
A. Lý thuyết Truy vấn trong cơ sở dữ liệu (tiếp theo) 1. Câu lệnh truy vấn SQL với các liên kết bảng - Trong khai thác CSDL quan hệ, kết hợp dữ liệu từ hai hoặc nhiều bảng để tìm ra dữ liệu cần thiết. - Ghép nối là kiểu kết hợp phổ biến, tạo ra các bản ghi mới với đầy đủ thông tin. - Kết quả của ghép nối được đưa vào bảng tạm thời. - Hệ quản trị CSDL chọn dữ liệu thoả mãn điều kiện tìm từ bảng tạm thời để đưa ra kết quả. - Để tìm Mã sách của các quyển sách mà Trần Văn An đã mượn, hệ quản trị CSDL cần kết hợp dữ liệu từ hai bảng NGƯỜI ĐỌC và MƯỢN-TRẢ. - Mục đích kết hợp dữ liệu là tạo ra một bảng tạm thời với đầy đủ thông tin của mỗi bản ghi, bao gồm Họ và tên, Số thẻ TV, Mã sách, ngày mượn... - Khi kết hợp dữ liệu, hai bản ghi thuộc hai bảng khác nhau chỉ được ghép lại nếu thoả mãn điều kiện kết nối. - Điều kiện kết nối trong trường hợp này là giá trị ở trường Số thẻ TV của hai bản ghi phải trùng nhau. - Trích rút dữ liệu từ nhiều bảng được thực hiện giống như truy vấn trên một bảng dữ liệu tạm thời sau khi kết nối các bản ghi. - Với ví dụ ở Hình 2, hệ quản trị CSDL chỉ cần lựa chọn dữ liệu từ bảng kết quả kết nối để trả về kết quả. - Để kết hợp dữ liệu từ các bảng với trường chung, SQL sử dụng từ khoá JOIN trong mệnh đề FROM, với nhiều kiểu JOIN khác nhau. - Dưới đây là mẫu viết mệnh đề FROM (trong câu truy vấn) sử dụng INNER JOIN. - Trong ví dụ trên, kí hiệu q để chỉ bất cứ toán tử so sánh nào: =,<, <=, <>, >, >= (trong đó kí hiệu <> thể hiện toán tử so sánh khác). - Thực tế, INNER JOIN phổ biến nhất được sử dụng với điều kiện kết nối là sự trùng khớp giá trị trên một trường chung của hai bảng kết nối. - Ví dụ 1: Câu truy vấn SQL trong Hình 3 kết nối hai bảng NGƯỜI ĐỌC và MƯỢN-TRẢ theo giá trị trường Số thẻ TV để tìm mã sách các quyển sách mà học sinh "Trần Văn An" đã mượn, cho ta thông tin về họ tên, số thẻ TV và mã sách của các cuốn sách đã mượn. - Mỗi Số thẻ TV trong bảng NGƯỜI ĐỌC tương ứng với nhiều bản ghi trong bảng MƯỢN-TRẢ, nên quan hệ giữa hai bảng là một - nhiều. - Khi sử dụng INNER JOIN để kết nối hai bảng, từ khoá ON đứng trước điều kiện kết nối. 2. Kết xuất thông tin bằng báo cáo - Báo cáo CSDL là văn bản trình bày thông tin từ CSDL, lấy dữ liệu từ nhiều bảng và truy vấn. - Báo cáo thường được trình bày trực quan và có mẫu quy định, làm nổi bật những mục quan trọng. - Nhu cầu xem báo cáo trong công tác quản lí là rất lớn. - Báo cáo Hình 4 được kết xuất từ CSDL của trường trung học phổ thông. - Truy vấn CSDL có thể được sử dụng để tìm kết quả học tập của học sinh ở các môn học. - Tuy nhiên, việc trình bày thông tin kết xuất thông qua báo cáo có hiệu quả cao hơn và phù hợp hơn với người cần thông tin. - Báo cáo ở Hình 5 tổng hợp và so sánh dữ liệu mua bán giữa các mặt hàng, giúp người xem dễ dàng so sánh thông tin. - Khi sắp xếp các mặt hàng trong báo cáo theo thứ tự giảm dần của tổng tiền thu được, báo cáo trở nên rất hữu ích cho người làm kinh doanh. - Các hệ quản trị CSDL quan hệ cung cấp công cụ tạo báo cáo tự động và cho phép chỉnh sửa bố cục và định dạng dữ liệu của báo cáo. - Người phát triển ứng dụng có thể thiết kế các báo cáo phù hợp với nhu cầu người dùng bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình. B. Bài tập Truy vấn trong cơ sở dữ liệu (tiếp theo) Đang cập nhật… Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại:  Lý thuyết Bài 7: Các loại kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu Lý thuyết Bài 8: Bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL Lý thuyết Bài: Nghề quản trị cơ sở dữ liệu Lý thuyết Bài 1: Kiểu mảng và cấu trúc mảng Lý thuyết Bài 2: Mảng hai chiều
Lý thuyết Tin học 11 Bài 7: Các loại kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu
A. Lý thuyết Các loại kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu 1. Cơ sở dữ liệu tập trung và cơ sở dữ liệu phân tán a) Cơ sở dữ liệu tập trung - Một CSDL tập trung được lưu trữ trên một máy tính (Hình 1). - Việc quản lí, cập nhật được thực hiện tại chính vị trí này. - Người dùng có thể truy cập và khai thác thông tin bằng chính máy tính chứa CSDL hay thông qua kết nối mạng. - Ưu điểm của hệ CSDL tập trung: truy cập và điều phối dữ liệu dễ dàng hơn, phù hợp cho các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức. - Ví dụ: Hệ thống quản lí học sinh của trường và hệ thống bán vé tàu hoả của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. - Hạn chế của hệ CSDL tập trung: khi gặp sự cố, các chương trình ứng dụng không thể chạy được. b) Cơ sở dữ liệu phân tán - CSDL phân tán là tập hợp dữ liệu được lưu trữ trên nhiều máy tính khác nhau trong một mạng máy tính. - Mỗi máy tính có CSDL cục bộ và thực hiện ít nhất một ứng dụng cục bộ. - Mỗi máy tính phải tham gia ít nhất một ứng dụng toàn cục sử dụng CSDL của ít nhất hai trạm khác. - Ví dụ 1: Ngân hàng có nhiều chi nhánh, mỗi chi nhánh quản lí tài khoản tại thành phố đó. Dữ liệu của các chi nhánh kết hợp tạo thành một hệ CSDL phân tán cho phép khách hàng thực hiện giao dịch tại bất kỳ chi nhánh nào. - Ví dụ 2: Google là hệ thống tìm kiếm có hệ CSDL phân tán. Các yêu cầu được thực hiện bởi hàng trăm máy tính thu thập và trả về các kết quả có liên quan. - So với hệ CSDL tập trung, hệ CSDL phân tán có một số ưu điểm chính: + Hệ CSDL phân tán phù hợp cho các tổ chức, doanh nghiệp lớn hoạt động trải rộng về địa lý, dịch vụ phủ rộng trên toàn cầu (vd: hệ thống dịch vụ web, thương mại điện tử,...) + Tính sẵn sàng và tin cậy cao hơn so với hệ CSDL tập trung vì dữ liệu được phân tán và có bản sao tại nhiều trạm khác nhau. + Có thể mở rộng mạng máy tính bằng cách thêm trạm mới mà không ảnh hưởng đến hoạt động của các trạm sẵn có. - Hệ CSDL phân tán có những hạn chế sau: + Chi phí cao hơn vì hệ thống phức tạp hơn, cần ẩn đi sự phân tán dữ liệu. + Khó đảm bảo tính nhất quán và tính an ninh, cũng như khó cung cấp cái nhìn thống nhất cho người dùng do dữ liệu ở nhiều địa điểm. 2. Các loại kiến trúc của các hệ cơ sở dữ liệu - Mỗi hệ CSDL gồm 3 lớp: CSDL, hệ quản trị CSDL và ứng dụng CSDL. - Kiến trúc hệ CSDL có thể phân chia thành các thành phần chức năng để hiểu và chỉnh sửa một cách độc lập. a) Kiến trúc phổ biến của hệ CSDL tập trung - Hệ CSDL tập trung theo kiến trúc khách-chủ (Client-Server). - Hệ quản trị CSDL bao gồm thành phần yêu cầu tài nguyên và cung cấp tài nguyên. - Thành phần cung cấp tài nguyên được đặt trên máy chủ. - Thành phần yêu cầu tài nguyên có thể được cài đặt trên nhiều máy khác trên mạng, được gọi là máy khách. - Kiến trúc 1 tầng (1-Tier Architecture): CSDL và ứng dụng khai thác được lưu trữ trên cùng một máy tính, không phù hợp cho các ứng dụng phức tạp. - Kiến trúc 2 tầng (2-Tier Architecture): CSDL được lưu trữ trên máy chủ, ứng dụng trình bày dữ liệu cài đặt trên máy khách kết nối với mạng, nhưng hiệu suất hoạt động kém khi có nhiều máy khách cùng khai thác CSDL. - Kiến trúc 3 tầng (3-Tier Architecture) gồm: + Tầng 1: thành phần trình bày dữ liệu. + Tầng 2: tầng ứng dụng trung gian giữa tầng 1 và tầng 3. + Tầng 3: máy chủ chứa CSDL. - Tầng trung gian xử lí vấn đề nghiệp vụ trước khi trao đổi dữ liệu giữa tầng 1 và tầng 3. - Kiến trúc này thường được sử dụng trong các ứng dụng web lớn. b) Các kiến trúc phổ biến của hệ CSDL phân tán - Hệ CSDL phân tán có 2 mô hình kiến trúc: ngang hàng và khách-chủ. - Kiến trúc ngang hàng: mỗi máy tính hoạt động như máy khách và máy chủ, có khả năng chia sẻ tài nguyên dữ liệu và điều phối hoạt động với các máy khác trên mạng. - Kiến trúc khách-chủ cho hệ CSDL phân tán có nhiều máy chủ CSDL. B. Bài tập Các loại kiến trúc của hệ cơ sở dữ liệu Đang cập nhật… Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại: Lý thuyết Bài 8: Bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL Lý thuyết Bài: Nghề quản trị cơ sở dữ liệu Lý thuyết Bài 1: Kiểu mảng và cấu trúc mảng Lý thuyết Bài 2: Mảng hai chiều Lý thuyết Bài 4: Làm mịn dần từng bước từ thuật toán đến chương trình máy tính
Lý thuyết Tin học 11 Bài 8: Bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL
A. Lý thuyết Bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL 1. Tầm quan trọng của việc bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL a) Bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và tầm quan trọng của an toàn hệ CSDL - Bảo vệ sự an toàn hệ CSDL là bảo vệ khỏi các mối đe doạ cố ý hoặc vô tình, như sự cố phần cứng hoặc tình phá hoại, đánh cắp dữ liệu. - Bảo vệ sự an toàn là rất quan trọng đối với tổ chức vì mất mát dữ liệu có thể ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu suất làm việc. b) Bảo mật thông tin trong CSDL và tầm quan trọng của bảo mật thông tin - Cần kiểm soát việc xem dữ liệu để bảo mật thông tin riêng tư của cá nhân hay tổ chức trong CSDL. - Bảo mật thông tin trong CSDL bảo vệ tính bí mật của các thông tin riêng tư, thương mại và kế hoạch tiếp thị của tổ chức. - Bảo mật thông tin và hệ thống là cực kỳ quan trọng để tránh hậu quả nặng nề hoặc tổn thất. - Nếu thông tin bị đánh cắp, công ty có thể đánh mất lợi thế cạnh tranh và uy tín. - Bảo vệ tính an toàn của hệ CSDL và thông tin là cần thiết, bao gồm cả bảo vệ hệ quản trị CSDL và ứng dụng sao cho không có truy cập sai mục đích và làm hư hỏng dữ liệu. 2. Một số biện pháp bảo vệ sự an toàn của hệ CSDLvà bảo mật thông tin trong CSDL a) Bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL - Có nhiều biện pháp và cách thức khác nhau mà các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện để hệ CSDL của họ được an toàn: + Xác thực người truy cập : Xác thực bằng thẻ vào cửa và kiểm tra quyền truy cập tài khoản. Sử dụng các hình thức xác thực như mật khẩu, chữ ký điện tử, nhận dạng vân tay, giọng nói, khuôn mặt... để bảo vệ quyền truy cập hiệu quả hơn. Sử dụng hệ thống bảo vệ như camera an ninh để ngăn chặn xâm nhập trái phép vào hệ thống. + Sử dụng tường lửa: Thiết lập rào cản giữa mạng nội bộ đáng tin cậy và mạng bên ngoài không tin cậy bằng cách sử dụng kĩ thuật tường lửa. + Sao lưu dự phòng và duy trì biên bản hệ thống: Tạo các bản sao lưu của CSDL và các tệp biên bản theo định kì, đảm bảo lưu trữ tại vị trí an toàn để khôi phục CSDL trong trường hợp xảy ra lỗi. b) Bảo mật thông tin trong CSDL - Nhiều trường hợp tấn công vào hệ CSDL để lấy cắp dữ liệu bí mật, bảo vệ an toàn hệ thống CSDL rất quan trọng. - Mã hoá dữ liệu là biện pháp bảo mật dữ liệu trong CSDL, chuyển đổi dữ liệu sang bản mã. - Mã hoá dữ liệu và chỉ người dùng được uỷ quyền có thể giải mã (Hình 1) để bảo vệ tính bí mật của dữ liệu trong quá trình lưu trữ hoặc truyền trên mạng. - Nén dữ liệu giúp giảm dung lượng lưu trữ và tăng tính bảo mật. Việc áp dụng các biện pháp an toàn và bảo mật hệ CSDL là rất quan trọng để bảo vệ hệ thống. B. Bài tập Bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL Đang cập nhật… Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại:  Lý thuyết Bài: Nghề quản trị cơ sở dữ liệu Lý thuyết Bài 1: Kiểu mảng và cấu trúc mảng Lý thuyết Bài 2: Mảng hai chiều Lý thuyết Bài 4: Làm mịn dần từng bước từ thuật toán đến chương trình máy tính Lý thuyết Bài 5: Đánh giá thuật toán
Lý thuyết Tin học 11 Bài: Nghề quản trị cơ sở dữ liệu
A. Lý thuyết Nghề quản trị cơ sở dữ liệu 1. Công việc chính của nhà quản trị CSDL - Quản trị CSDL đảm bảo việc khai thác thông tin trong CSDL phục vụ các hoạt động thường ngày của tổ chức và chuẩn bị cho các sự cố có thể xảy ra. - Nhà quản trị CSDL là người làm việc trong lĩnh vực quản trị CSDL và có các nhiệm vụ chính sau đây: a) Đảm bảo an toàn dữ liệu và xác thực quyền truy cập - Nhà quản trị CSDL cần đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn cho dữ liệu. - Thực hiện cấp quyền và kiểm soát truy cập CSDL cho các đối tượng người dùng. - Phát triển các biện pháp bảo mật CSDL và đảm bảo dữ liệu đến từ các nguồn đáng tin cậy. - Vấn đề bảo mật dữ liệu cần được coi trọng đối với các hệ thống trực tuyến và doanh nghiệp thương mại điện tử. b) Giám sát hiệu suất và điều chỉnh CSDL - Giám sát hiệu suất CSDL là một phần của quá trình bảo trì hệ thống. - Nhà quản trị CSDL phải xác định nguyên nhân giảm hiệu suất và khắc phục như thay đổi thông số thiết lập phần mềm, thay phần cứng hoặc điều chỉnh các tham số CSDL như số lượng dữ liệu tối đa và khoá tối đa. c) Lập kế hoạch phát triển CSDL - Nhà quản trị cần định kì cập nhật nhu cầu khai thác dữ liệu của CSDL để đề xuất nâng cấp khả năng đáp ứng. - Nhà quản trị CSDL cần thường xuyên cập nhật xu thế phát triển CSDL để dự báo tương lai về không gian lưu trữ và công suất sử dụng CSDL. - Nhà quản trị CSDL cần chuẩn bị tăng khả năng xử lí khối lượng công việc khi cần. d) Sao lưu, phục hồi và khắc phục sự cố - Nhà quản trị CSDL cần phán đoán sự cố, khắc phục nhanh chóng, khôi phục dữ liệu để giảm thiểu thiệt hại và đưa hoạt động trở lại bình thường. - Nhà quản trị CSDL thực hiện sao lưu thường xuyên để đảm bảo không bị mất dữ liệu khi có các sự cố như ngắt điện đột ngột. e) Cài đặt và bảo trì phần mềm CSDL - Nhà quản trị CSDL cài đặt phần mềm CSDL, thực hiện bảo trì, cập nhật và vá lỗi. Điều này góp phần quan trọng đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu của tổ chức. 2. Yêu cầu của nghề quản trị CSDL - Để trở thành nhà quản trị CSDL, có thể học các chuyên ngành về quản trị CSDL, khoa học máy tính, hệ thống thông tin quản lí hoặc một chuyên ngành về công nghệ thông tin. - Cần thêm các chứng chỉ của nhà cung cấp phần mềm hệ quản trị CSDL và kinh nghiệm làm việc tùy thuộc vào quy mô của tổ chức và mức độ phức tạp của công việc. - Các kĩ năng cụ thể để quản trị CSDL thường khác nhau tuỳ theo tổ chức, vị trí công việc và dự án. Tuy nhiên, nhà quản trị CSDL cần có những kiến thức và kĩ năng cơ bản sau: + Nhà quản trị CSDL cần có kiến thức về hệ điều hành, phần cứng, mạng và các ứng dụng liên quan đến CSDL. + Kỹ năng phân tích dữ liệu để trích xuất thông tin hữu ích và cung cấp các quyết định. + Kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp và các chuyên gia công nghệ tại các tổ chức khác. + Kỹ năng giải quyết vấn đề và tổ chức công việc. + Sự cẩn trọng và tỉ mỉ để tránh sai sót khi làm việc với dữ liệu lớn. + Kiến thức vững chắc về CSDL và ngôn ngữ truy vấn CSDL như SQL, Oracle SQL và DB2 của IBM. 3. Nhu cầu nhân lực và triển vọng phát triển  - Các trường đại học uy tín đào tạo công nghệ thông tin ở Việt Nam: Trưởng Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. - Chương trình đào tạo công nghệ thông tin tại các trường đại học ở Việt Nam bao gồm: cơ sở lí thuyết về hệ CSDL, thực hành với hệ quản trị cơ sở dữ liệu, an toàn hệ thống thông tin, lập trình web và phần mềm ứng dụng. - Sinh viên có thể học thêm các khoá học về các hệ CSDL hoặc về các phần mềm của Microsoft, IBM, Oracle, Altibase,... - Cơ hội việc làm và mức lương quản trị CSDL khác nhau theo vị trí, quy mô và địa điểm của tổ chức. - Theo dữ liệu của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS) năm 2018, mức lương trung bình của nhà quản trị CSDL là 90.070 USD/năm. - BLS dự đoán tăng trưởng 9% cho việc làm nhà quản trị CSDL từ năm 2018 đến 2028. - Các lĩnh vực như y tế, giáo dục, viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng và xuất bản phần mềm đều cần nhà quản trị CSDL. - Nhiều công việc khác cần đến kĩ năng quản trị CSDL như tư vấn công nghệ thông tin, quản lí dự án, tư vấn ứng dụng và quản trị mạng. - Nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin tăng cao ở Việt Nam trong những năm tới, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử, chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số. - Vị trí nhà quản trị CSDL càng trở nên quan trọng trong các tổ chức chính quyền và doanh nghiệp. - Nhà quản trị CSDL có thể tiếp tục học thạc sĩ CNTT hoặc các chứng chỉ chuyên môn, hoặc mở rộng sang các lĩnh vực liên quan như an ninh mạng.        B. Bài tập Nghề quản trị cơ sở dữ liệu Đang cập nhật… Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại:  Lý thuyết Bài 1: Kiểu mảng và cấu trúc mảng Lý thuyết Bài 2: Mảng hai chiều Lý thuyết Bài 4: Làm mịn dần từng bước từ thuật toán đến chương trình máy tính Lý thuyết Bài 5: Đánh giá thuật toán Lý thuyết Bài 6: Kiểm thử và sửa lỗi chương trình
Lý thuyết Tin học 11 Bài 1: Kiểu mảng và cấu trúc mảng
A. Lý thuyết Kiểu mảng và cấu trúc mảng 1. Biến mảng và cấu trúc mảng - Đề bài: Xét bài toán phân tích kết quả học tập cuối năm của lớp 11A gồm 45 học sinh dựa trên bảng điểm tổng kết gồm các cột Họ và tên, Điểm Toán, Điểm Ngữ văn, Điểm Tin học,... Cần viết chương trình máy tính để tính điểm trung bình, điểm cao nhất từng môn học và họ tên học sinh đạt được điểm cao nhất. - Dữ liệu: Mỗi cột điểm môn học là một mảng chứa 45 số thực. - Giải pháp: Sử dụng ngôn ngữ lập trình bậc cao có kiểu dữ liệu mảng để tính toán các kết quả. a) Khai báo mảng một chiều - Khai báo tức là cung cấp đủ các thông tin: tên biển mảng, kiểu dữ liệu, kích thước. Ví dụ: + Tên biến mảng: diemTin. + Kiểu dữ liệu của mảng: Số thực. + Kích thước: 45. b) Tổ chức mảng một chiều - Mảng một chiều trong bộ nhớ là khối các ô nhớ liền kề liên tục, có dung lượng bằng tích kích thước x độ dài kiểu dữ liệu. - Ví dụ: mảng 4 gồm 10 phần tử kiểu số thực chiếm 40 byte trong bộ nhớ. - Các phần tử mảng được đánh chỉ số tuần tự từ 0 đến n-1. - Bộ nhớ RAM là một dãy bit được chia thành nhiều ô nhớ liền nhau, mỗi ô có địa chỉ truy cập riêng. - Mỗi ô nhớ có thể có độ dài 1 byte, 2 byte hay 4 byte, tùy theo cách tổ chức bộ nhớ. - Một số nguyên có thể chiếm 1 byte hoặc 2 byte, một số thực có thể chiếm 4 byte hoặc 8 byte. - Một ô nhớ được coi là chứa đúng một số thực trong mảng số thực. c) Truy cập ngẫu nhiên - Các thông tin trong khai báo mảng xác định độ lớn phần bộ nhớ dành cho một biến mảng và tạo thuận lợi cho phép tìm vị trí của từng phần tử trong mảng. - Một phần tử mảng có chỉ số i được lưu trữ tại ô nhớ cách vị trí bắt đầu của mảng đúng 1 ô nhớ, ví dụ diemTin[3] được lưu trữ tại địa chỉ A+3. - Mảng được sử dụng nhiều do thời gian truy cập giá trị của phần tử bất kì là hằng số. 2. Mảng một chiều trong Python - Cú pháp khai báo mảng một chiều trong Python như sau:  + Khai báo sử dụng mô đun array ở đầu chương trình. + Khai báo biến kiểu mảng theo mẫu dưới đây: mang_1 = array('i', [...]) mang_2 = array('f', [...]) - Trong đó: + Kí tự 'i' là viết tắt của integer; kí tự 'f' là viết tắt của float. + Thay cho dấu “. ” ở dòng thứ nhất là một danh sách các số nguyên trong mảng_1. + Thay cho dấu “. ” ở dòng thứ hai là một danh sách các số thực trong mảng_2. - Hình 2 là một ví dụ khai báo mảng trong Python kèm giải thích câu lệnh. - Kiểu danh sách của Python có thể dùng làm mảng một chiều. Nó linh hoạt hơn và có thêm nhiều phương thức mà kiểu mảng không có. - Để sử dụng danh sách làm mảng, ta khai báo và sử dụng nó như một danh sách Python thông thường. 3. Một số hàm gộp và hàm phân tích thống kê - Các hàm gộp max, min, sum đã có sẵn và có thể sử dụng ngay cho kiểu mảng cũng như kiểu danh sách.  - Python có một số hàm phân tích thống kê áp dụng cho kiểu mảng và kiểu danh sách các số.  - Để sử dụng các hàm trong mô đun này cần khai báo mô đun statistics ở đầu chương trình theo cú pháp như sau: from statistics import *    B. Bài tập Kiểu mảng và cấu trúc mảng Đang cập nhật… Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại:  Lý thuyết Bài 2: Mảng hai chiều Lý thuyết Bài 4: Làm mịn dần từng bước từ thuật toán đến chương trình máy tính Lý thuyết Bài 5: Đánh giá thuật toán Lý thuyết Bài 6: Kiểm thử và sửa lỗi chương trình Lý thuyết Bài 7: Lập trình giải bài toán tìm kiếm
Lý thuyết Tin học 11 Bài 2: Mảng hai chiều
A. Lý thuyết Mảng hai chiều 1. Mảng hai chiều - Mảng hai chiều dùng để lưu trữ một bảng số liệu hình chữ nhật, ví dụ như hình chữ nhật khung đỏ ở Hình 1a và Hình 1b.  - Mảng hai chiều cũng gọi là ma trận. - Mảng hai chiều là mảng một chiều với phần tử là một mảng một chiều. - Hầu hết các ngôn ngữ lập trình bậc cao có kiểu dữ liệu mảng hai chiều. - Nếu cần, có thể tạo ra mảng nhiều chiều. - Khai báo mảng hai chiều + Khai báo mảng hai chiều cần cung cấp đủ các thông tin: tên biến mảng, kiểu dữ liệu, kích thước.  + Kích thước gồm hai số nguyên dương, mỗi số xác định kích thước một chiều của hình chữ nhật. - Cấu trúc mảng hai chiều + Trong bộ nhớ, mảng hai chiều cũng được tổ chức tương tự như mảng một chiều, tức là lưu trữ thành một khối các ô nhớ liên tục, có độ lớn bằng: số hàng số cột x độ dài kiểu dữ liệu. - Truy cập ngẫu nhiên + Thông tin trong khai báo mảng hai chiều giúp xác định dung lượng bộ nhớ dành cho mảng. + Truy cập phần tử mảng hai chiều cần biết hai chỉ số: hàng và cột. + Thời gian đọc/gán giá trị cho mảng hai chiều là hằng số. 2. Sử dụng danh sách làm mảng hai chiều trong Python - Kiểu danh sách (list) có sẵn trong Python, rất linh hoạt, hoàn toàn đáp ứng các nhu cầu xử lí dãy số (mảng một chiều) và bảng chữ nhật các số (mảng hai chiều). - Danh sách dùng làm mảng được khai báo và sử dụng như một danh sách Python thông thường, cú pháp cụ thể như sau: + Khai báo danh sách dùng làm mảng (một chiều hoặc hai chiều) với các phần tử hay các danh sách con sẽ được thêm dần vào sau đó. + Tên_danhsach = [] + Khai báo danh sách với cặp dấu “[]” chứa danh sách các danh sách con cùng độ dài cho kết quả là một danh sách dùng như mảng hai chiều. + Tên_danhsach = [[…..],[...], [….]] - Trong bộ nhớ máy tính, mảng hai chiều n hàng và m cột được lưu trữ thành dãy nx m số bằng cách xếp các hàng tiếp nối nhau, bắt đầu là hàng 0, tiếp theo là hàng 1, hàng 2,... cho đến hết. - Thời gian thực hiện các phép toán của mảng + Phép chèn, xoá phần tử cuối mảng thực hiện trong thời gian hằng số, bất kể độ dài mảng. + Phép chèn, xoá phần tử ở vị trí bất kì cần dịch chuyển để tạo hoặc lấp chỗ trống, thời gian thực hiện phụ thuộc vào độ dài n của mảng và khoảng n/2 thao tác dịch chuyển được thực hiện trung bình.          B. Bài tập Mảng hai chiều Đang cập nhật… Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại: Lý thuyết Bài 4: Làm mịn dần từng bước từ thuật toán đến chương trình máy tính Lý thuyết Bài 5: Đánh giá thuật toán Lý thuyết Bài 6: Kiểm thử và sửa lỗi chương trình Lý thuyết Bài 7: Lập trình giải bài toán tìm kiếm Lý thuyết Bài 8: Lập trình một số thuật toán sắp xếp
Lý thuyết Tin học 11 Bài 4: Làm mịn dần từng bước từ thuật toán đến chương trình máy tính
A. Lý thuyết Làm mịn dần từng bước từ thuật toán đến chương trình máy tính 1. Mã giả và mô tả thuật toán bằng mã giả - Mã giả mô tả thuật toán ngắn gọn, độc lập với ngôn ngữ lập trình. - Mã giả đảm bảo sự chính xác và rất gần với mã lệnh chương trình. - Mã giả thường được sử dụng trong sách giáo khoa, giáo trình hay các bài nghiên cứu để mô tả thuật toán. - Mã giả có thể coi như chương trình khung. - Không có quy ước thống nhất về các từ khoá, kí hiệu trong mã giả. - Mã giả phỏng theo câu lệnh rẽ nhánh, câu lệnh lặp của ngôn ngữ lập trình. - Sử dụng các kí hiệu toán học, dấu phép toán, kí hiệu gợi tả để làm rõ ý tưởng thuật toán. - Các kí hiệu được chọn và quy ước rõ để tránh nhầm lẫn. - Có thể sử dụng thêm các từ ngắn gọn sau khi đã định nghĩa rõ ràng. - Quy ước cụ thể khi viết mã giả - Ta sẽ ưu tiên dùng một số yếu tố của ngôn ngữ lập trình Python trong các bài học khi mô tả thuật toán bằng mã giả. Dưới đây là một số quy ước: + Lời chú thích bắt đầu bằng dấu “#” cho đến hết dòng. + Cấu trúc rẽ nhánh (phép lựa chọn) dùng mẫu câu lệnh if...else – Cấu trúc lặp (phép lặp): * Số lần lặp biết trước: Phỏng theo mẫu lệnh for của Python nhưng mô tả danh sách giá trị theo kiểu toán học.  * Số lần lặp chưa biết trước: Phỏng theo mẫu lệnh while của Python. + Sử dụng các mức thụt lùi đầu dòng để đánh dấu kết thúc dãy lệnh tuần tự trong mỗi nhánh rẽ của phép lựa chọn hay trong thân vòng lặp của phép lặp. – Các phép toán gồm: + Phép toán số học, phép so sánh. + Phép gán dùng dấu mũi tên trái. – Một số thành phần khác: Các lời gọi hàm thư viện hay hàm do người lập trình định nghĩa có thể mô tả ngắn gọn bằng cách viết toán học.  - Có thể định nghĩa thêm kí hiệu phép toán cho các việc cụ thể. - Ví dụ: phép đổi chỗ hai phần tử x, y trong dãy số thường được viết gọn là swap(x,y) trong các thuật toán sắp xếp. - Mô tả thuật toán bằng liệt kê các bước cần làm. - Cần làm chi tiết từng bước tiến gần đến ngôn ngữ lập trình. - Mã giả là một sự lựa chọn phù hợp để trình bày. - Cách thức chung: Chuyển các cụm từ mô tả một “việc cần làm” thành các đoạn mã giả, tiến gần hơn một bước đến các câu lệnh của chương trình chi tiết. Sau đây là các ví dụ minh hoạ. - Ví dụ 1: Kiểm tra số nguyên tố + Đầu vào: số nguyên dương n. + Đầu ra: True nếu n là số nguyên tố, False nếu ngược lại. - Thuật toán bao gồm bốn bước: + Bước 1: Kiểm tra n = 1, nếu đúng trả về False. + Bước 2: Kiểm tra n = 2, nếu đúng trả về True. + Bước 3: Kiểm tra tính nguyên tố của n và trả kết quả kiểm tra True hoặc False. + Bước 4: Kết thúc. - Nhận thấy Bước 1 và Bước 2 đã chi tiết và đơn giản nên có thể chuyển thành câu lệnh Python dễ dàng. - Bước 3 “Kiểm tra tính nguyên tố của n với n>2” cần được chi tiết và “làm mịn dần” lần lượt theo từng nhận xét sau: + Nhận xét 1: Nếu n chia hết cho số nguyên dương k (2≤k<n) thì n không là số nguyên tố. Bước 3 có thể được chi tiết như sau: * Với mỗi số nguyên dương k trong khoảng 2 ≤ k < n. * Nếu n chia hết cho k thì n không là số nguyên tố. * Các số k (2 ≤k< n) được biểu diễn qua hàm range bằng câu lệnh: range(2,n). - Hình 1 minh hoạ mã giả và các câu lệnh Python kiểm tra số nguyên tố sau khi chỉ tiết Bước 3 theo Nhận xét 1. + Nhận xét 2: Ta chỉ cần kiểm tra với k không lớn hơn căn bậc hai của n. + Cách chi tiết cho Bước 3: * Với k từ 2 đến căn bậc hai của n. * Nếu n chia hết cho k thì n không là số nguyên tố. * Các số k (2 ≤ k ≤ căn bậc hai của n) được biểu diễn qua hàm range bằng câu lệnh: range(2, int(math.sqrt(n))+1). Hình 2 minh hoạ mã giả và các câu lệnh Python kiểm tra số nguyên tố ở Bước 3 sau khi chi tiết theo Nhận xét 2. + Nhận xét 3: Số chẵn lớn hơn 2 không là số nguyên tố. Chỉ cần kiểm tra với k lẻ và không lớn hơn √n. * Nếu n chẵn và n>2 thì n không là số nguyên tố. * Kiểm tra n chia hết cho k với k lẻ và 3 * Các số k lẻ (3 ≤ k ≤ √n) được biểu diễn qua hàm range bằng câu lệnh: range (3, int (math.sqrt (n)) +1,2). Hình 3 minh hoạ mã giả và các câu lệnh Python kiểm tra số nguyên tố ở Bước 3 sau khi chi tiết theo Nhận xét 3. - Ví dụ 2. Bài toán sàng số nguyên tố: Cho trước số tự nhiên n, hãy sàng lọc chỉ giữ lại những số là số nguyên tố trong dãy {0, 1, 2,..., n}. + Đầu vào: một số nguyên dương n + Đầu ra: in ra danh sách tương ứng đánh dấu True (là số nguyên tố) hay False (là hợp số). - Thuật toán thô: - Bước 1. Tạo danh sách prime gồm n + 1 giá trị logic True; - Bước 2. Với m ≥ 2, kiểm tra nếu m là một bội số của k (k < m) thì gán prime[m] = False; - Bước 3. Gán prime[0] = False; prime[1] = False. - Một cách chi tiết Bước 2 như sau: + Bắt đầu với m = 3; + Lặp khi m ≤n: + Nếu với k nào đó (2 ≤ k ≤ m − 1) mà m chia hết cho k thì m không là số nguyên tố; m ¬ m+1 + Hết lặp - Mã giả và các câu lệnh Python tương ứng cho Bước 2 có trong Hình 4. - Thuật toán sàng Eratosthenes tìm tất cả các số nguyên tố nhỏ hơn hay bằng n bằng cách đánh dấu các số không phải số nguyên tố là "hợp số". - Dựa trên ý tưởng đục bỏ dần các số không nguyên tố được cho là tìm ra bởi nhà toán học Hy Lạp trước Công nguyên Eratosthenes. B. Bài tập Làm mịn dần từng bước từ thuật toán đến chương trình máy tính Đang cập nhật… Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại:  Lý thuyết Bài 5: Đánh giá thuật toán Lý thuyết Bài 6: Kiểm thử và sửa lỗi chương trình Lý thuyết Bài 7: Lập trình giải bài toán tìm kiếm Lý thuyết Bài 8: Lập trình một số thuật toán sắp xếp Lý thuyết Bài 9: Lập trình thuật toán sắp xếp nhanh
Lý thuyết Tin học 11 Bài 5: Đánh giá thuật toán
A. Lý thuyết Đánh giá thuật toán 1. Các khái niệm cơ bản - Đánh giá thuật toán trong Tin học dựa trên tính hiệu quả. - Thuật toán hiệu quả là khi thời gian thực hiện và lượng bộ nhớ cần dùng ít hơn. - Tính ngắn gọn, dễ hiểu và dễ lập trình không phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất. a) Ước lượng thời gian thực thi chương trình và hiệu quả thời gian của thuật toán - Python có lệnh time() để bẩm giờ tính thời gian thực thi chương trình. Tuy nhiên, cách tính này không áp dụng được để so sánh hiệu quả thuật toán vì những vấn đề sau:  - Phải lập trình và chạy thử các thuật toán cần so sánh. - Thời gian đo được phụ thuộc vào nhiều yếu tố không liên quan tới thuật toán. - Không khả thi để tính thời gian trung bình cho nhiều chương trình khác nhau. b) Kích thước đầu vào - Thời gian chạy chương trình phụ thuộc vào kích thước dữ liệu đầu vào (đại diện bằng số tự nhiên n). - Kích thước dữ liệu đầu vào ảnh hưởng đến thời gian chạy của chương trình. - Ví dụ, trong bài toán tìm kiếm số hay sắp xếp dãy số, kích thước đầu vào n là độ dài của dãy số. 2. Độ phức tạp thời gian của thuật toán - Thời gian chạy chương trình với đầu vào kích thước n là hàm số T(n) của n. - Độ phức tạp thời gian ước lượng thời gian thực hiện thuật toán dựa trên số phép toán cần thiết để thực hiện thuật toán với kích thước đầu vào n. - Tuy nhiên, tính toán số phép toán này không dễ dàng vì khó xác định tương ứng số các phép toán bit với mỗi phép toán và các phép toán số học cũng có thể đếm là nhiều phép toán. - Trong phân tích thuật toán, phân biệt phép toán sơ cấp và phần còn lại không sơ cấp. - Một phép toán sơ cấp có thời gian thực hiện không phụ thuộc vào kích thước đầu vào. - Các phép toán số học, phép so sánh và các hàm toán học với đầu vào giá trị cụ thể được xem là phép toán sơ cấp. - Phép lặp và phép lựa chọn không phải là phép toán sơ cấp. 3. Ví dụ về độ phức tạp thời gian hằng số và độ phức tạp thời gian tuyến tính a) Độ phức tạp thời gian hằng số - Thuật toán có độ phức tạp thời gian hằng số không phụ thuộc vào kích thước đầu vào. - Ví dụ, thuật toán tính tổng với chỉ 3 phép toán là một thuật toán hằng số. - Nhà toán học Friedrich Gauss đã đưa ra cách giải này khi còn là học sinh phổ thông. b) Độ phức tạp thời gian tuyến tính - Thuật toán có độ phức tạp thời gian tuyến tính khi số phép toán cần thực hiện là hàm tuyến tính của kích thước đầu vào n. - Ví dụ, cách giải đầu tiên trong hoạt động trên là một thuật toán tuyến tính vì số phép toán cần thực hiện là T(n) = n - 1. 4. Kí pháp và các bậc độ phức tạp thời gian a) Cách ước lượng làm già thêm - Số phép toán cần thiết để thực hiện thuật toán phụ thuộc vào trường hợp dễ hoặc khó của bài toán, không chỉ phụ thuộc vào kích thước đầu vào. - Ví dụ, trong thuật toán tìm số lớn nhất trong dãy số, số phép toán cần thiết phụ thuộc vào dãy số đầu vào. Nếu dãy số ban đầu là tăng chặt, thì số phép toán cần thiết là nhiều nhất. Nếu phần tử đầu tiên của dãy là số lớn nhất, thì số phép toán cần thiết là ít nhất. - Có thể xét ba trường hợp trong việc đánh giá độ phức tạp của thuật toán: trường hợp thuận lợi nhất, trường hợp bất lợi nhất và trường hợp ngẫu nhiên. - Tuy nhiên, để đưa ra ước lượng trung bình, không dễ tìm ra phương pháp chính xác. Thay vào đó, người ta thường sử dụng cách ước lượng làm già thêm để đảm bảo rằng trong thực tế, không có trường hợp nào vượt quá ước lượng đã đưa ra. b) Kí pháp O lớn - Thuật toán có độ phức tạp thời gian là hằng số nếu số phép toán sơ cấp cần thực hiện không phụ thuộc vào n và không vượt quá một hằng số C. Kí hiệu T(n) = O(1). - Thuật toán có độ phức tạp thời gian là tuyến tính nếu số phép toán sơ cấp cần thực hiện không vượt quá một hàm tuyến tính của n. Kí hiệu T(n) = O(n). - Bảng 1 dưới đây là một số kí hiệu O lớn về thời gian thực hiện thuật toán thường gặp: - Một số công thức liên quan: + Công thức 1: Nếu f(n)= O(g1(n)) và f2(n) = O(g2(n)) thì f1 (n) + f2 (n)= O(max(g1 (n), g2 (n))). Công thức áp dụng cho hai cấu trúc điều khiển được thực hiện tuần tự. + Công thức 2: Nếu f1(n) = O(g1 (n)) và f2(n)= O(g2 (n)) thì f1 (n) x f2 (n)=O(g1 (n) x g2 (n). Công thức áp dụng cho hai cấu trúc điều khiển lồng nhau. 5. Các quy tắc khi ước lượng thời gian thực hiện thuật toán a) Quy tắc chung - Các quy tắc ước lượng cho phép bỏ bớt những phần có bậc thấp hơn và chỉ giữ lại những phần có bậc cao nhất và hằng số nhân C đều coi là 1. - Mô tả thuật toán sử dụng ba cấu trúc: tuần tự, rẽ nhánh, lặp. Cấu trúc tuần tự gồm phép toán sơ cấp và không sơ cấp. Cấu trúc rẽ nhánh và lặp có thể chứa các dãy phép toán tuần tự. Cần ước lượng số phép toán từ bên trong trở ra ngoài. b) Lời gọi hàm - Hàm trong chương trình là một chương trình con, thực hiện một thuật toán cụ thể. - Đối với lời gọi hàm với đầu vào là giá trị cụ thể không phụ thuộc n, độ phức tạp thời gian là O(1). - Đối với các trường hợp khác, độ phức tạp thời gian được ước lượng như một thuật toán. c) Cấu trúc tuần tự và quy tắc lấy max - Cấu trúc tuần tự: dãy gồm C phép toán; C là số xác định, không phụ thuộc n. - Nếu tất cả C phép toán là sơ cấp, độ phức tạp thời gian là T(n) = O(1). - Ngược lại, thời gian thực hiện bằng ước lượng lớn nhất trong số các ước lượng của các phép toán trong dãy. d) Cấu trúc rẽ nhánh và quy tắc lấy max - Máy tính thực thi cấu trúc rẽ nhánh (hai nhánh hoặc nhiều nhánh) kiểm tra điều kiện và thực hiện một trong các nhánh. - Kiểm tra điều kiện là tính giá trị biểu thức logic (bao gồm biểu thức số học và phép so sánh), độ phức tạp thời gian là T(n) = O(1). - Độ phức tạp thời gian của cấu trúc rẽ nhánh là độ phức tạp lớn nhất trong các độ phức tạp của các nhánh. - Độ phức tạp thời gian của việc kiểm tra điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh có thể không còn là O(1). - Nếu như chưa biết trước, việc kiểm tra dãy có phải là cấp số cộng hay không sẽ cần thời gian O(n).  - Độ phức tạp thời gian của cấu trúc rẽ nhánh trong Hình 1 là O(n) trong mọi trường hợp. e) Cấu trúc vòng lặp và quy tắc nhân - Máy tính thực hiện cấu trúc vòng lặp sẽ kiểm tra điều kiện và thực hiện thân vòng lặp (bao gồm các phép toán tuần tự, phép lựa chọn hay phép lặp khác). - Thời gian thực hiện cấu trúc vòng lặp tính bằng số lần lặp nhân với tổng thời gian kiểm tra điều kiện lặp và thời gian thực hiện thân vòng lặp. - Ví dụ: độ phức tạp thời gian của thuật toán tìm giá trị cực tiểu một dãy số a1, a2, a3,..., an là O(n). B. Bài tập Đánh giá thuật toán Đang cập nhật… Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại: Lý thuyết Bài 6: Kiểm thử và sửa lỗi chương trình Lý thuyết Bài 7: Lập trình giải bài toán tìm kiếm Lý thuyết Bài 8: Lập trình một số thuật toán sắp xếp Lý thuyết Bài 9: Lập trình thuật toán sắp xếp nhanh Lý thuyết Bài 10: Thiết kế và chương trình từ trên xuống và phương pháp Mô đun hóa
Lý thuyết Tin học 11 Bài 6: Kiểm thử và sửa lỗi chương trình
A. Lý thuyết Kiểm thử và sửa lỗi chương trình 1. Nguyên nhân gây lỗi và truy vết lỗi a) Các loại lỗi và nguyên nhân - Lỗi cú pháp xảy ra trong quá trình soạn thảo chương trình và có thể dễ dàng sửa bởi người lập trình hiểu rõ ngôn ngữ lập trình. - IDE là môi trường tích hợp phát triển phần mềm có công cụ soạn thảo để giảm thiểu lỗi cú pháp. - Lỗi thời gian chạy xảy ra khi chạy chương trình và thường do giá trị không hợp lệ trong tính toán. b) Truy vết lỗi và thông báo lỗi - Vùng soạn thảo trong IDE có hiển thị số thứ tự dòng lệnh từ 1 đến n. - Chức năng gỡ lỗi sử dụng truy vết để tìm ra dòng lệnh gây lỗi. - Thông báo lỗi in ra danh sách các dòng lệnh truy vết được kèm số thứ tự. 2. Chạy thử chương trình  - Chạy thử để phát hiện lỗi trong mã nguồn chương trình, gỡ lỗi là xác định vị trí và nguyên nhân gây lỗi và sửa lỗi. - Phát hiện và sửa lỗi là hai việc đan xen trong một quá trình để đảm bảo chương trình hoạt động đúng. - Lỗi thuật toán sẽ cho kết quả sai và việc phát hiện và sửa lỗi không phân biệt lỗi chương trình hay lỗi thuật toán. - Tập hợp các trường hợp đầu vào của một chương trình là vô hạn. - Không thể chạy thử với tất cả các đầu vào có thể có. - Chạy thử giúp phát hiện và giải quyết lỗi hơn, tuy không đảm bảo tuyệt đối không còn lỗi. 3. Một số kinh nghiệm thực hành gỡ lỗi chương trình a) Các ca kiểm thử để phát hiện lỗi chương trình - Một ca kiểm thử là một trường hợp đã cho các đầu vào cụ thể và dự đoán trước kết quả đầu ra đúng yêu cầu của bài toán.  - Các ca kiểm thử nhằm phát hiện các lỗi tiềm ẩn. Gợi ý các ca kiểm thử: + Kiểm tra các lệnh rẽ nhánh với đầu vào tương ứng cho đủ các trường hợp. + Kiểm tra các lệnh lặp với đầu vào khiến số lần lặp là 0 lần, 1 lần, nhiều lần. + Kiểm tra với các giá trị ở các đầu mút trái, phải của một biểu thức điều kiện. + Cần thận trọng với điều kiện “bằng nhau” khi so sánh hai biển kiểu số thực vì kết quả tính toán có thể bị làm tròn. + Kiểm tra với các đầu vào “không mong đợi” nếu muốn biết chương trình sẽ hoạt động như thế nào khi người khác chạy “khám phá”. b) Chia để trị - Kiểm thử và sửa lỗi từng đoạn mã lệnh, từng hàm riêng biệt, trước khi chuyển sang phần khác để dễ hơn trong việc phát hiện lỗi. - Tách biệt các phần công việc của chương trình để dễ sửa lỗi và là một khía cạnh của phương pháp lập trình theo mô đun. c) Hãy in ra - Có những lỗi logic khó phát hiện. - Kiểm soát giá trị biến, biểu thức khi chạy kiểm thử. - In giá trị biến, biểu thức hoặc sử dụng trình gỡ rối trong IDE để theo dõi giá trị. 4. Tập thói quen tốt khi lập trình để dễ gỡ lỗi - Kĩ năng lập trình và gỡ lỗi cần phải thực hành để đạt được. Học từ sai lầm, ghi nhớ và cải tiến phong cách lập trình là rất quan trọng. - Nên tập một số thói quen tốt sau đây để chương trình ít lỗi và việc gỡ lỗi dễ dàng hơn: - Không viết các câu lệnh ngay sau khi đọc bài toán lập trình, nên tách biệt các công việc và thiết kế tổng thể chương trình. - Mô tả thuật toán bằng liệt kê các bước, chuyển thành chương trình con, xác định rõ đầu vào đầu ra của mỗi hàm. - Đặt tên gợi nhớ cho các hàm và biến quan trọng, viết chú thích đầy đủ trước hoặc sau các khai báo. 5. Tổ chức tách biệt các phần của một chương trình a) Định nghĩa hàm để thực hiện thuật toán - Người lập trình tự định nghĩa hàm bằng cách chọn tên hàm, biến đầu vào và cách trả về kết quả dựa trên mô tả thuật toán. - Phần thân hàm là kết quả chuyển từ mô tả thuật toán thành câu lệnh ngôn ngữ lập trình. b) Các lệnh để chạy thử phát hiện lỗi - Các lệnh cần thiết trong chương trình bao gồm: + Gán dữ liệu đầu vào: câu lệnh gán giá trị cho biến đầu vào hoặc đọc dữ liệu từ tệp. + Xuất kết quả đầu ra: lệnh in ra màn hình kèm theo mô tả đầu ra và dữ liệu đầu vào tương ứng nếu cần. c) Lợi ích của việc tổ chức tách biệt các phần công việc - Dễ chạy thử: Các lệnh kiểm tra giá trị biến và thực thi đoạn chương trình để chạy thử. Dùng ký hiệu "#" để liệt kê các ca kiểm thử khác nhau và chạy thử từng ca. - Dễ sửa lỗi: Bố cục chương trình có logic rõ ràng, dễ tìm ra vị trí lỗi. B. Bài tập Kiểm thử và sửa lỗi chương trình Đang cập nhật… Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại: Lý thuyết Bài 7: Lập trình giải bài toán tìm kiếm Lý thuyết Bài 8: Lập trình một số thuật toán sắp xếp Lý thuyết Bài 9: Lập trình thuật toán sắp xếp nhanh Lý thuyết Bài 10: Thiết kế và chương trình từ trên xuống và phương pháp Mô đun hóa Lý thuyết Bài 15: Cấu trúc dữ liệu danh sách liên kết và ứng dụng
Lý thuyết Tin học 11 Bài 7: Lập trình giải bài toán tìm kiếm
A. Lý thuyết Lập trình giải bài toán tìm kiếm 1. Bài toán tìm kiếm a) Khái niệm bài toán tìm kiếm - Các ví dụ về bài toán tìm kiếm: tìm cuốn sách, tên người, tên hàng hoá trong danh sách, tìm bản ghi trong cơ sở dữ liệu. - Bài toán tìm kiếm là tìm mục dữ liệu đáp ứng yêu cầu hoặc khẳng định không có mục dữ liệu đáp ứng yêu cầu đó. Bài toán tìm kiếm trên Internet là một nhiệm vụ của máy tìm kiếm. b) Tìm kiếm tuần tự bằng hàm của Python - Python có phương thức index tìm kiếm phần tử x trong một dãy tuần tự và trả về chỉ số của lần xuất hiện đầu tiên. - Nếu không tìm thấy, phương thức index báo lỗi "ValueError". - Có thể hạn chế tìm kiếm trong đoạn con của dãy số bằng hai tham số tuỳ chọn lo, hi. - Cú pháp: dãy số.index(giá_trị, lo, hi) - Ví dụ: Với mảng a = [1, 2, 3, 4, 5, 6] như hình bên, câu lệnh print(a.index(3,1,4)) sẽ in ra màn hình kết quả là 2, cho biết vị trí của phần tử 3 trong đoạn [1, 4] ở mảng a. 2. Thuật toán tìm kiếm tuần tự - Chi tiết dần từng bước thuật toán tìm kiếm tuần tự: Hình 1 mô tả liệt kê các bước thuật toán tìm kiếm tuần tự một số x. - Hình 2 là kết quả thay thế những cụm từ trên bằng mã giả. 3. Thuật toán tìm kiếm nhị phân - Áp dụng thuật toán tìm kiếm nhị phân cho dãy số đã sắp thứ tự. - Chia đôi dần dãy số và loại bỏ nửa dãy không chứa x. - Phạm vi tìm kiếm giảm đi một nửa sau mỗi bước. - Kết thúc khi tìm thấy hoặc phạm vi tìm kiếm đã hết mà không thấy (Hình 3). - Hướng dẫn viết mã giả của thuật toán tìm kiếm nhị phân: + Các cụm từ cần làm chi tiết hơn bằng mã giả: “Phạm vi tìm kiếm là dãy ban đầu”; “Vẫn còn phạm vi tìm kiếm”; “Xác định phần tử a, ở giữa phạm vi tìm kiếm”, “Loại bỏ nửa dãy chắc chắn không chứa x”, “Phạm vi tìm kiếm là nửa dãy còn lại”, “Thông báo không tìm thấy x và kết thúc”. + Bổ sung thêm lo là chỉ số phần tử ở đầu trái đoạn con và hi là chỉ số phần tử ở đầu phải đoạn con. + Công thức tính chỉ số m của phần tử ở “giữa” đoạn con là (lo + hi)/2, kết quả đảm bảo là số nguyên. B. Bài tập Lập trình giải bài toán tìm kiếm Đang cập nhật… Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại:  Lý thuyết Bài 6: Kiểm thử và sửa lỗi chương trình Lý thuyết Bài 8: Lập trình một số thuật toán sắp xếp Lý thuyết Bài 9: Lập trình thuật toán sắp xếp nhanh Lý thuyết Bài 10: Thiết kế và chương trình từ trên xuống và phương pháp Mô đun hóa Lý thuyết Bài 15: Cấu trúc dữ liệu danh sách liên kết và ứng dụng
Lý thuyết Tin học 11 Bài 8: Lập trình một số thuật toán sắp xếp
A. Lý thuyết Lập trình một số thuật toán sắp xếp 1. Bài toán sắp xếp - Một số bài toán sắp xếp như sau: Cho dãy các số, yêu cầu sắp xếp “theo thứ tự tăng dần (giảm dần)”. - - Cho dãy các xâu kí tự, yêu cầu sắp xếp “theo thứ tự bảng chữ cái”, “theo độ dài tăng dần”,.... - Sắp xếp các hàng trong bảng (hay bản ghi trong cơ sở dữ liệu) theo một cột nào đó, ví dụ sắp xếp bảng kết quả học tập theo điểm môn Tin học giảm dần. - Các hàng trong bảng có dạng như sau: - Thuật ngữ sắp xếp trong tin học ám chỉ tổ chức tập hợp dữ liệu theo một tiêu chí nhất định để đáp ứng yêu cầu trình tự. - Kết quả của sắp xếp là danh sách theo trình tự yêu cầu, giúp tìm kiếm nhanh chóng hơn. - Việc sắp xếp yêu cầu chỉ rõ cách so sánh hai mục dữ liệu để xác định thứ tự. - Trình bày bài toán sắp xếp đơn giản và minh hoạ bằng sắp xếp dãy số: + Đầu vào: Dãy n số 0, 0, 0, Y  + Đầu ra: Dãy được sắp theo thứ tự tăng dần (không giảm). a) Sắp xếp tại chỗ và không tại chỗ - Thuật toán sắp xếp tại chỗ chỉ đổi chỗ các phần tử trong dãy ban đầu, không dùng thêm dãy khác ở bên ngoài. - Yêu cầu sắp xếp tại chỗ rất quan trọng khi dãy cần sắp xếp dài. - Sắp xếp không tại chỗ là khi sử dụng dãy khác để chứa kết quả. - Các thuật toán được trình bày trong bài học đều sắp xếp tại chỗ và dùng cấu trúc mảng, phải dịch chuyển khi thao tác chèn. b) Nghịch thế - Nếu i < j và ai > aj thì (ai, aj) là nghịch thế. - Dãy chưa sắp đúng khi còn ít nhất một nghịch thế. - Một số thuật toán sắp xếp giảm dần và triệt tiêu các nghịch thế trong dãy. - Dãy sắp xếp khi không còn nghịch thế nào. 2. Thuật toán sắp xếp nổi bọt (Bubble Sort) - Xét cặp phần tử liền kề, nếu nghịch thế thì đổi chỗ để loại bỏ nó. - Lặp lại việc trên để soát hết dãy từ đầu đến cuối. - Số lượng nghịch thế giảm sau một vòng lặp. - Thực hiện nhiều vòng lặp để hết nghịch thế và sắp xếp dãy. - Hình 1 trình bày diễn biến từng vòng lặp khi thực hiện thuật toán.  - Kí hiệu e thể hiện thao tác đổi chỗ khi có nghịch thế (cặp phần tử màu đỏ). - Ở vòng lặp 5, nếu không tìm ra nghịch thế nào thì không đổi chỗ, dãy đã sắp xếp đúng thứ tự. - Dùng biến logic "có đổi chỗ" để biết khi nào hết nghịch thế và dãy được sắp xếp xong. - Hình 2 là mã giả của thuật toán sắp xếp nổi bọt phiên bản thô nhất. - Nhận xét: + Số lớn nhất trong dãy sẽ được chuyển đến vị trí cuối dãy sau vòng lặp 1. + Vòng lặp 2 chỉ cần rà soát nghịch thế và đổi chỗ đến vị trí n - 2. + Sau vòng lặp i thì phần tử a[n - i - 1] đã ở đúng vị trí. 3. Thuật toán sắp xếp chèn tuyến tính (Insertion Sort) - Ý tưởng sắp xếp chèn tuyến tính: + Vì dãy con a, chỉ có một phần tử, nên dãy con này có thứ tự. + Lặp lại việc chèn a với 1 < i * Xét dãy con a0,…, ai đã có thứ tự, * Chèn a vào dãy con này sao cho dãy con sau khi chèn sẽ có thứ tự. - Mô tả thuật toán chèn tuyến tính: Hình 3 minh hoạ diễn biến từng bước của thuật toán sắp xếp chèn tuyến tính. - Mô tả các bước của thuật toán như sau: + Bước 0. i ← 1; + Bước 1. If i ≥ n: kết thúc; else: val←ai; k←i-1; + Bước 2. if k≥0:  if ak >val: ak+1 ← ak; k ←k — 1; đến Bước 2 + Bước 3. ak + 1← val; i ← i + 1; đến Bước 1 - Để "chèn ai vào đúng chỗ của nó” trong dãy a0, a1 ..., ai-1 cần: + Tìm được chỗ đúng thứ tự của ai cho k đi từ i – 1 qua trái cho đến khi ak ≤ ai hoặc k=−1. + Lấy ai ra khỏi dãy; dịch chuyển dãy ak+1,…, ai-1 sang phải một vị trí để có chỗ trống tại ak+1; đưa ai vào ak+1 - Thuật toán sắp xếp chèn tuyến tính kết hợp làm đồng thời hai việc trên theo cách dịch chuyển dần từng bước sang trái, từ vị trí i tới vị trí k+1. - Vòng lặp for bên ngoài kiểm soát việc thực hiện đúng n − 1 bước (xem Hình 4).  - Vòng lặp while lồng bên trong thực hiện đồng thời cùng lúc hai việc trên trong mỗi bước (xem Hình 4). B. Bài tập Lập trình một số thuật toán sắp xếp Đang cập nhật… Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại: Lý thuyết Bài 6: Kiểm thử và sửa lỗi chương trình Lý thuyết Bài 7: Lập trình giải bài toán tìm kiếm Lý thuyết Bài 9: Lập trình thuật toán sắp xếp nhanh Lý thuyết Bài 10: Thiết kế và chương trình từ trên xuống và phương pháp Mô đun hóa Lý thuyết Bài 15: Cấu trúc dữ liệu danh sách liên kết và ứng dụng
Lý thuyết Tin học 11 Bài 9: Lập trình thuật toán sắp xếp nhanh
A. Lý thuyết Lập trình thuật toán sắp xếp nhanh 1. Lược đồ phân đoạn trong sắp xếp nhanh a) Thuật toán sắp xếp nhanh (Quick Sort) - Chiến lược chia để trị phân đoạn dãy đầu vào thành 2 đoạn con - Sắp xếp trong nội bộ 2 đoạn con - Chia 2 đoạn con thành các đoạn con nhỏ hơn - Lặp lại việc phân đoạn cho đến khi chỉ còn không quá 1 phần tử - Dãy ban đầu được sắp xếp xong. b) Lược đồ phân đoạn dãy số - Lấy giá trị của một phần tử trong dãy làm pivot - Phân đoạn thành 2 đoạn con: bên trái nhỏ hơn hay bằng pivot, bên phải lớn hơn hay bằng pivot, pivot chuyển đến vị trí phân tách hai đoạn - Hàm trả về vị trí phân tách dãy thành hai đoạn con - Sắp xếp trong nội bộ hai đoạn con để hoàn thành việc sắp xếp dãy số. - Bài toán sắp xếp ban đầu chia thành 2 bài toán con nhỏ hơn. Có những lược đồ phân đoạn khác nhau để đạt mục đích trên. 2. Thuật toán sắp xếp nhanh áp dụng phân đoạn Lomuto - Chọn pivot là phần tử cuối dãy số - Duy trì chỉ số i ở vị trí phân tách - Duyệt dãy số bằng chỉ số j khác và đảo giá trị các phần tử sao cho: - Các phần tử từ đầu đến i-1 nhỏ hơn hay bằng pivot - Các phần tử từ i+1 đến j lớn hơn pivot - Phần tử ở vị trí i bằng pivot. - Hình 2 là mã giả của thuật toán Lomuto phân đoạn dãy số a, lo là chỉ số đầu mút trái; hi là chỉ số đầu mút phải. 3. Thuật toán sắp xếp nhanh áp dụng phân đoạn Hoare a) Lược đồ phân đoạn Hoare - Tác giả thuật toán sắp xếp nhanh là Hoare - Đổi chỗ nhảy qua điểm phân tách (pivot), rà soát từ hai phía, cùng tiến dần từng bước vào giữa - Tạm dừng khi phát hiện phần tử vi phạm yêu cầu phân đoạn ở mỗi phía và đổi chỗ chúng cho nhau - Rà soát từ hai điểm tạm dừng đi vào giữa cho đến khi gặp nhau để kết thúc việc phân đoạn - Điểm gặp nhau là vị trí phân tích dãy thành hai đoạn con. - Hình 4 là mã giả của thuật toán sắp xếp nhanh áp dụng phân đoạn Hoare. Hình 5 là mã lệnh Python của thuật toán phân đoạn dãy số a, xuất phát với pivot là đầu dãy. B. Bài tập Lập trình thuật toán sắp xếp nhanh Đang cập nhật… Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại: Lý thuyết Bài 6: Kiểm thử và sửa lỗi chương trình Lý thuyết Bài 7: Lập trình giải bài toán tìm kiếm Lý thuyết Bài 8: Lập trình một số thuật toán sắp xếp Lý thuyết Bài 10: Thiết kế và chương trình từ trên xuống và phương pháp Mô đun hóa Lý thuyết Bài 15: Cấu trúc dữ liệu danh sách liên kết và ứng dụng
Lý thuyết Tin học 11 Bài 10: Thiết kế và chương trình từ trên xuống và phương pháp Mô đun hóa
A. Lý thuyết Thiết kế và chương trình từ trên xuống và phương pháp Mô đun hóa 1. Thiết kế chương trình từ trên xuống theo phương pháp mô đun hoá a) Mô đun trong lập trình - Thiết bị, đồ dùng được thiết kế theo mô đun để dễ tháo lắp, vận chuyển, sửa chữa, thay thế - Mô đun là bộ phận hay phần của thiết bị hay chương trình phần mềm, được thiết kế tách thành khối riêng biệt và độc lập - Tính độc lập của mỗi mô đun cho phép thay thế mô đun đó bằng cái tương đương mà vẫn giữ nguyên các mô đun khác - Một chương trình lớn có thể gồm nhiều tệp mã nguồn, mỗi tệp mã nguồn là một mô đun phần mềm - Một hàm trong chương trình cũng có thể coi là một mô đun, tương đối độc lập với những phần còn lại của chương trình. b) Phương pháp mô đun hoa - Mô đun hoá là phương pháp thông dụng để làm phần mềm và lập trình - Áp dụng phương pháp mô đun hoá, người lập trình làm theo các giai đoạn sau:+ Giai đoạn 1: liệt kê các việc lớn bằng các gạch đầu dòng để tuần tự nhập dữ liệu đến kết quả cuối cùng + Giai đoạn 2: phân chia mỗi bước thành công việc độc lập và thiết kế các hàm thực hiện công việc đó, xác định tên hàm, đầu vào, đầu ra + Giai đoạn 3: lập trình từng hàm theo thiết kế; kiểm thử, gỡ lỗi từng hàm + Giai đoạn 4: viết chương trình chính bằng cách gọi các hàm đã hoàn thành để thực hiện các bước từ giai đoạn 1, chạy thử và kiểm tra tổng thể. - Lập trình theo phương pháp mô đun hoá dẫn đến chương trình có một số hàm do người lập trình định nghĩa - Chương trình chính gọi các hàm để nhập dữ liệu, xử lý và xuất kết quả cuối cùng ra màn hình hoặc tệp, sau đó kết thúc - Trái với lập trình kiểu nguyên khối, không có hàm nào do người lập trình tự định nghĩa - Một chương trình dài mà không có hàm do người lập trình tự định nghĩa thì không phải là kết quả lập trình theo mô đun. 2. Minh hoạ về lập trình theo phương pháp mô đun hoá - Ước lượng độ phức tạp thời gian của thuật toán tìm kiếm tuần tự là O(n), tìm kiếm nhị phân là O(log n) - Để minh hoạ trực quan, ta lập một dự án lập trình nhỏ để thực nghiệm và đo thời gian thực tế chạy thuật toán với các dãy số đầu vào ngẫu nhiên, lấy giá trị trung bình. - Dưới đây là ví dụ minh hoạ việc áp dụng phương pháp mô đun hoá trong thiết kế chương trình và lập trình cho dự án này. - Giai đoạn 1. Liệt kê các việc lớn + Sinh dãy ngẫu nhiên n số, gọi là dãy A + Sắp xếp dãy A thành dãy B theo thứ tự tăng dần + Đo thời gian tìm kiếm tuần tự và nhị phân của một số có trong dãy A và dãy B, tính trung bình cộng và xuất kết quả + Đo thời gian tìm kiếm tuần tự và nhị phân của một số x bất kì trong dãy A và dãy B, tính trung bình cộng và xuất kết quả. - Giai đoạn 2. Thiết kế các hàm + Phân tích chi tiết hơn những việc lớn cần làm trong từng bước kể trên thành các việc cụ thể hơn, Ví dụ: * Hàm dayngaunhien: đầu vào hai số nguyên n và M, đầu ra một dãy n số ngẫu nhiên trong khoảng (0, M). * Hàm sapxep: đầu vào một dãy số, đầu ra dãy số được sắp xếp theo thứ tự tăng dần. * Tìm kiếm tuần tự: tên hàm tktuantu,... * Tìm kiếm nhị phân: tên hàm tknhiphan... + Sinh ngẫu nhiên một số nguyên i trong khoảng (0, n − 1). + Chọn x = a[i] (phần tử chỉ số i trong dãy A). + Xác định x cũng có mặt trong dãy B. + Tìm số có mặt trong dãy: tên hàm tkcomat  + Đầu vào: x = a nói trên; hai dãy số A, B. + Đầu ra: khoảng thời gian từ lúc bắt đầu tìm kiếm cho đến khi tìm thấy: * Bằng tìm kiếm tuần tự trong dãy A. * Bằng tìm kiếm nhị phân trong dãy B.  + Tìm số x bất kì: tên hàm tkbatki. + Đầu vào: một số x sinh ngẫu nhiên; hai dãy số A, B.  + Đầu ra: khoảng thời gian từ lúc bắt đầu tim kiếm cho đến khi: * Bằng tìm kiếm tuần tự trong dãy A. * Bằng tìm kiếm nhị phân trong dãy B. + Kết thúc tìm kiếm: - Ghi lại khoảng thời gian tìm kiếm: sử dụng hàm time để bắt đầu và kết thúc thời gian tìm kiếm bằng cách đặt trước và sau câu lệnh gọi tìm kiếm tuần tự (hoặc tìm kiếm nhị phân). - Tính trung bình cộng thời gian tìm kiếm và xuất kết quả: tính tổng thời gian tìm kiếm và chia cho số lần thực hiện để tính trung bình. Không cần viết thành hàm riêng. - Với Giai đoạn 3 và Giai đoạn 4, học sinh thực hiện dựa vào các kiến thức đã học đồng thời làm theo gợi ý của thầy, cô giáo. 3. Các ưu điểm của lập trình theo phương pháp mô đun hoá - Phối hợp cùng lập trình: Tổ chức thành vài tệp mã nguồn riêng biệt để lập trình và tránh trùng lặp. - Chương trình dễ hiểu hơn: Lập trình theo mô đun hoá dẫn đến chương trình ngắn gọn và dễ hiểu hơn, có các hàm với tên gợi nhớ cho biết chức năng của chúng. - Dễ kiểm thử và sửa lỗi hơn: Phương pháp mô đun hoá tách biệt các công việc nên dễ thấy lỗi xảy ra khi xử lí việc gì, ở phần chương trình thực hiện hàm nào. - Khả năng tái sử dụng: Những hàm do người lập trình tự định nghĩa có thể được dùng không chỉ trong chương trình vừa hoàn thành mà còn ở những chương trình khác sau này. B. Bài tập Thiết kế và chương trình từ trên xuống và phương pháp Mô đun hóa Đang cập nhật… Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại:  Lý thuyết Bài 6: Kiểm thử và sửa lỗi chương trình Lý thuyết Bài 7: Lập trình giải bài toán tìm kiếm Lý thuyết Bài 8: Lập trình một số thuật toán sắp xếp Lý thuyết Bài 9: Lập trình thuật toán sắp xếp nhanh Lý thuyết Bài 15: Cấu trúc dữ liệu danh sách liên kết và ứng dụng
Lý thuyết Tin học 11 Bài 15: Cấu trúc dữ liệu danh sách liên kết và ứng dụng
A. Lý thuyết Cấu trúc dữ liệu danh sách liên kết và ứng dụng 1. Cấu trúc danh sách liên kết - Danh sách liên kết (linked list) gồm các nút (node) với phần Data chứa dữ liệu và phần liên kết Next trỏ đến nút liền kề sau. - Phần Next được gọi là con trỏ Next, được thể hiện bằng kí hiệu mũi tên “→” và là kiểu dữ liệu đặc biệt, gọi là kiểu con trỏ. - Đuôi danh sách là nút cuối cùng trong danh sách, được thể hiện bằng hình vẽ Next trỏ đến Null. - Con trỏ Tail trỏ đến nút đuôi của danh sách. - Đầu danh sách được minh hoạ bằng mũi tên Head trỏ đến nút đầu tiên trong danh sách. - Phân biệt nút với phần Data: Nên phân biệt rõ ràng giữa một nút và phần Data chứa dữ liệu trong nút. - - Trên hình minh hoạ, dữ liệu được thể hiện bằng các chữ cái A, B, C, D. - Sử dụng tên nút: Để đơn giản, ta gọi nút A, nút B, nút C, nút D để thể hiện sự liên kết giữa các nút. - Sử dụng A.Next: Để thể hiện con trỏ từ nút A đến nút đứng sau nó, ta sử dụng A.Next. a) Sự khác nhau giữa danh sách liên kết và mảng  - So với mảng, danh sách liên kết có những điểm khác biệt sau: + Ghi lưu con trỏ để truy cập nút C: tmp = B.Next, tức là tmp →C. + Cho B.Next trỏ đến nút đứng sau C (là nút D): B.Next =C.Next. + Sử dụng tmp để giải phóng phần bộ nhớ dành cho C. + Gỡ bỏ nút đầu hay cuối danh sách chỉ mất thời gian O(1),  không phụ thuộc vào độ dài danh sách - Danh sách nối kép có thêm con trỏ Prev trỏ đến nút trước đó. b) Thời gian thực hiện các phép toán của danh sách liên kết - Phép tìm kiếm: Tìm nút chứa dữ liệu X để xử lí, phải tìm kiếm tuần tự từ đầu danh sách, độ phức tạp O(n) với n là số nút của danh sách. - Thêm và gỡ bỏ nút ở bất cứ vị trí nào đều có thời gian thực hiện là O(1), ưu điểm so với danh sách mảng. - Danh sách liên kết tốn thêm chỗ để lưu trữ con trỏ Next, là nhược điểm so với danh sách mảng. 2. Ứng dụng của danh sách liên kết - Sử dụng cấu trúc móc nối để liên kết các nút thành một dãy tuần tự tạo ra kiểu danh sách rất linh hoạt.  - Danh sách liên kết phát huy ưu điểm trong những trường hợp thường xuyên phải: + Thêm phần tử, gỡ bỏ phần tử ở bất cứ vị trí nào trong danh sách; + Độ dài danh sách thay đổi nhanh và nhiều trong quá trình sử dụng.  Một số ví dụ ứng dụng danh sách liên kết - Danh sách nhóm top N là danh sách các phần tử đứng đầu được sắp xếp theo thứ tự giảm dần. - Các thao tác cập nhật danh sách top N bao gồm: gỡ bỏ phần tử ở vị trí bất kì và chèn phần tử vào vị trí bất kì. - Độ dài N của danh sách có thể thay đổi và được chọn là 5, 10, 20,... - Danh sách top N thường được sử dụng để phát lại các phần tử theo nhiều cách khác nhau như trình tự ngược lại, trình tự ngẫu nhiên, vv. - Một số bài toán thực tế cần mô hình hoá một mạng lưới hay cấu trúc phân cấp hình cây, không thể dùng danh sách. – Danh sách liên kết phù hợp cho việc thể hiện mối liên kết giữa các nút linh hoạt và cập nhật được các thay đổi. Danh sách liên kết trong Python - Python hỗ trợ cấu trúc danh sách liên kết với đầy đủ các phép toán danh sách, phù hợp cho các ứng dụng đơn giản. - Tuy nhiên, lập trình danh sách liên kết phức tạp đòi hỏi kiến thức về lập trình hướng đối tượng, không được đào tạo trong chương trình bậc phổ thông. - Để biểu diễn một hàng đợi thông thường (queue) trong thực tế, chỉ cần dùng append và popleft. - Python có các kiểu dữ liệu sẵn trong thư viện collections, hỗ trợ thực hiện các kiểu danh sách đặc thù tốt hơn so với kiểu danh sách tổng quát. - Kiểu deque trong thư viện collections là kiểu danh sách được tối ưu cho việc thêm và lấy ra phần tử ở vị trí cuối hoặc đầu danh sách. Các phép thêm vào và lấy ra đều có độ phức tạp thời gian O(1), hiệu quả hơn kiểu list. - Trong Python, có thể sử dụng kiểu từ điển để thể hiện cây phân cấp hay đồ thị. - Có các gói thư viện bên ngoài cho Python đã làm sẵn danh sách liên kết để sử dụng khi cần thiết. B. Bài tập Cấu trúc dữ liệu danh sách liên kết và ứng dụng Đang cập nhật… Xem thêm các bài lý thuyết Tin học 11 sách Cánh diều hay, chi tiết tại:  Lý thuyết Bài 6: Kiểm thử và sửa lỗi chương trình Lý thuyết Bài 7: Lập trình giải bài toán tìm kiếm Lý thuyết Bài 8: Lập trình một số thuật toán sắp xếp Lý thuyết Bài 9: Lập trình thuật toán sắp xếp nhanh Lý thuyết Bài 10: Thiết kế và chương trình từ trên xuống và phương pháp Mô đun hóa
Làm quen với Trí tuệ nhân tạo
I. Khái niệm về AI Định nghĩa: -AI (Trí tuệ nhân tạo): là khả năng của máy tính thực hiện các công việc mang tính trí tuệ của con người như đọc chữ, hiểu tiếng nói, dịch thuật, lái xe, học hỏi và ra quyết định. -Mục đích: xây dựng các phần mềm giúp máy tính có năng lực trí tuệ tương tự con người. Các đặc trưng cơ bản của AI - Khả năng học: Khả năng nắm bắt thông tin từ dữ liệu và điều chỉnh hành vi dựa trên thông tin mới. Ví dụ, hệ thống khuyến nghị tích hợp trên YouTube có thể học từ lịch sử xem video ca nhạc và đề xuất các video mới dựa trên sở thích của từng người dùng cụ thể. - Khả năng suy luận: Khả năng vận dụng logic và tri thức để đưa ra quyết định hoặc kết luận. Ví dụ, hệ thống chẩn đoán y tế dựa trên AI có thể dựa vào tri thức về các triệu chứng và bệnh lí để đưa ra chẩn đoán tình trạng sức khỏe của người bệnh. - Khả năng nhận thức: Khả năng cảm nhận và hiểu biết môi trường xung quanh thông qua các cảm biến và dữ liệu đầu vào. Ví dụ, máy tính điều khiển xe tự lái sử dụng cảm biến radar và camera để phát hiện và nhận biết xe xung quanh, các chướng ngại vật, biển báo giao thông và người đi bộ trên đường. - Khả năng hiểu ngôn ngữ: Hiểu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên của con người, bao gồm cả việc hiểu văn hóa và tiếng nói. Ví dụ, các máy tìm kiếm thông tin trên Internet như Google, Bing có thể hiểu yêu cầu tra cứu của người dùng được đưa vào bằng văn bản hay bằng tiếng nói. - Khả năng giải quyết vấn đề: Khả năng tìm ra cách giải quyết các tình huống phức tạp dựa trên thông tin và tri thức. Ví dụ, hệ thống dự báo thời tiết sử dụng mô hình dự báo dựa trên dữ liệu thời tiết trước đây để đưa ra bản tin dự báo thời tiết cho thời gian tới. Bất kì ứng dụng AI nào cũng đều cần có sự kết hợp ở mức độ khác nhau một số đặc trưng trí tuệ nêu trên. Điều này tạo nên sự khác biệt giữa AI và tự động hóa. Các hệ thống tự động hóa như các dây chuyền lắp ráp, các robot cơ giới hóa chỉ thực hiện lặp đi lặp lại một vài thao tác cố định và đơn điệu, mặc dù có thể đạt được hiệu suất cao trong nhiều công việc cụ thể, nhưng đều không được coi là các hệ thống có ứng dụng AI. Lưu ý: AI có sự khác biệt so với tự động hoá, vì nó yêu cầu sự kết hợp của nhiều đặc trưng trí tuệ để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp Các loại AI -Trí tuệ nhân tạo hẹp thiết kế để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể như chơi cờ, nhận dạng khuôn mặt. -Trí tuệ nhân tạo tổng quát đang là mục tiêu dài hạn, có khả năng tự học và thực hiện nhiều công việc giống con người, mặc dù trong thực tế hiện nay vẫn chưa đạt được. Tóm lại, AI là một lĩnh vực đang phát triển nhanh chóng, hứa hẹn mang lại nhiều ứng dụng tiềm năng trong tương lai. II. Một số ứng dụng của AI Hệ chuyên gia MYCIN, mô phỏng khả năng ra quyết định của các chuyên gia dựa trên thông tin từ người dùng. Hệ thống đưa ra danh sách các vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng máu và khuyến nghị sử dụng kháng sinh với liều lượng phù hợp, góp phần quan trọng vào phát triển y học. Các robot thông minh, như Robot Asimo của Honda (1986), là mẫu điển hình của ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong điều khiển robot. Asimo và các robot hiện đại như Atlas, Valkyrie, Optimus có khả năng tự động điều khiển, nhận dạng hình ảnh và tiếng nói. Chúng thúc đẩy sự phát triển công nghệ robot và tiềm năng trong các lĩnh vực từ chăm sóc sức khoẻ đến dịch vụ khách hàng. Google dịch (Google Translator) Google dịch là một dịch vụ dịch thuật miễn phí do Google phát triển vào tháng 4 năm 2006. Phiên bản được dùng phổ biến hiện nay cho phép dịch nhiều dạng văn bản như các từ, cụm từ, tệp văn bản, trang web. Nó được truy cập như một ứng dụng web độc lập, thậm chí được tích hợp vào một trình duyệt, giúp nhận dạng và đọc văn bản, tự động phát hiện ngôn ngữ, nhận ra các từ trong hình ảnh và phiên dịch tức thời,... Nhận dạng khuôn mặt AI có thể nhận dạng và xác định danh tính dựa trên hình ảnh khuôn mặt. Nhiều ứng dụng thực tế đã được triển khai rộng rãi nhờ khả năng này. Từ việc mở khóa điện thoại cho tới việc kiểm tra an ninh để xác định nhân vật trong ảnh hoặc video,... Facebook cũng ứng dụng nhận dạng khuôn mặt để xác định và gán nhãn tên khá chính xác những người quen xuất hiện trong ảnh của người dùng đưa lên trang cá nhân. Nhận dạng chữ viết tay Sự phát triển của AI đã giúp chuyển đổi hình ảnh chữ viết tay thành dữ liệu văn bản có thể xử lý được. Hiện tại, công nghệ này được sử dụng rộng rãi trong quá trình xử lí hóa đơn và các tài liệu khác trong giao dịch thương mại điện tử, tự động hóa quy trình nhập dữ liệu. Nó cũng được sử dụng để nhận dạng và xác minh chữ ký trong các giao dịch điện tử. Trợ lí ảo Một trong số những ứng dụng thú vị và hữu ích của AI là các phần mềm được gọi tên chung là “Trợ lí ảo” như Google Assistant của Google, Siri của Apple, Bixby của Samsung, Cortana của Microsoft. Các trợ lí ảo này có thể trò chuyện, hỗ trợ nhiều tính năng thông minh như tìm kiếm thông tin, gọi điện thoại theo tên có trong danh bạ, đọc tin nhắn, mở nhạc,... bằng chính tiếng nói của người dùng (Hình 1.3). Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 1: Làm quen với Trí tuệ nhân tạo PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: AI (Trí tuệ nhân tạo) là gì? A. Hệ thống tự động B. Khả năng của máy tính thực hiện các công việc mang tính trí tuệ của con người C. Phần mềm diệt virus D. Ứng dụng điện thoại thông minh Đáp án: B Giải thích: AI là khả năng của máy tính để thực hiện các công việc mà thường đòi hỏi trí tuệ của con người, như đọc chữ, hiểu tiếng nói, dịch thuật, lái xe, học hỏi và ra quyết định. Câu 2: Mục đích chính của AI là gì? A. Xây dựng các phần mềm diệt virus B. Xây dựng các phần mềm giúp máy tính có năng lực trí tuệ tương tự con người C. Tạo ra các ứng dụng giải trí D. Phát triển các trò chơi điện tử Đáp án: B Giải thích: Mục đích chính của AI là xây dựng phần mềm giúp máy tính có năng lực trí tuệ tương tự con người. Câu 3: Khả năng nào của AI cho phép máy tính điều chỉnh hành vi dựa trên dữ liệu mới? A. Khả năng suy luận B. Khả năng học C. Khả năng nhận thức D. Khả năng giải quyết vấn đề Đáp án: B Giải thích: Khả năng học của AI cho phép máy tính điều chỉnh hành vi dựa trên dữ liệu mới, giống như hệ thống khuyến nghị của YouTube. Câu 4: Hệ thống nào sau đây là ví dụ về khả năng suy luận của AI? A. Hệ thống khuyến nghị YouTube B. Hệ thống chẩn đoán y tế C. Máy tính điều khiển xe tự lái D. Công cụ tìm kiếm Google Đáp án: B Giải thích: Hệ thống chẩn đoán y tế là ví dụ về khả năng suy luận của AI, nơi AI áp dụng logic và tri thức để đưa ra quyết định y tế. Câu 5: Khả năng nhận thức của AI là gì? A. Điều chỉnh hành vi dựa trên dữ liệu mới B. Áp dụng logic để đưa ra quyết định C. Cảm nhận và hiểu biết môi trường qua cảm biến D. Xử lí ngôn ngữ tự nhiên Đáp án: C Giải thích: Khả năng nhận thức của AI là khả năng cảm nhận và hiểu biết môi trường qua cảm biến, như máy tính điều khiển xe tự lái Câu 6: AI khác biệt so với tự động hóa như thế nào? A. AI yêu cầu sự kết hợp của nhiều đặc trưng trí tuệ để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp B. AI chỉ thực hiện được một nhiệm vụ duy nhất C. Tự động hóa không yêu cầu sự can thiệp của con người D. Tự động hóa chỉ áp dụng trong lĩnh vực công nghiệp Đáp án: A Giải thích: AI yêu cầu sự kết hợp của nhiều đặc trưng trí tuệ để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp, trong khi tự động hóa thường không đòi hỏi khả năng trí tuệ phức tạp như AI. Câu 7: Trí tuệ nhân tạo được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ nào sau đây? A. Tự học và thực hiện nhiều công việc giống con người B. Chơi cờ và nhận dạng khuôn mặt C. Chăm sóc sức khỏe D. Dự báo thời tiết Đáp án: B Giải thích: Trí tuệ nhân tạo được thiết kế để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể như chơi cờ và nhận dạng khuôn mặt. Câu 8: Hệ chuyên gia MYCIN được sử dụng trong lĩnh vực nào? A. Công nghiệp B. Y học C. Tài chính D. Giáo dục Đáp án: B Giải thích: Hệ chuyên gia MYCIN được sử dụng trong lĩnh vực y học để mô phỏng khả năng ra quyết định của các chuyên gia. Câu 9: Robot Asimo của Honda là ví dụ của ứng dụng AI trong lĩnh vực nào? A. Trò chơi điện tử B. Dịch vụ khách hàng C. Công nghiệp D. Điều khiển robot Đáp án: D Giải thích: Robot Asimo của Honda là ví dụ về ứng dụng AI trong điều khiển robot, với khả năng tự động điều khiển, nhận dạng hình ảnh và tiếng nói. Câu 10: Google Dịch là một ví dụ của khả năng nào trong AI? A. Khả năng học B. Khả năng suy luận C. Khả năng nhận thức D. Khả năng hiểu ngôn ngữ Đáp án: D Giải thích: Google Dịch là một ví dụ của khả năng hiểu ngôn ngữ trong AI, nơi AI xử lí ngôn ngữ tự nhiên để dịch các văn bản giữa các ngôn ngữ khác nhau. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Các phát biểu sau đây đúng hay sai khi nói về khái niệm và đặc trưng của AI: a) AI là khả năng của máy tính thực hiện các công việc mang tính trí tuệ của con người. b) Mục đích của AI là xây dựng các phần mềm giúp máy tính có năng lực trí tuệ tương tự con người. c) Khả năng học của AI cho phép máy tính ra quyết định dựa trên dữ liệu mới. d) Khả năng nhận thức của AI là khả năng xử lí ngôn ngữ tự nhiên. a) Đúng b) Đúng c) Sai vì Khả năng học của AI cho phép máy tính điều chỉnh hành vi dựa trên dữ liệu mới, không phải ra quyết định (đây là khả năng suy luận). d) Sai vì Khả năng nhận thức của AI là khả năng cảm nhận và hiểu biết môi trường qua cảm biến, trong khi khả năng xử lí ngôn ngữ tự nhiên là khả năng hiểu ngôn ngữ. Câu 2: Phát biểu dưới đây đúng hay sai khi nói về các loại và ứng dụng của AI: a) Trí tuệ nhân tạo hẹp được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ phức tạp giống con người. b) Trí tuệ nhân tạo tổng quát là mục tiêu dài hạn, có khả năng tự học và thực hiện nhiều công việc giống con người. c) Hệ chuyên gia MYCIN được sử dụng để dự báo thời tiết. d) Robot Asimo của Honda là một ví dụ về ứng dụng AI trong điều khiển robot. a) Sai vì Trí tuệ nhân tạo hẹp được thiết kế để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể như chơi cờ hay nhận dạng khuôn mặt, không phải nhiều nhiệm vụ phức tạp. b) Đúng vì Trí tuệ nhân tạo tổng quát đang là mục tiêu dài hạn với khả năng tự học và thực hiện nhiều công việc giống con người. c) Sai: vì Hệ chuyên gia MYCIN được sử dụng trong lĩnh vực y học để mô phỏng khả năng ra quyết định của các chuyên gia y tế. d) Đúng vì Robot Asimo của Honda là một ví dụ điển hình về ứng dụng AI trong điều khiển robot, với khả năng tự động điều khiển và nhận dạng hình ảnh, tiếng nói. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: AI có khả năng gì giúp máy tính điều chỉnh hành vi dựa trên dữ liệu mới? Đáp án: Khả năng học Giải thích: Khả năng học của AI cho phép máy tính điều chỉnh hành vi dựa trên dữ liệu mới, như hệ thống khuyến nghị YouTube. Câu 2: Trí tuệ nhân tạo tổng quát là gì và hiện nay đã đạt được chưa? Đáp án: Trí tuệ nhân tạo tổng quát là AI có khả năng tự học và thực hiện nhiều công việc giống con người; hiện nay vẫn chưa đạt được. Giải thích: Trí tuệ nhân tạo tổng quát là mục tiêu dài hạn, có khả năng tự học và thực hiện nhiều công việc giống con người, nhưng trong thực tế hiện nay vẫn chưa đạt được. Câu 3: Hệ chuyên gia MYCIN được sử dụng trong lĩnh vực nào và làm gì? Đáp án: Hệ chuyên gia MYCIN được sử dụng trong lĩnh vực y học để mô phỏng khả năng ra quyết định của các chuyên gia. Giải thích: Hệ chuyên gia MYCIN mô phỏng khả năng ra quyết định của các chuyên gia y tế, đưa ra danh sách các vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng máu và khuyến nghị sử dụng kháng sinh với liều lượng phù hợp. Xem thêm
Trí tuệ nhân tạo trong khoa học và đời sống
I. Trí tuệ nhân tạo và sự phát triển một số lĩnh vực Nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ và đời sống đã và đang nhận được rất nhiều lợi ích từ sự phát triển của AI. Dưới đây là một vài lĩnh vực tiêu biểu:  Hệ chuyên gia: Nhờ những thành tựu của AI, lĩnh vực này đã phát triển đáng kể. Ban đầu, hệ chuyên gia là chương trình máy tính được thiết kế dựa trên các luật suy diễn và tri thức của chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể. Với sự phát triển của AI, đặc biệt là Học máy, nhiều hệ chuyên gia đã có khả năng tự học từ dữ liệu để tự hình thành các luật và tri thức dựa trên dữ liệu.  Y học và chăm sóc sức khỏe: AI Được sử dụng để cải thiện hình ảnh chất lượng y tế, làm nổi bật những cấu trúc bất thường bên trong cơ thể, thực hiện đo đạc các chỉ số lâm sàng, hỗ trợ đưa ra các chẩn đoán và hướng điều trị chính xác, kịp thời. Ví dụ, các chuyên gia y tế khẳng định phần mềm IBM Watson for Oncology đã góp phần nâng cao hiệu quả điều trị ung thư.  Giao thông vận tải: AI đã được sử dụng để phát triển các phương tiện tự lái, quản lí giao thông thông minh và định tuyến phương tiện vận tải,... trong những năm gần đây không thể có được nếu không có AI.  Tài chính, ngân hàng: AI không chỉ hỗ trợ tự động hóa cập nhật chứng từ, hóa đơn vào cơ sở dữ liệu, mà còn giúp phân tích, xử lý dữ liệu một cách hiệu quả để hỗ trợ quyết định đầu tư, phát hiện và ngăn chặn gian lận, nâng cao trải nghiệm khách hàng.  Sản xuất: AI được sử dụng để cải thiện hiệu suất, hiệu quả và sự phát triển bền vững của các lĩnh vực sản xuất. Trong công nghiệp, AI giúp tự động hóa nhiều quá trình, từ chế tạo, lắp ráp, kiểm tra chất lượng đến quản lí chuỗi cung ứng. Các robot và hệ thống tự động hóa được tích hợp AI có khả năng thực hiện nhiều công việc lặp đi lặp lại một cách hiệu quả (Hình 2.1). Trong nông nghiệp, AI được sử dụng trong các trang trại thông minh để theo dõi những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả nuôi trồng như điều kiện thời tiết, đất đai, sức đề kháng với dịch bệnh và thời tiết của vật nuôi, cây trồng. AI có thể giúp người nông dân tối ưu hóa quy trình chăm sóc vật nuôi và cây trồng; hợp lí hóa tưới tiêu, dự đoán mùa vụ, xác định thời điểm thu hoạch tối ưu dựa trên dữ liệu về điều kiện chăm sóc, thời tiết, đất đai và cây giống,...  Giáo dục: AI được sử dụng để phát triển các nền tảng học tập được cá nhân hóa và hỗ trợ đánh giá kết quả học tập. Ví dụ, AI được sử dụng để phát triển các nền tảng học trực tuyến thông minh, có khả năng theo dõi tiến trình học tập, đề xuất nội dung học tập phù hợp và cung cấp phản hồi tức thì cho từng cá nhân người học. Các trợ lí học tập ảo dựa trên AI có thể hỗ trợ học sinh và giáo viên bằng cách trả lời câu hỏi, cung cấp hướng dẫn và tài liệu học tập,...  Có thể chỉ ra những ảnh hưởng của AI tới nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống khác. Chẳng hạn, trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, AI được sử dụng không chỉ để thu thập và phân tích tự động quan điểm xã hội, mà còn để mô phỏng và mô hình hóa nhiều hiện tượng xã hội và nhân học. Một số ứng dụng AI có khả năng sáng tạo các tác phẩm âm nhạc, hội họa, văn học theo nhiều phong cách khác nhau. Sự kết hợp IoT và AI (AIoT) cho phép các nhà khoa học giám sát môi trường tự nhiên và theo dõi tình hình biến đổi khí hậu. Những thành tựu của xử lí ngôn ngữ tự nhiên và thị giác máy tính trong AI đã góp phần phát triển hàng loạt các ứng dụng thiết thực cho đời sống như dịch thuật tự động, hỗ trợ khách hàng bằng ngôn ngữ tự nhiên, các hệ thống nhận dạng hình ảnh và video đa dạng,... Ngày nay, trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp trò chơi điện tử hay thám hiểm không gian vũ trụ,... việc ứng dụng AI đã thật sự trở thành một phần không thể thiếu. II. Trí tuệ nhân tạo và một vài cảnh báo Cách mạng hóa nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống. Các ứng dụng AI đa dạng hiện nay chủ yếu tập trung vào các nhiệm vụ hẹp, với triển vọng trong tương lai hướng tới AI tổng quát (AGI), có khả năng thực hiện các chức năng trí tuệ rộng rãi hơn. ChatGPT, được phát triển bởi OpenAI, thể hiện sự hiểu biết sâu rộng. Nó tổng hợp thông tin phức tạp, thích nghi với phản hồi của người dung. Mặc dù còn hạn chế, ChatGPT được các chuyên gia đánh giá cao là một bước tiến quan trọng, có thể thay đổi cách làm việc, giáo dục và các quy tắc xã hội. Sự phát triển nhanh chóng của AI mang lại nhiều lợi ích đi kèm với những nguy cơ cần được cảnh báo: AI có khả năng tự động hoá nhiều công việc, dẫn đến áp lực thất nghiệp Mối lo ngại về quyền riêng tư khi dữ liệu cá nhân bị lạm dụng. Khả năng thiếu minh bạch: Các hệ thống AI thường là "hộp đen", gây khó khăn trong việc giải trình lí do đưa ra quyết định Gây nguy cơ an ninh mạng khi bị tấn công xâm nhập hoặc thay đổi dữ liệu, dẫn đến những quyết định sai. Để giải quyết những vấn đề này, cần thiết phải đề ra các ràng buộc đạo đức và pháp lý. Thử nghiệm kết hợp bộ não con người và "bộ não" robot đang gây tranh cãi và mang lại nhiều rủi ro, đặc biệt là khi công nghệ có thể kiểm soát hoặc thay đổi ý thức, hành vi con người một cách không mong muốn. => Do đó, cần có các giải pháp để giám sát và đảm bảo an toàn trong quá trình phát triển AI, đồng thời khai thác tiềm năng của AI để nâng cao chất lượng cuộc sống và lợi ích cộng đồng. Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 2: Trí tuệ nhân tạo trong khoa học và đời sống PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Lĩnh vực nào sau đây phát triển nhờ ứng dụng AI? A. Nông nghiệp B. Chế biến thực phẩm C. Phát triển người máy thông minh D. Nghề thủ công Đáp án: C Giải thích: AI được ứng dụng mạnh mẽ trong phát triển robot thông minh, như robot Grace ở Hồng Kông. Câu 2: AI giúp phát triển điều khiển tự động trong lĩnh vực nào? A. Nấu ăn tự động B. Quản lý tài chính C. Thiết bị bay không người lái D. Đào tạo nhân sự Đáp án: C Giải thích: AI giúp phát triển điều khiển tự động, ví dụ như trong các thiết bị bay không người lái. Câu 3: Sản phẩm nào dưới đây không được phát triển nhờ AI? A. Nhận dạng vân tay B. Điều hoà không khí tự động C. Trợ lý ảo như Siri D. Chatbot hỗ trợ khách hàng Đáp án: B Giải thích: Điều hoà không khí tự động không liên quan trực tiếp đến AI như các sản phẩm khác được liệt kê. Câu 4: AI có thể được ứng dụng trong dịch vụ nào? A. Chẩn đoán bệnh bằng DeepMind B. Sản xuất thuốc bằng máy móc C. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa D. Dịch vụ sửa chữa ô tô Đáp án: B Giải thích: AI được sử dụng để phân tích hành vi, phát hiện gian lận trong lĩnh vực tài chính. Câu 5: Ứng dụng nào dưới đây liên quan đến AI trong y tế? A. Chẩn đoán bệnh bằng DeepMind B. Sản xuất thuốc bằng máy móc C. Vận hành bệnh viện tự động D. Quản lý dược phẩm Đáp án: A Giải thích: DeepMind của Google được ứng dụng trong chẩn đoán y khoa. Câu 6: Một cảnh báo về ứng dụng AI là gì? A. Tăng cường bảo mật dữ liệu B. Tạo ra nhiều việc làm mới C. Đe dọa an ninh hệ thống D. Giảm bớt sự phân biệt đối xử Đáp án: C Giải thích: Một trong những cảnh báo về AI là khả năng bị tấn công, xâm nhập hệ thống. Câu 7: Lợi ích của AI trong giáo dục và đào tạo là gì? A. Tăng chi phí giáo dục B. Cá nhân hoá học tập C. Giảm chất lượng giảng dạy D. Tăng áp lực cho học viên Đáp án: B Giải thích: AI có thể tạo ra các hệ thống học tập cá nhân hoá như Elearning. Câu 8: Công nghệ nào của Google Drive liên quan đến AI? A. Lưu trữ đám mây B. Nhận dạng chữ viết tay (OCR) C. Chỉnh sửa văn bản D. Bảo mật dữ liệu Đáp án: B Giải thích: Google Drive sử dụng OCR để chuyển đổi chữ viết tay thành văn bản. Câu 9: AI có thể ảnh hưởng đến lĩnh vực tài chính như thế nào? A. Tạo ra sản phẩm mới B. Phân tích hành vi tài chính để phát hiện gian lận C. Quản lý quỹ đầu tư D. Điều hành ngân hàng Đáp án: B Giải thích: AI giúp phát hiện các giao dịch đáng ngờ, gian lận trong tài chính. Câu 10: Giải pháp nào cần thiết để giám sát và đảm bảo an toàn trong phát triển AI? A. Tăng cường sự minh bạch B. Giảm thiểu chi phí phát triển C. Hạn chế nghiên cứu AI D. Tăng cường sự phát triển của công nghệ Đáp án: A Giải thích: Minh bạch và giám sát là cần thiết để đảm bảo an toàn trong phát triển AI. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Một số lĩnh vực phát triển nhờ ứng dụng AI đúng hay sai? a) AI giúp phát triển người máy thông minh b) AI giúp phát triển điều khiển tự động c) AI giúp phát triển một số sản phẩm, tiện ích thông minh d) AI giúp phát triển các dịch vụ a) Đúng: AI được sử dụng trong lĩnh vực Robotics để phát triển robot thông minh. Ví dụ, robot Grace ở Hồng Kông có khả năng chăm sóc bệnh nhân và giao tiếp đa ngôn ngữ. b) Đúng: AI hỗ trợ trong việc tự động hóa các máy móc và thiết bị, giúp chúng hoạt động mà không cần sự can thiệp của con người. Các ứng dụng bao gồm giám sát nguyên vật liệu, quét sản phẩm lỗi, và thiết bị bay không người lái. c) Đúng: AI đã góp phần phát triển các sản phẩm và tiện ích như nhận dạng vân tay và khuôn mặt trên điện thoại, và OCR của Google Drive để chuyển đổi chữ viết tay từ ảnh và PDF sang văn bản. d) Đúng: AI đã tạo ra các trợ lý ảo và chatbot, hỗ trợ trong các lĩnh vực khác nhau như dịch vụ khách hàng, tài chính ngân hàng, y tế, và giáo dục. Ví dụ, DeepMind của Google giúp chẩn đoán bệnh và lập phác đồ điều trị. Câu 2: Phát biểu sau đây đúng hay sai cảnh báo về ứng dụng AI? a) AI có khả năng tự động hoá nhiều công việc, dẫn đến áp lực thất nghiệp b) Vi phạm quyền riêng tư khi dữ liệu cá nhân bị lạm dụng c) Đe dọa an ninh hệ thống khi bị tấn công xâm nhập hoặc thay đổi dữ liệu d) Có thể kiểm soát hoặc thay đổi ý thức, hành vi con người một cách không mong muốn a) Đúng: AI có thể tự động hóa nhiều công việc, dẫn đến tình trạng mất việc làm cho một số người lao động. b) Đúng: Việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân không đúng quy định có thể xâm phạm quyền riêng tư của người dùng. c) Đúng: Các hệ thống AI có thể bị tấn công và xâm nhập, gây ra rủi ro về an ninh và thay đổi dữ liệu. d) Đúng: AI có khả năng ảnh hưởng đến ý thức và hành vi của con người, đôi khi theo cách không mong muốn. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Một số lĩnh vực phát triển nhờ ứng dụng AI? Đáp án: AI giúp phát triển các dịch vụ Giải thích: AI đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều dịch vụ, từ trợ lý ảo, chatbot, đến các ứng dụng trong tài chính, y tế, và giáo dục. Ví dụ, AI giúp phát hiện gian lận trong tài chính, hỗ trợ chẩn đoán bệnh, và cá nhân hoá học tập qua các hệ thống Elearning. Câu 2: Cảnh báo về ứng dụng AI là gì? Đáp án: AI có khả năng tự động hoá nhiều công việc, dẫn đến áp lực thất nghiệp Giải thích: Một trong những cảnh báo lớn về AI là việc tự động hoá có thể thay thế nhiều công việc, dẫn đến nguy cơ thất nghiệp. Ngoài ra, AI còn có thể vi phạm quyền riêng tư và đe dọa an ninh hệ thống. Câu 3: AI có thể giúp phát triển sản phẩm, tiện ích thông minh nào? Đáp án: Nhận dạng vân tay và khuôn mặt Giải thích: AI đã được sử dụng để phát triển các công nghệ nhận dạng vân tay và khuôn mặt, phổ biến trên các thiết bị di động hiện đại. Công nghệ này giúp tăng cường bảo mật và tiện lợi cho người dùng. Xem thêm
Một số thiết bị mạng thông dụng
I. Thiết bị mạng thông dụng a) Hub và Switch Hình 3.1 gồm một switch, một hub và cáp mạng để kết nối các cổng của chúng và máy tính. Nhìn bên ngoài, rất khó phân biệt được switch và hub. Điểm khác nhau của chúng nằm ở cách thức hoạt động. Khi máy tính gửi dữ liệu qua một cổng của hub, tín hiệu sẽ được gửi đến tất cả các cổng còn lại. Trong khi đó, switch xác định cổng kết nối giữa thiết bị gửi và thiết bị nhận, sau đó thiết lập tạm thời kênh truyền giữa hai cổng kết nối để truyền dữ liệu và hủy kết nối sau khi hoàn thành việc truyền. Khi dùng switch thì tín hiệu đi từ máy gửi đến máy nhận sẽ không gây xung đột với tín hiệu của các cuộc truyền ở cổng khác. Khi dùng hub, tín hiệu phát tán ra tất cả các cổng nên càng nhiều máy trong mạng, nguy cơ xung đột tín hiệu càng cao. Vì thế với các mạng có ít thiết bị đầu cuối, chẳng hạn như mạng gia đình thì có thể dùng hub vì chi phí rẻ hơn rất nhiều so với switch có cùng số cổng. LAN có từ vài chục đến vài trăm máy tính thì nên dùng switch, thậm chí dùng nhiều switch kết nối thành nhiều tầng, kết hợp với hub ở tầng cuối cùng như Hình 3.2. b) Wireless Access Point Wi-Fi là chữ viết tắt của cụm từ Wireless Fidelity. Người ta thường hiểu “Wi-Fi” là thiết bị kết nối không dây trong mạng cục bộ. Thực ra Wi-Fi là một bộ tiêu chuẩn kĩ thuật truyền dữ liệu bằng sóng vô tuyến điện được sử dụng rộng rãi trong các mạng cục bộ. Cách đơn giản nhất để thiết lập một LAN là dùng một bộ thu phát Wi-Fi (Hình 3.3) để kết nối tất cả các thiết bị đầu cuối trong một khu vực mà không phải mua sắm, lắp đặt hub, switch hay cáp mạng. Yêu cầu đối với các thiết bị đầu cuối trong trường hợp này là phải hỗ trợ truy cập Wi-Fi. Chính vì cách kết nối này mà bộ (thiết bị, trạm) thu phát Wi-Fi còn được gọi là “điểm truy cập không dây” (Wireless Access Point - WAP, hay Access Point - AP). Thông thường LAN kết nối có dây các máy tính qua các thiết bị như switch hay hub trong một phạm vi địa lí nhất định. Khi nối thêm một WAP vào LAN, ta có thể kết nối không dây các thiết bị di động giúp mở rộng phạm vi địa lí của LAN. c) Router Khi kết nối hai máy tính (có thể cách xa hàng nghìn kilômét) qua Internet, người ta không thể dùng cáp mạng nối qua hub hay switch mà cần sử dụng dịch vụ truyền dữ liệu của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông để kết nối các LAN với nhau. Mạng viễn thông sử dụng các bộ định tuyến (router) để chuyển tiếp dữ liệu. Mỗi router có một số cổng có thể kết nối trực tiếp vào LAN gọi là cổng LAN và một số cổng để kết nối với các router khác gọi là cổng WAN. Dữ liệu chuyển từ một máy tính ở LAN này đến một máy tính ở LAN khác trên Internet trước hết phải chuyển đến router của LAN qua cổng LAN, sau đó chuyển ra ngoài qua cổng WAN. Khi router có nhiều cổng WAN thì cần chọn cổng thích hợp để chuyển dữ liệu đi tới đích. Thuật ngữ định tuyến hay chọn đường đường (routing) hàm ý router phải chọn một cổng thích hợp để gửi dữ liệu đi sao cho tới được LAN của máy nhận. Dữ liệu có thể phải trung chuyển qua nhiều router (Hình 3.4). Khi đến router cuối cùng, dữ liệu được chuyển qua cổng LAN để tới máy nhận. Thông thường router của các nhà cung cấp dịch vụ Internet hay của các tổ chức lớn mới có nhiều cổng WAN, còn router của các mạng gia đình chỉ có một cổng WAN kết nối đến nhà cung cấp dịch vụ Internet mà không cần phải định tuyến. Các router này thường được tích hợp cả bộ thu phát Wi-Fi. Chính vì thế chúng được gọi là router Wi-Fi d) Modem Trong trường hợp truy cập Internet, tín hiệu trong LAN là tín hiệu số (digital) thể hiện các giá trị lôgic 0 hay 1 dùng cho máy tính. Trong khi đó, để truyền dữ liệu bên ngoài LAN người ta có thể dùng tín hiệu tương tự (analog) như tín hiệu quang, sóng điện từ trong môi trường có dây hoặc không dây như sóng mang của điện thoại công cộng hoặc sóng mang của hệ thống thông tin di động 3G, 4G, 5G,... Vì router chỉ hướng luồng dữ liệu tới đích nhưng không chuyển đổi tín hiệu nên cần có thiết bị chuyển đổi tín hiệu hai chiều đặt giữa router và nhà cung cấp dịch vụ Internet, gọi là modem để chuyển tín hiệu số thành tín hiệu tương tự và ngược lại. Sơ đồ kết nối giữa modem và router được minh họa trong (Hình 3.6). Modem là thiết bị có chức năng chuyển đổi tín hiệu số thành tín hiệu tương tự và ngược lại. Modem chỉ thay đổi tín hiệu mà không làm thay đổi dữ liệu được mang bởi tín hiệu. Ví dụ một số loại modem: - Modem quay số cho phép nối hai máy tính qua hệ thống chuyển mạch của mạng điện thoại công cộng. Dữ liệu được mã hóa qua tín hiệu thoại, được chuyển qua đường dây chung với điện thoại. - Modem ADSL cũng dùng cáp điện thoại nhưng sử dụng riêng cho thuê bao số, không dùng chung tần số với đường thoại. Modem ADSL rất phổ biến để kết nối Internet tốc độ cao trước khi cáp quang được dùng rộng rãi. - Modem quang chuyển đổi tín hiệu số sang tín hiệu quang và ngược lại. - Modem GSM 3G, 4G, 5G,... có khe SIM để truy cập Internet qua hệ thống điện thoại di động và phát lại qua sóng Wi-Fi hoặc nối vào mạng có dây. Thời Kỳ đầu, modem thường tách rời khỏi router, nhưng sau này, chức năng modem được tích hợp ngay vào router nên chúng ta ít thấy hình ảnh các modem độc lập. II. Thực hành kết nối máy tính với cá thiết bị mạng Yêu cầu: Kết nối được máy tính hay thiết bị di động vào mạng qua một thiết bị thu phát Wi-Fi. Bước 1. Tìm trạm thu phát Wi-Fi để kết nối vào LAN. 1. Trên Windows 10 và 11, nhấp vào biểu tượng sóng trên thanh Taskbar để chọn và kết nối với trạm Wi-Fi gần. 2. Trên Android, vuốt màn hình từ trên xuống, chọn biểu tượng cài đặt, sau đó chọn biểu tượng kết nối Wi-Fi ^. 3. Trên iOS, vuốt màn hình từ trên xuống (hoặc từ dưới lên), chọn biểu tượng ^ để xem danh sách các trạm Wi-Fi gần, bao gồm tên, trạng thái bảo mật và thông tin kết nối. Bước 2. Kết nối Để kết nối thiết bị vào mạng LAN qua Wi-Fi, chọn trạm Wi-Fi thuộc LAN đó. Nếu trạm có biểu tượng khoá, yêu cầu nhập mật khẩu để kết nối. Sau khi nhập đúng, chọn Connect (hoặc Kết nối). * Cài đặt kết nối tự động để thiết lập tự động kết nối lại vào trạm Wi-Fi từ lần sử dụng sau. Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 3: Một số thiết bị mạng thông dụng PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Thiết bị nào hoạt động tại tầng vật lý của mô hình OSI và chuyển tiếp dữ liệu đến tất cả các thiết bị: A. Hub B. Switch C.Router D. Modem Đáp án: A Giải thích: Hub hoạt động tại tầng vật lý và phát tín hiệu đến tất cả các thiết bị kết nối, không phân biệt địa chỉ. Câu 2: Thiết bị nào có khả năng chuyển tiếp dữ liệu chỉ đến thiết bị đích mà không phải gửi đến tất cả các thiết bị khác trong mạng? A. Hub B. Switch C.Router D. Modem Đáp án: B Giải thích: Switch hoạt động tại tầng dữ liệu và sử dụng địa chỉ MAC để chuyển dữ liệu trực tiếp đến thiết bị đích, giảm xung đột tín hiệu. Câu 3: Thiết bị nào có chức năng dẫn đường cho dữ liệu khi kết nối trên mạng Internet? A. Hub B. Switch C. Router D. Modem Đáp án: C Giải thích: Router định tuyến các gói dữ liệu giữa các mạng khác nhau, đặc biệt là giữa mạng nội bộ (LAN) và Internet. Câu 4: Thiết bị nào chuyển đổi tín hiệu từ tín hiệu số sang tín hiệu tương tự và ngược lại, thường dùng khi kết nối LAN với Internet? A. Hub B. Switch C. Router D. Modem Đáp án: D Giải thích: Modem chuyển đổi tín hiệu số thành tín hiệu tương tự và ngược lại để truyền dữ liệu qua các hệ thống mạng khác nhau, đặc biệt là qua các đường dây điện thoại hoặc cáp quang. Câu 5: Bộ thu phát Wi-Fi còn được gọi là gì? A. Hub B. Switch C. Access Point D. Modem Đáp án: C Giải thích: Bộ thu phát Wi-Fi, còn gọi là Access Point (AP), cho phép các thiết bị không dây kết nối vào mạng. Câu 6: Thiết bị nào sử dụng địa chỉ MAC để định tuyến dữ liệu trong mạng LAN? A. Hub B. Switch C.Router D. Modem Đáp án: B Giải thích: Switch sử dụng địa chỉ MAC của các thiết bị để định tuyến dữ liệu chỉ đến thiết bị đích, không gửi đến tất cả các thiết bị khác. Câu 7: Để mở rộng phạm vi của một mạng LAN không dây, thiết bị nào thường được sử dụng? A. Hub B. Switch C. Router D. Access Point Đáp án: D Giải thích: Access Point có thể mở rộng phạm vi của mạng không dây bằng cách cho phép nhiều thiết bị kết nối vào mạng. Câu 8: Thiết bị nào thường có nhiều cổng WAN và được nhà cung cấp dịch vụ Internet sử dụng để chuyển dữ liệu? A. Hub B. Switch C.Router D. Modem Đáp án: C Giải thích: Router có nhiều cổng WAN và được sử dụng để chuyển dữ liệu qua mạng Internet, đặc biệt là trong các mạng lớn hoặc của các nhà cung cấp dịch vụ. Câu 9: Trên thiết bị Android, làm thế nào để kết nối vào mạng Wi-Fi? A. Vuốt màn hình từ trên xuống, chọn biểu tượng cài đặt, sau đó chọn biểu tượng kết nối Wi-Fi B. Nhấn nút Home ba lần liên tiếp C. Vuốt màn hình từ dưới lên, chọn biểu tượng Bluetooth D. họn biểu tượng mạng trên thanh trạng thái Đáp án: A Giải thích: Trên thiết bị Android, vuốt màn hình từ trên xuống và chọn cài đặt Wi-Fi để kết nối. Câu 10: Nếu một trạm Wi-Fi có biểu tượng khóa, điều này có nghĩa là gì? A. Trạm không có kết nối Internet B. Trạm yêu cầu mật khẩu để kết nối C. Trạm chỉ cho phép các thiết bị có địa chỉ MAC cụ thể kết nối D. Trạm không hoạt động Đáp án: B Giải thích: Biểu tượng khóa cho thấy trạm Wi-Fi yêu cầu nhập mật khẩu để kết nối, đảm bảo an toàn cho mạng. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Phát biểu sau đây đúng hay sai khi nói về thiết bị mạng thông dụng a) Hub và switch: - Hub: hoạt động tại tầng vật lý của mạng và chuyển tiếp dữ liệu đến tất cả các thiết bị kết nối. Nguy cơ xung đột tín hiệu cao. - Switch: hoạt động tại tầng dữ liệu, có khả năng chuyển tiếp dữ liệu chỉ đến thiết bị đích mà không phải gửi đến tất cả các thiết bị khác trong mạng. Không gây xung đột với tín hiệu của các cuộc truyền ở cổng khác. b)Wireless access point: - Wi-Fi (Wireless Fidelity) truyền dữ liệu bằng sóng vô tuyến, phổ biến trong các mạng cục bộ. - Để thiết lập một LAN đơn giản, ta có thể sử dụng bộ thu phát Wi-Fi để kết nối các thiết bị đầu cuối trong một khu vực mà không cần hub, switch hay cáp mạng. - Bộ thu phát Wi-Fi còn được gọi là "điểm truy cập không dây" (Wireless Access Point - WAP, hoặc Access Point - AP). Mở rộng LAN có thể được thực hiện bằng cách kết nối không dây các thiết bị di động thông qua WAP, mở rộng phạm vi địa lý của mạng. c) Router: Dùng để dẫn đường cho dữ liệu khi kết nối trên mạng Internet. Khi kết nối hai máy tính qua Internet từ xa, không thể sử dụng hub hay switch mà phải dùng dịch vụ của nhà cung cấp viễn thông. Mạng viễn thông sử dụng router để chuyển dữ liệu. Router nhà cung cấp dịch vụ Internet thường có nhiều cổng WAN, còn router gia đình thường chỉ có một cổng WAN và tích hợp Wi-Fi, gọi là router Wi-Fi. d) modem: Có chức năng chuyển đổi tín hiệu từ tín hiệu số sang tín hiệu tương tự và ngược lại, thường dùng khi kết nối LAN với Internet. Một số loại modem: modem quay số, modem ADSL, modem quang, modem GSM 3G… a) Hub và switch: Đúng - Hub hoạt động tại tầng vật lý và chuyển tiếp dữ liệu đến tất cả các thiết bị, dẫn đến nguy cơ xung đột tín hiệu. Đúng - Switch hoạt động tại tầng liên kết dữ liệu và chỉ chuyển tiếp dữ liệu đến thiết bị đích, giúp giảm thiểu xung đột tín hiệu b)Wireless access point: Đúng - Wi-Fi sử dụng sóng vô tuyến để truyền dữ liệu và phổ biến trong mạng cục bộ. Đúng - Bộ thu phát Wi-Fi (WAP) có thể tạo một mạng LAN không dây mà không cần hub, switch hay cáp mạng. c) Router: Đúng - Router dẫn đường cho dữ liệu giữa các mạng, bao gồm mạng Internet. Đúng - Kết nối qua Internet yêu cầu dịch vụ của nhà cung cấp viễn thông, không chỉ sử dụng hub hay switch. Đúng - Router viễn thông thường có nhiều cổng WAN, trong khi router gia đình có một cổng WAN và tích hợp Wi-Fi. d) Modem Đúng - Modem chuyển đổi tín hiệu số và tín hiệu tương tự, cần thiết để kết nối LAN với Interne Đúng - Các loại modem khác nhau phục vụ cho các công nghệ kết nối khác nhau. Câu 2: Thực hành kết nối máy tính với các thiết bị mạng sau đây đúng hay sai? a) Trên Windows 10 và 11, nhấp vào biểu tượng sóng trên thanh Taskbar để chọn và kết nối với trạm Wi-Fi gần. b) Trên Android, vuốt màn hình từ trên xuống, chọn biểu tượng cài đặt, sau đó chọn biểu tượng kết nối Wi-Fi. c) Trên iOS, vuốt màn hình từ trên xuống (hoặc từ dưới lên), chọn biểu tượng để xem danh sách các trạm Wi-Fi gần, bao gồm tên, trạng thái bảo mật và thông tin kết nối. d) Để kết nối thiết bị vào mạng LAN qua Wi-Fi, chọn trạm Wi-Fi thuộc LAN đó. Nếu trạm có biểu tượng khoá, yêu cầu nhập mật khẩu để kết nối. Sau khi nhập đúng, chọn Connect (hoặc Kết nối). a) Đúng - Đây là cách kết nối Wi-Fi trên Windows 10 và 11. b) Đúng - Đây là cách kết nối Wi-Fi trên Android. c) Đúng - Đây là cách kết nối Wi-Fi trên iOS. d) Đúng - Đây là cách cơ bản để kết nối vào mạng Wi-Fi có bảo mật. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Thiết bị nào hoạt động tại tầng dữ liệu và giúp giảm xung đột tín hiệu khi truyền dữ liệu trong mạng? Đáp án : Switch Giải thích: Switch hoạt động tại tầng dữ liệu (Layer 2) và có khả năng chuyển tiếp dữ liệu chỉ đến thiết bị đích, giảm xung đột tín hiệu bằng cách sử dụng địa chỉ MAC để định hướng dữ liệu. Câu 2: Bộ thu phát Wi-Fi thường được gọi là gì? Đáp án: Access Point Giải thích: Bộ thu phát Wi-Fi thường được gọi là Access Point (AP), cho phép các thiết bị kết nối không dây vào mạng LAN mà không cần dùng cáp mạng. Câu 3: Thiết bị nào được sử dụng để kết nối mạng LAN với Internet bằng cách chuyển đổi tín hiệu từ số sang tương tự và ngược lại? Đáp án: Modem Giải thích: Modem có chức năng chuyển đổi tín hiệu từ số sang tương tự (và ngược lại), giúp kết nối mạng LAN với Internet. Các loại modem phổ biến bao gồm modem quay số, modem ADSL, và modem quang. Xem thêm
Giao thức mạng
I. Giao thức mạng Ngoài nội dung thư dưới dạng văn bản, thư điện tử phải mang thông tin địa chỉ người gửi và người nhận có dạng <tên tài khoản>@<tên miền của máy chủ thư điện tử>, ví dụ [email protected] hay [email protected] và thông tin về các tệp đính kèm nếu có, theo một định dạng chặt chẽ. Như vậy, cần có một phần mềm soạn thảo thư theo định dạng đã định và đóng gói toàn bộ dữ liệu gồm nội dung thư, địa chỉ người gửi và người nhận, các tệp đính kèm nếu có rồi chuyển qua Internet tới máy chủ thư điện tử tương ứng với người nhận. Máy chủ thư điện tử sẽ xử lí thư đến, nếu có người nhận đúng như địa chỉ, nó sẽ lưu vào hộp thư của người nhận. Ngược lại, nó sẽ tạo một thư báo lỗi chuyển ngược lại người gửi. Người nhận dùng một phần mềm truy cập đến hộp thư, tải thư về. Phần mềm nhận thư sẽ tách các thành phần dữ liệu để lấy lại địa chỉ người gửi, người nhận, nội dung thư và danh sách các tệp đính kèm nếu có để có thể tải về. Tất cả các quy định trên có mục đích làm rõ định dạng và ý nghĩa của các thành phần dữ liệu, qua đó xác định cách thức xử lí dữ liệu của phần mềm gửi và nhận thư. Tập hợp các quy định cách thức giao tiếp giữa các đối tượng tham gia truyền nhận dữ liệu qua mạng gọi là giao thức mạng (netword protocol) hay còn gọi là giao thức truyền thông. Tất cả các hoạt động truyền thông trên mạng đều cần có giao thức giúp việc gửi, nhận dữ liệu chính xác, tin cậy và hiệu quả. Trong ví dụ trên, các quy định liên quan đến gửi thư có tên là giao thức SMTP (Simple Mail Tranfer Protocol) còn các quy định về cách người nhận lấy thư có tên là giao thức POP3 (Post Office Protocol phiên bản 3) hoặc IMAP (Internet Message Access Protocol). Ví dụ: Giao thức Ethernet về truyền tin trong mạng cục bộ. Việc trao đổi dữ liệu giữa các máy tính trong mạng cục bộ cũng tuân thủ theo một giao thức gọi là Ethernet với một số quy định chính như sau: • Quy định về địa chỉ. Mỗi thiết bị tham gia mạng đều có một địa chỉ bằng số khác nhau đi theo phần cứng, gọi là địa chỉ MAC (Media Access Contronl Address). Truyền dữ liệu trong mạng cục bộ sẽ căn cứ vào địa chỉ MAC. • Quy định về mã kiểm tra. Dữ liệu chuyển đi có kèm theo một mã kiểm tra. Máy nhận sẽ dùng mã này để phát hiện lỗi truyền. Nếu có nó sẽ yêu cầu gửi lại dữ liệu. • Quy định khung truyền tín hiệu. Giữa hai máy tính không thể truyền một lượng tin dài không giới hạn trong một khoảng thời gian không định trước vì có thể làm quá tải máy nhận và cản trở các cuộc truyền khác. Việc truyền được thực hiện theo từng gói dữ liệu có độ dài xác định. • Quy định về cách thức xử lý các cuộc truyền khi xảy ra xung đột tín hiệu. II. Giao thức TCP/IP Hai giao thức IP và TCP xác định cách thức kết nối và trao đổi dữ liệu có tính đặc thù của Internet. a) Giao thức IP Quy định cách thiết lập địa chỉ cho các thiết bị tham gia mạng và cách dẫn đường các gói dữ liệu theo địa chỉ từ thiết bị gửi đến thiết bị nhận. Có hai loại địa chỉ IP là IPv4 và IPv6 Địa chỉ IP khác với địa chỉ MAC. MAC là địa chỉ vật lí của máy tính. Router đóng vai trò như các bưu cục chuyển tiếp bưu phẩm. b) Giao thức TCP Giao thức IP chỉ đảm bảo chuyển dữ liệu giữa các mạng mà không đảm bảo gửi dữ liệu đến ứng dụng cụ thể trên máy. Để giải quyết vấn đề này, giao thức TCP (Transmission Control Protocol) ra đời. TCP cung cấp cơ chế xác nhận gửi lại dữ liệu khi cần, đảm bảo dữ liệu đến đúng ứng dụng và theo thứ tự. Nó cũng chia dữ liệu thành các gói để tận dụng đường truyền và phân biệt giữa các ứng dụng khác nhau qua cổng ứng dụng. Đảm bảo việc truyền dữ liệu theo từng ứng dụng một cách chính xác, tin cậy và hiệu quả. Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 4: Giao thức mạng PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Giao thức mạng là gì? A. Phần cứng trong mạng B. Tập hợp các quy định về cách thức giao tiếp trong mạng C. Phần mềm dùng để kiểm tra bảo mật D. Một loại thiết bị mạng Đáp án: B Giải thích: Giao thức mạng bao gồm các quy định về định dạng, ý nghĩa, và cách xử lý dữ liệu để đảm bảo việc truyền dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng được thực hiện chính xác và hiệu quả. Câu 2: Giao thức IP làm nhiệm vụ gì trong mạng? A. Xác định địa chỉ MAC cho các thiết bị B. Chia dữ liệu thành các gói nhỏ C. Thiết lập địa chỉ và dẫn đường các gói dữ liệu D. Kiểm tra lỗi trong truyền dữ liệu Đáp án: C Giải thích: Giao thức IP quy định cách thiết lập địa chỉ cho các thiết bị trong mạng và cách dẫn đường cho các gói dữ liệu từ thiết bị gửi đến thiết bị nhận. Câu 3: Có bao nhiêu phiên bản địa chỉ IP chính? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Đáp án: B Giải thích: Có hai phiên bản địa chỉ IP chính là IPv4 và IPv6. Câu 4: Địa chỉ IP khác với địa chỉ MAC ở điểm nào? A. IP là địa chỉ phần cứng, MAC là địa chỉ logic B. IP là địa chỉ tạm thời, MAC là địa chỉ cố định C. IP là địa chỉ của giao diện mạng, MAC là địa chỉ của thiết bị vật lý D. IP là địa chỉ trong mạng LAN, MAC là địa chỉ trong mạng WAN Đáp án: C Giải thích: Địa chỉ IP xác định vị trí của thiết bị trên mạng, trong khi địa chỉ MAC là địa chỉ vật lý của card mạng của thiết bị. Câu 5: Router trong mạng đóng vai trò gì? A. Chia sẻ tài nguyên mạng B. Chuyển tiếp bưu phẩm dữ liệu C. Kiểm tra lỗi dữ liệu D. Tạo và quản lý kết nối VPN Đáp án: B Giải thích: Router chuyển tiếp các gói dữ liệu giữa các mạng khác nhau, giống như cách bưu cục chuyển tiếp bưu phẩm. Câu 6: Giao thức nào đảm bảo dữ liệu được truyền đến đúng ứng dụng và theo thứ tự? A. IP B. TCP C. UDP D. HTTP Đáp án: B Giải thích: Giao thức TCP đảm bảo rằng dữ liệu đến đúng ứng dụng và theo đúng thứ tự bằng cách chia dữ liệu thành các gói, xác nhận gửi và gửi lại nếu cần thiết. Câu 7: Giao thức TCP cung cấp cơ chế gì để đảm bảo truyền dữ liệu tin cậy? A. Phát hiện và sửa lỗi B. Chuyển đổi địa chỉ IP C. Chuyển đổi địa chỉ IP D. Phân phối tải giữa các máy chủ Đáp án: C Giải thích: TCP cung cấp cơ chế xác nhận gửi lại dữ liệu khi cần để đảm bảo dữ liệu được truyền tin cậy và không bị mất mát. Câu 8: Giao thức nào thường được sử dụng cùng với IP để quản lý kết nối và truyền dữ liệu trong Internet? A. FTP B. SMTP C. TCP D. DHCP Đáp án: C Giải thích: TCP thường được sử dụng cùng với IP (trong bộ giao thức TCP/IP) để quản lý kết nối và truyền dữ liệu một cách tin cậy trên Internet. Câu 9: Giao thức nào không đảm bảo dữ liệu được truyền đúng thứ tự và có thể mất mát dữ liệu? A. IP B. TCP C. UDP D. HTTP Đáp án: C Giải thích: Giao thức UDP (User Datagram Protocol) không đảm bảo dữ liệu được truyền đúng thứ tự và có thể bị mất mát, nhưng nó nhanh hơn TCP do không có cơ chế kiểm tra và xác nhận. Câu 10: Trong mô hình OSI, giao thức IP hoạt động tại tầng nào? A. Tầng ứng dụng B. Tầng truyền tải C. Tầng mạng D. Tầng liên kết dữ liệu Đáp án: C Giải thích: Giao thức IP hoạt động tại tầng mạng (Layer 3) của mô hình OSI, nơi nó chịu trách nhiệm định địa chỉ và định tuyến các gói dữ liệu giữa các mạng khác nhau. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Các phát biểu sau đúng hay sai về Giao thức IP và TCP? a) Giao thức IP đảm bảo dữ liệu được truyền đến ứng dụng cụ thể trên máy. b) Có hai loại địa chỉ IP là IPv4 và IPv6. c) Địa chỉ IP và địa chỉ MAC là giống nhau. d) Router đóng vai trò như các bưu cục chuyển tiếp bưu phẩm. a) Sai: Giao thức IP không đảm bảo dữ liệu đến đúng ứng dụng; nhiệm vụ này thuộc về giao thức TCP. b) Đúng: Có hai loại địa chỉ IP chính là IPv4 và IPv6, sử dụng để định danh các thiết bị trên mạng. c) Sai: Địa chỉ IP là địa chỉ logic được sử dụng để định tuyến dữ liệu, trong khi địa chỉ MAC là địa chỉ vật lý của card mạng. d) Đúng: Router hoạt động giống như bưu cục, chuyển tiếp các gói dữ liệu giữa các mạng khác nhau, giúp dữ liệu đến đúng đích. Câu 2: Phát biểu sau đúng hay sai về Giao thức TCP a) Giao thức TCP chỉ đảm bảo chuyển dữ liệu giữa các mạng mà không đảm bảo truyền dữ liệu theo thứ tự. b) Giao thức TCP cung cấp cơ chế xác nhận gửi lại dữ liệu khi cần. c) TCP chia dữ liệu thành các gói để tận dụng đường truyền. d) TCP không phân biệt giữa các ứng dụng khác nhau khi truyền dữ liệu. a) Sai: Giao thức TCP không chỉ đảm bảo chuyển dữ liệu mà còn đảm bảo rằng dữ liệu đến đúng ứng dụng và theo thứ tự. b) Đúng: TCP cung cấp cơ chế xác nhận gửi lại dữ liệu khi cần, để đảm bảo tính tin cậy trong truyền dữ liệu. c) Đúng: TCP chia dữ liệu thành các gói nhỏ để tối ưu hóa việc sử dụng băng thông và tăng hiệu quả truyền tải. d) Sai: TCP sử dụng các cổng ứng dụng để phân biệt giữa các ứng dụng khác nhau khi truyền dữ liệu, đảm bảo dữ liệu được gửi đến đúng ứng dụng. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Giao thức IP có nhiệm vụ gì trong mạng? Đáp án: Giao thức IP quy định cách thiết lập địa chỉ cho các thiết bị tham gia mạng và cách dẫn đường các gói dữ liệu từ thiết bị gửi đến thiết bị nhận. Giải thích: IP là viết tắt của Internet Protocol, nó xác định cách các gói dữ liệu được định tuyến từ nguồn đến đích thông qua các địa chỉ IP. IP không đảm bảo dữ liệu đến đúng ứng dụng, điều này do TCP đảm nhận. Câu 2: Sự khác biệt giữa địa chỉ IP và địa chỉ MAC là gì? Đáp án: Địa chỉ IP là địa chỉ logic của thiết bị trên mạng, trong khi địa chỉ MAC là địa chỉ vật lý của card mạng trong thiết bị. Giải thích: Địa chỉ IP có thể thay đổi khi thiết bị kết nối với mạng khác nhau, trong khi địa chỉ MAC là duy nhất và không thay đổi, được gán cho card mạng bởi nhà sản xuất. Câu 3: TCP đảm bảo gì trong quá trình truyền dữ liệu? Đáp án: TCP đảm bảo dữ liệu đến đúng ứng dụng và theo thứ tự, đồng thời cung cấp cơ chế xác nhận gửi lại dữ liệu khi cần. Giải thích: TCP (Transmission Control Protocol) là giao thức truyền tải đáng tin cậy, nó đảm bảo dữ liệu được gửi đến đích theo thứ tự và không bị mất mát, thông qua việc chia dữ liệu thành các gói nhỏ và xác nhận nhận dữ liệu từ phía đích. Xem thêm
Thực hành chia sẻ tài nguyên trên mạng
I. Chia sẻ tệp và thư mục trên mạng cục bộ Nhiệm vụ 1: Thiết lập môi trường chia sẻ tệp và máy in cho người dùng trong mạng Thiết lập chế độ mạng riêng Thiết lập cho phép các máy khác nhìn thấy (discoverable) và cho phép chia sẻ tệp và máy in (file and printer sharing). Tắt tạm thời tường lửa (firewall) Hướng dẫn: -Bước 1. Mở chức năng thiết lập chia sẻ nâng cao. Control Panel → Network and Internet → Network and Sharing Center → Advanced Sharing Settings. -Bước 2. Thiết lập chia sẻ thư mục công cộng. Public (This PC → System (C) Users → Public -Bước 3. Dừng tạm thời tường lửa. Privacy and Security → Windows Security Firewall Network Protection → Private Network. Nhiệm vụ 2: Chia sẻ tệp và thư mục -Bước 1. Trên MAY_1, tìm thư mục SÁCH LỚP 12, nháy nút phải chuột lên biểu tượng thư mục SÁCH LỚP 12 này. Chọn Properties. -Bước 2. Trong cửa sổ Properties, nháy chuột vào Sharing. -Bước 3. Thiết lập chế độ chia sẻ. Nháy chuột vào nút để mở ra danh sách người dung. Chọn Everyone sau đó chọn Add để thêm vào danh sách người được chia sẻ. -Bước 4. Truy cập vào tệp và thư mục được chia sẻ ở máy khác Nhiệm vụ 3: Hủy bỏ chia sẻ thư mục -Bước 1. Chọn thư mục cần hủy bỏ, chọn Advanced Sharing -Bước 2. Nháy chuột vào ô Share this folder để hủy dấu tích à OK à Apply II. Chia sẻ máy in Nhiệm vụ 4: Chia sẻ máy in -Bước 1. Control Panel à Hardware and Sound – View device and printers à Printers & scanners -Bước 2. Chọn máy in mạng -Bước 3. Thiết lập máy in mạng -Bước 4. Chọn Printer properties -Bước 5. Chia sẻ máy in, chọn Sharing à OK à Apply b) Kết nối với các máy in mạng từ các máy tính khác -Bước 1. Tìm máy in mạng. Chọn Add device à Refresh à The printer that I want isn’t listed à Browse -Bước 2. Thêm máy in mạng à Select à Next -Bước 3. Sử dụng máy in mạng Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 5: Thực hành chia sẻ tài nguyên trên mạng PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Để thiết lập chế độ mạng riêng tư và cho phép chia sẻ tệp và máy in, bước đầu tiên cần làm là gì? A. Tắt tạm thời tường lửa B. Thiết lập chế độ mạng riêng C. Cho phép các máy khác nhìn thấy D. Mở chức năng thiết lập chia sẻ nâng cao Đáp án: B Giải thích: Thiết lập chế độ mạng riêng giúp các thiết bị trong mạng cục bộ có thể nhìn thấy nhau và chia sẻ tài nguyên dễ dàng. Câu 2: Thư mục công cộng trên hệ thống được thiết lập ở đâu? A. C:\Users\Public B. C:\Windows\Public C. C:\Program Files\Public D. C:\Documents\Public Đáp án: A Giải thích: Thư mục công cộng thường được đặt trong thư mục người dùng (Users) để dễ dàng truy cập và chia sẻ. Câu 3: Để tạm thời dừng tường lửa, bạn vào phần nào trong Windows Security? A. Device Security B. Firewall & Network Protection C. App & Browser Control D. Virus & Threat Protection Đáp án: B Giải thích: Trong Firewall & Network Protection, bạn có thể quản lý cài đặt tường lửa, bao gồm cả việc tạm dừng nó. Câu 4: Để chia sẻ thư mục trên MAY_1, bước nào sau đây là đúng? A. Chọn thư mục, nhấp chuột phải, chọn Properties, sau đó chọn Sharing B. Chọn thư mục, nhấp chuột phải, chọn Share C. Mở thư mục, sau đó chọn Share D. Chọn thư mục, sau đó chọn Add to Network Đáp án: A Giải thích: Để chia sẻ thư mục, bạn cần vào Properties và sau đó chọn thẻ Sharing để thiết lập chia sẻ. Câu 5: Để thêm người dùng vào danh sách chia sẻ, bạn cần làm gì? A. Chọn thư mục, sau đó chọn Add User B. Trong thẻ Sharing, chọn Add sau khi chọn Everyone C. Nhấp chuột phải lên thư mục, chọn Add to Share List D. Mở thư mục, chọn Add User Đáp án: B Giải thích: Bạn cần chọn Everyone từ danh sách người dùng và sau đó thêm họ vào danh sách chia sẻ. Câu 6: Bước cuối cùng để hủy bỏ chia sẻ thư mục là gì? A. Nhấp chuột phải lên thư mục, chọn Stop Sharing B. Nhấp chuột phải lên thư mục, chọn Stop Sharing C. Xóa thư mục từ mạng D. Chọn thư mục và nhấp chuột vào Remove from Share Đáp án: B Giải thích: Để hủy bỏ chia sẻ thư mục, bạn cần bỏ chọn ô Share this folder trong cài đặt Advanced Sharing Câu 7: Để chia sẻ máy in trên mạng, bước đầu tiên là gì? A. Mở phần mềm máy in B. Tìm máy in trong Control Panel C. Cài đặt lại máy in D. Chọn Printer properties Đáp án: B Giải thích: Bạn cần vào Control Panel để tìm máy in, sau đó thiết lập chia sẻ máy in. Câu 8: Sau khi tìm thấy máy in mạng, bạn làm gì tiếp theo để chia sẻ nó? A. Chọn máy in, sau đó chọn Share B. Chọn máy in, sau đó chọn Printer properties và thiết lập chia sẻ C. Nhấp chuột phải lên máy in, chọn Share D. Kết nối máy in với máy tính khác Đáp án: B Giải thích: Để chia sẻ máy in, bạn cần vào Printer properties và chọn tùy chọn chia sẻ. Câu 9: Để kết nối với máy in mạng từ máy tính khác, bạn cần làm gì? A. Tìm máy in trong phần Devices B. Vào phần Add device và tìm máy in C. Nhấp chuột phải lên máy in, chọn Connect D. Chọn máy in từ danh sách và nhấp chuột vào Add Đáp án: B Giải thích: Bạn cần vào phần Add device để thêm máy in mạng vào danh sách thiết bị của máy tính Câu 10: Khi chọn “The printer that I want isn’t listed” trong quá trình kết nối máy in mạng, bạn cần làm gì tiếp theo? A. Chọn máy in từ danh sách và nhấp chuột vào Add B. Nhập địa chỉ IP của máy in C. Sử dụng chức năng Browse để tìm máy in D. Cài đặt lại driver máy in Đáp án: C Giải thích: Nếu máy in không xuất hiện trong danh sách, bạn cần sử dụng chức năng Browse để tìm kiếm máy in mạng theo địa chỉ hoặc tên mạng. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Để chia sẻ tệp và thư mục trên mạng cục bộ, bạn cần thực hiện các bước sau đây đúng hay sai? a) Thiết lập chế độ mạng riêng. b) Thiết lập chia sẻ thư mục công cộng. c) Bật tường lửa để bảo vệ an ninh mạng. d) Cho phép các máy khác trong mạng có thể phát hiện và chia sẻ tệp và máy in. a) Đúng: Chế độ mạng riêng giúp bảo mật và chỉ cho phép các máy tính trong mạng nội bộ kết nối và chia sẻ. b) Đúng: Chia sẻ thư mục công cộng là cần thiết để các máy khác có thể truy cập tệp và thư mục. c) Sai: Trong quá trình thiết lập chia sẻ, thường tường lửa được tắt tạm thời để không chặn các kết nối. d) Đúng: Cho phép các máy khác phát hiện và chia sẻ là bước quan trọng để các máy có thể kết nối và sử dụng tài nguyên. Câu 2: Quy trình kết nối máy in mạng từ các máy tính khác bao gồm các bước sau đúng hay sai? a) Tìm máy in mạng và chọn "Add device". b) Sau khi thêm máy in, chọn "The printer that I want isn’t listed" để tiếp tục. c) Chọn "Browse" để tìm và thêm máy in mạng. d) Sử dụng máy in mạng ngay sau khi thêm máy in vào danh sách. a) Đúng: Đây là bước đầu tiên để tìm và thêm máy in mạng vào hệ thống. b) Đúng: Nếu máy in không tự động hiển thị, bạn cần chọn tùy chọn này để tìm kiếm thủ công. c) Đúng: "Browse" giúp bạn duyệt và tìm máy in mạng mà bạn muốn kết nối. d) Đúng: Sau khi hoàn tất cài đặt, bạn có thể sử dụng máy in mạng ngay lập tức PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Làm thế nào để bật chế độ chia sẻ tệp và máy in? Đáp án: Để bật chế độ chia sẻ tệp và máy in, bạn vào Control Panel, chọn Network and Internet, sau đó vào Network and Sharing Center và chọn Advanced Sharing Settings để bật tùy chọn này. Câu 2: Làm thế nào để dừng tạm thời tường lửa? Đáp án: Để dừng tạm thời tường lửa, vào Privacy and Security, chọn Windows Security, sau đó chọn Firewall & Network Protection và tắt tùy chọn Private Network. Câu 3: Làm thế nào để thêm một máy in mạng vào danh sách thiết bị? Đáp án: Để thêm một máy in mạng, vào Control Panel, chọn Hardware and Sound, sau đó chọn View devices and printers, chọn Printers & scanners và nhấn Add device để thêm máy in. Xem thêm
Giao tiếp và ứng xử trong không gian mạng
I. Giao tiếp trong không gian mạng a) Khái niệm không gian mạng: Không gian mạng là môi trường được tạo ra nhờ các mạng máy tính. b) Ưu điểm và nhược điểm: Ưu điểm: Thuận tiện Tiết kiệm thời gian và chi phí Mở rộng kết nối xã hội Công cụ giao tiếp đa dạng Nhược điểm: Thiếu tín hiệu phi ngôn ngữ Nhiều nguy cơ về bảo mật và quyền riêng tư Khó xây dựng mối quan hệ chặt chẽ Dễ bị ảnh hưởng bởi sự cố kĩ thuật II. Thể hiện tính nhân văn trong không gian mạng a) Ứng xử nhân văn khi giao tiếp trong không gian mạng Tôn trọng người khác Lịch sự, sử dụng ngôn từ đúng mực Thấu hiểu, cảm thông Hỗ trợ nhau phát triển Các cách hình thành thói quen ứng xử nhân văn Tự kiểm tra hành vi Bình tĩnh và tôn trọng ý kiến người khác Học cách xử lí các tình huống khó xử Cẩn trọng với ngôn từ Đối xử với người khác như bản thân b) Ứng xử nhân văn trong một số tình huống cụ thể Không bao giờ sử dụng ngôn ngữ khiêu khích hoặc phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo hoặc tấn công cá nhân. Đọc kĩ bài viết của người khác trước khi đưa ra ý kiến của mình. Luôn tôn trọng quyền riêng tư của người khác Kiểm tra tính chính xác của thông tin mình chia sẻ để đảm bảo không làm tổn hại đến danh tiếng hoặc quyền riêng tư của người khác. Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 6: Giao tiếp và ứng xử trong không gian mạng PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Khái niệm không gian mạng là gì? A. Môi trường truyền thông không dây B. Môi trường được tạo ra nhờ các mạng máy tính C. Môi trường giao tiếp thông qua điện thoại D. Môi trường chỉ dành cho việc chơi game Đáp án: B Giải thích: Không gian mạng là môi trường được tạo ra nhờ các mạng máy tính, cho phép người dùng kết nối và giao tiếp với nhau. Câu 2: Một trong những ưu điểm của giao tiếp trong không gian mạng là gì? A. Chi phí cao B. Khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin C. Mở rộng kết nối xã hội D. Thiếu sự bảo mật Đáp án: C Giải thích: Một trong những ưu điểm của giao tiếp trong không gian mạng là khả năng mở rộng kết nối xã hội, giúp người dùng dễ dàng kết nối với nhiều người khác. Câu 3: Một trong những nhược điểm của giao tiếp trong không gian mạng là gì? A. Tính tiện lợi B. Thiếu tín hiệu phi ngôn ngữ C. Sử dụng công cụ giao tiếp đa dạng D. Tiết kiệm thời gian Đáp án: B Giải thích: Giao tiếp trong không gian mạng thiếu tín hiệu phi ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ thể và giọng điệu, khiến việc hiểu đúng ý nghĩa của thông điệp trở nên khó khăn. Câu 4: Điều nào sau đây không phải là cách ứng xử nhân văn khi giao tiếp trong không gian mạng? A. Tôn trọng người khác B. Sử dụng ngôn ngữ khiêu khích C. Thấu hiểu, cảm thông D. Lịch sự, sử dụng ngôn từ đúng mực Đáp án: B Giải thích: Sử dụng ngôn ngữ khiêu khích không phải là cách ứng xử nhân văn; ngược lại, nó có thể gây tổn thương cho người khác. Câu 5: Khi giao tiếp trong không gian mạng, tại sao nên đọc kĩ bài viết của người khác trước khi đưa ra ý kiến của mình? A. Để tránh lỗi chính tả B. Để hiểu rõ nội dung và tránh hiểu lầm C. Để làm bài viết của mình dài hơn D. Để có thể phản đối mạnh mẽ hơn Đáp án: B Giải thích: Đọc kĩ bài viết của người khác giúp chúng ta hiểu rõ nội dung, tránh hiểu lầm và đưa ra phản hồi phù hợp. Câu 6: Vì sao nên kiểm tra tính chính xác của thông tin trước khi chia sẻ trên không gian mạng? A. Để bảo vệ thiết bị của mình B. Để đảm bảo không làm tổn hại đến danh tiếng hoặc quyền riêng tư của người khác C. Để có thêm lượt thích (like) D. Để tiết kiệm thời gian Đáp án: B Giải thích: Kiểm tra tính chính xác của thông tin giúp đảm bảo không làm tổn hại đến danh tiếng hoặc quyền riêng tư của người khác. Câu 7: Tại sao giao tiếp trong không gian mạng có thể khó xây dựng mối quan hệ chặt chẽ? A. Vì các công cụ giao tiếp hạn chế B. Vì thiếu tín hiệu phi ngôn ngữ và cảm xúc C. Vì chi phí cao D. Vì dễ bị lộ thông tin cá nhân Đáp án: B Giải thích: Giao tiếp trong không gian mạng thiếu các tín hiệu phi ngôn ngữ và cảm xúc, điều này làm cho việc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ trở nên khó khăn. Câu 8: Một hành động ứng xử nhân văn trong không gian mạng là gì? A. Chia sẻ thông tin chưa kiểm chứng B. Tôn trọng quyền riêng tư của người khác C. Sử dụng ngôn ngữ thô tục D. Phê phán mạnh mẽ người khác Đáp án: B Giải thích: Tôn trọng quyền riêng tư của người khác là một hành động ứng xử nhân văn quan trọng trong không gian mạng. Câu 9: Khi giao tiếp trong không gian mạng, việc cẩn trọng với ngôn từ là vì lý do nào? A. Để tạo ấn tượng tốt B. Để tránh làm tổn thương người khác C. Để được nhiều người theo dõi D. Để tăng lượt chia sẻ Đáp án: B Giải thích: Cẩn trọng với ngôn từ giúp tránh làm tổn thương người khác và duy trì một môi trường giao tiếp lịch sự và tôn trọng. Câu 10: Khi gặp tình huống khó xử trong giao tiếp mạng, nên làm gì? A. Phớt lờ tình huống B. Phản ứng ngay lập tức C. Bình tĩnh và tôn trọng ý kiến người khác D. Gây tranh cãi để thu hút sự chú ý Đáp án: C Giải thích: Bình tĩnh và tôn trọng ý kiến người khác là cách xử lý tốt nhất trong các tình huống khó xử, giúp duy trì một không gian giao tiếp lành mạnh và tôn trọng PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Phát biểu sau đây đúng hay sai về Ưu điểm và nhược điểm của giao tiếp trong không gian mạng? a) Giao tiếp trong không gian mạng thiếu tín hiệu phi ngôn ngữ. b) Không gian mạng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong giao tiếp. c) Mối quan hệ được xây dựng trong không gian mạng thường chặt chẽ hơn so với giao tiếp trực tiếp. d) Công cụ giao tiếp trong không gian mạng thường ít đa dạng. a) Đúng - Giao tiếp trong không gian mạng thường thiếu tín hiệu phi ngôn ngữ như cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt. b) Đúng - Giao tiếp trong không gian mạng thường tiết kiệm thời gian và chi phí so với giao tiếp trực tiếp. c) Sai - Mối quan hệ trong không gian mạng thường khó xây dựng chặt chẽ hơn so với giao tiếp trực tiếp. d) Sai - Không gian mạng cung cấp nhiều công cụ giao tiếp đa dạng như email, chat, video call, mạng xã hội,... Câu 2: Ứng xử nhân văn khi giao tiếp trong không gian mạng sau đây đúng hay sai? a) Thể hiện sự tôn trọng người khác là một cách ứng xử nhân văn trong không gian mạng. b) Việc sử dụng ngôn từ khiêu khích hoặc phân biệt chủng tộc là chấp nhận được trong một số tình huống. c) Kiểm tra tính chính xác của thông tin trước khi chia sẻ là không cần thiết trong không gian mạng. d) Hỗ trợ người khác phát triển là một biểu hiện của ứng xử nhân văn. a) Đúng - Tôn trọng người khác là một trong những nguyên tắc cơ bản của ứng xử nhân văn. b) Sai - Sử dụng ngôn từ khiêu khích hoặc phân biệt chủng tộc không bao giờ được chấp nhận trong không gian mạng. c) Sai - Kiểm tra tính chính xác của thông tin là rất quan trọng để tránh làm tổn hại đến người khác. d) Đúng - Hỗ trợ người khác phát triển là một trong những biểu hiện của tinh thần nhân văn. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Không gian mạng là gì? Đáp án: Không gian mạng là môi trường được tạo ra nhờ các mạng máy tính kết nối với nhau, cho phép người dùng trao đổi thông tin và giao tiếp. Giải thích: Không gian mạng là tập hợp các công nghệ thông tin và truyền thông, cho phép người dùng truy cập và chia sẻ thông tin qua mạng máy tính, bao gồm internet. Câu 2: Kể tên ba ưu điểm của giao tiếp trong không gian mạng. Đáp án: Ba ưu điểm của giao tiếp trong không gian mạng là: 1. Thuận tiện 2. Tiết kiệm thời gian và chi phí 3. Mở rộng kết nối xã hội Giải thích: Giao tiếp trong không gian mạng giúp người dùng dễ dàng kết nối với nhau từ xa, tiết kiệm chi phí và thời gian so với gặp mặt trực tiếp, và mở rộng các mối quan hệ xã hội. Câu 3: Tại sao việc kiểm tra tính chính xác của thông tin trước khi chia sẻ trong không gian mạng là quan trọng? Đáp án: Việc kiểm tra tính chính xác của thông tin trước khi chia sẻ là quan trọng để tránh lan truyền thông tin sai lệch, có thể gây tổn hại đến danh tiếng hoặc quyền riêng tư của người khác. Giải thích: Kiểm tra tính chính xác của thông tin giúp đảm bảo rằng thông tin chia sẻ là chính xác và không gây hại cho người khác, là một phần của ứng xử nhân văn và trách nhiệm cá nhân trong không gian mạng. Xem thêm
HTML và cấu trúc trang web
1. Trang web và html a) Thẻ đánh dấu HTML Trang web được thiết lập theo một ngôn ngữ có cấu trúc đặc biệt gọi là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML. Các thẻ được viết trong cặp dấu “<”, “>”. Thông thường mỗi thẻ bao gồm thẻ bắt đầu và thẻ kết thúc, chỉ ra phạm vi tác dụng của thẻ. Lưu ý. Tên thẻ HTML không phân biệt chữ hoa, chữ thường nhưng mặc định tên thẻ được viết chữ thường. Các thẻ có thể lồng nhau. Mỗi thẻ có thể đi kèm các thông tin thuộc tính của thẻ. Phần lớn các thẻ đều là thẻ đôi, tức là có thẻ bắt đầu (opening tag) và thẻ kết thúc (closing tag). Vị trí kết thúc thẻ có thêm dấu “/”. Tuy nhiên có một số loại thẻ đơn, tức là chỉ có thẻ bắt đầu. HTML và trình duyệt không nhận biết được nhiều dấu cách. Trình duyệt cũng không nhận biết dấu xuống dòng khi người dùng nhấn phím Enter. b) Phần tử HTML Các tệp HTML là tệp văn bản được cấu tạo từ các phần tử HTML. Mỗi phần tử HTML gồm nội dung được đánh dấu bởi các thẻ (HTML tag) có tính năng điều khiển hoặc định dạng nội dung. Trình duyệt có chức năng hiển thị nội dung trang web theo đúng định dạng được thiết lập. 2. Cấu trúc cơ bản của một tệp html 1. `<!DOCTYPE html>`: Dòng này thông báo cho trình duyệt biết đây là tệp văn bản HTML. 2. `<html>`: Phần tử gốc chứa toàn bộ nội dung HTML của trang web, bao gồm `<head>` và `<body>`. 3. `<head>`: Chứa các thông tin chung cho trang web như `<title>`, `<meta>`, `<style>`, `<script>`. 4. `<body>`: Chứa nội dung hiển thị của trang web. 5. `<meta>`: Dùng để mô tả các thông tin bổ sung như mã hoá, từ khoá, tác giả. Nằm trong `<head>`. 6. `<title>`: Đặt tên cho trang web, xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. 7. Các thẻ định dạng văn bản như `<h1>` đến `<h6>` và `<p>` để biểu thị tiêu đề và đoạn văn bản. Lưu ý: HTML không nhận biết kí tự xuống dòng để kết thúc đoạn văn bản như các phần mềm soạn thảo văn bản thông thường. Cấu trúc cơ bản của tập HTML có dạng như một cây thông tin các phần tử HTML. Quan hệ cha – con của các nút trên cây được mô tả bằng sự lồng nhau của các phần tử (hay thẻ) HTML. Gốc của cây HTML chính là phần tử HTML. 3. Phần mềm soạn thảo của HTML a) Phần mềm Notepad: là phần mềm soạn thảo văn bản đơn giản b) Phần mềm soạn thảo HTML chuyên nghiệp nguồn mở - Phần mềm Notepad++ - Phần mềm Sublime Text c) Sử dụng trang web hỗ trợ soạn thảo HTML trực tuyến Yêu cầu máy tính có kết nối Internet và cài đặt trình duyệt chuẩn, có thể quan sát ngay kết quả hiển thị trang web trên trình duyệt. Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 7: HTML và cấu trúc trang web PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Thẻ HTML được viết trong cặp dấu nào? A. { } B. [ ] C. ( ) D. < > Đáp án: D Giải thích: Các thẻ HTML được viết trong cặp dấu < và >. Thẻ bắt đầu và thẻ kết thúc của một phần tử HTML được xác định bằng cách sử dụng dấu < và >, với thẻ kết thúc có thêm dấu gạch chéo /. Câu 2: Tên thẻ HTML có phân biệt chữ hoa và chữ thường không? A. Có, luôn phải viết chữ hoa B. Có, luôn phải viết chữ thường C. Không phân biệt, nhưng thường viết chữ thường D. Không phân biệt, nhưng thường viết chữ hoa Đáp án: C Giải thích: HTML không phân biệt chữ hoa và chữ thường cho tên thẻ, nhưng quy ước chung là viết bằng chữ thường. Câu 3: Thẻ HTML nào dưới đây là thẻ đơn? A. <div> B. <img> C. <h1> D. <p> Đáp án: C Giải thích: HTML không phân biệt chữ hoa và chữ thường cho tên thẻ, nhưng quy ước chung là viết bằng chữ thường. Câu 4: Phần tử nào chứa toàn bộ nội dung HTML của trang web? A. <head> B. <body> C. <html> D. <footer> Đáp án: C Giải thích: Phần tử <html> chứa toàn bộ nội dung HTML của trang web, bao gồm cả <head> và <body>. Câu 5: Thẻ nào dùng để đặt tên cho trang web, xuất hiện trong kết quả tìm kiếm? A. <meta> B. <title> C. <header> D. <script> Đáp án: B Giải thích: Thẻ <title> được sử dụng để đặt tên cho trang web, và tên này thường xuất hiện trên tab của trình duyệt và trong kết quả tìm kiếm. Câu 6: Phần tử HTML nào chứa nội dung hiển thị của trang web? A. <header> B. <body> C. <main> D. <footer> Đáp án: B Giải thích: Phần tử <body> chứa nội dung chính của trang web, bao gồm văn bản, hình ảnh, và các phần tử khác. Câu 7: Thẻ nào sau đây dùng để mô tả các thông tin bổ sung như mã hoá và từ khoá? A. <style> B. <meta> C. <script> D. <link> Đáp án: B Giải thích: Thẻ <meta> được sử dụng trong phần <head> của tài liệu HTML để cung cấp các thông tin như mã hóa ký tự, từ khóa, và thông tin tác giả. Câu 8: Thẻ <p> trong HTML dùng để tạo phần tử nào? A. Tiêu đề B. Đoạn văn bản C. Hình ảnh D. Liên kết Đáp án: B Giải thích: Thẻ <p> dùng để tạo đoạn văn bản trong HTML. Câu 9: Để soạn thảo HTML chuyên nghiệp, người ta có thể sử dụng phần mềm nào sau đây? A. WordPad B. Notepad++ C. Microsoft Word D. Excel Đáp án: B Giải thích: Notepad++ là một phần mềm soạn thảo văn bản nguồn mở chuyên nghiệp, thường được sử dụng để viết mã HTML. Câu 10: Thẻ HTML <h1> đến <h6> được sử dụng để? A. Định dạng văn bản thành tiêu đề B. Chèn hình ảnh C. Tạo liên kết D. Tạo danh sách Đáp án: A Giải thích: Các thẻ từ <h1> đến <h6> được sử dụng để định dạng văn bản thành các tiêu đề, với <h1> là tiêu đề lớn nhất và <h6> là tiêu đề nhỏ nhất. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Phát biểu sau đây đúng hay sai về các đặc điểm của thẻ HTML? a) Thẻ HTML luôn phải có cả thẻ bắt đầu và thẻ kết thúc. b) Tên thẻ HTML không phân biệt chữ hoa và chữ thường. c) Các thẻ HTML có thể lồng nhau. d) Trình duyệt không nhận biết được dấu cách dư thừa trong mã HTML. a) Sai - Có những thẻ đơn chỉ có thẻ bắt đầu, chẳng hạn như thẻ <img> hoặc <br>. b) Đúng - Tên thẻ HTML không phân biệt chữ hoa và chữ thường, nhưng thông thường được viết bằng chữ thường. c) Đúng - Các thẻ HTML có thể lồng nhau để tạo cấu trúc phức tạp. d) Đúng - Trình duyệt không nhận biết được nhiều dấu cách dư thừa và cũng không nhận biết dấu xuống dòng khi người dùng nhấn Enter. Câu 2: Phát biểu sau đây đúng hay sai về cấu trúc và các phần tử HTML? a) Dòng <!DOCTYPE html> thông báo cho trình duyệt biết đây là tệp HTML5. b) Phần tử <html> chứa tất cả các nội dung của trang web, bao gồm cả <head> và <body>. c) Thẻ <meta> chỉ được sử dụng để xác định mã hóa ký tự cho trang web. d) Các thẻ định dạng như <h1> đến <h6> và <p> được sử dụng để định dạng văn bản thành tiêu đề và đoạn văn bản. a) Đúng - <!DOCTYPE html> xác định tài liệu là một tài liệu HTML5. b) Đúng - Phần tử <html> là phần tử gốc chứa toàn bộ nội dung của trang web. c) Sai - Thẻ <meta> có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cung cấp từ khóa, tác giả, và mô tả bổ sung cho trang web. d) Đúng - Các thẻ từ <h1> đến <h6> và <p> được sử dụng để định dạng văn bản thành các tiêu đề và đoạn văn bản. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Thẻ HTML là gì và nó có đặc điểm gì? Đáp án: Thẻ HTML là các thành phần được viết trong cặp dấu < và >, được sử dụng để đánh dấu và định dạng nội dung trên trang web. Các thẻ HTML có thể có thẻ bắt đầu và thẻ kết thúc, hoặc chỉ có thẻ bắt đầu. Tên thẻ không phân biệt chữ hoa, chữ thường và có thể lồng nhau. Giải thích: Thẻ HTML là thành phần cơ bản để tạo nên cấu trúc và định dạng cho nội dung trang web. Các thẻ đôi có thẻ bắt đầu và thẻ kết thúc, trong khi thẻ đơn chỉ có thẻ bắt đầu. Tên thẻ HTML có thể viết bằng chữ hoa hoặc chữ thường, nhưng thông thường viết chữ thường. Câu 2: Phần tử HTML là gì? Đáp án: Phần tử HTML là các thành phần được định nghĩa bằng thẻ HTML, chứa nội dung và có thể đi kèm với các thuộc tính. Vai trò của phần tử HTML là điều khiển hoặc định dạng nội dung, giúp trình duyệt hiển thị đúng định dạng của trang web. Giải thích: Đúng. Phần tử HTML bao gồm nội dung và các thẻ HTML để điều khiển hoặc định dạng nội dung đó. Trình duyệt sử dụng các phần tử HTML để hiển thị trang web theo cách thức đã được định nghĩa. Câu 3: Phần tử HTML là gì và vai trò của nó trong một tệp HTML? Đáp án: Cấu trúc cơ bản của một tệp HTML bao gồm các phần tử chính: <!DOCTYPE html>, <html>, <head>, và <body>. <html> chứa toàn bộ nội dung của trang, <head> chứa thông tin chung như <title> và <meta>, và <body> chứa nội dung hiển thị. Giải thích: Đúng. <!DOCTYPE html> xác định tệp là tài liệu HTML5. <html> là phần tử gốc bao gồm toàn bộ nội dung, <head> chứa thông tin chung và cài đặt của trang, và <body> chứa nội dung hiển thị chính cho người dùng. Xem thêm
Định dạng văn bản
1. Thuộc tính thẻ Thẻ có thể có hoặc không có thuộc tính. Thuộc tính của thẻ có tác dụng bổ sung thông tin, làm rõ cách xử lí cho thẻ chứa nó. 2. Các thẻ định dạng trình bày văn bản a) Định dạng tiêu đề Sử dụng các thẻ dạng <hx> trong đó × nhận một trong các giá trị từ 1 đến 6 để phân cấp tiêu đề theo các mức khác nhau. Thẻ <h1> được sử dụng cho tiêu đề chính hay tiêu đề chung của cả văn bản. Các tiêu đề ở mức thấp hơn dùng thẻ <h2> và tiếp tục với các mức tiếp theo. b) Định dạng đoạn văn bản Các đoạn được định dạng bằng thẻ <p> phù hợp với văn bản chứa nhiều chữ. Khi cần thao tác với nhiều loại nội dung, ta có thể sử dụng thẻ <div> và thẻ <span> Phần tử <div> là một khối, bắt đầu trên dòng mới. Phần tử <span> có tác dụng tương tự nhưng sử dụng cho quy mô nhỏ hơn. Lưu ý: Ngoài các thẻ định dạng đoạn và khối kể trên, còn có hai thẻ <br> và <hr> để xuống dòng hoặc tạo ra một đường kẻ ngang trên trang web. 3. Các thẻ định dạng phông chữ a) Định dạng kiểu chữ Lưu ý: -HTML không hỗ trợ thẻ <big> và <u>. -Các thẻ <strong>, <em> nhấn mạnh vào ngữ nghĩa của nội dung. b) Định dạng phông chữ Để định dạng phông chữ, ta sử dụng thuộc tính style. Các thuộc tính màu sắc, phông chữ, cỡ chữ được xác định như sau: -Màu sắc: <p style="color:màu">Nội dung.</p> -Phông chữ: <p style="Nội dung.</p>. -Cỡ chữ: <p style="font-size:cỡ">Nội dung.</p>. -Xác định cỡ chữ dùng số kèm đơn vị (px-pixel, mm cm....) hoặc cỡ chữ thông dung (small, medium, large...). Lưu ý: -Giá trị màu sắc được sử dụng theo tiếng Anh hoặc giá trị màu trong hệ RGB. -Khi muốn thực hiện nhiều định dạng phông ta ngăn cách nhau bởi dấu “;”. 4. Thực hành định dạng văn bản và phông chữ Nhiệm vụ: Viết đoạn mã HTML để trình bày đoạn văn bản Hình 8.3 Bước 1: Phân tích thành phần của đoạn văn bản Tiêu đề: Dòng 1, dòng 2, dòng 3. Trong đó dòng 1 ở mức tiêu đề cao hơn. – Đoạn: 3 đoạn, tương ứng với 3 bước làm. Lưu ý: Các dòng 7, 8, 9 đều bắt đầu viết trên dòng mới nhưng không là đoạn vì ta không thấy cách trước và sau như những dòng trên. Bước 2. Dùng thẻ <h> để viết 3 dòng đầu: Ta có thể sử dụng thẻ <h1> cho dòng 1 và <h2> cho dòng 2, 3 (hoặc <h2> cho dòng 1 và <h3> cho dòng 2, 3). Để thay đổi màu sắc, dùng thuộc tính style; dùng thẻ <sup> để viết số mũ ở câu lệnh của dòng 2: <h3><span style="color:rgb(295,0,0)">Bài toán:</span> Xác định số nghiệm của phương trình ax<sup>2</sup> + bx - c = 0 ( a != 0)</h3>. Bước 3. Dùng thẻ <p> để viết 3 đoạn bên dưới. – Viết mỗi đoạn bằng một thẻ <p>. – Viết chỉ số dưới, số mũ bằng thẻ <sub>, <sup>. − In đậm, in nghiêng chữ bằng thẻ <strong> hoặc <b>, <em> hoặc <i>. – Xuống dòng bằng thẻ <br>. Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 8: Định dạng văn bản PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Thẻ HTML nào được sử dụng để định dạng tiêu đề chính của một văn bản? A. <h1> B. <h2> C. <h3> D. <title> Đáp án: A Giải thích: Thẻ <h1> được sử dụng cho tiêu đề chính hay tiêu đề chung của cả văn bản, với kích thước lớn nhất. Câu 2: Thẻ HTML nào thường được sử dụng để tạo đoạn văn bản? A. <div> B. <span> C. <p> D. <section> Đáp án: C Giải thích: Thẻ <p> được sử dụng để định dạng đoạn văn bản, phù hợp với văn bản chứa nhiều chữ Câu 3: Thẻ nào trong HTML được sử dụng để tạo một khối nội dung và bắt đầu trên dòng mới? A. <span> B. <div> C. <section> D. <p> Đáp án: B Giải thích: Thẻ <div> là một khối, bắt đầu trên dòng mới, được sử dụng để chứa nhiều loại nội dung. Câu 4: Thẻ nào trong HTML không được hỗ trợ để tạo kiểu chữ lớn hơn? A. <big> B. <u> C. <strong> D. <em> Đáp án: A Giải thích: HTML không hỗ trợ thẻ <big> để tạo kiểu chữ lớn hơn Câu 5: Thuộc tính nào được sử dụng để thay đổi màu sắc của phông chữ trong HTML? A. color B. font-family C. font-size D. style Đáp án: A Giải thích: Thuộc tính color được sử dụng trong thuộc tính style để thay đổi màu sắc của phông chữ. Câu 6: Để thay đổi kiểu phông chữ trong một đoạn văn bản HTML, thuộc tính nào được sử dụng? A. color B. font-family C. font-size D. text-align Đáp án: B Giải thích: Thuộc tính ng chữ cho văn bản. Câu 7: Thẻ nào được sử dụng để tạo dòng kẻ ngang trên trang web? A. <br> B. <hr> C. <line> D. <span> Đáp án: B Giải thích: Thẻ <hr> được sử dụng để tạo ra một đường kẻ ngang trên trang web. Câu 8: Để viết số mũ trong HTML, thẻ nào được sử dụng? A. <sub> B. <sup> C. <s> D. <b> Đáp án: B Giải thích: Thẻ <sup> được sử dụng để viết số mũ (superscript) trong HTML. Câu 9: Trong HTML, thẻ nào được sử dụng để in đậm văn bản? A. <em> B. <i> C. <strong> D. <mark> Đáp án: C Giải thích: Thẻ <strong> được sử dụng để in đậm văn bản và nhấn mạnh vào ngữ nghĩa của nội dung. Câu 10: Để xuống dòng trong HTML mà không tạo đoạn mới, thẻ nào được sử dụng? A. <div> B. <p> C. <br> D. <hr> Đáp án: C Giải thích: Thẻ <br> được sử dụng để xuống dòng mà không tạo đoạn mới trong HTML. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Để định dạng tiêu đề và đoạn văn bản trong HTML, có thể sử dụng các thẻ sau đúng hay sai? a) Thẻ <h1> đến <h6> được sử dụng để định dạng các tiêu đề từ cấp 1 đến cấp 6. b) Thẻ <p> được sử dụng để định dạng đoạn văn bản. c) Thẻ <span> được sử dụng để tạo các đoạn văn bản bắt đầu trên dòng mới. d) Thẻ <div> và <span> có thể được sử dụng để chứa các nội dung khác nhau trong trang web. a) Đúng: Các thẻ <h1> đến <h6> được sử dụng để định dạng tiêu đề theo cấp độ từ 1 đến 6. b) Đúng: Thẻ <p> được sử dụng để định dạng đoạn văn bản, phù hợp với văn bản chứa nhiều chữ. c) Sai: Thẻ <span> không tạo đoạn văn bản bắt đầu trên dòng mới mà chỉ áp dụng cho văn bản nhỏ hơn. d) Đúng: Thẻ <div> và <span> có thể chứa nhiều loại nội dung và được sử dụng linh hoạt trong trang web. Câu 2: Trong HTML, các thuộc tính và thẻ sau được sử dụng để định dạng phông chữ đúng hay sai? a) HTML hỗ trợ thẻ <big> để làm chữ to hơn. b) Thuộc tính color trong style dùng để thay đổi màu sắc của văn bản. c) Thuộc tính ng để thay đổi phông chữ của văn bản. d) Thuộc tính font-size có thể dùng đơn vị px hoặc từ khóa như small, medium, large để chỉ định kích thước chữ. a) Sai: HTML không hỗ trợ thẻ <big> cho kiểu chữ lớn hơn. b) Đúng: Thuộc tính color trong style được sử dụng để thay đổi màu sắc của văn bản. c) Đúng: Thuộc tính ng để thay đổi phông chữ của văn bản. d) Đúng: Thuộc tính font-size có thể sử dụng đơn vị như px, mm, cm hoặc các từ khóa thông dụng như small, medium, large. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Thẻ <hx> trong HTML được sử dụng để làm gì? Đáp án: Thẻ <hx> được sử dụng để định dạng các tiêu đề trong văn bản, với x nhận giá trị từ 1 đến 6, phân cấp tiêu đề từ lớn đến nhỏ. Giải thích: Thẻ <hx> là viết tắt của các thẻ <h1>, <h2>, ..., <h6>, được sử dụng để tạo các tiêu đề với độ lớn giảm dần. <h1> là tiêu đề chính và lớn nhất, trong khi <h6> là tiêu đề phụ và nhỏ nhất. Câu 2: Thẻ HTML nào không được hỗ trợ để tạo kiểu chữ trong HTML? Đáp án: Thẻ <big> và <u>. Giải thích: HTML không còn hỗ trợ thẻ <big> để làm chữ lớn hơn và thẻ <u> để gạch dưới văn bản do chúng không phù hợp với các quy tắc hiện đại về cấu trúc và trình bày nội dung. Câu 3: Thuộc tính nào được sử dụng trong HTML để thay đổi cỡ chữ của văn bản? Đáp án: Thuộc tính font-size. Giải thích: Thuộc tính font-size được sử dụng để xác định cỡ chữ của văn bản trong HTML. Giá trị của nó có thể được đặt bằng số kèm đơn vị như px (pixels), mm (milimeters), hoặc bằng các từ khóa như small, medium, large. Xem thêm
Tạo danh sách, bảng
1. Tạo danh sách a) Danh sách có hoặc không có thứ tự Trong danh sách, các mục được hiển thị tuần tự, kí tự đầu dòng có thể là một số chữ, dấu, kí hiệu hoặc hình ảnh. Cấu trúc của đoạn mã HTML tạo danh sách như sau: <thẻ bắt đầu. <li> mục thứ 1 </li> <li> mục thứ n </li> </thẻ kết thúc) Để tạo danh sách có thứ tự, dùng cặp thẻ <ol></ol>. Để chọn kiểu đánh thứ tự và giá trị bắt đầu, dùng thuộc tính type và start (Hình 9.1): – type: xác định kiểu đánh số. Các kiểu đánh số là: “1”, “A”, “a”,“I” và “i”. start: xác định giá trị bắt đầu đánh số, nhận giá trị là các số nguyên. Kết quả Để tạo danh sách không có thứ tự, dùng cặp thẻ <ul></ul>. Để chọn kí tự đầu dòng, ta thiết lập giá trị của đặc tính list-style-type trong thuộc tính style bằng một trong 4 giá trị disc, circle, square và none. b) Danh sách mô tả Danh sách mô tả dùng để liệt kê các mục kèm với mô tả cho từng mục. Cấu trúc của đoạn mã tạo danh sách mô tả khác cấu trúc của đoạn mã tạo danh sách có thứ tự hoặc không có thứ tự. Để tạo danh sách mô tả, em dùng ba thẻ <dl>, <dt> và <dd>: 2. Thiết lập bảng Thêm tiêu đề: Sử dụng thẻ <caption>, ngay sau thẻ <table> và trước thẻ <tr> đầu tiên Tạo khung bảng: "độ_dày_theo_px kiểu_viền [màu_viền]" Điều chỉnh kích thước:Sử dụng thuộc tính con width và height của thuộc tính style. Kích thước được đặt có thể là theo tỉ lệ với khối bao ngoài đối tượng (%) hoặc theo số điểm ảnh (px). Gộp ô:Thêm rowspan="số_hàng_muốn_ghép" cho phần tử <th> hoặc <td> thuộc hàng đầu tiên cần ghép. – Đối với các hàng tiếp theo: Bỏ qua cặp thẻ <th> hoặc <td> tại vị trí tương ứng (nếu bước trên đặt rowspan="3" thì bỏ qua hai hàng tiếp theo). Phần tử bảng dùng để biểu diễn dữ liệu có cấu trúc dạng bảng. Phần tử bảng được tạo bởi các thẻ chính là <table>, <tr>, <td> và <th>; trình bày bảng bằng thuộc tính style. 3. Thực hành tạo danh sách và bảng Yêu cầu: Viết đoạn mã HTML để tạo danh sách các câu lạc bộ của trường Hướng dẫn: Bước 1. Xác định thành phần của văn bản đề và máy Văn bản gồm hai phần tử: một phần tử tiêu đề và một phần tử danh sách lồng nhau. Bước 2. Tạo tiêu đều bằng cặp thẻ <h2>...</h2>. Bước 3. Tạo danh sách không có thứ tự Bước 4. Tạo mục THỂ THAO Bước 5. Làm tương tự với mục NGHỆ THUẬT để hoàn thiện danh sách. Nhiệm vụ 2: Tạo bảng Hướng dẫn: Bước 1. Xác định các thông số của bảng: – Bảng có 7 hàng, 7 cột. Thuộc tính Caption của bảng là “Lịch hoạt động CLB Thể thao”. – Hai ô 1, 2 của cột 1 và hai ô 1, 2 của cột 2 được gộp (rowspan="2"). – Các ô 3, 4, 5, 6, 7 của hàng 1 được gop (colspan="5"). Khung viền được đặt border="1" trong thẻ <table> hoặc sử dụng style="border:1px solid" cho thẻ <table) và từng thẻ <td> trong bảng. Bước 2. Tạo bảng kèm caption: <table border="1"> <caption>Lịch hoạt động CLB Thể thao</caption> Bước 3. Tạo hai hàng đầu như phân tích phía trên. <tr style="border:1px solid"> <th rowspan="2">Bộ môn</th> <th rowspan="2">GV phụ trách</th> <th colspan="5">Ngày</th> </tr> <tr> <th>Thứ 2</th> </tr> <th>Thứ 6</th> ... <th> Bước 4. Tạo các hàng còn lại, mỗi hàng là một cặp <tr></tr> bao gồm bảy cặp <td></td> ở giữa chứa dữ liệu như Hình 9.8. Lưu lại tập với tên CLB.html. Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 9: Tạo danh sách, bảng PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Để tạo danh sách có thứ tự, chúng ta sử dụng thẻ nào trong HTML? A. <ul> B. <ol> C. <dl> D. <li> Đáp án: B Giải thích: Thẻ <ol> (ordered list) được sử dụng để tạo danh sách có thứ tự, trong đó các mục được đánh số theo thứ tự. Câu 2: Thuộc tính nào được sử dụng để xác định kiểu đánh số trong danh sách có thứ tự? A. start B. list-style-type C. type D. order Đáp án: C Giải thích: Thuộc tính type trong thẻ <ol> xác định kiểu đánh số cho danh sách, chẳng hạn như số (1), chữ cái (A, a), chữ số La Mã (I, i). Câu 3: Để tạo danh sách không có thứ tự, chúng ta sử dụng thẻ nào? A. <ol> B. <dl> C. <ul> D. <li> Đáp án: C Giải thích: Thẻ <ul> (unordered list) được sử dụng để tạo danh sách không có thứ tự, trong đó các mục thường được hiển thị với các kí hiệu đầu dòng như dấu chấm, vòng tròn. Câu 4: Để thay đổi kí tự đầu dòng trong danh sách không có thứ tự, chúng ta sử dụng thuộc tính nào? A. type B. list-style-type C. start D. bullet-type Đáp án: B Giải thích: Thuộc tính list-style-type trong thẻ <ul> được sử dụng để thay đổi kiểu kí tự đầu dòng của danh sách không có thứ tự. Câu 5: Thẻ nào được sử dụng để tạo danh sách mô tả? A. <ul> B. <ol> C. <dl> D. <li> Đáp án: C Giải thích: Thẻ <dl> (description list) được sử dụng để tạo danh sách mô tả, nơi mỗi mục được kèm theo một mô tả. Câu 6: Trong cấu trúc danh sách mô tả, thẻ <dt> có chức năng gì? A. Định nghĩa từ khóa B. Định nghĩa mô tả C. Tạo mục không có thứ tự D. Tạo mục có thứ tự Đáp án: A Giải thích: Thẻ <dt> (definition term) trong danh sách mô tả được sử dụng để định nghĩa từ khóa, từ hoặc cụm từ cần được giải thích hoặc mô tả. Câu 7: Thuộc tính nào được sử dụng để thêm tiêu đề cho bảng trong HTML? A. <caption> B. <title> C. <header> D. <thead> Đáp án: A Giải thích: Thẻ <caption> được sử dụng để thêm tiêu đề cho bảng, giúp giải thích nội dung của bảng. Câu 8: Để tạo một hàng trong bảng, chúng ta sử dụng thẻ nào? A. <tr> B. <td> C. <th> D. <table> Đáp án: A Giải thích: Thẻ <tr> (table row) được sử dụng để tạo một hàng trong bảng HTML. Câu 9: Để gộp ô trong một bảng, chúng ta sử dụng thuộc tính nào? A. colspan và rowspan B. mergecell C. span D. cellmerge Đáp án: A Giải thích: Thuộc tính colspan được sử dụng để gộp nhiều cột và rowspan để gộp nhiều hàng trong bảng. Câu 10: Thuộc tính nào trong HTML được sử dụng để điều chỉnh kích thước của bảng? A. width và height B. size và length C. dimension và length D. width và size Đáp án:A Giải thích: Thuộc tính width và height được sử dụng trong thẻ <table> hoặc thẻ <td> để điều chỉnh kích thước chiều rộng và chiều cao của bảng hoặc các ô trong bảng. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Đánh dấu Đúng (Đ) hoặc Sai (S) cho các tuyên bố sau về danh sách trong HTML? a) Thẻ <ol> được sử dụng để tạo danh sách có thứ tự. b) Thẻ <ul> không hỗ trợ thay đổi kí tự đầu dòng. c) Thuộc tính list-style-type được sử dụng để thay đổi kiểu kí tự đầu dòng trong danh sách không có thứ tự. d) Thẻ <dl> được sử dụng để tạo danh sách có thứ tự. a) Đúng - Thẻ <ol> (ordered list) được sử dụng để tạo danh sách có thứ tự. b) Sai - Thẻ <ul> (unordered list) có thể thay đổi kí tự đầu dòng bằng cách sử dụng thuộc tính list-style-type. c) Đúng - Thuộc tính list-style-type được sử dụng để thay đổi kiểu kí tự đầu dòng trong danh sách không có thứ tự. d) Sai - Thẻ <dl> (description list) được sử dụng để tạo danh sách mô tả, không phải danh sách có thứ tự. Câu 2: Đánh dấu Đúng (Đ) hoặc Sai (S) cho các tuyên bố sau về bảng trong HTML? a) Thẻ <caption> được sử dụng để thêm tiêu đề cho bảng. b) Thuộc tính colspan được sử dụng để gộp các hàng trong bảng. c) Thuộc tính width và height được sử dụng để điều chỉnh kích thước của bảng. d) Thẻ <tr> được sử dụng để tạo ô trong bảng. a) Đúng - Thẻ <caption> được sử dụng để thêm tiêu đề cho bảng, giúp giải thích nội dung của bảng. b) Sai - Thuộc tính colspan được sử dụng để gộp các cột, không phải hàng. Thuộc tính rowspan mới là để gộp các hàng. c) Đúng - Thuộc tính width và height được sử dụng để điều chỉnh kích thước của bảng hoặc các ô trong bảng. d) Sai - Thẻ <tr> (table row) được sử dụng để tạo hàng trong bảng, không phải ô. Các ô trong bảng được tạo bởi thẻ <td> hoặc <th>. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Để tạo danh sách có thứ tự trong HTML, ta sử dụng thẻ nào? Đáp án: Thẻ <ol> Giải thích: Thẻ <ol> (ordered list) được sử dụng để tạo danh sách có thứ tự, các mục trong danh sách sẽ được đánh số thứ tự hoặc theo ký hiệu được chỉ định (ví dụ: số, chữ cái, số La Mã). Câu 2: Thuộc tính nào được sử dụng để thay đổi kiểu đánh dấu đầu dòng trong danh sách không có thứ tự? Đáp án: Thuộc tính list-style-type Giải thích: Thuộc tính list-style-type trong CSS được sử dụng để chỉ định kiểu của ký hiệu đầu dòng trong danh sách không có thứ tự được tạo bằng thẻ <ul>. Các giá trị phổ biến của list-style-type bao gồm disc, circle, square, và none. Câu 3: Trong bảng HTML, thuộc tính nào được sử dụng để gộp các cột? Đáp án: Thuộc tính colspan Giải thích: Thuộc tính colspan trong thẻ <th> hoặc <td> được sử dụng để gộp các cột trong bảng. Nó xác định số lượng cột mà ô đó sẽ chiếm dụng. Ví dụ, colspan="2" sẽ làm cho ô đó chiếm 2 cột. Xem thêm
Tạo liên kết
1. Siêu văn bản và đướng dẫn Khái niệm: Siêu văn bản là văn bản chứa nhiều loại dữ liệu và các liên kết tới siêu văn bản khác. Đường dẫn tương đối: Trong HTML, liên kết được xác định bằng thẻ <a> và thuộc tính href dùng để cung cấp đường dẫn (tuyệt đối hoặc tương đối) tới địa chỉ đích. Đường dẫn tương đối mô tả cách truy cập tài liệu từ vị trí của tài liệu hiện tại. Nó được sử dụng khi liên kết đến các tài liệu khác trên cùng trang web (cùng máy chủ hoặc máy tính cài đặt trang web). Đường dẫn tương đối không cần phải chỉ định giao thức hay tên miền, chỉ cần cung cấp tên đường dẫn đến tài liệu. 2. Các cách liên kết tới một trang web a) Liên kết tới một trang web khác Liên kết từ một trang web tới một trang web khác trên Internet được gọi là liên kết ngoài. Sử dụng thẻ <a> và truyền đường dẫn tuyệt đối cho thuộc tính href Ví dụ, để tạo liên kết tới mục Sách điện tử của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống trên website của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trên trang web của mình, em sử dụng đoạn mã <p><a href="https://hanhtrangso.nxbgd.vn/sach-dien-tu?book_active=0") Sách điện tử Kết nối tri thức với cuộc sống</a></p> b) Liên kết đến một vị trí khác trong cùng website Trong lập trình web, phần lớn các liên kết được sử dụng là liên kết trỏ tới các trang trong website của mình. Ví dụ, từ trang chủ đi tới các trang nội dung chi tiết. Trường hợp này gọi là liên kết trong. Ta sử dụng đường dẫn tương đối cho thuộc tính href. Khi đường dẫn không có giao thức ở đầu (http:// hoặc https://), trình duyệt kiểm tra địa chỉ đó trên máy chủ hiện tại để tìm tài liệu và liên kết. Tên đường dẫn được sử dụng để xác định tập được liên kết. Các trường hợp liên kết trong website có thể là: -Liên kết tới trang web cùng thư mục -Liên kết tới trang web thuộc thư mục khác -Liên kết tới trang web thuộc thư mục khác, dưới hai (hay nhiều) cấp. -Liên kết tới vị trí khác trong cùng trang web -Tạo liên kết tới hình ảnh => Từ một vị trí trong trang web, ta có thể tạo liên kết tới trang web bất kì trên Internet, tới các trang web ở trên cùng máy chủ hay liên kết tới những vị trí khác trong cùng trang web. 3. Thực hành tạo liên kết Nhiệm vụ 1: Tạo liên kết trong cũng trang Yêu cầu: Tạo liên kết trong cùng trang web tới bảng thời gian hoạt động. Sử dụng danh sách và bảng đã tạo trong Bài 9. Em hãy thêm phần giới thiệu lên phía đầu trang và đặt liên kết từ vị trí “Theo dõi lịch hoạt động các CLB Thể thao” tới bảng “Lịch hoạt động các CLB Thể thao” bên dưới. Hướng dẫn: Bước 1. Mở tệp tin CLB.html và thêm các nội dung giới thiệu Bước 2. Thêm mã định danh cho bảng Lịch hoạt động các CLB Thể thao ở bài trước. <table id="CLBTT" border="1"> <caption>Lịch hoạt động các CLB Thể thao</caption> Bước 3. Thêm liên kết cho dòng “Theo dõi lịch hoạt động các CLB Thể thao”. <a href="#CLBTT"> Theo dõi lịch hoạt động các CLB Thể thao</a> Nhiệm vụ 2: Tạo liên kết sang trang khác Yêu cầu: Bổ sung vào tập thong_tin.html những thông tin về các câu lạc bộ và đặt đường liên kết từ trang chủ đến trang thông tin này. trang thông tin này. Hướng dẫn: Bước 1. Trong cùng thư mục với tệp CLB.html, tạo tập thong_tin.html và thêm nội dung giới thiệu thông tin về các câu lạc bộ. Bước 2. Tạo liên kết bằng đường dẫn tương đối đến tập này (đoạn mã viết trong tệp CLB.html). <a href="thong_tin.html">Thông tin của các CLB</a> Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 10: Tạo liên kết PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Siêu văn bản là gì? A. Một loại văn bản chỉ chứa văn bản thuần túy B. Văn bản chứa nhiều loại dữ liệu và các liên kết tới siêu văn bản khác C. Văn bản chứa hình ảnh và âm thanh D. Văn bản chỉ chứa liên kết tới các trang web khác Đáp án: B Giải thích: Siêu văn bản là văn bản chứa nhiều loại dữ liệu như văn bản, hình ảnh, video, và liên kết tới các siêu văn bản khác, cho phép người dùng dễ dàng truy cập thông tin liên quan. Câu 2: Đường dẫn tương đối là gì? A. Đường dẫn chứa giao thức và tên miền đầy đủ B. Đường dẫn chỉ cần cung cấp tên đường dẫn đến tài liệu trong cùng máy chủ C. Đường dẫn chứa thông tin về địa chỉ IP của máy chủ D. Đường dẫn chỉ cần chứa tên tệp tin Đáp án: B Giải thích: Đường dẫn tương đối không chỉ định giao thức hay tên miền mà chỉ cần cung cấp tên đường dẫn đến tài liệu từ vị trí của tài liệu hiện tại trên cùng máy chủ. Câu 3: Thẻ HTML nào được sử dụng để tạo liên kết? A. <link> B. <a> C. <href> D. <anchor> Đáp án: B Giải thích: Thẻ <a> (anchor) được sử dụng để tạo liên kết trong HTML. Thuộc tính href của thẻ này chứa đường dẫn tới tài liệu hoặc trang web đích. Câu 4: Để tạo liên kết tới một trang web khác trên Internet, ta sử dụng loại đường dẫn nào? A. Đường dẫn tuyệt đối B. Đường dẫn tương đối C. Đường dẫn ảo D. Đường dẫn tĩnh Đáp án: A Giải thích: Đường dẫn tuyệt đối chứa đầy đủ thông tin về giao thức, tên miền và đường dẫn đến tài liệu, thường được sử dụng để liên kết tới một trang web khác trên Internet. Câu 5: Liên kết nội bộ là gì? A. Liên kết tới một trang web khác trên Internet B. Liên kết tới một phần khác của cùng trang web C. Liên kết tới một máy chủ khác D. Liên kết tới một tài liệu khác trên cùng máy chủ Đáp án: B Giải thích: Liên kết nội bộ (internal link) là liên kết trỏ tới các trang hoặc vị trí khác trong cùng một trang web, giúp người dùng điều hướng dễ dàng hơn trong trang web đó. Câu 6: Thẻ HTML nào được sử dụng để tạo mã định danh cho phần tử, giúp liên kết đến vị trí cụ thể trong trang web? A. <class> B. <div> C. <id> D. <section> Đáp án: C Giải thích: Thuộc tính id được sử dụng để gán một định danh duy nhất cho một phần tử HTML, giúp tạo liên kết đến vị trí cụ thể trong cùng một trang web. Câu 7: Thuộc tính nào của thẻ <a> dùng để xác định đường dẫn liên kết? A. src B. href C. link D. target Đáp án: B Giải thích: Thuộc tính href (hypertext reference) của thẻ <a> chứa đường dẫn đến trang web hoặc tài liệu đích. Câu 8: Để mở liên kết trong một cửa sổ hoặc tab mới, ta sử dụng thuộc tính nào của thẻ <a>? A. target="_blank" B. href="_blank" C. rel="_blank" D. window="_blank" Đáp án: A Giải thích: Thuộc tính target="_blank" khi được sử dụng trong thẻ <a> sẽ mở liên kết trong một cửa sổ hoặc tab mới của trình duyệt. Câu 9: Để tạo liên kết đến hình ảnh, ta cần chỉ định URL của hình ảnh vào thuộc tính nào của thẻ <a>? A. src B. img C. href D. alt Đáp án: C Giải thích: Thuộc tính href của thẻ <a> chứa URL đến tài liệu đích, bao gồm cả hình ảnh nếu muốn tạo liên kết đến hình ảnh. Câu 10: Trong HTML, để tạo liên kết nội bộ đến một phần tử có id là "footer", cú pháp đúng là gì? A. <a href="#footer">Go to Footer</a> B. <a link="footer">Go to Footer</a> C. <a id="footer">Go to Footer</a> D. <a href="footer">Go to Footer</a> Đáp án: A Giải thích: Để tạo liên kết nội bộ tới một phần tử có id là "footer", ta sử dụng cú pháp <a href="#footer">...</a>. Dấu "#" được sử dụng để chỉ định rằng đây là một liên kết nội bộ. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Khái niệm về siêu văn bản và đường dẫn tương đối sau đây là đúng hay sai? a) Siêu văn bản là văn bản chỉ chứa văn bản thuần túy và không có liên kết tới các tài liệu khác b) Đường dẫn tương đối trong HTML cần phải chỉ định giao thức (http:// hoặc https://) và tên miền của trang web. c) Đường dẫn tương đối được sử dụng khi liên kết đến các tài liệu khác trên cùng trang web hoặc cùng máy chủ. d) Thẻ <a> và thuộc tính href được sử dụng để tạo liên kết trong HTML. a) Sai - Siêu văn bản là văn bản chứa nhiều loại dữ liệu và có các liên kết tới siêu văn bản khác, không chỉ chứa văn bản thuần túy. b) Sai - Đường dẫn tương đối không cần chỉ định giao thức hay tên miền, chỉ cần cung cấp tên đường dẫn đến tài liệu từ vị trí hiện tại c) Đúng - Đường dẫn tương đối chỉ mô tả cách truy cập tài liệu từ vị trí của tài liệu hiện tại, nên thường được sử dụng khi liên kết đến các tài liệu khác trên cùng trang web hoặc cùng máy chủ. d) Đúng - Thẻ <a> là thẻ liên kết trong HTML và thuộc tính href xác định đường dẫn đến tài liệu đích. Câu 2: Các cách liên kết tới một trang web sau đây đúng hay sai? a) Liên kết từ một trang web tới một trang web khác trên Internet được gọi là liên kết ngoài và sử dụng đường dẫn tương đối. b) Liên kết trong web là liên kết trỏ tới các trang trong cùng một trang web và thường sử dụng đường dẫn tương đối. c) Để liên kết tới một vị trí khác trong cùng trang web, chúng ta cần sử dụng một đường dẫn tuyệt đối và mã định danh của phần tử mục tiêu. d) Thẻ <a href="#CLBTT">Theo dõi lịch hoạt động các CLB Thể thao</a> tạo liên kết đến bảng "Lịch hoạt động các CLB Thể thao" có mã định danh id="CLBTT" a) Sai - Liên kết ngoài sử dụng đường dẫn tuyệt đối chứ không phải đường dẫn tương đối. b) Đúng - Liên kết trong web thường sử dụng đường dẫn tương đối để liên kết tới các trang khác trong cùng trang web hoặc cùng máy chủ. c) Sai - Để liên kết tới một vị trí khác trong cùng trang web, chúng ta thường sử dụng đường dẫn tương đối và mã định danh của phần tử mục tiêu. d) Đúng - Thẻ <a> với thuộc tính href="#CLBTT" tạo liên kết đến phần tử có mã định danh id="CLBTT" trên cùng trang web. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Siêu văn bản là gì? Đáp án: Siêu văn bản là văn bản chứa nhiều loại dữ liệu và các liên kết tới siêu văn bản khác. Giải thích: Siêu văn bản không chỉ là văn bản thuần túy mà còn bao gồm các liên kết đến các tài liệu khác, giúp người dùng truy cập dễ dàng hơn giữa các nội dung khác nhau. Câu 2: Khi tạo liên kết đến một tài liệu trên cùng trang web, bạn nên sử dụng đường dẫn như thế nào? Đáp án: Khi tạo liên kết đến một tài liệu trên cùng trang web, bạn nên sử dụng đường dẫn tương đối. Giải thích: Đường dẫn tương đối cho phép bạn chỉ định vị trí của tài liệu dựa trên vị trí của tài liệu hiện tại, không cần phải chỉ định giao thức hay tên miền. Câu 3: Thẻ <a href="thong_tin.html">Thông tin của các CLB</a> sẽ tạo liên kết đến đâu? Đáp án: Thẻ <a href="thong_tin.html">Thông tin của các CLB</a> sẽ tạo liên kết đến tập tin thong_tin.html trong cùng thư mục. Giải thích: Đoạn mã này sử dụng đường dẫn tương đối để liên kết đến tệp thong_tin.html trong cùng thư mục, cho phép truy cập nhanh chóng đến thông tin về các câu lạc bộ từ trang hiện tại.
Chèn tệp tin đa phương tiện và khung nội tuyến vào trang web
1. Chèn tệp ảnh vào trang web Hình ảnh làm cho các trang web trở nên sinh động hơn. Chúng có thể được nhúng trực tiếp vào nội dung hoặc làm hình nền. Bài viết này hướng dẫn cách chèn ảnh vào nội dung trang web bằng thẻ `<img>`. Để hiển thị trên web, các tệp ảnh cần có định dạng được trình duyệt hỗ trợ, như PNG, JPEG, GIF hoặc các định dạng mới như JPEG-XR, WebP. Các định dạng khác như TIFF, EPS cần chuyển đổi sang định dạng được hỗ trợ. Thẻ `<img>` là thẻ đơn, dùng để chèn ảnh vào trang web. Khi trình duyệt gặp thẻ `<img>`, nó hiểu rằng cần đặt một hình ảnh vào vị trí đó. Hình ảnh có thể chèn ngay trong dòng văn bản mà không tạo ra ngắt dòng. Khi sử dụng thẻ `<img>`, trình duyệt phải tải ảnh trước khi hiển thị trên trang web. Do đó, cần chú ý đến dung lượng tệp hình ảnh, vì dung lượng lớn có thể gây khó khăn cho việc hiển thị nếu tốc độ mạng chậm. Thuộc tính `src` của thẻ `<img>` là bắt buộc, dùng để chỉ đường dẫn tới tệp ảnh. Ngoài ra, thuộc tính `alt` cũng quan trọng và nên sử dụng để cung cấp văn bản thay thế khi ảnh không hiển thị được. Văn bản thay thế giúp người đọc hình dung nội dung bức ảnh. Đoạn mã để chèn ảnh có thể như sau: <img src="đường dẫn tới tệp tin ảnh" alt="đoạn văn bản thay thế", Để thiết lập kích thước cho ảnh, sử dụng các thuộc tính `width` và `height` trong thẻ `<img>`. Các thuộc tính này xác định kích thước hiển thị ảnh bằng pixel. Khi sử dụng, trình duyệt sẽ giữ đúng không gian trong bố cục khi ảnh đang tải, giúp trang hiển thị nhanh hơn. Nếu chỉ sử dụng một trong hai thuộc tính (width hoặc height), chiều còn lại sẽ được tính toán theo tỉ lệ của ảnh gốc. Lưu ý: Khi chèn ảnh, nên chèn bằng đường dẫn tương đối để tránh trường hợp xảy ra lỗi khi ảnh trên mạng bị thay đổi. 2. Chèn âm thanh và video vào trang web Để chèn video hoặc âm thanh vào trang web, sử dụng thẻ `<video>` và `<audio>`. Các định dạng tệp phổ biến nhất cho video là mp4 và webm, và cho âm thanh là mp3, wav, và ogg. Cách sử dụng thẻ như sau: <video [audio] thuộc_tính="giá_trị_thuộc_tính"></video [audio]> Các thuộc tính cơ bản của thẻ `<video>` và `<audio>` bao gồm `src`, `width`, `height`. Các thuộc tính khác như: - controls: Hiển thị các thành phần điều khiển như nút phát/tạm dừng, điều khiển âm lượng. - autoplay: Cho phép trình duyệt chạy video ngay khi hiển thị. - poster: Cung cấp đường dẫn đến tệp ảnh hiển thị khi chưa chạy video. Thẻ <audio> không có thuộc tính width, height, và poster. Nếu có nhiều định dạng video hoặc âm thanh, sử dụng thẻ <source> trong cặp thẻ <video> hoặc <audio> để trình duyệt tự động tìm và hiển thị tệp tin phù hợp. 3. Tạo khung nội tuyến trong trang web Khung nội tuyến là một khung nhìn chứa tài nguyên web khác trong trang web hiện tại, được tạo bằng thẻ <iframe> (inline frame). Thẻ này thường được sử dụng để chèn nội dung từ YouTube, Google Maps hoặc để chèn quảng cáo. Các thuộc tính thường dùng của thẻ <iframe> gồm: - src: Đường dẫn tới nội dung hiển thị trong khung. - width, heigh: Chiều rộng và chiều cao của khung. Ví dụ, để tạo một khung nội tuyến kích thước 600 x 400 pixel hiển thị nội dung của trang web CLB.html, đoạn mã trong tệp iframe.html sẽ như sau: html<iframe src="CLB.html" width="600" height="400"></iframe> Khi đó trình duyệt sẽ hiển thị trang web iframe.html như Hình 11.4. Lưu ý: Các phần tử iframe thường dùng kết hợp với thẻ xa) để tạo liên kết và hiển thị nội dung bằng cách thêm thuộc tính target cho thẻ <a> để chỉ định nơi mở tài liệu được liên kết. 4. Thực hành chèn tệp đa phưởng tiện và khung nội tuyến Nhiệm vụ 1: Chên tập ảnh - Yêu cầu: Tạo hai trang the_thao.html và nghe_thuat.html và chèn hai loại ảnh minh hoạ. - Hướng dẫn: Tạo trang the_thao.html và chèn một ảnh bằng thẻ <img). Chuẩn bị: Tạo thư mục images trong thư mục chứa các bài tập thực hành, sao chép một ảnh hoạt động thể thao của trường lớp vào thư mục đó (chẳng hạn tập thethao.PNG). Chèn ảnh đã chuẩn bị vào trang web: <img src="images/thethao.PNG" alt="Hoạt động của các CLB thể thao") Nhiệm vụ 2: Chèn tập âm thanh - Yêu cầu: Chèn thêm bài hát “Quốc ca" vào trang web. - Hướng dẫn: Chuẩn bị tập bài hát Quốc ca (mp4 nếu là video, mp3 nếu là audio) và thực hiện chèn vào trang web bằng thẻ phù hợp và để ở chế độ autoplay. Lưu ý: Em chỉ nên sử dụng các tài nguyên không gặp vấn đề về nội dung và bản quyền cho trang web của mình. Nhiệm vụ 3: Chèn khung nội tuyến - Yêu cầu: Chèn khung nội tuyến vào trang CLB.html, hiển thị nội dung của hai trang the_thao.html hoặc nghe_thuat.html tuỳ theo lựa chọn (Hình 11.5). - Hướng dẫn: Sử dụng iframe để chèn nội dung của hai trang đã viết trong Nhiệm vụ 1. Bước 1. Tạo tệp tin index.html có nội dung “Câu lạc bộ ngoại khoá Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm” đặt trong cặp thẻ <h2></h2>. Bước 2. Tạo một phần tử iframe để hiển thị nội dung, phần tử iframe được gán mã định danh để đặt liên kết. <iframe id="iframe" width="60%" height="700" ></iframe> Bước 3. Tạo hai vị trí đặt liên kết tương ứng với hai lựa chọn là câu lạc bộ thể thao hoặc câu lạc bộ nghệ thuật và đặt liên kết bằng thẻ <a> với thuộc tính target là mã định danh của khung nhìn vừa tạo. [<a href="the_thao.html" target="iframe">Câu lạc bộ Thể thao</a>] [ca href="nghe_thuat.html" target="iframe" Câu lạc bộ Nghệ thuật</a>] Lưu ý: Thứ tự hiển thị là thứ tự các đoạn mã lệnh, để các lựa chọn câu lạc bộ hiển thị phía trên cần viết câu lệnh trong Bước 3 ở trên câu lệnh trong Bước 2. Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 11: Chèn tệp tin đa phương tiện và khung nội tuyến vào trang web PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Thẻ nào được sử dụng để chèn ảnh vào trang web? A. <img> B. <picture> C. <photo> D. <image> Đáp án: A Giải thích: Thẻ <img> là thẻ duy nhất được sử dụng để chèn ảnh vào trang web trong HTML. Câu 2: Thuộc tính nào của thẻ <img> là bắt buộc? A. alt B. src C. width D. height Đáp án: B Giải thích: Thuộc tính src là bắt buộc để chỉ định đường dẫn đến tệp ảnh cần chèn. Thuộc tính alt không bắt buộc nhưng nên được sử dụng. Câu 3: Để thiết lập kích thước cho ảnh trong HTML, bạn nên sử dụng thuộc tính nào? A. size B. dimension C. width và height D. scale Đáp án: C Giải thích: Thuộc tính width và height được sử dụng để thiết lập kích thước cho ảnh trong HTML. Câu 4: Thẻ nào được sử dụng để chèn video vào trang web? A. <audio> B. <media> C. <video> D. <movie> Đáp án: C Giải thích: Thẻ <video> được sử dụng để chèn video vào trang web. Thẻ <audio> được sử dụng cho âm thanh. Câu 5: Thuộc tính nào không có trong thẻ <audio>? A. controls B. autoplay C. poster D. src Đáp án: C Giải thích: Thuộc tính poster chỉ có trong thẻ <video> để cung cấp ảnh nền khi video chưa chạy. Thẻ <audio> không có thuộc tính poster. Câu 6: Thẻ nào được sử dụng để chèn âm thanh vào trang web? A. <music> B. <audio> C. <sound> D. <track> Đáp án: B Giải thích: Thẻ <audio> được sử dụng để chèn âm thanh vào trang web Câu 7: Khi chèn khung nội tuyến vào trang web, bạn nên sử dụng thẻ nào? A. <iframe> B. <frame> C. <embed> D. <object> Đáp án: A Giải thích: Thẻ <iframe> được sử dụng để chèn khung nội tuyến, cho phép nhúng nội dung từ các tài nguyên web khác. Câu 8: Thuộc tính nào của thẻ <iframe> không đúng? A. src B. width C. height D. alt Đáp án: C Giải thích: Thẻ <iframe> không có thuộc tính alt. Các thuộc tính chính của thẻ này bao gồm src, width, và height. Câu 9: Để video tự động phát khi trang web được mở, bạn cần sử dụng thuộc tính nào trong thẻ <video>? A. controls B. poster C. autoplay D. loop Đáp án: C Giải thích: Thuộc tính autoplay được sử dụng để video tự động phát khi trang web được mở. Câu 10: Khi chèn liên kết đến trang web khác vào khung nội tuyến bằng thẻ <iframe>, thuộc tính nào được sử dụng để xác định nội dung hiển thị? A. src B. link C. ref D. url Đáp án: A Giải thích: Thuộc tính src của thẻ <iframe> được sử dụng để xác định đường dẫn đến nội dung cần hiển thị trong khung nội tuyến. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Phát biểu sau đây đúng hay sai về Chèn tệp ảnh vào trang web? a) Thẻ <img> là thẻ đôi và yêu cầu phải có thuộc tính src để chỉ đường dẫn tới tệp ảnh. b) Thuộc tính alt trong thẻ <img> là tùy chọn và không cần thiết nếu ảnh không hiển thị. c) Kích thước của ảnh trong thẻ <img> có thể được thiết lập bằng thuộc tính width và height, và nếu chỉ sử dụng một thuộc tính, chiều còn lại sẽ được tính toán tự động. d) Để tránh lỗi khi ảnh trên mạng bị thay đổi, nên sử dụng đường dẫn tuyệt đối khi chèn ảnh vào trang web. a) Đúng - Thẻ <img> là thẻ đơn và yêu cầu thuộc tính src để chỉ định đường dẫn tới tệp ảnh. b) Sai - Thuộc tính alt trong thẻ <img> là quan trọng và nên được sử dụng để cung cấp văn bản thay thế khi ảnh không hiển thị. c) Đúng - Thuộc tính width và height trong thẻ <img> xác định kích thước ảnh. Nếu chỉ sử dụng một thuộc tính, chiều còn lại sẽ được tính toán tự động để giữ tỷ lệ của ảnh gốc. d) Sai - Để tránh lỗi khi ảnh trên mạng bị thay đổi, nên sử dụng đường dẫn tương đối, không phải đường dẫn tuyệt đối. Câu 2: Đánh dấu đúng hay sai các ý sau đây khi chèn âm thanh và video vào trang web? a) Thẻ <video> và <audio> có các thuộc tính cơ bản như src, width, height, và có thể sử dụng thẻ <source> để chỉ định nhiều định dạng khác nhau. b) Thẻ <audio> hỗ trợ thuộc tính width và height để thiết lập kích thước của âm thanh khi hiển thị. c) Thuộc tính controls trong thẻ <video> và <audio> cho phép hiển thị các thành phần điều khiển như nút phát/tạm dừng và điều chỉnh âm lượng. d) Thẻ <iframe> có thể được sử dụng để nhúng video từ YouTube hoặc Google Maps vào trang web. a) Đúng - Thẻ <video> và <audio> có các thuộc tính cơ bản như src, width, height và thẻ <source> có thể được sử dụng để chỉ định nhiều định dạng khác nhau cho trình duyệt. b) Sai - Thẻ <audio> không hỗ trợ thuộc tính width và height. c) Đúng - Thuộc tính controls trong thẻ <video> và <audio> hiển thị các thành phần điều khiển như nút phát/tạm dừng và điều chỉnh âm lượng. d) Đúng - Thẻ <iframe> có thể được sử dụng để chèn nội dung từ các nguồn bên ngoài như YouTube hoặc Google Maps vào trang web. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Khi chèn ảnh vào trang web bằng thẻ <img>, thuộc tính nào là bắt buộc? Đáp án: src Giải thích: Thuộc tính src là bắt buộc trong thẻ <img> vì nó chỉ định đường dẫn tới tệp ảnh. Nếu không có thuộc tính src, thẻ <img> sẽ không biết được ảnh nào cần hiển thị. Câu 2: Thẻ <audio> hỗ trợ các thuộc tính nào trong số các thuộc tính sau: controls, width, height, poster? Đáp án: controls Giải thích: Thẻ <audio> hỗ trợ thuộc tính controls để hiển thị các thành phần điều khiển âm thanh, chẳng hạn như nút phát và điều chỉnh âm lượng. Các thuộc tính width, height, và poster không được hỗ trợ trong thẻ <audio>. Câu 3: Để chèn một khung nội tuyến vào trang web sử dụng thẻ <iframe>, thuộc tính nào được sử dụng để chỉ định đường dẫn đến nội dung cần hiển thị? Đáp án: src Giải thích: Thuộc tính src trong thẻ <iframe> được sử dụng để chỉ định đường dẫn đến nội dung cần hiển thị trong khung nội tuyến. Điều này cho phép nội dung từ một trang web hoặc tài nguyên khác được chèn vào trang hiện tại. Xem thêm
Tạo biểu mẫu
1. Biểu mẫu web Biểu mẫu (form) cho phép người dùng nhập dữ liệu và xử lý tại chỗ hoặc gửi về máy chủ. Thường gặp biểu mẫu khi đăng ký tài khoản, mua hàng, tìm kiếm thông tin,... Biểu mẫu web có hai thành phần: 1. Biểu mẫu hiển thị trên web, tạo bằng HTML để người dùng nhập và gửi thông tin. 2. Các ứng dụng hoặc script xử lý dữ liệu, thường nằm trên máy chủ. Biểu mẫu web được tạo bởi thẻ `<form>` với cấu trúc chung: <form> các phần tử của biểu mẫu </form> Các phần tử thường dùng trong biểu mẫu gồm: input, label, select, textarea, và các phần tử khác như fieldset, legend, datalist. - Phần tử label định nghĩa nhãn, có cấu trúc: <label for="mã_định_danh_của_input_tương_ứng">Tên_nhãn</label> Khi nhấp chuột vào Tên_nhãn, con trỏ chuột sẽ được đưa vào vùng của phần tử input tương ứng. - Phần tử input xác định vùng nhập dữ liệu, là thẻ đơn không cần thẻ kết thúc, với cấu trúc: <input id="mã_định_danh" type="loại_input" name="tên_input"> Trong đó: – Thuộc tính name được sử dụng cho input khi thực hiện xử lí. Nghĩa là, tên_input được sử dụng để tham chiếu tới dữ liệu đã nhập khi thực hiện tính toán hay gửi tới máy chủ. – Thuộc tính type xác định loại dữ liệu mà phần tử input chứa. Bảng 12.1 mô tả một số loại dữ liệu (type) thông dụng. Nội dung ví dụ nằm trong thẻ input sau mã định danh và trước thuộc tính name. Lưu ý: Phần tử input chỉ dùng để nhập dữ liệu, muốn có thông tin về nội dung nhập phải tạo kèm label. Phần tử select có tác dụng cho phép người dùng chọn một trong các lựa chọn trong danh sách thả xuống. Phần tử select chứa nhiều thẻ option, mỗi cặp định nghĩa một lựa chọn trong danh sách. Cấu trúc phần tử select như sau: <select id="mã_định_danh" name="tên_select", <option value="giá_trị" giá_trị_lựa_chọn</option> </select> Lưu ý: Nội dung được hiển thị trong vùng nhập sẽ là vùng trắng nếu không có nội dung trong thẻ. Phần tử `fieldset` được dùng để nhóm các phần tử có liên quan trong biểu mẫu, tạo một hình chữ nhật bao quanh các phần tử trong cặp thẻ <fieldset>...</fieldset>. Có thể thêm tên cho nhóm phần tử bằng cách đặt phần tử `legend` trong phần tử `fieldset` tương ứng. 2. Thực hành tạo biểu mẫu Nhiệm vụ 1: Tạo biểu mẫu bàn thông tin các món ăn Hà hập Yêu cầu: Tạo biểu mẫu để nhập thông tin các món ăn (Hình 12.2). Hướng dẫn: Bước 1. Tạo tiêu đề cho biểu mẫu bằng thẻ heading:<h2>Thông tin món ăn</h2> . Bước 2. Tạo một biểu mẫu bằng cặp thẻ <form></form>. Bước 3. Trong cặp thẻ <form), lần lượt tạo ba cặp label và input. Thông tin món ăn Tên món ăn Đơn giá Số lượng Mỗi thẻ <input), ngoài việc sử dụng thuộc tính type để xác định kiểu dữ liệu cần nhập, cần thiết lập mã định danh bằng thuộc tính id để liên kết với thẻ <label> tương ứng. Ví dụ: <label for="monan",Tên món ăn</label> <input id="monan" type="text">. Ở đây phần tử input là trường nhập dữ liệu dạng chữ, ứng với nhãn Tên món ăn Để phần tử label được viết trên dòng mới cần thêm thẻ <br> vào trước thẻ <label tương ứng. Nhiệm vụ 2: Tạo biểu mẫu Yêu cầu: Tạo biểu mẫu để nhập thông tin đăng kí môn thi tốt nghiệp (Hình 12.3). Hướng dẫn: Bước 1. Xác định thông tin cần cung cấp: - Họ và tên: type="text". – Số căn cước công dân: type="number". – Ngày sinh: type="date". – Giới tính: Chọn một trong hai giá trị type="radio" (hoặc phần tử select). - Các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ: Giá trị có hoặc không: type="checkbox". − Tổ hợp môn Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội: Chọn một trong hai giá trị type="radio" (hoặc phần tử select). − Nút gửi thông tin: type="submit" value="Gửi thông tin". Bước 2. Lần lượt thêm các phần tử đã phân tích ở trên theo cấu trúc đã học. Bước 3. Ngoài ra, để biểu mẫu dễ nhìn, ta bổ sung thêm tiêu đề bằng thẻ <h1> và nhóm các thông tin bằng thẻ <fieldset) bằng cách đặt tất cả các câu lệnh để hiển thị các phần tử nằm trong khung giữa cặp thẻ <fieldset></fieldset). Kết quả thu được là biểu mẫu như Hình 12.3. Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 12: Tạo biểu mẫu PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Thẻ nào được sử dụng để tạo biểu mẫu trên web? A. <input> B. <label> C. <form> D. <select> Đáp án: C Giải thích: Thẻ <form> được sử dụng để tạo biểu mẫu trên web. Đây là thẻ bao bọc các phần tử của biểu mẫu và quản lý việc gửi dữ liệu. Câu 2: Thuộc tính nào của thẻ <input> được sử dụng để xác định loại dữ liệu mà phần tử input chứa? A. id B. name C. type D. value Đáp án: C Giải thích: Thuộc tính type của thẻ <input> xác định loại dữ liệu mà phần tử input chứa, chẳng hạn như text, number, date, v.v. Câu 3: Thẻ nào được sử dụng để nhóm các phần tử có liên quan trong biểu mẫu? A. <fieldset> B. <legend> C. <label> D. <select> Đáp án: A Giải thích: Thẻ <fieldset> được sử dụng để nhóm các phần tử liên quan trong biểu mẫu và tạo ra một khung bao quanh các phần tử đó. Câu 4: Thẻ <label> thường được sử dụng để: A. Nhập dữ liệu B. Nhóm phần tử C. Định nghĩa nhãn cho phần tử input D. Hiển thị các lựa chọn Đáp án: C Giải thích: Thẻ <label> định nghĩa nhãn cho phần tử input và có thể được nhấp chuột để đưa con trỏ vào vùng của phần tử input tương ứng. Câu 5: Để tạo một danh sách thả xuống cho phép người dùng chọn một trong các lựa chọn, thẻ nào được sử dụng? A. <input> B. <label> C. <select> D. <textarea> Đáp án: C Giải thích: Thẻ <select> được sử dụng để tạo danh sách thả xuống với nhiều lựa chọn cho người dùng chọn. Câu 6: Khi sử dụng thẻ <input> với type="radio", mục đích của nó là để: A. Cho phép chọn nhiều tùy chọn B. Cho phép chọn một tùy chọn duy nhất trong một nhóm C. Nhập dữ liệu dạng chữ D. Nhập dữ liệu dạng số Đáp án: B Giải thích: Thẻ <input> với type="radio" cho phép người dùng chọn một tùy chọn duy nhất trong một nhóm các tùy chọn. Câu 7: Để tạo một trường nhập dữ liệu cho số, thẻ <input> nên sử dụng thuộc tính nào? A. type="text" B. type="number" C. type="date" D. type="checkbox" Đáp án: B Giải thích: Thuộc tính type="number" của thẻ <input> được sử dụng để tạo trường nhập dữ liệu cho số. Câu 8: Thẻ nào không hỗ trợ thuộc tính width và height? A. <video> B. <audio> C. <img> D. <iframe> Đáp án: B Giải thích: Thẻ <audio> không hỗ trợ thuộc tính width và height. Các thuộc tính này chỉ áp dụng cho các phần tử như <video>, <img>, và <iframe>. Câu 9: Thuộc tính nào của thẻ <input> không phải là thuộc tính chính để xác định dữ liệu nhập vào? A. id B. name C. type D. value Đáp án: A Giải thích: Thuộc tính id được dùng để định danh phần tử nhưng không phải là thuộc tính chính để xác định loại dữ liệu nhập vào. Các thuộc tính chính là type, name, và value. Câu 10: Để tạo một nút gửi thông tin trong biểu mẫu, thẻ <input> nên sử dụng thuộc tính nào? A. type="text" B. type="submit C. type="button" D. type="reset" Đáp án: B Giải thích: Thuộc tính type="submit" của thẻ <input> được sử dụng để tạo nút gửi thông tin của biểu mẫu. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Các phát biểu về biểu mẫu web sau đây đúng hay sai? a) <form> là thẻ được sử dụng để nhóm các phần tử liên quan trọng biểu mẫu. b) Thẻ <input> với type="checkbox" cho phép người dùng chọn một hoặc nhiều tùy chọn từ danh sách. c) Thẻ <label> không cần thiết nếu thẻ <input> đã có thuộc tính id. d) Thẻ <fieldset> được sử dụng để tạo khung bao quanh các phần tử của biểu mẫu và có thể chứa thẻ <legend> để đặt tên cho nhóm phần tử. a) Sai - Thẻ <form> dùng để tạo biểu mẫu, không phải để nhóm phần tử. b) Đúng - Checkbox cho phép chọn nhiều tùy chọn. c) Sai - Thẻ <label> giúp cung cấp thông tin và cải thiện khả năng sử dụng của biểu mẫu. d) Đúng - <fieldset> nhóm các phần tử và <legend> đặt tên cho nhóm. Câu 2: Phát biểu về thẻ <input> và các thuộc tính của nó đúng hay sai? a) Thuộc tính type="submit" của thẻ <input> tạo một nút gửi thông tin của biểu mẫu. b) Thẻ <input> với type="radio" cho phép chọn nhiều tùy chọn cùng một lúc. c) Thuộc tính name của thẻ <input> xác định tên của phần tử input để gửi dữ liệu đến máy chủ. d) Thẻ <input> với type="date" cho phép người dùng nhập dữ liệu dạng văn bản. a) Đúng - Nút submit gửi thông tin biểu mẫu. b) Sai - Radio buttons cho phép chọn một tùy chọn duy nhất. c) Đúng - name dùng để gửi dữ liệu. d) Sai - type= date dùng để chọn ngày, không phải để nhập văn bản. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Thẻ HTML nào được sử dụng để nhóm các phần tử có liên quan trong biểu mẫu? Đáp án <fieldset> Giải thích: Thẻ <fieldset> được sử dụng để nhóm các phần tử liên quan trong biểu mẫu, tạo ra một khung bao quanh các phần tử. Nó giúp tổ chức và phân loại các phần tử của biểu mẫu. Có thể thêm một thẻ <legend> bên trong thẻ <fieldset> để cung cấp tiêu đề cho nhóm các phần tử này. Câu 2: Thuộc tính nào của thẻ <input> được sử dụng để xác định kiểu dữ liệu mà phần tử chứa? Đáp án : type Giải thích: Thuộc tính type của thẻ <input> xác định kiểu dữ liệu mà phần tử chứa, như text, number, date, checkbox, radio, v.v. Nó ảnh hưởng đến cách mà dữ liệu được nhập và trình bày trong trường nhập liệu. Câu 3: Thẻ HTML nào được sử dụng để tạo một danh sách các tùy chọn mà người dùng có thể chọn từ? Đáp án: <select> Giải thích: Thẻ <select> được sử dụng để tạo một danh sách thả xuống các tùy chọn mà người dùng có thể chọn từ đó. Thẻ này chứa các thẻ <option>, mỗi thẻ <option> định nghĩa một tùy chọn trong danh sách. Xem thêm
Khái niệm, vai trò của CSS
1. Khái niệm mẫu định dạng Trong đoạn mã nguồn ở Hình 13.2, các dòng từ 6 đến 10 là một loại ngôn ngữ đặc biệt dùng để thiết lập các mẫu định dạng cho trang web. Các mẫu định dạng này được gọi là Cascading Style Sheet và viết tắt là CSS. CSS là định dạng độc lập với chuẩn HTML, được dùng để thiết lập các mẫu định dạng dùng trong trang web. CSS (Cascading Style Sheets) là định dạng độc lập với chuẩn HTML, dùng để thiết lập các mẫu định dạng cho trang web. Mẫu định dạng CSS là một công cụ hỗ trợ giúp định dạng nội dung trang web nhanh hơn, thuận tiện hơn bằng cách định nghĩa một lần và sử dụng nhiều lần. CSS sử dụng ngôn ngữ mô tả riêng, độc lập với HTML. 2. Cấu trúc CSS Cấu trúc tổng quát của một mẫu định dạng CSS có hai phần: bộ chọn (selector) và vùng mô tả (declaration block). Vùng mô tả bao gồm một hay nhiều quy định có dạng {thuộc tính : giá trị ; }, các quy định được viết cách nhau bởi dấu “;”. Bộ chọn sẽ quy định những thẻ HTML nào được chọn để áp dụng định dạng này. Cấu trúc CSS có thể ở dạng đơn giản, trong đó vùng mô tả chỉ có một quy định: bộ chọn {thuộc tính: giá trị;} hoặc nhiều quy định ở vùng mô tả như sau: bộ chọn { thuộc tỉnh 1: giá trị 1; thuộc tỉnh 2: giá trị 2; thuộc tính n: giá trị n; Ví dụ 1: Mẫu CSS thiết lập màu chữ đỏ cho bộ chọn là tất cả các thẻ h1. h1 {color: red;} Ví dụ 2: Mẫu CSS gồm hai quy định, thụt lề dòng đầu và chữ màu xanh áp dụng cho bộ chọn là tất cả các thẻ p. p {text-indent: 15px; color: blue;} Bộ chọn có thể là một thẻ để áp dụng như hai ví dụ trên hoặc đồng thời nhiều thẻ. Cách viết này giúp cho CSS dễ thiết lập và áp dụng. Ví dụ 3: Mẫu CSS sau thiết lập định dạng chữ đỏ cho đồng thời các thẻ h1, h2, h3, Các thẻ này được viết cách nhau bởi dấu phẩy. h1, h2, h3 {color: red;} Có ba cách thiết lập CSS là CSS trong (internal CSS), CSS ngoài (external CSS) và CSS nội tuyến (inline CSS). a)Cách thiết lập CSS trong: Cách thiết lập này đưa toàn bộ các mẫu định dạng vào bên trong thẻ <style> và đặt trong phần tử <head> của tệp HTML. Các định dạng sẽ áp dụng cho tất cả các phần tử HTML trên trang web phù hợp với mô tả của bộ chọn CSS. Với cách thiết lập CSS trong, các mẫu định dạng CSS chỉ được áp dụng cho tệp HTML hiện tại. Cách thiết lập CSS trong ví dụ ở Hoạt động 1 là thiết lập CSS trong. b) Cách thiết lập CSS ngoài Các mẫu định dạng CSS được viết trong một tập css, bên ngoài tập HTML. Tệp css này sẽ bao gồm các mẫu định dạng như đã mô tả ở trên, theo ngôn ngữ CSS. Sau đó, cần thực hiện thao tác kết nối, liên kết tập HTML với tệp định dạng css. Cách kết nối tập HTML với CSS như sau: Cách 1: Sử dụng thẻ link đặt trong vùng head của trang web Cách 2: Sử dụng lệnh @import đặt trong phần tử style và nằm trong phần head của trang web Một tệp CSS có thể được thiết lập để áp dụng cho nhiều trang web, giúp đồng bộ hóa định dạng và tiết kiệm thời gian chỉnh sửa chỉ bằng cách sửa một lần trong tệp CSS. c)Cách thiết lập CSS nội tuyến: - Có thể định dạng CSS trực tiếp trong thẻ của các phần tử HTML bằng cách sử dụng thuộc tính `style`. - Cách này mất thời gian hơn khi viết mã nhưng có thể thực hiện nhanh chóng và có lợi ích riêng, sẽ được trình bày trong phần sau. ->Cấu trúc tổng quát của CSS bao gồm các mẫu định dạng dùng để tạo khuôn cho các phần tử HTML của trang web. Mỗi mẫu này bao gồm hai phần: bộ chọn và vùng mô tả. Có thể thiết lập CSS trong, ngoài thông qua tệp CSS hoặc đặt nội tuyến trực tiếp bên trong các phần tử HTML thông qua thuộc tính style. 3. Vai trò, ý nghĩa của CSS Nếu không sử dụng CSS, việc định dạng nội dung trang web phải thực hiện bằng cách thiết lập các thuộc tính cho từng phần tử HTML, điều này tốn thời gian và có thể không đồng nhất nếu có nhiều trang web và phần tử HTML. CSS được thiết kế để định dạng trang web một cách thống nhất, nhanh chóng và thuận tiện. CSS giúp tách việc nhập nội dung HTML và định dạng thành hai công việc độc lập, giảm bớt công việc nhập nội dung và tăng tính chuyên nghiệp trong việc định dạng. - Các mẫu định dạng CSS có thể viết trong phần `<head>` của trang HTML, áp dụng cho tất cả các phần tử trong bộ chọn, và được sử dụng nhiều lần. - Các mẫu định dạng cũng có thể viết trong tệp CSS ngoài và kết nối vào bất kỳ trang web nào, cho phép áp dụng một lần cho nhiều trang web hoặc toàn bộ website. Thay đổi định dạng chỉ cần chỉnh sửa một lần. ->CSS được thiết lập với mục đích làm cho công việc định dạng nội dung trang web trở nên khoa học hơn, nhanh hơn, thuận tiện hơn. Với CSS, các mẫu định dạng được thiết kế độc lập, có thể viết ra một lần nhưng được áp dụng nhiều lần. Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 13: Khái niệm, vai trò của CSS Câu 1: CSS viết tắt của từ nào trong tiếng Anh? A. Cascading Style Sheets B. Cascading Script Sheets C. Color Style Sheets D. Cascading Style Systems Đáp án: A Giải thích: CSS là viết tắt của "Cascading Style Sheets," là một ngôn ngữ dùng để định dạng các phần tử trên trang web. Câu 2: Trong cấu trúc CSS, phần nào xác định các thẻ HTML nào sẽ được áp dụng định dạng? A. Vùng mô tả B. Thuộc tính C. Bộ chọn D. Giá trị Đáp án: C Giải thích: Bộ chọn (selector) trong CSS quy định các thẻ HTML nào sẽ được áp dụng định dạng mà bạn đã thiết lập. Câu 3: Đoạn mã nào sau đây là ví dụ về CSS với nhiều quy định trong vùng mô tả? A. h1 {color: red;} B. p {text-indent: 15px; color: blue;} C. div {background: yellow;} D. a {font-size: 14px;} Đáp án: B Giải thích: Đoạn mã p {text-indent: 15px; color: blue;} là ví dụ về CSS với nhiều quy định trong vùng mô tả. Câu 4: Cách nào không phải là một cách thiết lập CSS? A. CSS trong B. CSS ngoài C. CSS nội tuyến D. CSS tích hợp Đáp án: D Giải thích: Các cách thiết lập CSS bao gồm CSS trong, CSS ngoài và CSS nội tuyến. "CSS tích hợp" không phải là một cách thiết lập CSS. Câu 5: Để kết nối tệp CSS với tệp HTML, bạn có thể sử dụng thẻ nào trong phần <head>? A. <script> B. <style> C. <link> D. <import> Đáp án: C Giải thích: Thẻ <link> được sử dụng trong phần <head> của tệp HTML để liên kết với tệp CSS bên ngoài. Câu 6: Cấu trúc của một mẫu định dạng CSS đơn giản nhất bao gồm phần nào? A. Chỉ bộ chọn B. Chỉ vùng mô tả C. Bộ chọn và vùng mô tả D. Bộ chọn, vùng mô tả và thuộc tính Đáp án: C Giải thích: Cấu trúc cơ bản của một mẫu định dạng CSS bao gồm bộ chọn (selector) và vùng mô tả (declaration block). Câu 7: Cách nào cho phép định dạng CSS trực tiếp trong các phần tử HTML? A. CSS trong B. CSS ngoài C. CSS nội tuyến D. CSS liên kết Đáp án: C Giải thích: CSS nội tuyến (inline CSS) cho phép bạn định dạng CSS trực tiếp trong thẻ HTML bằng thuộc tính style. Câu 8: Nếu bạn muốn định dạng tất cả các thẻ <h1>, <h2>, và <h3> cùng một lúc, bạn nên viết CSS như thế nào? A. h1 h2 h3 {color: red;} B. h1, h2, h3 {color: red;} C. h1 h2, h3 {color: red;} D. h1 h2 h3 {color: red;} Đáp án: B Giải thích: Để áp dụng định dạng cho tất cả các thẻ <h1>, <h2>, và <h3>, bạn nên viết CSS như h1, h2, h3 {color: red;}. Câu 9: Mẫu định dạng nào dưới đây là CSS nội tuyến? A. <style> p {color: green;} </style> B. <link rel="stylesheet" href="styles.css"> C. <p style="color: green;">Text</p> D. h1 {color: green;} Đáp án: C Giải thích: CSS nội tuyến được áp dụng trực tiếp trong thuộc tính style của các thẻ HTML. Câu 10: Tại sao việc sử dụng CSS có lợi hơn việc định dạng HTML trực tiếp? A. CSS không cần phải viết mã B. CSS giúp tách nội dung và định dạng, giảm công việc và tăng tính đồng nhất C. CSS làm cho trang web không cần thiết phải định dạng D. CSS không hỗ trợ đa dạng kiểu định dạng Đáp án: B Giải thích: CSS giúp tách việc định dạng khỏi nội dung HTML, làm cho việc quản lý và duy trì trang web trở nên dễ dàng hơn và đồng nhất hơn. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Xác định tính đúng sai của các phát biểu sau: a) CSS là viết tắt của "Cascading Style Sheets", là một ngôn ngữ độc lập với HTML để thiết lập các mẫu định dạng cho trang web. b) Cấu trúc tổng quát của một mẫu định dạng CSS bao gồm bộ chọn và vùng mô tả, với vùng mô tả chứa ít nhất một quy định. c) CSS chỉ có thể được thiết lập qua tệp CSS ngoài, không thể được sử dụng nội tuyến trong các thẻ HTML. d) Một tệp CSS có thể được áp dụng cho nhiều trang web, giúp đồng bộ hóa định dạng và tiết kiệm thời gian chỉnh sửa. a) Đúng - CSS (Cascading Style Sheets) là một ngôn ngữ độc lập với HTML, dùng để thiết lập mẫu định dạng cho trang web. b) Đúng - Cấu trúc của CSS bao gồm bộ chọn và vùng mô tả. Vùng mô tả có thể chứa một hoặc nhiều quy định. c) Sai - CSS có thể được thiết lập nội tuyến trực tiếp trong các thẻ HTML bằng thuộc tính style, ngoài cách thiết lập qua tệp CSS ngoài. d) Đúng - Một tệp CSS có thể được áp dụng cho nhiều trang web, giúp đồng bộ hóa định dạng và tiết kiệm thời gian chỉnh sửa. Câu 2: Xác định tính đúng sai của các phát biểu sau: a) CSS nội tuyến là cách thiết lập CSS trực tiếp trong thẻ HTML bằng thuộc tính style. b) Để kết nối tệp CSS ngoài với tệp HTML, bạn có thể sử dụng thẻ <link> hoặc lệnh @import. c) Cấu trúc CSS đơn giản nhất chỉ bao gồm bộ chọn mà không cần vùng mô tả. d) CSS trong là cách đưa toàn bộ mẫu định dạng vào bên trong thẻ <style> và đặt trong phần <head> của tệp HTML. a) Đúng - CSS nội tuyến cho phép bạn áp dụng định dạng trực tiếp trong thẻ HTML thông qua thuộc tính style. b) Đúng - Để kết nối tệp CSS ngoài với tệp HTML, bạn có thể sử dụng thẻ <link> hoặc lệnh @import. c) Sai - Cấu trúc CSS đơn giản nhất vẫn bao gồm bộ chọn và vùng mô tả, mặc dù vùng mô tả có thể chỉ có một quy định. d) Đúng - CSS trong được thiết lập bằng cách đặt toàn bộ các mẫu định dạng vào bên trong thẻ <style> trong phần <head> của tệp HTML. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: CSS giúp ích gì cho việc định dạng trang web? Đáp án : CSS giúp định dạng trang web nhanh chóng và đồng bộ hơn bằng cách định nghĩa các mẫu định dạng một lần và áp dụng cho nhiều phần tử hoặc trang web. Giải thích: CSS giúp tách việc định dạng khỏi nội dung HTML, giảm bớt công việc và tăng tính nhất quán trong việc áp dụng định dạng cho nhiều trang hoặc phần tử. Câu 2: Cấu trúc tổng quát của một mẫu định dạng CSS bao gồm những phần nào? Đáp án: Cấu trúc tổng quát của mẫu định dạng CSS bao gồm bộ chọn (selector) và vùng mô tả (declaration block). Giải thích: Bộ chọn xác định các phần tử HTML nào được áp dụng định dạng, trong khi vùng mô tả chứa các quy định định dạng với thuộc tính và giá trị. Câu 3: Cách thiết lập CSS nội tuyến có điểm gì đặc biệt so với CSS trong và CSS ngoài? Đáp án: CSS nội tuyến được thiết lập trực tiếp trong các thẻ HTML bằng thuộc tính style, khác với CSS trong và CSS ngoài, nơi CSS được đặt trong thẻ <style> hoặc tệp CSS riêng biệt. Giải thích: CSS nội tuyến áp dụng định dạng trực tiếp vào các thẻ HTML qua thuộc tính style, trong khi CSS trong và CSS ngoài sử dụng cách thiết lập khác, giúp dễ quản lý hơn trên quy mô lớn. Xem thêm
Định dạng văn bản bằng CSS
1. Định dạng văn bản bằng CSS a) CSS định dạng phông chữ: CSS hỗ trợ thiết lập các thuộc tính liên quan đến chọn phông chữ, bao gồm: - ng chữ. Các phông chữ có thể được chia thành năm loại: - Serif: Chữ có chân. - Sans-serif: Chữ không chân. - Monospace: Chữ có chiều rộng đều nhau. - Cursive: Chữ viết tay. - Fantasy: Chữ trừu tượng. CSS cũng cho phép thiết lập các thuộc tính khác như cỡ chữ (font-size), kiểu chữ (font-style), và độ dày nét chữ (font-weight). b) CSS định dạng màu chữ: Thuộc tính color sẽ thiết lập màu chữ. Một số giá trị màu cơ bản cho thuộc tính này như sau: black (đen), white (trắng), purple (tím), blue (xanh dương), orange (cam), red (đỏ), green (xanh lá cây), yellow (vàng). Một số ví dụ thiết lập thuộc tính màu chữ. h1 {color: red;} em {color: green;} * {color: black;} Bộ chọn với kí tự * là tất cả các phần tử HTML của trang web. Khi áp dụng CSS trên thì các phần tử h1 có chữ màu đỏ, các phần tử em có chữ màu xanh lá cây, còn toàn bộ các phần tử còn lại có chữ màu đen. c) CSS định dạng dòng văn bản: Các mẫu định dạng liên quan đến các dòng văn bản thiết lập các thuộc tính như đường cơ sở (baseline) và chiều cao dòng văn bản (line-height). - Đường cơ sở (baseline): Là đường ngang mà các chữ cái đứng thẳng trên đó. - Chiều cao dòng văn bản (line-height): Là khoảng cách giữa các đường cơ sở của các dòng trong cùng một đoạn văn bản. Mặc định, CSS coi chiều cao dòng bằng `2em`, bổ sung khoảng cách phía trên và dưới văn bản. Hình 14.3 giúp hình dung rõ hơn về đường cơ sở và chiều cao dòng. - line-height. Thuộc tính này dùng để thiết lập chiều cao dòng cho bộ chọn của mẫu định dạng. Ngoài các đơn vị đo thông thường, còn có thể thiết lập các số đo tương đối như sau: p_{line-height: 3;} /* thiết lập chiều cao bằng 3 lần cỡ chữ hiện thời của trình duyệt. */ p {line-height: 2em;} /* thiết lập chiều cao bằng 2 lần chiều cao dòng hiện thời */ p {line-height: 200%;} /* thiết lập chiều cao dòng bằng 200% của chiều cao dòng của phần tử cha mà phần tử hiện thời được kế thừa */ - text-align. Thuộc tính này thiết lập căn lề cho các phần tử được chọn. Các kiểu căn hàng bao gồm: left, center, right, justify. Lưu ý: Thuộc tính này không có tính kế thừa. - text-indent. Thuộc tính định dạng thụt lê dòng đầu tiên. Nếu giá trị lớn hơn 0 thì dòng đầu tiên thụt vào. Nếu giá trị nhỏ hơn 0 thì dòng đầu tiên lùi ra ngoài còn gọi là thụt lề treo (hanging indent). 2. Tính kế thừa và cách lựa chọn theo thứ tự của CSS a) Tính kế thừa của CSS Tính kế thừa trong CSS cho phép một mẫu CSS áp dụng cho một phần tử HTML cũng được tự động áp dụng cho tất cả các phần tử con và cháu của phần tử đó trong mô hình cây HTML, trừ khi các phần tử con hoặc cháu có mẫu định dạng riêng. Trong Hình 14.5, chỉ riêng thẻ h1 có chữ màu đỏ do được định dạng theo mẫu CSS, còn các phần tử h2 và p đều kế thừa từ phần tử cha body có chữ màu xanh dương. b) Thứ tự ưu tiên khi áp dụng mẫu CSS: Khi nhiều mẫu định dạng CSS áp dụng cho một phần tử HTML, trình duyệt sẽ chọn mẫu định dạng được viết cuối cùng để áp dụng. Đây là tính chất "cascading" của CSS. Ví dụ, nếu có hai định dạng áp dụng cho thẻ `<h1>`, một quy định căn giữa và một quy định căn trái, thì định dạng căn trái (viết sau) sẽ được áp dụng. <style> body {color: blue;} h1 {color: red; text-align: center;} h1 {text-align: left;} </style> Khi áp dụng trong ví dụ sau, phần tử h1 được căn trái theo mẫu cuối cùng của CSS: c) Sử dụng kí hiệu * và important CSS cho phép sử dụng các ký hiệu sau: - Ký hiệu *: Trong bộ chọn, ký hiệu * đại diện cho mọi phần tử. Nếu một mẫu định dạng chứa ký hiệu *, nó sẽ áp dụng cho tất cả các phần tử chưa được định dạng bởi bất kỳ mẫu CSS khác. Mức độ ưu tiên của * là thấp nhất. - **Ký hiệu !important**: Khi được sử dụng trong một mẫu định dạng, thuộc tính với !important sẽ có ưu tiên cao nhất, không phụ thuộc vào vị trí của mẫu trong CSS. Ký hiệu !important cần được viết ngay sau giá trị của thuộc tính để đánh dấu ưu tiên cao nhất. Ví dụ: Có ba mẫu CSS với bộ chọn <h1>. - Mẫu đầu tiên có important với thuộc tính text-align: center;, nên thuộc tính này có ưu tiên cao nhất. - Mẫu thứ hai có text-align: left; color: red;, trong đó thuộc tính màu sắc (color: red;) sẽ được ưu tiên áp dụng. - Mẫu cuối cùng sử dụng ký hiệu *, có mức ưu tiên thấp nhất mặc dù được viết ở vị trí cuối cùng. Kết quả áp dụng CSS sẽ tuân theo thứ tự ưu tiên này. hình 14.7 ->Các mẫu định dạng CSS được áp dụng theo nguyên tắc kế thừa trong mô hình cây HTML. Nếu mẫu định dạng được viết cho một phần tử thì sẽ được áp dụng mặc định cho tất cả các phần tử con, cháu. Nếu có nhiều mẫu định dạng được viết cho cùng một bộ chọn thì mẫu viết sau cùng sẽ được áp dụng. Nếu bộ chọn có kí tự * thì được áp dụng cho mọi phần tử nhưng với độ ưu tiên thấp nhất. Ngược lại, mẫu định dạng với từ khoá !important có mức ưu tiên cao nhất. 3. Thực hành Nhiệm vụ 1: Thiết lập mẫu định dạng CSS Yêu cầu: Thiết lập mẫu định dạng CSS để trình bày nội dung văn bản trong Hình 14.8 trên trang web. Văn bản trong Hình 14.8 cần được trình bày theo yêu cầu sau: – Các tiêu đề căn trái, cỡ chữ 16 px, màu đỏ, phông chữ không chân. – Các dòng văn bản thụt lề dòng đầu 2 kí tự, căn trái. – Toàn bộ văn bản, trừ tiêu đề, là phông chữ có chân. Hướng dẫn: h1, h2 { font-size: 16px; color: red; text-align: left; } p { text-align: left; text-indent: 2em; } Nhiệm vụ 2: Thiết lập mẫu định dạng CSS Yêu cầu: Thiết lập định dạng cho trang web ở Nhiệm vụ 1 với các yêu cầu sau: – Các tiêu đề căn giữa, cỡ chữ 16 px, màu xanh. – Các dòng văn bản thụt lề dòng đầu 2 kí tự, căn đều hai bên. – Các từ in đậm và in nghiêng trong văn bản sẽ thể hiện theo mặc định của trình duyệt. Hướng dẫn: Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 14: Định dạng văn bản bằng CSS PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: CSS có thể định dạng phông chữ như thế nào? A. font-family B. font-size C. font-weight D. Tất cả các ý trên Đáp án: D Giải thích: CSS có thể định dạng phông chữ bằng cách chọn phông chữ ( độ dày nét chữ (font-weight). Câu 2: Định dạng nào sau đây được sử dụng để thiết lập màu chữ trong CSS? A. color B. font-color C. text-color D. background-color Đáp án: A Giải thích: Thuộc tính color trong CSS được sử dụng để thiết lập màu chữ. Câu 3: Trong CSS, thuộc tính line-height dùng để: A. Định nghĩa chiều cao của phần tử B. Thiết lập khoảng cách giữa các dòng văn bản C. Định nghĩa độ rộng của chữ D. Thiết lập khoảng cách giữa các ký tự Đáp án: B Giải thích: Thuộc tính line-height thiết lập chiều cao dòng, tức là khoảng cách giữa các đường cơ sở của các dòng trong cùng một đoạn văn bản. Câu 4: Để căn lề dòng đầu tiên của đoạn văn bản trong CSS, ta dùng thuộc tính nào? A. text-align B. margin C. text-indent D. padding Đáp án: C Giải thích: Thuộc tính text-indent trong CSS được sử dụng để thụt lề dòng đầu tiên của đoạn văn bản. Câu 5: Tính kế thừa trong CSS có nghĩa là gì? A. Một thuộc tính chỉ áp dụng cho một phần tử cụ thể B. Một thuộc tính CSS áp dụng cho phần tử cha cũng được áp dụng cho các phần tử con, cháu C. CSS chỉ áp dụng cho phần tử cuối cùng trong cây DOM D. Không có sự kế thừa trong CSS Đáp án: B Giải thích: Tính kế thừa trong CSS có nghĩa là các thuộc tính CSS áp dụng cho phần tử cha cũng được áp dụng cho các phần tử con và cháu trừ khi các phần tử này có định dạng riêng. Câu 6: Trong CSS, thuộc tính text-align: center; dùng để: A. Căn lề trái cho văn bản B. Căn lề phải cho văn bản C. Căn giữa văn bản D. Căn đều hai bên văn bản Đáp án: C Giải thích: Thuộc tính text-align: center; trong CSS được sử dụng để căn giữa văn bản. Câu 7: Ký hiệu trong CSS có nghĩa là gì? A. Áp dụng cho các phần tử đặc biệt B. Áp dụng cho tất cả các phần tử HTML C. Chỉ áp dụng cho phần tử cha D. Không có ý nghĩa gì trong CSS Đáp án: B Giải thích: Ký hiệu trong CSS đại diện cho tất cả các phần tử HTML, nghĩa là áp dụng các quy tắc CSS cho mọi phần tử. Câu 8: Thuộc tính nào có ưu tiên cao nhất trong CSS khi được sử dụng cùng với !important? A. color B. font-size C. margin D. Tất cả các thuộc tính với !important Đáp án:D Giải thích: Khi thuộc tính CSS được sử dụng cùng với !important, thuộc tính đó sẽ có ưu tiên cao nhất và sẽ được áp dụng bất kể thứ tự viết của nó trong tệp CSS. Câu 9: Phần tử nào sau đây không phải là loại phông chữ trong CSS? A. Serif B. Sans-serif C. Monospace D. Symbolic Đáp án: D Giải thích: CSS hỗ trợ các loại phông chữ như Serif, Sans-serif, Monospace, Cursive, và Fantasy, không có loại phông chữ nào gọi là Symbolic. Câu 10: Để thiết lập chiều cao dòng bằng 150% của chiều cao dòng phần tử cha, ta sử dụng: A. line-height: 150%; B. line-height: 1.5; C. line-height: 150px; D. Cả a và b đều đúng Đáp án: D Giải thích: Cả line-height: 150%; và line-height: 1.5; đều thiết lập chiều cao dòng bằng 150% của chiều cao dòng phần tử cha. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Đánh dấu Đúng hoặc Sai cho các phát biểu sau: a) CSS có thể định dạng phông chữ bằng cách sử dụng thuộc tính font-family. b) Phông chữ Monospace trong CSS có chiều rộng các ký tự khác nhau. c) Thuộc tính color trong CSS có thể được sử dụng để thiết lập màu nền của phần tử. d) CSS cho phép thiết lập độ dày nét chữ bằng thuộc tính font-weight. a) Đúng - CSS sử dụng thuộc tính ng chữ cho văn bản. b) Sai - Phông chữ Monospace có chiều rộng các ký tự đều nhau, không phải khác nhau. c) Sai - Thuộc tính color trong CSS được sử dụng để thiết lập màu chữ, không phải màu nền. Màu nền được thiết lập bằng thuộc tính background-color. d) Đúng - Thuộc tính font-weight trong CSS được sử dụng để thiết lập độ dày nét chữ. Câu 2: Đánh dấu Đúng hoặc Sai cho các phát biểu sau: a) Trong CSS, thuộc tính line-height dùng để thiết lập khoảng cách giữa các đường cơ sở của các dòng văn bản. b) Thuộc tính text-indent được sử dụng để căn giữa văn bản. c) Khi nhiều mẫu định dạng CSS áp dụng cho một phần tử HTML, thuộc tính được viết sau cùng sẽ được ưu tiên áp dụng. d) Ký hiệu !important trong CSS giúp tăng độ ưu tiên của một thuộc tính, bất kể thứ tự của nó trong tệp CSS. a) Đúng - Thuộc tính line-height thiết lập khoảng cách giữa các đường cơ sở của các dòng văn bản. b) Sai - Thuộc tính text-indent được sử dụng để thụt lề dòng đầu tiên, không phải để căn giữa văn bản. Căn giữa văn bản sử dụng thuộc tính text-align: center;. c) Đúng - Trong CSS, thuộc tính được viết sau cùng trong tệp sẽ được ưu tiên áp dụng khi nhiều mẫu định dạng cùng tác động lên một phần tử. d) Đúng - Ký hiệu !important trong CSS tăng độ ưu tiên của một thuộc tính, khiến thuộc tính đó được áp dụng bất kể vị trí của nó trong tệp CSS. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Kể tên năm loại phông chữ chính mà CSS hỗ trợ qua thuộc tính font-family. Đáp án: Serif, Sans-serif, Monospace, Cursive, Fantasy. Giải thích: CSS phân loại phông chữ thành năm loại cơ bản: Serif: Chữ có chân. Sans-serif: Chữ không chân. Monospace: Chữ có chiều rộng đều nhau. Cursive: Chữ viết tay. Fantasy: Chữ trừu tượng.Những loại phông chữ này giúp thiết kế trang web đa dạng và phù hợp với nhiều ngữ cảnh khác nhau. Câu 2: Thuộc tính CSS nào được sử dụng để thiết lập màu chữ? Đưa ra một ví dụ minh họa. Đáp án: Thuộc tính color. Ví dụ: h1 {color: red;} Giải thích: Thuộc tính color trong CSS được sử dụng để định nghĩa màu sắc của văn bản. Ví dụ, h1 {color: red;} sẽ thiết lập màu chữ của tất cả các thẻ <h1> thành màu đỏ. Câu 3: Trong CSS, thứ tự ưu tiên khi áp dụng mẫu định dạng được xác định như thế nào? Đáp án: Thứ tự ưu tiên được xác định bởi vị trí của mẫu trong CSS, với mẫu viết sau cùng có ưu tiên cao nhất. Ký hiệu !important sẽ có mức ưu tiên cao nhất, bất kể vị trí. Giải thích: Khi nhiều mẫu định dạng CSS áp dụng cho cùng một phần tử, mẫu viết sau cùng sẽ được ưu tiên áp dụng, theo nguyên tắc "cascading" của CSS. Tuy nhiên, nếu một mẫu có ký hiệu !important, thì thuộc tính trong mẫu đó sẽ có ưu tiên cao nhất và sẽ được áp dụng bất kể vị trí của nó trong tệp CSS. Xem thêm
Tạo màu cho chữ và nền
1. Hệ thống màu của CSS a) Hệ màu RGB HTML và CSS hỗ trợ hệ màu theo mẫu RGB (R – red, G – green, B – blue). Mỗi màu là một tổ hợp gồm ba giá trị (r, g, b), trong đó mỗi giá trị này là số nguyên nằm trong khoảng từ 0 đến 255, tức là một số 8 bit. Tổng số màu cho phép là 28 × 28 × 28 = 224 = 16 777 216 màu. Mỗi giá trị màu được thiết lập bởi một trong các cách sau: - rgb(x-red, x-green, x-blue), trong đó x-red, x-green, x-blue có thể nhận các giá trị độc lập từ 0 đến 255. - rgb(x-red%, x-green%, x-blue%), trong đó các tham số biểu thị giá trị phần trăm của 255. - #rrggbb, trong đó rr, gg, bb là giá trị trong hệ đếm hexa (hệ đếm cơ số 16). b) Hệ mẫu HSL Hệ màu HSL trong HTML và CSS bao gồm ba thành phần: - H (Hue): Vòng tròn màu với giá trị từ 0 đến 360 độ. - S (Saturation): Độ bão hòa hay độ đậm đặc của màu, từ 0% (màu xám) đến 100% (màu đầy đủ). -L (Lightness): Độ sáng, từ 0% (đen) đến 100% (trắng). Đặt lightness = 50% để có màu đúng. c) Các tên mẫu có sẵn trong CSS CSS hỗ trợ thiết lập màu bằng các hàm `rgb()` và `hsl()`, cũng như các tên màu chuẩn để dễ sử dụng. - CSS2 thiết lập 16 tên màu chuẩn (không phân biệt chữ hoa chữ thường), ví dụ: black, gray, white, red, green, orange, yellow, purple, blue, lime, v.v. - CSS3 mở rộng với 140 tên màu. Lưu ý: Các màu xám (hay đen trắng) có thể được thiết lập theo các cách sau: - rgb(x, x, x)`với các tham số r, g, b bằng nhau. - hsl(h, 0%, x%)`khi tham số saturation bằng 0%. Các phần tử HTML có thể được tô màu bằng các thuộc tính sau: - color: Định dạng màu chữ (màu nổi). - background-color: Định dạng màu nền. - border: Định dạng màu khung viền quanh phần tử. Kết quả áp dụng hai CSS trên có thể như Hình 15.3. Lưu ý: Các thuộc tính định dạng màu chữ và màu nền đều có tính kế thừa, riêng thuộc tính border không có tính kế thừa. →CSS hỗ trợ định dạng màu chữ bằng thuộc tính color, màu nền bằng thuộc tính background-color và màu khung viền bằng thuộc tính border. 2. Thiết lập bộ chọn là tổ hợp các phần tử có quan hệ Bảng 15.1 mô tả chi tiết, ý nghĩa và ví dụ áp dụng cho các trường hợp định dạng CSS có dạng là tổ hợp các phần tử có quan hệ với nhau: Một số ví dụ minh họa cho các trường hợp của bảng 15.1: a) Ví dụ minh họa cho trường hợp E F: Với định dạng div p {color: blue;} áp dụng cho trang HTML sau, ta thấy đoạn văn bản đầu tiên là phần tử con của div, đoạn thứ hai là phần tử con của body, do vậy mẫu định dạng trên chỉ áp dụng cho phần tử p đầu tiên (Hình 15.4). b) Ví dụ minh hoạ cho trường hợp E > F Giả sử định dạng p ) em {color: red; } áp dụng cho văn bản sau. Trong đoạn văn bản này có hai phần tử em, nhưng chỉ phần tử em thứ hai là con trực tiếp của p, do đó định dạng trên chỉ áp dụng cho phần tử em thứ hai (Hình 15.5) c) Ví dụ minh hoạ cho trường hợp E + F Xét định dạng em + strong {color: red; }. Trong văn bản sau có một phần tử strong liền kề với phần tử em và cả hai đều là con trực tiếp của p, do đó mẫu định dạng trên sẽ áp dụng cho phần tử strong (Hình 15.6). 3. Thực hành Nhiệm vụ: Tạo trang HTML và định dạng CSS Yêu cầu: - Thiết lập trang HTML và định dạng CSS để thể hiện văn bản sau chính xác và đẹp Lợi ích của CSS: – Trình bày chính xác. Có thể điều khiển chính xác cách trang web hiển thị cũng như khi in ra máy in. – Tiết kiệm công sức đáng kể. Bạn có thể thay đổi lại hoàn toàn cách trang trí, định dạng, trình bày một trang hoặc cả một website chỉ bằng việc chỉnh sửa và thay đổi một tệp CSS duy nhất. – Điều khiển hiển thị đa dạng. CSS cho phép điều khiển định dạng trên các phương tiện máy tính khác nhau, từ máy tính màn hình lớn cho đến các thiết bị di động nhỏ. – Tiếp cận trình bày theo ngữ nghĩa văn bản. CSS cho phép trình bày nội dung không theo cú pháp logic giống như các ngôn ngữ lập trình bình thường mà cho phép thay đổi, điều khiển việc trang trí, trình bày theo ngữ nghĩa ngôn ngữ của nội dung văn bản. Hướng dẫn: Bước 1. Nhập văn bản trên thành tập html. Có thể thiết lập các phần tử HTML như sau: – Bốn ý chính của lợi ích CSS được trình bày bằng cặp thẻ <ul><li>. – Các câu đầu in đậm của các ý chính dùng thẻ <strong>. – Các cụm từ in nghiêng dùng thẻ xem). Bước 2. Viết ra các yêu cầu trình bày trang web, ví dụ: – Tiêu đề chữ màu đỏ. – Nội dung chính dùng dấu đầu dòng, không có thứ tự để trình bày. – Các dòng của danh sách có chiều cao dòng bằng 1,5 bình thường. – Dòng chữ nhấn mạnh đầu dòng để màu xanh đậm. – Các cụm từ nhấn mạnh bên trong các dòng dùng màu đỏ, chữ nghiêng. Bước 3. Thiết lập các mẫu định dạng CSS. Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 15: Tạo màu cho chữ và nền PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Hệ màu nào được sử dụng trong CSS để biểu diễn màu sắc bằng ba giá trị số từ 0 đến 255? A. CMYK B. RGB C. HSL D. HEX Đáp án: B Giải thích: Hệ màu RGB sử dụng ba giá trị số (R - Red, G - Green, B - Blue) từ 0 đến 255 để biểu diễn màu sắc. Câu 2: Thuộc tính CSS nào được sử dụng để định dạng màu chữ? A. background-color B. color C. border D. font-color Đáp án: B Giải thích: Thuộc tính color trong CSS được sử dụng để thiết lập màu sắc cho văn bản Câu 3: Trong hệ màu HSL, giá trị nào biểu thị độ bão hòa của màu? A. H (Hue) B. S (Saturation) C. L (Lightness) D. A (Alpha) Đáp án: B Giải thích: S (Saturation) trong hệ màu HSL biểu thị độ bão hòa hay độ đậm đặc của màu, từ 0% (màu xám) đến 100% (màu đầy đủ). Câu 4: Thuộc tính CSS nào sau đây không có tính kế thừa? A. color B. background-color C. border D. font-size Đáp án: C Giải thích: Trong CSS, thuộc tính border không có tính kế thừa, nghĩa là nó không tự động áp dụng cho các phần tử con. Câu 5: Mã màu hexa #ff0000 biểu thị màu gì trong hệ RGB? A. Màu xanh lá cây B. Màu xanh dương C. Màu đỏ D. Màu đen Đáp án: C Giải thích: Mã màu hexa #ff0000 biểu thị màu đỏ, với giá trị R (Red) là 255, G (Green) và B (Blue) là 0. Câu 6: Bộ chọn CSS nào áp dụng định dạng cho các phần tử <p> là con trực tiếp của <div>? A. div p B. div > p C. div + p D. div ~ p Đáp án: B Giải thích: Bộ chọn div > p áp dụng định dạng cho các phần tử <p> là con trực tiếp của <div>. Câu 7: Mã rgb(0, 255, 0) đại diện cho màu nào trong hệ màu RGB? A. Màu đỏ B. Màu xanh lá cây C. Màu xanh dương D. Màu vàng Đáp án: B Giải thích: Mã rgb(0, 255, 0) biểu thị màu xanh lá cây với giá trị G (Green) là 255 và các giá trị R (Red) và B (Blue) là 0. Câu 8: Để làm cho tất cả văn bản trong trang web có màu xám, bạn sử dụng thuộc tính CSS nào? A. background-color: gray; B. border: gray; C. color: gray; D. font-color: gray; Đáp án: C Giải thích: Thuộc tính color: gray; được sử dụng để thiết lập màu chữ thành màu xám cho toàn bộ văn bản trên trang. Câu 9: Trong CSS, thuộc tính background-color được sử dụng để làm gì? A. Định dạng màu viền B. Định dạng màu nền C. Định dạng màu chữ D. Định dạng cỡ chữ Đáp án: B Giải thích: Thuộc tính background-color trong CSS được sử dụng để thiết lập màu nền cho các phần tử HTML. Câu 10: Để áp dụng một màu cụ thể cho tất cả các phần tử HTML trong trang, bạn sử dụng bộ chọn CSS nào? A. body B. * C. html D. all Đáp án: B Giải thích: Bộ chọn * trong CSS đại diện cho tất cả các phần tử HTML trong trang, áp dụng các định dạng cho tất cả các phần tử nếu chưa được định dạng bởi bất kỳ mẫu CSS nào khác. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Phát biểu sau đây đúng hay sai về Hệ màu CSS và các thuộc tính màu? a) Hệ màu RGB sử dụng ba giá trị từ 0 đến 255 để biểu diễn màu sắc. b) Mã màu hexa #rrggbb trong CSS biểu diễn màu sắc bằng hệ thập phân. c) Hệ màu HSL trong CSS có ba thành phần: Hue, Saturation, và Brightness. d) Thuộc tính background-color được sử dụng để thiết lập màu chữ. a) Đúng: Hệ màu RGB sử dụng ba giá trị số từ 0 đến 255 để biểu diễn màu sắc cho các kênh đỏ (Red), xanh lá (Green), và xanh dương (Blue). b) Sai: Mã màu hexa #rrggbb sử dụng hệ đếm cơ số 16 (hexa) để biểu diễn màu sắc, không phải hệ thập phân. c) Sai: Hệ màu HSL bao gồm ba thành phần: Hue (Sắc độ), Saturation (Độ bão hòa), và Lightness (Độ sáng). Không có thành phần Brightness. d) Sai: Thuộc tính background-color được sử dụng để thiết lập màu nền, không phải màu chữ. Màu chữ được thiết lập bằng thuộc tính color. Câu 2: Đánh dấu đúng hay sai về các bộ chọn CSS và ứng dụng của chúng? a) Bộ chọn div p áp dụng định dạng cho tất cả các phần tử <p> là con trực tiếp của <div>. b) Bộ chọn div > p áp dụng định dạng cho các phần tử <p> là con trực tiếp của <div>. c) Bộ chọn em + strong áp dụng định dạng cho phần tử <strong> ngay sau phần tử <em>. d) Bộ chọn h1 ~ p áp dụng định dạng cho tất cả các phần tử <p> sau phần tử <h1>, không cần phải là con trực tiếp của nó. a) Sai: Bộ chọn div p áp dụng định dạng cho tất cả các phần tử <p> là con cháu của <div>, không nhất thiết phải là con trực tiếp. b) Đúng: Bộ chọn div > p áp dụng định dạng cho các phần tử <p> là con trực tiếp của <div>. c) Đúng: Bộ chọn em + strong áp dụng định dạng cho phần tử <strong> ngay sau phần tử <em>, nghĩa là hai phần tử này liền kề nhau. d) Đúng: Bộ chọn h1 ~ p áp dụng định dạng cho tất cả các phần tử <p> sau phần tử <h1>, không cần phải là con trực tiếp của nó. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Hệ màu RGB trong CSS có thể biểu diễn bao nhiêu màu khác nhau? Đáp án: 16,777,216 màu Giải thích: Hệ màu RGB trong CSS sử dụng ba kênh màu (Red, Green, Blue), mỗi kênh có giá trị từ 0 đến 255. Số lượng màu có thể biểu diễn là 256×256×256=16,777,216256 \times 256 \times 256 = 16,777,216256×256×256=16,777,216 màu. Câu 2: Hệ màu HSL trong CSS có những thành phần nào và ý nghĩa của chúng là gì? Đáp án: Hệ màu HSL bao gồm ba thành phần: Hue (Sắc độ), Saturation (Độ bão hòa), và Lightness (Độ sáng). Giải thích: Hue (Sắc độ) được đo bằng độ từ 0 đến 360, xác định vị trí của màu trên vòng tròn màu. Saturation (Độ bão hòa) là mức độ màu sắc từ 0% (màu xám) đến 100% (màu sắc đậm nhất). Lightness (Độ sáng) đo độ sáng của màu từ 0% (đen) đến 100% (trắng). Câu 3: CSS hỗ trợ bao nhiêu tên màu chuẩn trong các phiên bản CSS2 và CSS3? Đáp án: CSS2 hỗ trợ 16 tên màu chuẩn, còn CSS3 mở rộng lên 140 tên màu. Giải thích: Trong CSS2, chỉ có 16 tên màu chuẩn như black, gray, white, red, green, v.v. CSS3 mở rộng danh sách này lên 140 tên màu, bao gồm nhiều màu sắc khác nhau để tiện lợi trong việc thiết kế giao diện. Xem thêm
Định dạng khung
1. Phân loại phần tử khối và nội tuyến Các thẻ (hay phần tử) HTML được chia làm hai loại: khối (block level) và nội tuyến (inline). - Phần tử khối thường bắt đầu từ đầu hàng và kéo dài suốt chiều rộng của trang web. Ví dụ, dòng chữ "Thư Bác Hồ gửi học sinh" được thể hiện ở dạng khối. - Phần tử nội tuyến là các phần tử nhúng bên trong một phần tử khác. Ví dụ, cụm từ Việt Nam là một phần tử nội tuyến, được nhúng trong phần tử p. Mặc định, các phần tử HTML sẽ thuộc một trong hai loại này, như được trình bày trong Bảng 16.1. Chúng ta có thể thay đổi loại phần tử HTML bằng thuộc tính display. Các giá trị của thuộc tính này bao gồm block, inline, none. Giá trị none sẽ làm ẩn (không hiển thị) phần tử này trên trang web Kết quả áp dụng mẫu CSS trên được minh hoạ trong Hình 16.2. 2. Thiết lập định dạng khung bằng css Cần phân biệt hai loại phần tử HTML: - Phần tử khối: Khung được xác định với đầy đủ tính chất. - Phần tử nội tuyến: Khung chỉ có thể thiết lập mà không có các thông số chiều cao và chiều rộng. Các thuộc tính liên quan đến khung của một phần tử HTML được mô tả trong Bảng 16.2. Lưu ý các thuộc tính này đều không có tính kế thừa. 3. Một số bộ chọn đặc biệt của CSS a) Thiết lập bộ chọn là một lớp các phần tử có ý nghĩa gần giống nhau: Cấu trúc chung của định dạng CSS liên quan đến lớp như sau: .class {thuộc tính : giá trị;} b) Thiết lập bộ chọn riêng cho từng phần tử riêng biệt có mã định danh id: CSS cho phép thiết lập các mẫu định dạng với các phần tử có id tương ứng như sau: #idname {thuộc tính : giá trị ;} Ví dụ một số mẫu định dạng ID như sau: #home {color : red;} /*chữ màu đỏ cho phần tử với id = "home"*/ p#home {font-size: 150%;} /*cỡ chữ 150% cho phần tử p có id="home"*/ c) Thiết lập bộ chọn thuộc tỉnh CSS: Một tính chất quan trọng khác của CSS là có thể thiết lập bộ chọn là thuộc tính. Các định dạng này sẽ được thiết lập và áp dụng cho các phần tử nếu được gắn với thuộc tính cụ thể nào đó Lưu ý: Khi đặt tên cho id và class: – Tên của id và class phân biệt chữ in hoa, in thường. – Tên bắt buộc phải có ít nhất một kí tự không là số, không bắt đầu bằng số, không chứa dấu cách và các kí tự đặc biệt khác. – Một phần tử có thể thuộc nhiều lớp khác nhau. Để khai báo, chúng ta đặt các tên lớp cách nhau bởi dấu cách Có thể thiết lập các mẫu định dạng với bộ chọn là class, ID hoặc thuộc tính. 4. Thực hành Nhiệm vụ: Tạo trang web Yêu cầu: Tạo trang web mô tả bảng 16 tên màu cơ bản CSS như Hình 16.5. Gợi ý: Bài thực hành có thể thực hiện theo hai bước: Bước 1. Thiết lập bảng với nội dung như trong Hình 16.5 nhưng chưa định dạng. Bước 2. Viết bổ sung các mẫu CSS để định dạng khung đúng như Hình 16.5. Hướng dẫn: - Bước 1. Thiết lập trang web theo nội dung như Hình 16.5. Sử dụng các thẻ <tables ... </table> để thiết lập bảng. Tên bảng được thiết lập bằng thẻ <caption). Các hàng thiết lập bằng thẻ <tr>...</tr> và ô của bảng thiết lập bằng thẻ <tr><tr>. Riêng các ô tiêu đề (hàng thứ nhất) sẽ sử dụng thẻ <th>. Lưu ý các ô cuối của mỗi hàng cần được thiết lập màu nền theo đúng thông số màu đã ghi tại cột 1 hoặc cột 2. - Bước 2. Thiết lập mẫu CSS để tạo khuôn khung, viền cho bảng. Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 16: Định dạng khung PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Phần tử khối trong HTML thường có đặc điểm gì? A. Luôn nằm trong một phần tử khác B. Không có chiều rộng cố định C. Bắt đầu từ đầu hàng và kéo dài suốt chiều rộng của trang web D. Luôn là phần tử inline Đáp án: C Giải thích: Phần tử khối (block level) thường bắt đầu từ đầu hàng và kéo dài suốt chiều rộng của trang web. Câu 2: Thuộc tính display: none; trong CSS có tác dụng gì? A. Chuyển phần tử thành phần tử inline B. Chuyển phần tử thành phần tử block C. Ẩn phần tử mà không hiển thị trên trang web D. Chuyển phần tử thành phần tử nội tuyến Đáp án: C Giải thích: Thuộc tính display: none; sẽ làm ẩn phần tử này trên trang web, không hiển thị cho người dùng. Câu 3: Các thuộc tính khung trong CSS không áp dụng được cho loại phần tử nào? A. Phần tử khối B. Phần tử nội tuyến C. Phần tử block D. Phần tử với ID cụ thể Đáp án: B Giải thích: Các thuộc tính khung chỉ có thể thiết lập cho phần tử nội tuyến mà không có các thông số chiều cao và chiều rộng. Câu 4: Để định dạng một nhóm phần tử có cùng ý nghĩa, ta nên sử dụng bộ chọn nào? A. ID B. Class C. Inline D. Block Đáp án: B Giải thích: Sử dụng bộ chọn class để định dạng chung cho các phần tử có cùng ý nghĩa. Câu 5: Mỗi phần tử HTML có thể có bao nhiêu ID? A. Nhiều ID B. Một ID C. Không có ID D. Tùy thuộc vào phần tử Đáp án: B Giải thích: Mỗi phần tử HTML chỉ có thể có một ID duy nhất trong một trang web. Câu 6: Khi đặt tên cho ID và class, điều nào không đúng? A. Tên phải phân biệt chữ hoa và chữ thường B. Tên bắt đầu bằng số C. Không chứa dấu cách và các ký tự đặc biệt D. Phải có ít nhất một ký tự không phải là số Đáp án: B Giải thích: Tên ID và class không được bắt đầu bằng số. Câu 7: Bộ chọn CSS với ID được viết như thế nào? A. .idname {thuộc tính: giá trị;} B. #idname {thuộc tính: giá trị;} C. id=idname {thuộc tính: giá trị;} D. .id {thuộc tính: giá trị;} Đáp án: B Giải thích: Bộ chọn CSS với ID được viết dưới dạng #idname {thuộc tính: giá trị;}. Câu 8: Trong HTML, các phần tử bảng được tạo bằng thẻ nào? A. <div> B. <p> C. <table> D. <span> Đáp án: C Giải thích: Các phần tử bảng trong HTML được tạo bằng thẻ <table>. Câu 9: Để định dạng ô tiêu đề trong bảng HTML, ta sử dụng thẻ nào? A. <td> B. <th> C. <tr> D. <caption> Đáp án: B Giải thích: Thẻ <th> được sử dụng để định dạng ô tiêu đề trong bảng HTML. Câu 10: Phần tử có thể thuộc nhiều class bằng cách nào? A. Dùng dấu phẩy giữa các tên class B. Dùng dấu chấm giữa các tên class C. Đặt các tên class cách nhau bởi dấu cách D. Không thể có nhiều class Đáp án: C Giải thích: Một phần tử có thể thuộc nhiều class bằng cách đặt các tên class cách nhau bởi dấu cách. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Đánh dấu Đúng (Đ) hoặc Sai (S) cho mỗi ý sau: a) Phần tử khối thường bắt đầu từ đầu hàng và kéo dài suốt chiều rộng của trang web. b) Phần tử nội tuyến có thể chứa các phần tử khối. c) Thuộc tính display: none; làm ẩn phần tử trên trang web. d) Tất cả các phần tử HTML đều thuộc loại phần tử khối. a) Đúng - Phần tử khối bắt đầu từ đầu hàng và kéo dài suốt chiều rộng của trang web. b) Sai - Phần tử nội tuyến không thể chứa các phần tử khối. c) Đúng - Thuộc tính display: none; làm ẩn phần tử, không hiển thị trên trang web. d) Sai - Phần tử HTML có thể là phần tử khối hoặc phần tử nội tuyến. Câu 2: Đánh dấu Đúng (Đ) hoặc Sai (S) cho mỗi ý sau: a) Phần tử khối có thể thiết lập khung với đầy đủ tính chất như chiều cao và chiều rộng. b) Phần tử nội tuyến có thể thiết lập chiều cao và chiều rộng của khung. c) Các thuộc tính liên quan đến khung có tính kế thừa. d) Bộ chọn lớp (class) được sử dụng để định dạng chung cho nhóm phần tử có cùng ý nghĩa. a) Đúng - Phần tử khối có thể thiết lập khung với đầy đủ tính chất, bao gồm chiều cao và chiều rộng. b) Sai - Phần tử nội tuyến không thể thiết lập chiều cao và chiều rộng của khung. c) Sai - Các thuộc tính liên quan đến khung không có tính kế thừa. d) Đúng - Bộ chọn lớp (class) được sử dụng để định dạng chung cho nhóm phần tử có cùng ý nghĩa. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Phân biệt giữa phần tử khối và phần tử nội tuyến trong HTML. Đáp án: Phần tử khối (block) bắt đầu từ đầu hàng và kéo dài suốt chiều rộng của trang web, còn phần tử nội tuyến (inline) nằm bên trong một phần tử khác mà không ngắt dòng. Giải thích: Phần tử khối chiếm toàn bộ chiều ngang trang và thường được sử dụng cho các thành phần lớn như đoạn văn hay div. Phần tử nội tuyến không ngắt dòng và chỉ chiếm không gian cần thiết, phù hợp cho các phần tử như span hay a. Câu 2: Làm thế nào để thay đổi loại phần tử HTML từ khối sang nội tuyến? Đáp án: Sử dụng thuộc tính CSS display với giá trị inline. Giải thích: Thuộc tính display trong CSS điều khiển cách một phần tử được hiển thị. Để chuyển đổi phần tử từ khối sang nội tuyến, đặt display: inline;. Câu 3: Mã định danh (id) và lớp (class) khác nhau như thế nào trong CSS? Đáp án: Mã định danh (id) là duy nhất cho mỗi phần tử, trong khi lớp (class) có thể được áp dụng cho nhiều phần tử. Giải thích: ID được sử dụng để định dạng duy nhất cho một phần tử cụ thể, với cú pháp #idname. Class được sử dụng cho nhóm phần tử có ý nghĩa chung, với cú pháp .classname. Một phần tử có thể có nhiều class nhưng chỉ có một id duy nhất. Xem thêm
Các mức ưu tiên của bộ chọn
1. Kiểu bộ chọn dạng pseudo-class và pseudo-element a) Bộ chọn pseudo-class Trong CSS, các lớp giả quy định viết sau dấu “” theo cú pháp: :pseudo-class {thuộc tỉnh : giá trị ;} b) Bộ chọn kiểu pseudo-element Pseudo-element (phần tử giả) là khái niệm chỉ một phần (hoặc một thành phần) của các phần tử bình thường. Các phần này có thể coi là một phần tử giả và có thể thiết lập mẫu định dạng CSS. Quy định phần tử giả viết sau dấu “...” theo cú pháp: ::pseudo-element {thuộc tính : giá trị ;} CSS hỗ trợ thiết lập định dạng cho các lớp giả (pseudo-class) và phần tử giả (pseudo-element). Lớp giả mô tả các trạng thái được định nghĩa trước của phần tử. Phần tử giả mô tả các thành phần (nhỏ hơn) của phần tử. 2. Mức độ ưu tiên khi áp dụng CSS Khi có nhiều mẫu định dạng có thể áp dụng cho một phần tử HTML trên trang web, CSS sẽ áp dụng định dạng theo thứ tự ưu tiên. Trong các bài học trước, bạn đã biết hai quy tắc ưu tiên là tính kế thừa và quy định về thứ tự cuối cùng (cascading). Thực tế, quy định về chọn mẫu định dạng ưu tiên từ cao xuống thấp của CSS được mô tả trong Bảng 17.3. Theo nguyên tắc này, nếu có nhiều mẫu định dạng CSS có thể áp dụng cho một phần tử HTML, tính kế thừa CSS và nguyên tắc thứ tự cuối cùng được xếp dưới trọng số CSS. Khi đó, CSS sẽ tính trọng số của các mẫu định dạng và mẫu nào có trọng số lớn hơn sẽ được ưu tiên áp dụng. Cách tính trọng số của CSS rất đơn giản, dựa trên giá trị trọng số của từng thành phần của bộ chọn (selector) trong mẫu định dạng. Trọng số của mẫu định dạng sẽ được tính bằng tổng của các giá trị thành phần đó, theo quy định trong Bảng 17.4. Nếu có nhiều mẫu định dạng CSS cùng mức ưu tiên áp dụng cho một phần tử HTML thì mẫu CSS nào có trọng số cao nhất sẽ được áp dụng. Thực hành: Nhiệm vụ 1: Nhập tập html Yêu cầu: Nhập tập html Nhiệm vụ 2: Thiết lập định dạng bằng CSS Yêu cầu: Thiết lập định dạng cho tệp html ở Nhiệm vụ 1 bằng CSS theo các yêu cầu sau: – Tiêu đề chính của bài màu đỏ, căn giữa. – Các tiêu đề nhỏ màu xanh, đậm. - Phần kết nối liên kết phía trên định dạng trên một hàng ngang, căn phải, các liên kết có màu nền xanh lá cây. Khi di chuột lên thì chuyển chữ màu đỏ. – Các đoạn đầu tiên bên dưới các tiêu đề có màu đỏ, các đoạn khác vẫn màu mặc định. – Các hình ảnh logo ban đầu ẩn đi. Khi nhảy chuột lên dòng “Xem logo của HTML” và “Xem logo của CSS.” thì các hình ảnh tương ứng được hiện ra. Hình ảnh trang web sau khi định dạng cần được thể hiện như Hình 17.3. Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 17: Các mức ưu tiên của bộ chọn PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Pseudo-class được sử dụng để: A. Định nghĩa kiểu chữ đặc biệt B. Tạo các lớp giả định của phần tử HTML C. Thay đổi màu nền của trang web D. Tạo hiệu ứng động cho các hình ảnh Đáp án: B Giải thích: Pseudo-class được sử dụng để mô tả các trạng thái đặc biệt của phần tử HTML, chẳng hạn như :hover khi người dùng di chuột qua phần tử. Câu 2: Cú pháp đúng để áp dụng pseudo-element trong CSS là: A. ::pseudo-element {thuộc tính : giá trị ;} B. pseudo-element {thuộc tính : giá trị ;} C. :pseudo-element {thuộc tính : giá trị ;} D. ::pseudo-class {thuộc tính : giá trị ;} Đáp án: A Giải thích: Pseudo-element sử dụng cú pháp với hai dấu hai chấm, như ::before hoặc ::after, để định dạng các phần cụ thể của phần tử HTML. Câu 3: Trong trường hợp có nhiều mẫu định dạng CSS áp dụng cho cùng một phần tử, quy tắc nào được áp dụng? A. Mẫu định dạng đầu tiên trong tệp CSS B. Mẫu định dạng có thuộc tính màu sắc C. Mẫu định dạng có trọng số cao nhất D. Mẫu định dạng có thứ tự cuối cùng Đáp án: C Giải thích: Mẫu định dạng CSS có trọng số cao nhất sẽ được áp dụng nếu có nhiều mẫu định dạng có thể áp dụng cho cùng một phần tử. Câu 4: Trọng số CSS không bao gồm yếu tố nào sau đây? A. Số lượng ID B. Số lượng class C. Số lượng thẻ HTML D. Số lượng thuộc tính Đáp án: D Giải thích: Trọng số CSS được tính dựa trên số lượng ID, class và thẻ HTML, không bao gồm số lượng thuộc tính. Câu 5: Pseudo-class :hover được sử dụng để: A. Thay đổi nội dung của phần tử khi nhấn vào B. Thay đổi kiểu chữ khi chuột di chuyển qua C. Ẩn phần tử khi trang được tải D. Tạo hiệu ứng động khi trang cuộn Đáp án: B Giải thích: Pseudo-class :hover thay đổi kiểu định dạng của phần tử khi người dùng di chuyển chuột qua phần tử đó. Câu 6: Nguyên tắc ưu tiên trong CSS được xác định bằng: A. Thứ tự xuất hiện của các quy tắc trong tệp CSS B. Số lượng phần tử trong trang HTML C. Số lượng liên kết trong tệp CSS D. Tính kế thừa và trọng số của các bộ chọn Đáp án: D Giải thích: Nguyên tắc ưu tiên trong CSS dựa trên tính kế thừa và trọng số của các bộ chọn, trong đó mẫu định dạng có trọng số cao hơn sẽ được ưu tiên áp dụng. Câu 7: Pseudo-element ::before thường được sử dụng để: A. Thêm nội dung trước phần tử B. Thay đổi màu nền của phần tử C. Thêm đường viền cho phần tử D. Thay đổi kích thước của phần tử Đáp án: A Giải thích: Pseudo-element ::before được sử dụng để thêm nội dung trước nội dung của phần tử, thường sử dụng với thuộc tính content. Câu 8: Trọng số của một mẫu định dạng CSS được xác định dựa trên: A. Vị trí của tệp CSS trong trang B. Số lượng các kiểu chữ khác nhau C. Số lượng ID, class và thẻ HTML D. Số lượng các màu sắc được sử dụng Đáp án: C Giải thích: Trọng số của một mẫu định dạng CSS được tính dựa trên số lượng ID, class và thẻ HTML được sử dụng trong bộ chọn. Câu 9: Nếu một phần tử HTML có cả ID và class, mẫu định dạng nào sẽ được ưu tiên? A. Mẫu định dạng với ID B. Mẫu định dạng với class C. Mẫu định dạng được viết sau cùng D. Mẫu định dạng với thuộc tính màu sắc Đáp án: A Giải thích: Mẫu định dạng với ID có trọng số cao hơn so với class, do đó sẽ được ưu tiên áp dụng. Câu 10: Pseudo-class :first-child được sử dụng để: A. Áp dụng định dạng cho phần tử đầu tiên trong một nhóm B. Áp dụng định dạng cho phần tử cuối cùng trong một nhóm C. Áp dụng định dạng cho tất cả các phần tử trong nhóm D. Áp dụng định dạng cho phần tử duy nhất trong nhóm Đáp án: A Giải thích: Pseudo-class :first-child áp dụng định dạng cho phần tử đầu tiên trong một nhóm các phần tử đồng cấp. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Phát biểu về kiểu bộ chọn dạng pseudo-class và pseudo-element sau đúng hay sai? a) Bộ chọn pseudo-class (lớp giả) được viết sau dấu hai chấm (:) theo cú pháp: :pseudo-class {thuộc tính: giá trị;}. b) Bộ chọn pseudo-element (phần tử giả) được viết sau dấu hai chấm kép (::) theo cú pháp: ::pseudo-element {thuộc tính: giá trị;}. c) Pseudo-class mô tả các trạng thái đặc biệt của phần tử HTML, còn pseudo-element mô tả các phần nhỏ hơn của phần tử HTML. d) Trong CSS, các lớp giả và phần tử giả đều có thể định dạng các trạng thái và phần tử của HTML. a) Đúng - Bộ chọn pseudo-class được viết sau dấu hai chấm (:). b) Đúng - Bộ chọn pseudo-element được viết sau dấu hai chấm kép (::). c) Đúng - Pseudo-class mô tả trạng thái đặc biệt của phần tử, trong khi pseudo-element mô tả các phần nhỏ hơn hoặc phần tử con của phần tử chính. d) Đúng - Cả pseudo-class và pseudo-element đều dùng để định dạng các phần tử HTML, nhưng với các mục đích khác nhau. Câu 2: Phát biểu say đây đúng hay sai về mức độ ưu tiên khi áp dụng CSS? a) Trong CSS, tính kế thừa và quy định về thứ tự cuối cùng (cascading) có mức ưu tiên cao hơn trọng số của bộ chọn. b) Khi có nhiều mẫu định dạng CSS có thể áp dụng cho một phần tử HTML, mẫu CSS có trọng số cao nhất sẽ được ưu tiên áp dụng. c) Quy định về thứ tự ưu tiên của CSS được mô tả trong Bảng 17.3 và tính trọng số của CSS được mô tả trong Bảng 17.4. d) Trọng số của mẫu định dạng CSS được tính bằng tổng giá trị trọng số của các phần tử trong bộ chọn CSS. a) Sai - Tính kế thừa và quy định về thứ tự cuối cùng (cascading) có mức ưu tiên thấp hơn trọng số của bộ chọn. b) Đúng - Khi có nhiều mẫu định dạng có thể áp dụng, mẫu có trọng số cao nhất sẽ được ưu tiên. c) Đúng - Quy định về thứ tự ưu tiên và tính trọng số của CSS được mô tả trong các bảng được chỉ định. d) Đúng - Trọng số của mẫu định dạng CSS được tính bằng tổng giá trị trọng số của các phần tử trong bộ chọn. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Bộ chọn pseudo-class được viết sau dấu hai chấm (:) theo cú pháp nào? Đáp án: :pseudo-class {thuộc tính: giá trị;} Giải thích: Bộ chọn pseudo-class (lớp giả) sử dụng dấu hai chấm (:) và không cần định nghĩa trạng thái đặc biệt trước đó vì nó đã được định nghĩa sẵn trong CSS. Câu 2: Bộ chọn pseudo-element được viết sau dấu gì và theo cú pháp nào? Đáp án: ::pseudo-element {thuộc tính: giá trị;} Giải thích: Bộ chọn pseudo-element (phần tử giả) được viết với hai dấu hai chấm kép (::) và cho phép định dạng các phần tử con của phần tử chính hoặc các phần nhỏ hơn của phần tử. Câu 3: Khi áp dụng nhiều mẫu định dạng CSS cho một phần tử HTML, mẫu nào sẽ được ưu tiên nếu có nhiều mẫu cùng mức ưu tiên? Đáp án: Mẫu có trọng số cao nhất sẽ được ưu tiên. Giải thích: Trong trường hợp nhiều mẫu định dạng CSS có thể áp dụng cho cùng một phần tử, CSS sẽ tính trọng số của các mẫu định dạng và ưu tiên áp dụng mẫu có trọng số cao nhất. Xem thêm
Thực hành tổng hợp thiết kế trang web
1. Dự án: Xây dựng website giới thiệu các câu lạc bộ ngoại khoá của trường Website cần một trang chủ và các trang riêng cho từng nhóm hoặc câu lạc bộ, tuỳ theo số lượng và thông tin hoạt động chi tiết của các câu lạc bộ. Ở mức đơn giản, bạn có thể thiết kế website với ba trang chính: trang chủ, trang giới thiệu các câu lạc bộ thể thao và trang giới thiệu các câu lạc bộ nghệ thuật. Trang chủ sẽ chứa các thông tin chung về các câu lạc bộ và liên kết đến các trang thành viên, như trong Hình 18.1. Minh hoạ có thể sử dụng các tài nguyên sẵn có như ảnh và video. Các trang thành viên sẽ đăng thông tin chi tiết, lịch hoạt động, thành tích,... tuỳ nhu cầu. Bạn cũng có thể tạo thêm một trang chứa biểu mẫu để mọi người đăng kí tham gia. Các trang nên tuân theo phong cách trình bày chung bằng cách sử dụng liên kết tới cùng một tệp tin CSS. Để thực hiện ý tưởng này, trước hết bạn cần lên ý tưởng về bố cục của từng phần trong một trang web rồi sử dụng CSS để định dạng (kích thước, vị trí, màu sắc, cỡ chữ,...) cho mỗi phần. 2. Thực hành Nhiệm vụ 1: Tạo tệp CSS Yêu cầu: Tạo tệp CSS để trình bày website như Hình 18.2. Hướng dẫn: -Với bố cục như Hình 18.2, mỗi thành phần (đầu trang, nội dung chính, cuối trang, banner, slogan, ảnh/nội dung) được định nghĩa bằng một lớp riêng hoặc sử dụng chung lớp nếu có cùng định dạng. Phần đầu trang gồm hai phần nhỏ: -Banner: Có thể sử dụng một ảnh làm nền và tiêu đề là tiêu đề trang web, với cỡ chữ to và màu sắc nổi bật. Ví dụ, CSS để trang web hiển thị như Hình 18.1. -Slogan: Trong Hình 18.1, slogan gồm 3 ô trên hàng ngang có định dạng giống nhau, mỗi ô có độ rộng bằng 1/3 độ rộng trang. Vì các ô giống nhau, ta chỉ cần tạo một lớp CSS (đặt tên là block_3). Tuy nhiên, khi sử dụng thẻ div, các ô này sẽ được xếp theo chiều dọc. Để hiển thị theo phương ngang, ta sẽ tạo ra một lớp Row có độ rộng bằng độ rộng trang và chứa 3 ô trên. -Cách trình bày nhiều ô trong cùng một hàng được sử dụng phổ biến trong các trang web để tạo sự cân đối và hài hoà khi hiển thị. Trong phần nội dung, cách thiết lập tương tự, áp dụng cho việc chia hai cột bằng nhau trên mỗi hàng. Do đó, ta sẽ định nghĩa thêm lớp slogan (Hình 18.3) và lớp content để bao phía ngoài lớp Row. Mỗi lớp có thể có thêm các đặc tính trình bày riêng. Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 18: Thực hành tổng hợp thiết kế trang web PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Trang web cần có ít nhất bao nhiêu trang chính theo bài học? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Đáp án: C Giải thích: Bài học đề cập rằng website có thể có ba trang chính: trang chủ, trang giới thiệu các câu lạc bộ thể thao, và trang giới thiệu các câu lạc bộ nghệ thuật. Câu 2: Tệp CSS được sử dụng trong thiết kế web để làm gì? A. Định dạng văn bản B. Định dạng hình ảnh C. Định dạng trang web D. Định dạng âm thanh Đáp án: C Giải thích: CSS (Cascading Style Sheets) được sử dụng để định dạng trang web, bao gồm định dạng bố cục, màu sắc, kích thước, vị trí các thành phần, và hơn thế nữa. Câu 3: Trong ví dụ của bài học, slogan được đặt trong bao nhiêu ô trên một hàng? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Đáp án: C Giải thích: Slogan được đặt trong 3 ô ngang, mỗi ô chiếm 1/3 độ rộng của trang, tạo sự cân đối và hài hòa. Câu 4: Lớp CSS nào được tạo để hiển thị các ô theo chiều ngang? A. block_3 B. Row C. Slogan D. Content Đáp án: B Giải thích: Lớp "Row" được tạo để chứa các ô và hiển thị chúng theo chiều ngang, bao gồm 3 ô trong trường hợp của slogan. Câu 5: Phần đầu trang của website gồm mấy phần chính theo Hình 18.2? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Đáp án: B Giải thích: Phần đầu trang gồm hai phần nhỏ: Banner và Slogan. Câu 6: Lớp "block_3" được dùng để định dạng gì? A. Hình ảnh B. Văn bản C. Các ô có độ rộng bằng nhau D. Banner Đáp án: C Giải thích: Lớp "block_3" được dùng để định dạng các ô có độ rộng bằng nhau, chẳng hạn như trong phần slogan. Câu 7: Để các ô được xếp theo hàng ngang, cần định nghĩa lớp CSS nào? A. Row B. block_3 C. Content D. Header Đáp án: A Giải thích: Lớp "Row" được dùng để chứa các ô và hiển thị chúng theo hàng ngang. Câu 8: Website có thể sử dụng những tài nguyên nào để minh họa? A. Chỉ ảnh B. Chỉ video C. Chỉ văn bản D. Ảnh và video Đáp án: D Giải thích: Website có thể sử dụng các tài nguyên sẵn có như ảnh và video để minh họa. Câu 9: Cách trình bày nhiều ô trong cùng một hàng giúp gì cho trang web? A. Tăng tốc độ tải trang B. Tạo sự cân đối và hài hoà khi hiển thị C. Giảm dung lượng trang D. Tăng số lượng trang Đáp án: B Giải thích: Cách trình bày nhiều ô trong cùng một hàng giúp tạo sự cân đối và hài hoà khi hiển thị trên trang web. Câu 10: Để mọi người đăng ký tham gia các câu lạc bộ, trang web cần có thêm trang nào? A. Trang chủ B. Trang giới thiệu C. Trang liên hệ D. Trang chứa biểu mẫu đăng ký Đáp án: D Giải thích: Một trang chứa biểu mẫu đăng ký sẽ giúp mọi người dễ dàng tham gia vào các câu lạc bộ. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Chọn Đúng hoặc Sai cho các phát biểu sau: a) Website cần có một trang chủ và các trang riêng cho từng nhóm hoặc câu lạc bộ. b) Tất cả các trang của website đều phải tuân theo phong cách trình bày chung thông qua liên kết tới cùng một tệp tin CSS. c) Các trang thành viên không cần thiết phải có thông tin chi tiết về lịch hoạt động của câu lạc bộ. d) Trang web không cần có trang chứa biểu mẫu để đăng ký tham gia các câu lạc bộ. a) Đúng: Trang chủ và các trang riêng cho từng nhóm hoặc câu lạc bộ là yêu cầu cơ bản của dự án. b) Đúng: Các trang nên tuân theo phong cách trình bày chung bằng cách sử dụng cùng một tệp tin CSS. c) Sai: Các trang thành viên có thể đăng thông tin chi tiết, lịch hoạt động, thành tích,... tuỳ nhu cầu. d) Sai: Có thể tạo thêm một trang chứa biểu mẫu để mọi người đăng ký tham gia các câu lạc bộ. Câu 2: Chọn Đúng hoặc Sai cho các phát biểu sau: a) Mỗi thành phần của trang web như đầu trang, nội dung chính, cuối trang, banner, slogan,... nên được định nghĩa bằng một lớp CSS riêng. b) Banner trong phần đầu trang có thể sử dụng ảnh làm nền và tiêu đề của trang web với cỡ chữ nhỏ. c) Để hiển thị các ô theo phương ngang trong phần slogan, lớp Row có độ rộng bằng độ rộng trang được sử dụng. d) Các ô trong lớp "block_3" sẽ được xếp theo chiều dọc nếu không có lớp Row bao quanh. a) Đúng: Mỗi thành phần có thể được định nghĩa bằng một lớp CSS riêng hoặc sử dụng chung lớp nếu có cùng định dạng. b) Sai: Banner có thể sử dụng ảnh làm nền và tiêu đề của trang web với cỡ chữ to và màu sắc nổi bật. c) Đúng: Lớp Row được tạo ra để chứa 3 ô trên và hiển thị chúng theo phương ngang. d) Đúng: Nếu không có lớp Row, các ô trong lớp "block_3" sẽ được xếp theo chiều dọc khi sử dụng thẻ div. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Trang chủ của website có chức năng gì theo bài học? Đáp án: Trang chủ chứa các thông tin chung về các câu lạc bộ và liên kết đến các trang thành viên. Giải thích: Trang chủ là nơi tập trung các thông tin tổng quát và liên kết đến các trang con, giúp người dùng dễ dàng điều hướng và tìm kiếm thông tin về các câu lạc bộ. Câu 2: Tại sao các trang trong website cần sử dụng cùng một tệp tin CSS? Đáp án: Để tuân theo phong cách trình bày chung và đảm bảo sự nhất quán trong thiết kế. Giải thích: Sử dụng cùng một tệp tin CSS cho tất cả các trang giúp giữ nguyên phong cách thiết kế, tạo ra sự thống nhất và chuyên nghiệp cho website, đồng thời dễ dàng quản lý và cập nhật. Câu 3: Lớp CSS "block_3" được sử dụng để làm gì trong thiết kế trang web? Đáp án: Để định dạng các ô có độ rộng bằng 1/3 độ rộng trang, như trong phần slogan. Giải thích: Lớp "block_3" giúp định dạng các ô trên cùng một hàng có cùng kích thước, tạo ra sự cân đối và nhất quán trong hiển thị, đặc biệt là trong phần slogan của trang web. Xem thêm
Dịch vụ sửa chữa và bảo trì máy tính
1. Dịch vụ sửa chữa và bảo trì máy tính Sửa chữa và bảo trì máy tính là một dịch vụ quan trọng. nhằm duy trì sự ổn định của máy tính cũng như các thiết bị liên quan, hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng khi cần. Người làm nghề sửa chữa và bảo trì máy tính cần thực hiện các công việc chính như sau: Liên quan tới phần cứng: - Kiểm soát và duy trì hoạt động của máy tính. - Xác định và khắc phục lỗi phần cứng khi có sự cố xảy ra. - Lắp đặt, sửa chữa hoặc thay thế các linh kiện máy tính bị hỏng. - Phát hiện nguyên nhân hỏng thiết bị để quyết định sửa, thay thế hay cấu hình lại. - Nâng cấp hoặc bổ sung thiết bị như thay ổ cứng hoặc RAM có dung lượng lớn hơn, hoặc lắp thêm thiết bị mạng. - Thay màn hình có độ phân giải cao hơn hoặc thay cả bo mạch chủ (mainboard) theo yêu cầu. Liên quan tới phần mềm: - Cài đặt hoặc cập nhật phần mềm điều khiển thiết bị ngoại vi (driver). - Cài đặt, cấu hình các phần mềm thông dụng như hệ điều hành, cấu hình mạng và các ứng dụng văn phòng. - Cập nhật các phiên bản mới của phần mềm để đảm bảo an toàn và hiệu quả. - Đảm bảo kết nối máy tính vào mạng. - Rà soát an toàn hệ thống bằng cách quét mã độc và cấu hình phần mềm phòng chống virus. Liên quan tới hỗ trợ người dùng: -Hướng dẫn người dùng sử dụng máy tính và thiết bị công nghệ thông tin đúng cách và hiệu quả. - Hướng dẫn người dùng sử dụng các phần mềm thông dụng. Thiết bị công nghệ thông tin và phần mềm rất đa dạng, do vậy không ai có khả năng sửa chữa và bảo trì tất cả các thiết bị. Các đơn vị dịch vụ sửa chữa, bảo trì thường phân công chuyên trách, mỗi chuyên viên phụ trách chuyên sâu một số mảng thiết bị và phần mềm cụ thể. Dưới đây là các yêu cầu kiến thức chung cần thiết để làm nghề sửa chữa, bảo trì máy tính: Kiến thức về phần cứng: - Hiểu biết về các thành phần cơ bản của máy tính. - Biết cách kiểm tra, tháo lắp, sửa chữa, hoặc thay thế phần cứng khi cần thiết. Kiến thức về phần mềm: - Thực hiện việc cài đặt, cấu hình và sửa chữa các phần mềm như hệ điều hành, phần mềm văn phòng, trình duyệt web và các phần mềm khác. - Biết cách phát hiện và loại bỏ virus, phần mềm độc hại. Kiến thức về mạng: - Có kiến thức cơ bản về mạng máy tính, bao gồm các phương pháp kết nối và cấu hình mạng cục bộ và mạng Internet. Kỹ năng mềm: - Kỹ năng học hỏi, cập nhật kiến thức: Theo dõi, cập nhật công nghệ mới. - Kỹ năng giải quyết vấn đề: Phân tích và giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Biết tìm kiếm, tra cứu tài liệu hướng dẫn và thông tin hữu ích trên Internet. - Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp tốt với người dùng để hiểu các yêu cầu và giải thích, tư vấn các giải pháp kỹ thuật một cách dễ hiểu. - Kỹ năng quản lý thời gian: Quản lý thời gian để hoàn thành dự án sửa chữa, bảo trì trong thời gian quy định và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. ⇒Nghề sửa chữa và bảo trì máy tính bao gồm những công việc nhằm duy trì sự ổn định của máy tính cũng như các thiết bị liên quan tới máy tính, giúp người dùng được hỗ trợ kĩ thuật khi cần. Người làm nghề sửa chữa và bảo trì máy tính cần phải có kiến thức về phần cứng, phần mềm, mạng máy tính và một số kĩ năng mềm để nâng cao hiệu quả, năng suất làm việc. 2. Nhu cầu nhân lực cho dịch vụ sửa chữa, bảo trì máy tính và ngành học liên quan Nhu cầu nhân lực, đặc biệt là nhân lực trình độ cao, cho dịch vụ sửa chữa và bảo trì máy tính ngày càng tăng cao. Một số ngành học có liên quan tới nhóm nghề này là Kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính; Công nghệ kĩ thuật phần cứng máy tính; Công nghệ kĩ thuật phần mềm máy tính; Công nghệ thông tin. Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 19: Dịch vụ sửa chữa và bảo trì máy tính PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Dịch vụ sửa chữa và bảo trì máy tính có nhiệm vụ gì? A. Chỉ bảo trì phần cứng B. Hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng C. Chỉ sửa chữa phần mềm D. Chỉ cung cấp phần mềm mới Đáp án: B Giải thích: Dịch vụ sửa chữa và bảo trì máy tính bao gồm việc duy trì hoạt động ổn định của máy tính và hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng khi cần. Câu 2: Người làm nghề sửa chữa và bảo trì máy tính cần thực hiện công việc gì liên quan tới phần cứng? A. Chỉ cài đặt phần mềm B. Kiểm soát và duy trì hoạt động của máy tính C. Lắp đặt phần mềm bảo mật D. Cập nhật hệ điều hành Đáp án: B Giải thích: Người làm nghề này cần kiểm soát và duy trì hoạt động của phần cứng máy tính. Câu 3: Một trong những công việc liên quan đến phần mềm trong sửa chữa và bảo trì máy tính là gì? A. Thay thế bo mạch chủ B. Lắp đặt thêm thiết bị mạng C. Cài đặt, cấu hình các phần mềm thông dụng D. Thay màn hình có độ phân giải cao Đáp án: C Giải thích: Việc cài đặt và cấu hình các phần mềm thông dụng là một phần quan trọng của dịch vụ sửa chữa và bảo trì phần mềm. Câu 4: Khi sửa chữa phần cứng, điều gì cần được xác định? A. Loại phần mềm đang sử dụng B. Nguyên nhân hỏng thiết bị C. Địa chỉ IP của máy tính D. Phiên bản hệ điều hành Đáp án: B Giải thích: Xác định nguyên nhân hỏng thiết bị giúp quyết định sửa chữa, thay thế hay cấu hình lại. Câu 5: Một trong những kỹ năng mềm cần thiết cho người làm nghề sửa chữa và bảo trì máy tính là gì? A. Kỹ năng thiết kế đồ họa B. Kỹ năng giao tiếp C. Kỹ năng lập trình web D. Kỹ năng kế toán Đáp án: B Giải thích: Kỹ năng giao tiếp là cần thiết để giao tiếp tốt với người dùng, hiểu các yêu cầu và giải thích, tư vấn các giải pháp kỹ thuật một cách dễ hiểu. Câu 6: Ngành học nào sau đây liên quan đến dịch vụ sửa chữa và bảo trì máy tính? A. Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính B. Kỹ thuật xây dựng C. Kỹ thuật điện tử viễn thông D. Kỹ thuật cơ khí Đáp án: A Giải thích: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính là một ngành học liên quan trực tiếp đến việc đào tạo nhân lực cho dịch vụ sửa chữa và bảo trì máy tính. Câu 7: Người làm nghề sửa chữa và bảo trì máy tính cần có kiến thức gì về mạng máy tính? A. Chỉ biết cách lắp đặt phần cứng B. Có kiến thức cơ bản về kết nối và cấu hình mạng C. Chỉ cần biết cài đặt phần mềm D. Chỉ cần hiểu về hệ điều hành Đáp án: B Giải thích: Hiểu biết về các phương pháp kết nối và cấu hình mạng là cần thiết để đảm bảo kết nối và an toàn hệ thống. Câu 8: Ngành học nào chú trọng đào tạo về nguyên lý hoạt động và giải quyết các vấn đề phức tạp? A. Trung cấp nghề B. Cao đẳng nghề C. Đại học D. Đào tạo ngắn hạn Đáp án: C Giải thích: Ở bậc Đại học, chương trình đào tạo thường chú trọng đến nguyên lý hoạt động và cách giải quyết các vấn đề phức tạp, giúp sinh viên có nền tảng lý thuyết vững chắc. Câu 9: Một trong những nhiệm vụ chính của người làm nghề sửa chữa và bảo trì máy tính liên quan đến phần mềm là gì? A. Thay ổ cứng B. Cài đặt hoặc cập nhật driver C. Lắp ráp linh kiện máy tính D. Bảo trì mạng cục bộ Đáp án: B Giải thích: Cài đặt hoặc cập nhật phần mềm điều khiển thiết bị ngoại vi (driver) là nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo các thiết bị hoạt động đúng cách. Câu 10: Một trong những yêu cầu kiến thức chung cho nghề sửa chữa và bảo trì máy tính là gì? A. Kỹ năng kế toán B.Kỹ năng lập trình Java C. Kiến thức về phần cứng D. Kiến thức về nghệ thuật Đáp án: C Giải thích: Người làm nghề cần có kiến thức về các thành phần cơ bản của máy tính để có thể kiểm tra, tháo lắp, sửa chữa hoặc thay thế phần cứng khi cần thiết. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Người làm nghề sửa chữa và bảo trì máy tính cần thực hiện các công việc sau đúng hay sai? a) Xác định và khắc phục lỗi phần cứng khi có sự cố xảy ra. b) Chỉ làm việc với phần cứng và không liên quan đến phần mềm. c) Lắp đặt, sửa chữa hoặc thay thế các linh kiện máy tính bị hỏng. d) Cập nhật các phiên bản mới của phần mềm để đảm bảo an toàn và hiệu quả. a) Đúng. Người làm nghề cần xác định và khắc phục lỗi phần cứng khi có sự cố. b) Sai. Họ cũng làm việc với phần mềm, bao gồm cài đặt, cập nhật và cấu hình phần mềm. c) Đúng. Lắp đặt, sửa chữa hoặc thay thế các linh kiện máy tính bị hỏng là một phần công việc của họ. d) Đúng. Cập nhật các phiên bản mới của phần mềm là cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hệ thống. Câu 2: Những kiến thức và kỹ năng cần thiết sau đây cho người làm nghề sửa chữa và bảo trì máy tính đúng hay sai? a) Hiểu biết về các thành phần cơ bản của máy tính và cách kiểm tra, tháo lắp, sửa chữa hoặc thay thế phần cứng khi cần thiết. b) Chỉ cần biết cách sử dụng các công cụ phần cứng cơ bản mà không cần kiến thức về phần mềm. c) Kỹ năng giải quyết vấn đề và quản lý thời gian là không cần thiết trong nghề này. d) Có kiến thức cơ bản về mạng máy tính, bao gồm các phương pháp kết nối và cấu hình mạng cục bộ và mạng Internet. a) Đúng. Kiến thức về các thành phần cơ bản của máy tính và kỹ năng sửa chữa phần cứng là cần thiết. b) Sai. Người làm nghề cần có kiến thức về cả phần cứng và phần mềm. c) Sai. Kỹ năng giải quyết vấn đề và quản lý thời gian là cần thiết để hoàn thành công việc hiệu quả. d) Đúng. Kiến thức về mạng máy tính là cần thiết để đảm bảo kết nối và bảo mật hệ thống. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Công việc của nghề sửa chữa và bảo trì máy tính bao gồm những nhiệm vụ gì? Đáp án: Công việc của nghề sửa chữa và bảo trì máy tính bao gồm kiểm soát và duy trì hoạt động của máy tính, xác định và khắc phục lỗi phần cứng, cài đặt và cập nhật phần mềm, và hướng dẫn người dùng sử dụng máy tính và thiết bị công nghệ thông tin. Giải thích: Công việc của nghề này bao gồm một loạt các nhiệm vụ từ phần cứng đến phần mềm và hỗ trợ người dùng, nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả. Câu 2: Người làm nghề sửa chữa và bảo trì máy tính cần những kỹ năng gì để nâng cao hiệu quả công việc? Đáp án: Người làm nghề này cần kỹ năng học hỏi và cập nhật kiến thức, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng quản lý thời gian. Giải thích: Các kỹ năng mềm này rất quan trọng để nâng cao hiệu quả và năng suất trong công việc, giúp người làm nghề cập nhật công nghệ mới, giải quyết vấn đề nhanh chóng, giao tiếp tốt với khách hàng, và quản lý thời gian để đáp ứng yêu cầu công việc. Câu 3: Tại sao nhu cầu nhân lực trong ngành sửa chữa và bảo trì máy tính sẽ tăng lên trong tương lai? Đáp án: Nhu cầu nhân lực trong ngành này sẽ tăng lên do sự phát triển của công nghiệp 4.0, yêu cầu công việc đa dạng và khối lượng lớn, cùng với nhu cầu bảo mật thông tin trong mô hình làm việc từ xa và dịch vụ trực tuyến. Giải thích: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng làm việc từ xa đã tạo ra nhiều thách thức mới, đòi hỏi người làm nghề có kỹ năng chẩn đoán và sửa lỗi từ xa, cùng với khả năng đảm bảo an ninh thông tin. Điều này làm tăng nhu cầu về nhân lực trong ngành, đặc biệt là những người có trình độ cao và kỹ năng chuyên sâu. Xem thêm
Nhóm nghề quản trị thuộc ngành Công nghệ thông tin
1. Nhóm nghề quản trị thuộc ngành công nghệ thông tin Công việc chính của chuyên gia quản trị trong ngành Công nghệ thông tin: - Quản trị mạng: Quản lý và duy trì hệ thống mạng, cài đặt, cấu hình và bảo mật mạng, theo dõi hiệu suất, xử lý sự cố mạng. - Bảo mật hệ thống thông tin: Bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa và tấn công mạng, phát triển và triển khai biện pháp bảo mật, giám sát và xử lý các vụ việc bảo mật. - Quản trị và bảo trì hệ thống: Quản lý và duy trì toàn bộ hệ thống thông tin, cài đặt, cập nhật và xử lý sự cố để đảm bảo hiệu suất và ổn định. Kiến thức cần thiết: - Kiến thức về Mạng máy tính: Hiểu cấu trúc, hoạt động của mạng máy tính, giao thức mạng, phân tích lưu lượng mạng và các thiết bị mạng. Cấu hình và quản lý mạng: Cài đặt và bảo mật các thiết bị mạng như router và firewall. - Bảo mật thông tin:Nắm được các phương thức tấn công mạng như DoS và Vulnerability scanning. Biết triển khai và quản lý hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS) và hệ thống phòng thủ tường lửa. - Quản lý hệ thống: Kiến thức sâu về quản lý hệ điều hành, bao gồm cài đặt, cấu hình, duy trì hệ thống, xử lý sự cố hệ thống, sửa lỗi phần mềm và phần cứng. - Luật pháp và tuân thủ quy định: Hiểu và tuân thủ luật pháp, quy định, và các tiêu chuẩn quốc tế về bảo mật thông tin và an ninh mạng. Kỹ năng mềm cần thiết: - Kỹ năng giao tiếp và quản lý thời gian. - Kỹ năng tự nghiên cứu, học hỏi, và cập nhật kiến thức để theo kịp xu hướng và công nghệ mới. ->Nhóm nghề quản trị trong ngành Công nghệ thông tin thực hiện những công việc nhằm đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin của các tổ chức và doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả và an toàn. Người làm việc trong nhóm nghề quản trị trong ngành Công nghệ thông tin cần một số kiến thức cơ bản về mạng máy tính, bảo mật thông tin, quản lí hệ thống và cả kiến thức về luật pháp. Một số kĩ năng mềm khác sẽ giúp họ nâng cao hiệu quả làm việc. 2. Nhu cầu nhân lực trong nhóm nghễ quản trị trong ngành công nghệ thông tin và ngành học liên quan Nhu cầu về nhân lực trong ngành quản trị hệ thống thông tin đang gia tăng cả ở Việt Nam và toàn cầu, nhờ vào sự bùng nổ của công nghệ thông tin và số hóa: - Quản trị mạng: Sự gia tăng số lượng thiết bị kết nối và các mô hình làm việc từ xa đòi hỏi sự ổn định và an toàn mạng cao hơn. Nguy cơ tấn công mạng ngày càng tinh vi, làm tăng nhu cầu về chuyên gia quản trị mạng. - Bảo mật hệ thống thông tin: Nguy cơ tấn công ngày càng phức tạp và dữ liệu ngày càng gia tăng, cùng với yêu cầu tuân thủ quy định an ninh thông tin, làm tăng nhu cầu về chuyên gia bảo mật. Cạnh tranh trong ngành này cũng ngày càng cao. - Quản trị và bảo trì hệ thống: Chuyển đổi số và sự gia tăng thiết bị công nghệ thông tin tạo ra nhu cầu cao về quản trị và bảo trì hệ thống. Yêu cầu mới bao gồm khả năng quản lý từ xa và sử dụng công cụ hiện đại như AI để đảm bảo tính ổn định của hệ thống. Các cơ sở giáo dục trong nước cung cấp nhiều ngành học liên quan như Quản trị mạng máy tính, Quản trị hệ thống, An ninh mạng, và Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu. Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 20: Nhóm nghề quản trị thuộc ngành Công nghệ thông tin PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Chuyên gia quản trị mạng có nhiệm vụ chính nào sau đây? A. Thiết kế đồ họa B. Quản lý và duy trì hệ thống mạng C. Lập trình phần mềm ứng dụng D. Kiểm thử phần mềm Đáp án: B Giải thích: Chuyên gia quản trị mạng chịu trách nhiệm quản lý và duy trì hệ thống mạng, đảm bảo hoạt động liên tục và bảo mật cho các hệ thống thông tin. Câu 2: Trong bảo mật hệ thống thông tin, chuyên gia cần hiểu biết về gì? A. Phát triển web B. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) C. Phương thức tấn công mạng như DoS D. Thiết kế giao diện người dùng Đáp án: C Giải thích: Chuyên gia bảo mật hệ thống thông tin cần nắm rõ các phương thức tấn công như DoS (Denial of Service) để phát triển các biện pháp bảo vệ hệ thống. Câu 3: Kỹ năng mềm quan trọng nhất mà chuyên gia quản trị hệ thống cần có là gì? A. Kỹ năng vẽ đồ họa B. Kỹ năng giao tiếp và quản lý thời gian C. Kỹ năng nấu ăn D. Kỹ năng lái xe Đáp án: B Giải thích: Kỹ năng giao tiếp và quản lý thời gian giúp chuyên gia quản trị hệ thống làm việc hiệu quả với đồng nghiệp và khách hàng, đồng thời quản lý công việc một cách hợp lý. Câu 4: Điều nào sau đây là một phần của công việc quản trị và bảo trì hệ thống? A. Phát triển phần mềm mới B. Quản lý hệ điều hành và xử lý sự cố hệ thống C. Thiết kế ứng dụng di động D. Tiếp thị kỹ thuật số Đáp án: B Giải thích: Quản trị và bảo trì hệ thống bao gồm quản lý hệ điều hành và xử lý các sự cố để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định. Câu 5: Tại sao nhu cầu về chuyên gia bảo mật thông tin ngày càng tăng? A. Do sự phát triển của lĩnh vực giải trí B. Do nguy cơ tấn công mạng ngày càng phức tạp C. Do sự phát triển của thể thao điện tử D. Do nhu cầu về game trực tuyến Đáp án: B Giải thích: Nguy cơ tấn công mạng ngày càng tinh vi và dữ liệu ngày càng quan trọng, làm tăng nhu cầu về chuyên gia bảo mật thông tin. Câu 6: Một trong những yêu cầu chính đối với chuyên gia quản trị mạng là gì? A. Kỹ năng chỉnh sửa video B. Kỹ năng nấu ăn C. Kiến thức về cấu trúc và hoạt động của mạng máy tính D. Kỹ năng viết lách Đáp án: C Giải thích: Chuyên gia quản trị mạng cần hiểu rõ về cấu trúc và hoạt động của mạng máy tính để quản lý và bảo mật hệ thống. Câu 7: Trong lĩnh vực quản trị hệ thống, điều gì là quan trọng nhất? A. Khả năng sáng tạo B. Khả năng lập trình C. Kiến thức sâu về quản lý hệ điều hành D. Khả năng thiết kế đồ họa Đáp án: C Giải thích: Quản lý hệ điều hành là một phần cốt lõi của quản trị hệ thống, bao gồm cài đặt, cấu hình, và duy trì hệ thống. Câu 8: Các cơ sở giáo dục ở Việt Nam cung cấp ngành học nào liên quan đến nhóm nghề quản trị? A. Y học B. Nghệ thuật biểu diễn C. Quản trị mạng máy tính D. Du lịch Đáp án: C Giải thích: Các ngành học như Quản trị mạng máy tính, An ninh mạng, và Hệ thống thông tin là các ngành liên quan đến nhóm nghề quản trị trong ngành công nghệ thông tin. Câu 9: Lý do gì khiến chuyên gia quản trị hệ thống cần hiểu về luật pháp và quy định? A. Để phát triển ứng dụng di động B. Để tạo ra trò chơi điện tử C. Để tuân thủ các quy định về bảo mật thông tin D. Để viết sách Đáp án: C Giải thích: Hiểu biết về luật pháp và quy định giúp chuyên gia quản trị hệ thống tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định quốc tế về bảo mật thông tin và an ninh mạng. Câu 10: Mức độ tăng trưởng nhân lực trong ngành quản trị hệ thống thông tin là do yếu tố nào? A. Sự phát triển của ngành nông nghiệp B. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 C. Sự giảm sút trong ngành công nghiệp D. Tăng trưởng trong ngành thời trang Đáp án: B Giải thích: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự số hóa toàn cầu đã làm tăng nhu cầu về chuyên gia trong ngành quản trị hệ thống thông tin. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Chuyên gia quản trị trong ngành Công nghệ thông tin thực hiện những công việc sau đây đúng hay sai? a) Quản lý và duy trì hệ thống mạng. b) Lập trình ứng dụng di động. c) Bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng. d) Cài đặt và cấu hình phần cứng máy tính. a) Đúng: Quản lý và duy trì hệ thống mạng là nhiệm vụ quan trọng của chuyên gia quản trị mạng. b) Sai: Lập trình ứng dụng di động không phải là công việc chính của chuyên gia quản trị mạng. c) Đúng: Bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng là một phần của bảo mật hệ thống thông tin. d) Đúng: Cài đặt và cấu hình phần cứng máy tính là một phần của công việc quản trị và bảo trì hệ thống. Câu 2: Những yêu cầu kiến thức sau đây là cần thiết cho chuyên gia quản trị hệ thống? Đúng hay sai? a) Kiến thức về cấu trúc và hoạt động của mạng máy tính. b) Kiến thức về lập trình web. c) Hiểu biết về luật pháp và tuân thủ quy định bảo mật thông tin. d) Kỹ năng giao tiếp và quản lý thời gian. a) Đúng: Kiến thức về mạng máy tính là cơ bản cho chuyên gia quản trị hệ thống để hiểu và quản lý hệ thống mạng. b) Sai: Lập trình web không phải là yêu cầu kiến thức bắt buộc cho chuyên gia quản trị hệ thống. c) Đúng: Hiểu biết về luật pháp và quy định bảo mật thông tin là cần thiết để tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định an ninh mạng. d) Đúng: Kỹ năng giao tiếp và quản lý thời gian là kỹ năng mềm quan trọng giúp chuyên gia quản trị hệ thống làm việc hiệu quả. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Công việc chính của chuyên gia quản trị mạng bao gồm những gì? Đáp án: Quản lý và duy trì hệ thống mạng Giải thích: Công việc chính của chuyên gia quản trị mạng bao gồm quản lý và duy trì hệ thống mạng, cài đặt, cấu hình và bảo mật mạng, theo dõi hiệu suất và xử lý sự cố mạng. Câu 2: Nhiệm vụ của chuyên gia bảo mật hệ thống thông tin là gì? Đáp án: Bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng Giải thích: Chuyên gia bảo mật hệ thống thông tin tập trung vào bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa và tấn công mạng, phát triển và triển khai các biện pháp bảo mật. Câu 3: Kiến thức cần thiết cho chuyên gia quản trị hệ thống thông tin là gì? Đáp án: Kiến thức về mạng máy tính và d) Kiến thức về luật pháp và tuân thủ quy định Giải thích: Chuyên gia quản trị hệ thống cần có kiến thức về mạng máy tính để quản lý và bảo mật hệ thống mạng, cũng như hiểu biết về luật pháp và tuân thủ quy định để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an ninh mạng. Xem thêm
Hội thảo hướng nghiệp
Nhiệm vụ: Tổ chức Hội thảo hướng nghiệp Mục tiêu: Tìm hiểu các ngành nghề sử dụng nhân lực công nghệ thông tin và vai trò của chuyên viên công nghệ thông tin trong các lĩnh vực đó. Kế hoạch tổ chức: - Tên hội thảo, Chủ đề, Thời gian,,Địa điểm,Thành phần ,Hình thức,ban tổ chức,Chủ tọa. Nội dung chính: - Thảo luận về các ngành nghề và lĩnh vực sử dụng nhân lực công nghệ thông tin. - Vai trò và công việc của chuyên viên công nghệ thông tin trong các lĩnh vực đó. - Thông tin về ngành đào tạo tại các cơ sở giáo dục liên quan. Gợi ý nội dung hội thảo: - Chọn các lĩnh vực quan tâm như y tế, giáo dục, tài chính, kinh doanh, truyền thông và giải trí để thảo luận. Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị hội thảo Yêu cầu: Thành lập các nhóm và ban tổ chức hội thảo. Thảo luận, lập kế hoạch tổ chức hội thảo. Hướng dẫn: Thảo luận chung để chọn các lĩnh vực sẽ giới thiệu trong hội thảo. Chia lớp thành 4 nhóm, phân công theo 4 lĩnh vực đã chọn. Các nhóm thảo luận nhanh về kế hoạch sơ bộ của hội thảo, bầu nhóm trưởng và thư kí, sau đó cử một đại diện tham gia ban tổ chức. Yêu cầu tổ chức hội thảo: -Thời hạn nộp bài: Trước hội thảo 2 ngày để ban tổ chức tập hợp tài liệu và gửi cho giáo viên và chuyên gia. - Phổ biến thông tin: Cập nhật kế hoạch cho các nhóm. - Phân công công việc: Đảm bảo phân công các nhiệm vụ tổ chức. Nếu có kết hợp trực tiếp và trực tuyến, chuẩn bị trang thiết bị và phân công thành viên phụ trách kỹ thuật. Nhiệm vụ 2: Xây dựng bãi trình bày Yêu cầu: Các nhóm chuẩn bị bài trình bày theo phân công và yêu cầu của ban tổ chức. Hướng dẫn: Bước 1. Lập dàn ý bài trình bày. Bước 2: Thu thập thông tin. Bước 3: Chọn lọc, tổng hợp thông tin và xây dựng bài trình bày. Bước 4: Báo cáo thử, hoàn thiện bài trình bày. Lưu ý: Nộp bài cho ban tổ chức đúng hạn. Nhiệm vụ 3: Tổ chức hội thảo và đánh giá kết quả Yêu cầu: Tổ chức hội thảo thành công, theo đúng kế hoạch. Hướng dẫn: Điều hành > Trình bày > Đánh giá. Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 21: Hội thảo hướng nghiệp PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Mục tiêu chính của hội thảo hướng nghiệp là gì? A. Tìm hiểu về các phần mềm mới B. Thảo luận về các ngành nghề không liên quan đến công nghệ thông tin C. Tìm hiểu các ngành nghề sử dụng nhân lực công nghệ thông tin và vai trò của chuyên viên công nghệ thông tin trong các lĩnh vực đó D. Kết nối với các doanh nghiệp lớn Đáp án: C Giải thích: Mục tiêu chính của hội thảo là tìm hiểu về các ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin và vai trò của chuyên viên công nghệ thông tin. Câu 2: Thành phần tham gia trong hội thảo hướng nghiệp bao gồm những ai? A. Chỉ có sinh viên B. Các chuyên viên công nghệ thông tin C. Giáo viên và chuyên gia D. Tất cả các lựa chọn trên Đáp án: D Giải thích: Thành phần tham gia bao gồm sinh viên, giáo viên, chuyên gia và các chuyên viên công nghệ thông tin. Câu 3: Một trong những nhiệm vụ của ban tổ chức hội thảo là gì? A. Thực hiện các bài kiểm tra về công nghệ thông tin B. Tổ chức các buổi dã ngoại cho sinh viên C. Phân công các nhiệm vụ tổ chức và đảm bảo thông tin được cập nhật cho các nhóm D. Tạo ra các trò chơi giải trí Đáp án: C Giải thích: Ban tổ chức cần đảm bảo phân công nhiệm vụ tổ chức và cập nhật thông tin kịp thời cho các nhóm tham gia. Câu 4: Trong hội thảo, các nhóm sẽ chuẩn bị bài trình bày về gì? A. Các hoạt động thể thao B. Các lĩnh vực không liên quan đến công nghệ thông tin C. Các lĩnh vực sử dụng nhân lực công nghệ thông tin D. Các sản phẩm thủ công Đáp án: C Giải thích: Các nhóm sẽ chuẩn bị bài trình bày về các lĩnh vực sử dụng nhân lực công nghệ thông tin. Câu 5: Thời hạn nộp bài trình bày cho ban tổ chức là khi nào? A. Một tuần trước hội thảo B. Một ngày trước hội thảo C. Hai ngày trước hội thảo D. Một tháng trước hội thảo Đáp án: C Giải thích: Bài trình bày phải được nộp cho ban tổ chức trước hội thảo 2 ngày. Câu 6: Vai trò của chuyên viên công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế bao gồm những gì? A. Phát triển trò chơi B. Quản lý hệ thống thông tin y tế C. Thiết kế thời trang D. Dạy học Đáp án: B Giải thích: Chuyên viên công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế thường làm việc với hệ thống thông tin y tế để đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu. Câu 7: Trong quá trình chuẩn bị bài trình bày, bước nào là bước đầu tiên? A. Thu thập thông tin B. Lập dàn ý bài trình bày C. Báo cáo thử D. Chọn lọc thông tin Đáp án: B Giải thích: Bước đầu tiên trong quá trình chuẩn bị bài trình bày là lập dàn ý, sau đó mới tiến hành thu thập và chọn lọc thông tin. Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải là một phần của hội thảo hướng nghiệp? A. Thảo luận về các ngành nghề và lĩnh vực sử dụng nhân lực công nghệ thông tin B. Trình bày các kỹ thuật làm vườn C. Vai trò của chuyên viên công nghệ thông tin trong các lĩnh vực D. Thông tin về ngành đào tạo tại các cơ sở giáo dục liên quan Đáp án: B Giải thích: Hội thảo hướng nghiệp tập trung vào các ngành nghề liên quan đến công nghệ thông tin, không bao gồm các kỹ thuật làm vườn. Câu 9: Một yêu cầu trong nhiệm vụ tổ chức hội thảo là gì? A. Mua sắm các thiết bị điện tử B. Tổ chức sự kiện âm nhạc C. Đảm bảo hội thảo được tổ chức theo đúng kế hoạch D. Tham gia các trò chơi giải trí Đáp án: C Giải thích: Yêu cầu chính là đảm bảo hội thảo được tổ chức theo đúng kế hoạch, bao gồm điều hành, trình bày và đánh giá. Câu 10: Nội dung gợi ý cho hội thảo bao gồm việc chọn lĩnh vực nào? A. Thể thao và nghệ thuật B.Y tế, giáo dục, tài chính, kinh doanh, truyền thông và giải trí C. Nông nghiệp và lâm nghiệp D. Du lịch và khách sạn Đáp án: B Giải thích: Hội thảo gợi ý chọn các lĩnh vực như y tế, giáo dục, tài chính, kinh doanh, truyền thông và giải trí để thảo luận về vai trò của chuyên viên công nghệ thông tin. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Đúng hay Sai về Tổ chức Hội thảo a) Hội thảo này nhằm tìm hiểu về vai trò của chuyên viên công nghệ thông tin trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, tài chính, kinh doanh, truyền thông và giải trí. b) Ban tổ chức hội thảo bao gồm một đại diện từ mỗi nhóm thảo luận trong lớp. c) Hội thảo phải được tổ chức trực tuyến và không có phần tham gia trực tiếp. d) Các nhóm phải nộp bài trình bày cho ban tổ chức trước hội thảo 2 ngày. a) Đúng: Một trong những mục tiêu của hội thảo là thảo luận về các ngành nghề và lĩnh vực sử dụng nhân lực công nghệ thông tin, bao gồm các lĩnh vực như y tế, giáo dục, tài chính, kinh doanh, truyền thông và giải trí. b) Đúng: Sau khi chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm bầu nhóm trưởng và thư kí, sau đó cử một đại diện tham gia ban tổ chức. c) Sai: Hội thảo có thể kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến, tuỳ theo kế hoạch tổ chức và phân công thành viên phụ trách kỹ thuật. d) Sai: Các nhóm phải nộp tài liệu cần thiết cho ban tổ chức trước hội thảo 2 ngày, không nhất thiết là bài trình bày hoàn chỉnh. Câu 2: Đúng hay Sai về Yêu cầu và Hướng dẫn a) Các nhóm phải thu thập và tổng hợp thông tin để xây dựng bài trình bày. b) Nhiệm vụ của các nhóm bao gồm việc báo cáo thử và hoàn thiện bài trình bày trước khi hội thảo diễn ra. c) Ban tổ chức không cần cập nhật kế hoạch cho các nhóm trong quá trình chuẩn bị. d) Các nhóm phải lập dàn ý cho bài trình bày ngay từ đầu. a) Đúng: Một trong các bước hướng dẫn để xây dựng bài trình bày là thu thập, chọn lọc và tổng hợp thông tin. b) Đúng: Hướng dẫn cho các nhóm bao gồm việc báo cáo thử và hoàn thiện bài trình bày để chuẩn bị tốt cho hội thảo. c) Sai: Ban tổ chức cần phải phổ biến thông tin và cập nhật kế hoạch cho các nhóm để đảm bảo sự phối hợp và tổ chức hiệu quả. d) Đúng: Lập dàn ý bài trình bày là bước đầu tiên trong hướng dẫn xây dựng bài trình bày của các nhóm. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Trong việc chuẩn bị cho hội thảo, các nhóm cần bầu nhóm trưởng và thư ký. Đáp án: Đúng Giải thích: Theo hướng dẫn, việc bầu nhóm trưởng và thư ký là một phần của quy trình chuẩn bị, nhằm đảm bảo có sự phân công rõ ràng và hiệu quả trong nhóm. Câu 2: Bài trình bày cần được nộp cho ban tổ chức sau khi hội thảo kết thúc. Đáp án: Sai Giải thích: Các nhóm phải nộp bài trình bày trước hội thảo 2 ngày để ban tổ chức có thời gian tập hợp tài liệu và chuẩn bị cho hội thảo. Câu 3: Việc chuẩn bị cho hội thảo không yêu cầu phân công nhiệm vụ tổ chức và chuẩn bị trang thiết bị kỹ thuật. Đáp án: Sai Giải thích: Để tổ chức hội thảo thành công, cần đảm bảo phân công nhiệm vụ tổ chức và chuẩn bị trang thiết bị kỹ thuật, đặc biệt nếu có kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến. Xem thêm
Tìm hiểu thiết bị mạng
1. Server Thuật ngữ "server" có nguồn gốc từ từ "serve" nghĩa là phục vụ, và được hiểu là chủ thể cung cấp dịch vụ. Máy tính làm nhiệm vụ server thường được gọi là "máy chủ", trong khi máy tính yêu cầu dịch vụ từ máy chủ được gọi là "máy khách" (client). Server là một hệ thống phần mềm và phần cứng cung cấp dịch vụ cho nhiều người dùng từ các máy tính khác gọi là máy khách. Các máy khách và máy chủ phải được kết nối qua mạng. Server thường nằm trong một mạng và có cấu hình cao, tin cậy, bảo mật, hiệu suất cao, và khả năng mở rộng để đáp ứng nhiều yêu cầu từ các máy khách. Đặc biệt, một số máy chủ cung cấp các dịch vụ mạng như máy chủ xác thực (authentication server) để thẩm định quyền hạn người dùng khi đăng nhập vào mạng, và máy chủ tên miền (Domain Name Server - DNS) giúp xác định địa chỉ IP từ tên miền. Nếu server cung cấp các dịch vụ quản trị mạng thì nó có thể được coi là một thành phần của mạng. ⇒Server là hệ thống phần cứng và phần mềm cung cấp các dịch vụ qua mạng theo yêu cầu của máy tính khác (máy khách). Các server cung cấp các dịch vụ quản trị mạng có thể được coi như thành phần của mạng. 2. Nhận diện và tìm hiểu tính năng kĩ thuật của các thiết bị kết nối Trong mỗi gia đình, mạng máy tính thường chỉ cần một router Wi-Fi để cung cấp kết nối không dây cho các thiết bị mà không cần switch hay hub. Router gia đình chỉ cần một cổng kết nối Internet và không cần router đắt tiền hay nhiều cổng WAN. Ngược lại, mạng của một trường đại học với hàng chục nghìn người dùng cần các router công suất lớn và nhiều cổng WAN để tăng băng thông và có cổng dự phòng. Nếu nhà cung cấp dịch vụ Internet chính gặp sự cố, kết nối sẽ chuyển sang nhà cung cấp dịch vụ dự phòng. Phạm vi địa lý của một trường đại học cũng rộng hơn so với gia đình, do đó mạng cần thiết bị và cáp truyền xa hơn. Vì vậy, khi thiết kế một mạng máy tính, ngoài chức năng của thiết bị, cần xem xét các tính năng và thông số kỹ thuật của chúng. a) Hub và switch: Hub và switch có hình thức tương tự và khó phân biệt nếu không đọc thông tin đi kèm hoặc hồ sơ kỹ thuật. Hub là bộ chia tín hiệu, cho tín hiệu lan tỏa từ một cổng ra tất cả các cổng khác, khiến tất cả máy tính nối vào cùng một hub thuộc về cùng một miền xung đột (collision domain). Điều này làm giảm hiệu quả truyền dữ liệu. Trong khi đó, switch chỉ thiết lập kết nối tạm thời giữa hai cổng của hai máy tính trong thời gian truyền, giúp các máy tính nối vào các cổng khác nhau của switch thuộc về các miền xung đột khác nhau. Việc sử dụng switch thay vì hub giúp chia nhỏ các miền xung đột, cải thiện hiệu quả truyền dữ liệu. Vì vậy, đối với mạng nhiều máy tính, dùng switch là thích hợp dù chi phí cao hơn hub. Hub và switch có một số tính năng quan trọng thường ghi trên thiết bị, bao gồm: - Là hub hay switch. - Số cổng (nhiều cổng kết nối với nhiều thiết bị). - Tốc độ truyền dữ liệu qua các cổng (100 Megabit/s, 1 Gigabit/s, hay 10 Gigabit/s, trong đó cổng Gigabit có thể truyền với tốc độ từ một Gigabit/s trở lên). b)Router: Router có thể nhận diện qua cổng WAN để kết nối ra ngoài mạng cục bộ. Router dùng trong gia đình thường có một cổng WAN, khác màu với cổng LAN và được ghi rõ "WAN" hoặc "Internet". Router cho mạng lớn có thể có nhiều cổng WAN. Chức năng cơ bản của router là chọn đường, kết nối các mạng LAN. Một số thông số kỹ thuật của router gồm: số cổng kết nối (phân biệt cổng WAN và LAN), tốc độ truyền dữ liệu qua các cổng, và số lượng truy cập đồng thời. Router nhiều cổng WAN có khả năng định tuyến thực sự và kết nối dự phòng. Router công suất lớn thường dùng cho các tổ chức lớn, cần truy cập Internet ổn định và an toàn, như trường đại học, tổ chức dịch vụ trực tuyến, hoặc công ty cung cấp dịch vụ mạng. Những router này có nhiều cổng WAN tốc độ Gigabit, cùng cổng 10 Gigabit và 2.5 Gigabit có thể cấu hình thành cổng WAN hoặc LAN. Đối với mạng gia đình hoặc văn phòng nhỏ, chỉ cần router có một cổng WAN kết nối Internet, và có thể tích hợp thiết bị thu phát Wi-Fi. Ví dụ, router Wi-Fi có 3 anten, 4 cổng LAN, và 1 cổng WAN. c) Repeater: Khi sử dụng cáp xoắn, khoảng cách hiệu quả chỉ khoảng 100 m, xa hơn tín hiệu có thể bị yếu, biến dạng, hoặc nhiễu. Để khắc phục, dùng "bộ lặp" (repeater) để sửa và phát lại tín hiệu. Repeater giúp mở rộng phạm vi mạng cục bộ bằng cách đặt nó ở cuối mỗi đoạn cáp 100 m để thêm một đoạn cáp mới. Tuy nhiên, không thể dùng quá nhiều repeater liên tiếp do các giới hạn kỹ thuật liên quan đến giao thức truyền dữ liệu. Repeater có thể có đầu vào và đầu ra là cáp xoắn. Repeater Wi-Fi hiện nay phổ biến, tiếp nhận và phát lại tín hiệu qua Wi-Fi hoặc cáp mạng. Ví dụ, một repeater Wi-Fi có một cổng mạng, có thể phát lại qua Wi-Fi hoặc cáp mạng cắm vào cổng RJ45. c)Bộ thu phát Wi-Fi Bộ thu phát Wi-Fi (điểm truy cập không dây) cho phép các thiết bị kết nối không dây vào mạng và có thể tích hợp với router hoặc hoạt động độc lập. Một số thông số kỹ thuật quan trọng của bộ thu phát Wi-Fi: - Băng tần hỗ trợ (tần số làm việc), thường tính theo GHz. - Băng thông (tốc độ truyền), tính theo Mbps hoặc Gbps, phụ thuộc vào giao thức hỗ trợ. - Khoảng cách hiệu quả (độ phủ), phụ thuộc vào công suất phát. - Số lượng người dùng có thể truy cập đồng thời. - Môi trường làm việc: trong nhà (indoor) hay ngoài trời (outdoor). ⇒Có nhiều loại thiết bị kết nối như hub, switch, router, access point,... Mỗi thiết bị đều có những thông số kĩ thuật đặc trưng. Cần nắm được các thông số đó để sử dụng hợp lí khi thiết kế mạng. Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 22: Tìm hiểu thiết bị mạng PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Thuật ngữ "server" trong mạng máy tính có nghĩa là gì? A. Máy tính yêu cầu dịch vụ từ máy chủ. B. Máy tính cung cấp dịch vụ cho các máy khác. C. Thiết bị kết nối không dây. D. Bộ lặp tín hiệu. Đáp án: B Giải thích: Server (máy chủ) là máy tính cung cấp dịch vụ cho các máy khác, gọi là máy khách (client). Câu 2: Đặc điểm nào không phải của một máy chủ? A. Cung cấp dịch vụ mạng. B. Nằm trong một mạng với cấu hình cao và tin cậy. C. Yêu cầu dịch vụ từ máy khách. D. Có khả năng mở rộng để đáp ứng nhiều yêu cầu. Đáp án: C Giải thích: Máy chủ cung cấp dịch vụ cho máy khách, không yêu cầu dịch vụ từ máy khách. Câu 3: Để cung cấp kết nối không dây trong một gia đình, thiết bị nào là cần thiết nhất? A. Hub B. Switch C. Router D. Repeater Đáp án: C Giải thích: Router Wi-Fi cung cấp kết nối không dây cho các thiết bị trong gia đình. Câu 4: Sự khác biệt chính giữa hub và switch là gì? A. Hub kết nối tạm thời giữa các máy tính, còn switch truyền tín hiệu đồng thời. B. Hub chia tín hiệu cho tất cả các cổng, còn switch kết nối tạm thời giữa hai cổng. C. Switch không cần số cổng nhiều như hub. D. Hub có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn switch. Đáp án: B Giải thích: Hub chia tín hiệu đến tất cả các cổng, trong khi switch kết nối tạm thời giữa hai cổng, cải thiện hiệu quả truyền dữ liệu. Câu 5: Router trong một mạng lớn có thể có bao nhiêu cổng WAN? A. 1 cổng B. 2 cổng C. Nhiều cổng D. Không có cổng WAN Đáp án: C Giải thích: Router trong các mạng lớn có thể có nhiều cổng WAN để tăng băng thông và kết nối dự phòng. Câu 6: Để mở rộng phạm vi mạng cục bộ, thiết bị nào là phù hợp? A. Router B. Repeater C. Switch D. Hub Đáp án: B Giải thích: Repeater giúp mở rộng phạm vi mạng bằng cách sửa và phát lại tín hiệu. Câu 7: Thiết bị nào cho phép các thiết bị kết nối không dây vào mạng? A. Hub B. Router C. Repeater D. Bộ thu phát Wi-Fi Đáp án: D Giải thích: Bộ thu phát Wi-Fi (điểm truy cập không dây) cho phép các thiết bị kết nối không dây vào mạng. Câu 8: Trong các thông số của bộ thu phát Wi-Fi, yếu tố nào không liên quan? A. Băng tần hỗ trợ B. Tốc độ truyền dữ liệu C. Khoảng cách hiệu quả D. Số cổng WAN Đáp án: D Giải thích: Bộ thu phát Wi-Fi không liên quan đến số cổng WAN; các thông số quan trọng là băng tần, tốc độ truyền dữ liệu, và khoảng cách hiệu quả. Câu 9: Tại sao switch thường được sử dụng thay vì hub trong mạng nhiều máy tính? A. Switch có giá rẻ hơn. B. Switch cung cấp hiệu suất truyền dữ liệu tốt hơn bằng cách chia nhỏ các miền xung đột. C. Switch dễ cấu hình hơn. D. Switch có số lượng cổng ít hơn. Đáp án: B Giải thích: Switch cải thiện hiệu suất truyền dữ liệu bằng cách chia nhỏ các miền xung đột, điều này không có ở hub. Câu 10: Đối với một bộ thu phát Wi-Fi phục vụ hội trường với hàng trăm người, thông số nào là quan trọng nhất? A. Băng tần hỗ trợ B. Số lượng cổng LAN C. Tốc độ truyền dữ liệu D. Khoảng cách hiệu quả Đáp án: C Giải thích: Đối với môi trường có nhiều người sử dụng, tốc độ truyền dữ liệu cao là quan trọng để đảm bảo kết nối ổn định cho nhiều người cùng lúc. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Đọc đoạn văn về server và cho biết các câu sau đây đúng hay sai. a) Server là hệ thống phần cứng và phần mềm cung cấp dịch vụ cho nhiều người dùng từ các máy tính khác gọi là máy khách. b) Máy chủ tên miền (DNS) là một ví dụ về server cung cấp dịch vụ mạng để xác định địa chỉ IP từ tên miền. c) Server và máy khách (client) không cần phải kết nối qua mạng để hoạt động. d) Một máy chủ lưu trữ tệp được gọi là file server. a) Đúng. Server cung cấp dịch vụ qua mạng cho nhiều máy khách. b) Đúng. DNS là server giúp xác định địa chỉ IP từ tên miền. c) Sai. Server và máy khách phải được kết nối qua mạng để hoạt động. d) Đúng. Máy chủ lưu trữ tệp được gọi là file server. Câu 2: Đọc đoạn văn về thiết bị kết nối và cho biết các câu sau đây đúng hay sai. a) Hub và switch đều có khả năng chia nhỏ các miền xung đột, giúp cải thiện hiệu quả truyền dữ liệu. b) Router gia đình chỉ cần một cổng WAN để kết nối Internet và không cần nhiều cổng WAN hay cổng dự phòng. c) Repeater không thể làm việc nếu có quá nhiều repeater nối tiếp nhau do giới hạn kỹ thuật. d) Bộ thu phát Wi-Fi có thể tích hợp với router hoặc hoạt động độc lập, với các thông số kỹ thuật như băng tần hỗ trợ và băng thông. a) Sai. Switch giúp chia nhỏ các miền xung đột, còn hub không có khả năng này. b) Đúng. Router gia đình thường chỉ cần một cổng WAN. c) Đúng. Repeater không thể sử dụng quá nhiều lần liên tiếp vì giới hạn kỹ thuật. d) Đúng. Bộ thu phát Wi-Fi có thể tích hợp với router hoặc hoạt động độc lập và có các thông số như băng tần và băng thông. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Khi thiết kế một mạng máy tính, tại sao việc chọn switch thay vì hub lại có lợi hơn? Đáp án: Switch giúp chia nhỏ các miền xung đột, cải thiện hiệu quả truyền dữ liệu, trong khi hub làm tất cả các máy tính nối vào cùng một miền xung đột. Giải thích: Hub truyền tín hiệu đến tất cả các cổng, khiến mọi thiết bị trong mạng đều thuộc cùng một miền xung đột, làm giảm hiệu quả truyền dữ liệu. Switch, ngược lại, chỉ gửi tín hiệu đến cổng đích cụ thể, giúp chia nhỏ các miền xung đột và cải thiện hiệu suất mạng. Câu 2: Sự khác biệt chính giữa router dùng cho gia đình và router dùng cho tổ chức lớn là gì? Đáp án: Router dùng cho gia đình thường chỉ có một cổng WAN và không cần nhiều cổng WAN hay cổng dự phòng, trong khi router cho tổ chức lớn có nhiều cổng WAN và khả năng định tuyến thực sự. Giải thích: Router gia đình thường chỉ cần một cổng WAN để kết nối Internet và có thể tích hợp các chức năng khác như Wi-Fi. Router cho tổ chức lớn cần nhiều cổng WAN để tăng băng thông và có cổng dự phòng để đảm bảo kết nối ổn định và an toàn. Câu 3: Tại sao repeater lại cần thiết trong mạng máy tính sử dụng cáp xoắn? Đáp án: Repeater giúp mở rộng phạm vi mạng bằng cách sửa và phát lại tín hiệu khi khoảng cách truyền vượt quá giới hạn hiệu quả của cáp xoắn. Giải thích: Cáp xoắn có giới hạn về khoảng cách hiệu quả (khoảng 100 m), và tín hiệu có thể bị yếu hoặc biến dạng khi khoảng cách tăng lên. Repeater giúp khôi phục tín hiệu và mở rộng phạm vi mạng bằng cách đặt nó ở cuối mỗi đoạn cáp. Xem thêm
Đường truyền mạng và ứng dụng
1. Đường truyền có dây Có nhiều loại cáp truyền tín hiệu, bao gồm cáp đồng truyền tín hiệu điện và cáp quang truyền tín hiệu ánh sáng. Cáp đồng có các loại như cáp đồng trục (Coaxial), phổ biến trước những năm 2000, và cáp đôi dây xoắn (Twisted Pair), hiện là loại phổ biến nhất. a) Cáp xoắn: Cáp xoắn có bốn đôi dây xoắn với nhau để giảm nhiễu từ môi trường xung quanh, giữ tín hiệu ổn định. Cáp sử dụng đầu nối và cổng RJ45, và mỗi đôi dây được đánh dấu bằng màu khác nhau. Cáp xoắn được sử dụng phổ biến trong mạng cục bộ hiện nay. Cáp xoắn có nhiều loại (Category, viết tắt là CAT), ví dụ CAT.4, CAT.5, CAT.6, với các chuẩn truyền dữ liệu khác nhau về băng thông và khoảng cách truyền. Việc lựa chọn loại cáp phụ thuộc vào tiêu chuẩn truyền thông của mạng Ethernet. b) Cáp quang: Cáp quang là một ống sợi thủy tinh hoặc nhựa với mặt trong phản xạ toàn phần, cho phép truyền tín hiệu xa hơn so với cáp xoắn. Có hai loại cáp quang: đa mode và đơn mode. Cáp quang có ưu điểm về tín hiệu ổn định, không bị nhiễu, ít suy hao, băng thông lớn, nhẹ, tiết kiệm năng lượng, và bảo mật. Cáp quang được sử dụng rộng rãi cho các kết nối dài, như cáp quang biển và kết nối dữ liệu quốc gia. Tuy nhiên, cáp quang không thể thay thế cáp xoắn trong mạng cục bộ vì các máy tính sử dụng tín hiệu điện. Cáp quang thường dùng để nối các khu vực xa nhau trong mạng cục bộ hoặc kết nối máy chủ với thiết bị lưu trữ mạng (NAS). Cần có bộ chuyển đổi tín hiệu giữa quang và điện khi sử dụng cáp quang. ⇒Đường truyền có dây gồm cáp đồng truyền dẫn tín hiệu điện và cáp quang truyền dẫn tín hiệu ánh sáng. Với mỗi chủng loại, tuỳ theo giao thức truyền thông, loại cáp mà tốc độ truyền và khoảng cách truyền hiệu quả cũng như chi phí sẽ khác nhau. Cần nắm được các thông số kĩ thuật của các loại cáp để việc thiết kế mạng có hiệu quả tốt nhất. 2. Đường truyền không dây Các loại mạng không dây thông dụng bao gồm mạng vệ tinh, GSM, Wi-Fi, Bluetooth, và NFC. Mỗi loại có ứng dụng riêng, phù hợp với các nhu cầu kết nối khác nhau. a) Mạng vệ tinh: Mạng vệ tinh sử dụng vệ tinh để phát và thu tín hiệu. Ưu điểm chính là vùng phủ sóng rộng. Hệ thống định vị toàn cầu, nhờ vệ tinh, giúp xác định tọa độ và hỗ trợ nhiều ứng dụng như tìm đường và dẫn đường tự động cho phương tiện. b) Mạng thông tin di động toàn cầu GSM: Mạng thông tin di động toàn cầu (GSM) sử dụng nhiều trạm thu phát (BTS) để kết nối thiết bị di động vào mạng. Các trạm BTS chuyển tiếp tín hiệu để truyền dữ liệu giữa các thiết bị. - GSM 2G chỉ hỗ trợ nghe gọi và tin nhắn SMS. - GSM 3G cung cấp truyền dữ liệu số, gửi thư điện tử, truy cập Internet, dịch vụ định vị toàn cầu, và truyền âm thanh, hình ảnh chất lượng cao với tốc độ lên đến 40 Mb/s. - GSM 4G có tốc độ tối đa tới 1,5 Gb/s. - GSM 5G đạt tốc độ lên đến 10 Gb/s, độ trễ thấp, và hỗ trợ nhiều thiết bị kết nối hơn, phù hợp với ứng dụng IoT. GSM đã mở đường cho Internet di động, giúp người dùng kết nối và sử dụng hệ thống thông tin toàn cầu từ các thiết bị di động nhỏ gọn, thúc đẩy tin học hóa xã hội. c)Mạng WI-Fi: Cho phép kết nối mạng cục bộ hoặc Internet một cách đơn giản, giảm nhu cầu về cáp kết nối. Các thiết bị đầu cuối cần hỗ trợ Wi-Fi, như máy tính xách tay, máy tính bảng, và điện thoại thông minh. Máy tính để bàn cần lắp thêm mô đun Wi-Fi. Wi-Fi sử dụng các tần số cao như 2.4 GHz, 5 GHz, và 60 GHz để truyền dữ liệu nhanh. Các chuẩn IEEE 802.11 khác nhau cung cấp tốc độ truyền khác nhau: - 802.11b: 11 Mb/s - 802.11a/g: 54 Mb/s - 802.11n: 450 Mb/s - 802.11ac: 1,3 Gb/s - 802.11ad: 4,6 Gb/s Khi thiết kế mạng Wi-Fi, cần lựa chọn chuẩn phù hợp với yêu cầu tốc độ và tần số. d) Bluetooth Bluetooth là mạng có tốc độ khoảng 1 Mb/s và phạm vi bán kính khoảng 10 m, lý tưởng cho kết nối thiết bị cá nhân và đồ gia dụng. Bluetooth thường kết nối hai thiết bị với nhau, tiện lợi hơn so với kết nối qua cáp. Ví dụ sử dụng Bluetooth bao gồm: - Kết nối máy tính hoặc điện thoại với loa hoặc tai nghe không dây. - Truyền dữ liệu giữa máy tính cá nhân hoặc điện thoại. - Kết nối không dây với thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím, và máy in. - Thay thế các kết nối dây truyền thống trong các thiết bị đo, định vị GPS, thiết bị y tế, và máy quét mã vạch. ->Truyền dữ liệu không dây rất tiện lợi và rất phổ biến, như trong các mạng vệ tinh, mạng thông tin di động, mạng Wi-Fi, bluetooth hoặc NFC. Cần hiểu rõ tính năng và môi trường làm việc của các kết nối không dây để sử dụng cho thích hợp. Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 23: Đường truyền mạng và ứng dụng PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Cáp đồng trục (Coaxial) chủ yếu truyền tín hiệu bằng cách nào? A. Tín hiệu ánh sáng B. Tín hiệu điện C. Tín hiệu vô tuyến D. Tín hiệu hồng ngoại Đáp án: B Giải thích: Cáp đồng trục truyền tín hiệu điện thông qua một lõi dẫn điện trung tâm và lớp vỏ bọc cách điện, giúp bảo vệ tín hiệu khỏi nhiễu từ bên ngoài. Câu 2: Loại cáp nào được sử dụng phổ biến trong mạng cục bộ hiện nay? A. Cáp quang B. Cáp đồng trục C. Cáp đôi dây xoắn (Twisted Pair) D. Cáp sợi đồng Đáp án: C Giải thích: Cáp đôi dây xoắn (Twisted Pair) là loại cáp phổ biến nhất trong mạng cục bộ hiện nay vì khả năng giảm nhiễu và chi phí thấp. Câu 3: Cáp quang có ưu điểm chính nào so với cáp xoắn? A. Chi phí thấp hơn B. Độ bền cao hơn C. Tốc độ truyền dữ liệu thấp hơn D.Tín hiệu ổn định và băng thông lớn hơn Đáp án: D Giải thích: Cáp quang có khả năng truyền tín hiệu ổn định, ít bị nhiễu và có băng thông lớn hơn so với cáp xoắn. Câu 4: Đặc điểm nổi bật của mạng vệ tinh là gì? A. Vùng phủ sóng rộng B. Tốc độ truyền dữ liệu cao nhất C. Chi phí lắp đặt thấp D. Phạm vi kết nối ngắn Đáp án: A Giải thích: Mạng vệ tinh có ưu điểm là phủ sóng rộng, phù hợp với các khu vực khó tiếp cận như sa mạc và vùng sâu. Câu 5: Mạng thông tin di động toàn cầu GSM 5G có tốc độ tối đa là bao nhiêu? A. 1,5 Gb/s B. 40 Mb/s C. 10 Gb/s D. 4,6 Gb/s Đáp án: C Giải thích: GSM 5G có tốc độ tối đa lên đến 10 Gb/s, cho phép truyền dữ liệu rất nhanh và hỗ trợ nhiều thiết bị kết nối hơn. Câu 6: Tần số nào không được sử dụng cho truyền dữ liệu Wi-Fi? A. 2.4 GHz B. 5 GHz C. 60 GHz D. 100 GHz Đáp án: D Giải thích: Wi-Fi sử dụng các tần số 2.4 GHz, 5 GHz, và 60 GHz để truyền dữ liệu, nhưng không sử dụng tần số 100 GHz. Câu 7: Bluetooth có phạm vi bán kính kết nối tối đa khoảng bao nhiêu? A. 1 m B. 10 m C. 50 m D. 100 m Đáp án: B Giải thích: Bluetooth có phạm vi kết nối tối đa khoảng 10 m, lý tưởng cho các kết nối thiết bị cá nhân trong khoảng cách ngắn. Câu 8: Để kết nối các thiết bị di động với nhau, công nghệ nào thường được sử dụng? A. Wi-Fi B. Cáp quang C. Bluetooth D. NFC Đáp án: C Giải thích: Bluetooth thường được sử dụng để kết nối các thiết bị di động với nhau trong phạm vi gần, như kết nối tai nghe không dây và truyền dữ liệu. Câu 9: Đặc điểm nào của cáp quang giúp nó truyền tín hiệu xa hơn so với cáp xoắn? A. Tín hiệu điện mạnh hơn B. Tín hiệu ánh sáng không bị nhiễu C. Dây dẫn dày hơn D. Đầu nối chắc chắn hơn Đáp án: B Giải thích: Cáp quang sử dụng tín hiệu ánh sáng, không bị nhiễu như tín hiệu điện trong cáp xoắn, cho phép truyền tín hiệu xa hơn. Câu 10: Tần số của chuẩn Wi-Fi 802.11ac là bao nhiêu? A. 2.4 GHz B. 5 GHz C. 60 GHz D. 100 GHz Đáp án: B Giải thích: Chuẩn Wi-Fi 802.11ac hoạt động chủ yếu ở tần số 5 GHz, cung cấp tốc độ truyền dữ liệu cao hơn so với các chuẩn cũ. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Xác định đúng hoặc sai cho các phát biểu sau: a) Cáp quang không thể thay thế cáp xoắn trong mạng cục bộ vì cáp quang truyền tín hiệu ánh sáng còn cáp xoắn truyền tín hiệu điện. b) Mạng thông tin di động toàn cầu GSM 4G có tốc độ tối đa lên đến 10 Gb/s. c) Bluetooth có phạm vi kết nối tối đa khoảng 10 m, phù hợp cho các kết nối thiết bị cá nhân trong khoảng cách ngắn. d) Các chuẩn Wi-Fi IEEE 802.11 khác nhau cung cấp tốc độ truyền dữ liệu khác nhau, từ 11 Mb/s đến 4,6 Gb/s. a) Đúng - Cáp quang không thể thay thế cáp xoắn trong mạng cục bộ vì cáp quang truyền tín hiệu ánh sáng và yêu cầu bộ chuyển đổi tín hiệu giữa quang và điện. b) Sai - GSM 4G có tốc độ tối đa lên đến 1,5 Gb/s, không phải 10 Gb/s. Tốc độ 10 Gb/s là đặc điểm của GSM 5G. c) Đúng - Bluetooth có phạm vi kết nối tối đa khoảng 10 m, lý tưởng cho các kết nối thiết bị cá nhân trong khoảng cách ngắn. d) Đúng - Các chuẩn Wi-Fi IEEE 802.11 có tốc độ truyền dữ liệu khác nhau, từ 11 Mb/s (802.11b) đến 4,6 Gb/s (802.11ad). Câu 2: Xác định đúng hoặc sai cho các phát biểu sau: a) Mạng vệ tinh sử dụng vệ tinh để phát và thu tín hiệu, với ưu điểm là vùng phủ sóng rộng và chi phí thấp. b) Cáp đồng trục (Coaxial) truyền tín hiệu ánh sáng thông qua một lõi dẫn điện trung tâm. c) Cáp đôi dây xoắn (Twisted Pair) có nhiều loại như CAT.4, CAT.5, và CAT.6, với các chuẩn truyền dữ liệu khác nhau về băng thông và khoảng cách truyền. d) Wi-Fi sử dụng tần số 100 GHz để truyền dữ liệu nhanh. a) Đúng - Mạng vệ tinh có ưu điểm là vùng phủ sóng rộng và có thể cung cấp Internet với chi phí thấp ở các khu vực khó tiếp cận. b) Sai - Cáp đồng trục (Coaxial) truyền tín hiệu điện, không phải ánh sáng. Tín hiệu ánh sáng được truyền qua cáp quang. c) Đúng - Cáp đôi dây xoắn (Twisted Pair) có nhiều loại như CAT.4, CAT.5, và CAT.6 với các chuẩn truyền dữ liệu khác nhau về băng thông và khoảng cách truyền. d) Sai - Wi-Fi không sử dụng tần số 100 GHz; nó sử dụng các tần số 2.4 GHz, 5 GHz, và 60 GHz PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Loại cáp nào thường được sử dụng trong mạng cục bộ và có các chuẩn như CAT.5, CAT.6? Đáp án: Cáp xoắn (Twisted Pair). Giải thích: Cáp xoắn có bốn đôi dây xoắn với nhau, được sử dụng phổ biến trong mạng cục bộ hiện nay. Nó có nhiều loại chuẩn khác nhau như CAT.5, CAT.6, phụ thuộc vào tiêu chuẩn truyền thông của mạng Ethernet. Câu 2: Ưu điểm chính của mạng vệ tinh là gì? Đáp án: Vùng phủ sóng rộng. Giải thích: Mạng vệ tinh sử dụng vệ tinh để phát và thu tín hiệu, cho phép bao phủ các khu vực rộng lớn trên bề mặt Trái Đất, thích hợp cho các hệ thống định vị toàn cầu và các ứng dụng tìm đường. Câu 3: Tốc độ tối đa của GSM 5G có thể đạt được là bao nhiêu? Đáp án: 10 Gb/s. Giải thích: GSM 5G có khả năng đạt tốc độ lên đến 10 Gb/s, độ trễ thấp, và hỗ trợ nhiều thiết bị kết nối hơn, phù hợp cho các ứng dụng IoT và truyền dữ liệu tốc độ cao. Xem thêm
Sơ bộ về thiết kế mạng
Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế mạng bao gồm: - Mục đích xây dựng mạng: Xác định thiết kế công suất và băng thông cần thiết. - Quy mô địa lý và vị trí thiết bị: Ảnh hưởng đến việc chọn thiết bị và đường truyền, cũng như cấu trúc mạng. - Kinh phí đầu tư: Quyết định thiết kế và đầu tư có thể điều chỉnh theo khả năng tài chính và ưu tiên. - Mỹ thuật: Không phải yếu tố chính trong thiết kế mạng, chỉ là vấn đề thứ yếu. Quy trình thiết kế mạng gồm các bước: 1. Khảo sát và phân tích: Đánh giá hiện trạng, nhu cầu và đặc điểm triển khai. 2.Thiết kế logic: Xác định cấu trúc kết nối, mô hình tương tác và giao thức mạng. 3.Thiết kế kỹ thuật: Chọn thiết bị, điểm đặt, tính năng thiết bị và cáp nối. 4.Lựa chọn hệ điều hành mạng: Ảnh hưởng đến mô hình mạng và tính năng thiết bị để đáp ứng các ứng dụng. 1. Các bước khảo sát hiện trạng và phân tích nhu cầu: Để thiết kế mạng cho một trường học với các tòa nhà A, B, và C, có các yêu cầu sau: - Yêu cầu kết nối: Kết nối tất cả máy tính trong các phòng thực hành (25 máy x 3 phòng) và phòng máy tính của bộ môn Toán – Tin (5 máy). Kết nối Internet cho tất cả các máy tính. Cung cấp Wi-Fi cho máy tính xách tay và điện thoại thông minh của giáo viên và học sinh. - Chức năng mạng: Truy cập bài giảng video: Internet: Cung cấp tài liệu và hỗ trợ dạy và học trực tuyến. - Quản trị mạng: Đăng nhập - Dữ liệu dùng chung: Chia sẻ thư mục dữ liệu (như bài giảng video) chỉ đọc cho tất cả người dùng và huỷ chia sẻ sau khi sử dụng. Kết luận: Mạng cần kết nối các máy tính và cung cấp Wi-Fi, đảm bảo khả năng truy cập Internet và quản trị dễ dàng với yêu cầu về bảo mật dữ liệu và chia sẻ tài nguyên. Bước 2: Thiết kế logic: Thiết kế logic mạng bao gồm cấu trúc kết nối và mô hình kiểm soát. Có hai mô hình chính: 1.Mô hình làm việc nhóm (Workgroup): - Không có máy chủ điều khiển. - Người dùng phải tạo tài khoản và đăng nhập riêng trên mỗi máy tính. - Quản trị đơn giản. 2. Mô hình miền (Domain): - Quản lý tài nguyên và người dùng bởi một máy chủ kiểm soát miền (Domain Controller). - Người dùng có tài khoản chung và truy cập từ bất kỳ máy tính nào. - Quản lý tập trung, phức tạp hơn. Kết luận: Mô hình workgroup là phù hợp với yêu cầu không đòi hỏi quản trị phức tạp. Có ba cấu trúc kết nối mạng cơ bản: 1.Cấu trúc dạng tuyến (Bus Topology): - Các thiết bị kết nối vào một đường trục mạng. - Hầu như không còn dùng để kết nối trực tiếp các máy tính, nhưng vẫn được sử dụng để kết nối giữa các tòa nhà hoặc tầng. 2.Cấu trúc dạng vòng (Ring Topology): - Các thiết bị nối thành một vòng kín; dữ liệu chuyển theo một chiều. - Ít được sử dụng hiện nay để kết nối trực tiếp các máy tính. 3.Cấu trúc hình sao (Star Topology): - Các thiết bị đầu cuối kết nối với một thiết bị trung tâm như hub, switch, hoặc router. - Dễ thi công, mở rộng, rẻ tiền và tin cậy; phổ biến trong các mạng cục bộ hiện nay. Ngoài ra, có các cấu trúc hỗn hợp như: -Cấu trúc phân cấp: Kết hợp nhiều cấu trúc hình sao, phù hợp với mạng lớn như mạng trường học. Tầng dưới sử dụng hình sao cho các khu vực, tầng trên kết nối các khu vực. Bước 3: Thiết kế vật lý: Phân đoạn mạng có những mục đích chính như: 1.Giảm xung đột tín hiệu: Chia mạng thành các phân đoạn nhỏ hơn giúp giảm xung đột tín hiệu, đặc biệt khi kết nối qua hub hoặc repeater 2.Tăng cường hiệu quả truyền dữ liệu: Switch (và router) giúp tách các phân đoạn, chỉ mở cổng cho dữ liệu truyền thực sự, làm giảm xung đột và tăng hiệu quả truyền dữ liệu. 3. Bảo vệ dữ liệu: Phân đoạn mạng có thể giúp bảo vệ dữ liệu quan trọng bằng cách tạo một phân đoạn riêng cho máy chủ dữ liệu, kết nối qua router với hệ thống tường lửa. 4. Khắc phục sự cố: Phân đoạn mạng cho phép cô lập và khắc phục sự cố mà không ảnh hưởng đến các phân đoạn khác. 5. Kết nối Wi-Fi: Cần một router Wi-Fi để kết nối với Internet và cung cấp truy cập không dây cho khu vực văn phòng. Router này nên nối vào switch thay vì hub để đảm bảo hiệu suất tốt hơn. Thiết kế phân đoạn mạng là một phần quan trọng để đảm bảo mạng hoạt động hiệu quả và ổn định. Để đảm bảo hiệu quả, cần tuân thủ quy tắc "5-4-3" trong thiết kế mạng: - Không quá 5 phân đoạn mạng trong cùng một vùng xung đột. - Không quá 4 repeater trong cùng một đường truyền. - Không quá 3 phân đoạn có máy tính. Cách cấu hình -Phòng thực hành: Dùng 25 cổng kết nối tới máy thực hành, 1 cổng cho máy giáo viên, 1 cổng cho thiết bị Wi-Fi, và 1 cổng nối về switch. -Switch: Chọn loại 8 cổng để kết nối với hub của các phòng thực hành (3 cổng), hub văn phòng (1 cổng), router Wi-Fi (1 cổng), và các cổng dự phòng. Băng thông:Các ứng dụng quản lý yêu cầu băng thông thấp. - Các ứng dụng video cần băng thông lớn (0,5 đến 3 Megabit/s cho một luồng video). - Với nhu cầu video đồng thời của vài chục người, nên chọn chuẩn 100Base-TX hoặc Gigabit Ethernet để đảm bảo băng thông. Bước 4: Chọn hệ điều hành mạng: Hệ điều hành mạng phổ biến có Windows, MacOS và Linux. Trong các trường học hiện nay, Windows được sử dụng rộng rãi vì nó cung cấp công cụ cấu hình mạng cho cả mô hình workgroup và domain, cùng với khả năng cấu hình kết nối Internet. Thiết kế mạng là xây dựng các giải pháp kĩ thuật cho mạng để đáp ứng được các yêu cầu ứng dụng mạng. Các bước thiết kế mạng gồm: 1. Khảo sát và phân tích yêu cầu. 2. Thiết kế logic: đưa ra mô hình tương tác trong mạng, cấu trúc kết nối của mạng và giao thức mạng. 3. Thiết kế vật lí: lựa chọn chủng loại thiết bị và thông số kĩ thuật, cách kết nối thiết bị theo cấu trúc kết nối. 4. Lựa chọn hệ điều hành mạng. Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 24: Sơ bộ về thiết kế mạng PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế mạng không bao gồm yếu tố nào sau đây? A. Mục đích xây dựng mạng B. Quy mô địa lý và vị trí thiết bị C. Kinh phí đầu tư D. Mỹ thuật Đáp án: D Giải thích: Mỹ thuật không phải là yếu tố chính trong thiết kế mạng; nó chỉ là vấn đề thứ yếu so với các yếu tố như mục đích, quy mô, và kinh phí đầu tư. Câu 2: Bước nào sau đây không phải là một phần của quy trình thiết kế mạng? A. Khảo sát và phân tích B. Thiết kế logic C. Thiết kế kỹ thuật D. Lựa chọn phần mềm ứng dụng Đáp án: D Giải thích: Quy trình thiết kế mạng gồm khảo sát và phân tích, thiết kế logic, thiết kế kỹ thuật, và lựa chọn hệ điều hành mạng. Lựa chọn phần mềm ứng dụng không thuộc quy trình thiết kế mạng. Câu 3: Mô hình nào sau đây cho phép quản lý tập trung và yêu cầu một máy chủ kiểm soát miền? A. Workgroup B. Domain C. Bus Topology D. Ring Topology Đáp án: B Giải thích: Mô hình Domain quản lý tài nguyên và người dùng bởi một máy chủ kiểm soát miền (Domain Controller), cho phép quản lý tập trung và phức tạp hơn. Câu 4: Cấu trúc kết nối nào sau đây ít được sử dụng hiện nay để kết nối trực tiếp các máy tính? A. Bus Topology B. Star Topology C. Ring Topology D. Hierarchical Topology Đáp án: A Giải thích: Cấu trúc Bus Topology ít được sử dụng hiện nay để kết nối trực tiếp các máy tính, mà thường được sử dụng để kết nối giữa các tòa nhà hoặc tầng. Câu 5: Mục đích chính của việc phân đoạn mạng là gì? A. Giảm chi phí thiết bị B. Tăng số lượng máy tính C. Giảm xung đột tín hiệu D. Tăng tốc độ truyền tín hiệu Đáp án: C Giải thích: Phân đoạn mạng giúp giảm xung đột tín hiệu bằng cách chia mạng thành các phân đoạn nhỏ hơn, làm tăng hiệu quả truyền dữ liệu và bảo vệ dữ liệu. Câu 6: Quy tắc "5-4-3" trong thiết kế mạng liên quan đến số lượng phân đoạn mạng, repeater và máy tính là gì? A. Không quá 5 máy tính, 4 repeater, 3 phân đoạn mạng B. Không quá 5 phân đoạn mạng, 4 repeater, 3 phân đoạn có máy tính C. Không quá 4 phân đoạn mạng, 3 repeater, 5 máy tính D. Không quá 5 repeater, 3 phân đoạn mạng, 4 máy tính Đáp án: B Giải thích: Quy tắc "5-4-3" yêu cầu không quá 5 phân đoạn mạng trong cùng một vùng xung đột, không quá 4 repeater trong cùng một đường truyền, và không quá 3 phân đoạn có máy tính. Câu 7: Khi thiết kế mạng cho trường học, số cổng cần có cho switch để kết nối các hub của các phòng thực hành, văn phòng và router Wi-Fi là bao nhiêu? A. 4 cổng B. 8 cổng C. 16 cổng D. 24 cổng Đáp án: B Giải thích: Switch chọn loại 8 cổng để kết nối với hub của các phòng thực hành (3 cổng), hub văn phòng (1 cổng), router Wi-Fi (1 cổng), và các cổng dự phòng. Câu 8: Loại cấu trúc kết nối nào là phổ biến trong các mạng cục bộ hiện nay vì dễ thi công và mở rộng? A. Ring Topology B. Bus Topology C. Star Topology D. Hierarchical Topology Đáp án: C Giải thích: Cấu trúc hình sao (Star Topology) là phổ biến trong các mạng cục bộ vì dễ thi công, mở rộng, rẻ tiền và tin cậy. Câu 9: Hệ điều hành mạng nào sau đây được sử dụng phổ biến nhất trong các trường học vì khả năng cấu hình mạng tốt? A. Linux B. MacOS C. Windows D. Unix Đáp án: C Giải thích: Windows là hệ điều hành mạng được sử dụng rộng rãi trong các trường học vì nó cung cấp công cụ cấu hình mạng cho cả mô hình workgroup và domain, cùng với khả năng cấu hình kết nối Internet. Câu 10: Thiết bị nào sau đây thường được sử dụng để kết nối các thiết bị đầu cuối trong cấu trúc hình sao? A. Hub B. Router C. Repeater D. Switch Đáp án: D Giải thích: Trong cấu trúc hình sao (Star Topology), các thiết bị đầu cuối kết nối với một thiết bị trung tâm như switch, hub, hoặc router. Switch là thiết bị thường được sử dụng để kết nối các thiết bị đầu cuối trong cấu trúc này. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế mạng bao gồm các câu sau đúng hay sai? a) Mục đích xây dựng mạng b) Quy mô địa lý và vị trí thiết bị c) Kinh phí đầu tư d) Mỹ thuật a) Đúng: Mục đích xây dựng mạng xác định yêu cầu về công suất và băng thông cần thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến thiết kế mạng để đảm bảo đáp ứng được các nhu cầu cụ thể của tổ chức hoặc dự án. b) Đúng: Quy mô địa lý và vị trí của thiết bị ảnh hưởng đến việc chọn thiết bị, đường truyền và cấu trúc mạng. Điều này quyết định cách thiết kế mạng để phù hợp với phạm vi và cấu trúc của tổ chức hoặc hệ thống. c)Đúng: Kinh phí đầu tư quyết định thiết kế mạng và mức đầu tư cần thiết. Thiết kế và các quyết định về thiết bị phải được điều chỉnh theo khả năng tài chính của tổ chức. d) Sai: Mỹ thuật không phải là yếu tố chính trong thiết kế mạng. Mặc dù có thể quan tâm đến sự thẩm mỹ, nhưng đây không phải là yếu tố chính ảnh hưởng đến thiết kế mạng. Các yếu tố chính bao gồm mục đích, quy mô, và kinh phí. Câu 2: Quy trình thiết kế mạng bao gồm các bước sau đây đúng hay sai? a) Khảo sát và phân tích b) Thiết kế logic c) Thiết kế kỹ thuật d) Lựa chọn phần mềm ứng dụng a) Đúng: Bước này đánh giá hiện trạng, nhu cầu và đặc điểm triển khai mạng. Đây là bước đầu tiên để hiểu rõ yêu cầu và điều kiện thực tế trước khi thiết kế mạng. b)Đúng: Bước thiết kế logic xác định cấu trúc kết nối, mô hình tương tác, và giao thức mạng. Đây là bước quan trọng để thiết lập cách các phần của mạng sẽ tương tác và hoạt động. c) Đúng: Bước thiết kế kỹ thuật bao gồm việc chọn thiết bị, điểm đặt, tính năng thiết bị, và cáp nối. Đây là bước thực hiện các quyết định cụ thể về phần cứng và kết nối để đảm bảo mạng hoạt động hiệu quả. d)Sai: Lựa chọn phần mềm ứng dụng không phải là một bước trong quy trình thiết kế mạng. Các bước chính trong quy trình thiết kế mạng là khảo sát và phân tích, thiết kế logic, thiết kế kỹ thuật, và lựa chọn hệ điều hành mạng. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Trong quá trình thiết kế mạng, yếu tố nào là thứ yếu và không phải là yếu tố chính trong việc thiết kế mạng? Đáp án: Mỹ thuật Giải thích: Mỹ thuật không phải là yếu tố chính trong thiết kế mạng. Các yếu tố quan trọng bao gồm mục đích xây dựng mạng, quy mô địa lý và vị trí thiết bị, và kinh phí đầu tư. Mỹ thuật chỉ là vấn đề thứ yếu và không ảnh hưởng nhiều đến thiết kế mạng. Câu 2: Trong các cấu trúc kết nối mạng, cấu trúc nào phổ biến nhất trong các mạng cục bộ hiện nay? Đáp án: Cấu trúc hình sao (Star Topology) Giải thích: Cấu trúc hình sao (Star Topology) là cấu trúc kết nối phổ biến trong các mạng cục bộ hiện nay vì nó dễ thi công, mở rộng, rẻ tiền và tin cậy. Các thiết bị đầu cuối kết nối với một thiết bị trung tâm như hub, switch, hoặc router, giúp quản lý và bảo trì mạng dễ dàng hơn. Câu 3: Quy tắc "5-4-3" trong thiết kế mạng nhằm mục đích gì? Đáp án: Giảm xung đột tín hiệu và độ trễ mạng Giải thích: Quy tắc "5-4-3" giúp giảm xung đột tín hiệu và độ trễ mạng bằng cách giới hạn số lượng phân đoạn mạng và repeater trong cùng một đường truyền. Quy tắc này đảm bảo hiệu quả truyền dữ liệu và tránh tình trạng quá tải trong mạng. Xem thêm
Làm quen với Học máy
1. Tìm hiểu sơ lược về học máy Học máy là lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển thuật toán cho phép máy tính tự học từ dữ liệu để dự đoán hoặc quyết định mà không cần lập trình rõ ràng. Máy tính tự học từ dữ liệu, không cần lập trình chi tiết, giúp giải quyết các bài toán phức tạp và cải thiện khả năng phân loại và nhận diện. Học máy là một lĩnh vực của Al nghiên cứu và phát triển các thuật toán và mô hình đem lại khả năng học cho máy tính. Nó cho phép máy tính tự động tìm hiểu từ dữ liệu và tạo ra các mô hình dự đoán hoặc quyết định dựa trên dữ liệu mà không cần phải được lập trình cụ thể. 2. Phân loại và vai trò của học máy trong thực tế a) Phân loại học máy: Trong Học máy, có hai loại dữ liệu đầu vào chính: dữ liệu có nhãn*và dữ liệu không có nhãn. - Dữ liệu có nhãn: Dữ liệu đã được gán nhãn hoặc giá trị đích cụ thể. Ví dụ, hình ảnh đã được gán nhãn là "con ngựa" hoặc "không phải ngựa". Dữ liệu có nhãn quan trọng trong quá trình huấn luyện mô hình học máy vì nó giúp mô hình học và đưa ra dự đoán chính xác trên dữ liệu mới. - Dữ liệu không có nhãn: Dữ liệu không có nhãn hoặc giá trị đích cụ thể. Hai phương pháp học máy cơ bản tương ứng với hai loại dữ liệu đầu vào là: 1.Học có giám sát: Sử dụng dữ liệu có nhãn để huấn luyện mô hình. Mô hình học mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra để dự đoán nhãn cho dữ liệu mới. Ví dụ: lọc thư rác, nhận dạng hình ảnh, nhận dạng chữ viết tay. Học có giám sát là phương pháp phổ biến nhất và có nhiều ứng dụng thực tế. 2.Học không giám sát: là phương pháp học máy sử dụng dữ liệu không có nhãn. Phương pháp này giúp mô hình hóa cấu trúc hoặc thông tin ẩn trong dữ liệu dựa trên mối quan hệ tương tự hoặc khác biệt và xác suất đồng xuất hiện của các đối tượng. Ứng dụng của học không giám sát bao gồm: - Phân chia dữ liệu thành các nhóm - Xác định phân khúc khách hàng: Dựa trên lịch sử mua hàng để phân loại nhóm khách hàng. - Phát hiện bất thường. - Xác định chủ đề Học không giám sát giúp khai thác thông tin ẩn và phân nhóm dữ liệu mà không cần nhãn trước. b) Vai trò của học máy: Học máy đóng vai trò quan trọng trong nhiều ứng dụng thực tế nhờ khả năng khai thác và phân tích dữ liệu lớn và đa dạng. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu: - Lọc thư rác: Học máy giúp phân loại thư điện tử thành thư rác hoặc thư thường dựa trên các đặc điểm của thư, cải thiện hiệu suất lọc qua việc học từ dữ liệu và cập nhật mô hình. - Chẩn đoán bệnh: Học máy phân tích dữ liệu sức khoẻ và xét nghiệm để xây dựng mô hình chẩn đoán và dự báo tình trạng sức khoẻ, hỗ trợ bác sĩ đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác. - Phân tích thị trường**: Học máy phân tích dữ liệu thị trường để xác định xu hướng, dự báo biến động giá cả và hỗ trợ chiến lược kinh doanh, giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định dựa trên thông tin và phân tích kỹ thuật. - Nhận dạng tiếng nói: Học máy xây dựng mô hình âm thanh để nhận dạng và phân biệt âm thanh của các đơn vị tiếng, cải thiện khả năng nhận diện tiếng nói của người dùng khác nhau. - Nhận dạng chữ viết: Học máy sử dụng mô hình hình học để nhận diện chữ viết tay, với sự phát triển của học sâu giúp cải thiện đáng kể khả năng nhận diện chữ viết. -Dịch tự động: Học máy xây dựng mô hình dịch tự động từ dữ liệu bản dịch và bản gốc, giúp dịch văn bản và tiếng nói giữa các ngôn ngữ, giảm rào cản ngôn ngữ trong giao tiếp và phát triển hợp tác. Học máy giúp xử lý và phân tích dữ liệu lớn, tự động hoá các nhiệm vụ phức tạp, và không ngừng cập nhật mô hình để phản ứng với sự thay đổi của dữ liệu. ->Hai phương pháp học máy cơ bản là học có giám sát và học không giám sát, tuỳ theo tập dữ liệu cung cấp cho mô hình học máy là dữ liệu có nhãn hay không có nhãn. Học máy giúp xử lí lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và hiệu quả, bao gồm cả các dữ liệu không ngừng thay đổi theo thời gian, trợ giúp các quá trình ra quyết định cũng như tự động hoá các nhiệm vụ phức tạp. Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 25: Làm quen với Học máy PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Học máy thuộc lĩnh vực nào trong trí tuệ nhân tạo? A. Xử lý ngôn ngữ tự nhiên B. Học sâu C. Học máy D. Tìm kiếm thông tin Đáp án: C Giải thích: Học máy là một lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo (AI) nghiên cứu và phát triển các thuật toán giúp máy tính tự học từ dữ liệu để dự đoán hoặc quyết định mà không cần lập trình cụ thể. Câu 2: Trong học máy, loại dữ liệu nào được gán nhãn cụ thể để huấn luyện mô hình? A. Dữ liệu không có nhãn B. Dữ liệu không rõ C. Dữ liệu có nhãn D. Dữ liệu phụ Đáp án: C Giải thích: Dữ liệu có nhãn là dữ liệu đã được gán nhãn hoặc giá trị đích cụ thể, rất quan trọng trong quá trình huấn luyện mô hình học máy vì nó giúp mô hình học và dự đoán chính xác hơn. Câu 3: Phương pháp học máy nào sử dụng dữ liệu không có nhãn để mô hình hóa cấu trúc hoặc thông tin ẩn? A. Học có giám sát B. Học không giám sát C. Học sâu D. Học tăng cường Đáp án: B Giải thích: Học không giám sát sử dụng dữ liệu không có nhãn để khai thác thông tin ẩn, phân nhóm dữ liệu, và tìm hiểu cấu trúc nội tại của dữ liệu mà không cần nhãn trước. Câu 4: Một ứng dụng của học máy trong phân tích thị trường là gì? A. Lọc thư rác B. Nhận dạng chữ viết C. Dự báo biến động giá cả D. Chẩn đoán bệnh Đáp án: C Giải thích: Học máy phân tích dữ liệu thị trường để xác định xu hướng, dự báo biến động giá cả và hỗ trợ chiến lược kinh doanh. Câu 5: Trong các phương pháp học máy, cái nào sử dụng dữ liệu có nhãn để huấn luyện mô hình? A. Học không giám sát B. Học có giám sát C. Học tăng cường D. Học sâu Đáp án: B Giải thích: Học có giám sát sử dụng dữ liệu có nhãn để huấn luyện mô hình, giúp mô hình học mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra để dự đoán nhãn cho dữ liệu mới. Câu 6: Công nghệ học máy nào được sử dụng để nhận diện và phân biệt âm thanh của các đơn vị tiếng? A. Nhận dạng chữ viết B. Dịch tự động C. Nhận dạng tiếng nói D. Phân tích thị trường Đáp án: C Giải thích: Học máy xây dựng mô hình âm thanh để nhận diện và phân biệt âm thanh của các đơn vị tiếng, giúp cải thiện khả năng nhận diện tiếng nói của người dùng khác nhau. Câu 7: Học máy có thể giúp cải thiện khả năng phân loại và nhận diện trong lĩnh vực nào sau đây? A. Quản lý dự án B. Dịch tự động C. Phát triển phần mềm D. Lập trình cơ sở dữ liệu Đáp án: B Giải thích: Học máy xây dựng mô hình dịch tự động từ dữ liệu bản dịch và bản gốc, giúp dịch văn bản và tiếng nói giữa các ngôn ngữ, giảm rào cản ngôn ngữ trong giao tiếp. Câu 8: Để xây dựng một mô hình chẩn đoán bệnh, học máy sử dụng loại dữ liệu nào? A. Dữ liệu không có nhãn B. Dữ liệu có nhãn C. Dữ liệu giả lập D. Dữ liệu tham khảo Đáp án: B Giải thích: Để xây dựng mô hình chẩn đoán bệnh, học máy thường sử dụng dữ liệu có nhãn từ các xét nghiệm và dữ liệu sức khoẻ để dự đoán và chẩn đoán tình trạng sức khoẻ. Câu 9: Học máy giúp xử lý và phân tích dữ liệu lớn như thế nào? A. Tăng cường độ chính xác B. Tự động hoá các nhiệm vụ phức tạp C. Giảm kích thước dữ liệu D. Cải thiện tốc độ xử lý phần cứng Đáp án: B Giải thích: Học máy giúp tự động hoá các nhiệm vụ phức tạp bằng cách xử lý và phân tích lượng lớn dữ liệu, tạo ra các mô hình dự đoán và quyết định dựa trên dữ liệu. Câu 10: Để cải thiện khả năng nhận diện chữ viết tay, học máy sử dụng mô hình nào? A. Mô hình phân tích thị trường B. Mô hình hình học C. Mô hình phân nhóm D. Mô hình nhận dạng tiếng nói Đáp án: B Giải thích: Học máy sử dụng mô hình hình học để nhận diện chữ viết tay, với sự phát triển của học sâu giúp cải thiện khả năng nhận diện chữ viết tay một cách chính xác. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Phát biểu sau đúng hay sai về học máy? a) Học máy giúp máy tính tự xây dựng bộ lọc để phân loại thư điện tử mà không cần lập trình chi tiết. b) Học máy chỉ hoạt động tốt với dữ liệu đã được lập trình cụ thể. c) Một trong những ứng dụng của học có giám sát là nhận dạng hình ảnh. d) Học không giám sát là phương pháp phổ biến nhất trong học máy. a) Đúng: Học máy cho phép máy tính tự học từ dữ liệu để xây dựng bộ lọc phân loại thư điện tử, thay vì phải lập trình cụ thể cho từng loại thư. b) Sai: Học máy có thể học từ dữ liệu mà không cần lập trình cụ thể, tạo ra các mô hình dự đoán hoặc quyết định dựa trên dữ liệu mà không cần các quy tắc rõ ràng. c) Đúng: Học có giám sát sử dụng dữ liệu có nhãn để huấn luyện mô hình, bao gồm các ứng dụng như nhận dạng hình ảnh, nơi mà dữ liệu đầu vào có nhãn là hình ảnh và nhãn là danh mục tương ứng. d) Sai: Học có giám sát là phương pháp phổ biến nhất trong học máy, do nó sử dụng dữ liệu có nhãn để huấn luyện mô hình, dễ dàng đánh giá và đo lường hiệu quả. Câu 2: Xác định tính đúng/sai của các phát biểu sau về các ứng dụng của học máy: a) Học máy giúp phân loại thư điện tử thành thư rác hoặc thư thường dựa trên các đặc điểm của thư đúng hay sai? b) Học máy không thể được sử dụng trong chẩn đoán bệnh. c) Học máy không có khả năng xử lý và phân tích dữ liệu lớn. d) Một trong những ứng dụng của học máy là dịch tự động từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. a) Đúng: Học máy có khả năng phân loại thư điện tử thành thư rác hoặc thư thường bằng cách học từ các đặc điểm của thư trong quá trình huấn luyện. b) Sai: Học máy được sử dụng trong chẩn đoán bệnh bằng cách phân tích dữ liệu sức khỏe và xét nghiệm, hỗ trợ bác sĩ trong việc đưa ra các quyết định chính xác. c) Sai: Học máy có khả năng xử lý và phân tích lượng lớn dữ liệu, tự động hóa các nhiệm vụ phức tạp và liên tục cập nhật mô hình để đáp ứng sự thay đổi của dữ liệu. d) Đúng: Học máy được sử dụng để xây dựng các mô hình dịch tự động, giúp dịch văn bản và tiếng nói giữa các ngôn ngữ khác nhau, giảm rào cản ngôn ngữ trong giao tiếp. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Học máy (Machine Learning) là gì và nó hoạt động như thế nào? Đáp án: Học máy là một lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo (AI) chuyên nghiên cứu và phát triển các thuật toán và mô hình cho phép máy tính tự học từ dữ liệu mà không cần lập trình chi tiết. Máy tính sử dụng các thuật toán này để phân tích dữ liệu, nhận diện mẫu, và tạo ra các dự đoán hoặc quyết định dựa trên dữ liệu đã học được. Giải thích:Học máy hoạt động bằng cách sử dụng dữ liệu để huấn luyện các mô hình, sau đó áp dụng các mô hình này để phân tích và đưa ra dự đoán cho các dữ liệu mới. Nó giúp máy tính tự động hóa các nhiệm vụ phức tạp mà con người thường làm, như phân loại thư điện tử, chẩn đoán bệnh, và dịch ngôn ngữ. Câu 2: Phân biệt giữa học có giám sát và học không giám sát trong học máy? Đáp án: - Học có giám sát: Sử dụng dữ liệu có nhãn (được gán giá trị cụ thể) để huấn luyện mô hình. Mô hình học cách dự đoán nhãn cho dữ liệu mới dựa trên mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra từ dữ liệu huấn luyện. - Học không giám sát: Sử dụng dữ liệu không có nhãn. Mô hình tìm hiểu cấu trúc hoặc mẫu ẩn trong dữ liệu mà không có giá trị đích cụ thể, thường để phân chia dữ liệu thành các nhóm hoặc xác định sự bất thường. Giải thích: Học có giám sát yêu cầu dữ liệu phải có nhãn để mô hình có thể học cách phân loại hoặc dự đoán chính xác. Trong khi đó, học không giám sát không yêu cầu nhãn và được sử dụng để tìm hiểu các cấu trúc ẩn trong dữ liệu, như phân cụm khách hàng hoặc phát hiện sự bất thường. Câu 3: Nêu vai trò của học máy trong các ứng dụng thực tế? Đáp án: Học máy đóng vai trò quan trọng trong nhiều ứng dụng thực tế, bao gồm: Lọc thư rác: Phân loại thư điện tử thành thư rác hoặc thư thường. Chẩn đoán bệnh: Phân tích dữ liệu y tế để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị. Phân tích thị trường: Dự báo xu hướng và biến động giá cả. Nhận dạng tiếng nói: Cải thiện nhận diện tiếng nói của người dùng. Dịch tự động: Dịch văn bản và tiếng nói giữa các ngôn ngữ. Giải thích: Học máy giúp tự động hóa và cải thiện hiệu suất trong các lĩnh vực khác nhau nhờ khả năng phân tích dữ liệu lớn, học từ dữ liệu để tạo ra các mô hình dự đoán, và liên tục cập nhật mô hình để thích ứng với sự thay đổi của dữ liệu. Xem thêm
Làm quen với Khoa học dữ liệu
1. Khái niệm và mục tiêu của khoa học dữ liệu Khoa học dữ liệu là lĩnh vực liên ngành kết hợp các phương pháp khoa học, quy trình, và thuật toán để khai thác tri thức từ dữ liệu. Nó tích hợp các kỹ thuật và công cụ từ: - Khoa học máy tính: Cung cấp công cụ và kỹ thuật để xử lý, phân tích và khai thác dữ liệu. -Toán học và thống kê: Cung cấp phương pháp phân tích dữ liệu và tạo mô hình dự đoán. - Tri thức chuyên ngành: Áp dụng các kiến thức đặc thù để hiểu và tận dụng dữ liệu nhằm hỗ trợ quyết định. Mục tiêu của khoa học dữ liệu là giúp tổ chức và cá nhân hiểu rõ dữ liệu và sử dụng tri thức từ dữ liệu để đưa ra quyết định phù hợp. b) Mục tiêu của khoa học dữ liệu: Mục tiêu chính của Khoa học dữ liệu là phân tích và khai phá dữ liệu để tạo ra tri thức và đưa ra các quyết định phù hợp. Các mục tiêu cụ thể bao gồm: 1.Tổ chức và quản lý dữ liệu: Xây dựng và duy trì hệ thống tổ chức dữ liệu hiệu quả để đảm bảo tính toàn vẹn và sẵn sàng của dữ liệu, hỗ trợ phân tích và ra quyết định. 2.Phân tích dữ liệu: Hiểu rõ nội dung và cấu trúc dữ liệu, xác định đặc điểm quan trọng, nhận diện nhóm và xu hướng để có cái nhìn toàn diện về dữ liệu. 3. Trực quan hóa dữ liệu: Biểu diễn dữ liệu bằng sơ đồ, biểu đồ, hoặc hình ảnh để dễ dàng hiểu và phân tích dữ liệu. 4. Tối ưu hóa quyết định: Sử dụng thuật toán tối ưu hóa để đưa ra quyết định tốt nhất dựa trên các ràng buộc và mục tiêu, chẳng hạn như tối ưu hóa quy trình sản xuất. 5. Khám phá tri thức: Tìm ra các mối quan hệ ẩn chứa trong dữ liệu, xác định nguyên nhân và kết quả, và tạo ra tri thức mới để cải thiện hiểu biết và ứng dụng dữ liệu trong thực tiễn. Các mục tiêu này giúp tận dụng dữ liệu hiệu quả, cải thiện hoạt động và đưa ra quyết định thông minh. =>Khoa học dữ liệu là một lĩnh vực liên ngành, sử dụng các công cụ của khoa học máy tính, toán học và thống kê để khám phá tri thức từ dữ liệu, kết hợp những tri thức đó với tri thức chuyên ngành làm cơ sở cho những quyết định phù hợp. Các mục tiêu cụ thể của Khoa học dữ liệu bao gồm thăm dò, khai thác, phân tích, khai phá và trực quan hoá dữ liệu, làm cơ sở xây dựng mô hình dự đoán, dự báo và tối ưu hoá quyết định, hướng tới mục tiêu cao nhất đó là khám phá tri thức từ dữ liệu. 2. Một số thành tựu của khoa học dữ liệu Sự phát triển của Khoa học dữ liệu, AI và Học máy gắn liền với sự ra đời và phát triển của dữ liệu lớn. Dữ liệu lớn được đặc trưng bởi "năm chữ V" (5V): - Khối lượng (Volume): Kích thước rất lớn của tập dữ liệu. - Vận tốc (Velocity): Tốc độ tạo ra và cần phân tích dữ liệu. - Sự đa dạng (Variety): Nhiều loại dữ liệu khác nhau như văn bản, âm thanh, video. - Giá trị (Value): Tính hữu ích của dữ liệu. - Tính xác thực (Veracity): Đảm bảo dữ liệu chính xác, vì dữ liệu lớn thường có nhiều nhiễu và sai số. Mối quan hệ giữa AI, Học máy và Khoa học dữ liệu là gắn bó và tương hỗ, với nhiều thành tựu được coi là thành tựu chung của cả ba lĩnh vực. Một số thành tựu cụ thể của Khoa học dữ liệu bao gồm: - Đổi mới quá trình ra quyết định: Khoa học dữ liệu giúp tổ chức và cá nhân đưa ra quyết định chính xác hơn bằng cách phân tích và khai thác dữ liệu, dự báo xu hướng, phát hiện hoạt động gian lận và tối ưu hóa phân bổ tài nguyên. -Tự động hoá và đổi mới sáng tạo: Khoa học dữ liệu sử dụng mô hình học máy để tự động hoá công việc lặp đi lặp lại, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong các lĩnh vực như sản xuất, hậu cần, dịch vụ khách hàng, và quản lý tài chính. -Cá nhân hóa dịch vụ và cải thiện trải nghiệm khách hàng: Khoa học dữ liệu hỗ trợ cung cấp dịch vụ cá nhân hóa thông qua phân tích dữ liệu khách hàng, nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng. Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 26: Làm quen với Khoa học dữ liệu PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Khoa học dữ liệu kết hợp các phương pháp và công cụ từ những lĩnh vực nào? A. Khoa học máy tính, toán học, và thống kê B. Y học, sinh học, và hóa học C. Kỹ thuật, vật lý, và hóa học D. Triết học, lịch sử, và ngôn ngữ học Giải thích: Khoa học dữ liệu kết hợp các phương pháp và công cụ từ khoa học máy tính, toán học, và thống kê để xử lý, phân tích và khai thác dữ liệu. Câu 2: Một trong những mục tiêu chính của khoa học dữ liệu là gì? A. Chỉ lưu trữ dữ liệu B. Tạo ra tri thức và đưa ra các quyết định phù hợp C. Phát triển phần cứng máy tính D. Dự đoán thời tiết Đáp án: B Giải thích: Mục tiêu chính của khoa học dữ liệu là phân tích và khai phá dữ liệu để tạo ra tri thức và đưa ra các quyết định phù hợp. Câu 3: Khái niệm "dữ liệu lớn" được đặc trưng bởi bao nhiêu chữ V? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Đáp án: C Giải thích: Dữ liệu lớn được đặc trưng bởi "năm chữ V": Khối lượng (Volume), Vận tốc (Velocity), Sự đa dạng (Variety), Giá trị (Value), và Tính xác thực (Veracity). Câu 4: Trong khoa học dữ liệu, mục tiêu của việc "trực quan hóa dữ liệu" là gì? A. Lưu trữ dữ liệu an toàn B. Tăng tốc độ truy cập dữ liệu C. Biểu diễn dữ liệu bằng sơ đồ, biểu đồ, hoặc hình ảnh D. Phân loại dữ liệu Đáp án: C Giải thích: Trực quan hóa dữ liệu là việc biểu diễn dữ liệu bằng sơ đồ, biểu đồ, hoặc hình ảnh để dễ dàng hiểu và phân tích dữ liệu. Câu 5: Một trong những thành tựu của khoa học dữ liệu là gì? A. Phát minh ra máy tính cá nhân B. Phát hiện hoạt động gian lận C. Xây dựng các nhà máy sản xuất D. Khám phá vũ trụ Đáp án: B Giải thích: Khoa học dữ liệu giúp phát hiện hoạt động gian lận bằng cách phân tích và khai thác dữ liệu để dự báo xu hướng và xác định các hành vi bất thường. Câu 6: Một ứng dụng của học máy trong khoa học dữ liệu là gì? A. Tạo ra năng lượng từ hạt nhân B. Tự động hoá công việc lặp đi lặp lại C. Thay đổi khí hậu D. Nghiên cứu lịch sử Đáp án: B Giải thích: Học máy trong khoa học dữ liệu giúp tự động hóa công việc lặp đi lặp lại, tiết kiệm thời gian và chi phí. Câu 7: Khối lượng dữ liệu trong "dữ liệu lớn" đề cập đến điều gì? A. Tốc độ xử lý dữ liệu B. Kích thước của tập dữ liệu C. Độ chính xác của dữ liệu D. Đa dạng loại dữ liệu Đáp án: B Giải thích: Khối lượng trong "dữ liệu lớn" đề cập đến kích thước rất lớn của tập dữ liệu. Câu 8: Mục tiêu của việc tối ưu hóa quyết định trong khoa học dữ liệu là gì? A. Giảm kích thước dữ liệu B. Sử dụng thuật toán tối ưu hóa để đưa ra quyết định tốt nhất C. Tăng độ phức tạp của dữ liệu D. Lưu trữ dữ liệu an toàn Đáp án: B Giải thích: Tối ưu hóa quyết định trong khoa học dữ liệu sử dụng thuật toán tối ưu hóa để đưa ra quyết định tốt nhất dựa trên các ràng buộc và mục tiêu. Câu 9: Một ví dụ về việc cải thiện trải nghiệm khách hàng thông qua khoa học dữ liệu là gì? A. Tăng số lượng sản phẩm B. Cung cấp dịch vụ cá nhân hóa C. Tạo ra các sản phẩm mới D. Phát triển các chương trình truyền hình Đáp án: B Giải thích: Khoa học dữ liệu hỗ trợ cung cấp dịch vụ cá nhân hóa thông qua phân tích dữ liệu khách hàng, nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng. Câu 10: Mối quan hệ giữa AI, Học máy và Khoa học dữ liệu là gì? A. Độc lập và không liên quan B. Gắn bó và tương hỗ C. Cạnh tranh và đối lập D. Không có mối quan hệ Đáp án: B Giải thích: AI, Học máy và Khoa học dữ liệu có mối quan hệ gắn bó và tương hỗ, với nhiều thành tựu được coi là thành tựu chung của cả ba lĩnh vực. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Khái niệm và mục tiêu của khoa học dữ liệu sau đây đúng hay sai? a) Khoa học dữ liệu là lĩnh vực liên ngành kết hợp các phương pháp khoa học, quy trình, và thuật toán để khai thác tri thức từ dữ liệu. b) Mục tiêu của khoa học dữ liệu là chỉ để lưu trữ dữ liệu mà không cần phân tích. c) Trực quan hóa dữ liệu không phải là một phần của khoa học dữ liệu. d) Tri thức chuyên ngành không liên quan đến khoa học dữ liệu. a) Đúng: Khoa học dữ liệu tích hợp các kỹ thuật và công cụ từ khoa học máy tính, toán học, và thống kê để phân tích và khai thác dữ liệu. b) Sai: Mục tiêu chính của khoa học dữ liệu là phân tích và khai phá dữ liệu để tạo ra tri thức và đưa ra các quyết định phù hợp, không chỉ đơn thuần là lưu trữ. c) Sai: Trực quan hóa dữ liệu là một phần quan trọng của khoa học dữ liệu, giúp biểu diễn dữ liệu dưới dạng hình ảnh để dễ hiểu và phân tích. d) Sai: Tri thức chuyên ngành là một phần quan trọng trong khoa học dữ liệu, giúp hiểu và tận dụng dữ liệu trong các ngữ cảnh cụ thể. Câu 2: Phát biểu sau đây dứng hay sai về Một số thành tựu của khoa học dữ liệu? a) Khoa học dữ liệu giúp đổi mới quá trình ra quyết định bằng cách phân tích và khai thác dữ liệu. b) Khoa học dữ liệu chỉ áp dụng trong lĩnh vực tài chính. c) Tự động hóa là một trong những thành tựu của khoa học dữ liệu. d) Khoa học dữ liệu không liên quan đến việc cải thiện trải nghiệm khách hàng a) Đúng: Khoa học dữ liệu giúp tổ chức và cá nhân đưa ra quyết định chính xác hơn thông qua việc phân tích dữ liệu và dự báo xu hướng. b) Sai: Khoa học dữ liệu có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, y tế, marketing, và nhiều ngành khác. c) Đúng: Khoa học dữ liệu sử dụng mô hình học máy để tự động hoá các công việc lặp đi lặp lại, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. d) Sai: Khoa học dữ liệu giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng thông qua phân tích dữ liệu để cung cấp dịch vụ cá nhân hóa và tối ưu hóa dịch vụ. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Khoa học dữ liệu là lĩnh vực kết hợp các phương pháp khoa học, quy trình và thuật toán để làm gì? Đáp án: Để khai thác tri thức từ dữ liệu. Giải thích: Khoa học dữ liệu sử dụng các kỹ thuật từ khoa học máy tính, toán học và thống kê để xử lý và phân tích dữ liệu, nhằm trích xuất thông tin có giá trị và hỗ trợ ra quyết định. Câu 2: Khoa học dữ liệu tích hợp các kỹ thuật và công cụ từ những lĩnh vực nào? Đáp án: Khoa học máy tính, toán học và thống kê, tri thức chuyên ngành. Giải thích: Khoa học dữ liệu là một lĩnh vực liên ngành, kết hợp công cụ và kỹ thuật từ khoa học máy tính, phương pháp phân tích từ toán học và thống kê, và kiến thức chuyên ngành để khai thác và ứng dụng dữ liệu Câu 3: Một trong những thành tựu chính của khoa học dữ liệu là gì? Đáp án: Đổi mới quá trình ra quyết định. Giải thích: Khoa học dữ liệu giúp các tổ chức và cá nhân đưa ra quyết định chính xác hơn bằng cách phân tích và khai thác dữ liệu, dự báo xu hướng, và tối ưu hóa các quy trình, dẫn đến cải thiện hiệu quả hoạt động và quản lý. Xem thêm
Máy tính và Khoa học dữ liệu
1. Vai trò của máy tính đối với sự phát triển của khoa học dữ liệu Quy trình Khoa học dữ liệu là chuỗi các bước để nghiên cứu, phân tích và khám phá tri thức từ dữ liệu. Quy trình này bao gồm: -Thu thập và tiền xử lý dữ liệu -Khám phá tri thức -Phân tích, đánh giá, triển khai và báo cáo kết quả Máy tính đóng vai trò thiết yếu trong quy trình này với các chức năng chính: -Xử lý và lưu trữ dữ liệu: Cung cấp công cụ để xử lý, lưu trữ và quản lý dữ liệu lớn và phức tạp. -Phân tích và khai phá dữ liệu: Thực hiện các thuật toán và mô hình học máy để phân tích dữ liệu và khám phá tri thức. -Trực quan hóa dữ liệu: Tạo các biểu đồ và đồ thị giúp trình bày phát hiện một cách dễ hiểu. -Tự động hóa: Hỗ trợ tự động hóa các tác vụ lặp lại, tăng tốc và giảm lỗi trong quy trình. - Xử lý song song: Dùng bộ xử lý đa lõi và hệ thống phân tán để giảm thời gian phân tích dữ liệu lớn. -Điện toán đám mây: Cung cấp tài nguyên tính toán qua nền tảng đám mây, giảm nhu cầu đầu tư vào phần cứng. - Hợp tác và truyền thông: Hỗ trợ làm việc nhóm, chia sẻ thông tin và cộng tác hiệu quả. =>Máy tính có vai trò không thể thiếu trong mọi giai đoạn của quy trình khoa học dữ liệu. Nó cung cấp sức mạnh tính toán, khả năng lưu trữ và khả năng tự động hoá cần thiết để xử lí, phân tích và khám phá tri thức từ dữ liệu, góp phần vào sự phát triển và thành công của Khoa học dữ liệu, mở ra cơ hội làm việc với dữ liệu lớn mà trước đây không thể thực hiện được. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực Khoa học dữ liệu, giúp tạo lập giá trị và tri thức từ nguồn dữ liệu lớn phong phú và đa dạng. 2. Tính ưu việt trong việc sử dụng máy tính và thuật toán hiệu quả để xử lí dữ liệu lớn Máy tính và các thuật toán hiệu quả giúp xử lý dữ liệu lớn một cách nhanh chóng, nhất quán và hiệu quả. Ví dụ cụ thể về Dự án Hệ gene người (Human Genome Project - HGP) minh họa điều này rõ ràng. Giải trình tự gene: - Hệ gene người là chuỗi 3 tỉ ký tự A, C, G, T mang thông tin di truyền. - Máy giải trình tự gene chỉ xác định được các đoạn nucleotide ngắn, cần ghép hàng triệu đoạn ngắn này thành một hệ gene hoàn chỉnh. - Quá trình này đòi hỏi máy tính mạnh và thuật toán chính xác. Dự án Hệ gene người (HGP): - Kích thước dữ liệu: Chuỗi hệ gene có độ dài khoảng 107,8 tỉ km, tạo ra hàng trăm gigabyte dữ liệu thô. - Lưu trữ dữ liệu: Dữ liệu HGP ước tính chiếm khoảng một trăm nghìn gigabyte. - Sức mạnh xử lý: Dự án sử dụng mạng lưới siêu máy tính toàn cầu, tương đương hàng nghìn máy tính xách tay hiện đại. Lợi ích và tầm quan trọng: - Tốc độ và hiệu quả: Máy tính và thuật toán giúp đẩy nhanh quá trình phân tích dữ liệu di truyền, hoàn thành dự án nhanh hơn nhiều so với phương pháp thủ công. - Độ chính xác: Quy trình tự động giảm nguy cơ sai sót và đảm bảo tính chính xác của trình tự bộ gene. - Xử lý và lưu trữ dữ liệu: Cơ sở hạ tầng tính toán cho phép quản lý và lưu trữ dữ liệu gene lớn. - Tích hợp dữ liệu: Máy tính và thuật toán tích hợp dữ liệu từ nhiều nhóm nghiên cứu, đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả hợp tác. - Giải thích dữ liệu: Các thuật toán giúp giải thích thông tin di truyền, xác định gene và các vùng chức năng trong bộ gene. - Phân tích thời gian thực: Khả năng phân tích dữ liệu nhanh chóng, hỗ trợ đưa ra quyết định nhanh. - Xử lý song song: Kỹ thuật tính toán song song tăng tốc việc phân tích dữ liệu. - Khả năng mở rộng: Cơ sở hạ tầng tính toán được thiết kế để xử lý quy mô và độ phức tạp của dữ liệu gene, cần thiết cho các dự án khoa học quy mô lớn. Sự thành công của HGP đã cung cấp nhiều thông tin về gene người, thay đổi hiểu biết về di truyền học và dẫn tới nhiều tiến bộ y học. Điều này cho thấy tầm quan trọng của máy tính và các thuật toán trong nghiên cứu bộ gene và xử lý dữ liệu lớn. Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 27: Máy tính và Khoa học dữ liệu PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Máy tính đóng vai trò gì trong quá trình thu thập và tiền xử lý dữ liệu trong khoa học dữ liệu? A. Chỉ lưu trữ dữ liệu B. Chỉ trực quan hóa dữ liệu C. Cung cấp công cụ xử lý và lưu trữ dữ liệu lớn D. Tạo ra dữ liệu mới Đáp án: C Giải thích: Máy tính cung cấp các công cụ để xử lý và lưu trữ dữ liệu lớn, giúp quản lý và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả. Câu 2: Vai trò của máy tính trong việc trực quan hóa dữ liệu là gì? A. Tự động tạo ra dữ liệu mới B. Tạo các biểu đồ và đồ thị C. Lưu trữ dữ liệu D. Xử lý và phân tích dữ liệu Đáp án: B Giải thích: Máy tính giúp trực quan hóa dữ liệu thông qua việc tạo ra các biểu đồ và đồ thị, giúp trình bày kết quả một cách dễ hiểu. Câu 3: Trong dự án Hệ gene người (HGP), máy tính đã hỗ trợ gì cho quá trình giải trình tự gene? A. Lưu trữ dữ liệu một cách an toàn B. Đảm bảo độ chính xác của trình tự bộ gene C. Tạo ra các mô hình dữ liệu mới D. Phân tích dữ liệu bằng tay Đáp án: B Giải thích: Máy tính và các thuật toán đã giúp giảm nguy cơ sai sót và đảm bảo độ chính xác trong việc giải trình tự bộ gene. Câu 4: Một trong những ưu điểm của việc sử dụng điện toán đám mây trong khoa học dữ liệu là gì? A. Tăng chi phí phần cứng B. Giảm khả năng hợp tác C. Cung cấp tài nguyên tính toán mà không cần đầu tư vào phần cứng D. Giảm hiệu suất làm việc Đáp án: C Giải thích: Điện toán đám mây cho phép truy cập vào tài nguyên tính toán mạnh mà không cần đầu tư nhiều vào phần cứng, giúp tiết kiệm chi phí. Câu 5: Kỹ thuật nào được sử dụng để giảm thời gian phân tích dữ liệu lớn? A. Xử lý tuần tự B. Xử lý song song C. Xử lý bằng tay D. Xử lý dữ liệu nhỏ Đáp án: B Giải thích: Kỹ thuật xử lý song song sử dụng nhiều bộ xử lý để xử lý dữ liệu đồng thời, giúp giảm thời gian phân tích dữ liệu lớn. Câu 6: Tính năng tự động hóa trong khoa học dữ liệu giúp đạt được điều gì? A. Tạo ra dữ liệu mới từ dữ liệu cũ B. Tăng tốc và giảm lỗi trong quy trình C. Loại bỏ sự cần thiết của con người trong quá trình phân tích D. Tăng độ phức tạp của các bài toán Đáp án: B Giải thích: Tự động hóa giúp tăng tốc quy trình và giảm thiểu lỗi do con người gây ra, đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả. Câu 7: Máy tính hỗ trợ gì trong việc phân tích thời gian thực của dữ liệu? A. Chỉ lưu trữ dữ liệu mà không phân tích B. Phân tích dữ liệu với tốc độ chậm C. Hỗ trợ đưa ra quyết định nhanh chóng D. Tạo ra dữ liệu mới Đáp án: C Giải thích: Máy tính cho phép phân tích dữ liệu trong thời gian thực, giúp đưa ra các quyết định kịp thời và chính xác. Câu 8: Trong dự án HGP, vì sao cần sử dụng mạng lưới siêu máy tính? A. Để tiết kiệm chi phí B. Để tăng cường khả năng lưu trữ C. Để hoàn thành quá trình giải trình tự gene nhanh hơn D. Để giảm thiểu lỗi của con người Đáp án: C Giải thích: Mạng lưới siêu máy tính cung cấp sức mạnh tính toán lớn, giúp hoàn thành quá trình giải trình tự gene nhanh chóng hơn. Câu 9: Máy tính và các thuật toán có vai trò gì trong việc giải thích dữ liệu gene? A. Chỉ lưu trữ dữ liệu B. Chỉ trực quan hóa dữ liệu C. Xác định gene và các vùng chức năng trong bộ gene D. Tạo ra các dữ liệu gene mới Đáp án: C Giải thích: Các thuật toán giúp phân tích và giải thích thông tin di truyền, xác định các gene và vùng chức năng trong bộ gene. Câu 10: Lợi ích của việc tích hợp dữ liệu từ nhiều nhóm nghiên cứu trong dự án HGP là gì? A. Tăng chi phí lưu trữ B. Đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả hợp tác C. Giảm khả năng phân tích dữ liệu D. Tăng khả năng lỗi trong dữ liệu Đáp án: B Giải thích: Việc tích hợp dữ liệu từ nhiều nhóm nghiên cứu giúp đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu và nâng cao hiệu quả trong việc hợp tác nghiên cứu. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Phát biểu sau đúng hay sai về vai trò của máy tính trong khoa học dữ liệu ? a) Máy tính không cần thiết trong việc trực quan hóa dữ liệu. b) Máy tính hỗ trợ tự động hóa các tác vụ lặp lại, tăng tốc và giảm lỗi trong quy trình khoa học dữ liệu c) Máy tính không có khả năng xử lý song song dữ liệu lớn. d) Điện toán đám mây không cần thiết trong việc giảm nhu cầu đầu tư vào phần cứng. a) Sai: Máy tính rất quan trọng trong việc trực quan hóa dữ liệu, giúp tạo ra các biểu đồ và đồ thị để trình bày thông tin một cách dễ hiểu. b) Đúng: Máy tính giúp tự động hóa các tác vụ lặp lại, từ đó tăng tốc quá trình làm việc và giảm thiểu lỗi do con người gây ra. c) Sai: Máy tính có thể sử dụng bộ xử lý đa lõi và hệ thống phân tán để xử lý song song dữ liệu lớn, giúp giảm thời gian xử lý. d) Sai: Điện toán đám mây cho phép các tổ chức sử dụng tài nguyên tính toán mạnh mà không cần đầu tư vào phần cứng, từ đó giảm chi phí đầu tư. Câu 2: Tính ưu việt của máy tính và thuật toán trong xử lý dữ liệu lớn đúng hay sai? a) Máy tính và thuật toán có thể xử lý dữ liệu lớn một cách nhanh chóng và hiệu quả. b) Máy tính không cần thiết trong việc đảm bảo tính chính xác của trình tự bộ gene. c) Các thuật toán không thể tích hợp dữ liệu từ nhiều nhóm nghiên cứu khác nhau. d) Khả năng mở rộng của cơ sở hạ tầng tính toán không quan trọng trong các dự án khoa học quy mô lớn. a) Đúng: Máy tính và thuật toán giúp xử lý dữ liệu lớn nhanh chóng và hiệu quả, như được minh chứng qua Dự án Hệ gene người (HGP). b) Sai: Máy tính rất cần thiết để đảm bảo tính chính xác của trình tự bộ gene, nhờ vào khả năng xử lý tự động và giảm thiểu sai sót. c) Sai: Các thuật toán giúp tích hợp dữ liệu từ nhiều nhóm nghiên cứu, đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả hợp tác. d) Sai: Khả năng mở rộng của cơ sở hạ tầng tính toán rất quan trọng trong các dự án khoa học quy mô lớn, giúp xử lý dữ liệu lớn và phức tạp một cách hiệu quả. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Tại sao máy tính quan trọng trong quá trình phân tích dữ liệu trong khoa học dữ liệu? Đáp án: Máy tính quan trọng trong quá trình phân tích dữ liệu vì nó cung cấp khả năng tính toán mạnh mẽ để thực hiện các thuật toán phức tạp và mô hình học máy, đồng thời xử lý và lưu trữ khối lượng dữ liệu lớn. Giải thích: Máy tính giúp thực hiện các phân tích phức tạp và xử lý khối lượng dữ liệu lớn, điều này là thiết yếu trong quy trình phân tích dữ liệu để khám phá tri thức và đưa ra các kết luận chính xác. Câu 2: Những lợi ích chính của việc sử dụng điện toán đám mây trong khoa học dữ liệu là gì? Đáp án: Lợi ích chính của việc sử dụng điện toán đám mây bao gồm giảm nhu cầu đầu tư vào phần cứng, cung cấp tài nguyên tính toán linh hoạt và dễ dàng mở rộng khi cần thiết. Giải thích: Điện toán đám mây giúp giảm chi phí đầu tư vào phần cứng vì tài nguyên tính toán được cung cấp qua nền tảng đám mây. Ngoài ra, nó cung cấp khả năng mở rộng linh hoạt, cho phép điều chỉnh tài nguyên theo nhu cầu của dự án. Câu 3: Dự án Hệ gene người (HGP) đã minh họa tính ưu việt của máy tính và thuật toán trong xử lý dữ liệu lớn như thế nào? Đáp án: Dự án HGP minh họa tính ưu việt của máy tính và thuật toán qua việc sử dụng mạng lưới siêu máy tính để xử lý hàng trăm gigabyte dữ liệu gene nhanh chóng và chính xác, điều này không thể thực hiện được bằng phương pháp thủ công. Giải thích: Dự án HGP sử dụng máy tính và thuật toán để xử lý dữ liệu gene khổng lồ một cách nhanh chóng và chính xác, cho thấy sự cần thiết của công nghệ tính toán trong việc giải quyết các vấn đề dữ liệu lớn mà phương pháp thủ công không thể xử lý hiệu quả. Xem thêm
Thực hành trải nghiệm trích rút thông tin và tri thức
Nhiệm vụ chung: Thực hiện một số bước xử lí và phân tích dữ liệu đơn giản : Yêu cầu: Phân tích mối quan hệ giữa các nhóm khách hàng với xếp hạng khả năng tín dụng. Dữ liệu xếp hạng khả năng tín dụng khách hàng từ một đơn vị cho vay tài chính, được trích từ Kaggle, bao gồm các cột: - Mã định danh - Số tuổi - Thu nhập năm (tính theo USD) - Khả năng tín dụng Quy trình xử lý và phân tích dữ liệu: 1. ửng dụng Excel Data Analysis (Microsoft Office 365): - Thực hiện các thao tác xử lý và phân tích dữ liệu. - Trích rút thông tin và tri thức hữu ích từ dữ liệu. Mục đích: - Hướng dẫn các thao tác cơ bản trong xử lý và phân tích dữ liệu. - Giúp người học trải nghiệm việc trích rút thông tin và tri thức từ dữ liệu tín dụng. Nhiệm vụ 1: Chuẩn bị dữ liệu với Power Query Yêu cầu: Bổ sung phân loại dữ liệu từ dữ liệu đã có. Hướng dẫn: - Chuẩn bị dữ liệu là một giai đoạn mất nhiều thời gian và công sức nhất trong quy trình khoa học dữ liệu. - Trong nhiệm vụ này, chúng ta sẽ bổ sung thêm cột mới trong bảng dữ liệu đã có. Thay đổi các cột dữ liệu: - Quyết định cột nào cần thêm vào, cột nào cần bỏ đi, cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi bắt đầu giai đoạn Chuẩn bị dữ liệu. - Dựa trên yêu cầu phân tích dữ liệu, bổ sung các cột phù hợp. a) Tải dữ liệu vào Power Query Bước 1. Tải dữ liệu từ trang hanhtrangso.nxbgd.vn và lưu với tên VD_KHDL. Bước 2. Mở tệp VD_KHDL trong Excel. Bước 3. Chọn vùng dữ liệu muốn xử lí: chọn Data → Get Data → From Table/ Range hoặc Data → From Table tuỳ theo phiên bản Excel trên từng máy tính cụ thể. b) Tiễn xử lí dữ liệu Bước 1. Tạo cột Mức thu nhập từ cột Thu nhập năm: • Trên thanh công cụ, chọn Add Column → Conditional Column (Hình 28.2). • Phân mức thu nhập thành các nhóm: Thấp: <= $25 000; Trung bình: ($25 000 – 50 000]; Khá: ($50 000 – 75 000]; Cao: >= $75 000. Nhấn OK để hoàn thành việc phân mức (Hình 28.3). Bước 2. Thực hiện các thao tác tương tự Bước 1 đối với cột Số tuổi để tạo cột Nhóm tuổi: < 21; 21 - 30; 31 - 40; 41 - 50; > 50. Kết quả nhận được là bảng dữ liệu như Hình 28.4. Bước 3. Lưu dữ liệu đã qua tiền xử lí: - Trên thanh công cụ, chọn Home và sau đó chọn Close & Load to hoặc Close & Load, tùy theo cài đặt cụ thể của phiên bản Excel mà bạn đang sử dụng. - Dữ liệu sau khi được xử lý sẽ được lưu vào một Sheet mới. Bạn có thể đổi tên Sheet này, ví dụ thành “Done Query” để dễ nhớ và sử dụng sau này. Bước 4. Đổi tên bảng dữ liệu đã qua xử lý: - Để thuận tiện cho việc lập bảng tổng hợp bằng PivotTable, bạn có thể đổi tên bảng dữ liệu đã qua xử lý thành “Processed_Data”. - Thực hiện như sau: 1. Nhấp chuột vào ô bất kỳ trong bảng dữ liệu đã qua tiền xử lý. 2. Trên thanh công cụ, chọn Table Design. 3. Di chuyển chuột đến Table Name và đổi tên bảng theo yêu cầu (Hình 28.5). Lưu ý: Sau khi đã lưu kết quả tiền xử lí dữ liệu, nếu muốn tiếp tục thực hiện thêm những thao tác khác với các cột dữ liệu, thì chỉ cần hiện bảng chọn như Hình 28.5, chọn Query → Edit. c) Tạo trình tự sắp xếp dữ liệu mong muốn Cột Khả Năng Tín Dụng có ba hạng mục: Kém, Trung Bình, Tốt. Theo trình tự mặc định của bảng chữ cái, khi sắp xếp, dữ liệu cột này sẽ được xếp theo thứ tự Kém – Tốt – Trung bình. Để thay đổi trình tự sắp xếp dữ liệu này theo mong muốn, ví dụ theo trình tự Kém – Trung bình – Tốt, ta cần thực hiện các bước sau: Bước 1.File → Options → Advanced Bước 2. Di chuột xuống mục General Custom Lists →>> Edit Bước 3. Tạo danh sách mới: NEW LIST → Add (xem Hình 28.6). Làm tương tự bước trên với cột Nhóm tuổi và cột Mức thu nhập để bổ sung các danh sách sắp xếp thứ tự tương ứng: < 21, 21 – 30, 31 – 40, 41 – 50, > 50 và Cao, Khá, Trung bình, Thấp. Nhiệm vụ 2: Tổng hợp dữ liệu bằng PivotTable Yêu cầu: Tổng hợp Khả năng tín dụng theo Mức thu nhập. Hướng dẫn: Sử dụng PivotTable (Bảng tổng hợp) trong Excel để tổng hợp dữ liệu. a) Khởi tạo bảng PivotTable Bước 1: Nhấn chuột vào ô bất kì trong bảng Processed_Data đã qua tiền xử lí. Bước 2: Trên thanh công cụ, chọn Insert → PivotTable: - Chọn New Worksheet. - Nhấn OK. b) Tạo bảng tổng hợp Khả năng tín dụng theo Mức thu nhập Bước 1: Tạo bảng tổng hợp để tính số lượng mỗi hạng mức tín dụng theo từng nhóm thu nhập bằng cách kéo thả các cột vào các vùng Columns, Rows và Values tương ứng. Trong đó, Rows là tiêu chí được sử dụng để tổng hợp dữ liệu có trong Columns. Bước 2: Thực hiện việc kéo thả các cột dữ liệu vào các vùng Columns, Rows và Values tương ứng và quan sát sự thay đổi kết quả trên màn hình để chọn bảng tổng hợp phù hợp với mong muốn. Ví dụ như Hình 28.8, trong đó Grand Total là kết quả tổng cộng theo hàng/cột dữ liệu tương ứng. c) Điều chỉnh việc hiển thị kết quả thống kê Nhận xét: Có thể thấy, số lượng khách hàng ở mỗi nhóm thu nhập có sự khác biệt quá lớn, việc so sánh các giá trị này giữa các mức tín dụng với nhau không hợp lí. Vì vậy, ta sẽ điều chỉnh bảng tổng hợp trong Hình 28.8 để tính toán tỉ lệ phần trăm tương ứng thay cho số lượng khách hàng tuyệt đối. Bước 1: Nháy nút phải chuột vào bảng PivotTable đã tạo ra (Hình 28.8). Bước 2: Trong thực đơn đổ xuống, chọn Show Values As → % of Row Total để nhận được bảng tổng hợp mới. Nhiệm vụ 3: Tạo biểu đồ trực quan hóa dữ liệu Yêu cầu: Tạo biểu đồ mô tả dữ liệu tổng hợp do PivotTable tạo ra. *Hướng dẫn: Sử dụng PivotChart trong Excel, một công cụ liên kết với PivotTable, để thực hiện nhiệm vụ này. Tạo biểu đồ tổng hợp khả năng tín dụng theo nhóm thu nhập: Bước 1: Nháy chuột vào vị trí bất kỳ trong bảng tổng hợp do PivotTable tạo ra Bước 2: Trên thanh công cụ, chọn Insert → PivotChart → Column → OK. Ta nhận được biểu diễn dữ liệu nêu trên bằng biểu đồ cột (xem Hình 28.10). Lưu ý: Hình 28.10 là biểu đồ kết quả được bổ sung thêm nhãn dữ liệu, tên các mức thu nhập, tiêu đề cột ở mỗi trục biểu đồ,... để dễ dàng đọc số liệu qua biểu đồ. Việc bổ sung này được thực hiện tương tự như khi lập biểu đồ trong Excel. Nhiệm vụ 4: Phân tích kết quả tổng hợp dữ liệu Yêu cầu: Quan sát kết quả tổng hợp và biểu diễn dữ liệu để rút ra các kết luận về tính chất/mối quan hệ/xu hướng dữ liệu (nếu có) dựa trên mục tiêu phân tích dữ liệu đặt ra. Hướng dẫn: Việc phân tích kết quả tổng hợp dữ liệu là một phần của quá trình phân tích dữ liệu. Công việc này thực chất là việc trích rút các thông tin và tri thức hữu ích có ý nghĩa để trả lời các câu hỏi xuất phát từ mục tiêu phân tích dữ liệu. Thông qua các bước đã thực hiện trong việc chuẩn bị và phân tích dữ liệu, chúng ta có thể rút ra những kết luận quan trọng liên quan đến khả năng tín dụng của khách hàng dựa trên mức thu nhập và độ tuổi, giúp đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác hơn. Việc sử dụng công cụ Excel Data Analysis không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn tăng tính chính xác trong phân tích và ra quyết định. a) Trả lời câu hỏi: Khả năng tín dụng nào có xu hướng ổn định nhất trong các nhóm thu nhập? Trả lời: Căn cứ vào bảng tổng hợp và biểu đồ tương ứng ở Hình 28.9 và Hình 28.10, khả năng tín dụng Trung bình là ổn định nhất trong tất cả các nhóm thu nhập, chiếm trên 50% tổng số khách hàng của từng nhóm. b) Hãy cho biết:Nhóm thu nhập nào có tỉ lệ phần trăm khách hàng có khả năng tín dụng mức Tốt cao nhất? - Trả lời: Nhóm thu nhập cao có tỉ lệ phần trăm khách hàng có khả năng tín dụng mức Tốt cao nhất. - Nhóm thu nhập nào có tỉ lệ phần trăm khách hàng có khả năng tín dụng mức Kém cao nhất? - Trả lời: Nhóm thu nhập thấp có tỉ lệ phần trăm khách hàng có khả năng tín dụng mức Kém cao nhất. - Nhóm thu nhập nào có số lượng khách hàng có khả năng tín dụng Tốt gần gấp đôi số khách hàng có khả năng tín dụng Kém? - Trả lời: Nhóm thu nhập cao có số lượng khách hàng có khả năng tín dụng Tốt gần gấp đôi số khách hàng có khả năng tín dụng Kém. - Nhóm thu nhập nào có khả năng tín dụng mức Kém cao hơn mức Tốt? - Trả lời: Nhóm thu nhập thấp có khả năng tín dụng mức Kém cao hơn mức Tốt. Lưu ý: Kết quả phân tích dữ liệu có thể trở thành tiền đề cho một nghiên cứu tiếp theo. Ví dụ, trong nhóm khách hàng có mức thu nhập loại Khá, số có khả năng tín dụng mức Kém lớn gần gấp ba số có khả năng tín dụng mức Tốt – điều này có thể gợi ý cho một cuộc điều tra xã hội nhằm tìm hiểu nguyên nhân của thực tế này. Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 28: Thực hành trải nghiệm trích rút thông tin và tri thức PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Khi chuẩn bị dữ liệu với Power Query, bước đầu tiên là gì? A. Tạo cột mới cho mức thu nhập B. Tải dữ liệu từ trang web và lưu vào Excel C. Thay đổi tên bảng dữ liệu D. Chạy các thuật toán phân tích dữ liệu Đáp án: B Giải thích: Bước đầu tiên trong việc chuẩn bị dữ liệu với Power Query là tải dữ liệu từ trang web và lưu vào Excel để có thể thực hiện các thao tác xử lý tiếp theo. Câu 2: Để phân loại mức thu nhập thành các nhóm như Thấp, Trung bình, Khá, Cao, bạn nên sử dụng công cụ nào trong Power Query? A. PivotTable B. Conditional Column C. Filter D. Group By Đáp án: B Giải thích: Trong Power Query, bạn sử dụng công cụ Conditional Column để phân loại các giá trị trong cột thành các nhóm khác nhau như Thấp, Trung bình, Khá, Cao. Câu 3: Khi tạo bảng tổng hợp (PivotTable) để tổng hợp dữ liệu, bạn nên kéo cột nào vào vùng Rows? A. Khả năng tín dụngB. Mức thu nhậpC. Số tuổiD. Mã định danh Đáp án: B Giải thích: Khi tạo bảng tổng hợp để tổng hợp dữ liệu, bạn thường kéo cột như Mức thu nhập vào vùng Rows để phân tích số lượng hoặc tỷ lệ phần trăm của từng nhóm thu nhập. Câu 4: Để thay đổi trình tự sắp xếp của cột Khả năng tín dụng theo thứ tự mong muốn, bạn cần thực hiện bước nào? A. Thay đổi kiểu dữ liệu của cột B. Tạo danh sách mới trong General Custom Lists C. Áp dụng công thức tính toán D. Xóa các giá trị không cần thiết Đáp án: B Giải thích: Để thay đổi trình tự sắp xếp của cột Khả năng tín dụng, bạn cần tạo danh sách mới trong mục General Custom Lists để xác định thứ tự sắp xếp theo mong muốn. Câu 5: Khi điều chỉnh bảng tổng hợp (PivotTable) để tính toán tỉ lệ phần trăm, bạn cần thực hiện thao tác nào? A. Chọn Show Values As → % of Row Total B . Chọn Filter → Percentage C. Thay đổi cột giá trị sang tỉ lệ phần trăm D. Sắp xếp lại dữ liệu theo thứ tự giảm dần Đáp án: A Giải thích: Để tính toán tỉ lệ phần trăm trong bảng tổng hợp, bạn chọn Show Values As → % of Row Total để chuyển đổi số lượng khách hàng thành tỉ lệ phần trăm so với tổng số khách hàng của mỗi hàng. Câu 6: Trong nhiệm vụ tổng hợp dữ liệu bằng PivotTable, vùng Values dùng để làm gì? A. Hiển thị tiêu đề của dữ liệu B. Tính toán tổng hợp các giá trị dữ liệu C. Lọc dữ liệu theo các tiêu chí D. Tạo các cột dữ liệu mới Đáp án: B Giải thích: Vùng Values trong PivotTable được sử dụng để tính toán tổng hợp các giá trị dữ liệu, chẳng hạn như tính tổng, số lượng hoặc trung bình của các giá trị trong bảng. Câu 7: Khi tạo biểu đồ mô tả dữ liệu từ PivotTable, bạn nên chọn loại biểu đồ nào để hiển thị dữ liệu dạng cột? A. Line Chart B. Pie Chart C. Column Chart D. Bar Chart Đáp án: C Giải thích: Để hiển thị dữ liệu dạng cột từ PivotTable, bạn nên chọn Column Chart, loại biểu đồ này giúp bạn dễ dàng so sánh các giá trị giữa các nhóm. Câu 8: Sau khi đã lưu dữ liệu đã qua tiền xử lý, nếu bạn muốn thực hiện thêm thao tác với các cột dữ liệu, bạn cần làm gì? A. Tạo một bảng mới B. Xóa dữ liệu đã lưu và tải lại dữ liệu mới C. Chọn Query → Edit trong bảng chọn D. Nhập lại dữ liệu từ nguồn gốc Đáp án: C Giải thích: Để thực hiện thêm thao tác với các cột dữ liệu sau khi đã lưu dữ liệu đã qua tiền xử lý, bạn chỉ cần chọn Query → Edit trong bảng chọn để tiếp tục chỉnh sửa dữ liệu. Câu 9: Khi phân tích kết quả tổng hợp dữ liệu, bạn cần rút ra các kết luận dựa trên việc gì? A. Mục tiêu phân tích dữ liệu đã đặt ra B. Đánh giá hiệu suất của phần mềm C. So sánh các công cụ phân tích dữ liệu D. Xem xét các lỗi trong dữ liệu Đáp án: A Giải thích: Khi phân tích kết quả tổng hợp dữ liệu, bạn cần rút ra các kết luận dựa trên mục tiêu phân tích dữ liệu đã đặt ra để trả lời các câu hỏi liên quan và đạt được mục tiêu phân tích. Câu 10: Trong quy trình chuẩn bị dữ liệu, việc thay đổi tên bảng dữ liệu giúp bạn làm gì? A. Tăng tốc độ xử lý dữ liệu B. Tạo ra các biểu đồ mới C. Thuận tiện hơn trong việc lập bảng tổng hợp bằng PivotTable D. Loại bỏ dữ liệu không cần thiết Đáp án: C Giải thích: Việc thay đổi tên bảng dữ liệu giúp bạn dễ dàng nhận diện và làm việc với bảng dữ liệu khi lập bảng tổng hợp bằng PivotTable, đặc biệt là trong các tác vụ phân tích dữ liệu phức tạp. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Khi sử dụng Power Query trong Excel để tiền xử lý dữ liệu tín dụng, các bước sau đây là đúng hay sai? a) Tải dữ liệu từ trang web hanhtrangso.nxbgd.vn và lưu với tên VD_KHDL là bước đầu tiên trong quy trình tiền xử lý dữ liệu. b) Trong Power Query, để phân mức thu nhập, ta cần tạo cột mới và phân nhóm thu nhập thành các nhóm: Thấp, Trung bình, Khá, Cao c) Để lưu dữ liệu đã qua tiền xử lý trong Power Query, ta chỉ cần nhấn "Close & Load" và không cần phải đổi tên bảng dữ liệu. d) Khi sắp xếp dữ liệu theo cột Khả Năng Tín Dụng, Excel sẽ tự động sắp xếp theo thứ tự: Kém, Trung bình, Tốt mà không cần phải thay đổi cài đặt mặc định. a) Đúng. Đây là bước đầu tiên để bắt đầu làm việc với dữ liệu trong Power Query b) Đúng. Đây là một bước quan trọng trong việc phân loại dữ liệu thu nhập để dễ dàng phân tích hơn. c) Sai. Mặc dù "Close & Load" là cách để lưu dữ liệu, việc đổi tên bảng dữ liệu thành “Processed_Data” là một bước cần thiết để thuận tiện cho việc sử dụng sau này. d) Sai. Theo mặc định, Excel sắp xếp theo thứ tự chữ cái, do đó cần phải tạo danh sách sắp xếp tùy chỉnh để đạt được thứ tự mong muốn. Câu 2: Trong quá trình tổng hợp dữ liệu bằng PivotTable, các thao tác sau đây là đúng hay sai? a) Để tính số lượng mỗi hạng mức tín dụng theo nhóm thu nhập trong PivotTable, ta kéo thả cột dữ liệu vào các vùng Columns, Rows và Values. b) Sau khi tạo bảng tổng hợp bằng PivotTable, nếu muốn chuyển đổi số lượng khách hàng thành tỷ lệ phần trăm, ta cần nhấn chuột phải vào bảng PivotTable và chọn “Show Values As” → “% of Row Total.” c) Để tạo biểu đồ mô tả dữ liệu tổng hợp, ta cần phải tạo bảng tổng hợp mới từ đầu. d) Việc bổ sung nhãn dữ liệu và tiêu đề cho biểu đồ trong Excel là không cần thiết vì nó không làm tăng tính dễ đọc của biểu đồ a) Đúng. Đây là cách sử dụng PivotTable để tổng hợp và phân tích dữ liệu dựa trên các tiêu chí khác nhau. b) Đúng. Đây là cách để điều chỉnh việc hiển thị kết quả thống kê từ số lượng khách hàng thành tỷ lệ phần trăm. c) Sai. Để tạo biểu đồ từ PivotTable, ta có thể chọn PivotChart trực tiếp từ bảng tổng hợp đã có mà không cần phải tạo bảng tổng hợp mới. d) Sai. Việc bổ sung nhãn dữ liệu và tiêu đề cho biểu đồ giúp dễ dàng đọc và hiểu số liệu được biểu diễn. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Trong quy trình chuẩn bị dữ liệu với Power Query, bước nào là đúng để phân loại dữ liệu thu nhập năm thành các nhóm? Đáp án: Chọn Add Column → Conditional Column và phân mức thu nhập thành các nhóm: Thấp, Trung bình, Khá, Cao. Giải thích: Để phân loại dữ liệu thu nhập năm thành các nhóm, bạn cần sử dụng chức năng Conditional Column trong Power Query để tự động phân loại theo các nhóm thu nhập cụ thể. Việc này giúp dễ dàng phân loại và phân tích dữ liệu. Câu 2: Khi tổng hợp dữ liệu bằng PivotTable trong Excel, làm thế nào để so sánh các giá trị giữa các mức tín dụng theo nhóm thu nhập một cách hợp lý? Đáp án: Điều chỉnh bảng tổng hợp để tính toán tỉ lệ phần trăm theo từng nhóm thu nhập. Giải thích: Để so sánh các mức tín dụng giữa các nhóm thu nhập chính xác, bạn nên tính toán tỉ lệ phần trăm thay vì số lượng khách hàng tuyệt đối. Điều này giúp so sánh các mức tín dụng giữa các nhóm có số lượng khách hàng khác nhau một cách công bằng. Câu 3: Khi tạo biểu đồ trực quan hóa dữ liệu từ PivotTable, để biểu đồ dễ đọc hơn, bạn nên làm gì? Đáp án: Thêm nhãn dữ liệu, tên các mức thu nhập và tiêu đề cột ở mỗi trục biểu đồ. Giải thích: Để làm cho biểu đồ trực quan hóa dữ liệu dễ đọc và hiểu hơn, bạn nên thêm nhãn dữ liệu, tên các mức thu nhập và tiêu đề cột ở mỗi trục. Điều này giúp người xem nhanh chóng nhận diện thông tin và kết quả phân tích từ biểu đồ. Xem thêm
Mô phỏng trong giải quyết vấn đề
1. Mô phỏng và lợi ích của mô phỏng Kĩ thuật mô phỏng là việc tái tạo các sự kiện, sự vật hoặc hệ thống thực tế trong điều kiện thử nghiệm để nghiên cứu hoặc đào tạo. Mục tiêu của mô phỏng là xây dựng mô hình ảo của hệ thống để khảo sát và dự đoán cách hệ thống hoạt động trong các điều kiện cụ thể mà không cần thực hiện trong thực tế. Lợi ích của mô phỏng bao gồm: 1.Hiệu quả về chi phí: Giảm chi phí so với việc tạo mẫu hoặc thử nghiệm vật lý, giảm nhu cầu về thiết bị và vật liệu đắt tiền. 2. Kết quả nhanh hơn: Cung cấp kết quả nhanh chóng, chỉ trong vài giây hoặc phút. 3.Khả năng tuỳ chỉnh: Giúp phát hiện lỗi tiềm ẩn và cải tiến hệ thống hoặc quy trình. 4.Giảm thiểu rủi ro: Giảm nguy cơ và sai sót bằng cách thử nghiệm các kịch bản khác nhau trên mô hình ảo. 5.Hỗ trợ đào tạo: Cung cấp môi trường an toàn cho việc thực hành và đào tạo trong các lĩnh vực như y tế, khoa học và quân sự. Mô phỏng được áp dụng trong nhiều lĩnh vực và sử dụng công cụ công nghệ thông tin để tạo ra các mô hình ảo. =>Mô phỏng là một kĩ thuật tái tạo hệ thống thực trong điều kiện thử nghiệm để phục vụ nghiên cứu hoặc đào tạo. Trong Công nghệ thông tin, mô phỏng là việc sử dụng phần mềm để tạo ra các mô hình ảo. Mô phỏng có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, tối ưu hoá hiệu suất, giảm thiểu rủi ro, hỗ trợ cải tiến hay phát triển các sản phẩm hoặc quy trình mới. 2. Mô phỏng trong thực tế Mô phỏng có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Dưới đây là một số ứng dụng nổi bật: - Kĩ thuật: Mô phỏng giúp xác định lỗi, tối ưu hóa thiết kế và giảm nhu cầu về nguyên mẫu vật lý. Nó được sử dụng để kiểm tra an toàn, độ bền, và hiệu suất của sản phẩm như máy bay, ô tô, và công trình xây dựng. Các ca bin mô phỏng giúp nâng cao kỹ năng sử dụng thiết bị đắt tiền hoặc phức tạp. -Y tế và y học: Mô phỏng hướng dẫn các quy trình y khoa, mô hình hóa sự lây lan bệnh dịch, quan sát tác dụng của thuốc, và đánh giá các phương pháp điều trị khác nhau. - Công nghiệp giải trí và trò chơi điện tử: Mô phỏng thiết lập môi trường và kịch bản gần như thực tế, tạo hiệu ứng hình ảnh chân thực, mô hình hóa hành vi nhân vật và đối tượng trong trò chơi. - Giáo dục và nghiên cứu: Mô phỏng cung cấp môi trường thí nghiệm an toàn trong các lĩnh vực vật lý, hóa học, sinh học. Nó giúp quan sát hiện tượng tự nhiên, trực quan hóa các mô hình toán học, và dự đoán tác động của biến đổi khí hậu. - Quân sự: Mô phỏng được dùng để diễn tập tác chiến, đánh giá chiến thuật, và huấn luyện sử dụng vũ khí thông qua phần mềm huấn luyện ảo. - Mô phỏng là giải pháp hữu ích trong các trường hợp thử nghiệm thực tế tốn kém, phức tạp, hoặc không thể thực hiện, đồng thời hỗ trợ kiểm tra ý tưởng và thiết kế trước khi thực hiện. =>Mô phỏng là một kĩ thuật hữu ích, có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kĩ thuật, công nghệ, y tế, giáo dục, khoa học và đời sống. Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 29: Mô phỏng trong giải quyết vấn đề PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Mô phỏng là gì? A. Tái tạo các sự kiện, sự vật hoặc hệ thống thực tế trong điều kiện thử nghiệm. B. Tạo ra mô hình vật lý của hệ thống thực. C. Thực hiện các thử nghiệm trong thực tế. D. Đào tạo các kỹ năng mới bằng cách học lý thuyết. Đáp án:A Giải thích: Mô phỏng là việc tái tạo các sự kiện, sự vật hoặc hệ thống thực tế trong điều kiện thử nghiệm để nghiên cứu hoặc đào tạo. Câu 2: Một trong những lợi ích chính của mô phỏng là gì? A. Tăng chi phí thử nghiệm. B. Cung cấp kết quả chậm. C. Giảm thiểu rủi ro. D. Giảm khả năng tuỳ chỉnh Đáp án: C Giải thích: Mô phỏng giúp giảm thiểu rủi ro bằng cách thử nghiệm các kịch bản khác nhau trên mô hình ảo. Câu 3: Lợi ích nào của mô phỏng không phải là một ưu điểm chính? A. Hiệu quả về chi phí. B. Kết quả nhanh hơn. C. Giảm thiểu rủi ro. D. Tăng nhu cầu về thiết bị. Đáp án: D Giải thích: Mô phỏng giúp giảm nhu cầu về thiết bị và vật liệu đắt tiền, không phải tăng nhu cầu. Câu 4: Mô phỏng trong lĩnh vực nào dưới đây thường được sử dụng để kiểm tra an toàn và hiệu suất của sản phẩm? A. Giáo dục B. Y tế và y học C. Kĩ thuật D. Công nghiệp giải trí Đáp án: C Giải thích: Trong kĩ thuật, mô phỏng được sử dụng để kiểm tra an toàn, độ bền, và hiệu suất của sản phẩm như máy bay và ô tô. Câu 5: Lĩnh vực nào dưới đây thường không sử dụng mô phỏng? A. Y tế B. Quân sự C. Giáo dục D. Tài chính Đáp án: D Giải thích: Mô phỏng chủ yếu được áp dụng trong các lĩnh vực như y tế, quân sự, giáo dục và không phải trong tài chính. Câu 6: Mô phỏng trong công nghiệp giải trí giúp gì? A. Tạo ra mô hình vật lý của thiết bị. B. Thiết lập môi trường và kịch bản gần như thực tế. C. Tăng cường kiểm tra an toàn sản phẩm. D. Cung cấp môi trường học tập cho sinh viên. Đáp án: B Giải thích: Trong công nghiệp giải trí, mô phỏng được sử dụng để thiết lập môi trường và kịch bản gần như thực tế. Câu 7: Mô phỏng có thể áp dụng trong lĩnh vực nào để mô hình hóa sự lây lan bệnh dịch? A. Kĩ thuật B. Công nghiệp giải trí C. Y tế và y học D. Giáo dục Đáp án: C Giải thích: Trong y tế và y học, mô phỏng được sử dụng để mô hình hóa sự lây lan bệnh dịch. Câu 8: Ứng dụng nào dưới đây của mô phỏng là sai? A. Diễn tập tác chiến quân sự. B. Đào tạo kỹ năng sử dụng vũ khí thông qua phần mềm huấn luyện ảo. C. Mô phỏng các thí nghiệm vật lý trong phòng thí nghiệm. D. Tạo ra các mô hình vật lý của sản phẩm. Đáp án: D Giải thích: Mô phỏng chủ yếu tạo ra các mô hình ảo, không phải các mô hình vật lý. Câu 9: Trong giáo dục và nghiên cứu, mô phỏng giúp gì? A. Tăng cường các thí nghiệm thực tế. B. Tạo các hiệu ứng hình ảnh chân thực. C. Quan sát hiện tượng tự nhiên và trực quan hóa các mô hình toán học. D. Tăng cường quy trình điều trị bệnh. Đáp án: C Giải thích: Trong giáo dục và nghiên cứu, mô phỏng giúp quan sát hiện tượng tự nhiên và trực quan hóa các mô hình toán học. Câu 10: Mô phỏng trong quân sự thường được dùng để làm gì? A. Tạo hiệu ứng hình ảnh cho trò chơi điện tử. B. Đào tạo các kỹ năng lập trình. C. Đánh giá chiến thuật và huấn luyện sử dụng vũ khí. D. Tối ưu hóa thiết kế sản phẩm công nghiệp. Đáp án: C Giải thích: Trong quân sự, mô phỏng được sử dụng để đánh giá chiến thuật và huấn luyện sử dụng vũ khí. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Mô phỏng có thể cung cấp kết quả nhanh chóng và hiệu quả về chi phí đúng hay sai ? a) Mô phỏng luôn tốn kém hơn so với thử nghiệm thực tế. b) Mô phỏng có thể cung cấp kết quả nhanh chóng trong vài giây hoặc phút. c) Mô phỏng không giúp giảm chi phí so với việc tạo mẫu vật lý. d) Mô phỏng không hỗ trợ đào tạo trong các lĩnh vực như y tế và quân sự. a) Sai. Mô phỏng thực tế giúp giảm chi phí so với việc thử nghiệm thực tế hoặc tạo mẫu vật lý. Đây là một trong những lợi ích chính của mô phỏng. b) Đúng. Một trong những lợi ích của mô phỏng là khả năng cung cấp kết quả nhanh chóng, thường chỉ trong vài giây hoặc phút, thay vì phải chờ đợi lâu như trong thử nghiệm thực tế c) Sai. Mô phỏng giúp giảm chi phí vì không cần thiết phải tạo mẫu vật lý hoặc sử dụng thiết bị đắt tiền, điều này giúp giảm nhu cầu về nguyên liệu và thiết bị. d) Sai. Mô phỏng hỗ trợ đào tạo trong nhiều lĩnh vực, bao gồm y tế và quân sự, bằng cách cung cấp môi trường thực hành an toàn và hiệu quả. Câu 2: Phát biểu sau đúng hay sai về mô phỏng có thể được sử dụng để cải tiến thiết kế, hỗ trợ đào tạo và mô hình hóa hành vi trong trò chơi điện tử ? a) Mô phỏng không thể cải tiến thiết kế sản phẩm. b) Mô phỏng chỉ được áp dụng trong lĩnh vực quân sự. c) Mô phỏng có thể giúp mô hình hóa hành vi nhân vật trong trò chơi điện tử. d) Mô phỏng không hỗ trợ đào tạo trong các lĩnh vực như y tế và khoa học. a) Sai. Mô phỏng có khả năng giúp xác định lỗi, tối ưu hóa thiết kế và cải tiến sản phẩm bằng cách kiểm tra các điều kiện khác nhau mà không cần tạo mẫu vật lý. b) Sai. Mô phỏng có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như kĩ thuật, y tế, giáo dục, công nghiệp giải trí, và quân sự, không chỉ hạn chế ở lĩnh vực quân sự. c) Đúng. Trong ngành công nghiệp giải trí và trò chơi điện tử, mô phỏng được sử dụng để tạo ra các môi trường và kịch bản gần như thực tế, bao gồm việc mô hình hóa hành vi nhân vật và đối tượng trong trò chơi. d) Sai. Mô phỏng hỗ trợ đào tạo trong các lĩnh vực như y tế và khoa học bằng cách cung cấp môi trường thí nghiệm an toàn và giúp quan sát hiện tượng tự nhiên mà không cần thực hiện các thử nghiệm thực tế. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Mô phỏng có lợi ích gì về mặt chi phí so với việc thử nghiệm thực tế? Đáp án: Mô phỏng giúp giảm chi phí so với việc tạo mẫu hoặc thử nghiệm vật lý. Giải thích: Việc mô phỏng sử dụng các mô hình ảo giúp tránh nhu cầu sử dụng thiết bị và vật liệu đắt tiền, từ đó giảm chi phí so với việc thực hiện thử nghiệm thực tế. Câu 2: Mô phỏng có thể được áp dụng trong lĩnh vực nào để quan sát tác dụng của thuốc và đánh giá phương pháp điều trị? Đáp án: Lĩnh vực y tế và y học. Giải thích: Trong y tế, mô phỏng được sử dụng để mô hình hóa các quy trình y khoa, quan sát tác dụng của thuốc, và đánh giá các phương pháp điều trị khác nhau, giúp cải thiện hiệu quả và an toàn. Câu 3: Mô phỏng có vai trò gì trong quân sự? Đáp án: Mô phỏng được dùng để diễn tập tác chiến, đánh giá chiến thuật, và huấn luyện sử dụng vũ khí. Giải thích: Trong quân sự, mô phỏng cung cấp môi trường an toàn và hiệu quả để thực hiện các hoạt động huấn luyện và diễn tập, giúp nâng cao khả năng chiến đấu và giảm rủi ro trong thực tế. Xem thêm
Ứng dụng mô phỏng trong giáo dục
1. Giới thiệu một phần mềm mô phỏng trong giáo dục Phần mềm mô phỏng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ dạy học và có nhiều ứng dụng khác nhau trong giáo dục. Một số phần mềm nổi bật bao gồm: - GeoGebra: Phần mềm mô phỏng ứng dụng trong dạy học, đặc biệt trong toán học. - PhET: Cung cấp công cụ và phần mềm mô phỏng tương tác trực tuyến trong các lĩnh vực như Vật lý, Hóa học, Toán học, Khoa học Trái Đất, và Sinh học. - Avogadro: Phần mềm mã nguồn mở để mô phỏng và thiết kế phân tử hóa học. - Gplates: Phần mềm mô phỏng động học địa chất, giúp mô phỏng sự biến đổi của lục địa và địa chất qua thời gian. - Yenka: Bộ công cụ giáo dục cho nhiều thí nghiệm trong Toán, Vật lý, Hóa học, và Điện tử. - Concord Consortium: Cung cấp các mô hình minh họa sinh động cho các khái niệm khoa học và cho phép tương tác với các phân tử. Các phần mềm này giúp học sinh hiểu rõ hơn các khái niệm khoa học và cung cấp các thí nghiệm trực quan trong môi trường an toàn và dễ tiếp cận. Các phần mềm mô phỏng giáo dục thường có đặc điểm chung là miễn phí và có thể sử dụng trực tuyến hoặc tải về máy tính cá nhân. Một ví dụ nổi bật là **PhET**, một bộ công cụ mô phỏng được phát triển bởi Đại học Colorado Boulder. PhET cho phép người dùng tương tác với nhiều mô hình khoa học và toán học, thay đổi tham số và quan sát kết quả trực quan. PhET cung cấp các mô phỏng cho nhiều lĩnh vực như: - Chuyển hóa năng lượng: Giúp người dùng hiểu các dạng năng lượng và sự chuyển hóa giữa chúng. - Chuyển động: Mô phỏng chuyển động của các vật thể trong không gian, mối quan hệ với lực hấp dẫn. PhET là một dự án mã nguồn mở, cho phép mọi người tải về và sử dụng miễn phí để tạo hoặc tùy chỉnh mô phỏng cho mục đích giáo dục. 2. Thực hành: Phần mềm mô phỏng trong giáo dục Nhiệm vụ 1: Sử dụng phẩn mềm mô phỏng toán học Yêu cầu: Biết cách sử dụng phần mềm mô phỏng toán học. Hướng dẫn: Bước 1. Truy cập trang web https://phet.colorado.edu/vi/. Bước 2. Trên trang chủ của PhET, nháy chuột chọn biểu tượng môn Toán (Hình 30.1) để mở danh sách các phần mềm mô phỏng toán học. Bước 3. Nháy chuột chọn mô phỏng Vòng tròn lượng giác (Hình 30.6). Bước 4. Đọc hiểu các thông tin giới thiệu về phần mềm. Sau đó, nháy chuột chọn nút (Hình 30.7) để kích hoạt mô phỏng. Bước 5. Tương tác với phần mềm mô phỏng bằng cách thay đổi các thông số (Hình 30.9). Ghi lại khoảng 5 kết quả quan sát được vào bảng theo mẫu ở Hình 30.8. Bước 6. Thảo luận và nhận xét về lợi ích cũng như tính ứng dụng của mô phỏng Vòng tròn lượng giác. So sánh việc thực hiện mô phỏng tương tự ở phần mềm khác, chẳng hạn GeoGebra. Nhiệm vụ 2: Khám phá mô phỏng khoa học Yêu cầu: Thực hiện theo hướng dẫn để khám phá một mô phỏng khoa học bất kì. Hướng dẫn: Bước 1. Truy cập trang chủ của PhET và nháy chuột chọn biểu tượng môn thuộc vực khoa học mà em thích. Bước 2. Nháy chuột chọn một phần mềm mô phỏng trong bộ sưu tập của môn đó mà em muốn khám phá. Bước 3. Quan sát, tương tác và thảo luận để trả lời các câu hỏi sau: 1. Có thể thay đổi các thông số nào của phần mềm? 2. Tương tác với phần mềm bằng cách nào? 3. Kết quả của phần mềm bao gồm những gì? 4. Lợi ích của phần mềm này là gì? 5. Những hạn chế nếu có khi tạo ra thí nghiệm này ngoài đời thực là gì? Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 30: Ứng dụng mô phỏng trong giáo dục PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Phần mềm nào dưới đây không phải là phần mềm mô phỏng giáo dục? A. GeoGebra B. PhET C. Avogadro D. Photoshop Đáp án: D Giải thích: Photoshop là phần mềm chỉnh sửa ảnh và đồ họa, không phải phần mềm mô phỏng giáo dục. GeoGebra, PhET, và Avogadro đều là phần mềm mô phỏng giáo dục. Câu 2: PhET cung cấp mô phỏng cho các lĩnh vực nào? A. Vật lý, Hóa học, Toán học, Khoa học Trái Đất, Sinh học B. Kinh tế, Chính trị, Lịch sử, Văn học C. Nghệ thuật, Thiết kế, Âm nhạc, Điện ảnh D. Y tế, Kỹ thuật, Xã hội học, Khoa học máy tính Đáp án: A Giải thích: PhET cung cấp mô phỏng trong các lĩnh vực khoa học như Vật lý, Hóa học, Toán học, Khoa học Trái Đất, và Sinh học. Câu 3: Phần mềm mô phỏng nào giúp thiết kế và mô phỏng phân tử hóa học? A. PhET B. GeoGebra C. Avogadro D. Yenka Đáp án: C Giải thích: Avogadro là phần mềm mã nguồn mở dùng để thiết kế và mô phỏng phân tử hóa học. Câu 4: Để truy cập mô phỏng vòng tròn lượng giác trên PhET, bạn cần thực hiện bước đầu tiên nào? A. Chọn mô phỏng môn Sinh học B. Truy cập trang web https://phet.colorado.edu/vi/ C. Tải phần mềm về máy tính D. Chọn mô phỏng môn Hóa học Đáp án: B Giải thích: Để truy cập mô phỏng vòng tròn lượng giác, bạn cần truy cập trang web chính của PhET. Câu 5: GeoGebra chủ yếu được sử dụng cho mô phỏng trong lĩnh vực nào? A. Vật lý B. Hóa học C. Toán học D. Địa chất Đáp án: C Giải thích: GeoGebra là phần mềm mô phỏng được sử dụng chủ yếu trong dạy học toán học. Câu 6: PhET là phần mềm mã nguồn mở. Điều này có nghĩa là: A. Người dùng không thể tải về hoặc sử dụng phần mềm miễn phí. B. Người dùng có thể tùy chỉnh và tạo mô phỏng theo nhu cầu. C. Phần mềm chỉ có thể được sử dụng trong môi trường học tập. D. Phần mềm chỉ có sẵn trên thiết bị di động. Đáp án: B Giải thích: PhET là dự án mã nguồn mở, cho phép người dùng tải về, sử dụng miễn phí và tùy chỉnh các mô phỏng theo nhu cầu. Câu 7: Lợi ích chính của việc sử dụng phần mềm mô phỏng trong giáo dục là gì? A. Tăng cường nhu cầu về thiết bị đắt tiền B. Cung cấp các thí nghiệm trực quan và an toàn C. Giảm hiệu quả học tập D. Tăng thời gian cần thiết để thực hiện thí nghiệm Đáp án: B Giải thích: Phần mềm mô phỏng giúp cung cấp các thí nghiệm trực quan và an toàn trong môi trường học tập, làm cho các khái niệm khoa học dễ hiểu hơn. Câu 8: Phần mềm nào dưới đây không cung cấp mô phỏng cho lĩnh vực Toán học? A. PhET B. GeoGebra C. Avogadro D. Yenka Đáp án: C Giải thích: Avogadro chủ yếu được sử dụng cho mô phỏng hóa học, không phải Toán học. PhET, GeoGebra, và Yenka đều cung cấp mô phỏng cho Toán học Câu 9: Tính năng nào là điểm nổi bật của phần mềm PhET? A. Tạo mô phỏng cho các lĩnh vực lịch sử và xã hội học B. Cho phép người dùng tương tác với các mô hình khoa học và toán học C. Chỉ hỗ trợ mô phỏng vật lý D. Chỉ có thể sử dụng offline Đáp án: B Giải thích: PhET cho phép người dùng tương tác với nhiều mô hình khoa học và toán học, thay đổi tham số và quan sát kết quả Câu 10:Phần mềm mô phỏng nào hỗ trợ mô phỏng sự biến đổi của lục địa và địa chất qua thời gian? A. GeoGebra B. PhET C. Gplates D. Yenka Đáp án: C Giải thích: Gplates là phần mềm mô phỏng động học địa chất, giúp mô phỏng sự biến đổi của lục địa và địa chất qua thời gian. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Phần mềm mô phỏng trong giáo dục giúp học sinh hiểu rõ hơn các khái niệm khoa học và cung cấp các thí nghiệm trực quan đúng hay sai? a) Phần mềm GeoGebra chỉ được sử dụng trong lĩnh vực Toán học. b) PhET là phần mềm mô phỏng được phát triển bởi Đại học Colorado Boulder. c) Concord Consortium chỉ cung cấp mô phỏng cho các lĩnh vực Toán học và Vật lý. d) Gplates là phần mềm mô phỏng sự chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời. a) Sai: GeoGebra là phần mềm chủ yếu được sử dụng để dạy và học Toán học, nhưng nó cũng có thể được áp dụng trong các lĩnh vực khác như Vật lý, để mô phỏng các hiện tượng toán học liên quan đến vật lý như đồ thị và chuyển động. b) Đúng: PhET (Physics Education Technology) là một dự án mã nguồn mở được phát triển bởi Đại học Colorado Boulder. Nó cung cấp các mô phỏng tương tác trực tuyến miễn phí cho các môn khoa học như Vật lý, Hóa học, Sinh học, và Toán học. c) Sai: Concord Consortium cung cấp các mô hình và công cụ mô phỏng cho nhiều lĩnh vực khoa học, bao gồm Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, và Khoa học Trái Đất. Nó không giới hạn chỉ ở Toán học và Vật lý. d) Sai: Gplates là phần mềm mô phỏng động học địa chất, tập trung vào sự biến đổi của lục địa và các hiện tượng địa chất qua thời gian, chứ không phải sự chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Câu 2: Phát biểu sau đúng hay sai vềcác phần mềm mô phỏng? a) PhET cho phép người dùng tương tác và thay đổi các tham số trong các mô phỏng. b) PhET chỉ cung cấp mô phỏng trong lĩnh vực Toán học. c) Các phần mềm mô phỏng như PhET và GeoGebra đều có hỗ trợ tiếng Việt. d) Avogadro là một phần mềm mô phỏng được sử dụng trong giáo dục địa chất. a) Đúng, PhET cho phép người dùng tương tác và thay đổi các tham số để quan sát kết quả trực quan b) Sai, PhET cung cấp mô phỏng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như Vật lý, Hóa học, Khoa học Trái Đất, và Sinh học. c) Đúng, nhiều phần mềm mô phỏng như PhET và GeoGebra có hỗ trợ tiếng Việt để người dùng dễ dàng tiếp cận. d) Sai, Avogadro là phần mềm mã nguồn mở để mô phỏng và thiết kế phân tử hóa học, không phải cho giáo dục địa chất. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Phần mềm mô phỏng nào cung cấp các công cụ để mô phỏng và thiết kế phân tử hóa học? Đáp án: Avogadro Giải thích: Avogadro là phần mềm mã nguồn mở chuyên dụng cho mô phỏng và thiết kế phân tử hóa học, giúp người dùng hình dung và tương tác với cấu trúc phân tử. Câu 2: Phần mềm mô phỏng nào cho phép người dùng khám phá sự chuyển hóa năng lượng và chuyển động của các vật thể? Đáp án: PhET Giải thích: PhET cung cấp mô phỏng cho nhiều lĩnh vực, bao gồm chuyển hóa năng lượng và chuyển động của các vật thể, cho phép người dùng tương tác và thay đổi các tham số để quan sát kết quả trực quan. Câu 3:Phần mềm mô phỏng nào giúp mô phỏng sự biến đổi của lục địa và địa chất qua thời gian? Đáp án: Gplates Giải thích: Gplates là phần mềm mô phỏng động học địa chất, giúp người dùng mô phỏng và nghiên cứu sự biến đổi của lục địa và địa chất qua các thời kỳ địa chất. Xem thêm
Thực hành kết nối các thiết bị số
1. Thiết bị số và nhà thông minh a) Thiết bị số và kết nối thiết bị số: Các thiết bị hiển thị như ti vi, máy chiếu, bảng cảm ứng và bảng LED là rất quan trọng trong cuộc sống hiện đại vì chúng cho phép hiển thị hình ảnh, văn bản và thông tin trực quan. Chúng giúp trình bày nội dung một cách sinh động và hấp dẫn qua việc kết hợp âm thanh và hình ảnh, với nhiều loại cổng kết nối như VGA và HDMI. Ngoài ra, công nghệ Bluetooth cho phép kết nối không dây giữa các thiết bị số như điện thoại, máy tính và tai nghe. Bluetooth truyền dữ liệu âm thanh và hình ảnh qua sóng vô tuyến điện, với nhiều phiên bản và tiêu chuẩn khác nhau, giúp đơn giản hóa việc kết nối và truyền dữ liệu giữa các thiết bị số. b) Nhà thông minh và kết nối thiết bị trong nhà thông minh Nhà thông minh (Smart Home) là nhà được trang bị công nghệ để cải thiện tiện ích, hiệu suất, bảo mật và quản lý. Các thiết bị trong nhà thông minh có khả năng tự động hóa và điều khiển từ xa qua ứng dụng di động hoặc máy tính, nhằm tạo môi trường sống thoải mái, tiết kiệm năng lượng và an toàn. Hệ thống điều khiển có thể sử dụng bảng cảm ứng hoặc ứng dụng trên điện thoại thông minh. Để kết nối các thiết bị thông minh với Internet, cần thực hiện các bước sau: Kết nối thiết bị: Sử dụng điện thoại di động đã cài phần mềm điều khiển để kết nối thiết bị thông minh qua Bluetooth hoặc Wi-Fi mà không cần Internet. Thiết lập mạng: Sau khi kết nối gần thành công, dùng phần mềm để kết nối thiết bị với mạng cục bộ và router. Đăng ký và cập nhật: Phần mềm sẽ đăng ký thiết bị lên đám mây và cập nhật trạng thái của thiết bị vào cơ sở dữ liệu. Khi cần điều khiển, phần mềm trên điện thoại sẽ truy cập cơ sở dữ liệu để lấy thông tin trạng thái và thiết lập kết nối. => Các thiết bị số có thể kết nối với nhau bằng kết nối có dây (qua các cáp tín hiệu), kết nối không dây ở khoảng cách gần (bluetooth, Wi-Fi) hay kết nối xa (qua Internet). Lễ khoảng cách gần Nhà thông minh là loại nhà được trang bị các thiết bị và hệ thống công nghệ thông minh, có thể được kết nối và điều khiển từ xa qua Internet. 2. Thực hành Nhiệm vụ 1: Kết nối máy tính với thiết bị hiển thị qua cáp tín hiệu Yêu cầu: Kết nối được máy tính với thiết bị hiển thị qua cáp tín hiệu Hướng dẫn: Bước 1. Thiết lập thiết bị hiển thị. Bước 2: Thiết lập chế độ làm việc của màn hình mở rộng Nhấn tổ hợp phím Windows + P để mở giao diện thiết lập chế độ hiển thị màn hình mở rộng, bao gồm các chế độ: - PC screen only (Chỉ dùng màn hình máy tính): Chỉ màn hình máy tính hoạt động, màn hình mở rộng tắt. - Duplicate (Sao chép): Màn hình mở rộng sao chép màn hình máy tính, hình ảnh giống nhau trên cả hai màn hình. - Extend (Mở rộng): Màn hình mở rộng là phần bổ sung cho màn hình máy tính. Các cửa sổ có thể kéo từ màn hình này sang màn hình khác. - Second Only (Chỉ dùng màn hình thứ hai): Chỉ sử dụng màn hình mở rộng, tắt màn hình máy tính. Sử dụng từng chế độ: -PC screen only: Khi chỉ cần làm việc với màn hình máy tính. - Duplicate: Khi cần trình bày nội dung cho nhiều người và muốn hiển thị cùng một hình ảnh trên cả hai màn hình. - Extend: Khi làm việc đa nhiệm, cần không gian làm việc lớn hơn bằng cách sử dụng màn hình mở rộng. - Second Only: Khi muốn sử dụng màn hình mở rộng thay cho màn hình máy tính chính. Với chế độ Extend, mở một cửa sổ ứng dụng trên máy tính và kéo thả cửa sổ đó sang màn hình mở rộng để tận dụng không gian làm việc bổ sung. Nhiệm vụ 2:Kết nối máy tính với điện thoại qua bluetoch để tuyển tập Máy tính xách tay thường có sẵn kết nối Bluetooth, trong khi máy để bàn thường không có và cần thêm bảng mạch mở rộng để có chức năng này. Yêu cầu:Kết nối máy tính PC với điện thoại qua Bluetooth để truyền tệp. Hướng dẫn: 1. Bật Bluetooth: - Trên thiết bị di động: Bật Bluetooth trong cài đặt. - Trên máy tính: Nháy chuột vào biểu tượng Bluetooth trên thanh công việc (Taskbar) để mở bảng chọn Bluetooth. 2. Ghép đôi: - Vào `Show Bluetooth Devices → Add a Device → Bluetooth, mice, keyboard...`. - Máy tính sẽ quét tìm các thiết bị Bluetooth mới. - Khi thấy tên điện thoại (ví dụ: "Note 10+ của Nguyen"), nháy chọn để kết nối. - Máy tính sẽ tạo mã ngẫu nhiên (ví dụ: 649568) và yêu cầu chọn `Connect` để gửi mã đến điện thoại. Xác nhận kết nối trên điện thoại: - Chọn `Ghép đôi` để chấp nhận kết nối từ máy tính. Để truyền tệp từ máy tính sang điện thoại qua Bluetooth: - Nếu điện thoại chấp nhận kết nối, máy tính sẽ hiển thị thông báo "Your device is ready to go" (Thiết bị của bạn đã sẵn sàng). Truyền tệp: - Trên máy tính, mở bảng chọn Bluetooth và chọn `Send a file` (Gửi một tệp). - Chọn thiết bị nhận (ví dụ: "S23 Ultra của My cute") và có thể chọn thêm chế độ `Use authentication` (Sử dụng xác thực) để tăng cường bảo mật. - Chọn tệp qua trình duyệt tệp và nhấn `Next` (Tiếp tục) để bắt đầu gửi. Xác nhận trên điện thoại: - Điện thoại sẽ nhận thông báo yêu cầu nhận tệp. Chọn `Chấp nhận` để nhận tệp. - Sau khi truyền tệp hoàn tất, sẽ có thông báo "File successfully transferred" (Tệp đã được chuyển thành công). Nhiệm vụ 3: Kết nối điện thoại với thiết bị trong nhà thông minh qua Internet Yêu cầu: Kết nối điện thoại với thiết bị trong nhà thông minh qua Internet. Để kết nối điện thoại di động với một bộ công tắc thông minh và thiết lập chế độ hẹn giờ cho công tắc đèn và van nước, thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Cài đặt phần mềm: Thiết lập công tắc đèn bảo vệ: Thiết lập van nước điều khiển từ xa: Chọn một công tắc thông minh tương thích với ứng dụng đã cài đặt trên điện thoại. Bước 2: Kết nồi thiết bị lần đầu Bước 3:Thiết lập chế độ làm việc và điều khiển thiết bị Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu thêm về thiết bị số: Yêu cầu: Tìm hiểu qua Internet về tính năng, tác dụng và thông số kỹ thuật của thiết bị số như đồng hồ thông minh, kính thực tế ảo, hoặc vòng đeo tay thông minh, đặc biệt là cách kết nối chúng với máy tính. Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 22: Thực hành kết nối các thiết bị số PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Thiết bị nào sau đây không phải là thiết bị hiển thị? A. Máy chiếu B. Bảng cảm ứng C. Tai nghe D. TV Đáp án: C Giải thích: Tai nghe không phải là thiết bị hiển thị; nó là thiết bị phát âm thanh. Các thiết bị hiển thị bao gồm máy chiếu, bảng cảm ứng, và TV. Câu 2: Cổng kết nối nào sau đây thường được sử dụng để kết nối thiết bị hiển thị với máy tính? A. USB B. HDMI C. Bluetooth D. Ethernet Đáp án: B Giải thích: HDMI là cổng kết nối phổ biến để truyền hình ảnh và âm thanh từ máy tính đến thiết bị hiển thị. USB và Ethernet không thường được dùng cho mục đích này. Câu 3: Nhà thông minh (Smart Home) có thể điều khiển các thiết bị qua: A. Cáp tín hiệu B. Bluetooth C. Wi-Fi D. Bluetooth và Wi-Fi Đáp án: D Giải thích: Các thiết bị trong nhà thông minh có thể được kết nối và điều khiển qua Bluetooth hoặc Wi-Fi. Câu 4: Khi nào bạn nên sử dụng chế độ "Duplicate" trên màn hình mở rộng? A. Khi làm việc đa nhiệm B. Khi trình bày nội dung cho nhiều người C. Khi muốn sử dụng màn hình mở rộng thay cho màn hình máy tính chính D. Khi chỉ cần làm việc với màn hình máy tính Đáp án: B Giải thích: Chế độ "Duplicate" sao chép màn hình máy tính lên màn hình mở rộng, giúp hiển thị cùng một hình ảnh trên cả hai màn hình, phù hợp cho việc trình bày nội dung. Câu 5: Để kết nối máy tính với điện thoại qua Bluetooth, bạn cần làm gì đầu tiên? A. Ghép đôi thiết bị B. Bật Bluetooth trên cả hai thiết bị C. Xác nhận kết nối trên điện thoại D. Truyền tệp từ máy tính Đáp án: B Giải thích: Đầu tiên, bạn cần bật Bluetooth trên cả máy tính và điện thoại để có thể bắt đầu quá trình ghép đôi và kết nối. Câu 6: Khi truyền tệp từ máy tính sang điện thoại qua Bluetooth, bước nào là cần thiết? A. Bật Bluetooth trên máy tính B. Mở bảng chọn Bluetooth và chọn "Send a file" C. Xác nhận kết nối trên máy tính D. Đăng ký thiết bị lên đám mây Đáp án: B Giải thích: Để truyền tệp qua Bluetooth, bạn cần mở bảng chọn Bluetooth trên máy tính và chọn "Send a file" để bắt đầu quá trình gửi tệp. Câu 7: Để kết nối điện thoại với một bộ công tắc thông minh qua Internet, bạn cần thực hiện bước nào trước tiên? A. Thiết lập chế độ làm việc của công tắc B. Cài đặt phần mềm điều khiển C. Kết nối thiết bị với mạng cục bộ D. Đăng ký thiết bị lên đám mây Đáp án: B Giải thích: Cài đặt phần mềm điều khiển trên điện thoại là bước đầu tiên cần thực hiện để kết nối và điều khiển thiết bị thông minh qua Internet. Câu 8: Chế độ "Extend" trên màn hình mở rộng cho phép: A. Hiển thị cùng một hình ảnh trên cả hai màn hình B. Chỉ sử dụng màn hình máy tính C. Mở rộng không gian làm việc bằng cách sử dụng màn hình bổ sung D. Tắt màn hình máy tính và chỉ sử dụng màn hình mở rộng Đáp án: C Giải thích: Chế độ "Extend" cho phép kéo thả cửa sổ giữa màn hình chính và màn hình mở rộng, tạo thêm không gian làm việc. Câu 9: Khi kết nối máy tính và điện thoại qua Bluetooth, nếu máy tính hiển thị thông báo "Your device is ready to go", điều này có nghĩa là: A. Máy tính đã kết nối thành công với điện thoại B. Điện thoại đã chấp nhận kết nối C. Tệp đã được truyền thành công D. Kết nối cần được xác thực thêm Đáp án: A Giải thích: Thông báo "Your device is ready to go" cho biết máy tính đã kết nối thành công với điện thoại. Câu 10: Để thiết lập chế độ hẹn giờ cho công tắc đèn và van nước trong hệ thống nhà thông minh, bạn cần: A. Cài đặt phần mềm điều khiển B. Kết nối điện thoại với thiết bị qua Bluetooth C. Chọn một công tắc thông minh tương thích D. Thiết lập chế độ làm việc của thiết bị Đáp án: A Giải thích: Để thiết lập chế độ hẹn giờ và điều khiển thiết bị, bạn cần cài đặt phần mềm điều khiển trên điện thoại. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Chọn đúng hoặc sai cho các ý sau đây về thiết bị số và kết nối thiết bị số: a) Các thiết bị hiển thị như TV và máy chiếu cho phép hiển thị hình ảnh và văn bản, và chúng thường kết nối qua cổng VGA hoặc HDMI. b) Công nghệ Bluetooth chỉ truyền dữ liệu âm thanh, không truyền dữ liệu hình ảnh. c) Nhà thông minh (Smart Home) có thể điều khiển các thiết bị từ xa qua Wi-Fi hoặc Bluetooth. d) Để kết nối thiết bị thông minh với Internet, cần thực hiện việc đăng ký thiết bị lên đám mây và cập nhật trạng thái của thiết bị vào cơ sở dữ liệu. a) Đúng: Các thiết bị hiển thị như TV và máy chiếu có thể kết nối qua các cổng VGA hoặc HDMI để hiển thị hình ảnh và văn bản. b) Sai: Công nghệ Bluetooth có thể truyền cả dữ liệu âm thanh và hình ảnh qua sóng vô tuyến điện. c) Đúng: Nhà thông minh có thể điều khiển các thiết bị từ xa qua các kết nối Wi-Fi hoặc Bluetooth. d) Đúng: Để kết nối thiết bị thông minh với Internet, việc đăng ký thiết bị lên đám mây và cập nhật trạng thái của thiết bị vào cơ sở dữ liệu là cần thiết. Câu 2: Chọn đúng hoặc sai cho các ý sau đây về các nhiệm vụ thực hành: a) Chế độ "Extend" cho phép bạn kéo cửa sổ ứng dụng từ màn hình máy tính sang màn hình mở rộng để có thêm không gian làm việc. b) Để kết nối máy tính với điện thoại qua Bluetooth, bạn cần phải bật Bluetooth trên máy tính và điện thoại, sau đó ghép đôi thiết bị. c) Chế độ "Duplicate" trên màn hình mở rộng chỉ hiển thị hình ảnh từ màn hình máy tính chính trên màn hình mở rộng mà không thay đổi gì. d) Để thiết lập chế độ hẹn giờ cho công tắc đèn trong nhà thông minh, bạn không cần cài đặt phần mềm điều khiển trên điện thoại. a) Đúng: Chế độ "Extend" cho phép mở rộng không gian làm việc bằng cách kéo cửa sổ từ màn hình này sang màn hình khác. b) Đúng: Để kết nối máy tính và điện thoại qua Bluetooth, cả hai thiết bị cần phải bật Bluetooth và thực hiện ghép đôi. c) Đúng: Chế độ "Duplicate" sao chép chính xác hình ảnh từ màn hình máy tính lên màn hình mở rộng. d) Sai: Để thiết lập chế độ hẹn giờ cho công tắc đèn trong nhà thông minh, bạn cần phải cài đặt phần mềm điều khiển trên điện thoại để thực hiện điều này. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Kết nối máy tính với thiết bị hiển thị qua cáp tín hiệu sử dụng chế độ "Extend" có lợi ích gì? Đáp án: Chế độ "Extend" cho phép mở rộng không gian làm việc bằng cách thêm một màn hình mở rộng, giúp làm việc đa nhiệm hiệu quả hơn. Giải thích: Khi sử dụng chế độ "Extend," người dùng có thể kéo các cửa sổ ứng dụng từ màn hình máy tính chính sang màn hình mở rộng, tạo ra nhiều không gian hơn để làm việc cùng lúc với nhiều ứng dụng. Câu 2: Khi kết nối máy tính với điện thoại qua Bluetooth, bước nào là cần thiết để hoàn tất quá trình ghép đôi thiết bị Đáp án: Cần xác nhận mã kết nối trên cả máy tính và điện thoại để hoàn tất quá trình ghép đôi. Giải thích: Sau khi máy tính và điện thoại quét và phát hiện nhau, máy tính tạo một mã ngẫu nhiên. Người dùng phải nhập mã này trên điện thoại để xác nhận kết nối và hoàn tất quá trình ghép đôi. Câu 3: Để kết nối điện thoại với thiết bị trong nhà thông minh qua Internet, bước đầu tiên là gì? Đáp án: Bước đầu tiên là cài đặt phần mềm điều khiển cho thiết bị thông minh trên điện thoại. Giải thích: Cài đặt phần mềm điều khiển là bước quan trọng đầu tiên để kết nối và thiết lập các thiết bị trong nhà thông minh. Phần mềm giúp thiết lập và quản lý các thiết bị thông minh qua Internet. Xem thêm
Chuẩn bị xây dựng trang web
1. Những đặc điểm chung của trang web Dễ nhận thấy mỗi trang web đầy đủ nhất đều có cấu trúc gồm ba phần chính: -Phần đầu trang (header) với những thông tin chung nhất về trang. -Phần thân trang (body) chứa nội dung của trang. -Phần chân trang (footer) chứa các thông tin ngắn gọn về chủ thể, bản quyền. a) Phần đầu trang Có vai trò như trang bìa thu gọn của cuốn sách hoặc đầu mỗi chương sách. Chứa Hình nền. - Logo. - Tên trang.- Thanh điều hướng (bao gồm bảng chọn các chức năng, chức năng tìm kiếm có thể tách riêng). - Tiêu đề. - Thông tin tóm tắt hoặc thông tin mới cập nhật. - Lưu ý: - Khi trang web tải lên trình duyệt, tên trang hiển thị tại tiêu đề của tab cùng với một favicon. - Favicon có thể không phải là phiên bản thu gọn của logo trang, mà được tạo riêng cho toàn bộ website. Mỗi trang web trên Internet có một địa chỉ truy cập dạng URL (Uniform Resource Locator) để người dùng có thể truy cập qua trình duyệt web như Firefox, Chrome, Edge, Safari,... Tùy theo thiết kế, đôi khi có một vài dòng thông báo quan trọng trước phần đầu trang, ví dụ như trang đang được xây dựng hay bảo trì. Phần này gọi là phần thông báo. b)Phần thân trang: Thân trang là phần chứa nội dung chính của trang web, thường được bố cục thành các khối hình chữ nhật, mỗi khối trình bày một nội dung với tiêu đề riêng. Mỗi khối nội dung có thể chứa thông tin dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, biểu mẫu nhập dữ liệu, hoặc các ứng dụng nhúng khác nhau như ứng dụng bản đồ, dự báo thời tiết,... c) Phẫn chân trang: Phần chân trang có thể bao gồm thông tin về thương hiệu, bản quyền, bảo mật, tóm tắt những thông tin quan trọng, thông tin liên hệ và liên kết tới các trang mạng xã hội liên quan. 2. Các bước chuẩn bị để xây dựng trang web Trình tự các bước chuẩn bị gồm các bước như sau: - Định hình ý tưởng - Thiết kế - Lựa chọn phần mềm, chuẩn bị tư liệu Lưu ý: Cần phân biệt việc xây dựng trang web đơn giản với xây dựng website. Chuẩn bị xây dựng website có thể đòi hỏi thêm một số bước khác, đặc biệt là cách tổ chức vận hành và quản trị. a)Định hình ý tưởng: - Xác định mục đích, đối tượng và các yêu cầu cần đạt được. - Trả lời các câu hỏi: Mục đích của trang web là gì? Ai sẽ quan tâm đến trang web này? - Trang web phải đáp ứng những yêu cầu nào về nội dung, kiến trúc và mỹ thuật để đạt được mục đích và đáp ứng nhu cầu của người dùng? Cần khảo sát, phân tích kỹ lưỡng nhu cầu và đặc điểm của người dùng để hiểu rõ hơn và xác định mục đích cùng các yêu cầu về nội dung và hình thức của trang web. Trả lời các câu hỏi như: Người dùng mong muốn biết những thông tin gì? Điều gì thu hút và gây hứng thú cho họ? Đặc điểm văn hóa và thị hiếu của người dùng là gì? b) Thiết kế: 1.Xây dựng dàn ý tổng thể và bố cục trang: Giúp hình dung toàn bộ nội dung sẽ giới thiệu và cách sắp xếp sao cho ấn tượng, mạch lạc, dễ tiếp cận và dễ hiểu. Cấu trúc trang: -Thanh điều hướng: Bảng chọn gồm danh sách các vùng miền và thông tin liên hệ/phản hồi. - Phần thân trang: Một số bài viết nổi bật về các địa danh. Có thể tham khảo mẫu bố cục như trong Hình 23.5. 2. Thiết kế mỹ thuật Là thiết kế hình thức sao cho - Đảm bảo vẻ đẹp phù hợp với thẩm mỹ của người dùng và nội dung. - Góp phần gây ấn tượng và tăng sức thuyết phục của nội dung. - Tiến hành chi tiết cho từng nội dung, từng bài viết của trang web. Bao gồm - Định dạng chữ: Lựa chọn nhất quán và hài hòa về phông chữ, kiểu chữ (nghiêng, đậm,...) và cỡ chữ. - Bảng màu:Tránh màu sắc tương phản quá gắt hay không hài hòa. Chọn màu có độ tương phản nhẹ nhàng và hài hòa. Mỗi bảng màu thường có 5 màu pha trộn giữa gam ấm, lạnh và trung tính, kèm theo trắng và đen. c)Lựa chọn phần mềm và chuẩn bị tư liệu: 1. Lựa chọn phần mềm: - Có nhiều phần mềm hỗ trợ làm trang web, phần lớn là thương mại. - Google cung cấp miễn phí một phần mềm làm trang web với giao diện trực quan, dễ sử dụng và kết nối với các phần mềm khác của Google như Docs, Sheets, Slides, Maps, Photos, YouTube. - Trang web sau khi hoàn thành được lưu trữ trên Google Drive, có thể chia sẻ và xuất bản với URL hỗ trợ bởi Google. - Yêu cầu duy nhất là có tài khoản Google Mail. 2. Chuẩn bị tư liệu: - Xảy ra trong suốt thời gian thực hiện dự án. - Bao gồm thiết kế favicon, logo, lựa chọn hình nền cho phần đầu trang, viết bài cho từng nội dung, và chọn hình ảnh minh họa. Trắc nghiệm Tin học 12 Bài 23: Chuẩn bị xây dựng trang web PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án. Câu 1: Phần nào của trang web chứa thông tin về thương hiệu, bản quyền và liên kết mạng xã hội? A. Phần đầu trang B. Phần thân trang C. Phần chân trang D. Phần thông báo Đáp án: C Giải thích: Phần chân trang (footer) thường chứa thông tin về thương hiệu, bản quyền, bảo mật và liên kết mạng xã hội. Câu 2: Phần nào của trang web có vai trò như trang bìa thu gọn của cuốn sách? A. Phần thân trang B. Phần đầu trang C. Phần chân trang D. Phần thông báo Đáp án: B Giải thích: Phần đầu trang (header) có vai trò tương tự như trang bìa của cuốn sách, chứa các thông tin chung và dễ nhận diện về trang web. Câu 3: Để bắt đầu xây dựng trang web, bước đầu tiên cần thực hiện là gì? A. Thiết kế giao diện B. Định hình ý tưởng C. Lựa chọn phần mềm D. Chuẩn bị tư liệu Đáp án: B Giải thích: Định hình ý tưởng là bước đầu tiên trong việc xây dựng trang web, bao gồm xác định mục đích, đối tượng và yêu cầu của trang web. Câu 4: Cái gì thường được sử dụng để xác định địa chỉ truy cập của trang web? A. IP Address B. URL C. Favicon D. Domain Nam Đáp án: B Giải thích: Địa chỉ truy cập của trang web được xác định bằng URL (Uniform Resource Locator). Câu 5: Khi thiết kế mỹ thuật cho trang web, việc chọn bảng màu cần chú ý điều gì? A. Sử dụng màu sắc tương phản mạnh B. Sử dụng một màu duy nhất C. Chọn màu có độ tương phản nhẹ nhàng và hài hòa D. Chọn màu ngẫu nhiên Đáp án: C Giải thích: Để đảm bảo tính thẩm mỹ và hài hòa, bảng màu nên có độ tương phản nhẹ nhàng và phối hợp hài hòa. Câu 6:Phần nào trong phần mềm hỗ trợ làm trang web của Google cho phép lưu trữ và xuất bản trang web? A. Google Docs B. Google Drive C. Google Sheets D. Google Maps Đáp án: B Giải thích: Sau khi hoàn thành, trang web được lưu trữ trên Google Drive và có thể chia sẻ và xuất bản với URL hỗ trợ bởi Google. Câu 7: Khi thiết kế dàn ý tổng thể của trang web, điều quan trọng là gì? A. Chọn hình nền cho phần đầu trang B. Xây dựng cấu trúc và bố cục sao cho ấn tượng và dễ tiếp cận C. Lựa chọn phông chữ D. Xác định phần mềm sử dụng Đáp án: B Giải thích: Xây dựng dàn ý tổng thể và bố cục giúp hình dung cách sắp xếp nội dung sao cho ấn tượng và dễ tiếp cận. Câu 8: Để kết nối với các phần mềm khác của Google như Docs, Sheets, và Slides, người dùng nên sử dụng phần mềm nào? A. Microsoft Word B. Google Drive C. Adobe Photoshop D. Notepad Đáp án: B Giải thích: Google Drive cung cấp khả năng kết nối với các phần mềm khác của Google như Docs, Sheets, và Slides. Câu 9: Yếu tố nào không cần thiết khi thiết kế phần thân trang của trang web? A. Hình nền B. Tiêu đề C. Nội dung văn bản D. Biểu mẫu nhập dữ liệu Đáp án: A Giải thích: Phần thân trang chủ yếu chứa nội dung văn bản, hình ảnh, âm thanh, và biểu mẫu nhập dữ liệu, trong khi hình nền thường được thiết lập ở phần đầu trang. Câu 10: Một trong những yếu tố quan trọng khi thiết kế phần đầu trang là gì? A. Xác định cấu trúc nội dung B. Tạo favicon C. Lựa chọn phông chữ D. Chọn màu nền cho phần chân trang Đáp án: B Giải thích: Favicon là một yếu tố quan trọng của phần đầu trang giúp nhận diện trang web khi hiển thị trên tab của trình duyệt. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 1: Đánh giá các câu sau về các phần của trang web. Đánh dấu Đúng (D) hoặc Sai (S). a) Phần đầu trang (header) thường chứa thông tin như hình nền, logo, tên trang, và thanh điều hướng, và có vai trò giống như trang bìa thu gọn của cuốn sách. b) Phần thân trang (body) chỉ chứa thông tin về thương hiệu và bản quyền. c) Phần chân trang (footer) có thể bao gồm thông tin về thương hiệu, bản quyền, bảo mật, và liên kết tới các trang mạng xã hội. d) Favicon thường là phiên bản thu gọn của logo trang và hiển thị trên tiêu đề của tab trình duyệt. a) Đúng: Phần đầu trang thực sự có vai trò như trang bìa thu gọn của cuốn sách, chứa hình nền, logo, tên trang, và thanh điều hướng. b) Sai: Phần thân trang chứa nội dung chính của trang web như văn bản, hình ảnh, âm thanh, và ứng dụng nhúng, không chỉ thông tin về thương hiệu và bản quyền. c) Đúng: Phần chân trang thường chứa thông tin như thương hiệu, bản quyền, bảo mật, và liên kết mạng xã hội. c) Sai : Favicon không nhất thiết phải là phiên bản thu gọn của logo mà có thể là một biểu tượng nhỏ riêng biệt. Câu 2: Đánh giá các câu sau về các bước chuẩn bị để xây dựng trang web. Đánh dấu Đúng (Đ) hoặc Sai (S). a) Định hình ý tưởng bao gồm việc xác định mục đích, đối tượng, và các yêu cầu của trang web. b) Thiết kế mỹ thuật chỉ bao gồm việc chọn màu sắc và phông chữ cho trang web. c) Lựa chọn phần mềm để làm trang web có thể bao gồm việc sử dụng các phần mềm miễn phí như Google cung cấp, không nhất thiết phải là phần mềm thương mại. d) Chuẩn bị tư liệu chỉ bao gồm việc thiết kế favicon và logo, không cần phải chuẩn bị nội dung khác. a) Đúng: Định hình ý tưởng là bước quan trọng để xác định mục đích, đối tượng, và yêu cầu của trang web. b) Sai: Thiết kế mỹ thuật bao gồm việc chọn phông chữ, kiểu chữ, bảng màu, và đảm bảo tính thẩm mỹ phù hợp với nội dung và người dùng. c) Đúng: Google cung cấp phần mềm làm trang web miễn phí với giao diện dễ sử dụng và hỗ trợ các công cụ khác của Google. d) Sai: Chuẩn bị tư liệu bao gồm việc thiết kế favicon, logo, viết bài nội dung, và chọn hình ảnh minh họa. PHẦN III. Câu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3 Câu 1: Phần nào của trang web thường chứa các thông tin như hình nền, logo, tên trang và thanh điều hướng? Đáp án: Phần đầu trang (header) Giải thích: Phần đầu trang (header) thường chứa các yếu tố chung của trang web như hình nền, logo, tên trang, thanh điều hướng và thông tin tóm tắt. Đây là phần giúp người dùng nhận diện trang web và điều hướng dễ dàng. Câu 2: Trong phần thân trang của một trang web, thông tin chính thường được trình bày như thế nào? Đáp án: Theo dạng các khối hình chữ nhật Giải thích: Phần thân trang thường được bố cục thành các khối hình chữ nhật, mỗi khối trình bày một nội dung riêng biệt với tiêu đề. Điều này giúp người dùng dễ dàng tiếp cận và phân loại thông tin. Câu 3: Trong các bước chuẩn bị xây dựng trang web, bước nào liên quan đến việc lựa chọn công cụ và thiết kế nội dung? Đáp án: Lựa chọn phần mềm và chuẩn bị tư liệu Giải thích: Bước "Lựa chọn phần mềm và chuẩn bị tư liệu" liên quan đến việc chọn công cụ thiết kế và chuẩn bị các yếu tố cần thiết như favicon, logo, hình nền, và nội dung cho trang web. Đây là bước quan trọng để đảm bảo trang web hoạt động hiệu quả và đáp ứng yêu cầu thiết kế. Xem thêm
1. Khái niệm Trí tuệ nhân tạo (AI)
a) Trí tuệ con người và trí tuệ nhân tạo - AI (Trí tuệ nhân tạo): là khả năng của máy tính thực hiện các công việc mang tính trí tuệ của con người. - Mục đích: xây dựng các phần mềm giúp máy tính có năng lực trí tuệ tương tự con người. b) Vài nét về sự phát triển của AI - Lịch sử đầu tiên của trí tuệ nhân tạo bắt đầu tại hội thảo Dartmouth năm 1956, với mục tiêu tạo ra các hệ thống có khả năng suy luận và giải quyết vấn đề như con người. Có cả AI yếu, nhằm vào các ứng dụng cụ thể và cần sự hỗ trợ của con người để hoạt động hiệu quả. - Hệ thống MYCIN trong y học và thành tựu hiện đại như AlphaGo của Google, thể hiện khả năng suy luận và giải quyết các vấn đề phức tạp. Các ứng dụng gần đây của AI trong các lĩnh vực như trợ lý ảo và xe tự lái, có khả năng hiểu và tương tác với con người. - Xoxe của AlLife, một sản phẩm AI mới có khả năng nghe, nhìn và học hỏi từ tương tác với con người, cho thấy tiềm năng của AI trong tương lai và sự phát triển của công nghệ nhận thức và giao tiếp. c) Một số đặc trưng của AI - Khả năng học cho phép máy tính điều chỉnh hành vi dựa trên dữ liệu mới (ví dụ: như hệ thống khuyến nghị YouTube, thuật toán) - Khả năng nhận thức cảm nhận và hiểu biết môi trường qua cảm biến (ví dụ: như máy tính điều khiển xe tự lái). - Khả năng suy luận áp dụng logic và tri thức để đưa ra quyết định (như hệ thống chẩn đoán y tế). - Khả năng hiểu ngôn ngữ là khả năng xử lí ngôn ngữ tự nhiên (như các công cụ tìm kiếm Google) - Khả năng giải quyết vấn đề giúp máy tính tìm ra cách giải quyết các tình huống phức tạp (ví dụ như hệ thống dự báo thời tiết). Lưu ý: AI có sự khác biệt so với tự động hoá, vì nó yêu cầu sự kết hợp của nhiều đặc trưng trí tuệ để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp 2. Một số lĩnh vực nghiên cứu phát triển AI a) Học máy Là lĩnh vực nghiên cứu làm cho máy tính có khả năng học từ dữ liệu thu được. b) Xử lý ngôn ngữ tự nhiên Là lĩnh vực nghiên cứu các mô hình ngôn ngữ, các phương pháp để máy tính và con người giao tiếp được với nhau như: email, tin nhắn thoại, văn bản, bài đăng... c) Thị giác máy tính Là lĩnh vực nghiên cứu phương pháp thu nhận, xử lý ảnh, kỹ thuật số, phân tích nhận dạng hình ảnh nhằm phát triển hệ thống phương tiện tự lái hay camera nhận dạng khuôn mặt. d) AI tạo sinh (Generative AI) Là lĩnh vực nghiên cứu xây dựng hệ thống AI tạo ra văn bản, hình ảnh, âm thanh... từ dữ liệu đã có. Ví dụ: ChatGPT, AI tạo nhạc: Mubert, Beatoven, AI tạo hình ảnh: Midjourney, DALL-E
Giới thiệu về trí tuệ nhân tạo
1. Một số lĩnh vực phát triển nhờ ứng dụng AI a) AI giúp phát triển người máy thông minh Robotics là lĩnh vực nghiên cứu và phát triển robot, áp dụng trong sản xuất tự động và các công việc nguy hiểm, kết hợp cơ khí, điện tử, máy tính và trí tuệ nhân tạo để tạo ra các robot thông minh (như robot Grace ở Hồng Kông, có khả năng chăm sóc bệnh nhân và giao tiếp đa ngôn ngữ). b) AI giúp phát triển điều kiển tự động Giúp máy móc, thiết bị hoạt động một cách tự động, không cần sự can thiệp của con người. Ứng dụng: giám sát nguyên vật liệu, quét sản phẩm lỗi, thiết bị bay không người lái… c) AI giúp phát triển một số sản phẩm, tiện ích thông minh Từ Pantech Gi100 vào năm 2004 đến ngày nay, nhận dạng vân tay và khuôn mặt phổ biến trên điện thoại như Samsung Galaxy, Google Pixel, iPhone. OCR của Google Drive hỗ trợ chuyển đổi chữ viết tay từ ảnh và PDF sang văn bản dễ chỉnh sửa, hỗ trợ hơn 200 ngôn ngữ. d) AI giúp phát triển các dịch vụ - Trợ lý ảo và chatbot: AI đã tạo ra các trợ lý ảo như Google Assistant, Cortana, Siri, Bixby và các chatbot như Meena, BlenderBot. Chúng cung cấp hỗ trợ bằng văn bản hoặc tiếng nói trong nhiều lĩnh vực khác nhau. - Trong dịch vụ khách hàng: Chatbot có thể trả lời câu hỏi, cung cấp thông tin, hỗ trợ tìm kiếm sản phẩm và thực hiện giao dịch mua bán hàng hoá. - Trong tài chính ngân hàng: AI giúp phân tích hành vi để phát hiện các giao dịch đáng ngờ, giả mạo hay gian lận, ví dụ như American Express sử dụng AI để phát hiện gian lận thẻ tín dụng. - DeepMind trong y tế: DeepMind của Google hỗ trợ chẩn đoán bệnh và lập phác đồ điều trị, cùng với các hệ thống như Infervision giúp bác sĩ X-quang đọc ảnh quét chính xác và nhanh chóng. - Giáo dục và đào tạo: Hệ thống Elearning dùng AI để cá nhân hoá học tập, ví dụ như Duolingo có chatbot hỗ trợ học ngoại ngữ và cung cấp hội thoại thực hành tùy chỉnh cho từng học viên. 2. Cảnh báo về ứng dụng AI - AI có khả năng tự động hoá nhiều công việc, dẫn đến áp lực thất nghiệp - Vi phạm quyền riêng tư khi dữ liệu cá nhân bị lạm dụng. - Đe dọa an ninh hệ thống khi bị tấn công xâm nhập hoặc thay đổi dữ liệu Có thể kiểm soát hoặc thay đổi ý thức, hành vi con người một cách không mong muốn. => Cần có các giải pháp để giám sát và đảm bảo an toàn trong quá trình phát triển AI, đồng thời khai thác tiềm năng của AI để nâng cao chất lượng cuộc sống và lợi ích cộng đồng.
Lý thuyết Tin 12 Bài 1: Cơ sở mạng máy tính
1. Một số khái niệm mở đầu - Mạng máy tính là hệ thống các thiết bị số được kết nối với nhau để truyền dữ liệu và trao đổi thông tin, có thể kết nối bằng dây cáp mạng hoặc sóng vô tuyến. - Cáp mạng là dây dẫn có vỏ bọc bảo vệ và bên trong là dây dẫn kim loại để truyền tín hiệu điện. Cáp quang sử dụng dây dẫn trong suốt để truyền tín hiệu ánh sáng. - Các thiết bị số trong mạng máy tính đặt trong một phạm vi địa lí nhất định để người dùng có thể truyền dữ liệu và trao đổi thông tin. Chia làm hai loại chính: thiết bị mạng và thiết bị đầu cuối. - Thiết bị đầu cuối bao gồm máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy in và các thiết bị trong mạng Internet như camera, đèn, tủ lạnh, cảm biến nhiệt độ… - Bộ giao tiếp mạng: dùng để truyền và nhận dữ liệu qua cáp mạng hoặc sóng vô tuyến. Có 2 cổng kết nối: kết nối có dây và kết nối không dây. Địa chỉ MAC là một địa chỉ duy nhất gồm 12 ký tự hệ thập lục phân, biểu diễn cho mỗi thiết bị trong mạng máy tính, đảm bảo tính duy nhất và quản lý hiệu quả. a) Mạng LAN - Mạng LAN là loại mạng kết nối các thiết bị trong phạm vi nhỏ như toà nhà, văn phòng, trường học, cho phép truyền dữ liệu và chia sẻ tài nguyên như máy tính, máy in qua cáp mạng và Switch. - Switch là thiết bị trong mạng LAN có nhiều cổng mạng để kết nối và chuyển tiếp dữ liệu giữa các thiết bị. - Switch sử dụng bảng địa chỉ MAC để xác định cổng nào để chuyển tiếp gói tin tới thiết bị nhận. b) Mạng WLAN Mạng WLAN là mạng cục bộ không dây sử dụng công nghệ Wi-Fi, cho phép các thiết bị như máy tính, điện thoại, máy tính bảng kết nối và truy cập vào tài nguyên mạng qua sóng radio. Các thành phần chính: thiết bị của người dùng có tích hợp bộ giao tiếp mạng không dây và điểm truy cập không dây. Access Point (AP) là thiết bị cung cấp kết nối Wi-Fi trong mạng cục bộ, cho phép các thiết bị không dây kết nối và truy cập vào mạng LAN, có thể kết nối các thiết bị có dây qua cổng mạng. 3. Mạng diện rộng và Internet Mạng diện rộng (WAN) là loại mạng máy tính có phạm vi địa lý rộng lớn, kết nối các mạng LAN khác nhau trong một khu vực lớn như thành phố, quốc gia hay nhiều quốc gia trên thế giới. Internet là một mạng WAN cho phép truy cập và trao đổi thông tin toàn cầu. Router là thiết bị chuyển tiếp dữ liệu trong mạng WAN, xác định đường đi tối ưu cho gói tin đến địa chỉ đích bằng các tiêu chí như độ trễ và băng thông. Modem chuyển đổi tín hiệu giữa số và tương tự, thường được sử dụng để kết nối với nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) qua đường truyền tín hiệu số hóa. ISP là nhà cung cấp dịch vụ truy cập Internet, kết nối thiết bị mạng với Internet và cung cấp các dịch vụ liên quan.
Các giao thức mạng
1. Giao thức mạng a) Khái niệm cơ bản Là tập hợp các quy tắc được sử dụng để điều khiển truyền thông và trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị trong mạng máy tính nhằm đáp ứng: - Định dạng và chuẩn hóa - Định tuyến và chuyển tiếp - Quản lí lưu lượng mạng - Bảo mật và độ tin cậy - Tích hợp dịch vụ và ứng dụng b) Một số giao thức mạng - Giao thức Internet (IP): Quan trọng trong mạng máy tính, là một phần của bộ giao thức TCP/IP. - Giao thức vận chuyển (TCP và UDP): Quy định cách dữ liệu được chia thành gói tin, TCP đảm bảo độ tin cậy, UDP không yêu cầu kết nối và không đảm bảo độ tin cậy. - Giao thức truyền tải siêu văn bản (HTTP): Sử dụng để truyền tải dữ liệu của các trang web, quy định cách giao tiếp giữa máy khách và máy chủ. - Giao thức truyền tải tệp (FTP): Dùng để truyền tải tệp giữa các máy tính. - Giao thức truyền tải thư đơn giản (SMTP): Sử dụng để gửi và nhận thư điện tử. 2. Giao thức TCP TCP (Transmission Control Protocol) là giao thức đảm bảo truyền dữ liệu ổn định và đúng thứ tự giữa các ứng dụng trên mạng. Có cơ chế kiểm tra lỗi, khôi phục và điều chỉnh tốc độ truyền dữ liệu, sử dụng cho việc truyền thông tin như hình ảnh tĩnh, tệp dữ liệu và trang web. Quá trình sử dụng TCP bao gồm: - Thiết lập kết nối: Điều này xảy ra khi hai máy tính thiết lập kết nối trước khi truyền dữ liệu. - Trao đổi dữ liệu: Dữ liệu được chia thành các gói tin, mỗi gói tin có số thứ tự và số xác nhận để đảm bảo tính toàn vẹn và đúng thứ tự. - Kiểm tra lỗi và khôi phục: TCP sử dụng số thứ tự và số xác nhận để xác định và sửa chữa các gói tin bị mất hoặc lỗi. - Kết thúc kết nối: Quá trình đóng kết nối sau khi hoàn tất trao đổi dữ liệu giữa hai thiết bị. 3. Giao thức IP - Giao thức Internet (IP) quản lý và định tuyến gói tin trên mạng máy tính bằng cách gắn địa chỉ IP của máy gửi và máy nhận vào mỗi gói tin. - IP đảm bảo chuyển tiếp các gói tin đến đúng đích dựa trên địa chỉ này. - Địa chỉ IP là số duy nhất được gán cho mỗi thiết bị trong mạng - Có hai phiên bản chính là IPv4 và IPv6. - Các máy tính trong một mạng LAN sẽ có cùng một địa chỉ mạng. b) Hệ thống miền - Mỗi trang web có một địa chỉ IP duy nhất trên Internet. - Hệ thống tên miền DNS chuyển đổi tên miền dễ nhớ thành địa chỉ IP tương ứng, giúp người dùng truy cập web một cách thuận tiện. Tên miền được phân thành các cấp: - Tên miền cấp cao nhất: là phần đuôi sau cùng của tên miền. Đây có thể là viết tắt tên một quốc gia (ví dụ: vn, us, uk,...) hay một tổ chức kinh tế – xã hội (ví dụ: com, org, net, edu, gov, info, biz, xyz, io, ai,...). - Tên miền cấp hai: google.com, facebook.com, youtube.com, amazon.com,... - Tên miền cấp ba: mail.google.com, news.google.com, drive.google.com,... - Tên miền phụ là một phần thông tin mở rộng cho phép phân tách nội dung cho một chức năng cụ thể của trang web.
Thực hành thiết lập kết nối và sử dụng mạng
Nhiệm vụ 1: Kết nối máy tính với Access Point Bước 1. Xác định và nhập mật khẩu mạng Wi-Fi. Bước 2. Trên Windows 10, chọn tên mạng Wi-Fi, nhập mật khẩu và hoàn tất kết nối. Bước 3. Kiểm tra địa chỉ IP và xem chi tiết kết nối mạng. Bước 4. Mở trình duyệt web để kiểm tra kết nối. Nhiệm vụ 2: Kết nối máy tính với Switch Bước 1. Chuẩn bị dây cáp mạng RJ45. Bước 2. Cắm dây vào cổng LAN trên máy tính và Switch. Bước 3. Quan sát đèn báo hiệu trên cổng để xác nhận kết nối vật lý thành công. Bước 4. Kiểm tra kết nối mạng bằng cách mở trình duyệt web. Nhiệm vụ 3. Kết nối thiết bị thông minh vào mạng máy tính Để kết nối điện thoại thông minh tới Access Point: - Cách 1: Truy cập Cài đặt > Kết nối > Wi-Fi, bật Wi-Fi, chọn mạng cần kết nối, nhập mật khẩu và kết nối. - Cách 2: Bật dịch vụ mạng di động trong Cài đặt > Kết nối > Sử dụng dữ liệu, sau đó bật Dữ liệu di động. Sau khi kết nối, kiểm tra kết nối bằng cách mở trình duyệt và truy cập vào trang web bất kì để xác nhận. Trong phòng thực hành Tin học (PC-A và PC-B): - Cả hai máy tính đều kết nối vào cùng một mạng LAN. - Đều chạy hệ điều hành Windows 10 và lưu trữ tài liệu học tập trong ổ D. - PC-A được kết nối với một máy in qua cổng USB. Nhiệm vụ 4: Để chia sẻ dữ liệu từ máy tính PC-A trên cùng mạng LAN PC-A (Máy chủ chia sẻ): Bước 1: Nháy chuột phải vào ổ cứng chứa dữ liệu (ví dụ ổ D), chọn Properties. Bước 2: Chọn tab Sharing, sau đó chọn Advanced Sharing (Hình 4). Bước 3: Trên hộp thoại Advanced Sharing, tích vào ô Share this folder và chọn Permissions. Bước 4: Trên hộp thoại Permissions for D, chọn Everyone và tích vào Full Control, Change, Read, sau đó chọn OK để hoàn thành (Hình 5). PC-B (Máy tính truy cập): Bước 1: Trên máy tính PC-B, chọn This PC ở thanh menu bên trái, kéo xuống và chọn Network. Bước 2: Nháy đúp chuột vào biểu tượng của máy tính PC-A để truy cập thư mục có dữ liệu được chia sẻ. Nhiệm vụ 5: Chia sẻ máy in 1. PC-A (Chia sẻ máy in): - Mở Control Panel, chọn Devices and Printers. - Nháy chuột phải vào máy in cần chia sẻ, chọn Properties > Sharing. - Tích vào ô Share this printer và đặt tên chia sẻ máy in. 2. PC-B (Kết nối đến máy in): - Mở Control Panel, chọn Devices and Printers. - Chọn Add a printer, sau đó chọn máy in từ danh sách các máy in được chia sẻ trên mạng LAN hoặc tìm kiếm máy in bằng Select a shared printer by name. 3. Sau khi kết nối thành công, in một trang tài liệu từ PC-B để xác nhận kết nối và chia sẻ máy in.
Làm quen với ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
1. Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản - Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HyperText Markup Language – HTML) là - ngôn ngữ chuyên dụng dùng để tạo trang web. - Các thẻ được viết trong cặp dấu “<”, “>”. Thông thường mỗi thẻ bao gồm thẻ bắt đầu và thẻ kết thúc, chỉ ra phạm vi tác dụng của thẻ. - Tên thẻ HTML không phân biệt chữ hoa, chữ thường nhưng mặc định tên thẻ được viết chữ thường. - Phần lớn các thẻ đều là thẻ đôi, tức là có thẻ bắt đầu (opening tag) và thẻ kết thúc (closing tag). Vị trí kết thúc thẻ có thêm dấu “/”. - Một số phần tử cho phép khai báo thêm một hoặc nhiều thuộc tính. 2. Cấu trúc cơ bản của một tệp html - Văn bản HTML được bao gồm trong cặp thẻ mở `<html>` và thẻ đóng `</html>`. - Nó chia thành hai phần chính: phần đầu `<head>` và phần thân `<body>`. Phần đầu (head): - Được xác định bởi phần tử `<head>` và `</head>`. - Dùng để khai báo tiêu đề của trang web với thẻ `<title>` và `</title>`, xuất hiện trên tiêu đề của cửa sổ trình duyệt. - Bao gồm các siêu dữ liệu (metadata) như bảng mã kí tự, từ khoá tìm kiếm và liên kết tài nguyên khác. Phần thân (body): - Xác định bởi phần tử `<body>` và `</body>`. - Chứa nội dung sẽ hiển thị trên màn hình của trình duyệt web. - Đây là phần mà người dùng thường xem và tương tác với. Chỉ dẫn phiên bản HTML: - Thông thường, dòng đầu tiên của văn bản HTML là một chỉ dẫn (doctype) cho biết phiên bản HTML được sử dụng. Mỗi phần của văn bản HTML (head và body) có mục đích riêng biệt và cung cấp thông tin quan trọng để trình duyệt web có thể hiển thị và xử lý trang web đúng cách. 3. Thực hành tạo trang web đơn giản Yêu cầu 1: Cài đặt phần mềm Sublime Text - Truy cập vào trang web https://sublimetext.com và tải về phiên bản phù hợp với hệ điều hành của bạn. - Sau khi tải về, nhấp đúp vào tệp tin cài đặt để bắt đầu quá trình cài đặt. - Khi hiển thị cửa sổ "Completing the Sublime Text Setup Wizard", việc cài đặt đã hoàn thành. Yêu cầu 2: Soạn thảo văn bản HTML bằng Sublime Text - Khởi động Sublime Text sau khi đã cài đặt. - Soạn thảo nội dung văn bản HTML như sau: - Lưu văn bản với định dạng file `.html`. - Mở tệp bằng trình duyệt web, xem kết quả.
Định dạng văn bản và tạo siêu liên kết
1. Tổ chức các đoạn văn bản trong trang web Phân đoạn văn bản trên trang web: - Nội dung trên trang web thường được chia thành các đoạn văn bản để làm rõ các ý và làm cho văn bản dễ hiểu, dễ đọc hơn cho người dùng. - Phần tử `<p>` được sử dụng để tạo các đoạn văn bản trên trang web, ví dụ như: <p>Văn bản</p> - Trên màn hình của trình duyệt web, "Văn bản" sẽ hiển thị trên một đoạn mới và được phân tách với các thành phần khác bằng một khoảng trống giữa hai đoạn văn bản. - Các đoạn văn bản có thể chứa các phần tử HTML khác nhau để định dạng và cấu trúc hóa nội dung. Tóm lại, phần tử `<p>` giúp tạo ra các đoạn văn bản rõ ràng và dễ đọc trên trang web, cung cấp một phương tiện hiệu quả để tổ chức và hiển thị nội dung cho người dùng. 2. Tạo đề mục - HTML hỗ trợ sáu cấp tiêu đề mục được phân cấp từ lớn đến nhỏ, đánh số từ h1 đến h6. Các phần tử này được định nghĩa bởi các thẻ `<h1>`, `<h2>`, `<h3>`, `<h4>`, `<h5>`, `<h6>` tương ứng. - Các phần tử tiêu đề mục được khai báo như sau: <Cấp của tiêu đề mục> Tiêu đề mục </Cấp của tiêu đề mục> trong đó `<Cấp của tiêu đề mục>` là một trong các thẻ `<h1>` đến `<h6>`. - Mặc định, trình duyệt web sẽ hiển thị các tiêu đề mục với kiểu chữ in đậm và kích thước chữ khác nhau. - Phần tử `<h1>` tạo tiêu đề mục có kích thước chữ lớn nhất và từ `<h2>` đến `<h6>`, kích thước chữ sẽ giảm dần. => Các phần tử tiêu đề mục trong HTML cho phép tổ chức nội dung của trang web theo mức độ quan trọng và cung cấp các lựa chọn khác nhau về kiểu chữ và kích thước để làm nổi bật các phần nội dung khác nhau. 3. Làm nổi bật nội dung văn bản HTML làm nổi bật nội dung trong văn bản bằng cách thay đổi định dạng của phần nội dung đó khi hiển thị trên màn hình trình duyệt web. Ví dụ 3. Nội dung trong phần body của văn bản HTML Hình 3a có sử dụng các phần tử strong, em, mark để làm nổi bật nội dung văn bản. Hình 3b là kết quả hiển thị văn bản HTML ở Hình 3a trên màn hình trình duyệt web. Lưu ý: HTML định nghĩa thêm phần tử b để in đậm văn bản và phần tử i để in nghiêng văn bản. 4. Tạo siêu liên kết - Phần tử `<a>` trong HTML: - Được sử dụng để tạo các siêu liên kết (hyperlinks) trong trang web để kết nối với các tài nguyên web khác như trang web, hình ảnh, âm thanh, đoạn phim, vv. - Định dạng khai báo của phần tử `<a>` là <a href=“URL”>Liên kết web <a Trong đó thuộc tính `href` xác định địa chỉ của tài nguyên web trên Internet. - URL (Uniform Resource Locator) bao gồm giao thức, tên miền và đường dẫn đến tài nguyên cụ thể. Hiển thị và chức năng của siêu liên kết: - Siêu liên kết là các đoạn văn bản hiển thị trên trình duyệt web cho phép người dùng nhấp chuột để điều hướng đến tài nguyên được liên kết. - Nếu chỉ cung cấp tên miền trong URL mà không có giao thức (`http://` hoặc `https://`), trình duyệt sẽ mở trang chủ của tên miền đó khi nhấp vào liên kết. - Liên kết đến phần tử trong cùng một trang web: - Để liên kết đến một phần tử trong cùng trang web, mỗi phần tử có thể được gán một định danh duy nhất (`id`) bằng thuộc tính `id="Tên_định_danh"`. - Để tạo siêu liên kết đến phần tử này, bạn sử dụng URL theo cú pháp `#Tên_định_danh`. => Phần tử `<a>` trong HTML cho phép tạo ra các liên kết giữa các trang web và đến các phần tử cụ thể trên cùng một trang, cung cấp cho người dùng cách tiếp cận nhanh chóng và thuận tiện đến các tài nguyên trên Internet.